Monday, August 13, 2012

THỰC HƯ * I

Chương 1
Hoàng Văn Chí
phantinhphankhangHoàng Văn Chí, bút hiệu Mạc-Định, sinh ngày 1-10-1913 tại Thanh Hóa (Làng Ngò). Ông học trung học tại trường Albert Sarraut, Hà-nội, rồi tốt nghiệp cử nhân khoa học năm 1940. Khi cuộc chiến tranh giữa Việt Minh Pháp xảy rao cuối năm 1946 ông đã ra bưng theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp (từ 1946) cho đến khi mặt nạ ái quốc của ông Hồ Chí Minh đồng đảng rớt xuống trong các chiến dịch “Giảm Tô”“Cải Cách Ruộng Đất” (từ 1953-1956). Chính ông đã chứng kiến,trong nhiều trường hợp tham dự các cuộc đấu tố dã man . Sau Hiệp Định Genève ông đã tìm tự do. Năm 1958 Mặt trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa của chế độ Ngô Đình Diệm đã cho in tác phẩm “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của ông dưới bút hiệu Mạc Định. Cuốn “Giai Cấp Mới ở Bắc Việt” thì do nhà xuất bản Công Dân, Saigon. Năm 1959 ông được cử làm phó tổng lãnh sự ở Tân Đề Li trong một năm rồi sang Âu Châu tìm cơ hội cho thế giới biết thực chất của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa ông làm biên tập viên cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ từ 1965 đến 1969. Ông qua đời tại Maryland, Hoa Kỳ ngày 6-7-1988. Khi ông mất ông đang viết dở tác phẩm “Duy Văn Sử Quan”, sau này được con ông bổ túcgiao cho tủ sách Cành Nam xuất bản năm 1990. Đây là một tác phẩm lớn có tham vọng thay thế duy vật sử quan của Mác, nhưng không thành công.
Đầu năm 1962 ông viết bài “Collectivisation and rice pro-duction” (Tập thể hoá sản xuấtsự sản xuất gạo) đăng trên tờ “China Quarterly” nói về sự thất bại của chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đối với việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam cũng như ở Trung QuốcBắc Hàn. Nó mở đường cho tác phẩm đắc ý của ông: “From colonialism to communism” (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản) mà chúng tôi trích dẫn trong chương này. Bài báo nói lên sự thất bại của hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản,nhất là sự tàn bạo đến dã man chưa từng thấy của các chiến dịch mệnh danh là “Giảm Tô”“Cải Cách Ruộng Đất” trong những năm 1953-1956.
Tác phẩm “Từ Thực Dân đến Cộng Sản”, do Frederick A. Praeger xuất bản tại AnhMỹ năm 1964, chia làm 5 phần gồm 18 chương. Ngoài 2 chương ở phần I nói tóm tắt về lịch sử của một dân tộc yếu nhỏ nhưng lại có một dĩ vãng có lúc huy hoàng, tất cả 16 chương còn lại dành để nói về sự xuất hiệnvai trò của đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Ông gọi Hồ Chí Minh là anh hùng, vì cho rằng ông ta đã làm được điều mà các nhà cách mạng tiền bốicác đảng phái quốc gia trước đó đã không làm được, đó là đánh thắng thực dân Pháp. Vì cũng từng có lúc tâm phục ông Hồ để đi theo ông kháng chiến chống Pháp trong một thời gian dài nên Hoàng Văn Chí cũng ca tụng ông Hồ ở nhiều trang sách. Nào ông Hồ nói được hàng chục thứ tiếng, ăn uống thanh đạm, mặc thì bình dân, chân đi dép râu. Nào có nhiệt tình cách mạng không ai bằng,o tù ra khám không biết bao nhiêu lần vì lý tưởng cách mạng. Ông cũng so sánh ông Hồ với cựu hoàng Bảo ĐạiTổng Thống Ngô Đình Diệm mà ông cho rằng không thể nào sánh kịp ông Hồ. Tuy nhiên trong chương 3 dành cho nhân vật “anh hùng” này tác giả đã nói rõ sự lệ thuộc của Hồ Chí Minh o Liên Xôcái tài đóng kịch của ông ta.
Theo ông thì ông Hồ thành công vì nhiều lẽ. Nhưng “thắng lợi cuối cùng phần lớn là do biết mềm dẻo, uyển chuyển trong khi áp dụng các chiến thuật khi thì tỏ ra Cộng Sản, khi thì tỏ ra quốc gia tùy theo hoàn cảnh mỗi lúc đòi hỏi, trong khi vẫn cố giấu mục tiêu chiến lược cuối cùng mà không bao giờ thay đổi.”(3)
Mục tiêu cuối cùng này là gì? Đó là nhuộm đỏ cả nước. Đưa cả nướco quỹ đạo Cộng Sản. Còn chiến thuật được áp dụng uyển chuyển thì như thế nào? Nghĩa là khi thì đứng chung với những người quốc gia, nói vì dân vì tổ quốc. Như thời gian ở Pháp làm báo với ông Nguyễn Thế Truyền. Như thời gian tiếp xúc với các ông Phan Bội Châu, Lâm Đức Thụ ở Trung Quốc. Như thời gian liên lạc với các toán OSS của Mỹ. Như thời gian giải tán đảng Cộng Sản, lập chính phủ Liên Hiệp với các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam khi mới nắm được chính quyền. Khi thì ôm chân đảng Cộng Sản Pháp; làm gián điệp cho Liên Xô; bán đứng cụ Phan Bội Châu cho cảnh sát Pháp; nhận lệnh của Mao Trạch Đông phát động Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu… tái lập đảng Cộng Sản dưới danh hiệu đảng Lao Động. v.v…
Tác giả đã nói đến chuyện ông Hồ một mực chối mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ông trưng dẫn Jean Lacouture, trong tác phẩm “Cinq hommes et la France” (Năm nhân vậtnước Pháp) đã kể rằng khi tướng Salan, người đàm phán về hưu chiến năm 1946, hỏi thẳng Hồ Chí Minh: Ông có phải Nguyễn Ái Quốc không? Thì ông Hồ nhất định bảo không phải. Ông cũng thuật lại việc ông Võ Quý Huân hỏi ông Hồ khi cùng đi trên con tầu SS Dumont d’Urville từ Fontainebleau về nước: chủ tịch có biết hiện giờ ông Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu không?ông Hồ đã đáp lửng lơ: Tốt hơn nên hỏi ông ấy, đừng hỏi tôi.
Về nguyên quán của ông Hồ, tác giả cũng bảo ban đầu ông ta khai là Hà Tĩnh. Mãi sau này,o năm 1958 nhà cầm quyền Hà-nội mới chính thức công bố ông Hồ Chí Minh chính là “người yêu nước” Nguyễn Ái Quốc, nguyên quán tỉnh Nghệ An. (4)
Tác giả cũng nói đến chuyện ông Hồ cũng như ông Nguyễn Khánh Toàn đều đựơc Liên Xô cung cấp cho một bà vợ hờ (một phụ nữ Nga) sống với nhau rất kín đáo. Riêng ông Toàn thì đã có nhiều con với người vợ Nga nàykhi sang Trung Quốc hoạt động ông lại được cung cấp một bà vợ khác, người địa phương.(5)
Để chứng tỏ ông Hồ có thể làm bất cứ chuyện gì, miễn đạt được mục tiêu chiến lược của ông là “cách mạng vô sản”(sic), tác giả đã thuật lại việc ông Hồ âm mưu với Lâm Đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho cảnh sát Pháp để lấy số tiền khổng lồ là 10 vạn đồng lúc ấy (một con trâu chỉ bán được 5 đồng) (6)việc có lẽ ông ta đã nhận làm gián điệp cho Anh để được thả khi bị bắt ở Hồng Kôngo năm 1933 là lúc ông ta bỗng biến mất trong khi đang nằm nhà thương vì bệnh lao. (7)
Một bằng chứng hùng hồn cho thấy Hồ Chí Minh không phải là người thực sự yêu nước, ít nhất là ở giai đoạn sau, mà ông chỉ yêu Cộng Sản. Ông không phải nhà cách mạng quốc gia, mà thực sự là một kẻ cuồng tín vì chủ nghĩa vô sản quốc tế. Tác giả đã trích dẫn lời tuyên bố của ông Hồo cuối thập niên 50, nhân dịp mừng sinh nhật của ông, đã được tờ “Echo du Viêtnam” (Tiếng vọng từ Việt Nam), cơ quan bán chính thức của Cộng Sản Việt Nam ở Paris số ra tháng 7 năm 1960 như sau:
“Thoạt tiên lòng yêu nước chứ không phải Cộng Sản đã dẫn tôi đến chỗ tin tưởng ở Lê-ninĐệ Tam Quốc Tế. Nhưng dần dần, từng bước trên đường tranh đấu,phối hợp những nghiên cứu lý thuyết với các hoạt động thực tế, tôi đã nhận ra rằng chỉ có xã hội chủ nghĩaCộng Sản chủ nghĩa mới có thể giải phóng công nhânnhân dân bị áp bức trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc có một huyền thoại về cẩm nang; bất cứ ai gặp khó khăn trọng đại chỉ cần mở cẩm nang ra là tìm thấy cách giải quyết. Đối với Cách Mạng Việt Namnhân dân Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những chỉ là cẩm nang hay la bàn, mà chính là mặt trời soi đường dẫn lối trên đường đi tới thắng lợi cuối cùng, tới xã hội chủ nghĩaCộng Sản chủ nghĩa.”
Những hàng trên đây cho thấy, có thể là ban đầu, (nếu ta tin được lời ông Hồ), ông Hồ coi chủ nghĩa Cộng Sản như một phương tiện, đảng Cộng Sản Việt Nam như một công cụ để đi tới cứu cánh là độc lập tổ quốc. Nhưng dần dần phương tiệncứu cánh hoán vị. Quốc gia, độc lập chỉ còn là phương tiện, là chiêu bài giả dối. Chủ nghĩa Cộng Sản, cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản mới là cứu cánh. Nếu từ đó ông tađồng đảng còn nói vì tổ quốc, vì nhân dân Việt Nam thì đó chỉ là láo khoét.
Tác giả Hoàng Văn Chí đã phân tích diễn biến của cuộc xích hóa miền Bắc Việt Namchia nó ra làm 6 giai đoạn từ việc thành lập chi bộ Cộng Sản đầu tiên ở Việt Namo năm 1925 qua việc thành lập “Thanh Niên Đồng Chí Hội”, phong trào “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Mặt Trận Bình Dân”, rồi “Mặt Trận Việt Minhtiến hành “công cuộc kháng chiến chống Pháp” cho đến cuối cùng là thực hiện “Cải Cách Ruộng Đất”. Rồi ông tập trungo giai đoạn cuối cùng này làm chủ đề cho hầu hết tác phẩm.
Muốn tiến hành CCRĐ một cách thành công để tiến tới công hữu hóa tài sản toàn quốc, các người Cộng Sản đã chuẩn bị ba bước quyết liệt. Thứ nhất, áp dụng chế độ tàn bạo về thuế nông nghiệpthuế thương nghiệp để san bằng khoảng cách về kinh tế giữa các thành phần trong xã hội. Thứ hai, tung ra một đợt khủng bố quy mô với mục đích làm cho người dân khiếp sợ không còn dám phản kháng để dễ bề thực hiện các đợt sau.thứ ba, lập danh sách những kẻ phản động cần xử lý, hoặc hành quyết, hoặc tịch biên tài sản, gửi đi lao động tại các vùng rừng thiêng nước độc.
Sau đó là bắt đầu cải tạo tư tưởng. Với mục đích làm sao cho mọi người cùng chung một tư tưởng, dù nó sai chăng nữa nhưng phải là một tư tưởng thật đơn sơ giản dị để mọi tầng lớp nhân dân dù ít học cũng lãnh hội được. Trước tiên là mở các lớp học tập để mọi người thông suốt đường lối đấu tranh của chủ nghĩa Mác Lê. Trường Chinh, tổng bí thư,cũng là lý thuyết gia hàng đầu, đã đích thân chỉ đạo việc học tậpbắt mọi người phải chấp nhận nguyên lý tư tưởng chính trị trên hết. Nhân dân ngoài đảng được dậy cho biết họ phải luôn hướng lòng trí về việc thống nhất đất nướctiến tới sự làm chủ đất nước. Còn đảng viên thì phải học để tăng cường ý thức giai cấp vô sản, chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sảntiểu tư sản. Việc chống tư tưởng tư sản được thực hiện một cách tuần tự, từ khoan nhượng châm chước lúc ban đầu rồi sau đó phê bình cái sai cái tráisau cùng mớiø đả kích.
Trong báo cáo chính trị của Trường Chinh đọc tại đại hội đảng kỳ 3 năm 1960 mà tạp chí Học Tập, cơ quan lý luậntư tưởng của đảng Cộng Sản Việt Nam đăng tảio tháng 9 năm đó người ta đã đọc được những hàng sau đây nói về việc cải tạo tư tưởng trong thời kỳ ông ta vâng lệnh cố vấn Tầu lãnh đạo các cuộc cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956:
“Mục tiêu của cách mạng hiện nay là làm cho toàn dânđặc biệt là nhân dân lao động thấm nhuần ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ nhãn quan cũ về cuộc sốngthế giới, thay nó bằng quan niệm Mác Xít. Quả thực chủ nghĩa Mác Lê-nin sẽ đảm lãnh vai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn đời sống đạo đức của đất nước tasẽ trở thành khuôn mẫu cho sự thành hình các tư tưởng của toàn dân. Nó sẽ là nền tảng đạo lý của nhân dân ta.”
Sau khi trích dẫn những hàng trên của nhà lý thuyết số một của cộng đảng Việt Nam, tác giả “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” đã nhận xét một cách chí lý như sau:
“Đoạn văn trên đây chứng tỏ chủ nghĩa Mác đang trở thành một tôn giáo với trọn vẹn ý nghĩa của từ tôn giáo—một thứ tín ngưỡng mới đang không ngừng cố gắng thay thế các tín ngưỡng hiện cónó không dung thứ bất cứ một dấu vết của “phiếm thần” hay “vô thần” nào trong những người mà nó kiểm soát.” (8)
Nơi chương 10 tác giả đã thuật lại cách thức các cán bộ Cộng Sản tự kiểm thảothú tội giống hệt cung cách mà các tín đồ đạo Công Giáo thời đó “xét mình”, “ăn năn tội”“xưng tội”. Những cuộc kiểm thảo càng trở nên gay gắtnhững cuộc thú tội cũng trở nên sôi nổi hơn sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn Hoa Lụco năm 1949xuất cảng lề lối sinh hoạt của các đảng viên “các chú con trời”. Ta hãy đọc một đoạn vắn về diễn tiến một cuộc kiểm thảo sinh viên dành cho một giáo viên phạm lỗi đã cho điểm một học sinh cao hơn học sinh đó xứng đáng:
“Lời khai cơ bản: Ông (bà) đã cho trò X điểm cao hơn y xứng đáng.
Suy diễn:
1) Bằng cách thiên vị ưu đãi một cá nhân trong chúng tôi ông (bà) đã hy vọng tạo nên sự bất hòa.
2) Khi có sự bất hòa trong lớp, học sinh sẽ để hầu hết thời giờ cãi nhau, thay vì học.
3) Do đó học sinh tiến bộ ít.
4) Điều này làm cho cha mẹ chúng bất mãn
5)sẽ làm cớ cho họ nói rằng hệ thống giáo dục của chúng ta thua kém Pháp;
6) Họ sẽ bảo thực dân tốt hơn dân chủ nhân dân;
7) Vì vậy, khi cho một điểm không đáng, ông (bà) cố tình phục vụ thực dân.
Kết luận: Ông (bà) là bè lũ tôi tớ của PhápMỹ.
Những cách mắng nhiếc giáo viên như vậy rất phổ biếnrất ít trường còn có một giáo viên không hề bị đối xử một cách nhục nhã như vậy. Đây chính là lý do tại sao có đông nhà giáo từ vùng kháng chiến ồ ạt chạy sang vùng bị Pháp chiếm đóng trong những năm 19501951.” (9)
Cứ đọc những hàng trên về cách lý luận trong kiểm thảo để bắt buộc nạn nhân phải nhận tội một cách kỳ cục ta đủ thấy nó võ đoántàn bạo đồng thời cũng ngây ngô đến mức độ nào. Nhưng chưa hết. Hãy đọc đoạn sau đây nói về sự ép buộc phải ăn năn hối lỗi của những kẻ bị kiểm thảo:
“Ngay từ đầu đã có sự thỏa thuận về kiểm thảo là kẻ bị phê bình phải nhỏ một ít nước mắt để cho cử tọa thấy rằng, nhờ bài học nhận được từ những người bạn độ lượng, mình rất lấy làm xấu hổhối hận. Nhưng trong một số trường hợp, nhất là ở những trường học, một số người trước đó đã thú tội rồi nay tiếp tục nhắc nhở nhau cùng nhớ lại tội lỗicùng cất tiếng khóc chung với nạn nhân. Phần lớn họ là những đảng viên trẻ…Họ khóc nức nở, nghẹn ngàothan vãn kể lể về việc họ đã thất bại không hoàn thành nhiệm vụ đảng trao phó ủy thác cho. Họ nói họ rất đau buồn thấy rằng những cố gắng kiên trì của đảng nhằm cải tạo nhân dân đã không có kết quả. Những đảng viên trẻ này rất dễ khóc, vì họ luôn luôn ở trong tình trạng thần kinh căng thẳng. Bị nhồi sọ về chính trị nhiều quá, lại bị tiết dục hoàn toàn họ trở nên đa sầu đa cảm thái quá.cũng vì thế họ là những kẻ cực kỳ cuồng tín. Thực ra đã có một số trường hợp điên loạn thực sự. Tại một trường quân chính ở Việt Bắc năm 1952 đã có tới 8 học viên bị bệnh tâm thần.
Thoạt tiên những cơn bật khóc chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng về sau thành thói quen chỗ nào cũng có. Điều này đưa đến nhận xét chung là đảng đã khám phá ra bí quyết của việc cải lão hoàn đồng, bởi vì nhờ hệ thống kiểm thảo này người lớn đã trở thành trẻ con.
Dĩ nhiên khóc than tập thể được dùng trong quá trình kiểm thảo như một phương tiện thuyết phục — một hình thức áp lực tập thể — để thúc đẩy mau chóng thú tội. Có lần cả một lớp học được gọi tới để giúp một học viên đã không chịu viết bản tự phê như đã được đề nghị. Khi tới căn nhà học viên đó ở thì cả lớp đồng thanh cất tiếng khóc, khiến các nông dân chủ hộ hoàn toàn kinh ngạc náo động vì họ kết luận, một cách tự nhiên, rằng chắc hẳn phải có một người trong nhà họ đã chết thình lình. Nhưng (kỹ thuật) khóc lóc xử dụng cách máy móc theo kiểu này chẳng bao lâu đã mất tác dụngcái cảnh một số người khóc không có nước mắt trở thành khôi hài. Tuy nhiên không ai dám cười những người khóc. Bởi vì sự trịnh trọng đến nực cười của họ cho thấy là họ đang diễn xuất cái việc mà họ nghĩ là nhiệm vụ của họ. Cho nên thói quen đó vẫn tiếp tục trong một thời gian khá dài, từ 1951 đến 1953. (10)
Phương pháp kiểm thảo, tự phêphê bình này kéo dài như vậy đã thay đổi hẳn tính tìnhlối sống của người dân Việt Nam đến nỗi dư luận chung lúc ấy cho rằng người Việt Nam tỉnh bơ hơn người Anhkín đáo còn hơn cả người Nhật.
Tác giả đã để nguyên chương 11 nói về công tác chỉnh huấn do tướng Nguyễn Sơn (người Việt) của Trung Cộng phái sang cố vấn cho cộng đảng Việt Nam, gồm có chỉnh đảng, chỉnh phongchỉnh quân thực hiện hết sức nghiêm ngặt với mọi người:
“Vì mọi người đều bắt buộc phải dự các lớp chỉnh huấn này nên các khóa học đã phải kéo dài. Một phần ba nhân viên văn phòng đi học thì hai phần ba còn lại phải làm việc cực nhọc hơnphải chia phần công tác với nhau. Khi toán học viên đầu đã hoàn tất khóa học thì đến toán thứ hai,cuối cùng là toán thứ ba….
“…Học viên không được đi ra ngoài khu vực giới hạnsuốt khóa học không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ được phép viết thư cho gia đình (nhưng bị kiểm duyệt cẩn thận), mà lại không được nhận thư của gia đình. Tất cả thư từ được giữ lại cho đến cuối khóa mới phân phát đến tay người nhận….Một trường hợp được ghi nhận về một học viên, một bác sĩ, như sau. Cuối khóa ra về, ông ta được thông báo là vợ ông ta đã chết 2 tháng trước.” (11)
Trong chương này tác giả cũng dành ra 6 trang để nói kỹ về 10 kỹ thuật giảng huấn chứng tỏ các người Cộng Sản cố gắng bằng mọi cách vừa cương quyết vừa khéo léo thuyết phục học viên phải chấp nhận quan điểm của đảng trong mọi vấn đề. Những thắc mắc đều được các giảng viên giải đáp đến nơi đến chốn. Nếu có ai còn chưa thông thì Trường Chinh sẽ xuống giải đáp. Nếu chẳng may Trường Chinh vẫn không thành công thì đích thân ông Hồ sẽ tới dùng tài thuyết phục của mình làm cho đối tượng phải khuất phục.
Những bài học trong chỉnh huấn được mô tả trong chương 12 gồm có 5 bài. Bài cuối cùng quan trọng hơn cả: Cải Cách Ruộng Đất. Về bài học thứ 3 “Hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới” tác giả có nói đến việc ông Hồ lên án chủ trương trung lập mà ông ta gọi là thứ “đánh đĩ chính trị”. Chúng tôi thấy đây là bài học cho những người muốn trung lập, hay thỏa hiệp với Cộng Sản. Về bài học “tác phong đứng đắn”, khi nói về kỷ luật sắt của bộ đội, nhất là về vấn đề trai gái, tác giả đã kể một câu chuyện như sau:
“Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1950 cộng quân đóng ở Sơn La (cư dân tỉnh gồm bộ tộc Thái) thường bị các cô gái Thái trêu ghẹo. Các cô này sống ở triền núi phía Tây của dẫy Trường Sơn. Không giống các cô gái người Kinh, họ không bị ràng buộc bởi truyền thống Nho Giáovì vậy thường dạn dĩ hơn, sẵn sàng tán tỉnh bất cứ người nào tới thăm bản làng của họ. Chẳng bao lâu họ lấy làm ngạc nhiênbực mình khám phá ra rằng bộ đội Cộng Sản cứ trơ trơ như đá trước những lời gợi tình của họ.từ đó có tiếng đồn rộng rãi trong số những người con gái đó rằng bộ đội cụ Hồ đã bị cụ cho hoạn hết trước khi xua ra trận.”
“Thật là lý thú để ghi nhận rằng trong khi mãi dâm bị cấm chỉmọi “hành vi hủ hóa” bị trừng phạt nặng nề, mà lính có vợ lại bị từ chối không cho về nhà nghỉ phép. Người ta bảo làm vậy để giữ tinh thần chiến đấu mãnh liệt trong đám binh lính.có thể là rất đúng vì đó chính là cách nuôi gà chọingựa đua.” (12)
Tác giả quả thật đã phũ phàng trong một lời nhận xét mỉa mai chua chát đến thế là cùng.ông nói một cách rất bình thản. Nhưng tác giả lại nêu tên 3 đảng viên cao cấp có nhiều vợ:
“Cũng có nhiều đảng viên nổi tiếng muốn có vợ thuộc giai tầng ngang hàng với mình về xã hội cũng như chính trị. Đây là trường hợp của các ông Hoàng Minh Giám, bộ trưởng văn hóa, Trần Huy Liệu nguyên bộ trưởng tuyên truyềnĐặng Kim Giang bộ trưởng đạn dược. Có tin đồn là những vị này đã có thời gian khổ sở vì chuyện tự thú về vấn đề này. Người ta còn nói ông Hồ Chí Minh đã để nhiều giờ giải thích cho ông Trần Huy Liệu rằng có ba vợ là điều sai trái,đặc biệt là người vợ mà ông ta yêu thương nhất lại là điền chủ, vợ góa của Phạm Giao là tên phản động bị Việt Minh giết năm 1945.” (13)
Về sự nham hiểm của các nhà lãnh đạo Cộng Sản trong âm mưu tiêu diệt thành phần điạ chủ, kể cả đảng viên, hay những người đã dùng tài sản của mình giúp đỡ kháng chiến trong những ngày đầu, Hoàng Văn Chí viết:
“…Sau 10 ngày thảo luận chi tiết, người ta đã thấy rõ là báo cáo của Trường Chinh chỉ nhằm ngụy trang cái mục đích nham hiểm của đảng là thanh toán giai cấp có ruộng đang không có cách gì tự vệ. Giai cấp này đã phục vụ Kháng Chiến trong nhiều nămđã giúp đảng Cộng Sản bảo vệcủng cố quyền hành.” (14)
Tác giả đã dành 3 chương 13,14,15 để nói kỹ về chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở đất”. Trước hết là việc phân chia giai cấp trong làng xã: Địa chủ, phú nông, trung nông, bần nôngbần cố nông (trung nông còn được chia thành 3 loại trung nông cấp trên, trung nông cấp giữatrung nông cấp dưới). Cải cách ruộng đất được thực hiện làm hai đợt. Đợt đầu gọi là chiến dịch “Giảm Tô” từ 1953 đến 1954,đợt sau là chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” đúng nghĩa, từ 1955 đến 1956. Trong đợt đầu các người chủ trương ấn định mỗi xã phải có ít nhất một địa chủ bị hành quyết, thường lấy trong số người đã được đảng bí mật ghio loại địa chủ gian ác. Chính nhân dân trong làng đa số là bần nông trở xuống sẽ được chỉ định để tố cáo các “tên địa chủ gian ác” tại các “tòa án nhân dân.“ Chánh án cũng lấy trong số dân làng. Sau đợt đầu đảng cho một tiểu đoàn đăc nhiệm tới các xã tiến hành cuộc xếp hạng lại thành phần giai cấp, viện cớ là đợt trước nông dân xếp hạng chưa đúng còn để sót nhiều địa chủ. Vậy là một số thuộc thành phần phú nông ở đợt đầu được đôn lên thành địa chủ.lần này số người đảng ấn định phải chết tăng lên gắp 5 lần, nghĩa là mỗi xã phải có ít nhất 5 người bị hành quyết tại chỗ, liền ngay sau khi toà án nhân dân tuyên án. Các tiểu đoàn đặc nhiệm làm việc dưới sự chỉ đạo tại chỗ của các cố vấn Tầu. Tác giả cho biết lúc ấy tại vùng Cộng Sản kiểm soát có khoảng 10 ngàn làng xã. Như vậy nếu tính cả hai đợt cải cách ít nhất phải có ít nhất 60 ngàn người bị hành quyết. Chưa kể không biết bao nhiêu người tự tử, vì nhục nhã.(Ví dụ bị con dâu hay con gái tố bị cha hay cha chồng hãm hiếp, hoặc những người bị kẻ chịu ơn xỉ vả, mắng nhiếc…),không biết bao nhiêu người khác chết đói, sau khi bị tịch thu hết tài sảnquẳng ra ngoài đầu đường xó chợ, không ai dám thăm nom tiếp tế, vì chính sách cô lập địa chủ của đảng.
Điều đáng lấy làm nhục nhã hơn hết là có một số người trong chiến dịch “Giảm Tô” đưọc xếp là bần nông hay trung nông, nhưng sang đợt sau lại được xếp lại thành địa chủbị đấu tố. Trong đợt trước họ đã không tiếc lời bịa đặt đủ mọi thứ tội để tố cáo người khác. Nay đến lượt họ lại bị tố cáo chẳng khác gì.
Sau đây chúng tôi trích dịch mộti đọan trong 3 chương nói về 2 chiến dịch Giảm TôCải Cách Ruộng Đất nói trên do tác giả đã từng chứng kiếntham dự thuật lại, hoặc do ông trích dẫn từ những tài liệu chính thức của Cộng Sản hoặc của những chứng nhân đáng tin cậy khác.
“Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắng xóa với nhữngnh khăn tang” (trang 166) “Khẩu hiệu của chúng trong những ngày khủng bố là: “Thà giết lầm 10 người vô tội còn hơn để lọt một tên địch”. (trang 167)
“Cuộc học tập nhồi sọ tiếp diễn hầu suốt 18 giờ mỗi ngày, cho đến khi, cuối cùng những nông dân trước kia ngoan ngoãn trở nên chín mùi cho việc nổi loạn chống lại các điền chủ của họ.” (tr.170)
“(Những cuộc điều tra về những vụ trai gái, ngoại tình này nhằm một mục đích riêng: người đàn bà có tư tình với một địa chủ nào đó khi còn trẻ sẽ bị bó buộc phải tuyên bố trước công chúng rằng bà ta đã bị tên địa chủ đó hãm hiếp)” (tr.170)
“Điều lý thú đáng ghi là hãm hiếp phụ nữ là một trọng tội dành cho các điền chủnhững ai có chút uy tín trong cộng đồng, như linh mục Công Giáo hay các vị sư Phật Giáođặc biệt là những nhà Nho uyên bác. Đây là định luật: địa chủ càng có vẻ bề ngoài đáng kính (ví dụ nếu có râu bạc hay đầu hói), thì những tội về luân lý của họ càng nặng. Rất thường thấy là trong những trường hợp như vậy chính con gái hay con dâu của bị cáo đứng trước tòa công khai tuyên bố rằng cô ta bị ông bố hãm hiếp. Cũng tương tự như vậy, địa chủ càng được nhiều người biết là có lòng ái quốc thì càng bị buộc tội có những hành động phản quốc.
“Vì không cần chính xác, nên bất cứ cái chết nào xảy ra trong làng trước đói năm đều được đổ hết cho địa chủ liên hệ. Ông Nguyễn Đình Pháp ở Nghệ An, một nhà trồng tỉa,là nghị sĩ quốc hội bị cáo buộc là đã giết 35 mạng người, chỉ vì đã có 35 người chết vì sốt rét rừng trong đồn điền của ông ta. Trong cuộc đấu tố dành cho ông Lê Trọng Nhị, một lãnh tụ quốc gia trong phong trào những năm 1907-1908 là người đã từng bị giam 9 năm ở Côn Đảo, một người đàn bà đã lên đối chất với ông với những lời lẽ như sau: “Mày có biết rằng con tao không phải do chồng tao, mà chính là do mày không? Trong khi chồng tao vắng nhà mày đã đến ngủ với tao.tao có con là từ lúc đó.” Lúc đấu tố ông Nhi đã 75 tuổi, người đàn bà kia khoảng 60con bà ta đã ngoài 40.i người dân làng làm một con tính nhanhkhám phá ra rằng trong thời gian bà ta thụ thai thì ông Nhi đang giở sống dở chết ở một nhà tù của Pháp cách xa cả ngàn dặm.” (trang 187)
“Hãy tố càng nhiều càng tốt.…Sau khi tiểu đoàn đặc nhiệm đi rồi, người con dâu (của một bà nào đó) giải thích trường hợp của mình cho nhân dân trong làng. “Tôi không thể nào đê tiện đến độ tố cáo mẹ chồng tôi, vì vậy sau khi tiểu đoàn tuyên bố liệt mẹ tôio số địa chủ, tôi bàn tính với mẹ tôi suốt cả đêm. Tôi muốn đi tìm tiểu đoàn để phản đối. Nhưng mẹ tôi cương quyết khuyên tôi đừng làm như vậy. Bà bảo tôi: “Mẹ đã gần 80 tuổi rồi, chẳng còn sống được bao lâu, vì vậy họ có xếp mẹo loại địa chủ thì cũng chẳng sao. Nhưng nếu con phản đối, con sẽ không tránh khỏi bị liên hệ với địa chủtrong trường hợp đó cả hai mẹ con ta đều mất tất cả mọi sự. Hãy tố cáo mẹ càng nhiều càng tốtnhư vậy sẽ giữ được ruộng của con.” (tr.178)
“Trong thời gian hai chiến dịch giảm tôcải cách ruộng đất mỗi tỉnh đều có một tờ báo địa phương, tờ Lá Rừng (họ cho rằng tội ác của địa chủ nhiều như lá rừng) mô tả chi tiết các cuộc đấu tố địa chủ. Tất cả cán bộ trong các cơ quan chính phủ bị bắt buộc phải đi tới một làng xã để quan sát thủ tục diễn tiến của chiến dịch C.C.R.Đ. Mục đích nhằm cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa về chính sách của đảng mà người ta tự hào là “hoàn toàn hợp tình hợp lý” Những cán bộ này thực hành hình thức “ba cùng” (cùng ở, cùng ăn, cùng làm) với nông dân địa phương nhưng họ chỉ dự các cuộc đấu tố như người quan sát chứ không có quyền can dựo việc đấu tố. Tuy nhiên sự có mặt của họ có tác dụng thuận lợi; tại những xã có mặt họ chiến dịch được thực hiện tốt đẹp hơnnói chung những địa chủ bị phạt ít tàn bạo hơn. Sở dĩ có điều này là bởi vì đảng nuốn gây cho cán bộ có ấn tượng rằng chính sách của đảng là đúng đắn. Kết quả là những điền chủ trong các xã được những cán bộ đó tới thăm cho mình là kẻ có phướccoi những cán bộ đó như những “thiên thần hộ mệnh” vậy.” (tr.188)
Chúng tôi xin tạm ngưng trích dẫn ở đây để lưu ý độc giả về đọan trên đây (tr.188). Nếu đọc kỹsuy nghĩ một chút ai cũng có thể thấy mưu sâu quỷ kế của Cộng Sản. Họ vừa đánh lừa cán bộ của họ vừa đánh lừa dân làng, kể cả địa chủ. Tất cả tội ác đều do họ gây nên. Nhưng họ muốn người ta hiểu rằng ở đâu có cán bộ của họ thì ở đó mọi sự tốt đẹp hơn. Họ tàn bạo với địa chủ, muốn tiêu diệt hoàn toàn giai cấp gọi là địa chủ này. Nhưng lại muốn cán bộ của họ hiểu rằng đảng cư xử rất “hợp tình hợp lý” chứ không làm gì độc ác, hay quá đáng. Những gì quá đáng xảy ra là do lòng dân quê thù ghét bọn địa chủ gian ác mà thôi. Chính cái mưu sâu hiểm độc này đã khiến cho nhiều người trong cán bộ cũng như nhân dân bị lầm. Cho nên đảng mới tiếp tục giữ được uy tín mà điều khiển cuộc chiến. Tuy nhiên đó chỉ là một trong trăm nghìn quỷ kế hiểm độc khác, trong đó phải kể việc khủng bố tinh thần, làm cho toàn dân kinh sợ không dám trái lệnh đảng,nắm chặt hầu bao. Không theo đảng không có ăn. Sau cuộc cải cách tất cả mọi người trở thành vô sản. Nông dân khôngo nông hội không có ăn, vì mọi địa chủ đã bị tiêu diệt hay bị cô lập đang chết dần chết mòn. Mà đão nông hội hay hợp tác xã rồi thì phải lao động cực khổ theo kỷ luật đảng. Làm việc vất vả cực nhọc hơn thời thực dân phong kiến nhiều gấp bội, nhưng lợi tức thuo cho gia đình thì lại thua kém xa, một phần vì thuế nông nghiệp quá nặng, phần vì tổ chức luộm thuộm thất thoát đi nhiều, phần vì tâm lý “cha chung không ai khóc”…vân vân. Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi tác giả Hoàng văn Chí trong những đoạn trích dẫn.
(Về cuộc xử án địa chủ): “…Mỗi quận có một tòa án lưu động gồm toàn nông dân không biết tí gì về luật lệ hay luật pháp. Có chánh án, có công tố viên nhưng không có ai bênh vực cho bị cáo vì, trong thực tế bị cáo không được phép tự bào chữa. Biên bản đấu tố mà họ đã ký mấy hôm trước được dùng làm lời khai của họ. Bồi thẩm đoàn gồm chính những nông dân đã ngồi trên bàn chủ tọa trong các cuộc đấu tố. Bản án do toà đưa ra thay đổi từ tử hình xuống đến 5 năm khổ sai kèm theo tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Nói tịch thu một phần chẳng có nghĩa gì bao nhiêu. Bởi vì toàn bộ những gì bị cáo sở hữu đều sẽ bị tịch thu sau khi chiến dịch CCRĐ đợt 2 thực sự xảy ra.”
“Những kẻ bất hạnh bị kết án tử hình bị bắn liền ngay sau khi bản án được tuyên. Trước khi phiên toà bắt đầu người ta đã đào một cái hố để chôn nạn nhân. Thời gian đầu chiến dịch, kẻ bị kết án tử hình được phép nói đôi lời trước khi hành hình, nhưng về sau khi có một người hô to: “Hồ chủ tịch muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” ngay trước khi bị bắn, thì cái hình thức trưởng giả đó bị bãi bỏ. Từ đó về sau một cán bộ đứng ngay đàng sau bị cáo, sẵn sàng để vừa nghe bản án anh ta liền đút một mảnh giẻo mồm nạn nhânlôi đi. Điều khiến cho số phận của những địa chủ này trở nên khủng khiếp là những kẻ thuộc toán hành quyết bắn rất dở, vì hầu hết họ là những lính canh trong làng lần đầu cầm súng. Hậu quả là năng có trường hợp nạn nhân bị chôn sống. Người ta san bằng cái hố, rồi trồng trên đó một cái cây hay một bụi rậm. Một cuộc tuần hành vĩ đại được tổ chức trong dịp hành quyết địa chủ, gồm những trẻ nhỏ đánh trống còn người lớn thì hô to những khẩu hiệu quen thuộc. Đám đông phải vỗ tay khi nạn nhân ngã qụy.”…
“…Để hoàn tất bức tranh về cuộc (cải cách ruộng đất đợt 1 được gọi là chiến dịch)“Giảm Tô” tưởng nên nóii lời về cái “chính sách cô lập” nổi tiếng từng phải chịu trách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi các Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt.” (tr.189)
“Có thể nói dường như Hồ Chí Minh đã dấn thâno một cuộc tàn sát diệt chủng. Nói chung HitlerEichmann đã không đạo đức giả bằng MaoHồ, vì khi ra lệnh đem người Do Thái tới lò hơi ngạt các nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã ít ra cũng đã nhận hoàn toàn trách nhiệm về tội ác của họ. Đàng này các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt NamTrung Cộng chỉ thích đứng nhìn giai cấp địa chủ chết một cái chết “tự nhiên” mà xem ra chẳng có ai chịu trách nhiệm trực tiếp.” (tr.190)
“Đảng đã ấn định trưóc con số địa chủ cần bị đem đấu tố cực cao—5 lần nhiều hơn đợt đầu (chiến dịch Giảm Tô)—đến độ nếu tha cho những đảng viên cũ thì con số cần đạt tới sẽ không thể nào đạt được.
“Vì vậy đợt hai đã gây nên sự xô xát nội bộ giữa những đảng viên cũ phần đông thuộc thành phần tiểu tư sản (tạch tạch sè, tiếng lóng để gọi thành phần này, chú thich của M.V.) tất cả đều là những người đi theo Cộng Sản vì nhiều lý do khác chứ không phải vì quyền lợi giai cấp,các đảng viên mới gồm những bần nôngbần cố nông không có ruộng cùng với một số những thành phần xấubọn lưu manh du đãng. Những kẻ này chỉ có một lòng tham duy nhất là giảm mức sống của các thành phần xã hội khác xuống cùng mức thấp của chúng. Đó lại cũng chính là mục đích của đảng, bởi vì sự xung đột công khai là cần thiết để thực hiện cuộc tổng thanh trừng. Mà không thanh trừng thì không thể nào tiến từ vị thế chống thực dân tới vị thế chống phong kiến được. Bằng chứng là có không biết bao nhiêu đảng viên kỳ cựu bị kết tội phải đi tù hay bị hành quyết mà đảng không hề can thiệp cho họ. Chỉ mãi đến cuối chiến dịch tướng Võ Nguyên Giáp mới nhân danh đảng tuyên bố rằng toàn bộ chiến dịch là sai lầmhứa sửa sai. (tr. 195-196)
“Sự thú nhận sai lầmsự cách chức những người có trách nhiệm đối với phong trào đã khiến nhiều quan sát viên ở ngoài tin rằng những sai lầm mà họ thú nhận là những lỗi lầm thực sự,các nhà lãnh đạo Miền Bắc thành tâm cố gắng sửa sai. Một số ít còn đi xa hơn để kết luận rằng toàn bộ chiến dịch đã thất bại. Không có gì xa sự thực bằng. Bởi vì cái mệnh danh là chiến dịch sửa sai chỉ là một mánh lới bịp bợm khác được thêmo danh sách các cái bịp vốn đã dài.” (tr. 210)
“Mục đích cuối cùng thực sự đàng sau cuộc CCRĐ là: tập thể hóa ruộng đất…Để đạt đựơc mục đích cuối cùng đó, các lãnh tụ Cộng Sản đã áp dụng một câu cách ngôn của Tầu: “Sát nhất nhân vạn nhân cụ”. Trong hoàn cảnh này, có thể đọc như sau: “Hãy giếti tên địa chủ ở mỗi làng xã để làm cho toàn dân trong xã kinh sợ”. Điều này giải thích tại sao mỗi làng lại phải ấn định số tối thiểu những người phải hành quyết….”
Ngoài ra nó còn có mục đích làm cho nông dân chia sẻ phần tội-máu với đảng:
“Thực vậy những kẻ tham dựo các vụ tàn sát trở nên tổn thương về chính tịđạo đức nên bó buộc phải đứng về phe với đảng vì sợ bị trả thù … Mặc cảm tội lỗi này đã ám ảnh tâm trí người nông dân sau vụ thảm sát khoảng 5% dân số Việt Nam.nó đã được mô tả trong văn chương chính thức của Cộng Sản một cách nhẹ nhàng trại đi là “ ý thức làm chủ vận mệnh bản thân của nông dân” (trang 212)
“Quả thực đảng đã khuyến khích bạo động cực đoanngoảnh mặt làm ngơ trước mọi lạm dụng mà họ biết trước rằng đó là hậu quả không thể nào tránh được của chính sách “phóng tay”. Hàng trăm, hàng ngàn người đã bị giết một cách oan uổng, bị tù đầybị bỏ đói cho đến chết mà đảng toàn năng không hề giơ một ngón tay để cứu giúp. Theo luật định thì bất cứ ai bị án tử hình đều có quyền xin chủ tịch nhà nuớc ân xá. Nhưng sự thật trần truồng là Hồ Chí Minh không hề tha một người nào, cả những đảng viên trung kiêno lúc bị đao phủ hành quyết miệng còn hô to: “HCM muôn năm” . Tuy nhiên tháng 3,1956 ông Hồ có ra lệnh tạm ngưng thi hành án tử hình. Nhưng đó là hậu quả của chiến dịch hạ bệ Stalin khởi phát ở Mạc Tư Khoa trong đại hội kỳ thứ 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô. Những kẻ may mắn được hoãn hành hình,sau này được thả ra khỏi tù đã mang ơn tha mạng một cách gián tiếp của Khrushchev, chứ hoàn toàn không phải của Hồ Chí Minh. “ (tr.213-214)
Tác giả cho biết theo Võ Nguyên Giáp tuyên bố nhân dịp sửa saixin lỗi đồng bào thì nguyên số đảng viên bị đấu tố, kết án rồi bị giam giữsau cùng được phóng thích cũng đã lên tới 12 ngàn người. Ông cũng trưng dẫn Ngô Đức Mậu, một đảng viên kỳ cựu nói về nỗi đau khổ của mình trong tù như sau:
“(hồi trước) Khi chúng tôi ở trong những nhà tù tối tăm ẩm thấp chúng tôi có thể an ủi lẫn nhau…vì có sự khác biệt rất lớn giữa nhà tù đế quốcnhà tù của chúng ta. Trong tù đế quốc tôi chỉ bị đau khổ về thể xác, tâm trí vẫn được an ủithư thản… Nhưng bây giờ tôi được đối xử ra sao trong cái chỗ này? Tôi bị chà đạp dưới chân cả về thể chất lẫn tinh thần. Những kẻ ở xung quanh tôi coi tôi như kẻ thù… Một đồng chí đồng hương (Hà Tĩnh) với tôi đã tố cáo tôi những tội do tưởng tượng, biến những thành tích của tôi trong quá khứ thành tội lỗi. Tôi không được phép nói để tự bào chữa. Người ta tra tấn tôi ngày đêm để bắt buộc tôi phải nhận đã phạm những tội mà tôi không hề nghĩ tới chứ âđừng nói phạm.” (tr.215)
Những trang 17-20 đã được dùng để nói tới cái chuyện tịch thu cả vợ trong trường hợp địa chủ bị hành quyết hay đi tù:
(cước chú 4) Câu này liên quan đến những bà “vợ bị tịch thu.” Cũng nên ghi nhận là nó có lợi cho những người chồng mới hơn những người chồng cũ hợp pháp.cũng nên ghi nhận là cái được nói đến ở đây như “cuộc hôn nhân thứ hai” trong văn bản chẳng có gì là hợp pháp cả, vì những cuộc hôn nhân mới đó đâu có chứng từ gì. Chỉ có cuộc hôn nhân đầu mới hợp pháp.”
Những từ mà tác giả dùng ở đoạn trên, chồng mới chồng cũ, cuộc hôn nhân thứ hai, thứ nhất là có ý nói đến các bà “vợ bị tịch thu” có chồng chính thức, cuộc hôn nhân đầu, có hôn thú hẳn hòi; nhưng khi chồng cũ bị kết án địa chủ rồi bị bắt đi tù, sau xét thấy bị oan cho trở về thì thấy vợ mình đã bị một đảng viên khác cuỗm mất bèn đi kiện để đòi lại. Nhưng theo cách hành xử của đảng thì người chồng mới lại có lợi thế hơn chồng cũ.
Hai chiến dịch Giảm TôCCRĐ đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản đã trù liệu trước được những sai lầm đó, nhưng họ cố ý cho nó xảy ra để sau đó sẽ tiến hành kế hoạch sửa sai cũng được trù liệu từ trước. Tác giả dùng hình ảnh uốn khúc tre cong làm ví dụ. Muốn cho nó thẳng lại thì phải uốn quá một chút rồi thả ra thì nó sẽ vừa. Nhưng khi thả ra khúc tre vì được uốn quá xa nên sức bật trở lại quá mạnh làm kẻ uốn bị thương. Đây chính là hậu quả của việc sửa sai. Nông dân đã lợi dụng chiến dịch sửa sai này trả thù những kẻ trước kia, trong CCRĐ, đã hành hạ họ. Những kẻ đã từng vu oan giá họa cho kẻ khác nay đến lượt mình “bị cắt lưỡi, nhét phâno miệng”… Ông cũng nói đến trường hợp đông đảo nhân dân vùng dậy tấn công bộ đội, điển hình là nông dân Ba Làng , Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có tới 20 ngàn người võ trang thô sơ gậy gộc tấn công cả một sư đoàn quân chính quy. (tr. 228) Dĩ nhiên là cuộc nổi dậy bị dập tắt cũng giống như các cuộc nổi dậy ở Poznan, BalanBudapest, Hungary trong những tháng gần đó. Vì gậy gộc làm sao địch nổi súng đạn. Hơn nữa đó chỉ là một cuộc nổi dậy bộc phát không có tổ chức.
Ngoài nông dân ra những nhà trí thứcvăn nghệ sĩ ở Hànội cũng lợi dụng chiến dịch sửa sai để công kích đảng. Sinh viên thì có tờ “Đất Mới”. Văn Nghệ sĩ thì có hai tờ “Giai Phẩm”“Nhân Văn”. Trong số những người viết cho những tờ báo này có rất nhiều đảng viên trẻ. Đặc biệt là chủ bút tờ Nhân Văn lại chính là Nguyễn Hữu Đang, một đảng viên kỳ cựu có nhiều thành tích, thứ trưởng trong chính phủ đầu tiên. Hai người được nói đến một cách trịnh trọng là luật sư Nguyễn Mạnh Tườnghọc giả Phan Khôi.
“Giới trí thức thường tự miêu tả như “vợ bé của chế độ” có ý nói đảng chỉ tán tỉnh ve vãn họ mà không có ý định cưới hỏi đàng hoàng. “Hôn nhân” là vinh dự rõ ràng chỉ dành cho công nhânnông dân. Sự khác biệt giữa “kẻ đáp chăn bông” “kẻ lạnh lùng”, theo kiểu nói Việt Nam, đã được Nguyễn Mạnh Tường nhấn mạnh trong diễn văn của ông như sau:
Những người trí thức tham gia Kháng Chiến… đã bị vỡ mộng một cách đắng cay khi nhận ra rằng đảng không tin họ, bất chấp nhiều hy sinh họ đã phải chịu vì đảng. Họ đã đòi hỏi quá đáng không? Họ có đòi phải được làm bộ trưởng, đại sứ không? Không. Họ không đòi hỏi gì cả. Phần đông trí thức không có tham vọngsẵn sàng dành những chức tước đó cho những nhà chính trịđảng viên. Họ chỉ mong cống hiến khả năngkinh nghiệm của mình để phục vụ nhân dânbảo vệ danh dựsự tự do tư tưởng của mình mà họ tin là chủ yếu cho phẩm cách người trí thức.”
HVC đã trích dẫn diễn văn của Hoàng Huệ đọc trước đại hội Văn Nghệ toàn quốc năm 1956 để nói lên sự khác biệt đối xử giữa những văn nghệ sĩ thườnggiới “cai văn nghệ” của đảng như sau:
“Mọi người đều biết mức sống của chúng tôi thật là tồi tệ đáng thương….có nhà văn không đủ tiền mua cốc cà phê khi đã thức làm việc đến khuya. Hơn nữa có những nhà thơ không có tiền mua một điếu thuốc lá. Có trường hợp nhà viết kịch bó buộc phải “cầm” chiếc đồng hồ để mua thức ăn trong khi viết cho xong vở kịch, nhưng ngay sau khi vở kịch đã xuất bản vẫn không đủ tiền chuộc lại chiếc đồng hồ. Hữu Loan bảo chúng tôi anh chỉ có mỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làm việc ban đêm trong một caí phòng duy nhất là nơi anh sống với vợlũ con.”
Trong khi đó thì…
“Các cán bộ văn nghệ thắt cà vạt, mang giầy dadùng thì giờ đọc diễn văn, dự dạ tiệc với phong cách thô tục lỗ mãng. Ăn rồi họ thu dọn hành lý đi nơi khác…cuốn theo chiều gió.”
Tác giả cũng nói đến những bài “Người Khổng Lồ” (không tim) của Trần Duy, “Thi sĩ máy” của Như Maiđặc biệt là Lê Đạt với 4 câu thơ cuối bài “Ông Bình Vôi”:
“Những người sống lâu trăm tuổi,
Ỳ ra như ông bình vôi.
Càng sống càng tồi,
Càng sống càng bé lại.”
Ai cũng thấy rõ ràng nhà thơ có ý nhắm thẳngo ông Hồ. Vì vậy chẳng bao lâu sau khi bài thơ được in ra, người chủ trương là Trần Dần liền bị bắt.
Về số phận của những văn nghệ sĩtrí thức bị đi tù tác giả trưng dẫn mấy câu của một nạn nhân là một diễn viên miền Nam tập kết tên Hoàng Chương tự thuật lại như sau:
“Chúng tôi ở cách xa những cánh đồng là nơi làm việc 3 cây số. Chúng tôi phải cố gắng hết sức mình để thức dậy thật sớm mỗi buổi sáng để tránh phải gánh phân ra đồng dưới ánh nắng chói chang. Chúng tôi gánh trên vaiThu, một cô gái Hànội, trước kia ít biết gánh gồng là gì, mà bây giờ có thể gánh tới 20 kí lô (phân tươi)”
Về số phận những văn nghệ sĩ khác tác giả viết:
“Nhiều người trong số trí thức bất hạnh này không bao giờ trở vềkhông nghe ai nói đến nữa. Những người cuối cùng được cho phép về với gia đình đã có nghề mới không còn phải là nghề dậy học, viết văn hay vẽ vời nữa. Một số lớn được tin là đã tự vẫn.” (tr.239)
Ở những trang cuối sách tác giả đã nói về kết quả tai hại cuả C.C.R.Đ.hợp tác hóa nông nghiệpthương nghiệp tại Bắc Việt, tuy không nhảy vọt đến nạn đói, nhưng cũng lững thững đi tới cùng một đích đó:
“Về mức sản xuất thịt gia súc đã có sự giảm sút tương tự (như Trung Quốc, chú thích của soạn giả). Theo tờ Nhân Dân ngày 7 tháng 5 năm 1962, thì mức tiêu thụ thịt tính theo đầu người là 6,2 kí lôvải sợi là 4,8 mét. Như vậy nếu con số đó là đúng thì một người Việt Nam trung bình đã ăn mỗi ngày 17 gram thịt,quanh năm chỉ mặc độc có một bộ bà ba. Nhưng theo những người lính Pháp từ Việt Nam về quêo tháng 12 năm 1962, sau khi đã đào ngũ sang với Việt Minh trong thời chiến, thì khẩu phần nói trên chỉ người dân thành thị mới có được, chứ không có phần cho nông dân.”
Tình trạng đó là hậu quả có thể biết trước của hai cuộc cải cách ruộng đấtcông cuộc tập thể hóa kéo dài suốt một thập niên sau đó.” (trang 242-243)
Qua những lời trích dẫn trên tôi thấy tác giả là người nhìn thấu tâm địa độc ác của các lãnh tụ Cộng Sản miền Bắc,cũng am hiểu phần nào mưu mô xảo quyệtkỹ thuật lật lọng, lá mặt lá trái của họ. Nhưng không hiểu sao ông lại đi đến kết luận lên án nặng nề chế độ đệ nhất Cộng Hòa của Nam Việt Nam lúc ấy (lúc ông viết xong cuốn sácho giữa năm 1963). Ông cũng buộc tội các cường quốc Tây Phương là ủng hộ một chế độ “cực kỳ phản động” như vậy.ông tán thành hành động chống đối của nhóm Phật Tử quá khích do thượng tọa Thích Trí Quang cầm đầu khi ông viết:
“Nhưng có một điều hiện ra rõ rệt. Đó là Phật Giáo với triết lý Bao Dung có vẻ là một lực lượng ngủ, không chính khách nào cần để ý tới, nay dường như sẽ có thể đóng một vai trò quyết định cho cuộc thống nhất tương lai của Việt Nam.” (trang 244, áp chót)
Không rõ ông HVC có còn sống đến ngày nay để xem kết quả sự đóng góp của cái gọi là Phật Giáo Ấn Quang của thượng tọa Thích Trí Quango việc thống nhất Việt Nam nó bi đát đến thế nào không. Đúng là nó đã giúp Việt Cộng thống nhất Việt Nam đấy.cho đến nay vị thượng tọa lãnh đạo”Phật Giáo” kia chẳng hề làm gì hay nói gì để chống đối Cộng Sản đang bóc lộtkìm kẹp nhân dân Việt Nam, trong khi bao Thượng toạ khác bị tù đầy áp bức cùng với các vị lãnh đạo tinh thầntín hữu các tôn giáo khác.
Lời kết luận trên có lẽ được viết giữa 1963, lúc ông đã ở ngoại quốcnhìn tình hình qua nhãn quan của một số ký giả thiên Cộng hay có thành kiến, ác cảm với Việt Nam Cộng Hòa. Nếu ông viết cuốn sácho lúc này thiết nghĩ ông sẽ có một kết luận khác. (15)
Chú Thích:
(1) “From Colonialism To Communism” (Từ Thực Dân Tới Cộng Sản), nxb Frederick A. Praeger, 1964, trang 72.
(2) SĐD trang 97
(3) SĐD trang 29
(4) SĐD trang 32
(5) SĐD trang 51
(6) SĐD trang 18
(7) SĐD trang 50
(8) SĐD trang 117
(9) SĐD trang 119-120
(10) Trang 121-122
(11) Trang 131-132
(12) Trang 147
(13) Trang 146
(14) Trang 158
(15) Chỉ còn ba ngày nữa đưa in soạn phẩm này, tình cờ tôi được đọc bản dịch của Mạc Định: “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản”. Dịch giả nói bản dịch của ông đã được tác giả (cũng chính là tác giả) xem lại, sửa chữaviết hẳn lại chương cuối. Thì ra đúng tác giả đã xét lại lập trường của ôngkhông còn thấy những lời kết luận như trong nguyên bản tiếng Anh nữa.

1 comment:

Unknown said...

kiến thức rất bổ ích..thank admin!
thiết kế website ở qui nhơn