Tuesday, November 18, 2008

124. PHỎNG VẤN HOÀNG CẦM VỀ GIẢI THƯỞNG

====


22 Tháng 2 2007 - Cập nhật 06h13 GMT

Nhân Văn-Giai Phẩm được tặng giải





Nhà thơ Hoàng Cầm cùng ba người bạn được trao Giải thưởng Nhà nước

Bốn trong số các nhân vật chính của “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm” đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, cùng 154 người khác.

Đây là giải thưởng văn nghệ lớn thứ hai ở Việt Nam sau giải Hồ Chí Minh.
Các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm được tặng giải vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22.02.07, nhà thơ Hoàng Cầm, năm nay 86 tuổi, sống ở Hà Nội nói rằng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thực chất là một tiếng nói đòi thay đổi cách lãnh đạo văn nghệ.
Ông nói mong muốn duy nhất của Nhân Văn-Giai Phẩm là có tự do sáng tác chứ không hề muốn "chống Đảng, chống nhà nước."

Phỏng vấn nhà thơ Hoàng Cầm


Ông cũng tỏ ý buồn rằng các bạn hữu như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung v.v. đã không còn sống để thấy giải thưởng hôm nay.
Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là 2007, vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó, bắt đầu từ thời Đổi Mới, mọi thứ được phục hồi nhưng không công khai.

Nhận xét về thời nay, nhà thơ Hoàng Cầm nói văn nghệ sĩ đã được tự do sáng tác nhưng nhiều khi tự do đã bị lạm dụng quá mức.
Ông mong rằng các nhà văn, nghệ sĩ trẻ viết gì cũng cần giữ lòng tự trọng và vì đất nước.


'Xin lỗi'


Nhân Văn Giai Phẩm hồi đó cũng chỉ mong có tự do sáng tác


Nhà thơ Hoàng Cầm

Tại buổi họp báo hôm 13-2, bên cạnh quyết định chung tặng giải thưởng cho 154 nhà văn, nghệ sĩ, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam đã đọc riêng bốn quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho bốn người từng chịu vạ vì vụ Nhân Văn - Giai Phẩm thập niên 1950.
Nhân Văn - Giai Phẩm - tên của hai tờ báo có tuổi thọ ngắn ngủi - được dùng để chỉ phong trào đòi nới rộng tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ, trí thức miền Bắc.

Nó bắt đầu từ năm 1955 và bị chính thức dập tắt năm 1958.

Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị kỷ luật. Mặc dù trên văn bản chỉ ghi khoảng hai, ba năm, nhưng thực tế, đa số bị treo bút, cô lập suốt 30 năm cho đến ngày Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986.
Nhà văn Đỗ Chu - thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học - được báo trong nước dẫn lời rằng Giải thưởng Nhà Nước có thể xem là "lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.

Trả lời báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."
Ông nói thêm: "Các tác phẩm của bạn bè tôi trong Nhân Văn Giai Phẩm có giá trị khác nhau nhưng đều xứng đáng với giải thưởng."
Còn nhà thơ Hoàng Cầm thì nói với BBC rằng ông nghe thấy người ta kể lại rằng khi "trung ương Đảng họp để quyết định về giải thưởng cho Nhân Văn Giai Phẩm, vẫn có những người chống lại".

Theo ông, điều đó cho thấy đến cả hôm nay không phải ai trong hệ thống chính trị cũng hài lòng với việc phục hồi Nhân Văn.

Giải thưởng Nhà nước kèm theo số tiền trị giá 60 triệu đồng.
Năm nay, Giải thưởng Hồ Chí Minh, với tiền thưởng 100 triệu đồng, được trao cho các tác giả, nghệ sĩ: Đình Quang, Anh Thơ, Đặng Nhật Minh, Hải Ninh và Bùi Đình Hạc.

Lễ trao giải sẽ được chính thức tiến hành vào tháng Ba.

-------------------------------------------------------------------
EM, San Jose
Tôi còn nhớ thời gian cựu Tuớng Trần Độ trông coi Nhân Văn Giai Phẩm thì ông ta kình địch với Trần Dần và viết bài chê bai Trần Dần chỉ vì ganh tị tài năng. Khoảng năm 1998 khi Trân Dần quá cố thì Trần Độ cũng không màng chia buồn và khoảng vài năm sau Trần Độ mới tỉnh hẳn nguời ra và đòi đuợc quyền tự do viết lách. Thật là oái oăm "Đỉnh cao trí tuệ loài người."

Minh Đức, Montreal, Canada
Đây là giải thưởng trao cho văn, nghệ sĩ mà không phải cho tác phẩm nào cụ thể của họ. Tôi cho rằng ngay cả một số văn, nghệ sĩ có viết một số bài trong các số báo Nhân Văn Giai Phẩm hay bất cứ báo chí nào khác, không đồng ý với đường lối văn hóa, văn nghệ của nhà nước thì với các tác phẩm khác họ vẫn xứng đáng được khen tặng. Không cần phải đến bây giờ mà đáng lẽ phải từ lâu lắm rồi. Điều này có nghĩa là nên tách rời tác phẩm và con người. Một văn, nghệ sĩ có thể có một số tác phẩm không hay, có chứa đựng nội dung không hay, nhưng nếu họ có các tác phẩm hay khác thì các tác phẩm khác vẫn đáng được ca ngợi và tác giả vẫn nên được có quyền sáng tác. Tác phẩm nào dở, xấu thì chê tác phẩm đó, đừng bắt tội mà trù dập cả đời người nghệ sĩ, cấm họ sáng tác.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070222_state_awards.shtml

<>

_____________________________

.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=250023

No comments: