Wednesday, August 8, 2012

HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ III

HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 84
quốc!!! Nay kể lại chuyện cố nhân, tôi đã đốt nén hương hướng lên anh linh chiến sĩ cách mạng
khấn vái!
Tới đây, tôi cũng nhớ tới công lao của mấy bà "Mẹ chiến sĩ", đêm tối, canh khuya, dầu
khó khăn mấy, có con chiến sĩ ở mặt trận về, hoặc đi công tác về, cũng lo nấu nướng cho con ăn.
Tất cả chiến sĩ giành độc lập đều là con. Nay thì mặt không ráo lệ, hoặc không còn lệ mà khóc!
Viết đã dài. Tôi phải dứt. Và trước khi chấm dứt, tôi muốn đọc bài viết của Nguyễn Thúc
Lang, vừa bạn học của Thâu vừa bạn của tôi:
HAI CHUYẾN ĐI
Trung tuần tháng 8 năm 1939, hay tin Thâu nằm điều trị tại Nhà thương Chợ Rẫy, tôi có
đến thăm Thâu và Thâu cho tôi hay Thâu đã được Thống đốc Nam Kỳ chấp thuận cấp cho Thâu
giấy thông hành (passeport) qua Bỉ quốc trị bịnh. Thâu nói: "Nhà cầm quyền viện lẽ rằng quyết
định trục xuất Thâu khỏi nước Pháp năm 1930 vẫn còn hiệu lực nên chỉ cho Thâu qua nước
Bỉ". Thâu nói thêm: "Khi qua đến nơi rồi, Thâu sẽ quyền biến, từ Bỉ quốc Thâu có thể tìm cách
qua Pháp hay nước nào khác tùy ý". Thâu hứa khi nào biết chắc ngày ra đi sẽ tin cho tôi biết.
Vài ba ngày sau, Thâu nhắn tôi đến nhà hàng Tân đại lục (Sánh Tai Luk) là tiệm cơm
Tây tại từng dưới tửu lầu ngày nay mang hiệu "Arc en Ciel", đường Jaccaréo (nay là đường Tản
Đà). Khi tôi đến nơi thì Thâu và Dương Văn Giáo đã có mặt. Buổi tiệc hôm đó chúng tôi chỉ có
ba người, ba anh em đã thân thiện với nhau từ lâu tuy không đồng chí hướng. Thâu nói hai ngày
nữa Thâu sẽ đáp tàu qua Âu châu, khi cấp giấy thông hành sở mật thám có buộc điều kiện là
Thâu không được cho ai biết ngày ra đi và anh em không được tiễn đưa Thâu tại bến tàu.
Bữa cơm này là một tiệc tiễn hành, tôi không ngờ lần này là lần chót của tôi gặp Dương
Văn Giáo và Tạ Thu Thâu.
Một thời gian sau, có người bạn cho tôi biết: Thâu đáp tàu nào không rõ, nhưng khi tàu
ghé Tân Gia Ba (Singapore) là nhằm ngày 1.9.2939, Đệ nhị Thế chiến đã bùng nổ bên trời Âu,
Thâu bị bắt buộc trở lại Saigon. Hình như biện pháp này không phải chỉ áp dụng cho một mình
cá nhân Thâu. Chuyến tàu mà Thâu đã đáp từ Saigon bị tạm giữ tại Tân Gia Ba để chờ đợi ngày
nào được tiếp tục hành trình qua Âu châu. Đó là một quyết định của hải quân Anh quốc: vì Đức
quốc vừa khai chiến, chưa biết đường biển chỗ nào tàu bè hàng hải có thể qua lại được. Hành
khách người Âu có thể chờ tại Tân Gia Ba, nhưng hành khách người Á đều bị bắt buộc trở lại
xuất xứ.
Riêng đối với Tạ Thu Thâu, phải chăng đó là một duyên kiếp: 1930 bị trục xuất từ Pháp
quốc, 1939 bị giải hồi từ Tân Gia Ba; con dân Việt Nam phải sống trên đất Việt, phải gởi nắm
xương tàn dưới lòng đất mẹ.
1939-1940, thời cuộc biến chuyển, tất cả đều bị đảo lộn. Quân đội Nhựt chiếm Đông
Dương, quân đội Đức chiếm nước Pháp. Như đã nói trong chương I, Tạ Thu Thâu cũng như
Nguyễn An Ninh và các nhà cách mạng, các người Việt "làm chánh trị" đều bị bắt.
Tháng 4 năm 1940, Tạ Thu Thâu bị đày ra Côn Đảo.
1945, thời cuộc càng biến đổi dữ dội, mau chóng:
Ngày 9 tháng 3, Nhựt đảo chánh Pháp,
Ngày 25 tháng 8, Việt Minh nắm chánh quyền.
Tạ Thu Thâu từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc trở về Nam.
Trên con đường thiên lý, tại "Cánh Đồng Dương" bờ biển Mỹ Khê, ác nghiệt thay! Nhà
Cách mạng Tạ Thu Thâu là nạn nhơn số một của một cuộc Cách Mạng đầy máu lửa.
*
Theo dư luận của đại chúng, một nhân tài như Tạ Thu Thâu có đức tánh cao khiết, có
tấm lòng thương nước nồng nhiệt, thay vì hướng về một lý thuyết Ngoại lai, để bị "kẹt" trong một
cuộc đối nghịch viễn vong không liên quan đến đại cuộc của nước nhà, mà chỉ luôn luôn theo con
đường quốc gia dân tộc thì may mắn cho đất nước biết bao! Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh
hùng cũng có thể tạo thời thế!
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 85
Đọc xong lời Thúc Lang, tôi nhỏ lệ trên giấy, nhớ bạn, nhớ chiến sĩ ái quốc, nhớ bao
nhiêu nhà ái quốc bị Cộng sản Đệ tam sát hại!
Rồi tôi khóc òa khi đọc bạn Điền Nguyên Nguyễn Văn Đính:
KHÓC NHÀ CÁCH MẠNG TẠ THU THÂU
(Thác lời Bà Nguyễn Thị Ánh, góa phụ Tạ Thu Thâu)
Khóc Tạ Thu Thâu: Anh chưa chết!
Anh chưa chết, nghĩa là Anh còn sống
Trong lòng Em, Anh sống mãi với thời gian
Tạ Thu Thâu! Tạ Thu Thâu!
Vốn tiên phong "ngạo khí hoành sương"
Anh chưa chết
Nhưng người ta đồn Anh đã chết!
Em muốn tin
Rằng Anh đã chết
Một lần đi
Cho ráo hết lệ hoài nghi
Cho tiếng khóc biệt ly... sầu cao ngất
Cho tiếng nấc được tự do lên cao vút
Cho nước mắt được trào lên đưa trôi bớt
Những băn khoăn
Rạn nứt nát buồng tim
Những băn khoăn
Từ tháng chín bốn lăm (09/1945)
Từ Quảng Ngãi
Bay tin về: "Thâu đã chết"!...
Trong lòng Em, Anh chưa chết!
Chưa chết thì
Em chưa vứt hết mọi niềm tin
Tin rồi đây
Sẽ rạng rỡ ánh bình minh
Cho dân tộc
Cho lòng trung trinh trắng đợi.
Saigon ngày 19.08.1969
Điền Nguyên Nguyễn Văn Đính
(Cát Nhân Trần Kim Quan sao lục gởi tới Rennes 18.01.1987) 1
Rồi tôi cũng:
KHÓC TẠ THU THÂU
Thu tàn lá rụng gió kêu sầu
Nhớ bạn người to sắc diện âu
Diễn thuyết thao thao lời hấp dẫn
Luận bàn sắc bén ý cao sâu
Đồng bào ca ngợi ưng tôn thủ (thủ lãnh)
"Ác hữu" rình mò muốn lấy đầu
Bị hại đường về qua Quảng Ngãi
Để người thương khóc Tạ Thu Thâu
1- Bài này do bạn Cát Nhân Trần Kim Quan chuyển đạt với sự thương nhớ Tạ Thu Thâu.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 86
Tôi khóc Tạ Thu Thâu và ngậm ngùi nhớ hai bạn Nguyễn Thúc Lang và Nguyễn Văn
Đính đã quá cố tại Saigon sau biến cố 1975.
Rennes Mãnh thu
Quí Dậu1
1- Bài này đã soạn từ mấy thu trước. nay sắp xếp lại cho đăng báo để nhớ bạn và sắp xếp mà còn lộn xộn vì cái tuổi cao
niên. Mong bạn đọc lượng giải cho.
87
MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ
TRẦN ĐỨC THẢO
(Hoàng Khoa Khôi)
Nhân đọc bài "Cái chết lần thứ hai của triết gia Trần Đức Thảo" đăng trong tạp chí "Thế
kỷ 21" (Hoa Kỳ) và "Trăm con" (Canada), thấy tác giả Phạm Trọng Chánh có nói đến tên tôi để
viện dẫn ông Thảo không phải là người trốt-kít, tôi xin phép được góp thêm một vài ý kiến:
1. Ông Thảo không những không phải là trốt-kít mà ông còn là người đã từng đối lập
triệt để với trốt-kít trong những năm 1947-1951.
Năm 1947, trong bài "Vấn đề Việt Nam dưới con mắt phái trốt-kít" đăng trên tạp chí
"Thời mới" (Temps Moderne) của Jean Paul Sartre, Trần Đức Thảo cực lực bác bỏ quan niệm của
trốt-kít về tính chất của cuộc cách mạng Việt Nam. Theo ông, cách mạng Việt Nam không thể tái
diễn theo mô hình cách mạng Nga năm 1917. Không những ở Việt Nam mà bất kể xứ nào ở Đông
phương đều không thể có cách mạng vô sản. Ông tán thành Việt Minh đã biết "ngừng cuộc đấu
tranh giai cấp" và tán thành đảng Cộng sản Việt Nam đã biết "tự động giải thể". Ông viết: "Từ
Ma-rốc đến Nam-dương... không có một đảng Cộng sản nào đáng kể. Lời kêu gọi vô sản Việt
Nam, nếu làm cách mạng sẽ mất đi trong bãi sa mạc... Nếu vô sản Việt Nam nắm chính quyền,
hành động của họ cũng chỉ là tượng trưng, nhất là họ sẽ bị đè bẹp ngay".
Đối với Trần Đức Thảo, cuộc cách mạng Việt Nam muốn đi đến thành công, phải là cuộc
"cách mạng tiểu tư sản, do giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo". Ông trách cứ trốt-kít đã "khinh thường
một cuộc cách mạng tiểu tư sản [Việt Nam] như thế, kết cục là ủng hộ gián tiếp những mưu mô
của thực dân". Ám chỉ trốt-kít, ông nói: "Rõ ràng cái bản năng đế quốc cũ đã lộ ra dưới cái mặt
nạ cách mạng" (coi bản dịch tiếng Việt đăng trên tạp chí "Văn hóa Liên hiệp" số 15-7-1949).
Tôi nhắc lại giai đoạn này để chứng thực sự cách biệt tư tưởng giữa ông Thảo và trốt-kít
là sự cách biệt sâu rộng, trên những vấn đề căn bản. Tuy thế, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ
tiếp tục chụp cho ông cái mũ trốt-kít, rồi viện cớ đó để trù dập ông một cách vô lý.
2. Năm 1951, sau khi đảng Cộng sản Đông Dương tái lập dưới hình thức đảng Lao động
Việt Nam và sau khi Mao Trạch Đông giành được chính quyền ở Trung Quốc, quan niệm của ông
Thảo hoàn toàn đổi ngược. Trong cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?" do Nhà xuất bản Minh Tân ở
Paris ấn hành, ông khẳng định cách mạng ở Việt Nam cũng như Trung Quốc "biểu lộ đặc biệt ý
nghĩa một cuộc cách mạng vô sản". Theo quan niệm mới này của ông Thảo, cách mạng vô sản
không những thành công ở Việt Nam và Trung Quốc mà sẽ thành công ở các xứ Đông phương.
Ông viện lẽ: "Tư tưởng Đông phương, từ xưa tới nay, không phân ly vật thể và tinh thần, tự nhiên
và ý niệm, vậy hiểu một cách dễ dàng phương pháp duy vật biện chứng" của chủ nghĩa mác-xít.
Ngược lại, trái với Karl Marx, ông phủ nhận cách mạng vô sản ở Âu Tây. Bởi vì, theo ông, "tư
tưởng Âu Tây đã từ lâu đi vào con đường trụy lạc", "hoàn toàn hư nát", "chủ nghĩa mác-xít tương
phản với hình thức văn minh Âu Tây". Đề cao cách mạng vô sản Đông phương, ông viết: "Đông
phương thực hiện chủ nghĩa mác-xít, đã thành một khối dân chủ thống nhất 700 triệu người, từ
Đông Âu đến Thái Bình Dương, sống một đời chứa chan hi vọng..."
Karl Marx đặt cơ sở lý luận của mình trên căn bản của sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ
kỹ thuật và khoa học, những yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho sự thành công cách mạng vô sản và
cho sự xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên lúc sinh thời, Marx không đề cập vấn đề cách mạng
vô sản ở Đông phương. Đến thời Lenin, tư bản chủ nghĩa trở thành đế quốc chủ nghĩa, mặc dầu
 Báo "Thông luận" (Pháp) số 64, tháng 10-1993.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 88
chủ trương cách mạng vô sản ở Nga nhưng toàn bộ chiến lược cơ bản của Lenin là đặt hi vọng
vào sự bùng nổ cách mạng ở các xứ tiền tiến châu Âu (như Đức, Pháp, Anh v.v...). Trần Đức
Thảo coi "tư tưởng" là yếu tố chủ yếu của sự biến đổi các chế độ xã hội. Cho nên ông đã đi đến
kết luận "chỉ có Đông phương mới thực hiện được chủ nghĩa mác-xít". Nếu cần phải đánh giá
đúng mức quan niệm của ông Thảo, ta có thể nói đó là quan niệm duy tâm của các trường phái
duy tâm chủ nghĩa. Ông Thảo gần gụi với chủ nghĩa duy ý chí của Mao hơn là chủ nghĩa duy vật
và khoa học của Marx.
3. Từ năm 1947 đến 1951, sự thay đổi tư tưởng của ông Thảo là một điều khó hiểu.
Thoạt nhìn, tưởng như ông có lập trường khác biệt với đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận xét kỹ, tư
tưởng ông gắn liền với đường lối "từng giai đoạn" của đảng này.
Đảng Cộng sản Việt Nam phân chia cách mạng làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là "cách
mạng tư sản" (ông Thảo gọi là "cách mạng tiểu tư sản"). Giai đoạn thứ hai là cách mạng vô sản.
Những gì đảng coi là chiến thuật, sách lược v.v..., ông Thảo nêu thành nguyên lý và chân lý.
Riêng có một điều ông hiểu sai là khi ông nói "cách mạng tiểu tư sản do giai cấp tiểu tư sản lãnh
đạo". Thực tế, do đảng Cộng sản, mệnh danh thay mặt cho giai cấp vô sản, lãnh đạo.
Viết cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?", ông Thảo nhằm đưa vai trò của Stalin và Mao lên
hàng những người kế nghiệp chính đáng của chủ nghĩa mác-xít. Thái độ này cũng là thái độ của
đảng Cộng sản Việt Nam (đảng đã ghi "tư tưởng" Mao vào Hiến pháp, văn phẩm của ông Hồ Chí
Minh, trong giai đoạn này, đều mang dấu ấn của chủ nghĩa mao-ít).
Thế nhưng tại sao đảng vẫn gắn cho ông Thảo cái nhãn hiệu "trốt-kít"? Đây là một "thủ
thuật" mang tính tâm lý mà đảng đã từng sử dụng rất có hiệu quả. Ban lãnh đạo đảng thừa biết
ông Thảo không phải là trốt-kít, nhưng họ vẫn đem cái gông đó tròng vào cổ ông, vì họ vẫn
không tha thứ một số hành động của ông mà họ coi là xung khắc với đường lối của đảng. Cái hồ
sơ lý lịch của ông họ đã nắm giữ, từ lúc ông nhập đảng! Thứ nhất, năm 1944-1946, ông đã cộng
tác với trốt-kít ở Pháp, thành lập Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều (Délégation Générale des
Indochinois en France) thay mặt cho 20.000 Việt kiều ở Pháp. (Tổ chức này không những đứng
ngoài vòng của đảng Cộng sản Pháp (PCF), mà còn có những hành động đối nghịch...). Thứ hai,
vào năm 1946, ông Thảo bất đồng ý kiến với Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 và ông đã tuyên bố công
khai chống cuộc đổ bộ của quân đội Leclerc ở Việt Nam. (Thái độ này chống với đường lối của
đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng lại giống thái độ của trốt-kít). Thứ ba, năm 1956, ông Thảo đã
cộng tác với nhóm "Nhân văn Giai phẩm", phê bình đảng, đòi dân chủ. Bằng ấy chứng cớ cũng
đủ cho đảng không thể tin cậy vào lòng trung thành của ông. Họ buộc ông phải hoàn toàn nhắm
mắt theo đảng. Cái "tội" của ông là chỉ nhắm mắt một nửa.
Trù dập ông Thảo bằng cách gắn cho ông cái nhãn hiệu "trốt-kít", đảng còn nhắm mục
đích cảnh cáo đội ngũ trí thức của đảng, chớ có dại mà theo gương ông Thảo. Hai chữ "trốt-kít"
tạo ra tâm lý cho mọi người sợ nó. Vì nó đồng nghĩa với "gián điệp", "Việt gian", "tay sai cho
thực dân, đế quốc", nếu không phải là "sát nhân", "giết hại đồng bào"! Hai chữ "trốt-kít" treo
lửng lơ trên đầu ông Thảo, như cái lưỡi kiếm Damoclès, gây cho cân não ông một mối lo sợ
thường xuyên. Kết quả, có lúc ông Thảo nhìn đâu cũng thấy gián điệp và trốt-kít. Hồi ông vừa
qua Pháp, một người cựu đại biểu công binh (lính thợ Việt Nam), bạn cũ của ông, gặp ông hỏi
đang viết sách gì, được ông trả lời: "Có viết gì được nhiều đâu, bọn trốt-kít nó phá quá!" Ông bạn
cựu công binh hỏi lại: "Anh cho biết trốt-kít đó là ai?" Ông nói: "Bọn Althuser chứ còn ai". Hai
chữ "trốt-kít" đã ám ảnh ông Thảo đến nỗi ông đã nhầm lẫn Althuser với trốt-kít! (Althuser là
triết gia, cựu đảng viên của đảng Cộng sản Pháp - PCF).
4. Vào cuối đời mình, ông Thảo đã biểu lộ sự cố gắng sửa đổi một số sai lầm, đặc biệt về
sự nhận định vai trò lịch sử của Stalin và Mao. Đối với Stalin, ông đã thanh toán bằng cuốn sách
nhan đề "Triết lý của Stalin", trong đó, ông hạ bệ Stalin như một người thiển cận, không am hiểu
gì về thuyết biện chứng của chủ nghĩa mác-xít. Đối với Mao, ông viết một loạt bài đả kích nhà
triết lý Althuser mà ông coi là môn đồ của Mao và chủ nghĩa mao-ít. Một điều đáng chú ý: ông
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 89
cũng như ông Nguyễn Khắc Viện, sửa sai nhưng không bao giờ tự phê bình là mình đã sai và vì
sao đã sai? Hai ông hình như cho rằng sự sai lầm của các ông là do lỗi của đảng!
Thái độ chỉ trích Stalin và Mao của ông Thảo gây thêm sự nghi ngờ của đảng đối với
ông. Cứ cái đà ấy, biết đâu, một ngày kia ông lại chẳng đụng đến Hồ Chí Minh, thần tượng của
đảng! Trong đám trí thức có óc phê bình như ông Thảo, nhiều người đều biết Hồ Chí Minh từ
1950 đến 1965, đã viết bài hoặc có lời tuyên bố đặt Mao ngang hàng với Karl Marx và coi Mao là
nhà lý thuyết bậc nhất, không ai có thể thay thế nổi. Nói đến Stalin, nói đến Mao mà không nói
đến Hồ Chí Minh, đó là một điều còn thiếu sót trong quá trình tiến triển của ông Thảo!
Theo lời kể lại của những bạn bè xung quanh ông Thảo, đảng vẫn cảnh giác, đề phòng
những việc ông làm, những bài ông viết tại quán trọ Le Verrier. Thậm chí nhiều người còn đặt
nghi vấn về cái chết bất ngờ và nhanh chóng của ông.
Hết thời hạn hộ chiếu, đảng đòi ông phải về nước, không muốn ông ở lại Paris thêm một
ngày nào nữa. Ông cưỡng lại không chịu về. Bạn bè ông phải lập hội quyên tiền giúp cho ông
sống. Tóm lại, đảng vẫn nghi ngờ ông. Đảng chỉ được yên tâm khi ông đã nhắm mắt.
5. Trong bài "Cái chết lần thứ hai của triết gia Trần Đức Thảo", ông Phạm Trọng Chánh
ghi cái chết lần thứ nhất của ông Thảo vào năm 1968, nghĩa là sau vụ án "Nhân văn Giai phẩm"
(1956). Theo tôi, cái chết lần thứ nhất của Trần Đức Thảo phải kể từ năm 1951, năm ông viết
cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?", nhầm lẫn chủ nghĩa mao-ít và xta-lin-nít với chủ nghĩa mác-xít.
Bắt đầu từ năm ấy, ông đã dấn mình vào một thế giới - thế giới xta-lin-nít - xa lạ với bản chất con
người ông. Những ai đã quen biết ông Thảo, những năm 1944 - 1946, khi ông còn là một thanh
niên ngụ tại nhà số 10 phố Sorbonne, quân 5 (Paris), đều biết ông là người "kiêu hãnh" (fier), tự
tin, tự trọng. Ông không kiêng sợ ai và không ai làm ông phải khâm phục. Con người ngang tàng
và thông minh ấy đã bị bộ máy xta-lin-nít bẻ gãy, nghiền nát. Con người ấy đã phải sống khuất
phục hàng chục năm, dưới một chế độ đầy quyền lực, tôn ti trật tự, sùng bái lãnh tụ. Hỏi làm sao
chịu đựng nổi lâu ngày mà không công phẫn, thỉnh thoảng ông đã cất lên tiếng nói. Nhưng sau
mỗi lần, tiếng nói của ông bị đập tan. Không những thế, người ta còn bắt ông thú nhận những tội
lỗi mà ông không làm. Người ta đã áp lực bạn bè ông viện ra những bằng chứng bịa đặt, tố cáo
ông như một tội phạm. Trong vụ "Nhân văn Giai phẩm", đảng sai ông đúng, nhưng ông đã phải
"xin lỗi trước đảng và trước nhân dân". Trong việc cộng tác với trốt-kít để huy động phong trào
Việt kiều ở Pháp chống chế độ thực dân, ông đúng đảng sai, nhưng đảng đã ghi vào hồ sơ lý lịch
của ông: "Thỏa hiệp với bọn trốt-kít phản động, tay sai của đế quốc!" Có hiểu bản chất con người
ông Thảo mới hình dung được những đau khổ của ông, đứng trước những oan trái mà ông đã âm
thầm gánh chịu. Những oan trái đó, ông đã mang theo cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Cái chết lần thứ hai của ông Thảo, theo tôi, là khi đảng gắn trên quan tài ông tấm huy
chương, ngụ ý đảng thưởng công cho "con người yêu quí, trung thành của đảng". Còn sự chua
chát nào hơn đối với hương hồn một người như ông! Khi ông còn sống, đảng đã bội bạc, vùi dập
ông. Khi ông chết, đảng vẫn không tha mà còn tìm cách "chiếm lãnh" (récupérer) con người ông,
làm lợi khí tuyên truyền cho đảng.
6. Tôi được biết ông Thảo trong thời gian 1944 - 1946, khi chúng tôi cộng tác với nhau,
gây dựng phong trào Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều tại Pháp. Chúng tôi cùng ở xóm La Tinh
(Paris 5), nhà tôi cách nhà ông Thảo chừng 5 phút đi bộ. Chúng tôi gặp nhau luôn, coi nhau là
bạn. Năm 1946, ông Hồ Chí Minh qua Pháp, lôi kéo trí thức quốc gia rời bỏ sự đoàn kết với trốtkít.
Từ ngày ấy, ông Thảo và tôi chia tay nhau. Ông đứng về lập trường của Stalin và Mao, chống
trốt-kít. Tôi bênh vực trốt-kít, chống chủ nghĩa mao-ít và xta-lin-nít. Trong những năm 1947-
1951, tôi có viết nhiều bài đăng trên mặt báo "Vô sản" và "Tiếng thợ" công khai tranh luận với
ông Thảo. Với sự hăng say của tuổi trẻ thời đó, phía trốt-kít cũng như phía ông Thảo, đôi khi đã
dùng những chữ, những câu "quá lời"! Nhưng nội dung vẫn giữ được phong cách một cuộc đấu
tranh tư tưởng và chính trị. Về phần tôi, tôi không bao giờ coi ông là "kẻ thù" (ennemi) mà chỉ coi
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 90
là người đối lập (adversaire). Truyền thống phong trào lao động coi sự bất đồng tư tưởng là
thường. Chỉ tới thời đại Stalin, nó mới bị coi là tội ác, cần phải diệt trừ!
Đối với tôi, về mặt tư tưởng, ông Thảo sau này không còn là ông Thảo thời xưa nữa.
Nhưng, trước cũng như sau, tôi vẫn tôn trọng ông là người đã từ bỏ công danh ở Pháp, can đảm
trở về quê hương, với hoài bão đem tài năng cống hiến cho cuộc giải phóng dân tộc.
Ngày đám tang ông, tôi có mặt ở nghĩa địa Père Lachaise, giữa đám bạn bè cũ của ông.
Tôi không giữ nổi cảm xúc khi nhớ lại quãng đời chông gai của ông mà tôi được chứng kiến.
(Paris, tháng 8-1993)
91
Nói chuyện với ông
Hoàng Khoa Khôi, trưởng ban chủ biên dịch
thuật cuốn
"Cuộc cách mạng bị phản bội"
(Vũ Huy Quang thực hiện)
Những nhận định lịch sử cần sòng phẳng & Những suy luận chính trị
cần công khai.
Bản dịch - từ Pháp văn sang Việt văn - cuốn "Cuộc cách mạng bị phản bội" (nhan đề
tiếng Anh là "The Revolution Betrayed - What is The Soviet Union and Where is it
Going?", Pathfinder Press xuất bản ở New York) là một công trình tập thể của những
người trong phong trào Đệ tứ ở Pháp, mà ông Hoàng Khoa Khôi là trưởng ban chủ biên.
Cuốn sách được phát hành ở Mỹ từ giữa năm 1993.
Vốn chưa hề được dịch ra Việt ngữ, "Cuộc cách mạng bị phản bội" là một trước tác
của lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế Leon Trotsky (1879 - 1940), viết xong từ tháng 8-1936, nội dung
để "chỉ thẳng vào bộ mặt thật, chứ không nói đến cái mặt nạ"1 của Stalin và của Đệ tam
Quốc tế... Cho nên, đó là một cuốn sách ít được nhắc đến từ đủ mọi phía, cả trong nước
lẫn ngoài nước, cả những người cộng sản và không cộng sản. Tầm quan trọng của cuốn
sách này, theo ông Hoàng Khoa Khôi viết trong "Lời giới thiệu", là "không thể hiểu sự
sụp đổ của Liên Xô nếu không có sự nhận xét minh bạch về quan liêu. Vì một lẽ giản dị:
tệ quan liêu chứ không phải chủ nghĩa mác-xít đã gây nên sự sụp đổ này".
Chúng ta hãy tự đặt mình vào vai trò một người điều tra. Nếu cộng sản lỗi thời, sao
còn những người Đệ tứ? Nếu cộng sản tốt lành, sao nhiều người liều chết ra đi? Nếu tư
bản xấu xa, sao chúng ta đến tị nạn với họ? Nếu người quốc gia thông minh tài trí, sao họ
đánh đâu thua đấy? Sao những cuộc biểu tình chống cộng, tuy không ai phản đối mà chỉ có
một số quá ít người tham gia? Sao các tuyên cáo và các phong trào kháng chiến lại trở
thành bi hài kịch? Sao chúng ta chống chụp mũ... mà chính chúng ta, ai nấy cùng vui vẻ
chụp mũ? Sao chúng ta hèn nhát mà đòi người trong nước "đứng lên"?... Những câu hỏi
này không ai giải đáp giùm cho ai. Khi nói đến việc đòi dân chủ... mỗi người trong chúng
ta đã đủ trưởng thành để tự giải đáp chưa? Có phải, chúng ta cần đối thoại trong tinh
thần... dân chủ hay không? Chúng ta đã biết trao đổi tư tưởng một cách dân chủ chưa?
Cho nên, đôi lúc, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ các chữ "cộng sản", "tư bản", "quốc gia",
"quốc tế", "dân chủ", "chuyên chính"... đều cần phải được định nghĩa lại. Lại nữa, nếu
chúng ta đồng ý rằng "giai cấp cường hào mới" ở Việt Nam đã và đang gây ra những trì
trệ, bất công cho tinh thần dân chủ, tinh thần đấu tranh - những từ ngữ đang là thời
trang trên đầu môi, mũi bút mọi người - thì phải chăng, càng chỉ thẳng vào nó từ đủ mọi
phía, càng qui tụ được sức mạnh chống độc tài? Cùng với nhiều sách vở, tư liệu khác của
những người mác-xít thuộc nhóm Đệ tứ như "Tờ trình bí mật của Khrushchev", "Về
phong trào Đệ tứ" v.v..., "Cuộc cách mạng bị phản bội" là một cuốn sách có nội dung phê
phán như thế.
 Báo "Viet Journal" (Hoa Kỳ) số tháng 6-1994.
1- "We intend to show the face and not the mask" (Leon Trotsky, Intr. "The Rev. Betrayed", 1st. Pub. 1937).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 92
Bị động viên trong cuộc chiến tranh 1939 - 1940, qua Pháp từ năm 1939 trong lực
lượng Lính thợ (ONS), ông Hoàng Khoa Khôi là một người trong nhóm chủ trương các tạp
chí "Vô sản" (1944), "Tiếng thợ" (1950), "Quan sát" (1963), "Nghiên cứu" (1981),
"Chroniques Vietnamiennes" (1985). Cạnh đó, ông tham gia nhóm dịch thuật các tác
phẩm "Cuộc cách mạng bị phản bội", "Tờ trình bí mật của Khrushchev" (cuốn sách Việt
ngữ đầu tiên ghi lại đầy đủ những nhận định cuối cùng của Lenin về Stalin và Trotsky, mà
đảng Cộng sản Việt Nam không hề công bố) và cũng là người từng bút chiến với các ông
Nguyễn Khắc Viện, Trần Đức Thảo... từ những thập niên 40 và 50, trên các tờ báo Pháp
ngữ và Việt ngữ ở Pháp.
Ông thuộc nhóm Đệ tứ Việt Nam ở Pháp, đã vận động và ký tên cùng 300 trí thức
trong "Bản kêu gọi đòi trả tự do cho Dương Thu Hương" (Liberté pour Dương Thu
Hương) khi nhà văn này bị bắt giữ. Ông cũng đã lên tiếng trên đài RFI về cái chết mờ ám
của Tạ Thu Thâu và là tác giả bài viết "Ai giết Tạ Thu Thâu và những người trốt-kít Việt
Nam?", từng được đăng tải trên báo chí hải ngoại (đăng lại trong tập "Hồ sơ của phong
trào Đệ tứ Việt Nam", tập 1).
Lần đầu tiên sang Mỹ vào lúc đã trên 70 tuổi, ông Hoàng Khoa Khôi đã dành cho
chúng tôi một cuộc tiếp xúc riêng kéo dài 4 giờ, tại Orange County (California).
Cuộc nói chuyện ấy, được ghi lại sau đây, khởi đầu rất từ tốn, chậm rãi, nhưng đã rất
sôi nổi về sau. Thì giờ eo hẹp, nhưng khi dứt cuộc nói chuyện, bất đồng tuy vẫn còn, nhưng
cảm thông đã tăng lên nhiều. Vì tầm vóc của các dữ kiện và các nhận định lịch sử bấy lâu
bị che khuất, vùi lấp..., ông Hoàng Khoa Khôi đồng ý rằng nên phổ biến công khai cuộc
trao đổi ý kiến này, vì "Dân chủ là công khai".
Nội dung cuộc nói chuyện khái lược này đã chú trọng vào các vấn đề độc tài, sùng bái
lãnh tụ, cùng tinh thần đấu tranh cho dân chủ. Tiếp xúc với ông Hoàng Khoa Khôi, chúng
tôi nhấn mạnh quanh bốn câu hỏi chính, liên quan đến chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít,
Stalin, Hồ Chí Minh, Trotsky... Và đã được nghe ông Hoàng Khoa Khôi giãi bày với những
luận định mới lạ.
Độc giả có thể thấy, ông tự nhận là người mác-xít, lại chống cộng hơn cả những
người chống cộng, dân chủ hơn cả những người tự nhận là "tranh đấu cho dân chủ".
Nhưng những người Đệ tứ như ông, thời nào, ở đâu, lúc nào cũng là thiểu số, vì họ đi
ngược với cường quyền: những con cá bơi ngược dòng. Chỉ sau những kinh qua của thời
gian, người ta mới có thể thấy viễn kiến của họ có giá trị.
Lần đầu tiên gặp ông ở châu Âu, khi bàn chuyện chính trị, ông Hoàng Khoa Khôi đề
nghị chúng tôi xưng hô "anh", "tôi" cho dễ tranh biện. Cuộc nói chuyện lần này ở Mỹ thu
băng dài 4 tiếng đồng hồ, sẽ được ghi lại trong tinh thần bình đẳng, tranh biện ấy. Tuy
chúng tôi đã chuẩn bị trước những điểm chính qua các câu hỏi đặt nêu ra với ông - dẫn
chứng cẩn thận bằng các tài liệu giấy trắng mực đen, của các sách vở Việt ngữ và Anh ngữ
-, kẻ chuẩn bị, người vô tình... thế mà càng đề cập đến những vấn đề khúc mắc, người trả
lời càng hòa nhã, không hề lúng túng, lại thành chủ động. Điều ấy, độc giả có thể dễ dàng
nhận ra.
(Nhóm Đệ tứ sẵn sàng trao đổi ý kiến minh bạch, công khai với độc giả. Muốn có
sách, báo, tài liệu, độc giả liên lạc qua địa chỉ: "Nhóm Đệ tứ Việt Nam, Tủ sách Nghiên
cứu, Chroniques Vietnamiennes, Boite Postale 246, 75224 Paris, Cedex 11, France").
I.
Thưa anh, trước khi đi vào nội dung của cuộc nói chuyện này, chúng tôi xin được nêu vài
nhận định liên quan đến tình hình chính trị Việt Nam như sau (những nhận định này đã được
nhiều người chỉ trích chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít nhắc đến). Xin phép đọc trước ba câu hỏi và
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 93
chúng ta sẽ chỉ xoay quanh các chủ điểm ấy... Vì tính chất quá bao quát, liên quan đến chính trị...
quốc gia và quốc tế... Thưa anh,
1- Một người đồng thời với Lenin, được coi là nhà cách mạng xuất sắc nhất sau Marx, bà
Rosa Luxembourg (1870 - 1919), đã phát biểu một tư tưởng - từng được người ta nhắc lại nhiều
lần - để chỉ trích đường lối phát động cách mạng của những người mác-xít. Bà được xem như là
người chống Lenin, xin thoát dịch câu nói nổi tiếng của bà:
"Cuộc cách mạng do đại đa số nhân dân tự phát động còn gặt hái được nhiều thành quả
hơn cuộc cách mạng được chỉ đạo bởi bộ óc khôn khéo nhất do Trung ương đảng phát động"1.
Anh nghĩ sao về nhận định ấy?
2- Đảng Đệ tứ Quốc tế và Trotsky chủ trương dân chủ, công khai và bênh vực Lenin,
nhưng trong cách mạng tháng Mười, với số phiếu thiểu số, đảng bôn-sê-vích của Lenin, đã
khuynh loát các đảng phái khác. Trong kết quả bầu ở Moscow City Duma (Viện Lập hiến Duma),
58% kết quả thuộc về đảng Xã hội Cách mạng (SR), 12% men-sê-vích, ít hơn là bôn-sê-vích. Vậy
mà "những ai chống lại ý muốn của những người bôn-sê-vích, bị cáo buộc là bọn đại diện cho
tư sản", hoặc "dưới áp lực của vòng đai tư sản". Như vậy dân chủ ở đâu? Chính Trotsky đã chủ
trương phải triệt để, và đảng bôn-sê-vích đã khuynh loát kết quả bầu cử để nắm chính quyền.
Không những thế, Trotsky còn tán dương các thủy thủ Kronstadt khi họ khởi loạn bằng bạo lực
đổ máu. (Đọc một và dịch đoạn nhận định2 về Trotsky trong cuốn "Strange Communist I Have
Known" của Bertram D. Wolfe, trước ông Hoàng Khoa Khôi).
3- Với nhiều ấn bản tiếng Anh, in ở Mỹ, chẳng hạn như cuốn "Lenin tuyển tập"3, trong
nhiều chú thích, các học giả nhận định Trotsky là "người chống lại chủ nghĩa lê-nin-nít một
cách thâm độc nhất". Như vậy, những người Đệ tứ, vừa theo Trotsky, vừa theo lý tưởng và chủ
trương của Lenin... có mâu thuẫn không?
Trước khi giải tỏa các khúc mắc nêu trên, được biết anh nghiên cứu chính trị đã lâu, xin
được phép hỏi là...
Lý do nào và bắt đầu từ khi nào, anh gia nhập phong trào Đệ tứ Quốc tế?
(Các tiểu tựa in đậm, cách khoảng... sau đây do chúng tôi thực hiện, cốt làm thoáng mắt,
để độc giả dễ theo dõi sự biến đổi trong các đề mục khác nhau).
Về phát-xít và quốc gia.
HKK: Tôi bắt liên lạc với đảng Đệ tứ Pháp giữa lúc Đức quốc xã chiếm cứ nước Pháp. Tôi
giao dịch với họ trong tinh thần chống phát-xít. Hồi ấy, năm 1943, phát-xít rất mạnh. Trong
phong trào Việt kiều lúc đó, có hai khuynh hướng.
Có khuynh hướng coi phát-xít là một lực lượng có thể giúp Việt Nam chống Pháp. Khuynh
hướng này bành trướng trong đám sinh viên, học sinh, trong ấy có anh Nguyễn Khắc Viện, mộ
người đi Đức. Nhưng phải nhớ, họ đi theo phát xít là để dựa phát-xít mà chống Pháp, chứ họ cũng
chẳng hiểu phát-xít nghĩa là gì. Tôi có tư tưởng chống phát-xít, nên cùng với một số anh em,
chống trào lưu thân phát xít. Trong những tài liệu của phong trào Đệ tứ, chúng tôi có in lại một
bài của anh Viện, bài "Vì đâu?" đăng ở báo "Nam Việt" năm 1944. Trong ấy anh Viện đưa ra lập
trường là "chỉ có phát-xít mới giải quyết được vấn đề khủng hoảng của nhân loại" (!). Từ chống
1- "Let us speak frankly. Historically, the errors committed by a truly revolutionary movement are infinitely more
fruitful than the infallibility of the cleverest Central Committee" (Rosa Luxembourg).
2- "The Moscow City Duma, eleted by a vote that was 58% Socialist Revolutionary, a little under 12% Menshevik, and
a few percentage point less Bolschevik, with about 17% Constitutional Democrats and virtually no reactionaries,
whenever it takes a decision against the vote of the Bolscheviks, it said to represent the bourgeoiste or the:pressure of
bourgeoiste circles" (Bertram D. Wolfe).
3- "Lenin Seleted Works" in One Volume, printed in USA, International Publisher Co., 1971.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 94
lại phát-xít, tôi tìm hiểu chủ nghĩa mác-xít. Tôi hân hạnh được giao dịch với một số đảng viên
trốt-kít người Pháp, tôi gia nhập nhóm trốt-kít của Pháp. Và nhờ nhóm đó, tôi được đọc những tài
liệu về Nga...
Sự thực, nhiều người gia nhập đảng Cộng sản trốt-kít vì muốn nồng nhiệt đấu tranh. Tôi thì
gia nhập trên phương diện tư tưởng, do suy luận tư tưởng. Lúc đó, cả chế độ phát-xít lẫn chế độ
xta-lin-nít đều rất mạnh, nhưng tôi thấy sức mạnh ấy của họ dựa trên dối trá. Hồi ấy, người dựa
vào phát-xít cũng như những người dựa vào Nhật, cốt giành độc lập cho Việt Nam. Những người
ấy có tinh thần quốc gia. Chúng tôi hiểu như vậy, nên chúng tôi tuy có phát truyền đơn kêu gọi
người Việt đừng đi Đức, nhưng không tố cáo họ gì cả; vì họ là những người thành thực.
Về Hồ Chí Minh - Thần tượng bất khả xâm phạm của số đông nạn
nhân.
- Thế quan niệm của anh về ông Hồ Chí Minh trong thời điểm ấy như thế nào?
HKK: Đã biết gì đâu, mà Hồ Chí Minh...?
- Khi nào anh mới nhìn thấy bản chất ông Hồ?
HKK: Tôi nhìn thấy ông Hồ Chí Minh... là từ cuộc cách mạng tháng Tám 1945.
- Tại sao anh thấy được?
HKK: Tôi thấy được là vì tôi thấy ông ấy theo đường lối và phương pháp của Stalin.
Đường lối ấy đường lối là cộng sản quốc gia. Phương pháp ấy là phương pháp xuyên tạc và dối
trá. Muốn hiểu ông Hồ, vấn đề rất phức tạp. Phải hiểu đường lối của ông ấy mỗi giai đoạn là thế
nào. Lại nữa, phải hiểu ông ấy vừa là người quốc gia, vừa là cộng sản. Chỗ nào ông ấy tranh đấu
cho lập trường quốc gia, chỗ nào tranh đấu cho lập trường cộng sản. Một thứ cộng sản không phải
của Marx - Lenin mà là của Stalin. Thứ ba, phải hiểu những phương pháp của ông ấy: phương
pháp đoàn kết bằng cách loại bỏ những khuynh hướng chính trị khác.
Chúng tôi nhìn thấy sự thành lập Việt Minh, phương pháp của những người Đệ tam, là cái
thủ thuật tập hợp mọi lớp người chung quanh đảng và ông Hồ Chí Minh, để sau này họ sẽ lập một
chế độ đảng trị của một đảng độc nhất. Chúng tôi nhìn thấy đó là một mưu mô nguy hại cho sự tự
do dân chủ. Tranh đấu cho một chủ nghĩa xã hội thực sự dân chủ, chúng tôi thấy cái lối đó sẽ đi
ngược lại chủ nghĩa xã hội... mà... quả là như thế.
Những xuyên tạc chủ nghĩa mác-xít của đảng Cộng sản Việt Nam.
HKK:...Chúng tôi cũng đoàn kết chứ. Nhưng cái đoàn kết của chúng tôi theo nghĩa "chiến
tuyến duy nhất". Nghĩa là các đảng phái cộng tác với nhau chống Pháp, nhưng mỗi khuynh
hướng, mỗi đảng phái được tự do tổ chức, được tổ chức một cách độc lập. Càng được giao dịch
với phong trào trốt-kít, tôi càng được biết những xuyên tạc của Đệ tam và của ông Hồ Chí Minh.
Xuyên tạc trước nhất, là họ xuyên tạc những sách vở mác-xít. Một mặt, họ tuyên truyền chủ nghĩa
mác-xít; một mặt họ xuyên tạc những gì căn bản của học thuyết này. Họ làm sai lạc đi...
- Thí dụ?
HKK: Thí dụ... rất ngắn... Đại khái như Lenin nói "la victoire du Socialisme", nghĩa là
"thắng lợi của chủ nghĩa xã hội", họ dịch là "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" (cười thành
tiếng). Lenin sử dụng hai chữ "thắng lợi" theo nội dung chính trị, họ sử dụng theo ý nghĩa kinh tế
để chứng thực cho cái thuyết "thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội trong một xứ riêng biệt".
Hay là... họ xuất bản nhiều sách vở, vin vào những tài liệu mà Trotsky đối lập với Lenin...
- Cám ơn anh. Xin mở ngoặc chỗ này. Xin trở lại một trong những câu hỏi đã nêu ở trên.
Quyển này đây, là quyển "Lenin tuyển tập", phát hành ở Mỹ, biên khảo, dịch thuật công phu.
Nhưng về Trotsky, họ chú thích là... ở trang này đây: "The most malicious enemy of Leninism".
Xin dịch ra tiếng Việt: "Trotsky là người chống chủ nghĩa lê-nin-nít một cách thâm độc nhất".
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 95
Như thế có đúng không? Nếu bảo cộng sản Việt Nam xuyên tạc, giấu giếm về Trotsky, chả
lẽ người Anh, người Úc, người Mỹ... cũng xuyên tạc theo... hay sao? Anh có đồng ý không? Là
Lenin khác, Trotsky khác...?
HKK: Không. Tôi không đồng ý.
- Lý do ạ?
HKK: Lý do là trong thực tế thì trong giai đoạn 1904, Trotsky bất đồng ý kiến về quan
niệm thành lập đảng của Lenin. Ông ấy có viết một cuốn sách gọi là cuốn "Những nhiệm vụ chính
trị của chúng ta" (tiếng Pháp là "Nos Tâches Politiques"), cho rằng quan niệm của Lenin sẽ đưa
đến độc tài một đảng. Trotsky là người đầu tiên chống quan niệm tổ chức đảng bôn-sê-vích theo
lối "kỷ luật sắt". Về sau, cộng sản xta-lin-nít vin vào cớ chống chọi đó, họ bảo ông ấy chống chủ
nghĩa lê-nin-nít. Sự thực, Trotsky chỉ chống quan niệm lập đảng của Lenin, và sau này ông ấy
công nhận Lenin đúng hơn ông ấy trong điều kiện hoạt động bí mật ở nước Nga hồi đó.
Hồi đó, Lenin và Trotsky cùng đứng trong một đảng gọi là đảng Xã hội Dân chủ. Sau này,
đảng Xã hội Dân chủ tách ra làm đôi: đa số thành lập đảng bôn-sê-vích, thiểu số mang tên đảng
men-sê-vích.
Bôn-sê-vích và men-sê-vích.
HKK: Đảng men-sê-vích, tức là "thiểu số", chủ trương lập đảng theo nguyên tắc "dân chủ
rộng rãi". Khuynh hướng bôn-sê-vích, tức là "đa số", của Lenin, chủ trương thành lập một đảng
có kỷ luật, bởi vì trong thời kỳ đó phải hoạt động bí mật chống lại chính quyền Nga hoàng. Đại
khái, tôi đơn cử một thí dụ để anh hiểu họ khác nhau ở chỗ nào. Phe men-sê-vích... quan niệm
người nào tán thành chương trình của đảng thì có thể được công nhận là đảng viên. Quan niệm
của Lenin là không những tán thành đảng, còn phải hoạt động cho đảng, chịu kỷ luật sắt của
đảng. Quan niệm đó... Trotsky cho là độc tài... Sự chống chọi giữa Lenin và Trotsky là chống
chọi về quan điểm lập đảng. Thêm nữa, Lenin muốn tách rời nhóm bôn-sê-vích ra khỏi đảng Xã
hội Dân chủ, còn Trotsky không đồng ý, muốn giữ thái độ đứng giữa giảng hòa.
Stalin không những lôi cái đó ra mà ông ta còn sửa đổi... những danh từ, những câu chữ
khiến người đọc thoáng qua không chú ý, chỉ thấy hai bên chống nhau, mà không biết sự thực
chống về cái gì...
Trong sự chống nhau kịch liệt đó, hai ông đều cực kỳ nặng nề... tưởng như không còn chỗ
thỏa hiệp nữa.... Nhưng trong thực tế... Lenin và Trotsky, tới tháng 2-1917, trước cách mạng
tháng Mười, họ lại cộng tác với nhau, cùng nhau điều khiển cách mạng. Cách mạng Nga trong
lịch sử thường được gọi là cách mạng do Lenin và Trotsky điều khiển... mà Trotsky đứng hàng
thứ hai sau Lenin. Chỗ này tôi nói để anh chú ý... là truyền thống của những người làm cách
mạng, họ coi chuyện đối lập về tư tưởng là một chuyện rất thường. Chỉ từ ngày Stalin cầm chính
quyền, mới coi là tội ác ghê gớm. Người nào chống ông ấy, đúng hay sai... dù là đảng viên hay
người ngoài, phải tận diệt... thủ tiêu... Stalin đã đưa vào phong trào lao động một quan niệm thật
là hoàn toàn phản dân chủ...
Marx đã lỗi thời chưa? Cộng sản đã bị tiêu diệt? Và mọi người đã cùng
theo tư bản hết?
- Nhưng thưa anh, dù các đường lối tranh đấu của các ông ấy thời đó có hay đến đâu, hợp
lý đến đâu đi nữa... với thời này, liệu có còn thích hợp nữa không? Tư bản bây giờ cũng phải biến
dạng. Cộng sản bây giờ chỉ còn là một phương pháp suy luận... tuy rất đáng quí. Nhưng, điều
kiện lịch sử đã đổi khác... Cho nên, người ta nói, chính ngay Marx cũng đã lỗi thời... thí dụ hai
nguyên tắc tập trung dân chủ và chuyên chính vô sản... Khi Marx đã lỗi thời, thì Lenin,
Trotsky... cũng lỗi thời... Và những người Đệ tứ cũng lỗi thời... Đây là tư tưởng đã được Alvin
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 96
Toffler, Hungtinger... trình bày một cách có hệ thống (Đọc một đoạn nhận định về Marx1 của
Alvin Toffler trong "Previews & Premises").
HKK: Tôi xin trả lời anh theo thứ tự.
Mình phải phân biệt hai vấn đề. Thứ nhất, cái chuyên chính vô sản mà người ta áp dụng có
phải là chuyên chính vô sản hay không? Thứ hai, một triết thuyết có thể lỗi thời khi các điều kiện
lịch sử đã thay đổi.
Tôi nói vấn đề đầu. Cái người ta gọi là chuyên chính vô sản, không phải là chuyên chính
vô sản! Đó là chuyên chính của những người cầm đầu. Chuyên chính vô sản, theo định nghĩa của
Marx, phải thông qua tổ chức Xô-viết chứ không phải thông qua đảng. Mà Xô-viết là một hình
thức tổ chức theo lối bầu cử và ứng cử hoàn toàn dân chủ, gồm nhiều khuynh hướng, đảng phái
khác nhau. Chuyên chính vô sản không phải là làm độc tài đối với nhân dân. Người ta đã đổi ra
như thế. Thứ "chuyên chính vô sản" do Stalin đem ra áp dụng, không phải là chuyên chính vô
sản. Bây giờ, khi nói đến chuyên chính vô sản là người ta rợn tóc gáy!
Chuyên chính có nhiều hình thức lắm. Nước Mỹ, đối với chúng tôi, cũng làm chuyên
chính, mà là chuyên chính tư sản. Chuyên chính ấy không phải là bạo lực, đàn áp... để giữ chính
quyền, để thay đổi xã hội, hoặc để bảo vệ xã hội. Đối với chúng tôi, ở nước Mỹ, có chuyên chính
mà là chuyên chính tư sản. Phải hiểu rộng như vậy. Vì sao? Nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền,
nhưng chỉ thay đổi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, không có đảng nào khác có thể len vào
đấy được. Hai đảng đều là đảng thay mặt cho tư bản. Bề ngoài thì họ dân chủ lắm. Báo chí tự do,
đảng phái sinh hoạt tự do... nhưng đứng trước một tình hình nào đó... bị đe dọa thì họ làm độc
tài... Trong thời bình họ mới dân chủ... Trong thời chiến tranh hay đứng trước những cuộc đình
công hoặc nổi dậy của giới lao động... thì họ đàn áp liền.
Đó là chuyên chính. Chuyên chính không cứ phải bỏ tù người ta, không cứ phải thủ tiêu,
ám sát... lúc nào cũng dùng bạo lực. Theo Marx và Lenin, chuyên chính vô sản chỉ dùng bạo lực
ở trong thời kỳ giành chính quyền mà thôi. Chứ trong thời hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì không dùng chuyên chính bằng bạo lực nữa. Stalin... đã kéo dài cái chuyên chính bạo lực ấy
đến các giai đoạn sau. Nếu anh đọc Lenin thì sẽ thấy ông ấy bảo là chuyên chính phải tiêu biến,
dépéressement, nghĩa là bỏ hình thức chuyên chính, trở thành tự quản. Autogestion là chữ mà
ông ấy dùng. Người ta ít nói đến điều ấy, mà chỉ nói đến hình thức chuyên chính mà Stalin đã áp
dụng. Chính sách của Stalin là độc tài một đảng.
Còn Marx nói thế nào? Khởi thủy Marx đề cập chuyên chính là ông rút kinh nghiệm ở cuộc
cách mạng Ba Lê Công xã (Commune de Paris, 1871), ông ấy nói "một giai cấp lên cầm chính
quyền phải chuyên chính để phá bỏ cái nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới phù hợp với chế độ
mới".
Chuyên chính không phải do Marx đặt ra... Chuyên chính ĐÃ CÓ (nhấn mạnh) ở trong chế
độ tư bản. Nhưng mỗi khi không có nhiều mâu thuẫn, nó được đặt dưới dạng dân chủ ít ai nhận
ra. Khi khủng hoảng thì nó làm chuyên chính không giấu giếm. Nó cấm đoán những đảng phái
đối lập chống lại nó...
Chuyên chính vô sản và dân chủ.
- Vậy nếu ai bênh đảng, họ cũng có thể nói rằng... khi đánh Pháp, đánh Mỹ, "chúng tôi"
chuyên chính. Xong rồi, "chúng tôi" nới tay. Trước ăn con gà phải giấu, phải nói thì thầm. Bây
giờ đảng nới rồi, không còn như trước... Như vậy chế độ hiện tại chả đúng... đường lối mác-xít là
gì?
HKK: Không. Độc tài đảng trị không phải là chuyên chính của một giai cấp. Chuyên chính
một đảng không phải là chuyên chính của một giai cấp. Trong một giai cấp có nhiều khuynh
hướng. Ông Hồ cũng chỉ là một trong những khuynh hướng. Ông Hồ đã dùng độc tài, sử dụng
1- "But Marx, himself, was on expression of classical Second Wave or industrial society, formed by its assumption - and
many of these assumptions simply no longer hold true" (Alvin Toffler: "Previews & Premises", p. 194)
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 97
chuyên chính đối với những khuynh hướng khác. Chuyên chính vô sản, hiểu theo ý nghĩa của
Marx, thực ra là một hình thức rất dân chủ.
- Nhưng phải nhìn nhận rằng đa số mò cua bắt ốc, đời sống đã được cải thiện. Đảng đã
thỏa mãn được cho đại đa số, như vậy chỉ chuyên chính với tầng lớp nhỏ thôi... Chính quyền nào
mà chiều hết được mọi giai cấp?
HKK: Sự thật không phải thế. Ai cũng tưởng họ chỉ chuyên chính với những người có tư
tưởng đối lập với họ thôi, còn đối với dân chúng họ không chuyên chính, họ là dân chủ. Nhưng
trên thực tế, họ nắm giữ hết quyền hành, ai không tuân lệnh họ là họ bỏ tù. Vì thế, cái chuyên
chính ấy là cái chuyên chính đối với mọi tầng lớp nhân dân, mọi tầng lớp xã hội.
Thời kỳ quá độ và thời kỳ chuyển tiếp. Đệ tam và Đệ tứ.
HKK: Tôi xin nhắc lại: chuyên chính, hai chữ đó đã làm cho nhiều người sợ. Chuyên chính
trong quan niệm của những người mác-xít là một giai đoạn rất ngắn, để biến đổi xã hội này thành
xã hội khác tốt hơn. Nhưng một khi chính quyền mới đó được dựa vào đại đa số các tầng lớp
nhân dân... với đại đa số đó để mà điều khiển... thì lúc ấy, chuyên chính tự nó mấy ý nghĩa
chuyên chính... Trong học thuyết mác-xít, người ta nói là chuyên chính phải tàn lụi...
- Phải chăng là khi đạt đến mục tiêu rồi...? Classless là một xã hội vô giai cấp, là xã hội
đạt đến mục tiêu, lý tưởng của Marx... lúc ấy chuyên chính mới tàn lụi?
HKK: Không, không, chưa đạt được mục tiêu... Những người cộng sản Đệ tam nói rằng kể
từ năm 1936 trở đi, ở Liên Xô không còn giai cấp nữa. Thế nhưng họ vẫn duy trì nhà nước
chuyên chính. Điều này trái với học thuyết mác-xít về vấn đề nhà nước. Lenin nói rằng chuyên
chính là một giai đoạn rất ngắn, tạm thời, để chuyển biến từ hình thái xã hội này thành hình thái
xã hội khác... Nhà nước tàn lụi trước khi không còn giai cấp.
- Thảo nào! Chữ "chuyển tiếp" (transition), họ cứ dịch là "quá độ"... họ cố tình làm mù mờ
đi... "Thời kỳ chuyển tiếp", nhất định cứ dịch là "thời kỳ quá độ"... Mập mờ đánh lận...
HKK: Đấy. Như vậy là anh đã hiểu. Khi bỏ được chính thể cũ, những người cách mạng
được sự ủng hộ của quần chúng, thì tức khắc, chuyên chính phải bắt đầu tiêu biến. Không phải
trong nhiều năm, nhiều tháng... mà TỨC KHẮC. Anh đọc cuốn "Nhà nước và cách mạng" của
Lenin, anh thấy quan niệm của ông ấy rõ ràng lắm. Chúng ta cần phải phân biệt cái chuyên chính
của giai cấp vô sản, dựa vào sự ủng hộ của nông dân, là đại đa số quần chúng và cái chuyên chính
tư sản chỉ tiêu biểu cho một thiểu số. Chuyên chính để phụng sự cách mạng, nhưng cách mạng đã
thắng lợi và được củng cố rồi, chuyên chính không cần nữa, nó bắt buộc phải tiêu biến, sự TIÊU
BIẾN ấy những người xta-lin-nít họ không chịu công nhận. Trái lại, họ nói rằng càng đi đến chủ
nghĩa xã hội thì chính quyền càng phải gia tăng chuyên chính... Như thế, để chính quyền mới trở
thành một sức mạnh đàn áp các lực lượng đối lập, đàn áp toàn thể các giai cấp, kể cả giai cấp vô
sản. Như thực tế đã chứng minh.
- Cho nên anh coi là phải ngược lại? Càng xây dựng dân chủ càng phải bằng đường lối
dân chủ?
HKK: Đúng thế. Tôi nói về thời gian đã qua, nhưng bây giờ với kỹ thuật mới, phát triển
mới... chính quyền cách mạng có thể không cần đến chuyên chính, hay cần đến chuyên chính thì
cũng không cần đến hình thức bạo lực như trước nữa.
Đối với chúng tôi, chế độ tư bản hiện nay cũng đang làm chuyên chính, nhưng với hình
thức dân chủ hơn.
Nói gì xa, ở bên Pháp là nơi tôi sống lâu ngày, tư bản Pháp họ làm chuyên chính. Họ cưỡng
ép giai cấp khác phải theo chính sách của họ. Thời bình không ai nhìn ra chuyên chính cả. Nhưng
vào thời kỳ khủng hoảng như thời đấu tranh gay go năm 1968, họ cấm các khuynh hướng khác.
Họ đàn áp, bỏ tù những người trốt-kít, bỏ tù đảng viên mao-ít, đảng viên cộng sản Pháp, họ giải
tán những tổ chức trốt-kít là những tổ chức chống họ. Nhưng khi tình hình ổn định rồi, họ lại cho
được tự do sinh hoạt đảng phái. Nhiều người không chú ý đến chỗ đó, tưởng là họ dân chủ, mà
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 98
thực ra họ làm chuyên chính. Cho nên, chuyên chính có nhiều hình thức nhưng nhiều người chỉ
nhìn thấy cái chuyên chính của Stalin đã làm, rồi thấy sợ, mà thôi.
Tôi xin phép nói thêm về chuyên chính. Với tư bản, họ dựa vào tầng lớp nào? Họ dựa vào
tầng lớp hữu sản và tầng lớp tư sản. Nhưng chuyên chính của những người cộng sản là dựa vào
đại đa số dân chúng. Cái tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội là công nhân và nông dân nghèo
cùng những người trí thức, công chức hay tiểu tư sản. Khi chính quyền đã dựa được vào những
tầng lớp đó thì không cần làm chuyên chính nữa. Nghĩa là khi đã có sự bảo vệ và tán thành của
những tầng lớp nói trên, dùng dân chủ cũng thắng. Tóm lại, chuyên chính vô sản là để chính
quyền đừng lọt vào tay giai cấp khác, đừng để thiểu số có của cai trị đa số nghèo khổ mà thôi.
- Vậy xã hội Mỹ, theo ý anh...?
HKK: Đối với chúng tôi, xã hội Mỹ là một xã hội dân chủ. Nhưng họ đã sử dụng một hình
thức chuyên chính. Chính quyền chỉ luân chuyển giữa hai đảng tiêu biểu cho tư bản mà thôi, chứ
không lọt vào trong tay ai khác được. Nhưng mà họ dùng dân chủ để làm chuyên chính...
***
II.
Rất quan tâm đến cuộc tranh đấu của Việt Nam, những người trong phong trào Đệ tứ,
như ông Đặng Văn Long1, "... khao khát ĐộC LậP quốc gia. Nhưng không phải là thứ
quốc gia chỉ có trên môi những kẻ a dua theo thời. Không phải cái quốc gia của một
tầng lớp người sống phè phỡn trên lưng người khác. Cũng không phải thứ quốc gia của
phái cực đoan chủ nghĩa hay chủ nghĩa sô-vanh hẹp hòi". Ông Đặng Văn Long, cũng
như ông Hoàng Khoa Khôi, trong nhóm những người Đệ tứ, không nhận là quốc gia, mà là
quốc tế. Ở trên đất Pháp từ thập niên 40 - 50, những người ấy phản đối chính sách thuộc
địa của chính quyền Pháp đối với Việt Nam; họ, những người trong nhóm trốt-kít này,
cũng chống những người cộng sản vác biểu ngữ ủng hộ chế độ Liên hiệp Pháp; họ cũng
phản đối quan điểm của những người với tinh thần quốc gia, kêu gọi người Việt tình
nguyện gia nhập phát-xít Đức để chống lại Pháp.
- Khi nào người quốc gia miền Nam ủng hộ Mỹ để chống cộng, họ ủng hộ phong trào
kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng lại phê bình Hồ Chí Minh. (Khác với nhiều người
quốc gia miền Nam, họ coi Ngô Đình Diệm là bù nhìn). Người quốc gia miền Bắc, theo
cộng sản Đệ tam, thần phục Hồ Chí Minh, không bao giờ hiểu Đệ tứ là gì nên từ lâu đã coi
họ là "phản cách mạng".
- Người quốc gia "hải ngoại" luôn luôn cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã chết; họ đã
không thấy đâu là Đệ tam, đâu là tư bản, lại càng không có hiểu biết gì về những người Đệ
tứ, những người theo một chủ nghĩa mà họ coi là đã "lỗi thời".
Những người nhận mình là Đệ tứ ấy, có quan điểm như thế nào?
Chúng tôi xin tiếp tục đưa ra phần 2 buổi nói chuyện với ông Hoàng Khoa Khôi,
trưởng ban chủ biên của các báo chí Việt ngữ và Pháp ngữ ở Paris từ các thập niên 40 và
50 đến nay. Luận định của ông Hoàng Khoa Khôi, xin nhắc lại, là văn nói. Và chúng tôi
khi ghi lại, cố gắng giữ nguyên.
Dân chủ.
- Thưa anh, một nhà văn trong nước, từng có đảng tịch, là Dương Thu Hương đã lên tiếng
đòi hỏi bãi bỏ nguyên tắc dân chủ tập trung. Hồi này, trên báo chí hải ngoại, đâu đâu cũng nói
đến dân chủ...
1- Một người trong phong trào Đệ tứ, tác giả bài "Sinh hoạt của kiều dân Việt Nam tại Pháp vào những thập niên 40 -
50" ("Hồ sơ về phong trào Đệ tứ", tập 1).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 99
HKK: Dân chủ là phải công nhận có đối lập. Trong một nước, phải công nhận có nhiều
đảng. Trong một đảng, có nhiều khuynh hướng. Người Đệ tam họ nói như thế chỉ đi đến hỗn
loạn. Theo họ, công nhận đa đảng ở Việt Nam là thừa nhận sự xâu xé lẫn nhau. Bộ mặt đó tạm
thời có thể xảy ra... Nhưng quần chúng... sau khi có kinh nghiệm, sẽ biết bầu cho ai... họ sẽ biết ai
là người bảo vệ quyền lợi của họ. Họ sẽ bầu cho những ai xứng đáng thay mặt cho họ. Họ sẽ bầu
cho một đảng nào tiêu biểu nhất. Buổi đầu, họ có thể sai lầm. Nhưng đó là cái mà dân chủ phải
trả giá.
Nhưng không phải thế mà bãi bỏ nguyên tắc dân chủ.
Tập trung dân chủ (Democratic Centralisme).
HKK:...Trong chế độ xta-lin-nít, có tập trung mà không có dân chủ. Lớp lãnh tụ ngồi trên
điều khiển mọi ngành hoạt động trong xã hội. Ai chống đảng, là phản động. Không có đa số -
thiểu số; thiểu số không có quyền ăn nói. Nguyên tắc tập trung dân chủ như trong nước hiện nay
chỉ đẻ ra nạn quan liêu và nạn độc tài một đảng.
- Vậy, đối với một số người chống đảng, vì thế nên nói là không dân chủ. Còn những người
của đảng, họ có thể bảo: "Chúng tôi có dân chủ, nhưng trong đảng với nhau, giữa chúng tôi với
nhau mà thôi. Chứ không dân chủ với các anh". Thì làm sao? Lại nữa, câu này của Trotsky, xin
phép đọc trước anh... Phải chăng Đệ tứ cũng vậy, cũng chuyên chính, cũng phải tiêu diệt giai cấp
khác. Xin tạm dịch như sau:
"Chúng ta có thể đặt điều này thành luật. Chính quyền cách mạng thường là chính
quyền cấp bộ, lẫn khoan nhượng, lẫn hời hợi trong hành động. Ngày nào chính quyền ấy mắc
mứu với quá khứ, sẽ quay sang bảo thủ. Cho nên, đối lại, phương án càng lớn lao bao nhiêu,
càng phải triệt để, thẳng tay bấy nhiêu... Đấy mới thật là chính quyền cách mạng đích thực,
với sự chuyên chính đích thực"1.
Có nghĩa là sự tập trung trong chính trị càng lớn bao nhiêu, đảng mới thúc đẩy được cuộc
cách mạng đi xa bấy nhiêu... Thưa anh, Trotsky cũng có nhiều câu khác cổ võ bạo lực. Như
những lời tán dương thủy thủ Kronstadt, như trong Moscow Duma, đảng bôn-sê-vích - với số
phiếu ít hơn - đã khuynh loát các đảng phái khác... (ghi chú trong phần I)... Anh nghĩ thế nào về
các nhận định ấy về sự chuyên chính mà chính Trotsky nói ra?
Chuyên chính vô sản (Dictatorship of Proletariat).
HKK: Tôi hãy trả lời câu anh vừa nói.
Ông này (chỉ cuốn sách) chỉ lấy ra có một bộ phận tư tưởng của Trotsky. Bộ phận thứ hai,
là Trotsky nói đến sự TiÊU BIẾN nhà nước. Chính quyền cách mạng phải dùng bạo lực để xây
dựng chế độ mới. Thường thì nói đến bạo lực... ai cũng sợ. Nhưng chúng ta hãy cùng ôn lại... một
ít lịch sử...
Hồi cách mạng tư sản Pháp năm 1789, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, họ không
những dùng bạo lực mà còn tịch thu điền địa, của cải của phong kiến. Sau, họ cũng đưa ra những
đạo luật tự do tư tưởng, tự do lập hội v.v... Nhưng, về tài sản họ họ tịch thu của người ta hết.
Không những thế, họ bắt giam phong kiến... các quân-hầu-bá-tước... Nên thời ấy bao người phải
trốn ra ngoại quốc.
Nghĩa là họ làm CHUYÊN CHÍNH. Nhưng khi hòa bình vãn hồi, họ dần dần bãi bỏ
chuyên chính, cho phong kiến quí tộc trở về an cư lạc nghiệp. Nghĩa là chính sách trong thời cách
mạng và trong hòa bình đã được sử dụng một cách khác nhau. Tôi xin nói tiếp.
Quan niệm chuyên chính của cách mạng Nga về sau còn tiến bộ hơn của cách mạng tư sản
Pháp ở chỗ sau khi chính quyền lọt vào tay cách mạng rồi, tức khắc chuyên chính giảm nhẹ.
Không phải (nhấn mạnh) về sau này, về sau hàng chục năm, mà là ngay TỨC KHẮC.
1- Trích một câu trong sách đã dẫn, của Bertram D. Wolfe.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 100
Chuyên chính có hại cho dân chủ, nhưng sự áp dụng nó là điều bắt buộcHỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 100
Chuyên chính có hại cho dân chủ, nhưng sự áp dụng nó là điều bắt buộc. Chuyên chính có
hai vế:
Phải đối phó với những người chống lại cách mạng. Nhưng mà (sự áp dụng cách đối phó
này) chỉ trong thời kỳ cách mạng, thời kỳ chuyển hóa chính quyền... từ chính quyền này sang
chính quyền khác, từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác. Nếu anh làm cách mạng,
anh không làm chuyên chính thì sẽ bị lật đổ. Mà giai cấp tư sản trong cách mạng Pháp cũng đã
làm chuyên chính rồi. Nhưng học thuyết mác-xít còn tiến bộ hơn ở chỗ nó chủ trương chuyên
chính trong điều kiện.
Nghĩa là sau đó, phải trao lại chính quyền cho xã hội công dân. Trong cuốn "Nhà nước và
cách mạng", Lenin đã nói rõ chủ trương và ý đồ ấy. Nhưng ông không thực hiện được vì nội
chiến kéo dài. Các lực lượng Đồng minh quốc tế liên kết với lực lượng phản cách mạng trong
nước đánh phá cách mạng làm cho các biện pháp dân chủ không thể đưa ra thực hiện trong thời
kỳ ấy.
Chuyên chính phải được bãi bỏ sau khi đã đặt xong cơ sở vững chắc cho chế độ và khi chế
độ ấy được sự ủng hộ của quần chúng. Chỉ thiểu số mới làm chuyên chính mãi mà thôi, chứ đã có
chính quyền rồi, chính quyền ấy lại được sự ủng hộ và hỗ trợ của đại đa số rồi, BẦU CỬ DÂN
CHỦ LÀ ĐỦ THẮNG, việc gì phải chuyên chính?
Stalin đã làm ngược lại. Đối với Stalin, càng tiến đến chủ nghĩa xã hội, càng phải tăng
cường chuyên chính. Ông ta đã phá bỏ nguyên tắc dân chủ của những người mác-xít.
Trả lời câu hỏi thứ hai của anh về dân chủ trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thực
trong nội bộ đảng này không hề có dân chủ. Dân chủ là phải công nhận cho đảng viên có quyền
có khuynh hướng đối lập với khuynh hướng của ban lãnh đạo và có quyền phát biểu chính kiến
trong nội bộ đảng. Thực tế không có như thế.
- Lỡ có người bào chữa cho đảng... rằng... trong thời kỳ chống ngoại xâm (Nhật, Pháp,
Mỹ...), đảng lãnh đạo chiến tranh, phải làm chuyên chính. Tuy đã đàn áp văn nghệ sĩ và đàn áp
trong cải cách ruộng đất... nhưng sau cũng thôi. Trước, đảng đầy sát khí trong vụ "Nhân văn
Giai phẩm"... giờ thì Dương Thu Hương dõng dạc như thế, có sao đâu...? Như vậy đảng cũng
chuyên chính giai đoạn...?
HKK: Sự thay đổi trong chính sách thì có. Nhưng thuần hình thức. Không ở nội dung.
Không ở bản chất. Vì chính quyền vô sản phải thông qua các Ủy ban Xô-viết (thông qua Quốc
hội). Mọi người được ứng cử, bầu cử... một cách bình đẳng. Còn đảng Cộng sản Việt Nam vẫn
giữ vai trò đảng trị một đảng. Biện pháp của họ là cho xì hơi, chứ họ vẫn không thực sự trao dân
chủ cho dân chúng. Một trong những chủ trương mà Marx và Lenin đưa ra (giọng nhấn mạnh) là
"Chính quyền vào tay các Xô-viết" (lặp lại hai lần). Mà Xô-viết là gì? Theo các ông ấy quan
niệm thì Xô-viết là tổ chức gồm nhiều đảng phái. Trong thời kỳ nội chiến, nhiều đảng chống lại
đảng bôn-sê-vích của Lenin. Nhưng cũng có đảng như phe tả của đảng Xã hội Cách mạng có
chân trong chính phủ của Lenin, nhưng sau này họ phản đối chính sách của đảng bôn-sê-vích, họ
bỏ... họ ra... Quan niệm của người bôn-sê-vích hồi ấy là muốn thành lập một chính phủ đa đảng.
Nhưng trong lúc nội chiến, họ bị tẩy chay. Một phân bộ (cánh hữu) của đảng Xã hội Cách mạng
tổ chức ám sát Lenin. Chính những người này đã ngăn cản tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
của Lenin. Trong Xô-viết cũng có người không đồng ý, có người còn không có chân trong đảng.
Lúc ấy tình hình nguy cấp lắm. Nào nội chiến, nào sự tấn công binh bị của năm cường quốc chen
vào. Còn thêm cái họa của Denikin và Kolchak là hai ông tướng quân phiệt muốn cướp chính
quyền. Trước tình thế ấy, đảng bôn-sê-vích không có điều kiện làm dân chủ như ý muốn. Nhưng
một điều mà ít người chú ý là trong nội bộ đảng bôn-sê-vích vẫn áp dụng phương pháp dân chủ,
đa khuynh hướng...
(Cuộc nói chuyện tạm ngừng vì chuông điện thoại reo và chúng tôi đun nước pha trà. Có
thể nhận thấy ông Hoàng Khoa Khôi nói rất chậm rãi, nhưng hàm súc. Giọng vui vẻ nhưng
cẩn thận cân nhắc từ ngữ, rất ngắn và chính xác trong các chi tiết về tên tuổi và niên đại
lịch sử. Và ông không cầm theo một tài liệu nào. Nhắc đến tên Stalin, đôi khi ông Hoàng
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 101
Khoa Khôi gọi là "anh ta", nhưng nhiều khi ông cũng tự chữa, sửa lại là "ông ta". Chúng
tôi không tìm cách ngắt lời ông dù đã có khi tưởng như ông không trả lời thẳng vào câu
hỏi. Nhưng nghe lại cuốn băng ghi âm, mới thấy ông trả lời đã không thiếu sót, lại còn bao
hàm là khác.)
HKK: Tôi xin nói tiếp. Phải phân biệt trong cuộc cách mạng tháng Mười, mục đích đem
chính quyền vào tay Xô-viết. Stalin khi có chính quyền, đem chính quyền vào tay đảng. Y như
đảng Cộng sản Việt Nam của ông Hồ Chí Minh. Dưới thời Stalin, các Xô-viết vùng, tỉnh... kể cả
Xô-viết Tối cao... đã trở thành hình nộm của đảng. Như ở Việt Nam, đảng ra nghị quyết trước,
Quốc hội thông qua sau. Như thế không phải là dân chủ.
Tôi xin nói về Quốc hội Lập hiến Nga... là cái Duma. Ông này (chỉ sách viện dẫn) ông ấy
nói đúng sự thực... ở cái tỉ số, nhưng ông ta quên hiện tượng Nga lúc ấy. Tôi xin giải thích về
phiếu bầu lúc ấy của cách mạng Nga.
Trong lúc các giới chính trị sửa soạn bầu Duma thì người công nhân, lao động và nông dân
cũng mở cuộc vận động bầu cử các ủy ban Xô-viết để tiến tới thành lập Xô-viết Tối cao (Soviet
Suprême). Lúc ấy có tình trạng "lưỡng quyền": một từ Duma, một từ các Xô-viết.
Duma lập trên nguyên tắc của chế độ tư sản, phổ thông đầu phiếu. Nhưng trong cách mạng
tháng Mười thì các cộng đồng sản xuất (lao động và dân cày) chiếm đa số, họ chủ trương thành
lập các Xô-viết (theo kinh nghiệm của Ba Lê Công xã). Phương thức bầu cử của Xô-viết không
như phương thức bầu cử theo lối nghị viện tư sản, nó căn cứ trước nhất vào người lao động, nó
nhằm viễn tượng biến đổi Xô-viết thành những tổ chức tự quản lý.
Chính quyền có sức mạnh từ dưới gốc, nhưng dựa vào những người sản xuất... là loại thải
lá phiếu của người tư sản, người có của. Chế độ tư sản ở Pháp trước đây, ai có của mới được bỏ
phiếu (vote censitaire), nghĩa là loại thải những người nghèo khổ. Sự phân biệt đảng cấp rất rõ
rệt. Hồi trước ở Việt Nam, dưới chế độ thuộc địa, cũng thế: chỉ những ai có của mới được ứng cử,
bầu cử vào Hội đồng Quản hạt... Đây là hình thức của chính quyền tư sản. Chỉ một tầng lớp nào
đó mới có quyền bỏ phiếu.
Nên trong cuộc cách mạng chống tư sản, người ta không cho tư sản bỏ phiếu để loại thải
tầng lớp này. Đó là thời kỳ giao thời. Duma được bầu cử dưới thình thức công nhân, nông dân
cùng tư sản ngang nhau. Xô-viết được những người sản xuất bầu ra. Nó dân chủ hơn ở chỗ là
những người đắc cử có thể bị bãi miễn vào bất cứ lúc nào, không kể nhiệm kỳ, lúc ấy là ba năm.
Và người đắc cử cũng chỉ được lương bổng bằng người thợ chuyên môn mà thôi. Họ lại luôn luôn
chịu sự kiểm soát của cử tri. Đó là quyết định của đảng bôn-sê-vích, để tránh quan chế hóa. Đó là
kinh nghiệm Marx đã rút ra trong cách mạng vô sản đầu tiên của Ba Lê Công xã.
Tôi muốn nói thêm về trường hợp bầu cử Duma và Xô-viết thời năm 1918.
Đây là cái khó hiểu.
Khi cộng sản Nga chưa nắm chính quyền, phong trào lập Xô-viết chưa phổ thông, hai ông
Lenin và Trotsky đưa ra khẩu hiệu "Bầu Duma". Khi các ông ấy lập Xô-viết Tối cao thì trong
một thời kỳ lịch sử, có tình trạng "lưỡng quyền" phân tranh.
Chính những người trong Xô-viết làm cách mạng, giành chính quyền. Duma được bầu cử
với những nguyên tắc tư sản từ trước khi nổ ra cuộc cách mạng. Khi xong cách mạng thì Duma
trở nên lỗi thời, cho nên chính phủ của Lenin đã giải tán nó. Nên nhớ, cách mạng tháng Hai 1917
là cách mạng tư sản. Cách mạng tháng Mười 1917 là cách mạng vô sản, sau khi tư sản bị loại
thải. Cũng như ở Pháp... cách mạng tư sản đã chủ trương phải loại bỏ phong kiến.
Một điều đáng chú ý là cuộc cách mạng tháng Hai đưa giai cấp tư sản lên chính quyền,
nhưng chính quyền này không thi hành một nhiệm vụ nào của một cuộc cách mạng tư sản như cải
cách điền địa, thực hiện tự do dân chủ, v.v... Cách mạng tháng Mười đã thay thế cách mạng tháng
Hai giải quyết một số vấn đề đó.
Có thể nói giai cấp tư sản Nga hầu như đã không có mặt trong cuộc cách mạng tháng Hai,
và họ cũng đã từ chối, không đủ can đảm đứng ra gánh vác nhiệm vụ lịch sử của mình.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 102
Tại sao Hồ Chí Minh đạt mục đích?
- Thưa anh, trong "Cuộc cách mạng bị phản bội", Trotsky đã phân tích được điều rất hay
là "tại sao Stalin thắng?", tuy nhiều người giỏi hơn ông trong cuộc cách mạng... Vậy, ở Việt
Nam, "tại sao Hồ Chí Minh thắng?" (Có người bảo tại người quốc gia ngây thơ...)
HKK: Ông Hồ không thắng ở tinh thần xã hội chủ nghĩa (nói thong thả). Mà do sự vận
dụng tinh thần và khẩu hiệu quốc gia.
Khi ông thắng rồi, ông ấy chuyển hóa sang phương pháp xã hội chủ nghĩa. Mà chuyển hóa
một cách máy móc. Và chúng tôi chống, là chống cái phương pháp đó. Như vậy là lừa dối người
ta. Nhất là đối với giai cấp tiểu tư sản, đó là sự lừa dối quan trọng nhất... Ông Hồ Chí Minh coi
thường dư luận. Ông ấy chuyển hóa mà không thăm hỏi ai cả. Trước, ông ấy GIẤU KÍN!... Trước
là ĐOÀN KẾT QUỐC GIA, sau là XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Giai cấp tiểu tư sản đã theo ông hết,
nên người ta có cảm tưởng người ta bị lừa. Chưa có chính quyền thì nói khác, sau lại nói khác.
Nhiều người tiểu tư sản chống lại cái đó. Bởi người ta tham gia cách mạng không vì chủ nghĩa xã
hội, mà vì giải phóng quốc gia. Ông Hồ đã loại bỏ tư sản, tiểu tư sản chỉ để giữ chính quyền. Ông
đã dùng cả bộ máy để thực hiện một cách áp đặt, trái với chủ nghĩa Marx. Ông Marx nói: "Không
thể làm cách mạng thay cho quần chúng chưa giác ngộ. Quần chúng phải hiểu nhiệm vụ và
nguyện vọng của họ".
Ông Hồ dùng phương pháp dối trá. Rồi dùng cưỡng ép và bạo lực để đối phó với những
người không đồng tình với mình. Ông Tín ông tiếc1 là bị như thế. Vào đảng không vì chủ nghĩa
mác-xít mà vì chủ nghĩa quốc gia. Đối với chúng tôi, nếu muốn người ta theo một cách có ý thức,
phải nói rõ rằng chủ nghĩa xã hội là có lợi cho giai cấp tiểu tư sản, chứ không có hại. Nếu người
ta chưa tham gia, mình không làm được cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu họ hiểu, mới làm cách
mạng. Như thế tự nhiên cách mạng ngay từ buổi đầu đã có tính xã hội chủ nghĩa chứ không bị
chuyển hóa một cách máy móc. Chính sự chuyển hóa một cách máy móc khiến người ta có cảm
tưởng bị lừa dối. Đảng nói một đàng, làm một nẻo.
Marx nói: "Người cộng sản không giấu giếm ý định của mình". Đảng Cộng sản và Hồ Chí
Minh thì giấu. Cho nên chúng tôi nói họ làm cách mạng cho họ, cho tầng lớp cầm đầu. Quần
chúng chỉ là quân cờ, họ muốn đặt đâu thì ngồi đấy. Ngay buổi đầu cách mạng, họ đã... khinh khi
quần chúng, dẫn dắt quần chúng vào một cái thế nào đó... rồi sau này họ biến chuyển quần
chúng... Rồi ai không đồng ý, họ dùng bạo lực đàn áp. Vậy họ cần một chế độ đảng trị. Chứ làm
cách mạng theo Marx thì cuộc cách mạng phải do quần chúng làm và do quần chúng tự kiểm soát
lấy2. Lâu rồi chứ không phải mới đây. Ngay từ lúc họ điều khiển kháng chiến, đưa ra khẩu hiệu
"Đoàn kết chung quanh Hồ Chí Minh!", họ đã có ý định là CHỈ MỘT ĐẢNG thâu tóm hết chính
quyền.
Chuyên chính là độc tài?
- Khẩu hiệu chuyên chính vô sản, tức là giai cấp vô sản mới được quyền quyết định... như
thế, nhất định cũng là độc tài. Khác chăng, chỉ là nhân danh giai cấp khác mà thôi... Đã chuyên
chính thì chuyên chính gì cũng ngược với dân chủ...
HKK: Không. Giai cấp vô sản dựa vào nông dân. Phải có sự thỏa thuận và ủng hộ của
nông dân. Khi làm cách mạng ở các xứ chậm tiến, không có nông dân không làm nổi. Giai cấp
chủ lực lãnh đạo là giai cấp công nhân, nhưng phải lôi kéo được nông dân. Nếu chuyên chính vô
sản không có sự ủng hộ của nông dân thì đó là cái chuyên chính vô sản của thiểu số. Chuyên
chính vô sản, nếu áp dụng trong thực tế theo học thuyết mác-xít - lê-nin-nít, là một tổ chức bao
gồm đại đa số quần chúng. Nhưng nòng cốt là vô sản.
Tại sao lại vô sản? Tôi xin giải thích.
1- Bùi Tín.
2- Giống như chủ trương của Rosa Luxembourg, đã dẫn ở trên.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 103
Vô sản là giai cấp không có trình độ văn hóa cao. Nhiều trí thức nghe đến hai chữ "vô sản"
là thấy ngấy rồi. Vô sản là một giai cấp có một vị trí đặc biệt trong nền sản xuất, họ không có tiền
của, quyền lợi riêng biệt. Họ sẵn sàng công nhận hình thái tổ chức Tự QUẢN LÝ.
Trong cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản là thiểu số. Nhưng họ có tư tưởng tiến bộ, họ
chủ trương bãi bỏ các biên giới trong một nước, bãi bỏ chế độ quân chủ để cho các lực lượng sản
xuất được bành trướng. Tư tưởng ấy thực ra không phải là của họ, mà chính là của những người
tiểu tư sản chống phong kiến như Montesquieu, Voltaire, Rousseau... Chính những người tiểu tư
sản ấy đã đưa ra! Chắc anh còn nhớ ông Molière đã giễu loại người tư sản vô văn hóa qua vở hài
kịch "Trưởng giả học làm sang" (Bougeois Gentilhomme). Nhưng khi những người ấy lại nắm
giữ sản xuất công nghiệp trong tay, đứng về mặt xã hội, họ đóng một vai trò quan trọng là biến
đổi xã hội này sang xã hội khác. Lúc ấy họ là thiểu số. Nhưng đứng trong quá trình sản xuất, họ là
những người có tư tưởng tiến bộ, công bình, tự do, bác ái...
- Thì cộng sản, bây giờ, cũng đã cho bao người trước mò cua bắt ốc, được đãi ngộ... hồng
hơn chuyên...
HKK: Không. Ông Hồ Chí Minh dựa vào giai cấp nông dân để giành độc lập. Giai cấp
này, do đời sống của họ, họ chỉ có nguyện vọng được chia ruộng đất. Nhãn giới của họ rất giới
hạn. Khi có cách mạng thì tham gia, khi được ruộng đất rồi thì không tiếp tục nữa. Vì không có
giai cấp vô sản đông đảo, các ông ấy đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nông dân, trên
nền văn hóa nông dân. cái đó ngược với Marx.
Chủ nghĩa mác-xít nói sự thực hiện chủ nghĩa xã hội chỉ có thể làm được trong một xã hội
mà nền sản xuất kỹ nghệ đã đạt đến mức độ cao.
- Vậy thì Việt Nam... làm sao có những người mác-xít, có những người đòi áp dụng chủ
nghĩa mác-xít được?
HKK: Được chứ. Cái đó là cái khó hiểu. Tôi xin giải thích. Bởi vì... Tôi xin nói một chút
lịch sử.
Khi cách mạng Nga khởi đầu năm 1905, đảng Xã hội Dân chủ Nga, tiền thân của đảng
bôn-sê-vích của Lenin, có hai khuynh hướng.
Khuynh hướng thứ nhất cho rằng cuộc cách mạng này là cách mạng tư sản, giống như ở
Pháp (năm 1789). Vậy các đảng của giai cấp công nhân chỉ có nhiệm vụ phát động nó thôi. Còn
vai trò lãnh đạo phải nhường lại cho giai cấp tư sản. Mô hình từ hình thái xã hội này sang hình
thái xã hội khác, giống như ở Tây phương...
Khuynh hướng thứ hai của Lenin và Trotsky, cho rằng tình hình lúc đó khác với tình hình
thế kỷ trước, khi diễn ra cuộc cách mạng Pháp, ở chỗ chế độ tư bản trên thế giới đã trở thành tư
bản đế quốc, đã thâm nhập vào thị trường các nước hậu tiến (như Nga). Nga lúc ấy có nhiều vốn
của tư bản ngoại quốc đầu tư vào. Thành thử, cách mạng Nga dựa vào giai cấp tư sản thì không
thành công được. Bởi vì giai cấp tư sản Nga đã bị tư bản ngoại quốc xâm nhập, đã trở thành tư
sản mại bản, là giai cấp những người mua đi bán lại, thay mặt ngoại quốc để làm ăn trên thị
trường. Họ không sản xuất vì không có vốn liếng. Họ sinh sau đẻ muộn so với giai cấp tư sản ở
Âu châu. Giữa lúc tư sản Âu châu bành trướng... những nhà máy lớn nhất ở Moscow lúc bấy giờ
là của người ngoại quốc, có nhà máy có hơn 30.000 thợ... Vì vậy nên khi cách mạng nổ ra, ngoại
quốc can thiệp ngay1. Họ chống lại cuộc cách mạng đó vì họ muốn bảo vệ quyền lợi của tư bản.
Vì thế, Lenin và Trotsky đưa ra quan niệm: "Ở một nước hậu tiến, giai cấp tư sản bản xứ
không đủ lực lượng điều khiển một cuộc cách mạng tư sản đến thành công. Họ sẽ tìm cách giảng
hòa với phong kiến, là giai cấp mà cách mạng phải chống". Quả như thế, chính phủ Kerensky là
chính phủ của giai cấp tư sản, khi cách mạng nổi lên ông ấy đi tìm cách cộng tác với phong kiến.
Khi hai ông tướng quân phiệt Kolchak và Denikin đe dọa đảo chính, Kerensky lại có thái độ ngả
1- Tác giả cuốn "Worth It All", ông Jim Wright, thành viên đảng Dân chủ Mỹ, phải từ chức chủ tịch Hạ viện dưới thời
Reagan, có nói rõ là ông phải chấm dứt sự nghiệp chính trị 34 năm của mình chỉ vì ông đã đòi bạch hóa vụ Sandinitas
với Daniel Ortega, trong đó tư bản đã can thiệp vào biến cố Trung Mỹ này.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 104
nghiêng đối với cái họa của Kolchak và Denikin. Lúc ấy, đảng của ông Lenin nói rằng chính
quyền sẽ có thể lại rơi vào tay phong kiến...
***
III.
Ở các bài trước, ông Hoàng Khoa Khôi đã trình bày về tập trung dân chủ và chuyên
chính vô sản, các khái niệm cốt lõi của chủ nghĩa mác-xít.
Nói đến cộng sản là người ta liên tưởng đến chiến tranh, chết chóc, đau thương..., tức
là đụng đến tử huyệt của một số đông người Việt. Nhưng chưa nhìn thẳng vào vấn đề,
chúng ta chưa giải quyết được sao cho hiệu quả, bởi vì kết quả bấy lâu vẫn là cáo buộc lẫn
nhau. Sợ hãi cộng sản nhưng chưa đổi nhận thức lịch sử, sợ cộng sản nhưng chưa hiểu
cộng sản nói gì. Cũng vậy, không hiểu ai là cộng sản, ai không là cộng sản. Những người
Việt chống cộng ở hải ngoại đổ nguyên nhân mọi trở ngại xây dựng dân chủ là do cộng
sản. (Họ đòi chế độ giải thể. Họ thấy cấm vận là hợp lý. Và họ kêu gọi... bảo đảm nhân
quyền cho Việt Nam. Họ ký tên trong bản nhận định tình hình, và đòi người trí thức trong
nước... đứng lên nhận trách nhiệm).
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ báo "L.A. Times" (Nov 28/1993), với các đề tài liên
quan đến thời hậu chiến tranh lạnh, bà Margaret Thatcher đã nhận định không giống như
vậy, theo bà, cộng sản và dân chủ không dính dáng gì với nhau: "Thật là lỗi lầm nếu cứ
cho là nếu chủ nghĩa cộng sản hết thời thì dân chủ và hòa bình lập tức ló rạng. Không
phải thế!"1.
Cho nên, những người Việt Nam cần nhận định một cách khách quan với nhau... điều
đó không bao giờ quá trễ. Bao giờ cũng cần thiết. Chúng tôi tiếp tục loạt bài nói chuyện
với ông Hoàng Khoa Khôi, với những câu hỏi đặt ra với ông, như cộng sản đã quá thời
chưa, sức mạnh của khoa học kỹ thuật, thuyết thặng dư giá trị, sự can thiệp của tư bản...
Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.
HKK: Cuộc cách mạng Nga chống Nga hoàng2 khởi đầu từ năm 1905, nhưng bị thất bại.
Tiếp theo là cuộc cách mạng tháng Hai 1917, đó là cách mạng tư sản, lật đổ Nga hoàng. Sau đó,
tháng Mười 1917 là cuộc cách mạng vô sản. Trong giai đoạn cách mạng tư sản tháng 2-1917, có
vấn đề trọng yếu là phải đình chiến với Đức, tạo lập hòa bình mà nhân dân Nga khao khát mong
đợi. Chính phủ của ông Kerensky, dựa vào đảng KD (Cadet, đảng Dân chủ Lập hiến) chống lại
nguyện vọng hòa bình này của quần chúng. Khi Kerensky tìm cách hòa hoãn với phong kiến, mà
nhất là tìm cách giảng hòa với hai ông tướng quân phiệt (đã nói ở trên), Lenin đưa ra đề nghị - lúc
ấy Lenin chưa có đa số - nói rằng đảng phải chủ động lãnh đạo cuộc cách mạng.
Khẩu hiệu lúc ấy là "Chính quyền về tay các Xô-viết!" (nói dõng dạc: "Le pouvoir aux
Soviets!") Lúc ấy trong Xô-viết có nhiều đảng phái: đảng men-sê-vích, đảng Xã hội Cách mạng,
đảng bôn-sê-vích v.v... Khẩu hiệu ấy có, vì không cứu cách mạng thì cách mạng sẽ lọt vào tay
quân nhân. Mà quân nhân sẽ làm độc tài. Đây là vấn đề chạy đua: nếu mình không làm thì người
khác họ làm. Trong lịch sử có nhiều trướng hợp như thế. Thí dụ, gần đây, ông Allende ở Chi Lê...
Ông ấy đứng trước một tình hình tương tự như ở Nga năm 1917. Ông ấy được bầu cử thắng đa số,
nhưng đứng trước một tình hình, là phải đổi chính quyền thành một chính quyền chống lại tư bản,
hay phải thỏa hiệp với tư bản. Tư bản họ không thỏa hiệp. Họ dựa vào ông tướng Pinochet để lật
đổ ông Allende. Nên trong lịch sử có những lựa chọn. Anh không làm thì người ta làm. Song ông
Allende... không muốn dùng bạo lực, người ta dùng bạo lực để lật đổ ông ấy. Rốt cục ông ấy phải
tự tử chết. (Nói thong thả). Ông ấy muốn tránh bạo lực... nhưng bạo lực không tha ông ấy. Đó là
1- "It's quite a mistake to think that because communism is at end, democracy or peace has broke out. It's hasn't"
(Margaret Thatcher).
2- Vua Nicholas Đệ nhị.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 105
luận lý của lịch sử... không làm không được. Đảng bôn-sê-vích có chủ trương giành chính quyền
đâu? Đa số trong đảng nói cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản vì tư sản nắm giữ hết...
phải để tư sản điều khiển... Đảng chỉ chủ trương nắm chính quyền khi nhận thấy giai cấp tư sản
bất lực lãnh đạo cách mạng đến thành công.
Khi Lenin từ Thụy Sĩ về Nga, ông ấy đưa ra "Luận đề tháng Tư", nói là phải giành chính
quyền... Trước đó đảng bôn-sê-vích không hề nghĩ đến việc giành chính quyền...
- Trở lại với quá khứ Việt Nam. Việt Nam chỉ có nông dân, đâu có đa số công nhân? Chắc
anh còn nhớ ông Bùi Tín, ông ấy kể là thuở xưa, làng ông ấy... chỉ có một anh "công nhân" làm
nghề sửa khóa... lắc chuỗi khóa thép trong làng, rao "Khóa ê... Khóa ê...", đấy thôi?
HKK: Nhận xét vấn đề Việt Nam, không thể không nhận xét những điều kiện quốc tế. Khi
tư bản thế giới trở thành tư bản đế quốc, các nước hậu tiến lệ thuộc vào nền kinh tế của nó. Nên
một cuộc cách mạng nổi lên ở một nước hậu tiến, tức khắc là đế quốc can thiệp ngay. Như ở
Cuba, Castro đâu có là cộng sản. Buổi đầu ông ta là người quốc gia thôi. Nhưng ông ấy quốc hữu
hóa các mỏ dầu, những xưởng lọc dầu và các xí nghiệp của người Mỹ, Mỹ mới chống lại ông ấy1.
Chứ buổi đầu, Mỹ còn cảm tình với ông ấy là khác2. Vậy thì làm gì thì làm, đụng vào quyền lợi
của tư bản là không được. Giữa lúc nền kinh tế của các nước trở thành nền kinh tế bị bao trùm bởi
nền kinh tế của các nước tư bản đế quốc, thì Nga là một khâu yếu nhất của hệ thống tư bản quốc
tế, các ông ấy là người cộng sản quốc tế, nên nhận thấy cách mạng sẽ gặp phải sự đề kháng của tư
bản quốc tế. Chủ trương của các ông ấy, là ở các nước tiền tiến châu Âu, muốn làm cách mạng thì
phải đục một lỗ thủng ở cái khâu yếu nhất của tư bản là các nước thuộc địa và các nước hậu tiến.
Rồi cuộc cách mạng ấy sẽ được tiếp nối ở các xứ tiền tiến. Bởi vì làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở xứ hậu tiến, đế quốc sẽ can thiệp, mà nếu các xứ tiền tiến không nổi lên theo, cách mạng
sẽ bị cô lập và sẽ không thể đi đến chỗ thực hiện chủ nghĩa xã hội. Anh có thấy cuộc cách mạng
nào nổi lên, dù chưa phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà đế quốc không can thiệp ngay...
không?
Ở quần đảo Grenades là cái nơi chưa có cách mạng gì cả, tư bản cũng can thiệp. Các xứ
Trung Đông cũng vậy... Nhưng mà đảng của Lenin làm cách mạng... cái mà nhiều người không
chú ý là... trong thời kỳ ấy, phong trào cách mạng ở các xứ tư bản... sục sôi lắm. Sau cuộc chiến
tranh 1914 - 1918, lao động Đức tức bực với chế độ tư bản... vì bị lôi kéo vào chiến tranh; không
những đã chết hại, mà lại còn thua trận nữa. Chính trong khi ấy, dân chúng nổi lên. Bà Rosa
Luxembourg và ông Karl Liebkneck là lãnh tụ cộng sản ở đấy, chủ trương cách mạng vô sản
giành chính quyền. Họ bị thất bại... vì thời cơ chưa thuận lợi và vì giai cấp công nhân Đức thiếu
ban lãnh đạo cách mạng... Nhưng nếu cách mạng lúc đó không thành công, sau này sẽ thành
công... Nhận định của họ chỉ sai về thời biểu nhưng không sai về chủ trương cách mạng...
Cách mạng và thực hiện chủ nghĩa xã hội.
- Xin anh trở lại... là Việt Nam theo mác-xít thế nào được?
HKK: Không theo mác-xít được nếu anh khẳng định Việt Nam đứng ra ngoài hệ thống của
đế quốc chủ nghĩa. Nhìn Việt Nam ở TRONG hệ thống của đế quốc chủ nghĩa, thì Việt Nam cũng
chỉ là một khâu của cuộc cách mạng dây chuyền, không phải cùng một lúc... mà là tiếp tục nhau
theo dây chuyền. Thì đục vào khâu nào, mà nó yếu nhất... của tư bản. Là ở thuộc địa, ở các xứ
chậm tiến. Thời Lenin, những người mác-xít đã tìm ra qui luật "ở các xứ chậm tiến, làm cách
mạng thì dễ mà thực hiện chủ nghĩa xã hội thì khó". Mà không thực hiện nổi! Lenin lập ra Đệ tam
1- Người ta đổ tại vì dân Tàu với 1,1 tỉ dân, nên [Mỹ] phải bành trướng mậu dịch quốc tế [với Trung Quốc]. Còn vấn đề
Cuba, vẫn "xoáy chặt thêm con vít trên dân chúng Cuba" [tightening the screw a little more on hapless Cubans]. Ai đặt
vấn đề thì "vấn đề Cuba là thuộc nội bộ Hoa Kỳ" [Cuba policy is a domestic question]. Cho nên chúng ta đã "duy trì
một sự phong tỏa bất hợp pháp quanh hòn đảo" [and this all time, we have maintained an illegal economic blockade of
the island], "bởi vì CIA ôm một hậm hực với Castro... muốn trả thù" [CIA bears a deep grudge toward castro... and
want revenge] (Rev. Jesse Jackson, "L.A.Times", Nov 28/1993).
2- Khi Castro nói ở "National Press Club" (Chicago năm 1956), được hoan nghênh nhiệt liệt.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 106
Quốc tế với cái ambition (tham vọng) lớn lắm. Không nhìn một vài nước đâu. Mà nhìn cả thế
giới. Ngoại quốc mà không nổi lên làm thì mình sẽ chết! Cho nên sự thực hiện chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã bị thất bại, một phần không nhỏ là do sự chậm trễ nổi dậy của các cuộc cách mạng ở
các xứ phương Tây.
- Thưa anh, hàng chục năm trước Tây Đức - Đông Đức chia cắt, bên theo tư bản, bên theo
cộng sản. Sau đó Tây Đức phải cưu mang Đông Đức. Chứng tỏ, chủ nghĩa cộng sản chỉ đưa đến
thất bại...
HKK: Khổ nỗi là Đông Đức... chế độ đó không phải là chế độ cộng sản, không là chế độ
xã hội chủ nghĩa... vì vậy mới thất bại. Không thể nói họ theo lập trường mác-xít. Lập trường
mác-xít là dựa vào quần chúng, dựa vào vào nhân dân, mà chính quyền là chính quyền của Xôviết.
Thế mà những người gọi là cộng sản, họ đã đem chính quyền đặt vào tay một đảng, đảng
thay Xô-viết.
- Ở Việt Nam không có giai cấp công nhân... làm sao làm cách mạng được?
HKK: Người ta đã làm cách mạng rồi!
- Nhưng mà kết quả dở quá...!
HKK: Dở quá là do cái chế độ đảng trị, thiếu dân chủ...
- Quốc gia sẽ chỉ vươn lên được... khi... Thí dụ, người ta nói cộng sản Việt Nam chỉ gây ra
cuồng tín... Tất cả, chỉ vì chủ nghĩa mác-xít... không thích hợp với điều kiện Việt Nam.
HKK: Cái gì cũng tương đối... cái gì cũng tương đối... Nếu anh lý luận một cách tuyệt đối,
thì anh đúng. Nhưng, ở Việt Nam có nhiều giai cấp... Giai cấp tư sản có những cơ hội ngóc đầu
lên được thì chính đế quốc thực dân Pháp lại dìm đầu họ xuống, ngăn cản sự bành trướng của họ.
Đế quốc thực dân chỉ muốn tư sản Việt Nam đóng vai trò làm mại bản cho họ mà thôi. Đại khái,
Nhà máy rượu Văn Điển không cạnh tranh nổi với Nhà máy rượu La Fontaine. Nhà nước bảo hộ
ngăn chặn không cho giai cấp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp sản xuất... Bằng chứng là
đáng lẽ ở Việt Nam lúc ấy, giai cấp tư sản phải có bề thế. Nhưng họ đã không sao bành trướng
nổi. Muốn kiến thiết xứ sở, họ phải thoát ly sự bao trùm của đế quốc, nhưng đế quốc ngăn chặn,
không cho họ thoát ly.
Sự non yếu của phong trào quốc gia thời ấy.
HKK: Nhìn về mặt tổ chức chính trị thì thấy rõ ngay, đáng lẽ giai cấp tư sản ở Việt Nam
phải có một chính đảng mạnh. Đằng này vừa mọc mầm thì đã chết yểu. Đứng đầu cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, có các ông Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... là người cách mạng buổi đầu
tranh đấu cho độc lập, nhưng không được, sau cùng muốn đề huề cộng tác với Pháp. Vì sau lưng
các ông ấy không hề có một lực lượng nào hậu thuẫn. Các ông ấy cũng chỉ muốn cải lương mà
thôi... Nhưng một xứ hậu tiến như Việt Nam mà có một sự lạ kỳ, là đảng Đệ tam và Đệ tứ, không
có lực lượng lao động nhiều, chỉ đứng trên lập trường lao động, mà lại quán triệt tình hình chính
trị lẫn sân khấu chính trị trong cả một thời kỳ. Thì đủ chứng tỏ lập trường lao động có một vai trò.
Mà vai trò đó đã được gánh vác... chỉ với lực lượng của một giai cấp non yếu. Chỉ vì họ dựa trên
các điều kiện quốc tế. Trong thực tế là như thế. Khác với Ấn Độ, khác với quần đảo Nam Dương,
các nước này có những đảng quốc gia vững mạnh và đã đòi được độc lập, tuy không thông qua
một cuộc cách mạng tư sản. Nhưng chính vì không có cuộc cách mạng tư sản mà những vấn đề
như cải cách ruộng đất, bãi bỏ phong kiến, thay đổi đời sống của nhân dân v.v... đã không được
giải quyết.
Còn ở Việt Nam, cộng tác với tư bản ngoại quốc... có các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn
Phan Long... các ông ấy không làm nổi được việc gì vì các ông ấy chỉ tiêu biểu cho quyền lợi...
và nguyện vọng của một giai cấp tư sản non yểu... Các ông ấy cũng muốn đòi độc lập nhưng theo
kiểu người quốc gia cộng tác với Pháp... Những người cộng sản như người trốt-kít thì khác. Họ
có quan niệm khác... Họ không thành công đến cùng, nhưng họ đã phất nổi lá cờ chống đế quốc
trên bình diện quốc gia và quốc tế.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 107
- Cụ thể nhất, tương lai dân tộc... phải được cải thiện như thế nào? Nhất là khi thành trì xã
hội chủ nghĩa quốc tế là Liên Xô đã sụp đổ?
Thuyết mác-xít chủ trương có đấu tranh giai cấp. Nhưng bây giờ... ở Mỹ mọi sự thay đổi.
Tương quan chủ - thợ, đã có nghiệp đoàn. Ở Việt Nam cũng không hề có giai cấp. dân Việt, xã
hội Việt Nam ai cũng đều nghèo cả. Cuốn này đây, "Lửa trong hồ", tác giả Francis Fitzgerald,
có nói về Việt Nam là xã hội quây quần trong cái làng cổ truyền, ai cũng nghèo cả. Người nào
giàu thì tự xấu hổ, tự coi như bất lương. Vì lợi nhuận đồng áng giới hạn: mình lấy hết của đồng
bào... thì người khác sống làm sao? Cho nên người giàu bị coi như bất nhân. Lại nữa... ở Việt
Nam mảnh ruộng chỉ bằng cái chiếu... làm gì có giai cấp như ở bên Tàu, có địa chủ, đại địa chủ?
Như ở bên Nga có chủ nô, nông nô...? Nên nói đấu tranh giai cấp trong xã hội Việt Nam là sai
lầm... Áp dụng chủ nghĩa mác-xít, với cốt lõi của chủ nghĩa ấy là đấu tranh giai cấp, là lỗi thời...
Nhận định như vậy, theo anh có đúng không...?
HKK: Đó là suy nghĩ theo tinh thần quốc gia. Trước nhất, tôi trả lời câu anh nói là ở Việt
Nam không có giai cấp. Cái hiện tượng giai cấp, không phải do người mác-xít đặt ra, mà là hiện
tượng của xã hội... Lúc nãy anh nói là chủ trương giai cấp, đó là áp dụng chính sách của Stalin,
cái gì cũng qui ra giai cấp hết. Văn nghệ cũng qui ra giai cấp. Đàn áp người ta, cũng qui ra giai
cấp. Như thế không đúng với quan niệm của Marx. Quan niệm giai cấp là rút ra trong thực tế chứ
nó không nảy sinh từ óc những người mác-xít. Những người làm ruộng... dân cày đi thuê mướn
ruộng đất... những người như họ đời đời bao giờ chả phải đấu tranh...
Gia đình tôi là một gia đình địa chủ... tôi biết. Khi cho thuê ruộng đất mà bóp hầu bóp họng
người ta thì gọi là gì? Nói giai cấp là vì có sự khác biệt quyền lợi giữa các giai cấp... mà khi có sự
khác biệt quyền lợi giữa các giai cấp, thì có sự đấu tranh.
Mà hình thức đấu tranh giai cấp, có khi nó lộ liễu, có khi nó ngấm ngầm không ai nhìn
thấy. Đại khái... như ông chủ điền thuê người làm công. Trong lúc thuê, ông ấy mặc cả với người
làm thuê và những người này cũng mặc cả với ông ấy để bảo vệ quyền lợi của họ... Đó là sự đụng
chạm về quyền lợi giữa hai giai cấp.
- Nhưng trong thời kỳ khoa học kỹ thuật... chính Alvin Toffler cũng bảo Marx không còn
đúng, vì tâm lý, điều kiện sống đã thay đổi...
HKK: Trước nhất, tôi giải thích sự thất bại đã qua của chủ nghĩa cộng sản, theo ý nghĩ của
một số người; thứ nhì, những quốc gia nhân danh chủ nghĩa cộng sản, nay sụp đổ, có phải là
những nước theo chủ nghĩa mác-xít đích thực không. Trong thời Marx, có chữ đấu tranh giai cấp.
Nhưng bây giờ bảo không có giai cấp, hay giai cấp không xung đột quyền lợi nữa, thì mình bàn
sau. Mà chưa có dấu hiệu chớm nở gì là sẽ hết giai cấp.
Về tư bản.
HKK: Còn ý kiến của anh nêu ra giống như ý kiến của nhiều người ly khai ở Việt Nam. Họ
nói rằng xưa kia, theo học thuyết mác-xít thì giai cấp dựa trên sự phân chia trong quan hệ sản
xuất, quan hệ tư hữu. Tư bản riêng lẻ trở nên tư bản tập trung, rồi trở nên tư bản quốc tế. Theo ý
họ, trong thời đại máy tính bây giờ... sản xuất thành cá nhân chứ không phải tập trung... Sẽ trở
thành hình thức cá nhân, chứ không như tư bản hiện nay nữa? Cái đó có thể có được. Nhưng giả
thuyết ấy đưa ra, chưa có gì chứng thực. Tôi chưa thấy có hình thức sản xuất toàn vẹn nào do từ
máy tính mà ra; cái thứ hai, nếu mà giả thuyết có sự sản xuất cá nhân như thế... kết quả của sản
xuất về tay ai? Ai lãnh trách nhiệm phân phối và phân phối cho ai? Nếu vào tay cá nhân buôn đi
bán lại theo kiểu manh mún thời phong kiến thì có thể xã hội tương lai từ hình thức sản xuất tập
trung ra hình thức cá nhân. Nhưng anh đã thấy có hình thức cá nhân ấy chưa?1 Các công xưởng
1- Có lẽ ông Hoàng Khoa Khôi vẫn chỉ nhìn, và đồng hóa, sức mạnh chính trong thời đại kỹ nghệ là chức năng của nhà
máy sản xuất ra vật chất. Sức mạnh của kỹ thuật điện tử trong thời đại tin học, theo một số quan niệm hiện đại, nằm
trong hiểu biết. Tức là chỉ có hiểu biết đúng đắn mới tạo ra thành quả. Đây cũng là quan niệm của Alvin Toffler, tác giả
"Làn sóng thứ ba" (Third Wave), "Cú sốc tương lai" (Future Shock), "Sự thăng trầm của quyền lực" (Power Shift)...
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 108
lớn sản xuất thành hệ thống ngày càng tinh vi, chặt chẽ. Mà kết quả sản xuất và sự phân phối thì
bao giờ tập đoàn đại tư bản cũng nắm giữ.
Còn thời thế đã khác nhiều? Cái đó tôi không phủ nhận. Ông Marx hồi kết án chủ nghĩa tư
bản - khi nó vừa hình thành, ông ấy đã kết án rồi - nó chưa phát triển, mà ông ấy biết là nó sẽ
phản triển như thế nào! Những người phủ nhận chủ nghĩa mác-xít có thể cũng có thiên tài tiên
liệu như Marx. Nhưng mà mình cần verifier, nghĩa là mình cần phải kiểm chứng... Cho tới giờ tôi
chỉ thấy kinh tế tập trung. Giờ thì vẫn còn tư bản bành trướng, nhất là ở trong sản xuất xe hơi hay
máy bay là những kỹ nghệ rất to lớn, chứ không riêng lẻ.
- Cũng có những khó khăn của tư bản... nhưng như Marx tiên liệu... là tư bản dãy chết... thì
không hề có. Thế chiến thứ nhất xong, Mỹ khủng hoảng (1929 - 1933), những người mác-xít tiên
đoán là nó sẽ chết, mà cho đến nay nó vẫn không chết. Sự khống chế giai cấp này không còn như
xưa. Thí dụ: sự người bắt nạt người, người này thèm khát của người kia. Có thèm khát, nhưng
tâm lý cũng đã sai hình thức... nên chủ nghĩa mác-xít, phải chăng, đã quá thời? Kinh tế toàn cầu
đã sang giai đoạn của phân phối và tiêu thụ...
HKK: Trong xã hội tiêu thụ và phân phối, có sự chênh lệch không?
- Có, nhưng không quá rõ, quá nhiều nữa. Hôm khai mạc nhiệm chức, ông Reagan ông ấy
đãi khách rượu vang California... vậy chai rượu ông tổng thống uống, người thợ ráp nối điện
toán cũng uống được. Nên không phải chết thèm chết nhạt... nữa.
HKK: Tức là tư bản... nó biết điều chỉnh, nên mâu thuẫn bớt đi?
- Vâng. Ngày xưa ông chủ ngồi nhà trên, con ở ăn nhà dưới... cho nên tâm lý bị áp bức mới
khiến họ muốn nổi dậy. Thời nay thì văn hóa, truyền thông làm trái đất co lại... không ai bắt nạt
nổi ai... đấu tranh giai cấp không quan trọng... không nắm giữ vai trò chính, để gây mâu thuẫn
trong xã hội nữa... Sự chênh lệch kinh tế không còn gây đau đớn nữa. Người ít tiền vẫn xem được
TV trận đá bóng ở châu Phi hay nghe được hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa... Người Palestin chống
người Do Thái, chả hạn, mới là tiêu biểu cho sự xung đột mới, cái class civilisation... tức là các
vùng văn minh, do ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục, văn hóa rồi qui tụ chống lại nhau. Như
Montesquieu nói, lịch sử là "thời các vua đi đánh nhau, rồi thời các dân tộc đi đánh nhau". Giờ
là thời các dân tộc qui tụ chung theo vùng văn hóa rồi xung đột với nhau. Như các vùng Hồi giáo
chống vùng không-Hồi giáo. Người Nam Mỹ đang không chịu nhận là người Mỹ châu La Tinh1.
Xung đột giai cấp không quan trọng nữa. Nên sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chủ nghĩa mác-xít đã
mủn rồi...
HKK: Trước nhất, để trả lời anh, tôi thấy những điều anh trình bày thuộc vào phạm vi các
xứ tiền tiến... anh quên một điểm... là ba phần tư nhân loại bị áp chế, ở các xứ hậu tiến... Nói trên
bình diện thế giới, phải nói tới phần lớn nhân loại bị bỏ quên...
- Thưa anh, bây giờ có nhiều phương pháp tính bình quân lợi tức mới, nghĩa là... nếu theo
với viễn tượng phát triển... người ta thấy không bị chìm trong nghèo khổ nữa. Nước Tàu, với dân
số một phần năm thế giới, không nghèo nữa, sẽ thịnh vượng; cho nên với tình hình quốc tế, với
các khối liên hiệp mới này đã có. Ở Ấn Độ cũng vậy, hãng xe Toyota của Nhật đã bành trướng,
tạo ra công ăn việc làm... Tức là qui luật mới là: cùng phát triển... cùng tiến bộ..., các khoảng
cách tiền tiến-hậu tiến sẽ rút lại. Các xứ ở vùng ven Baltich đang xúc tiến xích lại gần với các xứ
Trung Đông... Quả cầu đến tiến giai đoạn làm các xứ gần hơn với nhau. Văn hóa, kinh tế càng
phát triển với nhau. Phải chăng tình hình thế giới có thể lạc quan được...?
HKK: Không. Tôi thấy toàn sát khí. Chiến tranh vẫn không ngớt xảy ra ở nhiều nơi trên
mặt đất. Số người nghèo khổ vẫn tiếp tục tăng gia mặc dầu của cái xã hội nhiều hơn trước.
- Nhưng mà thời nay, không còn nước lớn ỷ lớn bắt nạt nước nhỏ nữa... Tức là những qui
luật mới ấy làm đổi thay tất cả. Chỉ vì khoa học kỹ thuật. Tuy ngày xưa Marx tiên liệu rất đúng...
1- Người Mễ không chịu nhận mình, và không muốn, bị gọi là người Hispanic (gốc văn minh Tây Ban Nha). Họ luôn
nhấn mạnh nguồn gộc của họ là Latinos, vùng văn hóa từ Âu châu thuộc nền văn minh La Mã (Latin), Chicanos (người
Mễ để ở Mỹ) hoặc Mexicanos (người Mễ) của các văn minh truyền thống Aztec, Mayas, Olmec, Zapotec... ; cho rằng
các nền văn minh ấy mới là nguồn gốc chính thức của họ.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 109
nhưng là thuở xưa. Thời nay không còn đấu tranh giai cấp vì điều kiện sống chênh lệch, như
xưa... Nên dù có muốn áp bức ba phần tư nhân loại thì tư bản cũng không làm nổi. Chả hạn, ông
Gordon Woo, một nhà đại tài phiệt ở Hương Cảng, ông này tị nạn từ Quảng Châu sang Hương
Cảng, nay lại thấy chính nơi ông đã trốn đi lại là nơi phát triển, khai thác được. Vừa có công ăn
việc làm thêm cho hàng chục triệu người, vừa khuyếch trương thương vụ cho chính ông ta... ông
ta nói lực lượng nhân công đông đảo ở Quảng Châu đã cứu sự bế tắc cho ông ta và cho chính họ,
những người cần công ăn việc làm ở lục địa. Chương trình TV nói về những điều ấy, mới chiếu
trên đài 28 ở California tuần qua...
HKK: Anh vẫn chỉ nói về các xứ phương Tây tiền tiến. Phải nghĩ tới ba phần tư nhân loại
bị bỏ quên. Giữa họ với nhau, có đấu tranh giai cấp hay không? Người da đen bình quyền với
người da trắng... cho dù có bình quyền đi nữa, nhưng người da đen có hết bóc lột lẫn nhau hay
không? Ngay cả ở các nước Hồi giáo, vẫn có bà làm chủ tịch, nhưng có phải đa số phụ nữ Hồi
giáo vẫn còn bị áp bức hay không? Cho nên tôi nói đại đa số nhân loại là thế...
Thuyết mác-xít nêu ra đấu tranh giai cấp là nêu ra một hiện tượng xã hội trong thực tế.
Trong chế độ tư bản, bao giờ còn sự thuê mướn nhân công, còn người làm thuê, người làm chủ,
thì còn có đấu tranh giai cấp. Nếu anh chưa chứng tỏ cho tôi biết là với khoa học kỹ thuật mới, rồi
ai nấy tự túc bằng cách ai sản xuất người ấy hưởng, nếu không, thì còn bóc lột, còn đấu tranh giai
cấp... Đối với tôi, khi mà còn chế độ lãnh lương, salariat, thì còn bóc lột... Còn người bán sức lao
động (lao động chân tay cũng như lao động trí óc), còn ngưòi mua sức lao động, thì còn đấu tranh
giai cấp. Anh hiểu đấu tranh giai cấp là chiến tranh giai cấp, hai cái đó khác nhau... Đấu tranh giai
cấp là điều mà chế độ tư bản không làm tiêu biến được. Liệu văn minh nhưng người ta có làm hết
được vấn đề thất nghiệp hay không? Thực ra vấn đề thất nghiệp nó còn tệ hơn trước. Không phải
do tư bản nó xấu, nó ác hơn trước. Nó ác, vì cái cấu trúc1 của xã hội tư bản làm nó như thế.
Còn việc chế độ tư bản không chết như Marx nói, mà trái lại nó càng tiến triển, tăng cường
sản xuất. Sự thực câu nói của Marx không hoàn toàn như thế. Trong quá trình tuyên truyền, người
ta đã "giản dị hóa" nó như thế. Marx nói chế độ tư bản, trong quá trình tiến triển của nó, đã tạo ra
giai cấp vô sản ối lập với nó và sẽ đạp đổ nó để cho xã hội tiến lên, bằng cách kiến tạo một chế độ
mới: chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ có nhiệm vụ giải quyết những mâu
thuẫn kinh tế và xã hội mà tư bản không giải quyết nổi, như vấn đề khủng hoảng chu kỳ, nạn thất
nghiệp, nạn chiến tranh, nạn bần cùng hóa ở nhiều nước v.v... Marx không bao giờ nói chế độ tư
bản tự nó sẽ rẫy chết, Marx chỉ nói giai cấp công nhân lao động có khả năng và điều kiện lật đổ
chế độ tư bản. Nhưng phải có tổ chức, phải có chương trình kế hoạch. Đấu tranh chống tư bản là
cuộc đấu tranh kéo dài, có thắng lợi nhưng cũng có thất bại, chứ không dễ dàng như nhiều người
tưởng.
Tư bản sản xuất ra hàng hóa không nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của nhân loại. Họ
nhằm trước nhất là thu hoạch tối đa lợi nhuận. Muốn có nhiều lợi nhuận, phải dựa trên qui luật
cạnh tranh. Chính cái qui luật này đã làm nảy sinh ra nạn thất nghiệp. Ở Pháp tôi biết, công nhân
hãng Michelin làm ở đó đã mấy đời, rất thoải mái... Bỗng một hôm chủ gọi tên cho nghỉ việc, chả
hỏi ý kiến gì ai cả... Thế là mất việc, tan nát hết... Tư bản Pháp tuy không ác... nhưng vì đâu...
Marx đã nói nhờ sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, sự sản xuất sẽ tiến theo qui mô vĩ đại...
nhưng vì trong chế độ tư hữu, sản xuất để kiếm lợi nhuận tối đa, nên rồi sự sản xuất sẽ bị ngăn
hãm. Sản xuất ở Pháp - cũng như ở Mỹ - tôi thấy người ta trả tiền cho mà bỏ đất hoang. Không bỏ
hoang, cứ khai khẩn, còn bị phạt nữa. Thay vì thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiên tiến, tại sao lại ngăn hãm?
1- Mười công ty mạnh nhất về kỹ nghệ thực dụng ở Hoa Kỳ, có những cổ phần mang những cái tên vô thưởng vô phạt
(street names)... Rất khó mà truy ra để biết ai là chủ các cổ phần và sở hữu. Bởi vì cơ sở điều hành thành tổ hợp của các
nhà băng, các sở đầu tư, giữ đại đa số cổ phần và có quyết định lớn lao. Thí dụ, chuyển dịch từ "Mellon National
Bank", liên đới tới lợi nhuận của gia đình Mellon, thì người đứng đầu lại có tên là... Richar King Mellon, một đại tư
bản của nước Mỹ và... thế giới. ("The Irony of Democracy", Thomas R. Dye and L. Hamond Zeiler, Nhà xuất bản
Wadsworth Publishing Company, Inc., 1970, trang 105).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 110
Tôi công nhận những năm gần đây, nhờ sự phát minh khoa học và kỹ thuật, nền sản xuất tư
bản tăng cường với mức độ chưa từng có. Nhưng người ta quên không nói cùng với sự tăng
trưởng ấy, số người giàu có càng giàu có thêm và tập trung trong một số rất nhỏ. Số người nghèo
túng trên thế giới ngày càng đông và càng nghèo túng hơn. Trong khi ấy, người ta lại tìm cách
kìm hãm nhiều ngành sản xuất, không cho nó phát triển.
Ngăn hãm sản xuất là điều Marx lên án! Tất cả, chỉ vì luật cạnh tranh nhằm kiếm lợi
nhuận. Đáng lẽ văn minh càng tiến bộ, sản xuất phải là vô biên cho mọi người cùng hưởng. Thế
thì vì đâu mà ra? Vì đâu mà ra? Anh phải tìm... cái nguyên nhân...: đó là sản xuất vì lợi nhuận
chứ không để phụng sự nhân dân... Đó là điều Marx vẫn đúng...
Thuyết thặng dư giá trị (Surplus Value).
HKK: Nhiều người mác-xít tin cái gì Marx nói cũng đúng. Nhưng chính Marx nói ông
không phải là người mác-xít. Nghĩa là người đời sau cũng không phải là người mác-xít. mà phải
dựa vào thực tế, xem cái gì đã thay đổi trong thực tế, cái gì là không đổi. Ta phải xét như thế.
Giai cấp vô sản, hồi Marx viết "Tư bản luận", còn thô sơ, còn bị bóc lột tàn bạo và giai cấp
tiểu tư sản cũng trở thành vô sản... Đấy là thời Marx...
Nay giai cấp lao động đã thay đổi nhiều... nghĩa là người vô sản bây giờ không còn là
người vô sản thời Marx nữa. Họ không còn cùng cực nữa. Họ có đời sống khá giả, có tự do, có
trình độ văn hóa. Nhưng Marx không nhìn vào trình độ, mà nhìn vào chỗ họ bị bóc lột hay không.
Marx dùng thuyết "thặng dư giá trị" để cắt nghĩa sự bóc lột người lao động (trí óc cũng như chân
tay) như thế nào...? Hàng hóa làm ra có giá trị bao nhiêu, chủ lấy một phần, lao động lấy một
phần. Nhưng hai phần đó, bao giờ cũng chênh lệch nên có sự đấu tranh giai cấp.
Chúng ta hãy hỏi nhau rằng, bây giờ tình trạng đó đã chấm dứt chưa? Bây giờ mức sống
người lao động đã cao, nhưng vẫn phải xung đột. Sự xung đột này vẫn có, nhưng không phải là
cứ xung đột là có đổ máu... vì xung đột có nhiều hình thức.
- Thưa anh, hôm qua báo ở đây mới đăng là ông Clinton mới ra một bảng khóa đánh thuế
nhà giàu... Như vậy, tư bản có điều chỉnh. Lại có nghiệp đoàn tranh đấu cho công nhân.
HKK: Vừa rồi anh nói hiện tượng có nghiệp đoàn cũng là hình thức đấu tranh... Ở Mỹ
nghiệp đoàn rất mạnh, nhưng cho tới nay, tuy không có đổ vỡ vì chế độ tư bản còn có khả năng
thả quyền lợi được. Nhưng nếu một ngày kia nó gặp khó khăn, mâu thuẫn tăng gia hay kinh tế
khủng hoảng trầm trọng, anh sẽ thấy có những cuộc tranh đấu bùng nổ... Hiện nay cũng có chớm
một cuộc khủng hoảng kinh tế mà chưa ai biết nó sẽ đi đến đâu. Khủng hoảng ấy, Tây họ gọi là
récession. Hiện giờ chưa có gì nghiêm trọng lắm. Nhưng đến chỗ trầm trọng như thời 1930, sẽ
xảy ra đấu tranh ngay. Tư bản... nếu chỉ nói đến Mỹ thôi, thì chưa đủ, chưa thấy. Tư bản phải nói
tư bản hoàn cầu... Ở Pháp vừa có một cuộc đình công rất mạnh mẽ... của "Air France" là một
hãng mà thợ được ưu đãi... Khi nói về con người, phải nhìn về nhân loại... Bắc Phi, Nam Mỹ, các
nước hậu tiến khác... Chớ cứ dựa vào Mỹ là một nơi đặc biệt thì không đủ. Tóm lại, tranh đấu giai
cấp là bởi quyền lợi khác biệt nhau... không gì ngoài cái đó hết...
Tinh hoa chủ nghĩa mác-xít là chủ trương cho người lao động sản xuất được làm chủ sự sản
xuất của mình, để cho họ được tự do phối hợp trong lãnh vực sản xuất. Không có nạn người bóc
lột người. Đó là lý tưởng mà nhân loại cần đạt tới - trong quá trình con người tìm con đường tự
giải phóng mình.
- Thì người sáng chế, người sản xuất sẽ có khế ước với người phân phối... Đã có luật phát
minh, minh định...
HKK: Tôi chống quan liêu và tư bản như thế, là vì họ sống trên lưng người lao động...
- Vấn đề người trung gian như trong ngành địa ốc... Thì giờ là tiền bạc, môi giới là tăng
hiệu năng... Đồng tiền là luân lưu (nêu các thí dụ) và chính phủ can thiệp bằng hình thức thuế...
HKK: Chế độ đó là không lành mạnh. Bởi là đầu cơ. Những người đó là vô ích. Người môi
giới là ăn bám... Lành mạnh là phải tới thẳng tay người tiêu thụ... không tổn phí chuyên chở, dự
trữ, môi giới... Thí dụ ở Việt Nam đang có sự hình thành của một giai cấp tư bản. Tư bản Việt
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 111
Nam nếu muốn khuếch trương thì phải có sản xuất. Đằng này, họ chỉ mua hàng hóa, buôn đi bán
lại. Tư bản ấy không có lợi gì cho sản xuất, cho quốc gia. Tuy tư bản ấy cũng cần, nhưng nếu chỉ
có tư bản ấy không thôi thì một quốc gia sẽ bị suy thoái về phương diện kinh tế và kỹ nghệ...
(Tháng 11-1993)
112
ĐỆ TAM ĐỆ TỨ:
NHỮNG KHÁC BIỆT
(Hoàng Khoa Khôi)
Lời tòa soạn tạp chí "Đối thoại":
Tháp tùng những đoàn lính thợ Việt Nam sang Pháp từ năm 1939 với tư cách một
thông dịch viên, ông Hoàng Khoa Khôi đã gia nhập phong trào Đệ tứ Quốc tế tại đây vào
cuối năm 1943. Đúng nửa thế kỷ qua, một trong những hoạt động chính trị của ông là trình
bày quan điểm và lập trường của Nhóm trốt-kít Việt Nam trước những vấn đề trong nước
và thế giới một cách liên tục trên những tờ báo do ông chủ biên ("Vô sản", "Tranh đấu",
"Tiếng thợ", "Diễn đàn mác-xít", "Quan sát", "Nghiên cứu" và sau hết là "Chroniques
Vietnamiennes") Trong dịp sang viếng thăm California vào tháng 11-1993, ông đã nói
chuyện cùng một số anh chị em và bài viết dưới đây do ông đúc kết từ buổi nói chuyện kể
trên. Ngoài ra, ông cũng tâm sự với chúng tôi những mong ước về một nước Việt Nam giàu
mạnh, dân chủ, công bằng xã hội và phục hồi danh dự cho những người Đệ tứ đã bị sát hại
như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu cùng hàng ngàn người khác..
*
Xét về tính chất cơ bản, chế độ ở Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài đảng trị. Đảng
Cộng sản Việt Nam thâu tóm hết thảy chính quyền trong tay và chi phối hết thảy mọi ngành hoạt
động trong xã hội. Các cơ quan, từ lập pháp, tư pháp đến hành pháp, đều xuất phát từ đảng và bị
đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ huy của đảng. Các ủy ban dân cử như Hội đồng Nhân dân hay
Quốc hội chỉ đóng vai trò trang trí, vì mọi vấn đề đều do các cấp của đảng quy định và giải quyết
trước.
Trong những nét chính, chế độ nói trên noi theo mô hình của chế độ ở Liên Xô mà Stalin
đã thiết lập, sau khi Lenin mất. Từ năm 1949, nó mang thêm nhiều dấu ấn của chủ nghĩa mao-ít.
Thêm vào đó, Hồ Chí Minh sau này còn vận dụng đem vào những tư tưởng lỗi thời của Khổng
giáo và chủ nghĩa phong kiến.
Là sự kết hợp các tư tưởng phản tiến bộ, một chế độ như thế không có gì dính líu tới chủ
nghĩa mác-xít - lê-nin-nít mà đảng Cộng sản Việt Nam đã rêu rao không ngớt. Người ta nói năm
1930, ông Hồ Chí Minh đã du nhập chủ nghĩa mác-xít vào Việt Nam. Sự thật, ông đã du nhập chủ
nghĩa xta-lin-nít mà hậu quả của nó đã gây ra những tai họa như ta thấy.
Trái với nhiều người lầm tưởng, chủ nghĩa xta-lin-nít không phải là sự tiếp nối của chủ
nghĩa lê-nin-nít. Stalin không phải là người thừa kế xứng đáng của sự nghiệp Lenin. Lịch sử của
cuộc cách mạng Nga 1917 không diễn tiến theo một con đường thẳng. Giữa Lenin và Stalin, giữa
giai đoạn cách mạng tháng Mười và giai đoạn kế tiếp đã xảy ra một loạt những sự kiện lịch sử.
Trước hết là nhận xét của Lenin về Stalin. Trong tờ di chúc viết trước khi nhắm mắt,
Lenin yêu cầu ban lãnh đạo truất chức vụ tổng bí thư của Stalin, vì cớ "Stalin là người có tính tàn
bạo thái quá", "tật xấu ấy không thể chấp nhận trên cương vị tổng bí thư đảng". Lenin đề nghị
thay thế Stalin bằng "một đồng chí khác, có bản tính tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung
thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v... "1.
Tờ di chúc này đã bị Stalin giấu kín trong 32 năm. Phải đợi đến 1956, Khrushchev mới
vạch ra công khai trước Đại hội lần thứ XX của đảng. Không những thế, Stalin còn cố ý trình bày
 Tạp chí "Đối thoại" (Hoa Kỳ, số ra mắt tháng 1-1994).
1- Coi cuốn "Tờ trình bí mật của Khrushchev về Stalin", trang 106, do Nhóm trốt-kít Việt Nam tại Pháp xuất bản năm
1982.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 113
trước dư luận nhân dân Nga và nhân dân thế giới như là người đã được Lenin ủy thác thay mặt
mình lãnh đạo đảng và nhà nước Liên Xô. Đứng trước quan tài Lenin, Stalin tuyên thệ trung
thành với những lời chỉ giáo của Lenin. Tấn bi hài kịch này tuy thô thiển, nhưng đã lừa dối tất cả
dư luận toàn thế giới!
Sự kiện thứ hai là một bức thư Lenin gửi cho Stalin, trong đoạn tái bút, Lenin tuyên bố
đoạn tuyệt với Stalin. Sự đoạn tuyệt này, không những là đoạn tuyệt giữa cá nhân, mà thực chất là
sự đoạn tuyệt về chính trị! Lenin bất bình với Stalin về chính sách đối với dân tộc Georgia1, chính
sách mà Lenin coi là "đế quốc", "đại Nga" (Grand Russe), đàn anh nước lớn, sẽ gây ra hậu quả tai
hại cho sự liên hệ giữa các nước cộng hòa trong Liên bang Xô-viết.
Sự kiện thứ ba quan trọng hơn cả. Ấy là sau khi Lenin mất (1924), Stalin đã mưu mô thâu
tóm hết thảy mọi quyền chính trong tay rồi dựa vào một tầng lớp quan liêu trong đảng và nhà
nước, ông đã phát động một cuộc phản cách mạng chính trị (contre révolution politique), thủ
tiêu nền dân chủ Xô-viết thời Lenin, phá bỏ truyền thống dân chủ trong nội bộ đảng, giải tán và
cấm đoán các khuynh hướng trong đảng2. Cuối cùng, Stalin và đám quan liêu trong đảng tổ chức
một loạt các vụ án ngụy tạo, vu khống, bịa đặt, nhằm mục tiêu diệt trừ các khuynh hướng và các
đảng viên đối lập, bất luận tả hay hữu. Các vụ án lớn đã diễn ra liên tục trong ba năm 1936-1939.
Nó đã triệt hạ hơn nửa số đảng viên và đại đa số các cán bộ nòng cốt của đảng. Chỉ cần lấy một ví
dụ3: trong số 139 ủy viên Ban Trung ương do Đại hội thứ XVII bầu ra, 98 người (nghĩa là ba
phần tư) bị xử bắn. Trong số 1.956 đại biểu của đại hội này, 1.108 người bị bắt và bị khép án
"phản cách mạng". Người ta còn nhớ, Bộ Chính trị điều khiển cách mạng tháng Mười năm 1917
gồm có bảy thành viên, trong đó có bốn người bị xử tử, một người (Trotsky) bị ám sát, một người
(Lenin) chết bệnh, chỉ còn lại một mình Stalin! Một cuộc tàn sát đại qui mô như thế, một cuộc
triệt tiêu đẫm máu những người cách mạng như thế, ta không thể đặt cho nó cái tên nào khác là
"cuộc phản cách mạng chính trị". Trong cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, đã có hiện tượng phản
cách mạng tương tự như thế. Các sử gia Pháp gọi nó là "Tháng Nóng" (Thermidor). Từ thanh
trừng này đến thanh trừng khác, 10 triệu đảng viên lẫn thường dân đã bị Stalin và quan liêu giết
hại! Ta có thể nói, người giết hại cộng sản nhiều nhất không phải là Hitler, mà là Stalin!
Ấy thế mà chính trong giai đoạn này (giai đoạn những năm 30), ông Hồ Chí Minh và
đảng Cộng sản Việt Nam đã du nhập chủ nghĩa xta-lin-nít vào Việt Nam. Cuốn sách đầu tiên ông
dịch ra tiếng Việt để huấn luyện đảng viên và cán bộ là cuốn "Lịch sử của đảng Cộng sản Liên
Xô". Theo hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, cuốn sách này được coi là "sách gối đầu
giường của đảng viên và cán bộ". Nhưng ông Giáp quên không nói, nó chứa đầy rẫy những sai
lầm và xuyên tạc lịch sử. Năm 1956, ở Đại hội XX, Khrushchev đòi phải viết lại. Một tiểu ban
của đảng đã viết lại, sau ba năm cố gắng. Nhưng nó vẫn còn chứ đựng nhiều sai lầm và dối trá
(Năm 1981, Nhóm trốt-kít Việt Nam chúng tôi đã xuất bản ở Pháp tư liệu nhan đề "30 câu hỏi, 30
câu trả lời về cuốn "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô"4 vạch ra những sai lầm của cuốn sách và
nhấn mạnh cần phải viết lại một lần nữa cho đúng với sự thực!)
Một cuốn sách như thế mà đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu làm "gương mẫu cách mạng"
cho đảng viên và cán bộ. Trong văn bản chưa sửa chữa, có đoạn nói về những vụ án 1936-37-38
và về "bọn trốt-kít phản cách mạng", "kẻ thù của nhân dân", đảng tự hào đã trừng trị họ một cách
đích đáng! Hẳn rằng các ông Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo v.v... đã học
1- Những yêu sách quốc gia quá khích của xứ Georgia hiện nay, một phần lớn là do hệ quả của chính sách này.
2- Cho đến Đại hội X (1921), đảng Cộng sản Liên Xô vẫn áp dụng nguyên tắc "đa khuynh hướng" trong nội bộ. Đứng
trước một tình hình vô cùng hiểm nghèo cho sự thống nhất của đảng do cuộc nội chiến gây ra, Đại hội X đã chuẩn y
nghị quyết tạm thời đình chỉ việc tranh chấp giữa các khuynh hướng. Sau này, Stalin đã đổi một nghị quyết tạm thời
thành một nghị quyết vĩnh cửu.
3- Coi "Tờ trình bí mật của Khrushchev về Stalin".
4- Của Thanh Sơn, đăng trên tạp chí "Nghiên cứu" số 6, tháng 6-1981.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 114
thuộc lòng. Cho nên khi cách mạng tháng Tám nổ ra ở Nam Bộ, hành động trước nhất của các
ông ấy là đi lùng bắt và thủ tiêu trốt-kít1.
Xuyên tạc lịch sử, vu khống đối phương, thủ tiêu đối lập, đó là phương pháp của các chế
độ độc tài đảng trị. Chế độ phát-xít Hitler cũng đã sử dụng phương pháp này. Nhưng khác với
Hitler, Stalin tìm dựa vào chủ nghĩa mác-xít làm tấm màn che đậy. Đồng thời, ông ta sửa đổi chủ
nghĩa này cho hợp với nhu cầu chính trị từng giai đoạn. Đó là tính chất "lưỡng diện" của chủ
nghĩa xta-lin-nít mà nhiều người ít chú ý, cho nên dễ lẫn lộn nó với chủ nghĩa mác-xít.
Tôi xin nêu ra một số những dẫn chứng:
1. Vấn đề dân chủ:
Thời Lenin, đảng Cộng sản Liên Xô, trong lúc làm bí mật cũng như trong thời kỳ nội
chiến, lúc nào cũng hoạt động theo phương pháp dân chủ. Trong nội bộ đảng, các khuynh hướng
đối lập được tự do phát biểu, tự do tập hợp chung quanh một lập trường khác với lập trường của
ban lãnh đạo. Các nghị quyết quan trọng bao giờ cũng có đa số, thiểu số, ít khi có hiện tượng
đồng thanh. Trong nhiều vấn đề cốt tử, như quyết nghị khởi nghĩa, việc ký kết hiệp định Brest-
Litovsk, vấn đề nghiệp đoàn v.v... bao giờ cũng có hai, ba khuynh hướng đối lập nhau công khai.
Lenin và ban lãnh đạo đảng thường bị thiểu số.
Từ ngày Stalin thâu tóm chính quyền trong tay, hiện tượng nói trên chấm dứt. Từ ngày
ấy, chỉ còn một khuynh hướng: khuynh hướng của Stalin. Mọi khuynh hướng khác, dù tả, dù hữu,
đều bị coi là "phản động", "chống đảng" và bị đem ra xử lý. Những cuộc bỏ phiếu dân chủ không
còn nữa. Trăm người như một đều "đồng thanh" thi nhau ca ngợi "đường lối đúng đắn của đảng".
Rủi mà đảng sai lầm, mọi người lại "đồng thanh" tung hô "đảng đã sáng suốt phát hiện được
những sai lầm". Nói một cách khác, lúc nào đảng cũng đúng. Trong lúc ấy, nhân dân phải trả giá
đắt cho những đổ vỡ.
Thời Lenin, nguyên tắc "tập trung dân chủ" được áp dụng theo ý nghĩa đích thực của nó.
Đứng trước mỗi vấn đề quan trọng, đảng mở cuộc thảo luận dân chủ, mọi người tự do góp ý kiến
rồi bỏ phiếu. Nghị quyết của đa số được đem ra thi hành. Nhưng thiểu số vẫn có quyền bảo lưu ý
kiến để rồi có thể trở thành đa số, một khi thực tế chứng tỏ sự sai lầm của đa số. Nhờ sự thảo luận
và bỏ phiếu dân chủ, thiểu số có thể trở thành đa số. Đây là một nguyên tắc đã được áp dụng
trong hầu hết các tổ chức dân chủ của phong trào lao động.
Stalin và phái xta-lin-nít, với quan niệm độc tài đảng trị của họ, đã biến đổi một nguyên
tắc dân chủ thành một nguyên tắc phản dân chủ.
2. Chuyên chính vô sản:
Theo Lenin, chuyên chính là một khái niệm tạo ra phương tiện xóa bỏ bộ máy nhà nước
cũ, xây dựng nhà nước mới. Nó không áp dụng đối với đại đa số nhân dân mà chỉ áp dụng với
thiểu số chống lại cách mạng. Lenin coi đó là giai đoạn tạm thời, bắt buộc rất ngắn. Một khi nhà
nước mới được đặt trên nền móng vững chắc, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, tức khắc
nhà nước phải mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho sự tàn lụi (tiêu biến) của nó. Nhà nước phải
dần dần trao trả quyền hành cho xã hội công dân. Theo Lenin: "Phải làm sao cho một bà nội trợ,
ngoài việc trông nom gia đình, có thể có điều kiện cáng đáng công việc của xã hội".
Stalin đã thực hiện một chính sách hoàn toàn trái ngược. Đối với Stalin, chuyên chính
không thể rút ngắn mà phải kéo dài. Nó không những để xây dựng nền tảng chính quyền mới
trong thời kỳ cách mạng, nó còn có nhiệm vụ "xây dựng chủ nghĩa xã hội" bằng bạo lực trong
giai đoạn hòa bình. Mặc dù không tuyên bố chống lại khẩu hiệu "Nhà nước tàn lụi" của Lenin,
Stalin nêu ra khẩu hiệu "Càng tiến tới chủ nghĩa xã hội, càng phải gia tăng cuộc đấu tranh giai
1- Theo ông Trần Văn Ân: "64 người [trốt-kít], gồm những tinh hoa như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn
Chánh, Trần Văn Sĩ, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Nguyễn Văn Sô, Trần Văn Tiêu, Huỳnh Văn Soi, Nguyễn Văn Bạch,
đều bị bị chở đi Biên Hòa nhốt một đêm rồi đem ra sông Lòng Sông ở Phan Thiết thủ tiêu". (Coi "Chuyện trò với cụ
Trần Văn Ân" do Nguyễn Hoài Vân ghi lại, tạp chí "Thế kỷ 21" số 55, tháng 11-1993, trang 32).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 115
cấp ". Nói một cách khác: "Càng phải củng cố nhà nước, củng cố chuyên chính vô sản". Quan
niệm này dẫn đến chính sách "xây dựng chủ nghĩa xã hội" bằng phương pháp mệnh lệnh, hành
chánh, cưỡng bách như ta thấy ở Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc v.v... Nó tạo ra sự thờ ơ, nếu
không là đối kháng, của những người sản xuất. Nó làm cho thui chột những sáng kiến của quần
chúng.
3. Thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một xứ riêng biệt:
Thời Lenin, các chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự thắng lợi của cách mạng tháng
Mười Nga, đều ý thức rằng nước Nga là một xứ nông nghiệp chậm tiến, công nghiệp yếu kém,
giai cấp công nhân lao động và nông dân, thông qua đảng Cộng sản, có thể giành chính quyền.
Nhưng thực hiện chủ nghĩa xã hội lại là vấn đề khác. Với nền kinh tế thấp kém của mình, nước
Nga chỉ có thể tạo lập được một số những cơ sở tiền đề cho sự xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong
lúc chờ đợi những cuộc cách mạng thành công ở các nước tư bản kỹ nghệ tiền tiến. Lenin và ban
lãnh đạo đặt hi vọng vào những cuộc cách mạng ở châu Âu đang sôi nổi hồi đó. Đối với Lenin,
"chỉ một cuộc thành công thôi ở các xứ này" cũng đủ làm thay đổi tình hình. Nước Nga sẽ thoát
khỏi sự cô lập giữa thế giới tư bản và sẽ có được những viện trợ cần thiết để đứng vững. "Nước
Nga khởi đầu cách mạng, nước Đức tiếp theo, nước Pháp và nước Anh hoàn thành". Đó là triển
vọng của Lenin và ban lãnh đạo đảng Cộng sản Nga khi làm cách mạng tháng Mười.
Nhưng lịch sử lại oái oăm, một loạt các phong trào cách mạng ở châu Âu tiếp tục nhau
thất bại. Cách mạng Đức 1918, cách mạng Hung 1919 rồi tới lượt một số các nước tư bản khác.
Tiếp theo không những là thoái trào mà còn là thoái hóa của phong trào quần chúng ở Nga. Dưới
lá cờ bài trừ những người mà họ cho là "phản cách mạng", một đẳng cấp quan liêu xuất đầu lộ
diện, tập hợp nhau, nhảy ra sân khấu chính trị. Lợi dụng thời cơ, họ chiếm giữ những vị trí then
chốt của đảng và nhà nước, tôn Stalin lên làm lãnh tụ của họ. Năm 1924, Stalin đưa ra khẩu hiệu
"Thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội trong một nước". Một khẩu hiệu mà không một lãnh tụ
nào của đảng Cộng sản Liên Xô, kể cả Stalin, nghĩ tới, cho đến lúc đó. Dưới chiêu bài này, Stalin
và quan liêu đã phát động chính sách công hữu hóa và tập thể hóa toàn diện những phương tiện
sản xuất một cách đốt giai đoạn. Nó gây ra phản ứng bất bình của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là ở nông thôn. Nó làm giảm sút nghiêm trọng lực lượng sản xuất. Nhưng ngược lại, nó củng
cố thêm chính quyền độc tài của Stalin, đồng thời nó tăng gia quyền lực và quyền lợi của đám
quan liêu.
4. Sáng tác văn nghệ:
Cách mạng tháng Mười Nga, không những đặt ra mục tiêu giải phóng lực lượng sản xuất
mà nó còn nhắm sự giải phóng con người, giải phóng sự sáng tạo của con người, trong đó có sự
sáng tác tự do của nghệ thuật và văn nghệ. Người ta còn nhớ trong những năm đầu của cách
mạng, một bầu không khí hào hứng phấn khởi, tự do sáng tác diễn ra trên đất nước Nga. Mọi
trường phái, mọi khuynh hướng được tự do phát biểu. Chính trong giai đoạn này, đã xuất hiện
những nhà đạo diễn nổi tiếng như Eizenstein, những nhà thơ lỗi lạc như Mayakovsky, những văn
hào hiếm có như Maksim Gorky. Lenin tuy không chuyên môn về vấn đề nghệ thuật và văn nghệ,
nhưng ông công nhận sự tự do sáng tác. Ông có nêu ra quan niệm "đảng tính" của văn nghệ sĩ.
Nhưng quan niệm này chỉ áp dụng cho những ai là đảng viên, tự nguyện theo kỷ luật của đảng.
Trotsky có lập trường rộng rãi hơn Lenin. Theo ông, hết thảy mọi trường phái nghệ thuật
và văn nghệ đều được quyền tự do sáng tác, với điều kiện không chống đối cách mạng. Sau này,
trong bản tuyên ngôn "Vì một nền nghệ thuật cách mạng độc lập" ông viết với nhà văn hào siêu
thực André Breton, ông tự tay xóa bỏ điều kiện này. Theo Trotsky, "văn nghệ phải được trả lại
cho sự sáng tác của văn nghệ sĩ"1, vì cũng như khoa học, văn nghệ có những qui luật riêng của
nó.
1- Coi cuốn "Văn học và cách mạng" của Trotsky.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 116
Tóm lại, đối với những người mác-xít chân chính, nghệ thuật và văn nghệ là một sản
phẩm đặc thù, không thể đặt một giới hạn nào cho sự sáng tác của nó. Người trọng tài không phải
là đảng, dù là một đảng cách mạng. Người trọng tài là dư luận của quần chúng.
Thế nhưng, sau này, Stalin đã vin vào quan niệm "đảng tính" của Lenin, rồi ép buộc
những văn nghệ sĩ ngoài đảng cũng phải theo kỷ luật của đảng. Dưới thời Stalin, nghệ thuật và
văn nghệ bị nô lệ hóa. Thẩm mỹ và sáng tác bị đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của đảng. Nó
trở thành một phương tiện tuyên truyền chính trị cho đảng. Nhiều bức họa được vẽ như một bức
tranh cổ động. Nhiều văn phẩm của các nhà văn chỉ biết tô hồng chế độ, ca ngợi đảng, ca ngợi
lãnh tụ, thêu dệt những cảnh thiên đường "ngày mai ca hát". Stalin gọi đó là quan niệm "nghệ
thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa", được coi là con đường duy nhất. Trong lúc ấy, các khuynh
hướng khác của nghệ thuật và văn nghệ bị cấm đoán nghiêm ngặt. Với một quan niệm như thế,
nghệ thuật, văn nghệ bị khô héo, cằn cỗi vì không có đất sống.
5. Vấn đề hợp tác hóa và tập thể hóa ruộng đất:
Đối với những người mác-xít, vấn đề này được đặt ra như một phương tiện để tăng gia
sản xuất. Nhưng muốn xây dựng hợp tác xã hoặc tập thể hóa ruộng đất, phải có hai điều kiện: một
là sự tình nguyện và chấp thuận của nông dân; hai là sự tăng cường sản xuất của công nghiệp.
Nếu nông dân bị cưỡng bách, nếu công nghiệp chưa đủ sức tạo ra được hàng tiêu dùng và nông
cụ đáp ứng nhu cầu của nông dân, hợp tác hóa và tập thể hóa sẽ bị thất bại. Nông nghiệp và công
nghiệp là hai lưỡi cánh của một cái kéo. Hai bên phải phát triển đồng bộ. Bằng không, sự cách
biệt giữa hai cánh kéo sẽ mở rộng. Nông dân bất mãn sẽ phản đối bằng sự đình hãm sản xuất. Lực
lượng sản xuất nông nghiệp sẽ giảm sút. Vì vậy, Lenin và Trotsky đã áp dụng N.E.P. (Chính sách
Tân kinh tế), công nhận kinh tế thị trường ở nông thôn, khuyến khích sản xuất cá thể, trong lúc
chờ đợi sự tăng trưởng của kỹ nghệ.
Dưới chính quyền của Stalin, chính sách cưỡng bách hợp tác hóa và tập thể hóa trong
những năm 30 đã gây ra sự phản đối ngấm ngầm và công khai của nông dân. Vì thiếu dụng cụ và
hàng tiêu dùng, nông dân không thấy lợi ích gì để sản xuất. Họ từ chối không giao nộp sản phẩm
cho nhà nước. Họ đem trâu, bò, gà, lợn ra ăn thịt và đình hãm sản xuất. Phản ứng của Stalin là tổ
chức một cuộc đàn áp bằng bạo lực, diệt trừ những người đối lập. Kết quả, hàng vạn, hàng triệu
nông dân bị bỏ mạng trong cuộc khủng bố đẫm máu này. Nhưng vấn đề tăng gia sản xuất nông
nghiệp vẫn không được giải quyết và cho đến ngày nay vẫn chưa được giải quyết.
Đứng trước một kinh nghiệm đổ vỡ như vậy ở Liên Xô, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn
không rút ra được bài học nào cả. Hai mươi lăm năm sau, đảng vẫn đi theo con đường mòn của
Stalin. Trong những năm 1953-54 ở miền Bắc và 1975-76 ở miền Nam, đảng phát động phong
trào hợp tác hóa, tập thể hóa một cách cưỡng bức, vô nguyên tắc. Nông dân hai miền Nam Bắc đã
phải trả giá rất đắt cho chính sách phiêu lưu mạo hiểm này.
6. Vai trò của nông dân trong cách mạng:
Ở các xứ chậm tiến, nông dân là một lực lượng cách mạng. Không lôi kéo được nông
dân, cuộc cách mạng chống phong kiến không thể thành công. Nhưng không thể coi nông dân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng. Càng không thể coi là lực lượng cơ bản của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh dựa vào lực lượng nông dân giành được chính quyền.
Hai ông đề cao nông dân như một động lực cốt tử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm này dẫn đến tư tưởng cho rằng có thể tạo lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở một
nền kinh tế nông nghiệp và một nền văn minh nông nghiệp. Nó đã được nhà triết học Trần Đức
Thảo lý thuyết hóa trong cuốn "Triết lý đã đi đến đâu?" xuất bản ở Paris năm 1951. Theo tôi, đó
là một quan điểm ngược hẳn với các nguyên lý của học thuyết mác-xít. Không làm sáng tỏ điều
này, sẽ không phân biệt được sự khác nhau giữa chủ nghĩa xta-lin-nít, chủ nghĩa mao-ít và chủ
nghĩa mác-xít.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 117
Trên đây, tôi cố ráng viện dẫn một số luận điểm để chứng tỏ đảng Cộng sản Việt Nam đã
lạm dụng mấy chữ "chủ nghĩa mác-xít - lê-nin-nít". Thực ra, họ đã noi theo chủ nghĩa xta-lin-nít
và chủ nghĩa mao-ít trong những vấn đề căn bản. Tôi cũng cố ráng vạch ra một số sự kiện lịch sử
để dẫn chứng chế độ độc tài đảng trị do đâu mà phát sinh, để rồi mới có cơ sở tìm hiểu sự trở nên
của nó. Những sự kiện đã viện dẫn là những sự kiện thực tế. Vì nếu sự kiện mà trình bày sai thì
kết quả của sự suy luận không thể đúng.
Như tôi đã nói ở trên, chủ nghĩa xta-lin-nít và chủ nghĩa mao-ít có hai "mặt". Một mặt,
đem học thuyết mác-xít cổ điển ra tuyên truyền rộng rãi trong quảng đại quần chúng. Một mặt,
sửa đổi, một cách giấu giếm, nhiều nguyên tắc chủ yếu của học thuyết này. Sự lẫn lộn đó khiến
mỗi người rút ra tư tưởng hợp với mình. Bọn quan liêu thì dựa vào những điều đã sửa đổi vì nó
thích hợp với sự bảo vệ quyền lợi của họ. Những người cộng sản cách mạng thì tìm ở đó những
tư tưởng của Marx, Lenin làm "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng của mình.
Trong hàng chục năm, mặc dầu những sự sửa đổi, mặc dầu sự bành trướng của quan liêu,
nhiều đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có đảng Cộng sản Việt Nam, đã khơi dậy và lãnh đạo
phong trào đấu tranh đòi độc lập, chống thực dân, đế quốc. Sau cuộc Thế chiến thứ hai, "ba dòng
thác cách mạng" là có thực, không phải là điều bịa đặt của các đảng Cộng sản. Dòng thác đấu
tranh đòi độc lập của các xứ bị trị, dòng thác giành chính quyền của các đảng Cộng sản, lật đổ
chế độ tư bản trong nước, dòng thác cao trào đấu tranh của công nhân, lao động trong các xứ đại
tư bản. Stalin và Liên Xô đã dựa vào ba dòng thác này, không phải để tìm cách làm lan rộng cách
mạng ra các xứ tư bản phát triển ở châu Âu, như đã ghi trong chương trình của đảng Cộng sản
Liên Xô năm 1917, mà là để mở rộng thêm ảnh hưởng và bờ cõi quốc gia của Liên Xô. Stalin đã
ký kết với hai cường quốc Anh, Mỹ hiệp ước Yalta, Potsdam, Téhéran, chia sẻ các vùng ảnh
hưởng trên thế giới. Anh, Mỹ nhượng cho Liên Xô kiểm soát các nước ở vùng Đông Âu. Liên Xô
nhượng cho Anh, Mỹ rảnh tay chế ngự các phong trào quần chúng đang sôi sục ở các nước tư bản
phát triển ở châu Âu.
Về phần các đảng Cộng sản các nước, dựa vào cao trào quần chúng và hào quang thắng
trận của Liên Xô, họ củng cố lực lượng, trở nên những đảng lớn mạnh. Chiếu theo tinh thần của
các hiệp ước nói trên (Stalin ký kết với các nước Anh, Mỹ), các đảng Cộng sản ở châu Âu (như
Pháp, Ý, Hy Lạp...), mặc dầu có đủ lực lượng nhưng không chủ trương lật đổ chế độ tư bản giành
lấy chính quyền. Họ chỉ nhắm mục tiêu đấu tranh nghị trường. Có đảng - như hai đảng Pháp, Ý -
đã tham gia chính phủ tư bản1. Chính sách chủ yếu là gây lực lượng, "làm áp lực" đối với chính
phủ mình để phụng sự cho chính sách ngoại giao của Liên Xô.
Các đảng Cộng sản châu Á có một vị trí hơi khác. Ví dụ như đảng Cộng sản Việt Nam và
Trung Quốc. Hai đảng này vừa phải ủng hộ chính sách ngoại giao của Stalin đối với các chính
quyền tư bản, vừa phải có một chính sách thích hợp với cuộc cách mạng quần chúng đang bùng
nổ trong xứ họ. Buổi đầu, họ tìm cách dung hòa hai quyền lợi: quyền lợi của Stalin và quốc gia
Liên Xô và quyền lợi quốc gia của các nước Việt Nam, Trung Quốc. Cuối cùng, Mao Trạch Đông
rời bỏ con đường phụng sự cho chính sách của Stalin. Bây giờ, ai cũng biết việc Mao lên nắm
chính quyền ở Trung Quốc là một hành động chống lại đường lối của Stalin và Liên Xô. Trường
hợp Hồ Chí Minh hơi khác, Hồ Chí Minh phải khôn khéo lắm mới thực hiện chính sách vừa
phụng sự cho đường lối của Liên Xô và Stalin, vừa tiếp tục được cuộc kháng chiến chống hai
nước tư bản Pháp, Mỹ và rốt cục giành được chính quyền.
Áp dụng khẩu hiệu "Thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội trong một nước riêng biệt",
Stalin buộc các đảng Cộng sản các nước khác phải gác bỏ quyền lợi quốc gia của mình, phụng sự
cho sự "xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô". Trớ trêu thay, nhiều đảng Cộng sản cũng bắt
chước Stalin, đổi chủ nghĩa cộng sản quốc tế thành chủ nghĩa cộng sản quốc gia. Do đó, đã xảy ra
cuộc xung đột giữa Tito (Nam Tư) và Stalin (Liên Xô), giữa Mao và Khrushchev, giữa Polpot
(Campuchia) và Việt Nam. Thậm chí đã xảy ra những cuộc bắn giết tương tàn ở biên giới, giữa
quân đội Việt Nam và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Liên Xô, chưa kể sự xâm nhập quân đội
1- Sau này bị loại ra khỏi chính phủ.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 118
của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam, gây ra biết bao thảm họa cửa nát nhà tan, không khác chi
một cuộc xâm nhập của đế quốc tư bản. Những cuộc cấu xé đó báo hiệu sự tan vỡ của khối các
nước "xã hội chủ nghĩa hiện thực"! Một bài học cần được nêu ra: chủ nghĩa xta-lin-nít càng bành
trướng, càng chứa chất những ngòi nổ phá hoại nó! Chủ nghĩa cộng sản quốc tế, khi trở thành
cộng sản quốc gia, sẽ mang tính phản động.
Cách đây chưa lâu, đứng trước thắng lợi của Stalin, trước hiện tượng Liên Xô ngày càng
bành trướng và nhiều đảng Cộng sản các nước giành được chính quyền, nhiều người đi đến kết
luận chế độ độc tài đảng trị của quan liêu ở Liên Xô sẽ lan tràn và thành công trên khắp thế giới.
Người ta nói đó là một hiện tượng mới mẻ của lịch sử. Quan liêu sẽ thôi không còn là một đẳng
cấp ăn bám và nấp bóng giai cấp lao động nữa. Nó trở thành một giai cấp mới, có vai trò độc lập
với giai cấp lao động và độc lập với giai cấp tư sản. Thông qua các đảng Cộng sản xta-lin-nít,
quan liêu ở mỗi nước sẽ giành được chính quyền theo kiểu Stalin ở Liên Xô.
Riêng chúng tôi, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng quan liêu có thể bành trướng mãi để
trở nên một lực lượng quốc tế, đối đầu với giai cấp tư bản. Mỗi bước bành trướng, chế độ quan
liêu mang theo trong lòng nó những mâu thuẫn nghiêm trọng, khiến nó không thể đứng vững lâu
dài. Cách đây 50 năm, năm 1936, trong cuốn "Cuộc cách mạng bị phản bội", Leon Trotsky đã lên
án độc tài đảng trị ở Liên Xô và báo hiệu sự sụp đổ của nó. Ông đưa ra ba giả thuyết. Một là giai
cấp công nhân Liên Xô nổi dậy, lật đổ quan liêu, lập lại nền dân chủ Xô-viết mà Stalin đã xóa bỏ.
Hai là, một đảng tư sản đứng ra lật đổ chính quyền quan liêu. Ở trường hợp này, đại bộ phận quan
liêu sẵn sàng tình nguyện nhập hóa với giai cấp tư sản. Ba là, do các mâu thuẫn xã hội và do các
mâu thuẫn bản thân, quan liêu sẽ tranh giành nội bộ, loại bỏ lẫn nhau. Họ tự chuyển hóa, sát nhập
với giai cấp tư sản. Trường hợp hai và ba giống nhau ở chỗ quan liêu trở thành giai cấp tư sản1.
Thực tế cho thấy giai cấp công nhân Liên Xô không đủ lực lượng nổi dậy, bởi vì trong
hơn 70 năm, chế độ quan liêu đã làm phân vụn (atomisé) lực lượng và ý thức đấu tranh của họ.
Giai cấp tư sản, sau ba thế hệ bị thủ tiêu, chưa có điều kiện nổi dậy. Kết cục, chỉ còn quan liêu
nắm giữ vai trò chủ động. Giả thuyết thứ ba của Trotsky đã trở thành hiện thực!
Sự sụp đổ của Liên Xô và các xứ Đông Âu không những là sự sụp đổ thượng tầng kiến
trúc. Nó còn kéo theo sự sụp đổ của hạ tầng cơ sở. Điều này, Trotsky cũng đã dự kiến trong cuốn
"Cuộc cách mạng bị phản bội" của ông. Sự bành trướng của quan liêu, chính sách độc tài của họ
trong sự quản lý đã khiến nền kinh tế bị tê liệt, không phát triển được. Năng suất lao động mỗi
ngày một thua kém các nước tư bản. Đã từ lâu, trong lòng chế độ, phát sinh những triệu chứng
chuyển hóa của quan liêu sát nhập với giai cấp tư sản. Xét cho cùng, đó là quá trình tốt nhất cho
sự bảo vệ quyền lợi và quyền lực của quan liêu. Riêng giai cấp công nhân và nhân dân Nga chưa
thấy một dấu hiệu gì thay đổi khả quan trong đời sống của họ. Trái lại, chính sách "tư hữu hóa"
của chính quyền mới đang làm nảy sinh những mâu thuẫn mới: nạn thất nghiệp tràn lan, nạn phá
giá tiền tệ, sự giảm sút lực mua của dân chúng, nạn mafia, nạn tham nhũng mới... Về phương diện
dân chủ, buổi đầu có một vài biện pháp lành mạnh như tự do báo chí, tự do lập đảng, tự do lập hội
v.v... Nhưng sau những biến động xảy ra gần đây, chính phủ bắt đầu thi hành chính sách thắt chặt
và dần dần trở lại những lề thói của chế độ xta-lin-nít cũ: thông tin độc chiều, hạn chế và cấm
đoán tự do trên báo chí và trong các lãnh vực truyền thông đại chúng. Người ta làm những việc
đó, viện cớ vì phe đối lập đã dùng bạo lực chiếm giữ "Nhà Trắng", tấn công trụ sở truyền thanh,
truyền hình, nhưng thực ra, bằng sự giải tán Quốc hội, chính quyền đã gài bẫy đưa đối lập vào lối
bí, khiến họ không còn cách nào khác để phản đối ngoài hành động cực đoan, bạo lực! Chính
quyền nhân cớ đó, đã giải tán các Hội đồng Dân cử ở các địa phương, đồng thời thi hành chính
sách thu hẹp dân chủ. Chính quyền hiện nay ở Nga là một chính quyền dựa trên lực lượng công
an và mafia, đằng sau là một bọn tài phiệt thi nhau rút rỉa công quĩ của nhà nước và tiền bạc của
các xí nghiệp được tư hữu hóa.
Về phương diện đời sống của dân chúng, đây là một bước lùi rõ rệt. Càng ngày, càng
đông dân chúng tỏ ý luyến tiếc chế độ cũ mà họ đã ruồng bỏ.
1- Coi cuốn "Cuộc cách mạng bị phản bội", "Tủ sách Nghiên cứu" ở Paris phát hành năm 1994.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 119
Dầu sao, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu không phải là một điều đáng tiếc
vì nó phá bỏ một cách vĩnh viễn chủ nghĩa xta-lin-nít và chế độ xta-lin-nít. Nó mở ra một giai
đoạn thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng đòi đa nguyên, dân chủ. Sở dĩ nền dân chủ
Nga còn bấp bênh, chưa có gì bảo đảm khả năng tiếp diễn lâu dài, bởi một lẽ giản dị: sự thay đổi
chế độ không kèm theo một sự thay đổi về nhân sự trong giới cầm quyền. Tối đại đa số giới này
đều là những người đã từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền cũ. Người ta rất
khó tưởng tượng, cũng những con người ấy, xưa kia là quan liêu, phản động trong chính quyền
cũ, nay đứng trong chính quyền mới lại là dân chủ và tiến bộ! Trong những biến động xảy ra ở
Moscow tháng Mười vừa qua, đại đa số nhân dân Nga đã tỏ thái độ thờ ơ trước xung đột bắn giết
giữa hai phe Yeltsin và Rutskoi. Họ coi đó là một cuộc tranh giành quyền lợi, xâu xé lẫn nhau
giữa hai phe phái quan liêu, không dính líu gì đến họ!
Ở các nước Đông Âu, quá trình biến đổi ít có những nét tiêu cực như ở Nga. Nhưng đại
cương, việc áp dụng một cách vội vã và áp đặt nền kinh tế thị trường tự do đã gây ra sự phản
kháng của dân chúng bằng những lời phê bình công khai hay bằng những lá phiếu. Ở Ba Lan
chẳng hạn, trong cuộc bầu cử vừa qua, dân chúng đã bỏ phiếu cho hai đảng cựu cộng sản. Hiện
tượng này có thể lan ra các xứ khác trong vùng. Điều đó chứng tỏ chính sách kinh tế thị trường
tràn lan, buông thả, vô nguyên tắc, chính sách bãi bỏ công bằng xã hội, bãi bỏ những bảo đảm về
xã hội v.v... là chính sách đi ngược lại nguyện vọng của quần chúng. Khẩu hiệu "Nhịn ăn để xây
dựng một ngày mai ca hát" đã hết rồi! Không ai có thể làm cho nó sống lại.
Dầu muốn hay không, những gì đã xảy ra ở Nga và các xứ Đông Âu sẽ gây tác động
không nhỏ ở Việt Nam. Sự biến đổi tốt hay xấu ở các nước này sẽ có thể làm tiến nhanh hay tiến
chậm quá trình biến đổi ở nước ta.
Một câu hỏi được đặt ra: chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam có bị sụp đổ hay không, mau
hay chậm, và theo hình thức nào? Nó có giống sự sụp đổ ở Liên Xô và các xứ Đông Âu hay
không?
Đối với chúng tôi, sự sụp đổ là chắc chắn. Vấn đề chỉ là thời gian. Ở đây, chúng ta phải
công nhận những diễn biến hiện nay của tình hình Việt Nam và tình hình thế giới, những sự việc
xảy ra gần đây ở Nga và các xứ Đông Âu, tất cả những yếu tố đó sẽ làm lùi sự sụp đổ của chế độ
Việt Nam. Một điều khác nữa cũng quan trọng chẳng kém: mặc dù chế độ Việt Nam và Liên Xô
(cũ) có nhiều nét giống nhau, nhưng điều kiện lịch sử tạo ra nó lại khác. Ở Liên Xô, chế độ độc
tài đảng trị xuất phát và bành trướng từ hậu quả một cuộc phản cách mạng, trong những điều kiện
của một thoái trào quần chúng. Ở Việt Nam, nó nảy sinh và hình thành trên cơ sở một xứ phong
kiến hậu tiến, nhưng trong điều kiện những cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân và tiếp sau
đó là một cuộc kháng chiến trường kỳ. Khác với đảng Cộng sản Liên Xô, bao gồm tuyệt đại đa số
thành phần quan liêu, đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm vừa có những phần tử quan liêu, lại vừa
có những đảng viên có tư tưởng cách mạng chân thật. Bắt đầu từ năm 1975, khi đảng trở nên một
đảng cầm quyền trên toàn quốc, trong vòng 18 năm, số đảng viên quan liêu tăng lên nhanh chóng,
một phần do những phần tử cơ hội gia nhập, một phần do số đảng viên trở nên thoái hóa. Nhưng
số đảng viên vào đảng với tinh thần cách mạng vẫn còn nhiều. Do sự khác biệt đó với Liên Xô, sự
sụp đổ của chế độ Việt Nam không mau chóng như Liên Xô và có thể mang hình thức khác với
Liên Xô.
Khi nói sự sụp đổ của chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam là chắc chắn, chúng tôi nghĩ
rằng chính sách "đổi mới" của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị thất bại. Kinh nghiệm đã cho thấy
một chế độ độc tài không có khả năng tự cải đổi. Vì mỗi bước cải đổi lại tạo ra những điều kiện
gây ra sự thất bại hay tiêu vong của nó.
Hai lần, những người cầm đầu Liên Xô đã muốn cải đổi. Lần thứ nhất là vào năm 1956
với Khrushchev, cải đổi đã kết thúc bằng chế độ "ngừng đọng" (stagnation) của Brezhnev! Lần
thứ hai, năm 1986, với Gorbachev, cải đổi trong năm năm, đã đi đến sự sụp đổ của chế độ và sự
tan rã của Liên bang.
Ở Việt Nam hiện nay, đảng Cộng sản đang ca ngợi chính sách "đổi mới" của họ. Nào là
sự đình chỉ lạm phát, ổn định giá cả. Nào là sự tràn ngập của những mặt hàng tiêu dùng. Nào là
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 120
sự tăng cường sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Nào là sự bán buôn sầm uất ở các đô thị,
khác với thời kỳ xơ cứng của nền kinh tế chỉ huy nhà nước. Những điều nói trên không sai, và lần
đầu tiên người ta thấy đảng nói sự thực. Nhưng đảng đã "quên" không nói những kết quả tiêu cực
của chính sách "đổi mới". Nó không những không giải quyết một số mâu thuẫn cơ bản cũ, mà còn
tạo ra những mâu thuẫn mới... Điều đáng chú ý trước nhất là sự xuống cấp ghê gớm của ngành
giáo dục và y tế. Vì thiếu sự cấp đỡ của nhà nước, chỉ một vài năm nữa, nếu không có sửa đổi, sự
xuống cấp sẽ gây ra những thảm họa mà chưa ai có thể đo lường hết được. Ở các đô thị có sự sầm
uất, nhưng sự sầm uất này chỉ là giả tạo. Hàng hóa đầy rẫy nhưng dân chúng không có tiền mua.
Và hàng hóa lại toàn là những hàng hóa ngoại quốc nhập cảng, trong lúc hàng nội địa không cạnh
tranh nổi. Công nghiệp trong nước sẽ không có điều kiện phát triển. Chẳng chóng thì chày, sản
xuất sẽ tập trung tay tư bản ngoại quốc. Việt Nam sẽ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho ngoại
quốc.
Ngoài những kết quả tiêu cực đó, kinh tế thị trường tự do áp dụng theo đường lối hiện
nay của đảng còn tạo ra những mâu thuẫn mới, như đã xảy ra ở Nga và các xứ Đông Âu.
Từ cực nọ nhảy qua cực kia, chính sách kinh tế của đảng biểu lộ một tinh thần dao động.
Trước đây, cái gì cũng tập trung trong tay nhà nước. Ngày nay, với kinh tế thị trường, cái gì cũng
"tư nhân hóa", kể cả y tế, giáo dục và các ngành quan trọng mà ngày nay, trong nhiều nước tư
bản, nhà nước của họ có nhiệm vụ phải đứng ra nắm giữ.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trong khung cảnh một nền kinh tế thế giới đã quốc tế
hóa, kinh tế thị trường là tất yếu. Nhưng nhà nước phải giữ vai trò điều động, điều chỉnh, điều
hướng, nhà nước phải dân chủ hóa. Các cơ quan nhà nước phải được đặt dưới quyền phê bình và
kiểm soát của quần chúng, thông qua tự do báo chí, tự do ngôn luận và thông qua các Hội đồng
Dân cử. Kinh tế thị trường áp dụng tràn lan, hỗn độn, vô nguyên tắc, sẽ chỉ đi tới thất bại. Đảng
nói đảng thi hành chính sách "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nói thế cho
vui tai và để trấn an những đảng viên còn tin tưởng. Sự thực, ban lãnh đạo thừa biết trong điều
kiện hiện nay của Việt Nam, đã đi vào quỹ đạo kinh tế thị trường, chóng chày nền kinh tế đó sẽ
trở thành nền kinh tế tư bản. Bằng chứng là nhiều lãnh tụ, nhiều cán bộ cao cấp đã xuất vốn đầu
tư vào các xí nghiệp sản xuất hay thương mại, dịch vụ. Các ông này đã nghiêm nhiên trở thành
những "tư bản đỏ"1.
Việt Nam đang tiến đến một chế độ về mặt kinh tế thì tư sản, về mặt chính quyền thì độc
tài đảng trị. Nó giống mô hình một số nước ở Nam Mỹ. Nó sẽ không còn một chút gì có thể gọi là
chủ nghĩa xã hội. Đứng trước những diễn biến của tình hình, mặc dù chưa có những nét khả quan
như chúng ta muốn, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc quan khi nhìn về tương lai.
Để tạo điều kiện cho sự sụp đổ của chế độ, Việt kiều chúng ta ở hải ngoại, mỗi người,
mỗi đoàn thể, mỗi nhóm chính trị, mỗi tờ báo, mặc dù quan điểm khác nhau, có thể nhắm một
mục tiêu chung: đấu tranh củng cố cho phong trào dân chủ đa nguyên, đa đảng. Mỗi người, mỗi
đoàn thể, mỗi nhóm chính trị, mỗi tờ báo, ở mỗi góc độ khác nhau, có thể góp phần vào công
cuộc tranh đấu chung.
Cuộc tranh đấu chỉ mới bắt đầu. Nó sẽ tiến tới kết quả toàn thắng của các lực lượng dân
chủ đa nguyên.
1- Hiện tượng không có ở thời kỳ những năm 20, trong khi đảng Cộng sản Liên Xô thi hành chính sách Tân kinh tế
(N.E.P.).
121
Cái chết của nhà ái quốc
Tạ Thu Thâu
(Hoàng Nguyễn)
Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng có tầm cỡ lớn ở Việt Nam vào
đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và
trưởng thành ở miền Bắc "xã hội chủ nghĩa". Sử đảng1 và các văn kiện chính thức của đảng Cộng
sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi
tệ, như "tay sai cho đế quốc Pháp", "mật thám cho phát-xít Nhật"...
Vậy, sẽ không vô ích nếu chúng ta điểm qua đôi nét về cuộc đời sáng lạn và cái chết bi
thảm của một nhà cách mạng ưu tú, đã từng được "Ủy ban nước Pháp của kiều dân, nước Pháp
của tự do" (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn để đăng ảnh và tiểu sử trên một bức
tường lớn trong một cuộc triển lãm long trọng ở "Vòm trời hữu nghị" (Arche De La Fraternité) tại
khu La Défense (Paris) nhân kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng Pháp vào năm 19892.
Tiểu sử giản yếu của Tạ Thu Thâu.
Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu sinh ngày 5-5-1906 tại Tân Bình (Long Xuyên), là con thứ
tư trong một gia đình đông con và nghèo khó. Từ năm 11 tuổi, sau khi thân mẫu qua đời, ông vừa
học vừa phụ việc cho cha để nuôi sáu miệng ăn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tạ Thu Thâu dạy
học ở Sài Gòn và tham gia những tổ, nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng Annam Trẻ
(Jeune Annam) do ông và các bạn hữu thành lập tháng 8-1925, sau này bị chính phủ thực dân giải
tán. Tạ Thu Thâu coi giai đoạn này trong đời ông là "giấc mộng liều mạng của tuổi trẻ".
Năm 1926, Tạ Thu Thâu tổ chức và tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ
Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi mới 21 tuổi, theo
học ban Khoa học (Đại học Paris), ông gia nhập đảng Việt Nam Độc lập (P.A.I.) của nhà yêu
nước Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế
Truyền về nước. Năm 1929, sau một thời gian hoạt động tích cực chống thực dân trên lập trường
một người quốc gia, ông tiếp xúc với Tả đối lập Pháp và được Alfred Rosmer - một người bạn,
người đồng chí của Trotsky - giới thiệu vào tổ chức này. Từ đó trở đi, Tạ Thu Thâu trở thành lãnh
tụ trốt-kít Việt Nam đầu tiên, cùng các đồng chí của ông là Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh
v.v...
Ngày 20-5-1930, Tạ Thu Thâu cùng một số kiều dân Việt ở Pháp tổ chức cuộc biểu tình
trước Điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp), phản đối việc thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt
Nam Quốc dân đảng ở Yên Bái. Sau đó, ông bị bắt cùng 18 Việt kiều khác và bị trục xuất về Việt
Nam vào cuối tháng 5-1930.
Trong vòng 15 năm kể từ khi về nước đến khi bị ám hại vào năm 1945, Tạ Thu Thâu là
một lãnh tụ ái quốc lừng danh ở Việt Nam. Là người tổ chức và lãnh đạo phong trào Tả đối lập
trốt-kít, sau đổi thành Đông Dương Cộng sản đảng3, ông hoạt động cách mạng bằng mọi phương
tiện như xuất bản tờ "Vô sản" (tháng 5-1932), làm báo Pháp ngữ "La Lutte" (Tranh đấu; tháng 4-
 Đăng trên "Tia sáng" (Đức) số 39.
1- Tức "Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam", xuất bản lần đầu năm 1946, cuốn sách "gối đầu giường", "cẩm nang" của
mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam.
2- Cũng trong năm 1989, hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp và thế giới đã đồng ký tên trong một bản kêu gọi phục hồi
danh dự và nhân phẩm cho Tạ Thu Thâu và các đồng chí của ông như Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn
Phương...
3- Xin đừng nhầm với đảng Cộng sản Đông Dương của Hồ Chí Minh.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 122
1933), ứng cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn (tháng 5-1933, tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ
(tháng 4- 1938)... Từ năm 1932 đến 1940, Tạ Thu Thâu bị bắt 6 lần và bị kết án 5 lần, tổng cộng
13 năm tù và 10 năm biệt xứ.
Cuối năm 1944, sau khi được phóng thích từ Côn Đảo, ông dự định thành lập đảng Xã
hội Thợ thuyền. Ý định ấy đã không thành: đầu tháng 9-1945, trên đường trở về Nam sau khi đã
bắt liên lạc với một số đồng chí ở Bắc Bộ nhằm xuất bản tờ "Chiến đấu" (cơ quan ngôn luận của
đảng Xã hội Thợ thuyền miền Bắc), Tạ Thu Thâu bị Việt Minh đón đường và sát hại trên một
cánh đồng dương liễu bên bờ biển Mỹ Khê (tỉnh Quảng Ngãi) khi mới 39 tuổi.
Chẳng những là một nhà cách mạng kiên cường, Tạ Thu Thâu còn là một cây bút sắc bén
(ông có tài viết Việt văn cũng như Pháp văn), một diễn giả xuất sắc, một trí thức có uy tín, tính
tình ôn hòa, nhã nhặn. Những người từng biết ông, sau này đều nhắc đến ông với lời lẽ kính
trọng. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở gần chợ Bến Thành, Sài Gòn; 10 năm sau ngày
"giải phóng miền Nam", con đường ấy mới bị đổi tên.
Ai là người đã ra lệnh ám sát Tạ Thu Thâu?
Có thể không bao giờ chúng ta có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này. Một chỉ thị như
thế, dù có tồn tại trên văn bản, chắc chắn cũng đã bị thiêu hủy. Trên phương diện này, "người anh
lớn" Liên Xô đã đặt ra một tiền lệ đáng "noi theo" cho tất cả các "chư hầu" khác trong khối "xã
hội chủ nghĩa": ngay từ năm 1920 (tức là khi Lenin còn sống và còn tỉnh táo), đã có một chỉ thị
được chuẩn y nhằm cấm ngặt việc "đưa những nghị quyết trong các vấn đề quan trọng nhất của
Bộ Chính trị vào biên bản chính thức [của các phiên họp Bộ Chính trị]". Trong những năm về
sau, đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Liên Xô đã đưa ra hàng loạt chỉ thị, nghị quyết để "mật hóa"
hoặc dấu tịt bằng chứng về những tội lỗi tầy trời của họ trước giới sử học và trước hậu thế1.
Nên nhớ rằng đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra quyết định trên vào năm 1920, tức là khi
nước Nga - Xô-viết đã thoát khỏi tình thế hiểm nghèo do cuộc can thiệp của các nước "tư bản" và
sự chống đối của các lực lượng Bạch vệ trong nước gây ra. Ở Việt Nam, vào nửa cuối năm 1945,
khi chính quyền Việt Minh còn đang trong cảnh "trứng nước" và khi những người trốt-kít yêu
nước bị coi là "tay sai đế quốc", "tay sai cho phát-xít quốc tế"..., phải "triệt ngay" và "trừng trị
đích đáng", thì quyết định ám sát Tạ Thu Thâu và các lãnh tụ trốt-kít khác hẳn phải được coi là
một "nghị quyết quan trọng" và đáng để "mật hóa" trước hậu thế. Mà cách "mật hóa" hữu hiệu
nhất, là phi tang, là xóa bỏ mọi chứng từ giấy tờ, là thủ tiêu mọi nhân chứng, thậm chí thủ phạm,
trong chừng mực có thể.
Phục hồi lịch sử sau ngần ấy năm, nhất là lịch sử của một thời kỳ vô cùng rối rắm và
phức tạp như những năm 1945-1946, không phải là chuyện dễ. Nhiều khi, chúng ta chỉ có thể dựa
vào những nguồn tin "truyền khẩu" theo lời thuật lại của dân chúng. Những "nhân chứng" thời
ấy, nếu có, giờ đây cũng đều trên ngưỡng "thất thập". Họ có thể nhớ lại và thuật lại một cách
chính xác những gì đã xảy ra không? Dưới tác động và ảnh hưởng của tình hình chính trị ở Việt
Nam, những thông tin họ đưa ra có thể coi là xác tín đến mức nào? Đó là những câu hỏi và những
nghi ngờ thường lệ mà chúng ta phải đặt ra trước vấn đề cái chết của Tạ Thu Thâu, cũng như bất
cứ một "nghi án" lịch sử nào, được coi là "vết trắng" trong lịch sử Việt Nam cận đại và đương
đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các văn kiện chính thức, đều cho rằng việc triệt hạ các
chiến sĩ yêu nước trốt-kít là một "thắng lợi lớn" của đảng. Nhưng, trong khi không tiếc lời xuyên
tạc và phỉ báng hoạt động ái quốc của các tổ chức trốt-kít, dường như không bao giờ họ đả động
đến việc "thắng lợi lớn" ấy đã được thực hiện trong thực tế như thế nào. Một bài báo mang tính
tổng kết những "thắng lợi oanh liệt" trong năm 1945 của đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đàn
áp và tiêu diệt các tổ chức trốt-kít, cũng chỉ nói rất chung chung: "Báo chí của ta đã nghiêm khắc
lên án bọn trốt-kít. Nhân dân ta đã vạch trần bộ mặt phản động của chúng, chính quyền nhân dân
1- Về vấn đề này, có thể tham khảo hai cuốn sách của nhà văn, nhà nghiên cứu sử học người Nga Edvard Radzinsky:
"Nga hoàng cuối cùng (Cuộc sống và cái chết của Nicholas Đệ nhị)" và "Stalin".
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 123
đã trừng trị đích đáng bọn trốt-kít... Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã cuốn đi số lớn phần tử
trốt-kít thối nát"1. Không hề có một chữ về những chủ nhân của "thắng lợi oanh liệt" đó!
Lần theo dấu sự thật, sử gia Daniel Hémery, một cựu đảng viên cộng sản Pháp, là người
có những cố gắng lớn trong việc tái tạo sự thật về cái chết của Tạ Thu Thâu và các đồng chí của
ông. Là một nhà nghiên cứu sử chuyên về đề tài Việt Nam, ông đã viết rất nhiều sách vở về lịch
sử Việt Nam; luận án tiến sĩ của ông cũng luận bàn về Tạ Thu Thâu và nhóm trốt-kít ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do gặp nhiều trở ngại về tư liệu và bằng chứng cụ thể (nhất là sự giấu giếm của đảng
Cộng sản Việt Nam), trong những năm của thập kỷ 70, ông mới có thể đưa ra các "giả thuyết" và
suy luận xem "giả thuyết" nào hợp lý hơn cả.
Trong số các tư liệu Việt ngữ, phải đặc biệt nhấn mạnh những tìm tòi của Nhóm trốt-kít
Việt Nam tại Pháp, dựa trên các sự kiện mới, các văn bản mới được phanh phui, "bạch hóa", dựa
trên lời thuật lại của một số người trốt-kít cựu trào còn sống sót. Những tìm tòi ấy được ông
Hoàng Khoa Khôi, người đứng đầu Nhóm, tổng kết lại trong bài viết "Ai đã ám sát Tạ Thu Thâu
và những người trốt-kít Việt Nam?", đăng trên "Hồ sơ số 1 về phong trào Đệ tứ Việt Nam"2.
Trong bài viết này, ông Hoàng Khoa Khôi đã lần lượt điểm qua ba "giả thuyết" của sử gia
Daniel Hémery về người chủ mưu ám sát Tạ Thu Thâu:
1. Tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân đội miền Nam,
2. Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai, hai lãnh tụ công khai của đảng Cộng sản Việt
Nam ở Sài Gòn, đồng thời là những người xta-lin-nít khét tiếng3,
3. Chính ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của đảng4.
Với những lập luận, bằng cớ sắc sảo và đầy tính thuyết phục, tác giả bài viết loại trừ hai
khả năng đầu và thiên về khả năng thứ ba vì theo ông, chính ông Hồ Chí Minh là "người cha tinh
thần" của tất cả những cuộc thanh trừng, khủng bố các tổ chức trốt-kít Việt Nam, kể từ khi ông
còn lưu lạc ở nước ngoài và hoạt động dưới sự điều khiển của Đệ tam Quốc tế. Chúng ta cũng
được biết rằng sáu năm trước khi Việt Minh tổ chức vụ đại thảm sát toàn bộ các chiến sĩ trốt-kít
yêu nước, sáu năm trước khi bài "Phải triệt ngay bọn trốt-kít!"5 được đưa ra chính thức trên tờ
"Cờ giải phóng" của đảng Cộng sản Việt Nam như một lời hô hào chém giết khát máu, thì ông
Hồ Chí Minh, ở nước ngoài, đã dùng những lời lẽ hết sức thô bạo và kích động để kêu gọi "tiêu
diệt" những người trốt-kít, "tay sai của phát-xít", "bất lương", "chó săn", "bán rẻ tổ quốc"...
Như thế, ông Hồ Chí Minh và những người nối nghiệp ông sẽ phải trả lời ra sao khi trong
một cuộc hội kiến diễn ra vào năm 19466 với nhà văn Pháp Daniel Guérin, người bạn và đồng chí
cũ của Tạ Thu Thâu trong Tả đối lập Pháp, ông đã tuyên bố: "Tạ Thu Thâu là người yêu nước
tầm cỡ lớn. Tôi khóc cái chết của ông ấy" (Ta Thu Thau était un grand patriote, nous le
pleurons!)? Nhưng ngay sau đó, ông Hồ Chí Minh đã bồi thêm: "Nhưng tất cả những ai không đi
theo đường lối do tôi vạch ra sẽ đều bị bẻ gẫy"7.
1- "Nhìn lại chặng đường đấu tranh của đảng chống bọn trốt-kít phản động" - Thế Tập ("Tạp chí Cộng sản" số 2-
1983).
2- "Tủ sách Nghiên cứu" (Paris) ấn hành năm 1993.
3- Ông Trần Văn Ân, một nhà cách mạng quốc gia lão thành, cũng cho rằng "Trần Văn Giàu là chánh phạm" trong vụ
ám hại Tạ Thu Thâu. Xin xem bài "Nói chuyện với cụ Trần Văn Ân mùa xuân 1993", bác sĩ Nguyễn Hoài Vân ghi lại,
tạp chí "Thế kỷ 21" số 55, tháng 11-1993). Ngoài ra, trong cuốn "Bồ tát Huỳnh Phú Sổ & Phật giáo thời đại" (Viện Tư
tưởng Việt Phật ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1995), tác giả Lê Hiếu Liêm cũng có ý kiến như trên (trang 77).
4- Trong hồi ký chính trị "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" (Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1993), tướng Hoành
Linh Đỗ Mậu cũng cho rằng "lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế, ông Tạ Thu Thâu, bị Hồ Chí Minh âm mưu sắp đặt cho dân quân
Quảng Ngãi giết trên đường vào Nam".
5- Của Tân Trào, đăng ngày 23-10-1945, hiện lưu trữ tại Vụ lưu trữ Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam.
6- Lúc đó, ông Hồ Chí Minh là người đứng đầu phái đoàn chính phủ Việt Nam ở Pháp.
7- Chi tiết này được đăng trong cuốn "Au Service Des Colonisés 1930 - 1953", Nhà xuất bản Editions de Minuit, Paris
1954.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 124
Có thể hiểu câu nói thứ hai này - mà ông Trần Văn Giàu, trong một cuộc nói chuyện ở
Paris mùa hè năm 1989, đã cho là không đúng sự thật - là một lời thú nhận thành thực về trách
nhiệm của ông Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu?1
Vụ ám sát Tạ Thu Thâu đã diễn ra như thế nào?
Ông Hoàng Khoa Khôi, trong bài báo nói trên, đã có một nhận định xác đáng: "... người
cầm dao hay nổ súng chỉ là người thừa hành, không phải thủ phạm chính. Thủ phạm chính phải
tìm trong đám người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả Hồ Chí Minh. [...] Thủ phạm chính
là kẻ đã mài dao, lắp đạn cho đao thủ phủ".
Tuy nhiên, để lịch sử được rạch ròi, cũng nên tìm hiểu hoàn cảnh Tạ Thu Thâu bị sát hại
và "vạch mặt chỉ tên" cả những kẻ đao phủ trực tiếp này.
Trong vấn đề này, nguồn tư liệu mà chúng tôi hiện có cũng hết sức hạn chế. Sau khi đặt
câu hỏi "ở Việt Nam, ai đã hạ sát Tạ Thu Thâu và các đồng chí [của ông]?", ông Hoàng Khoa
Khôi cho biết: "Sau khi điều tra, chúng tôi biết được ba thủ phạm. Họ đều là những người của
đảng Cộng sản Việt Nam. Người thứ nhất là Kiều Đắc Thắng, trách nhiệm Nghiệp đoàn. Người
thứ hai là Nguyễn Văn Trấn, đã từng được đi học tập ở Moscow. Người thứ ba tên là Nguyễn Văn
Tây, cựu bộ trưởng chính phủ Trần Văn Giàu". Cần nói thêm rằng nhân vật Nguyễn Văn Trấn
được nhắc đến ở đây chính là ông Nguyễn Văn Trấn đã qua đời ở Việt Nam ít lâu nay, một người
cộng sản "phản tỉnh", tác giả cuốn "Viết cho Mẹ và Quốc hội" được nhiều người ưa thích, trong
đó ông vẫn dùng nhiều từ ngữ và luận điệu thô thiển, thậm chí bất nhã, khi nhắc đến Tạ Thu Thâu
và những người yêu nước trốt-kít ở Việt Nam.
Trong cuốn sách "Việt Nam 1920 - 1945 (Cách mạng và phản cách mạng dưới thời thuộc
địa)"2 của ông Ngô Văn, một người trốt-kít cựu trào, từng là đồng chí của Tạ Thu Thâu ở Việt
Nam, tác giả cũng chỉ viết một cách rất sơ lược: "... Thâu lên đường trở về Nam. [...] Dân chúng
kể lại khác nhau về những gì xảy ra sau đó. Chúng ta không biết đích xác nơi Thâu bị bắt, nhưng
mọi người đều nói là ở Quảng Ngãi và gán cho Việt Minh chịu trách nhiệm. Họ cũng nói về sự
nghi ngại của các vệ quân được lệnh bắn [Tạ Thu Thâu], khi nghe anh tự bảo vệ trong một vụ gọi
là xét xử: anh đã biện minh về cuộc đời cách mạng của mình. Lệnh hô bắn ba lần, cả ba lần các
tay súng đều hạ xuống, lúc đó viên "thẩm phán" đã kết thúc bằng một phát súng lục vào lưng
(người hạ sát tên là Tư Tỵ). Đó là vào một ngày đầu tháng Chín năm 1945"3. Bác sĩ Trần Ngươn
Phiêu, trong bài viết "Những nhân chứng cuối cùng"4, cho biết thêm: "... ông [Tạ Thu Thâu] bị
bắt khi đi ngang qua Quảng Ngãi ngày 18 tháng Tám năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau
đó bị giết ở cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê".
Trong số những tư liệu trong tay chúng tôi, riêng chỉ có bài báo nhan đề "Tôi thấy Tạ Thu
Thâu chết" của một người ký tên là Nguyễn Văn Thiệt, đăng trên tờ tuần báo "Hồn nước" của
"Tập đoàn công binh Việt Nam" (Rassemblement des travailleurs vietnamiens) vùng Paris trong
hai số 7 (ngày 30-7) và số 8 (ngày 7-8) năm 1949, là thuật lại một cách chi tiết và kỹ lưỡng về cái
chết của Tạ Thu Thâu. Bài báo này đã được đăng lại trong công trình sử học "Người Việt ở Pháp
1940 - 1954"5 của ông Đặng Văn Long, một người trốt-kít cựu trào sống ở Pháp. Trong một số
cuộc điện đàm với tác giả cuốn sách, chúng tôi được ông cho biết: theo ông, đa phần những thông
tin trong bài báo có thể coi là trung thực. Cũng theo lời ông, cách đây vài ba năm, dường như có
người còn gặp thủ phạm hạ sát Tạ Thu Thâu ở Việt Nam.
1- Gần đây nhất, trong một bài viết có tựa đề "Những nhân chứng cuối cùng", tác giả Trần Ngươn Phiêu cho biết: "...
khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là "địa phương đã giết
lầm một người ái quốc".
2- Nguyên tác Pháp ngữ: "Vietnam 1920 - 1945 (Révolution et contre-révolution sous la domination coloniale". Ấn bản
Việt ngữ sẽ được ra mắt vào mùa hè 2000.
3- Trích phần phụ lục của cuốn sách trên ("Những mẩu đời - Tiểu sử của một số nhà cách mạng Việt Nam"), bản Việt
ngữ (chưa ấn hành).
4- Xin xem "Thế kỷ 21" (Hoa Kỳ), số 121, tháng 5-1999.
5- "Tủ sách Nghiên cứu" xuất bản năm 1997.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 125
Chúng tôi xin dẫn nguyên văn bài báo để bạn đọc tham khảo:
Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9 năm 1945, cũng biết đến không khí hãi
hùng của cái thành phố tự cho mình "có tinh thần cách mạng cao" ấy.
Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất
cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn
sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v... mỗi ngày theo chính sách "Tru di tam tộc để trừ hậu họa".
Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo "Gió mới" của "Tổng hội sinh viên", một tờ
báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng "ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như
sung".
Anh Lê Xán, bạn tôi, một đồ đệ của cụ Phan Bội Châu, bị Pháp đày Lao Bảo, vừa được
thả ra thì bị Việt Minh Quảng Ngãi bắt lại. Vì sự tình cờ của chiếc xe lửa ngừng lại nghỉ đêm ở
Quảng Ngãi (độ ấy đường xe lửa Sài Gòn - Hà Nội bị hư nhiều nơi, xe lửa chạy rất chậm và hay
nghỉ dọc đường) nên bắt buộc tôi phải xuống xe định kiếm một quán trọ ở cạnh ga mà nghỉ đêm.
Trong lúc ngồi uống nước, sực nhớ đến Lê Xán, tôi tò mò hỏi bà chủ quán tin tức về bạn tôi. Lập
tức tôi bị một trinh sát viên mặc áo nâu, đi chân không, đang đứng vớ vẩn ở cửa tóm lấy buộc tôi
là đồng lõa với "tội nhân" và điệu tôi về Sở Công an.
Bị giam ở Sở Công an hai hôm, nhốt trong một xà-lim cũ của Pháp, tôi dò hỏi thì được
biết tin bạn tôi đã bị xử tử rồi. Nhưng tôi cũng lại biết thêm rằng người ta buộc tôi về tội "định
đến Quảng Ngãi giải vây cho Lê Xán" và ngày hôm ấy tôi bị mang đi để giam ở "một nơi xa"...
Tôi đang lo sợ "một nơi xa" ấy là cõi âm ti thì chiếc xe ngựa chở tôi và một người lính
gác, tay cầm một con dao dài, một quả lựu đạn buộc tòng teng vào giây nịt bằng một sợi lạt, từ từ
rẽ vào con đường đi về Phú Thọ. Tôi hết lo bị chém liền vì tôi biết rằng ở làng Phú Thọ, Ủy ban
vừa dựng một nhà lao to để chứa cho đủ tội nhân xa thành phố sợ có chuyện bất trắc chăng.
Nhưng tôi lại sợ quả lựu đạn đứt giây buộc nên cứ xem hoài.
Nhà lao Phú Thọ xây trên một khoảng đất rộng, trong cùng là một nhà ngang, hai bên
hai dãy nhà dọc, giữa sân trường một cột cờ. Mỗi sáng, mỗi chiều đều có tu-huýt thổi để chào cờ,
và lính cũng như phạm nhân đều phải đứng dậy, nắm tay phải đưa lên ngang đầu, sẵn sàng hễ
ông sếp lao hô "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!" thì tất cả đồng hô: "Muôn năm!" và "Hồ Chí
Minh!", thì tất cả "Muôn năm!".
Phòng giam tôi vuông vức mỗi bề độ hai thước và cùng giam chung với tôi còn có mười
sáu người nữa. Tứ bề bít kín, chỉ có một cái cửa để thông với ngoài, nhưng song cửa lại làm bằng
mấy cây gỗ lim to quá, gần như khít với nhau, nên khó thở vô cùng. Trong những bạn đồng cảnh
ngộ với tôi, tôi còn nhớ có tên Bùi Trọng Lệ trước làm mật thám cho Pháp (sau này y bị xử tám
năm tù), và ba người con trai của Tổng đốc Nguyễn Hy. Ba người này bị bắt vì tội "trong thời kỳ
cách mạng toàn dân mà trong nhà chứa đờn và bài ca ủy mị", và đã bị xử tử một tuần lễ sau khi
tôi đến.
Một buổi sáng, tôi đang đứng dựa vào cửa cố thiu thiu ngủ thì bỗng giật mình vì những
tiếng "các bạn" tôi kêu lên: "Tạ Thu Thâu! Tạ Thu Thâu!" Tôi tỉnh hẳn người. Tạ Thu Thâu?
Trời ơi! Trong bao lâu, khi tôi còn đi học, tôi đã nghe đến tên Người, đã bị mê hoặc vì cái oai
hùng của đời Người, dệt toàn bằng tranh đấu, hy sinh và đau khổ. Dưới thời Pháp thuộc, trong
lúc các nhà cách mạng khác trốn ở hải ngoại thì Tạ Thu Thâu dám về trong nước hoạt động
chánh trị ngay trong nước và chịu tù, chịu tội. Cái tên Tạ Thu Thâu tự bao nhiêu lâu và ngay cả
đến bây giờ, luôn luôn gợi ra trong óc tôi hình ảnh của một người ngang tàng khí phách, coi sự
tù tội, sự hình phạt về xác thịt như một sứ mệnh thiêng liêng mà Người phải riêng chịu đựng lấy,
để giải thoát cho đồng bào. Trên đời mỗi khi thất bại vì một bất trắc gì, tôi thường hay nghĩ tới
Người để tìm nguồn an ủi và lý do phấn khởi cho lòng mình.
Các bạn tù của tôi tranh nhau nhìn qua cửa. Từ một phòng giam phía bên kia sân, độ
bảy, tám người dân quân mang súng, gươm, lựu đạn và ông chủ tịch làng - vừa là sếp lao thì phải
- kéo ra một người đàn ông ốm lỏng khỏng mà tôi nhìn ra ngay là ông Tạ Thu Thâu. Ông mặc
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 126
một sơ-mi cụt tay có hai túi trên ngực, một cái quần Tây dài, chân đi giày vàng. Áo quần trắng đã
bàu nhàu và bẩn thỉu, đây đó những vết đen đỏ còn đọng, dấu tích của những sự tra tấn vừa qua.
Râu tóc của ông Thâu rối beng, mặt mày hốc hác, nhưng cặp mắt vẫn bình tĩnh nhìn mọi
người, mọi vật - không biết tôi có lầm chăng - miệng ông hơi nhếch một nụ cười.
Các bạn tôi lao xao:
- Lần này thì Tạ Thu Thâu phải chết.
Một người nào đó nói nhỏ:
- Quân khốn nạn!
Tôi gián một con mắt vào khoảng hở giữa hai song cửa, hai tay muốn tét ra cho rộng để
nhìn cho rõ đám người hùng hổ đi với ông chủ tịch luôn mồm la hét, nạt người này, cho lệnh kẻ
kia và ở giữa, một bóng trắng chập choạng, khập khiễng đi... đi... dễ biến sau mộr rặng cây mà ở
đó tôi biết có một khoảnh đất trống gọi là pháp trường.
Tôi bàng hoàng quá đỗi, không còn biết mình tỉnh hay mê. Tôi biết Tạ Thu Thâu bị Pháp
bắt vừa mới ở tù ra, thân thể bị tiêm thuốc cho chết xuội đi một bên, nếu không có Chánh phủ
Trần Trọng Kim thì ông đã chết trong khám rồi. Một người như Người suốt đời hy sinh cho dân
tộc Việt Nam, bị tật nguyền vì dân tộc Việt Nam, thì còn có thể phạm tội gì với quốc gia mà đến
nỗi khi Việt Nam vừa mới có ít chủ quyền thì dân Việt Nam liền bắt bớ, đọa đày và xử tử.
Các bạn tôi nói là Tạ Thu Thâu bị buộc về tội phản cách mạng và âm mưu lật đổ chánh
quyền, nhưng tra tấn bao nhiêu "ông ta cũng đếch thèm khai". Bùi Trọng Lệ, đứng cạnh tôi, nói
một cách nghiêm nghị quá đến nỗi tôi không cho là một lời mỉa mai:
- Tội Tạ Thu Thâu nặng hơn nữa nhiều. Ông phạm cái tội rất lớn là được dân chúng
thương yêu.
Nhưng anh lính gác trước cửa phòng chúng tôi (không hiểu vì sao anh ta lại có cảm tình
với tôi và thường hay nói chuyện cùng tôi) anh ta lại nói khác. Theo anh ta thì Ủy ban tỉnh
Quảng Ngãi cũng không biết ông Tạ Thu Thâu bị bắt vì tội gì. Chỉ được điện tín của Trần Văn
Giầu đánh ra cho các tỉnh, ra lệnh hễ ai gặp Tạ Thu Thâu thì bắt lại. Sau khi Ủy ban tỉnh đánh
điện cho Sài Gòn biết là mình đã bắt và giam Tạ Thu Thâu thì liền được lệnh trả lời là phải giết
ngay lập tức. Nhưng khi đem ra pháp trường thì ông Tạ Thu Thâu "diễn thuyết cho mấy người
lính, ông nói hay quá với lại đúng quá nên ai nấy đều bỏ súng buông lơ, có anh khóc, không
ai dám "béng". Nên lại đem ông về lao và Ủy ban lại đánh giây thép vào Sài Gòn hỏi nữa sợ có
giết lầm chăng. Và đã hai lần như thế rồi, Trần Văn Giầu đánh giây thép ra biểu phải giết, Tạ
Thu Thâu đứng trước mũi súng lại diễn thuyết kêu gọi một mảy may lương tâm còn sót lại của
đám người chỉ biết có vâng lệnh trên, rồi không ai nỡ bắn. Không dám bắn thì đúng hơn, rồi lại
mang về, rồi lại đem đi.
- Hôm nay thì chắc Tạ Thu Thâu phải chết!
Các bạn tôi và cả anh lính cũng bảo thế, "vì vừa được lệnh riêng của Cụ Hồ ở Hà Nội
điện vô khiển trách Ủy ban bất tuân thượng lệnh".
Tôi bàng hoàng lo sợ, ngồi bệt xuống đất, hồi hộp đợi chờ, trong cái im lặng rợn người,
một tiếng "đoành".
Bỗng người lính gác kêu lên:
- Châu cha! Tạ Thu Thâu lại về!
Tất cả đều nhao nhao. Quả Tạ Thu Thâu về thiệt. Đám người đi qua rặng cây và đang
tiến về phía trái. Nước mắt tôi trào lên, sung sướng khi thấy cái bóng trắng khấp khểnh kia có vẻ
vững chắc hơn và trên môi lạt tôi tưởng tượng thoáng thấy một nụ cười ngạo mạn.
Sự sung sướng của tôi không được lâu. Đám người đi vừa đến gần cổng lao thì một
người trai trẻ mặc áo nâu quần sọc trắng ra vẻ học trò, tuổi lối mười bảy, mười tám đang đứng ở
cạnh cổng, hung hăng nhảy ra, rút cây dao găm dắt ở lưng đâm vào vai Tạ Thu Thâu, miệng vừa
hét:
- Đồ Việt gian phản động!
Rồi đạp Tạ Thu Thâu vào bụng cho ngã quay ra đất, đoạn đấm, đá túi bụi.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 127
Câu chuyện xảy ra rất mau, kể lại thì xem ra lâu quá. Thêm chỗ tôi đứng và chỗ tấn kịch
rùng rợn đang diễn ra hơi xa nhau, mắt tôi lại đẫm lệ nên không thấy được tường tận. Tôi chỉ còn
nhớ hình ảnh của một đám người bao quanh một bóng trắng đang quằn quại giữa vũng máu. Và
tự đó, một giọng the thé rất trong của người thiếu niên vang lên:
- Các đồng chí hèn quá, một thằng Việt gian cũng không dám giết!
Đến nay, bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua rồi mà không mấy đêm nằm ngủ tôi không
thấy trước mắt cái bóng người quằn quại kia và nghe cái giọng nói the thé ấy.
Viết bài này tôi chỉ mong làm tròn một bổn phận với Người mà tuy rằng không cùng một
quan niệm chánh trị với tôi, tôi vẫn phụng thờ ý chí hy sinh và tâm hồn cao quí. Những kẻ khốn
nạn đã vì đảng phái mà ám sát Người cũng như bao nhiêu kẻ xấu số khác, rồi đây khi hòa bình
trở lại Việt Nam, họ sẽ ra trước tòa án quốc dân mà đền tội ác của họ. Chỉ lúc đó thù của Tạ Thu
Thâu, quốc dân Việt Nam mới trả được.
*
Tròn nửa thế kỷ kể từ ngày bài báo nói trên ra đời, dường như "quốc dân Việt Nam" vẫn
chưa đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của người viết bài báo trên, là "trả được cái thù của Tạ
Thu Thâu": đưa những thủ phạm trực tiếp và gián tiếp ra trước tòa án quốc dân.
Ở vào thời điểm mà "hòa hợp, hòa giải dân tộc" đang là một khẩu hiệu được nhiều người
tán thưởng, nhắc lại sự thực của một số biến cố lịch sử xảy ra đã lâu cũng chỉ nhằm mục đích gột
rửa những nhơ nhớp trong quá khứ, phục hồi danh dự cho những người ái quốc đã bị thảm sát oan
uổng. "Sự thật, chỉ nói sự thật!", một khẩu hiệu rất hay được nhắc đến trong thời "cải tổ" và
"công khai" ở Liên Xô một thập niên trước đây, có thể là một "phép màu" cho một nước Việt
Nam tự do, dân chủ trong thiên niên kỷ thứ ba này.
Người viết xin cám ơn các thành viên của Nhóm Đệ tứ Việt Nam ở Pháp đã cho phép sử
dụng một số tư liệu, công trình nghiên cứu của Nhóm.

129
Sách của Tủ sách Nghiên cứu
Đã xuất bản:
- Quan liêu ở Việt Nam (Nhóm Đệ tứ Việt Nam tại Pháp, 1976)
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản (Vũ Gia Minh, 1980; tái bản có sửa chữa năm
1999)
- Vấn đề Ba Lan (Hà Cương Nghị, 1981)
- Cuộc cách mạng bị phản bội (Leon Trotsky, 1993)
- Tờ trình bí mật của Khrushchev về Stalin (1994)
- Người Việt ở Pháp 1940 - 1954 (Đặng Văn Long, 1997)
- Về nạn sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó (Nikita Khrushchev, phát hành trên mạng
Internet, 1998)
- Đời tôi (Leon Trotsky, hai tập, 1998-1999)
- Lenin, con người, cuộc đời và sự nghiệp (Nguyễn Văn Liên, 1998)
- Văn học và cách mạng (Leon Trotsky, 2000)
- Hồ sơ Đệ tứ Quốc tế Việt Nam tập 2 (2000)
- Việt Nam 1920 - 1945 (Cách mạng và phản cách mạng dưới chế độ thuộc địa) [tiếng Pháp và
tiếng Việt] (Ngô Văn, 2000)
Sắp xuất bản:
- Lịch sử cách mạng Nga (Leon Trotsky, hai tập)
- Quốc tế Cộng sản sau thời Lenin (Leon Trotsky, hai tập)
- Cách mạng thường trực (Leon Trotsky)
Địa chỉ liên hệ:
Tủ sách Nghiên cứu
Boite Postale 246
75224 Paris Cedex 11
France
130
Mục lục
Lời nói đầu (Hoàng Khoa Khôi) __________________________ 3
Ba lá thư từ Trung Quốc (Hồ Chí Minh) ___________________ 5
Lê-nin-nít hay tơ-rốt-skít? (Hoàng Trung Thông)___________ 10
Ba mươi câu hỏi, ba mươi câu trả lời về cuốn "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô"
(Nguyễn Văn Liên)____________________________________ 23
Vấn đề dân chủ đa nguyên trong phong trào lao động
(Hoàng Khoa Khôi) ___________________________________ 50
Quyền con người (Hoàng Khoa Khôi) ____________________ 57
Người trốt-kít kể chuyện (Đỗ Quyên) _____________________ 60
Tôi quí Tạ Thu Thâu (Trần Văn Ân) _____________________ 69
Một nhận định về Trần Đức Thảo (Hoàng Khoa Khôi) ______ 87
Nói chuyện với ông Hoàng Khoa Khôi, trưởng ban chủ biên dịch thuật cuốn "Cuộc
cách mạng bị phản bội"
(Vũ Huy Quang)______________________________________ 91
Đệ tam Đệ tứ: Những khác biệt (Hoàng Khoa Khôi) _______ 112
Cái chết của nhà ái quốc Tạ Thu Thâu (Hoàng Nguyễn) ____ 121
Sách của Tủ sách Nghiên cứu _________________________ 129
Mục lục____________________________________________ 130



No comments: