Monday, May 4, 2009

NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU XXI






tập XXI

NGUYỄN THIÊN THỰ
sưu tầm

MỤC LỤC

341. CÁI TẨU CỦA STALIN
342.CHỐNG THAM NHŨNG
343. SỐNG CHẾT MẶC BAY
344. ĐỒ QUỐC DOANH
345. CỘNG SẢN LÀ GÌ?
346. HOANG TƯỞNG
347. SINH HOẠT
348. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
349. PHAN VĂN KHẢI VÀ ĐẠI SỨ VIỆT NAM
350. ƯỚC MƠ CỦA THIẾU NIÊN VIỆT NAM
351. NHÂN VIÊN SỞ THUẾ
352. VĂN CHƯƠNG XHCN
353. DÂN VẬN
354. ƯU VIỆT
355. ĐẢNG VIÊN CÔNG SẢN TÀI GIỎI
356. SAI LẦM
357. HOÀNG ĐẾ KHUYẾT TẬT
358. ĐỊA NGỤC THỨ 12
359. VIRUS H1N1
360. BI KỊCH


341. CÁI TẨU CỦA STALIN


Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin. Khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.''Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: “Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu nên đã bị xử tử. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”

342.CHỐNG THAM NHŨNG.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương, Nghệ An rầm rộ phát động phong trào chống tiêu cực. Một uỷ ban đặc biệt được thành lập để chỉ đạo phong trào. Một hôm, các vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” kéo đến Nhà máy dệt Nam Định để điều tra.

Công nhân Đỗ Khói tuân theo đường lối của đảng là theo dõi và báo cáo, và cũng bởi vì có thù oán với Trần Văn Truồng bí mật đến gặp ủy ban, tố cáo:
-“Báo cáo các đồng chí, lâu nay tôi để ý dò xét, thấy tay Trần Văn Truồng , ở sát vách nhà tôi trong khu tập thể, mỗi ngày dám bỏ ra tới đồng rưỡi bạc để mua rau muống. Vị chi cả tháng, riêng tiền rau muống không thôi, anh ta đã tiêu đến 45 đồng. Trong khi đó, lương anh ta, kể cả phụ cấp đắt đỏ, chỉ có 50 đồng chẵn! Không cần phải tính toán lâu la, hẳn các đồng chí cũng có thể kết luận là để có đủ tiền mua gạo, củi và các nhu yếu phẩm khác, Trần Văn Truồng rõ ràng phải ăn cắp của công.”Công nhân Trần Văn Truồng lập tức bị điệu đến thẩm vấn.

Một vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” làm ra vẻ không biết vụ rau muống, đập bàn quát:“Anh hãy thành thực khai: đã ăn cắp bao nhiêu thứ của Nhà nước?”
Trần Văn Truồng ớ người và dĩ nhiên chẳng nhận gì cả. Sau mấy ngày tra hỏi, cuối cùng, một vị trong uỷ ban mới lật tẩy: “Vậy anh hãy khai cho chúng tôi rõ: anh lấy đâu ra tiền để ăn mỗi tháng tới 45 đồng rau muống.


Dạ, tôi lấy tiền lương ạ.”“Láo! Tiền lương và phụ cấp của anh chỉ có 50 đồng, ăn rau muống không thôi, chỉ còn lại đúng 5 đồng. Vậy anh sống sao nổi với 5 đồng đó? Đừng lấy vải thưa che mắt thánh. Biết điều thì khai thật đi!”Trần Văn Truồng gãi tai, lắp bắp: “Dạ... thật oan cho... em quá! Thực tình... em... mỗi ngày có bỏ... bỏ ra đồng rưỡi... để mua... rau... rau muống về... ăn. Ngoài rau... muống... muống ra, em không dám ăn... ăn... gì cả...”Một vị trong uỷ ban lại đập bàn:

“Ăn rau muống không thôi, làm sao sống nổi? Láo quá! Anh nói thế là nói đảng sai lầm, ngu xuẩn?”
- “Dạ, em không dám... dám... nói sai ạ. Các cụ xưa vẫn bảo đói ăn rau, đau uống thuốc... Em... đói... đói... quá nên em theo lời... các cụ, em... chỉ... chỉ ăn rau thôi ạ...”.

Nhiều vị trong “Ủy ban chống tiêu cực” gật gù ra vẻ thông cảm. Nhưng có vị lại chất vấn: “5 đồng còn lại, anh làm sao mua đủ củi luộc rau? Anh vẫn chưa khai thật.
Công nhân Trần Văn Truồng lấy lại được bình tĩnh, nhếch mép cười chua chát:-“Thưa quý Ủy ban, biết không đủ tiền mua củi luộc rau, tôi đành ăn rau... sống ạ. Thế là mỗi tháng, tôi còn thừa được 5 đồng để bỏ vào Quỹ tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.”


Nghe đến đây, ông Chủ tịch “Ủy ban chống tiêu cực” liền ghi vào biên bản thẩm vấn: “Công nhân Trần Văn Truồng không phải là phần tử tiêu cực, mà là một cá nhân tích cực. Đồng chí Trần Văn Truồng xứng đáng được giới thiệu trên báo Đảng để phục vụ cuộc vận động nhân điển hình tiên tiến.

Cũng truyện Chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Khi làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt hiền lành, không hề có ý kiến, ý cò gì cả. Nhưng ông cũng thuộc loại ăn thịt người mới được bổ vào bọn cầm đầu ủy ban quân quản Saigon. Ông cũng như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn đã bắt bao quân nhân, trí thức, văn nghệ sĩ ngồi tù, đã tham gia đánh tư sản, đã đẩy dân ra biển, đày dân đi kinh tế mới. Chính ông đã đem bán dân trong các chính sách xuất khẩu người, đi làm gái ở xứ người. Thế mà sau khi về hưu, ông bèn lên tiếng dữ dội, nào là hòa hợp, hòa giải dân tộc, toàn dân đoàn kết, quên hận thù làm như ông là một thầy tu không bằng.

Ông còn gửi thư lên Bộ Chính trị kêu gào bài trừ tham nhũng, ăn cắp của công. Phóng viên ngoại quốc và trong nước muốn gặp ông phỏng vấn mà không được vì xung quanh dinh thự có lính gác. Đến khi ông bị giải xuống địa ngục, ông vừa bước ra khỏi tù xa thì bọn báo chí trong và ngoài nước đã chờ trước cửa địa ngục xúm lại hỏi:
- Hồi trước, ông làm thủ tướng, quyền trong tay, sao ông không thả quân cán chính miền Nam, và ra tay trừng trị bọn tham những mà bây giờ ông kêu gọi vậy?


Võ Văn Kiệt đáp
-Lúc đó tôi đang bận ăn, bận đủ thứ chuyện nên không thể nói, không thể làm được. Bây giờ tôi phải lên tiếng vì bất công quá! Hồi trước, mỗi năm tôi kiếm vài triệu đô, nay chúng lấy cả tỷ đô! So với Đỗ Mười, Lê Đức Anh, gia đình tôi là vô sản vì con trai, con gái tôi chỉ có mỗi đứa vài triệu đô , trong khi vợ con, cháu nội, cháu ngoại chúng nó có hàng tỷ đô nên tôi phải chửi, phải kêu gọi đảng đánh tham nhũng để xây dựng lại xã hội chủ nghĩa cho trong sạch và giàu mạnh hơn.


343. SỐNG CHẾT MẶC BAY TIỀN THẦY BỎ TÚI


Tại xã Nông Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 5 năm 2003 tại bến đò Cà Tang đã xảy ra một vụ chìm đò làm chết 18 học sinh.Tòa án Việt Nam không lẽ nín thinh như đã nín thinh hay xử chìm xuống như bao vụ cướp nhà cưóp đất, cầu chưa xây đã sập, và các tham nhũng lại được vinh thăng. . . Vâng, tòa ta rất công minh nên đã xử vụ này. Can phạm là ông lão chèo đò trên 80 tuổi, chở đám học trò nhỏ qua sông, gặp cơn gió lớn, sức yếu không ghìm nổi mái chèo, con đò mong manh chao đảo rồi lật úp! Nước sông Thu Bồn vô tình đã cuốn trôi 18 trẻ thơ vô tội. Ông lái đò sống sót, đã can đảm nhận hết trách nhiệm trước tòa và thổn thức nói rằng "Đáng lẽ tôi cũng phải chết, nhưng tôi còn sống đây là để đền tội".


Tội gì? Tội nghèo. Vì quá nghèo nên 80 tuổi vẫn còn phải chèo đò kiếm sống. Tội gì nữa? Tội không am hiểu luật pháp. Luật nhà nước chỉ định tới số tuổi nào đó thì phải ngưng làm việc, ngồi nhà cho con cháu nó phụng dưỡng, và ăn tiền hưu trí của nhà nước. Nhưng đó là luật công nhân, công nhân viên nhà nước, chứ không phải cho nông dân và lao động chung chung trong xã hội. Trước 1975, họ tuyên bố cộng sản là đảng của dân nghèo, của vô sản. Sau 1975, người dân buôn thúng bán bưng, thợ hồ, thợ mộc, thợ cắt tóc. . . đều không phải là vô sản.

Các cán bộ nay nhà cao cửa rộng, ruộng vườn hàng trăm mẫu, tiền bạc hàng triệu, hàng tỷ đô la mà có chia cho dân nghèo xu nào đâu! Ông già này cả đời chưa từng ra khỏi thôn xóm heo hút này, làm sao mà biết luật của nhà nước cho gì và cấm gì! Dẫu có biết thì cảnh nghèo phải bươn trải kiếm ăn, miễn không trộm cắp thì thôi! Dân trong xã hiểu nhau, thương nhau, không ai thưa kiện gì mà chỉ cam lòng coi đây là tai nạn, cùng chịu chung. Ấy thế mà, theo "Luật pháp công minh của nhà nước" thì có tội phải đền tội. vài năm để chứng minh cho cái " chí công vô tư" của già Hồ!


Vụ lật đò xảy ra ngày 7/10/2006 vừa qua tại xã Lạng Khê (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) làm chết và mất tích 19 học sinh làm cho dư luận chưa hết bàng hoàng, thì ngay trong thời điểm này tại Quảng Ngãi vẫn diễn ra cảnh hàng chục học sinh chen lấn nhau trên một chiếc đò "ọp ẹp" để đến trường.

Hiện ở Quảng Ngãi có trên 12 bến đò ngang hoạt động, mỗi ngày vận chuyển hàng nghìn lượt khách, trong đó chủ yếu là học sinh và giáo viên qua sông nhưng hầu hết các phương tiện này đều không đảm bảo an toàn và không hề được trang bị các phương tiện cứu hộ. Chúng tôi có mặt tại bến đò Đồng Min ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đúng vào lúc tan trường của Trường tiểu học và trung học cơ sở Bình Dương. Hàng chục em học sinh chen lấn xuống chiếc đò của ông Phạm Ngọc Bảo để về bên kia xóm Đồng Min. Gần 30 học sinh đã bu kín chiếc đò "ọp ẹp" chênh vênh giữa dòng nước. Em Lê Thị Thu Vân, học sinh lớp 7 Trường THCS Bình Dương cho biết, từ khi học lớp 1 em đã đi lại trên chiếc đò này, mỗi khi qua sông em rất sợ rơi xuống nước nhưng không còn cách nào khác là phải nín thở lên đò để đến lớp. Phụ huynh của các em học sinh ở địa phương này cũng biết tình cảnh như vậy là rất nguy hiểm nhưng đành phải chấp nhận.


Ông Phạm Ngọc Bảo, chủ chiếc đò phân bua: "Học sinh cứ tranh nhau lên đò để về sớm, một mình tui làm sao cản được, nhiều khi tui phải chở hết cả lớp học trên đò qua sông". Hằng năm đến trung tuần tháng 8 âm lịch, chiếc cầu tạm bắc qua sông Trà Bồng từ xóm Đồng Min qua xã Bình Dương được tháo dỡ cũng là lúc 160 hộ dân trong vùng đi lại bằng chiếc đò máy tạm bợ của ông Bảo. Điều đáng nói là trên chiếc đò này không hề được trang bị các phương tiện cứu hộ tính mạng của hàng chục em học sinh.


Bến đò ngang sông Trà Bồng nối hai xã Bình Mỹ và Bình Minh, huyện Bình Sơn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mỗi ngày trên bến sông này có hàng trăm học sinh đi học và người dân qua lại để mua bán bằng chiếc đò của ông Nguyễn Thanh Hiếu. Quan sát trên đò, chúng tôi không hề thấy một phương tiện cứu hộ nào. Trên chiếc xuồng không còn chỗ chen chân vì đã có cả chục người cùng hàng hóa chất đầy. Người lái đò tháo dây neo và hì hục đẩy dầm chèo ngược dòng nước đang chảy xiết. Dù biết rằng bến đò này hoạt động là sai quy định nhưng một Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết do xã "bận quá nhiều việc" nên chưa can thiệp được (!).


Trước mùa mưa năm nay, Ban Thanh tra giao thông vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy của tỉnh Quảng Ngãi đã đình chỉ 14 bến đò không đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, không thể dùng biện pháp nào để chế tài các chủ đò, vì tất cả những người lái đò đều rất nghèo. Ông Huỳnh Ngà, Phó chánh thanh tra, Ban Thanh tra giao thông vận tải Quảng Ngãi cho biết: "Hầu hết các bến đò ngang sông ở tỉnh đều hoạt động không đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nhưng chính quyền địa phương các xã vẫn chưa thật sự quan tâm kiểm tra, nhắc nhở những người lái đò. Nhiều bến đò đã được các lực lượng chức năng của tỉnh đình chỉ nhưng sau đó vẫn tiếp tục hoạt động và người lái đò cũng như người đi đò rất chủ quan, vì cho rằng nước trên sông vẫn cạn".


Cái chết của 19 em học sinh ở tỉnh Nghệ An hay trước đó là vụ đắm đò ở Nông Sơn là bài học đau lòng cho những người lái đò và chính quyền các cấp. Tình trạng mất an toàn ở các bến đò ngang ở tỉnh Quảng Ngãi và có thể còn ở nhiều tỉnh thành khác cần phải được chấn chỉnh kịp thời, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
http://www.yersin.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4


Đài BBC loan tin:

Sáng 30 Tết Kỷ Sửu, (25/1/2009) vừa xảy ra vụ đắm đò trên sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, làm 40 người thiệt mạng. Nơi xảy ra tai nạn là xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chuyến đò ngang chở hơn nhiều lần số người cho phép, quá tải và gặp tai nạn. 27 phụ nữ và 7 trẻ em gái nằm trong số các nạn nhân. Chuyến đò chở bà con từ Quảng Hải sang xã Quảng Thanh sắm Tết trong ngày cuối năm. Theo tài liệu đăng kiểm, con đò của ông Trần Xuân Quý chỉ được được phép chở từ 40-50 người (có tin nói chỉ được chở 12 người). Tại thời điểm tai nạn, đò chở theo gần 80 người. Hiện đã vớt được xác của 40 nạn nhân, 36 người được cứu sống, 5 người vẫn được coi là mất tích. Trước đó, ông Nguyên Công Thuật, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình xác nhận với báo chí trong nước là số người thiệt mạng ban đầu là 36. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090125_boat_sinks.shtml


Về vụ chìm đò Nghệ An, ngoại quốc đã gửi tiền giúp đỡ. Đáng lẽ con thuyền chở chúng đi học đã được một dự án mang tên Luxembourg tài trợ, để có phương tiện đủ an toàn chở được 30 người (http://www.tuoitre.com.vn). Nhưng những người có thẩm quyền đã không dùng vì... tốn dầu! Và thay vào là dùng những con đò nhỏ, với sức người chèo, chỉ tốn...mồ hôi!Vietnamnet cho biết như sau về vụ lật đò Con Cuông, Nghệ An như sau:

Chúng tôi biết ra thì đã quá muộn!
Năm 2004, dự án Luxembourg đã tài trợ cho các xã của huyện Con Cuông có bến đò hoạt động 5 thuyền, công suất 12 mã lực, tổng trị giá trên 120 triệu, có thể chở từ 25-30 người. Ngoài ra, mỗi thuyền đều được trang bị 6 chiếc phao cứu sinh. Riêng 3 bến đò đang hoạt động tại xã Lạng Khê đều được hưởng lợi từ dự án này gồm: Yên Hoà, Đồng Tiến, Chôm Lôm. Tuy nhiên, đối với bản Chôm Lôm, sau khi thuyền dự án đi hoạt động chỉ được vài tháng, do bến bãi không đáp ứng được, chạy tốn nhiều nhiên liệu nên thuyền này lập tức được dân bản và chính quyền cho “nằm chỏng chơ phơi nắng”, thay vào đó là chiếc thuyền 3 lá, và chính quyền xã nhân tiện tháo luôn máy của dự án lắp sang. Đồng thời hợp đồng với chủ đò Lô Quốc Phong.

http://vietnamnet.vn/xahoi/2006/10/622560/


Tại sao tiền bạc hàng tỷ đi đâu mà không lo cải thiện đời sống cho dân? Tại sao quốc tế viện trợ mà lại cắt xén để ra nông nổi này? Tại sao? Tại sao?

Đu mình trên dây thép để qua sông đến trường

Nhiều tờ báo Việt Nam loan tin này. Tờ Tuổi Trẻ viết như sau:

TTO - Đã nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân trú bên kia sông thuộc làng Nông Nội, xã Đăk Nông và nhân dân thuộc tiểu khu 154 xã Đăk Ang khi qua sông PôKô phải đu mình trên dây thép.

Ngày 23-5, Chủ tịch UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) Xiêng Thanh Tý cho Tuổi Trẻ Online biết đã nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân kinh tế mới đến từ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trú bên kia sông thuộc làng Nông Nội, xã Đăk Nông và nhân dân thuộc tiểu khu 154 xã Đăk Ang khi qua sông Pô Kô phải đu mình trên dây thép.

Ông Trần Khắc Chín và em Trần Khắc Trường đến trường bằng dây cáp treo

Người dân sử dụng dây thép buộc vào hai bên bờ sông, rồi sử dụng ròng rọc trượt trên dây thép rồi treo người phía dưới để qua sông.

Phó bí thư Thường trực huyện uỷ Ngọc Hồi Châu Ngọc Lân cho biết sau cơn lũ tháng 9-2009, toàn bộ 7 cầu treo trên địa bàn các xã Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông bắc qua sông Pô Kô đều bị lũ cuốn trôi.

Huyện đã đề nghị lên tỉnh Kon Tum khắc phục lại hệ thống cầu treo đã trôi, song đây là việc đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, nên phải có thời gian.

Trước mắt tỉnh Kon Tum đang đầu tư vào việc xây dựng cầu vĩnh cửu bắc qua sông Pô Kô thuộc làng Đăk Giá 1, xã Đăk Ang, với tổng kinh phí 20 tỷ đồng, trong vòng một tháng nữa cầu sẽ hoàn thành.

Nếu có cầu này sẽ giải quyết được phần lớn việc đi lại của bà con nhân dân phía bên kia sông,

Những cầu treo trước đây đã bị lũ cuốn trôi, huyện đã dầu tư xây dựng kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.

TRẦN THẢO NHI

http://tuoitre.vn/Giao-duc/380163/Du-minh-tren-day-thep-de-qua-song-den-truong.html

Việc đu giây này rất phiền toái. Các em học sinh phải mua mỗi người một cái ròng rọc và phải mang theo vào lớp với sách vở. Cộng sản bảo con người là vốn quý, họ yêu nhân dân, tại sao có tiền mua xe triệu Mỹ kim, mua nhà hàng chục triệu Mỹ kim ở Mỹ mà không bỏ ra chút tiền để tỏ lòng thương nhân dân nghèo và các cháu nhi đồng của bác Hồ? Tiền của quốc tế viện trợ rồi cũng vào tay cộng sản như dự án Luxembourg!


344. ĐỒ QUỐC DOANH

Anh chồng ở dưới quê dẫn vợ lên Sàigòn khám bệnh. Bác sĩ bảo anh đứng chờ ở ngoài và vào trong phòng khám cho chị vợ. Năm phút sau bác sĩ thò đầu ra nói với y tá,

-"Cô lấy cho tôi cái kềm nhanh lên".
Y tá hớt hơ hớt hải chạy đi lấy cái kềm. Năm phút sau bác sĩ lại thò đầu ra, mặt nhễ nhại mồ hôi nó với y tá,
-"Cô tìm cho tôi ngay cái tu lô vít, nhanh lên"
Y tá ba chân bốn cẳng vừa chạy vừa hỏi vừa gào í ới xem cái tu lô vít để ở đâu. Anh chồng sợ điếng người nhưng không dám hỏi. Có cái tu lô vít rồi bác sĩ lại chui ngay vào phòng. Năm phút sau lại thấy bác sĩ thò đầu ra nói với y tá,
-"Cô tìm ngay cho tôi cái búa".

Chịu hết nổi, anh chồng làm gan chạy lại hỏi bác sĩ,
-"Vợ tôi có sao không bác sĩ"
-"Làm sao tôi biết được. Tôi vẫn không tài nào mở nổi cái dây kéo của cái túi đồ nghề thì lấy chó gì mà khám cơ chứ. Ba cái đồ quốc doanh cà chớn này mới mua hôm qua kéo ra kéo vào chưa được ba cái đã hư bố nó rồi".


345. CỘNG SẢN LÀ GÌ?


Sau 1975, từng đoàn cộng sản sục sạo các nơi tịch biên các nhà vắng chủ đã chạy theo Mỹ ngụy. Một số nhà được chia cho cán bộ, một số nhà trở thành nơi đóng quân của bộ đội. Một vài tháng sau, quân đội Cộng sản được lệnh điều đi chỗ khác, một tốp quân khác đến thay thế. Họ cứ thay đổi như thế. Đoàn quân đầu tiên ra đi thì bao nhiêu đồng hồ điện nước, quạt trần, tủ bàn, cánh cửa, gạch men đều được gở hết để mang theo. Toán thứ hai đến rồi đi lại gở thêm gạch men, cửa sổ mang đi. . .


Tại một cư xá của giáo sư đại học, cộng sản đuổi họ đi để chiếm nhà. Khi các giáo sư vừa đi thì đoàn chiến sĩ anh hùng đến tiếp thu, và trong nháy mắt, đồng hồ điện nước, quạt trần, cửa lớn, cửa nhỏ đều tháo sạch.
Bà Sáu Sa Đéc có người bà con đi tập kết trở về. Là chỗ thân tình nên bà hỏi nhỏ thằng em bộ đôi Giải phóng:
- Chị tưởng cộng sản phải trọng của công, sao chúng bay lại lấy cắp của công? Hành động của các bộ đội và cán bộ bây giờ tệ hại hơn bọn trộm cướp thời thực dân.
Người em bộ đội bèn trả lời:
-Chị ơi, cộng sản là thế. Cộng sản thì không có tư hữu cho nên phải lấy của công mà xài!


346. HOANG TƯỞNG

Trong bệnh viện, một nhóm bệnh nhân nói chuyện với nhau. Người thứ nhất lên tiếng:
- Tớ là Hitler được Thượng đế cử xuống để tiêu diệt Do Thái và thống nhất nhân loại
Người thứ hai ngắt lời - Tớ là Mao Trạch Đông, được Thượng Đế cử tớ xuống để giải phóng Trung Quốc khỏi bọn Nhật và bọn Anh, Pháp, Mỹ!
Người thứ ba xen vào - Tớ là Marx, mới là sứ giả của Người sai xuống để giải phóng giai cấp và tiêu diệt tư bản..
Người thứ tư ngồi im lặng, bây giờ mới lên tiếng:
- Chúng bây sao lại la ó, cãi cọ om sòm như thế? Ta không hề biết mặt tụi bây và cũng chưa hề sai ai xuống quậy ở dương thế!


347. SINH HOẠT


Một chị cán bộ hội phụ nữ rất sính dùng từ " sinh hoạt ". Có lần,đoàn công tác trên thành phố
xuống làm việc với huyện.Khi xong việc,chị này được phân công mời đoàn ở lại ăn cơm trưa.
Xoa hai tay vào nhau, chị bảo :
-Mời các anh , các chị bớt chút thời gian vàng ngọc ở lại "sinh hoạt" trưa với chúng em .....
Gọi là cây nhà lá vườn ấy mà !
-Khi cơm nước được dọn ra ,chị nói:
-Mời các anh lãnh đạo thành phố và chị nhà báo "sinh hoạt ở trên giường, còn các anh lãnh đạo huyện và chúng em sinh hoạt dưới đất.


348. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Có hai ông đồng chí rất thân nhau,họ thường xuyên gặp gỡ,thăm hỏi sức khoẻ của nhau.Bẵng đi một thời gian do công việc quá bận nên họ không gặp nhau.Một hôm ,tình cờ họ gặp nhau ngoài phố, tay bắt mặt mừng,bỗng một anh kêu lên: "Ủa sao dạo nay đ/c béo ra nhanh quá vậy? "

Người kia ngao ngán trả lời "Ôi dào,cũng tại cái cơ chế thị trường chết tiệt này ấy mà, chẳng là bà xã nhà tớ làm ở cửa hàng bán thực phẩm, đến cuối tháng thực phấm thì không bán được,không có lương trả cho công nhân nên ban lãnh đạo phải lấy cả thực phẩm chia cho công nhân để bù tiền lương , bỏ thì phí nên tớ phải cố mà ăn cho hết nên mới béo ra nhanh thế này đây.Chán lắm đ/c ơi!"

Nói xong anh này lại kêu lên thất thanh: "Ôi sao dạo này đ/c gầy thế này, vừa tháng trước đ/c còn béo hơn tớ nhiều mà ?".Anh bạn kia trả lời:" Thì cũng tại cái cơ chế thị trường chết tiệt này ấy mà! Chả là bà xã nhà tớ thì làm ở xưởng sản xuất bao cao su.Dạo này đói kém, dân họ có dùng mới đâu, vì thế cho nên cuối tháng không có lương ,ban giám đốc cũng phải trả lương cho công nhân bằng 'Bao cao su' cậu ạ.Ôi chao ôi. bỏ thì phí cho nên tớ phải cố mà dùng cho bằng hết cho nên mới ....thế này đây !"



349. PHAN VĂN KHẢI VÀ ĐẠI SỨ CHXHCN VIỆT NAM

Viếng thăm nước Mỹ lần đầu tiên trong đời, Phan Văn Khải (PVK) Thủ tướng CSVN rất hớn hở cộng thêm sự tiếp đón nồng hậu của Bush PVK lại càng khoái quá.

Trên đường từ phi trường về toà Bạch ốc PVK được Condoleezza Rice chở đi tour vòng vòng Washington D.C và được giải thích về xứ sở người Mỹ. Bà Condoleezza Rice không bỏ lở cơ hội thuyết phục PVK về đường lối đất nước tự do nào là ai cũng có cơ hội như nhau không phân biệt giàu nghèo, nào là tôn trọng nhân quyền và tôn giáo, nào là con người ai cũng có cái tự trọng.....

Nghe một hồi PVK rất nóng mặt bởi vì những thứ bà ta nói đều ám chỉ vào sự sai lầm của Xã hội chủ nghĩa VN. Giận đến tím gan nhưng PVK phải ngồi chịu trận để nghe. Khi xe limo gần tới toà Bạch ốc, PVK nhìn xa xa thấy được một thường dân đang đứng đái ngon lành...Ah, tụi bây chỉ là bầy nói phét, cái gì là "tự trọng" chứ, bây giờ thì tụi mày nói sao đây ? PVK nghĩ thầm trong bụng.

"Thưa bà, người kia đang làm gì thế ? PVK chỉ tay về hướng người thường dân đang đứng đái. Bà Rice nhìn theo hưóng chỉ tay của PVK và hoảng hốt ra lệnh ngừng xe limo và ngoắc một anh chàng cảnh sát trên mô tô lại. "Trung úy, anh lại bắt người đang làm bậy đàng kia lại cho tôi ngay! Ở Mỹ chúng ta đâu đâu cũng có nhà cầu công cộng "miễn phí" sao lại phải như vậy?" bà nói. "Right away!" anh trung úy trẻ lái mô tô về phiá người thường dân.

PVK thích thú ngồi im rung đùi nhìn cuộc đối thoại giữa anh thường dân và anh cảnh sát trẻ. Một lát sau anh cảnh sát trở lại trình với bà Rice "Thưa bà, tôi không thể bắt người đó được." Tại sao ? Bà Rice hét lên "Chẳng những bắt nó mà phạt thêm $500 nữa!"

Anh cảnh sát trẻ lúng túng nhìn bà Rice rồi nhìn PVK nói run run :-"Thưa bà lý do tôi không thể bắt và phạt người thường dân đó là bỡi vì....anh đó là .....Đại sứ của sứ quán Việt Nam.

350. ƯỚC MƠ CỦA THIẾU NIÊN VIỆT NAM

Hai đứa bé ngồi chơi với nhau, một đưa hỏi:
- Mai mốt lớn lên mày học cái gì?
- Tao sẽ học bác sĩ để chữa bệnh cho mọi nguời. Còn mày?

- Tao ấy à, có lẽ là học nghề phụ bếp, sơn tàu hoặc là thiến lợn
- Sao lại đi học 3 cái nghề tầm thuờng ấy?
- Mày lầm. Mấy cái nghề này có tuơng lai làm chủ tịch hoặc tổng bí thư lắm đấy! Thấy bác Hồ không? Nhờ làm phụ bếp trên tàu Pháp mà sau này đuợc đàn em phong cho cái chức chủ tịch đấy. Hay là Tôn đức Thắng, xuất thân là thợ sơn ở xuởng đóng tàu Bason. Hoặc là Đỗ Muời, dân lái lợn và thiến lợn chuyên nghiệp đấy!
- Vậy hả Chắc mai mốt lớn lên tao phải xin ba tao cho tao học 3 cái nghề này quá!

351. NHÂN VIÊN SỞ THUẾ

Một cậu bé nuốt phải đồng xu và bị hóc. Sợ hãi, người mẹ chạy ra đường gào khóc tìm người cứu giúp. Một người qua đường thấy vậy bèn tóm lấy vai thằng bé và vỗ mạnh vào lưng, làm nó bật ho và khạc ra đồng xu.
- Tôi không biết làm thế nào để cảm tạ ông, thưa bác sĩ... - Người mẹ xúc động nói.
- Tôi không phải là bác sĩ mà là viên chức Sở Thuế vụ nhà nước CHXHCN! Tôi ở trong nghề đã 20 năm, chuyên moi tiền từ trong cổ họng nhân dân để nộp cho đảng và nhà nước!


352. VĂN CHƯƠNG XHCN

  • VĂN KỂ CHUYỆN
Sau khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng bèn cởi bỏ hết quần áo và bay về trời ... . . Mỵ Châu chạy tới đâu thì bức lông rải đầy đường đến đó cho Trọng Thuỷ đi theo.
  • Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! " Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm.
  • Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền". Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."
  • Miêu tả hình dáng cô giáo em:
-"Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám". -"cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"
  • "Em hăy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của một học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đă giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
  • "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trăi, đoạn thơ nào đă nói lên sức mạnh và khí thế dũng mănh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đă viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mănh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta" (Nguyên bản: "Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông" )
  • "Em hảy cho biết ư nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đă chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ư nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quí có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
  • "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...".

  • "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

353. DÂN VẬN

Bác Hồ khi ở trong chiến khu cũng như khi về Hà Nội thường đi thăm dân , làm quen với dân chúng. Các cán bộ cộng sản cũng vậy, và họ gọi đó là công tác dân vận nghĩa là tuyên truyền, vận động dân chúng theo cộng sản.
Thấy bác tới nhà nào cũng hỏi gia chủ ăn cơm chưa, ăn những gì. Một cán bộ hầu cận bác liền hỏi bác:

-Thưa bác, tại sao đến nhà nào bác cũng hỏi gia chủ ăn chưa, ăn gì, như thế có mục đích gì? Bác mỉm cười mà nói rằng: -Đó là điều cần thiết cho dân vận, và cũng là kỹ thuật dân vận. Mình hỏi người ta ăn cơm chưa tức là mình quan tâm về đời sống của nhân dân. Nhưng đó cũng là kỹ thuật điều tra của cộng sản, để phân ai biệt ai giàu, ai nghèo, ai bạn, ai thù. Nệu họ giàu, thì mình kéo vào đông người và ở lâu hơn, bắt họ cung đốn cho mình. Như vậy là ta dùng kinh tế địch nuôi cán bộ và quân đội ta. Nếu khi ở, mình quan sát kỹ có thể biết tài sản của họ có bao mâm thau, chậu đồng, số gia nhân, số trâu bò, số ruộng đất và vàng bạc là bao nhiêu để sau này ta tịch thu mà không bỏ sót một xu.. .

Theo lời bác, từ 1945, cán bộ Việt Minh, quân Việt Minh thường đến ở các nhà giàu. Họ gọi các bà là mẹ chiến sĩ. Như bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên nuôi ông Hồ, Trường Chinh mấy năm, con bà làm chính trị viên trung đoàn. Đến 1953, ông Hồ bắt bà này đấu tố cho đến chết, con bà là chính uỷ K cũng tự tử. Sự thực không phải bà mẹ nào cũng thóc lúa nhiều, mà họ chỉ là trung nông bần nông có khi họ phải nhịn đói nuôi bộ đội như Bà Mẹ Gio Linh: "Mẹ già cuốc đất trồng khoai, Nuôi con đánh giặc đêm ngày. Cho dù áo rách sơn vai. . .

Ôi những bà mẹ cuốc đất trồng khoai, mang áo rách sờn vai sau 1953 đều đã bị vu khống là địa chủ bóc lột nhân dân và bị đấu tố chết, mất nhà cửa ruộng nương! Lúc này cái mặt chồn cáo của Hồ Chí Minh và bọn cộng sản mới lộ rõ!

Thực ra khách hỏi người ta ăn chưa là thói quen của dân Nghệ An, một xứ nghèo đói nên mỗi khi gặp nhau, dân chúng chào hỏi nhau:-Đã ăn cơm chưa? Ông Hồ đem cái phong tục địa phương Nghệ An vào trong kỹ thuật điều tra giàu nghèo! Vì vậy, mà dân ta thời cộng sản, mua con cá, làm thịt con gà phải giấu kín kẻo người cho mình giàu sang mà xếp hạng địa chủ phong kiến!


354. ƯU VIỆT

Trong giờ học chính tri ở ngôi trường XHCH, cô giáo hỏi học sinh:
- Các em hãy nêu những ưu việt của chế độ CS ta coi nào?
Học sinh A đứng lên: - Thưa dc cô giáo! Nguời dân của nuớc ta hiện nay đói khổ triền miên. Vì thế không có ai bị bệnh béo phì như tụi đế quốc tư bản đâu ạ.
- Giỏi lắm! Cho em 10 điểm!

Học sinh B cũng xung phong đứng lên: - Thưa cô giáo! Chúng ta quá nghèo nàn, cho nên dễ dàng xin tiền viện trợ cứu đói cuả tụi đế quốc lắm cơ! Chứ giàu có như đế quốc Mỹ thì đời nào mà xin đuợc tiền của quốc tế’ phải không cô ?

-Đúng lắm! Cho em 10 điểm luôn!

Học sinh C cũng hăng hái phát biểu: - Thưa cô giáo! Cán bộ đảng ta là đầy tớ nhân dân. Nhờ đục khoét tham nhũng mà tầng lớp đầy tớ nhân dân giàu sụ! Trên thế giới này chưa có nuớc nào mà đầy tớ lại sung suớng hơn chủ như nuớc ta đâu cô!

- Đúng! Thuởng em 10 điểm!
Thấy các bạn kiếm điểm dễ dàng quá, học sinh D cũng giơ tay xin trả lời:
- Thưa cô giáo! Em nghe nói là ở các nuớc văn minh khác, muốn làm tổng thống thì phải là nguời có trình độ, có tài, có đạo đức, v.v.v... Nói chung là đòi hỏi nhiều thứ, rất là khó khăn. Còn ở nuớc ta thì chả cần như vậy. Bồi tàu, thợ sơn phu cạo mủ, người thiến lợn. . . học tiểu học hay chẳng học gì cả cũng được trọng dụng. Điều này chứng tỏ chủ nghĩa cộng sản rất tự do và rất trọng nhân tài!
- Thôi đủ rồi em! Trả lời xuất sắc lắm! đáng lẽ cô cho em 10 điểm, nhưng vì em dám tiết lộ bí mật quốc gia cho nên cô trừ 1 điểm còn 9!!!! Thôi nhá! Qua bài mới nhá!


355. ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN TÀI GIỎI

Đầu thiên niên kỷ, đảng cộng sản Liên Xô tan rã. Tuy vậy, một số người vẫn lưu luyến thời kỳ oai hùng cũ. Họ cố gắng tái lập đảng cộng sản. Họ tập họp được 500 đảng viên cộng sản và mở một chương trình Phục Hưng đảng cộng sản. Mở đầu, người dẫn chương trình nói:
-Thưa quý vị khán thính giả, từ xưa nhiều người cho rằng người cộng sản ngu dốt. Hôm nay, những người cộng sản có mặt sẽ chứng minh cho thế giới biết là người cộng sản rất thông minh tài trí, và có một căn bản học lực vững vàng. Để chứng tỏ tấm lòng thẳng thắn, vô tư, không gian xảo như Stalin, Mao Trạch Đông, cuộc thi hôm nay sẽ do các giám khảo trong G7 chấm .

Có ai trong số các bạn đây xung phong làm việc đấy không?
Tức thì ba đảng viên cộng sản đứng lên. Người dẫn chương trình hỏi: "15+15 là bao nhiêu? Sau khoảng năm phút, các đại biểu cộng sản lần lượt giơ bảng kết quả lên. Người dẫn chương trình đọc: 20; 25; 40.

Câu trả lời của ba đại biểu trên làm mọi người thất vọng. Nhưng các đảng viên khác kêu gào: -Thử một lần nữa! Một lần nữa.

Ban giám khảo chấp thuận ý kiến đa số, cho thêm một lần nữa. Đảng ủy bèn cử ba người khác lên trả lời. Ban giám khảo đưa ra một câu hỏi khác:
-Nước Nga ở đâu?

Sau năm phút, ba đại biểu giơ bảng viết kềt quả lên. Người dẫn chương trình đọc: -Châu Mỹ; châu Phi; trên đường xích đạo.

Kết quả thảm hại, các đảng viên cộng sản hô to: - " Hãy cho thêm một cơ hội nữa!Hãy cho chúng tôi thêm một cơ hội nữa! "

Ban giám khảo cũng vui vẻ chấp thuận, và đảng ủy lại cử ba đảng viên khác lên ứng đối. Ban giám khảo cho đề thi và người dẫn chương trình đọc to đề tài: -Con dơi thuộc loại gì? Sau năm phút, ba thí sinh trả lời: -Loại bò sát, loài có lông vũ , loại có vú. . . Các đảng viên hô to: -Xin cho cơ hội cuối cùng. Nhưng sự bất quá tam, ban giám khảo từ chối.

356. SAI LẦM

Nếu một kỹ sư mắc một sai lầm, đó là một dự án mới! Nếu một nhà khoa học mắc một sai lầm, đó là một phát minh mới! Nếu một nhà thám hiểm mắc một sai lầm, đó là một sự khám phá mới! Nếu một lái xe mắc một sai lầm, đó là một tai nạn. Nếu một giáo sư mắc một sai lầm, đó là một giả thuyết mới! Nếu một thợ cắt tóc mắc một sai lầm, đó là một kiểu tóc mới! Nếu một thợ may mắc một sai lầm, đó là một mốt mới! Nếu bố mẹ mắc một sai lầm, đó là một thế hệ mới! Nếu một lãnh tụ cộng sản sai lầm thì đó là một chính sách đổi mới!

357. HOÀNG ĐẾ KHUYẾT TẬT

Một hoàng đế nọ mới lên ngôi. Ông tham dâm vô độ, trong cung hàng ngàn gái đẹp mà ông chẳng vừa lòng. Ông thường bí mật ra ngoài, giả làm ăn cướp, đột nhập tư gia, hãm hiếp gái tơ. Một lần kia, ông mò vào một nhà nọ, bị chủ nhà cầm dao chém đứt một tai. Ông ở trong phòng kêu thái y đến điều trị một thời gian. Không lẽ ở mãi trong phòng, cuối cùng vua phải ra triều. Ông đội mũ mùa đông và lấy khăn che kín nên chẳng ai biết gì cả.


Không hiểu tại sao tin đồn lan ra ngoài và ai cũng biết. Mùa hè, Trường An nóng nực, vua phải cởi bỏ mũ và khăn. Quần thần khôn ngoan, ai cũng im lặng giả vờ như không thấy cái đầu không tai của vua.Một ngày kia, vua phải tiếp các tân khoa.Vua hỏi trạng nguyên:
-Khanh thấy trẫm như thế nào?
Quan tân khoa trạng nguyên dập đầu tâu rằng vua là một đấng minh quân, mi thanh mục tú đúng là cốt cách thiên tử.
Các tân khoa đều làm thơ ca tụng vua thông minh, đẹp trai. . .Vua rất" hồ hởi, phấn khởi"bèn cho đám tân khoa này vào đảng và cho công tác tại trung ương.
Một hôm, vua ra phố, giả dạng thường dân, vua vào một tiệm kính. Vua hỏi mua kính, thì người bán kính cười lăn lộn.
Vua tức giận hỏi:- Tại sao ngươi cười?
- Bởi vì, thưa ông... không thể đeo kính có gọng khi không có lỗ tai ạ!
Vua tức giận sai công an bỏ tù người này và tịch thu tiệm kính về tội phản quốc và tiết lộ bí mật quốc gia.



358. ĐỊA NGỤC THỨ 12

Một công dân mãn hạn ở trần gian, được chuyển về một địa điểm tại Diêm đình. Nơi đây không phải là Thiên đường cũng không phải là Địa ngục, chỉ là nơi tạm trú để Diêm vương điều tra lại lý lịch. Sư thực nơi đây có đủ hồ sơ bao kiếp của một "chúng sinh", nhưng vì cẩn thận, Thượng Đế bắt Diêm vương phải rà xét lại kỹ lưỡng hồ sơ trước khi quyết định cho họ lên Thiên đường hay đày xuống Địa ngục.

Cũng vì vậy, nơi Diêm đình các "chúng sinh" phải ở khoảng một hai năm, có khi năm sáu năm để kê khai lý lịch.Lê Bất Tài là một giáo viên ở thành Gia Định bị bắt xuống Diêm Đình. Anh bị giải đến Diêm chúa, và Diêm chúa hỏi anh:
-Ta đã xem hồ sơ của ngươi. Ngươi không tốt cũng không xấu. Ta cho ngươi một cơ hội cuối cùng. Ngươi xem thử gần đây ngươi có làm điều thiện nào không cứ kê khai ra thì ta xét lại mà cho ngươi lên Thiên đàng. Lê Bất Tài bèn khai rằng trước khi xuống đây, anh đã cứu một cô gái thoát bàn tay mười mấy thằng cướp định hãm hiếp cô. Và sau đó thì anh gặp một bà già nằm ngất giữa đường. Anh đem vào nhà thương cứu chữa. Như vậy là anh đã cứu hai người.

Diêm chúa nói:
-Được rồi, người về tạm Địa ngục để chờ ta thẩm tra và gửi giấy về công an phường xác nhận. Nếu đúng như lời khai thì ta cho ngươi lên Thiên đàng. Anh bị quỷ sứ dẫn xuống Địa ngục tầng 12. Tại đây anh thấy các nạn nhân bị xiềng xich rất khổ sở. Một hôm anh bỗng gặp tên Sáu Búa là một tên du đãng trong xóm anh. Sáu Búa gặp anh là người quen nên rất mừng rỡ, nhưng y cũng rất ngạc nhiên khi thấy anh ở Địa ngục thứ 12. Y hỏi: -Thầy giáo là người hiền lành sao lại ở đây? Trước đây trong xóm ai cũng khen thầy là người thật thà, lương thiện, sao nay lại ở Địa ngục 12? Hay là thầy bí mật hoạt động cho cộng sản?Hay thầy là bọn 30 chuyên vu oan giá họa cho đồng bào? Hay thầy cướp của giết người và gian dâm mà làm bộ đạo đức?

Thầy bèn kể lời Diêm chúa phán xét. Nghe xong, Sáu Búa vỗ đùi đen đét mà cười ầm lên: -Thầy giáo bị chúng nó xí gạt rồi! Thầy là thầy giáo sao mà tối dạ quá! Chúng nói thế là chúng muốn thầy nộp tiền đấy. Có tiền thì tội nặng thành nhẹ hay trắng án. Còn không tiền thì không tội thành có tội!

-Sao anh Sáu nói thế? Diêm chúa thay mặt Thượng đế anh minh công chính, lẽ nào lại tham ô!

Sáu Búa cười mà bảo:
-Thầy giáo ở đây lâu lâu nữa thì biết thôi! Diêm chúa cũng là một tay đại bịp. Chúng nó giả thần giả thánh chứ thật ra là một lũ hồ ly, một bầy quỷ sứ! Nếu thầy không nộp tiền thì mãi mãi thầy phải bị giam nơi đây mà thôi! Tự thầy, thầy sẽ biết có công lý hay không!


359. VIRUS H1N1



Cả thủ đô nhốn nháo về dịch cúm gà, cúm heo. Tình hình dịch bệnh đã rất nghiêm trọng: virus H1N1 sau khi hoành hành ở các phi trường, các khách sạn, và các thành phố... Ngồi trong phòng máy lạnh mà ông trưởng ban phòng chống dịch bệnh vẫn thấy toát mồ hôi. Tin tức báo dịch khắp nơi liên tục đổ về qua đường dây nóng màu đỏ, còn ông thì phải thường xuyên liên lạc với phòng thí nghiệm qua đường dây màu vàng và nói chuyện với đội phòng dịch qua đường dây màu xanh... Chưa kịp uống hết ly cà phê thì máy ở đường dây màu đỏ rung lên. - Báo cáo anh, dịch đã bùng phát bên Bộ Súc Vật.
- Bình tĩnh nào, nói cho rõ, ở bộ phận nào? Hay cả bộ?
- Dạ tạm thời chỉ phát hiện rõ ở bộ phận nào, hình như bộ phận nào cũng bị.
- Nghe đây, nhanh chóng cách ly người mắc bệnh, rải vôi quanh khu vực phát bệnh.


Trưởng ban nhăn mặt, bóp trán, đúng là một trận dịch tai hại. Theo báo cáo của phòng thí nghiệm, virus H1N1 là loại cực kỳ nguy hiểm, khi ẩn khi hiện và biến hóa khó lường. Hiện đã xác định được các đường lây lan: qua lỗ chân lông khi bắt tay, đếm tiền, ôm hôn, lây qua đường tiêu hóa và đặc biệt là lây cả qua đường... điện thoại. Nó có thể sống rất lâu trong điều kiện thường trên các tờ giấy bạc có mệnh giá cao hay đôla, thích trú ẩn trên da của gái gọi cao cấp, ở các món sơn hào hải vị trong những nhà hàng nhiều sao và đặc biệt lây lan nhanh ở những người có dáng bệ vệ.


Một ý nghĩ hiện trong đầu ông. Ông vội quơ điện thoại gọi trung ương: -Báo cáo bộ trưởng. Tình hình virus rất nguy kịch. Xin trung ương rót tiền vào cho cơ quan chúng tôi để chúng tôi mua thuốc và thực hiện các khâu phòng dịch. Xin gửi tiền gấp. Ông gọi cô thông dịch vào, bảo cô gọi tổ chức Y tế thế giới, báo cáo tình hình nguy kịch của Việt nam. Tình hình Việt Nam nặng hơn Mexico. Yêu cầu thế giới gửi tiền gấp cho Trưởng ban Phòng Chống dịch Hà Nội. Nếu để lâu thì sẽ lan khắp thế giới, làm chết hàng triệu người!

Sau khi kêu gọi thế giới cùng thông báo cho Pháp, Mỹ, Anh là những nước dễ xin tiền, ông gọi cho chú Tư nhà đất: - Alô, chú Tư bên nhà đất phải không? Chỗ thân tình tôi báo cho chú biết là chú đã có tên trong danh sách các đối tượng có nguy cơ cao rồi đấy. - Trời đất, rồi sẽ xử lý thế nào hả anh? - Thì phải xét nghiệm, kê khai, xác minh... có thể cả phun thuốc lên người và rải vôi quanh nhà nữa đấy.Có thể cách ly chú, có thể đốt nhà chú để diệt virus.

Tình hình nguy cấp, không thể trì hoãn. Có thể vài phút nữa, đội quân phòng dịch sẽ đến nhà chú thi hành nghị quyết của bộ y tế.

- Thôi chết... Nhưng mà anh ơi, quyền ở anh, chỉ một đường gạch ngang thôi mà xóa giùm tên cho em nhé, em chẳng có bệnh hoạn gì đâu.

À, em quên báo với anh là mảnh đất gần bờ sông, cạnh khu nghỉ mát cao cấp em đã thu xếp ổn thỏa cho chị nhà rồi đấy nhé.
- Thế à, cảm ơn cậu nhé, mình rất thích cái chỗ sông nước hữu tình đó, sau này về hưu mình sẽ làm thơ, uống rựợu ở đó. À, chuyện của cậu để mình xem lại đã nhé. Vậy cậu gửi cho tôi giấy tờ ruộng đất gấp đi trong năm phút nữa nhé! Trưởng ban chống dịch thả người xuống ghế, mắt lim dim sung sướng. Hoan hô dịch H1N1!...


360.
BI KỊCH

Lê Duẩn một hôm giả dạng là một cán bộ cấp tỉnh đi thăm một trường phổ thông cấp I ở huyện nọ. Ông vào lớp học giảng thuyết huyên thuyên. Ông nói rằng thời Pháp thuộc, nhân dân ta rất khổ. Đó là một bi kịch cho nước ta. Nhân dân miền Nam sống với Mỹ ngụy rất khổ, đó cũng là một bi kịch mà nhân dân ta phải chịu đựng. Nay đảng cộng sản sẽ lãnh đạo nhân dân đi lên XHCN .

Đấy là lúc mọi người được độc lập, tự do và hạnh phúc.
Các em dường như không hiểu bi kịch là gì.Lê Duẩn bèn hỏi: -Em nào hiểu thế nào là bi kịch? Một học sinh phát biểu: -Thưa thầy, ví như một người đag đi bộ trên đường bị xe cảnh sát tông chết. Đó là một bị kịch.

Lê Duẩn bảo: -Không phải bi kịch. Đó là một tai nạn.
Một em khác giơ tay xin nói: -Thưa thầy, thí dụ một xe chở học sinh bị rơi xuống sông làm chết hết lái xe và học sinh. Như vậy là một bi kịch.

Lê Duẩn nói:Đó là một mất mát lớn, không phải là bi kịch.
Một em khác ngần ngừ mãi mới nói:
-Thưa thầy, nếu như các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn đi trên một máy bay nhưng máy bay bị đặt bom nổ tan. Đó là một bi kịch.
Lê Duẩn sửng sốt hỏi:-Tại sao? -Vì đó không là một tại nạn và cũng không là một mất mát lớn!

*

No comments: