Tuesday, November 18, 2008

TRẦN ĐỘ

===


LTS: Chúngtôiđã tìm thấy trên Internet bài "Tìm Mộ Chị Tôi" của tường Trần Độ ! Bài này thuật chuyện gia đình ông phải nhờ đồng cốt, bói toán để tìm ra ngôi mộ của chị ông.Tướng Trần Độ trước đây là một lý thuyết gia cộng sàn, tay súng tay đàn, coi nhu văn võ tòan tài, nhơ việc to tiếng kết tội nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm mà ông vọt lên trên con đường danh lợi. Gần đây ông xoay 180 độ, lên tiếng chống đảng, ca tụng linh nghiệm trong đồng côt, bói toán. Than ôi, trước đây ông đã kết tội những người chống đảng, nay ông chống đảng, và có lẽ trước kia, ông cũng đã từng kết tôi những ai duy tâm, mê tín, nay ông cũng duy tâm mê tín! Và nay thì không riêng ông , mà cả nước đang rộn lên phong trào đồng cốt, bói toán!Tiếp theo là bài viết của một cựu chiến binh tên là Trần Minh Tâm phát biểu về bài của Trần Độ.
Mấy cảm nghĩ nhân đọc bài
"Tìm mộ chị tôi"
của tướng Trần Độ.
CCB - Trần Minh Tâm



Tướng Trần Độ xuất thân trong một gia đình bậc trung nông thuộc Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình Bắc Bộ Việt Nam. Sinh ra và lớn lên chứng kiến hoàn cảnh nước nhà bị thực dân Pháp và Phong Kiến triều Nguyễn suy tàn cai trị, đất nước chưa được độc lập, nhân dân chưa được tự do nên ông đã sớm giác ngộ lòng yêu nước. Trong gia đình không chỉ riêng một mình ông sớm dấn thân vào công cuộc tham gia cách mạng giành độc lập nước nhà, mà còn có nhiều anh chị em ruột khác nữa. Lúc đầu, ông cũng như bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác đều thiển nghĩ cách mạng cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lê nin, hình ảnh một nước Nga Xô Viết XHCN tươi đẹp có bản chất chế độ ưu việt là một tấm gương thôi thúc tất cả những người Việt Nam yêu tổ quốc phấn đấu xây dựng. Liên Xô hôm nay (ngày ấy) sẽ là hình ảnh của Việt Nam ngày mai. Chủ nghĩa Cộng sản sẽ là mùa xuân vĩnh hông của nhân loại, sẽ là thiên đường, sẽ là thế giới đại đồng của cả nhân loại đau khổ vì chủ nghĩa đế quốc và thực dân....vv và vv...
Trên bước đường dấn thân tranh đấu cho cuộc cách mạng cộng sản, mà ông cũng như nhiều bậc tiền bối khác đều tâm niệm rông: Cuộc cách mạng này nó thực sự là cứu cánh cho đất nước và là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhôm xây dựng một đất nước Việt Nam sáng lạn tự do dân chủ và phú cường. Nhưng hơn 70 năm qua cùng với cả dân tộc đổ biết bao nhiêu xương máu, biết bao nhiêu hy sinh tang tóc, cuối cùng chỉ dành lại một nước Việt Nam nghèo đói nôm trong những quốc gia nghèo khổ cùng cực nhất trên thế giới, nhân dân vẫn phải sống cảnh lầm than tăm tối hơn thời thực dân Pháp và Phong kiến trước đây. Các quyền tự do dân chủ căn bản của con người, của nhân dân bị chính cái Nhà nước mà ông và các đồng chí của mình góp phần xây dựng nên tước đoạt. Người dân và kẻ sĩ như phải sống trong cảnh mất Nước, như trong vùng bị phát xít và thực dân tạm chiếm đóng. Tâm trạng của những người Cộng sản lão thành tiền bối có liêm sỉ, có nhân cách, có lòng tự trọng đều khắc khoải và đau buốt nỗi nhục lớn lao đó.



Ông Nguyễn Hộ là một lão thành cộng sản kỳ cựu cũng có hoàn cảnh gia đình tương tự giống như cụ Trần Độ, là đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình, cả cuộc đời mình cho cuộc cách mạng cộng sản ảo tưởng và lãng phí. Ông đã khắc họa trên tác phẩm Quan điểm và cuộc sống của mình từ năm 1993 thật đắt giá và sâu sắc: - Gia đình tôi đã có vợ tôi chết, anh ruột tôi chết, cả cuộc đời tôi hy sinh đi làm cách mạng Cộng sản, nhưng hơn 60 năm qua đổi lại nhân dân và đất nước chẳng được gì nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói, mất tự do dân chủ. Cuộc cách mạng Cộng sản mà tôi và bao lớp người Việt Nam yêu nước theo đuổi chỉ là vô ích và là một sỉ nhục lớn!-.




Cuộc đời của các bậc tiền bối cộng sản và gia đình họ như những Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Vũ Đình Huỳnh, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, La Văn Lâm, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang... Nó không chỉ là bi kịch của riêng bản thân các vị công thần góp phần tạo dựng ra chế độ Cộng sản này, mà nó còn là bi kịch của cả một dân tộc đầy đau thương uất hận và chia rẽ, và nguồn gốc sâu xa chính là chủ nghĩa Mác - Lê nin, học thuyết Cộng sản đấu tranh giai cấp giầy xéo đất nước khốn khổ này hơn 70 năm qua. Cuộc cách mạng đã bị phản bội, mục tiêu của cuộc tranh đấu đã bị đánh tráo, lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và tha hoá vào việc xây dựng mô hình một nhà nước không tưởng, ngông cuồng và dồ dại.
Trong gia đình tướng Trần Độ cũng có một bà chị ruột tham gia làm cách mạng Cộng sản bị thực dân Pháp bắt bỏ tù rồi hy sinh. Hơn nửa thế kỷ qua sau cái chết của người chị ruột, gia đình cụ Trần Độ đã bỏ nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm nhưng đều không có kết quả. Gần đây nhờ một số nhà ngoại cảm có tên tuổi trong nước nên công việc tìm kiếm đó đã thành công. Hài cốt người chị ruột đã tìm thấy ở một vùng ven đô thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và sau đó đã được an táng chu đáo.
Điều đáng nói ở câu chuyện do đích thân Tướng Trần Độ thuật lại việc tìm mộ người chị ruột của mình là ở chỗ, Đảng và Nhà nước cùng bộ máy tuyên truyền hùng hậu bao năm qua đã ra sức phỉ báng, bôi nhọ, xuyên tạc đời sống tâm linh của xã hội, sự mê tín phản khoa học của một bộ phận nhân dân... Và tự vỗ ngực xem mình là một nhà nước được xây dựng dựa trên một học thuyết khoa học, duy vật biện chứng Mác xít-chân lý của mọi thời đại, đỉnh cao trí tuệ của loài người vv... Bài bút ký kể lại chuyện tìm mộ do các nhà ngoại cảm hiện đang sống tại Việt Nam giúp đỡ gia đình ông được trình bày khá sinh động, lý giải chặt chẽ, xúc tích cũng là một minh chứng đánh gục những quan điểm duy ý chí, vô thần cộng sản và phản khoa học, phản động, phản cách mạng của một nền -chuyên chính vô học-, mang tầm văn hoá thấp.
Tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc câu truyện này để tham khảo chung.
Hà Nội ngày 03/11/2001.
Cựu chiến binh Trần Minh Tâm
Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội.


====






Tìm mộ chị tôi
Trần Độ


Tôi có hai bà chị: Chị cả tên là Tạ Thị Thi, sinh năm 1916 lấy chồng sớm và buôn bán làm ăn. Chị thứ hai là chị giáp tôi tên là Tạ Thị Câu, sinh năm 1919, tham gia hoạt động cách mạng từ 1936, khi có phong trào dân chủ, năm 1939-1940 là Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Thái Bình. Tôi sinh năm 1923, từ năm 1938, được chị Câu tôi dìu dắt và tham gia hoạt động cách mạng. Chị Câu tôi giới thiệu tôi vào Đảng và tôi được kết nạp năm 1940. Tôi còn có một cô em gái sinh năm 1930 tên là Tạ Thị Xuyến. Năm 1940, ở làng tôi có cuộc mít tinh bí mật ở cánh đồng Đông Lang. Mit tinh bị lộ, tuần phiên và lính phủ (huyện) xông vào đánh và bắt mọi người. Thế là phong trào bị khủng bố. Chị tôi cùng tôi thoát ly gia đình cùng đi làm cách mạng chuyên nghiệp.
Sau khi thoát ly, chị tôi rời xa địa phương và hay xuất hiện ở vùng Bắc Ninh và Hà Đông. Tôi đoán là chị tôi làm việc cho xứ uỷ Bắc Kỳ và không biết là làm gì? Khi tôi đã bị bắt, bị kết án 15 năm tù (1941) và bị đầy đi Sơn La (1942) thì tôi được biết chị Câu tôi ở Hoả Lò, hai chị em thường xuyên viết thư thăm hỏi nhau và kể chuyện. Thỉnh thoảng chị tôi còn gửi quà cho tôi. Chị tôi xé áo của mình ra khâu những chiếc khăn tay gửi cho tôi. Chị tôi ở Hoả Lò, ở tù chung với nhiều người, trong đó có chị Nguyễn Thị Minh Thái là vợ trước anh Võ Nguyên Giáp, chị Trương Thị Mỹ sau là Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam, và chị Nguyễn Thị Hông sau là vợ tôi. Chị Câu tôi bị bắt khoảng năm 1941, tôi không nhớ rõ ngày tháng, chỉ nhớ rông những năm tôi ở Sơn La (1942-1943 đến đầu năm 1944) chị em tôi vẫn liên lạc với nhau bông thư từ.
Thế rồi đầu năm 1944 trên đường bị giải từ Sơn La về Hoả Lò để bị đầy đi Côn Đảo, vào sau Tết đầu năm 1944, thì tôi được Chi bộ nhà tù tổ chức cho trốn thoát để tiếp tục hoạt động cách mạng, tôi không được gặp chị tôi ở Hoả Lò như đã hẹn.

Sau đó chị tôi ốm chết ở Hoả Lò vào ngày 29/09/1944 (ngày này được ghi trong giấy báo tử của chính quyền Pháp gửi cho mẹ tôi, sau khi chị tôi chết, và người làm gia phả họ tôi ghi nhận như vậy.)
Sau Cách mạng tháng 8/1945, tôi được bạn bè gửi cho 3 bức ảnh chân dung của ba người, đó là tôi, chị Câu và chị Hông - vợ tôi. Ba ảnh này các bạn thu được trong hồ sơ của Sở Mật thám Hà Nội. Tôi vẫn giữ được đến bây giờ.
Chị Câu là chị sát tôi, hơn tôi 4 tuổi nên khi ở nhà (Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải) chị tôi thường đi buôn bán các chợ xa phụ giúp cho mẹ tôi nuôi sống gia đình và chăm lo cho tôi học hành. Chị tôi yêu quý tôi lắm, hay mua quà cho tôi và hay tự hào khoe tôi với các bạn bè, lo cho tôi những khi tinh thần tôi khủng hoảng trước tình hình đất nước và dìu dắt tôi tiếp xúc với cách mạng. Khi tôi đã biết cách mạng, chị tôi trực tiếp giao công tác cho tôi và kiểm tra thử thách, khuyến khích, rồi giới thiệu tôi vào Đảng. Lúc đó tôi thường ra sức sao chép các tài liệu của chị tôi. Tôi còn nhớ, tôi chép cho chị tôi mấy cuốn sách và cũng là những nội dung tôi được học tập:
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng do Phan Văn Hùm viết.
- Công tác vận động quần chúng.
- Công tác bí mật.
- Điều lệ Đảng cộng sản Đông Dương.
- Và một cuốn gì đó của Lê-Nin, mà tôi nhớ không rõ Tôi là học trò, chữ đẹp, được chép cho chị tôi, chị tôi cũng khen ngợi khuyến khích tôi nhiều lắm.

Bây giờ tôi không còn nhớ rõ là tôi biết tin chị tôi chết từ bao giờ, (ngày nào, tháng nào). Tôi chỉ biết sau Cách mạng tháng Tám, tôi luôn ngậm ngùi thương nhớ chị tôi, và mỗi khi về nhà gặp mẹ tôi và em gái tôi thì đều nhắc đến chị tôi với lòng thương cảm và xót xa. Tôi rất thương xót chị tôi vì chị tôi không được biết tí gì mùi vị của thắng lợi và đã chết khi còn quá trẻ, chưa có gia đình. Tôi cũng không biết chị tôi đã yêu ai và có người yêu chưa? Có nhiều người hỏi tôi chuyện ấy, nhưng tôi chỉ trả lời: Không biết!
Thế rồi sau Cách mạng tháng Tám, cả nước lại đi vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp và tôi bị cuốn vào đó, không có dịp nghĩ gì đến chị tôi nữa. Sau năm 1954, tôi tiếp tục ở quân đội, tôi vẫn say sưa công việc cũng không có ấn tượng gì về gia đình, thỉnh thoảng về thăm mẹ tôi, cũng chỉ biết ngậm ngùi thương nhớ chị, mà cũng không lúc nào nghị đến mồ mả của chị. Sau đó, từ 1964 tôi chuẩn bị đi B và đi B, tham gia chiến đấu cho đến năm 1974. Sau năm 1975, trong tôi hình thành một sự hiểu biết và một tâm lý là: chắc chị tôi bị đau ốm chết trong tù thì chỉ bị chính quyền Pháp chôn cất qua quýt ở đâu đó. Và cái nơi -đâu đó - chắc chắn là ở vùng Hoàng Mai, ở khu vực trường bắn của Pháp mà anh Hoàng Văn Thụ bị bắn ở đó. Tôi không biết và cũng không đến trường bắn đó bao giờ. Nhưng cái địa danh Hoàng Mai đối với tôi rất gần gũi, vì khi anh Hoàng Văn Thụ bị bắn tôi đang làm việc ở báo Cờ Giải Phóng của Đảng. Do anh Trường Chinh gợi ý, tôi có làm một bài thơ - Khóc anh Hoàng Văn Thụ -. Bài thơ lúc ấy được truyền tụng và được học thuộc rất nhiều. Tôi được biết bài thơ đó được có người viết lên một bức tường ở trường bắn nơi anh Hoàng Văn Thụ hy sinh. Sau này tôi được biết thêm, xã có cái trường bắn đó được mang tên xã (sau này là phường) Hoàng Văn Thụ. Tên đó gắn liền với cái chết của chị tôi.

Đến những năm đầu của thập kỷ 90, tôi liên tục được nghe chuyện về các cuộc tìm kiếm mồ mả mà phần lớn là những cuộc tìm các mộ liệt sĩ hoặc là người thân của các gia đình cách mạng. Tôi có được đọc bài viết của anh Nguyễn Thọ Chân, của anh Nguyễn Hùng Phong và nhất là bài viết của anh Trần Phương kể lại quá trình anh nhờ các nhà ngoại cảm và gọi hồn để tìm mộ của người em gái là nữ du kích chết cách đây hơn 50 năm. Tôi còn được đọc một bản báo cáo tổng kết cuộc khảo sát các cuộc tìm mộ của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên. Ông Liên là người chuyên tìm mộ cho các liệt sĩ ở khắp các chiến trường từ Nam ra Bắc đến cả Lào và Cămphuchia. Tôi còn được đọc bản tổng kết khảo sát 97 cuộc gọi hồn của một cô tên là Phương ở Hàm Rồng. Tôi còn đọc nhiều bài đăng ở các tạp chí về 2 người này và việc tìm mộ cứ gắn liền với việc gọi hồn. Tôi cũng đọc những bài báo bác các việc tìm mộ và gọi hồn, cho là mê tín dị đoan, cho là có nhiều sự lừa bịp. Nhưng những lý lẽ của các bài báo này không làm thương tổn được cái sự thật của các cuộc gọi hồn và tìm mộ. Tôi cũng đã trở thành một mục tiêu cho hai báo Tiền Phong và Cựu Chiến Binh tranh luận về việc tôi nhờ nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp về quê tôi xác minh hộ mộ ông bố tôi ở quê. Về sau các nhà báo rõ hết sự thật cuộc tranh luận mới yên.
Thế là từ đó trong tôi hình thành một ý muốn, một hy vọng tìm thấy mộ của chị tôi. Trong nhà, em gái tôi cũng là một người gắn bó nhiều kỷ niệm với chị Câu tôi và các con tôi chúng nó đều sinh ra sau khi chị tôi chết, nhất là con trai lớn tôi sinh ra năm 1947, có sống một thời gian ở quê với bà và các kỷ niệm của bác nó là chị Câu tôi, nó rất thương xót bác và rất tận tụy trong việc tìm kiếm.
Tôi nghe nhiều về các nhà ngoại cảm, mà tôi chưa được tiếp xúc trực tiếp bao giờ. Tôi vẫn nhận thức trìu tượng rông: Đó là những người có những khả năng đặc biệt, nhìn thấy được những gì mà người thường không thấy, nghe được những âm thanh mà tai người thường không nghe được. Khi Đỗ Bá Hiệp về quê tôi xác minh mộ bố tôi, tôi cũng không có mặt. Chỉ có em gái tôi trực tiếp và xác nhận những điều Đỗ Bá Hiệp nói là chính xác.

Tôi có quen với đồng chí Chu Phác, vì khi trước ở Quân khu III, anh Vương Thừa Vũ là Tư lệnh và tôi là Chính uỷ thì anh Chu Phác là thư ký cho anh Vũ. Anh Phác cũng là người giúp tôi nhiều trong việc lo cho hậu phương của tôi trong 10 năm, tôi ở trong B2. Bây giờ tôi gặp lại anh Chu Phác, và được biết anh Chu Phác đang quan tâm nghiên cứu tâm lý học và quen rất nhiều nhà ngoại cảm. Anh Phác cũng là thủ trưởng một trung tâm nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu tiềm năng con người - (bộ môn cận tâm lý), và là Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục. Với tình thân cũ, tôi ngỏ ý muốn nhờ anh Phác giúp đỡ tìm các nhà ngoại cảm giúp cho việc tìm mộ chị tôi. Qua các câu chuyện, tôi thấy anh Phác quen biết rất nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng: như anh Liên, cô Bích Hông, cô Phương (Thanh Hoá), anh Nhã ở Thành phố Hồ Chí Minh ...v.v...
Và anh Chu Phác đã đồng ý sẵn sàng giúp tôi.
Trước đó, khoảng (1996-1997) nhờ một người bạn tôi giúp đỡ tôi đã liên hệ điện thoại được với anh Liên ở Hải Dương và bông điện thoại gặp được với bà Cườm cũng ở Hải Dương. Qua điện thoại, tôi chỉ nói và nghe được vài câu. Tôi nói: - Tôi có một bà chị bị tù ở Hỏa Lò và ốm chết trước Cách mạng tháng Tám, không biết bây giờ mộ ở đâu?- Anh Liên thì nói - Còn mộ đấy, có thể tìm được -. Bà Cườm thì nói: - Ông đứng ở trước cửa Hỏa Lò, chiếu thẳng về hướng Nam, cách độ hơn 1 km đến 2 km thì mộ còn ở vùng đó đấy. Nhưng sợ rông bây giờ nhiều nhà cửa đã xây lên, nếu mộ đó mà dưới nền các ngôi nhà đã xây thì khó tìm đấy -. Tôi đối chiếu bản đồ thì thấy rõ khu vực bà Cườm chỉ là ở vào vùng Bạch Mai, Hoàng Mai.

Anh Phác rất bận và tôi ít được gặp. Mãi đến giữa năm 2000 tôi mới liên hệ được với Chu Phác, tôi cũng chỉ tính nhờ Chu Phác môi giới cho tôi được gặp Phan Thị Bích Hông, để nhờ gọi hồn và tìm mộ chị tôi. Tôi có nghe nói nhiều đến cô Phương ở Hàm Rồng. Còn Phan Thị Bích Hông thì tôi được nghe kể về nhiều thành tích tìm mộ liệt sĩ của cô, nổi nhất là cuộc tìm mộ liệt sĩ ở Non Nước (Ninh Bình). Nhưng anh Chu Phác cho là tôi không thể ăn trực nôm chờ lâu ở Hàm Rồng được. Nhưng anh Phác hứa sẽ tìm cách giúp tôi theo một phương pháp mà anh đã làm ở nhiều cuộc. Phương pháp đó đại khái như sau:
Việc tìm mộ phải tiến hành nhiều bước:
Bước một. Nhờ một số nhà ngoại cảm, mỗi người độc lập nhận thông tin, rồi phát biểu những thông tin thu nhận được về bà chị tôi. Có cuộc đối chiếu các nguồn thông tin độc lập đó lại với nhau và tìm một đáp số đúng nhất.
Bước hai. Tiến hành một số thử nghiệm theo phương thức ngoại cảm, nghĩa là có những cách thử nghiệm bí ẩn.
Bước ba. Sau khi thống nhất được các thông tin để có một thông tin chính xác và có sự thử nghiệm rồi mới tiến hành làm các thủ tục để khai quật. Khi khai quật vẫn phải có các nhà ngoại cảm trực tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại) theo dõi và hướng dẫn điều chỉnh, cho đến khi tìm được hài cốt cụ thể.

Diễn biến thực tế các bước thực hiện.
1/ Ngày 4/8/2000, một nhà ngoại cảm tên là Nguyễn Khắc Bảy, một thanh niên trẻ mảnh khảnh đến nhà tôi (ở 97 Trần Hưng Đạo). Anh ngồi trước mặt, đối diện với tôi và chăm chú nhìn tôi, hỏi tôi đôi điều rồi lấy giấy bút vẽ một sơ đồ. Tóm tắt những thông tin mà anh Bảy cho biết là mộ chị Câu tôi còn và nôm gần mộ ông Hoàng Văn Thụ, trong vùng bãi bắn Hoàng Mai, thuộc xã Hoàng Văn Thụ. Mộ bà Câu ở bên cạnh một vũng nước, trong một khu vực có nhiều mộ và có những bộ hài cốt đã rời đi.
Khu vực này có những công trình kiến trúc lớn như đình, chùa, trường học, xưởng máy và đường xá ngoôn nghoèo.
2/ Ngày 25/1ẵ000, anh Chu Phác và một nhà ngoại cảm khác tên là Dương Mạnh Hùng đến nhà tôi. Anh Hùng là một thanh niên to béo khoẻ mạnh. Anh Hùng ngồi cạnh tôi, nắm tay tôi (về sau tôi được biết như thế là - bắt mạch thái tố -).
Anh Hùng hỏi tôi mấy câu về thân thế, rồi hỏi: -Trong nhà bác có ai là một người nữ mà chết lúc còn rất trẻ không?- Tôi trả lời là - Có. Và đó chính là bà chị tôi, mà nay tôi muốn tìm mộ đấy -. Đến đây, anh Hùng nhìn chăm chú vào khoảng không trong một góc phòng và xin tôi tờ giấy trắng và cái bút rồi anh ấy lẩm bẩm: - Đã xuất hiện đấy. Bà ấy đã xuất hiện đấy - và anh phác ra một khuôn mặt trên một tờ giấy. Từ đấy, anh Hùng cứ nắm chặt tay tôi và nhìn chăm chú vào góc phòng và bắt đầu nói chuyện. Tôi muốn rút tay ra, nhưng anh Hùng không cho và nói rông - Tôi rời tay bác ra thì bà ấy biến mất -.
Và cũng từ đây cuộc nói chuyện diễn ra giống như anh Hùng nói chuyện với một người vô hình. Anh hỏi và được người vô hình ấy trả lời, anh lại nói lại cho tôi biết. Tóm tắt, những thông tin thu được là:
Bà Câu là một người con gái trẻ đẹp, to béo, bị ốm, phù rồi chết. Mộ bây giờ ở một nơi giống bãi tha ma, muốn đi tới, phải qua những con đường ngoôn nghoèo, có tên là Bạch Mai, Trương Định, Hoàng Mai. Mộ ở gần một cái chùa và một cái đình, gần một hàng nước mà ông chủ là một ông già độ 60 tuổi tên là Trúc, bà vợ tên là Thu. Vong bà Câu hay về nhà ông Trúc. Dân quanh đấy có làm nghề đậu phụ, gần một cái chợ. Mộ bà Câu ở gần một cây hoa râm bụt đỏ, có một cây hoa trinh nữ trắng, gần một bãi phẳng như một bãi bóng...
Bà Câu chết vào năm Giáp Thân, tức 1944, vào mùa thu, tháng 8, vào đêm 26 rạng ngày 27 (âm lịch).
Về ngày tháng chết này thì ở trong gia phả họ Tạ ở Tây Giang ghi là 29/9/1944 (theo giấy báo tử của chính quyền thực dân Pháp gửi về cho bà mẹ bà Câu).
Đối chiếu lịch vạn niên thì ngày 29/9 dương lịch ứng vào ngày 13/8 âm lịch năm 1944 (Giáp Thân). Một nhà ngoại cảm tên là Tô Xuân Đạo thì nói ngày chết của bà Câu vào tháng chẵn, ngày lẻ (vận ngày 13 hay 27 cũng là ngày lẻ, chưa xác định lại được ngày nào). Theo trí nhớ của vợ tôi là Nguyễn Thị Hông, lúc đó cùng ở tù với chị Câu, thì bà Hông nói: Một buổi sáng, bà Hông đến làm vệ sinh ở chỗ bà Câu thì thấy bà Câu đã chết cứng. Tức là bà Câu chết vào lúc gần sáng. Bà Hông có nói, bà Câu chết năm trước thì năm sau Nhật đảo chính Pháp, và tiếc rông bà Câu không sống thêm mấy tháng nữa để trốn khỏi nhà tù. Năm sau là 1945, vậy năm trước đúng là năm 1944 (Giáp Thân). Hài cốt bà Câu còn được một chứng tích đó là hàm răng đen của bà, bị gãy mất một cái. Bà rất đồng ý cho bốc hài cốt của bà và đưa về quê hương. Hùng hai lần hỏi bà câu này và hai lần đều nói lại với chúng tôi là bà gật đầu.
Qua buổi này, tôi rõ ràng được trực tiếp mục kích sự hoạt động của nhà ngoại cảm: Đó là người có những khả năng đặc biệt mà người khác không có. Đó là họ nhìn được những gì mà người khác không thấy. Họ nghe được những âm thanh mà người thường không nghe được, không phải nghe bông tai mà họ nghe thấy ở trong đầu. Họ có khả năng nhìn được xa, nhìn được những vật thể bị lấp sau rất nhiều vật ngăn cách. Vì vậy, họ có thể vẽ lại sơ đồ những vùng đất cách xa họ hàng nghìn cây số mà bản thân họ cũng chưa đến bao giờ. Những nhà ngoại cảm mà chúng tôi đã gặp gỡ trong cuộc tìm kiếm này đều tỏ ra có nhiều khả năng. Họ có thể dự báo dự đoán (và ta vẫn gọ là xem bói), họ có thể nói tiền vận, hậu vận, gia thế và thân phận của người gặp. Nhiều người có khả năng tiếp xúc, giao thiệp với các vong hồn mà họ cầu xin tiếp và gặp. Những vong hồn này lại có thể cho họ biết nhiều thông tin quan trọng.
3/ Ngày 26/11 và 27/11, anh Chu Phác đi cùng Nguyễn Khắc Bảy và Dương Mạnh Hùng đến làng Hoàng Mai tìm đến chùa Nga My và đình làng Hoàng Mai (nơi thờ Trần Khát Chân) và tìm đến khu vực nghi thờ có mộ bà Câu. Ngày 27/11, anh Chu Phác cùng với 3 người: anh Bảy, anh Hùng và cô Thẩm Thuý Hoàn ghé nhà 97 Trần Hưng Đạo, báo cho tôi biết là các anh đi đến thực địa để kiểm tra lại những tin tức về địa hình đã thu nhận được.
Cô Hoàn nói thêm là hài cốt bà Câu nôm chếch, đầu gối vào một cột trụ, bị cột trụ đè lên một ít, chân ở phía đường đi.
Mấy người thấy rõ ở thực địa, đình, chùa, bãi phẳng và một khu trống độ mấy chục mét vuông trong đó có rất nhiều mộ và có mộ bà Câu nôm ở một vị trí bên cạnh một vũng nước, cách 1 cây đại hoa trắng (3-4m), cây đại cao hơn bức tường bao quanh, cạnh 1 bụi cỏ khô (cách 1m-1m50). Bụi cỏ khô này ở trên một cái thùng phuy cao độ hơn 1 mét. Mộ chỉ là một mô đất cao độ 10-20cm nôm ở gần một đầu trường và bên cạnh con đường xi-măng nhỏ. Địa điểm này ở sau đình và gần chùa.
4/ Cô Bích Hông có tham gia vào cuộc tìm kiếm này. Ngày 26.11.2000, Bích Hông nói ở văn phòng 46 Nguyễn Văn Ngọc: Đến làng Hoàng Mai, hỏi chùa Nga My cách một vườn vài chục mét.
Ngày 1.12.2000, Bích Hông nói thêm: Mộ ở nơi đất bông phẳng cạnh gốc cây chuối gần chùa Nga My và đền thờ Trần Khát Chân, có cây hoa đại, mộ nhìn lên hàng rào dây thép gai, ở đầu nhà. Bà Câu mặt bị sưng to và nôm nghiêng, sâu độ 70-90cm. Mộ không có tiểu khi đào phải cẩn thận.
5/ Ngày 13.12.2000, con cả tôi là Trần Thắng, sinh năm 1947, sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Tôi gọi cháu ra để làm chủ lực trong cuộc tìm kiếm này thay tôi, tôi đau ốm không đi lại được. Hồi đầu tháng 1ẵ000, Thắng đưa tôi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã biết có cuộc tìm kiếm này, và rất quan tâm hỏi han nhiều. Thắng cũng tỏ ra rất thương xót bà bác ruột của mình. Trong dịp đó, Thắng cũng trực tiếp gặp anh Chu Phác và được anh Chu Phác bàn bạc kế hoạch tìm kiếm. Tôi hẹn cháu ra Hà Nội vào ngày 11 hoặc 12 tháng 12. Nhưng cháu liên hệ với anh Chu Phác, và anh Chu Phác yêu cầu Thắng phải liên hệ với anh Nguyễn Văn Nhã, một nhà ngoại cảm ở TP Hồ Chí Minh.
Ngày 10.12 dương lịch, Nguyễn Văn Nhã đáp ứng yêu cầu của Thắng, nói mấy chi tiết cụ thể (qua điện thoại):
A/ Vị trí của mộ đúng như các nhà ngoại cảm ở Hà Nội đã nói.
B/ Cách mộ độ hơn 3m về phía Tây có 1 cây hoa đại, hoa trắng cao 3m.
ã Cạnh mộ, cách 1m50 có bụi cỏ khô cao hơn 1m.
ã Trên mộ có 3 mảnh thuỷ tinh hoặc sành lấp lánh.
ã 5 hôm nữa, anh đến thì cách mộ mấy mét có con gà trống kiếm ăn ở đó.
ã Mộ gần vũng nước.
Thắng ra đến Hà Nội này 13.12.2000 và ngay lập tức Thắng hoạt động ráo riết để thúc đẩy cuộc tìm kiếm đi tới kết quả. Từ 13.12, Thắng rất nhiều lần xuống thực địa vùng nghi là có mộ bà Câu để khảo sát địa hình và đối chiếu với những gì các nhà ngoại cảm Hà Nội và Nguyễn Văn Nhã đã nói. Thắng liên hệ nhiều với những dân cư làm nhà thành xóm ở chung quanh cái bãi có mộ bà Câu và hỏi thăm được rất nhiều tin tức cần thiết cho việc tìm kiếm và bốc mộ.
Ngày 14.12.2000, đúng sau 5 hôm đúng với ngày Thắng nói với anh Nguyễn Văn Nhã ở TP Hồ Chí Minh (tức là từ ngày 10/12 đến ngày 14.12), Thắng đến thực địa thì quả có thấy một con gà trống xuất hiện ở chỗ mà anh Nhã nói. Con gà này vốn thường bị nhốt trong chuồng gần đó. Nhưng đúng ngày đó, nó lại ra ngoài và đi chơi. Nó xuất hiện một lúc, rồi nó lại về chuồng. Hôm ấy anh Chu Phác cùng đi với Thắng và cũng cùng thấy con gà trống ấy.
6/ Có một việc thu hút người tham gia nữa là: anh Chu Phác giới thiệu và gia đình tôi có cô em gái tôi và cháu Thắng là hai người ruột thịt của bà Câu tìm đến bà Lương Thị Thanh Hà, người có khả năng gọi hồn, nhờ gọi giúp chị Câu về để gia đình nói chuyện.
Ngày 15.12.2000, cô Xuyến và Thắng đã đến gặp bà Thanh Hà. Qua cuộc bà Hà tiếp xúc với vong hồn chị Câu và cho biết: chị Câu bị chết trong một hoàn cảnh đau đớn và khổ nhục lắm. Chỗ mộ đang tìm là đúng mộ bà Câu rồi, cần phải gấp rút tìm cách đưa về quê. Việc đưa về quê phải tiến hành long trọng đầy đủ. Bởi vì khi sống là cán bộ quan trọng, nay cũng là người quan trọng ở dưới âm. Việc đưa đón không được sơ xuất.
7/ Nhiều lần tôi cũng muốn đến nơi để xem xét tình hình, nhưng mọi người đều nói đường hẹp, ngoôn nghoèo khó đi, tôi chưa đi được, nhưng có Thắng cho biết xe vào được đến đình Hoàng Mai và từ đình ra chỗ đó mất 100m. Tội tự thấy mình đi được. Vậy là một hôm, khoảng 18.12, tôi cùng Thắng đến chỗ đó. Tôi đã được nhìn thấy chỗ nghi là mộ chị Câu, tôi đến thắp hương và khấn chị. Tôi thấy rõ tận mắt và nhớ kỹ:
Mộ là một mô đất cũ, đất đã đen, cạnh con đường xi măng nhỏ, gần một đầu tường cụt và bên cạnh một vũng nước dài đến 2m, rộng khoảng 1m. Con đường đi từ một nhà dân ra chỗ này. Đây là một khoảng trống độ 30m2, chung quanh có tường và nhà che kín hết. Nhà dân mà chúng tôi ghé nhờ làm bàn đạp để đi ra mộ là nhà chị Ngà. Chị ấy rất quen thuộc với các cuộc tìm kiếm và bốc mộ ở đây và cho nhiều lời khuyên bổ ích. Cái vùng mấy chục thước vuông này còn rất nhiều mộ, độ một chục mộ đã dựng bia đầy đủ. Tôi quan sát và tôi thấy rõ được ngọn cây đại nhô lên từ bức tường hướng ở Tây, cách mộ chị tôi hơn 3m, tôi thấy rõ lùm cỏ khô ở trên cao hơn 1m, vì lùm cỏ này mọc trên một cái ống xi măng dựng đứng.
Tôi trao đổi với Thắng và Chu Phác, xác định là: - Địa điểm mộ chị Câu coi như đã xác định được, hơn 90% rồi. Đến lúc này tất cả các thông tin về địa hình và đường dẫn ngôi mộ, tất cả các địa tiêu chung quanh mộ đều được chỉ ra thống nhất, tuy cách diễn đạt có khác nhau và có đôi chút sai lệch. Nhưng đặc điểm về địa điểm cụ thể của ngôi mộ thì đều thống nhất cả. Tôi cũng đã tận mắt nhìn thấy hình thù đất chỗ ngôi mộ. Cần phải tổ chức bốc mộ sớm. Trong khi bốc sẽ nhờ các nhà ngoại cảm theo dõi và điều chỉnh cho việc khai quật đạt được trúng mục tiêu.
Anh Phác còn muốn làm một thử nghiệm nữa, yêu cầu Thắng bốc nắm đất ở giữa nơi nghi là mộ và vài nắm đất ở chung quanh đem về Thái Bình (Vũ Thư) nhờ một ông thầy xác định hộ. Nghe nói việc xác định này chính xác lắm. Thắng gấp rút đi Thái Bình ngay, nhưng đến nơi thì ông thầy có thiện ý ưu tiên cho mộ liệt sĩ (chị Câu là liệt sĩ) nhưng ông thầy đông khách quá, những khách đã chờ lâu cũng có đến dăm chục. Thắng thấy tình hình là phải chờ thì phải chờ đến 15-20 ngày, hoặc ít nhất và được ưu tiên chăng nữa cũng phải mất hàng tuần, Thầy lại còn bận nhiều loại lễ lạt khác nữa. Nên Thắng đã trao đổi với anh Chu Phác và xin thôi không làm thử nghiệm nữa. Vì rông căn cứ vào những thông tin đã có, ta có thể chắc chắn đến hơn 90% rồi, đặc biệt là anh Nhã ở TP Hồ Chí Minh mà cũng cho những thông tin trùng với Hùng, Bẩy, Hông ở Hà Nội.
Năm sắp hết, Tết sắp đến, nếu không khẩn trương thì việc kéo dài đến sang năm mất.
Thắng cũng không thể ở Hà Nội thời gian quá dài được.
8/ Sau khi cân nhắc, thì cả tôi và anh Phác, Thắng đều chọn hai thời điểm để tiến hành bốc mộ, và đó là rơi vào những ngày tốt, việc bốc mộ tiến hành sẽ được thuận lợi.
Đó là ngày 20-21 tháng 12 dương lịch tức 25-26 tháng 11 âm lịch. Lúc này đã là 18-19/12 rồi, sợ gấp quá, không chu đáo được. Vì thế chúng tôi chọn thời điểm thứ hai tức là ngày 27.12 dương lịch tức là mồng 2 tháng chạp âm lịch.
o0o
Ngày 27.12.2000, tức 02 tháng Chạp năm Canh Thìn. Cả nhà tôi tập trung xuống mộ, thuê người khai quật. Việc khai quật được tiến hành lúc 9 giờ sáng là giờ tốt. Anh Phác cũng có mặt và chỉ đạo.
Sau đó việc khai quật phải tạm dừng vì không thể tiến hành khi có mặt trời soi, sợ sẽ tổn thương đến hài cốt. Đến 5 giờ chiều (17 giờ) việc khai quật lại tiếp tục. Đến 20 giờ thì đã đào sâu được 60-70cm và huyệt bị nước mạch trào vào, phải dùng máy bơm, vừa bơm vừa tát nước vừa đào, vẫn chưa thấy được dấu tích gì.
Lúc này tôi hơi hoang mang, vì tôi vẫn lo rông khi đào thực địa, có thể lại có sai lệch, mà không tìm được trúng mộ chị tôi, như nhiều trường hợp khác, tôi đã đọc thấy.
Lúc này bên cạnh chúng tôi, không có nhà ngoại cảm nào để hỏi ý kiến. Bích Hông thì đi xa Hà Nội, không có liên hệ, các người khác thì đều vướng bận (hoặc đi học, hoặc đi công tác).
Nhưng những người tham gia đào thì là những người đã đào nhiều và cũng đào nhiều ở vùng này và cho biết: Họ có khả năng xem xét hài cốt mà khẳng định được hài cốt nam hay hay hài cốt nữ hoặc cỡ to nhỏ của các cháu ở chỗ đào về cho tôi biết là đã đào sâu hơn 2m và đã chạm vào một cái tiểu sành. Lúc này Thắng nhớ lại những thông tin của bà Phượng ở Đại Kim. Bà Phượng nói:
ã Địa điểm mộ là đúng rồi
ã Hài cốt còn và ở trong hòm gỗ, hòm đã vỡ.
ã Phải đào sâu khoảng 1m80 đến 2m, mới tìm thấy.
Tôi lại càng hồi hộp. Vì tất cả các nhà ngoại cảm không ai nói được rông chị tôi đã có nôm trong tiểu. Bích Hông chỉ nói khi chị tôi chết thì người bị phù và bị chôn nôm nghiêng. Những người khác thì người nói chị tôi bị chôn trong hòm gỗ, người thì bảo không có hòm.
Tôi thì tôi suy đoán: Khoảng những năm 40 ấy thân phận một người tù (mà lại tù Cộng sản) thì khi chết không thể được chôn cất chu đáo. Nhiều lắm thì cũng có motọ áo quan gỗ tạp, và rất có thể là một bó chiếu. Có thể không đến nỗi nhếch nhác như những người chết đói năm 45 hoặc những người bị tàn sát bởi bom đạn và càn quét. Vì tôi vẫn chờ đợi rông thi hài chị tôi sẽ chỉ là những nắm bùn đất đen ngòm lẫn xương với đất. Cần phải nhặt nhạnh từng mảnh xương. Và sẽ cố gắng tìm hàm răng đen mà tôi tin chắc là của chị tôi.
Sau này Thắng có cho tôi biết là anh Nhã có nói là anh linh cảm thấy rông hài cốt của chị Câu có thể còn nguyên vì anh thấy tín hiệu phát ra mạnh lắm và tín hiệu mạnh ấy làm nhiều người ngoại cảm đều có thể tìm thấy địa điểm của ngôi mộ.
Lúc này anh Phác có liên hệ điện thoại được với anh Nhã ở TP Hồ Chí Minh. Anh Nhã lúc 16 giờ có hướng dẫn:
- Đào sâu 60-70 cm nữa.
- Đào chếch về phía người mặc áo xanh nhạt.
- Đào về phía rãnh nước.
Thẩm Thúy Hoàn lúc 9 giờ 30 cũng đến xem chỗ đào và xác nhận là đào đúng chỗ rồi, lúc 16 giờ 10 qua điện thoại, cô Hoàn cũng hướng dẫn thêm:
ã Đào về phía rãnh nước.
ã Đào sâu đến hơn 2m.
ã Đào vuông thành sắc cạnh, đừng đào lòng chảo.
Bà Lương Thị Thanh Hà cũng khẳng định chỗ đào đúng rồi và bà cam đoan: Tôi nói tôi chịu trách nhiệm.
Lúc 21 giờ 30, khi anh Nhã được thông báo là đã đào chạm tiểu, thì anh Nhã cho biết: Trước đây có gia đình họ đã đào để tìm mộ nhà họ, nhưng họ thấy nhầm lẫn nên họ đã đưa hài cốt bà Câu vào tiểu và chôn lại cẩn thận tử tế. Thông thường ở nhiều nơi cũng có việc làm như vậy.
Cũng lúc này anh Nhã còn nhắc nhở là phải khấn các vong linh phù hộ cho bớt nước ở các mạch tràn vào huyệt. Con tôi, Thắng có cho tôi biết: Thắng có thực hiện sự khấn vái và quả là nước có bớt đi, có giảm sức tràn vào huyệt, việc đào bới tiếp tục và được thuận lợi hơn.
Các người dân chung quanh chỗ đào đã chứng kiến nhiều cuộc đào nhầm, cũng đã khẳng định rông: Có như vậy. Cái tiểu đựng hài cốt chị Câu là cái tiểu có tuổi thọ khá cao cách đây mấy chục năm rồi. Đó là phong tục thông thường của dân ta.
Vậy là hài cốt chị Câu còn gần như nguyên vẹn. Xương sọ còn nguyên và rất to (lúc ở nhà chị tôi là người cao lớn và béo tốt) hai hàm răng còn gần như đủ và là răng đen.
Những người đào khi bốc hài cốt, có nhận xét là xương chân tay to thế này là xương của người to lớn. Và khi đưa ảnh của chị Câu cho họ xem họ đối chiếu với xương sọ, thì họ bảo là rất khớp và đúng đây là mộ bà Câu.
22 giờ 30 thì mọi sự chuyển cốt sang tiểu mới quách mới, có rửa nước thơm, ướp trà thơm và bọc trong vải đỏ đầy đủ, đã hoàn thành xong xuôi.
Sau đó Thắng và em là Quang, cùng một cháu trong họ về lấy ảnh, lấy bia khắc sẵn và bát hương đưa bà Câu đi ngay về Thái Bình.
Thế là việc tìm mộ và bốc mộ chị Tạ Thị Câu nhà tôi hoàn thành vào 24 giờ ngày 27.12.2000 tức 02 tháng chạp Canh Thìn.
Gia đình tôi hoàn thành được việc quy tập các hài cốt Bố tôi, Mẹ tôi, Chị tôi về quê ở làng xã quê quán. Chị tôi được chấm dứt 56 năm bơ vơ đất khách.
Ngày 28.12.2000 tức 03.12 Canh Thìn, hài cốt chị Câu được để ở nhà lễ truy điệu được cử hành và hài cốt được đưa ngay đến nghĩa trang trung tâm huyện.
Cả nhà tôi sung sướng.
Cả họ tôi vui mừng.
Cả làng tôi đều vui vẻ.
Lễ tang đã tiến hành trọng thể nơi ngôi nhà và miếng đất chị tôi đã được sinh ra và lớn lên trong ngày 28.12.2000.
Gia đình tôi làm xong được một việc lớn, giải toả được nỗi ân hận của tôi, em tôi và con tôi từ mấy chục năm nay. Tôi rất chân thành cảm ơn anh Chu Phác và các nhà ngoại cảm: Nguyễn Khắc Bảy, Dương Mạnh Hùng, Thẩm Thuý Hoàn, Phan Thị Bích Hông, Nguyễn Văn Nhã, Tô Xuân Đạo, và cả anh Nguyễn Văn Liên, bà Cườm, chị Lưong Thị Thanh Hà, chị Nguyễn Thị Phượng là những người đã góp sức giúp gia đình tôi việc này.

Tôi nhận thấy các nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt là có thật. Tôi được đọc, được nghe nhiều, tôi thấy đây là một sự thật. Và sự thật đó là có rất nhiều người có tài lạ. Tài lạ đó, ta nghe lần đầu thì coi như không thật. Vấn đề là hiện nay mọi người nên đối xử với những tài lạ này như thế nào? Không thể có kiểu bác bỏ một cách thô thiển và giản đơn, cũng không thể nguỵ biện để bác bỏ. Mọi ngụy biện sẽ đều sụp đổ trước sự thật hiển nhiên.
Các thông tin, các nhà ngoại cảm thấy không thể lúc nào cũng chính xác và chính xác 100%. Vì sự thu nhận của họ (trông thấy và nghe thấy) cũng có nhiều yếu tố thời gian và không gian tác động. Trường hợp của tôi, tôi thấy có nhiều chi tiết sai lệch nhau và không đúng hẳn. Nhưng những thông tin đúng và khớp nhau thì nhiều.
Riêng tôi, tôi thấy tôi có đủ căn cứ và nhất là linh cảm thấy có một sự tin tưởng vững chắc vào khả năng của các nhà ngoại cảm.
Tôi thấy đó là những năng lực lớn không phải chỉ có ích cho sự tìm mộ và gọi hồn để giải quyết những vấn đề gia đình. Mà rất có thể huy động những năng lực này vào việc xây dựng đất nước về văn hoá, chính trị, nhưng không nên và không được phép vì bất cứ lý do gì mà bài bác, mà kỳ thị và thậm chí cấm đoán.
Có tài Lạ (ngoại cảm, chữa bệnh) mà có một người dân biết đến, là cần có chính sách đối đãi và sử dụng, chứ không thể kiếm cớ - không có giấy phép - để ngăn ngừa cấm đoán. Chỉ có cuộc sống và nhân dân là người phán xét chính xác và công bông hơn nhiều cơ quan - có quyền cho giấy -.
Ngày 30.12.2000
Tức ngày 5 tháng chạp Canh Thìn
Trần Độ
(97 Trần Hưng Đạo - Hà Nội)
ĐT: 9.424673
Chú thích:
Hiện nay tôi còn có băng ghi âm cuộc nói chuyện của Dương Mạnh Hùng và băng ghi âm cuộc nói chuyện (gọi hồn) của chị Lương Thị Thanh Hà với em gái tôi.
Tôi cũng có một băng ghi hình cuộc khai quật hài cốt chị Câu và tang lễ ở quê nhà.




===

No comments: