Sunday, January 22, 2017

NAM HOA KINH II -TỀ VẬT LUẬN


 TRANG TỬ NAM HOA KINH
莊子南華經 

Tiêu diêu du , 2. Tề vật luận , 3. Dưỡng sinh chủ , 4. Nhân gian thế , 5. Đức sung phù , 6. Đại tông sư , 7. Ứng đế vương .
NGOẠI THIÊN gồm 15 thiên: 8. Biền mẫu , 9. Mã đề , 10. Khư khiếp , 11. Tại hựu , 12. Thiên địa , 13. Thiên đạo , 14. Thiên vận , 15. Khắc ý , 16. Thiện tính , 17. Thu thủy , 18. Chí lạc , 19. Đạt sinh , 20. Sơn mộc , 21. Điền tử Phương , 22. Trí bắc du .
TẠP THIÊN gồm 11 thiên: 23. Canh tang Sở , 24. Từ vô Quỉ , 25. Tắc dương , 26. Ngoại vật ,Edit 27. Ngụ ngôn , 28. Nhượng vương , 29. Đạo chích , 30. Duyệt kiếm , 31. Ngư phụ , 32. Liệt Ngự Khấu , 33. Thiên .

TRANG TỬ NAM HOA KINH

PHẦN II
THẢNH THƠI TỰ TẠI

(Tiêu dao du) Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng[1], lưng rộng không biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.
Tề Hài là sách[2] ghi những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chin vạn dặm. Nó xuống biển Nam vào tháng 6, lúc gió nổi lên.[3]
(Ở dưới nó là) Hơi nước bốc lên – coi tựa như những con ngựa hoang – và bụi cát, cùng hơi thở các sinh vật. (Mà ở trên nó) màu thanh thiên kia phải là bản sắc của trời không hay là vì trời xa thăm thẳm mà ta nhìn thấy như vậy? Vì từ trên cao nhìn xuống thì cũng thấy một màu đó.[4]
Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén nước xuống một chỗ lõm ở trước sân thì thả một cọng cỏ xuống làm thuyền được; nếu thả cái chén đó xuống thì chén chạm đất, không nổi được, vì nước nông mà thuyền lớn. Lớp không khí mà không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim bằng phải bay lên cao chin vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống biển Nam được.
Con ve sầu và con chim cưu[5] cười con chim bằng rằng: “Chúng tao bay vù lên cây du, cây phương[6], có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chín vạn dặm để xuống phương Nam?”
Người nào muốn tới một chỗ gần ở ngoài thành thì chỉ cần mang theo lương thực cho đủ ba bữa, mà khi về bụng hãy còn no[7]. Kẻ nào muốn đi một trăm dặm thì phải chuẩn bị lương thực để nghỉ đêm[8]; muốn đi một ngàn dặm thì phải chuẩn bị lương thực cho ba tháng. Hai con vật nhỏ kia (tức con ve sầu và con chim cưu) biết đâu lẽ đó.
Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được điều ấy? Như cây nấm chỉ sống một buổi sáng thì không biết được trọn một ngày[9], con huệ cô (một loại ve sầu, sinh mùa xuân thì mùa hè chết, sinh mùa hè thì mùa thu chết), không biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi. Ở miền Nam nước Sở, có một con rùa thiêng[10], mùa xuân của nó dài năm trăm năm; mùa thu dài năm trăm năm; đời thượng cổ có một cây “xuân” lớn, mà mùa xuân dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài cũng tám ngàn năm, đó là những loài cuộc đời lâu dài. Ông Bành Tổ (chỉ sống bảy trăm năm) mà ngày nay hễ nói tới thọ, ai cũng cho ông bậc nhất, chẳng đáng buồn ư?[11]
Trong cuộc đàm thoại giữa ông Thang và ông Cách[12] cũng có một đoạn như vầy: Ở phương Bắc hoang dã có một cái biển gọi là “Ao trời”, trong biển có một con cá chiều ngang rộng mấy ngàn dặm, không biết chiều dài là bao nhiêu, gọi là cá côn; có một con chim gọi là chim bằng, lưng lớn như núi Thái Sơn, cánh như đám mây rủ ở trên trời, nó nương ngọn gió lốc, xoắn như sừng cừu, bay lên cao chín vạn dặm, vượt lên khỏi các đám mây, lưng đội trời xanh mà bay về biển Nam.
Một con chim cút ở trong cái đầm nhỏ cười nó: “Con đó bay đi đâu vậy? Tôi lên cao độ vài nhẫn[13] rồi xuống, bay liệng trong đám cỏ bồng cỏ cảo, cho bay như vậy là đủ rồi. Con đó bay đi đâu vậy kìa?”.[14]
Lớn với nhỏ khác nhau như vậy đó.
Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho một làng, có người đức đáng làm vua mà được cả nước phục[15], nhưng dù thuộc hạng nào thì cũng đều tự đắc như con chim cút kia vậy.
Ông Vinh tử nước Tống[16] cười họ. Dù cả nước khen ông, ông cũng không mừng, cả nước chê ông, ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại[17], vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ (tự giữ mình) thôi, chứ chưa tự thích nghi với vật mà thành bậc đại[18].
Ông Liệt tử[19] cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mười lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì (tức đợi cho gió nổi lên).
Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí[20] để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo “Bậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh”[21].
2
Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho Hứa Do[22], bảo:
- Mặt trời, mặt trăng đã xuất hiện, đuốc làm sao còn sáng được nữa mà không tắt đi? Mưa đã đổ mà còn tưới ruộng làm gì cho phí sức? Phu tử[23] mà lên ngôi thì nước sẽ trị; tôi còn giữ hư vị này (như người đại diện cho người chết trong tang lễ), tự lấy làm xấu hổ. Tôi xin giao thiên hạ cho phu tử.
Hứa Do đáp:
- Nhà vua trị nước, mà nước được bình trị. Bây giờ tôi lên thay, thế là cầu danh ư? Danh là khách của cái thực[24], tôi đóng cái vai khách sao? Con chim tiêu liêu (một loài chim nhỏ), làm tổ trong rừng, chiếm bất quá một cành cây; con yển thử”[25] uống nước sông, bất quá đầy bụng thì thôi. Xin nhà vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu. Nếu người bếp mà không biết nấu nướng thì người đại diện cho người chết[26] và người chủ tế cũng không bỏ chức vụ của mình mà thay người bếp được.
3
Kiên Ngô hỏi Liên Thúc:
- Tôi thấy Tiếp Dư[27] nói những lời khoa đại và không xác thực, đi mà không trở về[28], tôi sợ rằng những lời đó không biết đâu là cùng như dải Ngân hà, quái đản, bất cận nhân tình.
Liên Thúc hỏi:
- Ông ấy nói gì?
- Trên núi Cô Dạ xa xôi, có thần nhân ở, da họ trong trắng như băng tuyết, họ đẹp đẽ, mềm mại như gái trinh. Họ không ăn ngũ cốc, chỉ hít gió uống sương mà sống; họ cưỡi mây và rồng bay mà đi chơi khắp ngoài cõi bốn bể. Họ định thần mà làm cho vạn vật không bị bệnh tật, mùa màng năm nào cũng trúng. Tôi cho là nói bậy, không tin.
Liên Thúc bảo:
- Đúng vậy! Kẻ đui không thấy được những màu sắc, đường nét đẹp đẽ, kẻ điếc không nghe được tiếng chuông, tiếng trống. Nào phải chỉ hình hài mới đui điếc, trí tuệ cũng đui điếc nữa. Lời đó là nói về anh đấy. Những thần nhân đó có đức cao nên hòa đồng được với vạn vật.
Người đời có cầu họ trị nước, họ cũng không thèm chịu khó nhọc về việc cõi tục này. Không có vật gì có thể làm hại họ được; nước có dâng lên tới trời, họ cũng không bị chết đuối; trời có đại hạn tới nỗi kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng. Dùng những trần cấu, cặn bã của họ có thể tạo thành những người như Nghiêu, Thuấn. Họ đâu có chịu lo những việc trần tục của chúng ta.
Một người nước Tống đem mũ lễ qua nước Việt bán. Nhưng người nước Việt cắt tóc, xâm mình, đâu có dùng những mũ ấy.
Vua Nghiêu trị dân, bình định hải nội rồi, bèn lên núi Cô Dạ ra mắt bốn hiền nhân [là Hứa Do, Niết Khuyết, Vương Nghê, Bị Y]. Khi trở về tới phía Bắc sông Phần[29], ông không biết gì nữa, quên mất thiên hạ của ông[30].
4
Huệ tử[31] bảo Trang tử:
- Vua Ngụy cho tôi một hột giống bầu lớn, tôi đem trồng được những trái chứa được năm thạch[32]. Dùng cả một trái để chứa nước thì nó không đủ cứng để chịu được, khiêng đi sẽ bể; nếu xẻ nó thành nhiều phần thì lại nông quá, không chứa được bao nhiêu. Thành thử tuy nó lớn mà vô dụng, cho nên tôi đã đập bỏ.
Trang tử bảo:
- Vậy là ông vụng sử dụng những vật lớn rồi. Một người nước Tống chế được một thứ thuốc bôi ngón tay cho khỏi nứt nẻ. Gia đình người đó đời đời làm công việc đập lụa. Một người lạ hay tin, lại trả một trăm đồng tiền vàng để mua phương thuốc. Người đó họp cả họ lại, bảo: “Chúng ta đời đời đập lụa, chỉ kiếm được vài đồng tiền vàng. Bây giờ chỉ trong một buổi có thể thu được một trăm đồng. Nên bán cho họ đi”. Người lạ kia được phương thuốc rồi, lại thuyết vua Ngô. Lúc đó nước Việt đang gây chiến với Ngô, vua Ngô bèn phong người đó làm tướng. Mùa đông, hai bên thủy chiến với nhau, Việt đại bại[33] phải cắt đất[34] cho Ngô, vua Ngô đem đất đó phong cho ông ta.
Cùng dùng một thứ thuốc mà người thì được phong đất, kẻ vẫn phải đập lụa, chỉ vì cách dùng khác nhau. Nay ông có trái bầu chứa được năm thạch, sao không nghĩ cách dùng nó làm một trái nổi để qua sông, hở? Phàn nàn rằng xẻ ra thì nó nông quá, không chứa gì được, chính là vì lòng của ông không thông đạt[35] đấy.
5
Huệ tử bảo Trang tử:
- Có một cây lớn gọi là cây xư[36]. Thân nó nổi u, chỗ lồi chỗ lõm, không dùng dây mực của thợ mộc mà vạch đường được; cành nhỏ của nó cong queo không dùng cái qui[37] và thước vuông để xẻ được. Nó mọc ở ngay bên đường mà không một người thợ mộc nào thèm ngó tới. Thuyết của ông cũng vậy, rộng lớn mà không dùng được, nên không ai theo.
Trang tử đáp:
- Ông có thấy con li tinh[38] không? Nó nép mình để rình mồi, nó nhảy qua đông qua tây, chẳng kể cao thấp, nhưng có ngày nó cũng chết vì bẫy, vì lưới. Còn con thai ngưu[39] thân lớn như đám mây trên trời mà không bắt nổi một con chuột. Ông có một cây lớn mà lo rằng nó vô dụng. Sao không trồng nó ở chỗ hư vô tịch mịch, trong cánh đồng mênh mông, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chung quanh thảnh thơi ngủ dưới bóng mát của nó? Nó không sợ bị búa rìu đốn, hoặc bị ngoại vật làm hại. Nó không dùng được vào việc gì, thì tai họa làm sao mà đến?[40]
NHẬN ĐỊNH
Lão tử và Trang tử là hai triết gia làm tốn giấy mực cho đời sau nhiều nhất: mỗi nhà ít gì cũng được cả trăm người khác chú giải. Một phần là vì triết thuyết của họ rất sâu sắc, ảnh hưởng tới tư tưởng và đời sống Trung Hoa. Nhưng nguyên nhân chính là văn của họ cô động quá, hàm súc quá, có thể hiểu được nhiều cách, nhiều chỗ không ai biết chắc được họ muốn nói gì, đành phải suy đoán. Hai bộ Đạo Đức kinh và Trang tử (Nam Hoa kinh) so với hai bộ Luận ngữ và Mạnh tử về phương diện sáng sủa thực khác nhau xa quá: một bên mù mờ bao nhiêu, một bên sáng sủa bấy nhiêu.
Tóm tắt ý chính trong chương này Diệp Ngọc Lân dẫn lời của Vương Tiên Khiêm (tức Vương Ích Ngô, một triết gia đời Thanh), cho “tiêu dao tự tại là siêu thoát ra ngoài thế vật, theo lý thiên nhiên”. Ý đó giống ý của Quách Tượng (học giả đời Tấn, tự là Tử Huyền, cùng với Hướng Tú là những người đầu tiên chú giải Trang tử) trong câu này: “Vật tuy lớn nhỏ khác nhau (…) nhưng mỗi loài cứ theo thiên tính của mình, làm theo khả năng của mình…” thì là tiêu dao. “Theo lý thiên nhiên” hay “theo thiên tính” thì cũng vậy.
Nhưng theo Hoàng Cẩm Hoành lại bác ý của Quách Tượng, cho tiêu dao là “vô vi”, vì Hoàng căn cứ vào câu “Bậc chí nhân thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh” ở cuối bài 1. (Chí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh).


Vương Phu Chi (tức Vương Thuyền Sơn, một triết gia danh tiếng đời nhà Thanh) cũng cho rằng phải theo thiên tính của mình (như con chim cưu chỉ bay lên ngọn cây, có khi còn không tới, mà không vì vậy ganh tị với con chim bằng, bay cao được tới chín vạn dặm), nhưng lại chú trọng tới điều kiện này là không phải tùy thuộc cái gì (vô sở đãi) thì mới thực thảnh thơi. Con chim bằng phải tùy thuộc lớp không khí dầy ở dưới nó; Liệt tử cưỡi gió mà bay thật nhẹ nhàng, khoan khoái, nhưng vẫn phải tùy gió nổi lên mới bay được, như vậy chưa thực là tiêu dao. Hễ còn tùy thuộc một cái gì thì chưa được hoàn toàn tự do, làm sao mà thảnh thơi được? Liou Kia hway chắc cũng nghĩ như Vương Phu Chi nên dịch “Tiêu dao du” là “liberté naturelle” (sự tự do thiên nhiên).
Như vậy chúng ta đã có ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại rồi:


- Phải thuận thiên tính.
- Không tuỳ thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do).
- Vô vi (không lập công, không cầu danh, quên mình đi, tức siêu thoát ra ngoài thế vật để khỏi tuỳ thuộc thế vật); như Hứa Do trong bài 2 là đã tiêu dao; vua Nghiêu trong bài đó chưa tiêu dao, nhưng trong bài 3, khi ở núi Cô Dạ về, chịu ảnh hưởng của bốn vị thần nhân mà quên mất thiên hạ của mình, lúc đó mới được tiêu dao. Quan niệm vô vi này Trang đã mượn của Lão mà còn tiến xa hơn Lão nữa. Theo tôi còn thêm một điều kiện nữa.
- Muốn được tuyệt đối tiêu dao thì phải hoà đồng với vạn vật, như các thần nhân trên núi Cô Dạ (bài 3), lúc đó sẽ chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên (bài 1), nước lửa đều không làm hại mình được (bài 3). Tôi ngờ rằng Trang tử ở đây đã chịu ảnh hưởng của Liệt tử.
Bốn điều kiện kể trên là ý chính trong chương này. Ngoài ra còn vài ý phụ nữa như là “vô tài thì toàn mệnh được, như cây xư (bài 5), “tiểu trí không hiểu được đại trí, như con ve sầu, con chim cưu, con cút cười con chim bằng (bài 1)”, “khéo dùng vật thì không vật nào là vô dụng (bài 4,5); mà chỉ hạng đại trí mới biết dùng những vật tầm thường vào những việc lớn (bài 4).
Chú thích:
[1] Có sách chú giải cá côn là cá voi, chim bằng là chim phượng. Lại có sách bảo cá côn là một loại cá nhỏ và khen Trang Tử có một bút pháp độc đáo, dùng những vật nhỏ để trỏ những vật cực lớn để chỉ “sự vô thường của cái lớn và cái nhỏ”.
[2] Giản Văn Đế bảo Tề Hải là tên sách. Tư Mã Bưu bảo là tên người. Hiểu cách nào cũng được vì tên đó không có thật.
[3] Có sách giảng là: Nó xuống biển Nam, nghỉ ở đó sáu tháng.
[4] Đoạn này thật tối nghĩa, mỗi nhà giải thích mỗi khác. L.K.h. bảo Trang Tử muốn tả những vật mà chim bằng trông thấy khi nó bay lên. VPC bảo Trang Tử muốn nói: Sở dĩ chim bằng bay cao được vì có hơi nước, bụi cát, hơi thở của các sinh vật đỡ nó ở dưới, và một lớp không khí dầy ở trên và dưới. Hiểu như Vương thì đoạn này có liên lạc với đoạn sau hơn. Vì Vậy tôi theo Vương và thêm mấy chữ trong dấu ( ).
[5] Một loài bồ câu – Có Tự điển Hán Việt dịch là con tu hú.
[6] Sách in nhầm là “cây phượng”. Chữ Hán là 枋 (phương): cây phương (dùng làm thuốc nhuộm). [Goldfish]
[7] Nghĩa là mang theo lương thực cho một ngày, sáng đi tối về.
[8] Nghĩa là mang theo lương thực cho hai ngày, mỗi dặm già nửa cây số ngày nay.
[9] Có sách giảng là một tháng.
[10] Minh linh: có sách giải thích là một loại cây.
[11] Ý nói: Người ta cho kiếp người trăm năm là ngắn, muốn được như ông Bành Tổ, nhưng tuổi thọ của Bành Tổ còn thua xa con rùa thiêng, cây xuân, giá có được như ông thì vẫn chưa thoả mãn
[12] Thang là ông vua diệt vua Kiệt mà chấm dứt nhà Hạ, mở đầu nhà Thương. Cách là một đại phu nhà Hạ, nổi tiếng là hiền. Chữ cức là gai ở đây đọc là cách. [Chữ Hán là 棘 – Goldfish].
[13] Mỗi nhẫn là tám thước thời đó, mỗi thước khoảng một gang tay.
[14] Đoạn này có chép trong bộ Liệt Tử (coi bản dịch của tôi, trg. 177) nhưng hơi khác.
[15] Nguyên văn là “trưng” [trong sách in nhầm là “trung”. Trưng chữ Hán là 徴 - Goldfish] nghĩa là chứng tỏ tài đức của mình đáng cho dân tín nhiệm, đáng được dân coi là vua.
[16] Một hiền triết nước Tống thời đó. Chương Thiên Hạ ở cuối cuốn này gọi là Tống Kiên, trong bộ Mạnh tử gọi là Tống Khanh, trong bộ Tuân tử gọi là Tống tử.
[17] Nội là chân giá trị của mình, ngoại là lời khen hay chê của người.
[18] Nguyên văn: hữu vị thụ dã,  mỗi sách giảng mỗi khác. Liou Kia hway giảng là không lập được thuyết gì làm cơ sở cho đức tự thủ.
[19] Coi bộ Liệt tử của tôi – Lá Bối xuất bản.
[20] Lục khí là âm dương, gió mưa, ánh sáng và bóng tối.
[21] Vì họ ảnh hưởng tới mọi người mà không ai thấy, không ai ngờ là nhờ họ.
[22] Hứa Do: là một ẩn sĩ thời cổ, tự là Vũ Trọng, tương truyền vua Nghiêu nhường ngôi cho ông, ông không nhận, trốn vào núi ở.
[23] Vua Nghiêu trọng Hứa Do như bậc thầy mình nên gọi là “phu tử”.
[24] Nghĩa là danh chỉ là “hư”.
[25] Yến có nghĩa là tiềm phục, nép. Có sách bảo yển thử là một con vật hình giống con bò; Liou Kia hway dịch là con tapir (con mạch).
[26] Nguyên văn là “thi”, người đại diện người chết trong tang lễ để con cái khi tế thấy như cha mẹ còn ngồi đó; do đó mà sau trỏ cái thây.
[27] Tiếp Dư: (có nghĩa là người đi sau xe) tương truyền là một ẩn sĩ nước Sở, đồng thời với Khổng tử, cày ruộng lấy mà ăn, làm bộ điên khùng, nên cũng gọi là Sở cuồng (người cuồng nước Sở). Họ Lục, tên Thông. Vua Sở nghe tiếng ông, sai sứ giả tặng ông một trăm dật vàng mời ông giúp nước, ông cười mà không nhận. Sau hai ông bà bỏ nhà đi đâu không biết.
[28] Nguyên văn: vãng nhi bất phản, các sách tôi có đều không giảng. Tôi đoán nghĩa là: cứ nói phứa đi, không nghĩ lại. Nếu hiểu là bỏ nhà đi đâu không biết thì mấy chữ đó lạc lõng, chơ vơ.
[29] Sông Phần nay ở tỉnh Sơn Tây.
[30] Vì bị bốn hiền nhân đó cảm hóa, không muốn trị dân theo chính sách hữu vi của mình nữa, mà chỉ muốn vô vi.
[31] Tức Huệ Thi, sinh khoảng -370, mất khoảng -330, có thể lớn hơn Trang tử độ mươi tuổi, học theo phái Mặc tử, làm tướng quốc nước Lương, học rộng, chơi thân với Trang tử, được Trang tử rất trọng.

[32] Một thạch bằng một trăm thưng, khoảng mười đấu.
[33] Vì thủy quân Việt không có thuốc đó, tay nứt nẻ cả, không chiến đấu được.
[34] Sách in nhầm là “cắt đứt” - [Goldfish].
[35] Nguyên văn: hữu bồng chi tâm. Liou Kia hway dịch là esprit léger, nhẹ dạ, không biết suy tính.
[36] Một thứ cây lớn mà gỗ xấu, không dùng được.
[37] Cái compa.
[38] Có sách cho là hai con vật: con mèo rừng và con chồn (hoặc con chó sói); Liou Kia hway dịch là con belette, một loài cầy.
[39] Liou Kia hway dịch là con yack, một loại trâu ở Trung Á.
[40] Vương Phu Chi, Diệp Ngọc Lân và Hoàng Cẩm Hoành đều hiểu như vậy, riêng Liou Kia hway dịch là: thì sao lại làm cho ông lo nghĩ? (nguyên văn: an sở khốn khổ tai?).
hết: Chương I , xem tiếp: Chương II



《庄子》第02章 齐物论


南郭子綦隐机而坐,仰天而嘘,苔焉似丧其耦。颜成子游立侍乎前,曰:“何居乎?形固可使如槁木,而心固可使如死灰乎?今之隐机者,非昔之隐机者也?”子綦曰:“偃,不亦善乎而问之也!今者吾丧我,汝知之乎?女闻人籁而未闻地籁,女闻地籁而不闻天籁夫!”
子游曰:“敢问其方。”子綦曰:“夫大块噫气,其名为风。是唯无作,作则万窍怒呺。而独不闻之翏翏乎?山林之畏佳,大木百围之窍穴,似鼻,似口,似耳,似笄,似圈,似臼,似洼者,似污者。激者、謞者、叱者、吸者、叫者、譹者、宎者,咬者,前者唱于而随者唱喁,泠风则小和,飘风则大和,厉风济则众窍为虚。而独不见之调调之刁刁乎?”
子游曰:“地籁则众窍是已,人籁则比竹是已,敢问天籁。”子綦曰:“夫吹万不同,而使其自己也。咸其自取,怒者其谁邪?”
大知闲闲,小知间间。大言炎炎,小言詹詹。其寐也魂交,其觉也形开。与接为构,日以心斗。缦者、窖者、密者。小恐惴惴,大恐缦缦。其发若机栝,其司是非之谓也;其留如诅盟,其守胜之谓也;其杀如秋冬,以言其日消也;其溺之所为之,不可使复之也;其厌也如缄,以言其老洫也;近死之心,莫使复阳也。喜怒哀乐,虑叹变蜇,姚佚启态——乐出虚,蒸成菌。日夜相代乎前而莫知其所萌。已乎,已乎!旦暮得此,其所由以生乎!
非彼无我,非我无所取。是亦近矣,而不知其所为使。若有真宰,而特不得其眹。可行己信,而不见其形,有情而无形。百骸、九窍、六藏、赅而存焉,吾谁与为亲?汝皆说之乎?其有私焉?如是皆有为臣妾乎?其臣妾不足以相治乎?其递相为君臣乎?其有真君存焉!如求得其情与不得,无益损乎其真。一受其成形,不亡以待尽。与物相刃相靡,其行尽如驰而莫之能止,不亦悲乎!终身役役而不见其成功,苶然疲役而不知其所归,可不哀邪!人谓之不死,奚益!其形化,其心与之然,可不谓大哀乎?人之生也,固若是芒乎?其我独芒,而人亦有不芒者乎?
夫随其成心而师之,谁独且无师乎?奚必知代而自取者有之?愚者与有焉!未成乎心而有是非,是今日适越而昔至也。是以无有为有。无有为有,虽有神禹且不能知,吾独且奈何哉!
夫言非吹也,言者有言。其所言者特未定也。果有言邪?其未尝有言邪?其以为异于鷇音,亦有辩乎?其无辩乎?道恶乎隐而有真伪?言恶乎隐而有是非?道恶乎往而不存?言恶乎存而不可?道隐于小成,言隐于荣华。故有儒墨之是非,以是其所非而非其所是。欲是其所非而非其所是,则莫若以明。
物无非彼,物无非是。自彼则不见,自知则知之。故曰:彼出于是,是亦因彼。彼是方生之说也。虽然,方生方死,方死方生;方可方不可,方不可方可;因是因非,因非因是。是以圣人不由而照之于天,亦因是也。是亦彼也,彼亦是也。彼亦一是非,此亦一是非,果且有彼是乎哉?果且无彼是乎哉?彼是莫得其偶,谓之道枢。枢始得其环中,以应无穷。是亦一无穷,非亦一无穷也。故曰:莫若以明。
以指喻指之非指,不若以非指喻指之非指也;以马喻马之非马,不若以非马喻马之非马也。天地一指也,万物一马也。
可乎可,不可乎不可。道行之而成,物谓之而然。恶乎然?然于然。恶乎不然?不然于不然。物固有所然,物固有所可。无物不然,无物不可。故为是举莛与楹,厉与西施,恢诡谲怪,道通为一。
其分也,成也;其成也,毁也。凡物无成与毁,复通为一。唯达者知通为一,为是不用而寓诸庸。庸也者,用也;用也者,通也;通也者,得也。适得而几矣。因是已,已而不知其然谓之道。劳神明为一而不知其同也,谓之“朝三”。何谓“朝三”?狙公赋芧,曰:“朝三而暮四。”众狙皆怒。曰:“然则朝四而暮三。”众狙皆悦。名实未亏而喜怒为用,亦因是也。是以圣人和之以是非而休乎天钧,是之谓两行。
古之人,其知有所至矣。恶乎至?有以为未始有物者,至矣,尽矣,不可以加矣!其次以为有物矣,而未始有封也。其次以为有封焉,而未始有是非也。是非之彰也,道之所以亏也。道之所以亏,爱之所以成。果且有成与亏乎哉?果且无成与亏乎哉?有成与亏,故昭氏之鼓琴也;无成与亏,故昭氏之不鼓琴也。昭文之鼓琴也,师旷之枝策也,惠子之据梧也,三子之知几乎皆其盛者也,故载之末年。唯其好之也以异于彼,其好之也欲以明之。彼非所明而明之,故以坚白之昧终。而其子又以文之纶终,终身无成。若是而可谓成乎,虽我亦成也;若是而不可谓成乎,物与我无成也。是故滑疑之耀,圣人之所图也。为是不用而寓诸庸,此之谓“以明”。
今且有言于此,不知其与是类乎?其与是不类乎?类与不类,相与为类,则与彼无以异矣。虽然,请尝言之:有始也者,有未始有始也者,有未始有夫未始有始也者;有有也者,有无也者,有未始有无也者,有未始有夫未始有无也者。俄而有无矣,而未知有无之果孰有孰无也。今我则已有有谓矣,而未知吾所谓之其果有谓乎?其果无谓乎?
夫天下莫大于秋豪之末,而太山为小;莫寿乎殇子,而彭祖为夭。天地与我并生,而万物与我为一。既已为一矣,且得有言乎?既已谓之一矣,且得无言乎?一与言为二,二与一为三。自此以往,巧历不能得,而况其凡乎!故自无适有,以至于三,而况自有适有乎!无适焉,因是已!
夫道未始有封,言未始有常,为是而有畛也。请言其畛:有左有右,有伦有义,有分有辩,有竞有争,此之谓八德。六合之外,圣人存而不论;六合之内,圣人论而不议;春秋经世先王之志,圣人议而不辩。
故分也者,有不分也;辩也者,有不辩也。曰:“何也?”“圣人怀之,众人辩之以相示也。故曰:辩也者,有不见也。”夫大道不称,大辩不言,大仁不仁,大廉不谦,大勇不忮。道昭而不道,言辩而不及,仁常而不成,廉清而不信,勇忮而不成。五者圆而几向方矣!故知止其所不知,至矣。孰知不言之辩,不道之道?若有能知,此之谓天府。注焉而不满,酌焉而不竭,而不知其所由来,此之谓葆光。
故昔者尧问于舜曰:“我欲伐宗脍、胥、敖,南面而不释然。其故何也?”舜曰:“夫三子者,犹存乎蓬艾之间。若不释然何哉!昔者十日并出,万物皆照,而况德之进乎日者乎!”
啮缺问乎王倪曰:“子知物之所同是乎?”曰:“吾恶乎知之!”“子知子之所不知邪?”曰:“吾恶乎知之!”“然则物无知邪?”曰:“吾恶乎知之!虽然,尝试言之:庸讵知吾所谓知之非不知邪?庸讵知吾所谓不知之非知邪?且吾尝试问乎女:民湿寝则腰疾偏死,鳅然乎哉?木处则惴栗恂惧,猨猴然乎哉?三者孰知正处?民食刍豢,麋鹿食荐,蝍蛆甘带,鸱鸦耆鼠,四者孰知正味?猿猵狙以为雌,麋与鹿交,鳅与鱼游。毛嫱丽姬,人之所美也;鱼见之深入,鸟见之高飞,麋鹿见之决骤,四者孰知天下之正色哉?自我观之,仁义之端,是非之涂,樊然淆乱,吾恶能知其辩!”啮缺曰:“子不利害,则至人固不知利害乎?”王倪曰:“至人神矣!大泽焚而不能热,河汉冱而不能寒,疾雷破山、飘风振海而不能惊。若然者,乘云气,骑日月,而游乎四海之外,死生无变于己,而况利害之端乎!”
瞿鹊子问乎长梧子曰:“吾闻诸夫子:圣人不从事于务,不就利,不违害,不喜求,不缘道,无谓有谓,有谓无谓,而游乎尘垢之外。夫子以为孟浪之言,而我以为妙道之行也。吾子以为奚若?”
长梧子曰:“是皇帝之所听荧也,而丘也何足以知之!且女亦大早计,见卵而求时夜,见弹而求鸮炙。予尝为女妄言之,女以妄听之。奚旁日月,挟宇宙,为其吻合,置其滑涽,以隶相尊?众人役役,圣人愚钝,参万岁而一成纯。万物尽然,而以是相蕴。予恶乎知说生之非惑邪!予恶乎知恶死之非弱丧而不知归者邪!
丽之姬,艾封人之子也。晋国之始得之也,涕泣沾襟。及其至于王所,与王同筐床,食刍豢,而后悔其泣也。予恶乎知夫死者不悔其始之蕲生乎?梦饮酒者,旦而哭泣;梦哭泣者,旦而田猎。方其梦也,不知其梦也。梦之中又占其梦焉,觉而后知其梦也。且有大觉而后知此其大梦也,而愚者自以为觉,窃窃然知之。“君乎!牧乎!”固哉!丘也与女皆梦也,予谓女梦亦梦也。是其言也,其名为吊诡。万世之后而一遇大圣知其解者,是旦暮遇之也。
既使我与若辩矣,若胜我,我不若胜,若果是也?我果非也邪?我胜若,若不吾胜,我果是也?而果非也邪?其或是也?其或非也邪?其俱是也?其俱非也邪?我与若不能相知也。则人固受其黮闇,吾谁使正之?使同乎若者正之,既与若同矣,恶能正之?使同乎我者正之,既同乎我矣,恶能正之?使异乎我与若者正之,既异乎我与若矣,恶能正之?使同乎我与若者正之,既同乎我与若矣,恶能正之?然则我与若与人俱不能相知也,而待彼也邪?”
“何谓和之以天倪?”曰:“是不是,然不然。是若果是也,则是之异乎不是也亦无辩;然若果然也,则然之异乎不然也亦无辩。化声之相待,若其不相待。和之以天倪,因之以曼衍,所以穷年也。忘年忘义,振于无竟,故寓诸无竟。”
罔两问景曰:“曩子行,今子止;曩子坐,今子起。何其无特操与?”景曰:“吾有待而然者邪?吾所待又有待而然者邪?吾待蛇蚹蜩翼邪?恶识所以然?恶识所以不然?”
昔者庄周梦为胡蝶,栩栩然胡蝶也。自喻适志与!不知周也。俄然觉,则蘧蘧然周也。不知周之梦为胡蝶与?胡蝶之梦为周与??周与胡蝶则必有分矣。此之谓物化。

No comments: