Chương 19
Một số Trí-thức và Văn-nghệ-sĩ khác
Kinh nghiệm cho thấy dưới chế độ Cộng Sản người dân rất sợ có ý kiến trái với đường lối của đảng. Giới sĩ phu dù có can đảm đến mấy cũng phải chờ đơiï có một cơ hội nào đảng hơi nớùi tay, hay sự kiểm soát tỏ ra hơi lỏng lẻo mới dám lên tiếng nhỏ nhẹ nói lên một phần rất nhỏ ý kiến của mình. Vì ai cũng sợ bị thủ tiêu, bị tù, ít nhất cũng bị cô lập, quản thúc. Bị cô lập có nghĩa là không có ai để nương nhờ, trong khi tự mình không có phương tiện sinh sống.
Thời gian cơ hội hiếm hoi đó xảy đến là thời gian sửa sai, sau CCRĐ, từ 1956-1957 và thời gian mấy năm “Cởi Mở” theo chân “Glasnost và Perestroika” của Gorbachev, từ 1986.
Chúng ta còn nhớ năm 1956, trong đại hội XX của đảng Cộng Sản Liên Xô, lãnh tụ Khrutshchev đã hạ bệ Staline, mở ra một thời kỳ sửa sai toàn diện ở Liên Xô. Sau đó ở Trung Cộng Lục Định Nhất cũng khai mào chiến dịch “Bách Gia Tranh Minh, Bách Hoa Tề Phóng” (Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở” ). Theo gót các đàn anh, Cộng đảng Việt Nam cũng cho lệnh ngưng CCRĐ, cho tiến hành “sửa sai”, đồng thời cũng mở ra thời kỳ “trăm hoa đua nở” ở miền Bắc VN. Đảng kêu gọi “Nói thật, nói thẳng, nói hết” để sửa sai.
Các nhà trí thức và văn nghệ sĩ miền Bắc, hoặc vì thơ ngây, tưởng thật, hoặc vì muốn lợi dụng thời cơ nói lên những điều uất ức nung nấu đã lâu ngày không có dịp phun ra. Thế là những tờ báo “phản động” ra đời: Nhân Văn, Giai Phẩm của Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Đất Mới của sinh viên, Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Những người đã dám nhỏ nhẹ lên tiếng trong thời gian này, ngoài hai nhà đại trí thức mà bạn đọc đã biết qua các chương 12 và 17, còn có những cự tướng như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Văn Cao, Trần Duy, Hoàng Cầm, Trần Lê Vân, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Bùi Quang Đoài, Hoàng Tích Linh, Hà Thi, Mai Sinh, Tạ Hữu Thiên v.v….
Trong thời gian thứ nhì, đổi mới, thì ngoài những người đứng đầu các chương trên, có Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Huy Cương, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Minh Cần, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bùi Minh Quốc, Bảo Cự, Hoàng Tiến, Thế Vũ, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Mạnh Tuấn (1), Phùng Gia Lộc, …và nếu có thể kể thêm cả những người chưa hẳn phản tỉnh nhưng cũng tỏ ra bất mãn và phê bình ban lãnh đạo đảng thì có thể nêu những tên như Trần Văn Giầu, Nguyễn Khắc Viện, Dương Quỳnh Hoa,Trần Bạch Đằng, Phạm Xuân Ẩn… và nhiều nữa…
Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” đã được Hoàng Văn Chí nói rất kỹ trong “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” do Mặt Trận Văn Hóa xuất bản năm 1957 ở Saigon. Ở đây chúng tôi chỉ lướt qua.
1. Phan Khôi (1984-1959) là cháu ngoại của anh hùng Hoàng Diệu. Ông cũng là nhà cách mạng đã từng bị thực dân Pháp bắt giam, là nhà văn, nhà báo nổi tiếng trước khi Việt Minh lên nắm chính quyền qua các cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh, Tản Đà v.v… Truyện ngắn “Ông Năm Chuột” của ông đã bị các văn nô như Nguyễn Công Hoan, ĐàoVũ theo lệnh đảng xúm vào “đấu tố” ông, gọi ông là “tên mật thám của Tây”, “tên đại địa chủ chuyên bóc lột dân nghèo”. Đào Vũ còn ám chỉ ông là “con cóc già”…
Phan Khôi ngay từ đầu đã dám thẳng thắn nói chủ nghĩa Cộng Sản có nhiều sai lầm và ông Hồ không nên nói “tiểu thuyết phải có vai trò chính trị” vì khả năng văn học của ông ta rất giới hạn… Có lần ở chỗ đông người ông mời bạn bè nhai một chiếc kẹo nội hóa trong khi uống cà phê. Miền Bắc thời ấy không có đường cát trắng (đường kính). Ông giải thích: Kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó giúp làm nổi bật chất đắng của cà phê. Chất đắng này có thể ví như sự lãnh đạo của đảng. Trong khi đó kẹo có thể làm cho chúng ta thưởng thức được hương vị của cà phê. Cái hương vị này có thể so sánh với phẩm cách của người trí thức. Ông cũng là tác giả truyện “Ông Bình Vôi” có dụng ý quảng diễn cái ý phản động của nhà thơ Lê Đạt ám chỉ lãnh tụ là ông bình vôi càng già càng teo lại trong 4 câu thơ để đời của Lê Đạt. (xin xem chương 1)
2. Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, nguyên quán Kiến Xương, Thái Bình, tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, ông vào đảng hồi 1943 có nhiều thành tích với đảng nên được ông Hồ cử làm thứ trưởng thanh niên trong chính phủ liên hiệp năm 1945. Trước đó ông là một nhà báo viết cho rất nhiều báo như Thời Báo, Ngày Mới, Tin Tức, Đời Nay…Trong sửa sai ông đã viết bài “Vấn Đề Pháp Trị” đăng trên tờ Nhân Văn, lên án những vụ áp bức chà đạp nhân phẩm con người, đồng thời tố cáo các tòa án kết án tùy tiện không dựa trên luật pháp. Vì bài báo này mà ông bị kết án tù 17 năm, sau đó bị quản thúc thêm 20 năm nữa. Nhà cầm quyền coi Nguyễn Hữu Đang là “đầu sỏ” của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.
Cuối năm 1992, nhà thơ Phùng Quán đã từ Hà-nội về tỉnh lỵ Thái Bình rồi từ đó đạp xe đạp ngược gió gần 20 cây số đến thăm Nguyễn Hữu Đang ở thôn Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương. Trong một bài báo trong nước, được tờ “Bản Tin Đường Sống”, (bản Tin số 2 tháng 10 năm 1996, xuất bản ở Quận Cam, California, hậu thân của tạp chí Đường Sống do nhà văn Trần Phong Vũ chủ trương), trích đăng lại, Phùng Quán đã tả cảnh sống cô đơn nghèo túng của con người đã từng được Hồ Chí Minh đích thân cử làm trưởng ban tổ chức lễ Độc Lập và ra mắt chính phủ VNDCCH ở vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ở tuổi 80 mà ông sống cô đơn, lẻ loi, không vợ, không con, một mình phải tự lo lấy tất cả mọi sự. Quần áo rách tả tơi. Cái phòng chỉ rộng 5 mét vuông. Cái bàn chỉ có hai chân “để cho nó giống người”. Ghế thì dùng cái vại sành hàng xóm quẳng đi đem rửa sạch lật úp xuống ngồi cho “mát”. Thức ăn thì lượm bao thuốc lá rỗng để đổi cho trẻ con lấy cóc, ngóe, và rắn để kho tiêu, được gọi là “chả cóc”, ăn dần cho có chất protít. Chết thì đã tìm được một chỗ trũng dưới chân bụi tre gần nhà “bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi, tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi làm phiền ai…Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp ra đó trước khi nhắm mắt xuôi tay…” Nguyễn Hữu Đang nói với Phùng Quán như vậy. Thảm cảnh đó là kết quả của những lời phát biểu không đúng chính sách của “đảng ta”. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Văn Cao, Phan Khôi, Đào Duy Anh và biết bao trí thức khác cũng bị bạc đãi, trù dập. Nhưng chưa thấy ai tả lại cảnh sống của họ bi đát như Phùng Quán đã tả về Nguyễn Hữu Đang.
3. Trần Dần (1926-1996), sinh quán Nam Định, tác giả tập thơ “Ta Nhất Định Thắng” và tiểu thuyết “Người Người Lớp Lớp” cũng bị coi là một trong những người chủ xướng phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.. Ông bị đánh ngay từ đầu, bị bắt giam, bắt làm kiểm thảo. Những vần thơ nhẹ nhàng”..không thấy phố thấy phường…chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ… ” cũng là cái cớ để ông bị bắt.
4. Trương Tửu (1909-1999) nổi tiếng vì tác phẩm phê bình văn học ” Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa. Ông cũng là tác giả những cuốn “tương Lai Văn Nghệ sĩ VN”, “Người Đàn Bà trong lịch sử văn học”. Viên Mai-Lê Phương còn là bút hiệu khác của ông khi sáng tác những tiểu thuyết “Tráng Sĩ Bồ Đề” và “Khi chiếc yếm rơi xuống”. Những tác phẩm biên khảo của ông thường hay gây tranh luận sôi nổi. Vì ông chủ trương “chỉ nên viết những gì mới mẻ” và “cần khiến người đọc suy nghĩ và tranh luận”. Sau vụ Nhân Văn-Giai Phẩm ông đã bị các văn nô cỡ Hoài Thanh theo lệnh đảng chỉ trích kịch liệt. Nhưng vì là một giáo sư (đại học Sư Phạm và đại học Tổng Hợp) có tiếng tăm và uy tín lớn trong nhiều giới nên ông chỉ bị cấm dạy ở 2 trường này, chứ không bị bắt và đi cải huấn.
5. Trần Duy, họa sĩ nổi tiếng với bài “Những Người Khổng Lồ”. Ông ám chỉ đảng là người khổng lồ không tim, được ngọc hoàng Thượng Đế sai xuống trần gian làm khổ loài người, vì không có tim. Trong bài có đoạn Nam Tào, Bắc Đẩu cùng với La Hầu và Kim Tinh tâu với Ngọc Hoàng:
“Đoàn khổng lồ lúc được nặn ra, chỉ cốt lấy to nên hết nguyên liệu để nặn tim, cho nên trong đoàn khổng lồ phải xuống hạ giới có một bọn không tim. Ngọc Hoàng biến thần sắc. Một vì sao hỏi: -Thiết nghĩ đoàn khổng lồ chỉ đánh với ma vương quỷ dữ cần gì tim? Ngọc Hoàng trả lời: Nhưng ta tạo nên con người của ta cần sống giữa hoa đẹp hương thơm. Vì sao lại tâu: Nhưng bộ óc to cánh tay lớn chẳng đủ rồi ư? Ngọc Hoàng phán: “Những cánh tay lớn của một người không tim sẽ đập nát những công trình của bộ óc hắn xây dựng…..”
6. Hữu Loan (sinh 1916), nổi tiếng về bài “Màu Tím Hoa Sim” được dân gian truyền tụng làm nhức óc đảng lãnh đạo. Bài này cũng như bài “Hoa Lúa” sau đó đều do tờ “Trăm Hoa” của nhà thơ Nguyễn Bính đăng tải và phổ biến. Sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tuy không bị án nặng như Nguyễn Hữu Đang, hay bị bắt giam và tra tấn như Trần Dần… nhưng Hữu Loan đã bị quản chế dài dài. Nhà văn Hoàng Huệ trong một bài diễn văn đọc tại đại hội văn nghệ miền Bắc năm 1956 đã nói: Hữu Loan bảo anh chỉ có mỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làm việc ban đêm trong một cái phòng duy nhất trong đó sống vật vờ tất cả vợ chồng con cái.
Tờ Thanh Niên đầu tháng 3, 1991 có đăng bài của Nguyễn Duy thuật lại rằng ở tuổi 75 nhà thơ vẫn đạp xe đạp hàng chục cây số lên thị xã Thanh Hóa rồi về nhà tự xoay xở mà sống, không nhờ vả, qụy lụy ai. “Có lần, “được mời” lên huyện trình diện, bị một ông công an trạc tuổi con cụ cật vấn: “Sao ông không lo làm nhà?” Nhà thơ già đập ngay: “Ta còn bận làm người.” Câu này làm người đọc nhớ tới câu nói thời danh của Diogène, nhà hiền triết cổ Hy Lạp, giữa ban ngày ban mặt đốt đuốc đi tìm người: “Hominem quoero” (ta đi tìm người)
Mấy trang sau sẽ thấy Nguyễn Huy Thiệp cũng nói về “người” một cách rất ư là chua cay: “chẳng có mặt nào đáng là mặt người”.
Đầu năm 1995, trả lời phỏng vấn của nguyệt san Thông Luận ở Paris, Nguyễn Hữu Loan đã nói về tình trạng xã hội xhcn và đường lối văn nghệ của đảng như sau:
“…Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Luận điệu thuộc lòng là: Không có ăn cắp mới lạ, có ăn cắp là tất nhiên. Đấy là thứ sốt rét vỡ da của nhân vật Khổng Lồ, của một chế độ Khổng Lồ. Đường lối đó ở ta được ông Trường Chinh tiếp thu và bảo vệ và truyền giáo như một thánh tông đồ xuất sắc.
“Một người nhà báo hỏi ông: Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?
Ông Trường Chinh sửng sốt:
” Anh nói sao? Các anh vẫn được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.”
Cũng trong bài phỏng vấn dành cho báo Thông Luận, Hữu Loan đã so sánh tình trạng xã hội đầy trộm cắp đầu thập niên 90 với thời Pháp thuộc như sau:
“Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có 5-6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng còn lo ngay ngáy cho số phận trâu bò, của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũng có vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nào để lạc nghiệp được?”
7. Hoàng Cầm thời kháng chiến được mệnh danh là nhà thơ đuổi giặc. Ông là đội trưởng đội văn công của miền Bắc, sau 1954 lên làm đoàn trưởng. Tháng 4 năm 1948 ông làm bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” cổ võ bộ đội Cộng Sản hăng say chống Pháp. Nhưng bài này bị những tay trùm văn nghệ phê bình “còn nặng chất tư sản, lãng mạn”. Ông có dính dáng đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên bị đuổi ra khỏi hội nhà văn. Thơ của ông không nhà xuất bản nào dám in. Cho đến sau “đổi mới” thời Nguyễn Văn Linh ông mới được thu lại vào hội nhà văn và phải đến 1991 người đọc mới thấy thơ của Hoàng Cầm tái xuất hiện trên văn đàn xhcn. Bài thơ đầy chất tượng trưng bí ẩn sau đây cho ta thấy tâm trạng của ông. Không dám nói thẳng, ông để người đọc suy nghĩ và tự tìm hiểu về con người ông và tình cảnh đất nước:
Hình rêu bóng nhớ
Em mất quê rồi anh mất em
Vừa khi tóc trắng rụng bên thềm
Hôm qua chợt thấy hình rêu lạ
In đậm hình em vách láng giềng
Vừa khi tóc trắng rụng bên thềm
Hôm qua chợt thấy hình rêu lạ
In đậm hình em vách láng giềng
Lưới nhện giăng tơ bờ kỷ niệm
Tấm voan che nửa mặt phù du
Chiều chiều anh đứng nhìn rêu đá
Thương vóc em gầy xiêu dốc mưa
Tấm voan che nửa mặt phù du
Chiều chiều anh đứng nhìn rêu đá
Thương vóc em gầy xiêu dốc mưa
Nhện bỗng đi đâu quá nửa ngày
Gió cuồng si quét mạng tơ bay
Hình em chuyển dáng, rêu di động
Em đã thành ra một gốc cây.
Gió cuồng si quét mạng tơ bay
Hình em chuyển dáng, rêu di động
Em đã thành ra một gốc cây.
Anh cứ ôm cây, cứ đợi chờ
Gió hòa mưa thuận quấn rêu tơ
Cho em óng ả xôn xao hiện
Gỡ mạng che thân lưới nhện hờ.”
Gió hòa mưa thuận quấn rêu tơ
Cho em óng ả xôn xao hiện
Gỡ mạng che thân lưới nhện hờ.”
8. Phùng Quán khốn đốn vì mấy vần thơ trong bài “Lời Mẹ dặn”:
“Yêu ai cứ nói là yêu,
Ghét ai cứ nói là ghét (…)
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.
Ghét ai cứ nói là ghét (…)
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.
(Văn số 21, ngày 17-9-1957)
Hay bài “Chống tham ô lãng phí”, (Giải Phẩm Mùa Thu tháng 10 năm 1956) với những câu:
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng ròng
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng ròng
Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa
Mồ hôi sôi trên lưng,
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.
Tôi đã đi qua (những vùng):
Hai mùa lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ
Hai mùa lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ
Tôi đã gặp
Những trẻ em còm cõi
Lên năm, lên sáu tuổi đầu,
Cơm thòm thèm độn cám và rau.
Những trẻ em còm cõi
Lên năm, lên sáu tuổi đầu,
Cơm thòm thèm độn cám và rau.
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách, chân trần
Quần xắn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân…
(…)Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách, chân trần
Quần xắn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân…
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy.
Khắp mặt đất như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải có một nghìn số báo nhân dân…
9. Nguyễn Bính (1918 – 20/1/1966), người làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định, tác giả những tập thơ “Lỡ Bước Sang Ngang”, “Hương Cố Nhân”, rất nổi tiếng thời tiền chiến. 13 tuổi đã làm thơ. 19 tuổi đã được giải thưởng về thơ của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1945 đang ở miền Nam, ông đã tham gia mặt trận Việt Minh, được cử làm trưởng ty tuyên truyền tỉnh Rạch Giá. Sau khi tập kết ra Bắc ông bắt đầu “mất lập trường”. Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy.
Khắp mặt đất như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải có một nghìn số báo nhân dân…
Trong thời gian sửa sai khi Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương Nhân Văn, thì Nguyễn Bính có tờ “Trăm Hoa” cùng chí hướng phê bình, châm chích đảng. Nguyễn Bính rất rộng rãi với anh em văn nghệ sĩ chống đảng. Chính ông đã quảng cáo rầm rộ cho bài “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan và khi ông này vắng nhà trong đợt cải cách ruộng đất, Nguyễn Bính đã trả cho vợ ông 15 đồng nhuận bút cho bài “Hoa Lúa” của ông, trong khi tờ Văn Nghệ của đảng chỉ trả 7 đồng cho một bài cùng loại. Một chỉ vàng lúc ấy có 20 đồng. (Hữu Loan so sánh: nhuận bút một cuốn sách ngày nay không bằng nhuận bút một bài thơ thời trước, và vì vậy nhiều nhà văn đã phải trở thành lưu manh và/hoặc hèn nhát)
Vũ Thư Hiên cho biết Nguyễn Bính chết vào đêm trừ tịch Bính Ngọ (1966) trong một hoàn cảnh bi thảm. Hàng xóm thấy mấy ngày ông không ra khỏi nhà, báo công an đến phá cửa vào thì thấy nhà thơ nằm chết còng queo bên chai rượu uống dở, trên manh chiếu rách. (2)
Đọc Đêm Giữa Ban Ngày đến chỗ này tôi sực nhớ tới mấy vần thơ của Nguyễn Bính thời tiền chiến mà chạnh lòng. Phải chăng nhà thơ đã nhìn trước thấy hoàn cảnh đất nước qua hoàn cảnh riêng của mình:
“Qua đêm tối đến ngày lại sáng
Hết đông dài ảm đạm lại sang xuân
Sao lòng ta (Việt Nam) vẫn tối tăm muôn phần
Chẳng được ánh bình minh (Tự Do) làm quang đãng?”
10. Văn Cao (1923-1995), nguyên quán huyện Vụ Bản, Nam định, sinh tại Hải Phòng ngày 15-11-1923. Ông chỉ được học nhạc sơ sài ở một trường dòng Công Giáo. Nhưng nhờ tài thiên phú ông đã sớm thành công trong thơ và nhạc. Ông cũng là một họa sĩ từng có tác phẩm trưng bày tại các cuộc triển lãm tranh lớn. Hết đông dài ảm đạm lại sang xuân
Sao lòng ta (Việt Nam) vẫn tối tăm muôn phần
Chẳng được ánh bình minh (Tự Do) làm quang đãng?”
Thời tiền chiến ông đã nổi tiếng cùng với Đặng Thế Phong, người cùng tỉnh, tuy rằng ông này yểu mệnh, chỉ để lại rất ít bài hát tuyệt hay. Những bài hát thính giả ưa thích nhất được Văn Cao soạn trước chiến tranh gồm Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Bến Xuân, Cung Đàn Xưa, Thiên Thai, Trương Chi, Làng Tôi… Đó là những bản nhạc trữ tình làm say mê đến huyễn hoặc người nghe. Nhưng ông đã cống hiến cho kháng chiến những bài hùng ca có sức lôi cuốn lòng người, thúc giục đoàn quân hăng say ra trận. Đó là những bài Đống Đa, Bắc Sơn, Thăng Long Hành Khúc, Không Quân Việt Nam…, nhất là bài Trường Ca Sông Lô hùng tráng lẫy lừng, lấy hứng từ kiệt tác “Dòng Sông Xanh” (Danube Bleue) của Johann Strauss …
Nhưng chế độ Hà-nội nợ ông bài Tiến Quân Ca sau trở thành “quốc ca” cho tới ngày nay. Ông đã sáng tác bài này trong lúc gia đình ông lâm cảnh nghèo túng phải rời bỏ quê quán ra Hải Phòng, còn ông thì sống nhờ sự bố thí của bạn bè, sống lay lất ở một căn phòng nhỏ ở thủ đô. Hình ảnh một cô bé 3 tuổi trần truồng cô đơn bên bờ hồ Gươm giữa mùa đông, gợi ông nhớ đến đứa cháu ruột cùng tuổi đi lạc trong chuyến di tản đã cuốn hút hồn ông vào những điệu nhạc cuồng loạn của bài Tiến Quân Ca.
“Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường …đường bờ hồ, theo thói quen cố tìm một cái gì để nói, tìm một âm thanh đầu tiên…. (…)Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một cái ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên 3. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như đôi mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải con cái mấy người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam định – Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về gác tôi viết được nét nhạc đầu bài “Tiến Quân Ca”. (3)
Vì bài ca này mà một số người quốc gia ở miền Nam đã coi ông như văn nô hiếu chiến của Cộng đảng. Nhưng thật oan uổng, ông làm vì lòng yêu nước chứ không vì chủ nghĩa Cộng Sản. Ông mới chính là nạn nhân của chế độ. Vì sau cải cách ruộng đất ông đã thức tỉnh và đã tham gia phong trào tự do dân chủ của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và trở thành đối tượng trù dập của đảng. Họ đã quên đi những cống hiến của một thiên tài cho cách mạng, mà chỉ còn giữ lại hận thù đối với một người bất đồng chính kiến. Chẳng những ông không được trọng dụng, mà còn bị cấm sáng tác trong suốt 30 năm. Mãi đến 1986, trong thời “đổi mới” người ta mới cho phép hát và phổ biến nhạc phẩm của Văn Cao. Nhưng ông cũng đã biết thân biết phận và biết đời, biết Đảng rồi.
Ông mất ngày 10-7-1995 tại Hà-nội. Năm ấy cũng là năm tuổi của ông, tuổi hợi. Đám tang được tổ chức long trọng, có tới 700 vòng hoa. Các vị tai to mặt lớn trong đảng và chính phủ, kể cả Tố Hữu, người đã sỉ vả ông hồi 1956, cũng đến ký tên vào sổ phân ưu. Khoảng một vạn dân Hà-nội đã đến tiễn đưa nhạc sĩ Văn Cao đến nơi an nghỉ cuối cùng. Người ta nói “tiễn đưa Căn Cao về cõi “Thiên Thai”. Nhưng cũng có nhiều người không khỏi nhớ lời ông từng phát biểu một cách cay chua, nhưng dịu dàng, nhẫn nại: “Lên đến Thiên Thai rồi muốn về trần ngay.” (4). Thiên thai mà Văn Cao nói đây là ngầm hiểu thiên đường Cộng Sản đấy.
Sau đổi mới, thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư:
1. Nguyễn Thanh Giang, hiện ngụ tại A 13 P9 TTPK Hòa Mục, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà-nội. (D.Th. 8.586.012) sinh năm 1936 là nhà điạ vật lý học nổi tiếng, năng có dịp ra nước ngoài kể cả Hoa Kỳ. Nước tư bản gộc này đã tặng ông danh hiệu “viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nữu Ước”, năm 1999. Ông không phải là đảng viên Cộng Sản, mặc dù bên vợ ông có nhiều người rất có thế lực trong đảng. Ông là bạn, cộng sự viên trong nhiều chục năm, nếu không nói là thầy dạy của chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương, khi còn làm việc tại tổng cục địa chất. Ủy viên thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt đã từng có thời làm việc dưới quyền ông và được ông đào tạo.
Ông còn là cố vấn của tướng Trần Độ. Vì vậy sau khi đảng khai trừ Trần Độ được 3 tháng họ đã cho bắt Nguyễn Thanh Giang vào ngày 4 tháng 3 năm 1999. Việc bắt bớ này xảy ra sau khi tổng bí thư Lê Khả Phiêu đi Bắc Kinh về, khiến có dư luận cho rằng Phiêu bị áp lực của Trung Quốc mà bắt Nguyễn Thanh Giang. Ở các chương trên độc giả đã thấy Hà Sĩ Phu, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Hộ đều bị bắt trong khi đang đi đường. Thì Nguyễn Thanh Giang cũng bị bắt giống như vậy. Rồi nhà ông cũng bị công an khám xét để tìm bằng chứng buộc tội ông. Nhưng do ông là nhà khoa học nổi tiếng cả ở nước ngoài, nên các cơ quan nhân quyền quốc tế đã can thiệp riết và ông đã được thả trung tuần tháng 5 vừa qua (1999).
Ngay từ khi nhà địa chất học này mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách theo chiều hướng dân chủ đa nguyên trong các bài báo “Nhân quyền, khát vọng ngàn đời”, và “Bầu cử quốc hội” hồi 1997 ông đã bị nhà cầm quyền theo dõi, canh chừng chỉ chờ có một cái cớ gì đó để trị tội. Bài “bầu cử quốc hội” ông rút từ kinh nghiệm bản thân: Năm 1993 ông đã cao hứng ra ứng cử vào quốc hội khóa IX. Mặc dù 99% cử tri tán thành, ông vẫn bị đảng mánh mung làm ông không đủ phiếu của cơ sở đề cử. Về chuyện mánh mung, gian lận này, nhà văn Hoàng Tiến đã nhận xét trong một bài viết về vụ Trần Độ bị khai trừ đầu năm nay:
“Hầu như mọi người tham gia vào việc tổ chức bầu cử, cũng như cử tri đi bầu, đều thấy mình làm một công việc đã được xếp đặt từ trước, đại giả dối, vậy mà họ vẫn cứ làm. Không thấy ai phản ứng. Thế mới kỳ!”
Cũng nên nhắc lại rằng năm ngoái, khi NTG vào Nam với ý định tìm cách giúp đỡ những gia đình thương binh tử sĩ, nạn nhân chiến tranh, không phân biệt bên này hay bên kia ông cũng đã bị bắt giữ một thời gian vắn. Ông bị bắt do chính sách phân biệt đối xử của đảng, “không lẫn lộn thù với bạn” (!)
Trong một bài ký sự viết ít lâu sau khi được thả ông đã tỏ lòng biết ơn bạn bè năm châu bốn bể đã vì bênh vực nhân quyền can thiệp cho ông. Ông ca ngợi hành động đó, bảo nó chứng tỏ tình anh em bốn bể, và đúng nghĩa “Internationale”. Ông cũng nói có Trời Phật phù hộ ông cho nên, như có người nói: “Cứ mỗi lần người ta dìm anh xuống một nấc thì anh lại bật cao lên hai ba nấc.” Rồi ông đưa con gái ông ra làm ví dụ. Truớc khi ông bị nạn lương cô ta là một thì sau khi ông bị nạn lương cô ta tăng lên gấp 10 …
Trong bài ký có mấy hàng sau đây đáng chú ý hơn cả:
“Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: “Tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói, phải viết như anh, nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt.”
2. Phan Đình Diệu là nhà toán học xuất sắc của Việt Nam. Ở vào vị thế của một nhà khoa học ông đã nhiều lần đề xuất những cải tổ về tổ chức, nhằm đưa tới một nền dân chủ tự do cho đất nước. Bản “Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước” được coi là tích cực và triệt để vì đã dám thẳng thắn bác bỏ quyền lãnh đạo chuyên chính của đảng Cộng Sản. Đồng thời đề ra những biện pháp cụ thể để thực thi quyền dân chủ tự do của người dân.
3. Phùng Gia Lộc là một nhà văn tương đối trẻ rất nghèo lại nhiều bệnh nan trị. Ông cũng không có chân trong hội Nhà Văn. Nhưng tên tuổi ông đã được độc giả ở hải ngoại biết đến nhờ bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì”. Trước đó ông cũng đã có truyện ngắn “Con Bò Thải”. Cả hai bài đều nói đến cảnh sống khổ cực của người dân nông thôn, bị cưỡng bách vào hợp tác xã, chịu cảnh áp bức, sống dở chết dở vì thuế nông nghiệp. Con bò của xã viên khi chưa vào hợp tác xã thì béo tốt, chỉ mấy tháng vào hợp tác xã rồi thì chỉ còn da bọc xương, khiến chủ nhân cũ của nó thương hại cố giải thoát cho nó khỏi cái hợp tác tắc trách cha chung không ai khóc, bò chung chẳng ai nuôi ăn…
Đó là tóm tắt truyện “Con bò thải”. Còn bài ký làm Phùng Gia Lộc nổi tiếng thì đây xin trích một vài hàng. Chuyện xảy ra vào cuối năm 1983, ở một xã thuộc tỉnh Phú Yên, bên bờ sông Chu, quê của tác giả. Cảnh gia đình tác giả, lúc ông về đến nhà:
“Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học, thằng nhớn, đang học bài ở nhà trên.
Thấy tôi về thằng Thức reo lên:
- A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố?
- Có cái rét cóng đây này!
Tôi nói rồi giắt xe vào nhà, mở túi gạo xách xuống bếp khoe:
- Ứng được 5 cân gạo!
Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo:
- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!
Tôi hỏi:
- Nhà ăn rồi hả mẹ?
Thằng cu Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói:
- Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học với con, ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải.
Tôi thấy cay xè trong mắt.
- Thế thì nấu thêm thêm vào. Hết thì tao đi bới đất nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào?…(…)
…Thấy chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại muốn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát đôi đũa. Cuộc chào mời đun đẩy, nhường nhịn nhau rõ bực. Tôi lùa hai bát với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ, thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại. Hắn sợ mẹ. (…)
… Hai vợ chồng than với nhau về số thuế nông nghiệp còn thiếu một tạ mười hai cân, mà chẳng lấy đâu ra mà trả:
“Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cái đời…”
” Bỗng có tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ giây chuyền. Tiếng loa phóng thanh…
Danh sách những nhà thiếu thuế…”Tiếng chó sủa ôi là chó sủa…
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc…Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu eng éc…
- Cứ bắt lấy chiếc xe đạp, phích, xô, bắt ráo…
Chị Cò Lộc, mở cửa ra!
Thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, thấy em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học 12 tuổi…cũng níu lưng tôi run bắn. (…)
- Theo danh sách đội báo chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu đem nộp ngay….Bà cụ đáp thay con dâu: Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?”
Những cuộc đối đáp và lục lọi gay gắt, gắt gao, mặc dù ở đó có mặt cả người em họ của tác giả làm bí thư Đảng ủy. Người ta bắt chiếc xe đạp của ông, ông doạ kiện lên ông Đồng, và nói mình là nhà báo. Họ đâm ngại không dám lấy. Nhưng cuối cùng người ta khám thấy thóc để dành trong chiếc quan tài, cỗ quan tài chuẩn bị cho mẹ tác giả trăm tuổi. Thóc cũng để làm ma.
“Bà cụ nói như rên rẩm:
” Đã bảo xay phứt đi cho con nó ăn, không nghe. Cứ bóp mồm, bóp miệng để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là.”
Một tay râu tóc xồm xoàm hỏi:
“Chị có gánh đi hay không thì chị cũng bảo.”
Một tay khác, tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
“Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này. Nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bể cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.”
Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít
“Cháu van các chú, các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra, ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng quạng đi lại, giơ gậy cản: “Các ông không thương trẻ, thì các ông thương chút thân già, để phúc đức cho con cháu.”
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng quèo như chiếc ghế đổ.
- Ôi Đảng ôi là Đảng ôi…Trông xuống mà coi!
Tôi xốc mẹ lên giường bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng và bì. … hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp…
Việc thật ở nhà tôi đêm 28 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: “Cái đêm hôm ấy…đêm gì?” (1987).
4. Trần Mạnh Hảo và Chế Lan Viên.Trần Mạnh Hảo nổi tiếng vì tiểu thuyết “Ly Thân” chống chế độ vừa in ra thì có lệnh trên thu lại trong trường hợp tương tự như cuốn Nổi Loạn của Đào Hiếu (5). Từ đó ông bị theo dõi canh chừng ráo riết. Nhưng nhờ biết “cư xử” phải phép, nay ông vẫn được phép in tác phẩm của mình. Ông có cuốn “thơ phản thơ” được giải thưởng của Hội Nhà Văn năm 1996, vừa tái bản trong đó có một bài viết về Chế Lan Viên rất đặc sắc. Ai cũng biết Chế Lan Viên là nhà thơ rất nổi tiếng thời tiền chiến ngang hàng với Thế Lữ, Xuân Diệu. Đến thời chiến tranh, cách mạng, ông đã cúc cung phục vụ cách mạng hết mình. Nhưng theo Trần Mạnh Hảo thì cuối đời ông rất nghèo, phải đích thân nấu cám nuôi heo để sinh sống. Khi gần chết ông đã trối lại là hãy thiêu xác đưa gửi vào chùa. (6)
“Càng gần cái chết, thơ ông viết càng hay, càng bớt chất luận đề, chính luận, càng thêm cảm xúc và sâu đọng. Hầu hết các nhà thơ mới, kể cả Xuân Diệu, Huy Cận, cái phần thơ hay nhất, đóng góp lớn nhất cho thi đàn lại là những thi phẩm ra đời trước năm 1945. Chỉ có CLV và phần nào Tế Hanh, những trước tác sau này thậm chí còn đồ sộ, còn hay hơn nhiều thời tiền chiến.”
Không rõ Trần Mạnh Hảo muốn ám chỉ điều gì khi ông trưng dẫn 3 câu thơ của CLV:
“Con trâu nghé ọ
Có cặp sừng bỡ ngỡ
Chiều buồn không biết cọ vào đâu” (1988)
Rồi bình luận: “Câu thơ viết như chơi, viết như đùa, như không mà hay đến nghi hoặc. Yêu biết bao nhiêu cái cặp sừng non bỡ ngỡ của thi ca. Này con nghé ọ, mi đang cọ sừng vào cõi hư vô mà chẳng biết. Nhà thơ bảy mươi tuổi nhưng thi ca mà ông sinh ra muôn đời phải là con trẻ, phải là con nghé ọ của đời. Con nghé thơ sẽ lớn thành con trâu kéo cày trên cánh đồng văn học. Và, trâu thơ ơi, sau khi ngươi chết đi, người đời sẽ mượn da ngươi làm trống, để đánh lên nhịp nhảy, nhịp sống của con người. Và trâu thơ ơi, xin mi để lại cặp sừng làm chiếc tù và báo động…” Có cặp sừng bỡ ngỡ
Chiều buồn không biết cọ vào đâu” (1988)
Tại sao TMH lại xin trâu thơ để lại chiếc sừng làm tù và báo động? Sao lại báo động?
5. Nguyễn Mạnh Tuấn, nổi tiếng vì cuốn “Cù Lao Tràm” viết thời “cởi trói” của Nguyễn Văn Linh. Năm 1990 ông đã xin ra khỏi đảng, nói là để “có thể sống đàng hoàng bằng ngòi bút của mình. Sau đó ông đã có 3 cuốn “Yêu như là sống”, “Ngoại Tình”, và “Nền Móng”. Trong lời nói đầu cuốn Nền Móng, tác giả viết: “Mọi khắc nghiệt của hoàn cảnh, dầu có đầy nước mắt cũng không đáng sợ, chỉ sợ sự thiêng liêng và niềm tin ở nơi mình không còn.” Một nhân vật trong truyện đã cho biết lý do cô ta vào Đoàn như sau:
“Em vào đoàn không phải vì lý tưởng – Tuyền đáp lại rất nhanh – Tất nhiên em chẳng nói điều đó với bất cứ ai. Bố em là dân “hợp tếch”, em phải vào Đoàn để lý lịch đỏ lên, sang năm thi vào đại học cho dễ. Chỉ có thế thôi.”
6. Tô Hoài (1920) là nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến với cuốn “Dế mèn phiêu liêu ký”. Đầu thập niên này ông có cuốn “Cát Bụi Chân Ai” cũng đáng chú ý. Ông đã bị bắt về tội “cùng đàn em tìm đủ cách chối bỏ những giá trị xây dựng chế độ từ trước tới nay.” Theo tờ Văn Hóa Nghệ Thuật thì chính Tô Hoài là người đã thu thập những tác phẩm chống đối trong nước gửi ra ngoại quốc.
7. Hoàng Tiến là nhà văn được nói đến nhiều ở Hải Ngoại trong năm nay. Năm ngoái ông đã được Tổ Chức Cảnh Giác Nhân Quyền (Human Rights Watch) tặng giải thưởng “Hellman – Hammett” cùng với 7 nhân vật VN khác trong đó có Lữ Phương, cựu thứ trưởng của “chính phủ lâm thời” Cộng Hòa Miền Nam, đại đức Thích Trí Siêu và nhà thơ Phạm Thái Thủy.
Ông đã từng bị coi là có khuynh hướng xét lại hồi 1964, vì tập truyện ngắn “Sương Tan” mô tả những cái sai quấy trong CCRĐ, những cảnh buồn đau trong chiến tranh. Ông ngưng sáng tác suốt hơn hai chục năm. Mãi đến 1979 mới thấy có bài vở của ông trên báo. Hoàng Tiến lại được biết đến qua những tiểu thuyết “Hà-nội của tôi”, “Con Rồng Thần Thoại”, “Mùa Hoa Nghệ Rừng” và “Người đàn bà có khuôn mặt trăng rằm”. Ông cũng có viết về Hồ Xuân Hương, về chữ quốc ngữ.
Khi tướng Trần Độ bị khai trừ vào đầu năm, Hoàng Tiến là một trong những người đầu tiên lên tiếng “Tôi Tán Thành Với Tướng Trần Độ” và nêu cao chủ trương “Hợp Lực Đồng Hướng” nhằm “tạo sức mạnh đẩy cỗ xe Việt Nam thoát khỏi vũng lầy.”
Sau loạt bài nói trên, Hoàng Tiến đã “bị săn sóc tận tình cùng với nhiều người khác nhất là nhà báo Vũ Huy Cương”, như ông đã nói với ký giả đài Á Châu Tự Do. Cũng trong bài phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, Hoàng Tiến cho biết:
“Tôi theo đạo Phật. Tôi tin Giời Phật đã chi phối hết cả rồi”. Được hỏi thêm số người mang tinh thần nghĩa cả như ông nói có đông không, ông lại nhắc đến Trời Phật lần nữa:
“Cũng đông, cũng đông đấy. Bây giờ nhiều người lên tiếng nói hay lắm. Nói chung tôi thấy rất mừng. Giời Phật chi phối rồi đất nước mình sẽ khá lên.” Nghĩa là ông tin đất nước một ngày kia sẽ được tự do dân chủ. Ông còn tiết lộ về sự chuyển hướng suy nghĩ của một số đảng viên:
“Nó có cái lạ thế này. Trong sâu thẳm, họ đều tin vào tôn giáo cả đấy. Thí dụ như ông Đỗ Mười ngay hồi còn đương nhiệm tổng bí thư cũng đến chùa thắp hương cơ mà, cũng lễ Phật cơ mà. Dạo này nhiều người trong nước nói về nghiệp quả, họ còn viết thành chuyện đăng báo. Nhờ thế nên nhiều người cũng bớt ác đi. Nếu không họ cứ nói duy vật chủ nghĩa là không có tin gì cả, chết là hết thì nguy lắm. Nhưng bây giờ nhiều người trong bọn họ cũng sợ rồi. Nhiều ông trưởng ty công an bây giờ đi lễ như điên ấy. Họ về hưu rồi, bây giờ họ sám hối ấy mà. Họ chăm đi lễ lắm. Những người đang cầm quyền mà nghĩ được như thế nữa thì hay lắm.”
Khi nghe tin Nguyễn Thanh Giang bị bắt, Hoàng Tiến đã gửi cho các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước một lá thư dài để phản đối. Trong thư ông đã nhắc lại khẩu hiệu Xô Viết Nghệ Tĩnh: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, những vụ bắt bớ và trù dập những nhà đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường và một loạt văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm, cũng như cách xử lý đối với những nhà trí thức khác như Phan Đình Diệu, Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Linh… kể cả luật sư Nguyễn Hữu Thọ là những người có công với đảng với kháng chiến.
Chính ông cũng đã bị rầy rà: cắt điện thoại, bao vây thư tín, bạn bè ông đến chơi bị đe dọa, tác phẩm bị cấm in. Người ta còn gửi tài liệu “phản động” đến nhà ông để tìm cách vu cáo… Tình trạng này xảy ra sau khi ông đề nghị cho báo chí tự do trong buổi học tập nghị quyết do hội nhà văn tổ chức ngày 30-10-1996.
Vậy mà một năm sau ông lại gửi thư cho bộ trưởng văn hóa thông tin Nguyễn Khoa Điềm đòi thực thi tự do báo chí. Ông trích dẫn điều 69 của hiến pháp để lên án luật báo chí mới là vi hiến.
8. Nguyễn Phong Hồ Hiếu có bằng cử nhân kinh tế và cao học Lịch sử. Ông gia nhập đảng Cộng Sản năm 1966. Năm 1990 bị khai trừ. Hiện là một trong những người hăng say cổ võ cho một nền dân chủ đa nguyên. Ông phê phán chủ nghĩa Mác là không tưởng. Lên án chế độ hiện nay ở Việt Nam là tay sai cho ngoại bang. Ngày 1-8-1993 ông đã đọc một bài tham luận tại nhà Văn Hóa Lao Động Saigon về vấn đề cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sau đây là một vài đoạn vắn trích từ bài tham luận:
“Phong trào Cộng Sản là phương thuốc hiệu nghiệm chống đế quốc trong thế kỷ qua…Nhưng Mác chưa có một công trình nào hoàn chỉnh về cái gọi là chủ nghĩa xã hội
Về nền kinh tế tư bản ông nói:
“Và phải chăng, đã đến lúc chúng ta nên công bố công khai đi vào nền kinh tế tư bản, chứ không nên lấp lửng, đầu Ngô mình Sở “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn”
Về quyền dân chủ:
“Dù đảng Cộng Sản có công trạng lớn đến đâu đối với tổ quốc thì họ cũng chỉ chiếm 2/66 triệu người, nghĩa là không tới 3%. Hai triệu người không được quyền nắm hết quyền của 66 triệu ngưòi còn lại. Ai cho họ làm điều đó? (….)
“Lâu nay dưới chính thể xhcn, tất cả quyền dân đều được ghi trong hiến pháp, nhưng tất cả đều được diễn dịch theo kiểu xhcn. Nghĩa là không có gì hết.
“Quyền tự do cư trú nhưng phải có công an cho phép, phải có hộ khẩu.
“Quyền tự do lập hội, nhưng chỉ cho phép những hội đoàn dưới sự lãnh đạo của đảng.
“Quyền tự do báo chí nhưng chỉ có những tổ chức của đảng mới được phép ra báo. Tư nhân xin miễn.
“Quyền tự do ứng cử, bầu cử, nhưng do đảng chọn người ra ứng cử. Dân thì “tự do bầu thoải mái.”
Nguyễn Phong Hồ Hiếu, có lẽ bị ảnh hưỏng bởi Hà Sĩ Phu cũng ví cnxh như chiếc thuyền mà đảng đã dùng để vượt con sông “độc lập”. Nhưng
“Từ 1975 đến nay, chúng ta vẫn vác con thuyền đó trên vai để đi bộ đến “tự do hạnh phúc”. Gần hai thập kỷ qua cho thấy con thuyền đó không chạy trên bộ đuợc. Chẳng những nó trở ngại cho việc đi tìm “tự do hạnh phúc”, mà nó còn làm vướng cả bước đi và tầm nhìn.”
9. Lữ Phương, một trí thức miền Nam đi theo đảng, theo mặt trận giải phóng miền Nam, làm đến thứ trưởng văn hóa trong “chính phủ lâm thời CHMN”. Ông đã vào đảng, rồi tự ý bỏ đảng vì vỡ mộng. Nhìn vào thực tại xã hội Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm cả nước, và nghiên cứu thêm, đọc thêm những tài liệu mới tràn vào Việt Nam từ khi có “đổi mới” , Lữ Phương đã nhận ra rằng chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ ý thức hệ như mọi ý hệ khác. Ông đã nói rõ điều đó trong thư gửi Trần Độ dịp Tết Kỷ Mão, khi được tin ông tướng này bị khai trừ khỏi đảng:
“Chẳng ai ngăn cản người ta nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng Sản là thứ lòng tốt. Nhưng gọi nó là “khoa học”, “sự tất yếu của tương lai”, hoặc một cái gì đó “duy nhất cách mạng” để trở thành cái tốt nhất và vĩnh viễn thì đó là điều ngộ nhận khó tồn tại vào những ngày tận cùng của thế kỷ này. Không hơn không kém, đó chỉ là một ý thức hệ thôi; không phải chỉ là ý thức hệ cầm quyền mà là một ý thức hệ theo nghĩa tổng quát nhất của từ ngữ.”
Về chuyên chính vô sản: “trên thực tế chỉ là chuyên chính của chừng mấy chục người tự cho mình đại diện cho cả giai cấp mà sự tồn tại của nó chỉ là một bóng ma của thế kỷ đã qua.”
10-11. Kim Hạnh và Trần Huy Quang, một người là tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ đã bị mất chức vì dại dột tiết lộ Bác đã có vợ. Còn một người, Trần Huy Quang thì bị đuổi khỏi tạp chí Văn Nghệ, Hà-nội, vì truyện ngắn “Linh Nghiệm” ám chỉ ông Hồ lừa bịp dân lành hô hào họ đi tìm cái bánh vẽ to tổ bố, mà tác giả cứ úp mở bảo là “tìm cái này”. Đây là nguyên văn đoạn kết:
“…Hóa ra thiên hạ đang bu lại chung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rớm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về. Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước, thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trở thành một dòng nước…”.
Số báo Văn Nghệ có đăng truyện ngắn “Linh Nghiệm” đã bị thu hồi và thiêu hủy tức thời. Giữa năm 1992 Trần Huy Quang lại táo bạo viết một bài báo vắn đăng trên tờ Tiền Phong nhan đề: “Ám Ảnh Có Thật” khiến tác giả và chủ nhiệm tờ báo lại bị phê bình gắt gao và số báo cũng bị tịch thu gấp. Đó là câu chuyện của một cô gái tên Thơm bị bắt vì tội tư tình với người yêu. Nhưng cô không chịu nhận tội vì không có bằng chứng. Bí thư chi bộ ra lệnh: “Con đĩ già mồm, các đồng chí dân quân hãy khám nó. Có tinh dịch đàn ông trong đó là nó trắng mắt ra.” Cô gái uất ức tự tử. Hai năm sau tên bí thư chi bộ “tự nhiên hai con mắt nổ tung …” Chắc tác giả muốn nhắn với đảng: “Coi chừng ác giả ác báo đấy”
12. Bảo Ninh là con giáo sư Hoàng Tuệ, từng chiến đấu ở Miền Nam. Ông là một nhà văn quân đội khá trẻ đã có can đảm động đến chỗ yếu của đảng, chỗ phi nhân, chỗ “buồn” lòng của “chiến tranh”, khiến bị đảng canh chừng theo dõi. Cuốn tiểu thuyết “Thân Phận Của Tình Yêu” hay “Nỗi Buồn Chiến Tranh” đã được hội nhà văn Hà-nội xếp vào chuyện hay nhất trong năm 1990. Nhưng không phải vì nó được giải thưởng mà quốc tế chú ý. Người ta chú ý đến Bảo Ninh vì ông dám đưa vào truyện những hình ảnh tàn ác rùng rợn của chiến tranh, một cuộc chiến, tác giả không dám nói là phi nghĩa, nhưng xét cho cùng chẳng đi đến đâu. Ông đã thuật lại một trận đánh trong đêm hai bên xáp chiến, một người lính “ngụy” bị văng xuống cùng một hố bom, bàn chân đã bị đứt, ruột bị lòi ra. Phan leo lên khỏi hố đi tìm bông, băng để băng bó cho “kẻ thù”. Trong khi trời mưa như trút và hố bom quá nhiều, Phan lồng lộn đi tìm suốt đêm không thấy cái hố cũ, để rồi sáng ra thấy tất cả các hố đều đầy ấp nước, nghĩa là “tên ngụy” đã chết sặc dưới hố. Hình ảnh đó ám ảnh Phan không nguôi:
“Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng mắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa, mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có chạm tới những cái chết.”
13. Phạm Thị Hoài còn rất trẻ, khoảng 40. Thông thạo tiếng Đức, nói được Anh, Pháp, thích đọc sách Tây Phương. Bùi Tín đã trưng câu Phạm Thị Hoài nói: “Ở Việt Nam, không phải tôn giáo, mà văn học luận đề mới chính là thuốc phiện của nhân dân.” Rồi khen: “Sâu sắc, già dặn bao nhiêu, ở cô gái trẻ bề ngoài dịu hiền này!”
14. Trần Tiến, một nhạc sĩ trẻ (53 tuổi) sáng lập ban dân ca nổi tiếng vì bài ca châm biếm “Nhạc Rock quanh chiếc đồng hồ”. Bản nhạc ngụ ý nói chiếc kim chỉ giây bé tí xíu phải làm việc vất vả liên tục không ngơi, trong khi chiếc kim giờ to tướng ì ạch như chẳng thèm cất nhắc. Nhưng muốn biết giờ giấc người ta chỉ để ý đến kim giờ. Chỉ khi nào đồng hồ chết mới thấy kim giây. Có lẽ kẻ có quyền đã hiểu được thâm ý tác giả, nên chỉ sau vài lần trình diễn thì ban nhạc của Trần Tiến bị cấm hoạt động. Ông nói:
“Lãnh đạo Việt Nam luôn luôn hãnh diện vì đã chiến thắng Mỹ, nhưng họ quên cung cấp cho dân chúng những nhu yếu phẩm thường ngày như gạo, nước và những đóa hoa hồng.”
15. Nguyễn Huy Thiệp, sinh 1950, giáo sư môn sử, tác giả gần một trăm truyện ngắn đủ loại, 5 vở kịch, một số bài thơ và nhiều kịch bản phim. Ông được độc giả ưa thích, được các nhà phê bình săn đón. Ông đã kéo chú ý của mọi người bằng việc tạm ngưng viết trong mấy năm liền vào đầu thập kỷ này. Người ta thấy ông ngồi thiền dưới chân tượng Phật.
Ông cũng nổi tiếng với truyện ngắn “Tướng Về Hưu” xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của hội nhà văn Việt Nam ngày 20-6-1987. Đầu năm nay “Tướng Về Hưu” được nhà xuất bản Văn Học chọn cùng với 29 truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp cho ra thành tập truyện nhan đề “Như Những Ngọn Gió”. Sách dày 624 trang. Tướng Về Hưu đã được dịch ra Pháp Văn (Un Général à la retraite). (xem ch.8 và 13)
Người kể chuyện “Tướng Về Hưu” là kỹ sư 37 tuổi, có vợ là bác sĩ làm ở nhà thương phụ sản, có hai con. Ông bố tên Thuấn, suốt đời đi bộ đội, 70 tuổi mới về hưu với hàm Thiếu tướng. Quà của ông đem về cho gia đình, gồm cả người làm, đồng đều mỗi người 4 mét vải lính. Người con dâu nói: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại” Mọi người cười ồ”. Vợ ông tướng ở nhà đã lẫn. Sau khi ông về hưu ông đi chơi xa với mấy người làm, lúc về bà vợ đang chờ chết. Bỗng một hôm có điện từ xa. Người ta cần ông đến giúp. Ông trở ra mặt trận (giáp giới Trung Quốc). Chết ở đó. Câu chuyện không có gì gây cấn. Nhưng những câu đối đáp của những nhân vật trong truyện đáng chú ý:
“Ông Bổng …lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người.” Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”.
Và ở một đọan sau:
“Khi liệm mẹ tôi, cha tôi khóc. Ông hỏi ông Bổng: “Sao bà ấy rút nhanh thế? Người già ai cũng chết khổ như thế này à?” Ông Bổng bảo: “Anh lẩm cẩm. Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn. Mỗi lính tráng các anh, “đòm” phát là sướng”.
Và lại ở một đoạn sau nữa:
“Vợ tôi bảo: Tôi còn 2 con gái cơ. Tôi bảo: “Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?” Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có TÂM thì nhục. TÂM càng lớn thì càng nhục.” Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. TÂM đấy. Ăn là trên hết”. (trang 47)
Trong truyện ngắn “Con Gái Thủy Thần”, nhân vật chính là Chương, một thằng bé 14 tuổi mà là thợ cày chủ lực trong hợp tác xã. Bốn giờ sáng đã bị gọi đi cày. Ruộng cày là chỗ đất xấu nhất làng. Trưa đến vừa về đến nhà mẹ lại bảo phải đi đào đá ong nộp hợp tác xã vì còn thiếu 80 viên. Đào hết buổi chiều cũng chỉ được 20 viên. Tối về lại phải ngồi lột nan bán cho người ta đan mũ… Cứ thế làm quần quật suốt ngày. “Một dạo ông Thìn, chủ nhiệm mới” hỏi Chương thích làm kiểm tra hay bảo vệ? “Tôi bảo: “Kiểm tra cháu chẳng làm đâu, hay gì chuyện mách lẻo. Cháu làm bảo vệ”.
Nó gác ruộng mía ở ven sông, rộng vài chục mẫu. Một hôm “tôi nghe thấy tiếng mía đổ, chạy ra, thấy mía nằm ngổn ngang trên cát, trông xót lắm. Tôi điên người, bắn một phát súng chỉ thiên. Năm sáu đứa trẻ con trần truồng chạy ào ra. Một đứa con gái chừng 12 tuổi có vẻ như tên cầm đầu, còn kéo theo cả một cây mía chạy. Tôi gào lên: “Đứng lại!” Bọn chúng hoảng hốt lao xuống nước, cuống cuồng bơi về phía bãi nổi. Tôi vứt súng, cởi quần áo cũng nhảy xuống sông. Tôi quyết bắt cho được một đứa. Bắt được một đứa sẽ truy ra cả bọn, công an vẫn thường làm thế.”
Nhưng con bé rành sông nước hơn Chương, nó cố “lỡm” anh chàng để cho tụi nhỏ bơi thoát, cho nên nửa giờ sau Chương chẳng bắt được đứa nào.
“Tôi thấy ngượng ngùng. Nửa đêm, tự dưng lại đi trần truồng bơi ở trên sông, khua khoắng lên, mà vì cái gì cơ chứ! Dăm cây mía có đáng là bao? Khi thu hoạch, hợp tác xã vứt đi hàng đống…Tôi bỗng thấy buồn, mặc kệ dòng nước đẩy dạt vào bờ. Hóa ra chẳng phải mất nhiều, chỉ vài ba cây. Tôi ngồi xuống bẻ một dóng mía ăn. Mía nhạt thếch. Tôi vứt dóng mía rồi trở về chòi, nằm thao thức đến sáng. Tôi cố nhớ lại khuôn mặt Mẹ Cả (cô bé 12 tuổi bảo Chương nó là Mẹ Cả, thì sao mà bắt được nó. MV) mà không nhớ được. Cứ nhắm mắt lại là thấy toàn mặt quen, tựa như mặt bà hai Khởi vừa tròn vừa to, mũi trông như quả cam sần, hoặc như mặt chị Vĩnh, dài, mà tai tái như dái trâu, như mặt cô Hỷ, đỏ như tôm luộc, mặt anh Dư, xương hàm bạnh ra như mặt ngựa. Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người.”
Sau khi bị đảng trù dập, người ta thấy NHT sang Gia Lâm mở quán ăn – quán nhà sàn “Hoa Ban”- khá đông khách: “Cơm áo không đùa với khách văn. Lo cho đời mình sống được và tồn tại trên mặt đất này cũng là việc có ích đâu có kém văn chương”.
Nếu biết rằng luật sư Nguyễn Phước Đại, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai nhà báo Ngô Công Đức và Lý Quý Chung (chủ quán “Đôi Đũa Tre ở Saigon) cũng mở quán ăn để kiếm sống thì ắt hiểu lý do NHT mở quán Hoa Ban. Còn hơn đi đạp xích lô nhiều lắm. Nhiều giáo sư đại học muốn có tiền mở quán cũng đâu có được.
16. Hoàng Hữu Nhân là một cán bộ lão thành (80 tuổi), khi lên tiếng bênh vực Trần Độ đã phê bình việc làm của cấp lãnh đạo đảng là “hành động dối trá, xuyên tạc thô bạo với thái độ tàn ác đến mức coi như thù địch”. Ông cũng chỉ trích thái độ bảo thủ giáo điều trong đảng, không chịu nhìn vào thực trạng thế giới, vẫn còn cho rằng tuyên ngôn Cộng Sản năm 1848 còn nguyên giá trị như xưa. Ông viết:
“Những người Mác-xít giáo điều như vậy chỉ có khả năng bôi nhọ chủ nghĩa Mác, chứ không phát triển, bảo vệ được những tinh hoa của chủ nghĩa Mác để giúp loài người phát triển.”
Câu cuối này cho thấy Hoàng Hữu Nhân vẫn còn cho rằng người ta hiểu sai Mác, chứ không phải Mác sai.
17-18. Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự là hai nhà thơ ở Đà Lạt, cùng như Hà Sĩ Phu và thường lên tiếng ủng hộ, bênh vực ông này. Cũng vì cùng lập trường đòi tự do dân chủ đó mà hai ông cũng bị nhà cầm quyền quản chế, chiếu theo nghị định phản hiến 31/CP mới ban hành gần đây, cốt nhắm vào những người có tư tưởng dân chủ đa nguyên, như Hà Sĩ Phu. Việc quản chế được thi hành một cách nghiêm ngặt nếu không nói là tàn nhẫn. Trong khi bị quản chê, nhà thơ Bùi Minh Quốc xin phép chính quyền địa phương đi ăn giỗ bố vợ ở ngay thành phố Đa Lạt mà không được chấp thuận. Bà vợ dắt đứa con mới 10 tuổi đi. Thấy đứa bé, người thân hỏi: Bố cháu đâu? Sao không về? Nó chỉ biết khóc.
Bùi Minh quốc sớm nổi tiếng là nhà thơ chiến đấu, nhưng cũng sớm nổi tiếng là nhà thơ phản kháng, mặc dầu xem ra ông chống lãnh đạo đảng hơn là chống đảng, mặc dầu ông đã bị khai trừ khỏi đảng. Năm 1970 ông đã có bài “Ở đây, ngày hôm qua” trực tiếp đả kích huyện ủy cũng là gián tiếp đả kích đảng: Nhưng phải đợi đến thời “đổi mới giữa thập niên 80 tiếng nói phản kháng của ông mới quyết liệt với những bài “Ngày thường đã cháy lên”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và “Mẹ đâu ngờ”. Ông đã nhiều lần nhắc đến bọn đểu cáng trong đảng:
“Không có ai
Có thể ngẩng nhìn trời
Bình tâm mỗi sáng
Khi những thằng
Đểu còn trong đảng…”
VàCó thể ngẩng nhìn trời
Bình tâm mỗi sáng
Khi những thằng
Đểu còn trong đảng…”
Bọn đểu cáng mặt mày đạo mạo
Chúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáo
Lò sát sinh tỏa hương vị thiên đường.”
Cuối năm 1988 hai nhà thơ này đã khiến nhà cầm quyền hoảng hốt khi các ông toan tính thực hiện một “cuộc biểu tình chạy” ở miền Trung để lấy chữ ký của 118 văn nghệ sĩ, trí thức đòi dân chủ tự do, nhất là tự do báo chí.Chúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáo
Lò sát sinh tỏa hương vị thiên đường.”
19-21. Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tân và Mai Thái Lĩnh, hai người trên là anh em, cả ba đều ở Đà Lạt cùng với Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu. Mai Thái Lĩnh không vào đảng còn Hải và Tân đều trả lại thẻ đảng để phản đối chính sách của đảng. Đó là năm 1989. Đầu tiên Tấn từ chức tỉnh ủy viên và bỏ chức phó giám đốc trường đảng của tỉnh. Sau đó người anh cũng quyết định như em, xin thôi tỉnh ủy viên và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Cả hai đều xin ra khỏi đảng. MTL đã viết trong một bài báo giữa năm 1988: “…Phải kiên quyết tách đảng ra khỏi quyền lực. Trong điều kiện đảng cầm quyền, đảng không nên trực tiếp nắm quyền, hoặc ít nhất cũng không nên nắm toàn bộ quyền lực.”
22–27. Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Thi, Trần Bạch Đằng, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Xuân Ẩn , Nguyễn Khắc Viện. Sáu người này không chống đảng. Nhưng là những người vỡ mộng. Hoặc vì chẳng được trả công xứng đáng. Hoặc vì thấy chế độ Cộng Sản đã tan rã trên hầu khắp thế giới. Họ không bị kỷ luật, cũng không bị trù dập như những trí thức khác, nhưng không được trọng dụng.
22. Trần Văn Giàu, người Long An, du học tại Pháp, gia nhập đảng Cộng Sản tại Pháp. Sang Nga học ở trường đại học Đông Phương, tốt nghiệp rất cao, trên cả những Honnecker (lãnh tụ Đông Đức), Tito (tổng thống Nam Tư). Về nước hoạt động mạnh nên được bầu làm bí thư xứ ủy. Ông bộ “Sự Phát Triển Tư Tưởng tại VN” 3 tập trên ngàn trang qua đó cũng thấy nhiều chi tiết về lịch sử đảng c.s. VN và cuộc chiến VN.
Vì ỷ học giỏi và có công , coi thường trung ương nên Giàu bị đày lên Tà Lai.. Ngày 7-1-1990, trong buổi hội thảo của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, Trần Văn Giàu, sau khi rào trước đón sau đã nói : “Tôi có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm đó là tin vào Liên Xô, đánh chết cũng không chừa. Giả như tôi có cơ hội gặp được đồng chí Gorbachev, tôi sẽ nói với đồng chí ấy: “Mày cứ phải tiến lên”
Đó là khi Liên Xô chưa bị tan rã. Hơn hai năm sau, khi Liên Xô đã tan rồi, Trần Văn Giầu còn nói mạnh hơn. Tờ tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ngày 16-6-1992 loan tin “giáo sư hồi hưu Trần Văn Giàu đã khiến hàng trăm người hết đỗi kinh ngạc khi ông chụp lấy micro cảnh cáo cử tọa rằng “những giáo điều Mác xít Lê ni nít không còn được nhân dân Việt Nam chú ý tới nữa.”
23. Nguyễn Đình Thi được đảng nể, vì muốn khai thác cái tài đa năng của ông (văn, thơ, nhạc, kịch, cái gì cũng xuất sắc, cả họa nữa.) Và ông ta cũng muốn lợi dụng đảng để có chút địa vị trong giới văn nghệ sĩ. Một phần ỷ có tài, một phần cũng muốn không bị giới trí thức chê cười, nên ông dùng đủ thủ đoạn để đi giây giữa đảng và thí thức mặc dù không phải lúc nào cũng thành công.
Thái độ của ông bị một số trí thức chân chính cho là bợ đỡ, đồng thời có nhiều lúc đảng cũng không hài lòng. Những vở kịch “Con Nai Đen” (1962-1963) và “Nguyễn Trãi Ở Đông Quan” (1980-1981) của ông đều bị phê phán là mất lập trường. Có người lại nói ông đã gà cho Dương Thu Hương viết tham luận đả kích đảng.
24. Trần Bạch Đằng, tức Trương Gia Triều (?), cũng còn có những bút hiệu Trần Quang, Phương Triều, Nguyễn Trương Thiên Lý… nguyên là xứ đoàn trưởng đoàn thanh niên cứu quốc Nam Bộ, là một trí thức có tài đa năng, tuy không ngang cỡ Trần Văn Giàu, nhưng được cái “khéo mồm khéo miệng” và lại khéo tránh né, nên cho đến nay vẫn còn chút ảnh hưởng đối với lớp đảng viên trí thức trẻ miền Nam, tuy cũng bị chê là cơ hội chủ nghĩa. Ông ta chẳng có chức vị gì quan trọng trong chính quyền, mặc dầu trước kia đã có lúc làm bí thư đảng bộ Saigon – Chợ Lớn. Sau 75 ông có viết cuốn “Ván Bài Lật Ngửa” ca tụng Phạm Ngọc Thảo trong vai Luân tài trí hơn cả ông Nhu. Cuốn sách đã được dựng thành phim nhiều tập chiếu đi chiếu lại ở Saigon trong những năm đầu thập kỷ 80.
Stanley Karnow, trong cuốn “Vietnam a history” có viết về TBĐ như sau: “Tôi càng kinh ngạc hơn về sự bộc lộ chân thành của ông ta: “Lòng tin của chúng tôi nơi ảo vọng Cộng Sản chẳng dính dáng gì đến thực tại. Chúng tôi đã cố xây một xã hội mới trên những mớ lý thuyết và những giấc mộng trên cát.” (7)
Khoảng đầu năm 1989, TBĐ đã nói với Serge Schmemann phóng viên tờ New York Times rằng hồi 1969 bọn ông “chẳng quan tâm đến chính trị hay ý thức hệ, mà chỉ quan tâm có một điều là làm sao thắng cuộc chiến”. Ông cũng nói thẳng là thuyết Mác-xít du nhập xã hội Việt Nam thiếu yếu tố nhân bản. Ông tán thành những cải tổ của Gorbachev. Đặc biệt ông thú nhận: “sau cách mạng (1975), mọi việc đều khác hẳn với những gì tôi nghĩ khi tôi gia nhập đảng…” (theo Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 3, 1989)
Gần đây TBĐ còn phát biểu mạnh hơn, khi viết trên tờ Tuổi Trẻ ngày 21-7-1996: “Cầm quyền mà quan liêu tai họa khó tránh. Về mặt này cho đến đại hội VIII, đảng ta chưa giải quyết tốt”. Cũng ở đây, ông không ngần ngại dùng nhóm từ “tư bản đỏ”, “cường hào đỏ” để nói về một số cấp ủy đảng “dùng danh nghĩa đảng để đè nén quần chúng, ăn cắp và lộng quyền, kết bè phái…”
Nhưng Trần Bạch Đằng bị một số trí thức hay đảng viên phản tỉnh như Bùi Tín, Nguyễn Hộ chê là cơ hội chủ nghĩa, không dám đứng hẳn về phía lẽ phải. Vụ Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ bị tan rã và biến chất, theo Nguyễn Hộ thì là do sự phản bội của 3 người: Trần Văn Trà, Võ Trần Chí và Trần Bạch Đằng. (xin xem chương 7, và chương 14)
25. Còn Dương Quỳnh Hoa, nữ bác sĩ cựu bộ trưởng Y Tế trong “chính phủ LTCHMNVN” thì mạnh miệng hơn khi thổ lộ với Karnow: “Tôi theo Cộng Sản cả đời. Nhưng bây giờ tôi đã thấy thực tế của Cộng Sản và đó là một sự thất bại quản lý sai lầm, tham nhũng, độc quyền , đặc quyền, áp bức. Những lý tưởng của tôi đã tiêu tùng… Chế độ Cộng Sản là một tai họa.” (8)
Ngày 20-1-1994 Bà Hoa đã nói với ký giả Marc Victor của đài RFI (Quốc Tế Pháp): “Đối với tôi, chủ nghĩa Cộng Sản mà Việt Nam quan niệm cho đến nay đã lỗi thời.”
Phải chăng vì là một phụ nữ được cảm tình của nhiều người, nên bà Hoa không bị chính quyền làm khó dễ như những nhà trí thức khác, vì những lời phát biểu thẳng thừng như trên? Dầu sao thì bà cũng đã bị thất sủng rồi. Có giọng bất mãn cũng dễ hiểu.
26. Về Phạm Xuân Ẩn, cũng chính Karnow, một nhà báo và là sử gia thiên tả cho biết mấy năm sau tháng tư 1975 Ẩn bị cho đi học tập để tẩy não khỏi ảnh hưởng của đế quốc trong thời gian làm cho tờ Time. Sau đó vẫn bị nghi ngờ, bị canh chừng, bị cắt điện thoại, cấm không được gặp ký giả ngoại quốc…Vì vậy mà năm 1981 người ta đã không cho Karnow gặp “đại tá Phạm Xuân Ẩn.” Ẩn đã nói thẳng với Karnow: “Đúng là trước tôi có hoạt động cho Cộng Sản, nhưng là vì yêu nước chứ không phải vì ý hệ Cộng Sản. Tôi thán phục Cộng Sản như những người yêu nước, nhưng sự ngu dốt và cao ngạo của họ đã đem lại cho chúng tôi sự cùng khổ.” (9)
Ẩn là nhà báo Việt Nam duy nhất được trọng dụng bởi hãng Reuteurs của Anh, rồi tờ tuần san Time của Mỹ. Ông ta cũng đã là người làm đủ mọi cách để giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến, có thể di tản vào giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng tư, 1975. Cả bác sĩ Tuyến, một thứ “trùm mật vụ”, lẫn Karnow, một ký giả thiên Cộng đều không ngờ Ẩn đã bí mật làm cho Bắc Việt.
27. Nguyễn Khắc Viện là cán bộ nòng cốt của Hà-nội từ trước 1954. Lúc dó ông ta là thủ lãnh sinh viên thân Cộng ở Paris, hoạt động hăng say, trong hoàn cảnh cực khổ đến nỗi đã mất đi một lá phổi, vẫn cố sống để phục vụ thêm hàng chục năm nữa. Nhưng đến khi khối Cộng Sản Đông Âu tan rã thì ông bắt đầu tỉnh ngộ. Ngày 6-1-1991 ông đã viết cho chủ tịch mặt trận Tổ Quốc Nguyễn Hữu Thọ một lá thư, từ nhà riêng ở quận Bình Thạnh, Saigon, báo động về tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, và đoán mò rằng nay mai chế độ sẽ sụp đổ. Ông ta viết:
“Bộ máy nhà nước hiện nay hoàn toàn bất lực, làm cho toàn bộ xã hội rối loạn, không thể nào phát triển được. Bất lực vì các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương nắm hết quyền hành. Bộ chính trị, ban bí thư, ban tổ chức trung ương, ban văn hóa tư tưởng quyết định mọi việc cụ thể. Hội đồng bộ trưởng, quốc hội, các bộ, các ngành chỉ là thừa hành”…
Là đảng viên trí thức kỳ cựu, ông Viện há không biết đó là quy luật tất yếu của chuyên chính vô sản? Ông há quên: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”? Đảng lãnh đạo đương nhiên đảng nắm hết quyền, còn đòi gì? Ông Viện cũng là đảng viên cơ mà? Sau đó ông ngây thơ “ước mơ”… đảng trả lại mọi quyền hành cho các cơ quan dân cử và nhà nước”. Ngây thơ hơn: ông nói cái ước mơ đó với ông chủ tịch bù nhìn Nguyễn Hữu Thọ!
Những trí thức không có dịp hay không dám nói lên một cách trung thực ý nghĩ của mình về xhcn thì không kể xiết. Ở đây chúng tôi xin nêu lên trường hợp của 3 trong số 5 nhân vật mà giáo sư Lê Hữu Mục (định cư ở Canada) đã nói đến trong “Giai Phẩm Mùa Xuân” của Văn Bút VN Canada, 1988.
28. Ai cũng biết nhà thơ nổi tiếng trong Tự Lực Văn Đoàn Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ, sinh tháng 10-1907). Ông là cha đẻ của Thơ Mới và được Hoài Thanh gọi là “vừng sao sáng đột nhiên chiếu rọi khắp trời thơ VN” lúc ông vừa xuất hiện. Thế Lữ cũng là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết hay. Trong thập niên 50 ông đã cùng với những Tú Mỡ, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Xuân Diệu v.v… đứng về phe đảng đánh “bọn Nhân Văn Giai Phẩm”. Vì vậy người ta cứ trưởng Thế Lữ gắn bó với chế độ lắm. Nhưng không. Năm 1977 ông đã tìm cách vượt biên và bị bắt!
Mà không phải chỉ có một mình Thế Lữ. Hãy nghe Lê Hữu Mục tường thuật:
“Sáng hôm sau B lại đến cho tôi thêm chi tiết:
- Không phải chỉ có một mình Thế Lữ mà cả một phái đoàn văn hóa từ Hà Nội vào, không hiểu sao không vào thành phố Hồ Chí Minh mà lại xuống thẳng Vũng Tầu.
Một thời gian ngắn nữa B lại cho thêm tin tức:
- Phái đoàn đã trở về Hà Nội, và ban công an ở đây báo cáo là đã bắt lầm
Tin này được giữ hoàn toàn bí mật, chỉ có tôi (Lê Hữu Mục), võ sĩ Quang, giáo sư L (chết), bác sĩ T (nay ở Pháp) họa sĩ TMD (nay ở Nhật) là được biết rõ…. (…)
Sau này, vào khoảng 1984, Hà Nội có tung ra một số tuyển tập, trong đó có tuyển tập Thế Lữ. Tôi thử tìm hiểu thái độ của Thế Lữ đối với chế độ và học thuyết Cộng Sản như thế nào, thì thấy rằng, ngoài một số khẩu hiệu rất quen thuộc trong văn học tuyên truyền, Thế Lữ đã khôn khéo luồn lách để bảo vệ cho sự trong sáng trong tình cảm cũng như trong tư tưởng của ông. Có thể nói, qua một số văn bản của ông, Thế Lữ đã vượt biên từ khuya rồi.”
29. Người thứ hai là giáo sư Nguyễn Đổng Chi, một nhà chuyên môn về Cổ Văn. Ông đã đi theo ông Hồ làm “cách mạng” từ trước 1945. Khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, ông đã tìm đến gặp bạn cũ là giáo sư Lê Hữu Mục chuyển lời của thủ trưởng của ông là viện trưởng viện Khoa Học Xã Hội mời giáo sư Mục hợp tác. Trước mặt ông viện trưởng, nhà nghiên cứu cổ văn giữ lễ có vẻ như khúm núm. Đối với bạn cũ ông giữ khoảng cách coi như xa lạ. Nhưng sau đó, ở chỗ riêng tư chỉ có hai người, Nguyễn Đổng Chi đã rơm rớm nước mắt nói với Lê Hữu Mục:
“Tôi cứ tưởng anh đã đi được. Cứ tình hình này thì anh cũng sẽ như tôi thôi. Có thể anh vẫn viết sách, có thể anh sẽ tiếp tục dạy ở đại học…nhưng tôi xin nói trước cho anh biết, nếu anh không sớm bóp chết con người thực của anh đi thì anh sẽ không làm được gì đâu, ngay cả mạng sống của anh chắc chắn là khó giữ nổi. Anh nhớ kỹ cho rằng dưới chế độ Cộng Sản không có thành phần nào gọi là trí thức đúng nghĩa của nó, chỉ có trí thức là trí thức của đảng, sống cho đảng, nghĩ theo đảng, viết là để phát huy tư tưởng đấu tranh của đảng, chứ không phải của anh, anh nghe rõ chưa. Cá nhân của anh ấy à, nó không là cái chó gì cả.” (SĐD trang 61)
30. Người thứ ba là cụ giáo sư X. Giáo sư Mục cho biết ông biết rõ tên tuổi của ông này, nhưng “không dám viết ra vì (lúc ấy, 1988) cụ còn sống và còn đang được sự tin cậy của đảng.” Giữa năm 1975 Cụ X được mời vào Nam thuyết trình cho giáo sư và sinh viên đại học. Lê Hữu Mục có dự. Khi thuyết trình “mỗi lần nói đến “Bác Hồ Kính Mến” là cụ không quên nói lớn giọng hơn và đầu hơi cúi xuống. Cụ kêu gọi giáo sư và sinh viên hãy cởi bỏ lốt người cũ, mạnh dạn mặc vào mình lớp người mới xhcn…” Nhưng Sau khi thuyết trình xong, cụ vội đi tới nhà người thân trong gia đình vốn là người quốc gia, thúc giục hãy mau mau rời khỏi Việt Nam:
“Phải làm sao mà đi ngay đi không ở lại với tụi nó được đâu…Thôi bác về nhé, thôi đừng vẽ, không cơm với nước gì cả, phải về nhà tập thể ngay không có bị nghi ngờ là tiếp xúc với bọn tư sản. Nhớ thu xếp đi ngay nhé, chậm ngày nào là chết ngày ấy đấy. Bác nhắc lại, không ở nán lại một phút nào nữa, phải lo liệu chuồn ngay.”
Lê Hữu Mục kết thúc câu chuyện:
“Tôi buồn cười quá khi nghĩ đến giọng điệu huênh hoang của cụ mới cách đây nửa giờ. …Sự tương phản bao giờ cũng tạo ra tính hoạt kê. Thật là tiếu lâm! Thật là đáng lợm giọng!” (SĐD trang 65)
31. Chế Lan Viên (1920-1991) đến phút chót được thêm vào cuối danh sách này, vì sau khi ông chết rồi người ta mới tìm được hai bài thơ ông viết trên giường bệnh để tự bào chữa cho mình. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, như đã nói trong mục Trần Mạnh Hảo, và cước chú chương 13. Ở tuổi 15, 16 ông đã có những vần thơ sau đây, khiến nhà phê bình thi ca Hoài Thanh ca tụng cái mạnh mẽ, cái to lớn cái lạ lùng… của thơ ông như tháp Chàm sừng sững. (Vì lời khen này và cũng vì cái bút hiệu của ông mà có người lầm tưởng Chế Lan Viên là người gốc Chàm, Chiêm Thành):
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.
Là dân biểu quốc hội Việt Cộng, và ủy viên trung ương đảng, ông đã đem hết tài trí của mình ra phục vụ đảng, khiến bị liệt vào loại cai văn nghệ, hay văn nô của chế độ. Hai bài thơ thanh minh và có đượm sám hối là “Bánh Vẽ” và “Trừ Đi”. Sau đây là những vần mà Bùi Tín đã trích in trong “Mặt Thật”:Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.
“Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui…”
Còn đây là 4 câu trích từ bài “Trừ Đi”, gồm 17 câu:Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui…”
Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi…
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi…
(…)
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình.
Đến đây xin phép bạn đọc cho tôi đóng chương này, sau khi đã lướt nhanh qua trên bốn chục nhân vật. Có thể có người sẽ bảo sao không nói đến những người như Ngô Ngọc Bội với “Ác Mộng Về CCRĐ”, Hữu Đạt với “Hai Đầu Một Bức Thư Tình” (về hợp tác lao động ở Liên Xô), Kim Lân với “Con Chó Xấu Xí”, Vũ Tú Nam với “Văn Ngan Tướng Công”, Đào Nguyễn với “Miền Hoang Tưởng”, Sỹ Hồng với “Ảo Ảnh” (về cường hào mới ở nông thôn), Văn Tùng với “Pháp Trường Trắng” và “Những Linh Hồn Bị Hành Quyết” hay như những Phùng Văn Mỹ tức Phùng Mỹ, Trần Thư, Tạ Bá Tòng, La Văn Liếm, Hồ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà, Hoàng Linh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Cần… hay những Xuân Tước, Phạm Thành Tài, Tám Hà, Nguyễn Văn Chuyên, ba người ra hồi chánh trước Xuân Vũ… hay Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ… hay Trần Văn Trà (10) cũng thuộc loại như Trần Bạch Đằng cũng có thời bất mãn v.v…và v.v… Bởi vì nếu kể cho đầy đủ thì không có sách nào chứa hết. Nên nhớ rằng trong thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa số hồi chánh viên lên đến hàng chục vạn. Và hiện nay trong nước số cán bộ Cộng Sản bất mãn mà tiếng nói quá nhỏ, quá yếu, hay không có tiếng nói hoặc nói chẳng đi đến đâu có hàng triệu.Dầu sao những người nêu đích danh trong chương này hy vọng đủ đại diện cho hàng chục triệu tiếng nói của nhân dân ta. Và nếu không đủ đại diện cho mọi khuynh hướng, thì ít nhất cũng nói lên một điều là khuynh hướng phản tỉnh, phản kháng càng ngày càng thành hình và bộc lộ rõ rệt: “Chế độ vô sản chuyên chính phải sớm chấm dứt. Dân chủ đa nguyên đa đảng phải mau mau được tái lập trên đất nước Việt Nam thân yêu.”
Chú Thích
(1) Nhà văn, xin ra khỏi đảng sau 28 năm mang thẻ đỏ.
(2) Đêm Giữa Ban Ngày trang 115.
(3) Sau khi chiếm miền Nam và thống nhất cả nước năm 1976, quốc hội Việt Cộng đã muốn tìm một bản quốc ca khác mà không có bài nào thay thế nổi bài của Văn Cao.
(4) Theo nhà văn Xuân Vũ: “Cảm nghĩ về tác phẩm của Nguyễn Việt Nữ”: “Yêu Và Bị Yêu, Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ”, tái bản lần I, năm 1996, trang 445.
(5) Xin xem chương 6.
(6) Theo Vũ Thư Hiên thì Chế Lan Viên, khi công khai làm thơ thì ca ngợi Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh hết lời: “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”, nhưng ở chỗ riêng tư thì lại chê và gọi là hắn: “Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt”… (Đêm Giữa Ban Ngày trang 422)
(7) Vietnam a history. Stanley Karnow, 1991, trang 36
(8) Ibid trang 37
(9) Ibid trang 38.
(10) Ngày 10-9-1990 Trần Văn Trà ký một văn kiện của hội Cựu chiến binh gửi một số lãnh đạo đề nghị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại bộ chính trị, đặt làm chủ tịch Nhà Nước rồi sau đại hội VII lên làm tổng bí thư; còn Trà sẽ giữ bộ quốc phòng. Nhưng chuyện không thành và âm mưu bại lộ, khiến Trà rơi vào thế thất sủng. Nhờ trở mặt với nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, để đoái công chuộc tội nên mới không bị kỷ luật.
Filed under: Phản Tỉnh Phản Kháng: Thực hay Hư
No comments:
Post a Comment