GIẢNG VỀ KIẾM THUẬT
(Thuyết kiếm)
Xưa, vua Văn vương nước Triệu thích kiếm thuật, kiếm sĩ đầy cung đình, có tới ba ngàn người, ngày đêm đấu kiếm trước mặt vua, mỗi năm trên trăm người chết hay bị thương, mà nhà vua không chán. Như vậy ba năm, nước suy, chư hầu tính chuyện xâm chiếm. Thái tử là Khôi lấy làm lo, vời bọn tả hữu lại bảo: - Ai thuyết phục vua cha bỏ trò đấu kiếm đó đi thì sẽ được thưởng ngàn vàng. Họ đáp: - Chỉ Trang tử là thuyết phục nổi. Thái tử bèn sai người đem ngàn vàng tặng Trang tử. Trang tử không nhận, nhưng cũng theo sứ giả yết kiến thái tử, bảo: - Thái tử có điều gì dạy bảo Chu tôi mà cho tôi ngàn vàng? Thái tử đáp: - Tôi nghe nói tiên sinh là bậc thánh trí nên kính cẩn dâng ngàn vàng để tiên sinh chu cấp cho các người tuỳ tòng, nay tiên sinh không nhận thì Khôi tôi đâu dám thưa. - Tôi nghe nói thái tử muốn cậy Chu tôi để trừ một cái tật đam mê của đại vương. Nếu lời tôi thuyết trên thì trái với ý đại vương, dưới thì không làm tròn được điều thái tử uỷ thác, tất tôi sẽ bị tử hình mà ngàn vàng đó có ích gì cho tôi đâu? Trái lại tôi thuyết phục được, thực hiện được ý muốn của thái tử thì trong nước Triệu này, tôi muốn gì mà chẳng được, [kể chi tới ngàn vàng]? - Vâng. Nhưng vua chúng tôi chỉ tiếp các kiếm sĩ thôi. - Dạ, tôi đánh kiếm cũng giỏi lắm. - Hạng kiếm sĩ mà vua chúng tôi tiếp đều đầu tóc bù xù, tóc mai bồng lên, mũ chụp xuống mắt, dải mũ thô xấu, áo vạt sau ngắn hơn vạt trước, mắt trợn trừng, ăn nói ấp úng, có vậy vua chúng tôi mới vui lòng. Nay tiên sinh bận áo nhà Nho[1] mà vô thì e việc không êm đâu. Trang tử bảo: - Vậy tôi xin bận y phục của các kiếm sĩ ấy. Ba ngày sau, Trang tử bận y phục kiếm sĩ, vô yết kiến thái tử, thái tử dẫn vô bái kiến vua Triệu. Vua Triệu tuốt gươm ra, đợi. Trang tử ung dung bước vô điện, thấy vua cũng không cuối đầu. Vua Triệu bảo: - Thầy có gì chỉ giáo quả nhân mà cậy thái tử dẫn vô? Trang tử đáp: - Thần nghe nói đại vương thích kiếm thuật, nên xin yết kiến đại vương để nói về kiếm thuật. - Kiếm thuật của thầy có gì đặc biệt để chế phục kẻ khác? - Kiếm thuật của thần, cứ mười bước giết được một người, như vật suốt ngàn dặm không ai cản được thần. Vua Triệu mừng lắm, bảo: - Vậy là vô địch trong thiên hạ. - Cái Đạo đánh kiếm của thần như vầy: cố ý để lộ nhược điểm của mình cho địch thủ thấy, địch thủ sẽ thừa cơ mà tấn công, thần tấn công sau mà đâm trúng trước. Thần xin thử cho đại vương coi. Vua Triệu bảo: - Thầy hãy về nghỉ ở quán xá, để quả nhân chuẩn bị xong cuộc đấu kiếm rồi mời thầy tới. Rồi vua Triệu cho các kiếm sĩ tỉ thí với nhau bảy ngày, số tử vong trên sáu chục người, sau cùng lựa được năm, sáu người giỏi nhất, bảo họ cầm kiếm ở dưới điện, và cho vời Trang tử tới, bảo: - Hôm nay thầy sẽ tỉ thí với các kiếm sĩ của quả nhân. - Thần đã mỏi mắt trông chờ ngày nay. - Kiếm thầy dùng dài ngắn ra sao? Trang tử đáp: - Kiếm nào thần dùng cũng được. Nhưng thần có ba cây kiếm để đại vương lựa. Và thần xin giảng về ba cây kiếm đó trước rồi sau sẽ dùng thử. - Xin thầy cho nghe. - Ba thứ kiếm đó là kiếm của thiên tử, kiếm của chư hầu và kiếm của người thường. - Thế nào là kiếm của thiên tử? - Kiếm của thiên tử thì mũi nhọn là Yên Khê, Thạch Thành, lưỡi là nước Tề, nước Đại, sống [lưng] là nước Tấn, nước Nguỵ, cán là nước Chu và nước Tống, chuôi là nước Hàn và nước Nguỵ; có bốn rợ bao bọc, có bốn mùa làm bao (túi), có Bột Hải bao quanh, có Thường Sơn làm đai, nó khống chế bằng ngũ hành [tức kim mộc thuỷ hoả thổ], dùng thưởng phạt để quyết đoán, dùng âm dương để đóng mở, mùa xuân, mùa hạ thì phù trì, mùa thu, mùa đông thì túc sái. Thứ kiếm ấy một khi đâm tới thì không ai chống nổi, vung lên cao thì không ai đỡ nổi, hạ xuống thì không ai chạy thoát, múa chung quanh thì không ai lại gần được. Ở trên cao nó chém những đám mây nổi, ở dưới thấp nó chặt đứt những địa mạch. Dùng cây kiếm đó có thể điều khiển được chư hầu, thống phục được thiên hạ. Kiếm của thiên tử như vậy. Vua Triệu hoang mang, bối rối, hỏi: - Thế nào là kiếm của chư hầu? - Kiếm của chư hầu mũi nhọn là kẻ sĩ trí dũng, lưỡi là kẻ sĩ thanh liêm, sống là kẻ sĩ hiền lương, cán là kẻ sĩ trung tín, chuôi là kẻ sĩ hào kiệt. Thứ kiếm ấy, một khi đâm tới thì cũng không ai chống nổi, vung lên cao thì cũng không ai đỡ nổi, hạ xuống thì cũng không ai chạy thoát, múa chúng chung quang thì cũng không ai lại gần được. Ở trên cao nó giống mặt trời tròn, tuỳ theo mặt trời, mặt trăng và các tinh tú mà chiếu sáng; ở dưới thấp nó giống mặt đất vuông, theo bốn mùa mà vận hành; ở giữa nó hợp tâm lí của dân chúng, đem lại thái bình cho bốn phương. Dùng cây kiếm ấy thì làm cho chấn động như sấm sét, trong bốn cõi không ai không qui phục, tuân theo mệnh lệnh của vua. Kiếm của chư hầu như vậy. - Còn thế nào là kiếm của người thường? - Kiếm của người thường thì đầu tóc bù xù, tóc mai bồng lên, mũ chụp xuống mắt, mắt trợn trừng, ăn nói ấp úng. Khi đấu kiếm trước mặt mọi người, trên nó chặt đầu của đối phương, dưới nó đâm thủng gan phổi của đối phương. Kiếm của người thường như vậy, không khác gì đá gà, sớm mượn gì cũng toi mạng, không ích gì cho quốc gia cả. Hiện nay đại vương ở ngôi thiên tử chí tôn, mà lại thích kiếm thuật của người thường, tôi trộm nghĩ không nên. Vua Triệu bèn kéo Trang tử lên điện, tại đó người trông coi về ngự thiện đã dọn tiệc sẳn. Vua Triệu [xấu hổ] ba lần chạy chung quanh chiếu tiệc. Trang tử bảo: - Xin đại vương bình tĩnh ngồi xuống. Lời giảng về kiếm thuật của tôi hết rồi. Sau đó, ba tháng vua Triệu không ra khỏi cung. Các kiếm sĩ không được trọng đãi nữa đều tự sát hết.(Thuyết kiếm)
Chương này ngắn, chỉ có một bài. Tác giả muốn dùng thuật đánh kiếm để giảng về đạo trị thiên hạ, tư tưởng không có chỗ nào hợp với Trang tử mà lại đặt vào miệng Trang tử. Lời lẽ thô lậu, có cái giọng của bọn tung hoành gia tầm thường (kém xa Tô Tần, Trương Nghi) của thời Chiến Quốc.Chú thích:[1] Trang Chu sao lại bận áo nhà Nho?
《庄子》第30章 说剑
昔赵文王喜剑,剑士夹门而客三千余人,日夜相击于前,死伤者岁百余人。好之不厌。如是三年,国衰。诸侯谋之。太子悝患之,募左右曰:“孰能说王之意止剑士者,赐之千金。”左右曰:“庄子当能。”太子乃使人以千金奉庄子。庄子弗受,与使者俱往见太子,曰:“太子何以教周,赐周千金?”太子曰:“闻夫子明圣,谨奉千金以币从者。夫子弗受,悝尚何敢言。”庄子曰:“闻太子所欲用周者,欲绝王之喜好也。使臣上说大王而逆王意,下不当太子,则身刑而死,周尚安所事金乎?使臣上说大王,下当太子,赵国何求而不得也!”太子曰∶“然。吾王所见,唯剑士也。”庄子曰:“诺。周善为剑。”太子曰:“然吾王所见剑士,皆蓬头突鬓,垂冠,曼胡之缨,短后之衣,瞋囗目而语难,王乃说之。今夫子必儒服而见王,事必大逆。”庄子曰:“请治剑服。”治剑服三日,乃见太子。太子乃与见王。王脱白刃待之。庄子入殿门不趋,见王不拜。王曰:“子欲何以教寡人,使太子先。”曰:“臣闻大王喜剑,故以剑见王。”王曰:“子之剑何能禁制?”曰:“臣之剑十步一人,千里不留行。”王大悦之,曰:“天下无敌矣。”庄子曰:“夫为剑者,示之以虚,开之以利,后之以发,先之以至。愿得试之。”王曰:“夫子休,就舍待命,令设戏请夫子。”王乃校剑士七日,死伤者六十余人,得五六人,使奉剑于殿下,乃召庄子。王曰:“今日试使士敦剑。”庄子曰:“望之久矣!”王曰:“夫子所御杖,长短何如?”曰:“臣之所奉皆可。然臣有三剑,唯王所用。请先言而后试。”王曰:“愿闻三剑。”曰:“有天子剑,有诸侯剑,有庶人剑。”王曰:“天子之剑何如?”曰:“天子之剑,以燕谿石城为锋,齐岱为锷,晋卫为脊,周宋为镡,韩魏为夹,包以四夷,裹以四时,绕以渤海,带以常山,制以五行,论以刑德,开以阴阳,持以春夏,行以秋冬。此剑直之无前,举之无上,案之无下,运之无旁。上决浮云,下绝地纪。此剑一用,匡诸侯,天下服矣。此天子之剑也。”文王芒然自失,曰:“诸侯之剑何如?”曰:“诸侯之剑,以知勇士为锋,以清廉士为锷,以贤良士为脊,以忠圣士为镡,以豪桀士为夹。此剑直之亦无前,举之亦无上,案之亦无下,运之亦无旁。上法圆天,以顺三光;下法方地,以顺四时;中和民意,以安四乡。此剑一用,如雷霆之震也,四封之内,无不宾服而听从君命者矣。此诸侯之剑也。”王曰:“庶人之剑何如?”曰:“庶人之剑,蓬头突鬓,垂冠,曼胡之缨,短后之衣,瞋目而语难,相击于前,上斩颈领,下决肝肺。此庶人之剑,无异于斗鸡,一旦命已绝矣,无所用于国事。今大王有天子之位而好庶人之剑,臣窃为大王薄之。”王乃牵而上殿,宰人上食,王三环之。庄子曰:“大王安坐定气,剑事已毕奏矣!”于是文王不出宫三月,剑士皆服毙其处也。
Chương XXXI ÔNG CHÀI (Ngư phủ)
1 Khổng Tử đi chơi trong rừng Màn Đen, ngồi nghỉ trên Gò hạnh[1]. Trong khi môn đệ đọc sách, Khổng Tử gãy đàn cầm và hát, chưa được nửa khúc thì thấy một ông chài ghé thuyền tiến lại, râu và lông mày đều bạc, tóc xoã, tay áo phe phẩy[2], lên tới chỗ cao rồi ngừng lại, tay trái đặt lên đầu gối, tay phải chống cằm, ngồi nghe. Khi khúc hát chấm dứt ông lão vẫy Tử Cống và Tử Lộ tới, rồi trỏ Khổng Tử, hỏi: - Ai vậy? Tử Lộ đáp: - Vị quân tử nước Lỗ. - Họ gì? - Họ Khổng. - Thầy Khổng đó làm nghề gì? Tử Lộ làm thinh. Tử Cống đáp: - Thầy Khổng bản tính trọng trung tín, thi hành nhân nghĩa, sửa đổi lễ nhạc, chăm sóc nhân luân[3], trên đối với vua thì trung, dưới thì giáo hoá dân chúng, làm lợi cho thiên hạ. Đó, thầy Khổng làm những việc ấy. Ông lão lại hỏi: - Có làm vua người nào không? Tử Cống đáp: - Không. - Thế có phụ tá cho một ông vua nào không? - Không. Ông lão cười, quay trở về, vừa đi vừa nói: - Có lòng nhân thật đấy, nhưng ta ngại rằng thầy ấy không tự cứu được đâu. Đã khổ tâm, mệt thân mà lại nguy cho cái bản chân. Hởi ơi, như vậy là rời cái Đạo quá xa. Tử Cống trở về kể lại cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử đẩy cây đàn cầm qua một bên, đứng dậy bảo: - Ông ấy là bậc thánh chăng? Rồi bước xuống gò, đi tìm ông lão, tới bờ thì thấy ông lão đương chống cái sào có móc [dùng để kéo thuyền]. Thấy Khổng Tử, ông ta quay lại, đứng yên. Khổng Tử lùi lại, vái hai vái rồi tiến tới. Ông lão hỏi: - Thầy muốn gì? Khổng Tử đáp: - Vừa rồi cụ nói chưa hết lời rồi đi. Khâu tôi ngu muội, không hiểu ý cụ, nên xin phép cụ đứng dưới gió[4], mong được cụ chỉ giáo chỗ kém cõi của tôi. - A, thầy chịu học hỏi thật! Khổng Tử vái hai vái nữa rồi đứng ngay lại, thưa: - Khâu tôi ham học từ hồi trẻ, tới bây giờ sáu mươi chín tuổi, chưa được nghe lời chí lí nào, cho nên đâu dám không hư tâm để học thêm? Ông lão bảo: - Luật tự nhiên trong vũ trụ là đồng thanh tương ứng, đồng loại tương tòng[5]. Tôi xin đem sở đắc của tôi để luận hành vi của thầy. Hành vi của ngài thuộc về nhân sự. Nếu thiên tử, chư hầu, đại phu và dân chúng, bốn hạng người đó cùng làm tròn phận sự của mình thì xã hội cực trị rồi; trái lại, nếu không làm tròn phận sự của mình thì không loạn gì bằng. Cho nên quan lại phải làm hết sức của mình, dân phải lo công việc của mình, không vượt cái phận của mình [thì mới hết loạn]. Ruộng nương bỏ hoang, nhà cửa dột nát, ăn mặc không đủ, thuế má không nộp, vợ chồng không hoà thuận nhau, trẻ không kính già, đó là điều đáng lo cho dân thường. Không làm tròn nhiệm vụ, bỏ bê việc quan, không thanh liêm, người dưới quyền làm biếng, công nghiệp, thanh danh không có gì đáng khen, tước lộc không giữ được, đó là điều đáng lo của các quan đại phu. Triều đình không có trung thần, quốc gia hỗn loạn, bách công kĩ nghệ không khéo, phẩm vật để tiến cống [thiên tử] không tốt, xuân thu hai kì triều bái thiên tử thì tới trễ, không theo mệnh lệnh thiên tử, đó là điều đáng lo cho chư hầu. Âm dương bất hoà, nóng lạnh không hợp thời tiết làm hại cho vạn vật, chư hầu bạo loạn, đánh chiếm lẫn nhau khiến dân tàn mạt, lễ nhạc không có pháp độ, tài chính thiếu thốn, nhân luân không giữ được, trăm họ dâm loạn, đó là điều đáng lo của thiên tử. Nay thầy, trên không có quyền thế của một thiên tử hay một chư hầu, dưới không có quan chức của một đại thần mà đòi sửa đổi lễ nhạc, chăm sóc nhân luân, để giáo hoá dân chúng, chẳng là đa sự quá ư? Vả lại người ta có tám cái tật, sự việc có bốn cái đáng lo, điều đó không thể không xét được. Không phải việc của mình mà mình làm, như vậy là lạm[6]; người ta không muốn nghe mà mình cứ cố khuyên bảo, như vậy là “nịnh”[7]; đoán trước ý người để làm vừa lòng người, như vậy là hót, siểm; chẳng lựa phải trái [cứ nói theo ý người ta], như vậy là a dua; thích vạch cái xấu của người, như vậy là gièm pha; làm cho bạn bè người ta giận nhau, thân thích người ta xa nhau, như vậy là gây loạn (tặc); khen kẻ gian trá, bài xích kẻ khác mình, như vậy là gian tà; chẳng phân biệt tốt hay xấu, cứ dong nạp hết ngầm gợi điều người ta thích, như vậy là hiểm. Tám tật ấy, ngoài thì làm loạn người khác, trong thì làm loạn cho bản thân, người quân tử không kết bạn với bọn người ấy, mà vua chúa không dùng họ làm bề tôi. Bốn điều đáng lo là: thích kinh doanh việc lớn, thay đổi chế độ cũ để cầu danh, như vậy là quá lạm (thao); tự cho mình là thông minh mà chuyên quyền, xâm lấn người ta, chỉ theo ý mình, như vậy là tham; biết lỗi mà không sửa, người can mà không nghe, lại còn làm điều ác hơn nữa, như vậy là lì (ngận); đồng ý với mình thì khen, trái ý mình thì chê, như vậy là kiêu căng. Chỉ người nào bỏ được tám tật và tránh được bốn điều đáng lo kể trên thì mới có thể dạy được. Khổng Tử xấu hổ thở dài, lại cuối xuống, vái hai vái rồi ngửng lên, thưa: - Khâu tôi bị đuổi hai lần ở nước Lỗ, bị trục xuất khỏi Vệ, bị khốn đốn ở Tề; ở Tống người ta đốn cây dưới đó tôi đã ngồi, rồi bị vây ở khoảng giữa Trần và Thái[8], tôi không biết đã mắc lỗi gì mà bị bốn lần gièm pha như vậy. Ông lão để lộ vẻ buồn rầu, đáp: - Thầy khó giác ngộ thật! Một người sợ cái bóng của mình, ghét những vết chân của mình bèn chạy trốn; nhưng càng bước nhiều thì vết chân càng nhiều, càng chạy mau thì cái bóng càng theo bén gót; thấy như vậy vẫn còn chậm lại càng rán chạy mau hơn nữa, không ngừng, tới nỗi kiệt lực mà chết. Người đó cực ngu, không biết rằng đứng vào chỗ tối thì sẽ không còn thêm vết chân của mình nữa[9]. Thầy cũng vậy, xét về nhân nghĩa, phân biệt sự đồng dị (giống nhau và khác nhau), coi sự biến hoá của động tĩnh, tìm qui tắc để thích nghi sự cho và sự nhận, điều lí các tình cảm yêu và ghét, điều tiết sự vui thích và giận dữ, thì làm sao tránh được tai hoạ. Thầy nên cẩn thận sửa mình, giữ gìn bản chân để cho người và vật tự thích nghi[10], thì sẽ tránh được tai hoạ. Nay thầy không sửa mình, mà lại đi cầu ở người [hoặc trách người], như vậy chẳng là quá coi trọng ngoại vật ư? Khổng Tử xấu hổ, hỏi: - Xin cụ giảng cho thế nào là bản chân? Ông lão đáp: - Bản chân là cái cực tinh thành. Không tinh thành thì không cảm động người được. Cho nên kẻ gượng khóc thì bề ngoài tuy bi thảm mà trong lòng không thương tiếc; kẻ làm bộ giận thì tuy nghiêm mà không uy; kẻ gượng thân ái thì tuy cười mà không thật vui vẻ. Thực bi thảm thì không gào khóc mà trong lòng thương tiếc; thực giận dữ thì tuy chưa lộ sắc giận mà đã uy nghiêm; thực thân ái thì tuy không cười mà đã vui vẻ. Bản chân ở trong lòng thì tinh thần biểu lộ ra ngoài, vì vậy mà người ta quí cái bản chân. Đem bản chân dùng vào phương diện nhân luân như thờ cha mẹ thì hiếu thuận, thờ vua thì trung trinh, uống rượu thì vui, đưa ma thì buồn. Trong sự trung trinh, cần nhất là lập công; trong sự uống rượu, cần nhất là vui; trong sự đưa ma, cần nhất là sự buồn thảm; trong sự thờ cha mẹ, thì cần nhất là làm cho cha mẹ vui lòng; thành công có nhiều cách, không phải chỉ có một đường mà thôi. Như thờ cha mẹ thì cần làm vui lòng cha mẹ, bất luận dùng cách nào; uống rượu cần vui, bất luận dùng thứ chén nào; đưa ma cần bi thảm, chẳng cần biết nghi lễ. Lễ là do thế tục đặt ra; còn bản chân là cái trời cho, nó tự nhiên, không hề biến đổi. Cho nên thánh nhân lấy trời làm phép tắc và quí bản chân, không câu nệ thế tục; còn kẻ ngu thì trái lại, không biết lấy trời làm phép tắc mà chỉ lo không hợp với thế tục, không biết quí bản chân mà chỉ theo mọi người, bị thế tục biến hoá, cho nên lòng không thoả mãn[11]. Tiếc thay, thầy sớm chìm đắm vào sự giả dối, trễ rồi mới được nghe giảng về đại Đạo. Khổng Tử lại vái hai vái, rồi ngửng lên, thưa: - Hôm nay tôi gặp được cụ thật là may mắn, do trời dun giủi. Xin tiên sinh đừng lấy là xấu hổ mà cho tôi được phục dịch, và đích thân dạy dỗ tôi. Xin cho biết tiên sinh ở đâu để tôi tới thụ nghiệp mà học đại Đạo. Ông lão đáp: - Tôi nghe nói: Kẻ nào theo nổi mình thì hãy dắt kẻ đó tới cái Đạo huyền diệu, bằng không thì đừng dắt dẫn, như vậy mình mới khỏi mang lỗi. Thầy gắng sức đi. Thôi tôi đi đây. Dứt lời, ông lão xô thuyền ra rồi biến mất trong đám lau. Nhan Uyên quay xe lại, Tử Lộ chìa cho Khổng Tử sợi dây để nắm leo lên xe, nhưng Khổng Tử không quay lại, đợi cho nước hết gợn sóng, không nghe thấy tiếng động của chiếc thuyền nữa rồi mới dám lên xe. Tử Lộ ngồi ở một bên, hỏi thầy: - Con phục dịch thầy đã từ lâu, chưa hề thấy thầy kính sợ ai như vậy. Ông vua các nước có vạn cổ xe và ngàn cổ xe hễ tiếp thầy thì coi thầy như ngang hàng, mà thầy còn có vẻ ngạo mạn là khác nữa. Nay ông chài đó đứng chống cái sào trước mặt thầy mà thầy cúi gập mình xuống, vái hai vái rồi mới đáp, như vậy chẳng thái quá ư? Bọn chúng con đều lấy làm lạ, ông chài đó có cái gì mà được thầy kính trọng tới mức đó? Khổng Tử cúi dựa vào cái thanh ngang của xe, thở dài: - Do (tên Tử Lộ), anh thật là khó cải hoá. Anh hụp lặn trong lễ nghĩa bao lâu nay rồi mà chưa bỏ được cái lòng bỉ lậu ấy đi. Lại đây, ta nói cho nghe. Gặp người già mà không biết kính thì không biết lễ; thấy người hiền mà không biết tôn thì là không có đức nhân. Nếu ông lão ấy không phải là bậc chí nhân thì làm sao khiến cho người khác phải cúi mình ngưỡng mộ; cúi mình ngưỡng mộ mà không chân thành thì là mất bản chân mà hại cho bản thân. Ôi! Không có lỗi nào lớn bằng bất nhân mà anh mắc đúng cái lỗi ấy. Vả lại, Đạo sinh ra vạn vật; vật nào mất cái Đạo thì chết, có nó thì sống, hành động trái nó thì thất bại, thuận nó thì thành công. Cho nên thánh nhân tôn trọng Đạo, bất luận là nó ở đâu. Có thể bảo rằng ông lão đánh cá ấy có được cái Đạo, làm sao ta không kính ông? NHẬN ĐỊNH Chương này cũng rất ngắn và chỉ gồm một bài. Có một câu kể nỗi gian truân của Khổng Tử, chữ dùng y hệt trong chương Đạo Chích. Nội dung cũng là đả đảo Khổng Tử (chẳng hạn thói câu nệ lễ nhạc của Khổng), nhưng giọng không quá thô lậu như trong Đạo Chích, và tác giả cũng có tinh thần xây dựng hơn: đề cao bản chân và Đạo của Lão, Trang. Nhưng thuyết “giữ được bản chân thì cực tinh thành, không tinh thành thì không cảm được lòng người” cũng không khác gì thuyết “Thành giả, thiên chi đạo; thành chi giả, nhân chi đạo dã”[12] trong Trung Dung, chương 20. Tác giả chắc quên điều đó nên mới cho ông chài đem ra giảng cho Khổng Tử nghe. Theo La Căn Trạch, tác giả có lẽ là một ẩn sĩ trong phái Đạo gia ở cuối Tần đầu Hán. Chú thích: [1] Cây hạnh tức cây mận ngoài Bắc (VN), tựa như cây mơ. [2] Nguyên văn: bị phát du duệ. L.K.h. dịch là tóc dày, cổ tay áo vén lên. [3] Nguyên văn: tuyển nhân luân. D.N.L. dịch là: tuyển chọn nhân tài. [4] Lời nói nhún, người dưới nói chuyện với người trên thì đứng ở dưới gió. [5] Nghĩa là cùng một loại thì theo nhau. [6] Quá lạm, tức như lấn. [7] Chữ nịnh ở đây nên hiểu là giả đạo đức hoặc thích khéo nói. [8] Mấy hàng này gần giống hệt bài 1 chương Đạo Chích. [9] Câu này chắc sách in thiếu; tôi xin tạm bổ sung bằng mấy chữ nghiêng: “Người đó cực ngu, không biết rằng đứng vào chỗ tối thì sẽ không còn cái bóng và sẽ không còn thêm vết chân của mình nữa”. Nguyên văn: Bất tri xử âm dĩ hưu ảnh, xử tỉnh dĩ tức tích, ngu diệt thâm hĩ. 不知處陰以休影, 處靜以息跡, 愚亦甚矣. [Goldfish]. [10] Nguyên văn hơi khó hiểu: hoàn dĩ vật dữ nhân. L.K.h. dịch là: để của cải của thầy cho người khác. [11] Nguyên văn: cố bất túc. Diệp Ngọc Lân dịch là: không thảnh công. L.K.h. dịch sát là: không đủ. [12] Phan Văn Các dịch là: “Thành vốn là đạo của Trời. Muốn đạt được thành, là đạo của người. [Goldfish].
雜篇漁父
《庄子》第31章 渔父
孔子游乎缁帷之林,休坐乎杏坛之上。弟子读书,孔子弦歌鼓琴。奏曲未半,有渔父者,下船而来,须眉交白,被发揄袂,行原以上,距陆而止,左手据膝,右手持颐以听。曲终而招子贡、子路二人俱对。客指孔子曰:“彼何为者也?”子路对曰:“鲁之君子也。”客问其族。子路对曰:“族孔氏。”客曰:“孔氏者何治也?”子路未应,子贡对曰:“孔氏者,性服忠信,身行仁义,饰礼乐,选人伦。上以忠于世主,下以化于齐民,将以利天下。此孔氏之所治也。”又问曰:“有土之君与?”子贡曰:“非也。”“侯王之佐与?”子贡曰:“非也。”客乃笑而还行,言曰:“仁则仁矣,恐不免其身。苦心劳形以危其真。呜呼!远哉,其分于道也。”
子贡还,报孔子。孔子推琴而起,曰:“其圣人与?”乃下求之,至于泽畔,方将杖拏而引其船,顾见孔子,还乡而立。孔子反走,再拜而进。客曰:“子将何求?”孔子曰:“曩者先生有绪言而去,丘不肖,未知所谓,窃待于下风,幸闻咳唾之音,以卒相丘也。”客曰:“嘻!甚矣,子之好学也!”孔子再拜而起,曰:“丘少而修学,以至于今,六十九岁矣,无所得闻至教,敢不虚心!”客曰:“同类相从,同声相应,固天之理也。吾请释吾之所有而经子之所以。子之所以者,人事也。天子诸侯大夫庶人,此四者自正,治之美也;四者离位而乱莫大焉。官治其职,人忧其事,乃无所陵。故田荒室露,衣食不足,征赋不属,妻妾不和,长少无序,庶人之忧也;能不胜任,官事不治,行不清白,群下荒怠,功美不有,爵禄不持,大夫之忧也;廷无忠臣,国家昏乱,工技不巧,贡职不美,春秋后伦,不顺天子,诸侯之忧也;阴阳不和,寒暑不时,以伤庶物,诸侯暴乱,擅相攘伐,以残民人,礼乐不节,财用穷匮,人伦不饬,百姓淫乱,天子有司之忧也。今子既上无君侯有司之势,而下无大臣职事之官,而擅饰礼乐,选人伦,以化齐民,不泰多事乎?且人有八疵,事有四患,不可不察也。非其事而事之,谓之总;莫之顾而进之,谓之佞;希意道言,谓之谄;不择是非而言,谓之谀;好言人之恶,谓之谗;析交离亲,谓之贼;称誉诈伪以败恶人,谓之慝;不择善否,两容颊适,偷拔其所欲,谓之险。此八疵者,外以乱人,内以伤身,君子不友,明君不臣。所谓四患者:好经大事,变更易常,以挂功名,谓之叨;专知擅事,侵人自用,谓之贪;见过不更,闻谏愈甚,谓之很;人同于己则可,不同于己,虽善不善,谓之矜。此四患也。能去八疵,无行四患,而始可教已。
孔子愀然而叹,再拜而起,曰:“丘再逐于鲁,削迹于卫,伐树于宋,围于陈蔡。丘不知所失,而离此四谤者何也?”客凄然变容曰:“甚矣,子之难悟也!人有畏影恶迹而去之走者,举足愈数而迹愈多,走愈疾而影不离身,自以为尚迟,疾走不休,绝力而死。不知处阴以休影,处静以息迹,愚亦甚矣!子审仁义之间,察同异之际,观动静之变,适受与之度,理好恶之情,和喜怒之节,而几于不免矣。谨修而身,慎守其真,还以物与人,则无所累矣。今不修之身而求之人,不亦外乎!”
孔子愀然曰:“请问何谓真?”客曰:“真者,精诚之至也。不精不诚,不能动人。故强哭者,虽悲不哀,强怒者,虽严不屯,强亲者,虽笑不和。真悲无声而哀,真怒未发而威,真亲未笑而和。真在内者,神动于外,是所以贵真也。其用于人理也,事亲则慈孝,事君则忠贞,饮酒则欢乐,处丧则悲哀。忠贞以功为主,饮酒以乐为主,处丧以哀为主,事亲以适为主。功成之美,无一其迹矣;事亲以适,不论所以矣;饮酒以乐,不选其具矣;处丧以哀,无问其礼矣。礼者,世俗之所为也;真者,所以受于天也,自然不可易也。故圣人法天贵真,不拘于俗。愚者反此。不能法天而恤于人,不知贵真,禄禄而受变于俗,故不足。惜哉,子之蚤湛于伪而晚闻大道也!”
孔子再拜而起曰:“今者丘得遇也,若天幸然。先生不羞而比之服役而身教之。敢问舍所在,请因受业而卒学大道。”客曰:“吾闻之,可与往者,与之至于妙道;不可与往者,不知其道。慎勿与之,身乃无咎。子勉之,吾去子矣,吾去子矣!”乃剌船而去,延缘苇间。
颜渊还车,子路授绥,孔子不顾,待水波定,不闻拏音而后敢乘。子路旁车而问曰:“由得为役久矣,未尝见夫子遇人如此其威也。万乘之主,千乘之君,见夫子未尝不分庭伉礼,夫子犹有倨傲之容。今渔父杖拏逆立,而夫子曲要磬折,言拜而应,得无太甚乎!门人皆怪夫子矣,渔父何以得此乎!”孔子伏轼而叹,曰:“甚矣,由之难化也!湛于礼义有间矣,而朴鄙之心至今未去。进,吾语汝:夫遇长不敬,失礼也;见贤不尊,不仁也。彼非至人,不能下人。下人不精,不得其真,故长伤身。惜哉!不仁之于人也,祸莫大焉,而由独擅之。且道者,万物之所由也。庶物失之者死,得之者生。为事逆之则败,顺之则成。故道之所在,圣人尊之。今之渔父之于道,可谓有矣,吾敢不敬乎!”
分类:道家思想 书名:《庄子》(南华经) 作者:庄子 前页 目录 后页
No comments:
Post a Comment