CHƯƠNG XXVII
DENNIS J. DUNCANSON
và Government and Revolution in Viet Nam
Thompson từ 1961 đến 1965 và từ 1965 đến 1966 là Cố Vấn Tòa Đại Sứ Anh ở Sài
Gòn.
Ngay sau khi rời đoàn này để về hưu, Dennis J. Duncanson khởi sự viết tác
phẩm Government and revolution in Việt Nam (1). Vào thời gian đó, Đoàn Cố Vấn
này đã vận dụng những kinh nghiệm chống cộng sản Mã Lai để giúp chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong vấn đề ổn định tình hình miền
Nam. Sự giúp đỡ kinh nghiệm của Đoàn Cố Vấn Anh đã góp phần rất lớn trong việc
thành lập và điều hành Chính Sách Ấp Chiến Lược do Ngô Đình Nhu xướng xuất và
chủ trì.
Dennis J. Duncanson là người Anh thông thạo ba ngoại ngữ Pháp, Trung
Hoa, Việt Nam và là một chuyên gia nghiên cứu có mức hiểu biết rất sâu sắc về Việt
Nam và Trung Hoa.
Government and revolution in Việt Nam gồm 7 chương với các tiêu đề:
Việt Nam, một vấn đề thế giới
Gia tài của Trung Quốc
Di sản của Pháp
Tình trạng vô chính phủ của Hồ chí Minh
Chế độ gia trưởng của Ngô Đình Diệm
Sự hào phóng của Hoa Kỳ
Thất bại của chủ nghĩa dân tộc.
162 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Duncanson vừa có vốn sống tại chỗ, vừa thông thạo các ngôn ngữ Việt Nam,
Trung Hoa lại không bị chi phối bởi thế đứng liên can trực tiếp như hầu hết các tác
giả Mỹ-Pháp cùng thời nên đã phản ảnh một cái nhìn khá chính xác về mọi diễn
biến.
Mở đầu chương 4, về Hồ chí Minh và nguồn gốc mặt trận Việt Minh, tác giả đã
cho thấy một cái nhìn rất sát với thực tế: ‘’Ban đầu, phong trào cộng sản ở Việt Nam
khác với các phong trào chính trị về một phương diện quan trọng: Nó là một phong
trào khuynh đảo phát động từ bên ngoài do chính phủ Liên Xô dùng làm khí cụ quấy
phá Pháp Quốc.’’ (2)
Tác giả trưng dẫn bằng chứng từ tài liệu chính thức của cộng sản để khẳng
định đảng cộng sản Đông Dương được thành lập hoàn toàn do sáng kiến của Đệ
Tam Quốc Tế với mục đích khuấy động tình hình Đông Nam Á theo chiều hướng gây
khó khăn cho các quốc gia Tây Phương thù địch với Liên Xô lúc đó và đang có nhiều
ảnh hưởng tại vùng đất này.
Nói một cách khác, đảng cộng sản Đông Dương đã được hình thành và xây
dựng với tính chất một tổ chức Mác-xít-Leninit theo đuổi chủ trương giai cấp đấu
tranh y hệt đảng Bolsevick của Liên Xô. Mục đích của đảng cộng sản Đông Dương
không phải là giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của Pháp. Mục đích này chỉ nổi
lên sau khi Pháp bị Đức đánh bại khiến diễn biến tình hình mở ra một cơ hội lớn cho
việc giành lại chủ quyền quốc gia của các nước thuộc địa và cũng là cơ hội lớn cho
việc giành quyền lực của tổ chức.
Từ nhận định căn bản này, tác giả cho rằng không những đảng cộng sản
Đông Dương không bao giờ là một lực lượng đấu tranh yêu nước mà ngược lại, còn
gần như là một lực lượng chống lại những người yêu nước chống thực dân-almost
anti-anti-colonial.
Tác giả minh chứng bằng hành vi liên minh giữa thực dân cộng sản nhằm phá
vỡ các kế hoạch đấu tranh của những người thực sự yêu nước trên cả hai bình diện
quốc tế và quốc nội.
Tính chất lệ thuộc Đệ Tam Quốc Tế còn được tác giả đưa thêm những bằng
chứng cụ thể qua việc Liên Xô không đồng ý cho giữ tên đảng cộng sản Việt Nam
được thành lập vào ngày 6.1.1930 nên đảng này đã phải đổi tên thành đảng cộng
sản Đông Dương và đổi lại ngày khai sinh là 3.2.1930. Theo Duncanson, lúc đó đảng
này trên toàn quốc Việt Nam chỉ có 211 đảng viên trong số có 54 người không có
mặt tại trong nước.
Về những cuộc nổi dậy trong thời gian đó vẫn thường được nhắc lại dưới cái
tên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tác giả cho là nằm trong khuôn khổ tổng nổi dậy
tại Viễn Đông mà Staline hy vọng là qua đó gây tổn thương cho Anh-Pháp-Hà Lan
như Lenin từng mong đợi, vì đó là thời điểm các chính quyền thuộc địa tại vùng này
đang trên đà suy yếu.
Nhận định trên của Duncanson đã bác bỏ một luận điệu sau này của cộng sản
Việt Nam biện giải rằng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là một phong trào tự phát
không nằm trong kế hoạch đấu tranh của đảng cộng sản Đông Dương và nhất là
không do Hồ chí Minh chủ xướng, vì Hồ chí Minh không muốn có bạo động.
Duncanson xác nhận cuộc tổng nổi dậy trên do đảng cộng sản Đông Dương
thúc đẩy nhưng không đem lại kết quả tốt đẹp nào mà còn tạo một tiếng vang bất lợi
cho cộng sản do những bạo hành quá độ. Thêm nữa, phản ứng của chính quyền
thuộc địa Pháp tại Đông Dương cũng trở thành một mối đe dọa sự tồn tại của tổ
chức này nên từ 1932, đảng cộng sản Đông Dương đã phải rút lại đường lối cực
đoan, thay thế bằng sách lược ‘’liên minh’’ để dựa dẫm và khai thác các tổ chức vẫn
bị coi là thù địch vì thuộc giai cấp ‘’tư sản’’.
163 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong khung cảnh chung của thực tế tình hình thời điểm đó, sách lược này có
nhiều hứa hẹn mang lại thành công, nhất là do sự phát triển ảnh hưởng của một lực
lượng chính trị khuynh tả ngay tại Pháp là Mặt Trận Bình Dân-Front Populaire. Cộng
sản quốc tế đã bày tỏ công khai sự ủng hộ Mặt Trận Bình Dân trong hy vọng sẽ
bùng nổ tại Pháp một cuộc cách mạng dân chủ tư sản như kiểu cuộc cách mạng
Nga do nhóm Kerensky lãnh đạo. (3)
Theo đánh giá của Duncanson, sự đứng vững và tiếp tục phát triển của đảng
cộng sản Đông Dương không hoàn toàn do sự chọn lựa đường lối thích nghi với tình
hình mà một phần còn do sự chia rẽ trong nội bộ các tổ chức yêu nước.
Chính sự chia rẽ này đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tình trạng lấn át của
phong trào Việt Minh hình thành bằng cách khai thác và làm biến dạng tổ chức Việt
Nam Độc Lập Đồng Minh Hội vốn là một tổ chức tương đối có uy thế của những
người yêu nước lúc đó.
Chiều hướng diễn biến này của thực tế còn đem lại cho Hồ chí Minh cơ hội
tranh thủ lòng tin của tướng Trương Phát Khuê để nhận được sự yểm trợ hết sức
thuận lợi cho việc giành quyền lãnh đạo các lực lượng đấu tranh Việt Nam.
Tác giả viết: ‘’Một mắt xích nối kết xuyên suốt lịch sử cộng sản Việt Nam là
cuộc đấu tranh cá nhân của ông Hồ nhằm thâu đoạt quyền bính, tiến từ chỗ một điệp
viên quốc tế tầm thường của ngoại bang trở thành một lãnh tụ quốc gia.’’ (4)
Chương 5 được dành trình bày về tình hình miền Nam dưới thời Tổng Thống
Ngô Đình Diệm mà tác giả mệnh danh là chế độ gia trưởng-patriarchy.
Theo tác giả, Ngô Đình Diệm tự nghĩ mình và Hồ chí Minh là hai đối thủ về
lòng yêu nước tranh đua với nhau để cai trị dân.
Nhận định của tác giả có vẻ muốn nêu ra một sai lầm quan trọng của Ngô
Đình Diệm, vì Hồ chí Minh không phải là người yêu nước nên vấn đề đặt ra không
phải là cai trị dân mà là tranh đoạt uy quyền để phát triển thế lực của quốc tế cộng
sản.
Cũng theo tác giả, Ngô Đình Diệm còn lầm lẫn quan trọng hơn khi đánh giá
đường lối hành động của Hồ chí Minh. Tác giả cho biết Ngô Đình Diệm đã e ngại
rằng hành vi tẩy chay cuộc tổng tuyển cử được quy định diễn ra vào tháng 7.1956
theo hiệp định Genève có thể khiến Hồ chí Minh xua quân tràn qua Bến Hải.
Bằng những cân nhắc dựa trên hiểu biết về phương pháp đấu tranh của cộng
sản, Duncanson phát biểu là Hồ chí Minh sẽ chỉ mở các cuộc tấn công khi nào nắm
chắc các yếu tố tiếp tế cũng như thông tin, tình báo tức là khi nào các lực lượng cơ
sở cộng sản tại chỗ có đủ sức khuấy động tình hình để vừa tạo ra những khó khăn
cho đối thủ vừa tạo được điểm tựa quần chúng vững chắc cho mình.
Đặt nặng vấn đề đối phó với một cuộc tấn công quân sự quy mô từ ngoài lãnh
thổ để coi nhẹ việc củng cố tình hình xã hội chính trị trong nước sẽ là một tai họa
trong cuộc đối đầu với cộng sản.
Tác giả giải thích: ‘’Nếu quân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tấn công thẳng
vào thời gian này, thì họ sẽ chỉ tấn công khi nào cầm chắc rằng vùng mà quân họ
tràn vào đã được kiểm soát đủ bởi những cán bộ khuấy động quần chúng để được
bảo đảm rằng lực lượng tấn công sẽ được tiếp tế và thông tin tình báo đầy đủ.’’ (5)
Tác giả tổng kết những tổ chức chính trị dưới chiêu bài dân tộc yêu nước mà
cộng sản Việt Nam thành lập để cho biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
Việt Nam là tổ chức thứ 10 do cộng sản dựng lên. Đó là chỉ kể riêng những tổ chức
mang danh nghĩa Mặt Trận, còn nếu gộp chung với những tổ chức mang các danh
nghĩa khác như Ủy Ban Giải Phóng hay Cứu Quốc thì Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
Miền Nam Việt Nam là tổ chức thứ 17 do cộng sản đưa ra để tiến hành sách lược
đấu tranh bành trướng thế lực.
164 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Government and revolution in Việt Nam là tập hợp những nhận định sắc
bén của một chuyên gia hiểu biết sâu sắc tình hình Việt nam và am tường về
phương pháp đấu tranh cộng sản. Trong khi trình bày vấn đề, Duncanson cũng
không bị lôi cuốn bởi ảnh hưởng cảm xúc cá nhân nên bức tranh toàn cảnh về vấn
đề Việt Nam của tác giả có những nét khắc họa rất đáng kể.
CHÚ THÍCH
01.- Sách do Oxford University Press xuất bản năm 1968 tại New York và
Luân Đôn.
02-04-05.- Sách đã dẫn, trang 140, 141, 253.
03.- Alexandr Feodorovich Kerensky (1881-1970), cầm đầu chính phủ ôn hòa
giữa hai cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917. Bị nhóm Bolshevik của Lenin loại.
Từ 1940 đến 1970 ông sống ở Hoa Kỳ.
CHƯƠNG XXVIII
P. DEVILLERS & J. LACOUTURE
và La Fin d’une Guerre
Philippe Devillers và Jean Lacouture thường được coi là hai chuyên gia
thượng thặng về chiến tranh Việt Nam. Cả hai đều là người Pháp, hoàn tất tác phẩm
La Fin d’une Guerre năm 1959. Năm 1960, nguyên tác Pháp ngữ của tác phẩm này
được phát hành lần đầu tại Paris (1). Mười năm sau, 1970, bản dịch tiếng Anh của
tác phẩm được xuất bản ở Mỹ. (2)
Tác phẩm chủ yếu nói về hội nghị Genève 1954 nhằm kết thúc chiến tranh
giữa Pháp và Việt Minh. Với tựa đề La Fin d’une Guerre hay End of A War-Kết
thúc một cuộc chiến, hai tác giả cho rằng đến lúc đó là hết chiến tranh. Nhưng 10
năm sau các tác giả thấy chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn nên đã thêm phần
cuối vào bản dịch và trong lời tựa, Lacouture cho biết, nếu biết trước tình hình như
thế này, đã không chọn cái nhan sách như thế.
Cũng như một số tác giả Tây Phương khác, Lacouture cho rằng không có hai
cuộc chiến tại Việt Nam mà chỉ có một cuộc chiến kéo dài từ 1946 đến lúc đó 1969.
Theo tác giả có thể nhìn cuộc chiến Việt Nam qua hai giai đoạn nhưng cả hai
giai đoạn này đều mang chung 4 điểm tương đồng. Tác giả viết phần cuối này vào
thời gian đang diễn ra cuộc hòa đàm Paris tương tự hội nghị Genève 1954 nên dự
đoán người Mỹ sẽ chịu chung số phận với người Pháp do 4 điểm tương đồng đã có:
1.- Trong cả hai giai đoạn, lực lượng Tây phương cố gắng vô vọng để bắt
nhân dân Việt Nam thay đổi chế độ, lãnh tụ và hướng tiến mà họ đã chọn.
2.- Trong cả hai giai đoạn, lực lượng Tây Phương đã không đếm xỉa đến sự
thống nhất sâu xa, cơ bản và sinh học của nhân dân Việt Nam, cố chấp duy trì
những biên giới địa lý, ý hệ mà chính người Việt Nam bác bỏ.
3.- Trong cả hai giai đoạn, lực lượng Tây Phương cho rằng mình chiến đấu
chống cuộc xâm lăng của cộng sản do Mạc Tư Khoa hay Bắc Kinh xúi bẩy, chứ
không chịu nhìn nhận bản chất Việt Nam của lực lượng kháng chiến Việt Minh và
chính nghĩa của việt cộng.
4.- Trong cả hai giai đoạn, đoàn quân viễn chinh của Tây Phương hiển nhiên
không thích hợp với xứ sở này và bị đại đa số nhân dân Việt Nam chống đối. Cùng
với nhân dân Việt Nam còn có các lực lượng thiên nhiên như rừng núi hiểm trở, gió
mùa ẩm thấp, sình lầy, sốt rét rừng và ngay cả nhịp sống. (3)
La Fin d’une Guerre gồm 29 chương chia thành 3 phần. Phần đầu gồm 7
chương nói về cuộc chiến Pháp và Việt Minh. Phần 2 nói về hội nghị Genève 1954
165 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
gồm 16 chương. Phần cuối với 6 chương nói về sự chuyển giao trách nhiệm từ Pháp
qua Mỹ.
Chương đầu do Devillers viết. Tác giả chê trách các chính phủ Pháp mù
quáng và tham lam không chịu thi hành Hiệp Ước 6.3.1946 đã ký với Hồ chí Minh và
lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vũ Hồng Khanh. Không những thế, Pháp còn mù
quáng đến độ tiếp tay cho Việt Minh tiêu diệt lực lượng võ trang của các đảng quốc
gia. (4) Việc Pháp không tôn trọng bản hiệp ước đã ký, không thỏa mãn khát vọng
độc lập dân tộc của những người yêu nước thuộc phe ‘’quốc gia’’ cũng đẩy những
người này vào cái thế bắt buộc phải liên minh với cộng sản để chiến đấu. (5)
Theo tác giả, Hồ chí Minh đã chấp nhận hy sinh, đặt quyền lợi quốc gia lên
trên quyền lợi của đảng khi tuyên bố giải tán đảng cộng sản Đông Dương vào ngày
11.11.1945! (6) Tác giả cho rằng đây là một hành vi khôn khéo của Hồ chí Minh để
tạo chiếc mặt nạ ‘’mặt trận dân tộc’’ cho Việt Minh lúc đó. Chiếc mặt nạ này đã bị bắt
buộc phải rớt xuống khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa Lục.
Tác giả viết: ‘’Như cái giá để mua sự ủng hộ của Trung Cộng, họ buộc phải từ
bỏ trò giả hình: Chủ nghĩa Mác không còn phải ngụy trang trong mấy tiếng Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa nữa. Đảng cộng sản Đông Dương đã bị giải tán năm 1945 phải
được tái lập, và phải để nó nắm vai trò lãnh đạo...Vì chính sách đó mà đảng lao động
được sáng lập (7), mà có cuộc đại thanh trừng từ 1950 đến 1951, dần dần biến đổi
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành một thứ Cộng Hòa Nhân Dân và cuối cùng là
cuộc Cải Cách Ruộng Đất theo mô hình Trung Quốc.’’ (8)
Theo tác giả, Hồ chí Minh hành động như trên không do chủ ý mà do bị ép
buộc để có sự ủng hộ của Trung Cộng.
Thực ra, trong cùng vấn đề lại có không ít tác giả cho rằng sau chiến thắng
của Mao trạch Đông tại Hoa Lục, Hồ chí Minh đã đạt được điều kiện thuận lợi để
không cần che giấu chân tướng cộng sản nữa. Nhận định này đặt trên cơ sở sự kiện
Hồ chí Minh tuyên bố giải tán đảng cộng sản Đông Dương vào tháng 11.1945 chỉ là
một bước lui chiến thuật chứ không phải hành động hy sinh vì yêu nước như
Devillers ca ngợi.
Thời điểm Devillers nêu vấn đề là 1959 tức thời điểm đảng lao động chưa trở
lại nguyên hình đảng cộng sản và cũng chưa có những sự nhìn nhận của các nhân
vật chủ chốt trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam về bước đi chiến thuật trên.
Tuy nhiên, chính tác giả đã nhắc tới cuộc đại thanh trừng 1950-1951 và chính
sách Cải Cách Ruộng Đất theo mô hình Trung Quốc để nhìn nhận Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa biến hình thành một kiểu Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì việc tiếp
tục coi Hồ chí Minh là một người yêu nước đại diện chính thức cho quyền lợi của
dân tộc Việt Nam là một sai lầm vượt khỏi mức tưởng tượng. Vì cả hai biến cố mà
tác giả đề cập tới và có vẻ nắm khá vững khi xảy ra tại Trung Hoa không hề mang
mục đích phục vụ quyền lợi của dân tộc Trung Hoa mà chỉ nhắm tiêu diệt các thành
phần khác chính kiến, dù là người yêu nước, để củng cố quyền lực của đảng cộng
sản và cá nhân lãnh tụ Mao trạch Đông.
Những sự kiện đó được lập lại tại Việt Nam tất nhiên cũng không thể nhắm
phục vụ đất nước Việt Nam mà chỉ là bước đi cần thiết để củng cố quyền lực cho
đảng cộng sản và lãnh tụ Hồ chí Minh mà thôi.
Thực ra không phải chỉ ở thời điểm 1959, Devillers mới nghĩ về Hồ chí Minh
như vậy mà đó là ý nghĩ đã được trình bày lại vào 10 năm sau.
Trong phần viết thêm cho ấn bản tiếng Anh phát hành năm 1969, Devillers đã
đánh giá cao về thái độ niềm nở của Hồ chí Minh khi đón Sainteny tại Hà Nội và tin
tưởng tuyệt đối ở những lời tuyên bố của Phạm văn Đồng vào dịp đó.
166 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả kể lại là Hồ chí Minh đã tiếp đón Sainteny một cách cực kỳ niềm nở-
extremely cordial như đón tiếp một người bạn và không có vẻ gì tỏ ra phản đối
chuyện nước Pháp nối lại các hoạt động ngoại giao đã bị bỏ dở từ 1946 (9) Tác giả
trích dẫn một câu nói của Hồ chí Minh khi Sainteny trình ủy nhiệm thư được Thủ
Tướng Mendès France cử làm Tổng đại diện của Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Lúc
đó, Hồ chí Minh đã nói với Sainteny: ‘’Tôi rất sung sướng thấy nước Pháp cử tới một
Đại Sứ, và vị Đại Sứ đó lại là ông. Này bạn Sainteny ơi, bạn nghĩ khi nào tôi sẽ có
thể gửi một Đại Sứ tới Paris ?’’.
Cách tiếp đón và lời lẽ thân mật đó, cộng thêm tình bạn mà Sainteny tin là Hồ
chí Minh dành cho mình vẫn đặt Nhà Ngoại Giao lão luyện này trong ý hướng tìm sự
kết giao hữu nghị giữa Pháp và chế độ của Hồ chí Minh.
Các tác giả La Fin d’une Guerre luôn ủng hộ lập trường của Sainteny nên tỏ
ý tiếc là chính phủ Paris lúc đó bị chi phối quá nhiều bởi các phần tử chống cộng,
nhất là sợ bị Mỹ nghi ngờ phản đối nên đã không trao cho Sainteny một vai trò
nghiêm túc bên cạnh Hồ chí Minh.
Các tác giả trưng dẫn thêm lời tuyên bố của Phạm văn Đồng trong chương
26, khi nhân vật này nói với Sainteny: ‘’Ai bảo ông rằng (chế độ) chúng tôi là cộng
sản ? Một chế độ như thế sẽ chẳng muốn khuyến khích các doanh nghiệp tư bản
như chúng tôi làm.’’
Theo các tác giả, Sainteny đã đạt được một thỏa hiệp về kinh tế với Hà Nội
vào ngày 11.12.1954 liên quan đến các mỏ than Hòn Gai, các công trình xi măng Hải
Phòng và nhà máy sợi Nam Định.
Nhưng cũng theo các tác giả, những bước tiến tốt đẹp này đều quá trễ vì
chính phủ Pháp lúc đó và Mỹ đã có những quyết định dứt khoát mang tính cách phá
bỏ mọi nỗ lực bảo vệ quyền lợi kinh tế của Pháp tại Việt Nam, cụ thể là tại miền Bắc.
Trong khuôn khổ những quyết định này, Pháp phải bám lấy Mỹ theo hướng bảo vệ
hiến chương Đại Tây Dương và hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) để tiếp
tục kiên trì lập trường ngăn chặn làn sóng đỏ. (10)
Các tác giả La Fin d’une Guerre cho rằng quyết định đó là sự thiển cận mù
quáng của người Pháp vì đã không chịu nhìn ra một thực tế là chế độ của Hồ chí
Minh vừa có tư cách hợp pháp vừa đại diện cho nguyện vọng chính đáng của nhân
dân Việt Nam. Chính thực tế này đã tạo nên sức mạnh chiến đấu đánh bại Pháp tại
Điện Biên Phủ, nhưng Pháp không chịu đổi thay chính sách cho phù hợp với thực tế
mà còn truyền kinh nghiệm sai lầm cho Mỹ. Sự chuyển giao vai trò Pháp-Mỹ trong
cuộc chiến Việt Nam là cuộc trao đổi giữa hai kẻ mù mịt về tình hình Việt Nam. (11)
Các tác giả cho biết đã có lần chính Tướng Paul Ely, giới chức chỉ huy cao cấp nhất
của Pháp ở Việt Nam, thú thực rằng gần như không biết gì về đất nước này.
Tất nhiên các tác giả không đánh giá Mỹ cao hơn Tướng Ely, nhất là do Mỹ
dứt khoát không chịu liên lạc với các lãnh tụ Việt Minh, trong khi tích cực ủng hộ Ngô
Đình Diệm tuy là người yêu nước, nhưng ngoài tính liêm khiết sẽ chẳng làm được trò
trống gì vì tinh thần cố chấp, bè phái.
Bằng những gợi ý gián tiếp, các tác giả có vẻ muốn nói rằng nếu Ngoại
Trưởng Mỹ Foster Dulles không cố bênh vực Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chịu đặt
những nhân vật Việt Nam ôn hòa như Nhà Bác Học Bửu Hội chẳng hạn vào vai trò
lãnh đạo miền Nam thì tình hình đã đổi khác một cách tốt đẹp.
Devillers thuật lại rằng Phạm văn Đồng từng đề nghị Sainteny cho coi một bài
báo của Giáo Sư Bửu Hội rồi ngỏ ý muốn được thương lượng với những nhà lãnh
đạo ‘’ôn hòa hơn’’ để đi đến thống nhất đất nước.
Trong dịp đó, Phạm văn Đồng còn phát biểu là những người ôn hòa sẽ khiến
tình hình ổn định, duy trì được trật tự xã hội và dân chủ chính trị. Khi đặt vấn đề như
167 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
vậy, các tác giả đã cố tình bỏ quên một thực tế là chính Nhà Bác Học Bửu Hội tích
cực ủng hộ Ngô Đình Diệm ngay cả trong thời điểm Đệ Nhất Cộng Hòa lâm cảnh tứ
bề thụ địch, còn đề nghị của Phạm văn Đồng đâu có phải một mưu tính khó nhận ra
trong sách lược khuynh đảo tình hình để đánh phá đối phương. Hơn nữa, tất cả
những lời Phạm văn Đồng nói riêng với Sainteny đâu có thể coi là phản ảnh đường
lối chung của cộng sản Việt Nam.
Các tác giả đã hết lời chê bai các giới lãnh đạo Pháp-Mỹ mù lòa về thực tế
Việt Nam nên quyền lợi của Pháp bị thiệt hại và Mỹ khó tránh khỏi thất bại. Có thể sẽ
còn nhiều người cân nhắc mức độ chính xác của lời chê bai này về sự mù lòa của
chính giới Pháp-Mỹ, nhưng chắc chắn không ai cần cân nhắc nếu dành cho sự mù
lòa về Việt Nam của hai chuyên gia Devillers và Lacouture.
Thực ra, mù lòa có lẽ là từ nhẹ nhất để dùng trong trường hợp này. Bởi vì mù
lòa chỉ do thiếu kiến thức nên sai lầm chứ không phải sự bất lương của hành vi che
giấu sự thực để lường gạt dư luận bằng những lời lẽ xảo trá.
Người đọc có thể dễ dàng bỏ qua sự lầm lạc nhưng khó quên sự bại hoại hiển
hiện trong cái cách biện bạch bất nhân trắng trợn mà Jean Lacouture từng nêu ra:
‘’Để giữ nguyên sự thán phục dành cho cuộc cách mạng, tốt nhất là không nên nhắc
đến các nạn nhân của nó’’.
CHÚ THÍCH
02.- Bản dịch của Alexander Lieven và Adam Roberts, Nxb Frederick A.
Praeger Inc. New York 1970
03-04-05-06.- Sách đã dẫn, trang VIII, 12, 13, 13
07.- Tác giả dùng chữ “creation”.
08-09-10-11.- Sách đã dẫn, trang 26-27, 356, 359-360, 395
CHƯƠNG XXIX
DENIS WARNER
và The Last Confucian
The Last Confucian được viết xong tháng 4.1963 và do The MacMillan
Company, New York xuất bản cùng năm đó. Sách dầy 275 trang gồm 14 chương,
phần nhiều là những bài báo đã được đăng tải, trong đó chương 5 mang tựa đề của
tác phẩm, nhắm nói Ngô Đình Diệm là Nhà Nho cuối cùng. Trong lời mở đầu, cũng
như Jean Sainteny từng ghi, Denis Warner (*) cho biết mình không phải Sử Gia mà
chỉ là một nhà báo muốn phác họa ‘’bức tranh tổng quát về những biến cố dẫn tới
một cuộc chiến trong đó có dính líu đến những chiến binh Mỹ, cố vấn Anh, và vài
chuyên gia Úc về chiến tranh rừng rú.’’
Chương 2 mang tiêu đề Họ gọi ông ta là Bác Hồ, dành ghi lại kiến thức của
Ngô Đình Diệm về chiến thuật cộng sản do Mao trạch Đông đề xướng mà nhà lãnh
đạo miền Nam Việt Nam lúc đó cho là rất ít người hiểu, tuy chiến thuật này hết sức
đơn sơ.
Denis Warner cho biết chính ông Diệm đã nói với tác giả, chỉ có hai người
hiểu tường tận chiến thuật trên là Che Guevara của Cuba và Hồ chí Minh của Việt
Nam. Tác giả trình bày kiến thức của các nhân vật được đề cập về chiến thuật cộng
sản Mao trạch Đông bằng cách tóm gọn trong mấy lời phát biểu:
Mao Trạch Đông: Chẳng có gì bí nhiệm trong chiến lược đánh bại một lực
lượng hùng hậu hơn mình 20 lần.
Ngô Đình Diệm (sau khi chỉ trên bản đồ để trình bày vắn tắt Hồ chí Minh đánh
thắng Pháp ra sao): Đối với người ngoài phố, đô thị là số một, rồi đến thôn quê, sau
nữa mới đến rừng núi. cộng sản làm ngược hẳn lại. Chiến lược của họ là rừng núi
168 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trước, nông thôn sau rồi tới cô lập thành thị. Những điều ấy rất giản dị, nhưng ít
người hiểu rõ.
Che Guevara (tin rằng): Chỉ một hạt nhân từ 30 đến 50 người đủ để khởi động
một cuộc nổi dậy vũ trang kiểu Mao-ít tại bất cứ nước nào ở Châu Mỹ.
Hồ chí Minh (1927 tại Quảng Đông): Ở Đông Dương chẳng ai hiểu cộng sản là
gì. (1) Câu nói này của Hồ chí Minh, theo tác giả, đã khiến trong một thời gian dài
nhiều người đều tin rằng Hồ chí Minh là người yêu nước, chứ không phải cộng sản.
(2)
Denis Warner không ngờ vực gì về việc Hồ chí Minh là cán bộ cộng sản mà
còn nêu rõ những kẻ cầm đầu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đều xuất phát từ tổ
công tác của Hồ chí Minh tại Thái Lan. (3)
Tác giả cho biết về tương quan giữa Hồ chí Minh với Đệ Tam Quốc Tế theo
tiết lộ của một lãnh tụ cộng sản Pháp bị mật vụ Anh tại Singapore bắt hồi 1931. Lúc
đó Hồ chí Minh có trụ sở thường xuyên ở Hồng Kông, giữ vai trò một Đại Sứ lưu
động của Đệ Tam Quốc Tế tại Đông Nam Á. Trong một chuyến thăm Singapore, Hồ
chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc thành lập đảng cộng sản Mã Lai. Hồ chí
Minh bị bắt giữ 18 tháng tại Hồng Kông và người Anh không thấy có bằng chứng về
việc mưu đồ lật đổ chính quyền Hồng Kông nên đã không dẫn độ Hồ chí Minh về
Đông Dương như Pháp yêu cầu. Sau đó, Hồ chí Minh được phóng thích.
Về việc Trương Phát Khuê dùng Hồ chí Minh làm tình báo cho Quốc Dân
Đảng Trung Hoa, tác giả viết đại để: ‘’Có người kể rằng, Tư Lệnh địa phương ở
Quảng Đông (4) cần có nhân viên tình báo và du kích quân ở Bắc Kỳ trong lúc cũng
biết những cố gắng của Quốc Dân Đảng Trung Hoa để lập một mạng lưới riêng
không thành công. Do đó nhân vật này đã đề nghị Hồ chí Minh bỏ cái tên Nguyễn ái
Quốc để che kín mối tương quan với cộng sản. Điều này cần thiết để thuyết phục
chính phủ Trùng Khánh chấp nhận Hồ chí Minh như một chiến sĩ cách mạng An Nam
sẵn sàng đưa tin tình báo về quân Nhật để đổi lấy đồ tiếp tế và vũ khí của Mỹ.’’ Có
thể đây là lý do khiến cái tên Hồ chí Minh đã được giữ thay cho cái tên Nguyễn ái
Quốc ? (5) Theo tác giả lúc ấy chẳng ai biết Hồ chí Minh là ai, vì chính Hồ chí Minh
cũng chưa kịp làm quen với cái tên mới của mình. Denis Wagner đưa ra cả các chi
tiết về thân thể và cá tính Hồ chí Minh: ‘’Ông ta có bàn chân to, chai như chân cu li,
và cái bắt tay như vuốt diều hâu quặp lấy. Đó là thói quen của ông ta, ông ta cố ý
làm như vậy để cho thấy bàn tay sắt của mình.’’ Về các chi tiết này, tác giả còn kể là
Phạm văn Đồng từng cho biết, vào những lúc thư thả, Hồ chí Minh thường liệng đá
cả ngày để làm cho bàn tay trở nên cứng mạnh.
Hồ chí Minh dựa vào Quốc Dân Đảng Trung Hoa và người Mỹ để gây dựng
lực lượng nên trở thành một cái gai nhọn trong mắt người Nhật. Vì vậy, năm 1945
người Nhật đã có ý định giúp Vua Bảo Đại thanh toán hết các cán bộ Việt Minh tên
tuổi. Ý định này bị tiết lộ và trong khi Nhà Vua còn do dự thì Việt Minh bắt anh ruột
của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi và một người con của ông này ‘’đem chôn
sống’’ (6)
Nhân nhắc chuyện Ngô Đình Khôi bị giết và Ngô đình Diệm phải trốn sau khi
từ chối tham gia chính phủ liên hiệp của Hồ chí Minh, Denis Wagner kể lại một sự
việc đã được nghe: ‘’…Việt Minh đi tìm ông Diệm đã đột nhập nhà chị của ông, trong
đó có cô gái 21 tuổi không sợ Việt Minh, chạy lại che chở cho con chó Quitô, khi nó
bị những người này toan bắn chết. Cô ta la toáng lên: ‘’Các anh giết được nó thì
cũng giết được tôi…Cô gái đó ngày nay (1963) là bà Ngô Đình Nhu’’.
Về việc ký kết bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946 với Sainteny để bị kết án là phản
quốc, tác giả cho rằng Hồ chí Minh không còn chọn lựa nào khác trong thế phải đối
phó với cả hai thế lực kình chống là Pháp-Trung Hoa. ‘’Nhân dân Việt Nam lấy làm
169 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
ngạc nhiên. Nhưng vào lúc ấy trước mắt nhiều đồng bào, ông ta không thể làm điều
gì sai quấy. Cộng sản hay không, ông ta cũng là anh hùng. Một vài người Công Giáo
còn bảo họ thấy mắt ông Hồ có hai con ngươi và giải thích đó là mắt của một vị
thánh. Để chiếm được sự ủng hộ rộng rãi hơn, ông đã lập mặt trận Liên Việt, chủ ý là
giấu kín cái nhân cộng sản trong chiếc vỏ chủ nghĩa dân tộc. Điều này đã đánh lừa
được nhiều người, nhưng không phải ai cũng bị lừa. Những kẻ như Ngô Đình Diệm
từ chối không chịu gia nhập mặt trận. Bảo Đại kẻ ‘’đồng sàng dị mộng’’ chẳng bao
lâu bị cho đi biệt xứ. Trong Nam, liên minh với các giáo phái không suông sẻ. Trong
khi đó, Hồ và Phạm văn Đồng lãnh đạo phái đoàn sang Pháp, trao quyền lãnh đạo
cho Võ nguyên Giáp. Tay này tiếp tục trừ khử đối lập và chuẩn bị chiến tranh...’’ (7)
Mối đe dọa của cộng sản mà chính quyền Ngô Đình Diệm phải đối phó trong
những năm đầu thập kỷ 60, sau khi Bắc Việt tung quân vào ‘’chiếu cố miền Nam’’
được tác giả so sánh với tình hình hồi cuối thập niên 40 ở Việt Bắc.
Tác giả ghi lại lời phân tích của chính Ngô Đình Diệm: ‘’Hãy nghe ông Diệm
giải thích: ‘’Hồ và Giáp khởi sự ở Thái Nguyên và Tuyên Quang, từ những vùng núi
đá, khó lui tới, phủ đầy rừng rậm. Không ai để ý quan tâm đến những vùng rừng núi
này nhiều. Trong những ngày đầu, người Pháp ít lo gặp rắc rối với người Tầu, do đó
họ giữ phòng tuyến bằng những đồn bót bao phủ phía Bắc và phía Tây các căn cứ
Việt Minh. Việt Minh quấy phá các đồn binh và các con đường từ các căn cứ của
chúng. Chẳng bao lâu các đồn bị cô lập. Những đồn binh Pháp ở các nơi khác tại
miền Bắc còn bị cô lập hơn nữa. Cùng lúc đó quân Việt Minh hoạt động trong các
Tỉnh giầu có nhất trong vùng lưu vực sông Hồng. Pháp không có đủ quân, vì thế phải
rút một số lực lượng ở những tiền đồn khiến những đồn này trở thành rất dễ bị tấn
công. Thế là Việt Minh tấn công và toàn bộ chiến tuyến bị phá vỡ. Chỉ còn lại một vài
đồn cô lập. Việt Minh kiểm soát một vùng rất rộng và khởi sự mở những căn cứ mới
hòng tranh với Pháp quyền kiểm soát các trục lộ giao thông.
Bây giờ chúng tôi cũng bị ở vào tình trạng giống như vậy, tại khu vực dẫy
Trường Sơn này. Cũng lại chuyện cũ tái diễn. Cái khác là dẫy Trường Sơn rộng lớn
hơn nhiều so với 2 tỉnh Việt Bắc mà Hồ chí Minh đã bắt đầu: Nó trải dài suốt dọc Việt
Nam cho tới vùng chiến khu D, bên ngoài Sài Gòn.’’ (8)
Đề cập tới cuộc xâm lăng của cộng sản bằng cách thấm dần, tác giả nhắc lại
chuyện Hồ chí Minh tổ chức đảng cộng sản Xiêm hồi cuối thập niên 20 đầu thập niên
30.
Tác giả cho rằng Ngô Đình Diệm hiểu rất rõ chiến lược cộng sản nhưng nhận
định chính quyền Ngô Đình Diệm không có biện pháp hữu hiệu để đối phó với chiến
lược thấm dần đó.
Nhược điểm này là một thực tế dễ hiểu. Trước hết, cộng sản đã có một đội
ngũ cán bộ được rèn luyện kỹ về du kích chiến và dày dạn kinh nghiệm chiến đấu
trong gian khổ. Mức rèn luyện và từng trải này là căn bản nâng đỡ tinh thần chịu
đựng bền bỉ khi phải chui rúc trốn tránh trong những điều kiện ngặt nghèo.
Trong khi đó, tuyên truyền luôn là lợi khí sắc bén của cộng sản, còn Việt Nam
Cộng Hòa và thế giới tự do lại mang mặc cảm nặng nề về phương diện này, thậm
chí coi tuyên truyền là xấu xa, nên vụng về lúng túng khi cần tuyên truyền và không
có những biện pháp phản tuyên truyền hữu hiệu cần thiết để đối phó với luận điệu
của đối phương.
Tác giả dành hẳn chương 8 nói về sự vận dụng tuyên truyền của cộng sản tại
một địa điểm được gọi bằng mã số là làng XB. Dựa theo nhiều báo cáo của cộng
sản mà chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt được, tác giả dựng lại khung cảnh làng
XB là địa phương chỉ có dăm, ba cán bộ cộng sản hoạt động.
170 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Khai thác chính sách cải cách ruộng đất của chính quyền miền Nam lúc đó,
những cán bộ cộng sản này dựng lên chiêu bài giữ đất. Không đả động đến giải
phóng hay lòng yêu nước, cán bộ cộng sản chỉ xoay quanh vấn đề không cho địa
chủ trở về lấy lại ruộng đất mà những năm trước Việt Minh đã tịch thu chia cho dân
nghèo.
Họ làm một số chông và bẫy sập để gây trở ngại cho việc lui tới của quân đội
quốc gia. Rồi dần dần họ dạy dân làng cùng làm chông, làm bẫy. Khi đã gây được tin
tưởng của dân làng, các cán bộ này mới đưa ra một số cờ của Mặt Trận Giải Phóng
yêu cầu dân chúng treo trước nhà.
Tất nhiên lúc đầu chỉ có một số rất ít người nghe theo. Khi lính quốc gia đến
bắt hạ cờ, những người chấp nhận treo cờ đã được cán bộ dạy cách đối đáp: Chúng
tôi treo cờ này là vì hòa bình. Cờ này không phải cờ đỏ sao vàng của Việt Minh cộng
sản...Tình trạng giằng co như thế tiếp tục kéo dài và theo thời gian số cờ càng được
treo lên nhiều hơn.
Khi đã thu phục được tin tưởng của dân làng, các cán bộ cộng sản mới nêu
vấn đề rào làng kháng chiến, không chỉ dùng chông, bẫy mà đem vũ khí vào làng.
Những vũ khí này được chuyển từ Bắc vào Nam qua đường mòn Hồ chí Minh.
Cũng tới lúc này, cộng sản mới nói đến đấu tranh giải phóng, thúc đẩy trai
tráng trong làng gia nhập du kích, thu thuế, tổ chức ám sát các viên chức chính
quyền và cuối cùng tiến đánh các đơn vị lẻ tẻ trang bị yếu...
Tác giả trích từ các báo cáo một đoạn nói về việc treo cờ mừng Mặt Trận Dân
Tộc Giải Phóng Miền Nam ra đời cuối 1960: ‘’Các vách tường được quét vôi trắng,
cờ được may và đem treo lên cột cờ trước mỗi nhà. Tất cả có tới 600 lá cờ trong cả
làng. Cán bộ đảng ta đã giảng giải cho dân và chuẩn bị cho họ tranh luận với địch.
Khi lính ngụy tới hạ cờ xuống đem đi, dân sẽ nói: Đây là cờ hòa bình, không phải cờ
việt cộng. Cờ này có nghĩa là nhân dân làng này, trong đó có bà con của các anh đã
có đất để cầy cấy. Hầu hết lính ngụy đồng ý và chỉ lấy đi một ít cờ, chứ không lấy
hết...’’
Tác giả trích thêm một đoạn khác trong báo cáo cộng sản về bàn chông: ‘’Dân
chúng nghĩ đặt chông là phi pháp và sẽ bị lính ngụy khủng bố trả thù. Biết thế, chính
cán bộ đảng đã đi đặt bàn chông, trong khi vẫn cố gắng giáo dục dân. Đảng đã đặt
nhiều chông chưa từng thấy từ trước tới nay. Có lần trong khi đi càn quét, một tên
lính ngụy đạp trúng chông và bị thương. Thế là cả bọn chúng rút. Các đảng viên cho
đó là một thắng lợi, liền tổ chức mít tinh giải thích: Đặt chông sẽ ngăn cản không cho
lính tới làng, không đặt chông, địch sẽ đến thu thuế, thu tô, bắt đi làm cỏ-vê và bắt
trai tráng đi lính cho chúng. Sau đó đảng đưa ra khẩu hiệu: ‘’Mỗi bàn chông cho một
ô đất.’’ (9)
Bằng những tài liệu chính xác, Denis Wagner cố nêu rõ phương thức đấu
tranh của cộng sản là lợi dụng mọi tình huống thực tế, đưa ra mọi chiêu bài có sức
lôi cuốn với các tập thể đối tượng để dắt dẫn quần chúng đi theo từng bước cho tới
mức không thể trở lui thì tung ra các biện pháp thúc đẩy, cưỡng bức quần chúng
hành động cho mục tiêu cuối cùng của họ.
Theo hướng phân tích này, tác giả nhắc tới đường lối sống chung hòa bình
của cộng sản trong tiến trình thực hiện chủ trương đấu tranh giai cấp. Trưng dẫn báo
Quốc Tế Vụ số tháng 4.1960, tác giả viết: ‘’…Cả đảng cộng sản Liên Xô lẫn phong
trào cộng sản thế giới đều ‘’coi sự chung sống hòa bình như một hình thức đấu tranh
giai cấp trên bình diện toàn thế giới. Họ không nghĩ một cuộc chiến tranh tàn phá là
cần thiết để làm cách mạng biến đổi những quốc gia chưa đi vào đường xã hội chủ
nghĩa…Tóm lại ‘’sự trung lập’’ mà Khrutshchev nhắm cho nước Lào không có gì trái
171 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
với quan niệm của tờ Quốc Tế Vụ về chiến tranh cách mạng giải phóng ‘’mang tới
thắng lợi’’. (10)
Trên thực tế, rất nhiều người không hề ngạc nhiên về sự kiện nói một đàng
làm một nẻo của cộng sản. Nhưng rõ ràng là đã qua quá nhiều thời gian, mọi người
chỉ biết thế để đưa ra một lời nói dễ dàng: Chuyện có gì lạ đâu! Hiển nhiên là chẳng
có gì lạ, ngoài sự tràn lấn của cộng sản tại nhiều vùng đất trên thế giới và đã đẩy
không biết bao nhiêu thế hệ vào cảnh ngộ đọa đày bi thảm do bị cuốn hút theo
những lời nói, cụ thể là những chiêu bài quyến rũ.
CHÚ THÍCH
(*) Denis Warner là một trong số ít ký giả Úc am tưòng về tình hình Việt Nam.
01-02-03.- Sách đã dẫn, trang 21, 26, 27
04.- Trương Phát Khuê
05.- Sách đã dẫn, trang 30. Theo Biên Niên Tiểu Sử. Tập 2, Nguyễn ái Quốc
lấy tên là Hồ chí Minh lúc rời Pac Bó để sang Trung Quốc cuối tháng 8.1942, nhưng
vừa qua biên giới thì bị bắt và giải đi Liễu Châu, tại đây đã được gặp Trương Phát
Khuê. Có lẽ vì sự việc trên và cũng vì muốn tiếp tục được Mỹ và chính phủ Trùng
Khánh yểm trợ nên cái tên Hồ chí Minh đã được giữ lại.
06-07.- Sách đã dẫn, trang 67, 34
08.- Sách đã dẫn, trang 149. Trình bày của Ngô Đình Diệm được ghi ở đây
cho thấy lý do Việt Nam Cộng Hòa phản đối việc cùng ký với Mỹ thỏa ước 1962
trung lập hóa Ai Lao theo ý của Averell Harriman. Ngô Đình Diệm đã nhìn rõ cộng
sản Bắc Việt đang dùng lãnh thổ Ai Lao mở đường mòn trong vùng rừng núi Trường
Sơn để xâm nhập miền Nam. Trung lập hóa Ai Lao có nghĩa là Việt Nam Cộng Hòa
không được phép truy lùng cộng sản trên lãnh thổ Lào và con đường mòn này sẽ là
con đường an toàn cho cộng sản tiếp tế vũ khí đạn dược và chuyển cán binh vào
Nam.
09-10.- Sách đã dẫn, trang 125-126, 255
CHƯƠNG XXX
VÕ NGUYÊN GIÁP
và Những năm tháng không thể nào quên
Ngoài 5 cuốn sách viết về Bác Hồ và tư tưởng Hồ chí Minh (1), Võ nguyên
Giáp còn có cuốn hồi ức Những năm tháng không thể nào quên, ra mắt ít tháng
sau khi Hồ chí Minh chết. (2) Trong cuốn hồi ức này, tác giả gần như không nói về
mình mà chủ yếu nói về Hồ chí Minh. Gần như trang sách nào cũng đầy dẫy những
chữ ‘’Bác’’ và ‘’Hồ chủ tịch’’ hoặc ‘’Người’’ viết hoa, có những trang nhắc tới cả chục
lần những chữ như vậy. Cùng với lời lẽ tán dương, tác giả cố chứng minh Hồ chí
Minh là ‘’nhà chiến lược đại tài’’ bằng cách thuật lại những chặng đường đầy khó
khăn từ khi Mặt Trận Việt Minh ra đời ở hang Pac Bó cho đến khi chiến cuộc bùng
nổ ngày 20.12.1946.
Khó khăn đầu tiên được Võ nguyên Giáp nhắc tới là sự có mặt 180 ngàn quân
Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Việt với nhiệm vụ giải giới quân Nhật theo quy định của
hội nghị Potsdam.
Sự hiện diện của đội quân này khiến tổ chức Việt Minh lâm tình trạng bị đe
dọa bởi các lực lượng quốc gia như Việt Cách (tức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh
Hội) của Nguyễn Hải Thần và Việt Quốc tức Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn
Tường Tam và Vũ Hồng Khanh.
Những tổ chức quốc gia tranh đấu này từng hoạt động tại Hoa Nam, có ảnh
hưởng lớn với quốc nội thuở đó và được sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa Dân
Quốc. Những tổ chức này không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và có thực lực
172 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
mạnh hơn so với Mặt Trận Việt Minh nên đã đặt Hồ chí Minh vào thế khó giữ nổi
quyền lực vừa nắm được.
Võ nguyên Giáp không trình bày thực tế này mà chỉ nói chung chung về khó
khăn do sự có mặt của quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Võ nguyên Giáp cũng không
nhắc tới thủ đoạn đối phó đầu tiên của Hồ chí Minh là kêu gọi tinh thần đoàn kết dân
tộc, đưa ra chiêu bài chính phủ liên hiệp rồi vận động mua chuộc các Tướng lãnh
Trung Hoa tạo áp lực thúc đẩy Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng
Khanh chấp nhận ‘’liên hiệp’’ với Hồ chí Minh.
Thay cho những sự thực đó, tác giả liên tục nhục mạ các nhân vật trên, gọi là
‘’những tên đầu trâu mặt ngựa…tay sai của quân Tưởng’’ và đẩy cho các Tướng
lãnh Trung Hoa chủ mưu việc đòi chia xẻ quyền hành Bọn quân phiệt Quốc Dân
Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài, gồm những tên tay sai người Việt ở Trung
Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam...Chúng tự nhận là
người Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu
toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để kiếm sống. (3)
Thái độ hằn học của tập đoàn lãnh đạo Việt Minh lúc đó được chính tác giả
ghi lại qua sự việc ‘’có đồng chí nghe tin Nguyễn Hải Thần được giữ chức cao trong
chính phủ, vội chạy tới, xin gặp Bác, nêu thắc mắc. Bác không giải thích nhiều chỉ
hỏi: Phân có dơ không ? Nhưng dùng bón lúa tốt thì có dùng không ?’’ (4) Tác giả
nhắc tiếp một lời khuyên của Hồ chí Minh: ‘’Thấy vẻ bất bình của chúng tôi, Bác nhắc
lại, cần phải biết kiên nhẫn chịu đựng, giữ hòa hoãn với quân Tưởng để có thể tập
trung mũi nhọn vào kẻ thù chính.’’ (5)
Lời nói của Hồ chí Minh được Võ nguyên Giáp nhắc ở đây cho thấy cộng sản
Việt Nam không hề coi các đội quân ngoại quốc có mặt tại Việt Nam là kẻ thù mà coi
chính những người Việt Nam yêu nước thuộc hàng ngũ quốc gia mới là kẻ thù thực
sự. Từ đây, việc vận động Trung Hoa rút quân khỏi Bắc Việt rõ ràng chỉ nhắm tháo
gỡ một thế lực yểm trợ cho các lực lượng quốc gia chứ không nhắm mục đích loại
bỏ quân đội ngoại bang khỏi đất nước.
Thực tế này được nói rõ bằng việc Hồ chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946
với Pháp cũng qua chính lời kể của Võ nguyên Giáp về việc hiệp ước thuận cho
Pháp đưa 15 ngàn quân vào Bắc Việt: ‘’Hơn một vạn quân Pháp vào thì gần hai chục
vạn quân Tưởng sẽ phải rút đi’’. (6) Hồ chí Minh và thường vụ trung ương đảng cộng
sản Việt Nam trong buổi họp 9.3.1946 đánh giá Hiệp Ước là một thắng lợi Đẩy ra
khỏi đất nước mười tám vạn tên chống Cộng khét tiếng…cách mạng đã gạt đi một kẻ
thù hết sức nguy hiểm, trút đi một gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần. (7)
Rõ ràng mối ưu tư lớn của cộng sản Việt Nam là sự đe dọa bị chia xớt quyền
lực chứ không phải sự có mặt quân đội ngoại bang trên đất Việt Nam. Sự đe dọa
này giảm nhẹ hẳn khi các lực lượng quốc gia thiếu hỗ trợ của quân Trung Hoa Dân
Quốc và hứa hẹn mất hẳn khi quân Pháp xuất hiện, do thái độ đối kháng giữa người
Pháp và các lực lượng Việt Nam yêu nước.
Tình hình diễn biến sau đó còn nói rõ hơn về thành quả mà cộng sản thu
được khi quân đội Pháp đóng tại nhiều Thành Phố miền Bắc có hành vi hỗ trợ cho
cộng sản tấn công hoặc trực tiếp tấn công các lực lượng quốc gia yêu nước. (8) Khi
bùng nổ cuộc chiến Việt- Pháp, đa số người tìm hiểu vấn đề chỉ lưu tâm đến việc Hồ
chí Minh lên tiếng kêu gọi toàn dân kháng chiến vào đêm 19.12.1946 và quên bẵng
là chính Hồ chí Minh đã ký bản thỏa ước 6.3.1946 cho phép Pháp đưa quân vào Việt
Nam không vì mục đích nào khác hơn là dựa vào đó để loại trừ khỏi chính trường
những người Việt Nam yêu nước.
Qua những điều do Võ nguyên Giáp ghi lại, người đọc thấy rõ Hồ chí Minh và
cộng sản Việt Nam đã tính toán rất kỹ về mọi mặt lợi hại của việc ký bản Hiệp Ước
173 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Sơ Bộ 6.3.1946 chứ không phải là một hành vi lỡ lầm hoặc chỉ đơn thuần là cần
được Pháp gián tiếp nhìn nhận trên pháp lý về tính hợp pháp của chính phủ Hồ chí
Minh.
Lúc đó Pháp và Trung Hoa vừa ký bản hiệp ước 28.2.1946 quy định Pháp
thuận trả lại Trung Hoa một số tô giới để đổi lấy việc Trung Hoa rút quân khỏi Bắc
Việt nhường vai trò giải giới quân đội Nhật tại đây cho Pháp.
Với bản hiệp ước này, Pháp giải trừ được trở lực Trung Hoa để có thể tiến
hành tái chiếm Đông Dương. Nhưng, bản hiệp ước sẽ không thể giúp ích cho Pháp,
nếu Việt Nam cương quyết bác bỏ việc quân Pháp trở lại Bắc Việt. Các lực lượng
quốc gia đã vận động dư luận đòi hỏi chính phủ Hồ chí Minh không điều đình, không
ký kết với Pháp.
Võ nguyên Giáp viết: ‘’Rất nguy hiểm là bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt
Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội. Chúng làm ra bộ những người cách mạng hăng hái
nhất. Chúng cố tìm cách khích động quần chúng bằng những khẩu hiệu: Không
điều đình với ai hết. Thắng hay là chết…Chúng muốn phá cuộc đàm phán giữa ta
và Pháp. Âm mưu của chúng là cố đẩy ta chống lại hiệp ước Hoa-Pháp…là cái cớ
cho cả Tưởng và Pháp câu kết với nhau để diệt cách mạng’’ (9)
Võ nguyên Giáp cho biết thường vụ trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã
họp vào ngày 3.3.1946 để phân tích tình hình và định chủ trương là hòa với Pháp.
Kế tiếp, cũng theo Võ nguyên Giáp, phiên họp thường vụ trung ương đảng
cộng sản Việt Nam ngày 9.3.1946 đã đánh giá hiệp ước là một thắng lợi và ‘’cần hết
sức lợi dụng thời gian quý báu này để củng cố và phát triển lực lượng về mọi mặt làm
cơ sở cho cuộc đấu tranh lâu dài’’ (10)
Khi đề cập tới những khó khăn do sự có mặt của quân đội Trung Hoa tại Việt
Nam, Võ nguyên Giáp đã hơn một lần cho thấy nỗ lực của Hồ chí Minh và đảng cộng
sản Việt Nam chỉ gắn vào mục đích duy nhất là dành quyền lực cho cộng sản tại
vùng đất này còn mục đích tranh thủ độc lập chỉ có tính cách chiêu bài để thu hút
dân chúng.
Võ nguyên Giáp viết: ‘’Đầu tháng Chín, Bác ra mắt nhân dân với danh hiệu
Chủ Tịch Hồ chí Minh. Đó là một bí danh Bác đã dùng mấy năm trước để che mắt
bọn Quốc Đân Đảng Trung Hoa. Những người cách mạng đã qua thời kỳ ẩn náu, lẩn
tránh về sống giữa đồng bào, nhưng mọi hoạt động của Đảng vẫn tiến hành theo
phương thức bí mật. Những cán bộ của Đảng chưa ra làm việc công khai. Hầu hết
các đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh’’ (11)
Trong phân định bạn-thù, Võ nguyên Giáp ghi lại: ‘’Đồng bào ta được sự giáo
dục của Đảng từ lâu, đã biết Hồng Quân Trung Hoa mới là bạn của ta. Quân đội
Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch chính là kẻ thù của nhân dân và cách mạng
Trung Quốc, cũng là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Việt Nam’’ (12)
Võ nguyên Giáp ghi lại nhiều sự kiện nêu rõ tài trí của Hồ chí Minh mà tác giả
xưng tụng là ‘’nhà chiến lược đại tài’’. Bởi, ngay lúc xác định rõ thế đứng, Hồ chí
Minh vẫn tung ra khẩu hiệu ‘’Hoa-Việt thân thiện’’ để tiếp đón các tướng lãnh Trung
Hoa Dân Quốc.
Đi sâu hơn vào chi tiết chứng minh mức tài trí của lãnh tụ, Võ nguyên Giáp
viết: ‘’Bọn Tướng lĩnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa vào miền Bắc thuộc nhiều phe
cánh khác nhau… Chúng giống nhau ở chỗ cùng chống cộng, nhưng vì bên trong
chúng có mâu thuẫn nên thái độ phản động của chúng đối với cách mạng Việt Nam
cũng ít nhiều khác nhau…Nhiều tên chỉ giữ chức phó tướng hoặc xứ trưởng là những
chức thấp, nhưng lại có quyền hành và thế lực. Có tên nhờ người vợ đẹp, lịch thiệp,
tiêm thuốc phiện khéo, các tướng lĩnh thường lui tới nhà nên trong nhiều việc, y đều
có thể trở thành người môi giới đắc lực. Không hiểu sao Bác phát hiện ra rất sớm
174 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
những viên quan nhỏ thuộc loại này. Bác chỉ thị cho các cán bộ làm công tác ngoại
giao có đối sách thích hợp với từng tên...Với một sự nhạy cảm lạ thường, Bác dường
như thấu hiểu mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm của kẻ thù. Bác đã vận dụng một
cách vô cùng sắc bén những đối sách cụ thể với từng loại kẻ địch, với từng tên’’.
(13)
Võ nguyên Giáp không nêu rõ từng việc làm nhưng cho thấy Hồ chí Minh vận
dụng mọi phương tiện từ vàng bạc, tiền tài, gái, thuốc phiện…hối lộ các Tướng lãnh
Trung Quốc để họ áp lực với các đảng phái đối lập chịu đứng chung trong chính phủ
Liên Hiệp, hòng đánh tan ngờ vực của các nước đồng minh về tính chất cộng sản
của mặt trận Việt Minh.
Hồ chí Minh cũng sẵn sàng bắt tay với Pháp bất chấp lúc đó Pháp đang đánh
chiếm miền Nam để củng cố quyền lực cho đảng cộng sản mà chính ông ta tuyên bố
giải tán từ ngày 11.11.1945 nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục hoạt động như Võ
nguyên Giáp đã nêu rõ với nhiều phiên họp thường vụ trung ương đảng trong tháng
3.1946.
Khó khăn kế tiếp tất nhiên là khó khăn với Pháp, vì vào thời điểm đó, Pháp
chưa từ bỏ ý định trở lại Việt Nam. Hồ chí Minh mở đường cho Pháp đưa quân hợp
pháp vào miền Bắc nhưng cũng biết chắc không thể duy trì sự hòa hoãn.
Cho nên bản nghị quyết của thường vụ trung ương đảng ngày 9.3.1946 đã ghi
rõ là Hòa để Tiến và hướng hoạt động trong thời gian này của Việt Minh là một mặt
kéo dài thời gian hòa hoãn với Pháp, một mặt tích cực khai thác tinh thần yêu nước
bồng bột của dân chúng để tổ chức cơ sở đảng.
Do đó, Hồ chí Minh đã sang Pháp theo dõi cuộc hòa đàm Fontainebleau và ký
thêm một bản thỏa ước bất lợi khác cho Việt Nam là thỏa ước 14.9.1946 nhưng có
lợi cho đảng cộng sản là thêm một lần nữa được chính giới Pháp nhìn nhận thế lãnh
đạo hợp pháp tại Việt Nam.
Đây cũng là thời gian Hồ chí Minh nỗ lực thu phục cảm tình của Việt kiều tại
Pháp đồng thời sắp xếp cho thủ hạ ở trong nước tiêu diệt các lực lượng đối lập hầu
củng cố quyền lực cho đảng cộng sản.
Nói về hoạt động của Hồ chí Minh trong thời điểm này, Võ nguyên Giáp ghi lại
những mẩu chuyện nhỏ, những cử chỉ đơn sơ nhiều ý nghĩa mà Hồ chí Minh đã thể
hiện cùng những cuộc tiếp đón long trọng mà chính giới Pháp dành cho Hồ chí Minh
bên cạnh những khó khăn của hội nghị Fontainebleau.
Khó khăn lớn nhất mà Hồ chí Minh phải đối đầu vẫn là thái độ e dè với cộng
sản. Trong chương 9, Võ nguyên Giáp nhắc lại một chỉ thị của Thủ Tướng Pháp
Bidault trao cho trưởng đoàn Max André: ‘’Giành cho được mọi sự bảo đảm để cho
trên lãnh vực đối ngoại Việt Nam không thể trở thành một quân cờ mới trong ván cờ
Xô Viết.’’
Đây chính là yếu tố khiến nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng tình hình Việt
Nam đã hoàn toàn đổi khác nếu Hồ chí Minh là một người quốc gia yêu nước, không
lệ thuộc Liên Xô. Bởi vì trong trường hợp này, ngay cả những phần tử Pháp mang
nặng chất thực dân nhất cũng không dễ dàng vận dụng chiêu bài chống cộng để
theo đuổi mục tiêu tái chiếm Việt Nam bằng quân sự. Trên thực tế, Hồ chí Minh cố
che đậy nhưng như Võ nguyên Giáp xác nhận ‘’kẻ thù vẫn nhận ra ta’’ (14).
Cho nên, chính những người Pháp chống lại chủ trương thực dân vẫn không
muốn tiến tới thỏa hiệp với Hồ chí Minh do biết rõ vai trò cán bộ của Đệ Tam Quốc
Tế, dụng cụ bành trướng thế lực của Liên Xô mà khối Tây Phương, nhất là Mỹ đang
e ngại. Vì thế hội nghị Fontainebleau đi vào ngõ bí và Hồ chí Minh đã tìm ra lối thoát
cho riêng uy quyền của bản thân và cộng sản Việt Nam bằng cách ký thỏa ước
14.9.1946 bất chấp hậu quả sẽ biến Việt Nam thành vấn đề riêng của Pháp.
175 HỒVõ nguyên Giáp tả lại cuộc tiếp đón linh đình dành cho Hồ chí Minh khi từ
Pháp trở về biểu hiện một chuyến đi thành công lớn. Võ nguyên Giáp hoàn toàn có lý
với cương vị một cán bộ cộng sản và một thủ hạ của Hồ chí Minh.
Nhưng chuyến đi thành công lớn của Hồ chí Minh đã được các chuyên gia
đánh giá chỉ là cho phép người Pháp không còn e ngại trong việc tiến hành các hành
vi quân sự tái chiếm Việt Nam vì theo thỏa ước 14.9.1946, Việt Nam đã trở thành
chuyện nội bộ của nước Pháp. Trong vòng 6 tháng, Hồ chí Minh đã tạo được hai
thành tích: Thứ nhất, cho phép quân Pháp vào Việt Nam và thứ hai, nhìn nhận
quyền nổ súng của quân Pháp trên đất nước này!
Tất nhiên, Hồ chí Minh đã thấy những hậu quả đó, nhưng ông ta cứ bước tới
vì nói như Sainteny là Hồ chí Minh không còn chọn lựa nào khác để duy trì quyền
lực cho Mặt Trận Việt Minh, đúng hơn là cho đảng cộng sản Việt Nam. Quyền lợi của
đảng trước mắt những người cộng sản luôn lớn hơn so với quyền lợi dân tộc nên để
bảo vệ quyền lợi của đảng, đất nước đã bị đẩy tới trước họng súng ngoại xâm.
Chọn lựa trên của cộng sản Việt Nam còn hiện ra rõ hơn qua những dòng
thuật lại của Võ nguyên Giáp về thành tích ‘’chận đứng những hoạt động chống phá’’
tức là hành vi thanh toán các lực lượng đối lập để củng cố quyền lực. (15)
Võ nguyên Giáp viết: ‘’…Ngày 11 tháng Bảy, Thường Vụ được các đồng chí ở
Nha Công An báo cáo: Bọn phản động Việt Nam Quốc Dân Đảng đang chuẩn bị
những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng dự định cho tay chân phục sẵn, bắn
súng, ném lựu đạn vào binh lính Pháp…Sau khi đã nắm rõ âm mưu của bọn phản
động, Thường Vụ chủ trương chỉ thị cho Nha Công An nhanh chóng hành động dập
tắt từ trong trứng những mưu đồ của bọn phản cách mạng. Mờ sáng 12 tháng Bảy,
một đơn vị công an xung phong bất thần vào khám trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng
tại số 132 phố Minh Khai. Bọn phản động bị bắt tại chỗ cùng với tang vật: một chiếc
máy in và những đống truyền đơn còn chưa ráo mực.
7 giờ sáng, Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của Việt Nam
Quốc Dân Đảng ở Hà Nội…Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi
làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm,
búa cùng với những vết máu trên tường. Công An ta đào ở vườn sau lên bảy xác
chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc…Tại trụ sở trung ương của Việt Nam
Quốc Dân Đảng ở phố Đỗ Hựu Vị (nay là phố Cửa Bắc), ta còn tìm được thêm nhiều
xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp…Trong số kế hoạch tịch thu,
chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc…’’ (16)
Võ nguyên Giáp là kẻ chỉ huy dàn dựng tấn tuồng vu cáo và cũng là kẻ chỉ
huy lực lượng công an cộng sản đàn áp những người yêu nước lúc đó. Mãi 25 năm
sau, cầm bút ghi lại sự việc, Võ nguyên Giáp vẫn giữ nguyên lời lẽ rủa xả theo giọng
lưỡi của hạng lưu manh cặn bã đủ cho thấy mức độ thù hận điên cuồng đối với
những người khác chính kiến và cho thấy đảng cộng sản sẵn sàng vận dụng mọi thủ
đoạn đê tiện nhất để lường gạt dư luận.
Và, cũng như Hồ chí Minh đã thành công trong việc bắt tay hòa hoãn với
Pháp, Võ nguyên Giáp đã thành công trong việc loại trừ khỏi guồng máy lãnh đạo
quốc gia những người không chấp nhận cộng sản theo diễn tả của chính Võ nguyên
Giáp: ‘’Sau vụ Ôn Như Hầu, những người ngây thơ nhất về chính trị, từ trước đến
nay vẫn còn ít nhiều tin vào các luận điệu tuyên truyền bịp bợm của bọn Việt Nam
Quốc Dân Đảng cũng đều tỉnh ngộ’’ (17)
Thực ra, vẫn còn không thiếu người tin tưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng
nhưng phải câm lặng để bảo toàn tính mạng chờ cơ hội.
176 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chính vì thế, khi Trung Cộng chiếm xong Hoa Lục, Hồ chí Minh đã cho mở
đợt thanh trừng rèn cán chỉnh quân 1950-1951 và mở thêm đợt thanh trừng cải cách
ruộng đất 1953-1955 để tiêu diệt mọi mầm mống chống đối trong dân chúng.
Nhưng đây là chuyện về sau.
Võ nguyên Giáp giới hạn mức hồi ức của mình chỉ tới ngày 20.12.1946, cho
nên những khó khăn mà Hồ chí Minh phải đối diện chỉ xuất phát từ 3 phía Trung Hoa
Dân Quốc, Pháp cùng những người yêu nước và Hồ chí Minh đã đối phó như thế.
Hiệu quả của các phương thức đối phó đã khiến Võ nguyên Giáp ghi lại trong những
dòng cuối sách lời tán tụng tài năng của Hồ chí Minh: ‘’Hồ chủ tịch là nhà chiến lược
vĩ đại đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao bão táp phong ba,
đi đến những bến bờ thắng lợi.’’ (18)
Trước mắt Võ nguyên Giáp, không chỉ hiển hiện một Hồ chí Minh tài trí vĩ đại
mà còn hiển hiện một Hồ chí Minh đạo đức vô song, lý tưởng tuyệt vời: ‘’Một buổi
sớm, trời rét. Một đồng chí đến làm việc với Bác, chỉ có chiếc áo mùa Hè phong
phanh. Bác vào buồng lấy chiếc áo len của mình, đem ra đưa cho đồng chí cán bộ.
Về Hà Nội ở Bắc Bộ Phủ, trong cương vị chủ tịch nước, cuộc sống của Bác vẫn giản
dị, thanh đạm như những ngày hoạt động bí mật ở chiến khu’’ (19)…Hạnh phúc cho
dân, đó là lý tưởng của Người. Đó cũng là tấm lòng của Người…Đồng bào ta đã
nhận thấy ở Bác Hồ, hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của
cách mạng, của chính quyền, của chế độ mới. (20)…Ham muốn duy nhất, ham muốn
tột bậc của Người là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân, cho nước...
(21) Bác Hồ là nhà yêu nước vĩ đại. Tình yêu nước thương nòi của Người sâu sắc,
bao la, không thể lấy gì so sánh được. Bác đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự
nghiệp cứu nước cứu dân. Ở Bác tập trung những phẩm chất đạo đức của con người
mới, của một xã hội mới vừa bắt đầu hình thành.’’ (22)
Từ những lời tâng bốc tột cùng khi nói về lãnh tụ và từ những lời rủa xả hạ
cấp cũng tột cùng khi nói về người khác chính kiến đã hiện lên chân dung một kẻ
vừa khúm núm thảm hại vừa vênh váo một cách vô giáo dục. Nhưng hình ảnh này
nằm ngoài phạm vi tìm hiểu về một giai đoạn đã qua của đất nước nên không cần
thiết lưu tâm. Vấn đề cần lưu tâm chỉ là sự thực hàm chứa trong những lời lẽ ấy. Về
điểm này, có thể tìm chứng minh qua một diễn tả khác của Võ nguyên Giáp về Hồ
chí Minh: ‘’Riêng đôi mắt bác rất sáng, nói lên Người đang suy nghĩ. Từ ngày Bác về
Hà Nội, đồng bào đã bàn nhiều về đôi con mắt của Bác. Đôi con mắt mà người ta đã
nhìn thấy có hai chấm sáng qua các tấm ảnh.’’ (23)
Võ nguyên Giáp cố gợi lại cái huyền thoại mắt Hồ chí Minh có hai con ngươi
mà cộng sản đã gieo rắc trong đám đông quần chúng thất học dị đoan thuở đó để
gạt mọi người rằng Hồ chí Minh là một vị Thánh. Tuy Võ nguyên Giáp đã vận dụng
những từ ‘’người ta’’ và ‘’qua các tấm ảnh’’, nhưng cái dụng tâm dối gạt không hề mờ
nhạt. Lời lẽ của một kẻ mang dụng tâm dối gạt liệu có thể là những lời nói thực
chăng ? Từ đây cũng không cần bận tâm phân tích thêm về những diễn tả khác đầy
rẫy trên các trang sách chẳng hạn mỗi khi Hồ chí Minh xuất hiện thì ‘’tiếng vỗ tay nổi
lên như sấm’’ còn bất kỳ nhân vật quốc gia nào xuất hiện thì chỉ có ‘’những tiếng vỗ
tay rời rạc, lẻ tẻ’’…
Võ nguyên Giáp là người có nhiều thời gian theo sát Hồ chí Minh, từng được
gửi vào Trường Hoàng Phố, được chính Hồ chí Minh rèn luyện kỹ lưỡng về kỹ thuật
tuyên truyền, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng và chính phủ cộng sản
Việt Nam nên vừa có nhiều chất liệu sống để chọn lựa, vừa có đủ khả năng thực
hiện tinh vi việc sắp đặt các sự việc theo trình tự dẫn dắt về một hướng suy luận
mong muốn nào đó.
177 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Vì thế Những năm tháng không thể nào quên đã được nhiều người tìm hiểu
về Việt Nam coi như một tài liệu tham khảo đáng kể do mức tài liệu chứa đựng.
Nhưng cũng cần đánh giá thêm tác phẩm này là một tác phẩm tuyên truyền tinh xảo
với hai hướng nhắm rõ rệt là đề cao lãnh tụ và đả phá những người quốc gia yêu
nước không chấp nhận cộng sản.
Võ nguyên Giáp không chỉ góp công cho chế độ Hồ chí Minh bằng tài năng
cầm quân của một Đại Tướng mà còn góp công thêm bằng cả tài năng cầm bút dù
khi viết Những năm tháng không thể nào quên, Võ nguyên Giáp đã phải dựa vào
một nhà báo trung thành của chế độ là Hữu Mai.
Dù sao, Võ nguyên Giáp không che giấu chân tướng cộng sản của lãnh tụ,
của bản thân và chế độ miền Bắc lúc đó. Trong từng trang, Võ nguyên Giáp luôn xác
định thế đứng cộng sản và bày tỏ thù hận với tất cả những lực lượng không cùng
chung con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa.
Nhưng, người đọc khó giải tỏa thắc mắc về ý nghĩ của Võ nguyên Giáp vào
những ngày cuối đời. Theo nhà văn cộng sản Sơn Tùng, Võ nguyên Giáp là người
tuyệt đối tuân theo lời dặn của Bác Hồ ‘’phàm việc gì có ích cho cách mạng thì dù
nhỏ nhặt mấy cũng vui lòng làm’’.
Tuy nhiên, có khi nào Võ nguyên Giáp tự hỏi về việc có ích cho cách mạng
theo hướng dẫn của Hồ chí Minh lại là việc có hại cho đất nước không ? Giả dụ có
thể bỏ qua luôn cả việc làm hại cho đất nước thì việc có ích cho cách mạng theo
hướng dẫn của Hồ chí Minh có đem lại điều tốt đẹp nhỏ nhặt nào cho đời sống
người dân không ? Hai sự việc sát cạnh Võ nguyên Giáp đã tạo ra ý nghĩ nào ? Lời
phán xét Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là kẻ ‘’hèn nhát’’ không dám đối đầu với sự
thực do chính vợ ông thốt lên với những người thân và hành vi của con gái Đại
Tướng Võ nguyên Giáp chọn đất Mỹ làm nơi dung thân thay vì trở về Việt Nam
hưởng cuộc sống hạnh phúc mà Hồ chí Minh gây dựng đã gợi lên ý nghĩ nào trong
đầu tác giả Những năm tháng không thể nào quên ?
CHÚ THÍCH
01.- Sách thần thánh hóa Hồ chí Minh do cán bộ cộng sản viết rất nhiều, trong
đó có sách của những lãnh tụ cao cấp như Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Văn tiến
Dũng, Phùng thế Tài...Riêng Võ nguyên Giáp có 5 cuốn:
1. Bác Hồ về Tân Trào
2. Hồ chủ tịch, nhà chiến lược đại tài
3. Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng HCM sống mãi
4. Tư tưởng HCM, quá trình hình thành và phát triển
5. Tư tưởng HCM và con đường cách mệnh Việt Nam
02.- Nxb QĐND, 1970 phát hành lần đầu, 2001 tái bản lần thứ 5.
03-05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 31, 59, 175, 216
04.- Sách đã dẫn, trang 100-102, chuyện kể lại sau khi Nguyễn Hải Thần nhận
chức Phó Chủ Tịch Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời do Hồ chí Minh giữ chức Chủ
Tịch, trong đó Việt Quốc và Việt Cách được chia giữ hai bộ Kinh Tế và Vệ Sinh.
08.- Trong Government and revolution in Vietnam, Duncanson cho rằng
đảng cộng sản Đông Dương không bao giờ là một lực lượng đấu tranh yêu nước mà
ngược lại, còn là một lực lượng chống lại những người yêu nước chống thực dânalmost
anti-anti-colonial.
09-10-11-12-13-14.- Sách đã dẫn, trang 146, 186, 68-69, 30, 85-89, 69
15.- Với thái độ tôn kính đến mức sùng bái Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp
không thể chủ xướng mà chỉ có thể do Hồ chí Minh chỉ thị cho thi hành việc này hay
ít nhất cũng được sự chấp thuận trước.
178 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
16.- Sách đã dẫn, trang 255-258 * Người ta thường chỉ nhắc những tên tuổi
nổi bật, như Lãnh Tụ Duy Dân Lý Đông A, Lãnh Tụ Đại Việt Trương Tử Anh, các
Nhà Văn Lan Khai, Khái Hưng, những đồng chí và văn hữu của lãnh tụ Nguyễn
Tường Tam tức Nhà Văn Nhất Linh v.v…Thực ra có hàng chục ngàn người yêu
nước thuộc phía đối lập đã bị thủ tiêu bằng nhiều cách mà phổ biến là ‘’mò tôm’’, tức
bỏ vào bao bố với một tảng đá rồi thả xuống sông. Một ông lái đò trên sông Đáy gần
Chùa Hương đã cho chính người viết biết năm 1946, ông ta từng thấy nhiều vụ thả
trôi sông như vậy. Lúc ấy Việt Minh nắm chính quyền, Võ nguyên Giáp là Bộ Trưởng
Nội Vụ nên đảng viên cộng sản nắm lực lượng an ninh Thành Phố Hà Nội. Họ cho
công an tấn công trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại số 7 Ôn Như Hầu (nay là
Đường Nguyễn Gia Thiều) rồi sau đó tri hô Việt Nam Quốc Dân Đảng đã giết 7
người, chôn tại đây. Lúc đó báo Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc
Dân Đảng lên tiếng phủ nhận và tố cáo Việt Minh dàn dựng để kiếm cớ ‘’thanh toán’’
một tổ chức chính trị quan trọng mà trước đó Hồ chí Minh khổ công lắm mới mời
được cùng đứng chung trong chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến để tránh bị loại khỏi
vũ đài chính trị. Theo một nhân vật Quốc Dân Đảng còn sống thì dịp đó khoảng gần
100 cán bộ Việt Quốc đã bị giết. Một số người thoát được, sau vào Nam, trong đó có
Đại Tá Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Phúc tục gọi Phúc Khàn.
17-18-19-20-21-22.- Sách đã dẫn, trang 259, 389, 46, 73-74, 90, 381
23.- Viên trung đội trưởng trung đội vũ trang tuyên truyền đã mang sao Đại
Tướng vẫn giữ giọng tuyên truyền vào cái thời còn cần tô son, trát phấn cho chính
quyền non trẻ và vị lãnh tụ ít người biết tên đủ cho thấy mức cực kỳ quan trọng của
tuyên truyền đối với cộng sản trong chiến tranh ý thức hệ. Nhưng năm 1970, Võ
nguyên Giáp đã thấy đời sống của dân chúng ra sao ? So với thời thực dân, phong
kiến dân có hạnh phúc hơn không hay còn cay cực gấp trăm lần ? Vậy thì cái ham
muốn tột bậc của Người là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân, cho
nước cần phải hiểu ra sao ? Về huyền thoại Hồ chí Minh có con mắt hai đồng tử đã
được cho biết phát xứ
CHƯƠNG XXXI
NGUYỄN THỊ BÌNH
và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MNVN
Nguyễn thị Bình, từng là Phó Chủ Tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, trước 1975 là Bộ Trưởng Ngoại Giao trong Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa
Miền Nam Việt Nam và trong 4 năm có cuộc hòa đàm Paris là trưởng đoàn đàm
phán của chính phủ trên.
Được biết bà là cháu ngoại của nhà cách mạng ôn hòa Phan Chu Trinh. Trong
thời gian hội nghị tại Paris, bà nói với Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn
Lắm, rằng bà không phải đảng viên cộng sản.
Nhưng đây cũng chỉ là cách nói của Hồ chí Minh với các Tướng lãnh Trung
Hoa Quốc Đân Đảng vào thời gian Hồ chí Minh ở Hoa Nam. Trên thực tế, trong
nhiều tài liệu của cộng sản Việt Nam vẫn thấy viết hai chữ đồng chí trước tên
Nguyễn thị Bình. (1)
Năm 2001, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, phát hành cuốn hồi ức
tựa đề Mặt trận dân tộc giải phóng-Chính phủ cách mạng lâm thời tại hội nghị
Paris về Việt Nam nói về cuộc hòa đàm trên. Tên tác giả ghi trên bìa sách là
Nguyễn thị Bình và tập thể tác giả vì sách gồm bài viết của 24 tác giả hầu hết là
thành viên phái đoàn Giải Phóng Miền Nam tham dự hội nghị. Tác phẩm dày gần
700 trang khổ lớn, trong đó bài của Nguyễn thị Bình chiếm 140 trang, không kể hình
ảnh.
179 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả kể lại diễn biến tuần tự của cuộc hòa đàm và những việc làm của
mình trong 4 năm đó. Như hết thẩy các tác giả cộng sản khác, Nguyễn thị Bình cũng
không thiếu những lời tự tâng bốc bên cạnh những lời đả kích đối phương. Tuy
nhiên, so với các tác giả khác, Nguyễn thị Bình tương đối có lối viết và ngôn ngữ nhẹ
nhàng hơn.
Ngoài ra, tác phẩm cũng ghi lại nhiều sự việc cụ thể cần thiết cho việc tham
khảo để tìm hiểu vấn đề, chẳng hạn một số văn kiện quan trọng đã được nêu ra
trong các phiên họp làm đề tài thương thảo như bản đề nghị 8 điểm của Nguyễn thị
Bình mà tác giả tự khoe là được cả thế giới hoan nghênh, kể cả báo chí tại Sài Gòn
cũng phổ biến khiến Tổng Thống Nixon phải nêu đề nghị 5 điểm. (2)
Trong tập hồi ức, Nguyễn thị Bình không nói nhiều về Hồ chí Minh có lẽ vì hội
nghị chỉ vừa khai diễn hơn ba tháng thì Hồ chí Minh đã qua đời và cũng có thể vì
Nguyễn thị Bình muốn tránh đề cập đến mối tương quan với cộng sản như chính bà
vẫn lên tiếng phủ nhận.
Dù vậy, Nguyễn thị Bình vẫn nhắc đến Hồ chí Minh và không quên bày tỏ tình
cảm kính yêu đối với lãnh tụ mỗi khi có dịp đề cập tới. Xin trích vài đoạn ở những
trang Nguyễn thị Bình viết về Hồ chí Minh:
‘’Ngày 2.9.1969, Bác Hồ mất. Tôi cùng anh Xuân Thủy và một số anh chị em
trong hai đoàn gấp rút về nước chịu tang Bác. Cả nước đau buồn... (3) Bao giờ mới
lại có dịp trở lại Paris, thăm ngõ Compoint, nơi Bác Hồ đã sống, khi Người đi tìm
đường cứu nước hơn nửa thế kỷ trước đó và đã đưa dân tộc ta đến vinh quang rực
rỡ này... (4) Năm tháng trôi qua, càng nhớ lại càng thấm sâu đường lối lãnh đạo
sáng suốt và tài tình của Bác Hồ và của Đảng ta phản ánh và đáp ứng khát vọng
thiết tha của nhân dân miền Nam ‘’luôn luôn trong trái tim Người’’ như Bác từng nói...
(5) Thực tế đó càng khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương lớn kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mà Bác Hồ và Đảng đã vạch ra cho hôm qua,
hôm nay và cả mai sau.’’ (6)
Những dòng viết trên có thể bảo chính là lời phủ nhận rõ rệt nhất sự minh xác
của Nguyễn thị Bình rằng mình không phải người cộng sản và cũng không có liên
quan với cộng sản, nhưng tác phẩm chỉ được đưa ra vào năm 2001 nên Nguyễn thị
Bình không e ngại về sự lộ chân tướng, còn việc lường gạt dư luận thì người cộng
sản luôn coi là một hành vi bình thường nên không hề lúng túng khi làm ngược lại
điều mình đã nói.
Có lẽ vì thế mà khi đề cập đến việc thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
Miền Nam Việt Nam, Nguyễn thị Bình đã ghi lại nhiều sự việc chứng tỏ tổ chức này
không hề khởi phát từ những người miền Nam yêu nước như cộng sản luôn rêu rao
suốt nhiều năm tháng trước.
Về nguồn gốc tổ chức này, Nguyễn thị Bình viết: ‘’Bác và Đảng thấy rằng đã
đến lúc cần có một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi ở miền Nam...’’ (7)
Nguyễn thị Bình gần như trả lời thẳng cho những người vẫn nói Mặt Trận Dân
Tộc Giải Phóng Miền Nam là tổ chức của những người miền Nam chống đối với chế
độ Ngô Đình Diệm rằng họ đã hoàn toàn mù mịt về thực tế diễn ra trước mắt.
Nguyễn thị Bình còn nêu thêm một chi tiết cụ thể về địa điểm ra đời của mặt trận này
là một khu rừng qua lời xác nhận đại hội thành lập mặt trận đã được ‘’mở tại một khu
rừng thuộc xã Tân Lập, Huyện châu thành, trong vùng giải phóng Tây Ninh’’ (8)
Kể về việc hòa đàm, Nguyễn thị Bình cho biết đã nhiều lần về nước tham
khảo ý kiến của các giới lãnh đạo, và nói rõ là về Hà Nội, để kết luận về động cơ đưa
đến thắng lợi tại hội nghị Paris: ‘’Bao trùm lên tất cả, nhân tố thắng lợi quyết định hơn
hết, là đường lối đúng đắn và sáng suốt của Bác Hồ và của Đảng...’’
180 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hơn một trăm trang hồi ký của Nguyễn thị Bình đã nêu bật hai điểm cụ thể mà
hầu hết những tác giả Tây Phương khi viết về tình hình Việt Nam luôn né tránh hoặc
đề cập một cách quanh co.
Chẳng hạn Gerald C. Hickey cố chứng minh ngay từ năm 1958 tại miền Nam
đã có tổ chức hoạt động chống chế độ Ngô Đình Diệm là Mặt Trận Giải Phóng và
Harold Hinton thuộc Đại Học George Washington thì đi xa hơn nói hoạt động chống
đối đã có từ 1957 trong khi Jean Lacouture cho rằng Mặt Trận Giải Phóng được
thành lập do cùng thỏa thuận với nhau hàm ý diễn tả tổ chức này mang tính tự phát
tại miền Nam được sự tán đồng ủng hộ của cộng sản miền Bắc.
Nguyễn thị Bình đã nói rõ tổ chức này chỉ do Bác và Đảng thấy rằng đã đến
lúc cần có nó và sai cán bộ kiếm một khu rừng để dựng cái tấn kịch ra mắt cho nó.
(9)
Điểm cụ thể thứ nhất được nêu lên là tính chất công cụ của tổ chức Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam Việt Nam để phát động cuộc chiến tại miền Nam và vai trò bù
nhìn của tổ chức này tại hoà đàm Paris vì đường lối đấu tranh luôn luôn nằm trong
tay giới lãnh đạo đảng tại miền Bắc.
Điểm cụ thể thứ hai là suốt thời gian giữ vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao của
Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam và trưởng đoàn ngoại giao tại hòa đàm
Paris, Nguyễn Thị Bình chưa bao giờ đặt chân về miền Nam để tham khảo ý kiến
của bất kỳ nhân vật lãnh đạo nào của tổ chức này.
Con đường quen thuộc của Nguyễn thị Bình trong thời gian đó là Paris-Hà Nội
qua hai trạm dừng chân là Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh.
Trên lộ trình đó, Nguyễn thị Bình cho biết đã được tiếp đón, gặp gỡ bởi nhiều
lãnh tụ cộng sản và đương nhiên đó là những người góp phần quyết định từng
đường đi nước bước tại hòa đàm Paris cho phái đoàn do bà hướng dẫn.
Cuốn sách cũng ghi lại nhiều sự việc được coi là biểu hiện tài trí của nhân
viên phái đoàn, nhất là trong các trường hợp khó khăn bất ngờ. Chuyện được kể lại
là chuyện của Lý văn Sáu, phát ngôn viên phái đoàn do Nguyễn thị Bình cầm đầu.
Trong một lần đối mặt, một nhân viên phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa hỏi Lý
văn Sáu: ‘’Ông thử cho biết vùng giải phóng của các ông ở chỗ nào tại miền Nam’’.
Lý văn Sáu lâm thế lúng túng nhưng lập tức tìm ngay được câu trả lời: ‘’Là những
nơi mà máy bay Mỹ ném bom bắn phá đó’’.
Ngoài hoạt động trong hòa đàm, sách còn ghi lại nhiều hoạt động bên lề cuộc
hòa đàm kéo dài 4 năm như các cuộc thăm viếng, họp mặt có tính cách vận động dư
luận chính giới và quần chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Những hoạt động này cũng giúp cộng sản Việt Nam gặt hái nhiều kết quả
trong đó phải kể trước hết là lôi cuốn được sự ủng hộ của một số người nổi tiếng
như nữ ký giả Pháp Madeleine Riffaud, diễn viên điện ảnh Mỹ Jane Fonda…và do
đó đã tạo được một dư luận thuận lợi trong vận động quần chúng.
Nguyễn thị Bình và các đồng tác giả chỉ nhắm kể lại hoạt động của mình thay
vì nói về lãnh tụ, nhưng những dòng chữ của Nguyễn thị Bình đã xác nhận mọi hoạt
động đều không nằm ngoài hướng chỉ đạo của Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH
01.- Hội nghị Paris họp từ 25.1.1969 đến 27.1.1973, đúng 4 năm, có 174
phiên họp. Bốn phái đoàn ngồi quanh chiếc bàn tròn đường kính 8 mét. Trưởng
Đoàn Mỹ lúc đầu là Cabot Lodge, kế tiếp là Porter...Trưởng Đoàn Việt Nam Cộng
Hòa là Phạm Đăng Lâm, Trưởng Đoàn Bắc Việt là Xuân Thủy rồi tới Nguyễn Duy
Trinh, Trưởng đoàn Giải Phóng Miền Nam là Trần bửu Kiếm trong vài tháng rồi đến
Nguyễn thị Bình với nhiều thành viên phụ nữ như Nguyễn thị Chơn, Phạm thanh
Vân, Phan thị Minh và cô Hằng....Bốn người ký hiệp định là Ngoại Trưởng Mỹ
181 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
William Rogers, Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Lắm, Ngoại Trưởng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Nguyễn duy Trinh và Bộ Trưởng Ngoại Giao chính phủ
Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn thị Bình. Ngoài Ngoại Trưởng Trần
Văn Lắm, bà còn nói với nhiều người khác, trong đó có cả Nhà Văn Pháp Michel
Tauriac và nhà văn này đã ghi lại lời nói của bà trong tác phẩm Vietnam, le dossier
noir du Communisme.
02.- Nguyễn Thị Bình nhắc đi nhắc lại đề nghị được báo chí Pháp và thế giới
gọi là ‘’8 điểm của bà Bình’’. 8 điểm đó là:
1. Mỹ rút quân,
2. Vấn đề quân sự Nam Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết.
3. Sẵn sàng nói chuyện với một chính quyền Sài Gòn không có Thiệu-Kỳ-
Khiêm.
4. Lập chính phủ Liên Hiệp lâm thời rộng rải.
5. Thành phần chính phủ này.
6. Hai miền lập quan hệ bình thường.
7. Biện pháp bảo đảm thi hành các thỏa thuận.
8. Thể thức ngừng bắn.
Đề nghị 5 điểm của Tổng Thống Nixon là:
1. Ngừng bắn toàn Đông Dương và giữ nguyên trạng.
2. Hội nghị hòa bình về Đông Dương.
3. Bàn lịch rút quân Mỹ.
4. Giải pháp chính trị trên 2 nguyên tắc: Ý chí nhân dân miền Nam, tương
quan lực lượng ở miền Nam.
5. Thả ngay và không điều kiện toàn bộ tù binh.
03-04-05-06-07-08.- Sách đã dẫn, trang 56, 124, 135, 136, 23, 24.
09.- Về nguồn gốc và thực chất của Mặt Trận này, chúng tôi đã nói trong cuốn
Sách Lược Xâm Lăng của Cộng Sản, Sài Gòn, 1963 & 1970, từ trang 134-143,
chương ‘’Trường Chinh đặt tên và Xuân Thủy ‘’công nhận’’ Mặt Trận Giải Phóng
miền Nam.
CHƯƠNG XXXII
TRẦN VĂN GIÀU
và Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam
Trần văn Giàu vốn được coi là một trí thức gia cộng sản miền Nam, tốt nghiệp
thủ khoa Trường Lao Động Đông Phương tại Liên Xô, đứng trên nhiều lãnh tụ cộng
sản Đông Âu khác. Trần văn Giàu từng có lúc tự phụ hiểu chủ nghĩa cộng sản hơn
cả Hồ chí Minh.
Là lãnh tụ cộng sản miền Nam, Trần văn Giàu đứng đầu tổ chức Việt Minh
giải phóng Sài Gòn, làm chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Nam Bộ một thời
gian, sau đó bị hạ tầng công tác, điều ra Bắc và chỉ được giao cho giữ những chức
mang tính hư vị. Do đó có lúc Trần văn Giàu đã tỏ ra bất mãn. (1) Tuy nhiên, trong
bộ sách 3 tập nhan đề Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam, (2) Trần văn Giàu tỏ ra
rất coi trọng Hồ chí Minh.
Về tương quan của cách mạng Việt Nam trong cách mạng thế giới, Trần văn
Giàu viết: ‘’Cách mạng này là một phần của cách mạng thế giới. Mà cách mạng thế
giới là gì thì không phải là đã hiểu rõ, đã nhất trí. Chánh thức được Nguyễn ái Quốc
trình giảng thì đó là cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ tư bản
chủ nghĩa, chế độ tư bản đế quốc là chế độ sinh ra chế độ thực dân. Chúng ta làm
cách mạng đánh đế quốc thực dân tức là đánh tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng
đó có qui mô thế giới mà cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận.
182 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cách mạng Việt Nam được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, và cách mạng Việt
Nam góp phần vào cuộc cách mạng thế giới đó.’’ (3)
Trần văn Giàu không nêu ý kiến riêng mà dựa vào định nghĩa cách mạng của
Hồ chí Minh nên đã vạch rõ một cứ điểm về ‘’tư tưởng’’ Hồ chí Minh.
Về việc thành lập đảng cộng sản Đông Dương, Trần văn Giàu cho biết: ‘’Cuối
tháng 10.1929, Quốc Tế Cộng Sản có một bức thư gởi cho các tổ chức cộng sản ở
Đông Dương, về vấn đề thành lập đảng cộng sản Đông Dương: ‘’Phải hợp nhất các
phần tử chân chính cộng sản đang ở trong các nhóm cộng sản bấy giờ để lập ra
đảng cộng sản Đông Dương. Muốn vậy cần phải lập một ban gồm những người thay
mặt cho tất cả các tổ chức nào công nhận chương trình điều lệ, nghị quyết của Quốc
Tế Cộng Sản và hăng hái hoạt động trong thợ thuyền và dân cày. Ít nhất là phải gồm
những người thợ hoạt động, trước hết là những người lãnh đạo phong trào quần
chúng…Thư của Quốc Tế Cộng Sản còn chỉ đạo việc xây dựng hệ thống tổ chức
đảng, các đoàn thể quần chúng, về lãnh đạo nhân dân đấu tranh, làm báo bí mật,
huấn luyện đồng chí, sử dụng khả năng hợp pháp v.v...’’ (4)
Qua các chi tiết do Trần văn Giàu ghi lại, việc thành lập đảng cộng sản Đông
Dương là do những học trò của Nguyễn ái Quốc như Ngô gia Tự, Trịnh đình Cửu có
mặt trong số 40 đảng viên Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội chịu gia nhập đảng
cộng sản Đông Dương. Theo Trần văn Giàu, lúc đó Thanh Niên Cách Mạng Đồng
Chí Hội có 1000 đảng viên, đang tranh chấp với An Nam cộng sản đảng và Đông
Dương cộng sản Liên Đoàn là một tổ chức thoát thai từ Tân Việt Cách Mạng Đảng.
Như vậy tuyệt đại đa số (960/1000) hội viên của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí
Hội đã bị loại vì lý do này hay lý do khác.
Trần văn Giàu phát biểu sức mạnh của đảng chính là chủ nghĩa: ‘’Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin’’…(5)
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, giai
cấp nông dân lao động, giải phóng các dân tộc thuộc địa, đấu tranh đánh đổ tư bản
đế quốc để xây dựng chủ nghĩa xã hội.’’ (6)
Sau đó, tác giả dành nhiều trang nói về những nghị quyết của đảng cộng sản
Đông Dương trong các hội nghị Trung Ương kỳ I tháng 10.1930 và kỳ II tháng
4.1931 chủ trương ‘’lấy việc công nhân vận động làm việc chính, làm trung tâm công
tác.’’
Từ quan điểm này, Trần văn Giàu phê bình Việt Nam Quốc Dân Đảng thiếu
sức mạnh vì không có chủ nghĩa. Theo Trần văn Giàu, mãi đến gần ngày khởi nghĩa
vào tháng 2.1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng mới chính thức quyết định rằng Tam
Dân Chủ Nghĩa là chủ nghĩa của đảng mình.
Tác giả kể khá chi tiết về cuộc khởi nghĩa Yên Báy và so sánh với phong trào
nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh của đảng cộng sản: ‘’Nếu Yên Bái nổi lên ở một vài địa
phương lẻ tẻ trên chỉ một xứ Bắc Kỳ, thì cao trào (của cộng sản) 1930-1931 phát
triển trên toàn quốc, khắp Trung, Nam, Bắc.’’
Ghi nhận này của Trần văn Giàu cho thấy phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là do
đảng cộng sản Đông Dương chủ trương chứ không do một vài nhóm địa phương tự
động nổi dậy như luận điệu từng được cộng sản đưa ra vào một thời gian sau đó.
Cũng qua những ghi nhận của Trần văn Giàu, một số dư luận báo chí lúc đó
không hề thuận lợi cho đảng cộng sản, đặc biệt là với phong trào nổi dậy Xô Viết
Nghệ Tĩnh.
Trần văn Giàu trích dẫn một đoạn bài viết của nhà báo Nguyễn Phan Long
trên tờ Đuốc Nhà Nam trong số ra ngày 8.8.1930: ‘’Tôi dám chắc rằng trong đám dân
183 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
biểu tình, ngoài mấy anh đầu đảng ra không nói, còn mấy người sau đều là đám dân
ngu khờ khạo bị chúng cám dỗ hết thảy. Thiệt vậy, theo người ở Hốc Môn nói với tôi,
có nhiều người ở trong làng xưa nay là dân nghèo khù khờ ngu dại thế mà bị cộng
sản đến diễn thuyết, nói những lời dưới đất trên trời, làm cho những người ấy hóa ra
những người biểu tình rất hăng hái!’’
Trần văn Giàu cũng ghi lại một lời phát biểu in trên tờ Lục Tỉnh Tân Văn của
học giả Dương Bá Trạc ‘’bảo rằng làm cộng sản là những thằng dốt, theo cộng sản
là những đứa ngu.’’
Tất nhiên, Trần văn Giàu không tiếc lời công kích hai tờ báo trên và mạt sát
hai cây bút lão thành yêu nước Nguyễn Phan Long và Dương Bá Trạc là ‘’những tôi
tớ trung thành của Pháp, đầu hàng, phản bạn...’’ (7).
Trần văn Giàu còn công kích cả những người cộng sản thuộc nhóm Trotski
khi nhóm này in trên tờ Đuốc Vô Sản lời kêu gọi: ‘’Chúng ta bỏ khẩu hiệu chính phủ
công nông đi, phải chỉ cho đảng viên thấy rằng sức mạnh của công nhân to lớn hơn
sức mạnh của nông dân, cứ trông vào kinh nghiệm công xã Quảng Châu thì đủ
rõ…Chỉ có công nhân mới thực hiện được học thuyết Mác.’’
Quan điểm cách mạng vô sản thuần túy kể trên là quan điểm Đệ Tứ Quốc Tế
vẫn bị gọi bằng cái tên miệt thị là ‘’bọn Tờ-rốt-kít’’ và Hồ chí Minh luôn nhắc thủ hạ
phải thẳng tay tiêu diệt. Cho nên, Trần văn Giàu không chỉ công kích tờ Đuốc Vô Sản
mà còn khẳng định trong nhóm La Lutte lúc đó cũng chỉ có một người cộng sản là
Nguyễn văn Tạo. Theo Trần văn Giàu, những người nổi tiếng trong nhóm này như
Nguyễn An Ninh vẫn theo chủ trương trung lập còn Tạ Thu Thâu thuộc Đệ Tứ Quốc
Tế không phải là cộng sản.
Trần văn Giàu nhấn mạnh Tạ Thu Thâu chỉ là một phần tử Mác-xít tức là
người theo chủ nghĩa Marx chứ không phải người cộng sản. (8)
Trần văn Giàu trích dẫn Hà huy Tập, lúc ấy là Tổng bí thư đảng cộng sản
Đông Dương, phê bình nhóm La Lutte, (9) nhất là Tạ Thu Thâu, nông cạn không
hiểu thấu chiến lược sách lược đấu tranh, chỉ bám lấy giai cấp vô sản, mà không chú
ý vận động các giai cấp khác tham gia đấu tranh: ‘’Như ai nấy đều thấy, Thâu chỉ co
lại trong cuộc vận động công nhân và quên đứt cái nhiệm vụ giáo dục tổ chức và
lãnh đạo các tầng lớp nhân dân khác. Chính vì thái độ biệt phái đó mà Thâu hoàn
toàn không nói gì đến những nhiệm vụ giải phóng dân tộc của các dân tộc Đông
Dương. Phá bỏ những quyền lợi dân tộc tức là làm cho giai cấp vô sản bị cô lập, mà
cũng là phản bội chủ nghĩa quốc tế.’’
Những xác định này cho thấy đảng cộng sản Đông Dương luôn trung thành
với quan điểm của Đệ Tam Quốc Tế, tuy theo đuổi mục tiêu vô sản chuyên chính
nhưng chủ trương sách lược triệt để khai thác chủ nghĩa dân tộc để thu hút quần
chúng hầu tạo sức mạnh đấu tranh.
Vì thế, hội nghị trung ương kỳ 8 tại Cao Bằng tháng 5.1941 có mặt Nguyễn ái
Quốc mới về nước, đã thông qua nghị quyết ‘’đặt vấn đề dân tộc lên mức cao nhất
xưa nay và quả quyết rằng Đảng phải giương cao ngọn cờ dân tộc giải phóng thì mới
lãnh đạo được cách mạng đi đến thắng lợi…Nghị quyết của hội nghị trung ương kỳ 8
có ghi: Trong lúc này quyền lợi bộ phận của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tồn của
quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể
quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa mà quyền lợi bộ phận của giai cấp vô
sản đến vạn niên cũng không đòi lại được.’’ (10)
Nghị quyết này cũng ghi rõ: ‘’Sau khi đánh đuổi Pháp, Nhật, sẽ thành lập một
chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng 5
cánh làm lá cờ toàn quốc.’’
184 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Theo Trần văn Giàu, kết quả tại hội nghị phần lớn nhờ sự có mặt của Nguyễn
ái Quốc
‘’Người đã khai sinh cho đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Cũng là
người đã khai sáng cho Việt Minh năm 1941. 12 năm, một dòng tư tưởng xuyên suốt,
căn cứ vào học thuyết Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, trong đó sự sáng tạo lý luận và
thực tiễn của Nguyễn ái Quốc là một yếu tố quyết định sự thành công.’’ (11)
Trần văn Giàu cho rằng Hồ chí Minh đã sáng tạo ra lý luận, nhưng vẫn xác
định căn cứ vào học thuyết Mác-Lêninvề vấn đề dân tộc. Trong khi đó, những phát
biểu về Tạ Thu Thâu và nhóm Đệ Tứ Quốc Tế cùng những tiêu chuẩn gia nhập đảng
cộng sản Đông Dương cho thấy trên thực tế, mọi điều gọi là sáng tạo đều phải thể
hiện đường lối do Đệ Tam Quốc Tế ấn định, trong đó điểm nổi bật là sách lược giai
đoạn vận dụng chủ nghĩa dân tộc làm một chiêu bài tranh đấu.
Chính với chiêu bài này, cộng sản Việt Nam đã thu hút được quần chúng để
có thể mau chóng phát triển ảnh hưởng trong thời điểm 1945.
Trần văn Giàu kể lại hiệu quả thuyết phục dư luận của chiêu bài hiển hiện qua
sự kiện một số đông người cầm bút đương thời đã không ngần ngại tham gia hội văn
hóa cứu quốc với đường lối nghệ thuật phục vụ chính trị, vì chính trị đã được khéo
léo đồng hóa với lòng yêu nước Lần lượt Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Kim
Lân, Như Phong, Nguyễn huy Tưởng, Nguyễn đình Thi được tổ chức vào hội, rồi đến
lượt Huy Cận, Xuân Diệu. Mọi người đều thấy rằng trong bầu không khí tiền khởi
nghĩa, hơn bao giờ hết, văn học nghệ thuật phải ra sức phục vụ chính trị, phục vụ
cách mạng... Đi với đảng, đi với cách mạng…, về với nhân dân nhà văn hóa không
mất gì hết. (12)
Trong thực tiễn hành động, Trần văn Giàu ghi lại một thủ đoạn lộng giả thành
chân của cộng sản khôn ngoan không kém việc mượn chiêu bài yêu nước. Thủ đoạn
này đã giúp Mặt Trận Việt Minh khoa trương gấp bội thực lực yếu kém lúc đó. Minh
chứng cụ thể do Trần văn Giàu nêu ra là một số cán bộ Việt Minh đã biến cuộc mít
tinh do hội Công Chức của chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức tại Hà Nội thành cuộc
mít tinh của Việt Minh cướp chính quyền bằng hành động đơn giản là cướp diễn
đàn…đoàn thanh niên tiền tuyến của chính quyền bù nhìn họp mít-tinh ở nhà hát lớn
thành phố (Hà Nội), nhưng ở đó thì chiến sĩ Việt Minh lên giành diễn đàn. Ngoài phố,
nhiều nơi bắt đầu treo cờ đỏ sao vàng. (13)
Đó là cuộc mít-tinh tổ chức ngày 17.8.1945 vẫn được gọi là cuộc khởi nghĩa ở
Hà Nội. Trần văn Giàu cho biết số người dự mít-tinh lúc đầu là 20 ngàn do hội công
chức của chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức.
Khi Việt Minh biến cuộc mít-tinh thành tuần hành thì càng lúc càng đông lên
tới 50 ngàn…Lúc đó cờ đỏ sao vàng và các khẩu hiệu của Việt Minh đã đầy dẫy
khắp nơi.
Bí thư thành ủy cộng sản Hà Nội lúc đó là Nguyễn Khang chỉ huy kế hoạch
cướp đoạt này đã đổi khẩu hiệu ‘’đánh đuổi giặc Nhật’’ thành khẩu hiệu ‘’Chống mọi
hành động của đế quốc can thiệp vào công cuộc độc lập của dân tộc Việt Nam’’ cho
phù hợp với tình thế.
Về thái độ của triều đình Huế, Trần văn Giàu xác nhận Bảo Đại không chịu
theo ý kiến của người Nhật muốn giúp Nhà Vua chận đứng các hành động của Việt
Minh cho nên ‘’tối 22.8, khi thanh niên Huế hạ cờ quẻ ly ở kỳ đài, kéo cờ sao vàng
lên thì nhà vua bực dọc hối tiếc đã từ chối sự can thiệp của quân Nhật. Tiếc mấy
cũng trễ rồi.’’ (14)
Trần văn Giàu cũng tiết lộ Việt Minh đã thủ tiêu Phạm Quỳnh và Ngô Đình
Khôi vì hai nhân vật này khuyên Bảo Đại không nên thoái vị mà Trần văn Giàu gọi là
xúi bậy. (15)
185 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tóm lại, qua tác phẩm Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam, Trần văn Giầu
đã ghi lại một số sự kiện không được các cây viết chính thức của đảng cộng sản Việt
Nam nhắc đến như thủ thuật ‘’cướp’’ chính quyền tháng 8.1945 bằng cách cướp
micrô, biến cuộc mít-tinh 20 ngàn người của chính phủ Trần Trọng Kim thành của
Việt Minh, như việc Đệ Tam Quốc Tế có thư gửi cho ba đảng cộng sản chỉ thị phải
hợp nhất. (16)
Quan trọng hơn hết là Trần văn Giàu đã cho thấy tư tưởng Hồ chí Minh trên
thực tế không vượt khỏi cái khuôn đã được Đệ Tam Quốc Tế đúc sẵn và đảng cộng
sản Đông Dương được thành lập là do chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế và chỉ là một chi
bộ của tổ chức này.
CHÚ THÍCH
01.- Xin xem Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ
xb 1998, Cali. Chương 19.
02.- Tập III: Thành công của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Nxb
TP.HCM, 1993.
03-04-05-06-07-08.- Sách đã dẫn, trang 88, 144, 169, 175, 258, 315
09.- Tên một tờ báo xuất bản tại Sài Gòn do Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn
Tạo, Tạ Thu Thâu chủ trương được dùng để gọi tên của nhóm này là Nhóm Tranh
Đấu, theo nghĩa tiếng Việt.
10-11-12-13-14-15.- Sách đã dẫn, trang 511, 518, 551-553, 688, 700, 697
16.- Về việc này, trong cuốn Bước Ngoặt Vĩ Đại của Đảng cộng sản Việt
Nam xuất bản đầu thập niên 60 Lưu quý Kỳ còn in bản chụp bức thư bằng Pháp
văn. Như vậy, rõ ràng Hồ chí Minh chỉ là đại diện quốc tế cộng sản chứng kiến việc
thống nhất đảng hay tái sinh đảng, hay thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Xin đọc
thêm Sách Lược Xâm Lăng của CS, tác giả tái bản năm 1970, tại Sài Gòn, trang
107.
CHƯƠNG XXXIII
HOÀNG VĂN HOAN
và Giọt Nước Trong Biển Cả
Hoàng văn Hoan (1905-1991), bí danh Lý quang Hoa là một trong những cán
bộ kỳ cựu từ thời Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, hạt nhân và tiền thân củađảng cộng sản Đông Dương. Hoàng văn Hoan cũng là một sáng lập viên của đảng
cộng sản Xiêm, sang Hoa Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hồ chí Minh, trở
thành một trong số hội viên đầu tiên của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ
Học Lãm, sau đó, theo lệnh Hồ chí Minh biến tổ chức này thành bình phong cho các
hoạt động cộng sản trong vùng. Hoàng văn Hoan từng giữ nhiều chức vụ như ủy
viên bộ chính trị, phó chủ tịch Quốc Hội, Đại Sứ tại Bắc Kinh…Vì chống lại nhóm Lê
Duẩn, Lê đức Thọ nên năm 1979, Hoàng văn Hoan rời Việt Nam qua tị nạn tại Trung
Quốc cho đến khi chết. Lê Duẩn đã đưa việc Hoàng văn Hoan bỏ trốn ra xử và kết
án tử hình khiếm diện. Nếu quả thực tại miền Bắc trước 1975 có hai xu hướng thân
Liên Xô và thân Trung Cộng, thì Hoàng văn Hoan là người thân Trung Cộng rõ rệt
nhất. Điều này được biểu hiện qua việc Hoàng văn Hoan xin tị nạn tại Trung Quốc và
đã dành phần lớn số trang trong cuốn hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả để tố cáo Lê
Duẩn đi theo Krutshchev chống Trung Quốc. (1) Trong phần 7 là phần dành riêng để
tố cáo Lê Duẩn thân Liên Xô chống Trung Quốc, có chỗ Hoàng văn Hoan muốn lôi
cả Hồ chí Minh vào phe mình để chứng tỏ chống Trung Quốc là phản bội đảng và
‘’Hồ chủ tịch’’. Ông viết: ‘’Ngày 13.3.1967, Lê Duẩn cho đăng trên báo Nhân Dân bài
thơ Tâm Sự của Tố Hữu có nội dung chống Trung Quốc. Sau đó bị Hồ chủ tịch phê
bình, ban tuyên huấn phải tuyên bố thu hồi số báo này, nhưng báo đã gửi đi khắp
186 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trong nước và ngoài nước, thu hồi làm sao được.’’ (2) Có lẽ điều này khiến nhiều nhà
nghiên cứu Tây phương cho rằng cuốn Giọt Nước Trong Biển Cả thiếu vô tư và
những việc do Hoàng văn Hoan nêu ra để đả kích Lê Duẩn có thể là chuyện dàn
dựng do tư thù. Dù vậy vẫn phải nhìn nhận Giọt Nước Trong Biển Cả là cuốn hồi ký
cung cấp nhiều tài liệu lịch sử về cộng sản Việt Nam trong buổi sơ khai được viết bởi
một cán bộ thuộc hàng ngũ lãnh đạo của cộng sản Việt Nam có quá trình hoạt động
lâu dài từ thời còn ở Hoa Nam rồi Thái Lan và đã cùng với Hồ chí Minh xây dựng
những cơ sở đầu tiên làm nhân cho cộng sản Việt Nam. Cũng có thể đặt Hoàng văn
Hoan bên cạnh những người cộng sản ly khai do hành vi bỏ trốn khỏi Việt Nam,
nhưng cần minh định thêm rằng Hoàng văn Hoan không chống đảng, vẫn coi Hồ chí
Minh như một người thực sự yêu nước và lãnh tụ khả kính. Qua Giọt Nước Trong
Biển Cả, Hoàng văn Hoan kể lại khá nhiều việc làm của Hồ chí Minh vào thời kỳ
hoạt động tại Hoa Nam-Thái Lan, nhất là những tương quan của Hồ chí Minh với các
nhân vật hoặc tổ chức quốc gia yêu nước thuở đó. Cho tới lúc chết, Hoàng văn
Hoan vẫn giữ nguyên tình cảm đã có với Hồ chí Minh nên các chuyện được kể lại
nếu không do dụng ý tô màu điểm sắc để ca ngợi thì cũng chắc chắn không phải dàn
dựng để bêu xấu. Nói một cách khác, với Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng văn
Hoan, người đọc được đối diện với nhiều thông tin tương đối xác thực về con người
Hồ chí Minh và các hoạt động trong những năm tháng trước 1945. Tổ chức quốc gia
được Hoàng văn Hoan nhắc đến nhiều nhất là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do
Hồ Học Lãm lãnh đạo. Hoàng văn Hoan dành nhiều trang để kể về Hồ Học Lãm vốn
là người cùng quê. Nguyên ông Hồ Học Lãm là người cùng làng với tôi...(3) Về thân
thế Hồ Học Lãm, Hoàng văn Hoan cho biết thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng về lòng yêu
nước và tinh thần dũng cảm chống Pháp. Hồ bá Cự có biệt danh Hồ Tùng Mậu, một
trong những cán bộ cách mạng Việt Nam nổi tiếng ở Hoa Nam chính là cháu Hồ Học
Lãm. Theo tác giả, Hồ Học Lãm vốn là đồ đệ Phan Bội Châu từng theo Cụ Phan
sang Nhựt rồi về Trung Quốc. Với thân thế và ý hướng như vậy, Hồ Học Lãm luôn
giúp đỡ hết thẩy những người hoạt động cách mạng từ trong nước ra, không phân
biệt cộng sản hay quốc gia. Đó là lý do khiến Hoàng văn Hoan cùng một nhóm đồng
chí được Hồ Học Lãm giúp đỡ, tuy Hồ Học Lãm chưa bao giờ theo cộng sản. Hoàng
văn Hoan kể: “Ông Hồ Học Lãm trước kia đã phải nuôi mấy người chúng tôi, nay lại
thêm 8 người nữa...” (4) Ngoài việc giúp đỡ về điều kiện sinh sống, Hồ Học Lãm còn
chia xẻ công việc và Hoàng văn Hoan ghi lại một sự kiện xẩy ra vào năm 1935: ‘’Ông
Hồ Học Lãm muốn giúp những người cách mạng ở Nam Kinh được hoạt động một
cách hợp pháp, khuyên họ nên lập một tổ chức có đăng ký hẳn hòi để được sự giúp
đỡ của Quốc Dân Đảng Trung Quốc…Mấy ngày sau, Hải thảo xong bản điều lệ bằng
tiếng Việt, tôi dịch ra tiếng Trung Quốc, nội dung gần giống như điều lệ của Phản đế
Đồng Minh, nhưng lấy tên hội là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội...Ông (Hồ Học
Lãm) đề nghị sau chữ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội nên viết thêm mấy chữ ‘’gọi
tắt là Việt Minh’’…Chúng tôi đồng ý và đưa ra ngay một kế hoạch hoạt động cụ thể
mà chúng tôi đã trao đổi trước’’. (5) Ông Hồ (Học Lãm) sẽ viết thư mời Nguyễn Hải
Thần và một vài người ở Quảng Châu lên đại biểu cho Việt kiều ở Quảng Đông. Còn
ở Nam Kinh thì: Hồ Học Lãm, Lê Thiết Hùng là đại biểu Việt Kiều ở Nam Kinh. Đặng
Nguyên Hùng nếu ưng thì tham gia vào nhóm Nam Kinh. Lê Quốc Trụ. Từ Chí Kiên:
Đại biểu Việt Kiều ở Vân Nam. Đặng Văn Cáp và tôi: Đại biểu Việt kiều ở Xiêm. Hải:
Đại biểu Việt kiều ở Pháp, Cao Hồng Lĩnh: Đại biểu đoàn thể trong nước...Đầu năm
1936, ông Hồ Học Lãm viết thư xin Trung Ương Quốc Dân Đảng tiếp kiến. Ông Hồ
Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Hải, Lê Quốc Trụ và tôi cùng đi...Thuận lợi bước
đầu…Qua việc giao thiệp, hội nghị được tổ chức tại phòng hội của đảng bộ khu phố
Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Tham dự cuộc họp về phía ta có ông Hồ Học Lãm,
187 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nguyễn Hải Thần và những anh em khác độ 20 người. Về phía Trung Quốc có 2
người đại biểu của Trung Ương Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Vi Đăng Tường đại
biểu Biện Sự Xứ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Nam Kinh cũng được mời đến dự.
Đặng Nguyên Hùng từ chối không tham gia…Việc ông Hồ Học Lãm đứng ra lập Việt
Minh là một việc có tác dụng rất quan trọng…Ông không tham gia Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội mà cũng không tham gia đảng CS ... nhưng vẫn che chở và giúp
đỡ ta một cách tích cực.’’ (6) Như vậy, chính Hồ Học Lãm đề xướng việc thành lập
Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đặt tên tắt cho nó là Việt Minh. Người thảo điều lệ
Hội là một đại diện Việt kiều ở Pháp có tên là Hải. Thành phần đầu tiên tham gia Hội
gồm đa số những người quốc gia yêu nước và vài đảng viên cộng sản đang sống
nhờ Hồ Học Lãm tự xưng là đại diện Việt Kiều ở Thái Lan, Vân Nam...Về sau, Hải bị
nhóm cộng sản thanh trừng. Hoàng Văn Hoan nhấn mạnh nhiều lần về xu hướng
chính trị của Hồ Học Lãm rằng ‘’Ông không phải là cộng sản. Ông là một người nho
học’’ (7)… ‘’Ông không phải là cộng sản, điều này Quốc Dân Đảng Trung Quốc biết
rõ trăm phần trăm. Ông đứng ra lập Việt Minh trong lúc này đối với chúng ta mà nói
là một sự che chở rất có hiệu lực.’’ (8) Trong thời gian đầu, nhóm cán bộ cộng sản
như Hoàng văn Hoan chỉ coi Việt Minh như một lớp vỏ bọc để che mắt chính quyền
Trung Quốc và tìm chỗ dựa về phương tiện trong khi hoạt động ‘’Theo sự giới thiệu
của mấy anh em Vân Nam, khi đến Quí Châu, chúng tôi ở nhà Vũ Hồng Khanh...’’ (9)
Điểm đáng kể là ngay trong lúc được Vũ Hồng Khanh đưa về cho sống tại nhà,
nhóm Hoàng văn Hoan vẫn ngấm ngầm chống phá Việt Nam Quốc Dân Đảng và triệt
hạ uy tín của nhân vật này. Hoàng văn Hoan kể: ‘’Đầu 1940, bác về Côn Minh lấy tên
là Hồ Quang, đóng vai một giáo quan cấp Thiếu Tá của Bát Lộ Quân, ở chỗ Tân Hoa
thư điếm, nhưng thường lui tới chỗ đồng chí Phùng Chí Kiên để chỉ đạo công tác cho
ban hải ngoại…Về chính trị, bác đánh giá việc chi bộ Vân Quí (Vân Nam-Quí Châu)
lôi kéo được quần chúng đánh tan ảnh hưởng của bọn Nguyễn Thế Nghiệp và Vũ
Hồng Khanh là một thành tích.’’ (10) Hồ chí Minh bắt đầu hướng dẫn nhóm Hoàng
văn Hoan tiến hành việc sang đoạt tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, trước
hết là khuyên ‘’đổi tên tờ Đồng Thanh thành ĐT vì nhiều nghĩa: Đồng Thanh, Đồng
Tâm, Đấu Tranh, Đánh Tây’’ rồi ‘’bố trí cho Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp vào Đại
Học Quân Chính tại Diên An’’ đồng thời ‘’tổ chức các lớp học tập lịch sử đảng cộng
sản Liên Xô’’. (11) Đó cũng là thời gian nhóm Hoàng văn Hoan được Hồ Học Lãm
giới thiệu với Trương Bội Công tại Đại Kiều. Trương Bội Công là người cùng hoạt
động với Hồ Học Lãm và đặc biệt đang là Đại Tá trong quân đội Trung Hoa Dân
Quốc rất có thế lực với Trung Hoa Quốc Dân Đảng nên Hồ Học Lãm muốn nhóm
Hoàng Văn Hoan được Trương Bội Công giúp đỡ. Được thông báo về việc này, Hồ
chí Minh tham khảo ý kiến các cán bộ Trung Cộng và sau đó khuyên nhóm Hoàng
văn Hoan đi theo một hướng khác. ‘’Một hôm, bác từ Côn Minh đến, chúng tôi bí mật
gặp để báo cáo. Bác phân tích tình hình, rồi chủ trương phải bỏ Trương Bội Công và
đưa ông Hồ Học Lãm lên Quế Lâm để làm cơ sở hoạt động. Sau đó ít lâu chúng tôi
thu xếp bỏ Trương Bội Công, đi Quế Lâm…Vào khoảng tháng 10 năm 1940, khi
chúng tôi đến Quế Lâm thì bác đã ở đó. Ông Hồ Học Lãm cũng đã được xếp đặt đến
chữa bệnh ở Quế Lâm rồi. Chúng tôi thường bí mật gặp bác ở Biện Sự xứ Bát Lộ
quân để báo cáo và xin chỉ thị về cách hoạt động.’’ (12) Việc loại trừ Trương Bội
Công nhắm trước hết để tránh bị lộ hình tích vì có một người sắc sảo ở bên cạnh và
kế tiếp là dễ dàng hơn trong việc khai thác con người nhiệt thành ngay thẳng Hồ Học
Lãm để vận dụng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội vào các mưu đồ của
cộng sản. Khi Hồ Học Lãm chuyển về Quế Lâm dưỡng bệnh thì không còn nhiều
điều kiện liên lạc với Trương Bội Công và gần như bị cô lập giữa những người cộng
sản. Hoàng văn Hoan viết: ‘’Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt
188 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
động ? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, và mời ông
Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương đó
phát xuất từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm
lập ra và đăng ký ở Nam Kinh, xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là cộng
sản mà lại thực lòng ủng hộ chúng ta...’’ Thế là một mặt Hoàng văn Hoan kéo thêm
các đồng chí tham gia Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, một mặt cộng sản Việt
Nam ngấm ngầm tung tin bêu rếu những nhân vật có tên tuổi của tổ chức này để lấy
lý do gạt ra khỏi tổ chức. Hoàng văn Hoan vận động Hồ Học Lãm giới thiệu với Lý Tế
Thâm là bạn học của Hồ Học Lãm và đang là Chủ Nhiệm hành dinh khu Tây Nam
của Tưởng Giới Thạch. Phái đoàn đi gặp Lý Tế Thâm tại Lâm Uất lúc đó gồm 6 cán
bộ cộng sản là Lâm bá Kiệt (Phạm văn Đồng), Dương hoài Nam (Võ nguyên Giáp),
Trịnh đông Hải (Vũ Anh), Phùng chí Kiên, Cao hồng Lĩnh và Lý quang Hoa (Hoàng
văn Hoan). Hoàng văn Hoan kể: ‘’Theo kế hoạch của bác, (13) chúng tôi chuẩn bị
sẵn một bản lý lịch tóm tắt của Việt Minh viết bằng chữ Trung Quốc đưa cho ông, và
giới thiệu rằng ở Trung Quốc, chúng tôi đã có ‘’Biện Sự xứ Việt Minh ở hải ngoại’’ do
ông Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm, Lâm bá Kiệt là phó chủ nhiệm.’’ Qua lời giới thiệu
trên, cả nhóm đã tiến thêm một bước quan trọng trong âm mưu chiếm đoạt tổ chức
này do triệt để khai thác nhiệt tình và tính ngay thẳng của Hồ Học Lãm bằng sự
ngang nhiên đặt Phạm văn Đồng (dưới tên Lâm bá Kiệt) vào vai trò Phó Chủ Nhiệm
thay cho Nguyễn Hải Thần. Tuy vậy, mấy năm sau đó, Hồ chí Minh lại bám lấy danh
nghĩa Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần để lôi cuốn dư
luận trong nước. Vào thời gian này Hồ chí Minh nhận đứng ra tổ chức một mạng lưới
tình báo tại nội địa Việt Nam cho Tướng Trương Phát Khuê nên đã đưa ra một đề
nghị 8 điểm cho Trương Phát Khuê trong đó nêu hai yêu cầu, thứ nhất, xin Trương
Phát Khuê ‘’viết thư giới thiệu với các đoàn thể quốc gia yêu nước tại Việt Nam’’ và
thứ hai, theo Hoàng Văn Hoan ghi, ‘’yêu cầu có một ủy nhiệm thư của Trung Ương
Việt Cách phái Hồ chủ tịch về nước công tác.’’ Lúc đó là cuối năm 1943 tức là đã hai
năm sau khi Hồ chí Minh thành lập Mặt Trận Việt Minh tại Pac Bó. Hai điểm vừa nêu
cho thấy dù có hai năm hoạt động tại quốc nội, Hồ chí Minh vẫn chưa tạo nổi thanh
thế với các đoàn thể yêu nước và vẫn cần dựa vào Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh
Hội của Nguyễn Hải Thần là nhân vật mà phe cộng sản không ngừng bêu xấu.
Trương Phát Khuê đáp ứng yêu cầu đó nên Hồ chí Minh còn ‘’đến Côn Minh với
danh nghĩa là Ủy Viên Trung Ương của Hội Việt Cách, tất nhiên có trách nhiệm xem
xét tình hình phân hội Việt Cách ở Vân Nam....’’ (14) Hoàng văn Hoan kể lại những
hoạt động này của Hồ chí Minh như bằng chứng về tài thao lược không chỉ cứu
mình thoát khỏi mọi khó khăn mà còn đoạt được nhiều điều kiện thuận lợi để đưa
hoạt động của đảng tới thành công. Thực ra, Hồ chí Minh không chỉ biểu hiện cách
hành động trên tại Hoa Nam với riêng hai trường hợp Việt Nam Độc Lập Đồng Minh
Hội và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội mà biểu hiện trong nhiều giai đoạn hoạt
động khác. Qua Giọt Nước Trong Biển Cả, Hoàng văn Hoan cũng nhắc lại khoảng
thời gian 1928-1930 khi Hồ chí Minh có mặt ở Xiêm và nói đến một đồ đệ khả kính
của Phan Bội Châu là Đặng Thúc Hứa tục gọi Cố Đi. Cố Đi cũng như Hồ Học Lãm,
là một người yêu nước luôn nhiệt tình với việc hoạt động cách mạng nên đã tích cực
vận động Việt kiều tại Xiêm tham gia tổ chức của Hồ chí Minh. Tuy nhiên, khác với
Hồ Học Lãm, về sau có lẽ Cố Đi hiểu rõ gốc gác cộng sản của Hồ chí Minh nên
không tới tham dự buổi lễ ra mắt đảng cộng sản Xiêm. Dù vậy, theo Hoàng văn
Hoan, ‘’Cố Đi vẫn được vinh dự giới thiệu là một trong những người đảng viên đầu
tiên của đảng cộng sản Xiêm. Năm 1931, Cố mang bệnh từ Xiêng May về Udon, rồi
mất ở đây, thọ 61 tuổi’’ (15) Hoàng văn Hoan nói rõ, tuy gọi là đảng cộng sản Xiêm,
nhưng hầu hết đảng viên toàn là Việt kiều và Hoa kiều tức là những người kính trọng
189 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
danh tiếng của Đặng Thúc Hứa. Thực tế này cho thấy việc khai thác tên tuổi và uy
tín của mọi người, mọi tổ chức thậm chí tự động gán ghép cho mọi người, mọi tổ
chức danh nghĩa cộng sản để tạo thanh thế là phương thức hành động quen thuộc
của Hồ chí Minh. Trên thực tế, khai thác uy tín của các nhân vật, tổ chức quốc gia
chỉ là mặt thứ nhất trong phương thức hành động của Hồ chí Minh có mặt thứ hai
đáng sợ hơn là nỗ lực triệt hạ chính các nhân vật hoặc các tổ chức đó. Trong lúc
Hoàng văn Hoan và các đồng chí sống nhờ Vũ Hồng Khanh thì tất cả vẫn theo lệnh
Hồ chí Minh tuyên truyền bêu rếu nhân vật này với mọi người. Cũng thế, trong khi
Hồ chí Minh mượn danh nghĩa Nguyễn Hải Thần và tổ chức Việt Cách thì các đảng
viên cộng sản không ngừng gieo rắc dư luận đả kích nhân vật này và tổ chức Việt
Cách. Vào giai đoạn Hồ chí Minh hoạt động tại Xiêm, một số đảng viên Việt Nam
Quốc Dân Đảng từ trong nước qua liên lạc với các tổ chức tranh đấu đề nghị giúp đỡ
võ khí để lo khởi nghĩa. Nhóm Hoàng văn Hoan cũng được tiếp xúc nhưng từ chối
không giúp đỡ. Số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng này gồm Nguyễn Ngọc Sơn,
Nguyễn Văn Tiềm, Hồ Văn Mịch bị Pháp bắt ngay khi trở về nước. Việc mật thám
Pháp biết rõ những người này vẫn là một nghi vấn về liên hệ giữa mật thám Pháp
với cộng sản Việt Nam lúc đó. Việt Thường, (16) nguyên phóng viên báo Độc Lập
của cộng sản ở Hà Nội trước 1975, khẳng định cộng sản đã báo mật thám Pháp y
hệt trường hợp Lâm Đức Thụ và Hồ chí Minh sắp đặt bán đứng Phan Bội Châu lấy
100 ngàn đồng. (17) Theo Việt Thường, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại khiến
Nguyễn Thái Học cùng 13 đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết cũng do
cộng sản báo trước với mật thám Pháp. Dưới mắt Hoàng văn Hoan, phương pháp
hành động của Hồ chí Minh là một sách lược cao không chỉ giới hạn trong phạm vi
các đoàn thể quốc gia Việt Nam yêu nước mà còn vận động được cả sự ủng hộ của
Mỹ, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc là những thế lực quốc tế thù địch của cộng sản.
(18) Theo Hoàng văn Hoan, sách lược đấu tranh này khiến nhiều lúc Hồ chí Minh
phải tỏ ra thân với Mỹ, Pháp hoặc Trung Hoa Dân Quốc nhưng không bao giờ Hồ chí
Minh khuynh hữu. Hoàng văn Hoan viết: ‘’Việc bác đi Trùng Khánh gặp Tưởng Giới
Thạch (nhưng không gặp được vì bị bắt ở dọc đường), việc đi Côn Minh gặp Tư Lệnh
Không Quân Mỹ và việc liên hệ với Tướng Pháp Xanh-tơ-ni trước Cách Mạng tháng
8 thật ra ít người biết. Có người biết ít nhiều cũng tránh đi không nói, vì họ nghĩ rằng
như thế là hữu khuynh, là thỏa hiệp. Cách nghĩ như vậy là không phù hợp với thực
tế, không hiểu hết ý nghĩa chiến lược và sách lược của sự việc.’’ (19) Mấy tiếng ý
nghĩa chiến lược và sách lược trong trình bày của Hoàng văn Hoan hàm chứa sự
diễn tả Hồ chí Minh thỏa hiệp hoặc tỏ ra đoàn kết với bất kỳ cá nhân và tổ chức nào
đều không nhắm thỏa hiệp hay đoàn kết thực sự mà chỉ để khai thác cho hoạt động
của quốc tế cộng sản. Những trưng dẫn về hoạt động của Hồ chí Minh qua Giọt
Nước Trong Biển Cả gợi nhắc dễ dàng một nhận định của Duncan-son về Hồ chí
Minh và cộng sản Việt Nam là một phong trào chống lại những người yêu nước
chống thực dân. Tuy vậy, Hoàng văn Hoan vẫn cho rằng Hồ chí Minh là người yêu
nước, kể cả trường hợp Hồ chí Minh chính thức yêu cầu Trung Cộng phái 300 ngàn
quân sang Việt Nam chiến đấu bên cạnh bộ đội cụ Hồ từ 1965 đến 1970 với lý do
chống Mỹ (20) Hoàng văn Hoan diễn tả sự việc này là biểu hiện tình đoàn kết thắm
thiết Việt-Trung giữa những người cùng lý tưởng, nhưng sự việc này cũng là chứng
cớ cụ thể nhất xác định Hồ chí Minh khó đặt lòng yêu nước lên trên lý tưởng cộng
sản như Hoàng văn Hoan vẫn nghĩ.
CHÚ THÍCH
01.- Khrutshchev tuy có chống Mao, nhưng lúc ấy chủ trương hòa hoãn với
Tây phương theo sách lược sống chung hòa bình, cho nên chính sách hiếu chiến và
190 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
quyết tâm xâm chiếm miền Nam của Lê Duẩn bộc lộ xu hướng thân Mao hơn là thân
Khrutshchev.
02-03-05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 394, 88, 90, 102-105, 107
05.- Hai chữ chúng tôi chỉ hai người chủ chốt là Hải và Hoàng văn Hoan.
08-09-10-11.- Sách đã dẫn, trang 108, 121, 128, 129-130
12.- Sách đã dẫn, trang133. Xin lưu ý mấy chữ được xếp đặt để thấy chính
Hồ chí Minh ra tay lợi dụng Hồ Học Lãm.
13.- Tác giả luôn nhắc theo chỉ thị của bác, theo kế hoạch của bác…Điều đó
cho thấy tác giả tuyệt đối theo lệnh Hồ chí Minh đồng thời cũng chứng tỏ Hồ chí
Minh là người chủ xướng mọi việc.
14-15.- Sách đã dẫn, trang 244, 54
16.- Xin xem chương về Việt Thường (17) Hoàng Văn Chí ghi lúc ấy giá con
trâu chỉ 5 đồng, tức số tiền tương đương hàng triệu Mỹ kim ngày nay.
18-19-20.- Sách đã dẫn, trang 252, 250, 345
CHƯƠNG XXXIV
SƠN TÙNG
và bài nói về Hồ Chí Minh
Ngày 11.4.2001, tại Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Hà Nội đã diễn ra một
buổi nói chuyện về nhiều vấn đề của đảng cộng sản hiện nay, đặc biệt là về lãnh tụ
Hồ chí Minh.
Diễn giả là nhà văn cũng là cán bộ đảng, Sơn Tùng, người được mệnh danh
là nhà Hồ chí Minh học theo hàm nghĩa chuyên viên nghiên cứu về Hồ chí Minh.
Sơn Tùng là tác giả cuốn Búp Sen Xanh trong đó có vài điểm đề cập đến
nguồn cỗi của Hồ chí Minh. Tác phẩm này từng một thời bị nhà cầm quyền cộng sản
và nhật báo Nhân Dân của đảng phê phán gay gắt, cho rằng dám ám chỉ xa xôi Hồ
chí Minh đã có một nguồn cỗi không được trong trắng. (1)
Trong câu chuyện dài gần hai tiếng đồng hồ, Sơn Tùng cố chứng minh một
điều chủ yếu thuộc con người Hồ chí Minh là lòng yêu nước. Theo Sơn Tùng, Hồ chí
Minh là người ái quốc hơn là người cộng sản.
Diễn giả mở đầu câu chuyện bằng sự đề cập tới tình trạng sa sút phẩm cách
của cán bộ đảng viên thuộc hàng ngũ lãnh đạo đảng: ‘’Từ một phần tư thế kỷ nay,
Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi, so với trước đây nhân cách
những người cộng sản không còn, nhân cách không còn vì nó tham nhũng đến như
thế.”
Tuy nhiên, Sơn Tùng lập tức xác định: ‘’Đảng thì vẫn sáng chói. Nhất là bác
Hồ. Vì ngay bây giờ đây, ở Đại Học tổng hợp có cả đoàn sinh viên do 3 Giáo Sư nổi
tiếng ở Washington dẫn đầu sang nước ta để nghiên cứu về bác Hồ…đoàn đã đi Tân
Trào, Pác Bó về.’’
Sơn Tùng không nêu chứng cớ về sự sáng chói của đảng trong tình trạng sa
sút là những điểm nào, nhưng chứng cớ về sự sáng chói của Hồ chí Minh thì rõ ràng
không đủ sức thuyết phục khi chỉ là sự kiện có 3 Giáo Sư và một số sinh viên Mỹ tới
Việt Nam tìm hiểu về nhân vật này.
Diễn giả không trưng dẫn thêm chứng cớ khác mà nhắc lại một ý kiến phê
phán đã có đối với những điều diễn giả từng trình bày về lãnh tụ: ‘’Tôi nói bác Hồ
sinh ra trong một gia đình nhà quan….(thì người ta) nói tôi lợi dụng bác Hồ để hạ
thấp bác Hồ, nói bác Hồ có người yêu là hạ thấp bác Hồ, nói bác Hồ thành phần bóc
lột sinh trong nhà quan là hạ thấp bác Hồ...’’
Theo diễn giả, chính việc nghiên cứu tận nguồn gốc của lãnh tụ, để đưa ra
những sự kiện chính xác như không xuất thân từ giới vô sản hay công nhân mà từ
191 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
dòng dõi khoa bảng, trí thức đã giúp có một cơ sở vững chắc cho việc tìm hiểu con
người và tư tưởng Hồ chí Minh.
Dựa trên quan điểm này, diễn giả lui về với những chi tiết từ thuở Hồ chí Minh
mới chào đời và nói năm sinh chính xác của Hồ chí Minh là 1891 chứ không phải
1890.
Sơn Tùng quả quyết: ‘’Bây giờ nói bác sinh năm 1890, nhưng tôi nghiên cứu
tử vi của bác thì bác sinh năm tân mão, tức 1891.’’ (2)
Diễn giả cho biết vào năm 1950, chính diễn giả được gặp Nguyễn Tất Đạt (tức
Nguyễn Sinh Khiêm), anh ruột của Hồ chí Minh chỉ khoảng mấy tháng trước khi
Nguyễn Tất Đạt chết và đã được Nguyễn Tất Đạt giao cho cuốn Tất Đạt Tự Truyện
trong đó có ghi 3 bài thơ của người em ruột là Nguyễn tất Thành sáng tác khi mới
năm tuổi.
Diễn giả đã giới thiệu nguyên văn ba bài thơ.
Bài I:
Núi cõng con đưòng mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám trên lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
Bài II:
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trưóc
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Bài III:
Kìa ba ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó!
Diễn giả cho biết Nguyễn Tất Đạt ghi lại những bài thơ này theo trí nhớ nên
không dám chắc có hoàn toàn chính xác không. Tuy nhiên, Nguyễn Tất Đạt tâm sự
với diễn giả về bài thơ thứ hai như sau: ‘’Cái khẩu khí ấy là cái ứng mệnh nên suốt
đời của chú đi hết nơi này nơi khác, năm châu bốn biển, còn bác thì chẳng thấy gì,
bác cứ yên vị bác sống trong nước như thế này.’’
Về bài thơ thứ ba, Nguyễn Tất Đạt kể lại cho diễn giả nghe về trường hợp
được sáng tác.
Bữa đó, Nguyễn tất Thành theo cha đến chơi nhà Hoàng Cao Khải, đang
mang chức Quận Công và được triều đình Huế phong Vương vì có công dẹp loạn.
Thành thấy các quan làm thơ thì chê dở nên bị Hoàng Cao Khải bắt ứng khẩu vịnh
tượng ba ông phỗng đang trưng bày ở đó.
Dĩ nhiên một đứa trẻ mới năm tuổi mà có thể ứng khẩu tức khắc những vần
thơ như thế chắc chắn phải là một thần đồng, một thiên tài. Nhưng điểm chủ yếu mà
Sơn Tùng muốn nêu lên là nguồn gốc của Hồ chí Minh và môi trường sống ở tuổi ấu
thơ.
192 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Ngoài mấy bài thơ đó, diễn giả còn nêu thêm nhiều sự kiện cho thấy ngay từ
nhỏ Hồ chí Minh đã chịu ảnh hưởng rất nặng của giới Sĩ Phu Việt Nam theo Nho
Học và lên tiếng chống lại những đảng viên quá khích vẫn thường kết án các vua
chúa triều đình Nhà Nguyễn.
Diễn giả nêu mấy câu thơ của Vua Thành Thái để bênh vực vị Vua này:
Nhân dân nô lệ từng đoàn
Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta…
Và:
Võ võ văn văn y cẩm bào
Trẫm vi thiên tử độc giáng lao
Tam bôi hoàng tửu quần lệ huyết
Nhất trản thanh trà bách tính cao
Sau khi giải nghĩa mấy vần thơ chữ Hán, Sơn Tùng nêu ý kiến: ‘’Một ông Vua
ngồi trong hoàng cung, ăn ngon mặc đẹp mà thấy cái đau xót vì nhân dân đau khổ,
nói nôm na như vậy, thế thì ta không học, thì học ai ?’’
Sơn Tùng còn kể về tương quan mật thiết giữa Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy
tức cha của Hồ chí Minh với Cao Xuân Dục là một nhân vật nổi tiếng trong giới Sĩ
Phu thuở đó.
Theo diễn giả, Cao Xuân Dục từng giúp đỡ rất nhiều và có ảnh hưởng lớn với
gia đình Phó Bảng Huy. Diễn giả kể thêm một tin đồn cho rằng Cao Xuân Dục với
Hoàng Cao Khải là hai anh em cùng cha khác mẹ: ‘’Sở dĩ họ là Hoàng Cao vì họ
Hoàng không có người tài, Cao là (họ) đi ‘’xin giống’’. Muốn có người tài, họ Hoàng
mời một ông thầy họ Cao về dậy học trong nhà, lại bàn với vợ ‘’xin giống’’. Ông thầy
họ Cao này chính là bố ông Cao Xuân Dục. Sinh ra Khải mới để họ là Hoàng
Cao…Hai anh em cũng biết ngầm với nhau như thế…’’
Việc nhắc lại tin đồn này chỉ nhắm đề cao trí thông minh của Cao Xuân Dục là
người, theo diễn giả, có tương quan mật thiết với gia đình Phó Bảng Huy tức là có
ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thơ của Nguyễn tất Thành.
Dựa trên những sự kiện đó, Sơn Tùng xác quyết: ‘’Bác Hồ sinh ra từ cái chiếu
quan trường.’’
Xác quyết này chính là điều kiện cần thiết chứng minh cho cái điểm chủ yếu
mà diễn giả muốn nêu lên về con người Hồ chí Minh: ‘’…bác Hồ là con đẻ của Việt
Nam, còn Mác-Lênin có đến với Bác là một cái vô cùng quan trọng, nhưng là một
mảng cấu thành thứ hai, không thể nào là nền tảng được’’.
Sơn Tùng mượn những chuyện được truyền kể trong dân gian hoặc có thể
được góp nhặt theo một cách nào đó để chứng minh nguồn cỗi Hồ chí Minh gắn bó
chặt chẽ với truyền thống yêu nước hơn là tinh thần vô sản quốc tế, dù Hồ chí Minh
chọn chủ nghĩa cộng sản làm lý tưởng đấu tranh.
Theo hướng góp nhặt này, có lúc, diễn giả còn nói đến chuyện Nguyễn Sinh
Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) bị tuyệt tự, vì hai người con trai là Nguyễn tất Thành (tức
Hồ chí Minh) và Nguyễn Tất Đạt (tức Nguyễn Sinh Khiêm) đều không có con. Còn bà
Thanh tức chị ruột Hồ chí Minh thì diễn giả cho biết ‘’sống bằng nghề bắt mạch kê
đơn, bốc thuốc’’.
Diễn giả tỏ vẻ khó hiểu về lý do lâm cảnh ngộ này của gia đình Nguyễn Sinh
Huy: ‘’Ông Khiêm xem mồ, xem mả, xem hướng làm nhà, tức là thầy địa lý phong
thủy mà sống. Cả gia đình này không hiểu vì sao mà thế. Đến bác Hồ thì bác không
lấy vợ để giữ cho trọn vẹn cuộc đời của mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Đến khi giành được độc lập, thì bác trẻ chưa qua, già chưa tới, lấy vợ thì
không dám lấy, nên bác không có gia đình’’.
193 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cũng nhân đó, diễn giả đã nhắc tới một tin đồn với hàm ý bác bỏ: ‘’Nhưng bây
giờ lại có rất nhiều điều tiếng: Ông Nông Đức Mạnh là con cụ Hồ, tức là con cụ Hồ
mang đầy những bi kịch, khủng hoảng thời đại của dân tộc.’’
Trong câu chuyện dài gần hai tiếng đồng hồ, Sơn Tùng đã làm một điều lạ
thường trong dòng sinh hoạt của cộng sản Việt Nam là công khai nhắc lại nhiều tin
đồn kể cả những tin đồn thuộc loại cấm ngặt không được nhắc tới.
Sơn Tùng cũng cố gắng vẽ một bức chân dung Hồ chí Minh với một số màu
sắc khác cả về dĩ vãng lẫn xu hướng lý tưởng khi xác quyết chất yêu nước lớn hơn
chất cộng sản nơi con người Hồ chí Minh.
Sơn Tùng còn có vẻ muốn gạt Hồ chí Minh khỏi phạm vi trách nhiệm về mọi
tai họa trong đời sống Việt Nam, khi nhắc lại một số sự kiện phản ảnh sinh hoạt nội
bộ đảng từ thập niên 30 tới thập niên 50: ‘’…chính cương vắn tắt của bác Hồ bị bỏ.
Tháng 10 năm 1930 trung ương họp lần đầu, (diễn giả nói lầm là họp đại hội I.) lấy
luận cương chính trị của Trần Phú làm đường lối. Bác bị đẩy vào bên trong…cho đến
1951, đại hội 2 bác lại bị cái ‘’thiểu số phục tùng đa số’’, lấy ‘’tư tưởng Mao’’ vào điều
lệ…Đến 1951 cụ Hồ chỉ còn là chủ tịch ban chấp hành. Mà chủ tịch ban chấp hành
thì khác chủ tịch đảng.’’ (3)
Diễn giả còn muốn người nghe ngầm hiểu là đã có lúc Hồ chí Minh bị người
xung quanh mưu toan ám hại bằng cách kéo bí thư riêng của Hồ chí Minh là Vũ Kỳ
ra làm chứng cho diễn giả kể lại một câu chuyện cũ xảy ra nhân dịp Hồ chí Minh từ
Trung Quốc trở về để chuẩn bị tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Sơn Tùng kể: ‘’Trên máy bay chỉ có bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay
chuyên cơ từ Trung Quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ
này…đến giờ này…trên bầu trời nước ta từ hướng này…phương vị này…tuyệt đối
không nổ súng. Thời đó đang có chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta.
Khi máy bay về tới vùng trời Hà Nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên
máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh
(bác ngồi phía sau hút thuốc):
- Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây ?
- Quan sát lại đi, ông Vũ Kỳ nói.
- Em là người lái mà lái máy bay cho bác thì em nhìn sao được ?
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống, vì theo ông lái, nếu hạ cánh thì máy
bay sẽ chạy đến Phố Nối, thì tan xương chứ.
- Bây giờ làm thế nào ? Quay trở lại không được, hết xăng rồi, phòng không
nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn…
- Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không ? Ông Kỳ nói.
Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái), chứ không xuống theo tín hiệu,
vì trên máy bay đã báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên bảo
‘’tín hiệu lệch’’, dưới vẫn cứ để thế, không sửa.
Vòng một vòng và máy bay hạ cánh an toàn, thở đánh phào một cái. Bác vẫn
ngồi ung dung hút thuốc. Ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh.
Theo Sơn Tùng, lúc đó chỉ có ba người ra đón Hồ chí Minh là Lê Duẩn, Lê
đức Thọ và Phạm văn Đồng.
Khi bài của Vũ Kỳ xuất hiện trên mấy tờ báo, Bộ Chính Trị gọi Vũ Kỳ lên hỏi.
Vũ Kỳ nói: ‘’Tôi chỉ kể chuyến đi của Bác mà hồi ký của tôi viết về Bác.’’
Sơn Tùng kết luận: ‘’Thế rồi ‘’họ’’ cũng thôi. Cái khung cảnh đất nước ta mấy
năm nay nó thế đấy. Bác Hồ là người cô đơn, đây là cô đơn trên quan điểm…từ quốc
tế cộng sản cho đến khi bác qua đời, quan điểm của bác luôn bị cô đơn.’’
Những chữ thiểu số và cô đơn được Sơn Tùng nhắc lại nhiều lần với hàm ý vì
theo dân tộc chủ nghĩa nên Hồ chí Minh gần như bị bao vây bởi những người xung
194 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
quanh nặng tinh thần quốc tế chủ nghĩa. Hàm ý trên của Sơn Tùng hiện ra khá rõ
trong phần cuối buổi nói chuyện khi Sơn Tùng nhắc lại một vài sự kiện cũ của đảng.
Sơn Tùng kể trong kỳ đại hội I của đảng họp năm 1935 tại Macao vắng mặt
Hồ chí Minh, ‘’đồng chí Hà Huy Tập viết một văn bản đề nghị quốc tế cộng sản thi
hành kỷ luật đồng chí Nguyễn ái Quốc’’, rồi Sơn Tùng nhắc một số việc trong kỳ họp
ban chấp hành tháng 10.1930 như ‘’bỏ cái tên đảng khi Bác thành lập, (5) bỏ cái điều
lệ của Bác, bỏ tổng bí thư đầu tiên khi Bác thành lập đảng (cộng sản Việt Nam) …là
Trịnh Đình Cửu, một trí thức ở Hà Nội, tục gọi ông Cửu Trắng (vì đeo kính trắng)…’’
Nội dung câu chuyện của Sơn Tùng không quan trọng bằng động cơ thúc đẩy
và tạo điều kiện cho Sơn Tùng có một buổi nói chuyện mang tính chính thức như
vậy.
Tuy nhiên, đó là chuyện nằm ngoài phạm vi tìm hiểu về con người Hồ chí
Minh.
Dừng lại trong phạm vi này, những điểm Sơn Tùng nêu ra về Hồ chí Minh
thực ra cũng không có gì mới lạ ngoài tính chất chứng tỏ đang có một ý hướng làm
mới con người Hồ chí Minh tại Việt Nam. Đó là một Hồ chí Minh yêu nước thương
dân nhưng bị cô đơn giữa một đám đông quá nghiêng theo chủ nghĩa cộng sản nên
luôn nằm ở thế thiểu số không thể làm đúng theo ý nguyện phụng sự dân tộc của
mình.
Nhưng, dụng tâm làm mới sẽ đưa mọi người tới gần sự thực hay lại đẩy sự
thực vào một cõi mịt mù hơn ?
CHÚ THÍCH
01.- Khoảng đầu thập kỷ 90, Sử Gia Trần quốc Vượng ở Hà Nội trong bài báo
Thật mà chưa chắc là thật nói về ông Hồ Sỹ Tạo hơi khác Giáo Sư Cao Thế Dung.
Trần quốc Vượng bảo dân ở vùng quê quán Hồ chí Minh truyền kể rằng Nguyễn
Sinh Sắc là con ngoại hôn của Hồ Sỹ Tạo với cô Đèn (Hà Thị Hy). Không thấy nói
cha của ông Sắc là Nguyễn Sinh Nhậm có biết chuyện này không. Nhưng Đào Bình
Giang trong Phụ Nữ Diễn Đàn số 115, tháng 8.1993, dẫn cuốn sách cổ Quốc Triều
Đăng Khoa Lục của Cao Xuân Dục để phủ nhận. Theo sách này, Tiến Sĩ Hồ Sỹ Tảo,
sinh năm 1869, kém Nguyễn Sinh Sắc (sinh năm 1862) bảy tuổi, không thể nào lại là
cha của Nguyễn Sinh Sắc được. Cao Thế Dung ghi Hồ Sỹ Tảo còn Trần quốc
Vượng ghi Hồ Sỹ Tạo, nhưng Cao Thế Dung không cho biết là Tiến Sĩ thời nào.
Trong cuốn Chân Tướng Hồ Chí Minh, Cao Thế Dung ghi Hồ chí Minh sinh
năm Tân Mão (1891), có tên thánh là Gio-an Bao Ti Xi Ta, cha là Hồ Sỹ Tảo chứ
không phải Nguyễn Sinh Huy. Cao Thế Dung trích các tác giả Hoàng Văn Chí, Hồng
Liên Lê Xuân Giáo cho biết Hồ chí Minh là con ông Hồ Sỹ Tảo (do tư tình hay hãm
hiếp trong lúc say rượu ?) với bà Hoàng Thị Loan, vợ ông Cử Sắc. Từ 7, 8 tuổi Hồ
chí Minh đã biết nguồn gốc mình. Phải chăng vì vậy mà ông không có vẻ hiếu với
ông cử Sắc và cũng chẳng có tình nghĩa gì với anh chị là ông Nguyễn Tất Đạt hay
Nguyễn Sinh Khiêm và bà Nguyễn Thị Thanh ?
02.- Xin đọc Chân Tướng Hồ Chí Minh của Cao Thế Dung.
03.- Ngụ ý không có quyền như trước kia, khi là Chủ Tịch đảng.
04.- Khi mới thành lập tên là đảng cộng sản Việt Nam, sau Quốc Tế 3 bắt đổi thành
ra đảng cộng sản Đông Dương, còn ngày sinh của đảng ban đầu ghi 6.1.30, Quốc
Tế 3 cũng bắt đổi thành 3.2.30.
CHƯƠNG XXXV
HOÀNG TÙNG
và HCM, Trung Quốc và Liên Xô
195 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hoàng Tùng nguyên là bí thư trung ương đảng, từng giữ chức tổng biên tập
nhật báo Nhân Dân và có thời phụ tá cho Lê đức Thọ trong ban tổ chức đảng.
Nổi tiếng là giáo điều bảo thủ, Hoàng Tùng đã nhiều lần lên tiếng phê bình chỉ
trích xu hướng đổi mới. Trong khuôn khổ nỗ lực của cộng sản Việt Nam nhắm đề
cao thần tượng và tư tưởng Hồ chí Minh, Hoàng Tùng đã cho phổ biến một tài liệu
nhan đề Hồ chí Minh, Trung Quốc và Liên Xô, nhắc lại những kinh nghiệm riêng từng
có với Hồ chí Minh và các cấp lãnh đạo đảng trong nhiều năm, theo hướng chứng
minh Hồ chí Minh có lập trường dân tộc một cách chân thành và sâu sắc, chứ không
lệ thuộc vào chủ nghĩa giáo điều của Stalin và Mao trạch Đông.
Ngoài ra, Hoàng Tùng cũng có những buổi nói chuyện nội bộ về đề tài Hồ chí
Minh mà một số đoạn trích dẫn ở đây rút từ một trong những buổi nói chuyện đó
được phổ biến qua vài tờ báo ở hải ngoại.
Hoàng Tùng nói: ‘’Tôi biết Liên Xô, nhất là Stalin coi bác là một người dân tộc
chủ nghĩa cải lương từ năm 1928’’. Hoàng Tùng kể lại đã được Lê Duẩn cho biết
Tổng Bí Thư Hà huy Tập từng tố cáo Hồ chí Minh với Đệ Tam Quốc Tế về việc mật
thám Pháp đưa bà Thanh là chị Hồ chí Minh đi tìm em ở Trung Quốc và Hà huy Tập
còn đưa ra một nghị quyết ‘’phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của
Nguyễn ái Quốc (tức Hồ chí Minh)’’.
Hoàng Tùng dẫn chứng cho cảnh khó khăn mà Hồ chí Minh phải chịu vào thời
điểm đó tại Liên Xô bằng sự việc ‘’chỉ xin làm luận án phó tiến sĩ nhưng cũng không
được chấp thuận’’.
Nhưng cũng Hoàng Tùng cho biết: ‘’Sau đó Bác nhận làm luận án tiến sĩ
nhưng Người rất chán’’.
Theo Hoàng Tùng, từ 1933 đến 1938, Đệ Tam Quốc Tế không giao nhiệm vụ
gì cho Hồ chí Minh vì nghi là có liên hệ với đế quốc ‘’nhưng vì sự nghiệp cách mạng
Bác vẫn làm’’.
Những từ ngữ dùng ở đây hết sức mơ hồ chẳng hạn ba chữ Bác vẫn làm không diễn
tả việc gì, nhất là vẫn làm trong lúc không được giao nhiệm vụ. Rồi Hoàng Tùng lại
cho biết ‘’Bác xin việc mãi không được, Bác xin về nước.’’
Thực ra, về giai đoạn này của Hồ chí Minh, Hoàng Tùng từng có một bài trên
tờ Văn Nghệ số Xuân 2000 xuất bản tại Hà Nội. Dưới tựa đề Lẽ sống của Bác,
Hoàng Tùng nhấn mạnh về tính chất cộng sản trung kiên của Hồ chí Minh và nói Hồ
chí Minh đã mắc hàm oan do bị hiểu lầm là có xu hướng dân tộc khi vận dụng với
tinh thần sáng tạo học thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Hoàng Tùng viết: ‘’Sang Liên Xô vừa lúc Lênin qua đời. Nhưng lại được đi
cùng Phái bộ Bôrôdin đến Quảng Châu bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn, Nguyễn
thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên của nước ta, đào tạo lớp cán bộ sau này là
những người lãnh đạo của Đảng ta.
Rồi khi đến Trung Hoa ít lâu, ông Tôn qua đời, Tưởng làm chính biến quân sự,
bãi bỏ liên minh với Đảng cộng sản và Liên Xô, phải trở về Matxcơva và bị hiểu lầm
về khuynh hướng chính trị. Lại phải tìm đường về Xiêm. Sau đó đến Hồng Kông
thống nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng ta.
Song thử thách lớn nhất đối với Bác là bị người ta hiểu sai về cái đúng, cái
sáng tạo của mình, từ việc nghiên cứu học thuyết giải phóng của Mác-Lênin, Người
giải quyết sáng tạo những vấn đề lý luận, thực tiễn cách mạng nước ta.
Tư tưởng Hồ chí Minh đã được cuộc sống chứng minh là hoàn toàn đúng:
Kiên trì chân lý, đồng thời bình tĩnh tránh mọi điều không hay đối với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta là một đức tính rất quý của Người. Trong hàng ngũ cộng sản
quốc tế đã có người phê phán gay gắt Hồ chí Minh hàng chục năm, trước khi qua đời
năm 1953, lại nói như người lãnh đạo của chúng ta đã thực hành: Tất cả các Đảng
196 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cộng sản và công nhân, hãy giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ mà tiến
lên’’.
Hoàng Tùng chủ ý đề cao tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của Hồ chí
Minh, nhưng luận giải của tác giả lại cho thấy Hồ chí Minh chỉ vận dụng tinh thần dân
tộc và lòng yêu nước như một chiêu bài cho sách lược giai đoạn của cộng sản do
những điều kiện thực tiễn đòi hỏi. Những sự kiện do Hoàng Tùng nêu ra để chứng
dẫn cũng không mang ý nghĩa khác.
Về việc tuyên bố giải tán đảng cộng sản cuối năm 1945, Hoàng Tùng thuật lại
chỉ riêng Trường Chinh không tán thành còn ai cũng phải nhận đó là một quyết định
rất táo bạo.
Theo Hoàng Tùng, Liên Xô, Trung Quốc và cả đảng cộng sản Pháp đều hiểu
lầm việc này nên đã không ủng hộ Việt Minh, dù thực ra chỉ là ‘’tuyên bố về danh
nghĩa thôi, còn trên thực tế Đảng vẫn tồn tại’’ và hiệu quả thực tế rất tốt là phe
Tưởng Giới Thạch không còn lấy cớ gì thúc ép được vì đảng đã tuyên bố giải tán rồi.
Cuộc Cải Cách Ruộng Đất do cộng sản Việt Nam tiến hành đã tạo ra một thời
kỳ đen tối kinh hoàng cho người dân miền Bắc và dư luận chưa quên thái độ tàn
nhẫn của Hồ chí Minh đối với bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của đảng cộng sản
Việt Nam từ những ngày đầu Hồ chí Minh về nước.
Hoàng Tùng biện bạch rằng Hồ chí Minh phải thực hiện cải cách ruộng đất do
bị Stalin và Mao Trạch Đông thúc ép. Riêng việc đem bà Nguyễn Thị Năm ra xử tử
trong đợt thí nghiệm đầu tiên chỉ vì Hồ chí Minh phải phục tùng đa số.
Hoàng Tùng trưng lại lời Hồ chí Minh phát biểu trong cuộc họp của bộ chính
trị: ‘’Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu
phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách
mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa.’’
Với Hoàng Tùng, chỉ lời tuyên bố đó đủ chứng tỏ Hồ chí Minh là người yêu
nước thương dân, dù sau đó bà Nguyễn Thị Năm vẫn bị đưa ra giết bất chấp mọi
đóng góp của cải và cả sinh mạng hai người con trai của bà cho đảng.
Hoàng Tùng nói rằng Hồ chí Minh không thực sự coi trọng Stalin và Mao trạch
Đông như mọi người vẫn nghĩ, ngược lại trong hội nghị Bộ Chính Trị, Hồ chí Minh
còn chê Stalin không đáng được sùng bái ‘’Người (HCM) không sùng bái Stalin, cũng
như không sùng bái Mao Trạch Đông’’ dù ‘’nhiều khi cũng phải ngoại giao’’.
Để giải thích rõ hơn cho việc bắt buộc phải ngoại giao này, Hoàng Tùng nhắc
tới việc Hồ chí Minh từng dịch cuốn Trung quốc mệnh vận của Tưởng Giới Thạch
đem biếu cho Trương Phát Khuê.
Hoàng Tùng kết thúc câu chuyện bằng việc kể ra 8 điều khiến Hồ chí Minh
đau khổ trong số ‘’10 cái đau của bác’’.
Nỗi đau thứ 7 là nỗi đau về sự chia rẽ trong nhóm lãnh đạo đảng, đã bám riết
theo Hồ chí Minh tới phút cuối cùng trước khi lìa đời. Hoàng Tùng kể về điều này:
‘’Tôi biết từ năm 1966, cứ mỗi buổi chiều thứ 7, bác lại cho làm cơm và nói: ‘’Mấy
chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra. Không nên để
bụng’’. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư kí cho những buổi đó cho đến khi anh vào
Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về,
chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết điều này thì không thể hiểu hết tại sao
trong di chúc bác lại dặn phải đoàn kết đảng, từ trung ương đến địa phương....’’
Nhưng theo Hoàng Tùng, nỗi đau lớn nhất của Hồ chí Minh là tình trạng bị
hàm oan do Liên Xô, Trung Quốc và cả đảng cộng sản Pháp đã hiểu lầm là có xu
hướng theo dân tộc chủ nghĩa.
197 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hoàng Tùng phải vận dụng khá nhiều công sức để đề cao lòng yêu nước
thương dân của Hồ chí Minh nhưng nỗi đau lớn nhất này của lãnh tụ, theo ghi nhận
của Hoàng Tùng, lại trở thành một bình mực lớn đổ tràn trên mọi dòng chữ viết.
CHƯƠNG XXXVI
BÙI TÍN
và Vietnam, la face cachée du régime
Từ ngày bỏ nước ra đi, ngoài bản kiến nghị của một công dân, Bùi Tín đã viết
bốn tác phẩm quan trọng bằng Việt ngữ: Hoa xuyên tuyết, Mặt thật, Về ba ông
thánh, Mây mù thế kỷ. Đầu năm 2000, nhà xuất bản Kergour phát hành một tác
phẩm khác của Bùi Tín, Vietnam, la face cachée du régime-Việt Nam, bộ mặt che
giấu của chế độ.
Vietnam, la face cachée du régime (1) là bản Pháp ngữ của Marc Bloch dịch
từ bản Anh Ngữ, Following Hồ Chí Minh, The Memoirs of a North Vietnamese
Colonel-Đi theo Hồ Chí Minh, Hồi ký của một Đại Tá Bắc Việt, do Hurst &
Company xuất bản năm 1995. So với bản Anh Ngữ, bản Pháp Ngữ đầy đủ hơn, vì
có thêm nhiều tư liệu lấy từ các tác phẩm Việt Ngữ, đặc biệt từ cuốn Hoa Xuyên
Tuyết của tác giả.
Tác phẩm này nói về nhiều vấn đề liên quan đến con người và hoạt động của
Hồ chí Minh mà Bùi Tín xác định: ‘’Cá nhân tôi kính trọng ông Hồ chí Minh…Ông rất
giản dị, ông tới chuyện trò với chúng tôi. Và ngay cả ngồi ăn cùng bàn với chúng tôi
hai lần...’’ Đó là chuyện xẩy ra khi Bùi Tín còn ở trong đội bảo vệ Bắc Bộ Phủ.
Về sau, khi chuyển sang làm báo, có dịp chứng kiến Hồ chí Minh trả lời các
cuộc phỏng vấn, tác giả cũng thấy Hồ chí Minh ‘’cởi mở, bình dị và tự nhiên. Đây
chính là con người thẳng thắn lương thiện (honnête), sống rất giản dị, yêu thích trẻ
con và dễ gần gụi với những người hèn mọn nhất (humbles)...’’
Tác giả phát biểu: ‘’Tôi cực lực bác bỏ giả thuyết cho rằng đó chỉ là cái tài
đóng kịch của ông.’’
Đó là về con người Hồ chí Minh theo cái nhìn của Bùi Tín qua những dịp được
tiếp xúc hoặc quan sát trực tiếp.
Riêng về công việc, Bùi Tín đề cập trước hết tới chính sách Cải Cách Ruộng
Đất và nhìn nhận Hồ chí Minh có phần đáng trách. Tuy nhiên, theo Bùi Tín, trong
việc ban hành chính sách này, Hồ chí Minh đã chịu sự bắt ép của Staline và Mao
trạch Đông. Bùi Tín viết:
‘’Trong việc này, chắc chắn ông Hồ chí Minh đáng trách. Thoạt tiên, hẳn ông
cũng do dự về cải cách ruộng đất. Đàng khác, năm 1952, Stalin đã phê bình ông chủ
trương chính sách dân tộc chứ không chủ trương đấu tranh giai cấp. Nhưng chính
Mao cuối cùng đã bắt ép ông.’’ (2)
Đi vào việc thực hiện chính sách này, tác giả nhắc đến trường hợp Cát Hanh
Long tức bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, một người giầu có từng giúp đỡ ‘’cách
mạng’’ và có 2 người con là bộ đội.
Do là chủ nhiều ruộng đất, bà Năm bị đưa ra đấu tố và bị giết, bất chấp những
đóng góp lớn lao suốt nhiều năm trước. Bùi Tín cho biết ban đầu Hồ chí Minh hứa sẽ
can thiệp với Trường Chinh đừng giết bà Năm, nhưng rồi lại không làm gì.
Tất nhiên không thể bênh vực cho sự im lặng của Hồ chí Minh, nhưng Bùi Tín
quả quyết ‘’tổng bí thư Trường Chinh mới là người chịu trách nhiệm chính về cải
cách ruộng đất’’ (3)
Về đường lối chính trị của Hồ chí Minh, tác giả diễn giải với hàm ý cho thấy
Hồ chí Minh đã giữ được thế độc lập trước ảnh hưởng Liên Xô và Trung Cộng, mặc
dù những người xung quanh nghiêng ngả chạy theo phía này hoặc phía khác.
198 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Theo Bùi Tín, Lê Duẩn là kẻ trung thành với đường lối Mao trạch Đông còn
Trường Chinh thì lúc đầu hướng về Trung Cộng nhưng sau lại đổi chiều chọn đường
lối ‘’sống chung hòa bình’’ do Krutshchev đề xướng.
Bùi Tín viết: ‘’Theo ý tôi, đúng ra ông Hồ giữ thái độ độc lập đối với cả Liên Xô
lẫn Trung Quốc. Ông biết rằng cả hai đều tin rằng chúng tôi không thể chiến thắng
bằng quân sự tại miền Nam Việt Nam, vì nó được Mỹ ủng hộ và đàng khác cả hai
đều không mong muốn chúng tôi chiến thắng’’. (4)
Từ chúng tôi trong lời phát biểu, nếu không do người dịch hiểu sai ý tác giả,
thì được sử dụng dường như để xác định thế đứng cho tới lúc này của tác giả vẫn là
thế đứng chung với những người cầm quyền tại Việt Nam với dụng tâm nhấn mạnh
chủ trương thống nhất Việt Nam bằng võ lực nằm ngoài ý muốn của cả Liên Xô lẫn
Trung Cộng. Chủ trương này xuất phát từ quyết định độc lập của Hồ chí Minh và
được sự tán đồng của hết thẩy mọi người.
Dụng tâm này hiện rõ hơn qua những trang kế tiếp trình bày quan điểm về
nhân vật lãnh đạo miền Nam lúc đó là Ngô Đình Diệm cùng tương quan với Trung
Cộng qua chính một lời tuyên bố của Hồ chí Minh.
Về Ngô Đình Diệm, tác giả viết: ‘’Một cách công khai chúng tôi xử trí với ông
Diệm như bù nhìn của Mỹ, nhưng thực ra, ông Hồ có một xét đoán cân nhắc hơn.
Ông biết rõ ông Diệm cũng là nhà ái quốc theo cách của ông ta. Vì thế nhiều người
sau đó cũng phải coi ông Diệm như một lãnh tụ thấm nhuần tinh thần dân tộc, một
con người thành thật và trong sạch và đàng khác cũng là người không màng đến
cuộc sống gia đình chẳng khác gì ông Hồ chí Minh.’’ (5)
Về tương quan với Trung Cộng, tác giả thuật lại sau một chuyến thăm Bắc
Kinh, Hồ chí Minh trở về Hà Nội với huy hiệu vinh danh Cách Mạng Văn Hóa của
Mao trạch Đông trên ve áo khiến tất cả người xung quanh đều ngạc nhiên.
Hồ chí Minh đã giải thích: ‘’Chúng chỉ được gắn trên áo, chứ không phải trong
tim ta đâu!’’
Do đó, tác giả ca tụng: ‘’Hồ chí Minh là nhà ái quốc chân thành đã cống hiến
cả đời mình cho Cách Mạng. Ông đã giữ vai trò đáng kể trong cuộc đấu tranh giành
độc lập. Đối với nhân dân miền Bắc và đối với nhiều người miền Nam kể cả trí thức,
ông chính là biểu tượng của sự anh hùng. Lòng tin tưởng của quần chúng nơi ông đã
là nguồn gốc sự đoàn kết của chúng tôi và là nền tảng của công cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm của chúng tôi.’’ (6)
Nói cách khác, Bùi Tín nhìn Hồ chí Minh là nhà ái quốc chân thành, một lãnh
tụ luôn được quần chúng tin tưởng, người vạch đường chỉ hướng chính xác để đưa
toàn dân đến thành công trong đấu tranh chống xâm lược Pháp ở miền Bắc trước
1954 và Mỹ ở miền Nam trước 1975.
Bùi Tín còn cho thấy Hồ chí Minh là người sáng suốt, công bằng ngay cả với
kẻ địch qua cái nhìn về con người Ngô Đình Diệm, mặc dù cộng sản vẫn tuyên
truyền Ngô Đình Diệm đã đóng vai trò bù nhìn cho Mỹ xâm lược Việt Nam.
Trong suy nghĩ của Bùi Tín, chiến tranh là điều không thể tránh cả vào năm
1946 lẫn sau năm 1954 vì là con đường duy nhất để tranh thủ độc lập và thống nhất
đất nước. Do đó, theo tác giả, những phỏng đoán của một số người bảo chiến tranh
không cần thiết vì nhiều nước đâu có chiến tranh mà vẫn được độc lập là không có
nền tảng. Tác giả lý luận: ‘’Sự sụp đổ của hệ thống thực dân được tạo nên bởi những
cuộc đấu tranh đa dạng và bổ túc-par des luttes multiformes et complémentaires.’’
Trung thành với ý nghĩ Hồ chí Minh là một con người thẳng thắn lương thiện
nên Bùi Tín phát biểu nếu Hồ chí Minh còn sống đến 1975 chắc chắn Việt Nam sẽ
không có các tệ nạn áp bức, tham nhũng...và chứng minh bằng những lời nói cửa
199 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
miệng của Hồ chí Minh như đề cao đức độ khoan dung, liêm chính, phục vụ nhân
dân v.v…
Đã có lần Nhà Văn Pháp Michel Tauriac nói thẳng với Bùi Tín khi ngồi đối diện
tại Paris rằng nếu Hồ chí Minh còn sống đến sau 1975 thì chỗ dung thân của Bùi Tín
vẫn chỉ là Paris chứ không phải Việt Nam.
Đó là ý kiến của một người ngoại quốc có mức hiểu biết tương đối về con
người Hồ chí Minh và thực tế Việt Nam.
Riêng Bùi Tín từng trải nhiều ngày tháng sống tại Việt Nam chẳng lẽ lại hoàn
toàn không nhận biết gì về thói quen nói ngược làm xuôi của Hồ chí Minh ?
Chẳng lẽ Bùi Tín không hề nghe Hồ chí Minh công khai tuyên bố giải tán đảng
cộng sản vào tháng 11.1945 trong khi vẫn tiếp tục họp Thường Vụ Đảng ?
Chẳng lẽ Bùi Tín không thấy Hồ chí Minh nói sẽ can thiệp cho bà Nguyễn Thị
Năm rồi im lặng để thủ hạ đem bà Năm ra giết ?
Cụ thể hơn nữa, câu tuyên bố của Hồ chí Minh về những tấm huy hiệu Cách
Mạng Văn Hóa Mao Trạch Đông trên ve áo mà chính Bùi Tín từng nhắc đã chứng tỏ
sự thẳng thắn lương thiện như thế nào ?
Thực ra, mọi nghi vấn trên cũng như hàng ngàn nghi vấn tương tự đều không
cần đặt ra vì chính Bùi Tín đã nêu rõ Hồ chí Minh dưới bút hiệu Trần Lực từng viết
nhiều bài báo hết lời ca ngợi Trung Cộng và năm 1950, chính Hồ chí Minh đã lên án
Tito là phản động vì giữ thái độ độc lập với Liên Xô.
Những trường hợp cụ thể này chỉ có thể chứa đựng hai ý nghĩa: Thứ nhất, Hồ
chí Minh hoàn toàn phụ thuộc vào Liên Xô, Trung Cộng và thứ hai, Hồ chí Minh đã
đóng kịch giả vờ phụ thuộc.
Trường hợp thứ nhất là lời bác bỏ tính độc lập của Hồ chí Minh và bác bỏ
luôn đường lối đấu tranh vì nước vì dân của Hồ chí Minh, bởi Hồ chí Minh chỉ là
công cụ của Liên Xô-Trung Cộng.
Trường hợp thứ hai sẽ phủ nhận tính thẳng thắn lương thiện của Hồ chí Minh
và cho thấy một con người xảo trá luôn mang nhiều bộ mặt không biết đâu là thật,
đâu là giả.
Việc mang nhiều bộ mặt của Hồ chí Minh có vẻ đã gây lúng túng cho Bùi Tín
khi gặp câu hỏi Hồ chí Minh là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là người
theo chủ nghĩa cộng sản quốc tế – un patriote nationaliste ou un communiste internationliste
?
Ý kiến được Bùi Tín đưa ra là mức giới hạn về kiến thức dân chủ của Hồ chí
Minh khiến Hồ chí Minh có thể nghĩ là không cần thiết mở rộng dân chủ và Bùi Tín
còn nhắc thêm một khuyết điểm khác của Hồ chí Minh là thiếu chuẩn bị cho thời kỳ
kế tục. (7)
Những ý kiến này không liên quan tới câu hỏi về xu hướng quốc gia hay cộng
sản của Hồ chí Minh mà chỉ mang ý hướng duy nhất là rũ bỏ trách nhiệm về những
thảm hại của đời sống Việt Nam hiện nay cho đám thủ hạ của Hồ chí Minh thôi.
Với đám thủ hạ này, Bùi Tín đã tố giác mưu toan vận dụng ‘’tư tưởng Hồ chí
Minh’’ làm ánh sáng hướng dẫn hành động qua đại hội VII của đảng.
Bùi Tín viết: ‘’Theo nghị quyết đại hội VII, xây dựng xã hội chủ nghĩa phải theo
đường lối do ông Hồ vạch ra, không bao giờ được bỏ. Nhưng làm sao có thể lập một
chính sách trên những lời dậy đã qua của người quá cố ? Trong những tài liệu được
đại hội thông qua có hàng chục lần trưng dẫn những chọn lựa của ông Hồ, chẳng có
chút giá trị khoa học nào. Mà ông ta đã chết hơn ba chục năm rồi. Đàng khác, chính
ông ta đã cùng với đảng hoạch định chương trình biến cải nông nghiệp xã hội chủ
nghĩa một cách nhanh chóng và triệt để cải cách ruộng đất, nhớ lại mà buồn!mà ngày
200 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nay đã được nhìn nhận là một sai lầm. Điều đó không bao giờ được nói lên một cách
công khai, vì là ý kiến của ông Hồ....’’ (8)
Bùi Tín dường như quên những ý kiến được nêu lên từ đầu sách về Hồ chí
Minh, quên luôn cả danh từ chúng tôi đã được nhắc để xác định thế đứng của mình
và quên nhiều điều khác khi viết đoạn này.
Vì trong đoạn này, người đọc không còn thấy áp lực của Staline, Mao trạch
Đông trong việc ban hành chính sách cải cách ruộng đất, không còn thấy Trường
Chinh là kẻ chịu mọi trách nhiệm về cái tội sát hại hàng trăm ngàn người, không còn
thấy vai trò đáng kể của Hồ chí Minh trong đấu tranh cách mạng mà ngược lại chỉ
thấy ý kiến của Hồ chí Minh chẳng có chút giá trị khoa học nào và đầy những lầm lỗi
nhớ lại mà buồn nhưng không bao giờ được nói lên một cách công khai…
Bùi Tín dường như vẫn bị chi phối bởi tình cảm từng dành cho Hồ chí Minh
khi còn quá trẻ và khi nhiều người xung quanh hăng say theo tiếng gọi ‘’cứu quốc’’
nên chưa ra khỏi cái vòng luẩn quẩn. Dù vậy, tác giả cũng giúp người đọc hiểu thêm
về con người thật của Hồ chí Minh, con người được mô tả là thẳng thắn lương thiện
nhưng cũng là con người sau khi hứa can thiệp cứu mạng ân nhân đã im lặng bỏ
mặc cho thủ hạ đem ân nhân ra giết!
CHÚ THÍCH
01.- Bùi Tín còn có một tác phẩm bằng Anh Ngữ 240 trang do Naval Institute
Press phát hành tháng 11.2002, tựa đề From enemy to friend, A North
Vietnamese Perspective on the war.
02-03-04-05-06.- Sách đã dẫn, trang 53, 54, 71, 94-95, 101-102
07.- Sách đã dẫn, trang 103. Nguyên văn: ‘’Sa plus grande faiblesse, c’est
sans doute d’avoir mal préparé sa succession. Điều yếu kém nhất của ông chắc hẳn
là đã không biết chuẩn bị sự kế tục sau khi ông chết.’’ Riêng về khả năng mở rộng
dân chủ là không thể có trong chủ trương chuyên chính cộng sản. Vì đã chuyên
chính thì làm gì còn dân chủ. Có lẽ Bùi Tín còn nghĩ trong chuyên chính có dân chủ:
Dân chủ tập trung ? Xin hãy nghe chính ông Hồ giải thích về dân chủ tập trung, do
Nguyễn văn Trấn ghi lại trong Viết cho Mẹ và Quốc Hội mà chúng tôi đã thuật lại
trong PTPKTHH, chương 16, trang 369-370 Ấn bản 1999.
08.- Sách đã dẫn, trang 280
CHƯƠNG XXXVII
NGUYỄN MINH CẦN
và Đảng cộng sản Việt Nam …
Nguyễn minh Cần gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ 1946, từng là Ủy viên
thường vụ tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên (1946-1951), rồi Ủy viên thường vụ thành ủy Hà
Nội, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Hà Nội (từ 1954-1962).
Khi đang theo học trường đảng cao cấp ở Liên Xô (từ 1962) Nguyễn Minh
Cần đã bỏ đảng vì không chịu nổi sự đàn áp tư tưởng. Vào thời điểm cộng sản Việt
Nam bắt giam những người trong nhóm xét lại, trong đó có cha con nhà văn Vũ thư
Hiên, Nguyễn minh Cần cùng một nhóm người Việt Nam khác tại Liên Xô xin ‘’tỵ
nạn’’ cho đến nay (1)
Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng cộng sản Việt Nam, và sau khi
Liên Xô tan rã, được đọc nhiều tài liệu mật trong văn khố Nga, Nguyễn minh Cần đã
vận dụng kinh nghiệm bản thân phối hợp với kiến thức thu thập tại chỗ về hoạt động
của đảng cộng sản Việt Nam để biên soạn cuốn Đảng cộng sản Việt Nam qua
những biến động trong phong trào cộng sản Quốc Tế (2) để nói lên sự lệ thuộc
của đảng này và cá nhân Hồ chí Minh vào đường lối của Đệ Tam Quốc Tế tức Liên
201 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Xô, vì từ khi Stalin lên cầm quyền thay Lênin thì Đệ Tam Quốc Tế đã hoàn toàndo
Liên Xô điều khiển.
Tác phẩm dày 230 trang này nêu nhiều bằng chứng rõ rệt về sự lệ thuộc của
Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam vào đường lối của Stalin.
Nguyễn Minh Cần trích Marx và Engels qua Tuyên Ngôn của Đảng cộng sản:
‘’Những người cộng sản chỉ khác các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là trong
các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên
hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc mà chung cho toàn
thể giai cấp vô sản…’’
Nhấn mạnh tính chất không phụ thuộc vào dân tộc, bởi lẽ chủ nghĩa Marx dựa
trên đấu tranh giai cấp vì quyền lợi của giai cấp vô sản, chứ không phải đấu tranh
dân tộc vì quyền lợi của dân tộc. Trên thực tế, khắp thế giới đều có giai cấp vô sản
nên quyền lợi của giai cấp vô sản vượt khỏi mọi biên giới quốc gia. Vì thế, đấu tranh
giai cấp bắt buộc mang tính quốc tế và đã hiện diện nhiều phong trào như Đệ Nhất
Quốc Tế, Đệ Nhị Quốc Tế, Đệ Tam Quốc Tế, Đệ Tứ Quốc Tế.
Nguyễn Minh Cần trích hiến pháp Liên Xô năm 1924: ‘’Nhà nước mới Xô Viết
là một bước quyết định mới trên con đường thống nhất những người lao động tất cả
các nước vào Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Thế Giới.’’
Xác định trên biểu hiện rất rõ mục tiêu và phương hướng đấu tranh của Liên
Xô. Liên Xô tỏ ra hết sức trung thành với chủ thuyết Marx được nêu trong Tuyên
Ngôn cộng sản là nhắm vào những người lao động trên toàn thế giới để thống nhất
thành một lực lượng đấu tranh.
Phương hướng vận động này không dành chỗ đứng nào cho những người
yêu nước theo đuổi mục tiêu phụng sự dân tộc. Vì mục tiêu đấu tranh của Liên Xô
cũng được minh thị là tiến tới một Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Thế Giới mà
trong thời điểm đó bắt buộc phải cụ thể hóa bằng Liên Xô.
Tito của Nam Tư có thể sớm nhận thấy đường lối này của Đệ Tam Quốc Tế
chỉ là một chủ trương đế quốc kiểu mới nhắm đưa Liên Xô lên địa vị thống trị các
quốc gia khác nên đã không tuân theo và bị Stalin khai trừ khỏi phong trào cộng sản
thế giới vào tháng 6.1948.
Riêng Hồ chí Minh đã chọn vai trò của một chi bộ cộng sản quốc tế và kịch liệt
lên án Tito nên không còn lý do để có thể cho rằng Hồ chí Minh là người theo chủ
nghĩa dân tộc.
Nguyễn Minh Cần không nêu nhận định của mình mà trích dẫn lời tuyên bố
của Hồ chí Minh được ghi trong Hồ Chí Minh Toàn Tập: ‘’Đệ Tam Quốc Tế là một
đảng cộng sản thế giới, các đảng ở các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế
hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế thì
các đảng không được làm.’’ (3)
Tác giả kể thêm một trường hợp đích thân chứng kiến và nghe rõ lời chỉ dẫn
của Hồ chí Minh vào dịp dự hội nghị trung ương ở chiến khu Việt Bắc với tư cách là
cấp lãnh đạo đảng ở Thừa Thiên.
Tác giả viết: ‘’Tại hội nghị đó Hồ chí Minh đã giải thích về chủ trương đổi tên
đảng cộng sản Đông Dương thành đảng lao động Việt Nam. Sau khi giải thích lợi ích
của việc đổi tên đảng là để đảng dễ dàng gần gũi, lôi kéo nhiều tầng lớp dân chúng,
nhất là các tầng lớp trên, cả miền Nam lẫn miền Bắc đang còn nghi ngại đảng, ông
giơ cao nắp hộp thuốc lá thơm Craven ‘’A’’ của ông lên về phía có nhãn hiệu thuốc
và nói: ‘’Đây là đảng cộng sản’’, rồi ông quay phía trong nắp không có nhãn hiệu và
nói: ‘’Còn đây là đảng lao động’’. Ông lại lớn tiếng hỏi: ‘’Thế thì các cô, các chú có
thấy khác gì nhau không ?’’ Cả hội trường đồng thanh đáp vang: ‘’Dạ không ạ!’’ Ông
nghiêm nghị nói: ‘’Các cô, các chú nên biết rằng việc đổi tên đảng ta, Bác đã xin ý
202 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
kiến các đồng chí Stalin và Mao trạch Đông rồi (chúng tôi được biết hồi ấy ông vừa đi
Moskva về), các đồng chí đã đồng ý. Các cô, các chú nên biết rằng: ‘’ai đó thì có thể
sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông thì không thể nào sai được.’’ Cả
hội trường vỗ tay rầm rầm. Tại đại hội 2 của đảng (1951), Hồ chí Minh cũng đã có
những lời tuyên bố tương tự. ‘’Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí
Mao trạch Đông thì không thể sai được’’…Đây là một chuyện thực trăm phần trăm,
những người cùng thời với chúng tôi đều biết rõ và nhớ kỹ những chuyện như thế,
tiếc rằng không mấy ai chịu viết sự thật lên giấy trắng mực đen!’’
Trung thành với tinh thần quốc tế cũng có nghĩa là không thể nương tay với
những ai còn nặng tinh thần quốc gia dân tộc. Cho nên, việc thanh toán các phần tử
quốc gia yêu nước trở thành một hành vi đấu tranh.
Tác giả trích dẫn thư của Đệ Tam Quốc Tế gửi đảng cộng sản Đông Dương
năm 1931: ‘’Có nhiều chứng cớ chỉ rằng đảng không hiểu rõ cái nguy hiểm của chủ
nghĩa quốc gia cải lương, đảng không kịch liệt tranh đấu, không giải thích cho quần
chúng hiểu rõ tính chất phản dân phản quần chúng của bọn quốc gia cải lương. Dù
cái vai trò của chúng không lấy gì làm lớn, ảnh hưởng của tư tưởng quốc gia cải
lương vẫn có trong đảng.’’ (4)
Những dẫn chứng cụ thể đó cho thấy không một cán bộ cộng sản nào có thể
vừa theo chủ nghĩa cộng sản lại vừa là người quốc gia yêu nước. Vì ngay chủ
trương căn bản đã đòi hỏi tận diệt tính lưỡng diện. Mỗi cá nhân đều được nhắc nhở
phải thành khẩn đáp ứng đòi hỏi này, nếu không muốn trở thành kẻ bị khai trừ khỏi
tổ chức hoặc tệ hại hơn là bị thanh trừng.
Tuy nhiên, dù trung thành tuyệt đối với chủ trương đã nêu của quốc tế cộng
sản cũng không hẳn là hết khó khăn. Bởi lẽ ngoài những đòi hỏi của sách lược đấu
tranh buộc mỗi cán bộ cộng sản luôn phải mang nhiều bộ mặt còn có những đổi thay
ngay trong nội bộ bắt buộc phải có những sửa đổi để thích nghi với tình thế trong
từng giai đoạn.
Nguyễn Minh Cần cho biết về tình cảnh này của cộng sản Việt Nam: ‘’Tại đại
hội 2 đảng cộng sản Việt Nam (tháng 2.1951), đại hội đã quyết định rằng cơ sở tư
tưởng của đảng Lao Động Việt Nam (tức đảng cộng sản Việt Nam) là chủ nghĩa
Marx-Engels-Lénin-Stalin và tư tưởng Mao trạch Đông...Đến năm 1986, khi xuất bản
Hồ Chí Minh toàn tập bằng tiếng Việt tức sau khi đã có mâu thuẫn nặng giữa cộng
sản Việt Nam và Bắc Kinh thì trong bài này người ta đã cố tình cắt bỏ một đoạn,
trong đó có những câu vừa nêu’’. (5)
Về hành động cụ thể của Hồ chí Minh, tác giả đặc biệt nhìn lại thời kỳ Cải
Cách Ruộng Đất và việc ban hành nghị quyết số 49/NQ/TVQH ngày 20.6.1961 cho
phép bắt giam không cần xét xử tất cả những người bị tình nghi chống đối. Nghị
quyết do đảng đưa ra đã được chính quyền hóa bằng cách đẩy sang quốc hội cho
Trường Chinh ký và mở ra một kỷ nguyên tràn lan trại tù tại Việt Nam kéo dài cho tới
nay. (6)
Kết quả tức khắc của nghị quyết này được tác giả ghi lại: ‘’Hàng chục vạn
người bị tù đầy hầu như vô thời hạn, vợ con họ bị phân biệt đối xử, tình cảnh họ thật
là bi thảm. Bao nhiêu người khốn khổ đã phải bỏ xác ở các trại tù. Đây thực sự là
một tội ác của tập đoàn thống trị đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam,
và khốn thay, tội ác đó đã được lặp lại một lần nữa với quy mô rộng lớn hơn, sau khi
họ chiếm được miền Nam.’’ (7)
Về Cải Cách Ruộng Đất, Nguyễn minh Cần đã viết trong một bức thư gửi cho
bạn bè vào đầu năm 2003 với tựa đề Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước.
Trong bức thư này, Nguyễn minh Cần đưa ra nhiều bằng chứng để bác bỏ
luận điệu bào chữa cho Hồ chí Minh của một số người trong đó Nguyễn minh Cần
203 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nêu đích danh Hoàng Tùng trong Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam. Những
người này vẫn cho rằng Hồ chí Minh phải làm Cải Cách Ruộng Đất do bị Liên Xô và
Trung Cộng ép buộc còn những tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc khai
mào từ năm 1953 là do Trường Chinh và các cố vấn Trung Cộng ...
Nguyễn minh Cần nhắc lại những sự kiện xẩy ra mà tác giả được biết đích
xác và kết luận Hồ chí Minh là người chịu trách nhiệm chính, sau đó mới đến Trường
Chinh.
Tác giả viết: ‘’Từ 1.4 tháng 12.1953, kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa 1, Hồ chí
Minh đọc báo cáo ‘’tình hình đất nước và nhiệm vụ Cải Cách Ruộng Đất’’ và ngày
4.12.1953, quốc hội nhất trí thông qua luật Cải Cách Ruộng Đất. Sau đó Hồ chí Minh
đã ra sắc lệnh ban hành luật Cải Cách Ruộng Đất do quốc hội thông qua.’’ Tác giả
kể thêm nhiều trường hợp cụ thể về trách nhiệm của Hồ chí Minh. Trước hết là
trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, người từng che chở giúp đỡ các lãnh tụ cộng sản,
lại có con là chiến sĩ trong quân đội và cũng là người bị xử bắn đầu tiên ở Thái
Nguyên mà Hồ chí Minh không can thiệp mặc dù biết rõ.
Trường hợp kế tiếp là trường hợp Cụ Nghè Nguyễn Mai hậu duệ của Nguyễn
Du bị đấu tố 3 đêm liền, rồi bị kết án 15 năm tù nhưng vào tù được mấy tháng thì
chết. Đội Cải Cách Ruộng Đất lấy cớ cụ Mai là địa chủ (vì có vài mẫu tư điền cho
phát canh) để ‘’phá hủy đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên
Điền và nghiêm trọng hơn nữa là đã đốt cháy ngôi nhà 5 gian chứa đầy thư tịch quý
giá của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du’’…
Phân tích hàng loạt trường hợp đấu tố đã xẩy ra, Nguyễn minh Cần nêu lên 4
tội ác nặng nhất của cộng sản trong Cải Cách Ruộng Đất:
1) Tàn sát thường dân vô tội
2) Phá hoại truyền thống tốt đẹp ngàn năm của dân tộc
3) Phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc
4) Phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc.
Tất cả những tội ác này đều được tác giả trưng bằng chứng cụ thể để chứng
minh.
Thời gian đó tác giả đang là Phó Chủ Tịch Hà Nội nên có dịp nghe chính Võ
nguyên Giáp xác nhận trong Cải Cách Ruộng Đất có tới 2 vạn người bị giết oan. Con
số do Võ nguyên Giáp nêu là số những người bị giết oan theo quan niệm riêng của
Võ nguyên Giáp còn theo Hoàng Văn Chí, tác giả Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, có
tới nửa triệu người bị sát hại do Cải Cách Ruộng Đất. Lúc ấy Hoàng Văn Chí cũng
đang ở miền Bắc nên cho biết ngoài số người bị giết ngay trong lúc đấu tố còn có
những người bị chết trong tù, những người tự tử vì quá khổ nhục và rất đông thân
nhân của những người bị hành quyết bị cô lập đã chết dần chết mòn sau đó…
Nguyễn minh Cần cũng được nghe Cù huy Cận, lúc ấy là Thứ Trưởng Bộ Văn
Hóa, nói trong một buổi họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội Cải Cách Ruộng
Đất phá hủy...
Nhắc lại những sự việc do Vũ thư Hiên ghi trong Đêm Giữa Ban Ngày,
Nguyễn minh Cần viết: ‘’Cụ Vũ Đình Huỳnh, người gần gũi ông (Hồ) nhất thời gian đó
sau này đã ‘’khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong sự gây ra những sai lầm
trong Cải Cách Ruộng Đất là ông Hồ chí Minh, chứ không phải ông Trường Chinh,
như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm...Cho nên có thể khẳng định rằng trong vụ
án Nguyễn Thị Năm, đúng là ông Hồ đã không cứu bà Năm. Cũng như sau này,
trong vụ án xét lại chống đảng, ông ta cũng không cứu ông Vũ Đình Huỳnh. Dù rằng
ông biết rõ về họ’’.
Theo Nguyễn Minh Cần, không thể bảo Hồ chí Minh không biết gì về những
thảm cảnh đang diễn ra. Bởi vì mọi báo cáo về công việc đều phải chuyển đến cho
204 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
người lãnh đạo và lúc đó, Vũ đình Huỳnh đang đau ốm vẫn phải chống gậy đến xin
gặp Hồ chí Minh để kêu lên ‘’máu đồng bào đã đổ mà Bác ngồi yên được à !’’. Sau
tiếng kêu của Vũ đình Huỳnh, cảnh giết chóc vẫn tiếp tục và không bao lâu sau đến
lượt Vũ đình Huỳnh bị tống vào nhà tù.
Là một cán bộ cộng sản cao cấp, từng có dịp đối diện với Hồ chí Minh, từng
giữ nhiều chức vụ quan trọng, từng tham gia nhiều hoạt động của đảng và chính
quyền…, Nguyễn minh Cần đã đưa ra nhiều sự việc xác thực có thể giúp người đọc
dễ dàng nhận thấy Hồ chí Minh không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc mà chỉ là
cán bộ quốc tế cộng sản, phục vụ quyền lợi của Liên Xô trên hết đồng thời là người
chịu trách nhiệm chủ yếu về mọi thảm cảnh đã xẩy ra trên đất nước Việt Nam suốt
hơn nửa thế kỷ qua.
CHÚ THÍCH
01.- Trong số có Đại Tá cộng sản Lê vinh Quốc được coi như cánh tay mặt
của Võ nguyên Giáp, và Thượng Tá Văn Doãn, từng là Tổng biên tập báo Quân Đội
Nhân Dân
02.- Nxb Tuổi Xanh ở hải ngoại phát hành 2001.
03.- Sách đã dẫn, trang 60
04.-Tác giả ghi trích từ tài liệu ‘’RSKHIDNI ở kho 495, bảng kê 154, Hồ sơ
567, trang 8-9, bản tiếng Việt’’.
05.- Sách đã dẫn, trang 54 * Tác giả cho biết những hàng trên được trích từ
Hồ Chí Minh toàn tập Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1986, trang 6, trang12 và chú thích ‘’đây
không phải trường hợp duy nhất…’’ Từ sự kiện này, có thể nghi ngờ là cộng sản Việt
Nam đã nhiều lần cắt xén, thêu dệt mọi tài liệu liên quan đến tiểu sử Hồ chí Minh để
tô điểm vào đó những màu sắc dân tộc như yêu nước thương dân…
06-07.- Sách đã dẫn, trang 125, 126
CHƯƠNG XXXVIII
VŨ THƯ HIÊN
và Đêm giữa ban ngày
Vũ thư Hiên là con ông Vũ đình Huỳnh, Bí thư của Hồ chí Minh trong nhiều
năm. Hồ chí Minh vẫn coi gia đình ông Huỳnh không chỉ như những đồng chí đáng
tin cậy mà còn như thành viên trong gia đình, dù chưa bao giờ ông có một mái ấm
gia đình. Vì thế ngay từ khi còn nhỏ, Vũ Thư Hiên đã có nhiều dịp gặp mặt chuyện
trò với Hồ chí Minh, thậm chí nằm chung giường. (1)
Trong tác phẩm Đêm giữa ban ngày (2) với dòng ghi chú hồi ký chính trị của
một người không làm chính trị, tác giả đã đưa ra nhận định về hàng trăm nhân vật
chính trị cũng như nhà văn, nhà báo, bạn bè và các đồng chí của cha ông, trong số
có Hồ chí Minh mà tác giả nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần, khi khen, khi
chê dựa trên những sự việc cụ thể từng chứng kiến.
Tuy nêu ra nhiều sự kiện thực tế, tác giả cũng không có vẻ biết về Hồ chí
Minh hơn những tác giả khác, mặc dù có dịp gần gụi ngay từ khi còn bé và khi ở
trong tù cộng sản hơn 9 năm, đã có thì giờ ‘’rà soát lại’’ (chữ của tác giả) tất cả
những gì được biết về Hồ chí Minh, kể cả về cảm tình từng dành cho nhân vật này.
Lần đầu nhắc đến Hồ chí Minh, tác giả không đưa ra nhận xét của mình mà
chỉ nhắc lại ý kiến của mẹ, một đồng chí trung kiên từng săn sóc Hồ chí Minh ngay
tại nhà bà trong lúc ông ta đau ốm. Khi chồng và con bị bắt, bà được nhiều bạn bè
khuyên ‘’cầu cứu ông Hồ’’. Họ nghĩ Hồ chí Minh không biết vì ‘’không còn trực tiếp
điều khiển công việc đất nước. Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng...ông Hồ không thể
không biết. Vụ bắt bớ chỉ có thể được tiến hành khi có sự đồng ý của chủ tịch nước.’’
205 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Rồi tác giả trưng những bằng cớ mà bà mẹ đã nêu ra khiến ‘’bà không xin
gặp, không viết một dòng chữ nào cho ông Hồ chí Minh’’ (3)
Tác giả cũng nêu nhận xét của mẹ về chế độ của Hồ chí Minh kèm theo nhiều
bằng chứng cụ thể: ‘’Mẹ tôi nhận xét: ‘’Mật thám Pháp đối với kẻ thù lịch sự và tử tế
hơn công an ta đối với dân’’ (4)
Về việc cộng sản bắt giam người, tác giả dẫn lời một bạn tù tên Thành: ‘’Khi
bắt người, việc trước tiên phải làm là bắt hắn nhận tội cái đã…tôi biết có người hoàn
toàn vô tội, ở tù sơ sơ cũng vài năm, thế mà ra tù…còn nói đảng bắt anh ta là
đúng...và nhờ đảng khoan hồng mới được tha...là vì anh ta đã nhận tội rồi...’’ Rồi
người bạn tù kết luận trong tiếng thở dài: ‘’Trong xã hội chúng ta, ông ạ, mỗi công
dân là một người tù dự khuyết.’’ (5)
Tiếp tục không nêu ý kiến riêng, tác giả thuật lại nhận định của cha khi đề cập
tới trách nhiệm của Hồ chí Minh đối với những tội ác do chính sách cải cách ruộng
đất.
Tác giả viết: ‘’Cha tôi khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ chí
Minh chứ không phải Trường Chinh. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của
ông Hồ…Bên cạnh ngôi sao sáng Hồ chí Minh, Tổng bí thư Trường Chinh không có
vai trò lớn như nhiều người lầm tưởng. Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Võ nguyên
Giáp không bao giờ dám, và cũng không bao giờ được phép tự mình quyết định
những việc lớn.’’
Nhưng theo tác giả, Hồ chí Minh không thể cưỡng lại áp lực của Trung Cộng
và việc ban hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất là do bị Mao trạch Đông chi phối:
‘’Ông đã buộc phải làm cải cách ruộng đất khi bị Mao nhắc nhở.’’ (6)
Dù vậy, tác giả khẳng định ý kiến của mình: ‘’Câu chuyện ông Hồ chí Minh
trong thâm tâm chống lại chủ trương cải cách ruộng đất, bực bội vì nó mở màn bằng
việc bắn một người đàn bà như một số người muốn bào chữa cho ông là chuyện tầm
phào. Một lệnh ông Hồ ban ra không chỉ cứu một bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu
hàng ngàn người bị giết oan trong cả Cải Cách Ruộng Đất lẫn Chỉnh Đốn Tổ Chức
do Lê văn Lương song song tiến hành.’’ (7) Nhưng Hồ chí Minh đã im lặng!
Tác giả thuật lại những điều rùng rợn mà tác giả mắt thấy tai nghe trong Cải
Cách Ruộng Đất khiến... ‘’tôi cảm thấy trong mình cục cựa một cái gì giống như sự
thức tỉnh.’’ Đó là những màn đấu tố với đủ mọi cực hình man rợ trút xuống thân xác
nạn nhân, thậm chí đem nạn nhân ra thiêu sống: ‘’...Ở một xã khác, một người đàn
bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa...người đàn bà quằn
quại mãi, tới khi ngất đi rồi mới được người ta hạ xuống.
…Cha bạn tôi bị vu khống là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, thắt cổ tự
tử...
… Người ta lấy gai bưởi cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta bị
tội gì, có thể chỉ là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại nhấn những gai nhọn sâu thêm
một chút làm cho cô ta rú lên...
…Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng dây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên đường như
một con chó...’’
Một thực tế khác cũng khiến tác giả băn khoăn là sự hiện diện của quân đội
Trung Cộng. Sau khi nhắc lại tiết lộ của Hoàng văn Hoan về việc Hồ chí Minh yêu
cầu Trung Cộng phái sang Việt Nam hơn 300 ngàn quân (8), tác giả kể chính tác giả
có lần đi công tác tại khu tự trị Việt Bắc đã chứng kiến những người dân đi kiếm củi
và thợ mỏ bị lính Trung Cộng đuổi khi lai vãng đến gần vị trí đóng quân của họ.
Cha của tác giả đã ‘’rơm rớm nước mắt’’ khi nghe tác giả thuật lại vào lúc trở
về nhà. Cha tác giả cũng ‘’rất bất bình về việc Nguyễn chí Thanh, người nắm thực
quyền trong quân đội thời ấy đã đặt Cục Đồ Bản của Trung Quốc in bản đồ 1/1000 là
206 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thứ bản đồ dùng cho pháo binh. Đó là bí mật quốc gia, không một nước nào tự
nguyện trao cho nước khác. Sao nó ngu thế! Sao nó bậy thế !’’ (9)
Nơi trang 342, Vũ thư Hiên cũng kể Nguyễn lương Bằng từng là Phó chủ tịch
nước, rất thân cận với Hồ chí Minh, và là tay chuyên kinh tài cho đảng, đã đứng đầu
tổ chức buôn lậu rất lớn có cái tên Công Ty Bắc Thắng ở Tuyên Quang: ‘’Bề ngoài
Công Ty Bắc Thắng chuyên sản xuất lương khô...Bề trong...công ty mua gom thuốc
phiện ở các vùng Tây-Bắc Việt Bắc, rồi bán qua Thái Lan lấy tiền mua súng
đạn...Lao vào hoạt động kinh tế, Nguyễn lương Bằng chìm đắm trong đó, chẳng
được biết đến, không có tên tuổi trong nhân dân xứng với vị trí và uy tín của ông với
tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhưng người Pháp không quên ông. Mùa Hè năm 1947
địch lần ra dấu vết những hoạt động của Nguyễn lương Bằng. Bốn máy bay Spitfire
quần đảo bên trên kho thuốc phiện của ông ở cây số 7 Đường Tuyên-Hà, bắn đui-xết
(12,7 ly) không ngừng cho tới khi cái kho cháy rụi. Vụ thiệt hại rất lớn, hơn 4 tấn
thuốc phiện biến thành khói. Ông gầy rọc đi sau trận oanh kích bất ngờ. Hôm đó tôi ở
gần cái kho bị cháy...’’
4 tấn thuộc phiện không phải số lượng nhỏ và buôn lậu ma túy là một tội ác
của các tổ chức đen mafia. Nhưng đó lại là chủ trương của đảng cộng sản, được
giao cho một người thân tín nhất của Hồ chí Minh lúc ấy!
So sánh phương pháp cai trị của cộng sản với thực dân, Vũ thư Hiên cho rằng
cộng sản ‘’tinh tế hơn những ông chủ cũ.’’ Tác giả viết: ‘’Mọi sự bóc lột đè nén giờ
đây được tiến hành trong tiếng kèn hoan hỉ ngợi ca cuộc đời mới, trong cờ xí rợp trời,
trong ánh lấp lánh của vàng mạ phủ lên mọi tối tăm, tủi nhục, tiếng rìu đao phủ chìm
nghỉm trong khúc quân hành, và đám đông bị mê mẩn bởi những lời cổ vũ hùng hồn
rầm rập kéo nhau đi tới miền đất hứa ở tít mù tầm mắt không nhận thấy máu đồng
bào nhơm nhớp dưới chân mình.…Tôi đã đi trong đám đông bị thôi miên, trong cuộc
lên đồng vĩ đại.’’ (10)
Tác giả tự chê mình chậm hiểu, ‘’ngu lâu’’ vì đã kéo quá dài thời gian bị thôi
miên, mặc dù đã được nghe nhiều lời cảnh báo từ người bạn thân là tiểu đoàn
trưởng Đích, từ vợ tác giả và đặc biệt là từ người cô ruột từng có kinh nghiệm xương
máu với cộng sản đã nhắc tác giả từ thuở thiếu thời: ‘’Cháu phải tỉnh trí, chớ có nghe
cộng sản. Cộng sản bất nhân lắm. Mình là người tử tế phải biết chọn bạn mà chơi.
Nghe ngon ngọt lắm vào rồi đi theo họ, hối không kịp.’’
Tác giả bảo người cô này được cả họ tin phục nhưng tác giả không nghe theo
cảnh báo của bà cũng như đã gạt ngoài tai lời của tiểu đoàn trưởng Đích gọi Hồ chí
Minh là quỷ vương.
Là người có dịp kề cận Hồ chí Minh nên tác giả nhận rõ Hồ chí Minh thường
gọi tất cả kẻ thù là thằng và xác định: ‘’Chính ông Hồ chí Minh dùng cách gọi này
trong những cuộc nói chuyện với cán bộ và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc:
Thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Sihanouk, thằng Lý Quang Diệu, thằng Măng-Đét-
Phrăng...’’
Đề cập tới việc này, tác giả mỉa mai giới trí thức Việt Nam: ‘’Không ở đâu
trong các nước xã hội chủ nghĩa có được một tầng lớp trí thức NGOAN như thế!’’
(11)
Tác giả thuật lại với nhiều chi tiết vụ Dương bạch Mai bị đầu độc, chỉ vì sắp
sửa đọc (trong ít phút sau đó) một diễn văn nảy lửa phê bình đảng. Dương bạch Mai
lúc đó là ủy viên trung ương đảng, phó chủ tịch quốc hội, nhưng từng bị coi là thuộc
nhóm Tờ-rốt-kít mà Hồ chí Minh đã kết án: ‘’Đối với bọn Tờ-rốt-kít không thể có một
thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả...’’
Tuy không khẳng định đây là một vụ thủ tiêu theo lệnh trên nhưng cách trình
bày của tác giả ngầm diễn tả ý đó. Tác giả cũng kết tội Hồ chí Minh đạo văn: ‘’Nếu
207 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
hai tác phẩm của Trường Chinh là đạo văn thì cuốn Sửa đổi lề lối làm việc (12)
cũng là đạo văn nốt. Nó là bản diễn nôm cuốn Chỉnh đốn văn phong của Mao cộng
một chút Sự tu dưỡng của người đảng viên cộng sản của Lưu Thiếu Kỳ. (13)
Dù nhìn Hồ chí Minh như vậy, tác giả vẫn tỏ ra thán phục Hồ chí Minh về việc
ký bản Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946:
‘’…Trong hoàn cảnh ấy Hồ chí Minh đã đi một nước cờ táo bạo ký hiệp định
6.3.46, thỏa thuận cho các lực lượng Pháp vào thay thế các lực lượng Đồng Minh.
Cần phải thoát khỏi ngay lập tức đám ma đói từ bên Tàu, lực lượng thổ phỉ này bất
cứ lúc nào cũng có thể biến thành một trận hồng thủy từ phương Bắc tràn xuống. Lấy
bọn xâm lược rành rành đẩy bọn xâm lược giấu mặt ra ngoài, tranh thủ thời gian để
bước vào cuộc kháng chiến không thể tránh né.’’ (14)
Về việc này, tác giả không nhìn theo mục đích loại trừ các lực lượng chống
cộng mà chính Thường Vụ Trung Ương Đảng đã xác nhận vào thời gian đó qua nghị
quyết ngày 9.3.1946 và xác nhận cả thế liên minh với Pháp vì Pháp đang cần tiêu
diệt các lực lượng quốc gia yêu nước hơn là đối phó với Việt Minh.
Tuy nhiên, Vũ thư Hiên vẫn thấy rõ cách đẩy người vào chỗ chết của Hồ chí
Minh qua trường hợp Tướng Lê Liêm.
Lê Liêm trình với Hồ chí Minh về tư tưởng chống Mao của mình và được Hồ
chí Minh khuyến khích ‘’ra hội nghị chú cứ nói. Tôi ủng hộ’’.
Nhưng khi Lê Liêm đọc bài tham luận chống Mao-ít trước hội nghị thì ‘’Lê
Duẩn bĩu môi, Lê đức Thọ hầm hầm...’’ Lê Liêm nhìn Hồ chí Minh chờ đợi một lời
ủng hộ ‘’nhưng ông Hồ tránh ánh mắt của ông, quay đi nơi khác.’’ (15)
Tác giả nói về xu hướng tư tưởng của Lê Duẩn qua đánh giá của Hoàng văn
Hoan: ‘’Hoàng Văn Hoan lầm to khi cho rằng Lê Duẩn theo Khrutshchev chống Mao,
Lê Duẩn là xét lại. Trên thực tế, Lê Duẩn gần với Hoàng văn Hoan hơn bất cứ ai
trong ban lãnh đạo đảng thời kỳ đó. Cả hai đều là Tiểu Mao về tư tưởng.’’ (16)
Về việc cha con tác giả bị đảng bắt giam, tác giả nhận xét một cách chua cay:
‘’Cũng nhờ Đảng, tôi trút bỏ được niềm sùng kính đối với ông Hồ chí Minh. Tại sao tôi
lại có thể mê muội đến thế nhỉ ? Ông làm sao yêu được đồng chí khi người làm việc
sát cánh cùng ông trong những năm khó khăn gian khổ bị Lê đức Thọ bắt giam mà
ông vẫn điềm nhiên không hề can thiệp, dù chỉ để tìm hiểu ngọn nguồn ?’’ (17)
‘’…Trong xà lim tôi có thừa thời gian để suy gẫm. Trong những điều tôi suy
gẫm, có sự rà soát lại bệnh sùng bái ông Hồ mà thế hệ chúng tôi, kẻ ít người nhiều,
đều mắc phải …Chúng tôi sùng bái ông bởi đạo đức vô song của ông. Chúng tôi coi
ông là người tốt nhất trong mọi người. Ông là người duy nhất rũ sạch được mọi toan
tính cá nhân để chỉ sống cho tổ quốc, cho đồng bào. Không gia đình, không tài sản,
không công danh. Nhưng không phải thế.’’
Vũ thư Hiên trưng dẫn nhiều sự việc để chứng minh bốn chữ ‘’nhưng không
phải thế’’.
Tác giả nhớ lại có lần Hồ chí Minh nói theo Mao và Stalin ‘’con người là vốn
quý’’, và nhận định: ‘’Mà đúng: Con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi
là vốn nó thôi là người…Khi hành xử ông là một diễn viên kỳ tài.’’
Tác giả đưa tiếp hàng loạt sự việc nêu rõ tài đóng kịch của Hồ chí Minh nhưng
nhìn nhận qua những việc đó, Hồ chí Minh đã tự chứng tỏ ‘’như một thuyền trưởng
can trường, bình tĩnh chỉ huy con tàu trong cơn bão’’ và vì thế đã thu phục tình cảm
của tác giả ‘’Lúc đó ông Hồ chí Minh còn là bác Hồ kính yêu của tôi. Ông mở đầu
pho sử hoành tráng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ thuộc
địa toàn cầu, với tư cách một phong trào, chứ không phải cuộc đấu tranh của riêng
một Việt Nam. Trận thắng Điện Biên Phủ đã thổi vào lòng các dân tộc bị trị niềm
phấn khích chưa từng có, mở ra cao trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trên khắp thế
208 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
giới, thúc đẩy sự chấm dứt chế độ thực dân, làm tan rã hệ thống thuộc địa. Thế giới
biết tên ông cùng với đất nước nhỏ bé dám dùng gậy tầm vông chống lại vũ khí hiện
đại để giành độc lập, tự do. Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đã được
đúc…Nhưng tôi buồn. Tôi còn tiếc nữa. tôi đã quen nhìn ông không phải là chủ tịch
Hồ chí Minh, mà là bác Hồ của tôi. Không buồn sao được khi nhìn lại thấy trong tôi
chỉ còn trơ trọi một niềm tôn trọng duy lý, một tình cảm lạnh lẽo đối với ông, như đối
với một nhân vật lịch sử. Mà một thời ông đã từng có vị trí không nhỏ trong tim tôi.’’
(18)
Trước mắt Vũ thư Hiên, Hồ chí Minh đã bị xô khỏi vị trí thần tượng trong tim
của một người để trở về vị trí của một nhân vật lịch sử có đủ mọi mặt từ tài ba đến
tham vọng, từ xảo trá đến tàn ác. Về những đau thương bi thảm suốt nửa thế kỷ qua
diễn ra trên đất nước Việt Nam, Hồ chí Minh không thể rũ bỏ trách nhiệm của mình,
nhưng theo tác giả, cũng không thể tách rời Hồ chí Minh khỏi những kỳ tích của một
phong trào đấu tranh suốt thời gian đó.
Tác giả còn so sánh Hồ chí Minh với Stalin, Mao trạch Đông, Pol Pot, Kim
nhật Thành, Ceaucescu…mà tác giả đã được biết nhiều về họ và nhận thấy rằng dù
sao Hồ chí Minh cũng còn chút lòng nhân ái hơn những kẻ đó.
Tác giả tâm sự nếu Hồ chí Minh là những người đó thì ‘’hẳn tôi đã đi tù sớm
hơn, hoặc đã chết trong tù, nếu không bị bắn. Tôi cho rằng sự biết ơn người có
quyền giết mà không giết mình cũng là cái nên có…’’
Tác giả mỉa mai hay thành thực ?
Điều này không quan trọng bằng sự việc đã có hàng triệu người chết. Những
oan hồn uổng tử này liệu có đồng ý với tác giả là nên biết ơn Hồ chí Minh chăng ?
Trong tác phẩm của mình, Vũ thư Hiên có nhắc mấy vần thơ của Chế Lan
Viên lấy hứng từ lời tuyên bố của Lê Duẩn trong một bài nói chuyện nội bộ: ‘’Ta đánh
Mỹ là ta đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và
cả nhân loại...’’ (19)
Những kỳ tích mà Hồ chí Minh đạt được với tư cách một nhân vật lịch sử
chắc khó tách rời khỏi cái hướng nhắm mà Lê Duẩn đã nói rõ. Trong trường hợp
này, vị trí dành cho nhân vật lịch sử Hồ chí Minh có lẽ không xa với những nhân vật
lịch sử đã quen tên như Trần Di Ái, Lê Chiêu Thống…Những kẻ này chỉ khác ở chỗ
không đóng tốt đẹp nổi vai trò do ngoại bang trao phó nên cũng có thể coi là đã may
mắn hơn Hồ chí Minh về mức độ phạm tội đối với dân tộc.
CHÚ THÍCH
01.- Đêm Giữa Ban Ngày, trang 458
02.- Nxb Văn Nghệ, Cali 1997.
03-05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 25, 201- 202, 221, 222
04-08.- Sách đã dẫn, trang 178, 229, phần cước chú.
09-10-11-13.- Sách đã dẫn, trang 230, 247, 266, 332
12.- Hồ chí Minh viết với bút hiệu XYZ
14-15-16-17-18-19.- Sách đã dẫn, trang 347, 360, 369, 456, 229, 422.
CHƯƠNG XXXIX
BẢO ĐẠI
và Con rồng Việt Nam
Vua cuối cùng của Việt Nam. Ngày 25.8.1945, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, sau khi Việt
Minh cướp chính quyền ngày 19.8.1945, rồi được Hồ chí Minh cử làm Cố Vấn tối
cao của chính phủ mới.
209 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Sau này, nhà báo Phan Thế Trường (1) trong một dịp phỏng vấn Cựu Hoàng
đã nêu câu hỏi: ‘’Tại sao cựu hoàng lại trao quyền trị nước cho Hồ chí Minh, rồi sau
lại trao toàn quyền dân sự và quân sự cho Ngô Đình Diệm ?’’
Về trường hợp thoái vị để trao quyền cho Hồ chí Minh, Cựu Hoàng cho biết:
‘’Lúc ấy tôi chỉ biết Hồ chí Minh có chí hướng quốc gia muốn mưu tìm độc lập, thống
nhất cho Việt Nam. Hồ chí Minh được giới thiệu như người cộng tác với Đồng Minh
và được Đại Tá Patti trong tổ chức OSS ở Vân Nam của Mỹ ủng hộ. Nhiều người
quanh ông ta mà tôi biết không phải cộng sản và có nhiều người tôi đã dùng trong
những chức vụ trước đó.’’ Tóm lại, cũng như nhiều người Việt Nam và ngoại quốc
khác vào thuở đó, Cựu Hoàng không biết Hồ chí Minh là cộng sản nên đã nhiệt tình
ủng hộ.
Năm 1948, Cựu Hoàng nhận lời đề nghị của các đảng phái quốc gia trở lại
cầm quyền để đối đầu với cộng sản với danh nghĩa Quốc Trưởng. Năm 1955, ông bị
Hội Đồng các tổ chức cách mạng quốc gia ủng hộ Ngô Đình Diệm truất phế và việc
truất phế được hợp thức hóa bằng một cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam. Từ đó ông sống lưu vong an nhàn ở Pháp.
Trong thời gian làm Cố Vấn cho Hồ chí Minh, Cựu Hoàng Bảo Đại đã chứng
kiến và trải qua một số sự kiện khá đặc biệt do Hồ chí Minh tạo ra mà sau này Cựu
Hoàng thuật lại trong cuốn hồi ký bằng Pháp ngữ Le Dragon D’Annam (2) được
dịch qua Việt Ngữ với tựa đề Con Rồng Việt Nam. (3)
Qua Con Rồng Việt Nam, Cựu Hoàng kể lại buổi gặp gỡ đầu tiên với Hồ chí
Minh sau khi đến Hà Nội với tư cách công dân Vĩnh Thụy ngày 6.9.1945 và ngay tối
hôm đó, Hồ chí Minh mở tiệc tiếp tân dành cho ông.
Cựu Hoàng viết: ‘’Hôm sau, lúc 11 giờ, tôi gặp Hồ chí Minh, diện đối diện tay
đôi... Ông tỏ ra rất lễ độ, dùng tiếng Ngài để gọi tôi...chỉ còn có nước là xin lỗi bất đắc
dĩ lắm mới phải cầm quyền.’’ (4)
Nhận xét sơ khởi của Cựu Hoàng Bảo Đại về Hồ chí Minh trong cuộc gặp đầu
tiên phản ảnh một cảm giác hài lòng về người đối diện: ‘’Mặc chiếc vareuse hở cổ, đi
dép cao su, râu cằm lơ thơ, Hồ chí Minh giống như một ông đồ nho hay một triết
nhân, thích ngâm thơ vịnh phú hơn là làm chính trị. Người gầy gò mảnh dẻ, mắt sáng
quắc đầy nhiệt tâm ông có một nhãn lực lôi cuốn vừa đạo mạo, vừa độc đáo. Lời nói
cũng chan hòa nhân ái, như bác bỏ mọi bạo động, hận thù. Ông như đã nắm vững
được thực tại và nhu cầu của Việt Nam lúc ấy...Trong câu chuyện hơn một giờ ấy,
ông (Hồ) kết luận: ‘’Thưa ngài, xin ngài đừng quên rằng Ngài là bậc quốc phụ, vì vậy
tôi xin Ngài vui lòng tham dự buổi hội họp của hội đồng bộ trưởng, và nhận chức Cố
Vấn Tối Cao cho chính phủ. Lời mời ấy thật bất ngờ đối với tôi’’.
Cựu Hoàng đã nhận lời vì nghĩ là Hồ chí Minh rất thực tình. Sau đó, khi tham
dự các phiên họp hàng tuần của chính phủ, Cựu Hoàng cũng nhận xét rất tích cực
về các thành viên chính phủ mà Cựu Hoàng phân thành ba nhóm khác nhau. Nhưng
chỉ ít ngày sau, Cố Vấn Vĩnh Thụy đã ‘’khám phá ra được bộ mặt thật của Hồ chí
Minh’’ (5)
Phát giác của cựu hoàng nhờ có điều kiện chứng kiến các hành động của
nhóm thân cận với Hồ chí Minh từ thuở hoạt động bí mật. Theo Cựu Hoàng, nhóm
này đã tìm mọi cách sắp đặt ma mãnh để chiếm độc quyền ở các guồng máy điều
khiển nhân dân. ‘’Thí dụ Trần huy Liệu, đã nắm trong tay toàn bộ phương tiện tuyên
truyền...’’ (6)
Cựu Hoàng còn thấy dụng tâm của họ nhắm thuyết phục Cựu Hoàng bằng thủ
đoạn tuyên truyền khi họ trao cho Cựu Hoàng đọc tập tài liệu Đời của Nguyễn Ái
Quốc mà tác giả là A. Marty, chánh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp cũ. (7)
210 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Từ đây, Cựu Hoàng bắt đầu dè dặt nghi ngờ, nhất là trước thái độ kính cẩn
của Hồ chí Minh đối với mình ‘’vừa niềm nở vừa lễ độ, gần như nhiễm tình phụ tử’’.
Đây là thời gian Hồ chí Minh thường lui tới tiếp xúc với một số nhân vật người
Pháp như Sainteny hoặc người Mỹ như Lansdale, Patti, Tướng Gallagher…Gần như
mọi dịp tiếp xúc, Hồ chí Minh đều đề nghị Cựu Hoàng cùng đi và Cựu Hoàng đã
nhận ra Hồ chí Minh luôn để Cựu Hoàng đi trước hay đứng ở vị trí bên phải là những
vị trí dành cho người lãnh đạo tối cao. Cung cách của Hồ chí Minh khiến Cựu Hoàng
hiểu ra ngay mình đang bị lợi dụng làm một thứ bung xung để Hồ chí Minh vận động
sự ủng hộ của đồng minh.
Cựu Hoàng ghi lại trong Con Rồng Việt Nam: ‘’...Tôi liền hiểu được ý nghĩa
của việc xếp đặt này. Chính phủ dù có hiện hành, nhưng chưa được đồng minh công
nhận. Sự có mặt của tôi, giúp cho ông ta một hình thức chính thức dùng làm chiếc
bình phong đánh gỡ mà thôi.’’ (8)
Cựu Hoàng cho biết nhóm thủ hạ của Hồ chí Minh rất kém cõi nên mỗi khi
nhìn thấy hành động của nhóm này, Cựu Hoàng đều nhớ tới những cộng sự viên
từng ở bên cạnh Cựu Hoàng thời gian trước đó: ‘’...Tôi lại thấy trở lại cùng vấn đề đã
từng thảo luận với Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim. Thật là những
người cao khiết, đầy tinh thần trách nhiệm, rất tài ba, sung mãn, nhiều ý kiến, nhưng
chỉ khổ nỗi không có phương tiện để thực hiện quyền hành.’’ (9)
Rồi Hồ chí Minh đề nghị Cựu Hoàng đi nghỉ ở Sầm Sơn và cử một nhóm bốn
cô ‘’nữ cán bộ du kích bảo vệ an ninh’’. Từ Sầm Sơn trở về Hà Nội, Cựu Hoàng
được Hồ chí Minh ‘’trình’’ cho xem lá thư mà Hồ chí Minh đã viết nhân danh Cựu
Hoàng Bảo Đại gửi nước Pháp. (10)
Cựu Hoàng nhận xét: ‘’Tôi không hiểu ai là người nhận bức thông điệp này và
bằng cách nào để thông điệp được gửi đi. Tôi mong rằng người nhận đã hiểu được
không khó khăn, đây chỉ là một văn thư ngụy tạo với tên tôi mà thôi. Tất nhiên là loại
thông điệp này vẫn thường được gởi tới các tổ chức dân chủ của các nước khác...Và
tôi tin chắc rằng, tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất bị đem ra để lợi dụng.’’
(11)
Cựu Hoàng ghi lại một sự kiện đặc biệt xẩy ra vào ngày 27.2.1946: ‘’Ngày
27.2, mới 7 giờ sáng, chuông điện thoại reo vang. Hồ chí Minh gọi tôi:
- Thưa Ngài, tôi có thể đến gặp Ngài ngay bây giờ không ?
Nghe tôi bảo được, ông ta đến ngay. Trông ông ta tuyệt vọng ra mặt, và người
tiều tụy bé nhỏ lại hơn thường nhật. Mới vào, ông ta bảo tôi:
- Thưa Ngài, tôi không biết làm thế nào bây giờ. Tình hình rất khó khăn, tôi
biết chắc người Pháp không muốn điều đình với tôi. Tôi không được Đồng minh tín
nhiệm. Ai cũng thấy tôi quá ‘’đỏ’’. Vậy tôi xin Ngài làm cuộc hy sinh thứ hai là Ngài
nhận lại quyền hành như trước.
- Tôi đã thoái vị, và tôi không bao giờ muốn trở lại nữa. Hẳn cụ biết, tôi không
có tham vọng chính trị nào và tự đặt một cách thành tín dưới quyền điều khiển của
chính phủ cộng hòa...
Ông ta nài nỉ:
- Ngài thay chỗ cho tôi và tôi trở lại thành cố vấn thay Ngài ...
- Thế nhưng ai trao quyền cho tôi ?
- Ngài sẽ được quốc hội tấn phong, y như kiểu mọi chính phủ dân chủ thường
làm.
- Nhưng tôi có quyền tự do lập chính phủ theo tôi, hay là phải lấy các nhân
viên của Cụ ?
- Ngài được tự do hoàn toàn lấy ai tùy Ngài.
Ông ta trấn an tôi như vậy.’’
211 HỒCựu Hoàng hỏi ý hai nhân vật là Nguyễn Xuân Hà và Trần Trọng Kim. Cho
rằng Việt Minh bị khó khăn và họ thành thực, Trần Trọng Kim khuyên Cựu Hoàng
nên nhận lời. Bảo Đại bèn trả lời ‘’đồng ý’’.
10 giờ, Hồ chí Minh gọi điện thoại thúc đưa danh sách chính phủ gấp để
chuyển qua Quốc Hội.
12 giờ, Bảo Đại trả lời đã sẵn sàng. Nhưng ‘’đến 13 giờ thì chuông điện thoại
reo. Ông Hồ mời tôi đến gặp ông ta.
- Thưa Ngài, xin Ngài hãy quên những điều tôi nói ban sáng. Tôi không có
quyền từ bỏ trách nhiệm vì hoàn cảnh khó khăn. Trao trả lại quyền cho Ngài trong
lúc này, có thể coi như sự phản bội của tôi. Tôi xin Ngài tha lỗi cho một phút yếu
lòng...’’ (12)
Theo Cựu Hoàng, Hồ chí Minh đổi ý vì đã được phe cộng sản hứa giúp, nhất
là vì đã mua chuộc được Tiêu Văn để nhân vật này ra lệnh cho Lư Hán ép phe quốc
gia nhất là Việt Nam Quốc Dân Đảng phải hợp tác với Việt Minh.
Cựu Hoàng cũng thuật lại chuyện đặc phái viên Văn Chí của Việt Minh đến
gặp Cựu Hoàng ở Paris năm 1954 dụ ông trở lại tham chính để đón Việt Minh vào
Sài Gòn. Nhưng Cựu Hoàng cho biết không còn lầm mưu nữa nên ‘’Chính sau cuộc
gặp gỡ này, tôi trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm.’’
Cựu Hoàng đánh giá Ngô Đình Diệm là người có khả năng đối phó với tình
hình phức tạp khó khăn sau hiệp định Genève, nhất là thái độ của người Pháp lúc
đó.
Cựu Hoàng viết: ‘’…Thời của mâu thuẫn chưa chấm dứt. Vì lời tuyên bố của
Tướng Ely (13) ngày 3.8 (1954) ở Sài Gòn: ‘’vị trí của nước Pháp tại Đông Dương
vẫn không thay đổi.’’
Viễn tượng hòa bình của hiệp định Genève thật là mịt mù, vì cả hai phe ký kết
đều không từ bỏ ý muốn chiếm ngự miền Nam bằng cách lợi dụng vai trò và uy tín
của Cựu Hoàng, vì thế, Cựu Hoàng đã chọn trao toàn quyền cho một người vừa
cương quyết chống cộng sản, vừa nhất định không lùi bước trước âm mưu của thực
dân Pháp.
Về bản hiệp định Ba Lê hai thập kỷ sau đó, Cựu Hoàng trích nguyên văn một
đoạn vắn cho thấy không những đám thủ hạ của Hồ chí Minh không tôn trọng mà
chính các nước đã ký cam kết bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành đúng đắn
cũng buông xuôi mặc cho cộng sản xua quân tiến chiếm miền Nam bằng võ lực:
‘’Thỏa ước Paris đã chẳng đưa đến hòa bình ở Việt Nam...23 sư đoàn của Văn tiến
Dũng ở Nam vĩ tuyến 17 đã chẳng bao giờ chịu rút đi... Bọn thống trị miền Bắc coi
những điều ký kết ở Paris không khác mớ giấy lộn ném trong sọt rác...’’
Trong cuốn hồi ký Một cơn gió bụi, tác giả Trần Trọng Kim, nguyên Thủ
Tướng Việt Nam thời Nhật chiếm đóng, đã ghi lại một câu của Cựu Hoàng nói với
tác giả về tập đoàn cộng sản Việt Nam: ‘’Chúng ta già trẻ lớn bé mắc lừa bọn côn
đồ.’’
CHÚ THÍCH
01.- Diễn Đàn Phụ Nữ , số tháng 9.1992.
02.- Nxb Plon-Paris, 1980,
03.- Bản Việt Ngữ do Nguyễn Phước Tộc (hoàng tộc) dịch, xuất bản tại Mỹ
1990.
04-05-06-07-08-09.- Sách đã dẫn, trang 197, 202, 203, 206, 207, 209
10.- Bức thư được đăng nguyên văn nơi trang 226-228.
11-12.- Sách đã dẫn, trang 228, 230- 233
13.- Tổng Tư Lệnh Pháp kiêm Cao Ủy Đông Dương thời đó.
212 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
CHƯƠNG XL
TRẦN GIA PHỤNG
và Án Tích Cộng Sản Việt Nam
Án tích Cộng Sản Việt Nam (1) là tác phẩm thứ tám của Sử Gia Trần Gia
Phụng trong vòng 5 năm (1996-2001), gồm 8 chương nói về những hoạt động mà
cũng chính là những tội ác của Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam.
Chương đầu về nạn đói năm 1945, tác giả xác định nguyên nhân chính là hai
thế lực ngoại bang Pháp-Nhật, đồng thời cho biết Mặt Trận Việt Minh lợi dụng danh
nghĩa cứu đói tuyên truyền khuấy động, cướp các kho lương thực để tích trữ nuôi
quân thay vì cứu đói nên phải chịu một phần trách nhiệm trong việc kéo dài nạn đói.
Chương 2, về những cuộc thủ tiêu chính trị, tác giả ghi lại nhiều trường hợp
cá nhân và tập thể đã bị Việt Minh sát hại và thủ tiêu trong thời khoảng 1945-1956.
* Năm 1945:
Vụ Ô Cầu Giấy tại Hà Nội ngày 16.8.1945, Việt Minh tấn công những người
cộng sản từng là đồng chí của họ nhưng ly khai, sát hại nhiều người trong số có Phi
Vân Nguyễn Văn Căn tử thủ và hy sinh tại chỗ. Trong số chạy thoát có 3 người là Hồ
tùng Mậu sau bị giết ở Thanh Hóa năm 1951, Lâm đức Thụ bị giết ở Thái Bình năm
1947, Nguyễn công Truyền bị giết ở Thái Bình năm 1949...
Một số nhân vật thuộc các đảng phái đối lập ở Hà Nội như Nguyễn Thế
Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn bị giết vào tháng 9.1945, Đào Chu Khải bị hành hạ rồi bị
giết ở vùng Tứ Tổng Hà Nội. Nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng khi từ Trung Hoa về
nước đã bị Việt Minh thủ tiêu nếu tỏ ra không chịu theo cộng sản.
Nhóm Bảo Hoàng có 2 nhân vật quan trọng là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi
(cùng với trưởng nam Ngô Đình Huân) bị giết ngày 6.9.1945.
Nhóm Đệ Tứ có Tạ Thu Thâu bị giết tháng 9.1945 tại ‘’vùng rừng dương liễu’’
bờ biển Mỹ Khê, Tỉnh Quảng Ngãi. Phan Văn Hùm bị bắt ngày 8.10.1945 và đem đi
chôn sống tại Bình Thuận. Đặc biệt Trần Văn Thạch cũng bị bắt cùng ngày với Phan
Văn Hùm và cũng bị chôn sống cùng với 62 đồng chí.
Về các lãnh tụ chính trị khác, tác giả kể tới nhiều trường hợp.
Bùi Quang Chiêu lúc ấy đã 72 tuổi bị Việt Minh kết tội là Việt gian, bị bắt tại
Chợ Đệm ngày 29.9.1945 cùng 4 người con trai đem đi thủ tiêu mất xác, trong đó
người con út mới 16 tuổi. Hồ Văn Ngà đang ngủ bị Việt Minh bắt đem đi biệt tích sau
được biết ông bị đâm chết đem thả trôi sông vùng Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Hồ
Vĩnh Ký bị giết ở Dĩ An, Biên Hòa. Huỳnh Văn Phương bị giết ở Tân An, Long An.
Phan Văn Chánh bị giết ở Sông Mao, Bình Thuận. Tác giả theo Lữ Giang trích dẫn
từ Trần văn Ân nói Trần văn Giàu tiết lộ trong thời gian y lánh nạn sang Thái Lan,
Việt Minh đã giết khoảng 2.500 nhân sĩ ở Sài Gòn.
Về nạn nhân từ các tôn giáo, tác giả trích Bạch Thư Cao Đài Giáo gửi Liên
Hiệp Quốc, cho biết chỉ trong 3 tuần lễ từ 19.8.1945, tại Quảng Ngãi, Việt Minh cộng
sản đã giết 2791 tín đồ Cao Đài đủ mọi thành phần kể cả phụ nữ trẻ em, bằng nhiều
cách như chém đầu, chôn sống, thả biển và tùng xẻo. Số tín hữu Cao Đài bị giết trên
toàn quốc trong năm 1945 được thống kê khoảng 10.000.
* Năm 1946:
Từ sau vụ án Ôn Như Hầu mà Việt Minh dàn dựng để kết tội Việt Nam Quốc
Dân Đảng bắt cóc giết người, tới vụ Cầu Chiêm, theo tác giả ghi nhận, trong năm
1946 Việt Minh đã giết nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng ở khắp nơi bằng cách bỏ
vào bao bố thả xuống sông. ‘’Lúc đó người dân đi qua cầu Âu Lâu (trên sông Thu
Bồn) ở Điện Bàn, thấy bao bố nổi lềnh bềnh trên mặt nước’’. (2)
* Sau ngày 19.12.1946:
213 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nạn nhân thuộc các đảng phái bị Việt Minh sát hại trong thời gian này, theo
tác giả, có lãnh tụ Đại Việt Quốc Dân Đảng Trương Tử Anh, Lãnh Tụ Duy Dân Lý
Đông A và Nhà Văn Khái Hưng. Hai vị trên được ghi là mất tích, được hiểu là bị thủ
tiêu bí mật. Còn Nhà Văn Khái Hưng được ghi là bị thủ tiêu ở bến đò Cựa Gà, Nam
Định.
Nạn nhân thuộc các tôn giáo gồm rất đông tín đồ Hòa Hảo và cả Giáo Chủ
Huỳnh Phú Sổ. Tác giả viết về việc Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bị hại như sau: ‘’Nhân
một chuyến đi công tác để giải quyết một cuộc xung đột giữa lực lượng hai bên tại
Sa Đéc ngày 16.4.1947, đoàn của Đức Huỳnh Phú Sổ bị tấn công tại kênh Đốc Vàng
(thôn Tân Phú, Kiến Phong). Việt Minh đưa ông đi thủ tiêu mất tích. Theo thống kê
của Phật Giáo Hòa Hảo thì trong các năm sau 1945, Việt Minh giết hại và chôn tập
thể khoảng 10.000 tín đồ Hòa Hảo.’’ (3)
Chương 3, về cải cách ruộng đất, theo tác giả, khởi sự từ năm 1949 và gồm 5
giai đoạn, chứ không phải chỉ có 2 giai đoạn là chiến dịch giảm tô (1953-1954) và
Cải Cách Ruộng Đất (1955-1956) như phần lớn các tác giả đều nói một cách giản
lược. Tác giả xác nhận chính Hồ chí Minh cho thực hiện Cải Cách Ruộng Đất một
cách tàn bạo sau khi gặp Stalin năm 1952. Tác giả cho biết các cuộc ‘’rèn cán chỉnh
quân’’ để thanh lọc quân đội, ‘’rèn cán chỉnh cơ’’ để thanh lọc các cơ quan chính
quyền và cuối cùng là ‘’chỉnh huấn’’ áp dụng theo phương pháp của Trung Cộng
chính là 3 đợt chuẩn bị cho Cải Cách Ruộng Đất trên nền tảng pháp luật là sắc lệnh
tháng 3.1953 ấn định 5 thành phần xã hội nông thôn gồm địa chủ, phú nông, trung
nông, bần nông và bần cố nông với chủ trương dựa hẳn vào bần cố nông, tranh thủ
trung nông, cô lập phú nông, tập trung mũi nhọn vào địa chủ.
Trong vận động quần chúng, có những chính sách tam cùng (cùng ăn, cùng
ở, cùng làm với nông dân), ‘’thăm nghèo kể khổ’’ và ‘’bắt rễ xâu chuỗi’’. Về 4 tiếng
sau này, tác giả giải thích bắt rễ là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh,
thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi đã tìm ra rễ thì khuyến
khích hướng dẫn ‘’rễ’’ tìm thêm đồng bọn gọi là xâu chuỗi. Trần Gia Phụng trích
Bernard Fall, Lâm Thanh Liêm, Barrington Moore, Jr. và ông NĐN ở San Diego cho
biết kết quả Cải Cách Ruộng Đất như sau:
Về đất đai phân phối, theo nguồn tin từ Liên Xô, Cải Cách Ruộng Đất tịch thu
702 ngàn mẫu tây ruộng, 1 triệu 846 ngàn nông cụ, 107 ngàn trâu bò, 22 ngàn tấn
thực phẩm chia lại cho 1 triệu 500 ngàn gia đình nông dân.
Về số người bị giết, ‘’từ 120 ngàn đến 200 ngàn. Đó là chưa kể thân nhân của
nạn nhân do bị cô lập cũng chết dần chết mòn có thể lên đến từ 500 ngàn đến một
triệu nữa.’’
Về hậu quả lâu dài, tác giả nêu 3 điểm chính: Nông nghiệp suy sụp, đảo lộn
luân lý xã hội, tiêu diệt tình người và tâm lý ‘’kiêu nông’’.
Theo tác giả, mục tiêu đích thực mà cộng sản nhắm trong Cải Cách Ruộng
Đất không phải để làm cho nông dân no ấm, mà là:
1) Loại bỏ thành phần khá giả trí thức.
2) Đẩy nông dân đến chỗ nghèo đói, không còn có thể nghĩ chuyện đấu tranh,
để cộng sản tha hồ lãnh đạo dân theo ý muốn.
3) Khủng bố đàn áp tinh thần nông dân, gây tình trạng căng thẳng.
4) Chuẩn bị tiến tới hợp tác hóa, tập trung của cải vào nhà nước, tức vào
đảng.
5) Thanh lọc hàng ngũ Đảng, loại trừ những đảng viên khó bảo hay đáng nghi.
6) Loại trừ hết những điệp viên của các tổ chức địch và đối lập.
214 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chương 4, về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, tác giả nhắc những tên tuổi quen
thuộc Nguyễn Hữu Đang, Thụy An Lưu Thị Yến, Trần Dần, Trần Duy, Hoàng Cầm,
Phan Khôi, Trương Tửu …với án tù của một số người trong đó.
Tác giả đặt vụ án vào bối cảnh chính trị miền Bắc lúc ấy là lúc đảng cộng sản
cho rằng họ không còn đối thủ nữa nên đã đưa ra những chính sách độc tài chuyên
chính về mọi mặt kinh tế xã hội văn hóa khiến các nhà văn còn chút lương tâm cảm
thấy không thể im lặng. Và những người này đã nói, đã viết những điều họ nghĩ để
rồi rơi vào bẫy của cộng sản. Tuy nhiên không có án tử hình hay một cuộc thủ tiêu
nào.
Cuối chương, tác giả dẫn lời Hồ chí Minh tại cuộc tiếp tân năm 1946 tại Pháp
được Lacouture thuật lại và Linh Mục Cao Văn Luận có mặt trong buổi tiếp tân đó đã
xác nhận là thật. Hồ chí Minh nói về cái chết của Tạ Thu Thâu: ‘’Tất cả những kẻ
không theo đường lối của tôi sẽ bị bẻ gẫy...’’
Tác giả muốn nói vì Hồ chí Minh có chủ trương đó, nên những nhà văn, nhà
thơ, trí thức nào nói ngược lại đường lối đảng đều bị cho đi tù. May mà không bị giết.
Chương 5, về vụ án ‘’xét lại chống đảng’’, tác giả cho là vụ án điển hình của
chế độ độc tài không luật lệ.
Theo tác giả, vụ án bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa Liên Xô-Trung Cộng kể từ
khi Khrutshchev hạ bệ Stalin tại đại hội đảng cộng sản Liên Xô năm 1956.
Tác động của tình trạng này đã khiến xuất hiện mâu thuẫn trong nội bộ đảng
cộng sản Việt Nam. Hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam có một số người
được đào tạo tại Liên Xô như Trần Phú, Hà huy Tập, Trần văn Giàu, Lê hồng Phong,
Nguyễn thị Minh Khai… nhưng về sau hầu hết đều bị Pháp bắt và bị giết chỉ còn lại
Hồ chí Minh. Xung quanh Hồ chí
Minh là những thủ hạ được Hồ chí Minh đưa vào Trường Hoàng Phố của
Trung Hoa Dân Quốc hay Trường Quân Chính Diên An của Trung Cộng.
Do đó tác giả nhắc đến nguồn tin cho rằng Hồ chí Minh đã bí mật loại những
kẻ không thừa nhận quyền lãnh đạo của ông ta. Đặc biệt tác giả nêu một danh sách
khá dài về những người dính líu vào vụ án và trở thành nạn nhân bị thanh trừng.
Tổng cộng 46 người. (4)
Phần kết của chương này, tác giả viết: ‘’Về cách thức đàn áp, đảng cộng sản
nào cũng như nhau. Từ Lênin, Stalin đến Mao trạch Đông, Chu ân Lai, Hồ chí Minh,
Lê Duẩn, Lê đức Thọ, tất cả đều tiêu diệt địch thủ một cách triệt để và tàn bạo, dù
những người này là đồng chí từ thuở ‘’Áo anh rách vai, Quần tôi có hai mảnh vá,
Miệng cười buốt giá, Chân không giầy, Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay...’’ (5)
Chương 6 với tiêu đề Lịch và Thơ giết người nói về vụ cộng sản đổi lịch năm
1968, theo đó Tết âm lịch Mậu Thân bắt đầu sớm hơn lịch cũ mà miền Nam Việt
Nam áp dụng một ngày. Tác giả trưng dẫn lời giới thiệu của Nha Khí Tượng Hà Nội
cho biết việc tính toán và đổi lịch căn cứ vào quyết định số 121 CP ngày 8.8.1967.
Bắc Việt cố ý đổi lịch để cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân được hoàn toàn bí mật
gây sự ‘’xuất kỳ bất ý’’.
Theo thường lệ từ mấy năm trước, 2 miền vẫn tôn trọng cuộc hưu chiến vào
dịp Tết cho nên ngày đầu năm Mậu Thân, quân miền Bắc đã ăn Tết xong và mở
cuộc tiến công vào ngày mồng Hai tức ngày mồng Một tại miền Nam là lúc lệnh hưu
chiến đang còn hiệu lực. Vì thế mà tất cả đều bất ngờ, chính Tổng Thống cũng về
quê vợ ăn tết!
Riêng bài thơ là mấy câu của Hồ chí Minh thường đọc trong những dịp đầu
năm. Lần này nghe lên rõ ràng là lệnh tấn công ban ra từ làn sóng điện đài Hà Nội,
để cho nhanh chóng và vẫn giữ được bí mật:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
215 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Chương 7 nói về vụ tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế có 5 đoạn chính với đoạn 3
là trọng điểm diễn tả lại cuộc tàn sát tại Huế. Tác giả đưa ra nhiều lý do khiến cộng
sản chọn Huế để thi hành tội ác trong số có sự kiện ‘’Cũng tại Huế, ‘’Hội đồng nhân
dân cứu quốc’’ ra đời năm 1964 trong đó có một số Giáo Sư và Giảng Viên Đại Học
Huế như Lê khắc Quyến, Tôn thất Hanh, Lê Tuyên, Cao huy Thuần, Hoàng văn
Giàu... Báo Lập Trường của nhóm này ủng hộ những quan điểm hòa bình và trung
lập của một số lãnh tụ Phật Giáo tranh đấu miền Trung. Hội đồng được coi là đã góp
tay vào việc kích động các cuộc biểu tình dữ dội tại Huế chống hiến chương Vũng
Tầu của Tướng Nguyễn Khánh năm 1964.’’ (6)
Tác giả trưng dẫn Đài Hà Nội ngày mồng 3 Tết (1.2.68) loan báo thành lập tổ
chức Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ Và Hòa Bình tại Huế do Lê văn
Hảo, Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Huế làm chủ tịch và Hoàng Phủ Ngọc Tường làm
Tổng thư ký...
Sau đó, tác giả nhắc chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng với em là Hoàng
Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và Giáo Sư Lê Văn Hảo...từng trốn lên rừng theo
cộng sản hồi 1966 nên có dư luận cho rằng mấy người này, nhất là anh em Hoàng
Phủ Ngọc Tường là thủ phạm những vụ tàn sát và chôn sống 3000 người tại Huế.
Tuy nhiên, tác giả viết: ‘’Những hạng tân tòng như Tường, Phan, Xuân chẳng
có quyền hành gì để quyết định mạng sống của một số người lớn lao, trừ vài chuyện
trả thù cá nhân mà thôi’’. Tác giả hàm ý kết tội chính sách của đảng cộng sản và
chính Hồ chí Minh.
Về số nạn nhân, tác giả trích hồi ký của Nguyễn Trân, cho biết 5800 người
dân chết, trong đó 2800 bị giết và chôn tập thể, ngoài ra là 790 hội viên Hội Đồng
Tỉnh, 1892 Nhân Viên Hành Chánh, 38 Cảnh Sát, hàng trăm thanh niên quân dịch,
một Linh Mục Việt Nam (Bửu Đồng), 2 Linh Mục Pháp, một Bác Sĩ Đức và vợ, một
số người Phi Luật Tân. Tác giả liệt kê cụ thể số người bị giết tại 12 địa điểm, trong
số có 4 địa điểm tại Gia Hội, tổng cộng 2326 người. (7)
Tác giả nhấn mạnh về một âm mưu của cộng sản nhằm chia rẽ các tôn giáo
bằng cách bắt các nhà phải treo cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dù cộng
sản dư biết trong vùng quốc gia không ai có lá cờ đó. Rồi chúng đổi lệnh cho thay
thế cờ Mặt Trận bằng cờ Phật Giáo.
Như vậy, ‘’Cộng quân muốn tỏ ra thân thiện với Phật Giáo, để gieo tiếng oan
cho Phật Giáo là thân cộng và gây chia rẽ giữa hai tôn giáo lớn trong nước.’’
Tác giả nêu đích danh 4 Linh Mục bị giết tại Huế: Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn
Hộ, Urban và Guy. Hai vị sau là người Pháp thuộc dòng Benedicto Thiên An Huế.
Ngoài ra, còn có 4 người Đức thuộc Viện Đại Học Huế là các Bác Sĩ Raimund
Discher, Alois Alterkoster, Hort Gunther Krainick và vợ. Bốn người này bị bắt ngày
5.2.1968. Về sau tìm thấy xác gần khu Chùa Tường Vân. (8)
Tác giả nêu thêm sự kiện sau 1975, cộng sản không trọng dụng những kẻ
chạy theo như Tường, Phan, Xuân ... là một âm mưu hiểm độc nhắm trút tội ác cho
nhóm này.
Tác giả gọi vụ tàn sát ở Huế là một cách ‘’nhuộm đỏ tay chân’’ và nhận định:
‘’Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cơ hội để cộng quân nhuộm đỏ những người
thoát ly và những người lừng khừng, làm cho họ không còn con đường nào quay về
phía Việt Nam Cộng Hòa, dù họ có mặt hay không có mặt tại Huế và dù giết người
hay không giết người trong thời gian này’’ (9) So sánh với các vụ tàn sát trong lịch
sử Việt Nam và thế giới, tác giả kết luận: ‘’Chỉ có Khmer Đỏ giết đồng bào Cam Bốt,
216 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và Việt Cộng giết đồng bào Việt Nam... Chính Hồ chí Minh đã từng nhận lý thuyết
Mác-Lê và tư tưởng Mao trạch Đông là kim chỉ nam hành động của cộng sản Việt
Nam.’’
Chương 8 nói về các huyền thoại của Hồ chí Minh với tiêu đề Lột trần huyền
thoại Hồ chí Minh, tác giả đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao để ‘’lột
trần’’ tất cả 7 huyền thoại vẫn thường được truyền nhắc.
Trước hết, cha Hồ chí Minh là Nguyễn Sinh Huy (hay Sắc) xin đi làm quan cho
Pháp chứ không hề bị ép đi làm quan. Ông Huy bị sa thải vì say rượu đánh người
đến chết chứ không phải bị cách chức vì có hành động cách mạng. Ngay con gái là
bà Thanh cũng không chịu nổi tính lỗ mãng, cục cằn của người cha thường hay
đánh con.
Thứ hai, Hồ chí Minh ra đi không phải để tìm đường cứu nước mà vì kế sinh
nhai. Tác giả trưng 2 lá đơn xin nhập học Trường Thuộc Địa của Pháp trong đó có
câu: ‘’Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khát khao học hỏi. Tôi
mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi...’’
Thứ ba, cuộc sống độc thân giản dị chỉ là ‘’một bí mật giấu đầu lòi đuôi’’ khi
mà ít nhất dư luận đã có thể kể tên 6 người phụ nữ là vợ, là vợ hờ, là nhân tình của
Hồ chí Minh như Tăng Tuyết Minh, Lý Huệ Khanh, Nguyễn thị Minh Khai, Đỗ Thị
Lạc, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Phương Mai (cô này không chịu nếu không được
cưới chính thức), và khi đã cao tuổi còn ngỏ ý với Đào Chú ở Quảng Đông, xin được
tái hôn với một phụ nữ trẻ Trung Hoa...
Thứ tư, về huyền thoại đoàn kết dân tộc, tác giả viết: ‘’Đoàn kết là tiêu diệt tất
cả mọi người bất đồng chính kiến bằng bất cứ giá nào để giành quyền lực.’’ Rất
nhiều bằng chứng được tác giả nêu lên về việc này để kết luận: ‘’Đoàn kết là vâng
phục tuyệt đối lãnh đạo đảng, là vắt chanh bỏ vỏ’’ (10)
Thứ năm, về huyền thoại giải phóng dân tộc, tác giả nhắc sự kiện Chí Sĩ Phan
Bội Châu xin Liên Xô giúp đưa học sinh Việt Nam qua du học, bị đòi phải chấp nhận
điều kiện là tin theo ‘’tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản’’. Vì vậy Chí Sĩ Phan Bội Châu
đã lảng tránh.
Tác giả cho rằng Phan Bội Châu còn bị đòi như vậy, thì những kẻ khác như
Hồ chí Minh chắc chắn đã phải nhận điều kiện truyền bá chủ nghĩa cộng sản mới
được quốc tế cộng sản đào tạo. Tác giả trích dẫn bộ sử đảng cộng sản Việt Nam:
‘’....Đảng nhấn mạnh phải xem cách mạng Việt Nam như một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới, lúc này là một bộ phận của phong trào dân chủ chống Phát xít,
đặc biệt là phải tích cực ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc.’’
Thứ sáu, về huyền thoại tư tưởng Hồ chí Minh, tác giả dẫn điều 4 Hiến Pháp
1992 của cộng sản Việt Nam trong đó ghi thêm tư tưởng Hồ chí Minh với dụng ý sẽ
thay thế cho tư tưởng Mác-Lênin đã bị lỗi thời, nhưng tác giả nêu nhiều bằng chứng
để khẳng định: ‘’Nói cho cùng, Hồ chí Minh không có một hệ thống tư duy nào để trở
thành nhà tư tưởng như đảng cộng sản Việt Nam phong tặng.’’ (12)
Tác giả vạch rõ Hồ chí Minh không đủ khả năng viết tiếng Pháp thuở mới tới
Pháp dùng chung bút danh Nguyễn Ái Quốc với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn
Thế Truyền, đồng thời nhắc việc Hồ chí Minh đạo văn trong tập Thơ Trong Tù mà
Giáo Sư Lê Hữu Mục đã phát giác v.v...để chứng minh chẳng có gì đáng gọi là tư
tưởng Hồ chí Minh, ngoại trừ những tư tưởng chẳng đáng đề cao, ví dụ: ‘’tư tưởng
làm công cho Pháp, tư tưởng hợp tác với Pháp, tư tưởng thù Pháp, tư tưởng phản
dân hại nước, tư tưởng hưởng nhàn, tư tưởng hưởng lạc, tư tưởng hiếu danh, tư
tưởng sùng bái cá nhân.’’ (13)
Sau cùng là huyền thoại lăng Hồ chí Minh. Tác giả trưng dẫn từ chuyện di
chúc Hồ chí Minh sửa đi sửa lại mấy lần, không hề muốn xây lăng, ướp xác nhưng
217 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
muốn để tro ở cả ba miền đất nước cho nhân dân phúng viếng, đến chuyện chết gần
3 tháng bộ chính trị đảng mới quyết định ướp xác trong phiên họp ngày
29.11.1969…và cho tất cả là những trò dối gạt một cách ngu xuẩn.
Tác giả nêu 2 mục đích thầm kín của những lãnh tụ cộng sản kế sau Hồ chí
Minh trong khi thực hiện việc xây lăng là vinh danh sự kế thừa và sùng bái cá nhân.
Nói về kế hoạch và đồ án xây lăng, tác giả viết: ‘’Một ủy ban xây dựng lăng Hồ
chí Minh gồm đại diện Bộ Xây Dựng, Bộ Quốc Phòng được thành lập do Đỗ Mười,
lúc đó là ủy viên trung ương đảng, làm chủ tịch. Ủy ban này đã nghiên cứu nhiều
kiểu mẫu kiến trúc lưu niệm như kim tự tháp Ai Cập, đền Victor Emmanuel ở Rome,
đài tưởng niệm Lincoln ở Washington DC và lăng Lênin ở Moscow. Những dự án
kiến trúc được ủy ban đưa ra trưng bày trên toàn quốc để hỏi ý kiến công chúng. (Tại
sao những vấn đề chính trị quan trọng không hỏi ý kiến dân chúng mà chỉ hỏi mẫu
lăng ông Hồ ?) ‘’ (14)
Trong phần kết luận, tác giả đề cập chính sách ngu dân của cộng sản và viết:
‘’Nhiều người cho rằng do dốt nát, trình độ quản lý kém, hoặc cộng sản chỉ giỏi chiến
tranh chứ không giỏi quản trị, nên chế độ cộng sản mới đưa đất nước đến chỗ suy
vong như ngày nay. Thật ra không thể nói lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngu dốt. Do
hoàn cảnh chiến tranh, những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể ít học, nhưng do đã
tranh đấu liên tục trong một môi trường tranh chấp gay gắt cao độ ở trong cũng như
ngoài đảng, nên họ rất lão luyện trong kỹ thuật lừa đảo và khuynh loát, cũng như rất
tàn ác trong hành động. Bộ tham mưu của họ gồm nhiều nhà trí thức khoa bảng rất
thông thái về chuyên môn và làm việc rất khoa học bài bản, giúp các nhà lãnh đạo
cộng sản nắm vững những vấn đề chuyên môn cần thiết. Các nhà lãnh đạo cộng sản
dư biết kế hoạch của họ sẽ dẫn đất nước đến nghèo đói suy sụp. Chỉ có điều là tất
cả các chính sách của cộng sản cố tình nhắm một mục đích duy nhất là duy trì và
củng cố quyền lực của họ, bất chấp dân tình đói khổ thiếu thốn, bất chấp xã hội suy
thoái.’’ (15)
CHÚ THÍCH
01.- Nxb Non Nước, Toronto, Canada 2001
02-03-04-05-06.- Sách đã dẫn, trang 81, 88, 254-255, 260, 305.
07-08-09-10-11.- Sách đã dẫn, trang309-310, 313, 314, 349-352,320-321
12-13-14-15.- Sách đã dẫn, trang 365, 369-371, 379, 432- 433
CHƯƠNG XLI
ĐỖ MẠNH TRI
và Di sản Mác-xít tại Việt Nam
Di Sản Mác Xít tại Việt Nam (1) của Đỗ Mạnh Tri là những ý nghĩ được khơi
gợi từ cuốn Đêm giữa ban ngày của Vũ thư Hiên và các nhận định về một số vấn
đề Việt Nam dưới dấu ấn chủ nghĩa Mác-xít. Đây là lần đầu tiên chủ nghĩa Marx và
chế độ cộng sản tại Việt Nam được một tiến sĩ triết học Việt Nam đem ra mổ xẻ. (2)
Với tính chất nội dung này, Hồ chí Minh không phải đối tượng tìm hiểu trực
tiếp của tác giả nhưng vẫn được đề cập tới trong một số trường hợp.
Khi cộng sản cướp chính quyền sau ‘’cách mạng tháng tám thành công’’, Hồ
chí Minh lên làm Chủ Tịch Nhà Nước, tuyên bố giải tán đảng cộng sản Đông Dương
(11.11.1945), thành lập chính phủ Liên Hiệp…tác giả mới ở tuổi 14, 15. Khi Hồ chí
Minh tái lập đảng cộng sản trong lớp vỏ bọc đảng lao động vào năm 1951, tác giả đã
bắt đầu cuộc sống ở Pháp và sống liên tục tại đây cho đến ngày nay.
Như thế, thực tế đời sống Việt Nam chỉ gắn bó với tác giả trong một thời gian
ngắn ở tuổi thiếu niên. Sau đó, tác giả hoàn toàn xa cách với mọi biến cố lớn nhỏ.
218 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả không phải trải qua bất kỳ cảnh ngộ sống nào của người dân Việt
Nam và cũng không chứng kiến bất kỳ thực tế nào do những chủ trương mà Hồ chí
Minh đưa ra từ các chiến dịch ‘’giảm tô’’, ‘’cải cách ruộng đất’’, ‘’chỉnh đảng’’ vv...
Có thể nói tác giả không hề là nạn nhân của cộng sản, cũng không hề là
chứng nhân tại chỗ về những tội ác của cộng sản. Nhưng qua Di Sản Mácxít tại
Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định phản ảnh một nỗ lực nghiên cứu công
phu bằng lối phân tích sắc bén thể hiện phong thái của một triết gia không chỉ am
tường về chủ thuyết cộng sản mà còn nắm vững nhiều khía cạnh thực tế của đời
sống Việt Nam.
Tác giả đã bao quát toàn bộ diễn trình của thực tế Việt Nam sau khi so sánh
hai nhạc phẩm của Lưu hữu Phước và Phạm Duy qua một câu vắn gọn nhưng vô
cùng sâu sắc: ‘’Từ buổi bình minh đã có mây mù che phủ. Hào quang bừng sáng
cũng chói lọi như gươm giáo trong đêm đen của tội ác.’’ (3)
Tác giả trích dẫn bức thư của Hòa Thượng Thích Quảng Độ gửi Tổng bí thư
Đỗ Mười ngày 19.8.1994 để chứng minh cho nhận xét trên: ‘’Cũng ngày hôm nay
cách đây 49 năm, sư phụ tôi là Hòa Thượng Thích Đức Hải, trụ trì Chùa Linh Quang,
xã Thanh Sam, phủ Ứng Hòa, Tỉnh Hà Đông, đã bị cộng sản giết chết vào hồi 10 giờ
sáng ngày 19.8.1945 (tức ngày 12 tháng 7 năm Ất Dậu), ngày cách mạng thành
công, trên bãi cỏ trước đình làng Bặt thuộc phủ Ứng Hòa, Tỉnh Hà Đông, cách chùa
sư phụ tôi 2 cây số...’’
Đó là lời kể của một nhà tu đang bị cô lập giữa hàng rào an ninh nghiệt ngã
trong tình trạng quản chế, đồng thời cũng là người được chọn làm ứng viên giải
Nobel nên mức độ chính xác của lời kể là điều bắt buộc. Vì tư cách đức độ cũng như
điều kiện an ninh của người kể không cho phép nói sai một ly với sự thực.
Nhưng cảnh ngộ sống của người kể lại không phải cảnh ngộ đặc biệt hiếm hoi
nên câu chuyện của hòa thượng Thích Quảng Độ cũng là một thí dụ cụ thể cho thực
tế đời sống bình thường tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Trường hợp được đưa ra làm thí dụ điển hình này đã khiến sống dậy hàng
loạt những lời tố cáo khác của cả những người được nêu rõ họ tên lẫn những người
chỉ là cái bóng chìm giữa đám nạn nhân vô danh.
Lời kể của hòa thượng Thích Quảng Độ gợi nhắc dễ dàng tới những lá thư
của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói về cái chết của người bác và người cháu là hai
cha con ông Ngô Đình Khôi, lá thư của người cháu học giả Phạm Quỳnh nói về cái
chết của vị Cựu Thượng Thư Bộ Lại dưới triều Bảo Đại, lá thư của Cụ Lê Quang
Liêm nói về cái chết của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ v.v...và cũng dễ dàng gợi nhắc sự
liên tưởng tới hàng ngàn lá thư hay tài liệu khác của những nạn nhân trong các vụ
thanh lọc hàng ngũ, cải cách ruộng đất hay các vụ thảm sát trong chiến tranh…
Vì thế nên không thể nói về thực tế đời sống Việt Nam từ 1945 tới nay khác
với cảnh mây mù che phủ ngay lúc bình minh vừa lóe rạng và hào quang bừng sáng
chỉ là ánh phản chiếu nước thép của gươm dáo trong đêm đen tội ác.
Thực tế đời sống đó không thể tách khỏi một người đã lưu lại nhiều lời nói
được coi như khuôn vàng thước ngọc, trong đó, tác giả dừng lại với một câu:
‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết người nói
ra câu này là ai và cho tới nay, bất kỳ người Việt Nam nào cũng thuộc lòng mọi cách
giải thích về nội dung chứa đựng trong câu nói.
Đỗ Mạnh Tri không lập lại cách giải thích câu nói theo nghĩa ngôn từ mà đối
chiếu với thực tế để đánh giá cái khuôn vàng thước ngọc do Hồ chí Minh tạo ra và
đã trở thành động cơ thúc đẩy hàng chục triệu người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ
tiếp nối nhau cống hiến xương máu. Đỗ Mạnh Tri đối diện với phát giác là suốt nửa
thế kỷ qua mọi nỗ lực đấu tranh cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng chỉ đạo của
219 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
lãnh tụ Hồ chí Minh và chủ nghĩa cộng sản mới thể hiện tuyệt vời riêng phần mở đầu
của cái khuôn vàng thước ngọc vẫn còn đang được nâng niu là ‘’Không Có Gì !’’
Nhưng, theo Đỗ Mạnh Tri, ‘’thực ra, không phải không có gì. Có ! Thay vì hạnh phúc,
có tất cả những tai họa...’’ (4)
Một trong những tai họa mà tác giả nhắc đến là sự hóa thân con người thành
dụng cụ ‘’Cho dù có chí hướng tài ba đến mấy đi nữa, rơi vào guồng máy toàn trị của
đảng con người trở thành dụng cụ. Xem một Chế Lan Viên, một Hoài Thanh trên
bình diện văn học. Ông Hồ chí Minh trên bình diện chính trị cũng thế thôi.’’ (5)
Khi đã hóa thân thành dụng cụ thì không thể giữ tính người, không thể mang
tâm tư con người nên mọi sự việc theo đuổi đều phải đảo ngược ý nghĩa. Vì thế, cái
khẩu hiệu Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc dựa theo Tam Dân chủ nghĩa (Dân Tộc-Dân
Quyền-Dân Sinh) của Tôn Dật Tiên cũng phải đảo ngược để mang hình ảnh mà một
thi sĩ đã gợi lên: ‘’Những danh từ cao đẹp ấy không chỉ là những khẩu hiệu trống
rỗng, những tấm bánh vẽ Đảng dùng để lừa bịp dân. Như kiểu nói của một thi sĩ,
chúng đã bị đảng biến thành ‘’những bọc nhựa chứa đầy máu tươi.’’ (6)
Cho nên Đỗ Mạnh Tri thấy không nên bàn bạc hay quan tâm về mọi thái độ,
ngôn ngữ của những kẻ đã vướng vào vòng chi phối của chủ nghĩa Mác Xít, dù đó là
những nhà trí thức khoa bảng. Tác giả trích lời phát biểu của Bác Sĩ Y Khoa Nguyễn
khắc Viện (7), người từng để cả đời cổ võ cho cộng sản với những lời tuyên bố: Với
Hồ chí Minh, với Lênin, ánh sáng đã tràn ngập… và ‘’Cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa tại miền Bắc Việt Nam đem lại ý nghĩa lịch sử trọn vẹn cho cuộc đấu tranh dân
tộc và dân chủ.’’
Quả thực không còn gì để bàn về những bọc nhựa chứa máu tươi này nên chỉ
có thể nói như chính Đỗ Mạnh Tri đã kết luận ‘’...Coi ông Hồ chí Minh trước hết là
một người yêu nước, cũng biểu lộ một sự phán đoán ngu si như thế.’’ (8)
Đỗ Mạnh Tri đưa ra một loạt điều lệ của quốc tế cộng sản cho thấy không thể
tồn tại lòng yêu nước nơi những người xin gia nhập quốc tế cộng sản và được tổ
chức này chấp nhận: ‘’Gia nhập Quốc Tế cộng sản, dù muốn dù không, dù biết hay
không biết, là từ bỏ độc lập quốc gia, vì theo điều lệ của Đệ Tam Quốc Tế, mọi đảng
cộng sản chỉ là chi nhánh của một ‘’đảng toàn cầu duy nhất’’, Quốc Tế cộng sản, mà
những quyết định có giá trị tuyệt đối, không thể bàn cãi (điều 16). Cụ thể mọi đảng
cộng sản trên thế giới đều tự đặt dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản Nga, phải
triệt để ủng hộ những cộng hòa xô viết, tức Liên Xô sau này (điều 14), nếu đảng
được tổ chức theo những nguyên tắc dân chủ tập trung với một kỷ luật sắt (điều 12),
sự tập trung không hạn chế vào nội bộ một đảng. Tập trung chủ yếu là tập trung
chung quanh đảng cộng sản Nga Xô...’’
Tác giả còn trưng dẫn tiếp các điều 2, 3, 9 cho thấy phương tiện thực hiện
cách mạng vô sản là bạo lực, dối trá và việc theo dõi kiểm soát tư tưởng thành viên
để thanh lọc hàng ngũ là việc làm thường xuyên: ‘’Phải khai trừ thường kỳ những
phần tử tiểu tư sản’’ (điều 13)
Di sản Mácxít tại Việt Nam không nhắm diễn tả con người Hồ chí Minh,
nhưng những nét phác họa về dấu ấn Mác-xít trên đời sống Việt Nam lại có thể coi là
những nét họa sắc sảo về con người của huyền thoại này.
CHÚ THÍCH
01.- NXb Tự Do, Nam California 2002
02.- Dĩ nhiên sau Giáo Sư Thạc Sĩ Trần Đức Thảo là người, tuy không có
bằng Tiến Sĩ Triết, nhưng đã là triết gia nổi tiếng ngay tại Pháp trong những năm 40.
Về Trần Đức Thảo xin xem Phản Tỉnh Phản Kháng, Thực hay Hư ? của Minh Võ,
chương 12, trang 245- 258.
03-04-05.- Sách đã dẫn, trang 246, 249, 250
220 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
06.- Sách đã dẫn, trang 25 * Về Nguyễn khắc Viện xin xem Phản Tỉnh Phản KHáng Thực Hư ?
07-08.- Sách đã dẫn, trang 253-255, 258
CHƯƠNG XLII
MỘT SỐ TÁC GIẢ KHÁC
No comments:
Post a Comment