Sunday, January 22, 2017

NAM HOA KINH IX-THIÊN ĐỊA - THIÊN ĐẠO- THIÊN VẬN

Chương XII
TRỜI ĐẤT
(Thiên địa)

Trời đất tuy rộng nhưng đều theo một luật biến hoá; vạn vật tuy nhiều nhưng điều theo một trật tự như nhau; nhân dân tuy đông nhưng đều do một ông vua cai trị. Vua theo cái Đức mà đạt được tự nhiên. Cho nên bảo: “Thời thượng cổ, vua vô vi mà trị thiên hạ, chỉ thuận theo đức tự nhiên của trời mà thôi”.

Theo đúng Đạo mà được địa vị thì ngôi vua là chính đáng, theo đúng Đạo mà định phận trên dưới thì nghĩa vua tôi được sáng; theo đúng Đạo mà xét tài năng thì quan chức làm tròn được bổn phận, nếu hết thảy đều theo Đạo thì vạn vật đều thuận ứng với tự nhiên.

Hợp nhất với trời là Đạo, thích ứng với đất là Đức, thực hiện ở vạn vật là Nghĩa; vua trị dân là làm tròn nhiệm vụ với quốc gia, tài năng khéo léo phát sinh ra công nghệ. Công nghệ ở trong nhiệm vụ của quốc gia, nhiệm vụ này gồm ở trong Nghĩa, Nghĩa gồm trong Đức, Đức ở trong Đạo, Đạo gồm ở trong Trời[1].

Cho nên bảo: “Thời xưa, vua nuôi dân, không có dục vọng gì cả (vô dục) mà dân tự túc được; không làm gì cả (vô vi) mà vạn vật tự hoá; trầm tĩnh mà trăm họ an ninh”. Sách chép rằng: “Hiểu rằng đạo lí chỉ có một thì làm được mọi việc; mà vô tâm thì quỉ thần phải kính phục.[2]

2

Phu tử[3] bảo: “Đạo che và nâng đỡ vạn vật.[4] Nó mênh mông, vĩ đại thay. Người quân tử phải bỏ chủ kiến đi để hiểu nó. Làm với thái đô vô vi, đó là “trời”; nói với thái độ vô vi (nghĩa là không nói mà nói), đó là “đức”; yêu người và làm lợi cho vạn vật, đó là “nhân”; coi vạn vật đồng nhất thể, đó là “lớn” (đại); có thái độ không cao ngạo, không lập dị, đó là “khoan” (tinh thần rộng rãi); vạn vật tuy khác nhau mà có đủ ở ta, đó là “phú” (giàu); giữ được cái đức, đó là kĩ cương; đức mà thành, thế là có nhân cách (lập); cứ theo đạo mà làm, đó là được phòng bị [với mọi biến cố]; không vì vật mà ngã lòng, đó là giữ được đủ bản tính mình. Người quân tử hiểu được mười điều ấy thì thật là cao thượng; mọi vật sẽ qui phụ. Không khác gì vàng nằm ở trong núi, trân châu nằm dưới vực. Người như vậy không ham của cải, không gần kẻ phú quí, thọ không mừng mà chết yểu cũng không buồn, hiển đạt không cho là vinh, nghèo hèn không cho là nhục, dù làm chủ được của cải trên đời cũng không cho là của riêng mình, dù làm vua khắp thiên hạ cũng không cho là vinh hiển. Hiển thì sáng[5]. Vạn vật chỉ là một, sống với chết như nhau”.

3

Phu tử bảo: “Đạo yên lặng như cái vực, trong trẻo như dòng nước. Không có nó thì kim thạch không kêu được. Kim thạch chỉ kêu khi người ta gõ vào; vạn vật chỉ an định khi được một bậc chí đức cai trị. Bậc đó cứ theo tự nhiên, không thèm dùng trí để hiểu sự vật. Theo chân lí bản nguyên thì sáng suốt như thần mà đức được rộng lớn, cứ vô tâm, tuỳ theo vạn vật mà phản ứng.

Hình thể của ta sinh ra là nhờ Đạo; bản tính[6] của ta không có Đức thì không sáng. Giữ được hình thể [cho khoẻ mạnh tới già], giữ được bản tính cho thật sáng, lập được Đức, hiểu được Đạo, như vậy chẳng phải là bậc chí đức ư?

Rộng lớn thay, hốt nhiên hiện ra, hốt nhiên hành đồng[7] mà vạn vật qui phục, như vậy là bậc chí đức, [cai trị được nhân dân].

Bậc chí đức thấy được trong bóng tối, nghe được trong yên lặng. Trong chỗ mù mịt, chỉ người đó thấy được ánh sáng, trong sự yên lặng chỉ người đó thấy được hoà âm. Đã sâu sắc lại thêm sâu sắc, huyền diệu lại thêm huyền diệu, nên nuôi được vạn vật, phát được tinh hoa.

Tiếp ứng với vạn vật thì hư tâm mà cung cấp được nhu cầu cho chúng. Thuận thời mà thích ứng với mọi trường hợp: lớn nhỏ, ngắn dài, gần xa”.[8]

4

Vua Hoàng Đế đi chơi ở phía bắc Xích Thuỷ (dòng sông đỏ), leo lên núi Côn Lôn, khi định quay về phương nam thì thấy mất viên ngọc đen (tượng trưng đạo huyền vi), sai Trí (tượng trưng cho trí tuệ) tìm mà không thấy, lại sai Li Chu (tượng trung cho sự tinh mắt)[9] tìm mà cũng không thấy, lại sai Khiết Cấu (tượng trưng cho sự biện luận)[10] tìm mà cũng không thấy. Sau cùng sai Tượng Võng (tượng trưng cho sự vô tâm) thì thấy. Hoàng Đế bảo: “Tượng Võng mà tìm nó được thì lạ thật!”.

5

Thầy của vua Nghiêu là Hứa Do, thầy của Hứa Do là Niết Khuyết, thầy của Niết Khuyết là Vương Nghê, thầy của Vương Nghê là Bị Y[11].

Vua Nghiêu hỏi Hứa Do:

- Ông Niết Khuyết có thể làm thiên tử được không? Nếu được thì tôi nhờ ông Vương Nghê mời ông ấy lại đây.

Hứa Do đáp:

- Như vậy sẽ nguy hại cho thiên hạ vì ông Niết Khuyết là người thông minh tài trí, mẫn tiệp, chỉ tính hơn người, lại muốn dùng trí tuệ của người để phục hồi bản tính tự nhiên, hăng hái diệt lỗi lầm của người mà không hiểu được nguyên nhân những lỗi lầm ấy. Để ông ấy trị thiên hạ thì ông ấy sẽ tin ở sức người mà quên thiên nhiên đi. Ông ấy sẽ lấy bản thân ra làm gương, dùng trí tuệ để gấp đạt kết quả. Ông ấy sẽ bị sự việc sai khiến, bị ngoại vật câu thúc; ông ấy sẽ thích ứng với mọi vật mà muốn hợp với mọi người, chịu mọi ảnh hưởng mà cứ thay đổi hoài. Như vậy thì sao đáng được cai trị thiên hạ? Ông ấy có pháp độ, có căn bản[12], có thể cai trị một đám dân, nhưng không thể hướng dẫn những người cầm quyền[13]. Dùng trí thì gây được trật tự mà cũng gây nên loạn, cho nên dùng ông ấy làm bề tôi thì sẽ hoạ, mời ông ấy làm vua thì sẽ tàn mạt.

6

Vua Nghiêu đi quan sát miền Hoa. Viên quan giữ biên cương ở đó chào đón:

- Ngài là thánh nhân, tôi xin chào thánh nhân, chúc thánh nhân trường thọ.

Vua Nghiêu đáp:

- Tôi không muốn thọ.

- Tôi xin chúc thánh nhân giàu có.

- Tôi không muốn giàu.

Lại chúc nhiều con trai, vua Nghiêu cũng không muốn. Viên quan đó bèn hỏi:

- Ai cũng muốn được thọ, giàu, nhiều con trai, mà riêng ngài không muốn là tại sao?

Vua Nghiêu đáp:

- Nhiều con trai thì lo sợ nhiều, giàu thì bận rộn (đa sự), thọ thì bị nhục nhiều. Ba cái đó không giúp ta nuôi cái đức được; nên ta từ chối.

- Lúc nãy tôi coi ông là một thánh nhân, bây giờ mới biết chỉ là hạng quân tử thường thôi. Trời sinh ra con người, giao cho mỗi người một chức phận. Ông có nhiều con mà giao cho mỗi con một chức phận thì có gì đâu mà sợ nhiều? Ông giàu có mà phân phát của cải cho người khác thì sao còn bận rộn? Thánh nhân thì ở như con chim “thuần”, ăn thì như con chim con,[14] đi đâu thì không để dấu vết như con chim bay, thiên hạ mà bình trị thì cùng hưởng cảnh thịnh vượng với mọi người, thiên hạ mà loạn lạc thì sửa đức mà ẩn cư. Sống ngàn năm rồi, chán cõi trần thì lên tiên, cưỡi đám mây trắng mà tới cõi Thượng Đế. Ba cái tai hoạ [ông kể đó] không xảy ra, thân thể không hoạn nạn, thì sao mà nhục được?

Nói xong, viên quan ấy bỏ đi. Vua Nghiêu chạy theo, bảo:

- Cho tôi hỏi vài lời đã.

Đáp:

- Tôi đi đây.

7

Khi vua Nghiêu trị thiên hạ, phong Bá Thành Tử Cao làm chư hầu; rồi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn lại truyền ngôi cho ông Vũ, Bá Thành Tử Cao bèn bỏ chức chư hầu mà về cày ruộng. Ông Vũ lại thăm, thấy ông ta đương cày ruộng, cung kính lại gần, đứng phía dưới gió, thưa:

- Xưa vua Nghiêu trị thiên hạ, phong ông làm chư hầu; rồi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn truyền ngôi cho tôi, ông bèn bỏ chức chư hầu và về cày ruộng, dám xin ông cho biết tại sao?

Tử Cao đáp:

- Xưa vua Nghiêu trị thiên hạ, không khen thưởng ai mà dân chúng đều gắng sức [làm điều thiện], không trừng phạt ai mà dân sợ. Ông dùng thưởng phạt mà dân lại bất nhân, đạo đức suy vi, do đó phải đặt ra cực hình. Đời sau mà loạn là bắt đầu từ đây. Thôi ông đi đi, để tôi làm việc.

Nói xong, Tử Cao lại cặm cụi làm ruộng, không ngó ngàng tới ông Vũ nữa.

8

Thời khởi thuỷ, chỉ có cái “vô”, [không có cái “hữu”], cái “vô” không có tên[15]. Từ cái “vô” sinh ra cái “một” trước hết[16], cái “một” không có hình tích. Vạn vật lại từ cái “một” sinh ra, cho nên gọi nó là “Đức”.

Cái chưa có hình tích đó phân biệt ra âm dương, âm dương lưu thâng không ngừng, gọi là “mệnh”. Âm dương lưu động mà sinh vạn vật, vật thành rồi thì gọi là “hình”. Hình thể bảo vệ tinh thần, hai cái đó có qui tắc riêng, gọi là “tính”. Ai sửa tính của mình thì trở về với “Đức”. Đức mà tới cực điểm thì hợp nhất với trời đất thời khởi thuỷ mà nhập vô cảnh giới hư không. Cảnh giới hư không rất lớn. Nó như con chim hồn nhiên hót, nó đồng nhất với vũ trụ. Đồng nhất với vũ trụ, cho nên nó như ngu muội, tối tăm, gọi là “huyền đức” (đức huyền vi). Nó với tự nhiên là một.

9

[Khổng] phu tử nói với Lão Đam:

- Có người tìm hiểu đạo bằng cách ngược đời: cái có thể được (khả) thì bảo là không thể được (bất khả), cái như vậy thì bảo là không phải vậy. Người ta biện luận như vầy: “Phân biệt sự cứng và sự trắng [của một phiến đá] như treo riêng mỗi cái trên không trung”[17]. Người như vậy gọi là thánh được không?

Lão Đam đáp:

- Hạng người như vậy chỉ như hạng tôi tớ hay thợ, bị luỵ vì cái kĩ năng của mình mà lao thân, khổ tâm mà thôi. Chó vì giỏi bắt chồn mà bị hoạ, khỉ vì nhanh nhẹn mà bị bắt ra khỏi rừng. Khâu (tên Khổng Tử), tôi cho anh hay một điều mà chưa ai nói, mà chính anh diễn cũng không được. Không thiếu gì người có đủ thân thể từ đầu tới ngón chân mà không có tim, không có tai (nghĩa là không có tinh thần). Họ không hiểu được rằng cái có hình thể với cái không có hình thể (tức cái trừu tượng) không thể đồng thời tồn tại được[18]. Chẳng hạn động rồi ngừng, sinh rồi chết, suy rồi thịnh, là do Đạo, mà chúng ta không sao biết được nguyên nhân. Đặt cho nguyên nhân trước sau là do người. Người nào quên được ngoại vật, quên cả thiên nhiên, tức là quên mình thì hoà hợp với tự nhiên. 

10

Tương Lư Miễn lại thăm Quí Triệt, thưa:

- Vua Lỗ hỏi ý kiến tôi về thuật trị nước. Tôi không từ chối được nên phải đáp, không biết đúng hay không, xin trình lại với ông. Tôi nói với vua Lỗ: “Phải cung kính và tiết kiệm, đề bạt những người công tâm, trung chính, không che chở những kẻ a dua với mình, như vậy không ai đám trái mình”.

Quí Triệt cười sằng sặc, đáp:

- Ông khuyên các vua chúa như vậy [mà họ theo ông] thì không khác gì con bọ ngựa đưa hai cái càng lên để cản chiếc xe, làm sao cản nổi mà còn nguy vào thân nữa. Vua Lỗ mà nêu cao những đức ấy để dùng người thì số người tự tiến thân rất đông.

Tương Lư Miễn ngạc nhiên, bảo:

- Tôi không hiểu ý ông, xin ông chỉ cho tôi đại cương đạo của ông.

Quí Triệt đáp:

- Bậc đại thánh trị dân thì giải phóng lòng dân [nghĩa là không bó buộc họ], giáo dục họ bằng cách sửa đổi phong tục, diệt mầm xấu của họ và để họ tuỳ theo khuynh hướng của họ. Như vậy họ theo bản tính tự nhiên mà không hiểu tại sao. Trị dân như vậy thì đâu có trọng phương pháp dạy dân của Nghiêu, Thuấn mà bắt chước hai ông đó. Chỉ hoà đồng với cái Đức mà lòng tự nhiên được yên.

11

Tử Cống (một môn đệ của Khổng Tử) sau khi xuống nước Sở ở phương Nam, trở về Tấn, đi qua đất Hán Âm, thấy một ông lão đương làm vườn. Ông ấy xuống một đường hầm, vô một cái giếng, rồi xách một vò nước để tưới rau. Cực nhọc mà kết quả chẳng được bao. Tử Cống nói với ông Lão:

- Có một cái máy một ngày có thể tưới được một trăm luống rau, cụ muốn dùng không?

Ông lão ngững lên nhìn Tử Cống, hỏi:

- Cái máy ấy ra sao?

- Máy ấy bằng gỗ đục, phía sau nặng, phía trước nhẹ, đưa [vò] nước lên như thể kéo bằng tay vậy, mau như nước sôi tràn nồi. Tên nó là cái “cao”[19].

Ông lão làm vườn nghe xong, nổi giận, đỏ mặt lên, cười nhẹ, bảo:

- Lão nghe thầy lão nói rằng hễ dùng cơ giới thì tất có cơ tâm (lòng máy móc), có cơ tâm thì không còn thiên tính trong trắng nữa mà tâm thần không yên ổn, tâm thần không yên ổn thì Đạo sẽ lánh xa, không che chở mình nữa. Lão không phải không biết cái lợi của cơ giới, nhưng cho dùng nó là nhục, thế thôi.

Tử Cống xấu hổ, cúi đầu không đáp. Một lát sau, ông lão làm vườn mới hỏi:

- Chú là ai?

- Thưa, một môn đệ của Khổng Khâu.

- Chú phải thuộc hạng người muốn học cho rộng để đòi làm ông thánh, hô hào để thiên hạ theo mình, gãy đàn, ca hát than thở để chuốc danh đấy không? Chú nên quên thần khí, bỏ hình hài của chú đi thì may ra mới gần được Đạo. Thân chú, chú còn không “trị” được thì làm sao trị được thiên hạ? Thôi đi đi, để lão làm việc.

Tử Cống xấu hổ, tím mặt lại, sợ sệt. Không trấn tỉnh lại được ngay. Đi ba chục dặm rồi tâm thần mới định.

Bọn đệ tử hỏi Tử Cống:

- Người lúc nãy là ai vậy? Tại sao thầy biến sắc suốt ngày như vậy?

Tử Cống Đáp:

- Trước kia ta cho rằng trong thiên hạ chỉ có mỗi một người [là Khổng Tử], không ngờ còn ông lão này. Ta nghe thầy ta dạy: “Hành động thì phải hợp với thời cơ, công nghiệp thì phải tính sao cho thành công. Dùng sức ít mà kết quả nhiều, đó là đạo của thánh nhân”. Lời của ông lão nay khác khác hẳn; [ông ấy khuyên] hễ giữ được Đạo thì cái Đức mới toàn vẹn, Đức toàn vẹn thì hình thể mới toàn vẹn, hình thể toàn vẹn thì tinh thần được toàn vẹn. Giữ cho tinh thần toàn vẹn là đạo của thánh nhân. Thánh nhân sống tạm ở đời này cũng như mọi người, không biết [chết rồi] về đâu. Thật là hoàn toàn trong sạch. Người nào chỉ nghĩ tới cái lợi mà dùng cơ giới là không giữ được cái tâm như ông lão ấy. Ông ấy chỉ theo ý chí của mình, hành động theo lòng mình. Dù được cả thiên hạ khen vả theo lời mình, ông ấy cũng thản nhiên; dù bị thiên hạ chê là lời ông ấy không theo được, ông ấy cũng không buồn. Khen hay chê cũng không làm ông ấy thay đổi gì cả, như vậy là toàn đức. Ta chỉ là hạng người dễ bị ảnh hưởng của người khác như làn sóng dưới gió.

Về tới Lỗ, Tử Cống kể lại chuyện ấy với Khổng Tử. Khổng Tử bảo: “Người đó hiểu lầm đạo thuật của thời nguyên thuỷ hỗn mang. Người đó biết một mà không biết hai, biết trị nội tâm mà không biết trị ngoại vật. Giữ cái tâm sáng suốt, chất phác, vô vi để trở về với tự nhiên, giữ được bản tính và tinh thần, ngao du trong cõi thế tục, cái đó có gì cho anh ngạc nhiên? Đạo thuật của thời nguyên thuỷ hỗn mang, có đáng gì cho thầy trò mình biết?”.

12

Tối-tăm-dày-đặc đi ra biển lớn, gặp Gió-lốc ở bờ biển Đông. Gió-lốc hỏi:

- Anh đi đâu vậy?

Tối-tăm-dày-đặc đáp:

- Ra biển lớn.

- Để làm gì?

- Biển lớn là chỗ nước đổ vào bao nhiêu cũng không đầy, tát đi bao nhiêu cũng không cạn. Tôi muốn đi chơi cho biết.

Gió-lốc bảo:

- Tuy ông không để mắt gì tới dân chúng, nhưng tôi cũng xin ông cho nghe cái đạo của thánh nhân.

- Thánh nhân trị dân như vầy: đặt ra các chức quan theo nhu cầu, giao chức vụ tuỳ theo tài năng của mỗi người, hiểu hết sự tình của dân và thuận theo khuynh hướng của dân mà làm. Người trị dân mà nói và làm đúng theo qui tắc ấy thì dân tự nhiên cảm hoá. Chỉ đưa ngón tay lên hay liếc mắt mà dân chúng bốn phương đều qui phụ. Đó là đạo trị dân của thánh nhân.

Gió-lốc lại hỏi:

- Xin ông cho nghe hành vi của người có đức.

- Người có đức ở không thì không nghĩ gì cả, hành động thì không lo lắng gì cả; không phân biệt phải trái, đẹp xấu. Dân bốn bể được lợi là người ấy vui rồi, dân bốn bể đủ ăn mặc là người ấy yên tâm rồi. Không biết nhờ cậy ai như em bé mồ côi mẹ, hoang mang như người đi lạc đường. Có của cải, thức ăn mà không biết do đâu. Như vậy là người có đức.

- Bây giờ xin ông nói cho nghe về bậc thần nhân.

- Bậc thần nhân siêu việt thì cưỡi ánh sáng, cho nên hình thể không có dấu vết. Như vậy là chiếu sáng khắp vũ trụ. Tận dụng sự phú bẩm của mình, phát triển hết bản tính của mình. Cùng vui với trời đất mà không luỵ về việc đời. Vạn vật trở về bản nguyên. Như vậy là hợp nhất với trạng thái hỗn mang nguyên thuỷ.

13

Môn Vô Quỉ và Xích Trương Mãn Kê coi đoàn quân của vua Vũ diễn qua. Xích Trương Mãn Kê bảo:

- Vua Vũ kém vua Thuấn, cho nên phải dùng đến cái [mầm] tai hoạ này (tức binh đội).

Môn Vô Quỉ hỏi:

- Nhưng khi vua Thuấn lên ngôi, thiên hạ đã bình trị rồi ư? Hay thiên hạ đang loạn mà vua Thuấn bình trị được?[20]

- Nếu thiên hạ bình trị rồi thì đâu phải nhờ tới vua Thuấn? Ống Thuấn đã đắp thuốc lên đầu một vết thương ở đầu, đội tóc mượn lên cái đầu hói. Có đau mới mời thầy thuốc. Người con có hiếu đem thuốc lại dâng cha hiền mà mặt rầu rầu. Thánh nhân thấy vậy làm nhục[21].

Thời chí đức thì người ta không trọng người hiền, không dùng người tài giỏi. Người cầm quyền như những cành cao (nghĩa là ở trên mọi người), dân [tự do, vui vẻ] như con hươu trên đồng. Ai nấy đều đoan chính mà không biết như vậy là hợp nghĩa; đều yêu nhau mà không biết như vậy là có đức nhân; đều thành thực mà không biết như vậy là trung thành; đều giữ lời mà không biết như vậy là có đức tín; đều giúp đỡ nhau mà không biết như vậy là làm ơn cho nhau. Vì vậy mà hành vi của họ không để lại hình tích gì cả, sự nghiệp của họ không được truyền lại.

14

Người con có hiếu không a dua với cha mẹ, người bề tôi trung không nịnh bợ vua. Làm con và bề tôi như vậy là được.

Nếu cha mẹ nói gì con cũng nhận là phải, làm gì con cũng khen là tốt, thì người ta cho là đứa con hư; nếu vua nói gì bề tôi nhận là phải, làm gì bề tôi cũng khen là tốt, thì người ta cho là hạng bề tôi xấu. Người ta thường phán đoán như vậy mà không biết như vậy đúng hay sai. Nhưng nếu có ai nhận là phải điều gì mà mọi người nhận là phải, khen là tốt việc gì mà mọi người khen là tốt, thì lại không mang tiếng a dua, nịnh bợ. Như vậy thì chẳng hoá ra kính trọng người đời hơn cha mẹ cùng vua của mình ư? Nếu có ai bảo ta là a dua, nịnh bợ thì ta nổi giận, đỏ mặt lên, vậy mà ta suốt đời a dua, nịnh bợ người đời. Này nhé, chúng ta so sánh, dùng lời hoa mĩ để được nhiều người đứng về phía mình, thế mà trước sau chẳng ai trách ta cả; chúng ta trang sức y phục, tô điểm màu sắc, trao chuốc dung mạo, để làm vui lòng mọi người, vậy mà không tự nhận mình là a dua, nịnh bợ. Người nào chỉ bắt chước người khác, phụ hoạ với họ, họ cho là phải mình cũng cho là phải, họ cho là trái mình cũng cho là trái, người nào như vậy mà không tự nhận mình thuộc đám quần chúng, thì thật chí ngu.

Người nào nhận mình là ngu chưa phải là đại ngu, người nào nhận mình là mê hoặc thì chưa phải là rất mê hoặc. Người nào rất mê hoặc thì không bao giờ tỉnh ngộ được; người nào đại ngu thì trọn đời không bao giờ sáng suốt được.

Ba người cùng đi mà có một người mê hoặc thì còn có thể đi tới chốn được vì số mê hoặc ít hơn số người sáng suốt. Nếu hai người mê hoặc thì mệt nhọc mà không sao tới chốn được, vì số người mê hoặc nhiều hơn số người sáng suốt.

Ngày nay, cả thiên hạ mê hoặc, tôi có muốn tìm đúng đường đi cũng không được. Buồn thật.

Hạng người thường không hiểu nổi thứ âm nhạc cao nhã, mà nghe những bài “Chiết liễu” (Bẻ liễu), “Hoàng hoa” (Hoa rực rỡ) họ thích thú và cười. Cũng vậy, những lời thanh cao không làm cảm động được hạng người thường, những lời cực cao không thể phát ra được vì bị những lời thế tục át mất. Như tới ngã ba, không biết theo đường nào[22] thì không thể tới chốn được. Ngày nay, cả thiên hạ mê hoặc, tôi có muốn tìm đúng đường cũng không biết làm sao tìm được? Biết rằng không thể được mà cứ miễn cưỡng tìm nó cho được thì cũng lại là mê hoặc nữa. Không bằng bỏ mặc mà không tìm gì cả, không tìm gì cả thì ai là người cùng lo buồn với tôi?[23] Một người đàn bà cùi nửa đêm sanh con, vội vàng đem đèn lại coi xem nó có giống mình không.[24]

15

Cây trăm năm cưa ra làm chén thờ sơn xanh sơn vàng, còn gỗ dư đem ném xuống hào. So sánh những chén thờ và gỗ dưới hào ấy thì đẹp xấu khác nhau xa nhưng đều là mất bản tính cả. Đạo Chích với Tăng Sâm, Sử Ngư cũng vậy, tuy khác nhau về đức hạnh, nghĩa khí nhưng cũng mất bản tính như nhau.

Có năm cách mất bản tính: 1- ngũ sắc làm loạn mắt mà mắt hoá mờ, 2- ngũ âm làm loạn tai mà tai hết thính, 3- năm mùi làm nghẹt mũi mà xông lên tới óc, 4- ngũ vị làm dơ miệng mà miệng lạt đi, không nếm được nữa, 5- thích và ghét làm loạn cái tâm mà tâm tính hoá ra phù táo (dễ nóng nảy). Năm loại đó đều làm hại bản tính. Vậy mà Dương Chu và Mặc Địch lại dụng tâm biểu hiện tài năng, cho mình là đắc ý. Tôi không nghĩ vậy. Đắc ý mà bị khốn, còn bảo là đắc ý được nữa không? Bảo là được thì như con chim cưu, con chim hào ở trong lồng kia, cũng có thể bảo là đắc ý được. Cũng vậy, hạng người bị sự thích và ghét thanh sắc làm tắc nghẽn nội tâm, bị mũ da, mũ lông, cái hốt, cái đai, quan trùng áo dài và các đồ trang sức trói buộc hình hài, mà nội tâm thì bị tắc nghẽn, rào kín, như thể bị dây lớn ràng buộc cũng có thể cho là đắc ý được; mà bọn tội nhân bị trói tay cột chân, các con hổ con báo bị nhốt trong chuồng, cũng có thể tự coi là đắc ý nữa.

°

(Chương này và hai chương sau có nhiều điểm giống nhau nên sẽ có nhận định chung ở cuối chương XIV).

Chú thích:
[1] Vì có câu ở dưới, nên một nhà chú giải Trang tử, Vương Thục Mân bảo nguyên văn chép lộn. Không phải là: “thông ư thiên địa giả, Đức dã; hành ư vạn vật giả, Đạo dã”. Nên sửa là: “thông ư thiên giả, Đạo dã; thuận ư địa giả, Đức dã; hành ư vạn vật giả, nghĩa dã”. Và các bản dịch bây giờ đều theo Vương.
[2] Bài này mỗi sách giảng một khác. Chẳng hạn câu cuối, nguyên văn là: “Thông ư nhất nhi vạn sự tất, vô tâm đắc nhi quỉ thần phục”. L.K.h. dịch: Hiểu được sự đồng nhất nguyên thuỷ thì thành công trong mọi việc; không có thành kiến thì quỉ thần kính phục. Tôi nghĩ “nhất” đó là đạo vô vi, mà “vô tâm” tức là “vô dục” trong câu trên.
[3] Không rõ ai. Có sách bảo là Lão tử hay Khổng Tử; có sách bảo là Trang tử.
[4] Có sách khép dấu ngoặc kép ở đây, có sách tới cuối bài mới khép dấu ngoặc kép.
[5] Nguyên văn: hiển tắc minh. Nghĩa từng chữ: có danh vọng thì sáng. L.K.h. dịch là: ai tự cho mình có danh vọng thì tất phô trương ra. Giảng như vậy gượng quá. Các sách khác giảng cũng không xuôi. Chẳng hạn H.C.H. giảng là: hiển thì sáng suốt, không phân biệt mình và vạn vật. Tiền Mục ngờ rằng ba chữ đó chỉ là lời chú thích của người đời sau.
[6] Chữ sinh ở đây phải đọc là tính.
[7] Nghĩa là vô tâm, cứ thuận theo thiên nhiên.
[8] Có sách bảo ở đây mất mấy chữ, nên nghĩa không rõ. [Trong sách thiếu dấu ngoặc kép khép lại; tôi tạm đặt nó ở đây – Goldfish].
[9] Li Chu là người rất tinh mắt, ngoài trăm thước thấy được đầu lông mùa thu. – Có thể hiểu là tượng trưng cho trực giác.
[10] Có sách giảng là tượng trưng cho sự phân tích, nghĩa cũng vậy.
[11] Về ba nhân vật Niết Khuyết, Vương Nghê, Bị Y, coi chú thích bài 1 chương VII. Niết Khuyết tượng trưng cho trí tuệ phân tích.
[12] Nguyên văn: hữu tộc, hữu tổ (có họ hàng, tổ tiên), mỗi sách giảng một khác.
[13] Nguyên văn: bất khả dĩ vi chúng phụ phụ: không thể làm cha của bậc cha dân.
[14] Có sách chú giải con chim “thuần” ở không có chỗ nhất định, chim con được chim mẹ mớm cho. Có lẽ tác giả muốn nói “thánh nhân” nay đây mai đó, tới đâu cũng được người ta cung cấp cho, ăn uống rất ít.
[15] Lão tử đã nói: Vô danh, thiên địa chi thuỷ (cái không có tên là nguồn gốc của vạn vật)
[16] Lạo tử đã nói: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. 
[17] Nguyên văn: Li kiên bạch, nhược huyền ngụ. Mỗi nhà giảng một khác. Tôi theo Nghiêm Phục. Cứng và trắng, hai cái đó đều thuộc vào một phiến đá mới thấy – nghĩa là phải thuộc vào một cái gì cụ thể. Nay tách chúng ra khỏi phiến đá, chúng thành ra trừu tượng, như vậy thì không khác gì treo chúng lên không trung. L.K.h. dịch là: Có thể phân biệt sự cứng và sự trắng của một phiến đá cũng dễ dàng như như phân biệt những vật treo trong nhà.
[18] Cả đoạn này, mỗi sách giảng một khác, mà đều không xuôi. Người viết bài này không biết rằng thời Khổng Tử chưa có thuyết “li kiên bạch” ư? Hay là biết mà bất chấp lịch sử?
[19] Tức cây “cần vọt” thường dùng ở miền Trung, Đông Nam Kì (BT).
[20] Có lẽ tác giả muốn nói: hễ loạn thì phải dùng binh, phải dùng binh hay không dùng binh là do hoàn cảnh, chứ không nhứt định rằng ông vua không phải dùng binh là một vua hiền.
[21] Nghĩa là thánh nhân trị nước không để cho tới nổi loạn mà phải dùng binh, cũng như để tới đau rồi phải dùng thuốc.
[22] Nguyên văn: dĩ nhị thuỳ chung hoặc. Các sách Trung Hoa đều giải thích như vậy. L.K.h. chắc theo một bản trong đó chữ chung viết là chúng (gót chân) nên dịch là: treo gót chân lên không thì làm sao tới chốn được. [Câu tương ứng, các trang trên mạng đề chép:  以二缶钟惑 (dĩ nhị phẫu chung hoặc), theo bác Vvn giải thích thì “chữ  缶 đọc là phẫu (hoặc phữu; chứ không phải thuỳ), ám chỉ khúc nhạc có âm thanh thô lậu, thô tục như tiếng gõ chậu sành; và nghĩa cả câu là: bị hai cái khúc hát thô lậu trên làm cho hồ đồ” – Goldfish] 
[23] L.K.h. dịch là: không bằng bỏ mặc, đừng kích thích đời nữa, mà an tâm sống với nó. Nguyên văn: Thuỳ kì tỉ ưu?
[24] Câu cuối bài này, Nghiêm Phục bảo là một đoạn riêng, không liên quan gì với cả Chương XII
, xem tiếp: Chương XIII

《庄子》第12章 天地


天地虽大,其化均也;万物虽多,其治一也;人卒虽众,其主君也。君原于德而成于天。故曰:玄古之君天下,无为也,天德而已矣。以道观言而天下之君正;以道观分而君臣之义明;以道观能而天下之官治;以道泛观而万物之应备。故通于天地者,德也;行于万物者,道也;上治人者,事也;能有所艺者,技也。技兼于事,事兼于义,义兼于德,德兼于道,道兼于天。故曰:古之畜天下者,无欲而天下足,无为而万物化,渊静而百姓定。《记》曰:“通于一而万事毕,无心得而鬼神服。”
夫子曰:“夫道,覆载万物者也,洋洋乎大哉!君子不可以不刳心焉。无为为之之谓天,无为言之之谓德,爱人利物之谓仁,不同同之之谓大,行不崖异之谓宽,有万不同之谓富。故执德之谓纪,德成之谓立,循于道之谓备,不以物挫志之谓完。君子明于此十者,则韬乎其事心之大也,沛乎其为万物逝也。若然者,藏金于山,藏珠于渊;不利货财,不近贵富;不乐寿,不哀夭;不荣通,不丑穷。不拘一世之利以为己私分,不以王天下为己处显。显则明。万物一府,死生同状。”
夫子曰:“夫道,渊乎其居也,漻乎其清也。金石不得无以鸣。故金石有声,不考不鸣。万物孰能定之!夫王德之人,素逝而耻通于事,立之本原而知通于神,故其德广。其心之出,有物采之。故形非道不生,生非德不明。存形穷生,立德明道,非王德者邪!荡荡乎!忽然出,勃然动,而万物从之乎!此谓王德之人。视乎冥冥,听乎无声。冥冥之中,独见晓焉;无声之中,独闻和焉。故深之又深而能物焉;神之又神而能精焉。故其与万物接也,至无而供其求,时骋而要其宿,大小、长短、修远。”
黄帝游乎赤水之北,登乎昆仑之丘而南望。还归,遗其玄珠。使知索之而不得,使离朱索之而不得,使喫诟索之而不得也。乃使象罔,象罔得之。黄帝曰:“异哉,象罔乃可以得之乎?”
尧之师曰许由,许由之师曰啮缺,啮缺之师曰王倪,王倪之师曰被衣。尧问于许由曰:“啮缺可以配天乎?吾藉王倪以要之。”许由曰:“殆哉,圾乎天下!啮缺之为人也,聪明睿知,给数以敏,其性过人,而又乃以人受天。彼审乎禁过,而不知过之所由生。与之配天乎?彼且乘人而无天。方且本身而异形,方且尊知而火驰,方且为绪使,方且为物絯,方且四顾而物应,方且应众宜,方且与物化而未始有恒。夫何足以配天乎!虽然,有族有祖,可以为众父而不可以为众父父。治,乱之率也,北面之祸也,南面之贼也。”
尧观乎华,华封人曰:“嘻,圣人!请祝圣人,使圣人寿。”尧曰:“辞。”“使圣人富。”尧曰:“辞。”“使圣人多男子。”尧曰:“辞。”封人曰:“寿,富,多男子,人之所欲也。女独不欲,何邪?”尧曰:“多男子则多惧,富则多事,寿则多辱。是三者,非所以养德也,故辞。”封人曰:“始也我以女为圣人邪,今然君子也。天生万民,必授之职。多男子而授之职,则何惧之有?富而使人分之,则何事之有?夫圣人,鹑居而彀食,鸟行而无彰。天下有道,则与物皆昌;天下无道,则修德就闲。千岁厌世,去而上仙,乘彼白云,至于帝乡。三患莫至,身常无殃,则何辱之有?”封人去之,尧随之曰:“请问。”封人曰:“退已!”
尧治天下,伯成子高立为诸侯。尧授舜,舜授禹,伯成子高辞为诸侯而耕。禹往见之,则耕在野。禹趋就下风,立而问焉,曰:“昔尧治天下,吾子立为诸侯。尧授舜,舜授予,而吾子辞为诸侯而耕。敢问其故何也?”子高曰:“昔者尧治天下,不赏而民劝,不罚而民畏。今子赏罚而民且不仁,德自此衰,刑自此立,后世之乱自此始矣!夫子阖行邪?无落吾事!”俋俋乎耕而不顾。
泰初有无,无有无名。一之所起,有一而未形。物得以生谓之德;未形者有分,且然无间谓之命;留动而生物,物成生理谓之形;形体保神,各有仪则谓之性;性修反德,德至同于初。同乃虚,虚乃大。合喙鸣。喙鸣合,与天地为合。其合缗缗,若愚若昏,是谓玄德,同乎大顺。
夫子问于老聃曰:“有人治道若相放,可不可,然不然。辩者有言曰:‘离坚白,若县寓。’若是则可谓圣人乎?”老聃曰:“是胥易技系,劳形怵心者也。执留之狗成思,猿狙之便自山林来。丘,予告若,而所不能闻与而所不能言:凡有首有趾、无心无耳者众;有形者与无形无状而皆存者尽无。其动止也,其死生也,其废起也,此又非其所以也。有治在人。忘乎物,忘乎天,其名为忘己。忘己之人,是之谓入于天。”
将闾葂见季彻曰:“鲁君谓葂也曰:‘请受教。’辞不获命。既已告矣,未知中否。请尝荐之。吾谓鲁君曰:‘必服恭俭,拔出公忠之属而无阿私,民孰敢不辑!’”季彻局局然笑曰:“若夫子之言,于帝王之德,犹螳螂之怒臂以当车轶,则必不胜任矣!且若是,则其自为处危,其观台多物,将往投迹者众。”将闾葂覷觑然惊曰:“葂也汒若于夫子之所言矣!虽然,愿先生之言其风也。”季彻曰:“大圣之治天下也,摇荡民心,使之成教易俗,举灭其贼心而皆进其独志。若性之自为,而民不知其所由然。若然者,岂兄尧、舜之教民溟涬然弟之哉?欲同乎德而心居矣!”
子贡南游于楚,反于晋,过汉阴,见一丈人方将为圃畦,凿隧而入井,抱瓮而出灌,搰然用力甚多而见功寡。子贡曰:“有械于此,一日浸百畦,用力甚寡而见功多,夫子不欲乎?”为圃者仰而视之曰:“奈何?”曰:“凿木为机,后重前轻,挈水若抽,数如泆汤,其名为槔。”为圃者忿然作色而笑曰:“吾闻之吾师,有机械者必有机事,有机事者必有机心。机心存于胸中则纯白不备。纯白不备则神生不定,神生不定者,道之所不载也。吾非不知,羞而不为也。”子贡瞒然惭,俯而不对。有间,为圃者曰:“子奚为者邪?曰:“孔丘之徒也。”为圃者曰:“子非夫博学以拟圣,於于以盖众,独弦哀歌以卖名声于天下者乎?汝方将忘汝神气,堕汝形骸,而庶几乎!而身之不能治,而何暇治天下乎!子往矣,无乏吾事。”
子贡卑陬失色,顼顼然不自得,行三十里而后愈。其弟子曰:“向之人何为者邪?夫子何故见之变容失色,终日不自反邪?”曰:“始吾以为天下一人耳,不知复有夫人也。吾闻之夫子:事求可,功求成,用力少,见功多者,圣人之道。今徒不然。执道者德全,德全者形全,形全者神全。神全者,圣人之道也。托生与民并行而不知其所之,汒乎淳备哉!功利机巧必忘夫人之心。若夫人者,非其志不之,非其心不为。虽以天下誉之,得其所谓,謷然不顾;以天下非之,失其所谓,傥然不受。天下之非誉无益损焉,是谓全德之人哉!我之谓风波之民。”反于鲁,以告孔子。孔子曰:“彼假修浑沌氏之术者也。识其一,不识其二;治其内而不治其外。夫明白入素,无为复朴,体性抱神,以游世俗之间者,汝将固惊邪?且浑沌氏之术,予与汝何足以识之哉!”
谆芒将东之大壑,适遇苑风于东海之滨。苑风曰:“子将奚之?”曰:“将之大壑。”曰:“奚为焉?”曰:“夫大壑之为物也,注焉而不满,酌焉而不竭。吾将游焉!”苑风曰:“夫子无意于横目之民乎?愿闻圣治。”谆芒曰:“圣治乎?官施而不失其宜,拔举而不失其能,毕见其情事而行其所为,行言自为而天下化。手挠顾指,四方之民莫不俱至,此之谓圣治。”“愿闻德人。”曰:“德人者,居无思,行无虑,不藏是非美恶。四海之内共利之之谓悦,共给之之谓安。怊乎若婴儿之失其母也,傥乎若行而失其道也。财用有余而不知其所自来,饮食取足而不知其所从,此谓德人之容。”“愿闻神人。”曰:“上神乘光,与形灭亡,是谓照旷。致命尽情,天地乐而万事销亡,万物复情,此之谓混溟。”
门无鬼与赤张满稽观于武王之师,赤张满稽曰:“不及有虞氏乎!故离此患也。”门无鬼曰:“天下均治而有虞氏治之邪?其乱而后治之与?”赤张满稽曰:“天下均治之为愿,而何计以有虞氏为!有虞氏之药疡也,秃而施髢,病而求医。孝子操药以修慈父,其色燋然,圣人羞之。至德之世,不尚贤,不使能,上如标枝,民如野鹿。端正而不知以为义,相爱而不知以为仁,实而不知以为忠,当而不知以为信,蠢动而相使不以为赐。是故行而无迹,事而无传。
孝子不谀其亲,忠臣不谄其君,臣、子之盛也。亲之所言而然,所行而善,则世俗谓之不肖子;君之所言而然,所行而善,则世俗谓之不肖臣。而未知此其必然邪?世俗之所谓然而然之,所谓善而善之,则不谓之道谀之人也!然则俗故严于亲而尊于君邪?谓己道人,则勃然作色;谓己谀人,则怫然作色。而终身道人也,终身谀人也,合譬饰辞聚众也,是终始本末不相坐。垂衣裳,设采色,动容貌,以媚一世,而不自谓道谀;与夫人之为徒,通是非,而不自谓众人也,愚之至也。知其愚者,非大愚也;知其惑者,非不惑也。大惑者,终身不解;大愚者,终身不灵。三人行而一人惑,所适者,犹可致也,惑者少也;二人惑则劳而不至,惑者胜也。而今也以天下惑,予虽有祈向,不可得也。不亦悲乎!大声不入于里耳,折杨、皇荂(音hua1),则嗑然而笑。是故高言不止于众人之心;至言不出,俗言胜也。以二缶钟惑,而所适不得矣。而今也以天下惑,予虽有祈向,其庸可得邪!知其不可得也而强之,又一惑也!故莫若释之而不推。不推,谁其比忧!厉之人,夜半生其子,遽取火而视之,汲汲然唯恐其似己也。
百年之木,破为牺尊,青黄而文之,其断在沟中。比牺尊于沟中之断,则美恶有间矣,其于失性一也。跖与曾、史,行义有间矣,然其失性均也。且夫失性有五:一曰五色乱目,使目不明;二曰五声乱耳,使耳不聪;三曰五臭熏鼻,困惾(音zong1)中颡;四曰五味浊口,使口厉爽;五曰趣舍滑心,使性飞扬。此五者,皆生之害也。而杨、墨乃始离跂自以为得,非吾所谓得也。夫得者困,可以为得乎?则鸠囗(左“号号”右“鸟”)之在于笼也,亦可以为得矣。且夫趣舍声色以柴其内,皮弁鹬冠搢(音jin4)笏绅修以约其外。内支盈于柴栅,外重纆缴睆睆 然在纆缴之中,而自以为得,则是罪人交臂历指而虎豹在于囊槛,亦可以为得矣!

喜歡我們的網站請支持我們的發展
網站的設計與内容(c)版權2006-2017如果您想引用本網站上的内容,請同時加上至本站的鏈接:http://ctext.org/zh。請注意:嚴禁

ĐẠO TRỜI
(Thiên đạo)
Đạo trời vận hành không ngừng mà làm cho vạn vật sinh thành, đạo vua thi hành không ngừng mà thiên hạ qui phụ, đạo thánh thi hành không ngừng nên bốn bể khâm phục. Hiểu đạo trời thì hiểu đạo thánh và hiểu được đức của đế vương mọi thời và mọi nơi[1], mà hồn nhiên hành động một cách âm thầm, yên lặng[2]. Thánh nhân yên lặng, không phải vì coi sự yên lặng là tốt, mà vì lòng mình không bị vạn vật làm náo động. Nước mà tĩnh thì phản chiếu được râu và lông mày; mặt nó thật phẳng, có thể làm bình chuẩn cho thợ mộc được. Nước tĩnh mà còn sáng được [nghĩa là còn phản chiếu được các vật], huống hồ là tinh thần, cái tâm linh của thánh nhân. Tâm đó là tám gương của vũ trụ. Sự hư tĩnh, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là bình chuẩn của vũ trụ, mức chí cao của đạo đức. Cho nên các đế vương, thánh nhân để cho tâm thần nghỉ ngơi. Tâm thần nghỉ ngơi thì mới hư không, hư không thì đầy, đầy thì đủ[3]. Tâm thần hư không thì tĩnh, do cái tĩnh đó mà phát động thì việc nào cũng hợp nghi. Tĩnh thì vô vi, người trên mà vô vi thì người dưới làm tròn trách nhiệm.


Vô vi thì vui vẻ, vui vẻ thì không lo lắng gì cả mà trường thọ.


Hư tĩnh, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là gốc của vạn vật. Người hiểu lẽ đó mà trị dân là vua Nghiêu; người hiểu lẽ đó mà thờ vua là vua Thuấn. Theo đạo ấy mà ở ngôi cao thì là có cái đức của đế vương, thiên tử; còn ở ngôi thấp thì thành ông thánh tối tăm [ít người biết tới] hoặc ông vua không ngôi[4]. Theo đạo ấy mà ẩn cư, nhàn nhã ngao du thì được tất cả các kẻ sĩ yêu cảnh sông biển, núi rừng cảm phục. Theo đạo ấy mà tiến thân, giúp đời thì lập được sự nghiệp lớn, nổi danh và thống nhất được thiên hạ. [Theo đạo ấy,] tĩnh [nghĩa là ẩn cư] thì thành thánh, mà động [ra giúp đời] thì thành vua. Vô vi mà được tôn trọng, thuần phác mà không ai ganh với đức của mình được.


2


Hiểu rõ cái đức của trời đất thì là thấy được cái gốc lớn, cái tôn chỉ lớn, mà hoà hợp với trời; quân bình thiên hạ mà hoà hoà hợp với người. Hoà hợp với người thì vui, hoà hợp với trời thì chia cái vui với trời.


Trang tử bảo:


Hỡi đại tôn sư của tôi, đại tôn sư của tôi!
Người làm cho mọi vật điêu tàn mà không phải là tàn nhẫn,
Người gia ân cho tới vạn đại mà không phải là vì nhân.
Người có trước thời thượng cổ mà không phải là thọ,
Người che chở trời đất, đục đẽo mọi hình thể mà không phải là khéo;
Đó là cái vui của trời.[5]


Cho nên bảo: Ai biết được cái vui của trời thì sống là hành động thuận với trời, chết là biến hoá cũng như mọi vật, tĩnh thì cũng tịch mịch như khí âm, động thì cũng xô đẩy, biến thiên như khí dương. Ai biết được cái vui của trời thì không bị trời giận, không bị người chê, không bị luỵ vì vật, không bị quỉ thần trách.


Cho nên bảo: Người đó động thì như trời, tĩnh thì như đất, tâm thần hợp với vũ trụ mà làm vua thiên hạ, quỉ thần không gây hoạ được, tâm hồn không bao giờ mệt mỏi; tâm thần hợp với vũ trụ, vạn vật phải qui phục. Nghĩa là đem cái hư tĩnh truyền khắp vũ trụ, tới vạn vật; như vậy gọi là cái vui của trời. Cái vui của trời là cái lòng của thánh nhân để nuôi thiên hạ[6].


3


Cái đức tháo của đế vương là lấy trời làm căn bản, lấy đạo đức làm chủ, lấy vô vi làm qui tắc. Theo qui tắc vô vi thì trị được thiên hạ mà còn dư sức, nên hữu vi thì bị thiên hạ sai khiến mà vẫn không đủ sức. Cho cổ nhân rất trọng sự vô vi. Người trên mà vô vi, người dưới cũng vô vi nữa, thế là dưới cũng có đức như trên mà không có bề tôi nữa. Cũng vậy, nếu người dưới hữu vi, người trên cũng hữu vi, thế là trên dưới cùng một đạo, mà không có vua nữa. Vậy trên phải vô vi mà trị thiên hạ, dưới phải hữu vi để giúp thiên hạ, đó là luật bất di bất dịch[7]. Cho nên cổ nhân trị thiên hạ, tuy trí tuệ có thể bao quát thiên hạ mà không dùng nó để mưu tính gì cả; tài ngôn luận tuy có thể hơn cả thiên hạ mà cũng không dùng tới; tài năng tuy vượt cả mọi người trong bốn bể, mà cũng không dùng tới.


Trời không có ý sinh sản mà vạn vật tự nhiên sinh hoá, đất không có ý nuôi cho lớn mà vạn vật tự nhiên được nuôi lớn. Bậc đế vương vô vi mà thiên hạ tự nhiên thành công. Cho nên bảo không có gì thần diệu bằng trời, không có gì phong phú bằng đất, không có gì lớn bằng đế vương. Cho nên bảo đức của đế vương ngang với trời đất. Đó là cái đạo cưỡi trời đất, rong ruổi vạn vật, sai khiến mọi người.


4


Cái chính ở trong tay người trên, cái phụ trong tay người dưới; đại thể thuộc về vua, chi tiết thuộc về bề tôi. Quân đội và binh khí[8] là cái phụ của cái đức; thưởng phạt, lợi hại, ngũ hình[9] là cái phụ của giáo dục; lễ, pháp, điển chương, so sánh, thẩm sát, chức tước, là cái phụ của việc trị nước; tiếng chuông, tiếng trống, các đồ trang sức bằng bông, là cái phụ của nhạc; gào thét, thống thiết, phân biệt các tang phục là cái phụ của việc để tang. Năm cái phụ đó phải vận động tinh thần, tâm thuật mới có hiệu quả[10]. Đó là cái học thấp nhất [mạt học], cổ nhân cũng có người dùng, nhưng không cho là chính.


Vua đề xướng rồi bề tôi theo; cha đề xướng rồi con theo; anh đề xướng rồi em theo; già đề xướng rồi trẻ theo; trai đề xướng rồi gái theo; chồng đề xướng rồi vợ theo. Có quí có hèn; có trước có sau, đó là trật tự của trời đất; thánh nhân theo trật tự ấy. Trời cao, đất thấp, đó là vị trí của thần minh. Xuân hạ trước rồi mới tới thu đông, đó là trật tự của bốn mùa. Vạn vật sinh trưởng, hình trạng khác nhau, thịnh suy khác nhau, đó là dòng biến hoá của vũ trụ. Như trời đất cực thần minh kia mà còn có tôn ti, trước sau, huống hồ là người. Ở tôn miếu thì trọng những bậc vào hàng ông cha mình, ở triều đình thì trọng chức tước, ở hương đảng thì trọng người già, xử sự thì trọng người hiền, đó là trật tự của đại đạo[11]. Nói tới đạo mà không nói tới trật tự thì không còn là đạo nữa. Nói tới đạo mà không thi hành theo trật tự của đạo thì làm sao gọi là giữ đạo được?


Cổ nhân muốn làm sáng đại Đạo thì trước hết làm sáng cái luật trời (tự nhiên)[12], rồi tới Đạo và Đức; sau Đạo và Đức tới nhân nghĩa, rồi tới chức vụ, rồi tới danh phận; tuỳ tài năng mà giao nhiệm vụ, rồi quan sát [kẻ dưới làm việc ra sau], khen hay chê, thưởng hay phạt; như vậy người khôn kẻ ngu được đặt đúng chỗ, sang và hèn ở đúng địa vị, hiền tài và bất tài làm việc theo khả năng của mình. Phải chia ra nhiều hạng theo khả năng rồi tuỳ khả năng mà định danh phận. Phải theo cách ấy mà thờ người trên, nuôi kẻ dưới, trị dân và tu thân. Không dùng trí mưu mà cứ theo luật thiên nhiên, như vậy gọi là cực trị.


Sách có câu: “Phải phân biệt chức vụ và danh phận”. Người xưa đã phân biệt như vậy nhưng không cho đó là quan trọng. Người xưa luận về đại đạo cho sự phân biệt chức vụ và danh phận đứng vào hàng thứ năm, sự thưởng phạt đứng vào hàng thứ chín. Vội vàng mà xét tới sự phân biệt chức vụ và danh phận thì không biết được qui tắc của nó, vội vàng mà xét tới sự thưởng phạt thì không được biết nguyên do của nó. Như vậy là nói ngang, ngược với đạo, sẽ bị người khác cai trị mình chứ làm sao cai trị người được. Người nào vội vàng xét tới chức vụ và danh phận, thưởng và phạt, mới chỉ là biết khí cụ để cai trị, chứ không biết nguyên tắc cai trị, như vậy thì phải để cho thiên hạ sai khiến mình chứ không đáng sai khiến thiên hạ. Đó là hạng biện sĩ[13] chỉ biết được một thuật nào đó thôi. Cổ nhân biết rõ lễ pháp, chế độ, chức vụ và danh phận, cách thẩm sát. Đó là những cái người dưới dùng để thờ người trên, chứ không phải người trên dùng để nuôi người dưới.[14]
- Bệ hạ dụng tâm ra sao?


Vua Nghiêu đáp:


- Quả nhân không khinh hạng dân không biết kêu ca, không bỏ kẻ bần cùng, chia buồn với những gia đình có người chết, chung vui với những gia đình có trẻ con, thương xót đàn bà cô quả. Quả nhân dụng tâm như vậy.


- Tốt đẹp rồi đấy, nhưng chưa phải là vĩ đại.


- Vậy quả nhân phải làm sao nữa.


Ông Thuấn đáp:


- Ai hoà hợp với đức trời thì tuy hành động mà vẫn ở yên, như mặt trời mặt trăng chiếu khắp, bốn mùa vận hành, hết ngày đến đêm, mây tới thì mưa đổ.


- Chính sách của quả nhân phiền phức, đa sự thật. Như ông là hoà hợp với đức trời, quả nhân chỉ hợp với người thôi.


Người xưa cho trời đất là lớn. Vua Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn đều ca tụng đức của trời đất. Cho nên người xưa cai trị dân có làm gì khác là noi gương trời đất đâu.


6


Khổng Tử qua phương Tây[15] để gởi sách của mình vào đồ thư quán của nhà Chu. Môn đệ là Tử Lộ thưa:


- Con nghe nói có một vị giữ đồ thư quán tên là Lão Đam nay đã từ chức mà về vườn. Thầy muốn gởi sách vào đồ thư quán thì thử lại hỏi ông ấy xem sao.


Khổng Tử đáp:


- Ý kiến đó hay.


Rồi lại yết kiến Lão Đam. Lão Đam không chấp nhận. Khổng Tử bèn trình bày đại ý trong mười hai cuốn kinh[16] để thuyết phục Lão Đam.


Nghe xong và đồng ý rồi, Lão Đam bảo:


- Rườm quá, ông tóm tắt lại đại cương đi.


- Đại cương chỉ gồm nhân và nghĩa.


- Xin hỏi nhân và nghĩa có phải là bản tính con người không?


- Phải. Người quân tử không có nhân thì không hoàn thiện được, không có nghĩa thì không sống được. Nhân và nghĩa quả là bản tính con người, không có hai cái đó thì còn làm gì được nữa?


- Xin hỏi thế nào là nhân và nghĩa.


- Trong lòng vui vẻ yêu mến mọi người, không riêng tư, phân biệt, như vậy là nhân và nghĩa.


- A, cơ hồ là thuyết người ta bày đặt ra sau này [chứ hồi nguyên thuỷ, bản tính con người đâu phải vậy]. Nói tới kiêm ái chẳng phải là viễn vong ư? Rán cho vô tư, tức là còn cái ý thiên tư rồi đấy. Ông muốn cho thiên hạ còn được nuôi nấng không? Nếu muốn thì xét những luật nhất định của trời đất kìa. Mặt trăng mặt trời có ánh sáng riêng, tinh tú có hàng có lối, cầm thú có bầy có đàn, cây cối tự sinh trưởng được. Ông chỉ nên để cho mỗi loài thuận theo cái đức của mình mà phát triển hợp với đạo trời, như vậy sẽ hoàn thiện. Tại sao lại cứ đề cao nhân nghĩa, khác gì đánh trống để tìm người thất lạc vậy? Ông chỉ làm cho mê loạn bản tính con người thôi.[17]


7


Sĩ Thành Khỉ[18] lại yết kiến Lão tử, bảo:


- Nghe tiếng ông là một bậc thánh cho nên tôi không ngại đường xa tới đây xin yết kiến. Đi cả trăm ngày đường[19], chân chai lên mà không dám nghỉ. Bây giờ tôi thấy ông không phải là ông thánh. Chung quanh hang chuột thấy ông bỏ phí những rau thừa, như vậy là bất nhân. Những thức ăn sống và chín bày la liệt trước mặt, sao ông chất chứa nhiều đến thế?


Lão tử thản nhiên không đáp.


Hôm sau Sĩ Thành Khỉ trở lại yết kiến, bảo:


- Hôm qua tôi chỉ trích ông, hôm nay tôi thấy trong lòng không yên. Sao vậy?


Lão tử đáp:


- Người ta có khen tôi là khôn khéo, sáng suốt, thần hay thánh, tôi cũng không quan tâm tới; và hôm qua chú có gọi tôi là bò, là ngựa, ừ thì là bò, là ngựa. Người ta cho tôi một cái tên, nếu xứng, mà tôi không nhận thì bị người ta chê trách tới hai lần. Thái độ tôi lúc nào cũng an nhiên, không miễn cưỡng.


Sĩ Thành Khỉ [xấu hổ] đi ngang ngang dang ra, tránh dẫm lên bóng của Lão tử, rồi vội vàng[20] quay trở lại, tới gần Lão tử, hỏi về cách tu thân. Lão tử đáp:


- Nét mặt chú kiêu căng, mắt chú láo liên, trán chú dồ, miệng chú rộng, thái độ chú tự cao, chú như con ngựa đang chạy mà bị cột lại; chú hung hăng muốn hành động nhưng nên tự kìm lại, chú muốn bật ra như cái máy, chú nhận xét, tự biết rằng mình trí xảo, nên có thái độ kiêu căng. Không tin tôi thì cứ coi bọn ăn trộm ở biên giới sẽ biết[21].


8


Lão tử bảo:


- Đạo lớn tới nỗi không biết đâu là cùng, mà nhỏ tới nỗi không sót một vật nào. Cho nên vạn vật đều có đủ trong đó. Nó rộng tới nỗi cái gì cũng dung nạp được, sâu tới nỗi không ai dò được. Hình thể, đạo đức, nhân nghĩa chỉ là những nhánh nhỏ của tinh thần, chỉ bậc chí nhân mới cho chúng một định nghĩa được[22]. Chỉ bậc chí nhân làm chủ được thế giới mà không bị luỵ về nó; mọi người đều tranh nhau quyền bính, chí nhân thì không dự vào. Chí nhân giữ kĩ cái Đạo, không vì lợi lộc mà đổi lòng. Biết rõ được bản chân của sự vật, giữ được cái bản nguyên chung, cho nên vượt được trời đất, bỏ lại vạn vật mà tinh thần hoàn toàn tự do. Chí nhân hiểu Đạo, hợp nhất với Đức, gạt nhân nghĩa ra, bỏ lễ nhạc, nên lòng được yên tĩnh.


9


Cái đạo mà người đời quí được chép ở trong sách. Sách chẳng qua chỉ là lời. Lời sở dĩ quí là nhờ ý. Ý tuỳ thuộc một cái gì không dùng lời mà truyền được. Nhưng người đời quí lời mà truyền lại trong sách. Mặc dù mọi người quí sách, tôi vẫn cho nó không đáng quí, vì cái mà người ta quí trong sách, tôi cho không phải là quí. Nhìn mà thấy được là hình và sắc; nghe mà thấy được là tên và tiếng. Buồn thay! Người đời cho rằng hình và sắc; tên và tiếng diễn được chân tính của sự vật. [Điều đó không đúng], vì người biết thì không nói, người nói thì không nói. Người đời đâu hiểu được lẽ ấy.


Một hôm vua [Tề] Hoàn công đọc sách ở trên nhà, người đóng xe tên Biển đang đẽo bánh xe ở dưới sân, bỏ cái búa cái đục, bước lên hỏi Hoàn công:


- Kính hỏi nhà vua đọc đó là những lời gì vậy?


Hoàn công đáp:


- Lời thánh nhân.


- Những thánh nhân đó còn sống không?


- Chết cả rồi.


- Vậy là nhà vua đọc đó là đọc cái cặn bã của cổ nhân.


- Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử.


Người đóng xe đáp:


- Thần xin lấy nghề của thần làm thí dụ: Thần đẽo bánh xe mà chầm chậm thì ngọt tay mà không bén; nếu đẽo mau thì mệt sức mà không vô[23]. Phải đừng chậm, đừng mau, vừa với tay mình và hợp với lòng mình. Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần. Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy. Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.

[1] Nguyên văn: Lục thông, tứ tịch. Lục thông là trên dưới, đông tây nam bắc; tứ tịch là bốn mùa.
[2] Nghĩa là hành động một cách vô tâm, không ai thấy, biết (vì hợp với tự nhiên).
[3] Nguyên văn: hư tắc thực, thực giả luân hĩ. Vương Thúc Mân bảo chữ luân đó phải sửa là bị (đủ). Có sách giữ chữ luân và dịch là: hư thì hợp với đạo chân thực, đạo chân thực là luân lí tự nhiên.
[4] Nguyên văn: tố vương. Danh từ này xuất hiện trong đời Hán. Khổng Tử được coi là một vị tố vương.
[5] Đoạn này chỉ khác đoạn trong Đại tôn sư – 6 có vài chữ. Khác nhiều nhất là cuối câu này. Trong Đại tôn sư, đây là lời của Hứa Do, nghĩa là lời Trang tử tự đặt vào miệng Hứa Do.
[6] Nguyên văn: thánh nhân chi tâm dĩ súc thiên hạ dã. L.K.h. dịch là: cái lòng của thánh nhân được duy trì trong vũ trụ. Âu Dương Tu, một văn hào đời Tống chê đoạn này viết dở quá.
[7] V.P.C. bảo: Đây không phải là ý nghĩa vô vi của Lão, Trang, mà có lẽ là tư tưởng của Lí Tư dưới đời Tần Thuỷ Hoàng.
[8] Nguyên văn: tam quân, ngũ binh: ba đạo quân và năm thứ binh khí; mỗi thuyết một khác, đại khái là cung, tên, cái mâu, ngọn giáo, cây kích.
[9] Ngũ hình: mỗi thuyết một khác, đại khái là tội chết, tội đày có hạn, đày không hạn, giam, phạt tiền.
[10] Có lẽ tác giả muốn nói: nếu chỉ có hình thức thì không có hiệu quả.
[11] Rõ ràng bài này do một người theo đạo Nho viết.
[12] Nguyên văn là thiên.
[13] Tức như hạng Tô Tần, Trương Nghi.
[14] Đây rõ ràng là lời của bọn hình danh gia, mà có pha chút tư tưởng Nho giáo, chứ không phải tư tưởng của Trang tử.
[15] Vì Lỗ, quê hương của Khổng Tử ở phương Đông, Chu ở phương Tây.
[16] Khổng Tử chỉ có lục kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, Dịch; thêm sáu cuốn nữa mới mười hai. Sáu cuốn vĩ này do người Hán viết, vậy bài này rõ ràng là của đời Hán. Kinh chính nghĩa là dọc, chính nghĩa là ngang. Vĩ thư là những sách mượn nghĩa trong các kinh để giảng về những phù pháp, bói toán.
[17] Đây chỉ là truyện tưởng tượng, chắc là viết sau cái hoạ đốt sách đời Tần Thuỷ Hoàng.
[18] Cũng đọc là Ỷ.
[19] Nguyên văn: bách xá là [phải nghỉ ở] trăm quán trọ ban đêm.
[20] Nguyên văn: lí hành là đi giày hay dép. Theo lễ phải để giày dép ở ngoài. Sĩ Thành Khỉ mất bình tĩnh nên quên điều đó.
[21] Nguyên văn: Phàm dĩ bất tín, biên cánh hữu nhân yên, kì danh vi thiết. Câu này tối nghĩa. Có sách dịch là: Những hành vi ấy đều trái tự nhiên. Ở biên giới có hạng người [như vậy], người ta gọi là kẻ trộm.
[22] Nguyên văn: (phi chí nhân) thục năng định chi. L.K.h. dịch như vậy, tôi thấy không ổn. H.C.H. dịch là: ai có thể định tâm vào thái độ vô vi được? Theo tôi Hoàng cũng đoán mò nữa. Tiền Mục giảng: mới làm cho chúng ngưng tụ, kết thành được. Tôi vẫn không hiểu.
[23] Có thể hiểu là làm dối trá, khó lắp bánh vô.
hết: Chương XIII , xem tiếp: Chương XIV
天道》

提到《天道》的书籍 电子图书馆

《庄子》第13章 天道


天道运而无所积,故万物成;帝道运而无所积,故天下归;圣道运而无所积,故海内服。明于天,通于圣,六通四辟于帝王之德者,其自为也,昧然无不静者矣!圣人之静也,非曰静也善,故静也。万物无足以挠心者,故静也。水静则明烛须眉,平中准,大匠取法焉。水静犹明,而况精神!圣人之心静乎!天地之鉴也,万物之镜也。夫虚静恬淡寂漠无为者,天地之平而道德之至也。故帝王圣人休焉。休则虚,虚则实,实则伦矣。虚则静,静则动,动则得矣。静则无为,无为也,则任事者责矣。无为则俞俞。俞俞者,忧患不能处,年寿长矣。夫虚静恬淡寂漠无为者,万物之本也。明此以南乡,尧之为君也;明此以北面,舜之为臣也。以此处上,帝王天子之德也;以此处下,玄圣素王之道也。以此退居而闲游,江海山林之士服;以此进为而抚世,则功大名显而天下一也。静而圣,动而王,无为也而尊,朴素而天下莫能与之争美。夫明白于天地之德者,此之谓大本大宗,与天和者也。所以均调天下,与人和者也。与人和者,谓之人乐;与天和者,谓之天乐。庄子曰:“吾师乎,吾师乎!赍万物而不为戾;泽及万世而不为仁;长于上古而不为寿;覆载天地、刻雕众形而不为巧。”此之谓天乐。故曰:知天乐者,其生也天行,其死也物化。静而与阴同德,动而与阳同波。故知天乐者,无天怨,无人非,无物累,无鬼责。故曰:其动也天,其静也地,一心定而王天下;其鬼不祟,其魂不疲,一心定而万物服。言以虚静推于天地,通于万物,此之谓天乐。天乐者,圣人之心以畜天下也。
夫帝王之德,以天地为宗,以道德为主,以无为为常。无为也,则用天下而有余;有为也,则为天下用而不足。故古之人贵夫无为也。上无为也,下亦无为也,是下与上同德。下与上同德则不臣。下有为也,上亦有为也,是上与下同道。上与下同道则不主。上必无为而用下,下必有为为天下用。此不易之道也。
故古之王天下者,知虽落天地,不自虑也;辩虽雕万物,不自说也;能虽穷海内,不自为也。天不产而万物化,地不长而万物育,帝王无为而天下功。故曰:莫神于天,莫富于地,莫大于帝王。故曰:帝王之德配天地。此乘天地,驰万物,而用人群之道也。
本在于上,末在于下;要在于主,详在于臣。三军五兵之运,德之末也;赏罚利害,五刑之辟,教之末也;礼法度数,刑名比详,治之末也;钟鼓之音,羽旄之容,乐之末也;哭泣衰絰,隆杀之服,哀之末也。此五末者,须精神之运,心术之动,然后从之者也。末学者,古人有之,而非所以先也。君先而臣从,父先而子从,兄先而弟从,长先而少从,男先而女从,夫先而妇从。夫尊卑先后,天地之行也,故圣人取象焉。天尊地卑,神明之位也;春夏先,秋冬后,四时之序也;万物化作,萌区有状,盛衰之杀,变化之流也。夫天地至神矣,而有尊卑先后之序,而况人道乎!宗庙尚亲,朝廷尚尊,乡党尚齿,行事尚贤,大道之序也。语道而非其序者,非其道也。语道而非其道者,安取道哉!
是故古之明大道者,先明天而道德次之,道德已明而仁义次之,仁义已明而分守次之,分守已明而形名次之,形名已明而因任次之,因任已明而原省次之,原省已明而是非次之,是非已明而赏罚次之,赏罚已明而愚知处宜,贵贱履位,仁贤不肖袭情。必分其能,必由其名。以此事上,以此畜下,以此治物,以此修身,知谋不用,必归其天。此之谓大平,治之至也。故书曰:“有形有名。”形名者,古人有之,而非所以先也。古之语大道者,五变而形名可举,九变而赏罚可言也。骤而语形名,不知其本也;骤而语赏罚,不知其始也。倒道而言,迕道而说者,人之所治也,安能治人!骤而语形名赏罚,此有知治之具,非知治之道。可用于天下,不足以用天下。此之谓辩士,一曲之人也。礼法数度,形名比详,古人有之。此下之所以事上,非上之所以畜下也。
昔者舜问于尧曰:“天王之用心何如?”尧曰:“吾不敖无告,不废穷民,苦死者,嘉孺子而哀妇人,此吾所以用心已。”舜曰:“美则美矣,而未大也。”尧曰:“然则何如?”舜曰:“天德而出宁,日月照而四时行,若昼夜之有经,云行而雨施矣!”尧曰:“胶胶扰扰乎!子,天之合也;我,人之合也。”夫天地者,古之所大也,而黄帝、尧、舜之所共美也。故古之王天下者,奚为哉?天地而已矣!
孔子西藏书于周室,子路谋曰:“由闻周之征藏史有老聃者,免而归居,夫子欲藏书,则试往因焉。”孔子曰:“善。”往见老聃,而老聃不许,于是繙(音fan2)十二经以说。老聃中其说,曰:“大谩,愿闻其要。”孔子曰:“要在仁义。”老聃曰:“请问:仁义,人之性邪?”孔子曰:“然,君子不仁则不成,不义则不生。仁义,真人之性也,又将奚为矣?”老聃曰:“请问:何谓仁义?”孔子曰:“中心物恺,兼爱无私,此仁义之情也。”老聃曰:“意,几乎后言!夫兼爱,不亦迂夫!无私焉,乃私也。夫子若欲使天下无失其牧乎?则天地固有常矣,日月固有明矣,星辰固有列矣,禽兽固有群矣,树木固有立矣。夫子亦放德而行,遁遁而趋,已至矣!又何偈偈乎揭仁义,若击鼓而求亡子焉!意,夫子乱人之性也。”
士成绮见老子而问曰:“吾闻夫子圣人也。吾固不辞远道而来愿见,百舍重趼而不敢息。今吾观子非圣人也,鼠壤有余蔬而弃妹,不仁也!生熟不尽于前,而积敛无崖。”老子漠然不应。士成绮明日复见,曰:“昔者吾有剌于子,今吾心正郤矣,何故也?”老子曰:“夫巧知神圣之人,吾自以为脱焉。昔者子呼我牛也而谓之牛;呼我马也而谓之马。苟有其实,人与之名而弗受,再受其殃。吾服也恒服,吾非以服有服。”士成绮雁行避影,履行遂进,而问修身若何。老子曰:“而容崖然,而目冲然,而颡囗(左上“月”左下“廾”右“页”)然,而口阚然,而状义然。似系马而止也,动而持,发也机,察而审,知巧而睹于泰,凡以为不信。边竟有人焉,其名为窃。”
老子曰:“夫道,于大不终,于小不遗,故万物备。广广乎其无不容也,渊渊乎其不可测也。形德仁义,神之末也,非至人孰能定之!夫至人有世,不亦大乎,而不足以为之累;天下奋柄而不与之偕;审乎无假而不与利迁;极物之真,能守其本。故外天地,遗万物,而神未尝有所困也。通乎道,合乎德,退仁义,宾礼乐,至人之心有所定矣!”
世之所贵道者,书也。书不过语,语有贵也。语之所贵者,意也,意有所随。意之所随者,不可以言传也,而世因贵言传书。世虽贵之,我犹不足贵也,为其贵非其贵也。故视而可见者,形与色也;听而可闻者,名与声也。悲夫!世人以形色名声为足以得彼之情。夫形色名声,果不足以得彼之情,则知者不言,言者不知,而世岂识之哉!
桓公读书于堂上,轮扁斫轮于堂下,释椎凿而上,问桓公曰:“敢问:“公之所读者,何言邪?”公曰:“圣人之言也。”曰:“圣人在乎?”公曰:“已死矣。”曰:“然则君之所读者,古人之糟粕已夫!”桓公曰:“寡人读书,轮人安得议乎!有说则可,无说则死!”轮扁曰:“臣也以臣之事观之。斫轮,徐则甘而不固,疾则苦而不入,不徐不疾,得之于手而应于心,口不能言,有数存乎其间。臣不能以喻臣之子,臣之子亦不能受之于臣,是以行年七十而老斫轮。古之人与其不可传也死矣,然则君之所读者,古人之糟粕已夫!”

Chương XIV

SỰ VẬN CHUYỂN CỦA TRỜI
(Thiên vận)
1
 Trời có vận chuyển không? Đất có đứng im không? Mặt trời mặt trăng có tranh chỗ với nhau không? Ai làm chủ tể cái đó? Ai duy trì cái đó? Ai vô sự mà đẩy cái đó, khiến nó chạy? Hoặc giả có một cái máy bí mật bất đắc dĩ chạy hoài chăng? Hay là vũ trụ tự nhiên vận chuyển mà không tự ngưng được chăng? Mưa là do mây chăng? Hay mây là do mưa? Ai làm mưa đổ? Ai vô sự mà cao hứng gây ra cái đó? Gió nổi ở phương Bắc, khi thì thổi qua Tây, khi thì thổi qua Đông, có lúc lại xoáy ốc, mà cuốn lên cao. Ai hô hấp mà thành như vậy? Ai vô sự mà hướng gió về phía này phía khác và làm nó ngừng? Xin hỏi ông nguyên do ở đâu. Thầy bói Hàm Triêu[1] đáp: - Lại đây tôi giảng cho nghe. Trời có lục cực (trên dưới và bốn phương) và ngũ thường (tức ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Bậc đế vương mà thuận theo những cái đó thì thiên hạ bình trị, nếu không thì nguy, loạn. Những việc trong cửu châu [tức Trung Hoa] có trật tự, thành công, mà đạo đức thì đủ, chiếu khắp mọi nơi, mọi người đều theo, đó các bậc thượng hoàng [đức cao hơn đế vương] trị dân như vậy.
2
 Viên thái tể triều Thương [tức triều Tống, vì Tống là hậu duệ của Thương], tên là Đãng hỏi Trang tử về đức nhân. Trang tử đáp: - Hùm sói là nhân đấy. - Sao vậy? - Cha con chúng yêu nhau, chẳng nhân là gì. - Xin hỏi thế nào là chí nhân? - Chí nhân thì không nghĩ tới cha mẹ. Thái tể hỏi: - Đãng tôi nghe nói không nghĩ tới cha mẹ thì không yêu cha mẹ, không yêu cha mẹ là bất hiếu. Có thể bảo chí nhân thì bất hiếu được không? Trang tử đáp: - Không phải vậy. Chí nhân là một đức rất cao, không thể dùng đức hiếu mà xét nó được. Lời ông nói đó không phải là vượt được mà là chưa đạt được đức hiếu. Một người đi về phương Nam, tới kinh đô của Sở là Dĩnh, quay về phương Bắc không thấy núi Ninh[2] là tại sao? Tại tiến về phương Nam quá xa rồi. Cho nên bảo rằng: “Làm con kính trọng cha mẹ dễ hơn là thương yêu cha mẹ; thương yêu cha mẹ thì dễ hơn quên cha mẹ; quên cha mẹ lại dễ hơn là làm sao cho cha mẹ quên mình; làm sao cho cha mẹ quên mình đi lại dễ hơn mình quên hết được thiên hạ[3]; quên hết được thiên hạ lại dễ hơn là làm sao cho thiên hạ quên mình đi. Người như vậy bỏ hết đức của vua Nghiêu, vua Thuấn, tự nhiên mà vô vi, ân huệ truyền đến muôn đời mà thiên hạ không ai biết, đâu phải như hạng than thở về đạo đức mà khuyên nhân với hiếu? Hiếu để, nhân nghĩa, trung tín, trinh, liêm đều là miễn cưỡng uốn nắn bản tính, có gì đâu mà khen? [4] Cho nên bảo: “Bậc chí quí thì coi thường tất cả các chức tước trong nước; bậc chí phú coi thường tất cả của cải trong nước; bậc cực vẻ vang[5] thì coi thường tất cả các danh dự ở đời. Bởi vậy Đạo vĩnh cữu bất biến”[6].
3
 Bắc Môn Thành [một bề tôi của Hoàng Đế] hỏi Hoàng Đế: - Khi bệ hạ tấu khúc Hàm Trì ở cánh đồng Động Đình[7], mới nghe thần thấy sợ, rồi sau nghe thấy thơ thới trong lòng, sau cùng thấy quên bản thân đi, hoang mang, lẳng lặng, tinh thần bất định.  Hoàng Đế bảo: - Ngươi gần hiểu được khúc đó. Ta tấu khúc đó vì người, ta chứng nghiệm nó với trời, thi hành nó theo lễ nghĩa, dựng nó bằng cái cực thanh khiết [tức Đạo trời]. Thứ nhạc toàn thiện thì trước hết ứng với nhân sự, thuận với thiên lí, tiến hành theo ngũ đức [tức ngũ hành: kim mộc thuỷ hoả thổ], hợp với tự nhiên. Rồi sau nó điều lí bốn mùa, hoà hợp với vạn vật. Bốn mùa nối tiếp nhau, vạn vật kế nhau sinh sản. Cứ một thời thịnh tớo một thời suy, văn rồi tới võ [tức trị rồi tới loạn], trong rồi đục, âm dương điều hoà, ánh sáng đầy tràn, thanh âm dào dạt[8]. Các côn trùng ngủ ở dưới đất [đông miên] nghe tiếng nhạc mà thức dậy, nghe tiếng sấm tiếng sét của ta mà kinh hoảng. Thanh âm liên tục không biết ngắt ở đâu, bắt đầu ở đâu, thanh âm này tắt thì thanh âm khác phát, cứ đưa vút lên rồi hạ xuống như một dòng bất tuyệt, biến hoá bất ngờ. Vì vậy mà ngươi sợ. Rồi ta lại tấu theo điệu âm dương hoà hợp, đem ánh sáng mặt trời mặt trăng chiếu vào, thanh âm khi ngắn khi dài, khi nhu khi cương, biến hoá hợp tiết, không theo hoài một điệu, vang lừng trong hang trong khe, làm bế tắc cảm quan, ngưng trệ tinh thần, tuỳ theo nhịp điệu của vạn vật, nghe thấy rộng lớn và cao sáng. Cho nên quỉ thần giữ chỗ u minh, còn mặt trăng mặt trời, tinh tú theo kĩ cương mà vận hành. Chỗ nào hết thì ta ngưng rồi dòng thanh âm lại tiếp tục tới vô cùng. Ta suy nghĩ về nó mà không hiểu, nhìn nó mà không thấy, đuổi theo mà không kịp. Ta thảng thốt đứng ở một ngả tư hư vô, tựa vào một cây ngô đồng khô mà hát. Mắt ta không đủ sáng để thấy cái ta muốn thấy, sức ta không đủ mạnh để đuổi kịp cái ta muốn đuổi. Trong thân thể ta toàn là hư không, ta uyển chuyển theo tự nhiên; ngươi nghe nhạc cũng uyển chuyển theo tự nhiên cho nên thấy thơ thới. Sau cùng ta phát ra thanh âm rất hoạt, điều hoà chúng bằng luật tự nhiên, cho nên thanh âm dồn dập, du dương mà vô hình, lan rộng ra mà không miễn cưỡng, trầm trầm tựa như vô thanh. Chúng phát động ở ngoài không trung, ngưng lại ở chỗ thăm thẳm tối tăm. Lúc thì chúng như chết, lúc thì như sống, lúc như quả, lúc như hoa, lúc chảy, lúc ngừng, lúc tán, lúc tụ, biến đổi hoài. Ai nghi ngờ điều đó, cứ hỏi bậc thánh thì biết. Thánh là bậc nhận được bản tính của mình và thuận theo nó. Thiên cơ phát mà ngũ quan đều đủ, như vậy là “cái vui của trời”, không nói mà lòng vui. Cho nên vua Hữu Diễm khen nhạc đó rằng: “Nghe không thấy tiếng, nhìn không thấy hình; nó đầy cả trời đất, trùm cả vũ trụ”. Ngươi muốn nghe nó mà không muốn tiếp nó, nên hoang mang, quên bản thân đi. Nhạc của ta bắt đầu từ sự kinh hoảng, kinh hoảng gây nên tai ương; rồi sau thơ thới, thơ thới gây nên sự thuần hoà; sau cùng làm cho tâm hồn hoang mang, hoang mang gây sự ngu muội. Ngu muội, không dùng trí tuệ thì gần được Đạo. Đạo có thể chở người và dắt người đi khắp nơi.
4
 Khổng Tử qua phía Tây tới nước Vệ. Nhan Uyên [tức Nhan Hồi] hỏi thái sư nước Lỗ, tên là Kim: - Ông nghĩ sao về hành vi của thầy tôi? - Tiếc thay! Thầy ông sẽ bị khốn cùng mất. - Tại sao? - Chó rơm, khi chưa bày để cúng tế thì được cất kĩ trong rương, bao kĩ bằng gấm thêu, bọn thân chủ, thầy cúng trai giới rồi mới đem nó ra. Khi đã bày cúng xong rồi thì người đi ngang qua dẫm lên đầu lên lưng nó, người cắt cỏ lượm nó về chụm. Nếu [còn tiếc] đem về cất lại trong rương, bao bằng gấm thêu mà đi đứng, nằm ngồi bên cạnh nó thì không bị ác mộng cũng bị bóng đè. Nay thầy ông lượm những con chó rơm mà tiên vương đã dùng để cúng tế rồi, họp môn sinh mà cùng nhau đi đứng, nằm ngồi bên cạnh những con chó rơm đó. Vì vậy mà ở Tống bị cái hoạ “chặt cây”[9], bị cái nhục cấm vô nước Vệ[10]; và bị cùng khốn ở Thương, Chu; đó chẳng phải là ác mộng của thầy ông ư?  Đi trên sông nước thì không gì bằng dùng thuyền, đi trên bộ thì không gì bằng dùng xe. Nếu đẩy thuyền đi trên bộ thì cả đời chỉ tiến được vài thước. Xưa với nay khác nhau cũng như trên nước và trên bộ, mà nước Chu và nước Lỗ chẳng khác nhau như thuyền với xe ư? Nay đem pháp độ nước Chu áp dụng vào Lỗ thì không khác gì muốn đi bằng thuyền trên bộ. Mệt sức mà không có kết quả, thân sẽ bị tai hoạ. Thầy của ông chưa biết cái tính cách vô thường của mọi truyền thống và cái phép thích ứng với hoàn cảnh để tránh tai hoạ. Ông có biết cái cần để lấy nước không?[11] Kéo nó thì hạ xuống, thả ra thì nó ngỏng lên. Nó luôn luôn bị người ta kéo chớ không hề kéo người ta. Cho nên không ai trách nó lúc thì hạ xuống lúc thì ngỏng lên. Cho nên lễ nghi, pháp độ các đời Tam Hoàng [Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng], Ngũ Đế [Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn] không cần giống nhau mà cốt trị được thiên hạ, như trái “tra”, trái lê, trái quất, trái bưởi vị tuy khác nhau mà đều ngon miệng. Cho nên lễ nghĩa phải biến đổi cho hợp thời. Nay lấy áo của Chu công mà bắt vượn, khỉ mặc thì tất chúng cắn xé ra từng mảnh rồi mới thoả lòng. Đời xưa và đời nay khác nhau cũng như con vượn con khỉ khác ông Chu công vậy. Nàng Tây Thi đau tim mà nhăn mặt, một người xấu xí trong làng thấy vậy cho là đẹp, rán bắt chước, cũng ôm ngực mà nhăn mặt. Những người hàng xóm giàu có thấy vậy, đóng cửa kĩ, không ra khỏi nhà, còn người nghèo dắt vợ, bồng con bỏ chạy. Người đàn bà xấu xí kia không biết rằng nàng Tây Thi nhăn mặt mà đẹp chính là vì nàng vốn đẹp. Vậy thầy của ông sẽ bị khốn cùng mất.
5
 Đã năm mươi mốt tuổi, mà vẫn chưa được nghe về Đạo, nên Khổng Tử đi xuống đất Bái ở phương Nam để yết kiến Lão Đam. Lão Đam bảo: - Ông lại đấy ư? Tôi nghe nói ông là người hiền phương Bắc. Ông hiểu Đạo không? Khổng Tử đáp: - Tôi chưa hiểu. - Ông tìm Đạo cách nào? - Tôi tìm Đạo trong độ số[12], năm năm mà không được. - Rồi làm sao nữa? - Rồi tôi tìm nó trong âm dương, mười hai năm mà không được. Trời có vận chuyển không? Đất có đứng im không? Mặt trời mặt trăng có tranh chỗ nhau không? Ai làm chủ tể cái đó? Ai duy trì cái đó? Ai vô sự mà đẩy cái đó, khiến nó chạy? Hoặc giả có cái máy bí mật bất đắc dĩ chạy hoài không? Hay vũ trụ tự nhiên vận chuyển mà không tự ngừng được chăng? Mưa là do mây chăng? Hay mây là do mưa? Ai làm cho mưa đổ? Ai vô sự mà cao hứng gây ra cái đó? Gió nổi ở phương Bắc, khi thì thổi qua Tây, khi thì thổi qua Đông, có lúc lại xoáy ốc, mà cuốn lên cao. Ai hô hấp mà thành như vậy? Ai vô sự mà hướng gió về phía này phía khác và làm nó ngừng? Xin hỏi ông nguyên do ở đâu? Lão Đam bảo: - Dĩ nhiên. Nếu Đạo có thể dâng cho người khác được thì ai cũng dâng nó lên vua rồi; nếu có thể tặng được thì ai cũng tặng nó cho cha mẹ rồi; nếu nó có thể bảo cho người khác hay được thì ai cũng đem nó cho con cháu rồi. Nhưng không được. Nguyên do như vầy: Trong lòng không có bản chất của Đạo thì Đạo không lưu lại trong đó được; ngoài không phối hợp với đối tượng thì Đạo không vận hành được. Nếu phát động ở trong mà ngoài không tiếp thu được thì thánh đức[13] không hiện; nếu phát động ở ngoài mà trong lòng không có sẵn bản chất của Đạo thì thánh đức không lưu lại. Danh vọng là do người khác cho mình[14], không nên nhận nhiều quá. Nhân và nghĩa là quán trọ của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu, ở lâu thì bị nhiều điều trách móc[15]. Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ (chớ không ở đó lâu), thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập. Tiêu dao thì vô vi, sống đạm bạc thì dễ thoả mãn, độc lập thì không bị tổn thất. Đời xưa cho như vậy là giữ được bản chân. Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc; ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh; ai nhắm quyền thế thì không nhượng quyền bính cho người được; nắm giữ nó thì run sợ mà buông ra thì rầu rĩ. Những người đó không có gì để tự răn mà hãm bớt thị dục, họ bị trời hành hạ. Oán, ân, lấy, cho, khuyên răn, dạy bảo, sinh, sát, tám cái đó là khí cụ của chính quyền. Chỉ người nào thuận theo sự biến hoá tự nhiên là dùng được những khí cụ ấy. Cho nên bảo: “Tự sửa mình cho ngay rồi mới cai trị được người”. Trong lòng không theo qui tắc ấy thì thiên cơ không mở ra đâu.
6
 Khổng Tử lại yết kiến Lão Đam, thảo luận về nhân, nghĩa. Lão Đam bảo: - Khi sàng sảy, cám bay lên làm mờ mắt và ta có cảm tưởng trời đất và bốn phương đổi chỗ hết. Bị muỗi mòng chích da thì suốt đêm trằn trọc. Nhân nghĩa làm tổn hại bản tính, mê hoặc tâm trí, không có loạn nào lớn hơn. Nếu ông muốn cho thiên hạ giữ được bản tính chất phác thì ông nên hành động như ngọn gió tự nhiên thổi kia, hợp với đạo đức nguyên thuỷ, chứ đừng đề cao nhân nghĩa như người ta đánh trống để tìm đứa trẻ thất lạc. Con thiên nga mỗi ngày mỗi tắm đâu mà lúc nào cũng trắng; con quạ mỗi ngày mỗi bôi đen đâu mà lúc nào cũng đen. Trắng và đen đều là màu tự nhiên, không cần phân biệt xấu đẹp. Ngưỡng mộ danh dự là tỏ rằng có óc hẹp hòi. Khi suối cạn thì cá trốn với nhau trong bùn, phà hơi lẫn cho nhau, phun dãi nhớt vào nhau, như vậy sao bằng ở sông hồ mà quên nhau.[16]
°
 Khổng Tử lần đó yết kiến Lão Đam về, ba ngày không nói năng gì cả. Môn đệ hỏi: - Thầy đi thăm Lão Đam, khuyên ông ta điều gì vậy? Khổng Tử đáp: - Thầy đã được thấy con rồng. Rồng thu mình lại thì thành một khối, duỗi ra thì thành những hình đẹp. Nó cưỡi mây, không khí, phối hợp âm dương. Thầy há hốc miệng ra mà không khép lại được, nói chi tới khuyên với bảo. Tử Cống nói: - Như vậy là có hạng người lúc thì yên lặng không nhúc nhích như thần chủ, lúc thì biến hoá như con rồng, lúc thì vang như sấm sét, lúc thì trầm mặc như vực thẳm, phát động [không sao đoán được] như trời đất chăng? Con có thể lại thăm ông ấy được không? Rồi Tử Cống lấy danh nghĩa Khổng Tử tới yết kiến Lão Đam. Lão Đam ngồi trên nhà mà tiếp, hỏi nho nhỏ: - Tôi già rồi, em có điều gì chỉ bảo cho tôi? Tử Cống đáp: - Tam vương ngũ đế[17] trị dân mỗi người một cách, nhưng thanh danh ngang nhau. Nhưng tại sao riêng tiên sinh cho những vị ấy không phải là bậc thánh?  - Lại đây em. Tại sao em bảo các ông ấy trị dân mỗi người một khác? - Vua Nghiêu nhường ngôi cho ông Thuấn; vua Thuấn truyền ngôi cho ông Vũ. Ông Vũ dùng sức mạnh[18]; ông Thành Thang dùng binh [đánh đuổi vua Kiệt]; ông Văn vương theo vua Trụ mà không dám bội nghịch, ông Võ vương bội nghịch vua Trụ mà không chịu theo[19]. Vì vậy tôi bảo các ông ấy trị dân mỗi người một khác. Lão Đam bảo: - Lại gần đây, em. Qua giảng cho em nghe về việc trị dân của tam vương, ngũ đế. Hoàng Đế trị thiên hạ, khiến cho lòng dân thuần nhất. Dân [không yêu riêng người thân của mình, cho nên] không khóc khi cha mẹ chết, mà không cho như vậy là trái đạo. Vua Nghiêu trị thiên hạ, khiến dân yêu riêng người thân của mình mà sơ với người ngoài[20] mà không ai cho như vậy là trái. Vua Thuấn trị thiên hạ khiến cho dân ganh đua nhau; đàn bà có mang mười tháng rồi sanh con, đứa bé được năm tháng là biết nói[21], chưa thành một nhi đồng mà đã phân biệt được người này người khác và (thời đó bắt đầu) có những người chết yểu. Vua Vũ trị thiên hạ, khiến cho lòng dân biến loạn, cho sự sát phạt là thuận thiên[22], bảo giết một tên cướp không phải là giết người, ai nấy tự làm theo ý mình, vì vậy mà xã hội sống trong cảnh kinh khủng. Lúc đó đạo Khổng và đạo Mặc xuất hiện, đặt ra luân thường [tức tổ chức xã hội] bắt mọi người theo. Phải vậy không em? Qua bảo em này: tam hoàng ngũ đế trị thiên hạ, gọi là trị, chứ thực ra là đại loạn. Trí tuệ của tam hoàng, trên thì trái với mặt trời mặt trăng, dưới thì ngược với thế của sông núi, ở giữa thì làm loạn bốn mùa. Trí tuệ của họ còn độc hơn là nọc ở đuôi con bò cạp nữa. Ngay những sinh vật nhỏ nhất cũng không sống yên theo bản tính của chúng được. Vậy mà các ông ấy tự cho là thánh nhân, thật là xấu hổ, vô liêm sỉ. Tử Cống nghe rồi, kinh sợ, lảo đảo, đứng ngồi không yên.
7
 Khổng tử nói với Lão Đam: - Khâu tôi nghiên cứu lục kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu, tự cho là đã tốn công và hiểu được kĩ. Tôi đã yết kiến bảy mươi hai ông vua, bàn luận về đạo của tiên vương, giảng rõ về chính sách của Chu công và Thiệu công[23], không một ông vua nào dùng lời của tôi cả. Quá lắm! Tại khó thuyết phục bọn họ hay tại khó làm sáng được đạo? Lão tử đáp:  - Không gặp một ông vua nào biết trị nước, là may cho ông đấy. Vì lục kinh chỉ là cái di tích cổ hủ của tiên vương, đâu phải là tinh thần tiên vương lưu lại[24]. Những lời ông nói ngày nay cũng là dấu vết thôi. Như giày dẫm lên đất để lại một cái dấu, dấu đó không phải là giày. Loài ngỗng trắng, con trống con mái nhìn nhau trừng trừng, con ngươi không cử động mà tự nhiên sinh sản; con sâu đực kêu lên ở trên, ở dưới con cái hoạ theo, mà tự nhiên sinh sản. Hễ có con đực con cái cùng một loài thì sinh sản dễ dàng. Không thể đổi được thiên tính cùng vận mệnh; bốn mùa không thể ngừng lại được, đại đạo không thể bị nghẽn, lấp. Đạt được đạo thì làm gì cũng được, để mất nó thì không làm gì được cả. Khổng Tử nghe rồi, ba tháng không ra khỏi cửa. Sau trở lại thăm Lão Đam, bảo: - Khâu tôi đã hiểu rồi. Con quạ và con chim khách ấp trứng, con cá phun bọt [trứng] ra; con ong sinh sản; em sinh ra thì anh khóc[25]. Đã từ lâu, Khâu tôi không dự vào sự biến hoá của trời đất. Người nào không dự vào sự biến hoá thì làm sao biến hoá được người khác? Lão tử bảo: - Được, ông hiểu đạo rồi đấy.
THIÊN ĐỊA, THIÊN ĐẠO, THIÊN VẬN
 Cũng như bốn chương đầu Nội thiên, ba chương này dùng một số danh từ không có trong thời Trang tử. Như bài XIII.1 có chữ “tố vương” (ông vua không ngôi), chữ này trỏ Khổng Tử, xuất hiện vào đời Hán, sau Trang tử mấy trăm năm. Bài XIV.7 dùng danh từ “lục kinh” để trỏ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, Dịch; bài XIII.6 dùng danh từ “thập nhị kinh” (tức lục kinh và lục vĩ); hai danh từ này cũng do người đời Hán đặt ra. Đó là về hình thức, về nội dung ta càng thấy rõ ràng tác giả không phải là Trang tử, mà là nhiều người có nhiều khuynh hướng khác nhau, chỉ có một điểm giống nhau là tư tưởng chính trị ôn hoà; vì điểm này mà ba chương được sắp chung thành một tổ hợp. 1. Trước hết, một số bài còn giữ được gần đúng tư tưởng của Trang tử, như bài XII.8 bàn về vũ trụ, bài XII.4 bàn về tri thức, bài XII.10 bàn về chính trị…, nhưng tác giả những bài ấy không đưa ra một ý kiến nào mới mẻ, không phát huy thêm được gì mà bút pháp cũng tầm thường. 2. Một số tác giả khác chịu ảnh hưởng của Khổng học (gọi Khổng Tử là Phu tử - XII.9), khen cách trị dân của thánh nhân: “đặt ra các chức quan tuỳ theo nhu cầu, giao chức vụ tuỳ theo tài năng của mỗi người, hiểu hết sự tình của dân và thuận theo khuynh hướng của dân mà làm…” (XII.12). Họ cho nhân nghĩa là có ích, miễn là đừng thái quá. Bài XIV.5 có đoạn: “Nhân nghĩa là quán trọ của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu, ở lâu thì bị nhiều điều trách móc. Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghỉ, thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc và độc lập”. 3. Một số bài nữa cơ hồ đứng hẳn về Khổng phái. Đây là một đoạn trong bài XIII.4: “Có quí có hèn, có trước có sau, đó là trật tự của trời đất; thánh nhân theo trật tự ấy. Trời cao, đất thấp, đó là vị trí của thần minh. Xuân hạ trước rồi mới tới thu đông, đó là trật tự của bốn mùa (…) Như trời đất cực thần minh kia mà còn có tôn ti, trước sau, huống hồ là người. Ở tôn miếu thì trọng những bậc vào hàng ông cha mình, ở triều đình thì trọng chức tước, ở hương đảng thì trọng người già, xử sự thì trọng người hiền, đó là trật tự của đại đạo”. Tác giả Tề vật luận mà lại chủ trương tôn ti như vậy ư? Câu cuối giá đặt vào bộ Mạnh tử thì hợp hơn, vì diễn lại đúng ý trong câu “Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, trưởng dân mạc như đức”[26] trong Công Tôn Sửu hạ, bài 2. Đoạn cuối bài XII.11, cũng khiến chúng ta ngờ rằng tác giả bênh vực Khổng Tử mà chê Lão Trang. Khổng Tử bảo Tử Cống: “Người đó (tức bảo ông làm vườn không chịu dùng cơ giới – cái cần vọt – vì sợ sẽ sinh ra cơ tâm) hiểu lầm đạo thuật của thời nguyên thuỷ hỗn mang. Người đó (…) biết trị nội tâm mà không biết trị ngoại vật. Giữ cái tâm sáng suốt, chất phác, vô vi để trở về với tự nhiên, giữ được bản tính và tinh thần, ngao du trong cõi thế tục, cái đó có gì đáng cho (…) thầy trò mình biết?”. 4. Lại có người chịu ảnh hưởng của pháp gia nữa. Họ bảo có thể dùng “hình danh, thưởng phạt” để trị dân (Bài XIII.4), họ cho “công nghệ ở trong nhiệm vụ của quốc gia” (XII.1), họ chê Khổng Tử lạc hậu: “Xưa với nay khác nhau cũng như trên nước và trên bộ, mà nước Chu và nước Lỗ chẳng khác nhau như thuyền với xe ư? Nay đem pháp độ nước Chu áp dụng vào Lỗ thì không khác gì muốn đi bằng thuyền trên bộ”. Vậy lễ nghĩa pháp độ phải biến đỗi cho hợp thời, đừng làm cái trò lấy áo Chu công bắt vượn khỉ mặc. (XIV.4). Tôi tưởng đâu nghe lời của Hàn Phi. Nghiên cứu Nam Hoa kinh mà gán cho Trang những tư tưởng đó thì oan cho Trang quá. Rồi còn quan niệm vô vi “mới mẻ” này nữa: “Theo qui tắc vô vi thì trị được thiên hạ mà còn dư sức, nên hữu vi thì bị thiên hạ sai khiến mà vẫn không đủ sức... Người trên mà vô vi, người dưới cũng vô vi nữa, thế là dưới cũng có đức như trên mà không có bề tôi nữa. Cũng vậy, nếu người dưới hữu vi, người trên cũng hữu vi, thế là trên dưới cùng một đạo, mà không có vua nữa. Vậy trên phải vô vi mà trị thiên hạ, dưới phải hữu vi để giúp thiên hạ, đó là luật bất di bất dịch”. (XIII.3). Vô vi đâu phải là thứ vô vi không làm gì trái với thiên nhiên, với bản tính vạn vật; mà là thứ vô vi của Pháp gia, vua không làm gì cả, chỉ kiểm soát, dò xét, còn mọi việc để bề tôi làm hết. 5. Sau cùng, trong nhóm mà La Căn Trạch gọi là “hữu phái” này, còn có nhà theo thuyết tu tiên. Họ bảo thánh nhân “sống ngàn năm rồi, chán cõi trần này thì lên tiên, cưỡi đám mây trắng mà tới cõi Thượng Đế” (XII.6). Chắc họ sống đời Tần hay đầu Hán, thời mà phong trào tu tiên rất thịnh: Tần Thuỷ Hoàng cầu thuốc trường sinh bất tử, và phái người ra biển Đông tìm cảnh Bồng Đảo. 
°
 Tóm lại trong ba chương này, tư tưởng rất phức tạp, có tới năm khuynh hướng: theo Trang thuần tuý, theo Trang mà chịu ảnh hưởng của Khổng, theo Khổng gần như thuần tuý, theo Pháp gia và theo bọn Đạo gia tu tiên. Tư tưởng của Trang không được phát huy thêm mà chỉ bị bôi xanh bôi đỏ, lem luốc tới không nhận ra được nữa. Đạo không còn là căn bản của vũ trụ, đã bị hạ bệ nhường ngôi cho thiên, rồi cho Thượng Đế. Bài Đại tôn sư 1, Trang tử bảo: “Đạo là tự gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra quỉ thần, thượng đế, nó sinh ra trời đất”. Ba chương này ngược lại, cho Đạo từ trời ra: “Đạo gồm ở trong trời” (Đạo kiêm ư thiên – XII.1); “cổ nhân làm sáng Đạo thì trước hết làm sáng cái luật trời, rồi tới Đạo và Đức” (XIII.4); “Trời có lục cực (trên dưới và bốn phương) và ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ)” (XIV.1), tức như nói trời là nguồn gốc của tất cả. Nội việc dùng từ “Thiên đạo” – mà ta đã thấy ở cuối chương XI (hữu thiên đạo, hữu nhân đạo – bài 6) – làm nhan đề chương XIII cũng cho ta thấy sự suy vi của học thuyết Lão, Trang rồi. Đạo bị phân biệt làm hai: của trời và của người; thì quan niệm vô vi cũng phải biến đổi: vua – con trời – mới được vô vi, còn bề tôi phải hữu vi. Chủ trương “tề vật” mất hẳn: có trên, có dưới, có tôn ti, có trước sau, có thị phi (nên nhân nghĩa hoá ra hữu ích); ngay đến sinh tử cũng không ngang nhau nữa, người ta trọng sinh khinh tử (nên mới cầu được trường sinh), như vậy sự tiêu dao chỉ dành riêng cho những bậc thánh sống ngàn năm, chán cõi trần rồi lên tiên.  Tuy nhiên ba chương này cũng có được ít bài thú vị:  - bài XII.9 dùng một ngụ ngôn để diễn cái ý đạo của cổ nhân không thể truyền lại được, mà sách chỉ là cặn bã của cổ nhân. - bài XIV.4 giảng cho ta rằng mọi truyền thống, pháp độ đều vô thường, chỉ có ích cho một thời, tới thời sau sẽ vô dụng. Ý này tấn bộ, được bọn Pháp gia áp dụng triệt để mà gây một cuộc cách mạng vĩ đại ở cuối thời Chiến Quốc. - bài XII.11: cơ giới sinh ra cơ tâm. - bài XIV.1 đưa ra một hơi mười mấy câu hỏi về vũ trụ: “Trời có vận chuyển không? Đất có đứng im không? Mặt trời mặt trăng có tranh chỗ với nhau không? Ai làm chủ tể cái đó? Ai duy trì cái đó? vân vân…”[27]. khiến cho ta nhớ tới bài Thiên vấn[28] của Khuất Nguyên. (Khuất Nguyên hỏi trời tới một trăm bảy mươi hai câu!). - và bài XII.14, “Mọi người đều mê, riêng một mình tôi tỉnh”: tâm lí sâu sắc mà giọng thật buồn; thật là tiếng kêu thanh mà trầm trong một xã hội loạn.  Chú thích:[1] Có sách đọc là Xiêu hoặc Điêu, hoặc Thiêu. Một thầy bói nổi danh đời Ân. Cũng có thể dịch là Vu Hàm Triêu. Vu là thầy bói, lấy tên nghề làm họ. Như vậy tên họ gồm hai chữ: Vu Hàm.[2] Ở tỉnh Hà Nam ngày nay.[3] Vì lúc đó đã hợp nhất với trời đất, không phân biệt người và ta, thân và sơ nữa.[4] Nguyên văn: chí nguyện. Có sách dịch là: rất được hâm mộ; lại có sách dịch là: ý chí rất cao. [Sách in sai. Theo bác Vvn thì nguyên văn là: bất túc đa dã 不足多也, có nghĩa là chẳng đủ/đáng để khen (tức không nên khen làm gì, hoặc có đáng gì đâu mà khen) – Goldfish].[5] Nguyên văn: chí nguyện. Có sách dịch là: rất được hâm mộ; lại có sách dịch là: ý chí rất cao. [Theo bác Vvn, có bản chép là chí hiển 至顯 thay vì chí nguyện 至願- Goldfish][6] Nghĩa là: Đạo vĩnh cửu bất biến vì nó chí quí, chí phú, cực vẻ vang.[7] Không phải gần Động Đình hồ. Đây chỉ là một tên tượng trưng.[8] Nguyên văn: lưu quang kì thanh, L.K.h. dịch là: thanh âm chảy ra và chiếu sáng.[9] Lần đó thầy trò Khổng Tử ngồi thảo luận dưới một gốc cây ở nước Tống, quan tư mã nước Tống muốn giết ông, nhưng ông đi rồi, bèn ra lệnh chặt cây đó. [10] Sự thực thì lần đi qua Vệ này, Khổng Tử về rồi mới bị vua Vệ cấm trở lại.[11] Coi bài 11 chương XII Thiên địa.[12] Độ số: H.C.H. dịch là điển chương, chế độ. L.K.h. dịch là đo và tính.[13] Nguyên văn: thánh nhân bất xuất. Chúng tôi theo L.K.h. mà dịch như vậy cho xuôi.[14] Nguyên văn: Danh, công khí dã: danh là khí cụ mọi người dùng. Chúng tôi dịch như vậy cho rõ; có cho thì mới có nhận.[15] Đại ý đoạn này là không nên cố ý làm điều nhân, nghĩa để cầu danh. [16] Câu này đã có trong bài 1 chương Đại tôn sư.[17] Tam vương cũng như tam đại, trỏ ba nhà Hạ, Thương, Chu. Ngũ đế tức Phụ Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu và Thuấn.[18] Vua Nghiêu là nhà Đường. Vua Thuấn là nhà Ngu. Vua Vũ là nhà Hạ. - Nguyên văn: chỉ có ba chữ: Vũ dụng lực. H.C.H. dịch là: lao lực về việc trị thuỷ. Tôi theo L.K.h. vì đoạn sau có nói: Vua Vũ cho sự sát phạt là thuận thiên.[19] Ông Thành Thang là người sáng lập nhà Thương. Vũ vương (con Văn vương) là người diệt Trụ và lập nhà Chu.[20] Nguyên văn: dân hữu vị kì thân sát kì sát. Có sách dịch là: bà con chết gần hay xa thì tang phục khác nhau.[21] Theo truyền thuyết thời thượng cổ, đàn bà có mang mười bốn tháng, trẻ hai tuổi mới biết nói.[22] Nguyên văn: nhân hữu tâm nhi binh hữu thuận. L.K.h. dịch là: chỉ có trong quân đội là có sự phục tòng thôi (ngoài ra, loạn hết).[23] Chu công là con vua Văn vương (nhà Chu), em vua Võ vương và chú của Thành vương, nhiếp chính của Thành vương, có tài đức. – Thiệu công là con thứ của Văn vương, làm tam công thời Thành vương, có tài chính trị.[24] Nguyên văn: khởi kì sở dĩ tích tai. Tôi dịch thoát như vậy. L.K.h. dịch là: nhưng không giảng được nguyên do những di tích đó.[25] Nguyên văn: hữu đệ nhi huynh đề. Năm chữ này thật lạc lõng.[26] Ở triều đình, tước vị được quí nhất; ở làng xóm, tuổi tác được trọng nhất; còn trong việc giáo hoá dân thì phải dùng người có đức trước hết. [Trong cuốn Mạnh tử, cũng của Nguyễn Hiến Lê, chép: Triều đình mạc như tước, hương đảng mạc như xỉ, phụ thế trưởng dân mạc như đức. Trong đoạn trích dẫn ở trên, thiếu hai chữ “phụ thế” – [Goldfish].[27] Các câu hỏi này được lập lại y hệt trong bài XIV.5 [Goldfish]. [28] Sách in sai là Thiên văn. “Bài Thiên vấn (hỏi trời) cũng là một kì văn, kém Li tao về phương diện nghệ thuật nhưng giọng lâm li cùng cực: ông hỏi trời một hơi 172 câu. Sức tưởng tượng của ông thật vô địch”. (Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, Nxb Trẻ, 1997, trang 96-97). [Goldfish]. Chương XIV
, xem tiếp: Chương XV

庄子》第14章 天运


“天其运乎?地其处乎?日月其争于所乎?孰主张是?孰维纲是?孰居无事推而行是?意者其有机缄而不得已乎?意者其运转而不能自止邪?云者为雨乎?雨者为云乎?孰隆施是?孰居无事淫乐而劝是?风起北方,一西一东,有上仿徨。孰嘘吸是?孰居无事而披拂是?敢问何故?”巫咸祒(音shao4)曰:“来,吾语女。天有六极五常,帝王顺之则治,逆之则凶。九洛之事,治成德备,临照下土,天下戴之,此谓上皇。”
商大宰荡问仁于庄子。庄子曰:“虎狼,仁也。”曰:“何谓也?”庄子曰:“父子相亲,何为不仁!”曰:“请问至仁。”庄子曰:“至仁无亲。”大宰曰:“荡闻之,无亲则不爱,不爱则不孝。谓至仁不孝,可乎?”庄子曰:“不然,夫至仁尚矣,孝固不足以言之。此非过孝之言也,不及孝之言也。夫南行者至于郢,北面而不见冥山,是何也?则去之远也。故曰:以敬孝易,以爱孝难;以爱孝易,而忘亲难;忘亲易,使亲忘我难;使亲忘我易,兼忘天下难;兼忘天下易,使天下兼忘我难。夫德遗尧、舜而不为也,利泽施于万世,天下莫知也,岂直大息而言仁孝乎哉!夫孝悌仁义,忠信贞廉,此皆自勉以役其德者也,不足多也。故曰:至贵,国爵并焉;至富,国财并焉;至愿,名誉并焉。是以道不渝。”
北门成问于黄帝曰:“帝张咸池之乐于洞庭之野,吾始闻之惧,复闻之怠,卒闻之而惑,荡荡默默,乃不自得。”帝曰:“汝殆其然哉!吾奏之以人,徵之以天,行之以礼义,建之以大清。夫至乐者,先应之以人事,顺之以天理,行之以五德,应之以自然。然后调理四时,太和万物。四时迭起,万物循生。一盛一衰,文武伦经。一清一浊,阴阳调和,流光其声。蛰虫始作,吾惊之以雷霆。其卒无尾,其始无首。一死一生,一偾一起,所常无穷,而一不可待。汝故惧也。吾又奏之以阴阳之和,烛之以日月之明。其声能短能长,能柔能刚,变化齐一,不主故常。在谷满谷,在坑满坑。涂郤守神,以物为量。其声挥绰,其名高明。是故鬼神守其幽,日月星辰行其纪。吾止之于有穷,流之于无止。子欲虑之而不能知也,望之而不能见也,逐之而不能及也。傥然立于四虚之道,倚于槁梧而吟:‘目知穷乎所欲见,力屈乎所欲逐,吾既不及,已夫!’形充空虚,乃至委蛇。汝委蛇,故怠。吾又奏之以无怠之声,调之以自然之命。故若混逐丛生,林乐而无形,布挥而不曳,幽昏而无声。动于无方,居于窈冥,或谓之死,或谓之生;或谓之实,或谓之荣。行流散徙,不主常声。世疑之,稽于圣人。圣也者,达于情而遂于命也。天机不张而五官皆备。此之谓天乐,无言而心说。故有焱氏为之颂曰:‘听之不闻其声,视之不见其形,充满天地,苞裹六极。’汝欲听之而无接焉,而故惑也。乐也者,始于惧,惧故祟;吾又次之以怠,怠故遁;卒之于惑,惑故愚;愚故道,道可载而与之俱也。”
孔子西游于卫,颜渊问师金曰:“以夫子之行为奚如?”师金曰:“惜乎!而夫子其穷哉!”颜渊曰:“何也?”师金曰:“夫刍狗之未陈也,盛以箧衍,巾以文绣,尸祝齐戒以将之。及其已陈也,行者践其首脊,苏者取而爨之而已。将复取而盛以箧衍,巾以文绣,游居寝卧其下,彼不得梦,必且数眯焉。今而夫子亦取先王已陈刍狗,聚弟子游居寝卧其下。故伐树于宋,削迹于卫,穷于商周,是非其梦邪?围于陈蔡之间,七日不火食,死生相与邻,是非其眯邪?夫水行莫如用舟,而陆行莫如用车。以舟之可行于水也,而求推之于陆,则没世不行寻常。古今非水陆与?周鲁非舟车与?今蕲行周于鲁,是犹推舟于陆也!劳而无功,身必有殃。彼未知夫无方之传,应物而不穷者也。且子独不见夫桔槔者乎?引之则俯,舍之则仰。彼,人之所引,非引人者也。故俯仰而不得罪于人。故夫三皇五帝之礼义法度,不矜于同而矜于治。故譬三皇五帝之礼义法度,其犹柤梨橘柚邪!其味相反而皆可于口。故礼义法度者,应时而变者也。今取猨狙而衣以周公之服,彼必龁啮挽裂,尽去而后慊。观古今之异,犹囗狙之异乎周公也。故西施病心而颦其里,其里之丑人见之而美之,归亦捧心而颦其里。其里之富人见之,坚闭门而不出;贫人见之,挈妻子而去之走。彼知颦美而不知颦之所以美。惜乎,而夫子其穷哉!”
孔子行年五十有一而不闻道,乃南之沛见老聃。老聃曰:“子来乎?吾闻子,北方之贤者也!子亦得道乎?”孔子曰:“未得也。”老子曰:“子恶乎求之哉?”曰:“吾求之于度数,五年而未得也。”老子曰:“子又恶乎求之哉?”曰:“吾求之于阴阳,十有二年而未得也。”老子曰:“然,使道而可献,则人莫不献之于其君;使道而可进,则人莫不进之于其亲;使道而可以告人,则人莫不告其兄弟;使道而可以与人,则人莫不与其子孙。然而不可者,无它也,中无主而不止,外无正而不行。由中出者,不受于外,圣人不出;由外入者,无主于中,圣人不隐。名,公器也,不可多取。仁义,先王之蘧庐也,止可以一宿而不可久处。觏而多责。古之至人,假道于仁,托宿于义,以游逍遥之虚,食于苟简之田,立于不贷之圃。逍遥,无为也;苟简,易养也;不贷,无出也。古者谓是采真之游。以富为是者,不能让禄;以显为是者,不能让名。亲权者,不能与人柄,操之则栗,舍之则悲,而一无所鉴,以窥其所不休者,是天之戮民也。怨、恩、取、与、谏、教、生杀八者,正之器也,唯循大变无所湮者为能用之。故曰:正者,正也。其心以为不然者,天门弗开矣。”
孔子见老聃而语仁义。老聃曰:“夫播糠眯目,则天地四方易位矣;蚊虻囋(音zan4)肤,则通昔不寐矣。夫仁义惨然,乃愤吾心,乱莫大焉。吾子使天下无失其朴,吾子亦放风而动,总德而立矣!又奚杰杰然若负建鼓而求亡子者邪!夫鹄不日浴而白,乌不日黔而黑。黑白之朴,不足以为辩;名誉之观,不足以为广。泉涸,鱼相与处于陆,相呴以湿,相濡以沫,不若相忘于江湖。”
孔子见老聃归,三日不谈。弟子问曰:“夫子见老聃,亦将何规哉?”孔子曰:“吾乃今于是乎见龙。龙,合而成体,散而成章,乘乎云气而养乎阴阳。予口张而不能嗋(音xie2)。予又何规老聃哉?”子贡曰:“然则人固有尸居而龙见,雷声而渊默,发动如天地者乎?赐亦可得而观乎?”遂以孔子声见老聃。老聃方将倨堂而应,微曰:“予年运而往矣,子将何以戒我乎?”子贡曰:“夫三皇五帝之治天下不同,其系声名一也。而先生独以为非圣人,如何哉?”老聃曰:“小子少进!子何以谓不同?”对曰:“尧授舜,舜授禹。禹用力而汤用兵,文王顺纣而不敢逆,武王逆纣而不肯顺,故曰不同。”老聃曰:“小子少进,余语汝三皇五帝之治天下:黄帝之治天下,使民心一。民有其亲死不哭而民不非也。尧之治天下,使民心亲。民有为其亲杀其杀而民不非也。舜之治天下,使民心竞。民孕妇十月生子,子生五月而能言,不至乎孩而始谁,则人始有夭矣。禹之治天下,使民心变,人有心而兵有顺,杀盗非杀人。自为种而‘天下’耳。是以天下大骇,儒墨皆起。其作始有伦,而今乎妇女,何言哉!余语汝:三皇五帝之治天下,名曰治之,而乱莫甚焉。三皇之知,上悖日月之明,下睽山川之精,中堕四时之施。其知惨于蛎虿之尾,鲜规之兽,莫得安其性命之情者,而犹自以为圣人,不可耻乎?其无耻也!”子贡蹴蹴然立不安。
孔子谓老聃曰:“丘治《诗》、《书》、《礼》、《乐》、《易》、《春秋》六经,自以为久矣,孰知其故矣,以奸者七十二君,论先王之道而明周、召之迹,一君无所钩用。甚矣!夫人之难说也?道之难明邪?”老子曰:“幸矣,子之不遇治世之君!夫六经,先王之陈迹也,岂其所以迹哉!今子之所言,犹迹也。夫迹,履之所出,而迹岂履哉!夫白鶂(音yi4)之相视,眸子不运而风化;虫,雄鸣于上风,雌应于下风而风化。类自为雌雄,故风化。性不可易,命不可变,时不可止,道不可壅。苟得于道,无自而不可;失焉者,无自而可。”孔子不出三月,复见,曰:“丘得之矣。乌鹊孺,鱼傅沫,细要者化,有弟而兄啼。久矣,夫丘不与化为人!不与化为人,安能化人。”老子曰:“可,丘得之矣!”
 

No comments: