====
Nhân Văn Giai Phẩm
Hoàn cảnh sinh sống của Hoàng Cầm sau thời kỳ Nhân văn Giai phẩm và việc in thơ Hoàng Cầm những năm gần đây.
April 28, 2008 at 11:47 am (. Hoàng Cầm, . Phùng Quán, . Trần Dần, Nhân Văn Giai Phẩm)
Lược kể về cuộc đời làm thơ của Hoàng Cầm, từ những ngày thơ ấu, qua thời kỳ cách mạng kháng chiến đến ngày nay.
Phần 2: Hoàn cảnh sinh sống của Hoàng Cầm sau thời kỳ Nhân văn Giai phẩm và việc in thơ Hoàng Cầm những năm gần đây.
Nguồn Thụy Khê
Download file Audio
Thụy Khuê: Thưa anh, sau thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, anh đã làm gì để sinh sống?
Hoàng Cầm: Tôi nhắc lại: trong vòng 30 năm, tức là kỷ luật bắt đầu từ 1958 đến 1988 thì phục hồi, nghĩa là 30 năm tôi không thể đem ngòi bút của mình kiếm được một đồng xu nào hết. Thế thì phải đi lao động chân tay. Tôi với anh Trần Dần, đã từng kéo xe bò. Lúc thì anh này cầm càng, anh kia đẩy, cứ thay phiên nhau như thế. Chỉ mới đi được hai hôm, cả Trần Dần và tôi đều ốm, tức là sốt, rồi nó đau hết mình mẩy và trận ốm ấy kéo dài có khi hàng tuần lễ. Sau không chịu được lao động chân tay nữa, đành phải đi kiếm ăn bằng cách, ví dụ như anh Trần Dần được một người bạn giúp cho đi tô màu ảnh. Lúc bấy giờ chưa có máy ảnh màu đâu. Ai thích ảnh màu thì cứ chụp đen trắng, xong Trần Dần cứ ngồi bôi thuốc, bôi cái má hồng, bôi cái môi son, bôi cái áo hoa nọ kia, nghĩa là bôi màu vào ảnh để kiếm ăn. Mỗi cái ảnh như thế được một hào hay hào rưỡi gì đó. Nghĩa là cứ thế suốt ngày ngồi cặm cụi tô màu vào ảnh. Còn tôi thì đi làm phim đèn chiếu. Viết những lời thuyết minh để kể chuyện chiến sĩ thi đua, hoặc là người tốt, việc tốt, hoặc là an toàn lao động v.v… Những đề tài như thế thì cũng vẫn cứ làm, để kiếm được mỗi tối ba đồng.
T.K.: Xin anh cho biết rõ hơn anh làm phim đèn chiếu như thế nào và anh còn giữ một vài kỷ niệm gì về việc ấy không?
H.C.: Có một hôm anh Phùng Quán đến chơi vào khoảng 7 giờ. Phùng Quán hỏi: “Anh sắp đi đâu đấy?” Tôi bảo là tôi sắp đi chiếu phim đây. Thì Phùng Quán hỏi: Phim gì? Tôi bảo phim đèn chiếu. Phùng Quán cũng chẳng hiểu phim đèn chiếu nó thế nào, mới theo tôi đi. Xuống sân một xí nghiệp thì người ta mắc cái máy ở đấy, rồi thì cũng có écran. Họ bắt đóng hết các cửa ra vào nhà máy và bắt buộc công nhân phải xem. Bởi vì đây là một bài học về an toàn lao động. Phim chính tôi làm, an toàn lao động, thuyết minh bằng lời thơ, có lúc bằng văn xuôi. Ðầu tiên là công nhân nó tức lắm, vì công đoàn bắt nó phải ở lại xem mà: Úi giời ơi! Ở giữa cái thành phố Hà Nội này mà lại chiếu những phim -ngày xưa người ta gọi là ống nhòm ấy mà- nó cứ keng keng keng gọi ra xem ống nhòm ở bờ hồ. Cái này nó cũng y như thế thôi. Chỉ có là nó chiếu lên màn ảnh to, chiếu ảnh lên, rồi nó phóng to lên. Thế rồi thuyết minh, y như ngày xưa xem ống nhòm ở ngoài bờ hồ, nó bảo: Này! Ðây quan toàn quyền Pasquier đi kinh lý đây! A lô! A lô! Ðây là Quốc Trưởng Bảo Ðại… thế này thế kia… Ðây! Vua Bảo Ðại, hoàng đế Bảo Ðại đi thăm tỉnh Thanh Hóa đây! Ngày trước thì nó như thế! Tức là mỗi cái ảnh nó bật ra, thì cứ chổng mông ra mà nhìn vào cái ống nhòm, trẻ con là thích lắm! Cứ bỏ vào đấy một xu thì được xem khoảng một vài chục cái ảnh. Còn cái này nó chỉ khác tí là nó chiếu lên écran, có lời thuyết minh một tí.
Ðầu tiên công nhân nó phản đối, nhưng cũng không thể làm thế nào được, bởi vì đây là kỷ luật bắt buộc phải xem để học tập về an toàn lao động. Nhưng đến khi tôi bắt đầu cất tiếng thuyết minh và đến chỗ tôi bắt đầu cất giọng ngâm thơ lên thì họ bắt đầu chú ý và im lặng, chứ lúc đầu họ phá phách ghê lắm. Cứ ầm ầm, ầm ầm. Thế rồi dần dần họ theo dõi phim cho đến hết và khi ra về có vẻ rất mãn nguyện. Họ bảo: “Ờ, tưởng cái gì chứ phim đèn chiếu xem cũng được đấy nhỉ! Mà lại hay đấy nhỉ!” Thì đấy! Ði kiếm ăn như thế và Phùng Quán dự từ đầu đến cuối. Ðến khi về thì tôi bảo: “Mình có ba đồng đây này, mời Phùng Quán đi ăn phở với mình.” Bát phở chỉ có 5 hào thôi. Phùng Quán bảo: “Không, đáng nhẽ em phải mời anh chứ! Anh làm gì có tiền, khổ thế mà anh mời em. Thôi, thế thì mỗi anh em ta làm một ly rượi suông vậy.” Mỗi ly rượu có 5 xu ấy mà. Rẽ vào một hàng, mỗi anh em uống một ly rượu suông. Phùng Quán nói một câu thế này: “Trời đất ơi! Nhà thơ nổi tiếng nhất nước thế này mà đi làm cái phim đèn chiếu! Cái ống nhòm ngày xưa! Em nghĩ nó tủi thân lắm, anh ạ”. Mình bảo chả có cái gì là tủi cả! Mình lao động bình thường như một con người bình thường. Mình kiếm ăn, có cái gì mà tủi mới buồn! Chả có cái gì đáng buồn cả! Tôi lại phải nói với Phùng Quán như vậy. Ðấy là những kỷ niệm về thời bấy giờ.
T.K.: Thưa anh, sau buổi liên hoan do tờ Văn Nghệ tổ chức đánh dấu việc anh đã được chính thức phục hồi, thì sau đó anh làm gì, và nếu anh viết thì những điều anh viết có in được không ạ?
H.C.: Sau cái buổi ấy rồi thì tôi cũng tiếp tục sáng tác và chuẩn bị in các tập thơ. Ðầu tiên là định in ngay tập thơ Về Kinh Bắc, vì nhiều nhà xuất bản đã biết tên tập thơ đó. Khổ cái là tôi mất hết bản thảo. Bị tịch thu, rồi thì chỗ nào có thì người ta cũng phải giấu đi, chứ không thì mắc tội gì đó. Tôi không làm thế nào mà nhớ hết cả tập thơ 48 bài, chỉ nhớ được độ mươi bài ngăn ngắn thôi. Thế nhưng đến các nhà xuất bản thì cũng không ai dám in. Nhà xuất bản Văn Học, nhà xuất bản Hội Nhà Văn (lúc bấy giờ còn tên là nhà xuất bản Tác Phẩm Mới), nhà xuất bản Phụ Nữ… tất cả đều rất quý, rất thích nhưng không ai dám xuất bản cả. Tôi mới nói chuyện chơi với anh Quang Huy, giám đốc nhà xuất bản Văn Hóa, và đưa cho anh ấy xem một tập thơ, toàn những bài mới làm, mà toàn là thơ tình thôi, chứ không có dính dáng gì đến cái tập Về Kinh Bắc cả, bởi vì tôi biết rằng nếu còn dính dáng đến cái tập ấy thì không ai cho mình in. Ðọc xong anh ấy bảo: Thôi anh để cho tôi in tập Mưa Thuận Thành này nhưng phải yêu cầu anh cho một số bài nổi tiếng mà anh đã đăng báo rồi như Lá diêu bông, Cây tam cúc, Qua vườn ổi, Cỏ bồng thi, Tắm đêm, Về với ta, v.v…, tức là vào khoảng độ 7, 8 bài, mà là những bài anh em đã rất quen thuộc ngấm ngầm trong suốt 30 năm. Tôi bảo: “Cái này thì ông phải đối phó với cơ quan chính quyền thôi”. Anh Quang Huy bảo: “Ðược rồi, tôi sẽ có cách”. Quả nhiên khi anh ấy in, tôi cũng đưa vào đấy 8 bài trong tập Về Kinh Bắc. Thì cuối cùng đúng là anh ấy phải tiếp mấy cán bộ đại diện cho cơ quan công an của trung ương, hỏi anh ấy tại sao in tập này, lại có lẫn mấy bài ở trong tập Về Kinh Bắc. Rồi họ yêu cầu cho mượn bản thảo và cho xem cả bản sắp chữ, bản morasse. Anh Quang Huy vẫn thực hiện đúng ý kiến của trên, nhưng anh ấy có yêu cầu thế này: “Các anh mượn, chúng tôi rất vui lòng, nhưng các anh phải trả lại tôi để tôi in cho đúng kế hoạch của nhà xuất bản, nếu không thì nhà xuất bản chúng tôi phá sản, chúng tôi lỗ vốn đấy”.
TK: Thưa anh họ đã làm khó khăn như vậy nhưng mà theo anh tại sao họ vẫn cho phép anh in ạ?
HC: Tôi thì tôi cho rằng những bài thơ này đã từ những năng 87, 88 đều đã đăng rất nhiều báo rồi mà đều không có ý kiến gì của ai phản đối hay chê bai cái gì cả, không có ai nói rằng đó là những bài thơ xấu cả, chứ cũng không phải rằng tôi in mới toanh. Nhưng mà qua những chuyện nói vừa mềm dẻo nhưng cũng vừa rất có nguyên tắc của anh Quang Huy thì cuối cùng người ta cũng nhân nhượng. Thì đấy, bấy giờ mới ra được tập đầu tiên, đó là tập “Mưa Thuận Thành” của nhà xuất bản Văn hóa, thì nó chỉ có 8 bài trong tập “Về Kinh Bắc” thôi chứ cũng không có nhiều.
T.K.: Bây giờ trở lại những ngày đầu mà anh bắt đầu làm thơ, thưa anh, anh đã đến với thơ trong trường hợp như thế nào?
H.C.: Bây giờ tôi mới nghiệm ra là hình như tôi là thơ bẩm sinh thì phải, hình như là thơ đã nhập vào người tôi từ lúc tôi còn là cái bào thai. Không biết là có đúng không. Mà ngay từ khi tôi biết được khách quan tức là có ý thức được rằng mình đang ở đâu, bố mẹ mình thế nào, rồi chung quanh mình thế nào, tức là từ năm lên 5 tuổi. Lúc bấy giờ gia đình tôi ở môt phố xép, bên cạnh đường số 1, còn 6 cây số nữa mới đến thị xã Bắc Giang. Nhà tôi có một cái tủ thuốc của ông bố tôi làm cụ lang chữa bệnh, với lại một cái bồ hàng xén của bà mẹ tôi, thường thường là gánh đi bán ở các chợ chung quanh mấy xã đó, là huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Sống nghèo nàn như thế thôi. Không hiểu sao khi tôi lớn lên một chút thôi, tức là từ năm lên 5 tuổi, luôn luôn tôi cứ mơ mộng về những đám mây, nó cứ đi, nó cứ bay rồi nó về một ngọn núi xa xa là dãy núi Nham Biền ở tỉnh Bắc Giang đấy. Ðằng sau đường xe lửa đi độ vài trăm mét thì có một con ngòi, khi mùa nước lũ nó cũng to, mùa khô thì có thể lội qua được. Tôi hay ra bờ con ngòi đó. Mình cứ mơ mơ màng màng vào con sông đó, cái ngòi đó, cứ trôi mà không biết trôi về đâu. Có khi mình thả những con thuyền, lấy một cái lá đa bó bó nó lại như hình con thuyền ấy, rồi mình thả cho nó trôi. Ðể muốn nói rằng, thời thơ ấu của tôi cho đến khi tôi học hết tú tài thì cái nghiệp thơ đã định vào người tôi từ quá sớm. Mà tôi sống rất cô đơn, ở một xóm quê, cứ thơ thẩn trên cái đường làng hiu hắt như thế cho đến bây giờ 77 tuồi, tức là 70 năm. Bởi vì tôi cũng bắt đầu làm câu thơ đầu tiên vào năm lên tám tuổi. Cái nghiệp thơ ấy nó cứ theo đuổi tôi suốt bảy chục năm. Có thể nói là không có một ngày nào, tôi buông rời được cái hồn thơ của tôi.
T.K.: Anh có thói quen làm thơ vào những lúc như thế nào? Ban ngày hay ban đêm? Hay là phải những giờ phút đặc biệt mà anh có cảm hứng?
H.C.: Không hiểu làm sao mà cái hồn thơ của tôi nó cứ luôn luôn đêm nào cũng thế, nó cứ thao thức ở trong người. Có lúc thì bật ra được bài thơ. Mà không chăng nữa thì nó cũng vẫn là những giấc mê hoặc những mơ mộng, hoặc những nguyện vọng, những ao ước. Nó luôn luôn bám lấy tôi, nhất là về ban đêm. Và cũng phải nói một điều là từ lúc biết làm thơ, chưa bao giờ tôi làm thơ ban ngày hay chưa bao giờ tôi làm thơ theo một chủ đề định sẵn. Cứ tự nhiên nó đến, rồi tự nhiên nó đi. Không hề có một sự cố gắng tìm tòi chữ nghĩa hay bố cục gì cả. Tất nhiên là cảm xúc đầu tiên có ghi ra giấy, sau đó là cái thời gian phải nâng cao lên, tức là chọn chữ hoặc thay đổi chữ nọ, nhịp kia v.v… thì tất nhiên phải làm. Và cái giai đoạn này nó đã bắt đầu ngay từ lúc còn thơ ấu.
T.K.: Xin cảm ơn nhà thơ Hoàng Cầm
Post a Comment
Name (required)
E-mail (required)
URI
*
*
Meta
o Log in
o Entries RSS
o Comments RSS
o WordPress.org
*
Các trang trên site
o About
o Download
o Help
o Index
*
Categories
o . Hoàng Cầm (5)
o . Lê Đạt (10)
o . Nguyễn Hữu Đang (10)
o . Phan Khôi (2)
o . Phùng Quán (5)
o . Tử Phác (1)
o . Thụy An (1)
o . Trần Dần (3)
o . Trần Thiếu Bảo (1)
o . Trần Đức Thảo (1)
o . Văn Cao (1)
o . Đào Duy Anh (1)
o . Đặng Đình Hưng (1)
o Nhân Văn Giai Phẩm (14)
*
Liên kết ngoài
o Bài của Trần Đức Thảo
o Hồ sơ Phan Khôi
o Thụy Khê
*
Recent Posts
o Hoàn cảnh sinh sống của Hoàng Cầm sau thời kỳ Nhân văn Giai phẩm và việc in thơ Hoàng Cầm những năm gần đây.
o 30 năm hành trình vào sa mạc sau thời kỳ Nhân văn Giai phẩm
o Thơ Hiện đại và sinh hoạt sáng tác của các nhà thơ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
o Lê Ðạt nói về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
o Sự hình thành Giai Phẩm Mùa Xuân - Pv Lê Đạt
o Sự thành lập Nhân Văn và vai trò của Phan Khôi, Nguyễn Hữu Ðang và Thụy An trong tờ Nhân Văn. - Pv Lê Đạt
o Nội dung báo Nhân Văn và sự đình bản tờ Nhân Văn - Pv Lê Đạt
o Lớp đấu tranh Thái Hà và quyết định kỷ luật đối với Nhân Văn Giai Phẩm - Pv Lê Đạt
o Kỷ luật 3 năm kéo dài 40 năm - Pv Lê Đạt
o Thân phận Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Trần Ðức Thảo, Ðào Duy Anh - Pv Lê Đạt
o Sự tìm tòi một con đường mới cho thơ ca Lê Ðạt - Pv Lê Đạt
o Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm
o Vĩnh biệt vị trưởng ban tổ chức ngày Lễ Độc lập
o Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)
o Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập
*
Lưu trữ
o April 2008 (22)
XHTML · CSS · Theme: Dusk by Beccary. Blog at WordPress.com.
Yahoo! Media Player
Playback Controls
Previous Play Next
Vol
powered by Rhapsody
Keep the music going
Continue enjoying the music Get Rhapsody Unlimited Now
Error
get unlimited plays » powered by Rhapsody
http://thuykhue.free.fr
Focus on current media
24plays left get unlimited plays learn how »
learn more about this player find the lyrics
for this song find the video
for this song
Playlist
Media Player Playlist
* 1. Download file Audio
Testing
Hahahaha
Yahoo! Media Player
Engineers Design Product
Mike Davis Lino Wiehen Lucas Gonze
William Khoe Douglas Kim Dave Warmerdam
Amit Behere Suman Nichani
===
No comments:
Post a Comment