====
Ngoại cảm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
=====
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Ngoại cảm làm một khả năng đặc biệt của con người như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, v.v.
Ở Việt Nam các nhà ngoại cảm, như đã giúp tìm được rất nhiều mộ liệt sĩ dựng lại các câu chuyện lịch sử với độ chính xác gần như hoàn toàn[cần dẫn nguồn].
Mục lục [ẩn]
1 Nhà ngoại cảm
1.1 Phân loại
1.2 Các nhà ngoại cảm tại Việt Nam
2 Ý kiến về ngoại cảm
3 Ý kiến bổ sung
4 Ghi chú
[sửa] Nhà ngoại cảm
[sửa] Phân loại
Có 4 lý do để trở thành nhà ngoại cảm như sau:
Nhà ngoại cảm bẩm sinh: Tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm.
Nhà ngoại cảm hình thành sau khi phải trải qua một biến cố như bệnh lý hiểm nghèo đã ở giữa cái chết và sự sống, thậm chí đã chết vài ngày rồi sống lại hoặc phải trải qua một chấn động nào đó.
Nhà ngoại cảm là các thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo mà thành.
Nhà ngoại cảm do được đào tạo mà thành. Khả năng của các người này thường kéo dài không được lâu.
[sửa] Các nhà ngoại cảm tại Việt Nam
Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, số người chết trong chiến tranh nhiều, theo lẽ tự nhiên đã xuất hiện ra những người có khả năng đặc biệt họ giúp cho thân nhân của người chết tìm được hài cốt người thân của mình.
Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu của nhà nước Việt Nam đã thành lập ra Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ngày 31 tháng 1 năm 1997, hiện nay (2007) GS-TS Đào Vọng Đức - nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội - là giám đốc[1], trung tâm này trực thuộc vào Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam. Trung tâm huy động khả năng của các nhà ngoại cảm vào một đề tài là tìm mộ của các liệt sĩ[2], các nhà ngoại cảm đã tìm được hàng ngàn bộ hài cốt (chủ yếu là hài cốt liệt sĩ). Do đây là lĩnh vực siêu nhiên nên nhiều bộ hài cốt đã phải kiểm tra kỹ bằng xét nghiệm DNA, và được xác nhận rằng thành tích của các nhà ngoại cảm là chính xác. Làm việc cho trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người hiện nay có khoảng 100 nhà ngoại cảm, trong đó có một số nhà ngoại cảm nổi tiếng như: Phan Thị Bích Hằng, Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Văn Liên, Phan Khắc Bảy, Dương Mạnh Hùng...
Trong những năm qua, việc đi tìm mộ của các nhà ngoại cảm đã tạo nên niềm tin và niềm vui cho không ít những gia đình có thân nhân là liệt sĩ hay có mộ bị thất lạc. Việc tìm mộ đã khó, nhưng việc tìm ra thân nhân của những ngôi mộ vô danh càng khó khăn hơn, thế nhưng, với các kết quả nghiên cứu của trung tâm đã chứng minh rằng các nhà ngoại cảm Việt Nam đã làm được cả việc “người chết đi tìm người sống” bằng khả năng ngoại cảm kỳ diệu của mình[cần dẫn nguồn].
[sửa] Ý kiến về ngoại cảm
GS-TS Đào Vọng Đức nói: “Ngày xưa Galileo Galilei đã “điên” khi nói Trái Đất tròn, nhưng bây giờ Trái Đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”[1].
[sửa] Ý kiến bổ sung
Phản ánh về lời nói của GS-TS Đào Vọng Đức:
Sau khi nghiên cứu một thời gian, Galileo mới đưa ra giả thuyết về sự hình tròn của Trái Đất và là Trái Đất quay quanh mặt trời (một ý tưởng do Copernicus nhận ra gần một thế kỷ trước đó). Bây giờ, với những khả năng hiện đại con người mới chứng minh được những lý thuyết tuyệt vời này của Galileo và Copernicus. Trên cơ sở đó, chúng ta dể hiểu rằng những lý thuyết có tính khoa học thì trước sau gì cũng có thể chứng minh được đúng hay sai bằng phương pháp khoa học, và chúng không ngừng dưới sự quan sát và cải tiến, thậm chí còn có khả năng bị loại bỏ toàn bộ; còn "ngoại cảm" thì không thể nào dùng phương pháp khoa để đo đạt được cho dù nó đã khởi nguồn từ hàng ngàn năm trước, chứng minh không được, bỏ cũng bị người ta nếu kéo lại, điều này nói nhiều đến sự tồn tại của nó trong tâm lý con người hơn là trong tự nhiên. Vì thế, khoa học không thể giậm chân tại chổ khi nó không chấp nhận "ngoại cảm", mà phải nói là tại vì "ngoại cảm" phản khoa học.
====
No comments:
Post a Comment