Monday, August 13, 2012

THỰC HƯ * V

Chương 5
Đêm Giữa Ban Ngàycủa Vũ Thư Hiên
phantinhphankhang“Đêm Giữa Ban Ngày” (1) là cuốn hồi ký viết về những gì xảy ra trong tù Cộng Sản giữa tác giả và tên cai tù và từ đó về những gì xảy ra trong đầu tác giả nhân những cuộc hỏi cung, liên quan đến “nhóm xét lại chống đảng”, rồi từ đó về cả những nhân vật khác trong chế độ Cộng Sản miền Bắc. Khung cảnh thời gian, không gian rất nhỏ hẹp. Nhưng nội dung tác phẩm thì rất lớn, rất đa dạng: đề cấp đến rất nhiều vấn đề, rất nhiều sự việc và rất nhiều nhân vật.
Tác giả là một nvăn, nên ông đã trình bày những sự kiện có thực một cách rất văn vẻ, linh động, sắc nét, làm cho người đọc có cảm tưởng như đọc một tác phẩm văn chương, nhờ vậy có đủ hứng thú đọc hết 767 trang sách mà không cảm thấy mệt mỏi.
Vũ Thư Hiên là con Vũ Đình Huỳnh, một trong những cận thần của ông Hồ, đồng chí và là bạn của những nhân vật trụ cột của chế độ Cộng Sản như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…, đã từng ngồi tù Sơn La của Pháp cùng với Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Đặng Kim Giang, Tô Hiệu, Kỳ Vân, Lưu Động v.v… Ông Huỳnh đã từng có thời làm bí thư cho HCM, luôn luôn ở bên cạnh họ Hồ trong thời gian thương thuyết với Pháp ở hội nghị Fontainebleau, năm 1946. Vì vậy con ông cũng đã có nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, từ Hồ Chí Minh trở xuống.
Với tư cách nvăn, nbáo ông đã quen biết rất nhiều văn nghệnổi tiếng trong chế độ Cộng Sản và biết rõ tính tình, cũng như xu hướng chính trị của rất nhiều người trong văn giới và báo giới. Là người thông hiểu Nga ngữ, đã nhiều năm du học ở Liên Xô, ông cũng có những liên lạc với một số người Nga, nvăn Nga. Những kiến thức của ông nhờ tính ham đọc sách đã lôi cuốn người đọc vì chúng cung cấp những thông tin rộng rãi về nhiều lãnh vực.
Tác giả khởi sự viết tác phẩm này vào mùa hè năm 1985 tại Saigon. Nó được tiếp tục ở-Nội, ở Liên Xô, ở Balan, rồi hoàn tất ở Paris. Tại Liên Xô bọn “côn đồ” đã cướp bản thảo, đập máy vi tính của ông, đâm ông trào máu, cố ngăn cản không cho ông thực hiện ý định. Nhưng ông đã ôm ấp dự tính viết một cuốn sách về “vụ án xét lại chống đảng” này ngay những ngày đầu trong nđá Hỏa Lò (trang 295.) Trong những ngày quá đau khổ đến tuyệt vọng có nhiều lúc ông đã muốn tự sát. Nhưng “tôi phải sống sót để nói lại cho đồng bào tôi nghe về thực chất cái xã hội trong đó con người VN bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu mà mỗi công dân bình thường của thế giới bình thường phải có.” (trang 513).
Chính cha ông cũng là người thúc đẩy ông, góp ý với ông, trong việc viết cuốn hồi ký này. Mục đích của cuốn sách đã được tác giả nói đến rất cặn kẽ, chính xác, không thể hiểu lầm nơi những trang 303-305, và 513 vừa nêu. Tác giả hoàn tnh cuốn sách này còn là để nói lên niềm hối hận của cha con ông. Sau đây là một vài đoạn nói lên niềm hối hận đó:
“Với đảng của ông, cha tôi đoạn tuyệt hoàn toàn”.
- Con ạ, những ngày gần đây bố suy nghĩ nhiều về tương lai đất nước mình. Con có biết bố đi đến kết luận gì không? Kết luận của bố là thế này: muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. (M.V. tô đậm) Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở tnh chướng ngại vật trên đường phát triển của dân tộc….
“Tôi sửng sốt. Tôi có thể chờ đợi ở cha tôi bất cứ ý nghĩ nào khác, nhưng không phải ý nghĩ ấy.
“Cần phải có dũng khí vượt qua nỗi đau mới đoạn tuyệt được với quá khứ dứt khoát đến như vậy.
“- Con có hiểu vì sao lâu rồi bố không về quê không? Một hôm khác, cha tôi buồn rầu nói -Bố nhớ làng xóm lắm. Nhưng bố xấu hổ. Sau này con về nhớ nói bố xin lỗi bà con. Bố đi làm cách mạng không phải để mọi người phải sống cuộc sống như thế này. Là con người ai cũng vậy không khổ vì thiếu thốn bằng khổ vì nhục. Một chế độ hạ nhục con người không phải chế độ nhân dân ta lựa chọn.”
Xóm làng mà ông Huỳnh nói đến ở đây là làng Kiên Lao (2), phủ Xuân trường, tỉnh Nam định, sinh quán của ông. Vì “cách mạng” ông đã bỏ, chẳng những làng xóm của ông, mà cả tôn giáo của ông, đạo Công Giáo. Con ông viết rằng từ cái tôn giáo đó ông chỉ còn giữ có lời “Đức Chúa Giêsu Ki-ri-xi-tô dạy là hãy yêu người như mình vậy”. (3)
Nếu đọc không kỹ, người đọc có thể bảo tác giả chỉ nhắm mục đích đả kích bọn Duẩn – Thọ là những kẻ chủ mưu trong việc bắt giam cha con ông. Nhưng ông đã cố giữ lời cha ông dặn khi gần chết: “…Không phải vì mục đích vạch tội ai mà con làm việc này, không phải vì mục đích ấy. Mục đích lớn hơn:…” Đó là cổ võ dân chủ pháp trị, tránh độc tài. (Xin đọc tiếp giữa trang 305.) Và tôi thiết nghĩ, Vũ Thư Hiên đã làm đúng lời trăn trối của cha ông.
Vài nét về Vũ Thư Hiên:
Vũ Thư Hiên sinh ngày 18-10-1933, nguyên quán Trung lao, trực Ninh, Nam định. Mẹ ông là người-nội. Năm 1945, khi mới 12 tuổi ông đã xung vào đội tuyên truyền xung phong. Bốn năm sau ông vào lính và được theo học trường lục quân Trần Quốc Tuấn. Do cương vị của cha ông bên cạnh ông Hồ, và cũng do vai trò của cán bộ thiếu nhi tuyên truyền ông có cơ hội gặp ông Hồ rất sớm và giữ những kỷ niệm về tình cảm tốt đẹp dành cho “người bác” của ông cũng nhưng tá các bác khác từng chiến đấu cam khổ bên cạnh cha ông trong thời chống Pháp. Chỉ cho đến khi ôm ấp ý định viết cuốn hồi ký này, những tình cảm ban đầu mới phai lạt và được thay thế bằng những nhận định thực tiễn chua cay.
Tuy cha ông đã bỏ đạo, mẹ ông lại là người gốc đạo Phật, và cả hai đều duy vật, nhưng mẹ ông không chống đối việc các con được các ông bác bà cô đưa đi rửa tội và xem lễ. Sau khi cha ông bị bắt lúc ông lên sáu, ông đã sống một số ngày thơ ấu ở quê nội, là nơi đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm êm đềm tha thiết. Hồi 24 tuổi ông lại có dịp về làng và gặp lại bà cô và được nghe bà khuyên nên tránh xa Cộng Sản vì: “Cộng Sản bất nhân lắm”…(trang 248). Vợ ông khi đi du học ở Ba Lan về, với những gì nhìn thấy ở Balan cũng đã nhủ chồng mình không nên theo Cộng Sản vì nó “không được lòng dân.” (trang 249). Nhưng ảnh hưởng bên nội và lời khuyên của chính vợ ông không làm ông kém hăng say đi theo lý tưởng của cha mẹ. Nhất là cha ông sau khi bất mãn về những sai lầm trong cải cách ruộng đất vẫn còn bênh đảng, nói rằng đảng đã biết lỗi và sửa sai. Vì vậy, tuy không phải là đảng viên Cộng Sản như họ, nhưng ông vẫn lấy làm hãnh diện là đã ở trongng ngũ những người kháng chiến. Cho đến khi ông cảnh tỉnh thì đã quá muộn. Cho nên ông bảo mình “đần”, “ngu lâu”. (trang 250)
Nhờ thế lực của cha, Vũ Thư Hiên đã được cử đi học về Điện Ảnh ở Liên Xô. Chính trong thời gian du học này ông đã được chứng kiến tại chỗ việc tân lãnh tụ Cộng Sản nước này hạ bệ thần tượng Staline, mở đầu một giai đoạn mới, chủ trương “các nước có xu hướng chính trị khác nhau có thể sống chung hòa bình”.
Trong hồi ký, Vũ Thư Hiên đã nói rõ ông làm cách mạng, cũng như ông theo chủ nghĩa duy vật chỉ vì cha mẹ ông làm cách mạng và theo chủ nghĩa duy vật, vì lúc ấy duy vật là cái mốt. Vậy thôi. (trang 177)
Trong số gần chục tác phẩm của mình, Vũ Thư Hiên có nhắc đến, (trang 419), những cuốn: “Đường Số 4”, bị lên án vì chủ nghĩa ấn tượng; “Đêm mất ngủ”, bị Tố Hữu gọi là “bất mãn với chế độ hiệnnh”; “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”, bị ông Nguyễn Chí Thanh đánh. Cuốn “Miền Thơ Aáu”, xuất bản năm 1988, được ông viết trong xà lim, bằng những cây viết mà vợ ông lén đưa cho ông trong lúc tên cai ngục ngó đi chỗ khác. Cuốn thứ năm được ông nhắc đến (trang 179) là tiểu thuyết “Pháo Đài Xanh” nói về quê nội của ông do cảm tình gắn bó với cái quê nghèo bùn lầy nước đọng hơn cái quê ngoại ở thủ đô là nơi ông sống nhiều hơn. Ngoài ra người ta cũng được biết tác phẩm đầu tay của ông là vở kịch “Lối Thoát” ra đời khi ông mới 20 tuổi. Năm 1962 ông có thêm cuốn “Bông Hồng Vàng”, dịch từ một tác phẩm tiếng Nga. Tập truyện ngắn “Đêm Mùa Xuân” của ông do nxuất bản Lao Động cho ra năm 1963 đã bị thu hồi vì sai lập trường.
Cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” không biết sẽ chịu số phận gì, nếu nó được công bố ở trong nước. Chỉ biết tác giả nó đã bị đâm và chết hụt ở Liên Xô cũng vì nó.
Sơ lược nội dung tác phẩm
Cuốn “hồi ký chính trị của một người không làm chính trị” mang tên “Đêm Giữa Ban Ngày”, na ná như tên tác phẩm của Arthur Koestler mà dịch giả Daphner Hardy dịch là “Darkness At Noon”. Tác phẩm của Koestler là tiểu thuyết dựa vào người thực, việc thực trăm phần trăm. Còn ĐGBN là hồi ký có những đoạn hơi “văn vẻ” quá khiến có người bảo không phải văn hồi ký.
Sách gồm có 41 chương tổng cộng 767 trang, thuật lại cuộc đời lao tù của tác giả trong gần 9 năm trường, từ 24-12-1967 đến ngày 2-9-1976. Trong quãng thời gian đó tác giả đã lần lượt trải qua những ngày biệt giam ở xà lim Hỏa lò (-nội), xà lim huyện Bất Bạt, rồi chuyển đến các trại cải tạo Tân lập (Phú thọ) và cuối cùng là trại Phong Quang gần biên giới Hoa-Việt.
Tác phẩm mở đầu như chuyện tiểu thuyết, một cảnh xi nê. Người ta đón đường bắt cóc ông đem đi biệt tăm lúc ông đang cỡi xe đạp trên đường phố-nội vào một ngày hưu chiến dịp Lễ Giáng Sinh, 1967. Mãi 27 tháng sau gia đình mới được thông báo chỗ ông bị giam để thăm nuôi, mỗi năm chỉ hai lần. Người mà ông phải đối đầu trong các cuộc hỏi cung là cục phó cục chấp pháp Huỳnh Ngự được nhắc đến nhiều nhất trong cuốn hồi ký. Y tiêu biểu cho lớp cán bộ trung tnh với đảng, một mẫu người trong guồng máy áp chế của xã hội “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” thời ấy. Người ta cũng thấy ở y cái mặt nạ đạo đức giả mà những lãnh tụ thời ấy thường đeo. Nhưng vốn nóng tính y đã nhiều lần đánh rớt nó trong những buổi hỏi cung khó khăn mà tác giả kiên quyết giữ vững lập trường bất khuất của mình, coi thường những lời hứa hẹn hay đe dọa của y. Tuy nhiên nhìn chung người ta phải công nhận cái tài dụ dỗ và khéo dẫn dắt tù nhân tới những điều mà y muốn. Trong toàn bộ, tác phẩm cho thấy cái pháp lý của chế độ là cố tạo ra bằng chứng; không được, thì dựa vào lời cung khai của nạn nhân để buộc tội. Cho nên có rất nhiều người không có tội vẫn bị xử hay bị giam. Vì, tuy cấm tra tấn, nhưng những lời đe dọa, những hình phạt cùm, phạt biệt giam trong một thời gian dài khiến nhiều người mất kiên nhẫn, đành nhận tội để được yên thân.
Điều mà các tên chấp pháp muốn moi từ tác giả là một lời thú tội, một lời khai hớ hênh, một tin tức vô tình về một người nào đó trong số những người đang bị kết vào tội “xét lại chống đảng”.
Huỳnh Ngự đã hỏi ông về cha ông, về những người có liên hệ với cha ông từ Nguyễn Lương Bằng, (trang 309),Võ Nguyên Giáp, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Hoàng Minh Chính, Minh Tranh, (Giám Đốc nXuất Bản Sự Thật) Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, (chủ nhiệm ủy ban khoa học nnước), Lê Quý Quỳnh (bí thư tỉnh ủy Hưng Yên)… cho đến những nvăn, nbáo, họa… và một lô các ntrí thức khác… mà ông từng quen biết hay có dịp gặp mặt như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Phan Kế An và Phan Kế Hoành (2 người con cụ Phan Kế Toại), Văn Cao, Bùi Xuân Phái (họa sỹ), Phạm Kỳ Vân, Dương Tường (nthơ), Mạc Lân (nbáo), Huy Vân (điện ảnh), Vũ Huy Cương (điện ảnh), các nvăn Hứa Văn Định, Châu Diên, Xuân Khánh, Phù Thăng vân vân…
Có lần Huỳnh Ngự hỏi tác giả về sự liên hệ giữa ông và một nngoại giao Nga tên Rashit, và trong cuộc hỏi cung này y đã quyết đoán tác giả làm gián điệp cho ngoại nhân. Nhưng y không làm sao khiến tác giả nhận tội hay cung khai những điều bất lợi cho người khác.
Căn cứ vào những buổi hỏi cung của Huỳnh Ngự và những tin tác giả nhận được trước khi vào tù thì được biết những người có dính líu trong cái gọi là vụ án XLCĐ gồm có những người sau đây:
Hoàng Minh Chính, viện trưởng viện triết học; Phạm Viết, phó tổng biên tập tờ-nội Mới; Kỳ Vân phó tổng biên tập tạp chí Học Tập; Minh Tranh. Giám đốc nxuất bản Sự Thật. Những người này, ngoài Minh Tranh chỉ bị cách chức, đã bị bắt tháng 7 năm 1967. Sau vài tháng đến lượt các ông Vũ Đình Huỳnh, vụ trưởng vụ lễ tân phủ chủ tịch, cha tác giả; thiếu tướng Đặng Kim Giang, nguyên tổng cục phó tổng cục Hậu Cần, chủ nhiệm cục hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi thứ trưởng bộ Nông trường, các ông Trần Minh Việt, phó bí thư tnh ủy kiêm phó chủ tịch ủy bannh chính tnh phố-nội; Nguyễn Kiến Giang , biên tập viên tạp chí Học Tập; Đinh Chân, biên tập viên báo Quân Đội Nhân Dân; Nguyễn Văn Thẩm, bí thư của thứ trưởng bộ Văn hóa Lê Liêm. Cha tác giả bị bắt vào đúng ngày sinh con, 18 tháng 10. Về ông Hoàng Minh Chính xin xem chương 2.
Tác giả đã nhân lúc bị hỏi cung về những nhân vật này để nói thêm những gì ông biết về họ, và cũng nhân lúc nêu ra tên tuổi họ, ông còn nói miên man tới những người khác, việc khác mà họ quen, biết hay có liên hệ ở một phương diện nào đo,ù khiến cho cuốn hồi ký bao gồm luôn một số chi tiết lý thú về cuộc đời của một số nhân vật. Về những nhân vật quan trọng trong bộ máy đảng và nnước Cộng Sản, chúng tôi sẽ dành cho mỗi người ítng trích dẫn của tác giả ở những trang sau.
Trong hai năm đầu khi bị giam tại xà lim Vũ Thư Hiên đã thuật lại những câu chuyện giữa ông và người bạn tù cùng xà lim tên Tnh (Mỗi xà lim giam tối đa hai người). Và khi chỉ còn một mình thì ông nói chuyện về con cóc Arquelin mà ông bắt được khi nó vừa mới đứt đuôi nòng nọc.
Sau hơn hai năm tác giả được biết cha ông cũng đương bị giam trong cùng một khu và hai cha con liên lạc được với nhau qua bao thuốc lá mà người mang cơm trao cho.
Sau 27 tháng tù VTH được gặp mẹ và vợ con. Trong dịp này ông đã gửi được mấyng cho ông Nguyễn Lương Bằng lúc ấy nắm quyền thanh tra trong đảng và chính phủ, để xin can thiệp cho cha con ông. Nhưng không có kết quả. Vì ông Bằng chỉ hứa suông mà không dám! Về sau, trước khi chết ông Bằng có cho mời cha tác giả đến bên giường bệnh, “xin tha thứ”.
Những năm sau, sau khi gây gỗ, sừng sổ với chấp pháp, chửi luôn lãnh đạo, và sau mấy tuần lễ bị cùm trong xà lim biệt giam gần chết để trừng trị tội phạm thượng, ông được áp giải tới trại cải tạo lao động Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú. Rồi vài năm sau đó lại được chuyển tới trại Phong Quang, gần biên giới Hoa Việt. Trong hai trại cải tạo này ông được gặp một số người quen. Ông cũng gặp cả những tên tù hình sự lưu manh và cả những thiếu nhi giết người, những tù chính trị thuộc các tôn giáo, và đảng phái quốc gia.
Tại trại Phong Quang ông đã viết khá nhiều về một số phạm nhân đặc biệt người Trung Quốc, trong đó có Cố Thủ Chẩu và anh cng Marinết, quốc tịch Trung Quốc nhưng mang dòng máuLan, một người suốt đời trung tnh với đảng nhưng đã trở tnh nạn nhân của đảng. Chính nhân vật này đã nói với tác giả:
“Anh thử nghĩ mà xem có biết bao nhiêu người tnh tâm đi theo chủ nghĩa Cộng Sản và trở tnh nạn nhân của nó.”
Những cái tên người mà tác giả nhắc đến ở những chương cuối gồm có một số tên có lẽ không lạ lắm với độc giả trong chế độ Cộng Sản, đặc biệt có Nguyễn Chí Thiện (nthơ nổi tiếng chống Cộng, mới được tha gần mười năm và đã được cho ra ngoại quốc, xin xem chương 13).
Một số nhận định của tác giả về chủ nghĩa Mác, về đảng Cộng Sản Việt Nam và một số nhân vật quan trọng trong các chính quyền Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô.
Trước hết về chủ nghĩa Mác Vũ Thư Hiên viết:
“Cả hai cái đó – chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin – hiểu đúng và hiểu không đúng, đều không phải là chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam. Ở Việt Nam có một chủ nghĩa Cộng Sản không dính dáng gì tới Mác hoặc Lê-nin hết. Nó là chủ nghĩa Cộng Sản bình dân. Nó kêu gọi đấu tranh cho một xã hội không có người bóc lột người, một cuộc sống tự do công bằng và hạnh phúc, một địa cầu không biên giới. Đó chính là chủ nghĩa Cộng Sản mà cha mẹ tôi theo, là cái mà ông bà muốn trao lại cho chúng tôi…Chính chủ nghĩa Mác dung tục, thô thiển, chứ không phải chủ nghĩa Mácn lâm hay chủ nghĩa Mác cường đạo, mới là cái hữu ích cho phong trào giải phóng dân tộc. Hấp lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Có người nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng như thế?
“Vào thời cha mẹ tôi phần lớn những người cách mạng đều tựo nhận mình là Cộng Sản. Chính sự lầm lẫn này về sau đã sinh ra một nghịch lý: những nlãnh đạo cách mạng Việt Nam thường tỏ ra là những chiếntài ba khi họ ít được học chủ nghĩa Mác, còn khi bập bõm chủ nghĩa Mác rồi thì họ lại sa vào hết sai lầm này đến sai lầm khác.” (trang 322-323)
“Tôi hiểu các nlãnh đạo qua cha tôi. Phần lớn họ thuộc thế hệ cha tôi, trạc tuổi cha tôi. Họ có tiểu sử na ná như nhau, tất cả đều là những người yêu nước trước khi tnh Cộng Sản. Họ nhập vàong ngũ Cộng Sản mà không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản là gì. Chỉ cần biết chủ nghĩa Cộng Sản hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho công cuộc giải phóng dân tộc là đủ.” (trang 323)
Về Đảng Cộng Sản Việt Nam, Vũ Thư Hiên tin rằng nó có công thực – chứ không phải cướp công – trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thắng lợi mùa thu năm 1945. Nó có sức thu hút các người Việt Nam có tinh thần yêu nước, đến nỗi ông cho rằng thời đầu những người cách mạng đều cho mình là Cộng Sản! (trang 322) Nhờ có tinh thần yêu nước, các đảng viên Cộng Sản đã kiên cường chịu cực chịu khổ, hy sinh để cuối cùng giành được thắng lợi vẻ vang.
Nhưng từ sau kháng Pháp tnh công, đảng Cộng Sản đã phạm phải những lỗi lầm không thể tha thứ trong các chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, và các cuộc trấn phản đối với những người có tư tưởng khác với tư tưởng chính thống, như trong các vụ án Nhân Văn -Giai Phẩm và cái gọi là nhóm xét lại chống đảng. Cuối cùng chắc ông cũng cùng một phán xét như cha ông là phải gạt bỏ sự lảnh đạo của đảng Cộng Sản thì nước nmới khá. Sau đây là một vài đoạn trích dẫn:
“Một trong những điều khó hiểu đối với tôi hồi ấy là tại sao, vì lẽ gì những ncách mạng Việt Nam thuộc thế hệ cha chú tôi, lúc đó còn đông đúc, lại chịu chấp nhận một mô hình xã hội quỷ quái như vậy? (trang 508)
“Những người cách mạng năm xưa đã xây dựng nên cái gì vậy?
“Theo cái que chỉ của thợ cả , những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình dung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bông hoa, mà là cái cùm kiên cố.”(trang 316)
“Từ cải cách ruộng đất trở đi tập tục này (tôn vinh Đảng, chú thích của M.V.) lan rộng và ăn sâu trong sinh hoạt của dân chúng. Người dân mở miệng ra là “Nhờ ơn Đảng, Chính phủ”. Người ta nói: “Nhờ ơn đảng, chính phủ, mùa màng năm nay khá, gia đình em tạm đủ ăn”, “Nhờ ơn Đảng, chính phủ, nem vừa sinh thằng cu”. Quen miệng người ta còn nói: “Nhờ ơn đảng, chính phủ, cái mụn chốc thằng cu nem đỡ rồi, em lấy cao nông lang Sửu đấy ạ.!” Trong nhân dân cũng vào thời kỳ này xuất hiện câu ca dao thú vị nói rất trúng cách tuyên truyền của Đảng về những tnh tựu lãnh đạo:
Mất mùa là tại thiên tai,
Được mùa là tại thiên tài Đảng ta…
Đảng là đấng Tối Cao, như Chúa Trời.
“Đảng còn hơn cả Chúa Trời nữa, vì Chúa Trời vô hình vô ảnh, còn đảng là có thực, cũng như những ntù của Đảng là có thực, Đảng là người quyết định hết thảy, Đảng cho thì có, Đảng lấy thì mât.”(trang 414)
Về Các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất:
“Tôi chỉ bắt đầu ngờ vực đức hiền minh của các lãnh tụ vào thời gian cuộc giảm tô giảm tức được phát động ở khu 4 kháng chiến, năm 1953…
“Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: nườn nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không phải để chiến đấu với quân xâm lược, mà với chính đồng bào mình.
“Tại xã Ngô xá, làng Ngò Thanh Hóa, nơi có dinh cư cụ cử Nguyễn Thượng Hiền, người ta trói chặt hai tay rồi dong mẹ bạn tôi đi khắp làng chỉ vì bà trót dại nói điều gì đó mất lập trường hoặc không vừa lòng cán bộ giảm tô giảm tức. Trước bà là hội trưởng hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thái Bình. Mất đất, bà mang con cái chạy vào Thanh Hóa, làm nghềng xáo buôn thúng bán mẹt. Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì thấy mấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết: “Đi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử với con dân cụ thế này đây.”
“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động, ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại mãi đến khi ngất đi rồi mới được người ta hạ xuống.
“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước 1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Quốc Dân Đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung tnh với cụ, với đảng. Tôi không phản bội. Hồ Chí Minh muôn năm.”
“Người ta lấy gai cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta bị tội gì, có thể cô ta chỉ có tội là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại cắm cái gai sâu thêm một chút, làm cho cô ta rú lên vì đau, quằn quại trong giây trói.
“Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng giây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên đường như một con chó. Lũ trẻ làng rùng rùng chạy theo sau. Chúng vỗ tay, chúng reo hò, chúng cười ngặt nghẽo. Tôi nhìn chúng rùng mình—những đứa trẻ này chắc chắn sẽ lớn lên với trái tim không phải của giống người. Rồi đây với tâm hồn chai sạn, làm sao chúng có thể sống chung với những anh em khác màu da và tiếng nói trong một thế giới đại đồng mà chủ nghĩa Cộng Sản hứa hẹn?
“Tôi cảm thấy trong mình cục cựa một cái gì giống như sự thức tỉnh. (trang 32-33)
Về cá nhân ông Hồ Chí Minh, Vũ Thư Hiên có một nhận định phức tạp do cảm tình của ông đối với một người tương đối thân của gia đình, và một “anh hùng dân tộc”, bình dị, đáng yêu trong những năm đầu khi tâm hồn ông còn non trẻ, pha lẫn với những nhận thức của một trí óc đã phát triển khi va chạm với thực tế của cuộc đời về một Hồ Chí Minh, lãnh tụ sắt đá cố tình làm ngơ trong những vụ tàn sátng vạn sinh linh, như trong cải cách ruộng đất v.v… Chúng ta hãy nghe một vài đoạn trong tác phẩm của ông:
“Không biết tôi đúng hay không đúng, đúng được bao nhiêu, trong ý nghĩ rằng thế hệ cha chú tôi bị sự sùng bái Hồ Chí Minh làm cho mù quáng, tước bỏ nơi họ tinh thần độc lập suy nghĩ. Rất nhiều hậu quả tồi tệ mà một cuộc cách mạng trong sáng về mục đích đem lại cho dân tộc là do sùng bái cá nhân.
“Sau cách mạng tháng tám uy tín của ông Hồ Chí Minh vút lên như diều gặp gió. Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến uy tín của ông càng lên cao hơn nữa. Ông không phải chỉ là “cha già dân tộc” của Việt Nam, mà còn là đấng chí thánh của phong trào giải phóng dân tộc.
“Người ta sẵn sàng chết cho Bác Hồ, đồng hóa Bác với Tổ Quốc. Các chiếnsung trận hô lớn “Vì Đảng, vì Bác tiến lên”. Những đảng viên trong lễ kết nạp giơ tay tuyên thệ trước chân dung ông đặt trang trọng trên “bàn thờ tổ quốc”, trên nền đảng kỳ. Hiện tượng sùng bái này, nói cho đúng, một thời có tác dụng tốt, nó kích thích quần chúng tham gia kháng chiến chống Pháp. Không có nó cuộc kháng chiến chống Pháp khó lòng đạt được những tnh công như nó đã đạt được.
“Điều đó không lạ. Quần chúng châu Á cần có minh chủ trong mọi cuộc nổi dậy. Không có minh chủ thì không có phong trào là hiện tượng đặc thù và phổ biến của những quốc gia lạc hậu.” (trang 508)
“Trong xà lim tôi có thừa thời gian để suy gẫm. Trong những điều tôi suy ngẫm có sự rà soát lại bệnh sùng bái ông Hồ Chí Minh mà thế hệ chúng tôi, kẻ ít người nhiều, đều mắc phải. (trang 457)
“Bây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh không là gì cả…Con người là vốn quý nhất, tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Staline cũng nói thế. Mao trãch Đông cũng nói thế.
“Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn nó thôi là người.
“Trongnh xử ông là một diễn viên kỳ tài, như sau này tôi được biết. Cha tôi có kể chuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père La Chaise (1946), có các quan chức Pháp tháp tùng, ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm nước mắt. Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc đuợc, ông trả lời: “Mình làm chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ”. Cha tôi có ghi lại việc này trong hồi ký “Tháng Tám Cờ Bay” (trang 459)
“Đến bây giờ chẳng còn ai không biết tác giả Trần Dân Tiên của cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” là chính Hồ Chí Minh.
“Trong lịch sử thế giới có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất nhân vật đứng đầu quốc gia tự viết tiểu sử mình với những lời lẽ ca ngợi chính mình. Những lời ca tụng Bác Hồ trong tập ký sự ký tên T.Lan , những bài báo ký tên T.L., A.G. và nhiều tên khác nữa cũng chẳng có thể đổ cho người khác được. Ông Hồ tự ca tụng, chuyện đó là có thực. Một việc làm thừa, hơn nữa ngớ ngẩn—không cần đến những bài báo ấy uy tín của Hồ Chí Minh chẳng những đã tràn ngập mà còn vượt ra ngoài bờ cõi”.(tr.510-511)
Nơi trang 249, sau khi đã thuật lại lời người cô và chính vợ mình khuyên không nên theo Cộng Sản, Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời một người bạn là tiểu đoàn trưởng Đích cũng cảnh giác ông y như vậy. Hãy nghe Đích nói về ông Hồ Chí Minh, qua lời thuật của tác giả:
“Tôi không bực vì vụ án, lầm là chuyện thường, huống hồ trong vụ này tôi cũng có cái sai. Nhưng tôi sai là một chuyện. Cái cách đồng chí đối xử với nhau thế nào là chuyện khác. Ntù cho tôi thấy một điều: Không có tình đồng chí! Chúng ta nhầm. Bây giờ tôi mới hiểu. Ông Hồ không phải đồng chí của ta, ông ấy cũng là vua như các ông vua khác, lại không phải vua hiền. Ông ấy biến những con người lương thiện tnh những con quỷ. Ông ấy là quỷ vương.
Hẳn trong đầu tác giả đã phải có ý nghĩ tiêu cục về ông Hồ đến độ nào đó ông mới thuật lại nguyên lời nói trên.
Nơi chương 15, khi thuật lại trường hợp ông Dương Bạch Mai đột tử với nhiều nghi vấn, tác giả đã để cho người đọc kết luận ông bị đầu độc. Tác giả cũng nói đến chuyện Họ Dương chống Mao, họ Dương thân các người Trốt Kít như Pham Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, cả ba người này, tác giả nói là đều bị Việt Minh giết. Sau đó ông trưng dẫn lời Hồ Chí Minh báo cáo cho quốc tế Cộng Sản năm 1939, khẳng định: “Đối với bọn tờ rốt kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của Phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị.”
Những điều tác giả viết khiến người đọc thấy ngay: Dương Bạch Mai chống Mao, thân tờ- rốt- kít. Hồ Chí Minh đòi phải tiêu diệt Tờ-rốt-kít. Dương Bạch Mai đột tử ngay trước khi đại hội trung ương sắp sửa họp để ra nghị quyết 9 đầu năm 1964. Nghị quyết này chủ trương theo đường lối của Mao, ngấm ngầm chống Khrutsh-chev.
Trưng dẫn lời ông Hồ nói trên, sau khi thuật lại các sự việc cụ thể về Dương Bạch Mai, hẳn tác giả muốn dẫn độc giả đến kết luận: Ông Hồ, nếu không chỉ thị thủ tiêu họ Dương, thì cũng đồng ý hay làm ngơ cho đàn em thinh.
Mấy trang đầu chương 33 Vũ Thư Hiên đã dành để nói lên “sự kính mến”, thật lòng -hay giả dối -của tên cai ngục Huỳnh Ngự đối với Hồ Chí Minh, khi y phá bỏ khoảng cách thường có giữa cai tù và phạm nhân, thânnh vào trong xà lim, “hiền lành ngồi xuống bên cạnh tôi” để báo “tin buồn”, mắt rưng rưng: “Bác của chúng ta…Bác đã…đã… Bác mất rồi!” Hãy nghe phản ứng của tác giả trước cái chết đó:
“Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là cùng với cái chết của ông Hồ bọn chuyên quyền càng rảnh tay hoànhnh. Nói gì thì nói ông Hồ còn sống vẫn là một vật cản. Bởi vì ông ta đã hôo đoàn kết, ông có đạo đức giả khi nói thế thì ông cũng không cho phép cấp dưới bóc nốt cái vỏ của câu nói. Không còn quyền, nhưng ông còn cái uy cái thế, buộc chúng phải nể. Có làm gì chúng cũng phải ngó ông một cái, xem ông phản ứng ra sao.
…Tin ông Hồ qua đời không làm tôi xúc động. Tôi không vui mà cũng chẳng buồn. Bây giờ đối với tôi ông là người dưng. Ông đã bị xóa sổ trong trí nhớ của tôi. Ông đã đi khỏi cuộc đời tôi.
…Tôi cũng chẳng căm thù người đứng đầu cái nnước đangnh hạ tôi. Tôi biết ông không phải là thủ phạm. Nói cách khác không phải đầu vụ. Cũng không phải tôi muốn bào chữa cho ông Hồ. Khi ông đã kề đùi kề vế với Duẫn, với Thọ, thì mọi việc làm của họ ông đều có dự phần, vinh cũng như nhục.
“Nhưng tôi tin nhận xét của cha tôi -ông Hồ không phải người ác. Không hiểu sao ông lại làm ngơ để xảy ra vụ án thảm khốc này.” (trang 579)
Nơi trang 359, sau khi nói về cái tật hay tránh né một cách lép vế của Võ Nguyên Giáp, Vũ Thư Hiên đã thuật lại trường hợp của tướng Lê Liêm đã được ông Hồ đồng ý về quan điểm “nên tránh bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa” và hy vọng trong hội nghị sẽ đưọc ông Hồ lên tiếng bênh vực. “Nhưng ông Hồ tránh ánh mắt của ông, quay đi nơi khác.”
“Điều tôi không ngờ là Bác đã hứa, nhưng lại không giữ lời. – Lê Liêm kết luận – Tôi không hiểu vì lẽ gì.”(trang 360)
Mẹ tác giả đã từng là một chiếncách mạng bên cạnh ông Hồ, đã từng tôn thờ, cung phụng săn sóc ông những lúc ông đau ốm. Nhưng đến khi thấy chồng bị bắt mà ông Hồ làm ngơ, thì “trong lòng bà ông Hồ Chí Minh chết vào đêm cha tôi bị bắt. (bà bảo con:) – Lòng người khôn lường, con ạ! Mới biết không thiếu gì kẻ quên đạo làm người khi ngồi vào ghế vương giả.” (trang 28)
Về tội ác giếtng vạn người trong cải cách ruộng đất, tác giả cho biết “cha tôi khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra những sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh, như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ.” Nhưng cha ông lại bênh ông Hồ khi nói với con rằng “Ông (Hồ) đã buộc lòng phải làm CCRĐ khi bị Mao nhắc nhở.” (trang 221)
Tác giả đã trích dẫn Hoàng Văn Hoan nói về việc ông Hồ yêu cầu họ Mao đưa hơn 300 ngàn lính Tàu vào miền Bắc vào nửa cuối thập niên 60. Ông cũng nhấn mạnh là lúc ấy Hoàng Văn Hoan là ủy viên bộ chính trị, nên sự kiện này ông không thể không biết, và đáng tin cậy. Ai cũng biết Hoàng Văn Hoan thân Trung Cộng ra mặt từ lâu. (Trang 229)
Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả nói đến ông Hồ rất nhiều, thuật lại nhiều việc , nhiều nhận xét của người nọ người kia, kể cả của cha ông, mẹ ông nhận xét về ông Hồ. Tổng kết tất cả những sự việc và nhận xét đó, người đọc phải hiểu tác giả kết tội ông Hồ hơn là bênh, tuy ông không đưa ra một kết luận minh thị, xác quyết nào. Ông muốn độc giả tự kết luận. Hơn nữa ông là người đã từng ngưỡng mộ, nếu không nói là mến yêu ông Hồ khi còn nhỏ. Cho nên thật khó cho ông để có thể kết tội ông Hồ một cách phũ png khi ông đã lớn khôn và ông Hồ không còn nữa.
Cái tâm trạng và cáchnh xử này không phải chỉ có ở Vũ Thư Hiên mà còn ở rất nhiều cán bộ, cũng như văn nghệđã từng theo kháng chiến chống Pháp và đã từng hoan hô ông Hồ, mặc dầu ngày nay họ tỉnh ngộ và nhận ra bộ mặt thật của ông ta.
Tưởng cũng nên xem tác giả nói gì về một số nhân vật ngồi làm vì trong các chức vụ nnước như Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng chẳng hạn:
“Đến ncách mạng cao niên rất mực hiền lành Tôn Đức Thắng cũng không thoát khỏi con mắt cú vọ của Lê Đức Thọ. Mà cụ đâu phải người thèm muốn chức quyền. Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: “Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặït đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cái chức chi hết”. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày truớc buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nmang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. Thương cụ quá nhiều khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để giắt đến nhờ cụ sửa giùm. Một người bạn tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thời gian nghị quyết 9… cụ dắt anh vào phòng riêng thì to: “Mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?” Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu: “Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao. Trong ntao nè, lính kín hổng có thiếu”.
Về chế độ lao tù
“…Cứ nhìn cái hỏa lò này đủ thấy. Thằng công dân bị bắt, chưa biết ất giáp ra so , cán bộ đã khăng khăng bắt nó nhận tội cái đã. Nhỡ oan người ta thì sao? Cái sai, cái tồi tệ từ đó mà ra. Làm cho lòng dạ con người tnh ra cằn cỗi, hận thù, như thế là lỗi tại ai? Bác đâu có dậy cán bộ như vậy?” (trang 475)
Trong cuộc đối thoại giữa tác giả và bạn tù Tnh, ông đã để cho người đọc hiểu ông kết án chế độ lao tù miền Bắc là phát xít như sau:
“ (Tnh: …): Cứ như thể Hỏa Lò là một lằn ranh , bước qua nó mình hết là mình. Có lẽ mục đích của ntù là thế. Nó làm cho mình có cảm giác rời bỏ cái thế giới mà mình sống, rời bỏ hẳn, không trở lại…
“(Hiên) : -Chỉ có ntù ta mới như vậy. Ntù khác đâu có thế.
-Tôi không biết ở các ntù khác thế nào, nhưng tôi nghĩ trên thế giới chắc cũng có những ntù giống ntù mình “.
“Tôi hiểu anh muốn ám chỉ ntù của Phát Xít Đức.” (trang 383-384)
Vũ Thư Hiên có nhiều chỗ gọi xà lim bằng một cái tên cũng giống Đào Hiếu: “Chuồng Người”:
“Nó không phải là một cái xà lim bình thường mà là một sáng tạo độc đáo trong nghề làm chuồng người.” (trang 530)
Ngay ở chương 3 ông đã có ý nghĩ nó là “nấm mồ chôn người sống” (trang 57)
Những lời sau đây của tên Huỳnh Ngự cục phó cục chấp pháp dẫn tác giả đến một kết luận bi-i cười ra nước mắt:
“Sở dĩ đảng giao các anh cho cơ quan an ninh chúng tôi, vì cơ quan chúng tôi có điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để giúp đỡ các anh cải tạo tư tưởng…
“Tôi không nhịn được cười. Thì ra người ta tin rằng xà lim Hỏa Lò là điều kiện thích hợp nhất, tốt nhất cho sự cải tạo tư tưởng. Cứ đà này đảng sẽ lần lượt cho hết thảy cán bộ vào ở xà lim để cho tư tưởng họ tiến bộ hơn, trung tnh hơn với chủ nghĩa xã hội.” (trang 136)
Sau đây là lời của anh bạn tù cùng xà lim với tác giả, tên Tnh nói với ông khi hai người đã tin được nhau:
“Rồi ra ông còn biết ối chuyện lạ hơn nữa kia. Tôi biết có người hoàn toàn vô tội, ở tù sơ sơ cũng vài năm, thế mà ra tù cậy miệng anh cũng không dám nói anh ta bị oan. Thậm chí anh ta còn nói đảng bắt anh ta là đúng, rằng sở dĩ anh ta được tha, không bị xử là nhờ lượng khoan hồng của Đảng…Ông có biết vì sao không? Là vì anh ta nhận tội rồi, ký vào bản cung người ta mớm cho rồi, bây giờ há miệng mắc quai, lại còn sợ bị trả thù vì phản cung nữa chứ. Tôi nghiệp, bị oan rồi mà đến một cái lệnh tha cũng chẳng được cấp, chỉ được thí cho một cái lệnh tạm tha thôi. Tạm tha là thế nào? Là người ta tạm cho về, nhưng coi chừng, bất cứ lúc nào anh cũng có thể bị bắt lại, đừng có đùa. Trong lệnh tạm tha người ta ghi: Xét tội trạng chưa tới mức phải xử lý theo pháp luật…” (trang 202)
Về những biện pháp tương tự ở Liên Xô thời Staline, tác giả viết:
“Dưới thời Staline không ít người vô tội bị hãm hại, giờ ai cũng biết. Điều ít ai biết là những người này, sau một thời gian bị xử lý tại các xà lim, đã nhận những tội họ không hề phạm, đã nói những lời ăn năn hối lỗi. Những nnghiên cứu đã tìm hiểu hiện tượng này và họ thống nhất trong nhận định: nguyên nhân của sự đầung chóng vánh là bộ máy đàn áp hứa hẹn chắc chắn sẽ thanh toán cả gia đình họ, nếu họ không chịu nhận tội.
“Trong nỗi tuyệt vọng trước viễn cảnh đen tối những người bị trấn áp chỉ còn một con đường duy nhất: làm ra vẻ khuất phục để ít nhất cũng cứu được vợ con.” (trang 218-219)
Dưới phần cước chú, tác giả đã cho biết về trường hợp cha con ông: “Chín năm sau, hai cha con gặp nhau tôi mới biết chính Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đã vào tận xà lim dụng. Chúng hứa hẹn nếu cha tôi nghe theo chúng chấm dứt cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn 10 ngày, thì chúng sẽ không khủng bố gia đình. Nhưng sau đó Lê Đức Thọ đã cho bắt tôi mà không cho cha tôi biết.”
Về chế độ sắt máu của Staline, Liên Xô:
“Những đứa trẻ cũng không được yên khi cuộc trấn phản đã bùng lên tnh cơn cuồng sát. Nhân danh cách mạng người ta chuyên chính cả với con nít. Cách suy nghĩ của những nchuyên chính vô sản thật đơn giản: Nếu cha mẹ đã là kẻ thù của nhân dân Xô Viết thì con cái họ lớn lên cũng nhất định sẽ là kẻ thù của nhân dân Xô Viết. Một trong những nghị định của bộ nội vụ thời Staline ghi rõ: “Vợ con những tên phản bội tổ quốc phải bị giam giữ trong các trại tập trung với thời hạn không dưới 5-8 năm tùy theo mức độ nguy hại cho an ninh xã hội. Những đứa trẻ có hại cho an ninh xã hội phải đem xử án, tùy theo tuổi, tùy theo mức độ nguy hại và khả năng cải tạo của chúng, chúng phải bị giam giữ trong các trại tập trung, các trại cải tạo lao động của bộ nội vụ hoặc giam giữ tại các ntrẻ với chế độ đặc biệt.(Trích chỉ thị của bộ trưởng nội vụ nhân dân số 00486, đề ngày 15-8-1937).
Nhân nhắc lại biến cố Khrutshchev hạ bệ Staline tại đại hội đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ XX vào năm 1956 là năm tác giả đang du học ở đây, ông đã cho ta thấy những con số sau đây nói lên sự tàn bạo của Cộng Sản:
  • “30,000quan và binh lính Ba Lan bị cộng quân thủ tiêu tại khu rừng Katưn thuộc tỉnh Smolensk vào năm 1940. “Không thể naò tưởng tượng nổi: Bắn chết 30,000 người rồi vùi trong các huyệt tập thể. (chú thích: Sau khi Yeltsin lên làm tổng thống, ông đã xác nhận việc này và xin lỗi nhân dân Ba Lan).
  • “98 ủy viên trung ương đảng trong số 139 người được bầu lên trong đại hội đảng XVII (1934) đã bị bắn và tống giam.
  • “1,108 đại biểu trong số 1,956 người đi dự đại hội này về sau đã bị bắt và bị giết. (trang 100-101)
Dĩ nhiên Vũ Thư Hiên chưa nói đến hơn 20 triệu đảng viên thường và nhân dân Nga bị thủ tiêu hay tàn sát. Ông cũng không nói đến cuộc thanh trừng đẫm máu nhắm vào phe “Tờ-rốt-kít” hồi Staline mới lên nắm chức tổng bí thư đảng.
Về chế độ ở Liên Xô trong thời Krutshchev, Vũ Thư Hiên có cảm tình và chắc cũng mong Việt Nam đi theo con đường đó hơn là ôm lấy chủ nghĩa Mao.
“Tại Liên Xô đang manh nha một nnước pháp quyền…Nnước này chủ trương hoà bình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chứ không lấy bạo lực áp đặt chủ nghĩa xã hội lên các dân tộc…
“Chế độ xã hội Trung Quốc, cũng như chế độ xã hội VN không hứa hẹn một cái gì tương tự. Nếu ở Trung Quốc là chế độ toàn trị cởi truồng, thì ở Việt Nam còn giữ lại manh khố.” (trang 108)
Riêng về chế độ ở Trung Quốc, Vũ Thư Hiên cũng để ra 3 trang nói qua về cuộc cách mạng văn hóa với Hồng Vệ Binh mà ông gọi là những “âm binh của tay đại phù thủy Mao Trạch Đông”. Chúng được đặt dưới quyền của Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, tha hồ bắn giết bừa bãi, tha hồ hủy diệt những tnh tích văn hóa mà không ai dám đụng tới. Ông cũng viết rằng các nlãnh đạo Việt Nam chẳng những không dám phê bình hay thắc mắc mà còn ca ngợi, cổ võ trên báo trên đài. Những cán bộ Mao-ít được chứng kiến những biến loạn tại Trung Quốc do hồng vệ binh gây ra trở về nước trình bày nhận xét của mình chẳng những không được để ý mà còn bị trù dập, như trưòng hợp Lê Chân, phó tổng biên tập Việt Nam Thông Tấn Xã, hay nvăn Vũ Bội Kiếm chẳng hạn…( trang 375-379)
Có lẽ Vũ Thư Hiên cũng đồng ý với Dương Bạch Mai (phó chủ tịch quốc hội Việt Cộng) khi ông thuật lại rằng Dương Bạch Mai “gọi chủ nghĩa Mao là món tạp pí lù của thổ phỉ. Giữa lúc ngành tuyên truyền Việt Nam đưa Mao Trạch Đông lênng thánh sống thì ông ngang nhiên gọi Mao là tên đao phủ của đại pháp trường Trung Quốc” (trang 278-279) Chính vì vậy mà DBM đã đột tử như đã nói trên.
Liên hệ giữa đảng và các nvăn:
Những đoạn trích dẫn sau đây sẽ nói rõ tác giả nghĩ gì về mối liên hệ này:
“Cái sự lúng túng không tìm ra chỗ của mình có trong tâm trạng nhiều nvăn nthơ Việt Nam. Mọi người sau khi đặt số phận mình vào bàn tay dìu dắt của Đảng đều phải gò mình vào cái tôi chung, cái tôi tập thể, là một cái tôi vô hình vô ảnh, chui vào trong đó để tự biến mình tnh nó….
“…Kim Lân viết Con Chó Xấu Xí và Vũ Tú Nam cho ra Văn Ngan Tướng Công. Cả hai con vật này cũng bị đánh nốt. Người ta giải thích rằng Kim Lân ví đảng như ông chủ, còn trí thức như con chó. Ông chủ hắt hủi con chó, khi nó ghẻ lở gầy còm, ông chỉ quan tâm tới nó khi nó hứa hẹn những đĩa luộc, đĩa dồi và nồi nhựa mận bốc mùi ngào ngạt. Con chó khốn khổ thì cứ một mực trung tnh với chủ cho đến chết. Miêu tả thân phận con chó còi cọc đói khổ trên nền xám của nông thôn Việt Nam, Kim Lân có ngòi bút cực hay. Còn Văn Ngan Tướng Công thì bị buộc tội ám chỉ Đảng bay không biết bay, bơi không biết bơi, chỉ nỏ mồm cạc cạc.
“Chớ có viết về những con vật. -Kim Lân nói-Không hiểu sao cứ nói chuyện súc vật là y như rằng có người động lòng. Mà nhiều, mới chết chứ.
“Không rõ các nvăn tác giả bôi nhọ đảng bao nhiêu, nhưng chính các nphê bình mới là người có công vạch ra những cái xấu của đảng.” (trang 421)
Những câu đối đáp sau đây giữa tác giả và nthơ nổi tiếng Chế Lan Viên cho thấy “cái hèn một chút” – hay hèn nhiều -ấy:
“-Này anh Chế, theo anh thơ và từ của Mao Trạch Đông có hay lắm không mà thiên hạ tán tụng om xòm đến thế?
“-Thơ phú gì cái thằng cha ấy? Vũ Thư Hiên thấy hay à?
…-Thơ phú là chuyện tôi mù tịt mới phải hỏi anh.
Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn:
-Làm đến hoàng đế nước Tầu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt.
Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại:”Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.” (trang 422)
Câu nói sau đây của Hữu Loan với tác giả năm 1988 cũng cho thấy lý do tại sao văn nghệtrong chế độ Cộng Sản không thể không “hèn một chút”:
“-Khổng Tử đúng mới buồn chứ: “Đời đục ta trong làm sao được!” Thân mình, thôi chẳng nói làm gì, vì muốn lương tâm trong sạch nên mình mới chọn con đuờng làm dân, nghèo mà thanh thản. Nhưng các con mình vì thế mà không được họcnh, thì mình sai rồi.”
Vì thế tác giả không lấy làm lạ khi thấy trong vụ đánh Nhân Văn-Giai Phẩm có cả những tên tuổi đáng kính của nền văn nghệ như Tú Mỡ, Thế Lữ… (trang 245)
Đã không ngại chịu “hèn một chút”, nhiều văn nghệđua nhau “ăn cắp văn” của đảng:
“Không ai trách anh nếu anh viết giống bài nào đó đã in rồi trong báo đảng. Nhai lại những gì báo đảng viết đã không mang tội đạo văn thì chớ, lại còn được khen: ý thức tổ chức cao. (trang 129)
Câu chuyện giữa Vũ Thư Hiên và một người bạn, bácPhan, cho thấy giới trí thức miền Bắc rất ghét lãnh đạo cộng đảng, coi họ như một thứ hủi, tốt nhất đừng dây vào. Vì vậy họ không lên tiếng chỉ vì khinh, hay sợ. Chứ không phải “im lặng là tán tnh”.
“Anh (Phan) không thích cái xã hội nhố nhăng với một lũ Cẩm Bá Nhạ (tiếng Pháp campagnards có nghĩa những tên nquê), một lũ hủi ở trên đầu.
“Mà hủi thì tốt nhất là không dây. Anh biết giữ mồm giữ miệng cho nên bọn công an theo dõi trí thức vẫn đinh ninh Phan là một bácgiỏi nhưng mít đặïc về chính trị.” (trang 531)
Về vụ án “Nhân Văn-Giai Phẩm”, tác giả thuật lại lời nhạcVăn Cao nói rằng chủ mưu không phải ông Hồ, “ông cụ không nghĩ ra cái đó. Ông cụ không tệ đến thế.” Cũng không phải Tố Hữu hay Nguyễn Chí Thanh mà “tác giả chính là “Longue Marche”. Cậu nghe rõ chưa? Là -Trường Chính”. Văn Cao cũng nói cho Vũ Thư Hiên biết nhận định của mình về thái độ của văn nghệvà của các nlãnh đạo:
“Hồi ấy văn nghệcòn tin đảng lắm. Gì thì gì đảng vẫn là đảng của mình. Là ruột thịt của mình. …Chẳng ai hôo lật đổ các ông ấy cả. Chỉ có các ông ấy chu chéo lên: ối giời ơi có địch, có địch ngay trongng ngũ chúng ta, rồi dựng tnh vụ để trấn áp.”
Nhưng không phải ai cũng nghĩ như Văn Cao. Một nbáo trong một cuộc kiểm thảo đã chửi toáng lên. “Nbáo Hùng Thao gầm lên: “Nuôi cán bộ như lợn, mắng như chó, thời trước địa chủ đối với tá điền cón tử tế hơn.” (trang 576)
Tác giả có thuật lại rằng sau đám tang Dương Bạch Mai đột tử trước khi đọc diễn văn chống đường lối thân Mao của lãnh đạo, thấy tác giả vẫn còn đeo băng tang, có một người trong phòng vệ sinh giả vờ đi tiểu để được đứng gần ông và nói: “—Tôi xấu hổ—anh thì thầm—Tôi hèn. Anh khinh tôi cũng được, anh chửi tôi cũng được, nhưng xin anh thông cảm cho tôi—tôi có 4 đứa con nhỏ và một người vợ bệnh tật. Nếu không tôi đã không xử sự như vậy.” Tác giả viết rằng:”Trong buổi học tổ trước đó anh ta hùng hổ lên án “bọn phản bội xét lại hiện đại”, như một người “Mác xít lê ni nít” chính cống.” Rồi ông kết luận:
“Cái chế độ làm cho con người hèn đi không thể là chế độ xứng đáng với con người. Con người cần phải được sống trong tư thế đứng thẳng, ngẩng cao đầu.” (tr.282)
Nhưng trong xã hội mà ông đương sống “hầu như các nvăn vào thời kỳ đó đều hèn một chút nếu không nhiều. Đó là bản năng tự vệ, có sẵn trong bất cứ sinh vật nào. Không hèn, chính anh sẽ rơi vào sổ đen, nhẹ thì không đuợc lên lương, hoặc mất đứt cơ may được ra nước ngoài một chuyến. Nặng anh có thể bị đẩy đi lao động, chuyển công tác, hoặc bị tống ra ngoài biên chế. (trang 189)
Trần Dần được coi như một trong những trụ cột của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, thế mà sau khi bị bắt cũng không thoát được tiếng chì tiếng bấc. Chính Văn Cao nói với Vũ Thư Hiên: “Thằng Dần tiếng thế mà không có gan. Mới bị đánh đã gục, đã phản tỉnh lung tung. Nó khai với Tố Hữu rằng Văn Cao bảo tụi nó phục xuống mà đánh. Mà mình có nói thế bao giờ đâu…” Tác giả bảo “tôi tin Văn Cao, nhưng tôi không nghĩ Trần Dần hèn. Tôi biết chỉnh huấn là thế nào. Trong không khí chỉnh huấn con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong một tập thể tự kỷ ám thị như trong cuộc lên đồng. Trần Dần khi tâm thần hoảng loạn, lại bị xúi dục, có thể bị ám thị rằng Văn Cao đã nói như thế. Còn Văn Cao trong tâm trạng hậm hực cũng dễ hiểu nhầm bạn mình lắm.”
Cái cách lý giải của Vũ Thư Hiên, ai không có kinh nghiệm về các hình thức tẩy não, cải tạo tư tưởng và chỉnh huấn thì không thể nào chấp nhận hay hiểu nổi. Mà đó là cái tàn ác đến tinh vi được Cộng Sản áp dụng thường xuyên, đối với đảng viên cũng như đối với nhân dân.
Nơi trang 118, nhắc đến Trần Dần tác giả viết:
“Tôi nhớ một hôm anh thủ thỉ: “Này, mình cũng người Nam định đấy, cậu ạ. Cái vùng đất thịt này nổi tiếng vì những văn tài và những kẻ bất phục. E rằng trong máu chúng ta có cả hai thứ,”…
“Trần Dần thương tôi, muốn tôi học được nết sợ hãi. Như anh đã học.
“Thế hệ chúng tôi bất hạnh: Chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng tnh trong nỗi sợ hãi các đồng chí.”
Tâm trạng sợ sệt của Trần Dần, một cự tướng trong mặt trận Nhân Văn Giai Phẩm, và của Vũ Thư Hiên, một người muốn “đứng thẳng, ngẩng cao đầu”, cho thấy sức mạnh tàn bạo của đảng mà họ ghét nhưng sợ. Có hiểu được nỗi sợï hãi này mới hiểu được sự dè dặt trong những lời tuyên bố hay những trang sách của các tác giả mà chúng tôi chọn trưng dẫn trong soạn phẩm này.
Về một số nhân vật khác:
Trường Chinh:
Tác giả dựa vào nhận xét của cha ông để gán cho Trường Chinh những tội chủ trương tiêu thổ kháng chiến làm tan hoang các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh hồi cuối thập niên 40 và tội chủ trương “tích cực cầm cự, chuyển mạnh sang tổng phản công” do chính ông thảo trong nghị quyết 9 vào đầu năm 1964. Ông cũng trưng dẫn Văn Cao bảo thủ phạm vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là Trường Chinh.
Lê Duẩn:
“Vốn là một tên bẻ ghi đường sắt trước khi trở tnh nđộc tài, Lê Duẩn tất nhiên muốn chỉ bằng một cú gạt là bắt được con tầu quốc gia chạy theo ý mình muốn.” (Trang 273)
“Theo nhận xét của các ông Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm thì Lê Duẩn là người cực đoan về tính cách, phóng túng vềnh xử.” (trang 324)
“Bằng vào những câu chuyện kể của họ (tác giả có ý nói những người bạn miền Nam tập kết của ông) khi họ còn ngưỡng mộ “anh Ba” thì Lê Duẩn là người độc lập trong suy nghĩ, có biệt tài tổ chức, trong chỉ đạo có vẻ chặt chẽ, nhưng lại linh hoạt, thoáng đấy mà nghiêm đấy. Hồi kháng chiến chống Pháp, mặc dầu ở xa trung ương, nhưng chủ trương của ông đề ra vẫn khớp với chủ trương của trung ương trong mọi mặt. Người ta sùng bái ông, gọi ông là Cụ Hồ miền Nam.” (trang 325)
Tác giả nói về nghi vấn trong việc tướng Nguyễn Bình, khá nổi danh ở miền Nam, bị giết. Ông bảo cha ông và một số người khác nói Bình có mâu thuẫn với ban lãnh đạo trung ương cục miền Nam (đứng đầu là Lê Duẩn ). Do đó “bị điều ra Bắc và hy sinh dọc đường trong tình trạng không được bảo vệ đầy đủ và lộ trình bị lộ… Nhiều người nói bàn tay Lê Duẫn trong vụ này là rõ ràng, nhưng lại không chỉ ra được chứng cứ.” (trang 348)
Nguyễn Văn Linh:
“Nguyễn Văn Linh, theo cha tôi nhận xét, là người hiền lành , chân thật. Ông cũng đã trải qua ntù đế quốc, có tinh thần cách mạng kiên định, là người thực hiện chứ không phải người sáng tạo.
“Dưới thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện một số tác phẩm dám nói lên sự thật, tuy không nhiều….
“Chính là nhờ có Nguyễn Văn Linh mà các văn nghệbị buộc tội oan trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm mới được phép xuất hiện trở lại với người đọc.
“Không có Nguyễn Văn Linh thì Dương Thu Hương không thể xuất bản được Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Thiên Đường Mù, cho dù sau đó chị có bị trấn áp, bị bỏ tù rồi được thả ra, được xin lỗi, sau này còn được cầm hộ chiếu đi Paris.” (trang 296-297)
Võ Nguyên Giáp:
“Nói đến Võ Nguyên Giáp, cha tôi nhận xét ông Giáp có nhược điểm hay tránh né khi xảy ra bất đồng ý kiến. Với vẻ ngoài bình thản, pha chút cao ngạo, nhiều người tưởng ông kiêu ngạo đặt mình trên những cuộc tranh luận. Thực ra ông bao giờ cũng sẵn sàng chịu lép vế trước người đối thoại hùng hổ. Tất nhiên, ở cương vị của ông số người dám áp đảo và áp đảo được ông không nhiều.” (trang 358)
“Rồi xem Văn (Võ Nguyên Giáp) nó có dám chống lại thằng Duẫn với thằng Thọ không? –cha tôi nói—Tính nó vậy đấy, đứa nào to mồm là nó im. Chán lắm!
Sự việc diễn ra đúng như cha tôi tiên đoán. Võ Nguyên Giáp im lặng ngay từ đầu, trong cuộc họp bộ chính trị trước khi họp trung ương.” (trang 359)
“Đúng là trong thời gian này trí thức có hướng về Võ Nguyên Giáp thật. Người ta tin tướng Giáp, bởi vì ông đã từng là giáo sư trường Thăng Long, chẳng gì cũng là trí thức, là người co ùhọc, chứ không phải loại dùi đục chấm mắm cáy.
“Nhưng tướng Giáp lại chẳng phải như người ta nghĩ. Ông đã phụ lòng tin của trí thức. Thậm chí khi những đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cận của ông, ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoãn né sang một bên, mặc cho Lê Duẫn và Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm.” (trang 334)
Nơi trang 350 và 351 tác giả đã nói lý do tướng Giáp bị thất sủng là do Lê Đức Thọ, dưới sự chỉ đạo của Lê Duẫn, đã khui ra bằng chứng ông tướng này khi còn là học sinh đã khúm núm trước Pháp để xin du học, và khoảng năm 1964 có tin đồn Giáp “lén lút liên lạc với Nikita Khrutshchev’’ bị đảng phát hiện. Nếu Hồ Chí Minh không can thiệp có lẽ tướng Giáp đã bị thanh trừng. Có lẽ những tỳ vết đó trong lý lịch ông làm ông đành cam phận? Nghĩa là chịu hèn cũng như nhiều người khác trong chế độ Cộng Sản?
Phạm văn Đồng:
“Tôi là thủ tướng lâu nhất thế giới và cũng là thủ tướng khổ nhất thế giới. Làm thủ tướng thật, tôi chẳng có quyền gì hết….”
“Ông Ưng văn Khiêm bình luận: Anh cng này có một cái tội: đó là biết mình không có quyền làm bất cái chi không có phép Ba Duẫn với Sáu Thọ mà lại không dám từ chức. Ông Trần Văn Giầu hóm hỉnh: “Cái đít con người ta có trí nhớ. Nó nhớ cái ghế.” Tôi được nghe Phạm Văn Đồng nói chuyện nhiều lần. Ông tỏ ra là người biết nhiều hiểu rộng, nhưng tôi thấy ít ai nói chuyện vô duyên như ông.” (trang 294)
“…Mai Lộc vốn rất sùng kính Phạm Văn Đồng buồn rầu nói với tôi: “Thần tượng của tôi sụp đổ rồi. Không ai mời ông ta cứ đòi đến, leo lên bục mà ba hoa, chẳng ai buồn nghe mà vẫn cứ nói.”
“Phạm văn Đồng, theo bà (mẹ tác giả) nhận xét là người không xấu, nhưng ba phải, vụng về và vô tích sự…Dư luận ca ngợi ông liêm khiết, ông đứng đắn, nhưng những ai quen biết ông đều hiểu ông không làm nổi trò gì trong những việc lẽ ra ông phải làm….
“…Ông không nuốn mất lòng một ai, nhất là mất lòng cấp trên. Quả nhiên đúng. Một đồng chí cũ thương mẹ tôi đến nói với Phạm Văn Đồng chuyện cha tôi bị bắt. Ông nghe rồi thở dài nói: “Việc tập thể quyết định, tôi làm gì được!” (trang 27)
Lê Đức Thọ (tên thật Phan Đình Khải):
Vũ Thư Hiên coi Thọ là kẻ chủ mưu “vụ án xét lại chống đảng” mà cha con ông là nạn nhân, nên ông đã nói đến con người này ở rất nhiều chương, và đã để hầu trọn chương 31 để nói riêng về y và hai người em là Đinh Đức Thiện (tên thật: Phan Đình Dinh) và Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống), với những cá tính và thói xấu của từng người. Ông cũng kể lại câu chuyện về “mồ mả” với khoa “phong thổ” do một người cháu ruột của Lê Đức Thọ, mà tác giả bảo là một nkhoa học hẳn hòi, kể cho ông nghe vào năm 1966 là năm thế lực của Thọ bao trùm ở miền Bắc, trong chức vụ trưởng ban tổ chức Trung Ương Đảng, mà y đã cải tổ và biến nó tnh bộ máy quyền lực cực lớn cho Đảng và cho riêng mình. Câu chuyện phong thổ này cũng như câu chuyện ông thầy bói mù tiên đoán đúng phoóc về số phận của tác giả đã tác động không ít đến định kiến của người duy vật trong ông. Hãy đọc vài câu của Vũ Thư Hiên nhận xét về Lê Đức Thọ:
“Con người cao to tóc bạc trắng, với giọng nói cố ý kéo dài bắt người nghe chờ đợi câu tiếp theo, để lại trong tôi ấn tượng nhạt nhẽo và khó chịu. Tôi dị ứng với những gì không thật. Trong Lê Đức Thọ tôi nhìn thấy đầy dẫy của giả. Mọi người khúm núm sợ sệt. Tôi dửng dưng, bằng con mắt lạnh lùng.
“Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ở tuổi 30, chính quyền đã vững vàng, đám lãnh tụ đã học thuộc bài lên xe xuống ngựa xênh xang, đệ tử bâu quanh như ruồi thấy mật. Một chút khiêm tốn giả vờ, một chút bình dân đóng kịch, trộn với rất nhiều phô trương quyền thế, là nét nổi bật trong Thọ. Nói tóm lại một tên hãnh tiến điển hình.” (trang 548)
Tác giả có thuật lại lời của nhạcVăn Cao và của nkhoa học Bùi Quang Trừng nói với ông về mộng lập liên bang Đông Dương với Lê Đức Thọ làm tổng bí thư. Do đó việc xua quân sang Cam Bốt năm 1978 là chính y chủ động vì mục đích đó:
“Cuộc phiêu lưu quân sự (sang Cam Bốt, M.V.) được tiếnnh theo sáng kiến và sự chỉ đạo của Lê Đức Thọ đã làm cho khoảng 52,000 chiếnchết trận, 200,000 chiếnbị thương….
“…Thọ đã chết trước khi phải ra đứng trước vành móng ngựa một phiên tòa liên tịch hai nước, với tư cách tội phạm chiến tranh.
“Người duy nhất đủ tư cách thay mặt Thọ hôm nay là Lê Đức Anh.” (trang 562-563)
Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời Hoàng Minh Chính kể cho ông nghe có lần Lê Đức Thọ đã nói với Hoàng Minh Chính: “ …Nó (một bà nọ) phải hiểu đảng là tao, là tao đây này! Còn đi xin ở chỗ nào nữa?” (trang 329)
Cái người tự cho mình là hiện thân của đảng Cộng Sản Việt Nam, cái đảng tự phụ là đảng yêu nước hơn bất cứ đảng nào ấy được Vũ Thư Hiên nói đến như một tên làm tay sai cho thực dân Pháp, phản bội các chiếncách mạng, mặc dầu ông bảo chỉ nghe người ta nói, nhưng không phải không đáng tin cậy:
“…Vào thời gian này, những cựu tù nhân Sơn La kể lại, Lê Đức Thọ một hồi được Cousso lấy ra làm tạp dịch tại ny. Cũng vào thời gian này một số việc bí mật của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ.”
Cha tác giả và tướng Đặng Kim Giang cùng bị giam ở Sơn La cùng thời gian đó chia sẻ với nhau về mối nghi ngờ đó. (trang 231)
“Dưới con mắt của ông (Đặng Kim Giang) Lê Đức Thọ là tên hạ lưu hãnh tiến.” (trang 232)
Trần Ngọc Hoàn (ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng bộ Công An)
“Thằng lưu manh khó trở tnh người tử tế, -ông (Vũ Đình Huỳnh, cha tác giả) than với ông Đặng Kim Giang…
“… Bố anh không nói theo nghĩa bóng đâu. Nghĩa đen đấy, -ông (Nguyễn Tạo, thứ trưởng bộ Lâm Nghiệp) trả lời thắc mắc của tôi -chả là thằng này đích thực lưu manh anh ạ.”
“Năm 1992, tôi rời Việt Nam lần chót thì ông Nguyễn Tạo còn sống. Tôi hy vọng ông còn sống lâu để kể câu chuyện kỳ lạ này cho nhân dân nghe.”
Sau đó tác giả đã viết lại những gì Nguyễn Tạo kể về cuộc đời của “Cảnh con”, tên của Trần Quốc Hoàn khi còn nhỏ, từ nhỏ tới lớn chuyên ăn cắp ra sao. Rồi tới chuyện y, lợi dụng vai trò “săn sóc sức khỏe” cho lãnh tụ, hãm hiếp và thủ tiêu mấy chị em cô Xuân ra sao. Cô Xuân là vợ bí mật của ông Hồ Chí Minh, đã có với ông này một người con và được cha đặt tên là Nguyễn Tất Trung, sau được trao cho ông “Vũ Kỳ chăm sóc coi như con nuôi”. (4)
Hoàng Minh Chính:
“Ban lãnh đạo căm ghét anh, quên mất rằng bằng những kiến nghị ấy HMC thể hiện một niềm tin lỗi thời ở Đảng.” (trang 295)
Hoàng, tên cán bộ chấp pháp thỉnh thoảng thay Huỳnh Ngự hỏi cung Vũ Thư Hiên, một buổi đã nói nhỏ với ông về Hoàng Minh Chính như sau:
“Anh không biết đấy thôi chứ Hoàng Minh Chính có mưu đồ lớn lắm, anh ta muốn lật đổ trung ương bằng một Đại Hội bất thường (Hoàng không nói đến đảo chính)…” (trang 430)
o O o
Để kết thúc chương này tôi xin đưa ra một nhận xét riêng rất giản lược về tác phẩm như sau: Một cuốn hồi ký hay. Có nhiều chỗ hay quá khiến có người nghi là không thực. Họ bảo những đoạn đối thoại, tranh luận với chấp pháp trong tù nói lên cái dũng khí của tác giả có vẻ hơi cường điệu, thêm thắt. Tỷ dụ như đoạn ông đập bàn quát mắng cán bộ chấp pháp tên Hoàng. Họ cho là tác giả tự cao mà bịa ra chứ làm gì trong tù có cái cảnh đó. Nhưng nếu đọc kỹ tác phẩm thì thấy sau này tác giả đả được công an Việt Hùng cho ông biết Hoàng đã về hưu và hãy còn sống. (trang 756) Chẳng lẽ ông dám bịa ra chuyện đó mà không sợ Hoàng lên tiếng phủ nhận và bắt bẻ? Nếu bạn bị giam trong xà lim nhiều tháng liên tục như tác giả, lại thường xuyên bị hỏi cung theo kiểu tra tấn tinh thần đến phát điên lên được thì chuyện nổi khùng mà mắng chửi người hỏi cung thậm chí muốnnh hung cũng có thể hiểu đuợc.
Riêng về con người tác giả và lập trường của ông, cũng như về tình hình chính trị theo nhận xét chủ quan của ông, chúng tôi sẽ xin bàn rộng hơn trong mục tổng kết. Tôi chỉ xin nói gọn rằng ông vẫn coi chủ nghĩa Mác có cái đẹp, cái hay của nó ở chỗ nó là một lý tưởng xã hội gần giống với lý tưởng Ky Tô giáo. Ông cho đó là chủ nghĩa xã hội. Ông không nói gì đến chủ nghĩa Cộng Sản. Ông không cho chủ nghĩa xã hội là một ảo tưởng.Nhưng ông kết án chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa Mao. Nhất là sự tàn bạo của Staline. Vì vậy ông ủng hộ Khrutshchev là người có can đảm đánh đổ thần tượng Staline và đưa ra một đường lối cởi mở hơn. Các bài viết và tác phẩm của ông phản ánh tư tưởng đó cho nên mới bị đánh, bị cấm. Và cũng chính vì vậy sau này ông mới bị bắt. Nhưng ông lại nói ông chẳng theo chủ nghĩa xét-lại nào cả. Thì cũng đúng thôi. Chính Khrutshchev có bao giờ nói ông ta chủ trương “xét lại” đâu. “Xét lại” là do những người chống Khrutshchev gán cho ông mà thôi. TH cũng như hầu hết các nvăn và trí thức Cộng Sản phản tỉnh, đều cho rằng họ theo kháng chiến chống Pháp là đúng và đảng Cộng Sản có công thực chứ không cướp công kháng chiến.
Ông Hồ tuy có khuyết điểm, nhưng vẫn là lãnh tụ tốt, hay ít ra là con người khó hiểu, chứ không độc ác. Nhận định đó, lập trường đó, dĩ nhiên người quốc gia chống Cộng không chấp nhận. Nhưng cũng phải công nhận tác giả tnh thực, và có can đảm nói lên điều mình nghĩ là phải, ở giữa những người không đồng ý với mình. Hơn nữa ở trang 250, ông đã thú nhận ông “đần” và “ngu lâu” vì không chịu nghe bà cô ông, vợ ông cũng như tiểu đoàn trưởng Đích coi những người Cộng Sản là “bất nhân,” “chế độ Cộng Sản không có tương lai”, và Hồ Chí Minh là “vua quỷ, quỷ vương”.(249,250)
Đọc hết cuốn hồi ký tôi có cảm tưởng tác giả đã cố biện minh cho việc cha con ông và một số đồng chí của cha ông theo Cộng Sản, không phải vì chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng nghĩa của nó, đúng bản chất ảo tưởng, cường đạo, tàn bạo vì chủ trương đấu tranh giai cấp. Cha con ông cũng như họ theo Cộng Sản vì nó có “dáng dấp Thiên Chúa Giáo, nơi mọi người đều là con cái Chúa” (trang 99), nó hứa hẹn một xã hội tốt đẹp và nhất là vì nó giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức của thực dân phong kiến. Nhưng đến khi thấy nó thực hiện đấu tố dã man trong cải cách ruộng đất, bắt bớ giam cầm những người vô tội trong các vụ Nhân Văn -Giai Phẩm, chỉnh đốn tổ chức và nhất là vụ “án xét lại chống đảng” thì mới bừng tỉnh (sau CCRĐ thì chỉ mới “cảm thấy như có cái gì cục cựa trong tôi như là sự bừng tỉnh”), thì đã muộn. Bừng tỉnh nhưng đành bó tay. Vì những người bạo miệng nói ra ý kiến bất đồng đều bị thủ tiêu. Mọi người đều đành sống hèn một chút cho qua ngày như phần đông văn nghệ, kể cả Trần Dần, Văn Cao vân vân…, nhưng cũng khối người hèn nhiều nhiều, từ Tú Mỡ, Thế Lữ, Nguyễn Tuân cho đến Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên vân vân… vì họ còn muốn có cơm ăn, con cái được đi học… Tóm lại chính sách cào bằng kinh tế, thắt hầu bao, kiểm soát chặt chẽ di trú v.v… đã đẩy họ vào chốn sợ hãi liên miên, không dám có phản ứng quyết liệt. Vì vậy mà chế độ Cộng Sản tồn tại lâu ở Việt Nam. Còn một vài lý do nữa khiến nó còn tồn tại cho đến tận ngày nay, sau khi nó đã tan biến ở Đông Âu một thập kỷ, chúng tôi sẽ bàn kỹ nơi chương cuối.
Chú Thích
(1) Đêm Giữa Ban Ngày, tác giả Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ xuất bản năm 1997, trang 303.
(2) Gần xãnh Thiện, quê của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nhưng cũng có người nói ông Huỳnh quê Trung Lao, huyện Trực ninh, Nam định (?)
(3) Tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của Chử Bá Anh, số 104, tháng 9 năm 1992 có đăng một bài dài về cuộc đời ông Vũ Đình Huỳnh, trong phần kết luận đã cho biết: Theo một người mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư, thì ông Huỳnh trước khi chết vào ngày 3-5-1990, đã được một cán bộ trong ban tổ chức trung ương đảng đến bên giường tuyên bố trả lại đảng tịch cho ông. Nhưng lúc đó ông điếc, lại bị cấm khẩu. Ông chỉ giơ cỗ tràng hạt lên, không biết ai đã đặt vào tay ông lúc nào. Người nthấy thế đã đi tìm linh mục đến làm “phép giải tội” cho ông (mặc dù không có phần “xưng tội” về phía ông, vì đã bị cấm khẩu.) và cho ông rước lễ, như “của ăn đàng”. Chuyện này có thật hay không, không thấy con ông nói đến trong “Đêm Giữa Ban Ngày”.
(4) Trang 597-609. Xin xem chi tiết trong phần phụ lục.

Ý Kiến và Trả Lời




No comments: