Thursday, May 26, 2011

PHỤ LỤC III * CAO ĐÀI THÁNH GIÁO


Tài liệu 1


THÍCH THIỆN MINH

DỰ ĐOÁN VẬN NƯỚC

Thích Thiện Minh

Mấy mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam. Tôi tâm đắc nhất đó là một ít hành trang nho nhỏ về lĩnh vực tâm linh mà lúc nào tôi cũng trân quý xem như là một món bửu bối thiên thư khi nghĩ về đất nước… Nhờ từ ấu thơ bản thân tôi có hạnh duyên nắm bắt một vài quy luật biến dịch của vũ trụ liên quan đến mệnh đồ thế giới và vận nước VN. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi Sấm ký ngắn tôi học thuộc nằm lòng hồi còn bé do cha tôi tức Ông Huỳnh Văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới và đất nước VN đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian xảy ra ấy lại trùng hợp tương tục một cách lạ thường đều diễn ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo và Dậu, tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô hình nào đã định sẵn. Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quý bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo.


Trước nhất, cha mẹ tôi người gốc Đạo Cao Đài, quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956 (Bính Thân) lúc ấy tôi chỉ được 1 tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang đất nước Chùa Tháp nhân chuyến đưa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo Chủ Đạo Cao Đài sang lánh nạn tại CamPuchia, thời gian được 3 năm Đức Phạm Công Tắc quy thiên tại CamPuchia vào ngày mùng 10 tháng 04 năm 1959, (nhằm tuần lễ Phật Đản mùng 8 đến ngày rằm tháng tư năm kỷ Hợi), vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Đức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Đạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ. Đặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui buồn, thăng trầm, thịnh suy(tốt-xấu) của dân tộc.

Nay tôi xin tường thuật lại 1 bài thi ngắn như sau để quý hiền giả, các bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quý đồng bào VN trong ngoài nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước, với bài thi ngắn khoảng trên 30 câu như sau:

Sự biến thiên thăng trầm của tổ quốc!
Theo chu kỳ quy ước định phân
Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân?
Và Quy luật bất luân chữ Cửu?
Tý,Ngọ,Mẹo,Dậu là tháng năm trong lịch sử?
Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam
Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời nam
Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng
Theo Nga Mỹ, nào quan to Tá Tướng
Nào lầu đài, nào phủ trướng vinh sang
Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng
Kẻ lao ngục,người lên đàng biệt xứ
Sống tha phương trở thành người lữ thứ
Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay
Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai
Bao sự nghiệp lầu đài ôi tiếc mến
Thuở sinh tiền ta thường khuyên Hội thánh
Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành
Đừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh
Sau phải chịu cam đành buồn tủi
Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi
Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?
Khi đã lở lâm vào trong thế khó
Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó
Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi
Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy
Đứng không vững cho nên vấp ngã
Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả
Cộng ngày sau sẽ tan rã không còn
Khi dân tình khôi phục lại nước non
Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./

Lúc ấy tôi nhờ cha tôi giải thích các câu hỏi?
1/Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?
2/Tý,Ngọ, Mẹo, Dậu sao gọi là những tháng năm trong lịch sử?
3/Quy luật chữ Cửu là sao?
4/ Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam xin giải thích?
Cha tôi trả lời:
1/-Ngày xưa bên Trung quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh liệt,tức mùa Xuân và mùa Thu, còn Việt Nam thì ngược lại sẽ có những sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra như:
-Ký 2 Hiệp Định:
Thứ nhất ký Hiệp Định Giơ-ne vào ngày 20/07/1954, tháng 7 tức vào mùaThu
Thứ hai ký Hiệp định Paris vào ngày 27/01/1973, tháng giêng là vào mùa Xuân
2/-Còn Tý Ngọ Mẹo Dậu là những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến VN đều xảy ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:
-Đệ Nhứt thế chiến xảy ra năm 1911-1918, năm 1918 là năm (Mậu Ngọ)
-Đệ Nhị thế chiến xảy ra năm 1939-1945, năm 1939(kỷ mẹo) và năm 1945 là năm (Ất Dậu)
-Đảng CS Liên Xô thành lập tháng1 năm 1912(Nhâm Tý) sụp năm 1989-1990 (Canh Ngọ) sau nầy tái thành lập vào ngày 14/2/1993 (Quý Dậu)), -----Đảng CS Trung Quốc thành lập 1/07/1921(Tân Dậu)
- Đảng CSVN thành lập, ngày 03/02/1930(Canh Ngọ),
-Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945( Ất Dậu)
-Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),
- Ký Hiệp Định Giơ-Neo- ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)
-Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:
-Cụ Ngô Đình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)
-Cụ Hồ Chí Minh qua đời 969 (Kỷ Dậu).
(Xin lỗi…mong được miễn thứ vì trên tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ)
Đặc biệt, nên chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm Dậu.
Điển hình thêm ngày 20/12/1960, (Canh Tý) thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền thì Ông Chủ tịch MT. Nguyễn Hữu Thọ chết ngày 24 tháng 12 năm1996 (Bính Tý) tức chết trùng tháng và trùng năm, cách nhau chỉ có 4 hôm so với ngày thành lập MTDTGPMN.
-Ông Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý)
--Ông Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý)
- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)
Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại, kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu), Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Đô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến 9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính.
Xét ra, Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu rồi lại đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.
3/- Quy luật bất luân chữ Cửu:
- Hiệp Định Giơ-Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9.
-Hiệp Định Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27= con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý, cũng là năm Tý.
Đổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07=số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3= số 9. Nhật đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9(số cửu)
Ngoài ra, những sự kiện gần đây như:
-Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì 11+7=số 9
-Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9
- VN trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007= tức số 9,
4/-Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam?

Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước….tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu.
Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Định, Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73…. còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95, tức 11+7 là con số Cửu và vào mùa Thu chăng? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng? Điều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc?
Xin chú ý:
-Từ năm thành lập Đảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, ( 1975-1930=45) được 45 năm cũng là con số 9
- Từ năm 1975(Ất Mẹo) đến năm 2011(Tân mẹo) (2011-1975=36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc
-Tính từ khi thành lập Đảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9…
Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN.
Có 2 điều cần bàn:
-Một là chiến thắng vào năm 1975(Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.
-Hai là Đảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.

Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng... và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Đây là quy luật tự nhiên “Âm cực Dương hồi”, mỗivật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm.
Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thóai trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn…. và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.
Như trên tôi đã phân tích, từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đã trình bày trên không? Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục.

Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Đảng CSVN thành lập ngày 3/2/1930(năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi. Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng,vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Đại Sư.
Do mưu thần của Thái Sư Trần Thủ Độ se duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý.


Đời Lý kể từ năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ là mộng tưởng. Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu nói đi kèm như sau:
“Đức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nỗi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm, khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành”

Chúng ta hãy nghiền ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và dậu ở tương lai.
Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa… mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng. Mỗi khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là:
“Thiên thời, địa lợi đôi đều sẵn
Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần”
Có lẽ: Non nước đang dật dờ chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng?
Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2553, Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà lãnh đạo Đảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái.
Cuối cùng tôi chân thành gửi đến quý vị thúc giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Đản lời chúc cầu được an vui lợi lạc./.
30/04/2009
Thích Thiện Minh
Printhttp://depweekly.com/~/goto/thich-thien-minh-br-du-%C3%B0oan-van-nuoc-1865.aspx


Tài liệu 2

Sau đây là tài liệu do một đạo hữu Cao Đài gửi đến cho bổn báo

CƠ BÚT CAO ĐÀI

Thượng Công Lê Văn Duyệt giáng bút 1945

Ráng tu cho kịp hội Long Hoa
Đạo đức không chuyên khổ lắm mà!
Chay lạt đặng ngừa loài khí độc
Mê man bất tỉnh trận kỳ ba
Người hiền cứu sống theo phò chúa
Kẻ dữ bạo tàn xác quạ tha
Thần dân đến đấy rồi sẽ biết
Đinh ninh giữ vẹn mấy lời Ta.

Rồi đây nhà Nguyễn hiệp nhà Hồ, (1)
Việt Cộng Bắc kỳ sẽ kéo vô
Đem binh sang đánh dẹp nhà Ngô (2)
Lập triều khôi phục cho hồn nước
Gầy dựng vinh quang tại đế đô
Xả tắc cơ đồ nhờ chú Mỹ
San hà võ trụ cậy Nga sô.

Sau bài giáng giảng này thì Ngài có nói thêm : "Rồi đây các con sẽ thấy một lá cờ 3 màu phất phới trên nền trời Việt Nam, nhưng lá cờ này không tồn tại được lâu!(3)"


___
CHÚ THÍCH của Sơn Trung



(1). Nguyễn hiệp Hồ: Ông Hồ Chí MInh vốn họ Nguyễn. Ông vừa tên Nguyễn Ái Quốc, vừa tên Hồ Chí Minh. Cũng có nghĩa là ông họ Nguyễn làm tay sai cho rợ Hồ tức Trung Cộng.
(2). Việt Nam sẽ đem quân sang đánh Trung Quốc. Việt Nam sẽ theo Mỹ khi thấy Trung Cộng thất thế.
(3).Ba màu: Cờ Mặt trận GPMN.




PHỤ LỤC II * TỨ THÁNH



TỨ THÁNH (1)
(Giảng xưa)


Ngồi buồn, quạt mát xem trời.
Vui bầu rượu cúc vui đời nước non.
Quản cho tưởng xiết món ngon.
Phong trần nhân vật hao mòn tấm thân.
Cũng vì bạc nén vàng cân.
Làm cho trần thế nan phân chánh tà.
Cũng vì ham chức ông bà .
Cô cô cậu cậu mới là đoạ thân.

Tưởng gì nợ nước quân ân.
Buộc lòng Tứ Thánh phải phân đôi lời.
Nên hư số hệ ở trời.
Làm người dời đổi, đổi dời sao xong.
Ó bay xòe cánh thấy lông.
Cá kia ngớp nước bày trong vi kỳ.
Lao xao bạc lộn với chì.
Khó phân tà chánh, khó thì quan dân.

Tranh nhau kẻ cựu người tân .
Lao xao gươm giáo thôn lâng châu mày.
Mắt trông lo tháng lo ngày.
Lo cho bá tánh đi cày không trâu.
Chẳng nuôi tầm lại trồng dâu.
Đến khi dâu lớn tầm đâu ăn rày.
Phất phơ mây trắng lố bày.
Mặt trời tỏ rạng mây mù phải lu.
Chó thấy trời mọc phải tru.
Thảm thương chú cộng công phu đợi chờ.
Chờ “trăng” trăng lại trăng lờ.
Trông sao, sao lại dật dờ với sao.
Thả câu đáy biển quăng phao.
Muốn ăn cá lớn phải hao miếng mồi

Giang- san công kỷ đắp bồi.
Chín Châu mười Quận ơn rồi ai mang.
Cây cao khó nổi bắt thang.
Hố sâu khó nổi kêu vang tiếng thùng.
Người ngay ai lại có dùng.
Kẻ dại khó nỗi tháp tùng tri âm.
Rừng thoàn kết bạn đồng tâm.
Nhớ ơn ái- quốc phải tầm Long-Châu.
Hiệp đoàn bủa lưới thả câu.
Con sông Hưng- Thới ai đâu biết gì.
Tay chuông tay mỏ tu trì.
Tránh mưu ái- quốc tránh vì kế sâu.
Chờ cho chú trọc thả câu.
Ao kia mất nút còn bâu mới là.
Nói ra nước mắt chan hoà.
Thương cho anh chị khó mà thoát thân.

Tang điền thương hải khó phân.
Không toàn độc lập nhơn dân như bèo.
Tại ai cầm lái phăng lèo.
Tìm tân thê giới chịu nghèo lâu năm.
Có miệng không nói lại câm.
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.


Nghĩ thương dân chúng thất thưa.
Cũng vì bá tánh không ưa Phật Trời.
Nói rằng : Phật ở xa vời.
Trời cao dấp dới vậy thì biết chi.
Thấy người niệm Phật quy y.
Nói rằng: kẻ dạy người ngây nghe rầy.
Làm khôn ỷ thế khoe tài.
Vinh mùi phải thác, quê kia lại còn.
Pháo vang bốn hướng hao mòn.
Năm màu phơ phất xây tròn tám phương.

Mây trắng chớp nháng như gương.
Tiếng vang nổ dậy Thái dương ánh trời.
Thiên binh thiên tướng đổi dời.
Núi xương, sông máu góc Trời quá ghê.
Lìa gia chia rẽ phu thê.
Tiếng kêu khóc kể gia quê chẵng còn.
Xích tinh, phưởng phất lỗ tròn.
Nguyệt tinh chớp nhoáng mọc tròn năm châu.
Lao - xao dân chúng khó âu.
Sao giăng tứ hướng xuất thâu ngân hàng.
Phiên bang đảng cộng đôi đàng.
Chiến tranh giành giựt xóm làng thác oan.

Hắc long giá võ một phang.
Lửa luồn sấm chớp kêu vang góc trời.
Tân kiêm phải chịu đổi dời.
Thành Thang biến cải biết đời mà chưa.
Bà màu phải chịu thớt thưa.
Cây cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
Thanh- long nối gót trổ tài.
Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân.
Kiếm chi khó nổi bền quân.
Rút về Gia- định ngăn chừng Đồng- nai.
Trời ôi ! sao ó biến (biếng) bay.
Xe kia biến (biếng) chạy tại ai xe ngừng.
Súng sao biến (biếng) nổ không chừng.
Chư bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ.


Ngồi buồn nói chuyện bá vơ.
Cho ai hiểu chút Thiên- cơ tại trời.
Khiến cho lũ nịnh hết đời.
Tay chơn rời rã xa vời hai phang.
Ai làm mà phải thác oan.
Phật thương trần hạ khó an toà vàng.
Lỡ xe rồi lại lỡ thoàng.
Lỡ non, lỡ thế, lỡ làng, lỡ dân.
Lỡ người cựu, lỡ người tân.
Lỡ trắng, lỡ đỏ, lỡ phân thành huỳnh.
Bớ dân hãy ráng sửa mình.
Ăn ngay ở thật ngủ đình cũng cam.
Cũng gần sắp trổ nhà Nam.
Nay còn phong kiến tứ tam tranh giành.

Sắp đời như sợi chỉ mành.
Treo chuông khắp nổi chuông lành hởi chuông.
Kèo săn cột gỗ tiền muôn.
Gặp cơn khói lửa nó tuông cấp kỳ.
Chớ nên ham bạc bỏ chì.
Đến khi hàng vá kiếm thì không ra.

Tốt chi là thứ bông hoa.
Đến chừng nhụy rã bông hoa lố cùi.
Thảm thương hoa rã mất mùi.
Hết thơm rồi lại lắp vùi hố sâu.
Bông tàn bởi đám mưa ngâu.
Bướm kia chẳng đậu bởi sâu hoá hình.
Thương kiêm cô độc một mình.
Ngày sau ăn quán ngủ đình Đồng- Nai.

Gầm trời ó cất cánh bay.
Nửa chừng dấp dới bằng nay dập dều.
Nghèo mà che trại cất lều.
Gặp cơn bừng thới biết điều mới hay.
Gặp thời gặp vận ra tay.
Đấp bồi xã tắc mới hay tiếng thầy.
Đất đồng cỏ mọc dẫy đầy.
Xúm nhau chen chúc đứng rầy mới vui.
Ghe thuyền kẻ tới người lui.
Giữ lời Phật dạy nhủi chui núi rừng.
Xử tiêu một cuộc không chừng.
Long- châu ước giáp, Phật trừng loài gian.

Thấy nằm chật dất ngổn ngang.
Đầu trôi sóng dập ngổn ngang hai hồ.
Phiên Tần hai nước mưu đồ.
Tóm thâu Nam- Việt bị Hồ phá tan.
Bây giờ còn hỏi chưa an.
Bởi loài hung dữ ngổn ngang dẫy đầy.
Giỏi chi lũ muỗi một bầy.
Bị làn khói tóc muỗi nầy phải tan.
Thánh- Hoàng còn ở lâm sàn.
Để cho thiên hạ nghinh ngang khó nghèo
Động buồm gặp sức phải chèo.
Vuốt râu cầm lái thẳng lèo khỏe thân.
Chạy chơi khắp hết thôn lân.
Hát hò kêu bớ nhân dân sửa mình
Tu tâm tu tánh tu tình.
Tu cầu Thất- Tổ của mình siêu thăng.
Quân tử mê đạo bỏ ăn.
Tiểu nhân bỏ đạo giữ ăn làm đầu.
Trông cho ô thước bắt (bắc) cầu.
Sông ngân tái thế lập lầu Đế- vương.

Tu sao mà chẳng hiền lương.
Không lòng bố thí chẳng thương kẻ nghèo.
Tu sao thấy chết như bèo.
Ngổng (ngổn) ngang dầu sống kẻ nghèo chẳng thương.
Rao cùng khắp hết bốn phương.
Sao không thức giấc hoàng lương dòm trời.
Hướng Đông đã mọc mặt Trời.
Khỏe thời chài lưới mệt thời thả câu.
Đừng khoe sức giỏi làm dâu.
Gặp bà Phu-Thị mang câu ở truồng.
Ngó dân ta lắm nổi buồn.
Trở về non đảnh lập tuồng cờ tiên.
Cả kêu các vị Đạo Tiên.
Ai mà muốn đánh để tiền năm quan.
Có thua xin chớ thở than.
Sắp cờ ngồi lại năm quan để liền.
Các Tiên nghe nói chịu liền.
Nước đỏ nước trắng chớ phiền lộn con.
Đi đầu chốt trắng quá ngon.
Bên kia pháo đỏ lòng son cập kề

Chốt trắng ra bị xe nghề.
Xe đỏ nghề nghiệp đem về chốn ngăn.
Pháo đỏ tượng trắng đã ăn.
Xe nghề đương chống đón ngăn nước cờ.
Pháo đầu xuất tướng bơ phờ.
Xe đâm tượng chết thẫn thờ tướng thua.
Thiếu tướng bắt sĩ làm vua.
Cờ ai đánh vậy mà thua uổng tiền.

Bá gia hãy rán chịu phiền.
Thiên cơ bất lậu khó quyền tôi phân.
Rán mà hết trí tỏ phân.
Để sau chẳng biết cựu tân hư mình.
Tắt hơi xác nọ phải sình.
Không chôn để đó thúi ình ai thương .
Mặc tình giục ngựa buông cương.
Khôn thời làm tướng dại xương không còn.

Hạ nguơn mỗi việc mỗi mòn.
Mòn sông mòn biển, lại còn mòn non.
Đổi chồng, đổi vợ, đổi con.
Đổi sông, đổi núi, đổi hòn Hà-Tiên.
Đổi Châu-Đốc, đổi Tịnh-Biên.
Thất- sơn lại đổi Hoa liên Nhà-Bàn.
Qua liền năm nước chật đàng.
Qua lộ Văn giáo máu tràn như sông.
Đổi nhật, đổi nguyệt, đổi phong.
Đổi năm, đổi tháng, đổi trong ngày giờ.
Đổi cha lại đổi nhà thờ.
Đổi cồn, đổi bãi, đổi cờ Nam-bang.
Trời xây Âu-Á bốn phang.
Nước tràn bờ cõi khó an thời kỳ.
Chuyển luân bỏ bực biên thùy
Ngửa nghiên(nghiêng) Trời Đất lập kỳ Thượng-nguơn.
Khuyên trong anh chị làm ơn.
Ăn ngay ở thật còn hơn làm giàu.
Giữ sao cho khỏi máu đào.
Giữ sao cho được cẩm bào Phật bàng (ban?).

Chó ai mà bỏ nhà hoang.
Thây phơi chết đói ngổn ngang xóm làng.
Heo tôi đã đứng làm hàng.
Cạo lông chia thịt ngon toàn năm châu.
Chuột nhỏ đào ổ quá sâu.
Nằm hang ca hát ai đâu biết gì.
Trâu tôi rất giỏi ai bì.
Chờ cho nước cạn bắt thì cày chơi.
Mặt tình đúng buổi nghĩ ngơi.
Thựơng nguơn ăn tết chiều mơi đã gần.

Trung quân thác dặng thành thần.
Nhờ ơn Trời Phật xoay vần có khi.
Ráng mà giữ dạ từ bi.
Tay chuông tay mỏ thát (thác) qui Tây-Đài.


Chuyên lòng kinh sử dồi mài.
Chờ sao gặp hội ra tài văn thi.
Giữ câu sắt đá tri tri.
Ham màu ham sắc có khi mất hồn.
Chữ rằng: “tích thiện trường tồn”
Một lòng hành đạo tiếng đồn có khi.

Tham lam của thế làm chi.
Quỉ quyệt mưu kế có khi mắc nàn.
Cầu cho tỏ rạng Thánh-hoàng.
Minh vương trị chúng xóm làng bình an.
Thuận hoà chồng vợ gia cang.
Chớ nên phụ bạn đổi sang làm gì.
Bố thí đừng có phân bì.
Cúng chùa đừng có buồn gì sãi-tăng.
Có lòng phật chứng chẳng ăn.
Trước cúng sau các sải tăng hầu tàn.
Thế tình đen bạc muôn ngàn.
Lao xao buổi chợ bạn hàng quá đông.


Chừng nào ngựa đã (đá) qua sông.
Phụng hoàng xuống biển thì Ông mới về.
Bây giờ kẻ Sở người Tề.
Đến kỳ Thiên định cũng kề một bên.
Bá gia xin chớ có quên.
Đừng ham linh nghiệm không nên đâu à.
Đồ củ đồ thiệt vậy mà.
Chớ ham đồ mới thiệt là mau hư.
Nhứt định hành ác hữu dư.
Trọn đời hành thiện hà ư đủ nào.
Năm canh dạ thảm gan bào.
Đây lo cho đó chừng nào hết lo.
Ra thơ tiếng nhỏ tiếng to.
Cầu cho bá tánh tưởng cho tôi nhờ.


Sài-gòn Gia-định ai ngờ.
Nước đâu mà lại lỡ bờ lướt cây.
Nứơc Nam không phải nước Tây.
Tại ai chẳng tưởng mới gây chuyện nầy.
Kẻ hốt bớt, người đong đầy.
Đong sao cho khỏi ruột mầy chó ăn.
Bệnh đau khi giáng khi thăng.
Đêm ngày chẳng ngủ chẳng ăn chút nào.
Để tay bắt mạch thu vào.
Tế vi mạch nhảy dân nào có sai.
Bộ xích trầm tiểu bằng nay.
Sạ trường sạ đoãn chứng ngay bệnh tà.


Bệnh này bị quỷ vậy mà.
Tả xích trầm tiểu thân mà quá suy.
Bệnh nầy trước cảm đã y.
Bệnh giờ nhập lý tế di đã nhằm.
Đầu thang bài đọc không lầm.
Ma hoàng bảy chỉ, cương tầm bảy con.
Phật-tửu một tí mới ngon.
Tinh-tinh kỵ quỉ để son cho nhiều.
Quản bì là thứ dân kiều.
Thế nào cũng phải ít nhiều để vô.
Quế chi dẫn hỏa đề mô.
Huỳnh kỳ năm chỉ để vô kỵ liền.
Nga truật trợ thận bốn tiền.
Gia thêm cửu bổn da quyển bổ can.
Uống vô bịnh đó mới an.
Ba thang thuốc Phật Thất san mạnh liền.


Đời này nhiều kẻ tham tiền.
Bỏ nhơn, bỏ nghĩa, bỏ giềng ông cha.
Mê cha thời bỏ Thích-Ca.
Mê bả trần thế bỏ bà Quan-Âm.
Đạo Phật diệu diệu thâm thâm.
Dầu mà tận thế ngàn năm vẫn còn.
Kẻ dại bị khôn đánh đòn.
Vì thời bất đạt chìu lòn cho qua.
Gặp cơn bình địa phong ba.
Kẻ khôn lại dạ mới là lạ cho.
Có quạt máy lại phụ quạt mo.
Chừng nào hết điện quạt mo đắt tiền.
Đi tàu thì khỏe hơn thuyền.
Khi tàu chết máy xuống thuyền ai cho.
Nắm khi đói gói khi no.
Chê bay mắng nhiếc nhỏ to làm gì.
Mắng tôi tôi cũng làm lỳ.
Ngày sau mới biết tôi thì là tôi.

Nam-vang nhà gạch nhà vôi.
Ngày sau kiếm trại lá ngồi không ra.
Ngày nay nhiều hát nhiều ca.
Huê tình huê tự làm ma không hồn.
Nước trong đựng lại một bồn.
Côn đồ cặn cáo bất tồn đổ đi.
Cất đầu tôi lại một khi.
Anh em xin ráng ( rán) nghĩ suy tôi nhờ.
Ráng (Rán) chèo tới bến tới bờ.
Lên nhà nghỉ khỏe bơ thờ bị mưa.

Rừng tòng giữ dạ muối dưa.
Giải dầu mưa nắng sớm trưa bền lòng.
Non tòng hưởng ứng bá tòng.
Ngày sau vận đạt xoay vần về Nam.
Mặc tình ăn muối mà cam
Ăn đường ngọt quá không ham chẳng bền.
Cỏ cây diện đá làm nền.
Khát thời nước suối giữ bền lòng son.
Buồn thời hứng cảnh dạo non.
Tối thời kinh kệ cốc bon thường hành.

Bạc liêu nhiều kẻ không lành.
Ngày sau hết muối dạ đành hết thêu.
Ỷ khôn tiếng dệt tiếng kêu.
Ê đầu không dính thây bêu sông hằng.

AN-GIANG nhiều chị không lành.
Phật ghi phải chịu nhiều lần khói tên.
Lo đời sắp đói một bên.
Quần sau không bận lại quên ở truồng.
Nghĩ suy ta bắt nổi buồn.
Bước ra khó bước thẹn thuồng lòng ta.
Bây giờ xưng mẹ xưng cha.
Ngày sau phải chịu khóc la dẫy đầy.
Tu sao ăn thịt cáo cầy.
Rượu vô ít chén tao mầy lên tay.
Mặt tình ong giỡn bướm bay.
Ngửa nghiêng màu sắc thành tây vui vầy.
Sau ai phải chiu nạn nầy.
Làm người phải biết cáo cầy khác hơn.
Người thì biết nghĩa biết nhơn.
An cơm chẳng biết còn hơn thú cầm.
Tam canh nhiều bối đi thầm.
Ai mà mê giấc nó tầm của ai.
Làm người phải biết gần xa.
Tri tầm tà chánh thì ta mới còn.
Suối trong nước chảy đá mòn.
Trăng trong mây án trăng còn phải lu.
Đui cùi bố thí đồng xu.
Đó là phước ấy công phu để dành.
Chim khôn tìm chọn cây lành.
Người khôn ẩn nhẫn công thành hầu vương.
Đã đành mạc (mạt) Trụ nhà Thương.
Tử- nha Tây trút Văn-Vương mới phò.

Chèo thuyền rước khách đưa đò.
Chèo qua chèo lại hát hò kêu dân.
Kiến cơ nhi tác lập thân.
Khuyên trong anh chị thôn lân xem chừng.
Phật rau xuống thế làm quan.
Súng đồng gươm giáo tưng bừng bồn phang.
Phật mà xuống thế làm quan.
Hại làng hại xóm dân gian khó nghèo.
Mạnh ai thuyền nấy kéo lèo.
Tới màng tới lớp qua đèo qua truông.
Ba kỳ xuất trận muôn binh.
Mượn quyền trời đỏ tròn vuông tung hoành.
Giỏi chi mạnh sức La-Thành
Như Đông phương-Sóc mắt lành một con.
Cờ giang (giăng) mặt biển đầu non.
Diễn thinh chớp nháng cha con rã rời.
Ai ai thì cũng một đời.
Thế nào bẻ nạn chống trời đặng đâu.
Cuộc đời đặng lưới mất câu.
Đặng trâu mất ruộng không lâu bớ người.
Miễu đình để một ông từ.
Có đâu một miễu hai người đốt nhang.
Năm canh hết thế thở thang (than).
Lo cho đất Bắc lại sang đất mình


Anh em ráng nghĩ chút tình.
Năm canh tay trán một mình nghĩ suy.
Có cầu vong nghĩa Phật ghi.
Ráng mà tầm chốn quy y kẻo lầm.
Giỏi chi ông lớn bà đầm.
Thất thời phải chịu ăn nằm Đồng-nai.
Đừng khoe thầy đội chú cai.
Ngày sau mất nón sưng vai rã hình.
Cheo leo điện đá một mình.
Tuỳ thời ẩn nhẫn mặt tình ngao du.


Nguyệt -Nga đã lắm công phu.
Chị Hằng trộn thuốc đi tu cung thiềm.
Trang tử thử vợ một điềm.
Nằm hòm bị búa bị liềm rả thây.
Mãi Thần vợ để đầu tây.
Hết cơn đốn củi mang giây đai vàng.
Đầu tròn áo rộng thô tàn.
Ngày sau mới biết bạn vàng là ai.
Sắp đời có vá có may.
Hết may tới vá có ai tranh tài.
Nhân dân ráng cuốc ráng cày.
Trồng khoai tỉa bắp chờ ngày nuôi thân.
Đừng chê khoai bắp cầm cân.
Vặn điều bẻ trái không phân chánh tà.
Nhẫn nhẫn bá nhẫn mới là.
Ngày sau có Phật Di-Đà độ thân.
Nam tào nhơn chánh quân ân.
Cầu cho nội ngoại cựu tân siêu đài.
Hạ nguơn lộn lạo nhiều loài.
Một tháng còn có một ngày mà thôi.
Chừng nào Chợ-Lớn hết vôi.
Bắc-Nam hết cá người ngồi mới yên.
Vàm-Sáng lộ cập đầu tiên.
Sông-Đồng ba ngả nào yên dân tình.
Quỉ Vương nào kể miễu đình.
Thánh thần náo động ình ình giận thay.
Dầu cho động đến Bồng-Lai.
Hai năm phải chịu nào ai xuống trừ.
Thế gian nhớ khóc quên cười.
Đất sao lại trồ có người bốn tay.
Gió đông động lá chim bay.
Trống chầu da tiếng mới hay Láng-Bà.
Núi rừng trồ ngọc trổ ngà.
Long-hoa lại trổ trên tòa Thượng-nguơn.
Nam-bang một lá quế đơn.
Năm châu tựu hội Thất sơn đông đầy.
Dân ôi ! chớ có tao mầy.
Rán mà giữ dạ chớ chầy sai ngoa.
Chữ rằng ! Ma Phật cũng ta.
Trồng bông thì lại có hoa nhà tình.
Để sau bảo tố thình lình.
Sập nhà sập cửa rồi mình ở đâu.
Thế gian chớ khá cỡi trâu.
Hai sừng nó nhọn nó đâu để mình.
Thương dân khuyên nhủ hết tình.
Mượn xác chín tuổi một mình ra thơ.
Buồn đời coi lại làm ngơ
Nói rằng; nói dối làm thơ bắt vần.
Để rồi cuộc loạn quân Tần.
Biết cho Tứ-Thánh bắt vần hay không.


Ếch ngồi đáy giếng mắt trông.
Vịt nghe tiếng sấm cũng không biết gì.
Khoai lang lại với khoai mì.
Đến khi Tần khởi độ thì khầu ta.
Ráng mà niệm Phật cho qua.
Vái câu Bồ-Tát độ mà trần gian.
Nguyện cùng tất cả bốn phang.
Dẹp ngòi súng ống cho an dân lành.
Tượng cao chớ khá lên bành.
Thế gian phải ráng làm lành khỏe thân.
An-trừơng An định phe văn.
Long châu phe võ hiệp đoàn Thất sơn.
Lập đời dụng nghĩa dụng nhơn.
Nhất nam cửu nữ Thất sơn được tồn.
Kẻ ác tiêu xác tiêu hồn.
Người lành còn lại tích tồn hậu lai.
Ngày sau có một không hai
Thất sơn duy nhất Như-Lai lập đời.
Trăng lặng rồi kế mặt trời.
Gió thời hai ngọn đổi dời cũng không.
Ngồi buồn nói chuyện minh mông.
Kẻ lành nghe vậy thời mong tới đời.
An-giang sao lại đổi dời.
Đổi lên Châu-Đốc vậy thời mới yên.
Chấp tay nguyện vái Hoàng-Thiên.
Vái cùng Hậu-Thổ chứng miên (miêng) người lành.
Cuộc đời chẳng khác tơ mành
Rồi như ổ kến cũng đành gần đây.
Nhà Nam chẳng phải nhà tây.
Bây sao chẳng tưởng mà bây nịnh thần.
Sau đây tiền phú hậu bần.
Kẻ dạy hậu phú tiền bần ngoa du.
Thức Thánh bất thức giả ngu.
Mưu chơn thành sự công phu tại trời.
Dầu bây ác cũng một đời.
Đến kỳ thiên định mấy lời đâu sai.
Núi cao thảnh thót chim bay.
Biển sâu cá lội vgui say nổi trầm.


Thương công chú cộng chan dầm.
Vào sanh ra tử lại lầm kế ai.
Châu thành pháo nổ khói bay.
Tiếng rền dậy đất họa lây xóm làng.
Trời ôi ! Khó nỗi dân nhàn.
Giỏi chi thầy pháp đặt đàng tống ôn.
Tống châu thành lại tống thôn.
Thuốc Nam rồi lại cũng hướn về nam.
Nhện hùm bắt buớm đó cam.
Thằn lằn thấy vậy cũng ham nhện hùm.
Rủi tay rớt xuống vũng bùn.
Chú cắc kế lửa nuốt cùng lằn đi.
Mèo vằn thấy vậy một khi.
Chụp cắc-kế lửa tha đi vào nhà.
Chẳng may rớt xuống ao nhà.
Mèo kia chết nước vậy mà sống đâu.
Thảnh thơi nhện cũng giăng câu.
Mặc tình bủa lưới mà thâu bướm chuồn.
Thơ tôi hay nói tầm ruồng.
Ráng mà siêng đọc giải buồn tri âm.
Coi rồi cất kín vào tâm.
Nghĩa đen bàn trắng ắt lâm khổ hình


Khó nổi biết tới năm thìn.
Mưu cao như gả Cống-Quỳnh ngày xưa.
Trời chuyển thì chắc có mưa.
Lượt dày bắt chí lượt thưa chảy đầu.
Ngon chi một hộp khai trầu.
Ăn say mà lại nhứt đầu bớ dân.
Kẻ hèn như lựu lan thân.
Mưu mô quỉ quyệt hại dân đọa đày.
Khóc đêm rồi lại khóc ngày.
Khóc than ai chẳng nghe rày lời tôi.
Vĩnh - Hạnh bạc trắng như vôi.
Ngó dân Sa-đéc vậy thôi hết cười.
Bạn hàng chị chín chị mười.
Miệng hô tay hấp không trừ một ai.
Nói nhiều thành thử nói dai.
Lầm lỳ nói nữa nói hoài chẳng thôi.
Nói cho ai biết nghe tôi.
Mặc tình anh chị bạc vôi thì làm.
Giả ra một chị bán vàm.
Tam canh ráo rít tay làm miệng ăn.
Cuộc đời lúc giáng lúc thăng.
Ai la ai khóc thầy tăng khỏe mình.
Tuy là nương quán dựa đình.
Tranh giành chết sống mặc tình ai ai.


Chờ khoai có củ ra tay.
Kiến cơ nhi tát mới hay lời thầy.
Tam bảo Rạch giá đông đầy.
Gần đây còn có một thầy công phu.
Bởi điên nên nói quá ngu.
Bắt dần bắt tự thầy tu phước thầy.
Lao xao ong mật một bầy.
Đóng chơi một ổ chờ ngày hút hoa.
Nhắc xưa có gả Na-Tra.
Mới vừa chín tuổi đi xa hỏa hài.
Thành-Thang binh đóng muôn đầy.
Tây kỳ xuất chúa. Trụ rày mạng vong.
Thành-Thang tiêu diệt tại ông.
Mê con Đắt Kỷ sát vong trung thần.
Nước thuỡ nhớ lúc vua Tần.
Gồm thu lục quốc tiền trần ghi danh.
Ai khôn, ai dại, ai lanh.
Thiệt khôn, khôn thiêt, đua tranh ích gì.


Cù lao ông chưởng ai bì.
Cá tôm lại rẻ thiếu gì chuyện vui.
Vàm ông, năm chợ tới lui.
Ai mà tan nát thây trôi dập dìu.
Đường tràng ngựa chạy ngập kiều.
Trường hoa ứng thí dập dìu chim bay.
Bây giờ còn hỡi chưa hay.
Có ai tưởng việc dong dài làm chi.
Chừng nào đến lúc ai bi.
Xem thơ ngồi ngó vậy thì ngẩn ngơ.
Thọc tay vào nước rửa dơ.
Gội đầu tro mặn tóc tơ chơn chùi.
Ăn mít lấy hột mít lùi.
Ngó trong hang thẳm tối thùi thấy ai.
Con chị đứa cổng ( cõng) đứa đai.
Đứa bồng đứa dắt mới hay chuyện nầy.
Núi cao cây cỏ xanh dầy.
Bồng con mang gói cả bầy đi tu.
Đến đây xin dứt thi thơ.
Chúc cầu Nam-Việt hội thì thượng nguơn.
Ráng mà giử dạ keo sơn.
Dứt lời Tứ-Thánh dời chơn phản hồi.
Cầu cho ba đạo đấp bồi.
Đấp nền Nam-Việt đặng hồi an khương.

Nam mô Quan-Thế Âm Bồ-Tát Ma-ha-Tát. (3 lần)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

TAM HOÀNG THƠ

Chiếu manh mà trải góc đền.
Chị vô làm bé có bền hay không?.
Trái đời gái lấy hai chồng.
Một nhà hai chủ sanh lòng tranh ăn.
Cái nhà chỉ có ba căn.
Căn giữa của vợ hai căn của chồng.
Cá chim nhốt lại một lòng.
Ngựa trâu chung để một đồng sao yên.
Tức cười thầy pháp sợ điên.
Mặt trời lố mọc thầy ghiền anh coi.
Vàng ai mà đổi con voi.
Hay vàng chú chệt đổi còi an-nam.
Thấy bông tươi tốt anh ham.
Chừng huê nó rụng nước tràn năm châu.
Anh sui anh trốn đi đâu.
Nhà anh lửa cháy chị dâu mất chồng.
Thầy pháp ăn ở hai lòng.
Chữa nam, chữa bắc chữa giòng tây đông.
Trâu ai mà để ở không.
Sao không cày ruộng kêu công cấy giùm.
Ngựa ai hung dữ quá hùm.
Trâu cày ngựa cởi ba thùng cắt gom.
Gạo tôi đựng hủ đựng om.
Lúa ông vô bịch ông gom vô bồ
Ớ nầy thiện tính ông cô.
Vợ tôi, tôi giữ chồng cô, cô gìn.
Sao mầy chẳng xuống chợ kinh.
Đi qua Châu-Đốc Trà-Vinh trở về.
Ngày nay hai chú làm hề.
Hát tuồng nhị chúa bốn bề coi chơi.
Bán rao khắp hết nơi nơi.
Ai mà đứt cổ chổ rơi đứt đầu.
Nầy anh nhà cửa ở đâu.
Bị quân ăn cuớp nhà đâu mà về.
Để tôi bắt ngựa cởi về.
Lùa dê uống nước gà nghề đá chơi.
Tháng bảy tháng tám đi chơi.
Mời anh mời chị đá chơi một sòng.
Ăn tết đi đá thiệt đông.
Đi qua Chợ-Lớn Gò-Công trở về.
Đi cùng thành thị thôn quê.
Chú đi lục tỉnh trở về tây không.
Ba kỳ anh thiệt có công.
Đi nam đi bắc đi đông mới về.
Thằng nầy mầy thiệt nhà nghề.
Cù son lạc sắn mầy chê chú thầy.
Mầy mua guốt mua giày.
Mua râu cá chốt cậm mày cá trê.
Ham chi cô bảy mày mê.
Chú mầy bảy chục con dê có chà.
Sao mầy ham của bỏ cha.
Ông mầy còn sống mầy la chết rồi.
Chú sao nói chuyện ngoài môi.
Không lo cày cấy bỏ trôi ruộng mình.
Rủ nhau cất một cái đình.
Rước cha về ở tụi mình ăn chung.
Ai ôi chớ nói tôi khùng.
Ba mươi tháng Chạp vở mùng muỗi vô.
Tháng Giêng mắm muối làm khô.
Tháng tư chú sáu dẫn cô về nhà.
Chú Năm bợ đở nịn lùa.
Nhà tôi hết gạo xách vùa đi xin.
Má ôi con má chết sình.
Nó không ăn muối thúi ình má ôi.
Rồi đây chị chín coi tôi.
Hóa long hóa cánh kéo lôi xóm làng.
Anh mười hung dữ nghinh ngang.
Để tôi hóa lửa nướn tràn anh coi.
Chị coi tôi bắt con voi.
Bắt con chuột lắt nó moi vách nhà.
Chị nào mặc áo lang sa.
Cho tôi một vạt đây mà con beo.
Ăn lạc dân lại mang nghèo.
Mèo không bắt chuột chuột trèo lên ăn.
Con rắn mà nói con trăn.
Chị dâu có chửa đẻ bằng trứng không.
Tôi khùng nói chuyện minh mông.
Xin làng xin xóm chớ hờn giận tôi.
Tôi điên thân lại mồ côi.
Không cha không mẹ mồ côi một mình.
Tôi khùng tôi biết động tình.
Cớ sao cậu mợ vô tình giết tôi.
Bởi tôi không có mặt vôi.
Không son không phấn chê tôi không nhìn.
Hát chơi ở chốn ba đình.
Ai kêu ai réo mặc tình ai ai.
Anh em hãy ráng trồng khoai.
Trồng khoai trồng bắp cấy cày ruộng tâm.
Chừng nào dứt giặc bảy năm.
Ông bà ăn tết một năm vui mừng.
Thiếu chi kẻ dọn người bưng.
Chừng Ông về tới Mặc Dưng chẳng còn.
Cả kêu bớ chú cõng con.
Cha về tới rạch Tàu mòn rả tiêu.
Đói ăn rau muống rong rêu.
Chừng Ông về tới dựng nêu cấm cờ.
Tôi khùng đặt lợp đặt lờ.
Đặt trên chót núi đặng chờ cá vô.
Chú giàu chú lập cơ đồ.
Tôi nghèo tôi giữ cái mồ của cha.
Đất trời tôi ở không xa.
Nhưng mầy muốn đuổi giấy mà mầy đâu.
Tranh nhau thì phải dập đầu.
Ai mạnh thì được ai cầu xin ai.
Xưa nay mầy cuốc trồng khoai.
Bây giờ mầy bỏ tao cày đất tao.
Quân bây khua đủa đánh nhau.
Cơm tao tao giữ, tao nào bỏ đâu.
Nuôi tầm ta khỏi trồng dâu.
Qua sông tao khỏi bắt cầu nữa chi.
Nước trong cá lội thấy vi.
Nhà tao sẵn của tao thì ấm no.
Ai khôn tôi dại đưa đò.
Chèo qua khúc vịnh tôi hò hát chơi.
Hò nam hò bắc trời ôi.
Chợ không người nhóm ruộng thời vô canh.
Ta ngu ta dại còn anh.
Cha thì nó lú chú thì nó khôn.
Mặc ai xây luỹ đấp đồn.
Đố cha nào dám dựt cồn Hà-Tiên.
Bán buôn không vốn không tiền.
Không tờ không giấy không quyền ký tên.
Giỏi sao không giựt Cao Miên.
Cậu năm ở trển chú lên hồi nào.
Mầy ham mua chức quyền cao.
Chức mầy để nướng ăn rau với hành.
Chú nó khôn dại thiệt lanh.
Cù lao Ông-Chưởn g như manh đệm bườm.
Cô sang giầy vớ hột cườm.
Chú giàu sang quá lòng hờm giựt trâu.
Sang giàu như cá mắc ca u.
Như chim mắc bẩy như trâu khôn g chuồng.
Lỡ vui lỡ khóc lỡ buồn.
Lỡ bần lỡ phú lỡ luồng gió mây.
Nam mô mấy chú mấy thầy.
Mô làng mô xóm mô hoài mô không.
Mô cho thầy ký thầy thông.
Mô sao cho khỏi cái còng Diêm-Vương.
Mô sao chẳng kẻ đi đường.
Nhà không người ở ruộng vườn vỏ hoang.
Sài Gòn con cuốc quá sang.
Le le choán ổ bạc vàng hết trơn.
Nói ra thầy chú chớ hờn.
Tôi đây ngay dại có khi điên khùng.
Bán mền bán chiếu bán mùng.
Mua cho đòn gánh cặp thùng không quai.
Người nầy con gái hóa trai.
Con trai hóa gái thiệt tài phép Tiên.
Chị sao đáng mặt thuyền quyên.
Chị đừng quí tử con hiền của ông.
Anh ôi chớ có hai lòng.
Giữ trung giữ hiếu, giữ lòng với cha.
Hỏi mầy ai đẻ mầy ra.
Ông mầy già yếu ông mầy còn kia.
Mầy hung như khoá không chìa.
Đất cày bảy cục mầy lìa đi đâu.
Ông cha còn ở điện đầu.
Biểu mầy phải niệm một câu Di-Đà.
Thân mầy côi cúc không cha.
Thương dân miền Bắc cha già đợi trông.
Chị sao không chịu lấy chồng.
Cam đành ở góa tuyệt giòng không con.
Khen ai lựa chọn miếng ngon.
Ai người nam tử ai tròn nam nhi.
Đố ai ta nói chuyện chi.
Ai mà hiểu đặng đáng ghi con trời.
Tới đây tuyệt bút hết lời.
Kêu cùng nam nữ mau thời tầm tri.

CHUNG

Tài liệu Phât giáo Hòa Hảo
http://bskh.net/2007/12/tuthanh.htm

PHỤ LỤC I * ÔNG ĐẠO NHỎ




ÔNG ĐẠO NHỎ

Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Buổi chiều nọ, khi tới dự bữa cơm tối tại tư dinh Thiếu Tướng Tư lịnh Quân Đoàn IV tôi thấy ngồi ở đầu bàn là một người còn nhỏ tuổi, quanh đó có mặt các ông Đai tá và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tư lịnh phó lãnh thổ của Quân đoàn. Trong chín ông Đại tá có cả Đại tá Nguyễn văn Ánh là Tư lịnh Sư Đoàn 4 Không Quân (ông nầy sau đó lên Thiếu Tướng và bị tử nạn máy bay).

Khi mọi nguời vào bàn ăn thì được ông Tư lịnh Quân đoàn giới thiệu :“Đây là Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự được mời tới đây để ăn cơm với chúng ta”. Tiếp theo, ông giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng.Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ. Đầu tiên là ông Tư lịnh Quân Đoàn Nguyễn Viết Thanh viết một câu hỏi đưa qua, Ông Đạo Nhỏ cầm viết, viết rào rào (nghiã là viết rất nhanh) bằng chữ Quốc Ngữ, xong rồi đưa lại cho ông Thanh.Ông Thanh coi xong bèn úp tờ giấy xuống mặt bàn. Sau đó là tới lượt ông Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh vì ông và ông Thanh ngồi hai bên Ông Đạo Nhỏ …


Ông Đạo Nhỏ viết câu trả lời toàn bằng thơ, tôi ngồi gần nên liếc thấy hầu hết là thơ ngụ ngôn (mỗi câu năm chữ) sau ông Đai tá Ánh, Tư lịnh Sư đoàn 4 KQ là các ông Đại tá khác trong đó có Đại tá Huỳnh văn Lạc Tham mưu trưởng (sau nầy cũng lên Tướng và đang sống ở Sacramento, CA.). Tôi nhường hết cho mọi người chờ đến lượt cuối cùng, tôi viết trong giấy là :“Xin Ông Đạo Nhỏ cho biết tương lai vận mệnh của tôi trong cuộc chiến tranh nầy ?” Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ.Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay. Sau đó, Ông Đạo Nhỏ tỏ ý muốn đi ra đằng sau chơi, ông Tướng đích thân dẫn Ông Đạo Nhỏ ra phía sau hàng ba để Ông đi lại nơi cái bàn có cái ghế và ngồi chơi một mình. Số người còn lại trong nầy chuyền tay nhau những tờ giấy có câu trả lời của Ông Đạo Nhỏ, không ai dấu diếm.


Tôi đọc bài thơ của ông Thanh thì câu cuối cùng mà Ông Đạo Nhỏ viết là “Tu mau đi kẻo muộn !”.Còn bài thơ của ông Đại tá Ánh, của ông Đại tá Trưởng phòng Nhì cũng viết là “Tu mau đi kẻ muộn !” (cả ba ông đều có một câu kết như nhau). Riêng của ông Hạnh thì Ông Đạo Nhỏ cho một bài thơ Đường luật gồm 8 câu 7 chữ, câu cuối cùng là “Thân bại danh liệt tướng miền Tây” tôi chỉ nhớ câu chót thôi không thể nhớ hết nguyên bài.


Mấy người còn lại trong đó có một ông Đại tá người Huế làm bên Tiếp vận Vùng 4 cũng được một bài thơ nhưng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Sau khi bàn luận qua lại một hồi rồi giải tán. Thiếu tướng Thanh nói với tôi là Ông Đạo Nhỏ muốn về nhà của tôi và sau đó nhờ tôi đưa Ông Đạo Nhỏ về Hồng Ngự. (vì tôi có một chiếc trực thăng riêng muốn sử dụng lúc nào cũng được).Tôi chở Ông Đạo Nhỏ về nhà rồi kêu chú lính trực đem một cái ghế bố với đầy đủ mùng mền cho ông nghỉ ngơi ngay tại phòng khách (ban tối, chú lính mở ghế bố ra rồi đến sáng thì thu dọn lại sạch sẽ). Khi tôi xuống Cần Thơ làm việc, vợ tôi giao cho tôi đứa con gái lớn đang học lớp Bảy nên phải xin chuyển trường cùng với ba đứa con trai nhỏ nhứt (còn mấy đứa lớn đang học ở Saigon) gồm đứa 7 tuổi, 6 tuổi và 5 tuổi.



Mỗi ngày, đứa con 7 và 6 tuổi thì đi học còn đứa 5 tuổi vẫn còn ở nhà chơi với Ông Đạo Nhỏ nhưng Ông nầy lại không thích chơi giởn. Sáng dậy, tôi và Ông Đạo điểm tâm bằng cháo trắng, trong khi tôi ăn với đường hay thịt cá thì Ông ăn ba chén đàng hoàng nhưng với muối. Đặc biệt là dù trời lạnh hay nóng Ông cũng đều thích ra ngồi phiá sau nhà, nơi nầy tôi có che một cây dù nhà binh, ông huớng mắt về phía Nghiã trang Quân Đội ngồi yên, không nói gì cả cho tới trưa khi tôi đi làm về thì vào ăn cơm chay với tôi.


Sau bữa ăn cơm tối, tôi viết mấy câu nhắc lại câu hỏi của tôi lúc trước thì Ông trả lời là “hãy đợi đến ngày Rằm” tức là khoảng 7, 8 bữa nữa.Trong thời gian lưu ngụ đó, nhiều khi con tôi đi học về đến nắm tay, nắm chân kéo ra ngoài chơi giỡn nhưng Ông cứ ngồi im thin thít không nói, không rằng và không thích vui đùa như mấy đứa con nít cùng trang lứa. Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện.



Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy là :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).Về già, tôi sẽ đảm nhận vai trò giống như ông Khương Tử Nha ngồi câu trên sông Vị thủy chờ Châu văn Vương tới rước làm Đại tướng quân cầm quân đánh vua Trụ chớ không phải như lúc còn trẻ”.


Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy.


Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B.
Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”. Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa.Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?”


Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa.



Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa). Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?”

Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó.Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi.


Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan.


Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994).



Sáng hôm sau ông viết lên giấy đòi về nhà, tôi cho gọi trực thăng tới để đưa ông đi, ông viết cho tôi là “tôi biết ông có đủ khả năng để xây cất một cái Miếu đường cho tôi để tôi có chỗ ở mà thờ phượng”.Tôi trả lời “Được, tôi sẽ giúp ông Đạo nhỏ”, ông cầm tờ giấy đó xếp lại và bỏ vào túi. Tôi đưa ông ra trực thăng bay lên núi Sam (Châu Đốc) kiếm ông Thiếu tá Công binh của tôi đang bắn đá ở đó, tôi gọi Radio trước cho ông nầy nên trực thăng vừa tới là ông leo lên cùng bay về Hồng Ngự với tôi và Ông Đạo Nhỏ.


Khi trực thăng đậu ngay sân Chi khu là có sẵn chiếc xe Jeep chờ sẵn chở chúng tôi đến nơi mà Ông Đạo Nhỏ muốn xây cất miếu.Nhà ông ở cũng gần chợ Hồng Ngự, ông viết giấy đưa cho tôi nói đây là đất nhà của ông. Tôi nói với ông Thiếu tá :“Thiếu tá cố gắng giúp Ông Đạo Nhỏ xây cái Miếu ở đây còn phương tiện hay cần vật liệu gì, Thiếu tá cứ viết giấy về Liên đoàn lãnh vật liệu lên làm”, tức là tôi cung cấp toàn bộ và cho các anh em CB gồm cả một tiểu đội để việc xây cất càng nhanh càng tốt. Ông Đạo Nhỏ lấy giấy viết vẽ sơ sơ ra cái nền vuông rồi ngăn vách phân biệt nơi nào để thờ phượng, nơi nào là chỗ ngủ của ông, chỗ để quần áo, nơi thay quần áo, rồi chỗ ở của người tu chung với ông, rồi cái bếp, cái nhà tắm, cầu tiêu…



Nơi nào ông cũng có viết chữ trong đó, ông vẽ khéo lắm như một kiến trúc sư vậy. Ông còn cho cả chiều ngang khoảng 12 thước còn chiều xuôi chừng 16-18 thước. Diện tích cũng giống như một căn nhà chớ không nhỏ lắm, còn trên cái nóc thì muốn làm sao cứ làm. Riêng phía trước chỗ phần thờ phượng thì chiếm 1/3 căn nhà có xây một cái trang ở trên, rồi có cửa trước và có cửa ra vô hai bên hông.Công tác nầy do anh em Công Binh hoàn thành khoản 20 ngày dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Hoàng bá Hải (Ông nầy có lẽ là người Nha trang nhưng nói giọng miền Nam, rất lanh lợi, làm Giám đốc hầm đá núi Sam khoảng 7-8 năm). Sau khi hoàn tất, ông Thiếu tá nầy có mời tôi lên ăn Khánh Thành nhưng lúc đó rất bận nên tôi không thể đến dự. Chính ông và Ông Đạo Nhỏ cùng mọi người làm lễ Khánh thành trước khi Ông Đạo Nhỏ dọn vào ở.




Còn tên miếu là gì thì tôi không biết. Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà.Tôi có người bạn là Bác sĩ Nguyễn bá Khả (có người em là Bác sĩ Nguyễn bá Tín), người Bắc di cư năm 1954, cha mẹ vẫn còn sống và đang ở chung với ông ở Cư xá Lữ Gia, Saigon. Ông Bác sĩ nầy rất đàng hoàng và nhân ái. Trước cửa phòng mạch của ông ở đường Gò công, Chợ lớn có dán tờ giấy ghi là “Kẻ nghèo khổ và người tu hành được khám bịnh miễn phí”. Ông làm Tổng trưởng Y tế trong thời gian Nguyễn cao Kỳ là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương. Khi ông đi họp bên Phi luật Tân thì ở bên nhà ông Chánh văn phòng của ông là người miền Nam bị ông Kỳ ra lịnh cho Đại tá Liễu, Giám đốc Cảnh sát bắt đem giam trong khám Chí Hòa. Nhóm trí thức và dân biểu gốc miền Nam chống ông Kỳ về vụ bắt giam nầy, ông Kỳ đổ thừa là Bs. Khả ra lịnh.Ông Khả đang họp ở Phi Luật Tân có người gọi điện thoại báo cho ông, ông liền bỏ họp trở về Việt Nam.



Ông vô Văn phòng ông Kỳ mạt sát ông nầy dữ dội :“Ông làm như vầy là sai ! Tại sao Đổng lý Văn Phòng của tôi mà ông ra lịnh bắt, tại sao ông không nhận lại đổ thừa là tôi ra lịnh ?” Sau khi sỉ vả ông Kỳ một hồi rồi đưa thơ từ chức, không làm nữa. Ông còn nói rằng :“Tôi muốn giúp ông để làm việc nước nhưng ông đã làm trái với nguyện vọng của tôi nên tôi không chấp nhận làm việc chung với ông nữa, tôi muốn trở về làm dân”. Sau đó, Bs. Khả trở về nhà và buồn bực lắm. Thấy vậy, tôi mới mời ông tới nhà tôi chơi và cho ông xem quyển sách đó. Ông ngồi với tôi vừa uống nước vừa xem hết 200 bài thơ trong đó. Ông là một Bác sĩ có bằng cấp của Pháp, du học bên Pháp nên thuộc loại Bác sĩ giỏi. Xem xong, ông không nói năng gì và ra về. Trước khi về lại Cần Thơ, tôi đem cuốn sách đó cất vào tủ sắt. (Lúc bấy giờ ông William Colby đang làm Cố vấn cho chương trình Phụng Hoàng).


Đến tháng sau, tôi trở về Saigon thăm vợ con, tôi mở tủ sắt ra coi lại thì quyển sách của tôi đã bị mất, luôn cả bản đồ vẽ đủ thứ trên đó cũng bị mất. (Tôi nhớ Bs.Nguyễn Bá Khả cũng có coi qua bản đồ nầy !). Tôi hỏi Bác sĩ Khả có nói với ai về quyển sách nầy không, ông trả lời :“Tôi với anh là bạn mà, tôi coi xong rồi thôi, có nói với ai đâu !” Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.



Đến năm 1975 khi tôi sang được Hoa Kỳ, ở thành phố Roseville, CA. thì được ông Colby gởi lời mời lên nhà chơi. Lúc đó, ông đang là Giám đốc CIA của chánh phủ. Khi tôi đến nhà thì được bà vợ ra tiếp đón còn ông thì đi làm, trưa đó mới về gặp tôi. Ông lấy cho tôi một cái Hotel bên ngoài và một tài xế để tôi tiện việc đi chơi đây đó nhứt là đi vòng vòng thăm Hoa Thịnh Đốn cho biết. Trong lúc ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện về Ông Đạo nhỏ cho ông Colby nghe. Nghe xong, ông Colby chỉ cười và nói ông biết rồi. Tôi hỏi tại sao ông biết. Ông trả lời chính Bs. Khả báo cáo với ông. Hóa ra là Bs. Khả làm việc cho CIA mà tôi đâu có biết ! Colby nói là ông đã cho người lúc ban đêm mở cửa vào nhà tôi và mở tủ sắt lấy hết hồ sơ đó.


Tôi hỏi ông lấy để làm gì, ông nói sau khi lấy xong thì cho người mang tay về Hoa kỳ, vì ở CIA có một Ban chuyên môn nghiên cứu về chuyện đó và để tại đây cho họ nghiên cứu.Tôi nói :“Thôi bây giờ đã nghiên cứu xong rồi, cho tôi xin lại dù là bản sao cũng được”. Ông nói :“Không được ! Nó đã thành một văn kiện mật, rất tối mật. Chính Tổng thống Mỹ cũng không được xem chớ đừng nói việc trả lại cho you !” nên tôi đành chịu thôi. Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ.



Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá có vợ ở Hồng ngự, ông là Tiểu Đoàn trưởng Sư đoàn 9 BB nhưng sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về Hồng Ngự trốn lánh, nhờ bà con chung quanh che chở không ai tố giác thành ra ông không phải đi học tập cải tạo. Nhà bên vợ có một miếng ruộng ở giữa đồng nên vợ chồng ra đó làm ruộng từ năm 1975 đến năm 1977 mà không bị bắt. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết.


Vào một buổi sáng sớm vào năm 1977, trong lúc vợ chồng ông đang nhổ mạ để sửa soạn cấy thì thấy có một người mặc áo dài đen, mặc quần trắng, đầu trần tóc hớt chải coi trẻ lắm và mang dép da từ trong chợ Hồng Ngự đi ra (từ đó cách chợ Hồng Ngự mấy cây số). Sau đó, hai vợ chồng đứng dậy chào vì biết người vừa tới đó là Ông Đạo Nhỏ.


Ông Đạo lúc bấy giờ đã 17 tuổi rồi. Thấy hai người đứng dậy chào thì ông chỉ vô thúng xôi (khi họ đi đồng thì thường đem theo một cái thúng trong đó có đựng cơm nếp, muối mè và nước uống…). Ông chồng hiểu ý, lấy một chén xôi rắc muối mè rồi đưa cho ông Đạo, ông Đạo ngồi xuống bờ đất ăn ngon lành. Ăn xong chén xôi, ông chỉ hủ nước. Ông chồng lấy cái chén sạch rót cho một chén nước đưa cho ông. Uống xong, ông đứng lên chắp tay xá một xá rồi băng ngang đồng đi về hướng Cao lãnh. Hai vợ chồng lui cui nhổ mạ để kịp cấy nên lơ là, lúc đó chỉ độ 8 giờ sáng, nên ông Đạo mất dạng lúc nào cũng không ai hay biết.



Từ đó, Ông Đạo Nhỏ không còn trở về ngôi miếu của ông nữa.Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết. Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa.Sư phụ tôi có thể nhịn đói 3, 5 năm mà không chết và có thể chết 100 ngày hay 50 ngày rồi sống lại, ông đã biễu diễn nhiều việc làm tôi phải hết hồn. Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ông đều biết cả. Tôi đã đưa một ông Đại tá người Đức tới thăm ông, lúc đó ông đang ở trong Chợ lớn được mấy người Tàu cất cho một cái am nho nhỏ để tu hành cùng với một tiểu đồng, khi người Đức tới hỏi tiếng Đức thì ông cũng trả lời ngay bằng tiếng Việt.



Lúc trước, tôi có dẫn một đồng bào người Thượng gốc Rhađê biết nói tiếng Việt tới hỏi chuyện với ông bằng tiếng Rhađê thì ông trả lời bằng tiếng Việt liền, người nầy hỏi cái gì ông lền trả lời ngay cái nấy. Có lần, tôi đem ông Đại úy người Anh đến thì cũng được trả lời rất rành rẽ bằng tiếng Việt, khi ông nghe thì hiểu ngay nhưng không nói được thứ tiếng đó mà trả lời bằng tiếng Việt.Tôi đưa nhiều người ngoại quốc tới gặp ông đều được trả lời bằng tiếng Việt rồi tôi thông dịch lại bằng tiếng Anh và đều được thỏa đáng. Sau đó tôi còn đưa một ông Đại úy Ấn độ tới thì cũng như mấy lần trước nghĩa là khi hỏi bằng tiếng Ấn thì được trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó ông khuyên tôi là đừng mắc công đưa người ngoại quốc tới nữa.


Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Người ta nói gì mặc kệ nhưng ông đọc được tư tưởng của họ nên biết họ muốn hỏi về việc gì vì tư tưởng họ phát ra lời nói ấy. Rõ ràng là Sư phụ tôi đã tu đến cái mức cao thâm rồi.Sư phụ đã chỉ dạy cho tôi cái pháp gọi là “Ngũ hành tương sanh tương khắc” để đở đạn, không bị đạn vô trong người. Sư phụ còn cho tôi biết, khi mình khấn vái cái gì mình không cần phải nói ra bằng miệng, mình chỉ nghĩ trong tư tưởng rồi chấp tay làm thinh khấn vái thì cái lời khấn cầu của mình sẽ tới người nghe liền, chỉ nhìn cái tư tưởng của mình là người ta biết ngay chớ không cần phải nói ra bằng lời.Luyện pháp “Ngũ hành tương sanh tương khắc” là để khi đạn bắn vô người thì nó bị trợt ra ngoài, nhưng muốn luyện cái pháp môn nầy phải mất công phu nhiều lắm. Sư phụ tôi là người không những biết pháp mà còn biết bùa chú nữa.



Chẳng hạn như có hôm, đang ngồi nói chuyện trong bàn tròn trước sân am của ông thì có một anh du đảng người Tàu say rượu bước vô nói bậy, nói bạ rồi tự kéo ghế ngồi. Sư phụ tôi nói :“Chú đi ra ngoài chơi !” Nó nói : “Ngộ không có li !” Ông đưa cái tay lên như vầy (giống như tung chưởng ra) tức thì tên nầy bật ngữa ra sau lăn mấy vòng, hoảng hồn chạy tuốt ra ngoài.



Còn bên trong am, tôi có cho ông một cái bàn viết bằng sắt của Mỹ với cái ghế còn rất mới, ở phiá sau lưng ông có một cái tượng Phật bằng vàng do người Tàu đem cúng nặng năm lượng để lộng trong một cái hộp bằng kiếng, khiến ai nhìn cũng ham muốn. Nhiều đứa ăn trộm tới định đánh cắp nhưng khi vừa đưa tay ra thì đứng ngay tại đó luôn cho tới sáng, đợi ông thức dậy xin tha mạng.Ông đưa tay giải bùa cho nó, nó té xỉu xuống đất nằm một hồi rồi tỉnh dậy chay đi, nên thấy ông Phật bằng vàng mà không ai ăn cắp được. Còn tiền của ông để hai bên hộc bàn không bao giờ khóa mà không ai dám ăn cắp. Ông chuyên môn chữa bá bịnh, bịnh nào ông chữa cũng hết.



Tuy nhiên, bịnh nào không chữa khỏi thì ông nói chữa không được, ông nhìn mặt bịnh nhân là biết chữa được hay không (người Tàu trong Chợ lớn tin ông ghê lắm), bịnh mà mấy Bịnh viện chê đều đem tới cho ông. Tôi đã chứng kiến việc nầy nhiều lần, ông hỏi người bịnh đang nằm ngáp ngáp, ông vừa hỏi vừa lấy tay rờ lên trán rồi ông để hai ngón tay dưới lòng bàn chân bấm vô một lúc là thấy hết ngáp ngáp. Ông nói :“Ngồi dậy !” là bịnh nhân tức thì ngồi dậy. Kế đó, ông hỏi thẳng bịnh nhân bịnh tình thế nào rồi viết cho mấy toa thuốc, căn dặn kỹ lưỡng cách cho uống như thế nào. Nhưng trước khi chữa bịnh, ông thường đặt vần đề tiền, ông bảo đảm bịnh nầy có thể chữa sống hai năm nữa hay sáu tháng nữa hoặc một năm nữa.


Ông thường nói thẳng vấn đề tiền bạc nếu thân chủ đồng ý là ông chữa, tùy theo căn bịnh mà ra giá, có thể là năm trăm ngàn hay tám trăm ngàn hoặc hơn nữa và cũng tùy theo kinh tế của gia đình người đó. Mà hễ khi nói đến tiền là phải chạy ngay về nhà đem tiền đến thì ông mới chịu chữa, thường thì người giàu lấy nhiều còn người nghèo thì lấy ít.Khi nhận tiền, ông không cần đếm lại cứ thẩy vô hai hộc tủ đó. Số tiền nầy ông không xài, ông có một lô đệ tử nghèo khổ đang làm thuê vác mướn, nếu vợ con gặp đau yếu thì tới ông, ông chữa trị giúp cho mà còn đưa tiền để về nhà lo chạy gạo hoặc mua thuốc.


Đám nghèo khổ tới chữa bịnh đều được ông cho tiền. Có một việc ông làm cho tôi sợ là từ năm 1970 đến 1974, mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy là tôi phải đi vô am của ông, đem ông vô nhà sau tắm rửa cho ông. Lúc bấy giờ ông già lắm rồi, người của ông còn chừng hơn hai mươi ký lô còn cái vòng bụng của ông từ đằng trước ra phía sau lưng thì không bằng một gang tay. Thân thể ông chỉ như bộ xương vì từ năm 1970 đến năm 1974 ông không còn ăn gì nữa nhưng đi đứng vẫn bình thường, mỗi ngày chỉ uống mấy tách nước trà vậy thôi.Mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy từ năm 1970 tới năm 1974 là tôi phải vô tắm cho ông (mỗi năm chỉ tắm một lần). Tôi kỳ rửa bằng sà bông sạch sẽ rồi đưa quần áo cho ông mặc vô, sau đó ông nằm lên “đi-văng” đặt ở phòng khách rồi đắp mền lên người.


Ông nằm dài ngay ngắn ra đó thẳng hai tay hai chân rồi niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần, rồi từ từ làm thinh luôn. Ông đã dặn tôi trước đó, là :“Thầy sẽ chết giả 49 ngày”. Việc nầy bắt đầu từ năm 1970, thành ra tôi phải cho người nhà tới canh chừng 24 trên 24 giờ và giữ nhà cho ông. Tôi sợ bị chuột cống lên cắn ông nên phải lấy mùng giăng cho ông trong thời gian nằm đó. Khi ông nằm như vậy một lúc, tôi rờ thử lổ mũi thì thấy ông đã hết thở, còn thân thể tới chiều thì xám xịt và đến ngày hôm sau là lạnh ngắt như cái xác chết.Đúng 49 ngày sau lúc 12 giờ trưa thì người trực ở đó cuốn mùng lên, lấy mền ra thì xác ông vẫn nằm nguyên đó, nhưng từ từ tôi thấy mấy ngón tay ngón chân của ông bắt đầu nhúc nhích. Sau đó, ông ngồi bật dậy, lấy hai bàn tay chà lên mặt mấy cái rồi cười “hả hả” trở lại tươi tỉnh bình thường như cũ.



Lúc ông chết giả, tôi có đưa Bs. Khả tới thử nghiệm. Ông Khả đem máy móc y khoa tới, ông dùng máy đo áp suất máu (tâm động đồ) thì chỉ thấy một đường chạy ngang tức là tim không còn đập, nhưng khi dùng máy đo Encephalogram kiểm soát bộ óc coi có còn làm việc hay không thì thấy nó chạy bình thường giống như người đang nằm ngủ. (Bác sĩ Khả lúc bấy giờ cũng là đệ tử của ông).Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn cho 12 người Đại đệ tử phải có mặt đầy đủ ở bên ông. Đến chừng đó, tôi mới biết tôi là người Đại đệ tử thứ 12. Ông hẹn 10 giờ mới được gặp mặt, ai tới trước cũng không được vô. Đúng 10 giờ, chúng tôi bước vô thì ông ngồi dậy với tư thế xếp bằng. Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi !


Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành”. Ông còn nói thêm một câu nữa :“Trước khi đi về thế giới khác, các con nên biết là 49 ngày của 4 năm sau cùng nầy, Thầy đã đi về cõi khác (Thầy để cái xác nằm ở đây nhưng linh hồn về cõi khác), đường đi nước bước là Thầy rành lắm, nơi cõi khác đó, nơi thế giới khác đó đều có mặt những vị đã tu thành chánh quả.Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa và cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”. (Khi Thầy tôi nói “trên dưới 30 năm” thì phải hiểu theo Toán học : trên 30 năm là 35 năm, dưới 30 năm là 25 năm, khoảng 10 năm đó là con số “du di” lên xuống cho nó chẳn.



Năm nay là 32 năm rồi thì hy vọng 3 năm nữa mới hết cái đại nạn).Sau khi nói xong câu nầy thì Thầy cho phép đệ tử mỗi người được hỏi một câu hỏi. Bắt đầu là Đại đệ tử thứ nhứt được lên hỏi, mà muốn câu hỏi không cho người khác biết nên phải kê miệng vô lổ tai ông nói nhỏ rồi kê lổ tai vô ngay miệng ông để nghe câu trả lời. Người Đại sư huynh của tôi là một ông Lục người Cam-pu-chia, ông ở đâu dưới miền Nam đến khi ông tới đây, tôi mới được biết. Lúc đó ông đã hơn 80 tuổi rồi, vì là người Việt gốc Miên nên nói được tiếng Việt. Sau khi nghe Thầy trả lời, ông chắp tay xá một cái rồi đi xuống ngồi yên lặng ở đó, kế đó, tất cả mọi người tuần tự đi lên. (Bữa đó, Bác sĩ Khả được ông Thầy cho phép nên cũng có mặt. Bác sĩ Khả chỉ là đệ tử người sư huynh của tôi vì cũng muốn học môn nhịn đói).


Tôi là người Đại đệ tử cuối cùng nhưng nhường Bác sĩ Khả lên trước. Ông Khả lên đặt miệng vô lổ tai ông Thầy hỏi một câu, sau đó định kê lổ tai vô miệng Thầy để nghe trả lời thì ông Thầy lấy tay đỡ mặt Bs. Khả ra rồi nói lớn lên câu : “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Ông Khả nghe xong quỳ xuống xá một xá rồi đi xuống ngồi yên. Đến lượt tôi lên, tôi hỏi nhỏ :“Thưa Thầy ! Nếu cái chuyện nó xảy ra như Thầy nói, con phải làm sao ?”.



Ông nói nhỏ trong lổ tai tôi rằng :“Con nghĩ sao, con làm vậy.” (có nghiã là lúc cái đại nạn nó tới, tôi nghĩ sao thì tôi làm vậy).Vì vậy, khi gần tới ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đã cho vợ con tôi lên máy bay đi Mỹ trước theo đám Cố vấn Mỹ mà không cần giấy tờ gì hết, vì lúc đó tôi đang làm Thứ trưởng của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách cứu trợ nạn nhân định cư. Tôi nghĩ, tôi có khả năng nhịn đói cả tháng nên có thể vô rừng ở hoặc đi bộ qua Thái Lan cũng dễ dàng nên quyết định ở lại. Cuối cùng, như một phép lạ tôi được đưa lên trực thăng tại DAO ở Tân sơn Nhứt bay ra hạm đội Mỹ vào giờ thứ 25 với tư cách là một Mục sư Tin lành chớ không phải là một Thiếu tướng của Quân lực VNCH./


.Nguyễn văn Hiệp(Sacramento, tháng 8 năm 2007).Link:
http://www.blogger.com/%3C
http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70
http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70http://www.bskh.net/index.php
http://www.bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70#top



Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”
Trần Văn Tư
đăng ngày 22/03/2008


Qua Website bskh.net tôi được biết chuyện ông “Đạo Nhỏ” của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp ghi lại lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Lòng còn ngờ ngợ như chuyện huyền thoại, tôi in và photo ra để có chủ đề đàm đạo với các vị đạo hữu trong bổn đạo. Qua tiếp xúc và dò hỏi nhiều người, may mắn gặp được anh Trần Văn Tư là người đã xác nhận chính anh là người có tiếp xúc trực tiếp và khẳng định chuyện trên là sự thật. Nay xin được ghi lại lời của Anh Trần Văn Tư để Quý vị Đạo hữu tham khảo.


Phước Đồng.


Chuyện kể thêm về ông “Đạo Nhỏ”(Viết tiếp theo bài viết của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp)
Vào khoảng năm 1969, tôi là lính của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Trước đó tôi cũng đã biết ông Chức vì mẹ vợ tôi là cô ruột của tướng Chức. Vã lại hoàn cảnh lúc đó tôi tới tuổi quân dịch, tôi sợ đi bộ binh dễ nguy hiểm, nên xin theo làm lính Công binh của Tướng Chức. Tôi biết Ông Chức rất sùng kính đạo Phật. Lúc mẹ ông mất, ông về Sa Đéc thọ tang mẹ. Khi chôn cất mẹ xong, thì ông cao trọc đầu.


Các phái đoàn từ thiện quốc tế đến Việt Nam, ông đều rước về nhà lo ăn ở chu đáo, xe đưa đón đàng hoàng. Ông rất tôn kính ông Tư Sự và Ông Đạo Nhỏ. Phép nhịn đói của ông là do ông Tư Sự truyền cho.


Riêng về ông Đạo Nhỏ, thì có lần ông Chức rước cha của ông Đạo Nhỏ và ông Đạo Nhỏ về nhà riêng của ông tại ngã tư đường 3/2 - Nguyễn Tri Phương (ở kế tiệm ảnh của NS.Thanh Điền bây giờ). Lúc đó có mặt ông Nhạc gia của tôi và tôi ở đó. Ông Đạo Nhỏ có cho mỗi người một bài thi chữ Quốc ngữ mà âm chữ Nho. Tôi đọc mà chẳng hiểu gì, sau đó tôi bỏ thất lạc bài thơ đó.
Vào ngày 29/4, ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ có đến Sài Gòn một mình và ông đến thăm ông Chức. Nhưng lúc đó vợ con ông Chức đều đã đi rồi, còn ông Chức thì ở trên Bộ Tổng Tham Mưu nên nhà không có ai đón tiếp.


Tôi mời ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ xuống nhà tôi ở Trại gia binh phía sau nhà ông Chức. Hôm sau là 30/4.Ông ở nhà tôi một ngày một đêm, sau đó ông ra đi tìm cách về An Giang. Trong lúc ở nhà tôi, ông có tặng tôi quyển Sấm Trạng Trình do chính ông diễn giải. Tôi còn nhớ ông có đề tên ông là Sương điền Nguyễn Kim Long, còn ông Đạo Nhỏ là Nguyễn Kim Quy. Sau đó tôi đã tặng lại ai đó quyển sách này. Có lần tôi nghe ông nói chi tiết này, ông nhắc hai câu trong Sấm giảng của Đức Thầy là :

“Thương Minh Vương bắt chước Thuấn-Nghiêu
- Lòng hiền đức nào ai có biết”.

Ông nói, “người xưa” trở lại rồi mà nào ai có biết. Theo tôi nhớ là ông thân sinh của ông Đạo Nhỏ rất thâm Nho và cũng rất giỏi tiếng Pháp nữa.
Chuyện "ông Đạo Nhỏ" của Đạo hữu Nguyễn Văn Hiệp qua lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức đã khơi dậy phần nào đó ký ước của tôi một cách hứng thú; hiện nay ngoài công tác từ thiện xã hội, tôi vẫn thường tranh thủ thời gian về Hồng Ngự để tìm lại những chứng tích gì đó còn sót lại; nhằm hiểu hơn nữa những con người của năm xưa.

Trần Văn Tư, Sa Đéc 2008.

Tham khảo thêm bài viết về ông Đạo Nhỏ của t/g. Nguyễn Văn Hiệp : http://bskh.net/noidung_detail.php?newsid=70