(Đại tôn sư)
Biết được thiên đạo và nhân sự, đó là đạt được mức cao nhất của tri thức. Biết được thiên đạo là biết rằng vạn vật do tự nhiên sinh ra, vậy thì phải theo tự nhiên. Biết được nhân sự là dùng cái mà trí tuệ có thể biết được để bảo hộ cái mà trí tuệ không thể biết được[1] hầu hưởng hết tuổi trời, khỏi chết yểu. Như vậy là tri thức cao minh nhất. Nhưng tri thức cũng có cái luỵ của nó, vì tri thức nào cũng phải có đối tượng [rồi mới biết được là đúng hay sai], mà đối tượng lại không xác định được[2]. Chẳng hạn làm sao biết được cái mà tôi gọi là trời đó không phải là người, và cái tôi gọi là người đó không phải là trời? Với lại chỉ bậc chân nhân mới có được chân tri.
Thế nào là chân nhân? Bậc chân nhân thời cổ không chê ít[3], không khoe thành công, không cầu kẻ sĩ tới với mình; một người như vậy có lầm lỗi cũng không hối hận, có làm điều tốt cũng không tự đắc; lên cao cũng không run sợ, vô nước không ướt, vì tri thức đạt được Đạo rồi.
Chân nhân thời cổ ngủ không nằm mộng, thức dậy không ưu tư, không ăn thức ngon, thở trầm trầm, vì hơi thở từ gót chân mà lên chớ không phải từ trong họng phát ra[4]. Người nào khi nghị luận bị người ta áp đảo[5] thì lời phát ra như tiếng ụa. Người nào thị dục càng mạnh thì tinh thần càng nông cạn.
Chân nhân thời cổ không ham sống, không sợ chết, sinh ra không thấy làm vui, chết đi không thấy làm buồn (không cự tuyệt), hốt nhiên tới rồi hốt nhiên đi, thế thôi; không quên mình ở đâu mà ra, cũng không cầu được chết, vui vẻ tiếp nhận cái gì tới, rồi khi mất cái đó thì cho nó trở về với tự nhiên. Như vậy là không đem cái tâm của mình làm tổn thương Đạo, không dùng sức người giúp sức trời (bất dĩ nhân trợ thiên), cho nên gọi là chân nhân.
Như vậy thì lòng[6] hết mọi sự, nét mặt thanh thản, trán nở nang sáng sủa, vẻ nghiêm túc như khí thu mà ấm áp như hơi xuân. Vui hay giận đều vô tâm, tự nhiên như bốn mùa chuyển vần, thích nghi với vạn vật mà không biết được dấu vết. Cho nên thánh nhân có thể dùng binh được, diệt nước địch mà không mất lòng dân nước đó, ân huệ truyền tới vạn đời mà không phải vì lòng yêu người.
Ai thích người khác qui phụ mình thì không phải là thánh nhân; ai ban ân huệ cho riêng một người nào thì không phải là có đức nhân; ai chỉ biết lợi dụng hoàn cảnh thôi thì không phải là người hiền; ai không biết rằng lợi với hại là một thì không phải là quân tử[7]; ai cầu danh mà đánh mất chân tính thì không phải là kẻ sĩ; ai đánh mất cá tính của mình thì không chỉ huy người khác được. Như Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tư Dư, Kỉ Tha, Thân Đồ Địch,[8] đều bị người sai khiến, hành động theo lí tưởng của người chứ không phải là của chính mình.
Chân nhân thời cổ có vẻ uy nghi mà không kiêu căng, khiêm tốn mà độc lập; nhân cách khác người mà lòng thì hư tĩnh, không thích khoe khoang; lâng lâng như cực kì vui vẻ, bất đắc dĩ mới xử sự; nét mặt hoà nhã nên ai cũng muốn được thân cận; khoan dung đại độ nên ai cũng muốn qui phụ; tự do nên không ai áp chế được; trầm mặc như ở sau một cánh cửa đóng; vô tâm với thế sự như người quên mất ngôn ngữ.
Một người như vậy coi hình pháp là thân thể, lễ nghi là cặp cánh, trí tuệ là thủ đoạn để ứng phó, đạo đức là thuận thiên tính. Coi hình pháp là thân thể mình, nên khoan hồng khi trừng trị; coi lễ nghi là cặp cánh của mình, nên làm việc theo thế tục mà thành công; dùng trí tuệ để ứng phó, nên chỉ hành động khi bất đắc dĩ; coi đạo đức là thuận thiên tính nên dễ dàng đạt được mục đích, như người có hai chân leo lên được ngọn đồi; không khó nhọc mà được mọi người coi là rất hoạt động.
Đối với người đó, ưa và ghét chỉ là một. Hợp nhất với bất hợp nhất thì cũng vậy, theo lẽ trời thì là hợp nhất, theo phép người là không hợp nhất. Nhưng ai coi trời với người là một, không đối lập nhau, thì là chân nhân[9].
Sống hay chết đều do mạng trời, cũng như có đêm có ngày; cái gì mà loài người không thể can dự vào để thay đổi được thì là tình hình cố hữu của vạn vật.
Người ta coi trời là cha, và yêu trời; thế thì cái siêu việt hơn trời lại chẳng đáng yêu sao? Người ta coi vua là bề trên của mình mà hi sinh cho vua; thế thì chân lí [tức cái Đạo] lại chẳng đáng cho mình hi sinh sao?
Suối mà cạn thì cá cùng trốn với nhau trong bùn, phà hơi cho nhau, phun dãi nhớt vào nhau; như vậy sao bằng ở trong sông, hồ mà quên nhau. Cũng vậy, khen vua Nghiêu, chê vua Kiệt sao bằng coi Nghiêu và Kiệt cũng như nhau [nghĩa là quên thiện và ác, không phân biệt người tốt người xấu nữa].
Vũ trụ[10] cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để ta an nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi; vậy coi sống là cái phúc thì cũng phải coi chết là cái phúc.
Cất thuyền trong cái hang, giấu núi trong cái chằm, như vậy là chắc chắn. Nhưng nửa đêm một đấng Vạn năng[11] lại khiêng cả đi thì người đương ngủ[12] không biết được. Chỉ có người nào đem vũ trụ cất vào trong vũ trụ mới không còn sợ mất nữa, vì người đó hiểu được cái lí bất biến[13] của mọi vật.
Có hình thể con người cũng đủ cho ta mừng rồi. Mà hình thể con người chỉ là một hình thức của hàng vạn sự biến hoá của vũ trụ. Vậy thì ngắm những biến hoá vô cùng của vũ trụ còn thích đến đâu! Cho nên thánh nhân muốn trở về cái gốc chung của vạn vật. Mình nên bắt chước người nào coi thọ hay yểu đều là tốt cả, sinh tử đều là tốt cả; huống hồ người nào cho vạn vật đều là các hình thức biến hoá của cái Đạo, lại không đáng cho mình noi theo sao?[14]
Đạo có thực và tồn tại, nhưng “vô vi” mà không có hình trạng. Có thể truyền nó được mà không thấy nó được. Nó tự là gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra quỉ thần, thượng đế, nó sinh ra trời đất. Nó ở trên thái cực mà không cao, ở dưới lục cực[15] mà không sâu, có trước trời đất mà không phải là trường cửu, có trước thời thượng cổ mà không phải là già. Vua Hi Vi[16] nhờ nó mà hoà hợp được trời đất; vua Phục Hi nhờ nó mà tập hợp nguyên khí; sao bắc đẩu nhờ nó mà vị trí không thay đổi; mặt trời mặt trăng nhờ nó mà vận hành không ngừng; thần Kham Phôi nhờ nó mà làm chủ núi Côn Lôn; thần Phùng Di nhờ nó mà rong chơi trên sông lớn; thần Kiên Ngô nhờ nó mà ở trên đỉnh núi Thái Sơn; vua Hoàng Đế nhờ nó mà lên được mây xanh; vua Chuyên Húc nhờ nó mà ở trong cung phía Bắc; thần Ngu Cường[17] nhờ nó mà làm chúa trên bắc cực; Tây Vương Mẫu nhờ nó mà ngự trên núi Thiếu Quang. Không ai biết nó khởi thuỷ ở đâu, chung cục ở đâu. Ông Bành Tổ nhờ nó mà sống từ đời Hữu Ngu [tức vua Thuấn] tới đời Ngũ Bá[18] ông Phó Duyệt nhờ nó mà làm tướng quốc cho Vũ Đinh, thống trị thiên hạ, [rồi sau khi chết] thành một trong những ngôi sao trên trời, ở vào khoảng giữa sao Đông Duy và sao Ki Vĩ.
2
- Ông tuổi đã cao mà sao sắc diện còn trẻ như vậy?
Nhữ Vũ đáp:
- Tôi đã đắc đạo.
- Đạo học được không?
- Không, không được. Ông không phải là người học được đạo. Ông Bốc Lương Ỷ[21] có cái tài của thánh nhân mà không có cái đạo của thánh nhân. Tôi có cái đạo của thánh nhân mà không có cái tài của thánh nhân; nếu tôi đem cái đạo của thánh nhân mà dạy cho ông ấy thì ông ấy có thành thánh nhân ngay được không? Không được. Đem cái đạo của thánh nhân dạy cho người có cái tài của thánh nhân là việc dễ, vậy mà tôi cũng bảo ông ấy phải tốn công luyện tập mới được.
Đây là kinh nghiệm của tôi: Sau ba ngày, tôi coi thiên hạ như hư không. Đã coi thiên hạ như hư không rồi, tôi lại tập bảy ngày nữa, lúc đó coi vạn vật là hư không. Rồi tôi bỗng nhiên giác ngộ, có cảm giác như thấy cảnh bình minh. Có cảm giác đó rồi mới thấy được vạn vật chỉ là một. Thấy vạn vật chỉ là một rồi, sau mới vượt được cổ kim [không bị thời gian hạn chế nữa]; vượt cổ kim rồi sau đó mới vô được cõi không có sống có chết. Bậc chủ tể giết sinh mệnh thì không chết, bậc đó sinh ra sinh mệnh mà cũng lại không sinh[22]. Bậc đó có thể dưới hết, và tiếp nhận hết vạn vật, huỷ hoại được hết, dựng lên được hết. Như vậy gọi là “lúc nào cũng bình thản”; lúc nào cũng bình thản thì trong những biến hoá, nhiễu loạn nào lòng cũng thanh tĩnh.
Nam Bá Tử Quì hỏi:
- Ông học ai mà đắc đạo?
- Tôi học được của con của mực; con của mực là cháu của sự đọc sách; cái này lại do sự sáng suốt mà ra; sáng suốt lại do chú ý; chú ý do sự siêng năng; siêng năng do ca hát [tức thích thú?] mà ra; ca hát do sự tối tăm tịch mịch; tối tăm tịch mịch do sự hư không; hư không do cái không có khởi thuỷ mà ra.[23]
3
Tử Tự, Tử Dư, Tử Lê, Tử Lai nói chuyện với nhau:
- Ai coi sự hư vô là đầu, sự sống là xương sống, sự chết là đốt cuối của xương sống; ai biết được sống chết, còn mất chỉ là một, thì người đó là bạn của chúng ta.
Bốn người đều nhìn nhau cười, đồng ý và kết bạn với nhau. Chẳng bao lâu Tử Dư đau, Tử Tự lại thăm. Tử Dư bảo:
- Vĩ đại thay, tạo hoá! Tạo hoá đã làm cho thân thể tôi co quắp[24] lại như vầy.
Vì lưng Tử Dư cong, xương sống lòi ra, ngũ tạng đảo lộn lên trên, cằm đưa xuống tới rốn, vai nhô lên khỏi đầu, tóc dựng ngược; do âm dương thác loạn cả.
Nhưng lòng bình tĩnh, ông lết tới giếng, soi bóng xuống giếng, than:
- Ôi tạo hoá làm sao cho thân thể tôi co quắp như vầy?
Tử Tự hỏi:
- Anh có thấy gớm không?
- Không, tại sao lại thấy gớm? Nếu tạo hoá muốn biến cánh tay trái tôi thành con gà thì tôi nhân đó mà gáy sáng; nếu biến tay phải tôi thành cây cung thì tôi sẽ nhân đó mà bắn con chim “hào”[25] đem về quay; nếu biến đít tôi thành bánh xe, tinh thần tôi thành ngựa thì tôi sẽ nhân đó mà thắng xe. Với lại “đắc” là nhờ thời cơ, “thất” là do thuận ứng[26]. Ai an thời xử thuận, thì vui buồn không xâm nhập tâm hồn được. Người xưa gọi như vậy là “huyền giải” [bị treo lên mà bây giờ được cởi dây cho]; người ta không biết tự cởi cho mình thì sẽ bị kết chặt với vật, mà vật thì không bao giờ thắng trời được[27]. Vậy thì tại sao tôi lại gớm?
Ít lâu sau Tử Lai đau, thở hổn hển, sắp chết. Vợ con đứng vây chung quanh mà khóc. Tử Lê lại thăm, bảo họ:
- Đi chỗ khác đi, đừng làm kinh động người sắp biến hoá.
Rồi đứng tựa cửa, nói với Tử Lai:
- Tạo hoá vĩ đại thay, sắp làm gì anh đây? sắp đưa anh đi đâu? biến anh thành gan một con chuột hay chân một con trùng?
Tử Lai đáp:
- Cha mẹ đưa con đến đâu thì con phải vâng lệnh. Âm dương [tức Tạo hoá] đối với người khác gì cha mẹ đối với con. Nếu âm dương bắt tôi chết mà tôi không tuân thì tôi là kẻ ngỗ nghịch chứ âm dương có lỗi gì đâu? Vũ trụ cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để cho ta an nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi. Vậy coi sống là cái phúc thì cũng coi chết là cái phúc. Nay có người thợ đúc, nấu một kim loại, nếu một phần kim loại ấy nhảy ra ngoài, bảo: “Tôi muốn làm cây kiếm Mạc Da”[28], thì người thợ đúc tất cho đó là một vật bất tường. Cũng vậy, nếu có một người sắp chết bảo[29]: Tôi muốn còn làm người, còn làm người”, thì tạo hoá tất cho kẻ đó là bất tường. Trời đất là cái lò đúc lớn mà tạo hoá là người thợ đúc lớn; [chúng ta chết rồi] đi đâu[30] mà không được? [Tử sinh như giấc mộng], hốt nhiên ngủ, rồi lại hốt nhiên tỉnh dậy.
4
Tử Tang Hộ, Mạnh Tử Phản và Tử Cầm Trương, ba người kết bạn với nhau, bảo:
- Ai có thể liên hệ với nhau mà không để lộ sự liên hệ ấy, giúp đỡ lẫn nhau mà vẫn vô tâm; ai có thể bay lên trời ngao du trong mây, nhảy nhót trong chỗ vô cực, quên hết sinh tử?
- Ba người nhìn nhau cười, đồng ý và quyết kết bạn với nhau. Không bao lâu, Tử Tang Hộ chết. Khi chưa chôn, Khổng tử hay tin, sai Tử Cống đến giúp việc ma chay. Tử Cống tới, một trong hai người bạn của người chết nghĩ ra một khúc hát để người kia hoà bằng đờn cầm; rồi cả hai cùng hát:
Ôi, anh Tang Hộ,
Ôi, anh Tang Hộ,
Anh đã trở về với bản thể của anh
Mà tụi tôi vẫn còn làm người!
Tử Cống bèn chạy lại bảo:
- Xin hỏi hai ông: người chết nằm đó mà đờn ca như vậy có hợp lễ hay không?
Hai người nhìn nhau cười, đáp:
- Như anh, mới là không hiểu ý nghĩa của lễ.
Tử Cống về kể lại cho Khổng tử nghe:
- Họ là hạng người ra sao? Không tu dưỡng đức hạnh, thái độ không đoan trang. Người chết nằm đó mà họ đờn ca, vẻ mặt thản nhiên, không biết phải gọi thái độ của họ là gì, họ là hạng người ra sao?
Khổng tử đáp:
- Họ sống ở ngoài cõi chúng ta, còn thầy sống ở trong cõi. Trong và ngoài không thông với nhau được. Thầy đã cạn suy nên sai anh lại điếu. Họ đánh bạn với tạo hoá, ngao du trong vũ trụ: Họ coi sự sống như cái bướu, coi chết như cái nhọt vỡ ra. Như vậy coi sinh tử là sự tuần hoàn của cái khí, không phân biệt trước sau. Họ coi hình hài là vật để tạm gởi tinh thần của họ, gởi vào hình thể này hay hình thể khác thì cũng vậy. Họ quên lá gan và trái mật của họ, không để ý tới tai mắt của họ. Họ coi sinh tử như lẽ tuần hoàn, đi rồi trở về, không biết đâu là đầu, đâu là cuối. Họ mang nhiên[31], bồi hồi sống ở ngoài cõi trần thế, tiêu dao ở cảnh giới vô vi, đâu có chịu sự câu thúc vì lễ nghi để hợp với tai mắt của người đời nữa.
- Vậy thì thưa thầy, thầy sống theo qui tắc[32] nào?
- Thầy là người bị trời đày đoạ, nhưng thầy cũng rán giảng cho anh hiểu điều gì thầy biết.
- Con xin thầy, bọn họ sống theo qui tắc nào?
- Loài cá thích nghi với nước, loài người thích nghi[33] với đạo. Thích nghi với nước thì rúc trong bùn mà kiếm ăn; thích nghi với đạo thì không làm gì mà thiên tính được an định. Cho nên bảo: “Cá ở trong sông, hồ, vui thích mà quên mình, người ở trong đạo và thuật, vui thích mà quên mình”[34].
- Con xin thầy, thế nào là một người kì dị.
- Người kì dị là người không hợp với người đời mà hợp với thiên lí. Cho nên bảo: “Kẻ tiểu nhân của trời là bậc quân tử của người, mà bậc quân tử của người là kẻ tiểu nhân của trời”.
5
Nhan Hồi hỏi Trọng Ni:
- Ông Mạnh Tôn Tài [một người hiền nước Lỗ] khi mẹ chết thì khóc nhưng không có nước mắt, lòng không xót xa, để tang mà không hề buồn rầu, vậy mà được tiếng là biết lẽ cư tang nhất trong nước Lỗ; có danh mà không có thực sao? Con lấy làm lạ quá.
Trọng Ni đáp:
- Ông Mạnh Tôn đã đạt được đến tận cùng đạo cư tang rồi. Ông ấy so với người biết tang lễ thì tiến hơn một bực; việc tang nên được giản dị, nhưng [vì thế tục] chưa giản dị được như ý, cho nên như ông ấy cũng đã là giản dị rồi. Ông ấy không phân biệt thế nào là sống với chết, thế nào là trước với sau. Ông ấy chấp nhận, đợi sự biến hoá mà không biết mình sẽ biến hoá ra cái gì. Ai biết được mình đương biến hoá mà thực ra chẳng phải là biến hoá, hoặc đương khi không biến hoá mà thực ra đã là biến hoá rồi? Anh và thầy đều là những người nằm mê mà chưa tỉnh chăng? Ông Mạnh Tôn thấy cái chết thì bề ngoài sợ, nhưng trong lòng không đau khổ. Chết cũng như đổi căn nhà[35] chứ không thật là chết. Ông ấy riêng tỉnh, thấy người ta khóc thì cũng khóc, như vậy là theo hoàn cảnh. Người ta cho cái hình hài tạm thời của mình là cái “ta”, nhưng làm sao biết được cái “ta”đó thực là ta không. Chẳng hạn có thể anh nằm mộng thấy anh là con chim bay lên tới trời xanh, hoặc là con cá lặn xuống đáy vực thẳm. Không biết được người đương nói đây là tỉnh hay nằm mộng. Gặp điều thích ý mà không cười, mất cái làm cho mình thích đó thì cũng vẫn cười, chỉ người nào vui vẻ về sự tạo vật an bài cho mình mà thuận ứng với mọi biến hoá, người đó mới đạt được cảnh giới hư vô của trời.
6
Một hiền nhân thời cổ là Ý Nhi tử lại thăm Hứa Do. Hứa Do hỏi:
- Vua Nghiêu dạy anh điều gì?
Đáp:
- Vua Nghiêu khuyên tôi trau giồi nhân nghĩa, biện biệt thị phi.
Hứa Do bảo:
- Anh tới đây làm gì nữa? Vua Nghiêu đã đem nhân nghĩa xâm vào mặt anh, dùng thị phi cắt mũi anh[36] thì làm sao anh còn đạt được cảnh giới tiêu dao, thuận ứng mọi sự biến hoá được nữa?
Ý Nhi tử đáp:
- Nhưng tôi cũng mong tới được bờ rào của cảnh giới ấy[37].
- Đâu được. Kẻ thanh manh[38] thì không thấy được vẻ đẹp của lông mày, cặp mắt, nét mặt; người mù thì không phân biệt được màu vàng màu xanh của y phục gấm vóc.
- Nàng Vô Trang [một mĩ nhân thời cổ] quên mất sắc đẹp của mình; Cứ Lương [một lực sĩ thời cổ] quên mất sức mạnh của mình; vua Hoàng Đế quên mất trí tuệ của mình, hết thảy đều do công tôi luyện. Biết đâu tạo hoá lại chẳng có thể xoá cho tôi những vết xâm, vá lại cái mũi bị cắt của tôi để thân thể tôi lại trọn vẹn mà theo học tiên sinh?
Hứa Do đáp:
- Chưa biết được, vậy tôi hãy kể đại khái thuyết của tôi cho anh nghe:
Hỡi đại tôn sư của tôi, đại tôn sư của tôi!
Người làm cho mọi vật điêu tàn mà không phải là vì nghĩa[39],
Người gia ân cho tới vạn đại mà không phải là vì nhân.
Người có trước thời thượng cổ mà không phải là già,
Người che chở trời đất, đục đẽo mọi hình thể mà không phải là khéo.
Như vậy là đạt cảnh giới tiêu dao[40].
7
知天之所为,知人之所为者,至矣!知天之所为者,天而生也;知人之所为者,以其知之所知以养其知之所不知,终其天年而不中道夭者,是知之盛也。虽然,有患:夫知有所待而后当,其所待者特未定也。庸讵知吾所谓天之非人乎?所谓人之非天乎?且有真人而后有真知。
何谓真人?古之真人,不逆寡,不雄成,不谟士。若然者,过而弗悔,当而不自得也。若然者,登高不栗,入水不濡,入火不热,是知之能登假于道者也若此。
古之真人,其寝不梦,其觉无忧,其食不甘,其息深深。真人之息以踵,众人之息以喉。屈服者,其嗌言若哇。其耆欲深者,其天机浅。
古之真人,不知说生,不知恶死。其出不欣,其入不距。翛然而往,翛然而来而已矣。不忘其所始,不求其所终。受而喜之,忘而复之。是之谓不以心捐道,不以人助天,是之谓真人。若然者,其心志,其容寂,其颡頯。凄然似秋,暖然似春,喜怒通四时,与物有宜而莫知其极。故圣人之用兵也,亡国而不失人心。利泽施乎万世,不为爱人。故乐通物,非圣人也;有亲,非仁也;天时,非贤也;利害不通,非君子也;行名失己,非士也;亡身不真,非役人也。若狐不偕、务光、伯夷、叔齐、箕子、胥余、纪他、申徒狄,是役人之役,适人之适,而不自适其适者也。
古之真人,其状义而不朋,若不足而不承;与乎其觚而不坚也,张乎其虚而不华也;邴邴乎其似喜也,崔崔乎其不得已也,滀乎进我色也,与乎止我德也,广乎其似世也,謷[áo]乎其未可制也,连乎其似好闭也,悗乎忘其言也。以刑为体,以礼为翼,以知为时,以德为循。以刑为体者,绰乎其杀也;以礼为翼者,所以行于世也;以知为时者,不得已于事也;以德为循者,言其与有足者至于丘也,而人真以为勤行者也。故其好之也一,其弗好之也一。其一也一,其不一也一。其一与天为徒,其不一与人为徒,天与人不相胜也,是之谓真人。
死生,命也;其有夜旦之常,天也。人之有所不得与,皆物之情也。彼特以天为父,而身犹爱之,而况其卓乎!人特以有君为愈乎己,而身犹死之,而况其真乎!
泉涸,鱼相与处于陆,相呴以湿,相濡以沫,不如相忘于江湖。与其誉尧而非桀也,不如两忘而化其道。
夫大块载我以形,劳我以生,佚我以老,息我以死。故善吾生者,乃所以善吾死也。夫藏舟于壑,藏山于泽,谓之固矣!然而夜半有力者负之而走,昧者不知也。藏小大有宜,犹有所循。若夫藏天下于天下而不得所循,是恒物之大情也。特犯人之形而犹喜之。若人之形者,万化而未始有极也,其为乐可胜计邪?故圣人将游于物之所不得循而皆存。善妖善老,善始善终,人犹效之,而况万物之所系而一化之所待乎!
夫道有情有信,无为无形;可传而不可受,可得而不可见;自本自根,未有天地,自古以固存;神鬼神帝,生天生地;在太极之先而不为高,在六极之下而不为深,先天地生而不为久,长于上古而不为老。豨韦氏得之,以挈天地;伏戏氏得之,以袭气母;维斗得之,终古不忒;日月得之,终古不息;勘坏得之,以袭昆仑;冯夷得之,以游大川;肩吾得之,以处大山;黄帝得之,以登云天;颛顼得之,以处玄宫;禺强得之,立乎北极;西王母得之,坐乎少广,莫知其始,莫知其终;彭祖得之,上及有虞,下及及五伯;傅说得之,以相武丁,奄有天下,乘东维、骑箕尾而比于列星。
南伯子葵问乎女偊曰:“子之年长矣,而色若孺子,何也?”曰:“吾闻道矣。”南伯子葵曰:“道可得学邪?”曰:“恶!恶可!子非其人也。夫卜梁倚有圣人之才而无圣人之道,我有圣人之道而无圣人之才。吾欲以教之,庶几其果为圣人乎?不然,以圣人之道告圣人之才,亦易矣。吾犹守而告之,参日而后能外天下;已外天下矣,吾又守之,七日而后能外物;已外物矣,吾又守之,九日而后能外生;已外生矣,而后能朝彻;朝彻而后能见独;见独而后能无古今;无古今而后能入于不死不生。杀生者不死,生生者不生。其为物无不将也,无不迎也,无不毁也,无不成也。其名为撄宁。撄宁也者,撄而后成者也。”
南伯子葵曰:“子独恶乎闻之?”曰:“闻诸副墨之子,副墨之子闻诸洛诵之孙,洛诵之孙闻之瞻明,瞻明闻之聂许,聂许闻之需役,需役闻之于讴,于讴闻之玄冥,玄冥闻之参寥,参寥闻之疑始。”
子祀、子舆、子犁、子来四人相与语曰:“孰能以无为首,以生为脊,以死为尻;孰知死生存亡之一体者,吾与之友矣!”四人相视而笑,莫逆于心,遂相与为友。俄而子舆有病,子祀往问之。曰:“伟哉,夫造物者将以予为此拘拘也。”曲偻发背,上有五管,颐隐于齐,肩高于顶,句赘指天,阴阳之气有沴,其心闲而无事,胼𫏨(音xian1)而鉴于井,曰:“嗟乎!夫造物者又将以予为此拘拘也。”
子祀曰:“女恶之乎?”曰:“亡,予何恶!浸假而化予之左臂以为鸡,予因以求时夜;浸假而化予之右臂以为弹,予因以求鸮炙;浸假而化予之尻以为轮,以神为马,予因以乘之,岂更驾哉!且夫得者,时也;失者,顺也。安时而处顺,哀乐不能入也,此古之所谓县解也,而不能自解者,物有结之。且夫物不胜天久矣,吾又何恶焉!”
俄而子来有病,喘喘然将死。其妻子环而泣之。子犁往问之,曰:“叱!避!无怛化!”倚其户与之语曰:“伟哉造化!又将奚以汝为?将奚以汝适?以汝为鼠肝乎?以汝为虫臂乎?”子来曰:“父母于子,东西南北,唯命之从。阴阳于人,不翅于父母。彼近吾死而我不听,我则悍矣,彼何罪焉?夫大块以载我以形,劳我以生,佚我以老,息我以死。故善吾生者,乃所以善吾死也。今大冶铸金,金踊跃曰:‘我且必为镆铘!’大冶必以为不祥之金。今一犯人之形而曰:‘人耳!人耳!’夫造化者必以为不祥之人。今一以天地为大炉,以造化为大冶,恶乎往而不可哉!”成然寐,蘧然觉。
子桑户、孟子反、子琴张三人相与友曰:“孰能相与于无相与,相为于无相为;孰能登天游雾,挠挑无极,相忘以生,无所穷终!”三人相视而笑,莫逆于心,遂相与友。
莫然有间,而子桑户死,未葬。孔子闻之,使子贡往侍事焉。或编曲,或鼓琴,相和而歌曰:“嗟来桑户乎!嗟来桑户乎!而已反其真,而我犹为人猗!”子贡趋而进曰:“敢问临尸而歌,礼乎?”二人相视而笑曰:“是恶知礼意!”子贡反,以告孔子曰:“彼何人者邪?修行无有而外其形骸,临尸而歌,颜色不变,无以命之。彼何人者邪?”孔子曰:“彼游方之外者也,而丘游方之内者也。外内不相及,而丘使女往吊之,丘则陋矣!彼方且与造物者为人,而游乎天地之一气。彼以生为附赘县疣,以死为决𤴯溃痈。夫若然者,又恶知死生先后之所在!假于异物,托于同体;忘其肝胆,遗其耳目;反复终始,不知端倪;芒然仿徨乎尘垢之外,逍遥乎无为之业。彼又恶能愦愦然为世俗之礼,以观众人之耳目哉!”
子贡曰:“然则夫子何方之依?”孔子曰:“丘,天之戮民也。虽然,吾与汝共之。”子贡曰:“敢问其方?”孔子曰:“鱼相造乎水,人相造乎道。相造乎水者,穿池而养给;相造乎道者,无事而生定。故曰:鱼相忘乎江湖,人相忘乎道术。”子贡曰:“敢问畸人?”曰:“畸人者,畸于人而侔于天。故曰:天之小人,人之君子;人之君子,天之小人也。”
颜回问仲尼曰:“孟孙才,其母死,哭泣无涕,中心不戚,居丧不哀。无是三者,以善处丧盖鲁国,固有无其实而得其名者乎?回壹怪之。”仲尼曰:“夫孟孙氏尽之矣,进于知矣,唯简之而不得,夫已有所简矣。孟孙氏不知所以生,不知所以死。不知就先,不知就后。若化为物,以待其所不知之化已乎。且方将化,恶知不化哉?方将不化,恶知已化哉?吾特与汝,其梦未始觉者邪!且彼有骇形而无损心,有旦宅而无情死。孟孙氏特觉,人哭亦哭,是自其所以乃。且也相与‘吾之’耳矣,庸讵知吾所谓‘吾之’乎?且汝梦为鸟而厉乎天,梦为鱼而没于渊。不识今之言者,其觉者乎?其梦者乎?造适不及笑,献笑不及排,安排而去化,乃入于寥天一。”
意而子见许由,许由曰:“尧何以资汝?”意而子曰:“尧谓我:汝必躬服仁义而明言是非。”许由曰:“而奚来为轵?夫尧既已黥汝以仁义,而劓汝以是非矣。汝将何以游夫遥荡恣睢转徙之涂乎?”
意而子曰:“虽然,吾愿游于其藩。”许由曰:“不然。夫盲者无以与乎眉目颜色之好,瞽者无以与乎青黄黼黻之观。”意而子曰:“夫无庄之失其美,据梁之失其力,黄帝之亡其知,皆在炉捶之间耳。庸讵知夫造物者之不息我黥而补我劓,使我乘成以随先生邪?”许由曰:“噫!未可知也。我为汝言其大略:吾师乎!吾师乎!赍万物而不为义,泽及万世而不为仁,长于上古而不为老,覆载天地、刻雕众形而不为巧。此所游已!
颜回曰:“回益矣。”仲尼曰:“何谓也?”曰:“回忘仁义矣。”曰:“可矣,犹未也。”他日复见,曰:“回益矣。”曰:“何谓也?”曰:“回忘礼乐矣!”曰:“可矣,犹未也。”他日复见,曰:“回益矣!”曰:“何谓也?”曰:“回坐忘矣。”仲尼蹴然曰:“何谓坐忘?”颜回曰:“堕肢体,黜聪明,离形去知,同于大通,此谓坐忘。”仲尼曰:“同则无好也,化则无常也。而果其贤乎!丘也请从而后也。”
子舆与子桑友。而霖雨十日,子舆曰:“子桑殆病矣!”裹饭而往食之。至子桑之门,则若歌若哭,鼓琴曰:“父邪!母邪!天乎!人乎!”有不任其声而趋举其诗焉。子舆入,曰:“子之歌诗,何故若是?”曰:“吾思夫使我至此极者而弗得也。父母岂欲吾贫哉?天无私覆,地无私载,天地岂私贫我哉?求其为之者而不得也!然而至此极者,命也夫!”
Nhan Hồi thưa với Trọng Ni:
- Con đã tiến bộ.
Trọng Ni hỏi:
- Thế nghĩa làm sao?
- Con đã quên nhân nghĩa rồi.
- Được đấy, nhưng chưa đủ.
Hôm khác, Nhan Hồi trở lại thưa:
- Con đã tiến bộ.
- Thế nghĩa làm sao?
- Con đã quên lễ nhạc rồi.
- Được đấy, nhưng chưa đủ.
Hôm khác nữa, lại trở lại:
- Con đã tiến bộ.
- Thế nghĩa làm sao?
- Con ngồi mà quên hết thảy được.
Trọng Ni kinh ngạc hỏi:
- Thế nào là ngồi mà quên hết thảy?
Nhan Hồi đáp:
- Cởi bỏ thân thể, trừ tuyệt sự thông minh, rời hình thể, bỏ trí tuệ, hợp nhất với đạo, như vậy là ngồi mà quên hết thảy.
Trọng Ni bảo:
- Hợp nhất thì không còn lòng riêng nữa, biến hoá thì không câu nệ. Anh quả thực là hiền nhân rồi. Thầy muốn theo gót anh.
8
Tử Dư và Tử Tang là hai bạn thân. Mưa dầm đã mười ngày mà không gặp bạn, Tử Dư đoán bạn đau, đem một gói thức ăn lại tặng bạn. Tới cửa, nghe thấy tiếng Tử Tang nửa như hát, nửa như khóc, hoà với tiếng đàn cầm:
Cha ư? Mẹ ư?
Hay trời? Hay người?
Giọng yếu ớt mà như hổn hển.
Tử Dư bước vô hỏi:
- Giọng hát của anh sao lại như vậy?
Tử Tang đáp:
- Tôi tìm nguyên nhân nỗi nghèo khốn của tôi mà không ra. Cha mẹ tôi lẽ nào muốn tôi nghèo? Trời che vạn vật, đất chở vạn vật, đâu có riêng ai, vậy có lẽ nào lại muốn riêng tôi nghèo? Tìm hoài nguyên nhân mà không ra. Tôi tới nỗi cực khổ như vầy, là do số mệnh chăng?
NHẬN ĐỊNH
Chương này luận về đạo và sự đắc đạo.
Đạo là luật biến hoá trong vũ trụ, mà không có hình trạng, tự nó là gốc của nó, nó tạo ra trời đất, vạn vật, cho nên có trước vũ trụ (bài 1). Nó là chủ tể, đại tôn sư của vạn vật, nó diệt hết mọi vật mà không phải là vì nghĩa, gia ân cho vạn vật mà không phải là vì nhân, nó “vô vi” vì nó là tự nhiên (bài 6).
Đạo đó có thể truyền được nhưng không thể tiếp nhận được, nghĩa thầy có thể giảng cho môn đệ được mà không thể đem nó cho môn đệ. Chính môn đệ phải tốn công tu luyện, mới đầu phải tập làm sao cho coi thiên hạ là hư không, rồi coi vạn vật là hư không, sinh tử là hư không (bài 2). Lúc đó đạt tới cảnh giới “toạ vong”, ngồi mà quên hết thảy, cởi bỏ được thân thể mình, trừ tuyệt trí tuệ, mà hợp nhất với Đạo, có cảm giác như thấy cảnh bình minh – tức như cảnh mà người Pháp gọi là illumination: thiên khải hay đại giác – thấy vạn vật chỉ là một.
Đạt được Đạo như vậy thì thành bậc chân nhân. “Vô nước không ướt, vô lửa không nóng, hơi thở rất sâu, từ gót chân đưa lên tới mũi”. Chân nhân có lầm lẫn thì cũng không hối hận, có làm điều tốt cũng không tự đắc vì hành động nào cũng hợp với tự nhiên, cũng theo luật biến hoá, như vậy không có gì là xấu, là tốt (bài 1). Không ham sống, không sợ chết, vì sống chết là một, chỉ là biến hoá như ngày và đêm thay đổi nhau, “như giấc mộng, hốt nhiên ngủ rồi hốt nhiên tỉnh dậy”. Vả lại, vũ trụ cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để cho ta an nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi” (bài 1 và 3), vậy sống cũng không có gì đáng ham hơn chết.
Chết đối với Trang tử là cởi bỏ hình thể này để mang một hình thể khác; mà người đạt Đạo, thì gặp cuộc đời nào, hoàn cảnh nào cũng vui được: “Nếu tạo hoá muốn cánh tay trái tôi thành con gà trống thì nhân đó mà gáy sáng, nếu biến tay phải tôi thành cây cung thì tôi sẽ nhân đó bắn con chim “hào” đem về quay” (bài 3).
Không có lớn nhỏ, thọ yểu, phải trái, không có nhân nghĩa lễ nhạc, không có
sống chết, vui khổ; mà có lẽ không có cả cái “ta” nữa. Chúng ta còn nhớ, cuối chương II phần này, Trang tử thấy mình nằm mộng thấy mình hoá bướm tự hỏi ông là bướm hay bướm là ông, giữa bướm và ông, có gì phân biệt được không. Bài 5 chương VI này, ông lại tự hỏi: “Người ta cho cái hình hài tạm thời của mình là cái “ta”, nhưng làm sao biết được cái ta đó có thực là ta không?”. Như vậy cơ hồ Trang nghi ngờ hết thảy, chỉ trừ một điều: luật biến hoá trong vũ trụ: người biến hoá thành vật, vật biến hoá thành người để rốt cuộc lại trở về Đạo.
Về sự chân nguỵ trong chương này, nên coi phần I – chương II.
Chú thích:
[1] Nguyên văn: dĩ kì trí chi sở tri dưỡng, kì trí chi sở bất tri. Mỗi sách giảng một khác. Sách thì cho cái trí tuệ không thể biết được là tinh thần, sách lại cho là thân thể ta tuy nhỏ mà gồm cả vũ trụ; sách khác cho là thọ mệnh; sách khác nữa bảo là đừng để cái vô bờ bến làm khốn mình.
[2] Có sách giảng là: đối tượng không nhất định, vì biến hoá hoài.
[3] Nguyên văn: bất nghịch quả, có sách dịch là không ngại thất bại. L.K.h. dịch là không đàn áp kẻ yếu.
[4] Theo bác Vvn thì nguyên văn là: Chân-nhân chi tức dĩ chửng, chúng nhân chi tức dĩ hầu - 真人之息以踵,眾人之息以喉. Và cũng theo theo bác Vvn thì bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê có thể hiểu là: “Hơi thở của chân nhân [sâu tận gót chân rồi] từ gót chân mà lên chớ không phải từ trong họng phát ra”; hoặc dịch là: “Hơi thở của chân nhân lan sâu tận gót chân, hơi thở của kẻ bình phàm chỉ dừng nơi cuống họng”. [Goldfish].
[5] Nguyên văn: khuất phục giả. L.K.h. dịch là: ai làm nô lệ cho thị dục của mình.
[6] Nguyên văn là: chí; các nhà chú giải đều bảo nên đổi là vong (quên), hai chữ đó viết hơi giống nhau. Quên hết mọi sự thì không lo lắng, được yên tĩnh.
[7] Quân tử ở đây trỏ người có tài đức dưới bậc hiền nhân mà trên kẻ sĩ.
[8] Hồ Bất Giai là hiền nhân, vua Nghiêu nhường ngôi cho mà không nhận, gieo mình xuống sông, chết. - Vụ Quang là hiền nhân đời Hạ, vua Thang nhường ngôi cho, không nhận, cột đá vào người nhảy xuống sông. – Bá Di và Thúc Tề là người đời Ân, sau khi nhà Ân mất, không chịu ăn thóc nhà Chu, nhịn đói mà chết ở núi Thú Dương. – Cơ Tử là hiền nhân của vua Trụ đời Ân, can vua Trụ mà Trụ không nghe, bị Trụ bỏ tù. – Tư Dư tức Tỉ Can, cũng vì can vua Trụ mà bị Trụ mổ ngực, moi tim (Có thuyết bảo Tư Dư là Tiếp Dư). – Kỉ Tha, người đời vua Thang, nghe nói vua Thang nhường ngôi cho Vụ Quang, sợ vua sẽ bị vua nhường ngôi cho nữa, nên gieo mình xuống sông. – Thân Đồ Địch hay tin, cũng gieo mình xuống sông.
[9] Từ “Chân nhân thời cổ có vẻ uy nghi…” tới đây, rất tối nghĩa, mỗi sách giảng một khác; chẳng hạn có sách bảo: hình pháp là bản thể của chính trị (nguyên văn: dĩ hình như thể giả), hoặc dịch chữ “nhất” trong đoạn cuối là “tề nhất” chứ không phải là “hợp nhất”.
[10] Nguyên văn: đại khối, các sách đều giảng là trái đất.
[11] Có sách dịch là: người có sức mạnh.
[12] Có sách dịch là: người hồ đồ mê muội.
[13] Cái lí bất biến đó là Đạo.
[14] Đoạn này cũng mỗi sách giảng một khác.
[15] Khi chưa chia ra âm dương thì gọi là thái cực. Trời đất và bốn phương, gọi là lục cực (sáu cái cùng cực).
[16] Theo truyền thuyết, Hi Vi là một vua thời thượng cổ, trước cả vua Phục Hi.
[17] Bản Nguyễn Duy Cần chép là thần Ngung Cường. [Goldfish].
[18] Ngũ bá ở đây, theo Thành Huyền Anh, là năm ông bá từ đời Hạ đến đời Chu , trong khoảng 800 năm. Theo truyền thuyết Bành Tổ sống 700 năm.
[19] Tức Nam Bá Tử Kì, trong chương Nhân thế gian gọi là Nam Quách Tử Kì.
[20] Có người cho là đàn bà, nếu vậy thì phải đọc là Nữ Vũ.
[21] Có người đọc là Y.
[22] Nghĩa là không do cái gì sinh ra cả.
[23] Bài này cũng mỗi sách giảng một khác.
[24] Nguyên văn: câu câu. L.K.h. dịch là kì quái.
[25] Ta dịch là chim vọ, L.K.h. dịch là chim cút.
[26] Nghĩa là đắc với thất (được với mất) đều do hoàn cảnh, đều do luật biến hoá cả.
[27] Vì vật là những trạng thái của biến hoá của vũ trụ, mà luật biến hoá đó thì không vật nào tránh khỏi.
[28] Một cây kiếm quí thời cổ.
[29] Nguyên văn: kim nhất phạm nhân chi hình; có sách dịch là: nay có người ngẫu nhiên được tạo hoá cho cái hình thể loài người, (mà bảo: Tôi muốn cứ làm người hoài…).
[30] Biến hoá thành vật gì cũng được.
[31] Vẻ ngu ngơ, không biết gì cả.
[32] Nguyên văn là chữ phương, có sách giảng là phương nào, ở trong hay ngoài cõi của chúng ta.
[33] Có sách dịch là sinh và sống trong nước… trong đạo.
[34] Chắc sách in dư chữ và (đạo và thuật). Theo bác Vvn, nguyên văn cả câu: "Ngư tương vong hồ giang hồ, nhân tương vong hồ đạo thuật" 魚相忘乎江湖,人相忘乎道術 - [Goldfish]
[35] Thân thể như căn nhà để cho tinh thần tạm trú, chết là bỏ thân thể đó để nhập vào thân thể khác.
[36] Xâm mặt và cắt mũi là hai thứ hình phạt thời xưa. Đây chỉ có nghĩa là làm cho tinh thần Ý Nhi tử biến đổi, hoá xấu xa.
[37] Nghĩa là không đạt được đạo thì cũng muốn biết qua loa nó.
[38] Có lẽ thông manh bị in nhầm thành thanh manh. [Goldfish]
[39] Nghĩa ở đây là việc nên làm thì làm. Câu này và câu sau có nghĩa là Đạo không chủ ý làm gì cả, cứ tự nhiên vậy thôi.
[40] Nguyên văn: thử sở du dĩ. L.K.h. dịch là: Đó là đạo của thầy tôi.
hết:
Chương VI , xem tiếp: Chương VII
《大宗師》
《庄子》第06章 大宗师
知天之所为,知人之所为者,至矣!知天之所为者,天而生也;知人之所为者,以其知之所知以养其知之所不知,终其天年而不中道夭者,是知之盛也。虽然,有患:夫知有所待而后当,其所待者特未定也。庸讵知吾所谓天之非人乎?所谓人之非天乎?且有真人而后有真知。
何谓真人?古之真人,不逆寡,不雄成,不谟士。若然者,过而弗悔,当而不自得也。若然者,登高不栗,入水不濡,入火不热,是知之能登假于道者也若此。
古之真人,其寝不梦,其觉无忧,其食不甘,其息深深。真人之息以踵,众人之息以喉。屈服者,其嗌言若哇。其耆欲深者,其天机浅。
古之真人,不知说生,不知恶死。其出不欣,其入不距。翛然而往,翛然而来而已矣。不忘其所始,不求其所终。受而喜之,忘而复之。是之谓不以心捐道,不以人助天,是之谓真人。若然者,其心志,其容寂,其颡頯。凄然似秋,暖然似春,喜怒通四时,与物有宜而莫知其极。故圣人之用兵也,亡国而不失人心。利泽施乎万世,不为爱人。故乐通物,非圣人也;有亲,非仁也;天时,非贤也;利害不通,非君子也;行名失己,非士也;亡身不真,非役人也。若狐不偕、务光、伯夷、叔齐、箕子、胥余、纪他、申徒狄,是役人之役,适人之适,而不自适其适者也。
古之真人,其状义而不朋,若不足而不承;与乎其觚而不坚也,张乎其虚而不华也;邴邴乎其似喜也,崔崔乎其不得已也,滀乎进我色也,与乎止我德也,广乎其似世也,謷[áo]乎其未可制也,连乎其似好闭也,悗乎忘其言也。以刑为体,以礼为翼,以知为时,以德为循。以刑为体者,绰乎其杀也;以礼为翼者,所以行于世也;以知为时者,不得已于事也;以德为循者,言其与有足者至于丘也,而人真以为勤行者也。故其好之也一,其弗好之也一。其一也一,其不一也一。其一与天为徒,其不一与人为徒,天与人不相胜也,是之谓真人。
死生,命也;其有夜旦之常,天也。人之有所不得与,皆物之情也。彼特以天为父,而身犹爱之,而况其卓乎!人特以有君为愈乎己,而身犹死之,而况其真乎!
泉涸,鱼相与处于陆,相呴以湿,相濡以沫,不如相忘于江湖。与其誉尧而非桀也,不如两忘而化其道。
夫大块载我以形,劳我以生,佚我以老,息我以死。故善吾生者,乃所以善吾死也。夫藏舟于壑,藏山于泽,谓之固矣!然而夜半有力者负之而走,昧者不知也。藏小大有宜,犹有所循。若夫藏天下于天下而不得所循,是恒物之大情也。特犯人之形而犹喜之。若人之形者,万化而未始有极也,其为乐可胜计邪?故圣人将游于物之所不得循而皆存。善妖善老,善始善终,人犹效之,而况万物之所系而一化之所待乎!
夫道有情有信,无为无形;可传而不可受,可得而不可见;自本自根,未有天地,自古以固存;神鬼神帝,生天生地;在太极之先而不为高,在六极之下而不为深,先天地生而不为久,长于上古而不为老。豨韦氏得之,以挈天地;伏戏氏得之,以袭气母;维斗得之,终古不忒;日月得之,终古不息;勘坏得之,以袭昆仑;冯夷得之,以游大川;肩吾得之,以处大山;黄帝得之,以登云天;颛顼得之,以处玄宫;禺强得之,立乎北极;西王母得之,坐乎少广,莫知其始,莫知其终;彭祖得之,上及有虞,下及及五伯;傅说得之,以相武丁,奄有天下,乘东维、骑箕尾而比于列星。
南伯子葵问乎女偊曰:“子之年长矣,而色若孺子,何也?”曰:“吾闻道矣。”南伯子葵曰:“道可得学邪?”曰:“恶!恶可!子非其人也。夫卜梁倚有圣人之才而无圣人之道,我有圣人之道而无圣人之才。吾欲以教之,庶几其果为圣人乎?不然,以圣人之道告圣人之才,亦易矣。吾犹守而告之,参日而后能外天下;已外天下矣,吾又守之,七日而后能外物;已外物矣,吾又守之,九日而后能外生;已外生矣,而后能朝彻;朝彻而后能见独;见独而后能无古今;无古今而后能入于不死不生。杀生者不死,生生者不生。其为物无不将也,无不迎也,无不毁也,无不成也。其名为撄宁。撄宁也者,撄而后成者也。”
南伯子葵曰:“子独恶乎闻之?”曰:“闻诸副墨之子,副墨之子闻诸洛诵之孙,洛诵之孙闻之瞻明,瞻明闻之聂许,聂许闻之需役,需役闻之于讴,于讴闻之玄冥,玄冥闻之参寥,参寥闻之疑始。”
子祀、子舆、子犁、子来四人相与语曰:“孰能以无为首,以生为脊,以死为尻;孰知死生存亡之一体者,吾与之友矣!”四人相视而笑,莫逆于心,遂相与为友。俄而子舆有病,子祀往问之。曰:“伟哉,夫造物者将以予为此拘拘也。”曲偻发背,上有五管,颐隐于齐,肩高于顶,句赘指天,阴阳之气有沴,其心闲而无事,胼𫏨(音xian1)而鉴于井,曰:“嗟乎!夫造物者又将以予为此拘拘也。”
子祀曰:“女恶之乎?”曰:“亡,予何恶!浸假而化予之左臂以为鸡,予因以求时夜;浸假而化予之右臂以为弹,予因以求鸮炙;浸假而化予之尻以为轮,以神为马,予因以乘之,岂更驾哉!且夫得者,时也;失者,顺也。安时而处顺,哀乐不能入也,此古之所谓县解也,而不能自解者,物有结之。且夫物不胜天久矣,吾又何恶焉!”
俄而子来有病,喘喘然将死。其妻子环而泣之。子犁往问之,曰:“叱!避!无怛化!”倚其户与之语曰:“伟哉造化!又将奚以汝为?将奚以汝适?以汝为鼠肝乎?以汝为虫臂乎?”子来曰:“父母于子,东西南北,唯命之从。阴阳于人,不翅于父母。彼近吾死而我不听,我则悍矣,彼何罪焉?夫大块以载我以形,劳我以生,佚我以老,息我以死。故善吾生者,乃所以善吾死也。今大冶铸金,金踊跃曰:‘我且必为镆铘!’大冶必以为不祥之金。今一犯人之形而曰:‘人耳!人耳!’夫造化者必以为不祥之人。今一以天地为大炉,以造化为大冶,恶乎往而不可哉!”成然寐,蘧然觉。
子桑户、孟子反、子琴张三人相与友曰:“孰能相与于无相与,相为于无相为;孰能登天游雾,挠挑无极,相忘以生,无所穷终!”三人相视而笑,莫逆于心,遂相与友。
莫然有间,而子桑户死,未葬。孔子闻之,使子贡往侍事焉。或编曲,或鼓琴,相和而歌曰:“嗟来桑户乎!嗟来桑户乎!而已反其真,而我犹为人猗!”子贡趋而进曰:“敢问临尸而歌,礼乎?”二人相视而笑曰:“是恶知礼意!”子贡反,以告孔子曰:“彼何人者邪?修行无有而外其形骸,临尸而歌,颜色不变,无以命之。彼何人者邪?”孔子曰:“彼游方之外者也,而丘游方之内者也。外内不相及,而丘使女往吊之,丘则陋矣!彼方且与造物者为人,而游乎天地之一气。彼以生为附赘县疣,以死为决𤴯溃痈。夫若然者,又恶知死生先后之所在!假于异物,托于同体;忘其肝胆,遗其耳目;反复终始,不知端倪;芒然仿徨乎尘垢之外,逍遥乎无为之业。彼又恶能愦愦然为世俗之礼,以观众人之耳目哉!”
子贡曰:“然则夫子何方之依?”孔子曰:“丘,天之戮民也。虽然,吾与汝共之。”子贡曰:“敢问其方?”孔子曰:“鱼相造乎水,人相造乎道。相造乎水者,穿池而养给;相造乎道者,无事而生定。故曰:鱼相忘乎江湖,人相忘乎道术。”子贡曰:“敢问畸人?”曰:“畸人者,畸于人而侔于天。故曰:天之小人,人之君子;人之君子,天之小人也。”
颜回问仲尼曰:“孟孙才,其母死,哭泣无涕,中心不戚,居丧不哀。无是三者,以善处丧盖鲁国,固有无其实而得其名者乎?回壹怪之。”仲尼曰:“夫孟孙氏尽之矣,进于知矣,唯简之而不得,夫已有所简矣。孟孙氏不知所以生,不知所以死。不知就先,不知就后。若化为物,以待其所不知之化已乎。且方将化,恶知不化哉?方将不化,恶知已化哉?吾特与汝,其梦未始觉者邪!且彼有骇形而无损心,有旦宅而无情死。孟孙氏特觉,人哭亦哭,是自其所以乃。且也相与‘吾之’耳矣,庸讵知吾所谓‘吾之’乎?且汝梦为鸟而厉乎天,梦为鱼而没于渊。不识今之言者,其觉者乎?其梦者乎?造适不及笑,献笑不及排,安排而去化,乃入于寥天一。”
意而子见许由,许由曰:“尧何以资汝?”意而子曰:“尧谓我:汝必躬服仁义而明言是非。”许由曰:“而奚来为轵?夫尧既已黥汝以仁义,而劓汝以是非矣。汝将何以游夫遥荡恣睢转徙之涂乎?”
意而子曰:“虽然,吾愿游于其藩。”许由曰:“不然。夫盲者无以与乎眉目颜色之好,瞽者无以与乎青黄黼黻之观。”意而子曰:“夫无庄之失其美,据梁之失其力,黄帝之亡其知,皆在炉捶之间耳。庸讵知夫造物者之不息我黥而补我劓,使我乘成以随先生邪?”许由曰:“噫!未可知也。我为汝言其大略:吾师乎!吾师乎!赍万物而不为义,泽及万世而不为仁,长于上古而不为老,覆载天地、刻雕众形而不为巧。此所游已!
颜回曰:“回益矣。”仲尼曰:“何谓也?”曰:“回忘仁义矣。”曰:“可矣,犹未也。”他日复见,曰:“回益矣。”曰:“何谓也?”曰:“回忘礼乐矣!”曰:“可矣,犹未也。”他日复见,曰:“回益矣!”曰:“何谓也?”曰:“回坐忘矣。”仲尼蹴然曰:“何谓坐忘?”颜回曰:“堕肢体,黜聪明,离形去知,同于大通,此谓坐忘。”仲尼曰:“同则无好也,化则无常也。而果其贤乎!丘也请从而后也。”
子舆与子桑友。而霖雨十日,子舆曰:“子桑殆病矣!”裹饭而往食之。至子桑之门,则若歌若哭,鼓琴曰:“父邪!母邪!天乎!人乎!”有不任其声而趋举其诗焉。子舆入,曰:“子之歌诗,何故若是?”曰:“吾思夫使我至此极者而弗得也。父母岂欲吾贫哉?天无私覆,地无私载,天地岂私贫我哉?求其为之者而不得也!然而至此极者,命也夫!”
No comments:
Post a Comment