Vấn đề tiếp xúc cũng là một vấn đề làm cho đoàn đại biểu Quốc gia Việt Nam cảm thấy nhức nhối. Mặc dù cuối cùng họ cũng đã được Pháp trao trả hoàn toàn độc lập (4-6-1954), nhưng Việt Nam cũng vẫn không có quyền thương lượng về số phận của chính mình. Người Pháp rất sợ các cuộc nói chuyện riêng và tế nhị của họ với Việt Minh bị phá vỡ; họ tránh gặp đại diện của Bảo Đại, tìm cách lợi dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam để chỉ báo cho phía Bảo Đại biết sau khi đã đạt được những sự thoả thuận với Việt Minh. Kiểu đối xử cách biệt này của Pháp đối với đoàn Bảo Đại kéo dài đến tận tháng 7. Mặc dù là vấn đề phân chia ranh giới ở Việt Nam đã được đưa ra thảo luận trong các cuộc gặp riêng của người Pháp, Việt Minh, Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ, chỉ đến cuối hội nghị,
“Chính phủ” Bảo Đại mới được báo cho biết về khả năng lớn sẽ có vấn đề phân chia trong cuộc hoà giải, về vấn đề này cũng như nhiều chuyện khác, người Việt Nam không được biết gì cả, và đó cũng là một điều có thể làm cho sự chống đối của họ cứng rắn thêm và tách họ khỏi các điều khoản kết thúc cuối cùng. Như thế có phải chứng thực sự là “độc lập”?
Đến giữa ngày 18 và 21 tháng 7, những người tham dự hội nghị đã gạt bỏ được các xung đột đến mức có thể đưa ra những điều thoả thuận được gọi chung là “Hiệp định” Genève. Nó bao gồm các Hiệp định quân sự riêng cho Việt Nam, Kampuchia, và Lào để bổ sung cho nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hội nghị là vãn hồi hoà bình ở Đông Dương và một Bản tuyên bố cuối cùng nhằm thiết lập các điều kiện để giải quyết tương lai chính trị của toàn Đông Dương.
Chỉ riêng có các Hiệp định quân sự được ký kết(1). Bản tuyên bố cuối cùng là những lời phát biểu của những người tham gia hội nghị không có đại diện nước nào ký vào đó mà chỉ được chấp thuận thông qua biểu quyết. Như các nhà văn Pháp La Couture và Devillers đã nói rất đúng: “Hội nghị Genève đã tìm ra được một hình thức mới cho chung sống hoà bình - đó là kết quả của sự đồng ý ngầm giữa các bên muốn thương lượng và cũng là một hình thức cam kết chính thức mới giữa các quốc gia - một hiệp định không có ký kết”(2).
Đại cương, các Hiệp định quân sự quyết định vấn để chấm dứt các cuộc xung đột (một cuộc ngừng bắn) lúc đó đang tiến triển; việc chia cắt Việt Nam dọc theo đường giới tuyến gần vĩ tuyến 17, có một vùng đệm phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên. Việc tập kết quân đội giải phóng Việt Nam và các lực lượng Việt Minh về miền Bắc, và quân đội Liên hiệp Pháp về miền Nam đường giới tuyến; việc cấm tăng cường quân đội, tiếp tế vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào các vùng hai bên đường giới quyến; việc cấm không xây dựng căn cứ mới ở Việt Nam, Lào và cấm thiết lập các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, Lào, Kampuchia; và việc thiết lập một Uỷ ban Kiểm soát Quốc tế để theo dõi và đốc thúc thi hành các điều khoản và quyết định của Hiệp định.
Sự “thoả hiệp” chính trị trong Bản tuyên bố cuối cùng không có ký kết chỉ đặt nhiệm vụ với 7 trong 9 nước có liên quan (Anh, Pháp, Kampuchia, Lào, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà).
Nước Mỹ và Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại) chỉ đơn giản “ghi nhận” Bản Tuyên bố. Thay mặt cho Mỹ, Bedell Smith tuyên bố là chúng ta sẽ “không kiềm chế trước sự đe doạ hoặc việc sử dụng bạo lực để phá rối” các Hiệp định. Đối với các vấn đề “tuyển cử tự do ở Việt Nam”, nhận xét của Smith chỉ giới hạn trong việc nói lên ý nghĩa “Bản Tuyên ngôn Potomac” của Eisenllower và Churchill cùng đưa ra ngày 29-6. Điều đó cũng đã được nói tới trong Bản Tuyên bố cuối cùng như sau:
“Trong trường hợp các nước hiện nay đang còn bị chia cắt ngược lại với ý muốn của họ, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách thực hiện sự thống nhất qua tuyển cử tự do, dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc để đảm bảo các cuộc tuyển cử đó được tiến hành một cách xác đáng”.
Vấn đề chủ chốt trong Bản Tuyên bố cuối cùng là ở chỗ tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7-1956; việc rút lui quân đội Pháp theo yêu cầu của các chính phủ Việt Nam, Lào và Kampuchia; cấm đàn áp trả thù; bảo vệ nhân quyền và tài sản; tự do lựa chọn vùng mình muốn cư trú; và tôn trọng độc lập của ba quốc gia và giữ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
***
Cuộc hoà giải không vững chắc ở Genève đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương nhưng không loại bỏ được điều ám ảnh của Pháp là phải bám giữ lấy “hòn ngọc Viễn Đông”. Thất bại quân sự nhục nhã trước Việt Minh và “đám nông dân Anamít đói khổ” là một điều vượt quá sự chịu đựng của lòng tự hào dân tộc Pháp. Việc mất Bắc Kỳ, đặc biệt là vùng đồng bằng, là cả một sự thất vọng và chán nản sâu sắc của thực dân ở Việt Nam và những người cánh hữu bảo thủ chính quốc Pháp. Bắc Kỳ tượng trưng cho một thế kỷ nỗ lực tốn kém của Pháp để cải hoá và phát triển văn hoá kinh tế đất nước này theo phương Tây. Chính đây là nơi nhà Ngân hàng Đông Dương có cơ sở để bảo vệ các quyền lợi tài chính của Pháp ở phương Đông, nơi mà các khoa trưởng Đại học Hà Nội gieo rắc nền văn hoá và tư tưởng chính trị Pháp, và Thiên chúa giáo nảy nở lan tràn trong quần chúng nông thôn. Bỏ Bắc Kỳ theo hiệp định Genève là một sự mất mát không thể sửa lại được.
Nước Pháp bị suy yếu đi.
Pháp còn phải chịu đựng một sự nhục nhã lớn hơn nữa khi phải chấp nhận rút lui khỏi Đông Dương vì Mỹ, theo sự khẩn khoản của Mỹ, mà không có được một biện pháp gỡ sĩ diện bằng cuộc tổng tuyển cử để xúc tiến một cuộc rút lui thứ hai, triệt để hơn. Việc Mỹ thay thế người Pháp ở miền Nam Việt Nam và sự thất bại của thoả hiệp Genève được tiên đoán từ giữa 1956, đã bác bỏ những hy vọng của cánh tả Pháp muốn cộng tác với ông Hồ theo một kinh nghiệm trước về chung sống, và cũng làm cho những người ôn hoà chán nản vì họ đã hy vọng bảo tồn được nền văn hoá và cứu vãn được tư bản Pháp. Điều đó cũng làm các người cánh hữu điên đầu cho chính sách Mỹ ở Việt Nam là khả ố. Không một ai trong các giới này, sẵn sàng bênh vực cho Pháp ở lại mà tất cả đều chỉ cố gắng tranh thủ được sự ủng hộ chính trị cho mình bằng cách có thái độ gay gắt đối với Mỹ.
Trong phạm vi quốc tế, kinh nghiệm bệnh tật của việc Pháp rút lui đã làm cho quan hệ liên minh phương Tây, đã chẳng vững vàng gì trong quá trình Hội nghị Genève, nay trở nên hết sức căng thẳng. Việc Mỹ tách mình ra khỏi Bản Tuyên bố cuối cùng và Dulles lao một cách thiếu suy nghĩ vào việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) - gây ra một sự chia rẽ trong khối Liên hiệp Anh, đã làm cho cả Pháp và Anh xúc động và nghi ngờ.
Điều tồi tệ nhất làm cho họ lo ngại và chỉ được nói đến một cách dè dặt vào 1944-1946, nay đã thành hiển nhiên: Mỹ đang xâm chiếm Đông Nam Á.
Tuy các điều khoản trong hiệp định là dứt khoát, nhưng tất cả trừ một trong số các bên tham dự hội nghị đều dự đoán là Pháp sẽ tiếp tục có mặt ở Việt Nam. Ngoại lệ duy nhất đó là Quốc gia Việt Nam dưới quyền một Thủ tướng mới, viên quan lại Công giáo thân Pháp Ngô Đình Diệm. Mặc dù đã được Bảo Đại cử ra (15-6-1954) nhưng Diệm muốn Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp mà cũng không phụ thuộc Bảo Đại. Diệm cho rằng Pháp đã thất bại trong một cuộc chiến tranh kéo dài, tàn phá và làm mất tinh thần chống lại những người Cộng sản cũng như những người Quốc gia Việt Nam, chế độ thuộc địa đã chấm dứt, những lời hứa hẹn độc lập trước đây của Pháp đã bị phá vỡ. Tại sao lại tin tưởng vào những lời phát biểu về thiện chí của Pháp trong năm 1954? Chúng khác gì những điều mà Pháp đã nói trước đây? Cộng thêm vào sự ngờ vực đó là mối liên hệ mơ hồ của Pháp đối với Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Một số người Nam Việt Nam nhìn trước thấy Pháp sẽ tích cực hoạt động để thoả hiệp với Việt Minh và thực hiện sự thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Việt Minh. Nhiều người cảm thấy sự tiếp tục có mặt của Pháp chỉ làm hại cho Nam Việt Nam. Diệm đã lập luận như sau: “Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập thì cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp”.
Địa vị của Pháp ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Và hơn cả Diệm, hơn cả sự tổn thương về tâm lý do những năm tháng của chế độ thực dân gây ra, Mỹ cũng đã làm nảy sinh thêm khó khăn cho Pháp. Trước hết, chính sách Mỹ hướng tới một sự cộng tác chặt chẽ, cùng tham gia với Pháp, thực hiện một sự liên đới bảo lãnh cho Diệm được Mỹ hỗ trợ. Chúng ta hết sức mong muốn tăng cường Việt Nam, và yêu cầu, đòi hỏi sự hợp tác của Pháp, nhưng chúng ta đã trả giá cho họ rất ít.
Chính sách của chúng ta nhấn mạnh vào việc phải cải tạo một cách cấp tốc sự suy nghĩ của Pháp. Nhưng chúng ta không thông cảm được với Pháp ở điểm này, không biết được sẽ gây cho Pháp những gì trong chính sách đối nội, đối ngoại, và cũng chẳng rõ những nhân nhượng của Mỹ có thể giúp ích gì cho Pháp không.
Mỹ đã bắt đầu xem xét lại chính sách đối với Đông Dương ngay từ khi Hội nghị Genève kết thúc. Công tác này được xúc tiến cấp bách với ý nghĩ cho rằng Hội nghị Genève là một tai hoạ cho thế giới tự do. Các bản Hiệp định đã mang lại cho Trung Cộng và Bắc Việt Nam một căn cứ mới để khai thác trong vùng Đông Nam Á. Nó đã tăng thêm uy tín của Bắc Kinh làm cho Washington tổn thất và kinh hoàng. Nó thu hẹp phạm vi cơ động của thế giới tự do tại Đông Nam Á.
Việc đưa lại vùng đất đai Việt Nam trên vĩ tuyến 17 cho Hồ Chí Minh là một sự nhắc nhở đau xót đến sự thua trận đã mang sẹo của Pháp, sự thua trận đầu tiên của một cường quốc châu Âu với người châu Á - mà là những người Cộng sản châu Á - mà cũng là một sự thất trận Mỹ phải góp phần gánh chịu với khoảng hơn 1,5 tỷ dollar về viện trợ kinh tế và quân sự cung cấp cho người Pháp và các nước Liên hiệp.
Bước đầu tiên để chống lại tai hoạ này là việc thành lập khối SEATO.
Đó cũng là “một sáng kiến mới ở Đông Nam Á” để bảo vệ quyền lợi Mỹ ở Viễn Đông và ổn định “tình trạng hỗn loạn…” để ngăn chặn những sự mất mát thêm cho Cộng sản qua việc lật đổ hoặc trắng trợn xâm lược - Hiệp ước SEATO (ký ngày 8-9-1954) đã thể hiện cũng chẳng phải là một sáng kiến hay là một cái khiên chống Cộng mạnh mẽ như Dulles mong muốn - khuyết điểm phần lớn là do Mỹ tạo ra. Khi Dulles muốn cảnh cáo cho Cộng sản biết là xâm lược sẽ bị chống đối thì Hội đồng tham mưu liên quân vẫn giữ lập trường chống lại và từ chối không chấp nhận việc Mỹ cam kết tham gia về mặt tài chính, quân sự và kinh tế vào một hoạt động đơn phương ở Viễn Đông.
Và trong những trường hợp khác, để đối phó với “tình hình cấp bách về quân sự”, Mỹ đã thay đổi thiện chí, chuyển từ vai trò cùng hội sang vai trò lãnh đạo chủ chốt ở Việt Nam. Trong thời gian hội nghị Genève đang họp, đề án về Cộng đồng phòng thủ châu Âu (EDC) cũng được đưa ra nghiên cứu để xét ở Brussels nhưng cuối cùng đã bị Pháp bác bỏ ngày 30-8-1954; đó là một điều thất vọng lớn cho Mỹ. Một số người có ý cho rằng sở dĩ Pháp có thái độ bỏ rơi có thể là vì để đền đáp lại sự ủng hộ của Molotov - đối với Mendès France ở Genève.
Đến khi SEATO trở thành hiện thực, Dulles trong cái hăng hái “chặn đứng bành trướng Cộng sản” đã đẩy SEATO tới thành lập một tuyến ngăn chặn ở Đông Nam Á và đi tới cải tạo Nam Việt Nam thành một pháo đài chống Cộng chủ yếu.
Muốn thế, nhất thiết phải đảm bảo có được sự ủng hộ trung thành của chính phủ Nam Việt Nam. Cách thức của Mỹ là thuyết phục Pháp đối xử với Nam Việt Nam như một nước độc lập và có chủ quyền, thúc đẩy Diệm tổ chức một chính phủ dân chủ, sau đó, sẽ triệu tập Quốc hội Lập hiến thảo ra Hiến pháp, truất ngôi Bảo Đại, lập nền dân chủ; và yêu cầu Pháp và Mỹ mạnh mẽ ủng hộ Diệm. Tình hình đó, cộng với một nền độc lập hoàn toàn và sự ủng hộ và khuyến khích của Pháp - Mỹ để tiến hành cải cách rộng rãi, cuối cùng sẽ dẫn đến một Nam Việt Nam mạnh và chống Cộng. Và, ít ra thì Mỹ cũng đã tưởng như vậy.
Quyết tâm của Mỹ ủng hộ Diệm đã được thực hiện với sự nhận thức rằng Pháp rất không phấn khởi trong việc hỗ trợ cho Diệm. Lúc đó là lúc nước Pháp đang bị rối rắm về sự chia rẽ chính trị nội bộ, và gặp khó khăn nghiêm trọng về vấn đề Algeria (nổ ra chiến tranh công khai với Pháp tháng 11-1954) nên cũng rất miễn cưỡng trong việc giúp đỡ cho Quốc gia Việt Nam.
Sự chống đối Diệm trong những người theo thuyết “chung sống hoà bình” của Mendès France cũng rất mạnh. J.R. Leygues, Cố vấn Liên hiệp Pháp, được coi như là một nhân viên trong “nhóm tham mưu” về Đông Dương của Mendès France, đã nói với Đại sứ Dillon là những vụ tiếp xúc của Pháp ở Hà Nội cho Paris thấy Nam Việt Nam đã suy vi và biện pháp duy nhất có thể cứu vãn được gì đó là phải chịu chơi với Việt Minh và lôi kéo họ khỏi sự ràng buộc của Cộng sản với hy vọng tạo ra được một Việt Minh theo kiểu Tito có thể cộng tác với Pháp và thậm chí có khả năng tham gia Khối Liên hiệp Pháp. R. Leygues cho biết Pháp đã trì hoãn không đáp lại những sự mong muốn của Mỹ về việc ủng hộ chính phủ ở Sài Gòn, chẳng qua là chỉ nhằm để moi thêm tiền cho đội quân viễn chinh Pháp và gán cho Mỹ trách nhiệm về việc có thể để mất Nam Việt Nam.
Những ý nghĩa này đã làm náo động các nhà làm chính sách của chúng ta và ngày 23-10-1954, Tổng thống Eisenhower đã gửi cho Diệm một bức thư, báo Mỹ sẽ cung cấp việc trợ kinh tế và quân sự trực tiếp cho ông, chính phủ ông và quân đội của ông.
Việc chuyển nguồn tài chính hỗ trợ to lớn của chúng ta từ hệ thống của Pháp sang cho người Việt Nam đã làm cho Pháp suy vi và ảm đạm, và làm cho người Pháp phải lớn tiếng kêu ca về vai trò mở rộng của Mỹ. Nước Pháp đã chẳng chịu chấp nhận bị loại trừ ra rìa một cách vui vẻ, nên qua mùa thu 1954, quan hệ Mỹ Pháp đã xấu đi thậm tệ. Chúng ta đã bắn rơi Chim hải âu đang lượn vòng trên đầu.
Chú thích
(1) Ký tại Genève lúc 4 giờ ngày 20-7-1954, do thiếu tướng Henri Delteil thay mặt Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
(2) La Couture và Devillers, “Kết thúc một cuộc chiến tranh: Đông Dương 1954”
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #111 vào lúc:
13 Tháng Tám, 2008, 02:27:58 PM »
Đại sứ Bonnet ở Washington đã trách Dulles là bức thư của Tổng thống đã quá nới lỏng cho Diệm mà không bắt như là điều kiện tiên quyết, trước hết phải lập được một chính phủ mạnh và ổn định. Ông nói thêm, bức thư có thể là một sự vi phạm cuộc đình chiến và Việt Minh sẽ lợi dụng điều đó. Đến khi đại sứ Dillon nêu ra vấn đề ở Bộ Ngoại giao Pháp là Pháp đã chẳng có gì tạo ra là ủng hộ Diệm như cần thiết phải có, Bộ trưởng các nước Liên hiệp, Guy la Chambre liền nổi nóng. Ông nói, đây không phải chỉ là một sự xuyên tạc, mà là một lời phỉ báng trực tiếp đối với tướng Ély (lúc dó là Cao uỷ Pháp ở Việt Nam), Chính phủ ở Paris, và danh dự của nước Pháp. Ông La Chambre nói, cá nhân ông tin rằng Diệm đang đưa Nam Việt Nam tới thảm hoạ nhưng ông vẫn ủng hộ Diệm:
“Chúng tôi muốn chịu thất bại ở Việt Nam cùng với người Mỹ hơn là thắng ở đó mà không có họ…
Chúng tôi sẽ ủng hộ Diệm, dù cho biết rằng Diệm đang đi tới thất bại, và qua đó gìn giữ sự đoàn kết Pháp - Mỹ hơn là gây chuyện với ai đó có thể giữ Việt Nam lại trong thế giới tự do nếu điều đó có nghĩa là phải phá vỡ mối đoàn kết Pháp - Mỹ”.
Nhưng một lần nữa, các ý kiến về quân sự lại được đề cao. Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ trước đây phản đối việc chúng ta đảm nhiệm huấn luyện cho Quân đội Quốc gia Việt Nam thì nay lại bằng lòng gửi một phái đoàn huấn luyện tới Phái đoàn viện trợ Quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn và nhấn mạnh vào điểm phải bảo vệ chống lại sự can thiệp của Pháp. Khi quân viễn chinh Pháp (khoảng 150.000 người) còn ở Đông Dương, thì việc triển khai các chương trình huấn luyện đòi hỏi việc gửi người đến Việt Nam đều phải theo một thể thức ngoại giao. Do dó, tướng J. Lauton Collins đã được lựa chọn và được phong cấp đại sứ.
Có lẽ theo sự gợi ý của Mendès France, Coliins tỏ ra dè dặt trước hết về khả năng của Diệm để ổn định Chính phủ và ông đã đề xuất (16-12-1954) việc gọi Bảo Đại từ nước ngoài trở về.
Nếu điều đó không được chấp nhận, ông sẽ đặt vấn đề Mỹ rút lui khỏi Việt Nam. Pháp cho đó là một biện pháp kiên quyết và yêu cầu Collins cùng với Cao uỷ Ély nghiên cứu vấn đề. Dulles giữ một quan điểm ngược lại, cho Diệm là nhà lãnh đạo duy nhất thích đáng đã được biết, và nói rõ rằng Quốc hội chắc sẽ không cấp ngân khoản cho Việt Nam nếu không có Diệm. Sự đối đầu Pháp - Mỹ lại sôi lên, nhưng cuối cùng Collins đã đồng ý với Dulles, Mike Mansffled, Kennedy, Hồng y Spellman và các người khác, là không ai có thể thay Diệm. Và, có thể là để làm yên lòng người Pháp, Collins cho biết Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Pháp. Collins đã thanh minh vì Việt Nam “có thể bị tràn ngập bởi một cuộc tấn công của quân thù trước khi Hiệp ước Manila (SEATO) có thể hành động”.
Và để khuyến khích người Pháp duy trì một quân đội có “hiệu lực”, Collins đưa ra một khoản viện trợ tài chính ít nhất là 100 triệu dollar cho tới tháng 12-1955. Tướng Ély đồng ý.
Trong thời gian đó thì tình hình Việt Nam tỏ ra ủng hộ những người như Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã tiếp tục có nhiều dè dặt đối với tương lai của Ngô Đình Diệm và Chính phủ của ông. Diệm đã khéo léo chống đỡ, vượt qua được các mưu toan đảo chính của các nhà lãnh đạo quân sự và đã thành công trong việc duy trì dược một cuộc hoà bình chẳng hay ho gì với các phái võ trang ở Nam Kỳ. Nhưng tương lai của ông vẫn còn là điều đáng ngờ nhất.
Cùng lúc đó, phái đoàn Pháp ở Hà Nội cũng cố gắng bảo toàn các quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp ở Bắc Việt Nam. Nhưng vang vọng của 1945 lại nổi lên. Các nhà lãnh đạo chính trị Pháp ở Paris đã nói một cách hùng hồn về một cuộc hợp tác ngừng bắn với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang trở thành kiểu mẫu cho các mối quan hệ Đông - Tây. Một thông tin gây băn khoăn lo lắng cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và những ai trong và ngoài chính quyền cùng quan điểm với ông ta. Sau hết, đi đôi với sự phát triển của tình hình trên, Hoàng đế Bảo Đại, đã tích cực tìm cách thay Diệm để trả đũa những chiến dịch chính trị mạt sát của Diệm chống lại ông ta.
Tất cả những sự căng thẳng này qui tụ vào hai vấn đề trung tâm trong quan hệ giữa Mỹ và Pháp. Vấn đề thứ nhất là việc huấn luyện cho quân đội Việt Nam sẽ do ai đảm nhận và làm như thế nào. Vấn đề thứ hai, gay go hơn, là xem Diệm có còn ở lại đứng đầu Chính phủ hay phải thay thế bằng một lãnh tụ Quốc gia khác có cảm tình với Bảo Đại và Pháp hơn. Vấn đề thứ nhất đã được giải quyết tương đối nhanh chóng.
Tướng Collins đã dạt được một sự thoả thuận với tướng Ély, qua đó tuy Paris còn có nhiều điều lo ngại, nhưng Pháp đã đồng ý trao việc huấn luyện quân đội Việt Nam cho Mỹ và rút các cán bộ của Pháp về. Ngày 12-2-1955, Mỹ đảm nhiệm việc huấn luyện quân đội Việt Nam và Pháp cũng bắt đầu rút bỏ.
Cuộc tranh luận chính trị về Diệm đã được giải quyết một cách không dễ dàng. Diệm đã làm cho vấn đề gay cấn thêm bằng cách tăng cường chỉ trích thô bạo người Pháp và Bảo Đại. Về phần mình, Mỹ rất nhạy cảm với những tác động trong nước Pháp của chủ nghĩa chống Cộng chiến đấu của Diệm - những tác động thường do cánh tả Pháp điều khiển - và sự thù hằn dấy lên do những lời tuyên bố của Mỹ, miêu tả Mỹ là người bạn duy nhất của chủ nghĩa Quốc gia Việt Nam. Nhưng Mỹ đã không tiếp thu những lời cảnh cáo của Pháp cho Diệm dứt khoát bất lực trong việc thống nhất những người Quốc gia Việt Nam. Lời khuyên của Pháp đối với Mỹ, được Collins ủng hộ, cho rằng vì thế cần phải thay Diệm.
Suốt mùa đông và xuân 1955, Collins, Bộ Ngoại giao nói chung, tỏ ra sẵn sàng xem xét một cách thuận lợi những gợi ý muốn có một lãnh đạo thay thế được đặt vào chính quyền. Nhưng đã chẳng có ai có đủ đức tính cần thiết (chống Pháp, chống Bảo Đại) để cạnh tranh được với Diệm.
Nhưng ở đây Mỹ và Pháp đã bị lôi cuốn vào một loạt sự kiện. Tướng Nguyễn Văn Hinh, người của Pháp, Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, có nguyện vọng lên làm Thủ tướng, đã âm mưu lật đổ Diệm, thân Công giáo. Nhờ vào sự giúp đỡ của các phe phái chống Thiên Chúa giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, và Bình Xuyên), Hinh đã tiến hành nhiều vụ âm mưu chống Diệm, nhưng không thành. Đến tháng 9, Diệm khám phá một vụ mới, cho bắt một số người của Hinh, chuyển viên tướng này khỏi cơ quan chỉ huy và ra lệnh cho ông phải ra nước ngoài.
Nhưng Hinh đã không chịu đi và tiếp tục các cuộc vận động chống lại Chính phủ. Kế hoạch cho một cuộc đảo chính vào tháng 10-1954 đã bị huỷ bỏ vì người ta đã cho Hinh biết rằng nêu có nổi loạn, lập tức viện trợ Mỹ sẽ bị cắt đứt. Một cuộc khác dự định làm vào ngày 26-10 đã bị đại tá E.G. Lansdale (sau là thiếu tướng), người của CIA chúng ta, khôn khéo đánh lạc hướng. Cuối cùng, vào tháng 11-1954, Bảo Đại bị Mỹ và Pháp ép dùng danh nghĩa của Diệm, mời Hinh sang Cannes (Pháp) và ngày 19-11, tướng Hinh đã rời Việt Nam đi Pháp.
Lúc đó các giáo phái hùa nhau trực tiếp đấu lại quyền lực của Diệm nhưng ông ta đã đáp lại mạnh mẽ bằng bạo lực.
Khó khăn lắm mới thực hiện được một cuộc ngừng bắn sau vụ xung đột đầu tiên vào tháng 3-1955 và giữa tình hình đang căng thẳng lên, vào tháng 4, Mỹ, Pháp và Bảo Đại, tất cả đã phải tích cực tìm cách thực hiện một sự thay đổi trong Chính phủ Việt Nam. Ngày 28-4, chống lại lời khuyên nhủ của Mỹ, Pháp và cả của chính nội các của ông ta, Diệm lại cho tấn công các phe phái. Khi Bình Xuyên chống cự lại ở Sài Gòn, Diệm đã đưa quân đội Việt Nam đến đàn áp. Quân đội của Diệm đã giành thắng lợi và cùng lúc đó, Ngô Đình Nhu, em của Diệm, đã tập hợp một uỷ ban gồm các nhân vật Quốc gia quyết định hạ bệ Bảo Đại và chuyển mọi quyền lực quân sự và dân sự sang tay Diệm.
Được thắng lợi của Diệm khích lệ, Mỹ tuyên bố một cách không mập mờ ủng hộ của ông ta và chống lại Bảo Đại.
Tình hình làm cho Pháp hết sức khó khăn. Chính phủ Pháp lại tin rằng “Uỷ ban Cách mạng” của Nhu chịu ảnh hưởng của Việt Minh và cảm thấy một cách mạnh mẽ cuộc vận động của chính phủ Việt Nam chống lại sự có mặt của người Pháp lại tái diễn trở lại.
Tháng 5-1955, Pháp, Mỹ và Anh họp ở Paris để thảo luận vấn đề phòng thủ châu Âu, nhưng Pháp đã nhanh chóng đưa ra vấn đề Việt Nam thành vấn đề chính trong chương trình nghị sự. Pháp cho rằng bằng cách ủng hộ Diệm, Mỹ đã buộc Pháp phải rút toàn bộ khỏi Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Edgar Faure nhận định Diệm “không những là bất lực mà còn điên dại,… nhưng Pháp sẽ không còn phải chia sẻ nguy hiểm với Diệm”. Dulles đáp lại, Mỹ cũng biết rõ những nhược điểm của Diệm nhưng cho rằng những thành công của ông vừa qua chứng tỏ ông ta có những đức tính có thể đền bù lại được.
Rồi Dulles thêm “Việt Nam không đáng giá cho một sự tranh chấp với Pháp” và nói Mỹ có thể rút lui còn hơn là làm mất đoàn kết với đồng minh.
Nhưng đã chẳng có quyết đinh gì ngay được. Trong khi nghỉ họp, Dulles đã được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân khuyến cáo rằng Diệm sẽ là biện pháp có hứa hẹn nhất để giành được các mục tiêu của Mỹ và nếu như việc rút lui quân viễn chinh Pháp là một biện pháp “cuối cùng phải làm”, thì nên tránh một cuộc rút lui vội vã để “không thể gây ra một tình hình ngày càng không ổn định và bấp bênh” và có thể làm mất Nam Việt Nam cho Cộng sản. Dulles liền đề nghị với người Pháp để họ tiếp tục ủng hộ Diệm cho đến khi bầu xong được Quốc hội. Anh cũng tỏ ra ủng hộ Diệm và do đó hình như đã làm cho Faure lung lay nên ông đã chấp nhận đề nghị của Dulles. Cuộc hội nghị tay ba đã kết thúc trong một bầu không khí thống nhất, nhưng thực chất bên trong rất khác nhau: cộng tác Mỹ - Pháp đã hết thời và từ nay về sau Mỹ sẽ hành động một cách độc lập với Pháp ở Việt Nam.
Được Mỹ nâng đỡ, Diệm đã chối từ việc thảo luận với miền Bắc Việt Nam về vấn đề tổng tuyển cử khi tới thời hạn đã định vào tháng 7-1955.
Lợi dụng được sự thắng thế về quân sự chống các phe phái, ông ta đã xúc tiến việc củng cố địa vị chính trị ở Nam Việt Nam. Vào tháng 10, Diệm giành được một thắng lợi nổi tiếng trong cuộc thăm dò dân ý; tuy đó chỉ là một thắng lợi nông cạn vì người đi bỏ phiếu chỉ được chọn một trong hai người: Diệm và Bảo Đại. Thế chính trị của Diệm càng lớn thì quan hệ giữa ông ta và Pháp càng tồi tệ đi. Tháng 12-1955, Diệm đột nhiên xoá bỏ các thoả hiệp kinh tế và tài chính đang được thi hành với Pháp và yêu cầu Pháp phải bác bỏ Hiệp định Genève và cắt đứt quan hệ với Hà Nội. Sau đó, Diệm cho rút đại diện của Nam Việt Nam khỏi Liên hiệp Pháp.
Nhưng cũng phải thấy rằng thế lực chính trị của Diệm không nhất thiết phản ảnh một khối quần chúng cử tri rộng rãi. Vẫn còn nhiều bất mãn trong một số giới và đâu đâu cũng hờ hững thờ ơ.
Ngày 2-1-1956, tổng tuyển cử ở Pháp đã dẫn đến một chính phủ của đảng viên Xã hội Guy Mollet với 1/3 thành viên là Cộng sản hay tự xưng là trung lập. Đầu tháng ba, Bộ trưởng Ngoại giao của Mollet là Pineau, trong bài diễn văn đọc tại Hội Nhà báo Anh-Mỹ ở Paris đã tuyên bố nước Pháp sẽ tích cực đi theo một chính sách đóng vai trò bắc cầu giữa Đông và Tây, và như thế là không có sự thống nhất về đường lối chính trị giữa Mỹ, Anh và Pháp nữa. Ông đã đặc biệt chú ý nêu lên trường hợp chính sách Trung Đông của Anh và sự ủng hộ của Mỹ đối với Diệm là trái với quyền lợi Pháp và còn lên án hai cường quốc trên là đã kích động thế giới Ả Rập làm thiệt hại cho Pháp ở Bắc Phi. Mấy hôm sau, tại hội nghị khối SEATO họp tại Karachi, Pineau tuyên bố kết thúc “thời đại xâm lược”, và kêu gọi thực hiện một chính sách “chung sống”.
Tiếp theo là hành động, Pháp thoả thuận với Diệm (22-3-1956) cho rút lui toàn bộ quân viễn chinh Pháp và Bộ chỉ huy tối cao Pháp ở Sài Gòn cũng giải thể ngày 26-4. Đến ngày đã được ấn định cho tổng tuyển cử, Pháp không còn quân đội ở Việt Nam. Và ngày định cho ciệc thực hiện các điều khoản chính trị của cuộc hoà giải, tháng 7-1956, lại trùng hợp với ngày nổ ra cuộc khủng hoảng Suez.
Như trong bài thơ “Người thuỷ thủ già” của Coleridge, nước Mỹ đã bị bỏ lại một mình trên con tàu Việt Nam chao đảo với Chim hải âu bị thương bay lượn quanh trên mũi.
***
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #112 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:28:46 PM »
THÁNG TƯ 1980
Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ khi các sự kiện Đông Dương khởi động. Trong những năm tháng đó, thế giới đã được chứng kiến một thời kỳ buồn thảm nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bị trừng phạt và làm nhục vì câu chuyện phiêu lưu sai đường lạc lối này nên hình ảnh Chim hải âu vẫn còn có mặt mãi mãi trên sân khấu chính trị của Mỹ - một sân khấu bị bao trùm bởi sự lạc quan ấu trĩ về sự thống trị thế giới của chủ nghĩa tư bản mà không gì hơn là sẽ chỉ cô lập nước Mỹ và tồi tệ hơn nữa sẽ đẩy nhân loại nhanh đến một Thế chiến mới. Thật khó mà nghĩ được rằng sau tất cả những gì đã xảy ra trước đây, những kỷ niệm đau buồn của chúng ta ở Viễn Đông (Trung Quốc) và Đông Nam Á (Việt Nam, Kampuchia), các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta vẫn tiếp tục đáp lại những vang vọng của quá khứ mà quên mất những hậu quả không thể tránh khỏi. Và trong buổi ban đầu của thập kỷ mới này, chúng ta lại sắp sửa lao vào cuộc đua giống như trước nhưng còn nguy hiểm hơn. Nhiều sự so sánh thực quá rõ ràng.
Cuộc khủng hoảng ở Iran mà nhiều người cho là Mỹ đã nhúng tay vào, và việc Liên Xô xâm nhập vào Afghanistan được coi giống như một sản phẩm của cuộc nổi dậy của Iran, làm cho người ta nghĩ tới một sự dập khuôn lại chiến lược dài hạn của chúng ta, một chiến lược trong đó đã một lần nữa mưu toan cung cấp một chiếc dù phòng thủ cho một vùng mà ở đó sự tranh giành địa phương và xung đột tôn giáo là những trở ngại quan trọng nhất cho bất kỳ ảnh hưởng của phương Tây nào.
Thực ra đó chỉ là một sự sắp xếp lại “học thuyết Truman” cũ, cái kế hoạch 1947 nhằm đẩy lùi làn sóng Cộng sản ở Thổ và Hy Lạp.
Cái được gọi là chủ nghĩa Cater, với tham vọng lớn hơn nhiều so với các kiểu cũ, hy vọng đối phó không những đối với “mối de doạ của chủ nghĩa bành trướng Xôviết” cổ điển mà còn cả với những vấn đề địa phương phức tạp có liên quan đến việc các tập đoàn Mỹ kiểm soát các vùng sản xuất dầu lửa. Giống như trong thời Truman - Acheson, học thuyết mới cũng vẫn dựa vào sự cần thiết phải “bảo vệ quyền lợi Mỹ”. Duy chỉ có lần này, khu vực đã thay đổi từ Đông Nam sang Tây Nam châu Á, cũng như các vùng Trung Đông, vịnh Pecxic, và Nam Á như bây giờ thường gọi.
Cũng giống như các học thuyết cũ trước đây, vấn đề vẫn là một “thống nhất hành động” bây giờ được kêu là “hợp tác địa phương” với những đồng minh bướng bỉnh, thiết lập các căn cứ quân sự trên những vùng không ổn định về mặt chính trị; đưa tới một lực lượng quân sự đầy đủ về người để bảo vệ các căn cứ đó, và khả năng có thể xung đột công khai.
Trong khi trước đây Mỹ phải đương đầu với một vấn đề độc nhất là “ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản” ở Đông Nam Á, thì ngày nay các vấn đề ở Tây Nam Á lại nhiều hơn và khác nhau hơn, rất khó giải quyết hơn và vô cùng giả dối trong kết cuộc. Bên cạnh mối đe doạ chiến lược của Xôviết, các vấn đề như sự bế tắc A Rập - Israel, cuộc cạnh tranh Ấn Độ - Pakistan, việc lôi kéo các nước sản xuất dầu vào khối thân phương Tây chống lại ảnh hưởng của Xôviết, và nguy cơ tối hậu của một cuộc đụng độ toàn diện với Liên Xô, đều là những trở ngại không thể vượt qua được để giành thắng lợi của chủ nghĩa Cater mới.
Dưới ánh sáng kinh nghiệm mới đây thật đã quá rõ là quyền lợi của Mỹ có thể được phục vụ một cách tốt nhất bằng cách rút lui khỏi sự lãnh đạo thế giới và điều chỉnh lại vai trò của mình trong công việc quốc tế. Đã lâu Mỹ không còn giữ được ưu thế tuyệt đối về quân sự và kinh tế nữa. Tây Âu và Nhật cũng không cần đến sự giúp đỡ của Mỹ nữa và tỏ ra muốn tìm kiếm một sự độc lập thích nghi với các nước khối Hiệp ước Vácsava và Liên Xô. Các quan hệ kinh tế, quân sự cũ không còn gắn bó với các mục tiêu thế giới của Mỹ nữa.
Bằng cách từ bỏ chủ nghĩa biệt lập, Mỹ có thể sẽ làm tốt hơn việc tập trung sức lực sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và chỉ giao dịch buôn bán với các nước khác trên cơ sở có đi có lại, không nhằm chỉ vì lợi ích chiến lược. Sau hết, Mỹ sẽ phấn đấu để thực hiện được sự cân bằng chủ yếu về quân sự mà không phải là giành ưu thế hơn Liên Xô. Đó chính là bài học mà chúng ta phải rút ra từ lịch sử quá khứ của chúng ta.
HẾT
Xem tiếp 2 phụ lục
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #113 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:29:26 PM »
Phụ lục 1
Bảng ghi theo niên đại các sự kiện quan trọng
- 1858-1884:
Pháp tấn công Đà Nẵng (1858), Sài Gòn (1859), sát nhập Nam Kỳ (1867), đánh Hà Nội (1873), và đặt chế độ thuộc dịa trên toàn cõi Đông Dương, tháng 8-1884.
- 1890
19 tháng 5: Ngày sinh Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh)
- 1911
5 tháng 6: Nguyễn Tất Thành, lấy tên là “Ba” lên tàu từ Sài Gòn sang Pháp
- 1919
Tháng 1: Nguyễn Tất Thành, với tên là “Nguyễn Ái Quốc” gửi kiến nghị đến các đại biểu Hội nghị Hoà bình Versailles về vấn đề giải pháp “14 điểm” của tổng thống Wilson.
- 1920
25-30 tháng 12: Tại Đại hội “Tours”, Nguyễn Ái Quốc tán thành đảng Xã hội Pháp tham gia Quốc tế Cộng sản 3 (Comintem), và từ đó trở thành đảng viên sáng lập đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
-
1925
Tháng 6: Nguyễn Ái Quốc lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương
- 1927
Tháng 12: Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng
- 1930
3 tháng 2: Theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản (Comintem Moskva), Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba nhóm Cộng sản riêng biệt thành một đảng chính thức ở Cửu Long (Hongkong); và trong Đại hội I vào tháng 10, lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
9-10 tháng 2:
Khởi nghĩa Yên Bái - Các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng trốn sang Trung Quốc.
Tháng 9: Thành lập Xô viết Nghệ Tĩnh ở Bắc Việt Nam
-
1931
5 tháng 6: Nguyễn Ái Quốc, dưới cái tên Tống Văn Sơ, bị cảnh sát Anh bắt giữ ở Hongkong
- 1932
Nguyễn Ái Quốc được giải thoát khỏi nhà tù Hongkong và lên đường đi Maxcơva.
- 1942
14 tháng 6: Pháp thất thủ
20 tháng 7: Đô đốc Jean Decoux được cử làm toàn quyền Đông Dương thay Georges Catroux
22 tháng 9: Quân đội Nhật chiếm Bắc Đông Dương với sự chấp thuận của Pháp
Tháng 12: Hồ Chí Minh trở lại biên giới Trung Việt và bắt đầu mở một lớp đào tạo cán bộ
- 1941
8 tháng 2: Ông Hồ về Pắc Bó Việt Nam.
10-19 tháng 5: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó; Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) được thành lập.
14 tháng 8:
Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill gặp nhau, thống nhất về mục tiêu chiến tranh và đưa ra Hiến chương Bắc Đại Tây Dương.
7 tháng 12: Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) bị Nhật tấn công
-
1942
15 tháng 2: Anh đầu hàng ở Singapore
8 tháng 3: Hà Lan đầu hàng ở Java
9 tháng 4: Quân đội Mỹ ở Bataan đầu hàng
28 tháng 8: Hồ Chí Minh vượt biên giới vào Trung Quốc và bị các nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ
15 tháng 5: Quốc tế cộng sản III (Comintem) ở Moskva giải tán.
10 tháng 9: Hồ Chí Minh được Trương Phát Khuê thả khỏi nhà tù và ở lại Trung Quốc để làm việc với Đồng minh Hội.
- 1944
6 tháng 6: Đồng minh đổ bộ chiếm Normandy (Pháp)
25 tháng 8: Giải phóng Paris
6-8 tháng 9: Tướng Hurley đến Trùng Khánh làm Đại diện cho Tổng thống cạnh Chính phủ Trung Hoa.
12 tháng 9: Tướng Mordant được bí mật làm Tổng đại diện ở Đông Dương
31 tháng 10: Wedemeyer thay Stilwell làm Tư lệnh quân đội Mỹ ở Trung Quốc.
1-17 tháng 11: Gauss từ chức và tướng Hurley dược cử làm đại sứ Mỹ ở Trung Hoa
22 tháng 12: Việt Minh tăng cường hoạt động chống Pháp và chống Nhật ở Bắc Bộ và lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, sau này thành Quân đội Nhân dân Việt Nam
4-12 tháng 2: Hội nghị Yalta
9 tháng 3: Nhật giải tán Chính phủ Pháp ở Đông Dương, bắt giữ mọi lực lượng quân sự và chính trị Pháp và tuyên bố Việt Nam “Độc lập”
11 tháng 3: Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập và cộng tác với Nhật
24 tháng 3: Bộ trưởng thuộc địa thay mặt Chính phủ lâm thời Pháp ra “Tuyên bố về chính sách Pháp đối với Đông Dương”
12 tháng 4: Tổng thống Roosevelt chết, Phó Tổng thống Truman được cử làm Tổng thống
25 tháng 4: Hội nghị Liên hợp quốc khai mạc ở San Francisco
27 tháng 4: Lần đầu tiên tác giả (Patti) gặp Hồ Chí Minh
9 tháng 5: Ngày chiến thắng (V.E Day)
16 tháng 7: Khai mạc Hội nghị Potsdam - Toán “Deer” (Con Nai) của OSS đến hành dinh của Hồ Chí Minh ở trong rừng Bắc Kỳ
24 tháng 7: Tổng thống Truman ở Hội nghị Potsdam thông qua quyết định quân sự phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 16 dể phục vụ kế hoạch tác chiến.
6 tháng 8: Bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima
8 tháng 8: Liên Xô tuyên chiến với Nhật
9 tháng 8: Quả bom nguyên tử thứ hai thả xuống Nagasaki
13-15 tháng 8: Hội nghị Đảng Cộng sản Đông Dương ở Tân Trào
15 tháng 8: Nhật nhận đầu hàng vô điều kiện
16-17 tháng 8: Đại hội Quốc dân ở Tân Trào; Hồ được “bầu” làm Chủ tịch Chính phủ Lâm thời.
19 tháng 8: Hà Nội khởi nghĩa
22 tháng 8: Toán “Mercy” của OSS đổ bộ xuống Hà Nội - Tổng thống Truman và tướng De Gaulle gặp nhau ở Washington. - Cao uỷ Messmer và Cédile được thả dù xuống Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhưng cả hai đều bị Việt Minh bắt.
23 tháng 8: Trần Văn Giàu thành lập Uỷ ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ (gọi tắt là Lâm uỷ) ở Sài Gòn.
24 tháng 8: Tưởng Giới Thạch công khai tuyên bố Trung Quốc không có tham vọng đất đai ở Đông Dương thuộc Pháp.
25 tháng 8: Sài Gòn tổ chức lễ độc lập
26 tháng 8: Giáp đến chào Phái bộ Mỹ ở Hà Nội - Cuộc gặp gỡ đầu tiên ở Hà Nội giữa tác giả (Patti) và ông Hồ.
27 tháng 8: Sainteny gặp Giáp ở Hà Nội. - Cédile gặp Giàu ở Sài Gòn.
28 tháng 8: Quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới vào Đông Dương
29 tháng 8: Bà Tưởng Giới Thạch và Tổng thống Truman gặp nhau ở Washington
30 tháng 8: Công hàm đầu tiên của ông Hồ gửi Truman - Bảo Đại thoái vị
2 tháng 9: Nhật ký đầu hàng trên tàu chiến Mỹ Missouri ở vịnh Tokyo - Ngày Độc lập ở Hà Nội - Hỗn loạn nổ ra ở Sài Gòn - Những người Mỹ đầu tiên tới Sài Gòn
3 tháng 9: Đội tiền trạm quân đội Trung Quốc đến Hà Nội
4 tháng 9: Trung tá Dewey (OSS) tới Sài Gòn.
6 tháng 9: Toán quân Đội Anh và Pháp đầu tiên đến Sài Gòn
9 tháng 9: Quân Lư Hán vào Hà Nội - Cải tổ Lâm uỷ Nam Bộ
11 tháng 9: Người Trung Quốc đuổi toán người Pháp (Sainteny) ra khỏi dinh Toàn quyền ở Hà Nội
12 tháng 9: Các đơn vị đi đầu của sư đoàn thứ 20 Ấn Độ và của trung đoàn 5 RIC Pháp đáp phi cơ xuống Sài Gòn.
13 tháng 9: Tướng Gracey đến Sài Gòn với đại bộ phận quân đội của ông ta.
14 tháng 9: Tướng Lư Hán tới Hà Nội
16 tháng 9: Gặp gỡ đầu tiên giữa Lư Hán và ông Hồ - Mở đầu “Tuần lễ vàng” -
Tướng Gallagher (Mỹ) tới Hà Nội
17 tháng 9: Việt Nam kêu gọi tổng đình công ở Sài Gòn
19 tháng 9: Cédile bỏ cuộc nói chuyện với người Việt Nam ở Sài Gòn - Tướng Alessandri và Pignon đến Hà Nội
20 tháng 9: Gracey ra lệnh kiểm duyệt báo chí ở Sài Gòn
21 tháng 9: Gracey tuyên bố thiết quân luật vùng Sài Gòn, Chợ Lớn
22-23 tháng 9: Cédile cấp vũ khí cho tù binh Pháp và tiến hành một cuộc đảo chính ở Sài Gòn - Đại sứ Hurley và Wedemeyer đi Washington để họp ở Bộ Ngoại giao. - Tướng Gallagher gặp ông Hồ, Alessandri gặp Lư Hán. - Công giáo hội họp ở Hà Nội
24 tháng 9: Ông Hồ gửi công hàm thứ hai cho Tổng thống Truman
25 tháng 9:
Vụ tàn sát ở khu “Cité Hérault” (Sài Gòn)
26 tháng 9: Trung tá Dewey bị giết hại ở Sài Gòn
28 tháng 9: Gracey và Cédile bị gọi về Singapore để gặp Mounbatten và nhận lệnh phải nối lại cuộc đối thoại với người Việt Nam
30 tháng 9: Tác giả gặp ông Hồ lần cuối cùng
1 tháng 10: OSS kết thúc nhiệm vụ - Gracey mở lại cuộc đối thoại với người Việt - Tướng Hà Ứng Khâm tới Hà Nội - Mounbatten được lệnh sử dụng quân đội của Gracey để giúp đỡ người Pháp.
3 tháng 10: Trung đoàn 5RIC (Pháp) đổ bộ vào Sài Gòn.
5 tháng 10: Tướng Leclerc đến Sài Gòn - Thống đốc Long Vân bị Tưởng Giới Thạch gạt bỏ trong “Sự kiện Côn Minh”
6 tháng 10: Cuộc đối thoại giữa Cédile và Phạm Văn Bạch ở Sài gòn bị bãi bỏ
9 tháng 10: Ký hiệp định về sự vụ dân sự Anh - Pháp ở London, cho Pháp toàn quyền cai trì Nam Đông Dương từ vĩ tuyến 16
10 tháng 10: Việt Minh đánh không cảng Sài Gòn và mở đầu cuộc chiến đấu.
16 tháng 10: Chống cự cuối cùng của Việt Minh trước khi rút lui để đánh du kích.
11 tháng 11: Ông Hồ giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương và lập ra Hội Nghiên cứu Marxism Đông Dương.
26 tháng 12: Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội đồng ý thống nhất trong một Chính phủ Liên hiệp lâm thời dể tiến hành tổng tuyển cử.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #114 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:29:54 PM »
-
1946
6 tháng 1: Thực hiện cuộc tổng tuyển cử đầu tiên - Hồ Chí Minh (Việt Minh) được bầu làm Chủ tịch; Nguyễn Hải Thần (Đồng minh Hội) phó Chủ tịch; và Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân Đảng) được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao.
28 tháng 2: Ký hiệp ước Pháp - Hoa ở Trùng Khánh, qui định cho rút tất cả quân đội Trung Quốc khỏi Việt Nam vào ngày 31 tháng 3 năm 1946, để đổi lấy việc Pháp từ bỏ mọi đặc quyền ở Trung Quốc.
6 tháng 3: Sainteny ký một bản thoả hiệp với Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh ở Hà Nội, trong đó Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước độc lập trong Liên bang Đông Dương của Liên hiệp Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý không chống lại việc quân đội Pháp trở lại Đông Dương để thay thế quân Trung Quốc trong việc cho hồi hương quân đội Nhật Bản (trong một thời gian không quá 10 tháng) và để giúp cho người Việt Nam giữ gìn trật tự (trong một thời gian không ngoài 1952)
18 tháng 3: Leclerc vào Hà Nội - Bảo Đại rời Hà Nội đi Hongkong
18 tháng 4 - 11 tháng 5: Hội nghị Đà Lạt (lần thứ nhất)
1 tháng 6: Pháp công bố việc thành lập một nước Nam Kỳ “độc lập” trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
6 tháng 7 - 10 tháng 9: Hội nghị Fontainebleau.
14 tháng 9: Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet ký một tạm ước trao cho Pháp nhiều quyền không có giới hạn ở Việt Nam và không có triển vọng tự do và độc lập cho người Việt Nam
28 tháng 10 - 14 tháng 11: Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp, thông qua Chính phủ mới, thông qua một bản Hiến pháp, bầu ra một Uỷ ban thường vụ và hoãn họp
20 tháng 11: Xung đột vũ trang nghiêm trọng giữa người Pháp và Việt Nam ở Lạng Sơn và Hải Phòng. Tàu chiến Pháp bắn vào Hải Phòng làm 6.000 thường dân chết.
19 tháng 12: Pháp đòi tước vũ khí tự vệ Việt Nam và giành lại mọi quyền đảm bảo an ninh cho người Pháp. Người Việt Nam bác bỏ yêu sách của Pháp và nổ ra cuộc xung đột qui mô lớn. Cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu (1946-1954)
- 1947
Năm đầu cuộc chiến tranh Đông Dương là một thời kỳ đấu tranh giành quyền lực và lôi kéo Đồng minh. Thất vọng về sự ngoan cố của Việt Minh đòi công nhận hoàn toàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, người Pháp đã lựa chọn chính sách giành thắng lợi quân sự và loại trừ mọi cuộc điều đình có ý nghĩa với Hồ Chí Minh. Những người Quốc gia chống Cộng Việt Nam cũng đòi hỏi độc lập và ép Pháp phải dùng biện pháp thay thế ở những người Quốc gia Việt Nam và từ năm 1947 về sau đã đưa ra “giải pháp Bảo Đại”
Tháng 3: Emile Bollaert thay đô đốc D'Argenlieu làm Cao uỷ.
Tháng 5: Paul Mus, cố vấn chính trị của Bollaelt được Bảo Đại ở Hongkong cho biết ông đòi hỏi chẳng kém gì Hồ Chí Minh, ông không cai trị Việt Nam cho Pháp nhưng nếu dân chúng của ông muốn thì ông sẵn lòng xem xét lại vấn đề này trong những hoàn cảnh thích đáng.
11 tháng 5: Mus gặp gỡ với Hồ Chí Minh nhưng ông Hồ từ chối đầu hàng trước những yêu cầu của Pháp.
Tháng 7: Với ý đồ muốn gạt bỏ nhãn hiệu Cộng sản cho Chính phủ của ông ta, Hồ Chí Minh chấn chỉnh lại nội các để có sự tham gia rộng rãi của những người không Cộng sản, cho nghỉ hai trợ tá thân cận là Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng và chỉ một Bộ trưởng Quốc dân đảng là Trương Đình Tri - Nội các mới gồm 3 Cộng sản, 3 Xã hội, 3 độc lập, 2 Dân chủ và một Công giáo.
18 tháng 9: Theo đề nghị của những người Quốc gia ôn hoà chống Cộng, Bảo Đại ra tuyên bố “đáp ứng” lại yêu cầu của nhân dân Việt Nam muốn ông đứng làm trung gian hoà giải trong cuộc xung đột nên ông tỏ ý muốn “nói chuyện” với người Pháp.
Tháng 10: Tướng Valluy cho mở cuộc tiến công đầu tiên của quân viễn chinh chống lực lượng của Giáp ở Việt Bắc. Cuộc hành quân khổng lồ này là một sự thất bại to lớn.
7 tháng 12: Hiệp định vịnh Hạ Long thứ nhất. Bảo Đại và Bollaert ký một bản Hiệp định kết hợp Bảo Đại vào phong trào Quốc gia do Pháp đỡ đầu. Pháp hứa một cách mơ hồ cho Việt Nam độc lập
29 tháng 12: Cựu đại sứ Mỹ W.C. Bullitt viết bài trong tạp chí Life, chủ trương chính sách giành thắng lợi trong chiến tranh Đông Dương bằng cách lôi kéo người Việt Nam rời bỏ Hồ đi theo một phong trào ủng hộ Bảo Đại ở Pháp, ý kiến của Bullitt được coi như là Mỹ tỏ đồng tình với “giải pháp Bảo Đại” đã được đưa ra lúc đó.
- 1948
Sau khi ký Hiệp định Hạ Long lần thứ nhất, Bảo Đại nghi ngờ sự trung thực của Pháp nên lại tách mình khỏi Pháp. Ông bỏ sang châu Âu 4 tháng trong khi các nhà ngoại giao Pháp vẫn cố gắng bám theo.
Tháng 3: Bảo Đại về Hongkong và Pháp lại cố gắng phá vỡ sự bế tắc.
20 tháng 5: Tướng Xuân nhờ vào sự giúp đỡ của Bollart và sự ủng hộ của một số đi theo Bảo Đại thành lập một Chính phủ Lâm thời.
27 tháng 5: Xuân đưa chính phủ của ông ra mắt Bảo Đại ở Hongkong, nhưng Bảo Đại từ chối không chấp nhận vì Pháp không đảm bảo cho Việt Nam độc lập thống nhất.
5 tháng 6: Bollaert và Xuân, với sự có mặt của Bảo Đại (để chứng kiến) gặp nhau lần thứ hai ở Hạ Long. Lại ký một Hiệp định mới, trong đó nước Pháp “công khai và trịnh trọng” công nhận nền độc lập của Việt Nam - nhưng đặc biệt giữ lại quyền kiểm soát công tác đối ngoại và quân đội và sẽ chuyển giao các chức năng khác của Chính phủ trong những cuộc điều đình sau này - nhưng thực tế Việt Nam chẳng được trao cho quyền hành gì.
7 tháng 6: Hồ Chí Minh tố cáo Chính phủ của Xuân là bù nhìn của Pháp.
11 tháng 7: Bảo Đại lại giận dỗi bỏ đi châu Âu và trước đó, ngày 5 tháng 6 báo cho Bollaert biết ông ta không gắn bó với Hiệp định Hạ Long lần thứ hai.
Tháng 10: Léon Pignon thay Bollaert làm Cao uỷ
- 1949
31 tháng 1: Bắc Kinh rơi vào tay Trung Cộng, làm dấy lên hy vọng của Việt Minh có được một đồng minh hết sức hữu nghị ở giáp biên giới phía bắc.
8 tháng 3: Hiệp định Elysée được ký kết. Pháp khẳng định một lần nữa qui chế Việt Nam là một quốc gia liên hiệp trong Liên hiệp Pháp, đồng ý việc thống nhất Việt Nam và đặt Việt Nam dưới quyền cai trị của người Việt. Nhưng Pháp vẫn nắm quân đội và công tác đối ngoại, và chỉ hứa có thể điều đình về các mặt khác của nền tự trị.
13 tháng 6: Bảo Đại về Sài Gòn và nhận chức Quốc trưởng
14 tháng 6: Chính phủ Nam Kỳ đề nghị với Bảo Đại xin giải thể để về nguyên tắc thống nhất vào quốc gia Việt Nam mới
1 tháng 7: Bảo Đại chính thức tuyên bố thành lập Quốc gia Việt Nam. Như vậy, lúc đó có hai nước Việt Nam, của Hồ Chí Minh (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) và của Bảo Đại.
21 tháng 9 - 1 tháng 10: Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Bình tuyên bố thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bắc Bình đổi thành Bắc Kinh và trở thành Thủ đô của Trung Quốc và Mao Trạch Dông làm Chủ tịch.
Tháng 11: Quân đội Trung Cộng đến sát biên giới Trung - Việt. Lư Hán (ở Vân Nam) đầu hàng quân đội Mao ngày 9 tháng 12. 3 vạn quân Quốc dân đảng Trung Quốc rút sang Việt Nam và đề nghị chiến đấu chống lại “mọi lực lượng Cộng sản” bên cạnh người Pháp, nhưng đã bị từ chối.
- 1950
18 tháng 1: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hai bên ký một Hiệp định thương mại Bắc Kinh về viện trợ vật chất và quân sự.
30 tháng 1: Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
4 tháng 2: Mỹ mở rộng sự công nhận ngoại giao đối với Chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại)
16 tháng 2: Pháp đề nghị Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh Đông Dương.
21 tháng 2: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra lệnh “tổng động viên”
Tháng 2: Việt Minh lần đầu tiên tấn công qui mô lớn cứ điểm Pháp ở Lào Cai và đánh bại Pháp.
19 tháng 3: Việt Minh biểu tình ở Sài Gòn chống lại sự có mặt của hai tàu chiến Mỹ ở cảng đến để biểu thị sự ủng hộ Chính phủ Bảo Đại.
1 tháng 5: Tổng thống Truman chuẩn chi 10 triệu dollar viện trợ các đồ quân dụng cấp tốc cho Đông Dương
8 tháng 5: Mỹ gửi viện trợ kinh tế và quân sự cho Đông Dương nhưng trao cho Pháp quản lý, không đưa qua “Chính phủ” Bảo Đại.
25 tháng 5: Quân đội Giáp tấn công và chiếm đồn Đông Khê trên đường số 4 (14 dặm nam Cao Bằng) 27 tháng 6: Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, Truman ra lệnh nhanh chóng tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và các nước Liên hiệp ở Đông Dương. Ông đã cho phép gửi một đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) sang Đông Dương. 29 tháng 6: Khai mạc hội nghị Pau ở Pháp để giải quyết việc chuyển giao một số công sở và kiểm soát tài chính cho người Việt. Hội nghị tiếp tục đến tháng 11. 2 tháng 8:
25 tháng 5: Quân đội Giáp tấn công và chiếm đồn Đông Khê trên đường số 4 (14 dặm nam Cao Bằng) 27 tháng 6: Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, Truman ra lệnh nhanh chóng tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và các nước Liên hiệp ở Đông Dương. Ông đã cho phép gửi một đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) sang Đông Dương. 29 tháng 6: Khai mạc hội nghị Pau ở Pháp để giải quyết việc chuyển giao một số công sở và kiểm soát tài chính cho người Việt. Hội nghị tiếp tục đến tháng 11. 2 tháng 8:
Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG) gồm 35 người đến Sài Gòn
16 tháng 9 - 2 tháng 11: Việt Minh đánh cho quân Pháp phải rút lui khỏi miền bắc Bắc Kỳ
7 tháng 12: Tướng De Lattre de Tassigny thay tướng M. Carpentier làm Tổng tư lệnh quân viễn chinh và thay Léon Pignon làm Cao uỷ
- 1951
13 tháng 1 - 29 tháng 5: Giáp mở ba cuộc tấn công lớn chống Pháp nhưng không thành công, bị tổn thất 9.000 người và nhiều vũ khí, trang bị. Ông rút về Việt Bắc tháng 6 để xem xét lại vấn đề chiến lược và chiến thuật.
11-19 tháng 2: Tại Đại hội thống nhất Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (lập ra từ tháng 5-1946), thành lập một mặt trận rộng rãi gọi là Liên Việt.
3 tháng 3: Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh giải tán tháng 11-1945 xuất hiện trở lại với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam
Tháng 4: Hoàng Văn Hoan được cử làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
7 tháng 9: Mỹ ký hiệp định hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam, Lào, Campuchia ở Sài Gòn.
Tháng 11: Thượng nghị sĩ John F. Kennedy sau một cuộc viếng thăm ngắn đến Sài Gòn đã tuyên bố nhân dân Đông Dương rất ít ủng hộ Chính phủ Việt Nam thân Pháp.
Tháng 4: Jean Letoumeau được cử làm Cao uỷ Pháp thay tướng De Lattre de Tassigny chết vì ung thư ngày 11-1-1952 - Nguyễn Lương Bằng được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên ở Liên Xô
Tháng 6: Mỹ cam kết dính líu sâu vào việc ủng hộ cuộc chiến tranh Đông Dương và đã chịu gánh 1/3 chi phí về cuộc chiến tranh.
Tháng 7: Hiệp định trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ở Bắc Kinh. Mỹ nâng qui chế Phái bộ ở Sài Gòn lên thành Đại sứ quán. Đại sứ Donald Heath trình uỷ nhiệm thư với Bảo Đại. Việt Nam cũng đặt Đại sứ quán ở Washington
Tháng 10: Bảo Đại sau khi mất sự ủng hộ về chính trị, rút lui khỏi chính trường
Tháng 11: Áp lực của Việt Minh buộc Pháp phải rút lui khỏi vùng Việt Bắc và Việt Minh đã chiếm lại một khu vực rộng lớn trước kia do Pháp kiểm soát
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #115 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:30:35 PM »
- 1953
5 tháng 3 Stalin chết
13-30 tháng 4: Giáp mở cuộc tấn công lớn ở Lào, buộc Pháp phải rút lui khỏi Sầm Nưa (13-4), bao vây Cánh đồng Chum (23-4), chiếm Luang Prabang (30-4) và thành lập Chính phủ kháng chiến Pathet Lào.
28 tháng 5: Tướng Navarre thay tướng Salan làm Tổng tư lệnh và cho thực hiện “Kế hoạch Navarre” tai hại.
27 tháng 7: Đình chiến ở Triều Tiên
Tháng 7: Trung Quốc gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Minh
4 tháng 8: Tổng thống Eisenhower nhấn mạnh nhu cầu phải ngăn chặn xâm lược của Cộng sản để “cứu lấy phần còn lại của châu Á”
Tháng 9: Ngô Đình Nhu (em Ngô Đình Diệm) thất bại trong âm mưu hạ uy tín của Bảo Đại, lật đổ Chính phủ Nguyễn Văn Tâm và công khai chống lại người Pháp.
20 tháng 11: Pháp cố thủ ở Điện Biên Phủ trong khi Giáp tiến hành cuộc bao vây.
29 tháng 11: Hồ Chí Minh đề nghị một lần cuối cùng hoà hoãn với người Pháp
17 tháng 12: Bảo Đại thay Thủ tướng Tâm bằng người chú của ông ta: Hoàng thân Bửu Lộc.
- 1954
4 tháng 1: Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc về quân sự, tướng Navarre cho thực hiện “kế hoạch” của ông ta nhằm càn quét quân của Giáp khỏi vùng duyên hải Trung Kỳ - Kế hoạch thất bại và đầu tháng 3, Navarre cho rút quân về để tăng cường củng cố cứ điểm Điện Biên Phủ.
25 tháng 1 - 19 tháng 2: Hội nghị Berlin (Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô) họp để thảo luận giải quyết vấn đề chiến tranh Triều Tiên và cũng đồng ý triệu tập hội nghị ở Genève để tìm biện pháp giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương.
13 tháng 3 - 7 tháng 5: Việt Minh mở một loạt các cuộc tấn công qui mô lớn đánh Điện Biên Phủ.
8 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ
7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được Bảo Đại chỉ định làm thủ tướng của Quốc gia Việt Nam, còn Bảo Đại vẫn được công nhận là Quốc vương chính thức hợp hiến.
21 tháng 7: Ký kết Hiệp định Genève, trong đó có điều khoản chia Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17 thành Bắc và Nam trong khi chờ đợi tổng tuyển cử thống nhất
9 tháng 10: Toán quân cuối cùng của Pháp rời Hà Nội.
24 tháng 10: Tổng thống Eisenhower đồng ý viện trợ kinh tế trực tiếp cho Nam Việt Nam.
- 1955
12 tháng 2: Mỹ tiếp quản việc huấn luyện cho quân đội Nam Việt Nam.
19 tháng 2: Việt Nam, Lào, Campuchia được đặt thuộc phạm vi của khối SEATO
23 tháng 10: Trưng cầu dân ý ở Nam Việt Nam phế truất Bảo Đại.
26 tháng 10: Ngô Đình Diệm tuyên bố lập Cộng hoà Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà) và Diệm trở thành Tổng thống.
12 tháng 12: Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hà Nội đóng cửa
-
1956
20 tháng 7: Không có tổng tuyển cử như Hiệp định Genève qui định
3 tháng 1: Uỷ ban kiểm soát quốc tế báo cáo cả Bắc và Nam không nơi nào thực hiện các lời cam kết trong Hiệp định Genève
22 tháng 10: Cơ quan Mỹ ở Sài Gòn bị các phần tử Cộng sản đánh bom
- 1958
Tháng 1: Du kích Cộng sản bắt đầu hoạt động tại Nam Việt Nam
Tháng 2: Uỷ ban kiểm soát quốc tế chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn
- 1959
Tháng 4 - tháng 7: Những người chống Chính phủ Diệm được Cộng sản miền Nam hỗ trợ tiến hành chiến dịch phá hoại và khủng bố. Hai cố vấn quân sự Mỹ ở Biên Hoà bị chết một trận khủng bố.
Đây là lần thứ hai thương vong, lần thứ nhất là Trung tá Dewey bị giết hại ngày 26-9-1945
- 1960
17 tháng 4: Chính phủ Hồ Chí Minh phản đối với Liên Xô và Anh về việc mở rộng Phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG).
5 tháng 5: Mỹ tuyên bố đến cuối năm sẽ tăng thêm nhân viên US-MAAG từ 327 lên 685 người
Tháng 6 - tháng 10: Tình trạng khủng bố phát triển mạnh ở Nam Việt Nam
11-13 tháng 11: Một cuộc đảo chính quân sự chống Diệm bị thất bại trong khi Mỹ thúc giục Diệm phải mở rộng cơ sở chính trị của chính phủ, thực hiện cải cách triệt để, và phải có hành động tích cực chống lại nạn tham nhũng.
20 tháng 12:
Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và thường được gọi là Việt Cộng.
- 1961
28 tháng 1: Tổng thống Kennedy chấp thuận kế hoạch chống bạo loạn tại Nam Việt Nam
29 tháng 1: Đài Hà Nội hoan nghênh việc thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc
12 tháng 6: Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng gặp nhau ở Bắc Kinh, lên án Mỹ can thiệp và xâm lược vào Nam Việt Nam.
12 tháng 8: Tổng thống Mỹ nói sẽ làm hết sức mình để cứu Việt Nam khỏi Cộng sản.
25 tháng 9: Tổng thống Kennedy tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, cảnh cáo về những mây mù chiến tranh trên bầu trời Việt Nam.
18 tháng 10: Diệm tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Nam Việt Nam
14 tháng 12: Tổng thống Kennedy hứa tăng viện cho Nam Việt Nam
1 tháng 12 Lực lượng quân sự Mỹ ở Việt Nam đạt tới 3.200 người.
- 1962
8 tháng 2: Mỹ đặt Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Việt Nam (MACV)
18 tháng 2:
Robert Kennedy đến Sài Gòn tuyên bố quân đội Mỹ sẽ ở lại Việt Nam cho tới khi nào Việt Cộng bị đánh bại.
24 tháng 2: Đài Bắc Kinh đưa tin “Mỹ đang theo đuổi một cuộc chiến tranh không tuyên bố ở Nam Việt Nam” và yêu cầu Mỹ rút quân và trang bị khỏi miền Nam.
17 tháng 3: Hãng thông tấn TASS Liên Xô lên án Mỹ đang tạo ra “Một nguy cơ nghiêm trọng đe doạ hoà bình” và yêu cầu quân đội Mỹ rút ngay khỏi miền Nam.
Tháng 4: Quân số Mỹ ở Nam Việt Nam lên tới 5.400 người
15 tháng 5: Tổng thống Kennedy đưa quân Mỹ tới Thái Lan vì tình hình Lào trở nên xấu.
20 tháng 8: Sihanouk đòi hỏi Tổng thống Kennedy đảm bảo nền trung lập của Campuchia, nếu Mỹ từ chối ông sẽ yêu cầu Trung Cộng.
31 tháng 12: Lực lượng Mỹ ở miền Nam lên tới 11.300 người.
- 1963
2-3 tháng 1: Hai trăm quân Việt Cộng đã đánh bại một cách thảm hại 2.000 quân Nam Việt Nam tại Ấp Bắc trong vùng châu thổ sông Mekong, 3 người Mỹ chết, đưa tổng số lên thành 30 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.
8 tháng 5 - 16 tháng 6: Quân đội Việt Nam Cộng hoà bắn vào quần chúng trong một buổi lễ Phật giáo ở Huế. Nổ ra biểu tình của tín đồ Phật giáo ở Huế và Huế thiết quân luật (3-6).
Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn (11-6). Quân Diệm dùng võ lực đàn áp các cuộc nổi loạn (16-6)
4 tháng 8: Một nhà sư thứ hai tự thiêu chết
20-21 tháng 8: Cảnh sát Diệm tấn công chùa Xá Lợi và thiết quân luật trong toàn quốc (miền Nam)
25 tháng 8: Sinh viên biểu tình ở Sài Gòn, hàng trăm người bị bắt.
27 tháng 8: Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nam Việt Nam.
16 tháng 9: Bãi bỏ thiết quân luật
Tháng 10: Quân số Mỹ tổng cộng 16.500 người
1 tháang 11: Diệm và Nhu bị giết trong một cuộc đảo chính quân sự.
Nhóm lãnh đạo quân sự do tướng Dương Văn Minh cầm đầu biểu thị sự tin cậy ở Mỹ và hứa tiếp tục cuộc chiến tranh chống Việt Cộng.
7 tháng 11: Mỹ công nhận Chính phủ Lâm thời do cựu phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng.
22 tháng 11: Tổng thống Kennedy bị ám sát. Tổng thống kế nhiệm Johnson đảm bảo Mỹ tiếp tục ủng hộ Nam Việt Nam.
- 1964
30 tháng 1: Pháp đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. - Tướng Nguyễn Khánh lật đổ nhóm lãnh đạo quân sự.
8 tháng 2: Tướng Khánh cử tướng Dương Văn Minh mới bị truất làm Quốc trưởng và tự phong là thủ tướng.
2-3 tháng 5: Những người khủng bố đánh chìm tàu chở máy bay Mỹ Card ở cảng Sài Gòn và ném bom vào toán Mỹ đến thăm tàu.
20 tháng 6: Tướng Westmoreland nắm quyền chỉ huy MACV
27 tháng 7: Quân số Mỹ đạt mức 21.000
2 tháng 8: Tàu chiến Mỹ Maddox và Turner Joy báo cáo bị pháo thuyền Bắc Việt Nam tấn công.
7 tháng 8: Theo yêu cầu của Tổng thống Johnson, Quốc hội Mỹ chấp nhận Nghị quyết về “Vịnh Bắc Bộ” (Nghị quyết Đông Nam Á)
16 tháng 8 - 13 tháng 9:
Tướng Khánh gạt tướng Minh khỏi chức Quốc trưởng. Sinh viên biếu tình buộc Hội đồng Cách mạng thành lập bộ ba độc tài gồm tướng Khánh, Minh, và Trần Thiện Khiêm để lãnh đạo đất nước.
21 tháng 12: Rạn nứt nghiêm trọng giữa nhóm lãnh đạo quân sự và chính quyền Mỹ. Khánh tuyên bố quân đội Việt Nam không chiến đấu “để thực hiện chính sách của bất kỳ nước ngoài nào”
24 tháng 12: Việt Cộng đặt bom khu cư xá sĩ quan Mỹ ở Sài Gòn, giết chết 2 và làm bị thương 52 người Mỹ và 13 người Việt Nam.
-
1965 1 tháng 1 - 7 tháng 2: Du kích Việt Cộng tấn công và mở nhiều trận đánh làm thiệt hại nặng nề cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và các căn cứ Mỹ ở Bình Giã và căn cứ không quân ở Pleiku. Tổng thống Johnson ra lệnh đánh trả đũa vào Bắc Việt Nam. 9 tháng 2: Mỹ và Nam Việt Nam ném bom các căn cứ của Bắc Việt Nam trong khi Thủ tướng Kossigin (Liên Xô) đang ở Hà Nội và hứa tăng cường viện trợ cho chính phủ Hồ Chí Minh. 30 tháng 3: Việt Cộng tập kích Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, giết 20, làm bị thương 175. Tháng 2 - tháng 6: Trong cuộc điều tra của Viện Gallup vào tháng 2, 60% số người được hỏi muốn giải quyết vấn đề Đông Nam Á qua con đường của Liên hợp quốc Logged ngao5 Cựu chiến binh * Bài viết: 756 Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti « Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:32:15 PM »
1965 1 tháng 1 - 7 tháng 2: Du kích Việt Cộng tấn công và mở nhiều trận đánh làm thiệt hại nặng nề cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và các căn cứ Mỹ ở Bình Giã và căn cứ không quân ở Pleiku. Tổng thống Johnson ra lệnh đánh trả đũa vào Bắc Việt Nam. 9 tháng 2: Mỹ và Nam Việt Nam ném bom các căn cứ của Bắc Việt Nam trong khi Thủ tướng Kossigin (Liên Xô) đang ở Hà Nội và hứa tăng cường viện trợ cho chính phủ Hồ Chí Minh. 30 tháng 3: Việt Cộng tập kích Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, giết 20, làm bị thương 175. Tháng 2 - tháng 6: Trong cuộc điều tra của Viện Gallup vào tháng 2, 60% số người được hỏi muốn giải quyết vấn đề Đông Nam Á qua con đường của Liên hợp quốc Logged ngao5 Cựu chiến binh * Bài viết: 756 Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti « Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:32:15 PM »
Tháng 3: Quân số Mỹ đạt 27.000
Giữa tháng 4: Liên Xô và Bắc Việt Nam đề nghị một chương trình 4 điểm để thương lượng, trong đó có vấn đề rút quân đội nước ngoài và thống nhất hai miền Nam Bắc bằng tuyển cử tự do. Mỹ đã đáp 1ại bằng cách tăng thêm quân số thành 46.500 người vào giữa tháng 5.
Sau một loạt các cuộc đấu đá nhau giữa tướng Khánh và tướng Minh để giánh ưu thế, tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền kiểm soát Hội đồng Quân sự (tháng 2).
Đến tháng sáu (12-18), thủ tướng Phan Huy Quát bị buộc phải từ chức, Tư lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng, Nguyễn Văn Thiệu làm Quốc trưởng và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp (24-6).
8 tháng 7: Henry Cabot Lodge thay tướng Taylor làm đại sứ ở Nam Việt Nam.
15 tháng 7: Đại sứ W.A. Harriman bắt đầu những cuộc đàm thoại không chính thức về Việt Nam với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kossigin.
28 tháng 7: Mỹ tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam đặc biệt mạnh mẽ chống lại các căn cứ tên lửa SAM. Mac Namara đưa ra vấn đề tăng cường hoạt động mặt đất của Mỹ ở Nam Việt Nam.
Tháng 10-11: Các cuộc biểu tình chống chiến tranh bắt đầu nổ ra tại các thành phố Mỹ. Washington tuyên bố quân số Mỹ ở Việt Nam là 148.000 (23-10). Hai chiến sĩ hoà bình tự thiêu trước cửa Lầu Năm Góc và trụ sở Liên hợp quốc (2 và 9 tháng 11)
3 tháng 12: Mỹ tăng cường ném bom Lào để chặn sự xâm nhập qua đường mòn Hồ Chí Minh.
24-25 tháng 12: Mỹ và Việt Cộng thoả thuận ngừng bắn 36 giờ ngày lễ Noel và Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.
- 1966
Tháng 1: Hồ Chí Minh tuyên bố Mỹ phải chấp nhận kế hoạch hoà bình của Hà Nội thì chiến tranh mới chấm dứt. Một tuần sau, Tổng thống Johnson công bố ý định ném bom trở lại sau thời gian ngừng 37 ngày.
Tháng 2: Tổng thống Johnson, Thiệu và Kỳ họp tại Honolulu (6-8 tháng 2) và chủ trương tiếp tục cuộc chiến tranh. Tướng Taylor điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng nghị viện nói Mỹ có ý định tiến hành chiến tranh hạn chế ở Việt Nam (17-2).
Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy gợi ý Việt Cộng có thể được mời tham gia vào một chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam (19-2).
1-5 tháng 3: Tổng thống Johnson nhắc lại lời kêu gọi hoà bình và một lần nữa đề nghị viện trợ cho Hà Nội. Mac Namara thông báo số quân nhân Mỹ ở Việt Nam là 215.000 người và yêu cầu ném bom các kho dầu ở Bắc Việt Nam. Tướng Taylor đề nghị thả mìn phong toả cảng Hải Phòng
10 tháng 3 - 6 tháng 4: Chính phủ Nam Việt Nam gặp khủng hoảng chính trị. Tướng đã bị cách chức Nguyễn Chánh Thi phát động chống chống đối và đấu tranh ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn, yêu cầu thành lập Chính phủ dân sự. Thủ tướng Kỳ cho sử dụng vũ lực đối phó ở Đà Nẵng, tranh thủ thoả hiệp với những người Phật giáo chống đối và đồng ý tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới
.
12-20 tháng 4: Mỹ bắt đầu cho B.52 ném bom Bắc Việt Nam. Mac Namara nói số quân Mỹ là 245.000 người, cộng với 50.000 nhân viên hải quân ngoài khơi
Tháng 5: Tiếp tục rối loạn chính trị ở Nam Việt Nam do Phật giáo và sinh viên nổi dậy ở Huế và Đà Nẵng chống lại chế độ quân phiệt của Kỳ và việc Mỹ ủng hộ Chính phủ Kỳ. Thư viện và trung tâm văn hoá thông tin Mỹ (USIS) ở Huế bị đập phá và đốt cháy (26-5). Lãnh sự quán và cơ quan Mỹ ở Huế bị đốt (31-5)
Tháng 6: Mỹ tiếp tục tăng cường quân sự. Tổng thống Jonhson kêu gọi đàm phán hoà bình không điều kiện. Mỹ leo thang chiến tranh, ném bom ngoại ô Hà Nội và Hải Phòng
Tháng 7: Tướng Thiệu yêu cầu tăng cường hoạt động không quân đánh Bắc Việt Nam và đề nghi xâm lược miền Bắc để giành chiến thắng. - Được báo cáo là Hà Nội có ý định đưa các tù binh chiến tranh ra xử là tội phạm chiến tranh, nên Tổng thư ký Liên hợp quốc U Thant đã cấp tốc báo cho hai bên biết phải tuân thủ Hiệp ước Genève 1949 về đối xử với các tù binh chiến tranh. -
Trả lời điện của Giám đốc hãng CBS, Hồ Chí Minh tuyên bố “Không có vấn đề xử án các tù binh chiến tranh Mỹ trong lúc này” (23-7)
1 tháng 9: Tổng thống De Gaulle phát biểu khi đến thăm Campuchia, báo cho Mỹ biết cần phài tiến hành rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam trước khi có thể đi đến thương lượng hoà giải và đề nghị với Mỹ đưa ra một chương trình rút lui quân sự để làm tiền đề cho các cuộc thương lượng quốc tế.
5 tháng 9: Tổng thống Jonson đáp lại ông sẽ công bố chương trình của Mỹ khi mà Cộng sản cũng đưa ra một chương trình tương tự.
Tháng 10: Mac Namara, sau một cuộc viếng thăm Việt Nam, tuyên bố rằng “công việc bình định đã thụt lùi” và việc ném bom đã không “tác động mạnh mẽ đến tinh thần của Hà Nội”
Tháng 11: Nhà Trắng chấp thuận cho mở rộng danh sách các mục tiêu ném bom. -
Việt Cộng đề nghị ngừng bắn 48 tiếng trong các ngày lễ Noel, năm mới và Tết (8-12 tháng 2). Nam Việt Nam đồng ý.
Tháng 12: Máy bay ném bom Mỹ bắt đầu các cuộc đánh lớn vào các mục tiêu khu vực sát Hà Nội. Đồng thời có đối thoại ở Vacsava đữa Đại sứ Mỹ Gronouski và Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Rapacki với mục đích đặt quan hệ trực tiếp với các nhà ngoại giao Bắc Việt Nam ở Vacsava. Hội đàm đã ngừng sau khi Mỹ ném bom thành phố Hà Nội vào tháng 12.
Mỹ muốn tiếp tục nói chuyện nên đã đồng ý không cho ném bom trong vòng 10 dặm quanh trung tâm Hà Nội. Harrison Salisburry của báo New York Times, có mặt ở Hà Nội trong ngày lễ Noel, xác định phi cơ Mỹ đã ném bom vào khu vực dân thường. - Lực lượng quân Mỹ lên tới 389.000 người
- 1967
1-8 tháng 1: Mặc dù có ý kiến của Mac Namara muốn xuống thang trong việc Mỹ dính 1íu quân sự vào Việt Nam (tháng 10-11 năm 1966),
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Đại sứ Lodge nài với Tổng thống Jonhson chấp thuận đề nghị xin tăng thêm quân của Westmoreland
10 tháng 1: Tống thống Johnson (trong Thông điệp gửi quốc dân) bênh vực cho sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam và nói ông sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh dù cho phải “trả giá đắt hơn, mất mát nhiều hơn và khổ não nhiều hơn nữa”. Các quan chức sứ quán Mỹ bắt đầu một loạt các cuộc gặp gỡ với đại biện lâm thời Bắc Việt Nam ở Mátxcva.
6 tháng 2: Chủ tịch Kossygin (Liên Xô) đến London để hội đàm với các quan chức Anh
8-12 tháng 2: Ngừng bắn nhân dịp Tết
14 tháng 2: Kossygin trở về Mátxcơva. - Mỹ tiếp tục hoạt động không quân chống Bắc Việt Nam.
15 tháng 2: Mac Namara lại lên tiếng không thể thắng trận chỉ bằng cách ném bom không thôi
27 tháng 2 - 10 tháng 3: Tổng thống Johnson ra lệnh thực hiện những hoạt động quân sự kiểu mới để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh và cho phép ném bom các mục tiêu công nghiệp Bắc Việt Nam mà trước đây vẫn phải tránh.
15 tháng 3: Ellsworth Bunker thay Lodge làm đại sứ tại Nam Việt Nam
Tháng 4: Khoảng chừng 10 vạn người biểu tình chống chiến tranh ở New York và San Francisco
Tháng 5: Lần đầu tiên quân đội Mỹ và Nam Việt Nam tiến vào khu phi quân sự, và Mỹ cho oanh tạc nhà máy điện Hà Nội cách trung tâm thành phố một dặm về phía bắc.
22 tháng 6: Lực lượng quân Mỹ đạt 463.000. Lực lượng Cộng sản được phỏng đoán là 294.000, bao gồm 50.000 quân chính quy Bắc Việt Nam.
12 tháng 7: Tướng Thiệu nói đất nước ông cần có thêm quân đội Mỹ và không chịu ra lệnh tổng động viên ở Nam Việt Nam vì sợ tác hại đến nền kinh tế
Tháng 8: Tổng thống Johnson thông báo tăng quân ở Việt Nam lên đỉnh cao là 523.000 (3-8). Tổng thống cũng thông qua việc oanh tạc các mục tiêu mới (8-8). Trong bản thuyết trình tại Uỷ ban Liên lạc Đối ngoại Thượng nghị viện, N.B. Kazenbatch, thứ trưởng ngoại giao, nói là Nghị quyết vịnh Bắc Bộ cho Tổng thống quyền sử dụng quân đội Mỹ mà không cần phải có tuyên chiến chính thức (17-8). Mac Namara phát biểu tại tiểu ban Thượng nghị viện là Bắc Việt Nam không thể “bị ném bom tại bàn hội nghị” và lập luận chống lại việc mở rộng chiến tranh (25-8) nhưng Uỷ ban vẫn đề nghị với Tổng thống gia tăng hơn nữa cuộc chiến tranh trên không (31-8)
1 tháng 9: Việt Cộng tuyên bố mục tiêu chính trị của họ là lật đổ chế độ Sài Gòn và thiết lập một “Chính phủ dân chủ đoàn kết quốc gia” gồm các đại diện của nhiều đảng phái.
3 tháng 9: Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng thống. Trương Dình Dzu, ứng cử viên hoà bình, bị xếp sát nút thứ hai.
29 tháng 9: Tổng thống Johnson tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam ngay “nếu điều đó đưa đến được những cuộc thảo luận xây dựng”
31 tháng 10: Các tướng Thiệu và Kỳ nhậm chức Tổng thống và Phó Tổng thông; Thiệu cử Nguyễn Văn Lộc làm Thủ tướng.
11 tháng 11: Tổng thống Johnson đề nghị gặp các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam trên một tàu của nước trung lập ở biển trung lập. Bắc Việt Nam bác bỏ đề nghị (14-11)
16 tháng 11: Uỷ ban Đối ngoại Thượng nghị viện thông qua hai nghị quyết về “Tinh thần Thượng nghị viện”: 1 - Nhắc nhở Tổng thống sau này không được đưa quân đội Mỹ hoạt động mà không có “thái độ chấp thuận” của Quốc hội theo đúng qui định của Hiến pháp; 2- Đề nghị Tổng thống đưa vấn đề Việt Nam ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
30 tháng 11: Tổng thống Johnson cử Mac Namara làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. - Thượng nghị viện nhất trí thông qua quyết định của Thượng nghị sĩ Mansfield yêu cầu Tổng thống đưa vấn đề Việt Nam ra trước Liên hợp quốc.
27-29 tháng 12: Sihanouk doạ sẽ yêu cầu quân tình nguyện từ Trung Quốc và các nước Cộng sản khác, nếu quân đội Mỹ vượt biên giới vào Kampuchia, trừ trường hợp Mỹ phải đuổi theo sát các quân đội thù địch đã xâm nhập vào Kampuchia một cách bất hợp pháp và ở các vùng hẻo lánh. Trung Quốc tỏ sẵn sàng ủng hộ Kampuchia nếu Mỹ mở rộng chiến tranh vào đất nước này.
- 1968
1-2 tháng 1: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố Hà Nội “sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề thích đáng” sau khi Mỹ đã ngừng “không điều kiện” ném bom Bắc Việt Nam. Mỹ lại tiếp tục cho không quân đánh vào Bắc Việt Nam ngày hôm sau
29-31 tháng 1: Các nước đồng minh bãi bỏ cuộc ngừng bắn đã định vào ngày Tết và Cộng sản đã mở nhiều cuộc tấn công lớn vào các đô thị Nam Việt Nam. Việt Cộng một lúc đã tràn vào chiếm khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và Tổng thống Thiệu đã ra lệnh thiết quân luật.
3 tháng 4: Bắc Việt Nam đề nghị gặp gỡ với Mỹ “nhằm quyết định với phía Mỹ ngừng không điều kiện cáo cuộc oanh tạc và các hoạt động chiến tranh khác để cuộc thương lượn về hoà bình có thể bắt đầu tiến hành được
3-13 tháng 5: Mỹ chấp nhận đề nghị của Hà Nội để gặp nhau ở Paris hội đàm sơ bộ. Mỹ và phái đoàn Cộng sản họp phiên ở Parỉs (16-5)
8 tháng 8: Nixon, ứng cử viên Tổng thống, đại diện đảng Cộng hoà, tuyên bố sẽ đưa ra một chương trình phi Mỹ hoá dần cuộc chiến tranh và thực hiện hoà bình trong danh dự.
31 tháng 10: Tổng thống Johnson tuyên bố “Mỹ sẽ ngừng mọi cuộc bắn phá của hải quân, không quân và pháo binh” chống Bắc Việt kề từ ngày 1-11. Tổng thống Thiệu nói Mỹ đã hành động một cách đơn phương.
6 tháng 11: R.M. Nixon được bầu làm Tổng thống
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #117 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:32:41 PM »
- 1969
Tháng 1: H.C. Lodge thay Harriman làm trưởng đoàn điều đình (5-1) và bắt đầu buổi họp có chất lượng đầu tiên trong hội đàm ở Paris (25-1)
23 tháng 2: Quân đội Cộng sản mở một cuộc tổng tấn công ở Nam Việt Nam.
6 tháng 3: Bộ Quốc phòng thông báo quân đội Mỹ có 541.000 người, đỉnh cao nhất của việc tham gia của Mỹ vào Việt Nam
8 tháng 6 Tổng thống Nixon gặp Thiệu tại đảo Midway và thông báo sẽ rút 25.000 quân Mỹ vào cuối tháng 8.
23 tháng 7: Tại Guam, Tổng thống Nixon chỉ ra rằng trong tương lai, Mỹ sẽ tránh các trường hợp như ở Việt Nam bằng cách hạn chế sự giúp đỡ của Mỹ vào viện trợ kinh tế và quân sự hơn là tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu. Đó là “học thuyết Nixon”
2 tháng 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh chết
16 tháng 9: Tổng thống Nixon tuyên bố cuộc rút quân lần hai. 35.000 người
15 tháng 11: Phong trào chống chiến tranh tập hợp một số rất lớn quần chúng về Washington và các thành phố quan trọng khác, yêu cầu kết thúc cuộc chiến đấu và rút nhanh quân đội Mỹ về nước.
15 tháng 12: Tổng thống Nixon tuyên bố cuộc giảm quân lần thứ ba 50.000 người vào tháng 4-1970, số quân lúc đó là 479.500.
- 1970
18 tháng 3: Sihanouk bị lật khỏi ghế Quốc trưởng do thống chế Lonnol làm đảo chính. Tất cả các bến cảng Kampuchia đều cấm không cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và lục lượng Việt Cộng ra vào.
13 tháng 4: Quân đội Mỹ còn lại 429.000 người
30 tháng 4: Tổng thống Nixon tuyên bố ông cho quân chiến đấu Mỹ vào Kampuchia để tiêu diệt các vùng đất thánh của địch.
24 tháng 6: Thượng nghị viện nhắc lại Nghị quyết vịnh Bắc Bộ.
30 tháng 6: Thượng nghị viện thông qua tu chính án Cooper - Church ngăn không cho Mỹ mở các hoạt động quân sự mới ở Kampuchia và viện trợ cho Lon Nol mà không được Quốc hội phê chuẩn.
7 tháng 10: Tổng thống Nixon đề nghị kế hoạch ngừng bắn trên khắp Đông Dương.
Tháng 12: Quân số Mỹ còn 339.200. Kết thúc năm thứ hai cuộc hội đàm hoà bình Paris mà không đạt tiến bộ gì.
- 1971
Tháng 1: Cuộc hội đàm hoà bình ở Paris tiếp tục vào ngày 7, 14 và 21 (phiên họp thứ 100)
12 tháng 6: Báo New York Times trích đăng tài liệu mật của Bộ quốc phòng: Quan hệ Việt Nam 1945 - 1967 - thường đượv gọi là tài liệu Lầu Năm góc.
1 tháng 7:
Trong một phiên họp bí mật ở Paris, Bắc Việt Nam đưa ra cho Kissinger một đề nghị hoà bình, yêu cầu quân Mỹ rút hết trong thời hạn 6 tháng, thả các tù binh chiến tranh và tuyển cử tự do.
3 tháng 10: Tổng thống Thiệu “thắng” trong cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên, không có đối lập cho một nhiệm kỳ 4 năm nữa
Tháng 12: Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam nhằm phá các cơ sở xây dựng dọc đường mòn Hồ Chí Minh. - Quân Mỹ ở Việt Nam còn 160.000.
- 1972
25 tháng 2: Phái đoàn Hà Nội và Mặt trận Giải Phóng bỏ cuộc hội đàm Paris để phản đối Mỹ tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam
23 tháng 3: Mỹ bỏ cuộc hội đàm chính thức ở Paris, tuyên bố vì Cộng sản từ chối thương lượng một cách nghiêm chỉnh
Tháng 4: Bắc Việt Nam mở một cuộc tấn công lớn vào miền Nam, vượt qua khu phi quân sự với xe tăng và pháo binh (2-4). Cộng sản bao vây quân Nam Việt Nam ở Bắc Sài Gòn (9-4). B.52 Mỹ ném bom lân cận Hà Nội và Hải Phòng (15-4), chấm dứt 4 năm xuống thang dùng không quân đánh vào các mục tiêu quan trọng ở Bắc Việt Nam. - Mỹ tuyên bố muốn họp lại cuộc hội đàm Paris (25-4)
Tháng 5: Quảng Trị bị Bắc Việt Nam chiếm, đó là tỉnh ở cửc bắc Nam Việt Nam bị Bắc Việt Nam kiểm soát (1-5). Mỹ và Nam Việt Nam tuyên bố vĩnh viễn bỏ cuộc hội đàm hoà bình chính thức ở Paris. Tổng thống Nixon ra lệnh đánh mìn cảng Hải Phòng và 6 cảng khác ở Bắc Việt Nam và phong toả mọi đường tiếp Bắc Việt Nam (8-5)
Tháng 6: Kết thúc vai trò chiến đấu trên mặt đất của quân Mỹ ở Việt Nam; Mỹ chỉ còn để lại gần 60.000 cố vấn, kỹ thuật viên và các phi công trực thăng
13 tháng 7: Hội đàm hoà bình lại tiếp tục ở Paris
11 tháng 8: Mỹ rút đơn vị chiến đấu mặt đất cuối cùng khỏi Việt Nam: 92 người ở tiểu đoàn 3, sư đoàn 21 bộ binh
Tháng 9: Quân đội Nam Việt Nam chiếm lại Quảng Trị (15-9). Hà Nội thả ba tù binh chiến tranh (19-9)
Tháng 11: Tổng thống Nixon được bầu lại. Hà Nội đồng ý gặp gỡ hội đàm thêm, Kissinger quay trở lại Paris nhiều lần để gặp Lê Đức Thọ.
Tháng 12: Cuộc hội đàm hoà bình tan vỡ (15-12). Kissinger trở lại Washington. Tổng thống Nixon ra 1ệnh ném bom trở lại, bao gồm việc đánh phá khu vực Hà Nội - Hải Phòng.
- 1973
Tháng 1: Hội đàm hoà bình tiếp tục trở lại (8-1). Lệnh ngừng mọi hoạt động tấn công Bắc Việt Nam (15-1). Ký các Hiệp định (27-1) do Bộ trưởng Ngoại giao Rogers, các Bộ trưởng Ngoại giao Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Cộng. Cuộc ngừng bắn bắt đầu (28-1)
Tháng 2 - tháng 3: 590 tù binh Mỹ được Bắc Việt Nam thả. Toán quân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chính thức kết thúc vai trò quân sự trực tiếp của Mỹ (29-3)
Tháng 7: Graham Martin thay Bunker làm Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam
- 1974
Tháng 1 - tháng 5: Quân Việt Nam Cộng hoà mở các chiến dịch tấn công đánh vào các căn cứ của Mặt trận Giải phóng và Quân đội Nhân dân Việt Nam chung quanh Sài Gòn. Cuộc ngừng bắn tháng 1-1973 tanvỡ nhưng cuộc xung đột không dính gì đến quân Mỹ một cách công khai. Các cuộc chiến đấu xảy ra giữa Bắc và Nam Việt Nam gia tăng ở vùng cao nguyên và tây Sài Gòn.
3 tháng 6: Mỹ rút các cố vấn Mỹ khỏi Lào, sau khi Chính phủ Liên hiệp Lào thành lập (5-4)
9 tháng 8: Tổng thống Nixon từ chức
Tháng 12: Chính phủ Hà Nội (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) quyết kết thúc các cuộc hoạt động quân sự và thống nhất đất nước, cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam mở một cuộc tổng tiến công chống quân đội Thiệu vào năm 1975.
- 1975
17
Tháng 1: Cộng sản bắt đầu tiến về hướng Sài Gòn và chiếm tỉnh ly tỉnh Phước Bình, khoảng 75 dặm Bắc Sài Gòn.
8 tháng 1 - 16 tháng 4: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến đánh các đô thị chủ yếu từ Quảng Trị (nam khu phi quân sự) đến Phan Rang (160 dặm đông bắc Sài Gòn)
16 tháng 4: Lon Nol đầu hàng Khơmer đỏ, kết thúc 5 năm chiến tranh ở Kampuchia.
20 tháng 4: Thị trấn Xuân Lộc (30 dặm đông bắc Sài Gòn) bị mất vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam, đó là vị trí ngăn chặn cuối cùng trên đường tiến vào Sài Gòn. Trực thăng Mỹ bắt đầu cho di tản công dân Mỹ và Việt Nam khỏi Sài Gòn.
21 tháng 4: Thiệu từ chức, trao Chính phủ cho Trần Văn Hương.
27 tháng 4: Quốc hội Nam Việt Nam bầu tướng Dương Văn Minh (Minh lớn” làm Tổng thống với nhiệm vụ tìm cách vãn hồi hoà bình
28 tháng 4: Tổng thống Minh nhận chúc, ra lệnh cho quân đội “ở đâu đóng đó” và phòng vệ cho đất đai khỏi bị mất.
30 tháng 4: Tổng thống Minh đầu hàng không điều kiện Cộng sản và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mặt trận Giải phóng tiến vào chiếm Sài Gòn. -
Nhà chức trách quân sự Mỹ di tản số 1.000 người Mỹ còn lại và bắt đầu cuộc di tản khoảng 130.000 người Việt Nam khỏi Nam Việt Nam.
- 1976
2 tháng 7: Chính thức công bố thống nhất Việt Nam thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô ở Hà Nội.
20 tháng 12: Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #118 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:33:17 PM »
Phụ lục 2
Lý lịch tóm tắt các nhân vật chọn lọc
Bản phụ lục này chỉ nhằm giúp cho người đọc xác định một số nhân vật chủ yếu có liên quan.
Nguồn tài liệu chủ yếu, lấy ở hồ sơ của OSS và các tài liệu chính thức, cộng với các trích dẫn báo chí, sách vở dã được coi là có giá trị.
Thiếu tướng Alessandri (1893-1968)
Làm phó cho tướng Sabattier trong thời gian quân Pháp rút lui sang Trung Quốc sau cú đảo chính Nhật 9-3-1945 - Tham mưu trưởng của tướng Martin 1940; chỉ huy đội quân Lê đương thời kỳ Catroux và Decoux, theo Mordant thuộc phe De Gaulle 1944. Chống Mỹ và chống Trung Quốc - Trở lại Đông Dương ngày 19-9-1945; được cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp ở Campuchia tháng 10-1945; lãnh đạo quân đội Pháp tiến vào Lào để thay thế người Trung Quốc vào tháng 3-1946. Sau thất bại của Pháp nhằm đánh quị quân Giáp trên đường số 4, Alessandri bị huyền chức tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ và bị gọi về Pháp.
Bảo Đại (1913-1992)
Hoàng đế An Nam (1932-1945 ), Quốc trưởng Việt Nam (194 9-1955), tên là Hoàng thân Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ, con vua Khải Định, lên ngôi kế vị từ 1926 nhưng không chính thức cho đến 1932. Trong Thế chiến thứ hai cộng tác với chế độ Decoux theo Vichy và Nhật. Bị ép phải thoái vị vào tháng 8-1945, phục vụ cho Chính phủ thiên Cộng Hồ Chí Minh như là một “công dân Vĩnh Thuỵ”, giữ chức “Cố vấn chính trị tối cao”.
Sau khi người Pháp chiếm lại Đông Dương, Bảo Đại trở lại làm Quốc trưởng năm 1949. Bất lực trong việc dựng lên một Chính phủ có hiệu lực và ổn định và sau khi Pháp thất bại phải rời khỏi Việt Nam năm 1954, Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng và rời khỏi Việt Nam
Birch John - đại uý (1918-1945)
Cố đạo dòng Tên, thông thạo nhiều thổ ngữ Trung Quốc, hành đạo ở Hàng Châu đến 1943 thì đi theo Đội Không quân thứ 14 của Chennault, đến giữa 1944 chuyển sang hoạt động tình báo cho OSS. Trong khi hoạt động để giải thoát tù binh Đồng minh ở vùng Thanh Đảo do Nhật kiểm soát, định vào thành phố nhưng đã bị một toán tuần tra của Cộng sản bắn chết. Sau đó tướng Wedenmeyer có phản kháng với Mao Trạch Đông ở Trùng Khánh, Mao hứa sẽ điều tra và trùng trị thủ phạm gây ra vụ này.
Nhưng cuối cùng, không có kết quả gì.
Mặc dù Birch không có tư tưởng chống Cộng và đã 2 năm công tác với quân đội Mao để thu thập tình báo, trong những năm sau (1958) người ta đã dùng tên của Birch để gọi một nhóm cực đoan Chống cộng (công ty John Birch)
Bose Subhas Chandra (1897-1945)
Nhà Quốc gia Ấn Độ, thân Nhật và chống người da trắng, ủng hộ Gandhi và theo đảng Quốc Đại từ 1920, lãnh đạo cánh tả của đảng nhưng đã phải từ chức vì chủ trương bạo lực chống Anh và trái với chính sách đề kháng thụ động của Gandhi.
Vì có thiện cảm với phe Trục nên bị Anh bắt giữ nhưng đã trốn sang được năm 1941. Đến Singapore 1943, và lãnh đạo Chính phủ Lâm thời Ấn Độ tự do” và “Quân đội Quốc gia Ấn Độ” do Nhật bảo trợ. Năm 1945, bị Anh truy lùng như là một tội phạm chiến tranh và có lẩn trốn ở Hà Nội, nhưng giữa tháng 9, OSS được tin Bose đã chết ở Đài Loan trong một tai nạn máy bay Mãn Châu Lý trên đường đi Moskva định để yêu cầu sự ủng hộ của Liên Xô đối với phong trào giải phóng của ông.
Dewey A. Peter - trung tá (1917-1945)
Sĩ quan chỉ huy “Kế hoạch Embankment” của OSS đột nhập vào Nam Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử Pháp ở trường Yale, thạo tiếng Pháp; phóng viên ở Paris của báo Chicago Daily News (1930-1940); vào quân đội Ba Lan ở Pháp (xuân 1940); sau khi Pháp thua trận, trốn sang Lisbon và trở về Mỹ, vào làm ở cơ quan điều chỉnh công tác Liên - Mỹ, vào quân đội Mỹ với cấp thiếu uý (từ 1942), hoạt động tình báo ở châu Phi và Trung Đông. Được OSS tuyển mộ ở Alger (1943) và phái sang công tác ở hậu phương Đức tại Pháp
. Đầu 1945 quay trở lại OSS Washington và được phái tới công tác ở hành dinh SEAC tháng 7-1945 với cấp Thiếu tá. Bị du kích Việt Minh giết ở ngoại ô Sài Gòn 26-9-1945. Được truy phong Trung tá.
Tướng G. Catroux (1877-1969)
Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp (tháng 8-1939 - tháng 7-1940). Bị Thống chế Pétain gọi về và thay bởi Đô đốc Decoux, do Đô đốc Darlan che chở, Catroux sang London và nhập vào Quân đội Pháp tự do của De Gaulle, phục vụ trong hội đồng tối cao của Chính phủ Lâm thời De Gaulle và làm Đại sứ Pháp ở Moskva từ 1945 tới 1948
Jean Cédile (1908-)
Là một trong số các nhà cai trị được Bộ trưởng Pháp hải ngoại chọn đi theo Phái đoàn thuộc địa Pháp của Raymond đến Calcutta chuẩn bị cho việc chiếm lại Đông Dương.
Được D'Argenlieu cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Nam Bộ, được SLFEO cho thả dù đêm 22-23 tháng 8-1945 xuống vùng Tây Ninh (khoảng 50 dặm tây bắc Sài Gòn). Bị một toán tuần tra Nhật bắt và đưa về Sài Gòn và được phép tiếp xúc với người Pháp khác, trong đó có trùm thực dân nổi tiếng Mario Bocquet.
Không thông thạo tình hình chính trị lúc đó nên lúc đầu Cédile theo quan điểm của Bocquet về “mối đe doạ An-nam-mít” đối với người Pháp - Nhưng sau đó cũng đã nhận thức được một cách nghiêm túc phong trào độc lập dân tộc - Cédile tiếp xúc với các nhà lãnh tụ Lâm uỷ Nam Bộ và có cố gắng để đi đến một sự thông cảm với họ nhưng lại bị chỉ thị chính thức của Bộ thuộc địa qua “Tuyên bố 24-3” chặn lại. Giữa tháng 9-1945 và tháng 10-1946 khi ông rời Nam Kỳ, Cédile ủng hộ chính sách của D'Argenlieu -Pignon nhằm làm thất bại mọi nỗ lực Pháp và Việt để đưa lại cho Nam Kỳ dù chỉ là một sự độc lập tối thiểu ngoài quỹ đạo của Pháp.
Không thông thạo tình hình chính trị lúc đó nên lúc đầu Cédile theo quan điểm của Bocquet về “mối đe doạ An-nam-mít” đối với người Pháp - Nhưng sau đó cũng đã nhận thức được một cách nghiêm túc phong trào độc lập dân tộc - Cédile tiếp xúc với các nhà lãnh tụ Lâm uỷ Nam Bộ và có cố gắng để đi đến một sự thông cảm với họ nhưng lại bị chỉ thị chính thức của Bộ thuộc địa qua “Tuyên bố 24-3” chặn lại. Giữa tháng 9-1945 và tháng 10-1946 khi ông rời Nam Kỳ, Cédile ủng hộ chính sách của D'Argenlieu -Pignon nhằm làm thất bại mọi nỗ lực Pháp và Việt để đưa lại cho Nam Kỳ dù chỉ là một sự độc lập tối thiểu ngoài quỹ đạo của Pháp.
Đóng góp quan trọng của Cédile vào quan hệ Pháp - Việt là cú đảo chính nổi tiếng ngày 22-23 tháng 9-1945 ở Sài Gòn và việc ông ký Hiệp định phi pháp ngày 3-6-1946 đặt ra “Cộng hoà tự trị Nam Kỳ” với bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thân Pháp làm Thủ tướng.
Trương Phát Khuê - Thống chế (1896 -)
Tư lệnh quân đội Quốc dân đảng (Trung Quốc) Đệ tứ Chiến khu (gồm miền tây tỉnh quê ông ở Quảng Đông và toàn bộ tỉnh Quảng Tây) - Quan hệ đầu tiên của ông với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Châu (1924-1927) là một sự hợp tác ngắn ngủi với một người Cộng sản Việt Nam trong bộ tham mưu của tướng Vasili Blyukher (gọi là “tướng Galin”) thuộc phái đoàn Borodin của Liên Xô ở Trung Quốc. Người Việt Nam này hoạt động như là “một người phiên dịch” cho phái đoàn với tên là Lý Thuỵ, đồng thời tham gia vào các hoạt động cách mạng ở Đông Dương và thực tế chính là Hồ Chí Minh. Hai người lại gặp nhau trong một hoàn cảnh khác vào 1942-1944. Giữa những năm 1920 trong cuộc hợp tác Quốc - Cộng đầu tiên ở Trung Quốc, Trương Phát Khuê đã cùng hoạt động với nhiều nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Diệp Kiếm Anh, Lâm Bưu, Diệp Lương, Hạ Long v.v…).
Tuy được coi là người cánh tả trung tâm về mặt chính trị nhưng Trương chưa bao giờ đi theo Trung Cộng và đến năm 1949 thì rút lui về ở Hongkong, vẫn ủng hộ Quốc dân đảng nhưng tách khỏi chính phủ Đài Loan từ 1968. Trương có viếng thăm Mỹ vào mùa thu 1960 sau khi họp Hội nghị tái vũ trang tinh thần ở châu Âu. Trong cuộc nói chuyện ở nhiều nơi trên đất Mỹ, Trương chủ trương người Trung Quốc phải tiếp tục chiến đấu chống lại Đảng Cộng sản Tnmg Quốc và khôi phục lại Cộng hoà Trung Hoa.
Phó Đô đốc Jean Decoux (1884-1963)
Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp (tháng 7-1940 - tháng 3-1945). Tổng Tư lệnh Hạm đội Viễn Đông Pháp 1939, được Đô đốc Darlan đỡ đầu, theo Vichy, làm Toàn quyền thay Catroux. Một người độc đoán kiêu kỳ, có quan điểm hữu mạnh mẽ và tính khí giống như De Gaulle. Decoux không thân thiện được với De Gaulle sau khi ông trở về Pháp tháng 10-1945. Bị kết án cộng tác với Chính phủ Vichy nhưng đã được xoá án vào 1949.
Nguồn: F. Buttinger.
Trương Bội Công (1900-1945)
Một người Quốc gia Việt Nam trốn sang Trung Quốc trong phong trào khởi nghĩa Yên Bái 1930 và tham gia chi nhánh Việt Nam Quốc dân đảng ở Nam Kinh, được sự che chở của một người Quốc dân đảng Việt Nam khác là Hồ Học Lãm lúc đó là sĩ quan trong quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc. Công được nhận vào học khoá II Học viện Quân sự Bảo Định, Trung Quốc và sau đó được phong cấp sĩ quan phục vụ trong quân đội Quốc dân đảng với chức vụ chỉ huy trung đoàn và sĩ quan tham mưu cao cấp Học viện quân sự Nam Ninh và được Trương Phát Khuê chú ý. Năm 1941, Trương Phát Khuê giao cho Lãm và Công đứng ra tổ chức và huấn luyện một số lớn những người di cư Việt Nam lúc đó trốn sang Trung Quốc.
Trương chỉ định Công chỉ huy khoá huấn luyện đặc biệt Việt Nam ở Trình Tây nhằm thu nạp và đào tạo những người di cư để phục vụ cho các cuộc hành quân vào Việt Nam sau này. Hồ Chí Minh lúc đó ở Trung Quốc, cử Võ Nguyên Giáp và một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đến làm việc với Công để tổ chức các nhóm Quốc gia khác nhau vào một mặt trận thống nhất gọi là Việt Nam Giải phóng Dân tộc Đồng minh, tiền thân của Đồng minh Hội vào 1942.
Mặc dù theo chủ nghĩa Quốc gia, Công thân Trung Quốc và chống Cộng. Ông cộng tác với Hồ Chí Minh trong việc đối phó với Việt Nam Quốc dân đảng nhưng chưa bao giờ chấp nhận sự lãnh đạo của Việt Minh. De Gaulle, Charless A.J.M (1890-1970) Tướng và chính khách đứng đầu Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp (1945), Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hoà Pháp (1959-1969). Một sĩ quan chuyên nghiệp Quân đội Pháp dã công khai phê phán chiến lược và chiến thuật lỗi thời của Bộ Tổng Tham mưu Pháp, chủ trương hiện đại hoá và cơ giới hoá quân đội Pháp. Khi chiến tranh với Đức bùng nổ, đại tá De Gaulle chỉ huy sư đoàn 4 thiết giáp, được thăng thiếu tướng.
Mặc dù theo chủ nghĩa Quốc gia, Công thân Trung Quốc và chống Cộng. Ông cộng tác với Hồ Chí Minh trong việc đối phó với Việt Nam Quốc dân đảng nhưng chưa bao giờ chấp nhận sự lãnh đạo của Việt Minh. De Gaulle, Charless A.J.M (1890-1970) Tướng và chính khách đứng đầu Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp (1945), Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hoà Pháp (1959-1969). Một sĩ quan chuyên nghiệp Quân đội Pháp dã công khai phê phán chiến lược và chiến thuật lỗi thời của Bộ Tổng Tham mưu Pháp, chủ trương hiện đại hoá và cơ giới hoá quân đội Pháp. Khi chiến tranh với Đức bùng nổ, đại tá De Gaulle chỉ huy sư đoàn 4 thiết giáp, được thăng thiếu tướng.
Tháng 6-1940 làm Thứ trưởng Quốc phòng trong Nội các Paul Reynaud. Chống đối kịch liệt cuộc đình chiến Pháp - Đức, De Gaulle trốn sang London (tháng 6-1940) để tiếp tục cuộc kháng chiến. Nhờ Anh giúp đỡ, De Gaulle tổ chức ra Quân đội Pháp tự do. Dưới áp lực của Anh, Mỹ ông phải cộng tác với tướng Giraud trong Uỷ ban Giải phóng Quốc gia Pháp ở Alger cho tới tháng 6-1944 rồi gạt Giraud khỏi ghế đồng chủ tịch Uỷ ban và chuyển Uỷ ban thành Chính phủ Lâm thời Pháp do ông lãnh đạo. Ngày 26-8-1944, ông trở về Paris và dược bầu làm Tổng thống lâm thời tháng 11-1945. Bị chống đối mạnh mẽ về chính trị, ông buộc phải rút lui tháng 1-1946.
Đến cuộc khủng hoảng 1958 (nổi loạn ở Algerie) ông trở lại làm Thủ tướng. Theo Hiến pháp mới, ông làm Tổng thống đầu tiên của Đệ ngũ Cộng hoà Pháp tháng 1-1959, sau ông lại xin từ chức và rút lui hoàn toàn khỏi đời sống chính trị vào năm 1969.
Donovan, William Joseph (“Wild Bill) Trung tướng (1883-1958)
Giám đốc Nha công tác Chiến lược (OSS) trong Thế chiến thứ hai. Luật gia, chính trị gia, quân nhân, nhà ngoại giao. Sinh ở Buffalo, New York. Donovan đỗ Tiến sĩ luật 1907 tại trường đại học Columbia, tham gia hoạt động chính trị và quân đội ở New York. Năm 1905 được cử vào Uỷ ban Ba Lan cứu trợ nạn nhân chiến tranh ở Ba Lan và vùng Bancan. Năm 1917 sang Pháp, chỉ huy tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 69 cận vệ Quốc gia New York và ba lần bị thương.
Cuối Thế chiến thứ nhất, Donovan được cử vào trong một phái đoàn sang Sibéria. Năm 1922 trở lại hoạt động trong ngành luật làm luật sư, rồi hoạt động chính trị phục vụ của cả hai đảng. Tổng thống Roosevelt phái Donovan sang Ý và Ethiopia (1935) và Tây Ban Nha (1937) để điều tra về xu hướng phát xít và sự nổi dậy ở châu Âu. Ông đã báo cáo về việc thay đổi trong kỹ thuật chiến tranh, vấn đề các vũ khí mới và chiến thuật dùng “đội quân thứ năm” của các nhà độc tài châu Âu. Năm 1940 được phái sang Anh để xem xét giúp chống lại bọn Quốc xã và đã góp phần tác động đến Roosevelt trong việc cho Anh mượn các khu trục hạm Mỹ đã quá thời. Sau chuyến đi thăm vùng Bancan lần thứ hai (1941) Donavan được cử làm người điều chỉnh các tin tức tình báo (COI) của Roosevelt. Sau trận Pearl Harbor, COI được tổ chức lại thành OSS và do Donovan điều khiển.
Năm 1946 ông được Nhà Trắng mời làm công tác chuẩn bị cho toà án Nuremberg. Đến 1953 Donovan được Tổng thống Eisenhower lại gọi ra làm Đại sứ Mỹ ở Thái Lan và 1956 tổ chức quỹ cứu trợ cho người tị nạn Hungari. Bị chảy máu não 1957 và chết 8-2-1958.
Matusita (còn gọi là Matsushita)
Một gián điệp Nhật thuộc quyền chỉ huy của Tổng lãnh sự Minoda. Năm 1930 chủ yếu hoạt động ở Nam Kỳ và Kampuchia dưới bình phong là một kỹ nghệ gia (Giám đốc hãng Dainan Koosi). Bị người Pháp trục xuất khỏi Đông Dương năm 1938 vì hoạt động chống Pháp và phân biệt chủng tộc trong những người Quốc gia Việt Nam ở miền Nam, Matusita trở lại Đông Dương với quân đội Nhật năm 1941 và tiếp tục điều khiển Dainan Koosi.
Ông đặt liên lạc cộng tác với trung tâm văn hoá của Yokoyama, với Yasu Butai và Hiến binh Nhật. Bạn thân và người ủng hộ mạnh mẽ Cường Để, Matsusita năm 1942 tiếp cận với các lãnh đạo phong trào Quốc gia thân Nhật, đặc biệt là với trí thức, để khuấy động lại phong trào. Ông đã trợ cấp cho Phục Quốc ở miền Nam và Đại Việt ở miền Bắc những khoản tiền không hạn chế lấy từ quĩ của CICEI và Dainan Koosi - năm 1944 Matusita đã thành công trong việc lôi kéo được giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo di theo phong trào quốc gia thân Nhật
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #119 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:33:52 PM »
Gracey Douglas D., Thiếu tướng (1894-1964) Người Anh, chỉ huy Lục quân Đồng minh ở Đông Dương, nam vĩ tuyến 16, cầm đầu Phái đoàn kiểm tra Đồng minh của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á và Đông Á (SEA-SAC); tư lệnh sư đoàn 20 Ấn Độ. Đến Sài Gòn ngày 13-9-1945; đi ngày 28-1-1946. Helliwel Paull, Đại tá (1914-1976) Trưởng phòng điệp báo OSS-Côn Minh, trưởng Nha Tình báo OSS-Trung Quốc, Luật sư nổi tiếng, nhà ngân hàng và Tổng lãnh sự cho Chính phủ Thái ở Miami, Flonda, Heppner, Richard Pinkerton, Đại tá (1908-1958) Sĩ quan OSS-Trung Quốc, Luật sư và cộng tác viên phòng luật sư của Donovan; vào quân đội 1940 thuộc cơ quan Ban điều chỉnh tin tức của Donovan (1941); học Trường tình báo Anh ở Canada của W. Stephenson và Trung tâm huấn luyện biệt kích ở Scotland; công tác ở OSS-London (1942), tham gia việc đặt kế hoạch OSS đổ bộ Bắc Phi (TORCH).
Gracey Douglas D., Thiếu tướng (1894-1964) Người Anh, chỉ huy Lục quân Đồng minh ở Đông Dương, nam vĩ tuyến 16, cầm đầu Phái đoàn kiểm tra Đồng minh của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á và Đông Á (SEA-SAC); tư lệnh sư đoàn 20 Ấn Độ. Đến Sài Gòn ngày 13-9-1945; đi ngày 28-1-1946. Helliwel Paull, Đại tá (1914-1976) Trưởng phòng điệp báo OSS-Côn Minh, trưởng Nha Tình báo OSS-Trung Quốc, Luật sư nổi tiếng, nhà ngân hàng và Tổng lãnh sự cho Chính phủ Thái ở Miami, Flonda, Heppner, Richard Pinkerton, Đại tá (1908-1958) Sĩ quan OSS-Trung Quốc, Luật sư và cộng tác viên phòng luật sư của Donovan; vào quân đội 1940 thuộc cơ quan Ban điều chỉnh tin tức của Donovan (1941); học Trường tình báo Anh ở Canada của W. Stephenson và Trung tâm huấn luyện biệt kích ở Scotland; công tác ở OSS-London (1942), tham gia việc đặt kế hoạch OSS đổ bộ Bắc Phi (TORCH).
Cuối 1942 được Đại sứ W. Phillips cho đi theo làm phụ tá sang Ấn Độ. Được cử làm sĩ quan biệt phái của OSS ở cạnh Bộ tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) 1943; chuyển sang chiến trường Trung Quốc 1944 và đảm nhiệm phụ trách mọi hoạt động OSS dưới quyền tướng Wedemeyer cho đến tháng 10-1945 rồi trở về hoạt động trong ngành luật. Năm 1957, Tổng thống Eisenhower cử ông làm phó trợ lý quốc phòng về công tác an ninh. Chết 14-5-1958.
Dương Đức Hiền (1916-1963)
Vào khoảng 30 tuổi, năm 1945, lúc đầu Hiền hoạt động tích cực cho Việt Nam Quốc dân đảng.
Khi Đại Việt được thành lập vào năm 1941, Hiền với Nguyễn Tường Tam và em là Nguyễn Trường Long cùng tham gia lãnh đạo. Là một trí thức, lãnh tụ sinh viên, Hiền được bầu làm Chỉ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam ở Hà Nội. Tháng 6-1944, Hiền lôi kéo một số lớn sinh viên ra lập Việt Nam Dân chủ đảng và trở thành Tổng Bí thư đầu tiên. Chịu ảnh hưởng của người bạn thân là Võ Nguyên Giáp, Hiền sát nhập đảng Dân chủ vào Mặt trận Việt Minh, vừa là chỗ nguỵ trang cho các đảng viên Cộng sản trong những lúc bị khủng bố vừa đóng vai một thiểu số trung thành trong Mặt trận Việt Minh. Tại Đại hội ở Tân Trào, Hiền được cử vào Uỷ ban Giải phóng Dân tộc và sau đó làm Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các đầu tiên của ông Hồ - Nguồn: OSS-SI hồ sơ nhân sự 10-1945
Wainwright, J.M, Tướng (1883-1953)
Tướng Mỹ, tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ (1906), phục vụ ở Pháp (1918), thiếu tướng (1940) đóng ở Philippin và bị Nhật tấn công (tháng 12-1941), chỉ huy mặt trận bắc cho tới khi được Mac Arthur thay làm tổng chỉ huy; đã phòng ngự anh dũng Bataan và Corregidor (1942); bị bắt làm tù binh (1942-1945); được thưởng Huân chương Danh dự và đề bạt Đại tướng (1945), Tư lệnh Tập đoàn quân 4 (1946), về hưu 1947). Tướng Wainwright là người tù binh chiến tranh cao cấp nhất trong tay Nhật dã được toán Mercy OSS (Công tác Cardinal) do thiếu tá R.F. Lamar phụ trách giải thoát. Ngày 16-8, toán nhảy dù xuống ngoại ô Mukden và đi bộ tới trại tù binh Hoten mà ở đó hy vọng sẽ tìm thấy Wainwright. Bị một đội tuần tra Nhật (không biết có đầu hàng) bắt tước vũ khí và đánh đập. Hành dinh quân Nhật tại Mukden, Lamar được sĩ quan trực ban Nhật cho biết “Vừa mới kết thúc chiến tranh”. Lamar và cả toán được khôi phục lại danh dự, được xin lỗi và được biết là Wainwright bị giữ ở một trại nhỏ tại Sian cách Mukden 110 dặm về phía đông bắc.
Người Nhật nói là phải có phép của Liên Xô thì toán mới hoạt động được vì Sian ở trong khu vực do Cộng sản kiểm soát. Sau nhiều chậm trễ, người Nga cho phép toán đi và đã đến Sian (19-8) tìm thấy Wainwright và một nhóm tù binh nổi tiếng, trong đó có tướng E.M. Percival, cựu tư lệnh Anh ở Malay, ngài Benton Thomas cựu toàn quyền Malay, ngài Mark Young cựu toàn quyền Hongkong; Tjarda Van Starkenhorgh Stachouver, cựu toàn quyền Ấn Độ Hà Lan; Smith cựu toàn quyền Bornéo; thiếu tướng Callaghan, của Úc, và các quan chức cao cấp khác.
Sau đó, đến ngày 24-8, một sĩ quan cao cấp Liên Xô đã đề nghị cho áp giải các tù binh về Mukden để Wainwrihgt tự tìm lấy phương tiện chuyên chờ vào sự giúp đỡ của sĩ quan Nhật phụ trách trại. Ba ngày sau, 1 giờ 30 ngày 27, nhóm cao cấp này lên tầu từ Mukden đi 1.200 dặm đến Hsian. Từ đó họ bay đi Trùng Khánh và sau đó, tại vịnh Tokyo, tướng Wainwrihgt đã ngồi cạnh tướng Mac Arthur trong buổi lễ tiếp nhận đầu hàng ngày 2-9 trên tàu chiến Missouri của Mỹ.
Gallagher, Philip E. Thiếu tướng (1897-1976)
Chỉ huy đoàn Cố vấn và Viện trợ quân sự Mỹ (US-MAAG), Thiếu tướng biệt phái tại Đệ nhất Chiến khu, Bộ tư lệnh chiến dấu Trung Quốc.
Tháng 8-1945 được cử làm cố vấn cho Bộ tư lệnh Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Đông Dương về các vấn đề tước vũ khí và hồi hương quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16.
Terauchi, Thống chế, Bá tước Hisaichi (Juichi) (1879-1946)
Sinh tại huyện Yamaguchi, Nhật, con của trung tướng Bá tước Masataki, cựu Bộ trưởng Chiến tranh (1902) và Thủ tướng Nhật (1919), Hisaichi được phong cấp từ Học viện Quân sự Hoàng gia (1900), Viện Tham mưu Quân sự Nhật (1909) và sau đó theo học ở Đức.
Thiếu tướng (1924) đã chỉ huy ở Chosen, Mãn Châu Lý và ở Đài Loan (1932), được đề bạt tướng (1935), làm Bộ trưởng Chiến tranh (lục quân) (1936-1937), tư lệnh Quân đội Nhật ở Bắc Trung Quốc (1937-1938), được cử làm Uỷ viên Hội đồng Chiến tranh tối cao vào năm 1938; đại diện cho quân dội Hoàng gia Nhật tại Hiệp định quốc xã Nuremberg (1939); Tổng Tư lệnh quân đội Nhật Tây Nam Thái Bình Dương (tháng 12-1941 - tháng 8-1945). Trong Thế chiến thứ hai, ông chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Phương Nam gồm 4 tập đoàn quân gồm 1 triệu người có nhiệm vụ phòng thủ vùng Tây Nam Thái Bình Dương từ Miến Điện đến New Guine.
Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân Phương Nam của Terauchi đóng ở Sài Gòn từ ngày 6-11-1941, chuyển sang Singapore tháng 5-1942, sang Manila cuối năm 1942, rồi trở về Sài Gòn ngày 17-11-1944, ở đó cho đến khi người Nhật đầu hàng Anh ngày 30-11-1945.
Hisaichi Terauchi nổi tiếng là độc đoán, bài ngoại và đầu óc phân biệt chủng tộc. Tinh thần kỷ luật tàn nhẫn của ông đã góp phần làm suy sụp tinh thần võ sĩ đạo của Nhật trong những năm chiến tranh. Được sự giúp đỡ của một tài phiệt Trung Quốc chống Quốc dân đảng nổi tiếng, Bang Keh-min, Terauchi đã dựng lên một chính phủ “Cộng hoà Trung Hoa Lâm thời” bù nhìn ở Bắc Kinh tháng 12-1937. Sự chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc của Terauchi đã được ghi bằng những cuộc hành hình dã man hàng ngàn người thân Quốc dân Đảng và Trung Cộng.
Trong Thế chiến thứ hai, Terauchi công khai khuyến khích và ủng hộ những hoạt động bài ngoại “không được phép” của tên trung tá tàn ác Masanobu Tsuji, chịu trách nhiệm một phần về những sự tàn nhẫn đối xử với tù binh chiến tranh Úc và Ấn độ (ở Singapore), Mỹ và Philippin (ở Bataan). Sau khi Corregidorr mất, Terauchi mâu thuẫn với người chỉ huy cao cấp của ông ở Philippin, tướng Nasaharru Homma, và đối với chính sách khoan hồng của Homma dối với người Mỹ và người Philippin. Từ Sài Gòn, Terauchi gửi một báo cáo chống lại thái độ của Homma về Tokyo. San đó Homma bị thay thế, phải trở về Nhật và bị ép phải rút lui gần như bị mất hết chức vị.
Nguyễn Hải Thần (1879-1955)
Con quan lại, sinh tại Hà Đông, gần Hà Nội, theo Phan Bội Châu, tham gia phong trào Quốc gia Bắc Kỳ (1907-1909), tản cư sang Trung Quốc (1912) và ở đó cho đến 1945. Được bầu vào Uỷ ban chấp hành và bí thư của Đồng minh Hội trong hội nghị thành lập (tháng 8-1942). Thần đã bất lực trong việc thống nhất các đảng phái chính trị khác nhau và không xứng đáng là một lãnh tụ. Sau khi biển thủ quĩ của đảng, ông rời Liễu Châu, trung tâm hoạt động của Đồng minh Hội và chỉ quay trở lại khi Đồng minh Hội họp lần thứ hai vào tháng 3-1944. Lúc đó, ông được bầu àm Uỷ viên Kiểm tra trong Đồng minh Hội mới được cải tổ lại. Năm 1945, Thần đi theo quân đội của Tiêu Văn trở về Việt Nam, hy vọng sẽ nắm được Chính phủ nhưng lại xung đột với Hồ Chí Minh và Việt Minh.
Sau một loạt các cuộc thương lượng với Hồ, Thần “được bầu” làm Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời (tháng 1-1946). Không bằng lòng với chức vụ “vinh dự” đó, Thần từ chức và rời Hà Nội đi Quảng Châu. Đến tháng 3-1947, ông lại xuất hiện ở Hongkong để thành lập một liên minh mới chống Việt Minh và chống Pháp, đó là Mặt trận Thống nhất Quốc gia, chủ trương đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam. Không được dân chúng ủng hộ và thiếu sự giúp đỡ về quân sự của Trương Phát Khuê, người đỡ đầu cũ của ông, phong trào của Thần sụp đổ. Trở lại Quảng Châu cuối mùa thu 1947, Thần rút lui khỏi mọi hoạt động chính trị.
Tsuchihashi, Yuitsu -Trung tướng (1885-)
Tư lệnh Tập đoàn quân 38 quân đội Hoàng gia Nhật. Tsuchihashi đảm nhiệm chỉ huy tập đoàn quân chiếm đóng mới được tổ chức lại thay cho Trung tướng Kajumoto Machijiri ngày 4-12-1944. Tsuchihashi tốt nghiệp trường Tham mưu Quân sự Nhật (1920), nói thạo tiếng Pháp và làm tuỳ viên quân sự ở Pháp và Bỉ (1937-1940). Đầu 1939, Tsuchihashi đến Hà Nội để thảo luận với Toàn quyền Jules Brévié về khả năng ngăn chặn đường tiếp tế của Mỹ cho quân đội Tưởng Giới Thạch theo đường qua Đông Dương.
Người Pháp từ chối. Tháng 3-1945, Tsuchihashi cho tiến hành cú đảo chính người Pháp và cầm giữ toàn bộ quân đội Pháp ở Đông Dương. Ông cho quân của ông từ bắc vĩ tuyến 16 đầu hàng người Trung Quốc ngày 28-9-1945 ở Hà Nội.
Wedemeyer A.C., Trung tướng (1897-)
Tư lệnh Quân đội Mỹ trên Chiến trường Trung Quốc, đồng thời là tham mưu trưởng của Thống chế Tưởng Giới Thạch (tháng 10-1944 - tháng 4-1946). Tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ (1919), phục vụ ở Trung Quốc, Philippin và châu Âu (1920-1935), tốt nghiệp trường Chỉ huy và trường tham mưu Leavenworth (1936), học trường chiến tranh Đức (1936-1938), tham mưu phó (SEAC) cho huân tước Mounbatten (1943-1944).
Phái đoàn thanh tra của Tổng thống ở Trung Quốc và Triều Tiên (1947-1948); Tư lệnh tập đoàn quân 6 (1949-1951). Về hưu năm 1951.
Nguyễn Tường Tam (1910-1963)
Nhà văn - nhà báo ở Hà Nội, Tam là một đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Đảng này dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để giành độc lập dân tộc, chống lại sự kiểm soát quốc gia của Trung Quốc. Khi thế lực của Nhật bắt đầu thống trị Đông Dương (1940), Tam chuyển sang nhờ sự viện trợ của Nhật để chống Pháp và lập ra đảng Đại Việt Dân chính (tắt là Đại Việt). Pháp đàn áp và bắt giam các lãnh tụ của đảng này. Tam trốn thoát sang Trung Quốc năm 1942 và đi theo Việt Nam Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh ở Côn Minh.
Đây là Việt Nam Quốc dân đảng thứ hai. Mặc dù Tam không lộ rõ mặt ở Trung Quốc nhưng Tam và đảng Đại Việt đã được xác định là những người Quốc gia thân Nhật. Trương Phát Khê quyết định bắt giam Tam một thời gian vào năm 1944 để “dạy cho ông một bài học”. Ngay trước khi họp Đại hội lần thứ hai Đồng minh Hội (tháng 3-1944), Trương thả Tam và mời làm đại biểu dự Đại hội ở Liễu Châu và ở đó Tam gặp Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Mùa thu 1945, Hồ tranh thủ sự ủng hộ của Tam và sau đó trao cho ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tháng 1-1946. Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, Tam cầm đầu đoàn tham gia Hội nghị Đà Lạt tai hại (tháng 4-1946).
Khi được mời để cầm đầu đoàn dự Hội nghị Fontainebleau, Tam đã cáo ốm và với Vũ Hồng Khanh, đã bay sang Trung Quốc rồi sau đó sang Hongkong. Tháng 2-1947, Tam, Khanh và một số lãnh tụ Đồng minh Hội khác đã tham gia các hội nghị ở Nam Kinh và Quảng Châu để lập ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ ông Hồ và thuyết phục Bảo Đại làm người phát ngôn cho họ. Nhưng họ đã thất vọng với người Pháp và Bảo Đại đã từ chối đứng giữa hai bên - Việt Minh và Pháp.
Khi được mời để cầm đầu đoàn dự Hội nghị Fontainebleau, Tam đã cáo ốm và với Vũ Hồng Khanh, đã bay sang Trung Quốc rồi sau đó sang Hongkong. Tháng 2-1947, Tam, Khanh và một số lãnh tụ Đồng minh Hội khác đã tham gia các hội nghị ở Nam Kinh và Quảng Châu để lập ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ ông Hồ và thuyết phục Bảo Đại làm người phát ngôn cho họ. Nhưng họ đã thất vọng với người Pháp và Bảo Đại đã từ chối đứng giữa hai bên - Việt Minh và Pháp.
Tháng 10-1947, Tam rút lui khỏi phong trào ủng hộ Bảo Đại và mọi hoạt động chính trị tích cực nhưng vẫn tiếp tục viết bài từ nước ngoài chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ vào Việt Nam. Trong cuộc nổi dậy của Phật giáo 1963, Tam đã tự vẫn (tháng 7-1963) để phản đối chế độ đàn áp của Ngô Đình Diệm.
Hurley R.J., Thiếu tướng (1883-1963)
Sinh tại Choctaw Indian Territory, làm luật ở Tulsa (1912-1917); Đại tá trong Thế chiến thứ nhất, Thứ trưởng chiến tranh (1929), Tổng trưởng chiến tranh (1929-1933). Đã phục vụ trong nhiều phái đoàn ngoại giao. Năm 1942, được Tổng thống Roosevelt cử làm Bộ trưởng Mỹ tại New Zealand rồi sau đó (1942-1943) làm đại diện Tổng thống ở Trung Đông. Thăng thiếu tướng và được Roosevelt cử làm Phái viên của Tổng thống tại Trung Quốc (tháng 8-1944 - tháng 2-1945) rồi thành Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc (tháng 1 - tháng 11-1945).
“Leclercs” Jacques Phillppe, Thống chế (1902-1947)
Bá tước De Hautecloque, dùng tên “Leclerc” trong Thế chiến thứ hai để bảo vệ cho gia đình trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng Pháp. Chỉ huy Quân đội Pháp tự do ở Phi Châu xích đạo (1942-1943). Tư lệnh sư đoàn 2 Thiết giáp tham gia chiến dịch Tunisie (1943) với tập đoàn quân 8 của Anh.
Tướng Bradley trao cho sư đoàn ông vinh dự dẫn đầu vào Paris (tháng 8-1944) để hoàn thành việc chiếm lại Thủ đô. Được De Gaulle cử làm Tư lệnh Quân dội Pháp ở Viễn Đông (tháng 8-1945), Leclerc đại diện cho người Pháp trong lễ tiếp nhận đầu hàng Nhật tại vịnh Tokyo. Tháng 10-1945, ông chỉ huy quân Pháp đầu tiên chống lại những chiến sĩ Việt Nam đấu tranh giành độc lập, với mưu toan chiếm lại Đông Dương. Được cử làm Tổng Thanh tra lục quân Pháp ở Bắc Phi (1946). Leclerc chết trong một tai nạn phi cơ (1947) và được truy phong Thống chế Pháp năm 1952. Lee, Duncan - Trung tá (1915-). Trưởng ban Nhật - Trung Quốc, Phòng Viễn Đông, Nha Tình báo OSS-Washington (1944-1945), sau đó làm trợ lý cố vấn OSS. Đẻ ở Trung Quốc. Học ở Oxford; cộng tác luật của Donovan.
Tướng Bradley trao cho sư đoàn ông vinh dự dẫn đầu vào Paris (tháng 8-1944) để hoàn thành việc chiếm lại Thủ đô. Được De Gaulle cử làm Tư lệnh Quân dội Pháp ở Viễn Đông (tháng 8-1945), Leclerc đại diện cho người Pháp trong lễ tiếp nhận đầu hàng Nhật tại vịnh Tokyo. Tháng 10-1945, ông chỉ huy quân Pháp đầu tiên chống lại những chiến sĩ Việt Nam đấu tranh giành độc lập, với mưu toan chiếm lại Đông Dương. Được cử làm Tổng Thanh tra lục quân Pháp ở Bắc Phi (1946). Leclerc chết trong một tai nạn phi cơ (1947) và được truy phong Thống chế Pháp năm 1952. Lee, Duncan - Trung tá (1915-). Trưởng ban Nhật - Trung Quốc, Phòng Viễn Đông, Nha Tình báo OSS-Washington (1944-1945), sau đó làm trợ lý cố vấn OSS. Đẻ ở Trung Quốc. Học ở Oxford; cộng tác luật của Donovan.
Sau Thế chiến thứ hai, Lee làm Phó Chủ tịch Nhóm Bảo hiểm C.V. Starr.
Lư Hán - Trung tướng (1891-)
Người gốc Vân Nam, miền giáp Tây Tạng, thường được gọi là “tên Lolo mọi rợ” vì Lư Hán là dân bộ tộc Lolo độc lập chống Trung Quốc ở Bắc Vân Nam. Được “người cậu”, là Thống đốc (tướng) Long Vân che chở, Lư Hán được phong cấp từ Học viện quân sự Vân Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1932 làm Trưởng Uỷ hội quân sự Chính phủ quốc gia Nam Kinh. Lư Hán giúp tổ chức và làm cho Quốc dân đảng (Trung Quốc) ủng hộ các nhà cách mạng Việt Nam (Việt Nam Quốc dân Đảng) ở Nam Kinh. Đầu năm 1940, Lư Hán chỉ huy Phương diện quân 1 ở chiến khu 9. Tháng 8-1945, Tưởng Giới Thạnh chỉ định ông và quân đội của ông làm lực lượng chiếm đóng Đông Dương và Lư Hán là người đại diện cho Tưởng để chấp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16.
Ngày 15-10-1945, Tưởng cử ông làm Thống đốc tỉnh Vân Nam thay cho Long Vân. Sau đó (tháng 12-1949), Lư Hán bỏ theo Trung Cộng và được giao nhiều chức vụ danh dự như Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Thể dục và Thể thao. Tháng 4-1959, ông lại được cử vào một chức vụ không có quyền hành trong Hội đồng Quốc phòng ở Bắc Kinh.
Long Vân (1888-1962)
Người gốc miền Bắc Vân Nam, thuộc dân tộc Lolo, Long Vân thuộc dòng dõi quân phiệt làm nên nhờ việc trồng thuốc phiện và cướp bóc dọc theo con đường giao thông phong phú Tây Tạng - Miến Điện - Trung Quốc. Năm 1928 được cử làm Thống đốc tỉnh Vân Nam và cai trị ở đó một cách gần nhu độc lập đối với Chính phủ trung ương Tưởng Giới Thạch. Trong những năm 1940, Long Vân chỉ huy 3 trong số 5 tập đoàn quân của quân đội Vân Nam thuộc Chính phủ trung ương, về danh nghĩa là dưới quyền của Tưởng.
Trong thời gian 1940-1945, việc Long Vân kiểm soát hoàn toàn quãng đường đi Miến Điện thuộc địa phận Trung Quốc đã mang lại cho ông nhiều của cải cướp đoạt từ đồ viện trợ Vay-Mượn Mỹ gửi cho quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc. Những đòi hỏi để cưỡng đoạt các đồ tiếp tế của viện trợ Vay-Mượn vào giữa năm 1945 và việc bất chấp trắng trợn đối với quyền lực của Chính phủ Trung ương đã buộc Tưởng phải gạt bỏ Long Vân.
Ngày 5-10-1945, trong cái gọi là sự kiện Côn Minh, Tưởng đã dùng võ lực để đoạt lại quyền thống đốc và chỉ huy quân sự của Long Vân. Bằng một mưu mẹo nhằm để giữ thể diện; Long Vân được triệu về Trùng Khánh và sau đó về Nam Kinh và được giao cho giữ chức Giám đốc Viện Cố vấn Quân sự không có quyền hành gì. Người cháu của ông, Lư Hán được cử thay làm thống đốc tỉnh và chỉ huy quân đội ở Vân Nam.
Năm 1948, Long Vân bay đi Hongkong và 1949 lại trở về Bắc Kinh và đi theo Trung Cộng. Nhờ sự đào ngũ của ông, Long Vân được giữ chức không có nghĩa lý gì là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng, và Phó chủ tịch Uỷ ban quân quản Tây Nam cho đến năm 1957, thì bị thanh trừng trong thời kỳ “trăm hoa đua nở”.
Whitaker J.Th., Đại tá (1906-1946)
Trưởng Nha Điệp báo (SI-OSS) ở Trùng Khánh. Tác giả, nhà báo và phóng viên chiến tranh cho nhiều báo Mỹ. Đã dự các phiên họp quan trọng của Hội Quốc Liên ở Genève (1931-1932) ở Vienne và Berlin, trong cuộc nổi loạn và thanh trùng của Hitler (1933-1934), tham gia các trận ở Ethiopia (1935), cuộc nổi loạn Tây Ban Nha (1936-1937), suýt bị thiệt mạng khi Đức chiếm Tiệp (1938). Bài báo chống phát xít của Whitaker năm 1940 đã làm phật lòng Mussolini và đã bị Mussolini trục xuất khỏi Ý (1941).
Qua sách đã viết, thể hiện tình cảm sâu sắc, say mê chống chủ nghĩa phát xít của Hitler và Mussolini. Năm 1942, Donovan mời Whitaker gia nhập OSS và ông đã phục vụ như một sĩ quan tình báo dân sự ở tiền tuyến chiến dịch Bắc Phi và Sicile. Phong hàm Trung tá 1943, Whitaker được giao làm Trưởng ban Tâm lí chiến (OSS-MO). Chuyển đến chiến trường Trung Quốc, Whitaker phụ trách Nha Điệp báo OSS (1944), trực tiếp hoạt động tình báo ở Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên. Năm 1945 bị ốm phải về Mỹ và chết ngày 11-9-1946.
Tiêu Văn, Trung tướng (1890-)
Sĩ quan chính trị Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê. Quê tỉnh Quảng Đông, Tiêu Văn được coi như là một chuyên gia về vấn đề Việt Nam. Khi làm phó cho Trương, phụ trách Ban Ngoại vụ (1943), Tiêu gặp ông Hồ, lúc đó là một tù chính trị ở Đệ tứ chiến khu và trở thành người quân sư Trung Quốc cho ông Hồ. Tháng 1-1944, Trương giao cho Tiêu việc theo dõi các hoạt động của Đồng minh Hội và gây dụng tinh thần thân Quốc dân đảng trong người Việt Nam.
Khi chiến tranh kết thúc, Tiêu được chuyển sang Hành dinh của Lư Hán (tháng 9-1945) ở Hà Nội; được Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trao cho trông coi quyền lợi của Trung Quốc ở Đông Dương. Lúc đó, được cử phụ trách Ban Hoa kiều hải ngoại, Tiêu đã trở thành chống đối với chính sách của ông Hồ và của Lư Hán về vấn đề vai trò của những người Quốc gia chống Việt Minh trong Chính phủ của ông Hồ. Những năm sau, Tiêu có bắt mối với Trung Cộng, trong dó có Diệp Kiếm Anh, bạn của ông Hồ từ khi ở Diên An, và tỏ ra có xu hướng tả - trung tâm. Do đó, năm 1950, Tiêu được Trương khích lệ và được giao cho giữ chức cố vấn ở mức thấp trong tỉnh Quảng Đông, thuộc quyền của tỉnh trưởng (tướng) Diệp Kiếm Anh (Yet Chien Ying)
Messmer, Pierre (1916-)
Một trong số các quan chức cai trị được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn để tham gia Phái đoàn thuộc địa Pháp của Raymond và đưa đến Calcutta để chuẩn bị chiếm lại Đông Dương, Messmer được De Gaulle cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ. Được SLFEO thả dù đêm 22-23 tháng 8-1945 xuống gần Phúc Yên (độ 15 dặm tây bắc Hà Nội), Messmer bị du kích Việt Minh tóm được, giam giữ mấy ngày và được thả ra ở gần biên giới Trung Quốc, Messmer không thực hiện được nhiệm vụ, đã trở về Sài Gòn rồi sau đó trở về Pháp. Thiếu tá Sainteny đã thay nhiệm ở Bắc Kỳ. Messmer có tham dự vào các cuộc đàm phán Pháp - Việt ở Đà Lạt và Fontainebleau năm 1946.
Một người theo De Gaulle cứng rắn, Messmer đã làm chánh văn phòng cho Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại và cố vấn cho Toàn quyền Emile Bollaert ở Đông Dương (1947-1948); Bộ trưởng quốc phòng (1960-1969) cho đến khi De Gaulle từ chức; Bộ trưởng các công tác hải ngoại (1971-1972). Năm 1972, được Tổng thống Pompidou cử làm Thủ tướng và giữ chức này cho đến năm 1974 rồi được Jacques Chirac thay.
Mordant Eugène, tướng (1885-)
Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương (1940-1944). Mordant chuyển từ chỗ theo Pétain sang đi với De Gaulle năm 1943 và bí mật phục vụ cho người Pháp tự do ở Alger. De Gaulle thu nạp và trao cho ông nhiệm vụ tổ chức cuộc kháng chiến của Pháp tự do ở Đông Dương. Ông được cử làm tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương và được trao chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đông Dương bí mật. Hoạt động sơ hở của ông năm 1944-1945 đã báo động cho người Nhật và họ đã làm cú đảo chính 9-3-1945 và bắt cầm tù Mordant ở Hà Nội. Mordant đã được người Trung Quốc thả ra vào cuối 1945.
Pechkov Zinovi, đại tá (còn tên là Pechkoff) (1895-)
Pechkov được De Gaulle cử làm trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc (1943). Tưởng Giói Thạch đã tiếp và coi ông như một đại sú và gọi ông là “Đại sứ” nhưng những người theo phe Giraud ở Côn Minh thường chế diễu nói “tướng Pechkov, Đại sứ Pháp ở Trung Quốc không phải là tướng, không phài Pechkov, không phải Đại sứ, mà cũng chẳng phải là người Pháp”. Thực ra Pechkov chỉ là một đại tá trong quân đội lê dương và được De Gaulle gọi là tướng trong thời gian Pechkov ở Trung Quốc. Ông là con nuôi của Maxim Gorki và dùng tên gia đình là Pechkov. Chức Đại sứ là do Tưởng đặt ra cho ông, không phải do Chính phủ Pháp trao. Ông không vào dân Pháp, mà chỉ là phục vụ trong lính lê dương Pháp.
Con nuôi của Gorki, nhưng đời ông thật khó khăn, vật vò nhưng không phải cay đắng. Pechkov đã theo Gorki sang ltaha, nhưng cuộc sống dễ dàng ở Capri không thích hợp với ông. Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông vào đội Lê dương Pháp, bị thương mất cánh tay phải, lại bị thương trong chiến tranh Riff ở Maroco.
Rất khôn ngoan và kín đáo, Pechkov hình như được sinh ra để cho các cuộc âm mưu, đã được Chính phủ Pháp trao làm nhiều nhiệm vụ tin cậy trước Thế chiến thú hai.
Pechkov theo De Gaulle sau khi Pháp mất và một thời gian đã ở Mỹ và có nhiều bạn bè ở đây. Đặc biệt rất thân với Donovan và đi lại nhiều lần với tướng này. Trước khi đi Trùng Khánh, Pechkov làm đại diện cho De Gaulle cạnh Thống chế Smuts ở Nam Phi.
Ở Trung Quốc, Pechkov đã tranh thủ được cảm tình và sự công nhận của Tưởng với danh nghĩa là đại sứ, đã gián tiếp nâng cao được uy tín của De Gaulle
. Do đó đã được De Gaulle tin cậy. Nhờ có ảnh hưởng và mối quan hệ tốt giữa Pechkov với Tưởng nên rõ ràng là đã có được một sự hoà hoãn giữa Tưởng và De Gaulle mà việc phái đoàn Maynier bất chợt tới đã không đạt được và khơi lại những tranh chấp của người Pháp và đẩy tới sự phản đối của Taili.
Pignon, Léon (1908-)
Là một viên chức cựu trào của cơ quan thuộc địa Pháp trong nhũng năm 1930 ở Đông Dương. Tháng 7-1945, Pignon được Bộ Pháp quốc Hải ngoại chọn làm phụ tá cho Trưởng Phái đoàn thuộc địa Pháp ở Calcutta (Jean De Raymond) về các hoạt động chính trị ở Đông Dương. Tiếp theo cuộc đầu hàng đột ngột của Nhật và việc Đông Dương bị chia cắt ở vĩ tuyến 16, De Raymond phái Pignon sang Trung Quốc để giúp cho tướng Alessandri chỉ đạo các vấn đề chính trị.
Ngày 19-9-1945, Pignon đi cùng Alessandri sang Hà Nội và mở cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh ngày 28-9. Được cử làm Giám đốc chính trị và hành chính sự vụ ở Đông Dương; cố vấn chính trị cho đô đốc D'Argenlieu từ ngày 6-10, Pignon đi theo “bè lũ Sài Gòn”, ra sức tái lập chế độ cai trị Pháp và tiêu diệt Hồ Chí Minh và Chính phủ của ông. Bất chấp thiện chí của Sainteny và Leclerc muốn đi đến một sự thoả hiệp với ông Hồ và Chính phủ của ông, D’Argenlieu theo ý kiến của Pignon, đại diện cho phe thực dân, đã đi theo một đường lối cứng rắn đối với ông Hồ và ngăn cản mọi nỗ lực nhằm đi tới một cuộc hoà giải.
Khi cuộc thương lượng sụp đổ ngày 19-20 tháng 12-1946, ông Hồ lên rừng chiến đấu, và D'Argenlieu bị gọi về Pháp (tháng 2-1947), Pignon ở lại Sài Gòn làm cố vấn chính trị cho Emile Bollaert, Cao uỷ mới. Trong nhiệm kỳ của Bollaert (tháng 3-1947 - tháng 10-1948), Pignon đã vận động Bảo Đại làm việc cho Pháp và kéo dài cuộc chiến tranh với Việt Minh, phục vụ lợi ích của Cộng hoà Bình dân (MRP) và bọn đầu cơ chiến tranh.
Pignon thay Bollaert làm Cao uỷ tháng 10-1948. Dưới thời Pignon, không những nhiều chức vụ quan trọng đã được trao lại cho những phần tử xấu xa nhất của thời đại Decoux, mà nạn tham nhũng, cướp đoạt đã phát triển đến mức chưa từng có trong lịch sử của Đông Dương. Pignon đã bị cách chức tháng 12-1950 vì có dính vào vụ bê bối Peyres còn gọi là “vụ án các tướng lĩnh”
Sabattier, Gabriel, Trung tướng (1892-)
Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Bộ (1945). Sau cú đảo chính của Nhật, Sabattier trốn được cùng với khoảng 2.000 quân sang Trung Quốc, ở đó ông trở thành người đại diện quân sự cao cấp nhất của Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Pháp trong 3 tháng.
Sainteny, Jean R., thiếu tá (1907-1978)
Trưởng đoàn tình báo Pháp M.5 ở Côn Minh, Trung Quốc, một đơn vị thuộc quyền của SLFEO Calcutta, và là một phần tử của cơ quan tình báo chiến lược DGER,
Paris (tháng 4 - tháng 10-1945). Con rể của Albert Sarraut, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương, có công ty với tư bản ngân hàng ở Đông Dương (1929-1931) và ở Paris (1932-1939). Đặt chân tói Hà Nội cùng với toán Mercy OSS ngày 28-8-1945, được cử làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, thay cho Messmer (1945-1947) và làm Tổng đại diện Cộng hoà Pháp tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1954)
Sarraut, Albert (1872-1962)
Nhà lãnh đạo Pháp, đảng viên đảng Xã hội cấp tiến. Nghị viên Hạ viện từ 1902, hai lần làm Toàn quyền Đông Dương (1911-1914 và 1916-1919), từ 1920 đến 1940 gần như liên tục là thành viên Nội các Pháp. Thủ tướng năm 1933 và 1936. Sarraut ủng hộ hành động quân sự chống lại sự chiếm đóng của Đức ở vùng sông Rhin (1936) nhưng không có khả năng thực hiện được chủ trương này.
Trong Thế chiến thứ hai, bị bắt (1944) và bị đày sang Đức nhưng được Đồng minh giải thoát năm 1945. Sau chiến tranh, làm nhà xuất bản cho tờ báo của người Anh “La Dépêche de Toulouse” và chủ tịch Liên hiệp Pháp (1959-1960). Sự cai trị của Saraut ở Đông Dương đã được các nhà viết sách người Pháp và người Việt đánh giá là “những năm sáng sủa và có cách tân lớn”. Ngay Hồ Chí Minh năm 1945 cũng đã nói với tôi “Sarraut là người Pháp duy nhất thông cảm với số phận của người An Nam và có ý định làm gì dó về điều này”. Sự thật về truyền thuyết một nền cai trị tự do và khoan hồng của Sarraut chỉ là những lời hứa hẹn không được thực hiện và những nhượng bộ nhỏ nhặt. A. Sarraut là bố vợ của Sainteny.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756
Re: Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) - Archimedes Patti
« Trả lời #121 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:35:09 PM »
Taili, tướng (1895-1946)
Cầm đầu cơ quan công an và tình báo bí mật Trung Quốc.
Một nhân vật được truyền tụng, nghe nói quê Chiangshan, tỉnh Triết Giang. Học quân sự với các cố vấn quân sự Đức ở Trung Quốc đầu những năm 1920. Taili được Tưởng chú ý trong cuộc biểu tình của học sinh tháng 5-1925 ở Thương Hải, lúc đó là một sĩ quan sơ cấp trong đội cảnh sát quân sự Quân đội Trung Quốc và cũng là hội viên trong hội bí mật của Tưởng, tổ chức Ching Hong Pang; được thăng đại uý và thuộc quyền Trần Lập Phu, bí thư riêng của Tưởng (1925-1929). Taili có nhiệm vụ phát triển Ban điều tra và Thống kê Trung ương (CIBIS) thành một tổ chức có hiệu lực và cực mạng, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về quân sự của Tưởng.
Năm 1937, Taili cho lập Ban điều tra và Thống kê Quân sự (MBIS) và đề nghị với Tưởng cho đặt cơ quan này dưới quyền bảo trợ của Quân uỷ hội Quốc dân Đảng, do đó Giám đốc (Taili) có toàn quyền hành động với danh nghĩa của Quốc dân Đảng.
Đến đầu những năm 1940, MBIS được chấn chỉnh lại và trở thành một cơ quan độc lập trực tiếp chịu trách nhiệm với Tưởng Giới Thạch và mang tên là Ban Trung ương điều tra và thống kê (CISB). Taili có nhiều quyền hành với chức Đại tướng và lãnh đạo cơ quan này cho đến khi chết năm 1946.
Thế lực rất mạnh của Taili dựa vào sự ủng hộ cá nhân Tưởng và tài tổ chức và kiểm soát hàng loạt các hội bí mật Tnmg Quốc.
Trong số tổ chức có thế lực nhất phải kể đến “Hội tam điểm” (Triad Society), bắt đầu từ thế kỷ XIX chỉ là một tổ chức tương tế ở miền Nam và Trung Trung Quốc, sau lan ra nước ngoài vào các người Hoa ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, và Đông Nam Á. Đặc điểm của tổ chức này là một thứ hỗn hợp của Hội Tam điểm chống Thiên Chúa giáo và bọn cướp Mafia ở Sicilue. Luật lệ bất khả xâm phạm về giữ gìn bí mật và những ký hiệu và nghi lễ bí mật làm cho hội viên trở thành những mạng lưới tình báo khép kín chủ yếu là để “bảo vệ cho gia đình”. Đến giữa những năm 1920, các tổ chức này biến thành những ổ tội phạm, như trường hợp của hội “Vòng xám” ở đám hạ lưu Thượng Hải.
Trong số tổ chức có thế lực nhất phải kể đến “Hội tam điểm” (Triad Society), bắt đầu từ thế kỷ XIX chỉ là một tổ chức tương tế ở miền Nam và Trung Trung Quốc, sau lan ra nước ngoài vào các người Hoa ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, và Đông Nam Á. Đặc điểm của tổ chức này là một thứ hỗn hợp của Hội Tam điểm chống Thiên Chúa giáo và bọn cướp Mafia ở Sicilue. Luật lệ bất khả xâm phạm về giữ gìn bí mật và những ký hiệu và nghi lễ bí mật làm cho hội viên trở thành những mạng lưới tình báo khép kín chủ yếu là để “bảo vệ cho gia đình”. Đến giữa những năm 1920, các tổ chức này biến thành những ổ tội phạm, như trường hợp của hội “Vòng xám” ở đám hạ lưu Thượng Hải.
Cuối những năm 1930, Vòng xám do Tu Yu Sung cầm đầu, tên này có nhà ở và bản doanh trong vùng tô giới Pháp, ngoài vòng truy nã của cảnh sát Trung Quốc - Taili đã tuyển mộ số này để tổ chức hệ thống tình báo chống Cộng và thân Quốc dân Đảng.
Một tổ chức khác do Taili sử dụng là nhóm Nam Hoa, còn gọi là “Vòng đỏ”, do Ming The cầm đầu, hoạt động trong vùng Quảng Đông - Hongkong - Quế Lâm. Hoạt động chủ yếu của họ là cướp đoạt, Taili sử dụng họ như là một nguồn cung cấp tài chính và hoạt động du kích chống Nhật.
Nhóm thú ba mà Tưởng Giới Thạch có danh nghĩa là người đứng đầu, thường được gọi là “Ko Lao Hội” dưới quyền trực tiếp của Feng Yu-hsiang, bí danh “tướng Công giáo” - Taili dùng nhóm này để do thám Trung Cộng và người Nga. Tính chất của Ko Lao Hội là phát xít.
Nhóm thú tư các tổ chức bí mật trong bộ máy của Taili là hội “Lam Y”, một tổ chức theo kiểu phát xít châu Âu, gồm khoảng 10.000 cốt cán, phần lớn là các sĩ quan trường Hoàng Phố, theo kiểu tổ chúc “Sơmi nâu” của Hitler. Số này được Taili sử dụng để tra khảo theo kiểu Gestapo, ám sát chống Cộng và hoạt động phá hoạt vừa chống Trung Cộng vừa chống Nhật.
Với mạng lưới tay chân rộng rãi đó, Taili đã có quyền lực và khả năng linh hoạt vô bờ bến để quyết định sống chết đối với kẻ thù của Tưởng. Thoạt đầu đó chỉ là một tổ chức tình báo có mục đích, chống lại kẻ thù chung thời cuối Thế chiến thứ hai, nhưng sau đã trở thành một ngành cảnh sát quốc gia bí mật kiểm soát nhân dân Trung Quốc. Có lúc, vào năm 1944-1945, theo chỉ thị của Tưởng, Taili đã đặt quan hệ bí mật với các tư lệnh Nhật ở Trung Quốc, Miến Điện và Đông Nam Á và đã bảo vệ cho cá nhân Koruda, người cầm đầu tổ chức tình báo mật của Nhật ở Trùng Khánh. Taili chết đột xuất ngày 17-3-1946 trong chuyến bay từ Thanh Đảo đến Thượng Hải khi máy bay “'bị nổ” trên không gần Nam Kinh.
HẾT
__________________
Logged Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Lên
Logged Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Lên
No comments:
Post a Comment