Friday, March 26, 2010

ĐẨU TIẾP * THẦN SIÊU 4


ĐẨU TIẾP * THẦN SIÊU 4


TĂNG BỔ


A. NGUYỄN VĂN SIÊU VÀ PHƯƠNG ĐÌNH THI TẬP
NGUYỄN THIÊN THỤ


Nguyễn Văn Siêu (1795-1872), tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, người Hà Nội, tiên tổ sanh ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, sau phụ vào huyện Thọ Xương, theo học Phạm Quý Thích . là một vị hoàng giáp đời Lê, sau ra làm quan nhà Nguyễn. Nguyễn Văn Siêu đỗ Á nguyên, nghĩa là đỗ cử nhân thứ hai khoa ất dậu (1825), Năm Mậu Tuất 1838 ông được dự kỳ thi đình, đỗ phó bảng (thứ 9/10 Phó bảng) (cùng khoa có các tiến sĩ nổi tiếng: Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận, (bạn thân của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu), Nguyễn Tường Vĩnh ( tổ nhà Nhất Linh), Nguyễn Hữu Độ (đại thần triều Nguyễn).


Sau khi thi đỗ, ông lần lượt làm Hàn lâm viện kiểm thảo, Lễ bộ chủ sự, phó chủ khảo trường thi hương Thừa Thiên. Đời Thiệu Trị, ông từng giữ chức Lễ bộ viên ngoại lang, Nội các thừa chỉ,Thị giảng học sĩ. Đời Tự Đức làm Thị độc học sĩ. Năm kỷ dậu ( 1849), ông làm phó sứ sang Trung Quốc, khi về dâng vua tập Vạn Lý Tập, trình bày những điều tai nghe mắt thấy. Ông được thăng Tập hiền viện học sĩ, Kinh Diên khởi cư trú vì có công toản tu bộ Chính Biên Thực Lục. Năm tân hợi 1851), ông dược cử làm án sát Hà Tĩnh, sau đó làm án sát Hưng Yên. Lúc bấy giờ ông dâng sớ lên vua, nhưng ý kiến ông không được vua nghe theo, ông cáo bệnh về quê năm 1854. Về nhà, ông mở trường dạy học ở phường Dũng Thọ. Vì ông dựng một nhà vuông để dạy học cho nên ông lấy hiệu Phương Đình. Ông mất năm nhân thân (1821), thọ 73 tuổi.


Nguyễn Văn Siêu sáng tác rất mạnh. Các tác phẩm của ông khá đồ sộ. Theo Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Siêu có các tác phẩm sau đây:
-Phương Đình Thi Tập (4 quyển)
-Phương Đình Văn Tập (5 quyển)
-Tùy Bút Lục (6 quyển).(Việt Nam Văn Học Sử Yếu, TTHL, Saigon,1968, 357)

Theo các tài liệu khác, ta thấy Phương Đình còn có các tác phẩm sau:

-Phương Đình dư địa chí輿地
- Chư sử khảo thích
- Chư sinh khảo ước
-Tứ thư bị giảng 書備講

Tác phẩm của Phương Đình tiên sinh đã được các học trò khắc in . Theo vi phim bộ Phương Đình Thi Tập của Viên Khảo Cổ Sài gòn, chúng tôi thấy có những tập sau:
-Anh Ngôn tập 71 tờ, 2 tập, 200 bài thơ.
-Loại Lưu Lãm tập , 2 tập, 81 tờ, 257 bài thơ
-Vạn Lý Tập, 78 tờ, 155 bài thơ và văn. Tập thơ này viết khi ông đi sứ nhà Thanh, tả phong cảnh Trung Quốc.
Tổng cộng khoảng 600 bài thơ
Trong Thần Siêu, trước sau chỉ dịch 72 bài, như vậy chỉ được hơn một phần mười.


TRÍCH DỊCH PHƯƠNG ĐÌNH THI TẬP

Bài số 53 (Anh Ngôn I, bài 17, tờ 7)



(1). 雲
(2).
(3).玲瓏
(4).
(5).
(6).
(7).
(8).

LONG TRÌ HIỂU NGUYỆT

(1).Vân lãng phong thanh thủy bất yên,
(2).Không không sắc sắc hựu huyền huyền.
(3).Linh lung bích hải minh châu dạ
(4)..Đạm đãng trường kiều bạch tuyết thiên.
(5).Sơn ảnh đảo thùy thanh nhược tẩy
(6).Ngạn hoa lưu lệ chiếu vô biên.
(7).Thệ thuyền hội đắc thiên quang phát
(8).Nhất điểm hư không vạn tượng huyền.


(1).Mây sáng, gió trong, nuớc sông không có sương khói.
(2).Cảnh sắc huyền ảo, như không lại như có.
(3).Biển xanh lung linh như đêm được tạo thành bởi những hạt minh châu.
(4).Cái cầu dài sắc màu nhạt như có tuyết bao phủ.
(5).Hình ảnh trên núi trong như được rửa sạch
(6).Hoa trên bờ rực rỡ chiếu rọi vô biên,
(7).Ánh sáng trên trời phát ra tụ hội vào chiếc thuyền của ta.
(8).Một điểm chói lọi sẽ sinh ra vạn hiện tượng treo lên giữa trời.

TRĂNG SỚM TRÊN LONG TRÌ

(1).Gió thanh, mây sáng, nước sông trong
(2).Cảnh sắc ảo huyền có lại không.
(3).Biển cả xanh trong như ngọc chiếu,
(4).Cầu dài trắng nhạt tựa sương phong
(5).Trên non vạn vật lên màu sáng,
(6).Bên bến muôn hoa rạng săc hồng.
(7).Ánh sáng tụ vào thuyền lữ khách
(8).Hư không một điểm hóa muôn trùng.



Bài số 54 ( Anh Ngôn I, 6, tờ 2)



(1).
(2).
(3).
(4).


Đình tiền thính điểu

(1).Lai vãng vô đạn dặc
(2).Không viên thức chủ tâm,
(3).Xuân phong tam lưỡng thụ,
(4).Uyển chuyện trợ cô ngâm.


Trước sân nghe chim kêu

(1).Lui tới không cưỡng ý,nên để tự nhiên.
(2).Lòng chỉ nghĩ đến cái vườn nhà hoang vắng.
(3).Gió xuân thổi tới vài hàng cây,
(4).Làm cho thêm hứng ngâm thơ.



Trước sân nghe chim kêu

(1).Trước sân lòng thẩn thờ,
(2).Luôn nghĩ đến vườn xưa
(3).Mấy hàng cây gió thổi,
(4).Càng thêm hứng ngâm thơ.



Bài số 55 ( Anh Ngôn I, 7, tờ 3)



(1).
(2).
(3).
(4).微妙

(1).Tĩnh các đàm huyền dạ
(2).Nam lâu bái nguyệt nhật
(3).Thanh phong xuy bất đoạn,
(4).Vi diệu độc tâm tri.

Hương

(1).Đêm tối mịt, gác yên lặng,
(2).Ở lầu Nam xem mặt trăng, mặt trời.
(3).Gió mát thổi không ngừng
(4).Một mình, lòng cảm thấy sự vi diệu.


Hương

(1).Gác tĩnh mịch, đêm tối,
(2).Lầu Nam xem mặt trời.
(3).Gió mát không ngừng thổi,
(4).Lòng cảm thấy bồi hồi.


Bài số 56 ( Anh Ngôn I, 34, 14)

愛梅竹遺吳陽亭

(1).我愛一樹梅
(2).獨 負空山操
(3).矧 此冰玉姿
(4).肯向雪霜老
(5). 何樹不 生花
(6).到頭清淡 好
(7).但願得栽培
(8). 寧知春 信早
(9).可愛還似予
(10).生來無竒巧
(11).且 去話同心
(12).踟躕南嶺道



Ái mai trúc dị Ngô Dương Đình

(1).Ngã ái nhất thụ mai,
(2).Độc phụ không sơn tháo.
(3).Thẩn thử băng ngọc tư
(4).Khẳng hướng tuyết sương lão.
(5).Hà thụ bất sinh hoa,
(6).Đáo đầu thanh đạm hảo
(7).Đản nguyện đắc tài bồi
(8).Ninh tri xuân tín tảo.
(9).Khả ái hoàn tự dư
(10).Sinh lai vô kỳ xảo
(11).Thả khứ thoại đồng tâm
(12).Trì trù Nam lĩnh đạo


Yêu mai trúc
Tặng Ngô Dương Đình

(1).Ta yêu một cây mai,
(2).Không phụ tình với núi non
(3).Ta yêu cái tính cách băng ngọc của mai.
(4).Luôn mang nét tuyết sương già lão
(5).Cây nào mà không nở hoa
(6).Cuối cùng thì rõ rệt là sự thanh đạm
(7).Mong được bồi đắp vững bền,
(8).Há không biết rằng xuân đến sớm
(9).Đáng yêu nhất là cây mai giống ta
(10).Không có sự khôn ngoan ,tinh xảo
(11).Đã cùng nhau nói chuyện hợp ý
(12).Cứ chần chừ không về qua đường núi nam.(a)


YÊU MAI TRÚC

(1).Ta yêu cây mai thanh
(2).Tha thiết với non xanh
(3).Ta yêu săc băng ngọc
(4).Ta yêu vẻ tuyết sương
(5).Cây nào không hoa hương?
(6).Ta yêu vẻ đơn sơ
(7).Mong được tài bồi mãi
(8).Trông chờ xuân nở hoa
(9).Hoa mai rất giống ta
(10).Không khôn ngoan, sắc sảo
(11).Tâm ý rất đậm đà
(12).Không muốn về Nam vội!

__

(a). Câu kết có lẽ lấy ý của thơ Lý Bạch: 梅花南岭头。空长灭征鸟 trong bài 禅房怀友人岑伦



Bài số 57 ( Anh Ngôn II, 115, 17)

靜坐

(1).書永午雞 辰一 叫
(2).簾垂到地人過 少
(3).無風半樹微微
(4). 葉 裡打蟲穿出鳥


Tĩnh tọa

(1).Thư vĩnh ngọ kê thần nhất khiếu
(2).Liêm thùy đáo địa nhân quá thiểu.
(3).Vô phong bán thụ vi vi diêu,
(4).Diệp lý đả trùng xuyên xuất điểu.


Tĩnh tọa

(1).Đọc sánh hồi lâu thì đến lúc gà gáy trưa.
(2).Rèm buông sát đất, bên ngoài ít người qua lại.
(3).Không có gió nên cây chỉ dao động nhè nhẹ.
(4).Con chim bay ra mổ sâu trong lá cây.


Tĩnh tọa

(1).Đọc sách đến khi gà gáy trưa,
(2).Rèm buông kín, it người đi qua
(3).Gió không thổi, cây cối rung nhẹ,
(4).Chim bắt sâu trong đám lá hoa.


Bài số 58 ( Anh Ngôn II, 116, 17)

春夜聴雨

(1).春中一夜雨
(2).天下半年心
(3).看取陽和意
(4).喜無蕭瑟吟

Xuân dạ thính vũ

(1).Xuân trung nhất dạ vũ
(2).Thiên hạ bán niên tâm.
(3).Khán thủ dương hòa ý
(4).Hỷ vô tiêu sắt ngâm.

Đêm xuân nghe mưa

(1).Giữa mùa xuân, một đêm mưa
(2).Lòng thiên hạ cảm thấy như đã qua nửa năm.
(3).Khắp nơi đầy ý vị dương hòa
(4).Rất vui vẻ, không có điệu ngâm buồn tê tái.

Đêm xuân nghe mưa rơi

(1).Giữa xuân, đêm mưa rơi,
(2).Nghe như nửa năm rồi!
(3).Khắp nơi đầy sinh khí,
(4).Vang lừng khúc ca vui!


Bài số 59 (Anh Ngôn I, 5, tờ 2)



(1).掃地焚 香坐
(2).空心待月生
(3).清影移梅至
(4).西廂遶竹行

Đình tiền bộ nguyệt

(1).Trảo trửu phần hương tọa
(2).Không tâm đãi nguyệt sinh.
(3).Thanh ảnh di mai chí,
(4).Tây sương nhiễu trúc hành

Trước sân tản bộ dưới trăng

(1).Quét đất, đốt hương rồi ta ngồi xuống
(2).Với cái tâm trống rỗng, ta chờ trăng lên.
(3).Trăng lên làm cho hình bóng cây mai di chuyển đến chỗ ta ngồi,
(4).Và bên mái tây, ánh trăng bao xung quanh những hàng trúc.


Trước sân tản bộ dưới trăng

(1).Quét đất, đốt hương, ta ngồi xuống,
(2).Với tâm không, ta ngóng trăng lên.
(3).Bóng mai di chuyển gần bên,
(4).Khóm trúc trăng ngập tây hiên từng hàng.




Bài số 60 (Anh Ngôn I, 63, tờ 30)

章陽渡

(1). 元人無厭恣凌侵
(2).百萬南來獨就擒
(3).爭道折衝多將略
(4).誰 知殺韃此人心
(5).分 茅世界存終古
(6).奪槊威聲說至今
(7). 故渡秋風長 送 客
(8).中流回首一披襟

Chương Dương độ

(1).Nguyên nhân vô yếm tứ lăng xâm
(2).Bách vạn nam lai độc tựu cầm.
(3).Tranh đạo chiết xung đa tương lược
(4).Thùy tri sát Đát thử nhân tâm.
(5).Phân mao thế giới tồn chung cổ
(6).Đoạt sáo uy thanh thuyết chí kim.
(7).Cố độ thu phong trường tống khách,
(8).Trung lưu hồi thủ nhất phi khâm.

Qua bến Chương Dương

(1).Người Nguyên bao giờ cũng muốn ( không chán) xâm lăng Việt Nam
(2).Trăm vạn quân đã kéo đến nước Nam để rồi bị giam cầm.
(3).Họ đã suy nghĩ nhiều phương lược cướp đường phá xe của ta
(4).Nhưng không ai biết tấm lòng sát Đát dũng cảm của nhân dân Việt Nam.
(5).Xưa nay thế giới đã phân ra biên cương các nước,
(6).Uy thanh của việc cướp giáo giặc đến nay dân ta còn truyền tụng.
(7).Bến xưa gió thu thổi hoài đưa tiễn khách,
(8).Quay đầu nhìn nước chảy giữa dòng rồi khép áo lạnh.


Qua bến Chương Dương

(1).Quân Nguyên muôn kiếp vốn tham lam,
(2).Trăm vạn quân binh rốt bị giam.
(3).Cướp của giết người, mưu giặc Bắc,
(4).Bình Mông diệt Thát, chí dân Nam.
(5).Biên cương mỗi nước đà phân rõ
(6). Chiến thắng muôn đời vẫn tiếng thơm
(7).Bến cũ gió thu đưa tiễn khách,
(8).Nhìn theo giòng nước lạnh căm căm.


Bài số 61 (Anh Ngôn II, 122, tờ 20)

Viên ngẫu hứng

(1).乾坤化育不 勝多
(2).小小裁培僅此窩
(3). 計地可容餘百木
(4).先天常發両三柯
(5).初心草木非同朽
(6).多病 春秋共接和
(7).誰是愛蓮 誰是菊
(8).馮欄風雨一高歌

Viên ngẫu hứng

(1).Càn khôn hóa dục bất thăng đa,
(2).Tiểu tiểu tài bồi cận thử oa.
(3).Kế địa khả dung dư bách mộc,
(4).Tiên thiên thường phát lưỡng tam a
(5).Sơ tâm thảo mộc phi đồng hủ
(6).Đa bệnh xuân thu cộng tiếp hòa
(7).Thùy thị ái liên, thùy thị cúc,
(8).Phùng lan phong vũ nhất cao ca.

Cảm hứng khi ở trong vườn

(1).Tạo hóa nuôi dưỡng vạn vật thì ban phát ít thôi
(2).Cứ bồi dưỡng từng chút như cái lỗ nhỏ.
(3).Dưới đất có thể chứa hàng trăm cây
(4).Trên trời có thể đựng hàng mấy cành
(5).Lúc ban đầu thì cây cối vốn khác nhau, chúng không cùng thối nát một lượt,
(6).Xuân thu nhiều bệnh nhưng cũng có lúc mạnh khỏe.
(7).Ai yêu hoa sen, ai yêu hoa cúc?
(8).Dựa lan can, cất cao tiếng hát.

Cảm hứng khi ở trong vườn

(1).Vạn vật đều do trời đất nuôi,
(2).Nhỏ nhoi từng chút cứ tài bồi.
(3).Hàng trăm gốc rễ vươn từ đất,
(4).Từng vạn lá cành dựng đến trời.
(5).Xuân nọ yếu đau, thu khác khỏe
(6).Cây này héo úa, gốc kia tươi.
(7).Ai yêu hoa sen, ai yêu cúc?
(8).Đứng dựa lan can, ca hát vui.



Bài số 62 (Anh Ngôn II, 123, tờ 21 )

曉坐

(1).曉坐 對茶甌
(2).空心懶應 接
(3).雞鳥 聲復聲
(4).晴 雲布亂蝶

Hiểu tọa

(1).Hiểu tọa đối trà âu,
(2).Không tâm lãn ứng tiếp
(3).Kê điểu thanh phục thanh,
(4).Tình vân bố loạn điệp.

Buổi sáng ngồi

(1).Buổi sáng ngồi uống trà,
(2).Lòng trống trải không muốn tiếp khách.
(3).Gà và chim chóc kêu liên tiếp
(4).Lúc tạnh mưa, bướm bay ra cùng với đám mây

Buổi sáng ngồi uống trà

(1).Buổi sáng ngồi uống trà,
(2).Khách chẳng cùng lại qua.
(3).Gà, chim kêu rộn rã,
(4).Tạnh mưa, bướm bay ra.



Bài số 63 ( Anh Ngôn II, 154, tờ 33 )

聞鷓鴣

(1). 千林迥合萬峰薺
(2)天與浮雲嶺 低
(3).行客豈愁行不得
(4). 空山無事 鷓鴣啼


Văn độ cô

(1).Thiên lâm huýnh hợp vạn phong tề
(2).Thiên dữ phù vân tạp lĩnh đê
(3).Hành khách khởi sầu hành bất đắc
(4).Không sơn vô sự độ cô đề.


Nghe chim ngói kêu

(1).Ngàn rừng cây xa hợp cùng vạn ngọn núi,
(2).Trời và mây cúi xuống nhìn những đỉnh núi .
(3).Hành khách há lại buồn rầu vì không được đi sao?
(4).Núi rừng yên tĩnh , nghe tiếng chim ngói kêu.

Nghe chim ngói kêu

(1).Muôn núi nghìn rừng mãi chạy dài,
(2).Mây cao, núi lớn chọc bầu trời.
(3).Ngược xuôi hành khách lòng vui vẻ,
(4).Rừng núi bình an , chim hót vui.



Bài số 64 (Anh Ngôn II, 158, tờ 34)

和福川 黎台旅月詠

(1).何處無明月
(2).空山獨夜 看
(3).回頭思故 鄉
(4).舉頭 望長安



Họa Phúc Xuyên Lê đài phóng nguyệt vịnh.

(1).Hà xứ vô minh nguyệt
(2).Không sơn độc dạ khan.
(3).Hồi đầu tư cố hương
(4).Cử đầu vọng Tràng An.

Nơi lữ thứ ,cùng bạn Phúc Xuyên họ Lê họa thơ vịnh trăng

(1).Có nơi nào mà lại không có trăng sáng?
(2).Ở trong núi một mình buồn bã ngắm trăng.
(3).Quay đầu nhìn quê hương
(4).Ngưỡng mặt nhìn Trường An.


NGẮM TRĂNG NƠI ĐẤT KHÁCH

Họa thơ ông Lê ở Phúc Xuyên.

(1).Nơi nào không trăng thanh?
(2).Một mình trong núi xanh.
(3).Quay đầu hướng làng xóm
(4).Ngước đầu nhìn kinh thành!


____

Bình: Bài này chịu ảnh hưởng của Lý Bạch trong bài Tĩnh Dạ Tứ 靜夜思
Sàng tiền khan nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
牀 前明月光 , 疑是地上霜, 舉頭望明月, 低頭思故鄉

.

Bài số 65 (Anh Ngôn II, 164, 36)

林花

(1).連林疊障賂
(2).細雨亂花天
(3).攀折無人奪
(4).榮 衰與節全
(5).山蜂媒不盡
(6).幽鳥語相妍
(7).春色長如此
(8).征途閱崴 年

LÂM HOA

(1).Liên lâm điệp chướng lộ
(2).Tế vũ loạn hoa thiên
(3).Phàn chiết vô nhân đoạt
(4).Vinh suy dữ tiết toàn
(5).Sơn phong môi bất tận
(6).U điểu ngữ tương nghiên
(7).Xuân sắc trường như thử
(8).Chinh đồ thuyết uy niên.

HOA RỪNG

(1).Trên con đường đi rừng nối tiếp nhau và núi cũng trùng điệp
(2).Mưa bụi bay như hoa bay loạn giữa trời.
(3).Không ai có thể giữ cái thế bắt và bẻ.
(4).Thịnh suy và tiết tháo phải trọn vẹn.
(5).Trong rừng rất nhiều ong
(6).Chim rừng hót rất hay.
(7).Xuân sắc tồn tại lâu dài như thế
(8).Trên đường đi đánh giặc qua nhiều núi cao vòi vội.

HOA RỪNG

(1).Rừng núi cứ nối dài
(2).Mưa bụi bay đầy trời
(3).Ai được thịnh vượng mãi
(4).Hết phúc đến họa tai.
(5).Trong rừng nhiều ong bay
(6).Chim rừng hót rất hay
(7).Sắc xuân đẹp mãi mãi
(8).Đường đi núi lên mây!



Bài số 66
(Anh Ngôn II, 191, tờ 43)

白山茶

(1).同托深山兩路栽
(2).邊紅邊紫莫相倩
(3).難將脂粉形容夸
(4).也自冰霜變化來
(5). 大塊文章書白雪
(6).小春消息夢寒梅
(7).喔吹一自深園入
(8).不受東風

Bạch sơn trà

(1).Đồng thác thâm sơn lưỡng lộ tài,
(2).Biên hồng biên tử mạc tương sai
(3).Nan tương chi phấn hình dung xảo
(4).Dã tự băng sương biến hóa lai.
(5).Đại khối văn chương thư bạch tuyết
(6).Tiểu xuân tiêu tức mộng hàn mai.
(7).Ác xuy nhất tự thâm viên nhập,
(8).Bất thụ đông phong bán điểm ai!


Trà Bạch sơn

(1).Cây trà bạch sơn được cùng trồng hai bên đường núi
(2).Bên hồng ,bên tía đẹp khác nhau.
(3).Khó phân biệt với những nét rực rỡ của son phấn.
(4).Đó là do băng sương biến hóa mà thành.
(5).Đó là một khối tươi đẹp như bạch tuyết
(6).Mùa xuân đã xóa nhòa hình ảnh cây hàn mai.
(7).Nghe được tiếng gà gáy từ khu vườn xa vắng
(8).Cây trà không chịu một hạt bụi nào của gió xuân.

Trà Bạch sơn

(1).Hai bên đường núi đều trồng trà
(2). Bên tía bên hồng thảy mặn mà.
(3).Không khác phấn son đà tô điểm,
(4).Ấy cùng sương tuyết vốn sinh ra.
(5).Văn chương khối lớn trong như tuyết,
(6).Màu sắc xuân đầu đẹp tựa hoa.
(7).Văng vẳng tiếng gà trong xóm vắng,
(8). Bụi trần không thể bám thân trà!

(Hai câu 5, 6 khuyên, hai câu 7, 8 điểm )


Bài số 67


( Lưu hiền tập I, bài 3 tờ 2)



(1).
(2).
(3).
(4).涓滴
(5).
(6).
(7).還家
(8).沮洳


Thu dạ thính vũ

(1).Hải quốc tam thu bán,
(2).Sơn thành nhất vũ sơ.
(3).Tiêu liêu quần động tức
(4).Quyên trích dạ thanh
(5).Tuỳ diệp không đìnhtế
(6).Sao kim vạn ngõa dư,
(7).Hoàn gia thử tịch mộng,
(8).Bất úy lộ tự như.

Đêm thu nghe mưa

(1).Ở vùng biển gần ba thu
(2).Thành trên núi bắt đầu mưa.
(3).Mọi vật đều vắng lặng.
(4).Chỉ nghe từng giọt mưa rơi trong đêm.
(5).Lá cây chạm vào mái hiên.
(6). Tiếng mưa rơi trên vạn miếng ngói như tiếng gõ vào kim loại.
(7).Đêm nay ta mộng trở về nhà,
(8).Không sợ đường bùn lầy.

Đêm thu nghe mưa

(1).Ở biển ba thu rồi
(2).Sơn thành mưa liên hồi.
(3).Vạn vật đều yên lặng,
(4).Nghe từng giọt mưa rơi
(5).Ngoài hiên lá xào xạc
(6).Mái ngói mưa kêu vang
(7).Đêm nay mộng về làng,
(8).Không sợ bùn ngập đường!


Bài số 68 ( Lưu Hiền I, 58, tờ 19)

早秋逢雨

(1).獨把 茶歐鎮寂寒
(2).京 風吹雨過山腰
(3).不知此外香 江 水
(4).漲得秋來第幾橋


Tảo thu phùng vũ

(1).Độc bả trà âu trấn tịch hàn,
(2).Kinh phong xuy vũ quá sơn yêu.
(3).Bất tri thử ngoại Hương giang thủy
(4).Trương đắc thu lai đệ kỷ kiều.


Thu sớm gặp mưa

(1).Nâng chén trà uống để chống lại cái lạnh lẽo và tĩnh mịch (ở xứ Huế)
(2).Gió lớn thổi mưa tới lưng núi.
(3).Không biết ngoài sông Hương nước sông ra sao
(4).Mùa thu nước dâng cao đã ngập bao nhiều cầu?


Thu sớm gặp mưa

(1). Uống chén trà ấm bụng
(2).Gió thổi mưa muôn phương.
(3).Sông Hương ra sao nhỉ?
(4).Nước ngập bao cầu đường?


Bài số 69 ( Lưu hiền tập I, bài 63, tờ 23)

Liên đắc vũ



(1).
(2).
(3).
(4).

Liên đắc vũ

(1).Kim nhật vũ lai tạc nhật vũ
(2).Nhất niên tình vũ nhất niên tri.
(3).Nhân tình hạn vũ không tư vũ,
(4).Ký vũ vô đoan hận vũ trì.


Luôn được mưa

(1).Hôm qua trời mưa, hôm nay lại mưa.
(2).Một năm không mưa thì biết rõ là không mưa.
(3).Lòng người ghét hạn hán, và luôn mòn mỏi mong mưa
(4). Không ai rõ nguyên nhân của mưa thì lại hận là mưa chậm.

Luôn được mưa

(1).Hôm qua mưa, hôm nay mưa,
(2).Một năm mưa hạn hán thì là khổ thay!
(3).Mong mưa, ghét hạn bấy rày,
(4).Vì sao mưa chậm đọa đày nhân gian?




Bài số 70 (Lưu hiền tập II, 11, tờ 4)



(1).
(2).
(3).
(4).
(5).
(6).
(7).
(8).

Thừa nguyệt phỏng hữu

(1).Sơn vân thâu vãn bạch
(2).Hải nguyệt phóng tân lương.
(3).Vấn hữu lai vô thoại
(4).Khan nhân ý tự trường.
(5).Chung thanh hạ lâu các,
(6).Thụ ảnh xuất liêm đường.
(7).Dục tác hoàn gia mộng,
(8).Tương tu dạ tự ương.

Thưởng trăng hỏi bạn

(1).Mây trên núi che mất ánh sáng
(2).Trăng ngoài biển thổi làn gió mới rất mát mẻ.
(3).Hỏi bạn mà không nói lời nào.
(4).Nhìn người mà tư tưởng miên man.
(5).Tiếng chén rượu vang xuống dưới lầu
(6).Bóng cây ra ngoài ngôi nhà có treo rèm
(7).Muốn mộng về cố hương
(8).Nửa đêm cứ nằm chờ đợi mãi.


Thưởng trăng hỏi bạn

(1).Mây núi che ánh sáng,
(2). Gió lạnh theo trăng vàng.
(3).Hỏi bạn mà không nói
(4).Ngắm bạn ý miên man
(5).Dưới lầu tiếng ly vang
(6).Ngoài rèm bóng cây chiếu,
(7).Ta mơ về cố hương,
(8).Trằn trọc suốt đêm trường.




Bài số 71 (Vạn Lý Tập, tờ 13)



(1).
(2).
(3).
(4).
(5).
(6).
(7).
(8).

Nam Quan kỷ biệt

(1).Hữu yêu đồng hữu đức
(2).Nam Bắc tự đề phong.
(3).Từ quốc xuân tam nguyệt
(4).Quá khai sơn vạn trùng.
(5).Quan quân tề phản bí
(6).Phiên thổ thác hành tung
(7).Chướng lạc phiên thành vũ
(8).Vân sinh các yểm phong

TỪ BIỆT NAM QUAN

(1).Có tai họa thì cũng có phúc đức che chở.
(2).Người Nam và Bắc đều đề cập việc này.
(3).Tháng ba mùa xuân giã từ Việt Nam.
(4).Qua cửa ải, núi trùng điệp vạn dặm,
(5).Quan quân đều thay cương ngựa
(6).Người Mán, Mường ẩn náu hành tung.
(7).Khí núi tỏa ra tạo thành mưa,
(8).Mây thì phủ đều các đỉnh núi.


TỪ BIỆT NAM QUAN

(1). Phúc họa thường đi chung
(2).Bắc Nam ai cũng biết.
(3).Cuối xuân lìa nước Việt
(4).Biên ải núi muôn trùng.
(5).Quan quân thay cương ngựa
(6).Mán, Mường ẩn trong rừng
(7).Khí núi thành mưa bay
(8).Đỉnh núi nằm trong mây!


Bài số 72 (Vạn Lý Tập, tờ 9)

半夜到家

(1).城東曲巷不融軺
(2).落月蘇江歩過 橋
(3).幸 有吾先成室在
(4). 免爲遊子旅蓬漂
(5). 接門亭桂如人瘦
(6).福屋薗梅過 我僑
(7). 珎重親鄰勞問晉
(8). 喜驚似夢屬深宵


Bán dạ đáo gia

(1).Thành đông khúc hạng bất dung diêu
(2).Lạc nguyệt Tô giang bộ quá kiều
(3).Hạnh hữu ngô tiên thành thất tại
(4).Miễn vi du tử lữ bồng phiêu
(5).Tiếp môn đình quế như nhân sấu
(6).Phúc ốc viên mai quá ngã kiều
(7).Trân trọng thân lân lao vấn tấn
(8).Hỉ kinh tự mộng thuộc thâm tiêu


Dịch nghĩa:

Nửa đêm về đến nhà

(1).Ngõ nhỏ ở phía Đông thành xe không qua được
(2).Trăng rơi xuống sông Tô từng bước qua cầu
(3).May mà tiên tổ ta đã dựng nghiệp ở đây
(4). Tránh cho kẻ du tử cảnh lữ thứ không nhà
(5).Quế trước đình sát cửa gầy như người
(6).Mai trong vườn trùm nóc chạm cành xuống ta
(7).Trân trọng tình cảm của những láng giềng thân thích ùa đến hỏi han
(8).Vừa vui vừa sợ tựa giấc mộng trong đêm thâu


NỬA ĐÊM VỀ ĐẾN NHÀ

(1).Xe không qua được cửa thành Đông
(2).Tô Lịch qua cầu trăng chiếu sông.
(3).Buổi trước tổ tiên đà tạo dựng,
(4).Ngày nay con cháu khỏi lông bông.
(5).Trước sân, cây quế thân còm cõi,
(6).Bên mái, cành mai lá bít bùng.
(7).Hàng xóm nghe tin sang vội vã,
(8).Như đêm trong mộng cứ mơ mòng!

Nguyễn Thiên Thụ dịch và chú giải









B. SƯU TẬP CÁC TÁC GIẢ KHÁC



1. Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu


Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu là đôi bạn tri âm, hai ông được người xưa phong “thánh”, “thần” về tài năng và đức độ. Giai thoại dưới đây được mọi người truyền tụng kể về lần gặp gỡ đầu tiên của hai ông.

Nguyễn Văn Siêu thuở bé có nhà ở Hà Nội. Hồi ông còn chưa đỗ đạt nhà rất nghèo, phải mở trường dạy học ở ngay nhà. Một hôm Cao Bá Quát từ Bắc Ninh ra chơi Hà Nội, đi qua một nhà nghe có tiếng bình văn, liền bước vào đứng xem. Quát thấy thầy đồ trạc chừng 25,26 tuổi đang ngồi trên một cái chõng tre đã cũ kỹ xiêu vẹo, còn học trò ngồi ở chiếu trải giữa sân nhà. Quát lúc bấy giờ cũng chỉ chừng 16, 17 tuổi, đứng nghe thầy giảng một cách tò mò.

Bỗng Nguyễn Siêu nhìn ra trông thấy liền vọng hỏi: -Anh kia đi đâu mà thơ thẩn thế? Quát đáp: -Tôi là học trò, muốn xin vào học thầy. Siêu nói: -Có phải học trò thì hãy đối thử một vế đối đã nhé? Rồi Siêu đọc: Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, Két chi cót, cót cót két két (1). Cao Bá Quất đối ngay: Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, Thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ (2). Nguyễn Văn Siêu rất phục, hỏi ra mới biết là Cao Bá Quát người mà Siêu đã nghe đồn học giỏi từ lâu. Từ đó hai người đi lại đàm luận sách vở với nhau, không mấy chốc trở thành đôi bạn tri âm. (Theo Cao Bá Quát – Trúc Khê)


2. Nguyễn Văn Siêu - Nhà thơ lớn thế kỷ 19


Nguyễn Văn Siêu tự là Tốn Ban, hiệu Phương Đình, người làng Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 26 tuổi đỗ Á nguyên, nhưng không ra làm quan mà ở nhà đọc sách, đây cũng là thời gian ông kết giao với Cao Bá Quát. Năm 1839 ông cùng Cao vào Huế dự thi Hội đỗ Phó Bảng, sau đó được bổ làm ở toà hàn lâm. Năm 1839 chuyển qua làm chủ sự bộ Lễ. Sau khi vua Minh Mệnh chết, Thiệu Trị lên nối ngôi đã dùng ông vào nội các làm Thừa Chỉ, kiên thị giảng cho các hoàng tử.

Năm 1849 đi sứ nhà Thanh, khi về dâng quyển Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được thăng học sĩ ở Viện tập hiền. Năm 1851 ra làm án sát ở Hà Tĩnh, rồi Hưng Yên kiêm luôn chức tuần phủ, về sau ông bị giáng chức do gửi một số điều trần không hợp ý vua. Năm 1854 ông đệ đơn xin từ quan, từ đó sống cuộc đời dạy học và soạn sách gắn bó với Hà Nội đến khi mất.

Đương thời Nguyễn Văn Siêu viết nhiều sách, sách của ông có tới vài ngàn trang, đều bằng chữ Hán thuộc nhiều lĩnh vực: văn, thơ, sử, địa lý, triết học. Sau khi ông mất học trò đem xuất bản bao gồm: Địa dư chí, Chư sử khảo thích, Chư kinh khảo ước, Tứ thư bị giảng, Vạn lý tập, Phương Đình thi tập, Phương đình văn loại v.v... Bộ Địa Dư Chí của ông là một tác phẩm có giá trị, nội dung thâu tóm khá nhiều hiểu biết về địa lý, lịch sử từ trước đến đương thời. Tuy nhiên mỗi khi nhắc đến Nguyễn Văn Siêu người ta thường nói đến tài thơ siêu phàm của ông mà người đương thời đã từng ngợi ca là Thần Siêu.

Văn chương của ông thật hào hoa, cứng cáp mà tinh tế, nghiêm mà có tình. Vốn là người có tài, nhưng không có nhiều điều kiện để thi nên trong thơ văn ông đôi khi còn thể hiện sự bất đắc chí, tâm sự cuộc đời, mong muốn bứt phá nhưng không đủ nền tảng tư tưởng để chuẩn bị cho cuộc bứt phá ấy:

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Lên mây tầng chín hận chưa cao

(Câu đối Đền Gióng)
Là người Hà Nội nên trong thơ văn ông hình ảnh Hà Nội xuất hiện khá nhiều đặc biệt là hồ Gươm, đảo Ngọc với những nét vẽ phác mà lạ, từ màu sắc, thanh âm, hình dáng và đường nét đều sáng trong, thanh tú:

Nhất trản trung phù địa
Trường lưu đảo tải thiên
Ngư chu xuân tống khách
Hồi trạo túc hoa biên.


(Một chén trong lòng đất nổi,
Nước dài chở lật trời qua.
Thuyền cá ngày xuân đưa khách
Quay chèo về ngủ bên hoa)


Phương Đình còn nhiều bài khác nhau viết về hồ Gươm: Chơi hồ Gươm, lên lầu chuông đền Ngọc Sơn, trên núi Ngọc trông... cái duyên với hồ Gươm đã khiến nhà thơ đứng lên trùng tu lại toàn bộ danh thắng này: sửa sang đền Ngọc, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, bồi thêm núi Độc Tôn xây lên ngọn Tháp Bút - Tả Thanh Thiên với ý tứ thâm trầm sâu sắc: dùng bút viết lên trời xanh để tỏ cùng trăng sao vũ trụ, mà bài minh trên nghiên mực cùng hệ thống các câu đối trong đền còn ghi lại cái khí hạo niên của con người chân chính: “Xưa lấy hốc đất làm nghiên chú kinh đạo đức. Nghiền ngẫm bên nghiên lớn viết sách Hán Xuân Thu....” (câu trong bài minh)

Kiếm hữu dư linh quang nhược thuỷ
Văn tòng đại khối thọ như sơn.

(Kiếm sót dư linh ngời ánh nước
Văn cùng trời đất thọ như non)


(Câu đối đình Trấn Ba) Mặc dù không dự cảm được những vấn đề lớn của thời đại và có những hành động tích cực như Cao Bá Quát nhưng với quần thể kiến trúc- mỹ thuật- văn học đền Ngọc Sơn mà ông là tác giả, Nguyễn Văn Siêu xứng đáng là một nhà văn hoá, một nghệ sĩ danh tiếng của đất Thăng Long.

http://tho.com.vn/Ladoth/167/CategoriesID/9/ArticleDetail/Details/ItemID/218/NMod/542/Van_hoc.aspx


3. Thần Siêu nhìn nước sông Tô

Nguyễn Văn Siêu (1795-1872), tự Tố Ban, hiệu Phương Đình, còn có hiệu là Thọ Xương cư sĩ. Ông người làng Kim Lũ (Lủ) huyện Thanh Trì, sau chuyển ra phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, nay là phố Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.


Là học trò của TS. Phạm Quý Thích. Thi Hương, Nguyễn Văn Siêu đậu Á Nguyên, thi Hội đậu Phó Bảng (1838). Tương truyền Phương Đình là người đọc nhiều, hiểu rộng, uyên bác nhiều mặt, để lại gần một nghìn bài thơ. Ngoài văn thơ, ông còn thông tỏ địa lý, kiến trúc, xây dựng và triết học. Lịch sử còn ghi nhận Phương Đình – Nguyễn Văn Siêu đó từng góp công xây dựng quần thể danh tích đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc bên Hồ Hoàn Kiếm còn nguyên dáng hình đến tận hôm nay.

Đương thời Nguyễn Văn Siêu rất được mọi người ngưỡng mộ về văn tài – chữ nghĩa, vì lẽ này mà người đời đã vinh danh là “Thần Siêu” – Nguyễn Văn Siêu, người dùng chữ linh diệu như thần khi viết về các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội: Tựa về Hồ Tây, ký về Nhị Hà, bài Minh ở Đài Nghiên, bài Chí ở tháp bút… (Xem Phương Đình văn loại, bản dịch của Trần Lê Sáng, Nxb Văn học, năm 2001).
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi xin được giới thiệu một bài thơ của Thọ Xương cư sĩ – bài Tô Giang quan thuỷ – Nhìn nước sông Tô.

Phiên âm:

Tụ giang quan thủy
Vạn trùng tu đáo hải
Nhất lộ thuỷ ly sơn
Thành quách phân lưu chuyển
Nhân tâm không tự nhàn

Dịch:
Xem dòng sộng Tụ
Một lối khởi đầu rời khỏi non
Muôn trùng sóng nước cần về biển
Thành quách chia dòng theo hướng chuyển
Người tự mua vui tấm lòng son


Khởi thủy, tác giả viết: vạn trùng tu đáo hải – Muôn trùng con nước đợi cần đến biển – nơi tụ họp nước bốn phương. Câu thơ chỉ đơn giản vậy, nhưng thú vị ở chỗ: Thọ Xương cư sĩ không cần dùng đến chữ thuỷ (nước) mà ta vẫn thấy hình bóng của nước ắp đầy cả dòng thơ.


Câu hai, vẫn cảm xúc dồn nén lạnh lùng Nhất lộ thuỷ ly sơn, có thể hiểu: Mới lìa núi đó thành một đường đi riêng, dịch giả Lâm Giang chuyển câu thơ trên: Một lối khởi đầu rời khỏi non, dịch như thế là đã theo sát chữ và nghĩa, nhưng còn chưa bám được hồn cốt câu thơ. Sở dĩ nói như vậy vì các nhà thơ xưa rất chú trọng thanh âm và nhạc điệu, rất chú ý dùng các hướng tự cho câu thơ ngân vang. Có thể nói, toàn bộ ý tứ câu thơ nằm ở dấu lặng này, ấy là chưa kể người dịch đó bỏ mất chữ “thuỷ” – nước, không chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu câu thơ mà còn dẫn người đọc nhận thức lệch về ý đồ nhà thơ hướng tới hình tượng yêu mến của mình. Trên là nói về các giá trị của thanh âm, chữ nghĩa. Tiếp sau đây phải chú ý đến sự đăng đối và công dụng của nó trong thi phẩm cụ thể này:

Vạn trùng tu đáo hải
Đối
Nhất lộ thủy ly sơn

(Muôn trùng con nước cần về biển)
Đối
Một dòng riêng từ khi lìa núi

Nhờ đăng đối nhịp nhàng về cả âm thanh và ý tứ mà nhạc và ý của câu thơ cất lên bát ngát, tự nhiên, xét về ý tưởng tiềm ẩn trong hai vế đối: một bên là quyết đi đến biển, bên kia chủ động tạo dũng – chủ động đi. Vậy là xứng danh, cân ý. Bên cạnh đó ta cũng thấy có sự đối thanh và đối tứ đều chỉnh. Cặp thơ cất lên trong sự hoà âm, náo nức.

Câu luận mở rộng, nói sâu vào đề bài, sâu hơn vào câu đề và câu thực, Thần Siêu hạ: “Thành khoách phân lưu chuyển”. Thi cú này có thể hiểu: Nước xoay chuyển, chia tách nhằm mở rộng thành luỹ, hay cũng có thể hiểu: nước chuyển vận, chia mở – thành. Câu bốn – khép lại bài thơ, tác giả viết: Nhân tâm không tự nhàn: Lòng người trống không bởi quen không nghĩ – Vô sự bởi lòng người vội (ngộ nhận). Thi cú được buông ra một cách lửng lơ để người đọc tự suy tưởng, tự rút ra ý nghĩa từ thực tế trải nghiệm cuộc đời ở mỗi con người. Tô Giang quan thuỷ chỉ bốn câu – hai mươi con chữ, không kể đề, nhưng tác giả đã nêu lên được bản chất của nhiều dòng sông nói chung, sông Tô Lịch nói riêng đều hướng ra biển lớn. Và các dòng sông ấy dù êm đềm, hiền hoà đến đâu cũng tiềm ẩn một sức mạnh ghê gớm, sẵn sàng vượt qua mọi trở lực để đạt mục tiêu đến biển.

Nhân tâm không tự nhàn
(Lòng người vội vàng cho là vô sự). Dương Văn Khoa
http://www.hanoitv.vn/thovehanoi/index.php/ngan-nm-thng-nh/88-thn-sieu-nhin-nc-song-to



4. Nguyễn Văn Siêu và Tháp Bút, Đài Nghiên

(Theo Hà Nội Mới )
(HNM) - Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) người làng Kim Lũ nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Năm 26 tuổi đỗ á nguyên, hơn 10 năm sau đậu Phó bảng. Làm quan lúc đầu giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm, sau thăng Chủ sự bộ Lễ... Năm 1849, được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. Năm 1851, được bổ làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên. Năm 1854, ông dâng sớ từ quan về nhà. Từ đó, chuyên việc dạy học và viết sách. Nguyễn Văn Siêu không những là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mà còn là một nhà nghiên cứu nghiêm túc. Những tác phẩm nghiên cứu của ông có Phương Đình dư địa chí, Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng... Về sáng tác, tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu tập hợp trong các bộ Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại...


Sáng tác của Nguyễn Văn Siêu thể hiện đậm nét lòng tự hào của nhà thơ về đất nước, về dân tộc mình. Ông ca ngợi chiến công hiển hách đời Trần và qua đó khẳng định vai trò của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Trong thơ Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều bài miêu tả thiên nhiên hữu tình, nhất là cảnh Hà Nội, Hồ Gươm, Hồ Tây, sông Nhị, sông Tô, gò Đống Đa ... Chỉ tiếc là phần sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không thấy có tác phẩm bằng chữ nôm. Đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao. Ông và Cao Bá Quát được coi là hai nhà nho tiêu biểu nhất lúc bấy giờ. Người ta gọi ông là "Thần Siêu", cũng như gọi Cao Bá Quát là "Thánh Quát". Riêng với Hà Nội, công tích lớn của Thần Siêu là đã tu bổ khu đền Ngọc Sơn thành một danh thắng mà đến nay non một thế kỷ rưỡi vẫn giữ nguyên giá trị thu hút du khách.

Nguyên đền này vào thời đầu thế kỷ XIX chỉ mới là một miếu nhỏ thờ Quan Vũ, vị thần tượng trưng cho sự trung tín lễ nghĩa. Ông Tín Trai mới sửa sang thành một ngôi chùa (tất là có thờ Phật). Khoảng 1840 Vũ Tông Phan và bạn bè sửa lại thành đền, thờ thêm Văn Xương là vị thần tượng trưng cho văn chương, thi cử và đỗ đạt. Trải hai chục năm, đền xuống cấp. Khoảng 1862-1863, ông Siêu hô hào bà con Hà Nội góp công của, tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài ba bốn năm, đến năm 1865-1866 mới xong. Lần này ngoài việc làm lại ba nếp đền chính, ông Siêu còn cho xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc và Trấn Ba Đình. Quần thể đó tồn tại tới tận nay.
preloadImages('/images/original/2007/07/200707091433082_9.7TBUT.jpg')
;Đến thăm đền, sẽ thấy ngay ở bên trái lớp cổng đầu tiên sừng sững một toà tháp bằng đá xây trên ngọn núi do đá xếp thành. Núi này có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cạnh đáy tầng 1 là 2m, lên đến tầng 5 là 1,2m. Cả năm tầng cao 28m. Trên tầng 5 là ngọn bút lông, cả cán và ngòi cao 0,9m. Như vậy tổng cộng ngọn tháp cao 28,9m. Đó là cụm kiến trúc Tháp Bút. Ngọn núi chồng bằng đá đó có tên là núi Độc tôn chứ không phải Đào Tai, Ngọc Bội như sách Đại Nam nhất thống chí đã chép. Bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn, khắc trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng Tây ghi sự thực này. Dưới đây là lời dịch bài chí: "Trên đỉnh núi Độc Tôn có tháp Bút năm tầng.


Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp và truyền mãi. Khoảng Lê Vĩnh Hựu (1735-1739) nghịch Phương (tức Nguyễn Danh Phương- NVP) lên chiếm núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên, Vương sư (chúa Trịnh Doanh- NVP) đi đánh dẹp, đóng quân ở núi Ngọc Bội, liên tiếp phá giặc. Ngày khải hoàn nhân gò đất cao, đắp núi để ghi công, đặt tên là núi Độc Tôn. Sau cuộc chính biến (thay đổi Lê - Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn - NVP) núi bị gai góc phủ đầy. Trong hồ có miếu Văn Xương. Vào dịp trùng tu miếu, ngó sang bờ Đông, thấy có núi, bèn phát cỏ dọn cây, xây tháp Bút, đối diện với đài Nghiên. ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn vật. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại". Trong thực tế dường như cùng lúc cho đắp núi Độc Tôn thì chúa Trịnh cho đắp bên bờ trái hồ (tức bờ phía Tây) cạnh cung Khánh Thuỵ, một ngọn núi đặt tên là Ngọc Bội để đối với núi Độc Tôn. Vì sách Hà Nội địa dư của Dương Bá Cung có ghi cụ thể là:"ở bên trái hồ có cung Khánh Thuỵ, lại có cả núi Ngọc Bội đắp năm Vĩnh Hựu, tượng hình cho võ công phá giặc". Ngọc Bội là tên ngọn núi mà chúa Trịnh Doanh đã đóng quân. Có thể là do không nhận kỹ ra điều này nên sách Đại Nam nhất thống chí mới lầm núi Độc Tôn ra Ngọc Bội khiến nhiều sách báo ngày nay cứ lặp lại sai lầm này.


Cung Khánh Thuỵ đã bị vua Lê Chiêu Thống cho phá huỷ khoảng 1786-1787 và trong dịp này hẳn núi Ngọc Bội cũng bị san phẳng). Nói trở lại Tháp Bút, tính đến năm 2007, đã là 141 tuổi. Tháp Bút theo ý tưởng của những người thiết kế là "biểu tượng của văn vật". Điều này được nói rõ thêm trong vài Bút Tháp chí đã nêu ở trên. Biểu tượng của văn vật! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ Nguyên là "vị nhạc điển chương dã" có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hoá và chính trị. Ngày nay, ta thấy tháp có năm tầng, đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Trên thân ba tầng giữa, có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là Viết (lên) trời xanh. Đã có nhiều người giải thích ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, nào là tầm nhìn và tâm hồn rộng mở bao la, nào là đặt câu hỏi với trời xanh về nhân tâm thế đạo v.v...


Thực cụm kiến trúc Bút Tháp vừa là biểu dương văn chương đồng thời lại biểu dương võ công, vì nó là võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của Hẻo Nguyễn Danh Phương. Từ Bút Tháp đi tiếp, qua cổng Bảng Rồng, Bảng hổ đến lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài (hoặc là bốn hàng cột trụ hoặc là cửa trống) lớp cổng này có tường cao, có mái, có cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiễn đài = đài nghiên. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút.

Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m; bề ngang 0,8m; cao 0,3m; chu vi chừng 2 mét, cũng được là từ lần trung tu 1865. Có bao con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu.

Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc: Có nhiều cách hiểu và tới nay có nhiều bản dịch khác nhau. Dưới đây chúng tôi tạm dịch như sau: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng, không vuông không tròn, dùng vào mọi việc kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không". Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của con người ta, trong đó có mối đồng nguyên Đạo giáo và Nho giáo. Văn chương của thần Siêu hàm súc thì đây hẳn là dẫn chứng. Nguyễn Vinh Phúc
http://tintuc.xalo.vn/00-951263707/nguyen_van_sieu_va_thap_but_dai_nghien.html



5. TIỂU SỬ DANH NHÂN VĂN HÓA NGUYỄN VĂN SIÊU (1799-1871)



Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu. Cụ là trưởng tộc họ Nguyễn, thế hệ thứ 10, bên Đại Tông. Ngay từ hồi nhỏ, Cụ đã theo gia đình rời làng ra ở nội thành Hà Nội, dựng nhà giáp Giang Nguyên, thôn Cổ Lương, phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương. Nhà Cụ ở ngay trên bờ sông Tô Lịch, chỗ đầu nguồn nối với sông Hồng ở phố Chợ Gạo. Sông Tô Lịch lúc đó chảy qua phố Nguyễn Siêu, ra Hàng Đường, sang Hàng Lược, rồi theo dọc phố Phan Đình Phùng bây giờ mà lên Bưởi.


Di tích ngôi nhà này bây giờ ở vào khoảng hai nhà số 12-14 phố Nguyễn Siêu. Gần ngôi nhà số 20 là ngôi đình cũ của giáp Giang Nguyên, nơi mà Cụ Nguyễn Văn Siêu, sau khi mất, được tôn làm thành - hoàng. Dân làng thờ Cụ chung cùng với Tô Lịch Giang -Thần và Kinh – sư - đại - doãn Nguyễn – Trung - Ngạn (đời nhà Trần). Ngôi nhà trên về sau được sửa thành trường dạy học của Cụ, có kiến trúc hình vuông nên mang tên là Phương Đình. Tại ngôi nhà này, ngay từ năm mới 12 tuổi, để chứng tỏ chí hướng của mình, Cụ đã viết lên hai chữ Lạc - Thiên (có nghĩa là Yên vui với đạo Trời) và đôi câu đối dán trong buồng học:


“ Xưa nay. đạo học không đường tắt,
Nhà tranh vẫn hay có người tài “ (1)


Năm 20 tuổi, Cụ đến tập văn ở trường Cụ Phạm Quý Thích, cùng học với Ngô Thế Vĩnh (người cùng Cụ Siêu nghiên cứu về Nguyễn Trãi) và Chu Doãn Chí. Năm 26 tuổi, Cụ mới bắt đầu đi thi và đỗ Á Nguyên (Cử nhân thứ hai) ở trường thi Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1838, trong vòng 13 năm, Cụ chỉ ở nhà đọc sách và dạy học. Đồng thời, Cụ kết bạn với Cao Bá Quát (bạn vong niên vì Cụ hơn Cao Bá Quát tới 10 tuổi), để rồi cùng nổi tiếng là “Thần Siêu Thánh Quát” về mặt văn chương thơ phú.


Năm 1838 (40 tuổi), Cụ cùng Cao Bá Quát lên đường vào Huế thi Hội. Họ Cao trượt, còn Cụ đỗ Tiến sĩ nhưng chỉ là Phó bảng. Tại khoa thi Hội năm 1838 này, Cụ kết thân với Đinh Nhật Thân và Nguyễn Hàm Ninh, để rồi cùng nổi tiếng là bốn nhà văn kiệt hiệt ở kinh đô Huế gọi là “Tràng - An tứ kiệt”. Sau khi thi đỗ, Cụ Nguyễn Văn Siêu được cử giữ chức Hàn lâm viện kiểm thảo; 1 năm sau thăng chủ sự bộ Lễ; năm sau nữa thăng Viên ngoại lang bộ Lễ (thời Vua Minh Mạng). Năm 1840, vua Thiệu Trị nối ngôi vua Minh Mạng. Vì chú ý đến tài năng của Nguyễn Văn Siêu từ khi còn là hoàng tử, nên vừa lên ngôi vua Thiệu Trị đã cho chuyển Cụ về Nội các làm Thừa chỉ, ít lâu sau lại trao thêm chức Thị Giảng dạy các hoàng tử Hồng Bào, Hồng Nhậm. Năm 1847, hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi, hiệu là Tự Đức. Hai năm sau vua Tự Đức cử Nguyễn Văn Siêu đi xứ sang cống nhà Thanh bên Trung Quốc.


Nhà vua dặn riêng Cụ: Khanh học vấn uyên bác, chuyến này sang xứ, xem xét non sông, phong tục nên ghi chép kỹ, khi về tiến lãm. Khi về (1850) Cụ Siêu dâng lên vua quyển Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được thăng Học sĩ ở Viện Tập hiền. Năm sau lại thăng án sát Hà Tĩnh rồi án sát Hưng Yên kiêm luôn chức Tuần phủ. Thuở đó Hưng Yên hay bị vỡ đê, Cụ có gửi về kinh một số điều trần nhưng không hợp ý vua, Cụ bị giáng truất. Năm sau (1854) Cụ đệ đơn xin từ chức về nhà vui với việc dạy học và soạn sách. Họ Nguyễn tại làng Kim Lũ nay còn giữ một bức chân dung của Thần Siêu, do một hoạ sĩ Trung Hoa viết trên lụa vào năm 1868 là năm Cụ mừng thượng thọ 70. Trên bức chân dung này chính Cụ đã đề vào một bài tán giãi bày tâm sự và nói lên lý do tại sao Cụ đã treo ấn từ quan để trở về làm thầy đồ dạy học :

Hoà sáng với bụi đời
Thì lòng ta chẳng thích.
Noi xưa vượt thới thường
Thì sức ta không kịp
Điều mắt thấy tai nghe
Chẳng có gì không thật.”
Tiến bước trong cảnh lui.



Giữ sinh tồn muôn vật. Năm 1872, Cụ Nguyễn Văn Siêu tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Suốt cuộc đời của mình, cụ Nguyễn Siêu viết rất nhiều, có trên mười ngàn trang sách, bao gồm nhiều loại: nghiên cứu về Văn học, Sử học, Địa lý, Triết học và Sáng tác…Những tác phẩm này đã được các học trò của Cụ thu thập, khắc và in thành sách: Phương Đình địa dư chí (Sử và Địa), Phương Đình thi tập (Văn), Phương Đình văn tập (Văn và Sử), Phương Đình tuỳ bút lục (Văn và Sử), Phương Đình vạn lý tập (Văn, Sử, Địa), Chư kinh khảo ước (Văn, Sử, Triết), Chư sử khảo thích (Sử), Từ thứ bị giảng (Văn, Sử, Triết) Cụ Nguyễn Siêu là người tài rộng, đức cao, sự nghiệp đa dạng. Với tấm lòng thương dân, trong khi đi từ Bắc Ninh sang Hải Dương, chứng kiến cảnh cơ cực của đồng bào nên đã viết:

“Dân Bắc Kỳ khổ thay
Cặp xuân Mậu Ngọ (1858) này.
Đông, Tây chạy luẩn quẩn,
Đường thây chết đói đầy.
Dốc kho phát từng chén
Chờ cơm hàng tuần nay.
Hột gạo vừa tranh được
Đã đè nhau chết ngay.”


Tình trạng trên đây là do sự bất ổn của xã hội hồi đó (thời vua Tự Đức): binh đao không ngớt, hạn hán, lụt lội, mất mùa liên miên xảy đến làm dân vô cùng cơ cực lầm than.


Cụ Nguyễn Siêu tự bộc lộ là một nhà văn hoá có tầm cỡ ở Thế kỷ XIX.
Kiến thức rộng lớn về non sông đất nước, phương pháp làm việc thận trọng, nghiêm túc đã đưa Cụ đến vị trí của một nhà Địa lý học lớn với công trình Dư Hoa địa chí nổi tiếng. Tác phẩm này, ngoài tư liệu phong phú, sắp xếp khoa học, còn có một số phát hiện và kiến giải mới. Cụ Nguyễn Siêu cũng rất chú ý đến Sử học và tỏ ra là một học giả có quan điểm Sử học dân tộc vô tư và vững vàng: ngay dưới thời triều Nguyễn mà triều đình vẫn coi nhà Tây Sơn là Nguỵ là Tặc, ai nói trái lại sẽ bị kết tội phản nghịch, nhưng trong bài Thăng Long hoài cổ Cụ đã kín đáo ca ngợi công ơn của nhà Tây Sơn là đã duy trì được nền độc lập tự chủ cho đất nước và bày tỏ nối niềm luyến tiếc ngậm ngùi:


Tây Sơn ra Bắc đến Long Thành
Thấm thoắt nay đã bốn chục Xuân
Muôn thủa núi sồng người Việt chủ
Ba triều văn vật đất Nam mình
Mặt xanh tóc bạc người còn đó
Nước chảy mây trôi cảnh vắng tanh.
Thành lẻ, trời tà, Thu đã muộn


Người xưa chuyện cũ xót xa tình.” Cụ Nguyễn Siêu đã kết hợp nhuần nhị giữa nhà khoa học và nhà thơ để trở thành một nhà giáo dục xuất sắc. Cụ tỏ ra là một nhà sư phạm có quan điểm giáo dục tiến bộ khi chủ trương thực học và công kích lối học khoa cử.


Ngôi trường hình vuông của Cụ là một trung tâm giáo dục nổi tiếng của Hà Nội giữa Thế kỷ XIX. Ngôi trường đó ở gần ngôi đền của làng Cổ Lương, ngày nay vẫn còn di tích “Cổ Lương linh từ” ở phố Nguyễn Siêu. Xưa kia, đấy là nơi học trò tứ trấn tìm về, xin ở đậu, ngủ nhờ để được đến Tòa Phương đình của thầy Nguyễn Siêu để được nghe giảng bài. Là người Hà Nội, Cụ Nguyễn Siêu còn đưa vào văn thơ rất nhiều hình ảnh của Hà Nội ngày xưa qua các bài : Chơi Hồ Tây, Dong thuyền trên sông Nhị buổi sáng, chơi Hồ Gươm, Lên lầu chuông đền Ngọc, Trên núi Ngọc trông xuống... Không chỉ làm thơ về Hà Nội và Hồ Gươm mà Cụ còn làm những việc thiết thực về văn hoá cho những nơi này.


Chính Cụ là người đã cùng với Tín Trai (Cư sĩ làng Nhị Hà) đứng ra lập hội Hướng Thiện, trùng tu thắng cảnh Hồ Gươm của Hà Nội, xây dựng và sửa sang Đền Ngọc-Sơn thành một nơi thắng tích rất đượm chất thơ với cầu Thê Húc (đậu ánh ban mai), lầu Đãi Nguyệt (đợi trăng); có tính cách văn học với đài Nghiên tháp Bút cùng những câu đối nhắc kẻ sĩ phải trau dồi cả tài lẫn đức; có ý nghĩa xã hội như đình Trấn Ba (đình chắn sóng), ngăn chặn những làn sóng tệ hại làm sói mòn nền đạo lý xã hội. Với việc trùng tu đền Ngọc Sơn cụ Nguyễn Siêu đã tỏ ra là một nhà kiến trúc có tài. Cụ đã nâng vùng Hồ Gươm lên gần như quang cảnh ngày nay, đặc biệt còn để lại bút tích trên bức cuốn thư đắp nổi ở cổng Đền. Nhà sư phạm và nhà thơ Vũ Tông Phan nổi tiếng cuối Thế kỷ XIX đã đánh giá công lao văn hoá của Cụ Nguyễn Văn Siêu như sau:

“Bút Phương đình một đời
Bên Hồ Gươm muôn thuở”

___

Trường Nguyễn Siêu.
http://dlnguyensieu-hanoi.edu.vn/list_news.aspx?ncid=8


Khởi công 21 tháng ba năm 2010
hoàn thành ngày 23 tháng tư năm 2010.
Nguyễn Thiên Thụ

*



No comments: