===
Thực hư ngoại cảm tìm mộ: Cái nhìn khoa học chân chính
Thứ hai, 1/10/2007, 07:00 GMT+7
"Chính cô đồng Phương tại Thanh Hóa đã bị một phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh bóc mẽ khi mắc bẫy nói chuyện với “vong” không có thật. Nếu tổ chức tốt các thí nghiệm có kiểm soát, có lẽ không một nhà ngoại cảm nào dám chấp nhận thách thức." Nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng khẳng định như vậy....
Thí nghiệm thần giao cách cảm
Ngoại cảm tìm mộ là gì? Nó có thật hay không? Tại sao nó có sức hấp dẫn ghê gớm như vậy? Đó chỉ là một vài câu hỏi mà bài viết ngắn dưới đây sẽ cố gắng bước đầu giải đáp.
Ngoại cảm là gì?
Theo định nghĩa, ngoại cảm (extrasensory perception) là khả năng nhận biết mà không dùng năm giác quan thông thường. Nó được chia thành bốn nhóm: 1) Thần giao cách cảm hay đọc ý nghĩ, là cách thức truyền tin từ não người này tới não người khác; 2) Thấu thị hay thấu thính, là cách nhận thông tin trực tiếp từ môi trường hơn là từ tâm trí người quan sát, như “nhìn xuyên tường” hay nghe được âm thanh mơ hồ từ rất xa; 3) Tiên tri, là khả năng nhận biết các sự kiện chưa xẩy ra; và 4) Hậu tri, là khả năng giải đoán các sự biến quá khứ.
Ai tin ngoại cảm?
Theo Bách khoa thư các hiện tượng dị thường, xuất bản 1996 tại Mỹ, khoảng 80% dân số Bắc Mỹ tin ngoại cảm, trong đó nhiều người tuyên bố có khả năng siêu nhiên đó. Phỏng vấn giới giảng viên đại học Mỹ năm 1978 cho thấy, 65% tin ngoại cảm có thật hay có thể có thật. Riêng với các ngành xã hội, nhân văn, nghệ thuật và giáo dục, tỉ lệ tin tưởng đạt tới 75%. Nhưng đó chỉ là những con số "cá nhân" hoàn toàn chưa có kiểm chứng khoa học nào hết.
Ngược với niềm tin đại chúng là sự nghi ngờ của giới khoa học chính thống. Chỉ 5% số nhà tâm lý - là những người có thẩm quyền khoa học nhất vì nắm được cách thức vận hành của tâm trí và vô thức, thành tố quan trọng nhất liên quan với các hiện tượng dị thường – tin ngoại cảm có thật, 29% cho rằng có thể có thật, trong khi 66% bác bỏ.
Vì sao chúng ta tin?
Có thể nêu ra một số lí do: 1) Ngoại cảm có thể có thật, nhưng ta chưa biết cách thực hiện trong phòng thí nghiệm; 2) Nhiều hiện tượng tự nhiên chưa có lời giải khoa học, nên mọi người có thể xem ngoại cảm ở trong tình trạng tương tự; 3) Phần lớn mọi người có xu hướng tin vào sự cảm nhận bản thân hơn các bằng chứng khoa học. Theo nữ tâm lý gia Blackmore, “những ai tin là mình thông minh, có giáo dục và có khiếu quan sát thường cho rằng, cái mà minh chưa hiểu nhất định phải là cái siêu nhiên”; 4) Niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên là nhu cầu có thật của con người. Cần nhấn mạnh, đây là lí do căn bản nhất.
Xin lưu ý rằng, loài người đã trải hàng triệu năm tiến hóa trước khi phát minh ra khoa học. Người nguyên thuỷ xưa nhìn đâu cũng thấy thành thần và ma quỉ; và cái nhìn đó đã lặn sâu vào vô thức để thành bản chất con người. Theo nhà thiên văn Barrow, tưởng tượng ra sư tử ở nơi không có và chịu khó đi vòng thật xa để tránh tuy vất vả hơn nhưng còn an toàn hơn khi không nhìn thấy mà nó có thật. Đó chính là cội nguồn của hành vi mê tín. Nói cách khác, niềm tin vào các hiện tượng siêu nhân có ý nghĩa sinh tồn. Đó là lí do nhiều người kiên quyết tin ngoại cảm và tâm linh có thật. Năm 1988, để đối trọng với các chương trình truyền hình với số người xem đông đảo về caùc hiện tượng dị thường, một số nhà khoa học Mĩ lập một kênh chuyên dùng để giải thích ngoại cảm và tâm linh bằng khoa học. Chỉ sau ba buổi phát sóng, họ phải đóng kênh vì không có người xem!
Hans "thông minh"
Lý do nghi ngờ ngoại cảm
1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của khoa học, nhưng ngành cận tâm lý (nghiên cứu các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh) thì không đạt được một tiến bộ nào, kể từ khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Anh năm 1882.
2. Ngoại cảm được định nghĩa khác thường, không theo nghĩa nó là cái gì, mà theo nghĩa không là cái gì, vì thế rất khó giới hạn phạm vi để nghiên cứu.
3. Bằng chứng của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi môn thống kê học, khi chúng chỉ dựa trên lời kể của những người không chuyên. Theo Uỷ ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, được thành lập tại Mĩ năm 1976 nhằm chống lại sự tin tưởng mù quáng, chưa có hiện tượng ngoại cảm nào được thực hiện thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua các giác quan thông thường.
4. Nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận và cách thức tiến hành. Nghiên cứu tại Việt Nam cũng vậy, khi hầu hết dựa trên lời kể hay quan sát của người không chuyên. Vì muốn tin (lí do thứ tư ở trên), mà “tin là thấy” (một qui luật tâm lý), nên họ chỉ thấy những gì khẳng định, mà vô tình hay hữu ý không thấy những gì phủ định ngoại cảm.
5. Ngoại cảm và tâm linh không liên quan với bất cứ một lí thuyết khoa học đã được khẳng định nào. Với trình độ khoa học ngày nay thì đoù là một khiếm khuyết lớn.
6. Tính lặp lại là điều bắt buộc của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thoả mãn tiêu chí cốt tử này.
7. Nguỵ tạo và lừa gạt gắn liền với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử. Chúng ta vô tình hay hữu ý nguỵ tạo vì chúng ta muốn tin. Thậm chí một số người còn lừa gạt vì mưu lợi riêng, mà cô đồng Phương tại Thanh Hoá là trường hợp điển hình.
8. Nhiều hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thể giải thích theo cách thông thường, mà hiện tượng ma nhập hay nhập hồn là điển hình nhất (tâm lý học giải thích bằng hiện tượng đa nhân cách hay nhân cách phân ly, khi phát hiện có người có đến hơn 20 nhân cách, với tên tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phong thái, phương ngữ khác nhau, trong đó có cả “tính cách” của một con chó!).
Geller không có gì bí ẩn
Ngoại cảm tìm mộ có thật hay không?
Từ định nghĩa nói trên, có thể thấy đặt tên “ngoại cảm tìm mộ” là không đúng, vì trong đa số trường hợp, đều thấy hiện tượng cái gọi là gọi hồn. Trong lĩnh vực dị thường, đó là hiện tượng "liên lạc" với người chết. Vì thế những người "kiểu như" cái cô Bích Hằng không phải là nhà ngoại cảm. Chính xác hơn, đó là cô đồng, là người được cho là có "khả năng" nói chuyện với người chết. Rõ ràng luật pháp Việt Nam cấm hành nghề đồng cốt, bói toán. Và như vậy, muốn biết ngoại cảm tìm mộ có thật hay không, cần trả lời hai câu hỏi căn bản: 1) Có linh hồn bất tử hay không?; và 2) Bằng chứng về việc tìm mộ có đáng tin cậy hay không?
Vấn đề linh hồn:
Thực ra linh hồn bất tử là ước nguyện rất tự nhiên của con người, vì đó là cách thức duy nhất để chúng ta có thể chống chọi với thời gian và xoá tan nỗi sợ hãi trước cái chết. Vì thế bài viết này không bàn tới niềm tin mang tính tôn giáo hay triết học về sự tồn tại sau cái chết, mà chỉ khảo sát nó dưới quan điểm khoa học mà thôi.
Khi hiểu biết còn hạn chế, ở mọi nền văn hóa, đều xuất hiện quan điểm về linh hồn, về sinh khí hay một loại “vật chất” đặc biệt đặc trưng cho sự sống. Sinh lực luận hay thuyết sức sống phương Tây từng xem sự sống do một loại “sinh lực” đặc biệt qui định. Tuy nhiên đến 1812, khi Wohler tổng hợp được một chất hữu cơ là urê, thì sinh lực luận não bị bác bỏ. Và sau 1953, khi Miller thu được các axit amin khi cho tia lửa điện phóng qua ống nghiệm mô phỏng khí quyển Trái đất xưa, khoa học đã thu được bằng chứng không thể bác bỏ về bản chất tự nhiên của sự sống. Theo đó sự sống chỉ là hình thái tổ chức mới của vật chất mà thôi. Theo quan điểm đó thì không có linh hồn. Khi ta chết, tư duy, nhận thức, tình cảm… cũng chấm dứt, vì đó là chức năng của bộ não. Hãy so sánh với hình ảnh hay âm thanh trong chiếc ti vi. Khi ngắt điện, chùng mất ngay lập tức.
Cần lưu ý, cặp phạm trù cấu trúc - chức năng có vai trò cốt tử trong sinh học, theo đó một chức năng chỉ có thể thực hiện tại một cấu trúc tương ứng. Chỉ tim mới bơm máu, chỉ bộ não mới biết tư duy. Quan niệm về linh hồn (một kiểu tồn tại ngoài cơ thể, có tình cảm, tư duy và ý chí tự do) là trái ngược với cặp phạm trù nói trên, nên cần được xem là phản khoa học.
Bằng chứng của ngoại cảm tìm mộ:
Xin nhấn mạnh, nói chung bằng chứng của ngoại cảm tìm mộ đều không đáng tin, vì chỉ dựa trên lời kể của người trong cuộc thiếu khiến thức về ngoại cảm và tâm linh. Một vài nghiên cứu được tổ chức trên thực địa cũng mắc lỗi nghiêm trọng về phương pháp, khi không thiết kế loại bỏ các kênh cảm giác (vì đây là ngoại cảm, tức phi cảm giác). Người viết bài này đã trực tiếp khảo sát cô Năm Nghĩa tìm mộ tại Thủ Dầu Một năm 2001 và nhận thấy, thực tế hoàn toàn khác lời kể của mọi người.
Có ý kiến thắc mắc rằng, ngoại trừ các trường hợp lừa gạt, tại sao cô đồng có thể nói được những thông tin rất bí mật về người chết? Bí mật này đã được khám phá năm 1977 trên tạp chí Người yêu cầu nghi ngờ của CSICOP, khi Hyman phát hiện kỹ thuật “đọc nguội” (cold reading), là kỹ thuật lấy tin từ chính thân chủ của giới bói toán hay đồng cốt. Nói cách khác, nếu thân chủ ngồi im, nhắm mắt, bịt tai… nhằm cắt mọi kênh thông tin cảm giác, thì thày bói phải chịu bó tay! Tuy nhiên vì chúng ta muốn tin, nên chúng ta vô tình hay cố ý cung cấp mọi thông tin cần thiết cho cô đồng...
Vậy có thể kiểm tra tính xác thực của ngoại cảm tìm mộ hay không? Rất dễ dàng: hoặc thử nghiệm ADN, hoặc tổ chức thực nghiệm với các trường hợp thật giả lẫn lộn. Chính cô đồng Phương tại Thanh Hóa đã bị một phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh bóc mẽ khi mắc bẫy nói chuyện với “vong” không có thật. Nếu tổ chức tốt các thí nghiệm có kiểm soát, có lẽ không một nhà ngoại cảm nào dám chấp nhận thách thức.
Đỗ Kiên Cường
(Viện Vật Lý Y Sinh học - Trung Tâm khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc Phòng)
TIN LIÊN QUAN
Không được lạm dụng "thánh thần"
Nếu tham gia thử nghiệm, chết là chuyện bình thường (!!!)
Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học
Sáu ngày ly kỳ tìm mộ
Mạch đập thì thật nhưng máu thì…đen
Vòng tròn, vòng tròn - cái vòng tròn ngớ ngẩn
Gửi tin qua E-mail In tin
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT
Hoang Duc Hai - kimgiang Thanh xuan Ha noi - hoangduchaithuy@yahoo.com
Tôi rất nhất trí như bài viết Cần phải cấm những người như cô Bích Hằng phát tán băng đĩa không đúng.mê tín dị đoan
Hoàng Hải Châu - Tân Mai, Hà Nội - Haichau@gmail.com
Tôicảm ơn nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường rất nhiều. Gia đình tôi đã tốn không biết bao nhiêu tiền của cho cái trò lừa bịp của mấy bà đồng cốt mang danh ngoại cảm mà tôi không biết. Tôi thấy làm lạ là tại sao những người đó vẫn bịt mắt dân moi tiền một cách công khai như vậy? Đúng là luật pháp Việt Nam cấm không cho hành nghề đồng bóng, mê tín dị đoan. Vậy những người thi hành luật pháp đã làm gì về hiện tượng bịt mắt moi tiền dân thế này?
Lê Thị Hoan - Kim Mã TP Hà Nội - lehoan2110@gmail.com
Vấn đề này cần được xác minh rõ, nếu cần thiết cần có sự can thiệp của Pháp Luật. Vì hiện nay theo như tôi thấy cô Bích Hằng thậm chí còn làm cho một khoa của ĐH Quốc Gia ( Tôi xin lỗi là không nhớ chính xác thông tin là Khoa gì? nhưng có nghĩa đó là sự chứng thực của một trường ĐH Uy tín của Việt Nam). Mặt khác các tài liệu và truyền miệng những truyện kể, Video và file âm thanh được phát tán rộng rãi trên mạng. Nếu xác minh là không có thực thì lập tức cần thu hồi những tư liệu truyền bá trên, tránh gây ảnh hưởng xấu tới dư luận và công chúng.
Nguyễn Xuân Nam - Láng Hạ - Hà Nội - nam_nx@yahoo.com
Tôi cũng rất đồng tình với các bạn. Tôi đã từng xem đĩa VCD Phan Thị Bích Hằng nói chuyện, rất bài bản, rất "đạo diễn", rất "quảng cáo". Dân ta vì tình cảm với người đã mất mà cuồng tín. Những chứng cứ rất mù mờ, không thể tin được.
Nguyễn Văn Nghĩa - Đồng Quang - Thái Nguyên - nghiamedmas@yahoo.com
Thay mặt những sĩ quan quân đội đang công tác tại Thái Nguyên xin rất cảm ơn nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường đã trang bị cho chúng tôi khối lượng kiến thức bổ ích để "trò chuyện" với một số người tại địa phương vẫn còn quá u mê về "gọi hồn", tìm mộ. Đề nghị Ông và nhóm phóng viên báo Vietimes tiếp tục sự nghiệp nhằm chặn đứng tệ nạn mê tín dị đoan kiểu "gọi hồn" hiện đang tồn tại trên đất "Thủ đô gió ngàn" của chúng tôi.
- -
Cong khai va phan bien , vach tran nhung tro ngoai cam do la cach tot nhat de nang cáo su hieu biet cua nguoi dan
THÁI THỊ SƠN HÀ - 92 QUÁN THÁNH BA ĐÌNH HÀ NỘI - THAI-SON-HA-1962-@yahoo.com
Tôi rất đống tình với bài viết của tác giả ĐỖ KIÊN CƯỜNG. Từ đó chúng ta có thể thấy được các trò gọi hồn, bói toán, đồng bóng đều là những trò bịp bợm, cần phải được loại bỏ.
cao duy vật - -
cảm ơn nhà nghiên cứu đã đưa ra những luận chứng chính xác .
Phạm Đức Phi - Hà Nội - phambinhdinh2005@Yahoo.com.vn
Tôi đã không tin là trên đời này có " linh hồn".Tôi đã muốn tin khi nghe đĩa CD của cô Phan Thi bích Hằng, vì sao tôi lại muốn tin, thật mơ hồ....có lẽ điều quan trong nhất là tôi thấy ở trong đó Ông Trần Phương nào đó, nghe nói là một vị giáo sư có tên tuổi đã mạnh mẽ lên tiếng thuyết phục độc giả. Tôi đã muốn tin còn một lẽ khác: Điều đó sẽ giúp cho những người đang sống có trách nhiệm tốt hơn với những người đã chết, đó là điều rất quan trọng trong đời sống tâm linh của chúng ta. Nhưng rồi tôi lại không muốn tin vì thấy cái lơi thì ít mà cái hại cho xã hội thì nhiều. kẻ xấu đã lợi dụng để khai thác những người thiếu hiểu biết. Giả quyết vấn đề này không có phần kết vì cả hai đều tồn tai một cách khách quan và chúng đã gắn kết với nhau như một cặp phạm trù: Duy vật- duy tâm.
Xim - Hưng Yên - Ximhayto@yahoo.com
Bạn Hải à, tôi cũng rất đồng tình với bạn, sao không tóm cổ cái cô Bích Hằng nào đấy đi nhỉ. Cứ để cô ta tuyên truyền nhảm nhí mãi. Nhưng mà, công an họ không thích làm mấy cái việc này đâu.
Ý kiến của bạn về bài viết này
Tắt Telex Vni
Họ và tên:
Địa chỉ:
E-mail:
Điện thoại:
File gửi kèm: (Max 100KB)
File gửi kèm: (Max 100KB)
File gửi kèm: (Max 100KB)
Tiêu đề:
Nội dung:
CÁC TIN KHÁC
Thật thà với chính mình: ai dám? (2) (29/09/2007)
Thật thà với chính mình: Ai dám? (1) (28/09/2007)
Ba bức thư và triệu nỗi buồn của Mẹ Âu Cơ (27/09/2007)
“Sống thử”: Tình yêu chỉ Chiến thắng và Nô lệ cho chính nó! (27/09/2007)
Chuyện những người dân ao ước có… "chính quyền" (26/09/2007)
Những cuộc truy lùng xuyên... thế kỷ (21/09/2007)
Tiết tấu chậm của "người phàm" Lý Nạp (20/09/2007)
Thế giới của những gì khó hình dung nhất (18/09/2007)
Hành trình của một con số... quái quỷ (17/09/2007)
Thực hư ngoại cảm tìm mộ: Cái nhìn khoa học chân chính
Thứ hai, 1/10/2007, 07:00 GMT+7
"Chính cô đồng Phương tại Thanh Hóa đã bị một phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh bóc mẽ khi mắc bẫy nói chuyện với “vong” không có thật. Nếu tổ chức tốt các thí nghiệm có kiểm soát, có lẽ không một nhà ngoại cảm nào dám chấp nhận thách thức." Nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng khẳng định như vậy....
Thí nghiệm thần giao cách cảm
Ngoại cảm tìm mộ là gì? Nó có thật hay không? Tại sao nó có sức hấp dẫn ghê gớm như vậy? Đó chỉ là một vài câu hỏi mà bài viết ngắn dưới đây sẽ cố gắng bước đầu giải đáp.
Ngoại cảm là gì?
Theo định nghĩa, ngoại cảm (extrasensory perception) là khả năng nhận biết mà không dùng năm giác quan thông thường. Nó được chia thành bốn nhóm: 1) Thần giao cách cảm hay đọc ý nghĩ, là cách thức truyền tin từ não người này tới não người khác; 2) Thấu thị hay thấu thính, là cách nhận thông tin trực tiếp từ môi trường hơn là từ tâm trí người quan sát, như “nhìn xuyên tường” hay nghe được âm thanh mơ hồ từ rất xa; 3) Tiên tri, là khả năng nhận biết các sự kiện chưa xẩy ra; và 4) Hậu tri, là khả năng giải đoán các sự biến quá khứ.
Ai tin ngoại cảm?
Theo Bách khoa thư các hiện tượng dị thường, xuất bản 1996 tại Mỹ, khoảng 80% dân số Bắc Mỹ tin ngoại cảm, trong đó nhiều người tuyên bố có khả năng siêu nhiên đó. Phỏng vấn giới giảng viên đại học Mỹ năm 1978 cho thấy, 65% tin ngoại cảm có thật hay có thể có thật. Riêng với các ngành xã hội, nhân văn, nghệ thuật và giáo dục, tỉ lệ tin tưởng đạt tới 75%. Nhưng đó chỉ là những con số "cá nhân" hoàn toàn chưa có kiểm chứng khoa học nào hết.
Ngược với niềm tin đại chúng là sự nghi ngờ của giới khoa học chính thống. Chỉ 5% số nhà tâm lý - là những người có thẩm quyền khoa học nhất vì nắm được cách thức vận hành của tâm trí và vô thức, thành tố quan trọng nhất liên quan với các hiện tượng dị thường – tin ngoại cảm có thật, 29% cho rằng có thể có thật, trong khi 66% bác bỏ.
Vì sao chúng ta tin?
Có thể nêu ra một số lí do: 1) Ngoại cảm có thể có thật, nhưng ta chưa biết cách thực hiện trong phòng thí nghiệm; 2) Nhiều hiện tượng tự nhiên chưa có lời giải khoa học, nên mọi người có thể xem ngoại cảm ở trong tình trạng tương tự; 3) Phần lớn mọi người có xu hướng tin vào sự cảm nhận bản thân hơn các bằng chứng khoa học. Theo nữ tâm lý gia Blackmore, “những ai tin là mình thông minh, có giáo dục và có khiếu quan sát thường cho rằng, cái mà minh chưa hiểu nhất định phải là cái siêu nhiên”; 4) Niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên là nhu cầu có thật của con người. Cần nhấn mạnh, đây là lí do căn bản nhất.
Xin lưu ý rằng, loài người đã trải hàng triệu năm tiến hóa trước khi phát minh ra khoa học. Người nguyên thuỷ xưa nhìn đâu cũng thấy thành thần và ma quỉ; và cái nhìn đó đã lặn sâu vào vô thức để thành bản chất con người. Theo nhà thiên văn Barrow, tưởng tượng ra sư tử ở nơi không có và chịu khó đi vòng thật xa để tránh tuy vất vả hơn nhưng còn an toàn hơn khi không nhìn thấy mà nó có thật. Đó chính là cội nguồn của hành vi mê tín. Nói cách khác, niềm tin vào các hiện tượng siêu nhân có ý nghĩa sinh tồn. Đó là lí do nhiều người kiên quyết tin ngoại cảm và tâm linh có thật. Năm 1988, để đối trọng với các chương trình truyền hình với số người xem đông đảo về caùc hiện tượng dị thường, một số nhà khoa học Mĩ lập một kênh chuyên dùng để giải thích ngoại cảm và tâm linh bằng khoa học. Chỉ sau ba buổi phát sóng, họ phải đóng kênh vì không có người xem!
Hans "thông minh"
Lý do nghi ngờ ngoại cảm
1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của khoa học, nhưng ngành cận tâm lý (nghiên cứu các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh) thì không đạt được một tiến bộ nào, kể từ khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Anh năm 1882.
2. Ngoại cảm được định nghĩa khác thường, không theo nghĩa nó là cái gì, mà theo nghĩa không là cái gì, vì thế rất khó giới hạn phạm vi để nghiên cứu.
3. Bằng chứng của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi môn thống kê học, khi chúng chỉ dựa trên lời kể của những người không chuyên. Theo Uỷ ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, được thành lập tại Mĩ năm 1976 nhằm chống lại sự tin tưởng mù quáng, chưa có hiện tượng ngoại cảm nào được thực hiện thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua các giác quan thông thường.
4. Nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận và cách thức tiến hành. Nghiên cứu tại Việt Nam cũng vậy, khi hầu hết dựa trên lời kể hay quan sát của người không chuyên. Vì muốn tin (lí do thứ tư ở trên), mà “tin là thấy” (một qui luật tâm lý), nên họ chỉ thấy những gì khẳng định, mà vô tình hay hữu ý không thấy những gì phủ định ngoại cảm.
5. Ngoại cảm và tâm linh không liên quan với bất cứ một lí thuyết khoa học đã được khẳng định nào. Với trình độ khoa học ngày nay thì đoù là một khiếm khuyết lớn.
6. Tính lặp lại là điều bắt buộc của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thoả mãn tiêu chí cốt tử này.
7. Nguỵ tạo và lừa gạt gắn liền với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử. Chúng ta vô tình hay hữu ý nguỵ tạo vì chúng ta muốn tin. Thậm chí một số người còn lừa gạt vì mưu lợi riêng, mà cô đồng Phương tại Thanh Hoá là trường hợp điển hình.
8. Nhiều hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thể giải thích theo cách thông thường, mà hiện tượng ma nhập hay nhập hồn là điển hình nhất (tâm lý học giải thích bằng hiện tượng đa nhân cách hay nhân cách phân ly, khi phát hiện có người có đến hơn 20 nhân cách, với tên tuổi, giới tính, nghề nghiệp, phong thái, phương ngữ khác nhau, trong đó có cả “tính cách” của một con chó!).
Geller không có gì bí ẩn
Ngoại cảm tìm mộ có thật hay không?
Từ định nghĩa nói trên, có thể thấy đặt tên “ngoại cảm tìm mộ” là không đúng, vì trong đa số trường hợp, đều thấy hiện tượng cái gọi là gọi hồn. Trong lĩnh vực dị thường, đó là hiện tượng "liên lạc" với người chết. Vì thế những người "kiểu như" cái cô Bích Hằng không phải là nhà ngoại cảm. Chính xác hơn, đó là cô đồng, là người được cho là có "khả năng" nói chuyện với người chết. Rõ ràng luật pháp Việt Nam cấm hành nghề đồng cốt, bói toán. Và như vậy, muốn biết ngoại cảm tìm mộ có thật hay không, cần trả lời hai câu hỏi căn bản: 1) Có linh hồn bất tử hay không?; và 2) Bằng chứng về việc tìm mộ có đáng tin cậy hay không?
Vấn đề linh hồn:
Thực ra linh hồn bất tử là ước nguyện rất tự nhiên của con người, vì đó là cách thức duy nhất để chúng ta có thể chống chọi với thời gian và xoá tan nỗi sợ hãi trước cái chết. Vì thế bài viết này không bàn tới niềm tin mang tính tôn giáo hay triết học về sự tồn tại sau cái chết, mà chỉ khảo sát nó dưới quan điểm khoa học mà thôi.
Khi hiểu biết còn hạn chế, ở mọi nền văn hóa, đều xuất hiện quan điểm về linh hồn, về sinh khí hay một loại “vật chất” đặc biệt đặc trưng cho sự sống. Sinh lực luận hay thuyết sức sống phương Tây từng xem sự sống do một loại “sinh lực” đặc biệt qui định. Tuy nhiên đến 1812, khi Wohler tổng hợp được một chất hữu cơ là urê, thì sinh lực luận não bị bác bỏ. Và sau 1953, khi Miller thu được các axit amin khi cho tia lửa điện phóng qua ống nghiệm mô phỏng khí quyển Trái đất xưa, khoa học đã thu được bằng chứng không thể bác bỏ về bản chất tự nhiên của sự sống. Theo đó sự sống chỉ là hình thái tổ chức mới của vật chất mà thôi. Theo quan điểm đó thì không có linh hồn. Khi ta chết, tư duy, nhận thức, tình cảm… cũng chấm dứt, vì đó là chức năng của bộ não. Hãy so sánh với hình ảnh hay âm thanh trong chiếc ti vi. Khi ngắt điện, chùng mất ngay lập tức.
Cần lưu ý, cặp phạm trù cấu trúc - chức năng có vai trò cốt tử trong sinh học, theo đó một chức năng chỉ có thể thực hiện tại một cấu trúc tương ứng. Chỉ tim mới bơm máu, chỉ bộ não mới biết tư duy. Quan niệm về linh hồn (một kiểu tồn tại ngoài cơ thể, có tình cảm, tư duy và ý chí tự do) là trái ngược với cặp phạm trù nói trên, nên cần được xem là phản khoa học.
Bằng chứng của ngoại cảm tìm mộ:
Xin nhấn mạnh, nói chung bằng chứng của ngoại cảm tìm mộ đều không đáng tin, vì chỉ dựa trên lời kể của người trong cuộc thiếu khiến thức về ngoại cảm và tâm linh. Một vài nghiên cứu được tổ chức trên thực địa cũng mắc lỗi nghiêm trọng về phương pháp, khi không thiết kế loại bỏ các kênh cảm giác (vì đây là ngoại cảm, tức phi cảm giác). Người viết bài này đã trực tiếp khảo sát cô Năm Nghĩa tìm mộ tại Thủ Dầu Một năm 2001 và nhận thấy, thực tế hoàn toàn khác lời kể của mọi người.
Có ý kiến thắc mắc rằng, ngoại trừ các trường hợp lừa gạt, tại sao cô đồng có thể nói được những thông tin rất bí mật về người chết? Bí mật này đã được khám phá năm 1977 trên tạp chí Người yêu cầu nghi ngờ của CSICOP, khi Hyman phát hiện kỹ thuật “đọc nguội” (cold reading), là kỹ thuật lấy tin từ chính thân chủ của giới bói toán hay đồng cốt. Nói cách khác, nếu thân chủ ngồi im, nhắm mắt, bịt tai… nhằm cắt mọi kênh thông tin cảm giác, thì thày bói phải chịu bó tay! Tuy nhiên vì chúng ta muốn tin, nên chúng ta vô tình hay cố ý cung cấp mọi thông tin cần thiết cho cô đồng...
Vậy có thể kiểm tra tính xác thực của ngoại cảm tìm mộ hay không? Rất dễ dàng: hoặc thử nghiệm ADN, hoặc tổ chức thực nghiệm với các trường hợp thật giả lẫn lộn. Chính cô đồng Phương tại Thanh Hóa đã bị một phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh bóc mẽ khi mắc bẫy nói chuyện với “vong” không có thật. Nếu tổ chức tốt các thí nghiệm có kiểm soát, có lẽ không một nhà ngoại cảm nào dám chấp nhận thách thức.
Đỗ Kiên Cường
(Viện Vật Lý Y Sinh học - Trung Tâm khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc Phòng)
TIN LIÊN QUAN
Không được lạm dụng "thánh thần"
Nếu tham gia thử nghiệm, chết là chuyện bình thường (!!!)
Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học
Sáu ngày ly kỳ tìm mộ
Mạch đập thì thật nhưng máu thì…đen
Vòng tròn, vòng tròn - cái vòng tròn ngớ ngẩn
Gửi tin qua E-mail In tin
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT
Hoang Duc Hai - kimgiang Thanh xuan Ha noi - hoangduchaithuy@yahoo.com
Tôi rất nhất trí như bài viết Cần phải cấm những người như cô Bích Hằng phát tán băng đĩa không đúng.mê tín dị đoan
Hoàng Hải Châu - Tân Mai, Hà Nội - Haichau@gmail.com
Tôicảm ơn nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường rất nhiều. Gia đình tôi đã tốn không biết bao nhiêu tiền của cho cái trò lừa bịp của mấy bà đồng cốt mang danh ngoại cảm mà tôi không biết. Tôi thấy làm lạ là tại sao những người đó vẫn bịt mắt dân moi tiền một cách công khai như vậy? Đúng là luật pháp Việt Nam cấm không cho hành nghề đồng bóng, mê tín dị đoan. Vậy những người thi hành luật pháp đã làm gì về hiện tượng bịt mắt moi tiền dân thế này?
Lê Thị Hoan - Kim Mã TP Hà Nội - lehoan2110@gmail.com
Vấn đề này cần được xác minh rõ, nếu cần thiết cần có sự can thiệp của Pháp Luật. Vì hiện nay theo như tôi thấy cô Bích Hằng thậm chí còn làm cho một khoa của ĐH Quốc Gia ( Tôi xin lỗi là không nhớ chính xác thông tin là Khoa gì? nhưng có nghĩa đó là sự chứng thực của một trường ĐH Uy tín của Việt Nam). Mặt khác các tài liệu và truyền miệng những truyện kể, Video và file âm thanh được phát tán rộng rãi trên mạng. Nếu xác minh là không có thực thì lập tức cần thu hồi những tư liệu truyền bá trên, tránh gây ảnh hưởng xấu tới dư luận và công chúng.
Nguyễn Xuân Nam - Láng Hạ - Hà Nội - nam_nx@yahoo.com
Tôi cũng rất đồng tình với các bạn. Tôi đã từng xem đĩa VCD Phan Thị Bích Hằng nói chuyện, rất bài bản, rất "đạo diễn", rất "quảng cáo". Dân ta vì tình cảm với người đã mất mà cuồng tín. Những chứng cứ rất mù mờ, không thể tin được.
Nguyễn Văn Nghĩa - Đồng Quang - Thái Nguyên - nghiamedmas@yahoo.com
Thay mặt những sĩ quan quân đội đang công tác tại Thái Nguyên xin rất cảm ơn nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường đã trang bị cho chúng tôi khối lượng kiến thức bổ ích để "trò chuyện" với một số người tại địa phương vẫn còn quá u mê về "gọi hồn", tìm mộ. Đề nghị Ông và nhóm phóng viên báo Vietimes tiếp tục sự nghiệp nhằm chặn đứng tệ nạn mê tín dị đoan kiểu "gọi hồn" hiện đang tồn tại trên đất "Thủ đô gió ngàn" của chúng tôi.
- -
Cong khai va phan bien , vach tran nhung tro ngoai cam do la cach tot nhat de nang cáo su hieu biet cua nguoi dan
THÁI THỊ SƠN HÀ - 92 QUÁN THÁNH BA ĐÌNH HÀ NỘI - THAI-SON-HA-1962-@yahoo.com
Tôi rất đống tình với bài viết của tác giả ĐỖ KIÊN CƯỜNG. Từ đó chúng ta có thể thấy được các trò gọi hồn, bói toán, đồng bóng đều là những trò bịp bợm, cần phải được loại bỏ.
cao duy vật - -
cảm ơn nhà nghiên cứu đã đưa ra những luận chứng chính xác .
Phạm Đức Phi - Hà Nội - phambinhdinh2005@Yahoo.com.vn
Tôi đã không tin là trên đời này có " linh hồn".Tôi đã muốn tin khi nghe đĩa CD của cô Phan Thi bích Hằng, vì sao tôi lại muốn tin, thật mơ hồ....có lẽ điều quan trong nhất là tôi thấy ở trong đó Ông Trần Phương nào đó, nghe nói là một vị giáo sư có tên tuổi đã mạnh mẽ lên tiếng thuyết phục độc giả. Tôi đã muốn tin còn một lẽ khác: Điều đó sẽ giúp cho những người đang sống có trách nhiệm tốt hơn với những người đã chết, đó là điều rất quan trọng trong đời sống tâm linh của chúng ta. Nhưng rồi tôi lại không muốn tin vì thấy cái lơi thì ít mà cái hại cho xã hội thì nhiều. kẻ xấu đã lợi dụng để khai thác những người thiếu hiểu biết. Giả quyết vấn đề này không có phần kết vì cả hai đều tồn tai một cách khách quan và chúng đã gắn kết với nhau như một cặp phạm trù: Duy vật- duy tâm.
Xim - Hưng Yên - Ximhayto@yahoo.com
Bạn Hải à, tôi cũng rất đồng tình với bạn, sao không tóm cổ cái cô Bích Hằng nào đấy đi nhỉ. Cứ để cô ta tuyên truyền nhảm nhí mãi. Nhưng mà, công an họ không thích làm mấy cái việc này đâu.
Ý kiến của bạn về bài viết này
Tắt Telex Vni
Họ và tên:
Địa chỉ:
E-mail:
Điện thoại:
File gửi kèm: (Max 100KB)
File gửi kèm: (Max 100KB)
File gửi kèm: (Max 100KB)
Tiêu đề:
Nội dung:
CÁC TIN KHÁC
Thật thà với chính mình: ai dám? (2) (29/09/2007)
Thật thà với chính mình: Ai dám? (1) (28/09/2007)
Ba bức thư và triệu nỗi buồn của Mẹ Âu Cơ (27/09/2007)
“Sống thử”: Tình yêu chỉ Chiến thắng và Nô lệ cho chính nó! (27/09/2007)
Chuyện những người dân ao ước có… "chính quyền" (26/09/2007)
Những cuộc truy lùng xuyên... thế kỷ (21/09/2007)
Tiết tấu chậm của "người phàm" Lý Nạp (20/09/2007)
Thế giới của những gì khó hình dung nhất (18/09/2007)
Hành trình của một con số... quái quỷ (17/09/2007)
No comments:
Post a Comment