Tuesday, November 18, 2008

TÀO VĂN ÂN * ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC PHÁP

===
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC PHÁP ĐỐI VỚI
THƠ MỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932-1945
Tào Văn Ân


===
1. Ảnh hưởng của văn học Pháp đối
với văn học Việt Nam, từ lâu đa là một
trong những vấn đề được những nhà
nghiên cứu văn học so sánh quan tâm. Họ
đa nêu lên nhiều vấn đề, trực tiếp hoặc
gián tiếp, về ảnh hưởng của văn học Pháp
đối với văn học Việt Nam qua những chặng
đường khác nhau, đặc biệt là giai đoạn từ
khi người Pháp xâm lăng Việt Nam đến
năm 1945: chặng đường trước năm 1900,
chặng đường 20 năm đầu của thế kỉ XX và
chặng đường từ sau những năm 20 cho
đến năm 1945. Sự phân chia như trên chỉ
có tính chất tương đối và không thể tách
rời nhau. Chặng đường cuối cùng là chặng
đường mà văn học Pháp ảnh hưởng đến văn học Việt Nam mạnh mẽ và cũng rất
phức tạp. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của văn học
Pháp đối với Phong trào Thơ mới, một phong trào thơ ca có những đổi thay vượt bực
so với thơ ca truyền thống và có những đóng góp to lớn trong sự phát triển của thơ
ca nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2. Nếu như trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, những trí thức
Nho học và những nhà hoạt động cách mạng chịu nhiều ảnh hưởng của
Montesquieu, Diderot, J.J. Rousseau... thông qua các sách dịch bằng chữ Hán từ
Trung Quốc truyền sang thì đến những năm 20 của thế kỉ này, những trí thức Tây
học đa tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp một cách trực tiếp do sự phát
1 Tiến sĩ, Phó Chủ tịch HĐKH Khoa Đông Nam Á học ĐH Mở TP.HCM
1
triển của các trường Pháp- Việt và sự phổ biến tương đối rộng rãi tiếng Pháp trong
đời sống xã hội. Có khá nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy ngay trong những
năm 40 từ Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trương Chính cho đến các nhà
nghiên cứu sau này như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đinh Kỵ, Phan Ngọc, Đặng
Anh Đào, Hoàng Ngọc Hiến, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Lệ Hà, Trần
Thị Mai Nhi ... nhằm chỉ ra những ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp đối với văn
học Việt Nam nói chung và Thơ mới nói riêng về nội dung tư tưởng cũng như hình
thức nghệ thuật.
2.1. Có thể nhận thấy ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với Thơ mới từ
việc so sánh những câu thơ, bài thơ, tác giả cụ thể đến những vấn đề chung cho cả
phong trào như đề tài, thể loại, tư tưởng, sự biểu hiện cái tôi trữ tình trong
thơ...Ngay từ năm 1942, Hoài Thanh- Hoài Chân đa có nhận xét khái quát trong bài
tiểu luận “ Một thời đại trong thơ ca” :
“Ảnh hưởng của Pháp cũng có chia đậm lạt khác nhau. Người đầu tiên chịu
ảnh hưởng của Pháp rất đậm là Thế Lữ...
Huy Thông... đa đôi ba lần nhập tịch được vào thơ Việt cái không khí mơ
màng của vở kịch Shakespeare và cái giọng hùng tráng của Victor Hugo...
Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa.
Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Với Thế Lữ,
thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh
bồng lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đa học được của
Baudelaire, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ De Noailles và
trong văn Gide...
Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938,
Huy Cận ra đời, nó đa bắt đầu xuống mặc dù Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng của thơ
Pháp gần đây...
Có lối thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Cả hai chịu rất nặng ảnh hưởng
Baudelaire và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ Edgar Poe...
2
Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đa có tính cách của thơ Pháp lối tượng
trưng. Nhưng còn dè dặt. Bích Khê và ít người nữa như Xuân Sanh muốn đi đến chỗ
người ta cho là cao nhất trong thơ tượng trưng: Mallarmée, Valéry.
Ta vừa lần theo dòng thơ mạnh nhất trong những dòng thơ đi xuyên qua thời
đại. Riêng về dòng này, thơ Việt Nam diễn lại trong mười năm cái lịch sử một trăm
năm của thơ Pháp, từ lãng mạn đến Thi Sơn, Tượng trưng và những nhà thơ sau
tượng trưng...
Thơ tượng trưng được người ta thích hơn, nhất là Baudelaire, người đầu tiên
đa khơi nguồn thơ ấy. Có thể nói hầu hết các nhà thơ kể trên, không nhiều thì ít đều
bị ám ảnh vì Baudelaire“ (1).
Những nhận xét của Hoài Thanh- Hoài Chân từ năm 1942 có ảnh hưởng
không ít đến các nhà nghiên cứu sau này, đặc biệt khi ông nhấn mạnh đến ảnh
hưởng của Baudelaire đối với các nhà Thơ mới. Sẽ lí giải thế nào khi phong trào Thơ
mới 1932- 1945 thường được xem là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa lãng
mạn lại ít chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn Pháp mà lại chịu ảnh hưởng đậm
nét của Baudelaire, nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa tượng trưng? Phải chăng đây là
một nghịch lí của thơ lãng mạn Việt Nam như giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đa nêu ra?
Trong công trình nghiên cứu Phong trào Thơ mới gần 300 trang, Phan Cự Đệ
về cơ bản đồng tình với những nhận xét của Hoài Thanh. Ông viết: “ Thơ ca Pháp đa
có ảnh hưởng rõ rệt vào Thơ mới trong cách gieo vần, cách ngắt nhịp, lối bắc cầu
(emjambement), cách làm cho ngôn ngữ giàu nhạc điệu, lối diễn tả bằng những cảm
giác tinh tế...Nhưng dẫu sao những ảnh hưởng đó vẫn còn nằm trong phạm vi hình
thức nghệ thuật. Điểm chính vẫn là những ảnh hưởng về nội dung. Khá nhiều bài thơ
Pháp có tác dụng gợi ý cho những bài thơ Việt.” (2)
Về đại thể, việc phân chia ra các giai đoạn chịu ảnh hưởng cũng như các nhà
thơ Pháp ảnh hưởng đến thơ Việt Nam, ý kiến của Phan Cự Đệ và các tác giả Thi
nhân Việt Nam không có gì khác biệt. Tuy nhiên, nếu như Hoài Thanh- Hoài Chân chỉ
nêu lên những vấn đề khái quát khi nói đến ảnh hưởng của Baudelaire thì Phan Cự
Đệ lại đi sâu phân tích những điểm tương đồng cụ thể mà các nhà thơ mới tiếp nhận,
đặc biệt là bài Tương hợp của Baudelaire. “Trong bài Huyền diệu, Xuân Diệu đa để
3
lên hàng đầu câu thơ của Baudelaire “ Hương thơm, màu sắc và âm thanh tương ứng
với nhau” và phát triển ý đó trong bài thơ. Tuy nhiên, Xuân Diệu cũng như Huy Cận
chưa phải là những nhà thơ theo chủ nghĩa tượng trưng. Trong thơ Xuân Diệu, có
những hình ảnh tượng trưng ( Núi xa, Hy mã lạp sơn, Cây đàn vỡ) nhưng chưa phải
chủ nghĩa tượng trưng theo đúng nghĩa của nó ”(3)
Dấu ấn về sự tương hợp giữa các giác quan quả thực ảnh hưởng đậm nét
trong nhiều sáng tác của các nhà thơ mới. Phan Cự Đệ nêu ra những câu thơ cụ thể :
“Huy Cận viết:
Trong không khí... Hương với màu hòa hợp”
Xuân Diệu :
“Này lắng nghe em khúc nhạc thơm”
Bích Khê :
“Nắng hé môi ra. Bay điệu nhạc
Mát trong xuân mà ngọt tợ hương.”(4)
Lí luận của phái tượng trưng về hòa hợp giữa các cảm giác đa in dấu ấn rất rõ
lên những bài thơ “Đi giữa đường thơm”( Huy Cận ), Huyền diệu, Nguyệt cầm (Xuân
Diệu), Chơi giữa mùa trăng ( Hàn Mặc Tử ), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ), Nhạc, Sọ
người, Đồ mi hoa, Hiện hình (Bích Khê). Phan Cự Đệ nhấn mạnh đến tinh thần âm
nhạc của các nhà thơ tượng trưng Pháp ảnh hưởng sâu sắc đến nhạc điệu thơ Lưu
Trọng Lư, Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh...
Cũng như Hoài Thanh, Phan Cự Đệ nói đến ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng
mạn Pháp (Chateaubriand, Lamartine, Vigny, Musset, V. Hugo...) trong giai đoạn đầu,
nhưng đến năm 1936 trở về sau, ông nhấn mạnh đến trường phái tượng trưng với
Baudelaire, Rimbeau, Verlaine...Ông nêu lên sự tiếp nhận về mặt nghệ thuật nhưng
điều quan trọng để các nhà Thơ mới tìm đến các nhà thơ tượng trưng chính là “ sự
gặp gỡ của những tâm hồn trí thức bất mãn với xã hội đau buồn, chán nản, u uất khi
phong trào cách mạng của quần chúng bị thất bại hoặc bị khủng bố, đàn áp dữ dội
“(5)
4
2.2. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của Hoài Thanh- Hoài Chân; Phan
Cự Đệ; các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây cũng đặc biệt chú ý đến ảnh
hưởng của Baudelaire và quan niệm về sự tương giao, tương hợp của các giác quan.
Có thể nêu những bài viết của một số nhà nghiên cứu như Đỗ Đức Hiểu: Thơ mới,
cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ; Lê Đinh Kỵ: Ảnh hưởng đối với thơ mới Việt Nam từ
phía thơ ca Pháp; Phan Ngọc: Ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam
trong giai đoạn 1932- 1945; Hoàng Ngọc Hiến: Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và
thơ mới; Nguyễn Lệ Hà: Bài thơ “Huyền diệu” của Xuân Diệu và quan niệm “Tương
ứng các giác quan” của Baudelaire; Nguyễn Quốc Túy: Thơ mới, Bình minh thơ Việt
Nam hiện đại, Trần Thị Mai Nhi: Văn học hiện đại- Văn học Việt Nam- Gặp gỡ- Giao
lưu... Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định ảnh hưởng sâu sắc của thơ Pháp nói
chung và đặc biệt là ảnh hưởng của Baudelaire đối với nhiều sáng tác của các nhà
Thơ mới từ sau năm 1936.
Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi lưu ý đến ý kiến của ông
Phan Ngọc. Cũng như nhiều ý kiến khác, ông Phan Ngọc khẳng định “... Thơ Việt
Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ Pháp nhưng chủ yếu là từ Baudelaire về sau
chứ không phải Baudelaire trở về trước. Ảnh hưởng của Baudelaire rõ nhất ở Vũ Đinh
Liên, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử và hầu như không có ai không chịu ảnh hưởng của
ông”. Từ nhận định trên, ông Phan Ngọc phản đối ý kiến cho rằng văn học Việt Nam
nói chung và Thơ mới nói riêng chịu ảnh hưởng của văn học Pháp trong các thế kỉ
XVIII và nửa đầu XIX. Ông viết “ Kể ra phải nói một số bài thơ của Hugo và
Lamartine được học sinh thích...Nhưng khách quan mà nói Lamartine và Hugo
không ảnh hưởng đến phong cách Thơ mới “(6) (TVA nhấn mạnh). Ông cho rằng
khẳng định ảnh hưởng của Hugo và Lamartine đối với Thơ mới sẽ “ chỉ phù hợp với
logic của trí tuệ mà không đúng với thực tế”. Ông lí giải hiện tượng văn học Việt Nam
1932 -1945 chịu ảnh hưởng chủ yếu của Gide (trong văn xuôi) và từ Baudelaire về
sau (trong thơ) theo qui luật đồng thời của sự giao lưu văn hóa. Từ đó, ông
khẳng định “ Về ảnh hưởng văn học cũng thế. Mỗi thời đại có cách đánh giá của nó
về văn học rất khác cách đánh giá thời trước. Người Việt không thể không chịu ảnh
hưởng của lối đánh giá người Pháp cùng thời... Các nhà văn Việt Nam ở trường học
văn học Pháp rất thạo về khoảng từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX. Còn vào nửa cuối
5
XIX và nửa đầu thế kỉ XX họ không học. Thế nhưng thơ văn của họ thì rõ ràng là
chịu ảnh hưởng của cái phần trong văn học Pháp không nằm trong trường qui... Nếu
như y phục có mốt thì văn học cũng có mốt. Không ai cố tình mặc áo quần theo cái
mốt đa bị cũ, dù cho nó đa từng nổi tiếng một thời. Hugo, Lamartine và cả Balzac đối
với thế hệ các ông anh của tôi ( ...) là những cái mốt đa cũ.”(7)
Những kiến giải của Phan Ngọc rõ ràng có nhiều khác biệt với những ý kiến
của các nhà nghiên cứu trước kia khi khảo sát về ảnh hưởng của văn học Pháp đối
với văn học Việt Nam giai đoạn này, nhất là giai đoạn trước năm 1936. Tuy nhiên ý
kiến trên không phải không có sức thuyết phục và được nhiều nhà thơ của phong
trào Thơ Mới tán thành. Chế Lan Viên đa có lần nói về Hàn Mạc Tử “Tử trong thời
gian chúng tôi gần chỉ thấy nói về Baudelaire ” và ông thú nhận “Tôi yêu Baudelaire
từ bé. Tôi yêu tác giả “Ác hoa” từ buổi hoa niên cho đến bây giờ”(8). Trong một cuộc
họp mặt và trao đổi với các nhà Thơ mới gần đây, Huy Cận, Tế Hanh cũng nhấn
mạnh đến ảnh hưởng của thơ Pháp trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX. Tế Hanh
viết :
“..Khi lớn lên, tôi thuộc thơ Lamartine, Hugo, nhưng khi làm thơ, tôi bắt đầu từ
mảnh đất của phong trào Thơ mới, của tôi, cùng với những anh em làm thơ hồi đó,
và nếu có ảnh hưởng thơ Pháp, tôi cũng nhận ảnh hưởng từ thơ Baudelaire trở
đi”
“ Nói thơ Xuân Diệu lãng mạn, ảnh hưởng thơ lãng mạn Pháp từ Lamartine thì
không đúng. Ít ra cũng là từ Baudelaire. Huy Cận cũng vậy nhưng có thêm màu sắc
verlaine, còn Nguyễn Xuân Sanh thêm ảnh hưởng của Malarmée. Xuân Diệu có bài
Huyền diệu lấy một câu của Baudelaire làm đề từ: Con người đi ngang qua một khu
rừng biểu tượng - trong đó màu sắc, thanh âm, hương vị hòa điệu với nhau.
Và bài thơ Huyền diệu cũng rất tượng trưng :
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thắm đượm qua xương tủy
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn.
6
...Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của du dương
Quả là màu sắc, âm thanh hòa trộn trong những hình ảnh rất tượng trưng”(9)
Baudelaire, Verlaine, Rimbeau… có ảnh hưởng đậm nét trong các sáng
tác của các nhà Thơ mới. Tuy vậy, không thể phủ nhận ảnh hưởng của các nhà
văn, nhà thơ Pháp vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX như Chateaubriand,
Lamartine, V. Hugo...đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học lãng mạn
nói riêng. Ngay Xuân Diệu, nhà thơ đa từng viết trong thơ mình “Tôi yêu
Rimbeau với Verlaine, Hai chàng thi sĩ choáng hơi men” cũng đa có lần nói đến
bài thơ “Yêu là chết ở trong lòng một ít ” chịu ảnh hưởng cụ thể của cả ba nhà
thơ Pháp là Edmont Harancourt, Félix Arvers và Charles D’orléans và cái nhan
đề bài thơ cũng chỉ là sự thay đổi một chữ từ câu “Partir, c’est mourir un peu”
(Ra đi là chết trong lòng một ít).Tuy nhiên, ý kiến của Phan Ngọc cũng lưu ý
cho chúng ta rằng cái phần ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp không sâu
đậm bằng Baudelaire và những nhà thơ từ Baudelaire trở về sau. Đây là ý kiến
đầy sức thuyết phục bởi vì nếu Thơ Mới chủ yếu chỉ chịu ảnh hưởng của văn
học lãng mạn Pháp mà chưa nắm bắt được cái hồn, chưa chịu ảnh hưởng sâu
đậm của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực Pháp… thì chắc chắn khó có thể
đạt được một bước nhảy vọt kỳ diệu để đưa Thơ Mới Việt Nam hòa nhập vào
quỹ đạo của thơ ca hiện đại thế giới.
Có thể nói Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1932-1945 đa tiếp nhận những
thành tựu cũng như những hạn chế của văn học Pháp trong ngót hơn một thế
kỉ trên nhiều phương diện với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhưng rõ
ràng, phần quan trọng không phải ở những tác gia lãng mạn ở giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà chủ yếu là ở những nhà văn, nhà thơ tượng trưng,
siêu thực của thế hệ sau này. Tuy nhiên, điều quan trọng là dù chịu nhiều ảnh
hưởng như thế nào, Thơ mới vẫn không làm mất đi bản sắc, truyền thống của
7
tâm hồn, tư tưởng Việt Nam mà ngược lại chính là điều kiện quan trọng để phát
huy hơn nữa tinh thần dân tộc ấy. Đó cũng chính là nhận xét mà cách đây trên
50 năm Hoài Thanh đa viết về phong trào Thơ mới “ Hồn thơ Pháp hễ chuyển
được vào thơ tiếng Việt đa là Việt hóa hoàn toàn...Thi văn Pháp không làm mất
bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải”(10) .
3-Sự hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-
1945 là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh lịch sử-xã hội cụ thể của
dân tộc đến những ảnh hưởng ít nhiều lãng mạn trong văn học truyền thống.
Nhưng để có một bước phát triển vượt bực, Thơ Mới đa tiếp nhận cùng một lúc
nhiều khuynh hướng nghệ thuật nước ngoài mà đặc biệt là các khuynh hướng
tượng trưng, siêu thực… của văn học Pháp. Hiển nhiên cũng không thể tách rời
phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945 (vốn thường được coi là lãng mạn) với
những khuynh hướng khác trong truyền thống văn học dân tộc cũng như sự tác
động qua lại của các khuynh hướng văn học đương thời.
Chú thích
(1) Hoài Thanh- Hoài chân : Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn Học, H. 1988,tr 27-29.
(2) Phan Cự Đệ : Phong trào Thơ mới 1932- 1945, Nxb KHXH,H.1982, tr 219-
220.
(3) Phan Cự Đệ: sđd tr 221
(4) Phan Cự Đệ: sdd, tr 224
(5) Phan Cự Đệ: sdd, tr 226-227
(6) Phan Ngọc: Sdd, tr 25
(7) Phan Ngọc: Sdd, tr 26
(8) Chế Lan Viên : Tuyển tập, tập 2, nxb Văn học, 1990, tr64
(9) Tế Hanh: Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà thơ mới. Vũ Tuấn
Anh tổng thuật. Tạp chí văn học số 2.1997. tr23.
8
(10) Hoài Thanh- Hoài chân : Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn Học, H. 1988,tr 29
Tư liệu tham khảo:
1- Xuân Diệu: Lời giới thiệu: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải - Nxb Văn học - H. 1984.
2- Hữu Đạt: Ngôn ngữ thơ Việt Nam, nxb Giáo dục,H. 1996
3- Phan Cự Đệ: Phong trào Thơ mới 1932-1945. Nxb KHXH. H. 1982.
4- Hà Minh Đức : Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại- Nxb Khoa học xã
hội. H. 1974.
5- Lê Đinh Kỵ: Thơ mới, những bước thăng trầm - Nxb TP.Hồ Chí Minh – 1989
6- Lê Đinh Kỵ: Ảnh hưởng đối với thơ mới Việt Nam từ phía thơ ca Pháp, Báo Người
lao động, số 128, tháng 8-1993.
7- Thanh Lãng: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ - Trình Bày xuất bản S.
1967.
8- Phan Ngọc: Ảnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt Nam giai đoạn 1932-
1945, Tạp chí Văn học số 4- 1993.
9- Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3 - Quốc học tùng thư
xuất bản - S. 1965.
10- Vũ Ngọc Phan : Nhà văn hiện đại- Nxb Vĩnh Thịnh. H. 1951.
11- Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn Học, H. 1988.
12- Văn Tâm: Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1 - Nxb Giáo dục - H. 1991.
13- Nguyễn Quốc Túy: Bình minh thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Văn học.H.1994.
TÓM TẮT
Sự hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-
1945 là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh lịch sử-xã hội cụ thể của
dân tộc đến những ảnh hưởng ít nhiều lãng mạn trong văn học truyền thống.
Nhưng để có một bước phát triển vượt bực, Thơ Mới đa tiếp nhận cùng một lúc
nhiều khuynh hướng nghệ thuật nước ngoài mà đặc biệt là các khuynh hướng
9
tượng trưng, siêu thực… của văn học Pháp. Hiển nhiên cũng không thể tách rời
phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945 (vốn thường được coi là lãng mạn) với
những khuynh hướng khác trong truyền thống văn học dân tộc cũng như sự tác
động qua lại của các khuynh hướng văn học đương thời.
SUMMARY
The formation and development of the New Poetry movement from 1932-1945
is combined from many elements, from the concrete socio-historical situation of
the people to the somewhat romantic effect of traditional literature. But to have
a giant leap, New Poetry has simultaneously adopted many foreign arts,
especially symbolicism, surrealism… of French literature. Obviously this cannot
be segregated from the New Poetry movement of 1932-1945 (used to be
considered romantic) with other trends in traditional popular literature as well
as the reciprocal influence of contemporary literature trends.
10
====

No comments: