Chương 13
Nguyễn Chí Thiện
hay Lý Đông A
hay Lý Đông A
Thoạt tiên chúng tôi nghĩ không nên xếp Nguyễn Chí Thiện cùng với những tác giả phản tỉnh trong soạn phẩm này. Thơ của ông là thơ chống Cộng mạnh mẽ, đầy xác tín, như phát xuất từ tim gan, từ tiềm thức hay do trực quan huyền bí mà thành. Và tôi nghĩ ông đã đứng trong hàng ngũ những người quốc gia chống Cộng ngay từ đầu. Nhưng rồi đọc kỹ tác phẩm của ông tôi thấy ông cũng đã có lần “lầm lỡ” như trong bài thơ: “Mỗi lầm lỡ” sau đây:
“Cuộc đời tôi có nhiều lần lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người.
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã nghe và tin Cộng Sản”.
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người.
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã nghe và tin Cộng Sản”.
Vì vậy mà mới có chương này.
Cách đây hai chục năm, vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ hai 16-7-1979, đúng lúc cửa tòa đại sứ Anh ở đường Lý Thường Kiệt, Hà-nội mở ra, có một người Việt Nam khoảng 40 tuổi chạy xồng xộc vào để trao một tập thơ mang tựa đề Hoa Địa Ngục, lại có mấy chữ Pháp: “Fleurs de l’Enfer” bên dưới. Bốn nhân viên Việt Nam và công an gác cửa đã không cản được (1) ông ta trao tập thơ tận tay các viên chức ngưòi Anh, kèm theo còn có một lá thư viết bằng Pháp văn đại ý nhân danh hàng triệu nạn nhân của chính quyền Hà-nội độc tài áp bức xin cho phổ biến tập thơ để tố cáo những tội ác của nhà cầm quyền. Người chuyển tập thơ và bức thư đã bị bắt ngay khi ra khỏi cửa toà đại sứ. Ai cũng hiểu là sau đó chỉ có ngục tù, biệt giam hay cấm cố. Đó là chưa kể cho đến nay vẫn còn có người bảo ông đã bị thủ tiêu rồi. Có đọc bài “tôi không tiếc” ông viết năm 1971 có chép trong tập thơ đó ta mới hiểu được tại sao ông dám liều mạng làm một hành động điên rồ như trên. Bài “tôi không tiếc” chỉ vẻn vẹn có 5 câu:
“Tôi không tiếc khi bị đời sa thải,
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen.
Những vần thơ trong đêm tối đê hèn,
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất.
Tôi sẽ tiếc khóc âm thầm trong đất.”
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen.
Những vần thơ trong đêm tối đê hèn,
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất.
Tôi sẽ tiếc khóc âm thầm trong đất.”
Mười một năm sau nằm trong nhà lao dĩ nhiên ông không biết rõ số phận tập thơ mà ông liều chết trao cho người ngoài ra sao, nhưng ông tin tưởng ở Trời Phật, ở Thượng Đế:
“Mệnh ta có Trời, bay sao hại nổi ta”
Và:
“Thượng Đế nhân từ sẽ mở lối ra
Ta sẽ vượt qua
Thơ sẽ bay xa” (1982) (++)
Ta sẽ vượt qua
Thơ sẽ bay xa” (1982) (++)
Tập thơ không mất. Và nó đã bay xa thật. Nó đã được chuyển về Luân Đôn rồi trao cho giáo sư Patrick Honey thông thạo Việt Ngữ (người đã giới thiệu cuốn “From colonialism to communism” của Hoàng Văn Chí, xin xem chương 1.) Ông Honey có quan hệ mật thiết với đài BBC trong nhiều thập kỷ, nên tập thơ được chuyển tới tay Đỗ Văn, tức Đỗ Doãn Qũy, là một trong những nhân viên cốt cán của ban Việt Ngữ đài BBC. Mùa hè năm sau, 1980, ông Châu Kim Nhân, cựu bộ trưởng Tài Chính VNCH (2), nhân chuyến viếng thăm Anh Quốc là nơi ông đã tu nghiệp hồi cuối 1963, đầu 1964 và đã từng có những liên hệ với đài này, đã được ủy thác để đem về trao lại ông Nguyễn Thanh Hoàng trong nhóm Văn Nghệ Tiền Phong để yêu cầu phổ biến ở Mỹ.
Một tháng sau, ở Mỹ xuất hiện một tập thơ mang tựa đề: “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, nhưng lại không phải do nhóm Văn Nghệ Tiền Phong in. Mãi đến tháng 10 Văn Nghệ Tiền Phong mới cho ra được một tập thơ nội dung hầu như y nguyên nhưng với tựa đề khác: “Bản chúc thư của một người Việt Nam” (tác giả: Khuyết danh.) Cuối sách, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong có mấy lời gửi độc giả, giải thích vì sao chưa có bản dịch Anh ngữ, đồng thời cũng cho biết có người muốn tranh giành bản quyền in, nói thẳng ra là đánh cắp tập thơ. Văn Nghệ Tiền Phong cho in tập thơ với giá bán 150 xu, có thể là lỗ vốn, đồng thời tuyên bố “mọi người đều có toàn quyền in lại, phổ nhạc hoặc dịch thuật.”
Lúc ấy thì chưa ai biết tác giả của “Bản chúc thư”. Mãi đến tháng 11 năm 1985, hơn 6 năm sau ngày tập thơ được trao cho sứ quán Anh tại Hà-nội, nhờ có bà chị ông Thiện là Nguyễn Thị Hảo được phép vào tù thăm em, người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện. Nhưng khi tin này loan ra ngoại quốc thì có người tin có người không. Trong số những người không tin có các ông Lê Tư Vinh, Trần Ngọc Ninh (bác sĩ, giáo sư, cựu bộ trưởng) và nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường. Những vị này đều viết trên tờ Vạn Thắng của ông Lê Tư Vinh rằng tác giả chính là lãnh tụ đảng Duy Dân, Thái Dịch Lý Đông A. Họ còn bảo đó là tiếng pháo lệnh của đảng trưởng ban ra để tổng tấn công vào thành trì Cộng Sản. Một trong những lý do được viện dẫn cho lập luận lạ lùng này là hào khí và văn phong của tập thơ giống hệt văn phong trong tập “Huyết Hoa” và những tác phẩm khác của Lý Đông A.
Cuối năm 1992 ông Trần Nhu, một bạn tù với Nguyễn Chí Thiện đã viết một cuốn sách mỏng bác bỏ những ý kiến trên. Chứng cứ mạnh nhất của ông là lý thuyết gia Lý Đông A đã mất năm 1946, lúc đó vai trò của Tôn Đức Thắng chưa ai biết và cũng chẳng có địa vị gì trong chính quyền. Trong thơ của Nguyễn Chí Thiện thì lại có nói đến “bác Hồ và bác Tôn” (Bác Hồ rồi lại bác Tôn, cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng. Nước da hai bác màu hồng, nước da các cháu nhi đồng màu xanh. Giữa hai cái mặt bành bành, những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò). Như vậy không thể nào là của Lý Đông A được. Nhưng các tác giả trong “Vạn Thắng” không phục vì họ nghĩ Lý Đông A vẫn còn sống. Năm 1946 ông chỉ mất tích, tuy nhiều người lúc ấy quả quyết ông bị Việt Minh thủ tiêu rồi, cũng như trường hợp ông Trương Tử Anh, đảng trưởng đảng Đại Việt.
Gần đây ngay sau khi Nguyễn Chí Thiện xuất hiện tại Mỹ bằng xương bằng thịt, vẫn còn có người bảo đây chỉ là Thiện giả, vì Thiện thực đã bị Cộng Sản giết rồi. Và họ lý luận rằng cứ đọc thơ của Thiện sau này so với tập Hoa Địa Ngục thì thấy kém xa. Hơn nữa từ khi sang Mỹ không thấy ông Thiện làm thơ.
Nhắc lại những ý kiến trên chỉ là để thêm tin tức chứng tỏ ông Nguyễn Chí Thiện là người gây sôi nổi về nhiều mặt. Chứ thực ra đến nay thì những lập luận cho rằng đây là Nguyễn Chí Thiện giả không còn đứng vững được. Bằng chứng cụ thể nhất là khi tới Mỹ ông đã đến ở nhà người anh ruột ở Virginia trong một thời gian khá lâu. Mà người anh ruột này lại là trung tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị “học tập cải tạo” 13 năm, gần bằng nửa thời gian ở tù của ông em “ngục sĩ”.
Đúng là Nguyễn Chí Thiện là người gây sôi nổi, hào hứng trong giới truyền thông Việt Nam hải ngọai, nếu không nói là trên khắp thế giới. Vì thơ ông đã được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức và Tiệp Khắc. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã từng dịch nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam sang Anh ngữ, gần đây cũng dịch 9 phần 10 những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện trong tác phẩm “Hoa Địa Ngục” thành “The flowers of hell” dày 552 trang, ra mắt tại miền Đông ngày 21-4-1996. Tại hội nghị của Văn Bút Quốc Tế ở Hambourg, Đức năm 1986 thơ của Nguyễn Chí Thiện cũng được trình bày qua các bản dịch Đức ngữ và Anh ngữ (do dịch giả Huỳnh Sanh Thông). Sau đó ít lâu tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi, với sự khuyến khích của Văn Bút VN hải ngoại (lúc ấy do luật sư Trần Thanh Hiệp làm chủ tịch), cũng đã dịch đúng 100 bài thơ tiêu biểu nhất của NCT, kể cả trường thi Đầm Lầy, ra tiếng Đức: “Echo Aus Dem Abgrund” (Tiếng Vọng Từ Đáy Ngục).
Nguyễn Chí Thiện đã được 3 giải thi văn quốc tế. Ông còn được Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, dưới thời nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm chủ tịch, hai lần (1990 và 1991) đề nghị nêu tên ông làm ứng tuyển viên giải Nobel về văn chương, bằng vào những vần thơ tiên tri sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản thế giới như : “Sẽ có một ngày con người hôm nay, vứt súng, vất cùm, vứt cờ, vứt đảng.” Hai câu thơ này ông viết 20 năm trước khi Liên Xô sụp đổ.
Vài hàng về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Chí Thiện:
Theo nhà báo chuyên nghiệp Chử Bá Anh trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của ông tháng 12 năm 1991 thì Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1933 (3) tại phố Hàng Bột, Hà-nội. Độc Thân, có hai người chị: bà Hoàn sinh năm 1921 và bà Hảo sinh năm 1923 quê Hải Phòng. Ngoài ra ông còn có một người anh ruột tên là Nguyễn Công Giân, cựu trung tá Việt Nam Cộng Hòa từng tham gia phái đoàn Hội Nghị Paris 1973. Sau 1975 trung tá Giân bị bắt đi “cải tạo” 13 năm. Hiện ở tiểu bang Virginia, miền Đông Hoa Kỳ.
Trước khi bị bắt Nguyễn Chí Thiện dạy Anh, Pháp văn tại tư gia. Lần thứ nhất ông bị bắt giam trong hai năm vì cho ra báo “Vì Dân”. Lần thứ hai, vì có chân trong “phong trào Đoàn Kết”, nên lại bị bắt giam ba năm từ 1961 đến 1964. Lần thứ ba ông bị giam từ 1967 đến 1977 đúng vào thời gian có “vụ án xét lại chống đảng”. Trong 10 năm tù lần này “…tôi nằm xà lim hơn 8 năm, sống bẩn thỉu hôi hám như một con chuột cống, có điều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững.” Khi được ra khỏi xà lim ông có bị giam cùng trại với Vũ Thư Hiên hơn một năm. Lần thứ tư ông bị giam 12 năm 3 tháng . Đó là khi ông xông vào tòa đại sứ Anh ở Hà-nội để trao tập thơ Hoa Địa Ngục như đã nói trên. Lần này ông bị giam ở Hải Phòng 6 năm sau đó bị chuyển về Hỏa Lò ở Hà-nội. Ông được tha ngày 22 tháng 10 năm 1991, cùng dịp với nhà văn nữ Dương Thu Hương, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và linh mục dòng Tên – Lê Đan Quế. Những người này được thả cách nhau chỉ ít ngày do sự can thiệp mạnh mẽ của Văn Bút Quốc Tế. Ký giả Đoàn Văn của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn cho biết chính thủ tướng Anh John Major đã đích thân can thiệp cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được phóng thích. Không kể hàng trăm tổ chức người Việt hay người ngoại quốc đua nhau can thiệp cho ông từ nhiều năm trước.
Vì tên tuổi ông đã vang khắp thế giới nên lần này được tha ra ông sống tương đối thoải mái hơn những lần trước, mặc dầu sức khỏe rất yếu kém, vừa bị đau thần kinh, đau tim, sa trực tràng và một con mắt xem không còn rõ. Ngày 2 tháng 6 năm 1993 ông đã có thể tiếp nhà báo Nam Trân và trả lời 16 câu hỏi của cô tại ngay tư gia ở đường Nguyễn Công Trứ, Hà-nội.
Việc ông Nguyễn Chí Thiện được sang Mỹ theo chương trình ODP là nhờ bà Đỗ Mùi, chủ nhiệm báo Việt Nam Tự Do tại San Jose đã yêu cầu ông Noboru Masuoka, đại tá không quân hồi hưu, người Mỹ gốc Nhật đứng ra can thiệp với đại sứ Việt Cộng Lê Văn Bàng tại Liên Hiệp Quốc. Ông Masuoka cũng gửi thư cho Tổng Thống Bill Clinton và Ngọai Trưởng Christopher cùng nhiều nhân vật có thế lực khác trong chính phủ Mỹ cho ông được đứng ra bão lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Cuộc vận động và thủ tục tiến hành trong hơn một năm mới xong vì một vài trở ngại về phía chính quyền Hà-nội cũng như phía Mỹ. Ban đầu thử nghiệm phổi của ông dương tính, vì trước ông đã từng bị lao phổi. Năm 1960, khi mới đi tù được ít tháng ông đã bất nhẫn vì cảnh tù tội quá cực khổ, nên đã nghĩ mình không thể chịu đựng được 10 năm:
“Thời gian hỡi, ta van ngươi nói thật.
Ngày bão bùng hoa nổ có lâu không?
Năm, mười năm ta có thể chờ trông.
Có thể để cho ngươi làm khổ.
Nhưng lâu quá ta dùng dao cắt cổ.
Chặt đứt đầu ngươi dù đứt cả đời ta.” (4)
Ngày bão bùng hoa nổ có lâu không?
Năm, mười năm ta có thể chờ trông.
Có thể để cho ngươi làm khổ.
Nhưng lâu quá ta dùng dao cắt cổ.
Chặt đứt đầu ngươi dù đứt cả đời ta.” (4)
Nhưng rồi sau 27 năm tù tội, cuối cùng Nguyễn Chí Thiện đã thấy được bến bờ tự do. Tuy rằng Hoa Tự Do chưa thực sự nở trong nước cho bao ngưòi cùng cảnh ngộ với ông trước đây.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đặt chân lên đất Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1995. Sau mấy tiếng đồng hồ dừng chân ở San Francisco, ông được đưa đến Thủ Đô Hoa Kỳ rồi về ở nhà ông Nguyễn Công Giân là anh ông ở thành phố Herndon, thuộc tiểu bang Virginia. Tại hai phi trường San Francisco và Dulles ông đã được nhiều nhà báo và những người ngưỡng mộ ông đón tiếp nồng nhiệt. Trong năm 1996 ông đã đi diễn thuyết nhiều nơi trên đất Mỹ rồi cả Âu châu và Úc châu. Ở đâu ông cũng được rất đông thính giả ca ngợi về những lời chống Cộng đanh thép, hùng hồn của ông. Trong năm 1997-1998 ông ở cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên trong một căn nhà do một tổ chức văn hóa Pháp cấp tại thành phố Strasbourg. Gần đây người ta có thấy ông xuất hiện cùng với Bùi Tín trong đám tang ông Lê Đình Điểu, chủ nhiệm tờ “Thế Kỷ 21″ ở Quận Cam.
Mấy vần thơ bi hùng từ một tâm hồn bất khuất:
Trong lời giới thiệu tập “Hoa Địa Ngục I”, do tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong xuất bản tháng 10 năm 1980, cách nay gần 20 năm, với nhan đề “Bản chúc thư của một người Việt Nam”, ký giả Lê Triết (5) đã hết lời ca ngợi nhà thơ “khuyết danh” như sau:
“Tập thơ bi hùng này đã được viết bằng tim bằng óc của một người trên hai chục năm trời, vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho chân lý đã lê tấm thân mòn mỏi tại hầu hết các trại tù khủng khiếp nhất trần gian.”
“Nội dung tác phẩm không phải chỉ là tiếng thở dài não nuột của một cá nhân mà chính là tiếng thét phẫn nộ, tiếng cười thách đố bạo ngược, tiếng khóc uất nghẹn của cả 50 triệu người V.N.
…”Chỉ cần đọc qua tập thơ này chúng ta cũng đủ thấy bạo lực không đè bẹp được lương tâm, khủng bố không khuất phục nổi ý chí. Súng đạn không thể khóa họng được tự do.”
Trong lời giới thiệu dài 13 trang sách này, Lê Triết đã trích dẫn khá nhiều câu trong tác phẩm để làm chứng cho lập luận của ông. Trước khi trưng dẫn theo ý riêng chúng tôi xin lựa một vài câu đã được Lê Triết đem vào bài tựa của ông.
Trước hết Lê Triết so sánh Nguyễn Chí Thiện với Cao Bá Quát. Ông nhắc lại 4 câu thơ danh tiếng một thời của họ Cao:
“Một chiếc cùm lim chân có đế.
Hai vòng xích sắt bước còn vương.”
Và “Ba hồi trống dục, đù cha kiếp!
Một phát gươm đưa …(bỏ) mẹ đời!”
Hai vòng xích sắt bước còn vương.”
Và “Ba hồi trống dục, đù cha kiếp!
Một phát gươm đưa …(bỏ) mẹ đời!”
Rồi ông viết:
“Thái độ của Cao Bá Quát là một thái độ “bất cần”. Nhưng nội dung vẫn cho ta thấy cái tâm trạng của một kẻ thua cuộc và cam đành với số phận. Chúng ta không thấy trong ông cái hào khí của một người tự biết mình chết cho đại nghĩa. Chúng ta không thấy Sự Sống trong cái chết của ông…. Trái lại tập thơ của “Người tù miền Bắc” dù trong bất cứ hoàn cảnh bi đát nào, trạng huống thê thảm nào đi nữa cũng thể hiện một ý chí vùng lên, bất khuất. Sống cho đại nghĩa và chết cho đại nghĩa.
“Trong cái chết ông chọn, có sự sống tràn đầy, có lửa đấu tranh ngùn ngụt…:
“Dù ngàn muôn họng súng đen sì
Phục đón trên đường thiên lý,
Ta dám sống và ta dám nghĩ
Chuyện dám làm, dám chết, lẽ đâu không.
Ta sẽ dành cho sự thành công
Bảo bối cuối cùng – Mạng Sống.”
Phục đón trên đường thiên lý,
Ta dám sống và ta dám nghĩ
Chuyện dám làm, dám chết, lẽ đâu không.
Ta sẽ dành cho sự thành công
Bảo bối cuối cùng – Mạng Sống.”
So sánh với thơ của Trần Dần: (“Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.” ) ông viết:
“Cái cảnh thê lương bi đát, mà Trần Dần đã mô tả, tuy có thấm thía nhưng vẫn chưa đủ để thể hiện cả một xã hội tang hoang như bức tranh của “người tù miền Bắc”:
…Đất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi đêm chùi lệ ướt
Trại lính trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba…
Trẻ con đói xanh như tầu lá
Cầy bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả.
Chỉ cái loa là vui.”
Ngày quệt mồ hôi đêm chùi lệ ướt
Trại lính trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba…
Trẻ con đói xanh như tầu lá
Cầy bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả.
Chỉ cái loa là vui.”
“Trước một thực trạng đen tối như vậy, tác giả vẫn không chịu mất niềm tin, ông biết từ đau thương đổ nát hoang tàn ấy, một ngày nào đó, quê hương sẽ phải vùng dậy:
Đừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đang thịnh thời rông rỡ (hay rong ruổi?) nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật….
…Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quỷ yêu xuống tận đáy bùn lầy.”
Dù nó đang thịnh thời rông rỡ (hay rong ruổi?) nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật….
…Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quỷ yêu xuống tận đáy bùn lầy.”
Vì vậy mà “Người dân miền Bắc, kinh nghiệm hơn, ngồi than tiếc kẻ thù xưa: Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.
Vì:
Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”
Đây hãy xem cảnh tù nhân được Nguyễn Chí Thiện ví như vượn, như khỉ. Vẫn do Lê Triết trích dẫn:
“Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm….
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm….
“Cái chết chẳng còn là một sự đáng lo sợ nữa vì cuộc sống đã trở thành địa ngục trần gian:
…Lũ mặt người dạ thú xông ra
Khiến đồng xa
Nơi mấp mô mồ mả
Các hồn ma cũng hả vong linh
Vì thấy địa ngục của mình
Còn ít nhục hình hơn dương thế.”
Khiến đồng xa
Nơi mấp mô mồ mả
Các hồn ma cũng hả vong linh
Vì thấy địa ngục của mình
Còn ít nhục hình hơn dương thế.”
Lê Triết đã hoàn toàn đồng ý với Nguyễn Chí Thiện rằng cái chế độ khủng khiếp đến như vậy thì chỉ còn có một con đường:
“Con đường máu con đường giải thoát
Dù có phải xương tan thịt nát
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!…
Dù có phải xương tan thịt nát
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!…
…Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa hoa máu chan hòa…
…Lấy máu trút ra tạo thành sông nước
Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược.”
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa hoa máu chan hòa…
…Lấy máu trút ra tạo thành sông nước
Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược.”
Những vần thơ trên trích từ bài trường thi “Đồng Lầy”, dài 400 câu, thoang thoảng mùi hương rùng rợn của “Hoa Địa Ngục”, một loài hoa ươm bằng máu và nước mắt trong một thứ địa ngục trần gian. Tác giả kêu gọi mọi người hãy vùng lên, nổi lên bên trên máu và nước mắt để thoát cảnh “đồng lầy”. Nhưng cho đến nay ngoài những vần thơ máu của Nguyễn Chí Thiện, người dân trong nước mới chỉ vùng lên đến mức thơ nước mắt khóc thầm của những Trần Dần, Trần Duy, Phùng Quán, bài giảng sám hối của Chân Tín, .…tiểu thuyết “lửa buồn” của những Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Thu Hương (Những thiên đường mù), Nguyễn Huy Thiệp (Ông tướng về hưu)…, Nhật Ký Sắt của Nguyễn Ngọc Lan … và những lời tuyên bố đanh thép của những Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang… Những cuộc vùng dậy ở Thái Bình, Đồng Nai, Nam định đã dừng lại vì bị chặn ngăn không cho trở thành đẫm máu.
Nói chi đến cuộc rút lui nhục nhã của Mỹ, bỏ rơi miền Nam cho Cộng Sản và sự thảm bại của các chính quyền quốc gia. Trong “Hoa Địa Ngục tập I” (chúng tôi đặt tên lại như thế), xuất bản năm 1980, chỉ có dăm bài được viết sau tháng tư, 1975. Trong một bài thơ vắn, NCT có nói đến chuyện Mỹ rút lui nhục nhã. Nhưng ông không tuyệt vọng vì biến cố 30 tháng tư. Trái lại ông viết:
“Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho Cộng Sản
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn
THƠ vẫn bắn và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn
Không dành cho thế lực yêu gian
Tuyệt vọng dẫu lan tràn
Hy vọng dẫu tiêu tan
Dân nước dẫu đêm dài ai oán
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan
Biến trái tim thành “chiếu yêu kính” giúp nhân gian
Nhận rõ nguyên hình Cộng Sản
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han.”(6)
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn
THƠ vẫn bắn và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn
Không dành cho thế lực yêu gian
Tuyệt vọng dẫu lan tràn
Hy vọng dẫu tiêu tan
Dân nước dẫu đêm dài ai oán
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan
Biến trái tim thành “chiếu yêu kính” giúp nhân gian
Nhận rõ nguyên hình Cộng Sản
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han.”(6)
Những vần thơ trưng dẫn ở trên đều trích từ tập thơ xuất bản năm 1980. Năm 1996, gần một năm sau khi đến Mỹ, Nguyễn Chí Thiện đã cho xuất bản tiếp những bài thơ ông làm sau 1975, nhưng chưa có trong tập thơ mà ông trao cho sứ quán Anh ở Hà-nội năm 1979. Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn một số câu trong cả hai tập thơ, nay được đặt tên là Hoa Điạ Ngục tập I và Hoa Địa Ngục tập II (Hạt Máu Thơ) để xem tác giả đã nói gì về Mác Lê, Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng Sản VN, cùng những cảnh đau thương trong xã hội xhcn miền Bắc.
Nguyên cả bài “Đồng Lầy” dài 400 câu phải nói là một bức tranh sống động mô tả xã hội Cộng Sản, chẳng phải chỉ ở trong tù, là nơi phát xuất ra nó, mà là ở trong cả “nước”, một thứ tù lớn so với tù nhỏ của tác giả. Trong bài này Nguyễn Chí Thiện gọi Hồ Chí Minh là Hồ ly (tinh):
“Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú
Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly”
Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly”
Là quỷ vương:
“Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày
Đứng trước đảng kỳ trịnh trọng
Đọc lời khai mạc thuở hoang sơ
Tập tụ đảng viên đại hội dưới cờ
Nguyện đem cuộc đời hơi thở
Đạp bằng, phá vỡ
Ngàn năm văn hiến ông cha…”
Đứng trước đảng kỳ trịnh trọng
Đọc lời khai mạc thuở hoang sơ
Tập tụ đảng viên đại hội dưới cờ
Nguyện đem cuộc đời hơi thở
Đạp bằng, phá vỡ
Ngàn năm văn hiến ông cha…”
Trong Hoa Địa Ngục tập II, nhắc đến ông Hồ có lần không nhận bà chị ruột, NCT viết:
“Mấy chục năm xa nước bác không viết phong thư nào
Về thăm gia đình trong nước.
Cách mạng thành công, bác vịn cớ bận, bất cần
Bác Hồ ơi, bác không yêu nhà, bác làm sao yêu được
Nước!
Không yêu người thân
Bác làm sao yêu được nhân dân!
Chỉ những kẻ ngu đần
Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá
Mới tin bác là đạo cao đức cả
Yêu nước thương nòi, có nghĩa có nhân
Đến chị ruột bác kia, khi còn sống ở dương trần
Cũng từ bác, coi là không có bác
Vì bác đối với thâm tình quá bạc
Chị bác–bà Thanh– nói vậy nhiều lần
Bác vu cho bà là bị tâm thần!…”
Về thăm gia đình trong nước.
Cách mạng thành công, bác vịn cớ bận, bất cần
Bác Hồ ơi, bác không yêu nhà, bác làm sao yêu được
Nước!
Không yêu người thân
Bác làm sao yêu được nhân dân!
Chỉ những kẻ ngu đần
Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá
Mới tin bác là đạo cao đức cả
Yêu nước thương nòi, có nghĩa có nhân
Đến chị ruột bác kia, khi còn sống ở dương trần
Cũng từ bác, coi là không có bác
Vì bác đối với thâm tình quá bạc
Chị bác–bà Thanh– nói vậy nhiều lần
Bác vu cho bà là bị tâm thần!…”
Những vần thơ sau đây còn cho thấy tác giả gọi Hồ Chí Minh là Ma vương và Lê-nin là Quỷ Chúa, nếu để ý rằng Lê-nin sinh năm 1870 và bài thơ làm năm 1972:
“Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma vương
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi.”
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi.”
Còn đây là Mác trước con mắt nhà thơ:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!”
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!”
Chua chát, đắng cay hơn, quyết liệt hơn là bài “Khi muối chát”:
“Khi muối chát đưa vào mồm thấy ngọt
Và khi lá sắn thấy bùi, thơm
Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm
Quết vào mặt Mác Lê bằng mọi giá
Kể cả giá treo cổ.”
Và khi lá sắn thấy bùi, thơm
Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm
Quết vào mặt Mác Lê bằng mọi giá
Kể cả giá treo cổ.”
Riêng về Hồ Chí Minh với câu nói để đời: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhà thơ đã dùng ngay câu nói đó làm đầu đề một bài thơ 49 câu để kể tội:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh…
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh…
(…bỏ qua 27 câu)
Ôi độc lập tự do!
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.” (8)
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.” (8)
Bài thơ trên ông làm năm 1968. Ông chửi bác đã đời. Nhưng trước đó 4 năm ông viết:
“Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.
Thế rồi tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác!”
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.
Thế rồi tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác!”
Và trước nữa, năm 1962, khi mới vào tù mấy tháng, nhà thơ đã nặng lời với Mác:
“Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ
Thiên đường cụ hứa như thế kia a? (trang 147)
Thiên đường cụ hứa như thế kia a? (trang 147)
Về Đảng Nguyễn Chí Thiện đã viết khá chi tiết trong 3 bài ở tập I:
1. Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp
Giải phóng đàn bà thành đĩ thành trâu
Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu
Và cải tiến dân sinh thành xác mướp
Đảng thực chất chỉ là đảng cướp…
Giải phóng đàn bà thành đĩ thành trâu
Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu
Và cải tiến dân sinh thành xác mướp
Đảng thực chất chỉ là đảng cướp…
2. Từ buổi Đảng về họ mạc tới thăm
Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát
Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát
Trẻ già khao khát tháng năm
Con chó con mèo mất tích mất tăm
Vì đâu nông nỗi…(bỏ nhiều câu)
Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát
Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát
Trẻ già khao khát tháng năm
Con chó con mèo mất tích mất tăm
Vì đâu nông nỗi…(bỏ nhiều câu)
……Ôi từ buổi Đảng về làm chủ
Khổ nhục chất chồng không thể đo cân
Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!
Con chuột mà có dịp tháo thân
Cũng ba cẳng bốn chân
Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!
Khổ nhục chất chồng không thể đo cân
Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!
Con chuột mà có dịp tháo thân
Cũng ba cẳng bốn chân
Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!
3. (Bài này nói về cách tác giả đối phó với Đảng tàn bạo):
Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Đảng vùi tôi trong đất sâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ
Mà quặng Uranium chế bom nguyên tử.
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Đảng vùi tôi trong đất sâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ
Mà quặng Uranium chế bom nguyên tử.
Đến tập II tác giả chỉ rõ dã tâm Đảng và gọi đảng là đảng bất nhân:
Đảng dã tâm
Quá rõ ràng
Để vững vàng
Ngôi làm chủ
Để dễ dàng
Hút máu mủ
Dân phải mụ
Dân phải ngu
Dân phải mù
Phải bỏ tù
Những thằng sáng
Dám phỉ báng
Đảng sói lang
Quá rõ ràng
Để vững vàng
Ngôi làm chủ
Để dễ dàng
Hút máu mủ
Dân phải mụ
Dân phải ngu
Dân phải mù
Phải bỏ tù
Những thằng sáng
Dám phỉ báng
Đảng sói lang
Và sau hết vẫn trong tập II, tác giả đã gom cả ban lãnh đạo đảng vào một bài “Đảng”
Đảng, người quản lý trại giam
Nước Nam là một trại giam khổng lồ
Chúa ngục là lão già Hồ
Duẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhân
Tội đồ là những người dân
Xác thân đói khổ bội phần xót xa
Luân thường, nhân phẩm tiêu ma
Tài năng trí tuệ dần dà gỉ han
Đảng còn đó, còn lầm than
Còn đau đớn nước, còn tan nát nhà
Đó là kết luận rút ra
Từ trong thực tế xương da não nùng….
…Đảng, nguồn gốc mọi khổ oan
Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng.”
Nước Nam là một trại giam khổng lồ
Chúa ngục là lão già Hồ
Duẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhân
Tội đồ là những người dân
Xác thân đói khổ bội phần xót xa
Luân thường, nhân phẩm tiêu ma
Tài năng trí tuệ dần dà gỉ han
Đảng còn đó, còn lầm than
Còn đau đớn nước, còn tan nát nhà
Đó là kết luận rút ra
Từ trong thực tế xương da não nùng….
…Đảng, nguồn gốc mọi khổ oan
Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng.”
Với sự cai trị tàn ác của đảng và bác như vậy không phải chỉ có người tù là khổ mà cái khổ ôm trọn khối dân tộc, chỉ trừ đảng viên trung thành. 400 câu thơ trong bài “Đồng Lầy”, tập I, đầy tính bi hùng đã miêu tả cái cảnh lầm than của nhân dân như những giống trâu bò ruồi muỗi lau sậy trong đồng lầy. Xin hãy nghe qua một vài đoạn vắn, để hình dung ra những kẻ mà nhà thơ ví như muỗi, như ếch nhái, như sậy lau:
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy
Cho dạ dầy óc tim lưỡi cổ
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi…
…Tôi tỉnh hẳn , trở về cơn ác mộng
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm
Nên chúng tưởng màn đêm là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời ca ngợi đêm đen
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Đồng lầy mỏi mệt
Lặng câm lũ kiến đi về
Ôi cuộc đời hay một cơn mê
Mà người, ngựa trâu, bò giống nhau đến thế!”
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy
Cho dạ dầy óc tim lưỡi cổ
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi…
…Tôi tỉnh hẳn , trở về cơn ác mộng
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm
Nên chúng tưởng màn đêm là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời ca ngợi đêm đen
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Đồng lầy mỏi mệt
Lặng câm lũ kiến đi về
Ôi cuộc đời hay một cơn mê
Mà người, ngựa trâu, bò giống nhau đến thế!”
…..
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại
Cái cảnh một trai giành nhau chín gái
Đương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu đảng còn nắm vận mệnh tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời vấn hỏi….
…Trăng lặn…Sao tàn
Bình minh không mong mỏi
Từ từ xuất hiện trong sương
Đẩy dân tộc trên giường xuống đất
Hãy lắng nghe một điều chân thật
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu
Bình minh đấy muôn thuở một màu
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ
Những con người, không những chiếc máy thảm thê
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan
Tiếng khóc tiếng than làm yêu ma run sợ
Tội chúng phạm vô cùng man rợ
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu hốt hoảng bồn chồn
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng….
(…)
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại
Cái cảnh một trai giành nhau chín gái
Đương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu đảng còn nắm vận mệnh tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời vấn hỏi….
…Trăng lặn…Sao tàn
Bình minh không mong mỏi
Từ từ xuất hiện trong sương
Đẩy dân tộc trên giường xuống đất
Hãy lắng nghe một điều chân thật
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu
Bình minh đấy muôn thuở một màu
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ
Những con người, không những chiếc máy thảm thê
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan
Tiếng khóc tiếng than làm yêu ma run sợ
Tội chúng phạm vô cùng man rợ
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu hốt hoảng bồn chồn
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng….
(…)
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt
Vắt những giọt mồ hôi
Bịt tiếng người câm bặt
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn…”
Vắt những giọt mồ hôi
Bịt tiếng người câm bặt
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn…”
Cảnh lầm than tang tóc còn nhiều trong 400 câu thơ bài Đồng Lầy và nhiều bài khác nữa. Lỗi lầm vì đâu? Vì ai? Vì tất cả. Đó là câu trả lời của Nguyễn Chí Thiện, trong bài “Vì ấu trĩ”, phải chăng có gì phang phảng tư tưởng của Hà Sĩ Phu: vì dân trí còn thấp?
“Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quay về một mối
–Một mối hận thù, một mối đau thương
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả!
Lịch sử sang trang, phũ phàng, tai họa
Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà?
Đau đớn này không chỉ riêng ta
Mà tất cả
Cả những kẻ đã nằm trong mồ mả
Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã để chúng sa xuống hầm tai vạ
Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả
Mấy ai người đem hết tâm can?
Trước quân thù hung hiểm gian ngoan
Biết bao kẻ mơ hồ trong hưởng lạc!
Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác
Đến bao giờ lấy lại được giang san!
Chế độ này trâu ngựa sống không an
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn! (1975)
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quay về một mối
–Một mối hận thù, một mối đau thương
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả!
Lịch sử sang trang, phũ phàng, tai họa
Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà?
Đau đớn này không chỉ riêng ta
Mà tất cả
Cả những kẻ đã nằm trong mồ mả
Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã để chúng sa xuống hầm tai vạ
Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả
Mấy ai người đem hết tâm can?
Trước quân thù hung hiểm gian ngoan
Biết bao kẻ mơ hồ trong hưởng lạc!
Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác
Đến bao giờ lấy lại được giang san!
Chế độ này trâu ngựa sống không an
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn! (1975)
Hai câu cuối cùng cho người đọc thấy tác giả đã kỳ vọng ở người miền Nam biết mấy và khi sự thể đã xảy ra như thế, ông không chỉ thất vọng, tuyệt vọng, mà sống trong ngàn vạn cơn thác loạn. Ông ngầm oán trách người quốc gia là có cơ sở vậy. Người quốc gia ngày nay nên cứ mãi mãi nguyền rủa Cộng Sản mà thôi, hay nên suy nghĩ lại mà sám hối? Nhưng những vần ở phần trên còn cho thấy ông trách cả những người trí thức miền Bắc vì ấu trĩ mà thờ ơ, u tối, không có can đảm nói lên, viết nên sự thật, không dám đứng lên vùng lên một phen với đảng vô nhân.
Khác với hầu hết các tác giả được trích dẫn trong soạn phẩm này, Nguyễn Chí Thiện không có dè dặt, không sợ sệt, không nương tay, không hề có một hảo ý nào đối với Cộng Sản nói chung và đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Đúng như Vũ Thư Hiên, người bạn tù với ông, đã viết: “Với anh, Cộng Sản là xấu, là tồi tệ, là kinh tởm. Chấm hết”. Không một cái gì của Cộng Sản là tốt.” (7) Vì vậy trong hai tập thơ của ông đầy dẫy những lời lên án, kết tội từ Hồ Chí Minh trở xuống. Những cảnh đau khổ cùng cực của tù nhân, nhân dân, đàn bà, con nít trong chế độ Cộng Sản đầy dẫy trong trên ba ngàn câu thơ của ông, không kể xiết.
Đây thân tù Nguyễn Chí Thiện, chẳng khác gì con vật, có lẽ còn thua con lợn:
“Tù ăn chay nghĩa là không có muối
Cơm không mà dăm suất có vần xuôi
Giá được điều lao động toán chăn nuôi
Lấy lại sức nhờ sắn, khoai, bẹ chuối
Nhà thơ sẽ đỡ còm nhom yếu đuối
Chuồng lợn kia sẽ hóa tháp ngà thôi” (1987)
Cơm không mà dăm suất có vần xuôi
Giá được điều lao động toán chăn nuôi
Lấy lại sức nhờ sắn, khoai, bẹ chuối
Nhà thơ sẽ đỡ còm nhom yếu đuối
Chuồng lợn kia sẽ hóa tháp ngà thôi” (1987)
“Mười mấy năm sống giữa lao tù
Sống giữa buồng tim chế độ
Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ
Mà trước kia Phật tổ hiểu lơ mơ.”
Đó là tù. Còn đây là người dân trong xã hội xhcn:
“Con người thua con vật nếu đem so
Ôi người mà không được ăn no
Rét mướt co ro
Đâu bằng con chó
Người mà mất hết tự do
Đâu bằng con bò!
Giữa buổi sao Hỏa sao Kim hẹn hò
Khoa học văn minh, hành tinh nở rộ! (1985)
Ôi người mà không được ăn no
Rét mướt co ro
Đâu bằng con chó
Người mà mất hết tự do
Đâu bằng con bò!
Giữa buổi sao Hỏa sao Kim hẹn hò
Khoa học văn minh, hành tinh nở rộ! (1985)
+”Ngoài đói khổ rùng mình
Thời đại Hồ Chí Minh
Xuất hiện dưới hai hình
Mả tù và mả lính”
Thời đại Hồ Chí Minh
Xuất hiện dưới hai hình
Mả tù và mả lính”
“Đời trên đất bác Hồ
Buồn hơn trong nấm mộ
Trong đêm cùng chế độ
Mọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ”
Buồn hơn trong nấm mộ
Trong đêm cùng chế độ
Mọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ”
+”Hỏi ông ông đã đi tù
Hỏi nhà, nhà đã tịch thu mất rồi
Vợ con cua cáy lần hồi
Đêm đêm về ngủ ở nơi xó đình”
Hỏi nhà, nhà đã tịch thu mất rồi
Vợ con cua cáy lần hồi
Đêm đêm về ngủ ở nơi xó đình”
+”Đảng đã nắm là dân hết cựa
Trí thức, ngu hèn, trâu ngựa như nhau
Câu hỏi lớn lao làm tóc bạc sớm trên đầu
Là hai bữa, mỏi mòn hai bữa.”
Trí thức, ngu hèn, trâu ngựa như nhau
Câu hỏi lớn lao làm tóc bạc sớm trên đầu
Là hai bữa, mỏi mòn hai bữa.”
+Một tay em trổ: “Đời xua đưổi”
Một tay em trổ: “Hận vô bờ”
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Đó là một tù nhân tám tuổi…
+Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân”
Một tay em trổ: “Hận vô bờ”
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Đó là một tù nhân tám tuổi…
+Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân”
Không phải Nguyễn Chí Thiện chỉ chửi chế độ, kể khổ của mình và của nhân dân. Cũng như bất cứ nhà thơ nào, ông cũng nói đến “Nàng Thơ”, “Nàng Mơ”, đến rượu, đến trăng. Hai bài thơ về trăng trong tập 2 (trang 118 và 119) của nhà thơ Ngục Sĩ gợi người đọc nhớ tới những vần thơ cuồng nhiệt của Hàn Mặc Tử (9):
“Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối;
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn..”
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn..”
Hay
“Trăng nằm xõng xoài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”.
Đợi gió đông về để lả lơi”.
Hay
“Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng.
Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng..”
Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng..”
Sau đây là đôi vần trong số 42 vần thơ của NCT về trăng:(10)
“…Trăng rất gần mà xa xôi lắm
Mơ hồ mang ký ức xa xăm
Những vầng trăng ngây ngất bao năm
Ta không đuợc hưởng.” Và:
Mơ hồ mang ký ức xa xăm
Những vầng trăng ngây ngất bao năm
Ta không đuợc hưởng.” Và:
…Đời ta vắng bóng chị Hằng
Ta thương nhớ thời “ông giẳng ông giăng”
Ta thương nhớ thời “ông giẳng ông giăng”
“…Có cây đa, có cả chị Hằng
Sống lạnh lẽo một mình trong cung quảng
Ta thường ngắm và ta thương lắm!
Nên những đêm vàng ngọc thơ của ta ơi!
Ta vẫn mơ được ôm người như ngàn xưa say sưa
Lý Bạch….”
Sống lạnh lẽo một mình trong cung quảng
Ta thường ngắm và ta thương lắm!
Nên những đêm vàng ngọc thơ của ta ơi!
Ta vẫn mơ được ôm người như ngàn xưa say sưa
Lý Bạch….”
Một vài cảm nghĩ riêng về hai tập thơ “Hoa Địa Ngục”
Đúng là những bông hoa đơn sơ mộc mạc nhưng đầy sức sống, sức chiến đấu. Bởi vì chúng đâm chồi và vươn lên từ đắng cay, cơ cực, nhục hình của thân xác lẫn tâm hồn. Đúng là hoa địa ngục. Bởi vì người thường sống trong một thế giới bình thường không thể làm được những vần thơ như thế. Thơ của những thi nhân đời thường đọc lên phần nhiều nghe như tiếng dương cầm du dương, tiếng sáo dìu dặt, tiếng thì thầm, tiếng thở dài não nuột. Thơ của Nguyễn Chí Thiện là tiếng kêu uất hận là tiếng kèn xung trận, là tiếng thét xung phong. Có lẽ vì vậy mà có người lầm bảo đó là tiếng pháo lệnh của lãnh tụ Lý Đông A, một triết gia, một nhà cách mạng trẻ tuổi, đoản mệnh.
Nói thơ Nguyễn Chí Thiện đơn sơ nhưng đầy sức sống, bởi vì dường như ông thấy gì viết nấy, lời, chữ , có sao dùng vậy, không chọn lọc, không trau chuốt. Thậm chí có lúc người đọc có cảm tưởng đọc một áng văn xuôi ứng khẩu. Nhưng vì là những việc thật, người thật, và vì ông chỉ nói sự thật cho nên có sức mạnh của chân lý, của hiện thực.
Thơ Nguyễn Chí Thiện còn mang dáng dấp của thơ văn huyền nhiệm. Có những ý lồ lộ mà lại đèo thêm ý nghĩa ẩn khuất khôn dò. (Đời tôi là một trường mâu thuẫn Của hồn và xác đẩy xô nhau. 1978) Có lẽ vì tâm trí ông ở trong một trạng thái luôn luôn bị đè nén trong uất hận căm thù lại được một ý chí phi thường nuôi dưỡng, hun đúc, nâng niu, cố giữ thăng bằng tư duy, tình cảm (Tình cảm chìm trong man rợ Sức cạn thơ tàn thôi nở. Còn chi, ngoài tham thiền, luyện thở) để có thể phục vụ nàng Thơ mà ông cưng chiều, coi như người bạn trăm năm, (Tù là nhà Vợ là thơ Đói rét ốm đau là con cái,,,) thà bỏ thân mình chứ không đành đánh mất nàng thơ. (Tôi không tiếc khi bị đời sa thải Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất.”(1971) )
Hơn ba ngàn câu thơ gom vào trên bốn trăm bài, mà bài dài nhất là bốn trăm câu, đã nói đến không biết bao nhiêu tình, bao nhiêu cảnh, ước mơ, khát vọng nung nấu. Nhưng trên hết và trải dài khắp là quyết tâm sống còn để đánh phá Cộng Sản bằng lời thơ. Chính vì vậy mà thơ ông là thứ thơ chiến đấu, quyết chiến quyết thắng, mặc dầu ông bảo :
“Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao.
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc mồ hôi báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ.”
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao.
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc mồ hôi báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ.”
Thơ trở thành vợ của thi nhân có cưới hỏi đàng hoàng, sẽ mãi mãi trung thành với ông cho đến khi nào ông “nói với Thơ lời dối trá”:
(“Tôi lấy thơ thuở còn đi học
Buổi gặp nhau đầu Thơ đã biết yêu tôi
Thơ của tôi thời ấy đẹp như Kiều
Lộng lẫy như Tần cung nữ
Những cô Lý cô Hình cô Sử
Tôi quên, tôi quá yêu rồi
Thơ thường buồn,
Thơ cũng như tôi
Chỉ có bạn bè là Mơ và Mộng
Thơ lấy tôi vì tôi không thể sống
Không Thơ an ủi bên mình
Đám cưới chúng tôi một đám cưới tình
Chỉ có Mộng Mơ phù dâu phù rể
Thơ giờ đã tay bồng tay bế
Tù lao đầy đọa xanh gầy
Thơ dọn nhà ra khỏi cung mây
Từ buổi mộng mơ hóa thành ngu xuẩn!
Đời chê Thơ nhiều buồn đau, hờn giận
Không chịu bôi hồng trát phấn
Bán mình cho Đảng nuôi thân
Gắn bó cùng tôi Thơ khổ vô ngần
Chia sẻ bao sầu bao hận
Thơ chịu âm thầm chung thủy tận khi nao?
–Tận khi nào
Anh nói với Thơ lời dối trá.” )
Buổi gặp nhau đầu Thơ đã biết yêu tôi
Thơ của tôi thời ấy đẹp như Kiều
Lộng lẫy như Tần cung nữ
Những cô Lý cô Hình cô Sử
Tôi quên, tôi quá yêu rồi
Thơ thường buồn,
Thơ cũng như tôi
Chỉ có bạn bè là Mơ và Mộng
Thơ lấy tôi vì tôi không thể sống
Không Thơ an ủi bên mình
Đám cưới chúng tôi một đám cưới tình
Chỉ có Mộng Mơ phù dâu phù rể
Thơ giờ đã tay bồng tay bế
Tù lao đầy đọa xanh gầy
Thơ dọn nhà ra khỏi cung mây
Từ buổi mộng mơ hóa thành ngu xuẩn!
Đời chê Thơ nhiều buồn đau, hờn giận
Không chịu bôi hồng trát phấn
Bán mình cho Đảng nuôi thân
Gắn bó cùng tôi Thơ khổ vô ngần
Chia sẻ bao sầu bao hận
Thơ chịu âm thầm chung thủy tận khi nao?
–Tận khi nào
Anh nói với Thơ lời dối trá.” )
Đối với Nguyễn Chí Thiện chỉ có một cách đối phó với Cộng Sản là đánh, là lật, là hất. Không có xét lại xét đi gì hết:
“Đảng như hòn đá tảng
Đè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất, phải tìm phương hất xuống.”
Đè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất, phải tìm phương hất xuống.”
Và:
“Học thuyết Mác này đây sọt rác
Xét lại làm gì, vứt nó đi
Sử sách sau này đỡ mất công ghi
Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác.”
Xét lại làm gì, vứt nó đi
Sử sách sau này đỡ mất công ghi
Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác.”
Riêng ông quyết liệt
“…Thề cùng Cộng Sản
Chiến đấu tới cùng mang hết tâm can
Đàng nào thời đời cũng nát tan
Tan nát nữa xá gì thân khốn nạn…”
Chiến đấu tới cùng mang hết tâm can
Đàng nào thời đời cũng nát tan
Tan nát nữa xá gì thân khốn nạn…”
Ông cũng không ngần ngại
“Ngang nhiên thẳng tay giáng
Vào mặt bác và đảng
Một tát như trời giáng…”
Vào mặt bác và đảng
Một tát như trời giáng…”
Ông còn hô hào nhắc nhở và cảnh cáo người khác là:
“…Của quý tự do
Không phải thứ Trời cho
Những dân tộc co ro
Cam kiếp sống trâu bò
Chỉ mong chờ hưởng sẵn!”
Không phải thứ Trời cho
Những dân tộc co ro
Cam kiếp sống trâu bò
Chỉ mong chờ hưởng sẵn!”
Nguyễn Chí Thiện, tuy cương quyết, tin tưởng rằng thế nào cũng có ngày Cộng Sản tiêu tan, tàn lụi như cục than hồng. Nhưng ông cũng linh cảm thấy ngày đó còn xa…: Năm 1969 ông viết:
“Tôi tin chắc một điều
Một điều tất yếu
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu
Tôi lại nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm
Là đêm tàn Cộng Sản tối tăm
Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm
Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm.”
Một điều tất yếu
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu
Tôi lại nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm
Là đêm tàn Cộng Sản tối tăm
Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm
Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm.”
Cái đêm tối tăm ấy mà Vũ Thư Hiên cũng như Arthur Koestler gọi là “Đêm Giữa Ban Ngày” cho đến nay vẫn còn đấy. Đúng là đã mấy mươi năm rồi (1999 trừ 1969 = ba mươi năm). Vì vậy mà chương cuối soạn phẩm này mới có cái nhan đề là “Vẫn-đêm-giữa ban-ngày”. Tại sao?
Chú Thích
Chú Thích
(1) Theo cố ký giả Chử Bá Anh (Phụ Nữ Diễn Đàn số 113, 1993) thì có xô xát và gây tiếng động nên ba người Anh ở trong phòng trong mở cửa ra kịp lúc.
(++) Năm 1984 ông lại viết với niềm tin ở Trời: “Cộng Sản đày ta sống trong chết dở. Muốn ta tàn tắt cùng Thơ .Song ta tin có Trời kia cứu trợ .Tất cả dần dà ta sẽ vượt qua….” Rồi 3 năm sau (1987) Ông lại viết: “Cố sống cầu Trời Phật Cứu Thơ qua ngục thất.”
(2) Nổi tiếng thời đệ nhị Cộng Hòa là một chính khách liêm khiết giữa một môi trường dễ nhiễm vi khuẩn tham nhũng là bộ tài chính.
(3) Phụ Nữ Diễn Đàn số 95, tháng 12 năm 1991, trang 2. Hai năm sau, có chỗ (PNDĐ 113, tháng 6, 1993, trang 16) ông lại viết ngày sinh là 27-2-1939. Còn ông Minh Thi thì lại nói sinh năm 1937.
(4) Trích bài “Thời gian hỡi” làm năm 1960. SĐD trang 52.
(5) Bút hiệu Tú Rua, một cây viết cứng của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Ông cùng với bà vợ là Đặng Trần Thị Tuyết bị ám sát ngày 22-9-1990 tại tiểu bang Virginia. Các nhà báo, nhà văn, trong đó có chủ tịch Văn Bút Việt Nam hải ngọai Nguyễn Ngọc Ngạn đã cực lực lên án bọn sát nhân giấu mặt.
(6) “Bản chúc thư của một người Việt Nam”, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong, 1980, trang 93.
(7) Đêm Giữa Ban Ngày trang 725. Dĩ nhiên Vũ Thư Hiên không đồng ý với Nguyễn Chí Thiện. Ông cũng như những Bùi Tín, Trần Độ và cả Dương Thu Hương vẫn còn có một cảm tình nào đó đối với đảng Cộng Sản và Hồ Chí Minh vì cái “công đánh đuổi thực dân Pháp”, nếu không phải vì cái bề ngoài tốt đẹp của chủ nghĩa Mác. Chính vì điểm này mà họ khó chấp nhận thái độ dứt khoát của những người quốc gia chống Cộng từ đầu. Cũng như những người này không chịu chấp nhận sự phản tỉnh nửa vời của họ, và còn có thể coi đó là giả vờ hay cò mồi, chống cuội. Chính điều này là trở ngại cực lớn trong việc “trí thức” cùng nhau tiêu diệt Cộng Sản để cứu nước ra khỏi cảnh lầm than, không có tự do dân chủ hiện nay. Xin xem phần tổng kết.
(8) Trong sách ghi bài này làm năm 1968. Có lẽ không đúng vì trong bài thơ tác giả có nói đến việc hàng trăm ngàn người quốc gia vào tập trung “học tập cải tạo”: (năm 1975)
“Nó tập trung hàng chục vạn “ngụy quân”
“Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó.”
“Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó.”
Hoặc giả tác giả nói về chuyện sau khi Cộng Sản chiếm nửa nước hồi 1954? Nhưng năm đó binh sĩ quốc gia đã rút hầu hết vào Nam, không thể có hàng chục vạn bị bắt.
(9) Tên thực Nguyễn Trọng Trí (22-9-1912 – 11-11-1940), người Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, một tín đồ Công Giáo nổi tiếng trong cộng đồng độc giả tôn giáo vì tập thơ “Xuân Như Ý” với bài Ave Maria trong đó có những câu: “Maria! linh hồn tôi ớn lạnh Run như run thần tử thấy long nhan…” Ông mất năm 1940, mới 28 tuổi. Các nhà phê bình thi ca Việt Nam như Hoài Thanh, Hoài Chân, Trần Thanh Mại, Chế Lan Viên… đều liệt ông vào một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam. Tác giả “Thi Nhân Việt Nam” đã viết về thơ của HMT: “Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vì giáo chủ”. Rồi nhấn mạnh lời khen đứt lưỡi của Chế Lan Viên:
“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử.”
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Thu, 1968, tr.204)
(10) Ngoài 2 bài thơ về trăng vừa kể, và mấy vần thơ nói đến Mơ và Nàng Thơ, Nguyễn Chí Thiện không nói đến tình yêu trai gái, hay phong cảnh thiên nhiên. Lý do được nêu ra trong 4 câu thơ sau đây:
“Dân tộc đang quằn quại dưới hầm chông
Ta lòng nào viết lách lông bông
Ca ngợi cái đùi, cái ngực, cái mông
Tán tụng mây trời hoa lá viển vông”
Ta lòng nào viết lách lông bông
Ca ngợi cái đùi, cái ngực, cái mông
Tán tụng mây trời hoa lá viển vông”
Filed under: Phản Tỉnh Phản Kháng: Thực hay Hư
No comments:
Post a Comment