Tuesday, November 18, 2008

NGÔ MINH

===

Những sự lạ trong làng thơ Việt

2007-10-15
Ngô Minh

ngồi buồn đốt một đống rơm
khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
khói lên đến tận Thiên Tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt rơm?
(thơ dân gian)
Rượu và hoa
(VNC) Tôi vẫn hằng tin rằng thơ là rượu. Có người nghiện rượu thì cũng có người nghiện thơ. Thấy thơ là say như điếu đổ, như người dân quê tôi say hát giã gạo: ”Đêm khuya nghe tiếng chày khắc cối. Bạt gia đình ra đi…”
Nhiều người đẹp vì mê thơ, say thơ mà mê luôn người làm thơ, dù nhà thơ đều nghèo kiết xác. Rượu thì từ cổ xưa đến giờ vẫn rượu ấy, men ấy. Say cho đến tận cõi chân tâm! Rượu ta, rượu Tây vẫn là rượu ấy, khó nhầm! Tôi cũng hằng tin thơ là hoa, hương hoa. Như cây cỏ, mỗi hồn người khai nở một hương sắc riêng chẳng giống nhau bao giờ. Nhưng tất cả vẫn là hoa ấy! Đã rượu thì có rượu nặng rượu nhẹ, có rượu gạo, rượu vang, rượu whisky, rum... Đã hoa tất có hoa dại, hoa lai giống, hoa ghép cành nở muôn hồng nghìn tía. Lai giống ghép cành tạo ra hoa ấy, những bông hoa lớn hơn, hương sắc quyến rũ hơn. Nhưng vẫn là hoa ấy, cái đẹp vĩnh cửu ấy!
Cái sự rượu và hoa ấy thật tự nhiên. Thơ cũng vậy. Có thơ cổ, thơ mới, thơ ta, thơ Tây, lại có thơ do lai giống mà thành. Đã là lai tạo tất có tốt có xấu, có thất bại, có thành công. Thơ Mới (1932 - 1945) là đứa con xinh đẹp, quyến rũ của sự lai tạo lớn giữa thi nhân Việt với nền thơ Pháp thế kỷ XIX. Thơ Mới lên ngôi thống soái thi đàn Việt, ngoài cái mới, cái lạ, cái hay nhiều người đã bàn đã nói, nó còn chứng tỏ một điều thật hệ trọng ít người để ý: Có sự đồng điệu lớn trong hồn thơ ta và thơ Tây! Ấy là sự gặp gỡ của Con-Người-Cá-Thể-Nhân-Loại!
Thơ Mới rồi cũng cũ đi, vì con người luôn luôn đi tìm chính mình ở phía trước. Ở phương Tây, ngay các nhà thơ Việt Nam vừa tiếp cận với nền thơ lãng mạn Pháp, thì có nhóm thơ đã từ bỏ loại thơ sụt sùi, sướt mướt này để tìm đến những cách tân trong thơ. Thơ họ dồn nén hơn, thực hơn, mạnh bạo và trần trụi hơn. Cho nên, sau Thơ Mới, có thể sẽ có một cuộc lai giống thơ lần nữa, làm cho thơ Việt mới hơn, hợp thời, hợp người hơn chăng?
Việc đề xướng loại thơ không vần những năm 50 mà đại biểu là Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, sự táo tợn và mạnh bạo trong ngôn từ và cấu trúc trong thơ Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam những năm 60 đều gây dị ứng đối với nhiều người làm thơ, kể cả các nhà thơ tiền chiến mà trước đó trên chục năm họ là lớp tiên phong bảo vệ, hô hào đổi mới trong thơ. Những năm gần đây Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Hưng, Văn Cầm Hải, Ly Hoàng Ly, Vi Thuỳ Linh v.v… đều là những người tiên phong trong trong lao động chữ thơ, cấu trúc câu thơ. Tuy nhiên, nhiều nhà thơ, nhiều tập thơ có cách biểu hiện lạ hoặc mạnh bạo, trần trụi hoặc đi vào những khu vực mới của tâm trạng... bị nhiều người đời chê bai. Có tập bị “đánh” tới tấp. Một số tờ báo gọi loại thơ này là “lai căng”, “thơ dịch”, “thơ bí hiểm”, “hũ nút”, thậm chí không ngại dùng đến các từ “bệnh hoạn”, “dâm ô”, “thơ tục”... Rồi bị “rút phép thông công”, bị xay bột… Hình như đang có một sự “độc quyền” trong in ấn, thưởng thức thơ. Đến nỗi có nhóm thơ phải tự in thơ mình bằng vi tính rồi đi tặng người đọc. Sao chúng ta không bình tĩnh, công bằng, độ lượng hơn với những tìm tòi, thể nghiệm như thế? Sự ra đời của Thơ Mới 60 năm trước không là bài học nhỡn tiền rất quý hay sao? Tôi thấy rất lạ, rất lạ!

Một và tất cả
Đọc lại tuyển tập Những gương mặt thơ mới gồm 2 tập (NXB Thanh Niên, 1994) tôi chợt phát hiện ra một sự lạ ... [tiếp theo]





http://www.vietmedia.com/news/?L=
=====

No comments: