Friday, November 21, 2008

213. WIKIPEDIA * NGUYỄN BÍNH

===


Nguyễn Bính
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là "Vua thơ tình" [1].
Mục lục
[ẩn]

* 1 Tiểu sử
* 2 Các tác phẩm
* 3 Đánh giá
* 4 Chú thích
* 5 Liên kết ngoài

[sửa] Tiểu sử

Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định).[2]

Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ".

Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
(Từ Độ Về Đây - 1943)

Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.

Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.

Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định phục vụ trong Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.

Nguyễn Bính mất ngày 20 tháng 1 năm 1966, trong đêm trừ tịch xuân Ất Tị đúng như một câu thơ có tính chất định mệnh của ông:

Năm ấy, tháng Giêng, mùng Một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân

Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000

[sửa] Các tác phẩm

Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.: Một số tác phẩm:

* Qua Nhà (Yêu đương 1936)
* Tương tư
* Chân quê (Thơ 1940)
* Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
* Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
* Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
* Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
* Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
* Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
* Mây Tần (Thơ 1942)
* Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
* Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
* Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
* Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
* Trả Ta Về (Thơ 1955)
* Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
* Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
* Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
* Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
* Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
* Cô Son (Chèo cổ 1961)
* Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
* Người Lái Đò Sông Vỹ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.

[sửa] Đánh giá

Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt nam.

Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông.... Tâm sự của người con gái trong Lỡ bước sang ngang của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt nam thời kỳ đó. Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt nam. Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập.

[sửa] Chú thích

1. ^ [[1]]
2. ^ Nguyễn Ước. "Nguyễn Bính và “Tỉnh giấc chiêm bao”".

[sửa] Liên kết ngoài

* Thơ Nguyễn Bính - Thi Viện
* Trang thơ Nguyễn Bính trên Thica.net
* Trang thơ Nguyễn Bính - Việt Nam Thư quán
* Thơ Nguyễn Bính - dactrung.com

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%C3%ADnh”
Thể loại: Nhà thơ Việt Nam Người Nam Định Giải thưởng Hồ Chí Minh Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm Sinh 1918 Mất 1966

====

No comments: