HỒ CHÍ MINH - Nhận Định Tổng Hợp
PHẦN I
NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ CHÍ MINH
TỪ MỘT SỐ TÁC PHẨM LOẠI TIỂU SỬ
CHƯƠNG I
WILLIAM J. DUIKER
và Hochiminh, a life
Tuần báo Far Eastern Economic Review-Kinh Tế Viễn Đông số ra ngày
8.8.2002 bị hạn chế phổ biến tại Hà Nội vì đăng một bài có tựa đề Các nhà kiểm
duyệt bàn cãi về tiểu sử ông Hồ. Sự việc này đã dẫn tới lời qua tiếng lại giữa Hãng
Thông Tấn Reuters và phát ngôn viên ngoại giao Phan thúy Thanh của Hà Nội.
Chung quy chỉ vì tác phẩm Ho Chi Minh, a life (1) của William J. Duiker mà một số
người tại Hà Nội có ý định dịch ra tiếng Việt.
Ngoài lời tán tụng của một số Sử Gia Mỹ nổi tiếng như Douglas Pike, Marilyn
Young, tờ Washington Post đã nhận định tác phẩm của William J. Duiker ‘’có lẽ đầy
đủ và có uy tín nhất từ trước đến nay’’ trong các sách nói về Hồ chí Minh. Stanley
Karnow, nhà báo lão thành trở thành Sử Gia tên tuổi với cuốn Vietnam, a history
cũng viết ‘’Người ta đã viết nhiều về Hồ chí Minh, nhưng chưa có cuốn nào bằng
(equals) cuốn của W. J. Duiker’’. Chữ bằng ở đây có thể được hiểu theo nhiều
14 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nghĩa: Hay, hấp dẫn, nhiều chi tiết mới hoặc nhiều trang nhất. Quả tình cho tới nay
chưa có cuốn tiểu sử Hồ chí Minh nào nhiều trang như cuốn này: 700 trang khổ lớn.
Để hoàn thành tác phẩm, Duiker đã dành 20 năm cho việc đọc và gặp gỡ
những tác giả đi trước, những nhân chứng, những người cầm bút ở Mỹ, Úc, Âu
Châu, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản...Ông nêu ra hàng loạt tên tuổi, trong đó
phần lớn là viên chức các cơ quan tại Hà Nội như Viện Mác Lênin, Viện Sử Học, Đại
Học Hà Nội và những nhân vật cộng sản Việt Nam mà ông gọi là các học giả và nhà
nghiên cứu thường quan tâm tới Hồ chí Minh hay tới cuộc cách mạng Việt Nam. Một
số người còn được ông nêu đích danh như Nguyễn huy Hoàn ở Viện Bảo Tàng Hồ
chí Minh, Trần Thanh, bốn nhà sử học Phùng hữu Phu, Lê mậu Hân, Phạm Xanh,
Phạm công Tùng cùng các nhân vật Hà huy Giáp, Đặng xuân Kỳ, Đỗ quang Hưng,
Ngô phương Ba, Văn Tạo, Trần hữu Đính, kể cả Lưu doãn Huỳnh thuộc Viện Liên
Lạc Quốc Tế của cộng sản Việt Nam ....
Cuối lời Tựa, tác giả ‘’tha thiết mãi mãi cám ơn Yvonne (2) tỏ ra kiên nhẫn
chịu đựng ông Hồ, người đã trở thành gần như một thành viên của gia đình’’…
Những lời trên cho thấy tác giả chẳng những sống với nhân vật của mình mà
còn lôi cuốn cả vợ con chia xẻ tình cảm của mình đối với ông Hồ. Rõ ràng phải cảm
phục ông Hồ lắm, tác giả mới có thể kết thúc tác phẩm như sau: ‘’Bất kể cuối cùng
người đời phán xét về di sản của ông để lại cho dân tộc mình ra sao, ông Hồ đã
chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu tranh
mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực của họ’’
(3).
Duiker trách nhà cầm quyền Paris và Washington ‘’đã bỏ lỡ cơ hội không nắm
tay Hồ chí Minh khi ông này giơ tay cho họ bắt, để đến nỗi đem lại hậu quả thảm
khốc cho nhân dân Việt Nam và cho cả thế giới.’’ (4) Theo Duiker, chính Tổng Thống
Truman chịu phần lớn trách nhiệm về tình hình Việt Nam do hành vi năm 1945 bác
bỏ lá thư của Hồ chí Minh xin Hoa Kỳ ủng hộ khi ông mới chân ướt chân ráo về
nước. Tác giả nhìn lại thời điểm này qua tường trình, báo cáo của mấy nhân vật
trung cấp Hoa Kỳ có dịp tiếp xúc với Hồ chí Minh những năm 1945-46 như
Archimedes Patti, Charles Fenn vốn là những người ngay thẳng, không có kinh
nghiệm về cung cách ứng xử của ông Hồ.
Thực ra, cũng khó quyết đoán là Duiker quá tin ở những tài liệu trên để nghĩ
như thế hay ông đã dùng những tài liệu trên như điểm tựa cho ý nghĩ vốn có của
mình mà người đọc có thể lượng trước qua sự cảm phục đối với nhân vật Hồ chí
Minh.
Khi xây dựng tác phẩm, Duiker đã được tài trợ để qua Việt Nam, qua Liên Xô
thu góp tài liệu, đồng thời lại có sẵn tài liệu của nhiều tác giả đi trước. Khối tài liệu
mà ông sử dụng hết sức dồi dào và đa dạng vì bao gồm từ tài liệu chính thống tới tài
liệu đả phá do ông tham khảo ở một vài tác giả chống cộng. Khi phân tích tài liệu,
Duiker luôn tỏ ra vô tư bằng cách nêu lên nhiều giả thuyết trái ngược, nhưng phần
lớn kết luận của ông bao giờ cũng ngả theo tài liệu chính thống trước các nghi vấn
đang gây tranh cãi.
Chẳng hạn trong nghi vấn về vụ nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu bị
mật thám Pháp bắt, Duiker đưa ra rất nhiều lời biện bạch để cho rằng chính Nguyễn
Thượng Huyền, một người thân tín của cụ Phan, đã báo cho Pháp bắt cụ Phan chứ
không phải Lâm đức Thụ là kẻ cộng tác mật thiết với Hồ chí Minh như Sử Gia Phạm
Văn Sơn hay tác giả Hoàng Văn Chí và nhiều tác giả khác đã viết. Riêng tác giả Việt
Thường, một nhà báo cộng sản hoạt động cho đến 1976 tại miền Bắc đã quả quyết
người âm mưu bán đứng cụ Phan chính là Hồ chí Minh. Khi nói về nghi vấn này,
Duiker cũng không nhắc tới cái chết của Lâm đức Thụ mà theo một số tác giả là do
15 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hồ chí Minh chủ trương để giữ bí mật việc ông ta có dính vào vụ báo cho Pháp bắt
cụ Phan, mặc dù Duiker từng nhắc tới mối liên hệ khăng khít giữa Lâm đức Thụ và
Hồ chí Minh (5).
Karnow khen Duiker đã giải mật (demystifies) về nhân vật Hồ chí Minh, làm
cho các huyền thoại, các bí ẩn được sáng tỏ. Nhưng chính Duiker lại viết ở cuối
đoạn mở đầu: ‘’Ngồi trên tòa cao của đền thánh dành cho các anh hùng cách mạng,
Hồ chí Minh hẳn sẽ thích thú biết rằng, ít nhất qua cuốn tiểu sử này, cái dáng dấp
huyền bí bao quanh ông vẫn còn nguyên vẹn (remains intact).’’ (6)
Có thể hiểu đó là lời thú nhận sự bất lực trong việc giải tỏa các nghi vấn về
tiểu sử Hồ chí Minh và cũng có thể hiểu đó lời khẳng định thái độ tôn trọng đối với
nhân vật nên cố ý giữ sự nguyên vẹn cho những huyền thoại đã có. Theo dõi những
trang sách, người đọc khó bác bỏ cách hiểu thứ hai qua nhiều trường hợp lãng quên
của tác giả trước một số sự việc.
Ở đoạn viết về tương quan giữa Hồ chí Minh với Mikail Borodin, Duiker lập lại
nguyên vẹn tài liệu của Hồng Hà (7) với nhiều chi tiết hơn từ việc hai người ở chung
tại khách sạn Lux Mạc Tư Khoa tháng 12.1923 và thường trò chuyện với nhau bằng
tiếng Anh tới việc được cử sang Trung Hoa với tư cách phụ tá và thông dịch cho
Borodin lúc đó là Trưởng Phái Bộ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc
tại Quảng Đông và cuối cùng cũng kết luận y hệt Hồng Hà: ‘’Chỉ riêng vợ chồng
Borodin biết căn cước thực của ông’’ (8).
Nhưng chính Hồ chí Minh dưới bút hiệu Trần dân Tiên đã kể khác hẳn về
tương quan với Borodin. Ông Hồ kể rằng lúc đó ông qua Trung Quốc để tìm đường
về nước với mục đích truyền bá lý tưởng bình đẳng, tự do, bác ái học được ở Pháp.
Tại Trung Quốc, ông phải đi bán báo và thuốc lá để kiếm sống nên nhân đó mới đọc
thấy lời quảng cáo tìm thông ngôn và đã đến xin việc với Borodin. Trần dân Tiên là
một trong 5 bút hiệu của Hồ chí Minh nên lời kể trên chính là lời tự kể. Duiker đã tới
Việt Nam sưu tầm đủ loại tài liệu về Hồ chí Minh chắc chắn không thể bỏ qua tập tự
truyện của Hồ chí Minh. Tuy vậy, Duiker coi như không hề có cuốn sách của Trần
dân Tiên (9). Tại sao ?
Có thể cho rằng Duiker đã gạt cuốn sách sang bên chỉ đơn giản là do thấy
những lời kể trong đó sai với sự thực chăng ? Cách giải thích này e khó hợp lý khi
lời kể sai sự thực kia chính là lời tự kể của nhân vật đang được nhận dạng. Hơn
nữa, mỗi lời kể sai về sự thực bản thân của bất kỳ ai đều phải có hậu ý và trong
trường hợp Hồ chí Minh, hậu ý đó không thể dễ dàng bỏ qua, nhất là đối với một Sử
Gia đang làm công việc tìm hiểu về con người và cuộc sống của chính Hồ chí Minh.
Nghi vấn thứ nhất cần được giải đáp là lý do khiến Hồ chí Minh kể sai như
thế. Hồ chí Minh chỉ muốn vẽ ra một cảnh gian khổ để tự đề cao hay muốn che giấu
vai trò đảng viên cộng sản Quốc Tế ? Ý nghĩa của dụng ý đề cao hoặc che giấu đó
là gì ?
Nghi vấn thứ hai là công việc thực sự của Hồ chí Minh lúc đó tại Trung Hoa.
Hồ chí Minh là phụ tá cho Borodin với nhiệm vụ phát triển ảnh hưởng Đệ Tam Quốc
Tế qua Trung Hoa và Đông Nam Á hay đúng như Hồ chí Minh kể là chỉ muốn đem
tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của Cách Mạng Dân Quyền Pháp về truyền bá tại
Việt Nam ? Ngay cả khi tin tưởng tuyệt đối các tài liệu của Liên Xô và tác phẩm của
Hồng Hà cũng không thể không xét đến lời kể của chính Hồ chí Minh dù đã được
ông che giấu dưới một cái tên khác.
Nghi vấn thứ ba nằm trong thời điểm Hồ chí Minh đưa ra lời kể trên. Đó là
năm 1948, sau khi xuất hiện ý hướng xoay chiều của người Pháp trong cuộc chiến
Việt Nam và vấn đề chống cộng đã được đặt lại trong dư luận ở nhiều nơi, kể cả
vùng Pháp chiếm đóng lẫn vùng kháng chiến. Tình thế lúc đó đã dẫn tới việc Hồ chí
16 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Minh phải che mờ các khuôn mặt cộng sản quá khích như Võ nguyên Giáp, Phạm
văn Đồng, Tôn đức Thắng...bằng tấm màn cải tổ chính phủ hồi tháng 7.1947 với sự
trình diện một số nhân vật tên tuổi cũ hoặc không lộ rõ màu sắc cộng sản như Phan
Kế Toại, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám...Cuốn sách của Hồ chí Minh có tương
quan với tình hình trên không và ý nghĩa tương quan đó ra sao ? Trong khuôn khổ
nghi vấn này cũng không thể bỏ qua tiết lộ của Pierre Brocheux, tác giả cuốn Ho Chi
Minh, cho biết ngay từ đầu năm 1948, Hồ chí Minh đã có bản dịch tiếng Pháp của
cuốn sách và trao cho một nhân viên cộng sản Việt Nam tại Miến Điện để dịch ra
tiếng Anh cùng các thứ tiếng khác. Như vậy, khi nhận dạng Hồ chí Minh, không thể
bỏ qua cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch do mức độ
quan trọng của cuốn sách theo đánh giá của chính ông ta.
Ngoài những nghi vấn về hậu ý khi viết sách, sự hiện diện của cuốn sách
cũng là một nghi vấn cần xét về nhân cách của người viết. Một người viết hồi ký kể
sai về một sự việc luôn bị nhìn là kẻ bất khả tín thì một người cố tình giấu mặt để tô
vẽ mình bằng những huyền thoại tự tạo chứng minh mình có một cuộc sống vô cùng
thánh thiện, mình đã được toàn dân tôn xưng là anh hùng cứu nước, được toàn dân
coi là cha già dân tộc cần nhận dạng ra sao ?
Có lẽ lời giải thích hợp lý nhất về việc Duiker bỏ qua cuốn sách kia chỉ có thể
dựa trên phát biểu của chính tác giả là ít nhất qua cuốn tiểu sử của tác giả, cái dáng
dấp huyền bí bao quanh ông vẫn còn nguyên vẹn.
Duiker không muốn phá vỡ các huyền thoại mà Hồ chí Minh đã tự dựng lên về
mình nên mới coi như không có cuốn sách. Bởi vì, nếu đưa cuốn sách ra mổ xẻ để
đối chiếu với thực tế, hoặc chỉ để đối chiếu với một số tài liệu khác, thì hình ảnh thực
của Hồ chí Minh khó có thể giúp ông Hồ chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ
những anh hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên
thế giới có được tiếng nói đích thực của họ như lời diễn tả của Duiker.
Thực ra, Duiker không chỉ tránh va chạm tới các huyền thoại xuất phát từ lời
kể của chính Hồ chí Minh mà còn góp thêm một số huyền thoại qua cuốn sách dày
cộm của mình.
Khi nói về thời niên thiếu của Hồ chí Minh, Duiker viết: ‘’Mẹ Cung (Hồ) cũng có
chút ít kiến thức văn chương Việt Nam và thường ru con ngủ bằng hát ca dao hay
ngâm những vần thơ trích trong truyện Kiều cổ điển, một truyện tình thương tâm của
cặp tình nhân vướng vào mạng lưới luân lý cổ truyền.’’
Nói về bà của Hồ chí Minh, Duiker viết: ‘’Đến đêm, bà của Cung, trước khi đặt
cháu lên võng thường đọc cho bé nghe về chuyện những bậc anh hùng. Cung thông
minh và tò mò nên nhanh chóng hấp thụ kiến thức’’. (10)
Duiker còn kể chuyện ông Cử Sắc, thân phụ Hồ chí Minh, đã từ chối không
nhận tiệc khao để đem phân phát thịt trâu cho dân nghèo và thường kể cho con
nghe về những thần thoại, những bậc anh hùng Việt Nam trong quá khứ. (11)
Tác giả cũng đưa cả ông thợ rèn hàng xóm ra để chứng tỏ cậu bé Cung đã
được tiêm nhiễm tinh thần dân tộc từ nhỏ như thế nào. Qua sự diễn tả của tác giả,
ông thợ rèn này đã kể cho Cung nghe về mọi chuyện tranh đấu trong lịch sử Việt
Nam từ chuyện Lê Lợi, chuyện Mai Thúc Loan, chuyện Phan Đình Phùng tới Phong
Trào Cần Vương... (12)
Điểm tựa cho sự bác bỏ hay nhìn nhận những diễn tả trên hết sức mơ hồ kể
cả trong trường hợp tác giả nêu nổi bằng chứng cụ thể cho cái nếp sinh hoạt thơ ấu
của cậu bé Cung là như thế và ông thợ rèn hàng xóm là một người rất thông hiểu về
lịch sử Việt Nam. Vì ngay trong trường hợp này vẫn không có gì xác nhận cậu bé đã
được ru ngủ bằng những vần thơ Kiều, được nghe kể mọi chuyện về Lê Lợi, về Mai
Thúc Loan...và xác nhận cậu bé đã nhanh chóng hấp thụ kiến thức. Dù muốn dù
17 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
không, vẫn phải nhìn nhận diễn tả trên chỉ phản ảnh quan niệm quen thuộc về ảnh
hưởng tác động vào xu hướng tinh thần của con người để dựa trên bối cảnh chung
của xã hội nông thôn Việt Nam cuối thế kỷ 19 mường tượng ra vài cảnh sống coi
như tiêu biểu của nhân vật. Nói một cách khác, tính chất tưởng tượng đã thay thế
tính chất sử liệu trong diễn tả này.
Nhưng, chuyện mẹ ru con ngủ bằng ca dao và truyện Kiều, chuyện bà kể cho
cháu nghe về các anh hùng dân tộc, chuyện bố cõng con trên đường vừa đi vừa kể
về các thần thoại và các nhân vật lịch sử Việt Nam, chuyện ông thợ rèn hàng xóm
hun đúc lòng yêu nước của cậu bé bằng sự nhắc lại những cuộc khởi nghĩa, những
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vv…lại được Duiker gom thành tiền đề cho lời
xác quyết về nhiệt tình yêu nước của Nguyễn tất Thành khi Thành lên đường vào
mùa Hè 1911 để ra đi tìm phương cứu nước. (13)
Và, để giữ vững xác quyết này, Duiker đã đưa ra một giải thích hoàn toàn chủ
quan trước nghi vấn đang được đặt ra về lá đơn đề ngày 15.9.1911 của Hồ chí Minh
xin được nhập học Trường Thuộc Địa như một học sinh nội trú với mong mỏi sẽ trở
nên hữu ích cho nước Pháp...Nhiều tác giả coi lá đơn này như chứng cớ cho thấy
Hồ chí Minh không hề nghĩ đến chuyện đấu tranh vào lúc đó nhưng Duiker quả quyết
ý định thực sự của Nguyễn tất Thành khi viết lá đơn trước hết là để giấu kín ý đồ cứu
nước của mình và kế đó chỉ là để có cơ hội học hỏi thêm (14). Nếu sự việc chỉ đơn
giản như vậy và còn biểu hiện tính thận trọng, tính cầu tiến rất đáng nêu gương cho
giới trẻ thì tại sao Hồ chí Minh giấu kín việc viết lá đơn và đảng cộng sản Việt Nam
cũng coi như không có lá đơn, kể cả khi được lôi ra khỏi Thư Khố Paris đầu thập
niên 1980 ?
Theo Duiker, ngoài nhiệt tâm yêu nước, Hồ chí Minh còn có một nhãn quan
chính trị rất sắc bén mà chứng cớ cụ thể là đã chê nhà cách mạng Phan Bội Châu,
không thèm nhận lời mời tham gia phong trào Đông Du từ trước khi cụ Phan xuất
ngoại, năm 1904. (15) Giả dụ lời mời được đưa ra vào năm 1904 thì lúc đó Hồ chí
Minh đang là nhân vật như thế nào ? Tiểu sử Hồ chí Minh ghi ông sinh năm 1890,
giấy tờ hộ tịch tại làng Kim Liên ghi Hồ chí Minh sinh năm 1894, còn thông hành của
ông khi từ Pháp qua Nga ghi sinh năm 1895. Vậy năm 1904, Hồ chí Minh chỉ là cậu
bé mới 9 tuổi hoặc tối đa 14 tuổi. Một cậu bé ở cỡ tuổi đó đã có đức tính gì và đóng
góp gì để nhận được lời mời tham gia cách mạng và có thể tin nổi rằng cậu bé đó đủ
nhận thức bác bỏ đường lối hoạt động của một phong trào đấu tranh chăng ?
Thực ra, câu trả lời nằm sẵn ở ngay cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ Tịch. Trong cuốn sách này, Hồ chí Minh đã viết ‘’ông Nguyễn lúc
đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công và thế
nào là chính đảng’’. Lời mô tả này nhắm cho thời kỳ trước khi Hồ chí Minh qua Mỹ
tức là thời gian mà Hồ chí Minh đã ngoài 20 tuổi. Một chàng trai ngoài 20 tuổi vẫn
chưa biết thế nào là chính đảng, thế nào là bãi công có thể là hậu thân của cậu bé
chỉ mới trên dưới 10 tuổi đã biết phán xét, và phán xét sắc bén, đường lối đấu tranh
của những nhà cách mạng tiền bối chăng ? Nếu không muốn nhìn tới cuốn sách của
Hồ chí Minh thì Duiker vẫn không thể không biết một câu tương tự do chính mình đã
trích dẫn là Hồ chí Minh sau này đã nói với nhà báo Mỹ Anna Louise Strong rằng cho
tới khi viếng thăm Hoa Kỳ khoảng 1913, ông chẳng biết gì về chính trị (16).
Sự mâu thuẫn và bỏ sót rõ rệt nhất của Duiker còn nhiều hơn trong những
trang nói về cuộc sống tình cảm riêng của Hồ chí Minh. Về khía cạnh này, Duiker có
khá nhiều tài liệu nhưng có vẻ không lưu tâm. Duiker nhắc tên một loạt các người
vợ, người tình của Hồ chí Minh như Nguyễn thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Đỗ Thị
Lạc, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Phương Mai...một cô ở Pháp, vài cô ở Nga và cả
chuyện ông Hồ nhờ một cán bộ cao cấp Trung Cộng giới thiệu cho một cô gái trẻ để
18 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
hưởng tuổi già...theo lối nhìn dành cho những chi tiết lặt vặt và vui vui trong đời một
lãnh tụ. Có thể đây là lối nhìn mà chính Duiker đã có nhưng cũng có thể đây là chủ
đích định hướng nhận dạng đối tượng mà tác giả muốn có nơi người đọc. Dù thuộc
trường hợp nào, cách diễn tả của Duiker cũng bị vướng mắc khá nhiều.
Chỉ qua trường hợp Nguyễn thị Minh Khai đã thấy rõ vướng mắc đó. Duiker tỏ
ra có khá nhiều tài liệu. Duiker biết Nguyễn thị Minh Khai là chị của Nguyễn thị Minh
Giang, vợ Võ nguyên Giáp. Duiker biết liên hệ tình cảm giữa Hồ chí Minh và Nguyễn
thị Minh Khai là bí ẩn rắc rối nhất trong đời ông Hồ. Duiker biết bút hiệu T.Lan chính
là viết tắt tên Trần Thái Lan, một tên khác của Nguyễn thị Minh Khai. Nhưng Duiker
không nhắc tới chi tiết cuộc tình bí ẩn này mà chỉ đưa ra những danh xưng rất dễ
gây lúng túng cho người đọc. Chẳng hạn khi Duiker gọi Minh Khai là ‘’vợ Quốc’’, khi
gọi là ‘’vợ cũ’’, khi gọi là ‘’vợ Lê hồng Phong’’ và Duiker còn ghi rõ Lê hồng Phong
chính thức kết hôn với Minh Khai tại Liên Xô (17).
Sự việc này cho thấy Duiker đã coi nhẹ vấn đề tới mức không lưu tâm tới các
nghi vấn về tương quan giữa Hồ chí Minh với Nguyễn thị Minh Khai hoặc chỉ dựa
theo tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam (18) để giữ vẹn màu sắc thần thánh cho
Hồ chí Minh. Trong trường hợp sau, việc ông dùng danh xưng ‘’vợ cũ của Quốc’’ để
gọi Nguyễn thị Minh Khai không hẳn là do cẩu thả mà chính là cố ý tạo sẵn lời giải
thích cho bất kỳ thắc mắc nào có thể nẩy ra về cuộc tình bí ẩn trên. Người thắc mắc
sẽ tự tìm cho mình lời giải thích rằng Nguyễn thị Minh Khai là ‘’vợ cũ’’ của Hồ chí
Minh vì đã chia tay với nhau, sau đó mới trở thành vợ Lê hồng Phong. Cách giải
thích này có thể giúp thay đổi hẳn cái nhìn về phẩm cách của Hồ chí Minh so với tình
tiết thực của mối tình tay ba qua ghi nhận của nhiều tác giả mà Duiker đã bỏ qua.
Theo những tình tiết này thì Lê hồng Phong và Nguyễn thị Minh Khai từng
hứa hôn từ khi qua Trung Quốc làm việc tại Đông Phương Bộ Quốc Tế Cộng Sản
năm 1930. Năm 1931, Minh Khai bị mật thám Pháp bắt giữ cho tới năm 1934 mới
được thả. Đây là lúc Lê hồng Phong và Minh Khai được chọn làm đại biểu tham dự
đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mạc Tư Khoa. Lê hồng Phong lên đường
trước, còn Minh Khai ở lại thụ huấn với Hồ chí Minh để chuẩn bị cho việc tham gia
đại hội. Thời gian ngắn ngủi này dẫn tới việc Minh Khai có thai với Hồ chí Minh và
khi hai người tới Mạc Tư Khoa đã có sự can thiệp của tổ chức đảng ở đây để Hồ chí
Minh và Minh Khai chính thức thành hôn. Do đó mới có nghi vấn về bản giá thú của
Hồ chí Minh với Minh Khai lưu trữ tại Văn Khố Mật Liên Xô.
Theo bộ sách 10 tập của cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu
Sử, thì 3 đại biểu của Đông Phương Bộ Quốc Tế Cộng Sản tham gia Đại Hội Quốc
Tế Thanh Niên lần 6 khai mạc tại trụ sở công đoàn Liên Xô, Mạc Tư Khoa ngày
25.9.1935 là Hồ chí Minh, Minh Khai và Tú Hưu (tức Hoàng văn Nọn). Tài liệu ghi rõ
tên trong đảng của Hồ chí Minh lúc đó là Teng Man Huon, còn tên trong đại hội là
Lin. Không có tài liệu nào của cộng sản nói về sự có mặt của Lê hồng Phong bên
cạnh Hồ chí Minh hay Nguyễn thị Minh Khai tại Nga vào thời gian này. Khi Nguyễn
thị Minh Khai về nước năm 1936, Hồ chí Minh cũng xin về nhưng chuyến đi bị hủy bỏ
nên mãi cuối năm 1938, Hồ chí Minh mới về tới Quế Lâm, làm việc tại Văn Phòng
Bát Lộ Quân dưới cái tên mới là Hồ Quang, cấp bậc Thiếu Tá.
Không có tài liệu nào cho biết thêm về tương quan giữa Hồ chí Minh với
Nguyễn thị Minh Khai, ngoài những tài liệu của đảng nói về việc Nguyễn thị Minh
Khai có một người con gái và nói đó là con của Lê hồng Phong. Lê hồng Phong bị
bắt năm 1938 tại Chợ Lớn sau khi chia tay với Hồ chí Minh tại Hong Kong để về
nước. Cuộc gặp gỡ giữa Lê hồng Phong và Hồ chí Minh diễn ra hết sức bí mật nên
việc bị bắt của Lê hồng Phong cũng thành một nghi vấn là có thể do bàn tay hãm hại
19 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
của ông Hồ vì ông vẫn biết Lê hồng Phong chưa nguôi thù hận về câu chuyện tình
với Minh Khai nên ra tay trừ khử.
Duiker có ghi Hà huy Tập, một đảng viên cùng đợt với Lê hồng Phong, từng tố
cáo với quốc tế cộng sản về việc Hồ chí Minh đã gây ra tai họa cả trăm đảng viên bị
sát hại. (19) Tuy nhiên, Duiker không đả động tới nghi vấn về vụ bị bắt của Lê hồng
Phong, dù chỉ đề cập để bác bỏ.
Thực ra, Duiker bỏ qua rất nhiều nghi vấn và sự việc trong cuộc đời tình cảm
của Hồ chí Minh bằng lối kể lửng lơ. Qua cuốn sách của Duiker, người đọc không
hiểu diễn biến cuộc sống vợ chồng của Hồ chí Minh và Tăng Tuyết Minh ra sao,
không nắm vững hết tương quan tình cảm giữa Hồ chí Minh với Nguyễn thị Minh
Khai thế nào, không biết gì về cái kết cục bi thảm dành cho Nông Thị Xuân cùng số
phận tất cả những người tình khác...Dường như Duiker chỉ đề cập tới khía cạnh này
để chứng tỏ đã đọc nhiều, biết nhiều và nhất là không thể tránh né để chứng tỏ cái
nhìn vô tư của một Sử Gia. Duiker đã chọn một cách đề cập có cân nhắc để không
gây tác hại cho cái nhìn vốn có của mình dành cho nhân vật được ngưỡng mộ. Dù
vậy việc phổ biến cuốn sách bằng tiếng Việt vẫn gặp rắc rối vào tháng 8.2002 như
đã ghi ở đầu chương.
Nhưng ngay những người ngăn cản việc phổ biến tác phẩm của Duiker tại Hà
Nội chắc chắn cũng phải nhìn nhận Duiker đã góp phần rất tích cực cho việc đánh
giá cao tinh thần yêu nước và tài ngoại giao của Hồ chí Minh. Tương tự một số tác
giả khác có cảm tình với Hồ chí Minh, Duiker xác quyết ông Hồ là người yêu nước
thương dân, người hiền hậu khoan dung và những tàn hại mà nhân dân Việt Nam
phải gánh chịu đều do thủ hạ lộng quyền, tiêu biểu là nhóm Lê Duẩn, gây ra.
Theo Duiker, Lê Duẩn không chấp nhận đường lối ôn hòa được Liên Xô cổ võ
giữa thập niên 1950 và đã được ghi vào nghị quyết của đảng, vì Duẩn tin theo chủ
thuyết Mao trạch Đông, chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực là điều mà Hồ
chí Minh không tán thành. Duiker không trưng dẫn một tài liệu nào làm điểm tựa cho
lập luận này nhưng rõ ràng là một biện bạch rất cần thiết cho lối nhìn đã có về Hồ chí
Minh thể hiện từ hình ảnh những cảnh đời thơ ấu của cậu bé Nguyễn sinh Cung qua
sự tìm đường cứu nước của Nguyễn tất Thành tới hành vi của Tổng Thống Mỹ
Truman năm 1945 từ chối ủng hộ Hồ chí Minh mà Duiker gọi là sai lầm. Theo diễn tả
của Duiker, Hồ chí Minh luôn là người thánh thiện, nhiệt tình với dân với nước
nhưng luôn bị lâm cảnh gánh chịu tai tiếng về những thảm họa. Cuộc chiến Việt Nam
1945-1954 là do Tổng Thống Truman gián tiếp gây nên bởi bác bỏ đề nghị xin ủng
hộ của Hồ chí Minh và cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 là do chủ trương của Lê
Duẩn. Nhưng chính Duiker lại tỏ ra tự mâu thuẫn khi ghi nhận rằng Hồ chí Minh là
người ủng hộ việc bổ nhiệm Lê Duẩn vào chức bí thư thứ nhất tức là chức vụ có
quyền cao nhất trong đảng với lý do để có thể an tâm rằng kẻ kế vị ông sẽ dành ưu
tiên cao cho vấn đề thống nhất đất nước. (20)
Với ghi nhận này, khó thể nghĩ Hồ chí Minh chống lại chủ trương dùng bạo lực
của Lê Duẩn và không chia xẻ trách nhiệm về những thảm cảnh sau này của đất
nước.
Hai điểm nhấn mạnh khác của Duiker trong bức chân dung Hồ chí Minh là tinh
thần quốc gia và tính khoan hòa nhân ái.
Tinh thần quốc gia của Hồ chí Minh là điều được Duiker nhắc liên tục từ đầu
tới cuối tác phẩm qua hình dạng một người yêu nước và tranh đấu vì chủ nghĩa dân
tộc. Cho nên Duiker cho rằng Hồ chí Minh không phải là người theo đường lối cộng
sản quốc tế và khẳng định Hồ chí Minh chỉ muốn làm vừa lòng Stalin khi nhắn với
trung ương đảng cộng sản Việt Nam rằng phải tuyệt đối tuân theo chính sách mặt
trận thống nhất đã được thông qua tại Đại Hội 7 Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản chứ
20 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
không thực sự muốn thi hành các điểm đã nêu, trong đó có điểm 4 mà Hồ chí Minh
đã nhắc lại như sau: ‘’Chúng ta không thể nhượng bộ điều gì cho nhóm Tờ-Rốt-Kít.
Chúng ta phải làm tất cả mọi việc có thể được để lột mặt nạ của chúng là những con
chó của Phát Xít và tiêu diệt chúng về chính trị.’’ (21)
Song song với lời bào chữa được đưa ra, Duiker lại ghi về mối tương quan và
các hoạt động của Hồ chí Minh trong thời gian ở Trung Hoa luôn nằm trong tầm chi
phối của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Những nhân vật liên hệ với Hồ chí Minh như
Manuilsky, Joseph Ducroux có bí danh Serge Lefrank, Hilaire Noulens...đều là người
của Đệ Tam Quốc Tế và hoạt động của Hồ chí Minh đều do Đệ Tam Quốc Tế chỉ thị.
Duiker còn nêu các tài liệu cho biết Hồ chí Minh đã được Đệ Tam Quốc Tế cấp
phương tiện tiền nong cũng như việc thành lập các đảng cộng sản Đông Dương và
đảng cộng sản Việt Nam đã được Đệ Tam Quốc Tế hướng dẫn ra sao. Có thể bảo
mối tương quan và các hoạt động đó cũng chỉ là cách lấy lòng Stalin chăng ?
Vả lại, chính Duiker đã cho biết Hồ chí Minh hết sức yêu kính và trung thành
với Lênin và còn trích dẫn một bài viết của ông Hồ trên tờ Sự Thật-Pravda của Liên
Xô số ra ngày 27.1.1924 với lời kết như sau: ‘’Khi còn sống, người là cha, là thày, là
đồng chí và cố vấn của chúng ta. Nay người là ngôi sao dẫn đường đưa tới cách
mạng xã hội. Lênin sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Người bất tử.’’
Đi xa hơn, Duiker trích phát biểu của một đảng viên cộng sản Pháp rất thân
với Hồ chí Minh nhưng về sau bỏ đảng, từng gọi Hồ chí Minh là ‘’Staliniste’’, người
theo chủ nghĩa Stalin thuần thành. (22)
Như thế, Hồ chí Minh không chỉ bị cộng sản chi phối do nhận nhiệm vụ, nhận
tiền trợ cấp để hoạt động cho các mục tiêu của Đệ Tam Quốc Tế mà bản thân Hồ chí
Minh đã tự nguyện đi theo con đường của Đệ Tam Quốc Tế vì lòng tin tuyệt đối dành
cho các lãnh tụ tổ chức này. Những tài liệu trích dẫn trên là những trở lực khó vượt
qua để khoác cho Hồ chí Minh bộ áo người quốc gia yêu nước, dù mức độ ước
mong của Duiker lớn tới cỡ nào.
Khía cạnh khác của Hồ chí Minh mà Duiker đề cao là tính khoan hòa, lòng
nhân hậu và sự thấu triệt về phương thức đấu tranh. Theo Duiker, Hồ chí Minh là
người chịu ảnh hưởng luân lý Khổng Mạnh nên luôn chú trọng các tiêu chuẩn đạo
đức như cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chân thành phục thiện, cầu học cầu
tiến, lễ độ khiêm cung và trên hết là khoan hòa độ lượng...
Tất nhiên Duiker không có dịp trực diện với Hồ chí Minh mà chỉ ghi theo một
số nhân chứng nào đó và qua suy diễn. Trên thực tế, nếu có những nhân chứng đã
kể Hồ chí Minh có các đức tính trên thì cũng không thiếu nhân chứng xác nhận Hồ
chí Minh là kẻ đại gian đại ác và như thế vấn đề lại trở thành tranh cãi. Cách duy
nhất mà người nhận dạng Hồ chí Minh phải chọn chính là nhìn thẳng vào những gì
liên hệ tới cuộc sống và hoạt động đã được ghi lại.
Trước mắt Duiker đã có những thảm cảnh lịch sử Việt Nam từ 1945, có
những nạn nhân của chính sách cải cách ruộng đất, có những người cộng sản Đệ
Tứ Quốc Tế bị Hồ chí Minh gọi là những con chó của Phát Xít và ra lệnh tiêu diệt...
Trước mắt Duiker chắc chắn cũng có những tài liệu cho biết ngày 28.12.1967,
Hồ chí Minh đã họp bộ chính trị trung ương đảng quyết định mở đợt tổng tấn công
Tết Mậu Thân 1968 trên toàn miền Nam và tháng 3.1968, trong khi toàn miền Nam
chìm trong máu lửa tóc tang, Hồ chí Minh đã hào hứng sáng tác 2 bài thơ ‘’Vô Đề’’
được đảng lưu lại như di sản quý báu:
I
Đã lâu chưa làm bài thơ nào
Đến nay thử làm xem ra sao
Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,
21 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Bỗng nghe vần ‘’thắng’’ vút lên cao
II
Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
Một năm là cả bốn mùa Xuân. (23)
Một người lấy cảnh chết chóc đau khổ của đồng bào mình làm nguồn hứng
sáng tác thơ, trong khi chính người đó từng tuyên bố với báo chí ‘’gộp tất cả những
nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi’’ (24)
liệu có thể là con người nhân ái và trung thực, chân thành không ?
Duiker còn có thể nhìn lại điều chính mình đã đưa ra để xác định tầm thấu triệt
phương thức đấu tranh của Hồ chí Minh qua sự việc cuốn Con Đường Kách Mệnh
của Hồ chí Minh gần như giống hệt cuốn Kinh Bổn của Người Cách Mạng của
Sergey Nechayev.
Theo Duiker, Nechayev nhấn mạnh đến vai trò của người làm cách mạng
chẳng khác gì một dụng cụ mù quáng của mục tiêu cách mạng. ‘’Anh ta phải tàn
nhẫn, nham hiểm như Machiavel, trong khi cổ võ cho mục đích cách mạng. Anh ta
phải tỏ ra tuyệt đối phục tùng đảng của anh ta và sẵn sàng từ bỏ mọi liên hệ bạn bè
và gia đình. Cũng phải sẵn sàng hy sinh những tiêu chuẩn đạo lý đã được nhìn nhận
một cách phổ quát, để có thể nói dối, ăn gian vì lợi ích cách mạng…Nói chung cuốn
sách đã được Lênin tán thưởng và trở thành thánh kinh của nhóm đa số (quá khích)
của ông’’. (25)
Nechayev từng được Lênin coi như một thứ siêu Machiavel. Khi thấy Hồ chí
Minh giống hệt Nechayev ắt không thể kết luận khác được rằng Hồ chí Minh là một
con người chỉ sống và hành sử bằng thủ đoạn mà thôi. Trong trường hợp này, diễn
tả Hồ chí Minh bằng hình ảnh một người mang nặng ảnh hưởng luân lý Khổng Mạnh
chỉ có thể hiểu là quá mù mịt về Khổng Học hoặc cố tình thay trắng bằng đen. Hơn
nữa, chính Duiker đã bảo Hồ chí Minh là đệ tử thuần thành của cả Lênin lẫn Stalin
thì dựa vào đâu để nói được rằng Hồ chí Minh là con người khoan dung, nhân ái, khi
chính những người cộng sản Liên Xô đã triệt hạ tượng đài của các nhân vật này, coi
Lênin là kẻ gian xảo và gọi Stalin bằng biệt danh tên đồ tể ?
Phải nhìn nhận rằng W. J. Duiker đã đưa ra một tác phẩm đồ sộ hơn hẳn
những tác giả trước ông với rất nhiều chi tiết về Hồ chí Minh. Ông đọc nhiều, có một
khối tài liệu phong phú nên giúp người đọc hiểu thêm cả những hoàn cảnh và nhân
vật xoay quanh đối tượng của mình. Dù chỉ viết về tiểu sử Hồ chí Minh, Duiker đã
dựng lại nhiều khung cảnh chiến tranh Việt Nam cũng như tình hình thế giới sau Đệ
Nhị Thế Chiến, tình hình nội bộ Liên Xô cùng mối quan hệ Liên Xô-Đức Quốc Xã,
cuộc hôn phối cưỡng ép Quốc-Cộng Trung Hoa trong thời gian kháng Nhật và một
số hoạt động đảng phái tại Việt Nam.
Ưu điểm của Duiker là cố phân tích tới từng chi tiết của mọi vấn đề. Nhưng ưu
điểm này lại là một phần nguyên do đưa tác giả tới nhiều điểm tự mâu thuẫn khi gặp
các chi tiết quá phức tạp vượt khỏi tầm xác định. Ưu điểm này cũng khiến lộ rõ
những cố tình tránh né của tác giả trước nhiều chi tiết được bỏ qua.
Phần khác, theo chúng tôi, tác giả có vẻ bị chi phối bởi định kiến về con người
Hồ chí Minh nên không chịu đặt cuộc chiến mà ông Hồ chủ trương vào đúng bối
cảnh chiến tranh ý thức hệ cộng sản hay đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
Duiker đã nhắc đến đề cương Lênin về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa
thuộc địa và ghi nhận việc Lênin hô hào liên kết với các giai cấp phi vô sản để đánh
đổ chủ nghĩa đế quốc trong một quốc gia chỉ là chiến thuật giai đoạn và có điều kiện.
22 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nhưng Duiker lại không chịu nhìn sâu vào chiến lược sách lược toàn bộ cuộc đấu
tranh đó để xác định vai trò của Hồ chí Minh với tính chất chủ yếu là lệ thuộc vào
Liên Xô.
Chính vì thế, Duiker không đếm xỉa đến nỗi đau khổ cùng cực của nhân dân
Việt Nam với tính cách nạn nhân trực tiếp trong quá trình theo đuổi lý tưởng của Hồ
chí Minh cũng như không nhận ra những lời lẽ đầu môi chót lưỡi và thủ đoạn xảo trá
của một chính trị gia tham tàn, mặc dù trong Chương IX, tác giả đã viết: Môn học
chính mà ông Hồ dậy các học viên đàn em của ông là tuyên truyền (26) và nhắc đến
cái tên trung đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân được đặt cho đạo quân bé
nhỏ đầu tiên của Võ nguyên Giáp khi mới thành lập.
Có thể bảo tất cả cuộc chiến Việt Nam nằm gọn trong 2 chữ tuyên truyền theo
các nguyên tắc đấu tranh của Lênin dưới ảnh hưởng tinh thần vô luân Nechayev mà
Hồ chí Minh tín phục và tuân thủ. Nếu không do cố ý bởi sự chi phối bởi một định
kiến thì chỉ có thể nói là đã hoàn toàn lạc hướng khi đề cập tới vai trò Hồ chí Minh
trong cuộc chiến Việt Nam mà không nhìn thẳng vào tính chất này.
Trong trường hợp nhìn tác phẩm của Duiker ở khía cạnh lạc hướng, có thể
giải thích là trong quá trình thu góp tài liệu, Duiker chỉ tiếp xúc giới hạn với một số
khuôn mặt khoa bảng thuộc các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam và chỉ đọc
những tác phẩm chính thống tức là những tác phẩm đã được nhào nặn, đo lường rất
kỹ về từng chi tiết trước khi phổ biến. Trong giới hạn này, vóc dáng lãnh tụ luôn luôn
là vóc dáng được tô điểm vì hình thành từ cái nhìn của thủ hạ và gay gắt hơn là cái
nhìn đã được uốn nắn.
Trên thực tế, cái nhìn từ phía quần chúng, thậm chí từ phía nạn nhân, có thể
có một giá trị đóng góp tích cực hơn do tính trung thực vì vừa phản ảnh tâm tư của
đám đông vừa chưa bị uốn nắn. Suốt nửa thế kỷ qua, con người và sự nghiệp Hồ
chí Minh đã được nhiều thế hệ dân chúng Việt Nam đánh giá qua không ít những
mẫu chuyện cười, những vần ‘’thơ ghế đá’’ ... và đây là nguồn tài liệu mà Duiker bỏ
qua. Tư cách Sử Gia của tác giả Hồ Chí Minh, a life rõ ràng bị hạn chế do sự chăm
chút cho mặt được chiếu sáng của tấm huy chương, trong khi tấm huy chương nào
cũng có mặt trái của nó.
Chúng tôi nghĩ rằng sự việc xảy ra vào tháng 8.2002 về việc phổ biến cuốn
sách tại Việt Nam có thể đã gợi nhắc tác giả về một ý nghĩ nào đó.
Duiker nghĩ sao khi những người cộng sản Việt Nam đặt thẳng vấn đề phải
cắt bỏ một số chi tiết trong cuốn sách mới được phép phổ biến tại Việt Nam ? Trong
lá thư gửi nhà xuất bản Hyperion Books, New York, nhà xuất bản chính trị quốc gia
tại Hà Nội đã ghi rõ cần bỏ đi một vài đoạn không phù hợp với những thông tin hiện
có trong hồ sơ của chúng tôi.
Duiker đã viết cuốn sách dựa trên phần lớn tài liệu chính thức và nhận định từ
những nhân vật của chế độ. Nhưng sách vẫn không thể phổ biến vì cách khai thác
tài liệu không phù hợp với cái nhìn của chế độ và chế độ cũng không giấu kín ý đồ
muốn kiểm duyệt mọi lời phát biểu của tác giả. Chế độ đó có thể phù hợp với mong
mỏi của toàn thể những người dân Việt Nam vẫn đòi hỏi dân chủ tự do từ 1945 tới
nay không và chế độ đó là di sản của ai ?
Ít nhất có thể Duiker cũng phải nhìn lại câu phát biểu mà ông đã viết: ‘’Ông Hồ
đã chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu
tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực
của họ’’. Hồ chí Minh đã tạo ra cái di sản ngăn cấm ngay tiếng nói của một Sử Gia
thì có thể là bậc anh hùng đã đấu tranh mạnh mẽ cho tiếng nói đích thực của những
kẻ cùng khổ được cất lên chăng ?
CHÚ THÍCH
23 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
01.- Nhà xuất bản Hyperion Books, New York, 2000.
02.- Vợ tác giả.
03-04.- Sách Đã Dẫn, trang 577, 574
05.- Theo Duiker, chính vợ Lâm đức Thụ giới thiệu Tăng Tuyết Minh cho ông
Hồ tại nhà Borodin để sau đó Tăng Tuyết Minh trở thành vợ ông Hồ. Về Tăng Tuyết
Minh, theo tài liệu của Giáo Sư Hoàng Tranh, Viện Phó Viện Khoa Học Xã Hội
Quảng Tây, Trung Cộng tiết lộ cuối năm 2001 thì năm 1926, ông Hồ mang tên Lý
Thụy, 36 tuổi đã làm hôn lễ với cô nữ hộ sinh Tăng Tuyết Minh, một thiếu nữ Quảng
Châu, 21 tuổi, tín đồ Cơ Đốc Giáo. Lễ cưới cử hành tại nhà hàng Thái Bình là nơi
một năm trước, Chu ân Lai làm lễ cưới với Đặng Dĩnh Siêu. Hoàng Tranh cho biết 2
chữ ‘’Chí Minh’’ trong tên của Hồ chí Minh có nghĩa là nhớ mãi không quên (Tăng
Tuyết) Minh.
06-08.- Sách Đã Dẫn, trang 7, 113 nguyên văn: Only Borodin and his wife
were aware of his identity. His tức của Nguyễn ái Quốc, lúc ấy mang tên Lý Thụy.
07.- Bác Hồ trên đất nước Lênin, trang 148
09.- Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
10-11-12-13-14-15.- Sách Đã Dẫn, trang 18, 19, 14, 42, 47, 26.
16.- Sách Đã Dẫn trang 5, nguyên văn: ‘’since he later told the US journalist
Anna Louise Strong that during his visit to the USA he knew nothing about politics’’.
17.- Sách Đã Dẫn, trang 225
18.- Tự Điển Nhân Vật Lịch Sử, Nxb Văn Hóa, Sài Gòn 1999, trang 644 ghi:
‘’Nguyễn thị Minh Khai lúc nhỏ tên là Vịnh. Năm 1930 sang Trung Quốc làm việc ở
Văn Phòng Đông Phương Bộ Quốc Tế Cộng Sản. Năm 1931 bị mật thám Pháp bắt ở
Hong Kong, năm 1934 được trả tự do. Trong năm này bà cùng Lê hồng Phong được
cử làm đại biểu chính thức đi dự đại hội lần thứ 7 của quốc tế cộng sản tại Mạc Tư
Khoa. Sau đó họ làm lễ thành hôn. Tại đấy bà vào học Trường Đại Học Đông
Phương Staline. Năm 1936, bà được phân công tác ở Sài Gòn, ngày 30.7.1940 bà bị
địch bắt. Ngày 28.8.1941 bà bị xử bắn tại Hóc Môn. Hưởng dương 31 tuổi’’.
19-20.- Sách Đã Dẫn trang 222, 499, nguyên văn: ‘’Whatever the case, the
appointment appeared to have the blessing of HCM, who could rest assured that his
successor would give priority to the national reunification’’.
21-22.- Sách Đã Dẫn, trang 235, 95, nguyên văn: ‘’According to Boris
Souvarine, the French Communiste who later left the revolution movement, Nguyen
Ai Quoc had now become an accomplished Stalinist’’.
23.- Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử Tập 10, trang 139, 161, 163.
24.- Trả lời báo Granma, Cuba ngày 14.7.1969. Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu
Sử Tập 10, trang 373.
25-26.- Sách Đã Dẫn, trang 135, 258
CHƯƠNG II
JEAN LACOUTURE
và HCM, A Political Biography
nhà nghiên cứu thường đánh giá cuốn Hồ Chí Minh, a political biography của Jean
Lacouture là tác phẩm đầy đủ nhất về tiểu sử Hồ chí Minh. Nhiều người còn cho là
cuốn sách viết hay nhất.
Jean Lacouture, sinh năm 1921, người Bordeaux, Thành Phố nổi tiếng về
rượu chát của miền Nam nước Pháp. Tại đây ông theo bậc Trung Học tại Trường
Dòng Tên Jésuite (*), rồi Đại Học Văn Khoa. Sau đó, ông lên Paris học luật và sinh
24 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
sống tại đây. Ông là học giả, Sử Gia, Nhà Báo, Nhà Ngoại Giao, Tùy Viên Báo Chí
của Pháp tại Đông Dương từ 1945 đến 1947. Ông viết cho nhiều tờ báo ở Mỹ. Trong
khoảng ba chục tác phẩm của ông có 6 cuốn về Việt Nam trong đó được lưu ý là
cuốn Việt Nam giữa hai cuộc hưu chiến.
Nguyên tác tiếng Pháp cuốn Hồ Chí Minh, a political biography xuất bản lần
đầu năm 1967. Một năm sau, bản dịch Anh Văn của Peter Wiles được Random
House, New York cho ra mắt tại Mỹ. Sách viết theo thứ tự thời gian gồm 15 chương
từ Người Dân Quê, Người Di Dân, Người Chiến Sĩ…cho đến Bác Hồ và Chú Sam,
sau hết là Trận Đánh Cuối Cùng.
Ngay những trang đầu tác giả đã cho thấy hết sức khâm phục và ngưỡng mộ
đối tượng của mình. Tác giả nói rõ nhận định về Hồ chí Minh là người tranh đấu cho
cả lý tưởng cách mạng Lênin lẫn chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đặc biệt tác giả ca
ngợi Hồ chí Minh là con người hành động, hay như có người chua chát mà cũng
chính xác gọi là ‘’kẻ khuấy động’’ (agitator), ‘’kẻ thức trong khi mọi người ngủ’’. (1)
Tác giả cũng không kém ngưỡng mộ cha của Hồ chí Minh là Phó Bảng
Nguyễn Sinh Huy (hay Sắc), vì cho rằng ông ta bị huyền chức, không phải vì nghiện
rượu hay biển thủ công quỹ mà vì bài Pháp và ủng hộ phong trào Cần Vương, cổ võ
cho nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Về cách đối xử của Hồ chí Minh với anh chị em, tác giả kể khi bà Thanh lên
Hà Nội thăm em đã làm Chủ Tịch nước được ông Hồ tiếp đón niềm nở (with open
arms) và khi người anh trai, Nguyễn Sinh Khiêm chết, ông Hồ có gửi điện văn về
làng chia buồn, xin lỗi do phải lo việc nước hơn việc nhà. Tác giả cẩn thận ghi chú là
lúc ấy (2) chiến trường sôi động, ông Hồ đang phải chiến đấu trong bí mật.
Chương II, Kẻ Di Dân, nói về hoạt động của Hồ chí Minh tại Pháp. Sống cực
khổ, thất nghiệp, dành thì giờ đọc sách, viết báo, tìm gặp những người có xu hướng
cách mạng thuộc nhiều nước Pháp, Nhật, Nga…Tác giả bảo Hồ chí Minh ‘’tập họp
xung quanh mình những Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền’’,
phần đông lớn hơn cả chục tuổi. Tác giả cũng tiết lộ rằng chính Bộ Trưởng Albert
Sarraut (3) cho biết tên Nguyễn Ái Quốc là một bút hiệu của nhà cách mạng Phan
Chu Trinh. Và ở mấy trang sau, tác giả xác nhận bản thỉnh nguyện thư 8 điểm mà Hồ
chí Minh trình ở Hội Nghị Hòa Bình Versailles đã được soạn thảo chung với Phan
Văn Trường dưới sự hướng dẫn của Phan Chu Trinh. Hai chi tiết này trái ngược hẳn
với các văn kiện chính thức của cộng sản Việt Nam vẫn nói tên Nguyễn ái Quốc là
biệt danh của ông Hồ và bản thỉnh nguyện thư trên cũng do ông Hồ nghĩ ra và tự
viết.
Đầu chương III, (4) tác giả kể chuyện ‘’anh chàng lịch lãm, dễ thương
Georges Pioch đã làm gương để khuyên Hồ học đàm thoại và ăn nói trước công
chúng. Với mục đích đó, Hồ đi dự các cuộc họp tại Câu Lạc Bộ Faubourgh do Leo
Poldes lập. Hồ tham gia thảo luận, thoạt tiên còn lúng túng, ngượng nghịu, cố không
nói lắp, không nói nhịu...’’ Qua chi tiết này, Hồ chí Minh đã được ‘’đào tạo’’ rất sớm
về nghệ thuật tuyên truyền và nói trước quần chúng nên tiến bộ nhanh về các mặt
này trong thời gian trau dồi thêm ở Liên Xô từ 1933 đến 1938.
Tuy nhiên, tác giả chê Bản án chế độ thực dân Pháp viết rất dở, và cho rằng
có lẽ do ông Nguyễn Thế Truyền, người đề tựa cho nó, đã viết chứ không phải Hồ
chí Minh. Đây là chi tiết khiến người đọc khó tránh khỏi ý nghĩ Jean Lacouture đánh
giá cao đối tượng đến mức không bao giờ chịu tin là Hồ chí Minh làm một cái gì dở
hay kém! Một việc chính Hồ chí Minh đã đem ra khoe là do mình làm vẫn có thể là do
ai đó làm, trong trường hợp nhận thấy không phải việc hay, việc tốt! Trong chương
này tác giả cũng dành nhiều trang nói về tờ báo Le Paria mà Hồ chí Minh chủ trương
25 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và đã dành ra 2 năm để nuôi sống nó, dù rằng nó vẫn sống thêm 2 năm nữa, sau khi
ông Hồ bỏ đi Nga rồi.
Chương IV nói về công thống nhất đảng của Hồ chí Minh. Tác giả ghi từ 1933
đến 1938 là thời gian Hồ nghỉ ngơi và nghiên cứu nhiều tại Mạc Tư Khoa. Trong thời
gian này Hồ tham dự đại hội 7 của Đệ Tam Quốc Tế. ‘’Nhưng Lê hồng Phong, chứ
không phải Hồ đã được bầu vào Trung Ương Đệ Tam Quốc Tế. Sau đó ít lâu, Phong
về Đông Nam Á, bị bắt và chết trong tù’’. Tác giả không nói rõ địa điểm, thời điểm và
trường hợp của sự việc này.
Chương V, Tù Nhân, tác giả kể lại việc Hồ chí Minh kín đáo về nước cuối
tháng 1.1941, sau 30 năm vắng mặt, lập bản doanh ở vùng ‘’giải phóng’’ Pác Bó,
thuộc Tỉnh Cao Bằng và ở đây hơn 1 năm. Dịp này Hồ đã đặt tên ngọn núi là núi Karl
Marx và dòng suối là suối Lênin. Tại đây Hồ triệu tập hội nghị toàn phần trung ương
đảng kỳ 8. Mặt Trận Việt Minh ra đời trong một túp lều lá với một chiếc bàn duy nhất.
Tại hội nghị này có mặt Trường Chinh, Hoàng quốc Việt, Phạm văn Đồng, Hoàng
văn Thụ, Vũ Anh, Phùng chí Kiên, Võ nguyên Giáp.
Tác giả dành gần trọn trang 75 nói về lòng yêu nước của Hồ chí Minh, cho
rằng Hồ nay mới được tự mình kêu gọi tới lòng yêu nước của nhân dân, lập nên các
đoàn thể cứu quốc, và dành chỗ cho mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ có công
nhân, mà cả nông dân, tiểu tư sản, thậm chí cả địa chủ yêu nước.
Mở đầu Chương VI, Người Giải Phóng, tác giả nói đến việc Hồ chí Minh cổ võ
cho chính sách ‘’xâm nhập’’ tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Qua trung
gian Tướng Trương Phát Khuê, Hồ đã đạt được ý nguyện. Nhưng chính phủ lâm
thời liên hiệp do Trương Bội Công làm Thủ Tướng chỉ dành cho Hồ một chức Bộ
Trưởng không hứa hẹn gì nên Hồ tìm cách gây liên hệ với liên quân Hoa-Mỹ để
thoát hiểm. May mà ‘’phe Trương Bội Công xâu xé lẫn nhau’’, trong lúc Hồ bắt đầu
lên đường về nước. Chính phủ lâm thời kia hoàn toàn tan rã, nhưng phe Hồ chí
Minh, nhờ có đoàn du kích quân và những mạng lưới riêng, vẫn tồn tại.
Về nước, Hồ ký lệnh thành lập ‘’trung đội võ trang tuyên truyền giải phóng
quân gồm 34 người giao cho Võ nguyên Giáp điều khiển’’. (5) Khi thấy lực lượng Việt
Minh lớn mạnh, Pháp dự tính đem quân tiêu diệt. Nhưng còn đúng 3 ngày nữa khởi
động thì bị quân Nhật thình lình đảo chính, bắt giam hết người Pháp.
Tháng 6.1945, Hồ chí Minh cho lệnh tấn công.
Theo lời kể của Võ nguyên Giáp sau này thì lúc đó do quá bệnh và yếu Hồ
thều thào nói trong cơn mê sảng: ‘’Dù cho phải đốt cả dẫy Trường Sơn thì cũng
quyết dành cho được nền độc lập’’. Trưng dẫn câu này, tác giả có thể chỉ nhắm ghi
lại một sự việc thực tế hoặc đề cao tinh thần tranh đấu cho dân tộc của Hồ chí Minh.
Nhưng câu nói được trưng dẫn cũng cho thấy Hồ chí Minh không phải con người ôn
hòa và những chiến dịch vườn không nhà trống, tiêu thổ kháng chiến, những chiến
thuật cảm tử, biển người hay cuộc chiến đẫm máu sau này không thể bảo do nhóm
Lê Duẩn-Lê đức Thọ hay các thủ hạ khác chủ trương và ép buộc Hồ chí Minh phải
chiều theo như nhiều tác giả vẫn nêu trong tác phẩm của mình.
Ngày 29.8.1945, thành phần chính phủ do Hồ chí Minh lãnh đạo được công
bố. Theo Jean Lacouture, nhiều nhà báo thắc mắc Hồ chí Minh là ai ? Vài kẻ thạo tin
bảo đó là lãnh tụ cộng sản Nguyễn ái Quốc. Có người hỏi Hồ có đúng không thì ông
chỉ khiêm tốn thoái thác. Jean Lacouture diễn tả Hồ chí Minh vừa là người khiêm tốn
muốn tránh né sự lưu tâm của mọi người vừa là người luôn đặt dân tộc lên cao hơn
hết nên coi nhẹ việc xác định màu sắc lý tưởng của bản thân. Nếu tác giả nhìn sự
việc trên qua bối cảnh chính trị Việt Nam và xu hướng tâm lý quần chúng lúc đó đối
với cộng sản thì có thể nhận định khác hơn.
26 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong Chương VII, tác giả thuật việc phái đoàn Mỹ tới Hà Nội cuối tháng
8.1945 đã được các người cộng sản hoan nghênh và ‘’khi quốc thiều Mỹ nổi lên,
chính Võ nguyên Giáp giơ nắm tay lên chào kính.(cộng sản chào bằng nắm tay). Họ
muốn giữ liên lạc chặt chẽ với Mỹ ở Hà Nội. Họ khai thác triệt để tinh thần chống
thực dân của người Mỹ đối với các vấn đề Á Châu. Thiếu Tá Archimèdes Patti, Đại
Úy Farris và ngay cả Tướng Gallagher thường thấy xuất hiện cùng với Hồ chí Minh
và chính phủ của ông, trong thời gian xung đột Việt Pháp sắp sửa xảy ra’’… (6)
Trong Chương XI, tác giả tiếp tục ca ngợi Hồ chí Minh là một kiểu mẫu cao
nhất và hầu như độc đáo, một người có tương quan gắn bó nổi bật với quần chúng
và là một người với sức xét đoán vượt trội, với những năng khiếu đột hứng và trí
thông minh kỳ diệu để đóng vai hòa giải giữa các đám đông buộc phải đối đầu với
chiến tranh vô tận với gian khổ, hà khắc hay một chế độ bạo tàn. (7)
Tác giả minh chứng uy lực và bản lãnh vượt trội của Hồ chí Minh bằng sự
thuật lại những lời đối đáp với Tướng Salan. Khi viên Tướng Pháp hỏi Hồ chí Minh
rằng có lo ngại gì khi đi xa để đất nước trong tay những cán bộ trẻ nóng nảy như
Trường Chinh, Võ nguyên Giáp không, ông Hồ đã trả lời: Họ làm được cái gì mà
không có tôi ? Chính tôi đã tác thành cho họ mà !
Toàn bộ Chương XII được Lacouture dành chứng minh Hồ chí Minh vừa là
người cách mạng vô sản, vừa là nhà ái quốc. Theo tác giả, ‘’điều cần nhấn mạnh
trên hết là sự lưỡng diện của mọi cử động của ông Hồ khiến ông trở thành một người
theo chủ nghĩa dân tộc (quốc gia) trên hết, cũng như một người theo chủ nghĩa quốc
tế trên hết, hơn tất cả các lãnh tụ cộng sản’’.
Lacouture giải thích về nhận định trên như sau: ‘’Ông ta quốc gia nhất, vì
không có lãnh tụ cộng sản nào khác đã thực hiện được cuộc cách mạng trong xứ sở
mình với ít ngoại viện và ít cán bộ nước ngoài, không ai hết, kể cả Mao hay Tito hay
Castro lại có thể mắc nợ người ngoài ít đến thế’’. (8) Tác giả đánh giá: ‘’Quả thật,
ông ta đã dấn thân vào một nỗ lực vô cùng tận để hoàn thành được sự tổng hợp giữa
những yêu cầu của một bên là chủ nghĩa quốc tế vô sản và một bên là chủ nghĩa
quốc gia dân tộc Việt Nam...’’ (9)
Theo đà suy nghĩ dành trọn ưu ái cho đối tượng, tác giả nhìn thấy việc thành
lập Mặt Trận Việt Minh, việc tuyên bố giải tán đảng cộng sản Đông Dương rồi cho
sống lại dưới cái tên đảng lao động Việt Nam đều thể hiện tài trí và quyết tâm thực
hiện chủ nghĩa quốc gia dân tộc của ông Hồ. Thậm chí tác giả còn cho rằng việc
thay thế Đông Dương cộng sản đảng bằng đảng lao động là một thượng sách và là
một bước tiến trên đường dân tộc hóa, vì đảng cũ có tính quốc tế, phi dân tộc do bao
gồm cả Miên, Lào…trong khi đảng lao động mang cái tên được định tính rõ rệt là
đảng lao động Việt Nam.
Thắc mắc của người đọc trước nhận định này là giới hạn hết sức khó hiểu về
nhận thức chính trị của một tác giả tầm cỡ Jean Lacouture. Bởi vì chủ nghĩa quốc tế
vô sản luôn xác định triệt để bác bỏ tinh thần quốc gia dân tộc, trong khi bất kỳ người
tìm hiểu chính trị nào cũng dư tài liệu để hiểu dễ dàng nội dung bản đề cương chủ
nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thuộc địa của Lê Nin có thể tóm tắt trong lời tuyên bố của
Staline đã trở thành giáo điều bất khả di dịch về chiến lược chiến thuật đấu tranh
cộng sản: ‘’Tất cả mọi đảng cộng sản và công nhân, hãy giương cao ngọn cờ dân
tộc, dân chủ mà tiến lên’’.
Người cộng sản không bao giờ theo đuổi mục tiêu tổng hợp giữa yêu cầu của
chủ nghĩa quốc tế với yêu cầu của chủ nghĩa dân tộc mà chỉ coi chủ nghĩa dân tộc,
dân chủ là phương tiện cần khai thác (những ngọn cờ chiêu bài) trong một thời kỳ
nào đó trên đường tranh đấu. Việc Hồ chí Minh tuyên bố giải tán đảng cộng sản
Đông Dương tháng 11.1945 chỉ là một bước lui chiến thuật để tránh áp lực chống đối
27 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và cái tên đảng lao động Việt Nam ra đời cũng mang chung ý nghĩa. Những điều đó
chỉ phản ảnh tài năng và thủ đoạn của Hồ chí Minh trong hành động chứ không phản
ảnh mục tiêu phụng sự của ông ta.
Trên thực tế, Hồ chí Minh đã trình diễn bộ mặt quốc gia dân tộc trước dư luận
bằng thủ đoạn tinh vi vào những thời điểm cần che kín bộ mặt cộng sản. Người trình
diễn bộ mặt quốc gia dân tộc và người theo chủ nghĩa dân tộc trên hết luôn luôn là
hai người khác nhau.
Jean Lacouture đã có 6 tác phẩm viết về đề tài Việt Nam không lẽ chưa từng
đọc những tài liệu chính thức lưu trữ tại Viện Mác-Lênin nhắc tới sự hiểu lầm của
một số người lúc đó như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập về xu hướng tư tưởng của Hồ
chí Minh trong quan hệ giữa yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế khi hoạch định chiến
lược, chiến thuật đã dẫn tới việc có lá thư của Ban Lãnh Đạo Hà Nội đảng cộng sản
Đông Dương gửi quốc tế cộng sản ngày 31.3.1935 với luận điệu gay gắt: ‘’Những
tàn dư của hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cách mạng... là một trở ngại rất nghiêm
trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cộng sản...Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin (tên Hồ
chí Minh lúc đó) viết một cuốn sách mỏng phê phán chính mình và những khuyết
điểm đã qua’’ (10).
Sự hiểu lầm này được ‘’giải độc’’ (11) tại Mạc Tư Khoa nhân dịp Đại Hội 7
Quốc Tế Cộng Sản tháng 8.1935 tán trợ quan điểm vận dụng chính sách Mặt Trận
Dân Tộc Thống Nhất để tiến hành đấu tranh. Quan điểm này được ghi lại trong nghị
quyết Đại Hội Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 từ ngày 10 tới 19.5.1941 tại
Pac Bó với diễn giải: ‘’Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng
dân tộc...thì quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được’’
(12) Mục tiêu được nêu rõ ở đây là quyền lợi của bộ phận giai cấp còn vấn đề giải
phóng dân tộc chỉ là bước đi sách lược bắt buộc phải qua.
Hơn nữa, nếu cứ dứt khoát cho rằng Hồ chí Minh là người muốn tổng hợp
yếu tố dân tộc chủ nghĩa với yếu tố quốc tế vô sản chủ nghĩa, một người cộng sản
quốc gia, thì thực tế đã cho thấy trong cảnh luôn bị kiềm tỏa, bị kiểm soát từng ý
tưởng như thế, ông Hồ khó giữ nổi mạng sống chứ đâu có thể nhận được cái quyết
định mật số 60 ngày 29.9.1938 từ Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Dân Tộc Và Thuộc
Địa của quốc tế cộng sản trao cho trở về nước tiếp tục công tác. (13)
Một cứ điểm của Lacouture về tính quốc gia nhất của Hồ chí Minh so với mọi
lãnh tụ cộng sản khác như Mao trạch Đông, Tito, Castro...là ít mắc nợ nước ngoài
trong khi tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng ở nước mình. Trước hết, ít mắc nợ
nước ngoài chưa hẳn đã là quốc gia nhất, vì Lênin, Stalin có thể còn ít mắc nợ nước
ngoài hơn. Nhưng trên thực tế, Hồ chí Minh có mắc nợ nước ngoài không ? Cứ điểm
trên của Jean Lacouture dù nhắm đề cao Hồ chí Minh nhưng lại không được củng cố
bằng bài báo chính thức sau của một tác giả cộng sản Việt Nam: Sáng ngày
10.1.1950, trong cảnh mùa Đông rét mướt, Chủ Tịch Hồ chí Minh đã bí mật rời khỏi
thủ đô kháng chiến Tuyên Quang bắt đầu chuyến đi thăm Liên Xô, Trung Quốc. Một
chuyến đi không tổ chức tiễn đưa linh đình và một tiểu đội tự vệ đã đưa Người lên
Cao Bằng sang Trung Quốc qua cửa Thủy Khẩu-Long Châu, Tỉnh Quảng Tây. Tại
đây, ngày 20.1.1950, Người gặp Trần Canh, bạn chiến đấu Trung Quốc hồi Người ở
Diên An (1938) và Trần Canh đã tổ chức đưa Người đi Bắc Kinh theo một mật lệnh
của Thủ Tướng Chu ân Lai.
Từ Quảng Tây, Bác Hồ đến Bắc Kinh vào ngày 26.1.1950 và đồng chí Chu ân
Lai đã tổ chức đón tiếp và hội đàm với Người. Sau đó, Người cùng với Chu ân Lai
đáp máy bay từ Bắc Kinh sang thăm Liên Xô...Giữa tháng 2.1950, Stalin tổ chức đón
tiếp và hội đàm với Chủ Tịch Hồ chí Minh tại Điện Kremlin...Hai bên đã quan tâm đến
quan hệ giữa Đảng-Nhà Nước và sự viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam.
28 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Về quan hệ giữa đảng và nhà nước, Stalin đề nghị tạm thời chưa công khai
mối quan hệ giữa hai đảng vì lúc này đảng ta chưa ra hoạt động công khai mà nhấn
mạnh đến quan hệ giữa hai nhà nước. Trước mắt cần thành lập Đại Sứ Quán Việt
Nam tại Liên Xô và sau đó cử vị Đại Sứ đầu tiên của nước ta ở Liên Xô là đồng chí
Nguyễn lương Bằng. Stalin cũng đề nghị ta nên mở các chiến dịch lớn, mở rộng các
khu giải phóng, nhất là khu vực tiếp giáp với Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi
cho mối quan hệ với các nước bên ngoài. Về viện trợ thì Liên Xô giúp đỡ Việt Nam
cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước mắt, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam thuốc men, xe
vận tải, các loại vũ khí nặng như pháo cao xạ, súng đại bác, cối hạng nặng...Viện trợ
của Liên Xô sẽ được chuyển tới qua con đường Trung Quốc, vừa nhanh chóng vừa
bí mật. Đây cũng là lý do để chúng ta mở chiến dịch Biên Giới tháng 10.1950...
Đầu tháng 3.1950, Chủ Tịch Hồ chí Minh rời Matxcơva bay về Bắc Kinh và
ngày 4.3.1950, Người đã hội đàm với Thủ Tướng Chu ân Lai. Trong cuộc hội đàm
này, phía Trung Quốc đồng ý để vùng Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam làm nơi tiếp
nhận viện trợ, điều dưỡng, chữa trị thương bệnh binh, mở lớp đào tạo, học tập, bồi
dưỡng cho cán bộ, học sinh và cử một phái đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc qua
Việt Nam mà Trưởng Phái Đoàn đầu tiên là Tướng Trần Canh... (14)
Quá nhiều tài liệu và thực tế đã bác bỏ những lời thuyết phục của Jean
Lacouture về tính lưỡng diện trong mọi cử động của Hồ chí Minh vì từ tương quan,
hành sử tới hướng suy nghĩ của Hồ chí Minh không khi nào rời xa khỏi phong trào
quốc tế vô sản.
Chương XIII được tác giả dành để phân tích ảnh hưởng của Liên Xô và Trung
Cộng đối với cách mạng xã hội Việt Nam, nhất là đối với cá nhân Hồ chí Minh. Theo
Lacouture, Hồ chí Minh nghiêng về Liên Xô do chịu ảnh hưởng nhiều, mang ơn
nhiều và cũng có cảm tình nhiều hơn. Tác giả viện dẫn sự kiện Hồ chí Minh được
Liên Xô cử làm phụ tá cho Borodin trong phái đoàn bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên
là một sứ mạng đặc biệt, sự kiện Hồ chí Minh được cử làm đại diện Đệ Tam Quốc
Tế để giải quyết mâu thuẫn giữa các đảng cộng sản tại Đông Dương, tổ chức, thành
lập các đảng cộng sản Xiêm, Mã Lai, Nam Dương vv.., sự kiện Hồ chí Minh được
tham dự Đại Hội 6 Đệ Tam Quốc Tế trong khi Mao trạch Đông, Lưu thiếu Kỳ, Chu
ân Lai không được tham dự…để khẳng định Hồ chí Minh phải nghiêng về phía Liên
Xô hơn. Tác giả tăng thêm sức mạnh cho lập luận của mình bằng sự trưng dẫn một
câu tuyên bố của Hồ chí Minh khi trả lời Danielle Hunebelle, đại diện Truyền Hình
Pháp, tháng 7.1964. Danielle Hunebelle hỏi: ‘’Liệu Bắc Việt trong tình trạng bị cô lập
có thể sẽ bó buộc trở thành một vệ tinh của Trung Cộng không ? Ông Hồ giơ tay lên
quả quyết: Không bao giờ !’’ (15) Dẫn chứng loại này khó có giá trị tích cực, vì cũng
tương tự như lời cam kết của Hồ chí Minh với Tướng Trương Phát Khuê vào tháng
9.1944 là ‘’tôi có một lời bảo đảm đặc biệt với ông rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ chưa
được thực hiện ở Việt Nam trong vòng 50 tới’’ (16) và câu trả lời ‘’tôi luôn luôn là một
người yêu nước, tranh đấu cho độc lập, thống nhất thật sự của tổ quốc tôi’’, khi một
nhà báo Mỹ đưa ra câu hỏi ‘’Cụ có phải người cộng sản không’’ vào tháng 3.1949
(17).
Dù vậy, tác giả vẫn tin Hồ chí Minh mặn mà với Mạc Tư Khoa và tẻ lạnh với
Bắc Kinh, đồng thời cho biết thái độ này không được chia xẻ bởi tất cả đảng viên, kể
cả các ủy viên bộ chính trị. Tuy nhiên, tác giả tỏ ra dè dặt về trường hợp Lê Duẩn,
cho rằng thái độ của Lê Duẩn là một bí ẩn (an enigma), vì các nhà phân tích kinh
nghiệm như Giáo Sư P. J. Honey của Anh vẫn tin chắc Duẩn phải nghiêng về Liên
Xô…trong khi thực sự Duẩn rất quyết liệt trong vấn đề chiến lược cách mạng. Cuối
cùng, theo tác giả, Lê Duẩn là người theo lập trường trung dung tương tự Hồ chí
Minh nên ông Hồ mới trao cho chức bí thư thứ nhất.
29 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chương XIV, Bác Hồ và Chú Sam, nói về liên hệ giữa Hồ chí Minh và một số
nhân vật Mỹ thời kỳ trước 1946, về bản yêu sách 8 điểm gửi đến hội nghị Versailles
họp tại Pháp tháng 6.1919 do sáng kiến của Tổng Thống Mỹ Willson, về những lần
Hồ chí Minh dừng chân trên đất Mỹ khoảng 1915-1916, về viên phi công Shaw bị rớt
máy bay được Phạm văn Đồng dẫn đến gặp Hồ, về việc Hồ chí Minh trích tuyên
ngôn Độc Lập của Mỹ đem vào tuyên ngôn độc lập 2.9.1945, về cả bài thơ viết trong
tù của Hồ chí Minh có nhắc đến Wendell Willkie, ứng cử viên Tổng Thống đối thủ
của Roosevelt, và về việc Hồ nghiên cứu Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên,
trong đó Tôn Dật Tiên nói nhiều đến Abraham Lincoln vv... Tác giả nhấn mạnh chính
sách chống thực dân của Tổng Thống Mỹ Roosevelt…coi đó là điểm khiến Hồ chí
Minh thực lòng muốn có quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Tác giả còn ghi rõ xu hướng ủng
hộ, chống đối, hay ngờ vực ông Hồ của những nhân vật Mỹ ở Hà Nội, Sài Gòn, Hoa
Nam đồng thời không quên cả sự kiện ở Hà Nội những năm 1945-46 đã có một hội
Hữu Nghị Việt Mỹ và trên khắp phố phường luôn xuất hiện nhiều biểu ngữ bằng
tiếng Anh, chứ không có biểu ngữ nào bằng tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa, hay tiếng
Nga v.v...
Tất cả những sự kiện lớn nhỏ được đưa ra để chứng tỏ Hồ chí Minh không
giành được sự ủng hộ của Mỹ không phải thiếu thành tâm cộng tác mà chỉ vì chính
sách đối ngoại của chính quyền Truman lúc đó dựa theo quan điểm của Nhà Ngoại
Giao sành sõi Dean G. Acheson đã bỏ đường lối của Cố Tổng Thống Roosevelt để
quay ra ủng hộ Pháp vì thấy rằng lúc ấy Pháp cần cho việc chống cộng sản thế giới.
Tác giả viết chương này khá công phu, tham khảo tác phẩm của nhiều tác giả như
Jean Sainteny, Hilaire de Berrier, Robert Shaplen, Devillers, Bernard Fall, Enrica
Colotti-Pischel...và trích nhiều đoạn trong Hồ Chí Minh tuyển tập.
Với khối lượng tài liệu đó, tác giả phân tích tương đối kỹ từng hành động, thái
độ của ông Hồ và còn tỏ ra không muốn gạt bỏ những lời phê bình chỉ trích Hồ chí
Minh là kẻ giả dối, nham hiểm, có nhiều hậu ý được toan tính kỹ cho hành
động...Chương này đóng góp lớn cho việc tạo sức lôi cuốn của tác phẩm, tuy nhiên
hình ảnh Hồ chí Minh vẫn hiện ra với những màu sắc nghiêng về phía biểu hiện cảm
quan riêng của tác giả.
Chương XV cũng là chương cuối, Trận Đánh Cuối Cùng, mở đầu bằng lời của
ông Hồ: ‘’Hôm nay là trường hợp con châu chấu chọi với con voi. Nhưng ngày mai
con voi sẽ bị mổ lòi ruột ra’’ . Hồ chí Minh lấy ý từ một ngạn ngữ Việt Nam ‘’Nực cười
châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã chẳng dè xe nghiêng’’ và có lẽ đã đổi thành
‘’Hôm nay châu chấu chọi voi. Ngày mai voi sẽ bị lòi ruột ra’’ .
Jean Lacouture viết chương này năm 1967 khi cuộc chiến Việt Nam đang sôi
bỏng. Tác giả gần như dành trọn ba chục trang sách cho chủ đề truy tầm trách
nhiệm gây chiến thuộc về ai. Để giải đáp, tác giả phân tích tỉ mỉ nhiều sự kiện với các
tài liệu chứng minh lòng yêu nước, yêu hòa bình của Hồ chí Minh, chứng minh thái
độ chống đối của nhân dân miền Nam với chính quyền Ngô Đình Diệm và tinh thần
hiếu chiến của chính giới Mỹ.
Về con người Hồ chí Minh, tác giả ghi lại cuộc gặp gỡ với ông Hồ tháng
11.1961, khi tác giả tới Hà Nội và được Phạm văn Đồng đang là Thủ Tướng lúc đó
tiếp kiến. Tác giả kể lại lúc ông đang cùng Phạm văn Đồng bàn về những vấn đề
chính trị, chiến tranh, tìm xem có cách nào để Pháp đứng ra làm trung gian hòa
giải...thì Hồ chí Minh mở cửa bước vào. ‘’Tiếng chân đi nhẹ nhàng tựa hồ tiếng kêu
xào xạc của tơ lụa. Ông Hồ mỉm cười và làm hiệu cho chúng tôi cứ ngồi. Rồi nói:
‘’Thủ Tướng giải thích về chính sách tốt hơn tôi. Tôi chỉ tới dự như một người bạn và
chuyện gẫu về thời xa xưa. Bây giờ Thành Phố Paris thế nào ?’’ (18)
30 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cung cách xuất hiện đó của một nhân vật lãnh đạo quả tình dễ tạo ấn tượng
sâu sắc và đầy sức lôi cuốn.
Jean Lacouture khó rời xa quan niệm về tính lưỡng diện của Hồ chí Minh vừa
yêu chủ nghĩa cộng sản vừa yêu nước nên luôn cho rằng ông Hồ chủ trương tiến
hành thống nhất trong hòa bình như Hiệp Ước Genève 1954 quy định là sẽ tổ chức
Tổng Tuyển Cử vào tháng 7.1956. Chính quyền Ngô Đình Diệm dưới áp lực của Mỹ
bác bỏ việc mở Tổng Tuyển Cử (19) nên Hà Nội không còn con đường nào khác để
đi tới thống nhất ngoài việc ủng hộ các cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam từ
1957, nhất là từ tháng 9.1959.
Tác giả trưng dẫn Gerald C. Hickey viết trong Làng xã tại Việt Nam rằng
ngay từ 1958 ở miền Nam đã có tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng và Harold
Hinton thuộc Đại Học George Washington nói cuộc cách mạng chống phe Diệm đã
bắt đầu từ 1957.
Mốc thời gian 1957-1958 được nhấn mạnh để chứng minh cuộc chiến nổ ra là
do chính nhân dân miền Nam nổi lên chống chính quyền miền Nam không chịu thi
hành hiệp ước Genève 1954 mở Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước vào năm
1956 chứ Hồ chí Minh và chế độ Hà Nội hoàn toàn không chủ trương gây chiến. Tác
giả còn trưng dẫn lời Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Đỗ của miền Nam lúc ấy công
nhận trong mấy năm trước 1960 chỉ có 300 quân Bắc Việt xâm nhập miền Nam.
Cách diễn tả được hỗ trợ bằng nhiều tài liệu vẫn lộ rõ ý hướng dắt dẫn người
đọc hiểu rằng cuộc chiến nổ ra do dân chúng miền Nam nổi dậy chống chính quyền
miền Nam theo Mỹ đi ngược nguyện vọng thống nhất của dân tộc và mức hỗ trợ
quân sự của Hà Nội dành cho phong trào tranh đấu tại miền Nam hoàn toàn không
đáng kể, nếu không có sự kiện Mỹ ồ ạt đưa quân tới sau 1963. Tuy thế, tác giả
không dám xác quyết hẳn về tính chất độc lập của tổ chức Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng Miền Nam mà nhận định rằng ban đầu được thành lập do cùng thỏa thuận với
nhau, về sau được Hà Nội ủng hộ và che chở để trở thành ‘’tự trị về chiến thuật,
nhưng bị kiểm soát về chiến lược’’. (20)
Tác giả cũng đưa ra một thời khoảng lu mờ của Hồ chí Minh từ 1961 đến
1964 trên chính trường miền Bắc và nhắc đến việc nhà vô địch về du kích Lê Duẩn
trở thành bí thư thứ nhất của đảng từ tháng 9.1960. Thời khoảng 1961-1964, chiến
cuộc miền Nam thực sự chuyển hướng để bùng nổ dữ dội nên có vẻ tác giả muốn
viện dẫn tình trạng lu mờ để giữ nguyên tính ôn hòa của Hồ chí Minh và nhìn nhận
Hồ chí Minh đã bị nhóm Lê Duẩn lấn áp. Nhưng như thế thì tác giả lại quên bản thân
tác giả từng cho là Lê Duẩn có thể theo con đường trung dung và chính Hồ chí Minh
đã ủng hộ việc đưa Lê Duẩn lên nắm chức bí thư thứ nhất vì Lê Duẩn có chủ trương
tương tự về vấn đề thống nhất.
Dù vậy, tác giả vẫn trút trách nhiệm gây chiến cho chính quyền miền Nam,
nhất là chính quyền Mỹ. Về sự kiện này, tác giả nhắc lại vai trò của Mỹ phía sau
cuộc đảo chính 1.11.1963 tại Sài Gòn và cho rằng ‘’ông Diệm đã phải lấy mạng sống
trả giá sự thất bại, sự vụng về và ý muốn làm một đồng minh quá độc lập không
đúng lúc (21) của Hoa Kỳ’’. Tác giả cũng nhắc thêm lời ông Hồ nói với một Nhà
Ngoại Giao Ấn Độ vài tuần trước khi ông Diệm chết ‘’Diệm có thể là người yêu nước,
theo cách của ông ta’’, để nhấn mạnh về sự can thiệp của người Mỹ mà theo tác giả
diễn tả thì sau cái chết của 2 nhân vật lãnh đạo Ngô Đình Diệm và Kennedy trong
tháng 11.1963, những người hiếu chiến tha hồ đem chiến tranh vào Việt Nam.
Sau khi trút hết cho Mỹ trách nhiệm gây chiến với nhiều sự việc chứng minh,
tác giả giải thích lời bác bỏ ngưng chiến của Hà Nội vào lúc Mỹ ngỏ ý muốn thương
lượng là do thực tế tình hình đã đẩy cả hai phe vào thế phải tiếp tục chiến tranh. Tác
giả ghi nhận là Hà Nội tỏ ra cứng rắn sau khi Hồ chí Minh sang Bắc Kinh gặp Mao
31 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trạch Đông nhưng cho rằng Hồ chí Minh không bị Bắc Kinh chi phối vì Mao không
thể ra lệnh hòa hay chiến cho Hà Nội được.
Jean Lacouture đã đưa ra hàng loạt sự kiện theo sách vở, báo chí, lời phát
biểu của các nhân vật và phân tích tỉ mỉ với cái nhìn khá thấu đáo. Có điều, nhiều tài
liệu cũng có giá trị đóng góp không thiếu ý nghĩa lại không được nhìn đến, đặc biệt là
hàng đống tài liệu phản ảnh chủ trương, hành động của Hồ chí Minh và chính quyền
Miền Bắc được ghi lại rất chi tiết trong các hồ sơ chính thức.
Trước hết, mọi tài liệu của Hà Nội đều ghi rõ và không ngừng lập lại hai nhiệm
vụ chiến lược do Chủ Tịch Hồ chí Minh và đảng đề ra cho toàn quân, toàn dân là
‘’Xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam’’.
Và, chỉ cần nhìn lướt qua tập 8 của bộ hồ sơ chính thức Hồ Chí Minh, biên niên
tiểu sử đã có thể đối diện với hàng loạt sự việc và lời nói của Hồ chí Minh diễn tả ý
hướng và chủ trương của ông ta liên hệ tới cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam ra
sao.
Ngày 7.5.1956, Hồ chí Minh đưa ra lời tuyên bố về nhiệm vụ của Quân Đội,
nhấn mạnh rằng: ‘’Quân đội ta phải tiến đến chính quy và hiện đại hóa để bảo vệ
công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh
thực hiện thống nhất nước nhà’’. (22)
Về tiến hành đấu tranh tại miền Nam, Hồ chí Minh phân tích trong phiên họp
Bộ Chính Trị ngày 20.1.1961 như sau: ‘’Cần phân tích chỗ yếu, chỗ mạnh của địch,
từng hoàn cảnh để hành động, phải đề phòng nổi dậy non, chủ quan, nhưng cũng
tránh bỏ lỡ cơ hội... Trước tình hình này, chú ý vũ trang nhưng phải coi trọng hàng
đầu công tác xây dựng đảng’’. (23)
Tại phiên họp Bộ Chính Trị ngày 2.10.1961, về cùng vấn đề, Hồ chí Minh
nhấn mạnh: ‘’Miền Nam cần nhận định thêm tình hình quốc tế để đối phó cho
khéo...Ta không lấy đấm trị đấm mà lấy mưu mẹo diệt nó, trừ bọn ác đi để bảo vệ cơ
sở, phong trào dần sẽ lên’’. (24)
Ngày 3.12.1961, Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ 6 thảo
luận về việc đưa đảng bộ miền Nam ra công khai dưới tên gọi Đảng Nhân Dân Cách
Mạng Miền Nam Việt Nam với lập luận Miền Nam đã có Mặt Trận Dân Tộc Giải
Phóng thì cũng phải có chính đảng của mình. (25)
Tháng 9.1963, khi đi nghỉ tại Quảng Châu, Hồ chí Minh đã gặp gỡ Chu ân Lai,
Trần Nghị và phát biểu về cuộc chiến tại miền Nam: ‘’Đừng nói phải đánh 5 năm, 10
năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh’’. (26)
Hồ chí Minh còn chỉ thị trực tiếp về những việc cụ thể. Ngày 10.12.1963, tại
phiên họp Bộ Chính Trị về cuộc chiến miền Nam, Hồ chí Minh đã chỉ thị: ‘’Nên nêu
khẩu hiệu ‘’Người Việt không đánh người Việt’’. Và, giải thích thêm: ‘’Ta vừa tiêu diệt,
vừa tuyên truyền’’. (27)
Đây là thời khoảng mà theo Lacouture, Hồ chí Minh bị lu mờ. Nhưng sự hiện
diện liên tục kể trên của Hồ chí Minh trong các hoạt động của đảng lại chứng tỏ
ngược lại. Ngoài ra, ý hướng biểu lộ qua lời lẽ, công việc chỉ cho thấy Hồ chí Minh
luôn chủ trương dùng võ lực để giải quyết vấn đề thống nhất. Cũng qua biểu lộ từ
những lời lẽ và hoạt động trên, hình ảnh người yêu nước của Hồ chí Minh đã nhòa
nhạt hẳn dưới hình ảnh một con người đầy tham vọng và cuồng tín theo đuổi lý
tưởng riêng của mình, một con người không chỉ nham hiểm xảo trá mà còn không hề
tiếc xương máu đồng bào trên phương diện hành động đấu tranh.
Trên thực tế, cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị cơ sở cho việc thực hiện chủ
trương này từ giữa năm 1954 qua việc cài người nằm lại bí mật tại miền Nam dưới
rất nhiều hình thức. Dựa theo vài ý kiến và tài liệu mơ hồ của những người hoàn
toàn xa lạ với thực tế Việt Nam như Gerald C. Hickey, Harold Hinton...để kết luận
32 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cuộc chiến Việt Nam do người dân miền Nam nổi dậy chống chính quyền miền Nam
sau năm 1956 là thiếu cân nhắc nếu không muốn nói là cố tình xuyên tạc sự thực,
nhất là khi coi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là một tổ chức chính trị hoàn
toàn tự phát của nhân dân miền Nam chứ không phải bộ phận công cụ của cộng sản
Hà Nội.
Về điểm này, chính Lacouture đã chỉnh lại quan điểm của Gerald C. Hickey
bằng ý kiến cho rằng tổ chức được thành lập do cùng nhau thỏa thuận với sự ủng hộ
của Hà Nội nhưng về sau chỉ còn là tổ chức tự trị về chiến thuật trong khi bị Hà Nội
kiểm soát về chiến lược. Ngay ý kiến này của Lacouture cũng xa rời thực tế vì thực
tế đã xác nhận dứt khoát rằng đó chỉ là một tổ chức do cộng sản Hà Nội dựng lên
làm chiêu bài cho việc tấn công miền Nam bằng quân sự mà thôi.
Cho nên chỉ có thể nhìn cuộc chiến miền Nam là hậu quả tất yếu của chủ
trương dành quyền thống trị cho người cộng sản tại Việt Nam và là bước đi tiếp nối
trong chiến lược đấu tranh dưới ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa mà Stalin đã hoạch định
và Hồ chí Minh triệt để tuân thủ từ những năm trước 1940. Cuộc chiến đó là không
thể tránh khi người cộng sản chưa nắm trọn được quyền hành. Ngay cả trường hợp
có tổng tuyển cử thống nhất năm 1956 nhưng nếu kết quả nghiêng về phía miền
Nam chẳng hạn thì dù có sự can thiệp của người Mỹ hay không, cuộc chiến vẫn
bùng nổ bằng những lý do nào đó. Cuộc chiến hoàn toàn không nhắm giải quyết
nguyện vọng của người dân mà chỉ nhắm mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng
sản.
Lúc tác giả kết thúc tác phẩm thì chiến tranh chưa kết thúc và Hồ chí Minh
chưa qua đời. Tác giả đã tiên tri rằng ‘’nếu ông Hồ không thể thấy nước ông được
độc lập, thống nhất thì đàn em ông sẽ còn sống để thấy điều đó’’.
Lacouture có thể rất vui khi thấy lời tiên tri của mình trở thành sự thực vào
tháng 4.1975. Nhưng cái đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập mà Lacouture
vẫn nghĩ là Hồ chí Minh dành trọn đời để đấu tranh đạt tới có phù hợp với nguyện
vọng của người dân không ?
Câu trả lời đã được chính Lacouture đưa ra trong tác phẩm Le voyage à
travers une victoire viết vào năm 1976, sau chuyến viếng thăm Sài Gòn. Cái thực
tế não nề khiến tác giả hoàn toàn thất vọng kia hẳn không thể tách rời khỏi mục tiêu
cuộc đấu tranh của nhân vật mà tác giả từng khâm phục !
CHÚ THÍCH:
(*) Tiếng Pháp là Jésuite. Gọi Dòng Tên, vì lấy tên Chúa Giêsu (Jesus) đặt
cho Dòng. Chữ Jésuite từ chữ Jesus mà ra.
01.- Sách đã dẫn, trang 4
02.- Năm 1950
03.- Từng là toàn quyền Đông Dương
04-05-06.- Sách đã dẫn, trang 34, 89, 115
07.- Sách đã dẫn, trang 205-215, nguyên văn: HCM is first and foremost a
man of original and personal style, a man with a distinctive relationship with the
people...Hồ with his magisterial powers of judgement, his inspirational gifts and his
miraculous ability to act as mediator among masses, doomed to never-ending war,
austerity and a harsh, often brutal regime.
08-09.- Sách đã dẫn, trang 23, 233
10.- Đỗ quang Hưng ‘’Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh’’ Nxb Lao
Động, Hà Nội 1999.
11.- Đỗ Quang Hưng đặt từ này trong ngoặc kép.
12.- Văn Kiện Đảng 1930-1945. Tập III, trang 196
33 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
13.- Hồ chí Minh nhận quyết định số 60 ký ngày 29.9.1938 sau khi gửi thỉnh
nguyện thư cho một cán bộ quốc tế cộng sản. Hồ chí Minh về Nga năm 1934 dự Đại
Hội 7 Quốc Tế Cộng Sản tháng 8.1935 và Đại Hội 6 Quốc Tế Thanh Niên tháng
9.1935. Năm 1936, Hồ chí Minh xin về hoạt động tại Đông Dương nhưng được lưu
lại Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa và không được giao công
tác gì nên ngày 6.6.1938 đã viết lá thư thỉnh nguyện có những câu sau: ‘’Tôi viết thư
gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này. Đồng chí
hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà
theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu
trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài
đảng...’’ Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử .Tập 2, trang 60
14.- Hồ thức Hòa, Lao Động, Xuân Canh Thìn, Hà Nội 2000.
15.- Sách đã dẫn, trang 248
16.- Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử Tập 2, trang 205
17.- Hồ Chí Minh Toàn Tập. Tập 5, trang 575
18.- Sách đã dẫn, trang 283-284
19.- Lúc đó, chính quyền Miền Nam chỉ nêu điều kiện tiên quyết là Miền Bắc
phải ban hành các quyền tự do căn bản, đặc biệt là tự do ngôn luận để tiến tới Tổng
Tuyển Cử.
20.-Sách đã dẫn, trang 294, nguyên văn: Tactically autonomous, strategically
controlled.
21.- Sách đã dẫn, trang 285, nguyên văn: unduly independent ally.
22-23-24-25-26-27: Hồ Chí Minh, Biên Niên Ti3êu Sử. Tập 8, trang 164, 21,
150, 176, 457, 492.
CHƯƠNG III
PIERRE BROCHEUX
và Hồ Chí Minh
Tác phẩm về Hồ chí Minh của Pierre Brocheux, chuyên gia Pháp về các vấn
đề Đông Dương, mang tựa đề Hồ Chí Minh do Presses de Sciences PO xuất bản
tháng 5.2000. So với tác phẩm của Jean Lacouture (1970), David Halberstam
(1971), Nguyễn Khắc Huyên (1971) Wilfred Burchett (1972), Paul Mus (1972)…và
của Daniel Hemery (1990) rồi William J. Duiker (2000) là những tác giả nổi tiếng về
tiểu sử Hồ chí Minh thì đây là tác phẩm tương đối mới, không những về thời gian
phát hành mà cả về cách nhìn. Đặc biệt trong phần thư mục, tác giả đã nêu tên hoặc
tác phẩm của một số nhân vật Việt Nam thuộc phía quốc gia tại hải ngoại như các
Giáo Sư Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Nguyễn Khắc Huyên, Bùi Xuân
Quang…Giáo Sư Bùi Xuân Quang còn được nêu trong số 10 người được tác giả ghi
ơn vì đã giúp ông hoàn thành tác phẩm. Tác giả cho biết đã đọc tác phẩm Hồ Chí
Minh, a life của W. J. Duiker, khi còn là bản thảo (1). Như thế, có thể bảo Brocheux
đã hoàn thành cuốn Hồ chí Minh với cả tài liệu, ý kiến và kinh nghiệm của Duiker.
Khi cả hai cuốn sách cùng ra trong năm 2000, bà Judy Stow, nhà bỉnh bút của
Đài BBC, đã so sánh và cho rằng Pierre Brocheux cân nhắc, thận trọng hơn, nêu lên
được nhiều nghi vấn không thấy trong tác phẩm của Duiker. Theo Judy Stow, Duiker
vẫn nhìn Hồ chí Minh theo cái nhìn cũ dù nhiều tài liệu mật về cộng sản thế giới đã
được bạch hóa do tình hình thay đổi. Riêng Brocheux tỏ ra thận trọng khi đặt mọi giá
trị nhận định trên hai yếu tố thời gian và thực giả đan xen của những sự kiện. Về thời
gian, Brocheux cho rằng chưa đủ mức để những xúc động thời thế lắng xuống hầu
đạt tới cái nhìn thật chính xác về một nhân vật lịch sử như Hồ chí Minh. Cũng từ yếu
34 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tố thời gian này nên chưa thể phân biệt rạch ròi giữa chính sử với huyền thoại vốn
luôn luôn đan xen, chồng chéo trên nhân vật Hồ chí Minh.
Sách gồm 18 chương gom vào 2 phần chính.
Chương 1, Phần I, tác giả dành thuật lại những gì Hồ chí Minh viết về mình
dưới bút hiệu Trần Zân Tiên (2) và T.Lan trong hai cuốn Những mẩu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ Tịch và Vừa đi đường vừa kể chuyện. Đây là điểm khác
biệt hẳn so với các tác phẩm viết về Hồ chí Minh đã xuất bản. Trong các tác phẩm
này, không tác giả nào dành hẳn một chương để nói về những điều mà Hồ chí Minh
tự viết về chính mình.
Brocheux không chỉ đề cập tới cuốn sách do Hồ chí Minh dùng bút hiệu khác
để tô điểm cho mình mà còn nhìn cung cách lưu tâm của Hồ chí Minh dành cho cuốn
sách như một sự kiện cần lưu ý. Theo Brocheux, vào năm 1948, Hồ chí Minh đã có
bản dịch Pháp Ngữ cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
trao cho một nhân viên phụ trách phòng thông tin cộng sản Việt Nam ở Ngưỡng
Quang, Miến Điện, tên Hoàng Nguyên, chỉ thị cho nhân vật này tìm người dịch ra
Anh Ngữ và sau này ra nhiều thứ tiếng khác.
Tác giả cho rằng chủ đích của Hồ chí Minh đặt vào hai cuốn sách này là khiến
cho người dân yêu mến lãnh tụ và vững tin vào chiến thắng cuối cùng của chủ nghĩa
cộng sản.
Chủ đích thứ nhất nằm trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động
của Hồ Chủ Tịch còn cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện dành cho chủ đích thứ
hai.
Tác giả trích dẫn từ cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ Tịch: ‘’Đàng khác ông (Hồ) yêu trẻ con và chúng yêu ông. Lòng hiếu thảo được
chia sẻ: ‘’Nhân dân gọi Hồ chủ tịch là ‘’Cha Già của dân tộc’’. (3) Tác giả chỉ trích dẫn
mà không bình luận. Tuy nhiên, câu trích dẫn trên từ bản dịch Pháp Ngữ khó thể có
tác động làm nẩy ra những ý nghĩ về Hồ chí Minh so với cái đoạn nguyên tác tiếng
Việt mà chính Hồ chí Minh đã viết như sau: ‘’Mọi người kính mến Hồ Chủ Tịch, nhất
là thanh niên và nhi đồng. Ở ngoài mặt trận khi xung phong các chiến sĩ hô lớn: ‘’Vì
Tổ Quốc và vì Bác Hồ, tiến lên !’’ Vì Bác Hồ mà những người lao động trong nhà
máy và trên đồng ruộng tăng thêm năng suất. Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ như là
một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn.
Về Hồ Chủ Tịch, còn nhiều chuyện khác, viết thành nhiều quyển sách nhỏ,
làm thành những bài hát, bài thơ. Một vài chuyện nhỏ kể dưới đây cũng đủ tỏ lòng
kính mến của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ.
Một bức ảnh nhỏ của Người ở Hà Nội có đồng bào mua tới giá một trăm ba
mươi vạn đồng. Ở Nam Bộ, một chiến sĩ du kích họa sĩ bị thương ở chiến trường,
trong khi chờ đợi cứu thương đến, đã lấy máu mình vẽ lên áo ảnh Hồ Chủ Tịch. Hội
Phụ Nữ Cứu Quốc gửi tặng Hồ Chủ Tịch một bộ áo lụa. Hồ Chủ Tịch tặng anh em
thương binh bộ áo này. Ban Tổ Chức Giúp Đỡ Thương Binh đem bán đấu giá bộ áo
này, thu được bốn mươi sáu vạn bảy nghìn đồng. Nhưng rất nhiều đoàn thể nhân
dân từ Nam đến Bắc yêu cầu kéo dài thời hạn bán đấu giá, mong mua được bộ áo
ấy với giá đắt hơn.
Những chuyện như trên còn nhiều, kể không hết được. Thanh niên, nhi đồng
các nước bạn cũng thường gửi thư thăm hỏi Bác Hồ. Nhân dân gọi Chủ Tịch là Cha
Già của dân tộc, vì Hồ Chủ Tịch là người con trung thành nhất của Tổ Quốc Việt
Nam’’. (4)
Giả dụ mọi chuyện ghi trên không hề bịa đặt thì khi nghe một người khác kể
lại về mình như vậy, một người thành thực và khiêm cung hẳn khó tránh áy náy về
sự tâng bốc mà mình nhận được. Nhưng đây lại là những dòng chữ do một người
35 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
mượn tên khác để tâng bốc bản thân trước quần chúng thì con người đó sẽ được
nhìn ra sao ? Brocheux không bình luận có lẽ vì thấy chẳng cần bình luận và cũng có
thể vì chưa dứt khoát theo một cách đánh giá nào đó.
Riêng người đọc có thể thấy cái danh hiệu tôn sùng Cha Già Dân Tộc đã do
Hồ chí Minh đưa ra gợi ý rất sớm (5) rồi sau này thành mệnh lệnh cho đàn em tôn
sùng và truyền bá sự tôn sùng đó trong quần chúng. Nhưng nếu Brocheux có thể im
lặng không đưa ra một bình luận nào thì nhà báo Mỹ David Halberstam hẳn phải
nghĩ về một nhận định từng nêu ra trong tác phẩm viết về tiểu sử Hồ chí Minh với
tựa đề Ho. Halberstam từng quả quyết: ‘’Titô, Stalin, Khrutschev, Mao Trạch
Đông...hết thẩy đều mắc bệnh tôn sùng cá nhân. Riêng Hồ chí Minh thì không !’’ (6)
Thật khó hình dung nổi một người không hề mắc bệnh tôn sùng cá nhân mà
lại muốn người dân khắp nước gọi mình là Cha già dân tộc, muốn những chiến binh
đang quằn quại với thương tích giữa mặt trận nghĩ ngay tới việc lấy máu để vẽ hình
ảnh mình, muốn đặt mình ngang với tổ quốc qua cái khẩu hiệu tự chế ‘’Vì Tổ Quốc
và vì Bác Hồ Tiến lên !’’ ....
Trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện, Hồ chí Minh dành một số trang
nói về sự tàn ác của Đức Quốc Xã, về những khó khăn trở ngại của Liên Xô và
Trung Cộng trong cuộc chiến chống kẻ thù, nhưng cuối cùng bao giờ cộng sản cũng
chiến thắng. Brocheux cho rằng Hồ chí Minh nhắc lại những chuyện này để khuyên
nhân dân Việt Nam nuôi chí quyết thắng và cũng là cách in vào tâm trí nhân dân sự
tin tưởng chắc chắn rằng cuối cùng chủ nghĩa cộng sản vẫn toàn thắng. Ông Hồ kết
thúc cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện bằng câu: Chủ nghĩa xã hội chắc
chắn sẽ là một thực tại trên toàn thế giới: Điều đó cũng sáng tỏ và chắc chắn như
mặt trời mọc ở hướng Đông. (7)
Đoạn này trong tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện bản tiếng Việt do Hồ
chí Minh viết như sau: ‘’Những câu chuyện trên đây Bác vừa đi đường vừa kể. Tối
đến chỗ nghỉ, chúng tôi nhớ được chừng nào ghi lại chừng nấy. Từ những câu
chuyện đó, chúng tôi càng thấy rõ:
Một là lực lượng của Mỹ-Tưởng mạnh như thế (hơn 8 triệu quân) mà cũng bị
giải phóng quân đánh tan, phát xít Đức-Ý-Nhật hung dữ như thế mà cũng bị Hồng
Quân Liên Xô tiêu diệt.
Hai là, phe đế quốc chủ nghĩa ngày càng suy sụp, phe xã hội chủ nghĩa ngày
càng lớn mạnh.
Ba là, trước đây phát xít Đức đã hết sức dùng mọi cách hung ác trong âm
mưu chống cộng, kết quả chúng đã thất bại một cách tồi tàn. Ngày nay, đế quốc Mỹ
đang đi theo vết xe chống cộng của Hitle, chắc chắn rằng số phận của đế quốc Mỹ
cũng sẽ kết thúc một cách thảm hại như số phận của Hitle.
Bốn là, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: Điều đó cũng rõ
rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông’’. (8)
Lưu tâm đặc biệt tới hai cuốn sách này, Brocheux tỏ ra thận trọng và phân tích
sự việc tương đối khách quan hơn Duiker trong việc xác định xu hướng lý tưởng của
Hồ chí Minh. Brocheux không bị chìm ngập giữa khối lượng tài liệu để lâm cảnh cây
che mất rừng và lẫn lộn giữa thuật chuyện với phân tích sự việc (9) như cảnh Duiker
vướng phải và Borcheux đã nhận ra, khi đọc bản thảo của tác giả này.
Brocheux còn dành thêm 2 chương khác dẫn những ý kiến ngược chiều về
Hồ chí Minh. Qua 2 chương này, Brocheux có vẻ muốn chứng tỏ sự vô tư trong khi
nhận định bằng cách đối diện với cả lời khen lẫn tiếng chê. Nếu trước mắt Brocheux
đã hiện ra một Hồ chí Minh trong vóc dáng của nhà hiền triết, Nhà Ngoại Giao lỗi
lạc...qua diễn tả của các đồng chí, các thủ hạ, thì Hồ chí Minh cũng hiện ra trong vóc
dáng một kẻ đạo văn, kẻ chuyên đóng kịch...qua diễn tả của phía chống đối.
36 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Nhưng Brocheux không hoàn toàn khách quan như muốn chứng tỏ qua cách
thức cân nhắc các tài liệu được vận dụng, chính xác hơn là cách thức cân nhắc
những tài liệu thuộc phía chống đối. Tuy dành hẳn một chương cho những tài liệu
này, Brocheux đã đọc tài liệu trong sự bán tín bán nghi và thường ngả theo xu
hướng sẵn sàng bác bỏ hoặc đẩy sự việc về một phía nào đó không liên quan tới đối
tượng đang hiện ra trước mắt. Chẳng hạn Brocheux đã hai lần nhắc đến Hoàng văn
Hoan nhưng chỉ nhắc để nói về việc Hoàng văn Hoan kết tội Lê Duẩn, rồi kết luận đó
là sự thanh toán một món nợ giữa hai cá nhân Hoan-Duẩn mà thôi. Tất nhiên trên
căn bản đó, mọi phát biểu của Hoàng văn Hoan trở thành không đáng tin dù qua
những phát biểu này, người đọc có thể nhận diện chính xác Hồ chí Minh với những
sự việc diễn ra liên tục nhiều năm từ thuở Hồ chí Minh trà trộn giữa hàng ngũ những
người cách mạng Việt Nam tại Hoa Nam trước 1945.
Ngay cả khi trưng dẫn Bảo Đại và Vũ thư Hiên để nói về chuyện Hồ chí Minh
đóng kịch, Brocheux cũng tỏ ra không tin đó là những lời nói thật. Thậm chí khi trích
lời Vũ đình Huỳnh do Vũ thư Hiên ghi lại trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày,
Brocheux vẫn dè dặt viết thêm ‘’Nếu người ta chấp nhận lời chứng của Vũ đình
Huỳnh... ‘’Si l'on accepte le témoignage de Vudinhhuynh...’’ (10)
Tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày với độ dày bảy trăm trang chứa đựng rất
nhiều sự kiện phản ảnh cái nhìn về Hồ chí Minh của nhiều thành phần khác nhau
ngay tại miền Bắc Việt Nam đều không được Brocheux nhắc tới, kể cả những vụ án
chính trị tàn khốc như vụ Tướng Lê Liêm bị Hồ chí Minh hứa hỗ trợ rồi bỏ mặc cho
thủ hạ trấn áp và chuyện Phó Chủ Tịch Quốc Hội Dương bạch Mai bị đầu độc do
chống lại Nghị Quyết 9 thúc đẩy đưa quân xâm nhập miền Nam...
Brocheux còn bỏ quên nhiều tác phẩm chứa đựng các sự việc phản ảnh con
người Hồ chí Minh của nhiều tác giả chống đối hay cộng sản ly khai như Kiều
Phong, Việt Thường, Hoàng Văn Chí, Hoàng Quốc Kỳ...Vì vậy, chỉ riêng cái tài đóng
kịch của Hồ chí Minh đã khiến Brocheux băn khoăn bán tín bán nghi dù có thể khẳng
định đóng kịch đã trở thành bản tính tự nhiên ( une seconde nature) do là thói quen
lâu năm của ông Hồ.
Cảm tưởng rõ rệt của người đọc khi gấp cuốn sách lại là Brocheux chỉ nhìn
vào tài liệu sách vở mà không nhìn vào các sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời gian
Hồ chí Minh nắm quyền như thanh toán người đối lập, kể cả người chung lý tưởng
cộng sản (phe đệ Tứ Quốc Tế), ban hành chính sách cải cách ruộng đất, mở chiến
dịch Tết Mậu Thân 1968 tổng tấn công miền Nam với những thảm cảnh tàn phá
chết chóc trong đó có 3000 thường dân gồm cả các nhà văn hóa, từ thiện ngoại
quốc bị giết hoặc chôn sống trong mồ tập thể ở Huế ....
Brocheux cũng không bày tỏ một ý nghĩ gì về tiếng than oán cất lên liên tục
nhiều năm qua của người dân Việt Nam và những hành động quyết liệt xa lánh cái
chế độ mà Hồ chí Minh đã dựng lên trên đất nước Việt Nam bằng xương máu của
hàng triệu người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ...
Khuôn bó cái nhìn trong giới hạn những tài liệu sách vở với định kiến nghi ngờ
các tiếng nói chống đối nên trước mắt Brocheux, Hồ chí Minh vẫn hiện ra như thần
tượng của người dân Việt Nam. Dường như việc Hồ chí Minh là con người tham
vọng đến mức giả dối, tàn ác vẫn là điều khó hiểu và vì thế là điều khó tin đối với
không ít người cầm bút Tây Phương.
Cho nên, tuy không xác quyết Hồ chí Minh là người quốc gia yêu nước nhất
như Jean Lacouture, không xác quyết Hồ chí Minh là người đấu tranh mạnh mẽ cho
những người cùng khổ trên thế giới như Duiker, nhưng Brocheux vẫn hết sức dè dặt
trong nhận định về con người Hồ chí Minh.
37 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thái độ dè dặt này thể hiện ngay trong việc Brocheux trưng dẫn tài liệu về một
giai đoạn hoạt động của Hồ chí Minh từ cuốn sách mà Hồ chí Minh tự viết về mình
dưới bút hiệu Trần Zân Tiên và cuốn sách của sử gia cộng sản Việt Nam là Đại Tá
Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước Lê-Nin. Đó là giai đoạn Hồ chí Minh sống tại
Quảng Đông năm 1925 mà Brocheux ghi lại giống như tài liệu của Hồng Hà. Trong
trường hợp này, sự giả dối và đóng kịch không còn do người khác kể vì hiện hình
bằng chính việc làm của Hồ chí Minh mà Brocheux đã gạt qua do có thể coi như lời
nói không đáng tin, cụ thể là nói dối. Tuy vậy, Brocheux không hề nêu chỉ một dấu
hỏi về sự được tôn sùng của Hồ chí Minh trong dân chúng Việt Nam.
Dầu sao thì đặt bên cạnh Duiker hoặc nhiều tác giả khác, Brocheux đã thận
trọng và phân tích sự việc tương đối khách quan hơn, đặc biệt về xu hướng lý tưởng
của Hồ chí Minh. Với Brocheux, màu sắc quốc gia yêu nước của Hồ chí Minh có vẻ
nhòa nhạt hơn trong khi niềm tin của Hồ chí Minh đặt vào chủ nghĩa cộng sản hiện ra
khá đậm đà, nhất là qua những đoạn trích từ tác phẩm Vừa đi đường vừa kể
chuyện với lời quả quyết chủ nghĩa cộng sản toàn thắng là thực tại như mặt trời lúc
nào cũng mọc ở hướng Đông.
Hiện nay, giá trị của lời quả quyết kia là điều không còn ai cần bàn tới, nhưng
chẳng lẽ cũng không cần nhắc tới thực tế này, khi đánh giá về con người và sự
nghiệp của kẻ đã nỗ lực chạy theo ảo tưởng bằng không biết bao nhiêu xương máu
và đau khổ của người dân ?
Tóm lại, hình ảnh nhân vật Hồ chí Minh qua tác phẩm của Brocheux tuy bớt
nhiều nét tô vẽ thiên lệch, nhưng chưa vượt khỏi mức hạn chế đó. Lý do chủ yếu có
lẽ như Brocheux đã nêu ra, thời gian chưa đủ dài cho các xúc động thời thế lắng
xuống để những người làm công việc chép sử có đủ tỉnh táo phá vỡ tình trạng đan
xen chồng chéo giữa huyền thoại với chính sử, và vì thế, sự thực vẫn chìm khuất
trong khói mù gian trá.
Như vậy, dù đã có thêm tác phẩm của Brocheux, người đọc vẫn phải tiếp tục
hy vọng vào thời gian để chờ tới một ngày nào đó trong tương lai, nếu muốn được
nhìn rõ bộ mặt thực của nhân vật Hồ chí Minh.
CHÚ THÍCH:
01.- Tác phẩm này phát hành năm 2000, nhưng không đề tháng còn cuốn của
Brocheux ghi rõ ra vào tháng 5.2000.
02.- Tác giả giữ nguyên chữ ‘’Z’’ theo lối viết của Hồ chí Minh thay cho chữ
‘’D’’ trong tiếng Việt.
03.- Những mẩu chuyện về đời ... bản Pháp văn, trang 149
04.- Những mẩu chuyện về đời … bản Việt văn, trang 165-166
05.- Sách viết xong đầu năm 1948, ít nhất phải khởi sự từ 1947.
06.- Ho, D. Halberstam, Nxb Random House, NY, 1971, trang 16.
07-09-10.- Sách đã dẫn, trang 90, 75, 59
08.- Vừa đi đường vừa kể chuyện bản Việt văn, trang 97
CHƯƠNG IV
DAVID HALBERSTAM
và Ho
Nhà báo David Halberstam sinh năm 1934, từng nổi tiếng về các tác phẩm
viết về chiến tranh Việt Nam như The Making of a Quagmire và The Best and the
Brightest.
Năm 1964, lúc làm phóng viên cho tờ Times, Halberstam được tặng giải
Pulitzer về báo chí. Năm 1971 nhà xuất bản Random House, New York phát hành
38 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cuốn tiểu sử Hồ chí Minh của Halberstam với cái tựa vẻn vẹn có hai mẫu tự Ho dưới
bức chân dung Hồ chí Minh đầy vẻ khắc khổ.
Cuốn sách mỏng 120 trang thu gọn trong 6 chương được tái bản năm 1987.
Halberstam dựng lại cuộc đời Hồ chí Minh dựa phần lớn vào tài liệu trích từ
tác phẩm của Jean Lacouture là một trong 10 cuốn mà tác giả tham khảo. Ngoài ra,
tác giả cũng trích thêm tài liệu của một số chuyên viên nghiên cứu về Việt Nam như
Paul Mus, Bernard Fall, Joseph Buttinger, Robert Shaplen...
Halberstam dành trọn chương đầu nói về bối cảnh xã hội Việt Nam lúc Hồ chí
Minh ra đời, một xã hội bất công do thực dân Pháp tạo nên, với những đặc quyền
đặc lợi dành ưu tiên cho người da trắng và Giáo Hội Công Giáo. Halberstam viết:
‘’Hầu hết những địa vị ưu thế có đặc quyền đặc lợi đều nằm trong tay người công
giáo...Người Tây phương coi người Công Giáo Việt Nam như là người tốt, có học
thức hơn, được rèn luyện kỹ hơn, văn minh hơn, có thể trở thành mẫu mực cho xứ sở
trong tương lai. Trái lại, những người Việt Nam khác có vẻ hèn kém, về phần họ,
những người này càng ngày càng trở nên chua chát đắng cay, không thể nào nổi lên
trong chính xứ sở của mình’’.
Nhận định bao quát hóa đầy tính chủ quan này thường đến rất dễ dàng với
không ít người làm công việc phân tích thực tế và do đó người đọc có thể gặp ở
nhiều tác phẩm khác. Chẳng hạn trong tác phẩm Hồ Chí Minh, con người và
huyền thoại của Chính Đạo, người đọc cũng bắt gặp những nhận định tương tự
chiếm gần một phần tư tổng số trang của cuốn sách chỉ trích những nhân vật tiêu
biểu của tập thể tín hữu Công Giáo thời ấy như Paulus Hùynh Tịnh Của, Petrus
Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm
vv...
Mở đầu Chương 2, Halberstam giới thiệu Hồ chí Minh ‘’là khuôn mặt phi
thường của thời đại, một phần là Gandhi, một phần là Lênin, tất cả là Việt Nam. Có
lẽ, hơn bất cứ nhân vật nào trong thế kỷ, ông Hồ là hiện thân cuộc cách mạng của
dân tộc ông đối với dân tộc ông và cả đối với thế giới.’’ (1)
Sau đó tác giả đã để trong ngoặc đơn, nêu nhận xét rằng ngay sau trận Điện
Biên Phủ, nhân dân bất bình với đảng, nhưng vẫn thận trọng không trách cứ Hồ chí
Minh. ‘’Cộng sản trách nhiệm về những điều xấu, bác Hồ về những điều tốt.’’ Cũng ở
chương này, tác giả ghi lại lời Hồ chí Minh tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs:
‘’Tôi cô đơn lắm, chẳng có gia đình, chẳng có gì...Đã có lần tôi có vợ đấy...’’
Tác giả tiếp tục bày tỏ sự ngưỡng mộ phẩm hạnh của Hồ chí Minh bằng nhận
định Hồ chí Minh là người không mắc bệnh sùng bái cá nhân như phần lớn các lãnh
tụ khác. ‘’Tito, Stalin, Khrushchev, Mao...hết thẩy đều có tật sùng bái cá nhân.
Nhưng Hồ thì không…’’ (2)
Chương 3 nói về việc Hồ chí Minh đến với chủ nghĩa cộng sản, tác giả trích
thuật một số đoạn trong một bài viết của Hồ chí Minh, Con đường dẫn tôi tới chủ
nghĩa Lênin (3): ‘’Một đồng chí trao cho tôi đọc Luận cương về chủ nghĩa dân tộc
và chủ nghĩa thực dân của Lênin được công bố trên tờ Nhân Đạo (Humanité)…Tôi
quá đỗi vui mừng. Dù chỉ ngồi một mình trong phòng, tôi cũng la lớn lên như nói
trước đám đông: ‘’Hỡi các bậc tuẫn tiết, hỡi đồng bào! Đây rồi, điều mà chúng ta cần,
đây là con đường giải phóng chúng ta!…Chủ nghĩa Lênin không những là cẩm nang,
địa bàn dành cho chúng ta, những người cách mạng và nhân dân, nó cũng là mặt
trời rực sáng soi đường dẫn lối tới thắng lợi cuối cùng, tới xã hội chủ nghĩa, cộng sản
chủ nghĩa’’. (4)
Cho rằng Hồ chí Minh thực sự có thanh thế sau khi bỏ phiếu tán thành Đệ
Tam Quốc Tế của Lênin và trở nên đảng viên sáng lập đảng cộng sản Pháp,
Halberstam trích dẫn lời của Bernard Fall khẳng định cuộc đời Hồ chí Minh đã thay
39 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
đổi hẳn từ đó. Tất nhiên, bước đầu tiên trên đoạn đường mới này của Hồ chí Minh là
việc rời Pháp sang Nga năm 1923. Về sự việc này, Halberstam ghi theo lời kể của
Trần dân Tiên rằng Hồ chí Minh tới Moscow sau khi Lênin đã chết và không nêu ý
kiến về những chi tiết trái ngược ghi trong các tài liệu khác.
Đề cập tới thời kỳ Hồ chí Minh hoạt động tại Hoa Nam, Halberstam dựa khá
nhiều vào tài liệu của Jean Lacouture và tán đồng hầu hết ý kiến của tác giả này về
các giai đoạn đấu tranh theo sách lược cộng sản mà Hồ chí Minh đã thực hiện qua
hành động cụ thể là xâm nhập các tổ chức đấu tranh yêu nước của người Việt Nam
tại đây (5) để lũng đoạn và chuyển hóa thành tổ chức cộng sản. Halberstam trích
dẫn nhận định của Lacouture nhấn mạnh tới hai bước đi giai đoạn trong sách lược
của quốc tế cộng sản, theo đó giai đoạn đầu đặt nặng mục tiêu cách mạng dân tộc
kêu gọi những thành phần ý thức nhất trong mọi giai cấp với dự kiến thiết lập một
chế độ dân chủ tư sản và giai đoạn hai nhắm mục tiêu dẫn tới xã hội chủ nghĩa chỉ
thực hiện sau khi đã chuyển hóa các điều kiện kinh tế và xã hội, là việc có thể phải
mấy thập niên mới đạt được. (6)
Khác biệt giữa hai tác giả là Lacouture ghi nhận, qua sự việc này, thâm ý cùng
sự tuân thủ tuyệt đối của Hồ chí Minh đối với sách lược giai đoạn do quốc tế cộng
sản hoạch định, trong khi Halberstam hết lời tán tụng tài trí của Hồ chí Minh. Theo đà
tán tụng đó, Halberstam không nhắc đến chỉ thị của quốc tế cộng sản khi nói về việc
thống nhất 3 đảng và liên đoàn cộng sản thành đảng cộng sản Đông Dương ngày
3.2.1930 tại khán đài sân vận động Hồng Kông, coi như đây là sáng kiến độc lập của
Hồ chí Minh. (7)
Một điểm khác biệt nổi bất khác so với những tác giả muốn dập xóa nhiều tin
tức bất lợi để tạo hình ảnh Hồ chí Minh phù hợp sự ngưỡng mộ của mình là
Halberstam đã xác nhận việc Hồ chí Minh báo cho mật thám Pháp bắt Phan Bội
Châu để lãnh 150 ngàn bạc Đông Dương tiền thưởng. (8)
Halberstam nêu ra bốn lý do để biện bạch việc làm trên là hành vi thể hiện tài
trí hơn người của Hồ chí Minh trong đấu tranh cách mạng:
Thứ nhất, Hồ chí Minh thấy rõ Cụ Phan đã già nua, lạc hậu, không còn là
người của cách mạng nữa.
Thứ hai, Cụ Phan dù bị bắt cũng chắc chắn giữ được mạng sống vì uy tín
quốc tế của Cụ sẽ khiến người Pháp không dám đem Cụ ra xử tử.
Thứ ba, báo cho mật thám Pháp bắt Cụ Phan, Hồ chí Minh và các đồng chí sẽ
nhận được một món tiền lớn vốn rất cần cho việc điều hành đại sự.
Thứ tư, loại được Cụ Phan khỏi sân khấu chính trị, Hồ chí Minh và các đồng
chí sẽ nhanh chóng thu nhận (pick up) được rất nhiều thanh niên nhiệt huyết lưu
vong đang tập trung xung quanh Cụ Phan lúc đó. (9)
Mức tài trí này còn được chứng tỏ thêm bằng sự an toàn của Hồ chí Minh khi
hàng trăm ngàn người bị sát hại trong cuộc thanh trừng đẫm máu vào thời gian
Staline tiêu diệt phe cánh Trotsky và cũng là thời gian Hồ chí Minh từ Hoa Nam trở
về sống tại Nga. Halberstam trích dẫn ý kiến của Bernard Fall coi việc Hồ chí Minh
thoát nạn là điều lạ và giải thích vì ‘’Hồ trung thành vô điều kiện với Stalin và Stalin
biết rõ điều ấy.’’ (10)
Hồ chí Minh không những sống sót qua cuộc thanh trừng của Staline mà còn
được tin cậy để nhận nhiều công tác quan trọng tại Trung Hoa và Đông Nam Á. Năm
1938, Hồ chí Minh về Hoa Nam làm việc và nghiên cứu học hỏi thêm, rồi mùa Đông
1940 cùng với Phạm văn Đồng và Võ nguyên Giáp về lập khu giải phóng ở Pac Bó
thuộc Tỉnh Cao Bằng, đó là lần đầu tiên Hồ bí mật về nước sau 30 năm xa quê
hương. (11)
40 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Chương 4 ghi lại hoạt động của Hồ chí Minh trong việc thành lập phong trào
yêu nước, nhưng Halberstam đã dành những dòng đầu nói về việc Hồ chí Minh đặt
tên một ngọn núi là núi Karl Marx và một dòng suối là suối Lênin.
Năm 1942, Hồ chí Minh bí mật qua Trung Hoa để tìm cách liên hệ với chính
phủ Tưởng Giới Thạch. Tuy cải trang như một nhà báo Trung Hoa làm việc ở Việt
Nam, Hồ chí Minh vẫn bị bắt ngay sau khi vừa qua biên giới.
Dịp này, Phạm văn Đồng báo cáo về là Hồ đã chết!
Theo Võ nguyên Giáp sở dĩ có sự lầm lẫn chỉ vì Phạm văn Đồng hiểu lầm hai
tiếng Trung Hoa, đọc gần giống nhau nhưng nghĩa trái ngược. (Thoát rồi thành ra
Chết rồi: ‘’Chu liu! Chu liu! Xuất liễu! Xuất liễu (very fit) thành ra Su liu! Su liu! Tử liễu!
Tử liễu! (already dead)’’. Hồ bị giam 13 tháng.
Về sau Trung Hoa Quốc Dân Đảng muốn dùng lực lượng Việt Minh để lấy tin
tức và hậu thuẫn nên thả Hồ chí Minh và còn tặng 100 ngàn đồng để chi dụng. Với
phương tiện cùng kinh nghiệm tình báo và phản tình báo học được từ Liên Xô, Hồ
chí Minh lại quay về nước. (12)
Chương 5, nói về cuộc kháng chiến chống Pháp và trận Điện Biên Phủ.
Hồ chí Minh về Hà Nội ngày 25.8.1945, sáu ngày sau cách mạng tháng 8.
Ngày 30.8.45, thành phần chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được loan báo.
Có nhà báo trực tiếp hỏi Hồ chí Minh có phải Nguyễn ái Quốc không, Hồ chí Minh chỉ
lửng lơ trả lời mình là người cách mạng đã đấu tranh để giải phóng dân tộc Việt
Nam. Halberstam cho rằng như vậy có nghĩa là cái tên chẳng quan trọng gì đối với
Hồ chí Minh.
Tất nhiên khi xác quyết như vậy, Halberstam không đề cập đến sự chống đối
cộng sản của nhiều đoàn thể chính trị Việt Nam yêu nước, không nói đến thái độ e
dè của đại đa số dân chúng trước danh từ cộng sản và nhất là, không nhắc lại nỗi
kinh hoàng của một số người trước những cuộc bạo động của phong trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh hồi đầu thập niên 30 với khẩu hiệu ‘’Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận
rễ’’ để có thể thấy lúc đó Hồ chí Minh dù có muốn cũng không dám công khai xác
nhận trước dư luận rằng mình chính là Nguyễn ái Quốc.
Dù vậy, Hồ chí Minh vẫn không tránh được một khó khăn vào dịp ký kết với
Pháp bản thỏa ước 6.3.1946. Dư luận chung đều thấy nội dung thỏa ước dành quá
nhiều ưu tiên cho người Pháp trong khi đặt nhẹ quyền lợi của Việt Nam. Halberstam
ghi nhận là dư luận đả kích Hồ chí Minh đã nhượng bộ Pháp quá đáng, thậm chí còn
có người cáo buộc Hồ chí Minh là gián điệp cho Pháp, một kẻ phản quốc. (13)
Hồ chí Minh bắt buộc phải giải thích và đã khóc khi lên tiếng trước công
chúng: ‘’Tôi, Hồ chí Minh, đã luôn luôn lãnh đạo đồng bào đi theo con đường dẫn tới
tự do, tôi đã dùng cả cuộc đời tôi tranh đấu cho tổ quốc được độc lập. Đồng bào biết
tôi thà chết chứ không thể phản bội tổ quốc. Tôi thề tôi đã không phản bội đồng
bào’’. (14)
Theo Halberstam, lời lẽ và cách giải thích của Hồ chí Minh đã được nhân dân
hoan hỉ chấp nhận bản thỏa ước! (15)
Trấn an được dư luận, Hồ chí Minh qua Pháp theo dõi hội nghị Fontainebleau.
Đây là thời gian tại Việt Nam, Võ nguyên Giáp, ở cương vị Bộ Trưởng Quốc P hòng
thay thế Phan Anh, đã dùng ‘’kỹ thuật tổ chức cứng rắn tuyệt hảo để âm thầm quét
sạch các phần tử quốc gia đối địch’’. (16)
Sau đó, Võ Nguyên Giáp đưa quân số Việt Minh lên 100 ngàn, riêng tại miền
Bắc, Việt Minh đã có 75 ngàn chống với 15 ngàn quân Pháp. Do đó ngày 18.12.1946
Việt Minh có thể khai chiến và dành thắng lợi vào tháng 5.1954. Trước mắt David
Halberstam, mọi thủ đoạn mà Hồ chí Minh và cộng sản thi thố để thu phục nhân tâm
đồng thời quét sạch các phần tử đối địch gồm hầu hết là người yêu nước đều biểu
41 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
hiện mức tài trí đáng khâm phục và không thể chê trách, dù đó là những trò xảo trá,
dã man kể cả là tội ác đối với dân tộc.
Sự ngưỡng mộ mà Halberstam dành cho Hồ chí Minh tiếp tục được bày tỏ
qua những trang dành nói về cuộc chiến mà Halberstam gọi là cuộc chiến tranh cách
mạng, trong đó địch của Pháp ở khắp mọi nơi, còn về phía Việt Minh thì rừng là bạn,
đêm tối là bạn, một thôn nữ cũng có thể là mật báo viên của Việt Minh, sẵn sàng chỉ
cho biết quân Pháp di chuyển đi đâu, quân số bao nhiêu. Trong chiến tranh cách
mạng, Việt Minh lấy ít thắng nhiều, nhanh chóng tập trung, nhanh chóng rút lui. Đánh
vào lúc xuất kỳ bất ý, làm cho đối phương bó buộc phải bám sát lấy đất. Đất trở nên
bãi sình lầy, càng ngày càng lún sâu. Và sau này, Mỹ cũng đã sa lầy như Pháp.
Về thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, theo Halberstam, do Pháp không hiểu
địch, lầm tưởng Việt Minh không có đại bác, hoặc giả có đại bác cũng không biết sử
dụng. Vì vậy, Pháp định lấy cái thung lũng lòng chảo ở Điện Biên Phủ làm mồi nhử
Việt Minh đem quân đến để tiêu diệt. Nhưng ngay khi trận chiến xảy ra ngày
13.3.1954, viên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Pháp đã tự tử vì biết mình lầm. Điện
Biên thất thủ 56 ngày sau.
Sau hiệp định Genève 1954, Hồ chí Minh về Hà Nội trên chiếc xe Dodge 4/6,
chiến lợi phẩm lấy được của quân đội Pháp, ăn mặc như một nông dân và
Halberstam ca ngợi Hồ chí Minh là anh hùng số một, anh hùng duy nhất của Việt
Nam. (17)
Chương 6 cũng là chương cuối được dành nói về thất bại của Mỹ và trích lời
tiên tri của Bernard Fall: ‘’Mỹ đang đi vào vết chân của Pháp...The Americans…were
walking in the same footsteps’’ (as the French) dù Cựu Ngoại Trưởng Foster Dulles
từng kiêu hãnh nói Mỹ không có tham vọng thực dân như Pháp. Halberstam cho
rằng Mỹ đã lầm khi chọn (?) Ngô Đình Diệm (a bad choice) vì Ngô Đình Diệm có ít
cơ sở chính trị lại thừa hưởng một xã hội chia rẽ đến tuyệt vọng, đồng thời, chê trách
chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ cản trở cuộc tổng tuyển cử dự trù tổ chức vào
năm 1956.
Theo Halberstam, chính sách cải cách điền địa của ông Diệm đem số ruộng
đất mà Việt Minh lấy của người giầu chia cho dân nghèo trước kia để hoàn trả các
địa chủ là một chính sách nửa vời, làm mất lòng người dân nông thôn.
Khác với Jean Lacouture, Halberstam nhìn nhận năm 1959 Hà Nội gửi quân
xâm nhập miền Nam và cuộc chiến tranh Đông Dương thứ II đã bắt đầu từ đó. ‘’Hầu
hết các nhà quan sát đều tin rằng quyết định khai chiến được làm ở Hà Nội và mọi
đường đi nước bước, chiến lược đều được hoạch định ở Hà Nội.’’
Tất nhiên Halberstam tin là phần thắng sẽ nghiêng về miền Bắc như Bernard
Fall từng tiên đoán và giải thích thêm về lý do đưa đến kết quả này là miền Bắc làm
cách mạng được nông dân ủng hộ còn miền Nam quan cách, dùng toàn người của
Pháp, Tướng lãnh thì từ Hạ Sĩ của Pháp mà lên, cho nên phải thua. (18)
Kết thúc cuốn sách, Halberstam ghi Hồ chí Minh chết ngày 3.9.69 và ca tụng
Hồ chí Minh ‘’là nhà ái quốc vĩ đại nhất Việt Nam ở thế kỷ 20-He was the greatest
patriot of his people in this century’’.
Điểm nổi bật qua tác phẩm Ho là quan điểm nghiêng hẳn về một phía của tác
giả, chính xác là quan điểm tán trợ phía cộng sản. Halberstam đã đồng hóa chủ
nghĩa cộng sản với tinh thần cách mạng yêu nước và biến tinh thần này thành nền
tảng cho mọi chủ trương hành động của Hồ chí Minh và những người cộng sản.
Dưới ánh hào quang của tinh thần yêu nước, mọi sự việc thuộc về phía cộng sản
đều hiện ra rực rỡ trong khi phía đối nghịch luôn bị đẩy chìm vào bóng tối.
Có thể nói không sợ sai lạc bao nhiêu là Halberstam đã trở thành tín đồ cuồng
nhiệt của cái Đạo có tên là Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam. Cho nên, ngay cả
42 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
việc bán một người yêu nước được người khắp năm châu kính phục như Phan Bội
Châu cho mật thám Pháp, việc tàn sát những người yêu nước khác chính kiến, việc
phát động chiến tranh để đẩy dân chúng cả hai miền Nam Bắc vào tóc tang máu lửa
suốt hai mươi năm...đều là những hành vi tài trí đáng ca ngợi.
Dù sao, trên căn bản này, Halberstam đã xác định những sự việc trên thực sự
có xẩy ra chứ không tìm cách chối bỏ như một số tác giả khác tuy ngưỡng mộ Hồ
chí Minh nhưng chưa đạt tới độ tôn thờ của một tín đồ sùng đạo như Halberstam.
CHÚ THÍCH:
01-02-04.- Sách đã dẫn, trang 12, 20, 39.
03.- Theo Bernard Fall, bài này đăng trên tạp chí Xô Viết ‘’Những vấn đề Đông
Phương’’ tháng 4.1960.
05.- Xâm nhập, lũng đoạn tổ chức Tâm Tâm Xã của các đồ đệ Phan Bội
Châu để sau đó biến thành tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội.
06.- Sách đã dẫn, trang 46, nguyên văn: The first (stage) was basically
national, appealing to the most conscientious elements in every class with a view to
establish a bourgeois-democratic regime, the second led to socialism only after a
transformation of economic and social conditions that might take several decades…
07-09-10-11-12.- Sách đã dẫn, trang 52, 45, 58, 61, 68.
08.- Từ Thực Dân Đến cộng sản, Hoàng Văn Chí, nói 100.000 đ. Xin xem
chương chót phần I, về Hoàng Văn Chí.
13.- Sách đã dẫn, trang 86, nguyên văn: Hồ was accused of being a spy, a
French agent, a betrayer.
14.- Sách đã dẫn, trang 87, nguyên văn: I, Hồ chí Minh have always led you
along the path to freedom, I have spent my whole life fighting for our country's
indepen-dence. You know I would rather die than betray the nation. I swear, I have
not betrayed you.
15-16.- Sách đã dẫn, trang 87, 91, nguyên văn: using his tough, brilliant
organizational techniques to quietly wipe out some rival nationalists.
17.- Sách đã dẫn, trang 104, nguyên văn: He was a national hero now, the
only one, the country was his.
18.- Sách đã dẫn, trang 113, nguyên văn: By 1964 the ARVN had been
defeated by an indigenous peasant army. It was just as Ho had predicted.
CHƯƠNG V
BERNARD FALL
và Ho Chi Minh on Revolution
Bắc Huế, Bernard Fall đã hoàn tất việc chuẩn bị ấn hành 2 tác phẩm được giao cho
nhà xuất bản Frederick A. Praeger. Đó là cuốn The Two Viet Nams sẽ được tái bản
và cuốn Ho Chi Minh on Revolution vừa viết xong.
Bernard Fall, sinh năm 1926, ký giả Pháp, nhưng cha mẹ đều là người Áo gốc
Do Thái và là nạn nhân của chế độ Quốc Xã Đức. Năm 1942, khi mới 16 tuổi,
Bernard Fall đã gia nhập hàng ngũ kháng chiến Pháp chống Đức, sau đó tốt nghiệp
Đại Học Paris và Munich rồi hoạt động trong lãnh vực báo chí. Ông là một nhà báo
đã có mặt trên nhiều chiến trường Việt Nam trước và sau 1954, từng gặp gỡ nhiều
nhân vật lãnh đạo cả hai miền Nam Bắc và có một tác phẩm viết rất sớm về Việt
Nam là cuốn La Rue Sans Joie. Tác phẩm Ho Chi Minh on Revolution có lẽ là tác
phẩm cuối cùng của Bernard Fall.
Trong tác phẩm này, tác giả đã chọn lựa và giới thiệu phần lớn những văn
kiện do Hồ chí Minh viết từ 1920 đến 1966 dựa theo tài liệu từ bộ Hồ Chí Minh
43 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tuyển tập bằng ngoại ngữ, bố cục thành 5 phần, kèm theo lời bàn và chú thích ở
cuối trang như sau:
01: Đi tìm sứ mạng 1920-1924.
02: Con Đường Quốc Tế Cộng Sản 1924-1930
03: Chiến tranh cách mạng và giải phóng1930-54
04: Tái thiết và những sai lầm 1954-1960
05: Tái chiến 1960-1966
Mở đầu sách, tác giả giới thiệu một nhận định chung về các chính trị gia nổi
tiếng thế giới và chia thành 2 loại. Loại thứ nhất gồm những người vừa có khả năng
lãnh đạo vừa có văn tài như Julius Caesar, Napoleon I, Winston Churchill và Charles
De Gaulle...Loại thứ hai gồm những người chỉ nổi bật nhờ khả năng tổ chức, lãnh
đạo như Louis XIV, Tito, Lyndon B. Johnson...Hồ chí Minh được xếp vào loại thứ hai
này với lời diễn giải ‘’ông ta quá bận bịu về hoạt động, tổ chức, bày mưu tính kế để
cuối cùng thành cha già dân tộc-He has been too much the doer, the organizer, the
conspirator and, finally, the father of his own country...’’
Trước khi viết Ho Chi Minh on Revolution, Bernard Fall đã hai lần kể tiểu sử
Hồ chí Minh trong các tác phẩm Le Viet Minh và The Two Viet Nams. (1) Trong Ho
Chi Minh on Revolution, Bernard Fall chỉ lập lại những tài liệu và cái nhìn đã có về
đối tượng. Bernard Fall cho biết Hồ chí Minh từng theo học Trường Quốc Học, Huế
‘’Quốc Học Huế được lập theo sáng kiến của ông Ngô Đình Khả, thân phụ ông
Diệm...Võ nguyên Giáp, Phạm văn Đồng, Ngô Đình Diệm đều là học sinh trường nổi
tiếng này. Theo Phạm văn Đồng thì ông Hồ bỏ Quốc Học vào năm 1910 mà không
có bằng cấp gì.’’
Cũng như Jean Larteguy cho rằng cha của Hồ chí Minh bị bãi chức không vì
lý do nghiền rượu và biển thủ công quỹ, Bernard Fall nói cụ Nguyễn Sinh Huy là
người yêu nước nhất định không chịu học tiếng Pháp nên người Pháp ghét bỏ mà sa
thải. Còn anh chị em của Hồ chí Minh đều là những nông dân cần cù với đồng ruộng,
hoàn toàn xa lánh mọi hoạt động chính trị. Khi viết tác phẩm Ho Chi Minh on
Revolution, vào năm 1967, Bernard Fall đã nghe được nhiều nguồn tin nói Hồ chí
Minh có vợ, nhưng tác giả ghi lại là cả Hồ chí Minh lẫn những người xung quanh đều
phủ nhận hoàn toàn các tin đồn này.
Đánh giá cao con người Hồ chí Minh, Bernard Fall nhắc việc Giáo Sư P. J.
Honey của Đại Học Đường Luân Đôn đã ví Hồ chí Minh với Thánh Gandhi của Ấn
Độ, khi trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình năm 1966. Tác giả cũng ghi lại chi tiết
Hồ chí Minh được biết tới như một kẻ giả dối, kẻ có tài đóng kịch (Ho is known to be
a talented comedian) và cho là điều này không đúng, vì ‘’nếu đúng vậy thì Hồ đã
thành công trong việc diễn chỉ một màn kịch duy nhất cho những khán giả gồm từ
các người cộng sản Tây phương đến các nông dân Việt Nam và cả những sĩ quan
mật vụ OSS của Mỹ suốt trong 40 năm mà không một lần bị lộ tẩy.’’
Tác giả không tin Hồ chí Minh có khả năng diễn xuất cao như thế nên tỏ ra
đồng ý với Honey. Nhận định của Honey năm 1966 được Bernard Fall lập lại năm
1967 và 4 năm sau, đến phiên nhà báo Mỹ Halberstam đưa vào bức chân dung Hồ
chí Minh của mình:’’Hồ chí Minh một phần là Gandhi, một phần là Lenin, tất cả là Việt
Nam’’
Thực ra, người đọc khó nắm vững cái phần Gandhi, cái phần Lenin, kể cả cái
toàn thể Việt Nam mà Halberstam nói bao gồm trong con người Hồ chí Minh cụ thể
là những gì. Riêng Bernard Fall nói rõ là Hồ chí Minh có sự thẳng thắn bộc trực của
Gandhi và cho rằng đặc tính này đã giúp Hồ chí Minh bảo toàn được uy tín khi chế
độ Hà Nội phạm những lỗi lầm khủng khiếp trong chính sách cải cách ruộng đất.
Tính thẳng thắn bộc trực đó biểu hiện bằng những giọt nước mắt không cần che đậy
44 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và những lời thành khẩn nhận lỗi trước công chúng nên dễ dàng được chấp nhận và
tin phục.
Về dư luận chê trách Hồ chí Minh tán đồng việc chia đôi đất nước ở vĩ tuyến
17 vào tháng 7.1954, Bernard Fall cho rằng thà chấp nhận như thế còn hơn phải
đương đầu với một cuộc thế chiến.
Tác giả so sánh hai nhân vật lãnh đạo hai miền Nam-Bắc Việt Nam thời đó với
nhận định sau: ‘’Cả 2 ông Ngô và Hồ đều độc thân và đều được coi như cha già của
dân tộc. Nhưng chỉ có ông Diệm nhận chức ấy, vì đó là truyền thống quan lại. Còn
ông Hồ thì từ chối không nhận. Chỉ nhận làm Bác mà thôi’’. (2)
Bernard Fall không cho biết dựa vào cơ sở nào để xác định như vậy nhưng
người đọc có thể thấy rõ tác giả hoàn toàn không biết việc Hồ chí Minh đã dùng bút
hiệu Trần dân Tiên viết sách nhắc nhở dân chúng suy tôn mình là cha già dân tộc và
có lẽ cũng không có dịp hiểu rõ về người đang lãnh đạo miền Nam lúc đó.
Phác họa tư tưởng Hồ chí Minh, Bernard Fall nhận định Hồ chí Minh có xu
hướng quốc gia hơn xu hướng cộng sản và kết luận: ‘’Nói như một số học giả Tây
phương gần đây rằng Hồ để lòng trung thành với chủ nghĩa cộng sản trên lòng yêu tổ
quốc là không đúng. Thực ra nói ngược lại mới đúng’’
Với Bernard Fall, cuộc gặp gỡ Hồ chí Minh vào tháng 7.1962 cũng lưu lại một
mối thiện cảm đặc biệt. Bernard Fall đã kể lại trong Ho Chi Minh on Revolution
cuộc gặp gỡ đó gần giống như Jean Lacouture từng kể về cuộc gặp gỡ với Hồ chí
Minh năm 1961. Cũng như Jean Lacouture, Bernard Fall được Phạm văn Đồng tiếp
kiến tại Phủ Chủ Tịch và khi đang trò chuyện cùng Phạm văn Đồng thì Hồ chí Minh
nhẹ nhàng bước vào, tham gia câu chuyện rất tự nhiên cởi mở. ‘’Hồ ngồi xuống sát
bên tôi với nét mặt chợt lóe rạng vẻ đùa cợt, vỗ lên đùi tôi: Vậy ra ông là chàng thanh
niên đã quan tâm nhiều đến mọi chi tiết nhỏ nhặt về cuộc đời của tôi đó à ? Hồ sits
down next to me, a humourous gleam on his face, and slaps me on the thigh: So you
are the young man who is so much interested in all the small details about my life.’’
Tác giả chú thích thêm rằng mình từng viết một cuốn sách mang tựa đề Le
Viet Minh, trong đó có phần tóm lược tiểu sử Hồ chí Minh và đoán là Hồ chí Minh đã
biết về cuốn sách đó. Con người luôn được bao phủ bằng huyền thoại đã xuất hiện
thật giản dị thân mật và tiếp nối câu chuyện bằng lời lẽ cởi mở như đang tâm sự với
một người bạn để nói lên sự mất lòng dân của chính phủ Sài Gòn, sự đánh giá sai
của Mỹ về ý chí của nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu lâu dài, dù là hàng chục
năm, để bảo vệ đất nước. Rồi Hồ chí Minh nhấn mạnh: ‘’Chúng tôi sẽ vận động dư
luận thế giới ủng hộ chúng tôi chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa chống nhân dân
miền Nam Việt Nam.’’
Khi Bernard Fall hỏi trong trường hợp có cơ hội, ông có chịu thương lượng để
đi đến một giải pháp nào đó không, Hồ chí Minh đáp là sẵn sàng nhưng chỉ với
những người sẵn sàng ngồi cùng bàn với chúng tôi để trò chuyện (causer).
Hồ chí Minh còn tỏ ra hết sức thoải mái cho biết về hình thức hiệp thương
giữa hai miền trong tương lai, miền Nam muốn hình thức nào cũng được, kể cả hình
thức giao thương như giữa hai nước Đức, mặc dù sự hiện diện của bức tường Bá
Linh.
Toàn bộ lập trường của miền Bắc về cuộc chiến đang diễn ra tại miền Nam và
các vấn đề liên quan tới Miên, Lào qua lời tuyên bố của Hồ chí Minh và Phạm văn
Đồng đã được Bernard Fall ghi âm để phổ biến trên báo và sau đó, ghi lại trong tác
phẩm. Câu hỏi chính của Bernard Fall đặt ra cho Phạm văn Đồng: ‘’Xin cho biết
những điều kiện để Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thể chấp nhận một cuộc dàn
xếp xung đột hiện có ở miền Nam ?’’
Sau đây là một số lời Phạm văn Đồng tuyên bố:
45 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
‘’Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nói khá đầy đủ về vấn đề này,
nhưng tôi xin nhấn mạnh mấy điểm sau: Nguồn gốc và nguyên nhân trực tiếp của
tình hình cực kỳ nguy hiểm ở miền Nam là sự can thiệp vũ trang của Mỹ và chế độ
độc tài của Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng nên để dùng làm công cụ cho việc can
thiệp.’’
Tiếp theo, Phạm văn Đồng xác định những điểm chủ yếu trong lập trường của
miền Bắc đối với tình hình lúc đó:
Thứ nhất: Ủng hộ lập trường của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Thứ hai: Tin tưởng với sự ủng hộ của nhân dân thế giới, miền Nam sẽ ra khỏi
hoàn cảnh nguy hiểm.
Thứ ba: Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng hiệp định Genève,
tiếp tục hợp tác với Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến và hy vọng sẽ thành
công.
Về bản hiệp định Genève 1962 trung lập hóa Ai Lao vừa được ký kết, Phạm
văn Đồng cho biết: ‘’Chúng tôi sẽ tôn trọng hiệp định về Ai Lao và sẽ bằng mọi giá
giữ bang giao tốt đẹp với Cam Bốt.’’
Phần phỏng vấn Hồ chí Minh gồm 11 câu đối đáp, trong đó có 3 câu chủ yếu
liên quan đến cuộc chiến miền Nam.
Hỏi thứ 1: Đây là cuộc chiến ý thức hệ, hay chiến tranh dành độc lập ?
Đáp: Mỹ phá hoại hiệp định Genève, lại làm cuộc chiến tranh xâm lược, buộc
nhân dân Việt Nam phải đứng lên bảo vệ tổ quốc đến cùng.
Hỏi thứ 4: Chủ Tịch có cần chí nguyện quân của phía đồng minh (ý nói Liên
Xô và Trung Cộng) và các quốc gia thân hữu không, hay chỉ cần vật liệu hợp thời đại
?
Đáp: Muốn đánh Mỹ mạnh như thế, phải dựa vào sức mình đồng thời vận
động để có viện trợ đắc lực nhất của quốc tế. Hàng chục vạn chí nguyện quân các
nước Xã Hội Chủ Nghĩa và những nước khác đã tuyên bố sẵn sàng cùng chúng tôi
đánh Mỹ. Cám ơn họ. Khi cần sẽ kêu gọi họ giúp.
Hỏi thứ 5: Có thể hy vọng ở những hoạt động của nhóm thiểu số được gọi là
tự do ở Mỹ không ?
Đáp: Chúng tôi cho rằng phong trào ở Mỹ chống cuộc chiến tranh bẩn thỉu
này là một hỗ trợ tích cực cho chính nghĩa của chúng tôi. Mặc dầu bị chính quyền
bách hại, phong trào này vẫn không ngừng phát triển.
Ghi lại những lời tuyên bố trên, tác giả không lưu tâm đối chiếu với thực tế để
đưa ra một nhận định nào mà chỉ làm công việc lưu trữ chứng liệu về hành vi và lời
lẽ trong một thời điểm trên con đường theo đuổi cách mạng của Hồ chí Minh.
Nhưng cũng có thể hiểu đây là một lối mô tả nhân vật mà Bernard Fall đã lựa
chọn theo cách đưa các sự việc và ngôn ngữ của nhân vật ra nói thay cho nhận định
của mình. Lựa chọn này không hề gây ngạc nhiên vì Bernard Fall từng khẳng định
Hồ chí Minh là người đặt lòng trung thành với tổ quốc trên lòng yêu chủ nghĩa cộng
sản. Vì thế, Bernard Fall tỏ ra không hề ngờ vực tính chân xác của những lời nói và
có vẻ không hề băn khoăn cân nhắc thêm về thực chất của mọi biến cố đang diễn ra,
cụ thể là cuộc chiến tại miền Nam lúc đó.
Cũng vì thế, trong số 85 văn kiện của Hồ chí Minh được đề cập, Bernard Fall
đánh giá chỉ có Bản án chế độ thực dân Pháp in ở Paris năm 1926 là quan trọng,
mặc dù cho biết chỉ gồm mấy tập mỏng lên án chế độ thực dân một cách thô thiển,
ngây ngô. (3) Để củng cố cho nhận định Hồ chí Minh luôn nhắm mục tiêu đấu tranh
chống thực dân, giải phóng dân tộc, Bernard Fall viện dẫn thêm dư luận chung tại Á
Châu như sau: ‘’…Tại phần lớn Á Châu và theo phần đông các nhà chuyên môn về
46 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Đông Nam Á thì Hồ được coi như có tinh thần quốc gia trước, rồi mới là người cộng
sản, hầu như mãi cho đến trận Điện Biên Phủ.’’
Trong tương quan giữa Hồ chí Minh với cộng sản, Bernard Fall ghi lại vài
điểm mốc thời gian và một số văn kiện. ‘’Hồ đã bỏ phiếu xin gia nhập Đệ Tam Quốc
Tế Cộng Sản, chống lại các đảng viên xã hội và trở thành một trong những người
sáng lập đảng cộng sản Pháp, ngày 30.12.1920.’’ (4)
Về việc Hồ chí Minh rời Pháp đi Nga lần đầu, Bernard Fall đưa ra một số chi
tiết khác hẳn với các tác giả khác bằng sự khẳng định Hồ chí Minh tới Nga dự đại hội
kỳ 4 của Đệ Tam Quốc Tế từ tháng 11 đến tháng 12.1922 và như vậy từng được
gặp Lênin, như báo Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội đã loan trong số ra ngày
12.5.1961.
Theo Bernard Fall, Hồ chí Minh cũng được đảng cộng sản Pháp phái sang
Nga tham dự đại hội 1 của tổ chức Quốc Tế Nông Dân khai diễn ngày 10.10.1923 tại
Điện Kremlin và đã có dịp gặp nhiều lãnh tụ Đệ Tam Quốc Tế như Radek, Zinoviev,
Bukharin, Dimitrov và Trotsky...Đây là lần thứ nhì, Hồ chí Minh tới Nga và có mặt tại
Mạc Tư Khoa ngày 23.1.1924, hai ngày sau khi Lenin qua đời.
Một bài viết của Hồ chí Minh đăng trên tờ Le Paria-Kẻ Cùng Khổ, số tháng
7.1924, sáu tháng sau khi Lênin chết, nhan đề Lênin và các dân tộc Phương Đông,
được Bernard Fall trích lại, trong đó Hồ chí Minh gọi Lênin là thủ trưởng, là lãnh tụ, là
thầy của các dân tộc phương Đông, ca tụng Lênin là thiên tài, có đời tư trong sáng,
coi rẻ sự sang trọng, một lòng yêu thích lao động để đi tới kết luận: ‘’Tóm lại chính
sự vĩ đại, sự mỹ miều của bậc thầy này đã ảnh hưởng to tát trên các dân tộc Á Châu
và thu hút trái tim họ đến với Người’’. (5)
Bernard Fall cũng trích một bài viết khác với tựa đề Lênin và Đông Phương
đăng trên tờ Le Sifflet ở Paris ngày 21.1.1926. Trong bài này, Hồ chí Minh xỉ vả
nhóm Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản là tổ chức tiểu tư sản gồm những tên xã hội chủ
nghĩa gian xảo, làm lợi khí cho bọn bóc lột và lừa đảo, đồng thời cổ võ ‘’Lênin đã mở
ra một kỷ nguyên mới, thực sự cách mạng, tại nhiều thuộc địa khác nhau.’’ (6)
Bản báo cáo của Hồ chí Minh gửi Đệ Tam Quốc Tế tháng 7.1939 ghi rõ 8
điểm liên quan đến đường lối của đảng cộng sản Đông Dương cũng được trích trong
Hồ Chí Minh on Revolution trong đó có điểm 4 mạt sát những người cộng sản Đệ
Tứ Quốc Tế, chủ trương ‘’phải tiêu diệt chúng về chính trị’’ và điểm 5 chỉ thị cho Mặt
Trận Dân Chủ Đông Dương giữ liên lạc chặt chẽ với Mặt Trận Bình Dân Pháp, ‘’vì
mặt trận này cũng tranh đấu cho tự do dân chủ và có thể giúp đỡ chúng ta’’ (7)
Những tài liệu trích dẫn về tương quan giữa Hồ chí Minh với Đệ Tam Quốc Tế
chỉ chủ yếu nhắm đề cao tinh thần quốc gia của Hồ chí Minh qua sự kiện Hồ chí
Minh chấp nhận gia nhập Đệ Tam Quốc Tế do tin tưởng tuyệt đối ở chủ trương bênh
vực các dân tộc bị trị của Lenin.
Bernard Fall nhìn nhận rằng bước ngoặt quan trọng nhất trong đời đấu tranh
của Hồ chí Minh là việc gia nhập Đệ Tam Quốc Tế, nhưng xác định Hồ chí Minh vẫn
tiếp tục là người yêu nước đấu tranh chống thực dân chứ không phải đệ tử trung
thành của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dù vậy, những hoạt động của Hồ chí Minh trong
thời gian ở Trung Hoa và Đông Nam Á được Bernard Fall ghi lại đều cho thấy luôn
diễn ra trong vòng chi phối của Đệ Tam Quốc Tế.
Theo Bernard Fall, Đệ Tam Quốc Tế chỉ định Hồ chí Minh đứng ra tổ chức
Liên Đoàn Các Dân Tộc Bị Áp Bức Châu Á là một tổ chức bình phong của đảng
cộng sản Nam Hải dự kiến sau này gồm các quốc gia Triều Tiên, Nam Dương, Mã
Lai, Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam. Đảng quốc tế dự kiến này sẽ chi phối mọi hoạt
động của các cán bộ cộng sản trong vùng Đông Nam Á cho đến thời gian chín muồi
để thành lập các đảng cộng sản tại mỗi nước. (8) Đây là lúc Hồ chí Minh làm phụ tá
47 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và thông dịch cho phái đoàn Borodin cạnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Thời
gian này, Hồ chí Minh tận dụng mọi tương quan để mở rộng vây cánh, trong đó có
việc chọn các thanh niên Việt Nam nhiệt huyết gửi vào Trường Võ Bị Hoàng Phố của
Tưởng Giới Thạch. Đích thân Hồ chí Minh cũng đứng ra huấn luyện và mỗi tam cá
nguyệt đào tạo từ 20 tới 30 người trở thành những chuyên viên khuấy động
(agitators). Trong khoảng thời gian giữa tháng 1.1925 và tháng 7.1927 (lúc Tưởng
Giới Thạch chia tay với cộng sản), Hồ chí Minh đã đào tạo được 200 cán bộ để đưa
về hoạt động tại Đông Dương. ‘’Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc
sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một
liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo
Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới.’’ (9)
Ngày 28.8.1942 đến đầu tháng 10.1943, Hồ chí Minh bị Tướng Trương Phát
Khuê của Trung Hoa Dân Quốc bắt giữ với lý do vừa là cộng sản, vừa là gián điệp
cho Pháp. Về sau, chính Trương Phát Khuê nói không có chuyện bắt giữ mà chỉ phái
Hồ chí Minh đi Côn Minh thụ huấn theo yêu cầu của giới quân sự Mỹ tại đó.
Bernard Fall quả quyết việc Hồ chí Minh bị bắt rồi được Mỹ can thiệp để
Tướng Trương Phát Khuê tha là có thật. Bernard Fall kể tiếp là sau khi được tha, Hồ
chí Minh đồng ý hợp tác với Tướng Trương Phát Khuê lúc đó là Tư Lệnh Đệ Tứ
Chiến Khu Trung Hoa Dân Quốc và là người chủ trương hợp nhất các đoàn thể đấu
tranh Việt Nam lưu vong thành một tổ chức cách mạng Việt Nam thống nhất trong đó
có sự hiện diện của tổ chức Việt Minh, mặc dù cộng sản bị cấm hoạt động. (10)
Hội nghị thống nhất được triệu tập ở Liễu Châu từ ngày 4 đến ngày
16.10.1943 nhưng không dẫn tới kết quả do đại diện các phe phái liên tục kình
chống nhau. Vừa ra khỏi nhà giam, Hồ chí Minh đã chứng tỏ cho Trương Phát Khuê
thấy rằng chỉ có mình mới thực hiện được việc thống nhất các phe thành một lực
lượng hữu hiệu và 6 tháng sau đó, tại hội nghị thống nhất được triệu tập từ ngày 25
đến ngày 28.4.1944, Trương Phát Khuê đòi các phe phải dành cho Hồ chí Minh một
ghế Bộ Trưởng trong ‘’chính phủ lâm thời Cộng Hòa Việt Nam’’. (11)
Biên Niên Tiểu Sử ghi tháng 8.1944, Hồ chí Minh được Trương Phát Khuê
đồng ý cho rời Liễu Châu trở về Việt Nam. Trương Phát Khuê còn đồng ý cho Hồ chí
Minh chọn đem theo 18 thanh niên tin cậy cùng đi.
Trước khi lên đường, Hồ chí Minh cam kết với Trương Phát Khuê: ‘’...Điều mà
tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do cho nước Việt Nam chứ không phải là chủ
nghĩa cộng sản. Tôi có một lời bảo đảm đặc biệt đối với ông rằng: Chủ nghĩa cộng
sản sẽ chưa được thực hiện ở Việt Nam trong vòng 50 năm tới’’. (12)
Bernard Fall không nhắc tới tài liệu này mà tiếp tục diễn tả tài trí của Hồ chí
Minh. Theo Bernard Fall, tuy được sự tin cậy của các Tướng lãnh Trung Hoa Dân
Quốc, Hồ chí Minh đã lượng đoán được chính những người này cùng với Pháp sẽ là
đối thủ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Hồ chí Minh cũng rất thực tế để thấy là trong
tình thế tương lai đó, nếu nhận được sự giúp đỡ của Mỹ sẽ tốt hơn rất nhiều so với
sự giúp đỡ từ phía Liên Xô và Trung Cộng.
Vì vậy, mùa Đông 1944, Hồ chí Minh đã tìm cách bắt liên lạc với Đại Tá
Helliwell, là người cầm đầu OSS (tiền thân của CIA) hoạt động ở Hoa Nam, đang có
trụ sở tại Côn Minh. Helliwell bảo OSS chỉ cho Hồ chí Minh 6 khẩu súng ngắn 38 ly
nhưng thực ra các nhóm du kích Việt Minh đã được tăng cường bởi nhiều toán OSS
và súng đạn của Mỹ. Theo Bernard Fall, đây là lý do chủ yếu khiến Hồ chí Minh cố
ngăn chặn mọi sự phô trương bộ mặt cộng sản và từ bỏ luôn cái tên Nguyễn ái Quốc
để nhận tên Hồ chí Minh từ 1944.
Nhiều người Mỹ có quan hệ lúc đó tỏ ra tin tưởng Hồ chí Minh từ bỏ chủ nghĩa
cộng sản, nhất là trước sự trạng Hồ chí Minh đã được Trung Hoa Dân Quốc hợp tác
48 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
và hỗ trợ. Sau ngày 2.9.1945, những người Mỹ này gần như luôn có mặt thân thiện
bên cạnh Hồ chí Minh hoặc các đồng chí của ông ta, trong khi cờ Mỹ tung bay tại
nhiều nơi ở Hà Nội. Dư luận dân chúng trong nước và ngay cả một số người Nhật,
người Pháp có mặt tại Hà Nội đều nghĩ Việt Minh đã được Mỹ ủng hộ.
Về sau người ta được biết rằng vì tin Hồ chí Minh được Mỹ ủng hộ nên Vua
Bảo Đại và những người quốc gia ủng hộ ông mới êm thắm nhường quyền lãnh đạo
đất nước cho Việt Minh. (13)
Và, Bernard Fall ghi lại cách hành động sau đó của Hồ chí Minh: ‘’Khi thấy rõ
Mỹ không còn ủng hộ nữa, Hồ đã quay ngược 180 độ, bắt đầu kêu gọi hợp tác với
Pháp. Chính trong thời kỳ này mà Hồ hành động như người Việt Nam trước, như
người cộng sản sau. Ông ta quyết tâm làm cho cái Nhà Nước Việt Nam (Dân Chủ
Cộng Hòa) sống sót bằng bất cứ giá nào. Nhưng, tuần trăng mật có tính cách thân
Tây phương kéo dài chẳng bao lâu. Khi Hồ thương thuyết với Pháp ở Fontainebleau
thì đồng chí của ông là Võ nguyên Giáp, Trần văn Giầu, Nguyễn Bình, Phạm văn
Bạch thanh toán ‘’các kẻ nội thù của chế độ’’ gồm các nhà lãnh đạo các giáo phái,
các quan lại (Ngô Đình Khôi), các nhà trí thức (như Phạm Quỳnh), nhóm Trotskit, và
các người yêu nước chống cộng.’’ (14)
Đặc biệt về tình hình miền Nam, Bernard Fall viết: ‘’Tại Nam Kỳ, cả hai phía,
giáo phái và Việt Minh đã giải quyết thanh toán những phần tử cảm tình của đối
phương như sau: Trói lại từng chùm rồi thả xuống sông Mê Kông cho chết trôi ra
biển. Thế mà huyền thoại về bác Hồ tốt bụng vẫn tồn tại cho đến ngày nay’’. (15)
Tác giả đưa ra một nhận xét hết sức tinh tế: ‘’Chiến tranh Đông Dương bùng
nổ đã đơn giản hóa những khó khăn về chính trị của ông Hồ. Không cần phải đối xử
với phe đối lập bằng bàn tay bọc nhung nữa: Cứ việc gọi họ một cách đơn giản là
Việt gian.’’ (16)
Bernard Fall không che giấu cảm giác ghê rợn khi nhắc các thủ đoạn thanh
trừng, chém giết nhưng có vẻ chấp nhận là hành vi không thể tránh để đấu tranh giải
phóng đất nước.
Trong khuôn khổ cái giá bắt buộc phải trả đó của người dân Việt Nam để có
độc lập và tự do, Bernard Fall còn trưng dẫn thêm lời kêu gọi sự đóng góp của tất cả
mọi người cho chiến thuật ‘’tiêu thổ kháng chiến’’ do Hồ chí Minh đưa ra: ‘’Để chiến
đấu, chúng ta phải tiến hành phá hoại. Nếu ta không làm, quân Pháp sẽ làm. Nếu
nhà chúng ta vững chắc đủ để dùng làm căn cứ, chúng sẽ vận dụng chiến xa và tầu
chiến tấn công chúng ta, và chúng sẽ đốt phá tài sản của chúng ta. Đó là lý do ta
phải phá hoại trước khi Pháp có thể chiếm dụng tài sản của chúng ta (…) Ngoài mặt
trận chiến binh hy sinh tính mạng cho tổ quốc, sao ta lại tiếc một đoạn đưòng, một
cửa cống hay một căn nhà mà quân Pháp có thể dùng để tấn công tổ quốc?’’ (17)
Tất cả những hành động đó trước mắt Bernard Fall đều chỉ phản ảnh tài năng
lãnh đạo của Hồ chí Minh để đưa đất nước vượt khỏi những thử thách và chiến
thắng các kẻ thù. Tác giả kể thêm rằng giữa năm 1956, tinh thần cán binh từ Nam
tập kết ra Bắc xuống thấp và họ bất mãn về những bất công mà chế độ dành cho
họ. Hồ chí Minh đã thuyết phục họ bằng ‘’lá thư gửi các cán bộ miền Nam tập kết ra
Bắc’’ đề ngày 19.6.1956. Trong thư, Hồ chí Minh hứa cho sửa chữa những sai sót
khiến đời sống vật chất và tinh thần của họ mất ổn định đồng thời kêu gọi họ nhịn
nhục, thông cảm. Hồ chí Minh cũng khích lệ họ bằng lời khuyên ‘’nên tin tưởng ở sự
lãnh đạo và sự hùng mạnh càng ngày càng tăng của Liên Xô’’. Ngoài ra, Hồ chí Minh
khẳng định cuộc chiến chống chế độ Ngô Đình Diệm là cuộc chiến có chính nghĩa và
miền Bắc càng ngày càng củng cố sẽ là căn cứ vững mạnh cho cuộc chiến đó.
Cũng trong phạm vi đối đầu với những khó khăn, Bernard Fall đã nhắc đến
chính sách Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc 1953-1955. Trong lá thư đề
49 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
ngày18.8.1956 gửi nông dân và cán bộ, Hồ chí Minh đã nhấn mạnh ‘’sự hoàn thành
thắng lợi của Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc…là một chiến thắng vĩ đại (18)…’’
Sau lời nhấn mạnh đó, Hồ chí Minh lên tiếng nhìn nhận đã có những sai lầm đáng
tiếc và hứa cho sửa sai. Cuối cùng ông kêu gọi nhân dân đoàn kết quanh đảng và
chính phủ để làm cho thôn quê hạnh phúc và phồn thịnh hơn…
Tài năng và sự khéo léo của Hồ chí Minh còn biểu hiện rõ rệt trước tình trạng
chia rẽ trầm trọng giữa Liên Xô và Trung Cộng tại đại hội lần thứ 22 đảng cộng sản
Liên Xô từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1961.
Bernard Fall thuật lại khi phái đoàn Trung Cộng giận dữ rời hội trường bỏ về
nước, Hồ chí Minh đang ngồi sát bên Khrushchev. Ông không dám ngồi nán lại,
nhưng cũng không dám bỏ về nước, nên rút lui êm rồi ‘’rong chơi ở các vùng thuộc
Châu Âu của Nga, bắt tay mọi người, ôm hôn các em bé giống như đang đi vận động
tái cử tại vùng Minks hay Kovno.’’
Khả năng chinh phục và lôi cuốn của Hồ chí Minh được Bernard Fall nhấn
mạnh trong mấy lời tuyên bố do Hồ chí Minh đưa ra khi những cuộc oanh kích của
Không Lực Mỹ dồn dập trút xuống miền Bắc từ ngày 7.2.1965 tác động vào tinh thần
mọi người. Nhiều cấp lãnh đạo chế độ miền Bắc đã hoang mang chao đảo đẩy nội
bộ đảng vào tình trạng giao động khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này khiến ngay
cả chuyên gia phân tích tình hình nổi tiếng P. J. Honey của Anh Quốc đã nghĩ rằng
Hồ chí Minh đang bị nhóm đàn em thân Bắc Kinh lấn áp. Nhưng đúng lúc đó Hồ chí
Minh lên tiếng và dựng lại tinh thần toàn đảng toàn dân chỉ bằng mấy lời giản dị
nhưng mạnh mẽ: ‘’Chúng ta mạnh vì chúng ta có chính nghĩa, vì nhân dân từ Bắc tới
Nam đoàn kết…chúng ta sẽ chiến thắng’’
Cuối cùng Hồ chí Minh đã chiến thắng.
Nhưng chiến thắng của Hồ chí Minh mang lại gì cho đất nước Việt Nam ?
Điều này Bernard Fall không lưu tâm có lẽ vì cho rằng nằm ngoài chủ đề tác
phẩm. Khi viết Ho Chi Minh on Revolution, Bernard Fall tỏ ra chỉ tập trung vào ý
hướng giới thiệu một con người hành động cố vượt qua những tình thế khó khăn để
đạt mục tiêu cuối cùng. Chính vì thế, Bernard Fall đặt nhẹ ngay cả khía cạnh đạo
đức của đối tượng để chỉ nêu bật hiệu quả của những hành động và cuối cùng là sự
thành công trong mục tiêu đấu tranh giải phóng đất nước.
Bernard Fall khác với các tác giả khác ở điểm nhìn nhận Hồ chí Minh và các
đồng chí đã thẳng tay loại trừ các phần tử khác chính kiến ngay từ thời còn hoạt
động ở Hoa Nam bằng cách đẩy những người này vào tay mật vụ Pháp và gán cho
họ hai tiếng Việt Gian để tàn sát trong cuộc chiến sau đó...Trong khi cho rằng Hồ chí
Minh nặng lòng yêu tổ quốc hơn chủ nghĩa cộng sản, Bernard Fall cũng nhìn nhận
Hồ chí Minh rất gắn bó với Đệ Tam Quốc Tế và cuộc đời của ông đã đổi hướng do
sự gắn bó này.
Thắc mắc khó tránh với người đọc là Bernard Fall tìm ra căn bản nào cho sự
kết hợp lòng yêu nước với chủ nghĩa cộng sản, khi chính ông đã có quá nhiều thời
gian để hiểu rõ thực tế xã hội tại các quốc gia do cộng sản thống trị từ Nga qua Đông
Âu tới Trung Quốc và nhất là chính ông đã nhìn nhận những sai lầm trong Cải Cách
Ruộng Đất ở miền Bắc Việt Nam là khủng khiếp ? Hơn nữa, bản thân Bernard Fall
và gia đình từng là nạn nhân của một danh nhân mà Hồ chí Minh có vẻ dập khuôn
theo là Hitler. Có bao giờ Bernard Fall tự hỏi hết thẩy người dân sống trên nước Đức
trước năm 1945 đều mong mỏi Hitler sống mãi để phục vụ nước Đức không, dù đời
sống của người dân Đức đạt mức rất cao so với cảnh lầm than của người dân dưới
chế độ Hồ chí Minh ?
Bernard Fall có thể hợp lý khi chỉ diễn tả tài trí của một con người mà theo
ông xứng đáng là một danh nhân, một kẻ phi thường. Nhưng chắc chắn Bernard Fall
50 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
không bao giờ cho phép mình phát biểu rằng một danh nhân như Hitler là người yêu
nước, thương dân, một người đã dành trọn đời cho lý tưởng phụng sự người khác.
Với Ho Chi Minh on Revolution, Bernard Fall đã làm cái điều mà ông không
thể làm với Hitler.
CHÚ THÍCH
(*) Tên một vùng đất phía Bắc Trung Phần Việt Nam do Bernard Fall đặt và
cũng là tên một tác phẩm của ông, cuốn La Rue Sans Joie, được chuyển sang Việt
Ngữ thuở đó.
01.- Xin xem Ngô Đình Diệm, Lời Khen Tiếng Chê của Minh Võ, ấn bản
2002, trang 87-98.
02-03.- Sách đã dẫn, trang 82, 86
04.- Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử. Tập I, trang 105 ghi Hồ chí Minh bỏ
phiếu tán thành tham gia Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản lúc 22 giờ ngày 29.12.1920 tại
đại hội Tours tức đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp.
05-06-07-08-09.- Sách đã dẫn, trang 40, 55, 140, 93, 93-94
10.- Tác giả lầm, Việt Minh lúc ấy chưa phải là mặt trận Việt Minh do cộng sản
chi phối hồi 1945, mà là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, do Cụ Hồ Học Lãm,
người cách mạng quốc gia làm Chủ Tịch, và chính Hồ Học Lãm là người đầu tiên gọi
tắt là Việt Minh, trong đó cũng có một vài phần tử cộng sản tham dự. Theo Hoàng
văn Hoan, hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả.
11.- Theo Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử, Tập 2, khoảng cuối tháng
10.1943, sau khi ra khỏi nhà giam, Hồ chí Minh vẫn bị đặt dưới sự giám sát của Đệ
Tứ Chiến Khu. Nhưng, chính Tướng Tư Lệnh Trương Phát Khuê đã yêu cầu Nguyễn
Hải Thần thu nhận và dành cho Hồ chí Minh vai trò Phó Chủ Tịch của tổ chức Việt
Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội do Nguyễn Hải Thần đang làm Chủ Tịch.
12- Hồ Chí Minh, Biên Niên Tiểu Sử, Tập 2, trang 205.
13.- Sách đã dẫn, trang 101.
14.- Thực ra Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi đã bị giết trong dịp cách mạng
tháng 8.1945
15-16-17.- Sách đã dẫn, trang 101, 101, 179
18.- Nguyên văn: This is a great victory.
CHƯƠNG VI
JEAN SAINTENY
và Face à Ho Chi Minh
Sau khi dự đám tang Hồ chí Minh với tư cách Nhà Ngoại Giao Tây phương
duy nhất, Jean Sainteny bắt đầu viết cuốn Face à Ho Chi Minh (Éditions Seghers,
Paris, 1970).
Cuốn sách được Herma Briffault dịch ra Anh Ngữ với tựa đề Hồ Chí Minh
and his Việt Nam, a personal memoir được Cowles Book Company, Inc. xuất bản
tại Chicago, Hoa Kỳ năm 1972. Phần trích dẫn ở đây là theo bản Anh Ngữ.
Tưởng cũng nên nhắc là trước đó 5 năm, tác giả đã viết một tác phẩm đáng
chú ý là Histoire d’une paix manquée-Chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ .
Fayard xuất bản 1967.
Theo nhà xuất bản, Sainteny là Nhà Ngoại Giao Tây phương biết rõ nhất về
Hồ chí Minh. Ông là người đã gặp Hồ chí Minh nhiều lần, là người thương thuyết với
Hồ chí Minh ròng rã 6 tháng để đi đến thỏa ước 6-3-1946 mang chữ ký của ông.
Khi Hồ chí Minh tới Pháp theo dõi cuộc thương thuyết Fontainebleau giữa hai
phái đoàn Việt-Pháp, tác giả cũng là người nhận lệnh của chính phủ Pháp đón tiếp
và chu cấp mọi tiện nghi. Sau hiệp định Genève 1954, Sainteny là Sứ Giả Pháp giao
51 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
dịch với miền Bắc để tìm cách duy trì một số cơ sở văn hóa, kinh tế tại đây, nhưng
không thành công.
Sainteny ghi rõ ông không có tham vọng viết sử mà chỉ trình bày một số sự
việc do ông biết về Hồ chí Minh như một chứng nhân để cung cấp tài liệu sống và
kinh nghiệm cá nhân cho các nhà chép sử sau này.
Ngay trong lời nói đầu, tác giả không che giấu cảm tình của mình qua lời diễn
tả đã muốn rơi lệ vào lúc nghiêng mình bên quan tài Hồ chí Minh.
Sainteny không phủ nhận ảnh hưởng của cộng sản đối với Hồ chí Minh và
cho biết ngay khi mới tới Pháp, Hồ chí Minh đã say mê đọc Marx, kể cả tác phẩm đồ
sộ Tư Bản Luận. ‘’Chẳng bao lâu nó đã là cuốn sách gối đầu giường, người bạn ban
đêm của ông Hồ. Ông ta hoàn toàn gắn bó với chủ nghĩa cộng sản. Ta có thể nói
điều này một cách chắc chắn.’’ (1)
Nhưng tác giả viết: ‘’Hồ cũng như Mao đã trở thành cộng sản ngay từ năm
1917. Tuy nhiên đối với ông ta, cộng sản ban đầu phần lớn chỉ là phương tiện để đạt
mục đích dành độc lập cho tổ quốc. Không biết bao lần người ta đã hỏi tôi ‘’ông Hồ
quốc gia hay cộng sản ?’’ Câu trả lời của tôi luôn vẫn thế: ‘’Cả hai’’. (2)
Tuy nhiên, tác giả biết rõ nhiệm vụ mà quốc tế cộng sản đã trao cho ông Hồ
chí Minh và khẳng định: ‘’Tại Quảng Đông, ông Hồ coi phòng báo chí của Tòa Lãnh
Sự Liên Xô, nhưng sứ mạng chính của ông là chuẩn bị tuyên truyền và hành động
cho cộng sản ở Đông Dương’’. (3) Ông còn ghi năm 1928, Hồ chí Minh tới Thái Lan
phụ trách 2 loại công tác trên của cộng sản ở vùng Đông Nam Á, Mã Lai Á, Thái Lan,
Miến Điện và dĩ nhiên Đông Dương.
Trang 28, tác giả cho biết Hồ chí Minh đã được giao phụ trách huấn luyện
cho quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc về du kích chiến vào năm 1938, khi mà hai
phe Quốc-Cộng Trung Hoa lại một lần nữa tạm liên hiệp để chống Nhật xâm lăng.
Sainteny trưng dẫn và đồng ý với phát biểu của ‘’đồng chí Ducroux’’, ‘’Tôi
không phủ nhận ông ta là người theo chủ nghĩa quốc tế (cộng sản) chân thành và là
nhà cách mạng đích thực, nhưng Việt Nam luôn chiếm vị trí hàng đầu đối với ông...I
don’t deny that he was a sincere internationalist and a true revolutionary, but Việt
Nam always took first place for him’’. (4)
Tác giả dành riêng 15 trang của chương 6 nói về những cuộc đàm thoại giữa
mình với Hồ chí Minh với lời mở đầu: ‘’Ngay khi vừa gặp lần đầu ngày 15.10.1945,
tôi cũng như Tướng Allessandri và Léon Pignon, đều tin chắc Hồ chí Minh là một
nhân vật thượng thặng.’’
Qua hàng loạt hội kiến sau đó kéo dài 6 tháng, tác giả đã có một nhận định
tổng quát về con người, về lập trường cũng như chiến lược sách lược đấu tranh
bằng thương thuyết của Hồ chí Minh. Đại khái trước tình hình khó khăn do sự hiện
diện của quân đội Trung Hoa Dân Quốc tại miền Bắc vĩ tuyến 16 mang theo về các
đảng quốc gia gồm Đại Việt, Việt Cách và nhất là Việt Quốc, Hồ chí Minh đã phải
khéo léo tranh thủ cảm tình của người Pháp. Đã rõ là ông Hồ không thể loại bỏ mối
đe dọa từ phía Trung Hoa mà không có sự ủng hộ của Pháp.
Về điểm này quyền lợi của hai bên Việt-Pháp gặp nhau. (5) Tác giả cho biết
không hề ảo tưởng là Hồ chí Minh nhượng bộ nhiều, vì ông ta có những điểm cần
phải bảo vệ một cách quyết liệt và viết tiếp: ‘’Khi những mưu tính của ông ta hay
đồng chí của ông ta, hoặc chính bản thân ông ta bị đe dọa, ông ta sẽ không do dự
dùng những cách tàn bạo. Về phương diện này, ông ta hoàn toàn thuộc về cái thứ
Châu Á quá nhiều mâu thuẫn, ở đó người ta áp dụng những hình thức tra tấn cực
hình tinh vi nhất tiếp theo những nghi thức xã giao rất ư ngọt ngào’’ (6).
Liền sau đó, Sainteny cho thấy sự uyển chuyển của Hồ chí Minh khi ứng phó
với tình thế khác hẳn thái độ cố chấp cứng ngắc của những người Việt Nam đấu
52 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tranh yêu nước lúc đó: ‘’Để đạt mục đích đối với chúng tôi, Hồ chí Minh đủ sáng suốt
để không đòi hỏi quá nhiều như một số đối thủ của ông ta. Trong khi những người
này đòi độc lập hoàn toàn và tức khắc như điều kiện tiên quyết để thương thuyết thì
Hồ chí Minh tuyên bố sẵn sàng bằng lòng với sự độc lập tương đối, chấp nhận một
thỏa hiệp hòa nhã với nước Pháp để rồi chẳng bao lâu sau nước ông sẽ được độc
lập hoàn toàn.’’
Tác giả tỏ ra tán đồng sự uyển chuyển này và nghĩ rằng Hồ chí Minh vẫn
không quên mục tiêu giành độc lập cho đất nước: ‘’Tại sao chúng ta lại phải nghi ngờ
lòng thành thực của ông ta ? Ông ta đã chờ 35 năm, và có thể chờ thêm dăm năm
nữa có sao. Kiên trì là đức tính của Á Đông mà.’’ (7)
Khi nói về đòi hỏi quá nhiều của những người quốc gia ‘’đối thủ của Hồ chí
Minh’’, có lẽ tác giả nhớ lại Nguyễn Tường Tam mà ông gặp qua trung gian một sĩ
quan Việt tên Phác, khi mới đến Côn Minh để đảm nhận trọng trách ‘’Phái Bộ 5’’.
Nguyễn Tường Tam đã cảnh cáo người Pháp về quyết tâm kinh khủng của đồng bào
ông là phải thoát ngay ách đô hộ của người Pháp. Còn Hồ chí Minh sau đó đã gửi
cho phái bộ này bức điện văn 5 điểm trong đó có điểm 2 như sau: ‘’Nền độc lập phải
được trao trả trong thời hạn 5 năm hay tối đa 10 năm’’ (8)
Chương 10, nói về tôn giáo, Sainteny gần như không mảy may nghi ngờ về
việc Hồ chí Minh đóng kịch khi nói đến Thượng Đế một cách kính cẩn. Trong khi tạm
trú ở Biarritz để chờ được đón tiếp chính thức bởi chính phủ mới của Pháp lúc ấy
chưa lập xong, Hồ chí Minh đã đề nghị được đi thăm viếng Lộ Đức (9) và ‘’đã tỏ ra
rất cung kính và thích thú khi được Đức Cha Théas đón tiếp tại đây.’’ (10)
Sainteny cũng nhắc lại lá thư riêng của Hồ chí Minh gửi cho mình ngày
24.2.1947, trong đó Hồ chí Minh hy vọng Thượng Đế sẽ giúp hai người thành công
trong nỗ lực mưu tìm hòa bình. Tác giả viết: ‘’Ông Hồ xin Thượng Đế chứng giám
cho là cả hai chúng tôi không ai có trách nhiệm về cuộc chiến đã tàn phá đất nước
ông từ ngày 19.12.1946.’’
Sainteny ghi lại ý nghĩ của mình là Hồ chí Minh không cần giả vờ nhắc đến
Thượng Đế trong dịp này. ‘’Để đánh lừa ai ? Chắc chắn không phải tôi. Và, ông ta
cũng biết chắc chắn là tôi không công bố lá thư đó.’’
Sainteny hoàn toàn đúng khi nghĩ Hồ chí Minh biết chắc chắn sẽ không có
việc công bố lá thư và vì thế Hồ chí Minh sẽ không cần giả vờ để đánh lừa bất kỳ ai.
Nhưng khi xác quyết Hồ chí Minh không nhắm đánh lừa mình (chắc chắn
không phải tôi) Sainteny đã chứng tỏ là chủ quan tới mức lầm lạc. Đặt lên bàn cân
việc chinh phục lòng tin của một người như Sainteny và chinh phục lòng tin của hàng
trăm, thậm chí hàng ngàn người Pháp khác không ở cương vị của Sainteny lúc đó
thì vấn đề đã dễ dàng sáng tỏ.
Sainteny không lưu tâm so sánh và còn nhắc thêm một câu do Hồ chí Minh
viết trong di chúc về việc ông ta sẽ đi gặp Các Mác và Lênin, để cho rằng Hồ chí
Minh thực sự tin ở đời sau. (!)
Thực ra, cảm tình mà Sainteny dành cho Hồ chí Minh đến mức tin rằng mình
không bị gạt hoàn toàn không gây ngạc nhiên khi người ta biết về cung cách giao
tiếp của Hồ chí Minh và biết rõ Sainteny là người có nhiều dịp đặc biệt cùng Hồ chí
Minh gặp gỡ kể từ 1945. Lần cuối Sainteny gặp Hồ chí Minh là tháng 7.1966. Lần
gặp này, Sainteny cho biết, Hồ chí Minh rất mãn nguyện vì được đọc thư của Tướng
De Gaulle là người mà dịp qua Pháp 1946, Hồ chí Minh rất muốn gặp nhưng không
được.
Sainteny kể lại là Hồ chí Minh cười thoải mái khi đọc đến câu De Gaulle ‘’giới
thiệu’’ Sainteny. ‘’Giới thiệu ông với tôi ! Đâu có cần. Chúng ta đã biết nhau nhiều
mà...Đừng gọi tôi là chủ tịch nữa. Giữa chúng ta mấy tiếng đó thật buồn cười!...’’
53 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Cung cách tiếp xúc với lời lẽ thân mật đó đủ tạo một ấn tượng tốt với người
đối diện và tất nhiên dễ chinh phục sự tin tưởng về các vấn đề được nêu ra.
Trong tương quan với Hồ chí Minh, Sainteny còn được dành một ưu tiên đặc
biệt là bất cứ lúc nào cần đều có thể gặp mặt. Sự biệt đãi này khiến Sainteny luôn
hãnh diện vì được Hồ chí Minh coi như bạn. Suốt nhiều năm qua lại Hà Nội, chỉ một
lần duy nhất Sainteny không được Hồ chí Minh đích thân ra đón. Đó là lần Sainteny
tới với tư cách đại diện toàn quyền Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Lần đó, Sainteny
hơi cảm thấy buồn, nhưng về sau được biết là Hồ chí Minh đang đau nên hoàn toàn
an tâm về tình bạn đã có.
Với tư cách Nhà Ngoại Giao lão luyện và ở cương vị đặc biệt để nắm vững
nhiều biến cố, Sainteny đã đề cập tới nhiều hành vi nham hiểm, tàn ác mà Hồ chí
Minh và các đồng chí theo đuổi đối với kiều dân Pháp tại Việt Nam. Chính Sainteny
đã là nạn nhân và bị thương nặng ngay đêm 19.12.1946. (11) Sainteny cũng nắm
vững cả việc Hồ chí Minh mượn tay Pháp tiêu diệt các đảng đối lập. Nhưng tình cảm
bạn bè đã dập tắt mọi ý nghĩ ngờ vực chê trách và đôi khi còn thúc đẩy Sainteny bày
tỏ sự tán trợ.
Trong lần gặp gỡ cuối cùng, hai người đề cập tới cuộc chiến khốc liệt đang
diễn ra tại miền Nam và mức độ oanh tạc leo thang của Mỹ tại miền Bắc. Hồ chí
Minh tỏ ra rất tự tin, tâm sự với Sainteny rằng ‘’nước Mỹ có thể xóa sạch thành phố
này cũng như nhiều thành phố khác của Việt Nam nhưng không làm chúng tôi lay
chuyển đâu. Ông biết đó, chúng tôi đã có kinh nghiệm và ông đã thấy chiến cuộc kết
thúc ra sao.’’
Sainteny cho là Hồ chí Minh có ý nhắc tới trận Điện Biên Phủ nhưng ông
không cảm thấy mỉa mai chua xót và cũng không nghĩ rằng Hồ chí Minh có ý khoe
khoang hay châm chọc. (12)
Ý nghĩ không thay đổi của Sainteny là trách cứ các chính phủ Pháp không
chịu trao trả độc lập cho Việt Nam, như người Anh đã làm với Ấn Độ năm 1948.
Sainteny xác định không có tham vọng làm công việc chép sử nên ông thoải
mái phơi trải cảm xúc cá nhân. Với tư cách Nhà Ngoại Giao từng một thời có mặt tại
Việt Nam, ông cung cấp khá nhiều tài liệu về những biến cố đã xẩy ra. Riêng về xu
hướng tư tưởng của Hồ chí Minh, ít nhất Sainteny cũng xác định một điều là Hồ chí
Minh say mê chủ nghĩa cộng sản, chọn Tư Bản Luận làm sách gối đầu giường và
đọc Karl Marx một cách ngấu nghiến. (13)
Cảm giác còn lại rõ rệt sau khi đọc tác phẩm của Sainteny là sức mạnh lấn át
của tình cảm so với nhận thức hiện ra thật rõ ràng, kể cả với những người thường
xuyên phải vận dụng lý trí.
CHÚ THÍCH
01-02-03-04.- Sách đã dẫn, trang 18, 20, 23, 34
05.- Sách đã dẫn, trang 55, nguyên văn: It is clear that HCM could not
eliminate the Chinese menace without French support. On this point our interests
coincided.
06-07.- Sách đã dẫn, trang 57.
08.- Histoire d’une paix manquée, Fayard, Paris, 1967, trang 66-68.
09.- Một thánh địa ở Tây Nam nước Pháp, nơi Đức Bà Maria, năm 1858 đã
hiện ra với một thiếu nữ quê mùa (sau được Giáo Hội phong thánh là Thánh
Bernadette) và làm nhiều phép lạ.
10.- Sách đã dẫn, trang 132.
11.- Trang cuối cùng tác phẩm Histoire d’une paix manquée (Fayard 1967,
trang 147), Sainteny viết: ‘’20 giờ đúng. Thành phố chìm sâu trong im lặng. Đồng hồ
bệnh viện Yersin điểm 8 tiếng trầm chậm. Tôi bảo mấy cộng sự viên: ‘’Hình như
54 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
chưa phải tối nay đâu. Tôi đi về nhà cái đã’’. Tôi vừa vào trong xe thì nghe tiếng nổ
bụp, và bỗng cả thành phố chìm trong bóng tối. Nhà máy đèn trung ương vừa phát
nổ. Lúc ấy là đúng 20 giờ 04...đêm 19.12.1946, cũng y hệt đêm 9.3.1945 cũng đúng
20 giờ 04, trong cùng một giờ, cùng một hoàn cảnh, dân Việt Nam, những học trò
đời đời ngoan ngoãn đã thực hành bài học mà những ông thầy Nhật Bổn đã dậy họ
21 tháng trước đó. Đàng khác, một vài kẻ trong số những ông thầy đó giờ đây cũng
ở đâu đó không xa’’. Những phát súng đầu tiên như pháo rang xé toang bóng đêm
bao trùm thành phố, chôn vùi những cố gắng và hy vọng của chúng ta.’’
Và hai trang sau là phần viết tiếp của nhà xuất bản đã cho biết về tình trạng
của tác giả: ‘’Chiếc xe có gắn đại liên chở Sainteny đã cán mìn cỡ nặng, bắn tung
lên, đốn ngả cây cối bên đường và biến mặt tiền của một cửa tiệm thành tro bụi. Nó
bốc cháy trong cơn mưa lựu đạn....Sainteny cố thoát ra được khỏi xe. Các người
khác cùng lần lượt ra được. Nhưng kẻ thì hấp hối, đầu tựa vào đầu gối tác giả,
người thì toàn thân như bó đuốc, phải chữa trị nhiều tháng trong bệnh viện. Riêng
tác giả bị thương nặng ở lưng và hông phải nát bấy. Ông được giải phẫu ngay đêm
đó và chỉ ít ngày sau đã cố trở lại nhiệm sở bằng xe cứu thương! ....
12.- Sách đã dẫn, trang 164.
13.- Histoire d’une paix manquée, trang 179, nguyên văn: Il dévore Karl
Marx.
CHƯƠNG VII
TƯỞNG VĨNH KÍNH
và Hồ chí Minh tại Trung Quốc
Nguyên tác Hoa Ngữ của tác phẩm Hồ chí Minh tại Trung Quốc chỉ được xuất
bản lần đầu tại Đài Bắc năm 1972, nhưng trước đó 5 năm đã xuất hiện bản dịch Anh
Ngữ của nữ dịch giả Margaret Chen vào tháng 6.1967. Năm 1999 mới có bản dịch
Việt Ngữ của Thượng Huyền.
Cước chú từng trang cho thấy Tưởng Vĩnh Kính tham khảo rất nhiều tác giả
Pháp, Mỹ như Charles B. McLane, Jean Lacouture, Philippe Devillers, Joseph
Buttinger, Robert Shaplen, Ellen Hammer, I. Milton Sacks...và nhiều tác giả Việt Nam
trong số có Trần dân Tiên mà lúc đó chưa ai biết là bút hiệu của Hồ chí Minh. Tác
giả cũng nhắc tới các nhân vật thân cận với Hồ chí Minh như Trường Chinh, Võ
nguyên Giáp, Nguyễn lương Bằng, Nguyễn khánh Toàn…
Một số nhân vật Việt Nam khác được nhắc nhiều lần như Nghiêm Kế Tổ,
Hoàng Văn Chí. Hoàng Văn Chí và Julie How là những người từng có thư từ liên lạc
với tác giả. Nhưng tác phẩm của Tưởng Vĩnh Kính dựa phần lớn vào tài liệu của văn
khố Trung Hoa Quốc Dân Đảng với những báo cáo của Julie How, Trương Phát
Khuê, Tiêu Văn, Hình Sầm Châu, Trịnh Học Giá…Vì phần lớn tài liệu được sử dụng
là tài liệu trong văn khố Trung Hoa Quốc Dân Đảng nên tập trung khá nhiều vào thời
kỳ hoạt động của Hồ chí Minh tại Trung Quốc từ 1925 đến 1945. Trong khoảng thời
gian này, Hồ chí Minh lui tới Trung Quốc ít nhất 5 lần và ở lại đây ít nhất 10 năm.
Qua 375 trang sách, Tưởng Vĩnh Kính thuật lại nhiều chi tiết về cuộc đời và
hoạt động của Hồ chí Minh trong những năm sống tại Trung Quốc và xác định Hồ
chí Minh luôn luôn vì chủ nghĩa quốc tế cộng sản (tức Liên Xô) vì lúc nào cũng làm
theo lệnh và báo cáo cho Bộ Phương Đông (1) Đệ Tam Quốc Tế. Theo Tưởng Vĩnh
Kính, việc Hồ chí Minh dành được tình thân và lòng tin của một số giới chức Trung
Hoa như Trương Phát Khuê hay bà Tống Khánh Linh, phu nhân của lãnh tụ Tôn Dật
Tiên…không do ý hướng đấu tranh phụng sự đường lối cách mạng quốc gia mà do
những thủ thuật giao tiếp.
55 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hồ chí Minh đã khôn khéo ứng phó với từng trường hợp để tìm điều kiện che
chở cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chính trị bí mật nhận lãnh từ Đệ Tam Quốc
Tế. Đây cũng là cách thức mà Hồ chí Minh tiếp tục vận dụng vào những thời điểm
cần tỏ ra thân Mỹ hay thân Pháp để tạo điểm tựa cho việc giành quyền lãnh đạo và
triệt hạ các thành phần đối lập, dù đó là những phần tử yêu nước như các nhà cách
mạng thuộc các Đảng Việt Cách, Việt Quốc và Đại Việt...
Nơi trang 116, Tưởng Vĩnh Kính nêu lên 5 điểm chứng tỏ Hồ hoạt đồng dưới
sự điều khiển chặt chẽ và theo đúng kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế. Hai tổ chức mà
Hồ chí Minh thường liên hệ trong những năm 1929-1930 là Phòng Bí Thư Hội Công
Chức và Công Nhân Thái Bình Dương (từ 1930-1931 do Viễn Đông Cục quản lý) và
Viễn Đông Cục của Đệ Tam Quốc Tế ở Thượng Hải, ban đầu do Pavel Mif về sau do
Hilaire Noulens điều hành.
Hồ chí Minh cũng giúp Noulens điều hành Nam Dương Cục từ ngày 3.3.1930
đến tháng 6.1931 bao gồm các nước Nam Dương, Mã Lai, Xiêm.
Nhiều tác giả khác đều cho biết Hilaire Noulens là người trực tiếp điều khiển
Hồ chí Minh tại Thượng Hải trong một thời gian. Noulens là người ra chỉ thị cho Hồ
chí Minh và nhận báo cáo của Hồ chí Minh sau khi hoàn thành công tác.
Dựa vào những chứng nhân người Trung Hoa và tài liệu trong văn khố Quốc
Dân Đảng, Tưởng Vĩnh Kính cho biết hoạt động chủ yếu của Hồ chí Minh trong giai
đoạn ở Hoa Nam là dựa vào uy tín các nhà ái quốc Việt Nam, kết thân với một số
giới chức Trung Hoa để dễ dàng xâm nhập các tổ chức cách mạng Việt Nam tại đây.
Hồ chí Minh không gia nhập với mục đích góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu
tranh giải phóng đất nước mà trước hết, tạo bình phong che giấu hình tích, và kế đó
là đạt các mục tiêu mà Đệ Tam Quốc Tế đang nhắm.
Mục tiêu cụ thể trong thời điểm đó của Đệ Tam Quốc Tế là vừa khai thác vừa
lũng đoạn phá hoại các tổ chức này để tạo đà phát triển ảnh hưởng cộng sản. Hồ chí
Minh mượn các tổ chức này để trình diễn bộ mặt yêu nước đồng thời lôi cuốn người
của các tổ chức này gia nhập hàng ngũ cộng sản, và nếu được, sẽ biến các tổ chức
này thành tổ chức cộng sản.
Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính phù hợp với tiết lộ của Hoàng Văn Hoan, một
nhân vật thân cận với Hồ chí Minh nhiều năm, về giai đoạn Hồ chí Minh tham gia tổ
chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của các nhân vật Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải
Thần...
Theo Hoàng Văn Hoan, Việt Minh vốn là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập
Đồng Minh Hội mà Hồ chí Minh đã tham gia và sau đó biến thành tên gọi của phong
trào cộng sản Việt Nam vào năm 1945 mà mọi người đều biết là Mặt Trận Việt Minh.
Tưởng Vĩnh Kính xác nhận hai chữ Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập
Đồng Minh Hội từng hoạt động từ lâu trước tháng 5.1941 do Hồ Học Lãm lãnh đạo.
Về sau, tổ chức này cùng một số tổ chức khác kết hợp thành Việt Nam Cách Mạng
Đồng Minh Hội của nhiều nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công...‘’Hồ
gia nhập Cách Mạng Đồng Minh Hội, một mặt là do đã ngụy trang thành công, được
cá nhân Tướng Trương Phát Khuê tín nhiệm, mặt khác là được các phần tử tả
khuynh Trung Quốc âm thầm hỗ trợ từ bên trong’’. (2) và ‘’Một năm sau, khi Hồ chí
Minh tỏ thái độ ‘’hợp tác’’ và gia nhập Cách Mệnh Đồng Minh Hội, lúc bấy giờ các
đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc mới thực sự bị đẩy vào một tình huống
‘’khốn đốn’’. (3)
Tóm lại, Tưởng Vĩnh Kính đánh giá toàn bộ hoạt động của Hồ chí Minh suốt
thời gian ở Hoa Nam chỉ là xâm nhập để đánh phá các tổ chức cách mạng dân tộc
yêu nước, bởi cộng sản theo đuổi việc nắm độc quyền lãnh đạo các lực lượng đấu
tranh nên đã coi các tổ chức này là kẻ địch. Tình huống khốn đốn mà Tưởng Vĩnh
56 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Kính nhắc tới được khắc họa bằng hai hình ảnh: Hoặc bị sang đoạt đổi tên thành tổ
chức công cụ ngoại vi của cộng sản hoặc lâm cảnh bị kích động chia rẽ rồi tàn lụi.
Mục tiêu và ý hướng đó đã được Tưởng Vĩnh Kính nhắc lại qua những ghi
nhận về thái độ của Hồ chí Minh đối với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc
Dân Đảng năm 1930: ‘’Ông Hồ rất vui mừng thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại.
Điều đó phản ảnh rõ trong ngữ khí của ông ta khi bình luận về cái thu hoạch được
của cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Từ sau cuộc khởi nghĩa đó, giai cấp tư sản (chỉ
Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã mất tất cả ảnh hưởng trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc và giai cấp công nhân cùng quần chúng nông dân lao động được tổ chức lại
trong đảng tự do (chỉ cộng sản). Đảng trở thành người lãnh đạo duy nhất của cuộc
cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.’’ (4)
Đây là thời kỳ hoạt động mà về sau Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam
luôn diễn tả sai lạc hoặc xóa bỏ bằng sự khẳng định Mặt Trận Việt Minh được Hồ chí
Minh cho ra đời tại Pác Bó. Các tác giả cộng sản Việt Nam sau này, ngoại trừ Hoàng
văn Hoan, đều ghi rằng Mặt Trận Việt Minh thành lập vào tháng 5.1941 theo sáng
kiến của Hồ chí Minh lúc đó còn mang tên Nguyễn ái Quốc. (5)
Trọn chương 4 của tác phẩm được tác giả dành kể về hành động cụ thể của
Hồ chí Minh tại Quảng Châu trong nỗ lực ngụy trang bằng chủ nghĩa dân tộc và cách
thức xâm nhập hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam cũng như hàng ngũ
Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Tháng 1.1926, nhân dịp đại hội Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, Hồ lấy tên Lý Thụy đã gửi thư xin được tới trình bày về tình hình ở Việt Nam.
Tưởng Vĩnh Kính cho biết ‘’Hồ đã tiếp xúc với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, giống như
kế hoạch của Trung Cộng là cố nắm trong tay cuộc vận động chủ nghĩa dân tộc.’’
Tưởng Vĩnh Kính nhắc tới một số người hoạt động với Hồ chí Minh đã có
nhiều hành vi phản bội cách mạng như Lâm đức Thụ, Vũ Anh, Lê tùng Anh, Nguyễn
văn Thiều...Lâm đức Thụ được Hồ chí Minh đưa lên thay Hồ tùng Mậu trong vai trò
lãnh đạo Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tại Hương Cảng chính là kẻ giao nộp
hình ảnh, tin tức hoạt động của nhiều người đấu tranh cho mật thám Pháp ‘’Thụ là
người từng hợp mưu với Hồ chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp năm 1925’’.
(6)
Theo Tưởng Vĩnh Kính, người đầu tiên Hồ chí Minh tìm gặp khi đến Côn Minh
là Vũ Anh có bí danh Trịnh đông Hải vốn cùng với Nguyễn văn Thiều, Lê tùng Anh là
những kẻ ‘’vẫn giữ liên hệ với lãnh sự quán Pháp một cách âm thầm’’ đã phản bội
Việt Nam Quốc Dân Đảng khiến các nhân vật Trương Nguyên Minh, Vũ Hồng
Khanh, Đào Quang Bào bị nhà cầm quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa trục xuất.
Tất nhiên việc tranh thủ tình cảm và lòng tin của chính quyền Trung Hoa Dân
Quốc là điều Hồ chí Minh hết sức chú trọng. Vì thế, Hồ chí Minh đã cùng đồng chí
Phùng chí Kiên mượn danh nghĩa hội Việt Nam Dân Chúng Trợ Hoa Kháng Địch
Hậu Viện đưa ra các truyền đơn chống Nhật để được sự bao che của bà Tống
Khánh Linh đồng thời chiếm thiện cảm của nhiều giới chức Trung Hoa lúc đó.
Nhưng thời gian này, tháng 8.1940, Hồ chí Minh đã âm thầm phái Trần văn
Hinh đến Diên An ký một mật ước với Trung Cộng hứa sẽ liên hiệp các đảng phái
lập mặt trận thống nhất, lấy khẩu hiệu chống thực dân và phong kiến làm chủ điểm
đấu tranh và hứa yểm trợ các đảng viên Trung Cộng hoạt động tại Việt Nam. Đổi lại
Trung Cộng đồng ý cấp cho Hồ chí Minh và các đồng chí 50 ngàn quan để chi phí ở
Trung Quốc.
Tưởng Vĩnh Kính nhận định là trong hành động, Hồ chí Minh luôn coi đường
lối của Mao trạch Đông là mẫu mực nên vận dụng tối đa tấm bình phong chủ nghĩa
dân tộc và trưng dẫn thêm quan điểm mà Hồ chí Minh đã nêu trong tác phẩm Con
Đường Kách Mệnh: ‘’Một là, nhiệm vụ cách mạng không phải vì một thiểu số người
57 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nào mà vì quảng đại giai cấp công nhân và quần chúng nông dân, do đó cần phải tổ
chức quần chúng. Hai là, cách mạng tất yếu phải chịu sự chỉ huy của chủ nghĩa Mác
Lênin. Ba là, cuộc vận động cách mạng ở mỗi quốc gia phải được kết hợp chặt chẽ
với giai cấp vô sản quốc tế, công nhân và quần chúng nông dân phải phân biệt rõ
giữa đệ tam và đệ tứ quốc tế.’’
Tưởng Vĩnh Kính cũng cho thấy sự trùng hợp như dập khuôn giữa nghị quyết
đại hội kỳ 6 của Trung Cộng với bản hiệu triệu và cương lãnh giản yếu do Hồ chí
Minh đưa ra sau khi hợp nhất các nhóm cộng sản Việt Nam thành đảng cộng sản
Đông Dương ngày 18.2.1930. Cả hai văn kiện đều dựa theo phương án dành cho
các đảng cộng sản Đông Nam Á được đề ra tại đại hội kỳ VI của Đệ Tam Quốc Tế
nhưng trong bản hiệu triệu, Hồ chí Minh đã lập lại đầy đủ 10 khẩu hiệu của Trung
Cộng trong nghị quyết đại hội kỳ 6 của cộng sản Trung Hoa.
Tác giả trưng nhiều bằng chứng cho thấy Hồ chí Minh luôn hành động rập
khuôn theo Trung Cộng, từ việc khai thác chiêu bài kháng chiến chống Nhật qua việc
tiếm danh các tổ chức quốc gia, việc lập nên các hội cứu quốc đến thủ đoạn triệt hạ
các phần tử khác chính kiến mà tổ chức Việt Minh thi thố sau này: ‘’Những người bị
thảm sát đều bị gán cho tội ‘’Việt gian’’, tội ‘’làm gián điệp cho địch’’, hoặc thân Nhựt
v.v…Cách thức đó của Việt Minh hoàn toàn giống với Trung Cộng trong khu giải
phóng của họ’’. (7)
Tưởng Vĩnh Kính xác định mục đích tối hậu của Hồ là đoạt chính quyền, chứ
không phải dành độc lập cho tổ quốc. Mục tiêu này đã soi sáng mọi hành vi cũng
như lời lẽ của Hồ chí Minh trong giao tiếp với các thế lực ngoại quốc lúc đó là Mỹ,
Pháp, Trung Hoa.
Tác giả viết: ‘’Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó không phải là
vấn đề có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản
thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không…
…Do đó trước khi công tác chuẩn bị cho việc cướp chính quyền chưa hoàn
thành, ông không hề mong quân Đồng Minh vào Việt Nam, lại càng không mong các
đảng phái Việt Nam khác theo quân đội Trung Hoa trở về Việt Nam để tranh thủ dân
chúng và chính quyền cùng với ông. Bởi vậy các thành viên Cách Mạng Đồng Minh
Hội không thuộc cộng đảng trở về Việt Nam đều bị Việt Minh bao vây, bắt giết và đội
quân dò đường của Trung Quốc vào Việt Nam đã bị quấy phá ngăn trở…
... Ông Hồ đã dùng điện đài Mỹ tại căn cứ của ông để tiếp xúc thẳng với đại
diện chính phủ De Gaulle tại Côn Minh, ngoài việc yêu cầu Pháp bảo chứng sẽ trả
độc lập cho Việt Nam trong vòng từ 5 đến 10 năm, còn yêu cầu Pháp cấp vũ khí và
huấn luyện. Khoảng tháng 7, một đoàn đại biểu Pháp, Mỹ gồm 6 người đã nhảy dù
xuống tổng bộ Việt Minh. Ông Hồ đã ngụy trang cho mình một bộ mặt rất ‘’thân Tây
phương’’. John, một Thiếu Úy Mỹ trẻ tuổi, ở chung mấy tháng với ông Hồ tại căn cứ
Việt Minh lúc bấy giờ, đã ngây thơ tin chắc ông Hồ không phải là cộng sản. Dưới cái
nhìn của John, giả sử ông Hồ có là cộng sản, thì cũng chắc chắn rằng ông Hồ rất
muốn hợp tác với tây phương, đặc biệt là với Mỹ và Pháp. Hiển nhiên, Việt Minh có
hành động bài Hoa cũng là nhằm mục đích dụ hoặc người Pháp’’.
Tưởng Vĩnh Kính cho biết ngay giữa thời điểm đó, Hồ chí Minh đã có một
hành động vừa nhắm lấy lòng Pháp vừa muốn mượn bàn tay Pháp triệt hạ một tổ
chức yêu nước là Đảng Đại Việt: ‘’Ông Hồ đã dùng điện đài của quân Mỹ để nói xấu
và bán rẻ cái mũi nhọn chống Pháp là Đảng Đại Việt, hòng tranh thủ lòng ưu ái của
Pháp. Trước ngày Nhật đầu hàng không lâu, John đã dùng điện đài của mình đánh
đi bức điện tín sau đây giùm ông Hồ: ‘’Đảng Đại Việt đang trù tính gây một cuộc
khủng bố chống Pháp đại quy mô và mưu toan giá họa cho Việt Minh. Việt Minh đã
ra lệnh cho 2 triệu hội viên và vô số dân chúng ủng hộ, hãy đem hết khả năng đề
58 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
phòng cẩn mật cùng ngăn chặn kế hoạch phạm pháp này của Đảng Đại Việt. Việt
Minh xin tuyên bố mục đích rõ ràng của mình là mưu cầu nền độc lập cho quốc gia
bằng đấu tranh chính trị, nếu cần thiết phải dùng đến hành động quân sự thì quyết
không dựa vào các thủ đoạn hèn hạ và phạm pháp. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt
Minh - ký tên’’ (8)
Theo Tưởng Vĩnh Kính, lúc đó Đảng Đại Việt của Nguyễn Tường Tam và
Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh hợp nhất thành một lực lượng đấu tranh với
thành phần lãnh đạo gồm 29 nhân vật đều là những phần tử trí thức ưu tú của Việt
Nam không chỉ được sự ủng hộ của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mà còn có
thanh thế rất lớn đối với dân chúng trong nước. Lực lượng này là mối lo cần đối phó
trước hết của Hồ chí Minh. ‘’Bởi vậy, hành động ‘’liên kết với Mỹ’’ và ‘’bài Hoa’’ của
ông Hồ và mặt trận Việt Minh hoàn toàn đặt cơ sở trên nỗi thao thức về vấn đề sinh
tồn và phát triển của bản thân họ. Còn như Việt Nam có đạt được độc lập hay không
chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.’’ (09)
Trong ý đồ đó, việc lợi dụng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội
được tác giả nhìn nhận là hết sức cần thiết cho Hồ chí Minh và phân tích: ‘’…Tại sao
ông Hồ và trung ương đảng cộng sản Việt Nam lại vẫn muốn lợi dụng lá cờ Việt Nam
Độc Lập Đồng Minh (chỉ bỏ chữ ‘’hội’’ đi một cách khôn khéo mà thôi) ? Cách thức
đó chính là lặp lại một cách khéo léo điều mà người cộng sản gọi là ‘’chiếm lĩnh cơ
quan, làm phe tả của họ’’. Ý đồ của họ, xét ra không ngoài việc lợi dụng danh nghĩa
Độc Lập Đồng Minh Hội để dễ dàng chiêu tập tổ chức quần chúng của nó, thậm chí
còn chiêu dụ cả đám tàn dư của phe thân Nhật. Ý đồ chủ yếu của ông Hồ và cộng
sản Việt Nam khi tiếp thu Độc Lập Đồng Minh Hội hiển nhiên là nhằm chiêu dụ tổ
chức quần chúng của hội này. (10)
Căn cứ vào các tư liệu tại Quảng Tây thời đó, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh
được thành lập tháng 7 năm 1935, là sự hợp thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng,
Độc Lập Đảng, Tân Việt Đảng…Các tổ chức quần chúng của nó cũng được ông Hồ
đổi thành các hội ‘’Cứu Quốc’’ (11) Ý đồ lớn nhất của ông Hồ khi lợi dụng cơ cấu
Việt Minh là che giấu cái bộ mặt cộng sản, lợi dụng tình thế cùng tâm lý quần chúng
Việt Nam, ngụy trang chủ nghĩa dân tộc, nhằm phát triển thực lực của bản thân.’’ (12)
Tác phẩm của Tưởng Vĩnh Kính không bao quát hết cuộc đời Hồ chí Minh
nhưng đã xác định được chủ đích trong mọi hoạt động của Hồ chí Minh là tranh thủ
quyền hành cho tổ chức của mình để theo đuổi lý tưởng, còn mục tiêu giành độc lập
cho đất nước chỉ là mục tiêu giai đoạn bắt buộc phải đạt tới.
Hồ chí Minh tỏ ra không mệt mỏi trong việc hô hào đấu tranh giải phóng dân
tộc vì không còn con đường nào khác để phụng sự lý tưởng cộng sản và như chính
Hồ chí Minh đã nói nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi
được độc lập thì quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được.
Những trái ngược dễ dàng xẩy ra khi nhận định về Hồ chí Minh có lẽ vì mức
cuốn hút của một ý chí đấu tranh mãnh liệt đã phủ mờ yêu cầu phân tích tính mâu
thuẫn tất yếu giữa quyền lợi giai cấp với quyền lợi dân tộc. Do đó, hình ảnh thực tế
luôn chao đảo khiến mọi cái nhìn về một con người dựa trên nền tảng này khó tránh
khỏi ngả nghiêng.
CHÚ THÍCH:
01.- Tên gọi của cơ cấu này theo tài liệu chính thức của cộng sản Việt Nam là
Bộ Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản, còn báo chí thường nhắc theo nhiều cách như
Đông Phương Bộ, Ban Phương Đông, Đông Phương Cục hoặc Cục Đông Phương
hoặc có khi là Viễn Đông Cục, Viễn Đông Vụ ....
02-03-04.- Sách đã dẫn, trang 246, 245, 119
59 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
07.- Văn Kiện Đảng, Tập 3, trang 195 ghi: Từ ngày 10 đến ngày 19.5.1941 Hội
Nghị lần 8 Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương họp tại Pác Bó, Cao Bằng.
Đây là Hội Nghị Trung Ương Đảng lần đầu tiên họp ở trong nước do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì với tư cách đại diện Quốc Tế Cộng Sản. Hội nghị đã khẳng định: Trong
lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc
Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp-Nhật ...Vì nếu không giải quyết được vấn
đề dân tộc giải phóng thì...quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không
đòi lại được.
Hồ Chí Minh Toàn Tập. Tập 3, trang 197 ghi: Theo sáng kiến của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, Hội Nghị trên đã quyết định thành lập Mặt Trận Dân Tộc Thống
Nhất rộng rãi mang tên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) nhằm
liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ,
gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc
dân tộc giải phóng và sinh tồn.
06-07.- Sách đã dẫn, trang 108, 329
08-09.- Sách đã dẫn, Cước chú ghi theo tài liệu của Robert Shaplen các trang
28-30, trang361
10.- Về gia nhập các tổ chức để tranh thủ quần chúng, xin xem chương về
Phùng thế Tài.
11-12.- Sách đã dẫn, trang 202, 206
CHƯƠNG VIII
SOPHIE QUINN-JUDGE
và Ho Chi Minh, the missing years
Sophie Quinn-Judge, Nữ Tiến Sĩ người Anh, ít được biết ngoài giới độc giả
của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông trong hai thập kỷ trước. Nhưng với tác phẩm Hồ chí
Minh: The Missing Years, 1919-1941 (1), bà đã đem sở trường của mình về môn
Nga Văn ra kéo chú ý của nhũng nhà nghiên cứu lịch sử vùng Viễn Đông.
Được tài trợ bởi hai tổ chức John D. and Catherine T. MacArthur Foundation
và Quỹ Sưu Tầm Trung Ương của Trường Đại Học Luân Đôn, bà đã dành gần chục
năm nghiên cứu các tài liệu mới được giải mật của Trung Tâm bảo tồn và tài liệu lịch
sử hiện đại Nga, trước kia từng mang tên Viện Mác-Lênin và kho tài liệu tình báo hải
ngoại Pháp tại Aix-en-Provence. Đó là những nguồn tài liệu chính yếu để dựa vào đó
đưa ra những nhận định về Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên bà
cũng đọc nhiều tác phẩm khác của các học giả, Sử Gia hay các nhà viết tiểu sử mà
bà liệt kê trong thư mục thường được coi như nguồn tài liệu thứ yếu.
Theo bà, các tác giả đi trước, tả cũng như hữu, khi viết về Hồ chí Minh đã nói
quá đáng về nhân vật này, coi là nhân vật quan trọng của quốc tế cộng sản và là
người trách nhiệm về tất cả công hay tội của cộng sản Việt Nam. Tác giả có tham
vọng đưa ra nhận định cân bằng và sát thực hơn, căn cứ vào những chứng liệu
mới.
Sách gồm 7 chương chia theo thứ tự thời gian:
1.- Từ 1919-1923: Sự xuất hiện của Nguyễn ái Quốc với 8 điểm yêu sách tại
hội nghị Hòa Bình ở Paris và một giải pháp cấp tiến.
2.- Từ 1923-1924: Thành viên mới trong quốc tế cộng sản. Những cuộc tiếp
xúc đầu tiên, vai trò Hồ chí Minh trong quốc tế cộng sản, đại hội V quốc tế cộng sản
và chủ trương mặt trận thống nhất tại Trung Quốc, nhiệm vụ được giao.
3.- Từ 1924-1928: Hoạt động tại Quảng Đông, phong trào nông dân tại đây, tổ
chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, sự sụp đổ của mặt trận thống nhất tại
Trung Quốc.
60 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
4.- Từ 1927-1919: Từ đường hướng cũ tới đường hướng mới, những chuyến
đi, đại hội VI quốc tế cộng sản, hoạt động tại Xiêm, sự phát triển và rạn nứt của tổ
chức Thanh Niên.
5.- Từ 1930-1931: Cao trào cách mạng với những cán bộ được huấn luyện tại
Liên Xô quay về nước, sự thống nhất đảng, những cuộc nổi dậy trong Năm Mới,
những nhiệm vụ mới của Hồ chí Minh và sự củng cố quyền lực của Trần Phú.
6.- Từ 1931-1938: Chết ở Hồng Kông và chôn tại Mạc Tư Khoa ? Hồ bị bắt,
được thả rồi trở lại Liên Xô dự hội nghị VII quốc tế cộng sản, Mặt trận thống nhất tại
Đông Dương.
7.- Từ 1937- 1941: Trở về với con đường dẫn tới hội nghị trung ương kỳ 8,
tình hình thế giới thay đổi, hội nghị Trung Ương kỳ 6 và những cuộc nổi dậy năm
1940, Hồ tiến gần biên giới và hội nghị Trung Ương kỳ 8.
Thoạt nhìn tựa sách The misssing years, người đọc hy vọng tác giả sẽ tập
trung vào mấy năm từ trước vốn ít được nói tới, như thời gian trước 1917 là năm Hồ
chí Minh từ Anh sang định cư ở Pháp, hay thời gian từ 1934 đến 1938 là lúc Hồ bị
cầm chân ở Liên Xô, nhất là lý do khiến ông bị (hay được ?) sống, học tập thêm và
làm việc tại đây trong một thời gian dài như vậy. Ngay những năm thụ huấn tại
Trường Đại Học Lênin cũng không được tác giả nói đến.
Nhưng có vẻ những tài liệu bằng Nga Ngữ mà tác giả được tiếp cận đã không
giúp bà xác quyết được điều gì quan trọng về ‘’những năm thiếu vắng’’ hay chưa
được biết đến này. Cho nên bà đã ghi rõ con số 1919-1941 sau mấy chữ The
missing years của nhan sách và đã dành 257 trang sách để nói về hoạt động của
Hồ chí Minh chỉ trong vòng 22 năm đó.
Tác phẩm cũng cho thấy Quinn-Judge đã phải dùng đến rất nhiều tư liệu
thuộc nguồn thứ cấp và nói đến những sự kiện mà các nhà viết tiểu sử Hồ chí Minh
đã nói cả rồi. Vì thế, những điều gọi là mới mẻ quan trọng không có bao nhiêu.
Dường như sự đáng tiếc này khởi từ tình trạng những tài liệu về tình báo của
Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại mà tác giả tiếp cận không thể bao quát cả thời gian 22 năm
của Hồ chí Minh đồng thời cũng có giới hạn của nó: Làm sao có thể tin báo cáo của
các mật báo viên là chính xác ? Và những lời cung khai của các nghi can đáng tin
cậy đến chừng mực nào ?
Còn về văn khố của Liên Xô cũ nay được giải mật có lưu trữ đầy đủ những
văn kiện lịch sử không ? Trên thực tế, tại Liên Xô thường có những cuộc thanh trừng
đẫm máu, phe nọ chống phe kia. Liệu những kẻ ‘’phản loạn’’, ‘’phản cách mạng’’,
hay những nhà độc tài có dừng tay trong việc thiêu hủy hay vô hiệu hóa, hoặc ngụy
tạo một số văn kiện để cố lấy lẽ phải về mình không ?
Khi tài liệu không còn nguyên vẹn, những phần còn lại có thể cho người
nghiên cứu kết luận một cách xác quyết không ? Đó là chưa kể nhiều báo cáo được
ký nhiều bí danh khác nhau, nhà nghiên cứu khó biết đích xác đó là của ai. Về việc
một số tài liệu bỗng dưng biến mất, chỉ xin nêu ba trường hợp được chính tác giả
xác nhận:
Thứ nhất, trang 88 chương 3, bà cho biết hầu hết (most) trong số 11 thư của
Quốc Tế Nông Dân gửi Quốc, và Quốc báo cáo nhận đầy đủ, không tìm thấy bản
sao trong hồ sơ của Quốc Tế Nông Dân, mục thư từ với Hồ chí Minh.
Thứ hai, trang 177 chương 5, ‘’giữa 23.7 và 2.9 (1930), Hồ bảo đã gửi cho
FEB (Viễn Đông Vụ) 6 lá thư. Nhưng chỉ có một lá ngày 2.9 được tìm thấy trong văn
khố của quốc tế cộng sản.’’ Hồ nói dối ? Hay có người giấu những lá thư đó đi ? Bà
không dám xác quyết nhưng dùng động từ ‘’claimed’’ cho người đọc có cảm tưởng
bà không tin Hồ lắm.
61 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thứ ba, trang 203 chương 6, nói về đại hội 7 quốc tế cộng sản tác giả cho biết
Hồ đã phê bình đảng cộng sản Đông Dương và viết nhiều báo cáo nhưng không tìm
thấy trong văn khố Liên Bang Nga.
Vì vậy, Quinn-Judge hay dùng các động từ có nội dung thiếu tính xác quyết
như ‘’claim, appear, seem, suggest, assume, would, might, would seem to show...’’
hoặc những câu nghi vấn ‘’It is unclear, it was not known, one can not tell, I am not
sure, we do not know for certain, it is hard to know, if it were correct, remain in the
realm of conjecture....’’ Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa tác phẩm không cung cấp
được một số dữ kiện hữu ích để nhận dạng Hồ chí Minh đầy đủ hơn.
Cuối chương 1, tác giả cho biết trong thập niên 20, Hồ chí Minh từng gia nhập
hội Tam Điểm, nhưng theo đường lối đại hội IV quốc tế cộng sản đã cắt đứt liên hệ
với tổ chức này.
Riêng chuyện Hồ chí Minh dưới tên Nguyễn ái Quốc trình thỉnh nguyện thư
cho hội nghị Hòa Bình ở Versailles thì hầu hết các Sử Gia đều đã nói trước.
Chương 2, tác giả nhắc lại điều các Sử Gia đã viết là Hồ chí Minh đến Liên Xô
tham dự Đại Hội I Quốc Tế Nông Dân (Krestintern), được bầu vào trong số 11 ủy
viên ban chấp hành Krestintern. Tác giả trưng dẫn văn kiện của Hồ muốn về Đông
Dương qua ngả Trung Quốc, và đề nghị quốc tế cộng sản cấp nguyệt phí 100 Mỹ
Kim để có thể làm nhiệm vụ thu lượm tin tức và công tác tuyên truyền. Tác giả cũng
nói đến sách lược (tactics) mặt trận thống nhất mà quốc tế cộng sản định áp dụng tại
Trung Hoa, bắt nguồn từ đề cương về các vấn đề thực dân và dân tộc của Lênin
được thảo luận gay gắt tại đại hội V quốc tế cộng sản. (2)
Trong đoạn nói về Hồ chí Minh và vị thế trong quốc tế cộng sản, tác giả cho
biết không thấy văn kiện chính thức nào xác nhận Hồ chí Minh học ở Trường Lao
Động Đông Phương, tức Trường Stalin cho đến năm 1936. Theo bà, Nhà Văn Nga
Yevgeny Kobelev xác nhận chính Hồ chí Minh đã thuật lại việc học tại trường này.
Lãnh tụ cộng sản Ấn Manabendra N. Roy cũng cho biết Hồ có học tại đây. Nhưng bà
không tin những người này mà cho rằng có thể (it is possible) Hồ chỉ tham dự một
lớp huấn luyện nào đó về tổ chức nông dân trong thời gian ở đây, vì ông ta gắn bó
với Krestintern.
Chỉ dựa vào việc không thấy các văn kiện chính thức trong văn khố để phủ
nhận lời của các nhân chứng tên tuổi như Kobelev và Roy cũng khó thể coi là hợp lý.
Về sách lược mặt trận thống nhất được thảo luận tại đại hội V quốc tế cộng
sản, sau khi cho biết Manuilski là phát ngôn viên quan điểm của Stalin, tác giả kể
việc Hồ chí Minh khuyên nên điều tra xem Nguyễn Thế Truyền vào đảng cộng sản
chưa, nếu ông ta đã là cộng sản thì nên ra lệnh cho ‘’xâm nhập nhóm Lập Hiến ở
Paris để ‘’noyauter’’, tức làm ‘’nhân’’ thao túng. (3) Như vậy, ngay hồi ấy (1924) Hồ
chí Minh đã lãnh hội hoàn toàn tính sách lược giai đoạn của Lenin trong mặt trận
thống nhất là xâm nhập tổ chức địch để ‘’noyauter’’.
Liền sau đó, tác giả nói đến vai trò quốc tế cộng sản trong mặt trận thống nhất
tại Trung Quốc. Mỉa mai là mặt trận thống nhất này lại thực hiện từ trên, nghĩa là
giữa các cấp lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các lãnh tụ cộng sản Trung
Quốc. Maring là người trong năm 1922 đã thành công trong việc thuyết phục 5 lãnh
tụ cộng sản Trung Quốc chấp nhận sách lược mặt trận thống nhất giữa hai phe
Quốc-Cộng Trung Hoa. Sau đó là hiệp ước Joffe-Sun, ký kết giữa Adolf Joffe, đại
diện Liên Xô và Tôn Dật Tiên, lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, theo đó Liên Xô
sẽ viện trợ có điều kiện cho Trung Quốc. Cùng lúc đó (đầu năm 1923) Viễn Đông Vụ
trực tiếp dưới quyền chỉ huy của ban chấp hành trung ương quốc tế cộng sản được
thành lập tại Trung Quốc. Giữa năm 1923 phái đoàn Borodin đến Quảng Châu, thủ
phủ của Quảng Đông.
62 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Theo tác giả, Hồ chí Minh đến Quảng Đông khoảng 11.11.1924, với một sự hỗ
trợ nhỏ bé. Đưa ra một số sự việc và trưng dẫn vài lá thư của Hồ, tác giả kết luận:
Người ta có thể nói khá chắc chắn rằng Hồ được phái đến Quảng Đông không phải
để làm phụ tá hay thư ký cho Borodin như đã từng nghe nói. Tuy nhiên đúng là vị thế
và sự liên hệ của ông đối với Quốc Tế Cộng Sản trong 2 năm 1923-1924 vẫn còn là
một cái gì đó rắc rối khó hiểu.’’ (4)
Tác giả cũng trưng dẫn một lá thư của Hồ chí Minh gửi Petrov, người đứng
đầu Cục Phương Đông trong quốc tế cộng sản để chứng minh dù được cảm tình của
Manuilsky, Hồ chí Minh vẫn không được ưu đãi. Trong thư có đoạn: ‘’Trong 3 tháng
Chạp, Giêng và Hai, tôi ở phòng số 176, trong đó luôn có 4 hay 5 người. Ban ngày
luôn ồn ào không sao làm việc được. Đêm đến thì bị rệp cắn không sao ngủ.’’ (5)
Chương 3 nói về hoạt động của Hồ tại Quảng Đông nhằm tạo dựng hạt nhân
cho đảng cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh đến đây lúc 3 đảng viên của đảng cộng
sản Trung Quốc được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương của Trung Hoa Quốc
Dân Đảng và 6 người khác trong đó có cả Mao trạch Đông là ủy viên dự khuyết.
Như vậy, đường lối của quốc tế cộng sản trong giai đoạn này đã tạo điều kiện
cho Hồ chí Minh hoạt động một cách hết sức dễ dàng trong lòng đối phương. Việc
Hồ làm được thì hầu hết các tác giả khác đã nói. Điều quan trọng là xâm nhập, lũng
đoạn, thao túng, và phá hủy các tổ chức yêu nước khác chính kiến, không tán thành
chủ nghĩa cộng sản.
Trong đoạn về phong trào nông dân Quảng Đông, tác giả cho biết vào tháng
8.1925 Quốc Tế Nông Dân (Krestintern) gửi cho Hồ 5000 rubles (khoảng 2500 MK
lúc ấy) qua tài khoản của Borodin trong ngân hàng Viễn Đông và yêu cầu Hồ dùng
số tiền này để thi hành 4 việc:
1- Sản xuất bích chương và các tập sách mỏng về vấn đề nông dân.
2- Gửi đại diện tới các tỉnh để tổ chức nông hội.
3- Phái một đồng chí Trung Hoa đáng tin cậy tới Mạc Tư Khoa để làm việc
trong Quốc Tế Nông Dân.
4- Cung cấp cho Liên Xô những tin tức và tài liệu về phong trào nông dân ở
Trung Quốc.
Hồ trả lời sẽ làm đúng theo yêu cầu, trừ điều 3, vì không có ai đủ khả năng
ngoại ngữ.
Tác giả cho biết Hồ nhận được tất cả 11 lá thư của Quốc Tế Nông Dân.
Nhưng hầu hết những thư đó không thấy trong hồ sơ của Quốc Tế Nông Dân liên
quan đến thư từ của Hồ. (6)
Tác giả không nói về lý do bị mất những lá thư này và cũng không tỏ ý nghi
ngờ thư có thể bị giấu hoặc hủy do ghi lại những vấn đề nào đó.
Cũng trong đoạn này, tác giả thuật lại biến cố 20.3.1926 nhưng không cho biết
lý do tại sao Tưởng Giới Thạch hạ lệnh bắt giữ khoảng 50 người trong số ủy viên
chính trị cộng sản tại Hoàng Phố (?). Các cố vấn Xô Viết cũng bị giam lỏng tại nhà.
Trước sự trấn áp, Borodin phải nhượng bộ theo yêu cầu của Quốc Dân Đảng, hạn
chế vai trò của đảng viên cộng sản trong Quốc Dân Đảng. Từ đó, số đảng viên cộng
sản trong các ủy ban của Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ còn giữ tỷ lệ một phần ba
và đảng viên cộng sản bị loại khỏi các chức chưởng cơ quan trong chính quyền
Quốc Dân Đảng.
Về hoạt động của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tác giả dựa vào văn
khố Tình Báo Hải Ngoại Pháp tiết lộ: Hồ thường nhận được những món tiền ủng hộ
tổ chức Thanh Niên từ trong nước gửi ra, trong đó có Diệp văn Kỳ, Khánh Kỳ (một
thợ chụp hình, trước kia từng quen Hồ ở Paris) và cả Bùi Quang Chiêu lãnh tụ Đảng
Lập Hiến, (sau này bị Việt Minh thủ tiêu thời 1945-1946). Tác giả cũng nhắc báo cáo
63 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
5 điểm của Hồ gửi về Liên Xô mà hầu hết các Tiểu Sử Gia đã đề cập. Trong số 5
năm điểm đó có điểm 5 đặc biệt là đã thành lập được một Trường Tuyên Truyền.
Trong cùng đoạn này, tác giả nói đến vai trò quan trọng của Jacques Doriot trong
quốc tế cộng sản đối với Hồ chí Minh. Nhân vật này triệt để ủng hộ sách lược mặt
trận thống nhất loại liên hiệp Quốc-Cộng Trung Hoa và khuyên Hồ chí Minh: ‘’Nhân
dân Đông Dương chỉ có thể đi theo một con đường, nếu thực sự muốn thay đổi tình
thế: Đó là con đường đấu tranh cho Độc Lập’’. Tác giả cho biết Doriot nhấn mạnh
công nhân và nông dân là lực lượng đấu tranh chủ yếu nhưng cần gia tăng sự ủng
hộ mặt trận thống nhất. Doriot viết tiếp: ‘’Đừng quên rằng dưới sự đô hộ của bọn đế
quốc, toàn thể nhân dân (công nhân, nông dân, thương nhân và trí thức) chỉ trừ một
thiểu số, vài phần tử đầu cơ trục lợi, đều muốn đánh đuổi đế quốc. Đừng coi nhẹ bất
cứ cố gắng nào để lôi cuốn họ hàng ngày đứng vào tổ chức đấu tranh. Đừng từ
khước sự hợp tác của họ.’’(7)
Tác giả cũng trích dẫn nguồn tin của Trung Tâm Lưu Trữ và Nghiên Cứu Tài
Liệu Lịch Sử Nga, cho biết Hồ chí Minh có đệ trình quốc tế cộng sản một ngân sách
một năm lên đến 40 ngàn nhân dân tệ Trung Quốc. Ngân khoản này dùng chi về di
chuyển và đào tạo 100 cán bộ tuyên truyền ở Quảng Đông. Cộng thêm một ngàn
rưởi cho hoạt động toàn thời gian của 10 cán bộ tuyên truyền và thêm 8 ngàn rưởi
nữa cho công tác xuất bản phát hành, giao thông liên lạc...Ngoài ra còn một số chi
phí cần thiết khác, kể cả dự trữ cho những khoản bất thường. (8)
Hồ chí Minh luôn luôn chú trọng hoạt động tuyên truyền và đào tạo cán bộ
tuyên truyền nên đã dồn ngân khoản do quốc tế cộng sản cấp để làm việc đó.
Về sự sụp đổ của mặt trận thống nhất, tác giả nói đến việc Tưởng Giới Thạch
tấn công cộng sản Trung Quốc ngày 12.4.1927 khiến sách lược mặt trận của Liên Xô
phá sản. Bà không cho biết lý do khiến Tưởng hành động như vậy, có lẽ vì không
thấy tài liệu nào trong văn khố Nga về lý do đó.
Riêng các tài liệu Trung Hoa Dân Quốc cuối thập niên 1950 cho biết đầu năm
1927 nhà cầm quyền Trung Quốc bắt được một mật thư của Tòa Đại Sứ Nga gửi
cho Trung Cộng xúi ‘’dùng mọi biện pháp thúc đẩy quần chúng bài ngoại, khiêu khích
người ngoại quốc trả thù. Muốn đạt mục đích này, không được lùi bước trước bất cứ
thủ đoạn nào, ngay cả cướp bóc, tàn sát. Và khi có sự xô xát giữa người Âu và người
Trung Hoa thì phóng đại ra để khuấy động dân gây rối loạn.’’ Sau đó Quốc Dân
Đảng lại bắt được một mật điện do Borodin gửi ủy viên quân sự Nga Dorosky ra lệnh
cho ông này phá hoại kế hoạch Bắc tiến. (9)
Bà cũng cho biết, mặc dù có vụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa tấn công cộng
sản tháng 4.1927, tổ chức Thanh Niên của Hồ chí Minh vẫn tồn tại ở Quảng Đông,
‘’nhờ liên hệ với phong trào giải phóng dân tộc không cộng sản, kể cả với nhóm tả
phái trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa.’’ (10)
Ba tháng sau biến cố tháng 4, trung ương quốc tế cộng sản ra tuyên bố kết án
Quốc Dân Đảng Trung Hoa là phản động, và chỉ thị cộng sản Trung Quốc cảnh giác.
Nhưng, tác giả trích Harold Isaacs, ‘’ (Quốc Tế cộng sản) vẫn khuyên (cộng sản
Trung Quốc) hãy ở lại trong Quốc Dân Đảng bằng cách áp dụng sách lược mặt
trận thống nhất từ dưới, nghĩa là hành động trong quần chúng vô sản...xây dựng
những tổ chức lao động...tăng cường các nghiệp đoàn...chuẩn bị quần chúng lao
động hòng chuẩn bị cho những hành động quyết định...vũ trang cho công nhân và
nông dân...tổ chức một bộ máy đảng đấu tranh bất hợp pháp có trình độ. (11)
Qua trưng dẫn trên, dù biết rõ ‘’kẻ thù’’ là phản động, quốc tế cộng sản vẫn
khuyên đồng chí không xa lìa mà cần ở lại tổ chức địch để tổ chức và tăng cường
lực lượng của mình. Hồ chí Minh đã thực thi đúng sách lược đó ở Hoa Nam với tổ
chức Thanh Niên vào thời gian này và gần hai chục năm sau tại Việt Nam: Liên hiệp
64 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
với các đảng đối lập dùng uy tín của họ củng cố lực lượng mình, tiêu diệt lực lượng
địch. Sách lược thống nhất và liên hiệp với phong trào giải phóng dân tộc chỉ là diệu
kế để tiêu diệt các tổ chức không cộng sản.
Chương 4, tác giả dựa vào tài liệu của Trung Tâm Lưu Trữ Tài Liệu Liên Bang
Nga cho biết: ‘’Tháng 9.1927, Quốc Tế cộng sản ra huấn thị cho công việc tương lai
của Hồ và phái ông ta sang Paris vào tháng 11 để phối hợp kế hoạch với ủy ban
thuộc địa của đảng cộng sản Pháp. Lúc này đảng Pháp cộng lãnh trách nhiệm nuôi
dưỡng cộng sản ở Đông Dương, nhưng trong thực tế các thành viên của đảng cộng
sản Pháp làm việc dưới sự kiểm soát chặt chẽ từ Mạc Tư Khoa.’’ (12) Liền sau đó
tác giả nói rõ: ‘’Mặc dầu Quốc Tế cộng sản đã hết ảo tưởng với Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, những huấn thị mà Hồ chí Minh mang theo sang Paris đã phản ánh sách lược
mặt trận thống nhất với các lực lượng dân tộc. Bản huấn thị hai trang ghi ‘’Quốc phải
giúp hợp nhất các người cách mạng dân tộc trong số di dân Đông Dương (trước tiên
ở Paris, rồi trên cả nước Pháp), bằng cách tạo ra một cái nhân cộng sản trong số
những phần tử dân tộc đó...’’ (13)
Tác giả có vẻ muốn chứng minh Hồ ít liên hệ và ít được quốc tế cộng sản giúp
đỡ nên đưa ra những trường hợp Hồ chí Minh không được ưu đãi hay ủng hộ, tuy
nhiên những điều này lại cho thấy Hồ chí Minh luôn lệ thuộc quốc tế cộng sản.
Chẳng hạn trong đoạn đầu chương 4, tác giả viết: ‘’Mùa Đông năm ấy (1927) Quốc
Tế cộng sản quá bận rộn vì những vấn đề quan trọng hơn chuyến đi của Hồ chí
Minh...Nhưng đến tháng 4 Hồ vẫn chẳng nhận được tin tức gì của Mạc Tư Khoa hay
của Doriot. Quốc Tế Nông Dân cũng chẳng giúp được gì. Ông ta phải hỏi xin họ cấp
500 Mỹ Kim và cho một ‘’kế hoạch tổ chức thực tiễn để tôi có thể hoạt động hữu ích’’
(14) Dù muốn dù không, mấy hàng trên đã chứng minh khá rõ sự lệ thuộc của Hồ chí
Minh vào Liên Xô, từ tài chính đến kế hoạch hoạt động.
Hơn 40 trang chương 5 dành bàn về cao trào cách mạng trong 2 năm 1930 và
1931. Đoạn đầu nói tới sự trở về của các cựu học viên Trường Stalin trong đó tác
giả nhấn mạnh vai trò của Trần Phú để chứng minh Hồ chí Minh không phải đại diện
duy nhất của quốc tế cộng sản trong việc thống nhất đảng cộng sản Đông Dương.
Cuối cùng tường thuật những việc làm của Hồ để thực hiện việc thống nhất này, tác
giả viết: ‘’Hai ngày sau khi tới Hồng Kông, Hồ viết cho các lãnh tụ phe phái trong
đảng cộng sản Đông Dương để giải thích về sứ mạng mà Quốc Tế cộng sản đã trao
cho mình nhằm thành lập một đảng cộng sản tại Việt Nam....Ông ta yêu cầu phe
Đông Dương cộng sản gửi hai đại diện sang gặp ông ta ở Hồng Kông. Hồ cũng viết
cho Viễn Đông Vụ (FEB) để loan báo sự có mặt của mình tại Hồng Kong và đệ trình
những đề nghị. Theo Dương Hắc Định thì Hồ đã xin một khoản lương hàng tháng là
240-300 tiền Trung Hoa, trả qua Ủy Ban Quốc Dân Đảng của đảng cộng sản Trung
Quốc.’’ (15)
Về cuộc bột phát cách mạng tại Trung Quốc và vùng Nam Hải, tác giả viết:
‘’Hồ chí Minh lúc này xem ra đã lên tới tột điểm uy quyền trong quốc tế cộng sản
dường như đã trở lại Hồng Kong để giải quyết một tình thế ngoài vòng ảnh hưởng
của ông ta.’’ Rồi trích dẫn một tài liệu của Hồ liên quan đến việc chuẩn bị cho cuộc
nổi dậy vũ trang: ‘’Ông Hồ nói một cách rõ ràng: ‘’Nhiệm vụ quân sự của đảng bao
gồm: Huấn luyện quân sự cho các đảng viên, tuyên truyền vận động quần chúng
trong quân đội, tổ chức những toán bảo vệ công nhân và nông dân’’. Ông ta dành
hầu hết sự chú tâm của mình cho công việc tuyên truyền và khuấy động trong quân
đội’’. (16) Giải thích tại sao Hồ chí Minh đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền trong
quân đội, tác giả viết: ‘’Hồ nói: Binh sĩ bản xứ bị bắt vào quân đội xuất thân từ những
làng mạc, nên đừng đối xử với họ như ‘’tất cả đều là chó săn’’ của đế quốc. Ông ta
chỉ rõ: Trong một cuộc biểu tình tại Chợ Lớn, nông dân đã phạm lỗi lầm xỉ vả binh sĩ,
65 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
thay vì tuyên truyền vận động họ.’’ Đây là điểm đặc biệt quan trọng chứng tỏ Hồ thấu
đáo sách lược Lenin trong vấn đề thuộc địa và dân tộc nhưng tác giả có vẻ ít quan
tâm, nếu không muốn nói là không có ý nghĩ gì về vấn đề. Tác giả viết tiếp: ‘’Ông Hồ
nói: ‘’Trong công tác tuyên truyền khuấy động quần chúng, đảng phải truyền bá
chương trình ‘’cách mạng dân chủ tư sản’’ trong đám binh sĩ, và dùng tình cảm dân
tộc để làm cho họ tán thành phong trào cách mạng của công nhân và nông dân
và chấp nhận sự lãnh đạo của đảng’’.
Mấy chữ ‘’chấp nhận sự lãnh đạo của đảng’’ có nghĩa là chấp nhận quyền
lãnh đạo độc tôn tuyệt đối của cộng sản và như thế thì cái gọi là cách mạng dân chủ
tư sản (mà Hồ bảo phải truyền bá) chỉ còn là sự lừa phỉnh.
Áp chót chương 5, tác giả nói về cuộc hôn phối giữa Hồ chí Minh và Nguyễn
thị Minh Khai với các từ seems (2 lần), assume, apparently, unknown...Nhưng theo
bà, trường hợp Minh Khai là một trong hai trường hợp rõ ràng nhất vì có chứng từ
hẳn hoi. Trường hợp kia là Tăng Tuyết Minh. Đoạn trích dịch dưới đây được tác giả
đặt trong ngoặc đơn: (Những nguồn tài liệu của Pháp liên quan đến Minh Khai khiến
người ta có thể tin rằng cô này đã có nhiều mối tình với các đồng chí trong thập niên
1930-1940. Ví dụ, năm 1932 sở cảnh sát tin chắc cô ta là người tình của Trần Ngọc
Danh, em (tổng bí thư) Trần Phú. Năm 1933 họ lại chặn bắt được một lá thư viết từ
Hồng Kông, hình như (seemingly) để cự tuyệt một kẻ theo đuổi mình, trong thư đó
nàng tuyên bố ‘’tôi không còn bị ám ảnh bởi ý tưởng lấy chồng hay làm mẹ... Người
chồng duy nhất của tôi là Cách Mạng cộng sản.’’ Nhưng khoảng cuối năm 1934, khi
đã ở Mạc Tư Khoa, nàng viết mình đã lấy chồng là Lin, bí danh của Hồ lúc ấy.
Những Tiểu Sử Gia Việt Nam nói Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong tại Mạc Tư
Khoa vào năm 1935, nhưng không có tài liệu nào thời đó chứng minh.) (17)
Cuối chương 5 bàn về hội nghị trung ương tháng 3.1931 do Trần Phú điều
khiển với một nghị quyết cứng rắn mang tính giai cấp rõ rệt đã dẫn đến một cuộc
thanh trừng nội bộ. Những phần tử trí thức, những kẻ còn giữ xu hướng quốc gia
dân tộc đều bị loại khỏi đảng. Tác giả viết: ‘’Bản nghị quyết ghi: Một trong những mối
nguy to lớn nhất là đảng viên vẫn chưa hiểu rõ vị thế của giai cấp vô sản trong cách
mạng và các nhiệm vụ của đảng…Cần phải dần dần thay thế đại diện của trí thức và
những phần tử bảo thủ trong các cơ quan lãnh đạo bằng những công nhân và bần
nông. Đảng nhận chỉ thị phải điều tra các nông hội và loại những phần tử không liên
hệ với bần nông và công nhân thành thị. Cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn cần
được mở rộng và mọi ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc phải được phá hủy tận gốc
rễ…’’ (18)
Sau đó tác giả thuật lại cuộc thanh trừng nội bộ và diễn biến của Xô Viết Nghệ
Tĩnh khiến hàng ngàn ‘’chỉ điểm viên’’ hay những nông dân muốn ngăn chặn phong
trào bị tàn sát, để rồi sau đó Pháp có cớ mở các cuộc tảo thanh bắt giữ và xử tử
hàng trăm đảng viên cộng sản. Từ đó kết thúc cao trào cách mạng.
Chương 6 mang tựa đề ‘’Chết ở Hồng Kông, chôn tại Mạc Tư Khoa’’ bàn về
hoạt động của Hồ chí Minh từ 1931 đến 1938. Nói về thời gian bị tù tại Hồng Kông,
tác giả cho biết Hồ chí Minh đã theo chiến thuật bào chữa được quốc tế cộng sản cổ
võ, khai là một người yêu nước đấu tranh cho vua và tổ quốc Việt Nam, dù trong hộ
chiếu ghi là người Trung Hoa! Tháng 7.1931, tổ chức Viện Trợ Quốc Tế Đỏ
(International Red Aid) xếp đặt để một Luật Sư đoàn tài giỏi do Frank Loseby lãnh
đạo bào chữa cho Hồ. Ít hàng sau bà nói đến một cuộc vận động cánh tả trong khắp
thế giới nhằm ủng hộ cho một Noulens bí nhiệm đã khiến vụ án Hồ chí Minh được
chú ý nhiều hơn. (19)
Theo tác giả, tháng 7.1934 Hồ chí Minh mới đến Mạc Tư Khoa và tháng 10
được vào Trường Lênin. Thời gian đó Đông Dương chỉ riêng Hồ chí Minh học
66 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
trường này. Kirsanova, Giám Đốc trường mô tả đây là lò rèn duy nhất (the only
forge) rèn luyện cán bộ cho quốc tế cộng sản và được coi như viện đào tạo lãnh tụ
cộng sản ngoại quốc. Nhưng Hồ chí Minh bị đối xử như một phần tử thất sủng. Tác
giả cũng cho biết Hà huy Tập đã giới thiệu Nguyễn thị Minh Khai là vợ của Quốc
tham dự đại hội 7 quốc tế cộng sản cùng với Lê hồng Phong và chính Khai cũng khai
mình đã thành hôn với Lin, là bí danh của Hồ lúc ấy. Nhưng Hồ chí Minh không khai
chuyện này trong hồ sơ lý lịch nhập học Trường Lênin.
Về đại hội 7 quốc tế cộng sản, tác giả cho biết Hồ chí Minh đã viết bản phê
bình các thất bại của đảng cộng sản Đông Dương hai năm 1930-1931, và còn nhiều
báo cáo khác nữa, nhưng những báo cáo này không thấy trong văn khố liên bang
Nga! Trong bản phê bình, Hồ chí Minh nhắc đến ‘’cách mạng dân chủ tư sản’’ và bảo
cán bộ chẳng hiểu gì về ý nghĩa mấy từ đó. Vì vậy Hồ đề nghị biên soạn một loạt
sách mỏng đơn sơ dễ hiểu về bản tuyên ngôn cộng sản, lịch sử quốc tế cộng sản,
vấn đề chủ nghĩa dân tộc, vấn đề ruộng đất và kết thúc bằng ‘’cách thành lập mặt
trận thống nhất’’ và những nghị quyết của quốc tế cộng sản về vấn đề thuộc địa. Bà
viết: ‘’Hồ biết cách lựa đúng lúc để trưng dẫn Stalin. Ông ta viết: ‘’Stalin nghìn lần có
lý khi nói: ‘’Lý thuyết cho các đồng chí...quyền lực chỉ huy, tương lai trong sáng, đức
tin trong việc làm và sự xác tín về lẽ tất thắng của chính nghĩa.’’
Tác giả cũng cho biết sau khi Hồ chí Minh bị bắt, được thả rồi sang Liên Xô,
uy tín của Hà huy Tập đã tăng nhanh. Hà huy Tập đã tố cáo Trần văn Giàu và Hồ chí
Minh trong báo cáo gửi Đệ Tam Quốc Tế nên thời gian đại hội 7 có lẽ Hồ chí Minh
mất tín nhiệm thê thảm nhất. (20)
Khi Hồ chí Minh và Lê hồng Phong đều ở Mạc Tư Khoa, đại hội 1 đảng cộng
sản Đông Dương ở Ma Cao cho Hà huy Tập quyền điều khiển đảng. Đại hội chỉ cho
Hồ chí Minh làm ủy viên trung ương dự khuyết. Trái lại Hà huy Tập tự dành địa vị
trong Hải Ngoại Vụ là cơ quan có quyền hướng dẫn trung ương đảng về chính trị.
Cuối bản báo cáo đọc trước đại hội, Hà huy Tập đã tố cáo Hồ chí Minh và kết luận:
‘’Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin phải đích thân viết một cuốn sách nhỏ tự phê chính
mình và những sai sót đã qua.’’ (21)
Tác giả nhắc việc Hà huy Tập cáo buộc Hồ chí Minh chịu trách nhiệm về hàng
trăm đảng viên bị bắt.... (như phần đông các tác giả trước đã viết) và còn cho biết Hà
huy Tập quả quyết chính tổng bí thư cộng đảng Xiêm, từng theo chân Hồ cũng nói
trước 1930 Hồ không phải là cộng sản. Theo tác giả, Hồ đã bị điều tra bởi bộ ba gồm
Manuilsky, Kang Cheng và Vera Vasilieva. Manuilsky trung lập, Kang Cheng đòi
hành quyết, còn Vera thì bênh, viện lẽ Hồ sai lầm chỉ vì thiếu kinh nghiệm.
Về đại hội 7, quốc tế cộng sản, tác giả nhắc lại việc đưa ra đường lối ủng hộ
một liên minh với cánh tả dân chủ xã hội nhằm chống Phát Xít tại Âu Châu và cho là
Hồ đã đi trước thời đại khi muốn nhìn lại những thất bại trong 2 năm 1930-1931 liên
quan đến sự hiểu lầm ‘’cách mạng dân chủ tư sản’’.
Như đã biết, sau đại hội 7 mặt trận Bình Dân (hay dân tộc) ra đời tại Pháp và
sách lược mặt trận thống nhất dân tộc được áp dụng trở lại. Do đó trung ương đảng
cộng sản Đông Dương cũng có những chỉ thị, lời kêu gọi và thư ngỏ cổ võ liên hiệp
giữa các phe phái nhằm thống nhất ‘’phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương’’.
Chương 6, tác giả cho biết sau đại hội 7, Hồ chí Minh tiếp tục theo học tại
Trường Lenin tới hết năm 1935. Năm 1936 ông sang Trường Stalin làm việc chung
với Vera Vasilieva, phụ trách giảng dạy các học viên Việt Nam. ‘’Làm việc với Lin thật
thích thú...’’ Vera nói vậy! Vera là người từng bênh vực Hồ và là người cùng với lãnh
tụ Manuilsky đặc trách các vấn đề Đông Dương trong quốc tế cộng sản.
Cuối năm 1936, Vera đưa kế hoạch lập trường huấn luyện tại Trung Quốc và
phái Hồ sang đó để tổ chức và điều khiển trường này. Bà dự trù một ngân sách 3000
67 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Mỹ Kim để đào tạo 10 học viên cho mỗi 2 tháng. Nhưng cuối cùng dự án bị hủy bỏ
nên Hồ tiếp tục ở lại Liên Xô cho đến 1938.
Tác giả cũng nêu sự kiện trong khi Hồ chỉ làm việc phiên dịch và dạy cho học
viên người Việt theo một thứ bậc thấp, Nguyễn khánh Toàn được cử làm giảng viên
thực thụ. Tác giả viết về hoàn cảnh và vị thế chênh vênh của Hồ trong giai đoạn này
như sau: ‘’Khó tưởng tượng nổi một đảng viên kỳ cựu như Hồ chí Minh có thể tiếp
tục hoạt động qua thời kỳ điên loạn này. Nhưng tháng 1.1938 ông vẫn còn đang dịch
những lá thư hiếm hoi từ Đông Dương gửi tới. Việc ông sống sót qua những năm
kinh khủng nhất của thời kỳ thanh trừng thường được coi là dấu chỉ của sự bảo vệ
mà một cán bộ cao cấp sống sót là Manuilsky đã dành cho ông. Nếu không phải vậy
thì chỉ vì ông là một kẻ theo chủ nghĩa Stalin trung thành mà thôi.’’
Cuối cùng Hồ cũng được cho rời khỏi trường và chẳng bao lâu sau trở lại
Trung Quốc.
Chương 7, Hồ chí Minh trở lại Trung Quốc mùa Thu 1938, khi Liên Xô và
Trung Hoa Quốc Gia tái lập liên minh với hiệp ước bất tương xâm được một năm và
Mặt Trận Bình Dân ở Pháp đã sang năm thứ hai. Sự liên minh mới này dẫn đến tái
lập mặt trận thống nhất dân tộc giữa đảng cộng sản và Quốc Dân Đảng Trung Quốc
nhằm chống Phát Xít.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bí mật mà Hồ nhận từ quốc Tế cộng sản (gồm 8
điểm phải học thuộc lòng, như tác giả ghi rõ) để đem về áp dụng là đưa đảng cộng
sản Đông Dương vào một ‘’mặt trận dân chủ dân tộc rộng rãi’’ gồm cả những Pháp
kiều tiến bộ và giới tư sản dân tộc. (22) Xin lưu ý mấy chữ nhiệm vụ bí mật mà Hồ
nhận từ quốc tế cộng sản.
Mùa Xuân năm trước, 1937, Minh Khai và Hoàng văn Nọn cũng học thuộc
lòng huấn thị của quốc tế cộng sản để mang về Hồng Kông, chuyển giao cho Hải
Ngoại Vụ của Quốc Tế cộng sản. Theo tác giả, huấn thị này rất gần với huấn thị 8
điểm mà Hồ đã mang theo.
Lại xin lưu ý mấy chữ học thuộc lòng và nhớ lại Hồ chí Minh cũng học thuộc
lòng 8 điểm chỉ thị của quốc tế cộng sản. Học thuộc lòng tức không có văn bản mang
theo. Các tổ chức bí mật, tổ chức đen, Mafia thường chỉ ra lệnh miệng. Những việc
tàn ác tầy trời của cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản thế giới phần nhiều do
lệnh miệng của lãnh tụ. Nếu theo nguyên tắc pháp lý của chế độ dân chủ Tây
Phương để xét hành động của cộng sản, nhất là cộng sản Trung Hoa và cộng sản
Việt Nam e là khó tránh lầm lạc.
Tác giả viết: ‘’Tháng 4.1938, ban lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương đã
thỉnh cầu quốc tế cộng sản gửi đều đặn huấn thị về các vấn đề chính trị, tổ chức và
mỗi 5 hoặc 6 tháng, phái một đồng chí lãnh đạo mang những huấn thị đó cùng với tài
chính viện trợ. Thêm vào khoản tiền ứng trước 5000 MK để in sách, họ cũng xin gửi
cố vấn và ngân khoản để mở một trung tâm huấn luyện hợp pháp tại Trung Quốc
theo đường lối những năm 1926-1927. Có thể Hồ chí Minh được phái sang Trung
Quốc lần này là thể theo lời thỉnh cầu đó.’’ (23)
Tuy nhiên, tình hình Đông Dương lúc ấy không giống tình hình Trung Quốc.
Cho nên việc thực hiện sách lược mặt trận dân tộc dân chủ năm 1939 đã gây tranh
luận giữa các lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương như Phan văn Tạo, người từng
dự đại hội 6 quốc tế cộng sản, Lê hồng Phong, nguyên Tổng Bí Thư và từng đại diện
đảng cộng sản Đông Dương tại đại hội 7 quốc tế cộng sản và Nguyễn văn Cừ, Tổng
Bí Thư lúc ấy. Theo tác giả, lập trường của Nguyễn văn Cừ trong cuốn Tự Phê tóm
lại là: ‘’Chính sách của đảng là ủng hộ việc thành lập mặt trận dân chủ, nhưng mặt
trận này phải thành lập trong phạm vi những phong trào đấu tranh quần chúng mạnh
68 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
mẽ. Mặt trận dân chủ phải là một hình thức đấu tranh giai cấp cũng như kháng chiến
chống đế quốc’’.
Về hoàn cảnh của Hồ chí Minh, tác giả viết: ‘’Khi đọc những bài báo của Hồ
chí Minh trên tờ Notre Voix, người ta thấy hoàn cảnh của ông ở giữa cuộc chiến Hoa-
Nhật là một thế giới riêng biệt khác hẳn Sài Gòn với các cuộc bầu cử lúc ấy. Ông đã
dấn thân vào công việc tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc, xây dựng niềm tin vào khả
năng kháng Nhật của nó. Tháng 8 và tháng 9.1939, tình hình quốc tế thay đổi đã đưa
đảng cộng sản Đông Dương vào những cuộc tranh luận nội bộ gay gắt: Ngày 23.8,
hiệp ước Molotov-Ribbentrop bỗng đặt những người cộng sản theo Liên Xô vào
chung chiến tuyến với Đức Quốc Xã. Và, chiến tranh bùng nổ tại Âu Châu, khi Đức
tiến đánh Ba Lan ngày 1.9.1939. Ngày 28.9, toàn quyền Pháp ở Đông Dương đặt
đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và suốt trong một năm cộng sản đệ tam cũng
như đệ tứ đều bị lùng bắt.’’
Về hội nghị trung ương kỳ 6 và những cuộc nổi dậy năm 1940, tác giả cho biết
đa số cán bộ lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương tán thành nổi dậy để phản ứng
lại tình hình thay đổi lúc ấy bằng cách thành lập mặt trận thống nhất phản đế cuối
năm 1939. Lúc ấy giải phóng dân tộc trở thành mục tiêu chính. Trong một thông tư
phổ biến tháng 12.1939, đảng cộng sản kêu gọi các lực lượng đấu tranh của vô sản,
nhân dân lao động các nước nhược tiểu ‘’hãy đoàn kết với Liên Xô’’. Hãy vùng lên
đấu tranh ‘’để dập tắt ngọn lửa chiến tranh bằng cách loại trừ tận gốc là hệ thống đế
quốc tư bản.’’ (24)
Nhưng cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ đã thảm bại, dẫn đến hàng trăm đảng viên bị
bắt và bị hành quyết. Theo Trần huy Liệu, có tới 100 cán bộ lãnh đạo bị giết. Hà huy
Tập, Nguyễn văn Cừ, Phan đăng Lưu, Võ văn Tần, Nguyễn thị Minh Khai và Nguyễn
hữu Tiến tất cả đều bị hành quyết trong tháng 8.1941. Lê Duẩn và nhiều đảng viên
cộng sản khác như Dương bạch Mai, Nguyễn văn Tạo ngồi tù cho tới khi Nhật đầu
hàng năm 1945. Riêng Lê hồng Phong chết trong tù năm 1942.
Từ đó Hồ trở nên lãnh tụ danh chính ngôn thuận (nguyên văn: Legitimate
leader). Ngay Trường Chinh cũng phải được Hồ chấp thuận mới được giữ chức
Tổng Bí Thư. (25)
Đoạn cuối chương 7 và cũng là đoạn chót của tác phẩm, trước khi tóm tắt để
kết luận: ‘’Tháng 10.1940 Hồ chí Minh và đám cận thần từ Côn Minh đến Quế Lâm.
Đây chính là thời điểm cộng sản Hà Nội quyết định dùng cái vỏ (26) Việt Minh cho
mặt trận dân tộc của mình. Đây cũng chính là tổ chức đã được thành lập tại Nam
Kinh năm 1936 bởi Hồ Học Lãm, Hoàng văn Hoan, Lê thiết Hùng, Phi Vân, Nguyễn
Hải Thần và một số người khác. Vì tổ chức này là tổ chức được chính thức đăng ký ở
Trung Quốc nên trở thành cơ cấu thích hợp cho những mục tiêu của Hồ chí Minh.’’
(27)
Tác giả cũng nhắc đến ‘’Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Đồng Chí Hội’’ (28)
của Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần thành lập năm 1941 và bảo cái nhân
(nucleus) của nó là Việt Minh. Như vậy Việt Minh vừa là cái vỏ của đảng cộng sản
vừa là cái nhân của tổ chức của Trương Bội Công. Điều lạ là tác giả không nói đến
việc Hồ chí Minh lập Mặt Trận Việt Minh tại Pác Bó và cũng không kể chi tiết về tổ
chức của Trương Bội Công.
Tác giả nhấn mạnh sự kiện hội nghị 8 trung ương đảng cộng sản Đông
Dương do Hồ chí Minh chủ tọa sau ngày trở lại Trung Quốc và dựa theo báo cáo của
mật báo viên bí danh ‘’Ursule’’ tìm thấy trong văn khố Pháp Quốc Hải Ngoại (AOM),
để khẳng định hội nghị này được tổ chức ở Tĩnh Tây, Quảng Tây, chứ không phải ở
trong quốc nội. Ủy ban trung ương đảng họp trên lầu, còn ủy ban Bắc Kỳ họp ở tầng
trệt. Hồ chí Minh dự cả hai, sáng với trung ương và chiều với địa phương. Trong hội
69 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
nghị kỳ 8, Trường Chinh được chính thức xác nhận là Tổng Bí Thư đảng. Tác giả
nêu lên thành tích của ông Hồ trong việc sát nhập đảng cộng sản Đông Dương vào
mặt trận thống nhất với Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các đảng phái quốc gia Việt
Nam có đại diện ở biên giới.
Cuối chương 7, tác giả cho biết ‘’mặc dầu Liên Xô đã trở lại với liên minh thế
giới chống Phát Xít vào tháng 6.1941, nhưng lúc này hoàn toàn bị thu hút vào cuộc
chiến sinh tử với quân Đức, nên không còn chú ý đến Á Châu được.’’ Tác giả bảo
quốc tế cộng sản chính thức tuyên bố giải tán ngày 22.5.1943. Bà nói là từ đó cho
đến năm 1947, không có bằng chứng cho thấy cộng sản Việt Nam đã nhận được chỉ
thị hướng dẫn hay ngân khoản từ Mạc Tư Khoa.
Tác giả viết về hội nghị trung ương kỳ 8: ‘’Các chính sách đưa ra trong hội
nghị trung ương kỳ 8 đã trở thành khuôn thước cho các hoạt động thời chiến của Việt
Minh. Nhưng, như những cuộc nghiên cứu về sự nắm chính quyền của Việt Minh vào
tháng 8.1945 cho thấy, những chính sách đó không được phổ biến đồng đều trong
nước, cũng không được toàn thể đảng viên chấp nhận. Trong những năm sau đó,
con người thực dụng Hồ chí Minh tiếp tục phải đương đầu với sự chống đối giữa nội
bộ đảng trong cố gắng xây dựng một liên hiệp các phần tử yêu nước.’’
Qua đoạn này, tác giả cố chứng minh là Hồ chí Minh bắt đầu điểu khiển đảng
đã phải đơn thương độc mã quyết định chính sách và không nhận được viện trợ từ
quốc tế cộng sản, đồng thời còn bị chống đối từ nội bộ đảng. Nhưng Hồ vẫn cương
quyết chủ trương lập một liên minh với các phần tử quốc gia yêu nước, để tranh đấu
cho nền độc lập của tổ quốc.
Từ lập luận đó, tác giả kết luận: ‘’Coi Hồ chí Minh và đảng cộng sản Đông
Dương thuần túy là sản phẩm của quốc tế cộng sản là một sự xuyên tạc vĩ đại’’ (29)
và ‘’Chính tài năng của Hồ chí Minh...đã bảo đảm cho ông địa vị của một lãnh tụ
thành công nhất trong cuộc tranh đấu dành độc lập.’’ (30) Lời kết luận dù mang tính
quả quyết vẫn không đủ sức dập tắt tiếng nói cất lên từ các sự kiện được chính tác
giả trưng dẫn về sự lệ thuộc của Hồ chí Minh và đảng cộng sản Đông Dương vào
quốc tế cộng sản. Đó là những lần Hồ chí Minh hay đồng chí báo cáo công tác, dự
thảo kế hoạch trình lên các cơ quan phụ thuộc của quốc tế cộng sản, hay những
nhân vật đầu não của tổ chức này như Manuilsky chẳng hạn, để xin duyệt và chấp
thuận, nhất là những lá thư xin tiền, đề xuất ngân sách cho các chương hành động.
Tác giả đã cho biết trong thời gian thực thi sách lược mặt trận thống nhất dân
tộc giữa đảng cộng sản và Quốc Dân Đảng Trung Hoa tại Trung Quốc, quốc tế cộng
sản đã đặt văn phòng Viễn Đông Vụ (FEB) để giải quyết các vấn đề của vùng này
gồm cả Đông Dương. Vậy, dù có lúc không liên lạc trực tiếp được với quốc tế cộng
sản ở Mạc Tư Khoa, không có nghĩa là không nhận được sự giúp đỡ và chỉ thị của
tổ chức (qua trung gian FEB hay đảng cộng sản Trung Quốc). Tác giả cũng không
nói về liên hệ của Hồ chí Minh với Noulens tuy nhắc đến tên nhân vật này hai lần.
Chính mối liên hệ với Noulens mới quan trọng, chứ không phải liên hệ với Borodin.
Vì việc Hồ chí Minh được cử làm phụ tá và thông dịch cho Borodin chỉ là vỏ bọc cho
những công tác quan trọng hơn nhận từ nhân vật đại diện quốc tế cộng sản, Hilaire
Noulens, dù Noulens với tên thực Jakov Rudnik chỉ giữ vai trò trưởng phòng giao
thông liên lạc tại Thượng Hải.
Có lẽ tác giả đã bỏ sót tài liệu của Duiker và Hồng Hà kể lại nhiệm vụ đích
thực của Hồ chí Minh chỉ có vợ chồng Borodin biết. Tác giả cũng tỏ ra ít quan tâm tới
một điểm quan trọng trong chiến lược sách lược đấu tranh của cộng sản do Lênin và
Stalin đề ra là các hình thức mặt trận thống nhất, mặt trận dân tộc, mặt trận dân chủ,
mặt trận phản đế vv...dù nhắc đến rất nhiều lần, kể cả mặt trận thống nhất mà Liên
70 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Xô chủ trương tại Trung Quốc, để hai đảng Quốc-Cộng liên minh trong thế liên minh
Xô-Trung.
Liên minh này không xảy ra một lần mà còn tái diễn. Đã có lần cộng đảng bị
tảo thanh, đàn áp, nhưng họ vẫn mượn cớ kháng Nhật tiếp tục liên minh với ‘’kẻ thù
giai cấp’’ để có cơ hội lợi dụng thanh thế của Quốc Dân Đảng tìm cách tuyên truyền,
vận động, lôi kéo quần chúng nhập cuộc đấu tranh giai cấp của quốc tế cộng sản.
Đây cũng là phương thức mà Hồ chí Minh đã triệt để áp dụng đối với các đảng phái
quốc gia Việt Nam tại Hoa Nam và sau này tại quốc nội mà hậu quả là không biết
bao nhiêu nhà ái quốc tên tuổi, không biết bao nhiêu người yêu nước vô danh đã bị
đảng cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo thủ tiêu, hãm hại, xô đẩy vào chỗ chết. Tất
nhiên không thể bảo phương thức này chỉ cần thiết cho việc giành độc lập tổ quốc
chứ không vì quyền lợi của quốc tế cộng sản.
Sophie Quinn-Judge có vẻ thích thú về ý nghĩ là Hồ chí Minh không được
quốc tế cộng sản ưu đãi, thậm chí còn bị ngược đãi tới mức có lúc gần như bị giam
lỏng, nhưng nhờ biết vận dụng thời cơ, có tài trí ứng phó với thời cuộc, nhất là vì yêu
nước thực sự khiến nhân dân triệt để ủng hộ nên đã thành công. Một chứng cớ
được đưa ra trưng dẫn cho tình trạng trên là thư của Hồ chí Minh than phiền phải ở
một căn phòng chật chội ồn ào, đầy rệp...tại ‘’khách sạn’’ Lux, một thứ nhà tập thể.
Nhưng cũng chính thời gian đó, tại đại hội đầu tiên của Quốc Tế Nông Dân, Hồ chí
Minh đã được bầu làm một trong 11 ủy viên trung ương. Giữa vị thế quan trọng
được xác định và điều kiện cư trú tồi tàn thì vấn đề sau không có ý nghĩa gì. Vả lại,
nhiều tài liệu cho biết chính Borodin cũng tạm trú tại khách sạn Lux nên có thể hiểu
đó là do tình trạng kinh tế lúc ấy ở Liên Xô.
Một dẫn chứng khác là việc Hồ chí Minh bị cầm chân hơn 4 năm tại Liên Xô
chưa hẳn là do bị ngược đãi mà có thể là do được biệt đãi cho theo học Trường
Lenin là trường lúc ấy chỉ có riêng Hồ chí Minh là người Đông Dương duy nhất được
học. Sau đó Hồ chí Minh còn được tham gia thành phần huấn luyện viên của Trường
Stalin. Thực ra, tác giả gần như không cho biết về công việc của Hồ chí Minh tại
Trường Lenin cũng như Trường Stalin, dù nhan sách nhằm nói về những năm thiếu
vắng trong tiểu sử Hồ chí Minh mà những năm có mặt tại hai trường này chính là
những năm thiếu vắng đó.
Rất có thể Hồ chí Minh bị lưu lại Liên Xô một thời gian dài do cần điều tra về
một số nghi vấn trong khi hoạt động tại Hoa Nam vì sơ sót để bị bắt hoặc vì lý do
được nhà cầm quyền Anh tại Hương Cảng phóng thích dễ dàng, đồng thời cũng có
thể do mục đích chỉnh huấn, tái tạo giúp Hồ chí Minh có đủ bản lãnh trở thành một
cán bộ đầu não để sau này lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương.
Việc được phái trở lại Hoa Nam sau khi mặt trận thống nhất Quốc-Cộng Trung
Hoa tái lập chứng tỏ Hồ chí Minh phải được tin cậy về khả năng vận dụng sách lược
mặt trận của Lenin đã thấm nhuần từ đầu và thấu triệt hơn sau khóa học 1935-1936
tại Trường Lenin.
Trên thực tế, những việc làm khởi từ đó đã chứng tỏ Hồ chí Minh mới là
người theo chủ nghĩa Lenin thuần thành hơn hẳn các đồng chí như Trần Phú, Hà
huy Tập, Lê hồng Phong, Nguyễn văn Cừ...và một số đông khác về sự hiểu thấu ý
nghĩa và công dụng của sách lược mặt trận thống nhất dân tộc, dân chủ....
Tác giả cho biết chỉ căn cứ vào sự kiện và chỉ nêu những sự kiện có chứng từ
lấy từ văn khố Nga và Pháp là chính và cho biết có nhiều chứng từ đã bị mất. Thực
ra, dù có đầy đủ cũng không thể quên rằng bên cạnh những chứng từ giá trị luôn
luôn không thiếu những chứng từ ngụy tạo về những điều không có thực, trong khi
toàn bộ sự nghiệp và con người của một nhân vật nào đó không thể bao quát chỉ
bằng những sự kiện có chứng từ. Chỉ dựa vào các sự kiện có chứng từ để nhận diện
71 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
một nhân vật lịch sử là nền tảng hoàn toàn bất ổn, nhất là với một nhân vật có quá
nhiều nghi vấn. Cuối cùng, tác phẩm của Sophie Quinn-Judge cũng không vượt xa
hơn nhiều tác phẩm đã có mặt vì chỉ phản ảnh những suy luận chủ quan dựa trên
một số chứng từ hạn chế.
CHÚ THÍCH
01.- Tạm dịch Hồ Chí Minh, những năm chưa biết đến, 1919-1941,
University of California Berkeley, Los Angeles 2002.
02-03-04-06.- Sách đã dẫn, trang 46-48, 59, 64-66, 88
05.- Bức thư tìm thấy trong hồ sơ Trung Tâm lưu trữ tài liệu Liên Bang Nga
(RC, 495, 154, 594...)
07.- Sách đã dẫn, trang 102. Tác giả dẫn tài liệu của Trung Tâm lưu trữ tài
liệu Nga số RC, 495, 154, 555, p. 5.
08.- Sách đã dẫn, trang 103.
09.- Sách lược Xâm Lăng của cộng sản. Minh Võ, Sài Gòn 1970, trang 25.
10.- Sách đã dẫn, trang 108.
11.- Sách đã dẫn, trang 110. Về hai chữ từ dưới, xin nhắc lại là đã có lúc tác
giả nói đến thống nhất từ trên, nghĩa là thống nhất giữa các cấp lãnh đạo 2 bên.
12.- Sách đã dẫn, trang 111.
13.- Sách đã dẫn, trang 116. Chúng tôi nhấn mạnh mấy chữ sách lược và
cái nhân, để lưu ý độc giả đến âm mưu của quốc tế cộng sản chỉ muốn dùng người
yêu nước như bình phong, cái vỏ bề ngoài để che giấu và củng cố cái cốt lõi cộng
sản của họ ở bên trong. Không có cái vỏ ‘’sách lược mặt trận dân tộc’’, thì không tạo
được cái nhân, hoặc không bảo vệ được cái nhân cộng sản.
14.- Sách đã dẫn, trang 119, 275. Chú thích số 17, chương 4, của tác giả
ghi: RC, 535,1, 42, p. 68, thư (của Quốc) từ Berlin, ngày 16.12.1927.
15-17-18-19-20.- Sách đã dẫn, trang 155, 182-183, 185-186, 192-193, 204.
16.- Xin lưu ý mấy hàng trên đây liên quan đến vấn đề tuyên truyền.
21.- Sách đã dẫn, trang 205, trích thư Hà huy Tập ngày 31.3.1935, và nói bản
Nga Ngữ không có trong văn khố.
22.- Sách đã dẫn, trang 222, trích dẫn thư của Hồ nhắc lại các huấn thị và sự
kiện này vào tháng 7.1939, tìm thấy trong văn khố Nga mang số RC, 495, 10a, 140,
p. 106
23-24-25.- Sách đã dẫn, trang 227, 236 tác giả trích Văn Kiện Đảng, II:
1930-1945 trang 389, 245-246
26.- Tác giả dùng từ mantle có nghĩa là cái áo khoác bên ngoài. Nếu quan
niệm đây là một hoạt động bí mật loại gián điệp, tình báo, thì có thể dùng hai chữ ‘’vỏ
bọc’’ (cover). Chúng tôi tạm dịch bằng chữ ‘’vỏ’’, để đối lại với cái nhân (nucleus)
được giấu ở bên trong.
27-30.- Sách đã dẫn, trang 246, 250- 251
28.- Tác giả để nguyên văn danh xưng bằng tiếng Việt trong ngoặc đơn.
29.- Nguyên văn: ‘’To view Ho Chi Minh and the ICP as purely the creations
of the Comintern would be a great distortion’’.
CHƯƠNG IX
TRẦN DÂN TIÊN
và Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
và Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
Năm 1976 tại Sài Gòn lần đầu tiên xuất hiện cuốn Những sự kiện lịch sử
đảng cộng sản Việt Nam trong đó hết lời ca tụng ‘’văn tài của Bác’’ (1). 10 năm sau,
năm 1985, xuất hiện cuốn sách của Hà minh Đức, Tác phẩm văn học của Hồ chủ
tịch, với bài tựa của Nguyễn khánh Toàn. ‘’Văn tài’’ và ‘’tác phẩm văn học’’ mà cáctác giả nói đến được dẫn chứng một phần bằng cuốn Những mẩu chuyện về đời
hoạt động của Hồ chủ tịch của tác giả Trần dân Tiên và đã có một bản dịch tiếng
Pháp được gửi sang Miến Điện ngay trong năm đó (2).
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch do Nxb Văn Học
Hà Nội tái bản năm 2001 gồm 168 trang, không ghi thời gian xuất bản lần đầu,
nhưng bản lưu trữ ở thư viện Sài Gòn Đường Lý Tự Trọng (Gia Long cũ) ghi xuất
bản lần đầu năm 1948. Bản do Nxb Thanh Niên tái bản năm 2000 tại Sài Gòn gồm
210 trang cũng ghi xuất bản lần đầu năm 1948.
Hồ chí Minh được các tác giả xưng tụng như một ‘’nhà văn hóa lỗi lạc’’, ngoài
tính cách ‘’lãnh tụ vĩ đại’’ và ‘’cha già dân tộc kính yêu’’.
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch của Trần dân Tiên
mở đầu bằng lời tác giả kể lại lý do dẫn đến cuộc gặp gỡ với Hồ chí Minh và việc
hình thành tác phẩm như sau: ‘’Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc
muốn viết tiểu sử của vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng mãi đến
nay chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ Tịch Hồ chí Minh
không muốn nhắc lại thân thế của mình.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ Tịch. Đó là một
ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ
Chủ Tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa.
Ngày thứ hai, tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ Tịch. Ngay chiều hôm ấy,
tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ Chủ Tịch viết như thế này: ‘’Ngày mai
7 giờ 30 mời chú đến. Ký tên: Hồ chí Minh’’
Thư trả lời chóng, nội dung giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn
khoăn.
Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến Dinh Chủ Tịch. Đúng 7 giờ 30
một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: ‘’Hồ Chủ Tịch đang đợi
anh ở phòng làm việc’’.....Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ Tịch đứng dậy bắt
tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy
mẹ tôi và sau mới nói: ‘’Tôi có thể giúp chú việc gì nào ?’’ Tôi nói rõ mục đích của tôi.
Chủ Tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong, Người cười và đáp:
- Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn.
Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây
giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi
đã! Còn tiểu sử của tôi....thong thả sẽ nói đến!
Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng. Về sau, tôi đặt
kế hoạch khác...nghĩa là hỏi những người trước kia, trong một thời gian nào đó, đã
trực tiếp hoặc gián tiếp biết Hồ Chủ Tịch, không cứ người đó là người Việt Nam hay
người ngoại quốc để lấy tài liệu viết tiểu sử. Phương pháp này rất khó khăn và cần
nhiều thời giờ nhưng may ra thì thành công. Cuối cùng kết quả chứng tỏ rằng cách
ấy là đúng. Tôi theo phương pháp ấy, sau hai năm làm việc, cuối cùng có khá tài liệu
để viết một ít chuyện về Hồ Chủ Tịch.’’ (3)
Tác giả không nói rõ bằng cách nào nhưng đã gặp được ít nhất 7 người gồm
một nhà trí thức ở Sài Gòn tên Lê, một ông tên Mai ở Hải Phòng, một ông tên Dân ở
Nha Trang, một ông tên Bốn có biệt danh Bốn Sẹo ở Quỳnh Lâm, một ông tên Thanh
và một ông tên Nam ở Vinh, một ông không rõ tên từng quen ‘’ông Nguyễn’’ ở Paris.
Bảy người này cung cấp cho tác giả những gì họ biết về một người mà họ cảm phục
ngay lần đầu gặp gỡ, dù người đó chỉ là chàng trai trôi giạt giữa Sài Gòn, một anh
Ba quê mùa làm phụ bếp dưới một con tàu hoặc một người vất vả vật lộn với cuộc
sống...
73 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Tác giả cho biết ‘’tôi chỉ ghi chép cẩn thận những mẩu chuyện giữ nguyên như
thế. Và đây là một tiểu sử trung thành, đúng đắn, sinh động, không thêu dệt, không
bày đặt.’’ (4)
Nhà trí thức Sài Gòn kể: ‘’Tôi gặp một thanh niên ở Trung Bộ vào Sài
Gòn...Chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Tôi ngạc nhiên đáp:
- Tất nhiên có chứ!
- Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Anh muốn đi với tôi không ?
Ông Lê không dám đi nhưng sau này được biết ‘’người thanh niên yêu nước
đầy nhiệt huyết ấy là cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ Tịch của chúng ta ngày nay’’ (5)
Ông Mai, nhân viên cũ trên một tàu Pháp, kể: ‘’Nhà bếp lo ăn cho bảy, tám
trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng
quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn...Anh Ba mệt lử. Nhưng khi chúng tôi nghỉ
hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm...Cái gì đối với anh Ba
cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn
xúp thì anh dùng nĩa’’ (6)
Ông Dân có một thời gian cùng anh Ba làm thuê cho một gia đình ở bên Pháp
từ ba mươi năm trước, cho biết nhờ anh Ba khuyến khích học chữ Quốc Ngữ nên
mới biết đọc biết viết. Lúc gặp tác giả, ông Dân không hề biết anh Ba chính là Chủ
Tịch Hồ chí Minh nhưng trong nhà ông chân dung Hồ Chủ Tịch treo trên bàn thờ
giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến vì ông là thủ quỹ của Việt Minh địa
phương và là người tin rằng không thể có Việt Nam mà không có Việt Minh. (7)
Ông Bốn cho biết có lúc làm chung với anh Ba trên một con tàu và khen anh
Ba rất tốt với mọi người, không bao giờ cãi cọ với ai...không bao giờ uống rượu. (8)
Ông Nam trước làm cho một tiệm ăn tại Luân Đôn, gặp anh Ba ở phòng lau
chùi thìa, nĩa và được anh Ba cho biết mục đích sang Anh là để học tiếng Anh. Nói
chung, ông Nam biết anh Ba là một người ham học, can đảm, say mê cách mạng
nhưng không biết gì thêm về anh Ba sau khi anh rời nước Anh trở lại Pháp.
Tác giả Trần dân Tiên kể tiếp: ‘’Một người quen ‘’ông Nguyễn’’ ở Paris đã cho
chúng tôi nhiều tài liệu rất quý báu. Ông này đã nói với chúng tôi như sau: ‘’Lúc ấy
ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì tổ quốc, nhưng ông
Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công Hội, thế nào là bãi
công và thế nào là chính đảng’’ (9)
Hơn 20 trang kế tiếp được dành kể hoạt động của Hồ chí Minh tại Pháp từ
việc tham gia đảng Xã Hội Pháp, việc học nghề ảnh, việc viết báo tới việc tán thành
gia nhập Đệ Tam Quốc Tế tại đại hội Tours nên bị mật thám Pháp theo dõi. Trên
từng dòng chữ, tác giả Trần dân Tiên không ngừng ca ngợi tinh thần vì dân, vì nước
của ông Nguyễn để đi tới kết luận: ‘’Có thể nói là ông Nguyễn suốt ngày nghĩ tới tổ
quốc và suốt đêm mơ đến tổ quốc mình.’’ (10)
Tới đây, Trần dân Tiên thú nhận bị mất dấu vì ông Nguyễn biệt tích, nhưng kể
tiếp là sau đó không lâu may mắn gặp một người bạn Pháp nên lại được nghe kể về
giai đoạn ông Nguyễn ở bên Nga. Trần dân Tiên ghi lại là Lenin từ trần hai ngày
trước khi ông Nguyễn đến Nga. Đây là điều khiến ông Nguyễn sửng sốt, nhưng ông
vẫn tiếp tục ở lại xem xét nước Nga.
‘’Ông chú ý nhất đến chế độ xã hội của nước Nga. Ở đây mọi người ra sức
học tập, nghiên cứu để tiến bộ. Chính phủ thì giúp đỡ khuyến khích nhân dân học
tập. Ở đâu cũng thấy trường học. Các nhà máy đều có lớp học, ở đây con em thợ
thuyền có thể học nghề...để trở nên Kỹ Sư...Đây là một chế độ rất hay.
74 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Trong nông trường tập thể, mọi người làm chung và chia sản phẩm theo công
làm của mỗi người. Có một số nông trường tập thể rất giàu mà người ta gọi là nông
trường triệu phú. Những nông trường này có trường học sơ cấp và trung cấp, thư
viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng nghiên cứu nông nghiệp, nơi
chữa máy móc v.v...Những nông trường này đã biến thành những thành phố nhỏ.
Những người đau ốm được săn sóc không mất tiền. Đây cũng là một điều ông
Nguyễn hết sức phục...Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kỹ vấn đề
nhi đồng ở Liên Xô.
Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong
chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần...Những đứa trẻ
ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn trẻ, có thầy thuốc chăm sóc...Có thể gửi
trẻ vào vườn cho đến tám tuổi. Đến tám tuổi, trẻ em bắt đầu đi học. Học sinh mỗi
buổi sáng được một bữa ăn uống không mất tiền. Ngoài trường học thì có đội thiếu
nhi chăm sóc các em...Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều để dành cho trẻ em. Nếu nước
Nga chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi người thì nước Nga đã là thiên đường
của trẻ con...’’ (11)
Cảnh sống thiên đường của nước Nga không làm cho ông Nguyễn quên tổ
quốc Việt Nam. Do đó, ‘’Ông Nguyễn tìm đường qua Trung Quốc để về nước. Mục
đích của ông trở về nước là để truyền bá lý tưởng mà ông đã học ở Pháp: Tự do,
bình đẳng, bác ái’’. (12)
Trần dân Tiên kể tiếp: ‘’Bây giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán
báo và thuốc lá để sống...Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu Nhật Báo, ông tìm đến
làm phiên dịch cho ông Borodin, cố vấn chính trị của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên và chính
phủ Quảng Châu. Ông dịch những tờ báo Trung Quốc ra tiếng Anh. Ông để hết tâm
lực nghiên cứu chính trị Trung Quốc...Vừa nghiên cứu vừa làm việc để kiếm sống,
ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào
Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng
Đồng Chí...Được sự cộng tác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Nguyễn tổ chức
hội Liên Hiệp các Dân Tộc bị áp bức Á Đông...Hoạt động của hội Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước...Ông Nguyễn mở những lớp đào tạo cán
bộ ở Quảng Châu. Những thanh niên Việt Nam phần lớn là học sinh trốn ra dự
những lớp này để học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Học xong họ lại bí
mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân...Chính phủ
Quảng Châu trở thành Chính Phủ của toàn Trung Quốc và dời đến Nam Kinh. Quốc
Dân Đảng phản động bắt đầu khủng bố Đảng Cộng Sản và công nông. Mặc dầu ông
Nguyễn chỉ chuyên chú đến phong trào Việt Nam, chính phủ Quốc Dân Đảng nghi
ngờ ông và muốn ám hại ông. Một lần nữa, ông lại mất tích. (13)
Tuy nhiên, Trần dân Tiên vẫn tìm ra ông Nguyễn đã chuyển sang Xiêm (Thái
Lan), tiếp tục hoạt động tuyên truyền cho cách mạng giải phóng chống áp bức,
chống bóc lột. Trần dân Tiên còn ghi lại nhiều giai thoại về việc dân chúng tại Xiêm
yêu mến và che chở cho ông Nguyễn thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp.
Rồi Trần dân Tiên cho biết ông Nguyễn lại trở về Trung Quốc để thực hiện
một thành tích đặc biệt là hợp nhất đảng Tân Việt và hai nhóm của Hội Thanh Niên
Cách Mạng Đồng Chí thành một tổ chức chung với chính cương gồm 4 điểm là dân
tộc độc lập, nhân dân tự do, dân chúng hạnh phúc, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Trần
dân Tiên kể lại một cách lửng lơ rằng tổ chức này có thể gọi là Hội Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí như trước hoặc đảng cộng sản như ngày nay (14) cũng được,
nhưng nhấn mạnh là lúc đó ‘’bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là
tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, của Liên Xô...Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay
sai của Liên Xô. Vì vậy những nhà cầm quyền Anh cũng cho ông là kẻ thù số một và
75 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
cố bắt cho được ông.’’ (15) Do đó, ông Nguyễn lại bị nhà cầm quyền Anh tại Hong
Kong bắt giữ và sau nhờ sự can thiệp của một Luật Sư tốt bụng người Anh mới
được tha. Trần dân Tiên dành nhiều trang kể về những ngày ông Nguyễn bị giữ tại
Hong Kong cho đến khi được thả ra và lại mất tích. Theo Trần dân Tiên, trong thời
gian mất tích này của ông Nguyễn, đảng cộng sản Đông Dương đã triệu tập đại hội
kỳ 1, phát động phong trào Đông Dương đại hội, tổ chức nhiều cuộc bãi công, biểu
tình tuần hành ở các thành phố lớn trong nước...
Thế rồi đại chiến thế giới bùng nổ và sau khi quân Nhật tràn vào Việt Nam,
một biến cố xẩy ra qua lời kể của Trần dân Tiên như sau:’’Lập tức một lời kêu gọi
vang dội khắp nước Việt Nam: Nhân dân ta hãy đứng về phía đồng minh! Đánh đuổi
Nhật, Pháp, tiễu trừ Việt gian! Đấu tranh cho độc lập Tổ Quốc! Người Việt Nam,
chúng ta hãy đoàn kết lại!’’
Đó là lời kêu gọi của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hay Việt Minh tháng 5 năm
1941. Chương trình của Việt Minh rất giản đơn và rõ ràng. Mọi người Việt Nam đều
hiểu chương trình đó, thừa nhận và ủng hộ chương trình đó, vì vậy Việt Minh phát
triển rất chóng, mặc dầu bị khủng bố gắt gao. Phong trào này do ông Nguyễn đứng
đầu’’. (16)
Trần dân Tiên mô tả tình cảnh sống của người dân Việt Nam trong thời kỳ này
vô cùng khủng khiếp do thực dân Pháp cố sức đàn áp phong trào Việt Minh: ‘’Sự đàn
áp của Pháp hết sức tàn bạo, nhiều làng bị đốt. Hàng vạn người bị chết. Hàng trăm
cụ già, đàn bà, trẻ con bị xuyên dây thép qua bàn tay, qua bắp chân, trói lại với nhau
và bị quẳng xuống biển. Ở nhiều nơi khác, bọn Pháp bắt người lột trần, bắt tự đào
huyệt chôn sống họ...Để đánh lạc hướng bọn mật thám, ông Nguyễn lấy tên Hồ Chí
Minh. Và từ đó, người ta gọi ông Nguyễn là cụ Hồ’’. (17)
Với tên mới, Hồ chí Minh trở qua Trung Quốc và bị bắt giữ, nhưng tác giả
Trần dân Tiên cho rằng Hồ chí Minh coi nhẹ tù đầy qua mấy dòng ghi: ‘’Một người
bạn hỏi Cụ: ‘’Đời tù đầy ở Quế Lâm, cụ thấy như thế nào ?’’ Cụ Hồ cười nói: ‘’Nhắc
lại làm gì chuyện cũ!’’... Và ghi thêm chi tiết: ‘’Trong nhà tù này, cụ Hồ được biết Liễu
Châu có tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Cụ được biết rằng mình bị
cầm tù lâu hơn nữa vì người ta nghi Cụ sang Trung Quốc để phá tổ chức đó’’. Rồi
Trần Dân Tiên kể: ‘’Cách Mạng Đồng Minh Hội có hai lãnh tụ là Trương Bội Công và
Nguyễn Hải Thần, cả hai đều đã ở Trung Quốc từ bốn mươi nămnay. Trương Bội
Công đóng quan năm, làm việc trong quân đội Quốc Dân Đảng. Trước kia Trương
tránh liên lạc với những người đồng hương và không tham gia một phong trào cách
mạng nào. Nguyễn Hải Thần gần bảy mươi tuổi, đã quên hết tiếng Việt Nam.
Nguyễn Hải Thần sang Trung Quốc năm 1905 với cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan đã rời
bỏ Nguyễn Hải Thần từ những ngày đầu. Từ đấy Nguyễn Hải Thần làm nghề xem số
tử vi để kiếm ăn và nuôi vợ con. Nhờ nghề này, Nguyễn Hải Thần quen biết nhiều
quan lại Trung Quốc. Cũng như Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần không hoạt
động gì. Nhưng sau khi cụ Phan mất, Nguyễn Hải Thần tự nhận là người thừa kế của
cụ. Trương và Nguyễn tranh nhau làm lãnh tụ’’ (18)
Theo Trần dân Tiên, lúc đó chỉ còn khoảng một trăm người của Việt Nam
Cách Mạng Đồng Minh Hội tại Quảng Tây và Hồ chí Minh đã đưa một số cùng về
nước.
Về phong trào Việt Minh thì Trần dân Tiên kể Pháp-Nhật tuyên truyền ầm ĩ,
nói Việt Minh là cộng sản, nhận chỉ thị và tiền bạc của Mạc Tư Khoa v.v...Nhật-Pháp
càng vu khống thì Việt Minh càng được nhân dân thương yêu ủng hộ (19)
Còn về Hồ chí Minh thì Trần dân Tiên kể: ‘’Nhân dân mong đợi cụ Hồ Chí
Minh. Mặc dầu đang ốm, cụ Hồ quyết định về với nhân dân thủ đô...(20) Đối với Hà
Nội, ngày mồng 2 tháng 9 không những là một ngày vẻ vang của Độc Lập mà còn là
76 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
một ngày đáng yêu vì ngày hôm đó lần đầu tiên thủ đô Hà Nội được ‘’mắt thấy’’
người con yêu quý nhất của dân tộc Việt Nam...Nhưng cảm động hơn cả là khi nhân
dân thấy chủ tịch HCM đến, người mà nhân dân hằng yêu mến, khâm phục và kính
trọng và lần đầu tiên nhân dân mới được thấynhân dân nhận thấy chủ tịch giản dị,
thân mật như một người cha hiền về với đám con. Từ xa tôi thấy Chủ Tịch Hồ Chí
Minh. Chủ Tịch đội mũ vải đã ngả màu vàng vì mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc
một bộ quần áo kaki...Khi Chủ Tịch bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập giọng
sang sảng của Chủ Tịch còn nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích. Đọc xong
một đoạn và giữa tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt, Chủ Tịch nói: ‘’Tôi nói đồng
bào nghe rõ không ?’’ Câu hỏi giản đơn này làm tiêu tan tất cả những cái gì còn xa
cách giữa Chủ Tịch và nhân dân và làm thành một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh
tụ và quần chúng. Với câu hỏi lạ lùng này, không một ai ngờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh
đã trừ bỏ tất cả lễ tiết, tất cả hình thức. Chủ Tịch trở thành ‘’Cha Hồ’’ của dân tộc Việt
Nam’’. (21)
Và Trần dân Tiên tiếp tục kể về việc nhân dân Việt Nam yêu kính Hồ chí
Minh:’’Nhân dân Việt Nam muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ Tịch vì họ
hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ Tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ Tịch. Không có gì
so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh...Nhiều
nhà báo và người ngoại quốc rất ngạc nhiên trước lòng kính yêu của nhân dân Việt
Nam đối với vị Cha già Hồ Chí Minh...Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do
lòng yêu nước, yêu nhân dân của Hồ Chủ Tịch...Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu
mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người... Chủ tịch không bao giờ nghĩ đến
mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân... (22) Mọi người kính mến
Hồ Chủ Tịch, nhất là thanh niên và nhi đồng. Ở ngoài mặt trận khi xung phong các
chiến sĩ hô lớn: Vì tổ quốc, vì Bác Hồ tiến lên! Vì Bác Hồ mà những người lao động
trong nhà máy và trên đồng ruộng tăng thêm năng suất. Đối với nhi đồng tên bác Hồ
như là một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan
ngoãn...Nhân dân gọi chủ tịch là Cha Già của dân tộc, vì Hồ chủ tịch là người con
trung thành nhất của Tổ Quốc Việt Nam’’. (23)
Trang cuối cùng, Trần dân Tiên viết:
‘’Chúng tôi không có tham vọng viết một quyển tiểu sử của Hồ Chủ Tịch.
Chúng tôi chỉ mong quyển truyện này giúp đồng bào biết vài mẩu chuyện của vị lãnh
tụ đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thân thế của Hồ Chủ Tịch
gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và sự hoạt động của các chiến sĩ và của
quần chúng. Địa bàn hoạt động của Hồ Chủ Tịch bao la, trong nước có, ngoài nước
có. Thường lại phải hoạt động bí mật, khi ẩn, khi hiện rất khó theo dõi mà Hồ Chủ
Tịch thì ít khi muốn nói về mình. Chúng tôi phải công phu bắt mối người này sang
người khác. Chúng tôi phải dựa vào một số các đồng chí thường được gần gũi Hồ
Chủ Tịch. Các đồng chí này thỉnh thoảng, tình cờ trong những giờ nghỉ ngơi sau
công tác hay trong những lúc đi đường được nghe Hồ Chủ Tịch kể cho ít mẩu
chuyện trong đời hoạt động của Người. Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn viết ra
tập sách nhỏ này thuật lại vài chuyện về Hồ Chủ Tịch cho đến ngày Toàn Quốc
Kháng Chiến. Chuyện của Hồ Chủ Tịch trong và sau thời kỳ kháng chiến mong nhiều
anh chị em chúng ta sẽ tiếp tục viết thêm’’. (24)
Cho đến năm 1976, người đọc chỉ biết Trần dân Tiên là một cây bút đã bỏ
nhiều công phu sưu tầm tài liệu về một nhà cách mạng lỗi lạc, một người yêu nước,
yêu dân, một người luôn quên mình, một người nhân từ chỉ nghĩ đến người khác,
một người giản dị trong sáng, người con ưu tú duy nhất của dân tộc và cũng là
người được nhân dân suy tôn là cha già dân tộc, một người mà trẻ con chỉ nghe
nhắc đến tên đã lập tức trở thành ngoan ngoãn...Con người đó là lãnh tụ Hồ chí
77 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Minh mà Trần dân Tiên cho biết đã phải bỏ ra hai năm tìm nhiều mối dây mới ghi lại
được một bản tiểu sử. Trần dân Tiên tự đánh giá bản tiểu sử là trung thành, đúng
đắn, sinh động, không thêu dệt, không bày đặt. Theo Trần dân Tiên, sở dĩ phải công
phu và mất nhiều thời gian tìm hiểu như vậy vì Hồ chí Minh đã từ chối không chịu kể
cho Trần dân Tiên biết tiểu sử của mình do hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn.
Rất nhiều đồng bào đang đói khổ...Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần
kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi...thong thả sẽ nói đến!
Năm 1976, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam công bố Trần dân Tiên
không phải người nào khác mà chỉ là bút hiệu của Hồ chí Minh. Sự xác nhận nhắm
mục đích tạo nét hào quang mới cho Hồ chí Minh là ngoài tài đấu tranh còn có cả
văn tài và có thêm một tác phẩm văn học là Những mẩu chuyện về đời hoạt động
của Hồ Chủ tịch.
Nhưng sự xác nhận cũng cho thấy từ 1948 tới 1976, những người tìm hiểu về
cuộc đời và con người Hồ chí Minh ở cả trong lẫn ngoài nước đã bị xỏ mũi bằng một
trò bịp. Suốt 28 năm, người dân trong nước và nhiều người cầm bút ở khắp nơi đã
dựa không ít vào những mẩu chuyện của Trần dân Tiên khi đánh giá con người Hồ
chí Minh. Cho đến năm 2000, Duiker còn lập lại việc cậu bé Nguyễn tất Thành thấy
rõ đường lối đấu tranh của các nhà cách mạng tiền bối là sai lầm nên từ chối lời mời
xuất ngoại của cụ Phan Bội Châu. Chi tiết này do Trần dân Tiên nêu ngay phần đầu
sách để làm tiền đề cho việc tự tìm đường cứu nước của Hồ chí Minh. Nhiều tác giả
đã dựa vào diễn tả của Trần dân Tiên để cho rằng toàn thể dân chúng Việt Nam hết
sức kính yêu Hồ Chủ Tịch, luôn xưng tụng Hồ Chủ Tịch là Cha Hồ, là Cha già dân
tộc. Bernard Fall còn nói Hồ chí Minh rất giản dị, khiêm tốn nên không chịu nhận lời
xưng tụng này mà chỉ nhận mình là Bác Hồ, trong khi Halberstam quả quyết Hồ chí
Minh không hề mắc chứng bệnh sùng bái cá nhân như mọi lãnh tụ khác. Ảnh hưởng
rõ nét nhất mà Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch lưu lại là
tác động đối với sự xác định lý tưởng của Hồ chí Minh.
Sự đề cao lòng yêu nước và bôi xóa mối liên hệ với Đệ Tam Quốc Tế của Hồ
chí Minh trong cuốn sách khiến ngay những người biết rõ Hồ chí Minh sùng tín chủ
nghĩa cộng sản cũng đi tới kết luận lửng lơ kiểu Lacouture hay Sainteny rằng đó là
một người lưỡng diện, nửa quốc gia, nửa cộng sản. Tất nhiên, ảnh hưởng của cuốn
sách đối với người chưa có dịp nhận thức sâu sát về chủ nghĩa cộng sản như các
đám đông đại chúng sẽ rất dễ dàng đưa tới việc nói theo Halberstam rằng Hồ chí
Minh là một nhà ái quốc vĩ đại của Việt Nam.
Có thể có một thắc mắc là bằng cách nào cuốn sách ký tên Trần dân Tiên
được phổ cập tới mức đó ? Trước hết, Pierre Brocheux cho biết cuốn sách đã có
bản dịch Pháp Ngữ ngay từ năm 1948, sau đó là bản dịch Anh Ngữ và nhiều thứ
tiếng khác. Ngay trong trường hợp các bản dịch này chỉ được một hai người biết,
ảnh hưởng cuốn sách vẫn dễ dàng truyền xa qua cách làm việc của những người
cầm bút, khi ảnh hưởng cuốn sách tác động vào chỉ vài tác giả thôi. Chỉ cần một lời
ví von của P.J Honey rằng Hồ chí Minh có một phần tính cách của Gandhi lập tức có
sự lập lại của Bernard Fall rằng Hồ chí Minh bộc trực giống Gandhi và sau đó
Halberstam quả quyết Hồ chí Minh là một phần Gandhi...Với cùng cung cách đó, cái
hình ảnh do Hồ chí Minh tự tô vẽ qua dòng chữ ‘’nhân dân gọi Hồ Chủ Tịch là Cha
Già của Dân Tộc’’ đã được truyền nhắc để biến dần thành hình ảnh thực là điều
không đáng ngạc nhiên.
Nếu bảo sự việc đã được kiểm chứng bằng cảnh huống nhà người dân nào
tại miền Bắc cũng treo ảnh Hồ chí Minh, có nơi dân chúng còn thờ Hồ chí Minh như
một vị thần thì cũng không thể quên rằng năm 1948 là lúc Hồ chí Minh tạo ra cái hình
78 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
ảnh mình là Cha già dân tộc chỉ mới cách cái ngày Hồ chí Minh phải ra trước công
chúng khóc lóc biện bạch mình không hề bán nước chưa đầy 24 tháng.
Như thế, nếu người dân có tôn sùng và gọi Hồ chí Minh là Cha già dân tộc thì
đó chỉ là kết quả của một nỗ lực dắt dẫn, uốn nắn thậm chí cưỡng bách nhiều năm,
từ 1948 về sau, chứ không phản ảnh tình cảm thực sự của toàn thể dân chúng đối
với Hồ chí Minh, ít nhất là vào năm 1948 chưa kể khi Hồ chí Minh ngồi viết sách chỉ
mới ở khoảng giữa hoặc cuối năm 1947.
Lúc đó chỉ duy nhất có một người nghĩ đến mấy chữ Cha già dân tộc và đóng
vai người khác để xưng tụng mình bằng danh hiệu ấy là Hồ chí Minh. Lúc đó cũng
chỉ duy nhất có một người là Hồ chí Minh diễn tả Hồ chí Minh gồm đủ mọi đức tính
tuyệt vời như chân thành, ngay thẳng, hy sinh, nhân ái, yêu nước, thương dân...và
dùng tiếng NGƯỜI viết hoa mỗi khi nhắc đến mình để tỏ sự tôn kính tuyệt đối.
Thực ra, 6 năm sau cái thời điểm mà Hồ chí Minh tự diễn tả mình được toàn
dân coi là Cha già dân tộc, thực tế đã nói lên một cách cụ thể thái độ của người dân
đối với Hồ chí Minh bằng sự trạng hơn một triệu người bỏ xóm làng, sản nghiệp ra
đi, khi miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh. Hơn một triệu đứa con chấp
nhận đương đầu với cả cái chết để tìm cách xa lánh Cha già chắc chắn là một sự
kiện cần nhìn tới khi kiểm chứng thực chất cái tình giữa cha và con mà người ta
nhắc tới.
Và, có lẽ cũng cần kiểm chứng với ngay cả những đứa con còn tiếp tục ở lại
miền Bắc coi trong đó có bao nhiêu phần trăm đang nuôi mong ước được ra đi hoặc
thoát khỏi sự lãnh đạo của Cha già! Hãy hình dung lúc Hồ chí Minh vẽ ra cảnh mình
khuyên một người muốn viết tiểu sử của mình rằng ‘’hiện nay còn nhiều việc cần
thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ...Chúng ta nên làm những công việc hết
sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi ... thong thả sẽ nói đến!’’ cũng chính là lúc Hồ
chí Minh đang ngồi viết tiểu sử của mình và ghi đúng dòng chữ đó! Cái thật và cái
giả trong lời nói của Hồ chí Minh ở đây không còn cần bàn tới và cán cân cũng rõ
ràng nghiêng về phía nào, giữa việc viết tiểu sử của Hồ chí Minh với việc Hồ chí
Minh đang quan tâm đến sự đói khổ của đồng bào.
Dù vậy, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch rõ ràng đã
có tác động dắt dẫn dư luận rất lớn. Gần như các tác giả sau này ở cả trong lẫn
ngoài nước khi phác họa con người Hồ chí Minh đều không qua khỏi cái khung do
Hồ chí Minh đã dựng lên cho hình ảnh của mình.
Cũng có thể kể thời điểm cuốn sách ra mắt đã đóng góp rất nhiều vào việc tạo
ảnh hưởng. Năm 1948, Hồ chí Minh chưa được dư luận quốc tế lưu tâm nhiều, chưa
hề có tài liệu nói về Hồ chí Minh nên cuốn sách trở thành cần thiết cho những người
muốn tìm hiểu, khi vai trò Hồ chí Minh trở nên quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế
vào đầu thập niên 1950. Có thể bảo cuốn sách chính là tài liệu duy nhất vào lúc đó
nói về nhân vật Hồ chí Minh, nhất là tác giả cuốn sách đã cho biết phải dành suốt hai
năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các chứng nhân và bảo đảm ghi nhận một cách trung
thực, không thêu dệt, không bày đặt.
Nội dung sách không chỉ đề cao con người Hồ chí Minh mà còn cố xóa mờ
tính chất cộng sản của Hồ chí Minh và đặc biệt nhắm triệt hạ mọi tổ chức và nhân
vật đấu tranh yêu nước thuở đó.
Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế bị coi là nặng cốt cách phong kiến.
Phan Chu Trinh bị coi là sai lầm do chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải
lương.
Phan Bội Châu bị coi là ‘’đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau’’ vì dựa vào
Nhật.
79 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Việt Nam Quốc Dân Đảng bị chê là không có chính cương rõ ràng, chỉ lo tổ
chức đám binh sĩ Việt Nam trong quân đội thuộc địa Pháp để bạo động.
Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội bị chê là theo Quốc Dân Đảng Trung
Hoa...
Về các nhân vật đấu tranh như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ
Hồng Khanh...thì Hồ chí Minh viết: ‘’Đối với bọn này, nhân dân rất khinh bỉ. Nguời ta
hỏi tại sao lại để cho hạng người này ở trong Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam ?
Đây là một sự nhục nhã cho chế độ dân chủ mới v.v...Hồ chủ tịch rất hiểu lòng tức tối
của nhân dân đối với các ‘’nghị viên’’ này. Hồ chủ tịch giải thích cho nhân dân một
cách rất giản đơn. Chủ tịch nói: Muốn giồng khoai giồng lúa, người ta phải dùng
phân. Muốn đi đến dân chủ đôi khi chúng ta phải làm những việc chúng ta không vui
lòng làm.’’ (25)
Trong khi đó, Hồ chí Minh đặc biệt đề cao mình liên tục hoạt động đấu tranh,
nhưng bỏ qua tất cả những hoạt động liên hệ với quốc tế cộng sản, không nhắc tới
những bài báo từng viết về Lenin, không nhắc tới vai trò phụ tá cho Borodin ở Quảng
Châu, không nhắc tới những công tác tổ chức tuyên truyền nhận lãnh từ Pavel Mif và
Hilaire Noulens, không nhắc tới thời gian là Thiếu Tá Hồ Quang trong Bát Lộ Quân
Trung Cộng, thậm chí còn làm như không dính tới việc thành lập đảng cộng sản
Đông Dương và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1929-1930...
Hồ chí Minh còn nhiều lần bài bác bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách
mạng là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế... Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai
của Liên Xô... Pháp-Nhật tuyên truyền ầm ĩ Việt Minh là cộng sản, nhận chỉ thị, tiền
bạc của Mạc Tư Khoa v.v...
Các sự việc vừa kể cho thấy gì ? Trước hết, có ba điều liên hệ đến cuốn sách
cần lưu ý:
Thứ nhất, là Chủ Tịch nước, Chủ Tịch đảng giữa lúc chiến tranh khốc liệt, sao
Hồ chí Minh lại dành thời giờ làm một việc mà nhiều người, trong số có Vũ thư Hiên,
cho là ngớ ngẩn và thừa ? Có thật là thừa không ?
Thứ hai, Hồ chí Minh muốn phổ biến cuốn sách một cách khẩn cấp (ngay sau
khi vừa viết xong, có thể là cuối năm 1947) và rộng rãi ra khắp thế giới.
Thứ ba, Hồ chí Minh giấu nhẹm mọi dấu vết để không ai biết chính mình là tác
giả. Ngay người thân cận bên cạnh Hồ chí Minh có lẽ cũng không mấy ai biết, còn
người biết chắc chắn đã nhận lệnh không được tiết lộ.
Lúc ấy, chiến tranh đang diễn ra khốc liệt với ưu thế nghiêng về phía Pháp.
Việt Minh bị đẩy lui ở nhiều nơi, Hồ chí Minh và chính phủ của ông phải chui lủi trong
vùng núi rừng Việt Bắc. Dư âm phản đối trong quần chúng chưa dứt về bản Hiệp
Ước Sơ Bộ 6.3.1946 mà các đảng phái quốc gia buộc tội Hồ chí Minh nhượng bộ
quá đáng do chấp nhận cho quân Pháp vào miền Bắc.
Quan trọng hơn là dư luận chính giới Mỹ không thuận lợi cho Hồ chí Minh như
cuối năm 1945. Hồ chí Minh không còn được nhìn như một người yêu nước mà trở
thành người được Liên Xô dùng để bành trướng thế lực ở vùng Đông Nam Á. Quan
trọng hơn nữa là lúc ấy Pháp có ý xoay chiều cuộc chiến sang hướng ngăn chặn sự
bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và vấn đề chống cộng đã được đặt lại trong dư
luận ở nhiều nơi, kể cả vùng Pháp chiếm đóng lẫn vùng kháng chiến. Trong cuốn
sách, Hồ chí Minh đã nhắc đến ý hướng này của Pháp qua đoạn nói về hoạt động
của Bolaert giữa năm 1947, muốn tổ chức ‘’mặt trận quốc gia’’ để chống lại chính
phủ Hồ chí Minh. (26) Trong khi đó, chủ trương diệt các phần tử đối lập mà Hồ chí
Minh và cộng sản Việt Nam theo đuổi từ năm 1945 khiến đang nhen nhúm lại nhiều
tổ chức chống cộng ở khắp hai miền Nam-BắcKhung cảnh chung đó của tình hình chính trị, quân sự cho thấy Hồ chí Minh
lâm thế hết sức khó khăn với mức độ bị đe dọa nặng nề. Điểm tựa duy nhất có thể
giúp vượt thoát nguy cơ là chiêu bài dân tộc yêu nước. Với chiêu bài này, Hồ chí
Minh sẽ giữ được tính chất chính nghĩa kháng chiến chống xâm lược để dựa vào sự
ủng hộ tích cực của mọi tầng lớp dân chúng hằng khao khát giành lại chủ quyền
quốc gia từ bao nhiêu năm qua. Cũng với chiêu bài này, Hồ chí Minh sẽ đồng hóa
được vào hàng ngũ dân tộc yêu nước và có thể nhận được sự hỗ trợ của những
người yêu chuộng công bằng trên khắp thế giới hầu tạo một dư luận chính trị đủ gây
khó khăn cho các nỗ lực quân sự của Pháp tại Việt Nam.
Cùng với việc củng cố chiêu bài này, Hồ chí Minh hết lời mạt sát những người
quốc gia yêu nước. Đây chính là ngọn đòn vừa trực tiếp cản phá vừa trực tiếp tấn
công vào ảnh hưởng sự chuyển hướng cuộc chiến của Pháp trên cả hai mặt trận
quốc nội và quốc ngoại. Các nhân vật quốc gia bị bôi bác liên tục là tham tiền, lưu
manh, mật thám cho Pháp-Nhật sẽ khó khăn trong việc thu hút sự ủng hộ của dân
chúng, trong khi dễ dàng bị dư luận quốc tế nhìn như một thứ bù nhìn tay sai cho
Pháp tiến hành cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
Tóm lại, Hồ chí Minh đã đặt vào cuốn sách mục đích tuyên truyền chính nghĩa
cho cuộc chiến do mình đang lãnh đạo để tranh thủ nhân tâm. Phải bằng mọi cách
cho nhân dân trong nước và dư luận thế giới thấy lực lượng Việt Minh chiến đấu vì
chủ nghĩa dân tộc chứ không vì chủ nghĩa cộng sản và thấy Hồ chí Minh được nhân
dân khắp nước tuyệt đối tin tưởng, kính yêu, suy tôn như vị cha già dân tộc.
Cho nên Hồ chí Minh không thể không viết cuốn sách trên, không thể chậm
trễ trong việc phổ biến cuốn sách đi khắp nơi và tất nhiên không thể cho ai biết chính
mình là tác giả.
Đặt cuốn sách vào khung cảnh tình hình đó, người đọc không còn bận tâm
nhiều về việc đối chiếu xem lời nói nào của Hồ chí Minh đã trái ngược hẳn với thực
tế và mức độ gian dối cao tới đâu. Sainteny từng có một nhận xét rất sắc bén về Hồ
chí Minh: ‘’Khi mưu tính của ông ta hay đồng chí của ông ta, hoặc chính bản thân
ông ta bị đe dọa, ông ta sẽ không do dự dùng những cách tàn bạo. Về phương diện
này, ông ta hoàn toàn thuộc về cái thứ Châu Á quá nhiều mâu thuẫn, ở đó người ta
áp dụng những hình thức tra tấn cực hình tinh vi nhất tiếp theo những nghi thức xã
giao rất ư ngọt ngào’’.
Khi nhìn Hồ chí Minh như cách nhìn của Sainteny thì không thể mô tả Hồ chí
Minh bằng những đường nét và màu sắc mà chính Hồ chí Minh đã gợi ra trước mắt
mọi người và cũng chẳng cần phân tích về những màu sắc đó.
Có thể nói Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch là một
kiệt tác về tuyên truyền chính trị. Kiệt tác tuyên truyền này đã đưa Hồ chí Minh lên
đài quang vinh, đã giúp Hồ chí Minh có thể đánh thắng kẻ thù mạnh hơn gấp bội về
mặt quân sự. Nhờ có nó toàn dân mới lao mình vào lửa đạn để bảo tồn quyền lực
cho Hồ chí Minh mà cứ nghĩ mình đang chiến đấu vì tổ quốc. Nhờ có nó, nhiều
người cầm bút ở khắp nơi mới lầm tưởng việc chống cộng chỉ là chiêu bài cho các
cường quốc tiến hành những cuộc chiến phi nghĩa nhắm xâm lược các nước nhược
tiểu, và vì thế, đã tự chọn cái sứ mạng đứng ra bênh vực cho Hồ chí Minh và cộng
sản Việt Nam.
Nhưng, sự có mặt của cuốn sách đã đủ cho thấy Hồ chí Minh không bao giờ
là một người bộc trực, thẳng thắn, chân thành, đồng thời càng khó thể tin Hồ chí
Minh là một người yêu nước, thương dân như những lời tự diễn tả. Hồ chí Minh chỉ
cho thấy quyết tâm bảo tồn quyền lực để tiếp tục theo đuổi tham vọng của mình
bằng mọi thủ đoạn xảo trá, giảo hoạt, mặc tình đổi trắng thay đen, nói không thành
81 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
có, lường gạt tất cả những người ngay thẳng trên khắp thế giới và nhẫn tâm khai
thác xương máu đồng bào bằng những điều ngụy tạo về bản thân.
Cuốn sách đã đóng hết vai trò của nó trong việc giúp Hồ chí Minh phụng sự lý
tưởng của ông ta. Nhưng cuốn sách cũng góp phần quan trọng để phác họa trọn vẹn
chân tướng Hồ chí Minh mà Sainteny đã diễn tả là kẻ sẵn sàng sử dụng những cực
hình tra tấn tinh vi nhất tiếp theo những nghi thức xã giao hết sức ngọt ngào.
CHÚ THÍCH
01.- Những sự kiện lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, trang 672
02.- Theo Pierre Brocheux trong Ho Chi Minh, năm 1948 ông Hồ đã trao bản
dịch tiếng Pháp của cuốn sách trên cho một nhân viên phụ trách phòng thông tin tòa
Đại Sứ cộng sản Việt Nam ở Ngưỡng Quang, Miến Điện để dịch ra tiếng Anh và các
thứ tiếng khác. Nhân viên này tên Hoàng Nguyên.
03-04-05-06-07-08-09-10.- Sách đã dẫn, trang 5-6, 18, 11-12, 14-15, 18, 24,
35, 53
11-12-13-14-15-16-17.- Sách đã dẫn, trang 64-68, 69, 69-74, 86, 89, 102-103,
103-105
18.- Sách đã dẫn, trang 107-109: Theo Hoàng văn Hoan trong Giọt Nước
Trong Biển Cả thì khoảng 1940, Hoan thường bí mật gặp Hồ chí Minh ở biện sự xứ
Bát Lộ Quân để bàn công việc. Hồ chí Minh nhắc nên mượn danh nghĩa Việt Minh
theo tên gọi tắt Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Cụ Hồ Học Lãm và Cụ Nguyễn
Hải Thần để dựa vào đó mà hoạt động. Ở đây Hồ chí Minh lại viết như mình không
hề hay biết gì về hoạt động của Nguyễn Hải Thần, trong khi cái mặt trận mà Hồ chí
Minh tổ chức ở Pac Bó vào tháng 5.1941 cũng mang tên Việt Minh và được giải
thích là tên tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh
19-20-21-22-23-24-25-26.- Sách đã dẫn, trang 110, 122, 130-133, 162, 165-
166, 167, 141, 160.
CHƯƠNG X
HỒNG HÀ
và Bác Hồ trên đất nước Lê Nin
Hồng Hà là một trong nhiều bút hiệu của Hà văn Trường, em ruột của Thép
Mới. Thép Mới là người chấp bút cuốn hồi ký Thời thắng Mỹ của Lê Duẩn còn Hồng
Hà là người chấp bút cuốn hồi ký Đại thắng mùa Xuân của Văn tiến Dũng. Vì
thế, mặc dù là Đại Tá, nguyên Tổng biên tập nhật báo Nhân Dân của đảng, nguyên
Bí thư trung ương đảng kiêm trưởng ban đối ngoại trung ương, Hồng Hà cũng như
nhà báo nổi tiếng Thép Mới đã bị gán cho cái danh hiệu ‘’bồi bút’’.
Quả thực Hồng Hà cũng như Thép Mới đều tự chứng tỏ nổi là những cây bút
có văn tài và đặc biệt chỉ qua vài trang đầu cuốn Bác Hồ trên đất nước Lênin (1),
Hồng Hà đã xứng đáng là một hagiographer đáng kể.
Những chi tiết lịch sử và địa lý rất tầm thường đều được tác giả nâng cao, thi
vị hóa, khiến cho nhân vật lấp lánh hào quang. Tuy nhiên công phu của tác giả
không được lưu tâm vì chủ đích của tác phẩm không nhắm giúp người đọc thưởng
lãm văn chương mà chỉ nhắm nhắc lại những sự kiện lịch sử quanh nhân vật Hồ chí
Minh.
Đúng như nhan đề tác phẩm, đây là một chặng đường hoạt động của Hồ chí
Minh, một chặng đường rất quan trọng, từ 1923 đến 1938, trong đó, Hồ chí Minh lui
tới nước Nga nhiều lần để rèn luyện, công tác, tham dự các Đại Hội Quốc Tế Nông
Dân, quốc tế cộng sản và để thụ huấn hoặc giảng dậy tại Trường Lao Động Đông
Phương thường được gọi là Học Viện Stalin.
82 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Thuở đó, Hồ chí Minh ở độ tuổi ba mươi, mang tên Nguyễn ái Quốc nên được
gọi là ‘’anh Nguyễn’’ và tác giả tả lại những giây phút đầu tiên khi anh Nguyễn đặt
chân lên đất Nga: ‘’Biển Ban-tích lộng gió, giữa hè vẫn thoáng hơi lạnh. Đồng chí
thuyền trưởng khoác thêm lên vai anh Nguyễn một chiếc áo choàng và mời anh hút
thuốc Nga. Con tàu rẽ sóng chạy theo hướng Đông-Bắc. Anh có cảm giác hạnh phúc
như sắp trở về gia đình, về tổ quốc thân yêu của mình sau nhiều năm xa cách. Một
tiếng còi dài lay động mặt biển...’’ (2) Sau cái tiếng còi lay động mặt biển, tác giả ghi:
‘’Lúc đó là sáng ngày 30 tháng 6 năm 1923 ở Petrograt, nắng nhẹ, 18 độ, một buổi
đẹp trời ít thấy đối với một thành phố thường hay mưa và nhiều sương mù ngay trong
những ngày Hè.’’ (3)
Hồng Hà viết những dòng trên vào gần 60 năm sau mà vẫn nêu rõ từng chi
tiết khung cảnh và thời tiết của nơi Hồ chí Minh đặt chân lên là một công phu nghiên
cứu không nhỏ. Nhưng rõ ràng cái chi tiết ‘’nắng nhẹ, 18 độ’’ này không đáng kể ở
khía cạnh đúng sai mà chỉ cần cho dụng ý diễn tả một thành phố nhiều mưa đầy
sương mù bỗng trở nên đẹp và ấm khi được đón chào vị lãnh tụ tương lai. Rồi tác
giả cho biết anh Nguyễn đến Liên Xô để chuẩn bị dự hội nghị Quốc Tế Nông Dân
được triệu tập do sáng kiến của Lenin. Dịp này, anh Nguyễn mong được gặp Lenin
nhưng ước nguyện không thành. Hồng Hà viết: ‘’Đối với anh Nguyễn, khi mới tới
Mat-xcơ-va điều buồn nhất là được biết tin Lênin đang ốm nặng’’ .
Điều này ngược với những gì Hồ chí Minh dưới bút hiệu Trần dân Tiên viết
năm 1948: ‘’Anh đến đây vào lúc đang buồn. Lênin vĩ đại vừa mới mất.’’ (4) Có người
cho rằng sở dĩ Hồ chí Minh nói Lenin chết rồi, để khỏi bị chê là muốn gặp mà Lenin
không cho gặp. Mọi lý do đều không quan trọng vì vấn đề được nêu ra chỉ là Hồ chí
Minh đã nói dối và nói dối nhiều lần trong cuốn sách của mình. Tuy vậy, Hồng Hà ghi
nhận anh Nguyễn rất phấn khởi khi được nhìn thấy đất nước Lenin: ‘’Anh Nguyễn
tắm mình trong không khí lạc quan, tự do ấy, sống giữa một xã hội mà hôm nay đã
thấy ánh sáng của ngày mai’’. (5) Hồng Hà cho biết dịp đó Nguyễn ái Quốc được bầu
vào Hội Đồng Quốc Tế Nông Dân, trở thành một trong 11 ủy viên lãnh đạo hội đồng.
Những trang sau Hồng Hà nói đến vai trò của Nguyễn trong Ban Phương Đông
thuộc Đệ Tam Quốc Tế, trưng tờ giấy chứng nhận ngày 14.4.1924 mang chữ ký của
Pê-tơ-rốp, Tổng thư ký Ban Phương Đông thuộc ban chấp hành quốc tế cộng sản và
trưng cả giấy mời của Tổng bí thư quốc tế cộng sản mời Nguyễn phát biểu, kèm
theo giấy phép cho Nguyễn ‘’được quyền đi lại trên công trường đỏ’’. (6)
Việc Nguyễn tham dự đại hội kỳ 5 quốc tế cộng sản với tư cách đại diện đảng
cộng sản Pháp được Hồng Hà ghi là đại diện đầu tiên của Đông Dương. Những việc
Nguyễn đến thăm trường ‘’Đại Học’’ của các người lao động Phương Đông, tham dự
đại hội quốc tế phụ nữ cộng sản, rồi hội quốc tế cứu tế đỏ...đều được ghi như một
vinh dự dành cho Nguyễn, và để chứng tỏ Nguyễn không ngừng hoạt động cổ võ
cho vấn đề dân tộc và thuộc địa theo cương lĩnh của Lênin về 2 vấn đề này.
Hồng Hà diễn tả gần như ngay từ 1924 Hồ chí Minh đã nghiễm nhiên là một
lãnh tụ cộng sản quốc tế qua cách kể lại sự việc ‘’tạp chí Đèn Chiếu đăng chân dung
lớn của anh Nguyễn cùng với 29 đồng chí khác dự đại hội Quốc Tế Cộng Sản dưới
đầu đề: ‘’Những lãnh tụ của giai cấp vô sản quốc tế’’. (7) Toàn văn bài viết ca tụng
Lenin của Nguyễn cũng được trích đăng với câu mở đầu: ‘’Lênin đã mất. Tin này đến
với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên ở Châu Phi và
các cánh đồng xanh tươi ở Châu Á’’. Và kết thúc: ‘’Khi còn sống Người là người cha,
người thầy, người đồng chí và là vị cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao
sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lênin bất diệt sống mãi
trong sự nghiệp của chúng ta.’’ (8)
83 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
Hồng Hà nhắc tới ngày lễ 1.5.1924 với hình ảnh anh Nguyễn cùng các đại
biểu quốc tế cộng sản đứng trên khán đài sau lá cờ đỏ thêu hàng chữ ‘’chúng tôi
nguyện đem lá cờ của Người đi khắp thế giới’’. Đây là mục đích cuối cùng và tối
thượng của Liên Xô mà Lênin nêu ra trong bản cương lĩnh coi vấn đề thuộc địa và
dân tộc là những vấn đề sách lược giai đoạn. Hơn ba chục năm sau, Khrutschev vẫn
không quên mục đích này qua lời tuyên bố: ‘’Tôi ước mong sống đến ngày được xem
lá cờ đỏ bay phấp phới khắp năm châu’’.
Từ trang 130 đến trang 135, Hồng Hà thuật lại chi tiết việc Manuilski, một lãnh
tụ hàng đầu của Liên Xô lúc đó có chân trong ban lãnh đạo quốc tế cộng sản, giải
quyết vấn đề phái Nguyễn ái Quốc sang hoạt động tại Trung Quốc bên cạnh phái
đoàn Borodin.
Về nhiệm vụ sẽ nhận lãnh, Nguyễn ái Quốc nói với Manuilski: ‘’...tôi còn chịu
trách nhiệm trước Quốc Tế Nông Dân về tham gia chỉ đạo phong trào nông dân
Châu Á.’’ Manuilski tuyên bố trao cho Nguyễn trọng trách lớn hơn: ‘’Ban chấp hành
quốc tế cộng sản chấp thuận đề nghị của đồng chí. Quốc tế cộng sản cử đồng chí
làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào
cách mạng ở các nước Đông Nam Châu Á.’’ Nguyễn hứa: ‘’Tôi tin rằng lần sau gặp
đồng chí thì tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng cộng sản.’’ Với lời hứa đó, ngày
25.9.1924 ban chấp hành quốc tế cộng sản ra quyết định: ‘’Đồng chí Nguyễn ái Quốc
cần đi Quảng Châu. Mọi chi phí do Ban Phương Đông đài thọ.’’
Nguyễn được cử làm thông dịch viên và phụ tá cho Borodin trong phái đoàn
cố vấn bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên. Vai trò đó
là vỏ bọc để Nguyễn hoạt động lập các chi bộ và các đảng cộng sản Đông Nam Á.
Trong vỏ bọc ấy, Nguyễn nhận bí danh mới Lý Thụy nhưng người Nga trong phái
đoàn thường gọi Nguyễn bằng bí danh Nilopski. Để tăng mức an toàn, quốc tế cộng
sản còn khoác cho Nguyễn một lớp vỏ ngoài: Phóng viên hãng thông tấn Rô-xta tại
Quảng Châu với bí danh Lu. Về sau, khi viết cho tờ Quảng Châu Báo bằng tiếng
Anh, Nguyễn dùng 2 bút danh Vương sơn Nhị và Trương nhược Trừng. Trong
nhiệm vụ chính là lập các tổ và chi bộ cộng sản tại Trung Hoa, Nguyễn mang hai bí
danh Vương và Tống văn Sơ.
Vỏ bọc và bí danh là biện pháp an toàn của mọi tổ chức đen cũng như mọi tổ
chức gián điệp quốc tế nên việc Hồ chí Minh có hơn một trăm tên khác nhau như
chính ông đã nói là điều bình thường. Điều đó cho thấy Hồ chí Minh giữ rất nhiều vai
trò trong nhiều tổ chức của quốc tế cộng sản và không có gì đáng ngạc nhiên về
việc Hồ chí Minh có biệt tài đóng kịch đến mức một số người thông minh ở gần ông
cũng không nhận ra.
Theo Hồng Hà, những người thuộc tổ chức Tâm Tâm Xã là những người
Nguyễn ái Quốc tiếp xúc đầu tiên ở Trung Quốc. Một thời gian sau, Nguyễn ái Quốc
biến tổ chức này thành Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, cái mầm của đảng
cộng sản Việt Nam. Hồng Hà nêu rõ tên 6 người thuộc Tâm Tâm Xã giao dịch với
Nguyễn ái Quốc lúc đó là Hồ tùng Mậu, 28 tuổi, Lê hồng Sơn, Lê hồng Phong,
Nguyễn giản Khanh, Đặng xuân Hồng và Lâm đức Thụ tức Trương Béo...Trong dịp
này Nguyễn tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê ngay. Hồng Hà viết: ‘’Anh (Nguyễn ái
Quốc) cho rằng muốn làm cách mạng ở Việt Nam, phải dựa vào nhân dân, nhất là
công nhân và nông dân, và muốn cách mạng thành công thì phải có một đảng tiền
phong theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Rồi anh nói về cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười Nga, về quốc tế cộng sản, về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã
hội.’’ (9)
Sau thời gian tuyên truyền và chọn lựa, Nguyễn lập nhóm đầu tiên làm nòng
cốt cho tổ chức đảng sau này gồm 9 người là Lý Thụy được bầu làm bí thư, 8 người
84 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
khác là Lê hồng Sơn, Hồ tùng Mậu, Lê hồng Phong, Lê quảng Đạt, Lâm đức Thụ,
Vương thúc Oánh, Trương văn Lĩnh, Lưu quốc Long. Thời gian này, Nguyễn cũng
tiếp xúc với Liêu trọng Khải, một lãnh tụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa thiên tả, dựa
vào nhân vật này lập ra ‘’Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức’’ để dễ dàng hoạt động
và che giấu cái nhân cộng sản.
Ngày 19.2.1925, Nguyễn báo cáo lên chủ tịch quốc tế cộng sản: ‘’...Chúng tôi
đã lập được một nhóm bí mật 9 người, 2 người được phái về nước, 3 người ra mặt
trận (10) một đi công tác quân sự .’’ (11)
Về Lâm đức Thụ, người được kể từng âm mưu cùng Hồ chí Minh bán đứng
Phan Bội Châu, tác giả Hồng Hà cho biết một chi tiết: ‘’Sau khóa học...Lâm đức Thụ
tức Trương Béo lấy máy ảnh chụp cả lớp học làm kỷ niệm. Riêng anh Nguyễn không
bao giờ cho hình mình lọt vào ống kính của Trương’’. (12) Việc Nguyễn chỉ giữ bí
mật riêng cho mình trong khi để Lâm đức Thụ chụp hình các học viên (chuẩn bị
thành đồng chí) là một sự kiện mang khá nhiều ý nghĩa. Trong Ho Chi Minh on
Revolution, Bernard Fall đã kể: ‘’Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy,
hoặc sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ
dùng một liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho
tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới.’’ (13)
Như vậy, việc Lâm đức Thụ chụp hình các chiến sĩ cách mạng có thể do
chính Hồ chí Minh sắp xếp để sau này nếu người nào không chịu theo cộng sản thì
Hồ chí Minh sẽ sai Lâm đức Thụ báo cho Pháp bắt để diệt trừ những phần tử chống
đối, hầu dễ dàng chiếm độc quyền đấu tranh và lãnh đạo. Lý do khiến Hà huy Tập tố
cáo với Đệ Tam Quốc Tế rằng Hồ chí Minh phải chịu trách nhiệm về hàng trăm đồng
chí bị Pháp bắt có thể xuất phát từ sự việc này và cũng có thể chính vì vậy mà Hồ
chí Minh đã ‘’giải độc’’ dễ dàng khi trở lại Liên Xô năm 1934. Đoạn thư sau của lãnh
đạo Quốc Tế Nông Hội, thuộc Đệ Tam Quốc Tế cho thấy Hồ chí Minh còn nhận chỉ
thị phụ trách cả vùng Đông Nam Á, chứ không chỉ ở Trung Quốc hay Việt Nam:
‘’Theo nghị quyết của đoàn chủ tịch ngày 31.7 đồng chí được phân công phụ trách
không những phong trào của nông dân Trung Quốc mà còn của tất cả các thuộc địa
mà đồng chí có thể liên hệ được từ Quảng Châu, nghĩa là của Đông Dương, Miến
Điện, Xiêm, Đài Loan và Nam Dương. Đồng chí đặt ngay liên lạc với những thuộc địa
trên và tiến tới lập những nông hội ở đấy’’. Bức thư ngày 14.5.1926 từ Liên Xô gửi
Nguyễn cũng cho thấy Nguyễn thường xuyên báo cáo về quốc tế cộng sản những
hoạt động của mình:
‘’Đồng Chí Nilốpski (tứcHCM) thân mến,
Chúng tôi đã nhận được thư của đồng chí ngày 8 tháng 3, ngày 3 tháng 2 và
ngày 31 tháng 1 năm 1926...báo về tình hình nông thôn Quảng Đông.’’ (14)
Và nguyên văn một đoạn trích từ báo cáo của Nguyễn gửi về Mạc Tư Khoa
mùa Hè năm đó, được in lại nơi trang 190:
‘’Đồng Chí thân mến,
Từ khi tới đây tôi đã làm những việc sau đây cho Đông Dương:
1. Lập một tổ chức bí mật
2. Lập một hội nông dân (của những Việt Kiều sống ở Xiêm).
3. Lập một nhóm thiếu niên tiền phong Đông Dương, con cái công nông. Các
cháu đang ở Quảng Châu do chúng tôi nuôi dậy.
4. Tổ chức một nhóm phụ nữ cách mạng (bắt đầu từ tháng tư, có khoảng 12
thành viên)
5. Lập một trường tuyên truyền...’’
Bức thư viết tiếp nêu yêu cầu về phương tiện, than không đủ tiền để làm việc:
‘’Các chuyến đi dài ngày (khoảng 2 tuần) nguy hiểm và tốn kém nhiều mà phương
85 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
tiện của chúng tôi lại ít ỏi (với tiền lương của tôi cộng với tiền lương của một trong số
các đồng chí Liên Xô, công việc vẫn chưa chạy nhanh như mong muốn)...’’ (15)
Sau khi Tôn Dật Tiên mất, Liêu Trọng Khải thuộc tả phái, thân Liên Xô đã để
cho cộng sản Trung Quốc hoành hành, nhiều cuộc nổi dậy đe dọa cướp chính
quyền. Tưởng Giới Thạch nhìn thấy nguy cơ ‘’nuôi ong tay áo’’, đã quyết định nắm
quyền lãnh đạo, dẹp tan cộng quân tại nhiều nơi và chấm dứt sự hợp tác với Liên
Xô. Phái đoàn Borodin trở về Nga, Hồ chí Minh cũng đi theo rồi được cử qua Pháp
và Đức.’’Khoảng mùa Hè năm 1928, quốc tế cộng sản báo sang Berlin để anh
Nguyễn biết sẽ bố trí anh đi Xiêm qua ngả Ý, các đồng chí cộng sản Ý lo việc dẫn
đường cho anh.’’ (16) ‘’Một ngày mùa thu anh Nguyễn bước lên đất Xiêm.’’ (17)
Hồng Hà kể rất chi tiết về việc Nguyễn luôn hoạt động theo sự điều động của
quốc tế cộng sản và địa bàn hoạt động kéo dài từ Trung Quốc qua Xiêm.
Cuối năm 1929, theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, Nguyễn đi Singapore, rồi từ
đó sang Hồng Kông để thống nhất các đảng cộng sản Việt Nam thành đảng cộng
sản Đông Dương. Đây là thời điểm Lâm đức Thụ được nhắc tới với sự việc biến Hội
Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí thành đảng cộng sản. Hồng Hà ghi: ‘’Thụ...phụ
trách tổng hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội...kịch liệt chống việc
lập đảng cộng sản. Một số hội viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
từng học lớp do anh Nguyễn dạy ở Quảng Châu bị thực dân bắt. Họ thấy bọn mật
thám có trong tay những tấm ảnh chụp lớp học ở Quảng Châu do Lâm đức Thụ chụp
để ‘’làm kỷ niệm’’. Lâm đức Thụ đã sinh bụng khác.’’ Về sau, Lâm đức Thụ bị ám sát
chết, nhưng Hồng Hà không ghi lại bất kỳ chi tiết nào về cái chết của Lâm đức Thụ.
Làm xong nhiệm vụ thống nhất đảng, Nguyễn ái Quốc tuyên bố: ‘’Nhận chỉ thị
của quốc tế cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành
nhiệm vụ và thấy có trách nhiệm phải gửi tới anh chị em và các đồng chí lời kêu gọi
này....Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp vô sản.
Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh nhằm giải
phóng toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột.’’ (18) ‘’Lập đảng xong, anh Nguyễn lo
ngay việc viết sách để tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên...’’ (19) Vào dịp này,
Nguyễn viết thư cho một ‘’đồng chí’’ Nga trong đó có câu: ‘’Chúng tôi có nhiệm vụ nói
cho họ biết Tổ Quốc của giai cấp vô sản đó (tức Liên Xô) như thế nào.’’ Rồi Nguyễn
đưa ra cả một đề cương của cuốn sách để xin ý kiến.
Việc kế tiếp là Nguyễn gặp Trần Phú vừa rời Nga qua Paris tới Hồng Kông
gặp Nguyễn để về nước. Nguyễn ‘’viết thư giới thiệu Trần Phú với ban chấp hành
trung ương lâm thời của đảng, dưới thư anh ký tên Vương.’’ (20) Sau đó, Nguyễn trở
lại Xiêm và Mã Lai ‘’làm nhiệm vụ do quốc tế cộng sản giao rồi đi Xanh-ga-po họp
với các đồng chí Nam Dương.’’ (21)
Hồng Hà dành trang 258 đăng nguyên văn bức thư ngày 29.9.1930 của Hồ
chí Minh gửi ban chấp hành quốc tế cộng sản, nói về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
vào trung tuần tháng đó có hơn 200 người bị Pháp giết.
Hồ chí Minh cũng báo cáo ‘’chúng tôi đã chỉ thị ngay cho các đảng viên Nam
Kỳ ở trong nước cố gắng hết sức mình thu xếp một cuộc họp của Trung Ương để
quyết định mọi việc... Đề nghị cho biết ngay chúng tôi phải làm gì và các đồng chí có
thể làm gì giúp họ (các nạn nhân)...’’
Qua thư này, Hồ chí Minh báo cáo là ‘’nông dân Gia Định, Chợ Lớn và Tân An
ở Nam Kỳ cũng biểu tình ngày 12.9. Ngày 17.9, nông dân Gia Định lại biểu tình’’.
Tới nay nhiều tác giả vẫn nghĩ Hồ chí Minh không chịu trách nhiệm về Xô Viết
Nghệ Tĩnh vì phong trào này chỉ là hành động tự phát của cộng sản địa phương tại 2
Tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhưng căn cứ vào lá thư này và những gì Trần văn Giầu
viết trong cuốn Sự phát triển tư tưởng tại Việt Nam thì phong trào đã lan rộng khắp
86 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
3 miền Trung-Nam-Bắc và không thể bảo là tự phát. Vì chính Hồ chí Minh đã báo
cáo về phong trào và xin chỉ thị từ Mạc Tư Khoa để ra lệnh cho trong nước.
Về việc đổi tên đảng cộng sản Việt Nam thành đảng cộng sản Đông Dương,
Hồng Hà viết: ‘’Tháng 10.1930, đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam từ khắp 3 kỳ đã
tới Hồng Kông họp hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng do anh Trần Phú chủ
trì. Theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, hội nghị đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam
thành Đảng Cộng Sản Đông Dương và cử anh Phú làm Tổng Bí Thư Đảng. Nguyễn
Ái Quốc không dự hội nghị nói trên.’’
Câu cuối cùng ngụ ý Hồ chí Minh không chịu trách nhiệm việc đổi tên đảng.
Một hội nghị quan trọng như vậy mà Hồ chí Minh không tham dự, trong khi đang có
mặt ở Hồng Kông hẳn có nhiều uẩn khúc. Tuy nhiên cũng có tài liệu nói chính Hồ chí
Minh chủ tọa hội nghị. Những uẩn khúc này rất khó sáng tỏ vì diễn ra trong bí mật và
thuộc vào những sự việc cố tình bị vùi lấp. Tuy nhiên, những hoạt động phát triển
ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản tại vùng Đông Nam Á đã được ‘’thủ trưởng’’ của
Nguyễn ái Quốc là Manuilski báo cáo trước hội nghị thứ 11 của ban chấp hành quốc
tế cộng sản vào cuối tháng 3.1931.
Hồng Hà trích dẫn một đoạn báo cáo đó nơi trang 260: ‘’Ở Đông Dương, năm
1930, Đảng Cộng Sản đã chính thức thành lập. Trong nhiều tháng, với tinh thần
dũng cảm vĩ đại Đảng đã lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích của những nông dân
Đông Dương...’’
Tác giả ghi tiếp:’’Hội nghị nhất trí thông qua nghị quyết công nhận Đảng Cộng
Sản Đông Dương là một chi bộ độc lập của Quốc Tế Cộng Sản’’. Dù Hồng Hà ghi
hay không ghi lại sự kiện trên thì việc Đảng Cộng Sản Đông Dương là một chi bộ
của Quốc Tế Cộng Sản vẫn là điều hiển nhiên và cũng là điều hiển nhiên, việc tổ
chức này trực tiếp liên quan với các cuộc nổi dậy tại Nghệ Tĩnh và nhiều nơi khác tại
Việt Nam mang tên ‘’phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh’’ với khẩu hiệu ‘’Trí phú địa hào,
đào tận gốc trốc tận rễ’’, một khẩu hiệu mà sau này cộng sản Việt Nam luôn phủ
nhận.
Năm 1934, Nguyễn ái Quốc trở về Tổ Quốc của giai cấp vô sản là Liên Xô.
Bây giờ thì mọi người đều biết đấy là Nguyễn ái Quốc, Ủy viên ban phương đông
quốc tế cộng sản, phụ trách Cục Phương Nam, người tham gia sáng lập đảng cộng
sản Pháp và sáng lập đảng cộng sản Việt Nam. (22) Trong năm này, Nguyễn được
cử theo học Trường Quốc Tế Lênin. Chương trình khóa học gồm: Chủ nghĩa, học
thuyết và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, phong cách, công tác, lý luận
về chuyển từ cách mạng dân chủ xã hội sang cách mạng vô sản, học thuyết về cách
mạng vô sản, chuyên chính vô sản, vấn đề nông dân, vấn đề dân tộc và thuộc địa,
công tác xây dựng đảng, công tác quần chúng, mặt trận dân tộc thống nhất, công tác
hoạt động bí mật. (23) Thể thức nhập học đối với Nguyễn khá gay gắt. Trước hết
Nguyễn phải viết bản tự khai 18 điểm để tham dự đại hội quốc tế cộng sản kỳ 7 ngày
25.7.1935 chỉ với tư cách đại biểu tư vấn. (24) Sau đó, Nguyễn phải qua một cuộc
thẩm tra của 12 người do Na-Sốp đứng đầu cứu xét tư cách học viên của Nguyễn.
Về đường lối đại hội 7, Hồng Hà viết: ‘’Đây là một sự chuyển hướng chiến
lược, nêu rõ nhiệm vụ cấp bách của các Đảng Cộng Sản trên thế giới huy động toàn
lực lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.’’ (25) đặt nặng vấn đề ‘’đoàn kết
với các tầng lớp nhân dân rộng rãi khác’’ (26) Theo đúng đường lối này của đại hội 7
quốc tế cộng sản, Nguyễn căn dặn Tú Hưu và Minh Khai 2 điều quan trọng cần làm
ở trong nước:
- Lột mặt nạ bọn Tờ-rốt-kít, tiêu diệt chúng về chính trị. Không được có một
thỏa hiệp nào với chúng.
87 HỒ CHÍ MIN H N HẬN ĐNN H TỔN G HỢP
- Phải lập mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi...Nhưng phải nhớ rằng việc lập
mặt trận ấy không lúc nào được đi ngược lại lợi ích của đảng và giai cấp.
‘’Khi tiễn hai đồng chí sang Pháp, anh Nguyễn lại nói: Cố nhớ những lời tôi
dặn nhé và kể lại cho anh Duy (tức Lê hồng Phong). Tôi nhắc lại: Dứt khoát không
được thỏa hiệp với bọn Tờ-Rốt-kít đấy!’’ (27)
Với Bác Hồ trên đất nước Lê-Nin, Hồng Hà cho thấy Hồ chí Minh không
những luôn say mê hoạt động phụng sự lý tưởng cộng sản mà còn là người tuyệt đối
trung thành với lãnh tụ Stalin. Vì thế trong lúc toàn lãnh thổ Liên Xô chìm trong
những vụ thanh trừng đẫm máu tiêu diệt phe cánh Trotski, Hồ chí Minh đã an lành
theo học Trường Lê-Nin đằng đẵng 3 năm để sau đó được quốc tế cộng sản cho
qua Trung Quốc trở lại vị thế người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương.
CHÚ THÍCH
01.- Nxb Thanh Niên ấn hành lần đầu 1980 và 20 năm sau tái bản có sửa
chữa và bổ sung. Những trích dẫn theo ấn bản mới này.
02-03.- Sách đã dẫn, trang 21, 23.
04.- Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Văn Học, Hà
Nội, 2001, trang 61.
05-06-07-08-09-11-12.- Sách đã dẫn, trang 33, 106, 125, 84-86, 153, 171,
176.
10.- Trong quân đội Trung Hoa của Tôn Dật Tiên.
13.- Ho Chi Minh on Revolution, Bernard Fall, trang 93-94
14-15-16-17-18.- Sách đã dẫn, trang 188, 191, 216, 222, 240.
19-20-21-22-23.- Sách đã dẫn, trang 249, 256, 257, 293, 304-305.
24.- ThủThủ tục khó khăn này khiến đã có giả thuyết lúc đó Hồ chí Minh bị thất
sủng. Vì cùng lúc đó, Lê hồng Phong được dự đại hội 7 quốc tế cộng sản với tư
cách trưởng đoàn đại biểu của đảng cộng sản Đông Dương, và còn được bầu làm
ủy viên dự khuyết của ban chấp hành quốc tế.
25-26-27.- Sách đã dẫn, trang 309, 319, 327
No comments:
Post a Comment