Sunday, January 22, 2017

NAM HOA KINH VIII- KHƯ KHIẾP -TẠI HỰU

Chương X
MỞ TRÁP
(Khư khiếp)

Đề phòng những kẻ ăn trộm mở tráp, moi đãy, cạy rương, người ta lấy dây cột, rồi khoá thật chắc những thứ đó lại, tự cho như vậy là khôn. Nhưng nếu có một tên cướp khiêng cả rương, xách cả tráp, vác cả đãy thì nó vội vội vàng vàng, chỉ sợ dây đứt, khoá gãy. Vậy thì hành động trước kia cho là khôn bây giờ chẳng hoá ra dại, làm sẵn cho kẻ cướp sao?


2

Thử bàn về điểm đó nào. Cái mà người ta cho là khôn đó chẳng phải làm làm sẵn cho kẻ cướp ư? Cái mà người đời gọi là thánh chẳng phải là kẻ giúp kẻ cướp bảo vệ của gian ư? Làm sao biết được điều ấy?

Xưa kia nước Tề, làng xóm ở gần nhau tới nỗi dân chúng có thể trông thấy nhau, nghe tiếng gà gáy chó sủa của nhau. Phạm vi giăng lưới bắt cá, và cày bừa làm ruộng trên hai ngàn dặm vuông. Trong cõi người ta dựng tôn miếu [thờ tổ tiên] và nền xã [thờ đất đai và Thần Nông]; chia đất thành ấp, ốc, châu, lữ, hương[1], theo đúng chế độ kiến quốc của các ông thánh. Vậy mà một hôm Điền Thành tử giết vua Tề và cướp nước. Nào phải chỉ cướp nước mà thôi, còn cướp cả những pháp độ sáng suốt nữa chứ, vì vậy Điền Thành tử tuy mang tên là quân đạo tặc giết vua, mà được trị vì yên ổn như vua Nghiêu vua Thuấn, không nước nhỏ nào dám chê hắn, không nước lớn nào dám tấn công hắn, hắn truyền ngôi được tới mười hai đời. Như vậy chẳng phải hắn cướp nước Tề cùng những pháp độ sáng suốt để bảo toàn cái thân kẻ cướp của hắn ư?[2]


3

Thử xét thêm điểm đó nữa nào. Cái mà người đời cho là cực khôn chẳng phải là làm sẵn cho kẻ cướp ư? Cái mà người đời gọi là chí thánh chẳng phải là giúp cho kẻ cướp bảo vệ của gian ư? Làm sao biết được điểm ấy?

Xưa Long Phùng [một hiền thần của vua Kiệt] bị giết, Tỉ Can bị moi tim, Trường Hoằng [một hiền thần của Chu Linh vương] bị phanh thây, Ngũ Tử Tư [một hiền thần của Phù Sai nước Ngô] bị giết rồi ném xuống sông, bốn ông ấy đều hiền năng mà không khỏi bị sát hại [vì bọn bạo quân áp dụng qui chế của thánh nhân, cho vua có đủ quyền uy với bề tôi].

Vì vậy mà môn đệ của Đạo Chích[3] hỏi hắn:

- Làm nghề ăn cướp cũng có đạo chăng?

Chích đáp:

- Ở đâu mà chẳng có đạo? Đoán được trong nhà có chỗ giấu của, đó là [tài] thánh đấy; vô trước [cả bọn] là dũng đấy, ra sau là nghĩa đấy; biết việc có làm được hay không là trí đấy; chia nhau cho đều là nhân đấy. Không có đủ năm đức ấy mà thành ăn cướp giỏi, là điều chưa hề có.

Do đó mà xét, một người bản tính tốt mà không học đạo thánh nhân thì không thành người hiền được; tên Chích không theo đạo thánh nhân thì không hành nghề được. Trong đời người tốt vốn ít mà kẻ xấu thì nhiều, thành thử thánh nhân làm lợi cho đời ít mà làm hại cho đời thì nhiều.

Cho nên bảo: “Môi hở, răng lạnh”; vì rượu nước Lỗ dở nên mới xảy ra vụ vây đánh Hàm Đan[4]; thánh nhân ra đời mà giặc cướp nổi lên. 

Do đó, đả đảo thánh nhân, phóng thích đạo tặc thì thiên hạ thịnh trị. Sông cạn rồi thì hang mới trống rỗng[5], gờ sụp rồi thì vực mới đầy đất. Thánh nhân chết rồi thì đạo tặc không nổi lên nữa, mà thiên hạ được thái bình vô sự.

4

Thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết. Giao cho thánh nhân trị thiên hạ tức là làm lợi cho Đạo Chích. Dùng cái đấu cái hộc [bằng mười đấu] để đong lúa, là lợi dụng hai cái đó để ăn cắp; dùng cán cân và quả cân, là lợi dụng hai cái đó để ăn cắp. Dùng thẻ và ấn để cho người ta tin, là lợi dụng hai cái đó để ăn cắp người ta; dùng nhân nghĩa để sửa đổi người khác là lợi dụng hai cái đó để ăn cắp họ. Làm sao biết được điều ấy?

Ai ăn cắp một cái móc [đại lưng] thì bị tử hình; ai ăn cắp một nước thì thành vua chư hầu; ở trong phủ các chư hầu, người ta chỉ nói đến nhân nghĩa; như vậy chẳng phải ăn cắp bằng nhân nghĩa, thánh trí đấy ư? Cho nên kẻ nào theo gót bọn đạo tặc thì cướp được chức vị chư hầu, rồi mượn nhân nghĩa, lợi dụng đấu hộc, cán cân quả cân, thẻ và ấn, mà ăn cắp; kẻ đó dù có hứa thưởng chức cao, tước lớn[6] cũng không thể răn họ được; doạ trừng trị bằng hình phạt nặng[7] cũng không ngăn họ được. Tóm lại, làm cho bọn Đạo Chích được lợi lớn mà không sao cấm chúng được, đó là cái tội của thánh nhân.

5

Do đó có câu: “Cá không nên ra khỏi vực; lợi khí của quốc gia không nên để cho mọi người thấy”. Thánh nhân là lợi khí của thiên hạ, không nên để cho thiên hạ thấy.

Cho nên “tuyệt thánh, khí trí” [trừ tuyệt thánh nhân, bỏ trí tuệ] đi thì hết đạo tặc; liệng ngọc đập châu thì không còn trộm cướp; đốt phù[8] đập ấn đi dân sẽ hoá ra chất phác; chẻ đấu, bẻ cán cân đi thì dân sẽ không tranh nhau nữa; bỏ hết pháp độ của thánh nhân đi thì sẽ có thể bàn bạc [về Đạo đức] với dân được[9]. Phá bỏ lục luật[10], đập nát ống tiêu và đàn cầm, bịt tai Sư Khoáng đi thì mọi người sẽ thính tai; huỷ bỏ những hình trang hoàng, không dùng năm màu nữa, làm mờ mắt Li Chu đi thì mọi người sẽ sáng mắt; bỏ cái móc và dây nẩy mực, liệng cái qui cái củ đi, chặt ngón tay của Công Thuỳ[11] thì mọi người sẽ khéo tay. Cho nên người ta bảo: “Cực khéo thì tựa như vụng”.

Chê bai hành vi của Tăng [Sâm], Sử [Ngư], khớp miệng Dương [Chu], Mặc [Địch], liệng bỏ nhân nghĩa đi, thì đạo đức của mọi người thì sẽ đạt được cảnh giới “huyền đồng”[12]. Ai cũng giữ được mắt sáng thì thiên hạ không bị huỷ hoại; ai cũng giữ được tai thính thì thiên hạ không bị lo lắng[13]; ai cũng giữ được trí tuệ thì thiên hạ không bị mê hoặc; ai cũng giữ được đức thì thiên hạ không bậy bạ. Tóm lại, Tăng, Sử, Dương, Mặc, Sư Khoáng, Công Thuỳ, Li Chu đều dựa và một ngoại vật nào đó để tạo nên cái đức (tức cái tài) của họ[14] mà làm mê loạn, bại hoại thiên hạ; đừng nên theo họ, vô ích.

6

Ông biết thời đại chí đức [đức rất cao] không? Đó là thời các vua Dung Thành, Đại Đình, Bá Hoàng, Trung Ương, Lật Lục, Lí Súc, Hiên Viên, Hách Tư, Tồn Dư, Chúc Dung, Phục Hi, Thần Nông [tức các ông vua đầu tiên theo truyền thuyết]. Thời đó người ta thắt dây để ghi nhớ [vì chưa có chữ viết]; thoả mãn về thức ăn, y phục, phong tục, nhà ở. Dân các nước ở sát nhau, trông thấy nhau, nghe tiếng gà gáy, chó sủa của nhau, mà tới khi già chết, cũng không qua lại với nhau. Thời ấy cực trị.

7

Ngày nay tới nỗi dân chúng phải nghểnh cổ, nhón chân bảo nhau: “Nơi này nơi nọ có hiền nhân”, rồi ai nấy vác lương thực đi tìm người đó, bỏ cả bổn phận với cha mẹ, nhiệm vụ với vua chúa. Vết chân của họ nối tiếp nhau ở trong cõi các nước chư hầu, vết xe họ giao nhau ở ngoài ngàn dậm. Đó là do các nhà cầm quyền thích dùng bọn người cơ trí làm cho sự vật rối loạn, rồi không có cách nào dẹp yên những rối loạn đó được. Làm sao biết được điều ấy?

Nếu cung, nỏ, tên, lưới, bẫy mà nhan nhản thì loài chim hoảng sợ, bay loạn trên không. Nếu lưỡi câu, mồi, lưới, lờ mà nhan nhản thì cá bơi loạn ở dưới nước. Nếu giáo, mác, bẫy, lưới mà nhan nhản thì các loài thú chạy loạn trong chằm. Luyện tài quỉ quyệt khí trá, dùng những nguỵ biện “kiên bạch”, những thuyết “đồng dị”[15] để làm cho người ta hoang mang, thì thiên hạ sẽ hôn mê, đại loạn. Tội đó là do thích cơ trí. Ai cũng muốn học cái mình chưa biết mà không tìm hiểu thêm cái gì mình biết rồi[16]; ai cũng phê phán chỗ lầm lẫn của người mà không chịu nhận rằng những điều mình cho là phải thực ra là lầm lẫn. Do đó mà sinh loạn, đến nỗi làm che mờ ánh sáng mặt trăng mặt trời, tiêu diệt cái anh hoa của sông núi, nhiễu loạn sự vận hành của bốn mùa, khiến cho loài trùng không có chân, loài bọ nhỏ xíu cũng mất cả bản tính của chúng. Thích cơ trí mà làm loạn thiên hạ đến như vậy đó! Từ đời tam đại[17] tới nay, đều như vậy. Dân đã bỏ sự thuần phác của họ mà theo bọn cơ trí, khéo nói; bỏ thái độ điềm đạm, vô vi mà ưa cái trò dạy đời. Chỉ vì ham dạy đời mà thiên hạ mới loạn như vậy đó.

Chú thích:
[1] Đều là những đơn vị điền địa và hành chính. Có sách chú giải: thời đó, sáu chục thước (mỗi thước bằng khoảng một gang tay) là một bộ; trăm bộ là một mẫu, trăm mẫu là một phu, ba phu là một ốc, ba ốc là một tỉnh (tỉnh là giếng, đây trỏ một khu chính khoảng đất, giữa đào một cái giếng), bốn tỉnh là một ấp; hai mươi lăm nhà là một lữ, hai mươi lăm lữ là một đảng, hai mươi lăm đảng là một hương.
[2] Tác giả chương này – vì không chắc là của Trang tử - muốn nói những người thành lập những pháp độ sáng suốt cho Tề đáng gọi là thánh, nhưng họ vô tình giúp cho Điền Thành tử giữ và truyền được ngôi báu đời đời.
[3] Chính nghĩa là thằng tướng cướp tên Chích, ta quen gọi như vậy rồi.
[4] Sở Tuyên vương bắt các chư hầu lại chầu; Lỗ Cung công tới sau cùng mà rượu đem tới lại dở. Tuyên vương mắng, Cung công đáp: “Tôi là hậu vệ của Chu công, lớn hơn các chư hầu… tôi dâng rượu như vầy, đã là không hợp lễ rồi, mà còn chê rượu dở nữa, như vậy thái quá”, rồi bỏ về. Tuyên vương [cùng với Tề] đem quân đánh Lỗ; Lương Huệ vương bèn đem quân vây Hàm Đan, kinh đô của Triệu, vì biết rằng Sở mãi đánh Lỗ, không cứu được đồng minh là Triệu.
[5] Nghĩa là thung lũng khô cạn, cây cối chết hết, loài vật bỏ đi chỗ khác.
[6] Nguyên văn: dùng xe và mũ lễ để thưởng.
[7] Nguyên văn: dùng rìu búa để trừng trị.
[8] Phù là thẻ mỗi người giữ một nửa để là tin, cũng như tờ hợp đồng.
[9] L.K.h. dịch là: dân sẽ biết điều.
[10] Ở đây lục luật trỏ sáu nhạc cụ để làm chuẩn tác.
[11] Một người thợ mộc khéo đời vua Nghiêu, chỉ cách dùng cái qui, cái củ.
[12] Huyền đồng là trạng thái tối tăm (huyền), không phân biệt vật này vật khác (đồng) ở thời nguyên thuỷ.
[13] Có sách dịch không bị kiết sức.
[14] Câu này mỗi sách giảng mỗi khác, tôi theo L.K.h.
[15] Thuyết kiên bạch: coi chú thích 6 chương V. Thuyết đồng dị của Huệ Thi, coi bài 9 chương XXXIII.
[16] Nguyên văn: thiên hạ giai tri cầu kì sở bất tri, nhi mạc tri cầu kì sở dĩ tri giả. H.C.H. dịch là: ai cũng muốn cầu cái tri thức ngoại tại mà mình chưa biết, chứ không muốn biết cái bản tính nội tại mà mình có sẵn. Diệp Ngọc Lân dịch là: ai cũng muốn tìm hiểu cái tri thức ở ngoài mà mình chưa hiểu; mà không thực hành cái mình hiểu ở trong rồi. Từ đây tới cuối bài, nguyên văn tối nghĩa, mỗi nhà hiểu một cách. Tôi châm chước Hoàng Cẩm Hoành.
[17] Tức ba đời Hạ, Thương, Chu.

Chương X
, xem tiếp: Chương XI 分类:道家思想 书名:《庄子》(南华经) 作者:庄子 前页  目录  后页


庄子》第10章 胠箧


将为胠箧探囊发匮之盗而为守备,则必摄缄藤,固扃鐍,此世俗之所谓知也。然而巨盗至,则负匮揭箧担囊而趋,唯恐缄藤扃鐍之不固也。然则乡之所谓知者,不乃为大盗积者也?
故尝试论之:世俗之所谓知者,有不为大盗积者乎?所谓圣者,有不为大盗守者乎?何以知其然邪?昔者齐国邻邑相望,鸡狗之音相闻,罔罟之所布,耒耨之所刺,方二千余里。阖四竟之内,所以立宗庙社稷,治邑屋州闾乡曲者,曷尝不法圣人哉?然而田成子一旦杀齐君而盗其国,所盗者岂独其国邪?并与其圣知之法而盗之,故田成子有乎盗贼之名,而身处尧舜之安。小国不敢非,大国不敢诛,十二世有齐国,则是不乃窃齐国并与其圣知之法以守其盗贼之身乎?
尝试论之:世俗之所谓至知者,有不为大盗积者乎?所谓至圣者,有不为大盗守者乎?何以知其然邪?昔者龙逢斩,比干剖,苌弘胣,子胥靡。故四子之贤而身不免乎戮。故跖之徒问于跖曰:“盗亦有道乎?”跖曰:“何适而无有道邪?夫妄意室中之藏,圣也;入先,勇也;出后,义也;知可否,知也;分均,仁也。五者不备而能成大盗者,天下未之有也。”由是观之,善人不得圣人之道不立,跖不得圣人之道不行。天下之善人少而不善人多,则圣人之利天下也少而害天下也多。故曰:唇竭则齿寒,鲁酒薄而邯郸围,圣人生而大盗起。掊击圣人,纵舍盗贼,而天下始治矣。
夫川竭而谷虚,丘夷而渊实。圣人已死,则大盗不起,天下平而无故矣!圣人不死,大盗不止。虽重圣人而治天下,则是重利盗跖也。为之斗斛以量之,则并与斗斛而窃之;为之权衡以称之,则并与权衡而窃之;为之符玺以信之,则并与符玺而窃之;为之仁义以矫之,则并与仁义而窃之。何以知其然邪?彼窃钩者诛,窃国者为诸侯,诸侯之门而仁义存焉,则是非窃仁义圣知邪?故逐于大盗,揭诸侯,窃仁义并斗斛权衡符玺之利者,虽有轩冕之赏弗能劝,斧钺之威弗能禁。此重利盗跖而使不可禁者,是乃圣人之过也。
故曰:“鱼不可脱于渊,国之利器不可以示人。”彼圣人者,天下之利器也,非所以明天下也。故绝圣弃知,大盗乃止;掷玉毁珠,小盗不起;焚符破玺,而民朴鄙;掊斗折衡,而民不争;殚残天下之圣法,而民始可与论议;擢乱六律,铄绝竽瑟,塞瞽旷之耳,而天下始人含其聪矣;灭文章,散五采,胶离朱之目,而天下始人含其明矣。毁绝钩绳而弃规矩,攦工倕之指,而天下始人有其巧矣。故曰:大巧若拙。削曾、史之行,钳杨、墨之口,攘弃仁义,而天下之德始玄同矣。彼人含其明,则天下不铄矣;人含其聪,则天下不累矣;人含其知,则天下不惑矣;人含其德,则天下不僻矣。彼曾、史、杨、墨、师旷、工倕、离朱者,皆外立其德而爚乱天下者也,法之所无用也。
子独不知至德之世乎?昔者容成氏、大庭氏、伯皇氏、中央氏、栗陆氏、骊畜氏、轩辕氏、赫胥氏、尊卢氏、祝融氏、伏戏氏、神农氏,当是时也,民结绳而用之。甘其食,美其服,乐其俗,安其居,邻国相望,鸡狗之音相闻,民至老死而不相往来。若此之时,则至治已。今遂至使民延颈举踵,曰“某所有贤者”,赢粮而趣之,则内弃其亲而外去其主之事,足迹接乎诸侯之境,车轨结乎千里之外。则是上好知之过也!
上诚好知而无道,则天下大乱矣!何以知其然邪?夫弓弩毕弋机变之知多,则鸟乱于上矣;钩饵罔罟罾笱之知多,则鱼乱于水矣;削格罗落罯罘之知多,则兽乱于泽矣;知诈渐毒、颉滑坚白、解垢同异之变多,则俗惑于辩矣。故天下每每大乱,罪在于好知。故天下皆知求其所不知而莫知求其所已知者,皆知非其所不善而莫知非其所已善者,是以大乱。故上悖日月之明,下烁山川之精,中堕四时之施,惴耎之虫,肖翘之物,莫不失其性。甚矣,夫好知之乱天下也!自三代以下者是已!舍夫种种之机而悦夫役役之佞;释夫恬淡无为而悦夫啍啍之意,啍啍已乱天下矣!





胠篋:

Chương XI
PHÓNG NHIỆM VÀ KHOAN DUNG
(Tại hựu)

1

Tôi nghe nói phải phóng nhiệm (tức vô vi) và khoan dung với thiên hạ, chứ không nghe nói phải cai trị thiên hạ (tức phải hữu vi). Phải phóng nhiệm để thiên hạ hồn nhiên giữ được thiên tính; phải khoan dung để cho cái đức thiên phú của họ đừng biến đổi. Nếu mọi người giữ được thiên tính và cái đức thiên phú thì cần gì có một chính quyền nữa?

Xưa kia, khi vua Nghiêu cai trị thiên hạ thì dân chúng hân hoan vui sống, như vậy là không được điền tĩnh. Vua Kiệt trị thiên hạ thì dân chúng ưu sầu, thấy sống là khổ, như vậy là không được vui thích. Không được điền tĩnh, không được vui thích, đều là không giữ được cái Đức thiên phú của mình. Không giữ cái Đức mà sống lâu được[1], là điều không hề thấy.

Vui quá thì thương tổn khí dương; buồn giận quá thì thương tổn khí âm. Hai khí âm và dương mà không quân bình thì bốn mùa không thuận, khí tiết nóng và lạnh không hoà, mà làm thương tổn trở lại thân thể con người. Con người hoá ra vui và giận thất thường, tính tình bất định, cư xử không yên, hành vi không hợp với trung đạo, mà thiên hạ mới hoá ra giả dối, cong queo, xảo quyệt, tự đắc, cố chấp, do đó mà có những hành động của bọn Đạo Chích, Tăng Sâm, Sử Ngư. Muốn ngăn tình trạng ấy, đem tất cả những bảo vật, chức cao mà thưởng người tốt, dùng tất cả những cực hình để phạt kẻ xấu cũng không đủ, vì thiên hạ lớn quá, làm sao thưởng phạt cho hết. Từ đời tam đại đến nay, người ta ồn ào lạm dụng thưởng phạt, và có làm cho một người nào yên tĩnh sống theo thiên tính được đâu.

Ai thích cái vui của mắt thì mê hoặc về màu sắc; ai thích cái vui của tai thì mê hoặc về âm thanh; ai thích điều nhân thì làm loạn cái Đức; ai thích điều nghĩa thì làm phản cái lí; ai thích điều lễ thì giúp cho sự phù hoa; ai thích âm nhạc thì mắc tật dâm đãng; ai thích thánh thì mắc tật xảo trá; ai thích trí thì mắc tật tranh biện.

Nếu thuận theo bản tính[2] của mình thì tám cái đó có cũng được, không cũng không sao. Nếu không thuận theo bản tính của mình thì tám cái đó làm cho vũ trụ nhiễu loạn. Thế rồi thiên hạ lại hoá ra tôn quí chúng. Sự mê hoặc của thiên hạ thật quá lắm. Nào phải người ta chỉ coi tám cái đó là những vui thích nhất thời, qua rồi thì thôi; người ta còn trai giới, bàn luận về chúng, quì lạy để dâng cúng, múa hát để tán tụng chúng nữa chứ! Như vậy thì có biện pháp nào bây giờ?

[Chỉ có biện pháp này]. Người quân tử [tức hạng sáng suốt] bất đắc dĩ mới phải cai trị thiên hạ; vậy thì vô vi là hơn cả. Chỉ người nào vô vi rồi thì mới thuận theo thiên tính của mình được. Cho nên chỉ giao việc trị thiên hạ cho người nào coi sự an ninh của bản thân là đáng yêu quí hơn việc thiên hạ. Người quân tử nếu biết giữ cho ngũ tạng không bị thương tổn thì không biểu lộ sự thông minh của mình ra. Không nhúc nhích như một thần chủ mà lại uy nghi như con rồng, lặng lẽ như vực thẳm mà lại vang lên như tiếng sấm. Chỉ vận dụng tinh thần mà tự nhiên hợp với thiên lí; ung dung vô vi mà vạn vật bốc lên, chất lên (nghĩa là sanh và lớn lên, dâng lên). [Vô vi là đủ rồi], có cần gì phải trị thiên hạ.

2

Thôi Cồ hỏi Lão Đam:

- Không trị thiên hạ thì làm sao cải hoá được lòng người?

Lão Đam đáp:

- Phải cẩn thận, đừng làm dao động lòng người. Lòng người hễ đè thì nó ép xuống, kích thích thì nó bồng lên. Ép xuống rồi bồng lên hoài thì nó không được thảnh thơi. Nhu thắng được cương. Ai vụ danh thì làm tổn hại bản tính, lòng có lúc nóng như lửa, có lúc lạnh như đá[3]. Tư tưởng biến đổi rất mau, tới nỗi trong thời gian cúi đầu và ngửng đầu lên, nó đã đi ra ngoài bốn bể rồi trở về rồi. Khi nghỉ thì nó lặng lẽ như cái vực; không đợng thì nó như treo trên trời. Lòng người thật kiêu căng và không gì cưỡng chế được.

Xưa, vua Hoàng Đế là người đầu tiên dùng nhân nghĩa làm dao động lòng người, rồi vua Nghiêu và vua Thuấn mới hi sinh tới nỗi bấp vế tiêu hết thịt, ống chân trụi hết lông, để lo cho hình thể nhân dân được an thích; hai ông ấy làm tiều tuỵ ngũ tạng để lo việc nhân nghĩa, khô kiệt khí huyết để đặt ra pháp độ, mà vẫn không thành công. Rồi vua Nghiêu phải đày Hoan Đâu lên núi Sùng, đánh đuổi rợ Tam Miêu tới Tam Nguy, trục xuất Cung Công tại U Đô, như vậy chẳng phải là thất bại ư?

Tới đời Tam đại (Hạ, Thương, Chu), thiên hạ đại loạn. Kẻ đê hèn như Kiệt, Chích, người cao thượng như Tăng [Sâm], Sử [Ngư]. Nho Mặc xuất hiện. Kẻ vui thích và kẻ bất bình nghi ngờ lẫn nhau, người ngu và kẻ trí khinh bỉ lẫn nhau, người thiện và kẻ ác chê bai lẫn nhau, người ngay thẳng và kẻ gian dối trách mắng lẫn nhau, mà thiên hạ suy. Khi cái Đức lớn không được mọi người cùng theo thì xã hội tán loạn. Do đó người ta chế tạo ra cái rìu, cái cưa để xẻ, dùng dây và mực để [vạch đường mà] đẽo, cái búa, cái dùi để đục, mà thiên hạ rối bời. Lỗi về những kẻ làm thiên hạ rối bời. Lỗi về những kẻ làm dao động lòng người.

Từ đó, người hiền ẩn cư trên núi cao, trong hang đá, mà ông vua mười ngàn cổ xe (vua nước lớn) lo lắng, sợ sệt ngồi trên miếu đường. Ngày nay, những kẻ bị tử hình nằm chồng chất lên nhau, đâu đâu cũng thấy những kẻ bị tra tấn, xử tội; và Nho, Mặc mới từ trong cảnh cùm xích đó, gắng sức cứu đời. Hởi ơi! Sao họ không thấy xấu hổ, không biết nhục nhỉ! Thì ra thánh trí chỉ để tạo ra những gông cùm. Và làm sao biết được Tăng Sâm, Sử Ngư chẳng tiếp tay cho tên Kiệt và tên Chích?

Cho nên bảo: “Tuyệt thánh khí trí rồi thiên hạ sẽ thái bình”. 

3

Hoàng Đế ở ngôi mười tám năm, lệnh được thi hành khắp thiên hạ. Ông nghe nói có Quảng Thành tử ở trên núi Khổng Đồng[4] lại yết kiến, thưa:

- Tôi nghe nói phu tử đạt được Đạo cực cao, xin phu tử cho biết tinh hoa Đạo đó ở đâu. Tôi muốn dùng tinh hoa của trời đất để giúp ngũ cốc phát triển mà nuôi bách tính. Tôi lại muốn điều hoà âm dương để hợp với vạn vật. Muốn vậy thì tôi phải làm gì?

Quảng Thành tử đáp:

- Điều ông hỏi đó là cái bản chất của vạn vật, còn việc ông muốn làm là tàn sát vạn vật. Ông trị dân như vậy thì mây không tụ mà mưa cũng đổ; thảo mộc không vàng úa mà lá cũng rụng; mặt trời mặt trăng cũng mau mờ đi. Cái ý mị dân đó thật là hẹp hòi. Như vậy tôi làm sao giảng cho ông cái Đạo cực cao được?

Hoàng Đế bèn về, thoái vị, sai dựng một cái chòi riêng, trải một chiếu cói, ở trong đó ba tháng rồi trở lại yết kiến Quảng Thành tử.

Quảng Thành tử nằm, đầu hướng về phương Nam[5], Hoàng Đế ở dưới gió[6], quì lết tới gần, lạy hai lạy, đầu sát đất, hỏi:

- Tôi nghe nói phu tử đạt Đạo cực cao; tôi xin hỏi phải giữ mình cách nào để được sống lâu.

Quảng Thành tử ngạc nhiên, vùng dậy, bảo:

- Hỏi câu đó nghe được lắm. Lại gần đây, tôi giảng cho nghe thế nào là Đạo cực cao. Tinh khí của Đạo ấy u viễn, tột đỉnh của nó mờ mờ, tịch mịch. Ông đừng nhìn gì cả, đừng nghe gì cả, cứ giữ cho tinh thần thanh tĩnh rồi hình thể ông tự nhiên sẽ định. Thanh tĩnh vô vi, đừng làm nhọc thể xác, đừng làm dao động tinh thần thì ông sẽ sống lâu. Thận trọng về nội tâm, đừng để ý đến ngoại vật, dùng nhiều tâm trí thì sẽ suy bại. Tôi dắt ông tới ngoài chỗ cực sáng, ông sẽ thấy được nguồn gốc của cái “cực dương” (cực sáng). Tôi dắt ông vô cái cửa u minh, ông sẽ thấy được nguồn gốc của cái “cực âm” (cực tối). Trời đất có cái nhiệm vụ của nó, âm dương có chỗ chứa của nó. Ông cứ lo tu dưỡng hình thể của ông và vạn vật sẽ tự nhiên phát triển. Tôi theo luật hợp nhất của vũ trụ, để giữ sự trung hoà[7], cho nên tôi đã sống được một ngàn hai trăm năm mà cơ thể tôi không suy nhược[8].

Hoàng Đế lạy hai lạy, đầu sát đất, thưa:

- Quảng Thành tử đồng thể với trời đất rồi.

Quảng Thành tử bảo:

- Lại đây, tôi giảng cho nghe. Vũ trụ vô cùng mà người ta cho rằng nó có thuỷ có chung; nó biến hoá không sao lường được mà người ta cho rằng nó hữu hạn. Chỉ người nào hiểu được Đạo của tôi thì khi sống chỉ thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng, mà khi chết sẽ trở về đất. Tôi sắp từ biệt nhân gian để vô cái vô cùng mà ngao du trong cõi vô cực, cùng chiếu sáng với mặt trời mặt trăng, cùng trường tồn với trời đất. Người ta lại gần tôi[9], tôi không thấy; người ta lánh xa tôi, tôi cũng không biết. Mọi người đều chết, riêng tôi vĩnh viễn tồn tại[10].

4

Tướng quân Mây qua phương Đông, đi qúa cây Phù Dao, thấy Hồng Mông[11] vỗ vào đùi nhảy nhót dạo chơi, bèn ngừng lại đứng ngay ngắn, hỏi:

- Cụ là ai đó? Cụ làm gì vậy?

Hồng Mông vừa vỗ đùi vừa nhảy như con chim, đáp:

- Đi chơi.

Tướng Mây nói:

- Cháu muốn hỏi cụ một câu:

Hồng Mông ngửng lên nhìn thẳng vào mặt tướng Mây:

- A.

Tướng Mây nói tiếp:

- Thiên khí bất hoà, địa khí bất kết, lục khí[12] hỗn loạn, bốn mùa trái tiết. Cháu muốn điều hợp tinh tuý của lục khí để nuôi nấng vạn vật, thì phải làm sao?

Hồng Mông vẫn vỗ đùi, nhảy như con chim, lắc đầu đáp:

- Lão không biết, lão không biết.

Tướng Mây không hỏi gì thêm được nữa.

°

Ba năm sau, tướng Mây lại qua chơi phương Đông, khỏi bờ cõi nước Tống thì gặp Hồng Mông, mừng quá, chạy vội lại hỏi:

- Cụ quên cháu rồi sao? Quên cháu rồi sao?

Rồi quì xuống lạy hai lạy, đầu chạm đất, xin Hồng Mông dạy bảo cho. Hồng Mông bảo:

- Lão tuỳ hứng đi chơi, không biết để làm gì, không có mục đích gì cả, thấy cái gì thì ngắm cái đó, lão không biết gì hơn nữa.

- Cháu cũng vậy. Cháu vô tâm hành động, không có mục đích gì. Vậy mà cháu đi đâu, dân chúng theo tới đó. Cháu bất đắc dĩ săn sóc dân chúng, mà dân chúng lại bắt chước cháu. Xin cụ giảng cho tại sao.

- Làm loạn luật trời, trái với chân tính của vạn vật tức là ngăn cản thiên nhiên, làm cho các loài thú hoảng sợ li tán, loài chim hót ban đêm [chứ không hót ban ngày nữa], tai hoạ tới cả cây cỏ, côn trung. Lỗi tại nhữ kẻ muốn cai trị dân chúng.

- Vậy cháu phải làm sao bây giờ?

- Vô phương cứu vãn. Thôi ta gắp về trời đây[13].

- Cháu gặp bước khó khăn, xin cụ dạy cho cháu một lời.

Hồng Mông đáp:

- Phải dưỡng tâm như vầy: cứ vô vi rồi vạn vật tự nhiên cải hoá. Quên hình hài của anh đi, bỏ cái thông minh của anh đi, quên cả nội tâm lẫn ngoại vật, rồi thì vạn vật sẽ hợp nhất với bản căn. Ai bất giác thấy lại được bản căn của mình, cứ hồn nhiên theo tự nhiên thì suốt đời sẽ không rời bản căn. Đừng tìm biết tên các vật, đừng tìm hiểu chúng ra sao, như vậy vạn vật tự nhiên sanh sản.

Tướng Mây bảo:

- Cụ giảng cho cháu hiểu cái Đức, đã dạy cháu làm thinh đừng nói. Trước kia cháu tìm chân lí mà không thấy, bây giờ [nhờ cụ] cháu thấy rồi[14].

Nói xong, tướng Mây quì xuống lại hai lạy, đầu chạm đất, rồi đứng dậy, tiếp tục đi.

5

Thường tình ai cũng yêu người giống mình, ghét người khác mình. Yêu người giống mình, ghét người khác mình là vô tình muốn vượt lên trên mọi người khác. Nhưng vượt như vậy có được không? Không. Vì [một người không thể kinh nghiệm rộng bằng mọi người được], chấp nhất ý kiến của mình không sáng suốt bằng tập hợp ý kiến của mọi người[15].

Những người muốn trị nước đều noi gương thời Tam đại, chỉ thấy cái lợi mà không thấy cái hại của thời đó[16]. Họ đem quốc gia ra cầu may. Cầu may như vậy thì làm sao mà không mất nước được? Cái may giữ được nước, vạn lần không được một mà cái rủi mất nước thì có cả vạn phần. Buồn thay! Nhửng người trị nước không hiểu lẽ ấy. Làm chủ một nước là làm chủ một cái gì lớn thì đừng nên quan tâm đến những vật nhỏ [tức lợi vật chất]. Chỉ người nào biết dùng vật, muốn thống trị vật thì đừng để vật thống trị mình, hiểu được lẽ ấy là chẳng những trị được dân mà còn thông thả ra vô cõi lục hợp, ngao du chốn cửu châu[17], muốn đến muốn về lúc nào tuỳ ý. Người độc lập như vậy là bậc “chí quí” (cao quí nhất).

Bậc đại nhân ảnh hưởng tới người khác như hình với bóng, như thanh âm với tiếng vang. Ai hỏi gì, người đó cũng đem hết sự hiểu biết của mình ra giảng, phục vụ cho mọi người. Sống tĩnh mịch, không có tiếng tăm, hành động tuỳ theo vật, không có vết tích. Vạn vật đi rồi trở về bản tính trong cảnh giới vô biên, xuất hiện rồi mất đi trong thời gian vô cùng. Hình hài người đó hoà đồng với vạn vật. Cái gì đại đồng thì “vô kỉ” [không có cái “ta” riêng], đã vô kỉ thì làm gì còn tồn tại [riêng] nữa? Những người mà chúng ta thấy còn tồn tại [riêng] đó chỉ là những bậc quân tử thời xưa; những người chúng ta không thấy tồn tại [riêng] nữa (nghĩa là vô danh), đó mới là bạn của trời đất[18].

6

Phải chấp nhận sự vật dù nó không có giá trị. Phải thuận theo ý của dân dù họ thấp hèn. Phải làm công việc của mình dù không ai biết tới. Phải tuyên bố luật lệ dù nó còn mập mờ. Phải làm trọn vẹn bổn phận dù nó không thích thú. Phải mở rộng lòng nhân ra dù không thể yêu khắp được. Phải tiết giảm cái lễ đi mà không phải là không đôn hậu. Phải giữ mức trung mà vẫn là có đức rất cao. Duy nhất mà vẫn ứng với mọi biến hoá, đó là Đạo. Thần bí, không biết được mà vẫn có tác động, đó là trời [Tự nhiên].

Cho nên thánh nhân chỉ quan sát thiên nhiên chứ không giúp thiên nhiên, có đức cao chứ không luỵ vì nó, hành vi hợp Đạo mà không mưu tính, có lòng nhân mà không tự cho là có ân huệ với người, có lòng nghĩa mà không thái quá, giữ lễ mà không câu nệ, làm bổn phận mà không trốn tránh, theo pháp luật mà không gây rối loạn, dựa vào dân mà không coi thường dân, thuận theo bản tính của vạn vật, việc đời tuy không đáng làm [về phương diện Đạo], nhưng vẫn làm [về phương diện đời].

Tóm lại, không hiểu lẽ tự nhiên thì đức không được thuần, không hiểu được Đạo thì sẽ bị trở ngại [thất bại]. Đáng thương thay, kẻ nào không hiểu Đạo.

Đạo là gì? Có Đạo trời và Đạo người. Đạo Trời thì vô vi mà được tôn sùng; Đạo người thì hữu vi mà bị hệ luỵ. Làm chủ tể vạn vật, đó là Đạo Trời, làm bề tôi, đó là Đạo người. Hai cái đó khác nhau xa, không thể không xét cho kĩ.[19]


BIỀN MẪU, MÃ ĐỀ, KHƯ KHIẾP, TẠI HỰU

Hầu hết các nhà chú giải, phê bình đều sắp bốn chương đầu của phần Ngoại thiên này vào chung một “tổ hợp” vì nội dung đã nhất trí: thiên nhiên vốn hoàn hảo, nên người trị nước chỉ cần thuận theo thiên nhiên, tức thiên tính của con người, đừng làm gì khác (vô vi); mà hình thức cũng có một điểm giống nhau: trong trọn bộ chỉ có bốn lần dùng danh từ “tam đại” để trỏ ba đời Hạ, Thương, Chu, mà hai lần ở chương Biền mẫu, một lần ở chương Khư khiếp, một lần ở chương Tại hựu[20]

Vì vậy người ta cho rằng bốn chương đều do một môn phái viết vào khoảng cuối đời Chiến Quốc hoặc trong đời Tần, Hán do lẽ cuối đời Chiến Quốc mới có danh từ “tam đại”, và qua đời Tần, Hán mới có thuyết: ngũ hành có liên quan với ngũ tạng, ngũ thường được nhắc ở đầu chương Biền mẫu. (chú thích thứ hai bài 1, chương VIII).

Có nhà như Hoàng Cẩm Hoành còn quả quyết rằng hai chương Biền mẫu và Mã đề do một người viết; hai chương Khư khiếp và Tại hựu do một người khác viết – nhưng cũng thuộc một phái như người trên – vì cách hành văn trong hai chương sau đều dùng thể vấn đáp, khác với hai chương đầu mà tư tưởng cũng kịch liệt hơn. Điều đó có thể đúng, chứ chưa chắc vì tôi thấy bút pháp chương Tại hựu kém hẳn chương Khư khiếp: ý tưởng lộn xộn, nông cạn (bài 3, 4), mà tư tưởng bài 6 ôn hoà chứ không kịch liệt như những bài khác trong chương (tác giả bảo phải “có lòng nhân nghĩa mà không thái quá, giữ lễ mà không câu nệ”, rồi lại phân biệt Đạo Trời thì vô vi, Đạo người thì hữu vi; cơ hồ đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo).

°

Điều chắc chắn là cả bốn chương đều không phải của Trang tử.

Về hình thức, lời văn, như trên chúng ta đã thấy, không phải là lời của thời đại Trang; mà giọng văn cũng không phải giọng Trang. Trang không có giọng gay gắt như trong chương Khư khiếp: “Ai ăn cắp một nước thì thành chư hầu”, “làm cho bọn Đạo Chích được lợi lớn mà không sao cấm chúng được, đó là cái tội của thánh nhân” (bài 4); “đả đảo thánh nhân, phóng thích đạo tặc thì thiên hạ thịnh trị” (bài 3)…

Trang lại phóng khoáng, hùng tâm, đâu có cái giọng khiêm tốn như cuối bài 5 chương Biền mẫu: “Tôi xấu hổ vì Đạo đức kém, nhưng tôi không dám làm điều nhân nghĩa mà cũng không có những hành vi thác loạn, bậy bạ”.

Về nội dung, còn hiển nhiên hơn nữa: mười phần thì có chín phần là của Lão.

- Trong Nội thiên không hề tả xã hội loài người thời nguyên thuỷ mà Lão cho là xã hội lí tưởng (chương 80 Đạo đức kinh):

“Nước nhỏ ít dân, tuy có khi gấp chục gấp trăm sức người mà không dùng…, tuy có thuyền, có xe mà không ngồi… dân thắt dây để ghi nhớ… thoả mãn với thức ăn, y phục, nhà cửa mà vui vẻ với phong tục của họ. Dân những nước ở sát nhau trông thấy nhau, nghe tiếng gà tiếng chó của nhau mà đến già chết cũng không qua lại với nhau”.

Chương 3 và chương 12, Lão còn nhấn mạnh vào điểm này: chỉ cần cho dân “no bụng cứng xương” thôi (thực kì phúc, cương kì cốt); còn những cái khác đều không ham.

Tác giả hai chương Khư khiếp và Mã đề diễn lại đúng những ý đó, có khi dùng đúng những lời của Lão nữa:

“Thời đó người ta thắt dây để ghi nhớ, thoả mãn về thức ăn, y phục, phong tục, nhà ở. Dân các nước ở sát nhau, trông thấy nhau, nghe tiếng gà gáy, chó sủa của nhau, mà tới khi già chết, cũng không qua lại với nhau”. (X.6).

“Con người ở trong nhà không biết mình làm gì, ra ngoài không biết mình đi đâu, ăn thấy thích, no rồi thì vỗ bụng đi chơi (IX.4)… người nào cũng bước chậm chạp, ung dung… trong núi không có đường mòn, trên chằm không có thuyền, không có cầu (IX.2)… họ dệt vải để mặc, cày ruộng để ăn… sống vô dục, hồn nhiên, chất phác (IV.2).

- Câu “Huỷ bỏ Đạo đức để thay nhân nghĩa vào, đó là tội của thánh nhân” (bài IX.3) cũng diễn đúng ý của Lão tử trong chương 16 Đạo đức kinh: “Đại Đạo phế, hữu nhân nghĩa”.

Trang tử tuy chê nhân nghĩa là thừa, xấu xa: “vua Nghiêu đã đem nhân nghĩa xâm vào mặt anh [tức Ý Nhi tử], dùng thị phi cắt mũi anh thì làm sao anh còn đạt được cảnh giới tiêu dao, thuận ứng với mọi sự biến hoá được nữa” (chương VI, bài 6), nhưng không bảo nhân nghĩa là mầm của loạn, mà bọn vua chư hầu mượn nhân nghĩa để ăn cắp của dân (X.4).

- Câu “Thánh nhân là lợi khí của thiên hạ, không nên để cho thiên hạ thấy” (X.5) rõ ràng là mượn chữ trong chương 36 Đạo đức kinh: “Quốc chi lợi khí, bất khả dĩ thị nhân”.

- Chương 12 Đạo đức kinh bảo: “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắc, ngũ âm làm cho người ta điếc tai”; bài 1 chương Biền mẫu cũng mượn ý đó mà lật ngược lại: “Lạm dụng thị giác thì làm mê loạn ngũ sắc… lạm dụng thính giác thì làm cho ngũ thanh hỗn tạp…”.

- Trang tử cũng như Lão tử ghét trí xảo, khinh công nghệ, coi nó không hơn gì thương mại (V.5). Tác giả các chương Biền mẫu và Mã đề cực đoan hơn, đòi huỷ bỏ hết công nghệ:

 “Phải dùng cái móc, cái dây [nẩy mực], cái qui, cái củ để sửa lại là làm tổn thương bản tính” (VIII.3)

“Người thợ gốm đầu tiên bảo: “Tôi khéo nặn đất sét”, rồi dùng cái qui để làm hình tròn, cái củ để làm hình vuông. Người thợ mộc đầu tiên bảo: “Tôi khéo làm đồ gỗ”, rồi dùng cái móc để làm hình cong, cái dây để làm hình thẳng. Bản tình của đất sét, gỗ có hợp với cái qui, cái củ, cái móc, sợi dây không? Vậy mà đời sau khen…” (IX.1).

- Trang tử vẫn trọng thánh nhân. Chẳng hạn Tề vật luận 5, ông bảo: “Thánh nhân dung hoà, coi thị phi là một mà theo luật quân bình tự nhiên”. Ngay trong bài 1 chương Tiêu dao du ông cũng có câu: “Chí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh”, và còn nhiều chỗ khác trong các chương Đại tôn sư, Ứng đế vương nữa.

Đành rằng những thánh nhân ông nói đó là thánh nhân theo quan niệm của ông, tức hạng “thánh nhân vô vi”, hoà đồng với Đạo, chứ không phải hạng thánh nhân hữu vi của Nho giáo. Nhưng đối với hạng thánh nhân này, ông không bao giờ mạt sát, có khi còn khen nữa; chẳng hạn chương II bài 9, ông cho ông Thuấn sáng suốt khuyên vua Nghiêu đừng đánh các nước Tông, Khoái, Tư Ngao; chương V bài 1, ông cho Khổng Tử diễn những tư tưởng của ông, và khen Nghiêu, Thuấn “giữ được chính khí”. Chỉ có mỗi một chỗ, trong bài 1 chương VI, ông bảo nên coi Nghiêu và Kiệt như nhau; nhưng nói như vậy ông không có ý chê Nghiêu, trái lại vẫn nhận Nghiêu là thiện, Kiệt là ác, mà chỉ muốn khuyên ta “tề vật” đừng nên phân biệt thiện ác, thị phi, tốt xấu, thế thôi.

Trái lại, bốn chương đầu Ngoại thiên này, thánh nhân bị mạt sát kịch liệt. Lão tử như một giáo sư già, chỉ nhẹ nhàng khuyên ta: “tuyệt thánh khí trí, dân lợi bách bội” (chương 19); còn tác giả bốn chương đó như bọn trẻ hung hăng, trút tất cả tình trạng hỗn loạn thời Chiến Quốc lên đầu thánh nhân:

“… Rồi thánh nhân xuất hiện, dùng lễ nhạc uốn nắn con người… đề cao nhân nghĩa để vỗ về nhân tâm. Từ đó dân chúng mới tận lực dùng trí xảo, tranh nhau lợi lộc, không làm sao ngăn được nữa”. (IX.4)

Thánh nhân là hạng người giúp cho kẻ cướp nước, chứng cứ là pháp độ họ đặt ra, giúp cho Điền Thành tử (kẻ giết vua Tề, cướp nước Tề) yên ổn trị vì, truyền ngôi tới mười hai đời (X.2). Cũng chính thánh nhân tổ chức xã hội, cho vua chúa đủ uy quyền với bề tôi, dạy bề tôi phải trung với vua, vì vậy mà bọn hiền thần như Tỉ Can, Ngũ Tử Tư mới bị sát hại (X.3). Lý luận thật đanh thép: thời nào hạng người hiền năng cũng hiếm mà kẻ ác thì nhiều, và bọn cầm quyền tàn bạo luôn luôn lợi dụng, lạm dụng pháp độ thánh nhân đặt ra để đàn áp, bốc lột, sát hại dân chúng. Cho nên “thánh nhân không chết thì đạo tặc không hết. Giao cho thánh nhân trị thiên hạ [đặt ra pháp chế để trị dân] tức là làm lợi cho Đạo Chích”. (X.4).

Qui kết là không nên dùng thánh nhân, phải bỏ hết các pháp độ do thánh nhân đặt ra: bỏ nhân nghĩa, lễ nghi, chẻ đấu, bẻ cán cân đi; bỏ trí xảo, đập nát ống tiêu và đàn cầm, bịt tai Sư Khoáng đi, không dùng ngũ sắc nữa, làm mờ mắt Li Chu đi, bỏ hết cái móc và dây nẩy mực, liệng cái qui cái củ đi, chặt ngón tay của Công Thuỳ (một người thợ khéo đời vua Nghiêu) đi (X.5); tóm lại là triệt để phá huỷ tất cả nền văn minh Trung Hoa đã gây dựng nên mà trở về đời sống nguyên thuỷ: ngủ kỉ, ăn no rồi vỗ bụng đi chơi.

Rõ là lời hô hào của một người triệt để theo chủ nghĩa vô chính phủ. Trong lịch sử nhân loại, không biết còn lời mạt sát văn minh nào kịch liệt như vậy nữa không. Chẳng những Trang, ngay cả Lão đọc những chương đó tất cũng phải nghĩ bụng: “Hậu sinh khả uý”. La Căn Trạch trong cuốn Chu tử sách (Nhân dân xuất bản xã – 1958) đã có lí khi bảo rằng tác giả những chương đó thuộc tả phái của Đạo gia.

[1] Nguyên văn: phi Đức dã nhi khả trường cửu giả, thiên hạ vô chi. H.C.H. dịch là: làm tổn hại đức tính của dân mà trị vì lâu được, quốc gia tồn tại lâu được… Tôi dịch như trên để chuyển xuống đoạn dưới.
[2] Theo Lão, Trang tính là cái ta bẩm thụ được của Đạo, nó siêu thiện ác, mà thuần phác, hồn nhiên (coi bài 12).
[3] Câu này rất tối nghĩa, L.K.h. thú thực chẳng hiểu gì cả. H.C.H. dịch cũng không xuôi. Tôi đành tạm theo H.C.H.
[4] H.C.H. giảng Quảng Thành tử tức Lão tử. Đây là một ngụ ngôn, nhân danh và địa danh đều tượng trưng.
[5] Vua Trung Hoa lâm triều thì quay mặt về phương Nam. Đầu hướng về phương Nam thì ý nghĩa cũng vậy.
[6] Để tỏ ý kính trọng.
[7] Nguyên văn rất tối nghĩa: Ngã thủ kì nhất, dĩ xử kì hoà. Mỗi sách giảng một khác.
[8] Thuyết trường sinh bất tử này nhất định không phải của Trang tử, mà của người cuối đời Chiến Quốc hay đầu đời Tần.
[9] Nguyên văn: đương ngã. L.K.h. dịch là hại tôi.
[10] Vì là một phần tử của vũ trụ.
[11] Theo L.K.h., Mây ở đây tượng trưng trí thông minh tìm hiểu; cây Phù Dao là Cây Bảo; Hồng Mông là cái Màn lớn. – Tư Mã Bưu bảo Phù Dao là cây thần, Hồng Mông là nguyên khí tự nhiên.
[12] Lục khí là âm, dương, gió, mưa, tối, sáng.
[13] Nguyên văn: Độc tai, tiên tiên hồ, qui hĩ. Có sách giảng là: Đó là tự mình làm hại, phải mau mau trở về bản căn, thôi đừng hỏi lão nữa.
[14] Cả đoạn này trong nguyên văn có chữ thiên, Vương Tiên Khiêm chú thích, bảo: “kính trọng thì gọi là thiên”; tôi theo Vương, nên dịch là: cụ. Nhưng H.C.H. giữ đúng nghĩa chữ thiên, bảo là trời. Vì vậy lối hiểu của Hoàng khác hẳn.
[15] Câu này tôi dịch thoát dài dòng cho dễ hiểu.
[16] Tức của chính sách dùng nhân, nghĩa.
[17] Lục hợp tức trời đất và đông tây nam bắc. Ngày xưa Trung Hoa chia ra làm chín châu, nên gọi là cửu châu.
[18] Câu này H.C.H. dịch là: bậc quân tử ngày xưa nhận rằng vật tồn tại; còn bạn của trời đất thì nhận rằng không có vật nào tồn tại.
[19] Cả bài này rất tối nghĩa, các bản dịch khác nhau rất xa. Tôi châm chước hai bản của H.C.H. và L.K.h., nhưng vẫn còn ngờ lắm.
[20] Trong chương Tại hựu, chúng ta thấy danh từ “tam đại” được cụ Nguyễn Hiến Lê dùng đến ba lần, nhưng lần đầu là phiên âm hai chữ  三代 (tam đại), còn hai lần sau là dịch thoát hai chữ 三王 (tam vương); nghĩa là trong nguyên tác danh từ “tam đại” chỉ được dùng có một lần. [Goldfish].
《在宥》

在宥:

《庄子》第11章 在宥


闻在宥天下,不闻治天下也。在之也者,恐天下之淫其性也;宥之也者,恐天下之迁其德也。天下不淫其性,不迁其德,有治天下者哉?昔尧之治天下也,使天下欣欣焉人乐其性,是不恬也;桀之治天下也,使天下瘁瘁焉人苦其性,是不愉也。夫不恬不愉。非德也;非德也而可长久者,天下无之。
人大喜邪,毗于阳;大怒邪,毗于阴。阴阳并毗,四时不至,寒暑之和不成,其反伤人之形乎!使人喜怒失位,居处无常,思虑不自得,中道不成章。于是乎天下始乔诘卓鸷,而后有盗跖、曾、史之行。故举天下以赏其善者不足,举天下以罚其恶者不给。故天下之大不足以赏罚。自三代以下者,匈匈焉终以赏罚为事,彼何暇安其性命之情哉!
而且说明邪,是淫于色也;说聪邪,是淫于声也;说仁邪,是乱于德也;说义邪,是悖于理也;说礼邪,是相于技也;说乐邪,是相于淫也;说圣邪,是相于艺也;说知邪,是相于疵也。天下将安其性命之情,之八者,存可也,亡可也。天下将不安其性命之情,之八者,乃始脔卷𪺷囊而乱天下也。而天下乃始尊之惜之。甚矣,天下之惑也!岂直过也而去之邪!乃齐戒以言之,跪坐以进之,鼓歌以余儛之。吾若是何哉!
故君子不得已而临莅天下,莫若无为。无为也,而后安其性命之情。故贵以身于为天下,则可以托天下;爱以身于为天下,则可以寄天下。故君子苟能无解其五藏,无擢其聪明,尸居而龙见,渊默而雷声,神动而天随,从容无为而万物炊累焉。吾又何暇治天下哉!
崔瞿问于老聃曰:“不治天下,安藏人心?”老聃曰:“女慎,无撄人心。人心排下而进上,上下囚杀,淖约柔乎刚强,廉刿雕琢,其热焦火,其寒凝冰,其疾俯仰之间而再抚四海之外。其居也,渊而静;其动也,县而天。偾骄而不可系者,其唯人心乎!昔者黄帝始以仁义撄人之心,尧、舜于是乎股无胈,胫无毛,以养天下之形。愁其五藏以为仁义,矜其血气以规法度。然犹有不胜也。尧于是放囗调节讙兜于崇山,投三苗于三峗,流共工于幽都,此不胜天下也。夫施及三王而天下大骇矣。下有桀、跖,上有曾、史,而儒墨毕起。于是乎喜怒相疑,愚知相欺,善否相非,诞信相讥,而天下衰矣;大德不同,而性命烂漫矣;天下好知,而百姓求竭矣。于是乎斤锯制焉,绳墨杀焉,椎凿决焉。天下脊脊大乱,罪在撄人心。故贤者伏处大山嵁岩之下,而万乘之君忧栗乎庙堂之上。今世殊死者相枕也,桁杨者相推也,形戮者相望也,而儒墨乃始离跂攘臂乎桎梏之间。意,甚矣哉!其无愧而不知耻也甚矣!吾未知圣知之不为桁杨椄槢也,仁义之不为桎梏凿枘也,焉知曾、史之不为桀、跖嚆矢也!故曰:绝圣弃知,而天下大治。
黄帝立为天子十九年,令行天下,闻广成子在于空同之上,故往见之,曰:“我闻吾子达于至道,敢问至道之精。吾欲取天地之精,以佐五谷,以养民人。吾又欲官阴阳以遂群生,为之奈何?”广成子曰:“而所欲问者,物之质也;而所欲官者,物之残也。自而治天下,云气不待族而雨,草木不待黄而落,日月之光益以荒矣,而佞人之心翦翦者,又奚足以语至道!”黄帝退,捐天下,筑特室,席白茅,闲居三月,复往邀之。广成子南首而卧,黄帝顺下风膝行而进,再拜稽首而问曰:“闻吾子达于至道,敢问:治身奈何而可以长久?”广成子蹶然而起,曰:“善哉问乎!来,吾语女至道:至道之精,窈窈冥冥;至道之极,昏昏默默。无视无听,抱神以静,形将自正。必静必清,无劳女形,无摇女精,乃可以长生。目无所见,耳无所闻,心无所知,女神将守形,形乃长生。慎女内,闭女外,多知为败。我为女遂于大明之上矣,至彼至阳之原也;为女入于窈冥之门矣,至彼至阴之原也。天地有官,阴阳有藏。慎守女身,物将自壮。我守其一以处其和。故我修身千二百岁矣,吾形未常衰。”黄帝再拜稽首曰:“广成子之谓天矣!”广成子曰:“来!余语女:彼其物无穷,而人皆以为有终;彼其物无测,而人皆以为有极。得吾道者,上为皇而下为王;失吾道者,上见光而下为土。今夫百昌皆生于土而反于土。故余将去女,入无穷之门,以游无极之野。吾与日月参光,吾与天地为常。当我缗乎,远我昏乎!人其尽死,而我独存乎!”
云将东游,过扶摇之枝而适遭鸿蒙。鸿蒙方将拊脾雀跃而游。云将见之,倘然止,贽然立,曰:“叟何人邪?叟何为此?”鸿蒙拊脾雀跃不辍,对云将曰:“游!”云将曰:“朕愿有问也。”鸿蒙仰而视云将曰:“吁!”云将曰:“天气不和,地气郁结,六气不调,四时不节。今我愿合六气之精以育群生,为之奈何?”鸿蒙拊脾雀跃掉头曰:“吾弗知!吾弗知!”云将不得问。又三年,东游,过有宋之野,而适遭鸿蒙。云将大喜,行趋而进曰:“天忘朕邪?天忘朕邪?”再拜稽首,愿闻于鸿蒙。鸿蒙曰:“浮游不知所求,猖狂不知所往,游者鞅掌,以观无妄。朕又何知!”云将曰:“朕也自以为猖狂,而民随予所往;朕也不得已于民,今则民之放也!愿闻一言。”鸿蒙曰:“乱天之经,逆物之情,玄天弗成,解兽之群而鸟皆夜鸣,灾及草木,祸及止虫。意!治人之过也。”云将曰:“然则吾奈何?”鸿蒙曰:“意!毒哉!僊僊乎归矣!”云将曰:“吾遇天难,愿闻一言。”鸿蒙曰:“意!心养!汝徒处无为,而物自化。堕尔形体,吐尔聪明,伦与物忘,大同乎涬溟。解心释神,莫然无魂。万物云云,各复其根,各复其根而不知。浑浑沌沌,终身不离。若彼知之,乃是离之。无问其名,无窥其情,物固自生。”云将曰:“天降朕以德,示朕以默。躬身求之,乃今得也。”再拜稽首,起辞而行。
世俗之人,皆喜人之同乎己而恶人之异于己也。同于己而欲之,异于己而不欲者,以出乎众为心也。夫以出乎众为心者,曷常出乎众哉?因众以宁所闻,不如众技众矣。而欲为人之国者,此揽乎三王之利而不见其患者也。此以人之国侥幸也。几何侥幸而不丧人之国乎?其存人之国也,无万分之一;而丧人之国也,一不成而万有余丧矣!悲夫,有土者之不知也!夫有土者,有大物也。有大物者,不可以物。物而不物,故能物物。明乎物物者之非物也,岂独治天下百姓而已哉!出入六合,游乎九州,独往独来,是谓独有。独有之人,是之谓至贵。
大人之教,若形之于影,声之于响,有问而应之,尽其所怀,为天下配。处乎无响。行乎无方。挈汝适复之,挠挠以游无端,出入无旁,与日无始。颂论形躯,合乎大同。大同而无己。无己,恶乎得有有。睹有者,昔之君子;睹无者,天地之友。
贱而不可不任者,物也;卑而不可不因者,民也;匿而不可不为者,事也;粗而不可不陈者,法也;远而不可不居者,义也;亲而不可不广者,仁也;节而不可不积者,礼也;中而不可不高者,德也;一而不可不易者,道也;神而不可不为者,天也。故圣人观于天而不助,成于德而不累,出于道而不谋,会于仁而不恃,薄于义而不积,应于礼而不讳,接于事而不辞,齐于法而不乱,恃于民而不轻,因于物而不去。物者莫足为也,而不可不为。不明于天者,不纯于德;不通于道者,无自而可;不明于道者,悲夫!何谓道?有天道,有人道。无为而尊者,天道也;有为而累者,人道也。主者,天道也;臣者,人道也。天道之与人道也,相去远矣,不可不察也。

No comments: