Friday, July 20, 2012

HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP II * XI -XII






CHƯƠNG XI

PHÙNG THẾ TÀI
và Bác Hồ, những kỷ niệm không quên


Cuối năm 2002, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội phát hành cuốn
hồi ức Bác Hồ, những kỷ niệm không quên của Thượng Tướng Phùng thế Tài (1).
Sách dầy 240 trang gồm có 3 phần:
I.- Người đầu tiên bảo vệ Bác.
II.- Từ Cao Bằng về Hànội.
III.- Làm nóc nhà che chở Bác. (2)
Phùng Thế Tài là cận vệ của Hồ chí Minh từ tháng 2.1940 đến tháng 8.1945.
Theo lời tự kể, vào tháng 8.1945, ở tuổi 24, Phùng Thế Tài đã là Phó chủ tịch Việt
Minh Tỉnh Lạng Sơn. Năm sau, 1946 Phùng Thế Tài là trung đoàn trưởng đầu tiên
của Việt Minh rồi được điều về chỉ huy mặt trận Hà Nội, kế tiếp là tham mưu trưởng
đại đoàn do Văn tiến Dũng làm Tư Lệnh. Sau 1954, Phùng Thế Tài được xuất ngoại
du học, trở về phụ trách đội Phòng Không và trở thành Tư Lệnh Quân Chủng Phòng
Không-Không Quân từ cuối năm 1961.
Khác với Võ nguyên Giáp (3), tác giả nói về mình hơi nhiều mặc dù đề tên
sách là Bác Hồ những kỷ niệm không quên. Phùng thế Tài tự nhận là kẻ ít học,
ngang bướng và hay ‘’liều’’. Những điều Phùng thế Tài nói về Hồ chí Minh trong thời
gian cận kề chứng tỏ hết sức mến phục nhân vật này.
88 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chương VIII thuật lại chuyện tác giả theo Hồ chí Minh sang Côn Minh tìm gặp
Tướng Chennault của Mỹ để trao phi công Shaw (được ghi là Sô). Máy bay của
Shaw bị Nhật bắn rớt nên Shaw lọt vào tay du kích Việt Minh ở Việt Bắc.
Tác giả thấy Bác đi bộ cực quá, vào làng bắt hai con ngựa để Bác và Sô đi
cho đỡ mệt. ‘’Nhưng khổ quá, Bác lại không chịu đi. Bác bảo: ‘’Sao chú cứ hay làm
phiền dân thế ? Chú mượn thì chú đi’’. Thế là phải trả ngựa cho dân...Buổi trưa hai
bác cháu vào một tiệm ăn. Tôi muốn bồi dưỡng sức khỏe cho Bác, lại căn cứ vào
sức ăn của mình nên gọi hai đĩa thức ăn, một bát canh và một đĩa cơm. Bữa cơm
ngon quá. Món ăn thơm phức...Trong khi ăn Bác bảo tôi: ‘’Các đồng chí trong nước
bữa no bữa đói...Ta ăn thế này hoang quá!’’ (4)
Tác giả thấy dép rơm của Hồ chí Minh đã sờn, muốn mua giầy cho đi. Nhưng
‘’Bác bảo: Không đi! Chú có mua bác cũng không đi!...Dép này có hỏng thì mua dép
rơm khác vẫn tốt hơn.’’ (5) Về trí nhớ của Hồ chí Minh, tác giả khen: ‘’Tôi phục Bác
quá. Bác chẳng giở quyển sách, quyển sổ nào ra cả mà cái gì Bác cũng biết, hỏi Bác
cái gì bác cũng nói được. Một tác phẩm văn cổ như Chinh Phụ Ngâm hàng mấy trăm
câu thơ mà Bác nhớ không sai một chữ’’. (6)
Tất nhiên khi được nghe đọc Chinh Phụ Ngâm chưa hẳn tác giả đã thuộc nổi
một câu nào để có thể phân biệt đúng hay sai.
Cũng như Võ nguyên Giáp, tác giả thường nhắc những lần Hồ chí Minh xuất
hiện hay lên tiếng giữa tiếng hoan hô ‘’như sấm’’, ‘’Trong không khí tràn đầy phấn
khởi, tin tưởng, cả hội trường dậy lên tiếng hoan hô như sấm tỏ lòng kiên quyết thực
hiện lời Bác dạy.’’ (7)
Tác giả nói về ‘’cái tôi’’ hơi nhiều nhưng viết khá hồn nhiên chân chất nên ‘’cái
tôi’’ ở đây có lẽ không đến nỗi đáng ghét. Tác giả khoe đã là thành viên phái đoàn
Việt Minh do Hồ chí Minh lãnh đạo đến gặp Tướng lãnh Mỹ ở Côn Minh để xin ủng
hộ và tiếp tế, mặc dù lúc đó chỉ là cận vệ. Tác giả cũng khoe từng là nhân viên phái
đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Đà Lạt giữa năm 1946, để chuẩn bị cho hội nghị
Fontainebleau (và được Hồ chí Minh hứa cho lên Trung Tá đi Pháp với tư cách cận
vệ của ‘’Bác’’, nhưng thú thực không biết tiếng Pháp nên không dám nhận) mặc dù
tại hội nghị Đà Lạt nhiệm vụ của tác giả chỉ là giữ an ninh cho Phó trưởng đoàn Võ
nguyên Giáp, kiêm liên lạc viên vô tuyến để báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp từ Hồ
chí Minh.
Tác giả cũng khoe, tuy là dân quê mùa, sống lang thang không biết sợ là gì,
nhưng khi được ăn mặc đàng hoàng thì trông bảnh trai lắm, cao tới 1 mét 67, nặng
trên 60 kí, và sau hơn một tháng ở Đà Lạt lên 7 kílô, da dẻ trắng trẻo ra v.v...
Phùng thế Tài viết thoải mái như một thiếu niên hãnh diện về thân xác mình
những dòng tự khen một cách hồn nhiên: ‘’Với bộ quân phục ka-ki màu sáng thẳng
nếp, mang lon Thiếu Tá, tôi chững chạc bước lên thang máy bay cùng với các thành
viên của đoàn. Nhớ lại cuộc đàm phán ở Côn Minh, tôi là người vừa trẻ đẹp, vừa oai
vệ nhất đoàn thì lần này cũng vậy, vẻ đẹp còn được tăng lên gấp bội do quân phục
thiếu tá vừa mới may đo rất khéo.’’ (8)
Khi thuật lại chuyện được ‘’bác’’ gọi tới giới thiệu với Giám Mục Lê Hữu Từ,
tác giả vẫn không quên nói đến vẻ đẹp trai của mình: ‘’Nhớ hôm đi Đà Lạt, Bác khen
tôi đẹp, chững chạc, thì hôm nay càng đẹp hơn, vì sau một tháng ở Đà Lạt, tôi béo
trắng ra (tính ra lên được 7 cân). Mặt mũi hồng hào, về hình thức thì chẳng thua kém
gì một sĩ quan Pháp.’’
Nói về hội nghị Đà Lạt, tác giả tiết lộ một điểm đáng lưu ý: ‘’Nguyễn Tường
Tam lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Ngoại Giao làm Trưởng đoàn. Nhưng thực chất mọi
công việc đều do đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm...’’ Và cho biết thêm: ‘’...Bác
kéo tôi lại gần và nói nhỏ: ‘’Lần này Bác cử chú đi theo đoàn với 2 nhiệm vụ quan
89 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trọng. Nhiệm vụ thứ nhất là bảo vệ phái đoàn, đặc biệt là bảo vệ anh Văn (tức Võ
nguyên Giáp). Kẻ địch nham hiểm lắm, không được coi thường. Nhiệm vụ thứ hai là
chú tìm mọi cách để Bác và anh Văn thường xuyên liên lạc kịp thời. Mọi diễn biến hội
nghị Bác phải nắm được ngay trong ngày và chuyển gấp những ý kiến của Bác đến
tận anh Văn và chỉ riêng anh Văn thôi.’’ (9)
Như vậy, Nguyễn Tường Tam chỉ là Trưởng Đoàn bù nhìn và do đó phải hiểu
chức Bộ Trưởng Ngoại Giao của ông lúc đó cũng chỉ là hư vị. Nói một cách khác, sự
liên hiệp trong chính phủ mà Hồ chí Minh vẫn tuyên bố là để các phe phái cùng
chung lo việc nước chỉ là một thủ đoạn nhất thời nhắm vuốt ve, rồi thao túng, loại bỏ
đối lập một cách êm thắm. Thiện ý mời các đảng đối lập cùng chia sẻ quyền hành để
đoàn kết quốc gia của Hồ chí Minh mà nhiều người vẫn nhắc tới đã bị lật mặt trái bởi
sự vô tâm của một người chất phác, dù đã trở thành một thượng tướng rất thân cận
và tin cậy của chính Hồ chí Minh.
Tác giả không nói đến chuyện vàng thu được trong Tuần Lễ Vàng đã được
dùng mua chuộc các Tướng lãnh Trung Hoa để họ ép phe đối lập gia nhập Quốc Hội
và Chính Phủ Liên Hiệp có thể do đã được nhắc nhở phải giữ bí mật hoặc cũng có
thể do bản tính chất phác nên không biết rõ sự việc. Tuy nhiên tác giả cũng đề cập
tới việc sử dụng số vàng thu được không hoàn toàn theo đúng chủ trương quyên
vàng để cứu đói do lúc ấy nạn đói đang hoành hành. Theo tác giả, phần lớn số vàng
đã được dùng để mua súng từ quân đội của Lư Hán:
‘’....Khi công khai, mua bán sòng phẳng, có chuyến hàng mấy nghìn khẩu
súng, trả bằng tiền hoặc bằng vàng. Ta vừa tổ chức thành công Tuần Lễ Vàng nên
đem dùng vào việc này rất thuận tiện...Tổng số súng chúng tôi mua được trong giai
đoạn này lên tới hàng vạn khẩu. Mua đến đâu phải chuyên chở cất giấu ngay. Mọi
việc phải tuyệt đối bí mật.’’ (10)
Nhân nói về tuần lễ vàng, Phùng thế Tài đã nhắc đến một gia đình người Việt
ở Côn Minh, vợ chồng Tống Minh Phương, là những người từng săn sóc Hồ chí
Minh trong lúc đau ốm nằm tại đây: ‘’Khi chuẩn bị viết tập hồi ký này, tôi có đến thăm
chị Hoa (vợ Tống Minh Phương) ở phố Nguyễn Chế Nghĩa. Tuy đã trên 80 tuổi, tóc
đã bạc trắng, nhưng trông chị vẫn tỉnh táo vui vẻ. Chị sống ở đây một mình, trong
căn phòng nhỏ chừng 15 mét vuông, đồ đạc chẳng có gì. Tôi được biết khi cách
mạng thành công, hai vợ chồng chị đã bán toàn bộ cơ ngơi của mình ở Côn Minh để
về nước. Toàn bộ số vàng thu được chị đựng trong một chiếc valy nhỏ. Về đến Hà
Nội chị trao toàn bộ cho anh Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, từng là Phó Chủ
Tịch Nhà Nước). Một gia đình đáng quý biết bao. Một sự hy sinh thầm lặng...’’ (11)
Thực ra, đây không phải là trường hợp hiếm hoi. Trong những ngày ấy, vô số
người Việt Nam từ Trung Hoa hay Thái Lan về nước sau cách mạng Tháng Tám
1945 đã cống hiến vàng bạc châu báu và cả máu xương cho những công việc chung
của đất nước, thậm chí còn trực tiếp chăm lo che chở cho những người cộng sản
như Nguyễn lương Bằng, Hồ chí Minh... để cuối cùng bị bạc đãi bỏ rơi, phải sống cơ
cực, muốn trở lại chỗ cũ cũng không còn phương tiện và cũng không được phép ra
đi. Thậm chí có những đại ân nhân của cộng sản đã bị đem ra bắn trong những cuộc
đấu tố như bà Nguyễn Thị Năm là người từng gom sản nghiệp để nuôi dưỡng nhiều
cán bộ cao cấp trong thời bí mật, từng có con đi bộ đội chiến đấu cho đảng.
Như Võ nguyên Giáp luôn thù hận Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phùng thế Tài
luôn gọi người của tổ chức này bằng mấy tiếng Việt gian, phản động. Phùng thế Tài
thuật lại có lần đã đánh lãnh tụ Vũ Hồng Khanh và làm cho các tay em của ông này
khiếp sợ. (12) Nhưng Phùng thế Tài vẫn nhớ lời ‘’Bác khuyên phải gia nhập tổ chức
của phe đối lập, hầu lợi dụng nó mà thu phục quần chúng’’ và nhớ lại một chuyện:
‘’Anh Bình báo cáo với Bác là cơ sở Đảng tốt, kiều bào vẫn hướng về Hội Giải
90 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Phóng...Về tình hình Quốc Dân Đảng, lập mặt trận Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh,
Vân Nam phân hội, để tranh giành quần chúng với ta, nhưng các anh không vào hội
ấy, để dứt khoát phản đối chúng. Bác nhận định ngay: ‘’Không vào là sai rồi. Tại sao
không vào ? Chúng mở cửa cho ta vào nắm quần chúng, sao ta lại quay đi ? Chúng
mở được hội, thì chúng có khả năng triệu tập quần chúng. Ta phải lợi dụng khả năng
ấy. Phải vào mà biến tổ chức địch thành tổ chức ta.’’ (13)
Nhiều lần tác giả thuật lại các lãnh đạo luôn căn dặn phải chú trọng đến công
tác tuyên truyền vận động quần chúng. ‘’Đồng chí Vũ Anh dặn tôi, nhiệm vụ chính là
võ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở đảng.’’ (14) Và: ‘’Bác ân cần dạy bảo tôi...việc
xây dựng các đội du kích, các tổ tuyên truyền xung phong trong nội thành.’’ (15)
Có thể nói không một cán bộ cộng sản nào không nhớ lời khuyên cần chú
trọng đến công tác tuyên truyền và cũng không một tác giả cộng sản nào che giấu
được ảnh hưởng những luận điệu tuyên truyền về lãnh tụ của mình. Hết thẩy những
cuốn hồi ký của các nhân vật như Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng, Trường Chinh,
Văn tiến Dũng...đều hiển hiện là những tập tài liệu tuyên truyền đề cao lãnh tụ Hồ chí
Minh vì hai lý lẽ đó. Xu hướng tuyên truyền như nằm sẵn trong huyết quản của họ,
như một thứ tiềm thức nên ngay cả khi họ không cố ý tuyên truyền mà chỉ viết theo
cảm nghĩ hay tập quán thì những điều họ viết ra cũng không thoát khỏi tính chất đề
cao các lãnh tụ và lý tưởng cộng sản. Phải nhìn nhận đây là một thành công đáng sợ
của việc đào tạo cán bộ mà các tổ chức cộng sản đã đạt được. Và, đây cũng chính
là một trong những lý do quan trọng nhất lý giải sự thành công của cộng sản về mặt
đấu tranh chính trị.
Mức độ tột cùng của kỹ thuật tuyên truyền và tác động sâu đậm của tuyên
truyền gần như hiển hiện đầy đủ qua chỉ vài mẩu chuyện của Phùng thế Tài. Phùng
thế Tài kể lại vào dịp 3 viên phi công bị chết ông cùng một người tới báo cáo với Hồ
chí Minh và khi ra về bỗng sực nhớ ra thái độ bất thường của lãnh tụ.
‘’Khi xe ra khỏi cổng đỏ, tôi và đồng chí Tính mới phát hiện ra một điều là
trong cuộc gặp hôm nay Bác không mời thuốc chúng tôi. Bản thân Bác cũng không
hút thuốc...Như vậy đủ biết Bác đau buồn đến mức nào khi được tin ba chiến sĩ
không quân hy sinh cùng trong trận đánh. Đó là tấm lòng nhân ái bao la của vị tổng
tư lệnh tối cao…
Nhớ năm 1947, khi nghe người con trai của Bác Sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh
trong chiến đấu. Bác đã viết thư cho Bác Sĩ Vũ Đình Tụng với những lời chia buồn
thống thiết: ‘’Tôi được báo cáo rằng con ngài đã oanh liệt hy sinh cho tổ quốc. Ngài
biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình
của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì như
tôi đứt một đoạn ruột.’’ (16)
Dù biết chắc đó chỉ là những xảo ngôn vô nghĩa nhưng vẫn phải nhìn nhận đó
là những lời lẽ rất dễ gây xúc động với không ít người nghe. Cho nên cũng phải
thẳng thắn xác nhận rằng Hồ chí Minh là con người đã đạt trình độ đáng kể trong
lãnh vực thu phục nhân tâm. Hồ chí Minh đã biến nhiều kẻ đầu đường xó chợ thành
thủ hạ ở cấp lãnh đạo mà trường hợp Thượng Tướng Phùng thế Tài là một. Câu
phát biểu sau đây có thể đặt vào miệng nhiều người chứ không phải chỉ có một mình
‘’thằng Thụ’’: (17) ‘’Bác đã từng bước dẫn dắt tôi, từ một đứa trẻ lang thang, thất học,
tính tình ngổ ngáo, trở thành một sĩ quan cấp tướng...Những điều kỳ diệu này sẽ dễ
hiểu nếu chúng ta đặt nó trong sự kỳ diệu Hồ chí Minh. Hồ chí Minh là người đem
chủ nghĩa Mác-Lê-nin về làm thay đổi cả một dân tộc...’’ (18)
Điều đáng sợ mà Hồ chí Minh đạt được là đã khiến những kẻ đó tin vào lời nói
đến mức không còn thấy thực tế trước mắt. Phùng thế Tài nhắc đến khả năng thay
đổi cả một dân tộc như sự kỳ diệu của chủ nghĩa Mác-Lê, của cá nhân lãnh tụ Hồ chí
91 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Minh và ngưỡng mộ đến nỗi không thể biết rằng cái sự kỳ diệu ấy đang tạo ra cảnh
sống như thế nào cho tất cả dân tộc, ngay cả khi bên tai họ đang vang lên lời than
oán của một người đứng chung hàng ngũ, một người từng là đảng viên cộng sản,
từng nhiều năm lăn mình vào cuộc chiến do Bác và đảng lãnh đạo, từng có một cái
tên không xa lạ như Dương thu Hương đã nói về đời sống của cả dân tộc do cái sự
kỳ diệu ấy mang lại: ‘’Xã hội miền Bắc chỉ là một xã hội man rợ.’’
CHÚ THÍCH
01.- Cấp bậc giữa Trung Tướng và Đại Tướng của quân đội cộng sản Việt
Nam.
02.- Ý nói tổ chức đội phòng không chống máy bay Mỹ đánh Hà Nội. Hồ chí Minh
từng nói: Hà Nội không có đội phòng không như nhà không có nóc.
03.- Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên. Võ nguyên Giáp
04-05-06-07-08-09-10-11.- Sách đã dẫn, trang 60, 66, 68, 172, 114, 113, 109,
88
12-13-14-15-16-18.- Sách đã dẫn, trang 79, 76, 100, 137, 179, 236
17.- Tên tác giả khi còn nhỏ.

 

CHƯƠNG XII
NGUYỄN KHẮC HUYÊN
và Vision accomplished ?
Năm 1971 khi phát hành cuốn sách, nhà xuất bản Mac Millan, New York cho
biết tác giả tốt nghiệp Tiến Sĩ Đại Học Minnesota và đang là Trưởng Khoa Chính Trị
Học Trường Cao Đẳng Saint Catherine, Thành Phố Saint Paul, Tiểu Bang
Minnesota. Đây có lẽ là tác phẩm đầu tiên về Hồ chí Minh bằng tiếng Anh do một
người Việt Nam không cộng sản viết, được tự điển Bách Khoa Americana trưng dẫn.
Giáo Sư Nguyễn khắc Huyên chỉ sống dưới chế độ cộng sản bảy năm. Ông không
tán thành chế độ nhưng thán phục Hồ chí Minh về tài lãnh đạo. Đó là lý do ông viết
cuốn tiểu sử được coi là ‘’cuốn tiểu sử chính trị có uy tín đầu tiên được viết bởi một
người Việt Nam.’’
Nhan đề đầy đủ của sách là Vision accomplished ? The enigma of Ho Chi
Minh – Mộng ước đã đạt ? Bí ẩn về Hồ Chí Minh. Sách dầy 380 trang khổ lớn gồm
9 chương: Nhà cách mạng trẻ, cán bộ cộng sản quốc tế, kiến trúc sư cách mạng
cộng sản, chủ tịch nước cộng hòa non trẻ. Nhà Ngoại Giao. Hồ chủ tịch chống Pháp.
Hồ chủ tịch chống Mỹ. Đồng chí ở giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Cái chết của nhà
cách mạng.
Trong phần thư mục, tác giả nêu 50 tác giả được trích dẫn, trong số có cuốn
sách của Hồ chí Minh và bộ Hồ Chí Minh tuyển tập, 2 cuốn của Lê Duẩn, 3 cuốn
của Trường Chính, 3 cuốn của Võ nguyên Giáp, 1 cuốn của Phạm văn Đồng, 2 cuốn
của Trần dân Tiên, 1 cuốn của Nguyễn lương Bằng viết chung với Võ nguyên Giáp,
1 cuốn của Lê thành Khôi và 2 cuốn của Hoàng Văn Chí, tác giả duy nhất thuộc phía
người Việt quốc gia.
Phía tác giả ngoại quốc cũng gồm phần lớn tác giả có xu hướng cộng sản
như Wilfred G. Burchett hoặc ủng hộ cuộc kháng chiến do cộng sản lãnh đạo như
Joseph Buttinger, Bernard Fall...và Jean Lacouture là tác giả gần như được trích dẫn
bởi hết thẩy những người viết tiểu sử Hồ chí Minh.
Trong lời tựa, tác giả đã nêu rõ nhận định của mình: ‘’Ông ta là người cương
quyết có sẵn kế hoạch từ trước, một nhà cách mạng dân tộc hiến thân để bành
trướng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương.’’ Tác giả cho rằng Hồ chí Minh ‘’đã khéo
léo lợi dụng sự thiếu kiên nhẫn của Tây phương và lòng yêu nước của dân tộc Việt
Nam để thành công vẻ vang’’. (1)
92 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bài mở đầu trích dẫn nhiều lời tâng bốc cùng tột của các tác giả vốn là thủ hạ
Hồ chí Minh, nhưng tác giả vẫn phát biểu: ‘’Ông ta cũng là bác Hồ già cai trị với nắm
tay sắt, cũng là người vì quốc gia mà tiêu diệt nửa triệu những đứa cháu cứng đầu
trong cải cách ruộng đất’’. (2)
Cuối cùng, tác giả trách nước Pháp đã giúp Hồ chí Minh bằng cách không
đếm xỉa đến ước muốn độc lập của nhân dân Việt Nam.
Chương 1, tác giả thuật lại năm 1946 Hồ chí Minh không dám tiếp anh ruột,
lấy cớ giữ bí mật, bà Thanh (chị ông Hồ) cũng chẳng bao giờ được gặp em khi đã là
chủ tịch nước. (3) Tác giả còn thuật lại Nguyễn tất Thành có lần từ Paris về Sài Gòn
tìm cha nhưng bị ông này đuổi đánh vì trái lời khuyên hãy theo đường lối của Phan
Chu Trinh. Theo tác giả, hai cha con có hai đường lối khác nhau và ‘’có lẽ đó là
nguồn gốc việc ông Hồ từ bỏ gia đình.’’ (4) Tác giả cũng ghi nhận Hồ chí Minh từng
có vợ trong thời gian ở Hoa Nam nhưng không nêu rõ chi tiết mà chỉ ghi dẫn theo tác
phẩm Không có hòa bình cho Á Châu của Harold Isaacs. (5)
Về cách hoạt động khi ở Hoa Nam, tác giả diễn tả Hồ chí Minh đã áp dụng kỷ luật
thép đối với các đảng viên, bất kỳ ai không trung thành đều bị Hồ trao tên cho mật
thám Pháp bắt. Theo tác giả, cách đó rất hữu hiệu. Rồi tác giả thuật lại chi tiết
chuyện Hồ chí Minh bán cụ Phan Bội Châu lấy 150 ngàn đồng và nêu thêm 3 lý do
mà sau này Hồ chí Minh đưa ra để bào chữa. Ba lý do đó là:
- Loại đối thủ
- Lấy tiền gây cơ sở
- Thúc đẩy sự căm hận người Pháp trong nhân dân.
Tác giả nêu sự việc này theo tài liệu của P. J. Honey (North Việt Nam Today,
New York, Praeger, 1962, trang 4) và LAO Trinh Nhất. (6)
Chương 2, tác giả viết như Bernard Fall từng khẳng định trong Ho Chi Minh
on Revolution: ‘’Với tư cách chuyên viên về các vấn đề thuộc địa, Hồ được phái đi
Mạc Tư Khoa dự đại hội 4 Đệ Tam Quốc Tế từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1922 và
được gặp Lênin, Stalin, Trotsky, Bukharin’’. (7) Theo tác giả, qua liên hệ của Hồ chí
Minh với Đệ Tam Quốc Tế, đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức này trợ cấp hàng
tháng số tiền khoảng 1.250 Mỹ Kim, nhưng phải chịu sự kiểm soát của đảng cộng
sản Pháp. Tác giả cũng cho rằng Hồ chí Minh chịu trách nhiệm về những thất bại
trong các ‘’Xô Viết’’ ở Việt Nam năm 1931 nên bị gọi về Nga học tập lại và lần này,
học tại trường cách mạng Lênin.
Tác giả theo tài liệu của các tác giả cộng sản Việt Nam nói Hồ chí Minh lập
Mặt Trận Việt Minh tức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tại Pác Bó năm 1941 (8)
nhưng nhận định việc lập Mặt Trận Việt Minh không do sáng kiến của Hồ chí Minh
mà do lệnh của Đệ Tam Quốc Tế chỉ thị các đảng cộng sản phải đưa vào tổ chức
của mình càng nhiều phần tử quốc gia, càng nhiều tổ chức xã hội càng tốt.
Tác giả cũng ghi nhận là thời gian ở Pac Bó, Hồ chí Minh đã chăm chỉ dịch
lịch sử đảng cộng sản Liên Xô, binh pháp Tôn Tử, trước tác về chiến lược chiến
thuật du kích của Trung Quốc và Pháp. Về cung cách Hồ chí Minh hành sử, tác giả
viết: ‘’Nhằm theo đuổi các mục tiêu của mình người cộng sản chai đá này không
dừng lại bất cứ điều gì, đã tuần tự hợp tác hay đề nghị hợp tác với cả mật thám
Pháp, cảnh sát Anh, Quốc Dân Đảng Trung Hoa, rồi cơ quan tình báo Mỹ.’’ (9)
Tác giả nhận định sự kiện Anh-Mỹ tiếp tế vũ khí tiền bạc cho Việt Minh chẳng
đáng là bao nhưng rất có tác dụng tuyên truyền, vì nó chứng tỏ cho nhân dân trong
nước thấy Việt Minh được sự ủng hộ của Đồng Minh, đây chính là điều một cán bộ
cộng sản cần phải có để kêu gọi nhân dân nghe theo. Nhìn rõ sự quan trọng của
công tác tuyên truyền trong mọi hoạt động của cộng sản, tác giả đã trích lời Hồ chí
Minh nhân ngày thành lập đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân: ‘’Đơn vị vũ
93 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trang tuyên truyền giải phóng’’ chứng tỏ bằng chính danh xưng của nó rằng cần phải
đặt công tác chính trị bên trên công tác quân sự. Đây là đơn vị tuyên truyền...’’
Hoạt động tuyên truyền mà Hồ chí Minh thể hiện không chỉ gói trong nỗ lực
tạo cho mình những cái mình không có mà còn tích cực gán cho mọi đối thủ những
cái thực sự đối thủ không có. Dẫn chứng cho cung cách này, tác giả trưng nguyên
văn bức thư Hồ chí Minh viết cho Trung Úy John tố cáo (với Mỹ và Pháp) rằng Đảng
Đại Việt chủ trương khủng bố chống Pháp! Trong thư Hồ chí Minh cũng xin Hoa Kỳ
thông báo cho phe Đồng Minh biết là ‘’Chúng tôi đã đứng về phía Đồng Minh chống
Nhật...’’ (10)
Tác giả phân tích về lá thư: ‘’Chiến dịch khủng bố của Đại Việt chỉ có trong trí
tưởng tượng của ông Hồ. Đã rõ con người xảo quyệt này cố làm cho người Pháp và
hy vọng cả người Mỹ chống Đại Việt để dùng họ loại trừ những phần tử quốc gia
đang tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh. Đồng thời cũng đổ lên đầu các đối thủ
của mình những cuộc tấn công mà Việt Minh đang toan tính sẽ làm để chống Pháp’’
Không chỉ vu cáo để đẩy đối thủ vào thế bị mọi phía thù nghịch mà còn trực
tiếp hãm hại đối thủ bằng mọi cách là thủ đoạn của Hồ chí Minh. Tác giả cho biết
‘’với sự chấp thuận của ông Hồ (with Hồ’s approval...), Trần Văn Giầu đã ra lệnh thủ
tiêu Tạ Thu Thâu sau khi đi kinh lý với Hồ chí Minh và từ Quảng Ngãi trở về Sài
Gòn.’’ (11)
Hành sự hiểm ác và chủ trương độc tôn, loại trừ mọi phần tử khác chính kiến
đã đặt Hồ chí Minh vào thế khó khăn do phản ứng từ phía các đoàn thể quốc gia và
cả phía đồng minh khiến Hồ chí Minh phải tuyên bố giải tán đảng cộng sản ngày
11.11.1945. Tác giả cho biết đây cũng chỉ là một thủ đoạn của Hồ chí Minh và dẫn
lời Trường Chinh xác nhận đảng này vẫn tiếp tục hoạt động bí mật. Dù vậy, Hồ chí
Minh vẫn không dành được sự ủng hộ của Mỹ vì ‘’sau thời gian đầu không rõ ràng,
càng ngày Hoa Thịnh Đốn càng biết liên hệ của Hồ với cộng sản nên đã chỉ thị cho
người của họ ở Bắc Việt biết chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là giữ lập trường
trung lập và không chống việc Pháp trở lại Đông Dương.’’ (12)
Vào thời điểm đó, Liên Xô đang muốn kéo dài sự hòa hoãn với Pháp và lưu
tâm nhiều hơn tới việc bành trướng ảnh hưởng tại Đông Âu nên Hồ chí Minh không
thể nhận được sự yểm trợ tích cực trên trường quốc tế.
Trong khung cảnh chung đó, Đô Đốc D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp tại Đông
Dương khi tới Sài Gòn ngày 31.10.1945 đã tỏ thái độ phủ nhận tính cách đại diện
cho Việt Nam của Hồ chí Minh. Tác giả viết về D’Argenlieu: ‘’...Ông ta chỉ nghe mấy
tay hành chánh và thực dân Pháp muốn nước Pháp chỉ thương lượng với Bảo Đại và
nhóm quan lại trí thức’’. Theo tác giả, D’Argenlieu còn muốn đưa Bảo Long lên làm
Hoàng Đế và để Nam Phương Hoàng Hậu nhiếp chính. Nhưng bà này không đồng ý.
(13) Tác giả diễn tả mức khó khăn căng thẳng đã khiến có lúc Hồ chí Minh phải đến
tận nơi cư ngụ của Cố Vấn Vĩnh Thụy (ngày 23.2.1946) xin Cựu Hoàng thay ông ta
làm Chủ Tịch điều khiển chính phủ, còn ông ta làm Cố Vấn cho Cựu Hoàng để làm
dịu sự chống đối của đồng minh, Pháp và cả phe quốc gia vì họ thấy ông ta quá đỏ.
Tuy vẫn nói Hồ chí Minh là người của Đệ Tam Quốc Tế và là con người thủ
đoạn, nhưng tác giả tiếp tục khẳng định ‘’cần nhấn mạnh một lần nữa rằng ông Hồ
không chỉ là một người Mác-xít dấn thân mà còn là một người yêu nước nồng nàn-an
ardent nationalist.’’ (14)
Lời khẳng định trên cũng lý giải sự ngưỡng mộ mà tác giả dành cho Hồ chí
Minh qua mô tả về những tính cách của nhân vật này. Tác giả gọi Hồ chí Minh là
người khách quyến rũ- The charming visitor (15), dùng làm tiêu đề một đoạn sách nói
về hội nghị Fontainebleau và nhắc tới một sự việc hoàn toàn bất thường trong
trường hợp ký kết thỏa ước Modus Vivendi: ‘’Sau một ngày suy nghĩ và tính toán, Hồ
94 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
quyết định ký. Sợ Moutet hoặc chính ông ta sẽ đổi ý, nhà cách mạng lão thành bất
chấp nghi lễ, đi thẳng tới phòng ngủ của vị bộ trưởng đòi ký ngay cho bằng được bản
thỏa ước.’’ (16)
Bản thỏa ước là một thất bại vì chỉ nhắm vớt vát thể diện cho Hồ chí Minh khỏi
phải tay không về nước, nhưng một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đã được phát
động ở trong nước để khi Hồ chí Minh về tới bến cảng Hải Phòng thì ‘’những tiếng
hoan hô ‘’Hồ chủ tịch muôn năm’’ vang dội như sấm giữa đám quần chúng đón tiếp
làm ông gần mất thăng bằng’’. (17) Tác giả nhìn nhận một lần nữa, tuyên truyền đã
biến một thất bại thành chiến thắng.
Mở đầu chương 6, tác giả viết: ‘’Chiến tranh bùng nổ có tác dụng tức khắc là
quy tụ người Việt xung quanh Hồ chí Minh. Nhiều người trước kia từng cáo buộc ông
bán đứng tổ quốc cho Pháp, nay xem ra sẵn sàng chấp nhận luận cứ của ông rằng
ký kết thỏa ước với Pháp (tại Paris) chỉ là một trong những cố gắng tuyệt vọng của
ông để tránh chiến tranh... Pháp từ chối thừa nhận khát vọng độc lập của người Việt
khiến cho người quốc gia không thể tách rời cộng sản trong một cuộc chiến trong đó
những nhu cầu cấp bách của chủ nghĩa dân tộc là quan trọng hơn cả.’’ (18)
Nếu bỏ qua việc cứu xét nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến và bỏ qua chủ
trương loại trừ người quốc gia để giữ độc quyền lãnh đạo của Hồ chí Minh thì nhận
định trên có vẻ hợp lý phần nào. Nhưng chính tác giả đã nêu rõ thái độ lúc đó của
chính giới Pháp: ‘’Trừ đảng cộng sản, tất cả đảng phái Pháp đều chống việc thương
thuyết với chính quyền Việt Minh vì cớ Việt Minh bị chi phối nặng nề bởi những phần
tử cộng sản cực đoan, và do đó không có tư cách gì nhân danh nhân dân Việt Nam.’’
(19)
Ngày 1.4.1947, Cao Ủy Bollaert tới Sài Gòn để thực hiện chính sách mới,
‘’một giai đoạn xây dựng’’, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí ở Sài Gòn và phong tỏa Hải
Phòng, Hà Nội đồng thời tuyên bố ‘’Nước Pháp không thể thương thuyết với Việt
Minh, vì nó bị chi phối bởi cộng sản là bộ phận nhỏ của phong trào yêu nước’’. (20)
Hồ chí Minh cố xoa dịu Pháp đồng thời để ngăn chặn tình trạng ‘’quần chúng
quy tụ sau lưng những nhóm ủng hộ Bảo Đại, lúc ấy xem ra thành công hơn trong
việc làm cho Pháp nhượng bộ’’, đã tuyên bố cải tổ chính phủ ngày 19.7.1947.
Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp...từng tỏ ra quá cứng rắn trong các hội nghị
Fontainebleau và Đà Lạt được thay bằng Tạ Quang Bửu, Phan Kế Toại...Hồ chí
Minh cố tỏ ra chính phủ do mình lãnh đạo không phải hoàn toàn cộng sản.
Nhưng người Pháp vẫn không chịu thương lượng bởi lẽ không thể che lấp
được tính chất giả dối của thủ đoạn này vì chính phủ vẫn hoàn toàn do cộng sản
điều khiển. (21) Cải tổ không thành công, Hồ chí Minh tiếp tục con đường quen cũ:
‘’Để ngăn ngừa một chính phủ chống cộng thành lập, Hồ dùng tới chiến lược cố hữu
của ông ta: Thủ tiêu đối thủ. Cuối tháng 10, Bác Sĩ Trương Đình Tri và Nguyễn Văn
Sâm bị thủ hạ Hồ ám sát. Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân bị xử tử khiếm diện’’. (22)
Trong khi đó, Hồ chí Minh tiếp tục cố tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: ‘’Ngày
22.11.1947, từ rừng sâu chính phủ Việt Minh nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc,
hứa tôn trọng hiến chương Liên Hiệp Quốc và làm tròn nghĩa vụ của một hội viên.
Nhưng đơn không có hồi âm’’. (23)
Dù vậy, các nỗ lực cũng đem lại kết quả là Hoàng Thân Bửu Hội, nhà bác học
duy nhất của Việt Nam lúc ấy, nhân danh Hoàng Tộc khuyên Pháp nên điều đình với
chính phủ Hồ chí Minh và Hoàng Thân Ưng Úy, thân sinh của Nhà Bác Học Bửu Hội,
ra vùng kháng chiến với Việt Minh.
Tháng 1.1949, khi Trung Cộng chiếm được Bắc Kinh, Pháp bắt đầu lo ngại
khó thể chiến thắng vì Việt Minh chắc chắn được Trung Cộng yểm trợ nên sắp xếp
nhượng bộ Bảo Đại để ngăn cản dân chúng Việt Nam theo Việt Minh. Cả Pháp, Bảo
95 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Đại lẫn Hoa Kỳ đều cố đi tới một hành động chung nhằm mục đích đó và Hiệp ước
Élysée giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại được ký kết ngày
8.3.1949. (24)
Cuối tháng 6.1949, chính phủ Nam Kỳ quốc đệ đơn từ chức và Việt Nam
thống nhất... ‘’Ngô Đình Diệm được mời cầm đầu chính phủ lại từ chối và nhắc lại
rằng ông chỉ tham chính sau khi nguyện vọng của quốc dân được thỏa mãn, hoặc
Việt Nam được hưởng quy chế giống như Ấn Độ và Hồi Quốc trong Liên Hiệp Anh
(Khối Thịnh Vượng Chung). Ông Diệm còn nhấn mạnh, là địa vị tốt nhất phải dành
cho những người xứng đáng nhất của xứ sở, những thành viên của kháng chiến’’
(25)
Ngày 13.1.1951, Việt Minh đưa 2 sư đoàn 318 và 312 tấn công đồn Vĩnh Yên.
Thua với 6.000 chết 600 bị bắt. Ngày 23.3.1951 lại tấn công Mạo Khê, cũng thua
4.00 chết gần 3.000 bị thương. Ngày 29.5.1951, 3 sư đoàn 304, 308, 320 đánh một
loạt trận dọc sông Đáy. Lại thua. Thương vong tổng cộng một phần ba quân số. Kể
cả 1000 bị bắt sống. Tác giả cho biết người chịu trách nhiệm điều khiển các trận thí
quân theo chiến thuật biển người này không phải Võ nguyên Giáp mà là tổng bộ Việt
Minh do Hồ chí Minh đứng đầu. (26) Riêng số thương vong đôi bên tại trận Điện
Biên Phủ, theo tác giả ghi, phe thắng 23.000 thương vong trong đó 8.000 bị chết còn
bên thua 7.184 chết, 11.000 bị thương và bị bắt (27) .
Về hòa đàm Genève, tác giả cho biết chính Phạm văn Đồng, trưởng đoàn Việt
Minh nêu ý kiến trao đổi lãnh thổ, tức chia cắt Việt Nam làm hai: ‘’Trong cuộc mật
đàm giữa phái đoàn Việt Minh và Pháp, Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Phòng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Tướng Pháp Delteil yêu cầu nói rõ mấy lời tuyên
bố của Phạm Văn Đồng ngày 25 tháng 5, cụ thể là thuật ngữ ‘’trao đổi lãnh thổ’’. Bửu
giải thích, điều đó ngụ ý sự chia cắt tạm thời Việt Nam và sẽ tổng tuyển cử thống
nhất sau.’’ (28)
Trong chương về liên hệ giữa Hồ chí Minh với Mỹ, tác giả dẫn nguyên văn lời
tuyên bố của Võ nguyên Giáp, Bộ Trưởng Nội Vụ đọc ngày 2.9.1945 trước khi trích
lời tuyên bố của chính Hồ chí Minh nhân dịp kỷ niệm ‘’quốc khánh’’ 9 năm sau vào
2.9.1954. Năm 1945, Võ nguyên Giáp tuyên bố: ‘’Hoa Kỳ không có tham vọng lãnh
thổ nơi đất nước này. Họ đã cống hiến to lớn nhất cho cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt Nam chống kẻ thù phát xít Nhật. Và như vậy Hoa Kỳ vĩ đại là bạn tốt của chúng
ta’’. Và năm 1954, Hồ chí Minh tuyên bố: ‘’Chúng ta phải đoàn kết muôn người như
một để chống những kẻ phá hoại hòa bình là đế quốc Mỹ và tay sai.’’ (29)
Theo tác giả, sau khi Trung Cộng chiếm được Hoa Lục, Hồ chí Minh đã bị áp
lực của thủ hạ gỡ bỏ mặt nạ yêu nước (30), công khai tuyên bố đi theo quốc tế cộng
sản. ‘’Đó là một bước tiến có ý nghĩa, vì mãi cho đến tháng 3 năm 1949 ông Hồ vẫn
còn cực lực bác bỏ luận điệu của những ai tố cáo chính phủ ông là bị cộng sản thống
trị, cho rằng đó hoàn toàn là chuyện bịa đặt của đế quốc Pháp.’’ Có lẽ nhờ sự việc
này ngày 18.1.1950 Trung Cộng công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và 12
ngày sau, 30.1.1950, đến lượt Liên Xô. Từ đó Hồ chí Minh không còn dè dặt mà
công khai đả kích nặng nề ‘’phe’’ thế giới tự do.
Tác giả cũng ghi nhận nhiều bước tiến của miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa,
ca ngợi Ngô Đình Diệm đã cương quyết và thành công trong những năm đầu khiến
Hoa Kỳ lúc trước vẫn nghĩ ông sẽ thất bại phải quay sang ủng hộ triệt để. Thành tựu
của Ngô Đình Diệm khiến Hồ chí Minh lo lắng và riêng năm 1955 đã phái vào Nam
khoảng 6000 cán bộ tập kết để tiến hành chiến tranh du kích. (31) Một kết quả của
nỗ lực này được tác giả ghi lại bằng số người bị cộng sản ám sát ở nông thôn miền
Nam như sau: ‘’Người ta ước lượng có 1.700 viên chức chính phủ (Miền Nam) bị giết
trong năm 1959, và 4.000 trong năm 1960.’’
96 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Ngày 10.9.1960, đảng ra nghị quyết thành lập mặt trận trong Nam và hơn ba
tháng sau, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chính thức thành lập. Về sự việc
này, tác giả viết: ‘’Bất cứ giữ chức vụ gì trong mặt trận, những người không cộng sản
cũng chẳng có vai trò nào có ý nghĩa, mà hoàn toàn chỉ là công cụ của Hà Nội. Huấn
thị của đảng lao động sau đây chứng minh điều đó: ‘’Trong hiện tình miền Nam,
trung ương ủng hộ việc đưa những phần tử này vào mặt trận, không phải vì Đảng sẽ
giao cho họ những trọng trách trong cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, nhưng
chỉ là dùng tài năng và uy tín của họ để xúc tiến cách mạng và làm cho mặt trận
Nhân Dân thêm thanh thế hầu giải phóng miền Nam. Đường lối này chỉ là sách lược
tạm thời của Đảng. Khi cách mạng thành công, sách lược đó sẽ được xét lại. Lúc ấy
Đảng sẽ công khai lãnh đạo cách mạng tại miền Nam Việt Nam.’’ (32)
Tác giả viết tiếp và trưng dẫn thêm một tài liệu về âm mưu của Hà Nội nhắm
khai thác sự nhẹ dạ của một số trí thức miền Nam: ‘’Sự lệ thuộc của Mặt Trận vào
Hà Nội còn được chứng minh hơn nữa bằng sự có mặt trong lòng nó của đảng Nhân
Dân Cách Mạng được thành lập vào tháng 1.1962. Mặc dầu được mô tả như một
đảng Mácxít-Lêninít độc lập, nhưng theo một tài liệu bắt được của cộng sản thì nó
hoàn toàn chỉ là đảng Lao Động, thống nhất từ Bắc tới Nam, dưới sự lãnh đạo của ủy
ban trung ương đảng mà lãnh tụ là Hồ chí Minh.
Tài liệu đó giải thích lập trường của đảng Nhân Dân Cách Mạng như sau:
Nguyên văn: ‘’Về việc thành lập đảng Nhân Dân Cách Mạng ở miền Nam, đó
chỉ là một vấn đề chiến lược, trong đảng với nhau cần được giải thích và nhằm đánh
lừa kẻ thù, cần phải cho nó một bộ mặt bề ngoài như là đảng Lao Động chia rẽ làm
hai nên nó mới ra đời, như vậy kẻ thù không thể dùng nó làm lợi khí tuyên truyền.
Trong đảng, cần phải giải thích rằng, lập nên đảng Nhân Dân Cách Mạng này
nhắm mục đích cô lập Mỹ với chế độ Diệm, và để ngăn không cho chúng tố cáo miền
Bắc chúng ta xâm lăng miền Nam. Đó là cách ủng hộ sự phá hoại hiệp định Genève
của ta, tiến hành kế hoạch xâm chiếm miền Nam đồng thời cho phép Mặt Trận Giải
Phóng tuyển thêm đảng viên và thu phục thiện cảm của các nước không liên kết ở
Đông Nam Á.’’ (33)
Thái độ của Hồ chí Minh đối với những nỗ lực quốc tế muốn giải quyết cuộc
chiến miền Nam bằng đường lối hòa bình cũng được ghi lại là thái độ quyết liệt
chống phá. Nhân dịp khai diễn hội nghị các nước không liên kết, lãnh tụ Nam Tư Titô
đưa sáng kiến vãn hồi hòa bình bằng cách hai bên tham chiến hòa đàm, ‘’Hànội gọi
lời kêu gọi là ‘’hòa bình gian trá và đại bịp’’ do Titô là thứ bồ câu dụng cụ của đế
quốc Mỹ sáng tạo ra.’’ (34) Riêng Hồ chí Minh bác bỏ kế hoạch 3 điểm của Tổng
Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, cho rằng ‘’Liên Hiệp Quốc không có quyền can
thiệp vào vấn đề Việt Nam bằng bất cứ phương cách nào.’’
Chương 8 bàn về liên hệ với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, tác giả cho rằng do
được đào tạo và xu hướng riêng, Hồ chí Minh ‘’có một điểm ấm áp trong tim dành
cho Liên Xô, là đất của Lênin, thần tượng của Hồ’’ nhưng đã khôn khéo đi dây giữa
hai đàn anh. Tác giả chia thời gian nghiêng về bên này hay bên kia của Hồ chí Minh
thành 4 giai đoạn:
- 1949 đến 1956: Ảnh hưởng của Trung Cộng
- 1957 đến giữa1962: Ảnh hưởng của Liên Xô
- Giữa 1962 đến 1964: Ảnh hưởng của Trung Cộng
- 1964 đến 1969: Ảnh hưởng của Liên Xô.
Tác giả phân tập đoàn lãnh tụ cộng sản Việt Nam thành hai nhóm.
Nhóm thân Liên Xô gồm Hồ chí Minh (tuy nhiên về bề ngoài, Hồ chí Minh luôn
cố giữ thế đứng giữa), Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng, Phạm Hùng, Lê thanh
Nghị, Lê Duẩn.
97 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nhóm thân Trung Cộng đứng đầu là Trường Chinh, rồi Nguyễn duy Trinh, Lê
đức Thọ, Nguyễn chí Thanh, Hoàng văn Hoan (tác giả gọi Hoan là chuyên viên
thượng thặng về bang giao quốc tế).
Giữa hai xu hướng này, theo tác giả, Hồ chí Minh cố đứng trung lập với xu
hướng hơi nghiêng về Liên Xô-a slightly pro-Soviet, ‘’neutral’’. Tác giả đưa nhiều sự
kiện lịch sử để chứng minh việc cố giữ thăng bằng thật khó, nhưng nhờ uy tín và tài
tháo vát, Hồ chí Minh đã thành công phần nào. Cụ thể là trường hợp đi dự lễ kỷ niệm
40 năm Cách Mạng Tháng Mười của Nga (1957), Hồ chí Minh đã trì hoãn 2 tháng
mới trở về để đe dọa hai phe tranh chấp trong nội bộ ban lãnh đạo đảng trong nước
là nếu không ngưng tranh chấp, ông ta sẽ ở ngoại quốc vô thời hạn. (35) Mâu
thuẫn giữa Liên Xô và Trung Cộng có lúc căng thẳng, đến độ Trung Cộng tố cáo
Liên Xô đồng lõa với đế quốc Mỹ đã đe dọa phân rẽ ngay trong nội bộ Cộng Đảng
Việt Nam, nhưng cũng lại là cơ hội để Hồ chí Minh khai thác (36)
Đầu phần tổng kết, tác giả tóm tắt nhận định về Hồ chí Minh như sau: ‘’Rõ
ràng Hồ chí Minh là một trong những người cộng sản dấn thân xảo quyệt và tàn bạo
nhất trên thế giới từ trước đến nay. Đồng thời ông ta cũng là nhà ái quốc lớn, mà sự
dấn thân cho cộng sản không làm lu mờ lòng thiết tha yêu tổ quốc.’’ (37)
Nhận định này được đưa ra sau khi đã nghiên cứu khá kỹ về cuộc đời Hồ chí
Minh vẫn có vẻ thiếu am tường về chủ trương căn bản và chiến lược, sách lược của
cộng sản thế giới, đồng thời cũng thiếu hẳn sự đối chiếu với thực tế về những gì mà
Hồ chí Minh từng gây ra cho nhân dân Việt Nam sau khi toàn thắng. Một người tàn
bạo nhất trên thế giới từ trước tới nay không nề hy sinh mạng sống của nhân dân để
đạt mục tiêu chính quyền và khi đã đạt được tất cả lại tiếp tục đày đọa nhân dân
trong kiếp sống cực khổ còn hơn thời thực dân có thể là người yêu nước thiết tha
không ?
Hơn nữa, nơi trang 259, chính tác giả đã ghi nhận có tới 100 ngàn người bị
giết trong cải cách ruộng đất gồm nhiều người từng anh dũng kháng chiến chống
Pháp. ‘’Theo luật kẻ bị án chết có thể xin chủ tịch ân xá. Nhưng ông (Hồ) không hề
động một ngón tay để ân xá cho bất cứ kẻ nào trong số các đứa cháu ngoan của
‘’Bác’’.
Nơi trang 260, tác giả còn trưng dẫn lời tuyên bố của Võ nguyên Giáp về cải
cách ruộng đất, một chính sách do chính Hồ chí Minh chủ trương với trọn vẹn tính
tàn ác man rợ mà ngay một thủ hạ thân tín nhất cũng không giấu nổi cảm giác ghê
rợn: ‘’Chúng ta đã giết quá nhiều người lương thiện....và chỗ nào cũng thấy địch và
dùng tới khủng bố tràn lan...Khi chỉnh đảng chúng ta quá chú trọng tới giai cấp xã hội
thay vì chỉ căn cứ vào khả năng chính trị mà thôi. Thay vì lấy giáo dục làm chính, ta
chỉ dùng tới những biện pháp tổ chức như phạt kỷ luật, khai trừ, xử tử, giải tán tổ
chức chi nhánh đảng hay những chi bộ đảng. Tệ hơn nữa, tra tấn được coi như việc
bình thường trong thời gian chỉnh đốn tổ chức đảng.’’
Một người chỉ mang ‘’mặt nạ yêu nước’’ như một thủ đoạn lường gạt xảo trá
và thẳng tay tàn sát đồng bào để củng cố quyền lực cho bản thân mà được tôn xưng
là nhà ái quốc lớn mà sự dấn thân cho cộng sản không làm lu mờ lòng thiết tha yêu
tổ quốc e rằng chỉ là cách tôn xưng mang đậm dấu ấn của những ảnh hưởng tuyên
truyền đã được lập lại liên tục mấy chục năm qua.
CHÚ THÍCH
01-02-03-04.- Sách đã dẫn, trang XI, XV, 5, 8
05.- Harold Isaacs phóng viên báo Newsweek cho biết trong cuộc gặp gỡ với
Hồ chí Minh tại nhà một Giáo Sư Việt Nam ở Hà Nội năm 1945, đã được nghe Hồ
chí Minh tâm sự rằng từng có vợ. Isaacs ghi lại chuyện này nơi trang 164 của tác
phẩm Không có hòa bình cho Á Châu.
98 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
06.- Có thể ghi sai ĐÀO Trinh Nhất thành LAO Trinh Nhất chăng ?
07-09.- Sách đã dẫn, trang 22, 67
08.- Trên thực tế, Hồ chí Minh tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh
Hội của Hồ Học Lãm tại Hoa Nam từ 1940 để mượn danh hiệu này và việc lập Mặt
Trận Việt Minh năm 1941 tại Pac Bó chỉ là bước đi cuối cùng sang đoạt danh hiệu
trên mà thôi.
10.- Tài liệu trích từ Lost Revolution của Robert Shaplen, trang 29-300
11-12-13-14-15-17-18.- Sách đã dẫn, trang 93, 113, 117, 134, 144, 160, 176
16.- Bộ Trưởng Moutet thuộc đảng Xã Hội Pháp là người quen thân với Hồ
chí Minh tại Paris từ những năm 1919-1920.
19-20-21-22-23-24.- Sách đã dẫn, trang 181, 184, 190, 200, 208, 210
25.- Sách đã dẫn, trang 212. Tác giả ghi theo báo Écho du Việt Nam, ngày
16.6.1949.
26.- Sách đã dẫn, trang 219. Nguyên văn: ‘’Giáp did not take decision alone, it
was the Tong Bo, or more specifically, Ho Chi Minh, that was in charge of the war’’.
27-28-29-31.- Sách đã dẫn, trang 230, 236, 251, 256
30.- Sách đã dẫn, trang 252. Tác giả nói gỡ bỏ ‘’mặt nạ yêu nước’’ cho thấy
chuyện yêu nước của Hồ chí Minh chỉ là giả dối và gần như đã bác bỏ một nhận định
của chính mình rằng ông Hồ là người yêu nước nồng nàn-an ardent nationalist.
32.- Sách đã dẫn, trang262-263. Trích tài liệu cộng sản tịch thu được ghi trong
Mối đe dọa hòa bình, phụ lục P, trang 96-97
33.- Sách đã dẫn, trang 264. Trích từ tài liệu của bộ ngoại giao Mỹ: Sự xâm
lược của miền Bắc: Hồ sơ Chiến dịch xâm chiếm miền Nam của Bắc Việt,
Washington DC, 1965, phụ lục G, trang 57
34-35.- Sách đã dẫn, trang 266-267, 283
36.- Sách đã dẫn, trang 303. Theo tạp chí Tam Cá Nguyệt Trung Quốc tháng
7-9, 1966 trang 217-218. Tác giả nói trong trường hợp này, Hồ chí Minh đã tỏ ra là
‘’ngư ông đắc lợi’’, nhờ biết lúc ‘’nước đục thả câu’’.
37.- Xin xem chú thích 30 để so sánh. Tác giả mâu thuẫn trầm trọng khi ở trên
viết đàn em làm áp lực bắt buộc GỠ BỎ MẶT NẠ YÊU NƯỚC, rồi trang 252 lại viết
ÔNG HỒ LÀ NHÀ ÁI QUỐC LỚN...THIẾT THA YÊU NƯỚC!


 


CHƯƠNG XIII
NHÓM ĐƯỜNG MỚI
và HCM, sự thật về thân thế và sự nghiệp


Năm 1990, nhà xuất bản Nam Á ở Paris phát hành cuốn Hồ Chí Minh, Sự
thật về thân thế và sự nghiệp do 9 tác giả đồng soạn, trong đó có 6 người Việt, 2
người Pháp, một người Mỹ. Cuốn sách được viết và dịch ra 3 thứ tiếng Anh, Pháp,
Việt xuất hiện vào lúc tổ chức Văn Hóa Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) dự
tính vinh danh Hồ chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông ta.
Hai tác giả người Pháp là Olivier Todd và Jean-Francois Revel từng có mặt
trong số nhà văn và triết gia ngoại quốc đã can thiệp để UNESCO hủy bỏ ý định. Vì
vậy UNESCO chỉ cho cộng sản Việt Nam mượn trụ sở để tổ chức văn nghệ nhưng
không được nhắc tới ngày sinh của Hồ chí Minh.
7 tác giả còn lại gồm:
- Ralph B. Smith, Giáo Sư Sử Học Á Đông tại Trường School of Oriental and
African Studies (Viện nghiên cứu Á Phi) thuộc Đại Học Luân Đôn.
- Bùi Xuân Quang, chủ biên, nhà văn, đạo diễn điện ảnh, là người cùng
Nguyễn Thế Anh và Huỳnh Bá Yết Dương sáng lập nhóm nghiên cứu và tập san
Đường Mới.
99 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
- Nguyễn Thế Anh từng là Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, Giáo Sư Đại Học
Văn Khoa Sài Gòn, Giáo Sư thỉnh giảng Đại Học Harvard, Giám Đốc CNRS (Trung
Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học, Paris) và là một Sử Gia có uy tín trong giới sử
học quốc tế.
- Tôn Thất Thiện, từng là Giáo Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Đại
Học Vạn Hạnh, Tổng Trưởng Thông Tin Việt Nam Cộng Hòa, Giáo Sư Đại Học
Québec tại Trois Rivières, từng được trao tặng Giải Thưởng Quốc Tế Về Báo Chí
(Giải MacSaysay, mang tên Tổng Thống Phi Luật Tân ) vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Việt Nam.
- Lâm Thanh Liêm, nguyên Giáo Sư và Trưởng Ban Địa Lý Đại Học Văn khoa
Sài Gòn, chuyên gia nghiên cứu CNRS, tác giả nhiều sách về chuyên môn và lịch
sử, trong đó có cuốn Từ Sài Gòn đến thành phố Hồ Chí Minh, viết chung với
Gustave D. Meillon.
- Đinh Trọng Hiếu, chuyên gia nghiên cứu CNRS, Giảng Sư Đại Học Paris VII,
từng có thời viết cho tập san Đoàn Kết thân cộng.
- Đằng Phương, Nguyễn Ngọc Huy, nguyên Giáo Sư Học Viện Quốc Gia
Hành Chánh Sài Gòn, nguyên chuyên gia khảo cứu tại Đại Học Harvard, Tổng Thư
Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.
Cuốn sách là tập hợp những bài viết của 9 tác giả nói trên, mỗi tác giả một
bài.
Trong Lời Nhà Xuất Bản, Mai Trung viết rằng các dân tộc Đông Âu đã ném
chủ nghĩa cộng sản vào ‘’thùng rác lịch sử’’.
Trong lời mở đầu, Vấn đề Hồ chí Minh, Bùi Xuân Quang viết: ‘’Đời của lãnh tụ
cộng sản Hồ chí Minh hoàn toàn giả tạo từ ngày sinh cho đến ngày ông mất….Trong
tinh thần đi tìm sự thật, công bằng và nhân ái, chúng ta phải đặt ông Hồ chí Minh vào
đúng chỗ của ông: Một người đã hoàn toàn sai lầm và phải chịu trách nhiệm với dân
tộc, với đất nước.’’ (1)
Bài thứ nhất, Hồ Chí Minh: Lòng yêu nước bị chuyển hướng của Jean-
Francois Revel, Triết Gia, Nhà Văn và Nhà Báo, phụ trách mục xã luận các tuần báo
Le Point, Giornale và đài Europe I. Tác giả viết: ‘’Đáng lẽ Hồ chí Minh đã là một vị
anh hùng tạo lập một nước Việt Nam tân tiến và dân chủ. Khốn thay, mục tiêu của
ông không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sáp nhập nước này vào quốc
tế cộng sản...Hồ chí Minh là một trong những người thực hiện khắt khe nhất phương
pháp mà chủ nghĩa cộng sản đã dùng suốt thế kỷ 20. Đó là dùng sức mạnh nằm
trong mong muốn tự nhiên của con người như tự do, độc lập, tiến bộ rồi xoay chuyển
sức mạnh đó để phục vụ mục đích trái ngược với mục đích mà những người dân bị
lợi dụng đã ước mong và theo đuổi...Dựa vào lòng ước mơ tự do để nô lệ hóa, đó là
phương pháp của Hồ chí Minh theo đúng phương pháp của Lênin gian ác.’’
Với tư cách một triết gia, một nhà tư tưởng, Revel đưa ra định nghĩa của lịch
sử rồi căn cứ vào đó và dựa trên kết quả những hành động của Hồ chí Minh để đưa
ra lời kết tội, dù chấp nhận trường hợp cho rằng buổi ban đầu đã có ý định hết sức
tốt đẹp: ‘’Lịch sử không phải là kết quả do những ý định của người ta mà là kết quả
do những hành động của họ. Thế thì những kết quả còn đó: Nô lệ, xương máu, chết
chóc và đói khát. Đã trưng dụng cuộc chiến đấu chống thực dân để đưa đến một tình
trạng suy sụp như thế thì chẳng còn cách gì chống chế để chạy tội cả. Trái lại, đây là
một trường hợp phạm tội gia trọng, một vụ đánh cắp, một vụ lừa bịp không hơn
không kém.’’
Bài thứ hai, Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh của Nguyễn Thế Anh.
Theo tác giả, những nghi vấn đầy rẫy trong đời Hồ chí Minh đến nay vẫn chưa được
giải tỏa. Chỉ riêng về năm sinh đã khá rắc rối. Năm 1911, Hồ chí Minh ghi mình sinh
100 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
năm 1892. Một báo cáo khác ghi: Sinh năm1894. Trong chiếu khán thông hành cấp
năm 1923 ghi sinh ngày 15.1.1895. Ngày sinh được coi như chính thức là 19.5.1890.
Về cái tên Nguyễn ái Quốc, tác giả cho rằng ‘’có thể’’ là tên chung của nhiều
người thường lui tới nhà Luật Sư Phan Văn Trường ở số 6 Villa des Gobelins. Và,
Hội Người Việt Nam Yêu Nước không phải do Hồ chí Minh lập nên như ghi trong sử
liệu của cộng sản Việt Nam. Hội này là của hai nhà cách mạng Phan Chu Trinh và
Phan Văn Trường: ‘’Hai chí sĩ họ Phan đã không nề hà dìu dắt những bước đầu của
người thanh niên mà không bao lâu hai ông dành cho độc quyền sử dụng tên
Nguyễn Ái Quốc. Biết rằng công an Pháp theo dõi chặt chẽ hành vi của mình, nên
hai ông còn giao phó cho anh ta vận mệnh Hội Người Việt Nam Yêu Nước, một sự
ủy thác mà các Sử Gia viết tiểu sử Hồ chí Minh lơ đi để lạm gán cho ông ta công lao
lập hội này. Với tư cách tổng thư ký của hội, Nguyễn Ái Quốc được nhận làm hội viên
chi nhánh Pháp của Hội Nhân Quyền và Dân Quyền’’.
Sự việc trên gợi nhắc trường hợp tương tự sau này khi Hồ chí Minh chiếm
dụng danh xưng và danh nghĩa của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt
Minh) của Hồ Học Lãm để rồi biến thành Mặt Trận Việt Minh của ông ta vào năm
1941.
Tác giả nói Hồ chí Minh đã đến Nga ba lần khi chưa làm chủ tịch vào các thời
điểm 1923-1924, 1927-1928, 1934-1938 và phủ nhận tin do Hồ chí Minh bịa rằng
đến Nga lần đầu sau khi Lênin đã chết nên không được gặp. Tác giả khẳng định Hồ
chí Minh đến Nga lần đầu vào tháng 7.1923, dự đại hội Quốc Tế Nông Dân từ ngày
10 đến 15.10 năm ấy. Đó là lúc Liên Xô thay đổi sách lược dành cho nông dân một
vai trò quan trọng mới. Năm sau Hồ chí Minh lại được dự Đại Hội V Đệ Tam Quốc
Tế từ 17.6 đến 8.7.1924 tại Mạc Tư Khoa. Tác giả cho biết thêm: ‘’Đến khi đại hội
chấm dứt, một ủy ban tuyên truyền quốc tế được thành lập, mà trọng trách là tuyên
truyền chủ nghĩa cộng sản tại các nước thuộc địa…Quốc (HCM) được chỉ định gia
nhập ủy ban này, ngang hàng với các ủy viên Pháp: Marcel Cachin, Ấn Độ: M.N.Roy.
Nhật-bản: Sen Katayama. Algérie: Hadjali Abdelkader v.v...’’
Tác giả gắn liền việc Hồ chí Minh đến Nga lần thứ 3 từ 1934-1938 với việc
Liên Xô thay đổi chiến lược, quay ra thân thiện với Anh-Pháp hòng đối phó với Hitler,
chủ trương cần phải liên hệ tốt với họ để ‘’thành lập những mặt trận bình dân, phải
liên kết với các đảng phái dân chủ tư sản để chống chủ nghĩa phát xít’’. Tại đại hội kỳ
7 (cũng là đại hội chót) của Đệ Tam Quốc Tế, Hồ chí Minh tham dự với tư cách đại
diện Bộ Đông Phương. Lê hồng Phong dự với tư cách đại diện của đảng cộng sản
Đông Dương. Nguyễn Thế Anh trưng dẫn cuốn Chính giới Pháp và cách mạng
Việt Nam (tháng 8-12, 1945) của Alain Ruscio để cho rằng ‘’thỏa hiệp 6.3.1946 bao
hàm sự duy trì nước Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp’’. (2)
Tác giả kết luận: ‘’Huyền thoại này (Hồ chí Minh yêu nước) đã giúp nhiều cho
cộng sản Việt Nam được bên ngoài cũng như bên trong ủng hộ. Nhưng nó đã che
lấp sự kiện chính yếu là nhà lãnh tụ cộng sản đã hiến dâng đời ông nhiều nhất cho
sự thắng lợi của quốc tế cộng sản, và ông đã hoạt động cho sự giải phóng xứ sở cốt
là để đưa một cách hữu hiệu nhất quốc gia ông nhập vào phong trào công nhân và
nông dân quốc tế’’.
Bài thứ ba, Cái đúng và cái giả dối về chuyện Hồ Chí Minh, của Giáo Sư
Tôn Thất Thiện là một trong hai bài dài nhất (47 trang), viết về chuyến đi lén lút sang
Nga của Hồ chí Minh năm 1923 và chuyện bị thất sủng ở Komintern năm 1933-1938.
Tác giả là một trong những người đầu tiên nói đến 2 tác phẩm do Hồ chí Minh ngụy
trang người khác để kể về mình. Ông cũng nghiên cứu nhiều tác phẩm của các học
giả và nhà văn, nhà báo thế giới như Jean Lacouture, Bernard Fall, Michelle
Zecchini, Jean Sainteny, Archimedes Patti...và bài phỏng vấn Hồ chí Minh của ký giả
101 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Charles Fourneau. Trong danh mục tài liệu tham khảo còn liệt kê bộ Hồ Chí Minh
toàn tập, các tác phẩm của Hồng Hà và của ban nghiên cứu lịch sử đảng do tỉnh ủy
Nghệ Tĩnh phổ biến. Ngoài ra là các sách viết về Hồ chí Minh của những thủ hạ thân
cận như Trường Chinh, Phạm văn Đồng...và một số Sử Gia cộng sản khác. Một bài
viết dài trên bốn chục trang mà có tới 60 chú thích dựa trên số lượng tài liệu tham
khảo đó đã phản ảnh thái độ hết sức thận trọng của tác giả.
Khác với Nguyễn Thế Anh, Giáo Sư Tôn Thất Thiện đã dựa theo các tài liệu
cộng sản, nhất là của chính Hồ chí Minh, để ghi rằng Nguyễn ái Quốc đến Nga, sau
khi Lênin đã chết và mục đích chuyến đi Nga là dự đại hội kỳ V của Đệ Tam Quốc Tế
(năm 1924) chứ không phải dự hội nghị về Nông Dân (năm 1923). Nhưng, sau đó
tác giả viết thêm: ‘’...Cũng ghi nhận rằng, một điều lạ lùng là Nguyễn Khắc Huyên,
người đã viết một tiểu sử về Hồ, dựa vào tư liệu vững vàng xuất bản năm 1971, cũng
nói rằng Hồ đã tham dự đại hội IV của Komintern vào tháng 11-12 năm 1922, trong
đại hội đó ông đã gặp Lênin và Stalin, rồi rời nước Nga để trở lại lần nữa vào năm
1923, ông đến thủ đô Xô Viết ít lâu sau cái chết của Lênin.’’ (3)
Dù vậy, theo tác giả, những điều do Hồng Hà viết trong cuốn Bác Hồ trên đất
nước Lênin, với tài liệu lấy từ văn khố Xô Viết cũ là dễ chấp nhận hơn cả. Do đó,
tác giả kể một số sự việc theo Hồng Hà như ngay khi đến Berlin, Hồ chí Minh đã đi
đến trụ sở của phái bộ Xô Viết số 7 Unter den, Linden, do đã có thỏa thuận trước và
tác giả cho rằng theo những gì Hồng Hà tường thuật sau đó thì phải hiểu việc Hồ chí
Minh đi Nga đã được Manuilski xếp đặt với đảng cộng sản Pháp để được phái sang
Nga dự đại hội kỳ V của Đệ Tam Quốc Tế với tư cách đảng viên cộng sản Pháp.
Tác giả nhận định rằng lúc bấy giờ Manuilski rất cần những ý kiến về Phương
Đông và các vấn đề thuộc địa, để thay Lênin (đang ốm nặng) tranh luận với M.N.
Roy, lãnh tụ Ấn Cộng, về các vấn đề Phương Đông. Do thế mà Hồ chí Minh trở
thành nhân vật quan trọng ‘’được bầu vào chủ tịch đoàn của QT3.’’ (4) trở thành một
thứ Kominternchik, tên gọi của một ủy viên của QT3, một người đã cống hiến hoàn
toàn cuộc đời mình để phục vụ cho quốc tế cộng sản. Nguyễn Ái Quốc là người như
thế đó. (5)
Và tác giả kết luận: ‘’Từ đó Hồ không còn là một chiến sĩ bình thường nữa, mà
là một cán bộ quan trọng của bộ máy Komintern.’’ (6) Tác giả cho biết theo các tài
liệu của Huỳnh kim Khánh, có một thời gian dài ‘’…địa vị của Hồ bị giảm suy bởi vì,
ngược lại với các người khác, ông từ chối tuân phục theo ý muốn của Mátxcơva, do
ông không phải là ‘’quốc tế vô sản’’ nhưng là cách mạng yêu nước.’’ (7) Nhưng tác
giả dựa vào tài liệu của Hồng Hà để quả quyết, Hồ chí Minh vẫn là ‘’một
Kominternchik phục vụ cho Komintern và được xem như một ủy viên trưởng thành
của đảng cộng sản Đông Dương’’ (8) Tác giả cũng dẫn lời Hồ chí Minh lên án gắt
gao nhóm Tờ-rốt-kít để chứng minh Hồ chí Minh luôn trung thành với đường lối của
Stalin: ‘’Hồ làm tất cả để cho các thuộc hạ của mình bám riết chặt chẽ vào đường lối
chống Trotsky…Ngay tại nhà ga, trước khi các đại biểu lên xe lửa, lời căn dặn cuối
cùng của ông là họ phải chuyển lại cho Lê Hồng Phong mệnh lệnh là bất cứ ở trường
hợp nào cũng không được hợp tác với bọn Trotskít.’’ (9)
Theo tác giả thì người như Hồ chí Minh và ở vào vị trí đó, ‘’không có quyền
quyết định về mặt chiến lược, mà phải chứng tỏ là khéo léo về mặt chiến thuật.’’ Phải
chăng quyết định áp dụng đường lối dân tộc là bước chiến thuật để hoàn thành
chiến lược cách mạng vô sản quốc tế mà Hồ chí Minh theo đuổi đã có một lúc bị ngờ
vực ? Để kết luận, tác giả viết: ‘’Ta có quyền nghi ngờ sự khôn ngoan và lòng trung
thực của người đó (ý nói ông Hồ) khi ông ta đã chọn con đường đó mà không nói cho
họ biết ngay từ đầu một cách minh bạch rõ ràng. Những tai họa kinh hoàng đã dồn
102 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
dập đè nặng lên dân tộc Việt Nam từ cuộc chiến thắng của cộng sản năm 1975 cho
phép chúng ta, còn bắt buộc chúng ta nữa, phải chấp nhận một kết luận như thế’’.
Bài thứ tư, Thập niên cuối của cuộc đời Hồ Chí Minh của Ralph Smith do
Lê Đình Thông chuyển ngữ chỉ nói về hoạt động của Hồ chí Minh trong mười năm
cuối đời. Ngay trang đầu, tác giả viết: ‘’Một vài chuyên gia tình báo phương Tây có
xu hướng tin rằng cuối đời ông, Hồ chí Minh chỉ còn ngồi làm vì và quyền lãnh đạo
đã chuyển sang tay người khác.’’ (10) Tác giả trưng dẫn tiết lộ của Hoàng văn Hoan,
người bị Lê Duẩn kết án tử hình vắng mặt, để cho rằng chuyện đó có vẻ đáng tin!
Tuy nhiên, tác giả đã ghi lại sự kiện Hồ chí Minh tiếp đón nhiều phái đoàn
quốc tế, chủ trì những hội nghị quan trọng của đảng và nhà nước, cho thấy có thể
Hồ chí Minh còn nắm thực quyền, đặc biệt là việc Hồ chí Minh có ảnh hưởng lớn đối
với thế giới và luôn luôn cố giữ hòa khí với cả Liên Xô và Trung Cộng để nhận được
viện trợ của cả đôi bên càng chứng tỏ điều đó. Do đó, tác giả đã đi đến kết luận
ngược lại: ‘’Sự việc này là một bằng chứng tỏ rõ Hồ không phải chỉ là một lãnh tụ
hoàn toàn bị động trong tình huống khó xử này.’’ (11)
Về các phe nhóm tại miền Bắc lúc đó, theo tác giả, Lê Duẩn thân Liên Xô.
Còn Trường Chinh và Hoàng văn Hoan thân Trung Cộng. Nhưng tác giả cho rằng
Trung Cộng đã không thành công trong việc gây ảnh hưởng quyết định với Hà Nội
do sự việc Lê Duẩn (mà tác giả cho là thân Nga) đã nắm được quyền hành tuyệt đối
sau khi Hồ chí Minh chết. Tác giả kết luận: ‘’Nhưng cho tới nay người ta vẫn không
biết là quyền hành của Lê Duẩn bắt nguồn từ một quá trình tiệm tiến suốt 4 năm
trước đó (theo như Hoàng văn Hoan đã nêu) hay là xuất phát từ một cuộc đảo chính
trong thực tế ngay sau khi Hồ chí Minh từ trần.’’
Với lời kết luận này, tác giả có vẻ vẫn nghĩ Hồ chí Minh đã nắm trọn thực
quyền tới phút cuối trong đời và ngờ vực là đã có một cuộc đảo chính theo một cách
nào đó của phe nhóm Lê Duẩn sau cái chết của Hồ chí Minh.
Bài thứ năm của tác giả Bùi Xuân Quang có tựa đề thật dài, Trải qua một
cuộc ‘’bể dâu’’ Chiến tranh chống Pháp (1945-1946), Những điều trông thấy
trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Tác giả cũng mở đầu bài viết bằng tình trạng Hồ chí
Minh bị lấn át bởi các phe nhóm thủ hạ: ‘’...Ngày nay người ta được biết Hồ đã
thường xuyên phải chịu áp lực của các đồng chí chiến đấu, hoặc bằng tình đồng chí,
hoặc với kỷ luật đảng’’. (12) Tác giả còn cho rằng tình trạng lấn át này đã có từ năm
1946 thể hiện qua việc khai chiến với Pháp. Theo tác giả, khi Hồ chí Minh sang Pháp
dự hội nghị Fontainebleau thì ở trong nước Võ nguyên Giáp chuẩn bị chiến tranh và
‘’Tổng bộ (Việt Minh) đã chấm dứt nhiệm vụ của Hồ và sẵn sàng đối đầu với
Pháp…Thái độ cực đoan nóng lòng của tổng bộ ngày 19.12 (1946) đã dồn Hồ đến
chân tường, đưa đến cuộc đảo chính trong nội bộ đảng’’ Nhưng tác giả nói tình thế
cấp bách khiến đám thủ hạ ‘’phải để Hồ khôi phục lại tình thế.’’ (13) Dù trải qua tình
huống thăng trầm nào trong đời hoạt động thì Hồ chí Minh vẫn luôn là kẻ say mê
quyền lực bất chấp các thủ đoạn gieo tai rắc họa khi cần thiết. Cho nên, tác giả kết
tội Hồ chí Minh đã giết hại người quốc gia không khác nhà Hồ ở thế kỷ 15 chém giết
không nương tay các con cháu nhà Trần. (14)
Tác giả trưng dẫn Lucien Laurat kể lại đã có lần Hồ chí Minh thổ lộ: ‘’Tôi luôn
đứng về phía quyền lực. Chỉ có bộ phận này mới có thể hậu thuẫn được cho tôi.’’ Tác
giả còn nhắc đến một bức điện văn mà theo tác giả là hết sức kỳ cục, bởi vì bức điện
ký tên Nguyễn ái Quốc gửi cho Hồ chí Minh (!) để nói lên rằng ‘’Hồ được Nguyễn hậu
thuẫn’’. Một câu nói khác của Hồ cũng được tác giả trích dẫn và cho là không kém kỳ
cục: ‘’Thà ngửi phân Tây còn hơn cả đời ăn phân Tàu’’. Cuối cùng, tác giả kết án Hồ
chí Minh và cộng sản Việt Nam đã ‘’cuỗm’’ lấy danh nghĩa độc lập để làm lợi cho
103 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
phong trào cộng sản Việt Nam, đồng thời ‘’cấm đoán mọi quyền lực có thể xuất phát
từ các đối thủ chính trị’’.
Bài thứ sáu, Chính sách cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh: sai lầm hay
tội ác ? của Lâm Thanh Liêm gồm 2 phần chính:
1) Các giai đoạn (chuẩn bị và thực hiện)
2) Kết quả.
Tác giả dựa theo những tài liệu chính xác về chiến dịch cải cách ruộng đất
của cộng sản tại miền Bắc và dành phần cuối nói rõ về vai trò của Hồ chí Minh. Về
kết quả, tác giả trưng dẫn lời của một số cán bộ từng phụ trách công tác Cải Cách
Ruộng Đất ở miền Bắc những năm 1955-56 mà tác giả được gặp ở Sài Gòn trước
khi vượt biên ra nước ngoài: ‘’Một cán bộ ước lượng 120 ngàn người bị giết oan
(trong số này có 40 ngàn đảng viên). Một cán bộ thứ nhì ước lượng có khoảng 150
ngàn đến 160 ngàn người bị giết oan (trong đó có khoảng 60 ngàn cán bộ đảng
viên). Tác giả dẫn thêm hồi ký của Hoàng văn Hoan về sự tàn ác dã man trong Cải
Cách Ruộng Đất, dù Hoàng văn Hoan chỉ tả lại một phần nhỏ sự thực. Hoàng văn
Hoan đã viết: ‘’Các đội cải cách đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ,
thậm chí để cho nàng dâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địa
chủ cứ phải cúi đầu chịu, không được thanh minh phải trái…’’ Theo tác giả, Hoàng
văn Hoan xác nhận chính tác phong gia trưởng và ý thức tả khuynh của Trường
Chinh ‘’đã đưa đến những sai lầm nghiêm trọng là đánh tràn lan vào trung nông, phú
nông và những người có một ít ruộng đất cho thuê, đánh tràn vào cả cơ sở đảng.’’
Tuy nhiên, tác giả không hoàn toàn chia xẻ cáo giác trên mà nghĩ rằng tác phong
của Trường Chinh chỉ chịu một phần nhỏ trách nhiệm thôi, bởi lẽ ‘’đánh tràn lan….
không phải là không có chủ ý. Bởi vì trung nông, phú nông, hay đảng viên nào mà
không chịu tuân theo đảng một cách vô điều kiện, còn dám phê bình chống đối hay
nghi ngờ đảng, thì bị gán cho tội địa chủ để thủ tiêu cho hết những phần tử đối
kháng, hầu sau đó, đảng toàn quyền sinh sát trong mọi vấn đề mà không gặp trở
ngại gì. Đó mới là điều quan trọng, và vì thế nên đảng và nhà nước lúc ấy mới tuyên
bố Cải Cách Ruộng Đất đã thành công hay thắng lợi. Sửa sai chỉ là phụ, với mục
đích xoa dịu sự chống đối, và cũng nhân thể giăng một cái bẫy khác hòng bắt thêm
một mớ trí thức, văn nghệ sĩ…’’
Tác giả bác bỏ luận điệu của Hoàng Văn Hoan trút hết tội cho Trường Chinh,
vì cho rằng Trường Chinh không thể một mình chủ xướng một công việc cực kỳ
quan trọng như vậy do trước hết trên đầu Trường Chinh vẫn luôn luôn còn có Hồ chí
Minh vừa là chủ tịch đảng, vừa là chủ tịch nhà nước.
Bài thứ bảy, Đất nước mới, con người mới, xã hội mới: Mẫu mực cụ Hồ
đưa ta về đâu ? là bài của Đinh Trọng Hiếu, một chuyên gia về dân tộc thực vật học.
Tác giả mở đầu bằng câu danh ngôn của Hồ chí Minh ‘’không có gì quý hơn
độc lập tự do’’ rồi từ tốn nêu ra những vi phạm quyền độc lập và tự do của cái đảng
do Hồ chí Minh lãnh đạo. Với tư cách chuyên viên về dân tộc thực vật học, tác giả
ghi trong mục ‘’đất nước mới’’ về công lao Hồ chí Minh cổ võ trồng cây không đúng
cách để ngày nay dân chúng trong chế độ do ông lập nên tha hồ phá rừng và phá
núi vôi, làm hại môi sinh…Trong mục ‘’con người mới’’, tác giả viết: ‘’cách đào tạo
con người ‘’mới’’ của cụ Hồ đã phá sản. Nhưng đó là phá sản tất yếu của ý chí chủ
nghĩa, chưa có gì đáng lo. Quan trọng hơn: Khi đã coi ‘’chủ nghĩa anh hùng cách
mạng’’ là phương cách chỉ đạo, dùng bạo lực làm phương tiện cốt cán, lấy căm thù
làm động cơ hành động, thì dần dà đưa con người cách mạng ‘’mới’’ vào con đường
không lối thoát’’. Tác giả trích báo chí trong nước để minh họa tính sa đọa cùng cực
của ‘’con người mới’’: ‘’Lái xe coi mạng người như ngóe, vì còn quen cách lái dưới
bom và dọc đường mòn Hồ chí Minh, coi luật pháp như loài xa xỉ phẩm. Giải quyết
104 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
những việc hàng ngày, dùng súng, dao găm, lựu đạn v.v...là điều hay gặp, báo chí
vẫn đăng. Cái dã man đã vào nếp sống: Đi đường thấy bà cụ ngã xe không ai đến đỡ
(Hà Nội, Bờ Hồ, 30.10.1989), trời mưa lụt lội, thấy một thiếu nữ ngã ướt hết quần áo,
cả phố vỗ tay cười (Hà Nội, Kim Liên, 15.10.1989, 13.30 giờ)…Con mất tiền bắt cha
thề là không ăn cắp, cha phải thắp hương và chặt ngón tay (đã đăng báo), con cãi
mẹ cầm chầy đập vào thái dương, bà cụ chết giãy đành đạch (đầu tháng 9.1989, nhà
hàng xóm, nông thôn Bắc bộ) v.v và v.v…’’
Trong mục ‘’xã hội mới’’, Đinh Trọng Hiếu trích đăng lại hai câu trong bài tham
luận Nguyễn ái Quốc đọc tại đại hội đảng xã hội Pháp ở Tours, năm 1920, về tự do
và 2 vần thơ của Hồ chí Minh để kết luận ông Hồ đã tiên tri, ngày nay xã hội Việt
Nam y hệt như vậy. Hai câu nói trước đại hội Tours của Hồ chí Minh: ‘’Chúng tôi
không có tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội
cũng không có. Chúng tôi không có quyền sống hoặc đi du lịch nước ngoài’’.
Và, 2 vần thơ của Hồ chí Minh:
Thân người chẳng khác thân trâu,
Cái phần no ấm có đâu đến mình.
Tác giả trích thêm 4 câu thơ khác của Hồ chí Minh:
Sức còn yếu tuổi còn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Có khi lìa mẹ lìa cha
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài.
Mượn lời một tác giả vô danh thuật truyện, tại kinh đô, đạo Phật mất hết ý
nghĩa, chỉ còn những từ ngữ rỗng không, tác giả kết thúc với câu tiên đoán bi thảm
về tình trạng xã hội Việt Nam, dưới triều đại Hồ chí Minh: ‘’Miệng Phật nín thinh.
Đêm mạt pháp bắt đầu.’’
Bài thứ tám, Huyền thoại Hồ Chí Minh, do Olivier Todd viết và Nguyễn Văn
chuyển ngữ. Olivier Todd là nhà văn, nhà báo Pháp nổi tiếng từng điều khiển 2 tờ
tuần báo Le Nouvel Observateur-Người Quan Sát Mới và L'Express-Tin Nhanh.
Oliver Todd cũng viết nhiều tác phẩm về Việt Nam được hâm mộ, trong đó có Vịt Cà
Mâu, Sài Gòn thất thủ, Tháng Tư Đen -Le cruel Avril và tác phẩm mới nhất, Cuộc
thương thuyết- La négotiation.
Ban đầu Oliver Todd là người ca ngợi chính nghĩa giải phóng dân tộc của Hồ
chí Minh nhưng sau 1975, thái độ của ông đổi hẳn.
Mở đầu bài viết, tác giả nhận xét tổng quát: ‘’Hồ chắc chắn là một lãnh tụ có
tầm vóc: Ông ta chiếm và giữ quyền hành, với một giá quá đắt…Nhưng lưu danh
thơm ? Không! Lưu xú thì đúng hơn, đó là người đã đầy đọa dân hơn là giải phóng
dân.’’
Sau đó tác giả đưa ra những hình ảnh Hồ chí Minh do thủ hạ và những nhà
báo thiên tả tô vẽ: Đi dép râu, trong sạch như thánh, khắc khổ, ăn ít, một thứ Thánh
Phan-xi-cô thành Assise của chủ thuyết Lênin. Đặc biệt là ‘’có thể khóc bất cứ lúc
nào (chùi mắt trong khăn tay đỏ)…Người ta có thể tin dễ dàng rằng ‘’bác’’ dường như
mềm dẻo hơn đám thuộc hạ. Bồ câu trong đám diều hâu. Cũng như Staline dưới mắt
Đại Sứ Mỹ trước đệ nhị thế chiến.’’ (15)
Olivier Todd gọi một loạt tác phẩm ‘’nịnh bợ’’ Hồ chí Minh của những nhân vật
như Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp…là loại thô lỗ, đê tiện. Về phía
các tác giả ngoại quốc, Olivier Todd nêu đích danh Wilfred Burchett, một tác giả cộng
sản Úc cùng với Jean Chesneaux, Philippe Devillers và mệnh danh đây là những tên
hề của lịch sử, vì không cải chính sau khi đã biết mình sai.
Olivier Todd nhắc nhiều đến cuốn Fire in the lake-Lửa trong hồ của bà
Frances Fitzgerauld (đã tạ ơn sư phụ là Paul Mus), và đặc biệt là cuốn viết về Hồ
105 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chí Minh của Jean Lacouture. Olivier Todd khen cuốn sách viết hay: ‘’Lacouture đã
viết bằng sự cuồng nhiệt của ông quan tòa tự ăn năn và cái duyên dáng của một nữ
danh ca lỗi lạc.’’ Nhưng sau đó Olivier Todd dành hơn 10 trang sách phơi bày những
sai trái trong cuốn sách của Lacouture. Olivier Todd nêu nhiều cuộc tàn sát thủ tiêu
đối lập thuộc đủ mọi phe phái không cộng sản trong khoảng 1945-46 để bác bỏ ý
kiến của Lacouture cho rằng Hồ chí Minh không thích bạo động và kết luận: ‘’Trong
nhãn giới của J. Lacouture có một khoảng tối om khiến ông ta cũng như lâu la của
ông ta không thấy được sự thật.’’ Tuy vậy, tác giả vẫn mong Lacouture sẽ lên tiếng
để góp phần dựng lại bức chân dung chính xác: ‘’Không một Lacouture nào có trách
nhiệm trong công cuộc cộng sản hóa Việt Nam. Ông ta chỉ có lỗi bóp méo sự thực,
tuyên truyền xuyên tạc khoảng 20 năm. Chúng ta mong mỏi Lacouture trở lại vấn đề
Việt Nam, phá tan huyền thoại Hồ chí Minh. Chưa trễ lắm đâu.’’
Trong phần kết luận, tác giả viết về Hồ chí Minh: ‘’Phương trình cá nhân ‘’cách
mạng’’ của Hồ rất đơn giản: Nhu trí (software) sản xuất từ Moscow. Mỗi lần gặp khó
khăn trầm trọng, bò về với mấy ông Bolshevik để học hỏi, lãnh chỉ thị. Cương trí
(hardware), từ Tàu, Hồ dùng nơi đó làm thí nghiệm và là bàn đạp để chiếm Việt
Nam. Thêm vốn liếng riêng của cá nhân Hồ, thơ, thuốc, tiếu ngạo chẳng có giá trị gì
trong cuộc chơi đã được ấn định sẵn. Hồ có khả năng che đậy tài tình, có tài làm đầu
đảng, tính quyết định và tàn ác dị thường.’’
Và đây là những dòng cuối bài: ‘’Việt Nam quốc gia không cung cấp nổi cho
dân miền Nam một ý thức hệ có khả năng chống chọi với cộng sản của Hồ ở miền
Bắc. Phe quốc gia cũng không có một huyền thoại nào có thể đem ra so sánh với
Hồ. Ngày nay người ta biết thế nào là Staline. Phải chờ một thời gian nữa để cho bộ
mặt thật của Hồ từ huyền thoại đi trở về lịch sử, về với giới trí thức và quần chúng.
Chiến thắng cuối cùng của Hồ: Lăng và xác ướp của ‘’Bác’’ ở Hà Nội. Người đi viếng
phải đi rất nhanh: Chết hay sống, chúng ta không có quyền nhìn Hồ quá lâu, hoặc
quá gần.’’
Bài cuối cùng, Vị trí Hồ Chí Minh trong diễn tiến của tình trạng nhơn
quyền tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Huy dành 58 trang chứng minh chế độ cộng sản
mà Hồ chí Minh xây dựng ở Việt Nam thua cả chế độ quân chủ lẫn chế độ thực dân
về đủ mọi phương diện: Chính trị, tư pháp, kinh tế, xã hội.
Tác giả trích dẫn nhiều sự việc cụ thể đối chiếu với những lời tuyên bố của
chính Hồ chí Minh tạo một sức thuyết phục rõ rệt cho mọi ý kiến phê phán. Tác giả
còn chứng minh lập luận của mình bằng nhiều điểm tựa dựa trên lý thuyết cộng sản,
kinh điển Nho Gia, Pháp Gia, Hàn Phi thời phong kiến, các Bản Tuyên Ngôn Nhân
Quyền của Pháp, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 và các bộ luật Việt
Nam thời quân chủ v.v…Ví dụ, tác giả nhắc lại vài thực tế đời sống dưới thời Pháp
thuộc: ‘’Về mặt học thuật người Việt Nam không còn phải hạn chế sự suy luận trong
khuôn khổ của đạo lý lưu hành thời quân chủ. Các học thuyết và tư tưởng Tây
phương mọi loại đã du nhập xã hội Việt Nam. Trong số này có cả học thuyết và tư
tưởng chống chọi lại ý thức hệ dân chủ tự do lưu hành tại Pháp, như các học thuyết
và tư tưởng Phát xít hay Marx-Lênin chẳng hạn.
- Quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng.
- Các báo và sách viết bằng tiếng Pháp được xuất bản tự do. Trong đó mọi
người được tự do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề.
- Một số cơ quan đại diện dân chúng được thành lập như hội đồng tỉnh, thành
phố, viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ...Các cuộc bầu cử thực sự tự do. Từ
1933 đến 1939, những người theo đệ tứ quốc tế thuộc nhóm Tranh Đấu, tuy chống
đối Pháp một cách công khai và mạnh mẽ, đã nhiều lần đắc cử vào hội đồng thành
106 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
phố Sài Gòn, và năm 1939, liên danh của họ cũng đã đắc cử vào hội đồng quản hạt
Nam Kỳ’’.
Tác giả dẫn chứng cộng sản không chịu ký tên trong Bản Quốc Tế Nhân
Quyền 1948 (mãi thời Gorbachev mới ký muộn) lấy cớ nó chỉ là hình thức. ‘’Nhưng vì
chế độ cộng sản không chấp nhận các nhân quyền Tây phương mà các nhân quyền
‘’có thực chất’’ của họ lại chỉ thể hiện được trong tương lai xa vời không hạn định, lúc
chế độ cộng sản đã hoàn thành, nên trong thực tế, người dân trong chế độ cộng sản
hoàn toàn không được hưởng nhân quyền nào. Bởi đó, tại Việt Nam, về mặt nhân
quyền, chế độ cộng sản đã thoái bộ hơn cả chế độ thực dân lẫn chế độ quân chủ.’’
(16)
Tác giả mượn ý trong thơ Nguyễn Chí Thiện (còn trong tù cộng sản) để kết
thúc bài viết: ‘’Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, một nạn nhân của những vi phạm nhân
quyền thời cộng sản lãnh đạo Việt Nam, đã bảo rằng phải hàng triệu năm tổ tiên loài
người mới tiến từ trạng thái vượn lên trạng thái người, nhưng chế độ cộng sản Việt
Nam chỉ trong mấy năm đã đẩy người Việt Nam ngày nay lui về trạng thái làm vượn.
Khi chủ trương suy tôn Hồ chí Minh, phải chăng các nước hội viên của tổ chức giáo
dục khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có ý muốn tuyên dương thành
tích hãn hữu này ?’’
Trong bài viết, tác giả không nêu đích danh Hồ chí Minh mà chỉ nói chung về
cộng sản Việt Nam, nhưng trước mắt tác giả, cộng sản Việt Nam đã được đồng hóa
với Hồ chí Minh và vì thế, tất cả tội ác của cộng sản Việt Nam cũng chính là tội ác
của Hồ chí Minh. Cộng sản Việt Nam không thể được hiểu là gì khác ngoài sản
phẩm do Hồ chí Minh tạo ra theo chỉ thị của quốc tế cộng sản nên mọi hành vi của
cộng sản Việt Nam không thể đặt khỏi vòng trách nhiệm của Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH
01-02-03-04-06.- Sách đã dẫn, trang 13, 45, 65, 72, 73
05.- Ghi chú của Mandelstam được tác giả trích dẫn.
07-08-09-10-11.- Sách đã dẫn, trang 77-78, 85, 90, 103, 118
12-13-14-15-16.- Sách đã dẫn, trang 154, 157, 161, 278, 345

 

CHƯƠNG XIV
HOÀNG QUỐC KỲ
và Ma đầu Hồ Chí Minh



Năm 1995, cuốn Ma Đầu Hồ Chí Minh, Những chuyện quái gở và tội ác
đằng sau bức màn sắt (1) của Hoàng quốc Kỳ được phát hành. Theo lời giới thiệu
ghi trong sách thì Hoàng quốc Kỳ là bút hiệu của một cán bộ cộng sản ‘’xuất thân từ
một gia đình vọng tộc miền Nam, tập kết ra Bắc....và là một trong những sinh viên tốt
nghiệp lớp Nga ngữ đầu tiên, xuất sắc trong khoa ngôn ngữ này, được tuyển chọn
làm việc kề cận Hồ chí Minh và Chính trị bộ Đảng cộng sản Việt Nam.’’ (2)
Trước đó tác giả đã có 2 tác phẩm là Đòi Nợ Máu (2 tập) và Mối Thù Phải
Trả.
Chỉ lướt qua mục lục đã thấy tác giả đánh giá Hồ chí Minh ra sao. Trong tổng
số 15 chương sách đã có 5 chương phác họa chân dung Hồ chí Minh ngay ở tiểu
đề:
1. Thằng con bất hiếu.
7. Nhổ xuống liếm lên.
13. Sùng bái cá nhân.
14. Đạo đức giả vĩ đại.
15. Tên phản quốc.
107 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả cho là Hồ chí Minh khoác lác khi tuyên bố không thích học ở Trường
Quốc Học, vì trường này chỉ đào tạo tay sai cho Pháp...bằng cách vạch ra rằng
người Pháp đã lặng lẽ cho trình làng lá đơn của Hồ chí Minh ‘’van xin vào trường
Quốc Học’’. (3)
Tác giả thuật tiếp về việc Hồ chí Minh ‘’lạnh lùng tàn nhẫn’’ khi được tin báo
đồng bào miền Nam đã an táng thân phụ ông ta năm xưa (4), việc viện cớ ‘’vì công
việc quốc gia quá bận rộn, tôi không thể về để nhìn mặt anh (Nguyễn Sinh Khiêm)
lần cuối’’ rồi so sánh với việc Hồ sốt sắng đến thăm vợ Bác Sĩ Tôn Thất Tùng, một
phụ nữ tuyệt sắc, khi nghe tin bà này đẻ và kết luận: ‘’Đó! không có thì giờ về đưa
ma anh ruột, mà lại có thì giờ đi thăm gái đẻ.’’ (5)
Hoàng Quốc Kỳ nói rất chi tiết về chiếc vali nhỏ của Hồ chí Minh nằm trong
Viện Bảo Tàng mà theo tác giả thì ban đầu có đựng chiếc giầy của một phụ nữ
Trung Hoa vẫn được Hồ chí Minh nhớ nhung. Nhưng hiện nay, viện bảo tàng không
dám để chiếc giày đó nữa. Tác giả cũng bác bỏ huyền thoại Hồ chí Minh ăn uống
giản dị và thuật lại chuyện Fidel Castro tặng Hồ chí Minh 2 đàn dê và bò sữa để
uống tẩm bổ và Mao trạch Đông tặng nhân sâm cùng các toa thuốc đại bổ, đồng thời
cho biết Hồ chí Minh chỉ hút thuốc lá Âu Mỹ chứ không hút thuốc Việt Nam hay
Trung Quốc....
Tác giả tố cáo Hồ chí Minh ‘’bắp ép nhiều phụ nữ trẻ làm đồ chơi cho bọn Tàu
phù của Lư Hán để trả nợ Tàu’’ trong số có ‘’một bà hiện sinh sống ở Pháp kể lại
rằng hàng trăm phụ nữ nạn nhân khác đang kéo lê cuộc đời cô đơn khốn khổ tại lục
địa Trung Hoa’’
Kết quả mà Hồ chí Minh thu được nhờ đút lót vàng cho Lư Hán (tặng cả một
cái bàn đèn hút thuốc phiện bằng vàng) là Lư Hán đã bỏ rơi các đảng phái quốc gia
khiến những người này bị Việt Minh làm thịt: ‘’Chống cự hay đầu hàng cũng bị giết.
Nhiều hố chôn tập thể nằm rải rác phía ngoài đê La Thành là nơi xảy ra nhiều trận ác
chiến...’’ (6)
Với nhiều chi tiết cụ thể, tác giả dành hẳn 22 trang kể lại Hồ chí Minh rất khắt
khe với đảng viên cấp thấp về chuyện trai gái, nhưng trực tiếp bao che cho cán bộ
cao cấp cạnh bên tha hồ vợ bé, nàng hầu. Ông kể đích danh Lê Duẩn với cô Thùy
Nga, Lê đức Thọ với Nguyễn Thị Chiếu, Hà huy Giáp với Hồ Thị Chí, Nguyễn văn
Trân, bí thư thành ủy Hà Nội với Nguyễn Thị Mai, Bộ Trưởng Nguyễn việt Hùng với
một nữ nhân viên thuộc quyền thua tới 30 tuổi rồi âm mưu giết vợ. Đặc biệt trường
hợp Văn tiến Dũng, tác giả nói rõ Hồ chí Minh đích thân chỉ thị cho Chu văn Tấn thu
xếp để Dũng được lấy vợ lẽ và người vợ chính thức bị thua kiện ra sao. Cuối cùng
tác giả viết: ‘’Lịch sử cổ kim đã có ai thấy một đảng trưởng kiêm chủ tịch nước cùng
với 2 thằng thượng tướng xúm vào hà hiếp một người đàn bà nhà quê mù chữ hay
chưa ?’’ Đảng trưởng ở đây là Hồ chí Minh và người đàn bà mù chữ là vợ chính thức
của Văn tiến Dũng. Tác giả viết thêm chính do cái ơn này mà Dũng đã mặc áo vải sô
chống gậy đi giật lùi trước linh cữu Hồ chí Minh. Tác giả không nêu rõ xuất xứ nguồn
tin nhưng cho biết bà Thanh, chị Hồ chí Minh, thuật lại rằng cha bà vẫn gọi bé Cong
(Cung) là ‘’thằng láu cá’’ đồng thời nêu thêm nhiều chuyện chứng minh về điều này.
Chương 7, Nhổ xuống liếm lên, dành để phơi bầy những hứa hẹn dụ dỗ của
Hồ chí Minh sau hiệp định Genève 1954 nhằm giữ các viên chức chế độ cũ và đồng
bào Công Giáo đừng di cư vào Nam ở lại xây dựng miền Bắc. Sau khi guồng máy
công quyền chạy đều, các viên chức cũ mới ngã ngửa ra là bị lừa và đồng bào Công
Giáo mới thấy tự do tín ngưỡng là Chủng Viện bị đóng cửa, Nhà Thờ dùng làm nhà
kho, việc đạo bị cấm...
Trong chương về cải cách ruộng đất, tác giả khẳng định người trực tiếp trách
nhiệm là Hồ chí Minh trong vai tổng chỉ huy, Trường Chinh là trưởng ban chỉ đạo, Hồ
108 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
viết Thắng chỉ là trưởng ban cải cách ruộng đất. Tác giả bác bỏ tin đồn Trường
Chinh tố khổ cả bố mẹ và cho biết chính Hồ chí Minh dàn cảnh để tố hai người chú
của Trường Chinh. ‘’Người chú thứ hai uất ức, cầm nắm huy chương do Hồ ban
thưởng ném vào mặt bọn cán bộ cải cách ruộng đất, rồi tự tử chết ngay tại nhà y.
Tên đoàn trưởng còn vênh váo, công khai yêu cầu chủ tịch nước giải trả Trường
Chinh về quê để cho dân chúng đấu tố...(Lớp này nếu không phải là tuồng tích của
soạn giả Hồ chí Minh thì bố thằng kép nào dám cương ẩu ?)’’ (7)
Theo tác giả, Hồ chí Minh làm vậy để triệt hạ vây cánh của Trường Chinh và
cảnh cáo đừng mưu đồ tạo phản. Vì lúc ấy thanh thế của Trường Chinh rất lớn.
Việc sửa sai, tác giả cũng khẳng định do Hồ đạo diễn, vì ‘’rõ ràng cuộc Cải
Cách Ruộng Đất được thi hành đúng theo âm mưu của Hồ, KHÔNG SAI LỆCH NỬA
LY. Vậy tung tin ‘’sai lầm và hạ lệnh Sửa Sai’’ chẳng qua là sự thay phông, chuyển
màn nhằm triệt tiêu những tên đao phủ khốn nạn của đảng vừa tuân theo chỉ thị của
Hồ tàn sát hàng vạn người có công đánh Pháp, nhằm ém nhẹm tội ác ghê tởm của
hắn. Đây là sự thanh trừng ngoạn mục mà Stalin và Mao cũng không nghĩ ra.’’
Về việc tuyên bố ‘’giải tán đảng cộng sản’’, Hoàng quốc Kỳ nêu một loạt con
số làm bằng cớ cho tính xảo trá của Hồ chí Minh: ‘’Lúc giải tán, đảng chỉ có 5000
đảng viên. Năm sau con số này lên 20 ngàn, năm sau nữa lên 50 ngàn. Năm 1948
vụt lên 180 ngàn. Và sang năm 1951, khi Minh râu cười khà khà tuyên bố ‘’đảng
cộng sản chúng ta đã hồi sinh dưới cái tên mới là đảng ‘’Lao Động Việt Nam’’ thì con
số đảng viên là 750 ngàn’’.
Một bằng chứng khác về tính xảo trá hung ác của Hồ chí Minh được tác giả
nêu là hành vi tàn sát các tín hữu giáo phái Hòa Hảo tại miền Nam. Trong khi Hồ chí
Minh tuyên bố ‘’tự do tôn giáo’’ thì một cán bộ cộng sản tên Nguyễn văn Nghệ, một
tay súng tiểu liên đầu đàn của Việt Minh tường thuật lại thủ đoạn của y và đồng đội
với tín hữu Hòa Hảo như sau: ‘’Tụi Hòa Hảo gan cùng mình. Lớp này ngã xuống, lớp
khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến run cả tay, máu loang đỏ hết
cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng
lệnh bắt phải bắn tiếp....Tin báo về Hà Nội, bọn đầu đảng nhận định bọn Hòa Hảo bị
tên thày chùa điên (ám chỉ Đức Huỳnh Phú Sổ) mê hoặc. Rồi phái Lê Duẩn vào tìm
mọi cách đối phó. Một trong những cách này là bịa chuyện Hòa Hảo bán thịt người
bắt dân mua ăn sống tại chỗ, để gây căm thù!’’ (8)
Trong khi đó, Hồ chí Minh nối gót Stalin, tự phong là ‘’cha già dân tộc’’ nên
dưới chân dung treo ở khắp nơi đều có hàng chữ: ‘’Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị cha già
của dân tộc Việt Nam’’. Tác giả kể thêm bức chân dung Hồ chí Minh vẽ bằng máu là
của một họa sĩ miền Nam chích máu ngón tay ra vẽ tặng Hồ chí Minh nhưng chính
Hồ chí Minh lại kể là do du kích quân khi bị thương đã lấy máu mình mà sáng tác! (9)
Trong chương Đạo đức giả vĩ đại, tác giả trưng một câu Hồ chí Minh nói với
thủ hạ trước khi chết: ‘’Khi bác đi rồi, các chú nhớ cắt hộ khẩu, cắt sổ gạo cho bác.
Đám tang chỉ nên đơn sơ. Đừng bày vẽ linh đình. Các chú hỏa táng cho bác. Đừng
xây lăng tốn kém.’’
Tác giả dành 8 trang nối tiếp để phơi bày sự đạo đức giả một cách lố bịch của
Hồ chí Minh và quả quyết không thể có chuyện ướp xác xây lăng khi không có sự
đồng ý, thậm chí khẩu lệnh của Hồ chí Minh. Cho nên những lời trong di chúc và dặn
dò đều là đóng kịch, giả dối. Tiêu đề chương cuối là Tên phản quốc nói lên trọn vẹn
nhận định của tác giả về nhân vật Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH
01.- Mặt Trận Quốc Dân của cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách xuất bản.
02.- Sách đã dẫn, trang 6. Trên bìa sau cuốn ‘’Đòi nợ máu’’, tập 2, xuất bản
1994, tác giả cho biết ông là người miền Nam, từng dạy sinh ngữ cho các Trường
109 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Đại Học trong nước, và từng cộng tác với các báo Tin Điện ở Tây Đức, Phụ Nữ Diễn
Đàn và vài báo khác ở Mỹ với các bút hiệu Nguyễn Ngọc Nga, Nguyễn Yên Hóa,
Nguyễn Ngọc, Hoàng Quốc Kỳ... Ông cư ngụ ở South Melbourne Victoria, Úc Đại
Lợi. Có người cho biết tên thật của tác giả là Nguyễn Ngọc Nga hiện định cư tại Úc.
03-04-05-06-07-08.- Sách đã dẫn, trang 10, 12,16, 29-30, 114, 145-150
09.- Xin đọc Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh


 

CHƯƠNG XV

NGUYỄN THUYÊN
và Bộ mặt thật của Hồ Chí Minh


Năm 1990, tuần báo Chuông Sài Gòn ở Úc cho xuất bản cuốn Bộ mặt thật
của Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Thuyên cũng là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo
này với bút hiệu Nguyễn Thành Nhân, nguyên là Giáo Sư Toán từng là Giám Đốc và
Hiệu Trưởng 2 Trường Trung Học Hưng Đạo và Thiên Bình tại Huế trước 1975. Tác
giả minh định viết cuốn sách này chỉ vì quê hương dân tộc, góp phần làm sáng tỏ
lịch sử và cho biết đã tham khảo tài liệu từ nhiều tác phẩm trong đó đại đa số là của
các tác giả người Việt như Sử Gia Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế
Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu...cùng một số nhà văn, nhà báo
khác.
Phân tích tài liệu từ các tác phẩm tham khảo, tác giả ghi nhận Hồ chí Minh
không hề yêu nước thương dân mà chỉ là kẻ giả dối, do tham vọng cá nhân đã chạy
theo một chủ nghĩa ngoại lai để đem tai họa về cho dân tộc.
Về các chi tiết liên quan tới con người và cuộc đời Hồ chí Minh, tác giả nêu
lên nhiều khúc mắc trước hết là những khúc mắc về một vấn đề bình thường nhất là
năm sinh. Tác giả nêu ra 5 tài liệu ghi chép khác nhau về năm sinh của Hồ chí Minh:
- 1.1890, theo tài liệu chính thức của cộng sản Việt Nam.
- 2.1891, theo Yến Sơn, cán bộ cộng sản Việt Nam trong cuốn Nguyễn Ái
Quốc, một gương sáng cách mạng.
- 3.1892, theo Hồ chí Minh ghi trong đơn xin nhập học trường thuộc địa Pháp
- 4.1894, theo phúc trình của Sở Kiểm Soát và Trợ Giúp Dân Thuộc Địa.
- 5.1895, theo thông hành đi Nga năm 1923 với bí danh Tran Cheng. (1)
Nói về Cải Cách Ruộng Đất, tác giả nêu ra trường hợp Bộ Trưởng Đặng Văn
Hướng trong chính phủ Hồ chí Minh nghỉ phép về quê bị đấu tố cùng với anh ruột là
phú nông mà từ Hồ chí Minh đến các bộ trưởng khác và chủ tịch tỉnh…không ai đoái
hoài để đến nỗi hai anh em đều tự tử. ‘’Ông Hướng có con là Đại Tá việt cộng từng
nổi tiếng là anh hùng Lộ (quân) số 4 ‘’. (2)
Về chuyện Hồ chí Minh dùng bút hiệu Trần dân Tiên tự phong mình là cha già
dân tộc, tác giả nêu rõ hai cuốn sách xác nhận Trần dân Tiên chính là Hồ chí Minh
mà vào lúc đó ít được mọi người nhắc tới: Cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng
Cộng Sản Việt Nam do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành năm 1976 và cuốn Tác
Phẩm Văn Học của Hồ Chủ Tịch của Hà Minh Đức ấn hành năm 1985.
Tác giả tóm lược ý những lời tự phong của Hồ chí Minh được ghi trong cuốn
sách ký tên Trần dân Tiên: ‘’Người là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc với đầy đủ những
đức tính cao đẹp và những khả năng tuyệt vời về mọi lãnh vực chính trị, văn hóa,
kinh tế, quân sự, một con người thao lược, lại phúc hậu, nhân đạo, xứng đáng là biểu
tượng và là đấng cha già của dân tộc.’’ Nhắc lại lời của Hồ chí Minh phê bình chính
sách thuộc địa đầu thập niên 1920, tác giả cho rằng những lời ấy cất lên từ bất cứ
một người dân nào ngày nay (1990) cũng hoàn toàn phù hợp, vì chế độ mà Hồ chí
Minh tạo nên còn tệ hại hơn chế độ thực dân trước đây bội phần.
110 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả cũng nhắc lại 8 điểm mà Hồ chí Minh trình lên hội nghị Versailles ngày
18.1.1919, để đòi dân chủ tự do cho nhân dân Việt Nam, rồi đối chiếu với thực tại
của xã hội Việt Nam ngay dưới thời Hồ chí Minh và cho đến bây giờ. Sau khi phân
tích và đối chiếu từng điểm với thực tế, tác giả viết: ‘’Nói chung tất cả 8 điểm trong
bản yêu sách, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản cướp quyền không thi hành lấy một
điểm nhỏ nào, không ban bố một chút quyền tự do dân chủ sơ đẳng nào cho chính
đồng bào ruột thịt của mình. Như thế bản chất lật lọng, giả nhân giả nghĩa của con
người gian hùng ấy đã tự phơi bày rõ mồn một dưới ánh sáng mặt trời.’’ (3)
Qua ghi nhận của Nguyễn Thuyên, người đọc biết thêm nhiều trường hợp cụ
thể về thủ đoạn của cộng sản hãm hại những người Việt Nam yêu nước không chấp
nhận chủ nghĩa cộng sản. Theo tác giả, khi chiếm đảo Madagascar, quân đội Anh
phóng thích tất cả đảng viên cộng sản bị Pháp cấm cố ở đây và thả dù họ xuống
vùng căn cứ Việt Minh nhưng không trả tự do cho các chiến sĩ quốc gia vì chính Hồ
chí Minh đã ton hót với người Anh để giữ những người này lại do họ không phải đảng
viên cộng sản. (4)
Vụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt, tác giả viết: ‘’Một mặt Hồ chí Minh chủ mưu
bắt cụ Phan Bội Châu nạp cho Pháp để lấy tiền thưởng vừa lập công với thực dân.
Từ đó các tổ chức quốc gia bắt đầu nghi ngờ và cắt đứt liên hệ với phe cộng sản.’’
(5) Chi tiết về vụ này, tác giả cho biết: ‘’Hồ chí Minh lập mưu bắt cụ Phan Bội Châu
bán cho người Pháp lấy mười vạn đồng (100 ngàn đồng). Lúc bấy giờ cụ Phan tin và
nghĩ rằng cộng sản cũng yêu nước như phe quốc gia nên liên hệ với họ và bị Lâm
đức Thụ dụ mời đến một địa điểm ở Thượng Hải mà cụ không biết là thuộc tô giới
của Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt đưa về Việt Nam xử tử, sau đem an trí tại Huế và
chết năm 1940. Một số nhà cách mạng Trung Hoa Dân Quốc nghe tin cụ Châu lâm
nạn, tìm dọ hỏi một đồ đệ ruột của Hồ chí Minh. Tên này đã thuật lại và giải thích: Cụ
Phan đã già lẫn, không ích lợi gì cho cách mạng, việc cụ bị bắt và xử án lại gây được
phong trào tại quốc nội có tinh thần phản đối chống người Pháp. Các tổ chức cách
mạng tại quốc ngoại có thêm được sự tín nhiệm của người Pháp, lại có được phương
tiện (10 vạn đồng)…’’ (5)
Tác giả dành 2 trang 136-137 nêu các chi tiết về việc Hồ chí Minh thông qua
Lâm đức Thụ đã bán các cán bộ quốc gia theo học Trường Hoàng Phố ra sao. Sau
cùng Lâm đức Thụ bị đàn em của Hồ chí Minh bắt bỏ rọ thả xuống sông nhân có
cuộc hành quân của Pháp gần Kiến Xương, Thái Bình là quê của Thụ.
Trong tác phẩm viết về Hồ chí Minh sau này, Duiker đã trưng dẫn thư của Hà
huy Tập gửi Đệ Tam Quốc Tế tố cáo Hồ chí Minh dính vào việc hơn 100 cán bộ cách
mạng từ Trường Võ Bị Hoàng Phố về nước bị Pháp bắt, có thể coi là củng cố thêm
mức chính xác của những điều do Nguyễn Thuyên nêu ra. Nguyễn Thuyên cũng ghi
lại nghi vấn về việc Lê hồng Phong bị Pháp bắt giam rồi chết trong tù giống như Trần
Phú và Hà huy Tập (cả ba đã thay nhau giữ chức Tổng bí thư đảng) đều là nạn nhân
sự phản bội của Hồ chí Minh vì cả ba người đều có ác cảm và từng chỉ trích, tố cáo
Hồ chí Minh với Đệ Tam Quốc Tế.
Tuy nhiên, không rõ căn cứ vào tài liệu nào mà Nguyễn Thuyên quả quyết
như sau về Lê hồng Phong: ‘’Thời kỳ này, Hồ chí Minh được sự tín nhiệm của quan
thày Stalin, nhưng vẫn còn phải tùng quyền tên cộng sản gốc là Lê hồng Phong,
người đã sống tại Nga từ khi lọt lòng. Vai trò thực sự lãnh đạo đảng cộng sản Việt
Nam vẫn là của Lê hồng Phong. Hồ chí Minh chỉ là phụ tá. Hồ tìm mọi cách dùng đủ
thủ đoạn tiếm chức, đoạt lấy ngôi vị lãnh đạo. Hồ đã bí mật thông đồng với Pháp bắt
Lê hồng Phong đưa đi tù biệt tích. Từ đó Hồ được Nga chỉ định thay Phong…’’ (6)
Từ 1976 tới nay, Luật Sư Nguyễn Văn Chức, cựu Nghị Sĩ Đệ Nhị Cộng Hòa
Việt Nam, rồi tiếp theo là nhiều nhà báo và chính khách Việt Nam tại hải ngoại đã
111 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nhiều lần nêu vấn đề trên 30 nước Á Phi dành được độc lập sau Đệ Nhị Thế Chiến
một cách tương đối dễ dàng, ít tốn hao sinh mạng người dân, trong khi Việt Nam chỉ
vì có mặt Hồ chí Minh và đảng cộng sản nên đã phải chiến đấu lâu dài với cả chục
triệu người chết và bị thương ở cả hai phía, binh sĩ cũng như thường dân. Nhưng có
lẽ Nguyễn Thuyên là người đầu tiên nêu đích danh nước Nam Dương để chứng
minh điều đó. Tác giả còn nêu rõ là vì Hồ chí Minh đã phạm lỗi lầm (do cố ý) ký kết
Hiệp Ước Sơ Bộ 6.3.1946 đặt Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp nên vấn đề Việt
Nam lúc ấy trở thành thuộc nội bộ của Pháp. Vì vậy, các nước ngoài kể cả Liên Hiệp
Quốc không thể can thiệp để giúp Việt Nam dành độc lập, như trường hợp Nam
Dương đã được Liên Hiệp Quốc buộc Hòa Lan phải trao trả độc lập. (7)
Sau khi xác định trách nhiệm của Hồ chí Minh và đảng cộng sản qua các vụ
bán đứng và tàn sát người quốc gia, sau khi chiếm được nửa nước làm cải cách
ruộng đất giết hại hàng trăm ngàn người trong đó gồm cả những đảng viên bị nghi
không trung thành, đẩy toàn dân vào cuộc chiến tranh không cần thiết, giết hại và
chôn trong mồ tập thể 3000 người vô tội tại Huế 1968 v.v...tác giả tóm tắt chân
tướng Hồ chí Minh như sau: ‘’Tâm địa gian hùng, xảo quyệt, độc ác, tàn bạo, phản
trắc, vong ân. Nói và làm không đi đôi lại còn trái ngược. Nói chuyện đạo đức, làm
chuyện vô đạo. Nói đấu tranh giành chủ quyền cho đất nước, thì lại biến đất nước
thành chư hầu của thực dân Đỏ còn tàn ác vạn bội thực dân Pháp. Nói độc lập thì lại
đem cả nước làm nô lệ cho quốc tế cộng sản. Nói tự do thì lại trói cột mọi mặt sinh
hoạt của người dân từ kinh tế, tư tưởng cho đến tín ngưỡng, văn hóa. Nói hạnh phúc
thì đầy đọa, ăn đói, mặc rách. Nói khoan hồng, hòa hợp hòa giải thì lại bỏ tù tẩy não
cho đến tàn hơi kiệt lực…Tất cả cái gì của Hồ chí Minh cũng đều là giả, kể cả cái xác
bằng sáp ở Quảng Trường Ba Đình…’’ (8)
Tóm lại, đối với tác giả, Hồ chí Minh là kẻ đã phạm những tội ác tày trời đối
với dân tộc và đất nước. Nguyễn Thuyên viết: ‘’Lịch sử Việt Nam cũng có những
người phản quốc, bán nước cho ngoại bang, nhưng xét kỹ hành động thì không có ai
nặng tội với quê hương dân tộc bằng Hồ chí Minh. Đất nước Việt Nam quả là bất
hạnh vì đã sản sinh ra Hồ chí Minh’’ (9)
CHÚ THÍCH
01-02-03-04-05.- Sách đã dẫn, trang 103, 176, 326, 151, 130
06.- Sách đã dẫn, trang 203. Cho tới nay không có tài liệu nào nói Lê hồng
Phong sinh ở Nga. Tài liệu chính thức của cộng sản Việt Nam ghi Lê hồng Phong tên
thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902, người Nghệ An. Một số tài liệu khác cho biết Lê
hồng Phong gặp Hồ chí Minh khi Hồ chí Minh bắt đầu liên lạc với tổ chức Tâm Tâm
Xã gồm nhiều thanh niên lưu vong trong số có Lâm đức Thụ, Hồ tùng Mậu và trở
thành đảng viên cộng sản trong chi bộ cộng sản đầu tiên do Hồ chí Minh thành lập
tại Quảng Châu đầu năm 1925.
07-08-09.- Sách đã dẫn, trang 287, 429, 272



CHƯƠNG XVI

VIỆT THƯỜNG
và Con Yêu Râu Xanh

Năm 2002, nhà xuất bản Quật Khởi phát hành cuốn Sự tích con yêu râu
xanh của Việt Thường, tiếp theo cuốn Chuyện thâm cung dưới triều đại Hồ Chí
Minh do cơ sở Hưng Việt xuất bản trước đó hai năm. Cả hai cuốn đều được tác giả
xác định nhắm ‘’lột mặt nạ’’ yêu nước của Hồ chí Minh và cộng đảng Việt Nam. Việt
Thường là một trong 3 bút hiệu của Trần Hồng Văn nguyên là một nhà giáo.
Những năm trước 1976, khi viết cho tờ Độc Lập ở Hà Nội, Trần Hồng Văn lấy
bút hiệu Trọng Kính. Sau khi bị bắt giam 10 năm với những màn tra tấn dã man ông
112 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
bị liệt rồi được thả, hiện sống nhờ trợ cấp của chính phủ Anh ở Luân Đôn và thường
viết cho các báo ở Hải Ngoại từ 1993 đến nay dưới bút hiệu Trần Thượng Dân.
Ngày 30.4.1975, khi đài phát thanh loan tin Tướng Dương Văn Minh đầu
hàng, Trần Hồng Văn đang có mặt tại công trường Đập Sông Đáy, miền Bắc, với tư
cách nhà báo được giám đốc công ty Thủy Lợi số 3 mời cùng với Vũ Hạnh là phóng
viên báo Nhân Dân của cộng sản Việt Nam.
Tác giả kể lại, khi tin ‘’chiến thắng’’ loan ra, hàng vạn công nhân, sinh viên học
sinh có mặt tại buổi mít-tinh chẳng những không hoan hô, reo mừng như thường lệ
mà còn tỏ vẻ buồn nản.
‘’Chẳng một ai vỗ tay, kể cả thành viên đoàn chủ tịch’’. Quản ca của công
trường bắt nhịp hát bài ‘’Giải phóng miền Nam’’, cũng chỉ có mình hắn hát. Tất cả tự
động giải tán về lán. Khi đi qua lán, nghe nam nữ công nhân đang chua chát chửi:
- Đ. mẹ tụi miền Nam sướng quá hóa quẩn. Hàng triệu quân mà đánh đấm
như vậy. Làm Tướng và Tổng Thống gì mà hèn thế, không dám bắn một phát vào
đầu tự tử cho con cháu sau này được hãnh diện mà đầu hàng một cách hèn hạ như
vậy!
- Mình cứ tưởng miền Nam sẽ ra giải phóng cho kiếp trâu chó của chúng
mình, nào ngờ, đù mẹ nó, thế là hết hy vọng! Để cho bọn chúng nếm mùi xã hội chủ
nghĩa mới hết phản chiến với du ca. Đ…mẹ cái thằng Trịnh Công Sơn!…
- Đ…mẹ nó lại làm bài ca ngợi đảng và bác, xin đầu quân ‘’ông Lành’’ (tức Tố
Hữu) thì có khi nó cho mày bú cà nó ấy chứ! (Có thể còn được nghe giai cấp công
nhân ‘’thổ lộ’’ nhiều bí mật nữa. Nhưng giám đốc công ty Thủy lợi số 3 ‘’sợ’’ quá nên
cứ thúc ra xe về Hà Nội)’’
Với cương vị nhà báo của chế độ, lại có nghề tay trái là bói tử vi, tác giả đã có
nhiều dịp đi đó đây và tiếp xúc với đủ mọi hạng người, từ các lãnh tụ đảng đến
thường dân đủ mọi tầng lớp ngành nghề. Vì vậy, tác giả biết được nhiều chuyện đặc
biệt và đã kể lại với nhiều chi tiết cụ thể về tên tuổi và tương quan họ hàng các nhân
vật, nơi chốn ngày giờ xẩy ra sự việc...
Mục đích chính của tập sách 350 trang này được nêu rõ là để phản bác luận
điệu của Lữ Phương về huyền thoại Hồ chí Minh. (1) Lữ Phương từng rời Sài Gòn
năm 1968 theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhưng sau 1975 có xu hướng chống
đối chế độ cộng sản Việt Nam.
Tuy vậy, Lữ Phương vẫn ca ngợi Hồ chí Minh là anh hùng dân tộc, chiến đấu
vì nền độc lập và thống nhất của tổ quốc. Theo Lữ Phương, Hồ chí Minh không chịu
trách nhiệm về những tội ác của cộng đảng Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua do đó, nếu
thúc đẩy được tập thể lãnh đạo cộng đảng Việt Nam hiện nay quay về với tư tưởng
Hồ chí Minh thì sẽ cải thiện được chế độ, không cần lật đổ hay thay thế nó. Nói một
cách khác, Lữ Phương có xu hướng chống chế độ nhưng muốn dựa vào thần tượng
Hồ chí Minh để duy trì và củng cố chế độ.
Việt Thường cho rằng Lữ Phương không hiểu gì về Hồ chí Minh và đã hành
động như một loại ‘’ma giáo tinh vi’’ nhằm đầu độc giới trẻ Việt Nam. Chủ điểm của
Việt Thường là phản bác luận điệu của Lữ Phương, nhưng khi phân tích các vấn đề,
tác giả đã cung cấp nhiều sự việc cụ thể chứng minh con người thực của nhân vật
Hồ chí Minh.
Dựa trên những hiểu biết do sống ngay tại miền Bắc nhiều năm trước và sau
khi Hồ chí Minh qua đời, Trần Hồng Văn quả quyết Hồ chí Minh là một kiểu mẫu gian
hùng cùng cực, chuyên dùng lời đường mật và mưu mô xảo quyệt để hãm hại kẻ vô
tội, một thứ sói đội lốt cừu, một thứ yêu râu xanh.
113 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Việt Thường kết tội Hồ chí Minh bán Cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp
như các tác giả Phạm Văn Sơn, Hoàng Văn Chí, Hoàng Hữu Quýnh, nhà báo Mỹ
David Halsberstam ... đã ghi trong tác phẩm và là một nghi vấn của W. J. Duiker.
Căn cứ vào hồi ký của Hoàng văn Hoan, tác giả còn quả quyết Hồ chí Minh đã
bán đứng nhiều đồng chí của lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học
khiến cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đưa đến cái chết của 13 liệt sĩ. (2) Tác giả
cho biết Hồ chí Minh cũng hãm hại chính các đồng chí của mình hồi cuối thập kỷ 20
qua tay gián điệp nhị trùng Lâm đức Thụ. Tác giả trích dẫn một số đoạn báo cáo của
Hà huy Tập, nguyên Tổng Bí Thư đảng cộng sản Đông Dương, gửi Đệ Tam Quốc Tế
đề cập đến sự việc này.
Bản báo cáo của Hà huy Tập đề ngày 20.4.1935 có những đoạn: ‘’Trước và
sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng
chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám
bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:
a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với
hắn.
b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ
tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.
c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán
đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.’’ (3)
Việt Thường bác bỏ luận điệu cho rằng Hồ chí Minh bị nhóm Lê Duẩn và Lê
đức Thọ lộng quyền chỉ còn hư vị nên không chịu trách nhiệm về nghị quyết 9 tháng
1.1959 theo lệnh Trung Cộng cho cán bộ xâm nhập miền Nam cũng như cuộc tổng
tấn công Tết Mậu Thân 1968. Thậm chí còn có dư luận nói ngay cả vụ Cải Cách
Ruộng Đất đẫm máu hồi 1955-56, Hồ chí Minh cũng là nạn nhân vì bị các cố vấn
Trung Cộng qua mặt v.v...Tác giả đưa ra những thí dụ cụ thể để chứng minh các dư
luận kia hoàn toàn do bịa đặt vì cho đến lúc già yếu, Hồ chí Minh vẫn là người nắm
quyền lãnh đạo và thủ hạ luôn răm rắp tuân hành.
‘’Chỉ cần lấy một tin trên báo Nhân Dân có tường thuật vài tháng trước tết Mậu
Thân (1968), Hồ đã sang sân bay Gia Lâm thăm lính Ngụy (4) trong đơn vị tên lửa và
không quân để động viên...Tháp tùng Hồ có nhiều bộ mặt ác ôn, trong đó có Võ
nguyên Giáp và Tố Hữu. Chuyện kể lại dưới đây, không đăng trên báo nào cả,
nhưng nó lại được kể ở hầu hết các tòa soạn báo, đài và cả ở quán cà phê, quán bia
hơi ở Hà Nội. Đó là khi nghe tin Hồ đến thăm đơn vị, lính Ngụy trong binh chủng
phòng không, không quân, vừa đi học ở Nga Xô về, ào ào chạy ra chẳng có hàng
ngũ gì cả. Từ tư lệnh binh chủng cho đến tụi bảo vệ, cho đến Tố Hữu, Văn tiến Dũng
đều vây quanh Hồ để bảo vệ, trong khi Võ nguyên Giáp cầm loa điện cầm tay gào
lên: ‘’Yêu cầu trật tự’’ , mà lính Ngụy cứ lờ đi. Hồ bèn giật lấy loa trên tay Giáp và hô:
‘’Nghiêm’’. Theo ‘’phản xạ lính’’, tất cả đứng nghiêm. Hồ lại hô: ‘’Tất cả xếp hàng, 5
hàng dọc’’ ! Bọn lính vội xếp hàng. Hồ hô tiếp ‘’Nghiêm’’! rồi lại hô ‘’Nghỉ’’ và cuối
cùng hô: ‘’Nghiêm! Đằng sau quay! Đều bước!’’ Bọn lính Ngụy răm rắp làm theo. Bấy
giờ Hồ cười cười quay lại bảo Giáp: ‘’Chú là Đại Tướng, vậy mà không biết điều
khiển lính!’’ (5)
Sau khi thuật chuyện đó, tác giả nêu câu hỏi: ‘’Một tên gián điệp lão luyện,
phản ứng rất nhanh như Hồ, ăn nói với phó Thủ Tướng, bộ trưởng, Đại Tướng như
nói với thằng nhỏ, con sen như vậy, liệu có thể là kẻ để cho Lê Duẩn khống chế
không ?’’ Và tác giả nêu thêm một trường hợp khác cho thấy chỉ có Hồ chí Minh đủ
tỉnh táo giải quyết, mặc dù lúc ấy đã lâm trọng bệnh chỉ sống được vài tháng nữa:
‘’Ngày 1.5.1969 học sinh trung học người Hoa ở Hà Nội được nhân viên sứ quán
Trung Cộng cho tổ chức mít-tinh kỷ niệm Quốc Tế Lao Động, nhưng ngầm chỉ thị lợi
114 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
dụng đi phá sứ quán Nga Xô. Cả lũ Trần quốc Hoàn, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm
văn Đồng tái mặt không biết giải quyết ra sao. Vì giải tán biểu tình thì khổ với Trung
Cộng, còn để sứ quán Nga bị phá thì mang tội không bảo vệ được thành trì của Cách
Mạng. Cuối cùng phải vào xin ý kiến Hồ. Khi Hồ được bọn Lê Duẩn báo cáo thì đoàn
biểu tình đã qua hàng Bông, gần tới Cửa Nam, tức là đi bộ chừng 20 phút là tới sứ
quán Nga-Xô. Con cáo già gần kề miệng lỗ vẫn còn ma mãnh hơn bọn đệ tử. Vừa
nghe báo cáo dứt lời, Hồ ra lệnh ‘’kéo còi báo động như có máy bay Mỹ vậy, đuổi hết
bọn biểu tình xuống hầm cho đến khi nào bọn biểu tình mệt mỏi tự tan hàng ngũ,
đuổi chúng quay về Hội Hoa Liên hãy kéo còi báo yên.’’ Ngày 1.5.1969 là ngày đầu
tiên Hà Nội ‘’báo động máy bay Mỹ’’ liên tục gần 6 tiếng đồng hồ liền. Với lý do thi
hành lệnh phòng không bảo vệ tính mạng cho người đi đường, công an bỏ áo màu
vàng, mặc thường phục, đóng vai thanh niên cờ đỏ cùng với thanh niên cờ đỏ thứ
thiệt và tự vệ đường phố, đã nhã nhặn hướng dẫn đoàn biểu tình vào hết các hầm
trú ẩn…’’ (6)
Tác giả nhắc với Lữ Phương rằng hãy hỏi dân và cán bộ, kể cả Vũ Kỳ thì ắt
rõ. Việt Thường nhiều lần nhắc lại rằng khi chống đối chế độ mà không dám đánh
thẳng vào Hồ chí Minh để chỉ đánh Lê Duẩn, Lê đức Thọ hay Nông đức Mạnh thì
chẳng khác gì chỉ lo tỉa cành tỉa lá mà để sót cái gốc. Tác giả viết:
‘’Bỏ quên Hồ (chứ chưa nói đến đề cao Hồ) mà chỉ tấn công Lê Duẩn hoặc
Mười, Phiêu, Mạnh, thì chẳng khác gì giặc Minh xưa kia giết Lê Lai để thoát Lê Lợi
vậy’’. (7)
Về mặt đạo đức của Hồ chí Minh, tác giả nêu tên những phụ nữ bị Hồ sử
dụng như đồ chơi rồi bỏ hoặc để cho đàn em thủ tiêu mà nhiều sách báo hải ngoại
đã nói đến, kể cả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của nhà văn phản tỉnh Vũ thư Hiên,
người suốt thiếu thời từng được kề cận và vẫn coi Hồ như bậc cha bác trong gia
đình. Việt Thường còn lưu ý độc giả đặc biệt về trường hợp Nguyễn thị Minh Khai
nguyên là vị hôn thê của Lê hồng Phong bị Hồ chí Minh làm cho mang bầu khiến đàn
anh Liên Xô phải giải quyết bằng cách ép Lê hồng Phong nhường cô vợ chưa cưới
cho Hồ. Vì vậy, theo tác giả, Hồ đã có giá thú chính thức với Nguyễn thị Minh Khai
và tờ giá thú này đã được tìm thấy giữa đống tài liệu mật được bật mí sau khi Liên
Xô sụp đổ. Tác giả nhấn mạnh về hành vi che đậy kéo dài suốt mấy chục năm của
Hồ chí Minh và thủ hạ bằng cách vẫn bảo cô con gái mà Minh Khai có với Hồ chí
Minh là con của Lê hồng Phong! Tác giả thách Lữ Phương cho thử DNA cho vỡ lẽ
về Nông đức Mạnh, Nguyễn tất Trung (hiện làm con nuôi của Vũ Kỳ là thư ký của Hồ
chí Minh) và cô con gái của Nguyễn thị Minh Khai.
Theo tác giả, cũng do mối tình tay ba Minh-Phong-Khai này mà về sau Lê
hồng Phong bị bắt và chết trong tù. Vì khi Lê hồng Phong từ Liên Xô bí mật ghé gặp
Hồ chí Minh ở Thượng Hải trên đường về nước nhận chức Tổng Bí Thư đảng cộng
sản Đông Dương do Liên Xô cử thì chỉ có hai người biết việc này và biết rõ đường đi
nước bước của Lê hồng Phong. Vậy mà Lê hồng Phong vừa đặt chân tới Chợ Lớn
đã lập tức bị mật thám Pháp đón bắt.
Tác giả còn nói việc Phùng chí Kiên bị giết cũng do Hồ chí Minh thực hiện qua
Võ nguyên Giáp. Vì Phùng chí Kiên vừa biết quá nhiều về dĩ vãng của Hồ chí Minh
vừa được Liên Xô tín nhiệm nên được giao nắm lực lượng vũ trang trên cả Võ
nguyên Giáp. Sự có mặt của Phùng chí Kiên sẽ khiến Hồ chí Minh khó nắm trọn
quyền lực.
Tác giả dành khá nhiều trang trình bày về đường đi nước bước của Hồ chí
Minh qua từng giai đoạn trong việc chiếm đoạt và củng cố uy quyền với nhiều sự
việc lớn nhỏ vô cùng đa dạng. Khi nói về tính công cụ của Chính Phủ Lâm Thời
Cộng Hòa Miền Nam, tác giả đã đưa ra những chuyện quanh đời sống cá nhân của
115 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
một số nhân vật. Tác giả kể Xuân Thủy với tư cách một cấp lãnh đạo đã biến đổi ra
dáng một bá tước của triều đại Hồ chí Minh trong khi bà vợ già lại quê mùa chất
phác. Để đỡ cô đơn trong thời gian cầm đầu phái đoàn ở hội đàm Paris, Xuân Thủy
đã đề nghị và được Hồ chí Minh thông cảm, đồng ý cho Nguyễn thị Bình vốn thuộc
bộ ngoại giao Bắc Việt sang Paris ‘’mật đàm’’ trở thành trưởng phái đoàn của cái gọi
là Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Rồi cũng chính Xuân Thủy
đưa Hoàng Phong từ báo Cứu Quốc ở phố Bà Triệu, Hà Nội sang làm nhân viên của
phái đoàn miền Nam do Nguyễn thị Bình cầm đầu. Thành phần nhân sự này của
phái đoàn Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam cho thấy cung cách nắm vững
quyền lực của Hồ chí Minh và cũng gây ngạc nhiên không ít về những dư luận báo
chí quốc tế tin rằng phái đoàn này không bị cộng sản Bắc Việt chi phối!
Theo tác giả, Hồ chí Minh cũng như Mao trạch Đông chủ trương quyền lực
phát xuất từ họng súng. Cho nên ngay những năm đầu mới làm chủ tịch nước, đã
tìm cách gạt các phần tử quốc gia khỏi địa vị lãnh đạo trong bộ quốc phòng và lực
lượng vũ trang để thay bằng những đảng viên cốt cán, tay chân đắc lực của mình.
Dựa vào những biên bản của chính phủ liên hiệp thời đó còn tồn trữ tại viện
bảo tàng Hồ chí Minh, Việt Thường kể lại nhiều việc chẳng hạn như Hồ chí Minh
dưới danh nghĩa chính phủ liên hiệp đa đảng mở các lớp quân sự cấp tốc cho thanh
niên, học sinh, sinh viên, đặt tên Trường Trần Quốc Tuấn, giao cho Võ nguyên Giáp
phụ trách. Ngày 7.1.1946, Hồ chí Minh đề nghị hợp nhất lực lượng quân sự, cử Vũ
Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng) làm Bộ Trưởng Quốc Phòng, sau đó lột
chức một cách khéo bằng đề nghị Vũ Hồng Khanh tham gia phái đoàn ký Hiệp Định
Sơ Bộ 6.3.46. Bước kế tiếp, Hồ chí Minh đưa Luật Sư Phan Anh (trong chính phủ
Trần Trọng Kim trước) thay Vũ Hồng Khanh giữ Bộ Quốc Phòng và khi có hội nghị
Fontainebleau thì tiến thêm bước chót là đề cử Phan Anh tham gia phái đoàn đi
Pháp, trao chức Bộ Trưởng Quốc Phòng cho Võ nguyên Giáp. Khi đó Hồ chí Minh
mới yên tâm đi dự hội nghị ở Pháp vì ở nhà Võ nguyên Giáp đã có đủ điều kiện là
nắm trọn các lực lượng vũ trang trong tay để tiêu diệt đối lập thuộc các Đảng Đại
Việt, Việt Quốc, Việt Cách…Việc dựng lên vai trò chính ủy hay chính trị viên trong
quân đội do đảng cộng sản nắm giữ cũng nhắm biến toàn thể lực lượng vũ trang
thành công cụ trong tay.
Lực lượng công an thuộc bộ nội vụ cũng được củng cố theo chiều hướng này.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ yêu nước nổi tiếng, được mời giữ chức Bộ
Trưởng nhưng chỉ là hư vị, vì thực quyền nằm trong tay Hoàng Hữu Nam, Thứ
Trưởng. Khi Nam chết thì bộ ba Trần Hiệu, Lê Giản, Chu định Xướng là những
người thân tín của Võ nguyên Giáp thao túng bộ này và dựng nên vụ án Ôn Như
Hầu để bôi nhọ và triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng Hồ chí Minh chỉ thực
sự yên tâm khi đẩy được Cựu Hoàng Bảo Đại khỏi Việt Nam bằng việc cử Cố Vấn
Vĩnh Thụy sang Trùng Khánh công tác không có ngày về.
Việc Cải Cách Ruộng Đất giữa thập niên 1950, theo Việt Thường, cũng nhắm
mục đích chủ yếu là củng cố quyền lực. Việt Thường nhận định: ‘’Hồ dùng Cải Cách
Ruộng Đất để đảo chánh âm thầm chính phủ liên hiệp đa đảng, dựng lên ngụy quyền
Hồ chí Minh, lèo lái cuộc kháng chiến chống thực dân của nhân dân thành cuộc
chiến bành trướng của thực dân đỏ.’’ (8)
Tác giả cho rằng chính quyền xã lúc ấy là tế bào của chính phủ liên hiệp đã bị
nhóm cầm đầu Cải Cách Ruộng Đất gạt hẳn ra ngoài lề. Nguyên tắc chính lúc đó là
dựa vào rễ, nghĩa là những phần tử cặn bã ở nông thôn, thành phần lưu manh, sẵn
sàng giết người thân vì miếng cơm manh áo. Bọn này là nguyên cáo, là quan tòa
trong cái gọi là tòa án nhân dân để xử những nông dân có máu mặt hoặc những
phần tử chúng không ưa dù đó là đảng viên cộng sản hay ai khác, khiến cho nhiều
116 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
người có công kháng chiến chống thực dân bị xử oan. Phần tử rễ này làm nên
quyền lực của chính quyền mới sau Cải Cách Ruộng Đất…Về cái rễ này, tác giả kể
một chuyện về việc nông dân gia nhập đảng cộng sản, chuyện thực mà như đùa
nhưng chứa đựng một ý nghĩa đáng kể: ‘’Nhiều đảng viên nông dân kiểu ấy đã thề,
trước bàn thờ có lá cờ đỏ búa liềm vàng (tức quốc kỳ Nga xô), được gọi là đảng kỳ
của mafia đỏ, có ảnh Mác, Ăng-Ghen, Lênin, Stalin, rằng: ‘’Thưa hai ông tây rậm râu
(tức Mác và Ăng-Ghen), một ông sâu mắt (tức Lênin), một ông râu chổi ở mép (tức
Stalin), tôi xin thề...
Việc tưởng như đùa mà là thực trăm phần trăm, có cả ngàn người biết, kể cả
Hồ, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Lê văn Lương, Hoàng quốc
Việt. Chỉ có điều là khi nghe báo cáo về những chuyện như thế, bọn chúng còn cảm
động nói rằng đảng viên kiểu ấy là chân thành từ tim ruột.’’
Tóm lại, với tác giả Việt Thường, Hồ chí Minh là con mãng xà tinh trong truyện
Thạch Sanh (9), là con yêu râu xanh, theo nhan đề cuốn sách, vì đã bán các nhà yêu
nước, bán cả đồng chí của mình để thực hiện mưu đồ chiếm đoạt quyền bính.
Ngoài những trọng tội đó, Hồ chí Minh còn là kẻ tàn nhẫn, lợi dụng hàng nửa tá phụ
nữ rồi vứt bỏ, thậm chí làm ngơ cho đàn em thủ tiêu. Bên cạnh những điều này, Hồ
chí Minh đã lạnh lùng đẩy hàng triệu binh lính và thường dân vào vòng bị bắn giết để
thực hiện chủ trương xâm lăng miền Nam.
Vì thế, Việt Thường đã kết án những người bênh vực Hồ chí Minh như Lữ
Phương là ngu dốt, ‘’nịnh bợ hòng xin chút cơm thừa canh cặn’’ của chế độ hiện nay.
Việt Thường đã trưng dẫn nhiều tài liệu, văn bản có giá trị thuyết phục nhưng cho
biết không chủ trương viết một tác phẩm biên khảo mà chỉ muốn kể lại những sự
việc do chính bản thân và những người xung quanh biết đích xác về con người Hồ
chí Minh.
Người đọc đặt nặng đòi hỏi sự phát biểu nghiêm túc có thể viện dẫn giọng văn
hằn học để đánh giá thấp cuốn sách coi như chỉ phản ảnh thái độ thù hận nên khó
thể hoàn toàn xác thực.
Dù vậy vẫn không thể phủ nhận cuốn sách đã được viết bởi một nhân chứng
có giá trị vì từng trải nhiều cảnh sống thực tiễn trong xã hội cộng sản Việt Nam và đã
được viết bởi một nhà báo lão luyện đặt ra rất nhiều vấn đề vô cùng hệ trọng liên
quan đến vận mệnh chung của đất nước và dân tộc.
Thêm nữa, theo thiển kiến, nếu thực sự tôn trọng ý kiến của mọi người thì
không thể không lắng nghe tiếng nói của các chứng nhân, nhất là nạn nhân, dù lời lẽ
phát biểu có thể khiếm nhã do không đè nén nổi mức phẫn nộ hay những thúc đẩy
cùng cực của sự đau đớn uất ức.
Một cách nào đó, chính những lời lẽ này cũng là một thực tế phản ảnh sống
động chân tướng của sự thực.
CHÚ THÍCH
01.- Trong Tâm Sự Nước Non, Chương 11, chúng tôi đã nói về bài viết của
Lữ Phương.
02.- Xin đọc chương về Hoàng văn Hoan.
03.- Sách đã dẫn, trang 271
04.- Tác giả luôn dùng 2 chữ lính Ngụy để chỉ quân đội cộng sản Việt Nam.
Xin đừng lầm với từ Ngụy mà cộng sản Việt Nam dùng để nói về quân đội và chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa.
05-06-07.- Sách đã dẫn, trang 227, 241-242, 283
08.- Sách đã dẫn, trang 81. ‘’Chính phủ liên hiệp’’ mà tác giả nói ở đây không
phải là chính phủ liên hiệp đầu tiên trong đó có các Đảng Việt Quốc, Việt Cách, Đại
Việt, và một số nhân sĩ trí thức...Tác giả dùng từ ‘’liên hiệp’’ có lẽ vì lúc ấy còn có
117 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
hai đảng bù nhìn Dân Chủ và Xã Hội của các ông Nghiêm xuân Yêm, Nguyễn Xiển
hoặc cũng có thể muốn ám chỉ tính chất chưa thực sự hoàn toàn cộng sản vì nhiều
thành viên trong chính quyền lúc đó còn nghiêng về tinh thần dân tộc yêu nước.
09.- Sách đã dẫn, trang 82

 


CHƯƠNG XVII

NGUYỄN PHƯƠNG MINH
và HCM tên phản quốc số một của thời đại



Hồ Chí Minh, tên phản quốc số một của thời đại của Nguyễn Phương Minh
 chỉ mới ra mắt dưới dạng một loạt bài tham luận trên báo Người Việt Hải Ngoại từ số
159 tới số 231.(1)
Tác giả nêu nhiều lý do thúc đẩy việc viết cuốn sách, trong số có lập luận của
một số người cho rằng sở dĩ ngày nay nhân dân Việt Nam bị tù hãm, đói khổ, truyền
thống văn hóa băng hoại là do đám thủ hạ, nhất là nhóm Lê Duẩn-Lê đức Thọ, đã đi
trệch con đường của Hồ chí Minh. Những người trên cho rằng nếu Hồ chí Minh còn
sống thì tình trạng đất nước sẽ khá hơn, vì thế đang có những cố gắng duy trì huyền
thoại Hồ chí Minh, cụ thể là nỗ lực đề cao ‘’tư tưởng Hồ chí Minh’’.
Theo tác giả, đây là một lầm lạc nguy hiểm cần ngăn chặn. Quan điểm này
của Nguyễn Phương Minh cũng là quan điểm chung của nhiều tác giả trong Cộng
Đồng Người Việt Hải Ngoại như Nguyễn Thuyên, Trần Gia Phụng, Việt Thường,
Hoàng Quốc Kỳ, Kiều Phong v.v...
Trước hết, Nguyễn Phương Minh nhắc lại các đại hội của đảng cộng sản Nga
và đại hội của Đệ Tam Quốc Tế từ kỳ I đến kỳ VII cũng là kỳ chót và phân tích các
báo cáo chính trị quan trọng của Manuilsky, Bukharin, Zenoviev…trong đó có một sự
kiện nổi bật là thái độ phản đối đảng cộng sản Nga của các đảng viên cộng sản
Trung Á và Hồi Giáo.
Sự kiện này diễn ra tại đại hội đại biểu kỳ 10 của đảng cộng sản Nga tháng
3.1920, và hai tháng sau đó, tại đại hội Đệ Tam Quốc Tế Baku. Nhiều đảng viên
cộng sản thuộc các nước Trung Á và Hồi Giáo đã lên tiếng kịch liệt đả kích thái độ
thực dân của các đại biểu Nga. Narbutabekov dựa theo lời hứa của Lenin hồi tháng
11.1917, khi vừa cướp được chính quyền (từ đây các bạn được tự do và có quyền
tin theo tín ngưỡng, phong tục, thể chế văn hóa của các bạn…Các bạn phải làm chủ
đất nước của các bạn) để kết án nhóm Bolshevik là phản cách mạng vì ‘’không cho
phép chúng tôi cầu nguyện hoặc chôn cất người dân của chúng tôi theo phong tục và
tín ngưỡng Hồi Giáo’’. Còn Ryskolov thì khẳng định phong trào cách mạng ở phương
Đông sẽ mang ‘’bản chất tiểu tư sản và sẽ là một phong trào tranh đấu cho sự tự
quyết và toàn vẹn của phương Đông.’’ Hai nhân vật này muốn tấn công chính sách
thuộc địa của Liên Xô dưới chiêu bài ‘’vô sản chuyên chính’’. Hậu quả là
Narbutabekov và Ryskolov đã bị theo dõi rồi bị giết trong vụ thanh trừng đẫm máu
của Stalin năm 1935.
Nguyễn Phương Minh trích dẫn báo cáo của Safarov đọc tại đại hội 10 của
cộng đảng Nga để chứng minh là có chính sách thuộc địa kiểu mới đó và viết tiếp:
‘’Trong khi các dân tộc vùng Trung Á, rất sớm, đã thấy được dã tâm đế quốc của
Liên Xô như thế, thì Hồ chí Minh khi đọc luận cương về ‘’vấn đề dân tộc và thuộc
địa’’ của Lênin chỉ biết la to lên rằng ‘’Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta’’. Chính sự u mê này đã là gốc nguồn của hơn 40 năm
đọa đầy của quốc dân Việt Nam, là nguyên nhân đẩy đất nước ta vào cuộc chiến
tranh tay sai triền miên mà hậu quả của nó hãy còn cho đến ngày nay. Cũng chính
118 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
sự u mê đó đã biến nước ta thành một vệ tinh trong qũy đạo của Liên Xô, biến dân ta
thành công cụ phục vụ cho chủ trương bành trướng của đế quốc đỏ.’’ (2)
Phân tích tình hình chính trị thế giới trước và sau Thế Chiến II về tương quan
giữa các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Liên Xô, tác giả kết luận Liên Xô không chủ
trương làm cách mạng vô sản thế giới mà chỉ chủ trương bành trướng đế quốc Nga.
Thái độ của Liên Xô với Đức, hai lần ký hiệp ước bất tương xâm (23.8.39) và hiệp
ước thân hữu (17.9.39), và thái độ của Liên Xô lấy lòng Anh Pháp để được đứng vào
hàng ngũ Đồng Minh khi bị Đức bất thình lình tấn công (22.6.41) chứng tỏ điều đó.
Tác giả nêu các ví dụ cụ thể:
Sau khi ký hiệp ước bất tương xâm với Đức, Liên Xô giao cho Đức nhiều
đảng viên cộng sản Đức-Áo lánh nạn ở Liên Xô và thủ tiêu một số như Warski, Vera
Kostrzewa, Lenski vv...Sau hiệp ước, đảng cộng sản Đức đã bị Liên Xô trói tay,
không còn là trở ngại cho Hitler nữa. Hiệp ước trên còn quy định vào lúc Đức chiếm
Ba Lan thì Liên Xô phải dẹp tan guồng máy tuyên truyền của đảng cộng sản Ba
Lan…Trong số 168 tờ báo chống Quốc Xã Đức ở Ba Lan không có tờ nào của đảng
cộng sản Ba Lan (3)
Trong lúc đó, tại Á Châu, các đảng cộng sản chư hầu lại được phép sử dụng
chiêu bài ‘’cách mạng dân tộc’’ để đánh Anh-Pháp. Theo tác giả, trước đó, với
đường lối của đại hội VI Đệ Tam Quốc Tế, các đảng cộng sản phải dẹp bỏ cuộc đấu
tranh giành độc lập, liên minh với thực dân (Anh-Pháp) để chống Đức, bảo vệ Liên
Xô. Với hiệp ước Đức-Liên Xô, tình thế đã thay đổi biến Anh và Pháp thành những
kẻ ‘’hiếu chiến’’, kẻ thù của Liên Xô. Trong tình thế này, cách mạng giải phóng dân
tộc lại được các đảng cộng sản Á Châu giương lên, nhưng chỉ được giương ở một
chừng mực nào thôi, bởi vì các đảng cộng sản Anh và Pháp không muốn ‘’vô sản
hóa’’ các nước thuộc địa được độc lập ở ngoài sự bảo hộ của họ.
Về việc giải tán Đệ Tam Quốc Tế, tác giả nhận xét hoàn toàn do Stalin quyết
định, vì trong cuộc trả lời phỏng vấn của Reuter ở Mạc Tư Khoa ngày 28.5.1943,
trước khi chính thức giải tán 12 ngày mà Stalin đã nói là Đệ Tam Quốc Tế đã giải
tán. Điều này cho thấy rõ tổ chức quốc tế vô sản trên chỉ là công cụ của Liên Xô nên
tùy theo nhu cầu của Liên Xô trước các tình thế khác biệt mà biến hiện.
Phương thức đấu tranh này đã được Hồ chí Minh vận dụng khi tuyên bố giải
tán đảng cộng sản Việt Nam tháng 11.1945 để thay đổi thái độ chống đối của các
đảng phái quốc gia và giảm mức e ngại của dư luận chính giới Mỹ về tính chất cộng
sản của Hồ chí Minh.
Tác giả cũng phân tích thêm về thái độ của các đảng cộng sản chư hầu tại
Pháp, Anh, Đức, Ba Lan và một số quốc gia khác và đi tới kết luận:
‘’Thế chiến II cho thấy 2 sự thật:
1. Tay sai (đến độ phản quốc) là bản chất của tất cả các chư hầu Liên Xô.
2. Không làm gì có chiến tranh ý thức hệ, mà chỉ có chiến tranh tay sai phát
động bởi các đế quốc để giải quyết các mâu thuẫn, chia xẻ lại vùng ảnh hưởng.’’ (4)
Từ hai nhận định căn bản này, tác giả đưa thêm nhiều chi tiết chứng minh Hồ
chí Minh không đấu tranh vì độc lập của tổ quốc hay vì giai cấp vô sản thế giới. Trên
thực tế, Hồ chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là tay sai của đế quốc Liên Xô.
Theo tác giả, Liên Xô đã mau chóng tiến tới vị thế đại cường sau Đệ Nhị Thế
Chiến là do các Tổng Thống Mỹ (Roosevelt và Truman) lúc đó có vẻ không nắm
vững tình hình thế giới và thực lực của quân đội Phù Tang phản ảnh qua các quyết
định tại hai hội nghị Yalta, Potsdam và cuộc đàm phán Nga-Hoa diễn ra trước và sau
hội nghị Potsdam...Vì thế, các vị này đã nhượng bộ và thỏa mãn nhiều đòi hỏi quá
đáng của Liên Xô, giúp Liên Xô có cơ hội bành trướng thế lực. Tác giả cho rằng nhờ
các hội nghị này, Liên Xô đã đòi lại được những gì mà trước đây đế quốc Nga thời
119 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Sa Hoàng đã chiếm được của Nhật và Trung Hoa, rồi sau đó bị mất vì thua Nhật.
Ông cũng ghi nhận sự kiện Liên Xô nhảy vào vòng chiến để chống Nhật, khi Nhật
sắp sửa đầu hàng vì trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Nếu Tổng Thống Mỹ
nắm vững tình hình thì đâu có cần ‘’yêu cầu’’ Liên Xô nhập với Đồng Minh để chống
Nhật. (5) Điểm chủ yếu mà tác giả nhấn mạnh trong hướng phân tích này nhắm làm
sáng tỏ một thực tế quan trọng là Liên Xô luôn luôn mưu tính bành trướng đế quốc
Nga chứ không bao giờ nghĩ tới quyền lợi các tổ chức cách mạng vô sản thế giới
như nhiều người thường nghĩ. Ví dụ cụ thể là Stalin đã thỏa thuận với chính quyền
Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch là sẽ ‘’không hậu thuẫn đảng cộng sản
Trung Quốc.’’ Tác giả trích lời tuyên bố của Stalin: ‘’Theo tinh thần và sự thực hiện
của những đường lối chính và mục tiêu của thỏa ước, chính phủ Liên Xô sẵn sàng
yểm trợ Trung Quốc về tinh thần, trợ giúp về quân sự và nguyên liệu, sự trợ giúp này
sẽ được giao trọn vẹn cho chính phủ Dân Tộc (Trung Hoa Dân Quốc) với tư cách là
chính phủ trung ương của Trung Quốc’’.
Qua tuyên bố đó, ‘’Đảng cộng sản Trung Quốc bị tế thần cho những mặc cả
của đế quốc đỏ’’ là điều rõ ràng. Từ tính chất đế quốc của Liên Xô, tác giả bước vào
phân tích vai trò Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam để khẳng định Hồ chí Minh
chỉ là công cụ bành trướng ảnh hưởng của Đế Quốc Đỏ tại vùng Đông Nam Á, và do
đó, là kẻ đối nghịch với chính nghĩa dân tộc mà toàn dân Việt Nam đã và đang theo
đuổi.
Tác giả nhấn mạnh: ‘’Đây là điểm ta phải ghi nhớ mãi mãi: Rằng Hồ chí Minh,
tên phản quốc số 1 của thời đại với ý thức đầy đủ của một tên tay sai tận tụy phục vụ
cho quan thày tạo tiền đề cho sự vong thân lịch sử và văn hóa của Việt Nam, rằng,
núp dưới chiêu bài cách mạng dân tộc, cách mạng giải phóng, cùng lúc, nhịp nhàng
giương cao ngọn cờ ‘’dân tộc giải phóng và xã hội chủ nghĩa’’, Hồ chí Minh đã lừa
phỉnh nhiều thế hệ thanh niên Việt đi theo hắn vào con đường tay sai.’’
Tác giả trích dẫn nghị quyết đại hội V của Đệ Tam Quốc Tế về sự hợp tác với
các phần tử dân tộc coi đó là đường lối cho Đông Phương, đồng thời, giải thích
đường lối đó dựa vào chính lời tuyên bố của Tổng thư ký Đệ Tam Quốc Tế Zenoviev
trong phiên họp ủy ban trung ương Đệ Tam Quốc Tế tháng 6.1923 (một năm trước
đại hội) như sau: ‘’Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng cộng sản phải làm là tìm
cách sử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng cộng sản phải
thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ như đảng cộng sản Nga đã sử dụng
người dân tộc Ukraine để chống lại Kerensky. Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp
nhận các phần tử dân tộc Ukraine vào đảng cộng sản Nga. Chúng ta chỉ lợi dụng sự
bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản.’’ cộng sản Việt Nam (6) đã tỏ ra
triệt để tuân hành chỉ thị đó ‘’... trong giai đoạn 1925-1928 cũng chủ trương dân tộc
giải phóng và cộng tác với mọi thành phần.’’ nhưng vẫn theo đúng đường lối Đệ Tam
Quốc Tế coi dân tộc chỉ là màu sắc, chứ không phải bản chất. Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội không quên khẳng định trong một bài đăng trên tờ Thanh Niên
số ra ngày 20.12.1926 rằng: ‘’Chủ nghĩa ái quốc là một điều nguy hiểm’’.
Về Hồ chí Minh, tác giả trích dẫn đài Mạc Tư Khoa năm 1945 xác nhận: ‘’Hồ
chí Minh là cán bộ của Liên Xô hoạt động tại vùng Đông Nam Á’’ và trích dẫn thêm
lời khẳng định của một cán bộ cao cấp cộng sản Ấn Độ: ‘’Hồ chí Minh là công dân và
là cán bộ Liên Xô’’. Dẫn chứng cụ thể về sự lệ thuộc Liên Xô của Hồ chí Minh được
tác giả ghi lại là việc rời Paris chuyển địa bàn sang Nga, việc lưu lại đây một thời
gian dài để thụ huấn, việc được trao phó nhiều trọng trách trong tổ chức quốc tế
cộng sản và thái độ ngưỡng mộ của Hồ chí Minh lúc đó đối với kiểu mẫu xã hội Nga.
Phần lớn tài liệu tham khảo về vấn đề này dựa theo cuốn Bác Hồ trên đất nước
120 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Lênin của Hồng Hà, mặc dù các cây viết cộng sản đã cân nhắc đắn đo để cố tránh
phản ảnh tính chất lệ thuộc quá rõ ràng của Hồ chí Minh đối với Liên Xô.
Nhắc tiếp về giai đoạn Hồ chí Minh hoạt động tại Trung Quốc trong phái đoàn
cố vấn Borodin, tác giả lưu tâm tới nhiều khía cạnh tình hình Trung Quốc thời đó, từ
xã hội ‘’hậu cách mạng Tân Hợi 1911’’ tới chủ trương ‘’liên Nga dung cộng’’ của Tôn
Dật Tiên để dựng lên một khung cảnh thực tế rộng lớn trong đó Hồ chí Minh thực
hiện các công tác của Đệ Tam Quốc Tế. Kế tiếp, tác giả trưng dẫn tài liệu của
Nguyễn Khắc Huyên, Hoàng Văn Chí, Joseph Buttinger để xác quyết là Hồ đã chủ
mưu với Lâm đức Thụ bán đứng cụ Phan Bội Châu. Ông còn đi xa hơn các tác giả
khác xác quyết rằng cả Hồ chí Minh cũng không chối việc này.
Chặng đường của Hồ chí Minh từ 1927 là năm Quốc Dân Đảng Trung Hoa bỏ
chính sách ‘’liên Nga dung Cộng’’, bắt đầu loại trừ các phần tử Trung Cộng khiến
phái đoàn Borodin phải trở về Nga…cho đến khi Hồ chí Minh lập đảng cộng sản
Xiêm được tác giả thuật lại khá chi tiết dựa phần lớn vào tài liệu của cộng sản như
Hồ chí Minh toàn tập, các tác phẩm của Thép Mới, Hồng Hà và hồi ký của Hoàng
Văn Hoan…đối chiếu với nghị quyết các đại hội 5 và 6 của Đệ Tam Quốc Tế để
chứng minh lúc nào Hồ chí Minh cũng trung thành với Đệ Tam Quốc Tế, chính xác là
công cụ của Liên Xô.
Chuyến đi của Hồ chí Minh từ Pháp qua Thụy Sĩ đến Ý (Milan rồi Naple) sau
đó đáp tàu đi Xiêm để tiến hành lập các tổ chức tại đây cũng được ghi rất tỉ mỉ. Hồ
chí Minh đến Xiêm 2 lần, lần đầu từ 28.8.1929 đến 9.1929 và lần thứ nhì từ tháng 3
đến tháng 4.1930. Tại đây Hồ chí Minh đã thành lập đảng cộng sản Xiêm ngày
20.4.1930 rồi sang Mã Lai lập đảng cộng sản Mã Lai.
Ngoài công tác tổ chức, trong thời gian ở Thái Lan, Hồ chí Minh đã dịch cuốn
Duy Vật Sử Quan ra tiếng Việt với tựa đề Lịch sử tiến hóa của loài người và cuốn
cộng sản ABC. Tác giả nêu rõ chỉ riêng việc Hồ chí Minh biên soạn 2 cuốn này vào
thời gian ấy (1930) đủ cho thấy những người cho rằng Hồ chí Minh không am tường
về chủ nghĩa cộng sản mà chỉ là một người yêu nước đã không nắm vững vấn đề.
Đây cũng là thời gian có các cuộc nổi dậy ở trong nước được gọi là phong trào Xô
Viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu sắt máu ‘’Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ’’ mà
William J. Duiker theo lập luận của cộng sản Việt Nam cho rằng chỉ là một biến cố
nhỏ có tính tự phát do một số phần tử quá khích chứ không phải do đảng cộng sản
Việt Nam, càng không phải chủ trương của quốc tế cộng sản. Tác giả bác bỏ lập
luận này với bằng chứng là thời gian ấy không chỉ riêng tại Nghệ An, Hà Tĩnh mà tại
nhiều Tỉnh khác ở miền Bắc, miền Trung đều có những cuộc biểu tình, bãi công, bạo
động với mức độ khác nhau. Tác giả viết: ‘’Gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng các cuộc
nổi loạn 1930-1931 được cộng sản phát động đều khắp nước.’’ (7)
Sau khi kể ra nhiều địa danh như Phú Riềng, Nam Định, Bến Thủy, Hà Nội,
Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Quảng Ngãi, Gia Định, Vĩnh Long, Thủ Dầu
Một, Sa Đéc, Bến Tre v.v…tác giả dẫn Hémery (8) cho biết từ tháng 5.1930 đến mùa
Hè 1931 có khoảng 124 cuộc biểu tình bạo động.
Trần Văn Giàu (9) cũng gián tiếp nhìn nhận điều đó. Trong dịp này, Hồ chí
Minh chỉ gửi báo cáo về Đệ Tam Quốc Tế xin chỉ thị và đề nghị giúp đỡ chứ không
hề đề nghị Đệ Tam Quốc Tế có biện pháp gì.
Ngoài ra, Hồ chí Minh cũng không ra chỉ thị nào cho đảng yêu cầu đình chỉ
các hành động điên rồ dẫn đến thất bại khiến hầu như toàn bộ các cấp lãnh đạo bị
bắt hoặc bị giết.
Đề cập việc thống nhất đảng cộng sản ở Việt Nam, tác giả cũng nêu nhiều
chứng cớ cho thấy Hồ chí Minh luôn theo sự sai khiến của Đệ Tam Quốc Tế và uy
thế Đệ Tam Quốc Tế lúc đó tại Đông Nam Á rất lớn. Chứng cớ được viện dẫn là Hồ
121 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tùng Mậu thất bại trong việc thống nhất trong khi Hồ chí Minh thành công dễ dàng.
Lý do chỉ đơn giản là Hồ chí Minh có tư cách đại diện được ủy nhiệm của Đệ Tam
Quốc Tế ở Đông Nam Á. Sau đó tác giả cũng nói đến trường hợp Lâm đức Thụ từng
ở trong Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nhưng phản đối việc biến tổ chức này
thành đảng cộng sản nên bị coi như phản bội. Tuy nhiên, Lâm đức Thụ không phải
nhận chịu một biện pháp kỷ luật nào vào năm 1930 chứng tỏ Lâm đức Thụ là người
rất cần cho hoạt động của Hồ chí Minh trong thời gian ở Trung Quốc. Chỉ sau khi
‘’cách mạng thành công’’ năm 1945, Hồ về nước cho gọi Lâm đức Thụ đến gặp và
sau đó y mới bị giết không có xét xử ‘’để bịt miệng’’ là do Hồ chí Minh không muốn lộ
những việc làm đã qua. Theo tác giả, nếu đảng bảo Lâm đức Thụ phản đảng, phản
quốc tại sao không xét xử công khai ?
Tác giả kết luận rằng nếu Hồ chí Minh là người yêu nước đấu tranh vì độc lập
dân tộc thì tại sao phải nhận chỉ thị và phương tiện, đường dây của Đệ Tam Quốc Tế
để đi lập mạng lưới hoạt động gián điệp cho quốc tế cộng sản tại các nước khác
trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Hoa Nam ? (10)
Phần lớn lập luận của tác giả dựa vào nhận định căn bản cho rằng không hề
có chiến tranh ý thức hệ mà chỉ có chiến tranh giành quyền bá chủ và chia vùng ảnh
hưởng thế giới giữa các thế lực đế quốc, trong đó Hồ chí Minh đã là một công cụ đắc
lực của Đế Quốc Đỏ Liên Xô.
CHÚ THÍCH
01.- Đầu năm 2001, chúng tôi được một người bạn đưa cho đọc tác phẩm
này. Nhận thấy dù còn ở dạng sơ thảo để đăng báo, tác phẩm vẫn là một tác phẩm
biên khảo công phu, nên chúng tôi xin mạn phép tác giả và Người Việt Hải Ngoại,
tóm tắt và trích dẫn một số đoạn.
02.- Người Việt Hải Ngoại, số 160.
03.- Theo Taddeusz Bor-Komorovski trong The Secret Army, London, 1957.
04.- Người Việt Hải Ngoại, số 169.
05.- Nhật là nước đã ký với Nga hiệp ước bất tương xâm đến tháng 4.1946
mới hết hạn.
06.- Lúc ấy còn là Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Hồ chí Minh thành
lập ở Hoa Nam.
07.- Người Việt Hải Ngoại, số 197
08.- Trong bài báo nhan đề ‘’Révolutionnaires Vietnamiens’’.
09.- Xin xem chương về Trần văn Giàu.
10.- Theo Tưởng Vĩnh Kính, trong cuốn Hồ Chí Minh tại Trung Quốc và
Nguyễn Thuyên trong Bộ Mặt Thật của Hồ Chí Minh thì cả Nam Dương nữa.
PHẦN II
NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ CHÍ MINH
TỪ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM




No comments: