Friday, February 19, 2010

ĐẨU TIẾP * TRONG 99 CHÓP NÚI 2


*




II. THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM

(T99, 53)

Bài này tìm thấy trong tủ sách của cụ Nguyễn Hàm Ninh để lại. So sánh với các bản của các học giả khác đã sao chép lại thì thấy sai thù nhiều chỗ, song vẫn đúng đắn hơn, nên ký giả cứ biên theo.
Về sự dịch nghĩa, ký giả muốn sao mỗi chữ bên trên Hán văn đều có dịch ra quốc âm (có thế mới là dịch). Song dịch một cách công phu và câu nệ như thế, tất phải có một vài câu không được êm ả trôi chảy bằng cách thoát dịch, mong độc giả suy xét mà lượng thứ cho.

(T99, 54)

THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM

秋夜旅懷吟

DIỄN ÂM VÀ GIẢI NGHĨA



1.秋 夜 靜 天 光 隱 約
2.隔 疎 簾 淡 酌 金 罍
3.天 時 人 事 相 催
4.浮 生 若 夢 幾 回 爲 歡


Thu dạ tĩnh, thiên quang ẩn ước,
Cách sơ liêm đạm chước kim lôi.
Thiên thời, nhân sự tương thôi,
Phù sanh nhuợc mộng kỷ hồi vi hoan?

Dịch nghĩa:
1.Đêm thu lặng lẽ, thấp thoáng sáng giời.
2, Cách rèm thưa (1), thoảng rót chén rưọu con bằng vàng.
3. Thời, trời và việc thúc giục nhau.
4. Kiếp phù sinh ngắn như giấc mộng, được mấy hồi mà bày trò làm vui ( như thế này?)


(1).Vì có chữ rèm thưa nên trên có chữ thấp thoáng Ngồi trong rèm nên thấy ngoài rèm trời thấp thoáng sáng.


5. 人

6.景
7.
8.

Nhơn đối cảnh, hoa gian nguyệt chiếu,
Cảnh liêu nhân, thụ diếu phong xuy.
Giá ban liệu thiểu nhân tri,
Nhàn lai phong nguyệt dữ thùy vi thu?

5. Người ngắm cảnh (thấy ) trăng rọi giữa lòng hoa.
6. Cảnh trêu người ( xui) gió thổi trên ngọn cây.
7. ( Phong cảnh hữu tình dường này) liệu chừng cũng it người biết.
8.Trong lúc thong thà cùng ai trông trăng hứng gió làm cho ra vẻ thu?


9.詩 (2)
10.酒
11.燈
12.傷 (3)

Thi tứ tuyệt di du nhã ái,
Tửu tam bôi tiêu sái li hoài.
Đăng tiền độc đối thư trai,
Thương tâm khách địa hữu hoài cổ nhân.


(T99, 56)
9.Ngâm bốn câu thơ làm vui, vì tánh mình vẫn thích ngâm vịnh.
10. Mượn ba chén rưọu rửa sạch mối sầu biệt ly.
11. Trong phòng văn, một mình ngồi đối ngọn đèn.
12. Chạnh lòng đất khách sực nhớ người xưa.

____

(2).Trong 99 Chóp Núi ghi di du bộ thủy song xem các tự điển ngày nay chỉ có bộ tâm, nghĩa là vui vẻ.
(3). Sách cũ ghi bộ tâm.



13.香
14.從
15.徘 徊
16.寒


Hương thủy ngoại hốt văn ngư vận,
Tùng hà lai, trạo tấn giang biên,
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên,
Hàn sơn ám nhận khách thuyền cánh phi.

13. Ngoài sông Hương chợt nghe tiếng hò mái đẩy của phưòng chài.
14.Từ đâu mà kéo đến bến sông thế nhỉ?
15.Đêm trăng trời sương luống bồi hồi.
16. Đoán chứng là thuyền khách non Hàn,

(T99, 57)
té ra không phải.(1)

___

(1). Trương Kế
張繼 tự Ý Tôn (thế kỷ 8), một thi hào đời Đường, một đêm thu kia, dạo thuyền qua Phong Kiều, gần núi Hàn Sơn, đậu thuyền lại ngủ. Song vì không ngủ được, nên đêm đã khuya, trời đã gần sáng mà lão còn mơ màng tưởng là mới nửa đêm, nên có bài thơ:


月落烏 啼 霜 滿 天,
江 楓 漁 火 對 愁 眠,
姑 蘇 城 外 寒 山 寺
夜 半 鐘 聲 到 客 船

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Xem tiếp trang 82)

Xem nghĩa sau bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh:
Quạ kêu trăng lặn trời sương,
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô?
Nửa đêm nghe tiêng chuông chùa Hàn Sơn.(T99,82)



17.

18.

19.

20.
令 人

Khúc giang thủy hà thì Đại Đổ?
Nhất cô châu hệ cố viên tâm.
Thời lưu bát thủ thi ngâm,
Linh nhân lữ tứ chuyển thâm hương tình.

17.Trên sông Khúc, ngày nào nhà thơ Đỗ Phủ
18.Buộc giây lòng quê ở lá

(T99, 58) thuyền cô (1)
19.Lúc ấy để lại tám bài thu hứng. .
20.Khiến người có tứ lữ du, bỗng nặng lòng cố quận.

__

1.Thuyền cô:Nhà thơ Đỗ Phủ, danh tiếng nhất đời Đường một mùa thu làm khách ở trên sông Khúc làm ra tám bài thu hứng, trong có câu rằng:
"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô châu nhất hệ cố viên tâm"
Nghĩa là" khóm cúc thêm tuôn hàng lệ cũ,/Con thuyền một buộc tấm lòng già.(Lời dịch của người xưa)



21.

22.
23.
24.

Tích ngã vãng thanh thanh liễu nhứ,
Lưỡng tam thanh sơ ngữ hoàng oanh.
Nhi kim cúc dĩ hàm anh,
Liễu âm đình ngoại hàn minh lưu thiền.

21.Xưa ta đi thanh thanh liễu nhứ
22.Chim hoàng oanh vừa thỏ thẻ vài tiếng.
23.Mà nay cúc đã ngậm vàng,
24.Trong bóng liễu ngoài thềm tiếng ve kêu đã lạnh.


25.昔翻 翻
26.
27.
28.

Tích ngã khứ, phiên phiên đào kiểm
Lưỡng tam chi sơ chiêm đông phong.
Nhi kim lan dĩ thàng tùng,
Đào yêu hiên ngoại lạc tòng hàn sương.

25.Xưa ta đi thì nụ đào chúm chím.
26.Gió đông mới điểm một đôi cành.
27.Mà nay lan đã thành chùm
28.Hoa đào ngoài hiên đã rụng theo sương lạnh.

(Bốn câu này giống ý với bốn câu 21,22,23,24 ở trên)

29.胡 為 乎 淒'涼 客舍
30.日優 遊 幾 個 冠 童
31. 安 能 夜 夜 書 房
32. 芭 蕉 泣 露 昆 虫 鳴 秋

Hồ vi hồ thê lương khách xá,
Nhật ưu du kỷ cá quán đồng
(T99, 60)
An năng dạ dạ thư phòng?
Ba tiêu khấp lộ, côn trùng minh thu.

29. Làm chi vậy nhĩ? buồn bã, lạnh lùng nơi nhà khách,
30. Ngày làm bạn với mấy thằng học trò vừa biết đội khăn.
31. Sao mà cứ chịu đêm đêm ngồi ở phòng sách
32.( Mà lắng tai nghe) giọt sương khóc trên tàu chuối và tiếng dế kêu giữa đêm thu?

(Khúc này sẽ đối với bốn câu kể đây)

33.
胡 為 乎
34.歲 逡 巡
35.安 能 西
36.

Hồ vi hồ di do lữ quán,
Tuế thoan tuần dĩ bán sương yên.
An năng mộ mộ tây hiên,
Phong dao đình trúc, nguyệt huyền ốc lương.

33.Làm chi vậy nhĩ?cứ lần lừa nơi quán trọ
34.Thấm thoắt sương khói đã nửa năm trời
35.Sao mà cứ đêm

(T99. 61) đêm ở hiên tây.
36
.( Ngồi nhìn) gió lay cành trúc trước thềm và mảnh trăng treo trên rường nhà.


37.
不 是 做 何 郞 投 筆
38.將 忠 肝 爲 國 從 軍
39.此 身 空 自 風 塵
40.坐 中 虛 視 寢 辰 徒 聞

Bãt thị tố hà lang đầu bút,
Tương trung can vị quốc tòng quân,
Thử thân không tự phong trần,
Tọa trung hư thị tẩm thần đồ văn


37.Nghĩ mình chẳng phải kẻ viết thuê
38.Cũng không phải là kẻ đem lá gan trung liệt vì nước
ra đầu quân ( cho đáng)
39.Cái thân này luống vì số phong trần mà xui ra như vậy.
40.Trong chỗ ngồi luống xem (mà thẹn), trong lúc nằm xuống nghe ( mà buồn)
- Bốn câu đó giống ý bốn câu sau:

(T.99,62)

41.不 是 做 何 捧 檄
42.將
43.他 盤 桓
44.

Bất thị tố hà nhân bổng hịch
Tương hiếu tâm ly thích tùng quan.
Tha hương hà sự bàn hoàn,
Bạch vân phi xứ mẫu đan khai thần.

41. Chẳng phải như ai vâng tờ hịch ( Bổng hịch :chiếu chỉ bổ nhậm)
42.Vì lòng hiếu mà phải từ giã bà con để đi làm quan.
43.(Thế thì ) việc gì mà cứ loanh quanh ở quê người.. .
44.Trong chỗ mây trắng bay và trong khi hoa mẫu đơn nở.

45.
46.
47.甑?
48.層'層 層

Kim nhật tự hải tần viễn cố,
Nhật khinh phàm trực độ quy lăng.
Hương hồn phất phất như tăng,
Trục phàm hốt dĩ phá từng từng ba.

45. Ngày nay từ nơi cửa bể trông ra đằng xa,
46.Một lá buồm nhẹ nhàng bay thẳng về cồn.
47.Lòng quê bỗng dưng sôi nổi như nổi nước nóng,
48.Theo lá buồm ấy đã vượt qua lớp lớp sóng đào.


49.
50.
51.
52.

Minh nhật tự sơn gia viễn thiếu,
Phiến cô vân đái hiểu phù không,
Hương tâm niểu niểu như bồng
Tùy vân hốt dĩ quá trùng trùng sơn.


49.Ngày mai từ cái nhà trên núi trông ra đằng xa,
50.Một làn mây cô, đeo ánh rạng đông nổi lên giữa trời.
51.Lòng quê bối rối như dây bòng bong.
52.Theo
(T99, 64) làn mây ấy chợt đã bay qua lớp lớp non xanh.
(Bốn câu đó gióng với 4 câu trên 45, 46, 47, 48)

53.
54. 盡 心
55.
56.

Hà xứ thị hương quan nhạn tín,
Du tai nan tả tận tâm tình.
Dạ văn Diệu Đế chung thanh,
Hải môn cổ hưởng ngự thành pháo thôi.

53.Tin nhạn ở quê làng nào thấy phương nào đâu?
54.Dài thay tấm tâm tình này, khó làm sao mà tả cho xiết được.
55.Đêm buồn nghe tiếng chuông chùa Diệu Đế.
56.Tiếng trống canh ngoài cửa bể, tiếng súng nổ trên mặt thành.


57.江 曲 曲 腸 廻 曲 曲
58.景 悠 悠 夜 復 悠 悠
59.蕭 條 舘 旅 亭 秋
60.鄰 家 椿 楮 江 頭 棹 聲

(T99, 65)
Giang khúc khúc, trường hồi khúc khúc,
Cảnh du du, dạ phục du du.
Tiêu (1) điều quán lữ đình thu,
Lân gia thung chữ, giang đầu trạo thanh

57.Sông từng khúc, ruột cũng từng khúc,
58.Cảnh thế mãi, đêm về lại thế mãi.
59.Buồn bã thay về thu nơi quán khách.
60.Tiếng chày giã gạo bên hàng xóm, tiếng chèo khua đầu sông.


__

1. Ấn công sắp chữ Vạn điều .nhưng phiên âm là Tiêu điều.




61.嗟 客 地 紆 萦 心 事
62.嘆 閨 人 情 緒 可 憐
63.更 深 燈 案 前
64.含 情 掩 扇 空 縣 月明

Ta khách địa hu oanh tâm sự
Thán khuê nhân tình tự khả liên
Canh thâm đăng diệt (1) án tiền,
Hàm tình yểm phiến không huyền nguyệt minh.

61.Thương mình nơi đất khách tâm sự bối rối ( như tơ vò)
62.Nghĩ đến bạn phòng khuê, mối tình mới đáng chua xót là dường nào?
63.Canh khuya ngọn đèn lu mờ trên án.
64.(Mình ai) ngậm sầu

(T.99, 66)
lấy quạt che mặt lại, luống để mặc vừng trăng sáng lạnh lùng treo (2)

____
1.Phiên âm là duyệt nhưng Hán văn ghi thích , có lẽ là diệt.
2. Thơ của Vương Xương Linh vịnh người cung phi có câu:" Khước hận hàm tình yểm thu phiến/ Không huyền minh nguyệt đãi quân vương". Ông Ngô Tất Tố dịch rằng:
"Thơ thẩn đêm thu che mảnh quạt/ Uổng treo vầng nguyệt đơi quân vương".





65.
66.
67.
68.

Cô chẩm lý tam canh ngụ mị (1)
Phiến u hoài thùy thị vi lân,
Tình đầu dạ bán vô nhân
Thụy lai báo điệp (2) tinh thần minh kê.

65.Trên gối mơ màng
66.Mảnh tình u uẩn có ai mà lấy làm thương cho mình.
67.Nửa đêm một mỉnh với một mảnh tình riêng, không có người nào chung với.
68.Hể chợp mắt ngủ, thì bướm đêm đã thoảng qua mộng, mà bừng mắt

(T99, 67) dậy thì gà đâu đã gáy bên tai.

___

1. Chữ này phiên âm là mụ mị, nhưng Thiều Chửu ghi là ngụ mị. Kinh Thi: ngụ mị cầu chi 寤寐求之 -thức ngủ cầu đấy.
Phải chăng cổ nhân dùng chữ Hán ngụ mị để đọc âm Việt là "mụ mị", hoặc chữ Hán đã biến thành nôm " mụ mị " nghĩa là mê ngủ, tối tăm, u mê, mơ màng?
2. Điệp: Trang Chu nằm mê thấy mình hóa bướm.





69.
70.
71.
72.


69.Hữu thời hoặc hương khuê tịch chiếu,
70.Hạ đường lai, dục tháo hoa lâu,
71.Hốt kinh yến tập nê sào.(1)
72.Loan tu chiếu cảnh. phượng sầu lai sơ.


69.Hoặc có lúc trong cửa buồng, ánh mặt trời tà giọi vào.
70.Bước xuống thềm lại muốn trở lên lầu hoa (để trang điểm nhan sắc)
71.Chợt thấy con én đương tha bùn làm tổ mà giật mình (rằng hạ đã sang thu)
72.Cho nên thẹn ngắm gương loan, biếng cài lược phượng
(Khúc ấy đối với khúc này.)


___
(1) Xem chú 1, tr,88.






73.
74.
75.
76.


(T99, 68)

73.Hữu thời hoặc chức cơ dạ tĩnh
74.Hô đồng lai sơ chỉnh đăng minh.
75.Hốt văn nhạn độ giang thanh,
76.Cơ dung túc đạp, thoa đình thủ phao.


73.Hoặc có lúc đương đêm thanh vắng, nàng ngồi trên máy dệt
74.Vừa gọi thằng ở tới, bảo nó khêu đèn lên ( định để gắng thức đêm mà dệt)
75.Bỗng đâu nghe tiếng nhạn bay qua sông không ngừng lại, biết là chim nhạn không đưa thư cho mình)
76.Thì chân biếng đạp máy, tay liền buông thoi.



77.
78.
79.
80.

81.悠悠
82.閨門
83.西
84.倚几


Khả lân dạ phần cao đại đán
Dạ trầm trầm bất kiến giai âm.
Trịch thoa vọng vọng đình âm,
Sương hàn tất suất xướng ngâm thanh sầu.

Vọng bất kiến du du ngã độc,
Cố khuê môn tái phục ngôn hoàn.
Thùy gia kê xướng tây lan,
Hàm tình ỷ kỷ khiêu tàn cô đăng.

77.Đáng thương thay, có đêm chong đèn đến sáng,
78.Đêm vắng vẻ chẳng thấy tin lành.
79.Nàng bèn ném thoi ( đứng dậy) ra lóng ngóng ở trước thềm.
80. Nghe sương rơi lạnh lùng, dế ngâm buồn bã!

81.Trông chẳng thấy ai, chỉ vò võ một mình ta.
82.Ngảnh lại phòng khuê, tự nhủ:thôi đi vào khỏi.
83.(Vào tới buồng chợt nghe) tiếng gà nhà ai gáy ở cái chuồng tại phía tây.?
(Ấy biết giời đã gần sáng).
84.(Nhưng hồn nàng ở đâu) nàng còn ngậm mảnh tình riêng, ngồi dựa ghế,
khêu mãi ngon đèn lẻ loi kia cho hao dầu, hết bấc.

(T99, 70)

85.
86.
87. 擥
88.

89.翻翻
90.
91.覘蝶戱蘭屏
92.悽 穿屩復行西園


Khả liên nhật đăng đình tự tảo,
Nhật tà tà bất đáo hồi thư.
Lãm y bộ bộ khang cù,
Thiền minh dương liễu đái sầu mi khan.

Vọng bất kiến phiên phiên ngã độc,
Cố cầm hiên cưỡng dục vi tình
Hốt chiêm điệp hí lan bình
Hàm thê xuyên cược phục hành tây viên.

85.Đáng thương thay, thường ngày ngủ dậy lên nhà trên thật sớm,
86.Bóng chiều đã xế vẫn chưa thấy thư về. (Bèn ra

(T99.71)
87. lủng thửng ngoài đường vừa đi vừa vày vò tà áo.
88.Tiếng ve kêu ở cành dương liễu khiến người ủ rủ mày sầu.
89.Trông chẳng thấy ai, luống trơ trọi một mình ta.
90.Bèn quay vào một cái chái mọi ngày thường đánh đàn. Cố gảy một khúc làm khuây.
91.Chợt trông thấy con bướm đùa với cành lan ở bình phong.
92.Ngậm sầu xỏ dép lại trở ra vườn tây.

93.
94.到歸
95.
96.關山

Kim tất vị thu thiên tình hảo,
Ngã lương nhân tương đáo quy kỳ.
Hoàng tri thế lộ nhiêu khê
Quan sơn thiên lý vị kỳ hạt lai.

93.Bây giờ hẳn nàng cũng nói rằng: Trời thu tươi tốt sáng sủa
94.Chồng ta có lẽ cũng tới ngày về.
95.Biết đâu đường đời éo le hiểm trở,
96.Non sông ngàn dặm đã dễ làm sao mà hẹn trước ngày về với nhau?

(T99, 72)

97.
98.抱衾裯
99.風
100.

Kim tất vị ngã ly vĩnh cửu,
Tự Trường An hoặc bảo khâm chù,
Phong tình quán tự phong lưu,
Phồn hoa thẩn hựu hoàng châu đế thành.

97.Rày hẳn nói rằng ta đi mãi không về.
98.Hoặc ở Trường An đã có người nâng khăn sửa túi rồi.
99. Cái thói phong tình cũng quen đi như cái tính phong lưu.
100. Đã là chỗ phồn hoa, lại là nơi đế khuyết ( nơi vua đóng đô) hèn chi mà chẳng. . .

101.也者
102.
103.
104.英雄 不

Cẩu phi hữu nhân tình dã giả,
Hồ nhi xuân nhi hạ nhi thu.

(T99, 73)
Do lai tử các hồng lâu,
Anh hùng bất trú, trượng phu nan trì.

101.Nếu không phải có lòng lắt léo như ai,
102.Thì sao mà cứ lần lừa hết xuân rồi qua hạ, hết hạ rồi qua thu?
103.Xưa nay những nơi lầu hồng gác tía
104.Dầu anh hùng, dầu trượng phu cũng không cầm lòng được thay.


105.
106.烟使
107.昂 藏少年
108. 風

Như thử giả, thùy tri chi giả
Yên ba trung sử ngã tâm sầu!
Ngang tàng khởi thiếu niên du,
Phong lưu cựu thái, giang hồ cố gia!

105.Nếu nàng nghĩ như vậy thì ai biết cho ta?
106.Trên sông khói sóng khiến

(T99.74) cho lòng ta thêm buồn.(1)
107.Há phải còn chơi ngang tàng như lúc còn trẻ.
108.Quen thói phong lưu ngày trước, lối giang hồ thuở xưa?

__

1.Thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu:"Nhật mộ hương quan hà xứ thị?Yên ba giang thượng sử nhân sâu."Tản Đà dịch:" Quê nhà khuất bóng hoàng hôn/Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?"



109.
110.
111.
112.

Lữ cảnh mỗi tòng nga lý thống,
Hương hồn không hướng mộng trung du.
Giang sơn khách diệc tri hồ,
Tình trung cánh thiết lộ đồ gian nan.

109.Nơi đất khách thường ( mượn thú ngâm vịnh mà tiêu sầu lại thường khi) nhơn cuộc ngâm vịnh mà hóa ra đau đớn cho lòng.
110.(Trong lúc ấy), hồn quê luống vật vờ trong mộng

(T99,74)
111.Non sông ai có biết cùng chăng?
112.Trong lòng lại tha thiết nỗi đường sá gian nan.



113.
114.內 齊家
115.湟水
116.


Tuy viết dĩ tảo tần phụ sự,
Nội tề gia thượng tự tổ tiên.
Giản mao hoàng thủy vi kiền,
An tri chủ quỷ năng hiền phụ nhân.

113.Tuy nói việc đàn bà tần tảo,
114.Trong thì xem sóc việc nhà, trên thì thờ cúng tổ tiên.
115.Tuy rằng rau khe, nước suối cũng tỏ được lòng thành.
116.Nhưng đã chắc đâu làm tròn phận sự của một người đàn bà giỏi, tay hòm chìa khóa trong nhà?


117.
118.
119.
120.

Khả tri giả thập phần gia ấu,
Nhất môn trung cộng bảo vô nguy.
Biệt thời chính tại hài nhi,
Niên lai tưởng dĩ phát thùy nha sinh.

117.Duy một điều có thể biết chắc được là mười phần con trẻ nhà ta
118.trong một cửa đều được giữ gìn,đùm bọc, khỏi nguy hiểm gì
119.Lúc ta ra đi thì con ta chính lúc đương măng sữa.
120.Qua năm này, có lẽ răng đã mọc, tóc đã dài rồi.


121.
122.
123.
124.學堂


Khả ái giả kỳ huynh chi tử
Niên thập tam thập tứ trung lai.
Ngô huynh diệc viết hạnh tai,
Đẻ kim vị giác thùy khai học đường?


121.Dễ thương nhĩ! Thằng con của ông anh
122.Tuổi chừng mười ba, mười bốn trở lại.
123.Anh ta cũng nói rằng may

(T99.76) thay.
124. Chẳng biết ngày nay đã có ai mở trường(dạy cho cháu học chưa?)


125.
126.
127.
128.渭城 故人

Khả tư giả đồng song nhị khế,
Chi lan hương tế tế do văn.
Mã bôi tự áp khinh trần,
Vị thành thử hậu cố nhân diệc từ.

125.Đáng nhớ quá nhỉ! Hai ông bạn (cùng đèn cùng sách) cùng ngồi học với ta trong một cửa số năm xưa
126.Mùi chi lan thoang thoảng còn nghe!
127.Nhớ khi giã nhau, ngồi trên ngựa, cầm vội chén rượu (1) trận mưa bay

(T99,78) rưới tan bụi trần.
128.Sau khi ấy ở Vị Thành bạn bè đành cùng ta lìa.(2)

___

1. Thơ của Lương Hãn "Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi" Ông Ngô Tất Tố dịch rằng: Rượu đào, chén ngọc sáng choang/ Trên yên sắp uống đã vang tiếng tỳ" Tiệc rượu tiễn hành ta thường gọi là "thượng mã bôi" nghĩa l2 chén rượu lên ngựa".
2.Thơ Vương Duy 王維 bài Vị thành khúc:


Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân
Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Tây xuất Dương Quan vô cố nhân


渭城曲
渭城朝雨浥輕塵
客舍青青柳色新
勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

(Thành Vị mưa mai ướt bụi trần ,
Xanh xanh quán khách, liễu tươi xuân .
Ly bôi một chén , xin mời cạn .
Ra đến Dương Quan , không cố nhân ).

Trần Trọng Kim dịch


129.
130.
131.
132.

Bất tri hậu Bắc kỳ khởi phỉ
Nhị ngô huynh dĩ vị hồi thần
Ta tai đồng bịnh tương lân,
Nhứt Tiêu Tương, nhứt hướng Tần nhứt phương (1).

129.Chẳng còn biết về sau ở Bắc kỳ có giặc nổi dậy
130.(Thì khi ấy) hai anh ta đã về chưa?
131.Than ôi, cùng chung một bệnh với nhau, cùng thương xót nhau (là lẽ thường)
132.(Thế mà vì sao mỗi người một ngả) người thì tới sông Tiêu Tương( ở đất Sở)kẻ lại sang nước Tần?


___
1.Thơ Trịnh Cốc: Sổ thanh phong địch li đình vãn/Quân hướng Tiêu Tương,ngã hướng Tần. 數聲風笛離亭晚,君向瀟湘我向秦。Ông Ngô Tất Tố dịch rằng: "Đình hôm tiếng sáo não nùng/Anh đi bến Sở, tôi trông lầu Tần"


(T99, 79)



133.
134.
135.
136.


Tương hà nhật cánh tương đối ngữ
Tự khuê tình hựu tự khách trung.
Nhi kim thu nguyệt thu phong,
Thu ngâm thu hứng tình trung giả thùy?

133.Hầu ngày nào lại đối mặt nhau nói chuyện
134.Nói đến tình nhà lại nói đến lòng người.
135.- 136.Mà nay ( sao qụạnh quẽ thế này, chẳng bù với khi vui sum họp ấy),
Này trăng thu, gió thu, thơ thu, rượu thu, ấy ai chung tình với mình( cùng ta trông trăng, hứng gió, uống rượu, ngâm thơ bây giờ?



137.
138.
139.
140.淒涼


Đối ly cảnh, lệ thùy song nhãn,
Cố hương quan lộ hạn trùng san.
Tửu tàn độc ỷ lan can,
Giác lai nhãn khán dạ hoàn thê lưong.


137.Trông cảnh ly biệt, hai hàng nước mắt tuôn rơi,
138.Ngảnh lại quê nhà thì núi non từng lớp ngăn lấy đường.
139.Tiệc rượu tan rồi, một mình ngồi dựa câu lơn.
140.Bừng mắt dậy, cái đêm thê lương vẫn hoàn thê lương!




(T99, 81)
BẢN DICH THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM
CỦA ĐẨU TIẾP



Đã biết rằng bản dịch xưa rât có giá trị, sao còn dịch một bài khác làm gì? Dịch một bài thơ đã khó, dịch một bài thơ đã có người dịch càng khó, vì phải làm nô lệ cho ý tưởng cho ý tưởng của hai người: người làm và người dịch trước mình. Một đằng là phải đi gần với tư tưởng của người làm, có thế mới dịch sát nghĩa của nguyên văn), một đằng phải lánh xa tư tuởng cùa người dịch trước( có thế mới khỏi trùng với bài dịch của người). Ký giả thừa hiểu như thế, song đã trót dịch thì cứ cho in ra sau đây, sự bình phẩm đành nhờ ở cac nhà thức giả bậc thầy và bậc anh.

(T99,82)

Đêm thu lặng trời thu trong suốt,
Cách rèm thưa, lặng rót chén vàng.
Cơ trời, việc thế đa đoan
Kiếp phù mấy thuở bày tuồng làm vui.

Người đối cảnh hoa cười bóng nguyệt,
Cảnh trêu người, gió nguýt ngọc cây.
Dường này dễ mấy ai hay?
Cùng ai với gió trăng này làm thân?

Thơ khiển hứng hạ vần nhã ái,
Rượu tiêu sầu lưng túi ly hoài.
Một đèn riêng một thư trai,
Nhớ thân muôn dặm thương người nghìn thu.

Ngoài bến nọ, tiếng ngư vang dội,
Thuyền đậu chèo dọc mãi sông Hương.


___

Trương Kế,một thi sĩ đời Đường có bài thơ Ban Đêm qua Phong kiều:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/Giang phong ngư hỏa dối sầu miên/
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tư,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Cụ Nguyễn Hàm Ninh dịch:

Quạ kêu trăng lặn trời sương,
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn.
( Chú này đáng lẽ phải đặt ở trang 57 nhưng vì thiếu chỗ sắp chữ nên ấn công đặt ở đây.)






(T99.83)
Mơ màng đêm nguyệt trời sương,
Non Hàn tưởng khách thơ Đường là ai!
Trên sông Khúc nào hồn Tử Mỹ(1),
Chiếc bè trôi, chạnh ý ly hương?
Cảm thu truyền lại tám chương
Khéo xui lòng khách dễ vương tình lòng?

Tới đây dịch giả tưởng nên dừng lại một chút, vì nhà cựu học chẳng hiểu tại sao đoạn này cụ Đinh Nhật Thận lại viết như thế? Và tính sửa đổi nguyên Hán văn lại mấy chữ rất buồn cười: Hữu hoài cổ nhân đổi ra cố nhân ( người quen ngày xưa0. Hàn sơn ám nhận đổi ra Hàn song (cái cửa sổ có gió lọt vào làm mất hết cả ý nghĩa và rối cả mạch lạc


___

1. Đỗ Phủ hiệu là Tử Mỹ là một tay thi hào đời Đường, một buổi chiều thu kia ngồi trên sông Khúc, nhân nhớ nhà mà làm ra tám bài Thu hứng trong có câu: Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,/Cô châu nhất hệ cố viên tâm". Người xưa dịch:"Khúc trúc thêm tuôn hàng lệ cũ".


(T99.84)
Dịch giả chẳng cãi làm gì duy muốn chứng chắc rằng sự hiểu biết của mình không đến nỗi sai lầm, thì cần giải cả khúc trên tức là khúc đầu bài này ra văn xuôi được chăng.
Mở đầu cụ Đin h Nhật Thận nói rằng :"Đời người vắn vỏi chả được mấy hồi nên gặp dịp tốt ta phải bày trò làm vui kẻo uổng phí ngày giờ. Nay được lúc đêm thu trăng thanh gió mát, ta tiếc lại chẳng có ai biết chơi như mình mà cùng mình chơi!


Nhưng vì chơi có một mình, một mình ngồi trước ngọn đèn trong một phòng văn, nên cái cảnh cô tịch này dễ khiến cho ta đâm ra nghĩ vẩn vơ, nghĩ cái đời ta một thân ngàn dặm, chiếc bóng năm canh, rồi trông thấy sách vở trong phòng mà nghĩ đến bao nhiêu người xưa, chuyện chép trong sách, cùng đã từng gặp bước lưu lạc giữa nơi đất khách trời thu như mình. Chơt lúc đó, nghe tiếng hò khoan ngoài bến, tiếng

(T99, 85)
đò chèo bên sông mà giữa khoảng đêm trăng trời sương lờ mờ, ta mơ màng tưởng là Trương Kế đương đi thuyền qua bến Cô Tô, gần chùa Hàn Sơn. Lại nhân thấy thuyền mà nhớ tới Đỗ Phủ ngày nào ngồi trên một ngôi lầu bên sông thấy chiếc thuyền ai trôi nổi mà thương cái thân mình phiêu linh, rồi làm ra tám bài thu hứng. Nay ta đọc lại mấy bài đó, nghe ai kể nỗi thương nước nhớ nhà, mà ta cũng sinh ra cảm lây, cũng đâm ra buồn man mác vì sự xa cách cố hương!..."

Khi ta đi liễu đang xanh tốt,
Một vài câu vừa hót chim oanh.
Mà nay cúc nở vang cành,
Liểu kia, ve khóc buồn tanh ngõ ngoài.
Xưa ta đi, đào cười nhí nhoẻn,
Một đôi cành vừa bén gió đông,
Mà nay lan rợp như rừng,
Đào theo sương rụng lung tung phía ngoài.
Làm chi vậy lẻ loi quán trọ,

(T99, 86)
Ngày ba thằng măng sữa nghêu ngao
Đêm đêm án sách gục vào,
Lá thân sương nặng, dế kêu thu buồn.
Làm chi vậy gầy mòn điếm lữ?
Chốc nửa năm sương gió lân la,
Đêm đêm hiên vắng nhìn ra,
Gió lay ngọn trúc, trăng sa mái hồi.
Nào có phải như ai vì nước,
Vứt bút mà đòng mác cho cam (1)
Khi không rước lấy cát lầm,
Hổ ngồi giương mắt, thẹn nằm nghiêng tai!
Nào có phải như ai vì hiếu,
Vâng hịch mà bôn tẩu chẳng nài!(2)
Việc gì lần lữa quê người?
Mây che núi cũ, hoa cười thôn cô (3)
Rày đứng ngóng trên bờ trên biển

___

1. Ban Siêu đời Hán làm nghề viết mướn, sau vứt bút mà rằng làm trai phải lập công ngoài nghìn dặm, há cứ ngồi cạo giấy mãi ư?
2.Mao Nghĩa đời Hán là một người hiếu hạnh làm quan úy ở phủ An Dương, được thăng quan lịnh ở phủ An Dương, được thăng quan lịnh ở phủ ấy ông cầm tờ hịch mà lấy làm vui, vui vì cha mẹ đang còn.

3. Tôn Tương tự khoe có phép tiên có thể làm nở ra hoa:" Cháu có thể cướp quyền tạo hóa mà làm nở được hao ư?" Nghe chú là Hán văn công hỏi hỏi thế, Tương đáp: Khó gì? bèn lấy đất đắp lên, lấy chân úp xuống chốc thấy nở ra hai cành mẫu đơn sắc biếc, có chữ vàng rằng:" Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại/ Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền".(Mây non Tần gác, nhà đâu tá?/Tuyết ải Lam trùm, ngựa chẳng lên.". Sau bị đày ra Triều châu mới biết.Thế nên nóihoa cười thân đơn. Cười đây là mỉa mai.

T99, 87)

Lá buồm ai về bến thẳng giong.
Lòng quê sôi nổi như nung,
Phút theo buồm vượt mấy trùng phong ba.
Mai đứng ngóng nhà kia trên núi,
Làn mây cô trôi nổi bềnh bồng
Lòng quê rối tựa bòng bong,
Phút theo mây kéo mấy trùng quan san.
Phương nào tá tin nhàn núi cũ?
Bút mực đâu tả đủ niềm đơn?
Bên chùa Diệu Đế chuông dồn,
Trên thành súng nổ, dưới đồn trống vang.
Sông quằn quặn, ruột càng quằn quặn.

(T99, 88)
Cảnh rầu rầu, dạ vẫn rầu rầu.
Lạnh lùng đất khách trời thâu.
Kìa! ai giã gạơ?Ờ! đâu khua chèo?
Ngoài nghìn dặm rối meo tâm sự,
Chốn phòng khuê vò võ thương ai!
Canh khuya che quạt lặng ngồi,
Mặc đèn lu ngọn, kệ trời sáng trăng!
Trên gối chiếc đêm tràng tráo trở
Mảnh tình riêng than thở cùng ai?
Đã khuya trông chửa thấy người,
Ngủ mơ màng bướm, dậy oi óc gà.
Hoặc có lúc trước nhà bóng đổ,
Bước xuống thềm lại trở lên lên lầu.
Phút trông én ngậm bùn đâu (1).

____

1.Đỗ Phủ trọ ở đất Thục định trở về quê, chợt trông thấy đôi én từ bắc vào nam ngậm bùn để làm ổ mà giật mình cho cảnh lữ du từ hạ để sang thu, bèn có câu thơ:"Lữ thục song phi yến/ Hàm nê nhập bắc đường" ( Đôi én hay đi ăn xa/ Ngậm bùn bay vq2o nhà làm ổ). Cổ thi lại có câu" Tích vi song phi yến/ Hàm nê sào cự thất"(Trước làm đôi én chắp cánh cùng bay tha bùn làm tổ trong nhà người).



Phượng buồn bã lược, loan rầu rĩ gương.(1)
Hoặc có lúc trong buồng đêm vắng,
Gọi khêu đèn, hòng gắng dệt khuya,
Bổng nghe nhạn vượt sông kia,(2)
Ác buông trôi máy, én lìa ngưng thoi.(3)
Thương thay có đêm ngồi suốt sáng,
Đợi cả đêm, thư chẳng thấy nao!
Vứt thoi ra ngóng trước lầu,
Dế than sương lạnh rót sầu vào tai!

_____

1. Cổ thi vịnh Tiết phụ có câu: Phượng trục thanh tiêu viễn/ Loan tùy u cảnh trầm".(Mây thẳm, chìm tăm phượng/ Gương mờ khuất bóng loan."
lại có câu: "Vị vấn thúy soa đầu thượng phượng/ Bất tri hương bịnh vị thùy hồi (Hỏi thăm phượng đậu cành trâm/ Vì ai mái tóc hương thơm ngạt ngào!)
2. Chức cẩm hồi văn của Tô Huệ:"Tam xuân hồng nhạn độ giang thanh/ Thử thị li nhân đoạn trường tình. (Mỗi lần nghe nhạn qua sông/Rầu lòng một thiếp ba đông nhớ chàng!)
3. Ác: miếng gỗ tạc hình con ác nơi máy dệt, hễ chân đạp thì con ac mấp máy. Còn cái thoi thì giống như con én. Kiều"Ngày xuân con én đưa thoi".




(T99.90)
Chẳng thấy ai, riêng càng tức tối,
Đành ôm lòng trở lại buồng thêu.
Nhà bên gà đã gáy vèo,,
Nghĩ đâu dựa ghế còn khêu hao đèn.
Thương thay cứ ngày quen dậy sớm,
Đợi tối ngày tin vẫn vắng đâu.
Day tà áo, dạo quanh lầu (1)
Liễu kia ve khóc rủ sầu ngang mi.
Chả thấy gì, lại còn lủi thủi,
Gượng ôm cầm dạo mấy đường tơ,
Bình lan bướm vội theo đùa,
Bực thôi xỏ dép bỏ ra thăm vườn.
Giờ hẳn nói:" Trăng tròn lại tỏ,
Để đến ngày " Gương vỡ lại liền"! (2)
Biết đâu đường thế trần phiền,
Người đi chưa dễ biết phen nào về!


____
1. Nguyên văn: Vày bâu, lủng thửng quanh lầu. Chữ "bâu" it dùng. Xin đổi.
2.Trần thái tử xá nhân là Từ Đức Ngôn lấy Lạc Xương công chúa , đến lúc nhà Trần suy, bảo công chúa rằng: Một mai nước mất tất mình sẽ vào tay kẻ quyền hào. Song nếu tình duyên không nỡ dứt thì còn mong có ngày hậu hội. Bèn lấy tấm gương soi đập vỡ làm hai, mỗi người cầm một nửa, hẹn về sau đến ngày rằm tháng giêng đem ra chợ Tràng An mà bán, tất lại tìm được nhau. Kịp đến lúc nhà Trần mất, Lạc Xương công chúa bị Việt công bắt ép làm vợ. Ngày rằm tháng giêng kế đó, Từ Đức Ngôn ra chợ Tràng An thấy có người bán tấm gương vỡ. Họ Từ rút nửa gương của mình trong túi ra so lại thì hai bên ăn nhập với nhau như một. Đức Ngôn bèn gủi cho người bán gương bốn câu thơ:
Cảnh dữ nhân câu khứ/Cảnh quy nhân vị quy/Vô phục Hằng Nga ảnh/Không tựu minh nguyệt huy". (Người đi, gương cũng đi/Gương về, người chửa về/ Chị Hằng đâu chẳng thấy/ Chỉ thấy bóng trăng loè".
Lạc Xương công chúa được thơ khóc rống lên. Việt công hỏi biết đầu đuôi, lấy làm thương, liền cho vời Từ Đức Ngôn đến trả vợ cho."



(T99, 91)
Thôi lại bảo mình e ở mãi,
E kinh đô đã phải lòng ai!
Làng chơi quên thói ăn chơi.
Đất phồn hoa ấy lại trời Phú Xuân!
Chẳng vì tiếc xuân nên nán ná,
Sao xuân rồi, lại hạ, rồi thu?
Mấy nơi gác tía rèm chu,
Anh hùng hào kiệt chưa từ lọ ai?"


(T99, 92)
Như thế ấy ai người biết với?
Trong yên ba riêng tủi lòng này.
Phải chăng trai trẻ những ngày,
Rằng ưa đài các? Rằng hay giang hồ?
Câu lữ cảnh mượn ru li hận,
Hồn hương quan vơ vẩn đêm trường.
Ai mà nghĩ đến mà thương.
Vì ai thêm xót nỗi đường cam gay!
Nghề nội trợ đã hay rằng thế,
Việc tổ tiên thì để trên đầu.
Rau khe, nước suối mặc dầu,
Một tay trăm việc chắc đâu lo tròn?
Duy biết chắc đàn con mạnh giỏi,
Lòng chẳng nghe ái ngại điều chi!
Ngày đi trẻ dại biết gì,
Tóc răng rày đã ra bề đã khôn!
Dễ thương nhỉ thằng con anh trưởng!
Tuổi mười ba, mười bốn chi rồi!
Anh mình hẳn lấy làm vui,
Năm này cháu đã theo ai sách đèn.
Nhớ đèn sách khôn quên hai bạn,




(T99, 93)
Mùi chi lan thoang thoảng còn hoài,(1)
Chén đưa nào lúc khuyên nài,
Vị thành lúc ấy là rồi chia tay (2)
Sau đất Bắc đường đầy binh lửa,
Hai anh ta về ở bề nào?
Bịnh chung, chung mối thương đau
Thương ôi kẻ đấy người đâu một trời?
Bao giờ lại cùng ngồi chuyện vãn,
Chuyện gần xa lòng gạn hỏi lòng?

___

1. Lời đức Khổng Tử:" Dữ thiện nhân giao như nhập chi lan chi thất, cửu nhi bất văn kỳ hương, tức dư hóa bỉ"( chơi với người lành như vào cái nhà có hoa chi lan, nếu lâu không biết mùi thơm nữa là vì đã hoá theo người ấy rồi.
2.Xem chú 2 tr,78.


(T99, 94)
Mà nay nào nguyệt nào phong,
Nào thi nào tửu, ai chung với nào?
Trông đất khách, lệ trào đôi mắt,
Ngóng quê nhà, đường mắc nghìn non.
Rượu rồi gục xuống câu lơn.
Chiêm bao mở mắt, đêm còn hoàn đêm!


(T99, 95)

II.THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM
BỔN DỊCH XƯA
ĐẨU TIẾP KHẢO ĐÍNH



Người xưa ai đã dịch bài này? Cứ theo lời của ông Phan Tự Thí, cháu ngoại của cụ Nguyễn Hàm Ninh, xuân thu đã ngoại tám mươi, thì dịch giả chính là một người trong hàng môn đệ của tác giả, song cũng không biết phương danh, mỹ hiệu của người ấy là gì. Chúng ta chỉ biết rằng đấy là một bài dịch rất là có giá trị phi một tay khá thông thì không thể dịch nổi. Tiếc vì tam sao thất bản, nên những ai thiếu suy xét, hay it tìm tòi thì khó lòng mà thấy được đúng đắn nét bút và câu văn của người xưa. Những

(T99, 96)
bổn mà người ta chép lại hoặc in ra đều đầy rẫy những lầm lộn và sai lạc, lầm mất cả giá trị và danh tiếng của một thi nhân quý báu. Phàm ai đã có nhiệt tâm với Quốc văn, thì khi sao lục một áng văn cổ, không phải chỉ cúi đầu biên lại những cái người ta biên như một cậu học trò tập viết, mà phải bóp trán suy nghĩ xem câu nào đúng, câu nào không, câu nào nên để y, câu nào nên sửa lại cho đúng với nguyên bản của tiền nhân. Bản mà ký giả đã khảo đính và trích lục dưới đây, không dám tự cho là hoàn toàn đúng đắn, họa chăng có đúng đắn hơn những bản khác mà chư tôn độc giả đã trônbg thấy mà thôi.


1.Đêm thu lặng, bóng giời thấp thoáng,
Cách rèm thưa chuốc chén gượng nguôi.(1)
Thiên thời nhân sự tương thôi,
4.Kiếp chiêm bao dễ mấy hồi người ta.


____
1. Đây chép theo bản của cụ Nguyễn Hàm Ninh. Theo bản của Nguyễn Xuân Lan và Trần Trung Viên thì "rót chén kim lôi" thì nghe ra chữ quá.



(T99, 97)
Thiên thời nhân sự tương thôi,(1)
Kiếp chiêm bao dễ mấy hồi người ta.(2)
Người đối cảnh, trước hoa trăng tỏ (3)
Cảnh trêu người, ngọn gió rung cây,
Nỗi niềm ai kẻ tỏ hay?
Cùng ai trăng gió đêm này với thu?
Thơ nhã aí bốn câu buông vận,(4)
Rưọu ly hoài ba chén làm khuây,
Trước đèn trong chốn thư trai (5).

____

1.Trong bản của cụ Nguyễn Hàm Ninh, câu này để y nguyên Hán văn. Thế mà còn hơn cố dịch mà dịch một cách liều lĩnh như:" Thời trời việc người cùng thôi" hay " Gẫm xem thời sự sụt sùi".
2. Có bản chép: " Kiếp phù sinh mấy thuở làm vui với đời./ Người đối cảnh trăng soi hoa nở". Dịch thế cũng được.
3. Có bản chèp:" Thưởng thu" cũng được.
4.Có bản chép "ba vận" hoặc "lỡ vận".
5. Có bản chép:" một đèn một chốn thư trai" cốt lấy chữ "một" mà dịch chữ " độc" bên Hán văn cũng hay.


(T99, 98)
Chạnh lòng đất khách nhớ người đời xưa (1)
Ngoài Hương thủy tiếng đưa văng vẳng
Thuyền từ đâu chèo thẳng bên giang?
Lờ mờ đêm nguyệt trời sương
Thuyền ai tưởng khách non Hàn lại không (2)
Khúc giang thủy nhớ ông Đại Đỗ,
Buộc con thuyền lòng cũ bơ vơ
Hứng thu đề tám bài thơ (3)
Xui người đất khách ngẩn ngơ tình làng.
Xưa ta đi liễu đang thanh tế,
Chim hoàng oanh mới kể ba câu.(4)
Bằng nay cúc đã hoa thâu,(5)

____

1.Có bản chép:"Não lòng hay đau lòng đất khách ngậm ngùi người xưa.
2.Có bản chép: "Trông chứng tưởng khách non Hàn lại chơi. Khúc giang thủy nhớ hồi Đại Đỗ" Hoặc"Non Hàn thuyền khách trông chứng trông chừng như bay". Khúc giang thủy nhớ ngày Đại Đỗ.
3.
Có bản chép: Mấy thu để tám bài thơ.
4.Hẳn dịch giả để chữ thanh tế để đối với chữ tiếu kiểm, chữ đối với chữ cho cân. Có bản chép:Liễu dương xanh tốt/ Chim hoàng oanh mới hỏi ba câu.
5.Có bản chép:" Ngâm thâu (thu)


(T99.99)

Liễu kia nghĩ cũng âu sầu vì ve.
Xưa ta đi, đào khoe tiếu kiểm,
Gió đông phong mới điểm ba hàng.
Bằng nay lan đã chồi sương,(1)
Đào non nghĩ cũng võ vàng vì thu.
Làm chi vậy buồn rầu đất khách?
Ngày quán đồng mượn thích làm khuây,
Có đêm nương bóng hồi tây,
Tiếng sương khóc lá, hơi may gọi trùng.(2)
Làm chi vậy lạnh lùng quán lữ?
Năm sương yên hết nửa đi rồi.(3)
Có đêm ngồi nhẫn thư trai
Gió lay bên trúc, nguyệt cài trên lương.
Nào có phải như chàng ném bút,
Vì vua mà đòng mác cho cam?


___

1.Dị bản: nhỏ sương, rỏ sương
2.
Dị bản: "Tiếng sương khóc", hoặc " Ba tiêu khóc lộ, hơi may ngậm trùng"
3.Các bản đều chép: "Năm sương yên kể nữa vừa rồi" song hẳn là sai, nên ký giả lạm bút sửa lại như trên.


(Tr99, 100)
Luống đem thân thế cát lầm,
Thấy ngồi hổ mặt, nghe nằm thẹn tai!

Nào có phải như ai vâng hịch,
Vì thân mà xa cách cho xong?
Bổng không khách địa bình bồng,
Trông mây lại nhớ, xem bông lại buồn (1).
Ngày nay đứng trong miền bể rộng,
Một lá buồm thẳng gióng về cồn,
Lòng quê đâu đã cuồn cuồn,
Phút theo buồm vượt mấy ngàn sông khơi.(2)
Ngày mai đứng nơi non thẳm,
Một làn mây sớm ngắm trên không.
Lòng quê đau đã bồng bồng,
Phút theo mây kéo mấy trùng non xa.
Trông tin nhạn biết là đâu tá?


____

1.Dị bản:Vị thân mà xa cách cho đành.(Chữ đành đúng hơn chữ xong). Bổng không khách địa bồng bềnh/Khi trời mây bạc, khi ngành hoa đơn.
2.Dị bản:Một lá buồm thẳng gióng giang lăng/Lòng quê luống những bâng khuâng/ Phút theo buồm vượt mấy tầng sóng khơi


(T99, 101)
Tâm tình này ai tả cho nên,
Đêm chùa Diệu Đế chuông rền,
Trống vang cửa bể, súng rên thành vàng.
Sông quằn quại, ruột càng quằn quại,
Cảnh đìu hiu, dạ lại đìu hiu,
Lữ du ai chẳng tiêu điều,
Tiếng chày trong xóm, tiếng chèo ngoài sông.
Than đất khách não nùng tâm sự,
Thương người quê tình tự bây giờ,
Đèn khuya cơn tỏ cơn mờ,
Gẫm tình che quạt luống thừa bóng trăng.


___

1. Bản của cụ Nguyễn Văn Trác (làng Vĩnh Lộc, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cử nhân Hán học) chép: Tâm tình này ai tả hết cho? Thường đêm chuông đánh trong chùa./Trống vang ngoài bể súng đưa trên thành. /Sông quạnh quẹo, ruột càng quặn quẹo/ Cảnh đìu hiu, đêm sánh đìu hiu). Hay ở mất chữ hiu đìu, đìu hiu,quạnh quẹo, quẹo quạng lộn lên lộn xuống nghe ra quanh queo lắm thực, song không đúng đìệu song thất lục bát. Ngoài ra các bản đều chép:"Sông quặn quặn, ruột càng quặn quặn/Cảnh đìu hiu, dạ lại đìu hiu." thì xuất vận nên ký giả chữa lại quặn quại" hẳn của người xưa là thế!
2.Dị bản:luống chờ.

(T99, 102)
Năm canh những mơ màng trên gối,
Mảnh tình riêng biết nói cùng ai?
Thương thay đêm vắng không người.
Ngủ thời bướm báo, dậy thì gà kêu
Hoặc có lúc bóng chiều trong khổn,
Bước xuống thềm lại muốn lên lầu.
Phút nghe con én kêu sầu.
Lược rầu tóc chải, gương rầu mặt soi.
Hoặc có lúc đưa thoi đêm tối (2)
Gọi con tì vừa tới điểm đăng,
Phút nghe tiếng nhạn khơi chừng,
Máy lơi chân đạp, thoi ngừng tay đưa.
Thương thay có đêm chờ nửa gối,
Đêm gần qua, chẳng thấy thư về,
Gác thoi ra đứng bên hè,
Tai nghe tiếng dế rè rè khóc sương.
Trông chẳng thấy chán chường than thở
Đoái phỏng khuê muốn trở gót giày.

___

1. Dị bản: Đưa thoi trên cửi.
2.Dị bản:Gọi con đồng vừa mới





(T99. 103)

Gà ai eo óc hồi tây?
Gẫm tình dựa ghế liền tay khêu đèn.
Thương thay có ngày nhìn sáu khắc (1)
Ngày gần tàn chẳng gặp thư sang,
Xuống thềm ra đứng bên đàng,
Mày sầu khóc liễu, hàng hàng khóc ve.(2)
Trông chẳng thấy lại về đứng đợi
Đoái cầm hiên toan gợi ngón đàn,
Bướm đâu trêu cợt bình lan?
Buồn tình mang dép ra vườn hái hoa.
Rày hẳn bảo" Giời đà mát mẻ.
Lương nhân ta có lẽ gần về.. ."



___


1.Bản của Trần Trung Viên và Nguyễn Xuân Lan chép:" Thương thay những ngóng tin sớm ấy"thì sai nhiếu quá. Bản của cụ Nguyễn Hàm Ninh và ông Nguyễn Văn Trác thì chép:" Thương thay có ngày nhìn đến kẻ" cũng được song đối với câu" Thương thay có đêm chờ nửa gối" thì đối không cân nên ký giả lạm bút sửa lại như trên.
2. Dị bản:Chẳng thấy thư về/bỏ xiêm lửng thửng bên hè/Tai nghe tiếng dế rù rì khóc ve. Khổ độc.



(T99, 104)
Biết đâu đường thế nghiêu khê,
Dặm ngàn hồ dễ đi về cho năng?
Rày hẳn nói mình chừng lâu ở,
Ôm khâm trù hoặc đã có người?
Phong lưu tánh đã quen rồi,
Phồn hoa lịch sự lại mùi Tràng An (1)
Nếu chẳng thế bàn hoàn chi mãi,
Hết xuân rồi hạ lại sang thu?
Lầu hồng cung cấm ấy ru?(2)
Anh hùng lại với trượng phu ai từ?
Như thế ấy bây giờ ai biết?
Trong yên ba khôn xiết dạ sầu,
Há còn trai trẻ chi đâu(3),
Phong lưu thói cũ, giang hồ lối xưa.
Cảnh du lữ câu thơ thổn thức.

___

1. Dị bản: Huống gì son phấn lại người Tràng An.
2.Dị bản: "Lạ gì mỗi sắc một mầu.
3.Dị bản: "Há còn tuổi trẻ chi đâu" Hoặc:" thơ trẻ chi đậu"



(Tr99, 105)
Bóng hương quan trước mắt mơ màng,(1)
Non sông khách có biết chăng?
Vẫn tình thì nhớ, nhưng đường thì khơi.
Tuy rằng nói đã người tần tảo,
Trên tông đường trong đạo tề gia.
Rau khe nước suối cũng là,
Mình xa nào biết ở nhà làm sao?
Duy biết trẻ đứa nào đứa nấy
Trong gia đình đều thảy yên vui,
Lúc đi trẻ mới hay cười,
Tóc răng nay đã ra người lớn khôn.
Và thằng cháu giời thương cũng khá (3)

__

1.Dị bản:Tất cả các bản đều chép: "Bóng hương quan xa khuất dặn ngàn"trùng với câu cuối bài này nên ký giả lạm bút sửa lại như trên cho được sát nghĩa với nguyên tác Hán văn hơn.
2.Dị bản: Giang hồ dầu có biết thương thiếp tin /lại nhớ những đường dặm khơi.
3.Dị bản:Có bản chép: " Nhờ ơn cũng khá " thì thiếu nghĩa.Có bản chép:" nhờ giời cũng khá thì xuất vận". Theo ngu ý thì hẳn là "giời thương cũng khá."



(T99, 106)

Bạn học hành một hai trí thức
Mùi chi lan sực nức một nhà.
Từ phen cất chén quan hà,
Vị thành lúc ấy rồi mà Dương quan!
Sao chẳng biết ngoài miền Bắc động,
Hai anh ta có chóng hồi hương?
Thương ôi đồng bịnh cùng thương
Một Tần rồi lại Tiêu Tương một trời.
Đến bao giờ cùng ngồi kể chuyện (1)
Kể hương tình cho đến khách trung.
Mà nay nào nguyệt, nào phong,
Nào thi, nào tửu biết cùng ai hay.


__

1.Dị bản: "Người Tần kẻ lại Tiêu Tương một trời" tuy không dịch được chữ nhậtbên Hán văn song rõ nghĩa hơn câu trên.


(T99.107)
Sầu ly biệt tuôn đầy hai mắt,
Bóng hương quan xa khuất dặm ngàn,
Rượu rồi ngồi dựa lan can,
Chiêm bao tỉnh giấc đêm tàn về thu.

___

2.Dị bản:" Cảnh ly biệt lệ đầy hai mắt" thì thua "Sầu ly biệt luôn đầy hai mắt".
TB. Trừ một đôi câu do ký giả sửa lại, còn thì bài này biên đúng theo bản tìm được trong tủ sách của cụ Nguyễn Hàm Ninh.



***

1 comment:

Lê Hoàng said...

Tôi đọc bài này trong Văn đàn bảo giám thì thấy tiên sinh chép thiếu mấy câu

121 Vài thằng cháu trời thương cũng khá
Tuổi năm nay chừng đã trưởng thành
Phúc nhà mừng hộ cho anh
Năm nay biết có học hành cùng ai

125 Bạn đèn sách một hai trí thức


Xin góp ý cùng tiên sinh

Lê Hoàng
24-9-2016