*
ĐẨU TIẾP
NGUYỄN VĂN ĐỀ
TRONG 99 CHÓP NÚI
(Đinh Nhật Thận & Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm)
Tân Việt
Hà Nội
1942
GIA HỘI
CANADA
2010
Copyright © 2010 by GIA HOI Publisher
ĐẨU TIẾP
Nguyễn Văn Đề
dịch thuật
TRONG 99 CHÓP NÚI
(Đinh Nhật Thận & Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm)
Non Hổng nơi ẩn nhiều tiên,
Chín mươi chín chóp trông lên tận trời.
Bạn ta chóp thứ mấy ngồi
Lộn phèo mây ráng biết nơi nào tìm?
Trạng Ninh
(1808-1867)
Chín mươi chín chóp trông lên tận trời.
Bạn ta chóp thứ mấy ngồi
Lộn phèo mây ráng biết nơi nào tìm?
Trạng Ninh
(1808-1867)
Trong
Tủ sách Khảo cứu
Tân Việt
Tài liệu trong sách này
tom góp
A. Ở các tủ sách
1.Đinh Nhật Thận
2.Nguyễn Hàm Ninh
3.Nguyễn Văn Siêu
4. Nguyễn Công Trứ
B. Ở các nhà văn:
1. Huỳnh Thúc Kháng
(Hoàng giáp, chủ báo Tiếng Dân)
2. Hà Xuân Tế
(Cầm đầu ti soạn dịch ở Ngự Tiền văn phòng)
3. Nguyễn Ngọc Hồ
(Kiểm sát Lâm Thủy ở Trãng Bom)
4.Nguyễn Mạnh Hạp
(Đầu xứ tỉnh Quảng Bình)
Tủ sách Khảo cứu
Tân Việt
Tài liệu trong sách này
tom góp
A. Ở các tủ sách
1.Đinh Nhật Thận
2.Nguyễn Hàm Ninh
3.Nguyễn Văn Siêu
4. Nguyễn Công Trứ
B. Ở các nhà văn:
1. Huỳnh Thúc Kháng
(Hoàng giáp, chủ báo Tiếng Dân)
2. Hà Xuân Tế
(Cầm đầu ti soạn dịch ở Ngự Tiền văn phòng)
3. Nguyễn Ngọc Hồ
(Kiểm sát Lâm Thủy ở Trãng Bom)
4.Nguyễn Mạnh Hạp
(Đầu xứ tỉnh Quảng Bình)
TỰA
Trong 99 Chóp Núi - (T99, trang 5)
Tôi với ông Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề dù chưa hề gặp mặt nhau bao giờ, song đã nhờ sợi tơ văn chương mà kết thân tình bằng hữu.
Từ khi tôi được đọc của ông quyển Đời Tài Hoa kể thi văn và lịch sử cụ Nguyễn Hàm Ninh đến khi được thấy bản thảo Nét Bút Thần (1) là "nét bút" của cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu do ông " đồ" lại và dịch ra quốc âm (có cụ Phạm Quỳnh đề tựa) nay lại được xem Trong 99 Chóp Núi là quyển sách nói về cụ Đinh Nhật Thân tác giả bài ngâm " Thu Dạ Lữ Hoài", thì tôi rất lấy (ĐNT 6) làm vui mừng mà được biết rằng trong đám thanh niên hiếu học của chúng ta ngày nay đã thêm được một người nhiệt thành với việc sưu tầm khảo cứu cổ văn nữa.
Theo hiện trạng của nước ta, ai còn lạ gì cái cái công việc " tồn cổ" này, là một công việc vừa khó khăn, vừa bạc bẽo! Khó khăn vì tài liệu rất hiếm hoi và rải rác những nơi xa xôi kín đáo; bạc bẽo vì không có những cơ quan văn học thật phổ thông để tán trợ cho các người lưu tâm về việc ấy. Vì vậy cái văn nghiệp của ông Nguyễn Văn Đề dù chưa đủ cho ông tự túc, cũng đã đáng cho minh ngợi khen, và cũng là một trang quý báu trong bộ văn học sử của nước ta sau này.
Trong 99 Chóp Núi - (T99, trang 5)
Tôi với ông Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề dù chưa hề gặp mặt nhau bao giờ, song đã nhờ sợi tơ văn chương mà kết thân tình bằng hữu.
Từ khi tôi được đọc của ông quyển Đời Tài Hoa kể thi văn và lịch sử cụ Nguyễn Hàm Ninh đến khi được thấy bản thảo Nét Bút Thần (1) là "nét bút" của cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu do ông " đồ" lại và dịch ra quốc âm (có cụ Phạm Quỳnh đề tựa) nay lại được xem Trong 99 Chóp Núi là quyển sách nói về cụ Đinh Nhật Thân tác giả bài ngâm " Thu Dạ Lữ Hoài", thì tôi rất lấy (ĐNT 6) làm vui mừng mà được biết rằng trong đám thanh niên hiếu học của chúng ta ngày nay đã thêm được một người nhiệt thành với việc sưu tầm khảo cứu cổ văn nữa.
Theo hiện trạng của nước ta, ai còn lạ gì cái cái công việc " tồn cổ" này, là một công việc vừa khó khăn, vừa bạc bẽo! Khó khăn vì tài liệu rất hiếm hoi và rải rác những nơi xa xôi kín đáo; bạc bẽo vì không có những cơ quan văn học thật phổ thông để tán trợ cho các người lưu tâm về việc ấy. Vì vậy cái văn nghiệp của ông Nguyễn Văn Đề dù chưa đủ cho ông tự túc, cũng đã đáng cho minh ngợi khen, và cũng là một trang quý báu trong bộ văn học sử của nước ta sau này.
Trước khi đem ấn hành quyển "Trong 99 Chóp Núi" , ông Đẩu Tiếp có nhã ý nhờ tôi đề một bài tựa. Tôi tự biết cái hân hạnh đối với tôi có lẽ quá đáng, song tôi không thể nào từ chối được, một là vì tình văn nghị của tôi với ông Nguyễn Văn Đề,hai là vì chính tôi cũng hiện đương (T99,7) lưu tâm về áng văn " Thu Dạ Lữ Hoài". Cũng còn một cớ nữa,- mà chẳng phải là cớ phụ thuộc,- xui giục tôi viết mấy lời giới thiệu này, là vì quyển sách của ông Đẩu Tiếp, dầu giản dị đơn sơ, song không phải không bổ ích cho các nhà hiếu học. Ông đã khéo thu thập được nhiều tài liệu quý báu về dật sử bí ẩn của cụ Đinh Nhật Thận là một nhà văn hào hay ngâm vịnh nhưng không hề lưu thảo, có tài tình mà muốn lánh xa nhân thế.
May nhờ có cụ Đinh có giao du với những bạn làng văn như các cụ Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hàm Ninh nên các ngài ấy mới còn giữa được một vài di tích tích thơ văn của cụ. Bản "Thu Dạ Lữ Hoài " đây, chính ông Nguyễn Văn Đề đã chép trong một tập thơ tại tủ sách của cụ Tịng Trai Nguyễn Hàm Ninh, vì vậy chắc là đúng hơn các bản khác thường truyền tụng.
Tình bằng hữu của các nhà văn tài ba lúc ấy đối với Cao Chu Thần, chính là cái cớ khiến cho các cụ đều phải liên lụy (T99, 8) sau khi Cao Bá Quát nổi loạn ở Bắc Kỳ. Cụ Đinh Nhật Thận làm sao tránh khỏi sự liên lụy ấy. Cụ bị đòi bắt về kinh đô, phải ở xa chốn Hồng Lam là quê quán của cụ. Ở lâu ngày nơi quê người đất khách, lòng thi sĩ chứa chan nỗi nhớ nhung, nên một đêm thu vắng vẻ, ngâm lên khúc lữ hoài để than thở niềm tư gia nơi khách địa.
Giang khúc khúc, trường hồi khúc khúc,
Cảnh du du, dạ phục du du.
Tiêu điều quán lữ đình thu,
Lân gia thung chữ, giang đầu trạo thanh
Ta khách địa hu oanh tâm sự
Thán khuê nhân tình tự khả liên (57-62)
Sông quằn quại, ruột càng quằn quặn,
Cảnh rầu rầu dạ vẫn rầu rầu.
Lạnh lùng đất khách trời thâu,
Kìa ai gĩa gạo, ở đâu khua chèo?
Ngoài ngàn dặm rối mèo tâm sự
Chốn khuê phòng vò võ thương ai!
Khúc " Thu Dạ Lữ Hoài" này đã đến tai nhà (T99, 9) vua, Ngài khen cho tài người thi sĩ và cảm cho tình kẻ ly hương mà cho cụ trở về quê nhà. Từ đó cụ vui thú với cảnh yên hà, dạo chơi trong chốn đồng áng, khi uống rựu ngâm thơ để giải tấm lòng chan chứa, khi đem tài làm thuốc mà săn sóc kẻ ốm đau. Có người bảo cụ là một nhân tàin yếm thế! Thật ra nào phải thế! Sở dĩ cụ phải đúng ra ngoài vòng "danh lợi " chỉ vì sinh không gặp thời mà thôi, chứ cụ cũng nặng một lòng với nước non.
Ta dư lao lực ưu nhân sự,
Bất giác kim triêu mấn dĩ ban!
(Thương mình mãng những lo quanh, Lo đời mà bạc tóc mình chẳng hay!"
Ấy ai đã ngâm lên câu thơ cảm khái ấy trong lúc bóng dâu đã xế ngang đầu? Chính là người đã để lại cho chúng ta áng văn bất diệt "Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm", áng văn đầu tiên bằng chữ Hán mà làm theo điệu song thất lục bát.
Bây giờ tôi xin nói đến phần thứ hai của quyển "Trong 99 Chóp Núi" là bản dịch "Thu Dạ Lữ Hoài " của ông Đẩu Tiếp. Mấy ( T99, 10) lâu nay chúng ta đã nghe một bản dịch truyền tụng, nhưng chẳng biết ai là dịch giả. Có người bảo rằng bản dịch ấy chính của tác giả hoặc của một người bạn tác giả, nhưng không có gì làm bằng chứng cả. Bản dịch ấy đã in với nguyên văn trong những quyển sách do ông Xuân Lan biên tập, và bán khắp các hàng sách. Nhận thấy nhiều chỗ dịch không được hoàn toàn, Ông Đẩu Tiếp muốn đem sửa chữa đôi chút, hoặc là dịch lại vài đoạn cho được đúng với nguyên văn hơn. Cái công việc của ông Đẩu Tiếp kể cũng đáng khen! Có nhiều câu ông dịch rất tài tình, hầu như thấu nỗi tâm hồn rung đông của tác giả. Như câu:
Khả tư giả đồng song nhị khế,
Chi lan hương tế lễ do văn.
Mã bôi tự trấp khinh trần,
Vị thành thử hậu cố nhân diệc từ.
Bất tri hậu Bắc kỳ khởi phỉ,
Nhị ngô huynh dĩ vị hổi thần?
Ai tai! Đồng bịnh tương lân,
Nhất Tiêu Tương, nhất hướng Tần nhất phương!
( T99, 11) mà ông dịch rằng:
Nhờ đèn sách khôn quên hai bạn,
Mùi chi lan thoang thoảng còn hoài!
Chén đưa nào lúc khuyên nài,
Vị thành lúc ấy là rồi chia tay!
Sau đất Bắc đường đầy binh lửa,
Hai anh ta: về,ở bề nào?
Bệnh chúng, chung mối thương đau,
Thương ôi kẻ đấy người đâu một trời?
thì tưởng cũng không phải là không có biệt tài vậy.
Chúng ta đã quen với bản dịch người xưa để lại, song bây giờ lại được xem thêm bản dịch mời này, thì cũng là một dịp hay để ngẫm nghĩ so sánh.
Bởi vậy tôi tin chắc rằng quyển " Trong 99 Chóp Núi" náy của ông Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề, tất sẽ được các bạn độc giả hoan nghênh và sẽ là một quyển sách có tên tuổi trong kho văn học vậy.
(T99, 15)Thấy tên tôi ở ngoài bìa sách, ai mà chẳng bảo tôi là người làm ra sách này. Kỳ thực thì tôi chỉ là người chép lại, còn ngưoời làm ra thì phải là kẻ đã thủ vai tuồng chính ở trong chuyện này mới đúng.
Lạ gì những bấc kỳ nhân trên thế giới, mỗi hành vi, cử chỉ của họ lúc sanh thời là mộ nét bút vô hình mà họ vạch vào không gian để tự viết lấy tập lịch sử ly kỳ của mình, truyền cho mai hậu.
"Vũ trụ có mình thêm có chuyện".
(T99, 16) Một nhà văn hào đã bảo như thế. Vậy thì chuyện của cụ Đinh Nhật Thận mà ta được xem hôm nay, chẳng phải là cụ làm ra hay sao?
Cụ sinh năm giáp tuất (1814), ở làng Thanh Liêm, tỉnh Nghệ An, sống vào giữa đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Thật trời đã khéo tây vị mà dành riêng cho cụ một khối óc thông minh, một lá gan hùng hào, có lẽ chung đúc lại bởi khí thiêng của sông Lam, núi Hồng là nơi mà cụ sinh trưởng.
Lấy văn chương và phẩm hạnh, cụ đã làm Thái Sơn, Bắc Đẩu cho cả một vùng Hoan Ái, là đất tài ba văn vật có tiếng xưa nay.
Ta thử xem từng đoạn đời của cụ.
1. ANH KHÓA RANH CON!
Con người có cái danh vọng to lớn như cụ, thế mà thuở bé là một cậu học trò tinh nghịch.
(T99, 17). Hay đứa nhỏ hay nghịch là đưá nhỏ mau khôn? Có lẽ vậy, Gã tài trai nhà họ Đinh
học rất sáng, song chơi rất hoang.
Hồi đó cũng như bây giờ, các miệt nhà quê miền Nghệ Tĩnh, con gái một xóm, đêm thường hợp lại một nhà mà kéo vải hoặc làm nón, con trai thường đến đó mà đàn hát, chòng ghẹo.
Một hôm thầy khóa Nhật Thận lần đến nhà Tổng Vận nào đó là chỗ mà hai bên trai gái đương btrao tình đổi ý với nhau trong khúc hát câu hò. Gặp lúc trời mưa mới tạnh, trước sân nhà kia đất trơn như mỡ, cậu khóa không khéo giữ gìn, đến đỗi trượt chân té ngữa. Tức thì ca`1c cô gái má thắm răng đen ré lên cười. Nếu ai gặp cảnh này thì đã thẹn chết, mặt ngước sao lên, miệng mở sao ra? Đây thầy khóa họ Đinh thì không thế! Thầy đứng ngay dậy, hớn hở như tìm được cái gì hay, cười mà ví ngay một câu:
(T99, 18)
Đất sao đất khéo lạ lùng,
Bấm thì chẳng chịu, nằm cùng thì cho !"
Nghe vậy, các cô đều mắng yêu:
-Ý! Anh khóa ranh con!
Ừ! "Ranh con" lắm thực, song bấy nhiêu đó đủ tỏ cho mình trông thấy cái óc tỉnh táo, cái tài lanh lợi của họ Đinh rồi ư?
Tiên sinh có tài xuất khẩu thành chương là thế!
Cũng như có lần một chiếc thuyền đắm ở sông Lam, bao nhiêu cô gái tơ đi chợ về bị đắm đều lên bờ được. duy một cô có cái nhan sắc " chim sa cá lăn" là lặn mất luôn mà thôi! Người ta nghi cho cô cô chỉ vì cái nét " nghiêng thành nghiêng nước kia mà nên nỗi" nghiêng đò, cón riêng cô được đức Hà Bá kén về thủy cung. Có người lấy làm thưong tiếc mua rượu bảo tiên sinh nghĩ thử vài câu ai điếu. Rượu vào thì thư ra là lẽ thường, tiên sinh liền đọc
( T99,19)
Lênh đênh mặt nước một con thuyền.
Gặp gỡ vì ai đến đảo điên.
Má phấn lấp vùi bờ bể khổ,
Lòng trần gội sạch nước Lam Tuyền.
Đau lòng nhơn thế cơn mưa gió,
Nổi mặt Hà thần lúc bén duyên.
Tinh vệ vô tình đâu vắng vẻ,
Nổi chìm nỡ để mặc thuyền quyên!
Là thơ tiệp khẩu nên đối không cân, cũng không hay, song cũng thấy tài mẫn tiệp.
Mẫn tiệp thì thế, ký ức thì sao?
Trong Khoa lục có chép rằng " ông rất thông minh, sách gì xem qua là nhớ. Lúc ở kinh có ngưòi đem quyển tự điển (tự điển Tàu nhiều cuốn chứ không phải một cuốn toàn một bộ như ngày nay) thử ông, bữa sau hỏi lại chỗ nào ông cũng nhớ cả."
Thảo nào ở Nghệ, người ta đều chịu ông là một nhà nho uyên thâm quảng bác.
(T99, 20)
2. MỘT CỤ LỚN BỊ TRÊU TỨC
Đại phàm những kẻ tài cao học rộng như ông thì không bao giờ để cho văn chương tư tưởng của mình bị nhốt trong khuôn sáo chật hẹp. Mà trường ốc là một cái khuôn sáo, cái khuôn rộng hẹp bao nhiêu đã có định hạn.
Bởi thế những kẻ vô hạn tài ba, nào Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh, nào Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ chỉ vì lúc nào cũng ưa xuất chúng mà nhiều khoa đi thi bị xuất chúng là thế!
"Xuất chúng" đây tôi muốn nói là bị trục xuất khỏi chúng cử tử. Thì ông Đinh Nhật Thận cũng mấy lần xuất chúng theo nghĩa đó, mãi đến năm Minh Mạng khoa đinh dậu (1338) thi hương mới đỗ cử nhân, và năm mậu tuất kế đó, thi hội đỗ tấn sĩ (1).
(T99, 21) Năm họ Đinh thi hội mà đâu, chính là năm đầu có lệ các quan tấn sĩ được cỡi ngựa xem hoa sau khi nghe truyền lô (2). Được truyền lô rồi, (T99, 22) ông tân khoa phải vào bái mạng, phải đi lạy tạ các quan trường và các vị đại thần nữa.
Ôi người lại khom lưng lạy người! Thông minh như cụ Đinh Nhật Thận há lại không biết cái nhục? Song cái nhục mà là "cái tục" trong lúc mình chưa kịp làm cho người ta bỏ cái tục ấy đi, người ta còn theo tục thì mình cũng hãy theo tục biết sao! Theo thì theo nhưng mà trong lòng vẫn lấy làm phẫn uất, chỉ mong có dịp ra mình là một tay ngạo nghễ, ngang tàng.
Dịp đâu đưa đến, mới buổi mai kia họ Đinh đến chào một ông lớn nọ ( xin giấu tên), vừa đến cỗng, trông vào vườn, thấy một người áo cụt ngang lưng, quần (T99,23), xắn quá gối, đương lom khom rưới nuớc vùn gốc cho cây. Biết là cụ lớn đó rối, nhưng tiên sinh giả nhận lầm một chú lính, rồi tằng hắng mà lên giọng bề trên:
-Chú kia!
Cụ lớn giật mình, ngước mắt sượng sùng nhìn khách- cái ông khách đứng xa còn nói tiếp:
-Mầy vào bẩm cụ lớn có quan tân khoa vào yết kiến.(3).
Lẽ cố nhiên cụ lớn giận lắm song không nói sao được, đành lẩm bẩm một mình:
"Cái thằng xược nhĩ! Hừ! Muốn ông ghét thử xem có làm nên nỗi gì!
____
CHÚ THÍCH
1.Trong khoa cử ngày xưa, học trò thi Hương đậu về hạng tầm thương thường là các ông tú tài, đậu về hàng xuất sắc là ông cử nhân. Đâu cử nhân thì nam sau đó được đi thi Hội ở kinh đô. Các ông thi Hội đỗ được chia ra như vầy:
-Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa
-Đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ: Hoàng giáp
-Đệ tam giáp đồng tấn sĩ: Tấn sĩ
-Phó bảng
Khoa mậu tuất này, phó bảng mười ông trong đó có Nguyễn Văn Siêu là danh tiếng, không ai đậu trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa (lệ triều Nguyễn không lấy trạng nguyên), chỉ hai ông đậu hoàng giáp là Nguyễn Cửu Trường (Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Nghị (Nam Định) rồi đến ông Đinh Nhật Thận đậu số ba mà là đậu đầu về hàng tiến sĩ đê tam giáp tiến sĩ.
2. Trong Tịnh Trai thi tập, Nguyễn Hàm Ninh có bài thơ mừng ông Nguyễn Cửu Trường:
Thượng uyển hoa minh ngũ nguyệt thiên,
Thành động thập mã nhượng tiên tiên"
nghĩa là tháng năm, trong vườn thưoợng uyển hoa nở rực rỡ; Thành Đông, người ngựa ai lên đầu?. Dưới câu ấy chú: "Thị niên tiến sĩ thập nhân, sắc tứ kị mã du cù, tiên thử vị hữu dã" nghĩa là năm ấy tiến sĩ mười người (hai nhị giáp tiến sĩ và 8 tam giáp tiến sĩ), sắc cho cưỡi ngựa mà đi dạo xem trong thành, lệ ấy trước chưa có.
3. Sơn Trung bình:Đa số con người mắc bệnh kiêu căng, hợm hĩnh. Anh giỏi cờ tướng, cô ca sĩ nổi danh, anh võ sĩ vô địch, cho đến anh đánh xe của Án tử cũng tự phụ, tự đắc. Nhưng đáng chú ý nhất là cái kiêu căng của một số nho sĩ có tài thơ văn đuợc người khen ngợi như Cao Bá Quát, Đinh Nhật Thận sinh ra hỗn xược với mọi người và cả với các bậc bề trên. Kiêu căng tất thất bại và tự hại mình. Nịnh hót thì đáng ghét, nhưng kiêu mạn cũng là điều không hay.
3. CHÍ TRÌ THỦ CỦA BẬC CAO NHÂN
Đinh tiên sinh có cần làm gì?
Sở dĩ tiên sinh phải ra ứng cử là để tỏ cho người đời biết rằng: Cái mà người đời quý trọng gọi là công danh không phải đây tiên sinh không lập nổi . Khi tiên sinh trở về vui thú yên hà, họ đừng (T99, 24 )có tưởng rằng tiên sinh là kẻ bất tài mà buông những lời mỉa mai, biếm nhẻ nọ kia, làm cho dạ đá gan vàng cũng phải đôi phen khó chịu. Cụ chen chân vào đám trường ốc là chỉ vì cái mục đích duy nhất ấy thôi.
Bởi vậy, mục đích đạt rồi là cụ lập tức quay ngựa về vườn, mặc ai tranh giành những đồ danh thừa lợi vặt.
Do đó về sau con cháu vẫn lấy làm tự phụ:
Nhà ta vẫn
Thanh bạch môn phong
Thi thư thế tộc.
Ông ta trước một người hưởng phúc
Khoa mậu tài đương lúc thanh niên.
Mang công dasnh phú quý điền viên
Bầu rượu thánh, túi thơ tiên là thú.(1)
Cái thú nhàn tản ấy, ai không muốn có?
(T99, 25) Ai lại chẳng muốn làm một bậc cao nhân? Mà không làm được là tại sao? Là vì sư quyến rủ của con ma nghèo, cái nghèo nó thường dẫn người ta đến cái nhục. Còn cụ, tuy gia tài tiên nhân để lại cũng chỉ có mấy hòm sách nát mà tiên sinh vẫn thờ làm gia bảo đó thôi, nhưng ít của hồi môn của một bà vợ giàu và năm mẫu công đền mà lệ làng phải cấp cho một nhà đại khoa giáp như cụ, cũng đủ cho người có cái no mà lo được cái đạo vậy ( Có no mới lo được đạo). "Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp", cụ chỉ lấy nước biêc non xanh làm bạn, nay ra Bắc, mai vào Nam, ngao du chỗ này qua chỗ khác.
____
1. Bài hát của đàn cháu mừng ông con của cụ thọ được 70 tuổi.
4. ANH HÙNG LẠI GẶP ANH HÙNG
(Cuộc giao du với hai ông Ninh, Quát)
Phàm ngao du nhiều thi giao du càng rộng. Bạn thân của cụ đều là những (T99, 26) kẻ tài ba, khí phách ngang tàng như ông Nguyễn hàm Ninh là một.
Cách đây mấy năm, tôi có viết "Đời Tài Hoa" là lịch sử của ông, do Đông Tây ấn quán xuất bản. Trong tập đó, tôi đã biên chép nhiều chuyện li kì của ông mà người ta vẫn truyền làm giai thoại trên đàn văn. Đây tôi xin thuật lại một vài chuyện cho biết tài mẫn hoạt của ông đến bậc nào, mà ở Quảng Bình người ta vẫn gọi ông là tạng: trạng Ninh ấy mà!
Quan " trạng" ta đậu giải nguyên khoa tân mão (1831) đến khoa giáp ngọ (1834), ngài dđm học trò vào kinh thi Hương. Trong một cái quán nước, ngài ngồi một mình ngất ngưởng trên bộ ghế gụ, hoc ọrò khoanh tay đứng chực hai bên.
Bỗng một người lạ mặt bước vào, ra vẻ ngạp nghễ, nhìn cụ bằng con mỉa mai mà chào cay:
-Chào thầy tú.
(T99, 27) Đáp lễ lại, cụ đọc ngay một bài thơ:
宋 廣 平 公 早 賦 梅
嶺 南 先 占 百 花 魁
蓬 萍 客 地 誰 青 眼
幸 得 君 今 說 秀 才
Tống Quảng Bình công tảo phú mai,(1)
Lãnh Nam tiên chiếm bách hoa khôi.
Bồng bềnh khách địa thùy thanh nhãn
Hạnh đắc quân kim thuyết tú tài.
Dịch:
Vịnh mai, xưa bác Quảng Bình,
Trăm hoa đỉnh Ngự bẻ cành đầu chơi!
Trần ai, ai dễ biết ai,
Gặp ai , ai gọi tú tài đã may!
(T99, 28) Bài thơ đó, bạn đọc có lấy làm hay lắm chăng? Nếu không phải là một bậc thiên tài, thì làm sao trong lúc vội vã lại thốt ra được những câu thần diệu như thế. Nhờ ở tài thơ, Nguyễn tiên sinh được sũng hạnh trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nhưng đường đời chẳng thanh thản mãi. Trong triều đình bỗng xảy ra một việc: Việc vua Dự Tôn giết anh là Hồng Bảo vì tội toan cướp ngai vàng. Sau đó nhân một buổi ngự thiện, ngài vô ý để "răng cắn lưỡi" là một đề thơ khô khan, khó làm, nên ngài đem ra đố cuộc các đình thần thử xem (T99, 29) có ông nào vịnh được câu nào hay chăng? Hay là vì chuyện " cốt nhục tương tàn" kia mà ngài bày ra đề thơ
" răng cắn lưỡi" để dò ý đình thần cũng không biết chừng! Chỉ biết rằng cụ Nguyễn hàm Ninh có bốn câu:
生 我 之 初 汝 未 生
汝 生 之 後 我 爲 兄
珍 羞 曾 幾 同 甘 苦
囓 指 還 忘 骨 肉 情
Sinh ngã chi sơ, nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
Trân tu tằng kỉ đồng cam khổ,
Khiết chỉ hoàn vong cốt nhục tình.
Dịch:
Thuở bác ( lưỡi) sinh ra chú ( răng ) chửa sinh,
Từ sinh ra chú, bác làm anh.
(T99, 30)Trân cam từng lúc cùng san sẻ,
Cốt nhục đang tâm nghiến đứt tình?
Ông cử Tùng Lâm có lần nói chuyện với ký giả rằng sau khi bài thơ đó dâng lên Ngự lãm, ông Ninh được thưởng mỗi câu một lạng vàng vì tài thơ cao, nhưng đồng thời bị phạt mỗi chữ một trượng vì ý thơ sâu! Và từ đó ông cảm thấy nhà vua chẳng thương yêu gì mình nữa. Nếu còn ham bay nhảy mãi trong chốn hoạn trường, không khéo sẽ như lũ bươm bướm kia mà có ngày sẽ vương phải màng nhện.
細 蝶*(2)
爭 飛 細 蝶 每 雙 雙
各 抱 春 心 不 肯 降
未 逐 蜘 蛛 拋 尽 網
恐 他 興 到 遇 相 撞
TẾ ĐIỆP
Tranh phi tế điệp mỗi song song,
Các bão xuân tâm bất khẳng hàng.
Vị trục tri hà phao tận võng
Khẳng tha hứng đáo ngộ tương chàng.
(T99, 31.)
BƯỚM NHỎ
Tranh nhau, bướm lượn song song,
Cành xuân rực rỡ cho lòng mê say,
Lưới nhện bày sẵn nào hay,
Nhởn nhơ đâu biết có ngày tai ương!
Nhớ bài thơ của cụ Nguyễn Văn Siêu, tiên sinh cảm thấy như nhà thơ Phương Đình có ý ám chỉ mình, mà thật mình là một con bướm.
春 花*
朝 朝 採 花 蕋
只 愛 春 花 好
夜 夜 宿 花 心
不 知 春 露 深
HOA XUÂN
Triêu triêu thái hoa nhị,
Chỉ ái xuân hoa hảo.
Dạ dạ túc hoa tâm,
Bất tri xuân lộ thâm.
HOA XUÂN
Ngày ngày hút nhị hoa
Đêm đêm ấp lòng hoa
Những say hoa xuân đẹp
Nào biết sương xuân già.
(T99, 32)
Bài ấy ông Nguyễn Hàm Ninh chép vào Tĩnh Trai Thi Tập, ông Tùng Thiện vương khuyên suốt hai câu dưới và phê: "Hữu úy đa lộ ý" (Có ý sợ sương mù nhiều).
Chính vì sợ vậy đó mà cụ không còn mong chi đội ơn vũ lộ mãi nữa. Muà thu năm đinh vị
( 1857) mới 40 tuổi, cụ đã thác bệnh mà xin quy điền.
Trong lúc được nhàn tản này cùng ông Đinh Nhật Thận đi lại rất là tương đắc.
Có lần qua Hồng Lĩnh, muốn vào thăm ông Thận, Tiên sinh có bài thơ rằng:
鴻 嶺*
鴻 山 富 仙 蹟
九 十 九 芙 蓉
之 子 幽 棲 處
烟 霞 第 幾 峯
HỒNG LĨNH
Hồng sơn phú tiên tích,
Cửu thập cửu phù dung.
Chi tử ư thê xứ
Yên hà đệ kỷ phong?
Dịch:
HỒNG LĨNH
Non Hồng nơi ẩn nhiều tiên,
Chín mươi chín chóp trông lên loạn trời.
(T99, 33)
Bạn ta chớp chóp thứ mấy mươi?
Mịt mù mây trắng biết nơi nào tìm!
Bên ông Thận cũng vậy, cũng luôn tìm đến ông Ninh. Có lần Đinh tiên sinh vào thăm họ Nguyễn ở Quảng Bình, rạng ngày sau tiên sinh định về thì tối hôm trước anh em cùng thức suốt sáng uống rưọu với nhau. Cụ Nguyễn Hàm Ninh đặt bài hát, gọi con hát đến mà bắt hát dâng rượu. Bài hát này rất dài, cả thảy 24 khúc, cứ một khúc chữ lại một khúc nôm, xin trích ra đây vài khúc:
送 別*
好 去 春 風 湖 上 亭
柳 條 藤 蔓 不 勝 情
黄 鶯 久 住 深 相 戀
欲 別 頻 啼 四 五 聲
TỐNG BIỆT
Hảo khứ xuân phong hồ thượng đình
Liễu điều đằng vạn bất thăng tình.
Hoàng oanh cửu trú thâm tương huyến,
Dục biệt tần đề tứ ngũ thanh.
(T99, 34)
TIỄN ĐƯA
Bên hồ sớm ruỗi gió đông,
Phất phơ tơ liễu, rối tung tơ tình.
Mến bầy kìa giống chim xanh,
Giã nhau còn hát gợi tình mấy câu!
寄 得 離 歌 謁 渭 城
短 長 芳 草 短 長 鶯
惜 君 無 計 留 君 住
斜 倚 重 簾 坐 到 明
Ký đắc ly ca yết Vị thành
Đoản trường phương thảo, đoản trường oanh.
Tích quân vô kế lưu quân trú,
Tà ỷ trùng liêm tọa đáo minh.
Mấy vần đem lại tiễn ai,
Vắn dài thơm cỏ, vắn dài nghe oanh.
Tiếc anh khôn nỗi cầm anh
Trong rèm ngồi dựa năm canh thẫn thờ.
(T99, 35)
Được ru bởi một bài ca ý nhị của một ngọn bút thần, một giọng hát du dương của một cô đào đẹp, cái tình bằng hữu ấy mới êm ái làm sao!
Nhắc lại cái tình hữu nghị ấy trong Tĩnh Trai thi tập, cụ Nguyễn Hàm Ninh viết rằng:
憶 友*
二 十 年 前 此 一 門
鴻 山 山 伴 舊 巢 垠
春 風 詩 草 花 盈 徑
乙 夜 橫 經 月 滿 軒
梅 柳 何 心 爭 早 晚
松 筠 幾 度 換 寒 暄
. . . . . . .
. . . . . . . . .
ỨC HỮU
Nhị thập niên tiền tiền thử nhất môn,
Hồng sơn sơn bạn cựu sào ngân.
Xuân phong thi thảo hoa dinh kính,
Ất dạ hoành kinh nguyệt mãn hiên.
Mai liễu hà tâm tranh tảo vãn,
Tùng quân kỷ độ hoán hàn huyên.
... . . . . . . .
(T99, 36) Dịch:
NHỚ BẠN
Hai chục năm trên một ổ này,
Non Hồng nương đậu đó cùng đây.
Thơ đề trước gió, hoa ra đỏ
Sách giải ngoài hiên, nguyệt tỏa đầy.
Tùng bá hẹn nhau chung ấm lạnh,
Liễu mai nào nỡ đọ nhanh chân.
. . . . . . . . . . . .
Đọc bài thơ đó đã biết ông Ninh quen với ông Thận là vì bạn học, cùng học một thầy, cùng trọ một nhà với nhau ở đâu trong miền Nghệ Tĩnh.
Cả hai lại nhờ có tài học mà được giai du thân mật với ông Cao Bá Quát. Tài ba và tư tưởng của ông này hẳn không ai còn lạ. Ai còn lạ gì chuyện khoa tân mão (1831) ông đậu thủ khoa, em ông Cao Bá Đạt đậu á nguyên, quan trường ra cho ông câu đối:
Một bọc sinh đôi, biết ai là anh, ai là em. (T99, 37) mà ông ứng khẩu đối ngay:
Nghìn đời dễ có mấy vua ấy có tôi ấy (3), ý ông muốn nói sau này ông làm vua, ông Đạt làm tôi đó! Nghĩ đến cái tương lai của ông, người ta bắt đầu " ghê gớm" ông từ đấy. Và càng dễ để ý đến ông chừng nào, càng thấy ở ông nhiều chuyện ngang tàng ngạo nghễ. Còn gì ngạo bằng những lời khai mà ông đã làm chứng một cuộc xung đột giữa các đại thần trong một bữa tiệc ở tư gia:
Chẳng biết vì sao, hai bên cãi cọ,
Bên này rằng "chó", bên kia cũng "chó"
Hai bên đều chó. Đó rồi, họ chồm lấy họ,
Thần thấy thế nguy, chạy thẳng trỏ.(4)
(T99, 37).Lời khai ấy tuy viết theo sự thật, song không khỏi có ý bất kính đối với bề trên. Kể tội bất kính thì ông Quát đã nhiều lắm rồi. Không thể nào " đánh chữ đại xá" được nữa, năm 1854, vua Tự Đức liền giáng chỉ truất ông mấy cấp và truyền cải bổ qua giáo chức, làm giáo thọ phủ Quốc Oai (Sơn Tây).
Trong lúc về phó nhậm chức mới, giữa đường Chu Thần tiên sinh (tức Cao Bá Quát) lại gặp ông Ninh, Thận cùng ra thăm cảnh Nhị Nùng Hai ông này có làm chung một bài thơ tặng ông Quát có câu:
君 家 豈 是 因 人 熱
端 莫 逢 人 說 冷 官
Quân gia khởi thịnhân nhân nhiệt,
Đoạn mạc phùng nhân thuyết Lãnh quan (5)
Dịch:
Phải nhà " nóng bức" điều chi
Gặp ai xin chớ giở nghề Lãnh quan).
(T99, 39). Mới đọc thì giọng thơ nghe ra sâu cay như mỉa mai, nhưng đọc lại, lại thấy ngậm ngùi như than khóc. . . khóch cho bạn cũng như cho mình, có tài mà chẳng có thời để mong thi thố. Lạ gì những kẻ bất đắc ý như mấy ngài ấy, mỗi lần gặp nhau đố làm sao đừng gợi đến những chuyện phẫn uất riêng. Không biết họ có hẹn gì với nhau chăng mà sau lúc giáp mặt nhau đó, rồi lại chia tay nhau đó, để ba cùng vương hoạn nạn một lần. Ông Quát thì bị hành hình ở Hà Nội, ông Ninh thì bị đòi hỏi ở Quảng Bình (6). Còn ông Thận thỉ bị tù rạc ở kinh đô. Ngồi trong ngục tối, nghĩ đến hai bạn Ninh, Quát, ông Thận nỉ non ngâm rằng:
(T99, 40)
Chén đưa nào lúc khuyên nài,
Vị thành lúc ấy là rồi chia tay.
Sau đất bắc đường đầy binh lửa,
Hai anh ta về, ở? bề nào? (7)
Bịnh chung, chung mối thương đau,
Thương ôi kẻ đấy, người đâu một trời!
Gặp lấy hoạn nạn, mình lo lấy mình chưa xiết, còn để lòng lo cho bạn!( Ba ông bạn ấy rõ thân nhau quá nhỉ!)
__
1. Trong Đời Tài Hoa, bài này khác câu đầu
我為尋師萬里來
Ngã vị tầm sư vạn lý lai.
Tống Cảnh tức Quảng Bình Công còn lúc bé có bài thơ Vịnh hoa mai.
2. Trong "Trong 99 Chóp Núi" đa số thơ không có nhan đề mà trong tay chúng tôi không có nguyên tác chữ Hán để xem lại, chúng tôi xin tạm đặt nhan đề các bài thơ và đánh dấu * để công việc nghiên cứu được thuận lợi.
3.Nguyên Hán văn: 一 胞雙生難爲兄難爲弟 Nhất bào song sinh nan vi huynh nam vi đệ. 千載 一遇有 是君有是臣Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân, hữu thị thần!
4.Nguyên văn: 不知意何,兩相鬬口,彼曰狗, 此亦曰狗, 彼此皆 狗,以之鬬毆,臣見勢危,臣走.
Bất tri ý hà, Lưỡng tương đấu khẩu.Bỉ viết cẩu,Thử diệc viết cẩu,Bỉ thử giai cẩu.Dĩ chi đấu ẩu.Thần kiến thế nguy, thần tẩu!
5. Lãnh quan: quan viên ti giáo huấn.
6. Nguyên trong làng Trung Thuần là quê của ông Ninh, ghét ông nên vu khống ông với nhà đương cuộc rằng ông là bạn thân của hai ông Thận và Quát, và cùng có ý làm phản. Giận người làng thâm độc và trách quan trên quên nghĩa đồng liêu, không minh oan cho mình, trong bài Phản Thúc ước, ông viết rằng:
"Thớ lợ anh anh chú chú,gai sau lưng ngảnh lại mà rờn; đong đưa nói nói cười, đinh trước mắt trông ra những trói. Gẫm nhân tình gươm sắc muốn reo lên; Tưởng thế sự xương khô nên dựng dậy. - Đánh chó còn hòng ngó bát, danh khí chung sao nỡ dày vò; Rút dây lại sợ động rừng, căn bản ấy lại còn ái ngại.- Cao minh đành có quỷ dòm nhà; Thiện ác lẽ đâu trời sót lưới.-Thuyền mạch áo đề (104) lúc ấy, cố nhân sao lãng nghĩa non sông; Chiếc gà đấu rượu năm xưa, đồng tỉnh há riêng duyên kim cải (105) - Miệng đời tạc để nên bia, Dạ thế mỏng đâu quá giấy!
7. Theo lời ông Phan Tự Thi, cháu ngoại của cụ Nguyễn Hàm Ninh, thì lúc ông Thận ở Bắc về, cụ Hàm Ninh còn ở lại chơi sau nghe tin ông Quát nổi dậy, ông Thận mới lo không biết ông Ninh đã về chưa. CâuHai anh ta về, ở? bề nào? " lại ám chỉ luôn cả ông Quát, đại ý nói còn ông Quát có trốn chạy vào Trung Kỳ được chăng, nhưng không dám nói rõ sợ bộc lộ tâm sự.
5. NGƯỜI HIỀN MẮC NẠN
(T99, 41)
Chỉ vì thân với ông Quát mà họ Đinh bị nhà đương cuộc lưu ý đi đâu mà chẳng có người theo rình mò, làm chi mà chẳng có người theo dòm ngó.
Một hồm có tên lính lệ thấy đứa đầy tớ nhà ông cầm cái thơ ở tay đi qua đó cho là vật khả nghi, nó liền giật lấy xem:
Tứ tướng dĩ cụ, chỉ khiếm nhất viên, tương nhật nhất bách nhị thập tinh binh, độ hà lai chiến
四 將 已 具 只 欠 一 員 將 日 一 百 二 十 精 兵 渡 河 來 戰
Ở đâybốn tướng sẵn sàng,
Chỉ còn một tướng chưa sang phải với.
Điểm quân cho đủ trăm haă,
Qua sống quyết chiến với người một phen!
Rõ ràng họ Đinh mưu loạn! Chú thám tửkia nghĩ bụng, và hớn hở cầm mảnh giấy trong tay như cầm chắ cái bằng
(T99, 42) cửu phẩm, vột vàng chạy về trình với quan địa phương để dâng công. Cụ liền bị giải tới công môn để chịu tra hỏi- Ở đây bốn tướng sẵn sàng là những tướng nào? Chỉ còn một tướng chưa sang phải với, là tướng nào nữa? Điểm quân cho đủ trăm hai quân thôi sao? Và quân đóng ở đâu? Qua sông quyết chiến với người một phen, định bao giờ quyết chiến?
Có lẽ cụ cười nhạt: " Định quyết chiến ngay hôm ấy, cái hôm mà tờ hịch của tôi bị bại lộ, nhưng là chiến . . . tổ tôm đó thôi". Nhơn vì có ba người bạn đến chơi muốn bày ra đ1nh tổ tôm giải muộn, nhưng kể cả chủ nhà nữa thì mới được bốn người, nên nói" Ở đây bốn tướng sẵn sàng". Đánh tổ tôm phải năm tay ( năm người). Mời người nữa ở cách sông và mượn luôn bộ bài 120 con, nên nói:" Điểm quân cho đủ trăm hai, Qua sông quyết chiến với người một phen"
(T99, 43) Cụ cứ như vậy mà khai, nghe ra có lẽ lắm chứ! Nhưng không ai chịu tin theo lẽ ấy. Người ta chỉ muốn tin rằng cụ làm giặc , và bắt cụ phải thú tội. Nhưng tội gì mà thú?
Quan địa phươn g không tra được gì để làm tội nặng, đành làm một cái án "yêu thư yêu ngôn" ba bốn năm gì đó cho có chừng. Cụ liền bị điệu về kinh để chờ thụ thẩm.
6. QUAN TÒA TRỐNG CỜ ĐI RƯỚC TỘI NHÂN
Nhơn lúc cụ bị hàm oan tại đế đô, người ta thuật một chuyện vui về cụ như vầy:
Người ta nói bộ Hình lúc đó do cái ông lớn bị tiên sinh kêu bằng chú nói trước kia, đứng đầu, và ông lớn quyết thẳng tay trừng trị, định ghèp tội tiên sinh
Tr99, 44) vào tội tử hình.
May sao giang sơn lại hay binh kẻ có tài nên khéo dun dủi làm sao mà lúc tiên sinh vừa bị hạ ngục, thì bà mẹ của vị đại thần kia liền ngả ra đau. Bịnh càng ngày càng trầm trọng, thuốc nào uống cũng không khỏi, thầy nào thấy cũng đều chạy. Đi8n h tiên sinh vốn là tay thầy thuốc có tiếng, cái tiếng hay thuốc của tiên sinh bấy giò lại đồn đến tai bà, bà liền bảo ông lớn cho ngưòi đi rước về hốt thuốc thử vài thang. Nói rằng " đi rước" thì hẳn là ông lớn không chịu. Nói rằng "đi đòi" thì được. Ông lớn liền thể theo ý mẹ mà cho lính đi đòi tiên sinh.
Được một người cầm quyền sinh sát trong tay cần đến mình, và tự mình cũng cần người nữa, nếu là ai khác thì đã lạy lấy lạy để mà theo chân chú lính đặng " đái tội lập công". Tiên sinh thì không thế.
Vốn biết tự trọng, tiên sinh không thể chịu cho ai khinh cảnh ngộ của mình mà khinh cả mình, và khinh luôn nghề nghiệp nhà mình nữa.
(T99, 45) VỚi chú lính kia, tiên sinh cười nhạt mà bảo:
Chú về bảo cụ lớn ta nói rằng lúc nào cụ thân hành đem cờ trống đến đây đón ta, họa may ta mới đi cho. Cụ mời thầy chữa bệnh cho mẹ mà chỉ sai một tên lính chạy đi như đòi một đứa thường dân đi hầu kiện, thì chẳng cũng thất thế thể của thầy và bất hiếu với mẹ làm sao?
Nghe những giọmng nói ấy, ông lớn lấy làm ghét lắm, không thèm mời nữa.
Nhưng kia, bà cụ đã sụt sùi:
-Con ơi! Con không để cho người ta cứu mẹ với sao? Con không muốn để mẹ sống với hay sao? Ôi con sợ mẹ sống thì ăn hết cao lương mỹ vị, mặc hết gấm vóc lụa là của con đi! Trời ơi, sao mà con tôi nhẫn tâm đến thế?
Nghe những lời chua cay mà thảm thiết ấy của một bà mẹ hiền, ai mà cầm lòng cho đậu? Làm con có lúc nào thương cha mẹ hơn là lúc thấy người đưong rên khóc một mình trên giường bịnh? Vốn là người con chí hiếu, ông lớn
(T99, 46) đành gạt nước mắt, dẹp tư thù lại một bên mà thân hành đi rước họ Đinh về hốt thuôc cho mẹ.
Những thang thuôc mà tiên sinh đã hốt chủ ý của tiên sinh là chữa bệnh cho bà mà thôi, chớ có ngờ đâu cái sức màu nhiệm của nó lại cứu sống luôn cả mình? Vì sau khi bà được bình phục, bà liền buộc ông lớn phải tâu xin với đức vua thả tiên sinh ra khỏi vòng hình hiến để tạ ơn riêng!
7. VUA HIỀN ĐỐI VỚI NGƯỜI HIỀN
Vua Tự Đức xét rằng không có bằng cớ gì có thể làm tội tiên sinh được, mà tiên sinh lại là người có tài đáng thương nên đã tính ân xá cho. Sing vì chưa dám tin tiên sinh thật lòng lương thiện nên muốn dễ việc kiểm thúc, ngài bèn giữ tiên sinh ở lại Huế dạy mấy cậu tôn là những kẻ sẽ dòm ngó hành vi, cử chỉ của tiên sinh.
Muốn tỏ lòng đoan chính của mình
(T99, 47) nên nhân vì nhà học lập nên một đại lộ ở giữa hoàng thành, ông nghè họ Đinh bèn viết mấy chữ treo ở ngoài cửa "Như thông cù" do câu sách " Tọa mật thất như thông cù" 坐 密 室 如 通 衢 nghĩa là ngồi trong nhà kín như đi ngoài đường cái, ý nói không có việc gì giấu diếm. Phần thì rầu buồn cảnh ngộ, phần thì thương nhớ cửa nhà, một buổi đêm thu trăng sáng, ông đem rượu ra uống giải sầu, và cái sầu vạn cổ, nhơn đó tuôn ra thành một nguồn thơ bất tuyệt mà ông mệnhdanh là "Thu dạ lữ hoài ngâm".
Khúc ca ai oán ấy lọt đến tai vua, ngài cảm động mà cho tiên sinh trở về với cảnh thanh nhàn ở nơi đồng áng.
8. ĐỜI CHÍ SĨ LÚC VỀ GIÀ
Trải qua vòng luy tiết, bấy giờ tiên sinh lại sống cái đời ẩn dật của một bậc cao nhân, tuy đứng trong cõi tục mà chẳng nhiễm tục chút nào, chữ danh không mà chữ lợi cũng không, duy al16y chữ nhàn làm quý. Ở nhà thì
(T99, 48) thong thả qua lại giữa phòng văn viện sách, làm bạn với thành hiền đời xưa, và làm thầy cho lũ sinh sau, tâm não hãy còn trong giá trắng ngần. Đến lúc ra đường thì non xanh nước biếc kia là tình quen thuộc, trăng thanh gió mát kia là thú tiêu sầu, một bầu rượu, một túi thơ và một đãy thuốc thần, muốn khép mở lúc nào tùy ý.
Với đãy thuốc ấy, một hôm tiên sinh qua nói Mông sơn 蒙 山 nghĩa đen là "núi trẻ", tiên sinh chạnh nhớ đến câu "đầu tiên bạch" 頭 先 白 mà ngậm ngùi than rằng:
幾 度 行 醫 入 此 山
杏 山 不 改 舊 辰 顏
嗟 予 勞 力 憂 人 事
不 覺 今 朝 鬓 已 斑
Kỷ độ hành y nhập thử san,
Hạnh san bất cải cựu thời nhan.
Ta dư lao lực ưu nhân sự,
Bất giác kim triêu mính dĩ ban.
(Thuốc thang qua lại núi này,
Núi xưa nay vẫn còn ngày đầu xanh.
Thương mình mãi những lo quanh,
Lo đời mà bạc tóc mình chẳng hay!
Lo đời thì lo, tóc bạc thì bạc, nhưng cũng may, bình nhật khỏi phải cúi luồn chạy vạy, cực nhọc như ai, nên tiên sinh còn khỏe mạnh hơn người mà hưởng thọ được ngoài bát tuần, lưu phương khắp trong bách thế.
Giang khúc khúc, trường hồi khúc khúc,
Cảnh du du, dạ phục du du.
Tiêu điều quán lữ đình thu,
Lân gia thung chữ, giang đầu trạo thanh
Ta khách địa hu oanh tâm sự
Thán khuê nhân tình tự khả liên (57-62)
Sông quằn quại, ruột càng quằn quặn,
Cảnh rầu rầu dạ vẫn rầu rầu.
Lạnh lùng đất khách trời thâu,
Kìa ai gĩa gạo, ở đâu khua chèo?
Ngoài ngàn dặm rối mèo tâm sự
Chốn khuê phòng vò võ thương ai!
Khúc " Thu Dạ Lữ Hoài" này đã đến tai nhà (T99, 9) vua, Ngài khen cho tài người thi sĩ và cảm cho tình kẻ ly hương mà cho cụ trở về quê nhà. Từ đó cụ vui thú với cảnh yên hà, dạo chơi trong chốn đồng áng, khi uống rựu ngâm thơ để giải tấm lòng chan chứa, khi đem tài làm thuốc mà săn sóc kẻ ốm đau. Có người bảo cụ là một nhân tàin yếm thế! Thật ra nào phải thế! Sở dĩ cụ phải đúng ra ngoài vòng "danh lợi " chỉ vì sinh không gặp thời mà thôi, chứ cụ cũng nặng một lòng với nước non.
Ta dư lao lực ưu nhân sự,
Bất giác kim triêu mấn dĩ ban!
(Thương mình mãng những lo quanh, Lo đời mà bạc tóc mình chẳng hay!"
Ấy ai đã ngâm lên câu thơ cảm khái ấy trong lúc bóng dâu đã xế ngang đầu? Chính là người đã để lại cho chúng ta áng văn bất diệt "Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm", áng văn đầu tiên bằng chữ Hán mà làm theo điệu song thất lục bát.
Bây giờ tôi xin nói đến phần thứ hai của quyển "Trong 99 Chóp Núi" là bản dịch "Thu Dạ Lữ Hoài " của ông Đẩu Tiếp. Mấy ( T99, 10) lâu nay chúng ta đã nghe một bản dịch truyền tụng, nhưng chẳng biết ai là dịch giả. Có người bảo rằng bản dịch ấy chính của tác giả hoặc của một người bạn tác giả, nhưng không có gì làm bằng chứng cả. Bản dịch ấy đã in với nguyên văn trong những quyển sách do ông Xuân Lan biên tập, và bán khắp các hàng sách. Nhận thấy nhiều chỗ dịch không được hoàn toàn, Ông Đẩu Tiếp muốn đem sửa chữa đôi chút, hoặc là dịch lại vài đoạn cho được đúng với nguyên văn hơn. Cái công việc của ông Đẩu Tiếp kể cũng đáng khen! Có nhiều câu ông dịch rất tài tình, hầu như thấu nỗi tâm hồn rung đông của tác giả. Như câu:
Khả tư giả đồng song nhị khế,
Chi lan hương tế lễ do văn.
Mã bôi tự trấp khinh trần,
Vị thành thử hậu cố nhân diệc từ.
Bất tri hậu Bắc kỳ khởi phỉ,
Nhị ngô huynh dĩ vị hổi thần?
Ai tai! Đồng bịnh tương lân,
Nhất Tiêu Tương, nhất hướng Tần nhất phương!
( T99, 11) mà ông dịch rằng:
Nhờ đèn sách khôn quên hai bạn,
Mùi chi lan thoang thoảng còn hoài!
Chén đưa nào lúc khuyên nài,
Vị thành lúc ấy là rồi chia tay!
Sau đất Bắc đường đầy binh lửa,
Hai anh ta: về,ở bề nào?
Bệnh chúng, chung mối thương đau,
Thương ôi kẻ đấy người đâu một trời?
thì tưởng cũng không phải là không có biệt tài vậy.
Chúng ta đã quen với bản dịch người xưa để lại, song bây giờ lại được xem thêm bản dịch mời này, thì cũng là một dịp hay để ngẫm nghĩ so sánh.
Bởi vậy tôi tin chắc rằng quyển " Trong 99 Chóp Núi" náy của ông Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề, tất sẽ được các bạn độc giả hoan nghênh và sẽ là một quyển sách có tên tuổi trong kho văn học vậy.
Huế ngày 4 tháng 7 năm tân tị
(28 Aout 1941)
Phó Xuyên Hà Xuân Tế
(28 Aout 1941)
Phó Xuyên Hà Xuân Tế
(T99, 15)Thấy tên tôi ở ngoài bìa sách, ai mà chẳng bảo tôi là người làm ra sách này. Kỳ thực thì tôi chỉ là người chép lại, còn ngưoời làm ra thì phải là kẻ đã thủ vai tuồng chính ở trong chuyện này mới đúng.
Lạ gì những bấc kỳ nhân trên thế giới, mỗi hành vi, cử chỉ của họ lúc sanh thời là mộ nét bút vô hình mà họ vạch vào không gian để tự viết lấy tập lịch sử ly kỳ của mình, truyền cho mai hậu.
"Vũ trụ có mình thêm có chuyện".
(T99, 16) Một nhà văn hào đã bảo như thế. Vậy thì chuyện của cụ Đinh Nhật Thận mà ta được xem hôm nay, chẳng phải là cụ làm ra hay sao?
Cụ sinh năm giáp tuất (1814), ở làng Thanh Liêm, tỉnh Nghệ An, sống vào giữa đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Thật trời đã khéo tây vị mà dành riêng cho cụ một khối óc thông minh, một lá gan hùng hào, có lẽ chung đúc lại bởi khí thiêng của sông Lam, núi Hồng là nơi mà cụ sinh trưởng.
Lấy văn chương và phẩm hạnh, cụ đã làm Thái Sơn, Bắc Đẩu cho cả một vùng Hoan Ái, là đất tài ba văn vật có tiếng xưa nay.
Ta thử xem từng đoạn đời của cụ.
1. ANH KHÓA RANH CON!
Con người có cái danh vọng to lớn như cụ, thế mà thuở bé là một cậu học trò tinh nghịch.
(T99, 17). Hay đứa nhỏ hay nghịch là đưá nhỏ mau khôn? Có lẽ vậy, Gã tài trai nhà họ Đinh
học rất sáng, song chơi rất hoang.
Hồi đó cũng như bây giờ, các miệt nhà quê miền Nghệ Tĩnh, con gái một xóm, đêm thường hợp lại một nhà mà kéo vải hoặc làm nón, con trai thường đến đó mà đàn hát, chòng ghẹo.
Một hôm thầy khóa Nhật Thận lần đến nhà Tổng Vận nào đó là chỗ mà hai bên trai gái đương btrao tình đổi ý với nhau trong khúc hát câu hò. Gặp lúc trời mưa mới tạnh, trước sân nhà kia đất trơn như mỡ, cậu khóa không khéo giữ gìn, đến đỗi trượt chân té ngữa. Tức thì ca`1c cô gái má thắm răng đen ré lên cười. Nếu ai gặp cảnh này thì đã thẹn chết, mặt ngước sao lên, miệng mở sao ra? Đây thầy khóa họ Đinh thì không thế! Thầy đứng ngay dậy, hớn hở như tìm được cái gì hay, cười mà ví ngay một câu:
(T99, 18)
Đất sao đất khéo lạ lùng,
Bấm thì chẳng chịu, nằm cùng thì cho !"
Nghe vậy, các cô đều mắng yêu:
-Ý! Anh khóa ranh con!
Ừ! "Ranh con" lắm thực, song bấy nhiêu đó đủ tỏ cho mình trông thấy cái óc tỉnh táo, cái tài lanh lợi của họ Đinh rồi ư?
Tiên sinh có tài xuất khẩu thành chương là thế!
Cũng như có lần một chiếc thuyền đắm ở sông Lam, bao nhiêu cô gái tơ đi chợ về bị đắm đều lên bờ được. duy một cô có cái nhan sắc " chim sa cá lăn" là lặn mất luôn mà thôi! Người ta nghi cho cô cô chỉ vì cái nét " nghiêng thành nghiêng nước kia mà nên nỗi" nghiêng đò, cón riêng cô được đức Hà Bá kén về thủy cung. Có người lấy làm thưong tiếc mua rượu bảo tiên sinh nghĩ thử vài câu ai điếu. Rượu vào thì thư ra là lẽ thường, tiên sinh liền đọc
( T99,19)
Lênh đênh mặt nước một con thuyền.
Gặp gỡ vì ai đến đảo điên.
Má phấn lấp vùi bờ bể khổ,
Lòng trần gội sạch nước Lam Tuyền.
Đau lòng nhơn thế cơn mưa gió,
Nổi mặt Hà thần lúc bén duyên.
Tinh vệ vô tình đâu vắng vẻ,
Nổi chìm nỡ để mặc thuyền quyên!
Là thơ tiệp khẩu nên đối không cân, cũng không hay, song cũng thấy tài mẫn tiệp.
Mẫn tiệp thì thế, ký ức thì sao?
Trong Khoa lục có chép rằng " ông rất thông minh, sách gì xem qua là nhớ. Lúc ở kinh có ngưòi đem quyển tự điển (tự điển Tàu nhiều cuốn chứ không phải một cuốn toàn một bộ như ngày nay) thử ông, bữa sau hỏi lại chỗ nào ông cũng nhớ cả."
Thảo nào ở Nghệ, người ta đều chịu ông là một nhà nho uyên thâm quảng bác.
(T99, 20)
2. MỘT CỤ LỚN BỊ TRÊU TỨC
Đại phàm những kẻ tài cao học rộng như ông thì không bao giờ để cho văn chương tư tưởng của mình bị nhốt trong khuôn sáo chật hẹp. Mà trường ốc là một cái khuôn sáo, cái khuôn rộng hẹp bao nhiêu đã có định hạn.
Bởi thế những kẻ vô hạn tài ba, nào Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh, nào Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ chỉ vì lúc nào cũng ưa xuất chúng mà nhiều khoa đi thi bị xuất chúng là thế!
"Xuất chúng" đây tôi muốn nói là bị trục xuất khỏi chúng cử tử. Thì ông Đinh Nhật Thận cũng mấy lần xuất chúng theo nghĩa đó, mãi đến năm Minh Mạng khoa đinh dậu (1338) thi hương mới đỗ cử nhân, và năm mậu tuất kế đó, thi hội đỗ tấn sĩ (1).
(T99, 21) Năm họ Đinh thi hội mà đâu, chính là năm đầu có lệ các quan tấn sĩ được cỡi ngựa xem hoa sau khi nghe truyền lô (2). Được truyền lô rồi, (T99, 22) ông tân khoa phải vào bái mạng, phải đi lạy tạ các quan trường và các vị đại thần nữa.
Ôi người lại khom lưng lạy người! Thông minh như cụ Đinh Nhật Thận há lại không biết cái nhục? Song cái nhục mà là "cái tục" trong lúc mình chưa kịp làm cho người ta bỏ cái tục ấy đi, người ta còn theo tục thì mình cũng hãy theo tục biết sao! Theo thì theo nhưng mà trong lòng vẫn lấy làm phẫn uất, chỉ mong có dịp ra mình là một tay ngạo nghễ, ngang tàng.
Dịp đâu đưa đến, mới buổi mai kia họ Đinh đến chào một ông lớn nọ ( xin giấu tên), vừa đến cỗng, trông vào vườn, thấy một người áo cụt ngang lưng, quần (T99,23), xắn quá gối, đương lom khom rưới nuớc vùn gốc cho cây. Biết là cụ lớn đó rối, nhưng tiên sinh giả nhận lầm một chú lính, rồi tằng hắng mà lên giọng bề trên:
-Chú kia!
Cụ lớn giật mình, ngước mắt sượng sùng nhìn khách- cái ông khách đứng xa còn nói tiếp:
-Mầy vào bẩm cụ lớn có quan tân khoa vào yết kiến.(3).
Lẽ cố nhiên cụ lớn giận lắm song không nói sao được, đành lẩm bẩm một mình:
"Cái thằng xược nhĩ! Hừ! Muốn ông ghét thử xem có làm nên nỗi gì!
____
CHÚ THÍCH
1.Trong khoa cử ngày xưa, học trò thi Hương đậu về hạng tầm thương thường là các ông tú tài, đậu về hàng xuất sắc là ông cử nhân. Đâu cử nhân thì nam sau đó được đi thi Hội ở kinh đô. Các ông thi Hội đỗ được chia ra như vầy:
-Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa
-Đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ: Hoàng giáp
-Đệ tam giáp đồng tấn sĩ: Tấn sĩ
-Phó bảng
Khoa mậu tuất này, phó bảng mười ông trong đó có Nguyễn Văn Siêu là danh tiếng, không ai đậu trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa (lệ triều Nguyễn không lấy trạng nguyên), chỉ hai ông đậu hoàng giáp là Nguyễn Cửu Trường (Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Nghị (Nam Định) rồi đến ông Đinh Nhật Thận đậu số ba mà là đậu đầu về hàng tiến sĩ đê tam giáp tiến sĩ.
2. Trong Tịnh Trai thi tập, Nguyễn Hàm Ninh có bài thơ mừng ông Nguyễn Cửu Trường:
Thượng uyển hoa minh ngũ nguyệt thiên,
Thành động thập mã nhượng tiên tiên"
nghĩa là tháng năm, trong vườn thưoợng uyển hoa nở rực rỡ; Thành Đông, người ngựa ai lên đầu?. Dưới câu ấy chú: "Thị niên tiến sĩ thập nhân, sắc tứ kị mã du cù, tiên thử vị hữu dã" nghĩa là năm ấy tiến sĩ mười người (hai nhị giáp tiến sĩ và 8 tam giáp tiến sĩ), sắc cho cưỡi ngựa mà đi dạo xem trong thành, lệ ấy trước chưa có.
3. Sơn Trung bình:Đa số con người mắc bệnh kiêu căng, hợm hĩnh. Anh giỏi cờ tướng, cô ca sĩ nổi danh, anh võ sĩ vô địch, cho đến anh đánh xe của Án tử cũng tự phụ, tự đắc. Nhưng đáng chú ý nhất là cái kiêu căng của một số nho sĩ có tài thơ văn đuợc người khen ngợi như Cao Bá Quát, Đinh Nhật Thận sinh ra hỗn xược với mọi người và cả với các bậc bề trên. Kiêu căng tất thất bại và tự hại mình. Nịnh hót thì đáng ghét, nhưng kiêu mạn cũng là điều không hay.
3. CHÍ TRÌ THỦ CỦA BẬC CAO NHÂN
Đinh tiên sinh có cần làm gì?
Sở dĩ tiên sinh phải ra ứng cử là để tỏ cho người đời biết rằng: Cái mà người đời quý trọng gọi là công danh không phải đây tiên sinh không lập nổi . Khi tiên sinh trở về vui thú yên hà, họ đừng (T99, 24 )có tưởng rằng tiên sinh là kẻ bất tài mà buông những lời mỉa mai, biếm nhẻ nọ kia, làm cho dạ đá gan vàng cũng phải đôi phen khó chịu. Cụ chen chân vào đám trường ốc là chỉ vì cái mục đích duy nhất ấy thôi.
Bởi vậy, mục đích đạt rồi là cụ lập tức quay ngựa về vườn, mặc ai tranh giành những đồ danh thừa lợi vặt.
Do đó về sau con cháu vẫn lấy làm tự phụ:
Nhà ta vẫn
Thanh bạch môn phong
Thi thư thế tộc.
Ông ta trước một người hưởng phúc
Khoa mậu tài đương lúc thanh niên.
Mang công dasnh phú quý điền viên
Bầu rượu thánh, túi thơ tiên là thú.(1)
Cái thú nhàn tản ấy, ai không muốn có?
(T99, 25) Ai lại chẳng muốn làm một bậc cao nhân? Mà không làm được là tại sao? Là vì sư quyến rủ của con ma nghèo, cái nghèo nó thường dẫn người ta đến cái nhục. Còn cụ, tuy gia tài tiên nhân để lại cũng chỉ có mấy hòm sách nát mà tiên sinh vẫn thờ làm gia bảo đó thôi, nhưng ít của hồi môn của một bà vợ giàu và năm mẫu công đền mà lệ làng phải cấp cho một nhà đại khoa giáp như cụ, cũng đủ cho người có cái no mà lo được cái đạo vậy ( Có no mới lo được đạo). "Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp", cụ chỉ lấy nước biêc non xanh làm bạn, nay ra Bắc, mai vào Nam, ngao du chỗ này qua chỗ khác.
____
1. Bài hát của đàn cháu mừng ông con của cụ thọ được 70 tuổi.
4. ANH HÙNG LẠI GẶP ANH HÙNG
(Cuộc giao du với hai ông Ninh, Quát)
Phàm ngao du nhiều thi giao du càng rộng. Bạn thân của cụ đều là những (T99, 26) kẻ tài ba, khí phách ngang tàng như ông Nguyễn hàm Ninh là một.
Cách đây mấy năm, tôi có viết "Đời Tài Hoa" là lịch sử của ông, do Đông Tây ấn quán xuất bản. Trong tập đó, tôi đã biên chép nhiều chuyện li kì của ông mà người ta vẫn truyền làm giai thoại trên đàn văn. Đây tôi xin thuật lại một vài chuyện cho biết tài mẫn hoạt của ông đến bậc nào, mà ở Quảng Bình người ta vẫn gọi ông là tạng: trạng Ninh ấy mà!
Quan " trạng" ta đậu giải nguyên khoa tân mão (1831) đến khoa giáp ngọ (1834), ngài dđm học trò vào kinh thi Hương. Trong một cái quán nước, ngài ngồi một mình ngất ngưởng trên bộ ghế gụ, hoc ọrò khoanh tay đứng chực hai bên.
Bỗng một người lạ mặt bước vào, ra vẻ ngạp nghễ, nhìn cụ bằng con mỉa mai mà chào cay:
-Chào thầy tú.
(T99, 27) Đáp lễ lại, cụ đọc ngay một bài thơ:
宋 廣 平 公 早 賦 梅
嶺 南 先 占 百 花 魁
蓬 萍 客 地 誰 青 眼
幸 得 君 今 說 秀 才
Tống Quảng Bình công tảo phú mai,(1)
Lãnh Nam tiên chiếm bách hoa khôi.
Bồng bềnh khách địa thùy thanh nhãn
Hạnh đắc quân kim thuyết tú tài.
Dịch:
Vịnh mai, xưa bác Quảng Bình,
Trăm hoa đỉnh Ngự bẻ cành đầu chơi!
Trần ai, ai dễ biết ai,
Gặp ai , ai gọi tú tài đã may!
(T99, 28) Bài thơ đó, bạn đọc có lấy làm hay lắm chăng? Nếu không phải là một bậc thiên tài, thì làm sao trong lúc vội vã lại thốt ra được những câu thần diệu như thế. Nhờ ở tài thơ, Nguyễn tiên sinh được sũng hạnh trải ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nhưng đường đời chẳng thanh thản mãi. Trong triều đình bỗng xảy ra một việc: Việc vua Dự Tôn giết anh là Hồng Bảo vì tội toan cướp ngai vàng. Sau đó nhân một buổi ngự thiện, ngài vô ý để "răng cắn lưỡi" là một đề thơ khô khan, khó làm, nên ngài đem ra đố cuộc các đình thần thử xem (T99, 29) có ông nào vịnh được câu nào hay chăng? Hay là vì chuyện " cốt nhục tương tàn" kia mà ngài bày ra đề thơ
" răng cắn lưỡi" để dò ý đình thần cũng không biết chừng! Chỉ biết rằng cụ Nguyễn hàm Ninh có bốn câu:
生 我 之 初 汝 未 生
汝 生 之 後 我 爲 兄
珍 羞 曾 幾 同 甘 苦
囓 指 還 忘 骨 肉 情
Sinh ngã chi sơ, nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
Trân tu tằng kỉ đồng cam khổ,
Khiết chỉ hoàn vong cốt nhục tình.
Dịch:
Thuở bác ( lưỡi) sinh ra chú ( răng ) chửa sinh,
Từ sinh ra chú, bác làm anh.
(T99, 30)Trân cam từng lúc cùng san sẻ,
Cốt nhục đang tâm nghiến đứt tình?
Ông cử Tùng Lâm có lần nói chuyện với ký giả rằng sau khi bài thơ đó dâng lên Ngự lãm, ông Ninh được thưởng mỗi câu một lạng vàng vì tài thơ cao, nhưng đồng thời bị phạt mỗi chữ một trượng vì ý thơ sâu! Và từ đó ông cảm thấy nhà vua chẳng thương yêu gì mình nữa. Nếu còn ham bay nhảy mãi trong chốn hoạn trường, không khéo sẽ như lũ bươm bướm kia mà có ngày sẽ vương phải màng nhện.
細 蝶*(2)
爭 飛 細 蝶 每 雙 雙
各 抱 春 心 不 肯 降
未 逐 蜘 蛛 拋 尽 網
恐 他 興 到 遇 相 撞
TẾ ĐIỆP
Tranh phi tế điệp mỗi song song,
Các bão xuân tâm bất khẳng hàng.
Vị trục tri hà phao tận võng
Khẳng tha hứng đáo ngộ tương chàng.
(T99, 31.)
BƯỚM NHỎ
Tranh nhau, bướm lượn song song,
Cành xuân rực rỡ cho lòng mê say,
Lưới nhện bày sẵn nào hay,
Nhởn nhơ đâu biết có ngày tai ương!
Nhớ bài thơ của cụ Nguyễn Văn Siêu, tiên sinh cảm thấy như nhà thơ Phương Đình có ý ám chỉ mình, mà thật mình là một con bướm.
春 花*
朝 朝 採 花 蕋
只 愛 春 花 好
夜 夜 宿 花 心
不 知 春 露 深
HOA XUÂN
Triêu triêu thái hoa nhị,
Chỉ ái xuân hoa hảo.
Dạ dạ túc hoa tâm,
Bất tri xuân lộ thâm.
HOA XUÂN
Ngày ngày hút nhị hoa
Đêm đêm ấp lòng hoa
Những say hoa xuân đẹp
Nào biết sương xuân già.
(T99, 32)
Bài ấy ông Nguyễn Hàm Ninh chép vào Tĩnh Trai Thi Tập, ông Tùng Thiện vương khuyên suốt hai câu dưới và phê: "Hữu úy đa lộ ý" (Có ý sợ sương mù nhiều).
Chính vì sợ vậy đó mà cụ không còn mong chi đội ơn vũ lộ mãi nữa. Muà thu năm đinh vị
( 1857) mới 40 tuổi, cụ đã thác bệnh mà xin quy điền.
Trong lúc được nhàn tản này cùng ông Đinh Nhật Thận đi lại rất là tương đắc.
Có lần qua Hồng Lĩnh, muốn vào thăm ông Thận, Tiên sinh có bài thơ rằng:
鴻 嶺*
鴻 山 富 仙 蹟
九 十 九 芙 蓉
之 子 幽 棲 處
烟 霞 第 幾 峯
HỒNG LĨNH
Hồng sơn phú tiên tích,
Cửu thập cửu phù dung.
Chi tử ư thê xứ
Yên hà đệ kỷ phong?
Dịch:
HỒNG LĨNH
Non Hồng nơi ẩn nhiều tiên,
Chín mươi chín chóp trông lên loạn trời.
(T99, 33)
Bạn ta chớp chóp thứ mấy mươi?
Mịt mù mây trắng biết nơi nào tìm!
Bên ông Thận cũng vậy, cũng luôn tìm đến ông Ninh. Có lần Đinh tiên sinh vào thăm họ Nguyễn ở Quảng Bình, rạng ngày sau tiên sinh định về thì tối hôm trước anh em cùng thức suốt sáng uống rưọu với nhau. Cụ Nguyễn Hàm Ninh đặt bài hát, gọi con hát đến mà bắt hát dâng rượu. Bài hát này rất dài, cả thảy 24 khúc, cứ một khúc chữ lại một khúc nôm, xin trích ra đây vài khúc:
送 別*
好 去 春 風 湖 上 亭
柳 條 藤 蔓 不 勝 情
黄 鶯 久 住 深 相 戀
欲 別 頻 啼 四 五 聲
TỐNG BIỆT
Hảo khứ xuân phong hồ thượng đình
Liễu điều đằng vạn bất thăng tình.
Hoàng oanh cửu trú thâm tương huyến,
Dục biệt tần đề tứ ngũ thanh.
(T99, 34)
TIỄN ĐƯA
Bên hồ sớm ruỗi gió đông,
Phất phơ tơ liễu, rối tung tơ tình.
Mến bầy kìa giống chim xanh,
Giã nhau còn hát gợi tình mấy câu!
寄 得 離 歌 謁 渭 城
短 長 芳 草 短 長 鶯
惜 君 無 計 留 君 住
斜 倚 重 簾 坐 到 明
Ký đắc ly ca yết Vị thành
Đoản trường phương thảo, đoản trường oanh.
Tích quân vô kế lưu quân trú,
Tà ỷ trùng liêm tọa đáo minh.
Mấy vần đem lại tiễn ai,
Vắn dài thơm cỏ, vắn dài nghe oanh.
Tiếc anh khôn nỗi cầm anh
Trong rèm ngồi dựa năm canh thẫn thờ.
(T99, 35)
Được ru bởi một bài ca ý nhị của một ngọn bút thần, một giọng hát du dương của một cô đào đẹp, cái tình bằng hữu ấy mới êm ái làm sao!
Nhắc lại cái tình hữu nghị ấy trong Tĩnh Trai thi tập, cụ Nguyễn Hàm Ninh viết rằng:
憶 友*
二 十 年 前 此 一 門
鴻 山 山 伴 舊 巢 垠
春 風 詩 草 花 盈 徑
乙 夜 橫 經 月 滿 軒
梅 柳 何 心 爭 早 晚
松 筠 幾 度 換 寒 暄
. . . . . . .
. . . . . . . . .
ỨC HỮU
Nhị thập niên tiền tiền thử nhất môn,
Hồng sơn sơn bạn cựu sào ngân.
Xuân phong thi thảo hoa dinh kính,
Ất dạ hoành kinh nguyệt mãn hiên.
Mai liễu hà tâm tranh tảo vãn,
Tùng quân kỷ độ hoán hàn huyên.
... . . . . . . .
(T99, 36) Dịch:
NHỚ BẠN
Hai chục năm trên một ổ này,
Non Hồng nương đậu đó cùng đây.
Thơ đề trước gió, hoa ra đỏ
Sách giải ngoài hiên, nguyệt tỏa đầy.
Tùng bá hẹn nhau chung ấm lạnh,
Liễu mai nào nỡ đọ nhanh chân.
. . . . . . . . . . . .
Đọc bài thơ đó đã biết ông Ninh quen với ông Thận là vì bạn học, cùng học một thầy, cùng trọ một nhà với nhau ở đâu trong miền Nghệ Tĩnh.
Cả hai lại nhờ có tài học mà được giai du thân mật với ông Cao Bá Quát. Tài ba và tư tưởng của ông này hẳn không ai còn lạ. Ai còn lạ gì chuyện khoa tân mão (1831) ông đậu thủ khoa, em ông Cao Bá Đạt đậu á nguyên, quan trường ra cho ông câu đối:
Một bọc sinh đôi, biết ai là anh, ai là em. (T99, 37) mà ông ứng khẩu đối ngay:
Nghìn đời dễ có mấy vua ấy có tôi ấy (3), ý ông muốn nói sau này ông làm vua, ông Đạt làm tôi đó! Nghĩ đến cái tương lai của ông, người ta bắt đầu " ghê gớm" ông từ đấy. Và càng dễ để ý đến ông chừng nào, càng thấy ở ông nhiều chuyện ngang tàng ngạo nghễ. Còn gì ngạo bằng những lời khai mà ông đã làm chứng một cuộc xung đột giữa các đại thần trong một bữa tiệc ở tư gia:
Chẳng biết vì sao, hai bên cãi cọ,
Bên này rằng "chó", bên kia cũng "chó"
Hai bên đều chó. Đó rồi, họ chồm lấy họ,
Thần thấy thế nguy, chạy thẳng trỏ.(4)
(T99, 37).Lời khai ấy tuy viết theo sự thật, song không khỏi có ý bất kính đối với bề trên. Kể tội bất kính thì ông Quát đã nhiều lắm rồi. Không thể nào " đánh chữ đại xá" được nữa, năm 1854, vua Tự Đức liền giáng chỉ truất ông mấy cấp và truyền cải bổ qua giáo chức, làm giáo thọ phủ Quốc Oai (Sơn Tây).
Trong lúc về phó nhậm chức mới, giữa đường Chu Thần tiên sinh (tức Cao Bá Quát) lại gặp ông Ninh, Thận cùng ra thăm cảnh Nhị Nùng Hai ông này có làm chung một bài thơ tặng ông Quát có câu:
君 家 豈 是 因 人 熱
端 莫 逢 人 說 冷 官
Quân gia khởi thịnhân nhân nhiệt,
Đoạn mạc phùng nhân thuyết Lãnh quan (5)
Dịch:
Phải nhà " nóng bức" điều chi
Gặp ai xin chớ giở nghề Lãnh quan).
(T99, 39). Mới đọc thì giọng thơ nghe ra sâu cay như mỉa mai, nhưng đọc lại, lại thấy ngậm ngùi như than khóc. . . khóch cho bạn cũng như cho mình, có tài mà chẳng có thời để mong thi thố. Lạ gì những kẻ bất đắc ý như mấy ngài ấy, mỗi lần gặp nhau đố làm sao đừng gợi đến những chuyện phẫn uất riêng. Không biết họ có hẹn gì với nhau chăng mà sau lúc giáp mặt nhau đó, rồi lại chia tay nhau đó, để ba cùng vương hoạn nạn một lần. Ông Quát thì bị hành hình ở Hà Nội, ông Ninh thì bị đòi hỏi ở Quảng Bình (6). Còn ông Thận thỉ bị tù rạc ở kinh đô. Ngồi trong ngục tối, nghĩ đến hai bạn Ninh, Quát, ông Thận nỉ non ngâm rằng:
(T99, 40)
Chén đưa nào lúc khuyên nài,
Vị thành lúc ấy là rồi chia tay.
Sau đất bắc đường đầy binh lửa,
Hai anh ta về, ở? bề nào? (7)
Bịnh chung, chung mối thương đau,
Thương ôi kẻ đấy, người đâu một trời!
Gặp lấy hoạn nạn, mình lo lấy mình chưa xiết, còn để lòng lo cho bạn!( Ba ông bạn ấy rõ thân nhau quá nhỉ!)
__
1. Trong Đời Tài Hoa, bài này khác câu đầu
我為尋師萬里來
Ngã vị tầm sư vạn lý lai.
Tống Cảnh tức Quảng Bình Công còn lúc bé có bài thơ Vịnh hoa mai.
2. Trong "Trong 99 Chóp Núi" đa số thơ không có nhan đề mà trong tay chúng tôi không có nguyên tác chữ Hán để xem lại, chúng tôi xin tạm đặt nhan đề các bài thơ và đánh dấu * để công việc nghiên cứu được thuận lợi.
3.Nguyên Hán văn: 一 胞雙生難爲兄難爲弟 Nhất bào song sinh nan vi huynh nam vi đệ. 千載 一遇有 是君有是臣Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân, hữu thị thần!
4.Nguyên văn: 不知意何,兩相鬬口,彼曰狗, 此亦曰狗, 彼此皆 狗,以之鬬毆,臣見勢危,臣走.
Bất tri ý hà, Lưỡng tương đấu khẩu.Bỉ viết cẩu,Thử diệc viết cẩu,Bỉ thử giai cẩu.Dĩ chi đấu ẩu.Thần kiến thế nguy, thần tẩu!
5. Lãnh quan: quan viên ti giáo huấn.
6. Nguyên trong làng Trung Thuần là quê của ông Ninh, ghét ông nên vu khống ông với nhà đương cuộc rằng ông là bạn thân của hai ông Thận và Quát, và cùng có ý làm phản. Giận người làng thâm độc và trách quan trên quên nghĩa đồng liêu, không minh oan cho mình, trong bài Phản Thúc ước, ông viết rằng:
"Thớ lợ anh anh chú chú,gai sau lưng ngảnh lại mà rờn; đong đưa nói nói cười, đinh trước mắt trông ra những trói. Gẫm nhân tình gươm sắc muốn reo lên; Tưởng thế sự xương khô nên dựng dậy. - Đánh chó còn hòng ngó bát, danh khí chung sao nỡ dày vò; Rút dây lại sợ động rừng, căn bản ấy lại còn ái ngại.- Cao minh đành có quỷ dòm nhà; Thiện ác lẽ đâu trời sót lưới.-Thuyền mạch áo đề (104) lúc ấy, cố nhân sao lãng nghĩa non sông; Chiếc gà đấu rượu năm xưa, đồng tỉnh há riêng duyên kim cải (105) - Miệng đời tạc để nên bia, Dạ thế mỏng đâu quá giấy!
7. Theo lời ông Phan Tự Thi, cháu ngoại của cụ Nguyễn Hàm Ninh, thì lúc ông Thận ở Bắc về, cụ Hàm Ninh còn ở lại chơi sau nghe tin ông Quát nổi dậy, ông Thận mới lo không biết ông Ninh đã về chưa. CâuHai anh ta về, ở? bề nào? " lại ám chỉ luôn cả ông Quát, đại ý nói còn ông Quát có trốn chạy vào Trung Kỳ được chăng, nhưng không dám nói rõ sợ bộc lộ tâm sự.
5. NGƯỜI HIỀN MẮC NẠN
(T99, 41)
Chỉ vì thân với ông Quát mà họ Đinh bị nhà đương cuộc lưu ý đi đâu mà chẳng có người theo rình mò, làm chi mà chẳng có người theo dòm ngó.
Một hồm có tên lính lệ thấy đứa đầy tớ nhà ông cầm cái thơ ở tay đi qua đó cho là vật khả nghi, nó liền giật lấy xem:
Tứ tướng dĩ cụ, chỉ khiếm nhất viên, tương nhật nhất bách nhị thập tinh binh, độ hà lai chiến
四 將 已 具 只 欠 一 員 將 日 一 百 二 十 精 兵 渡 河 來 戰
Ở đâybốn tướng sẵn sàng,
Chỉ còn một tướng chưa sang phải với.
Điểm quân cho đủ trăm haă,
Qua sống quyết chiến với người một phen!
Rõ ràng họ Đinh mưu loạn! Chú thám tửkia nghĩ bụng, và hớn hở cầm mảnh giấy trong tay như cầm chắ cái bằng
(T99, 42) cửu phẩm, vột vàng chạy về trình với quan địa phương để dâng công. Cụ liền bị giải tới công môn để chịu tra hỏi- Ở đây bốn tướng sẵn sàng là những tướng nào? Chỉ còn một tướng chưa sang phải với, là tướng nào nữa? Điểm quân cho đủ trăm hai quân thôi sao? Và quân đóng ở đâu? Qua sông quyết chiến với người một phen, định bao giờ quyết chiến?
Có lẽ cụ cười nhạt: " Định quyết chiến ngay hôm ấy, cái hôm mà tờ hịch của tôi bị bại lộ, nhưng là chiến . . . tổ tôm đó thôi". Nhơn vì có ba người bạn đến chơi muốn bày ra đ1nh tổ tôm giải muộn, nhưng kể cả chủ nhà nữa thì mới được bốn người, nên nói" Ở đây bốn tướng sẵn sàng". Đánh tổ tôm phải năm tay ( năm người). Mời người nữa ở cách sông và mượn luôn bộ bài 120 con, nên nói:" Điểm quân cho đủ trăm hai, Qua sông quyết chiến với người một phen"
(T99, 43) Cụ cứ như vậy mà khai, nghe ra có lẽ lắm chứ! Nhưng không ai chịu tin theo lẽ ấy. Người ta chỉ muốn tin rằng cụ làm giặc , và bắt cụ phải thú tội. Nhưng tội gì mà thú?
Quan địa phươn g không tra được gì để làm tội nặng, đành làm một cái án "yêu thư yêu ngôn" ba bốn năm gì đó cho có chừng. Cụ liền bị điệu về kinh để chờ thụ thẩm.
6. QUAN TÒA TRỐNG CỜ ĐI RƯỚC TỘI NHÂN
Nhơn lúc cụ bị hàm oan tại đế đô, người ta thuật một chuyện vui về cụ như vầy:
Người ta nói bộ Hình lúc đó do cái ông lớn bị tiên sinh kêu bằng chú nói trước kia, đứng đầu, và ông lớn quyết thẳng tay trừng trị, định ghèp tội tiên sinh
Tr99, 44) vào tội tử hình.
May sao giang sơn lại hay binh kẻ có tài nên khéo dun dủi làm sao mà lúc tiên sinh vừa bị hạ ngục, thì bà mẹ của vị đại thần kia liền ngả ra đau. Bịnh càng ngày càng trầm trọng, thuốc nào uống cũng không khỏi, thầy nào thấy cũng đều chạy. Đi8n h tiên sinh vốn là tay thầy thuốc có tiếng, cái tiếng hay thuốc của tiên sinh bấy giò lại đồn đến tai bà, bà liền bảo ông lớn cho ngưòi đi rước về hốt thuốc thử vài thang. Nói rằng " đi rước" thì hẳn là ông lớn không chịu. Nói rằng "đi đòi" thì được. Ông lớn liền thể theo ý mẹ mà cho lính đi đòi tiên sinh.
Được một người cầm quyền sinh sát trong tay cần đến mình, và tự mình cũng cần người nữa, nếu là ai khác thì đã lạy lấy lạy để mà theo chân chú lính đặng " đái tội lập công". Tiên sinh thì không thế.
Vốn biết tự trọng, tiên sinh không thể chịu cho ai khinh cảnh ngộ của mình mà khinh cả mình, và khinh luôn nghề nghiệp nhà mình nữa.
(T99, 45) VỚi chú lính kia, tiên sinh cười nhạt mà bảo:
Chú về bảo cụ lớn ta nói rằng lúc nào cụ thân hành đem cờ trống đến đây đón ta, họa may ta mới đi cho. Cụ mời thầy chữa bệnh cho mẹ mà chỉ sai một tên lính chạy đi như đòi một đứa thường dân đi hầu kiện, thì chẳng cũng thất thế thể của thầy và bất hiếu với mẹ làm sao?
Nghe những giọmng nói ấy, ông lớn lấy làm ghét lắm, không thèm mời nữa.
Nhưng kia, bà cụ đã sụt sùi:
-Con ơi! Con không để cho người ta cứu mẹ với sao? Con không muốn để mẹ sống với hay sao? Ôi con sợ mẹ sống thì ăn hết cao lương mỹ vị, mặc hết gấm vóc lụa là của con đi! Trời ơi, sao mà con tôi nhẫn tâm đến thế?
Nghe những lời chua cay mà thảm thiết ấy của một bà mẹ hiền, ai mà cầm lòng cho đậu? Làm con có lúc nào thương cha mẹ hơn là lúc thấy người đưong rên khóc một mình trên giường bịnh? Vốn là người con chí hiếu, ông lớn
(T99, 46) đành gạt nước mắt, dẹp tư thù lại một bên mà thân hành đi rước họ Đinh về hốt thuôc cho mẹ.
Những thang thuôc mà tiên sinh đã hốt chủ ý của tiên sinh là chữa bệnh cho bà mà thôi, chớ có ngờ đâu cái sức màu nhiệm của nó lại cứu sống luôn cả mình? Vì sau khi bà được bình phục, bà liền buộc ông lớn phải tâu xin với đức vua thả tiên sinh ra khỏi vòng hình hiến để tạ ơn riêng!
7. VUA HIỀN ĐỐI VỚI NGƯỜI HIỀN
Vua Tự Đức xét rằng không có bằng cớ gì có thể làm tội tiên sinh được, mà tiên sinh lại là người có tài đáng thương nên đã tính ân xá cho. Sing vì chưa dám tin tiên sinh thật lòng lương thiện nên muốn dễ việc kiểm thúc, ngài bèn giữ tiên sinh ở lại Huế dạy mấy cậu tôn là những kẻ sẽ dòm ngó hành vi, cử chỉ của tiên sinh.
Muốn tỏ lòng đoan chính của mình
(T99, 47) nên nhân vì nhà học lập nên một đại lộ ở giữa hoàng thành, ông nghè họ Đinh bèn viết mấy chữ treo ở ngoài cửa "Như thông cù" do câu sách " Tọa mật thất như thông cù" 坐 密 室 如 通 衢 nghĩa là ngồi trong nhà kín như đi ngoài đường cái, ý nói không có việc gì giấu diếm. Phần thì rầu buồn cảnh ngộ, phần thì thương nhớ cửa nhà, một buổi đêm thu trăng sáng, ông đem rượu ra uống giải sầu, và cái sầu vạn cổ, nhơn đó tuôn ra thành một nguồn thơ bất tuyệt mà ông mệnhdanh là "Thu dạ lữ hoài ngâm".
Khúc ca ai oán ấy lọt đến tai vua, ngài cảm động mà cho tiên sinh trở về với cảnh thanh nhàn ở nơi đồng áng.
8. ĐỜI CHÍ SĨ LÚC VỀ GIÀ
Trải qua vòng luy tiết, bấy giờ tiên sinh lại sống cái đời ẩn dật của một bậc cao nhân, tuy đứng trong cõi tục mà chẳng nhiễm tục chút nào, chữ danh không mà chữ lợi cũng không, duy al16y chữ nhàn làm quý. Ở nhà thì
(T99, 48) thong thả qua lại giữa phòng văn viện sách, làm bạn với thành hiền đời xưa, và làm thầy cho lũ sinh sau, tâm não hãy còn trong giá trắng ngần. Đến lúc ra đường thì non xanh nước biếc kia là tình quen thuộc, trăng thanh gió mát kia là thú tiêu sầu, một bầu rượu, một túi thơ và một đãy thuốc thần, muốn khép mở lúc nào tùy ý.
Với đãy thuốc ấy, một hôm tiên sinh qua nói Mông sơn 蒙 山 nghĩa đen là "núi trẻ", tiên sinh chạnh nhớ đến câu "đầu tiên bạch" 頭 先 白 mà ngậm ngùi than rằng:
幾 度 行 醫 入 此 山
杏 山 不 改 舊 辰 顏
嗟 予 勞 力 憂 人 事
不 覺 今 朝 鬓 已 斑
Kỷ độ hành y nhập thử san,
Hạnh san bất cải cựu thời nhan.
Ta dư lao lực ưu nhân sự,
Bất giác kim triêu mính dĩ ban.
(Thuốc thang qua lại núi này,
Núi xưa nay vẫn còn ngày đầu xanh.
Thương mình mãi những lo quanh,
Lo đời mà bạc tóc mình chẳng hay!
Lo đời thì lo, tóc bạc thì bạc, nhưng cũng may, bình nhật khỏi phải cúi luồn chạy vạy, cực nhọc như ai, nên tiên sinh còn khỏe mạnh hơn người mà hưởng thọ được ngoài bát tuần, lưu phương khắp trong bách thế.
No comments:
Post a Comment