===
Từ Vụ Án ‘nhân Văn Giai Phẩm’ Đến Vụ An ‘văn Nhân Báo Chí’
LÊ NGUYÊN HỒNG . Việt Báo Thứ Tư, 10/22/2008, 12:02:00 AM
Những người yêu văn học nghệ thuật Việt Nam thời tiền chiến và sau 1954. Phần nhiều đều biết đến phong trào "Nhân văn giai phẩm", với nhiều người trong phong trào này là đảng viên cs. Họ đã nguyện cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà. Phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" quy tụ hầu hết các văn nhân, nghệ sỹ được học hành đào tạo dưới thời thuộc Pháp. Có nhiều người đã từng du học tại Pháp. Vì vậy họ chịu ảnh hưởng khá lớn từ nền văn hóa Pháp - Một nước có nền văn học nghệ thuật lâu đời, và được coi là nước văn minh tự do trên thế giới.
Giới văn nghệ sỹ Việt Nam thời ấy, nói chung cũng như bao người dân khác đều ngây thơ cho rằng: Toàn tâm toàn ý đi theo đảng, thì sẽ có ngày hạnh phúc đủ đầy! Nhưng trong con mắt của đảng cs thì văn nghệ sĩ là "đại biểu của tư tưởng tiểu tư sản". Chính vì vậy các tác phẩm của họ, nếu đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm. Không theo tư duy cộng sản thì lập tức bị cắt xén, thậm chí bị loại bỏ không thương tiếc bởi tinh thần "Tư tưởng cộng sản là thống soái".
Văn nghệ sĩ vốn không quen với sự áp đặt bởi chính trị kiểu cộng sản. Vì vậy một số nhà văn nhà thơ đã có ý kiến đòi tự do trong sáng tác, tự do trong tư duy văn chương, mở rộng dân chủ cho giới văn nghệ sĩ. Mở đầu cho đợt phản ứng này, là sự kiện một nhóm văn nghệ sĩ trong quân đội đứng đầu là Trần Dần, Tử Phác, đã gặp một ủy viên bộ chính trị đảng cs (lúc đó còn là đảng lao động), đòi "trả văn nghệ đích thực cho văn nghệ sĩ" và "Nghệ thuật vị nghệ thuật" chứ "nghệ thuật không vị nhân sinh" (nhân sinh cs)... Lập tức những kẻ lãnh đạo văn nghệ cs đứng đầu là Tố Hữu đã nâng quan điểm kết tội cho nhóm này là "chống lại sự lãnh đạo của đảng"... và có tư tưởng "tiểu tư sản phản động". Ngay từ lúc đó có người từng là du học sinh tại Pháp, đã biết rõ sự thật về Hồ Chí Minh đã làm những gì ở Pháp, nên đã nhận xét về Tố Hữu rằng: "Tố Hữu mắc sai lầm thần thánh hóa lãnh tụ" (ám chỉ Hồ Chí Minh). Và ngay sau buổi gặp viên ủy viên bộ chính trị đó (một số tài liệu nói rằng đấy là Nguyễn Chí Thanh), thì Trần Dần và Tử Phác đã bị bắt giam. .
Đầu năm 1956 tập "Giai Phẩm Mùa Xuân" ra đời. Với sự góp công của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ như ; Lê Đạt, Hoàng Càm, Văn Cao vv... Với nhiều bài viết mang nội dung chống đối, phê bình chế độ và sự cai trị của tư tưởng cs. Như các bài "Chống Công Thức", "Nhất Định Thắng", "Cái Chổi Quét Rác Rưởi"... Và cùng chung cảnh ngộ với Trần Dần và Tử Phác, tập "Giai Phẩm Mùa Xuân" này cũng bị tịch thu.
Tuy không có ai dám đứng lên phản ứng trực diện với đcs như Trần Dần và Tử Phác nữa. Nhưng giới văn nghệ sỹ vẫn tiếp tục dùng vũ khí và thế mạnh của mình là ngòi bút để đấu tranh với đcs. Tháng 8/1956 Họ cho ra đời tập "Giai Phẩm Mùa Thu" tập 1 và tập 2. Đáng chú ý nhất đó là bài "Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ" của tác giả Phan Khôi. Tiếp tục là sự ra đời của tờ báo "Nhân Văn" với nhiều bài viết chống nạn bè phái của các cán bộ cs, và đã đề cập đến việc đcs đàn áp tư tưởng tự do sáng tạo nghệ thuật như trong bài thơ của Lê Đạt: "Câu Chuyện Về Mấy Người Tự Tử" vv... .
Vì những tác phẩm của phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" đứng về phía nhân dân và nói lên sự thật. Cho nên nó đã được đông đảo các tầng lớp trong quần chúng nhân dân tiếp nhận, đón đọc và ủng hộ. Chính vì vậy đcs càng căm tức và quyết tâm ra tay đàn áp khủng bố. Trước hết những kẻ lãnh đạo chóp bu trong giới văn nghệ, đứng đầu là Tố Hữu. Đã trắng trợn xuyên tạc các tác phẩm văn, thơ, nhạc, kịch của "Nhân Văn Giai Phẩm" trên các phương tiện thông tin, chủ yếu là các báo của cs. Dọn đường cho một đợt đàn áp tàn bạo dã man vào những người trong nhóm này. Cùng lúc đó Hồ Chí Minh ra "sắc lệnh báo chí". Chính thức xác nhận "báo chí là cơ quan ngôn luận của đảng", bắt đầu cho một đêm trường của báo chí và văn nghệ tự do!
Một chiến dịch đàn áp vô nhân đạo nhất trong lịch sử đối với văn nghệ sỹ đã bắt đầu như vậy. Tiếp sau đó là "phiên tòa Nhân Văn" ngày 21/1/1960 với những mức án "Án ngờ lòa mây" như của nhà văn Thụy An tuy không phải là người của "Nhân Văn Giai Phẩm" cũng bị kết án tới 15 năm tù. Nguyễn Hữu Đang 15 năm tù, Minh Đức 10 năm tù. Một số khác thì bị ngấm ngầm bỏ tù không án mà cs quen gọi là "án cao su" (như ông Phùng Cung tù tới 12 năm mà không có án), rồi bị quản thúc, bị cho vào sổ đen mà cả gia đình con cháu không thể ngóc đầu lên được cho đến tận ngày hôm nay.
Kể từ ngày cs ra tay đàn áp báo chí, đàn áp văn nghệ sỹ trong những năm 50-60 đến nay, ở Việt Nam theo thống kê của nhà nước cs, hiện có hơn 700 tờ báo đang hoạt động (cs thường huênh hoang với quốc tế về điều này). Nhưng tất cả đều là tiếng nói của đcs mà "nhất cử nhất động đều do cs chỉ đạo". Tuy nhiên! càng sống trong sự o ép, kìm kẹp. Thì khát vọng cát lên tiếng nói đòi công bằng lại càng lớn lao hơn bao giờ hết. Nhiều nhân sỹ trí thức nổi tiếng trong nước đã dũng cảm cất lên tiếng nói đấu tranh. Như các ông: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Trần Khuê, Hà Sỹ Phu, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự vv... với những tác phẩm: "Chia Tay Ý Thức Hệ" "Người Tù Bị Xử Lý Nội Bộ" "Nhận Định Những Sai Lầm Của đcsvn Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam "Nửa Đời Nhìn Lại"...
Cho đến thời điểm hiện nay - năm 2008 - thì vượt lên trên sự kiểm soát của đcs, hàng ngàn trang web và blog ra đời trên mạng Intenet đã làm htất bại ý đồ "trói tay bịt miệng" của nhà cầm quyền cs tại Việt Nam. Trước sự lên tiếng mạnh mẽ của các nhà dân chủ ở trong và ngoài nước trên các báo mạng và trên các diễn đàn, một bộ phận không nhỏ người đọc, người nghe, đã nhận ra mình bị cs lừa dối, lợi dụng và ngược đãi mà không biết! Từ đây, một trang mới trong phong trào đấu tranh đòi tự do, đòi quyền sống quyền dân chủ đã bắt đầu lan rộng. Có tác động mạnh đến các văn nghệ sỹ và các nhà báo đang sống duới làn roi của chế độ cs.
Báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên là hai tờ báo có doanh thu cao trong nhiều năm qua. Và có lượng độc giả đông đảo. Vì hai tờ báo này thường xuyên cung cấp những bài viết, phóng sự rất trung thực, khách quan. Đặc biệt là các vụ trọng án với hàng loạt các vụ tham nhũng được phanh phui. Và cả một băng đảng xã hội đen của Năm Cam được công an, chính quyền bảo kê trong một thời gian dài cũng bị lật tẩy. Từ năm 2000 đến năm 2006 hầu như tất cả các vụ án tham nhũng nghiêm trọng đều bị phát hiện bởi các nhà báo (đứng đầu là Tuổi Trẻ và Thanh Niên). Báo chí điều tra, lên tiếng theo sự phản ảnh của nhân đân và sau đó chính quyền mới "tát nước theo mưa". Người ta cho rằng: Nếu báo chí không lên tiếng thì chính quyền cũng cho qua luôn!. Vì tham nhũng là ai? là cán bộ! cán bộ là ai? là chính quyền!
Nhưng tờ Tuổi Trẻ và tờ Thanh Niên đã lần đầu tiên gặp trở ngại lớn, từ khi phanh phui vụ tham ô và đánh bạc (cả triệu đô), cũng như sự sa đọa tột cùng của nhiều cán bộ cao cấp cs đứng đầu là Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng... Nguy hiểm cho các nhà báo nhiều hơn khi những thông tin từ họ cung cấp đã được gần 20 tờ báo khác của cs đăng tải. Đáng kể là thông tin chạy án của Bùi Tiến Dũng với số tiền 500 ngàn đô la Mỹ cho gần 40 nhân vật trong bộ máy nhà nước. Và thông tin về Nguyễn Việt Tiến đã dùng 100 ngàn đô la Mỹ để mua chức thứ trưởng. Báo Thanh niên số ra ngày 07/4/2005 có bài "Vụ PMU18 Dưới Con Mắt Người Dân" có đoạn viết: "Việc buôn quan mua chức đã ràng bó, và thậm chí hủy hoại đất nước Việt Nam đến mức báo động. Cần phải xử lý triệt để. Đã đến lúc cả nước phải nghĩ đến việc thay đổi lại guồng máy"... Báo Tuổi trẻ ngày 31/3/2006 viết trong bài "Đến Nước Này Mà Bộ Trưởng Chưa Từ Chức" có đoạn: "Có một thực tế là sự thành đạt của một số người không phải do năng lực mà có, mà là do chạy chọt mua chức, mua quyền".
Đến nước này thì "Dứt dây động rừng" thật rồi! Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã bị đưa vào tầm ngắm. Vì đằng sau Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng là ai ? Đó là "Thế lực đen" mà có nhiều người đã biết. Đó là những người được gọi là "phò mã" và "công chúa" - Nhân sự ở bộ GTVT, "bạn thân" của Nguyễn Việt Tiến. Là hàng loạt tướng lĩnh công an, quân đội bạn bè của bố Bùi Tiến Dũng (bố Dũng cũng là một vị tướng). Và vì vậy cuộc chiến không cân sức bắt đầu! người chịu trận không là ai khác ngoài những người đã dám động vào "thế lực đen" của cs. Với việc hành xử bằng bạo lực và thủ tiêu tang chứng theo cách truyền thống của cs. Thì những người đã từng sống dưới chế độ cs đều đoán được kết cục của hai nhà báo, và sau đó là hai cảnh sát điều tra của cs. Đó cũng là cách xoa dịu dư luận và như là một đáp số ảo củ vụ PMU18.
Ngày 15/10/2008 tòa án Thành Phố Hà Nội đã tuyên án hai nhà báo! Ông nguyễn Văn Hải: hai năm tù treo. Ông Nguyễn Việt Chiến: Hai năm tù giam. Với bản án này đối với hai nhà báo, chúng ta không xem xét vấn đề là mức án nặng hay nhẹ. Nhưng nặng nề nhất là nỗi đau của những người công nghĩa vì sự thật, vì lẽ phải mà chịu cảnh lao tù. Thực sự hiện nay nhân dân Việt Nam rất trông đợi vào các nhà báo chân chính, làm vũ khí bảo vệ sự công bằng. Nhưng hy vọng chưa được là bao thì nay vụt tắt bởi sự đàn áp của nhà cầm quyền cs. Đòn đánh này không phải chỉ là dành cho hai nhà báo, mà nó là sự răn đe các nhà báo khác đang muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cs. Quyền lực trong tay cs! phiên tòa chỉ một hình thức cho ra vẻ có sự công bằng và đúng trình tự tố tụng mà thôi. Mức án trong mọi phiên tòa của cộng sản thì đã được đcs chỉ đạo từ trước. Không thay đổi trong quá trình xét xử. Có chăng thì cũng là dàn bài của một màn kịch đã được dựng sẵn. Mà phiên tòa nói trên không là một ngoại lệ!
Nhìn lại vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm" và suy nghĩ về vụ án "Văn Nhân Báo Chí" Việt Nam. Chúng ta đều thấy sự bất công của nền pháp luật toàn trị mà sự bạo tàn của nó. Về bản chất không có gì thay đổi. Cho dù vụ án "Nhân văn. . ." và vụ án "Văn Nhân... "xảy ra cách nhau đã 48 năm - Một khoảng thời gian không nhỏ so với cuộc sống của một đời người!
Lê Nguyên Hồng
===
No comments:
Post a Comment