Trí bắc du
1
Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thuỷ, lên núi Ẩn Phân, gặp Vô Vi Vị,[1] bảo: - Tôi muốn hỏi ông ít điều: Muốn biết Đạo thì phải suy nghĩ những gì, ra sao? Muốn ở yên trong Đạo thì phải cư xử ra sao, hành động ra sao? Muốn đắc Đạo thì phải theo cách nào, đường nào? Trí hỏi ba câu đó mà Vô Vi Vị không đáp câu nào cả, không phải không muốn đáp mà vì không biết đáp ra sao. Không được đáp lại, Trí quay về Bạch Thuỷ ở phương Nam, lên núi Hồ Khuyết, thấy Cuồng Khuất cũng lại đem ba câu đó ra hỏi. Cuồng Khuất đáp: “À tôi biết, để tôi nói cho nghe”. Nhưng vừa muốn nói thì Cuồng Khuất đã quên mình muốn nói gì. Trí lần này cũng không hỏi được, trở về đế cung, vô yết kiến Hoàng Đế để hỏi. Hoàng Đế đáp: “Đừng suy nghĩ gì cả thì mới biết được Đạo, đừng cư xử hành động gì cả thì mới ở yên trong Đạo được; không theo đâu, không nói đường nào thì mới đắc Đạo”. Trí lại hỏi: - Tôi và ông biết điều đó, còn hai người kia [tức Vô Vi Vị và Cuồng Khuất] không biết, như vậy là ai phải? Hoàng Đế đáp: - Vô Vi Vị mới thật là phải, Cuồng Khuất chỉ tựa như phải thôi, còn ta và ngươi thì không bao giờ gần được Đạo. Vì người biết thì không nói, kẻ nói thì không biết.[2] Cho nên thánh nhân dùng cách “dạy mà không cần nói”[3]. Đạo không thể nhận được, Đức không thể đạt được, mà lòng nhân có thể thi hành được, nghĩa có thể tồn tại được, lễ có thể hoá ra giả dối được. [vì những cái đó thuộc về hữu vi]. Cho nên bảo: “Mất Đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có nhân, mất nhân rồi mới có nghĩa, mất nghĩa rồi mới có lễ.[4] Lễ là cái phù hoa của Đạo, là đầu mối của loạn. Cho nên bảo: “Theo Đạo thì mỗi ngày một bớt [hành động đi]. Bớt rồi lại bớt nữa, cho đến vô vi [không làm gì cả]. Vô vi mà không có gì là không làm”.[5] Nay đã là vật rồi mà muốn trở về bản nguyên, điều đó thực khó, chỉ bậc chí nhân hoạ chăng mới dễ dàng trở về được. Sống đưa tới chết, chết là đầu mối của sống. Ai biết được thứ tự trước sau của sống chết? Người ta sinh ra là do cái khí tụ lại. Khí tụ thì sinh, khí tán thì chết. Tử sinh đã tuần hoàn thì còn có gì mà lo? Vạn vật là một. Cái gì người ta cho là tốt đẹp thì gọi là thần kì, cái gì cho là xấu xa thì gọi là xú hủ [thối, nát]. Sự thực thì cái xú hủ lại biến hoá ra thành thần kì, mà cái thần kì lại biến hoá thành xú hủ[6]. Cho nên bảo rằng: “Khắp thiên hạ chỉ có một cái khí lưu thông mà thôi. Do dó thánh nhân trọng cái nhất thể”[7]. Trí hỏi Hoàng Đế: - Tôi đã hỏi Vô Vi Vị, Vô Vi Vị không đáp, không phải vì không muốn đáp mà vì không biết đáp ra sao. Tôi lại hỏi Cuồng Khuất, Cuồng Khuất muốn đáp mà rồi không đáp vì vừa định đáp thì quên mất mình muốn nói gì. Nay tôi hỏi ông, ông biết mà đáp tôi, thế thì tại sao bảo là ông không gần được Đạo? Hoàng Đế đáp: - Vô Vi Vị thực đạt Đạo vì ông ta không biết đáp ra sao; Cuồng Khuất tựa như đạt Đạo vì ông quên điều mình muốn nói; còn ta và ngươi không bao giờ gần được Đạo cả vì biết nói về Đạo. Cuồng Khuất nghe kể lại lời đó của Hoàng Đế, cho rằng Hoàng Đế biết sự hạn chế của ngôn ngữ.[8]
2
Trời đất tuyệt đẹp mà không nói, bốn mùa tuần hoàn theo một luật rõ ràng mà không nghị luận, vạn vật sinh thành theo một trật tự mà không biện thuyết. Thánh nhân trở về bản nguyên cái đẹp của trời đất, thấu được đạo lí của vạn vật. Bậc chí nhân vô vi, bậc thánh nhân không tạo ra cái gì là vì theo phép tắc tự nhiên của trời đất. Cái thần minh của Đạo cực tinh diệu, hoà hợp với mọi sự biến hoá của vạn vật. Sự sinh tử, vuông tròn của vạn vật đều là diễn biến tự nhiên, nên không biết được căn nguyên, vì vậy mà vạn vật tự nhiên sinh tồn từ xưa tới nay. Trời đất và bốn phương tuy rộng thật mà vẫn nằm ở trong Đạo; cái đầu lông tơ mùa thu tuy nhỏ thật mà cũng nhờ Đạo mới thành hình. Vạn vật đều chìm nổi biến hoá hoài suốt đời. Âm dương, bốn mùa vận hành theo thứ tự. Đạo mê muội, tựa như không có mà có; mới đầu nó không có hình tích mà lại có tác dụng thần diệu, vạn vật nhờ nó sinh hoá mà không tự biết[9]. Người ta gọi nó là căn bản của vũ trụ. Hiểu được lẽ đó thì có thể quan sát đạo trời (đạo tự nhiên).
3
Niết Khuyết hỏi Bị Y[10] về Đạo. Bị Y đáp: - Anh ngay người lên, chuyên nhất thị giác thì hoà khí của trời sẽ xuống. Gom trí lại, chuyên nhất ý niệm thì thần minh sẽ tới. Cái Đức làm cho anh đẹp lên, cái Đạo sẽ hiện rõ trong anh. Con người của anh sẽ như con người còn bé mới sanh, anh sẽ không tìm nguyên do của mọi việc nữa[11]. Bị Y chưa nói xong thì Niết Khuyết đã ngủ say. Bị Y mừng lắm, bỏ đi, vừa đi vừa hát: “Hình thể như cây khô, lòng như tro tàn. Thực là chân trí, không còn chút thành kiến. Mê mê muội muội, không còn tâm tư, không cùng [với anh ấy] mưu tính gì được. Quí thay người đó!”.
4
Bài này y hệt bài 12 chương I Liệt tử, chúng tôi đã dịch rồi – Lá Bối – trang 105, nên không chép lại. Đại ý: thân ta do khí trời vận chuyển mà có, vậy là của trời đất kí thác cho ta.
5
Khổng Tử nói với Lão Đam: - Hôm nay an nhàn, xin ông giảng cho tôi về cái Đạo tối cao. Lão Đam đáp: - Ông nên trai giới, gột rửa cái tâm, tinh khiết cái thần, trừ bỏ trí tuệ đi. Cái Đạo thật sâu thẳm, mờ mịt, khó giảng lắm. Tôi cho thầy biết cái đại khái. Cái sáng sủa phát sinh từ cái tối tâm; cái hữu hình phát sinh từ cái vô hình; tinh thần phát sinh từ cái Đạo, hình thể phát sinh từ tinh thần; vạn vật do hình thể mà sinh ra: những vật có chín lỗ sinh từ cái thai, những vật có tám lỗ[12] sinh ra từ cái trứng. Khi Đạo xuất hiện, nó không để một dấu vết gì cả, nó không biến mất sau một giới hạn nào cả[13], nó không có phòng, có cửa, bốn mặt thông ra ngoài, mênh mông vô cùng. Người nào đạt được nó thì chân tay cứng mạnh lên, tư tưởng thông đạt, tai mắt sáng suốt, dưỡng tâm mà không biết mệt, thuận ứng vạn vật, không có thành kiến. Không có nó thì trời không cao được, đất không rộng được, mặt trời mặt trăng không vận hành được, vạn vật không phồn thịnh được. Học vấn quảng bác chưa chắc đã biết được nó, biện luận chưa chắc hiểu được nó, cho nên thánh nhân đã bỏ trí tuệ [không dùng trí tuệ để hiểu Đạo]. Nó là cái không thể tăng, không thể giảm được, cái mà thánh nhân quí trọng. Thăm thẳm như biển, vòi vọi như núi, hết rồi lại bắt đầu [bất tuyệt], vận chuyển vạn vật mà không bao giờ kiệt. Cái Đạo của người quân tử ở ngoài nó được chăng? Thí dụ một người Trung Quốc, chẳng cần biết âm hay dương[14], ở vào khoảng giữa trời đất, làm người rồi sau trở về nguồn gốc. Tự bản thể mà xét, người ấy sinh ra là do cái khí tụ lại, người đó có thể thọ hay yểu, nhưng thọ yểu thì có khác nhau bao nhiêu. Chẳng qua chỉ là một khoảnh khắc, có đáng gì mà khen vua Nghiêu, chê vua Kiệt! Quả cây lớn và hạt loài cỏ đều có đạo lí sinh trưởng riêng của chúng. Nhân luân tuy phức tạp nhưng cũng có đạo lí.[15] Gặp hoàn cảnh nào thánh nhân cũng không phản kháng, bỏ qua mà không cố chấp. Điều hoà mà thuận ứng, như vậy là Đức; vô tâm[16] mà thuận ứng, như vậy là Đạo, nhờ vậy mà các đế, vương thời xưa hứng khởi được. Con người ở trong khoảng trời đất cũng như con ngựa trắng, vụt qua cái khe hở, một nháy mắt rồi biến mất. Vạn vật hốt nhiên xuất hiện rồi lại hốt nhiên trở vô. Do sự biến hoá tự nhiên mà sinh, rồi do sự biến hoá tự nhiên mà chết. Các sinh vật lấy vậy làm buồn, loài người cho vậy là thảm. Sự thực, cái chết chỉ là trút cái túi (cung) tự nhiên, bỏ cái bao (kiếm) tự nhiên của trời, phân vân tiêu tán, hồn phách rời đi, thể xác tan rã, cái đó gọi là “đại qui” (cuộc trở về quan trọng). Từ vô hình mà thành hữu hình (sinh), lại từ hữu hình mà thành vô hình (tử), điều đó ai cũng biết, không phải gắng sức mới hiểu được; ai cũng bàn luận tới. Nhưng đạt Đạo thì không bàn luận, bàn luận thì không đạt Đạo. Trên con đường sáng sủa [tức nghị luận] thì không gặp được Đạo. Cho nên biện luận lại không bằng đừng nói gì cả. Không thể nghe thấy Đạo được, muốn nghe nó thì thà bịt tai còn hơn. Như vậy gọi là đắc Đạo.
6
Đông Quách Tử[17] hỏi Trang tử: - Cái ông gọi là Đạo ấy, nó ở đâu? Trang tử đáp: - Ở khắp nơi. - Phải chỉ ra ở chỗ nào mới được chứ. - Trong con kiến. - Sao mà thấp vậy? - Trong cọng cỏ. - Còn thấp hơn nữa ư? - Trong mảnh sành. - Sao càng thấp quá vậy? - Trong cục phân. Đông Quách Tử không hỏi nữa. Trang tử bảo: - Những câu hỏi của ông không đi tới thực chất của vấn đề. Như viên xét thuế hỏi người coi chợ về cách dẫm lên con heo để biết nó mập hay không: chân càng lún xuống thì heo càng mập[18]. Ông đừng chỉ hắn một vật nào (phải bao quát) mà hỏi, như vậy ông sẽ không bỏ sót. Cái Đạo tối cao như vậy, mà lời nói cao cả cũng vậy: bao hàm, phổ biến và đủ cả. Ba danh từ đó tuy khác nhau mà ý nghĩa như nhau.[19] Người nào đã tiêu dao ở cõi Hư vô, bao gồm mà nghị luận thì biết được Đạo là vô cùng. Người nào đã vô vi thì điềm đạm mà an tĩnh, tịch mịch mà thanh hư, điều hoà mà nhàn dật. Bỏ tham vọng của ta đi, đi mà không biết để tới đâu, về mà không biết sẽ ngừng ở đâu, đi và về đều không có mục đích. Bàng hoàng ở trong cảnh giới mênh mông hư vô mà bậc đại trí cũng không biết được giới hạn của nó. Chủ tể của vật [tức Đạo] với vật đều không có giới hạn [vì Đạo ở trong vật, nhưng vật đối với vật thì có giới hạn, đó là giới hạn của vật[20]. Cái không có giới hạn [tức Đạo] nằm trong cái có giới hạn [tức vật], Đạo tuy nằm trong vật có giới hạn mà chính nó không có giới hạn. Như cái người ta gọi là đầy, rỗng, suy diệt. Đạo tuy ở trong cái đầy, rỗng mà không phải đầy, rỗng; ở trong cái suy diệt mà không phải suy diệt; ở trong gốc và ngọn mà không phải gốc, ngọn; ở trong cái tích tụ và tiêu tán mà không phải là tích tụ, tiêu tán.
7
A Hà Cam cùng với Thần Nông học Lão Long Cát, Thần Nông tựa vào cái kỉ (bàn con), để ngó ra cửa mà ngủ trưa. Giữa trưa, A Hà Cam đẩy cửa vô cho hay thầy đã mất. Thần Nông tựa vào cái kỉ, chống gậy đứng dậy, rồi liệng gậy đánh rầm một tiếng, cười vang: - Biết rằng tôi thiên lệch, ngu muội, chậm chạp và biếng nhác nên trời [tức Lão Long Cát] bỏ tôi mà đi. Thế là hết. Thầy không còn một lời cuồng nào[21] để mở trí cho tôi nữa. Thầy mất rồi. Yểm Cương lại điếu, nghe thấy, bảo: - Người nào ngộ Đạo[22] thì được các quân tử trong thiên hạ qui phụ. Nay, về Đạo thầy anh chưa biết được một phần vạn cái đầu lông mùa thu chứ cũng đã biết trước khi chết không phát lộ một lời cuồng nào về Đạo cho anh hay, huống hồ là người ngộ Đạo. Thầy anh nhìn Đạo, không thấy nó có hình thể nào cả; nói về Đạo thì bảo nó mờ mờ mịch mịch. Vì nghị luận về Đạo tức là trái với Đạo.
8
Cực Thanh[23] hỏi Vô Cùng: - Anh biết Đạo không? Vô Cùng đáp: - Không. Cực Thanh lại hỏi Vô Vi: - Anh biết Đạo không? - Biết. - Anh biết Đạo, vậy có thể nói được nó ra sao không?[24] - Được, - Vậy nó ra sao? - Theo tôi, nó có thể quí hay tiện, tụ hay tán, đó nó như vậy. Cực Thanh kể những lời của Vô Cùng và Vô Vi cho Vô Thuỷ[25] nghe và hỏi: - Vô Cùng không biết Đạo mà Vô Vi biết. Như vậy ai phải ai trái? Vô Thuỷ đáp: - Người nào không biết mới là sâu sắc, người nào biết thì nông cạn. Không biết là cảm được cái bề trong, biết chỉ là thấy bề ngoài. Cực Thanh gật đầu, than: - Vậy không biết mới là biết, mà biết lại không biết. Ai biết được cái biết mà là không biết? Vô Thuỷ bảo: - Đạo không thể nghe được; cái gì nghe được thì không phải là Đạo. Đạo không thể thấy được; cái gì thấy được thì không phải là Đạo. Đạo không thể đem ta giảng được; cái gì giảng được thì không phải là Đạo. Ai biết được rằng cái gì sinh ra hình thể thì không có hình thể. Đạo, không thể dùng tên gọi được. Vô Thuỷ nói tiếp: - Có người hỏi về Đạo mà mình trả lời tức là không biết Đạo. Nội cái việc hỏi về Đạo thì đủ tỏ rằng chưa nghe gì về Đạo. Đạo thì không thể đem ra hỏi được, mà hỏi thì không trả lời được. Đã không thể hỏi mà còn hỏi thì câu hỏi đó rỗng không, đã không đáp được mà còn đáp thì lời đáp đó vô nghĩa. Dùng lời vô nghĩa mà đáp một câu hỏi rỗng không, như vậy là ngoài thì không quan sát vũ trụ, trong thì không biết nguồn gốc, tất không vượt được núi Côn Lôn[26], mà mà ngao du ở cõi Thái Hư.
9
Ánh Sáng Rực Rỡ hỏi Không Có[27]: - Thầy là có hay không có? Hỏi mà không được đáp, Ánh Sáng Rực Rỡ bèn chăm chú nhìn trang mạo của Không Có, chỉ thấy tối tăm và hư không. Suốt ngày nhìn Không Có mà không thấy gì cả, nghe mà không thấy gì cả. Ánh Sáng Rực Rỡ thán phục: - Thật là cao xa! Ai mà đạt được. Tôi có thể hiểu được cái hư không, nhưng không thể cho cái hư không là không có, đến như không có mà là có thì làm sao đạt được cảnh giới ấy.[28]
10
Một người thợ gọt móc dây lưng cho quan Đại tư mã [nước Sở], tám chục tuổi rồi mà gọt vẫn đúng, không sai chạy mảy may. Quan Đại tư mã hỏi: - Ông già khéo tay thật, có thuật nào không? Người thợ đó đáp: - Tôi có cách[29] này. Hồi hai mươi tuổi tôi thích gọt đai lưng đến nỗi không nhìn, không xem bất kì vật gì khác ngoài cái đai lưng ra. Sở dĩ dụng tâm được như vậy là nhờ không để ý vào các vật khác, mà phát huy hoài được cái dụng tâm của mình. Huống hồ là dùng cái tâm không dụng tâm thì vạn vật, có vật nào là không nhờ mình mà phát huy được cái diệu dụng của nó.[30]
11
Nhiễm Cầu (một môn đệ của Khổng Tử) hỏi Trọng Ni: - Có thể biết được khi chưa có trời đất thì ra sao không? Trọng Ni đáp: - Biết được. Xưa cũng như nay. Nhiễm Cầu không hỏi thêm, lui ra. Hôm sau gặp Trọng Ni lại hỏi: - Hôm qua con hỏi thầy có thể biết được khi chưa có trời đất thì ra sao không. Thầy đáp: “Biết được. Xưa cũng như nay”. Lúc đó con hiểu rõ, bây giờ con lại mù mờ. Như vậy nghĩa làm sao, xin thầy giảng cho con. Trọng Ni đáp: - Hôm qua anh hiểu rõ là dùng tinh thần[31] mà lĩnh hội được cái nghĩa rồi. Hôm nay anh mù mờ là gì anh không dùng tinh thần mà dùng lí luận (hay hình tượng) để tìm hiểu. Không có cổ, không có kim, không có thuỷ, không có chung. Trước kia không có con cháu mà bây giờ có con cháu được không? Nhiễm Cầu không đáp, Trọng Ni nói thêm: - Thôi, đừng hỏi nữa. Không phải cái sống sinh ra cái chết, không phải cái chết làm mất cái sống. Sống và chết chẳng phải tuỳ thuộc vào một cái gì khác đấy ư? Vì sống và chết chỉ là một. Có vật gì có trước khi trời đất sinh ra không? Cái làm chủ tể vật đó không phải là vật. Vật nào sinh ra (vạn vật) không phải là vật có trước hết thảy, vì trước đó còn có vật khác nữa, cứ như vậy tới vô cùng, cũng là theo luật tự nhiên đó.[32]
12
Nhan Uyên hỏi Trọng Ni: - Con đã có lần nghe thầy bảo: “Đừng đón cái gì cả, đừng đuổi cái gì cả”. Xin thầy giảng cho con nghe. Trọng Ni đáp: - Cổ nhân thích ứng với biến hoá ở ngoài mà trong lòng không thay đổi. Ngày nay người ta thay đổi trong lòng mà không thích ứng với biến hoá ở ngoài. Ai muốn thích ứng với biến hoá ở ngoài thì phải biết cái luật bất biến hoá. Yên tĩnh biến hoá, mà cũng là yên tĩnh không biến hoá; yên tĩnh tiếp xúc với vật nhưng đừng nhiều quá.
13
Vua Hi Vi có cái vườn cây, vua Hoàng Đế có cái vườn hoa, vua Thuấn có cung điện, vua Thang và vua Võ có cung thất. Các bậc quân tử như các thầy Nho, thầy Mặc [tuy học thuyết trái nhau] mà còn dùng điều phải điều trái để “điều hoà” lẫn nhau, huống hồ là người ngày nay. Thánh nhân ở với vật mà không làm hại vật. Không là hại ai nên không ai có thể làm hại mình được. Chỉ người nào không làm hại ai mới có thể giao thiệp với mọi người được. Rừng núi, gò đống làm cho ta vui vẻ, hăng hái. Vui chưa dứt thì đã buồn. Vui, buồn tới ta không đuổi chúng được, mà chúng đi ta cũng không ngăn chúng được. Hởi ơi! Đời người như cái quán trọ vậy, ghé đó rồi đi. Ta biết được cái ta gặp mà không biết cái ta không gặp; ta làm được những cái ta làm được mà không làm được những cái khác. Có những cái mình không biết, mình không làm được, đó là điều không ai tránh khỏi. Muốn tránh những cái không tránh được, điều đó chẳng đáng thương tâm ư? Lời nói thực đúng thì không dùng lời, hành vi thật hoàn toàn thì không dùng hành vi. Đem cái mình biết mà bao quát tất cả những cái mình không biết, thiển cận thay!
°
(Xin coi nhận định ở cuối chương sau)
[1] Đây toàn là những tên tượng trưng. Trí tượng trưng trí tuệ, Vô Vi Vị tượng trưng người hiểu Đạo vì Đạo không làm, không nói. Huyền Thuỷ là nước đen, tức sông hay biển ở phương Bắc, Ẩn Phân là nổi lên mà không hiện rõ, tượng trưng sự mù mờ, không phân biệt được. Ở dưới cũng được hiểu: Bạch Thuỷ là nước trắng, tức sông hay biển phương Nam, miền sáng sủa; Hồ Khuyết tượng trưng sự hồ nghi; Cuồng Khuất, có lẽ như H.C.H. giải thích, tượng trưng người hơi hiểu Đạo.[2] Câu này ở đầu chương 56 Đạo đức kinh.[3] Năm chữ ‘hành bất ngôn chi giáo” ở chương 11 Đạo đức kinh.[4] Câu này ở chương 38 Đạo đức kinh.[5] Câu này ở đầu chương 48 Đạo đức kinh. [6] Như thức ăn biến hoá thành phân, phân lại dùng để bón cây mà biến hoá thành những hoa quả tốt.[7] Tác giả bài này, mà cả Lão, Trang cũng vậy, tuyệt đối chủ trương nhất nguyên luận.[8] Đại ý bài này là Đạo chỉ hiểu bằng trực giác được thôi, không thể giảng được, vì vậy người thật đạt Đạo (Vô Vi Vị) không giảng gì về Đạo, hạng thấp nhất (Hoàng Đế) mới dùng lời để giảng về Đạo; hạng ở giữa (Cuồng Khuất) còn có ý muốn giảng mà không giảng được.[9] Nguyên văn: vạn vật súc nhi bất tri. L.K.h. dịch là: vạn vật mang Đạo ở trong mình mà không biết là có nó.[10] Coi chú thích hai nhân vật tượng trưng này ở chương VII bài 1.[11] Nguyên văn: vô cầu kì cố. L.K.h. dịch là: sẽ không theo thế tục nữa (?). [Nguyên văn chữ Hán là: 无求其故. Sách in sai chữ “cố” thành “có” – Goldfish]. [12] Vật có chín lỗ (mắt, mũi, miệng, tai…) là loài người, vật có tám lỗ là loài chim vì đại tiện và tiểu tiện đều chung một lỗ. [13] Nguyên văn: kì vãng dã vô nhai. H.C.H. dịch là: nó chết rồi không có giới hạn nào cả. Dịch như vậy sát từng chữ nhưng khó hiểu quá.[14] Nguyên văn: phi âm, phi dương, nghĩa là: không phải là âm là dương.[15] Nguyên văn: quả loả hữu lí, nhân luân tuy nan, sở dĩ tương xỉ. “Luân” ở đây không có nghĩa là đạo đức, luân thường mà có nghĩa là thuận tự nhiên. L.K.h. dịch là: sự tương quan giữa loài người. Đại ý câu này chỉ muốn nói rằng cây cỏ hay người đều thuận theo luật tự nhiên hết.[16] Nguyên văn: ngẫu = thình lình, không cố ý, không dụng tâm.[17] Một người theo đạo Lão, ở ngoài thành phía Đông nên gọi như vậy. Cũng có tên là Thuận tử.[18] Tác giả muốn nói: đừng nên chỉ riêng vật nào mà hỏi Đạo có ở đó không, cũng như đừng nắn từng bộ phận con heo để xem nó có mập không, chỉ cần dẫm lên nó, hễ chân lún là biết nó mập.[19] Bài này có nhiều chỗ khó hiểu. Như câu này, nguyên văn: kì chỉ nhất dã. L.K.h. dịch là: mà chỉ trỏ một vật. Chính Liou cũng nhận là không hiễu rõ. [20] Có lẽ tác giả muốn nói: vật, xét về phương diện một phần tử của Đạo, vì do Đạo sinh ra, thì không có giới hạn cũng như Đạo; mà xét địa vị của từng vật một – tách vật ra khỏi Đạo – thì có giới hạn.[21] Nguyên văn: cuồng ngôn. H.C.H. giảng là lời cực thâm thuý. [Cuồng ngôn 狂言, trong sách in sai là cương ngôn - Goldfish] [22] Nguyên văn: thể Đạo. L.K.h. dịch là: hợp nhất với Đạo.[23] Cực Thanh ở đây tượng trưng trời chăng? [24] Nguyên văn: hữu số hồ? H.C.H. giảng là ta có thể tả nó mộ cách cụ thể, rõ ràng được không? L.K.h. dịch là: có thể hình dung nó, cho nó những đức tính nào được không? [Hữu số hồ? 有数乎?, sách in sai là hữu số ho? – Goldfish].[25] Vô Thuỷ là không có khởi thuỷ.[26] Côn Lôn là dãy núi lớn nhất phía Tây Trung Hoa. Ở đây trỏ cảnh giới cực cao xa. Cõi Thái Hư đây tức là cõi “vô hà hữu chi hương” (chỗ hư vô tịch mịch) trong chương Tiêu dao du bài 5.[27] Nguyên văn: Quang Diệu (tượng trưng cho trí tuệ) và Vô Hữu (tượng trưng Đạo).[28] Câu này khó hiểu, mỗi nhà dịch một khác. L.K.h. dịch là: Tôi có thể quan niệm ông ấy là vô (không), nhưng tôi không thể cho cái vô là không có, mà ông ấy là cái vô đã hư vô hoá.[29] Nguyên văn: hữu thủ. L.K.h. dịch là: kiên tâm.[30] Câu này mỗi nhà hiểu một khác. Tôi theo H.C.H. cho rằng câu đó nói về Đạo, cứ tự nhiên, không dụng tâm mà vạn vật được phát triển.[31] Tức trực giác.[32] L.K.h. theo một bản khác, dịch là: Thánh nhân yêu người mà không một chút vị kỉ (vô kỉ, chứ không phải vô dĩ như các bản khác) là vì lí luận trên sự kiện này: không có vật nào, người nào được ưu thế.
Chương XXII
, xem tiếp: PHẦN IV - Chương XXIII
《庄子》第22章 智北游
知北游于玄水之上,登隐弅之丘,而适遭无为谓焉。知谓无为谓曰:“予欲有问乎若:何思何虑则知道?何处何服则安道?何从何道则得道?”三问而无为谓不答也。非不答,不知答也。知不得问,反于白水之南,登狐阕之上,而睹狂屈焉。知以之言也问乎狂屈。狂屈曰:“唉!予知之,将语若。”中欲言而忘其所欲言。知不得问,反于帝宫,见黄帝而问焉。黄帝曰:“无思无虑始知道,无处无服始安道,无从无道始得道。”知问黄帝曰:“我与若知之,彼与彼不知也,其孰是邪?”黄帝曰:“彼无为谓真是也,狂屈似之,我与汝终不近也。夫知者不言,言者不知,故圣人行不言之教。道不可致,德不可至。仁可为也,义可亏也,礼相伪也。故曰:‘失道而后德,失德而后仁,失仁而后义,失义而后礼。’礼者,道之华而乱之首也。故曰:‘为道者日损,损之又损之,以至于无为。无为而无不为也。’今已为物也,欲复归根,不亦难乎!其易也其唯大人乎!生也死之徒,死也生之始,孰知其纪!人之生,气之聚也。聚则为生,散则为死。若死生为徒,吾又何患!故万物一也。是其所美者为神奇,其所恶者为臭腐。臭腐复化为神奇,神奇复化为臭腐。故曰:‘通天下一气耳。’圣人故贵一。”知谓黄帝曰:“吾问无为谓,无为谓不应我,非不我应,不知应我也;吾问狂屈,狂屈中欲告我而不我告,非不我告,中欲告而忘之也;今予问乎若,若知之,奚故不近?”黄帝曰:“彼其真是也,以其不知也;此其似之也,以其忘之也;予与若终不近也,以其知之也。”狂屈闻之,以黄帝为知言。
天地有大美而不言,四时有明法而不议,万物有成理而不说。圣人者,原天地之美而达万物之理。是故至人无为,大圣不作,观于天地之谓也。今彼神明至精,与彼百化。物已死生方圆,莫知其根也。扁然而万物,自古以固存。六合为巨,未离其内;秋豪为小,待之成体;天下莫不沈浮,终身不故;阴阳四时运行,各得其序;惛然若亡而存;油然不形而神;万物畜而不知:此之谓本根,可以观于天矣!
啮缺问道乎被衣,被衣曰:“若正汝形,一汝视,天和将至;摄汝知,一汝度,神将来舍。德将为汝美,道将为汝居。汝瞳焉如新生之犊而无求其故。”言未卒,啮缺睡寐。被衣大说,行歌而去之,曰:“形若槁骸,心若死灰,真其实知,不以故自持。媒媒晦晦,无心而不可与谋。彼何人哉!”
舜问乎丞:“道可得而有乎?”曰:“汝身非汝有也,汝何得有夫道!”舜曰:“吾身非吾有也,孰有之哉?”曰:“是天地之委形也;生非汝有,是天地之委和也;性命非汝有,是天地之委顺也;子孙非汝有,是天地之委蜕也。故行不知所往,处不知所持,食不知所味。天地之强阳气也,又胡可得而有邪!”
孔子问于老聃曰:“今日晏闲,敢问至道。”老聃曰:“汝齐戒,疏瀹而心,澡雪而精神,掊击而知。夫道,窨然难言哉!将为汝言其崖略:夫昭昭生于冥冥,有伦生于无形,精神生于道,形本生于精,而万物以形相生。故九窍者胎生,八窍者卵生。其来无迹,其往无崖,无门无房,四达之皇皇也。邀于此者,四肢强,思虑恂达,耳目聪明。其用心不劳,其应物无方,天不得不高,地不得不广,日月不得不行,万物不得不昌,此其道与!且夫博之不必知,辩之不必慧,圣人以断之矣!若夫益之而不加益,损之而不加损者,圣人之所保也。渊渊乎其若海,魏魏乎其终则复始也。运量万物而不匮。则君子之道,彼其外与!万物皆往资焉而不匮。此其道与!
“中国有人焉,非阴非阳,处于天地之间,直且为人,将反于宗。自本观之,生者,喑噫物也。虽有寿夭,相去几何?须臾之说也,奚足以为尧、桀之是非!果蓏有理,人伦虽难,所以相齿。圣人遭之而不违,过之而不守。调而应之,德也;偶而应之,道也。帝之所兴,王之所起也。
“人生天地之间,若白驹之过隙,忽然而已。注然勃然,莫不出焉;油然寥然,莫不入焉。已化而生,又化而死。生物哀之,人类悲之。解其天韬,堕其天帙。纷乎宛乎,魂魄将往,乃身从之。乃大归乎!不形之形,形之不形,是人之所同知也,非将至之所务也,此众人之所同论也。彼至则不论,论则不至;明见无值,辩不若默;道不可闻,闻不若塞:此之谓大得。”
东郭子问于庄子曰:“所谓道,恶乎在?”庄子曰:“无所不在。”东郭子曰:“期而后可。”庄子曰:“在蝼蚁。”曰:“何其下邪?”曰:“在稊稗。”曰:“何其愈下邪?”曰:“在瓦甓。”曰:“何其愈甚邪?”曰:“在屎溺。”东郭子不应。庄子曰:“夫子之问也,固不及质。正、获之问于监市履狶也,‘每下愈况’。汝唯莫必,无乎逃物。至道若是,大言亦然。周遍咸三者,异名同实,其指一也。尝相与游乎无有之宫,同合而论,无所终穷乎!尝相与无为乎!澹澹而静乎!漠而清乎!调而闲乎!寥已吾志,无往焉而不知其所至,去而来不知其所止。吾往来焉而不知其所终,彷徨乎冯闳,大知入焉而不知其所穷。物物者与物无际,而物有际者,所谓物际者也。不际之际,际之不际者也。谓盈虚衰杀,彼为盈虚非盈虚,彼为衰杀非衰杀,彼为本末非本末,彼为积散非积散也。”
妸荷甘与神农学于老龙吉。神农隐几,阖户昼瞑。囗荷甘日中奓户而入,曰:“老龙死矣!”神农隐几拥杖而起,嚗然放杖而笑,曰:“天知予僻陋谩诞,故弃予而死。已矣,夫子无所发予之狂言而死矣夫!”弇堈吊闻之,曰:“夫体道者,天下之君子所系焉。今于道,秋豪之端万分未得处一焉,而犹知藏其狂言而死,又况夫体道者乎!视之无形,听之无声,于人之论者,谓之冥冥,所以论道而非道也。”
妸荷甘与神农同学于老龙吉。神农隐几,阖户昼瞑。囗荷甘日中奓户而入,曰:“老龙死矣!”神农隐几拥杖而起,嚗然放杖而笑,曰:“天知予僻陋谩诞,故弃予而死。已矣,夫子无所发予之狂言而死矣夫!”弇堈吊闻之,曰:“夫体道者,天下之君子所系焉。今于道,秋豪之端万分未得处一焉,而犹知藏其狂言而死,又况夫体道者乎!视之无形,听之无声,于人之论者,谓之冥冥,所以论道而非道也。”
于是泰清问乎无穷,曰:“子知道乎?”无穷曰:“吾不知。”又问乎无为,无为曰:“吾知道。”曰:“子之知道,亦有数乎?”曰:“有。”曰:“其数若何?”无为曰:“吾知道之可以贵、可以贱、可以约、可以散,此吾所以知道之数也。”泰清以之言也问乎无始,曰:“若是,则无穷之弗知与无为之知,孰是而孰非乎?”无始曰:“不知深矣,知之浅矣;弗知内矣,知之外矣。”于是泰清仰而叹曰:“弗知乃知乎,知乃不知乎!孰知不知之知?”无始曰:“道不可闻,闻而非也;道不可见,见而非也;道不可言,言而非也!知形形之不形乎!道不当名。”无始曰:“有问道而应之者,不知道也;虽问道者,亦未闻道。道无问,问无应。无问问之,是问穷也;无应应之,是无内也。以无内待问穷,若是者,外不观乎宇宙,内不知乎大初。是以不过乎昆仑,不游乎太虚。”
光曜问乎无有曰:“夫子有乎?其无有乎?”光曜不得问而孰视其状貌:窨然空然。终日视之而不见,听之而不闻,搏之而不得也。光曜曰:“至矣,其孰能至此乎!予能有无矣,而未能无无也。及为无有矣,何从至此哉!”
大马之捶钩者,年八十矣,而不失豪芒。大马曰:“子巧与!有道与?”曰:“臣有守也。臣之年二十而好捶钩,于物无视也,非钩无察也。”是用之者假不用者也,以长得其用,而况乎无不用者乎!物孰不资焉!
冉求问于仲尼曰:“未有天地可知邪?”仲尼曰:“可。古犹今也。”冉求失问而退。明日复见,曰:“昔者吾问‘未有天地可知乎?’夫子曰:‘可。古犹今也。’昔日吾昭然,今日吾昧然。敢问何谓也?”仲尼曰:“昔之昭然也,神者先受之;今之昧然也,且又为不神者求邪!无古无今,无始无终。未有子孙而有孙子可乎?”冉求未对。仲尼曰:“已矣,末应矣!不以生生死,不以死死生。死生有待邪?皆有所一体。有先天地生者物邪?物物者非物,物出不得先物也,犹其有物也。犹其有物也无已!圣人之爱人也终无已者,亦乃取于是者也。”
颜渊问乎仲尼曰:“回尝闻诸夫子曰:‘无有所将,无有所迎。’回敢问其游。”仲尼曰:“古之人外化而内不化,今之人内化而外不化。与物化者,一不化者也。安化安不化?安与之相靡?必与之莫多。狶韦氏之囿,黄帝之圃,有虞氏之宫,汤武之室。君子之人,若儒墨者师,故以是非相赍也,而况今之人乎!圣人处物不伤物。不伤物者,物亦不能伤也。唯无所伤者,为能与人相将迎。山林与,皋壤与,使我欣欣然而乐与!乐未毕也,哀又继之。哀乐之来,吾不能御,其去弗能止。悲夫,世人直为物逆旅耳!夫知遇而不知所不遇,知能能而不能所不能。无知无能者,固人之所不免也。夫务免乎人之所不免者,岂不亦悲哉!至言去言,至为去为。齐知之,所知则浅矣!”
No comments:
Post a Comment