==
Tưởng Năng Tiến
Từ Nguyễn Mạnh Tường Ðến Mai Thái Lĩnh
===
Người đứng đầu các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đoàn thể quần chúng…phải là người có tài, có đức, được quần chúng tín nhiệm, không phân biệt là đảng viên hay người ngoài đảng. Từ nay trở đi, để có thể giữ những chức vụ trong bộ máy quản lý nhà nước, bộ máy quản lý kinh tế, các đoàn thể quần chúng, đảng viên không còn "đặc quyền" gì mà phải "thi đua" với quần chúng. Mai Thái Lĩnh
Ðó là ý kiến đóng góp để xây dựng đảng cộng sản Việt Nam của một nghị viên Hội Ðồng Nhân Dân Tỉnh và Thành Phố, ông Mai Thái Lĩnh, được phát biểu vào năm 1988. Ở thời điểm này, dù là đảng Cộng Sản Việt Nam đang hô hào đổi mới và chủ trương cởi trói, ý kiến hoàn toàn không có gì là mới lạ và độc đáo vừa nêu cũng đã khiến cho nhiều đồng chí lãnh đạo rất phiền lòng!
Trước đó 32 năm, trong một bài tham luận đọc trước phiên họp của Mặt Trận Tổ Quốc vào ngày 30 tháng 10 năm 56, một trí thức Việt Nam khác, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, cũng đã "góp ý" tương tự với đảng- bằng cách nói ví von và diễu cợt hơn:
"Trong 10 năm qua ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu óc chúng ta đến nỗi hai chữ ‘lập trường’ làm ta mất ăn mất ngủ. Nếu dùng một hình ảnh duy tâm, tôi ví lập trường như cái oan hồn theo đuổi ngày đêm kẻ nào đã hãm hại chủ nó…"
"Dầu sao ở Việt Nam chúng ta đã xẩy ra những việc như sau đây, ta cần ghi lại để con cháu ta cuời muôn thưở: Khi chọn một nguời lái xe ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi:"có lập trường không?" Kết quả là :từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà-nội, hàng trăm tai nạn xẩy ra, do những nguời vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là:"bệnh nhân thành phần giai cấp nào ?"
Chỉ đề cập đến một tình trạng rất "quái gở" nhưng vô cùng phổ biến thế thôi (vào đúng lúc đảng hô hào "sửa sai" sau vụ thảm sát cải cách ruộng đất) nhưng đã là một cách "vời họa" của Nguyễn Mạnh Tường. Cái giá mà ông phải trả cho những lời lẽ bộc trực, thẳng thắn và hơi diễu cợt vừa rồi khá "mắc". Nó mắc tới cỡ nào – cho mãi đến giờ phút này, nghĩa là sau khi ông đã lìa đời ( vào ngày 13 tháng 6 năm 97 ) – có lẽ không mấy người biết rõ. Tưởng cũng nên nhắc lại chút đỉnh, nghe chơi, trước khi tiếp tục câu chuyện Mai Thái Lĩnh.
" Ông đi theo Việt Minh rất sớm, ngay từ 1942. Khi việc thương lượng với Pháp thất bại, năm 1946 chính phủ Hồ Chí Minh ra bưng kháng chiến, NMT cũng đi theo. Nhưng vì xuất thân từ thành phần phi vô sản, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa tư sản, nên ông không được trọng dụng…"
" Mặc dù không được trọng dụng, lại còn bị hiểu lầm, bạc đãi, Nguyễn Mạnh Tường vẫn một lòng cúc cung phục vụ kháng chiến, vì ông đã trót theo kháng chiến và nghĩ rằng kháng chiến có chính nghĩa, có công trong việc đánh bại thực dân Pháp. Ông còn hăng hái vận động nhiều trí thức khác ủng hộ Việt Minh nữa…"
" Cho mãi đến sau cải cách ruộng đất ông mới nhìn thấu bản chất của đảng và chế độ. Nhân chính sách sửa sai ban bố sau đó, ông đã đọc một bài tham luận dài tại mặt trận Tổ Quốc ngày 30 –10 –56, hùng hồn phê phán những sai lầm của đảng…Trong dịp này Nguyễn Mạnh Tường đã bị cải tạo lao động. Cho đến 1960 mới được cho về nhà, chịu sự quản chế." (Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư, Minh Võ, Thông Vũ California 1999, trang 375 - 376).
Sau đó là những năm tháng dài ông bị khai trừ (hay nói ví von là bị "vạ tuyệt thông"), nghĩa là bị vùi dập, xa lánh và cô lập để chết dần mòn trong đói lạnh, cô đơn và tủi nhục – theo như tường thuật của chính ông, qua hồi ký (Un Excommunié: Hanoi 1954-1991: Proces d’un intellectuel), viết bằng tiếng Pháp, do nhà Quê Mẹ Paris xuất bản năm 1997.
"Nhà tôi ước mơ bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè, nhưng không làm sao kiếm nổi vốn liếng và tiền đấm mõm cho công an và cán bộ thu thuế để bọn họ cho chúng tôi được yên thân."(tr. 253).
"Tôi phải làm gì bây giờ ? Tôi không thể đạp xích lô như vài đồng nghiệp trẻ, không phải vì sợ những lời thị phi, nhưng chỉ vì tôi đã già rồi." (tr. 255).
"Bạn bè cho gia đình tôi một con chó rất khôn. Chó có tuổi, chúng tôi chẳng còn gì cho con vật đáng thương ăn cả. Con chó kiệt sức rơi nước mắt, buồn bã vĩnh biệt chủû" (tr. 256).
"Trong chế độ này đói kém là chuyện thường. Nước da nhà tôi và con gái tôi xanh mét, tấm thân gày gò. Nhưng cả hai cắn răng chịu đựng, họ sợ làm tôi buồn nên chỉ khóc thầm trong đêm khuya. Tôi biết lắm nhưng giả vờ không biết. Tôi cũng không ngăn được giọt lệ sót sa khi thấy vợ con cắn răng chịu đựng bao nỗi cực khổ, không có hạt cơm lót bụng." (tr. 256-257 trích từ Lê Ðình Thông, "Thế Hệä Vong Thân, Thế Kỷ U Sầu." Tạp Chí Thế Kỷ 21 Jan. 2000:54).
Không phải đợi đến khi cuốn hồi ký đẫm nước mắt và đầy phẫn nộ của Nguyễn Mạnh Tường ra đời người ta mới biết đuợc những mảnh đời te tua, bầm dập và tan nát, ở bên kia bức màn sắt, của gia đình ông và những người đồng thời. Bi kịch nàyï đã đuợc ghi lại tương đối rõ ràng và đầy đủ trong Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí, xuất bản năm 1959 và Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản của Minh Võ, xuất bản năm 1963 tại Sài Gòn. Cả hai cuốn sách, có lẽ, đều không được lưu tâm đúng mức. Chúng chịu chung số phận cùng với tất cả những soạn phẩm hay tác phẩm, với nội dung tương tự, xuất bản tại miền Nam Việt Nam; bởi thế, hai mươi năm sau, lại thêm một mớ trí thức nữa tiếp tục đi theo con đường bi thương của thế hệ Nguyễn Mạnh Tường.
Mai Thái Lĩnh, nghĩ cho cùng, chỉ là một thí dụ cay đắng điển hình của thế hệ sau - "thế hệ không chịu học bài" và vì "chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ." Ông sinh trưởng ở miền Nam, tốt nghiệp cử nhân triết học và trở thành giảng viên phụ giảng của trường Văn Khoa thuộc viện Ðại Học Ðà Lạt - lúc còn rất trẻ. Ðược lệnh động viên vào mùa hè đỏ lửa 1972, thay vì gia nhập quân đội miền Nam để bảo vệ phần đất đã bảo bọc và nuôi dưỡng mình nên người, Mai Thái Lĩnh - vì thất vọng trước cảnh bất toàn của xã hội mà ông đang sống - đã từ chối nhập ngũ và "nhẩy núi" gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Mặt trận này bị bức tử ngay sau khi miền Nam được "giải phóng". Còn "giấc mơ đổi đời" của Mai Thái Lĩnh thì cũng dần phai màu "cách mạng" và biến thành ác mộng sau đó, không lâu.
Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, nhân dịp đảng chủ trương "đổi mới" và "cởi trói", Mai Thái Lĩnh đã thẳng thắn và can đảm đặt vấn đề với nó:
Những bài báo, những tác phẩm văn nghệ phơi bầy những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội có làm rối lòng dân, hoang mang dư luận không ? Cần khẳng định rằng: nếu chúng ta phản ánh đúng sự thật thì chúng không thể có tác dụng tiêu cực. Bởi vì cái làm rối lòng dân hoang mang dư luận không phải là những bài báo, những tác phẩm văn nghệ mà chính là những hiện tượng tiêu cực đang sờ sờ trong đời sống hàng ngày, trước mặt người dân. Và người ta không thể làm yên lòng dân nếu không bắt tay vào việc chính những mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tế. ( "Ðộ Trong Suốt Của Một Nền Dân Chủ", tạp chí Langbian, số tháng 2 năm 1988).
Nói như thế, e có người vẫn chưa nghe "thủng"; do đó, ba tháng sau, Mai Thái Lĩnh nói lớn tiếng hơn: Cấm đoán và trừng phạt đó là ngón đòn quen thuộc của chủ nghĩa giáo điều. Nhiều văn nghệ sĩ chân chính đã trở thành nạn nhân của nó. Ðó là tấn bi kịch của thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. ("Văn Nghệ Và Sự Thật", tạp chí Langbian, tháng 5 năm 1988).
Nói kiểu này - kiểu Nguyễn Mạnh Tường, nghĩa là có sao nói vậy – coi như Mai Thế Lĩnh đã "vời họa" vào thân. Có lẽ cũng đã dự liệu được hệ lụy tất yếu giữa mình và đảng Cộng Sản Việt Nam, cuối bài báo vừa dẫn, Mai Thái Lĩnh viết câu kết luận như sau:"Vấn đề còn lại là tài năng, tính trung thực và lòng dũng cảm của văn nghệ sĩ."
Và Mai Thái Lĩnh quả… "viễn kiến". Tạp chí Langbian số tháng 5 năm 88 là số báo thứ ba và là số báo cuối cùng. Nó bị đảng Cộng Sản Việt Nam bóp chết, như họ đã từng làm với tờ Nhân Văn - ba mươi năm truớc đó. Khi Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự – những nguời chủ trương tờ Langbian - đi thu thập chữ ký của những văn nghệ sĩ khác để phản đối việc này, họ đều bị đe doạ "xử lý kỷ luật".
Với tư cách hội viên Hội Văn Nghệ Lâm Ðồng, ngày 7 tháng 6 năm 1989, Mai Thái Lĩnh lên tiếng phản kháng bằng cách viết thư gửi ban chấp hành của hội. Bức thư này có những đoạn đáng chú ý, như sau:
" Trước hết, cần phải dẹp bỏ cái ‘giáo điều’ cho rằng không phải là đảng viên thì không đuợc quyền bàn việc của Ðảng… cấm dân bàn chuyện của Ðảng là điều cực kỳ phi lý… khi mà nhân dân bị trói tay, đại biểu nhân dân cũng bị trói tay bởi ‘cơ chế’ bất hợp lý thì làm sao ngăn nổi sự lạm quyền và tình trạng vi phạm dân chủ ? "
"Về trường hợp của hai anh Quốc và Cự, theo những gì tôi nắm đuợc, hai anh không phải là những kẻ phản bội, cũng không phải là sâu dân mọt nước, tham ô hối lộ, thóai hoá biến chất… Nếu hai anh bị thi hành kỷ luật vì những lý do tương tự thì tôi chẳng phải nhọc công viết lá thư này…"
" Có thể những điều tôi nói trong lá thư này là quá táo bạo, và gây ra nguy hiểm cho chính bản thân tôi. Những bài báo của tôi trong thời gian qua đã chẳng đem lại cho tôi ít nhiều tai hoạ đó sao?" (Tiêu Dao Bảo Cự. Hành Trình Cuối Ðông. Văn Nghệ California: 1998, trang 274 - 275).
Nửa năm sau Liên Bang Xô Viết cùng với cả khối cộng sản Ðông Âu sụp đổ. Chủ trương đổi mới ở Việt Nam, tất nhiên, chấm dứt ngay sau đó. Giai đoạn những lời nói hay những bài báo trung thực mà chỉ "mang lại ít nhiều tai họa"đã qua. Sau đó (ôi thôi) tùm lum tai họa xẩy đến cho Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự… - những kẻ đã quyết liệt từ chối đưa tay cho đảng trói trở lại.
Không trói đuợc tay thì đảng tìm cách trói chân, và trói bằng một thứ xiềng xích tân kỳ của thời đại xã hội chủ nghĩa. Nó có tên là nghị định 31/ CP, được Võ Văn Kiệt ký vào tháng Năm năm 97, để biến vô số tư thất ở Việt Nam thành…lao thất.
- Ủa, nói vậy không lẽ ở Việt Nam mà cũng có sự phân biệt giữa lao thất và tư thất hay sao ?
- Có chớ. Sự dị biệt giữa hai nơi cư trú này rõ ràng như sau: ở lao thất thì chắc chắn có cơm hẩm với muối và nước lã chứ còn ở tư thất thì chưa chắc – trừ khi trong nhà có chôn vàng thì không kể!
Bởi vậy Nguyễn Mạnh Tường và vợ con mới đói thất điên bát đảo và dở sống dở chết suốt cả kiếp người.
Riêng Mai Thái Lĩnh, sau bức thư ngỏ vừa dẫn, tên tuổi của ông chìm dần vào quên lãng. Ông lựa chọn một thái độ im lặng hay bị bắt buộc lặng im là điều kẻ bàng quan không thể nào biết được.
Bất ngờ, ngày 31 tháng 5 năm 2000, cơ quan quốc tế đấu tranh cho nhân quyền Human Rights Watch đã phổ biến một tuyên cáo "kêu gọi nhà cầm quyên Việt Nam trả ngay tự do cho Hà Sĩ Phu." Cơ quan này cho biết ông Hà Sĩ Phu bị công an tình nghi có liên lạc với một số trí thức, những người đã thảo ra một tuyên ngôn chung đòi dân chủ có danh xưng là "Kết Ước 2000".
Human Rights Watch cũng tiết lộ danh tánh một người thứ hai có liên quan đến nội vụ là ông Mai Thái Lĩnh. Ông cũng bị soát nhà và công an đã tìm ra bản thảo của Kết Ước này.
Cũng theo HRW :"Năm ngoái khi soát nhà Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội, công an đã tìm thấy một bức thư yêu cầu ông Giang thu thập chữ ký của những nguời bất đồng chính kiến cho bản kết ước, việc này đã dẫn đến chuyện ông Giang bị bắt vào tháng 3 năm 99 (Last year, when police searched the house of HaNoi dissident Nguyễn Thanh Giang, they found a letter requesting Giang to gather signatures on the dissent statement, which led to Giang’s arrest in March 1999).
Năm 1991, sau một phần tư thế kẻ bị đầy đọa, Nguyễn Mạnh Tường vẫn giữ nguyên được sự dũng cảm và khí phách của một sĩ phu. Cũng như bản tham luận viết năm 1956 - trong cuốn hồi ký Un Excommunié: Hanoi 1954-: 1991: Proces d'un intellectuel, hoàn tất năm 1991- Nguyễn Mạnh Tường vẫn tiếp tục lớn tiếng lên án những sai trái và tội ác của Ðảng Cộng Sản Việt Nam:
"Họ là những cái thùng rỗng tuyếch khua ầm ĩ. Mở miệng ra là nói Mác, nhưng không bao giờ đọc sách vở của Mác, hoặc nếu ngẫu nhiên đọc một trang trong cuốn tư bản luận cũng chẳng hiểu ất giáp gì." (tr. 27)
"Ðất nước mất đi bản sắc, chỉ nhắm mắt bắt chước, sao chép (sự tàn ác của) Liên Xô và Trung Quốc (Le Vietnam perd sa personalité pour devenir le reflet, le fac-simile de l’Union soviétique et de la Chine)." (tr.84).
Niềm tin của Nguyễn Mạnh Tường vào cuộc đời và vào tương lai vẫn vững mạnh như khi ông còn trai trẻ:" (Chúng ta) nhất định ngăn chận không cho những thảm họa tưong tự tái diễn trong tương lai." (tr. 153 theo Lê Ðình Thông, Tạp Chí Thế Kỷ 21, số đd, tr. 58).
Năm 2000, sau một phần tư thế kỷ bị lường gạt, Mai Thái Lĩnh cũng vẫn giữ nguyên được niềm tin vào công lý và điều thiện. Hãy xem qua bản Kết Ước 2000 mà ông "bị tình nghi" là có liên quan ít nhiếu chi đó đến nội dung của nó:
"Thế kyœ 21 và thiên niên kyœ thứ ba đến vào giữa lúc mà xu hướng toàn cầu hóa đã trơœ thành áp đaœo. Trong kyœ nguyên mới này, cũng là kyœ nguyên cuœa sáng kiến và sự hiểu biết, các quốc gia mà biên giới được coi như hàng rào ngăn chặn đà tiến chung và những giá trị phổ cập cuœa loài người sẽ không còn lý do tồn tại và sẽ không thể tồn tại. Các quốc gia như thế sẽ không được sự hươœng ứng cuœa người dân, sẽ không động viên được nội lực, sẽ thua kém, sẽ bị giaœi thể trong lòng người và sau cùng sẽ tan rã."
"Chúng tôi là những người Việt Nam cùng chia seœ một lo âu trước sự tụt hậu cuœa đất nước, trước sự thờ ơ cuœa quần chúng và trước sự thiếu tầm nhìn cuœa nhiều người lãnh đạo đất nước. Chúng tôi tin là phaœi tìm ra một giaœi đáp chung cho những khó khăn cuœa đất nước; sự kiện người dân mất lòng tin và ý thức cộng đồng, mỗi người tự tìm một giaœi pháp cá nhân là rất nguy hại cho đất nước và cho mọi người. Chúng tôi muốn giữ đất nước mà ông cha đã đổ mồ hôi và xương máu tạo dựng cho con cháu. Chúng tôi muốn để lại cho các thế hệ mai sau một đất nước đẹp hơn, đáng yêu và đáng tự hào hơn."
"Chúng tôi quan niệm đất nước cần cho mọi người, vì đó là một tình caœm và một không gian tương trợ giữa những người cùng một ngôn ngữ, lịch sưœ và văn hóa. Ðất nước ấy nhìn nhận và baœo đaœm chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người. Bạo lực và đàn áp phaœi được loại boœ, thay vào đó, đối thoại, thoœa hiệp và hợp tác phaœi được tôn vinh như những giá trị nền taœng cuœa xã hội; mọi người Việt Nam phaœi quí mến nhau trong sự tôn trọng mọi khác biệt. Nhà nước phaœi xuất phát từ nhân dân qua một chọn lựa thực sự tự do…"
Nội dung chỉ có vậy thôi mà Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu… – những kẻ chỉ bị tình nghi có liên quan đến những người dự thảo văn kiện này – đã bị qui chụp tội phản quốc. Bằng tội danh này, theo điều luật 78 của Bộ Luật Hình Sự hiện tại ở Việt Nam, hai ông có thể bị kết án tử hình!
Từ nửa thế kỷ trước, dù bị vây khổn suốt đời bên trong bức màn sắt, những ngọn đòn thù đê tiện nhất của đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ làm lao đao nhưng không đánh gục nổi Nguyễn Mạnh Tường và những văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn. Dù vậy, người cộng sản Việt Nam vẫn không nhận ra sự thất bại thê thảm của họ trong việc sử dụng bạo lực. Do đó - trước thái độ bất khuất của giới văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam hôm nay - họ lại tiếp tục loay hoay tìm cách trấn áp, khủng bố bằng những thủ đoạn ti tiện cố hữu.
Họ quên rằng bức màn sắt để che chắn tội ác bên trong thế giới cộng sản đã thủng te tua và thủng từ lâu. Họ cũng quên rằng cái thời có thể bắt ép mọi người phải xa lánh Nguyễn Mạnh Tường không còn nữa. Bên cạnh Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh hôm nay không chỉ đơn thuần có giới trí thức và văn nghệ sĩ mà còn có tu sĩ, nông dân và tín hữu của tất cả những tôn giáo chính ở Việt Nam.
Chưa hết, mới đây, ông Nguyễn Văn Chấn - một thương nhân, có biệt danh là Vua Lốp, bị qui chụp là tư sản, tịch thu hết tài sản vào năm 1983, và cả gia đình bị đuổi ra đường - đã không ngừng gửi đơn kiện đảng và nhà nuớc cộng sản Việt Nam suốt 17 năm qua. Khi đuợc đài BBC phỏng vấn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chấn đã trả lời một cách cương quyết như sau:" Tôi nghĩ thế này:cơm thì có thể ăn nửa bữa đuợc, ngủ thì có thể nửa đêm thức giấc dậy cũng đuợc, nhưng con đuờng chân lý thì quyết đi tới cùng" (nhật báo Việt Báo, ấn bản Bắc California, số ra ngày 09 tháng 6 năm 2.000).
Thái đội quyết liệt "tới cùng" của ông Nguyễn Văn Chấn quả là đáng sợ. Người ta không e ngại cho chính bản thân ông ta, cho những nguời nông dân ở Thái Bình - Xuân Lộc, cho những tín hữu ở An Giang – Châu Ðốc, hay cho những người dũng cảm như Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh … mà là cho những kẻ đui điếc và chậm trí đang cố làm vật cản trên "con đường chân lý" của dân tộc Việt.
===
No comments:
Post a Comment