Wednesday, August 8, 2012

HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ II

VẤN ĐỀ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN
TRONG PHONG TRÀO LAO ĐỘNG
(Hoàng Khoa Khôi)
Được phát biểu trong cuộc họp, đáng nhẽ tôi phải trình bày quan điểm dân chủ và đa
nguyên của mình, cũng như việc tại sao lại cần đòi thực hiện dân chủ và đa nguyên ở Việt Nam.
Nhưng vấn đề quá rộng mà thì giờ lại giới hạn, tôi chỉ xin trình bày một địa hạt mà tôi có đôi chút
kinh nghiệm: "Dân chủ đa nguyên trong phong trào lao động".
Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Hà Nội thường tuyên truyền rằng họ đại diện
cho giai cấp lao động. Rằng họ thực thi "chuyên chính vô sản" trên căn bản chủ nghĩa mác-xít -
lê-nin-nít, thừa kế gia tài và truyền thống phong trào lao động thế giới.
Sự thực có thế không?
Sự thực, đảng này đã mượn tiếng lao động, mượn tiếng mác-xít - lê-nin-nít, dựng lên ở
Việt Nam chế độ độc tài đảng trị theo mô hình chủ nghĩa mao-ít và chủ nghĩa xta-lin-nít, ngược
hẳn với truyền thống của phong trào lao động và ngược hẳn với các nguyên lý căn bản của chủ
nghĩa mác-xít.
Trái với nhiều người thường hiểu một cách sai lạc do sự tuyên truyền sai lạc của chủ
nghĩa xta-lin-nít, phong trào lao động là một phong trào đa nguyên, đa dạng, mang nhiều sắc thái
tư tưởng và nhiều hình thức tổ chức. Nhờ vậy, nó đã tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Cũng như mọi giai cấp khác, giai cấp công nhân lao động phát triển không đồng đều và
gồm nhiều tầng lớp. Do đời sống, do hoàn cảnh, mỗi tầng lớp có tư duy khác nhau. Bởi vậy, có
nhiều hình thức tổ chức: nào công đoàn, công hội, nào nghiệp đoàn cải lương, nghiệp đoàn cách
mạng, chưa kể những chính đảng dân chủ, xã hội, cộng sản v.v... Về mặt lý luận và tư tưởng, có
nhiều trường phái, nhiều chủ nghĩa: chủ nghĩa duy tâm, duy vật, chủ nghĩa xã hội không tưởng,
xã hội khoa học, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa mác-xít v.v...
Trước Marx đã có những nhà tiền bối chủ nghĩa xã hội như Owen, Babeuf, Fourier,
Proudhon...; sau Marx có những nhà lý luận như Lenin, Trotsky, Plekhanov, Kautsky, Bernstein...
Những vị này, mặc dầu cùng một học phái mác-xít, đã đối lập nhau trong cả một thời kỳ. Thời
Marx, ông và Engels bút chiến với các trường phái mà các ông coi là duy tâm, phi khoa học.
Marx chống Bakunin. Engels chống Dühring. Bản chất học thuyết mác-xít là học thuyết phê
phán. Phê phán để tìm ra chân lý. Có phê phán mới có tiến bộ.
Trước khi Marx qua đời, ông nói: "Tôi không phải là người mác-xít". Câu nói bao hàm ý
nghĩa học thuyết của ông chưa hoàn chỉnh, còn phải khai thác... Ngày nay, có nhiều người nói
chủ nghĩa xta-lin-nít, đặc biệt là quan niệm "độc đảng" và "đảng độc khối" (parti unique et
monolithique) là sự tiếp nối chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít. Nói như thế là quên hẳn những gì đã
xảy ra ở thời Marx và thời Lenin.
Thời Marx, ông đã từng bị thiểu số trong ban lãnh đạo tổ chức Đệ nhất Quốc tế Lao
động. Trong cả một giai đoạn, chủ nghĩa mác-xít bị cô lập, trong lúc các khuynh hướng xã hội ảo
tưởng hay vô chính phủ chiếm giữ địa vị ưu tiên.
Thời Lenin, Lenin phải tranh thủ, thường xuyên đương đầu với nhiều khuynh hướng
khác. Trong nội bộ đảng bôn-sê-vích, Lenin phải nhọc công mới giữ được đa số. Trong đảng này,
lúc nào cũng có đa số, thiểu số! Mỗi khuynh hướng được quyền tổ chức và phát biểu theo nguyên
tắc dân chủ.
 Bài tham luận tại cuộc Hội luận về dân chủ đa nguyên, tổ chức ngày 27-10-1990 tại Paris (đã đăng trong tuyển tập
"Dân chủ Đa nguyên" do nhóm "Thông Luận" xuất bản).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 51
Cho đến Đại hội thứ X (1921), vì phải đối phó với một tình thế hiểm nghèo trong nước và
đứng trước mối họa phân tán lực lượng trầm trọng, đảng ra quyết nghị tạm thời đình chỉ đấu tranh
nội bộ cho tới khi tình hình trở lại bình thường. Đây chỉ là một biện pháp nhất thời chứ không
phải một nguyên tắc tổ chức. Bằng chứng là lúc đó, sự hiện diện các khuynh hướng vẫn được
công nhận trong hàng ngũ Đệ tam Quốc tế. Sau đó, Lenin lâm trọng bệnh rồi qua đời, quyền điều
khiển lọt vào tay Stalin. Lenin và đảng có ngờ đâu, từ một giải pháp "tạm thời", Stalin đã lợi dụng
đổi thành một nguyên tắc vĩnh cửu.
Chỉ cần nói, khuynh hướng và sự công nhận khuynh hướng là một nguyên tắc hoạt động
của đảng lê-nin-nít. Hiện tượng "độc đảng" và "đảng độc khối" là một điều xa lạ đối với đảng.
Xin nêu thí dụ: "Luận đề tháng Tư" của Lenin vạch chiến lược giành chính quyền suýt bị thiểu số.
Hai ủy viên Bộ Chính trị Zinoviev và Kamenev viết báo công khai chống cuộc khởi nghĩa tháng
Mười1. Đứng trước hiệp ước Brest-Litovsk, đảng chia làm ba khuynh hướng; khuynh hướng của
Lenin phải tranh thủ gay go mới chiếm được đa số! Về mặt hoạt động và thực thi dân chủ, trong
những năm nội chiến quyết liệt nhất (1917-1918-1919), mỗi năm đều có Đại hội để thảo luận và
chọn lựa đường lối. Trái lại, dưới thời Stalin, có giai đoạn mười năm không có Đại hội2.
Xét trong lịch sử phong trào lao động, cho tới thời Lenin, chưa có giai đoạn nào có hiện
tượng một đảng độc quyền và độc khối như kiểu Stalin. Trong lãnh vực tư tưởng cũng chưa có lý
thuyết gia nào, lãnh tụ nào dám cả gan đề xuất một quan niệm phản dân chủ như thế. Vì một lẽ
giản dị: phong trào lao động là phong trào có truyền thống dân chủ đa nguyên, đa dạng và đa
đảng.
Chỉ từ thời Stalin, quan niệm "độc đảng" và "đảng độc khối" mới xuất hiện. Bắt đầu ở
Liên Xô rồi lan ra các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và các xứ "dân chủ
nhân dân" ở Đông Âu v.v...
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi thành lập (1930), đã mang trong mình quan niệm
này, mệnh danh là "quan niệm mác-xít - lê-nin-nít". Nhưng khi ta đặt câu hỏi ở văn kiện nào, tài
liệu nào, Marx hay Lenin đã phát biểu hoặc bênh vực "độc đảng" và "đảng độc khối", họ sẽ tịt
đường. Vì không có văn kiện, tài liệu nào cả!
Rõ ràng Stalin và các đảng Cộng sản theo ông đã cải đổi chủ nghĩa mác-xít. Tôi xin nêu
thêm hai thí dụ điển hình: vấn đề "tập trung dân chủ" và vấn đề "chuyên chính vô sản".
Từ xưa tới nay, "tập trung dân chủ" là một nguyên tắc tổ chức dân chủ của phong trào
lao động. Nội dung và ý nghĩa của nó rất dễ hiểu: trước khi chuẩn y một nghị quyết, một lập
trường hay một chương trình, lao động hoặc đại biểu của họ họp nhau, thảo luận một cách dân
chủ, rồi lấy biểu quyết (bằng giơ tay hay bỏ phiếu), ai chống ai thuận. Sau đó áp dụng luật đa số
để đem ra thi hành. Tuy nhiên, thiểu số vẫn giữ trọn quyền phê bình, chỉ trích và có khả năng trở
thành đa số, m ột khi kết quả chứng minh đa số sai và thiểu số đúng. Lúc đó, thiểu số có thể trở
thành đa số. Lô-gích này dẫn đến kết quả: có đa số phải có thiểu số. Nguyên tắc tổ chức nói trên,
không những tổ chức lao động các nước đã thi hành mà hầu hết các tổ chức hay các hội đoàn dân
chủ trên thế giới đều áp dụng.
Nguyên tắc tổ chức cổ truyền ấy đã bị Stalin và các đồng chí của ông biến đổi thành lợi
khí bảo vệ và duy trì chính quyền độc tài đảng và độc tài lãnh tụ. Nhân danh "tập trung dân chủ",
ban lãnh đạo đảng đưa ra quyết nghị xếp đặt sẵn, lao động hay đại biểu của họ chỉ có quyền thảo
luận việc áp dụng thế nào cho tốt. Họ không có quyền bàn bạc và sửa đổi nội dung, không có
quyền bổ khuyết nội dung, chưa nói đến quyền đề nghị một văn bản khác. Do áp lực và kỷ luật
của tổ chức, những người không đồng ý không bao giờ dám lên tiếng hoặc bỏ phiếu chống. Vì
chống là chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội. Lô-gích này dẫn đến hiện trạng "đồng thanh".
Đảng chỉ có một ý kiến: ý kiến của ban lãnh đạo hay ý kiến một lãnh tụ. Dầu đường lối sai lầm
tới đâu, mọi người cũng đều phải tuân thủ thi hành. Khi đổ vỡ, chỉ có các lãnh tụ sai lầm có
1- Tuy vậy, sau này hai ông vẫn được Lenin đề cử giữ những chức vụ quan trọng trong đảng và trong Quốc tế Cộng
sản.
2- Coi "Tờ trình bí mật về Stalin" của Khrushchev (Nhóm trốt-kít Việt Nam xuất bản ở Paris năm 1982).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 52
quyền phê bình và sửa chữa sai lầm. Lãnh đạo giữ độc quyền làm sai, cũng như họ giữ độc quyền
sửa sai và vạch ra đường lối mới!
Một điểm nữa cũng cần nêu ra để hiểu rõ một nguyên tắc dân chủ có thể trở thành độc tài
như thế nào? Bỏ phiếu giơ tay chẳng hạn, là hình thức dân chủ trực tiếp của lao động. Nhưng nó
chỉ dân chủ khi người lao động được hoàn toàn tự do suy nghĩ và phát biểu. Dưới chế độ xta-linnít,
bỏ phiếu giơ tay lại là hình thức phi dân chủ, vì trong phòng họp lúc nào cũng có các ông
công an chính trị thúc trực1, ghi tên nhũng ai đối lập. Trong điều kiện ấy, bỏ phiếu kín có thể coi
là tương đối dân chủ hơn. Dẫu sao, trong chế độ độc quyền một đảng, bỏ phiếu kín hay giơ tay
đều không có dân chủ. Năm 1934, trong một cuộc bỏ phiếu kín của đảng Cộng sản Liên Xô, ông
Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, được nhiều phiếu hơn Stalin. Sau này, ông bị Stalin cho người ám
hại. Cuộc ám hại này mở đầu cho nhiều cuộc hành quyết khác. Xuyên qua các vụ án ngụy tạo, ba
phần tư ủy viên Bộ Chính trị và Ban Trung ương bị triệt hạ2.
Khái niệm "chuyên chính vô sản" cũng vậy. Hiểu theo nghĩa của Marx, đó là hình thức
chính quyền "dân chủ hơn dân chủ tư sản". Khái niệm này xuất phát từ sự nhận định tính chất và
vai trò Nhà nước. Theo học thuyết mác-xít, Nhà nước không trung lập, không đứng trên hoặc
đứng ngoài giai cấp cầm quyền. Vai trò của nó là bảo vệ chế độ hiện hữu. Nhà nước phong kiến
bảo vệ chế độ phong kiến. Nhà nước tư sản (tư bản) bảo vệ chế độ tư sản. Nhà nước lao động bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng tư sản, Nhà nước tư sản đã làm chuyên chính
đối với phong kiến: không những tước đoạt chính quyền mà họ còn vi phạm quyền tư hữu của
phong kiến bằng cách tịch thu tài sản và ruộng đất của giai cấp này. Dựa theo kinh nghiệm ấy,
giai cấp vô sản, khi lật đổ chế độ phong kiến hay tư sản (tư bản), cũng buộc phải làm chuyên
chính. Nghĩa là sử dụng những biện pháp cưỡng chế đối với chế độ cũ. Có như thế mới bảo đảm
được sự thành công cách mạng và mới tạo được diều kiện thay đổi xã hội.
Nhưng khác với "chuyên chính tư sản" dựa vào giai cấp tư sản (tư bản), thiểu số trong xã
hội, chuyên chính vô sản dựa vào liên hiệp của công nhân lao động và nông dân nghèo, tầng lớp
đa số trong dân chúng. Theo Marx, tính chất "đại chúng" (caractère de masse) ấy giúp nó, ngay
từ khi vừa thành lập, có khả năng thi hành những biện pháp dân chủ mà "chuyên chính tư sản"
không làm nổi.
Một điều khác nữa: "chuyên chính tư sản" bảo vệ và duy trì địa vị và quyền lợi của giai
cấp tư sản (tư bản). Trái lại, "chuyên chính vô sản" không nhắm mục tiêu củng cố địa vị và quyền
lợi riêng biệt của một giai cấp nào, vì nó nhắm "phá bỏ các giai cấp", kể cả giai cấp lao động, để
thực hiện "một chế độ không giai cấp", "không có người bóc lột người". Vì thế, ngay sau khi
thành lập, Nhà nước lao động phải tạo điều kiện đi vào quá trình "tiêu biến" (dépérissement). Nói
một cách khác, tạo điều kiện cho chuyên chính mất dần tính chất cưỡng chế để đi đến chỗ "ít Nhà
nước" rồi không có Nhà nước. Trong cuốn "Nhà nước và cách mạng", Lenin nêu ra triển vọng:
"Chúng ta phải làm sao tiến tới một nhà nước trong đó một chị phụ nữ vữa giữ công việc nội trợ
vừa có thể tham gia công việc điều khiển Nhà nước". Câu nói ấy có nghĩa là Nhà nước sẽ không
phải của riêng ai mà là của chung toàn dân chúng.
Trái lại, Stalin đã nêu ra một quan điểm mà đảng Cộng sản Việt Nam coi là chân lý, cho
rằng "càng đi tới xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giai cấp càng quyết liệt", càng phải củng cố
Nhà nước, củng cố bộ máy đàn áp, củng cố công an mật vụ. Đáng nhẽ đi vào quá trình tiêu vong,
Nhà nước càng trở nên lộng hành với những phương pháp áp chế. Xuất phát từ ý tưởng xây dựng
chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp mệnh lệnh, hành chính, Stalin và các đảng Cộng sản trên thế
giới đặt vấn đề củng cố chính quyền lên hàng đầu. Họ đã tạo lập một chế độ độc tài quan liêu, độc
tài đảng. "Chủ nghĩa xã hội hiện thực" được dựng nên ở nhiều nước là một thứ "chủ nghĩa xã hội
trại lính"! Bởi thế, nhân dân các xứ Đông Âu đã lật đổ nó không thương tiếc. Thất bại này là thất
bại của chủ nghĩa xta-lin-nít chứ không phải của chủ nghĩa mác-xít.
1- Coi "Giọt nước trong biển cả" của Hoàng Văn Hoan (trang cuối).
2- Coi "Tờ trình bí mật về Stalin" của Khrushchev (sách đã dẫn).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 53
Một quan niệm thứ ba nữa mà chủ nghĩa xta-lin-nít đã sửa đổi chủ nghĩa mác-xít là quan
niệm "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong một nước" (socialisme dans un seul pays) và
đặc biệt, nước ấy lại là nước Nga có nền kinh tế hậu tiến! Marx và Lenin không khi nào có một
quan niệm phi khoa học như thế. Thời Marx, ông chỉ đề cập vấn đề cách mạng vô sản ở các xứ tư
bản có kỹ nghệ tiên tiến như Pháp, Anh, Đức v.v... vì ở những xứ này, sự tích lũy và phát triển tư
bản đã tạo ra điều kiện vật chất và văn hóa cho sự thực hiện xã hội chủ nghĩa. Nhưng Marx nhấn
mạnh: cách mạng chỉ có thể thành công và đứng vững khi các nước đó tiếp nối nhau làm cách
mạng lật đổ chế độ tư bản. Một cuộc cách mạng lẻ loi dầu có thành công lúc đầu cũng sẽ không
đứng vững lâu ngày, vì các nước tư bản khác sẽ liên hiệp nhau phá vỡ. Bởi vậy, trong "Tuyên
ngôn của đảng Cộng sản" mà ông viết mới có câu: "Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại!" Trong
sách vở của ông, Marx không đề cập đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các xứ có nền kinh
tế hậu tiến.
Tới thời Lenin, đảng Xã hội Dân chủ Nga (đại diện cho giai cấp lao động Nga, tiền thân
của đảng Cộng sản Nga) nhận định: cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng ở Nga sẽ là cuộc cách
mạng tư sản do giai cấp tư sản đóng vai trò nắm giữ chính quyền. Giai cấp lao động tham gia
cách mạng nhắm mục tiêu thúc đẩy cách mạng tiến theo chiều hướng tiến bộ, tranh thủ bảo đảm
quyền lợi hiện hữu và vị trí tương lai của mình. Thế nhưng, diễn trình của cuộc cách mạng 1905 ở
Nga và cuộc cách mạng tháng Hai 1917 kế tiếp, cho thấy giai cấp tư sản Nga, khác với giai cấp tư
sản Pháp trong cách mạng 1789, đã tỏ ra yếu nhược, bất lực giải quyết các nhiệm vụ mà cách
mạng đề ra như tịch thu ruộng đất của phong kiến chia cho dân cày, đình chỉ chiến tranh với nước
Đức, tạo lập hòa bình mà nhân dân mong đợi. Hơn thế nữa, thông qua các chính đảng của họ, giai
cấp tư sản còn tìm cách thỏa hiệp với Nga hoàng và phong kiến, trong lúc tướng Kornilov đang
đe dọa dập tan cách mạng, thiết lập một chính thể độc tài quân phiệt, cách mạng nằm trên sợi tóc,
nếu thất bại, nhân dân phải gánh trả một giá đắt khôn lường!
Cho nên, tháng 4-1917, sau khi từ Thụy Sĩ về nước, Lenin đã khởi thảo một luận cương -
gọi là "Luận đề tháng Tư" - vạch ra đường lối cho đảng Cộng sản Nga giành lấy chính quyền.
Đây là một chuyển hướng có tính chất chiến lược. Lập trường của Lenin lúc đó trùng hợp với
quan điểm mà Trotsky đã phát biểu trong cuộc cách mạng 1905. Nhưng Lenin, cũng như Trotsky,
không coi có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước. "Thành công
trong việc giành lấy chính quyền" là một chuyện, "thành công trong việc thực hiện chế độ xã hội
chủ nghĩa" lại là một vấn đề khác, nhất là nước đó là một nước có nền kinh tế lạc hậu như nước
Nga.
Đi từ nhận định trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, kinh tế tư bản đã choán đoạt và bao
trùm kinh tế các quốc gia trên thế giới, hai ông khẳng định một cuộc cách mạng nổi dậy và thành
công ở một xứ hậu tiến hay một xứ thuộc địa sẽ có tác động phá vỡ một mắt xích của sợi dây
chuyền tư bản chủ nghĩa. Nó sẽ là bước mở đầu cho các cuộc cách mạng vô sản ở các xứ tư bản
tiền tiến. Cách mạng thành công ở những xứ này sẽ tháo gỡ vòng vây cho cách mạng Nga, yểm
trợ và tạo điều kiện cho Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Không có cách mạng vô
sản ở các xứ tư bản Tây phương, cách mạng Nga sẽ bị cô lập và đi vào ngõ hẻm. Sự thành lập Đệ
tam Quốc tế là nhằm mục tiêu vận động sự bành trướng phong trào cách mạng trên thế giới.
Trong lúc chờ đợi cách mạng thành công ở các xứ tư bản phương Tây, Liên Xô không
"dậm chân tại chỗ" mà tùy theo sức mình, tùy theo điều kiện thực tế cho phép, tiến hành một
chương trình công nghiệp hóa, kế hoạch hóa, xây dựng một nền kinh tế lưỡng diện, vừa công
cộng nhà nước, vừa thị trường tư nhân trong các ngành sản xuất nhỏ, nhắm mục tiêu tăng gia sản
xuất, tạo nền móng cho tương lai... Dầu chưa đủ điều kiện thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội
theo đúng nghĩa của những từ ấy, Liên Xô có thể xây dựng một quốc gia tiến bộ, thỏa mãn những
yêu cầu thiết yếu của dân chúng. Không những Lenin mà hầu hết ban lãnh đạo đảng Cộng sản
bôn-sê-vích thời ấy, kể cả Stalin, đều nhấn mạnh những ý tưởng nói trên. Họ đặt hết hi vọng vào
cuộc cách mạng vô sản 1919 ở Đức. Không may, cuộc cách mạng này bị thất bại!
Sau khi Lenin mất, đúng hơn là từ mùa thu 1924, Stalin là người đầu tiên nêu ra thuyết
"xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trong phạm vi một nước riêng biệt": Liên Xô sẽ tự
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 54
lực cánh sinh tiến nhanh, tiến thẳng đến chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bước đi đó, bao xác chết
đã rải kín bên đường. Biết bao chiến sĩ cộng sản, đặc biệt là những người cộng sản trốt-kít, đã bị
sát hại vì "tội phá hoại", "ngăn cản sự thực hiện chủ nghĩa xã hội" ở Liên Xô. (Coi các bản cáo
trạng trong các vụ án Moscow thời kỳ 1936-1938).
Hầu hết các đảng Cộng sản thi nhau mở cuộc truy lùng "những phần tử phá hoại", "nói
xấu Liên Xô", vạch tên, vạch mặt họ trước dư luận1, tảo trừ không thương xót những mầm mống
đối lập, thanh lọc đảng thành một khối đứng sau lá cờ của Stalin và Liên Xô! Mặt khác, trăm
người như một, các đảng này hoan hô Stalin, hoan hô chế độ "ngày mai ca hát" của Liên Xô, coi
việc ủng hộ Stalin và Liên Xô là nhiệm vụ hàng đầu! Có đảng trung thành đến nỗi quên cả nhiệm
vụ đối với cuộc đấu tranh của công nhân lao động nước mình.
Về phần Đệ tam Quốc tế, dưới quyền lãnh đạo của Stalin, tổ chức này đã biến từ vai trò
vận động và điều khiển các cuộc nổi dậy ở các xứ tư bản phương Tây thành vai trò bênh vực
chính sách ngoại giao của Liên Xô, gây áp lực đối với chính phủ của những xứ này, với mục tiêu
duy nhất: ủng hộ cho Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội! Năm 1943, nhận thấy Quốc
tế Cộng sản không còn công hiệu nữa cho chính sách của mình và nhắm chủ đích phân chia thế
giới với các cường quốc tư bản, Stalin đã quên hẳn những gì là "quốc tế vô sản" của thời Lenin.
Chủ nghĩa dân tộc trở nên một khái niệm cơ bản cho sự bành trướng của chủ nghĩa Đại Nga mà
Lenin đã từng phê phán nghiêm khắc2. Theo gương Stalin, nhiều đảng Cộng sản ở các nước "xã
hội chủ nghĩa hiện thực" kế tiếp nhau đi vào con đường "chủ nghĩa xã hội dân tộc". Mỗi đảng tìm
phương kế "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" cho nước mình. Kết quả, chủ nghĩa dân tộc
đã dẫn họ đến những cuộc chiến tranh biên giới tương tàn. Họ tranh nhau từng ảnh hưởng, giành
nhau từng thước đất! Đây là sự phá sản điển hình nhất của chủ nghĩa xta-lin-nít và chủ thuyết
"xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước"! Trong lúc ấy, các xứ tư bản
châu Âu họp nhau đặt kế hoạch phá bỏ biên giới quốc gia, thành lập Cộng đồng châu Âu về các
mặt kinh tế, xã hội, chính trị...
Năm 1936, Hiến pháp Liên Xô trịnh trọng tuyên bố cùng thế giới: "Liên Xô đã thực hiện
xong giai đoạn xã hội chủ nghĩa và đang bước sang giai đoạn cộng sản chủ nghĩa" (Năm 1990,
tức là hơn năm mươi năm sau, nhân dân Liên Xô phải xếp hàng nối đuôi hàng giờ mới mua được
một mẩu bánh mì!). Một sự lừa bịp khổng lồ như thế mà hầu hết các đảng Cộng sản (xta-lin-nít)
trên thế giới đều thi nhau hoan hô, ca ngợi! Hơn ba mươi năm sau, Mao Trạch Đông vẫn coi
những bước "đại nhảy vọt" và "cách mạng văn hóa" của Trung Quốc là một thành tích đáng noi
gương. Polpot và các đồng chí của ông ta không những bắt chước mà còn muốn "nhảy vọt" xa
hơn, nhanh hơn. Còn nước Việt Nam hiện đang có những đổ vỡ cũng vì mấy chữ "xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước"!
Trên đây, tôi ráng phác họa một số mâu thuẫn giữa chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít và chủ
nghĩa xta-lin-nít. Thuyết mác-xít không phải là "Thánh Kinh" bất di bất dịch. Với thời gian, nó có
thể trở nên không hợp thời ở chỗ này hay chỗ khác. Sự dối trá của Stalin và đảng Cộng sản Việt
Nam là ở chỗ họ đã cải đổi mà cứ nói trung thành. Họ đã đánh lừa lao động, đánh lừa dư luận,
đánh lừa luôn cả đối lập của họ!
Thật vậy, khi đọc đó đây những bài báo hay những tuyên ngôn của đối lập, tôi thường
thấy những câu hay những chữ gán ghép chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít với chủ nghĩa xta-lin-nít.
Tội nghiệp cho hai ông Lenin và Marx! Hai ông không thể hồi sinh để chứng tỏ thực hư phải trái!
Tôi công nhận hai chữ "chuyên chính" chẳng hạn là hai từ khó êm tai. Ai ai cũng thích
dân chủ, có ai ưa chuyên chính! Nhưng khốn thay, chuyên chính là qui luật tất yếu của mỗi cuộc
cách mạng muốn thành công và muốn thay đổi chế độ xã hội. Dầu muốn hay không, nó là thực tế
xã hội. Marx có can đảm nói ra trong lúc nhiều người che đậy bằng tấm màn bí ẩn.
1- Coi bức thư của Hồ Chí Minh viết từ Trung Quốc, gửi về cho đảng Cộng sản Việt Nam nói về các vụ án 1936-1939 ở
Moscow (bằng tiếng Pháp, đăng trên báo "Notre voix" ngày 23 Juin 1939).
2- Trước khi mất, Lenin viết thư phê phán rất nghiêm khắc tư tưởng "Đại Nga" (Grande russe) của Stalin. Vấn đề "dân
tộc" là một điểm quan trọng trong sự bất đồng ý kiến giữa Lenin và Stalin và là một trong những nguyên nhân gây ra sự
đoạn tuyệt chính trị giữa hai người.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 55
Theo Marx, nếu chuyên chính vô sản là tất yếu, nó chỉ là giai đoạn tạm thời, cần rút ngắn
và cần đem vào những nhân tố dân chủ. Rút từ bài học của cách mạng Paris Công xã, ông khẳng
định chuyên chính vô sản cần được thực hiện thông qua các Xô-viết, được bầu cử trên căn bản tự
do, dân chủ: dân chúng có quyền ứng cử, bầu cử, tự do chọn lựa đại biểu mà mình muốn. Đại
biểu được bầu ra phải bị đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của quần chúng và quần chúng có thể
bãi miễn họ "bất cứ lúc nào", không kể nhiệm kỳ, nếu đa số cử tri hết tín nhiệm. Để đề phòng nạn
quan liêu và chênh lệch xã hội, cán bộ hoặc nhân viên nhà nước không được ăn lương "cao hơn
lương một người thợ lành nghề".
Ở Việt Nam và các nước theo "chủ nghĩa xã hội hiện thực", chúng ta thấy gì? Trước nhất,
ta thấy sự xuất hiện của một tầng lớp quan liêu đông đảo, có đặc quyền đặc lợi, chiếm giữ độc
quyền Nhà nước xuyên qua độc quyền đảng! Thứ hai, bầu cử không theo kiểu mẫu Xô-viết mà
theo gương chế độ nghị trường tư bản. Nhưng lại kém tư bản vì tư bản công nhận cho mỗi công
dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử, còn các nước "xã hội chủ nghĩa hiện thực" lại ngăn cấm sự tự
do ấy. Ứng cử viên phải do đảng chọn lựa và đề cử theo lối "bảng cử". Cử tri không có quyền
chọn lựa những người xứng đáng đại diện cho mình, và chỉ được chọn trong số những người mà
đảng đề cử. Kết quả, Ủy ban Nhân dân hay Quốc hội chỉ là những chiếc bánh vẽ dùng để trang
trí. Lòng ruột của bánh đã bị các tổ chức của đảng chiếm đoạt!
Gần đây, phong trào đổi mới hứa hẹn sự tách rời Nhà nước với đảng. Thực ra, đó chỉ là
sự phân công giữa các cán bộ của đảng mà thôi: cán bộ đảng làm việc đảng, cán bộ Nhà nước làm
việc nhà nước. Nhưng cán bộ Nhà nước cũng do đảng cử ra và ở dưới quyền đảng. Tựu trung,
đảng vẫn bao trùm Nhà nước.
Sự tách rời vai trò đảng với vai trò Nhà nước chỉ có ý nghĩa khi nào có chế độ dân chủ đa
nguyên, đa dạng và đa đảng. Nhưng, đảng Cộng sản Việt Nam đã chối từ điều đó. Nhiều lãnh tụ
của họ đã viện ra những lý lẽ nực cười, nếu không muốn gọi là ấu trĩ. Họ bảo đảng Cộng sản có
công lãnh đạo thành công kháng chiến, đảng nắm giữ chính quyền là sự hợp tình, hợp lý. Thế
nhưng ở Pháp chẳng hạn, ông De Gaulle và đảng ông cũng đã lãnh đạo thành công kháng chiến,
tại sao khi hòa bình lập lại, ông lại mất chính quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý? Ở Anh, ông
Churchill và đảng Bảo thủ cũng lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh chống phát-xít Đức, tại sao
sau đó lại thất bại trong cuộc tổng tuyển cử và phải nhường chỗ cho ông Attlee và đảng Lao động
(Parti travailliste)?
Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra thành tích, nhưng lại quên tội lỗi của mình. Ai đã buông
tay khủng bố và tàn sát hàng ngàn nông dân vô tội trong những năm 1954-1956? Ai đã gây ra
cảnh đói khổ, đổ vỡ, tang thương cho đất nước hiện nay, trong khi một số dân tộc khác, mặc dầu
cũng bị chiến tranh tàn phá như Việt Nam và mặc dầu ở trong chế độ tư sản, đã đang vươn mình
lên để phát triển và xây dựng?
Hợp tình, hợp lý là đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ độc quyền, công nhận cho nhân
dân Việt Nam quyền làm chủ số phận mình, quyền tổ chức những cuộc bầu cử tự do, quyền chọn
lựa những đại biểu không thông qua đảng, quyền thiết lập một chính thể có pháp chế, có nhân
quyền, có công bằng xã hội và dân chủ.
Nếu đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng công trạng của mình vẫn được ghi nhận, rằng lòng
tin của nhân dân đối với họ vẫn vững vàng, họ sợ gì mà không đứng ra thách đố với những
khuynh hướng khác, những tầng lớp xã hội khác? Một sự khước từ là thái độ sợ bị thua cuộc, sẽ
đưa họ đến con đường nguy hiểm: duy trì chính quyền độc tài bằng bạo lực, chống lại nguyện
vọng dân chủ của toàn thể nhân dân.
Bài phát biểu này nhằm mục đích vạch ra một số mâu thuẫn của đảng Cộng sản Việt
Nam, đối chiếu với truyền thống phong trào lao động và các nguyên lý của học thuyết mác-xít về
vấn đề dân chủ đa nguyên. Có thể tóm tắt những mâu thuẫn ấy của đảng Cộng sản Việt Nam như
sau: Nhân danh lao động nhưng lại phủ nhận các truyền thống của lao động. Nhân danh chủ nghĩa
mác-xít - lê-nin-nít nhưng lại noi theo chủ nghĩa mao-ít và xta-lin-nít. Sửa đổi những nguyên lý
căn bản của chủ nghĩa mác-xít nhưng lại nói trung thành với mác-xít. Nhân danh "chuyên chính
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 56
vô sản" nhưng lại làm độc tài trên đầu vô sản. Nêu ra thành tích đấu tranh nhưng lại sợ sự phán
xét của quần chúng...!
Một đảng như thế, nếu không mau mau thức tỉnh, không thể đứng vững lâu dài, trong lúc
toàn thế giới đang dấy lên phong trào chống độc tài, độc đảng, chống gian dối, đòi sự thật, loại trừ
những rác rưởi của lịch sử!
Ngày 25 tháng Mười 1990
57
Quyền con người
(Hoàng Khoa Khôi)
Lời tòa soạn "Diễn Đàn Praha":
Hoạt động nhiều năm trong phong trào Lao động ở Pháp, cụ Hoàng Khoa Khôi là
một trong những người Việt thuộc Đệ tứ Quốc tế, chủ trương tạp chí "Chroniques
Vietnamiennes" (Niên sử Việt Nam). Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới đây của cụ gửi
tham gia "Diễn đàn Praha".
*
Khi nói tới quyền con người, chúng ta nghĩ ngay tới quyền tự do của con người: tự do tư
tưởng, tự do sáng tác, tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình, đình công, tự do
lập tổ chức, lập đảng, lập nghiệp đoàn, tự do đi lại, tự do xuất ngoại, tự do tín ngưỡng v.v... Hiểu
rộng hơn, quyền con người còn là quyền có công ăn việc làm, quyền được bảo đảm xã hội khi già
nua, tàng tật, ốm đau, quyền mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình. Tóm lại, quyền có một
đời sống tốt đẹp mà "sự tự do và hạnh phúc của mỗi người là điều kiện tạo lập tự do và hạnh
phúc của toàn chung xã hội".
Ở Việt Nam, dưới chế độ thực dân Pháp, bỏ ngoài tự do tôn giáo, những quyền nói trên
đều bị bóp nghẹt. Điều ấy cũng dễ hiểu, vì những quyền đó mâu thuẫn với quyền tự do áp chế và
bóc lột của thực dân, đế quốc. Khi tới chiếm nước ta, thực dân Pháp nhân danh gieo rắc văn
minh, nhân quyền, dân chủ, nêu cao ba khẩu hiệu của cuộc Đại cách mạng Pháp "Tự do - Bình
đẳng - Bác ái". Thực ra chỉ là một trò lừa bịp, mục đích che đậy chủ tâm xâm lược, biến đổi nước
ta thành thuộc địa, cung cấp nguyên liệu cho nền kỹ nghệ đang lên của tư bản chính quốc và tạo
lập thị trường tiêu thụ hàng hóa cho tư bản chính quốc. Trong điều kiện ấy, muốn tranh thủ quyền
con người ở Việt Nam, trước hết phải tranh thủ đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền, độc lập.
Vì thế nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh kháng chiến trong vòng hơn ba mươi năm. Mặc dầu sau
trái chỗ này hay chỗ khác, kháng chiến đã thành công, nền độc lập và thống nhất đã được thực
hiện. Đây là một sự kiện có tầm vóc lịch sử không thể phủ nhận.
Tuy kháng chiến đã thành công, đất nước đã giải phóng, nhưng các quyền tự do nói trên
vẫn chưa có. Thậm chí, những quyền tự do thường thức nhất cũng không có. Vì sao?
Có người nói vì đảng Cộng sản Việt Nam đã "du nhập chủ nghĩa mác-xít vào xứ ta" và
đã "dựng nên ở xứ ta một chế độ cộng sản". Nói như thế không đúng. Thứ nhất, ở Việt Nam đã có
chế độ cộng sản đâu mà đổ lỗi cho cộng sản? Thứ hai, chủ nghĩa cộng sản có bao giờ nói cần phải
cấm đoán những quyền tự do con người? Ngược lại, chủ nghĩa này lúc nào cũng đề cao quyền
con người và chống lại bất kể những gì "làm tha hóa (aliéner) con người". Nếu đảng Cộng sản
Việt Nam và các đảng Cộng sản những nước khác không tôn trọng nhân quyền, điều ấy là lỗi ở
họ chứ đâu phải ở chủ nghĩa cộng sản? Ta không thể lên án một chủ nghĩa bằng hành động những
người nhân danh nó nhưng lại không làm theo nó. Ta không thể đánh giá cuộc cách mạng Pháp
chẳng hạn bằng hành động và lời nói của thực dân Pháp. Cũng như ta không thể phê phán tôn
giáo xuyên qua những người thừa hành tôn giáo. Ở Pháp. vào thời Trung cổ, nhân danh Thiên
chúa giáo, các giáo sĩ và Nhà thờ đã bóc lột, cướp của, giết người, thiêu sống những nạn nhân vô
tội. Nhưng có ai là người hiểu biết lại vin vào cớ đó mà lên án Thiên chúa giáo?
Hiện tượng vi phạm nhân quyền, dân quyền xảy ra không riêng gì ở Việt Nam và các
nước "cộng sản". Nó cũng xuất hiện ở nhiều nước tư sản trên thế giới: Bắc Phi, Hắc Phi, Nam
Mỹ, Trung Đông, Cận Đông, Đông Nam Á v.v... Ở các nước này, vi phạm nhân quyền, dân
quyền nhiều khi tiến tới mức độ trầm trọng hơn ở Việt Nam hay ở các xứ "cộng sản". Ông
 Báo "Diễn đàn Praha" (Tiệp Khắc) số 16, ra ngày 18-3-1991.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 58
Saddam Husein ở Iraq, ông Mobutu ở Zaire, ông Pinochet ở Chi Lê v.v... tàn bạo có thua gì các
ông Mao ở Trung Quốc hay ông Ceaucescu ở Romania? Trờ về lịch sử, độc tài Hitler, Mussolini
hay Franco có kém gì độc tài Stalin? Gần hơn, ai có thể nói chế độ các ông Ngô Đình Diệm hay
Nguyễn Văn Thiệu là chế độ tôn trọng nhân quyền và dân quyền? Theo bản thống kê mới đây của
Hội Ân xá Quốc tế (Amnesty International), các nước đứng hàng đầu trên địa hạt vi phạm nhân
quyền không phải là các nước "cộng sản" có nền kinh tế Nhà nước chỉ huy mà là các nước tư sản
có nền kinh tế thị trường tự do.
Bất luận chế độ nào và bất kể ở đâu, khi chính quyền Nhà nước bị thâu tóm trong tay một
nhóm người, một bọn quân phiệt, một đám quan liêu, một đảng độc quyền vv... hay một cá nhân,
nhân quyền, dân quyền nhất thiết sẽ bị chà đạp. Đây là chứng bệnh chung của mọi chế độ xuất
phát từ tham vọng của một đám người, vì muốn bảo vệ địa vị và quyền lợi (báo chí trong nước
gọi là "đặc lợi", "đặc quyền") của họ, đã áp đặt trên đầu nhân dân một chính thể độc đoán có chức
năng ngăn cản mọi sự đòi hỏi và đối kháng của quần chúng. Lý thuyết hay chủ nghĩa nêu ra chỉ là
tấm bình phong che đậy một thực tế xã hội: kẻ áp chế bóc lột và người bị áp chế bóc lột. Đứng
trước một thực tế chồng chất những mâu thuẫn và bất công, chính quyền độc tài là sự cần thiết
cho chế độ để duy trì "trật tự"!
Có người nói Việt Nam không có nhân quyền, dân quyền là vì đảng Cộng sản Việt Nam
đã mắc một số sai lầm. Bây giờ "sửa sai", "đổi mới" sẽ trở nên lành mạnh! Nói như thế có nghĩa
chế độ độc quyền và độc tài một đảng bản chất là tốt, chỉ xấu ở điểm này hay điểm khác. Biết sửa
sai, đổi mới sẽ làm tốt trở lại. Người ta quên không đặt câu hỏi: "Nhưng nếu bản chất chế độ là
xấu, sửa sai, đổi mới có thể làm cho nó tốt được không?" Đặt câu hỏi này tức đã tìm ra câu trả
lời.
Do bản chất của nó, độc quyền một đảng không thể chấp nhận đối lập và đối kháng, cơ sở
của dân chủ. Thí dụ ngày mai đây có dân chủ, có tự do ứng cử, bầu cử, số phận của đảng Cộng
sản Việt Nam sẽ ra sao? Đảng này không những sẽ mất độc quyền mà còn có thể mất luôn cả
chính quyền! Kinh nghiệm các xứ Đông Âu vẫn còn nóng hổi. Bởi thế "sửa sai", "đổi mới" của
đảng Cộng sản Việt Nam chỉ giới hạn trong lãnh vực kinh tế và chỉ đưa ra một vài cải cách nhỏ
trong địa hạt chính trị. Ban lãnh đạo đảng tránh không đụng tới những gì là cơ sở căn bản của
chính quyền. "Cởi trói" cho văn nghệ sĩ vừa hé mở đã vội vàng khép lại. Độc quyền của đảng vẫn
tiếp tục được đề cao, trong lúc để đánh lạc dư luận, người ta nêu lên mấy chữ "mở rộng dân chủ",
nhưng lại vội vàng khép lại! Từ Đại hội IV đến Đại hội V, từ Đại hội V đến Đại hội VI và chắc
chắn Đại hội VII cũng thế, một loạt các sai lầm cứ được nhắc đi nhắc lại: duy ý chí, chủ quan,
nóng vội, mệnh lệnh, quan liêu, vô trách nhiệm, tham nhũng, hối lộ, đặc lợi, đặc quyền vv...
nhưng người ta quên rằng tất cả các tệ nạn đó chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của sai
lầm. Nguyên nhân phải tìm trong chính thể độc quyền một đảng, nhưng điều này lại không được
nói tới!
Trong hiện tình Việt Nam, đòi nhân quyền và đòi dân quyền trước hết phải là đòi bãi bỏ
chính thể độc quyền một đảng, thay thế bằng chính thể dân chủ đa nguyên đa đảng. Phải đem
chính quyền từ tay đảng trao lại cho Quốc hội, được bầu ra do cuộc phổ thông đầu phiếu hoàn
toàn tự do. Quốc hội thảo ra hiến pháp mới ghi nhận đầy đủ những quyền tự do của con người và
đặt ra các quy chế bảo đảm không giới hạn việc thi hành những quyền đó.
Nhân ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền, chúng ta cần khẳng định một điều: trên thế giới
hiện nay, chưa có nước nào thực hiện nhân quyền và dân quyền đầy đủ. Các nước tư bản Tây
phương có nền dân chủ cao hơn các nước khác, nhưng ở đây, một số nhân quyền và dân quyền
vẫn bị vi phạm. Cho nên nhân dân ở các nước này vẫn thường xuyên đấu tranh để bảo vệ nhân
quyền và dân quyền. Ở nước ta, dân chủ không có, những quyền tự do của con người bị chà đạp
một cách trắng trợn. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta khó khăn, cấp bách và quyết liệt hơn nhân
dân các nước khác. Dẫu chính quyền còn trong tay đảng Cộng sản Việt Nam hay lọt vào tay
những đảng phái khác như trường hợp các xứ Đông âu hiện nay, dẫu nền kinh tế của ta sẽ là nền
kinh tế Nhà nước chỉ huy hay nền kinh tế tự do thị trường, bảo vệ nhân quyền và dân quyền vẫn
là vần đề phải đặt hàng đầu trong cuộc đấu tranh giành dân chủ.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 59
Cách đây hai trăm năm, trong bản "Tuyên ngôn Nhân quyền" của cách mạng Pháp có câu:
"Con người sinh ra tự do và bình đẳng". Hai thế kỷ đã qua, chưa nơi nào, chưa nước nào thực
hiện được đầy đủ lời nói đó. Nhưng nó vẫn là một triển vọng mà nhân loại cần tiến tới!
Như đã nói trên, chế độ độc quyền và độc tài một đảng xuất phát không do lý thuyết hay
chủ nghĩa mà do địa vị và quyền lợi của đám người điều khiển Nhà nước và các cơ quan Nhà
nước. Đám người này không khi nào tự nguyện rời bỏ chính quyền của họ, rời bỏ đặc quyền, đặc
lợi của họ. Họ chỉ bắt buộc rời bỏ dưới áp lực một cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng hay
một cuộc nổi dậy của quần chúng.
Muốn có nhân quyền, dân quyền, muốn có dân chủ đa nguyên đa đảng. chúng ta không
thể tin ở chính sách "sửa sai", "đổi mới" của đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể tin ở
cuộc đấu tranh của dân chúng. Cuộc đấu tranh này không những bãi bỏ chính thể độc quyền một
đảng. Nó còn phải thay đổi bộ máy nhân sự, nghĩa là thay đổi những người cầm quyền hiện nay.
Vì không thể đổi mới với những con người cũ.
(Décembre 90)
60
Người trốt-kít kể chuyện
(Đỗ Quyên biên soạn)
Lời dẫn:
Một trong những mất mát vô cùng lớn của dân tộc Việt Nam là chưa có được một bộ
lịch sử cận và hiện đại chính xác, tạm kể từ sau Thế chiến thứ nhất (1918) cho đến nay. Ở
miền Bắc từ năm 1954 đến 1975, lịch sử Việt Nam hiện đại bị viết theo lịch sử của đảng
Cộng sản Việt Nam, mà bộ sử này đã và đang trơ trật ra những vết hằn phản sự thật của
nó. Ở miền Bắc trước 1954 và ở miền Nam trước 1975, các bộ sử thường được viết bởi các
sử gia độc lập nên ít nhiều thiếu sự nhất quán, đặc biệt cuộc chiến Quốc-Cộng cùng với
Chiến Tranh Lạnh của thế lưỡng cực toàn cầu đã có ảnh hưởng lớn đến nhãn quan của
từng tác giả và đưa đến các trang sử lúng túng, phiến diện...
Chưa nhận được bộ mặt chân thật của quá khứ, người Việt lúc này chưa thể có được
sự thông hiểu lẫn nhau, và vì thế, khó có thể thực hiện cùng nhau các hành động dân chủ.
Liệu đến bao giờ chúng ta mới có được một pho sử Việt Nam hiện đại xứng đáng? Một dân
tộc chưa có quá khứ được làm cho minh bạch thì có thể nhìn thấy tương lai trong sáng
được không? Đặt ra vấn đề to tát và nan giải đó, không phải là chúng tôi vội vã đòi có câu
trả lời! Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ một ý kiến: Đối với công cuộc dân chủ hóa, chống độc
tài đảng trị ở Việt Nam - nơi mà những người dân (đang còn ở đó hay đã bỏ ra đi) còn bị
sống trong bầu không khí giả dối - thì việc mọi người dù khác chính kiến nhưng bằng sự
tôn trọng và thiện chí, cùng nhau tìm hiểu lại lịch sử là một việc làm cần phải được xem
như tiên quyết.
Trong tinh thần ấy, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phần cuộc đối thoại nhỏ giữa các
đại diện của người Việt ở Pháp theo Phong trào Đệ tứ Quốc tế Cộng sản (thường được gọi
là Nhóm trốt-kít Việt Nam) với những người chủ trương báo "Cánh én" - tiếng nói của
người Việt tị nạn tại Đức từ sau ngày sụp đổ bức tường Berlin.
Những mái đầu bạc trắng và những giọng nói chậm run nhưng còn sang sảng chất
sống ở bên những mái đầu xanh và những ánh mắt khát khao sự thật...
Chọn một vài cá nhân làm nhân vật chính (Trần Đức Thảo, Hồ Chí Minh, Nguyễn
Khắc Viện, Trần Ngọc Danh...) câu chuyện chủ yếu đề cập tới "Phong trào Đệ tứ Việt
Nam ở Pháp vào những năm sau 1944-45". Nhờ đó, một đôi đoạn lịch sử cách mạng Việt
Nam được tái hiện dưới cái nhìn của những người trong cuộc. Ông Hoàng Khoa Khôi chịu
trách nhiệm về các sự kiện và nhận định ở đây của Nhóm trốt-kít Việt Nam. Tại thành phố
Nuernberg (Đức), trong hai ngày đầu tháng 06.93, tòa soạn báo "Cánh én"...
*
- Thời đó ở Paris trí thức người Việt chưa có đến hai chục người. Quen biết nhau hết. Tôi
và các ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện biết nhau từ đấy. Khi đó tôi đã là người trốt-kít
rồi. Ông Thảo mới ra trường, đậu thạc sĩ triết học và đang làm luận án tiến sĩ ở đại học Sorbonne.
Ông ấy còn trẻ mà đã nổi tiếng vì uyên bác. Ông Thảo và ông Viện đều viết tiếng Pháp rất giỏi,
nhưng ông Thảo viết tiếng Việt kém, kém hơn ông Viện. Năm 1946, ông Thảo gặp ông Hồ Chí
Minh ở Paris và cuối 1951, theo lời hứa với ông Hồ, ông Thảo về nước tham gia Kháng chiến.
Năm 1956 vì tham gia phong trào "Nhân văn Giai phẩm" mà ông ấy bị đảng "đánh". Ở vụ này
ông Thảo có hai cái đau. Đau ở chỗ: đảng phân công các ông Phạm Huy Thông, thạc sĩ Văn
phạm, và Nguyễn Hoán, kỹ sư Hóa học, viết bài tố cáo thậm tệ ông Thảo là "con đẻ của đế quốc",
 Đăng trong tuyển tập phỏng vấn "Nhìn cây thấy rừng" của Đỗ Quyên (Nhà xuất bản Văn Nghệ, California 1997).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 61
là "trốt-kít". Ấy thế mà chính ông Thảo đã giới thiệu ông Thông, ông Hoán với Việt Minh đấy!
Cái đau nữa là có lúc nào ông Thảo là người trốt-kít đâu!
+ Thế mà ở nhà chúng cháu lại nghe nói ông Thảo còn là một "thủ lĩnh" của Đệ tứ,
chống lại Đệ tam...
- Đó là cái oan lớn của ông ấy! Nhiều người không hiểu được! Lát nữa tôi sẽ trình bày tại
sao có nỗi oan khiên này... Phải nói ngay: chính Trần Đức Thảo là người chống tư tưởng trốt-kít
kịch liệt nhất. Ông ta và chúng tôi đã nhiều lần tranh luận quyết liệt trên báo chí Việt ở Pháp và
cả ở báo Pháp, như tờ "Les Temps Modernes" (Thời mới) của triết gia J. P. Sartre. Sau ngày ông
Thảo mất, 24-4-1993, tại Paris, có một ủy ban định đăng lại các bài viết của ông ấy, trong đó có
cả những bài đả kích trốt-kít. Họ mời tôi tham gia, tôi đồng ý.
+ Ông Thảo sang Pháp làm gì hả bác? Và ai cho đi? Từ lâu cháu nghe nói ông ấy có
được đi Tây, Tàu gì đâu?
- Thế mà hồi 1991, lần đầu tiên kể từ khi về nước, ông Thảo được ông Nguyễn Văn Linh
cho ra ngoài, sang Pháp, với mục đích trước nhất là thuyết phục, chiêu mộ nhân tài cho đảng. Rồi
sau nhiệm vụ đó ông ấy xin ở lại để viết sách, đúng ra là viết hồi ký. Đâu như ông ấy có đi thuyết
trình năm, sáu buổi...
+ Các bác có mặt ở các buổi đó?
- Buổi có buổi không... Càng nghe càng thất vọng. Một trí thức tài ba đến thế trước nền
triết học Tây phương mà bị đảng Cộng sản giam hãm, bưng bít tới mức mụ mẫm. Tôi nhận thấy
ông ta không còn minh mẫn nữa. Ông ta nói về chủ nghĩa mác-xít lạc điệu tới ba, bốn chục năm!
Buổi đầu người nghe chật phòng, bảy, tám chục người, phải đứng cả ở ngoài. Các buổi sau thưa
dần... Cuối cùng chỉ còn chục người nghe. Trí thức Việt Nam ở Paris họ nản. Có một, buổi sử gia
Lê Thành Khôi phải ra ngoài phòng họp và khóc!
+ Thế ông Thảo có biết Nhóm trốt-kít Việt Nam còn hoạt động không bác? Và có biết sự
có mặt của các bác ở các buổi thuyết trình không?
- Vì ông ấy có mặc cảm bị coi là trốt-kít nên chúng tôi muốn tránh tiếng cho ông ấy,
chúng tôi ngồi chỗ khuất. Có vài lần tôi nghĩ đến tình bạn, tình thân định đến bắt tay, nhưng rồi
lại... thôi! Thời gian ở Paris ông ấy sống rất cơ cực. Ở chật chội, không có tiền tiêu. Có lẽ vì sợ
chính quyền trong nước kiểm điểm nên ông Thảo từ chối lời mời dạy học của nhiều trường đại
học. Về sau thì cũng có được ít tiền từ bạn bè, từ những lần bán các bài viết ở các buổi thuyết
trình. Có lần, "Hội những người bạn Trần Đức Thảo" hỏi tôi có ủng hộ tiền giúp đỡ ông Thảo
không, tôi bảo: "Có chứ! Tôi với ông ấy là bạn. Nhưng tôi chỉ ủng hộ với hai điều kiện. Một là
đừng để ông ấy biết. Hai là việc này muốn để phản đối sự ngược đãi của đảng Cộng sản Việt
Nam đối với ông ấy; vì nếu không theo đảng về nước ông ấy đã trở thành người kiệt xuất".
Tôi nhớ ở một buổi thuyết trình, có anh bạn trẻ hỏi ông Thảo: "Thái độ của giáo sư với
chính thể Việt Nam hiện thời?" Ông Thảo lúng túng trả lời: "Tôi tới đây chỉ nói về triết lý chứ
không nói về chính trị..." À, cũng có một anh, là bạn chúng tôi, hồi xưa cùng ở trong Tổng Ủy
ban Đại diện Việt kiều tại Pháp với ông Thảo, hôm đó tới gặp, chào ông Thảo. Ông Thảo mừng
quá!
+ Bây giờ xin bác kể lại về sự ra đời và hoạt động của Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều ở
Pháp hồi đó...
- Đúng vậy! Rồi qua đó các anh, các chị sẽ biết ông Thảo bị oan như thế nào...
Dạo đó, nhân có phong trào giải phóng của nước Pháp, nhóm trốt-kít chúng tôi (lúc ấy
chỉ có năm, bảy người) đi gặp các anh em trí thức, sinh viên... Ví dụ như thạc sĩ Trần Đức Thảo,
nhà thông thái Bửu Hội, kỹ sư Nguyễn Đắc Lộ, bác sĩ Hoàng Xuân Mãn, các anh Võ Quí Huân,
Lê Viết Hường... Chúng tôi và các vị này có chung mối quan tâm: Bây giờ phải làm gì để đòi độc
lập cho Việt Nam. Điều kiện chính trị tại Pháp đang thuận lợi, ta lại có trên hai chục ngàn người
Việt trên đất Pháp. (Đó là vì công dân Pháp phải ra mặt trận nên chính quyền Pháp tuyển mộ lao
động Việt Nam sang làm thay). Các anh em này được gọi là "công binh". Thoạt đầu chúng tôi
thành lập Tổng Ủy ban Đại diện Lâm thời có một phần ba thành phần là người Đệ tứ, hai phần ba
là người quốc gia. Dạo đó đảng Cộng sản Pháp là một trong những đảng mạnh nhất, chiếm 28%
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 62
số phiếu trong cuộc bầu Quốc hội. Vì thế để tránh xô sát giữa Đệ tam và Đệ tứ, chúng tôi để
người quốc gia nắm hết chức vụ quan trọng trong Tổng Ủy ban. Ông Thảo dạo đó chưa là mácxít,
cũng không phải là Đệ tứ dù có làm việc và hoạt động cùng Đệ tứ. Lúc bấy giờ ông Thảo còn
theo chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre.
+ Thế người Đệ tam không có trong Tổng Ủy ban à?
- Không! Đảng Cộng sản Pháp mà làm thì Đệ tứ chúng tôi không địch nổi! Họ mạnh là
thế, đông người là thế! Chúng tôi chỉ có vài người "nhỏ bé"... Tại sao họ không cho người vào?
Vì đảng Cộng sản Pháp lúc đó là thành phần của chính phủ De Gaulle, họ không muốn cho Việt
Nam độc lập. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ đó! Có thể hiểu đảng Cộng sản Pháp lúc đó còn phải
nghe lệnh của Stalin ở Liên Xô - nơi chỉ đạo Đệ tam toàn thế giới. Lý do nữa là Pháp ở phe Đồng
minh chống phát-xít, theo họ Việt Nam phải đi với Pháp, nên đảng Cộng sản Pháp lúc ấy tán
thành chủ trương đưa quân đội viễn chinh sang Việt Nam viện cớ đánh đuổi Nhật. Sau khi Nhật
đã đầu hàng, thái độ của họ vẫn không hề thay đổi: lãnh tụ đảng, ông Maurice Thorez, tuyên bố
rằng "Cờ Đại Pháp cần phải được cắm ở các nước thuộc địa!" Trong đảng Cộng sản Pháp có bốn
ông đảng viên người Việt - là các ông Nhuận, Thụy, Điều và Sơn - chống Đệ tứ cực kỳ thô bạo,
và vì thế bốn ông này chống luôn sự thành lập Tổng Ủy ban Đại diện. Đây là một khúc mắc trong
lịch sử đảng Cộng sản Pháp. Mãi về sau họ mới ủng hộ Việt Minh kháng chiến và họ lờ tịt
chuyện cũ đi!
Người Đệ tứ chúng tôi đòi độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Khẩu hiệu đó hợp với
nguyện vọng của người quốc gia. Chính vì thế những người này mới đi cùng chúng tôi. Mặc dầu
khác hẳn quan điểm nhưng chúng tôi và họ có cùng mục đích nên dễ cùng nhau cộng tác. Điều
này đảng Cộng sản Pháp, rồi cả đảng Cộng sản Việt Nam, không thể hiểu nổi. Người Đệ tam Việt
Nam gọi chúng tôi là "bọn trốt-kít nằm vùng". Khi thành lập Tổng Ủy ban Đại diện Lâm thời,
chúng tôi gọi đó là Chiến-Tuyến-Duy-Nhất. Dạo đó phe Đệ tam Việt Nam dùng khẩu hiệu "Đoàn
kết chống phát-xít Nhật" (dù Nhật đã đầu hàng!) Đệ tứ chúng tôi có khẩu hiệu "Chiến tuyến duy
nhất đòi hoàn toàn độc lập cho Việt Nam". Thế nào là Chiến-Tuyến-Duy-Nhất? Tiếng Pháp là
"front unique". Đó là một kiểu liên minh của các tổ chức dù bất đồng chính kiến vẫn hợp tác cùng
nhau để thực hiện một mục tiêu chung nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Ông Hồ không công nhận Chiến-Tuyến-Duy-Nhất theo lối ấy. Ông đòi "Đoàn kết quốc
gia chung quanh Hồ Chủ tịch!" Đã có nhiều người thực tâm hưởng ứng khẩu hiệu này, nhưng họ
có dè đâu đã giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam thâu tóm hết thẩy quyền lực, loại bỏ các khuynh
hướng và các tổ chức khác để tạo ra một chế độ độc đảng như ta đã thấy. Khi trốt-kít đòi quyền
phê bình, quyền chỉ trích, nhiều người cho đó là "chia rẽ". Thực ra những người trốt-kít chỉ áp
dụng khẩu hiệu "Chiến tuyến duy nhất", "Đánh chung, đi riêng" như là một hình thức dân chủ của
phong trào lao động. Hồi 1936, Tạ Thu Thâu áp dụng hình thức "Chiến tuyến duy nhất" này với
Đệ tam Việt Nam (nhóm Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai v.v...) lập ra tờ báo
"La Lutte" (Tranh đấu) với mục tiêu hợp tác chống thực dân Pháp. Báo "La Lutte" đã thu được
nhiều kết quả đáng ghi nhớ. Về sau ông Hồ chỉ trích đó là "thỏa hiệp vô nguyên tắc với trốt-kít!"
Trở lại, Tổng Ủy ban lấy anh em công binh làm quần chúng. Anh em quốc gia, như ông
Thảo, phấn khởi lắm vì được quần chúng tán thưởng. Đệ tứ chúng tôi thì có liên hệ mật thiết với
quần chúng. Bản thân tôi sang Pháp cùng họ, rồi trốn ra ngoài làm thường dân. Tình hình nước
Pháp đổi thay, tôi trở lại các căng trại, vận động anh em... Tháng 12.1944, tại Avignon, miền
Nam nước Pháp, sau ba ngày đại hội, Tổng Ủy ban Đại điện Kiều dân Đông Dương tại Pháp
(Délégation Générale des Indochinois en France) chính thức được ra đời.
+ Sao lại có chữ "Đông Dương" ở đây hở bác?
- Là dịch ra thế chứ sự thật là kiều dân Việt Nam. Thời đó chưa có chữ "Vietnamien",
người Việt vẫn bị gọi là "Indochinois". À, các anh chị biết không: cái ông xã trưởng ở tỉnh
Avignon - người giúp đỡ có phòng họp Đại hội - lại là đảng viên đảng Xã hội chứ không phải
đảng Cộng sản Pháp. Thực ra, anh em trong phong trào Công binh phần đông là mù chữ, ít học.
Họ có hiểu Đệ tam với Đệ tứ là gì đâu! Miễn đem lại độc lập cho nước nhà là họ hưởng ứng. Các
anh chị không thể hình dung nổi thời mới sang Pháp anh em công binh ta bệ rạc biết chừng nào!
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 63
Đi guốc mộc ra đường; ăn cắp gà, thỏ; cờ bạc, rượu chè, đánh lộn... Lại làm bao điều để mất cảm
tình với dân chúng Pháp, từa tựa như bây giờ anh em ta bên Đông Đức bán thuốc lá vậy! Thế mà
xuyên qua Tổng Ủy ban họ đã tự quản lý lấy đời sống của họ trong các căng trại, giúp đỡ nhau
học chữ quốc ngữ (90% thoát nạn mù chữ), học nghề, giải trí lành mạnh...
Thành phần của Tổng Ủy ban Đại điện chính thức cũng như trước, hai phần ba Quốc gia,
một phần ba Đệ tứ. Ông Thảo được bầu làm ủy viên phụ trách chính trị kiêm phát ngôn viên của
Tổng Ủy ban. Hồi đầu chủ tịch là ông Bửu Hội, sau là ông Hoàng Xuân Mãn (em trai học giả
Hoàng Xuân Hãn). Tôi là thành viên của Ban Tuyên truyền. Công binh ở các căng trại nhiệt liệt
ủng hộ. Họ góp tiền đòi thuê cho Tổng Ủy ban một trụ sở thật đàng hoàng (số nhà 14 phố Helder,
quận 9 Paris), gần khu Opéra là khu sang nhất nhì Paris. Trước khi có trụ sở đó thì nhà tôi là nơi
đánh máy các tư liệu cho Tổng Ủy ban. Nhà ông Thảo ở số 10 phố Sorbonne, khu La Tinh, đến
nhà tôi chừng năm phút đi bộ. Hàng ngày ông ấy vẫn tới lui nhà tôi để đánh bài vở. Chúng tôi
thường tranh luận với nhau, từ khái niệm "giai cấp là gì?" trở đi... Lắm bữa tranh cãi không ai
chịu ai.
+ Hồi còn ở Việt Nam, chúng cháu được "dạy" là đợt đó ông Hồ chiêu nạp được nhiều
nhân tài lắm!
- Từ từ đã nào... Vì ông Thảo thân với Đệ tứ, Pháp nó tưởng ông ấy cũng là Đệ tứ. Hồi
tháng 9.1945, nó bắt bỏ tù ông ấy cùng với 50 người của Tổng Ủy ban, mãi sau mới thả... Như
các anh chị đều biết, năm 1946 phái đoàn Hồ Chí Minh sang Pháp để thương thuyết về việc áp
dụng Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng 3. Ông Hồ rất ngạc nhiên thấy "bọn trốt-kít chưa chết"; vì ở
trong nước phong trào Đệ tứ đã bị triệt hạ, tàn sát gần hết từ lãnh tụ Tạ Thu Thâu trở xuống. (Ở
đấy, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, hành động ưu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam là
lùng bắt, thủ tiêu những người trốt-kít. Tạ Thu Thâu bị ám sát vào tháng 9.1945 tại Quảng Ngãi
khi mới 39 tuổi). Tại sao đảng Cộng sản Pháp mạnh mẽ như thế mà để "bọn trốt-kít hoành hành"
giữa nước Pháp? Ông Hồ lấy làm lạ... Chủ trương của ông Hồ là không muốn có các tổ chức đối
lập với Việt Minh. Ông ấy thu lòng người tài lắm! Vào các căng trại, trước anh em quần chúng
công binh, ông Hồ dùng lời lẽ giản dị, cụ thể: "Tên tôi là Hồ Chí Minh, 53 tuổi, bị gẫy hai cái
răng và chưa có vợ. Hoạt động cách mạng lâu năm, được anh em cử làm Chủ tịch nước..." Với
những người quốc gia như các vị đã kể ở trên, thêm kỹ sư Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa),
ông Hồ kêu gọi họ về giúp dân cứu nước, giải phóng dân tộc...
+ Vậy với những người trốt-kít, ông Hồ có ý định lôi kéo như thế không?
- Không! Hoàn toàn không! Trừ trường hợp một người là anh Bùi Thạnh. Các anh chị có
thể ghi nhận là: với người trốt-kít, thái độ của Đệ tam, từ Stalin đến Hồ Chí Minh, luôn dứt khoát.
Trong tờ trình gửi về Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản năm 1939, tự tay ông Hồ viết: "Với bọn
trốt-kít, không thể có một thỏa hiệp nào cả, một nhân nhượng nào cả. Phải tìm cách lột mặt nạ
chúng như bọn tay sai của phát-xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị!" Nhưng riêng với kỹ sư Bùi
Thạnh, do nhiều cố vấn mách, ông Hồ tưởng Bùi Thạnh bản chất là người quốc gia, bị Đệ tứ lôi
kéo mà đi lầm đường và có thể chiêu hồi được. Ông viết thư cho Bùi Thạnh (chúng tôi hiện còn
giữ bức thư này!): "Chú Thạnh, chú phải giúp tôi tạo tinh thần đoàn kết quốc gia..." Ông Hồ
khuyên Bùi Thạnh bỏ trốt-kít theo Việt Minh nhưng Bùi Thạnh không đáp ứng. Về sau, Bùi
Thạnh bị tố cáo là "chống lại cụ Hồ". Đánh vào lòng yêu nước của trí thức quốc gia, ông Hồ đã
thực sự lôi kéo được một số đông người tài, người hiền về nước.
+ Thực sự là riêng cháu cũng chưa hiểu hết Đệ tam với Đệ tứ là gì đâu các bác ạ!
- Xin tạm điểm qua vài sự kiện lịch sử chính của câu chuyện dài này trong phong trào
công nhân quốc tế và Việt Nam... Thực ra, sự du nhập của chủ nghĩa mác-xít vào Việt Nam
không đơn giản như đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên truyền hoặc như nhiều người "không
cộng sản" đã hiểu...
Vào những năm 30 có hai khuynh hướng trong Quốc tế Cộng sản (lúc đó là Đệ tam Quốc
tế) với hai lãnh tụ là Joseph Stalin và Leon Trotsky. Sau khi Lenin mất (1924) thì cuộc cách mạng
tháng Mười (1917) đã bị phản bội rồi suy thoái. Năm 1938, nhận thấy đảng Cộng sản Liên Xô và
Đệ tam Quốc tế đồi bại vì đám quan liêu, độc tài, nên Trotsky - với khuynh hướng do ông đại
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 64
diện qua tổ chức Tả đối lập - đã tách ra khỏi Đệ tam và tuyên bố thành lập Đệ tứ Quốc tế. (Cho
đến nay, Đệ tứ có 30 phân bộ ở mỗi nước trên thế giới).
Còn Đệ tam Quốc tế, như các sử sách đã viết, trước đây là do Lenin thành lập năm 1919
ở Nga, gồm tất cả các đảng Cộng sản (gọi là các phân bộ) ở các nước. Sau khi Lenin mất, Đệ tam
lọt vào quyền lãnh đạo của Stalin. Đệ tam ra đời để phù hợp nhu cầu của Cách mạng tháng Mười
Nga. Cũng như Đệ nhị Quốc tế (gồm các đảng Xã hội Dân chủ) ra đời năm 1889 ở Paris là để
thay thế Đệ nhất Quốc tế (1864, London) bị bất lực sau Công xã Paris (1871) mà phải tự giải tán.
+ Và số phận của Đệ tam ra sao, thưa bác?
- Đến năm 1943, thấy Đệ tam không còn lợi ích cho chính sách riêng của Stalin và Liên
Xô nữa, và cũng vì áp lực của các nước tư bản, Stalin ra lệnh giải tán Đệ tam. Ở Liên Xô, dưới
chế độ Stalin, trừ những người bị chết bệnh còn thì tất cả Ủy viên Bộ Chính trị thời Lenin đã bị
sát hại, 70% ủy viên Trung ương đảng bị xử tử hay ám sát. Năm 1940, Leon Trotsky bị thủ hạ của
Stalin sát hại tại Mexico như sách báo đã viết.
Trở về chuyện Việt Nam... Lúc còn ở Pháp, Tạ Thu Thâu cùng các đồng chí của mình đã
tham gia tổ chức Tả đối lập của Trotsky. Cùng lúc đó, Hồ Chí Minh vận động thành lập đảng
Cộng sản Đông Dương. Năm 1931 Tạ Thu Thâu về nước, lập ra Tả đối lập ở miền Nam và sau
đổi thành Đông Dương Cộng sản đảng. Ảnh hưởng của khuynh hướng trốt-kít nhanh chóng phát
triển ở Việt Nam từ đó. Năm 1930, Hồ Chí Minh từ Nga về, kết hợp ba đảng Cộng sản thành
đảng Cộng sản Đông Dương...
Như thế, ở Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản cũng có hai khuynh hướng: Đệ tam do Nguyễn
Ái Quốc (sau gọi là Hồ Chí Minh) lãnh đạo; Đệ tứ do Tạ Thu Thâu khởi xướng và lãnh đạo giai
đoạn đầu. Đây là "khoảng trắng trong lịch sử Việt Nam hiện đại" như chúng tôi thường nói.
+Vâng! Rất nhiều người, kể cả lớp đàn anh chúng cháu, chưa hề biết hư thực chuyện
này! Thế ra Cộng sản cũng có lắm loại, chứ đâu phải Cộng sản chỉ là..."Đảng, Bác"!
- Có hiểu chuyện Đệ tứ Quốc tế, Đệ tứ Việt Nam thì mới hiểu được chuyện Đệ tứ Việt
Nam ở Pháp... Sau khi Tổng Ủy ban bị chính phủ Pháp giải tán (1945), tức là trước khi ông Hồ
sang Pháp, một tổ chức khác đã ra đời để thay thế, lấy tên là Việt kiều Liên minh. Lần này có sự
tham gia của một số người Đệ tam, vì Hồ Chí Minh sắp tới Pháp, anh em muốn gây tình đoàn kết.
Người trốt-kít vẫn chiếm một phần ba đại biểu. Lần đầu tiên tại Pháp người Đệ tam và Đệ tứ cùng
đứng bên nhau, nhưng không được lâu vì Việt kiều Liên minh phải nhường chỗ cho phái đoàn
Việt Nam sắp qua Pháp. Biết trước số phận của tổ chức này không thọ được lâu dài, anh em công
binh trong căng trại vận động thành lập Trung ương Công binh là cơ quan có thẩm quyền thay
mặt cho các ủy ban công binh ở khắp các căng trại. Trong cơ quan Trung ương Công binh, cũng
như trong các ủy ban công binh đại diện cho mỗi trại, có nhiều đại biểu trốt-kít, nhưng hầu như
không có người đại diện của Đệ tam, còn người quốc gia vẫn chiếm đa số. Chính vì lẽ đó mà sau
này có cuộc xung đột chính trị giữa một bên là ông Trần Ngọc Danh thay mặt cho chính phủ Hồ
Chí Minh tại Pháp, một bên là Trung ương Công binh và các ủy ban đại diện của các căng trại
công binh. Khi ông Hồ qua Pháp, ông tìm cách phân rẽ công binh với trốt-kít, phân rẽ người quốc
gia với trốt-kít.
Nhưng việc đó chỉ thành công với những trí thức quốc gia, còn đối với quần chúng công
binh vấn đề không đơn giản. Những người này đã từng đấu tranh với những người trốt-kít, họ lại
đồng ý với trốt-kít trong một số vấn đề. Bây giờ bảo "trốt-kít là tay sai của thực dân, đế quốc", họ
không chịu mà còn kháng lại. Đại đa số công binh đều ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh vì đó là
chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, mở mặt được với thế giới. Họ kính trọng Hồ Chí
Minh như là vị chủ tịch của chính phủ. Họ ủng hộ việc chống ngoại xâm của chính phủ. Nhưng
những gì mà họ không chịu là họ phê bình, chỉ trích. Ví dụ, không có căng trại nào làm lễ sinh
nhật Hồ Chí Minh như đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn, vì công binh họ bảo: "Chúng tôi
không sùng bái cá nhân". Rộng hơn nữa, về mặt chính trị, họ không đồng ý với Hiệp định Sơ bộ
mồng 6 tháng 3, họ không công nhận "nước Pháp mới", không chấp nhận Việt Nam nhập vào
khối Liên hiệp Pháp mà họ gọi đó là "đế quốc trá hình". Theo chúng tôi thì ông Hồ đã đánh giá
lầm về chính phủ De Gaulle nên đã công nhận Việt Nam đứng trong Liên hiệp Pháp. Phải nói
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 65
rằng anh em công binh là những người quốc gia tiến bộ, tôn trọng sự thật. Sau khi ông Hồ về
nước, chính phủ Pháp đã công nhận cho chính phủ Hồ Chí Minh có một đại diện tại Pháp. Ông
Hồ đã chọn ông Trần Ngọc Danh. Ông Danh tiếp tục tìm cách chia rẽ phong trào Công binh bằng
cách đánh vào từng Ủy ban Đại diện trong các căng trại. Dạo đó ở các căng trại Ban Trật tự cấm
rượu chè, đĩ điếm, cờ bạc... nên bọn lưu manh, côn đồ rất tức tối. Ông Danh bèn sử dụng bọn này
theo ý đồ của mình. Tháng 5-1948, sắp đến ngày 19-5, bọn lưu manh, côn đồ khiêu khích với các
ban đại diện, đòi tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh. Thế là sinh chuyện... Ở trại Mazargues, gần
Marseille, một cuộc xô sát lớn đã xảy ra làm 6 người chết, 30 người bị thương chỉ trong một đêm!
Báo chí được dịp làm um lên: "Đệ tam, Đệ tứ giết nhau!" Tờ "L'Humanité" (Nhân đạo) của đảng
Cộng sản Pháp cũng được thể mạt sát "bọn trốt-kít khiêu khích". Sự thực, trong vụ này chả có ai
là Đệ tam lẫn Đệ tứ chủ trương cả. Buồn cười là những người theo ông Danh ra trước tòa khai
rằng tôi gây ra chuyện, mà trong thời điểm đó tôi lại không có mặt ở trại Mazargues, nơi xảy ra
vụ xô sát! Cũng thật lắm chuyện quanh cái ông Danh này. Ông ấy là em trai ông Trần Phú đấy!
Anh em công binh về sau, ức với ông Danh, họ gửi thư và cử đại diện đến trụ sở của ông ấy và
làm toáng lên: "Chúng tôi góp tiền để ông chuyển về cho chính phủ lãnh đạo kháng chiến, sao
ông lại lấy tiền đó để làm báo chống lại chúng tôi?" Rồi họ nghi ngờ ông ta lấy tiền đó để cưới
vợ!
Nói thêm, anh em Đệ tứ chúng tôi cũng ủng hộ việc quyên tiền bạc gửi về giúp chính phủ
kháng chiến để chống Pháp, ông Danh vẫn cứ nhận tiền và... vẫn cứ chửi Đệ tứ! Cái này nằm
trong chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam. Thời đó, họ nhận yểm trợ tinh thần và tài chính
của các phân bộ Đệ tứ ở các nước, nhưng chả khi nào chịu hé ra điều đó để đảng viên, dân chúng
được biết...
+ Cháu lại đọc được rằng "Trần Ngọc Danh là người trốt-kít!" Thế là sao nhỉ?
- Đúng! Có dư luận như vậy. Thế mới nực cười! Anh đọc ở cuốn "Giọt nước trong biển
cả" phải không? Ở đó ông Hoàng Văn Hoan kể rằng ông ấy hỏi tội ông Danh đã bí mật viết thư
cho một số đảng viên Việt Nam ở các nước, xúi bẩy họ chống lại đảng. Tức thì người ta chụp cho
ông ấy cái mũ trốt-kít! Rồi ông Danh bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam... Đó là sách
lược "muốn giết chó bảo là chó dại" của người Đệ tam vậy.
+ Như vậy là phong trào Công binh không có người Đệ tam?
- Làm sao mà có được! Phải mãi về sau, khi đảng Xã hội Pháp đẩy đảng Cộng sản Pháp
ra khỏi chính phủ (5.1947) thì đảng Cộng sản Pháp mới bắt đầu bênh Việt Nam. Lúc đó, trong
phong trào Công binh mới bắt đầu có Đệ tam. Chắc các anh em có biết những vụ bà Raymonde
Dien nằm ra đường cản xe lửa chở vũ khí sang Việt Nam, vụ Henri Martin phát truyền đơn trong
quân đội Pháp... Đấy là biểu hiện chuyển hướng của đảng Cộng sản Pháp đối với phong trào
kháng chiến Việt Nam.
Để cho tôi trở lại các cuộc tranh luận giữa Nhóm trốt-kít và ông Trần Đức Thảo. Tôi và
ông Thảo dạo đó có mâu thuẫn quan điểm gay gắt nhưng vẫn hoạt động, gặp gỡ nhau thường
xuyên. Ông ấy là người thông thái, nhưng không có lập trường chính trị nhất quán. Dường như
ông ấy chỉ nhìn thấy cái đông, cái mạnh trước mắt để mà theo. Năm 1950 ông Thảo viết cuốn
sách đầu tay, bằng tiếng Việt, tên là "Triết lý đã đi đến đâu?", dày 60 trang, tóm lược và đánh giá
toàn bộ triết lý Tây phương. Trong cuốn sách này ông Thảo gạt bỏ hết mọi thứ triết lý cổ kim ÂuÁ
và cho rằng chỉ có chủ nghĩa mác-xít mới là tương lai nhân loại. Trên tờ "Vô sản", số 22, tháng
11-1952, tôi đã viết bài phê bình các khuyết điểm của cuốn sách: cách trình bày và phương pháp
luận không duy vật và thiếu biện chứng; có những thiếu sót cơ bản về các nguyên lý của chủ
nghĩa mác-xít; nhiều lập luận thiếu tính chính xác; hành văn tối nghĩa... Chỉ cần dẫn lại vài câu
cuối cùng ở chương "Kết luận" cũng đủ thấy cuốn sách muốn nói gì và nói như thế nào: "Đồng
thời chủ nghĩa mác-xít phát triển nhờ công Lenin và Stalin, đã hoàn thành phương pháp hoạt
động thực tế và hiệu lực"; "Tư tưởng Âu Tây hoàn toàn hư nát vì giai cấp trưởng giả hết tương
lai, chỉ còn là cố gắng duy trì một đời sống vô nghĩa bằng những phương tiện thoái bộ dã man.
Đông phương thực hiện chủ nghĩa mác-xít, đã thành một khối dân chủ thống nhất 700 triệu người
từ Đông Âu tới Thái Bình Dương, sống một đời sống chan chứa hy vọng". Và câu cuối cùng của
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 66
cuốn sách nổi tiếng đó là: "Chủ nghĩa mác-xít tương phản với hình thức văn minh Âu Tây, đã gặp
nội dung thiết thực ở Đông phương, mà Đông phương trở nên cách mệnh lại gặp trong hình thức
mác-xít một cách phục hưng tinh thần cựu truyền trên lập trường nhân bản phổ biến". Về sau tôi
còn viết bài "Bước nhảy của nhà triết lý Trần Đức Thảo" (đăng trên "Tiếng thợ", số 66 tháng 4-
1957) chỉ rõ ông Thảo không có đường lối. Tôi có ngờ đâu lúc đó ở bên nhà người ta đang trù
dập ông Thảo thê thảm, đổ tội cho ông là trốt-kít! Sử gia Georgias Boudarel có quen tôi, ông này
cứ giục tôi: "Mày là trốt-kít. Mày phải viết bài cải chính Thảo không phải là trốt-kít! Chứ không
anh ta cứ bị oan mãi"...
+ Thế bác đã viết chưa?
- Chưa...
+ Còn việc tranh luận với ông Nguyễn Khắc Viện? Ở trong nước đám thanh niên tụi cháu
coi ông Viện như thần tượng của trí thức Việt Nam...
- Bây giờ ông Viện đã có cái nhìn mới về dân chủ, về quan liêu. Bài "Bàn về quan liêu"
mà các anh vừa cho tôi xem ở tờ "Người bạn đường", tôi có thể ký tên mình ngay dưới đó!
Nhưng ngày xưa thì ông Viện khác lắm... Trong tờ thông tin của chi hội "Liên Việt", số tháng 3-
1950, với bài "Tiểu tư sản và cách mệnh" ông ấy công kích chúng tôi rằng khẩu hiệu đòi độc lập
của tờ "Tiếng thợ" (cơ quan ngôn luận của phong trào Công binh) là "trống rỗng" vì "không nói
rõ ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh". Ở đó ông Viện nhận là trí thức tiểu tư sản, không phải là vô
sản nhưng có dịp đọc sách Marx-Lenin. Nguy hiểm là ông ấy bênh vực chính sách của Stalin.
Ông ấy còn nói "trốt-kít chỉ ngồi dạy" làm cách mạng... Bộ biên tập tờ "Tiếng thợ" số ra ngày 15-
5-1950 đã có bài trả lời lại ông Viện, vạch ra cái sai lầm nói trên của ông ấy.
Có thể nói thêm nữa là trong bài viết ở năm 1950 vừa dẫn, ông Viện ca tụng Stalin cứu
nhân loại ra khỏi nạn phát-xít Hitler, thế nhưng vài năm trước đó ông Viện lại thán phục Hitler ở
Đức, Hiro-Hito ở Nhật. Ở một bài có tựa là "Vì đâu?" Nguyễn Khắc Viện đã bênh vực cho chủ
nghĩa phát-xít độc tài bằng những câu như sau: "Độc tài nghĩa là bao nhiêu quyền bính góp vào
một người thủ súy đủ tài trí, tự mình quyết đoán, không bị những nghị viện ô hợp làm khó dễ.
Toàn quyền nghĩa là cá nhân không có quyền chỉ trích những mệnh lệnh của chính phủ. Có chịu
như vậy một quốc dân (...) mới dựng lên một xã hội công bằng, có trật tự" (!) Ông Viện không về
cùng ông Hồ mà còn ở lại lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp trong một thời gian
dài...
+ Đi nhiều nơi cháu nghe thấy người ta bảo ông Hồ "có tội": là người đầu tiên đưa chủ
nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Chỉ đứng về mặt sự kiện lịch sử thì các bác nghĩ thế nào?
- Nếu nói về phương diện tri thức văn hóa thì người đầu tiên, từ 1925-26, đã phổ biến cho
dân Việt mình biết chủ nghĩa Cộng sản: đó lại là học giả Đào Duy Anh.
+ Cháu thấy rằng nếu có sự kiện ấy thì đó cũng chỉ là một hành động có tính thông tin
chứ không phải là chủ tâm tuyên truyền. Vấn đề mà chúng cháu muốn đặt ra là: ai đã là người
đầu tiên tuyên truyền một cách có ý thức chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam? Có lẽ chưa chắc ông
Hồ đã có được cái "vinh hạnh" ấy! Trước hoặc cùng lúc ông Hồ biết về chủ nghĩa mác-xít đã có
manh nha của ba đảng có tư tưởng cộng sản ở Việt Nam rồi kia mà...
- Có thể biết điều đó qua thái độ của ông Hồ ở Đại hội Tour năm 1920 của đảng Xã hội
Pháp. Khi được hỏi vì sao chọn Lenin, Nguyễn Ái Quốc trả lời: "Vì Lenin nói về giải phóng dân
tộc..." Vậy, lúc đó chưa thể nói ông Hồ là người cộng sản: ông theo chủ nghĩa cộng sản chỉ vì chủ
nghĩa này giúp ông để giải phóng dân tộc. Thế thôi!
+ Vâng. Vì thế đánh giá của nhà sử học Daniel Hémery trong cuốn "Hồ Chí Minh - Từ
Đông Dương đến Việt Nam", cháu nghĩ là khá thỏa đáng: "Ông Hồ là một nhân vật không có
bộ mặt rõ ràng. Ngay từ buổi đầu thì thực sự theo chủ nghĩa yêu nước quốc gia, rồi sau thì
ông bị phong trào Đệ tam Quốc tế Cộng sản thu phục". Tóm lại, đứng về mặt sự kiện, có nên
nói thế này không: ông Hồ chỉ là một trong những người đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam,
nhưng là người đầu tiên thành công trong việc này!
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 67
- Tôi đồng ý với anh, nhưng xin bổ sung một điều không thể chối cãi: chính ông Hồ Chí
Minh là người đầu tiên đưa chủ nghĩa xta-lin-nít - chứ không phải chủ nghĩa mác-xít! - vào Việt
Nam!
+ Và ông Hồ cũng lại đã thành công!
- Đảng Cộng sản Việt Nam thường chia cách mạng ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là
cách mạng dân tộc dân chủ. (Thời ấy ai mà nói đến chủ nghĩa xã hội là chết với họ!) Mặc dù ở
giai đoạn ấy Đệ tứ chúng tôi bị họ triệt hạ, tàn sát nhưng không vì thế mà chúng tôi lại từ chối sự
thật là trong công cuộc giành độc lập cho Việt Nam họ có vai trò lịch sử quan trọng. Họ đã làm
cho Việt Nam thắng được hai đế quốc hùng cường, mặc dù họ có những thời kỳ sai lầm. Giai
đoạn hai đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng nhiều người không hiểu vấn đề là ở chỗ: đấy
không phải là chủ nghĩa xã hội của Marx, của Lenin mà là thứ chủ nghĩa xã hội của Stalin! Trong
giai đoạn hai này thì họ đã thất bại. Họ đã để mất lòng tin, vì ngày càng lộ rõ bản chất độc đoán,
quan liêu, phi nhân bản, phi dân chủ...
+ Người ta hay nói, đại ý, người trốt-kít các bác hiếm khi nào và ở đâu tìm được sự ủng
hộ...
- Cũng có phần đúng. Tư bản thì bảo chúng tôi là cộng sản, cần phải diệt! "Cộng sản" thì
vu khống chúng tôi là "tay sai đế quốc", cần phải giết!
+ Phải chăng các bác là thế hệ đầu tiên đã phải "Đi giữa hai làn đạn"? Bây giờ, chắc
các bác thấy nhiều thế hệ khác cũng đang bị ép vào "vị trí lịch sử" chẳng hay ho gì đó. Ví dụ: anh
chị em tị nạn "mới" chúng cháu từ Đông Âu và Liên Xô cũ qua đây đã bị những người quốc gia
cực đoan chụp mũ là "cộng sản", còn chính quyền cộng sản trong nước kết tội là "phản bội".
Hoặc như, những người quốc gia cấp tiến thì bị người quốc gia cực đoan vu là "thân Cộng", và
chính quyền cộng sản thì quy kết họ là "phản động".
Thấy mà buồn cho dân tộc mình...
(Miền Nam nước Đức, tháng 6.1993)
Lá thư bổ sung:
Biết chúng tôi có ý muốn đưa lên báo chí nội dung cuộc nói chuyện trên, trên cương vị
là người đang có thẩm quyền về Phong trào Đệ tứ Việt Nam, cụ Hoàng Khoa Khôi đã gửi
tới lá thư sau đây. Được phép của người viết, chúng tôi trích giới thiệu cùng bạn đọc hầu
bổ sung cho bài báo của mình.
Paris, Ngày 30 Juillet 1993
(...)
Nhân gần đây có một sử gia ở Việt Nam sang Pháp khảo cứu về phong trào Công binh
(thợ Việt Nam) và phong trào Việt kiều ở Pháp trong những năm 1940-50, chúng tôi - Nhóm trốtkít
Việt Nam - có tìm trong kho lưu trữ một số tư liệu để trao cho sử gia này. Hồi chúng tôi thăm
Nuernberg có nhiều anh chị em hỏi về các anh Trần Đức Thảo và Nguyễn Khắc Viện, chúng tôi
đã trả lời sơ qua về hai vị này. Nay tìm lại được một số bài mà tôi từng đã tranh luận với họ, xin
gửi kèm đây để anh chị em hiểu rõ hơn về hai vị ấy.
Anh Thảo, anh Viện trong những năm 1940 cho tới 1945 có cộng tác với chúng tôi trong
phong trào Tổng Ủy ban Đại điện Việt kiều tại Pháp. Sau đó, năm 1946 vào dịp ông Hồ Chí Minh
sang Pháp hai anh đi theo Hồ Chí Minh và bắt đầu từ đấy họ chống trốt-kít dữ dội. Tuy nhiên
phải công nhận rằng họ chống chúng tôi bằng lý luận chứ không như các ông khác, như ông trạng
sư Phan Nhuận và những đảng viên Việt Nam của đảng Cộng sản Pháp (PCF). Những người này
không ngớt tặng chúng tôi các từ "phát-xít, Tito" hay "đầy tớ thực dân, tay sai đế quốc". Nhiều
bài báo của họ còn đe dọa rằng chúng tôi sẽ bị tòa án của Việt Minh trừng trị. Cuộc áp đảo tinh
thần này làm cho nhiều người quốc gia như anh Viện, anh Thảo bắt buộc cũng phải hùa theo, và,
như tôi đã nói, họ dùng lý luận chứ không chửi rủa, dọa nạt như những người khác. Trong thời đó
nhiều bạn bè cũ của chúng tôi khi gặp chúng tôi đều phải lánh mặt ở trên các đường phố ở Paris
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 68
vì sợ liên lụy. Ở xứ Pháp mà còn thế, các anh cứ thử tưởng tượng ở Việt Nam thì thế nào. Ấy là
chưa kể khi chúng tôi hội họp với họ, họ không cho phép được ăn nói. Nhiều khi chúng tôi bị Ban
Trật tự mời ra khỏi phòng họp. Một vài anh bạn của chúng tôi còn bị đánh...
Với những bài gửi hôm nay cho các anh, tôi muốn chứng tỏ rằng cuộc đấu tranh của
chúng tôi lúc nào cũng đứng trên mặt chính trị, bất chấp những sự nguyền rủa và vu cáo.
Bây giờ anh Viện và anh Thảo đã thay đổi quan niệm đối với Mao Trạch Đông và Stalin.
Dĩ nhiên chúng tôi nhìn họ với con mắt khác trước. Nói chuyện cũ chỉ là để đánh dấu một giai
đoạn lịch sử.
Tôi gửi các anh các bài:
A/ Về anh Thảo:
1- Phê bình cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?"
2- "Bước nhẩy của nhà triết lý Trần Đức Thảo"
3- Bản copy cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?"
B/ Về anh Viện:
1- "Trả lời một ông trí thức tiểu tư sản"
2- Bài "Vì đâu?" của anh Viện đăng ở tờ "Nam Việt" số 6, tháng 8-1944. Trong bài này
anh Viện đề cao chủ nghĩa quốc gia xã hội (National socialiste) của Hitler.
C/ Bài "Trả lời tờ báo "Công nhân" của những đảng viên Việt Nam trong
đảng Cộng sản Pháp (PCF)" của tôi đăng trên tờ "Tiếng thợ", 3-1952. Bài này nói về: vấn đề
Tito; về cuộc biểu tình 2-1951 và 14-7-1951; về tờ "Cảo thơm" của Hồ Hữu Tường v.v...
Tất cả các tranh luận đó đều nằm trong khuôn khổ của cuộc tranh luận giữa Đệ tứ và Đệ
tam (...)
(Hoechstadt. tháng 8.1993)
69





Tôi Quí Tạ Thu Thâu
(Lão ký giả Trần Văn Ân)
Mỗi độ thu về, tôi thường bị cái nhớ nhung ám ảnh, đến nỗi trầm tư cả đêm lẫn ngày. Có
lẽ tuổi cao bắt người hoài cựu, và vì bị bắt buộc trụ lại một nơi nên tâm thần tìm lối thoát động.
Người Tàu rất trọng người tuổi tám mươi nên có lời gọi là Trương Triều (ông già xách gậy vào
Triều không ai rầy). Đến bảy mươi đã được trân trọng gọi là Trương Quốc, có nghĩa ông già cầm
gậy đi khắp xứ không ai bắt lỗi. Thật là phong hóa Á Đông kính lão chí mực.
Bạn tôi cũng có người hỏi tôi tại sao anh thường dùng chữ Hán. Tôi đã thưa qua là vì tôi
có nhiều người bạn Trung Quốc và từng ở bên Tàu. Cha tôi có màu da đen, mũi cao. Chỉ biết ở
ngoài vào như mọi người Việt khác ở miền Nam lâu đời. Biết đâu không phải gốc Chàm, gốc
Hoa. Tôi không bận lòng về điều này. Chỉ nhận trơn là ông bà tôi, gần và xa, đều sanh trưởng trên
đất nước Việt Nam. Tôi tha thiết yêu nước tôi, nước Việt Nam, và yêu một cách đậm đà nồng
nhiệt từ lúc tôi học lịch sử nước người. Điều buồn cười là tôi biết lịch sử nước Pháp trước Việt
sử. Và chính học Pháp mà tôi đâm ra yêu Việt. Và chính vì bạn bè đa số cố công học làm quan
mà tôi muốn học làm một cái gì khác hơn. Đó là học làm cách mạng dân tộc, thâu hồi chủ quyền
cho người Việt trên lãnh thổ Việt. Tâm trạng này đưa tôi ngồi tù trên mười hai năm, và có lần bị
kết án tử hình nằm cấm cố, và nó buộc tôi phải giữ trọng trách. Do đó mà có lần đứng trước thế
hệ đang lên, tôi xin lỗi, chịu tội đã không tròn sứ mạng cứu quốc dựng nước.
Nay, trời đã nhuốm màu thu về, nhìn cảnh vật tôi nhớ nhung quá khứ, nhớ bao nhiêu bạn
bè, nhớ đồng chí, đồng bào, đã ngã gục trên đường phục vụ đất nước. Tháng Chín bên Tây, mùa
thu bên nhà, với ngày rằm tháng Tám, bạn tôi và người yêu nước, nằm đó, năm 1945 đã bị sát hại
đau thương. Chỉ vì yêu nước mà không vào đảng. Đảng ấy là đảng Cộng sản Đệ tam Quốc tế.
Tháng Chín trôi qua rồi tới đầu năm 1946 và tiếp theo, thì nào Tạ Thu Thâu, Dương Văn Giáo,
Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Nguyễn
Văn Sâm, Lâm Ngọc Đường và ông bà Hồ Vĩnh Ký... phải chịu chết, người thì bị đập đầu, kẻ thì
bị chùi sông. Oán khí xung thiên vì lòng son yêu nước.
Một sáng nọ, ở Chợ Lớn, vùng Lò gốm, Kha Vạn Cân chạy tới nơi chúng tôi ở trọ (nhà
anh Nguyễn Bá Tường, quản lý hãng thuốc Bastos), bảo: "Anh Sâm, anh Ân, hai anh nên lánh
mặt lập tức. Đêm qua, bỗng dưng anh Hồ Văn Ngà đã bị bắt..." Thế rồi chúng tôi lánh mặt, bỏ
Ủy ban Phong tỏa Đô thành.
Tôi chạy sang Bangkok, rồi trở về Saigon ngày 6.3.1946 để ngày nay sống lưu vong trên
đất Pháp. Đường đi khá dài, thời cuộc lắm biến cố. Bạn tôi, bạn đường, đồng chí đều không còn.
Hôm nay tôi muốn viết. Tôi viết về Tạ Thu Thâu như đã viết về Nguyễn Văn Sâm và Hồ
Văn Ngà trên báo "Đời mới" trước 1975 và gần đây có viết trên "Đuốc từ bi" về Đức Thầy Giáo
chủ Phật giáo Hòa Hảo.
Tôi xin thưa trước, Thâu, Thạch, Hùm, Chánh, Phương vốn là bạn đường mà là bạn thân.
Tôi từng bảo: "Moi đi với tụi toi tới độc lập thôi nhé" (thời bấy giờ bạn bè hay xưng hô toi, moi).
Sở dĩ có làm bạn mà không làm đồng chí vì tôi đã tách rời con đường mác-xít từ 1929. Nhưng
anh em Đệ tứ là bạn tốt, chung và thật. Đệ tứ mà yêu nước hay yêu nước mà Đệ tứ. Chúng tôi
thương và quí nhau trong bao năm không hề để cho tình thương bị rạn nứt.
Ở đây, hôm nay, tôi xin thưa:
TÔI QUÍ TẠ THU THâU
Nói tôi quí cũng là nói tôi trọng và thương. Thâu là nhân vật được hầu hết người Việt
Nam, nhứt là người miền Nam quí mến kính phục.
 Bài viết được đăng lần đầu tiên trong tập Hồ sơ này.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 70
Nay, tôi lại viết về Tạ Thu Thâu với sự tán thưởng và trọng vọng, chi cho khỏi có kẻ nghĩ
rằng tôi muốn mượn danh người làm thơm lây cho mình. Đó không phải là ý đồ của tôi. Còn cho
rằng viết về một lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế bị người của Đệ tam sát hại, hầu lên án đám người sát
nhân, tôi cũng cho là thừa. Lên án lãnh tụ Cộng sản Đệ tam ở Việt Nam và ngay trên thế giới,
cũng là việc thừa. Đã có vô số sách báo làm chuyện đó. Và chuyện đó đa số người để ý tới chánh
trị đều biết.
Tôi muốn vượt qua các mẩu chuyện ấy. Tôi muốn tiến tới đặt vấn đề: "Tại sao có vô số
người tài trí cao thâm theo chủ nghĩa mác-xít? Và nếu Thâu còn sống, với sự biết rõ
bao sai lầm của mác-xít trên mọi bình diện, cùng sự thất bại của kinh tế Mác ở khắp
nơi, Thâu và anh em đồng chí có chuyển hướng không? Với sự có mặt đế quốc đỏ hẳn
hoi của Liên Xô, anh em Đệ tứ có thể có thái độ nào?"
Vẫn biết là vấn đề nan giải. Nhưng thử đặt.
*
Thâu nhỏ hơn tôi ba tuổi. Có lẽ cũng đi học trễ như tôi. Tôi biết rõ Thâu sanh năm 1906,
năm Bính Ngọ. Bà Phương Lan, trong cuốn sách1 viết về Tạ Thu Thâu, nói Thâu sanh năm Đinh
Mùi. Thế là giữa chúng tôi có chỗ nói không giống nhau.
Chúng tôi vốn người cùng tỉnh Long Xuyên. Có người bảo Thâu sanh ở Lấp Vò, thuộc
quận Thốt Nốt trước kia, thì là Thâu cùng sanh một quê với tôi. Tôi sanh ở làng Định Yên, Cái
Dầu, dưới Lấp Vò không xa. Cả hai đều thuộc quận Thốt Nốt. Tôi được bên nội đem về nuôi ở
quận Thốt Nốt, trong chợ vài ba cây số ngàn. Chỗ đó là rạch Trà Cui. Tôi biết thân phụ của Thâu
có ở bên kia chợ Long Xuyên (chợ Mỹ Phước), làng Bình Đức gần "Cầu máy", làm nghề thợ
mộc. Cha tôi làm nghề thầy thuốc bắc. Hai người từng quen biết nhau.
Chị của Thâu là cô giáo Chuẩn dạy trường tiểu học Thốt Nốt. Chúng tôi vốn quen thân.
Và ở Thốt Nốt dạo nọ ai cũng thương cô giáo Chuẩn, có tánh tình phóng khoáng như nam tử. Chị
Chuẩn có giúp anh ba Ký Đảnh, anh của Trần Ngọc Minh, học trò của Thâu mà cũng là đệ tử của
tôi, lập gánh hát cải lương Tân Tân, có Bảy Nhiêu thủ vai chánh. Cũng vì thân cả với ba người -
chị giáo Chuẩn, thầy Ký Đảnh, anh Bảy Nhiêu - nên đã có lần tôi tham dự viết một màn trong vở
tuồng "Cánh buồm đen".
Thuở nhỏ, Thâu học trường Tiểu học Long Xuyên. Tuy là tiểu học mà ngày xưa gọi là
trường Tỉnh, "bảnh" hơn trường Tổng, trường Làng. Còn tôi thì đi học trường làng tại đình Thần
Thạnh Hòa Trung Nhứt. Cũng ít năm thôi. Về sau tôi được dịp may vào học trường gọi là
"Trường Bổn quốc Saigon", tức Collège Chasseloup Laubat, từ 1914-1922. Thâu cũng vào
trường này, vào niên khóa 1919-20-21. Sau khi đỗ bằng gọi là Thành chung - Diplôme de fin
d'Etudes complémentaires - và bằng Brevet élémentaire, Thâu học thi tú tài bổn quốc. Bằng cấp
này nói lên sự kỳ thị chủng tộc, một hình thức của chánh sách ngu dân mà chánh quyền thuộc địa
Pháp bày ra. Tôi không rõ năm Thâu thi đỗ, nhưng chắc là không phải năm 1922, bởi vì chính
năm ấy tôi cũng lấy luôn 2 bằng với điểm cao nhứt. Tôi xin nhắc ra đây để cho kẻ học sau biết là
thời bấy giờ trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ có một đại học đường, mà là đặt ở Hà Nội, và trên
toàn Nam Việt chỉ có một Collège Chasseloup Laubat, dạy tới Brevet élémentaire. Mãi tới năm
20, 21 chi đó trường mới đổi ra Lycée, và lập thêm Lycée Pétrus Ký dạy tú tài Bổn quốc - Bachot
local - với một chương trình nhồi sọ nặng nề hơn chương trình thi tú tài Pháp.
Năm 1922 có trên 500 học sanh đi thi Brevet élémentaire mà thi đậu chỉ có 15 người. Và
gần 600 học sanh thi bằng Thành chung mà chỉ có 60 người đậu. Thi Brevet élémentaire, nếu
phạm ba lỗi hành văn Pháp thì học sanh bị loại khỏi thi. Các bài vở khác không được chấm. Đi
học làm tôi tớ mà bị lọc lựa đến thế!
1- Sách "Tạ Thu Thâu" xuất bản trong lúc tôi ở Paris. Bà Phương Lan có gặp tôi và có cho biết sẽ viết về Thâu. Tôi bảo
bà nên hợp tác với Ưng Hòa (bạn của Đệ tứ, bạn thân với tôi) và nên cho tôi hay diễn tiến soạn sách và cho bà trước
một bài thơ "Tôi quí Tạ Thu Thâu", tôi làm trong khám cấm cố Côn Sơn. Trước tháng 8.1985, tôi không có dịp đọc
sách Tạ Thu Thâu của bà Phương Lan.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 71
Cũng vì bị đưa đi học tú tài bổn quốc, năm 1922 sau khi đã học ba tháng đầu, tôi bỏ học
tìm cách sang Tàu (Trung Quốc) với lý do chánh thức là để học Anh văn. Vấn đề này thuộc phần
Hồi ký của tôi, xin không nói tiếp.
Thâu và tôi lúc bấy giờ chưa biết nhau. Và trước khi sang Tàu tôi có ý định thi bằng
Brevet Supérieur. Đột nhiên tôi bỏ thi vì quyết tâm đi Tàu.
NHÓM TỰ LẬP.
Báo "La Cloche Félée" của Nguyễn An Ninh vào năm 1924 đã gây ảnh hưởng lớn trong
thanh niên miền Nam. Thâu đã từng đọc lén nhiều số báo "Le Paria", "Việt Nam hồn". Chịu ảnh
hưởng của Nguyễn An Ninh, Thâu và bạn học nghĩ phải bắt đầu làm một việc gì. Ý nghĩ này dẫn
tới thành lập Nhóm Tự Lập ngày 27.3.1924, ngay khi còn ở trong trường Chasseloup Laubat.
Nhóm bắt đầu với 9 người. Trong đó có Nguyễn Thúc Lang, từng làm quan đến chức
Đốc phủ, bạn đồng song với Thâu, bạn của ký giả bài này (ông Lang làm Đổng lý Văn phòng Bộ
Thông tin và chuyên viên Phủ Tổng thống thời kỳ 1969-1972). Mỗi tuần, Nhóm họp vào ngày thứ
năm, vì vào ngày này, các lớp nhỏ nghỉ học, nên có phòng trống. Và nhờ anh quét dọn lớp học
mở cửa giùm, chỉ tốn ít cắc bạc là được. Theo lời ông Lang kể lại thì lần họp nào cũng kéo dài
nhiều giờ, và thường có thảo luận về nền học vấn hiện tại và tương lai, có kể cho nhau nghe về
nhân vật đương thời, về anh hùng liệt sĩ nước nhà, về vĩ nhân thế giới rồi sang qua thời sự và thời
cuộc, quốc gia và quốc tế.
Vụ bom nổ Sa Điện ngày 18.6.1924, và gương hi sinh của liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã
khích động lòng ái quốc của anh em Nhóm Tự Lập rất mạnh.
Qua niên khóa 1924-25, một số nhóm sinh viên đã ra trường đi làm việc hoặc đi Hà Nội
hoặc đi Pháp tiếp tục việc học. Các bạn ra trường đi làm việc thường mời Thâu, Lang dùng cơm
Việt ở Đông Pháp Lữ quán đường Espagne (Lê Thánh Tôn), sau chợ Bến Thành. Lang kể lại là
Thâu rất cảm mến anh em và rất thích tiếp tục gặp lại bạn trong Nhóm Tự Lập.
Kể từ tháng 7.1925, hầu hết thành phần Nhóm Tự Lập đều thôi học, nên Tự Lập ngừng
sinh hoạt. Nhưng tinh thần tự lập vẫn đeo đuổi anh em, ra đời vẫn không mất. Nguyễn Thúc Lang
viết:
Sau niên học 1924-25, nghĩa là kể từ tháng 7 năm 1925, hầu hết các bạn trong Nhóm Tự
Lập, kể cả Thâu và tôi, đều thôi học tại trường Chasseloup Laubat, nên nhóm này không còn
sanh hoạt nữa. Đương khi còn học trong trường, chúng tôi không kết nạp những bạn còn nhỏ tuổi
hơn chúng tôi nhiều, còn học các lớp dưới; chúng tôi nghĩ các em này đường còn dài không nên
dự bàn chánh trị để khỏi sao lãng việc học hành. Nếu thâu nhận các em nhỏ đó vô trong Nhóm
Tự Lập và nếu cuộc hội họp bị đổ bể các em sẽ bị đuổi, lỡ dở việc học hành. Thời kỳ này, vô học
được trường Chasseloup Laubat là một việc rất khó dù học tự túc, phải là họ trò giỏi hoặc cha
mẹ có thân thế; trường hợp được cấp học bổng rất hiếm hoi.
Vả lại khi tổ chức Nhóm Tự Lập, chúng tôi vẫn biết chúng tôi còn ở trong giai đoạn tập
sự, anh em không một ai có ảo vọng Nhóm Tự Lập sẽ sống mãi mãi.
Dầu sao, từ khi ra ngoài đời, tuy một số anh em không làm cách mạng chánh trị chi cả,
vẫn có nhiều bạn tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, có mấy bạn hoạt
động với Thâu một cách liên tục hoặc trong một giai đoạn nào đó, và đến năm 1945 có những
bạn đã ra bưng kháng chiến.
Cuộc sống phức tạp đã tung các bạn học trên khắp các nẻo đường của đất nước. Tuy
nhiên, khi có cơ hội làm việc chung cùng nhau hoặc giao du với nhau, dù không khỏi không đồng
chí hướng hay lập trường, anh em không quên tình liên hữu, nghĩa kim bằng, sự đồng ưu cộng
lạc suốt mấy năm trời trong Trường Bổn quốc. Nhóm Tự Lập đã tan rã, nhưng tinh thần "tự lập"
vẫn còn sống trong tâm hồn của các người bạn cố tri.
Trong đời người, khi lên bổng khi xuống trầm, không có kỷ niệm nào làm cho ta hứng thú
bằng những kỷ niệm của những năm ở dưới mái học đường. Ôi! Nhưng ngày ấy nay còn đâu!
Những bạn học xưa, nay còn đâu! Tuổi già càng chồng chất, tôi càng thấm thía câu nói, hình như
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 72
có vẻ mâu thuẫn, của Anatole France: "Trên trần gian này, người chết nhiều hơn người sống"
(Le monde set rempli plus de morts que de vivants).
NHÓM JEUNE ANNAM.
Tháng 8-1925, Lang và Thâu rủ nhau vào dạy trường tư Nguyễn Xích Hồng, tại đại lộ
Chi Lăng, trước gọi là "Vùng Tòa bố" (Tour d'Inspection). Ông Hồng vì học sanh bãi khóa nên đã
đóng cửa trường tại Saigon và chỉ giữ trường ở Bà Chiểu mà thôi. Thâu thuê một căn nhà tại
đường Thốt Nốt (sau là đường Trịnh Hoài Đức) gần lăng Tả quân Lê Văn Duyệt. Chị ba của
Thâu, chị Chuẩn, cùng ở chung và chị dạy trường Nữ sanh công lập ngang Bệnh viện Bà Chiểu.
Tôi và Bùi Thế Mỹ cùng ở nhà đó. Họ Bùi cũng dạy ở trường Nguyễn Xích Hồng.
Dạy trường Nguyễn Xích Hồng đồng thời với Thâu còn có Tùng Lâm Lê Cương Phụng,
Tế Xuyên (Hoàng Văn Tiếp), Lê Quế, Bùi Công Trừng, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Phạm Hổ...
Căn phố Thâu, Mỹ, Nguyễn Thúc Lang ở là nhà tiếp rất nhiều khách, nào là Đào Trinh
Nhất, Hoàng Tích Chu, Phan Khôi và Trương Cao Động. Có cả hai cụ Huỳnh Thúc Kháng và Lê
Văn Huân, khi đi dự đám tang cụ Phan Châu Trinh, ghé thăm. Lẽ tự nhiên là nhà Thâu ở bị mật
thám Tây để ý và rình rập. Nhưng Thâu không nao núng.
Vì thời cuộc thúc đẩy, vì muốn hành động, Thâu cùng một số bạn bè thành lập Nhóm
Jeune Annam. Và cũng vì thời cuộc dồn dập trong những năm 1925-1926 (vụ án Phan Bội Châu,
cuộc mết tinh Lanzarotte, vụ án Nguyễn An Ninh...) mà Thâu không có thì giờ nghĩ tới các vấn
đề tổ chức có hệ thống, không có ban lãnh đạo, ban thơ ký. Nhóm Jeune Annam không có qui chế
diều lệ chi cả.
Nhóm Jeune Annam tự động phụ trách giữ gìn trật tự trong cuộc tiếp rước Bùi Quang
Chiêu ngày 24.3.1926 và ngày đám tang cụ Phan Chu Trinh 4.4.19261.
Cũng bạn Nguyễn Thúc Lang kể lại rằng thời kỳ này Tạ Thu Thâu chưa có hẳn khuynh
hướng cách mạng, không muốn theo đường lối quá khích. Cho nên khi báo "La Cloche Félée"
của Nguyễn An Ninh tung ra truyền đơn chống đối Nhóm Nguyễn Phan Long lập Thỉnh nguyện
thư để đệ trình quan Toàn quyền Đông Dương A.Varenne (A.Varenne là đảng viên đảng Xã hội
S.F.I.O.) thì Thâu không đồng ý, cho rằng đả kích vụ này có thể làm cản trở sự vận động của
đồng bào.
TẠ THU THÂU ĐI PHÁP.
Năm 1926, đưa xong đám tang cụ Phan Châu Trinh, tôi đi Pháp (sau khi ở Swatow về
năm 1925 và sau gần 1 năm dạy trường tiểu học Ho Kiều Hakkas (Hẹ) ở Cholon). Thâu đi Pháp
năm 1927 sau khi đỗ tú tài bổn xứ.
Thâu đi Pháp cùng chuyến tàu với Trịnh Hưng Ngẫu và Trường Tiền Nguyễn Văn Tệ,
người Bạc Liêu. Tệ vốn là bạn học với Phan Văn Hùm. Cả hai đều đỗ bằng trường tiền Cao đảng
Công chánh (Agent technique - kỹ sư mà không được mang tên kỹ sư). Tên là Tệ vì hương bộ
viết sai Tuệ ra Tệ nhưng anh em tự sửa lại cho bạn, nên thường gọi là Tuệ. Trịnh Hưng Ngẫu là
nhà viết báo hăng say, đánh lộn có tiếng, nhứt là sau khi đánh ngã quản lý báo Pháp "L'Impartial"
và bảo vệ ông Bùi Quang Chiêu từ bến Nhà Rồng về tới nhà ở Phú Nhuận.
Thâu lãnh việc dìu dắt lối 10 học sanh con nhà giàu. Năm trước tôi cũng lãnh hai trò đi
Paris để có tiền tàu. (Lúc bấy giờ hạng 3 tàu thủy giả lối 300 đồng, Saigon - Marseille, giá lúa
dưới 1 đồng một giạ, và đồng bạc đổi được có khi tới 23 F. Thế mà có rất nhiều cha mẹ học sanh
không có tiền đóng tiền học cho con.)
Tại Paris Thâu ghi tên học Đại học Sorbonne. Dưới đây là lời của Nguyễn Thúc Lang:
Thâu ra đi không hẹn ngày về.
Thâu ra đi "cởi gió muôn trùng vượt bể Tây", "tang bồng hồ thỉ phỉ chí nam nhi",
nhưng không khỏi ngậm ngùi, suy tư:
1- Cuộc tiếp rước Bùi Quang Chiêu và đám tang cụ Phan Chu Trinh là hai sự kiện lịch sử lớn ở Nam Kỳ.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 73
Nước đang bí thế nhìn chua xót,
Tài chửa làm nên nghĩ thẹn thùng.
Góc dạ chứa chan bao nỗi hận,
Quê người lần lựa phỏng đành không?
Thôi thì phải cố gắng học cái hay cái giỏi của người và ban đầu Thâu ghi tên học một
môn rất khó là môn toán học đại cương tại Đại học đường Sorbonne ở Paris. Nơi kinh thành hoa
lệ, Thâu đâu có lạc loài gì! Thâu tái ngộ nhiều bạn học cũ, nhiều anh em đã từng sanh hoạt với
Thâu trong Nhóm Tự Lập hoặc trong Nhóm Jeune Annam.
Sau cũng như trước ngày đảng P.A.I. bị giải tán, Thâu thường hay tham dự những cuộc
diễn thuyết, hội thảo, mết tinh về các vấn đề chánh trị, nhất là tại Club de Faubourg Palais de la
Mutualité, tại Hôi nghị Liên minh Phản đế tổ chức năm 1928 tại Bruxelles (Bỉ quốc) và năm sau
tại Frankfurt (Đức quốc), nơi nào Tạ Thu Thâu cũng lên diễn đàn phát ngôn rất chính lý và hùng
hồn hoặc tranh luận sôi nổi với những chánh khách quốc tế.
Tại Ba Lê, Thâu có tiếp xúc, trao đổi ý kiến với những văn sĩ, chánh trị gia khuynh tả,
như Victor Basch (Chủ tịch Hội Nhân quyền), Félicien Challaye (giáo sư, thạc sĩ triết học),
Francis Jourdain, Marceau Pivert, Luc Durtain, Léon Werth...
Khi còn ở bên nuớc nhà Tạ Thu Thâu đã có tư tưởng cấp tiến, có cảm tình với giới Lao
động. Cha mẹ Thâu và Thâu là thành phần vô sản. Trong thời gian lưu trên đất Pháp, Thâu tiếp
xúc với nhiều nhân vật thuộc đảng Xã hội, đảng Cộng sản hoặc thân Cộng, có người trở nên bạn
thân của Thâu như Daniel Guérin, Thâu sao khỏi nhiễm tư tưởng cực tả của chánh giới này.
Ngoài ra, Thâu có đọc nhiều sách nói về lý thuyết mác-xít. Thâu lại có tánh hễ muốn biết
vấn đề gì thì nghiên cứu kỹ lưỡng và Thâu rất thông minh, đọc rồi thì hiểu biết tường tận. Rốt
cuộc, Thâu thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản và nhập vô hàng ngũ Đệ tứ Quốc tế, thường gọi là
đảng Trotskyste.
Thời kỳ Thâu mới về bên nhà, tôi có hỏi Thâu tại sao Thâu trở thành "trotskyste". Thâu
không giải thích rõ rệt, chỉ tường thuật cho tôi câu chuyện về Emmanuel Berl:
"Anh này đậu thủ khoa Thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Ba Lê (Ecole Normale
Supérieure), trường danh tiếng nhứt của nước Pháp, đã đào tạo biết bao nhân tài. Trong thời kỳ
thi hành quân dịch, có lúc E.Berl lâm bịnh vô nằm trong một nhà thương quân y. E.Berl nằm gần
một người lính mà ngoài đời là một anh lao động. E.Berl có mượn của anh thợ này mấy quyển
sách mà y đã đem theo đọc, thì là những sách nói về lý thuyết mác-xít. Lần đầu tiên E.Berl đọc
loại sách này, thấy hay hay, rồi thích thú tìm đọc thêm các tác phẩm của K.Marx, Engels, Lénine,
Trotsky v.v... Rốt cuộc E.Berl trở thành Cộng sản và có sáng tác 3 quyển sách nhan đề "La mort
de la morale bourgeoise" (Sự cáo chung của nền luân lý trưởng giả) và "La mort de la famille
bourgeoise" (Sự cáo chung của gia đình trưởng giả), làm chấn động văn giới Pháp đương thời".
Tôi thiết tưởng Thâu thuật cho tôi nghe câu chuyện về Emmanuel Berl là có dụng ý biện
minh rằng sở dĩ Thâu theo chủ nghĩa Cộng sản không phải có ai khuyến dụ hay thuyết phục, mà
do Thâu tự tìm tòi, giao thiệp, học hỏi, nghiên cứu rất công phu rồi mới dứt khoát tư tưởng và
hoạch định con đường hành động. Con đường này là con đường của Đệ tứ Quốc tế theo sách "La
révolution permanente" (Cách mạng thường trực) của Trotsky.
HỒI SANH ĐẢNG ANNAM ĐỘC LẬP.
Không rõ ngày tháng năm nào Tạ Thu Thâu được Nguyễn Thế Truyền giao cho trách
nhậm hồi sanh và lãnh đạo đảng P.A.I. (Le Parti Annamite de l'Indépendance), nhưng biết rằng
nhờ có bạn bè từ Nhóm Tự Lập tới Nhóm Jeune Annam, Thâu đóng vai lãnh đạo đảng Annam
Độc lập rất đắc lực. Nhơn đó, Thâu có cho ra tờ "Ressurrection" (Hồi sinh) để làm cơ quan ngôn
luận.
Xin lưu ý bạn đọc: đảng Annam Độc lập không có khuynh hướng Cộng sản. Thâu chưa
phải là người Việt Nam làm lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 74
Nhưng qua 1929, đảng Annam Độc lập bị tòa án Seine xử giải tán sau một cuộc đánh lộn
tại nhà hàng Turquetti giữa đảng viên P.A.I. và một nhóm thanh niên Pháp cực hữu gọi là Thanh
niên Ái quốc (Jeunes Patriotes). Trong cuốn "Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền", cụ Đặng Hữu
Thụ có viết về vụ xô xát với Thanh niên Ái quốc Pháp như sau:
Nhóm Thanh niên Ái quốc tổ chức ngày 9.1.1929 tại quán cà phê Turquetti Paris một
cuộc hội họp đặt dưới quyền chủ tọa của ông Roger De Saivre, Tổng ủy viên chi nhánh đại học
của nhóm này. Có hai mươi lăm sinh viên Việt Nam được mời tham dự buổi họp. Có rất nhiều
sinh viên Việt Nam khác không có giấy mời cũng xin được vào dự thính và được ban tổ chức chấp
thuận. Người nói chuyện là sinh viên đại học văn khoa Pierre Đỗ Đình (Đỗ Đình Thạch), cử
nhân văn khoa, nói về đề tài "Đông Dương trong khung cảnh quốc gia" (L'Indochine dans le
cadre national). Số người tham dự độ hơn trăm người. Ông Pierre Đỗ Đình nói là nhóm ông
muốn thực hiện nền phồn thịnh của Đông Dương trong khung cảnh quốc gia Pháp. Ông nói giữa
hai dân tộc Việt - Pháp có nhiều sợi dây ràng buộc tinh thần thân ái khiến hai dân tộc dễ hòa
hợp. Cử tọa vỗ tay, bỗng có một sinh viên Việt Nam hô to bằng tiếng Pháp: "Nous ne tolérons
pas paroles de notre camarade" (Chúng tôi không chấp nhận lời nói của bạn này). Khi tiếng hô
vừa xong một số sinh viên Việt Nam nhảy lên diễn đàn và hô: "A mort" (Giết chết). Thế là một
cuộc loạn đả được diễn ra giữa các sinh viên Việt Nam mà đa số thuộc đảng Việt Nam Độc lập
và các sinh viên hầu hết là Pháp thuộc Nhóm Thanh niên Ái quốc, tức thuộc nhóm cực hữu có
tinh thần quốc gia cực đoan, có tinh thần quyết bảo vệ đế quốc Pháp. Cả hai bên đều có nhiều
người bị thương tích. Ông De Saivre thì bị một mũi dao nhẹ vào ngực, ông Pierre Đỗ Đình thì bị
trày trán. Các Thanh niên Ái quốc Pháp bắt được mấy sinh viên trong đảng Việt Nam Độc lập
như Huỳnh Văn Phương, Vi Văn Lê, trao cho cảnh sát Pháp.
Báo "Thần chung" ở Saigon số ra ngày 21.2.1029 có thuật lại cuộc ẩu đả này.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Báy - của Việt Nam Quốc dân đảng - thất bại, Pháp cho
máy bay bắn đốt nhiều làng Bắc Việt, nặng nhất là Cổ Am bị 10 trái bom nặng 10 kílô làm cho
nhà cửa cháy rụi. 17 vị lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng, đứng đầu là Nguyễn Thái Học, Phó
Đức Chính, lên đoạn đầu đài ngày 17.6.1930.
Đứng trước Điện Elysée, Tạ Thu Thâu hiệu triệu sinh viên biểu tình phản đối chánh phủ
Pháp, chính quốc và lẫn thuộc địa. Kết quả ngày 24.6.30 có 19 người bị trục xuất về nước. Trong
đó có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Phú, Vũ Liên,
trong số đó có 3 người học tại Aix en Provence, từng là bạn của Trần Văn Ân và Hồ Văn Ngà là
đồng chí lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Độc lập đảng Saigon, bị Việt Minh sát hại ở Kim Quy,
Rạch Giá 1946.
Thâu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Giàu v.v... bị đuổi về nước. Bà Phương
Lan viết về Thâu, cho đó là "thả cọp" về rừng.
Nguyễn Thúc Lang viết:
Năm 1928-1929, Việt Nam Quốc dân đảng thành lập ngày 25.12.1927, dưới sự lãnh đạo
của Nguyễn Thái Học và những đồng chí trung kiên như Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính,
Đoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Thế Nghiệp v.v... đã kiện toàn tổ chức và hoạt dộng trong vòng bí
mật. Qua năm 1930, từ ngày 10 đến 18 tháng 2, Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa đánh Yên
Bái, Phú Thọ, Lâm Thao, Vĩnh Bảo, Cổ Am. Cuộc khởi nghĩa thất bại, khoảng 3.000 người bị bắt,
40 người bị án tử hình, gần 100 người bị án khổ sai, không kể những chiến sĩ đã ngã gục trong
các cuộc đụng độ với quân lính Pháp. Một số làng bị máy bay Pháp dội bom, dân làng chết như
rạ, nhà cửa bị tiêu diệt. Ngày 17.6.1930, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 liệt sĩ lên đoạn
đầu đài tại Yên Bái.
Các biến cố dữ dội làm cho toàn thể sinh viên Việt du học bên Pháp xúc động vô cùng;
họ nhiệt liệt tham gia vào cuộc biểu tình rầm rộ trước Điện Elysée do Tạ Thu Thâu đề xướng, tổ
chức và điều động. Cuộc biểu tình có tiếng vang dội mạnh trong dư luận công chúng Ba Lê, nhứt
là trong chánh giới Pháp.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 75
Một đặc điểm là lần thứ nhứt mới xảy ra một cuộc biểu tình trước dinh của Tổng thống là
vị đại diện tối cao của chánh quyền Pháp quốc. Chánh phủ Pháp ra quyết định trục xuất và giải
hồi nguyên quán ngày 24.6.1930 mười chín sinh viên Việt Nam, trong đó có Tạ Thu Thâu.
Bạn Nguyễn Thúc Lang cho rằng Tạ Thu Thâu "bước qua một giai đoạn mới của đời
mình, đồng thời tiến đến một khúc quanh của diễn trình đấu tranh của dân tộc". Tôi thêm là Thâu
"viết một trang sử mới về cuộc đấu tranh giành độc lập mới, vẻ vang không kém giai đoạn
"Nguyễn An Ninh bán dầu cù là".
VỀ LẠI SAIGON.
Tháng 7.1930, Thâu và anh em bị trục xuất về tới Saigon.
Hơn một năm sau, Thâu xuất hiện trước công chúng Saigon. Thâu diễn thuyết tại Hội
Khuyến học Nam Kỳ tại Tòa nhà rộng lớn của Hội Đức trí Thể dục (S.A.M.I.P.I.C.), tọa lạc tại
đường Galliéni, sau này là Đại lộ Trần Hưng Đạo. Trước Thâu, đã có Dương Văn Giáo, Lê Trung
Nghĩa, Trần Văn Ân và nhiều học giả khác, diễn thuyết tại đây.
Ban trị sự Hội Khuyến học đã dụng ý đưa Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm ra mắt quần
chúng trước Thâu, như một lối dọn đường vì Thâu được coi như là một nhân vật "kịch liệt", nói
mạnh đánh mạnh (đánh theo nghĩa tấn công). Cả hai Ngà, Hùm đều qui tụ khá đông thính giả, đều
được cảm tình của người nghe.
Phan Văn Hùm vốn có đại danh dính liền với Nguyễn An Ninh, là người khích động quần
chúng. Hùm là tác giả cuốn "Ngồi tù khám Lớn" được nhiều người đọc, lại được xem là một triết
gia. Hùm nói về "biện chứng pháp". Đến lượt Thâu tiếp theo Phan Văn Hùm. Nói thêm về Biện
chứng pháp.
Người đi nghe Thâu đứng chật phòng, không còn chỗ ngồi chỗ đứng. Hiểu hay không là
vấn đề khác. Có mặt để vỗ tay hoan nghinh thì đông lắm. Hoan nghinh Thâu ái quốc, Thâu có tài
diễn thuyết, Thâu có tướng, Thâu dễ thương.
Thế rồi, ngày hôm sau Hội Khuyến học bị cấm diễn thuyết. Nhà chức trách thuộc địa lo
sợ. Nhưng danh tiếng của Thâu đã bay khắp xứ. Cái ý nghĩ Thâu là một lãnh tụ có thể đương đầu
nhà cầm quyền Pháp đã có và nó lan rộng ra mãi. Lại có tướng đồn là Thâu là lãnh tụ Đệ tứ Quốc
tế. Nhưng không ai để ý và phân biệt Đệ tam - Đệ tứ. Người ta chỉ biết có Thâu ái quốc.
Sau đó có vụ bắt bớ 50 người Tả đối lập, thuộc Nhóm Cộng sản Đệ tứ do Thâu cầm đầu.
Trong đó có Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh, Hồ Hữu Tường... Nhưng rồi họ đều được trả
tự do vì biện lý không có đủ chứng cớ để buộc tội.
Thâu tiếp tục đấu tranh, tiếp xúc quần chúng, nói và vận động. Thâu gây ảnh hưởng. Ảnh
hưởng lan rộng. Thâu mỗi ngày có thêm người theo mình.
Tháng tư 1933, Sổ Lao động của Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử ra
tranh cử Hội đồng Thành phố do Nguyễn An Ninh sắp xếp. Đây là lần đầu tiên có Sổ Lao động
trên đất thuộc địa Nam Kỳ. Thạch, Tạo đắc cử. Hội đồng Thành phố Saigon đã có nghị viên Cộng
sản Đệ tam và Đệ tứ.
Theo bà Phương Lan thì thỉnh thoảng có truyền đơn đả phá Thâu vì thanh danh Thâu lên
mạnh. Mà Thâu là Đệ tứ. Đệ tam kể như không có tên tuổi. Tạo tuy đắc cử nhưng danh tiếng thì
về Thâu, Thạch.
BÁO "LA LUTTE" - KỲ CÔNG CỦA NGUYỄN AN NINH.
Hai phe cộng sản Đệ tam Quốc tế Staline và Đệ tứ Quốc tế Trotsky luôn luôn chống đối
nhau, bất luận ở đâu và trong trường hợp nào. Người ta gọi họ là huynh đệ tử thù. Những phần tử
thiên tả mà không ngả về phe nào thường được cả hai bên chìu chuộng.
Xin nhắc lại đây một việc xảy ra năm 1939. Đại hội báo chí họp tại Saigon, có mặt rất
đông ký giả có tên tuổi. Trần Văn Ân tôi, vốn có bạn ở cả hai bên, tuy có nhiều bạn thân bên Đệ
tứ hơn. Anh em muốn chọn một chủ tịch đại hội, nhưng Đệ tam Đệ tứ đều không muốn có người
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 76
thân bên nghịch làm chủ tịch. Do đó mà họ ưng thuận bầu tôi làm chủ tịch do đề nghị của Trần
Văn Thạch.
Nói qua thời gian từ tháng 9-1934 (Nguyễn Thúc Lang nói là tháng 10, tôi nhớ là tháng
9). Nguyễn An Ninh đứng lên chủ trương Mặt trận Thống nhứt gồm 3 nhóm: Đệ tam của Nguyễn
Văn Tạo, Đệ tứ của Tạ Thu Thâu và Lực lượng Quốc gia Trung hòa Tiến bộ của chính Nguyễn
An Ninh. Chính uy tín của Nguyễn An Ninh đã giúp Mặt trận thành tựu. Công lớn và chánh yếu
là công của Nguyễn An Ninh. Lẽ tự nhiên là nhóm Nguyễn Văn Tạo phải được sự ưng thuận của
đảng Cộng sản Pháp. Nhưng, lúc bấy giờ, ngoài Nguyễn An Ninh ra không có người đủ tư cách
thủ xướng. Thâu thì tuyệt đối không thể bởi vì Thâu là một lãnh tụ sáng giá bậc nhất và có tư thế
mạnh nhứt. Nếu Thâu đúng ra kêu gọi thì sẽ bị Đệ tam hoài nghi là có mưu đồ thôn tính. Có thể
kêu gọi nhóm Nguyễn An Ninh, chớ chắc chắn là không thể kêu gọi phe Đệ tam, vì phe này phải
chắc mình không bị lép vế, hoặc mình có thể thao túng các phe ngồi chung, mới ưng chịu "kề
vai".
Nguyễn An Ninh, nhà ái quốc, thần tượng của nhân dân miền Nam, đứng lên kêu gọi hai
phe em út Đệ tam Đệ tứ hợp tác trong một Mặt trận đoàn kết thì Tam, Tứ khó mà từ chối. Đây là
một thành công có tánh quyết định mà cũng là làm cho nước nhà lọt vào cái bẫy Đệ tam về
sau.
Lúc bấy giờ, nhân dân tôn sùng Ninh, Thâu và cũng thương Tạo - vì Tạo là người Nam -
và coi các anh em trong hàng ngũ bộ ba này hoạt động chỉ vì yêu nước. Nhân dân không nghĩ và
không biết tới chủ thuyết. Cho đến thuyết Trung hòa - của Lực lượng Quốc gia Trung hòa Tiến
bộ của Nguyễn An Ninh - vốn xuất phát từ Nho học cũng không mấy người nghĩ tới. Bị Pháp
thống trị, tủi nhục, đau buồn vì không có quyền công dân, người Việt Nam nghĩ và lo đuổi
Pháp trước tiên.
Thâu làm báo, viết báo, Thâu là linh hồn của tờ "La Lutte". Đứng mũi chịu sào. Giữ phần
lý thuyết với Phan Văn Hùm. Để cho Trần Văn Thạch coi phần Pháp văn và đương đầu bằng
Pháp văn với Pháp.
Nguyễn Văn Tạo đóng vai trò thứ yếu. Nhưng lại là vai cơ bản. Bởi Tạo, Đệ tam, lo tổ
chức quần chúng. Tạo khôn khéo và giỏi mưu đồ đến lôi kéo được Nguyễn An Ninh cộng tác với
Tạo trong bộ biên tập tờ "Trung lập", vốn là cơ quan của Pháp.
Ký giả bài này, khi đứng về mặt tranh đấu đảng, khi khen Tạo là giỏi là không đặt vấn đề
đạo đức. Với Cộng sản Đệ tam mà đặt vấn đề đạo đức thì quả là điên rồ vậy!
Năm 1935, Thâu đứng đầu sổ Nhóm Tranh đấu, có 7 người. Tạo, Thạch, Số... ra tranh cử
Hội đồng Thành phố Saigon. Thâu chiếm 80 phần trăm số phiếu. Lẽ tự nhiên là nhóm Thâu sáng
như nhật nguyệt trong Hội đồng Thành phố và nói lời gì cũng được quần chúng tán thưởng và
truyền tụng.
ĐÔNG DƯƠNG ĐẠI HỘI - 1936
Thâu bị giam lỏng ở Mỹ Tho vào năm 1939. Tháng tư năm ấy, Thâu ứng cử Hội đồng
Quản hạt (Conseil Colonial) với Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm tại quận 2, gồm có Saigon
Cholon Mỹ Tho - Gò Công Bến Tre, Vĩnh Long. Đệ tứ lại cho ứng cử thêm một sổ (liste) Phan
Văn Chánh, Trần Văn Sĩ và Nguyễn Văn Số, tại khu vực 1, Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,
Tây Ninh, Bà Rịa.
Sổ Thâu đắc cử vẻ vang ngày 30.4.1939.
Thâu trở nên thần tượng của nhân dân miền Nam Việt Nam, có các đồng chí sáng giá
là Thạch, Hùm, Chánh v.v...
Rồi, Thâu được cho đi dưỡng bịnh ở Âu châu và phải đi Bỉ vì lịnh trục xuất của Pháp
năm 1930 chưa mãn. Rồi ngày 1.9.1939 Thâu bị đưa từ Singapore về Saigon vì Đệ nhị thế chiến
bùng nổ.
Nhựt Bổn chiếm Đông Dương tháng chạp 1941. Ninh, Thâu, Thạch và hầu hết đều bị
Pháp đày ra Côn Đảo và có người bị giam tập trung ở Tà Lai và Bà Rá.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 77
Ngày 9.3.1945 Nhựt Bổn đảo chánh Pháp.
Việt Minh nắm chánh quyền ngày 25.8.1945. Sau đó Nguyễn Văn Sâm, Khâm sai Nam
Bộ, từ Huế về tựu chức bị Việt Minh chặn đường bắt ở Nha Trang rồi trả về1.
Thâu ra Bắc. Rồi vội vã trở về vì (nghe đâu) được tin cụ Trần Trọng Kim mời tham khảo
ý kiến về việc lập chánh phủ mới ứng phó thời cuộc.
Về tới Quảng Ngãi, Thâu bị Ủy ban Nhân dân (Việt Minh) ra lịnh bắt, rồi bị án tử hình về
tội "Việt gian". Rồi Thâu bị giết. Có người kể lại rằng phải ba lần với ba lớp người mới chết được
Thâu.
Bà Phương Lan viết về cái chết của Thâu:
Hai lần đem ra hành quyết, mỗi lần một trung đội quân dân, tay cầm mã tấu dài thườn
thượt, sắc bén như ngọn gươm trường. Lần đầu tiên họ chém người lính kín, với các thanh niên
ham mộ theo Thâu ở Bungalow rất dễ dàng như chém một cây chuối. Một người cầm mã tấu,
chém một nhát ngọt vào cổ, bay đầu liền lăn lốc, đến phiên người khác xử người kế đó...
Phiên chót đến Tạ Thu Thâu, họ ngập ngừng sững sờ như trời trồng cả đám, khi Thâu
lớn tiếng binh vực cho mình. Thâu la lớn, hỏi gạ: "Thâu tội gì? Yêu nước, binh vực quyền lợi
cho dân là một tội chết phải không? Như vậy, sau này các anh cũng phải đền tội như tôi,
không sớm thì muộn, vì đã giết oan người vô tội v.v...."
Không một ai đành xuống tay hạ thủ, chém Thâu cả... Đến lần thứ hai cũng thế, bao
nhiêu tội nhân khác, hành quyết một dao ngọt lịm, đến lượt Thâu, họ vẫn ngần ngừ, dừng tay
đứng ngó Thâu. Có người mắt ven tròng rớm lệ là khác.
Thâu vẫn nói, nói thao thao, bất tuyệt, nói cho hết can trường, nói cho hết cái tàn ác của
bọn người vô nhân, phi nghĩa, rồi có chết cũng cam tâm...
Tức tối xử Thâu không được, họ thay nhóm dân quân khác, cũng một trung đội, lần này
tên Tư Tỵ nhảy cầm đầu nhóm dân quân, tay Tư Tỵ cầm súng lục chỉ huy hành quyết Thâu. Dù sợ
Tư Tỵ, nhưng không một ai nhúc nhích khi Tư Tỵ ra lệnh chém Thâu, ba bốn lượt như thế. Ai mà
nỡ giết người vô tội, khi biết rõ ràng người ấy vô tội, người ấy là một nhà đại ái quốc siêu nhân
hơn người.
Quá tức giận, Tư Tỵ sẵn cầm súng sáu trên tay, chính hắn rỉa đạn vào người Thâu, một
con hổ khát mồi...
Thâu ngã gục, Tư Tỵ truyền lịnh lấp cát lên thây Thâu. Nhưng nhiều người, cảm kính
người anh hùng cách mạng, can trường Tạ Thu Thâu, nên họ nén đào lỗ, chôn riêng một chỗ làm
dấu để dễ nhớ sau này.
... Còn những thanh niên ham mộ Thâu thì bị dập sơ sài dưới cát, cùng chôn tập thể với
nhau.
Tạ Thu Thâu bị giết. Phong trào kháng chiến đang lúc phát triển mạnh, mọi người đều lo
nghĩ đuổi Tây giành độc lập. Thời cuộc dồn dập. Không còn thì giờ lo nghĩ gì khác hơn là kháng
chiến bằng mọi cách. Tạm quên người chết trong lúc người ái quốc cấp lãnh đạo bị giết rất nhiều
vào cuối năm 1945 và trong năm 1946. Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm, lãnh tụ đảng Lập hiến,
Huỳnh Văn Phương, Đệ tứ bị giết vào cuối 1945. Hồ Văn Ngà bị giết tại Kim Quy Rạch Giá,
Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Trần Văn Sĩ lãnh tụ Đệ tứ
và nhiều đồng chí, thêm Dương Văn Giáo, luật sư, không đảng phái và nhiều bạn hữu khác đều bị
giết tại sông Lòng Sông, cuối năm 1945. Ông Hội đồng Nguyễn Văn Nhiều ở đường Palikao
Cholon, đón Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ về nhà, ở ba ngày, để thành lập đảng Dân xã với Ân, Sâm,
thì sau đó bị Cộng sản giết một cách thê thảm. Năm 1947, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị gia hại,
1- Cũng trong tháng 8.1945 Nguyễn Văn Sâm ra Huế lãnh chức Khâm sai Nam Bộ về tới Nha Trang bị Việt Minh bắt
giam lại mấy ngày. Ngô Đình Diệm, Vũ Đình Dy, Trần Văn Ân, ngồi chiếc xe Ford P.I. (Palais Impérial) được Thủ
tướng Trần Trọng Kim mời tham khảo ý kiến về một chánh phủ mới, bị Việt Minh bao vây, cả nhà ngủ tại Nha Trang.
Và phải cả buổi thương thuyết mới được vá vỏ xe để trở về Saigon. Chính tại Nha Trang Việt Minh cho hay Thâu bị
Việt Minh giết tại Quảng Ngãi. Điều đó nói rõ Thâu bị giết vào tháng 8 hay tháng 9.1945 vì Ân, Diệm, Dy tới Nha
Trang lối đầu tháng 8.1945.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 78
Nguyễn Văn Sâm, bác sĩ Trần Văn Tâm và nhiều đồng chí khác bị ám sát tại Cholon và Gia Định.
Và một số đông trí thức miền Nam bị hại, như vợ chồng Hồ Vĩnh Ký chẳng hạn. Từ đó về sau
thường có xảy ra vụ thủ tiêu người ái quốc. Bài này dành cho Tạ Thu Thâu nên không nói nhiều
về những người ái quốc khác.
Tác giả có vài vấn đề muốn đặt ra cho anh em trẻ tuổi đang hăng hái đấu tranh cho tự do
bác ái, công bằng, cho nhân bản, hòa bình.
Và trước khi đưa ra vấn đề, có vài sự việc mà tác giả thấy cần phải nói qua. Tác giả là
đồng chí của Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, là bạn thân của Thâu, Thạch, Hùm, là bạn vong
niên từng gần Dương Văn Giáo, Nguyễn Thế Truyền, từng biết Nguyễn An Ninh, từng vào đảng
Parti Annamite de l'Indépendance của Nguyễn Thế Truyền. Là người đã học ở Aix en Provence
một lúc với Liêu Sanh Trân và Nguyễn Văn Tạo. Trân và Tạo nhỏ tuổi hơn nên được coi như hai
người em. Ân và Trân còn là Tổng thư ký và Phó tổng thư ký Ban Tổ chức Đại hội Sinh viên năm
1927 (luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch; Tạ Thu Thâu không tham dự Đại hội này, có lẽ vì
mới qua). Cho tới ngày kháng chiến bùng nổ, Tạo với Ân vốn là anh em không có xảy ra điều gì
xích mích.
Trong nhóm Đệ tứ thân với Ân hơn cả là Trần Văn Thạch. Thạch và Ân vốn là chủ tịch
và Phó của Đại hội Sinh viên Đông Dương tại Aix en Provence (Pháp) năm 1927. Khi về xứ,
thường năm Tạo và Thạch có riêng rẽ tới quận Thốt Nốt chơi với Ân liên tiếp mấy ngày. Và khi
Ân lên Saigon thường ở nhà Trần Văn Thạch. Chúng tôi nhiều khi thân mật tỏ tâm tình với nhau.
Chí như Thâu với tôi, chúng tôi vốn là người cùng tỉnh lại có tình thương nhau. Lạ một
điều là trước khi Thâu bị trục xuất (1930), chúng tôi không có dịp gần nhau và làm việc chung
với nhau. Chính Dương Văn Giáo là người làm cho Thâu với tôi gần nhau. Với Phan Văn Hùm,
chính tôi là người tìm cách gần bạn, vì tôi mộ tài viết văn và ý kiến sâu rộng của Hùm.
Xin kể một vài mẩu chuyện giữa chúng tôi và xin hiến cho bạn đấu sĩ.
Giữa tôi và Tạ Thu Thâu. Có lần tôi hỏi Thâu: "Toi quả quyết Marxisme đúng như
khoa học sao?"
- Ân, toi còn hoài nghi vì toi không đọc trọn các sách của Marx, như "Le Capital" chẳng
hạn. Sai là ở chỗ toi chỉ đọc các bài trích phê, nên toi không vào chìu sâu.
- Đành vậy, nhưng moi không chịu hoàn toàn duy vật, không chịu giai cấp đấu tranh, còn
hoài nghi biện chứng pháp luận. Tuy nhiên, bây giờ moi không bàn về lý thuyết với tự do. Bây giờ
moi có mục đích chánh yếu là quốc gia độc lập, dân chủ tự do. Cái chi chi sau sẽ tính. Moi hoàn
toàn tin cậy ở lòng thành và trong sạch của tụi toi.
Ân hỏi: "Tại sao Hồ Hữu Tường tách ra lập riêng phái "Tháng Mười"?
- Toi dư biết Tường thấy cãi không lại Hùm với moi. Tức giận, Tường lập riêng một
nhóm để cầm đầu.
Về báo "La Lutte", Thâu bảo: "Ân, toi có vợ rồi, chắc không được như moi. Moi chịu cho
toi ẩn mặt cho khỏi làm vợ con khổ sở. Vậy toi có chịu viết thì cứ giao cho moi".
Ân đồng ý, còn thêm "pas de droit d'auteur" (không có tác quyền).
Có lần đi tranh cử tại rạp Đội Có, Tân Định, Saigon, Thâu tìm tôi bảo: "Ê, Ân, tôi nay tụi
liên danh nghịch, diễn thuyết tại rạp Đội Có. Tao muốn mày đi với tao. Hai đứa mình cướp
tribune của họ cho bõ ghét. Chỉ có mày mới dài hơi theo kịp tao. Tao nói vừa xong. Mày nhảy lên
lẹ. Nói thao thao không dừng. Rồi tao nhảy lên tiếp mầy. Cứ thế. Tụi nó không dám đuổi vì mình
có thính giả ủng hộ".
- Còn Thạch đâu?
- Thạch đi nơi khác. Mà Thạch nói tiếng Việt kém và yếu hơi không làm được theo kế
hoạch của moi.
Thế rồi chúng tôi cướp diễn đàn, thành công dễ dàng. Tôi còn nhớ mãi, lúc đang diễn
thuyết thao thao, Thâu quay lại sau có anh chàng mà Thâu cho là người của Pháp, muốn cướp lời,
Thâu chửi: "Tao đánh chết cha mầy".
Về nhà chúng tôi nhắc lại, cả cười.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 79
Về thân phụ của Tạ Thu Thâu, có mẩu chuyện này rất lý thú. Một hôm quan Chủ tỉnh cho
mời ông tới, bảo ông phải dạy con phải biết ơn chánh phủ "Lang Sa". Ông đáp: "Chúng tôi biết
ơn lắm. Còn về con tôi, tôi phải trách ông chứ, sao ông lại trách tôi. Vì tôi đã giao cho nhà nước
Pháp Lang Sa dạy dỗ kia mà".
Về sau con trai của Thâu, trong những năm 1948-50, thường được tôi mời tới mỗi khi tôi
có dịp qua Pháp. Cháu tên là Thanh, được một người nông dân Pháp nuôi dưỡng, không biết tiếng
Việt. Cháu thường đi chơi với tôi cả ngày, lúc tôi ở Hôtel Lutetia. Về sau tôi mất địa chỉ, không
tìm được cháu nữa. Tôi chỉ biết là cháu rất dễ thương, tánh tình ngay thật. Cũng cao ráo như cha.
Giữa tôi và Trần Văn Thạch. Tôi có thể nói là chúng tôi rất quí và thương nhau. Có
lúc chúng tôi cùng dạy chung ở trường Nam Kỳ học hiệu, Chợ Lớn (mướn trường của ông Huỳnh
Văn Chợ). Bạn nhau từ trên đất Pháp, tôi cho Thạch là người ngay thật đáo để, có thể gần như
ngây thơ. Có lần Thạch hỏi tôi: "Mấy cô đào hát, có thể thương nhiều người một lúc được sao?"
(vì có vấn đề tâm tình giữa nhà cách mạng này với một cô đào hát cải lương quen thân với tôi).
Sở dĩ cô đào nọ thương được nhiều người, có lẽ vì thường đóng trò, đến nỗi đóng trò
cũng như sự thật, hoặc làm chuyện thật cũng như đóng trò. Điều đó tôi gọi là trung thực mỗi lúc
(sincérités successives).
Có điều tôi không đồng ý với Thạch khi Thạch vạch lỗi Pháp văn của ông Nguyễn Phan
Long. Tôi bảo bạn: "Toi có hay Pháp văn hơn ông Long cũng không làm gì! Việc của toi moi
không xen vào, chứ moi không thích".
Xin kể lại vài lời của Thạch cho tới nay vẫn thường làm tôi rơi lệ.
Tháng 9 năm 1945, chúng tôi ở chung trong nhà bạn Nguyễn Bá Tường ở đường Lò
Gốm, Chợ Lớn. Một sáng nọ, thức sớm Thạch đánh thức tôi, bảo: "Ân, moi đi vùng khác. Đêm
hôm moi nghĩ là ở đây, rủi tụi nó bắt mình, sẽ bắt cả hai, uổng lắm. Moi đi lên vùng Hốc Môn, ở
đó moi có bạn tranh đấu. Giữa hai đứa mình nếu thằng nầy bị giết thì còn thằng kia. Tao hiểu
mầy lắm Ân. Giữa các bạn có lẽ tao hiểu mầy hơn ai cả. Đây tao có cuốn dictionnaire Francais-
Anglais, ở đây chỉ có vật này. Tao có ký tên trong đó. Mầy cất để nhớ tao. Tao biết mày giỏi
Anglais, lại thường dùng dictionnaire, tao cho mầy kỷ niệm".
Rồi gần như muốn nhỏ lệ, Thạch bắt tay ra đi, bắt tay một cách yếu đuối, gần như không
muốn buông ra. Và Thạch vừa bắt tay vừa nói: "Tao đi Ân. Ân, biết chừng nào dân tộc mình mới
có hòa bình?"
Thạch đi rồi bị giết. Tôi mất bạn - một người bạn thân tín.
Giữa tôi và Phan Văn Hùm. Tại đường Verdun, sau là Lê Văn Duyệt, tại nhà báo
"Hưng Việt", một trưa tháng chín 1945, Hùm tới thăm tôi, chào hỏi các bạn khác như Phan Khắc
Sửu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm rồi ngồi lại nói chuyện riêng với tôi. Nói về triết học, về văn
chương, về nghề viết báo, về thời cuộc. Rốt cuộc, trước khi chia tay, Hùm buồn buồn bảo: "Ân,
anh em mình có nhiều chỗ gần nhau quá, tuy anh không bàn nhiều về Marxisme, gần nhau nhất
là tâm hồn nghệ sĩ. Tôi lại thấy anh có cái gì gần nho phong sĩ khí. Anh gần Nhựt Bổn, với cái lý
anh nói thì không ai trách anh được. Anh dám tiên đoán Nhựt thua và Nhựt sẽ đảo chánh Pháp,
Phương có kể cho tôi nghe những lời anh nói với Phương đầu tháng 10-1943 trước khi anh bị
đưa đi, mà không biết đi đâu1. Tôi thấy bộ ba của anh - Ân, Ngà, Sâm - hay quá; chúng tôi lúc
này không có Thâu, không có người thế".
Rồi Hùm nhấn mạnh: "Chớ chi chúng mình được làm việc văn hóa chung nhau thì hay
quá!"
Sau đó Hùm ríu ríu từ giã anh em, bước ra cửa, mà chân như ngần ngại. Anh đi luôn. Tôi
không hề gặp lại. Anh thành người thiên cổ, bỏ xác nơi sông Lòng Sông.
Khi nói tới anh Phan Khắc Sửu, Hùm bảo: "Anh ấy không làm được chánh trị. Còn hiền
hơn anh Ngà - nhưng anh có nước lì, lợi cho cách mạng mà không lợi cho chánh trị".
Khi nói tới Hồ Hữu Tường, Hùm bảo: "Tôi ít gần anh Tường, ít khi bàn việc với anh ấy".
1- Sự thật là đi Singapore.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 80
Giữa tôi và Huỳnh Văn Phương. Con người cao ráo, trắng, mắt sáng, nói chuyện hấp
dẫn. Năm 1943, trước khi tôi phải bỏ xứ ra đi vì mật thám Pháp muốn tìm mọi cách gia hại, tôi có
đến gặp Phương hai lần, một lần đi chung với Hồ Văn Ngà, một lần từ giã. Tôi ân cần bảo
Phương: "Tụi toi thì hay biện chứng. Moi không biện chứng. Nhưng suy đoán theo người Á Đông.
Vấn đề Nhựt Bổn thua thì moi có nói từ đầu năm, nói ngay với người Nhựt. Còn vấn đề chánh
quyền Pháp, thì moi nghĩ thế nào cũng bị Nhựt đảo chánh. Vì lẽ Nhựt càng thua, Pháp càng tỏ ra
bất thân thiện. Mà Nhựt là một thứ người kiêu hùng. Biết mai này thua, nay nó cũng vẫn tận tụy
hi sinh. Nhựt sẽ phải đảo chánh Pháp trước thái độ của Pháp khi Nhựt trên đà thất thế. Moi đã
tính việc ấy với hai anh Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, cầm đầu quân binh Cao Đài. Điều Ân
muốn nói với Phương, là khi Nhựt đảo chánh mình phải thừa cơ nắm chánh quyền, phải thỏa
thuận với anh em sắp xếp các bộ phận chánh quyền hầu tránh sự tranh đua nhau. Và nắm chánh
quyền để quyết liệt ứng phó thời cuộc khi Nhựt bại trận".
Ngày 31.5.1945, vài tháng sau khi cụ Trần Trọng Kim đã lập xong nội các, tôi từ
Singapore về vì vợ tôi qua đời đầu tháng 5, để lại sáu đứa con nhỏ dại. Mấy ngày sau, khi về tới
Saigon, tôi gặp lại Phương. Phương bảo: "Ân, toi nói đúng quá. Anh em không làm như toi nghĩ
nên vấn đề chánh quyền rất lôi thôi. Mà anh Ngà thì không chống nổi thằng Sato, Phó Thống đốc
Nam Kỳ".
Sở dĩ tôi kể lại vài câu chuyện giữa anh em Đệ tứ và tôi vì bài này nói về lãnh tụ Đệ tứ Tạ
Thu Thâu. Và vì cũng muốn cho anh em đấu sĩ trẻ tuổi đặt mình trong cảnh ngộ lúc bấy giờ mà
nhận xét. Trên đường đấu tranh, người đấu sĩ có bạn đồng chí, hoặc đồng tâm đồng đức, ắt có lắm
kỷ niệm ưu ái, thân tình, có thể soi sáng con đường tiến thủ về sau.
Tới lúc tôi xin đặt vấn đề thứ nhất với bạn đọc:
Tại sao phần đông du học sanh ta, trong thời gian 1920-30-40, phần đông học
Marxisme, ngả theo lý thuyết này và làm người đấu tranh cộng sản?
Như đã nói bên trên, có lần tôi hỏi qua Thâu tại sao có sự xác tín. Thâu cho tôi còn hoài
nghi vì không đọc hết về Marxisme. Thế là Thâu xác tín Marxisme.
Gần gũi Trần Văn Thạch, tôi là người nhận rõ diễn tiến tư tưởng của Thạch. Lúc ở Pháp,
học ở Toulouse, trong lúc đó tôi học ở Aix en Provence, Thạch chưa có luận điệu mác-xít. Khi về
xứ, gặp lại Thạch tôi hỏi qua việc này. Thạch trao cho tôi quyển "Socialisme" của Ludocvie Von
Mises, bảo tôi đọc.
Với anh Hùm, tôi không hề hỏi qua, vì anh ít nói hoặc không nói chi về mác-xít với tôi.
Với mấy người Đệ tứ khác tôi tuyệt nhiên không hỏi qua. Và suốt thời làm bạn với Thâu,
Thạch, Hùm, chúng tôi không có thảo luận về lý thuyết, bởi tôi cho sẽ dẫn tới chia rẽ. Tôi chỉ đặt
mục tiêu tranh thủ. Tới ngày kháng chiến bùng nổ, tôi quyết định ở lại thành với Sâm, Ngà,
Đường và nhiều bạn khác, chịu tiếng xấu Việt gian để tránh bị Đệ tam sát hại và tìm cơ hội xây
dựng giải pháp phi Cộng sản. Sự việc này đưa chúng tôi tới thành lập Ủy ban Phong tỏa Đô
thành.
Rõ rệt một điều là Thâu, Thạch, Hùm chán ghét bất công trước hết và mong tìm cách
đánh đổ bất công. Đi theo con đường Cộng sản vì hi vọng sẽ đem lại công bình cho mọi người,
cho dân tộc, và hòa bình cho nhân loại. Công bình và hòa bình, đó là hai mục tiêu chánh yếu.
Thâu là con nhà nghèo, cha làm thợ mộc. Thạch và Hùm ít nhiều tiểu tư sản. Thạch có
người anh (tên là Đá) làm thơ ký Kho bạc Saigon. Không rõ nghề của thân phụ. Ân biết gia cảnh
của Thạch và từng vào chơi nhà Thạch ở Phú Lâm, đường đi về Lục tỉnh. Nhà ngói nhỏ. Hùm
cũng thuộc tiểu tư sản. Học Hà Nội đỗ agent technique, tức một thứ kỹ sư công chánh, rồi mới đi
Pháp. Ký giả bài này cũng thuộc hạng tiểu tư sản. Cha làm thầy thuốc Bắc trong làng. Bác đi làm
công năm để có tiền cho em đi học Đông y, suốt hai chục năm. Hầu hết những con nhà nghèo đi
Pháp cầu học, đầu có chí hướng đánh đổ chế độ thuộc địa. Tuy học Pháp, không ghét nước Pháp,
thương nhân dân Pháp, nhưng cực kỳ ghét chế độ thuộc địa, ghét và thù không đội trời chung.
Từ đầu thế kỷ XX, nền giáo dục, nhứt là ở Nam Kỳ Lục tỉnh, đã hoàn toàn thay đổi.
Không còn học Nho. Và chỉ có trường công hay trường tư được Pháp cho phép và phải dạy theo
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 81
chương trình Pháp đặt ra. Nam Kỳ lại là thuộc địa. Trẻ sanh ra trong những năm 1900-1910
(Nguyễn An Ninh sanh năm 1899) hoàn toàn lạc lõng, đi học cái học không Việt không Tây.
Như khi được đi Pháp với một số đông trốn tàu thủy vì không xin được giấy xuất cảnh.
Và trốn mà cũng phải tốn tiền. Có khi trốn dưới hầm nước mấy ngày đợi tàu chạy mới lên, qua tới
Pháp phát bịnh lao. Ký giả bài này từng nuôi trong phòng tại Aix en Provence một người lao
nặng vì trốn tàu. Có nhiều người chết.
Ở Pháp lúc bấy giờ sự kỳ thị chủng tộc rất mạnh. Người Pháp chỉ nhận làm
"correspondant" các con ông cháu cha. Và ngó học sanh nghèo Việt Nam bằng nửa con mắt.
Trên đất Pháp học sanh và sinh viên Việt Nam rất khổ. Ít có dịp giao thiệp với gia đình tử
tế. Lúc bấy giờ không có cité universitaire và cũng không có cantine scolaire. Sự ăn ở của học
sinh sanh viên rất khó khăn. Lại không có quyền lập hội. Cái hội được cho phép thuở nọ là
Association Mutuelle des Indochinois (A.M.I.), chỉ Học sinh, Sinh viên lao động mới được vào
A.M.I. mà thôi.
Thế mà cũng hội hè rầm rộ. Chống Thực dân Pháp trên đất Pháp, không còn chơi với ai
khác hơn là chơi vói hai đảng Xã hội S.F.I.O. và Đệ tam Quốc tế. Đệ tứ không có tổ chức, hoặc
có mà lúc ấy tôi không biết. Phía Pháp có đảng Jeunes Patriotes là đảng hay khiêu khích sinh viên
Việt Nam để đánh lộn. Ký giả còn nhớ năm 1928 cùng Dương Văn Giáo, Trịnh Hưng Ngẫu có tổ
chức diễn thuyết từ Bordeaux qua Marseille, qua mấy thành phố lớn như Toulouse, Montpellier
(diễn thuyết công cộng). Ở mọi nơi các giấy công bố ngày và nơi diễn thuyết (affiches) đều bị xé
hết. Và mỗi lần diễn thuyết đều có dự bị côn, roi, để đánh trả bọn Jeunes Patriotes.
Hồi đó, sách về dân chủ tự do đã ít mà lại không hấp dẫn. Còn sách về học thuyết
Marxisme, nói ròng duy vật, rất hấp dẫn. Con người từ có đầu óc duy tâm chỉ đọc sách duy tâm,
khi đọc sách duy vật không mấy người khỏi đâm mê.
Thế nên đa số sinh viên Việt trong những năm 25, 30, 35, 40, cả về sau, đều học duy
vật, và xác tín duy vật. Mà đã xác tín duy vật thì không khỏi xác tín biện chứng pháp của Marx
- Engels. Thế rồi lấy đó làm lợi khí đánh đổ Thực dân mà lòng nghĩ sẽ có độc lập quốc gia,
hòa bình thế giới. Thâu chơi thân với Đệ tứ - gọi là phe của Trotsky - thành người theo Đệ tứ, để
trở nên thành lãnh tụ Đệ tứ.
Thạch, ông cử về xứ đi dạy trường tư, cũng buồn. Lại chơi với Thâu, rồi đọc sách
"Socialisme" của Ludocvie Von Mises, Thạch trở thành Cộng sản Đệ tứ. Duy chỉ có trường hợp
Hùm thật là khó giải thích, bởi vì Hùm có Nho học và là thứ Nho tốt. Tôi không hiểu nổi lý do
đưa Hùm đi theo Đệ tứ. Hoặc giả vì cảm tình với Thâu, rồi lần lượt thành Đệ tứ chăng. Cuốn
"Biện chứng pháp" của Hùm có giá trị lớn. Mà viết được như thế là phải có xác tín.
Ở Nam Kỳ, Đệ tứ có ảnh hưởng lớn hơn cả, nhưng không có tổ chức quần chúng,
không có cán bộ hạ tầng, không có tổ chức ám sát đối lập như Đệ tam. Đây là điểm quyết định
thất bại của Đệ tứ trước Đệ tam.
Thử đặt vấn đề thứ hai:
Nếu Đệ tứ có tổ chức và có sức lãnh đạo kháng chiến song song với Đệ tam, bàng lối
"đánh chung đi riêng" thì thành quả ra sao?
Tôi đã từng nói lúc bắt đầu kháng chiến, đảng Quốc gia Độc lập của Sâm, Ngà, Ân họp
mấy đêm liên tiếp. Ân đặt vấn đề "đánh chung đi riêng". Nguyễn Bảo Toàn, Trần Quang Vinh,
Kha Vạn Cân chủ trương hòa hợp với Đệ tam, kẻo mất sức rồi không giành được độc lập. Sâm,
Ngà, Ân, Đường (Lâm Ngọc) thua phiếu. Anh em của Ân thua phiếu trước thời cuộc diễn biến
nhanh chóng và mất luôn thế đứng khi Trần Quang Vinh giao binh quyền cho Nguyễn Văn
Thành, đem bộ đội mình hợp tác với Đệ tam. Câu chuyện này dài dòng. Đây chỉ nói phớt qua.
Nếu có Thâu, Thạch, Hùm lãnh đạo kháng chiến và giữ một vùng nào đó làm căn cứ
địa, tôi tin là hầu hết phe không Cộng sản sẽ đi với Thâu. Đi, không vì Thâu là lãnh đạo Đệ tứ,
mà vì con người của Thâu, Thạch, Hùm. Và toàn thể anh em đảng Quốc gia Độc lập sẽ hoặc
liên minh chặt chẽ hoặc hợp nhứt với Thâu.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 82
Nhưng phe Đệ tam quả đủ tài, và thấy xa, nên đã lo sát hại phe Đệ tứ và phe Quốc gia
như Ngà, Giáo, rồi tới Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Văn Sâm.
Tôi không thể không có vài lời về Dương Văn Giáo, một luật sư có tiếng, đứng vào hạng
thi đỗ tiến sĩ luật đầu tiên của Việt Nam như cụ Phan Văn Trường, ông Trần Văn Chương, một
thời với các ông Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn Đôn. Ông là Tổng thư ký đảng Lập hiến (Parti
Constitutionnaliste) do cụ Bùi Quang Chiêu lãnh đạo. Với Ân, Giáo là bạn, là người anh mà Ân
quí mến từ lâu, về lý do đã cùng nhau sáng lập tờ "Đuốc nhà Nam" (tên báo là do Ân đặt), đã
cùng hợp tác trên đất Pháp (vụ biểu tình chống Đốc phủ Nguyễn Văn Vịnh, vụ đi diễn thuyết ở
miền Nam Pháp). Tuy thuộc đảng Lập hiến nhưng tư tưởng của Giáo rất cấp tiến, có khi tiếp cận
Tả đối lập là khác. Đời tư của ông không đẹp. Nhưng khi làm cách mạng, tinh thần ông rất cao,
nghĩa cử ông rất phóng đạt, lòng thương bạn của ông chí mực. Có lần Thâu nói với tôi: "Tụi nó
hay công kích moi chơi thân với Dương Văn Giáo, mà tụi nó không biết Giáo là người chí tình,
và hết lòng giúp bạn. Tuy ở đảng Lập hiến và Giáo không bao giờ xung đột về tư tưởng với moi".
Có lẽ Giáo mượn cái thế của phe Nhà giàu trong Lập hiến. Để chống lại Chánh phủ Hồ
Chí Minh (Giáo biết sớm hơn ai cả Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc), Giáo có thành lập Chánh
phủ Việt Nam Cộng hòa Dân quốc với Ngô Ứng Tài, Nguyễn Hòa Hiệp, Lê Kim Tỵ và ít người
khác. Giáo vào tận Cholon, đường Lò Gốm, giao cho Ân Bộ Ngoại giao. Ân từ chối và trịnh
trọng thưa: "Thưa anh, Hồ Chí Minh đã nắm cái thế thượng phong, thì không nên trực diện chống
trả. Phải kháng chiến và nép mình gây thế lực đợi thời cơ. Tôi xin anh dẹp chuyện lập chánh phủ
kháng chiến trong lúc đã có chánh phủ Hồ Chí Minh". Giáo không bằng lòng, ngồi bên Ân nói cả
ngày. Rồi ra đi. Cũng là vĩnh biệt. Bạn Ưng Hòa có kể cho tôi nghe là cả Dương Văn Giáo, Lê
Kim Tỵ và Nhóm Đệ tứ đều bị chùi xuống sông Lòng Sông gần Phan Thiết. Giáo chết vì nắm
được hồ sơ của công an Pháp có thể làm bại lộ một số anh em Đệ tam. Anh chị Hồ Vĩnh Ký cũng
vì đó mà chết cả hai. (Chị Ký tên Xương, từng học ở Aix en Provence).
Bà Phương Lan, trong sách "Tạ Thu Thâu", có kể chuyện Thâu gặp Đức Thầy Huỳnh Phú
Sổ (Đức Thầy và Đệ tứ từng có mối liên lạc mật thiết) và Thâu có khuyên Thầy nên nắm vững
quần chúng vì "nắm được quần chúng tức là nắm đại cuộc rồi vậy" (trang 316).
Lại có lời Đức Thầy nói với Thâu: "Tôi vẫn lo ngại vấn đề quốc tế liên hệ với đường lối
tranh thủ của dân tộc mình. Nếu chúng ta cố thủ trong Mặt trận với anh em Đệ tam thì làm gì
cũng có rạn nứt về sau. Nhưng nếu chúng ta đi chung mà đánh riêng thì lực lượng tranh đấu ở
tương lai sẽ bị suy giảm. Nhưng yếu tố bên trong cũng như bên ngoài sẽ đưa chúng ta vào một
tình thế phải chống nhau để tồn tại. Chúng ta sẽ mang tội với lịch sử nếu không làm tròn sứ
mạng" (trang 317).
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ sợ tội với lịch sử, nhưng kẻ địch của Đức Thầy không sợ. Họ đã
hãm hại Thầy năm 1947. Thầy sợ "đánh chung đi riêng" sẽ làm giảm lực lượng kháng chiến (tôi
nghĩ có lẽ lúc đó Đức Thầy nghĩ chưa rốt ráo), nhưng thật ra các phe không theo Đệ tam không
có đường khác.
Lúc từ Singapore về, gặp lại Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, tôi liền hỏi tin Tạ Thu
Thâu, hai bạn trả lời Thâu đang đi ra Bắc. Tôi có nói Thâu đi là sai, vì ở xứ Bắc Đệ tam đã làm
chủ. Chỉ có Việt Nam Quốc dân đảng và Cách mạng Đồng minh hội, nhưng hai đảng này không
đủ mưu lược và hậu thuẫn quốc tế để đương đầu xảo kế của Đệ tam. Tôi than thở với Thạch,
Hùm: "Phải ở Nam, và nếu muốn ra khỏi xứ phải đi ngả Rạch Giá. Ở Nam có hai tôn giáo Cao
Đài và Phật giáo Hòa Hảo, đủ sức bảo vệ mình, đáng cho mình làm chỗ dựa và dùng làm đất
dụng võ. Ra Bắc làm sao thoát khỏi lọt vào lưới Cộng sản Đệ tam. Đảng này sẽ không để Tạ
Thu Thâu sống, vì trong Nam chỉ có Thâu mới có đủ uy tín kêu gọi đồng bào theo mình mà
kháng chiến và đủ tư cách tranh hùng với Đệ tam. Lại được Phật giáo Hòa Hảo ủng hộ với sự
trợ lực của Đức Thầy thì sao lại bỏ đi".
Hùm bảo: "Ân, anh nói đúng. Thâu quả quyết muốn đi".
- Các anh có hiểu vì sao tôi gia tâm lo giúp Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài suốt mấy
năm không? Chính vì muốn có quần chúng. Mình lo được phần cán bộ thì nên việc.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 83
Cũng trong sách "Tạ Thu Thâu" của bà Phương Lan, có đoạn kể lại Thâu nóng lòng:
"Anh ngại cho anh em trong Nam không rõ chiến lược ngược xuôi của Đệ tam, sẽ thất vọng,
lo sợ mang tiếng Việt gian khi bị gán vào tội bán nước. Việt gian phản động, những danh từ
ấy rất có hiệu lực trong ngày đầu của người dân mới thức tỉnh... Chắc gì Giàu, Trấn, Tây, hay
Mai, Tạo lại để yên ông Huỳnh Phú Sổ, Trần Quang Vinh" (trang 416).
Trước khi đi Singapore, tôi có nói với Huỳnh Văn Phương: "Moi lấy làm lạ sao tụi anh
thờ ơ với Đệ tam quá. Họ có đảng, có tổ chức còn tụi anh thì chỉ có cái tiếng. Chừng xảy ra đụng
độ với Đệ tam, tụi các anh lấy gì chống trả. Cũng vì lo không có đảng nên tôi nhờ anh Hồ Văn
Ngà thay tôi trong lúc tôi đi vắng. Anh Ngà đã xét qua tình thế, rất đồng ý với tôi. Nhựt thua là
Đệ tam nhảy ra trước và có đủ kế hoạch, và kế hoạch của họ sẵn có từ Moscou đưa tới với tất cả
phương tiện tài chánh".
Rồi lại nói: "Cũng vì bảo rằng có thời cơ lấy độc lập mà không có dụng cụ để lấy, thì làm
sao có độc lập, nên năm 1939, các bạn Giáo, Sửu, Bửu, Đẩu quyết định tôi phải bỏ Thốt Nốt lên
Saigon lập đảng. Đã có lần tôi với các anh Giáo, Oanh, Bửu, Sửu... suýt bay đầu".
Phương gật đầu. Mà rồi chẳng làm gì từ 1943 tới 1945, và cũng chẳng tiên đoán được
Nhựt đảo chánh Pháp.
Thật là rủi cho cánh không theo Đệ tam, không có đảng mạnh. Việt Nam Quốc dân đảng,
sau khi thất bại năm 1930, đã kém thế. Sự giúp đỡ của Trung Quốc dành cho Quốc dân đảng kém
xa sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Đệ tam. Những điều tôi dự đoán đã không sai. Nhưng, ứng
phó không đủ sức, hoặc không đủ tài ứng phó.
Thử đặt một câu hỏi:
Lâm vào hoàn cảnh nước nhà sau Hiệp định Genève (1954), nếu còn sống, các lãnh tụ
Đệ tứ Thâu, Thạch, Hùm có ứng thỏa hiệp với Mỹ mà đương đầu Bắc Việt Đệ tam hay
không?
Trước hết, không ắt thời cuộc có cho Thâu, Thạch, Hùm... sống tới 1954. Mà dầu còn
sống, Thâu, Thạch, Hùm có "làm lơ"1 với Pháp - tức là chờ Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ - mà
chờ sự thay đổi lớn không?
Thật là khó trả lời. Vì Thâu là con người khí khái, không ắt chịu thỏa hiệp
(compromis), và không ắt chịu tiếng phản bội lý tưởng. Thạch và Hùm thiếu một cái gì để lãnh
đạo khi không có Thâu.
Hoặc giả Thâu khi đứng vào thế lãnh đạo cấp Trung ương kháng chiến, mà cũng lâm vào
cảnh Đệ tam, cảnh cắt đôi sơn hà, liệu Thâu có ưng chịu? Và nếu Thâu và anh em Đệ tứ lãnh đạo
kháng chiến có thế lực mạnh hơn Đệ tam, liệu phe Đệ tứ có mưu toan thủ tiêu lãnh đạo Đệ tam
không? Đây cũng là một câu hỏi nên đặt ra. Với sự hiểu biết của tôi về con người đạo đức của
Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, tôi tin là không có. Và sẽ có điều chắc chắn
xảy ra là Liên Xô tìm mọi cách để dìm Đệ tứ xuống. Trong trường hợp đó, Trung Cộng sẽ có
thái độ nào? Có thể lúc đầu theo Liên Xô, nhưng rồi sẽ tách ra mà bắt tay với phe Đệ tứ ở Việt
Nam?
Cho nên, có thể nói là phe Tạ Thu Thâu lãnh đạo kháng chiến sẽ có nhiều vấn đề hơn Đệ
tam, vì Liên Xô - Trung Cộng đều ủng hộ Việt Cộng Đệ tam tới 1954, và ủng hộ mãnh liệt, nhất
là Trung Cộng, ủng hộ tới mức gởi người đánh trận Điện Biên Phủ và chỉ huy.
Bằng như phe Quốc gia lãnh đạo kháng chiến, thì phe này có thể có Đệ tứ và các giáo
phái không? Nhưng không có Liên Xô và Trung Công ủng hộ là việc chắc. Có thể có Mỹ, nhưng
vì sự mập mờ trong chánh sách của Mỹ trong thời 1945-1950, e Mỹ bỏ lỡ cơ hội.
Viết về Tạ Thu Thâu, lòng tôi rất nhớ thương đau xót cho số phận chư hữu đã bị Cộng
sản Đệ tam sát hại. Quả tình Đệ tam đã khéo trù liệu và dám hạ sát tận gốc Đệ tứ và các lãnh tụ ái
1- Danh từ "làm lơ" ở đây có nghĩa là mặt ngoài không theo Cộng và Pháp để chờ ngày Pháp bại trận, điều mà người
tranh đấu như chúng tôi đã xác quyết.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 84
quốc!!! Nay kể lại chuyện cố nhân, tôi đã đốt nén hương hướng lên anh linh chiến sĩ cách mạng
khấn vái!
Tới đây, tôi cũng nhớ tới công lao của mấy bà "Mẹ chiến sĩ", đêm tối, canh khuya, dầu
khó khăn mấy, có con chiến sĩ ở mặt trận về, hoặc đi công tác về, cũng lo nấu nướng cho con ăn.
Tất cả chiến sĩ giành độc lập đều là con. Nay thì mặt không ráo lệ, hoặc không còn lệ mà khóc!
Viết đã dài. Tôi phải dứt. Và trước khi chấm dứt, tôi muốn đọc bài viết của Nguyễn Thúc
Lang, vừa bạn học của Thâu vừa bạn của tôi:
HAI CHUYẾN ĐI
Trung

No comments: