Chương 20
Vẫn Đêm-Giữa-Ban-Ngày
Qua gần 500 trang sách chúng tôi đã cố tóm tắt ý kiến của khoảng 60 người phê bình, nhận xét về chủ nghĩa Mác Lê-nin, chế độ xhcn nói chung và tình trạng xã hội xhcn VN nói riêng, cũng như về đảng Cộng Sản, các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở trong nước. Họ toàn là những người trước kia đã lầm theo Cộng Sản. Hơn nữa phần lớn họ còn đôi chút cảm tình hay liên hệ với chế độ. Hầu hết họ còn đang sống trong lòng chế độ đó. Tóm lại họ vốn không phải là những người chống Cộng thuộc “phe quốc gia.” Vì vậy những ý kiến của họ được coi như những lời phê bình tương đối nhẹ, hoặc vì không dám nói nặng hơn, sợ bị thủ tiêu, bị thanh trừng, bị cô lập, bỏ đói, vì mình đã ở trong rọ, bị thắt hầu bao rồi. Hoặc vì họ đã ít nhiều có liên hệ với Cộng Sản trong dĩ vãng. Có người đã từng nhúng tay vào tội ác trong khi phục vụ chế độ, nay nói mạnh không được, vì không muốn tự kết tội mình? Mặc dầu cũng có người như Bùi Tín đã hơn một lần minh thị nói lên hai tiếng “sám hối”.
Qua những lời phát biểu của họ, bạn đọc đã thấy mức độ phản tỉnh của mỗi người và mức độ của mỗi lời phát biểu không đồng đều. Đó là do ảnh hưởng của học thuyết Mác và các lớp chính huấn để lại trong mỗi người có khác nhau. Mặt khác hoàn cảnh họ đang sống, nỗi lo sợ họ đang có đối với công an, mật vụ, luôn rình rập, đe dọa mỗi người cũng khác nhau.
Dầu sao thì người ngoại quốc cũng xem ra chú ý đến những gì cán bộ Cộng Sản cũ nói xấu và phê bình chế độ, nhiều hơn những gì người quốc gia chống Cộng nói. Vì người ngoài cuộc có lý phần nào để nghĩ rằng chúng ta không khách quan, nói xấu Cộng Sản vì thù hận, vì là nạn nhân Cộng Sản, vì mặc cảm thua trận.
Hơn nữa chúng tôi muốn dùng chính những lời của họ để chứng minh một cách khách quan với phía bên kia rằng đây là những gì phe các anh nói, chứ không phải chúng tôi nói, vậy các anh có bảo là chúng tôi bịa không?
Vì soạn phẩm gồm rất nhiều ý kiến của 60 người, về nhiều vấn đề phức tạp trong đó có những ý kiến trái ngược nhau chung quanh những huyền thoại về “anh hùng”, “người yêu nước” HCM, hào quang chiến thắng Điện Biên, “đại công của đảng Cộng Sản” đánh đuổi thực dân, thống nhất nước nhà, sự nghiệp đồ sộ có tính “nhân bản” của Mác v.v…” cho nên đặc biệt chương này sẽ trải dài hơn trăm trang để chúng tôi có thể trình bày một vài ý kiến riêng rất giản lược về chủ nghĩa Mác, con người và hoạt động của ông Hồ Chí Minh, sự phức tạp của cuộc chiến tranh quốc cộng trong ba thập niên, nhất là về lý do tại sao xhcn ở VN lại sống lâu hơn ở các nước Đông Âu…
Chương này sẽ chia làm 3 đoạn:
Đoạn I. Đúc kết và bổ túc các ý kiến và nhận xét của các tác giả trong soạn phẩm.
Đoạn II. Tại sao cho đến nay Cộng Sản VN vẫn tồn tại và Việt Nam vẫn bị “mây mù thế kỷ” (Bùi Tín) che phủ, hay đúng ra vẫn ở trong tình trạng “đêm giữa ban ngày” (Vũ Thư Hiên)?
Đoạn III. Ngọn cờ dân tộc và ngọn cờ Con Người trong các mặt trận chống Cộng trong nước từ trước tới nay.
Đoạn I.
Tuyệt đại đa số trong 60 người nêu tên trong soạn phẩm này đều nói xhcn không còn hợp thời nữa, cần phải thay thế. Vì:
1. Nó đã làm cho xã hội Việt Nam băng hoại về đạo lý. Cụ thể nhất là ăn cắp và giết người. Về ăn cắp, Trần Độ viết: “Tham nhũng là quốc nạn.” Nguyễn Hộ cũng nói: “Ở VN tham nhũng đã trở thành quốc nạn”.
Bùi Tín trong “Mặt Thật” (trang 264) đã viết: “Hầu hết số bị tù từ chung thân đến 20 năm…do tham nhũng là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao quyền lớn…”
Đi vào chi tiết hơn, hãy nghe Nguyễn Kỳ Cầm, cán bộ kiểm tra nhà nước, một trong những cán bộ có trách nhiệm bài trừ tham nhũng nói với tờ báo Anh ngữ Việt Nam News rằng trong năm 1991 và nửa năm 1992 văn phòng anh ta đã điều tra 5.070 vụ tham nhũng, thâm lạm của Nhà nước đến 1.730 tỷ đồng, 2.235 lượng vàng và hơn 36.000 tấn gạo. Trong số 19.220 nhân viên nhà nước bị áp dụng kỷ luật có tới 6 ông thứ trưởng!
Hữu Loan so sánh với thời Pháp thuộc: 5, 6 tên trộm trong một huyện. Ngày nay vài chục tên trộm cướp công khai trong chỉ một thôn. (xem chương 19)
Về tội giết người, Nguyễn Ngọc Lan trích Bút Bi tường thuật đám tang con chó, bình luận về vụ bà Ơn giết mẹ và cảnh cáo: “trong lịch sử loài người đã từng có những dân tộc bị xóa sổ vì đạo lý suy đồi.” Vẫn theo NNL, báo cáo quốc hội (ngành an ninh) cho biết trong vòng 3 năm tội phạm hình sự tăng 300%, và có tới 81 vụ người thân trong gia đình giết nhau cách rất tàn nhẫn. Những cuộc đấu tố trong CCRĐ đã làm đảo lộn luân thường đạo lý khi nó khuyến khích và bắt người dân nói dối, con tố cha, vợ tố chồng…
Nguyễn Mạnh Tường đã viết về đạo lý suy đồi trong xã hội xhcn VN (xem chương 17):
“…Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” (SĐD tr.134). Và: …Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người. (SĐD tr. 147)
2. xhcn đã phá hủy nền kinh tế quốc gia bằng buôn lậu, tham nhũng, bằng thái độ vô trách nhiệm, tắc trách của cán bộ các cấp các ngành. “60% cầu của Saigon sắp sập đến nơi” (Nguyễn Ngọc Lan) Dân đói khổ cùng cực, chỉ muốn tự tử đỡ khổ hơn.
“Bề nào cũng chết thà chết sớm hơn cho đỡ đau khổ”
(Xuân Vũ).
“Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại nhiều người tự tử đến thế.” (Đào Hiếu)
“Giá cứ đâm đầu xuống cái giếng làng là rảnh chuyện”
(Dương Thu Hương)
“Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cái đời”
(Phùng Gia Lộc).
“Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn”
(Nguyễn Huy Thiệp)
“Những năm đầu thập kỷ 80 đất nước ta ở trên bờ vực thẳm…cả nước ngắc ngoải…”
(Trần Độ).
Quần áo thì không đủ mặc vì chỉ có 3 hay 4 mét vải tiêu chuẩn mỗi năm. Mà các cửa hàng cũng chẳng đủ vải bán. Vì vậy mà trong thơ Nguyễn Chí Thiện ta thấy
“Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ
Lon xon không phải mặc quần…”.
Thuở mới đi tù trông thật ngộ
Lon xon không phải mặc quần…”.
Trong “Con Gái Thủy Thần” của Nguyễn Huy Thiệp cũng “5, 6 đứa trẻ cởi truồng đi ăn cắp mía ban đêm.” Và trong tiểu thuyết của Xuân Vũ thì có cả một đảng Khỏa Thân, “Đảng Nhộng” mà số đảng viên lên tới cả triệu. Và cũng Xuân Vũ, sỗ sàng hơn: “May quần, để vú tô hô. May áo thì để bộ đồ em ra.”
Ăn uống thiếu thốn thì khỏi nói. Hãy nhìn vào mâm cơm của gia đình cán bộ Chính, trong “Những Thiên Đường Mù” của Dương Thu Hương. Hay thái độ giành ăn giữa các con của bác sĩ Bích, trong “Nổi Loạn” của Đào Hiếu. Cả gia đình trong năm 1978 bữa cơm chỉ toàn bo bo, khoai, ngô, sắn! Hay cảnh bé Thức 4 tuổi của Phùng Gia Lộc chỉ được ăn khoai với “thật nhiều rau”.
Chả cứ gì dân quê. Hai đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng đói phải bán sách quý cho người ta gói đồ để có tiền mua thức ăn, phải ăn thịt cóc cho có chút protít. Nguyễn Hữu Đang cũng vậy. (“Bữa chả cóc” của Phùng Quán) Và cuối cùng, hãy nghe Ngọc trong Nổi Loạn đặt những câu hỏi thảm thiết:
“Có nơi nào trên trái đất này con người phải chui rúc vào đống lá chuối khô để ngủ trong suốt mùa đông giá rét? Trẻ con không có quần mặc, chỉ một chiếc áo vải tả tơi khoác ngoài đứng co ro trong gió? Những bữa cơm quanh năm chỉ có cà muối và rau muống? Và người chết phải bó chiếu đem chôn?
“Có xứ sở nào trên mặt đất này, mà người dân cam chịu và hài lòng với kiếp sống hẩm hiu tăm tối như vậy?”
Những hàng trên là do những người Cộng Sản cũ, hay thân Cộng hầu hết còn ở trong nước viết, không dám nói hết sự thực. Nếu họ được viết tự do để xuất bản ở ngoại quốc thì sự thực đó sẽ ra sao?
Tháng 7 vừa qua cơ sở Ngày Nay Publishing ở Houston, Texas đã cho phát hành cuốn “Những mảnh đời rách nát” dầy 350 trang chứa đựng hàng trăm câu chuyện bi thương, cảnh sống cùng cực, sống dở chết dở, không thể tưởng tượng nổi của những gia đình thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa trong một phần tư thế kỷ qua ở miền Nam Việt Nam. Chỉ một vài truyện thôi cũng đủ làm cho người đọc nát lòng:
Nào thằng Nô, thằng Phát, 12 và 14 tuổi con của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận thuộc sư đoàn Dù, quê Long An hàng ngày chui dưới cống rãnh bắt cá bán để kiếm tiền sinh sống. Trong lúc chúng cố làm thêm tiền để đem về quê cho mẹ giỗ bố, đã bị trận mưa như thác giết chết dưới cống.
Nào phế binh Hớn cụt một chân lại ho lao, phải đi bán nhang sinh sống, khi băng qua đường bị xe cán chết. Vợ anh là Liên cùng với mấy vợ phế binh khác đi buôn củi lậu. “Liên có đứa con trai lớn tên Đức, nhanh nhẹn giúp mẹ rất đắc lực. Nhưng chị Mạc với bé Hoa mới 5 tuổi thì thật là khó khăn, nguy hiểm khi nhảy tầu, vừa bế con vừa tuôn củi. (…) Về đến ga Thủ Đức, chị Liên vẫn không thấy thằng Đức đâu…. Đến ngày hôm sau Liên mới biết được rằng, khi xe qua cầu Biên Hòa, con chị đã bị đà ngang đánh vỡ đầu, rơi xuống đường ray, thây xác bây giờ không biết nằm đâu.” Cuối cùng Liên phải đi bán máu rồi kiệt sức một ngày kia nằm “chết cứng đờ trên ghế đá ở một công viên Chợ Lớn.”
Cái cảnh dân nghèo phải đi bán máu nuôi gia đình ở Việt Nam rất phổ biến, chẳng cứ gì các thương phế binh, cả hai phía.
Nào hai phế binh, Hoàng Thụy và Sơn thiếu ăn phải đi ăn mót cơm thừa của những gia đình nghèo vô gia cư sống ngoài nghĩa địa. Rồi một ngày kia tuyệt vọng rủ nhau ra nhảy xuống sông Saigon. Ngưòi ta vớt xác lên. “Cha anh Sơn, đang bán bánh ú bánh tét ở chợ Bến Thành hay tin đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng lẫn trong đám người hiếu kỳ không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông thẫn thờ nhìn xe chở xác con đi khuất rồi mới dám khóc….”
Một nguồn tin khác không phải của người chế độ cũ, cũng không phải của cựu cán bộ Cộng Sản: Trong ba ngày 21,22 và 23-5-1990 người ta đã đọc thấy trên tờ France Soir ở Paris nhiều cảnh cùng cực khổ sở của những chiến sĩ chống Cộng trong tù cũng như gia đình của họ ở ngoài do nữ ký giả Dominique Rizet thuật lại sau chuyến thăm Việt Nam của bà. Sau đây là một đoạn vắn nói về cảnh 7 chị em côi cút lam lũ cực khổ để đùm bọc lẫn nhau hầu sống qua ngày:
“…”Bố mẹ chúng đều chết vì bệnh tật cách đây không lâu. Nguyễn Mai Hồng, chị lớn mới 16 tuổi bỗng nhiên thành chủ gia đình. Hàng ngày 7 chị em đi làm việc lặt vặt, thu lượm những thức ăn thừa, những lá rau úa mang về góp lại để nấu nướng chia nhau ăn. Đó là gia đình đáng thương và kỳ lạ nhất trên thế giới: 7 đứa trẻ không phương kế sinh nhai, cố sống với nhau nhờ những thức ăn thừa mà lối xóm bố thí cho.”
Bà Rizet cho là kỳ lạ, vì bà chỉ gặp có một gia đình đó. Bà có biết đâu rằng cái cảnh đó lại rất thường thấy trong xã hội xhcn Việt Nam trong một nửa thế kỷ qua.
3. Cuộc sống của người dân đã như thế thì cảnh tù tội còn khổ đến mức độ nào. Ngoài đói rách, cái khổ nhất là mất tự do và luôn bị hạch hỏi, bị bắt làm tự kiểm, khai báo. Hãy nghe những người bị tù lâu năm như Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Hoàng Minh Chính nói về cảnh tù tội: “Mười mấy năm sống giữa lao tù Sống giữa buồng tim chế độ Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ Mà trước kia Phật Tổ hiểu lơ mơ.” (Ng.C. Th.)”Chuồng người”, (Vũ Thư Hiên và Đào Hiếu) “những nấm mồ chôn người sống” (Vũ Thư Hiên)…”Mục tiêu duy nhất của họ là hủy hoại sức khỏe, tiêu diệt ý chí phản kháng, buộc “phải cúi đầu, quỳ gối nhận tội” như lời hai sĩ quan tay sai của Lê Đức Thọ đã thét vào mặt tôi…” (Hoàng Minh Chính). Và: “Khi ra tù họ có cách khóa mồm các vị, và họ giữ chìa khóa. Tài nghệ họ siêu vậy đó.” (Tạ Đình Đề, sau khi ở tù ra) (1).
Bùi Tín bảo chẳng khác gì thời Stalin. Rồi trưng bằng chứng về chuyện Stalin xử bắn 4 đồng chí của ông ta trong bộ chỉ huy tối cao Liên Xô lúc ấy là Bukharine, Zinoviev, Kamenev và Ricốp, “những nhân vật cách mạng kiên cường nhất, những trí thức cỡ lớn, có tình độ trí thức cao hơn Stalin đến mấy cái đầu”; vậy mà KGB của Stalin đã làm được cho họ nhận tội toan ám sát “đồng chí Stalin” và trước khi chết còn hô “Stalin muôn năm”. (2)
Nói đến nhà tù không thể không nêu ra đây một thực tế đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến: Xã hội xhcn là một nhà tù vì mọi người dân đều mất tự do, bị công an, mật vụ luôn luôn theo dõi. Câu chuyện về chủ tịch Tôn Đức Thắng bị đảng gài lính kín ở trong nhà (xin xem chương 5), về lời nhân vật Ngọc trong “Nổi Loạn” của đào Hiếu thóa mạ bọn người “đạo đức giả… chui vào gầm giường người khác để rình rập” (cuối chương 6, trang 135) khiến chúng ta nhớ lại cuốn tiểu thuyết trứ danh của nhà văn Anh George Orwell nhan đề “1984″.
Tác giả đã căn cứ vào những thông tin từ phía khối cộng lúc ấy (1949) để tưởng tượng ra một xã hội Cộng Sản trong tương lai 35 năm sau đó (1984). Trong cái xã hội đó, xhcn “INGSOC”, đầy dẫy những khẩu hiệu: “Chiến Tranh Là Hòa Bình” “Tự Do Là Nô Lệ” “Ngu Dốt Là Sức Mạnh”. Trong cái xhcn đó chỉ có 4 bộ: Bộ Chân Lý chuyên nói dối. Bộ Tình Yêu chuyên giam cầm tra tấn, thủ tiêu người dân hơi có tư tưởng phản động, do bọn cảnh sát tư tưởng (thought police) phát giác. Bộ Hòa Bình chuyên lo chiến sự. Bộ Sung Túc chuyên về kinh tế, một nền kinh tế bi thảm nhất trần gian. Đặc biệt quan trọng là khắp nơi khắp chốn trong khắp nước, luôn luôn có màn-ảnh-viễn-vọng (telescreen) không ngơi theo dõi, dò xét mọi hành vi và tiếng nói của người dân….
4. Với các chiến dịch giảm tô, CCRĐ và cải tạo tư sản, xhcn đã cào bằng mức sống người dân, sau khi đã giết hàng chục vạn người. Về con số người bị chết oan trong cải cách ruộng đất có nhiều ý kiến khác nhau, từ nửa triệu (Hoàng Văn Chí) đến mười ngàn người (Bùi Tín). Nhưng nếu dựa vào con số 12 ngàn đảng viên bị tố oan do Võ Nguyễn Giáp đưa ra khi ông ta nhân danh đảng nhận sai lầm và xin lỗi quốc dân trong chiến dịch sửa sai, thì phải hiểu là con số không thể dưới nhiều chục vạn. Bởi vì Võ Nguyên Giáp chỉ nói đến những người bị “oan” theo ý của đảng, trong số đó trước tiên là đảng viên.
Nếu chỉ bị oan theo kiểu xét đoán của Cộng Sản mà đã trên một vạn, thì con số tổng quát sẽ nhiều đến độ nào. Trong số những người đưa ra con số ai cũng nói: Cho đến nay vẫn không ai đưa ra được con số chính thức nào, vì người ta cố bưng bít. Nhưng nếu căn cứ vào số làng xã thời đó ở miền Bắc, không dưới 10 ngàn xã, nếu mỗi xã 5 người chết thôi, thì đã trên 50 ngàn rồi. Vì vậy cũng có người nói số người chết là 60 ngàn. Hoàng Hữu Quýnh nói là trong thực tế mỗi xã có ít là 6, 7 người bị xử. Gerard Tongas, trong cuốn “J’ai vécu dans l’enfer communiste du Nord Vietnam, et j’ai choisi la liberté” thì nói cả trăm ngàn. Hoàng Văn Chí đã nói tới nửa triệu, vì ông từng đã có dịp dự các buổi đấu tố và thấy chính sách cô lập gia đình “địa chủ” còn tai hại hơn tàn sát địa chủ nên suy diễn rằng số người chết vì tự tử vì nhục, và chết vì bị bỏ đói, không ai dám giúp đỡ… còn cao hơn số người bị hành quyết. Hoàng Văn Chí đã viết: “chính sách cô lập phải chịu trách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi các tòa án nhân dân đặc biệt”. Ngoài ra trong sửa sai, “khi khúc tre cong bị uốn cong quá được nắn lại cho thẳng”, tránh sao đuợc những cuộc thủ tiêu để trả thù. Cứ nghe Hoàng Hữu Quýnh nói ông ta đi đâu cũng thấy khăn tang trắng xóa miền quê, đủ cho thấy con số người chết trong mấy năm “Giảm Tô” và “CCRĐ” ở miền Bắc thật là kinh khủng. Hoàng Văn Chí cũng nói: “Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắng xóa những vành khăn tang”
Nhưng cái tai hại nhất trong CCRĐ không phải số người chết. Mà là sự đảo lộn luân thường đạo lý: Con tố cha, vợ tố chồng. Cháu gọi bà bằng mày, xưng bà. (Hoàng Văn Chí, Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tường… và Hoàng Hữu Quýnh: “Chỉ có đảng mới dậy cho người ta như vậy”)
Về những cảnh đấu tố dã man, điên cuồng trong CCRĐ thì từ Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên, đến Dương Thu Hương, Hoàng Hữu Quýnh đều đưa ra những hình ảnh cụ thể, những con người, những nạn nhân cụ thể.
5. Về thành quả của cuộc chiến “giành độc lập”, “chống Mỹ cứu nước” và thống nhất đất nước.
Phần đông các trí thức và văn nghệ sĩ trong nước không dám lên án cuộc chiến được mệnh danh là chống Mỹ cứu nước, phải chăng vì cuối cùng nó đã thành công là “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”? Lên án nó chắc chắn sẽ bị đảng liệt vào hạng Việt gian bán nước, phản bội tổ quốc. Nhưng Bảo Ninh với “Nỗi Buồn Chiến Tranh”, và cả Bùi Tín với “Một cuộc phỏng vấn thật đặc sắc” dành cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, cũng đã gián tiếp lên án cuộc chiến mà đáng lý ra nếu tôn trọng mạng sống con người thì không nên tiến hành, vì nó đã làm hàng triệu con dân thiệt mạng và hàng triệu gia đình ở trong cảnh tang chế. Nhất là Xuân Vũ đã mạnh miệng hơn cả: “Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại mình, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà.” Toàn bộ hồi ký “Đường Đi Không Đến” là một bản án về tất cả những gì là độc ác dã man mà cuộc chiến đã tạo ra trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Tuy không dám nói ra, nhưng phần đông cán bộ phản tỉnh trong nước chắc cũng nghĩ cuộc chiến không đem lại ích lợi gì cụ thể cho nhân dân, mặc dù nó có làm cho một số người hãnh diện là “đã đánh thắng một siêu cường”. Hãy nghe lời so sánh chế độ hiện nay trong nước với chế độ tư bản và cả chế độ thực dân trước đây ghi trong các tác phẩm của Nguyễn Hộ, Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên:
Nguyễn Hộ: “Thật là kỳ lạ. Chủ nghĩa tư bản không hề chủ trương thế giới đại đồng, nhưng lại thực hiện thế giới đại đồng. Còn chủ nghĩa Cộng Sản thì chủ trương, hô hào tiến tới một thế giới đại đồng, nhưng lại thực hành một quốc gia khép kín, tự cung tự cấp (ích kỷ), bế môn tỏa cảng.”
Xuân Vũ: “Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: “Bây giờ khó sống hơn thời Pháp”. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra là thế!” (Thiên Đàng Treo tr. 147) Và: “Sống một ngày ở chế độ xhcn đau khổ bằng 20 năm trong chế độ tư bản. Đói rét, ốm đau, bệnh tật, ly tán…đủ thứ.” (Mạng Người Lá Rụng tr.193)
Nguyễn Văn Trấn đã để nhiều trang sách so sánh việc ra báo, in sách và bầu cử thời nay thua thời Pháp thuộc rồi nói với “quốc hội”: “Dạ thưa Quốc Hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa.” (Viết Cho MVQH, trang 447),
Nguyễn Chí Thiện: “Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng” và: “Nhờ nanh vuốt của lũ “thú rừng” Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”
Vũ Thư Hiên: “Nhà báo Hùng Thao gầm lên: “Nuôi cán bộ như lợn, mắng như chó. Thời trước địa chủ đối với tá điền còn tử tế hơn”. Khi thuật lại việc cha ông bị bắt, mẹ tác giả cũng nói cảnh sát thời Pháp thuộc cũng không đến nỗi xử tàn nhẫn đến thế.
Nguyễn Mạnh Tường: “Có ít nhất một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc những số lãi khổng lồ”…
Hữu Loan: “Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có 5, 6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng còn lo ngay ngắy cho số phận trâu bò của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũng có vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nào để lạc nghiệp được.” (xem chương 19)
Tưởng cũng nên nhắc lại đây lời ông Hồ phát biểu trong đại hội I của đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 để so sánh xem từ đó đến nay sau gần 8 thập kỷ và sau khi Cộng Sản đã chiếm trọn cả nước được gần một phần tư thế kỷ xem tình hình có khá hơn chút nào không. Lúc ấy ông Hồ nói:
“Chúng tôi không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận, thậm chí không có cả quyền tự do hội họp và lập hội…”
Ngày nay dưới chế độ xhcn các quyền đó có không? Chẳng những không có mà còn thua thời Pháp thuộc như những nhân vật trên đã viết, trừ có tự do chửi đế quốc, như Trường Chinh nói. (chương 19, Hữu Loan)
Hy sinh hàng triệu sinh linh để đổi lấy cuộc sống cái gì cũng tồi tệ hơn cuộc sống cũ, từ vật chất: nghèo đói cơ cực, đến tinh thần: mất tự do, thì đó là công hay tội? Vì thế mà Nguyễn Văn Trấn bảo: “Tội ác của chế độ này từ bốn chục năm nay thật nói không hết”.
Lò lửa chiến tranh Việt Nam còn ghê tởm, kinh khủng hơn lò thiêu của phát xít Đức. Vì Hitler làm và dám chịu trách nhiệm, không giả nhân, giả nghĩa. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng thì nhân danh tự do độc lập, giải phóng để lùa hàng triệu người vào chỗ chết rồi xưng tụng họ là anh hùng, liệt sĩ. Và mình thì được tiếng là đại anh hùng vì đã đánh thắng kẻ địch hùng mạnh! Hơn nữa Hitler giết ngưòi ngoài, người Do Thái, dân các nước khác nhiều hơn dân Đức. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng thì giết đồng bào trăm lần hơn người ngoại quốc. Cái hiểm độc của ông Hồ và đồng đảng là tạo được điều kiện để thế giới lên án đối phương chứ không lên án mình, lại còn được thế giới mủi lòng thương cảm. Nguyễn Mạnh Tường (chương 17) đã viết: “Nếu Machiavelli đội mồ sống lại chắc phải đi học những người Cộng Sản này”
Điều trớ trêu và thật đau lòng cho con dân Việt Nam là lịch sử Việt Nam, ngày nay do đảng Cộng Sản chỉ đạo biên soạn, và lịch sử thế giới, do một số sử gia thiên vị hay bị lừa viết đã ghi nhận sự chiến thắng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ đồng hóa đảng Cộng Sản với dân tộc Việt Nam. Và vẫn cho rằng những người Cộng Sản Việt Nam như Hồ Chí Minh là những anh hùng dân tộc. Còn phía quốc gia là tay sai thực dân đế quốc.
Nhưng thử hỏi trong số gần hai triệu người chết trong cuộc chiến, nguyên phía quân dân miền Bắc, có bao nhiêu phần trăm đảng viên, bao nhiêu phần trăm dân ngoài đảng.
Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn và nhiều người khác đều nói những trận lớn như hồi Tết Mậu Thân phần lớn chiến sĩ hy sinh không phải đảng viên mà là người miền Nam trong mặt trận Giải phóng. Cũng như trên đường mòn HCM, bỏ thây nửa đường là những người miền Nam tập kết… Dĩ nhiên đảng luôn luôn nói, mọi thắng lợi là do đảng lãnh đạo. Không có lãnh đạo giỏi thì làm sao cóù chiến thắng. Nhưng nếu đại bộ phận không tham gia, không hy sinh thì lãnh đạo làm được gì? Chính Hồ Chí Minh đã nói:
“…Nhưng không, tôi phải nói thật: Những thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi của chúng tôi (của đảng) (3)
Dầu sao, công bình mà nói phải nhận rằng đảng Cộng Sản đã lãnh đạo thành công. Vì họ đã dùng đủ mọi cách quyết liệt, tàn bạo, hiểm độc nhất để bắt mọi người hy sinh. Về tuyên truyền, tình báo, đặc công, chiến lược chiến thuật họ đều là những kẻ có khả năng, nhờ rèn luyện không ngừng. Khoa Tuyên Truyền và Vận Động Quần Chúng được nghiên cứu tường tận và huấn luyện đến nơi đến chốn cho cán bộ các cấp. Cơ quan “Agit-Prop” (4) là một trong những bộ phận lớn của chế độ.
Về chiến lược chiến thuật quân sự cũng như chiến lược, sách lược ( chính lược) chính trị, Lê-nin rồi Stalin không ngừng nghiên cứu và viết thành văn bản cho cán bộ học tập. Trong số đó phải kể đến cuốn: “Những Nguyên Lý của chủ nghĩa Lê-nin” của Stalin. Và quan trọng hơn cả là họ đã dùng biện pháp phi nhân: thắt hầu bao, dùng bạo lực, dùng cưỡng bức cùng với tuyên truyền và hứa cuội. Con người đã quá cùng khổ lại mất hết tự do thì thà chết còn hơn sống. Ra chiến trường mà chết còn mau lẹ hơn (“lính các anh đòm một phát là xong, sướng,” Nguyễn Huy Thiệp). Lại được ghi danh anh hùng, liệt sĩ, hy sinh vì Tổ Quốc.
6. Về ý nghĩa những từ “xã hội chủ nghĩa” (xhcn). Trong suốt một thập kỷ qua, ta thường nghe các nhà lãnh đạo Cộng Sản trong nước nói đến “nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn”. Trước hết xin minh định là nhóm từ xhcn mà họ dùng đây, có nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác với xã hội chủ nghĩa mà thế giới tự do dùng từ trước tới nay. Chúng ta hiểu xã hội chủ nghĩa theo tinh thần công bình bác ái đối với mọi người dân không phân biệt giai cấp. Vì vậy có chủ nghĩa xã hội Ki-Tô Giáo theo tinh thần thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) của tòa thánh La Mã. Có các đảng dân chủ xã hội ở Âu Châu và nhiều đảng xã hội khác ở Á, Phi v.v…Còn xhcn của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay phải hiểu theo tinh thần chuyên chính vô sản đã ghi trong hiến pháp 1992 và trước đó, và đã được các người Mác-xít từ Quốc Tế 1 đến Quốc Tế 3 nói đến như là giai đoạn chuẩn bị bước vào chủ nghĩa Cộng Sản “Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” mà Mác đã đề ra.
Quả tình sau khi Liên Xô tan rã, khi cộng đảng Việt Nam đưa ra cái gọi là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn”, họ tính lập lờ đánh lận con đen, muốn cho người ngoài hiểu nhóm từ xhcn theo ý nghĩa chủ nghĩa xã hội mà các nước tư bản đang thực hiện. Ví dụ tại một nước đại tư bản như Hoa Kỳ, nhìn vào cuộc sống người dân sẽ thấy rõ chủ nghĩa xã hội đang được áp dụng triệt để. Những chế độ lương bổng, tiền hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền già, tiền trợ cấp bệnh viện phí và hàng loạt trợ cấp khác cho mọi loại người…Đó chính là xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa. Vì không muốn để cho người Cộng Sản lập lờ đánh lận con đen, nên cần xác định lại một lần nữa rằng xã hội chủ nghĩa mà các người Cộng Sản VN dùng trong câu thực thi “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn” là theo cái học thuyết Mác Lê như tất cả các nhà trí thức được trưng dẫn trong soạn phẩm này đều đồng loạt minh thị bác bỏ xhcn, cái xhcn của Mác, của Lê, của Mao, của Hồ.
Trần Độ, người mà độc giả có thể coi như còn lừng khừng nhất, còn muốn “cứu đảng” phần nào, cũng bảo xhcn là cái xác chết, định hướng vào đấy làm gì. Người khác như Hoàng Tiến và N.Ph. Hồ Hiếu thì bảo “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn” là một thứ đầu Ngô mình Sở”. Nguyễn Chí Thiện thì bảo “vứt mẹ nó đi xét lại làm quái gì.” Chính Bùi Tín tuy còn vướng víu với danh từ xhcn, vẫn khẳng định cái thứ xhcn hiện hành ở Việt Nam là cỗ máy nghiền, nó nghiền từ Hồ Chí Minh trở xuống. Còn Lữ Phương và Hà Sĩ Phu thì cho nó chỉ là một ý thức hệ như mọi ý thức hệ khác. Hà Sĩ Phu còn ví nó với chiếc thuyền nan nên vứt bỏ, đừng cõng nó đi ngông nghênh “như cái mai rùa”. Nguyễn Phong Hồ Hiếu cũng ví nó như chiếc thuyền đưa dân tộc qua sông Độc Lập. Nay độc lập rồi đừng cõng nó đi trên bộ, vướng chân và cản tầm nhìn.
Cả HSP lẫn NPHH mặc dù coi cái thuyền nan chỉ là một công cụ, xài xong rồi thì nên vất bỏ, nhưng cũng đều nói đến chiếc thuyền đã đưa dân tộc VN sang sông Độc Lập. Và như vậy hàm ý là ta cũng nên nhớ ơn nó. Nếu thực sự nó đưa lại độc lập theo đúng nghĩa, mà gạt bỏ nó thì, theo truyền thống người dân Việt vốn trọng nhân nghĩa, kể ra cũng vô ơn đấy. Nhưng độc lập đây chẳng những chỉ là hai từ rỗng tuếch, mà còn là đói khổ chiết chóc không biết cơ man nào là tang tóc, tủi nhục cho tuyệt đại đa số con dân. Sau khi độc lập, người dân hiền lành chất phác nhất cũng tự hỏi: Có độc lập thật hay không?
Các nhà trí thức sống suốt đời trong xhcn, tiêm nhiễm tư tưởng Mác xít mà còn lập luận như thế. Nhưng theo thiển ý, nếu nhìn vào mục tiêu vô sản hóa toàn cầu của Mác và các đồ đệ của ông, và nếu phân tách kỹ các văn bản của Mác, cùng những lời tuyên bố của Lê-nin, Stalin… theo đó giải phóng các dân tộc chỉ là một bước sách lược, trong chiến lược xích hóa toàn cầu, muốn tới chủ nghĩa Cộng Sản phải qua cái cầu quốc gia thì phải nói ngược lại Hà Sĩ Phu và Nguyễn Phong Hồ Hiếu. Nghĩa là:
Ông Hồ và đồng đảng đã bắt dân tộc VN chống, đẩy, khiêng, cõng, đội chiếc thuyền nan xhcn (của Mác) qua sông sóng to gió lớn, làm hàng triệu người chết trên đó, để nó qua được con sông độc lập, ngỏ hầu sau đó vô sản hóa nhân dân bằng “giảm tô”, “CCRĐ”, “cải tạo tư sản”, “cải tạo tư tưởng”, và siết hầu bao của người dân trong một chính thể “chuyên chính”, chuyên chế, độc tài như ta đã thấy.
7. Về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiều người trong số các nhà văn, trí thức nói trên đã không ngần ngại lên án ông nặng nề, dành cho ông những từ độc địa nhất như ma, quỷ, quỷ vương…nhưng phần đông hơn vẫn còn kính nể và gián tiếp bào chữa cho ông. Vì vậy chúng tôi xin dài dòng về nhân vật này.
Về lai lịch, từ trước ông Hồ vẫn được coi như con thứ ba của cụ cử Nguyễn Sinh Huy cũng gọi là cử Sắc hay phó bảng Sắc và tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Nhưng hơn chục năm nay lại có những tin đồn, được các sử gia góp nhặt đem ra một giả thuyết hấp dẫn hơn. Người thì nói ông là cháu nội của tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo. Người lại bảo cụ cử Hồ Sĩ Tảo chính là cha ruột của ông Hồ. Tin trên do một nhà sử học danh tiếng trong chế độ là ông Trần Quốc Vượng đưa ra. Còn tin dưới do Cao Thế Dung đề xướng. Tin sau có vẻ có lý hơn. Nhưng cũng không chắc đúng.
Theo Bùi Tín (Mặt Thật, Saigon Press,1993-1994, trang 93-94), và Đào Bình Giang (Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 8, 1993), thì giáo sư Trần Quốc Vượng (đại học tổng hợp Hà-nội) đã đến tận nơi nghe các bậc cao niên nói rằng ông cử Tạo đã làm cho một giai nhân là “Cô Đèn” Hà Thị Hy có bầu, khiến bố mẹ cô phải đem gả cho một nông dân nghèo đã luống tuổi là ông Nguyễn Sinh Nhậm. Cái bào thai đó ra đời mang tên là Nguyễn Sinh Sắc, tức ông phó bảng Huy sau này. Như vậy ông Hồ là cháu nội của ông Tạo. Và có lẽ ông Hồ biết được gốc gác của mình nên đã đổi họ Nguyễn (Tất Thành) thành họ Hồ (Chí Minh).
Bùi Tín thì có vẻ tin ông Vượng, không truy cứu thêm. Nhưng Đào Bình Giang thì cho biết: “bài “viết chơi”: “Sự Thực Mà Không Chắc Có Thật” của giáo sư Vượng chắc là không thật.” Vì theo sử liệu ông Giang tìm thấy trong các bộ sách của Cao Xuân Dục, học bộ thượng thư, thì ông cử Tạo, về sau đậu tiến sĩ, sinh năm 1868, còn ông phó bảng Huy tức Sắc thì sinh năm 1863, hơn ông Tạo 5 tuổi, không thể nào lại là con ông Tạo được.
Cao Thế Dung thì “dựa vào tài liệu của hai người là Hoàng Văn Chí và Hồng Liên Lê Xuân Giáo” để bảo rằng:
“Trong thời gian Cử Sắc đi làm quan xa nhà, cụ Hoàng Xuân Đường (nhạc phụ của ông Sắc, MV) cho mời cử nhân Hồ Sĩ Tảo (xin lưu ý: Tảo chứ không phải Tạo, MV) về nhà dậy học…. có lẽ trong lúc nhẹ dạ, hoặc bị ông cử Tảo làm ẩu trong khi ông cử say rượu nên bà cử Sắc nhủ danh Hoàng Thị Loan mang thai người con thứ ba. Câu chuyện phòng the oan trái vỡ lở, tiếng đồn đải lan khắp tổng Lâm Thịnh qua lời nói đầy độc địa “Tảo đúc cốt, Sắc tráng men”…(6). Ông CTD viết hơi tối tăm, luộm thuộm. Lại ghi là Tảo, trong khi ông Vượng ghi là Tạo. Thành ra cũng khó tin.
Về cái tên ông Hồ ai cũng biết là ông có tới hàng chục cái tên khác nhau, kể cả bí danh, bút hiệu. Mậu Ưng (7) đã đếm được tất cả 76 bí danh. Có lẽ trong số đó chưa có Trần Dân Tiên, Th. Lan, và XYZ là những bút hiệu quen thuộc. Và có lẽ cũng chưa kể những cái tên cúng cơm là Sinh Cung hay Cuông hay Bé Con, Sinh Con, Sinh Côn…hồi nhỏ.
Đặc biệt về cái tên Nguyễn Ái Quốc, thì như nơi chương 1 bạn đọc đã thấy Hoàng Văn Chí trích Jean Lacouture kể rằng khi tướng Salan hỏi ông Hồ: “Ông có phải là Nguyễn Ái Quốc không?” thì ông Hồ một mực chối, bảo không phải. Nhưng sau này tài liệu chính thức của Cộng Sản đã xác nhận Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Có điều nhiều nguồn tin lại cho biết Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu của nhóm các ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh). Các bài ký tên Nguyễn Ái Quốc lúc ấy phần nhiều do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết, vì ban đầu ông Hồ chưa đủ khả năng tiếng Pháp. Điều này chính ông Hồ, với bút hiệu Trần Dân Tiên đã xác nhận khi viết:
“Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo.” (SĐD trang 31)
Phải chăng khi bị Salan cật vấn, họ Hồ tự thẹn không dám nhận bừa một bút hiệu chung?
Vì ông có cả trăm cái tên như vậy, nên thiết nghĩ không cần nêu hết ra đây làm gì. Tuy nhiên đặc biệt có hai cái tên mà từ trước tới nay ít có người nào nói tới: Cao Thế Dung khẳng định Nguyễn Tất Thành thời niên thiếu còn có “tên thánh” là Gioan Bao-Ti-Xi-Ta và là nghĩa tử của một linh mục thừa sai tên Guignard; chẳng những đã được rửa tội mà còn từng giúp lễ trong nhà thờ.
Luật sư Hoàng Cơ Thụy, cựu đại sứ VNCH ở Lào trước 75, trong cuốn “Việt Sử khảo luận” chưa xuất bản, cũng nói Hồ Chí Minh có tên thánh là Paul (?). Có lẽ ông dựa vào bức thư Nguyễn Tất Thành viết xin việc cho cha là Nguyên Sinh Huy đề ngày 15-12-1912, gửi khâm sứ Trung Kỳ lúc ấy, cuối thư ghi “Paul Tất Thành. New York le 15 Décembre, 1912″ ? Còn Cao Thế Dung thì phải chăng ông nhớ lầm tên thánh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, khi nói Hồ Chí Minh có tên thánh là Gioan Bao-Ti-Xi-Ta?
Về năm sinh cho đến nay lịch sử chính thức của đảng cho biết ông sinh ngày 19-5-1890. Nhưng thực ra cũng chẳng phải. Vì nhiều người (trong đó có cựu bí thư của vua Bảo Đại) nói ngày đó là ngày họ Hồ phịa ra để lấy cớ bắt dân Hà-nội treo cờ giăng hoa đón D’Argenlieu, cao ủy Pháp vào Hà-nội. Cao Ủy Thierry D’Argenlieu tới Hà-nội ngày 18-5-1946. Trước đó 1 ngày, tức 17-5-1946 họ Hồ cho biết ông ta sinh ngày 19-5-1890 và chính phủ hô hào dân chúng mừng sinh nhật “bác” bằng cách giăng đèn kết hoa ngoài phố…(để đón Cao Ủy Pháp! Và cũng để cho viên cao ủy này biết dân chúng răm rắp tuân lệnh ông Hồ).
Các sử gia đã tìm ra bút tích của ông Hồ trên lá đơn xin nhập học trường thuộc địa gửi tổng thống Pháp (“Marseille le 15 Septembre, 1911″) Trong lá đơn này ông Hồ viết mình sinh năm 1992, hai năm sau so với tài liệu chính của đảng. Tài liệu của cảnh sát Paris cho biết ngày 20-9-1920 Nguyễn Tất Thành khai mình sinh ngày 15-1-1894. Tháng 6-1923 ông lại khai tại sứ quán Liên Xô ở Bá Linh rằng ông sinh ngày 15-2-1895. Ba lần khai 3 ngày 3 năm khác nhau cho thấy chẳng ngày nào đáng tin cả, và do đó nguồn tin nào đó nói ông phịa ra cái ngày 19-5 để làm cớ bắt dân Hà-nội đón tiếp cao ủy Pháp rất đáng tin.
Cao Thế Dung thì dựa vào một lá số tử vi của ông Hồ được Vân Đằng Thái Thứ Lang đăng trong cuốn “Tử Vi Đẩu Số Tân Biên” để nói ông Hồ sinh năm 1891, năm Tân Mão, mồng 6 tháng 6, giờ Mão. Ông Nguyễn Sinh Khiêm em ông Hồ cũng khai với sở Mật Thám Pháp ở Trung Kỳ rằng anh ông ta sinh năm 1891. Nhưng cũng theo hồ sơ ở sở mật thám Trung Kỳ lại thấy bà Thanh chị ông Hồ khai ông ta sinh năm 1893. Chính Đạo trong cuốn “Hồ Chí Minh Con Người Và Huyền Thoại” cho biết một ông Yên Sơn nào đó cũng viết ông Hồ sinh năm 1891. Trong thẻ thư viện và giấy thông hành từ Pháp qua Nga của ông Hồ người ta lại thấy ông sinh vào những năm 1894, 1895. Tóm lại là ông Hồ có ít nhất 6 cái năm sinh khác nhau, trong số đó 1890 được coi như chính thức.
Ngày chết cũng không rõ ràng ngay. Ban đầu thông báo chính thức của bộ chính trị nói “chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 3-9-1969.” Phải nhiều năm sau người ta mới dám nói lại cho đúng là ngày 2-9-1969. Vì vậy mà trong dịp “lễ Quốc Khánh” năm ấy, ngưòi ta xì xầm ông Hồ bị thủ tiêu. Nhiều người, trong số đó có Hoàng Quốc Kỳ, cho rằng các ủy viên bộ chính trị trong đó có Lê Đức Thọ, nhờ mồ mả của bố đặt đúng long mạch nên phát đến “đệ nhị hung thần” mặc dầu duy vật vô thần nhưng cũng tin bói toán và lý số, đã tránh không muốn cho dân chúng biết ông Hồ chết đúng ngày ông tuyên bố độc lập và cũng tại cái nơi ông đứng đọc tuyên ngôn đó, kẻo “xui xẻo”.
Di chúc của ông cũng bị sửa chữa thay đổi không đúng với nguyên bản. Bùi Tín và Vũ Kỳ là hai người đã can đảm nêu lên vấn đề phải đưa toàn bộ di chúc đó ra ánh sáng.
Về hoạt động của ông Hồ, lịch sử chính thức của đảng cũng như các nhà nghiên cứu tư đều thấy có những khoảng trống không biết trong thời gian đó ông làm gì ở đâu. Chẳng hạn từ 1914 đến 1917 được biết Quấc (Nguyễn Ái Quốc) sống ở Anh, nhưng có những năm nhà cầm quyền Anh cũng không tìm ra tông tích của ông ta. Rồi thời gian 6 năm ở Paris (từ 1917-1923) cũng có những năm không rõ ông ở đâu làm gì. Thời gian hơn một năm ở Nga (1923-1924), có người nói một cách hết sức sơ sài: Ông ở trường Công Nhân Đông Phương. Đặc biệt là một thời gian khá dài khi ông bỗng mất tích ở Hồng Kông, lúc ông bị cảnh sát Anh bỏ tù (1933). Có người nói ông được tình báo Anh mua, xếp đặt c
Trong cuốn hồi ký với bút hiệu Trần Dân Tiên ông cũng không đả động gì tới những thời gian này. Phải chăng đó là những lúc ông có những hoạt động cần giữ kín đối với bất cứ ai và giữ riêng cho ông cho đến khi mang theo vào “lăng”? Nhưng cho đến nay ai cũng biết chắc rằng ông đã là một trong những người sáng lập đảng Cộng Sản Pháp, được đảng này cử đi họp đại hội V của quốc tế 3 (ở miền Nam trước thường được gọi là Đệ Tam Quốc Tế, dịch từ “Komintern”) tại Liên Xô với tư cách đại diện cho các nước thuộc địa. Người ta cũng biết ông là cán bộ cao cấp của quốc tế 3, được Liên Xô cử làm phụ tá cho Borodin. Chức phụ tá này chỉ là cái vỏ bọc, cái bình phong che cái chức đại diện quốc tế 3 ở vùng Đông Nam Á, và cái nhiệm vụ giải quyết sự mâu thuẫn giữa 3 đảng Cộng Sản ở Đông Dương để thống nhất thành một đảng vào tháng 2 năm 1930. Cứ xem thế đủ biết vai trò của ông quan trọng, phức tạp, đa dạng. (8)
Trong cuốn hồi ký với bút hiệu Trần Dân Tiên ông cũng không đả động gì tới những thời gian này. Phải chăng đó là những lúc ông có những hoạt động cần giữ kín đối với bất cứ ai và giữ riêng cho ông cho đến khi mang theo vào “lăng”? Nhưng cho đến nay ai cũng biết chắc rằng ông đã là một trong những người sáng lập đảng Cộng Sản Pháp, được đảng này cử đi họp đại hội V của quốc tế 3 (ở miền Nam trước thường được gọi là Đệ Tam Quốc Tế, dịch từ “Komintern”) tại Liên Xô với tư cách đại diện cho các nước thuộc địa. Người ta cũng biết ông là cán bộ cao cấp của quốc tế 3, được Liên Xô cử làm phụ tá cho Borodin. Chức phụ tá này chỉ là cái vỏ bọc, cái bình phong che cái chức đại diện quốc tế 3 ở vùng Đông Nam Á, và cái nhiệm vụ giải quyết sự mâu thuẫn giữa 3 đảng Cộng Sản ở Đông Dương để thống nhất thành một đảng vào tháng 2 năm 1930. Cứ xem thế đủ biết vai trò của ông quan trọng, phức tạp, đa dạng. (8)
Về cuộc sống gia đình của ông Hồ, đảng chính thức cho biết “bác không màng đến hạnh phúc cá nhân để toàn tâm toàn trí lo việc nước”. Nhưng cho đến nay thì đã quá nhiều tài liệu chứng tỏ ông có nhiều đàn bà trong đời. Hoàng Văn Chí nói đến một phụ nữ Nga được coi như vợ hờ của ông Hồ, cũng như một người đàn bà Nga khác làm vợ hờ cho Nguyễn Khánh Toàn, khi cả hai họ Hồ và họ Nguyễn hoạt động ở Liên Xô. Chính ông Toàn cho Hoàng Văn Chí biết chuyện ông Hồ có vợ ở Nga. Đến khi sang Trung Quốc cùng với phái đoàn Borodin, rồi đại diện cho QT3 ở đây, ông Hồ cũng có một người vợ khác tên Tuyết Cần (?). Sử gia Trần Trọng Kim thì nói đến bà Đỗ Thị Lạc cũng đã cho ông Hồ một cô con gái. Người khác thì nói đến bà Vịnh, tức Nguyễn Thị Minh Khai sau này là vợ Lê Hồng Phong, cũng đã là vợ hờ của ông Hồ khi ở Liền Xô (khoảng giữa thập niên 30). Bùi Tín thì trưng dẫn sử gia Pháp Hemery, bảo ông Hồ cũng có ba người vợ hờ khác. Phải chăng đó là các cô Bierre ở Pháp, cô Tuyết Cần ở Trung Quốc, cô Vera Vasiliera ở Nga? Gần đây còn có dư luận cho rằng chủ tịch quốc hội Nồng Đức Mạnh cũng là con rơi của “bác”?
Nhưng đáng nói hơn cả là cô Xuân mà người ta bảo đã được họ Hồ sủng ái khi ông đã làm chủ tịch nước, và có với ông một người con tên là Nguyễn Tất Trung, như đã nói đến trong chương 5. Cô Xuân đã bị Trần Quốc Hoàn hãm hại mà ông Hồ không hề cứu, coi như chẳng có tình nghĩa gì. (Xin coi phụ lục)
Đối với những người đầu gối tay ấp của ông, ông chỉ coi như người dưng nước lã, cũng không đáng lấy làm lạ bằng việc chị ruột ông là bà Nguyễn Thị Thanh, và người anh là Nguyễn Sinh Khiêm cũng bị ông xử tệ không kém. Vì vậy mà Nguyễn Chí Thiện đã có bài thơ về chuyện này: “…Không yêu người thân, Bác làm sao yêu được nhân dân… (chương 13, trang 269-270). Nhưng cũng có người như Chính Đạo bào chữa cho ông Hồ: “Sự lạnh nhạt này chỉ là chuyện thường tình của người làm cách mạng.” (Hồ Chí Minh, Con Người, Huyền Thoại, Văn Hóa, 1991, trang 55) Không biết Chính Đạo hiểu cách mạng đây là cách mạng gì? Chắc chỉ có thứ cách mạng phi nhân như cách mạng vô sản của Mác-Lê “khổng lồ” mới “không tim”, vô tình đến thế.
Về nơi sinh của ông Hồ, thì chính ông ta ban đầu khai mình quê Hà Tĩnh (xem chương 1, HVC). Nhưng rồi đảng chính thức ghi nhận là Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chỉ nhìn thoáng qua ta cũng thấy thân thế ông Hồ mang đầy bí ẩn, không minh bạch, không đàng hoàng. Điều quan trọng hơn cả là số bí danh của ông. Sao lại nhiều đến thế? Nguyên những cái mà cán bộ đảng đếm được đã lên tới 76 tên.
Những ai đã từng đọc tiểu thuyết trinh thám, gián điệp, hay những truyện nói về hoạt động của các tổ chức bí mật, thì không lấy làm lạ, mặc dầu cũng hơi choáng váng vì con số quá lớn. Người ta bảo ông Hồ đã từng là điệp viên của KGB, của phòng nhì Pháp, của mật vụ Anh, của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và cả của OSS, tiền thân của CIA Mỹ (với bí danh Lucius). Phải chăng vì vậy mà số bí danh mới quá nhiều đến thế?
Trước hết hãy nói đến việc Hồ gia nhập đảng xã hội Pháp rồi theo Quốc Tế 3, đứng hẳn về phía Cachin, và Jean Longuet (cháu ngoại của Mác), rồi trở thành một trong những người sáng lập đảng Cộng Sản Pháp vào đầu năm 1921. Nhờ cái mác này ông Hồ được cử sang Nga và được đào tạo thành cán bộ của đệ tam quốc tế tại trường “Công Nhân Đông Phương.” Trong cuốn tự truyện của ông, ký tên Trần Dân Tiên, ông tránh không nói ông làm gì, học gì trong thời gian này. Nhưng cũng trong cuốn tự truyện này ông nhiều lần nói đến việc ông đột nhiên biệt tích, và nhiều lần nói đến “bí mật” (9) Cũng trong cuốn tự truyện này ông Hồ khoe đã thay đổi tên cả trăm lần, và thay đổi nghề 12 lần (trang 111). Điều này xác nhận con số 76 tên khác nhau mà cán bộ Hồng Hà của ông nêu ra còn chưa đủ.
Thay đổi tên và bí danh nhiều lần chứng tỏ thực sự “bác” đã nhiều lần di chuyển bí mật từ nơi này sang nơi khác, từ tổ chức bí mật này bỏ sang tổ chức bí mật khác. Đó là những hội kín, đảng bí mật, hệ thống tình báo, gián điệp quốc tế. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường bảo nó giống hệt tổ chức Mafia. (Xin xem chương 17). Nó mô phỏng theo lối tổ chức của các liên đoàn Cộng Sản, đệ nhất Quốc tế thời Mác, Ăng-ghen, các tổ chức đệ tam quốc tế và các đảng Cộng Sản, đảng công nhân v.v… sau Mác. Nghĩa là đừng cho người ngoài biết mình là ai làm gì. Tất cả các đảng Cộng Sản trên thế giới, nhất là tại những nước mà họ chưa nắm được chính quyền, đều được tổ chức một cách tuyệt đối bí mật như vậy. Cho nên mới có từ “bí danh”. Về sau này rất nhiều đảng phái chính trị (chống Cộng) tại các nước xhcn cũng bắt chước tổ chức bí mật như vậy để dễ bề hoạt động. Nhưng chẳng có đảng nào có đuợc lối tổ chức hoàn hảo và kỷ luật sắt như các đảng Cộng Sản. Để nói về tổ chức của các đảng Cộng Sản, nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa Dân Quốc đã dùng hai chữ “Bí Danh” để đặt tên cho cuốn sách thời danh của ông. (10)
Khi đã biết ông Hồ là loại cán bộ tình báo của KGB, hay là gián điệp quốc tế, nói rõ hơn là của Quốc Tế 3 chính ông Hồ trong lời kêu gọi đọc năm 1930, nhân thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, đã nói rõ ông nhân danh Quốc Tế 3 để giải quyết vấn đề cách mạng địa phương (11) thì không nên lấy làm lạ sao ông ta lại có biệt tài đóng kịch như Hoàng Văn Chí đã viết ở chương 1, hay như Vũ Thư Hiên đã nói về chuyện ông Hồ khóc ở nghĩa trang Père La Chaise, Paris hồi 1946 (chương 5). (12) Và do đó cũng đừng lấy làm lạ là nhiều người vẫn nghĩ ông là người yêu nước, thương dân. Ngay đến tiến sĩ Bernard Fall, nhà báo, sử gia và là học giả uyên thâm về Việt Nam, không đến nỗi thân Cộng, mà cũng cho rằng ông Hồ là một người quốc gia hơn là người Cộng Sản, mặc dầu ông nghĩ ông Hồ phải khó khăn lắm mới dung hòa được cả hai xu hướng trong ông. (13)
Có thể giải thích thêm như thế này:
Những ai đã học về tình báo, như sĩ quan an ninh hoặc phòng nhì…ngày trước, hoặc ít ra cũng đã từng đọc các truyện gián điệp, như của Lancaster Fleming với James Bond, 007, hay của Z28 Bùi Anh Tuấn với Văn Bình v.v… thì ắt biết là một điệp viên hay cán bộ tình báo, ngoài bí danh ra, luôn luôn phải có một cái vỏ bọc cho thật kín thật an toàn và phải sống cái vỏ bọc đó một cách thật đúng, nghĩa là y như thật vậy. Lấy ví dụ anh là điệp viên của Anh hay của Nga, nhưng anh không được để cho người ngoài biết anh là điệp viên. Anh phải sống chẳng hạn như một nhà buôn. Vậy thì từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, thái độ, tập quán v.v… anh phải sống giống hệt như nhà buôn, chẳng hạn.
Cuộc sống của một gián điệp là một màn kịch không bao giờ mãn. Ông Hồ cũng phải luôn luôn đóng kịch vì ông đã trót nằm trong tổ chức đảng bí mật và là cán bộ bí mật của Quốc Tế 3. Vai trò ông đóng trong vở kịch là “Ái Quốc”, người yêu nước, cụ thể là người Việt Nam yêu nước Việt Nam. Ông đã đóng tuyệt hay. Ngay cái tên đã đạt rồi.
Những liên hệ của ông với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và nhất là hai nhà cách mạng tiền bối Phan Chu Trinh khi ở Pháp và Phan Bội Châu khi ở Trung Quốc, tạo nên chung quanh ông một bầu không khí ái quốc. Những bài báo ông viết trên tờ Le Paria (Người Cùng Khổ) khi sống ở Pháp, hay bài ông phát biểu tại các đại hội III và V của Quốc Tế 3 …cũng làm cho người đọc, người nghe tin ở lòng yêu nước của ông. Trong những bài phát biểu hay tuyên ngôn, diễn từ, hiệu triệu quốc dân sau này ông luôn luôn dùng những từ ngữ thuần túy quốc gia, tránh nhắc đến các giáo điều Mác-xít. Lấy ví dụ ngay bản tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, ông còn mở đầu bằng những lời trích nguyên văn từ bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, rồi nhắc đến bản tuyên ngôn cách mạng Pháp năm 1791 (2 năm sau cuộc CM 1789) vân vân… khiến người ta cho ông là người có xu hướng dân chủ tư sản chứ không phải Cộng Sản.
Khi vào đảng Cộng Sản Pháp, ông đã thành người vô thần, trong nhiều bài báo ông đã đả kích đạo công giáo. Vậy mà khi gặp giám mục Lê Hữu Từ ông lại ngỏ ý muốn được rửa tội! Ngày 2-9-1945 được ông chọn để tuyên bố độc lập, có người bảo vì đó là ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo VN!
Ông vâng lệnh Stalin và Mao trạch Đông tiến hành CCRĐ, giết oan hàng chục vạn người. Trách nhiệm là ông, xướng xuất cũng là ông. Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt chỉ là tay sai thừa hành lệnh của bộ chính trị đảng mà ông là chủ tịch đảng. Nhưng khi thấy nhân dân phẫn uất muốn nổi loạn (14), ngày 18-8-1956 ông đã lên đài xin lỗi nhân dân, rồi cách chức những chân tay phạm lỗi. Đó chỉ là màn kịch đóng khéo. Khéo đến nỗi lúc ấy Vũ Đình Huỳnh đã mủi lòng, tha thứ cho ông (xem chương 5). Đóng khéo đến nỗi sau này Bùi Tín vẫn còn nghĩ ông không có tội. Tội là mấy anh Tầu! Đóng khéo đến nỗi Bernard Fall, một học giả uyên thâm của Pháp cũng nhìn nhận ông thực lòng hối hận (HCM on Revulution trang xi)!
Chủ tâm của ông là nhắm đem áp dụng cho xã hội Việt Nam thuyết Mác-xít, đường lối đấu tranh giai cấp của Mác, áp dụng chế độ hợp tác hóa cuả Liên Xô với những Kolkhoz, Agovilles, và của Trung Quốc với công xã nhân dân, những tổ chức được quân sự hóa, y hệt một trại lính khổng lồ. Vì vậy, chính ông đã biết trước sẽ phải đổ máu nhiều mà ông vẫn tiến hành. Ông cũng biết thế nào cũng sẽ phải sửa sai. Cố vấn Trung Cộng còn nói trước cho biết khúc tre sẽ phải uốn đi uốn lại, và không tránh khỏi có lúc nó bật ngược lại. Nhưng biết vậy mà vẫn làm. Như vậy thì đã rõ: xin lỗi, cất chức… cũng chỉ là những màn kịch.
Ông là cán bộ cao cấp của Quốc Tế 3. Ông đã nhân danh tổ chức này khai sinh ra đảng Cộng Sản Đông Dương rồi làm chủ tịch đảng, sống chết với đảng. Nhưng khi cần ông lại cho giải tán đảng Cộng Sản (tháng 11,1945), thay nó bằng hội Nghiên Cứu Mác-xít. Đến sau khi khá vững ông lại cho nó biến thành đảng Lao Động (1951). Chỉ khi toàn thắng, cái đảng Cộng Sản trước kia, sau khi biến hóa một thời gian, lại hóa thân trở lại nguyên hình đảng Cộng Sản (1975). Tất cả những việc đó chẳng phải là những màn kịch, diễn rất hay đó sao? Hậu sinh khả úy. Ông đáng là bậc thầy của Machiavelli.
Đến đây xin mở một dấu ngoặc để nói về cái tài đóng kịch của ông đã làm cho nhiều người, trong số đó đáng nói nhất là Lacouture, nhất định cho rằng ông Hồ là người quốc gia, tranh đấu vì nền độc lập của Việt Nam. Lacouture đã viện dẫn bài phát biểu của ông Hồ trong đại hội V của quốc tế 3 (tháng 7 năm 1924) mà ông Hồ là người Á châu duy nhất được tham dự với tư cách đại biểu của đảng Cộng Sản Pháp. Lacouture nói rằng ông Hồ đã kéo chú ý của đại hội đến vấn đề thuộc địa và nhu cầu giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong khi đa số đại biểu chỉ chú trọng đến vấn đề cách mạng vô sản. Nếu đọc kỹ bài phát biểu này thì thấy ông Hồ đã dựa vào uy thế, tên tuổi và ý kiến (đúng ra là chỉ thị, huấn lệnh) của Lê-nin và cả Stalin để làm việc đó chứ chẳng phải hoàn toàn là ý kiến riêng của cá nhân ông. Và chắc chắn ông đã phát biểu theo lệnh của Manuilsky, người chọn lựa, tổ chức xếp đạt, chỉ thị cho đảng Cộng Sản Pháp phải cử ông sang Liên Xô phó hội.
Lacouture đã không được nghe lời ông Hồ huấn thị cho các đảng viên của ông về mục tiêu cuối cùng phải là chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa quốc tế, chứ không thể là chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc. Hãy chỉ nêu một thí dụ: Ngày 14-5-1966 tại lớp huấn luyện đảng viên của thành ủy Hà-nội, ông Hồ đã khẳng định: “Chủ nghĩa Cộng Sản là mục đích cuối cùng của đảng ta.”
Cho dù ông Hồ có tỏ ra yêu nước hơn yêu xhcn chăng nữa, thì ông ta cũng đã chọn con đường xhcn như là con đường độc nhất để tranh thủ độc lập. Nhưng há ông lại chẳng biết ông phải tuân theo kỷ luật của QT3 và sau này là Điện Cẩm Linh khi ông đã dấn thân vào con đường đó? Vả chăng người ta cũng có thể hiểu thái độ đó chẳng qua cũng chỉ là một màn kịch của ông ta mà thôi. Bằng không thì cũng là đi đúng theo chiến lược, sách lược của Mác là cách mạng trong nước trước rồi cách mạng toàn thế giới sau. Nói cách khác, mục tiêu chiến lược luôn vẫn là xích hóa toàn cầu, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền trên khắp thế giới. Như Krutshchev, tương đối ôn hòa nhất trong các lãnh tụ Cộng Sản cho tới lúc đó mà còn không úp mở: “Đời vắn lắm. Tôi ước mong sống đến ngày được thấy lá cờ đỏ bay phấp phới trên khắp thế giới”.
Nhưng mục tiêu sách lược phải là giải phóng các dân tộc khỏi áp bức của thực dân, đế quốc, phong kiến…Tóm lại hẵng cứ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân trong nước để dành chính quyền trong nước trước. Khi có chính quyền rồi sẽ “hợp tác hóa”, vô sản hóa để tiến lên xhcn, trong nước trước, rồi trên toàn thế giới sau.
Khóc và hôn là hai sở trường của ông Hồ, như Hoàng Văn Chí nhận xét, và cũng chính là hai điều khiến người ta tưởng ông có nhiều tình cảm, có lòng thương người. Nếu thiếu lòng thương người thì làm sao yêu nước thương dân được, chỉ có yêu quyền lực thôi. Vì vậy muốn chứng tỏ mình yêu nước phải tỏ vẻ yêu trẻ con, có “lòng nhân ái” như Trần Độ và cả Bùi Tín, Vũ Thư Hiên vẫn còn nghĩ là ông không thiếu.
Lại xin mở một dấu ngoặc. Nơi cuối chương 14, chúng tôi có viết: “Hy vọng sau này vào một dịp nào đó sẽ được nghe Bùi Tín nói rõ hơn cảm tình của ông đối với ông Hồ còn ở mức độ nào”. Thì vừa đây thấy trên tờ tuần san Time 23-30, 8, 1999 (ấn bản Á châu) lời ông bào chữa cho HCM. Bùi Tín bảo ông Hồ đã cố tránh chiến tranh. Lỗi là do tướng Charles De Gaulle của Pháp, tổng thống Harry S. Truman của Mỹ và nói chung “chính sách của các nước dân chủ Tây Phương đã đẩy ông Hồ và nhân dân VN vào quỹ đạo của Liên Xô và Trung Quốc.”
Thực ra Tây Phương đã chỉ thay đổi thái độ và chính sách đối với ông Hồ và đồng đảng của ông, sau khi điều tra kỹ lại và được biết rõ ông Hồ đã ở trong quỹ đạo Liên Xô từ khi trở thành con rối của Manouilsky (đầu thập niên 20), và nhất là mặt trận Việt Minh lúc ấy (1945) đã hoàn toàn bị ông và đồng đảng điều khiển. Và Truman, nhất là Eisenhower không lầm như Franklin D. Roosevelt bị Stalin lừa ở Yalta (trong hội nghị tam cường Anh Mỹ Nga, với sự tham dự của Roosevelt, Churchill và Stalin, từ ngày 4 đến 11, tháng 2 năm 1945, hai tháng trước khi tổng thống Franklin D. Roosevelt qua đời. Trong hội nghị này Stalin đã cam kết là Balan sẽ được tự do bầu cử để chọn chính thể cho mình, nhưng cuối cùng Liên Xô đã đưa đảng Cộng Sản lên nắm trọn quyền không có bầu cử gì cả. Các nước Đông Âu khác cũng bị thôn tính bằng cách đó).
Chính sách Mỹ thay đổi vì hiểm họa Cộng Sản lúc ấy đã hiện rõ, tương tự như hiểm họa Hitler truớc đó một thập kỷ. Không phải vì Mỹ đổi ý, muốn thôn tính các nước nhỏ như VN làm thuộc địa, hay muốn giúp Pháp tái chiếm VN đâu.
Đáng lẽ ngày nay Bùi Tín phải thấy hiểm họa Cộng Sản đối với thế giới lúc ấy đáng sợ hơn Đức Quốc Xã. Vì ông cũng đã biết trong 50 năm cầm quyền, ở Liên Xô đã có 60 triệu người bị giết bằng cách này hay cách khác, và trên khắp thế giới, chưa kể V.N cho đến nay người ta đã tính sổ, tổng cộng có 146 triệu người bị giết (theo tài liệu của ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch “Captive Nations Committee” trưng dẫn trong lời phát biểu nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại New York ngày 13-12-1998 vừa qua.)
Vậy thì chính quyền Eisenhower hay Truman trước đó thay đổi thái độ đối với ông Hồ và những người theo ông là đúng, và cần thiết. Nếu không thì ngay năm 1956 cả nước V.N. đã bị cảnh đấu tố y như miền Bắc, và rồi cả nước trở thành một trại lính khổng lồ như các công xã nhân dân ở Trung Quốc, hay các Kolkhoz ở Liên Xô. Không thể bảo nếu ông Hồ còn sống thì ngày nay, sau chiến thắng mùa Xuân 1975, tình hình đã khác được. Cái quan trọng là tính chất phi nhân, chuyên quyền độc đoán, phát xuất từ bản tuyên ngôn Cộng Sản của Mác chứ không phải tính nhân từ, thích hôn và khóc, hay “lòng yêu nước” hơn yêu xhcn của ông Hồ.
Giả sử ông Hồ có yêu nước thực chăng nữa, nhưng một khi đã ở trong guồng máy của một đảng quốc tế, lại bị bao vây bởi một lô đảng viên đã bị nhồi nhét chủ thuyết vô thần, phi nhân, phi dân tộc, luôn luôn bị kỷ luật đảng kìm giữ, thì thử hỏi ông ta làm sao thể hiện được lòng yêu nước, trừ phi ông nói toáng lên là ông phản đối, từ bỏ đảng để rồi bị trừng trị, thủ tiêu?
Khi bào chữa cho ông Hồ trong bài báo nói trên, Bùi Tín đã tỏ ra mâu thuẫn với những gì ông viết nơi trang 105, cuốn Mặt Thật. Trong đó ông lên án người lái cỗ máy nghiền (ý nói xhcn của Mác) một cách rất đích đáng. Ông thừa biết ông Hồ không chỉ là người lái cỗ máy nghiền, mà còn là người nhập cảng nó vào nước ta để gây tai họa. Xin đóng ngoặc đơn.
Tuy nhiên đóng kịch cũng tương tự như mang mặt nạ. Mà mặt nạ thì không khéo giữ, đôi lúc nó cũng bị rơi cái rụp. Cái mặt nạ của ông Hồ đã rơi nhiều lần khi ông lấy bút hiệu Trần Dân Tiên để viết tiểu sử của chính mình. Kiều Phong (trong cuốn “Chân Dung Bác Hồ”, nxb Bất Khuất, 1989) đã chỉ cho độc giả thấy mặt nạ của Trần Dân Tiên và mặt nạ của HCM đã rớt ở những chỗ nào trong cuốn hồi ký mang tên “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch HCM”. Rớt nhiều lần lắm. Kể ra tác giả Kiều Phong hơi khắt khe đối với Trần Dân Tiên. Nhưng ông đã làm cho người đọc lắm lúc cười bể bụng.
Cái vỏ bọc của ông Hồ là người yêu nước. Ông ta phải sống như người yêu nước, thương dân. Khi người Nga, hay nói chung Quốc Tế 3 muốn ông đóng vai người yêu nước, thì họ phải xem ông có hợp cho cái vai trò đó không, nghĩa là ông có chút gì làm cho người ta tin ông yêu nước không. Cũng như khi người đạo diễn chọn một người để sắm một vai nào đó trong vở kịch họ thường chọn người giống cái vai đó. Ví dụ đóng vai vua phải có nét uy nghiêm, đường bệ, đóng vai gái điếm phải có cặp mắt lẳng lơ, thân hình khêu gợi. Vậy muốn dựng vai người yêu nước ban lãnh đạo Quốc Tế 3 cũng phải tìm người có vẻ yêu nước, hay có chút lòng yêu nước thực càng tốt. Và ông Hồ có thể là có một chút cái đó thực. Cho nên vai trò ông đóng nó mới đạt đến nỗi nhiều người như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Trần Độ và cả Dương Thu Hương nữa… và có lẽ rất nhiều người khác, kể cả một số nào đó trong nhân dân Việt Nam, cho đến nay vẫn nghĩ ông Hồ là người yêu nước thực sự. Nói đâu xa ngay ông Hồ Sĩ Khuê từng lánh nạn Cộng Sản sang định cư ở Mỹ này, và là người đã từng theo ông Ngô Đình Diệm hăng say chống Cộng trong một thtời gian cũng quả quyết nói ông Hồ là người yêu nước, “nói khác đi là không vô tư” (15). Nhất là nếu đọc lịch sử Việt Nam cận đại do các cây viết quốc tế nổi tiếng như Jean Lacouture, Bernard F.Fall của Pháp, Stanley Karnow của Mỹ, Buttinger của Úc v.v…, người ta càng tin rằng Hồ Chí Minh đích thực là nhà ái quốc (16).
Đồng bào VN tị nạn Cộng Sản trên khắp thế giới đầu năm 1990 đã rất bất mãn khi tổ chức UNESCO (Giáo Dục Khoa Học Văn Hóa) của Liên Hiệp Quốc dự tính làm lễ kỷ niệm một cách long trọng ngày sinh thứ 100 của ông Hồ. Điều đó chứng tỏ “thế giới” công khai tuyên dương ông Hồ chẳng những như một nhà văn hóa lớn thế giới mà còn gián tiếp như một nhà ái quốc VN. Cũng may là một số người Việt Quốc gia sáng suốt và có khả năng, với sự hợp tác của nhiều nhà văn, nhà báo Pháp từng biết rõ về ông Hồ như Olivier Todd, Michel Tauriac… đã can thiệp, vận động kịp thời để tổ chức UNESCO hủy bỏ chương trình tuyên dương ông Hồ được dự tính vào ngày 19-5-1990. (17)
Nhưng mặc dù có nhiều người ngưỡng mộ, tôn vinh, sùng bái ông Hồ, vẫn có nhiều người nguyền rủa ông, gán cho ông những cái tên, những tính từ xấu xa nhất. Không phải chỉ có Xuân Vũ gọi “cái ấy” là ông cụ. (18) Những đảng viên cùng học với Hoàng Hữu Quýnh một trường cũng viết tầm bậy trong cầu xí để chửi ông Hồ. Vũ Thư Hiên trưng dẫn lời một đảng viên gọi ông Hồ là “vua quỷ, quỷ vương.” Nguyễn Chí Thiện cũng hơn một lần gọi ông là quỷ vương, là Hồ Ly. Còn Hoàng Hữu Quýnh thì “sợ bác như sợ ma… tôi lạnh toát mồ hôi…” Khi một người bị người ta sợ như sợ ma, sợ quỷ, thì hết chỗ nói.
Đó là chưa nói đến một tác giả nào đó núp dưới bút hiệu Hoàng Quốc Kỳ đã gọi ông Hồ là “Ma Đầu Hồ Chí Minh” để dùng làm nhan đề cho cuốn sách 200 trang của ông, kể tội của Hồ Chí Minh và những mánh lới lừa bịp bị phơi trần. Từ chiếc va ly bằng mây của ông Hồ, trong có cuốn sổ tay và chiếc giầy đàn bà, cho đến việc xây “lăng bác” ở công trường Ba Đình. Cuốn sách đầy những sự việc cụ thể có tính thuyết phục khá cao. Trong tác phẩm này, Hoàng Quốc Kỳ chẳng những gọi Hồ Chí Minh là tên ma đầu mà còn nhiều chỗ gọi là “Thằng lưu manh râu”, “Con quỷ sa tăng vô đạo” vân vân và vân vân…
Tiếc rằng “Mặt Trận Quốc Dân” của cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách khi xuất bản nó năm 1995 đã không giới thiệu cho biết Hoàng Quốc Kỳ đích thực là ai. Vì vậy mà giá trị khả tín bị sút giảm đi nhiều. Nhưng người đọc cũng có thể đoán tác giả phải là người đã từng có dịp gần ông Hồ hay một số ủy viên bộ chính trị cộng đảng ít là trong một thời gian nào đó, mới có thể kể ra vanh vách những điều mà cho đến nay qua các tác phẩm của 18 người đứng đầu chương trong soạn phẩm này chúng ta mới biết.
Dương Thu Hương không hề dám đá động đến đích danh ông Hồ hay các nhà lảnh đạo cao nhất trong đảng . Nhưng cứ nghe “chàng lãng tử” trong “Những Thiên Đường Mù” đả kích cái đạo đức giả và cái tài đóng kịck của một tay phó giám đốc kia thì cu~ng có thể hiểu tác giả muốn nhắm vào ai . (SĐD trang 224-226; xem chương 8 soạn phẩm này).
Tóm lại ông Hồ ban đầu không đến nỗi tệ lắm. Ít nhất là bề ngoài ông có vẻ đáng mến. Nhiều nhà trí thức, nhiều thanh niên yêu nước đi theo ông một phần vì mến phục. Trong cái chính phủ đầu tiên của ông người ta thấy hiện diện hầu hết là những nhà trí thức xuất thân từ thành phần tư sản, lại thuộc nhiều đảng phái khác nhau, có vẻ đoàn kết. Trong các lời tuyên bố của ông trước quốc dân và ra thế giới người ta thấy đầy tính nhân đạo. Vậy mà cho đến nay, nhìn lại cuộc chiến đẫm máu trong ba thập kỷ, biết bao người thù ghét ông, ít nhất cũng ghê tởm ông.
Tóm lại ông Hồ ban đầu không đến nỗi tệ lắm. Ít nhất là bề ngoài ông có vẻ đáng mến. Nhiều nhà trí thức, nhiều thanh niên yêu nước đi theo ông một phần vì mến phục. Trong cái chính phủ đầu tiên của ông người ta thấy hiện diện hầu hết là những nhà trí thức xuất thân từ thành phần tư sản, lại thuộc nhiều đảng phái khác nhau, có vẻ đoàn kết. Trong các lời tuyên bố của ông trước quốc dân và ra thế giới người ta thấy đầy tính nhân đạo. Vậy mà cho đến nay, nhìn lại cuộc chiến đẫm máu trong ba thập kỷ, biết bao người thù ghét ông, ít nhất cũng ghê tởm ông.
Tại sao vậy? Cái gì đã biến đổi con người ông đến thế?
Theo tôi nguyên nhân chính là cái “tà thuyết Mác Lê”, một thứ mê hồn tán, một thứ cường toan (át-xít), một thứ độc dược cực mạnh, một thứ siêu vi khuẩn “liệt kháng” bất trị. Ai bị trúng nặng thứ “thuyết phi nhân” này (như ông Hồ) thì hóa thành thân tàn ma dại, mất hết tính người, biến thành một thứ “quỷ nhập tràng”.
Muốn chứng minh điều đó một cách khoa học, phải xét lại toàn bộ chủ thuyết Mác-xít và lịch sử đệ tam quốc tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ chương này, chúng tôi xin được miễn đi vào chi tiết học thuyết của Mác-Ăng-ghen và phê bình những cái sai cái thiếu cái lệch lạc của nó. Vì cho đến nay đã quá nhiều tác giả phân tích phê bình cặn kẽ rồi. Nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã thì ít ai còn dám nói tới cái hay cái đẹp của nó. Mặc dầu tượng của Mác ở Bá Linh đã không bị kéo sập như tượng Lê-nin ở nhiều nơi trên thế giới Cộng Sản, và ngay tại vùng Tây Đức vẫn còn một con đường mang tên Karl Marx.
Những người theo Mác từ trước tới nay vẫn ca tụng chủ nghĩa xhcn của Mác là khoa học: “chủ nghĩa xã hội khoa học”. 6 từ này thường đi kèm với nhau. Nhiều người khác còn ca tụng Mác là triết gia lớn. Nhưng thực ra phần đông những người phê bình Mác không chịu nhận ông là triết gia. Chỉ coi ông như một nhà kinh tế, nhà xã hội học, và nhất là một nhà cách mạng. Vì thực ra phép biện chứng duy vật không phải hoàn toàn là phát kiến của Mác, mà là tổng hợp hai thuyết đã có trước là phép biện chứng của Hégel, và thuyết duy vật của Feurbach. Hégel có triade (định thức tam cấp): thèse, antithèse, synthèse (chính đề, phản đề, tổng đề);, thì Mác biến chế thành: affirmation, négation, négation de la négation (quyết thể, hủy thể, hủy thể của hủy thể; hay khẳng định, phủ định, phủ định của phủ định). Feurbach định nghĩa con người: “l’homme est ce qu’il mange” (người ăn cái gì thì là cái đó). Nguồn gốc con người là vật chất, không có Thượng Đế, Thần, Chúa nào tạo dựng nên. Mác cũng chối bỏ Thượng Đế. Tôn giáo là sợi giây nối kết con người với cõi linh thiêng, với Thượng Đế bị Mác cắt bỏ. Ông còn coi nó là thuốc phiện làm mê hoặc lòng người.
8. Chúng tôi lại xin phép dài dòng về điểm tôn giáo này. Trước hết chúng tôi không dám thuyết phục các người vô thần. Vì niềm tin là cái gì không nói bằng lý luận được. Arthur Koestler đã viết: “Đức Tin không có được bằng lý luận”. Chúng tôi chỉ xin trình bày với những người đã có một niềm tin ở Trời, Phật, ở một Đấng Thiêng Liêng, một Cõi Thiêng Liêng… Và vì tôi nghĩ đa số nhân dân Việt Nam đều có một niềm tin tôn giáo nào đó, kể cả một số đông cán bộ Cộng Sản, mặc dù đã được nhồi sọ lâu năm bằng thuyết duy vật vô thần, vô tôn giáo của Mác (19). Và chúng tôi cũng chỉ đặt nặng việc phê bình chủ nghĩa Mác ở điểm này, là điểm từ trước tới nay ít người đề cập hơn. Còn những vấn đề duy vật lịch sự, giá trị lao động, giá trị thặng dư, lợi nhuận, bạo lực, giai cấp đấu tranh, chuyên chính vô sản, thì từ trước tới nay đã có nhiều người phản bác rồi. Hà Sĩ Phu (chương 4) cũng đã đập thẳng vào cái hòn đá tảng của thuyết Mác-xít, mặc dầu không đi vào những chi tiết về khoa học và thống kê kinh tế, xã hội. Lê Hồng Hà cũng nêu lên 15 điểm sai của học thuyết Mác (20).
Công trình nghiên cứu của Mác và Engels đúng là đồ sộ và có hấp lực rất lớn vì nó đả động đến nhiều vấn đề có vẻ mới lạ trong các lãnh vực kinh te,á xã hội, lịch sử, triết học thời ấy, chiếm hàng ngàn trang sách. Nó hứa hẹn thiên đàng trần gian. Đẹp thực. Hấp dẫn thật. Đồ sộ thật. Nhưng sai. Mà đã sai thì không còn giá trị khoa học nữa.
Tai hại là chủ nghĩa Mác còn là một chủ nghĩa phi nhân, vì nó chối bỏ tôn giáo là sợi giây thiêng liêng nối kết con người với cõi siêu nhiên, là cõi nâng con người lên đúng vị trí của con người, linh ư vạn vật, có quyền thông đồng với Cái Vô Cùng, cái Tuyệt Đối, cái Toàn Hảo, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Xu hướng hướng thượng của con người được biểu hiện trong niềm tin tôn giáo, giống hình ảnh người mù luôn hướng cặp mắt nhìn lên Chúa như Byron đã nhận xét và diễn tả trong thơ của ông.
Nhìn lại lịch sử nhân loại và nhìn vào hiện tình sinh hoạt tôn giáo hiện nay trên thế giới. Có thời đại nào không có một hình thức tôn giáo nào không? Hoặc dưới hình thức này hay hình thức khác con người cổ xưa đã “cầu xin, cầu nguyện”. “Lạy Trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.” Thờ ông Táo, thờ Hà Bá, hay thờ Bò vàng, thờ thần Sấm… rồi thờ Tổ Tiên, thờ Phật, thờ Thượng Đế… Hình thức tôn giáo đã đi từ chỗ thô sơ, đôi lúc lạc vào những khúc quanh phủ mây mù “mê tín” tùy theo thời theo cảnh ngộ, để dần dần, với đà tiến hóa của nhân loại hướng tới một đấng Tối Cao tạo dựng nên vũ trụ vạn vật, là Nguyên Căn mọi sự và là Cứu Cánh của mọi loài…
Chẳng thời nào con người không có một hình thức tôn giáo nào đó, dù cho thô sơ hay mang màu sắc dị đoan. Đó là vì bản năng linh thiêng của con người tìm về với nguồn gốc của mình. Trên thế gian này hiện nay, trong thời đại cực thịnh của khoa học thực nghiệm, với khoa tin học, điện toán tân kỳ, chẳng có nước nào thiếu vắng tôn giáo.
Nước văn minh nhất như Hoa Kỳ thì tôn giáo càng phát triển mạnh hơn. Cách đây 4 năm viện thăm dò Gallup đã công bố kết quả cuộc thăm dò theo tạp chí Life cho biết: 95 % dân Mỹ cầu nguyện hàng ngày. (Life, tháng 3, 1995.) Năm 1987 cũng Gallup cho biết 94% dân Mỹ tin Chúa. (21) Ở phương Đông, ta thường nghe nói đến Tam Tài: Thiên Địa Nhân. Xin tạm xếp lại thành Thiên-Nhân-Địa. Con người ở giữa Trời và Đất. Trời đây không phải là bầu trời xanh xanh ban ngày có mặt trời và ban đêm “lấp lánh muôn vì sao, với chị Hằng đỏm dáng lấp ló sau làn mây.” Mà là Chúa Trời, Ông Trời, là cõi Nát Bàn, là Thiên Đàng, là cõi Thiêng Liêng, cõi Siêu Nhiên…, là Thiên Nhiên. Muốn gọi là gì cũng được nhưng phải hiểu đó là cõi vô hình, cao cả vượt lên trên mọi thứ vật chất trước mắt, nhưng là cõi có thật, thật đến nỗi con người nếu có chút “tâm” ắt phải cảm được. Trong con người có cái phần linh thiêng đó, do Ông Trời ban cho. Chỉ có con người có. Khắp trái đất không có loài thụ tạo nào có cái cõi linh thiêng đó. Chính nhờ cái phần thiêng liêng đó mà con người tiếp cận được Cõi Thiêng Liêng, Đấng Thiêng Liêng.
Tôn giáo chính là sợi giây nối kết con người với cõi Siêu Nhiên. Nguồn gốc từ ngữ (religion do động từ latinh “religere”, có nghĩa là nối lại) đã nói lên điều đó. Tôn giáo cũng còn được gọi là Đạo (Đạo Phật, Đạo Ông Bà, Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành….). Đạo cũng còn có nghĩa là con đường. Con Đường dẫn tới Thượng Đế là Nguồn Gốc và Cứu Cánh (Alpha và Omega) của con ngừời.
Thượng Đế khi tạo dựng nên con người đã ban cho con người lý trí biết lẽ phải trái, lương tâm biết điều lành điều dữ, nhất là đã ban cho con người Tự Do. Tự Do tuyệt đối đến độ con người có toàn quyền muốn chấp nhận hay chối bỏ Thượng Đế. Vì thế Marx, Engels, Feuerbach hay Nietzsche, hay Lê-nin… Hồ Chí Minh có toàn quyền chối bỏ Thượng Đế, có toàn quyền cắt bỏ sợi giây nối kết con người với Trời Cao để con người rớt xuống bùn đất, trở thành giòi bọ. Tự do là quyền của con người. Người nào muốn vô thần, vô tôn giáo, cũng được. Thượng Đế không ngăn cấm. Và khi Thượng Đế đã không ngăn cấm thì con người cũng chẳng nên ngăn cấm. Nhưng khi ai đó chủ trương cắt bỏ tôn giáo trong xã hội loài người, thì con người phải rớt xuống bùn đất. Đó là luật tự nhiên. Hấp lực của trái đất, của vật chất.
Nếu Mác chỉ vô thần một mình ông như một vài nhà khoa học hiện nay chẳng tin gì ở Thượng Đế, thì điều đó cũng chỉ thiệt một mình ông. Nhưng tiếc rằng Mác và môn đồ của ông đã đặt nó thành một thuyết, truyền bá cái tà thuyết đó cho loài người. Cho nên ông đã đưa nhân loại đến bên bờ vực thẳm. Suýt nữa cả một nền văn minh huy hoàng của thế giới trong phút chốc bị hủy diệt.
Nietzsche, kém Mác 26 tuổi, đã bạo phổi tuyên bố Thượng Đế đã chết. Rồi chủ trương thuyết siêu nhân, gợi hứng cho tên đồ tể Hitler và đồng đảng lấy thuyết siêu chủng tộc làm nền tảng cho Quốc Xã Đức đi xâm lăng các nước láng riềng, khơi mào thế chiến II, cũng suýt nữa đưa nhân loại đến diệt vong.
Trong thế chiến II cũng như trong thế chiến III (22). Mỹ đã lãnh đạo thế giới tự do phản công, chiến thắng và đã cứu nhân loại. Nước Mỹ là gì? Dân tộc Mỹ là gì? Lịch sử Hoa Kỳ đã nói rõ. Christopher Columbus là ai, đã mạo hiểm đi tìm ra tân thế giới theo lời yêu cầu của ai? Bà vua nào đã bảo trợ, hướng dẫn ông? Bà vua đó có vô thần không, có chỉ dựa vào thành tích của khoa học, hay bà vua ấy tin vào Đấng Tối Cao? Lịch sử thế giới đã có ghi.
Và hiến pháp của nước Mỹ, tuy có ghi rõ: Nhà Thờ và Nhà Nước phải hoàn toàn tách biệt. Nhưng tổng thống Mỹ khi nhậm chức vẫn tuyên thệ trên Thánh Kinh. Đồng bạc Mỹ là đồng bạc (có lẽ duy nhất trên thế giới) tuyên xưng đức tin: “In God We trust”. Nó cũng là đồng bạc nặng ký nhất, thế lực nhất trên thế giới.
Tuy những người tìm ra đất Mỹ này (trong đó đáng nói nhất là Christopher Columbus) là người Ki-Tô giáo; các vị tổ phụ Hiệp Chúng Quốc cũng là Ki-Tô Hữu; những nhà lập pháp lập hiến đã thảo ra bản hiến pháp ngày nay và những luật lệ của xứ này đa số cũng là ngưòi Ki-Tô Hữu; nhưng hiến pháp, luật pháp, làm theo tinh thần Tin Mừng của Ki-Tô Giáo, tôn trọng tự do của con người mà Thượng Đế đã ban cho mọi người bằng nhau, đã bảo vệ quyền tự do của mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác.
Nhờ cái quyền này mà những nhà vô thần có thể làm đơn đòi lột bỏ “Mười Giới Răn” và những bản kinh đạo dán tại các toà án, băi bỏ việc đọc kinh tại trường học. Ở San Diego hai người vô thần còn kiện tòa thị chính thành phố, đòi hạ cây thánh giá cao 50 feet mà những nhà thám hiểm Ki-Tô hữu đã dựng cách đây hàng trăm năm để cảm ơn Thượng Đế đã đưa họ tới tân thế giới bình an. Và tòa án, chiếu hiến pháp Hoa kỳ đã phán quyết hạ lệnh cho tòa thị chính San Diego phải phá bỏ cây thánh giá đó, mặc dù đại đa số dân trong thành phố là tín đồ Ki-Tô giáo đã phản đối, và đang tìm cách, cũng dựa vào luật pháp, duy trì cây thánh giá đó. Điều này chứng tỏ quyền tự do được tôn trọng triệt để ở Mỹ, không phải tự do cho số đông mà cả số ít, cho từng cá nhân công dân Mỹ. Đó là nhờ Hiến Pháp được soạn thảo theo tinh thần Thánh Kinh Ki-Tô Giáo là tinh thần bình đẳng và tự do. (23)
Chính vì vậy mà Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tích về chính trị, quân sư,ï ngoại giao và kinh tế trong suốt cả thế kỷ này. Chỉ trừ – vâng chỉ trừ, cái gì cũng có luật trừ – thua Việt Nam, (do Cộng Sản lãnh đạo!). Một biệt lệ. Một sỉ nhục. Không, một bài học: Vì một tổng thống Công Giáo đầu tiên của Mỹ đã mắc mưu thuộc cấp triệt hạ một vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Việt Nam, đã được bầu lên một cách hợp hiến hợp pháp, một người có uy lực nhất ở VN lúc ấy để đương đầu với Hồ Chí Minh. Ngày nay chính cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam đã phát biểu là nếu Mỹ không giết ông Diệm thì Mỹ đã không phải lâm chiến và không thua trận (24).
Các người Cộng Sản điên cuồng chống phong kiến. Nhưng nhìn vào lịch sử, có những triều đại vua chúa biết kính sợ Trời, Phật, tuân theo lời dậy của “thánh hiền” (Nho Giáo) nhân dân đều an lạc, xã hội phồn vinh. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) ở Trung Quốc, các Vua Lý Thánh Tông, Trần Thánh Tông đời Trần, đời Lý ở Việt Nam chỉ là một vài tỷ dụ nhỏ.
Khi nói đến duy vật và vô thần của học thuyết Mác như trên chúng tôi nghĩ ngay đến vô số người Cộng Sản trong nước có thể cãi: Chúng tôi duy vật, chúng tôi vô thần. Nhưng chúng tôi đâu có vô lương tâm, phi nhân… như súc vật, như giòi bọ. Chúng tôi cũng yêu nước. Minh Võ hơi cường điệu đấy, lộng ngôn đấy. Vâng. Karl Marx, Frederick Engels, Ludwig Feuerbach v.v… cũng nói thế. Nhiều nhà vô thần vẫn sống cuộc sống lương thiện, tuy không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn cư xử trong mọi trường hợp theo lương tâm. Nhưng thử hỏi cái lương tâm này từ đâu mà có? Nó từ cha sinh mẹ đẻ, từ nền văn hóa chung trong xã hội hữu thần đã tạo nên. Đó là nói theo duy vật, vô tôn giáo. Nếu nói theo đức tin tôn giáo thì là do Trời phú, do Thượng Đế ban cho. Tuy đến một lúc nào đó bạn trở thành vô tín ngưỡng. Nhưng nếp tư duy cũ, cái lương tâm mà quá khứ của xã hội hữu thần đã giúp tạo nên trong bạn, vẫn chưa biến mất hay phai nhạt đủ đến độ bạn trở thành ác.
Nguyễn Khải, một nhà văn Cộng Sản cỡ lớn, sau bốn chục năm tiêm nhiễm lý thuyết duy vật vô thần đã có lần viết trên tờ Văn Nghệ (12-3-1988): “Càng có tuổi thì cái nhu cầu hướng tới cái tận thiện, tận mỹ, thậm chí tới cái vô cùng nữa càng mãnh liệt. Gần như là day dứt, một khắc khoải.” Vì là người vô thần nên ông chỉ biết đặt dấu hỏi: “Những day dứt và khắc khoải ấy có nhiễm chút nào cái hương vị của tôn giáo?” Còn đặt được câu hỏi nhứ thế là còn cái Tâm. Còn có thể quay về với Đấng Toàn Thiện Toàn Mỹ, chứ không phải chỉ là cái tận thiện tận mỹ, như ông viết.
Nhưng nếu cứ với cái quan niệm duy vật vô thần này mà sống thêm nhiều thế kỷ nữa trong một môi trường mà giả sử như toàn thể xã hội đều vô thần, thì sẽ đến lúc cái lương tâm của bạn đổi khác, hành động của bạn lúc đó sẽ không còn tốt lành, theo lương tâm (cũ) được nữa.
Hãy giả sử trong cuộc chiến tranh thứ III (chiến tranh lạnh gọi theo Solzhenitsyn) vừa qua mà Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết) thắng Hoa Kỳ (Liên Bang Hiệp Chúng Quốc Mỹ) rồi áp đặt xhcn (duy vật vô thần) trên khắp thế giới cho tất cả các nước, các dân tộc. Nếu điều đó tồn tại trong một thời gian nhiều thế kỷ, thì cái lương tâm con người lúc đó có còn tồn tại như ngày nay không? Và liệu có còn lương tâm không?
9. Sau nữa tôi cũng nghĩ đến số đông đảng viên thường và bộ đội Bắc Việt ngoài đảng. Họ sẽ nói chúng tôi đánh đuổi thực dân Pháp, kháng cự cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, là chúng tôi làm vì lòng yêu nước. Có ăn nhằm gì với chủ nghĩa Mác vô thần, phi nhân. Chúng tôi theo lệnh Hồ chủ tịch và đảng Cộng Sản kháng chiến, vì thấy đó là do lòng yêu nước. Đối với những người này, nếu đúng là những lời chân thành phát ra từ lương tâm, thì tôi thật không biết trả lời làm sao.
Thứ nhất họ không biết rõ thực chất Cộng Sản là gì. Họ chỉ được nhồi sọ những lý tưởng cao cả giả tạo, họ không được ai cho biết Cộng Sản là vô thần, phi nhân, phi dân tộc. Vì xã hội trong đó họ sống đã bị Cộng Sản bưng bít hoàn toàn, như một rạp hát vĩ đại trong đó các lãnh tụ Cộng Sản tha hồ diễn kịch yêu nước. Tiếng nói của các đài phát thanh từ miền Nam hoặc là quá yếu, hoặc là bị phá. Các nhà báo ngoại quốc không đuợc đặt chân lên đất Bắc, trừ phi được họ chọn lọc thật kỹ theo tiêu chuẩn xu hướng chính trị thiên cộng. (Oliver Todd đã viết trong cuốn “Cruel Avril”, nói về tháng tư đen, rằng suốt hai chục năm chiến tranh chỉ có 15 ký giả phương Tây được phép cho nhập cảnh miền Bắc, với đủ mọi điều kiện để đảm bảo không tuyên truyền bất lợi cho họ. Trong khi đó miền Nam VN đã đón nhận hàng ngàn phóng viên ngoại quốc.)
Họ mừng chiến thắng Điện Biên là phải. Vì lúc ấy họ thấy mình đánh Pháp rõ ràng, không phải đánh người Việt. Họ chống Mỹ cũng đúng. Như DTH đã viết trong “Tự Bạch” để nói với Thụy Khuê, trên đất Bắc Việt không có lính Nga, trong khi sự hiện diện của lính Mỹ, từ sau khi ông Diệm bị lật đổõ, thì quá rõ ràng. Nên nhớ DTH bắt đầu lên đường chống Mỹ cứu nước ở tuổi 18, là cuối năm 1964 hay đầu 1965. Và cũng nên nhớ lịch sử Hoa Kỳ ghi rõ: chiến tranh Việt Nam (của Mỹ, tức chiến tranh ViệtMỹ) bắt đầu năm 1964. Những ai đã theo các lớp học về lịch sủ Hoa Kỳ để chuẩn bị thi vào quốc tịch Mỹ chắc còn nhớ rõ.
Có người sẽ bảo trong thời ông Diệm cũng đã có khối lính Mỹ rồi đấy. Nhưng một số mấy trăm (rồi sau tăng lên mấy ngàn) quân nhân Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Nam trong mấy năm đầu thập kỷ 60 chỉ có nhiệm vụ cố vấn và / hoặc giúp quân lực VNCH bình định. Công cuộc bình định không phải là chiến tranh, theo nghĩa thông thường.
Còn nếu hiểu chiến tranh theo nghĩa toàn diện toàn bộ, như Clausewitz, và được các nhà chiến lược Cộng Sản áp dụng, nghĩa là, theo định nghĩa này, tuyên truyền, tình báo, đặc công, ngoại giao, ký kết hiệp ước v..v.. cũng là một mặt trận, thì nó bắt đầu ngay sau hiệp định Giơ Ne Vơ, ngay trong ngày đình chiến, ngay khi ông Diệm chưa về nước kià. Các người Cộng Sản đã bắt đầu trước, khi chưa hề có bóng dáng người Mỹ nào, bằng cách chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài sau này. Họ đã nhìn thấy trước sẽ phải tiếp tục chiến đấu. Cho nên cán bộ được gài lại, vũ khí được chôn giấu. Tổ chức gấp rút một số đám cưới đám hỏi cho những cán binh cần phải tập kết ra Bắc. Để sau này khi cần sẽ được phái vào Nam bắt liên lạc lại với người yêu, với vợ, gia đình vợ mà không sợ bị lộ, bị tố cáo.
Sách trắng của Cộng Sản VN công bố đầu tháng 10 năm 1979 đã thú nhận là ngay từ 1955 họ đã định thôn tính miền Nam bằng vũ lực, nhưng bị Mao trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, lúc ấy đang làm tổng bí thư ngăn cản. Bằng sách trắng, họ nhắm buộc tội Trung Quốc xấu chơi với họ. Nhưng lại vô tình phơi bày dã tâm hiếu chiến hiếu sát của mình, đồng thời chứng tỏ hiệp định Giơ Ne Vơ chỉ là mớ giấy lộn đối với họ.
Nhà văn Võ Phiến đã viết trong bài “Bắt trẻ đồng xanh” năm 1968:
“…Như vậy cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những màn chống chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Saigon từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sinh mặt trận nọ mặt trận kia. Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến không phải là những kẻ ngã gục vào năm 1958, 1959, mà là những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954. (25)
Tại sao bảo tổ chức đám cưới đám hỏi gấp gáp cho một số đông thanh niên thiếu nữ trước khi họ tập kết là một hành động chiến tranh? Vì những cô vợ trẻ để lại ở miền Nam cùng với thân nhân của họ sau này sẽ thành một lực lượng trực tiếp hay gían tiếp chống lại chính quyền: Vì có liên hệ với cán bộ Cộng Sản, họ không nỡ chống lại chồng, con, không dám chống Cộng, không dám báo cho chính quyền quốc gia biết hoạt động của cộng quân nằm vùng, vì tố như vậy sẽ làm chồng mình, con rể, anh em rể mình bị bắt.
Hãy tạm chấp nhận quan niệm chiến tranh theo định nghĩa cổ điển. Theo định nghĩa này, thì chẳng những Mỹ, mà cả Bắc Việt cũng nhận rằng chiến tranh giữa Mỹ với Bắc Việt chỉ xảy ra thực sự từ 1964. Cho nên mới có chuyện ông McNamara lấy làm khóai chí ngạc nhiên thấy cán bộ cao cấp của Cộng Sản Việt Nam bộc lộ: Nếu Mỹ không giết ông Diệm thì, vì ông là một người yêu nước, sẽ không để Mỹ đem quân tham chiến, và do đó Mỹ đã không bị thất trận nhục nhã. (Xin xem Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê,. Thông Vũ tái bản tháng 10,1998, trang 333, phần chú thích chương 27, có dẫn chứng tờ báo Washington Post 11-11-1995)
Chính Dương Thu Hương trong bài tự bạch cũng viết:
“Tuy nhiên chắc ông (bà Thụy Khuê ở Paris. MV) cũng không phủ nhận điều này: Trên mảnh đất Việt Nam mà hai hệ ý thức trái chiều đã chọn làm đấu trường, không hề có bóng dáng một người lính Nga trong khi đó đầy nhóc lính Mỹ và các nước đồng minh. Sự thực ấy người nông dân mù chữ nào cũng thấy được. Cũng nhờ sự thực ấy mà quân đội miền Bắc có phần ưu thắng. Và người Mỹ có thói quen thay đổi chính phủ như lật bàn tay, thạo nghệ thuật làm đảo chính như rán trứng, người Mỹ đã thành công trong cuộc chính biến đưa chính phủ Nguyễn Khánh (Có lẽ DTH lầm với tướng Dương Văn Minh. M.V.) lên ngôi, hạ sát Ngô Đình Diệm kẻ bướng bỉnh vì trót có tinh thần dân tộc…”
Bài này viết trong tù tháng 8 năm 1991. Vào thời gian này ở Mỹ đã thấy có lác đác mấy tác phẩm đưa ra ánh sáng việc chính quyền Kennedy chủ trương và xếp đặt cuộc đảo chính lậât tổng thống Diệm. Nhưng những người có chút hiểu biết ở miền Bắc thì hẳn đã đoán biết từ 1963, cũng như Đỗ Thọ ngay sau khi ông Diệm chết đã viết: “Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay các tướng lãnh giết tổng thống Ngô Đình Diệm.” (chú thích: Xin xem NĐDLKTC Thông Vũ tái bản tháng 10, 1998… trang 267)
Như vậy nếu ông Diệm không bị giết, chế độ đệ nhất cộng hòa không bị lật đổ, thì miền Bắc lúc ấy khó có cớ để ồ ạt xâm lăng miền Nam. Trong các chương 2, 5, 14, 16, bạn đọc đã thấy Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Nguyễn Văn Trấn đều nói đến nghị quyết số 9, vào tháng 12-1964, thành hình một cách vội vã dưới áp lực của Trung Cộng và của thời cuộc chỉ hơn một tháng sau khi ôn Diệm bị lât. Nghị quyết này đã mở màn cho cuộc xâm lăng miền Nam vì đã có lý do chính đáng: “chống Mỹ cứu nước”, như cũng DTH đã viết. (xin xem chương 8) và cũng mở màn cho cái gọi là vụ án xét lại. Trong chương 2 (Hoàng Minh Chính) chúng tôi đã nói đến việc này. Bùi Tín (chương 14) cũng nói đến nghị quyết 9 đã mở đầu cho thời kỳ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Chiến tranh đặc biệt theo các người Cộng Sản là những vụ phá rối lẻ tẻ, khuynh đảo, ám sát khủng bố v.v… Chiến tranh cục bộ mới là chiến tranh theo nghĩa thông thường, nghĩa cổ điển.
Nhân nói đến sách trắng của Việt cộng công bố hồi tháng 10-1979 nói trên, tưởng cũng nên nhắc lại là vì một lý do khó hiểu nào đó, xem ra Trung Cộng không muốn cho Bắc Việt chiếm miền Nam khi nó ở dưới quyền ông Ngô Đình Diệm. Ngay sau khi ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ, thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã ngỏ ý với ông Ngô Đình Luyện có mặt trong bữa tiệc do thủ tướng Trung Quốc, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, khoản đãi muốn mời phái đoàn Việt Nam sang thăm Bắc Kinh và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hoàng Minh Chính nhận định: “Thời tổng thốâng Diệm, miền Nam tương đối ổn định, nên phe chủ hòa (bị kết án là “xét lại”) không muốn tiến hành chiến tranh chống miền Nam”. Dương Thu Hương, như vừa nói, cũng viết: ông Diệm bị giết vì “trót có tinh thần dân tộc.” Bùi Tín trong cuốn Hoa Xuyên Tuyết cũng bảo “Mỹ hạ ông Diệm là thất sách, có thể nói là một sai lầm rõ rệt.” Và chỉ khi ông Diệm bị hạ rồi Bắc Kinh mới chẳng những cho phép mà còn cổ võ cho chiến tranh chống miền Nam tiến hành nhanh, mạnh.
Có thể suy đoán thế này: Trung Cộng không bao giờ muốn Việt Nam thực sự mạnh, để có thể bất cần, bất chấp Trung Công. Họ đã có kinh nghiệm lịch sử với Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ lại biết rõ ông Diệm tuy phải đứng trong quỹ đạo của Mỹ nhưng là người có tinh thần dân tộc, có thể cưỡng lại việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam, đe dọa trực tiếp nền an ninh, quốc phòng của Trung Quốc là điều họ không khi nào muốn. Như vậy chi bằng cứ duy trì chế độ hai nước Việt Nam, để hai bên Nam Bắc phân tranh cho có lợi cho họ.
Nếu đó là sự thực thì phía quốc gia chúng ta, không cứ những vị tướng lãnh và mấy chính khách thuộc một đảng phái đã nhúng tay vào việc cùng Mỹ hạ ông Diệm, mà cả những người không liên can, nhưng thờ ơ trước cuộc chính biến, hay gián tiếp tiếp tay bằng cách này hay cách khác cho thế lực Mỹ thựïc hiện đảo chính đều nên sám hối và rút kinh nghiệm từ bài học đắt giá này.
Khi Mỹ đã công khai nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Mỹ bắt đầu từ 1964, tức gián tiếp đẩy quân đội phe quốc gia vào thế cùng Mỹ chiến đấu chống … …Việt Nam (!) Thì Quân Lực VNCH lúc ấy mặc nhiên trở thành lính đánh thuê, mặc dù có tổng thống, có quốc hội, có hiến pháp, và trong thực chất là có chính nghĩa, vì chống Cộng Sản vô nhân, cực ác (26).
Muốn chứng tỏ chúng ta không phải là lính đánh thuê, thì chỉ có cách giải thích: đây không phải là cuộc chiến của Mỹ chống VN, mà là cuộc chiến của thế giới tự do chống khối Cộng Sản, vô thần, phi nhân, phi dân tộc. Nhưng những lời giải thích như thế, có lẽ lúc ấy ra rả trên đài Saigon, có đến tai thính giả miền Bắc được hay không? Tuyên truyền của phe ta thua tuyên truyền của Cộng Sản là thế. Chính nghĩa rõ ràng là của ta mà rơi vào tay địch.
Cũng nên nói thêm là với nghị quyết 9 rõ ràng là Hà-nội chủ động xâm lăng miền Nam. Ngay trước khi Mỹ đem quân tác chiến ồ ạt vào miền Nam. Nhưng đại đa số cán bộ và nhân dân đâu có biết. Chỉ đến khi thấy quân Mỹ xuất hiện trong các chiến trường nhân dân mới thấy “đất nước bị xâm lăng”. Khi đó dù không ưa gì nhà cầm quyền họ cũng phải cầm khí giới chống “xâm lăng”. Như Phùng Mỹ đã nói với Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày:
“Nếu đất nước bị xâm lăng thì chúng mình có khước từ bảo vệ nó không? Chúng mình lại phải cầm súng, biết rằng bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ ngai vàng của các vị lãnh tụ kính mến. Khốn nạn thật!” (27)
Ngoài ra cũng nên hiểu hoàn cảnh của những thanh niên trí thức thời 1930-1940. Lúc ấy họ đuợc tuyên truyền về một thiên đàng mà Mác hứa hẹn, một thiên đàng mà Liên Xô đang thực hiện và họ ôm một giấc mộng lớn. Xã hội chủ nghĩa, Cộng Sản chủ nghĩa trên toàn thế giới lúc ấy là một giấc mơ lớn, giấc mơ vĩ đại, như Louis Fischer (sinh 1896 ở Philadelphia), một người ban đầu cũng ôm giấc mơ xã hội chủ nghĩa nhưng sau này tỉnh mộng, đã gọi nó là giấc mơ vĩ đại có một hấp lực mãnh liệt, khiến kẻ nào đã ôm nó vào lòng cảm thấy như mình bị thôi miên, hoàn toàn mất tự chủ, dễ làm mồi cho sự dụ dỗ lừa phỉnh. Vũ Thư Hiên thì viết: “Hấp lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Có người nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng như thế?” (xem chương 5)
Vì vậy những cán binh Cộng Sản, nhất là bộ đội không đảng phái trong quân đội miền Bắc có lý phần nào để bảo họ chiến đấu vì lòng yêu nước, vì lý tưởng công bình xã hội, vì “giấc mơ lớn của nhân loại” chứ không phải vì quyền lợi Liên Xô. Hơn nữa có ai giải thích cho họ biết thuyết Mác-xít là phi dân tộc, phi nhân đâu. Những thông tin của phe quốc gia không tới được tai họ, mắt họ.
Thực ra cả một số sĩ quan miền Bắc cũng bị lầm, chứ đừng nói binh sĩ hay thường dân ít học. Vì vậy, chúng ta nên nhìn hành động chiến tranh của cán bộ Cộng Sản một cách rộng lượng hơn. Vì từ khi Mỹ hạ ông Diệm là người Việt Nam yêu nước có chủ trương chống Cộng rõ rệt, có chính sách chống Cộng linh động, khi cương, khi nhu, thì chính nghĩa, ngụy nghĩa trở nên không phân minh. Tình hình chiến tranh, chính trị rối mù. Lại còn bị bưng bít.
Cũng về vấn đề “chính nghĩa ngụy nghĩa không phân minh” tưởng cũng nên nói lại thời quốc trưởng Bảo Đại từ 1948 đến 1955. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền ngày 19-8-1945, rồi tuyên bố Độc Lập 2-9-1945 và chính phủ Liên Hiệp ra đời. Coi như phe quốc gia đã để lỡ một cơ hội. Người ta bảo vì chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy gồm nhiều nhà trí thức có tài nhưng lại không am tường gì về chính trị, nhất là chính trị của Cộng Sản. Nên những người Cộng Sản mới chớp được thời cơ. Vua Bảo Đại phải thoái vị, trở thành cố vấn tối cao của ông Hồ. Ông Hồ đã ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 với Sainteny, đại diện Cộng Hòa Pháp Quốc. Theo thỏa ước này thì nước Việt Nam được độc lập trong liên bang Đông Dương và trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Đáp lại Việt Nam phải tiếp đón quân đội Pháp vào Bắc Việt giải giới quân Nhật thay thế quân đội Trung Hoa.
Khi các nhà cách mạng Việt Nam biết được nguồn gốc và âm mưu của ông Hồ, họ bèn yêu cầu ông Bảo Đại, lúc ấy đã bỏ chính phủ Hồ Chí Minh sang Hương Cảng, hãy đứng lên tranh đấu với người Pháp để giành lại giang sơn cho khỏi rơi vào tay Cộng Sản. Kết quả của các cuộc thương thuyết và đấu tranh chính trị đã dẫn đến thỏa ước Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948. Trước sự hiện diện của quốc trưởng Bảo Đại thủ tướng chính phủ quốc gia VN Nguyễn Văn Xuân đã ký với cao ủy Eùmile Bollaert bản tuyên bố chung theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam, dưới quyền quốc truởng Bảo Đại. Và VN cũng chấp nhận ở trong Liên Hiệp Pháp. Bản tuyên bố có nói rõ là nền độc lập của VN không bị giới hạn nào, ngoại trừ giới hạn của Liên Hiệp Pháp mà nó là thành viên.
Từ đó trên thực tế đã có hai chính quyền Việt Nam cùng tranh đấu cho nền độc lập của nước VN. Nước Pháp ủng hộ phe quốc gia, đánh phá các căn cứ Việt Minh. Xét về thế lực quốc tế xem ra phía ngưòi quốc gia thắng. Nếu người quốc gia và quân đội Pháp hiện diện tại Việt Nam lúc ấy nêu cao được chính nghĩa (chống Cộng Sản phi nhân, và không để cho đối phương nói được rằng họ chống thực dân Pháp, còn Pháp và người quốc gia là xâm lăng và bán nước), để cho đại đa số nhân dân Việt Nam đứng về với mình thì đã thắng. Nhưng nước Pháp và các nước đồng minh không hề minh thị tuyên bố chống Cộng Sản vô thần, phi nhân. Thành ra ai cũng nghĩ nưóc Pháp chống nước Việt Nam để duy trì nền thống trị thực dân như xưa.
Hơn nữa những gì nước Pháp dành cho chính quyền Bảo Đại ở Vịnh Hạ Long cũng chẳng hơn nhiều cái mà hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 đã dành cho chính phủ Hồ Chí Minh. Hoặc là vì Pháp hãy còn luyến tiếc những đặc quyền đặc lợi béo bở của một Nam Kỳ thuộc địa truớc, hoặc là vì Pháp không tin ở khả năng của chính quyền Bảo Đại đủ sức thắng được Việt Minh Cộng Sản? Hơn nữa ngay sự hiện diện của đông đảo quân đội viễn chính Pháp trên các chiến trưòng Đông Dương lúc ấy làm cho người dân nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản của ông ta, núp đàng sau mặt trận Việt Minh có chính nghĩa. Còn phe quốc gia chỉ là những người phản quốc, làm tay sai cho thực dân Pháp.
Tóm lại chống Cộng mà không biết tuyên truyền, không nêu rõ được chính nghĩa trên danh nghĩa lẫn trên thực tế, thì trở thành chống Việt Nam. Và khi ông Diệm bị lật, Mỹ đem quân ồ ạt vào Việt Nam, thì những gì đã xảy ra thiệt thòi cho phe quốc gia lại tái diễn y như trong thời quốc trưỏng Bảo Đại.
Đáng lý là cuộc chiến chống Cộng Sản phi nhân, vô đạo, thì lại thành ra cuộc chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam. Cho đến nay các nhà báo, sử gia, chính khách Mỹ hầu hết vẫn còn nói cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Việt Mỹ, nghĩa là một “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” của một cường quốc ỷ thế mạnh hiếp đáp một dân tộc nhỏ bé. Như thế làm sao được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nước và các chính phủ các nước thứ ba? Chính vì vậy mà một đại cường thua một dân tộc nhỏ bé.
Chúng tôi vừa nói “thua một dân tộc nhỏ bé”. Vâng dân tộc nhỏ bé này thực sự đã thắng. Và những anh hùng làm nên chiến thắng oanh liệt đó, dĩ nhiên không phải những Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu hay Nguyễn Khánh v.v…, nhưng càng không phải Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn, hay Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng.v.v… Mà là dân tộc Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến những chiến sĩ đã hy sinh tính mạng vì chính nghĩa dân tộc, khi chết trong lòng vẫn thành thực nghĩ mình chiến đấu cho tổ quốc, dù họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.
Cũng phải kể đến những đồng bào vì kinh tởm xhcn, liều chết bỏ nước chạy trốn ra biển, làm mồi cho cá. Chính hàng chục vạn mạng người này đã làm cho thế giới bừng tỉnh giấc mơ thiên đàng Cộng Sản, để quyết liệt, một sống một chết tiến lên tiêu diệt xhcn trên toàn thế giới. Họ là những người mở ra con đường sáng cho tương lai Việt Nam. Đừng bao giờ quên thắp cho họ một nén nhang trong những ngày Vu Lan, “Memorial Days”.
Dù ngày nay Cộng Sản đang thống trị nhân dân ta. Nhưng họ không phải là kẻ đã đem lại vinh quang chiến thắng cho dân tộc. Họ chỉ đem lại chết chóc, tang thương, đói khổ, ngục tù và kìm kẹp, áp bức.
Dân tộc anh hùng thường cũng là dân tộc đau khổ. Bởi vì “không gì làm cho chúng ta cao cả, bằng một nỗi đau thương to lớn.” Bởi vì Anh Hùng phải đi lên, không đi xuống. Mà càng lên cao thì càng phải hy sinh: Đỉnh cao nào cũng đầy trắc trở hiểm nguy và chết chóc.
Nếu lịch sử ghi rằng dân tộc Việt Nam đã thắng trong chiến tranh với Hoa Kỳ thì phải hiểu dân tộc Việt Nam là gì, là ai. Dứt khoát không phải là bọn người mù quáng, cuồng tín với chủ thuyết Mác phi nhân vô thần, vô đạo. Trong đó Hồ Chí Minh, kẻ hiện nay nhiều người còn tôn sùng là anh hùng dân tộc phải được xử án là kẻ tội đồ đã hủy diệt những gì là tốt đẹp cao quý từ thể chất đến tinh thần của dân tộc Việt Nam. Vì chính ông ta đã nhập cảng cái chủ thuyết phi nhân vô đạo kia vào nước khiến chính ông bị nó nghiền nát, để rồi nó nghiền nát (dùng chữ của Bùi Tín) một dân tộc đã nhiều gian khổ. (28)
Tóm lại có tội nặng là nhóm người lãnh đạo chính quyền và guồng máy chiến tranh. Là đảng Cộng Sản. Là chủ nghĩa Mác Lê. Còn tộâi của những người khác, của sĩ quan, binh sĩ, nhân dân vì lầm thì có thể được giảm khinh, tha thứ.
Trong khi tìm tài liệu để viết soạn phẩm này, tôi có được đọc các bài báo của nhiều nhà văn, nhà báo viết về Dương Thu Hương (xin xem chương 8) và Vũ Thư Hiên (chương 5), như Bùi Tín, Lê Tùng Minh và cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Chức… Tôi nhận thấy dường như với nhà văn nữ các nhà phê bình có vẻ thông cảm và nhẹ tay hơn đối với nhà văn nam. Chẳng hạn bà Bùi Bích Hà đã tự đặt mình vào địa vị của Dương Thu Hương để cảm thương… (xin xem chương 8). Còn luật sư Nguyễn Văn Chức thì có vẻ muốn bắt Vũ Thư Hiên ở vào hoàn cảnh, địa vị của ông để hành xử. Ông chê VTH không dám chống mạnh, ít là như DTH, ông dẫn chứng những bài tham luận của bà này đọc trong ba kỳ họp hội nhà văn. (xin xem Phụ Nữ Diễn Đàn số 162)
Nếu như luật sư Chức bị Cộng Sản cầm tù 9 năm, rồi được tha, trong lòng chỉ muốn sống tự do ở ngoài để viết một cuốn sách dầy trong đó nói xấu chế độ ở nhiều trang, thì hỏi dại gì vào hội nhà văn hay viết trên báo nói những điều mình nghĩ, để lại vào tù, chưa kể, vì tái phạm, có thể bị thủ tiêu? Hơn nữa không phải đến 1997 VTH mới viết. Ông viết từ trong nước, khi có phong trào “cởi trói bịp” của Nguyễn Văn Linh hồi 1985 (85 chứ không phải 95) vừa viết vừa giấu vừa sợ. Sang đến Liên Xô ông còn bị bọn mật vụ đâm chém và cướp đi cả trăm trang bản thảo. Trong hoàn cảnh đó làm sao ông nói mạnh bằng DTH được. Vả chăng sau khi bị bắt giam, chỉ mấy tháng, rồi được thả, giọng lưỡi của Dương Thu Hương cũng mềm hơn trước nhiều đấy. (Xin đọc kỹ hai chương 5 và 8 thì thấy.)
Chẳng qua cũng vì sợ. Hầu hết các tác giả nêu trong soạn phẩm này đều nói đến cái sợ, cái sợ khủng khiếp nó ám ảnh các nhà văn, trí thức, từ Trần Đức Thảo trở xuống, chẳng có ai thoát. Vì sợ cho nên thành hèn, hầu hết đều hèn, nếu không hèn nhiều như Tố Hữu, Hoài Thanh thì cũng hèn chút chút như Nguyễn Tuân đến cuối đời mới dám thú thực “tớ sống được đến giờ là nhờ biết sợ”. Nguyễn Thanh Giang mới viết cách đây vài tháng: “Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: “Chúng tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói, phải viết như anh nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt.”
Muốn hiểu được trí thức, văn nghệ sĩ trong nước hiện nay nghĩ gì, làm gì, thiết tưởng nên đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh của họ. Có thế mới có thể đi tới chỗ cảm thông lẫn nhau.
Nếu người quốc gia hải ngoại quá khắt khe với những người cựu kháng chiến, cựu cán bộ Cộng Sản phản tỉnh, thì mặc nhiên đóng cửa phản tỉnh, đẩy họ trở lại với địch. Bao nhiêu người khác cũng muốn phản tỉnh lên tiếng tố cáo Cộng Sản sẽ nản chí, sẽ sợ: Họ rời bỏ một chỗ đứng để đi tìm một chỗ đứng khác mà không ai cho đứng chung, vẫn bị coi là thù địch; thì ai dại gì bỏ chỗ đứng cũ để bơ vơ rồi vào tù? Vì vậy phong trào phản tỉnh, phản kháng có bùng lên được không còn do thái độ khoan dung hay khe khắt của phe quốc gia ở ngoài nước một phần.
Với một chút độ lượng ta có thể hy vọng tỷ số 10% đảng viên lương thiện mà Bùi Tín ước lượng sẽ có thể tăng lên, nếu họ thấy họ được sự ủng hộ của một tập thể người quốc gia hải ngoại mạnh vì đoàn kết và có lòng bao dung theo đúng tinh thần thượng võ, không lợi dụng chiến thắng để trả thù bừa bãi, thì chắc chắn họ sẽ hành động quyết liệt hơn hiện giờ. Mười phần trăm của 2 triệu 2 là hơn 2 chục vạn người, không phải là một lực lượng nhỏ.
Chỉ có tin ở truyền thống bất khuất của dân tộc đã bao lần thể hiện trong lịch sử bốn ngàn năm, chúng ta mới có thể nghĩ một số khá đông những người Cộng Sản trong nước hiện nay vẫn chưa mất tính người do siêu vi khuẩn liệt kháng Mác Lê gây ra. Và ta phải tin ở họ. Vì muốn đánh đổ chế độ này, không thể thiếu sự nội ứng của họ. Hãy nhìn vào Đông Âu, có nước nào được giải phóng bởi những người lưu vong ở ngoài không hay tất cả đều là do những người ở trong nước, trong số đó có một số đông cựu đảng viên Cộng Sản. Ion Iliescu, người thay thế bạo chúa Ceausescu làm tổng thống tạm thời sau biến cố 22-12-1989 ở Rumani đã từng là tổng bí thư đảng Cộng Sản nước này.
Một điều kiện không có không được là những người Cộng Sản thực lòng yêu nước phải cấp tốc nhìn nhận lỗi lầm và dứt khoát từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê, không luyến tiếc, cũng như những người trong phe quốc gia phải nhìn nhận mình có lỗi với lịch sử vì đã để tổ quốc lọt vào tay Cộng Sản trong mấy thập kỷ vừa qua. Chức tước càng lớn, học vị càng cao thì trách nhiệm càng to, dù lúc ấy có nắm một trong tứ quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp và báo chí, hay chỉ là công dân.
Chỉ với điều kiện đó mới dấy động được lòng dân nhất tề đứng lên lật độ Cộng Sản, không sợ sệt, không nghi kỵ lẫn nhau. Bởi vì đã có một mẫu số chung cho tất cả các phía: lòng yêu nước, sự giác ngộ về tính phi nhân, phi dân tộc của chủ nghĩa Cộng Sản, và lòng sám hối chân thành.
10. Chúng tôi đã đi lang bang hơi xa. Xin trở lại với Mác.
Karl Heinrich Marx sinh ngày 5-5-1818 tại Trier vùng Rhine, nước Phổ, nay là nước Đức. Cha mẹ ông đều là người Do Thái, con cháu của những giáo sĩ đạo Do Thái (Rabbi). Nhưng lúc lên 6 ông đã chịu phép rửa tội để nhập Ki-Tô Giáo (Chú thích: Cải giáo từ đạo Do Thái sang đạo Tin Lành Evangelical church, ngày 26-8-1824). Ông chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hegel một triết gia duy tâm có ảnh hưởng bao trùm nước Đức, nếu không nói là cả Âu châu thời ấy. Nhưng lại cũng rất gần Bruno Bauer, một nhà thần học chủ trương rằng Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, không có trong lịch sử. Ông cũng chịu ảnh hưởng của triết gia duy vật nổi tiếng Feuerbach. Tính ông thâm trầm ít nói, thích sống tách biệt. Dường như có mặc cảm về nguồn gốc Do Thái của mình hoặc sự xung khắc giữa đạo Do Thái và đạo Ki-Tô. Ông không bao giờ nói đến nguồn gốc Do Thái của mình, dù là với bạn bè.
Do ba thứ ảnh hưởng đó mà phát sinh duy vật biện chứng của ông từng làm đảo lộn tư duy thanh niên thế giới một thời. Cuộc hôn nhân (1843) của ông không được suông sẻ. Bố vợ ông rất quý mến và phục cậu con rể. Nhưng Karl và Jenny cũng phải lén hứa hôn và phải tám năm sau mới chính thức thành hôn (19-6-1843). Đời sống vật chất của ông thường gặp khó khăn, nhất là những năm bị trục xuất khỏi nước Pháp sang Bỉ (1945). Ông sống ở Anh trong hơn ba chục năm từ 1849 cho đến cuối đời, năm 1883, phần lớn phải nương tựa vào bạn bè và các đồng chí nhất là Frederick Engels. Ông nghèo đến nỗi vợ đau không có tiền đưa đi bác sĩ, con chết không có tiền tống táng con (mới một tuổi).
Theo báo cáo của một mật báo viên cảnh sát Phổ, thì “ông ta chiếm hai phòng, phòng phía trước nhìn ra đường đó là phòng khách. Phòng ngủ thì ở phía sau. Trong cả căn hộ này không thấy có một đồ đạc nào sạch sẽ, vững chắc. Mọi thứ đều sứt mẻ, rách rưới. Mọi nơi đều đầy bụi bặm. Mọi chỗ đều bừa bãi, không có thứ tự lớp lang gì cả. Ở giữa phòng khách có một cái bàn to kiểu cổ, phủ vải dầu. Trên đó ngổn ngang những bản thảo, sách, báo, đồ chơi trẻ con, những đồ vá, mảnh vải vá của bà vợ ông, cùng với những chén, tách sứt mẻ, những chiếc thìa, muỗm, nĩa, dao, đèn, lọ mực, kính đeo mắt, ống điếu, tàn thuốc vân vân…tất cả đều dơ bẩn tóm lại mọi thứ đều hỗn độn, bừa bãi trên một cái bàn.”
Điều này không có gì đáng lấy làm lạ vì sức khỏe của Mác rất kém, ông lại làm việc quá nhiều, mỗi ngày ít là 12 tiếng. Cái gì ông cũng học, ngoại ngữ, toán học, vấn đề gì ông cũng nghiên cứu, lịch sử, văn học, triết học, khoa học thiên nhiên…. Vợ ông, con ông cũng hay đau yếu luôn. Mà nhà lại nghèo. Bạn bè cho tiền ông luôn. Cha ông, rồi mẹ ông khi chết cũng để lại cho ông bạc ngàn thời ấy. Nhưng không bao giờ đủ cho ông xài. Vì ông cũng hay đi đây đi đó, thỉnh thoảng cũng cho vợ con đi du lịch ra nước ngoài…
Trong thời gian hơn ba thập kỷ bị đầy ải ở Luân Đôn, ông đã gia nhập liên đoàn Cộng Sản của giới thợ thuyền, trước kia có cái tên khác là “liên đoàn những người công chính” (league of the just). Phần đông họ là những người ít kiến thức, kém tổ chức. Nên ông nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ. Ông hướng dẫn họ đấu tranh. Ông đã cùng với Frederick Engels soạn thảo bản tuyên ngôn Cộng Sản làm đảo lộn trật tự xã hội một thời. Đúng ra bản tuyên ngôn do Engels phác thảo dưới hình thức hỏi đáp. Ông thấy nó không có sức mạnh, nên viết lại như ta thấy nó được công bố đầu năm 1848.
Với bản tuyên ngôn này, giai cấp công nhân trên thế giới đã có một chủ thuyết, một đường lối đấu tranh và có cơ sở để tổ chức thành một lực lượng hùng hậu.
Mở đầu bản tuyên ngôn, Mác và Ăng-ghen đã nói ngay đến “bóng ma Cộng Sản”. Và xác định lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Ngày nay nhân loại đã nhận ra đúng cái bóng ma ấy đã qua đi, và lịch sử không phải là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong bản tuyên ngôn này hai tác giả đã bào chữa cho chủ trương vô tôn giáo, vô gia đình và vô quốc gia là những điểm then chốt của chủ nghĩa Cộng Sản.
Vào những ngày cuối đời Mác đã nói “tôi không phải người Mác-xít”. Điều này cho thấy ngay khi ông còn sống những người theo ông đã phản bội ông, nghĩa là hiểu sai ông rồi. Hoặc giả ông muốn thú nhận những gì ông viết trước đó là sai?
Nhiều nhà kinh tế, triết gia đương thời đã phê bình những cái sai của ông. Kịch liệt nhất là E.v.Bohm-Bawerk (Các Mác và cái kết cuộc của học thuyết ông), H.W.B.Joseph (Thuyết giá trị thặng dư về lao động của Mác). Và V.Simkhovich (Mác xít chống xã hội chủ nghĩa)…
Mác chính là người lãnh đạo Quốc Tế 1 (Hiệp hội quốc tế của người lao động), ra mắt vào năm 1864, mở đầu một giai đoạn tranh đấu có chủ thuyết, có tổ chức chặt chẽ theo đúng quy tắc cách mạng. Bài diễn văn khai mạc đại hội đầu tiên của QuốcTế 1 do chính ông soạn thảo, với lời mở đầu quyết liệt: “công cuộc giải phóng giai cấp công nhân phải do chính giai cấp công nhân đoạt lấy…” Giống bản tuyên ngôn Cộng Sản, bài diễn văn này cũng kết thúc bằng lời kêu gọi “Công nhân toàn thế giới hãy kết đoàn”. Ông gạt bỏ mọi hình thức cải lương, nửa vời; một mực nhắm tới lật đổ chế độ tư bản bằng những hành động chính trị công khai. (29)
Mác chống thầy mình là Hegel nhất ở điểm ý tưởng lãnh đạo lịch sử. Nhưng thực ra ý tưởng của ông đã lãnh đạo lịch sử 70 năm tàn khốc của gần một phần ba nhân loại, dẫn hai tỷ người đến mấp mé vực diệt vong, vì kinh tế lụn bại, văn hóa đạo đức suy đồi và trên một trăm triệu người chết uổng mạng.
Mác khi còn sống đã kịch liệt chống 3 người là Saint Simon, Fourrier và Owen, cho rằng họ là những người không tưởng. Nhưng cuối cùng chính Mác mới là người không tưởng, vì đã lập nên một thuyết không thể nào thực hiện được. (Người Cộng Sản thường nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa.” Nhưng khốn nỗi chưa có xã hội chủ nghĩa thì làm sao có con người xã hội chủ nghĩa. Thế mà cái vòng luẩn quẩn ấy đã cuốn hút một số đông nhân loại trong gần một thế kỷ!) Mộng tưởng đổ vỡ hoàn toàn.
Ngày nay, sau khi các tiền đồn ở châu Âu sụp đổ, tổng hành dinh Liên Xô cũng tan tành, ta mới thấy những người Cộng Sản từ đông sang tây, thi nhau lên tiếng bảo Mác sai. Trong số này, ở Việt Nam phải kể đến Trần Đức Thảo (chương 12), Hà Sĩ Phu cũng muốn lật hòn đá tảng, (chương 4). Lê Hồng Hà cũng mới viết bài chê Mác sai ở 15 điểm quan trọng. (Bán nguyệt san Ngày Nay số 416, ngày 1-8-1999) Và ngay khi thấy các nước Đông Âu chuyển hướng sang với thế giới tự do, nhà triết học Trần Đức Thảo mới nói gọn một tiếng: “Mác sai”. (chương 12).
Trước đó một thế kỷ biết bao nhà tư tưởng khắp năm châu đã phân tách Mác thật kỹ và nói Mác sai (xin xem chương 2, và đoạn trên của chương này). Nhưng có mấy người tin. Gần đây hơn, giữa thế kỷ này, những André Gide, Arthur Koestler, Louis Fischer, Ignazio Silone… sau khi đã nếm mùi cnxh của Mác đã đều phát sợ, lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại.
Nhưng có một người thính tai thính mũi vô cùng, ngay năm 1846, khi tuyên ngôn Cộng Sản chưa ra đời, đã nói trước rằng phong trào Cộng Sản sẽ gây tai họa cho nhân loại. Người ấy là giáo hoàng Piô IX. Vì với cái “mũi” hữu thần của ông, thì mùi xú uế vô thần, vô đạo mắt chưa trông thấy, nó đã ngửi thấy rồi. (Xin xem chương 15) (30). Dùng lý luận và phân tích khoa học, đối chiếu các sự kiện lịch sử, rà xét lại các thống kê; chuyện đó đòi nhiều thời gian, nhiều trí lực. Nhất là đợi cho thực tiễn chứng minh thì càng phải đòi thời gian, với sự trả giá bằng máu, lửa và nước mắt. Nhưng với thiện tâm thiện ý, dùng trực quan siêu nhiên thì chỉ nháy mắt là thấy tất cả.
Ở miền Bắc những năm đầu của VNDCCH, giám mục, linh mục, con chiên Ki-Tô hữu hết mình ủng hộ cách mạng thành công, trong tuần lễ vàng, giám mục Hồ Ngọc Cẩn lấy thánh giá vàng đeo trên ngực, tượng trưng cho quyền đấng chăn chiên ủng hộ nhà nước để gây quỹ mua vũ khí chống Pháp thực dân (có biết đâu tiền vàng được ông Hồ dùng hối lộ cho tụi Tầu phù!) Nhưng đến khi biết Hồ Chí Minh là Cộng Sản, giáo hội công giáo đã tách hẳn ra. Giám mục Lê Hữu Từ đã ngang nhiên đối đầu với chủ tịch nhà nước mà ông là cố vấn tối cao cùng với công dân Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại đã thoái vị). Người có niềm tin tôn giáo thấy vô thần là biết ngay tai họa. Không cần chứng minh. Đợi cho thực tiễn lịch sử chứng minh thì đã quá muộn.
Nói vậy không có nghĩa là trong số những tín đồ các tôn giáo, kể cả Ki-Tô Giáo, không có nhiều người vẫn u mê, tin theo Cộng Sản, như ông Vũ Đình Hùynh, cha của Vũ Thư Hiên, bỏ cả đạo để đi theo ông Hồ. Bởi vì lòng tin nơi Chúa của những người đó không vững chắc. Họ bị một số giáo sĩ, hay giáo dân tiếng tăm làm gương mù gương xấu. Nên mất lòng tin nơi tôn giáo của mình. Hoặc giả họ không dè rằng cái thuyết vô thần nó tai hại đến thế. Hoặc nữa họ nghĩ ông Hồ được miễn nhiễm siêu vi khuẩn Mác-xít. Tóm lại những người đi theo Cộng Sản, đều bị lầm. Nếu vào những năm 1950 họ được đọc Koestler, hay André Gide có lẽ họ sẽ cảnh giác hơn. Đàng khác cũng tại vì Hồ Chí Minh khéo đóng kịch quá. Họ tưởng ông ta thực lòng yêu nước thương dân. Chứ có biết đâu rằng ông đã bán linh hồn cho Mác và Quốc Tế 3 rồi.
Trở lại với Mác, ta thấy ông là người có tham vọng rất lớn về đủ mọi phương diện, nhất là về công trình của trí óc. Ngoài bản tuyên ngôn Cộng Sản viết chung với Ăng- Ghen (tháng 1-1848), chỉ vẻn vẹn mấy chục trang, nhưng đã gây một tiếng vang lớn khắp nơi và đã đi vào lịch sử, ông có bộ “Tư Bản Luận” (Das Kapital) gồm 3 tập dầy. Chỉ có tập I được xuất bản khi ông còn sống (1867) Hai tập sau do Ăng-ghen tập trung cho xuất bản vào những năm 1885 và 1894, sau khi Mác đã qua đời. (Ăng-ghen mất vào năm 1895). Tuy tác phẩm tràng giang đại hải, dẫn chứng đủ mọi ngành khoa học: thiên nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội, thống kê… Nhưng đều chủ yếu chứng minh tư bản bóc lột giai cấp lao động, và sẽ đến lúc theo quy luật lịch sử (lịch sử loài người là lịch sử giai cấp đấu tranh, theo nhãn quan duy vật) giai cấp tư bản sẽ bị đào thải. Giai cấp vô sản sẽ lên thay.
Ta thường nghe nói Mác chủ trương cách mạng vô sản trong các nước có nền kinh tế phát triển, như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… và rằng Lê-nin đã không làm đúng theo Mác. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu về Mác nói rằng về sau Mác đã học tiếng Nga để đọc sách nghiên cứu thêm về tình hình nông thôn Nga, và đã bổ túc học thuyết của ông bằng cách cho rằng tại Nga, có thể có cách mạng vô sản mà không phải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản như các nước Tây Âu.
Mác đã để cả nửa thế kỷ để tìm tòi học hỏi nghiên cứu thiên kinh vạn quyển, thuộc đủ mọi lãnh vực nhiều ngành khoa học, viết lên hàng ngàn trang sách được người đương thời cho là phát kiến mới mẻ. Nhưng tựu trung cũng chỉ loanh quanh ở mấy điểm trái ngược với thực tiễn. Chỉ vì ông đi từ một điểm khởi đầu sai lạc: Duy vật, vô thần. Hãy đọc chỉ một đoạn này thôi:
“…Vì theo tiền đề này thì đã rõ người công nhân càng làm việc kiệt lực…anh ta càng trở nên nghèo và cả cái thế giới bên trong của anh ta cũng càng nghèo nàn. Điều đó cũng thật trong tôn giáo. Con người càng đặt nơi Thượng Đế nhiều chừng nào thì anh ta càng giữ lại ít cho mình chừng ấy.” (“Alienated Labour”, 1844)
Ngày nay, những ai không nuôi ảo tưởng, mà nhìn thẳng vào thực tế và những ai không duy vật vô thần mà tin có Thượng Đế, nhất là hiểu được ý nghĩa của tình yêu, Tình Yêu, thì lập tức thấy ngay là nó sai rõ ràng:
Ở xã hội tư bản ngày nay, và có lẽ cả thời Mác đang sống nữa, nói chung người công nhân càng làm việc nhiều thì càng trở nên giầu chứ không nghèo, mặc dù có một số người bị chủ bóc lột. Và con chiên càng đặt lòng tin nơi Thượng Đế thì càng được Ngài ban ơn phúc. Hãy lấy một hình ảnh khác gần với con người hơn làm tỷ dụ: Tình yêu, hạnh phúc càng cho đi càng thêm to lớn, dồi dào, phong phú. Chỉ có người duy vật mới không biết đến điều đó. Nếu hiểu tình yêu chỉ là sự kết hợp hai thân xác, thì đúng càng cho đi nhiều càng giữ lại ít. Cái “siêu vật chất” nó chủ yếu khác cái vật chất ở chỗ đó. Không thể đo lường được. Chỉ có lấy cái Tâm (31) của mình mà cảm nghiệm thôi.
Tóm lại vì chỉ tin ở giác quan, nên chỉ thấy vật chất. Và vật chất thì hữu hạn. Dựa vào cái hữu hạn mà suy luận đến những vấn đề rộng lớn của con người không chỉ giới hạn ở vật chất, cho nên nó sai. Nó đã sai thì có lý luận bằng trăm ngàn chứng cứ duy vật cũng không khỏi sai. Sai đây là nói sai với thực tiễn. Không phải chỉ sai trong lý luận. Mà mấy từ “thực tiễn khách quan” là những từ luôn ở trên đầu môi chót lưỡi các người Cộng Sản vô thần.
11. Chuyên chính vô sản. Ngoài những cái sai về lý thuyết, Mác còn vấp phải một sai lầm tai hại về tổ chức chính trị là chủ trương chuyên chính vô sản. Từ chủ trương này, các đảng Cộng Sản trên thế giới, sau khi nắm đước chính quyền, liền rập khuôn theo Liên Xô tổ chức một nền độc tài chuyên chế cực đoan mà họ mệnh danh là “la dictature du prolétariat”, “dictatorship of the proletariat”. Trung Cộng và Việt Cộng ma mãnh hơn đã tránh dùng hai tiếng “độc tài” mà thế giới thường dùng. Họ dùng từ “chuyên chính” để dịch chữ “dictature”, hay “dictatorship”. Làm cho đại đa số người dân trước kia thường quen với từ “độc tài” với một nội dung và hàm ý xấu xem ra có cảm tình hay ít nhất không ác cảm với từ chuyên chính (đictature). Họ chỉ dùng hai chữ độc tài để nói về các chế độ họ không ưa. Đấy là một ngón đòn dụng từ, theo kiểu lập lờ đánh lận con đen. Nhưng được khéo léo phết lên một lớp sơn bóng bảy hấp dẫn. Vậy ta hãy thử nhìn xem họ tổ chức chính quyền “chuyên chính vô sản” này như thế nào.
Tạm ví dụ trong một nước dân số 80 triệu. Số đảng viên Cộng Sản là 2 triệu 50 vạn. Cứ 4, 5 năm hai triệu rưởi đảng viên này cử ra 1000 đại biểu đi dự đại hội đảng toàn quốc. Một ngàn đại biểu này bầu ra 200 ủy viên trung ương đảng. Hai trăm ủy viên trung ương này bầu ra 19 ủy viên bộ chính trị. Trong bộ chính trị chức vụ tổng bí thư (hoặc bí thư thứ nhất, như có lúc được gọi trong thời Khrutshchev ở Liên Xô và Lê Duẫn ở VN), là to nhất rồi đến ủy viên thường vụ bộ chính trị và trưởng ban tổ chức trung ương là nắm nhiều thực quyền nhất. Ông này theo lệnh của bộ chính trị, mà cụ thể là theo lệnh tổng bí thư xếp đặt các chức vụ trong chính quyền nhà nước. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các chức vụ trong chính phủ từ bộ trưởng trở lên và trong quốc hội đều do đảng viên giữ. Một vài người ngoài đảng được đặt vào chỉ để trang trí hay vì nhu cầu chuyên môn bất khả kháng.
Như vậy chính phủ đó là chính phủ của đảng hay của nhân dân mà đa số là vô sản?
Họ sẽ bảo: Đảng viên được chọn trong số những người vô sản xứng đáng nhất, đương nhiên đại diện cho giai cấp vô sản. Nghe có lọt tai không? Ai chọn? Có ai bầu đảng viên không? Hay lại đảng viên lớn chọn đảng viên bé, đảng viên cũ rủ đảng viên mới?
Chuyên chính nó như vậy đấy. Vậy mà bảo triệu lần dân chủ hơn chế độ dân chủ tư sản….
Chẳng những thế, như đã nói trên, trên nguyên tắc thì tổng bí thư ở dưới quyền bộ chính trị, bộ chính trị ở dưới quyền trung ương đảng và trung ương đảng phải ở dưới quyền của đại hội đảng. Nhưng những ủy viên bộ chính trị, và đặc biệt là các đảng viên trong ban tổ chức trung ương đảng dùng quyền lực sẵn có trong tay để vận động, khuyên nhủ, mời gọi, đe dọa, khủng bố…để các đại biểu bỏ phiếu cho người mà bộ chính trị hay tổng bí thư muốn. Xin xem lại chương 16 (trang 359-360) để thấy cách Lê Đức Thọ vận động ra sao trong một cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết 9 là nghị quyết vô cùng quan trọng quyết định một khúc quanh trong lịch sử chiến tranh nước nhà.
Dân chủ hình thức. Độc tài thực chất. Tóm gọn là như vậy.
Đó là về mặt đảng. Về mặt chính quyền thì sao? Hãy lấy mô hình Liên Xô, cũng là mẫu mực quốc tế để mổ xẻ. Chính quyền Liên Xô được tổ chức thành ủy ban. Liên Xô là viết tắt của Liên Bang (các nước) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (URSS = L’Union des Républiques Socialistes Sovietiques; hay USSR = Union of Soviet Socialist Republics). Những chữ xhcn chúng ta đã quá quen tai. Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Bun-ga-ri, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… Còn hai chữ Xô Viết hoàn toàn lạ tai vì nó là tiếng Nga, mặc dù thập niên 30 ở nước ta, vùng Nghệ An, cũng đã có tổ chức chính quyền chớp nhoáng theo kiểu Liên Xô gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, do một cuộc nổi loạn của nhóm người Cộng Sản dựng lên. Nguyên chữ Xô Viết có nghĩa là ủy ban. Nghĩa là sao? Trong một đơn vị hành chánh ví dụ một xã, nhân dân bầu ra một số người đại diện rồi ủy cho số người này quyền hành thay mặt tập thể điều hành việc chung trong xã. Mỗi người nhận một nhiệm vụ do tập thể trao theo nguyên tắc “tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách.” Vì vậy có ủy ban nhân dân xã, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân tỉnh v.v… Đó là những ủy ban hành chánh. Trong thời chiến (1945-1946) thường nghe nói có ủy ban hành kháng, tức ủy ban hành chánh kháng chiến.
Nếu làm đúng theo nguyên tắc lý thuyết kiểu đó thì kể ra cũng dân chủ. Đàng này, trong thực tế, chủ tịch ủy ban, hay thường hơn là phó chủ tịch ủy ban lại là bí thư đảng bộ, do đảng chỉ định chứ không phải do nhân dân bầu. Tuy ông phó chủ tịch đứng hàng thứ hai nhưng lại nắm thực quyền, vì là bí thư đảng bộ, đại diện đảng của giai cấp vô sản trong chế độ chuyên chính vô sản (sic). Thế cho nên ủy ban nào cũng chẳng phải của nhân dân, mặc dầu danh xưng là ủy ban nhân dân, mà chính là ủy ban của đảng.
Đấy, từ cái nguyên tắc tổ chức chuyên chính vô sản, hay nói lại cho đúng theo danh từ thông thường trên thế giới là độc tài vô sản, mà Mác nêu lên và gọi nó là dân chủ, người ta đã đi tới một hình thức tổ chức chính quyền độc đoán hoàn toàn, không có chút gì gọi được là dân chủ. Và mọi thứ xấu xa, nhũng lạm, mọi tội ác tầy trời trong chiến tranh cũng như trong thời bình cũng từ cái độc quyền, chuyên quyền, gọi là chuyên chính vô sản đó mà ra. Một thứ chuyên chính, độc tài của những người không tin ở Giời Phật, những người bị nung nấu trong hận thù của đấu tranh giai cấp, hận thù những kẻ không đồng chính kiến với mình.
Thế mà 7 thập niên ở Liên Xô, nửa thế kỷ ở Việt Nam, đồ đệ của Mác cứ tiếp tục lợi dụng, chơi chữ để nắm quyền sinh sát đối với nhân dân, tuyệt đại đa số dân nghèo. Tiếp tục lợi dụng danh nghĩa nhân dân để áp bức, bóc lột nhân dân, lợi dụng danh nghĩa vô sản để áp bức, bóc lột vô sản, tước đoạt của chính giai cấp này mọi quyền tự do tới thiểu, sống dở chết dở, như các tác giả trong soạn phẩm này đã dẫn chứng để chứng minh.
Ngày nay ta đã thấy rõ có cả một giai cấp tư bản đỏ, mà Milovan Djilas gọi là “giai Cấp Mới” và Mikhael Voslensky gọi là “Nomenklatura”. Hay như Vũ Thư Hiên đã viết:
“Đến bây giờ thì ai cũng thấy chuyên chính vô sản chỉ là cái mặt nạ che giấu quyền lực vô biên của một số kẻ nắm quyền.”
Nhà văn họ Vũ, cũng như những người Cộng Sản phản tỉnh còn có thiện cảm với Mác không nên trách kẻ cầm quyền mà hãy truy nguyên để trách cho đúng kẻ xướng xuất “chuyên chính vô sản” là Mác chỉ vì ông tin rằng trong một xã hội duy vật vô thần con người “vô sản” thánh thiện hơn trong xã hội cũ cho nên không sợ khi nắm quyền họ sẽ lợi dụng chuyên chính để làm bậy.
Xin Mác hãy chỗi dậy từ nghĩa điạ “Cao Môn” mà xem: Không làm gì có “chuyên chính vô sản” triệu lần dân chủ hơn đâu. Chỉ có độc tài tư bản đỏ mà thôi.
Tuy nhiên cũng phải công bình với Mác. Ông là người có chí lớn, có tham vọng làm một cái gì vĩ đại cho tên tuổi ông. Đồng thời ông cũng muốn cải tạo tình trạng túng thiếu của đa số thợ thuyền tại một số nước công nghiệp phát triển cực thịnh thời ông. Ông muốn tạo một xã hội không có người bóc lột người. Điều đó đáng ca ngợi. Ông cũng đã hy sinh làm việc không biết mệt mỏi. Cố gắng bằng mọi cách để tìm ra một phương cách tốt đẹp nhất ngỏ hầu tạo thiên đàng dưới thế cho giai cấp vô sản. Một số nhận xét về kinh tế, xã hội của ông cũng có giá trị cảnh tỉnh các nhà kinh tế tư bản, và một số chính khách bắt họ rà xét lại để sửa chữa những sai lầm về tổ chức xã hội, về cách thức đối xử với công nhân. Cái thiện chí đó, cái công lao đó không thể phủ nhận.
Nhưng thiên kiến, và thù hận (dĩ nhiên, vì ông bài tôn giáo gọi nó là thuốc phiện ru ngủ người dân, chỉ vì tôn giáo nào cũng dậy tình thương yêu bác ái; thuyết giai cấp đấu tranh bằng bạo lực của ông không thể thành tựu mà không có thù hận.) làm ông mất sáng suốt. Nên kết quả đã trái ngược hoàn toàn những gì ông tiên liệu và hứa hẹn. Đúng như Vũ Thư Hiên đã viết:
“Theo cái que chỉ của thợ cả, những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình dung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bông hoa, mà là cái cùm kiên cố.” (Xin xem chương 5)
Vì vậy mà Xuân Vũ, không văn hoa bóng bảy như VTH, nhưng mãnh liệt hơn: “Tôi căm ghét xhcn. Tôi cảm thấy xhcn là cái cùm đeo trên cổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó (theo mô hình của Mác, MV) chính là đảng.”
12. Chữ Tâm và tôn giáo. Trở lên, chúng tôi đã nói xhcn phi nhân vì nó chủ trương xóa bỏ tôn giáo là cái giây nối con người với Trời Cao, với Thượng Đế. Vì vậy những người Cộng Sản vô thần thường thiếu cái Tâm, là cái làm cho con người cảm nghiệm được Thượng Đế. Nhân đây cũng xin thêm vài hàng về chữ Tâm (không phải chỉ “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”).
Tâm ở đây không có nghĩa là trái tim, mà là tâm hồn, tâm linh. Khi Trần Duy viết người khổng lồ không tim, thì chữ tim đây cũng không phải chỉ có nghĩa đen là quả tim, trái tim nằm trong lồng ngực. Tiếng pháp chữ coeur cũng không phải chỉ có nghĩa trái tim trong lồng ngực. Khi Blaise Pascal (1618-1662,) (32) nói “c’est le coeur qui sent Dieu, et non la raison. Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas” (Chính con tim cảm nghiệm được Thượng Đế, chứ không phải lý trí. Con tim có những lý lẽ mà lý trí không biết) thì chữ coeur (con tim, Con Tâm) ở đây cũng không chỉ tựơng trưng cho tình cảm, mà còn là tâm linh, tâm hồn, linh hồn. Các nhà duy lý nói “la raison a toujours raison” (Reason is always right, Lý trí bao giờ cũng có lý) Nhưng lý trí thuần túy không phải lúc nào cũng tìm ra chân lý siêu nhiên. (33) Ông cho rằng cứ dùng lý luận theo lý trí và dựa vào thực nghiệm qua giác quan thì không đủ để cảm nghiệm được Thượng Đế. Phải có Tâm, tâm hồn. Cái coeur mà Pascal nói đây là thế. Vì cái Tâm này nó linh thiêng, vượt hẳn lên trên vật chất hữu hình khả nghiệm, nên nó mới có khả năng cảm nghiệm được Đấng Linh Thiêng, Cõi Linh Thiêng…
Corneille khi đặt vào miệng một nhân vật trong Le Cid câu hỏi: “As tu du coeur?” cũng cho danh từ này một ý nghĩa vượt hẳn ý nghĩa vật chất, tình cảm. Coeur đây là tấm lòng, tấm lòng cao cả, lòng can đảm, của một tâm hồn cao cả.
Lý Đông A trong “Huyết Hoa” (tr. 54) cũng viết: “Nuôi TÂM sinh Thiên tài. Nuôi óc sinh nhân tài. Nuôi thân sinh nô tài.”
Và Nguyễn Huy Thiệp trong “Ông Tướng Về Hưu” cũng muốn cho độc giả hiểu chữ tâm trong câu vợ Thuấn nói với cả nhà về tâm sen: “Tâm đấy. Ăn là trên hết”. (xem chương 19) Thì ở đây chữ tâm lại có ý nghĩa mỉa mai: cái tâm địa của cán bộ duy vật, chẳng có tâm hồn chỉ có cái “tâm địa duy vật” “ăn là trên hết’, y như ông tổ Duy Vật Feuerbach đã định nghĩa con người là cái nó ăn (L’homme est ce qu’il mange). Ông ta đã phủ nhận chân lý “Con người không chỉ sống bằng cơm bánh”. Có lẽ Nguyễn Huy Thiệp, đang ở trong rọ, không dám mong người đọc nói toáng lên cái ẩn ý của ông về chữ ăn ở đây, còn có nghĩa là ăn tiền, ăn hối lộ, ăn bẩn, là cái ông cùng với những người có tâm như Trần Độ đang muốn bài trừ tận gốc từ cái ngọn cao nhất trở xuống. Ông tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng nói với các con: “tâm càng lớn thì càng nhục.” Những kẻ không tim, thiếu tâm hồn, chỉ có cái tâm địa hẹp hòi thì không biết nhục.
Cái Tâm trong con người Cộng Sản sau nửa thế kỷ nay đã biến chất ra sao? Chất cường toan ((M) ác-xít), thuốc độc cực mạnh của tà thuyết Mác Xít đã tác hại vào nó đến độ nào.
Bùi Tín nghĩ 10% còn lương thiện. Tôi hy vọng con số còn lớn hơn. Họ vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. Đúng. Hồ Chí Minh từng nói muốn xây dựng xhcn phải có con người xhcn. Bắt chước họ Hồ tôi cũng nói: muốn chữa con bệnh xhcn cần có con người xhcn, nghĩa là muốn cải đổi cái xã hội thối nát ngày hôm nay, không thể thiếu sự tiếp tay của những cán bộ Cộng Sản, 10% hay hơn những người còn lương thiện, những người còn cái tâm thiện, không ngần ngại sám hối. (Ignazio Silone sinh năm 1890, một cán bộ cao cấp cộng đảng Ý còn nói thẳng với lãnh tụ Togliatti: “Trận chiến cuối cùng sẽ là trận chiến giữa những người Cộng Sản và cựu cán bộ Cộng Sản”.)
Như đã nói ở trên, tuy bị nhồi sọ học thuyết Mác-xít, nhiều năm nghĩ, làm, sống theo học thuyết đó, tiêm nhiễm những thói xấu của nhau, (34) nhưng ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc, nền đạo lý Khổng Mạnh, tư tưỏng từ bi bác ái của đạo Phật trong mỗi người hy vọng còn đủ mạnh để họ có thể chỗi dậy, quật khởi từ bỏ lớp cường toan (ác xít) Mác-xít. Dĩ nhiên đối với những bệnh nhân nặng, không thể không có sự truyền nội lực của “thầy thuốc”. Nhưng chủ yếu vẫn là bệnh nhân phải muốn tự cứu, có ý chí quyết tâm gạt bỏ, lật đổ thế lực hiện tại, Hãy cho họ một cơ hội.
Đoạn II
Ngày nay đã rõ chủ thuyết của Mác sai, sai một cách tai hại. Nó đã tác hại đến loài người. Nó đã thất bại và sụp đổ ở Đông Âu rồi Liên Xô. Đã một thập kỷ trôi qua. Nhưng nó lại vẫn tồn tại ở Việt Nam và một số quốc gia khác là Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba. Tại sao vậy? Ta hẵng bỏ qua các nước khác. Chỉ nói về trường hợp nước ta.
1. Mười mấy năm trước khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, nghĩa là ngay sau tháng tư 1975 một số nhân vật và tổ chức quốc gia vẫn giữ lập trường chống Cộng kiên định và bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau, đã đơn độc chống lại bạo quyền Cộng Sản. Những vụ án như vụ Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, “Hồ Con Rùa”, nhà thờ Vinh Sơn, linh mục Trần Học Hiệu, sư đoàn Tiền Giang của Hoàng Văn Ngãi, Phong trào Fulro ở Cao Nguyên và nhiều đơn vị khác đã không chịu nghe lệnh đầu hàng, tiếp tục chiến đấu lẻ loi… (35) cho thấy người dân trong nước vẫn cố tìm cách lật đổ chế độ. Nhưng tất cả đã thất bại vì hệ thống an ninh tình báo của Cộng Sản rất hữu hiệu.
Ở miền Bắc, trong số đồng bào đã sống gần nửa thế kỷ dưới xhcn, cũng thấy lẻ tẻ có những sự chống đối nào đó. Sau đây là vài tỷ dụ:
Ngày 20-7-1996, 20 bà già đi chân không đã biểu tình chống tham nhũng trước trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà-nội, đòi đem bắn một số tay gộc.
Không đầy hai tháng sau, bốn chục nhà buôn nhỏ ở chợ Đồng Xuân, Hà-nội, đã biểu tình trước nhà riêng của Đỗ Mười để phản đối việc xếp lại chỗ ngồi bán hàng trong chợ. Ít ngày sau lại trưng biểu ngữ “Chống bọn quan liêu cửa quyền” trước ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày 30-12-1996 tại làng Thọ Đà, huyện Đông Anh ngoại thành Hà-nội hàng ngàn nông dân chít khăn tang nguyện sinh tử với công an, quyết không cho nhà nước cướp đất đai của họ bán cho hãng Daevo, Nam Hàn làm sân Golf.
Ba sự việc vừa kể phải nói là một biến cố đáng kể trong một xã hội khép kín, mà mọi quyền tự do bị tước đoạt đã nửa thế kỷ, mặc dù chỉ vẻn vẹn có mấy chục thường dân. Nó có thể châm ngòi cho những cuộc biểu tình quan trọng hơn mà đảng Cộng Sản sẽ phải đối phó sau này.
Thì đúng vậy, chỉ vài tháng sau những cuộc biểu tình lớn tại Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, và vùng Hố Nai gần Saigon đã làm cho bộ chính trị cộng đảng hết sức lúng túng. Sự kiện này đã được báo chí hải ngoan loan tin bình luận trong một thời gian dài, coi như nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.
Riêng về vụ Thái Bình tin tức cho biết: Ngày 15-4-1997 khoảng 3000 nông dân xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã biểu tình bằng xe đạp trên đoạn đường dài 27 cây số để tới trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh đưa kiến nghị phản đối nhà cầm quyền xã hà hiếp, bóc lột nông dân tăng thuế gấp cả chục lần. Cụ thể là xã đã phá trụ sở y tế xã để bán cho tư nhân, dân chúng ốm đau không có nơi điều trị…
Những cuộc nổi loạn hay âm mưu làm loạn ở trong tù thì nhiều vô kể, nhiều người đã bị xử bắn, kẻ khác bị thủ tiêu, cũng có người thoát trên đuờng tơ kẽ tóc. Người ta nói nhiều đến vụ nổi loạn ở Hàm Tân, cuối thập niên 70. Bộ đội phải đem xe tăng đến đàn áp. Có người còn nói có sự chỉ đạo của cựu chủ tịch Liên Minh Á Châu chống Cộng cụ Nguyễn Văn Hướng, thân phụ của cố thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu mà dư luận cho rằng đã bị hãm hại ở Biên Hòa.
Người ta cũng nói tới vụ thanh niên Phạm Văn Thành tổ chức nổi loạn ở trại Xuân Phước năm 1994, được sự hưởng ứng của hàng trăm nhóm chính trị và tôn giáo.
Năm nay trên nhiều tờ báo hải ngoại thấy xuất hiện tên luật sư Hoàng Duy Hùng, trước kia trong Mặt trận Hoàng Cơ Minh, từng bị Cộng Sản bắt giam nhiều năm. Ông cũng được người ta gán cho là đại diện của “Phong trào quốc dân hành động”. Và còn nhiều nữa. Nhưng tất cả chỉ là những hành động, tuy can đảm, anh dũng, nhưng thiếu tổ chức, phối hợp, chẳng đi đến đâu.
Trong năm 1995 ông Nguyễn Sĩ Bình đã về nước thành lập “đảng Nhân Dân Hành Động” chống chính quyền tại quốc nội. Nhưng ông bị nhà cầm quyền trục xuất. Ông lại sang Cam Bốt kết nạp một số người để thành lập “Xứ Bộ Chùa Tháp” (của đảng nói trên). Trong số 24 người được ông Bình kết nạp sau này bị bắt và kết án (trong hạ tuần tháng 7, 1999) ta thấy có những tên: Lê Văn Tính, Nguyễn Tuấn Nam, Bùi Đăng Thủy, Nguyễn Anh Hảo, Nguyễn Văn Sĩ, Đỗ Hữu Nam, Giáp Bảo An…Họ đã phải nhận án tù từ 20 đến 15 năm. Tháng 4 năm 1996 ông Nguyễn Sĩ Bình đã bị chính quyền Hunsen trục xuất. Về Mỹ ông vẫn tiếp tục điều khiển đảng cho đến khi 24 người bị bắt ở Việt Nam.
Nhưng rút cuộc rồi cũng đâu vào đấy, vì xem ra đó chỉ là những hành động bột phát, không có tổ chức phối hợp. (36)
Trong số những người trí thức miền Nam mạnh miệng chỉ trích xhcn, người ta chú ý đặc biệt tới Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Cuối thập niên 70 ông đã lập “Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ”. Rồi bị bắt giam một thời gian độ 10 năm. Ít lâu sau khi được thả, ngày 11-5-1990 ông công bố bản tuyên ngôn Cao Trào Nhân Bản rồi sau đó bị kết án 20 năm tù với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Nhưng nhờ có sựï can thiệp của các tổ chức nhân quyền và ân xá quốc tế nên tháng 9 năm ngoái ông đã được thả. Nhân “Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam” lần thứ 5, 11 tháng 5 năm nay, 1999, ông đã ra một thông cáo 4 điểm, kêu gọi tôn trọng nhân quyền, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí… và tách đảng ra khỏi chính quyền, để nhân dân trực tiếp bầu ra quốc hội và các cơ chế nhà nước….Ngay sau khi ra bản thông cáo, bác sĩ Quế đã bị bao vây và cắt đứt liên lạc với bên ngoài. (37)
Anh ruột bác sĩ Quế là Nguyễn Quốc Quân ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã lập “Tổ chức quốc tế yểm trợ cao trào Nhân Bản”, nhằm tranh đấu đòi Hà-nội phải trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị hiện còn bị giam vì bất đồng chính kiến.
Về hoạt động của người Việt hải ngoại có: “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” của cựu đề đốc Hoàng Cơ Minh, “Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt” của ông Lê Tư Vinh, “Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc” của ông Võ Đại Tôn, hành động đơn độc của các ông Lý Tống (cướp máy bay rải truyền đơn chống Cộng xuống Saigon), (38) Trần Mạnh Quỳnh (âm mưu đặt chất nổ phá tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm Saigon) và Trần Hồng (dùng xe ủi đất ủi sập cổng tòa đại sứ Việt cộng ở Paris), Chưa kể tới Sáu Đặng tức Đặng Văn Thạnh với “Kế Hoạch Vượt Sóng” (cuối năm 1989). Đài Hà-nội ngày 5-8-1990 đã loan tin phá vỡ kế hoạch này và bắt giam một số kháng chiến quân, như Nguyễn Vũ, Trần Hồ và Quốc Vui….
2. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số tổ chức và nhân vật tranh đấu đòi dân chủ cho Việt Nam vào dịp các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nghĩa là trong khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, nhất là trong 2 năm 1989 và 1990.
Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam: Tháng 8, 1990 nguồn tin CBA từ Washington DC cho biết tại Hà-nội đã xuất hiện một đảng mang tên Xã Hội Dân Chủ Việt Nam, mà chủ tịch là một nhân vật mang bí danh Thái Bình Dương. Phó chủ tịch của đảng này mang bí danh Biển Đông lúc ấy đang có mặt tại một nước Đông Âu đã cho phổ biến lời kêu gọi của đảng với 9 điểm sau: (tóm tắt)
1. Bỏ chuyên chính vô sản. Lập chế độ đa đảng.
2. Bỏ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Lập Cộng Hòa V.N.
3. Trực tiếp bầu ra tổng thống, Quốc Hội.
4. Đưa mọi cơ sở đảng hiện nay ra khỏi chính quyền, và nhà máy…
5. Xóa bỏ các ủy ban nhân dân
6. Giải thể tự vệ đường phố, tự vệ xí nghiệp.
7. Đưa đảng ra khỏi tòa án, các cơ sở thông tin đại chúng
8. Thực hiện tự do ngôn luận, hội họp, mittinh, đình công…
9. Tư do tín ngưỡng. Phục hồi 2 ngày lễ Noel, Phật Đản, coi như các ngày lễ dân tộc.
Đảng Khoa Học Xã Hội V.N. Khoảng tháng 4 năm 1990, 30 đảng viên của đảng Khoa Học Xã Hội ở Hà-nội đã bị bắt giữ. Tin này các đài BBC, VOA, các hãng thông tấn Reuteurs, AFP đều loan tải theo báo “Người Hà-nội”. Theo tin này thì nhà cầm quyền Hà Nôi đã hô hoán lên là hiện có một tổ chức mang tên đảng nói trên hoạt động chống phá nhằm lật đổ chế độ hiện hành. Bản tin nói, đảng này do ông Nguyễn Kiệt 28 tuổi lãnh đạo. Ông Kiệt là con một viên chức cao cấp ngành công an. Ngoài ông Kiệt ra, trong số những người bị bắt còn có 4 người ở Nam Định.
Tạp chí “Le spectacle du monde” ở Paris đã dành 12 trang để đăng tải những tin tức về đảng KHXH này. Ký giả Erwan Bergot viết rằng tướng Võ Nguyên Giáp có đứng đàng sau câu lạc bộ kháng chiến của Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng. Chúng tôi đã nói về câu lạc bộ này nơi chương 7 và chương 16.
Theo tin của Pháp Tấn Xã từ Hà-nội ngày 13-10-1990, thì thời gian trước đó ít lâu đã có một tổ chức võ trang chống chính quyền Hà-nội gồm 38 người do ông Đào Bá Kế, bí danh Trần Quang Độ, 38 tuổi cầm đầu. Ông Kế là cựu sĩ quan Quân Lực VNCH. Người phụ tá là Lê Văn Tiến nguyên là bộ đội Cộng Sản đào ngủ. Những người khác tuổi từ 25-30 phần đông là bộ đội Cộng Sản đào ngũ ở Cam Bốt. Tổ chức này bị bắt trên lãnh thổ Lào và bị kết tội “âm mưu làm một cuộc nổi dậy của quần chúng” chống nhà cầm quyền. Ông Kiệt đã bị kêu án tù chung thân, ông Tiến 20 năm. 36 người còn lại tù từ 3 đến 16 năm tù. Có tin họ thuộc nhóm mặt trận Hoàng Cơ Minh. Nhưng tổng vụ hải ngoại của mặt trận này ở San Jose ra thông cáo phủ nhận.
Cũng khoảng 1990, phong trào Thống Nhất Dân Tộc và xây dựng dân chủ, do các ông Nguyễn Đình Huy, Phạm Tường, Phạm Thái, Nguyễn Tấn Trí, Trần Quang Liêm điều khiển về nước hoạt động và đã bị Cộng Sản Việt Nam bắt và đem xử tại tòa ngày 11-8-1995. Ông Nguyễn Đình Huy thuộc phong trào cấp tiến của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Việc ông có dính líu với giáo sư Mỹ Steven Young trong vấn đề về Việt Nam vận động một “đường lối đấu tranh riêng” với nhà cần quyền Cộng Sản đã khiến phong trào bị chia rẽ trầm trọng. Có người đổ lỗi cho vị kế nhiệm giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, sau khi ông qua đời, là tướng Trần Văn Nhựt.
Sau vụ trên ta thấy phát khởi những phong trào tranh đấu của nhóm Việt Luận ở Úc, Thông Luận ở Pháp, Mặt trận Quốc Gia Đối Kháng ở Canada nhằm đòi nhà cầm quyền Hà-nội thả các ngưòi bị bắt.
Trong dịp này cũng xuất hiện nhóm “Diễn Đàn Quốc Tế…” do ông Nguyễn Bá Long cầm đầu công bố thành lập ban vận động lâm thời Mặt Trận Dân Chủ Việt Nam tại hải ngoại. Trong ban vận động này người ta nhắc đến tên các vị sau đây: giáo sư thạc sĩ Nguyễn Cao Hách, bác sĩ Trần Văn Tính, tiến sĩ Dư Phước Long, thượng tọa Thích Giác Lượng v.v… Điều lạ lùng là các vị đồng ý ủy cho ông Nguyễn Hộ (lúc đó đã 80 tuổi, lại hay ốm yếu) mà chúng tôi đã nói tới ở chương 7 làm lãnh đạo lâm thời của mặt trận dân chủ Việt Nam.
Tham gia việc tán thành ông Nguyễn Hộ tạm thời lãnh đạo mặt trận trong nước, còn có các nhóm Thông Luận của kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng và luật sư Trần Thanh Hiệp; phong trào Thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ của các ông Nguyễn Văn Trần, Lê Phát Minh; Ủy ban quốc tế yểm trợ VN tự do của ông Ngô Văn Tuấn, và ủy ban luật gia bảo vệ dân quyền của các ông Nguyễn Hữu Thống và Vũ Quốc Thúc.
3. Giữa năm 1989, Phong trào xây dựng dân chủ và phú cường cho VN cử ông Nguyễn Huy Lợi đại diện gặp Nguyễn Cơ Thạch lúc ấy là bộ trưởng ngoại giao bàn truyện hợïp tác. Ông Lợi cho đấy là chống Cộng theo kiểu mới, hợp với tình thế mới, vì thấy Cộng Sản có cởi mở thật sự. Ông Lợi cũng khẳng định với Đỗ Văn của đài BBC rằng làm như vậy không phải là đón gió trở cờ, mà là vì “tình thế đã đổi mới cần phải có hành động tích cực chứ không thể cứù nói suông đuợc nữa.” Tờ Thời Luận thì lại nói ông Lợi làm việc dưới quyền một cán bộ Cộng Sản Nguyễn Ngọc Danh.
Cựu tổng thống Thiệu trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đỗ Văn BBC cũng nói ông đã bắt đầu hoạt động để tranh thủ tự do dân chủ cho Việt Nam. Đầu thập kỷ này ông Thiệu còn xuất hiện với những bản tuyên cáo này nọ. Tiếc rằng phần đông đồng bào hải ngoại không còn tin tưởng ở ông vì ông đã tháo chạy trước khi chiến cuộc kết thúc.
Cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ khi thấy Đông Âu sụp đổ cũng tuyên bố giữa đám cựu sĩ quan không quân rằng nay Cộng Sản không còn nữa, thì cũng phải thay đổi hình thức đấu tranh với Cộng Sản. Lời tuyên bố của ông Kỳ gây phản ứng mạnh mẽ, lên án ông đã bỏ lập tường chống Cộng.
Trong giai đoạn sôi dộng này người hoạt động hăng say nhất có lẽ là tướng Trần Văn Đôn. Lúc thì nghe ông làm trưởng ban tổ chức đón cựu hoàng Bảo Đại từ Pháp sang Mỹ để đánh bóng cho lá bài Bảo Đại. Lúc thì nghe ông họp với Nguyễn Xuân Oánh, và tướng Nguyễn Khánh tính chuyện về Việt Nam “làm ăn”. Lúc thì nghe ông gặp tướng Kỳ, còn bảo tướng Kỳ khoe có người tặng vé máy bay không biết để đi đâu. Lúc thì nghe ông họp với các tướng Ngô Quang Trưởng, Lữ Lan, Phan Hòa Hiệp tại nhà riêng của tướng hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại ở Chantilly… Lúc lại có tin tướng Đôn và tướng Nguyên Văn Hinh chuẩn bị lập ban đón tiếp Võ Nguyên Giáp tại Paris, mặc dầu tướng Đôn cực lực phủ nhận tin này. Nhưng người đưa tin là Lê Vân, thông tín viên của Phụ Nữ Diễn Đàn ở Paris xác quyết là tin đáng tin cậy. Lê Vân còn nói đến bức thư hội cựu chiến binh của Cộng Sản, do Trần Văn Trà ký gửi hội cựu chiến binh Pháp mà hai tướng Hinh và Đôn đều có thẻ hội viên…
Cũng trong dịp này người ta còn thấy một tin từ một ủy viên trung ương đảng trong nước gửi ra ngoại quốc cho biết tướng Trà đã nhân danh chủ tịch hội “cựu chiến sĩ Việt Nam” viết gửi cho bộ chính trị đề nghị một số thay đổi lớn về chính sách và nhân sự của đảng. Trong đó tướng Trà đề xuất nên để tướng Giáp nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nhà nước.
Cũng liên quan đến tướng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Đăng Dương, trong số 103 Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 8, 1992, đã đăng tin do một cán bộ Cộng Sản trên chuyến công tác nước ngoài có ghé Pháp tiết lộ là vài năm trước đó có rất nhiều tin đồn về tướng Giáp. Nhiều đảng viên và nhân dân mong ông ta đứng lên giữ vai trò một Yeltsin Việt Nam để đưa nước nhà thoát khỏi chũ nghĩa Cộng Sản, giống như các nước Đông Âu. Điều này khiến nhà cầm quyền lo lắng, luôn luôn canh chừng tướng Giáp. Nhất là từ khi con gái ông mang từ Mỹ về cho ông một thư mời ông sang Mỹ dự họp về kinh nghiện chiến tranh và tương lai cho khu vực Thái Bình Dương, thì bộ chính trị càng tìm cách khống chế ông. (Ông Giáp còn có một cô con gái khác sống ở Mỹ đã lâu hiện đã vào quốc tịch Mỹ và lấy chồng Mỹ.) Chính ông Giáp cũng tỏ ra bực bội, lo ngại. Theo gia đình ông cho biết thì ông nay đã già yếu lại bị bệnh tiểu đường nên họ đang sửa soạn cho ông sang Pháp chữa bệnh rồi sống hẳn ở đó cho yên thân.
4. Khoảng 1995, người ta nghe nói nhiều đến đảng “Việt Nam phục quốc” và chiến dịch “Bravo”. Người phát ngôn của tổ chức này mang bí số Z07…
Người ta còn nói nhiều hơn nữa đến tướng Kỳ và kỹ sư Nguyễn Hữu Chánh và những hoạt động của hai người này ở Cam Bốt. Nhưng không ai rõ hai người có hoạt động gì phối hợp không.
Có lẽ từ trước tới nay mới chỉ có Nguyễn Hữu Chánh là dám đứng ra lập một chính phủ lưu vong do chính ông điều khiển từ trong hậu trướng. Trong cái chính phủ này từ đầu người ta thấy có những tên tuổi như tướng Lâm Văn Phát, kỹ sư Nghiêm Phú Phát, em nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, luật sư Đoàn Văn Tiên, rồi sau thấy xuất hiện danh tánh các tướng Phan Hòa Hiệp, Linh Quang Viên, đề đốc Lâm Ngươn Tánh, giáo sư Cao Thế Dung v.v… Đã có lúc truyền thông quốc tế nói lực lượng của ông Chánh có tới 2000 người, có người nói tới 4 sư đoàn (căn cứ vào bốn công trường xây cất cầu đường mà công ty của ông Chánh ở Cambốt đang thực hiện lúc ấy). Cán bộ Cộng Sản trong tòa đại sứ Việt Cộng ở Nam Vang thì ước lượng tổ chức Kháng chiến quân Đông Dương của ông Chánh có khoảng 500 cây súng… Năm 1995, 5 người trong “chính phủ” này ở Cam Bốt bị trục xuất về Mỹ, gồm các ông Trần Hoàng An, Trần Hùng, Tạ Khánh Duy, Thái Yến, Mai An.
Ngoài 5 người trên đặc biệt còn có một người Mỹ tên Fred Kirk Patrick. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Chử Bá Anh, ông Nguyễn Văn Lễ, đại diện cho ông Trần Hoàng An trong nhóm 5 người này cho biết ông Patrick “chỉ là bạn của chính phủ chứ không phải thành viên chính phủ”. Ông Lễ cũng nói thủ tướng chính phủ Nguyễn Hoàng Dân hoạt động ở trong nước chứ không phải ở hải ngoại.
Năm 1998 lại có tin một buổi họp của chính phủ và bộ tham mưu quân sự tại một khách sạn ở Thái Lan bị nhà cầm quyền Thái giải tán và cấm hoạt động…
Dư luận người Việt hải ngoại phần đông coi tổ chức của ông Chánh, nếu không phải của Cộng Sản dựng lên để lấy cớ đàn áp đối lập trong nước, trong đảng, thì cũng mắc mưu Cộng Sản hay có dính líu đến những mưu tính chiến lược của họ.
Trước khi chính phủ Việt Nam tự do lưu vong của Nguyễn Hữu Chánh xuất hiện ở Springfield với khoảng 30 người tham dự, thì cũng ở miền Đông Hoa Kỳ đã có Mặt trận Cách Mạng Hưng Phục Việt của nhà tướng số Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử với tờ Vạn Thắng trong đó có những nhân vật và cây viết nổi tiếng như giáo sư bác sĩ Trần Ngọc Ninh, cựu bộ trưởng, giáo sư Cao Thế Dung, cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường v.v… Cuộc họp báo của Hà Lạ Dã Phu Việt Viêm Tử tại Houston năm 1992 đã gây sôi nổi, vì người cầm đầu phong trào này đưa ra những lời tiên đoán Việt Cộng sẽ thất bại đến nơi và sắp trao quyền lại cho nhóm các ông. Nhiều người ban đầu có vẻ tin ông vì ông đã tiên đoán đúng phóc về những biến cố ở Đông Âu. Nhưng chẳng may lần này về Việt Nam thì sai.
Tháng 3 năm 1996 Đại Việt Cách Mạng Đảng của nhóm ông Hà Thúc Ký đưa ra lời tuyên bố trên tờ Cách Mạng của đảng, quyết tâm: “cùng với các đoàn thể chân chính lập thế trận liên minh đối kháng với bạo quyền Cộng Sản”
Cũng trong năm này các tôn giáo lớn VN như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và những tôn giáo khác cũng ra tuyên ngôn: “dấn thân cổ võ cho tự do chính trị tại Việt Nam”. Coi đó như “bổn phận của mỗi tín đồ các tôn giáo VN”
Riêng Hòa Thượng Thích Tâm Châu cũng lên tiếng ủng hộ những người thức tỉnh ở trong nước như các ông Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, mặc dầu ngài nói ông không làm chính trị. (“Đối Lực” tháng 6-1996)
Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN, gọi tắt là mặt trận Hoàng Cơ Minh, do cựu đề đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, thành lập tháng 4 năm 1980. Năm 1984 ông HCM đem khoảng 200 quân về nước qua ngả Lào, để có một hành động nào đó. Nhưng do có nội phản nên cơ mưu bại lộ, ông bị vây hãm, rồi tự tử cùng với mấy anh em. Nhưng cho đến nay đảng của ông vẫn không xác nhận tin lãnh tụ của họ đã chết. Đến năm 1985 mặt trận chia làm hai phái, phái thứ hai do cựu đại tá Phạm Văn Liễu lãnh đạo. Từ khi ly khai, phái ông Liễu không còn quyên tiền như phái do ông Hoàng Cơ Định xử lý. Mặc dù lãnh tụ đã chết nhưng cho đến nay những người còn sống thuộc phe Hoàng Cơ Định vẫn hoạt động với danh nghĩa của tướng Hoàng Cơ Minh coi như ông còn sống. Họ bị phê bình là “chỉ lo bán phở chứ không lo diệt cộng”. Vì mặt trận đã chọn phương thức mở hàng loạt nhiều tiệm phở khắp nước Mỹ để kinh tài cho tổ chức. Từ ngày ký giả Lê Triết của báo Văn Nghệ Tiền Phong bị ám sát có người đã đặt nghi vấn: “mặt trận là tổ chức Mafia do cục phản gián của Cộng Sản ở số 6 đường Yết Kiều Hà-nội lũng đọan chỉ huy” (?)
Đáng tiếc là một công cuộc mở đầu đầy thiện chí và gây phấn khởi lại diễn biến một cách đáng buồn như vậy.
Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, thành lập từ 1987, hoạt động bí mật, cho đến ngày 23-3-1991 thì chính thức ra công khai ở vùng Hoa Thịnh Đốn, ngày hôm sau ở Quận Cam, Cali. Tổ chức này do ông Trần Trọng Ngà, cựu thiếu tá Hải Quân Việt Nam, khoảng 55 tuổi cầm đầu với biệt danh Trần Quốc Bảo. Tổ chức này có chi nhánh ở Canada, Âu châu và Úc châu. Ông Trần Quốc Bảo đã cùng với các ông Nguyễn Thanh Trang (San Diego), Ngô Kỷ (Quận Cam) và Nguyễn Ngọc Bích (Virginia) tích cực vận động quốc hội Mỹ thông qua đạo luật thành lập đài Á Châu Tự Do. Ông cũng rất chú tâm đến việc dùng các đài phát thanh trên thế giới để phổ biến đường lối chống Cộng của tổ chức, kể cả một đài ở Nga. Chương trình phát thanh đầu tiên thực hiện ngày 20-7-1992: “Tiếng Nói Tự Do từ Mặc Tư Khoa”. Sở dĩ có sự việc quan trọng này, tiếng nói chống Cộng từ thành trì cũ của Cộng Sản, là do tân tổng thống Liên Bang Nga Boris Yeltsin ban hành luật cho phép tư nhân hóa và cho thuê các làn sóng phát thanh. Tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã nhanh chân nắm lấy thời cơ, với sự hợp tác của một phụ nữ Nga rất rành tiếng Việt.
5. Nói đến tổ chức của ông Trần Quốc Bảo ra mắt công khai đầu năm 1991, chúng tôi nhớ đến một cái tên na ná ở trong nước là Đặng Quốc Bảo, mà có người bảo là con hay em của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Giữa năm 1988, trước năm có nhiều biến động ở Đông Âu, Liên Xô cũng sắp tan rã, Đặng Quốc Bảo đã theo chỉ đạo của Trường Chinh lên tiếng đề xuất những thay đổi cơ bản về chính sách, đường lối và chủ trương của đảng, mô phỏng theo những gì đang thực hiện ở Liên Xô, lúc ấy còn dưới sự lãnh đạo của Gorbachev. Bảo đang giữ chức trưởng ban Khoa Giáo trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển ngành nghiên cứu lý luận chính trị của đảng. Khi thuyết trình ngày 26-5-1988 Bảo đã mạnh miệng phê bình chủ thuyết Mác là không thực tiễn, ca tụng Nam Triều Tiên, đòi dân chủ hóa, đặt nặng vai trò của trí thức. Ông ta nói:
“Phải có những bước lùi cần thiết… (đúng kinh điển của Lê-nin)
“Phải dũng cảm lùi bước và đoạn tuyệt với quan điểm giáo điều về chủ nghĩa xã hội…”
Lúc ấy cũng là lúc nhiều người trong nước trông chờ xuất hiện một Gorbachev Việt Nam. Có lẽ chính Gorbachev cũng đã nhắm một vài cá nhân nào đó như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Văn Linh chẳng hạn để dùng làm đầu tầu lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo mới của Liên Xô.
Nhưng rồi chẳng nghe ai nói đến Đặng Quốc Bảo nữa. Sau đó những Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn Linh, Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt là những người có thể được coi như tương đối cởi mở theo chiều hướng cải cách đều lần lượt bị sa thải. Còn vị tướng già của Điện Biên thì không thấy làm gì cả, chỉ làm thinh.
Các nhà nghiên cứu tình hình Việt Nam có thể nghĩ đến bàn tay dài của Bắc Kinh đã cản trở xu hướng cải cách ở Việt Nam. Cho đến khi Lê Khả Phiêu, gốc gác Trung Hoa, đột nhiên xuất hiện với ảnh hưởng rồi quyền hành càng ngày càng lớn, thì người ta lại càng có lý để nghĩ như vậy.
Cũng vào dịp này (tháng 6-1989) tại Trung Quốc xảy ra vụ Cộng Sản đàn áp dã man phong trào sinh viên đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, sau khi tổâng bí thư Triệu Tử Dương hý hửng gặp Gorbachev trước đó chỉ mấy ngày. Sau đó Chính Triệu Tử Dương cũng bị mất chức và bị quản thúc. Cũng chỉ vì ông ta muốn theo gót Gorbachev chấn chỉnh lại nền kinh tế èo uột và muốn cởi mở hơn về chính trị.
6. Trở lại các đoàn thể, tổ chức ở hải ngoại, như đã nói ở chương 8, Bác sĩ Bùi Duy Tâm chắc chắn phải có một mưu đồ chính trị nào đó vào thời gian xảy ra các biến cố ở Đông Âu. Nhưng có lẽ công chuyện đổ bể cho nên ông đã im tiếng luôn sau vụ tai tiếng với nhà văn nữ Dương Thu Hương. Sở dĩ chúng tôi đoán mò như vậy là căn cứ vào những bức thư trao đổi giữa ông với nhà văn nữ. Đàng khác ông còn có dính líu đến một nhân vật quan trọng trong giới tình báo Hà-Nội là tướng Dương Thông và còn rất thân với đại tướng công an Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ. Có người còn nói Dương Thu Hương bảo Dương Thông là em nuôi của Bùi Duy Tâm. Do sự xích mích giữa tướng Dương Thông với hai tướng công an Bùi Thiện Ngộ và Lâm Văn Thê hoặc vì lý do chính trị đặc biệt Dương Thông đã bị mất chức cục trưởng cục phản gián. Thêm một chi tiết đáng ghi là chính Dương Thu Hương tố Bùi Duy Tâm là “agent double” (gián điệp nhị trùng), hàm ý vừa đi với Việt Cộng qua Dương Thông, vừa đi với Mỹ. Thậm chí Dương Thu Hương còn viết rõ ràng là đã có lúc Bùi Duy Tâm còn cao hứng bảo: “khi anh là nguyên thủ quốc gia thì em sẽ là đệ nhất phu nhân”. Phải chăng vì cái mộng ấy của Bùi Duy Tâm mà khi Bùi Tín từ Pháp sang Mỹ theo lời mời của nhóm Stanley Karnow, Đoàn Văn Tọai và tổ chức Asia Society, ông ta đã bay từ miền Đông Hoa Kỳ sang gặp Bùi Duy Tâm ở nhà riêng ông này ở San Francisco, với sự có mặt của cựu dân biểu Trần Văn Ân (từng là phát ngôn viên của bộ quốc phòng) và cả cựu quốc trưởng đại tướng Nguyễn Khánh. Đặt tất cả ngần ấy tin tức và sự việc xảy ra chung quanh Bùi Duy Tâm, người ta có thể nghĩ ông hẳn phải có một mưu đồ nào đấy. Nhưng rồi không thấy có tin gì thêm về ông nữa. Lá bài của ông đã cháy? Hay ông vỡ mộng? Hay tạm rút lui để chờ thời cơ?
Sau này, khoảng 6 năm gần đây, thấy có Mặt trận Quốc Dân Việt Nam do cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách ở San Diego xướng xuất. Ông chủ trương “chủ nghĩa không chủ nghĩa” thực hiện qua mô thức tổ chức “đảng mà không đảng”, là điều chính ông cho biết nhiều đoàn viên trẻ ban đầu lấy làm rất khó hiểu.
Cũng xuất hiện ở San Diego trong vài năm nay còn có “Mạng Lưới Nhân Quyền” do ông Nguyễn Thanh Trang đứng ra điều hợp với tham vọng phối hợp hoạt đông giữa nhiều tổ chức nhân quyền trong nước Mỹ.
Đầu năm nay (1999) Ủy ban Bảo Vệ Chính Nghĩa miền Nam Cali do ông Hồ Anh Tuấn đứng đầu đã cùng với những đoàn thể trẻ và cộng đồng người Việt Nam Cali đứng ra tổ chức những buổi biểu tình lớn tập trung nhiều vạn người để bày tỏ lập trường chống Cộng, chống biểu tượng Hồ Chí Minh. Phong trào do Ủy ban gây nên cũng đã lan rộng sang nhiều tiểu bang khác trên đất Mỹ và có ảnh hưởng tới một số hoạt động ở Âu châu. Nhưng càng ngày càng có nhiều người phản đối ông Hồ Anh Tuấn, phê bình ông đã không minh bạch trong việc chi tiêu tiền quyên góp.
Nếu kể cả những nhóm nhỏ thì cũng phải nói đến “Ủy ban tranh đấu cho nhân quyền” (?) của ông Võ Văn Ái ở Paris đã có mặt hai chục năm nay và nhóm tranh đấu cho nhân quyền của bà Nguyễn Thị Kim Anh ở Nam Cali. trong những năm gần đây. Nhân ngày tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cuối năm 1998, bà Kim Anh đã cùng với bà Nguyễn Hồng Liên, thượng tọa Thích Ân Huệ, linh mục Vincent D’Auriol Bằng, hiền tài Nguyễn Thanh Liêm và các ông Nguyễn Văn Đang, Phạm Toàn… đến tận trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York trình lên hàng ngàn trang tài liệu chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bà cũng đã nêu ý kiến với những nhân vật quốc tế như ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch “Captive Nations Committee”, ông John Molloy, phó chủ tịch National Vietnam Veterans Coalition, hay cô Cassandra Ryan, phó chủ tịch hội ân xá quốc tế, người đã tích cực ủng hộ Nhân Quyền Việt Nam.
Ở Paris còn thấy xuất hiện tờ báo song ngữ Anh-Pháp của luật sư Lâm Lễ Trinh cũng liên quan đến nhân quyền: “Human Rights/ Droits de l’homme”. Với kiến thức uyên bác và kinh nghiệm chính trị của vị cựu bộ trưởng này, người ta nghĩ ông cũng phải đang có hoạt động nào đó nhằm đòi nhân quyền, dân chủ cho người dân trong nước (?)
7. Cũng có thể kể thêm 13 nhóm sau đây, xuất hiện vào đầu năm 1990 là năm có những biến động ở trong nước cũng như tại Đông Âu, sau khi Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, và Bungary lần lượt sụp đổ mấy tháng trước đó.
a-Nhóm Thông Luận gồm kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, luật sư Trần Thanh Hiệp, dược sư Phạm Ngọc Lân (chống Cộng nhưng chủ trương hòa giải hoà hợp dân tộc).
b- Tổ chức người Việt Tự Do ở Paris. Lực lượng nòng cốt gồm hội cựu quân nhân do cựu đại tá Mai Viết Triết làm chủ tịch. Ngoài ra cũng thấy danh tánh các ông Vũ Quốc Thúc, Trần Văn Đỗ, Chu Bá Yêm đứng đầu những đoàn thể chuyên nghiệp.
c- Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN gồm 7 hội đoàn thuộc cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Pháp: Hội ái hữu Việt kiều vùng Nam Paris, cơ sở mặt trận quốc gia thống nhất VN tại Pháp, Hội ái hữu cựu Hải Quân và Hàng Hải Quân Lực VNCH tại Pháp, Hội thanh niên VN tỵ nạn, Liên minh dân chủ khu bộ Pháp, tổng hội sinh viên VN tại Paris và sau cùng là Ủy Ban VN tự do. Trong buổi họp tại Paris ngày 6-1-1990 do 7 đoàn thể nói trên tổ chức đã có sự hưởng ứng của 33 đoàn thể cử đại diện tới dự.
d- Nhóm Đường Mới gồm một số trí thức trẻ phần đông không nói được tiếng Việt. Trong nhóm này người ta thấy có tên hai giáo sư nổi tiếng Bùi Xuân Giao và Nguyễn Thế Anh.
e- Nhóm Đường Mới tại Bỉ. Ký tên dưới lời kêu gọi của nhóm thấy có 19 tên tuổi như các giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Kiến Hưng, Nguyễn Minh Thọ.
f- Ủy Ban Vận Động cho Tự Do và Dân Chủ tại VN, gồâm những người chống Cộng và một số người đứng giữa.
g- Phong trào đòi tự do dân chủ cho VN tại Nam Cali do 3 vị tiến sĩ và cựu sĩ quan Quân Lực VNCH vận động thành lập, trong đó thấy danh tính các vị: Phạm Cao Dương, Trần Minh Công, Đặng Cao Thăng, Lưu Trung Khảo, Trần Huy Bích… Trong số hơn 5 chục người hưởng ứng thấy có tên Hòa Thương Thích Tâm Châu, linh mục Đỗ Thanh Hà, giáo sư Nguyễn Văn Canh, bác sĩ Nguyễn Tường Bách…
h- Tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại VN. Gồm trên 20 người ký tên. Đứng đầu là ông Hà Thế Ruyệt có sự trợ lực của ông Văn Kỳ Minh là tổng đoàn trưởng tổng đoàn thanh niên thiện chí là tổ chức có đoàn viên hoạt động âm thầm nhưng đều đặn tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và tại Canada.
i- Phong trào thanh niên VN gồm 6 lực lượng thanh niên sinh viên tại Cali, do Đoàn trưởng đoàn Nắng Mới là Hồ Văn Sinh lãnh đạo.
j- Phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN, vùng Hoa Thịnh Đốn do luật sư Bùi Nhật Huy xướng xuất dự tính họp vào giữa tháng 2-1990.
k- Ủy Ban Vận Động cho tự do dân chủ tại VN, Pháp, do ông Vũ Thiện Hân, giáo sư đại học Paris, được coi như thuộc thành phần thứ ba trước 1975, nhưng nay đã tích cực chống Cộng. Uûy ban đưa ra một bản tuyên ngôn kêu gọi 720 chữ đòi tổng tuyển cử tự do, thay đổi hiến pháp, thiết lập chính thể đa nguyên. Bản tuyên ngôn có chữ ký của 123 người phần đông thuộc thành phần trí thức, giáo sư đại học, bác sĩ dược sư, kỹ sư…
l- Nhóm Việt Nam 90 do ông Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư đại học Paris, vốn được coi như thành phần thân Cộng, chủ nhiệm tờ Đoàn Kết, sau thành Diễn Đàn, cầm đầu. Nhóm này gửi nhà cầm quyền trong nước một “bức tâm thư” đề ngày 22-1-1990, kêu gọi thiết lập dân chủ đa đảng đa nguyên, tách đảng ra khỏi nhà nước, mở đối thoại với mọi tầng lớp nhân dân, tìm ra nền tảng cho một chế độ thực sự lấy dân làm gốc. Trong số 34 người ký tên có Phạm Ngọc Thuần, nguyên đại sứ Cộng Sản VN tại Đông Đức.
m- Ngoài ra Văn Bút Việt Nam, lúc ấy do nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm chủ tịch, ký giả Chử Bá Anh làm phó, cũng nhân dịp này (tháng 2-1990) gửi văn thư đến 90 quốc gia hội viên trên thế giới tố cáo luật báo chí của Cộng Sản VN vi phạm nhân quyền và yêu cầu ghi vấn đề này vào nghị trình của đại hội Văn Bút Thế Giới dự trù họp tại Madeira, Bồ Đào Nha, từ 6 đến 13-5-1990. Tiếc rằng gần đây Văn Bút Việt Nam hải ngoại đã chia rẽ trầm trọng và cho đến nay đã mất dần uy tín trở thành bất lực.
Đó là những hoạt động sôi động, dồn dập trong khoảng 2 tháng đầu năm 1990, sau những biến động chính trị ở Đông Âu. Mọi người ở Hải ngoại đều mong cho chế độ Cộng Sản ở Việt Nam cũng sụp đổ, hoặc ít ra cũng có những thay đổi ngoạn mục.
8. Tóm tắt về các biến cố Đông Âu trong năm 1989.
Nói Đông Âu là nói khối Cộng Sản thuộc hiệp ước Vác-Xô-Vi. Vác-Xô-Vi là thủ đô Ba Lan, nước lớn nhất (120,725 dặm vuông) và đông dân nhất (36 triệu) nằm ở giữa, có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Như vậy Ba Lan là trung tâm “Đông Âu”. Cũng là trung tâm của cách mạng dân chủ ở Đông Âu. Cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ ở đây trước tiên, rồi lan sang Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, Rumani (tháng 12,1989) và cuối cùng là Bungari, Anbani và Nam Tư. Tại Liên Xô “vốn được coi như nước có lãnh thổ nằm trên cả Âu lẫn Á, cũng nằm ở Đông Âu (một nửa) ” phải mãi đến 1990 cuộc cách mạng mới bắt đầu. (Ngày 7-2-1990 đại hội đảng cs thuận theo đề xuất của Gorbachev từ bỏ quyền độc tôn của đảng)
Quá trình cách mạng của Ba Lan, nước đi đầu trong cuộc cách mạng, khá lâu dài cam go và kiên trì, xứng đáng là tiền phong của phong trào. Chủ lực cách mạng ở đây là “Công Đoàn Đoàn Kết” do Lech Walesa, một công nhân (thợ điện) lãnh đạo. Đây là một tổ chức công nhân, phần đông là tín đồ Công Giáo, bắt đầu đấu tranh đòi tự do dân chủ một cách quyết liệt ngay từ 1980, khiến chính phủ Cộng Sản phải tuyên bố thiết quân luật (1981), đặt phong trào ra ngoài vòng pháp luật. Nhờ sự kiên trì đấu tranh của các đoàn viên, và cũng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Reagan, phối hợp với Vatican, công đoàn đã đứng vững trước sự cấm đoán, đàn áp thẳng tay của Cộng Sản. (Về chi tiết xin xem tuần báo Time 24-2-1992, từ trang 28-36.) Nó vẫn hoạt động bí mật một cách hiệu quả làm cho Cộng Sản cuối cùng phải hủy bỏ thiết quân luật và cho phép hoạt động lại. Ngày 19-2-1987, sau khi Cộng Sản hứa sẽ mở cuộc đối thoại với giáo hội công giáo trong nước, Hoa Kỳ đã bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ba Lan. Bốn tháng sau đức giáo hoàng John Paul II được cả triệu dân Ba Lan nghênh đón trên khắp nước quê hương của ngài. Và một năm sau tổng thống Gorbachev tới viếng Vác-Xo-Vi và ra dấu cho chính quyền nước này hiểu rằng họ không thể không chia quyền cai trị với công đoàn. Ngày 5-4-1989 hai bên ký kết hiệp ước chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử, sau đó lãnh tụ công đoàn được bầu làm tổng thống.
Noi gương Ba Lan, Hungari (35, 910 dặm vuông, 11 triệu dân) là nước tương đối ít cố chấp hơn cả. Đảng Cộng Sản đã tự nguyện rút lui khỏi chính quyền chỉ vài tháng sau. Ngày 19 tháng 10 quốc hội Hung đã ban hành luật đa đảng, đa nguyên. Trong cuộc bầu cử tự do, đảng “Diễn Đàn Dân Chủ”, xu hướng trung-hữu (central right) đã thắng. Nhưng vì không giải quyết được những khó khăn kinh tế lúc giao thời, bốn năm sau đảng này đã thua đảng xã hội (gồm những người Cộng Sản cũ) trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1994. Nguyên tắc dân chủ đã được tôn trọng. Cho nên những người Cộng Sản cũ đã thấy họ đang phục vụ một chính thể khác hẳn trước.
Đông Đức (41,757 dv, 17 triệu dân) cũng sớm nhượng bộ. Ngày 18-10-1989 lãnh tụ Honecker, sau 18 năm làm mưa làm gió đã bị chính đảng của ông ta loại bỏ, đem Egon Krenz lên thay. Nhưng chỉ một tháng rưỡi sau ông này cũng từ chức cùng toàn bộ chính trị. Ngày 9-11-1989 bức tường Bá Linh đã được đục ra cho người dân hai bên Đông Tây qua lại tự do. Một cuộc bầu cử tự do được tổ chức để bầu ra một chính phủ không Cộng Sản, tán thành tái thống nhất nước Đức, khởi sự bằng việc thống nhất tiền tệ từ ngày 2-7-1990. Người ta gọi cuộc cách mạng ở đây là cuộc cách mạng hòa bình. Ba tháng sau nước Đức đã chính thức thống nhất (ngày 3-10-1990).
Tiệp Khắc (49,370 dv, 15,5 triệu dân) là nước có nền kinh tế mạnh hơn cả trong số các quốc gia Đông Âu. Dân trí nước này cũng cao hơn. Họ lại có kinh nghiệm quật khởi 1968, với anh hùng Dubcek, cho nên cuộc cách mạng dân chủ ở đây cũng diễn ra một cách quyết liệt, mặc dù có sự phản ứng khá mạnh của phe cầm quyền. Ngày 24-11-1989 các lãnh tụ cộng đảng Tiệp, từ tổng bí thư Milos Jakes trở xuống từ chức dưới áp lực của một cuộc biểu tình gồm 35 vạn người. Cũng nhờ có Gorbachev dùng uy quyền của lãnh tụ đàn anh nhắc nhở, nên việc chuyển quyền sang cho một nhà văn, kịch tác gia Vaclav Havel cũng êm thắm. Tân tổng thống Tiệp đã khéo léo xử dụng cả những cán bộ Cộng Sản cũ trong chính quyền ông (có thể coi như một chính phủ liên hiệp). Nhưng chỉ 3 năm sau (1993), dưới quyền ông nước Tiệp lại bị chia thành hai nước: Czechosloviakia thành Czech và Slovak.
Ngoan cố, bướng bỉnh cố bám lấy quyền lực là Ceausescu, lãnh tụ cộng đảng Rumani (91, 699 dv, 21 triệu dân). Cuộc cách mạng ở đây đã tốn nhiều xương máu (80,000 người chết), vì những toán quân bị đốc thúc để cố thủ bảo vệ đảng và lãnh tụ. Chúng biết tội mình quá nặng đối với nhân dân, sợ bị nhân dân trả thù. Nhưng cuối cùng Ceausescu đã chết thảm để đền tội (25-12-1989). Mặt trận Cứu Quốc đã thắng. Nhân dân Rumani đã được giải phóng.
Nhân dân Bungari (42,823 dăm vuông, 9 triệu dân) không phải tranh đấu nhiều nhưng cuối cùng cũng được hưởng nền dân chủ trong cuộc bầu cử tự do mà đảng Cộng Sản đã thỏa thuận với các chính đảng mới, để tránh xáo trộn và gây thương vong cho nhân dân. Mặc dù như vậy, thành quả coi như đến chậm so với các nước khác ở Đông Âu.
Ngày 25-10-1989 trung ương đảng Cộng Sản Nam Tư với danh xưng “Liên Đoàn các người Cộng Sản” đã chấp nhận một chính thể đa nguyên đa đảng, sau 45 năm áp dụng chuyên chính vô sản, độc đảng. Ngày 22-1-1990 đại hội đảng đã bỏ phiếu tán thành chế độ đa đảng (1654 phiếu thuận, 28 phiến chống)
Sau khi các chư hầu tiếp nhau đổi chủ, thì cuối cùng đến lượt Liên Xô tan rã.
Nói một cách hết sức tóm tắt, giản lược thì như vậy. Nhưng thực ra chính Gorbachev của Liên Xô, với chính sách cởi mở và tái cấu trúc, cải tổ toàn diện (Glasnot và Perestroika) bắt đầu từ 1985 đã mở đường cho các chư hầu tranh đấu dành quyền tự do dần dần.
Phó tổng thống Bush, giáo hoàng John Paul II, rồi tổng thống Reagan lần lượt hội kiến với Gorbachev từ 1989 đến 9-9-1990 và đã ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh của Liên Xô.
Gorbachev đã lập chức tổng thống với nhiều quyền hành, rồi từ chức tổng bí thư đảng, còn bắt cả nội các từ bỏ mọi chức vị trong đảng. Như vậy ông đã khéo léo biến chính quyền Liên Xô thành phi Cộng Sản. Đảng không còn điều khiển được chính phủ nữa.
Cũng trong năm 1990 chức tổng thống Liên Bang Nga rơi vào tay một người Cộng Sản có óc cải tổ là Boris Yeltsin. Rồi Yeltsin cũng ra khỏi đảng.
Tuy vậy cũng phải cho đến khi nhóm bảo thủ nhè lúc Gorbachev đi nghỉ ở Cremea âm mưu lật ông, và nhờ có Yeltsin dũng cảm bảo vệ nền dân chủ, tổng thống Gorbachev được thoát nạn, thì thể chế dân chủ mới thực sự được thành lập. Tổng thống Gorbachev liền cho áp dụng những biệïn pháp mạnh nhất để đưa Liên Xô ra hẳn khỏi mọi ràng buộc của dĩ vãng. Một số lớn lãnh tụ Cộng Sản cũ bị bắt giam. Đảng bị loại ra khỏi các cơ quan nhà nước và quân đội. Tài sản đảng bị quốc hữu hóa… Tất cả ngần ấy sự việc xảy ra trong năm ngày, từ 19-8-1991 là ngày có âm mưu đảo chính đến 24-8-1991 là ngày Gorbachev từ chức tổng bí thư và áp dụng các biện pháp quyết liệt chung cuộc.
Làm sao Cộng Sản Việt Nam không giật mình đánh thót, khi thấy cái ngày sụp đổ toàn bộ của Cộng Sản Liên Xô này lại trùng với ngày họ cướp chính quyền trong nước cách đó đúng 46 năm? Nhưng điều đó đã khiến họ cảnh giác, đề phòng.
Ở Đông Âu và Liên Xô thì như vậy. Còn Việt Nam cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhiều người cho rằng vì các đảng Cộng Sản Đông Âu không có công trạng gì đối với dân với nước, chỉ là do Liên Xô dựng lên, cho nên dễ đổ. Còn đảng Cộng Sản Việt Nam có công đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất cho giang sơn, cho nên họ được đa số nhân dân nhớ ơn, không nỡ lật đổ. Điều đó không phải không có lý. Nhưng luận điểm đó chỉ có một giá trị nào đó bao lâu nhân dân trong nước còn chưa được thông tin đầy đủ về nguồn gốc cuộc chiến tranh quốc cộng và chưa thấy rõ tội ác Cộng Sản đã gây ra cho nhân dân. (39)
9. Ở đây chúng tôi xin dựa vào những biến cố dồn dập xảy ra trong năm 1989 tại Đông Âu, Trung Hoa và Việt Nam và trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đặt những biến cố và sự việc đó chung lại với nhau, bên canh nhau, rồi tìm hiểu liên hệ giữa những biến cố đó để thử tìm một lối giải đáp khác.
Tháng 5-1989 tổng bí thư Gorbachev thăm Trung Quốc vào lúc đang có cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên, bắt đầu từ 18- 4-1989. Con số những ngưòi biểu tình trong có mấy ngày đã tăng từ 10 ngàn lên đến 100 ngàn. Sinh viên còn dựng đối diện với ảnh Mao Trạch Đông ở công trường Thiên An Môn, một pho tượng Nữ Thần Tự Do cao 9 mét.
Ngày 4 tháng 6 cuộc tranh đấu của sinh viên bị đè bẹp bằng xe tăng, thiết giáp. Khoảng một ngàn người đã bị giết. Người trách nhiệm bề ngoài về sự đàn áp dã man này là chủ tịch nhà nước Dương Thượng Côn và thủ tướng Lý Bằng. Nhưng lúc ấy Đặng Tiểu Bình mới rút lui khỏi các chức vụ trong đảng và chính quyền, mà thực quyền vẫn còn nắm trong tay. Có thể là ông đã giật giây đàng sau. Nhưng ông cũng là người đưa Triệu Tử Dương lên làm tổng bí thư đảng, đồng thời ông cùng với họ Triệu đón tiếp Gorbachev một cách thân tình, đầy tin tưởng; chỉ hơi bẽ mặt là lúc ấy đang bị thanh niên, sinh viên biểu tình “gây rối”. Như vậy có thể giải thích là cả họ Đặng lẫn họ Triệu đều vì một lý do nào đó đã tạm thời lùi một bước trên đường “cởi mở” theo “glasnot” của Gorbachev. Bởi vì thực ra Đặng Tiểu Bình vốn là người có tư tưởng cởi mở, chống giáo điều của Mao cho nên trước đã từng bị họ Mao thanh trừng. Và chính họ Đặng khi lên nắm quyền đã “cởi mở” chủ trương 4 hiện đại hóa đưa nền kinh tế Trung Quốc đi lên rất nhanh trong thập kỷ trước. Còn Triệu Tử Dương thì sau vụ Thiên An Môn đã bị mất chức và quản thúc (ngày 24-6-1989).
Có người cho rằng vì họ Đặng khi rút lui đã không thuyết phục được cho những nhân vật bảo thủ già nua trong đảng rút lui theo (tương tự Lê Đức Thọ khi rút lui đã kéo được Phạm Văn Đồng và Trưòng Chinh lui theo), nên ông ở vào cái thế kẹt, không đủ mạnh, không dám noi gương Gorbachev; bất đắc dĩ phải theo số đông trong đảng đồng ý cho lệnh đàn áp phong trào đòi dân chủ của sinh viên. Nhưng cũng có thể Đặng Tiểu Bình muốn chơi trội hơn Gorbachev, đi một con đường riêng, theo kiểu Tầu.
Trong khi đó thì tại Việt Nam xuất hiện Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng… với chủ trương rõ rệt muốn quay sang tư bản chủ nghĩa (xin xem chương 7). Lập trường của nhóm này rõ rệt dứt khoát đến độ có nhiều ngưòi hy vọng nó sẽ có thể là một thứ Công Đoàn Đoàn Kết VN. Cho nên mới có chuyện một số tổ chức của ngưòi Việt hải ngoại, (như danh sách đã nêu trên) tuyên bố sẵn sàng ủng hộ, và còn tôn Nguyễn Hộ làm lãnh tụ cho phong trào đòi dân chủ trong nước.
Nhưng khi thấy phong trào đòi dân chủ của thanh niên sinh viên Trung Quốc bị dẹp một cách phũ phàng, thì một số thành viên trong ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ như Trần Bạch Đằng, Võ Trần Chí và nhất là Trần Văn Trà, những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đã quay lại phản bội Câu Lạc Bộ, biến nó thành một thứ tổ chức ngoại vi, tay sai của đảng.
Nhưng Trần Văn Trà, một kẻ có tham vọng và nhiều mánh lới đã ngửi thấy mùi con bài Võ Nguyên Giáp. Ông ta bèn vận động để họ Võ nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nhà nước, với ông ta là bộ trưởng Quốc Phòng, nắm quân đội trong tay, hầu có phương tiện tính chuyện đảo chính để trở thành Yeltsin. Ngày 10-9-1990 Trà đã nhân danh chủ tịch hội cựu chiến binh Saigon gửi lên trung ương đảng kiến nghị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại Bộ Chính Trị và giữ chức chủ tịch nhà nước. Kiến nghị có chữ ký của 26 “đồng chí” và danh sách của 150 “đồng chí” khác.
Ngày 13-12-1989 một người nữa, đứng hàng thứ 9 trong bộ chính trị là Trần Xuân Bách (sinh năm 1925), đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại trụ sở của hội Khoa Học và Kỹ Thuật, được đài Hà-nội phát lại trong ngày 5-1-1990, và tờ Far East Economic Review ngày 1-2-1990 trích đăng lại những điểm quan trọng có tính cách phê bình đường lối chính sách hiện hành, và cổ võ cho một cuộc đổi mới về chính trị cho cân bằng với đổi mới kinh tế: “Chúng ta không thể nào đi với một chân cao, một chân thấp, hay đi một chân được.” Mặc dầu trong bài diễn văn này ông không dám đòi đảng giải thể, nhưng ông đề xuất đảng Cộng Sản hãy cùng với các đảng khác thi đua trong thể chế đa nguyên, đa đảng (bắt chước Hungari và Bulgari).
Trong chương 14 chúng tôi đã viết khá dài về nhân vật này. Vì đề xuất của ông không đúng lúc, hay không hợp với đường lối của đảng, nên chỉ ít lâu sau ông đã bị gạt ra khỏi bộ chính trị và trung ương đảng. Nhưng lúc ấy vẫn còn có tin đồn Trần Xuân Bách có thể thay thế Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư trong đại hội VII, mặc dù tin từ phái bộ ngoại giao thì lại nói có phần chắc Đỗ Mười mới là người thay thế Nguyễn Văn Linh đang lâm trọng “bệnh”.
Sự việc Bùi Tín sang Pháp vào tháng 9-1990 để từ hải ngoại gửi về nước “bản kiến nghị của một công dân” nêu lên vấn đề đổi quốc hiệu, đổi tên đảng v..v.. cũng chứng tỏ trước đó không lâu đã có một tổ chức nào đó âm thầm chuẩn bị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại bộ chính trị, nắm những chức vụ có thực quyền để thay đổi chế độ. Nhất là nếu ghi nhận rằng thời gian đó rất gần hạn kỳ tổ chức đại hội VII. Sau đại hội này, thấy mọi sự không được như tính toán và mong ước, vì quyền lực vẫn nằm gọn trong tay phe bảo thủ giáo điều, chính Bùi Tín đã lên tiếng phê bình là đại hội thất bại.
Về phía những nhà trí thức, nhà văn, và nói chung những người không đứng trong đảng hay một tổ chức chính trị nào ta thấy cuối thập niên 80 và gần nhất là trong những năm 88, 89, 90, có Hoàng Minh Chính, mới được hết hạn quản chế, lại bắt đầu lên tiếng chỉ trích: “Bệnh Ấu Trĩ”.
Hà Sỹ Phu năm 1988 cũng cho ra “Dắt tay nhau đi dưới những tấm bảng chỉ đường của trí tuệ.”
Dương Thu Hương mạnh mẽ chỉ trích đảng trong bài tham luận 6-10-87, trong cuộc phỏng vấn ngày 15-5-1989, nhất là bài tham luận nảy lửa trong đại hội 4 của hội nhà văn, và lời phát biểu vào tháng 3 năm 1990.
Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín cũng bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ vào cuối năm 1989, khi đã thấy các nước Đông Âu sụp đổ. Sự việc các ông bị chỉ định cư trú và quản chế vào giữa năm 1990, không cách xa ngày Dương Thu Hương bị bắt bao lâu cũng có một ý nghĩa nào đó.
Trong số những người Cộng Sản cao cấp có tư tưởng đổi mới và/hoặc có tham vọng trở thành một thứ Gorbachev hay Yeltsin của Việt Nam ta thấy có những tên tuổi sau đây xem ra được xếp thành ba nhóm có tính cách địa phương:
- Nhóm miền Nam: Nguyễn Hộ, Võ Văn Kiệt.
- Nhóm “Lưỡng Quảng” hay miền Trung: Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Trần Văn Trà (Quảng Trị). (cũng như Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn trước đây cũng người “Lưỡng Quảng”: Quảng Ngãi, Quảng Trị.)
- Nhóm Nam Định, hay miền Bắc: Đặng Quốc Bảo, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Hoàng Minh Chính. (cả 4 đều là người Nam Định, cũng như 3 anh em Lê Đức Thọ, và hai anh em Trường Chinh)
Sự việc Trần Văn Trà phản nhóm Nguyễn Hộ để quay ra ôm chân Võ Nguyên Giáp cho thấy trước xu hướng tranh chấp địa phương, rất nguy hiểm, trong tương lai, nếu họ thành công.
Tóm lại trong nước vào những tháng cuối 1989 và trong năm 1990 người ta thấy có khả năng xuất hiện một Gorbachev hay Yeltsin, hay Lech Walesa, hay Vaclav Havel ở Việt Nam. Nhưng rút cục tất cả đều không thành. Ở đây người ta cũng nhìn thấy có ảnh hưởng của biến cố Thiên An Môn hay ít ra của chính sách nước đôi của Đặng Tiểu Bình, một thứ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Tàu.”
Dịp tốt độc nhất vô nhị cho xu hướng tự do dân chủ đã lỡ. Càng ngày các người Cộng Sản Việt Nam càng nhận thấy, hay muốn chứng minh cho đàn em nhận thấy rằng Gorbachev đã sai. Họ trưng dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo sau sự rút lui của đảng Cộng Sản; sự trở lại của đảng Cộng Sản Hung, mặc dù dưới tên khác và chủ trương có phần thay đổi; sự thất bại của Lech Walesa trong việc xây dựng nước Ba Lan để cuối cùng một cựu cán bộ Cộng Sản là Alexander Kwasniewski lên làm tổng thống, mặc dù ông này chẳng có thể tái lập chuyên chính vô sản, cho đồng đảng của ông thao túng. (40)
10. Những trở ngại khó khăn mà các nước mới thoát chế độ xhcn “chuyên chính vô sản” ở Đông Âu và chính Liên Xô gặp phải, đã được cộng đảng Việt Nam nhìn dưới lăng kính giáo điều Mác Lê để dùng làm cái cớ bấu víu lấy quyền lực và bảo vệ xhcn.
Khi đã quyết tiếp tục đi theo con đường cũ, họ không lơ là trong việc đề phòng, ngăn cản, chặn đứng mọi mưu toan làm phản. Ngày 6-12-1989 trên khắp các báo đảng đều thấy những chỉ thị của trung ương và ban bí thư đảng nhắc lại những phương pháp giáo dục về quốc phòng cho quân nhân, viên chức và cả sinh viên. Đồng thời họ tung ra những đợt bắt bớ quy mô hàng ngàn đối tượng, lấy cớ là dẹp tệ đoan xã hội, nhưng thực ra là để cảnh cáo những kẻ dám mạo hiểm tổ chức những buổi họp bất hợp pháp. Ai cũng hiểu đó là biện pháp đề phòng tránh biến cố loại Đông Âu có thể xảy ra. Nhờ có kỷ luật lại sẵn nền nếp, các cơ quan an ninh của cộng đảng đã nắm vững tình thế.
Thực ra nếu các người có tâm huyết với dân tộc, thực tâm phản tỉnh cương quyết hơn, sáng suốt hơn, dám đồng loạt nói lên một tiếng nói dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ, không ngại nói lên lời sám hối trước toàn dân, thì có lẽ họ đã được quần chúng hưởng ứng nhiều hơn. Tiếc rằng, vì lý do này hay lý do khác tiếng nói của họ hãy còn ngập ngừng, yếu ớt chưa đủ sức lôi cuốn. Nhân dân thì bị trói buộc, canh chừng không sao tự động tổ chức được thành một đoàn thể đủ mạnh để đương đầu với nhà nước. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ chỉ vì bất mãn hay quá tuyệt vọng, bị dồn vào đường cùng nên tự động, đơn độc phản ứng không với mục đích rõ rẽt nào. Vì thế dễ bị đè bẹp.
Thiển nghĩ nguyên nhân sâu xa của sự thất bại ở Việt Nam, khác với ở Đông Âu, là vì một bộ phận người dân vẫn còn có ý nghĩ, hay ít ra cảm tưởng mơ hồ rằng, dầu sao thì Cộng Sản đã có công đánh thắng Pháp và cả Mỹ để đem lại độc lập và thống nhất cho tổ quốc. Nếu họ có phải trả một cái giá nào đó thì cũng đáng. (41)
Nghĩ như vậy là sai lầm, là ngộ nhận, do sự tuyên truyền khéo léo của Cộng Sản suốt nửa thế kỷ qua. Ta hãy tính sổ cuộc chiến một cách hết sức tổng quát:
Qua cuộc chiến 3 thập kỷ, cái mà dân tộc Việt Nam được:
1. Tiếng là thắng siêu cường Mỹ. Nhưng có tiếng mà không có miếng, vì được tiếng khen ho hen chẳng còn.
2. Một nền thống nhất về thể chất kèm theo sự chia rẽ sâu xa về tinh thần.
3. Một thời gian không có bắn giết nhau, nhưng tiếp tục tranh chấp không ngừng trên nhiều phương diện. Cho nên nếu muốn, có thể gọi là tạm thời có hòa bình, nhưng là hòa bình của cõi tha ma, nghĩa địa.
Cái mà dân tộc Việt Nam mất:
1. Nền kinh tế phá sản. Cả nước ngắc ngoải, trên bờ vực thẳm trong hai thập kỷ.
2. Đạo lý suy đồi.
3. Người dân mất tự do.
4. Trên 5 triệu người chết và trên số đó bị thương.
5. Môi sinh bị tàn phá.
6. Tài sản quốc gia bị tẩu tán.
7. Hàng triệu người phải sống cảnh ly hương, gia đình phân tán.
8. Văn học nghệ thuật xuống cấp.
Bao lâu những người chống Cộng, và bất cứ ai muốn thay đổi chế độ này bằng một chế độ dân chủ, còn chưa làm được cho nhân dân giác ngộ, nhìn ra sự thật, tóm lại bao lâu dân trí còn thấp, còn nằm ỳ mải trong mê muội do tuyên truyền nhồi sọ, bịp bợm của Cộng Sản, thì hy vọng quật khởi từ phía đại chúng còn mong manh.
Vì vậy đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận để cho những thông tin chính xác đến được quần chúng, để dần dần thay đổi nếp suy nghĩ là bước đầu cần thiết. Hầu hết những người đứng đầu chương trong soạn phẩm này đều đòi tự do báo chí, thách đố với nhà cầm quyền cho họ ra một, chỉ một (Hà Sĩ Phu đòi 2, một cho miền Nam, một cho miền Bắc) tờ báo tư nhân. Đó là một yêu cầu chẳng những chính đáng mà là rất khôn ngoan. Những phong trào “hợp lưu” cũng nên đòi cho bằng được sách báo ở hải ngoại có thể được phổ biến tự do ở trong nước.
Nói đến đây tưởng cũng nên ghi nhận ý kiến cho rằng ngày nay dân ở trong nước đều đã biết hết, Cộng Sản là gì, xã hội chủ nghĩa là gì, tư bản đỏ là gì. Mọi người đều chán ngấy cái xhcn này rồi nhưng đành bất lực vì bị thắt hầu bao, bụng đói thì hỏi làm được gì. Hơn nữa lại bị canh chừng nghiêm ngặt. Nhiều làng xã còn bị phân tán, mồ mả tổ tiên là những gì thiêng liêng có thể làm đầu mối cho người thân có cơ hội họp, cũng bị phá hủy, lấy cớ là để có thêm đất. Nhưng thâm tâm của Cộng Sản là muốn bứng luôn tận gốc những gì còn có thể ràng buộc, nối kết, kết hợp người dân lại thành một khối, nguy hiểm cho quyền lực của chúng.
Tại hải ngoại, cho đến nay đã có gần một trăm tổ chức và đoàn thể, nhóm nọ nhóm kia lên tiếng hoặc âm thầm hoạt động để tìm cách lật đổ, giải thể, thay thế chế độ xhcn trong nước bằng một chế độ thực sự dân chủ tự do. Nhưng xem ra chưa có tổ chức nào quy tụ được một lực lượng đông đảo, có đường lối rõ ràng được đa số đồng bào hải ngoại cũng như trong nước hưởng ứng, đủ mạnh để có thể thành công.
Đó là cứ xét bề ngoài, dựa vào những gì tai nghe mắt thấy trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng còn có những tổ chức nào âm thầm hoạt động không kèn không trống thì ai biết được? Chỉ khi nào họ thất bại, bị bắt, đem ra xử ta mới biết được họ đã làm gì. Đó cũng có thể là những tổ chức chuyên khuấy phá Cộng Sản trong nước bằng kỹ thuật, kinh tế, bằng văn hóa phẩm lén lút tuôn về nước v.v… Nếu lạc quan thì có thể nói: “Cũng có thể phải đợi đến lúc họ toàn thắng thì bên ngoài mới biết “(?).
Ngoài ra cũng còn có những cá nhân hay đoàn thể chủ trương ngồi chờ thời cơ, không cần hoạt động gì cả. Họ nghĩ rằng số mệnh Việt Nam ngày nay nằm trong tay hai nước Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đến một lúc nào đấy một trong 2 nước đó muốn thì sẽ có biến đổi. Chỉ cần nhanh chân chạy ra ăn có (!)
11. Nhiều người còn cho rằng sở dĩ phong trào chống Cộng ở hải ngoại khó thành công vì việc tổ chức khó khăn do sự phân tán quá mỏng về địa lý, khó có dịp năng tập họp lại thành một khối thống nhất. Những cuộc họp toàn quốc hay toàn cầu không tập họp được đông đủ đại diện các giới, vì lớp người nghèo không có phương tiện di chuyển. Mỗi người trong chúng ta, nhất là giới trẻ, lại đều rất bận việc gia đình, việc sở, việc hãng. Ít có thì giờ dành cho công cuộc tranh đấu. Và nhất là vì quan điểm khác nhau trong cách nhìn vấn đề, cách giải quyết vấn đề tổ chức và phương thức hành động.
Điều này có thể thấy qua số lượng báo chí. Nguyên ở Mỹ đã có khoảng 200 tờ báo. Mà hầu như tờ nào cũng có chủ trương riêng. Cứ đọc báo thì thấy những quan điểm khác biệt được bộc lộ trong mấy vấn đề chính sau đây:
Trước hết chúng tôi xin được không nêu tên các cơ quan ngôn luận, hoặc tên các ký giả ở đây để tránh bị cho rằng mình bênh một nhóm nào hay có ác cảm với một tờ báo nọ tờ báo kia. Mấy vấn đề thường gây tranh cãi có thể thâu tóm như sau:
a- Vấn đề hòa hợp hòa giải: Người thì bảo: với Cộng Sản không thể có hòa hợp hòa giải gì hết. Chỉ có sức mạnh nói chuyện với chúng. Người thì bảo: Chiến tranh đã tàn phá đất nước gây hận thù đã lâu. Nay chiến tranh chấm dứt lâu rồi, anh em trong một nhà cứ cấu xé nhau mãi ích lợi gì, chỉ làm suy yếu tiềm lực quốc gia, làm cho nhân dân thêm đói khổ. Giới trẻ chưa từng biết chiến tranh, nhất là lại sinh trưởng ở hải ngoại có vẻ thiên về xu hướng này. Phần vì họ nghe luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản có vẻ bùi tai. Cộâng sản luôn kêu gọi xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ. Hơn nữa giới trẻ có học thường được đọc hay nghe những người Mỹ không hiểu vấn đề chiến tranh quốc cộng, thành ra thiên về phía bên kia.
Một số người dung hòa thì nói nếu hòa giải là hòa giải với nhân dân đôi bên chứ không thể hòa giải với đảng và chính quyền Cộng Sản.
b- Vấn đề cấm vận, bỏ cấm vận và thiết lập bang giao giữa Mỹ và Việt Cộng. Trước tháng 2, 1994 rất nhiều người lên tiếng phản đối bỏ cấm vận và thiết lập bang giao. Họ cho rằng làm thế là tiếp sức cho bạo quyền Cộng Sản sống giai, gieo tai họa cho dân tộc. Một số người lại cho rằng có bỏ cấm vận thiết lập bang giao thì cánh cửa vốn đóng của Cộng Sản mới mở ra cho tư tưởng dân chủ tự do ở ngoài tràn vào được trong nước. Các cơ quan tình báo, tuyên truyền, các lực lượng đặc biệt, đặc công mới có cách len lỏi vào hoạt động chống Cộng trong nội địa.
Từ sau khi Mỹ đặt chúng ta trước sự việc đã rồi (chính thức bang giao từ tháng 7, 1995), cuộc tranh luận mới chấm dứt, tuy rằng phía chủ trương đừng bỏ cấm vận vẫn còn ấm ức, tiếc rẻ.
c- Vấn đề có nên về thăm quê và gửi tiền về tiếp tế cho gia đình không. Rất nhiều người chủ truơng không nên. Họ bảo như thế là tiếp tế cho Cộng Sản. Nhưng cũng không ít người chủ trương nên về thăm, tiếp tế cho gia đình. Hơn nữa còn nên tiếp xúc với nhà cầm quyền để tổ chức những cơ sở làm ăn, gây việc làm cho công nhân trong nước. Vì trong số những công nhân nghèo, thất nghiệp trong nước hiện nay phần đông là những người trong chế độ cũ bị bạc đãi vì kỳ thị…
Nhưng có một biến cố xảy ra cho thấy xu hướng sau này bị đả kích nặng. Đó là việc một nhân vật kia tổ chức đem về Việt Nam một số chân giả, nói là để dành cho thương phế binh. Dĩ nhiên nếu nói rõ chỉ để cho thương phế binh chế độ cũ thì đời nào Cộng Sản cho phép. Có lẽ nghĩ thế nên người chủ xướng không dám nêu rõ như vậy. Ông muốn để cho người ta hiểu thế nào cũng được. Chẳng may Cộng Sản lại lạm dụng lòng tốt của ông nhận số chân giả đó cho phế binh của họ. Thế là xôi hỏng bỏng không. Lại còn bị lên án là tiếp tay cho Cộng Sản.
Vì vậy có một số người đứng giữa chủ trương, giúp dân nghèo thì cứ giúp. Đồng bào mình mà. Đã bảo có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, thương dân, thì sao thấy dân trong nước khổ không giúp. Nhưng phải có kế hoạch, chương trình được luật quốc tế bảo đảm, phải có những hiệp ước, hay giao kèo với nhà cầm quyền để mình có thể kiểm soát sao cho những gì mình tặng đến được tay nhân dân thực sự. Việc này, khi chưa có bang giao, thì khó. Nhưng khi đã có bang giao rồi thì dễ. Cho dù Cộng Sản gian manh đến đâu cũng không thể qua mắt được hết mọi ngưòi, nhất lại là người có tiền, có chất xám như cộng đồng người Việt hải ngoại. Chỉ cần một điều kiện tiên quyết, và không có không thể được, là chúng ta phải có tình yêu nước thật sự, thương đồng bào nghèo khổ mất tự do thật sự, chứ không phải vì quyền lợi riêng cá nhân hay phe nhóm, và phải có tình đoàn kết, đồng lòng làm việc theo một hệ thống tổ chức có quy củ. Ai cũng bảo, có tiền lại có học sao cứ sợ mắc lừa bọn Cộng Sản ít học. Đã vậy không nên sợ mắc mưu địch, dù thực sự chúng nhiều mưu thần chước quỷ. Chỉ sợ phe ta không có tình đoàn kết.
Tôi xin phép ra ngoài đề một chút. Vì vậy nếu ta phải đề phòng địch ở hải ngoại này thì nên đề phòng những ngón đòn chia rẽ hơn bất cứ mưu mô nào khác.
d- Vấn đề các tổ chức chống Cộng, chính phủ lưu vong… Phần đông chỉ lên tiếng chỉ trích, bài bác cho rằng những người tham gia mắc bẫy địch, vì họ cho rằng những tổ chức đó phần nhiều do địch dựng lên để làm hư một số nhân vật, cũng như tiềm năng chống Cộng và nhất là niềm tin của quần chúng đồng bào hải ngoải, để rồi sau này không tổ chức nào chống Cộng đích thực được ủng hổ nữa. Nhưng cũng có người cho rằng: Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại tự phụ là có tiềm năng lớn: hàng chục vạn trí thức trẻ (chất xám), hàng ngàn xí nghiệp cơ sở kinh doanh lợi tức hàng tỷ đô (tài chánh), thì với khả năng đó tại sao lại không dám chơi trò “tương kế tựu kế”. Dù tổ chức do Cộng Sản dựng lên, nhưng nếu người mình sáng suốt lại có chủ trương đường lối đứng đắn, có chính nghĩa, có tự tin, lại được lòng tin của đại chúng thì sợ gì những mánh lới của địch. Sợ chăng là sợ người mình chia rẽ, không tập trung được tài lực vật lực và chất xám mà thôi.
e- Vấn đề cán bộ Cộng Sản phản tỉnh phản kháng. Như chúng tôi đã viết trong Lời Mở Đầu, đối với vấn đề này cũng có hai xu hướng: Một số người cho rằng chẳng tin được cán bộ Cộng Sản. Họ giả vờ đấy, cuội đấy. Đề cao họ, in sách của họ, trích dẫn họ là mắc mưu Cộng Sản, làm lợi cho tuyên truyền Cộng Sản. Nhưng cũng có người bảo những cán bộ đó dù cho có chống cuội chăng nữa, nếu ta trích dẫn những cái lợi cho đường lối chống Cộng của ta thì sao lại không trích? Gậy bà đập lưng bà mà. Hơn nữa nếu chưa nghiên cứu kỹ, chưa có bằng chứng thì không nên quả đoán theo thành kiến. Chính vì nghĩ như vậy nên chúng tôi mới viết quyển sách này để cho mọi người đọc kỹ về từng người và tự mình xét đoán đâu là thực đâu là hư. Theo tôi dù họ có giả vờ phản tỉnh, nếu ta mạnh hơn họ, tự tin hơn họ thì tại sao ta lại không giác ngộ được họ để hư thành thực? Mà nếu phía ta đoàn kết thì chẳng lẽ chất xám phía quốc gia lại thua Cộng Sản sao. Cho nên không nên sợ địch quá đáng, cái gì cũng bảo coi chừng mắc mưu địch theo kiểu kinh cung chi điểu.
f- Vấn đề lý do thua trận. Người thì bảo tại các người lãnh đạo quốc gia đệ nhị Cộng Hoà hèn nhát bỏ trốn sớm quá, chứ nếu cương quyết chống cự đâu đến nỗi thua. Họ thóa mạ các tướng tá Quân Đội không tiếc lời. Có người cho rằng tại các ông Nixon và Kissinger bán đứng miền Nam VN cho Cộng Sản. Người khác lại bảo miền Nam VN là con tốt trong bàn cờ quốc tế bị hy sinh cho con xe Trung Cộng. Cũng có người cho rằng đầu mối là tại chế độ Ngô Đình Diệm độc tài thối nát, kỳ thị tôn giáo, gia đình trị cho nên mới sụp đổ, và làm mất một cơ hội tốt nhất có được trong lịch sử. Nhưng xem ra nhiều người nghĩ ngược lại, cho rằng chính quyền Kennedy, với những phụ tá tổng thống thiển cận và các viên chức ngoại giao kiêu ngạo muốn hạ ông Diệm để thao túng chính trường và tạo Việt Nam thành chiến trường lớn sớm chấm dứt chiến tranh. Vì ông Diệm nhất định không muốn mở rộng chiến tranh, không muốn Mỹ đưa quân vào. Vụ Phật Giáo tháng 5, 1963 là giả tạo, do bàn tay CIA dựng lên, với sự tiếp tay của một vị thượng tọa quá nhiều tham vọng hoặc có hành tung bất minh. (42) Họ cho rằng ông Diệm dù có khuyết điểm vẫn là lãnh tụ xứng đáng nhất. Mỹ hạ ông Diệm là một thất sách, một sai lầm chiến lược, ngược với nguyên tắc đạo lý. Một số Phật tử và thanh niên sinh viên chống đệ nhất Cộng Hòa chỉ vì lầm, mắc bẫy người Mỹ. Trong cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”â, (Thông Vũ xuất bản tháng 5, 1998, tái bản tháng 10, 1998) soạn giả đã phân tích khá chi tiết vấn đề này.
Về vấn đề lý do thất trận của phe quốc gia còn rất nhiều ý kiến khác nhau nữa, không kể xiết.
g- Vấn đề tham gia chính quyền hiện nay. Phần đông dư luận không tán thành. Nhiều tờ báo còn lên án nặng nề. Nhưng cũng đã từng có những nhân vật chủ trương về nước chia sẻ quyền hành với Cộng Sản. Một lãnh tụ của một đảng lớn còn tỏ ý muốn âm thầm cho người về tham chính để dần dần biến đổi chế độ Cộng Sản thành một chế độ đa nguyên. Hành động của ông đã khiến đảng bị phân tán vì có nhiều bất đồng.
Những vấn đề mà người Việt quốc gia hải ngoại bất đồng ý với nhau thì còn nhiều. Những ý kiến bất đồng, thành thực thảo luận với nhau trên báo chí là điều giúp học hỏi, thêm kinh nghiệm để đi tới một nhận định chung. Nhưng đôi khi những cuộc thảo luận trở thành bút chiến, hay lăng nhục sỉ vả nhau thì lại rất tai hại.
Trong năm nay thấy xuất hiện một tác phẩm lớn của một nhà báo tên tuổi gây bất bình trong báo giới. Tác giả đã muốn câu độc giả (?) bằng cách đưa đời tư của nhiều vị tai to mặt lớn trong chế độ cũ ra mà lăng nhục. Chẳng những thế còn bịa chuyện, xuyên tạc vu khống vô tội vạ. Thật đáng tiếc. Cũng giống như đầu thập niên này, xuất hiện nhiều tác phẩm lớn của những vị tai to mặt lớn xúm vào chỉ trích lên án chế độ đệ nhất cộng hòa, thậm chí thóa mạ chính vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam, người có thể được coi như tiêu biểu của chủ nghĩa quốc gia chống Cộng. Mục đích của họ chỉ là để chạy tội đã làm tay sai cho Harriman, Cabot Lodge… đảo chính lật tổng thống Ngô Đình Diệm.
Hãy tưởng tượng, con em chúng ta đọc những sách đó. Chúng sẽ nói: à thì ra thế. Hèn gì phe quốc gia chả thua. Người đại diện xứng đáng nhất mà còn thế thì những người dưới quyền, cả phe quốc gia còn ra gì. Và nếu phía Cộng Sản, kể cả những người như Bùi Tín, Hà Sĩ Phu…, mà đọc được họ sẽ không còn dám ngưỡng vọng về phía quốc gia nữa. Vì họ đều đã nghe nói ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Nay thấy phe quốc gia của ông xỉ vả ông thì phe quốc gia còn ai nữa? Dại gì mà chống Cộng lúc này? Những ngưòi xỉ vả, nói xấu chẳng phải là những người đã từng chia sẽ quyền hành với ông ta đó sao? Hay ít nhất cũng đã tự ý xếp hàng trong đội ngũ “quốc gia” cùng với ông ấy khi tự ý rời vùng Cộng Sản chiếm đóng để “đi tìm tự do”?
Nếu như phê bình một cách xây dựng để rút ra bài học cho tương lai thì không đáng trách. Nhưng phê bình chỉ trích, bêu xấu cốt để tự đề cao, hay để chạy tội, thì không thể dung thứ được. Nhất là lại nói sai sự thực. Phải chi là ở phe bên kia thì còn có lý để viết như thế. Nhưng đã ở cùng phe với nhau mà cứ nhè người cầm đầu phe mình mà chửi thì còn ra lăng lối gì. Vậy mà cho đến nay “mặc dù bao nhiêu tài liệu đã được phát giác, bao nhiêu sách vở đã bắt đầu cải chính những tin tức cũ ” những nhóm người vì thù ghét cá nhân hoặc vì thành kiến vẫn còn nhai nhải thóa mạ vu khống thì thật không thể hiểu nổi.
Những cuốn sách loại đó là những nhát dao đâm vào chính tập thể những người quốc gia đang sống tha hương ở hải ngoại.
Người có học khi thảo luận, bàn bạc, thường tôn trọng lẫn nhau, lấy lẽ phải và sự công bình làm chuẩn. Có một lần nhân đọc một tờ nguyệt san tương đối đứng đắn, tôi thấy một vị tiến sĩ nọ phê bình một vị tiến sĩ kia là đặt vấn đề sai bét. Điều đó chẳng đáng nói vì tiến sĩ cũng có lúc sai. Nhưng đáng nói là vị tiến sĩ này nói rõ ông chưa đọc tác phẩm của vị tiến sĩ kia (với ẩn ý coi thường). Chưa đọc thì làm sao biết người ta đặt vấn đề sai? Có lẽ ông cho rằng sai chỉ vì nghe nói nó không đồng quan điểm với ông? Nhưng nếu sau khi đọc kỹ tác phẩm mà ông cho là sai, với những bằng chứng cụ thể không thể chối cãi, biết đâu ông lại chẳng khám phá ra rằng chính ông mới là người đặt sai vấn đề?
Điều này cho thấy một là vị tiến sĩ khinh người hai là ông quá kiêu ngạo. Người ta thường nói: “Càng học càng thấy mình dốt”. Vì biển học mênh mông, càng ngày khoa học càng mở rộng chia thành muôn vàn ngành, nhánh khác nhau. Bộ óc con người, dù được máy điện toán trợ lực cũng không thể nào bao quát hết được. Cho nên người có học thường không phải là người kiêu ngạo, khinh người. Vì không muốn xúc phạm đến một trí thức, tôi xin miễn nêu tên.
Như đã trình bày ở trên, không gì nguy hiểm bằng đòn chia rẽ. Trong mấy năm nay thấy chớm có xu hướng chia rẽ tôn giáo. Một nhóm người mệnh danh là trí thức viết sách và đăng báo chỉ trích đạo công giáo, hay đích danh vị giáo chủ công giáo La Mã. Chuyện khuyết điểm, sai quấy là chuyện con người. Không ai hoàn toàn, không tôn giáo nào dám tự cho mình là hoàn toàn, mọi người phải noi theo. Ít nhất là từ thế kỷ trước, với thông điệp “Qui Pluribus”, ngày 9-11-1846 và bài “Multiplices inter” 10-6-1851 của giáo hoàng Piô IX người công giáo đã minh thị xác nhận quyền theo đạo nào là quyền tự do của mọi người. Không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào đó mới được “rỗi linh hồn”. Cho nên đến nay không còn ai nói “Hors de l’Eùglise point de salut” (Ở ngoài giáo hội thì không được cứu rỗi) nữa.
Đạo công giáo tuy được tiếng là nguồn gốc của văn minh Tây Phương trong hai thiên niên kỷ qua, nhưng cũng phạm phải những lỗi lầm trong lịch sử như những tòa án giáo hội ở một số nước bên Âu châu dẫn đến việc kết án nhà thiên văn người Ý Gallileo chỉ vì ông này tán thành thuyết của Copernic cho rằng mặt đất không phải trung tâm vũ trụ, mà nó xoay chung quanh mặt trời. Vì Gallileo là người công giáo, lại dùng những lý luận theo thánh kinh bênh vực quan điểm của mình, nên bị kết án. Lỗi lầm đáng tiếc này đã được giáo hoàng John Paul II nêu lên và xin lỗi thế giới. Chuyện sa đọa của một số linh mục trong số cả triệu linh mục trên thế giới cũng là điều đáng tiếc. Chẳng những linh mục mà trong đó còn có cả giám mục nữa. Điều đó cũng không nên lấy làm xúc phạm. Vì họ đều là người. Nếu chỉ vì ghen tương hay muốn cho tôn giáo của mình nổi bật mà nói xấu, bôi nhọ tôn giáo khác, nhất là trong lúc đang cần đoàn kết tôn giáo để chống Cộng Sản vô tôn giáo, thì đó là điều đáng tiếc. Cũng rất đáng tiếc nếu cứ im lặng để cho những kẻ muốn phá vỡ thế đoàn kết dân tộc được tự do bôi nhọ tập thể.
Phật Giáo và Công Giáo là hai tôn giáo tương đối mạnh trong nước. Phật Giáo thì chiếm đa số (42++). Công giáo chưa tới 10% nhưng tương đối có tổ chức chặt chẽ hơn. Cả hai tôn giáo này cũng như Cao Đài, Hòa Hảo và Tin Lành… hiện nay đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản dùng mọi biện pháp tinh vi để phá. Hiến pháp ghi rõ tự do tôn giáo và tự do vô tôn giáo. Nhưng đảng là vô thần, nhà nước, chính phủ là vô thần. Họ nắm quyền truyền bá thuyết duy vật vô thần một cách tự do. Còn các tôn giáo thì bị hạn chế bằng đủ mọi cách. Các nhà quan sát thế giới có đến Việt Nam thì thấy nhà thờ vẫn chật ních giáo dân, chùa chiền vẫn tấp nập thiện nam tín nữ. Không nghiên cứu tường tận thì bảo Cộng Sản cho tự do tôn giáo đến thế còn muốn gì. Nhưng hãy nghe hòa thượng Thích Quảng Độ tuyên bố với phóng viên VNN ngày 11-9-1998, sau khi vừa được phóng thích cùng với hàng ngàn tù nhân khác:
“…Tình hình tín ngưỡng ngoài Bắc giờ cũng thế. Khổ nỗi trở thành mê tín tất cả. Dân chẳng hiểu gì đạo Phật hết, bởi vì 40 năm có ai giảng đạo Phật đâu. Rồi có người đưa thịt, đưa cá đến chùa cúng Phât, coi Phật cũng như ông thần, rồi thì đến cầu may, cầu duyên thế thôi. Chứ không hiểu gì về chính pháp của Phật nữa… Ngoài Bắc bây giờ thì ít sư lắm. Mấy chục năm họ có cho phát triển đâu. Chùa thì họ không cho thu tiểu nhé, tre thì già mà măng thì họ bỏ….”
Đạo công giáo cũng không hơn gì. Việc đào tạo linh mục cũng bị hạn chế. Việc thụ phong linh mục, bổ nhiệm giám mục linh mục phải được sự chấp thuận của nhà nước. Ở ngoài Bắc có linh mục trên 80 tuổi mà phải coi gần chục xứ và họ đạo, làm sao coi xuể?
Sự việc trong hai tháng 7 và 8 vừa qua Cộng Sản đã phải miễn cưỡng cho phép Hòa Hảo và Công giáo tổ chức ngày đại lễ của mình ở thánh địa Hòa Hảo và ở La Vang, tụ tập cả triệu tín đồ Hòa Hảo và gần 2 chục vạn giáo hữu công giáo là một điều khá lạ. Nhưng đó chỉ là chuyện chẳng đặng đừng. Họ muốn chứng tỏ tự do tôn giáo ở cái vỏ bề ngoài. Chính việc học đạo, sống đạïo đúng theo giáo điều của Phật, của Chúa mới quan trọng, thì họ lại không cho đào tạo thêm sư sãi và linh mục, thì làm sao đạo tồn tại được, nếu không có bàn tay của đấng Tối Cao?
Nhân nói đến đại lễ bế mạc kỷ niệm 200 năm Đức Bà Maria hiện ra ở La Vang, người ta không ngơi bàn tán về chuyện giáo hoàng John Paul II đã không thể tới chủ tọa như nhiều người đã tiên đoán và mong đợi. Nghe nói nhà cầm quyền đòi phải có bang giao giữa Vatican và Hà-nội trước đã, sau đó Hà-nội sẽ theo nghi thức ngoại giao mời và tiếp đón Giáo Hoàng. Nhưng những cuộc thương thuyết không đi đến kết quả, do những điều kiện đôi bên đưa ra không thoả mãn bên đối ứng. Có lẽ nhà cầm quyền Hà-nội sợ ảnh hưởng của vị giáo chủ công giáo sẽ tạo nên một vụ Ba Lan với một Công Đoàn Đoàn Kết chăng. Vì ở Balan, khi giáo hoàng về thăm quê hương năm 1979, thì năm sau Công Đoàn Đoàn Kết đã phát triển cực mạnh đến độ chính quyền Cộng Sản phải ban hành thiết quân luật và đặt tổ chức này ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1981. Rồi đến giữa năm1987 vị giáo hoàng này lại trở về Ba Lan vào lúc nền kinh tế nước này kiệt quệ do sự cấm vận của Hoa Kỳ. Và sau cuộc viếng thăm này công đoàn đoàn kết lại vùng dậy, để cuối cùng thắng trong cuộc bầu cử, như đã trình bày ở trên.
Nếu bảo rằng Cộng Sản sợ uy thế của giáo hoàng sẽ tạo thời cơ cho người công giáo vùng lên lật Cộng Sản ở trong nước, thì cũng hơi quá đáng, vì tỷ số giáo dân ở Việt Nam rất nhỏ so với Ba Lan (85%). Nhưng nếu khối giáo dân, chỉ chiếm dưới 10% này mà đoàn kết được với khối Phật Tử, khoảng 60% nữa thì muốn làm áp lực gì với Cộng Sản mà không được. Vì vậy Cộng Sản phải tìm cách chia rẽ. Tin ở hồng phúc của tổ tiên người Việt, chúng ta hy vọng các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt quốc gia ở hải ngoại sẽ cố duy trì tình đoàn kết tôn giáo, không để bị dụ vào cái thế chia rẽ, đối kháng chỉ có lợi cho Cộng Sản là tai họa của tôn giáo và dân tộc.
h- Về vấn đề có nên chống Cộng nữa hay không. Có người cho rằng nay đâu có còn Cộng Sản. Liên Xô tan rã rồi. Trung cộng cũng đi theo con đường kinh tế thị trường. Việt Nam cũng trở thành tư bản đỏ. Chỉ còn cái vỏ xhcn thôi. Cái ruột đã rỗng hết rồi. Như vậy chống Cộng là đánh vào quãng không. Người khác thì nói trưóc đây có cả triệu quân, còn không chống được, nay đã tan hàng hơn hai chục năm. Người đâu, vũ khí đâu mà chống. Nói chống Cộng là nói chuyện hão huyền, trên mây trên gió. Người thì bảo chỉ có cách về tham chính cùng với Cộng Sản, để dần dần chi phối và nắm lấy quyền bính dần dần mỗi lúc một ít. Ban đầu có thể đóng vai thiểu số, rồi dần dần chiếm đa số… Vấn đề này cũng còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau kể không xiết.
Dầu sao thì đa số vẫn nghĩ rằng bao lâu nhà cầm quyền trong nước còn chủ trương chuyên chính vô sản theo chủ trương của Mác, bao lâu còn nói “theo định hướng xhcn”, còn không cho tự do báo chí, hạn chế tự do tôn giáo, giam giữ tù nhân lương tâm, thì còn phải chống Cộng.
Đoạn III
Trong đoạn I, chúng tôi đã chứng minh xhcn là chủ nghĩa phi dân tộc, phi nhân. Tuy Hồ Chí Minh khéo đóng kịch và đi đúng sách lược của xhcn là trước khi tới chủ nghĩa Cộng Sản phải qua cái cầu quốc gia, dân tộc, nhưng chúng tôi đã chứng minh ông ta và đảng của ông ta chỉ phục vụ quốc tế 3, tức Liên Xô, và sau khi chiếm được chính quyền, 1954 ở miền Bắc, 1975 ở miền Nam, ông ta (1954) và đảng của ông ta (1975) đã thiết lập ngay một chính quyền chuyên chính vô sản, đúng theo mẫu mực quốc tế như Liên xô, Trung Quốc v.v… Vì vậy dù có đeo mặt nạ dân tộc, dù có khéo đóng kịch thì đã rõ ông ta và đảng Cộng Sản VN không hề vì lý tưởng dân tộc, mà chính là phản dân tộc, theo đúng thuyết vô tổ quốc của Mác (Chú thích: Tuyên ngôn Cộng Sản, bản Anh ngữ, 1848, International Publishers Co 32nd printing 1992, trang 32)
A. Vì vậy phần đông các đảng phái và tổ chức chống Cộng VN từ trước tới nay thường nhân danh dân tộc để chống Cộng. Cả những tổ chức ra đời trước đảng Cộng Sản Đông Dương, khi chống thực dân, đế quốc thì cũng nhân danh dân tộc cho nên họ đã bị Cộng Sản tìm diệt ngay từ những ngày đầu. Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng lấy quốc dân, tức dân tộc làm ngọn cờ tranh đấu chống Cộng đã là những tổ chức chống Cộng vì dân tộc, cho dân tộc, phát xuất từ dân tộc. Các chiến sĩ của các đảng này đã là những nạn nhân đầu tiên của Cộng Sản phi dân tộc.
Sau này các tổ chức khác mà trong danh xưng có chữ quốc gia, quốc dân hay dân tộc, đều chống Cộng Sản vô tổ quốc, phi dân tộc.
B. Nhưng Cộng Sản không chỉ vô tổ quốc, phi dân tộc mà nó còn là vô tôn giáo, vô thần, phi nhân như chúng tôi đã trình bày về điểm tôn giáo nói trên. Cho nên phần đông các tổ chức khác đã nêu cao ngọn cờ con người thay vì quốc gia dân tộc, vì nó bao hàm hơn (trước khi là người Việt Nam ta đã là người). Sau đây là tóm tắt mấy điểm đại cương.
1. Lý Đông A một thanh niên kiệt xuất, tài không đợi tuổi (42bis) đã sớm dấn thân vào con đường cách mạng nhằm cứu dân cứu nước. Ông là kẻ thù không đội trời chung với Cộng Sản. Trong tập “Huyết Hoa” ông đã viết:
“Bây giờ đây, không phải là lúc chúng ta chiến tranh với tâm ta hay óc ta mà là lúc chúng ta chiến tranh với hết thảy những thế lực đen tối trong xã hội. Đấy là lá cờ Búa Liềm”.
Chỉ bằng vài trang sách, ông quả quyết đó là một lý thuyết sai lầm và sẽ chẳng thọ, mặc dầu nó chứa đựng một số sáng kiến mới mẻ. Năm 1943 ông cũng đã nói Đức sẽ thua vào khoảng năm 1945.
Chính ông đã xướng lên chủ nghĩa Nhân Chủ, sáng lập ra đảng Duy Dân. Duy Dân không hàm chứa chủ thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên: Dân tộc Độc Lập; dân quyền Tự Do; dân sinh Hạnh Phúc. Như người ta có thể hiểu lầm. Trái lại Lý Đông A đã phê phán chủ nghĩa tam dân của Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) một cách rất nặng, ông cho rằng đó là một chủ thuyết của kẻ chuyên quyền muốn bá chủ thiên hạ. (43) Trong khi Hồ Chí Minh chọn cách mạng vô sản quốc tế (vượt ra ngoài phạm vi quốc gia) làm cứu cánh, thì Lý Đông A chọn con Người cũng vượt lên trên dân tộc. Vì trước khi là người Việt Nam, ta đã phải là người rồi. Ông đã lấy thuyết Nhân Chủ để giải nghĩa Duy Dân. Duy Dân đứng hàng thứ ba trong khái niệm tam cấp biện chứng: “Duy Nhiên là ngoại tầng chân lý. Nhân Chủ Duy Nhân là tuyệt đối chân lý. Duy Dân tương đối là ứng dụng chân lý.” Rất nhiều chỗ ông nói gọn Con Người (viết hoa). Ông nói theo Byron: (44) “Hãy trông trong con mắt người mù không dứt ngẩng lên nơi Chúa mà đi” và ông bảo: “Người đó không thấy bằng mắt mà trông thấy bằng lòng”. (45) Cũng như Emmanuel Mounier, Lý Đông A coi lòng yêu thương như bản chất của Con Người viết hoa. Và khi Tình Yêu đắc thắng thì “sẽ không còn sót một chúng sinh nào “mù mắt” và “cúi mặt” nữa”.
Trong bài “Thắng Nghĩa” giảng về cốt lõi của Duy Dân, chỉ vẻn vẹn có 4 trang, Lý Đông A đã nhắc đến 2 chữ “con tâm” 3 lần, chữ Người viết hoa 3 lần và những từ siêu nhiên, thiêng liêng, 4 lần. Đủ thấy ông cũng hiểu một chủ nghĩa lấy con người làm cứu cánh phải trọng chữ Tâm là cái phần Tâm Linh nối con Người với cõi Linh Thiêng, cõi Siêu Nhiên. Sau đây là một đoạn vắn:
“Đừng để bị che lấp bởi ý thức hình thái của một thể chế xã hội và văn hóa nào mà bỏ mất lập trường siêu nhiên và thiêng liêng, nó còn là một quyền lợi của trí tuệ hưởng dụng, của sức phán đoán quyết định và hành động.”
Ta không lấy làm lạ là lãnh tụ Duy dân đã lấy Người làm cứu cánh với cái Tâm và lập trường siêu nhiên, thiêng liêng của tôn giáo làm trung tâm của chủ nghĩa Duy Dân của ông. Bởi vì ngoài những lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triết học mà ông tỏ ra rất uyên thâm, mặc dầu ở tuổi đôi mươi, ông còn rành rẽ về các tôn giáo, đặc biệt là Phật Gíáo. Cho nên cùng với nhãn quan tôn giáo, hay có thể nói với “Huệ Nhãn” của một Phật Tử đắc đạo ông đã thấy ngay Cộng Sản là tà thuyết mà sớm muộn sẽ bị chôn vùi.
2. Ngô Đình Nhu, em ruột và cố vấn chính trị của tổng thống Diệm cũng như Lý Đông A đã chọn Con Người để chống với xhcn phi nhân. Ông đã tổng hợp thuyết ngôi vị (personalisme) của Emmanuel Mounier và thuyết nhân bản (Humanisme intégral) của Jaques Maritain để thành hình thuyết nhân vị, rất Á Đông của ông. Tiếc rằng đa đoan với chính trị, ông không đích thân quảng bá đượïc học thuyết của mình, để cho ông anh là giám mục Ngô Đình Thục mở trưòng dậy “Nhân Vị” trong lãnh thổ giáo khu Vĩnh Long, làm người ta hiểu lầm thuyết nhân vị là thuyết của nhà đạo. Phải chi ông Nhu trao cho nhóm Quê Hương của mấy đại trí thức miền Nam lúc ấy, hay bộ trưởng Trần Chánh Thành, hoặc giáo sư Nguyễn Văn Bông làm công việc phổ biến thì có lẽ có kết quả tốt hơn. Thời ấy những ký giả Mỹ thường chế diễu ông Nhu là nêu lên một cái học thuyết gì đó mà chẳng ai hiểu nổi. Họ dựa vào danh từ Pháp ngữ “Personalisme”, của Mounier để phê bình. Thì đúng từ đó có phần hơi khó hiểu thật. Bắt chước theo Descartes (với thuật ngữ latinh Cogito Ergo Sum), Mounier cũng nói “Amo Ergo Sum” (tôi yêu vậy tôi hiện hữu). Và vì là người Ki-Tô Hữu nên ông theo thánh kinh “Thượng Đế là Tình Yêu”, để chế biến ra con người bắt đầu cuộc đời bằng tình yêu, cũng để nói lên tính nhân đạo từ bi bác ái của triết thuyết của ông. (46) Nhưng hai từ “Nhân Vị” của ông Nhu thì không thể bảo là khó hiểu được. Tố Hữu, tay trùm văn nghệ miền Bắc cũng nói đến Nhân Vị, Nguyễn Văn Trấn, Cộng Sản gộc miền Nam cũng nói đến Nhân Vi. Tố Hữu mắng “bọn Nhân Văn” là “thấy kẻ thù nói nhân vị, chúng cũng nói Nhân Văn”.
Nhân vị, nhân văn, nhân phẩm, nhân đạo, nhân bản, nhân tính, nhân quyền, nhân sinh, hay Nhân Chủ, Duy Nhân, “Dân Chủ Duy Nhân”…. Thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ là thuyết về con người, con người không phải thuần vật chất, mà là con người có hai phần vật chất hữu hình bị hấp lực của vật chất kéo xuống và phần vô hình linh thiêng được Giới Siêu Nhiên, Giới Linh Thiêng, Đấng Thiêng Liêng , Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Chí Tôn, Chí Thánh… Thượng Đế dùng tôn giáo để nâng lên. Những người chống Cộng mà hiểu rõ bản chất phi nhân của Cộng Sản đều nhân danh tính nhân bản đó, nhân danh Con Người để chống lại tính phi nhân bản, phi nhân của xhcn.
Một cựu cán bộ Duy Dân nói với soạn giả, khi còn sinh thời ông Nhu thường hay đàm đạo với ông Thái Lăng Nghiêm, một đồ đệ của Lý Đông A. Hẳn hai ngưòi cũng tìm thấy có chỗ tương đồng trong hai chủ trương nhân chủ và nhân vị. Chữ vị theo chúng tôi hiểu được dùng trong thuật ngữ này có lẽ nhằm đề cao vị trí, điạ vị của con người linh ư vạn vật. Và cũng nhắc nhở mọi người là mình sống không phải chỉ có mình, mà còn có người khác xung quanh, vì vậy muốn hưởng tự do của mình, thì phải đồng thời tôn trọng tự do của người khác. Ai cũng có một địa vị xứng đáng trong xã hội. Con người không phải là bánh xe con ốc, trong xã hội. Con người là một thực thể tự do có vị trí xứng đáng của một tạo vật có hai phần hồn và xác, chứ không phải là con vật hai chân.
Nhưng con người cũng không phải là thiên thần. Như Blaise Pascal đã nói: “L’homme n’est ni ange, ni bête et celui qui veut faire l’ange fait la bête” (con người không phải thiên thần, cũng không phải súc vật, và kẻ muốn làm thiên thần thì thành súc vật.) Và cũng Blaise Pascal, lại Pascal! đã định nghĩa con người là cây sậy, nhưng là cây sậy biết tư duy: “L’homme est un roseau, mais un roseau pensant”. Ông hiểu hơn ai hết chỗ yếu đuối, thấp hèn của con người về phần vật chất. Nhưng đồng thời ông cũng thấy giá trị vô biên ở trong con ngưòi do cái phần lý trí, phần thiêng liêng.
3. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa, có một vị ứng cử viên tổng thống cũng đã bắt chước Lý Đông A chọn thuyết “Nhân chủ” làm ngọn cờ đầu. Gần đây, sang định cư ở Mỹ, khi viết sách viết báo lại cũng thấy ông nhắc đến thuyết nhân chủ. Ông cho rằng vị giáo chủ Ki Tô Giáo đã đưa ra một “tuyên ngôn về ý niệm Nhân Chủ Đạo” và “đạo của Đức Thích Ca là Nhân Chủ Đạo.”
4. Hai từ Nhân Bản và Nhân Đạo thì được dùng nhiều nhất. Đâu đâu cũng nói đến nhân bản, nhân đạo. Cộng Sản cũng nói nhân bản. Nhân Đạo còn là tên một tờ báo nổi tiếng của đảng Cộng Sản Pháp. Khác một điều là nhân bản, nhân đạo của Cộng Sản hiẻu theo duy vật nên không có phần Tâm Linh, Linh Thiêng. Con người đối với họ chỉ là “cái nó ăn”, như Feuerbach đã định nghĩa.
5. Ngoài ra cũng thấy một số người đưa ra thuyết Duy Nhân. Cũng lại con người.
6. Và rất nhiều người đề xướng cuộc tranh đấu đòi “Nhân Quyền”, theo chủ trương của bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Những người này phân tán thành quá nhiều nhóm đến nỗi có người chủ trương lập một “Mạng Lưới Nhân Quyền” để phối hợp, điều hợp công tác cho mạnh hơn.
7. Hiện giờ ở trong nước, như đã nói trên người ta chú ý nhất đến “Cao Trào Nhân Bản” của bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ngoài những hoạt động của ông đã được trình bày ở đoạn II, tưởng cũng nên trích lại đây mấy lời ông phát biểu về chủ nghĩa nhân bản, cô đọng trong bài báo nhan đề: “Let our people trade” (Hãy để nhân dân ta (tự do) mậu dịch), đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 6-9-1999 vừa qua. Ông cho rằng tự do mậu dịch sẽ giúp cho nhân dân được huởng thêm nhân quyền:
“Nhân dân VN đã bị tước đoạt trong thời gian quá lâu những quyền con người căn bản, nay rất cần thấy khuynh hướng mở cửa.” Sau khi kết tội đảng là đã nắm giữ độc quyền chính trị quá lâu, khiến nhân dân bị đói khổ, ông viết: “Tóm lại ta cần vượt lên trên những dị biệt và tranh chấp trong quá khứ để tiến tới kỷ nguyên nhân bản mới, chấp nhận hòa mình vào thế giới chung quanh ta. Tại VN chủ thuyết nhân bản mới rất được hoan nghênh vì sẽ giúp đoàn kết dân tộc từng bị chia rẽ bởi sự đối đầu Quốc-Cộng trong quá khứ. Điều đáng tiếc là đảng Cộng Sản lại chậm chạp nhất trong việc chấp nhận sự thay đổi này.”
C. Ngoài 2 ngọn cờ chính là Dân Tộc và Con Người, không thể không nói tới ngọn cờ Dân Chủ Xã Hội của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập và là giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, cũng được gọi là Phật GiáoTứ Ân. Chính Ngài cũng đã lập ra một chính đảng để chống Cộng là đảng Dân Chủ Xã Hội (21-9-1946). Dân Chủ để chống độc tài của Cộng Sản “chuyên chính”. Xã Hội để chống bất công trong các xã hội tư bản, tự do kinh doanh quá trớn. Đó là một sự dung hòa theo đạo trung dung. Dĩ nhiên chủ nghĩa xã hội ở dây là xã hội theo nghĩa hoàn toàn khác với xhcn của Cộng Sản.
Bản tuyên ngôn thành lập đảng Dân Xã (viết tắt của Dân Chủ Xã Hội) đã ghi rõ mục đích của đảng là “chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào, chống giai cấp đấu tranh, chủ quyền thuộc toàn dân, kiến tạo một xã hội VN mới dân chủ, công bằng và tiến bộ…”
Trong cuốn “Phật Giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc” ông Nguyễn Long Thành Nam, một đạo hữu Hòa Hảo nổi tiếng, nói về lập trường của đảng Dân Xã Hòa Hảo, cũng là lập trường của Phật Giáo Hòa Hảo như sau:
“Người chiến sĩ dân xã quan niệm tranh đấu tức là hành đạo. Tức là không tranh đấu cho cá nhân ta, mà tranh đấu cứu dân cứu nước, để thực hiện một xã hội công bằng, nhân ái, tự do bình đẳng, đạo đức và an lạc cho tất cả, đúng theo chủ trương của Đức Phật.”
Được biết hiện nay tiến sĩ Lê Phước Sang, một nhân vật nổi tiếng thời đệ nhị Cộng Hòa là tổng bí thư của Dân Xã Đảng.
Nếu chỉ để ý nét “đại đồng” và bỏ qua những nét “tiểu dị”, thì có thể nói tất cả các tổ chức chống Cộng hiện nay đều chủ yếu tranh đấu vì con người nói chung, vì con người Việt Nam nói riêng. Vậy ngọn cờ chung là Con Người. Theo thiển kiến, nếu những người cùng đứng dưới ngọn cờ đó đoàn kết lại thành một tổ chức chặt chẽ để đấu tranh thì chắc chắn dễ thành công hơn.
o O o
Để kết thúc chương này và soạn phẩm “Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thực Hay Hư?” chúng tôi xin nhắc lại rằng chẳng những người quốc gia chống Cộng trong nước cũng như trên khắp thế giới mà ngay cả một số đông cán bộ Cộng Sản cũ cũng khẳng định rằng xhcn là sai, là không tưởng. Hơn thế, nó đã là độc tố giết hại con người. Riêng đối với dân tộc Việt Nam nó đã là dụng cụ tàn sát hàng triệu sinh linh, đẩy hàng chục triệu con người vào chỗ đói khổ, tù tội, chia ly tan tác.
Tuy những ngưòi nhập cảng nó từ Liên Xô vào Việt Nam tự hào là nhờ có nó mà họ đã đánh thắng thực dân Pháp và “Đế Quốc” Mỹ, đem lại “độc lập” và “thống nhất” cho tổ quốc. Nhưng những từ độc lập thống nhất trên thực tế chẳng có nghĩa lý gì vì dưới quyền thống trị của đảng Cộng Sản độc tôn phát xuất từ Liên Xô, do những điệp viên của Quốc Tế 3 dựng lên theo mẫu mực của Đế Quốc Liên Xô, nước ta thực sự không có độc lập, chỉ có đói nghèo và cùm kẹp. Không có thống nhất chỉ có chia rẽ trầm trọng giữa các giai tầng xã hội, giữa các người Nam kẻ Bắc, người Trung, chia rẽ trầm trọng giữa giai cấp thống trị tư bản đỏ nhiều đặc quyền đặc lợi và nhân dân đói khổ, đói khát tự do.
Một chế độ như vậy, đáng lý nó đã phải sụp đổ từ lâu. Ít ra cũng phải đã sụp đổ cùng với các nước Đông Âu và Liên Xô. Nhưng vì dân trí còn thấp, chưa hiểu rõ bản chất của Cộng Sản, lại bị lừa bởi những kẻ tài đóng kịch. Những người chống Cộng cũng chưa hiểu rõ đích thực Cộng Sản, xhcn, nó độc hại chủ yếu ở chỗ nào. Nhiều khi chỉ biết chống những kẻ cầm quyền đương thời như những Tam Lê, Tứ Lê: Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu… mà quên mất rằng đầu sỏ chính phải là Lê-nin, Các-Mác hay đúng ra là chủ thuyết vô thần, phi nhân của Mác và Ăng-ghen mới đúng. Các quốc gia đồng minh giúp VNCH chống Cộng trước đây cũng không nhắm đúng vào đối tượng chính là xhcn của Mác-Lê, mà chỉ nhắm vào đế quốc Liên Xô như mối đe dọa quyền lợi của những đế quốc tư bản, và tiền đồn của Đế Quốc Liên Xô là Việt Nam. Còn những kẻ lãnh đạo chiến tranh “chống Mỹ Ngụy” thì hô hoán lên với thế giới rằng họ bị xâm lăng bởi tập đoàn siêu cường ỷ chúng hiếp cô.
Đa số chúng ta, trong phía người quốc gia trước đây cũng không hiểu thật thấu đáo về Cộng Sản. Chúng ta chưa hiểu rõ bản chất nguy hiểm nhất độc hại nhất là thuyết duy vật vô thần. Chúng ta cũng chưa nắm vững chiến lược, chiến thuật thiên hình vạn trạng, gọi là chiến tranh trường kỳ, chiến tranh nhân dân, toàn bộ chiến v.v… của Cộng Sản.
Hơn thế nữa những nhà lãnh đạo phía Quốc Gia đã tỏ ra thua kém lãnh tụ Hồ Chí Minh ở chỗ ông này biết khóc, biết hôn, biết xin lỗi, biết đóng kịch, biết đi dép râu, biết xắn tay áo lao động với quần chúng, với nhân dân nghèo. Ông Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm cũng không có thành tích vào tù ra khám bằng ông Hồ Chí Minh. Tất cả những cái thua kém đó, tuy chỉ là hình thức, nhưng lại có tác dụng đối với quần chúng và với các phóng viên ngoại quốc. Thành ra ngưòi ngoài thường nghĩ phe ông Hồ mới là người quốc gia thực sự, còn phe quốc gia chỉ là tay sai của thực dân Pháp, hay ít ra cũng là những người thân Mỹ mà thôi.
Chính vì tình hình rắc rối phức tạp như vậy nên phe quốc gia đã thua. Cũng chính vì chống Cộng mà lại để cho media của mình trình bày cuộc chiến là cuộc chiến Việt Nam, thì dĩ nhiên chống “Việt Nam” hơn là chống Cộng nên Mỹ mới thua, vì dư luận thế giới vẫn thường bênh kẻ yếu.
Vậy thì muốn thực sự thắng Cộng Sản, phải đánh đúng yếu huyệt của nó là chủ nghĩa duy vật vô thần, vô đạo, phi nhân, độc tài, đại ác. Như Nguyễn Chí Thiện đã nói chúng ta chống Cộng là chống cái ác. Lấy cái Thiện chống cái Ác. Chứ không phải chống Lê Khả Phiêu và những ủy viên bộ chính trị, cho dù họ có đích thực là xấu, là ác. Bởi vì cái ác trong những con người ấy là do cái tối ư tàn ác trong chủ nghĩa vô thần của Mác và Ăng-ghen mà ra.
Thường sau một đại bại như vụ tháng tư năm 1975, hàng ngũ bên thua tan rã đến độ phải một thời gian dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm, mới có thể chỉnh đốn lại hàng ngũ để phản công. Thời gian dài hay vắn tùy theo sự cần thiết để lấy lại tinh thần hết hoảng hốt, thất vọng, bực bội, giận dữ, giận với mình với bạn, với cấp trên với cấp dưới, với đồng minh. Trong thời gian đó người ta thường đổ lỗi cho nhau. “Tại anh”, “tại nó” không bao giờ “tại tôi”. Bao lâu còn trong tình trạng hoang mang đổ lỗi cho nhau như thế thì chưa thể phản công cho có kết quả được.
Nay một phần tư thế kỷ đã qua rồi. Thời gian đã quá đủ để hàng ngũ người quốc gia lấy lại bình tĩnh, tìm ra đúng nguyên nhân thất bại. Đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật mà không sợ mất lòng, không sợï bất công, thiên vị. Phải can đảm nhìn nhận lỗi lầm của mình, thì mới có thể quật khởi để dành lại phần thắng. Thắng lần này là thắng cho dân tộc, cho “Con Người”. Không phải thắng cho một cá nhân hay phe nhóm. Đến lúc đó dù người nào, nhóm nào được bầu lên cầm quyền thì chủ quyền cũng thực sự là của nhân dân. Lúc đó mọi người dân sẽ có tự do, dân chủ thực sự. Dân chủ thực thi trên nguyên tắc phân quyền rõ rệt, các quyền lập pháp hành pháp tư pháp hoàn toàn độc lập kiểm soát lẫn nhau.
Nói đến tự do là nói đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo trên hết. Người dân sẽ có quyền tự do báo chí để dùng báo chí làm đệ tứ quyền. Người dân sẽ có quyền tự do tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng hiểu cho đúng nguyên tắc bình đẳng thì tôn giáo nào cũng có quyền ngang nhau, tôn trọng lẫn nhau. Không tôn giáo nào có thể tự cho mình là quốc giáo, hay đòi ưu thế trên các tôn giáo khác. Mọi tôn giáo đều hòa đồng trong niềm tin chung rằng “Giời, Phật”, Thượng Đế, “Ơn Trên”, Đấng Thiêng Liêng, Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Chân-Toàn Thiện-Toàn Mỹ, Nguyên Nhân và Cứu Cánh của muôn loài là của chung mọi tôn giáo, sẽ cùng nhau phụng sự Con Người, phụng sự dân tộc theo khả năng và vị thế của mình.
Rút kinh nghiệm của Đông Âu, trong việc cai trị, trong giai đoạn đầu phe quốc gia, sau một thời gian bị thua thiệt, lực lượng bị suy giảm quá nhiều, có thể là chưa chiếm được đa số trong quốc nội. Chính phủ có thể còn do số đông những người Cộng Sản cũ nắm giữ. Nhưng nếu đoàn kết và biết sử dụng sở năng và uy tín của mình, những người quốc gia chắc chắn sẽ dần dần tiến lên nắm đa số và đưa dân tộc trở lại con đường phục vụ đắc lực Con Người, là cứu cánh của mọi chính quyền. Đến lúc đó mới thực sự thành công mỹ mãn. Cái họa xhcn Mác Lê không còn bao giờ tái diễn. Trong khi chờ đợi, theo thiển kiến, một việc khẩn thiết cần làm ngay là tập trung trí lực vào việc phá vỡ huyền thoại về “người yêu nước” Hồ Chí Minh, huyền thoại về cuộc “chiến thắng dành độc lập và thống nhất tổ quốc” của cộng đảng. Những huyền thoại mà hàng chục cây viết nổi tiếng trên thế giới, hoặc vì thiên kiến, hoặc vì ngộ nhận đã giúp tạo nên trên bình diện quốc tế suốt một phần tư thế kỷ qua. Những huyền thoại mà ban văn hóa tư tưởng của Cộng Sản càng ngày càng tô vẽ thêm. Đó là mặt trận văn hóa đã trở thành quyết định vào lúc này. Thắng ở mặt trận này, ta sẽ bù đắp được những thất bại ở các mặt trận quân sự và chính trị trước đây. Tiếp tục thụ động để thua ở mặt trận này, phía người quốc gia sẽ vĩnh viễn là kẻ chiến bại đối với lịch sử.
Trong mặt trận văn hóa này, chúng ta có thêm một đồng minh. Đó là phong trào phản tỉnh, phản kháng ở trong nước. Tiếng nói của họ, tuy chưa hoàn toàn đồng điệu với tiếng nói chúng ta. Nhưng ở trong hoàn cảnh của họ, nó đã khiến người ngoại quốc chú ý hơn tiếng nói của chúng ta. Hơn nữa đối với nhân dân trong nước nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp và thuận lợi hơn tiếng nói của chúng ta. Chúng ta nên khuyến khích và uốn nắn nó bằng thông cảm, thuyết phục, trao đổi quan điểm, để dần dần tiến đến hòa đồng quan điểm và thống nhất đường lối đấu tranh, hỗ trợ cho những hình thức tranh đấu khác của các tầng lớp nhân dân đang không ngừng diễn ra trong nước cũng như ở hải ngoại càng ngày càng có cơ thắng lợi theo xu hướng dân chủ, nhân chủ của thời đại.
Chú Thích:
(1)Lời nói của Tạ Đình Đề sau khi ra tù, theo Bùi Tín, trong “Mặt Thật”. Có người nói Tạ Đình Đề là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, đã có lần giơ súng định bắn ông Hồ, nhưng đã bị ông Hồ cảm hóa, rồi quay ra tuyệt đối trung thành với ông Hồ. Chính Đề đã theo lệnh Hồ vào Nam tiếp xúc với ông Nhu, bàn chuyện hiệp thương để miền Nam bớt bị áp lực của Mỹ, miền Bắc tránh nạn lệ thuộc Liên Xô và Trung Quốc. Chỉ mấy tháng sau khi ông Hồ chết Tạ Đình Đề đã bị bọn Lê Duẫn Lê Đức Thọ hạ lệnh bắt giam.
(2)“Mặt Thật” trang 146.
(3)HCM toàn tập, tập IV, tr.74-75, nxb Sự Thật, Hà-nội, 1984
(4) Viết tắt của những chữ agitation và propaganda, có nghĩa là khuấy động quần chúng và tuyên truyền.
(5) Nhị Các = Các tận sở năng , Các thủ sở nhu.
(6) “Chân Tướng HCM, Hưng Việt, 1989, trang 37.
(7) Tác giả “HCM, tên Người trên những chặng đường lịch sử cứu nước”, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử” số 156, 5-6-1974, tr. 11-18.
(8) Trong cuốn “Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp” viết bằng ngoại ngữ, do nhà XB Nam Á, Paris dịch thuật và phát hành, giáo sư Tôn Thất Thiện, một trong 10 tác giả của tập sách, đã nghiên cứu, phân tích kỹ về vai trò quốc tế của ông Hồ, căn cứ theo rất nhiều sử gia và nhà báo ngoại quốc và trong nước, từ trang 55 đến 100. Giáo sư Thiện đã chứng minh rằng ngay từ đầu thập niên 20 ông Hồ đã lọt vào mắt xanh của Manouilsky, một trong năm người trong ủy ban thu hẹp (Malaia Commissiia) của bộ chính trị 11 người đầy quyền lực trong Quốc Tế 3, lúc ấy đã hoàn toàn do Liên Xô chi phối. Và từ đó mọi cử chỉ hành vi của ông Hồ đều do Manouilsky xếp đặt, tổ chức, điều khiển với kỷ luật sắt của một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ lãnh đạo các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.
(9) “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, trang 52,65,85.
(10) Muốn biết thêm chi tiết về ông Hồ, xin đọc tác phẩm “HCM sự thật về thân thế và sự nghiệp” do nxb Nam Á, Paris, xb năm 1990. Trong đó có sự đóng góp của 10 tác giả người Việt và người ngoại quốc, gồm các học giả, nhà văn, nhà báo, giáo sư đại học của Canada, Pháp: Bùi Xuân Quang, Tôn Thất Thiện, Nguyễn Thế Anh, Lâm Thanh Liêm, Đinh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Huy; Jean Francois Revel, Ralph Smith, và Olivier Todd (tác giả “Cruel Avril” = Tháng Tư Dữ đã được giáo sư Phạm Kim Vinh dịch ra tiếng Việt: “Tháng Tư Đen”.
(11) Lịch sử đảng Cộng Sản VN, Hà-nội, 1979, trang 32.
(12) Về sự đóng kịch và đạo đức giả của HCM xem thêm nhận xét của Hoàng Quốc Kỳ trong phần phụ lục.
(13) Hồ Chí Minh on revolution, Frederick A. Praeger, New York, 1966, trang ix. Những tác giả trên thế giới ca tụng HCM thì nhiều lắm. Nhưng đáng chú ý nhất và có ảnh hưởng nhất là cuốn từ điển bách khoa Britannica. Cho đến năm 1998 ta hãy còn thấy họ gọi ông là anh hùng cứu quốc, là cha già dân tộc VN. Vì trong số hàng chục tác phẩm tham khảo ta thấy toàn là của phía Cộng Sản, hoặc những người thân Cộng, ác cảm với phe quốc gia mà họ cho là bán nước, tay sai của Mỹ v.v…, như Sainteny, Lacouture, và Halberstam. Về ông này và Sheehan, chúng tôi đã nói nhiều trong “Ngô Đình Diệm, Lời Khen Tiếng Chê.”
(14) Ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, tỉnh nhà ông, sau khi ông đã nhận lỗi, xin lỗi rồi đồng bào vẫn còn nổi dậy.
(15) HCM, NĐD và MTGPMN, Văn Nghệ, 1992, trang 30). Nói về ông Hồ Sĩ Khuê, liên tưởng đến ông Đỗ Mậu, cũng đã từng coi Ngô Đình Diệm là lãnh tụ anh minh, thế mà chẳng rõ ông viết gì trong cuốn “Tâm Thư” để đến nỗi tạp chí Cộng Sản của Hà-nội ( số tháng 10 năm 1995) trích nhiều đoạn trong đó ông ta ca tụng Hồ Chí Minh hết lời, còn nói những người Cộng Sản có tài, có trí, lại có công lớn, còn người quốc gia thì bất tài v.v…
(16) Về tác giả Mỹ chúng tôi chỉ nêu một tên Karnow vì sách của ông có trên triệu độc giả, còn đựơc đưa lên màn ảnh lớn. Nhưng thực ra có cả chục tác giả ca tụng ông Hồ.
(17) Tuy UNESCO đã hủy bỏ ngày lễ, nhưng họ lại vô ý (hay có nội gián xếp đặt) cho Việt Cộng thuê rạp của UNESCO để tổ chức văn nghệ trước ngày sinh của ông Hồ mấy ngày, khiến có thể có người hiểu lầm. Vì vậy mà thanh niên sinh viên ở Pháp đã kéo tới biểu tình phản đối UNESCO. Họ được đại diện UNESCO giải thích là chỉ cho mượn rạp, với điều kiện không được ghi gì trong chương trình hay bích chương nhắc đến ngày sinh của ông Hồ. Sự việc này chứng tỏ những kẻ chỉ huy mặt trận văn hóa, tuyên truyền của Cộng Sản, kiên trì, không ngừng “thua keo này bày keo khác” và cố tình gian lận.
(18) Bùi Bảo Trúc, người chuyên viết “thư gửi bạn ta” trên báo Người Việt Tự Do, hôm 19-6-1999 cũng gọi cái ấy là “Bác Hồ” khi ông viết: “Chạy mãi mà không thấy cái “rest area” nào để vào làm công tác thủy lợi. Phải làm sao giải quyết tình trạng khẩn truơng này? Không thể nhờ bác Hồ …giữ nước, dựng nước, cứu nước mãi đuợc.” cây viết của các nhà văn sao mà nó độc thế! Sau 1975, tại miền Nam không biết do đâu thấy xuất hiện 4 câu vè được mệnh danh là “đồng dao”: Đêm qua mơ thấy bác Hồ, Truổng Cời mà đứng tô hô ngoài đường, Hỏi rằng sao đỗi tang thương, sụt sùi bác mếu “thiên đường Mác-Lê!
(19) Xin xem Bùi Tín, chương 14 và mục Hoàng Tiến, chương 19)
(20) 15 điểm đó đại ý đòi bỏ độc quyền chuyên chính của đảng Cộng Sản, thiết lập dân chủ đa nguyên. Ở đây tôi xin giới thiệu 3 tác giả để tham khảo: Bohm Bawerk với “Các Mác và kết cục hệ tư tưởng của ông” , V. Simkhovich với “Chủ Nghĩa Mác chống chủ nghĩa xã hội” H.W.B. Joseph với “Thuyết Giá Trị Lao Động của Mác” …
(21) Về chi tiết xin xem bài “Đem Thượng Đế vào phòng Lab…”, tác giả Vũ Đức Minh, trên nhị nguyệt san “Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại”, số 9, tháng 3 và 4, 1999. Và tạp chí Reader’s Digest October 1999 trang 151-155.
(22) Tạm dùng từ của nhà văn giải Nobel Solzhenitsyn. Về chi tiết xin xem “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, tái bản tháng 10-1998, từ trang 318 đến trang 338″; các chú thích về Karl Von Clausewitz, Strausz Hupé và Alexander Isayevich Solzhenitsyn.
(23) Nhưng có một điểm đáng chú ý là tại sao người đòi dẹp bỏ thánh giá lại là người vô thần, chứ không phải tín đồ một tôn giáo khác như Phật Giáo hay Hồi Giáo v.v…Nếu bảo để thánh giá thì không công bình, không có bình đẳng tôn giáo, thì chính các tôn giáo khác phải so bì chứ sao lại những người vô thần. Điều đó chứng tỏ những người vô thần rất sợ các biểu tượng tôn giáo. Nó nhắc nhở họ tới cái xu hướng tự nhiên trong con người họ, làm họ băn khoăn lo lắng, sợ hãi. Còn các tôn giáo thì khoan dung hơn. Chúa nào cũng là Chúa. Chúa chỉ có một. Bất cứ một biểu tượng nào nhắc tới đấng Tối Cao đều tốt.
(24) Xin xem “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, Minh Võ, Thông Vũ tái bản, tháng 10, 1998, phần chú thích số 22bis trang 333)
(25) Bài của Võ Phiến dài trên 10 trang nói khá kỹ về hình thức chiến tranh trong chiến tranh toàn diện của Cộng Sản. Tiếc rằng không thể trưng dẫn hết ở đây.)
(26) Xem ra đa số các sử gia Mỹ không biết gì về chính trị chống Cộng, hoặc muốn tự tách mình ra khỏi mọi thứ ý thức hệ, cho nên họ ghi là chiến tranh Việt Nam chứ không ghi và cũng chẳng giải thích là chiến tranh của Mỹ chống Cộng Sản Việt Nam, tay sai Cộng Sản quốc tế. Đó là một sự thực rất đáng lấy làm buồn. Cũng chính vì vậy cho nên Mỹ mới thua. Các sử gia và nhà báo Mỹ vô ý thức chính trị, đã làm hại nước Mỹ. Cho nên dù có những chính trị gia lỗi lạc như Kissinger, như Nixon, và có cả bom A, bom H mà vẫn thua Cộng Sản Việt Nam. Một số nhà văn, nhà báo thời đệ nhất Cộng Hòa cũng bị khuyết điểm đó. Nhưng không nặng và nhiều như ở Mỹ.)
(27) Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, trang 620)
(28) Cái tiếng thơm dân tộc anh hùng chiến thắng siêu cường nguyên tử sẽ sớm hết âm vang. Cái chất anh hùng của dân tộc cũng sẽ biến mất, nếu những người quốc gia yêu nước không lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở hiện nay để dành lại phần thắng, cứ để nhân dân sống mãi dưới gông cùm Cộng Sản. Và lần này cũng không khác các lần trước, phải nói lên được cái chính nghĩa chống Cộng vô đạo phi nhân để giải cứu dân tộc. Trước tiên hãy xóa cho được những gì mà các sử gia thế giới đã lầm ghi về huyền thọai Hồ Chí Minh, huyền thoại một cuộc chiến tranh giải phóng giả tạo. Công việc này nghe thì dễ, làm thì vô cùng khó khăn. Không đoàn kết, không thể nào làm được. Vì nó đòi nỗ lực của một tập thể có tổ chức.
(29) Quốc tế 1 chỉ tồn tại được 12 năm. Năm 1872 nó bị tách làm hai. Một phe theo Mác (chủ trương chính quyền tập trung), một phe theo Bakunin (vô chính phủ), một người Cộng Sản Nga. Để tránh tổ chức bị Bakunin tiếm quyền kiểm soát, Mác đã cho rời trụ sở sang New York. Nhưng rồi cũng phải giải tán vào tháng 7 năm 1876 tại đại hội ở Philadelphia. Quốc Tế 2 được coi như Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa thành lập tại đại hội ở Paris năm 1889 (6 năm sau khi Mác qua đời). Trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ. Lê-nin sớm có mặt trong quốc tế 2. Vì lập trường khác nhau về vấn đề chiến tranh tổ chức này đã chia thành ba nhóm. Lê-nin cầm đầu một nhóm, tách ra lập Quốc Tế 3 (Comintern), đặt ra những điều kiện gia nhập trong đó có điểm phải chấp nhận mẫu mực cách mạng của Liên Xô, vì Liên Xô đã thành công trong việc cướp chính quyền taiï Nga vào năm 1917. Từ đó nói đến Quốc Tế 3 là nói đến chính quyền Sô Viết. Nhất là kể từ khi Stalin lên thay Lê-nin thì ông ta kiểm soát hoàn toàn tổ chức này. Năm 1943 Stalin giải tán Comintern. Năm 1947 lập Cominform (Phòng thông tin quốc tế Cộng Sản), đặt trụ sở ở Belgrade, Nam Tư. Nhưng một năm sau, khi Titô tỏ ra bất tuân lệnh , Stalin cho chuyển trụ sở về Bucharest, thủ đô Bulgari. Năm 1956, ngày 17 tháng 4, Khrutshchev cho giải tán luôn. Cominform là một thứ phòng thông tin quốc tế chủ yếu để dùng làm một trung tâm truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới. Bao nhiêu cán bộ lão luyện về Agit-Prop đều được điều động vào công tác này. Quốc Tế 4 không có ảnh hưởng gì đáng kể, vì chỉ là chủ trương của một vài người bất đồng ý với Stalin trong vấn đề cách mạng vô sản, trong số đó đáng kể nhất là Leon Trotsky, bị Stalin kết án và trục xuất, rồi tìm cách thủ tiêu. Vì thế QT4 còn được gọi là phe Tờ Rốt Kít..
(30) Đúng ra trong tháng 2 năm 1846 Mác đã cùng với Ăng Ghen thành lập một ủy ban liên lạc bằng thư từ giữa các người Cộng Sản (a communist correspondence committee), để đẩy mạnh công tác tuyên truyền quốc tế, và như vậy đã đặt nền móng cho một tổ chức Cộng Sản, để sau này (hơn một năm sau) thay thế Liên Đoàn Những Người Công Chính (League of the Just. Tại đại hội Cộng Sản đầu tiên họp tại Luân Đôn tháng 6 năm 1947 danh xưng “Liên Đoàn những người công chính” đã được thay thế bằng danh xưng “Liên Đoàn những người Cộng Sản”.)
(31) Xin xem đoạn dưới (tr. 541…về chữ tâm, tâm linh…)
(32) Nhà toán học, ông tổ của phép tính xác suất (calcul de probabilité), nhà khoa học mới 17 tuổi đã có phát minh làm triết gia Descartes phát thèm. (Descartes là cha đẻ của triết học hiện đại, đồng thời cũng là một nhà khoa học, toán học như Pascal, hơn ông này 22 tuổi). Pascal cũng là triết gia nổi tiếng và còn là cự tướng về văn xuôi trong văn học Pháp như nhà phê bình văn học số một của Pháp là Boileau đã nhận xét. Tuổi đời vẻn vẹn có 39 năm, mà triết gia, khoa học gia, và nhà toán học lẫy lừng này đã ảnh hưởng sâu đậm tới tư duy của những tay cự phách như Jean Jacques Rousseau, Bergson và phái hiện sinh sau này. Cũng nên nói thêm là Pascal là người rất sùng đạo. Ông còn theo phái Giăng Xê Nít phê bình các nhà thần học Dòng Tên là quá phóng túng, không đúng Tín Điều của đạo. Khi chết ông đã cho mời linh mục công giáo đến để được chịu các phép bí tích như một con chiên ngoan đạo.
(33) Descartes (René 1596-1650) người sáng lập ra thuyết Duy Lý với “phương pháp luận” thời danh khởi đầu từ sự nghi ngờ tuyệt đối dẫn đến “Cogito ergo sum” (tôi tư duy vậy tôi hiện hữu) thì cho rằng cứ dùng lý trí cũng chứng minh được là có Thượng Đế. Cứ cho rằng chưa biết có Thượng Đế hay không, nhưng ý niệm về Thương Đế phải là ý niệm về một Thực Thể Toàn Hảo (perfect). Mà nếu không hiện hữu thì không toàn hảo. Cho nên Thượng Đế hiện hữu. Thánh Thomas Aquino thời trung cổ, thế kỷ 13 (thường được gọi là Tiến sĩ thiên thần của giáo hội La Mã có hai bộ triết học toàn thư và thần học toàn thư hàng ngàn trang, lúc ấy chưa có giấy và máy in như ngày nay) và Kinh Viện phái đều dùng lý trí để chứng minh Thượng Đế hiện hữu. Nhưng ở đây Pascal nói chỉ có cái Tâm “cảm nghiệm” được Thượng Đế.
(34) Xin nhớ lại những gì bà ngoại Vũ Thư Hiên nói với con gái, mẹ tác giả, khi nhận xét về các người Cộng Sản và thiếu tướng Đặng Kim Giang nhận xét về Trần Ngọc Hoàn và lời của Dương Thu Hương viết cho bà Thụy Khuê về một “Việt Kiều” Lê Bá Hiên “nào đó”: “Xét cho cùng, thật đáng thương, vì với gốc rễ là tầng lớp hào lý hay lưu manh vô sản, họ chẳng tìm được cách phản ứng nào khá hơn.
(35) Tư lệnh Hoàng Văn Ngãi sau bị bắt bị án 20 năm tù. Cựu dân biểu Lê Tấn Trạng cũng có hoạt động trong tổ chức này. Ông đã trốn được và vượt biên đi tìm tự do.
(36) Tuy nhiên cũng có người nghĩ trong vụ Thái Bình kéo dài cả năm có thể có bàn tay của nhóm cán bộ cao cấp chống đảng do Trần Độ cầm đầu.
(37) Cuối tháng 8-1999 giới quan sát trong cộng đồng người Việt hải ngoại đã lấy làm ngạc nhiên khi hãng Reuters của Anh đăng lời bác sĩ Quế kêu gọi cả hai phía Mỹ, Việt hãy mau ký kết hiệp ước thương mại “để ràng buộc Hà-nội vào những quy luật của thế giới tự do…”. Ông còn nói sẽ lãnh đạo cả người quốc gia hải ngoại trong việc tranh đấu xây dựng dân chủ trong nước. Ít có ai nghi ngờ rằng ông bị Cộng Sản mua chuộc, hay từ trước ông đã chỉ chống cuội. Nhưng người ta vẫn thắc mắc. Có người nghĩ có lẽ ông muốn bằng mọi cách được gặp nữ ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du của bà dự định ghé Hà-nội và Saigon vào thượng tuần tháng 9 này, nên đã dồn nhà cầm quyền vào cái thế không thể để ông toại nguyện? Cũng có người cho rằng ông có quyền có một đường lối đấu tranh riêng mà ông cho là phù hợp với tình thế hiện nay. Có người thì trách ông “làm chính trị sao không biết nói ít đi một tý, tuyên bố chi cho lắm chuyện? Tờ Asian Wall Street Journal số ra ngày thứ hai 6-9-1999 cũng đã đăng bài phát biểu của bác sĩ Quế “Let Our People Trade”.
(38) Lý Tống đã được nhiều người ca tụng không tiếc lời. Chính Võ Đại Tôn cũng viết ở cuối một bài thơ riêng “Kính tặng Người Hùng Lý Tống”: “Trên trang giấy học trò thơm nồng hương phấn Kế tên bao dũng liệt hùng anh Thằng con tôi ngồi cúi mái đầu xanh Tô nét đậm thêm vào tên Lý Tống! Anh đã sốngmuôn đời anh mãi sống.” Sydney 18-9-1992.
Lý Tống có chỗ nói mình chẳng thuộc tổ chức đảng phái nào. Nhưng cũng lại tự xưng “đại diện của “đảng Trừ Gian Diệt Bạo”. Có lẽ đây là cái đảng chỉ có trong ước mong hay mộng tưởng của ông, và ông nghĩ người nào tự cho mình là chống Cộng đương nhiên có tên trong cái đảng này. Những người không biết thích mộng đẹp như Tú Gàn chẳng hạn thì “chê” Lý Tống không còn manh giáp nào.
(39) Vì vậy những ai muốn lật đổ chế độ hiện nay cả các cựu đảng viên phản tỉnh, cũng như các người quốc gia chống Cộng để thiết lập một thể chế tự do dân chủ thực sự cho nước nha, cần nỗ lực làm sáng tỏ vấn đề chiến tranh quốc cộng, bên nào đúng bên nào sai, bên nào phi nghĩa, bên nào có chính nghĩa. Công tội mỗi bên được xét định một cách công bình, phân minh. Những trang trên trong soạn phẩm này, chúng tôi đã cố gắng chứng minh một phần nhỏ. Nhưng dầu sao cũng chỉ là cố gắng của một cá nhân, trong khuôn khổ một chương sách. Cần có thêm nhiều công trình rộng lớn hơn mới có kết quả.
(40) Và tuy là Cộng Sản, nhưng có lẽ ông không vô thần (?), nên ông đã để bà vợ ông đích thân tới Tân-Đề-Li ngồi 4 tiếng đồng hồ dự tang lễ một nữ tu nghèo khó là “Mẹ” Têrêxa, (tháng 9 năm 1997) và cũng như Hilary Clinton và nhiều nữ hoàng, đệ nhất phu nhân khác, cung kính đặt vòng hoa phúng viếng nhân danh nhân dân Ba Lan trước linh cữu của một nữ tu Công Giáo khổ hạnh, người gốc Albani này.
(41) Hơn nữa còn có một số lớn nông dân thuộc loại bần cố nông thời Pháp thuộc, sau cải cách ruộng đất, tuy là đẫm máu với nhiều người nhưng lại có lợi cho họ, vì họ thấy số phận của họ dầu sao cũng khá hơn trước, mặc dù có tiếng mà không có miếng, nghĩa là được vuốt ve hơn, tâng bốc hơn. Suốt mấy chục năm chỉ biết có “bác và đảng”, luôn luôn được tuyên truyền rằng “nhờ có bác có đảng nên mới có được ngày nay”. Những người đó cố nhiên phải theo lệnh đảng chống mọi cuộc thay đổi, để bảo vệ cái mà họ tưởng là quyền lợi của giai cấp họ.
(42) Có người nắm được bằng chứng cho thấy TTTT Quang đã giật giây trong vụ này và ngay từ trung tuần tháng tư nghĩa là gần một tháng trước khi có chỉ thị của tổng thống phủ về vấn đề treo cờ Phật Giáo và biến cố mồng 8 tháng 5, đã có những buổi họp tại chùa Từ Đàm để tính cách tranh đấu chống chính quyền. Họ nhắc tới việc sư bà Thích Nữ Diệu Không đã xin tự thiêu ngay trong đêm 15 rạng 16 tháng 4. Họ còn nói đến việc một nhà báo ngoại quốc nói đã có lúc Mai Chí Thọ làm thư ký cho thượng tọa Trí Quang. Nguyên việc vị sư này ngày nay im hơi lặng tiếng trước cuộc đàn áp Phật Giáo ở trong nước cho thấy ông không chống Cộng. Do đó ít nhất người ta cũng đặt câu hỏi: trước đây ông có làm việc cho Cộng Sản không? (42++) Nguyễn Ngọc Liên một trong nhiều tác giả cuốn ” Việt Nam, một số góp ý cho tương lai” đã trưng dẫn Almanac of the Christian World 1993-1994 ghi rằng: “số tín đồ các tôn giáo ở VN chia ra như sau: không tôn giáo hay vô thần: 22,5%; Phật Giáo (kể cả Khổng Giáo, thờ Thần Linh và Phù Thủy): 54%; Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài: 11% (Hòa Hảo 1,8 triệu và Cao Đài 3,8 triệu); Hồi giáo: 1%; Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành): 7,5%; Đa thần 4% (dân tộc thiểu số). Sau 7 năm tỷ lệ này chắc có thay đổi.
(42bis) sinh năm 1920, mất tích năm 1946, sau khi tuyên bố giải tán đảng Duy Dân mà ông là lãnh tụ với danh xưng “thư ký trưởng”, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, thường được biết dưới bí danh X.Y. Thái Dịch Lý Đông A. Có người nói cậu Thanh lúc 19 tuổi đã tu tập tham thiền và đã “chứng ngộ”.
(43) Hồ Chí Minh thì đúng là đã cóp nhặt chủ trương tam dân của Tôn Văn để chọn khẩu hiệu: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc cho chính thể ông, nhằm giấu mục tiêu cuối cùng là chuyên chính vô sản và xhcn.
(44) George Gordon Byron 1788-1824, thi sĩ Anh, một trong những nhà thơ nổi tiếng thế giới, lãnh đạo trường phái lãng mạn trong văn học Anh.
(45) Huyết Hoa, Vạn Thắng Thư Cục, trang 30. Chúng tôi viết lớn chữ lòng để nhắc độc giả nhớ tới chữ TÂM mà chúng tôi đã “dài dòng” ở trên.
(46) Phải chăng nó cũng có hơi hướng “Dịch” với thuyết âm dương
Filed under: Phản Tỉnh Phản Kháng: Thực hay Hư
No comments:
Post a Comment