HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM
(TẬP 2)
TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU
2000
Hồ sơ Đệ tứ Quốc tế Việt Nam (tập 2)
In lần thứ nhất
Tủ sách Nghiên cứu
Boite Postale 246
75224 Paris Cedex 11
France
3
mấy lời nói đầu
"Hồ sơ Đệ tứ" tập 1 ra đời đã lâu. Nay, chúng tôi mới có điều kiện xuất
bản "Hồ sơ Đệ tứ" tập 2 để tiếp tục thực hiện một chương trình còn bỏ dở.
Cũng như cuốn "Hồ sơ Đệ tứ" tập 1, chúng tôi lựa chọn hai loại bài để
đưa vào cuốn tập 2 này. Loại thứ nhất, chiếm đa phần, là các văn kiện của
những người trốt-kít, có tính chất tiêu biểu cho thái độ và lập trường của tổ
chức Đệ tứ. Loại thứ hai là những văn kiện của các tác giả ở ngoài tổ chức Đệ
tứ. Trong số những tác giả này, có người chống đối chúng tôi kịch liệt, coi
chúng tôi như kẻ thù truyền kiếp. Có người, mặc dù bất đồng ý kiến chính trị
với chúng tôi, nhưng vẫn biểu lộ cảm tình cá nhân, trên phương diện tình cảm.
Bất luận thái độ của các tác giả nói trên ra sao, một khi họ đã viết và nói về Đệ
tứ, chúng tôi nhận thấy cần phải lưu ý đến họ. Cho nên, chúng tôi đã đăng lại
một số bài viết của họ.
Đối với những văn kiện loại thứ nhất, chúng tôi có sửa chữa một số
câu, chữ, cốt làm sao cho câu văn chỉnh hơn, sáng sủa và mạch lạc hơn.
Nhưng tuyệt đối, chúng tôi không sửa chữa nội dung căn bản của các bài viết.
Đối với những văn kiện loại thứ hai, chúng tôi in nguyên văn, không
sửa chữa.
Có những bài, vì quá dài, chúng tôi buộc phải lược đi một số đoạn
không liên quan trực tiếp đến đề tài. Khi làm việc này, chúng tôi đã thận trọng
xin phép các tác giả và thận trọng không làm sai ý kiến của họ.
Xuất bản những tập "Hồ sơ Đệ tứ", chúng tôi muốn ôn lại một số tư
liệu của Đệ tứ và của các khuynh hướng chính trị khác, trong thời gian vừa
qua. Chúng tôi mong rằng những tư liệu của quá khứ sẽ giúp chúng ta - bạn
đọc và chúng tôi - rút ra những bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai.
Một dân tộc mà quá khứ bị che lấp hay bị giấu kín, là một dân tộc thiếu
cơ sở vững chắc để tiến bước.
Paris, tháng Tám 2000
Hoàng Khoa Khôi
BA LÁ THƯ TỪ TRUNG-QUỐC
(Hồ Chí Minh)
Lá thư thứ nhất.
VỀ CHỦ NGHĨA TỜ-RỐT-XKI
Kweilin, ngày 10 tháng Năm năm 1939
Các bạn thân mến,
Trước kia, chủ nghĩa Tờ-rốt-xki đối với tôi cũng như đối với nhiều người khác, hình như
là một vấn đề tranh cãi trong nội bộ giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản Trung-quốc.
Bởi vậy, chúng tôi không lưu ý đến nó. Nhưng ít lâu trước khi xảy ra chiến tranh - nói đúng hơn
là hồi cuối năm 1936, và nhất là trong thời gian chiến tranh, những sự cổ động đầy tội lỗi của bọn
tờ-rốt-xkít đã làm cho chúng tôi sáng mắt ra. Thế là chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề. Và việc
nghiên cứu đó đã chứng minh cho chúng tôi thấy như sau:
1. Vấn đề chủ nghĩa Tờ-rốt-xki không phải là sự tranh cãi trong nội bộ Đảng Cộng sản
Trung-quốc, vì giữa những người cộng sản và bọn tờ-rốt-xkít không có quan hệ, hoàn toàn không
có quan hệ gì với nhau cả. Nhưng đây là một vấn đề liên quan đến toàn quốc, toàn dân: một vấn
đề chống lại Tổ quốc.
2. Bọn phát-xít Nhật và bọn phát-xít nước ngoài đều biết rõ điều đó, bởi vậy chúng cố ý
gây mối bất hòa để lừa gạt thiên hạ và làm mất uy tín của những người cộng sản, chúng làm cho
người ta tưởng rằng những người cộng sản và bọn tờ-rốt-xkít là cùng một cánh với nhau.
3. Bọn tờ-rốt-xkít Trung-quốc (cũng như bọn tờ-rốt-xkít nước ngoài) không lập thành
nhóm, càng không lập thành chính đảng. Chúng chỉ là những bè lũ bất lương, những con chó
săn của chủ nghĩa phát-xít Nhật (và của chủ nghĩa phát-xít quốc tế).
4. Trong tất cả các nước, bọn tờ-rốt-xkít đều dùng những tên gọi hoa mỹ để che giấu
những công việc bẩn thỉu của chúng. Chẳng hạn: ở Tây-ban-nha, chúng gọi là "Đảng công nhân
thống nhất mác-xít" hoặc "POUM". Chắc các bạn cũng biết rằng chính bọn chúng đã tổ chức tất
cả những tổ do thám ở Ma-đơ-rít, ở Bác-xơ-lon và ở các nơi khác để phục vụ cho Phờ-răng-cô.
Chính chúng đã tổ chức cái "đội quân thứ 5" nổi tiếng để giúp làm nội ứng cho các quân đội phátxít
Ý - Đức. Ở Nhật-bản, chúng gọi là "MEL" (Đồng minh Mác, Ăng-ghen, Lê-nin). Bọn tờ-rốtxkít
Nhật dụ dỗ thanh niên vào trong đồng minh rồi tiếp đó chúng đi tố cáo họ với sở cảnh sát.
Chúng còn mưu toan chui vào Đảng Cộng sản Nhật-bản cốt để phá hoại nó. Tôi cho rằng bọn tờ-
rốt-xkít Pháp hiện giờ cũng đang tập hợp chung quanh nhóm "Cách mạng vô sản" và nhiệm vụ
của chúng là phá hoại Mặt trận nhân dân. Về việc này, chắc các bạn biết rõ hơn tôi. Ở nước
Trung-hoa chúng tôi1, bọn tờ-rốt-xkít liên kết với nhau chung quanh nhóm "Tranh đấu", nhóm
"Chiến tranh chống Nhật và văn hóa" và nhóm "Cờ đỏ".
5. Bọn tờ-rốt-xkít không chỉ là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, mà còn là kẻ thù của nền
dân chủ và tiến bộ. Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất.
Ba lá thư này rút từ cuốn "Hồ Chí Minh toàn tập" (tập 3, trang 97-98-99-109-113).
Chúng tôi giữ nguyên vẹn cách diễn đạt và cách viết các danh từ riêng của tác giả.
1- Xem chú thích 1, cuối trang 60 và chú thích 17, trang 445 ("Hồ Chí Minh toàn tập", tập 3).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 6
Chắc các bạn đã đọc bản án xử bọn tờ-rốt-xkít ở Liên-xô. Nếu các bạn chưa đọc thì tôi
khuyên các bạn nên đọc và làm cho bạn bè mình cũng đọc nó. Đọc bản án này rất bổ ích. Nó sẽ
giúp các bạn thấy rõ bộ mặt thật đáng ghê tởm của chủ nghĩa Tờ-rốt-xki và bọn tờ-rốt-xkít. Ở
đây, tôi xin phép các bạn chỉ trích dẫn vài đoạn trong bản án có liên quan trực tiếp đến Trungquốc
thôi.
Trước tòa án, tên tờ-rốt-xkít Ra-cốp-xki khai như sau: Năm 1934, khi hắn còn ở Tô-ki-ô
(với tư cách là đại diện Hội chữ thập đỏ Liên-xô), một nhân vật cao cấp trong chính phủ Nhật đã
nói với hắn:
"Chúng tôi có quyền mong đợi ở những người tờ-rốt-xkít một sự thay đổi về sách lược.
Tôi không cần đi sâu vào chi tiết. Chỉ cần nói rằng chúng tôi mong đợi ở họ những hành động
thuận lợi cho sự can thiệp của chúng tôi vào công việc của Trung-quốc".
Ra-cốp-xki trả lời với tên Nhật: "Tôi sẽ viết thư cho Tờ-rốt-xki về vấn đề này". Đến tháng
Chạp năm 1935, Tờ-rốt-xki ra chỉ thị cho những tên Trung-quốc đồng bọn của hắn, và nhắc đi
nhắc lại rằng: "Đừng gây trở ngại cho cuộc xâm lược của Nhật-bản ở Trung-quốc".
Như vậy là bọn tờ-rốt-xkít Nga muốn bán cho đế quốc Nhật không chỉ những phần đất
của Tổ quốc mình - Xi-bê-ri và những tỉnh ven biển - mà chúng còn muốn bán cho đế quốc Nhật
cả Tổ quốc chúng tôi - nước Trung-hoa nữa!
- Thế thì bọn tờ-rốt-xkít Trung-quốc đã thành động như thế nào? Rõ ràng các bạn sẽ nôn
nóng hỏi tôi như vậy.
- Nhưng, thưa các bạn thân mến, chỉ trong bức thư sau, tôi mới có thể trả lời các bạn
được. các bạn há chẳng đã dặn tôi viết những bài ngắn đó sao?
Mong sớm được gặp lại các bạn.
P.C.LINE
In trên báo "Tiếng nói của chúng ta"
(Notre voix), ngày 23 tháng 6 năm 1939.
Dịch theo bài in trên báo "Tiếng nói của
chúng ta".
*
Lá thư thứ hai.
HOẠT ĐỘNG CỦA BỌN TỜ-RỐT-XKÍT TRUNG-QUỐC
Các bạn thân mến,
Trước khi trả lời câu hỏi của các bạn về hoạt động của bọn tờ-rốt-xkít Trung-quốc, trước
hết cho phép tôi giới thiệu với các bạn nửa tá những tên đầu sỏ, quá ư phản bội đã từng làm rạng
danh "quốc tế IV". Đó là: Trần-Độc-Tú, Bành-Thuận-Chi, La-Hán, Diệp-Thanh, Trương-Mộ-
Đào, Hoàng-Công-Lược.
Theo thứ tự thời gian, sau đây là những việc chúng đã làm:
Tháng Chín 1931, trong khi quân đội Nhật xâm chiếm Mãn-châu, sở mật thám Nhật ở
Thượng-hải đã bắt liên lạc với ba tên trước. Hai bên đã ký kết với nhau một hiệp định: Nhóm tờ-
rốt-xkít cam kết không tiến hành một cuộc tuyên truyền nào chống lại cuộc xâm lược của Nhật.
Sở mật thám Nhật thì cam kết sẽ trả cho nhóm tờ-rốt-xkít mỗi tháng 300 đô-la, cùng những khoản
tiền trả thêm cho cân xứng với những "công việc đã làm được có kết quả".
Thế là Trần-Độc-Tú và đồng bọn bắt tay ngay vào công việc. Vói tiền bạc của Nhật
chúng cho xuất bản những tạp chí và những tập trào phúng để truyền bá những tư tưởng như là:
"Chiếm Mãn-châu, người Nhật chỉ mong giải quyết nhanh chóng những vấn đề còn đang tranh
cãi, chứ họ không hề có chút ý đồ nào xâm lược Trung-quốc".
Những mục trên các tờ báo tờ-rốt-xkít vừa rao thì đến lượt Thượng-hải bị bọn Nhật tấn
công, vào tháng Giêng năm 1932.
Lúc đó, bọn tờ-rốt-xkít nói như thế nào? Chúng có thừa nhận là chúng phạm sai lầm
không? Chúng có thôi làm việc cho kẻ xâm lược không? Hoàn toàn không? Trong khi binh sĩ của
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 7
lộ quân thứ 19 hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất nước thì bọn tờ-rốt-xkít, trên lời nói
cũng như trong hành động đã phạm hết tội phản bội này đến tội phản bội khác. Một mặt chúng
viết:
"Cuộc chiến tranh ở Thượng-hải không có quan hệ đến nhân dân. Đó không phải là một
cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng. Đó là một cuộc chiến tranh giữa bọn đế quốc với nhau". Và
mặt khác, chúng phao tin đồn nhảm, đưa ra những khẩu hiệu có tính chất thất bại chủ nghĩa, làm
lộ những kế hoạch phòng thủ, v.v...
Không phải chỉ có thế đâu. Những tên tờ-rốt-xkít khác như Hoa-Văn-Khôi và Cung-Tân-
Thư đã chui vào trong cuộc bãi công của công nhân Thượng-hải, chúng bí mật liên lạc với sở
cảnh sát và bọn chủ Nhật, và làm đủ mọi cách để phá hoại phong trào. Thậm chí, chúng còn mưu
toan bắt đi cả những người cầm đầu giỏi nhất của cuộc bãi công.
Năm 1933, nguyên soái Phùng-Ngọc-Tường và tướng Cát-Hồng-Xương, một đảng viên
cộng sản đã tổ chức một đội quân chống Nhật ở Kal-gan. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản đang
còn hoạt động bí mật, việc liên lạc giữa miền Trung và miền Bắc đang khó khăn. Lợi dụng tình
hình đó, tên tờ-rốt-xkít Trương-Mộ-Đào, tự xưng là "đại diện Đảng Cộng sản" và tìm cách biến
sự nghiệp chống Nhật thành một cuộc nội chiến, bằng cách đưa ra khẩu hiệu: "Đi với Nhật, chống
lại Tưởng-Giới-Thạch". Hắn bị tướng Cát lột mặt nạ và tống cổ đi. ít lâu sau đó, tướng Cát nhân
có công việc phải đi đến Thiên-tân, Trương-Mộ-Đào liền cho người ám sát ông.
Trong thư sau, tôi sẽ kể để các bạn rõ về việc bọn tờ-rốt-xkít Trung-quốc tiếp tục phản
bội Tổ quốc của chúng như thế nào.
Chào thân ái
P.C.LINE
In trên báo "Tiếng nói của chúng
ta" (Notre voix), ngày 7 tháng 7
năm 1939.
Dịch theo bài in trên báo "Tiếng
nói của chúng ta".
*
Lá thư thứ ba.
HOẠT ĐỘNG CỦA BỌN TỜ-RỐT-XKÍT
Ở TRUNG-QUỐC
Các bạn thân mến,
Trong những thư trước, tôi đã kể với các bạn về bọn tờ-rốt-xkít ăn lương của tụi Nhật, đã
tìm cách phá hoại như thế nào cuộc đấu tranh anh hùng ở Thượng-hải và sự nghiệp yêu nước ở
Kal-gan. Hôm nay, tôi lại kể tiếp với các bạn câu chuyện về tội ác của chúng.
Rút lui về Phúc-kiến, lộ quân thứ 19 lại tiếp tục chiến đấu. Nó tổ chức một chính phủ
chống Nhật và bắt đầu cuộc vận động thành lập mặt trận duy nhất bằng cách ký kết một hiệp nghị
với Hồng quân Trung-quốc. Ít lâu trước đó, lộ quân thứ 19 là một trong những lực lượng đã từng
hăng say chống cộng; nhưng trước tình hình Tổ quốc lâm nguy, nó đã quên hết hận thù để theo
đuổi một mục đích duy nhất là chống quân xâm lược.
Theo lệnh của Nhật, bọn tờ-rốt-xkít đi ngay vào hoạt động. Một mặt, chúng khêu gợi chủ
nghĩa địa phương của dân chúng để chống lại chính phủ mới - lộ quân thứ 19 từ Quảng-đông tới
và - mặt khác, chúng tìm cách làm cho Hồng quân suy yếu. Cách chúng tiến hành để thực hiện
nhiệm vụ thứ hai là như sau: chúng xin vào Hồng quân với tư cách là những phần tử cách mạng
và để gây tín nhiệm, lúc đầu chúng làm việc rất tích cực. Một khi được đề bạt lên những cương vị
ít nhiều có trọng trách, chúng bắt đầu làm những công việc tội lỗi. Xin nêu vài ví dụ: Trong chiến
đấu, khi cần phải rút lui thì chúng tiến và khi cần tiến thì chúng rút lui. Chúng gửi quân nhu súng
đạn đến những nơi không cần, nhưng những chỗ đang cần thì chúng lại không gửi tới. Chúng bôi
thuốc độc vào những vết thương của chiến sĩ - nhất là cán bộ quân đội - cốt làm cho tay chân họ
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 8
bị cưa cụt đi, v.v... Những hành động tội lỗi đó đã được phát hiện khá sớm, thật may cho những
người cộng sản!
Từ năm 1935, những người cộng sản đã bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn cho
mặt trận dân tộc chống Nhật. Nhân dân, nhất là công nhân và sinh viên, đã tích cực ủng hộ cương
lĩnh đó. Trong Quốc dân Đảng, tư tưởng về mặt trận dân tộc đã có tiến bộ. Trong lúc đó người ta
thấy bọn tờ-rốt-xkít vẫn đóng vai trò hai mặt. Vừa vu khống, vừa chia rẽ. Chúng nói với quần
chúng: "Đấy! Thế là bọn cộng sản đã tự bán mình cho giai cấp tư sản rồi. Quốc dân Đảng sẽ
không bao giờ chống Nhật đâu!" Còn với Quốc dân Đảng thì chúng nói: "Mặt trận dân tộc ư? Đó
chẳng qua chỉ là một thủ đoạn của bọn cộng sản thôi. Nếu muốn đánh Nhật, trước hết phải diệt
trừ bọn cộng sản!"
Cuối năm 1936, trong sự biến Tây-an, chính sách đoàn kết chống Nhật đã thắng. Khi thấy
âm mưu gây nội chiến của chúng bị thất bại, bọn tờ-rốt-xkít Trương-Mộ-Đào và Tạ-Duy-Liệt liền
tổ chức vụ ám sát tướng Vương-Di-Triết, một trong số những người sốt sắng tán thành chủ
trương về mặt trận dân tộc1.
Bây giờ nói về năm 1937, thời kỳ sắp xảy ra chiến tranh. Toàn dân đều đoàn kết chống
xâm lược. Tất cả mọi người, trừ bọn tờ-rốt-xkít. Những tên phản bội này, họp lén lút với nhau, đã
thông qua những "nghị quyết" mà sau đây là một vài đoạn: "Trong cuộc chiến tranh chống Nhật
này, thái độ của chúng tôi đã rõ ràng: những kẻ nào muốn chiến tranh xảy ra và có chút ít ảo
tưởng về chính phủ Quốc dân Đảng; những kẻ đó đều là phản bội sự thật. Việc hợp tác giữa
Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng chẳng qua chỉ là một sự phản bội có ý thức mà thôi..." Và
những thứ tồi tệ khác cùng một loại như thế.
Chiến tranh đã đến gần. Những lời hứa hẹn của sở mật thám Nhật đã được vật chất hóa.
Bọn tờ-rốt-xkít ở Thượng-hải được lĩnh mỗi tháng 100.000 đô-la để làm việc tại miền Trung và
miền Nam đất nước. Bọn ở Thiên-tân và Bắc-kinh mỗi tháng lĩnh 50.000 đô-la để làm việc tại
Hoa Bắc, nhằm chống lại Bát lộ quân và những tổ chức yêu nước khác.
Đến giữa năm 1937, bọn tờ-rốt-xkít đã bị khám phá và bị bắt trong đặc khu. Theo lời
Tôn-Nghĩa-Hải thú nhận, chúng có nhiệm vụ: 1) phá hoại Bát lộ quân, 2) gây cản trở cho sự phát
triển của mặt trận dân tộc, 3) do thám, và 4) tổ chức ám sát các nhà lãnh đạo.
Trước tòa án nhân dân của Đặc khu, tên tờ-rốt-xkít Hoàng-Phật-Hải, ngoài những điều
khác ra, đã khai rằng trong cuộc gặp gỡ lần thứ tư, Trương-Mộ-Đào có dặn hắn: "Anh hãy nghiên
cứu kỹ phương pháp và hệ thống tổ chức của Hồng quân. Sau đó, anh thành lập những trung tâm
thanh niên để dùng vào việc phá hoại... Mục đích của chúng ta là gây rối loạn trong Hồng quân
và trừ khử những tên chỉ huy của nó". Trương-Mộ-Đào còn dặn hắn rằng: "Dụ dỗ một bộ phận
cán bộ cơ sở theo chúng ta, khêu gợi lòng nhớ quê hương của họ, khuyến khích họ đào ngũ bằng
cách cho họ một ít tiền đi đường. Đó là một trong những phương pháp để làm cho quân đội tan
rã".
Tên tờ-rốt-xkít Quách-Uẩn-Kinh thú nhận là Tôn-Nghĩa-Hải đã giao cho hắn nhiệm vụ
phải tuyên truyền chủ nghĩa thất bại trong đám chiến sĩ, bằng cách nói với họ rằng Trung-quốc
không bao giờ thắng nổi vì "ngay dù chúng ta có đánh đuổi được người Nhật đi chăng nữa, thì
người Mỹ và người Anh cũng sẽ áp bức chúng ta"; rằng "không những chúng ta sẽ không thắng
nổi mà sẽ còn bị tiêu diệt nếu chúng ta đấu tranh"; rằng:"Trung-quốc quá yếu, không chống lại
nổi Nhật-bản, Anh, Mỹ đâu!" Và Trương-Mộ-Đào bổ sung những chỉ thị đó bằng cách nói thêm
rằng: "Phải lợi dụng chính sách mặt trận dân tộc để vu cáo bọn cộng sản, và để nói rằng chúng
đã bán rẻ giai cấp vô sản, cốt để gây bất bình trong đám chiến sĩ...". Lấy cớ là để giáo dục, bọn
tờ-rốt-xkít tổ chức những phần tử chậm tiến trong quân đội thành những nhóm trung tâm nhỏ, rồi
lợi dụng những điều kiện sống gian khổ trong quân đội để khuyến khích họ đào ngũ mang theo cả
vũ khí và câu kết với bọn thổ phỉ, gây rối loạn ở hậu phương trong khi Bát lộ quân đang ở ngoài
mặt trận...
1- Phần tiếp theo in trên báo ngày 11 tháng 8 năm 1939.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 9
Đó là những âm mưu của bọn tờ-rốt-xkít chống lại Bát lộ quân dân tộc cách mạng. Trong
thư sau, tôi sẽ nói các bạn rõ về việc bọn phản bội đó đã dùng phương pháp đáng ghê tởm như thế
nào để mưu làm tan rã các lực lượng chống Nhật khác.
LINE
In trên báo "Tiếng nói của chúng ta" (Notre
voix), ngày 28 tháng 7 năm 1939 và ngày 11
tháng 8 năm 1939.
Dịch theo bài in trên báo "Tiếng nói của
chúng ta".
10
Lê-nin-nít hay Tơ-rốt-skít?
(Hoàng Trung Thông)
Năm 1956, lợi dụng lúc Đảng ta phát hiện một số sai lầm trong công tác, một số phần tử
cơ hội vội vàng níu lấy "dịp may hiếm có" ấy để tung ra đủ luận điệu, tấn công điên cuồng vào sự
lãnh đạo của Đảng ta trên nhiều mặt đặc biệt là trên mặt văn nghệ. Bọn họ tưởng có thể há mồm
thổi ra những luồng gió độc là đủ làm khô héo hết cả vườn cây văn nghệ trẻ tuổi mà Đảng và
nhân dân ta đã cố công vun trồng. Họ tưởng tung ra cái gậy tà thuật "tự do vô chính phủ" thì có
thể đẩy giới văn nghệ ít nhiều được cách mạng rèn luyện sẵn sàng đi vào con đường đối lập với
Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Và nhất là họ tưởng với áp lực của những luận
điệu xét lại, tơ-rốt-skít và của cái công ty lừa bịp "ai viết người ấy chịu trách nhiệm" là Đảng ta
sẽ phải thay đổi đường lối văn nghệ, xa rời những nguyên tắc văn nghệ của Lê-nin, tự rút lui
cương vị lãnh đạo của mình trên mặt trận văn nghệ nhường chỗ cho giai cấp tư sản và những tên
đầy tớ tinh thần của chúng tha hồ hoành hành phá phách. Nhưng bọn họ đã thất bại một cách
nhục nhã.
Như uống phải thuốc hùng hoàng, những tư tưởng mác-xít giả hiệu của họ đã hiện
nguyên hình là những tư tưởng chống Đảng chống chế độ, chống tổ quốc chống nhân dân, những
tư tưởng rắn độc nguy hiểm. Có điều đáng lẽ phải từ bỏ những tư tưởng phản động nói trên công
khai thừa nhận sai lầm của mình, thì những phần tử đó trước sau vẫn kiên trì những tư tưởng và
hoạt động của họ được Mỹ Diệm ở miền Nam hết lời khen ngợi và khuyến khích.
Còn một ngày nào, những tư tưởng phản động chưa chịu hạ khí giới đầu hàng, chúng ta
còn phải tiếp tục đấu tranh vạch trần những tư tưởng phản động đó, nâng cao cảnh giác cách
mạng và ý chí phấn đấu cho đường lối văn nghệ của Đảng và giai cấp công nhân toàn thắng.
Trong số những người khoác áo Lê-nin-nít để xuyên tạc Lê-nin, phản lại Lê-nin, tuyên bố
chịu sự lãnh đạo của Đảng để chống Đảng này, tôi muốn nói đến Trương Tửu (cố nhiên trong khi
viết tôi sẽ vạch luôn chân tướng tư tưởng nhiều phần tử khác nữa chẳng hạn Nguyễn hữu Đang và
cái công ty mác-xít giả hiệu kẻ hô người hứng, kẻ hát người vỗ tay này).
Trương Tửu từ trước đến nay vẫn vỗ ngực tự nhận là một nhà "lý luận văn học mác-xít"
(và sau này khi Cách mạng thành công thì nhận thêm là nhà "mác-xít lê-nin-nít". Không kể những
bài, những sách viết trước cách mạng sặc sụa những lý luận phản mác-xít, những lý luận kiểu tơrốt-
skít, sau Cách mạng tháng Tám, Trương Tửu có viết một quyển "Tương lai văn nghệ Việt
Nam" (Hàn Thuyên xuất bản) và gần đây một số bài viết trong "Giai phẩm" mùa thu mùa đông
(Minh Đức xuất bản) đề cập đến những vấn đề đường lối văn nghệ, quan hệ giữa văn nghệ và
chính trị.
Cả hai bài này tuy thời gian viết cách nhau hàng mười mấy năm và cố nhiên có những
chỗ khác nhau về chi tiết, căn bản là những bài tuyên truyền cho những quan điểm bịp bợm và
phản động với dụng ý thần thánh hóa văn nghệ, đem văn nghệ đối lập với chính trị với sự lãnh
đạo của Đảng đòi trả chuyên môn về cho chuyên môn, đòi cho văn nghệ có quyền phát hiện
những "sự thực toàn diện" giúp cho giai cấp tư sản tấn công vào Đảng vào chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Bộc lộ trắng trợn nhất là trong những bài báo gần đây Trương Tửu lại nấp sau nhiều câu
trích dẫn cắt xén của Lê-nin và tự chứng minh đường lối của Trương Tửu là đường lối lê-nin-nít,
Bài viết này rút từ tập "Chặng đường mới của văn học nước ta" (Nhà xuất bản Văn học, 1961, trang 66-97).
Trước đó, lần đầu tiên, khi đăng trên "Số đặc biệt thứ nhất chống Nhân văn Giai phẩm" của tạp chí "Văn nghệ"
(số 11, tháng 4-1958), tác giả lấy tên là Hồng Vân.
Chúng tôi giữ nguyên vẹn cách diễn đạt và cách viết các danh từ riêng của tác giả.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 11
còn Đảng ta, Đảng lãnh đạo văn nghệ trong bao nhiêu năm nay là "đã không thực hiện đúng tinh
thần của lý thuyết Lê-nin về quan hệ giữa văn nghệ và chính trị". (!)
Vậy Trương Tửu là gì? Lê-nin-nít hay là phản Lê-nin? Lê-nin-nít hay thực chất là tơ-rốtskít?
Bài viết này của tôi chỉ nhằm giải quyết vấn đề đó. Cũng vì chỉ nhằm giải quyết vấn đề
này, cố nhiên tôi chưa phê phán hết mọi quan điểm lớn nhỏ của Trương Tửu, chỉ tập trung vào
những điểm mà Trương Tửu cố tình xuyên tạc Lê-nin và nhai lại hoặc chế biến những luận điệu
của bè lũ Tơ-rốt-sky trong hoàn cảnh mới mà thôi.
***
I. Hoàn cảnh Liên-xô trong những năm khôi phục kinh tế và
tiến lên xã hội chủ nghĩa
Tại sao tôi chưa đi thẳng ngay vào những "luận điểm" của Trương Tửu mà còn dài dòng
nói đến những hoàn cảnh chính trị và đấu tranh tư tưởng trong văn học Liên-xô?
Chính là vì, trong bài viết của mình, dưới đề mục "Tự do tư tưởng của người văn nghệ và
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bôn-sê-vích" Trương Tửu cố chứng minh rằng chỉ dưới sự lãnh
đạo của Đảng Bôn-sê-vích trong thời kỳ Lê-nin còn sống mới xác lập được quan hệ đúng đắn
giữa văn nghệ và chính trị. Còn những Đảng khác cụ thể là Đảng lao động Việt Nam thì tinh thần
lý thuyết của Lê-nin không được thực hiện đúng dắn. Dụng ý thật là thâm độc! Nhưng thâm độc
hơn, Trương Tửu ngay khi đưa ra một cái mẫu về "quan hệ giữa chính trị và văn nghệ" kiểu Lênin
(!) đã cố trình bày một cách xuyên tạc những ý kiến của Lê-nin và những quyết nghị của
Đảng Bôn-sê-vích thành ra một thứ lý thuyết cơ hội chủ nghĩa, đồng lõa với luận điệu của bè lũ
Tơ-rốt-sky. Vạch toang cái màn dụng tâm đen tối đó ra, sẽ thấy rõ Trương Tửu là ai? Lê-nin-nít
hay tờ-rốt-skít?
Tôi muốn đi ngay vào hoàn cảnh Liên-xô trong những năm khôi phục kinh tế, thực hiện
chính sách kinh tế mới. Cố nhiên vào khoảng trước Cách mạng tháng Mười, trong những năm
1905-1907 Lê-nin đã phải đấu tranh chống những khuynh hướng tự do vô chính phủ, những
khuynh hướng tự do tư sản, vạch mặt những nhà "mác-xít hợp pháp" kiểu Strouvé, những nhà
"mác-xít" nói thay cho giai cấp tư sản, nói những điều mà giai cấp thống trị muốn nói. Giới thiệu
được thời kỳ này cũng rất hay vì nó sẽ giúp cho các bạn đọc liên hệ được với các nhà "mác-xít
hợp pháp" ở nước ta kiểu nhóm Hàn Thuyên trong thời kỳ Pháp Nhật. Nhưng phạm vi bài này
không cho phép. Tôi cũng không nói đến hoàn cảnh thời kỳ nội chiến ở Liên-xô mà một số nhà
văn "có tự do nội tâm" "có lương tâm nghệ thuật" đã khom lưng cúi cổ làm tay sai cho bọn Bạch
vệ và bọn đế quốc bên ngoài. Giới thiệu thời kỳ này không phải không giúp cho bạn đọc thấy rõ
chân tướng của những bọn "làm văn" thực chất là những tên "mật thám cầm bút" kiểu Thụy An,
Phan Khôi chuyên nghề tác động tinh thần nhưng lại luôn mồm nói đến "nhân phẩm" và ngang
nhiên chửi các nhà văn kháng chiến là "hèn" là "nô lệ cho chính trị"...
Và thường là bọn dưới bọn trên và những thứ "lương tâm nghệ thuật" cặn bã, những
"điệu tâm hồn" phản phúc lại tìm gặp đến nhau: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Nhưng tôi muốn phân tích hoàn cảnh Liên-xô trong những năm trước sau thời kỳ khôi
phục kinh tế và cuộc đấu tranh văn nghệ phức tạp gay go trong thời kỳ này, vì trong những bài
viết của họ Trương Tửu và Nguyễn hữu Đang khi nói đến những ý kiến của Lê-nin khi nhắc đến
nghị quyết của Đảng về thời kỳ đó thường cố giải thích như Lê-nin và Đảng chỉ chống giáo điều
máy móc và để cho văn nghệ "tự do không giới hạn" tha hồ tự phát theo con đường nào thì theo.
Họ không hề nhắc một chữ đến cuộc đấu tranh gay go chống những khuynh hướng đối lập với
Đảng và Chính quyền Xô-viết của những phần tử văn nghệ sĩ tư sản và nhất là của bè lũ Tơ-rốtsky.
Vậy hoàn cảnh Liên-xô trong những năm thực hành kinh tế mới là gì?
Chúng ta đều biết những năm sau Cách mạng tháng Mười qua thời kỳ "chính sách cộng
sản thời chiến" Lê-nin và Đảng cộng sản (b) đề ra chính sách kinh tế mới (N.E.P.) một chính sách
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 12
nhằm xây dựng nền kinh tế mới của đất nước Xô-viết nhằm củng cố khối liên minh kinh tế giữa
công nhân và nông dân, nhưng đồng thời có buông lỏng một phần cho sự kinh doanh tư bản chủ
nghĩa. Một "giai cấp tư bản mới" phát sinh. Lê-nin chỉ ra rằng lúc đầu sự tự do thương mại sẽ làm
cho chủ nghĩa tư bản phục hồi một phần nào ở trong nước. Nhưng sự phục hồi nhanh chóng của
công nghiệp nhà nước sẽ đấu tranh loại trừ dần những vết tích của chủ nghĩa tư bản trong nước.
Vì thế xây dựng "Tân kinh tế" là một cuộc đấu tranh giai cấp sống còn giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản. "Ai sẽ thắng ai" đó là câu hỏi đặt ra.
Bọn tả khuynh cho rằng thực hiện chính sách "Tân kinh tế" là bỏ rơi những thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười, trở lại chủ nghĩa tư bản, làm cho chính quyền Xô-viết chết. Bọn hoàn
toàn đầu hàng như Tơ-rốt-sky, Di-nô-vi-ép, thì không tin ở khả năng phát triển xã hội chủ nghĩa
trong một nước, họ "quỳ gối" trước uy lực của chủ nghĩa tư bản và vì muốn làm vững vị trí của
chủ nghĩa tư bản trong nước Xô-viết, họ đòi phải có những nhượng bộ quan trọng đối với tư bản
tư nhân trong nước cũng như ở ngoài nước. Cả hai bọn cũng đều đi ngược với chủ nghĩa Lê-nin.
Đó là về mặt kinh tế.
Về chính trị mặc dầu bọn Men-sê-vích và bè lũ Tơ-rốt-sky đã thất thế, Đảng cộng sản (b)
Liên-xô đã nắm vững quyền lãnh đạo cách mạng nhưng những hoạt động đối lập với chính quyền
Xô-viết với Lê-nin và Đảng vẫn còn tồn tại. Các nhóm đối lập vẫn còn nằm trong Đảng, chia rẽ
phá hoại Đảng. "Trong những ngày Lê-nin lâm bệnh nhất là sau khi Lê-nin mất, bọn Tơ-rốt-sky
càng hoạt động già. Trước mắt bọn Tơ-rốt-sky công kích bộ máy của Đảng. Chúng hiểu rằng
thiếu một bộ máy rường cột vững vàng thì Đảng không thể tồn tại, không thể làm việc được. Phái
đối lập tìm cách lay chuyển phá hoại bộ máy ấy làm cho Đảng viên chống lại bộ máy của Đảng,
khích cán bộ mới chống cán bộ cũ của Đảng. Trong thư, Tơ-rốt-sky nhằm vào thanh niên học
sinh, nhằm vào các Đảng viên trẻ tuổi trong Đảng vì hai hạng này không biết lịch sử đấu tranh
chống chủ nghĩa Tơ-rốt-sky như thế nào. Muốn thu phục thanh niên học sinh, Tơ-rốt-sky phỉnh
nịnh họ gọi họ là cái "phong vũ biểu chắc chắn nhất của Đảng" đồng thời Tơ-rốt-sky tuyên bố
rằng đội tiên phong cũ của chủ nghĩa Lê-nin đã thoái hóa rồi"1.
Về văn học nghệ thuật trong thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều nhóm văn học mà ở đây tôi
thấy cần nhắc lại tên mà các khuynh hướng nghệ thuật, chính trị của nó. Những nhóm đó đã tung
ra nhiều quan điểm khác nhau phản ánh rõ rệt cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt thời bấy giờ.
Ta có thể chia ra mấy luồng chính2:
1. Lý luận của Pơ-rô-lê-kun. Pơ-rô-lê-kun là Hội văn hóa vô sản thành lập từ
trước Cách mạng tháng Mười. Họ gồm nhiều nhóm khác nhau và ý kiến cũng có những điểm
khác nhau. Họ ít nhiều có công trong việc đấu tranh cho nền văn hóa vô sản. Nhưng vì máy móc
hẹp hòi họ rơi vào những lý luận sai lầm. Thí dụ: họ cho rằng nền văn hóa tư bản là thối nát cực
độ không có giá trị gì, và xây dựng văn hóa vô sản là phải cắt đứt với văn hóa cũ. Họ lẫn lộn văn
nghệ và chính trị coi chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp sáng tác là một, họ đả kích
kịch liệt nhóm "bạn đường" là nhóm mang nặng tư tưởng nghệ thuật tư sản nhưng một bộ phận
lớn có khả năng đi với vô sản. Cuối cùng vì một bộ phận trong họ như Bogdanov v.v... là những
phần tử trí thức tư sản cho nên họ cũng rơi dần vào lý luận nghệ thuật tư sản, thậm chí họ chủ
trương tổ chức văn hóa vô sản độc lập với Đảng và chính quyền Xô-viết. Họ quan niệm rằng:
"Hội văn hóa vô sản là tổ chức cao nhất của giai cấp vô sản về văn hóa cũng như Đảng là tổ
chức cao nhất về chính trị". Một số trong bọn họ trở thành những phần tử tơ-rốt-skít. Tên tơ-rốtskít
A-véc-bát và công ty sau này lại lũng đoạn Hội RAPP (Hội nhà văn vô sản Liên-xô) đẩy Hội
này đi vào con đường "tả" khuynh trở lại con đường của Pơ-rô-lê-kun thuở trước khiến Đảng phải
ra nghị quyết cải tổ tổ chức của Hội đó.
2. Lý luận của bè lũ Tơ-rốt-sky. Bị thất thế về chính trị, bọn Tơ-rốt-sky vội
vàng tìm cách gây ảnh hưởng của chúng trước tiên trên lĩnh vực văn hóa. Chúng hoạt động rất
1- Lịch sử Đảng cộng sản Liên-xô Sự thật xuất bản trang 116.
2- Muốn hiểu rõ tình hình này hơn nên xem quyển "Giới thiệu văn học Xô-viết" Nhà xuất bản Văn hóa xuất bản.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 13
mạnh. Tơ-rốt-sky viết khá nhiều về lý luận. Quyển "Văn học và cách mạng" của hắn có một ảnh
hưởng nhất định trong đám văn nghệ sĩ tư sản. Hắn còn đọc nhiều "diễn văn" và "tham luận"
trong các hội nghị văn nghệ. Ngoài lý luận ra, bọn tơ-rốt-skít còn hoạt động bằng sáng tác, nhưng
nguy hiểm nhất là chúng đã hoạt động chia rẽ, bè phái, đả kích, vu khống các nhà văn xuất sắc
của nền văn học vô sản.
Luận điểm chính của bọn này là phủ nhận việc xây dựng một nền văn hóa vô sản vì
chúng quả quyết không thể xây dựng xã hội chủ nghĩa trong một nước được. Chúng chủ trương
chỉ có việc "đồng hóa" với văn hóa tư sản. Chúng đối lập văn nghệ với sự lãnh đạo của Đảng, đòi
"tự do tuyệt đối" cho văn nghệ. Chúng đả kích việc Đảng dựa vào những nhà văn trung thành với
giai cấp vô sản và đòi phải đoàn kết không điều kiện với nhóm "bạn đường" và coi nhóm này như
"trung tâm của văn học". Bọn chúng chẳng "sáng tạo" được tác phẩm gì ra trò ngoài sự vu khống
và kêu rên giả tạo, và cuối cùng cái thuyết "cách mạng thường trực" của chúng chỉ còn để bênh
vực cho những hành động "thường trực phản cách mạng" mà thôi.
3. Lý luận của Lê-nin và những nghị quyết của Đảng Mác-xít Lênin-
nít. Trước hết, ta phải nói đến bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin viết năm
1905. Sau này những ý kiến của Lê-nin và các nghị quyết của Đảng cộng sản Liên-xô đều dựa
trên cơ sở của bài diễn văn này.
Nội dung của tất cả những văn kiện kể trên đều là đấu tranh bảo vệ những nguyên tắc văn
nghệ của Đảng, giữ vững sự liên hệ giữa văn nghệ và chính trị, văn nghệ phải là một bộ phận của
sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản do Đảng lãnh đạo, đặt vấn đề tính Đảng của văn nghệ
đồng thời cũng đề cập đến đặc điểm văn nghệ và phải dành phạm vi rộng rãi cho việc sáng tác
văn nghệ, tính chủ động tích cực của người sáng tác văn nghệ.
Các văn kiện đó đều mang một tính chiến chiến đấu rõ rệt. Nó đấu tranh trên hai mặt:
chống giáo điều máy móc và chống chủ nghĩa hữu khuynh cơ hội, chống những quan điểm nghệ
thuật tư sản và chủ nghĩa tự do vô chính phủ.
Trong từng thời kỳ, những vấn đề được đặt ra có khác nhau nhưng nội dung cơ bản đều
nhất trí1.
Cả ba luồng luồng lý luận đó đã đấu tranh nhau sôi nổi, gay gắt, đúng như điều thứ 4
trong nghị quyết 1.7.1925 của Trung ương Đảng cộng sản Nga: "Chính như cuộc đấu tranh giai
cấp trong nước ta còn chưa chấm dứt, cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn nghệ cũng còn
chưa chấm dứt. Trong xã hội có giai cấp, không có mà cũng không thể có nghệ thuật trung lập
tuy rằng tính giai cấp của nghệ thuật nói chung nhất là tính giai cấp của văn học, về hình thức
biểu hiện so với chính trị càng nhiều màu nhiều vẻ hơn".
Nguyễn hữu Đang, Trương Tửu trong khi trích dẫn nghị quyết này đều không dám nhìn
nhận một sự thực hiển nhiên đó mà nghị quyết đã vạch.
II. Lý luận và hoạt động của bè lũ Tơ-rốt-sky về văn nghệ
Trong phạm vi bài này, tôi không trở về phân tích những khuynh hướng sai lầm của Pơrô-
lê-kun (Proletkult) mà nhiều người đã biết, tôi sẽ nói nhiều đến lý luận và hoạt động của bè lũ
Tơ-rốt-sky mà Trương Tửu và công ty đã chế biến, nhai lại và coi như một "bửu bối" để tấn công
vào đường lối văn nghệ của ta, tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tôi sẽ không trình bày ra đây toàn bộ lý luận của bè lũ tơ-rốt-skít và chỉ tập trung vào
những luận điểm chính. Trong các thứ "chủ nghĩa xét lại" về văn nghệ có thể nói những luận
điểm của bè lũ Tơ-rốt-skít là trắng trợn nhất vì nó phủ nhận hoàn toàn việc xây dựng một nền văn
hóa vô sản. Chúng lợi dụng lúc phê bình sự hẹp hòi máy móc của Pơ-rô-lê-kun là cắt đứt với di
sản văn hóa cũ, "xây dựng một nền văn hóa vô sản mới từ trên giời rơi xuống" như Lê-nin đã nói
1- Về nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin về văn nghệ, ở đây tôi chỉ tóm tắt, tôi sẽ nói trong phần cuối cùng.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 14
để đưa cái lý luận cơ hội chủ nghĩa của chúng ra. Trong quyển "Văn học và cách mạng" (trang 9)
Tơ-rốt-sky đã viết:
"Chỗ khác nhau căn bản giữa giai cấp vô sản và chủ nô quý tộc phong kiến cho đến giai
cấp tư sản là ở một điểm: giai cấp vô sản coi thời kỳ chuyên chính của mình là một thời kỳ quá
độ rất ngắn. Giai cấp vô sản trong thời kỳ quá độ ngắn ngủi đó có thể sáng tạo ra một nền văn
hóa mới không? Đề xuất nghi vấn này là có lý do của nó. Vì rằng thời kỳ cách mạng xã hội là
một thời kỳ đấu tranh giai cấp quyết liệt trong đó phá hoại chiếm một vị trí nhiều hơn là xây
dựng mới. Vì rằng lúc đó giai cấp vô sản cố nhiên ở trong một sự khẩn trương cao độ đến tính
giai cấp toát ra một cách đầy đủ, tất nhiên tính khả năng xây dựng về văn hóa có kế hoạch không
thể không bị giới hạn trong một phạm vi hết sức chật hẹp. Cho nên trong thời kỳ chuyên chính,
chúng ta tuyệt nhiên không bàn đến sáng tạo văn hóa mới, tức là cơ hội xây dựng những giá trị
lịch sử lớn nhất mà chỉ đến lúc không còn ở trong bộ máy bằng sắt mà gọi là chuyên chính thì lúc
ấy mới có thể xây dựng được một nền văn hóa xưa nay chưa từng có mà lại là nền văn hóa không
có tính giai cấp. Do sự thực đó mà không thể không đi đến kết luận rằng: văn hóa vô sản không
những bây giờ không có mà tương lai cũng không thể có được".
Đó là một thứ lý luận cơ hội chủ nghĩa hết sức nguy hiểm. Ai cũng biết rằng từ cái thuyết
"cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể thành công trong một nước" đi đến "cách mạng thường
trực" "bộ máy bằng sắt gọi là chuyên chính" tất nhiên bè lũ Tơ-rốt-sky phải phủ nhận việc xây
dựng văn hóa vô sản. Những lý do mà Tơ-rốt-sky nêu ra nào là "đấu tranh giai cấp quá khẩn
trương không có thì giờ nghỉ ngơi" nào là "phá hoại chiếm địa vị nhiều hơn xây dựng" v.v...
không đủ để bênh vực cho luận điệu cơ hội chủ nghĩa của hắn. Cùng trong quyển sách ấy hắn
viết: "Những danh từ như: văn học vô sản và văn hóa vô sản thật là nguy hiểm bởi vì những danh
từ ấy hạn chế văn hóa của tương lai trong khuôn khổ của hiện tại".
Tại sao Tơ-rốt-sky kiên quyết chống văn hóa vô sản như vậy?
Chính đúng như trong Đại hội các nhà văn vô sản toàn Liên-xô (1-1925) đã vạch: "Tơrốt-
sky đưa ra cái lý do chúng ta đang hướng về xã hội vô sản, phủ nhận khả năng nghệ thuật và
văn học của giai cấp vô sản, nhưng cũng cùng với lý do này chủ nghĩa Men-sê-vích phủ nhận sự
tất yếu của chuyên chính giai cấp, nhà nước giai cấp, và cũng cùng với lý do này, chủ nghĩa vô
chính phủ phủ nhận sự tất yếu của Đảng và nhà nước..." Vì thế thực chất của lý luận không thể
xây dựng văn hóa vô sản là muốn phủ nhận vô sản chuyên chính hay ít nhất cũng là muốn tách
rời thậm chí đối lập việc xây dựng chính quyền vô sản với văn hóa vô sản.
Không xây dựng văn hóa vô sản thì xây dựng gì? Đó là chỗ bí của bè lũ tơ-rốt-skít nhưng
cũng là chỗ dụng ý của chúng. Tơ-rốt-sky cho rằng giai cấp vô sản chỉ cần "đồng hóa với văn hóa
tư sản" nghĩa là đi theo con đường văn hóa tư sản.
Đồng chí Mao Trạch Đông trong bài nói chuyện về văn nghệ ở Diên-an đã nói, đó là một
thứ nhị nguyên luận của Tơ-rốt-sky "về chính trị theo chủ nghĩa Mác, về nghệ thuật theo giai cấp
tư sản".
Từ lý luận hoàn toàn phản bội Lê-nin này, Tơ-rốt-sky và bè lũ cho rằng Đảng có thể "can
thiệp" vào văn nghệ, nhưng chỉ "lãnh đạo về phương hướng" còn để cho văn nghệ được "tự do
tuyệt đối". Bọn chúng phản đối việc xây dựng đội ngũ văn học của giai cấp vô sản; đả kích những
nhà văn phục vụ tích cực cho chính quyền Xô-viết và coi nhóm "bạn đường" như "trung tâm của
văn học" trong khi Đảng chủ trương:
"Việc lãnh đạo về phương diện văn học ngay cả trong những phương tiện tư tưởng và vật
chất tất cả đều thuộc về giai cấp công nhân. Quyền lãnh đạo của các nhà văn vô sản hiện nay
còn chưa có, Đảng phải giúp cho các nhà văn đó tự nắm được cái quyền lợi lịch sử là quyền lãnh
đạo này" (điều 9 của nghị quyết 1.7.1925). Và:
"Về quan hệ với nhóm "bạn đường", phải chú ý: a) sự phân hóa của họ, b) tính chất
trọng yếu của những "chuyên gia" lành nghề về kỹ thuật văn học của nhiều người trong bọn họ,
c) tình hình động dao của một số nhà văn đó. Ở đây phương châm chung là đặt quan hệ chiến
thuật thận trọng đối đãi với họ tức là bằng cách nào cho họ mau chóng chuyển biến đến tư tưởng
chủ nghĩa cộng sản. Trong lúc Đảng bài trừ những phần tử phản cách mạng và phản vô sản (hiện
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 15
nay ít đến nỗi không cần nói nữa), trong khi Đảng đấu tranh với tư tưởng của giai cấp tư sản mới
hình thành trong hàng ngũ những người "bạn đường" thuộc bộ phận "Đổi mốc"1. Đảng cần có
thái độ kiên nhẫn đối đãi với hình thái tư tưởng trung gian, phải nhẫn nại giúp đỡ cho rất nhiều
hình thái tư tưởng tất nhiên đó, mất dần trong quá trình công tác chặt chẽ với lực lượng văn hóa
cộng sản chủ nghĩa" (điều 10 của nghị quyết trên).
Tất nhiên là khi trích dẫn nghị quyết này, Trương Tửu đã không trích dẫn điều 9 nói trên,
vì Trương Tửu cũng "lý luận" như Tơ-rốt-sky là Đảng không lãnh đạo "bằng tổ chức" và để cho
văn nghệ sĩ "hoàn toàn tự do sáng tác". Đối với điểm nghị quyết sau thì Trương Tửu cũng không
dám "phát hiện sự thật toàn diện" nốt; Trương Tửu cắt béng ngay đi cái khúc giữa nói về việc
Đảng bài trừ những phần tử phản cách mạng và phản vô sản, đấu tranh với tư tưởng của giai cấp
tư sản mới hình thành, và ghi thay vào đó bằng ba cái chấm (...) vì thực tế Trương Tửu cùng một
nhận định với Tơ-rốt-sky về nhóm "bạn đường" cũng khẳng định văn nghệ= sự thực, văn nghệ
sĩ= phát ngôn nhân của "sự thực toàn diện", làm gì có hạng văn nghệ sĩ phản cách mạng, phản vô
sản, làm gì có tư tưởng tư sản trong văn nghệ sĩ. Chỉ có tư tưởng phi vô sản trong Đảng mà thôi
(!) Chỗ gặp gỡ thiêng liêng nhất giữa Tơ-rốt-sky và Trương Tửu là ở đó.
Chẳng thế mà Trương Tửu đã cắt xén, xuyên tạc hẳn điều 12 trong nghị quyết nhấn mạnh
về nhiệm vụ phê bình của Đảng như sau: "Phê bình, một công cụ giáo dục chủ yếu mà Đảng nắm
trong tay, nhiệm vụ nói chung là do tình hình trên quyết định. Phê bình cộng sản chủ nghĩa phải
là một phút cũng không bỏ rơi lập trường cộng sản, mảy may cũng không vi phạm tư tưởng vô
sản. Phải vạch trần ý nghĩa giai cấp khách quan của các tác phẩm văn học, đấu tranh không
nhân nhượng với hiện tượng phản cách mạng trong văn học, bóc trần thứ chủ nghĩa tự do của
nhóm "Đổi mốc" v.v... Nhưng đồng thời đối với tất cả các nhóm văn học có thể và chắc chắn theo
giai cấp vô sản thì phải tỏ ra hết sức chu đáo, thận trọng và nhẫn nại..."
Cái điểm nghị quyết quan trọng này chỉ được Trương Tửu trích đoạn "nhưng đồng
thời...". Còn phần trên Trương Tửu phớt đi không hề dám nhắc đến. Vì nếu Tơ-rốt-sky đã đề cao
nhóm "bạn đường" là "trung tâm của văn học" không vạch rõ tư tưởng tư sản trong bọn họ và
Trương Tửu đã "chót đề cao văn nghệ sĩ là siêu nhân, là vô sản" nhất về tư tưởng là "yêu sự thực
hơn Đảng" thì làm gì còn dám nói phê bình văn học là một công cụ của đấu tranh giai cấp? Là
đấu tranh không nhân nhượng với hiện tưởng phản cách mạng trong văn học?
Một điểm đặc biệt của lý luận tơ-rốt-skít về văn học trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ
nghĩa là xóa mờ tính chất giai cấp của văn học, đề cao hết sức đặc tính của văn nghệ và bản chất
tiến bộ của văn nghệ sĩ, hạ thấp đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng về văn nghệ hoặc cho nó
một cái danh không có thực. Các nhà lý luận kiểu đó từ Vô-rôn-sky đến Var-đin, từ Bu-kha-rin
đến A-véc-bát lúc đầu tuy cũng có công kích Tơ-rốt-sky điểm này hay điểm nọ, nhưng cuối cùng
đều "nối gót dũng cảm" của nhau đứng về một trận tuyến: phản bôi nguyên lý văn học của Lênin,
đồng lõa với bè lũ Tơ-rốt-sky phá hoại sự lãnh đạo về văn nghệ của Đảng và cuối cùng là
phản cách mạng.
Bọn chúng đưa ra đủ các thứ lý luận duy tâm về văn nghệ dựa vào các tờ báo như "Đất
đỏ chưa khai hoang" "Xuất bản và cách mạng" các tổ chức như "Đường núi" "Xây dựng" len lỏi
vào các nhà xuất bản, các quỹ văn học, để cố đẩy cái "văn học chống cách mạng" của chúng ra.
Bè lũ tơ-rốt-skít ra sức đả kích Gor-ky mà chúng gọi là nhà văn tiểu tư sản, mạt sát Maia-
kốp-ski mà chúng gọi là "nhà thơ cổ động" nghĩa là phục vụ chính trị kịp thời của Đảng. Chúng
cho rằng chính vì Mai-a-kốp-ski thiết tha phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng nên trong tác
phẩm, tính nghệ thuật càng nghèo nàn đi2. Nhưng chính Mai-a-kốp-ski thì lại phê phán lại chúng.
Mai-a-kốp-ski đã viết:
1- Nhóm "Đổi mốc" là một phái chính trị tư sản đẻ ra trong số những người tư sản Nga lưu vong ra ngoại quốc năm
1921. Họ ra tờ tạp chí lấy tên là "Đổi mốc". Họ phản ánh quan điểm trí thức tư sản mong muốn chính quyền Xô-viết sẽ
thoái hóa và đi vào con đường tư sản.
2- Việc Mai-a-kốp-ski bị thành kiến, đả kích là do bè lũ tơ-rốt-skít và Bu-kha-rin-nít, đả kích chủ yếu của chúng là vì
Mai-a đã thiết tha phục vụ Đảng chứ không phải vì Mai-a táo bạo, nói mặt xấu của đời sống Xô-viết mà bị công kích
như bài tựa tập thơ Mai-a của Lê Đạt đã nói.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 16
"Trong văn học, thiếu mục đích rõ ràng, thiếu tính khuynh hướng giai cấp, không đem
thơ ca làm võ khí đấu tranh đó là đặc trưng của chủ nghĩa xây dựng" (constructivisme)1. Bọn tơrốt-
skít lợi dụng những tác phẩm hoàn toàn vu khống xã hội Xô-viết của Da-mi-a-tin, Pê-ri-loóc,
v.v... mà Mai-a-kốp-ski gọi là những tác phẩm "có thể tăng thêm kho thuốc nổ cho quân thù"
"Giữa cái ngày hôm nay mây đen còn bao phủ thì đó cũng ngang như sự phản bội ngay giữa mặt
trận"2. Chúng dùng những tác phẩm kiểu ấy vào mục đích bôi nhọ Đảng và chính quyền Xô-viết
để góp sức vào tiếng hô lừa bịp của chúng: "Đảng đã thoái hóa rồi!" "Sự xung đột giữa công
nhân và nông dân tất sẽ xảy ra", "Chính quyền Xô-viết sẽ tan vỡ và chế độ xã hội chủ nghĩa
không thể đứng vững được!" Chúng hô như vậy và chúng hành động cho đạt được âm mưu như
vậy.
Cuối cùng Tơ-rốt-sky và bè lũ chỉ còn là một bọn phản cách mạng ti tiện nữa mà thôi.
Cái "công ty chuyên nghề khiêu khích" có âm mưu phá hoại ở Việt Nam cũng đang học mót lấy
những thủ đoạn tốt đẹp này. Chẳng thế mà khi Đảng cộng sản Liên-xô phục hồi cho một số đồng
chí bị xử trí oan thì cái công ty đó vội truyền ra cái tin bịa đặt: "Tơ-rốt-sky được phục hồi rồi!"
Thậm chí có phần tử vỗ ngực la ầm lên rằng: "Trốt-kít ở đây chứ ở đâu!" Thật thảm hại cho cái
hy vọng mong manh của những phần tử cơ hội, của phường phản bội.
III. Lê-nin-nít hay tơ-rốt-skít?
Giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin và luận điệu của bè lũ tơ-rốt-skít là một cái hố hoàn toàn
cách biệt nhau như nước với lửa như nóng với lạnh. Những kẻ muốn đem dung hòa hai lý luận đó
đều bị thất bại thảm hại. Những kẻ muốn đem cái chiêu bài chủ nghĩa Mác - Lê-nin để che đậy
cho những lý luận cơ hội chủ nghĩa tơ-rốt-skít lại càng thất bại nhục nhã. Vì để bên cạnh những ý
kiến của Mác - Lê-nin, các quan điểm tơ-rốt-skít càng lộ nguyên hình như những hình thù xấu xa
bị phơi bầy ra ánh sáng.
Bọn tơ-rốt-skít trên thế giới cuối cùng đều tự lột trần cái chân tướng phản bội của chúng
và con đường dắt chúng đi đến đều là con đường khuất phục trước thế lực tư bản, chống cách
mạng điên cuồng. Ở nước ta, bọn tơ-rốt-skít cũng không thoát ra ngoài cái quy luật nghiệt ngã đó.
Hãy lấy ngay bọn Tơ-rốt-skít trong nhóm Hàn Thuyên (Cố nhiên những người cộng tác trong
nhóm Hàn Thuyên không phải đều là tơ-rốt-skít cả, và có những người hiện nay tiến bộ). Bọn này
chỉ "mác-xít" khi nào được đế quốc cho phép. Chủ nghĩa "mác-xít" đầu miệng của chúng hoàn
toàn khác xa cái chủ nghĩa mác-xít của những người cách mạng bị giam cầm và cấm đoán. Mỗi
bước ngoặt quan trọng của lịch sử, bọn chúng lại tự bóc trần ra cái chân tướng phản cách mạng
phản lại chủ nghĩa Mác. Trong những ngày trước khởi nghĩa 1945, bọn tơ-rốt-skít Lương đức
Thiệp, Nguyễn tế Mỹ đã trở thành những tên phản cách mạng hèn mạt. Ngày nay trong giai đoạn
đất nước còn chia cắt, bọn tơ-rốt-skít Nguyễn đức Quỳnh, Lê văn Siêu công khai chửi chủ nghĩa
Mác, chủ nghĩa xã hội, chửi thuyết đấu tranh giai cấp, co lưng quỳ gối, ca ngợi, sùng bái chủ
nghĩa "cần lao nhân vị" của bè lũ Mỹ - Diệm ở miền Nam. Bộ mặt thực "mác-xít" đẹp đẽ của
chúng là như vậy!
Trương Tửu sau bao năm ngoài vùng hậu phương của kháng chiến vẫn chưa từ bỏ được
quan điểm tơ-rốt-skít cũ của mình, gần đây lại trở về đường cũ, khoác thêm ngoài một chiếc áo
mới: chủ nghĩa Lê-nin. Không thể nhầm lẫn được! Rút đi tất cả những ý kiến của Lê-nin mà
Trương Tửu trích dẫn trình bày một cách xuyên tạc cắt xén ta sẽ tìm thấy bản chất tư tưởng của
Trương Tửu: tư tưởng tơ-rốt-skít.
Cách mạng thường trực - sự phản kháng thường xuyên
đối với thực tại và hiện tại - chỉnh lý quan hệ sản xuất mới
1- Toàn tập Maiakovsky quyển 10 trang 360.
2- Toàn tập Maiakovsky quyển 10 trang 318.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 17
Chúng ta không lạ gì cái luận điệu căn bản của chủ nghĩa Tơ-rốt-sky về cách mạng là
"cách mạng thường trực". Theo tơ-rốt-skít thì xã hội chủ nghĩa không thể thành công trong một
nước. Giai cấp vô sản sau khi làm cách mạng thành công trong một nước, phải tiến lên làm cách
mạng thế giới ngay thì mới đánh đổ được giai cấp tư bản. Vì thế giai cấp vô sản phải ở trong tình
trạng "cách mạng thường trực". Luận điểm này bị Lê-nin hoàn toàn đập gẫy, bị cái thực tế xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên-xô lật nhào ngay từ khi nó mới ra đời. Và từ đó "cách mạng thường
trực" đối với bè lũ Tơ-rốt-sky chỉ còn có nghĩa là tấn công thường xuyên vào Đảng Bôn-sê-vích
và nhà nước xã hội chủ nghĩa, chỉ còn là thường trực chống lại chế độ xã hội, thực tế xã hội do
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nghĩa là "thường trực phản cách mạng" mà thôi.
Trương Tửu từ lâu bị tiêm nhiễm nọc độc của lý luận này, nhất là luận điệu của tên văn sĩ
phản động André Gide: "gieo rắc vào tâm trí mọi người chất men phản kháng và bất phục tòng",
Trương Tửu đề cao André Gide lên hàng những văn nghệ sĩ "chân chính" và coi lời y như một
phương châm văn nghệ cách mạng. Trong quyển "Tương lai văn nghệ Việt Nam" xuất bản sau khi
chính quyền dân chủ nhân dân đã thành lập, Trương Tửu định nghĩ về văn nghệ: "Văn nghệ là gì
nếu không phải là sự phản kháng thường xuyên đối với thực tại và hiện tại" và lớn tiếng kêu gọi:
"Trong lúc này, một nền văn nghệ xứng với cái tên của nó phải xô đẩy người đương thời đến một
thái độ "chống hiện tại" "phá đổ hiện tại". Cái "hiện tại" trước mắt mà Trương Tửu đòi phá đổ lại
chính là cái hiện tại chúng ta đang cần xây dựng. Nhiệm vụ của văn nghệ cố nhiên là phải chống
với chế độ áp bức bóc lột, chống với mọi bất công tàn ác. Nhưng nó không phải chỉ là chống đối
để mà chống đối. Nó biết chống đối cái gì, ủng hộ cái gì, nó phải đứng về đâu để chống đối đồng
thời để mà xây dựng. Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội nhất định là một võ khí đấu tranh
của giai cấp. Vậy thì tại sao ngay sau khi chính quyền dân chủ nhân dân đã thành lập, Đảng của
giai cấp công nhân đã nắm chính quyền Trương Tửu lại ném ra cái luận điệu "chống hiện tại"
"phá đổ hiện tại"? Dù Trương Tửu có "nói theo lối của văn nghệ" đi nữa (chứ không phải "lối
của người hành động" như Trương Tửu đã viết) thì người ta cũng biết "sự phản kháng thường
xuyên đối với hiện tại" nói theo lối văn nghệ của Trương Tửu cũng đồng một nghĩa với "cách
mạng thường trực" nói theo lối chính trị, nói theo lối hành động của Tơ-rốt-sky.
Cái điểm lý luận này hầu như đã trở thành nền tảng cho tư tưởng thái độ của Trương Tửu
đối với thực tế chế độ, thực tế xã hội của chúng ta. Sự phân biệt xã hội ta hiện nay với xã hội thực
dân, phong kiến đối với Trương Tửu chỉ còn là hình thức. Trương Tửu nhìn sai lầm của ta cũng
như những tội ác của giai cấp bóc lột, nhìn bộ máy lãnh đạo của ta cũng như bộ máy thống trị của
chúng. "Cách mạng thường trực" "sự phản kháng thường xuyên đối với hiện tại" "chỉ chống sùng
bái cá nhân trong lãnh đạo" "chỉnh lý quan hệ sản xuất mới" bấy nhiêu danh từ tuy có khác nhau
nhưng căn bản vẫn là một: chĩa mũi nhọn đả kích vào cơ sở chế độ của chúng ta, bộ máy lãnh đạo
của chúng ta mà tấn công kịch liệt. Dưới chiêu bài phát hiện sự thực, giúp Đảng sửa chữa sai lầm,
Trương Tửu bịa đặt ra cái gọi là "mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất dân tộc và quan hệ sản xuất
mới" "tự do văn nghệ sĩ mâu thuẫn với sự lãnh đạo của Đảng" hòng làm lạc mất cái hướng mâu
thuẫn chủ yếu giữa "quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa" giữa "tư tưởng xã
hội chủ nghĩa và tư tưởng tư sản" mà thực tế xã hội miền Bắc chúng ta đang đặt ra một cách gay
gắt.
Cùng một luận điểm này, Nguyễn hữu Đang con một tên chánh tổng ở Thái-bình chưa
bao giờ là "người làm văn nghệ" bỗng nhảy ra trở thành "một thứ trùm" cho nhóm văn nghệ sĩ cơ
hội chủ nghĩa hay nói đúng hơn một tên "trùm khiêu khích gian hiểm", dõng dạc "tham luận" (!):
"Bất cứ phát hiện sự việc gì, hoặc tìm cách giải quyết vấn đề gì. Tổ chúng tôi đều thấy cái nút
cuối cùng ở chỗ lãnh đạo!"
Thế là cùng xướng cùng họa, nối gót nhau, bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn khiêu khích hèn
mạt trút tất cả mọi lời vu khống vào Đảng ta và chế độ chúng ta. Họ không từ một lời nói hiểm
độc, một thủ đoạn hèn hạ nào để có thể hạ sự lãnh đạo của Đảng ta xuống, để "phá đổ cái hiện
tại" mà chúng ta đang xây dựng, để "gieo vào tâm trí quần chúng chất men phản kháng và bất
phục tòng". Trương Tửu cố phân tích một cách khôn khéo và thâm độc cho mọi người có thể hiểu
Đảng ta là một "chính Đảng đã mất tính giai cấp vô sản, không đại diện cho giai cấp vô sản nữa,
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 18
phản bội Mác - Lê-nin phản bội tinh thần cộng sản chủ nghĩa", cố chứng minh, những cán bộ của
Đảng chỉ là những phần tử quan liêu mệnh lệnh y hệt như luận điệu của bè lũ tơ-rốt-skít đã từng
vu khống Đảng Bôn-sê-vích là "đội tiền phong cũ của chủ nghĩa Lê-nin đã thoái hóa rồi".
Istvan Kovacs ở Hung-ga-ri khi phê phán tư tưởng và hoạt động của bọn văn sĩ chống
Đảng ở đây cũng đã viết trong bài "Phấn đấu cho một nền văn học có tính Đảng":
"Chúng ta không lạ gì điều đó, Tơ-rốt-sky và bè lũ tơ-rốt-skít cũng đã từng gọi Đảng và
Ban chấp hành trung ương là "Phòng giấy" và những chiến sĩ của Đảng là "thư lại quan liêu"...
Lập trường vô chính phủ, chống Đảng của bọn Tibor Dery thể hiện rõ trong tất cả các tác phẩm
của Dery bắt đầu từ việc phiên dịch quyển sách chống Liên-xô của tên tơ-rốt-skít André Gide cho
đến những hoạt dộng hiện hành của hắn".
Các luận điệu của Tơ-rốt-sky, của Trương Tửu và Nguyễn hữu Đang, dù có trá hình xảo
quyệt, dù có nấp sau các ý kiến của Lê-nin vẫn không lừa dối được ai. Thứ luận điệu đó mở rộng
ra và hình tượng hóa thì nó sẽ thành "bất mãn" của Sĩ Ngọc, "Không bằng lòng hiện trạng", "Hãy
đi mãi" của Trần Dần "Dấn vào kho thuốc nổ của đời sống" của Lê Đạt, "Người không lồ không
tim" của Trần Duy, "Nội dung xã hội và hình thức tự do" của Trần đức Thảo, "Con lợn" "Con
rùa" của Phan Khôi v.v... và các thứ luận điệu thành văn hay bằng miệng vu khống chế độ và
Đảng của chúng ta. Dù nhóm Nhân văn Giai phẩm có man trá đặt vấn đề "ai viết người đó chịu
trách nhiệm" chúng ta cũng thừa biết trừ một số rất ít người cộng tác chưa có ý thức rõ rệt, còn
hầu hết là cùng hội cùng thuyền, một đồng một cốt, quá khứ và hiện tại thối nát giống nhau,
"lương tâm" phản phúc và "điệu tâm hồn" độc địa giống nhau, cùng câu kết chặt chẽ với nhau
chung một âm mưu thâm độc với nhau, cùng theo một tư tưởng chính trị thống nhất do bọn
"trùm" vạch ra: chống Đảng ta, bằng những luận điệu và phương pháp hoạt động mà bè lũ tơ-rốtskít
xưa nay vẫn quen dùng. Những luận điệu tơ-rốt-skít đó trước tiên là ở Trương Tửu, Nguyễn
hữu Đang, Trần đức Thảo nhưng nó dần dần là luận điệu của cả công ty.
Một công thức bịp bợm và phản động về quan hệ giữa
chính trị và văn nghệ
Đối với Trương Tửu tất cả những gì có thể gò vào "công thức" là y như họ Trương không
ngần ngại vồ lấy cắt đầu cắt đuôi, xén chân xén tay để nhét vào cho vừa cái khuôn công thức đã
định sẵn của y. Ta đã biết và nói nhiều đến cái công thức "văn nghệ hướng dẫn chính trị" của
Trương Tửu. Muốn chứng minh cho cái công thức này, Trương Tửu đã viện đến các quan điểm
duy tâm nhất, thần bí nhất về nghệ thuật. Những nào là "lương tâm nghệ thuật" "tự do nội tâm"
những nào là các văn nghệ sĩ cổ điển "hoàn toàn theo suy nghĩ riêng của bản thân họ. Họ hoàn
toàn độc lập tác chiến, độc lập tư tưởng, độc lập sáng tác" v.v... dù chế độ thống trị có đàn áp
bóp nghẹt tư tưởng bao nhiêu đi nữa, "họ vẫn hoàn toàn tự do tư tưởng" v.v... Trương Tửu càng
cố thần thánh hóa văn nghệ sĩ, đưa họ lên mây bao nhiêu, càng lộ rõ chân tướng phản bội chủ
nghĩa Mác, càng tự khắc lên trán mình cái nhãn hiệu duy tâm thần bí đến cực độ bấy nhiêu. Trong
bài này tôi không muốn đi sâu vào những vấn đề đó. Tôi muốn nói cái công thức thứ hai, cái công
thức mà có thể nói Trương Tửu dồn vào đấy nhiều tâm huyết, nhiều dã tâm nhất đó là vấn đề "tự
do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích" hay cũng có thể nói "quan hệ
giữa chính trị và văn nghệ, giữa Đảng và văn nghệ sĩ". Thực ra thì tất cả những cái tiền đề trên
kia, những lý luận dài dòng và dốt nát trên kia cuối cùng cũng chỉ là để chứng minh cho cái vấn
đề quan trọng đặt ra dưới này. Ta hãy tìm hiểu cái công thức của Trương Tửu, phân tích xem nó
là nguyên lý của Lê-nin hay công thức bịp bợm của tơ-rốt-skít?
Cái công thức của Trương Tửu có thể xếp như sau:
"Yêu cầu cơ bản của giai cấp vô sản cách mạng hoàn toàn thống nhất với yêu cầu cơ bản
của tư tưởng của nghệ thuật" tức là "nhận thức đúng về sự thật toàn diện của xã hội con người".
- Không phải một chính Đảng cứ tự mệnh là tham mưu của giai cấp vô sản thì tự nhiên
nó mang tính chất vô sản trong mọi chủ trương, chính sách, tác phong lãnh đạo.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 19
Nhưng "tinh túy của nghệ thuật là sự thực". "Văn nghệ sĩ có nhiệm vụ phát hiện sự thực
trăm màu nghìn vẻ của con người của xã hội để giúp Đảng nhìn đúng thực tế khách quan. Họ
phát hiện những vấn đề do sự thực nêu ra để làm cơ sở cho Đảng vạch chủ trương chính sách.
Họ và thực tế nhìn sự thực để kiểm tra chủ trương chính sách của Đảng".
- Vì vậy, "một Đảng cộng sản chân chính phải tạo đầy đủ điều kiện cho văn nghệ sĩ làm
tròn nhiệm vụ phát hiện sự thực sâu sắc của cuộc sống" "tuyệt đối không ngăn cản văn nghệ sĩ
phát hiện sự thực một cách hoàn toàn tự do".
- Nếu như "sợ sự thực, ngăn cấm nói sự thực, không căn cứ sự thực toàn diện (mà văn
nghệ sĩ kiểu nhóm Nhân văn phát hiện) để vạch đường lối chủ trương chính sách..." thì Đảng "đã
mất tính chất giai cấp vô sản, không đại diện cho giai cấp vô sản nữa, phản bội Mác - Lê-nin
phản bội tinh thần cộng sản chủ nghĩa".
- Và cuối cùng, nếu không được hoàn toàn tự do nói sự thực toàn diện (kiểu Trương Tửu)
thì văn nghệ "nó cũng tự tạo cho nó điều kiện đó" vì "văn nghệ sĩ yêu Đảng nhưng họ còn yêu sự
thực hơn Đảng" và Trương Tửu dọa dẫm rằng: "Đảng đừng để văn nghệ sĩ vì sự thực mà đối
kháng lại Đảng".
Trương Tửu cho đó là cái công thức đúng đắn nhất về "quan hệ giữa văn nghệ và Đảng"
"mà các vị lãnh tụ cộng sản vĩ đại đều hiểu như vậy" (!)
Không bịp được đâu hỡi nhà lý luận phản động Trương Tửu.
Các vị lãnh tụ "cộng sản" (!) mà Trương Tửu nói đây chẳng phải ai xa lạ, chính là các vị
lãnh tụ tơ-rốt-skít và bọn trùm chủ nghĩa xét lại mà Trương Tửu hết lòng sùng bái. Cái công thức
mà Trương Tửu dày công bịa đặt ra kia chính là một cái công thức rất bịp bợm và phản động, nó
chứng minh rằng: chính trị phụ thuộc vào văn nghệ (như ốc-xy-gien phụ thuộc vào không khí) mà
Trương Tửu đã dẫn ra, chính trị phải phục tùng văn nghệ, Đảng phải tuân theo sự hướng dẫn của
văn nghệ sĩ và nếu như có sự đối lập thì đó là vì Đảng chứ không phải vì văn nghệ sĩ.
Để cho cái công thức phản động kia có thể lừa dối được những người ngây thơ, non nớt,
có thể che đậy được cái dã tâm đẩy văn nghệ sĩ đi vào sự đối lập với Đảng, Trương Tửu, Nguyễn
hữu Đang và cả công ty cũng như bè lũ tơ-rốt-skít trước kia đã thổi phồng cái gọi là "bản chất
tiến bộ của văn nghệ và trí tuệ" "lương tâm nghệ thuật" coi như văn nghệ tự thân là cách mạng,
tiến bộ, là sự thực, văn nghệ sĩ cứ tự nhiên hướng về chân thiện mỹ còn Đảng thì trái lại rất có thể
"mất tính chất cộng sản".
Bọn họ cố tình không nhìn nhận văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội, tước bỏ tính
chất giai cấp của văn nghệ. Họ cố tìm cách xóa nhòa ranh giới giữa văn nghệ cách mạng và văn
nghệ phản cách mạng hoặc xa rời cách mạng. Họ cố tình không phân biệt những văn nghệ sĩ cách
mạng tận tụy vì cách mạng, đem ngòi bút phục vụ cách mạng, đi vào cách mạng mà vẫn vui lòng,
chịu sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân mà vẫn thấy tự do tư tưởng với thứ văn nghệ sĩ
nhục nhã quỳ gối trước thế lực đồng tiền, bán rẻ "lương tâm nghệ thuật" cho bọn đầu cơ văn hóa,
thứ văn nghệ sĩ thực tế chỉ là những tên mật thám cầm bút, những tên tác động tinh thần chính
cống. Thứ văn nghệ sĩ này cố nhiên chỉ "phát hiện được những sự thực toàn diện" mà bọn họ thù
địch mong muốn nhưng lại bị quần chúng lao động khinh bỉ, lên án. Thứ văn nghệ sĩ này tất
nhiên là sẽ thấy "lương tâm nghệ thuật" cặn bã của mình đối lập với cách mạng và sự lãnh đạo
của Đảng cách mạng.
Văn nghệ cách mạng về bản chất thống nhất với chính trị cách mạng, văn nghệ sĩ cách
mạng về bản chất thống nhất với sự lãnh đạo của Đảng cách mạng. Nhưng cái quan hệ chính xác
nhất vẫn là chính trị lãnh đạo văn nghệ, Đảng lãnh đạo văn nghệ dù rằng do đặc điểm của văn
nghệ, sự lãnh đạo ở khu vực này không thể rập khuôn với các công tác cách mạng khác mà phải
giành nhiều phạm vị rộng rãi cho sáng tác, tôn trọng tính chủ động sáng tạo của người văn nghệ sĩ
hơn.
Muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và văn nghệ sĩ không phải như Trương Tửu
Nguyễn hữu Đang và công ty đã nói là Đảng phải để cho văn nghệ sĩ "tự do phát hiện sự thực
toàn diện" mà trước tiên Đảng phải giúp đỡ văn nghệ sĩ nhận thức được sự nghiệp văn nghệ phải
là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng nói chung giúp cho văn nghệ sĩ học tập chủ nghĩa Mác -
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 20
Lê-nin và hiểu rõ đường lối chính sách tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đi vào thực tế đấu tranh của
cách mạng, hướng dẫn họ nhìn nhận thực tế và biểu hiện thực tế một cách đúng đắn. Trong đời
sống xã hội của chúng ta căn bản là tốt tất nhiên cũng có những mặt chưa tốt thậm chí có cả
những mặt xấu, các chủ trương chính sách của Đảng căn bản là đúng nhưng không phải là không
có những điểm thiếu sót thậm chí sai lầm. Đảng lãnh đạo tốt văn nghệ sĩ là làm cho văn nghệ sĩ
nắm được tất cả những thực tế phức tạp đó và biểu hiện lên một cách đúng đắn. Đảng lãnh đạo tốt
là khuyến khích những sáng tác biểu hiện trung thực cuộc sống, phê phán những tác phẩm có nội
dung sai lầm thậm chí ngăn chặn lại những tác phẩm có dã tâm bôi nhọ chế độ, có tư tưởng phản
cách mạng. Đó chính là yêu cầu cơ bản của sự lãnh đạo của Đảng về văn nghệ và đó cũng chính
là yêu cầu cơ bản về tự do tư tưởng của người văn nghệ sĩ chân chính cách mạng nếu như hiểu tự
do là nhận thức về quy luật tất yếu của sự vật.
Đâu có phải lãnh đạo tốt là chỉ lãnh đạo cái "hướng" còn để cho văn nghệ sĩ hoàn toàn có
quyền tự do tung ra đủ các thứ hoa thơm, hoa thối, hoa lành hoa độc, tự do viết những bài chống
lại Đảng, chống lại chế độ, phát hiện những sự thực kiểu đó mà không có quyền phê phán hay
ngăn cấm. Đâu có phải lãnh đạo tốt là phải tuân theo những "sự phát hiện" của văn nghệ sĩ (cách
mạng và phản cách mạng) để vạch ra chủ trương chính sách! Có lãnh đạo tốt là "trả chuyên môn
về cho chuyên môn" như Trương Tửu và nhóm phá hoại Nhân văn Giai phẩm đã luôn miệng kêu
gào. Cái lối lãnh đạo bằng "hướng" còn để cho văn nghệ sĩ "hoàn toàn tự do" "tự do tuyệt đối"
theo kiểu tơ-rốt-skít này thực chất là hạ thấp đến phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, "Chịu sự lãnh
đạo" chỉ còn là một danh từ trống rỗng, hữu danh vô thực. Cái công thức bịp bợm về "Đảng lãnh
đạo" văn nghệ của Trương Tửu chẳng có gì khắc hơn là Đảng hoàn toàn khoanh tay trước sự tấn
công của mọi thứ văn nghệ tư sản, văn nghệ phản động ngay cả trước sự tấn công của các thứ văn
nghệ gián điệp tác động tinh thần.
Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của Trương Tửu, Nguyễn hữu Đang và công ty. Đảng ta trung
thành với chủ nghĩa Lê-nin không thể thừa nhận "sự lãnh đạo" kiểu cơ hội chủ nghĩa đó. Những
người văn nghệ sĩ chân chính vì sự nghiệp cách mạng vì văn nghệ cách mạng cũng không bao giờ
thừa nhận cái "công thức" lừa bịp của họ: "nếu không cho, nó cũng tự tạo điều kiện cho nó" bằng
cách lập ra "cửa hàng" làm thuốc độc tinh thần riêng, lập công ty buôn lậu văn hóa riêng thậm chí
cúi đầu ngả tay xin phương tiện của giai cấp bóc lột của bọn thù địch để đối lập với cách mạng để
chống Đảng, chống chế độ như kiểu Phan Khôi, Nguyễn hữu Đang, Trương Tửu, Trần Duy, Lê
Đạt, Trần Dần, Trần đức Thảo và cả nhóm.
IV. Giữ vững nguyên lý văn nghệ của Lê-nin đập tan luận điệu
cơ hội và xét lại tơ-rốt-kít
Những luận điệu của Trương Tửu và công ty đưa ra dù khéo thêu thùa tô vẽ dưới nhiều
màu sắc, dù khoác nhiều thứ áo lòe loẹt tự xưng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn không thể làm cho
người ta nhầm lẫn. Đó là thứ chủ nghĩa tơ-rốt-skít thứ chủ nghĩa xét lại đã quá lỗi thời. Chủ nghĩa
Mác - Lê-nin ngày nay đã thắng lợi vẻ vang, đã trở thành một chân lý quần chúng. Chính vì vậy
mà bọn bịp không thể vàng thau lẫn lộn, mướp đắng mạt cưa. Thí dụ khi bọn bịp lý luận Nguyễn
hữu Đang, Trương Tửu nêu lên không thể "phục vụ kịp thời" thì quần chúng ngược lại, lại thấy tại
sao những người sáng tác Nhân văn Giai phẩm đã viết ra những tác phẩm chống Đảng, chống chế
độ "kịp thời" đến thế? À, thì ra "không kịp thời" đây có nghĩa là không được "kịp thời phục vụ
cách mạng".
Khi bọn bịp lý luận nêu ra là trên tờ báo phải "trăm hoa đua nở" "nhiều ý kiến khác
nhau" "ai viết nấy chịu trách nhiệm" thì ngược lại quần chúng thấy trên các tờ Nhân văn Giai
phẩm không hề có một ý kiến nào khác nhau, các quan điểm chống Đảng hoàn toàn nhất trí, và
bấy nhiêu "hoa" (!) cũng chỉ được tiết ra một chất độc: chống Đảng, chống chế độ, chống tổ quốc,
chống nhân dân. Ai cũng biết rằng khi những phần tử Nhân-văn Giai-phẩm phản đối lập trường
tư tưởng trong sáng tác thì họ viết ra lại rất có lập trường: lập trường tư sản phản động. Khi bọn
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 21
họ gào thét "phải giải thể lãnh đạo đi" thì chính là lúc bọn họ tập hợp lực lượng rất nhanh, chiêu
binh mãi mã lập bè phái rất nhanh đòi bầu lại "ban trù bị Đại hội văn nghệ" để cướp lấy quyền
lãnh đạo về tay những phần tử phản bội lý tưởng cách mạng của nhân dân ta. Khi bọn họ đòi "trả
chuyên môn về cho chuyên môn" thì chính là họ muốn giao quyền điều khiển về chuyên môn cho
những phần tử không biết gì về chuyên môn như Nguyễn hữu Đang, Trương Tửu, Phan Khôi,
Trần Duy, Trần đức Thảo nhưng lại rất phản động về ý thức chính trị.
Vì thế cho nên có thể nói phản động và bịp bợm là "loại biệt tính" của lý luận Nhân-văn
Giai-phẩm, lý luận tơ-rốt-skít. Chúng ta kiên quyết đập tan thứ luận điệu cơ hội đó, giữ vững
nguyên lý văn nghệ của Lê-nin, là nguyên lý đúng đắn nhất mà Đảng ta từ mấy chục năm nay vẫn
trung thành thực hiện. Lê-nin đã chỉ cho chúng ta biết rằng: "Sự nghiệp văn học phải thành một
bộ phận trong toàn bộ sự nghiệp của giai cấp vô sản, phải thành "một cái bánh xe nhỏ và một cái
đinh ốc" trong bộ máy xã hội chủ nghĩa do đội tiên phong hoàn toàn giác ngộ của toàn bộ giai
cấp công nhân mở máy. Sự nghiệp văn học phải khoanh thành một bộ phận khăng khít của công
tác Đảng xã-hội dân-chủ thống nhất có kế hoạch có tổ chức".
Điều đó đặt cho Đảng vấn đề không thể coi nhẹ lãnh đạo văn nghệ, không thể tách rời
thậm chí đối lập sự nghiệp văn học đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân do Đảng
lãnh đạo được. Đảng ta không thể "trả chuyên môn" về cho một ai hết vì "chuyên môn" và chính
trị là hai bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng nói chung, không thể Đảng ta chỉ lãnh
đạo về chính trị còn lãnh đạo văn nghệ thì trả về cho những nhà "chuyên môn" (!) dốt dặc cán mai
của giai cấp tư sản kiểu Nguyễn hữu Đang, Trương Tửu... được! Cố nhiên do đặc điểm của nó, bộ
phận văn nghệ không thể rập khuôn với các bộ phận khác trong sự nghiệp cách mạng, và Đảng ta
trong khi lãnh đạo văn nghệ bao giờ cũng giành một phạm vi rộng rãi cho sự sáng tạo nghệ thuật
cho tính chủ động của văn nghệ sĩ.
Trương Tửu nhắc đến câu sau này của Lê-nin và đưa lên thành một câu tiêu đề để chứng
minh cho quan điểm cơ hội chủ nghĩa của Trương Tửu: "Không thể chối cãi được rằng sự nghiệp
văn học ít nhân nhượng hơn cả với sự bình quân máy móc, đối với việc san bằng, đối với việc số
đông thống trị số ít. Không thể chối cãi được rằng trong sự nghiệp đó, phải bảo đảm phạm vi
rộng rãi bao la cho sáng kiến cá nhân, cho chiều hướng cá nhân, bảo đảm phạm vi rộng rãi bao
la cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung".
Nhưng Trương Tửu lại không dám trích dẫn câu Lê-nin tiếp sau đó đã nhấn trở lại "Tất
cả những điều đó cũng không lật đổ cái nguyên tắc mà giai cấp tư sản và phái dân chủ của giai
cấp tư sản cho là lạ lùng kỳ quái. Sự nghiệp văn học nhất định phải là một bộ phận công tác của
Đảng xã hội dân chủ gắn liền chặt chẽ với các bộ phận khác".
Chúng ta phê phán chủ nghĩa giáo điều máy móc vì chủ nghĩa giáo điều không bao giờ
đẩy mạnh được sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát triển được sức sáng tạo phong phú của người
văn nghệ sĩ thiết tha phục vụ cách mạng, nhưng hi vọng rằng phê phán khuynh hướng giáo điều là
Đảng ta mở rộng tay đón lấy chủ nghĩa tơ-rốt-skít để mặc cho mọi thứ chủ nghĩa xét lại tự do
hoành hành giương oai tác quái thì hi vọng đó chỉ là ngông cuồng ảo tưởng. Chúng ta nhất định
phải đập tan như cám.
Chúng ta - như Lê-nin đã nói - không thể đứng khoanh tay mà dể cho sự lỗn loạn phát
triển nơi nào cũng mặc. Chúng ta phải lãnh đạo quá trình đó một cách hoàn toàn có kế hoạch và
tạo nên những thành quả của nó.
Quá trình đấu tranh cho nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và phức
tạp. Trước mắt chúng ta đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay go và quyết liệt. Khuynh hướng
tư tưởng phản động Nhân văn Giai phẩm không ngừng tấn công vào tư tưởng xã hội chủ nghĩa
của chúng ta. Chỉ có kiên quyết đứng về phía Đảng, bảo vệ những nguyên lý văn nghệ của Lênin,
đập tan mọi luận điệu tơ-rốt-skít, mọi thứ chủ nghĩa xét lại, "chủ nghĩa phản bội", mới có thể
xây dựng được một nền văn nghệ cách mạng chân chính. Chỉ sau khi quét sạch mọi tư tưởng phản
động nói trên, lật mặt nạ khiêu khích, chia rẽ, bè phái của những phần tử, của nhóm âm mưu phá
hoại, chúng ta mới có thể nói đến việc thảo luận một cách tự do và rộng rãi các vấn đề văn học
nghệ thuật, để cho văn nghệ phát triển tốt tươi lành mạnh lên được. Nếu không, các cuộc thảo
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 22
luận, các hoạt động văn nghệ sẽ chỉ là những cơ hội cho những tư tưởng phản động những phần
tử khiêu khích lợi dụng làm cho lạc hướng, thậm chí lái vào con đường đen tối, chống Đảng
chống chế độ mà thôi. Những cuộc đấu tranh tư tưởng vừa qua đã để lại cho chúng ta nhiều kinh
nghiệm mà kinh nghiệm lớn nhất là chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, tư tưởng xét lại phản động
không một lúc dễ dàng tự hạ khí giới và mỗi lần có cơ hội là nó lại ngóc đầu dậy, tấn công khôn
khéo hơn, xảo quyệt hơn.
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, chùng ta hãy rút lấy những bài học kinh nghiệm
vừa qua phất cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đoàn kết nhất trí đấu tranh kiên quyết triệt
để, cho đến lúc hoàn toàn thắng lợi.
(1958)
23
BA MƯƠI CÂU HỎI, BA MƯƠI CÂU TRẢ LỜI
VỀ CUỐN
"LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ"
(Nguyễn Văn Liên)
Trong Đại hội lần thứ XX của đảng Cộng sản Liên Xô, Anastas Mikoyan tuyên bố cuốn
"Lịch sử đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Liên Xô", do một tiểu ban của Ban Trung ương biên soạn
và phát hành lần đầu tiên vào tháng 11-1938, không đầy đủ và không mác-xít. Nữ sử gia
Pankrotova còn quả quyết hơn: cuốn sử đảng chứa đầy những ngụy tạo lịch sử! Bà đòi phải viết
lại cuốn sách đó một cách khoa học. Ngoài ra, trong bản báo cáo "mật" đọc tại Đại hội XX,
Khrushchev từng phê phán Stalin và tố giác ông ta đã bắt người viết sử phải tán dương và tâng
bốc mình trong cuốn sử đảng.
Sau ba năm cố gắng sửa chữa, cuốn lịch sử mới của đảng đã được ra mắt quần chúng. Đó
là công trình tập thể của các viện sĩ Ponomarev (chủ biên), Mints, các tiến sĩ sử học Slepov,
Timofeyevsky, Zaitsev, Volin, Kuchkin, Khotov, Shiateghin, tiến sĩ triết học Sobolev và giáo sư
Volkov. Phần đông họ là những tác giả quen biết, riêng Ponomarev còn là ủy viên Ban Trung
ương đảng. Cuốn lịch sử mới này đã được Nhà xuất bản Réunite dịch sang tiếng Ý lần đầu tiên và
gồm 812 trang. Chúng tôi dựa vào bản dịch tiếng Ý này để bình luận.
Cuốn lịch sử mới này khác với cuốn cũ về ba phương diện chính, trong đó có hai đề mục
rất minh bạch và chính xác. Cuốn sách phân tích một số hiện tượng khách quan và nhiều công
trình lý luận của Lenin. Ngoài ra, nó còn trình bày chi tiết tiền sử của phong trào lao động Nga.
Sách ghi chép lịch sử liên tục của nước Nga từ năm 1883 (tức là khi nhóm mác-xít Nga đầu tiên
mang tên "Giải phóng sức lao động" được Plekhanov và các đồng sự sáng lập ở Geneva, Thụy
Sĩ) đến 1959 (thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XXI của đảng Cộng sản Liên Xô).
Bộ sử mới này sửa đổi và đảo ngược một phần những nhận định, phân tích theo kiểu xtalin-
nít về các vấn đề chính trị và kinh tế, xảy ra trong nhà nước Nga-Xô-viết và đảng Cộng sản
Nga-Liên Xô từ năm 1918 đến 1938. Nó gạch bỏ những đoạn ngụy tạo quá đáng theo của bè lũ
xta-lin-nít và chỉ lướt qua các vụ án ngụy tạo Moscow mà cuốn sử cũ viết năm 1938 đã dùng cả
một đề mục để ngụy luận và lên án. Đó là phần tiến bộ của cuốn lịch sử mới.
Nhưng người ta vẫn không phục hồi danh dự cho những chiến sĩ bôn-sê-vích, những nhà
lãnh đạo đảng, những ủy viên Ban Trung ương lê-nin-nít và những người sáng lập nhà nước Nga-
Xô-viết; tóm lại, những người đã bị vu cáo và bị hành hạ hoặc sát hại một cách hèn hạ. Họ cũng
không giải thích các vụ án Moscow là những tấn tuồng vu khống, dựng đứng, đã được dàn cảnh
sẵn sàng. Họ cố làm cho công luận hiện thời hiểu rằng những thảm trạng đó chỉ xuất phát từ quan
niệm sai lầm về sự "sùng bái cá nhân" mà thôi. Điều đó là sự thật, nhưng chỉ là một phần nhỏ sự
thật! Tất nhiên, Stalin là một quái thai của lịch sử. Ông ta là một tên ác quỉ không ngần ngại tàn
sát tất cả những ai bất đồng chính kiến với mình. Nhưng nếu không có bọn hung thần, tức là bộ
máy quan liêu khủng khiếp, thì ác quỉ dầu có tàn bạo đến đâu cũng không thể gây nên được
những hiện tượng quá ghê tởm như đã xảy ra trong lịch sử hiện đại Liên Xô. Bởi vậy, muốn lên
án Stalin, phải lên án cả bộ máy quan liêu khủng khiếp, vì sau khi Stalin chết, chủ nghĩa xta-linnít
bị đả kích, nhưng bộ máy quan liêu vẫn tồn tại, các vụ án dựng đứng vẫn diễn ra liên tục, chỉ
khác là nó kém phần tàn bạo và khủng khiếp so với thời kỳ Stalin.
Tạp chí "Nghiên cứu", số 6, tháng 6-1981 (phỏng theo bản tiếng Pháp của Mandel).
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 24
Bộ sử mới đã xóa bỏ một ngụy tạo lịch sử quá khủng khiếp, nhưng lại tạo ra một ngụy
tạo lịch sử khác, tuy ít khủng khiếp hơn nhưng vẫn là ngụy tạo. Một cách có ý thức, nó "bỏ quên"
những hiện tượng lịch sử quan trọng, rồi đi đến những mâu thuẫn hỗn độn không lối thoát.
Tóm lại, bộ lịch sử cũ viết dựa theo giáo lý chia lịch sử làm hai thái cực "Thiện" và "Ác".
Stalin là những đồng sự của ông ta đứng về phe "Thiện" (tất nhiên, người ta để Lenin đứng trong
phe này bởi vì họ không dám vu cáo Lenin, nếu vu cáo Lenin tức là "gậy ông đập lưng ông" và
hơn nữa, khi cuộc đấu tranh xu hướng trong đảng Cộng sản Liên Xô trở nên gay go thì Lenin đã
mất). Những ai không đồng ý với Stalin thì thuộc về phe "Ác". Nói cách khác, dễ hiểu hơn, phe
"Tốt" và phe "Xấu". Phe "Xấu" gồm những tên "gián điệp", "phản bội", đã "bán mình cho tư bản
và phục vụ tư bản để khôi phục tư bản chủ nghĩa" ngay từ năm 1918.
Trái lại, bộ sử mới gạt bỏ hoàn toàn giáo lý "Thiện", "Ác", những vẫn giữ nguyên vẹn các
tệ hại giấu giếm, cắt xén sự thật lịch sử.
Đọc bộ sử cũ, người ta có thể tin những điều khép án của phái xta-lin-nít là đúng sự thật,
bởi vì nó được viết có hệ thống, dựa theo một giáo lý "Thiện" và "Ác", có gốc ngọn phân minh.
Cho nên các sự việc ăn khớp với nhau, người đọc dễ tưởng đó là sự thật, chỉ trừ một số rất ít
thông hiểu chính trị, có nghiên cứu lịch sử sâu xa mới thấy được những ngụy tạo.
Bộ sử mới gạt bỏ huyền thoại "Thiện" và "Ác", nhưng chưa hệ thống hóa sự nhận thức,
chưa có đường lối viết sử rõ rệt, cho nên chỉ chồng chất một số tài liệu mâu thuẫn không thể giải
quyết. Tỉ như, họ giải thích rằng "người anh hùng của lịch sử Liên Xô không phải là Stalin mà là
Ban Trung ương lê-nin-nít". Họ giấu đầu hở đuôi! Tại sao lại không nói Ban Trung ương lê-ninnít
hồi đó (1917-1920 và 1923-1927) gồm có những ai? Phải chăng đại đa số các ủy viên Ban
Trung ương lê-nin-nít hồi đó chẳng phải ai khác, ngoài những phần tử tả phái, đã bị phái xta-linnít
ám hại? Bộ sử mới nói phe đối lập không phải là gián điệp, không phải là tay sai đế quốc, như
trong bộ sử cũ đã nói, mà là đại diện cho các trào lưu tư tưởng. Nhưng tại sao lại không nói rõ
"các trào lưu tư tưởng" đó là thế nào? Tại sao không nêu ra những tài liệu, sách báo của tả phái
đã nói gì để quần chúng có thể so sánh tư tưởng của tả phái với tư tưởng của phái xta-lin-nít?
Thật là giấu đầu hở đuôi! Trong Đại hội lần thứ XX, bản báo cáo mật của Khrushchev đã
đưa ra ánh sáng một phần hành động sát nhân tệ hại của phái xta-lin-nít và của Stalin.
Phải cực lực tố cáo nhóm tác giả bộ sử mới khi họ giải thích một sự kiện lịch sử cực kỳ
quan trọng là sự thất bại của chính sách ruộng đất - đã làm cho đời sống hàng chục triệu nông dân
Liên Xô bị đảo lộn, đã hi sinh không biết bao nhiêu người và của, đã thủ tiêu đại đa số các ủy
viên Ban Trung ương lê-nin-nít, những người đã sáng lập nhà nước Xô-viết - là chỉ do những sai
lầm của tệ "sùng bái cá nhân"! Tự nhận là người mác-xít viết sử mà lại không căn cứ vào cuộc
đấu tranh giai cấp, không căn cứ vào các cuộc đấu tranh của các đoàn thể đại diện cho những
quyền lợi xã hội khác nhau, không căn cứ vào các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội trong nước
và trên thế giới, mà chỉ căn cứ vào việc nghiên cứu bệnh loạn óc của Stalin. Stalin điên rồ hay
không điên rồ, lịch sử không cần bàn tới, bởi thảm trạng của lịch sử Liên Xô là hậu quả của chính
sách thực nghiệm của Stalin, và là hậu quả của bộ máy quan liêu Xô-viết, một bộ máy ăn bám
vào lao động để hưởng thụ đặc quyền đặc lợi thông qua chế độ độc tài.
Tấm màn lịch sử bí mật dần dần đã hé mở về giai đoạn đầu của nền dân chủ Xô-viết.
Những tờ biên bản các phiên họp Ban Trung ương năm 1917 đã được phát hành. Những văn kiện
khác của năm 1918 cũng đang được in lại. Cuốn sách "Mười ngày rung chuyển thế giới" của nhà
báo xã hội John Reed và tập "Hồi ức" của lãnh tụ cộng sản Antonov-Ovseyenko được tái bản; tác
giả của chúng là là những nhân vật đã chứng kiến tại chỗ cách mạng tháng Mười. Tờ di chúc,
những tập thư từ và ghi chép của Lenin, bị Stalin giấu kín và không đưa vào "Lenin toàn tập"
xuất bản lần thứ nhất, nay cũng được ra đời. Trong những điều kiện đó, các sử gia, các nhà kinh
tế học trẻ, ngay cả các đảng viên cộng sản ở Liên Xô và trên thế giới sẽ có điều kiện so sánh các
nguyên bản với sự trình bày của tập thể tác giả bộ sử mới. Những người tự mệnh danh là "sử gia"
sẽ bị bắt quả tang là đã làm biến dạng và ngụy tạo lịch sử.
Trở về với sự thật lịch sử ở Liên Xô phải đi đôi với sự bãi bỏ chế độ quan liêu Xô-viết.
Tới nay, do sự thúc ép của quần chúng Liên Xô, và do các điều kiện khách quan, mặc dầu còn dè
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 25
dặt nhưng bọn quan liêu Nga đã bắt buộc phải từ bỏ những thủ đoạn cực kỳ ghê tởm của nền độc
tài xta-lin-nít. Tuy vậy, xã hội Nga vẫn còn những đặc tính căn bản của sự thoái hóa quan liêu. Ví
dụ: trước đây, họ ngụy biện rằng muốn bảo vệ nhà nước Xô-viết để bảo đảm tương lai cho nhân
loại và bảo vệ lợi quyền cho hàng triệu vô sản, đôi khi bắt buộc phải ngụy tạo lịch sử. Ngày nay,
họ vẫn chưa hoàn toàn rời bỏ cái quan niệm tệ hại đó.
Người mác-xít chân chính khẳng định sự thật lịch sử là một khí giới cho cuộc đấu tranh
của giai cấp tiến bộ. Những đoàn thể thoái hóa, thủ cựu, phản động, có đặc quyền phải bảo vệ và
có nhiều tật xấu phải che đậy, mới cần giấu giếm và làm biến dạng sự thật.
Tất nhiên, trong cuộc đấu tranh giai cấp, đảng lãnh đạo quần chúng không bắt buộc phải
nói sự thật với kẻ thù. Không một bộ tham mưu quân sự nào lại cho kẻ thù biết rõ lực lượng của
mình ra sao. Cũng như không một lãnh tụ nghiệp đoàn có ý thức nào lại cho chủ công biết trước
cuộc đình công, các dự định chiến lược và chiến thuật của mình, hoặc cho biết quỹ dự trữ ủng hộ
đình công của mình, v.v... Nhưng đứng về khoa học và lịch sử thì lại khác. Biến dạng lịch sử,
giấu giếm sự thật lịch sử với giai cấp mình, với thành viên của đảng mình, tức là làm sai lạc học
thuyết đấu tranh cho sự toàn thắng hiện tại và tương lai. Dối trá đối với giai cấp mình, tức là hạ
thấp trình độ ý thức của họ. Trong cuốn "Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản", Lenin
nhấn mạnh: phải áp dụng bất kỳ chiến thuật nào "để nâng cao - chứ không phải để hạ thấp - ý
thức chung của giai cấp vô sản, ý chí cách mạng, khả năng chiến đấu và khả năng chiến thắng
của họ".
Khi người ta ngụy tạo lịch sử, nói dối giai cấp thì rồi thế nào, trước hoặc sau, cũng bị bại
lộ. Làm như vậy chỉ reo rắc hoang mang cho quần chúng, reo rắc sự hoài nghi đảng cách mạng và
hoài nghi cả chủ nghĩa mác-xít nói chung. Nếu phương pháp mác-xít, công cụ để phân tích và phê
bình các thực tế khách quan, đã biến thành một công cụ để tán dương các vị lãnh tụ "thiên tài",
"không bao giờ phạm sai lầm", và để cải dạng thực tế một cách vụng về, thì nó sẽ mất khả năng
để khởi thảo chiến lược và chiến thuật đúng với thực tế.
Muốn hiểu rõ vì sao bộ sử mới, hữu ý hay vô tình (hữu ý thì đúng hơn), vẫn bỏ quên và
cắt xén sự thật lịch sử, thiết tưởng không gì bằng chúng ta tự đặt một số câu hỏi căn bản và tìm
lời giải đáp cho chúng.
I- NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG
MƯỜI.
Câu hỏi 1: Trong cuốn sử mới "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô", từ đầu chí cuối, người
ta đề xướng Ban Trung ương lê-nin-nít là cơ quan sáng lập, tổ chức và bảo đảm sự toàn thắng
của cuộc Đại cách mạng tháng Mười. Nhưng người ta giấu giếm, không nói tới thành phần của
Ban Trung ương này. Những ai là thành viên Ban Trung ương lê-nin-nít trong và sau thắng lợi
của cách mạng tháng Mười? Số phận của họ về sau ra sao?
Trả lời: Tháng 8-1917, Ban Trung ương gồm 21 thành viên bôn-sê-vích. Trong số này,
có 7 người chết vì tuổi tác hoặc bệnh tật là: Sverdlov, Lenin, Noghin, Dzerzhinsky, Artem,
Kollontai và Stalin. Hai người bị bọn phản cách mạng ám hại là Uritsky và Shaumyan. Mười
người trở thành nạn nhân của chế độ xta-lin-nít, bị tù đày nhiều năm rồi bị xử tử là Zinoviev,
Kamenev, Rykov, Bukharin, Milyutin, Krestinsky, Sokolnikov, Smilga và Berzin. Một người bị
cơ quan mật vụ chính trị GPU ám sát ở ngoại quốc (Mexico) vào năm 1940 là Trotsky và người
thứ 21, Muranov mất tích; dường như ông cũng bị triệt hạ năm 1938.
Từ năm 1918 đến 1921, Ban Trung ương gồm 31 thành viên. Trong số đó, có 8 người
chết vì tuổi tác hoặc bệnh tật là: Sverdlov, Lenin, Noghin, Dzerzhinsky, Artem, Kollontai, Stalin
và Stushka. Một người bị bọn phản cách mạng ám hại là Uritsky. Một người bị Stalin đẩy đến tự
sát là Tomsky. Mười tám người bị xử tử hay bị ám sát do sự khủng bố xta-lin-nít là Zinoviev,
Kamenev, Eudokimov, Smirnov, Trotsky, Radek, Serebryakov, Rakovsky, Byelogorodov,
Rudzutak, Bubnov, Preobrazhensky, Rykov, Bukharin, Milyutin, Krestinsky, Sokolnikov, Smilga
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 26
và Berzin. Một người bị phái xta-lin-nít khủng bố nhưng sống sót là Stasova. Một người mất tích,
không để lại dấu vết là Muranov và một người còn sống, đang tại vị ở Ban Trung ương hiện tại, là
Andreyev.
Năm 1917, Bộ Chính trị đầu tiên gồm 7 ủy viên: Lenin, Trotsky, Zinoviev, Kamenev,
Sokolnikov, Bubnov và Stalin. Hai người chết cái chết tự nhiên là Lenin và Stalin. Còn lại 5 ủy
viên bị phái xta-lin-nít giết.
Năm 1923, Bộ Chính trị gồm có Lenin, Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Bukharin, Stalin,
Preobrazhensky, Serebryakov, Tomsky và Rykov. Trong số 10 ủy viên đó, 8 người bị phái xtalin-
nít giết hại.
Như vậy, kết luận rất rõ ràng: đại đa số các ủy viên Ban Trung ương lê-nin-nít đều bị tàn
sát dưới nhiệm kỳ của Stalin.
Cuốn sử cũ trình bày rằng những người bị giết là "phản cách mạng", là "gián điệp", "tay
sai đế quốc", "phát-xít Hitler"... Nếu quả thực như vậy thì danh dự của Lenin còn gì? Người lãnh
đạo tối cao của cuộc đại cách mạng tháng Mười mà lại chọn những "gián điệp", "tay sai đế quốc",
"phát-xít Hitler"... làm cộng tác viên trung thành cho mình ư?!
Bộ sử mới phục hồi danh dự cho Lenin, nhưng lại bỏ quên Ban Trung ương lê-nin-nít và
giải thích hiện tượng lịch sử bằng phương pháp lẩn tránh sự thật. Người ta giải thích: tai họa đáng
tiếc đó xảy ra là do bệnh loạn óc của Stalin và do sự sùng bái cá nhân!
Tại sao người ta không giải thích rằng giữa thời kỳ Lenin và thời kỳ toàn thắng của
Stalin, đã có một chuyển biến chính trị rất quan trọng ở Liên Xô? Phái xta-lin-nít chuyển sang
đường lối xu thời thực nghiệm hữu phái và bộ máy quan liêu độc tài, khủng bố được hoàn bị, đã
thẳng tay mở cuộc diệt trừ cực kỳ dã man bất kỳ những ai bất đồng ý kiến đối với họ. Nghĩa là có
một cuộc phản cách mạng chính trị. (Chúng tôi sẽ giải thích khái niệm này ở đoạn sau)
Câu hỏi 2: Trong bộ sử mới "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô", người ta có nói tới vai
trò của những ủy viên Ban Trung ương lê-nin-nít từng có nhiều công lao trong lịch sử phong trào
lao động Nga trước năm 1917 không?
Trả lời: Người ta có nói tới... nhưng chỉ để nói xấu họ. Người ta nhắc đến tên tuổi các
ủy viên này để rồi chỉ trích họ một cách thâm độc. Người ta chủ tâm "quên" tất cả những sự thật
của lịch sử.
Người ta "quên" rằng năm 1914, Ban Trung ương bôn-sê-vích cử Kamenev về Nga điều
khiển tờ báo "Pravda" (Sự thật), cơ quan ngôn luận của đảng, và để lãnh đạo nhóm đại biểu bônsê-
vích ở Hạ nghị viện (Duma Quốc gia). "Quên" rằng chủ tịch Đại hội sáng lập (Đệ tam) Quốc
tế Cộng sản và chủ tịch Quốc tế Cộng sản cho tới năm 1926 là Zinoviev, và đoàn đại biểu Liên
Xô tham dự Đại hội này gồm Lenin, Trotsky, Zinoviev, Bukharin, Radek. "Quên" rằng Trotsky là
đại biểu bôn-sê-vích duy nhất - trong phân bộ bôn-sê-vích tham gia Tiền Quốc hội - đã tuyên bố
tẩy chay cơ quan này. "Quên" rằng Trotsky là chủ tịch của Xô-viết Petrograd, đồng thời cũng là
chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng, cơ quan chuẩn bị và chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. "Quên" rằng
chính phủ đầu tiên của nước Nga-Xô-viết gồm các thành viên Lenin, Rykov, Milyutin,
Shlyapnikov, Antonov-Ovseyenko, Krylenko, Dybenko, Noghin, Lunacharsky, Stepanov,
Trotsky, Lomov, Teodorovich, Avilov và Stalin.
Nhờ cuốn sách "Mười ngày rung chuyển thế giới" của John Reed phát hành ở Liên Xô,
ngày nay quần chúng Liên Xô mới được biết những điều này.
Câu hỏi 3: Những nhiệm vụ phải giải quyết của cách mạng Nga 1917 là gì?
Trả lời: Cách mạng Nga lật đổ chính quyền tư sản và đại địa chủ, thiết lập nền chuyên
chính vô sản, mở đường cho sự quốc hữu hóa các công cụ sản xuất và bãi bỏ chế độ tư bản. Đồng
thời, cách mạng Nga 1917 cũng giải quyết những nhiệm vụ chính của cách mạng dân chủ tư sản
mà giai cấp tư sản không có khả năng thi hành, như cải cách điền địa, vấn đề độc lập quốc gia và
vấn đề thống nhất nước Nga.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 27
Bộ sử mới "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô" chứa đựng nhiều lẫn lộn về lý thuyết bởi vì
các tác giả cố tình bỏ quên không nói tới cuộc Hội đàm tháng Tư và Luận đề tháng Tư, Lenin và
một số lãnh tụ bôn-sê-vích thay đổi chiến lược chủ trương từ năm 1905 cho đến khi đó. Nghĩa là
Lenin và đảng đề cập cụ thể vấn đề giai cấp vô sản giành chính quyền, đẩy cuộc cách mạng tiến
vào con đường "cách mạng thường trực" mà Trotsky đã chủ trương từ trước.
Các tác giả cố tránh cụm từ "cách mạng thường trực" và giấu quần chúng, không cho
quần chúng biết thế nào là cách mạng thường trực. Cách mạng thường trực đâu phải như nhiều
người hiểu lầm là vác súng đánh giặc không ngừng, suốt cả 12 tháng trong một năm! "Cách mạng
thường trực" là một cuộc cách mạng không ngừng bước ở giai đoạn tư sản, thiết lập nhà nước tư
sản với các qui chế tư sản, mà còn tiến tới giai đoạn thiết lập nhà nước lao động, phá bỏ quyền tư
hữu công cụ sản xuất, dưới nền chuyên chính vô sản. Một số ví dụ: cách mạng tháng Mười là
cách mạng thường trực. Cách mạng Nam Tư, cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, cách
mạng Cuba đã đi một bước dài trên con đường cách mạng thường trực.
Hãy trở lại vấn đề chiến lược trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga. Chiến lược này
không giống chiến lược trong cách mạng 1905. Thời kỳ 1905, khi thảo luận về tính chất của cuộc
cách mạng Nga trong tương lai, trong đảng Xã hội Dân chủ Nga (tiền thân của đảng Cộng sản
bôn-sê-vích) có ba xu hướng:
1. Phái men-sê-vích cho rằng nước Nga chưa bước qua cuộc cách mạng tư sản toàn
thắng. Cuộc cách mạng sắp tới phải lật đổ chế độ Nga hoàng, bãi bỏ nền kinh tế bán phong kiến.
Giai cấp vô sản không chủ trương giành chính quyền mà chỉ có nhiệm vụ ủng hộ giai cấp tư sản
tự do, đồng thời phê phán, thúc giục họ thi hành cách mạng một cách tiến bộ hơn. Đồng thời, phải
đấu tranh cho các yêu sách trực tiếp như quyền đình công, phổ thông đầu phiếu, làm việc 8 tiếng
mỗi ngày...
2. Phái bôn-sê-vích nhận định rằng trong thời đại này và đứng trước một giai cấp vô sản
làm việc trong các xưởng kỹ nghệ tập trung, có tổ chức trong các đảng mác-xít, giai cấp tư sản
bất lực trong việc thi hành các nhiệm vụ "kinh điển" của cách mạng dân chủ tư sản, vì họ sợ
những hành động cách mạng của quần chúng. Mặt khác, theo Lenin, số lượng vô sản còn rất ít
trong xã hội Nga và hạ tầng cơ sở của tư bản còn rất yếu ớt, đảng vô sản chưa có khả năng và
điều kiện nắm chính quyền một mình. Do đó, phải thiết lập một nền chuyên chính dân chủ công
nông (dictature démocratique du prolétariat et de la paysannerie). Đảng vô sản có thể tham gia
chính phủ liên hiệp cùng các chính đảng của nông dân. Tựu trung, Lenin cho rằng cuộc cách
mạng đó là cách mạng dân chủ tư sản tiến bộ, và chưa tiến ngay đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Quan niệm của Trotsky. Cũng như Lenin và phái men-sê-vích, Trotsky nhận định vấn
đề ruộng đất là vấn đề then chốt. Nhưng, khác với phái men-sê-vích (tin rằng tư sản có thể cải
cách một cách cấp tiến vấn đề điền địa) và cũng khác với Lenin (cho rằng chính phủ liên hiệp
công nông sẽ giải quyết vấn đề cải cách ruộng đất), Trotsky khẳng định chỉ có một nền chuyên
chính vô sản mới có khả năng đem lại một cách tiến bộ ruộng đất cho nông dân. Trotsky nhấn
mạnh: lịch sử từ xưa đến nay đã chứng tỏ nông dân bất lực thiết lập các đảng nông dân lớn mạnh,
họ luôn có chiều hướng chạy theo các đảng tư sản hoặc vô sản.
Đây là một bất đồng ý kiến cũ giữa Lenin và Trotsky. Trong cuộc Hội đàm tháng Tư (4-
1917), Lenin đã từ bỏ quan niệm cũ của mình bằng cách chủ trương thiết lập ngay nền chuyên
chính vô sản và nhà nước Xô-viết. Nghĩa là, với thời gian, Lenin và Trotsky đã tiến tới chỗ đồng
ý với nhau trong một vấn đề căn bản và lịch sử cuộc cách mạng tháng Mười đã chứng minh cho
sự đúng đắn của quan điểm đó.
Tuy nhiên, về sau, nhất là khi Lenin đã qua đời, phái xta-lin-nít lại nêu ra bất đồng cũ
giữa Lenin và Trotsky, không phải để chứng thực Trotsky đã có lý và đã được lịch sử chứng
minh, mà để nói rằng Trotsky "chủ trương chia rẻ, coi nhẹ vấn đề nông dân, phá hoại sự đoàn kết
công nông, làm yếu lực lượng cách mạng". Sự vu khống dựng đứng đó đã xuyên tạc hẳn sự thật
lịch sử!
Hãy xem bộ sử mới viết như sao về chuyện này?
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 28
Các tác giả bộ sử mới không ngụy tạo, dựng đứng một cách quá trắng trợn, nhưng họ tìm
đủ mọi cách để che giấu sự thật lịch sử. Chẳng hạn, bộ sử này viết: "Nghị quyết của Hội đàm
tháng Tư được xem như là cuộc đấu tranh để bước từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng
xã hội chủ nghĩa".
Nói như vậy, chủ tâm những người viết sử là hướng cho độc giả hiểu rằng cách mạng
tháng Hai là "cách mạng tư sản đã thành công", đã làm xong sứ mạng của tư sản. Từ tháng Tư
trở đi, lại là một cuộc cách mạng khác, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là hai cuộc cách mạng
riêng biệt, khác hẳn nhau.
Kỳ thực, cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười sau đó vẫn chỉ là một cuộc cách
mạng liên tục của quần chúng chứ không bị đứt đoạn. Quần chúng lật đổ chế độ Nga hoàng,
nhưng khi thấy đảng bôn-sê-vích ở Nga chưa có đường lối rõ rệt để chỉ đạo, quần chúng trao
chính quyền cho giai cấp tư sản Nga. Chứ không phải tư sản Nga điều khiển cách mạng và khi
nắm chính quyền, giai cấp tư sản Nga cũng không thi hành một nhiệm vụ lịch sử nào của cuộc
cách mạng tư sản, như chia ruộng đất cho nông dân, thực hiện các quyền tự do dân chủ cơ bản,
bảo vệ nền độc lập quốc gia, v.v... Sau khi họp Hội đàm tháng Tư, đảng bôn-sê-vích chuyển
hướng chính trị, thay đổi chiến lược, chủ trương giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô
sản và nhà nước Xô-viết, khi ấy đảng nắm vai trò chỉ đạo cuộc cách mạng của quần chúng.
Những danh từ "hai cuộc cách mạng riêng biệt" và "một cuộc cách mạng liên tục", mới nghe bề
ngoài tưởng chừng không có gì quan trọng, nhưng đứng trên địa hạt chính trị lại vô cùng quan
trọng.
Rất nhiều văn kiện chính trị của Lenin và Trotsky đều khẳng định: kể từ thế kỷ XX, giai
cấp tư sản không còn đủ sức thi hành nhiệm vụ lịch sử của nó, tức là cải cách điền địa một cách
tích cực, thi hành các quyền dân chủ cơ bản, v.v... Chỉ có giai cấp vô sản và cách mạng vô sản
mới có khả năng giải quyết những vấn đề trên đây. Đó là bài học kinh nghiệm của cách mạng
Nga để lại cho các phong trào giải phóng dân tộc và cho các cuộc cách mạng ở các xứ thuộc địa
và bán thuộc địa.
Trái lại, nếu theo quan niệm "hai cuộc cách mạng riêng biệt" thì phải trao quyền lãnh đạo
cách mạng cho giai cấp tư sản để họ thi hành nhiệm vụ lịch sử của họ xong đã, rồi cách mạng vô
sản mới khởi đầu giai đoạn sau. Chính sách đó đã được áp dụng ở Trung Hoa năm 1927, đưa đến
kết quả tai hại là phe Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã đè bẹp cuộc cách mạng vô sản và
giai cấp tư sản Trung Hoa đã không thi hành một nhiệm vụ lịch sử nào hết. Họ đã thiết lập một
nền độc tài tư sản.
Mặc dù muốn giấu giếm sự thật một cách khôn khéo, nhưng bộ sử mới cũng phải công
nhận (tập 1, trang 92): "Nền dân chủ công nông do Lenin nhận định năm 1905 không phải là nền
chuyên chính xã hội chủ nghĩa mà chỉ là nền chuyên chính dân chủ mà thôi".
Và năm 1925, trong một bài viết nhan đề "Lenin và đảng trong giai đoạn cách mạng
tháng Hai", trợ thủ đắc lực bậc nhất của Stalin là Molotov cũng phải công nhận: "Nhưng phải nói
trắng ra rằng [trong cách mạng tháng Hai] đảng chưa có nhận thức rõ rệt và chưa có quyết định
kịp thời theo đòi hỏi của phong trào cách mạng. Sở dĩ đảng chưa có quyết định kể trên vì đảng
chưa có thái độ rõ rệt về chiều hướng tiến tới một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nói chung,
sự vận động và việc thực hành của một đảng cách mạng còn thiếu cơ sở vững chắc. Bởi vì tư
tưởng chưa tiến đến một kết luận "gan góc" là sự cần thiết tức thời của một cuộc đấu tranh cho
chủ nghĩa xã hội và cho cách mạng xã hội chủ nghĩa".
Tư tưởng "gan góc" ấy, Trotsky đã đề xướng và phân tích từ năm 1905, trong văn kiện
"Tổng kê và viễn đồ" (Bilan et Perspective). Nó cũng đã được Lenin chấp nhận từ tháng 2-1917.
Ba mươi năm sau, các tác giả bộ sử mới cũng nhìn rõ sự cần thiết của tư tưởng "gan góc"
đó, nhưng họ lại cố ý che đậy không nói hết sự thật. Nhưng sự thật vẫn được tiết lộ, vì nó đã được
ghi trong lịch sử.
Câu hỏi 4: Về vấn đề này, bài học chính của cách mạng tháng Mười là gì?
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 29
Trả lời: Ở những xứ chưa có cuộc cách mạng tư sản thành công, lực lượng chủ động của
cách mạng là liên minh công - nông, do giai cấp lao động lãnh đạo dưới hình thức chuyên chính
vô sản, nhằm giành lấy chính quyền về tay vô sản. Chỉ có phương hướng đó mới thi hành được
nhiệm vụ lịch sử: cải cách ruộng đất một cách tiến bộ.
Bài học kinh nghiệm kể trên đã được lịch sử chứng minh trong cuộc cách mạng Nga, và
phần nào trong cách mạng Nam Tư, cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam. Trong 40 năm
vừa qua, chưa có một xứ nào thi hành được nhiệm vụ cổ điển của cách mạng tư sản mà không
thông qua sự giành chính quyền của vô sản.
Có nhiều cuộc cách mạng không chủ trương giành chính quyền về tay vô sản, đều dừng
chân ở mức giành nền độc lập chính trị như: Ấn Độ, Ai Cập, Maroc, Tunesia, v.v... hoặc Iraq và
Venezuela. Nhưng không xứ nào giải quyết được vấn đề điền địa, chưa nói đến vấn đề công
nghiệp hóa.
Câu hỏi 5: Các tác giả bộ sử mới "Lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô" có giải thích bài
học kinh nghiệm này không?
Trả lời: Tất nhiên không! Mặc dù họ có trong tay đầy đủ tài liệu của Quốc tế Cộng sản
và của Lenin. Ví dụ: bài diễn văn của Lenin đọc trước Đại hội của công nhân ngành vận tải tháng
3-1921 ("Lenin tuyển tập", tập 2, trang 838-839): "Lịch trình tiến hóa của tất cả các cuộc cách
mạng trên thế giới trong giai đoạn 150 năm gần đây đã dạy chúng ta bài học kinh nghiệm: tất cả
những mưu toan của giai cấp tiểu tư sản nói chung, nông dân nói riêng, dựa vào ý thức và lực
lượng giai cấp họ, theo phương pháp riêng của họ, để điều khiển nền kinh tế và chính trị, đều bị
thất bại. Họ đều phải tự đặt dưới quyền lãnh đạo hoặc của tư bản, hoặc của vô sản. Không có
con đường trung gian. Những ai mơ tưởng đường lối trung gian đều là ảo mộng".
Cũng về vấn đề trên, năm 1905, Trotsky viết trong cuốn "Cách mạng thường trực" như
sau: "Cách mạng Nga ngăn cản sự thành lập một chế độ lập hiến tư sản để giải quyết các nhiệm
vụ sơ đẳng của nền dân chủ. Vì lẽ đó, tương lai lợi ích sơ đẳng nhất của giai cấp nông dân - và
kể cả lợi ích toàn thể các tầng lớp nông dân - phải dính liền với số phận chung của cách mạng,
nghĩa là dính liền với lợi ích của vô sản. Trước mắt nông dân, giai cấp vô sản sẽ được coi là đội
quân giải phóng cho họ. Giả sử ta đặt câu hỏi: nếu nông dân từ chối không chịu gắn bó với vô
sản mà tự mình đứng ra thay thế vai trò của vô sản, thì sao? Điều này không thể có được. Kinh
nghiệm lịch sử chứng tỏ giai cấp nông dân bất lực đóng vai trò chính trị độc lập.
Giai cấp tư sản Nga để lại tất cả những vị trí cách mạng cho vô sản. Họ cũng bắt buộc
phải để lại cho giai cấp vô sản vai trò lãnh đạo giai cấp nông dân".
Các tác giả bộ sử mới đã không giải thích kinh nghiệm lịch sử một cách đứng đắn mà họ
còn lặp lại những lời vu cáo theo kiểu xta-lin-nít. Chẳng hạn (tập 1, trang 95): "Trotsky muốn
nhảy vọt qua cách mạng dân chủ tư sản và không thừa nhận vai trò cách mạng của nông dân.
Như thế là cô lập vô sản với nông dân".
Chỉ cần so sánh sự phân tích của Trotsky trong đoạn văn trích trên đây cũng đủ rõ các tác
giả của bộ sử mới đã biến dạng sự thật, nếu không nói là ngụy tạo lịch sử!
Câu hỏi 6: Trên mặt lý thuyết, phái xta-lin-nít và Khrushchev đã không biết rút các bài
học kinh nghiệm, nhưng trong thực hành họ có áp dụng hay không?
Trả lời: Khốn thay là trong thực hành, họ cũng không áp dụng. Các đảng Cộng sản ở
các xứ thuộc địa và bán thuộc địa phần đông đã có thái độ chống lại phong trào cách mạng của
quần chúng. Bằng chính sách liên kết lâu dài với tư sản quốc gia, giao phó vai trò lãnh đạo phong
trào cho tư sản, họ đã khiến phong trào cách mạng của quần chúng bị phụ thuộc vào phong trào
giải phóng quốc gia tư sản. Rốt cục, phong trào quần chúng cách mạng bị tư sản bóp nghẹt.
Kinh nghiệm thảm hại bắt đầu với Tưởng Giới Thạch ở Trung Hoa năm 1925-1927. Rồi
liên tục với Mossadegh ở Iran, với Arbenz ở Guatemala, với Nasser ở Ai Cập, với Frondizi ở
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 30
Argentina, với Mohamed ở Maroc. Và gần đây, với Kassem ở Iraq, với Neru ở Ấn Độ và Sucarno
ở Indonesia. Những kinh nghiệm đó chẳng vẻ vang gì!
Tất nhiên, đứng trên mặt thực hành, không phải lúc nào người cộng sản cũng từ chối bắt
tay với tư sản quốc gia. Khi tư sản quốc gia thực sự điều khiển phong trào quần chúng cách mạng
và thực sự chống đế quốc, đảng Cộng sản có thể liên minh với họ, nhưng luôn luôn giữ quyền phê
bình, chỉ trích.
Nhưng các trường hợp kể trên lại khác. Dưới thời Stalin cũng như dưới thời Khrushchev,
các đảng Cộng sản đã bỏ mất nhiều cơ hội để biến đổi tương quan lực lượng, chuyển ưu thế về
phong trào quần chúng cách mạng. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt như Nam Tư và Trung
Hoa, và gần đây là Cuba và Việt Nam. Những xứ này đã thiết lập nền chuyên chính vô sản, không
ngừng ở giai đoạn kiến thiết nền kinh tế tư sản, mà chuyển sang nền kinh tế công cộng
(collectivismes), như Trotsky đã nhận rõ ngay từ năm 1905.
Câu hỏi 7: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1905 là thế nào?
Trả lời: Bộ sử mới nhận định: "Cách mạng tháng Hai là cách mạng dân chủ tư sản, cần
phải được biến chuyển thành cách mạng vô sản... Chính phủ Lâm thời do cách mạng tháng Hai
đưa lên không thể và không muốn trao ruộng đất cho nông dân...."
Đoạn sau, sách lại khẳng định: " Cách mạng tư sản tháng Hai đã thi hành mục tiêu thứ
nhất của đảng là lật đổ Nga hoàng và mở đường cho khả năng bãi bỏ tư bản chủ nghĩa, thiết lập
chủ nghĩa xã hội".
Sự trình bày đó không sai, nhưng chứa đầy ẩn ý. Tại sao lại không nói rõ tính chất của
cách mạng tháng Hai là tính chất của cách mạng tư sản? Nhưng tư sản ở thời đại này bất lực thi
hành nhiệm vụ cách mạng tư sản, chỉ có cách mạng vô sản toàn thắng mới có khả năng trao ruộng
đất cho dân cày. Cho nên, cách mạng tháng Hai phải được chuyển hướng, thay đổi chiến lược, áp
dụng thuyết "cách mạng thường trực". Đó là sự che giấu sự thật lịch sử của tập thể tác giả bộ sử:
họ cố tránh cụm từ "cách mạng thường trực" (chúng tôi đã nói tới ở phần trên).
Câu hỏi 8: Ai điều khiển cách mạng tháng Mười? Cách mạng toàn thắng khi nào và
như thế nào?
Trả lời: Bộ sử cũ không ngần ngại viết những đoạn ngụy tạo, dựng đứng. Ví dụ, sách
viết: trong phiên họp của Ban Trung ương ngày 10-10-1917 để quyết định khởi nghĩa, "cho dù
Trotsky không trực tiếp bỏ phiếu chống nghị quyết, nhưng yêu cầu bổ khuyết nghị quyết theo
chiều hướng khiến cuộc khởi nghĩa phải thất bại. Trotsky đề nghị không nên bắt đầu cuộc khởi
nghĩa trước ngày khai mạc Đại hội Xô-viết lần thứ II, điều này có nghĩa là trì hoãn cuộc khởi
nghĩa, tiết lộ ngày khởi nghĩa cho Chính phủ Lâm thời biết trước".
Độc giả hãy coi cuốn sách "Mười ngày rung chuyển thế giới", phóng sự xác thực về cách
mạng tháng Mười của John Reed, để xem sự thật trong vấn đề này. Và trước khi đọc, nên xem lời
tựa (kỳ xuất bản ở Mỹ) của Lenin, để cân nhắc giá trị lịch sử của tác phẩm.
Lenin viết: "Tôi nhiệt liệt giới thiệu cuốn sách này cho vô sản toàn thế giới. Tôi ước
mong cuốn sách được phát hành hàng triệu bản và được dịch ra tất cả các thứ tiếng, vì nó trình
bày rất linh hoạt và trung thực những sự kiện trọng đại, rất cần thiết cho sự hiểu biết cơ bản về
cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản".
Sách của John Reed viết như sau về phiên họp nói trên của Ban Trung ương (trang 42, ấn
bản tiếng Đức năm 1927): "Trong phiên họp này, Lenin và Trotsky bênh vực ý kiến khởi nghĩa.
Ngày hôm sau, Lenin viết trên tờ "Pravda" một bài đề nghị phải khởi nghĩa tức khắc. Chính phủ
Lâm thời biết rõ điều này nên họ đã sẵn sàng chuẩn bị để đối phó. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa
bắt đầu đúng vào ngày mà Trotsky đã đề nghị, tức là vào lễ khai mạc Đại hội Xô-viết lần thứ hai
ở Petrograd".
So với cuốn sử cũ, quyển sử mới đã sửa chữa đôi chút, nhưng việc xuyên tạc sự thật vẫn
còn khá nhiều. Sách này viết: "Trong phiên họp của Ban Trung ương, Trotsky không bỏ phiếu
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 31
chống lại nghị quyết khởi nghĩa, nhưng lại đề nghị lùi ngày khởi nghĩa tới phiên họp Đại hội Xôviết
lần thứ II. Như thế, đứng về mặt thực hành là muốn cho cuộc khởi nghĩa thất bại. Bởi vì phái
xã hội cách mạng và men-sê-vích có thể trì hoãn việc triệu tập Đại hội Xô-viết, Chính phủ Lâm
thời sẽ có đủ khả năng tập trung lực lượng để đánh bại cuộc khởi nghĩa cho tới khi Đại hội Xôviết
được triệu tập".
Các tác giả bộ sử mới cố tình vu khống là Trotsky muốn cho cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Song, cuộc khởi nghĩa đã thắng. Họ sẽ giải thích thế nào? Tại sao họ không nói đúng sự thật? Sự
thật là Trotsky đã tiên liệu trước việc Chính phủ Lâm thời không còn lực lượng quân đội để đè
bẹp cuộc khởi nghĩa. Quân đội đã từng bước chuyển sang phía cách mạng dưới quyền điều khiển
của Xô-viết Petrograd mà Trotsky là chủ tịch. Đồng thời, Trotsky cũng là chủ tịch Ủy ban Quân
sự Cách mạng, cơ quan binh bị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của Xô-viết Petrograd. Để "danh chính
ngôn thuận", Trotsky muốn "hợp thức hóa" ngày khởi nghĩa với mục tiêu điều khiển toàn bộ cuộc
khởi nghĩa.
Sự ngụy tạo này quá trắng trợn, nên đã được bộ sử mới "chỉnh lý" đôi chút như sau:
"Ngày 16-10, phiên họp mở rộng của Ban Trung ương được tổ chức với sự tham gia của các đại
diện Ủy ban Petrograd, Tổ chức Quân sự, Xô-viết Petrograd, Ủy ban vùng lân cận Petrograd,
các ủy ban công xưởng và các nghiệp đoàn. Trong cuộc họp này, dự thảo nghị quyết liên quan
đến cuộc khởi nghĩa của Ban Trung ương đã được thông qua. Để lãnh đạo khởi nghĩa, một Trung
tâm Quân sự Cách mạng đã được bầu ra, gồm các thành viên: A.S.Bubnov, F.E.Dzerzhinsky,
I.V.Stalin, Y.M.Sverdlov và M.S.Uritsky. Trung tâm Quân sự Cách mạng của đảng được sát nhập
vào Ủy ban Quân sự Cách mạng của Xô-viết [Petrograd]... Lenin tổ chức việc điều khiển cuộc
khởi nghĩa".
Tất cả những điều này đều đúng sự thật. Bộ sử mới không nói Stalin là người điều khiển
số một của cuộc khởi nghĩa nữa. Nhưng nó vẫn giấu giếm một cái gì đó, nên lộ vẻ vụng về.
Ai chẳng biết Lenin là bộ óc của cuộc khởi nghĩa? Nhưng tại sao không nói rõ là trung
tâm Quân sự Cách mạng do phiên họp Ban Trung ương ngày 16-10 đề cử chỉ nhằm mục đích mở
rộng Ủy ban Quân sự Cách mạng, chứ không nhằm thay đổi công tác và nhiệm vụ, cũng như
không thay đổi thành phần ban điều khiển của cơ quan lãnh đạo cuộc cách mạng của Xô-viết
Petrograd. Ông Pierre Broué, một sử gia đứng đắn người Pháp, còn nhận định: "Trung tâm Quân
sự của Ban Trung ương chỉ là một ủy ban "ma", không hề hội họp, không có báo cáo hoặc biên
bản, không để lại một dấu tích gì chứng tỏ nó hoạt động".
Những người lãnh đạo chính của Ủy ban Quân sự Cách mạng là Trotsky (chủ tịch),
Podvoysky, Antonov-Ovseyenko và Chudnovsky (phụ trách kỹ thuật binh bị). Tại sao bộ sử mới
không nhắc đến tên tuổi họ, dù chỉ một lần, mà lại chỉ nêu tên 5 người trách nhiệm phụ (trong số
đó, Stalin không hề tham gia khởi nghĩa và trong những ngày diễn ra cách mạng tháng Mười,
không ai biết ông ta ở đâu). Thiếu sót đó là vô tình hay hữu ý?
Muốn biết một cách rõ ràng, xin độc giả coi bài báo của Stalin trên tờ "Pravda" (Sự thật)
ngày 6-11-1918, nhân kỷ niệm một năm cách mạng tháng Mười. Bài báo có đoạn: "Những nhiệm
vụ thực tiễn liên quan đến việc tổ chức khởi nghĩa được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
đồng chí Trotsky, chủ tịch Xô-viết Petrograd. Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng trước
hết và đầu tiên, đảng có thể cám ơn đồng chí Trotsky về việc quân đội địa phương đã nhanh
chóng đứng về phía các Xô-viết và về tính hiệu quả khi đồng chí tổ chức Ủy ban Quân sự Cách
mạng".
Cần biết thêm rằng thời đó, Stalin chưa chống Trotsky và Tả đối lập, nên ông ta phải
công nhận một sự thực của lịch sử.
Câu hỏi 9: Ai là người sáng lập Hồng quân? Ai điều khiển Hồng quân trong cuộc nội
chiến?
Trả lời: Các tác giả bộ sử mới đã "quên" lịch sử một cách dễ dàng. Họ trình bày tràng
giang đại hải một bản danh sách gồm 32 thành viên lãnh đạo quân sự, trong đó tất nhiên có Stalin
và Khrushchev, nhưng lại "quên" tên tuổi những người điều khiển chính.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 32
Muốn biết rõ ai sáng lập Hồng quân, nên xem bản sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Cờ
đỏ (ngày 7-11-1919) cho Trotsky. Sắc lệnh đó viết: "Leon Trotsky là dân ủy Quốc phòng đầu tiên
(Commissaire du peuple à la défense), sáng lập Hồng quân và là cha đẻ của cuộc đại thắng (père
de la victoire)".
Những tác giả của bộ sử cũng "quên" rằng: Hội đồng Quân sự Cách mạng của nước Cộng
hòa Xô-viết thành lập năm 1918, gồm có Trotsky (chủ tịch), Sklyansky (phó chủ tịch) và 6 ủy
viên khác. Trong số 8 ủy viên này, có 5 người về sau bị Stalin triệt hạ.
Muốn chứng tỏ vai trò quyết định của Trotsky trong việc sáng lập Hồng quân, nên xem
lại tập hồ sơ Đại hội lần thứ nhất (Đệ tam) Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Đức, trang 63). Jacques
Sadoul tuyên bố: "Chúng ta rất cảm tạ những thành viên điều khiển Hồng quân, trước hết là
đồng chí Trotsky, đầy nghị lực dũng cảm, biết kết hợp trí thông minh cao cả và thiên tài lỗi lạc,
mang lại sức sống cho quân đội Nga, một quân đội đã hoàn toàn tan rã".
Trong "Lenin toàn tập" (phát hành lần thứ nhất, bản tiếng Nga, tập 21, trang 73), Lenin
khen ngợi Trotsky đã "biết sáng lập Hồng quân từ những viên gạch của tòa nhà sụp đổ do chế độ
cũ để lại".
Trong cuốn "Lenin và nông dân Nga", văn hào Gorky thuật lại một cuộc đối thoại của
ông với Lenin về Trotsky, như sau: "Đập tay xuống mặt bàn, Lenin nói: "Các đồng chí hãy thử
chỉ cho tôi một người khác có thể tổ chức được trong vòng chưa đầy một năm một quân đội gần
như mẫu mực và giữa chừng, còn chiếm được sự mến mộ của các chuyên viên quân sự. Chúng ta
có một người như thế. Chúng ta có tất cả. Và chúng ta sẽ làm nên những kỳ tích".
Cũng trong buổi nói chuyện ấy, Lenin còn nói với Gorky: "Vâng, vâng, tôi biết. Người ta
kể những chuyện dối trá về quan hệ giữa tôi với đồng chí ấy. Con người ta dối trá rất nhiều và tôi
nghĩ rằng đặc biệt là về tôi và Trotsky".
Đoạn văn này đã biến mất trong những lần xuất bản sau của "Lenin toàn tập"! Để chiều
lòng cơ quan kiểm duyệt của Stalin, văn hào Gorky đã viết lại phần này trong cuốn sách "Về
Lenin", như sau:
"Tôi [Gorky] vô cùng ngạc nhiên vì ông [Lenin] đánh giá rất cao tài tổ chức của Trotsky"Tôi [Gorky] vô cùng ngạc nhiên vì ông [Lenin] đánh giá rất cao tài tổ chức của Trotsky;
Lenin nhận ra sự kinh ngạc của tôi.
- Vâng, tôi biết, người ta kể nhiều chuyện về quan hệ giữa hai chúng tôi. Nhưng tôi cũng
biết điều gì có và điều gì không. Đúng là đồng chí ấy biết cách tổ chức các chuyên gia quân sự! -
Lênin im lặng một hồi rồi ông nói tiếp, giọng nhỏ đi và khô khan: - Thế mà đồng chí ấy vẫn
không thuộc về chúng ta! Đồng chí ấy đi cùng với chúng ta, nhưng không thuộc về chúng ta. Đó
là một người hiếu danh. Và trong con người đồng chí ấy có một cái gì đấy... một cái gì đấy không
tốt, bắt nguồn từ Lassalle..."
Ở đây, vì thiếu chỗ nên chúng tôi không thể đính chính mọi ngụy tạo lịch sử về các cuộc
hành quân của Hồng quân Nga trong cuộc nội chiến. Bạn đọc nên tìm xem cuốn hồi ký "Đời tôi"
(Ma vie) của Trotsky và cuốn "Nhà tiên tri có vũ khí" (Le Prophète armé) của sử gia Issac
Deutscher, để biết thêm nhiều chuyện hoang đường mà tập đoàn xta-lin-nít đã thêu dệt.
Bộ sử mới còn nhiều trò biển lận không kém phần vụng về. Như việc thủy quân Pháp - do
André Marty điều khiển - đã nổi loạn ở Hắc Hải để ủng hộ cách mạng Nga. Người ta có ghi lại
cuộc nổi loạn của thủy quân Pháp, nhưng cái tên André Marty đã biến mất!
"Tôi [Gorky] vô cùng ngạc nhiên vì ông [Lenin] đánh giá rất cao tài tổ chức của Trotsky;
Lenin nhận ra sự kinh ngạc của tôi.
- Vâng, tôi biết, người ta kể nhiều chuyện về quan hệ giữa hai chúng tôi. Nhưng tôi cũng
biết điều gì có và điều gì không. Đúng là đồng chí ấy biết cách tổ chức các chuyên gia quân sự! -
Lênin im lặng một hồi rồi ông nói tiếp, giọng nhỏ đi và khô khan: - Thế mà đồng chí ấy vẫn
không thuộc về chúng ta! Đồng chí ấy đi cùng với chúng ta, nhưng không thuộc về chúng ta. Đó
là một người hiếu danh. Và trong con người đồng chí ấy có một cái gì đấy... một cái gì đấy không
tốt, bắt nguồn từ Lassalle..."
Ở đây, vì thiếu chỗ nên chúng tôi không thể đính chính mọi ngụy tạo lịch sử về các cuộc
hành quân của Hồng quân Nga trong cuộc nội chiến. Bạn đọc nên tìm xem cuốn hồi ký "Đời tôi"
(Ma vie) của Trotsky và cuốn "Nhà tiên tri có vũ khí" (Le Prophète armé) của sử gia Issac
Deutscher, để biết thêm nhiều chuyện hoang đường mà tập đoàn xta-lin-nít đã thêu dệt.
Bộ sử mới còn nhiều trò biển lận không kém phần vụng về. Như việc thủy quân Pháp - do
André Marty điều khiển - đã nổi loạn ở Hắc Hải để ủng hộ cách mạng Nga. Người ta có ghi lại
cuộc nổi loạn của thủy quân Pháp, nhưng cái tên André Marty đã biến mất!
II. CĂN NGUYÊN CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÁNH
TẢ TRONG ĐẢNG BÔN-SÊ-VÍCH.
Câu hỏi 10: Trotsky có quân sự hóa tổ chức lao động ở Liên Xô hay không?
Trả lời: Bộ sử cũ xuyên tạc sự thật, muốn cho người đọc hiểu rằng (tập 1, trang 354):
"Trước ngày Tả đối lập hình thành, Trotsky chống lại sự bành trướng của nền dân chủ nghiệp
đoàn, y muốn thi hành các phương pháp quân sự và hành chính mà chính y đã thi hành trong thời
gian giữ chức chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân vận tải đường sắt và đường thủy".
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 33
Trong hai trang sau, bộ sử cũ lại vu cáo Trotsky đã dùng các phương pháp cưỡng chế
thay cho sự tin cậy ở trong các nghiệp đoàn.
Thật ra, đây chỉ là một sự vu khống thô thiển!
Trước hết, nên nhớ rằng các cụm từ "quân sự hóa nền kinh tế" và "quân sự hóa lao động"
không phải do Trotsky đặt ra. Các cụm từ đó đã được toàn đảng áp dụng từ năm 1920. Bởi lẽ sau
cuộc nội chiến, mức sản xuất thụt lùi đến độ quá thấp. Đại hội đảng bôn-sê-vích quyết định không
giải ngũ ngay tức khắc quân đội vì điều đó chẳng khác gì biến quân đội thành một đạo quân thất
nghiệp. Cho nên, quân đội đã được chuyển thành đội quân lao động để xây dựng những công
trình lớn và khẩn cấp, nhằm phục hồi nền kinh tế đã bị cuộc nội chiến tàn phá.
Quân đội chuyển sang làm kinh tế, thực hiện các qui chế cộng sản chân chính, không có
những đồi phong bại tục như quân đội Liên Xô hiện nay. Dân chủ trong nội bộ được duy trì, các
cuộc thảo luận, bàn cãi được tổ chức tự do, sự tin cậy lẫn nhau được thi hành rộng rãi, sĩ quan và
người lính đối xử với nhau bằng tình đồng chí chứ không xa vời như trong quân đội Liên Xô hiện
nay. Bởi vậy, "quân sự hóa lao động" không hề có nghĩa là thi hành sự cưỡng chế trong các đoàn
thể sản xuất, thay cho sự tin cậy lẫn nhau, như các tác giả bộ sử đã xuyên tạc.
Vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu là vấn đề nghiệp đoàn: xác định vị trí của nghiệp
đoàn và của giai cấp lao động trong nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Có ba phương án được đề
ra:
1. Đề án của nghiệp đoàn vô chính phủ, muốn trao ngay lập tức quyền quản lý công
nghiệp cho nghiệp đoàn và bãi bỏ tất cả các hình thức hành chính tập trung.
2. Đề án của Lenin và các lãnh tụ nghiệp đoàn, nhằm bảo vệ quyền độc lập của nghiệp
đoàn đối với chính phủ, coi nghiệp đoàn là khí cụ đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và
chủ trương không thay đổi chính sách quản lý công nghiệp.
3. Đề án của Trotsky và Bukharin, bảo đảm cho lao động được quyền tham gia tích cực
vào việc quản lý nền công nghiệp quốc hữu hóa.
Ngày nay, các chi tiết của cuộc thảo luận kể trên đã được đưa ra ánh sáng. Kinh nghiệm
cho thấy đề án của Lenin và đề án của Trotsky - Bukharin, mỗi bên đều có một phần tích cực và
một phần tiêu cực của nó.
Lenin rất có lý khi ông chủ trương giữ quyền độc lập của nghiệp đoàn đối với "nhà nước
lao động biến dạng quan chế hóa" (chữ dùng của Lenin). Nhưng Trotsky cũng hoàn toàn không
sai khi quả quyết rằng cuộc đấu tranh chống quan liêu sẽ trở nên vô hiệu, nếu không đánh ngay
vào trung tâm chính quyền thực sự của quan liêu: quyền quản lý đại công nghiệp.
Sự thật, trong thời kỳ chuyển tiếp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu
tranh chống quan liêu bắt buộc vừa phải giữ quyền độc lập của nghiệp đoàn đối với nhà nước,
vừa phải để cho lao động tham gia tích cực vào việc quản lý đại công nghiệp. Khí giới hiệu
nghiệm giúp công nhân có thể tham gia tích cực vào việc quản lý công nghiệp, chính là các ủy
ban công xưởng (conseil d'usine).
Câu hỏi 11: Quan điểm của Lenin đối với vấn đề quản lý công nghiệp Xô-viết là thế
nào?
Trả lời: Năm 1930, Stalin muốn tập trung tất cả quyền lực trong công xưởng vào tay
một người độc nhất: viên giám đốc. Để biện hộ cho thái độ này, bộ sử cũ đã tóm tắt quan niệm
của Lenin như sau: "Lenin dạy rằng quyền lợi của chủ nghĩa xã hội bắt buộc quần chúng phải
tuân lệnh vô điều kiện người điều khiển quá trình lao động. Vì thế, ban lãnh đạo nền kinh tế phải
tập trung và các giám đốc - do chính quyền Xô-viết bổ nhiệm - đứng đầu các công xưởng. Ban
điều khiển tập trung của nhà nước và ban điều khiển thống nhất phải phối hợp bằng nhiều hình
thức với sự tham gia đắc lực và có ý thức của quần chúng vào đời sống kinh tế và với sự kiểm
soát của quần chúng dưới gốc".
Mặc dù viện dẫn lời của Lenin, theo đó quần chúng dưới gốc phải được tham gia việc
kiểm soát đời sống kinh tế bằng nhiều hình thức, nhưng bộ sử năm 1938 không nhắc đến một
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 34
hình thức kiểm soát nào cả. Bởi một lẽ dễ hiểu, dưới thời kỳ Stalin, kể từ năm 1932, không còn
dấu tích sự kiểm soát của quần chúng dưới gốc! Ban điều khiển nền kinh tế và các ban giám đốc
công xưởng đã hoàn toàn bị quan liêu hóa. Sau này, Khrushchev có ý muốn cải đổi đôi chút và
muốn tái lập sự kiểm soát của quần chúng dưới gốc, nhưng rồi cũng đánh trống bỏ dùi. Ngày nay,
chẳng thấy một ví dụ nào là quần chúng kiểm soát thực sự việc quản lý công xưởng.
Trong văn kiện "Nhiệm vụ cấp thời của chính quyền vô sản", Lenin viết: "Ngày nay,
chúng ta quả quyết phải có một chính quyền mạnh, kể cả dùng bạo lực và chuyên chính cá nhân
trong quá trình lao động này hay khác, lúc này hay lúc khác, khi thi hành quyền kiểm soát của
quần chúng dưới gốc nhằm mục đích làm tê liệt tất cả những hình bóng của sự biến dạng của
chính quyền Xô-viết, nhằm mục đích nhổ tận cội rễ và vĩnh viễn tai hại xấu xa của nạn quan
liêu".
Sự khác nhau thứ nhất giữa lời nói Lenin và sự trình bày của bộ sử mới, là Lenin không
khẳng định việc trao quyền vào tay một ban giám đốc độc nhất là một nguyên tắc tuyệt đối, vĩnh
cửu, mà nó chỉ hợp thời trong hoàn cảnh "ngày nay" mà thôi, tức là trong những điều kiện đặc
biệt, sau khi cách mạng tháng Mười thành công, nhà nước Xô-viết và giai cấp vô sản Nga đứng
trước nhiều khó khăn to lớn. Biến một sự cần thiết nhất thời thành một nguyên tắc vĩnh cửu, là
phạm vào một sai lầm rất lớn.
Sự khác nhau thứ hai giữa lời nói Lenin và bộ sử mới là Lenin thẳng thắn công nhận
nguyên tắc nhất thời đó hàm chứa sự nguy hiểm, do khả năng biến dạng của quan chế. Bộ sử mới
nín thinh, không nói tới điều này.
Trong "Lenin tuyển tập" (tập 2, trang 378), Lenin nói: "Giấu giếm quần chúng về việc sử
dụng các chuyên gia tư sản và trả lương cao cho họ, là đi xa các nguyên tắc của Công xã Paris,
là tự rơi xuống tầm của bọn chính khách tư sản và là lừa dối quần chúng. Giải thích thẳng thắn
tại sao chúng ta phải lùi một bước, và công khai khảo sát là phải dùng phương pháp nào để theo
kịp, tức là huấn luyện quần chúng và học tập với quần chúng, bằng kinh nghiệm, để xây dựng chủ
nghĩa xã hội".
Các tác giả bộ sử mới, khi cắt xén tư tưởng của Lenin, đã "tự rơi xuống tầm của bọn
chính khách tư sản" và đã "lừa dối quần chúng"!
Sự khác biệt thứ ba giữa Lenin và các tác giả bộ sử mới, là Lenin đã xác định một cách
minh bạch: nếu không gia tăng sự kiểm soát của quần chúng dưới gốc, sẽ không tránh khỏi nạn
quan liêu.
Cũng trong cuốn sách kể trên (trang 401), Lenin viết: "Có một xu hướng tiểu tư sản muốn
biến đổi các thành viên Xô-viết thành nghị sĩ hay thành quan liêu. Chúng ta phải chống lại xu
hướng đó bằng cách làm cho tất cả các thành viên Xô-viết tham gia việc quản lý trong nước.
Chúng ta phải chống lại việc có nhiều nơi, các ủy ban Xô-viết biến thành các cơ quan sát nhập
với cơ quan hành chính của chính phủ. Mục đích của chúng ta là làm cho tất cả những người
nghèo, không trừ một ai trong thực tế, có thể đứng ra quản lý công việc trong nước. Và tất cả
những biện pháp theo chiều hướng này càng nhiều càng hay, cần được đăng ký cẩn thận, nghiên
cứu có hệ thống, thi hành rộng rãi. Mục đích của chúng ta là làm cho dân lao động, sau 8 giờ sản
xuất, có thể tự nguyện giữ các chức vụ nhà nước. Để tiến tới mục đích đó, lẽ tất nhiên chúng ta sẽ
gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng đó là sự bảo đảm chắc chắn và vĩnh viễn cho chủ nghĩa xã hội".
Vậy mà, trong thời kỳ 1930 - 1955, chẳng những các phương pháp kiểm soát của quần
chúng dưới gốc không được mở rộng, chẳng những sự tình nguyện tham gia của lao động vào
chức vụ nhà nước không được gia tăng, mà trái lại, tất cả những điều nói trên đã hoàn toàn bị bãi
bỏ. Chẳng những các chuyên viên vẫn giữ mức lương quá cao so với mức lương của dân chúng,
mà sự hưởng thụ này lại lan ra tới các cán bộ đảng. Rốt cục, chủ nghĩa xã hội không được củng
cố, các tệ nạn quan liêu mỗi ngày một bành trướng, sự biến dạng quan liêu hóa thành sự suy đồi
quan liêu!
Câu hỏi 12: Về tai họa quan liêu hóa của nhà nước Xô-viết, có phải Lenin chỉ lên tiếng
cảnh báo qua loa mà thôi không?
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 35
Trả lời: Không! Nhất là trong những năm cuối đời, Lenin coi nguy cơ quan liêu hóa của
nhà nước Xô-viết là một vấn đề vô cùng quan trọng, cần được cảnh báo thường xuyên. Lenin
động viên tất cả cán bộ đảng chống lại họa quan chế, nhưng vô hiệu, như lịch sử đã chứng minh.
Sau khi Lenin mất, chỉ có Tả đối lập - và sau này là Đối lập Thống nhất - mới theo lời căn dặn
của Lenin.
Phát biểu trong Hội nghị của thành ủy Moscow, Lenin từng khẳng định ("Lenin toàn
tập", bản tiếng Đức in năm 1930 - tập 30, trang 616-617): "Sứ mạng của chính quyền Xô-viết là
đập gãy hoàn toàn bộ máy cũ và trao chính quyền cho Xô-viết. Nhưng trong chương trình của
chúng ta, chúng ta cũng đã công nhận sự kiện quan liêu đã hiện hình mà cơ sở kinh tế của một xã
hội xã hội chủ nghĩa thực thụ chưa có... Như thế thì cũng dễ hiểu: nạn quan liêu nảy sinh trong
những qui chế Xô-viết có thể gây ra ảnh hưởng tai hại trong những cơ quan của đảng, bởi những
cơ quan cao cấp của đảng cũng là những cơ quan cao cấp của nhà nước Xô-viết".
Năm 1921, khi thảo luận về vấn đề nghiệp đoàn trong Đại hội lần thứ X của đảng Cộng
sản Liên Xô, Trotsky xem Liên Xô như một nhà nước lao động. Lenin đính chính: nhà nước dân
chủ Xô-viết là một nhà nước lao động quan liêu biến dạng.
Ngày 23-1-1923, Lenin trở lại vấn đề bộ máy nhà nước bị quan liêu hóa (sách đã dẫn,
trang 1026): "Trừ Bộ Dân ủy Ngoại giao, bộ máy nhà nước của chúng ta được thiết lập trên tàn
tích của chế độ cũ. Nó chỉ được sửa đổi đôi chút ở những điều không quan trọng, được trang trí
đôi chút về bề ngoài, còn lại, hoàn toàn là bộ máy của nhà nước cũ".
Đọc qua những đoạn kể trên, ta có thể rút kết luận: trước khi mất, Lenin vẫn lo ngại cho
bộ máy nhà nước và bộ máy đảng sẽ bị biến dạng và suy đồi.
Câu hỏi 13: Ban lãnh đạo đảng có nghe theo những lời cảnh báo và dặn dò của Lenin
hay không?
Trả lời: Tuyệt nhiên không! Chẳng những thế, ban lãnh đạo còn giấu giếm, không phổ
biến rộng rãi tờ di chúc Lenin để lại.
Năm 1923, Trotsky đề cập vấn đề đấu tranh chống nạn quan liêu và khẳng định: có thể
mở rộng nền dân chủ vô sản. Khi đó, ban lãnh đạo đảng bỏ phiếu thuận. Nhưng sau khi Trotsky
ra cuốn sách "Con đường mới" (Cours nouveau) vào năm 1923, ghi lại nhiều đoạn trong nguyên
văn di chúc của Lenin và triển khai lời kêu gọi của Lenin về việc cải tạo bộ máy nhà nước, thì
ban lãnh đạo đảng lại nổi lên phản đối kịch liệt, dày xéo những di tích cuối cùng của nền dân chủ
vô sản. Người ta đã thiết lập nền chuyên chính quan liêu bô-na-pác-tít (dictature bonapartiste de
la bureaucratie), mà ngày nay họ cố gắng trình bày như chỉ là hậu quả của tệ sùng bái cá nhân.
Tất nhiên, có nhiều yếu tố khách quan làm nảy sinh tệ quan liêu ở Liên Xô, như: sự cô
lập của cách mạng ở một xứ lạc hậu, sự dồn ép và bao vây của tư bản, trình độ văn hóa xã hội chủ
nghĩa còn thấp kém, khả năng kỹ thuật của quần chúng cần lao còn ít và số lượng vô sản cũng ít
so với tổng dân số trong nước.
Nhưng, nếu biết đẩy mạnh các yếu tố chủ quan như bài trừ sự nảy sinh của quan liêu
bằng phương pháp mở rộng nền dân chủ của chính quyền từ dưới gốc để cho một số rất đông lao
động tham gia chính quyền, mở rộng quyền tự do thảo luận và phê bình trong đảng và trong các
Xô-viết, điều chỉnh chính sách kinh tế với mục tiêu công nghiệp hóa mau chóng và nâng cao số
lượng vô sản trong nước. Đẩy mạnh các yếu tố chủ quan theo đường lối kể trên, nếu không ngăn
cản được sự nảy sinh quan liêu thì cũng ngăn cản không cho nó bành trướng đến mức cực độ, như
đã xảy ra. Lenin đã dùng hết sức lực để đấu tranh cho phương hướng này, và về sau, Trotsky
cùng Tả đối lập đã lên tiếng kêu gọi ban điều khiển đảng hãy quay về chính đạo. Nhưng không ai
chịu hiểu, hoặc hiểu quá muộn, nên đại đa số ủy viên Ban Trung ương lê-nin-nít đã phải trả giá
rất đắt, thậm chí bằng tính mạng của họ, cho sai lầm thảm hại này.
Câu hỏi 14: Bộ sử mới có thừa nhận sự thật lịch sử về bản di chúc của Lenin không?
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 36
Trả lời: "Thư gửi Đại hội", hay còn gọi là "Di chúc chính trị" của Lenin, là một văn
kiện vô cùng quan trọng mà Lenin đã viết trong những ngày tháng cuối đời, khi ông lâm trọng
bệnh. Lenin mở đầu "Thư gửi Đại hội" ngày 23-12-1922 (ông đọc cho thư ký chép) và tiếp tục
trong ba ngày tiếp theo (24, 25, 26 tháng 12). Hai phần bổ sung được viết ngày 29-12 và 4-1-
1923.
Trong số các đoạn của "Thư gửi Đại hội" thì đoạn viết ngày 23-12 (về việc nâng tổng số
thành viên Ban Trung ương lên 50-100 người, để tăng cường tính bền vững của Ban) và ngày 26-
12 (về mở rộng dân chủ trong nội bộ đảng) ít nhiều đã được công bố trong các văn kiện của đảng
Cộng sản (bôn-sê-vích) Liên Xô trong những năm về sau.
Trong "Di chúc chính trị" của Lenin, phần quan trọng nhất và hay được nhắc đến nhất,
đồng thời cũng là phần bị đám quan liêu xta-lin-nít giấu giếm nhất, là các đoạn phân tích về
những ủy viên xuất sắc nhất của Ban Trung ương - trong số đó có Stalin và Trotsky - những
người có thể thay thế ông trên cương vị đứng đầu đảng. Đoạn đó như sau:
"Ở phần trên, khi nhắc đến sự bền vững của Ban Trung ương, tôi định nói đến những
biện pháp đề phòng sự chia rẽ, nếu có thể thực hiện những biện pháp như thế. [...]
Đảng ta dựa trên hai giai cấp và vì thế, tình trạng mất ổn định có thể xảy ra và sự sụp đổ
cũng không tránh khỏi, nếu giữa hai giai cấp này không thể đạt được một sự đồng thuận. Trong
trường hợp đó, thực hiện biện pháp này hay biện pháp khác, thậm chí, suy ngẫm về sự bền vững
của Ban Trung ương là một việc vô ích. Trong trường hợp đó, không một biện pháp nào có thể
ngăn chặn được sự chia rẽ. Nhưng tôi mong đó chỉ là một tương lai rất xa xôi và có xác suất quá
nhỏ để chúng ta phải bàn luận trong lúc này.
Tôi nghĩ đến sự bền vững, đảm bảo sự chia rẽ không xảy ra trong một tương lai gần và
tôi muốn đề cập đến ở đây vài suy nghĩ có tính cách hoàn toàn cá nhân.
Trên phương diện này, tôi cho rằng vấn đề thiết yếu trong việc ổn định là Ban Trung
ương và những thành viên như Stalin và Trotsky. Theo ý tôi, quan hệ giữa hai người chiếm hơn
nửa phần mối họa chia rẽ - có thể tránh khỏi - và theo tôi, ta có thể tránh khỏi bằng một trong
các phương pháp là tăng số ủy viên Ban Trung ương lên năm mươi hoặc một trăm người.
Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đã thâu tóm vào tay mình một quyền
hành vô hạn mà tôi không chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách chừng mực. Mặt khác,
ngay như cuộc đấu tranh chống Ban Trung ương về vấn đề Bộ Dân ủy Giao thông đã chứng tỏ,
đồng chí Trotsky không chỉ nổi bật về khả năng xuất chúng mà thôi. Đứng về phương diện cá
nhân, tuy rằng có lẽ Trotsky là người tài năng nhất trong Ban Trung ương hiện nay, nhưng đồng
chí hay quá buông lỏng bản thân bởi tính tự tin và sự say mê khía cạnh hành chính thuần túy của
công việc.
Hai bản tính ấy của hai nhà lãnh đạo xuất sắc trong Ban Trung ương hiện nay có thể dẫn
tới sự chia rẽ và nếu đảng ta không thực hiện những biện pháp đề phòng, sự chia rẽ ấy có thể bất
ngờ xảy ra.
Tôi miễn phân tích những ủy viên khác của Ban Trung ương theo bản tính cá nhân của
họ. Tôi chỉ lưu ý: biến cố tháng Mười của Zinoviev và Kamenev tất nhiên không phải tình cờ,
nhưng không thể quy điều này là tội lỗi cá nhân của họ, cũng như không thể buộc tội Trotsky
không phải người bôn-sê-vích1.
Trong số những thành viên trẻ của Ban Trung ương, tôi muốn nói vài lời về Bukharin và
Piatakov. Theo ý tôi, họ là những cán bộ xuất sắc nhất (trong số những người trẻ tuổi) và trong
quan hệ với họ, chúng ta cần chú ý như sau: Bukharin chẳng những là lý thuyết gia quý báu nhất
và cứng cáp nhất của đảng mà chúng ta còn có quyền coi đồng chí là con cưng của toàn đảng,
nhưng những quan niệm lý luận của đồng chí chỉ có thể được coi là hoàn toàn mác-xít một cách
rất dè dặt, bởi có cái gì kinh viện trong đó (đồng chí chưa bao giờ học hỏi và theo ý tôi, chưa bao
giờ thông hiểu toàn bộ thuyết biện chứng).
1- Ý nói việc Trotsky vào đảng bôn-sê-vích khá muộn: đến tháng 7-1917, ông mới chính thức gia nhập đảng bôn-sêvích
của Lenin.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 37
Ngày 24-12-1922
Về Piatakov, không ai chối cãi được là đồng chí có nghị lực sắt đá và rất tài năng, nhưng
lại quá thiên về công việc hành chính và quá thiên về khía cạnh hành chính của công việc, thành
thử không thể dựa vào đồng chí trong những vấn đề chính trị quan trọng.
Dĩ nhiên, tất cả những nhận định này của tôi chỉ có giá trị trong giai đoạn hiện tại và
trong trường hợp hai cán bộ xuất sắc và tận tâm này không có dịp bồi bổ những hiểu biết và vượt
qua những phiến diện của mình.
Ngày 25-12-1922
Bổ sung thư ngày 24-12-1922: Stalin là người có tính tàn bạo thái quá và nhược điểm
này hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta và trong quan hệ giữa những người cộng
sản, nhưng không thể chấp nhận trên cương vị tổng bí thư đảng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí
hãy suy nghĩ về việc chuyển Stalin khỏi trọng trách ấy và đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí
khác, có bản tính tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo
hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v... Có thể trường hợp này dường như không đáng
kể, nhưng để phòng ngừa sự chia rẽ và trên phương diện những gì tôi đã viết ở trên về mối quan
hệ giữa Stalin và Trotsky, tôi tin rằng điều này không hề nhỏ nhặt, bằng không, đó là sự nhỏ nhặt
có thể mang tầm quan trọng quyết định.
Ngày 4-1-1923
Lenin
Hãy xem sử sách "chính thống" của đảng Cộng sản Liên Xô, do đám quan liêu xta-lin-nít
"chấp bút", đã viết như thế nào về văn kiện tối quan trọng này!
Bộ sử cũ nín thinh, không một lời nói tới bản di chúc của Lenin!
Bộ sử mới nói tới, nhưng cắt xén và xuyên tạc nội dung như sau:
"Trong thư [gửi Đại hội], Lenin đánh giá về một vài thành viên Ban Trung ương. Về
Zinoviev và Kamenev, Lenin viết rằng "biến cố tháng Mười" của họ tất nhiên không phải chuyện
tình cờ. Lenin nhắc đến việc Trotsky "không phải người bôn-sê-vích" và từ đó, Lenin cảnh cáo
đảng rằng Trotsky có thể quay về với chủ nghĩa men-sê-vích một cách vô cùng nguy hiểm. Về
Trotsky, Lenin còn nhận xét rằng Trotsky "hay quá buông lỏng bản thân bởi tính tự tin và sự say
mê khía cạnh hành chính thuần túy của công việc". Lenin coi Bukharin là người kinh viện, "chưa
bao giờ học hỏi và theo ý tôi, chưa bao giờ thông hiểu toàn bộ thuyết biện chứng".
Lenin đã đánh giá một cách tổng quát về những kẻ đã quay lưng lại với đường lối của
đảng và tìm cách gây ra sự chia cắt trong hàng ngũ đảng, trong những khoảng khắc quyết định
của cuộc chiến đấu cho chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười. (...)".
Thật rõ! Bộ sử mới "quên" đoạn Lenin nói Trotsky "nổi bật về khả năng xuất chúng".
"Quên" Lenin khen ngợi Bukharin và Piatakov là "những cán bộ xuất sắc nhất (trong số những
người trẻ tuổi)", rằng "Bukharin chẳng những là lý thuyết gia quý báu nhất và cứng cáp nhất của
đảng mà chúng ta còn có quyền coi đồng chí là con cưng của toàn đảng". Tất cả những điều đó,
bộ sử mới tạm "bỏ qua", không hề nhắc tới.
Đồng thời, bộ sử mới còn xuyên tạc một cách trắng trợn. Lenin nói "không thể quy [biến
cố Tháng Mười] là tội lỗi cá nhân của [Zinoviev và Kamenev], cũng như không thể buộc tội
Trotsky không phải người bôn-sê-vích", ý nói không nên nhắc lại lỗi lầm của Zinoviev và
Kamenev (mà ông đã miễn chấp ngay sau đó), và cũng không nên nhắc lại quá khứ của Trotsky.
Vậy mà bộ sử mới lại trình bày như thể Lenin muốn cảnh báo đảng hãy dè chừng trước "những kẻ
phản bội"!
Thử hỏi, trong toàn bộ bản di chúc, có ai tìm thấy một hàng chữ nào có ý nghĩa như thế
không?
Câu hỏi 15: Tại sao Tả đối lập lại ra đời trong nội bộ đảng Cộng sản Liên Xô?
Trả lời: Ở trang 392 (tập 1), bộ sử mới viết:
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 38
"Lợi dụng hoàn cảnh Lenin, lãnh tụ của đảng, lâm trọng bệnh và vắng mặt trong hàng
ngũ đảng, Trotsky lại gây một cuộc tấn công mới chống đảng. Y cho rằng những khó khăn diễn ra
trong đất nước thuận lợi cho việc thực hiện những mưu đồ của y, rằng y có thể nắm quyền lãnh
đạo đảng và chuẩn y một đường lối mà cuối cùng, có thể dẫn tới sự tái lập chủ nghĩa tư bản.
Đầu tháng 10-1923, Trotsky gửi một lá thư cho Ban Trung ương, trong thư, y vu cáo hoạt
động của Ban. (...) Không lâu sau khi Trotsky gửi lá thư đó cho Ban Trung ương, Ban Trung
ương nhận được "tuyên bố của nhóm 46 người", do bọn trốt-kít, bọn "detsiste", cũng như những
tàn tích của bọn "cộng sản cánh tả" và "đối lập công nhân" ký. Một vài thành viên của phe đối
lập cũng ký bản tuyên bố đó. Bản tuyên bố đã vu cáo bộ máy đảng đã tìm cách thay thế đảng và
nó mưu toan thúc đẩy những đảng viên cộng sản chống lại bộ máy của đảng. Một lần nữa, bọn
trốt-kít và những kẻ cơ hội khác đòi hỏi việc tự do thành lập những tổ, nhóm, chúng muốn xóa bỏ
nghị quyết cấm [sự thành lập và hoạt động của] các phe, nhóm, được chuẩn y ở Đại hội lần thứ
X..."
Nếu sự đòi hỏi sửa đổi bộ máy đảng và bộ máy nhà nước có nghĩa là tái lập tư bản chủ
nghĩa thì Lenin phải là thủ phạm chính, vì chính Lenin đã đòi hỏi sửa đổi bộ máy một cách mạnh
mẽ nhất, Lenin còn không nể lời tố cáo sự thối nát của phái quan liêu. Phe Tả đối lập chỉ nhắc lại
những lời của Lenin trong bản di chúc mà thôi.
Ngoài ra, Tả đối lập còn nhấn mạnh đòi hỏi phải dân chủ hóa đảng và các Xô-viết. Nghị
quyết cấm sự thành lập và hoạt động của các tổ, nhóm trong đảng, được đưa ra trong hoàn cảnh
nước Nga - Xô-viết đang ở trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm của cuộc nội chiến; Lenin,
Trotsky và những người bỏ phiếu chuẩn y nó chỉ coi đây là một biện pháp nhất thời, không phải
là một qui luật bất di bất dịch. Yêu sách của Tả đối lập có lý hay không, xin độc giả hãy suy luận.
Bộ sử mới tiếp tục vu khống một cách hỗn độn và thô bỉ: "[Tả đối lập] biểu hiện những
nguyện vọng của bọn men-sê-vích, bọn xã hội cách mạng và bọn tư sản mới [Nepman], nghĩa là
của những phần tử mưu đồ chia cắt đảng".
Lời vu cáo kể trên "quên" một điều quan trọng là Tả đối lập muốn áp dụng những biện
pháp kinh tế để đè bẹp bọn tư sản mới. Đa số Ban Trung ương lại che chở cho bọn này. Thử hỏi,
đè bẹp tư sản mới, phải chăng là tái lập chế độ tư bản?
Một điều kỳ lạ là Trotsky bị khép tội "muốn tái lập chế độ tư bản"! Nếu đúng vậy, tại sao
đảng lại giao cho ông những chức vụ cực kỳ quan trọng trong một thời kỳ dài, từ cách mạng
tháng Mười đến năm 1923, như dân ủy Nội vụ, dân ủy Quốc phòng, chủ tịch Hội đồng Quốc
phòng Cộng hòa...? Sự vu cáo đó còn hài hước hơn nữa khi họ nói rằng vào tháng 10-1923, đa số
Ban Trung ương là hiện thân của chủ nghĩa lê-nin-nít (đa số này chống Tả đối lập), vậy mà đa số
này cũng chịu chung số phận với phái trốt-kít, họ cũng bị Stalin và bè phái tàn sát. Nhóm tác giả
bộ sử không giải thích hiện trạng này, họ còn giấu tịt đi tên tuổi các ủy viên Ban Trung ương hồi
tháng 10-1923, để người đọc khỏi tò mò tìm kiếm sự thật lịch sử!
Nhưng những gì họ viết đều tỏ vẻ vụng về, khó lừa dối được những ai hiểu biết lịch sử
Liên Xô!
Câu hỏi 16: Từ tháng 10-1923, chính sách kinh tế của Tả đối lập là thế nào?
Trả lời: Tả đối lập quan niệm phải đẩy mạnh chiến dịch công nghiệp hóa và khẩn
trương đấu tranh chống phú nông (Kulak) lợi dụng thị trường, tự do đầu cơ tích lũy nông sản.
Muốn biết rõ, nên đọc báo chí của đảng Cộng sản Liên Xô những năm 1923-1927.
Nhưng, giới quan chế đã giấu giếm các tài liệu đó, không để lọt ra ngoài, cũng như Stalin
từng giấu giếm các tư liệu báo chí thời kỳ 1917-1918, không muốn cho quần chúng biết vai trò
thực sự của Trotsky (và của ông ta) ở thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Mười.
Ngày nay, các tài liệu đó đã bắt đầu được phát hành và đám quan liêu Liên Xô không thể
giấu giếm lâu ngày được nữa.
Câu hỏi 17: Trong đề án công nghiệp hóa, phải chăng Tả đối lập đã đưa ra nhiều khẩu
hiệu liều lĩnh - như tăng thuế nông sản và các sản vật tiêu thụ - hay không?
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 39
Trả lời: Phải nghiên cứu kỹ để biết đề án công nghiệp hóa của Tả đối lập có liều lĩnh
hay không? Và để biết, trong vấn đề này, ai là người liều lĩnh và ai không.
Nhóm tác giả bộ sử mới vu cáo Tả đối lập ủng hộ bọn tư sản mới và bóc lột nông dân để
khuếch trương công nghiệp!
Đâu là sự thật? Sự thật là kể từ năm 1923, nền kinh tế Nga nảy sinh một hiện trạng mới:
giá cả nông sản bị hạ thấp do sự bành trướng của nông nghiệp tăng cường hơn sự phát triển công
nghiệp và tất nhiên, giá cả các sản phẩm kỹ nghệ tăng cao do luật cung cầu chi phối. Công nghiệp
phát triển chậm, không cung cấp đủ nhu cầu cho xã hội.
Vật giá kỹ nghệ tăng lên không phải do ý muốn của Trotsky và phe Tả đối lập, như người
ta vu cáo. Trái lại, Tả đối lập hi vọng có thể hạ giá các sản vật kỹ nghệ bằng phương pháp thúc
đẩy nền sản xuất công nghiệp, nghĩa là phải công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế. Chỉ có thế
mới giữ vững được liên minh chặt chẽ giữa vô sản và nông dân.
Cũng kể từ năm 1923, nông sản bắt đầu tập trung trong tay một số phú nông; bọn thương
mại tư gia cũng đầu cơ tích trữ ở thành phố. Tả đối lập thấy nguy cơ sắp tới, đề nghị phải đánh
thuế rất nặng để đè bẹp sự tích trữ của Kulak và sự đầu cơ của bọn giàu mới, nhằm lấy vốn tăng
cường công nghiệp hóa và nâng cao đời sống dân nghèo.
Bukharin và Stalin quả quyết rằng sự tích trữ của tư nhân không có gì là mâu thuẫn với
sự bành trướng kinh tế nhà nước. Họ nói Tả đối lập quá thêu dệt để chia rẽ, làm gián đoạn và phá
hoại sự liên kết giữa vô sản và nông dân.
Năm năm sau, bọn Kulak nắm gần hết trong tay kho tàng của xã hội Nga, chúng không
chịu bán các sản vật theo giá cả do nhà nước qui định. Khi đó, phái xta-lin-nít bắt buộc phải tịch
thu, phải bắt bớ và giết hại Kulak. Để phản kháng, nhiều phú nông đốt phá lúa mì, giết trâu, bò,
ngựa, khiến nền kinh tế Liên Xô rơi vào thảm trạng ghê gớm, hàng chục năm sau vẫn chưa phục
hồi.
Đó là sự thật lịch sử, đã chứng tỏ chính sách nào là liều lĩnh!
Câu hỏi 18: Theo bộ sử mới của đảng Cộng sản Nga, khối Trotsky - Zinoviev bất đồng
chính kiến với đảng ở một vấn đề cơ bản: xã hội chủ nghĩa có thể toàn thắng ở nước Nga hay
không? Khối của Trotsky và Zinoviev cố ý chống lại quan niệm chủ nghĩa xã hội có thể thành
công và hoàn thiện ở nước Nga. Đó là những kẻ đầu hàng công khai, chống lại thành quả của
cách mạng tháng Mười, cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sự thật có như vậy không?
Trả lời: Phái Tả đối lập và phái xta-lin-nít đã thảo luận vấn đề "có thể xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong một nước hay không?" Cuộc thảo luận đó kéo dài từ năm 1923 đến năm 1927.
Nhưng nó không diễn ra như sự trình bày của bộ sử!
Bộ sử mới này đã xuyên tạc sự thật khi nó cố ý nói để người đọc hiểu lầm rằng Tả đối lập
chống lại sự xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tả đối lập không bao giờ chống lại sự xây
dựng chủ nghĩa xã hội cả. Họ đã đấu tranh cùng toàn đảng cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng Mười. Chính Tả đối lập đã đưa ra lần đầu tiên những đề án kế hoạch hóa nền kinh tế nhà
nước, công nghiệp hóa nước Nga. Buổi đầu, phái xta-lin-nít đã chế giễu, châm biếm và chống đối
những kế hoạch đó trong một thời gian dài. Về sau, họ mới chịu áp dụng.
Vấn đề thảo luận gay go là vấn đề "hoàn thành" chủ nghĩa xã hội trong một xứ độc nhất.
Dĩ nhiên, sau khi cách mạng vô sản đã toàn thắng thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng có
thể "hoàn thành" trong phạm vi một quốc gia riêng biệt hay không? Đó là vấn đề cần được đặt ra
ở nước Nga.
Lenin đã có ý kiến ra sao về khả năng làm cách mạng vô sản và việc thực hiện thành
công chủ nghĩa xã hội trong khuôn khổ một xứ?
Tháng 7-1915, trong bài "Về khẩu hiệu "Liên bang các quốc gia châu Âu", Lenin phát
biểu: "Sự bất đồng đều về kinh tế và chính trị là quy luật nhất thiết của chủ nghĩa tư bản. Từ đó,
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 40
suy ra rằng thoạt đầu, CHỦ NGHĨA XÃ HộI1 có thể thắng lợi ở một vài nước, hoặc ngay cả ở
một xứ tư bản..."
Năm 1916, trong văn kiện "Cương lĩnh quân sự của cuộc cách mạng vô sản", ông tổng
kết lại quan điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: "Một kết
luận không thể chối cãi: CHỦ NGHĨA XÃ HộI không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả các
nước. Thoạt đầu, nó sẽ thắng lợi ở một nước duy nhất, hoặc một vài nước; các nước còn lại sẽ là
xứ tư bản hoặc chưa tư bản trong một thời gian nhất định".
Ở đây, khi dùng từ "chủ nghĩa xã hội" (socialisme), Lenin muốn nói đến "cuộc cách
mạng xã hội" (révolution socialiste). Và hai chữ "thắng lợi" có nghĩa là chiến thắng của cuộc
cách mạng.
Sau này, Stalin đổi hai chữ "thắng lợi" của cuộc cách mạng thành ra hai chữ "thành công"
của sự xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và ông ta tạo ra chủ thuyết "có thể xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội trong phạm vị một xứ riêng biệt", rồi đặt nó lên hàng những nguyên lý bất di bất
dịch, không ai có quyền nói trái lại. Thậm chí, Stalin luôn luôn viện dẫn là ông ta đã tuyệt đối
theo quan niệm của Lenin trong vấn đề này.
Đây là một thái độ không đúng đắn. Nếu coi lại rất nhiều nhận định khác của Lenin về sự
xây dựng "thành công" (hay "thắng lợi") của chủ nghĩa xã hội, ta sẽ thấy sự thực ở đây là gì.
Sau cách mạng tháng Mười, Lenin nhận định ("Lenin toàn tập", bản tiếng Nga in lần thứ
nhất, tập XVI, trang 195): "Có người bôn-sê-vích nào mà lại không công nhận rằng cách mạng
chỉ thắng lợi vĩnh viễn khi đã bao gồm tất cả các nước, hoặc ít nhất cũng bao gồm một vài nước
tiền tiến nhất".
Ở một chỗ khác, Lenin còn nói rõ hơn: " Cách mạng xã hội trong một xứ chỉ có thể chiến
thắng vĩnh viễn với hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là đồng thời phải dựa vào cuộc cách mạng
xã hội của một hay nhiều nước tiền tiến khác. Điều kiện thứ hai là giai cấp vô sản phải được sự
đồng tình cùng với đa số nông dân trong quá trình thiết lập nền chuyên chính và nắm lấy chính
quyền nhà nước".
Như đã thấy, trong các đoạn trích dẫn nói trên, Lenin đã sử dụng cụm từ "thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội", chủ ý nói rằng cuộc cách mạng xã hội ở các nước chậm tiến như nước Nga có
thể thắng lợi trước các nước tư bản tiền tiến ở châu Âu, mặc dầu ở các xứ chậm tiến, các điều
kiện kinh tế và xã hội chưa chín muồi cho sự xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn thiện.
Đối với Lenin, cuộc cách mạng Nga chỉ là một bước mở đầu, sau đó, sẽ có những cuộc cách
mạng khác ở các nước khác - đặc biệt là các nước tiền tiến - nối tiếp, tạo điều kiện vật chất và văn
hóa cho sự xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà sau này, Lenin đã chủ trương
thành lập Đệ tam Quốc tế, có nhiệm vụ tổ chức các cuộc cách mạng vô sản trên phạm vi toàn cầu.
Theo Lenin, cuộc cách mạng vô sản Nga không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là một màn
đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên bình diện thế giới.
Lẽ ra, vấn đề "có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong một xứ được không?"
chỉ là một cuộc thảo luận trên lý thuyết, hoàn toàn mang tính sách vở. Nhưng phe xta-lin-nít đã
biến nó thành một vấn đề to tát, chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô.
Dựa vào nó, Stalin đã tìm cách qui chụp rồi đàn áp các phe đối lập, trong đó có Tả đối lập. Mặc
dù Tả đối lập chỉ đòi công nghiệp hóa khẩn cấp nước Nga và cho rằng cuộc bàn cãi có tính chất
kinh viện.
Stalin có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Ngay năm 1924, Stalin còn viết như sau trong cuốn "Lenin và chủ nghĩa lê-nin-nít": "Một
xứ sở có thể cố gắng để lật đổ giai cấp tư sản. Nhưng để chủ nghĩa xã hội thắng lợi vĩnh viễn, để
tổ chức nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, thì những nỗ lực của một nước không đủ, nhất là trong
trường hợp một nước nông nghiệp như nước Nga. Cần phải có nhiều cố gắng của lao động nhiều
xứ tiền tiến khác nữa".
1- Chúng tôi nhấn mạnh.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 41
Nhưng sau khi Lenin mất, Stalin lại quay ngược 180 độ: ông ta đề xuất một đường lối
hoàn toàn đi ngược hẳn với Lenin (và với những gì ông ta đã viết). Stalin đưa ra khẩu hiệu "xã
hội chủ nghĩa thành công trong một nước", có nghĩa là "chế độ xã hội chủ nghĩa có thể xây dựng
thành công trong biên giới một quốc gia". Cụm từ "chủ nghĩa xã hội thắng lợi" mà Lenin dùng
với ý nghĩa "thắng lợi của cuộc cách mạng", "thắng lợi trong việc giành chính quyền", nay được
Stalin gán cho nội dung mới: thành công trong việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
Và để chứng thực điều này, năm 1936, người ta đã công khai ghi trong Hiến pháp Liên Xô: Liên
Xô đã thực hiện xong giai đoạn xã hội chủ nghĩa và đang bước tới giai đoạn cộng sản chủ nghĩa.
Đi từ quan điểm "có thể xây dựng thành công chế độ chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một
xứ", phái xta-lin-nít đã biến Đệ tam Quốc tế, công cụ của sự đấu tranh cho cuộc cách mạng hoàn
cầu, thành một tổ chức mà nhiệm vụ duy nhất là phụng sự và bảo vệ quyền lợi của Liên Xô đối
với các nước tư bản, giúp cho Liên Xô thực hiện chủ nghĩa xã hội. Stalin biến Liên Xô thành "tổ
quốc của vô sản quốc tế", buộc những phong trào lao động quốc tế phải đấu tranh để phục vụ
Liên Xô, nhất là phục vụ cho chính sách ngoại giao của điện Kremlin. Tư tưởng đó dẫn phái xtalin-
nít đến nhiều sai lầm chính trị thảm hại như thất bại của những cuộc cách mạng Trung Hoa
(1927), Đức (1930 - 1933), Tây Ban Nha (1934 - 1938)... Còn có thể kể ra một số ví dụ khác.
Năm 1944, dân quân kháng chiến Pháp bị lãnh tụ cộng sản Pháp Maurice Thorez bắt nộp khí giới
cho tư bản. Năm 1948, phong trào lao động Ý đang phát triển mạnh mẽ thì bị dẹp tan.
"Thực hiện chủ nghĩa cộng sản trong một xứ" là một học thuyết phản mác-xít, đặc trưng
cho quyền lợi đặc biệt của một tầng lớp xã hội đặc quyền đặc lợi, là lớp quan liêu ở Liên Xô.
Chính nó đã góp phần giúp cho Hitler tập trung lực lượng các nước châu Âu áp đảo Liên Xô, mà
chính ban chủ biên bộ sử mới cũng công nhận ở tập 2, trang 162-163.
Câu hỏi 19: Bộ sử viết: "Về vấn đề ngoại giao, phái Trotsky và Zinoviev từ chối không
bảo vệ Liên Xô trước sự can thiệp của đế quốc".
Sự thật có như thế không?
Trả lời: Đây cũng lại là một sự vu cáo dựng đứng. Trotsky đã đấu tranh đến hơi thở cuối
cùng cho nguyên lý mác-xít, ông cũng ủng hộ đến cùng nhà nước lao động mặc dù nhà nước đó
đã thoái hóa. Tất cả tài liệu, sách vở của Trotsky đều chứng tỏ điều này. Nhất là trong cuốn "Để
bảo vệ học thuyết mác-xít", Trotsky nói rõ vấn đề này hơn hết.
Ngày nay, Đệ tứ Quốc tế và phái trốt-kít vẫn trung thành với nguyên lý mác-xít ấy, vẫn
ủng hộ Liên Xô trước cuộc tấn công của đế quốc, mặc dù quan liêu Liên Xô đã đối xử tàn nhẫn
với Tả đối lập (ám hại và bắt cóc các thành viên Tả đối lập ở Tây Ban Nha và nhiều nơi khác), đã
ám sát Trotsky và nhiều cộng sự của ông trước và sau Thế chiến thứ hai.
Câu hỏi 20: Tả đối lập có chủ trương thiết lập một đảng Xô-viết thứ hai hay không?
Trả lời: Cho đến năm 1934, Tả đối lập vẫn bảo vệ ý kiến không cần lập một đảng mới,
vì cần phải đấu tranh trong nội bộ để chấn hưng đảng Cộng sản Liên Xô, chấn hưng Quốc tế
Cộng sản và tất cả những đảng Cộng sản khác, đã bị ban điều khiển xta-lin-nít làm biến dạng.
Cuộc đấu tranh đó được xem như đấu tranh xu hướng và đấu tranh bộ phận (fraction).
Trong một đảng dân chủ lành mạnh, có đường lối chính trị đúng đắn, thì các xu hướng
đối lập chỉ có tính cách tạm thời. Trong đảng bôn-sêvích dưới thời Lenin, mỗi khi phát sinh các
xu hướng đối lập, Lenin thường nói: đó là triệu chứng của một sự bất bình khách quan. Ngay cả
khi xu hướng đối lập kết tinh thành một bộ phân đối lập như "Đối lập công nhân" (Opposition
ouvrère) do lãnh tụ Shklyapnikov đứng đầu, Lenin vẫn để cho phe đối lập được hoàn toàn tự do
bênh vực xu hướng mình, được bênh vực một cách công khai và được xem là hợp pháp. Rốt cục,
Lenin đã chiến thắng một cách ổn thỏa.
Đằng này, Stalin không thể tha thứ bất kể đối lập nào. Ông ta đã thay thế quan niệm mácxít
- lê-nin-nít của đảng cách mạng, công nhận các khuynh hướng hoàn toàn tự do bình đẳng,
bằng một quan niệm quan liêu. Với quan niệm này, tất cả các xu hướng bất đồng với đa số hay
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 42
với Ban Trung ương đều bị coi là "tay sai của kẻ thù giai cấp". Áp dụng quan niệm ấy đồng nghĩa
với cấm đoán sự tranh luận dân chủ trong nội bộ đảng.
Lý thuyết và kinh nghiệm cho chúng ta thấy khi đa số chuẩn y một thái độ, thì không phải
nhất thiết là chỉ thái độ đó mới hoàn toàn đúng. Trong một đảng cách mạng, nhất là một đảng
cách mạng nắm chính quyền trong một nhà nước lao động, các vấn đề đặt ra đều là những vấn đề
hết sức mới mẻ; không thể giải quyết chúng bằng phương pháp cổ điển, quan liêu. Phương pháp
hiệu nghiệm nhất là phải có cuộc bàn cãi, đối chất liên tục giữa những kinh nghiệm mới để cuối
cùng đi tới giải pháp tối ưu.
Marx và Lenin đã nhiều lần bị thiểu số trong các cơ quan lãnh đạo. Nhưng nhờ sự tự do
thảo luận, tự do đấu tranh xu hướng, các vấn đề tranh chấp được giải quyết. Thiểu số biến thành
đa số. Nếu bóp nghẹt sự tự do thảo luận, tự do đấu tranh xu hướng thì rốt cục, sẽ làm cản trở quá
trình chuyển biến thực tế phù hợp với quyền lợi của giai cấp vô sản. Trong khi có nhiều xu hướng
khác nhau mà lịch sử chưa chứng tỏ rành rọt bên nào đúng, bên nào sai, không còn gì hơn là công
nhận cho thiểu số được quyền tổ chức riêng, ngõ hầu tránh sự tê liệt của đảng do cuộc đấu tranh
nội bộ của đảng gây nên. Rồi từ các cuộc đối chất sôi nổi giữa các cơ sở dưới gốc của mỗi xu
hướng sẽ nảy sinh ra thái độ đúng đắn.
Nhưng phái Stalin và Khrushchev không công nhận sự hình thành xu hướng và bộ phận.
Họ viện hai cớ. Cớ khách quan là khi không có đối lập giai cấp thì không cần có nhiều chính
đảng. Họ muốn nói ở Nga không có đấu tranh cho lợi quyền giai cấp, và mỗi giai cấp muốn biểu
trưng lợi quyền mình thì chỉ biểu trưng trong một đảng. Quan niệm đó hoàn toàn sai. Bởi vì ở
Liên Xô có hai giai cấp xã hội. Giai cấp tư sản bị lật đổ, nhưng di sản vẫn còn, cho nên lợi quyền
lịch sử và lợi quyền tức thời đều khác nhau. Lịch sử chỉ ra rằng trong một giai cấp xã hội có nhiều
tầng lớp xã hội, nhiều đoàn thể xã hội mà quyền lợi chênh lệch nhau, cho nên cũng phải có nhiều
chính đảng khác nhau trong một giai cấp và sẽ tồn tại trong một thời gian khá dài. Cớ chủ quan là
nhà nước Liên Xô bị tư bản bao vây, giai cấp lao động còn thiểu số. Cớ này một phần có lý trong
khi còn nội chiến và lúc đó, phải thu hẹp quyền dân chủ Xô-viết là điều khó tránh khỏi.
Nhưng hãy xem một chứng cớ hiển nhiên: trong khi nội chiến, bên trong kẻ thù giai cấp
nổi dậy, bên ngoài đế quốc bao vây. Thế mà trong thời kỳ đó, không những ở nội bộ đảng bôn-sêvích
của Lenin, những cuộc đấu tranh xu hướng vẫn được tiến hành một cách dân chủ, mà các
chính đảng khác vẫn được tồn tại và vẫn được xem là hợp pháp: đảng Xã hội Cách mạng, đảng
men-sê-vích, đảng vô chính phủ, đảng Bund... Ngày nay, Liên Xô không những không bị cô lập,
không bị bao vây, mà giai cấp vô sản Xô-viết không còn ở vị trí thiểu số, hơn nữa Liên Xô đã trở
thành cường quốc thứ hai trên thế giới. Thế mà lại cấm đoán không cho tự do thành lập xu hướng
đối lập, bộ phận đối lập và đảng Xô-viết đối lập! Thử hỏi người ta dựa vào cớ gì để cấm đoán?
Bộ sử mới viết (tập 2, trang 20): "Tả đối lập công khai vi phạm pháp luật Xô-viết, đã tổ
chức biểu tình trong ngày Quốc khánh, kỷ niệm lần thứ 10 cách mạng tháng Mười".
Sự thực, Hiến pháp Xô-viết không cấm lập các đảng Xô-viết ngoài đảng cầm quyền,
không cấm hội họp và biểu tình ngoài đường phố. Các quyền dân chủ truyền thống của lao động
chưa bao giờ bị bãi bỏ. Thế mà tại sao ban tác giả bộ sử mới lại đào cái hố sâu để ngăn cấm các
khuynh hướng khác?
Câu hỏi 21: Tại sao Tả đối lập lại bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Liên Xô?
Trả lời: Tả đối lập bị khai trừ bởi vì họ không chịu từ bỏ niềm tin của mình. Đại hội lần
thứ XV của đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết: "Đại hội yêu cầu phái đối lập phải từ bỏ tư
tưởng và tổ chức khuynh hướng của mình, yêu cầu mọi người xem ý kiến của đối lập như là ý kiến
men-sê-vích, nghĩa là chống lại chủ nghĩa lê-nin-nít. Bởi vậy, Đại hội buộc đối lập phải công
nhận sự bảo vệ tất cả quan niệm và nghị quyết của đảng, của Đại hội, các hội nghị của đảng và
Ban Trung ương đảng".
Trong bài diễn văn bế mạc, nhân danh đa số Ban Trung ương, Rykov tuyên bố: "Khai trừ
một thành viên đối lập - tùy theo thời hạn từ giờ đến lúc họ từ bỏ những sai lầm tư tưởng và hành
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 43
động - đảng sẽ thừa nhận họ trở lại. Đảng sẽ dự bị những phương tiện và điều kiện để tránh sự
có thể tái phạm, như đã xảy ra trong hai năm vừa qua".
Trotsky và Zinoviev bị khai trừ khỏi đảng một ngày trước ngày khai mạc Đại hội, nên họ
không có quyền phát biểu. Kamenev, thay mặt tả đối lập, tuyên bố từ bỏ lý tưởng của mình. Và
Kamenev nói tiếp: "Rồi đây, các người lãnh đạo đảng sẽ tố cáo chúng tôi là những kẻ đầu hàng,
nhị tâm, giả dối..."
Tại sao người ta lại bắt phe đối lập phải thề thốt, công khai từ bỏ lỗi lầm? Phải chăng
người ta đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt buộc những người này phải tự thú nhận một cách quái gởi
những tội lỗi mà họ không hề can phạm, trong các vụ án ở Moscow?
Câu hỏi 21:Nông nghiệp Liên Xô được công cộng hóa thế nào, và kết quả sự công cộng
hóa đó ra sao?
Trả lời: Liên Xô đã công cộng hóa nông nghiệp bằng cách dùng bạo lực đàn áp sự đề
kháng của đa số phú nông và trung nông. Kết quả vô cùng thảm khốc! Trâu, bò, ngựa... bị giết hại
hàng loạt, mức sản xuất nông nghiệp tụt xuống ở mức quá thấp, không đủ tiếp tế cho lao động ở
các thành phố. Hai mươi lăm năm sau, chính Khrushchev phải thú nhận rằng vấn đề tiếp tế cho
thành phố vẫn chưa được giải quyết.
Theo con số thống kê năm 1957 của Viện Kinh tế Liên Xô thì số súc vật kéo cày ở Liên
Xô năm 1928 là 66,8 triệu. Năm 1930, còn 50,6 triệu, năm 1931 còn 42,5 triệu, năm 1932 thụt
xuống 38 triệu và năm 1934 chỉ còn có 33,5 triệu. Như vậy là trong vòng 5 năm, súc vật kéo cày
trong nông nghiệp đã mất đi một nửa. Sản xuất thực phẩm cũng sút kém tới mức thảm hại. Mãi
đến năm 1937, mức sản xuất canh nông mới trở lại mức sản xuất của 10 năm trước (năm 1927).
Các tác giả bộ sử mới thừa nhận sự công cộng hóa có phần chậm trễ, nhưng theo họ, khi
các nông trang tập thể được thành lập thì quần chúng nông dân đều phấn khởi và gia nhập đông
đảo.
Nếu nông dân phấn khởi gia nhập thì tại sao họ lại giết trâu, bò, ngựa... để khỏi phải nộp
cho hợp tác xã? Nếu đa số trong ban lãnh đạo đảng theo đường lối của Tả đối lập, chủ trương việc
công cộng hóa ngay từ năm 1923 một cách có chuẩn bị, có tổ chức, công cộng hóa một cách tuần
tự và chắc chắn thì đâu đến nỗi xảy ra thảm họa sau đó? Đằng này, đa số Ban Trung ương chống
lại và còn tố cáo chính sách ấy. Tới mùa đông 1927, thấy nguy cơ ở ngay trước mắt, không hề
chuẩn bị và tuyên truyền cho nông dân hiểu lợi ích của sự công cộng hóa, nhà nước đột ngột ra
chỉ thị công cộng hóa bằng bạo lực. Hậu quả như chúng ta đã thấy: mãi tới giữa năm 1950, sức
kéo bằng cơ khí trong nông nghiệp mới ngang bằng sức kéo do súc vật đã bị giết hại đến quá nửa!
Câu hỏi 23: Tại sao trong vòng 25 năm, chính sách nông nghiệp sai lầm của phái xtalin-
nít vẫn không được sửa chữa?
Trả lời: Cuốn sử mới nói (tập 2, trang 84), đại ý: Những bước nhảy vọt không chối cãi
đã nâng cao mức sống vật chất cho lao động ở thành thị và nông thôn... Kể từ năm 1934, sự tiếp
tế lúa mì cho thành thị đã hoàn toàn được giải quyết.
Đó chỉ là một khẳng định dối trá. Bởi vì 26 năm sau, năm 1955, chính Khrushchev phải
thú nhận là vấn đề tiếp tế cho thành thị vẫn chưa được giải quyết.
Sự thực, chính sách nông nghiệp của phái xta-lin-nít đã gây ra khủng hoảng kéo dài trong
27 năm (từ năm 1928 đến năm 1956) trong sự tiếp tế thực phẩm cho nhân dân Liên Xô, và đã hây
cho nhân dân Liên Xô nhiều hi sinh và phá hoại vô ích. Đáng ra, có thể tránh được những phá
hoại đó.
Không thể giải thích một hiện tượng xã hội có tầm vóc lớn rộng, liên quan tới hàng chục
triệu người dân, chỉ trên phương diện tâm lý và chính trị - sự sùng bái cá nhân, vai trò của một vài
lãnh tụ chuyên quyền, tham nhũng... -, như các tác giả bộ sử mới đã làm. Người mác-xít phải đi
từ quan niệm duy vật biện chứng, căn cứ vào những điều kiện xã hội và những thực tế khách quan
để phân tích và giải thích hiện tượng nói trên.
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 44
Cố nhiên, sùng bái cá nhân cũng góp phần làm cho hiện tượng trên trở nên trầm trọng
hơn. Nhưng sùng bái cá nhân không phải là nguyên nhân chính, nói đúng hơn, nó chỉ là hậu quả
của nền kinh tế lạc hậu, bị cô lập, nảy sinh ra tệ quan liêu và suy đồi.
Sau hơn một phần tư thế kỷ, Liên Xô vẫn không vượt qua được cơn khủng hoảng của
nông nghiệp. Như thế, chứng tỏ phải có một yếu tố tiêu cực bất biến trong bộ máy chính quyền
Xô-viết. Đó là sự thiếu dân chủ, thiếu tự do thảo luận ở trên ngọn cũng như ở dưới gốc.
Câu hỏi 24: Hitler lên nắm chính quyền bằng cách nào?
Trả lời: Hitler đoạt chính quyền là một sự kiện trọng yếu của lịch sử thế giới trong
những năm 1930 mà hậu quả rất tai hại cho lao động động Đức, lao động châu Âu, tai hại cho các
dân tộc và cho nước Nga - Xô-viết. Liên Xô đã phải trả một giá rất đắt: 20 triệu sinh mạng và một
sự tàn phá một cách vô cùng khủng khiếp.
Bộ sử cũ và bộ sử mới, cả hai chỉ viết vỏn vẹn một câu: "Mặc dù sự thức tỉnh cách mạng
của vô sản Đức đã biểu dương một sức mạnh".
Trong một nước bị xé nát vì cuộc đấu tranh giai cấp thì sự quyết tâm của một lực lượng
trong các lực lượng hiện hữu không đủ để toàn thắng. Phải xem tương quan lực lượng có thuận
lợi hay không, phải xem chính sách của đối thủ có cho phép mình cưỡng chế đối thủ hay không.
Ở Đức, hồi ấy Hitler có thể dựng được nền độc tài và phá bỏ các tổ chức của lao động là
vì lao động bị chia rẽ và thụ động, do chính sách của hai đảng Xã hội và Cộng sản.
Tất nhiên, đảng Xã hội Dân chủ Đức phải chịu phần trách nhiệm lớn nhất. Bộ sử cũ nói
rõ như vậy ở trang 285. Bộ sử mới không nói tới. Nhưng thử hỏi đảng Cộng sản có phải chịu một
phần trách nhiệm hay không? Bộ sử cũ nói số phiếu đảng Cộng sản chiếm được là 6 triệu. Phải
chăng người ta sợ câu hỏi: tại sao đảng Cộng sản có một lực lượng mạnh mẽ như vậy mà không
cản nổi phát-xít?
Tại sao? Tại vì những người điều khiển đảng Cộng sản, kể cả Stalin và Đệ tam Quốc tế,
khi đó coi thường họa phát-xít. Họ tưởng rằng Hitler chỉ đóng vai trò mạo hiểm rất ngắn trước khi
vô sản ở Đức nổi lên đạp đổ phát-xít. Họ không thấy trước những hậu quả ghê gớm của sự toàn
thắng của phát-xít Đức đập mạnh vào lao động Đức và cục diện châu Âu.
Cho nên mặc dầu tai họa phát-xít đang bành trướng, họ vẫn phá hoại chính sách thống
nhất lao động. Họ cho rằng không phải phát-xít mà đảng Xã hội Dân chủ Đức mới là kẻ thù
chính. Dựa theo quan niệm của Stalin, họ tuyên truyền rằng "xã hội dân chủ và phát-xít là hai
anh em sinh đôi". Khi đó, Trotsky và phái trốt-kít đã lên tiếng kêu gọi cộng sản Nga, cộng sản
Đức và cộng sản quốc tế hãy coi chừng chính sách sai lầm (của Stalin). Và kêu gọi thiết lập một
mặt trận thống nhất cộng sản - xã hội, từ trên xuống dưới, để đẩy lùi sự tấn công của phát-xít, và
tiếp theo, mặt trận gang thép đó sẽ đột kích tư bản chủ nghĩa. Nhưng khi Hitler được bầu làm thủ
tướng, phong trào lao động trong tay phái xta-lin-nít và Đệ tam Quốc tế không động đậy, và
không chuẩn bị phương sách gì để nổi dậy chống phát-xít.
Câu hỏi 25: Ở Liên Xô, những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ khi Kirov, bí thư
thành ủy Leningrad bị ám sát, và Yezhov, kẻ đầu sỏ của cơ quan mật vụ chính trị GPU, bị cách
chức?
Trả lời: Bộ sử cũ viết (trang 308): "Kirov bị bọn trốt-kít và bọn theo Zinoviev ám sát",
"những kẻ đã bán mình cho mật thám phát-xít", "chúng nó, những ủy viên hữu danh của Ban
Trung ương bôn-sê-vích, thú nhận đã bí mật tổ chức để ám sát các lãnh tụ của đảng và nhà
nước".
Nhưng bộ sử mới chỉ nói rất qua loa về chuyện này. Họ không nêu danh kẻ sát
Nhưng bộ sử mới chỉ nói rất qua loa về chuyện này. Họ không nêu danh kẻ sát nhân,
cũng không nói người đó thuộc phe nhóm nào! Bằng phương pháp "bỏ quên", họ muốn tránh sự
ngụy tạo, dựng đứng lịch sử một cách quá trắng trợn.
Cả một giai đoạn lịch sử xáo động, phức tạp như vậy mà bộ sử mới chỉ điểm qua một vài
sự kiện phụ trong nội bộ đảng, như việc tạm không kết nạp đảng viên, rồi kiểm tra và thay thẻ
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 45
đảng. Sự thực, thủ phạm đã giết Kirov mang thẻ đảng viên nên dựa vào cớ đó, người ta quyết
định kiểm tra tất cả thẻ đảng để loại trừ những phần tử "không xứng đáng". Tuy nhiên, đó chỉ là
một cái cớ để phái xta-lin-nít loại trừ tất cả những ai không đồng chính kiến với họ. Bộ sử mới
thừa nhận một cách mập mờ: trong quá trình thanh lọc và kiểm tra thẻ đảng viên, đã xảy ra một
số sai lầm, nhất là việc loại trừ vô căn cứ những đảng viên "thụ động"!
Ngoài ra, bộ sử mới buông một câu rất mờ mịt: "Sau khi S.M.Kirov bị ám sát, đã xảy ra
nhiều biện pháp vi phạm đến pháp luật xã hội chủ nghĩa".
Và: "[Yezhov và Berya], bằng những hành động tội lỗi của chúng, đã vu cáo và bắt bớ
nhiều đảng viên ngay thẳng và nhiều công dân Xô-viết vô tội ngoài đảng".
Không nhắc tới đích danh Stalin - như kẻ đã trực tiếp gây ra những tội ác thời ấy -, bộ sử
mới cố ý giấu sự thật lịch sử. Nhưng giấu sao nổi! Chính Khrushchev, vị bí thư thứ nhất đảng
Cộng sản Nga, đã lên tiếng tố cáo tội sát nhân kể trên. Bản báo cáo "mật", đọc tại Đại hội lần thứ
XX của đảng Cộng sản Liên Xô, cho biết:
"Cuộc điều tra đã cho thấy 98 người trong số 139 ủy viên chính thức và dự khuyết của
Ban Trung ương do Đại hội lần thứ XVII bầu ra, nghĩa là 70 %, đã bị bắt bớ và bị xử bắn (phần
đông vào những năm 1937-38). (...)
Bên cạnh những ủy viên Ban Trung ương, đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVII của đảng
cũng chịu chung số phận ấy. Trong số 1956 đại biểu đại biểu chính thức và dự thính, 1108 người
(nghĩa là đại đa số đại biểu đại hội) bị bắt và bị kết án phản cách mạng. Ngay bản thân sự kiện
này cũng chứng tỏ tính phi lý, ngược đời, trái với lương tri của những lời buộc tội "phản cách
mạng" gán cho đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVII. (...)
Đó là hậu quả của việc Stalin lạm dụng quyền hành, dùng phương pháp khủng bố hàng
loạt đối với các cán bộ đảng".
Trong một bài diễn văn "mật" khác, Khrushchev lượng tính có mấy triệu đảng viên bị
triệt hạ trong những năm 1935-1938.
Ban tác giả bộ sử mới đã tỏ lời than phiền cho số phận những người bị sát hại. Như thế
chưa phải là làm tròn phận sự của người viết sử và không xứng đáng là những sử gia. Người viết
sử không phải chỉ có nhiệm vụ thu thập chồng chất một đống tài liệu, không phải là những chiếc
máy ảnh chụp vụng về những sự kiện lịch sử, mà còn có bổn phận tìm tòi sự thật lịch sử, làm biện
lý cho sự thật lịch sử. Phải làm bản cáo trạng, kê khai rạch ròi hành động của những kẻ đã chủ
mưu, kết án những chính phạm thực sự, và phải tuyên bố phục hồi danh dự cho những người bị
vu khống và bị sát hại mà lao động Liên Xô và lao động thế giới không ngừng đòi hỏi.
Câu hỏi 26: Những sai lầm của Stalin có giải thích một cách đầy đủ các hiện tượng
kinh khủng kể trên không?
Trả lời: Chúng tôi nhận thấy Stalin đã có ba sai lầm lớn, gây hậu quả vô cùng tai hại
cho nhà nước Xô-viết, cho lao động Liên Xô và lao động thế giới:
1. Sự công cộng hóa bằng bạo lực, dẫn tới tình cảnh đói kém của dân chúng Nga.
2. Chính sách trộn lẫn đảng Xã hội Dân chủ và đảng phát-xít, xem hai đảng này là "anh
em sinh đôi", đã phá tan phong trào lao động có tổ chức ở Đức và một số đông các nước châu Âu.
Chính sách ấy đã đưa Hitler lên chính quyền và đã dọn đường cho quân đội phát-xít tràn lấn đất
đai Liên Xô, một sự tràn lấn mà Stalin không ngờ đến, mặc dù đã được nhiều tin báo trước.
3. Dùng bạo lực đối với quần chúng và tàn sát các cán bộ của đảng Cộng sản Liên Xô.
Nếu chỉ dựa vào quan điểm tâm lý để giải thích hiện tượng này thì không thể nào giải
thích nổi. Cần phải dựa trên quan điểm xã hội thì sự giải thích mới có căn bản đúng đắn. Hiện
tượng xta-lin-nít là hiện tượng một lớp quan liêu có đặc quyền đặc lợi mà họ cần phải bảo vệ.
Lớp quan liêu đó hưởng đặc quyền đặc lợi trên cơ sở của phương tiện sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Họ đã chiếm đoạt chính quyền ở Liên Xô và đã cướp quyền chính trị của giai cấp lao động.
Luận án mác-xít này - được Trotsky và Đệ tứ Quốc tế đề xướng - có thể giải thích trên cả
hai phương diện mâu thuẫn của thực tế Liên Xô trong giai đoạn 30 năm gần đây. Phương diện thứ
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 46
nhất là sự bành trướng kỹ nghệ và văn hóa đã chứng minh rằng phương tiện sản xuất này (xã hội
chủ nghĩa) cao hơn phương tiện sản xuất tư bản. Phương diện thứ hai là các tội ác tày trời chống
lại vô sản Nga và vô sản thế giới cũng do lớp quan liêu đó gây ra. Bởi vậy, những ai khẳng định
chủ nghĩa xã hội đã toàn thắng ở Liên Xô, hoặc là ở Liên Xô đang có chế độ tư bản nhà nước, đều
không thể giải thích hai khía cạnh của Liên Xô.
Câu hỏi 27: Quan liêu Nga có phải là một giai cấp mới không?
Trả lời: Không! Quan liêu Nga không có cội rễ trong quá trình sản xuất, cũng không có
cội rễ trong đời sống kinh tế của Liên Xô. Nó là một tầng lớp sống ăn bám trên lưng vô sản Nga
và nhà nước Nga, trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử, bao gồm những hiện tượng cực kỳ đặc
biệt của lịch sử. Những hiện tượng đó là: sự cô lập của nhà nước lao động đầu tiên, đã tồn tại mặc
dù chưa được cách mạng toàn cầu tiếp ứng. Nhưng vì tồn tại ở một xứ nghèo nàn nên nó phải
chịu đựng sự chậm trễ rất quan trọng về kinh tế và văn hóa. Bởi vậy, muốn bãi bỏ tầng lớp quan
liêu suy đồi kể trên, không cần phải làm cuộc cách mạng xã hội, không cần phải bãi bỏ phương
tiện sản xuất hiện hữu và đổi thay kiến trúc xã hội, mà chỉ cần làm cuộc cách mạng chính trị,
nghĩa là thay đổi hình thức tổ chức chính phủ, thiết lập các quyền tự do chính trị cho lao động
Xô-viết, thiết lập nền dân chủ nội bộ trong đảng Cộng sản, trong các Xô-viết và nhà nước.
Câu hỏi 28: Những biến cố xảy ra ở Liên Xô từ sau khi Stalin chết có chứng tỏ rằng
quan liêu là một tầng lớp xã hội có đặc lợi đặc quyền cần phải bảo vệ, không?
Trả lời: Chúng ta hãy đọc một đoạn của Giuseppe Boffa viết trong cuốn "Chuyển biến
lớn từ Stalin đến Khrushchev" (bản tiếng Pháp, Nhà xuất bản Maspéro, trang 113), chúng ta sẽ
thấy những gì là vu khống, những gì là mâu thuẫn và cũng thấy những gì là sự thực. Đoạn văn đó
tượng trưng tư tưởng công khai của các đảng Cộng sản.
"Lời buộc tội của phái trốt-kít, phái xã hội dân chủ và đảng Cộng sản Nam Tư, cho rằng
quan liêu xta-lin-nít đã trở thành một giai cấp mới, đã không có căn bản gì cả. Xét về quan hệ
sản xuất, quan liêu Nga chưa làm thay đổi tính chất căn bản của những quan hệ này. Xét về
những nguyên tắc chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản, những nguyên tắc này cũng chưa bị đe dọa.
Đám quan liêu chỉ là những phần tử có bản chất cô đặc, thành phần phân hóa, ly khai với dân
chúng. Cái khuynh hướng tiến triển đó tất nhiên không phù hợp với kiến trúc xã hội Liên Xô. Nó
trở nên xung đột với nền kiến trúc này. Ấy là điều mà lịch sử trong mấy năm gần đây đã chứng
minh. Sự cổ động bài trừ quan liêu mà Liên Xô chủ trương, thông qua các bài diễn văn và tài liệu
sách báo xuất bản có tính cách gần như một cuộc đấu tranh giai cấp. Phương pháp đó đã bị phê
bình một cách hợp lý, bởi vì nó phóng đại những cái mà người ta chống đối. Nó chứng tỏ sự thiếu
dân chủ của xã hội Liên Xô đứng trước bất kể cái gì trực tiếp hoặc gián tiếp, xâm phạm đến các
nguyên tắc mà người ta coi là chân lý. Lenin đã nhận định, cuộc đấu tranh chống các hiện tượng
quan liêu kéo dài hàng chục năm, xã hội xã hội chủ nghĩa chất chứa những điều kiện làm cho
quan liêu sẽ bị thất bại hoàn toàn".
Đọc đoạn văn này rất khó hiểu vì nó chứa đầy mâu thuẫn. Nhưng trước hết, phải nói rõ
rằng Trotsky và phong trào trốt-kít không bao giờ định nghĩ quan chế Nga như là một giai cấp
mới. Và ngay đến những người cộng sản Nam Tư cũng không có thái độ này, chỉ trừ một giai
đoạn ngắn, Milovan Djilas hồi còn nguyên vị, mới đề cập trong cuốn sách "Giai cấp mới" mà
thôi. Còn phái xã hội dân chủ là kẻ thù trường kỳ của cách mạng tháng Mười và Liên Xô. Lẫn lộn
thái độ của trốt-kít với phái xã hội dân chủ là sự lẫn lộn vàng thau, không thể tha thứ.
Boffa nói "sự cổ động bài trừ quan liêu" mà Liên Xô chủ trương có tính cách gần như
một cuộc đấu tranh giai cấp, hay nói một cách đích xác hơn, một cuộc đấu tranh xã hội. Nhưng ai
thi hành cuộc đấu tranh đó? Liên Xô, nghĩa là nhà nước. Câu này lại mâu thuẫn với câu sau:
"Phương pháp đó đã bị phê bình một cách hợp lý". Boffa nói nhà nước bài trừ quan liêu, và cũng
nhà nước đó phê bình sự bài trừ một cách hợp lý! Nhưng chúng ta hãy để những mâu thuẫn của
Boffa ra một bên vì nó đầy rẫy. Chúng ta hãy tìm sự thật trước đã. Sự thật là nhà nước phê bình
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 47
quan liêu. Và các tầng lớp xã hội (thanh niên, trí thức tiến bộ, lao động) đặc biệt thi hành cuộc
đấu tranh bài trừ quan liêu. Cuộc đấu tranh đó có tính chất của một cuộc đấu tranh xã hội. Đã nói
rằng cuộc đấu tranh đó "có tính chất đấu tranh giai cấp" (lời của Boffa), chúng ta nói "có tính
chất đấu tranh xã hội", thì tại sao lại không công nhận hiện tượng quan liêu - một tầng lớp người
có đặc quyền sống ăn bám - là một hiện tượng xã hội? Cuối cùng Boffa dẫn chứng Lenin nói về
hiện tượng quan liêu có thể kéo dài nhiều năm. Dẫn chứng ấy rất đúng. Nhưng thiết tưởng cần
dẫn chứng thêm một câu khác nữa là Lenin không loại trừ ý kiến "quan liêu có thể trở nên suy
đồi". Câu đó mới quan trọng. Bởi vì danh từ "quan liêu" thông thường chỉ có nghĩa là bọn thư lại
khênh khạng, sử dụng giấy tờ phiền phức trong ngạch hành chính. Thứ quan liêu hay quan chế đó
ở xứ nào mà chẳng có. Nhưng thứ quan liêu suy đồi mới là hạng người tai hại cho xã hội. Nói
rằng quan liêu Nga chưa làm thay đổi quan hệ sản xuất. Tất nhiên, họ chưa thay đổi. Bởi vì quan
hệ sản xuất hiện hữu ở Liên Xô không ngăn cản sự phát sinh và bành trướng đặc quyền của quan
liêu. Nhưng muốn bảo đảm đặc quyền của họ, họ phải nắm quyền kiểm soát và quyền phân phối,
đồng thời phải thi hành chính sách độc tài. Hành động dó là nguồn gốc của sự suy đồi quan liêu.
Từ sau ngày Stalin chết và ngay cả sau Đại hội lần thứ XX, hành động đó vẫn không
chấm dứt. Một xứ tự xưng là xã hội chủ nghĩa mà sự bất bình đẳng xã hội lại chênh lệch quá
đáng. Các giám đốc công xưởng, các cán bộ cao cấp, lương cao từ 10 đến 20 lần một người thợ
trung bình (chưa nói đến thợ không lành nghề, có khi cách biệt nhau đến 30 lần). Việc quản lý
công xưởng dành riêng cho tầng lớp có đặc quyền. Không có sự quản lý của lao động một cách
thiết thực. Không có sự kiểm soạt của lao động một cách dân chủ. Quần chúng cần lao không có
phương tiện để sửa đổi các nghị quyết của Trung ương đảng về chính sách kinh tế và kế hoạch
hóa.
Sự đăng quang của kỷ nguyên Khrushchev cũng không hề làm thay đổi cơ sở của chế độ,
họa chăng, chỉ dân chủ hóa một chút trên chóp. Ban Trung ương đảng trở thành một thứ quốc hội
nhỏ. Họ vẫn thi hành chính sách coi những người đối lập là những tập đoàn phản động. Những
người này không có điều kiện bênh vực luận án của mình trước quần chúng dưới gốc. Tất nhiên,
dưới nhiệm kỳ của Khrushchev, có nhiều cải cách về điều kiện sinh sống và làm việc của quần
chúng. Nhưng, điều đó rất dễ hiểu vì trong những năm 1953-1956, tập đoàn quan liêu Nga cố
tránh mọi đụng chạm căng thẳng giữa họ và quần chúng, cố tránh sự nổi dậy của quần chúng Liên
Xô chống lại họ, như việc đã xảy ra ở Hungary và Ba Lan. Những cải cách kể trên không đi đến
chỗ lật đổ quan liêu Nga. Cũng như lao động ở các xứ tư bản có thể giành giật được nhiều thắng
lợi về kinh tế, xã hội, đôi khi cả thắng lợi về chính trị, nhưng vẫn không đi tới chỗ lật đổ chế độ
tư bản.
Boffa đã khẳng định rằng ở Liên Xô, "những nguyên tắc chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản
chưa bị đe dọa". Nhưng ông ta lại nói trái với lời chỉ dẫn của Lenin về vấn đề trả lương cao cho
các chuyên viên đã lan rộng sang ngành công chức đảng và nhà nước. Mâu thuẫn là như thế đó.
Và đó cũng là xâm phạm và đe dọa nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản, vi phạm nguyên tắc của
Công xã Paris.
Lenin - và nhất là Marx - đã xác định: lương cao là nguồn gốc chính của sự phá hoại đạo
lý của chính quyền Xô-viết, có thể dẫn đến sự suy đồi quan liêu. Tai họa đó đã xảy ra ở Liên Xô
từ khi phái xta-lin-nít độc quyền nắm giữ bộ máy nhà nước.
Câu hỏi 29: Phải chăng chính sách ngoại giao là sự tiếp nối của chính sách nội bộ?
Trả lời: Thật vậy. Không cần quay về lịch sử nhận định những hiện tượng xã hội (sự
thất bại của cách mạng Trung Hoa, sự Hitler lên nắm chính quyền, chính sách của Mặt trận Bình
dân ở Pháp và Tây Ban Nha, v.v...), chúng ta có thể nêu ra những bằng chứng, những hiện tượng
gần đây mà cuốn sử mới đã nêu ra về chính sách ngoại giao quốc tế của Liên Xô sau Thế chiến
thứ hai.
Cuốn sử mới nói tới sự kiện cách mạng Nam Tư và Trung Hoa đã toàn thắng và đảng
Cộng sản đã nắm chính quyền. Nhưng họ lại giấu, không nói chính Stalin và đảng Cộng sản Liên
Xô đã chống Tito và Mao, không muốn cộng sản Nam Tư và cộng sản Trung Hoa nổi dậy giành
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 48
chính quyền. Thật là ngược đời, một nước lao động, một chính phủ xã hội chủ nghĩa mà lại chống
sự bành trướng xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Khi mà các tác giả bộ sử mới bàn về thời cuộc sau
Thế chiến thứ hai (tập 2, trang 230 - 231), họ nói rằng đảng Cộng sản Pháp và đảng Cộng sản Ý
củng cố lực lượng, trở nên mạnh mẽ, và cuộc đấu tranh giai cấp ở các xứ này trở nên trầm trọng,
gay go. Nhưng liền sau đó, họ lại viết: Giai cấp tư sản đang tấn công, họa phát-xít đang đe dọa
các xứ đó. Bạn đọc sẽ tự đặt câu hỏi: tại sao các đảng Cộng sản Pháp, Ý lại không lợi dụng sự
bành trướng của phong trào lao động và sự gay go của cuộc đấu tranh giai cấp để tấn công tư bản
chủ nghĩa, khi chúng đang lâm vào thế bí?
Sự thực, ngay sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, không hề có sự tấn công của tư bản,
cũng không có sự đe dọa của phát-xít. Quần chúng nhiều nước ở châu Âu, nhất là quần chúng
Pháp, đã truy nã bọn người từng cộng tác với phát-xít, đem ra xử án, chứng tỏ tàn binh của bọn
phát-xít đang cắm đầu chạy trốn chứ chúng không dám "đe dọa" ai cả. Nhưng tại sao cộng sản
Pháp, Ý, Bỉ lại không tấn công tư bản lúc đó? Bởi vì họ coi vấn đề tham gia chính phủ tư bản
quan trọng hơn là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Quả nhiên, cộng sản ba nước này được cử
một vài người vào chính phủ liên hiệp quốc gia của xứ họ. Họ đã phản bội phong trào lao động,
nhất là ở Pháp, Thorez tuyên bố: "Chỉ có một nhà nước, chỉ có một quân đội, chỉ có một cảnh sát
[của chính phủ De Gaulle], và phải sản xuất trước đã...". Hậu quả của chính sách đó là ngăn cản
các cuộc đình công, dùng hết lực lượng để kiến thiết nền kinh tế bạc nhược của tư bản. Đến khi
chế độ tư bản được phục hồi, chúng quay trở lại tấn công phe cộng sản, đuổi các bộ trưởng cộng
sản ra ngoài chính phủ.
Chính sách xu thời này không phải chỉ thi hành riêng cho ba xứ kể trên, chính sách đó là
chuyển cơ của đảng Cộng sản Liên Xô. Những đảng Cộng sản nào trung thành với Liên Xô, tuân
theo mệnh lệnh từng chữ từng nét thì đã bắt quần chúng vô sản nước mình thi hành chính sách xu
thời kể trên, và phản bội phong trào lao động. Đảng Cộng sản Pháp được liệt vào hạng trung
thành bậc nhất.
Còn chuyển cơ của của đảng Cộng sản Liên Xô là gì? Sau Đại hội lần thứ XX, đảng
Cộng sản Liên Xô đưa ra nhận định như sau: chiến tranh có thể tránh khỏi, tư bản chủ nghĩa có
thể bị sụp đổ mà không cần có cuộc cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa có thể toàn thắng trên
phạm vi toàn cầu một cách tự động và trực tiếp, bằng phương pháp củng cố nền kinh tế Liên Xô.
Về mặt khác, lịch sử được chứng kiến một hiện tượng mâu thuẫn của quan liêu Liên Xô:
Liên Xô mang quân đội tới các xứ Đông Âu lật đổ chế độ tư bản, thiết lập một phương tiện sản
xuất mới giống như ở Liên Xô. Hiện tượng đó được giải thích bằng hai phương diện. Thứ nhất,
hành động kể trên phản ánh tính chất lưỡng diện của quan liêu. Quan liêu rất gắn bó với phương
tiện sản xuất xã hội do cách mạng tháng Mười để lại, đồng thời họ tạo ra những lực lượng thủ cựu
để chiếm đoạt những lợi quyền ích kỷ cho một tầng lớp có đặc quyền và sống bám vào giai cấp
lao động. Thứ nhì, hành động đó là hành động đặc biệt của quan liêu: trên hạ lệnh, dưới tuân
theo. Quan liêu không tin ở sức mạnh tinh thần, ở sức mạnh ý thức, tự học hỏi, tự tổ chức, và tinh
thần chiến đấu của quần chúng cách mạng.
Câu hỏi 30: Phải chăng xã hội Liên Xô là xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội không có giai
cấp?
Trả lời: Trái với những gì ghi trong bản Hiến pháp Liên Xô năm 1936, thường được gọi
bằng cái tên "Hiến pháp Stalin", năm 1956, trong Đại hội lần thứ XX của đảng Cộng sản Liên
Xô, tổng bí thư đảng Nikita Khrushchev buộc phải công khai tuyên bố: Liên Xô chưa thực hiện
được chế độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Và Liên Xô phải cần
mười năm nữa mới đuổi kịp lực lượng sản xuất của các xứ đại tư bản.
Ban tác giả bộ sử mới nhận định: ở Liên Xô, giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu. Điều đó đúng.
Nhưng ở Liên Xô còn hai giai cấp rõ rệt - vô sản và nông dân - mà lợi quyền luôn luôn chống
chọi nhau, đôi khi rất mãnh liệt. Hai giai cấp này tồn tại được là vì lực lượng sản xuất không
được bành trướng đầy đủ, là vì sản xuất hàng hóa còn yếu kém do sự tồn tại của chế độ tiền tệ và
chế độ lương bổng. Nhóm tác giả bộ sử mới viện lý: nhà nước còn tồn tại vì phải tổ chức nền
HỒ SƠ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ VIỆT NAM 49
kinh tế và bảo vệ đất nước. Ngụy biện của họ trái ngược học thuyết mác-xít. Bởi vì những chức
năng kể trên có thể làm trọn vẹn, đầy đủ trong xã hội không có giai cấp bằng nhiều hình thức tổ
chức khác.
Bởi vậy, Liên Xô chưa xây dựng xong, nghĩa là chưa hoàn thành xã hội chủ nghĩa, một
xã hội không giai cấp; Liên Xô đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa. Một khi lực lượng sản xuất mỗi ngày một bành trướng, trình độ văn hóa mỗi ngày
càng được nâng cao, quần chúng Liên Xô sẽ tìm đường lối quét sạch vĩnh viễn lần cuối cùng các
tầng lớp quan liêu cùng những đặc quyền đặc lợi của họ, nghĩa là bọn người đã cản trở bước tiến
của Liên Xô và của các nước trên thế giới trên con đường thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Tháng Juillet 1980
No comments:
Post a Comment