Wednesday, March 31, 2010

SƠN TRUNG * TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM VIỆT NAM

*

TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC


*
Trong quyển CỘNG SẢN LUẬN, chúng tôi đã nhận định hai điểm quan trọng về chủ nghĩa cộng sản:
-Quốc gia:
Trong quốc gia, cộng sản thực thi chế độ độc tài đảng trị, lừa dối nhân dân và tàn ác, xảo quyệt. Cộng sản không thương nhân dân, không yêu vô sản, cộng sản cướp đoạt quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
-Quốc tế:
Cộng sản không phải chủ nghĩa quốc gia mà là chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Sự thực chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nga đã cướp đất các tiểu quốc xung quanh mà lập Liên bang Sô Viết và xâm chiếm các nước Đông Âu.



Trung Quốc cũng thế. Trung Quốc đã chiếm Tây Tạng, và đô hộ Mông Mãn, Việt Nam. Không phải sau 1949, cũng không phải sau 1980, Trung Quốc mới cai trị Việt Nam mà họ đã được bọn Cộng sản Việt Nam cam phận nô lệ từ năm 1925 khi Nguyễn Ái Quốc dưới cái tên Lý Thụy đã theo Borodin sang Trung Quốc mà giao thiệp với đảng cộng sản Trung Quốc và tôn Trung Cộng làm thầy. Vì vậy, chúng ta không lạ khi thấy Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông là lãnh tụ vĩ đại của họ, và Trung Quốc là đồng chí anh em. Cái họa của đất nước và nhân dân Việt Nam là từ đấy.



Chính nhờ Trung Quốc giúp cán bộ, binh sĩ, vũ khí, lương thực mà cộng sản Việt Nam thắng Điện Biên Phủ, và được chia nửa nước. Chính nhờ Trung Cộng và Liên Xô mà cộng sản Việt nam chiếm được miền Nam. Muốn có những thắng lợi đó, cộng sản đã ký kết nhiều mật ước, trong đó là công hàm của Phạm Văn Đồng đã hiến Trường Sa cho Trung Quốc, và sau đó, bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã liên tiếp nhượng bộ Trung Quốc hết phần biển đến phần đất.




I.CHIẾN THUẬT VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Trong Điện Biên Phủ, và Cải Cách Ruộng Đất, Trung Cộng đã áp đặt mọi chính sách, còn Việt nam chỉ thụ động chấp hành. Ngay cả CCRD, cán bộ Trung Quốc đã đi sâu vào các làng xóm miền Bắc và chuẩn bị vào khu V để thực thi chính sách cướp của giết người. Điều này cho thấy Trung Quốc coi Việt nam là một quận lỵ của Trung Quốc, còn bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chỉ là những tay sai ngoan ngoản. Và như đã nói, Đệ tam quốc Tế cộng sản (Komintern ), chính là đầu não của chủ nghĩa đế quốc cộng sản. Người của Komintern đã nằm trong các đảng cộng sản các nước để trực tiếp sai khiến và theo dõi họ. Bọn đầu nậu của các đảng cộng sản chư hầu, tổng bí thư, thủ tướng chỉ là những tên bù nhìn của Nga Tàu. Họ chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm nhưng bọn họ cũng là tay sai ngoại bang , vâng lệnh Nga, Tàu. Nhưng tư bản và cộng sản khác nhau. Tư bản không tàn sát, không bóc lột dân chúng như cộng sản. Các chư hầu Mỹ như Đài Loan, Đại Hàn phát triển mạnh, có báo chí tư nhân và có nhiều quyền tự do hơn cộng sản.



Khởi đầu, người của Komintern đã lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, và từ đó hệ thống Komintern thống trị thế giới, nghĩa là cộng sản các quốc gia chỉ là chư hầu của Liên Xô và Trung Quốc. Trong khoảng cuối thập niên 75, Trung Cộng ép buộc Việt Cộng phải theo các chính sách của Trung Cộng. Lê Duẩn ngả theo Liên Xô, chống lại Trung Quốc và đem binh xâm chiếm Kampuchia. Vì vậy chiến tranh biên giới hai nước đã xảy ra âm thầm, cho đến năm 1979 mới công khai. Mục tiêu của Trung Quốc có lẽ là "dạy cho Việt Nam một bài học" chứ Đặng Tiểu Bình chưa tỏ ý thôn tính Việt Nam, cho nên sau cuộc đánh phá mấy tinh biên giới, Trung Cộng rút quân. Việt Nam la ầm lên là đại thắng, đã đánh bại bốn kẻ thù lớn nhất thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Song sau khi Liên Xô, tan rã, Việt Cộng lại quay sang xin làm tôi tớ cho Trung Cộng cho nên họ bị Trung Cộng căm thù, khinh bỉ và đối xử tàn nhẫn.


Từ đó, Việt Cộng răm rắp tuân lệnh Trung Cộng trong việc phản quốc hại dân, bán đất, bán nước cho Trung Cộng vì họ ngây thơ và ngu xuẫn tin rằng Trung Cộng sẽ bảo vệ cho họ an toàn cai trị Việt Nam, nhân dân không nổi loạn và ngoại quốc không can thiệp. Họ không ngờ họ tự đút đầu vào miệng cọp. Nhưng dẫu sao, họ cũng như Hồ Chí Minh đã rơi vào kế hoạch thâm hiểm của Trung Quốc để từng bước một dâng hiến Việt Nam cho quan thầy!

Từ 1979 cho đến 1988 đã xảy ra nhiều cuộc chiến ngoài biển và biên giới với Trung Quốc nhưng Việt cộng che giấu.Kết cuộc quân Việt cộng đã đại bại. Từ đó, Việt cộng càng sợ hãi Trung Quốc. Cuộc chiếm đoạt này cũng là do Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm, và sau này là Lê Đức Anh. .. đã ký mật ước bán nước.(1)


Trước khi mất, Trần Hưng Đạo đã trối trăng:

Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dùng đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới có thể dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)


Nay thế trận đã rõ.Ngày xưa, ông Hồ kính cẩn lạy tạ cho nên Trung Cộng còn có chút che dấu nanh vuốt. Cũng có thể ông Hồ là một người Tàu đã được cải trang sau 1932. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng bộc lộ tâm lý và hành động thực dân đế quốc.Theo lời kể của ông Ngô Vĩnh Bình, Trần Huy Liệu với tư cách Phó chủ tịch Hội Hoa Việt Hữu Nghị sang chầu Trung Quốc , đã được ngoại trưởng Trần Nghị đã hỏi một câu thiếu ngoại giao và thiếu văn hóa:
“Các đồng chí có sợ chúng tôi không?
Trần Huy Liệu đã đáp: “Các đồng chí cứ nhìn lại lịch sử thì rõ!
http://www.vannghequandoi.com.vn/-nhanvt-vn-skin/1--nhanvt-vn-skin/4453-trn-huy-liu-la-chng-nhan-la-cau-hi-ca-th-k-hai-mi.html

Trần Huy Liệu cũng như Đặng Thái Mai tính tình cứng cỏi cho nên cả hai ông không được làm quan to được trong chế độ cộng sản.

Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, khi đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh từng bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến Việt – Trung cách nay ba thập niên đã thốt những lời vô cùng lễ độ của một tên đầy tớ rất trung thành:

Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã đau xót, ngậm ngùi trả lời đài Á Châu Tự Do như sau

Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: "Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó".

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Armed-forces-of-China-massacred-9-Vietnam-fishermens-in-Jan-2005-TrVan-01182010154742.html?searchterm=None

Nhưng than ôi, Trung Quốc bấy giờ không lừa đảo nữa mà cướp bóc, xâm lược trắng trợn kể từ khi Lê Duẩn cậy thế Nga chống lại Trung Quốc.

Họ đã có những chiến thuật, chiến luợc như sau:
1. Giai đoạn đầu: 1945-1975:
giả nhân nghĩa, lường gạt ,cho vay, cho mượn để tính giá cắt cổ. Công sản Việt Nam cần chiến thắng nên đã sẵn sàng nhắm mắt cầm bút ký các hiệp ước bất bình đẳng. với Trung Quốc.

2. Từ 1975 đến nay:Trung cộng áp dụng chính sách cứng và mềm:
+dùng quân sự đánh chiếm biển động và biên giới.
+dùng biện pháp mềm, bắt bọn đầu gấu ký kết văn tự bán nước dưới danh nghĩa kinh doanh, khai thác, mà cho Trung Cộng thuê đất, phá rừng, ký các hợp đồng kinh tế.

Nói tóm lại, Trung Quốc dùng cả hai chiến thuật quân sự vũ bão và kế tàm thực trong khi bọn cộng sản tham nhũng bất tài, hết ký kết hiệp định này đến hiệp ước, bán đứt cả giang sơn tổ quốc Việt Nam.

Ngày 6 tháng 1,trước 12 ngày kỷ niệm 60 năm hợp tác Việt Trung (18/1/1950 - 18/1/2010), đặc sứ Tôn Quốc Tường đã họp báo tại Hà Nội để nói rõ cho nhân dân Việt Nam và đảng Cộng sản nghe những khuyến cáo của ông. Các đài ngoại quốc và báo chí trong nước đã đưa tin về việc này.
Về phía Cộng sản Việt Nam, Tôn Quốc Tường khuyên nên: tạm gác lại “tranh chấp” biển Đông, chờ điều kiện chín mùi rồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước. Họ Tôn cho rằng hai phía đã giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Việt; còn việc giải quyết vấn đề biên giới trên biển thì nên gác lại khi điều kiện thuận tiện.

Về phía dân tộc Việt Nam, Tôn Quốc Tường cho là:hợp tác sẽ phát triển , nếu đấu tranh sẽ thất bại. Tuy họ Tôn nói ngắn gọn, nhưng qua lời phát biểu này, rõ ràng là Tôn Quốc Tường đã nói lên quan điểm của Bắc Kinh và của cả lãnh đạo Hà Nội rằng họ sẽ trấn áp và tiêu diệt mọi nỗ lực đấu tranh chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh trên biển Đông mà họ gọi là biển Nam Hải.
Đặc sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đã nói bóng bảy cho Việt Nam là Việt Nam phải đầu hàng"hàng thì sống, chống thì chết". và họ hăm dọa khi nào điều kiện chín muồi nghĩa là khi Trung Quốc xuất quân đánh Mỹ chính là ngày tàn của Việt Nam dù là Việt Nam cộng sản.

Đài VOA tường thuật như sau:

Những phát biểu của ông Tôn Quốc Tường đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Một số thính giả VOA đã gởi e-mail bày tỏ bất bình về điều mà họ gọi là thái độ trịch thượng của Trung Quốc và những hành vi xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Một tờ báo trên mạng có nhiều người đọc ở Việt Nam là TuanVietNam.net, do nhà nước kiểm soát, đã cho đăng một bài viết của một độc giả, tên Khương Duy, nói rằng “Nếu gác lại sự tranh chấp bằng vũ lực, quân sự, gác lại sự va chạm không đáng có giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân Việt Nam thì thật đáng hoan nghênh. Song nếu gác lại những biện pháp giải quyết bằng con đường đàm phán song phương và đa phương, bằng những luận giải pháp lý khoa học và lịch sử về chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên biển Đông thì có nên không?”

Ông Khương Duy cũng mạnh mẽ đả kích lời khuyên của ông Tôn Quốc Tường là báo chí Việt Nam nên “vì đại cục” mà tránh đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá. Một trang blog ở Việt Nam, không do nhà nước kiểm soát, là trang anhbasam.com, hôm thứ năm vừa qua cũng cho đăng một bài viết của ông Hồng Lê Thọ, chỉ trích bài học mà Đại sứ Tôn Quốc Tường nói tới trong cuộc họp báo. Bài viết nhan đềThông điệp mở đầu năm hữu nghị Việt-Trung: Những gáo nước lạnh ngổ ngáo!” có đoạn: “Đại sứ Tôn Quốc Tường nói một cách hùng hồn rằng ‘kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại – một lời khuyên của người đồng chí với 16 chữ vàng của Chủ tịch Giang Trạch Dân hồi đó đã gửi gắm hay đây là một thái độ trịch thượng, hàm ý Việt Nam không nên đấu tranh chống lại Trung Quốc trong những vấn đề song phương, trong đó có vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? ‘Thất bại’ ở đây có nghĩa gì? Lại là ‘một bài học’ như Trung Quốc đã xua quân sang ‘trừng phạt’ nước ta vào năm 1979?”
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/focus/a-19-2010-01-11-voa13-82749212.html

Trong Bauxite Việt Nam, nhà văn Hoàng Lại Giang phát biều như sau:

Hoàng Sa, Trường Sa Trung Quốc chiếm. Điều đó thuộc quá khứ, thuộc lịch sử. Khi nào điều kiện chín muồi thì hãy bàn thảo. Bản thảo khi điều kiện chưa chín muồi chỉ có thất bại thôi. Ông không nói đòi mà ông nói đấu tranh. Ông không nói thua mà ông nói thất bại. Như bao nhiêu cuộc đòi đất, đòi nước khác. Kẻ mạnh bao giờ cũng dẫm lên xác của kẻ yếu mà đi tới!!

http://boxitvn.wordpress.com/2010/03/01/doi-loi-goi-hai-ong-dai-su-trung-quoc-tai-viet-nam-ton-quoc-tuong-va-duong-cong-to/

Ông Lý Thái Hùng viết:


Qua những phát biểu của họ Tôn nói trên, lòng tự trọng và lòng yêu nước của người dân Việt Nam sẽ không thể nào im lặng trước sự thách đố của Bắc Kinh. Khi dùng đến nhóm từ “Đấu tranh sẽ thất bại” cho thấy là Bắc Kinh đã thấy rõ sức đề kháng mạnh mẽ và liên tục của người dân Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Đặc biệt là từ khi có những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ vào cuối năm 2007 nhằm chống lại Bắc Kinh cho lập huyện Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam để quản trị hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Ngoài ra, những cơ quan truyền thông của Cộng sản Việt Nam loan tải rộng rãi lời thách đố của họ Tôn sau cuộc họp báo, chứng tỏ là Hà Nội cũng đã đồng tình và muốn nhờ lời của họ Tôn để răn đe những ai đặt vấn đề xâm chiếm biển Đông của Bắc Kinh đối với lãnh đạo Hà Nội kể từ nay.

Đây là một sự nhục nhã của dân tộc Việt Nam có giòng máu bất khuất, oai hùng. Đây là dấu hiệu cho thấy là sau khi mất đất biên giới, mất vùng biển Vịnh Bắc Việt, việc mất biển Đông chỉ còn là thời gian nếu chúng ta không hành động kịp thời.
www.facebook.com/topic.php?uid=103201056366&topic=12584 -

Tháng sau, khi về Trung Quốc, Tôn Quốc Tường lại gửi một bức thư cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam. Đài RFA đã phỏng vấn Hoàng Lại Giang về câu nói của ông: “Nhẫn hơn nữa là mất nước. Điều ấy với nhân dân Việt Nam là không thể được”...

Trả lời đài RFA, Hoàng Lại Giang phê bình thái độ và lời lẽ của ông đại sứ như sau:
Là một nhà văn Việt Nam ở tuổi ngoài thất thập mà tôi vẫn thấy đại sứ này đóng vai trò như một sư huynh đang cho kẹo những trẻ em ở Việt Nam. Những viên kẹo rất ngọt.

Ông cũng phê phán hành động của Trung Quốc:
Sự thật thì chúng ta đã mất Hoàng Sa và một phần của Trường Sa. Chính Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm lấy hai quần đảo này và chính Trung Quốc chứ không phải ai khác phải xin lỗi nhân dân Việt Nam và trả lại chủ quyền hai quần đảo này cho nhân dân chúng ta, chứ không phải tiếp tục dùng vũ lực, tàn bạo đối với ngay cả những dân chài Việt Nam gặp nạn bão.Cách hành xử như vậy thì còn ai tin ở những câu khẩu hiệu không có nội dung như “hai nước sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” nữa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cannot-see-history-from-the-same-direction-tvan-02272010070316.html

II.TAI HỌA CỦA VIỆC CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

1.Kinh tế:

(1).Trong khi nhân dân Việt Nam đói khổ, thất nghiệp, trai gái phải đi làm nộ lệ xứ người , bị lường gạt và đối xử vô nhân đạo, việc xâm lược của Trung Cộng làm cho dân ta khổ hơn. Bọn Trung Cộng đưa nhân công sang Việt Nam, cướp hết công việc của nhân dân Việt Nam.
(2). Hàng hóa của chúng tràn ngập và bán rẻ,khiến hàng hóa Việt nam mất ngay thị trường trong nước.
(3). Các đập thủy điện đầu nguồn tại Trung Quốc đã làm kiệt quệ kinh tế Việt Miên, Lào. Ngư dân, nông dân Việt Miên Lào sẽ càng ngày càng đói khổ.Ngoài ra, ngư dân Việt Nam không được đánh cá trên biển Việt Nam. Ôi những ngư dân Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi một thời cuồng nhiệt theo cộng sản nay chính họ là nạn nhân của những anh em đồng chí với Hồ Chí Minh!

2. Môi trường:

Việc khai thác Bau xit, phá rừng để bọn cộng sản Việt Nam làm giàu trong khi bọn Trung Quốc tàn phá quê hương, gây ra nạn lụt lội và ô nhiễm môi trường.Chưa kể việc Trung Quốc xây thủy điện đã giết chết sông Hồng, sông Đà và Cửu Long giang, đồng thời tiêu diệt đồng bằng Bắc Việt và đồng bằng Nam Kỳ.

3. Về quân sự:

Việc cộng sản Việt Nam cho Trung Quốc khai thác rừng chính là việc bán nước, đem đất nước của cha ông bán rẻ cho quân thù, một quân thù dã man tàn bạo mà ông Hồ và đảng cộng sản đã mang tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giầy mả tổ. Thế là từ nay, Trung cộng hiên ngang lập hãng xưởng, căn cứ quân sự trên đất nước ta. Họ từ Mông Cáy, Lạng Sơn, Hải Phòng . . . nhiều đường tấn công Hà Nội. Cũng có thể họ không cần cất quân, hàng ngàn , hàng vạn pháo từ núi rừng gần đó có thể phóng vào Hà Nội, biến thủ đô của Việt Cộng thành đống tro tàn. Họ sẽ mở con đường từ Trung Quốc sang Việt Nam, đến Tây Nguyên, một loại đường xuyên Trường Sơn, một loại đường mòn Hồ Chí Minh mà Việt cộng đã làm để xâm chiếm miền Nam trước đây.

Nối với đường mòn Hồ Chí Minh họ có thể đem quân đến miền Nam Việt Nam, Miên Lào và Thái Lan nếu cần. Các cơ sở khai thác, kinh doanh có thể biến thành pháo đài, và các công nhân sẽ là những chiến binh đã đầy đủ đạn dược lương thực.
Từ đường mòn xuyên Hoa Việt và các căn cứ từ biên giới Hoa Việt này, họ sẽ khống chế Đông Nam Á, mà gần nhất là khống chế các tỉnh miền Trung. Từ Cao Nguyên họ nối liền Hoàng Sa, Trường sa. Thủy và bộ binh đủ ép chết Việt Nam, và cắt Việt Nam ra nhiều khúc. Chính bọn cộng sản Việt nam đã tiếp tay cho Trung Cộng xâm lấn nước ta.

4. Chính trị:

Rõ ràng là một cuộc xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản. Phía Bắc Việt Nam, dân Trung Quốc phá rừng, lập làng xã, xóa biên cưong hai nước, trong năm mươi năm, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang . . . sẽ là huyện lỵ của Trung Quốc và dân cư sẽ là người Hoa chiếm đại đa số.
Tại miền Trung, việc khai thác bauxite và lập các hãng xưởng Trung Quốc tương lai sẽ đưa đến việc mở rộng chế độ thực dân trên đât nước ta theo kiểu tằm ăn dâu.Trong một trăm năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quận lị Trung Quốc.

Nay Trung Cộng đã đặt xong những buớc cơ bản cho chương trình xâm lược theo kiểu tằm ăn dâu. Nếu họ động binh đánh chiếm thế giới, việc đầu tiên là chiếm công khai Việt Nam bằng quân sự để làm tiền đồn bảo vệ chính quốc, và làm bàn đạp xâm lăng các nước khác. Chính đại sứ đặc nhiệm Trung Quốc đã hé lộ hay cố tình hù dọa là sẽ tính sổ luôn một thể, nghĩa là khi họ chiếm Á Châu, Thái Bình Dương, họ sẽ thanh toán Việt Nam cùng một lúc. Cái mộng của Stalin, Mao Trạch Đông là hạ thủ Mỹ để lên cầm quyền cả thế giới! Nay thì Hồ Cẩm Đào sẽ thực hiện cái mộng của Stalin, Mao của đảng Cộng sản, và cái mộng xâm lược của Tần Thủy Hoàng và Hôt Tất Liệt.

Họ có thể dùng quân sự không kiêng sợ gì ai. Họ cũng có thể đưa ra trăm ngàn mưu kế như bọn cộng sản Việt Nam lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để cướp phá nhân dân Miền Nam. Họ có thể làm những việc sau bằng cách dùng một vài tên địa phương lập chính phủ để chống lại cộng sản Việt Nam:
+Chính quyền Fulro ( Pháp hoặc Trung Cộng đã làm).
+Chính phủ Chiêm Thành
+Quân Kampuchia tiến đánh Miền Nam đòi lại Thủy Chân lạp.(Việc này Shanouk đã nói.)

Trung Cộng sẽ đem hàng triệu lính , vũ khí, lương thực giúp các tổ chức này như họ đã làm tại chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ Việt Cộng cũng bị tiêu diệt vì Trung Cộng tin dùng người Trung Cộng hơn Việt Nam. Sau khi bọn Kampuchia, Fulro, Chiêm Thành thắng lợi, thì bọn này lại bán nước cho Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ được lập lại ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Miến Điện v. v..Nói tóm lại, trước sau Việt Nam sẽ bị xóa bản đồ trên thế giới. nếu nhân dân ta không tranh đấu, cứ cúi đầu làm nô lệ cho bọn Việt cộng và Trung Cộng.

III.TÌNH HÌNH MỸ HOA

Sau tháng tư 2010, Hồ Cẩm Đào đi Mỹ về thì tình hình mới rõ rệt. Nhưng nay thì Trung Cộng đã sẵn sàng. Trung Cộng đã ra lệnh tổng động viên. Và bao năm nay, họ đã tich thảo đồn lương, luyện tập binh sĩ và chế tạo vũ khí. Họ làm thế để hù dọa Mỹ hay chuẩn bị đánh thực nếu hòa đàm bất thành? Đây là cơ hội tốt nhất cho Tàu đánh Mỹ vì lúc này là lúc Mỹ yếu nhất:

Trung Cộng cho rằng Mỹ không dám chống Trung Cộng vì:
+Kinh tế và quân sự Trung Cộng mạnh hơn trước nhiều.
+Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế, không dám can thiệp việc châu Á và thế giới
+Mỹ không giải quyết được chiến tranh Afganistan và Iraq nên không dám đánh Trung Cộng, Nếu đánh thì Mỹ thua vì tứ diện thụ địch.
+Mỹ mạnh nhưng rất yếu vì phe phản chiến thường dễ dàng khuynh đảo chính quyền nếu chính quyền gặp khó khăn về chính trị kinh tế và quân sự.
+Cuộc bầu cử sẽ làm cho phe chủ chiến thua phiếu, rồi lại phải hứa hẹn rút quân. . .
+Mỹ có vũ khí tối tân nhưng không giải quyết được du kích chiến. Mỹ có thể chiếm được Trung Quốc nhưng không giữ được Trung Quốc.

IV. TÌNH HÌNH VIÊT NAM

Một số những tên tai to mặt lớn trong đảng là tay sai Trung Quốc, chúng cũng cũng như Hô Chi Minh, Trương Chính, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. . . đã bán mình cho Trung Quốc.Hơn nữa, nay chúng có tài sản lớn, chúng chỉ cần yên thân để an hưởng tuổi già, không muốn chiến đấu nữa mặc cho nước mất, dân khổ, chúng không cần, dù chúng là tướng tá. Càng địa vị cao chúng càng hèn hạ. Ngày xưa chúng đánh Mỹ là có Nga Tàu hà hơi tiếp sức, nay chúng nhờ vào đâu mà chiến đấu? ..
Giả sử trong đảngcộng sản có phe yêu nước muốn chống lại Trung Quốc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn dù ngày nay, cộng sản Việt Nam mua vũ khi Nga.

Việc mua vũ khí này chưa đạt tiêu chuẩn cần và đủ vì những lý do sau:

+Mấy chiếc máy bay, mấy tàu thủy mua của Nga thì cũng chỉ làm giàu cho Nga, không thể chiến đấu với lực lượng đông đảo của Trung Quốc. Trung Quốc xưa kia dùng biển người nay họ sẽ dùng rừng pháo, hỏa tiễn các loại để chống lại Việt Cộng với tỷ số mười hoặc ba mươi chọi một.
+Trong hàng ngũ cộng sản có nhiều tai mắt của Trung Quốc, mọi bí mật quân sự sẽ bị tiết lộ.
+Nhân dân Việt Nam căm thù cộng sản vì cộng sản đàn áp, cướp bóc nhân dân. Muốn nhân dân đoàn kết phải có một chính phủ phi cộng sản vì nước vì dân. Một chính phủ dân chủ và đoàn kết toàn dân thì mới được nhân dân trong và ngoài nước, và các nước tự do ủng hộ trong chính nghĩa bảo vệ độc lập và xây dựng dân chủ, tự do.
+Nga là một nước xa, họ đã không giữ lời cam kết cho nên bọn Lê Duẩn bị hớ mà phải đâu hàng Trung Quốc. Nga đang suy sụp, Nga chỉ có cách bán vũ khí mà sinh sống, Nga không dại gì nhảy vào đánh nhau với Trung Quốc chỉ vì một nước Việt Nam nhỏ bé.

Dù Trung Quốc nhường Mỹ nhưng chắc chắn là Trung Quốc đã chiếm và sẽ chiếm Việt nam bằng cách nắm cổ mấy tên lãnh đạo phản quốc. Đó là cách cai trị gián tiếp, là cách mượn tay Việt Nam giết Việt Nam.Viêc cấm sinh viên biểu tình, bắt bớ giam cầm các nhà tranh đấu dân chủ chính là thực hiện chính sách dùng người Việt cai trị, tàn sát dân Việt của bọn Trung Quốc xâm lược .

Đảng Cộng sản từ Hồ Chí Minh cho đến nay càng ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước, phản dân. Mong nhân dân ta phải hiểu rõ mà tự tranh đấu cho mình và tương lai con cháu.

____


(1). In the Paracel Islands battle, the South Vietnam fleet sank two Chinese ships and caused damage to two others, whereas on the South Vietnam side, one Patrol craft escort was sunk, 40 soldiers were captured. In 1988, when China invaded the Spratly Islands, Hanoi forces let China sink 3 ships, kill 72 soldiers and capture 9 others.
The reasons for those invasions have been known far earlier. It is part of the "Survival Space" Program, because China has foreseen the two main national resources in Manchuria and Sinkang will soon be dry up. To carry out the program, China started the easiest steps. It began with what the VCP had promised China earlier. It was a secret agreement between the communist governments of Vietnam and China.
According to Reuter, on 12-30-1993, the VCP denied the secret agreement with China. However, they could not prove that such agreement has not existed. Le-Duc-Anh visited China and the Chinese told him to wait 50 more years to discuss about the dispute. Might China look at Le-Duc-Anh as an ungrateful and disloyal person, who forgets the earlier promise?
According to the China Foreign Ministry, their sovereignty on those two Paracel and Spratly Islands is indisputable (Beijing Review, Feb 18, 1980), because Hanoi had already settled the matter with China. China also provides evidence to support their claim:
- In June 1956, two years after Ho-Chi-Minh formed his new North Vietnam government, Ung-Van-Khiem, Deputy Foreign Minister of North Vietnam government told Li-Zhimin, Charge d'affaires of the China Embassy in Hanoi that: "According to Vietnam document, Xisha (Hoang-Sa or Paracel Islands), and Nansha (Truong-Sa or Spratly Islands) are Chinese historical lands." [sic]

http://www.hqvnch.net/default.asp?id=236&lstid=135


Friday, March 26, 2010

MAO TRẠCH ĐÔNG 14

XIV
MAO với Việt nam
Bùi Tín thuật theo Jung Chang & Jon Halliday
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

"... Hãy tìm cho ra sự thật. Hãy cùng nói lớn lên sự thật. Sự thật và nhân dân quý hơn tất cả, đáng trọng hơn tất cả ..."

1-.Mao là một nhân vật không xa lạ gì với người Việt nam chúng ta. Đảng viên đảng cộng sản, cán bộ nhà nước, học sinh, sinh viên, già trẻ lớn bé đều nhiều lần nghe nói về ''Chủ tịch Mao Trạch Động'', ''đồng chí Mao Trạch Đông'', ''lãnh tụ Mao Trạch Đông'', ''cụ Mao'',''bác Mao'', ''ông Mao'', hay cả '' Mao Chủ Xí '', '' Mao xếnh xáng '', ''Mao Xế Tủng ''...với những mức độ tình cảm khác nhau.

Có thời Mao có mặt đậm nét ở nước ta. Hầu như nhà nào cũng có ảnh Mao. Ở cơ quan, ảnh lớn của Mao cạnh ảnh lớn của Staline là bắt buộc. Sách của Mao chiếm vị trí hàng cao nhất trong mọi thư viện và tủ sách. Mâu thuẫn luận, Thực tiễn luận, Trì cữu chiến, Bàn về chủ nghĩa Dân chủ mới... của Mao được coi là sách kinh điển. Rồi Mao Trạch Đông tuyển tập', Sách bìa đỏ cầm tay (Mao tuyển), huy hiệu Mao đỏ chót, nhỏ hay có khi to bằng miệng bát, có mặt khắp nơi.

Mao tuyển

Biết bao bài thơ ca ngợi Mao, từ Tố Hữu đến Hoàng Trung Thông, Bảo Định Giang, rồi Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư ... Mao là mặt trời, là cứu tinh, là ngôi sao sáng nhất, là cây đại thụ, là ngọn hải đăng, là người Ông hiền từ, là người Bác nhân ái, là vị lãnh tụ anh minh. Đoàn nhà văn Việt nam thăm Hồ Nam, đoàn Văn công quân đội sang Bắc Kinh quay phim Xô viết Nghệ Tĩnh được gặp Mao, những bài báo, luận văn kể lại được nhìn thấy Mao, được cầm tay Mao, được tận tai nghe được lời Mao nói, được nhận một điếu thuốc từ tay Mao là những nỗi niềm hạnh phúc quý báu nhớ đời.

2-. Trong các cuộc chỉnh huấn, kiểm thảo, trong cải cách ruộng đất, các lớp học trường đảng Nguyễn Ái Quốc, lời Mao dạy về đấu tranh giai cấp, về chính quyền từ họng súng, sùng bái đấu tranh vũ trang, đề cao bần cố nông, sỉ vả trí thức tư sản không bằng cục phân... được coi là những chân lý tuyệt đối và vĩnh cửu.

Tại Đại hội đảng lần thứ II ở Việt Bắc tháng 2- 1951, ông Hồ Chí Minh từng chỉ tay lên ảnh Staline và ảnh Mao treo cao trên hội trường và nói: ''hai vị lãnh tụ này của chúng ta không bao giờ phạm sai lầm, Bác có thể bảo đảm chắc chắn như thế''. Đến Đại hội đảng cộng sảnlần thứ III tháng 9-1960 ở Hànội, tư tưởng Mao Trạch Đông được ghi vào Điều lệ của đảng làm ''nền tảng lý luận và tư tưởng''.

3-. Trong Đại nhảy vọt của Trung quốc, ông Hồ Chí Minh là người hưởng ứng đầu tiên; ông đọc hàng ngày các báo Trung quốc, sưu tầm những tin ''hay nhất'', có nghĩa là ly kỳ - người thường khó tin nhất -, gửi ngay sang báo Nhân Dân để đăng. Như tin về nông dân xây lò cao trong sân nhà. Như bài Mao viết dạy rằng năng suất lúa có thể tăng gấp 3 lần không khó khăn, chỉ cần giống tốt, đủ nước, đủ phân, từ nay trồng lúa năng suất cao sẽ nhàn hạ như trồng hoa, làm vườn, diện tích có giảm một nửa vẫn thừa ăn. Một thời gian ngắn cuốn sách Kinh nghiệm Đại nhảy vọt của Trung quốc của tác giả Trần Lực (một bút danh ông Hồ) ra với số bản in cao nhất, trong đó nói về đủ thứ về sau bị coi là hoang đường, như thảm lúa năng suất gấp 5 lần bình thường, từng đoàn văn công nhảy trên thảm lúa mà cây lúa vẫn đứng thẳng, như diệt chim sẻ bằng chiêng trống. ''Chí Minh'' có nghĩa là cực sáng mà có lúc cũng mụ mị tin vào những chuyện nhảm nhí đến vậy thì con cháu có mụ mị lầm lẫn cũng là dễ hiểu.

Ông Hồ và Mao xếnh xáng tại Bắc Kinh (12/1957)

4-. Đọc cuốn sách của Jung và Jon về Mao, độc giả Việt nam dễ dàng đối chiếu và liên tưởng đến Việt nam, đến đảng Cộng sản Việt nam, đến những người lãnh đạo ở Việt nam vì 2 đảng đều chung một lò Đệ tam quốc tế Cộng sản mà ra, cùng coi Moscow là đất thánh của mình, cùng suy tôn Staline là lãnh tụ đàn anh, lại cùng chung nền văn hóa khổng giáo kiểu Nho gia, chung nền tảng kinh tế tiểu nông... Gần đây, trong năm 2007 này, 4 vị tứ trụ triều đình cộng sản Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, cũng như các vị cầm đầu các đại ban của trung ương đảng như Hồ Đức Việt (ban tổ chức trung ương ), Tô Huy Rứa (ban tuyên giáo) đều sang tận thủ đô đỏ Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm đàn anh, và nhắc đi nhắc lại sẽ luôn theo gót chân những kẻ đang kế thừa Mao, đổi mới chứ không đổi màu...

5-. Hai đảng cộng sản Trung quốc và Việt nam sao mà giống nhau đến thế! Ví dụ khi Mao kể cho nhà văn và nhà báo Edgar Snow về cuộc chiến đấu rực lửa của Hồng quân qua cầu Đại Độ rằng 6 hàng xích sắt lớn nối 2 đầu cầu bị nung đỏ, phía trước là các ụ súng máy không ngừng nhả đạn, mà 22 Hồng quân vẫn bò qua mở đường, thì người cả tin nhất cũng phải thấy có cái gì không ổn, không hợp lý, không thể có thật, không thể ''nuốt trôi được''. Quả nhiên đây là chuyện Mao bịa ra, dựng đứng lên để thần tượng hóa quân lính mình. Ta có thể liên tưởng đến chuyện ở Việt nam ta, về em Lê Văn Tám ở cầu Thị Nghè Sài gòn năm 1946 đã tẩm xăng vào người thành đuốc sống để chạy thẳng vào kho đạn ở phía trong doanh trại địch cách hàng trăm thước làm kho đạn nổ tung. Câu chuyện được truyền tụng suốt nửa thế kỷ, thành kịch, tranh, thành ''vườn hoa Lê Văn Tám'', ''giải thưởng Lê Văn Tám'', để rồi cuối đời tác giả của nó phải lên tiếng cải chính là chuyện bịa 100%. Triệu triệu con người đã mụ mị, kể cho nhau chuyện phi lý: làm sao bật lửa tẩm xăng vào người thành đuốc sống mà còn có thể bước nổi đến một bước ngắn, chưa nói đến chạy hàng trăm mét!

Cũng như mới đây chuyện nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm chiến đấu một mình một súng, đọ sức một buổi với 120 lính Mỹ cường tráng, bị bắn vỡ trán còn hô 2 lần Bác Hồ muôn năm! Thật ra trong hồi ký của cô không hề có chuyện cô cầm súng, không hề có chuyện cô được huấn luyện để chiến đấu; mấy trang cuối cô chỉ tả nỗi lo sợ, làm sao bảo vệ mấy thương binh nặng trong khi cô mệt rũ đói lả, bộ đội địa phương huyện Đức Phổ bỏ chạy hết. Cứ theo như cuốn hồi ký thì Trâm đã nêu cao gương hy sinh tận tuỵ, đã là đáng quý rồi. Việc tô vẽ thêm nghe theo lời kể vu vơ của một anh lính Mỹ vớ vẩn nào đó để thêm một chiến công ''dỏm'', vẽ rắn thêm chân dài, để rồi phong Anh hùng, thì thật là quá lố! Làm hại cả một tấm gương quý, làm gia đình cô khó xử, cũng làm hại uy tín Bộ quốc phòng, nhẹ dạ khờ khạo đến vậy.



đấu tố kiểu TQ


đấu tố tại VN

6-.Để có những quyết định cá nhân ngông cuồng, và bắt buộc toàn đảng phải chấp nhận những ''sáng kiến'' tối tăm của mình, Mao trì hoãn các cuộc đại hội đảng theo quy định trong Điều lệ đảng là cứ 5 năm phải họp đại hội đảng một lần; lẽ ra sau Đại hội VIII họp tháng 9-1956, thì Đại hội IX phải họp vào khoảng tháng 9-1961, Mao trì hoãn cho đến tháng 8-1969 mới triệu tập đại hội IX, nghĩa là chậm đến 9 năm. Chính trong khoảng cách 13 năm ấy, Mao tự mình đề ra những chính sách ngông cuồng ''Đại nhảy vọt'' và “Cách mạng văn hóa'' đưa đất nước vào tình trạng bi thảm.

Ở Việt nam cũng vậy. từ Đại hội đảng I (tháng 3 -1935) ở Ma Cao (Trung quốc), đến tháng 2-1951 mới họp Đại hội II ở Việt Bắc, nghĩa là cách đến 16 năm, sau đó đến tháng 9-1960 mới họp Đại hội III, cách 9 năm, rồi lại đến năm 1976 mới họp Đại hội IV, nghĩa là cách đến 16 năm. Hoàn cảnh chiến tranh không phải là lý do chính đáng, vì chiến tranh vẫn có thể và lại càng cần họp đại hội một cách thiết thực để có những quyết định sắc bén, xác thực, tập trung trí tuệ của tập thể, tránh độc đoán, chủ quan, tùy tiện. Ở Việt nam, nếu như những vấn đề cực lớn như Cải cách ruộng đất (với đặc điểm chiếm hữu ruộng đất và phân chia giai cấp rất khác biệt ở nông thôn nước ta), cải tạo công thương nghiệp (cũng với những đặc điểm riêng ở Việt Nam ta), chính sách sau kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước (đặc biệt là chính sách với chính quyền và quân đội cũ ở miền Nam) đều không có thảo luận tập thể, một hay vài vị tự cho là thông minh sáng suốt nhất, không ai bằng, còn xung quanh toàn những kẻ xu nịnh tâng bốc lãnh tụ, cúi đầu vâng dạ, làm sao đất nước không lạc hậu, dân không lầm than, để cho bi kịch thuyền nhân bi thảm xảy ra làm chấn động thế giới mà lãnh đạo cho là điều tốt, còn nhân dân bị o ép vẫn dửng dưng vô cảm.

7-.Bên cạnh Mao, những quần thần cương trực khảng khái yêu nước thương dân thì ít, cực hiếm, còn gian thần xiểm nịnh thì quá thừa. Những Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Vương Minh, Chu Đức... đều bị thanh trừng, tra khảo, đầy đoạ thể xác và tinh thần đến chết thảm thương. Còn những gian thần như Lâm Bưu thì xu nịnh, tâng bốc Mao, cứu Mao khỏi nguy cơ trông thấy rồi cũng bị thải loại và bỏ chạy. Cũng như ở Việt nam, những Trần Độ, Nguyễn Hộ, Chu Văn Tấn, Dương Bạch Mai, Trần Xuân Bách, Đặng Kim Giang, những trí thức khá lớn Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo..., những văn nghệ sĩ quý tự do như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao, Hữu Loan, Bùi Minh Quốc, Hà Minh Tuân, Việt Phương... đều bị từ kiểm điểm, tra khảo đến hành hạ, tù đầy, quản thúc, gia đình bị đày đoạ, phân biệt đối xử theo. Rõ ràng ở Việt nam cũng như ở Trung Quốc, những người bị thải loại nhìn chung đều có trí tuệ, tấm lòng với đất nước và đạo đức cao hơn những kẻ cầm quyền. Thiệt hại cho quê hương, đất nước không sao kể xiết.

“những đôi mắt mang hình viên đạn” (Lạng Sơn 1979)

8-. Cho đến thời kỳ ''đổi mới'' hiện nay, ở Trung quốc và Việt Nam vẫn còn những kẻ cơ hội sùng bái Mao và chế độ độc đảng, dị ứng với những giá trị của thời đại. Họ đàn áp những chiến sĩ dân chủ, bỏ tù những chiến sĩ dũng cảm dám đứng dậy đòi tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do bầu cử cho nhân dân. Điều rất đáng trách là vẫn còn những kẻ tự nhận là trí thức mà còn mụ mị làm thầy cãi cho chế độ độc đảng tệ hại kiểu Mao. Tiêu biểu gần đây là Phạm Toàn nào đó viết bài trên talawas lập luận rằng chớ nên đòi quyền dân chủ vội, hãy đợi 15, 20 năm nữa. Anh ta lại còn như thích thú lấy mấy cái trung tiện (đánh rắm) hôi hám làm bài học chính trị nhớ đời của mình (!); dân chủ hóa cũng như trung tiện (!), phải chờ cho đến đúng lúc, không sớm quá, không muộn quá. Cái gian xảo của anh trí thức ''dỏm'' này là đưa một hiện tưởng thuộc bản năng hoàn toàn sinh lý áp dụng vào một vấn đề thuộc trí tuệ sáng tạo trong lãnh đạo chính trị. Sự mụ mị đến tận cùng, còn dơ dáy về trí tuệ và nhân cách! Mà hình như anh ta còn là nhà sư phạm ! Anh ta hoàn toàn vô cảm không thấy trì hoãn trả lại tự do, dân chủ, trì hoãn luật pháp chỉ một ngày thì hàng triệu người dân, đồng bào mình, bị khổ cực oan ức ra sao. Một anh trí thức mụ mị coi Mao là thần tượng ắt trí tuệ bệ rạc đến thế.

9-. Điều quan trọng hơn nữa với bạn đọc Việt nam khi nghiền ngẫm về cuốn sách của Jung và Jon là cái mô hình quản lý xã hội mà Staline và Mao đã chọn sau Cách mạng tháng Mười - 1917 ở Nga và sau 1-10-1949 ở Trung quốc, đồng thời ứng dụng mô hình ấy ở Việt Nam và hơn 10 nước ''xã hội chủ nghĩa '' khác ở Đông Âu, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Cuba, cái mô hình ấy liệu vẫn còn sức sống nào, dù có cải tiến chút ít ?

Đặc điểm của cái mô hình ấy là: duy nhất một đảng cộng sản thống trị xã hội không chia sẻ với một đảng phái nào khác; được gọi là độc quyền đảng trị; thực hiện công nghiệp hóa vội vàng gấp gáp, lấy công nghiệp nặng làm trung tâm; hạn chế sở hữu cá nhân, tiêu diệt quyền tư hữu; nghiêm cấm tự do báo chí và thủ tiêu quyền tự do tín ngưỡng; thủ tiêu nền văn hóa truyền thống dân tộc, thực hiện văn hóa vô sản, thực tế là nền văn hóa cổ súy đấu tranh giai cấp tàn bạo, đẫm máu, đầy bạo lực, bất công.

Cả mô hình này đã đổ vỡ, phá sản tận gốc ở Liên Xô; Staline đã bị hạ bệ, bị cả thế giới và dân Liên Xô nhận ra là kẻ sát nhân tàn bạo hơn phát xít Hitler, nay đến lượt Mao đang được dân Trung quốc và thế giới nhận định lại cho thật đúng với thực tế. Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc có thái độ nửa vời, đổi mới chút ít về chính trị và văn hóa, đổi mới nhiều hơn về kinh tế, nhưng vẫn duy trì chế độ độc quyền đảng trị. Trong Đại hội XVII (tháng 10-2007) họ vẫn nhắc đến Marx và Mao là bậc thầy; họ không dám hạ bệ Mao, họ đưa ra luận thuyết: ''Mao có 2 phần đúng, một phần sai'' có nghĩa về cơ bản vẫn là nhân vật lịch sử có nhìêu thành tích và cống hiến.

Công trình của Jung và Jon chính là một công trình khoa học lịch sử đồ sộ, đáng tin cậy, chứng minh Mao là một nhân vật hoàn toàn tiêu cực, là kẻ giết người hàng loạt, là tên đao phủ sô 1 trong lịch sử loài người, là tên dâm loạn, kẻ vô đạo đức, đầy thú tính, chịu trách nhiệm về cái chết của 70 triệu sinh mạng Trung quốc và các nước, trong đó có nhân dân Việt Nam, Triều Tiên, Cambốt, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng ... Cuốn sách đang đi dần, ngấm dần vào nhận thức của nhân dân Trung Hoa, lay động lương tri và trách nhiệm của họ đối với hiện tại và tương lai đất nước. Đây có thể là cuốn sách có sức lay động sâu rộng nhất trong lịch sử hiện đại Trung quốc. Jung và Jon đã làm một việc tốt đẹp và cao quý, lại rất thiết thực.

10-. Cuốn sách cho ta bài học lớn. Hãy tìm cho ra sự thật. Hãy cùng nói lớn lên sự thật. Sự thật và nhân dân quý hơn tất cả, đáng trọng hơn tất cả. Dù là Staline, dù là Mao, dù bất cứ ai khác một thời được nể trọng, được sùng bái cũng phải đặt dưới nhân dân. Nhân dân nuôi sống chúng ta. Nhân dân làm nên lịch sử. Cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cao quý nhất. Kẻ ngự trị trên đầu nhân dân, đẩy dân vào lầm than tủi cực chết chóc lạc hậu không thể là người tốt, đáng kính được. Phải biết hoài nghi một cách khoa học. Tự mình tập độc lập suy nghĩ, tự tìm ra sự thật và chân lý cho mình, cho đồng bào mình. Jung và Jon đã lật nhào thần tượng, không chửi bới, không thóa mạ, không đao to búa lớn. Lời lẽ ôn tồn, đưa ra nhân chứng, bằng chứng, để cho bạn đọc suy nghĩ và kết luận.

11-. Cuốn sách có một số lần nói đến Việt nam, đến Hồ Chí Minh gặp Mao và gặp Staline ở Moscow cuối năm 1949. Tác giả kể rằng cuối đời mình, Mao tỏ ra hài lòng với Chu Ân Lai ngay khi Chu đang bị bệnh ung thư hành hạ, vào cuối năm 1974, Chu vẫn chỉ đạo việc cho quân đánh chiếm đảo Hoàng Sa (Paracels) do quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam đóng giữ, trước khi quần đảo này kịp rơi vào tay các đồng chí của họ ở Bắc Việt Nam.



bia kỉ niệm tại Hoàng Sa
do hải quân VNCH lập trước 1974


bia do hải quân Trung Quốc bịa,
ghi là do Trung Hoa Dân Quốc (!) lập năm 1935

Chỉ một nét ấy thôi là đủ để thấy rõ và sâu tham vọng của Mao, của Chu, của Đặng Tiểu Bình đối với Việt Nam ta. Chưa nói đến chuyện 5 năm sau đó, tháng 2-1979, Đặng xua quân vào 6 tỉnh miền Bắc nước ta giáp giới với Trung quốc tàn phá tan hoang từ nhà ở của dân, phá từ giường tủ, nồi niêu, bát đĩa cho đến nhà máy, trường học, bệnh xá, cầu cống, đường sắt... đến hàng vạn xác chết đồng bào và chiến sĩ ta. Vậy mà đảng vẫn không cho nhắc đến những ngày ''kỷ niệm đen tối'' hằng năm này, không cho đặt vòng hoa trước các mộ liệt sĩ, sợ làm phật lòng các đồng chí Trung quốc đàn anh.

Jung và Jon gợi ý cho người Việt ta một suy nghĩ sâu xa: ta được hưởng lợi gì khi suy tôn Mao làm lãnh tụ chính trị và tinh thần, khi lấy tư tưởng Mao làm nền tảng, để đến bây giờ vẫn tôn những người kế thừa Mao là đồng chí, là anh em, là nguồn kinh nghiệm quý?

Cuốn sách của Jung và Jon nhắn nhủ người Việt chúng ta rằng: người Trung quốc chúng tôi đã nhận ra bộ mặt thật của Mao rồi đó, dù cho những người cầm quyền ở Bắc Kinh vẫn còn giả đui giả mù. Mao thực sự chịu trách nhiệm về cái chết của 70 triệu sinh linh, trong đó có hàng triệu đồng bào Việt nam của các bạn rồi đó. Các bạn có nên tiếp tục theo tư tưởng của Mao, mô hình quản lý xã hội của Mao, vừa gia giảm lại vừa giữ gìn học thuyết Mao, phi Mao hóa một cách nửa vời, vừa nói dân chủ vừa giữ độc quyền một đảng, vừa nói dân chủ vừa cấm tư nhân làm báo, ông Nguyễn Minh Triết nói y hệt như Hồ Cẩm Đào, ông Nguyễn Tấn Dũng nói y hệt như Ôn Gia Bảo, có nên như vậy mãi chăng?

Cuốn sách này, các đảng viên cộng sản Việt nam cần đọc, trí thức Việt nam cần đọc, tuổi trẻ Việt nam cần đọc. Những người lãnh đạo, cầm quyền cần đọc. Để rồi tìm cho ra sinh lộ cho nước ta, cho dân ta.

Giữa lúc một số trí thức văn nghệ sĩ có tâm huyết đề ra tổ chức một cuộc trao đổi về tình hình và lối ra cho dân tộc ta, khởi đầu bởi các bạn Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà, Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, Mai Thái Lĩnh... cuốn sách Những điều chưa biết về Mao ra mắt thật đúng lúc, vì mối quan hệ Việt - Trung luôn có ý nghĩa quyết định đối với quá khứ, hiện tại và tương lai của Việt nam ta. Độc lập, tự chủ, chủ quyền toàn vẹn, quan hệ hợp tác bình đẳng, hội nhập trọn vẹn với thế giới dân chủ văn minh phải chăng là con đường phải theo của nhân dân ta trong quan hệ Việt - Trung. Từ bỏ dứt khoát thái độ sùng bái, phụ thuộc, bất bình đẳng, quỵ lụy, đàn em, để bị lấn lướt hiếp đáp miệt thị, thiệt hại đủ đường và không sao lường hết...

Khi biết và đọc những bài này, từ trong nước một số người còn nặng lòng với ''bác Mao'' sẽ lại vu cáo tôi là theo lập trường phản động, bôi xấu đảng và nhà nước ta, rồi lải nhải là tôi bất mãn, phá hoại. Xin trình cả làng: tôi cất công phỏng dịch và tóm tắt công trình này chỉ vì lòng ngay dạ thẳng, vì thương dân mình chưa có tự do, yêu đồng bào mình chưa hoàn toàn giải thoát khỏi nạn độc quyền đảng trị, xót xa với tuổi trẻ mình còn bị mê hoặc, nên quê hương ta vẫn hèn kém so với thiên hạ. Cái nhục lớn này toàn dân ta hãy tỉnh dậy. Cuốn sách này là loại sách thức tỉnh. Cần và quý lắm.

Các bạn hãy tìm đọc toàn bộ cuốn sách đồ sộ, phong phú, biên tập cực kỳ công phu, với tâm huyết tràn đầy này. Không gì thay được nguyên bản. Trong khi chờ đợi, xin hãy vui lòng với bản phỏng dịch và tóm tắt trong 14 bài này, tôi làm gấp trong 3 tháng qua, miệt mài, say mê, ở tuổi 80, không tránh khỏi sơ xuất, xin được miễn thứ.

Một số tên Trung quốc trong sách này, là do anh Phùng Nguyên ở Paris phiên âm giúp ra tiếng Việt, xin cám ơn anh. Xin chân thành cám ơn các bạn.

Paris, tháng 10-2007
Bùi Tín
(lược thuật theo Jung Chang & Jon Halliday)

Tái bút: Các bạn quý mến,
Khi cuốn sách nhỏ này đang in, tôi nhận được email của Jung Chang và Jon Halliday gửi từ London với những lời như sau:

’'Chúng tôi hết sức vui mừng được bạn cho biết cuốn sách của chúng tôi về Mao đã có ích và bạn đã sử dụng cuốn sách cho những bài viết của bạn.

Cuốn sách đã được in rất đẹp bằng chữ Hán ở Hong Kong và phát hành tốt ở Đài loan. Tuy bị cấm trên lục địa, nhưng một số cuốn đã vào trong nước. Một số ấn bản khác được in trộm và phát hành rộng ngay trong nước, chưa kể một số bản khác được lấy xuống từ máy computơ. Từ trong nước, chúng tôi được biết một người lái xe tải đã chở sách này vào tỉnh Tứ Xuyên để bán.

Dù cho chính quyền ngăn cấm, cuốn sách được nhiều nhận xét và bình luận thuận lợi từ người trong nước.

Ở Bắc kinh, một người nước ngoài đã mua được bản tiếng Anh từ trong một hiệu sách...''

Xin chia sẻ niềm vui trên với các bạn.


Trang liên hệ
· Đọc thêm về Mô hình Trung Quốc

Bài được đọc nhiều nhất trong Mô hình Trung Quốc:
Đọc sách: ''Những điều chưa biết về Mao'' [kì 1] (Bùi Tín)


Lựa chọn

Trang in Trang in

Gởi đến cho bạn bè Gởi đến cho bạn bè


"Đăng Nhập" | Log vào/Đăng ký độc giả | 0 Ý kiến

MAO TRẠCH ĐÔNG 13

XIII
Chân dung con người thật của Mao
Bùi Tín thuật theo Jung Chang& Jon Halliday
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

"... Riêng Mao chịu trách nhiệm về 70 triệu mạng sống bị hủy diệt. Có ai trên cuộc đời này, cổ kim đông tây, có ai tham gia giết người nhiều đến vậy, kinh khủng đến vậy?..."

1-. Nhìn chung con người thật của Mao là thế nào? Chân dung tinh thần của nhân vật lịch sử này ra sao?

Jung và Jon để gần 10 năm trời, đi hàng chục vạn dặm, hỏi chuyện hàng nghìn nhân chứng sống, tra khảo hàng mấy nghìn trang tư liệu hiếm, trong hàng chục kho lưu trữ cực quý để vẽ nên chân dung tinh thần của Mao. Có gì quý hơn là những trang ghi tốc ký và ghi âm những buổi đối thoại của Staline, Dimitrov, Khrouchtchev...với các nhân vật Trung Quốc như Vương Minh, Chu Ân Lai, Mao, Lưu Thiếu Kỳ... Có gì thú vị hơn là những mẩu chuyện sống động Jung và Jon thu được từ miệng cô bán đậu phụ bên đầu cầu sông Đại Độ hơn 60 năm trước nay là bà cụ hơn 90 tuổi, hay cuộc trò chuyện với nhân vật Trương Học Lương hay Trương Quốc Đào khi đã trên dưới một trăm tuổi.

2-. Mao Trạch Đông đã có hàng tỉ cuốn Mao Tuyển, hàng tỉ tỉ cuốn sách đủ thứ tiếng, truyện tranh, bài thơ, vở ca kịch, luận văn lịch sử, chính trị viết về mình. Ngoài dân Trung Quốc lại con bao nhiêu đảng phái, nhóm vũ trang Mao-ít ở rừng rậm hay thành phố Á Phi Mỹ la-tinh sùng bái Mao như thần như thánh. Nhân vật vĩ đại, đại cứu tinh, anh hùng dân tộc, siêu nhân, nhà chính trị khổng lồ. Thế mà Jung và Jon cho ta một chân dung khác lạ, một Mao chưa từng biết rõ, từng chân tơ kẽ tóc, như ta thường nói, một Mao như là bằng xương bằng thịt, làm cho tỉ tỉ tài liệu và nhận thức cũ chỉ là cái bóng mờ ảo của Mao, chỉ là tấm ảnh bị loá loà méo mó hoàn toàn giả tạo, không thật. Khối người sẽ giật mình. Ta đã bị lừa. Khối người sảng khoái, vỗ đùi đen đét: à ra thế, sự thật đây rồi. Mà có gì thích hơn, mừng hơn, sướng hơn là tìm ra sự thật, sự thật đúng như có thật, sự thật bướng bỉnh và trần trụi.

Trong cuộc “vạn lý trường chinh”

3-. Sự thật Mao là con người ra sao? Có thể nhìn, ngắm Mao trên nhiều góc độ khác nhau. Mao như là một con người bình thường, với những tình cảm yêu ghét buồn vui. Mao như một nhà lãnh đạo cộng sản, như một lãnh tụ, đòi hỏi tài năng lãnh đạo, đạo đức gương mẫu, quan hệ với đồng chí, đồng bào. Mao như một nhà lý luận với những trước tác và quan điểm, tư tưởng, sáng tạo của mình. Mao trong cuộc sống gia đình riêng, với cha mẹ, vợ con, cháu, anh em họ hàng gần xa của mình.

Vậy thì qua hơn 800 trang sách Những điều chưa biết về Mao, tác giả vẽ nên cho ta thấy một chân dung Mao ra sao? Tất nhiên chỉ trong khuôn khổ cuốn sách này. Không nên thêm thắt tô vẽ thêm điều gì khác.

4-. Về con người. Mao hiền lành hay ác độc? Mao vì người, vì nhân dân, vì giai cấp vô sản cùng cực hay vì ta, vì bản thân mình? Mao luôn có ước vọng và mưu đồ cho Trung Quốc phát triển nhanh, thật nhanh, trở thành một siêu cường rồi thành cường quốc vô địch của thế giới. Nhưng đi sâu vào ý đồ ấy vẫn nổi lên tham vọng cá nhân là động lực chính, quyền lực cá nhân Mao vẫn là mục tiêu chính. Cái ác ngự trị trong con người Mao rật đậm đặc. Trong chiến tranh Triều Tiên, Mao tính đến cái chết của hàng chục vạn binh lính trong bom đạn như một bài tính giữa phiên chợ đầy hàng hoá. Thật đáng sợ.

Mao còn tính đó là dịp đẩy hàng triệu binh lính cũ của Quốc dân đảng vào chỗ chết, mình khỏi mất công thủ tiêu; rồi vấn đề trao đổi tù binh, Mao đòi đối phương trả về không thiếu một binh sĩ từng bị bắt và đầu hàng để Mao trị tội bằng hết. Thật may mà đòi hỏi của Mao không được chấp nhận. Các cuộc khủng bố trắng ở Giang Tây, Hồ Nam, rồi ở Diên An, rồi trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hoá đều được Mao trực tiếp chỉ đạo, từ treo người, xẻo tai, cắt gân chân, cho đến đầu độc Vương Minh, hành hạ vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ, tra tấn Bành Đức Hoài, Hạ Long đều được thực hiện bởi mối thù cá nhân tàn ác nhất. Mao tỏ ra dửng dưng khi số người chết do đói kém lan tràn ở nông thôn những năm 1960, 61 và 62 lên đến gần 30 triệu đồng bào mình, tất cả chỉ vì những chính sách phiêu lưu nhảy vọt, làm lò cao, công xã nhân dân của Mao gây nên.

5-. Mao không ngớt nói đến nhân dân, buộc đảng viên luôn tự phê bình, cán bộ luôn kiểm thảo tìm ra tội lỗi để sửa chữa, dạy đảng viên về tinh thần hy sinh cao độ, vì dân vì tập thể, vì vô sản toàn thế giới, nhưng Mao lại sống một cuộc sống hoàn toàn vì cá nhân mình, cho cá nhân mình, một cuộc sống ích kỷ cao độ, hoàn toàn đạo đức giả. Nói một đằng làm một nẻo đã thành nếp sống của Mao. Mao bảo người khác, dạy người khác làm điều hay, điều phải nhưng bản thân thì không làm, còn làm trái lại. Mao không bao giờ tự phê bình, nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa. Như Đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá sai rành rành rõ ràng nhưng Mao vẫn sĩ diện kéo dài. Trong cuộc trường chinh, Mao chuyên nằm trên võng gần như suốt cả năm. Nơi Mao ở được thiết kế công phu theo sở thích riêng của Mao. Mao chuyên ăn cơm riêng trong phòng riêng của mình, với hàng chục người đứng phục vụ, với những cao lương mỹ vị quý hiếm nhất. Mao sống cuộc sống như một hoàng đế xưa. Xung quanh phải diệt hết chó mèo, ếch nhái, gà qué để không ảnh hưởng giấc ngủ. Đoàn tàu đặc biệt của Mao đến đâu là cấm xe cộ ở quanh hàng buổi. Mao ưa thức đêm, ngủ ngày, buộc cận thần phải theo thời gian biểu của mình. Nửa đêm Mao triệu tập bộ chính trị đến ngồi quanh ghế đệm Mao ngồi hay quanh giường Mao nằm.

Bộ chính trị 1938 hầu hết bị hãm hại vì tính đa nghi của Mao:
(từ trái sang) Mao, Bành Đức Hoài, Vương Gia Tường, Lạc Phủ, Chu Đức, Bác Cổ, Vương Minh,
Khang Sinh, Hạng Anh, Lưu Thiếu Kỳ, Trần Vân, Chu Ân Lai

6-. Đặc tính của Mao là đa nghi, vì biết mình làm nhiều điều bất công, thất đức, quái ác nên luôn sợ bị trả thù ám hại. Do đa nghi nên Mao trừng trị tra khảo oan ức biết bao đồng chí của mình. Vì nghi Hạ Long có âm mưu cùng Liên Xô hãm hại Mao hành hạ tra tấn Hạ Long và hàng trăm người từng quen thân Hạ Long. Mao nhiều lần nghi Đặng Tiểu Bình lật đổ mình nên loại bỏ Đặng khi bắt đầu cách mạng văn hoá, sau còn quản chế và giam lỏng Đặng hai lần nữa, mà thật ra Đặng không có âm mưu lật Mao. Mao còn nghi Liên Xô có ý định kéo quân sang bằng bộ binh, xe tăng, cả ném bom bằng không quân, cho đến cả bom nguyên tử, để bắt dựng hàng hàng ''núi nhân tạo'', nhiều lúc xuống hầm sâu, đi tránh về phía Nam. Càng về già Mao lo sợ bị ám sát, hay giật mình khi nghe tiếng động lạ, thấy người lạ, cho nên quy định ai đến gần phải nói to vừa phải - to quá hay thầm thì đều làm Mao hoảng sợ, phải báo trước, có người dẫn vào.

7-. Đặc tính khác rất sâu đậm ở Mao là giữ thù riêng, thù cá nhân rất dai dẳng. Ta thường gọi là thù dai. Mao quyết trả thù cá nhân đến cùng. Chu Ân Lai phục vụ Mao hết mình, như một kẻ nô lệ, thế mà Mao nhớ mãi chuyện từ những năm 1930 Mao đã bị Chu thi hành kỷ luật vì Mao để quân lính cướp phá dân như thổ phỉ, để hành hạ Chu, không cho Chu mổ, bắt Chu phải chết trước mình và bắt Chu kiểm điểm về một bài báo từ năm 1932. Mao còn thâm thù Vương Minh, Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ và tìm cách hành hạ ba người này cho đến chết với những cực hình rùng rợn nhất mới hả dạ.

8-. Ở Mao cũng nổi lên sự dối trá, dối trá có hệ thống, có nghệ thuật. Tất cả những chuyện Mao kể cho Edgar Snow về cuộc đời hoạt động của mình và về cuộc trường chinh thì phần lớn là thêu dệt và bịa đặt. Trái với điều Mao kể, Hồng quân không hề có chuyện có nhiều chiến công đánh Nhật hơn là quân Quốc dân đảng. Trong cuộc trường chinh việc đánh quân Quốc dân đảng cũng rất ít vì chính Tưởng Giới Thạch gián tiếp quy định hành trình và khu vực dành cho Hồng quân. Trận đánh oai hùng Mao kể diễn ra rực lửa ở cầu Đại Độ là chuyện hoang đường do Mao bịa đặt trăm phần trăm, bị nhân chứng còn sống là bà cụ bán đậu phụ ở quán hàng ngay đầu cầu ngày xưa bác bỏ.

Chiến thắng cầu Đại Độ: sự dối trá vĩ đại

9-. Trong cuộc sống gia đình, Mao tỏ ra rất ít tình cảm. Mao tỏ ra tự thương mình nhất, tự yêu mình nhất.

Bà vợ thứ nhất là ''cô La'' (họ La) cưới khi Mao 15 tuổi cô La gần 20 tuổi, đến khi 22 tuổi thì cô La chết.

Bà vợ thứ hai là Dương Khai Tuệ, sinh năm 1901, con thầy giáo của Mao ở Trường Sa (Hồ Nam), có học, sanh với Mao ba con trai là Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh và Mao Ngạn Long; Ngạn Anh sang Nga học về làm phiên dịch cho Bành Đức Hoài ở Triều Tiên, chết trong một trận ném bom của Mỹ. Ngạn Thanh bị bệnh tâm thần bẩm sinh, sang Nga cùng Ngạn Anh rồi ở lại trong trại tâm thần (mới chết gần đây theo báo Nga, thọ gần 80 tuổi); con út là Ngạn Long chết khi 4 tuổi ở Thượng Hải. Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng bắt ở Trường Sa rồi bi giết ngày 14-11-1930. Năm 1990 ở Trường Sa phát hiện 8 lá thư của Dương Khai Tuệ viết trước khi chết được giấu và bảo quản kỹ gói trong giấy dầu gắn trong tường, lời rất tình cảm, thương nhớ Mao và 3 con, mong Mao từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hung bạo.

Vợ thứ ba của Mao là Hạ Tử Trân, bí danh là Quế Viên, xuất thân gia đình tiểu thương tiểu chủ, lấy Mao năm 1928 khi 18 tuổi, có với Mao 7 con, kể cả 2 lần xẩy thai trên đường hành quân, đến mức có lần Mao bảo vợ mình sinh đẻ như gà. Hạ cùng dự cuộc trường chinh với Mao, đi ngựa, đi bộ, nằm võng, mặc quân phục hồng quân, mũ kết có sao đỏ, cầm súng, có lần bị thương nặng ở vai. Hạ sống với Mao ở Diên An. Khi Mao có tình ý với Giang Thanh là diễn viên ca kịch từ Thượng Hải mới đến Diên An vào năm 1937, Mao liền cho Hạ đi sang Nga để dưỡng bệnh khi Hạ vừa có mang, để lại con gái nhỏ tên là Li Mẫn (Ly Min) sinh năm 1936, còn gọi là '' Kiều - Kiều '' (Chiao Chiao). Ở Moscow năm 1938 Hạ sinh con trai, rất giống Mao, đặt tên là Lyova, được 6 tháng thì chết vì sưng phổi. Năm 1939 Hạ biết Mao lấy vợ khác khi tình cờ xem phim thời sự do Karmen quay từ Diên An gửi về trong đó Giang Thanh được giới thiệu là ''Bà Mao'', Hạ lên cơn tâm thần rồi sức khỏe suy sụp. Năm 1940 Mao cho Chiao Chiao sang Moscow ở với mẹ. Chiao Chiao mừng nhưng bệnh mẹ cô ngày càng nặng, hay đánh mắng con khi lên cơn. Về sau hai mẹ con về Trung Quốc, Mao không gặp Hạ, không cho Hạ đến Bắc Kinh, bà sống cô đơn ốm yếu cho đến chết (1984) khi 74 tuổi. Chiao Chiao có hồi đến Bắc Kinh gặp Mao, Mao muốn cô quan tâm đến chính trị nhưng cô không theo ý muốn ấy, thế là Mao cấm cửa, không cho cô đến gặp nữa.





Dương Khai Tuệ


Hạ Tử Trân


Giang Thanh

Vợ thứ tư là Giang Thanh, trên đã nói về con người này. Giang ở với Mao lâu nhất, gần 40 năm. Mê mệt nhau rất sâu sắc rồi cay đắng vì nhau cũng nhiều, làm hại nhau cũng lắm, đi đến ghét bỏ và thù hận nhau cho đến chết. Giang là công cụ chính của Mao trong cách mạng văn hoá, Mao cho Giang vào bộ chính trị, đứng đầu Tiểu tổ cách mạng văn hoá với quyền sinh quyền sát kinh người, để rồi Mao không thèm nhìn mặt Giang và đồng tình triệt hạ trừng phạt Giang sau khi mình chết yên ổn. Đầu năm 1977, Giang cùng ''lũ 4 tên'' bị bắt, khai trừ khỏi đảng, ra trước vành móng ngựa, Giang bị tội tử hình rồi chuyển xuống chung thân; bà tự sát trong tù, thắt cổ vào năm 1991.

Giang có với Mao một con gái, đẻ ở Diên An ngày 3-8-1940, đặt tên là Lý Nạp (Li Na). Li Na được nuông chiều, kiêu ngạo, trong cách mạng văn hoá Giang và Mao cho Li Na làm chủ bút báo quân đội. Li Na tự phụ hống hách, có lần bắt tướng tá lớn tuổi giơ tay chào mình kiểu nhà binh. Li Na khó lấy chồng, 31 tuổi đành lấy một anh hầu hạ Mao, cả Mao và Giang không đồng tình, không dự đám cưới, cho là anh ta thuộc loại hèn kém; khi Li Na sanh con trai, Giang không bao giờ bế, Mao cũng không ưa gì cháu ngoại.

10-. Về bạn bè hầu như cả cuộc đời Mao không có bạn, chưa nói gì đến thân thiết. Bạn theo đúng nghĩa, hợp với mình, để tâm sự, trao đổi tâm tình. Mao như chẳng viết thư cho ai. Việc gì cũng tự mình giải quyết. Mao chỉ có ''bạn'' theo mưu đồ riêng, kết liên minh với kẻ này để cô lập, hãm hại kẻ khác, ''bạn'' theo từng thời kỳ, giai đoạn. Tin cậy Bành Đức Hoài cử Bành làm tư lệnh quân tình nguyện rồi quay lại coi Bành là tử thù. Gắn với Lưu Thiếu Kỳ, cử Lưu làm chủ tịch nước rồi quay lại dùng cực hình với Lưu. Liên minh với Lâm Bưu, đề cao Lâm, nâng Lâm thành người kế thừa mình, rồi quay sang đe dọa trừng trị Lâm đẩy Lâm phải chạy trốn. Không một ai là bạn dài lâu của Mao. Đây cũng là một nét khác thường trong chân dung tinh thần của Mao.

…như những hoàng đế Trung hoa dâm dật nhất
11-. Về mặt hoạt động sinh lý Mao có những nét độc đáo. Bành đã nhân xét Mao có cung tần mỹ nữ quanh mình như những hoàng đế Trung hoa dâm dật nhất. Trong hàng ngũ cán bộ quan chức cộng sản thời nay, không ai có hoạt động sinh lý gấp gáp, vô độ, bất kể đạo đức, bất cần dư luận như Mao. Mao cho tuyển những cô văn công quân đội, văn công binh chủng không quân, 17, 18 tuổi, bằng con bằng cháu mình, ít hơn Mao đến 35, 40 tuổi cũng không từ. Mao còn cho thiết kế ngay trong Đại lễ đường Nhân dân một phòng riêng của mình để giữa những cuộc họp trung ương, giữa đại hội đảng vẫn có thể hú hí với gái trẻ khi muốn, Mao còn hướng dẫn đóng giường gỗ quý dài rộng, lót nệm lông quý, có độ nghiêng, để cùng một lúc làm tình với 2, 3 cô, với các loại tư thế khoái cảm nhất. Về mặt này, có thể coi Mao là quán quân quốc tế của mọi thời đại. Cá nhân ích kỷ về sinh lý của Mao càng thêm nặng khi dưới chế độ Mao, việc quan hệ nam nữ cực kỳ nghiêm khắc, một vợ một chồng là triệt để, cán bộ viên chức phần lớn chỉ được gần nhau 12 ngày đêm mỗi năm.

12-. Cũng không thể bỏ qua một nét nữa không giống ai của Mao, đó là một số nét hủ lậu kiểu nông dân cổ lỗ. Mao không đánh răng bằng bàn chải và xà phòng đánh răng; chỉ xỉa răng và lấy bã chè xúc miệng. Mao hầu như không tắm chỉ lấy khăn nhúng nước ấm lau mình. Mao không quen ngồi bệ vệ sinh để đi cầu, mà chuyên ngồi xổm như khi còn ỉa ngoài đồng. Mao không muốn học một ngoại ngữ nào, hoàn toàn mù ngoại ngữ giữa thời toàn cầu hoá; ngay tiếng bạch thoại đúng kiểu Bắc kinh Mao cũng ngọng, nói theo giọng Hồ Nam. Mao không hề đi một nước nào khác ngoài hai lần đến Moscow gặp Staline và họp các đảng cộng sản năm 1949 và năm 1957.

Tên đồ tể
không tiền khoáng hậu

Có lẽ do sự hủ lậu, khép kín, tự mãn như thế mà tư tưởng của Mao cũng cổ lỗ tăm tối, thiển cận theo, như chủ trương dựng lò cao ở sân nhà nông dân và đánh trống chiêng phèng la và hò hét để diệt chim sẻ, nhằm vượt nước Anh và vượt Nhật bản sau đó.

13-. Nhưng nét trội nhất trong con người của Mao mà ít người biết đến là gì? Ngay từ trang mở đầu và đến trang bìa sau cùng của cuốn sách, Jung và Jon đều đưa ra con số 70 triệu người chết mà Mao đã trực tiếp và gián tiếp gây nên, mà Mao phải chịu trách nhiệm trước lịch sử Trung Quốc và lịch sử loài người. Tác giả không đưa ra con số ấy một cách tùy tiện, phỏng đoán. Trong cuốn sách, mỗi sự kiện, mỗi nhận định, mỗi con số đều được cân nhắc, thẩm tra, có bằng chứng, nhân chứng hẳn hoi, như trong một công trình lịch sử và khoa học chính xác. Tác giả đã thống kê và cộng lại vô vàn nạn nhân của thanh trừng và chiến tranh, khủng bố trắng và cải cách ruộng đất, đại nhảy vọt và cách mạng văn hoá, chiến tranh Triều Tiên, biên giới Trung - Xô và chiến tranh Trung - Việt năm 1979, nạn nhân của nạn đói hoành hành triền miên hàng chục năm, mấy triệu nạn nhân diệt chủng của Pôn Pôt theo học thuyết của Mao, và vô vàn nạn nhân của các đảng, các nhóm từng suy tôn Mao là bậc thầy, từ châu Á sang châu Phi và Mỹ la tinh, áp dụng học thuyết đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản của xã hội loài người, chính quyền từ đầu ngọn súng..

Cuộc sống con người là của quý nhất. Một mạng sống là vô giá. Riêng Mao chịu trách nhiệm về 70 triệu mạng sống bị hủy diệt. Có ai trên cuộc đời này, cổ kim đông tây, có ai tham gia giết người nhiều đến vậy, kinh khủng đến vậy? Hit-le thua xa. Staline kém xa. Tần Thủy Hoàng như bé lại.

Lời kết của cuốn sách chỉ có 2 câu ngắn, chưa đến 3 giòng rưỡi:

'' Ảnh và thi hài của Mao vẫn ngự trị tại quảng trường Thiên An Môn, giữa trái tim của thủ đô Trung Quốc. Chế độ cộng sản hiện tại vẫn tự nhận kế thừa Mao, và vẫn ra sức kéo dài huyền thoại về Mao ''.

Một lời kết luận tra vấn sự mụ mị của mỗi người bất cứ ở đâu đến nay vẫn còn mù quáng lầm lẫn và hoang tưởng về Mao.

(còn nữa)

Bùi Tín
(lược thuật theo Jung Chang & Jon Halliday)


Trang liên hệ
· Đọc thêm về Mô hình Trung Quốc

Bài được đọc nhiều nhất trong Mô hình Trung Quốc:
Đọc sách: ''Những điều chưa biết về Mao'' [kì 1] (Bùi Tín)


Lựa chọn

Trang in Trang in

Gởi đến cho bạn bè Gởi đến cho bạn bè

MAO TRẠCH ĐÔNG 12

XII
MAO trong những ngày tháng cuối đời
Bùi Tín thuật theo Jung Chang& Jon Halliday
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

"... Mao coi kẻ thù dân tộc, kẻ thù giai cấp nhẹ hơn kẻ thù trong nội bộ đảng, nhẹ hơn những đồng chí cộng sản cũ của mình rất nhiều ..."

1-. Những ngày tháng cuối đời của Mao từ 1974 đến 1976 là thời gian Mao ốm đau, lo nghĩ trong tình trạng bấp bênh nhằm duy trì quyền lực cho đến chết - theo đúng nghĩa, với ước mong không bị mất quyền khi còn sống, sau khi mình tắt thở diễn biến ra sao cũng mặc.

Với một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời gian cuối đời này, Mao chứng kiến cái chết của nhiều nhân vật từng gắn bó với mình, từ Bành Đức Hoài, Vương Minh, Hạ Long, Chu Đức, Khang Sinh, đến Chu Ân Lai, Tưởng Giới Thạch...Bảy cái chết của những nhân vật này gợi lại các mối quan hệ khác nhau với Mao.

2-. Cũng trong thời gian 3 năm cuối của Mao, cuộc đấu tranh khi ngấm ngầm khi quyết liệt diễn ra giữa 2 thế lực: một bên là ''liên minh bộ ba'' gồm Đặng Tiểu Bình - Chu Ân Lại - Diệp Kiếm Anh với một bên là '' lũ bốn tên '' gồm Giang Thanh - Trương Xuân Kiều - Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Cả 2 bên đều tự nhận là trung thành, chí cốt với Mao, đứng về phía đảng, dân tộc, nhân dân và cách mạng.
Thái độ của Mao trong thời gian này biến chuyển theo kiểu chập chờn lên xuống thất thường không dứt khoát, nhưng theo xu hướng gắn bó chặt với ''lũ bốn tên'' do chính Mao đẻ ra, với Cách mạng Văn hoá do chính Mao đề xướng, để rồi buộc phải từ bỏ dần những quái thai tệ hại ấy, đi đến nhượng bộ từng bước ''liên minh bộ ba'' được công luận và quần chúng ủng hộ ngày càng mạnh mẽ, với cuối cùng là lời trối trăn trứ danh: lật đổ, đảo chính cũng được, nhưng hãy dành cho vợ ta và lũ chúng nó (chỉ lũ 4 tên), nhưng phải để sau khi ta chết đã !

“Lũ bốn tên”: (hàng trên) Vương Hồng Văn, Trương
Xuân Kiều, (hàng dưới) Diêu Văn Nguyên, Giang Thanh

3-. Dưới đây là những diến biến cụ thể.

Từ tháng 5-1972, bác sĩ phát hiện Chu Ân Lai bị ung thư bọng đái, báo cáo với Mao. Mao ra lệnh: giấu kín Chu và gia đình Chu, không được mổ vì Chu đã cao tuổi; đến tận tháng 5-1974 - 2 năm sau, bệnh quá nặng, Chu đái ra máu nhiều, Mao mới cho mổ thì quá muộn rồi. Thật ra Mao có mối thâm thù với Chu là vào những năm 1931-32, khi Chu là thường trực bộ chính trị của đảng Cộng sản đóng ở Thượng hải, Chu đã ra quyết định khai trừ Mao ra khỏi đảng vì Mao để cho quân lính có những hành động thổ phỉ ở vùng Giang Tây. Sau này Chu đã cúi đầu phục vụ Mao hết mức, nhưng mối hận cũ Mao không quên. Mao chỉ muốn Chu chết trước mình và giữ cho Chu không phản mình khi Chu còn sống.

Thế là ngay khi Chu ốm nặng, Mao triệu tập 300 cán bộ cấp cao đưa ra một tài liệu từ năm 1932 lấy từ báo Thượng Hải lá thư công khai từ bỏ đảng CS ký tên bí danh của Chu lúc ấy, và bắt Chu kiểm thảo. Chu bị nhục, mất ngủ suốt mấy đêm, viết những lời tự sỉ vả mình và thề trung thành đến cùng với Mao. Để thấy Mao thâm độc chừng nào khi Chu từng phục vụ Mao như một tên nô lệ, theo dư luận nhận xét.

Vẫn chưa hết. ngày 22-6-1973 hiệp ước Mỹ - Xô được ký về ngăn ngừa cuộc chiến tranh hạt nhân, thế là Mao dồn tất cả giận dữ lên đầu Chu. Sau đó Mỹ quay lại không từ bỏ sự công nhận chính quyền Đài Loan như Kissinger từng hứa với Chu, Mao cũng gọi Chu đến mắng mỏ. Thái độ quá đáng của Mao đã là giọt nước làm tràn ly, và cuối cùng Chu đã tách mình dần ra khỏi Mao và ''lũ bốn tên'' để gắn gó ngày càng chặt với Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh thành ''liên minh bộ ba'', theo cách gọi của giới tướng lãnh hồi ấy.

Chu còn rất cay vì bị Mao đối xử ác độc. Vợ chồng Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yong Chao) không có con, có một con nuôi rất cưng là Tôn Duy Thể (Sun Wei Shi), phiên dịch tiếng Nga và tiếng Anh loại xuất sắc. Tôn lại đẹp kiểu kiêu sa quý phái, Mao có lần tán tỉnh không được. Trong cao trào chống xét lại Liên Xô, Giang Thanh vốn ganh ghét với Tôn mang cô ra đấu, cô bị tra hỏi về những cuộc dịch cho Staline, bị nhục hình và chết thảm trong tù.

4-. Thời gian cuối của Mao cũng được đánh dấu bằng thái độ luôn lo sợ Liên Xô tấn công xâm lược hay hãm hại mình. Nỗi lo này ngày càng lớn kể từ dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười ở Moscow năm 1964 khi nguyên soái Malinopski rỉ tai Chu và nguyên soái Hạ Long gợi ý gạt bỏ Mao như Liên Xô vừa gạt bỏ Khrouchtchev. Từ đó quan hệ Trung - Xô đóng băng, Hạ Long và mấy trăm bộ hạ bị tra tấn cầm tù đến chết. Tháng 6-1969 Hạ Long chết trong tù sau khi bị tra khảo và tra cung hàng trăm lượt. Tháng 6-1975 vợ con Hạ Long tổ chức truy điệu chồng và cha, Mao ra lệnh không được đọc diễn văn và không được có vòng hoa nào trong cuộc truy điệu. Thế nhưng lệnh Mao không được tôn trọng nữa và chính Chu Ân Lai đến dự và đọc điếu văn.

Mao sợ Liên Xô đến mức từ cuối 1964, không một cán bộ Trung quốc nào được sang Liên Xô; và cuối 1975 khi đoàn Liên Xô sang Bắc kinh để đàm phán về vấn đề biên giới 2 nước sau xung đột quân sự trên sông Issouri năm 1969, Mao phải sơ tán xuống Hoa Nam, luôn ở dưới hầm tránh bom nguyên tử. Mao tính rằng từ Ngoại Mông đến biên giới Trung Hoa chỉ 5 trăm kilômét lại bằng phẳng, xe tăng Liên Xô có thể tiến công sang nên Mao ra lệnh dựng lên nhiều dãy ''núi nhân tạo'', cao chừng 30 , 40 mét, rộng chừng 4 , 5 trăm mét ở bên ngoài Bắc kinh, cho đến phía ngoài khu Trung Nam Hải, tốn nhiều công sức của quân lính và dân công.

6-. Sang năm 1974 cách mạng văn hoá đã chấm dứt, các trường học đã mở lại, nhưng không ai được nhận định cuộc cách mạng ấy là sai lầm và thất bại. ''Lũ bốn tên'' vẫn được Mao bảo vệ, bọn Giang Thanh vẫn lộng hành.

Giang Thanh vẫn sống trong xa hoa, kiêu ngạo và buông thả. Giang từng nịnh Mao đến độ vênh váo: ''Tôi là con chó của Mao chủ tịch, chủ tịch bảo tôi cắn ai là tôi cắn''; Giang mê chơi chụp ảnh, dùng những ống kính đắt tiền nhất; Giang từng bắt hải quân cho 4 tàu chiến biểu diễn trên biển và pháo binh bắn đạn thật để chụp ảnh chơi; Giang bắt các cô phục vụ mình luôn quỳ, cúi rạp đầu, không được để đầu cao hơn đầu mình; nghĩ rằng các bà được truyền máu thanh niên sẽ khoẻ lên mọi mặt, nhất là về sinh lý, Giang lệnh cho bốn thanh niên hầu cận để bác sĩ của Giang lấy máu truyền cho mình, khi Mao biết được liền ra lệnh cấm; Giang bắt xây bể tắm lấy nước từ suối cách xa gần chục kilômét; Giang còn bắt người phục vụ đuổi bắt hết chim, ve sầu ở quanh nhà để bà lớn ngủ được yên...

Trong năm 1975, Mao còn nhượng bộ ''lũ 4 tên '' cử Trương Xuân Kiểu, mưu sĩ thâm hiểm được gọi là ''Rắn hổ mang'' - Cobra , làm phó cho Chu trong việc nắm chính quyền và nắm quân đội, nhưng bị Chu từ chối, cho Mao biết Trương từng làm việc cho cơ quan tình báo Quốc dân đảng.

7-. Từ sau sinh nhật lần thứ 80 tháng 12-1973, sang năm 1974 sức Mao giảm sút trông thấy. Mắt như mù hẳn, chân đi không vững, phải ăn nằm nghiêng trên giường. Tháng 7-1974 Mao đi nghỉ ở phía Nam trong 9 tháng. Các bác sĩ phát hiện Mao đã mắc một bệnh hiếm có, hiểm nghèo. Đặc điểm của căn bệnh này là một số tế bào thần kinh bị hủy hoại dần không ngăn chặn được, liệt từ bắp thịt chân tay, lên đến liệt họng, lưỡi, không nhai, không nói, không nuốt được, cuối cùng là liệt phổi đến tắt thở. Bệnh này gọi là bệnh Charcot, cực hiếm nhưng chưa có cách chữa, diễn biến trong 2 năm là chết. Chu và một số lãnh đạo chủ trương không để Mao biết, cũng không cho '' lũ bốn tên '' biết chuyện này.

8-. Trên giường bệnh Mao được biết Bành Đức Hoài chết trong tù ngày 29-11-1974. Bành là tử thù của Mao dám chống Mao quyết liệt nhất ở Lư Sơn. Mao ra lệnh không được báo tin ngày chết của Bành, cũng như trước đó Lưu Thiếu Kỳ chết ngày 12-11-1969 ở trại tù Khai Phong, Mao cũng ra lệnh không được loan tin, không có lễ tang hay lễ kỵ mấy năm sau, dù Lưu từng là Chủ tịch nước.

Ngày 5-4-1975, Tưởng Giới Thạch, tổng thống và lãnh tụ Quốc dân đảng chết ở Đài Bắc, thọ 89 tuổi; được tin Mao có thái độ hơi khác thường. Suốt cả ngày Mao gần như không ăn uống, mở băng ghi âm nghe nhạc buồn, cả ngày không gặp một ai, có lúc còn lau nước mắt. Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng từng hợp tác kháng Nhật, Mao có lúc ở trong cơ quan lãnh đạo Quốc dân đảng, nhưng cũng nói, viết không biết bao nhiêu câu chửi rủa Tưởng nặng lời nhất. Thật khó hiểu. Chỉ biết rằng Mao coi kẻ thù dân tộc, kẻ thù giai cấp nhẹ hơn kẻ thù trong nội bộ đảng, nhẹ hơn những đồng chí cộng sản cũ của mình rất nhiều.

Đặng Tiểu Bình cùng Lưu Thiếu Kì và Chu Ân Lai

9-. Giữa năm 1975 , Mao để Đặng Tiểu Bình từ nơi quản thúc trở về giúp Chu Ân Lai, vì việc quản lý nhà nước quá trì trệ. Đặng rất cay đắng với cách mạng văn hóa tàn phá đất nước, phá nát đảng, sắn tay cùng Chu ổn định tình hình, khôi phục sản xuất bình thường ở thành thị và nông thôn. Đặng rất bất bình với Mao, chống '' lũ bốn tên '' nhưng không dám đi xa hơn.

Đặng rất chê Chu đã tỏ ra cơ hội, mềm yếu trong chống bất công, còn tham gia thanh trừng tàn bạo theo lệnh Mao, nhưng nay thấy Chu có phần tách khỏi Mao, bất bình với '' lũ bốn tên '', nên đứng ra liên kết với Chu và Diệp Kiếm Anh, hình thành nhóm ''liên minh tay ba'', theo cách gọi hồi ấy của một số tướng lĩnh tiến bộ. Diệp từ 4 năm nay không mặn mà với cách mạng văn hóa, bị Mao bắt về hưu vì lý do sức yếu, nay thấy tình hình chuyển biến, liền quay lại chính trường. Nhà Diệp nhộn nhịp suốt ngày, các tướng lĩnh và sĩ quan tiến bộ nôn nóng muốn sớm loại bỏ lũ bốn tên tập hợp ở đây. Diệp nói chuyện thân mật với các sĩ quan, không gọi Mao là Mao chủ tịch như trước mà gọi là ''người số 1'', còn nói theo tiếng Anh là ''năm bơ oăn'' (number one). Các viên tướng đòi hành động gấp, Diệp chìa ngón tay cái ra xoay 1, 2 vòng rồi chỉ xuống đất, ý nói để khi Mao chết đã.

Liên minh tay ba Đặng - Chu - Diệp ngày càng có ưu thế, đến độ có lúc Đặng đập bàn quở mắng Giang Thanh về các tội vô kỷ luật, ''làm trái lời Mao chủ tịch''. Mao vẫn không chịu thừa nhận cách mạng văn hóa là sai lầm, còn cố đưa Vương Hồng Văn vào chính quyền để làm phó cho Chu nắm cả quân đội. Chu bỏ mặc Vương ngồi đó mà không giao một việc gì.

10-. Tháng 5-1975, Mao dự cuộc họp bộ chính trị cuối cùng trong đời mình. Mao thều thào nói, rất khó nghe. Nhiều lúc không hiểu Mao muốn nói gì. Mao kêu gọi: hãy giữ đoàn kết, xin đừng chia rẽ, chớ là kẻ xét lại..., chớ có âm mưu... rồi cuối cùng nói như trăn trối với số ngồi cạnh, trong đó có Đặng và Chu : nếu có tính đến một cuộc đảo chính thì hãy dành cho mụ vợ ta và lũ chúng nó (chỉ lũ bốn tên), sau khi ta chết (in ngiêng trong sách).

10-. Chu bị ngất xỉu rồi chết ngày 8-1-1976, thọ 78 tuổi. Mao lo sợ nhân tang lễ của Chu tình hình sẽ diễn biến xấu cho mình, liền ra lệnh quản thúc Đặng. Thế là Đặng lại bị giam lỏng một lần hơn 3 tháng nữa. Mao cử Hoa Quốc Phong một con người mờ nhạt chỉ biết vâng dạ mình thay Chu làm thủ tướng và cử tướng Trần Tích Liên, một viên tướng còn mờ nhạt hơn nữa nắm quân đội.

10-. Đầu tháng 6-1976 Mao bị liệt họng và lưỡi, khó thở rồi bị một cơn đau tim nặng, bước vào thời kỳ hấp hối, chỉ thở bằng máy; tử thần đã gõ cửa. Cũng vào lúc này, Chu Đức chết vào ngày 6-6-1976, thọ 90 tuổi. Chu Đức là Nguyên soái đứng đầu 10 vị nguyên soái của Hồng Quân từng bị Mao kết bè với Lâm Bưu để hạ thấp trong cuộc trường chinh. Trong cách mạng văn hóa, Mao để cho Chu bị đấu rất tàn nhẫn rồi cho về nghỉ hưu trong bần hàn và cô đơn. Mao rất e ngại uy tín và đức tính thẳng thắn ngay thật của Chu Đức. Mao sợ tang lễ Chu Đức sẽ tạo nên rối loạn. Sau khi lễ tang ổn, Mao mới đồng ý cho Đặng trở về.

Đặng trở thành người hùng của Trung quốc từ đó và nhất là sau khi Mao chết. Đặng (1904 - 1997) là người Tứ Xuyên, từ tuổi trẻ đã di cư sang Pháp lao động và học tập. Đặng cùng Chu Ân Lai vào đảng cộng sản tại Pháp rồi sang Liên Xô hoạt động. Đặng nhỏ nhắn, chỉ cao 1 mét 55, thông minh, chơi bài bridge khá cao. Đặng tham gia cuộc trường chinh, năm 1949 chỉ huy chiến dịch lớn Hoài - Hải, Nam tiến giải phóng miền phía Nam sông Dương Tử. Năm 1955 Đặng vào Bộ chính trị, làm tổng bí thư từ năm 1956 đến năm 1966, bị gạt khỏi quyền lực trong cách mạng văn hóa, đến năm 1975 trở lại giúp Chu Ân Lai ít lâu, năm 1976 lại bị quản chế 3 tháng, để tháng 6-1976 lại trở lại tham gia xoay chuyển tình thế.

Mao tiếp Thủ tướng Bhutto (1976): Tàn tạ!

11-. Trên giường bệnh Mao vẫn muốn tiếp khách để chứng tỏ mình vẫn còn là nhân vật lớn trên thế giới. Ba tháng trước khi tắt thở Mao còn gặp Julie Nixon, con gái tổng thống Nixon bị truất phế sau vụ Watergate, đến chào, trên ngực mang huy hiệu hình Mao; Mao sung sướng như trẻ nhỏ lắc tay Julie hồi lâu. Sau đó là đoàn khách Thái lan đến, khi Mao đang ngáy một cách khó nhọc; rồi thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vào phòng Mao, Mao ngồi trên ghế nệm, đầu ngả ra phía sau, há mồm, dãi chảy ra, ú ớ không thành tiếng. Khách cuối cùng là thủ tướng Bhutto của Pakistan vào tháng 5-1976, khi Mao thấy ảnh mình chụp lúc ấy trông tiều tụy quá, Mao quyết định thôi không tiếp ai nữa.

12-. Mấy tuần lễ cuối cùng Mao được đưa sang ngôi nhà ở phía Tây trong khu Trung Nam Hải, được xây dựng gấp từ mấy năm nay cho Mao, mang tên ''Dinh 202'', rộng lớn, có thang máy đưa xuống hầm bê tông sâu chống bom nguyên tử và chống động đất. Ngay trước đó một cuộc động đất lớn xảy ra tại thị trấn công nghiệp Đường Sơn, cách Bắc kinh 160 kilômét về phía Đông, làm chết 14 vạn dân (có con số lên đến 60 vạn). Ngày 5-9 Mao lịm đi, không tỉnh lại nữa. Hoa Quốc Phong, thủ tướng thay Chu Ân Lai từ 5 tháng trước cùng một số cận thần thay nhau túc trực. Giang Thanh đứng sau rèm gần giường Mao nằm, không dám lộ mặt vì nhiều lần thấy mặt bà là Mao nổi cơn tức giận. Không có một người con hay cháu nào ở gần Mao lúc này.

Cô Mạnh Cẩm Vân (Meng Jin Yun) là cô y tá được Mao ưa nhất có mặt đến phút chót, nghe Mao nói nhỏ: ta rất khó chịu, gọi bác sĩ . Rồi Mao lịm đi hẳn. Lúc ấy là quá nửa đêm rạng ngày 9 tháng 9- 1976, 12 giờ đêm và 10 phút.

(còn nữa)

Bùi Tín
(lược thuật theo Jung Chang & Jon Halliday)


Trang liên hệ
· Đọc thêm về Mô hình Trung Quốc

Bài được đọc nhiều nhất trong Mô hình Trung Quốc:
Đọc sách: ''Những điều chưa biết về Mao'' [kì 1] (Bùi Tín)


Lựa chọn

Trang in Trang in

Gởi đến cho bạn bè Gởi đến cho bạn bè

MAO TRẠCH ĐÔNG 11

XI
MAO với nỗi ám ảnh từ ngoài và niềm cay đắng từ trong
Bùi Tín thuật theo Jung Chang& Jon Halliday
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

"... Mao vừa uất hận vừa cay đắng không còn biết tin ai. Người Mao tin nhất, đưa lên cao đến thế lại thành kẻ thù rắp tâm giết mình. Vụ án Lâm Bưu càng mở rộng càng làm Mao mất ngủ và suy sụp ..."

1-. Cuộc đời của Mao rất sôi nổi và nhiều lúc bấp bênh trong quá trình giành đỉnh cao quyền lực và duy trì quyền lực cao nhất bằng mọi giá, dù cái giá ấy là sinh mạng của hàng vạn đồng chí của mình, hàng triệu binh sĩ của mình hay hàng chục triệu nông dân nghèo khổ trên đất nước mình.

Mao từng ở trong cơ quan trung ương Quốc dân đảng rồi chuyển sang đảng cộng sản; ở trong đảng CS khi thì là uỷ viên trung ương, khi là uỷ viên dự khuyết bộ chính trị, khi lại mất chức, bị khai trừ khỏi đảng, khi lại chỉ có cái chức chủ tịch khu đỏ ở Giang Tây, hoặc chỉ là Chủ tịch căn cứ Diên An. Có khi Mao không được nắm quân đội, khi thì chỉ là phó chính uỷ Hồng quân.

2-. Khi còn Staline, đảng CS Liên Xô luôn được Mao coi là thượng cấp của mình, Staline là cấp trên để thường xin chỉ thị, Mao cũng coi Dimitrov bí thư Quốc tế CS – Komintern (Quốc tế CS), rồi sau là Kominform (cơ quan Thông tin CS Quốc tế) là cấp trên của mình. Mao luôn dò xét thái độ của Staline và Dimitrov đối với cá nhân mình, bưng bít để những tin xấu về mình không đến được Moscow, luôn kiểm soát liên lạc radio sang Liên xô để kiểm duyệt các điện báo. Staline nhiều lần biết rõ Mao có cá tính độc ác với đồng chí, hay chia rẽ, kéo bè cánh, kém kỷ luật, để quân lính cướp phá dân như thổ phỉ, nhưng Staline vẫn ưa Mao ở ý chí mạnh mẽ không thương tiếc với kẻ thù giai cấp và kẻ thù trong nội bộ, ý chí độc đoán mang xu hướng độc tài toàn trị của Mao cũng hợp với khẩu vị của Staline. Chính Staline đã chọn Mao, xem mặt gửi vàng, mà không chọn Vương Minh, Trần Độc Tú, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Lý Lập Tam hay Trương Văn Thiên... dù những người ấy từng ở Liên Xô lâu, từng làm việc với Staline, am hiểu tiếng Nga và có nhiều đức tính trội hơn Mao.

3-. Sau khi Staline chết, rồi Khrouchtchev lên, quan hệ căng thẳng và quyết liệt, Mao lên án Khrouchtchev là trùm xét lại. Sau khi Khrouchtchev bị hạ vào tháng 10-1964, Mao hy vọng Liên Xô sẽ ngừng chống sùng bái cá nhân, phục hồi cho Staline. Brejnev là ông chủ mới ở Điện Kremli muốn bang giao trở lại bình thường với Bắc kinh nhưng hiểu rõ tình hình cực xấu về kinh tế xã hội ở Trung quốc cũng như thái độ ương ngạnh ham quyền lực của Mao nên có ý thúc đẩy chính giới Trung quốc thay Mao bằng một người khác.

Ngày 7-11-1964 Điện Kremli mở tiệc lớn mừng Cách mạng tháng mười, đoàn Trung quốc đông đảo do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu sang dự sau thời gian dài căng thẳng. Một sự kiện kinh hoàng xảy ra. Nguyên soái Rodion Malinopski bộ trưởng quốc phòng Liên xô đến ghé tai Chu Ân Lai nói :'' Chúng tôi không muốn một Mao hay một Khrouchtchev quấy rầy quan hệ giữa chúng ta ''. Chu giật mình đáp: ''Tôi không hiểu ngài muốn nói gì ''. Ngay sau đó, Malinopski lại nói với Nguyên soái Hạ Long (thay mặt bộ trưởng quốc phòng Trung quốc): ''Chúng tôi đã loại tên hề Khrouchtchev, các bạn hãy làm như vậy với Mao tên hề của các bạn đi ! ''. Một lúc sau, Malinopski lại nói với Hạ Long theo giọng bỗ bã con nhà lính: '' Bộ quân phục nguyên soái của tớ và của cậu đều như là cứt con chó của Staline và cuả Mao ''. Ngay đêm ấy Chu thảo báo cáo tỷ mỷ gửi cho Mao. Vì đây không phải là chuyện đùa. Ở cương vị nguyên soái, uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng quốc phòng nói ra ắt phải là từ một chủ trương bán chính thức của ban lãnh đạo đảng Liên Xô.

Sáng hôm sau, theo lệnh Mao, Chu Ân Lai chính thức phản đối chuyện này với Brejnev. Phía Liên xô xin lỗi, Liên xô không hề có ý gì, đây là do Malinovski uống quá nhiều rượu. Có lẽ trong chuyện hiếm có này, phía Liên Xô vẫn chưa hiểu tâm lý của Chu Ân Lai là sợ sệt và quy phục Mao đến mức nào.

Nhà nước đỏ TQ do Mao thành lập

Thật ra 12 năm trước Mao đã bị Staline chơi một vố đau điếng. Hồi ấy, tháng 10- 1952 Lưu Thiếu Kỳ được Mao cử sang Liên Xô dự Đại hội đảng cộng sản Liên xô thứ 19; ngày 8 tháng 10 Lưu đọc lời chào mừng trước đại hội. Sáng ngày 9, trên báo Pravda (Sự Thật) của đảng Cộng sản Liên Xô đăng bài và ảnh Lưu với lời giới thiệu là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung quốc. Lưu phải vội vàng cải chính, vì với các đảng cộng sản thường tổng bí thư là nhân vật cao nhất. Mao hiểu rằng báo Pravda là tờ báo cực kỳ bảo thủ và ''nghiêm chỉnh'', không có sơ xuất. Đây là cú đá nhẹ để cảnh cáo và thăm dò Mao. Mao vốn đa nghi lại e sợ Lưu Thiếu Kỳ vì Lưu từng sống ở Liên xô, từng gặp Staline nhiều lần, có uy tín về nhân cách. Lần này câu rỉ tai của Malinopski thật nguy hiểm.

Với Mao chỉ vài lời rỉ tai của một quan chức Nga lớn như vậy làm Mao kinh hồn bạt vía lâu dài, luôn lo sợ bị Liên xô can thiệp phế bỏ mình. Nỗi lo sợ của Mao đổ lên đầu hàng ngàn quan chức và sinh mạng hàng trăm quần thần của Mao. Người bị điêu đứng nhất là nguyên soái Hạ Long, chỉ vì bị Malinopski rỉ tai, phải chịu mấy trăm cuộc hỏi cung và tra tấn cho đến chết bi thảm trong tù tháng 6-1969, tất cả sĩ quan tướng lĩnh từng cộng tác với Hạ Long đều chung số phận. 6 năm sau, tháng 6-1975 ngày kỵ của Hạ Long được bạn bè và gia đình tổ chức, vì sợ bóng vía cả người chết và người sống, Mao quy định không được có vòng hoa và diễn văn.

Sự kinh sợ Liên Xô của Mao lên đến mức bệnh hoạn. Không một ai được sang đất Liên xô nữa. Tướng Hứa Quang Đạt (Xu Quang-da) theo kế hoạch cũ, tháng 5-1965 sang Moscow họp về chương trình hợp tác quân sự, khi về bị hỏi cung 416 lần suốt 18 tháng, rồi chết trong tù.

Mao tính từ biên giới Ngoại Mông thân Liên xô đến biên giới Trung quốc có 5 trăm Kilômet bình địa, xe tăng có thể phóng sang Bắc kinh, liền ra lệnh dựng nhiều dãy ''núi nhân tạo'', cao 40 mét, rộng 3 , 4 trăm mét để ngăn chặn, tốn không biết bao công của. Cuối năm 1969 khi phái đoàn Liên xô sang Bắc kinh họp về biên giới, Mao đa nghi sợ sẽ bị Liên xô tấn công liền về ẩn ở Tô châu, luôn ở dưới hầm sâu tránh bom nguyên tử.

Trên là nỗi ám ảnh Mao từ ngoài nước. Dưới đây là nỗi bất an lớn từ bên trong.

3-. Trở lại lúc Mao đã là Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nước rồi, vị trí của Mao vững vàng không có gì đe doạ nổi. Ấy vậy mà như các phần trên đã nói, hai lần Mao suýt mất chức, một lần ở Lư Sơn tháng 7-1959, và lần thứ hai ở Bác Kinh tháng 2-1962 khi các chính sách của Mao phá sản rõ ràng không sao che dấu chối cãi được. Lần trước là vì Bành Đức Hoài tính thẳng thắn ngay thật, và lần sau là do Lưu Thiếu Kỳ có trình độ chính trị, đức độ, uy tín cao. Cả 2 lần vị trí Mao lung lay dữ dội .Cả 2 lần kẻ cứu Mao là Lâm Bưu. Lâm Bưu sinh năm 1908 ở Hồ Bắc, thông minh, từng học ở Liên Xô, tốt nghiệp học viện quân sự Hoàng Phố (Quảng Châu), từng là Tư lệnh đạo quân Đông Bắc chỉ huy Chiến dịch lớn đánh chiếm Mãn Châu rồi đánh chiếm vùng Thiên Tân - Bắc Kinh, từng sáng tạo binh thư về cách đánh công kiên cho Hồng quân. Mao hiểu rõ tâm địa của Lâm là kẻ đa mưu, lắm mánh khoé và đầy tham vọng cá nhân, từng có mưu thâm nhằm hạ bệ danh tướng Chu Đức để rồi ngoi lên đứng đầu cả 10 vị nguyên soái. Chỗ mạnh nhất của Lâm là Lâm được Mao giao trực tiếp năm quân đội, cả lục, hải, không quân. Sau khi Lâm được Mao dùng làm mũi nhọn để gạt Bành Đức Hoài đến Lưu Thiếu Kỳ, Lâm được Mao trả công, được nâng lên là một trong 5 phó chủ tịch đảng, rồi sau là nhân vật số 2, kẻ sẽ lên ngôi thay mình.Tại Đại hội IX Lâm đọc Báo cáo Chính trị, được ghi tên vào Điều lệ đảng là Người kế thừa Mao. Mao còn cho vợ Lâm là Diệp Quần vào Bộ chính trị dù đã có quy định trong đảng là không được đưa các bà phu nhân lên mà không có thực tài và đức. Diệp Quần nổi tiếng là đa dâm, khi ở Nga đã bồ bịch với sĩ quan Nga, về nước quan hệ càng buông thả vì Lâm Bưu bất lực, tạng yếu, sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động. Mật vụ của Mao còn ghi âm lén những buổi trao đổi tình ái rất mùi mẫn trên điện thoại giữa Diệp và tổng tham mưư trưởng họ Hoàng.

Lâm Bưu và Mao trong cách mạng văn hoá

4-. Lâm được Mao thưởng công đến vậy vẫn chưa vừa ý. Lòng tham quyền của Lâm là không có hạn. Tháng 8-1970, tại cuộc họp Ban chấp hành trung ương đảng ở Lư Sơn, một vấn đề thường bỗng trở nên gay gắt, khi bàn về chức Chủ tịch nước. Quốc hội Trung quốc ngày 3-1-1965 vẫn bầu Lưu Thiếu Kỳ tiếp tục làm Chủ tịch nước. Nhân dân nhiều người hô: Mao Chủ tịch và Lưu Chủ tịch vạn tuế! Thậm chí có người còn muốn ở Thiên An Môn chỉ treo ảnh Chủ tịch nước thôi. Lại cũng có ý kiến nên bỏ chức chủ tịch nước đi; về chính quyền có Thủ tướng là đủ. Tại hội nghị Mao và Lâm có ý kiến khác nhau. Mao muốn bỏ chức Chủ tịch nước. Còn Lâm muốn giữ, để dành chức ấy cho mình, vì chắc chắn Lưu Thiếu Kỳ sẽ phải ra đi, hiện đang bị quản thúc rồi. Mao giật mình thấy số người tán đồng Lâm có vẻ nhiều hơn số đồng ý với Mao. Thế là Mao dùng quyền chủ tịch đảng chấm dứt thảo luận vấn đề, còn quyết định đưa Trần Bá Đạt, nhân vật số 5 lúc ấy, ra khỏi Bộ chính trị; Trần vừa mới tỏ ý ủng hộ Lâm. Ngay sau đó Trần bị quản thúc rồi bị giam. Quan hệ Mao - Lâm trở nên gay cấn.

Mao lo sợ Lâm manh động, liền cử những tướng tin cẩn về nắm Bộ tư lệnh quân khu Bắc kinh. Mao cẩn thận còn cho mấy cô diễn viên múa của không quân đang hầu hạ mình đi nơi khác e rằng đó là người của Lâm cài.

Lâm hiểu rõ Mao là con người cực thâm hiểm khó chọi lại, bàn với gia đình kế thoát thân. Lâm Bưu, Diệp Quần và con trai là Lâm Lập Quả bàn theo nhiều hướng: sang Nga, qua Mông Cổ, sang Hồng Kông (còn thuộc Anh), hay sang Đài loan; Hồng Kông là hướng chính. Lâm Lập Quả có bí danh là ''Hổ''.

Hổ vốn là sinh viên vật lý Đại học Bắc Kinh, lại khác thường là không ưa đấu tranh xô bồ bằng bạo lực của Hồng vệ binh. Hồ và nhóm bạn lập nên ''nhóm 571'' , đọc theo âm Bắc Kinh là : ''Ủ - Xí - Ỷ'' , viết là : '' Wu - Qi - Yi '', đọc thành : Vũ Khởi Nghĩa, có nghĩa là '' Nhóm khởi Nghĩa Vũ trang ''. Nhóm này kết luận Mao là kẻ cổ xuý bạo lực, tự hoang tưởng về mình, thúc đẩy kẻ này chống người khác; Mao là kẻ bạo chúa phong kiến lớn nhất lịch sử Trung Hoa, đã biến bộ máy nhà nước thành ''cỗ máy xay thịt''. Hổ còn gọi Mao là '' B52 '', bụng lớn chứa đầy tư tưởng xấu như đầy bom để giết đám đông.

5-. Khi Hổ nhận ra Mao sắp ra tay trị cả gia đình mình, Hổ nghĩ đến hành động ám sát Mao, bằng ném bom, dùng chất độc, hơi ngạt, nhưng đều thấy khó vì Mao rất cảnh giác giữ mình.

6-. Tháng 3-1971, Mao dự định họp một cuộc họp cán bộ để vợ Lâm là Diệp Quần, ủy viên bộ chính trị và vài kẻ theo Lâm kiểm điểm. Mao bảo Chu Ân Lai nhắn với Lâm yêu cầu Lâm có mặt, mọi sự Mao sẽ cho qua. Nhưng Lâm từ chối. Mao tức điên lên.

Tháng 8-1971 Mao tức giận quyết loại Lâm và nói ra ý định ấy với một số cận thần đặc biệt, với lời dặn chớ cho Lâm biết. Nhưng rồi tin ấy vẫn đến tai Lâm. Lúc ấy Lâm cùng gia đình nghỉ ở Bắc Đới Hà. Cả gia đình quyết sớm cao chạy xa bay. Mới đầu Hổ định dùng máy bay tại sân bay Sơn Hải Quan. Ngày 8-9, Hổ bay về Bắc kinh, cầm trong tay lệnh viết tay của Lâm gửi bộ tư lệnh không quân. Hổ được cấp ngay máy bay theo lệnh Lâm. Nhưng Hổ vẫn muốn giết Mao đã. Lúc này Mao đang đi kinh lý qua Thượng Hải.

Hổ biết Lâm có cả một màng lưới thân tín ở Thượng Hải, họ có thể vâng lệnh Lâm do ghét Mao sẵn. Hổ còn lên một phương án đồng thời hành động ở thủ đô Bắc Kinh để phối hợp với Thượng Hải.

Hổ (phải),Diệp Quần (giữa), Đô Đô (trái)

Một hướng hành động nữa là Hổ tìm gặp tướng không quân rất trẻ Giang Đằng Giao (Jiang Teng-jiao) từng tỏ ra khinh ghét Mao, bàn nhiều phương án: ném bom, dùng súng phóng lửa, bắn bazôka vào đoàn tầu hoả của Mao khi ở Thượng Hải về.

Các kế hoạch còn ngổn ngang, chuẩn bị còn sơ sài, thì có tin ngày 11 Mao sẽ về sớm. Chiều 12-9 Hổ lái chiếc máy bay nhỏ Trident đến Bắc đới hà, dụ định sáng hôm sau đưa gia đình xuống Quảng Châu rồi ra Hông Kông. Để đánh lạc hướng, Lâm Bưu báo cho xung quanh sáng mai sẽ lên đường bay lên cảng Đại Liên, ở gần đó, như Lâm thường tới nghỉ.

Thế nhưng vào thời điểm gay go ấy, Hổ phạm một sai lầm bi thảm là báo tin cho Lâm Lập Hành (Lin Li Heng) là chị ruột mình, còn có tên thân mật là Đậu Đậu (Đô Đô), rằng chuẩn bị gấp để mờ sáng cả nhà cùng lên đường.

Đô Đô yêu cha quý mẹ, nhưng bị nhồi sọ ở trường trở thành mê muội, hời hợt; trong cách mạng văn hoá Đô Đô, từng là sĩ quan phó chủ bút báo không quân. Đô Đô nghĩ rằng bỏ nước ra nước ngoài là hành vi phản bội không thể chấp nhận, liền mật báo cho lực lượng bảo vệ. Chu Ân Lai được báo ngay tin này, liền ra lệnh kiểm tra khẩn cấp vị trí của mọi máy bay, kể cả máy bay Trident thường chở Lâm Bưu. Bạn của Hổ trong bộ tư lệnh không quân báo ngay tin này cho Hổ. Nửa đêm, Hổ quyết định cất cánh ngay, nhưng không xuống Quảng Châu nữa mà bay lên Mông cổ để sang Liên xô.

23g50 phút xe chở gia đình Lâm vào sân bay. Trên xe có vợ chồng Lâm, Hổ và một bạn thân của Hổ cùng người lái. Viên quản lý thường ra tiễn cũng trong xe. Xe vượt cổng gác sân bay, viên quản lý nhận ra chuyện bỏ trốn liền hô hoán rồi nhảy xuống; có vài tiếng súng nổ. Xe đậu gấp bên máy bay Trident. Máy bay cất cánh lúc 12g30 đêm, chở vợ chồng Lâm, Hổ, bạn Hổ, ngừơi lái xe; tổ lái có 9 người thì chỉ có mặt trên máy bay 4 người. Máy bay đang được bơm nhiên liệu, vì vội, mới bơm được 12 tấn rưỡi, chỉ có thể bay được 2 đến 3 giờ tuỳ độ cao và tốc độ. Vì bay thấp tránh radar nên nhiên liệu hao nhanh. Đến Ngoại Mông 2 giờ sau thì đồng hồ chỉ sắp hết nhiên liệu, máy bay đang cố hạ khẩn cấp trên một thung lũng thì nổ tung lúc 2g30 ngày 13-9-1971. Không ai sống sót. Phía Liên xô cho ngay chuyên viên đến, khám kỹ xác người chết thiêu, qua xương, răng... kết luận đúng là xác Lâm Bưu vợ và con trai Lâm Bưu.

6-. Mao trở nên con người khác hẳn trước. Mao vừa uất hận vừa cay đắng không còn biết tin ai. Người Mao tin nhất, đưa lên cao đến thế lại thành kẻ thù rắp tâm giết mình. Vụ án Lâm Bưu càng mở rộng càng làm Mao mất ngủ và suy sụp. Thì ra có nhiều kẻ muốn ám sát, muốn giết Mao. 3 sĩ quan lái trực thăng có ý định hạ sát Mao vào ngày Quốc khánh ở lễ đài. Có âm mưu bắn vào đoàn tàu đặc biệt của Mao. Một sĩ quan không quân leo lên lầu cao hô đả đảo Mao rồi nhảy lầu tự sát. Mao biết rõ những lời dân chửi mình. Mao buộc phải tăng cường cảnh giác, không xuất hiện giữa đám đông, nới lỏng cuộc thanh trừng, phục hồi cho hàng chục vạn người bị án oan trong cách mạng văn hoá. Chỉ vài tháng năm 1971 Mao xọm hẳn như thêm hàng chục tuổi, ít nói, không cười, thêm bệnh sưng phổi, ho, mất ngủ dài dài, có lúc nói không ra hơi.

7-. Trong nỗi ám ảnh bị Liên xô bỏ rơi và lo sợ bị trừng phạt, trong niềm uất hận bị Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ vạch rõ những sai lầm và thất bại, trong niềm cay đắng bị cận thần tin cẩn nhất là Lâm Bưu từng là kẻ cứu mình biến thành kẻ định giết mình, vào cuối năm 1971 sang năm 1972, Mao có niềm an ủi khá lớn là được tổng thống Mỹ Nixon và cố vấn Nhà trắng Kissinger chiếu cố bắt tay thân thiện với hàng loạt sự kiện chấn động. Từ nền ngoại giao Ping pong, với cầu thủ Trương Tác Đống bắt tay cầu thủ Mỹ - vi phạm quy định là cầu thủ Trung hoa không được bắt tay trò chuyện riêng với người Mỹ, nhưng Trương được Mao khen về cái bắt tay này là ''một nhà ngoại giao tốt'', rồi đến việc Mỹ chính thức công nhận nước cộng hoà Nhân dân Trung hoa, Trung quốc vào Liên Hợp quốc chiếm ghế của Đàl loan, rồi chuyến Mao gặp Kissinger, nói đùa rằng : ông thấy phụ nữ Trung hoa có xinh đẹp không, nếu người Mỹ thích chúng tôi có thể xuất 10 triệu cô sang Mỹ, đến cuộc gặp lịch sử Nixon - Mao với tuyên bố chung Thượng Hải. Chưa bao giờ vấn đề Trung quốc cũng như tin tức về Mao và hình ảnh Mao được thế giới nói nhiều như vậy.

Nhưng niềm vui của Mao không được lâu. Mao vẫn mất ngủ, vẫn e ngại Liên xô, vẫn sợ bị gạt khỏi quyền lực, vẫn ra tay thanh trừng, dựa hẳn vào mụ vợ quái đản Giang Thanh và '' lũ 4 tên '' ma giáo, sống những năm cuối đời trong hốt hoảng lo âu, với một căn bệnh hiểm nghèo cực hiếm. Ra sao, xin mời các bạn xem phần sau.

(còn nữa)

Bùi Tín
(lược thuật theo Jung Chang & Jon Halliday)


Trang liên hệ
· Đọc thêm về Mô hình Trung Quốc

Bài được đọc nhiều nhất trong Mô hình Trung Quốc:
Đọc sách: ''Những điều chưa biết về Mao'' [kì 1] (Bùi Tín)


Lựa chọn

Trang in Trang in

Gởi đến cho bạn bè Gởi đến cho bạn bè

MAO TRẠCH ĐÔNG 10

X
MAO trong cuộc Cách mạng văn hoá vô sản
Bùi Tín thuật theo Jung Chang& Jon Halliday
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

"... Qua cuộc Cách mạng Văn hoá vô sản, Mao đã đạt được mục đích: duy trì quyền lực đã giành được không bị mất vào tay kẻ khác. Với biết bao nhiều sinh mạng và tổn thất cho nhân dân và đất nước ..."

Một bích chương của vệ binh đỏ
có ghi: “Hãy đập tan thế giới cũ,
thiết lập một thế giới mới!”
1-.Gọi là Cách mạng văn hoá vô sản, thật ra không có gì là cách mạng, cũng chẳng có gì là văn hoá, hay vô sản cả. Đây chỉ là thủ đoạn riêng của Mao để duy trì bằng được quyền lực cá nhân, khi quyền lực ấy bị lung lay.

Bước nhảy vọt lớn do Mao đề xuất với Công xã nhân dân, công nghiệp hoá lấy công nghiệp nặng làm trung tâm, các lò cao nông thôn, trò diệt chim sẻ, chính sách trưng thu lương thực... đã đưa Trung quốc vào thảm trạng chết đói rộng khắp, lòng dân hết chịu nổi. Đại hội đảng VIII họp từ năm 1956, lẽ ra Đại hội IX phải họp vào năm 1961, theo điều lệ đảng qui định. Nhưng Mao e ngại. Vì nếu họp giữa nạn đói lớn, khi các chính sách lớn đều phá sản thì Mao sẽ mất quyền, mất chức. Người sẽ thay thế Mao có thể sẽ là Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật số 2, được Quốc hội bầu là Chủ tịch Nước ngày 20-4-1959. Trước đó, Mao vừa là Chủ tịch đảng vừa là Chủ tịch nước. Lưu Thiếu Kỳ vốn là người ngay thẳng, dám góp ý với Mao, can ngăn Mao về những chính sách nóng vội, phiêu lưu.

2-. Tháng 2-1962 cuộc họp lớn của toàn đảng được triệu tập về Bắc Kinh, có 7 ngàn đại biểu, từ đó được gọi là Hội nghị Bẩy Nghìn.

Ý định của Mao là duy trì các chính sách cũ với một vài điều chỉnh, vin cớ là những vấp váp trên con đường cách mạng là chuyện thường, đó là chi phí cho học tập và thử thách, lỗi là tại bộ máy thực hiện, sẽ thay đổi cán bộ ở cơ sở... Mao đồng ý sẽ giảm trưng mua lương thực 34% nhằm xoa dịu nông dân. Mao để 2 tuần lễ cho mọi người tha hồ phát biểu ý kiến ở các nhóm. Nhưng ai cũng dè dặt vì tại hội nghị Lư Sơn tháng 7-1959 tấm gương Bành Đức Hoài bị trừng phạt ra sao do nói thẳng nói thật còn đó. Hai tuần tẻ nhạt trôi qua.

Mao yên trí ôm ấp các cô gái ở ngay một phòng riêng trong Đại lễ đường nhân dân và quyết định kết thúc cuộc họp trong ngày duy nhất họp toàn thể ở hội trường lớn, tại đó Mao đã thảo ra một bài kết luận sẵn và sẽ giao cho Lưu Thiếu Kỳ tuyên đọc.
Nhưng bất ngờ xảy ra. Sáng 27-1 Lưu Thiếu Kỳ không đọc bài Mao viết sẵn. Trước 7 ngàn đại biểu chăm chú Lưu lần lượt chứng minh các chính sách vừa qua đã lần lượt phá sản và tàn phá đất nước ra sao. Dân không có ăn, có mặc, xã hội thiếu mọi thứ cần để sống bình thường. Tình hình năm 1961 là bi thảm nhất. Lưu cao giọng: không có Nhảy vọt lớn, chỉ có nhảy vọt dài về phía sau. Lưu đề nghị giải thể Công xã nhân dân, từ bỏ bước nhảy vọt và ngừng chương trình công nghiệp hoá. Phần lớn 7 ngàn đại biểu tán thành lời nói thật của Lưu, môt số tiếp lời Lưu, yêu cầu từ bỏ chính sách cũ.

Mao bị một cú bất ngờ, một vố đau. Nhưng rất ranh khôn, Mao giữ kín sự cay cú đến phát điên, tìm chiến thuật xoa dịu, tỏ ra đồng tình và kéo dài cuộc họp nhằm đối phó. Chiến thuật của Mao là nhận thiếu sót, nhưng đổ tội cho quan chức cấp tỉnh, cho Bộ Nông nghiệp.

Vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ-Vương Quang Mỹ

3-. Phản công chính của Mao là gọi ngay Lâm Bưu đến để bàn mưu thâm. Sáng 29, Phó chủ tịch đảng Lâm Bưu lên diễn đàn ngay. Lưu cao giọng: ''Những thất bại là cái giá phải trả cho khôn lớn. Mao chủ tịch bảo thế. lời Mao chủ tịch bao giờ cũng đúng...'' Thế là Mao được cứu. Mao tự tin trở lại, khen Lâm và ngầm báo cho Lưu rằng: ngươi sẽ không thoát khỏi tay ta.

Cuộc họp kết thúc với không khí trở lại như bình thường; có những phát biểu khá gay gắt về tình hình đói kém, những không ai dám nói đến trách nhiệm của Mao, không dám đụng đến tên Mao, không ai dám phân tích sâu sắc nguyên nhân thật sự của tình hình bi thảm. Ngày 30-1-1962 Mao kết luận, lần đầu tiên từ khi làm chủ tịch 1-10-1949, Mao tự phê bình nhưng với sự lý giải chung chung: ''vì tôi là chủ tịch nên tôi phải nhận trách nhiệm'', v.v... Ngay sau đó, Mao chịu giảm thuế nông nghiệp, giảm trưng thu nông sản, giảm chi phí đóng tàu ngầm nguyên tử, giảm viện trợ cho các nước khác, tăng đầu tư cho nông nghiệp. Người dân được tương đối tự do sang Hồng Kông; hàng loạt người bị thanh trừng những năm 1957-58, lên đến 10 triệu, được phục hồi.

Rõ ràng là nhờ sự ngay thật, dũng cảm của Lưu Thiếu Kỳ mà nạn đói được chấm dứt, nông thôn và thành thị dễ thở hơn. Nhưng Lưu sắp phải trả giá.

4-. Mao nghiền ngẫm cách trả thù cay độc nhất đối với Lưu. Bằng cuộc Cách mạng văn hoá vô sản.

Tháng 5-1966 Mao thành lập Tiểu tổ Cách mạng Văn hoá để lãnh đạo, gồm Giang Thanh vợ Mao làm Tổ trưởng, Trần Bá Đạt nguyên thư ký riêng của Mao làm thường trực, Khang Sinh cầm đầu cơ quan mật vụ làm cố vấn, thêm Diệp Quần vợ Lâm Bưu làm ủy viên. Mao giao cho Lâm Bưu và Chu Ân Lai thay mặt đảng và chính phủ chỉ đạo Tiểu tổ này.

Nền tảng của cuộc Cách mạng này là uy tín tuyệt đối của Mao và không khí sùng bái cá nhân Mao đưa lên mức cao nhất để không một ai dám chống lại.

Nhân dân Nhật báo và đài phát thanh hầu như chỉ nói về Mao, những lời dạy và chỉ thị của Mao, ảnh Mao thường chiếm cả trang, in màu, chữ đỏ. Tổng kết lại có 1 tỉ 100 ngàn ảnh màu lớn chân dung Mao, 4 tỉ 8 huy hiệu Mao đủ cỡ, 1 tỉ tuyển tập Mao gọi là Mao tuyển, không biết cơ man nào là sách nhỏ Mao, bìa đỏ cầm tay, mà ai cũng có trong tay để đọc và học thuộc lòng...Sách nhỏ Mao bìa cứng còn được dùng để đập vào mặt, cổ, ngực, gáy nạn nhân, gây thương tích.

Ngày 13-6, Mao ra lệnh ngừng học trong cả nước để học sinh sinh viên làm cách mạng văn hoá. Thanh niên đều được ăn ở tại trường, đi lại bằng phương tiện công cộng đều miễn phí.

Mao 8 lần lên lễ đài Thiên An Môn, mặc quân phục xanh, đội mũ két mang hình sao đỏ, ve cổ áo mang 2 miếng dạ đỏ, cánh tay mang băng đỏ in 3 chữ Hồng Vệ Binh, thắt lưng da lớn, để duyệt hàng ngũ Hồng vệ binh.

Lợi dụng đặc tính tuổi trẻ hiếu động, ưa phiêu lưu, dễ kích động, thiếu suy nghĩ chín chắn, Mao chỉ thị cho họ phải có gan lớn hành động đảo lộn đập phá xã hội cũ, bạo động và tạo loạn, hung hãn với mọi kẻ thù của cách mạng, không chút thương xót, nương tay.
Những nạn nhân tiêu biểu đầu tiên là một bà hiệu trưởng trường trung học Bắc kinh bị đấu rồi đánh đá đến chết ngay tại trường và ''Nhà văn Nhân dân'' Lão Xá 69 tuổi bị bắt quỳ rồi bị xỉ vả đánh đập ngay tại trụ sở Hội Nhà Văn, đêm ấy ông nhảy xuống hồ.
Tiếp theo là hàng trăm giáo sư trường đại học Bắc kinh và Thanh Hoa, hàng trăm nghệ sỹ ưu tú nhà hát-múa-kịch Bắc kinh bị đưa ra đấu tố, đội mũ lừa, mặt bị bôi nhọ nhem, hết '' văn tố '' đến ''võ tố '', hàng chục người bị thương tích và chết, không ít người thắt cổ, uống thuốc ngủ liều cao, nhảy lầu...

Mao chỉ thị cho Hồng vệ binh trung ương và địa phương giao lưu kinh nghiệm và khí thế, làm cho tướng Trần Nghị sau này nhận định: cả nước biến thành trại giam, nơi tra tấn và địa ngục rộng lớn.

Theo lệnh Mao, bộ trưởng Công an Tạ Phú Trị ra chỉ thị cho lực lượng công an toàn quốc không được can thiệp, cản trở, mà phải ủng hộ mọi hành động của Hồng vệ binh.
Những kẻ tham lam trong Hồng Vệ Binh mặc sức đi cướp phá các nhà có của, cướp đoạt vô vàn của quý, trang sức, vàng bạc, kim cương, đô la, đồ cổ, tranh cổ, sách cổ quý hiếm. Riêng Bắc Kinh có 6.843 di tích lịch sử được xếp loại, 4.922 bị phá huỷ và xâm hại, một sự tàn phá chưa từng có từ thời trung cổ.



Vương Quang Mỹ


và Lưu Thiếu Kỳ bị vệ binh đỏ đấu tố

5-. Khi không khí khủng bố đã có đà trong cả nước, Mao bắt tay vào cuộc trừng phạt kẻ tử thù: Lưu Thiếu Kỳ, kẻ dám phạm thượng, phê phán chính sách của Mao tháng 2-1962 trước 7 nghìn quần thần của Mao.

Ngày 5-8-1966 Mao ra quyết định truất mọi chức của Lưu Thiếu Kỳ, và nói rõ từ nay nhân vật số 2 là Lâm Bưu. Ngày 25-12-1966, trước ngày sinh nhật thứ 73 của Mao, 5 nghìn hồng vệ binh đi diễu hành giữa Bắc kinh, các xe gắn loa vang lên lời hét: Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ! Ngày 1-1-1967 theo lệnh Mao, trên tường phía ngoài nhà ở của vợ chồng Lưu trong khu Trung Nam Hải bị vẽ nhiều khẩu hiệu lớn đả đảo vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ - Vương Quang Mỹ.

Lưu lấy Vương Quang Mỹ vào năm 1948. Vương lớn lên trong gia đình quyền quý. Cha bà là một chính khách và nhà ngoại giao lớn; mẹ bà là nhà giáo dục. Bà tốt nghiệp ngành vật lý trong một trường dòng do người Mỹ mở ở Trung quốc. Bà có học bổng trường Đại học Michigan (Hoa kỳ) nhưng từ chối để ở lại trong nước và gia nhập Đảng CS. Vợ cũ của Lưu bị Quốc dân đảng sát hại. Lưu quen Vương từ khi ở trong căn cứ đỏ. Hai vợ chồng tin yêu nhau rất mực và cùng chung quan điểm chính trị.

Trước khi giáng đòn quyết định với Lưu, Mao vẫn có chút do dự do uy tín Lưu quá lớn. Lưu từng ở Liên Xô những thời gian dài. Lưu là nhận vật Trung Hoa duy nhất còn sống và từng gặp Lénine ở Moscow năm 1921. Tối 13-1 Mao cho mời Lưu đến ''Phòng 118'' giữa Đại Lễ đường Nhân dân cố nhẹ nhàng trò chuyện, với ngụ ý rằng nếu Lưu tỏ ra mềm dẻo, quay lại thần phục Mao hoàn toàn thì Mao sẽ rộng lượng bỏ qua. Lưu điềm đạm nhưng kiên quyết không chịu khuất phục. Lưu chính thức đặt vấn đề từ chức đề về nông thôn sống như dân thường. Lưu yêu cầu Mao chấm dứt cuộc Cách mạng văn hoá, đừng trừng phạt ai nữa và nếu cần thì hãy chỉ trừng phạt một mình Lưu này mà thôi.
Ít ngày sau điện thoại của Lưu bị cắt. Cuộc quản chế không có xét xử bắt đầu. Ngày 1-4-1967 báo Nhân dân nhật báo gọi Lưu là ''tàn dư con đường tư bản''. Giang Thanh vì ghen tỵ với Vương Quang Mỹ chỉ đạo các cuộc đấu tố Vương trên đường phố; Vương phài mặc váy bẩn, cổ mang vòng hạt ngọc giả làm bằng nhựa như quả bóng ping pong. Bà bị bọn sinh viên tay chân Giang Thanh đánh đập đá, bắt cúi đầu quỳ xuống, nhưng bà vẫn ngẩng cao đầu đứng thẳng dậy. Về sau, một kẻ cầm đầu nhóm sinh viên độc ác này khi kể lại phải thừa nhận bà có nghị lực và nhân cách phi thường. Sau mỗi trận bà đều viết thư cho Mao nói rõ sự khinh bỉ của mình.

Nhằm đánh quỵ vợ chồng Lưu, vì biết rằng 2 vợ chồng rất gắn bó tin yêu khuyến khích an ủi nhau, Mao giở trò độc ác tách riêng 2 người, đấu mỗi người một nơi. Vì sợ Lưu phát biểu trước quần chúng những điều bất lợi cho Mao, lỡ ra nhà báo nước ngoài nghe được, Mao yêu cầu chỉ tổ chức đấu vợ chồng Lưu trong khu Trung Nam Hải, với những thanh niên là số lấy trong lực lượng bảo vệ. Để có bằng chứng truy tố ra toà án, Mao và Tiểu tổ cách mạng Văn hoá cùng Khang Sinh tìm mọi cách để khai thác mọi người có quan hệ gần gũi với vợ chồng Lưu. Hàng trăm người bị bắt, bị tra tấn, đe doạ, mớm cung. Cả một nhà tù được mở rộng để giam giữ số người trong ''vụ án Lưu Thiếu Kỳ''. Sử Triết (Shi Zhe), phiên dịch tiếng Nga ở Moscow, từng dịch cho Lưu khi gặp Staline, bị bắt giam đầu tiên. Rồi vợ chồng Lý Lập Tam (vợ người Nga), vợ chồng Lạc Phủ (Trương Văn Thiên) đều bị giam tại đây. Nhưng không có một bằng chứng nào có giá trị. Tất cả các tội làm việc cho Quốc dân đảng, cho Nhật bản, cho Liên Xô, chống đảng CS, cộng tác với CIA... đều chỉ là tưởng tượng. Mao không dám để cho điều tra viên hỏi cung trực tiếp vợ chồng Lưu vì sợ Lưu sẽ đưa ra những ý kiến xác đáng phê phán và kết tội chính Mao và các chính sách của Mao với những chứng cớ rõ ràng. Mao đành dùng cách đi tìm bằng chứng gián tiếp, nhưng vô hiệu. Vụ án bế tắc.

Tuổi trẻ bị kích động vào cuộc thanh trừng
do mưu đồ cá nhân của Mao

Vương Quang Mỹ bị giam 12 năm, có lúc nằm liệt giường hàng năm. Mẹ của bà chết trong tù, khi gần 80 tuổi. Lưu bị liệt một chân trong tù, bị mất ngủ liên miên, còn mắc bệnh tiểu đường và viêm phổi.

Một cuộc họp Trung ương đảng bầu ra từ Đại hội VIII năm 1956 được Mao triệu tập vội trước khi có Đại hội IX để chính thức ra quyết định khai trừ Lưu. Thật ra đây là thiểu số trung ương, chẳng có giá trị, vì quá nửa uỷ viên trung ương được bầu đã bị Mao thanh trừng. Tại hội nghị Chu Ân Lai đọc lời kết tội Lưu là: ''một kẻ phản bội, tay sai của kẻ thù, một con người thối nát''. Có lẽ chẳng ai tin chuyện ấy, cả Chu và cả Mao nữa.

Tháng 4 - 1969 tại Đại hội IX, họp sau Đại hội VIII đến 13 năm, sau những cuộc thanh trừng đẫm máu do Mao chủ trương, sau cái chết của ít nhất là 36 triệu nông dân khốn khổ điêu đứng và binh sỹ bị ném vào chiến tranh do những chính sách phiêu lưu của Mao, Mao củng cố được vị trí Hoàng đế đỏ của mình.

Mao dửng dưng báo tin cho đại hội là Lưu đang hấp hối.

Ngày 11-2-1968 trong nhà tù, vào lúc tỉnh táo, Lưu Thiếu Kỳ đã viết bản cãi tội cuối cùng, lên án thái độ độc đoán của Mao, một thái độ Mao có từ những năm 1920. Đây là văn kiện quý giá cho các thế hệ sau.

Tháng 10-1969 Lưu ốm nặng thêm. Cựu chủ tịch nước Trung Hoa nay là một người tù được chuyển bằng máy bay từ Bắc Kinh đến Khai Phong. Lưu tắt thở vào ngày 12-11-1969, sau 3 năm bị tù tội hành hạ. Ông được chôn ở một nơi kín đáo, với một bí danh, còn được báo là mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để không ai dám đến gần nơi chôn. Ngày ông chết được giữ kín.

Bà Vương Quang Mỹ vợ ông sau đó vẫn bị quản thúc khắt khe, bà chết lặng lẽ ngày 13-10-2006 ở Bắc kinh (thông tin này không có trong sách của Jung và Jon; là một tin phụ trên báo Trung Quốc, trong sự dửng dưng của giới cầm quyền kế thừa Mao).

6-. Qua cuộc Cách mạng Văn hoá vô sản, Mao đã đạt được mục đích: duy trì quyền lực đã giành được không bị mất vào tay kẻ khác. Với biết bao nhiều sinh mạng và tổn thất cho nhân dân và đất nước. Nhìn lại, sự kiện bi thảm có một không hai trên thế gian này không có tý gì là cách mạng, là cực kỳ phản văn hoá, vô nhân đạo, còn đầy đoạ đến tận cùng giai cấp nghèo khổ vô sản.

Cuộc cách mạng văn hoá vô sản ở Trung quốc đặt ra cho mọi người một câu hỏi day dứt: làm sao một con người, với tham vọng không giới hạn, lại có thể dắt mũi, không chế, hành hạ, nhào nặn hàng tỉ con người theo ý riêng của mình, với những hậu quả không sao lường hết.

(còn nữa)

Bùi Tín
(lược thuật theo Jung Chang & Jon Halliday)


Trang liên hệ
· Đọc thêm về Mô hình Trung Quốc

Bài được đọc nhiều nhất trong Mô hình Trung Quốc:
Đọc sách: ''Những điều chưa biết về Mao'' [kì 1] (Bùi Tín)


Lựa chọn

Trang in Trang in

Gởi đến cho bạn bè Gởi đến cho bạn bè