莊子南華經
XV. MÀI LUYỆN Ý CHÍ
(Khắc ý)
1
Mài luyện ý chí để hành vi ra vẻ cao thượng, thoát li thế tục, sống khác người, tự cho mình là hơn người, oán thán bài bác người khác[1], đó chỉ là thái độ khinh thế ngạo vật của kẻ sĩ sống trong hang trong núi khinh đời, muốn cho hình hài khô đét [vì khổ hạnh] rồi gieo mình xuống vực để tự sát[2]. Bàn về nhân nghĩa, trung tín, thành thực, cung kính, kiệm phác, từ nhượng, đó chỉ là hành vi tu thân của kẻ sĩ học giả ở thời thái bình muốn ngồi một chỗ hoặc đi nơi này nơi khác để dạy người[3]. Bàn việc lập công lớn để được cái danh lớn, chế định lễ nghi giữa vua tôi, kiểu chính danh phận giữa người trên kẻ dưới, đó là hành vi cai trị quốc gia của kẻ sĩ tại triều đình muốn tôn quân, làm cho nước phú cường, lập sự nghiệp, thôn tính các nước khác[4]. Lại chốn đồng cỏ và chằm, sống nơi hoang dã, câu cá, nhàn cư, đó là hành vi của kẻ sĩ giang hồ vô vi, trốn đời, tìm cái vui trong nhàn tản[5]. Hít thở thật sâu và chậm, tống không khí độc ra, hít không khí trong sạch vô, treo mình lên như con gấu, duỗi mình ra như con chim để được sống lâu, đó chỉ là hành vi của kẻ sĩ đạo dẫn luyện khí, nuôi dưỡng thân thể, như ông Bành Tổ[6]. Không mài luyện ý chí mà hành vi tự nhiên cao thượng, không nghĩ tới nhân nghĩa mà tự nhiên vẫn là sửa mình (tu thân), không lập công mà thiên hạ tự nhiên bình trị, không ẩn cư ở chỗ sông biển mà vẫn nhàn tản, không đạo dẫn luyện khí mà vẫn thọ, quên hết mà vẫn có đủ, điềm tỉnh đến cực điểm, mà bao nhiêu cái tốt đẹp ở đời đều tụ cả nơi mình, như vậy mới là đạt được chính đạo của trời đất, mĩ đức của thánh nhân.
2
Cho nên[7] bảo: “Điềm đạm, tịch mịch, hư vô, vô vi, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức”. Lại bảo: “Thánh nhân an tĩnh, an tĩnh thì quân bình và thoải mái; quân bình và thoải mái thì điềm đạm, điềm đạm thì không ưu tư, hoạn nạn, tà khí [ảnh hưởng xấu ở ngoài] không xâm nhập vào mình được, nhờ vậy mà đức được toàn vẹn, tinh thần không bị thương tổn”. Cho nên bảo: “Thánh nhân sống theo luật tự nhiên và chết là biến hoá, khi tĩnh thì tịch mịch như khí âm, khi động thì vận hành như khí dương, không gây phúc cũng không gây hoạ, có cảm xúc rồi mới có phản ứng, có bị bức bách rồi mới phản động, bất đắc dĩ mới đứng dậy, bỏ trí tuệ, kĩ xảo mà thuận theo tự nhiên. Vì vậy mà không bị tai hoạ của trời, không bị hệ luỵ của vật, không bị lời bài bác của người, không bị sự trách phạt của quỉ thần. Sống thì như bồng bềnh [với đời], chết thì như nghỉ ngơi. Không tư lự, không dự tính, sáng đấy mà không chói lọi, có đức tín đấy mà không nhất định phải đúng hẹn; khi ngủ thì không mộng mị, tỉnh dậy thì không ưu sầu, tinh thần trong sạch, tâm hồn không mệt mỏi. Nhờ hư vô điềm đạm mà hợp với đức trời [đức tự nhiên]. Cho nên bảo: “Vui và buồn làm hại cho đức; mừng và giận làm hại cho đạo; yêu và ghét làm mất cái đức. Cho nên lòng không vui buồn là đạt được chí đức, tinh thần thuần nhất bất biến là đạt được chí tĩnh, không chống đối ai là đạt được chí hư, không tiếp xúc với vật là điềm đạm cùng cực, không có gì không thuận lòng là đạt được sự tinh tuý cùng cực”. Cho nên bảo: “Làm việc khó nhọc mà không nghỉ thì thân thể mệt mỏi, dùng tinh lực hoài thì lao tổn, lao tổn thì khô kiệt. Cũng như nước kia, không hỗn tạp thì trong trẻo, không động thì phẳng lặng, nhưng nếu úng tắc tù hãm thì cũng hết trong. Nước tượng trưng cho cái đức của trời”. Cho nên bảo: “Thuần tuý mà không tạp, tĩnh mà nguyên chất thì không biến động, đạm bạc mà vô vi, khi động thì theo sự vận chuyển của trời [luật tự nhiên], đó là phép di dưỡng thần khí”. Ai có những bảo kiếm chế tạo ở nước Ngô, nước Việt thì cất chúng vào trong bao, không dám dùng đến, vì chúng rất quí. Mà tinh thần con người (còn quí hơn nữa) có thể đi khắp bốn phương, không đâu không tới, trên thì lên tới trời, dưới thì bao quát trời đất, nuôi khắp vạn vật mà không có hình tượng nào cả, có thể bảo nó ngang với Thượng Đế. Cái đạo thuần hoà chất phác là giữ thần khí đừng để mất nó, như vậy Đạo và thần khí sẽ là một, là một thì thông mà hợp với thiên lí. Tục ngữ có câu: “Hạng thường nhân trọng của cải, kẻ sĩ liêm khiết trọng danh, bậc hiền sĩ trọng chí tiết, thánh nhân trọng tinh thần”. Cho nên chất phác là giữ được tinh thần không tạp, thuần khiết là giữ cho tinh thần không hao tổn. Bậc chân nhân hiểu được lẽ chất phác và thuần khiết.
°
(Chương này và chương sau có nhiều điểm giống nhau nên sẽ có nhận định chung ở cuối chương sau) Chú thích:[1] Có sách dịch là: phát biểu những lời lẽ cao xa, buồn hận rằng mình không gặp thời.[2] Tức hạng Bá Di, Thúc Tề.[3] Tức bọn theo Khổng, theo Mặc.[4] Tức bọn Án Anh, Quản Trọng.[5] Tức bọn ẩn sĩ mà thí dụ điển hình là Đào Tiềm sau này.[6] Tức môn phái theo Đạo giáo khá đông đời Tần và đầu Hán.[7] Tôi dịch sát chữ cố trong nguyên văn. Nhưng tôi nghĩ rằng chữ cố thời đó dùng để đánh dấu đầu đoạn nhiều hơn là để trỏ cái quả của của một cái nhân như từ ngữ cho nên của ta.
Chương XV
, xem tiếp: Chương XVI《庄子》第15章 刻意
刻意尚行,离世异俗,高论怨诽,为亢而已矣。此山谷之士,非世之人,枯槁赴渊者之所好也。语仁义忠信,恭俭推让,为修而已矣。此平世之士,教诲之人,游居学者之所好也。语大功,立大名,礼君臣,正上下,为治而已矣。此朝廷之士,尊主强国之人,致功并兼者之所好也。就薮泽,处闲旷,钓鱼闲处,无为而已矣。此江海之士,避世之人,闲暇者之所好也。吹呴呼吸,吐故纳新,熊经鸟申,为寿而已矣。此道引之士,养形之人,彭祖寿考者之所好也。若夫不刻意而高,无仁义而修,无功名而治,无江海而闲,不道引而寿,无不忘也,无不有也。淡然无极而众美从之。此天地之道,圣人之德也。
故曰:夫恬淡寂漠,虚无无为,此天地之平而道德之质也。故曰:圣人休休焉则平易矣。平易则恬淡矣。平易恬淡,则忧患不能入,邪气不能袭,故其德全而神不亏。故曰:圣人之生也天行,其死也物化。静而与阴同德,动而与阳同波。不为福先,不为祸始。感而后应,迫而后动,不得已而后起。去知与故,遁天之理。故无天灾,无物累,无人非,无鬼责。其生若浮,其死若休。不思虑,不豫谋。光矣而不耀,信矣而不期。其寝不梦,其觉无忧。其神纯粹,其魂不罢。虚无恬淡,乃合天德。故曰:悲乐者,德之邪也;喜怒者,道之过也;好恶者,德之失也。故心不忧乐,德之至也;一而不变,静之至也;无所于忤,虚之至也;不与物交,淡之至也;无所于逆,粹之至也。故曰:形劳而不休则弊,精用而不已则劳,劳则竭。水之性,不杂则清,莫动则平;郁闭而不流,亦不能清;天德之象也。故曰:纯粹而不杂,静一而不变,淡而无为,动而以天行,此养神之道也。
夫有干越之剑者,柙而藏之,不敢用也,宝之至也。精神四达并流,无所不极,上际于天,下蟠于地,化育万物,不可为象,其名为同帝。纯素之道,唯神是守。守而勿失,与神为一。一之精通,合于天伦。野语有之曰:“众人重利,廉士重名,贤士尚志,圣人贵精。”故素也者,谓其无所与杂也;纯也者,谓其不亏其神也。能体纯素,谓之真人。
THIỆN TÍNH
Người nào muốn sửa tính mà dùng cái học thức thế tục để khôi phục bản thể của nó, người nào muốn chế dục mà dùng những tư tưởng thế tục để được sáng suốt, những người đó là bọn mê muội. Người xưa muốn tu đạo thì nuôi trí tuệ bằng sự điềm tĩnh. Trong phép dưỡng sinh mà không dùng trí tuệ thì mới thật là dùng trí tuệ để nuôi sự điềm tĩnh đấy[1]. Trí tuệ và điềm tĩnh cùng nuôi lẫn nhau thì sự điều hoà, trật tự tự nhiên phát ra. Đức là điều hoà, đạo là trật tự. Cái đức bao dung được hết thảy, đó là nhân; cái đạo thích nghi với mọi người, đó là nghĩa. Trung là hiểu được cái nghĩa và thân với người khác. Nhạc giúp cho con người thuần khiết, thành thực mà trở về cái tính tự nhiên. Lễ giúp cho con người thành tín, trong hành vi, trong lời nói, nghiêm chỉnh, văn nhã trong dong mạo, cử chỉ. Nếu theo ý một người mà đặt ra lễ nhạc rồi bắt mọi người theo thì thiên hạ sẽ loạn. Gượng dùng đức hạnh của mình mà sửa đổi người khác thì làm cho người ta bất bình, mà bất bình thì là mất bản tính rồi.
THIỆN TÍNH
2
Cổ nhân ở trong cảnh hỗn mang, hợp nhất với hoàn cảnh mà được điềm đạm, yên lặng. Thời đó, âm dương điều hoà với nhau, quỉ thần không quấy nhiễu, bốn mùa ứng hợp với thời tiết, vạn vật không bị thương tổn[2], không chết yểu, ai cũng có trí tuệ nhưng không dùng tới. Như vậy gọi là thời “chí nhất” (hợp nhất hoàn toàn), thời đó không ai “hữu vi”, cái gì cũng theo luật tự nhiên.
3
Rồi tới thời đạo đức suy vi. Toại Nhân và Phục Hi bắt đầu cai trị thiên hạ, biết thuận theo lòng dân mà không còn hợp nhất hoàn toàn (chí nhất) nữa[3]. Kế đó đạo đức lại suy thêm, Thần Nông và Hoàng Đế lên trị dân, không thuận theo lòng dân mà chỉ làm cho thiên hạ được thái bình thôi. Đạo đức lại suy thêm, Nghiêu và Thuấn lên trị dân đặt ra cương kĩ, giáo hoá, làm cho dân mất sự thuần khiết, chất phác, bỏ Đạo để làm điều thiện, hành độTRANG TỬ NAM HOA KINHng trái với Đức[4], rồi tới bỏ thiên tính mà theo nhân tâm. Người ta lấy lòng dò xét nhau, nên không an định được thiên hạ. Rồi người ta dùng những lời hoa mĩ [để tô điểm], sự học rộng [để thuyết phục]. Lời hoa mĩ làm hại cái chất phác, sự học rộng làm chìm đắm tâm linh. Do đó dân chúng mê loạn, không trở về bản tính nguyên thuỷ được nữa.
4
Do đó ta thấy người đời đã đánh mất cái Đạo [chân chính] và cùng cái Đạo mà suy bại luôn. Đạo và đời làm hại lẫn nhau. Mà người hiểu Đạo làm sao xuất hiện được, người đời làm sao phát triển Đạo được? Đạo không phát triển được ở đời, đời không phát triển được Đạo thì bậc thánh nhân dù không ẩn trong rừng núi, Đức cũng bị che lấp, không sáng được. “Ẩn” không có nghĩa là giấu mình mà bị che lấp. Thời xưa, ẩn sĩ không phải là người ẩn mình không cho ai thấy, hoặc ngậm miệng không nói, hoặc giấu trí tuệ không cho nó biểu lộ ra. Họ làm ẩn sĩ vì đời đã không thuận mà loạn. Nếu thời đó đời mà thuận thì họ đã ảnh hưởng khắp thiên hạ, đã phục hồi được sự “hợp nhất hoàn toàn” mà không để lại một dấu vết nào. Vì không gặp thời nên bị cảnh khốn cùng, họ rán giữ vững bản nguyên, yên tĩnh đợi thời, bảo toàn được thân. Người xưa biết bảo toàn cái thân thì không dùng lời phù hoa tô điểm cho trí tuệ, không dùng trí tuệ của mình làm cho thiên hạ khổ sở, không dùng trí tuệ làm hại cái Đức. Họ thận trọng xử thế để trở về với bản tính, chứ còn làm gì nữa bây giờ?
5
Đạo không thể hợp với một hành vi nhỏ mọn, Đức không thở hợp với những kiến thức hẹp hòi. Kiến thức hẹp hòi làm thương tổn cái Đức, hành vi nhỏ mọn làm thương tổn cái Đạo. Cho nên bảo: “Phải sửa mình cho ngay, chỉ có thế thôi. Người nào bảo toàn được thiên tính là người ấy sung sướng”. Cổ nhân bảo sung sướng không phải là có chức cao, bổng hậu[5], mà là không làm tăng thêm niềm vui của mình được nữa. Ngày nay cho sung sướng là có chức cao bổng hậu, những cái đó thuộc về bản thân chứ không phải bản tính của mình; chúng là ngoại vật, tới với ta chỉ là tạm thời. Chúng tới, ta không thể cự tuyệt được mà chúng đi, ta cũng không ngăn cản được. Đừng nên vì chức cao bổng hậu mà khoái chí; đừng nên vì cảnh khốn cùng mà chạy theo thế tục. Người nào vui cả trong hai cảnh, chức cao bổng hậu và khốn cùng thì không lo lắng gì hết. Mất những cái gởi tạm đó đi mà mình mất vui thì đủ biết mình có vui cũng là đánh mất bản tính rồi[6]. Cho nên bảo: “Táng thân vì chức tước, của cải, để cho thế tục làm mất bản tính của mình thì là hạng người lộn ngược đi bằng đầu”[7].
KHẮC Ý, THIỆN TÍNH
Hai chương này có nhiều điểm giống nhau: - đều rất ngắn, chỉ lí thuyết, chứ không dùng ngụ ngôn, cố sự, - nội dung đại khái như nhau: chỉ cho ta một phép tu dưỡng (mà cũng là phép dưỡng sinh), tức: sống hư tĩnh, vô vi, Tư tưởng hợp với Trang hơn hết thảy các chương trên, như khi bàn về cách sống chất phác, thanh tĩnh, theo luật tự nhiên (XV.1), nhất là bảo không nên đem ý riêng mà đặt ra lễ nhạc (nói chung là pháp độ) mà bắt mọi người theo, như vậy sẽ làm mất bản tính của người ta đi (XVI.1); ý đó đã được diễn trong Ứng đế vương 2. Tuy nhiên, cũng ngay trong bài XVI.1 đó, tác giả lại bảo: “Nhạc giúp cho con người thuần khiết, thành thực mà trở về cái tính tự nhiên. Lễ giúp cho con người thành tín, trong hành vi, trong lời nói, nghiêm chỉnh, văn nhã trong dong mạo, cử chỉ”; cơ hồ tác giả chịu ảnh hưởng cả Khổng lẫn Trang. Đoạn dưới đây trong XV.1 càng khiến cho ta tin rằng tác giả không phải là Trang, mà là người thời sau: “Hít, thở thật sâu và chậm, tống không khí độc ra, hít không khí trong sạch vô, treo mình lên như con gấu, duỗi mình ra như con chim để được sống lâu, đó chỉ là hành vi của kẻ sĩ đạo dẫn luyện khí, nuôi dưỡng thân thể, như ông Bành Tổ.” Cuối thời Chiến Quốc hay đầu đời Hán mới có hạng đạo sĩ luyện cách trường sinh như vậy. Do lẽ đó, hầu hết các nhà phê bình đều cho tác giả hai chương này thuộc nhóm Đạo gia hay ẩn sĩ đời Tần hoặc đầu Hán. Chú thích:[1] Nguyên văn: Sinh nhi vô dĩ tri vi dã, vị tri dĩ tri dưỡng điềm. Câu này hơi khó hiểu, tôi dịch thoát như vậy. Ý muốn nói: Đừng suy nghĩ, đừng dùng trí xảo, cứ hồn nhiên sống, như vậy sẽ được điềm tĩnh. Đoạn sau cũng có mấy câu nghĩa rất tối, mỗi người hiểu một cách.[2] Nguyên văn: Vạt vật bất thương. Có sách dịch là: Không làm hại nhau.[3] Theo truyền thuyết, Toại Nhân dạy cho dân dùng lửa, Phục Hi dạy dân đánh cá, nuôi súc vật, vạch ra bát quái, sáng lập ra văn khế.[4] L.K.h. dịch là: hành động lấn cái đức.[5] Nguyên văn: hiên miện là có xe dê đi, có mũ miện để đội.[6] Câu này L.K.h. dịch là: nếu mất những cái gởi tạm đó đi mà mình mất vui thì cái vui đó quả là hảo huyền.[7] Chứ không phải bằng chân. Ý nói lầm lộn ngọn với gốc, cái đáng trọng với cái đáng khinh.
Chương XVI
, xem tiếp: Chương XVII
《庄子》第16章 缮性
缮性于俗学,以求复其初;滑欲于俗思,以求致其明:谓之蔽蒙之民。
古之治道者,以恬养知。生而无以知为也,谓之以知养恬。知与恬交相养,而和理出其性。夫德,和也;道,理也。德无不容,仁也;道无不理,义也;义明而物亲,忠也;中纯实而反乎情,乐也;信行容体而顺乎文,礼也。礼乐遍行,则天下乱矣。彼正而蒙己德,德则不冒。冒则物必失其性也。古之人,在混芒之中,与一世而得淡漠焉。当是时也,阴阳和静,鬼神不扰,四时得节,万物不伤,群生不夭,人虽有知,无所用之,此之谓至一。当是时也,莫之为而常自然。
逮德下衰,及燧人、伏羲始为天下,是故顺而不一。德又下衰,及神农、黄帝始为天下,是故安而不顺。德又下衰,及唐、虞始为天下,兴治化之流,枭淳散朴,离道以善,险德以行,然后去性而从于心。心与心识知,而不足以定天下,然后附之以文,益之以博。文灭质,博溺心,然后民始惑乱,无以反其性情而复其初。由是观之,世丧道矣,道丧世矣,世与道交相丧也。道之人何由兴乎世,世亦何由兴乎道哉!道无以兴乎世,世无以兴乎道,虽圣人不在山林之中,其德隐矣。隐故不自隐。古之所谓隐士者,非伏其身而弗见也,非闭其言而不出也,非藏其知而不发也,时命大谬也。当时命而大行乎天下,则反一无迹;不当时命而大穷乎天下,则深根宁极而待:此存身之道也。古之存身者,不以辩饰知,不以知穷天下,不以知穷德,危然处其所而反其性,己又何为哉!道固不小行,德固不小识。小识伤德,小行伤道。故曰:正己而已矣。乐全之谓得志。
古之所谓得志者,非轩冕之谓也,谓其无以益其乐而已矣。今之所谓得志者,轩冕之谓也。轩冕在身,非性命也,物之傥来,寄也。寄之,其来不可圉,其去不可止。故不为轩冕肆志,不为穷约趋俗,其乐彼与此同,故无忧而已矣!今寄去则不乐。由是观之,虽乐,未尝不荒也。故曰:丧己于物,失性于俗者,谓之倒置之民。
《繕性》 Chương XVII
NƯỚC MÙA THU
(Thu thuỷ)
(Thu thuỷ)
1
Mùa thu khi nước dưng, cả trăm con sông đổ dồn ra Hoàng Hà, dòng nước mênh mông, tới nỗi đứng bờ bên đây nhìn qua bờ bên kia không phân biệt được con bò với con ngựa. Hà Bá (thần sông Hoàng Hà) hoan hỉ, cho mình làm chủ được hết những cái đẹp trong thiên hạ. Nhưng khi xuôi dòng qua phía Đông, tới Bắc Hải[1] thấy làn nước vô biên trải ra trước mặt, mới quay lại, ngửng đầu lên nhìn [thần biển là] Nhược, bảo: - Tục ngữ có câu: “Người nào được nghe trăm điều về đạo[2] thì tự cho là không ai bằng mình”. Đó chính là trường hợp của tôi. Tôi đã nghe người ta chê kiến văn của Trọng Ni không được bao nhiêu, khinh nghĩa khí của Bá Di là tầm thường, mới đầu tôi không tin; bây giờ tôi mới thấy chỗ vô biên của Ngài, nếu tôi không đến cửa của Ngài [mà thụ giáo] thì nguy cho tôi, tôi sẽ vĩnh viễn bị bậc thức giả chê cười mất. Thần Bắc Hải đáp: - Không thể nói về biển cho một con ếch ở đáy giếng nghe được, vì nó chỉ thấy một khoảng không gian hẹp quá. Không thể nói về băng tuyết cho một con trùng chỉ sống một mùa hè nghe được vì nó sống một khoảng thời gian ngắn quá. Không thể luận về đạo giáo cho một kẻ sĩ quê mùa[3] nghe được vì họ bị trói buộc trong điều lễ giáo. Nay anh ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà nhận rằng mình tầm thường thì ta có thể giảng cái chân lí lớn[4] cho anh nghe được. Nước trong thiên hạ, không đâu rộng bằng biển. Vạn con sông đổ hoài vào đó, không bao giờ ngừng mà nó cũng không hề vơi. Mùa xuân, mùa thu nó vẫn vậy, không biết nắng hạn (xuân) hay lụt lội (thu). Lưu lượng nó hơn hẳn Trường Giang và Hoàng Hà[5] không biết bao nhiêu mà kể. Vậy mà ta không lấy thế mà tự đắc, vì so với trời đất, với tất cả những vật thụ khí âm dương, thì ta có khác gì một hòn cuội, một cây nhỏ trong núi lớn. Biết rằng mình nhỏ rồi, đâu còn tự đắc nữa? So với trời đất, bốn biển khác gì cái hang nhỏ trong cái chằm lớn? So với bốn biển, Trung Quốc khác gì một hạt lúa trong cái kho lớn? Sinh vật có cả vạn loài mà loài người chỉ là một. Trong số những người sống ở chín châu (tức Trung Quốc), ăn lúa để sống, đi lại với nhau bằng thuyền và xe, thì cá nhân chỉ là một phần tử. Vậy người so với vạn vật có khác gì đầu sợi lông trên mình con ngựa? Cái mà ngũ đế kế thừa, cái mà tam vương tranh giành nhau, cái mà hạng người có nhân lấy làm lo lắng, hạng người có tài năng phải lao khổ, rốt cục chỉ có vậy thôi ư! Bá Di từ nhượng mà được cái danh thơm, Khổng tử bàn luận mà được coi là bác học. Họ tự hào về đức về tài của họ, có khác gì lúc nãy anh khoe nước của anh nhiều không? Hà Bá nói: - Vậy tôi có thể cho trời đất là lớn mà đầu sợi lông là nhỏ được không? - Không. Vì cái lượng của vạn vật thì vô cùng mà thời gian thì không ngừng, nó biến đổi hoài[6], không biết đâu là thuỷ đâu là chung[7]. Cho nên bậc đại trí nhìn xa rồi nhìn gần, thấy nhỏ không cho là ít, thấy lớn không cho là nhiều, vì biết rằng cái lượng của vật vô cùng; hiểu lẽ xưa cũng như nay, không tiếc thời xưa mà cũng không cầu gì ở thời nay, vì biết rằng thời gian không ngừng; xét luật đầy vơi ở trên đời, khi được đã không mừng mà khi mất cũng không lo, vì biết rằng số phận bất thường. Theo con đường bằng phẳng[8] rồi không cho sống là vui, chết là hoạ, vì biết rằng sống chết không có gì là vĩnh cửu. Cái ta biết ít hơn cái ta không biết, cuộc đời ta sống không dài bằng thời gian trước khi ta sinh ra. Lấy cái cực nhỏ [tức trí tuệ và đời sống của ta] mà muốn hiểu đến cùng cái cực lớn [tức tất cả cái ta không biết và cả thới gian trước khi ta sinh ra], như vậy là mê loạn, không bao giờ thoả mãn được. Đã vậy rồi thì làm sao có thể biết được đầu cái lông làm tiêu chuẩn cho cái cực nhỏ, mà trời đất làm tiêu chuẩn cho cái cực lớn? Hà Bá hỏi: - Bọn nghị luận ngày nay bảo cái cực nhỏ không có hình thể, cái cực lớn không có giới hạn, có thực vậy không? - Từ lập trường nhỏ mà xem cái lớn thì không thấy khắp được, từ lập trường lớn mà xem cái nhỏ thì không thấy rõ được. Cái cực nhỏ là cái nhỏ nhất trong những cái nhỏ, cái cực lớn là cái lớn nhất trong những cái lớn. Hai cái đó đều có ưu điểm riêng, hiện tượng đó vốn có[9]. Phân biệt tinh với thô là xét những vật hữu hình; những vật vô hình thì không thể phân chia ra được; cái gì không có giới hạn thì không thể tính được. Cái có thể diễn bằng lời được là cái “thô” của của sự vật, cái mà ý có thể đạt được là cái “tinh” của sự vật. Cái gì mà lời không thể diễn, ý không thể đạt thì vượt lên trên cái tinh và cái thô. Bậc đại nhân hành động không làm hại ai cũng không coi trọng lòng nhân và sự gia ân cho người. Họ hành động không vì lợi, không khinh người coi cửa, người đầy tớ, không tranh của cải, không coi trọng sự từ nhượng, làm việc thì không nhờ cậy ai, mà cũng không khoe rằng chỉ trông cậy ở sức mình, cũng không khinh bọn tham ô. Hạnh thì khác hẳn thế tục mà không tự hào rằng mình khác người; làm thì theo đám đông mà không khinh bọn siểm nịnh. Tước lộc không khuyến khích được họ, hình phạt không làm nhục họ được vì họ biết rằng không có gì định được phải trái, lớn và nhỏ. Ta nghe nói rằng: “Bậc đạt Đạo thì không có danh tiếng, bậc chí đức thì không cần được gì cả, còn bậc đại nhân thì không biết có mình”. Đó là tự thu giảm (từ nhượng) tới mức độ cực cao[10]. Hà Bá hỏi: - [Vật không có tinh và thô, nhưng có trong và ngoài], vậy lấy bề ngoài hay bề trong mà xét thì làm sao phân biệt được quí tiện, lớn nhỏ? Thần Bắc Hải đáp: - Theo lập trường Đạo mà xét thì vật không có quí tiện. Theo lập trường của vật mà xét thì vật nào cũng cho mình là quí mà vật khác là tiện. Theo thế tục mà xét thì quí tiện không tuỳ thuộc chính mình [mà tuỳ thuộc ý kiến của người khác về mình]. Lấy con mắt sai biệt mà xét, muốn nhấn vào chỗ lớn[11] thì không vật nào không lớn; muốn nhấn vào chỗ nhỏ thì không vật nào là không nhỏ. Biết trời đất chỉ nhỏ bằng hột kê mà đầu chiếc lông lớn bằng đồi, núi, tức là hiểu rõ cái độ số sai biệt rồi. Xét về phương diện công hiệu, muốn nhấn vào sự công dụng thì không vật nào không có công dụng ; muốn nhấn vào sự vô dụng thì không vật nào có công dụng. Biết được đông và tây đối lập nhau, mà phải có phương này mới có phương kia, tức là phân định được công dụng mỗi vật rồi. Xét về phương diện ý hướng, muốn nhấn vào chỗ phải của mỗi vật thì không vật nào là không phải; muốn nhấn vào vào chỗ không phải của mỗi vật thì vật nào cũng là không phải. Biết rằng Nghiêu và Kiệt đều tự cho mình là phải mà đối phương là quấy, tức là có ý niệm đúng về ý tưởng, hành vi của mọi người rồi. Xưa kia Nghiêu và Thuấn vì nhường ngôi mà thành đế vương, vua Yên và Khoái vì nhường ngôi cho tể tướng là Tử Chi[12] mà thân chết, nước mất; Thang và Võ [vương] nhờ tranh đoạt mà lên ngôi vua, Bạch công[13] vì tranh đoạt mà bị giết. Do đó mà xét, việc tranh đoạt hay nhường ngôi, hành vi của Nghiêu và Kiệt, bên nào là cao quí, bên nào là đê tiện, đều là tuỳ thời, không có gì là nhất định. Cái đòn nóc hoặc cái rường nhà có thể dùng để tông cửa thành mà không thể dùng để lắp cái lỗ nhỏ, vì mỗi việc có một khí cụ riêng. Loài ngựa tốt kí, kì, và con Hoa lưu[14] một ngày đi ngàn dặm mà bắt chuột không bằng con li tinh[15], vì mỗi loài có một tài riêng. Ban đêm con cú, con vọ bắt được con mạt, thấy được đầu chiếc lông, mà ban ngày mở mắt ra cũng không thấy được ngọn đồi, ngọn núi, đó là bản tính của mỗi loài vật. Cho nên bảo chỉ muốn bắt chước cái phải mà bỏ cái trái, chỉ muốn có trị mà không có loạn là chưa hiểu cái lí của trời đất; cái bản thể của vạn vật. Như vậy không khác gì chỉ muốn bắt chước trời mà không biết có đất, bắt chước âm mà không biết có dương, điều đó hiển nhiên là không thể được. Nếu cứ cố chấp giữ ý đó thì không phải là ngu muội cũng là lừa gạt. Ngủ đế nhường ngôi mỗi vị mỗi khác, tam đại nhừng ngôi mỗi nhà mỗi khác. Kẻ nào chiếm quyền, mà không hợp thời nghi, trái với lòng dân thì gọi là kẻ cướp ngôi; nếu hợp thời nghi, thuận với lòng dân thì gọi là hợp nghĩa. Thôi đừng nói nữa, Hà Bá! Anh làm sao phân biệt được quí tiện, lớn nhỏ. Hà Bá hỏi: - Vậy thì tôi nên làm gì? Không nên làm gì? Nên từ bỏ hay nên nhận cái gì? Nên tiến hay nên lui? Phải làm sao đây? Thần Bắc Hải đáp: - Theo lập trường Đạo mà xét thì có gì là quí, là tiện? Đó chỉ là tương đối trái nhau thôi[16]. Anh đừng nên câu chấp, như vậy trái với đạo. Cái gì là ít, là nhiều? Ít, nhiều chỉ là những nhận định nhất thời thôi. Anh đừng chấp nhất trong hành vi, như vậy là sai Đạo. - Anh phải nghiêm như một ông vua, không có ân huệ thiên tư, phải tự tại[17] như thần Xã trong lúc tế lễ, không ban phúc cho riêng ai; lòng phải rộng rãi như bốn phương vô cùng, không có bờ cõi, ôm cả vạn vật, không che chở riêng cho vật nào. Như vậy là vô tư. Vạn vật đều ngang nhau, có vật nào dài, vật nào ngắn đâu? Đạo không có đầu có cuối. Vật sinh rồi chết, đừng trông cậy nó thành tựu vì vật có lúc đầy lúc vơi, không có hình thể bất biến. Tuổi không lùi lại được, thời gian không thể ngừng lại được. Có tăng thì có giảm, có đầy có vơi, có chung thì có thuỷ. Có thể coi đó là xu hướng của Đạo, tình lí của vạn vật. Đời vạn vật qua mau như ngựa chạy, không có cái động nào mà không biến, không lúc nào là không chuyển. Anh hỏi nên làm gì, không nên làm gì ư? Thì cứ để cho bản thân anh tự nhiên biến hoá. Hà Bá hỏi: - Đạo có gì mà quí vậy? Thần Bắc Hải đáp: - Ai hiểu Đạo thì tất biết lí[18], biết được lí thì rõ phép quyền biến, rõ phép quyền biến thì không bị ngoại vật làm tổn thương. Bậc chí đức thì vô lửa mà không nóng, xuống nước mà không chìm, nóng và lạnh không làm cho đau được, cầm thú không làm hại được. Không phải bậc chí đức khinh suất coi thường những cái đó; họ xét rõ an nguy, bình tĩnh trước hoạ và phúc, thận trọng tiến lui, cho nên không cái gì làm hại được. Cho nên bảo: “Trời ở trong, người ở ngoài[19], mà Đức ở trời. Biết được tác dụng của trời, của người thì lấy trời làm gốc mà đứng vững ở Đức[20]; người như vậy có thể tiến lui, co duỗi, trở về cái cốt yếu mà bàn về cái cao nhất của Đạo”. Hà Bá hỏi: - Thế nào là trời? Thế nào là người? - Bò và ngựa có bốn chân, đó là trời [thiên nhiên], cột đầu ngựa, xỏ mũi bò là người [làm ra]. Đừng đem cái người mà mà diệt cái thiên nhiên, đừng đem hành động mà diệt trật tự vũ trụ [mệnh][21], đừng đem cái bản tính của mình mà hi sinh có danh tiếng. Cẩn thận giữ đúng như vậy mà dừng quên, thì là trở về cái bản chất [phản kì chân] của mình.
2
Con quì ước ao được như con huyên, con huyên ước ao được như con rắn; con rắn ước ao được như gió; gió ước ao được như mắt; mắt ước ao được như tim[22]. Con quì bảo con huyên: - Tôi lò cò một chân mà đi, không bằng anh được[23]. Sao mà anh dùng được cả vạn chân như vậy? Con huyên đáp: - Không phải vậy. Anh có thấy một người nhổ nước miếng không? Những giọt phun ra lớn thì như hạt châu, nhỏ như sương mù, hết thảy đều rớt xuống, lẫn lộn, nhiều vô số kể. Tôi vận động theo bản tính tự nhiên [thiên cơ], không hiểu tại sao như vậy.Con huyên hỏi con rắn:- Tôi có nhiều chân như vậy, anh không có chân, mà tôi không đi nhanh bằng anh?Con rắn đáp:- Đó là do bản tính tự nhiên, không thể thay đổi được. Tôi có cần dùng gì đến chân đâu?Con rắn hỏi gió: - Tôi đi bằng xương sống và hai bên sườn của tôi, như vậy là tôi có hình thể. Còn anh ù ù nổi lên ở Bắc Hải, thổi tới Nam Hải, mà cơ hồ không có hình thể. Tại sao vậy? Gió đáp: - Phải, tôi ù ù nổi lên ở Bắc Hải, thổi tới Nam Hải, nhưng người ta lấy ngón tay trỏ tôi, tôi không chống lại được, lấy chân đạp tôi, tôi cũng đành chịu. Tuy nhiên làm gẫy cây lớn, thổi bay nóc nhà lớn, thì chỉ tôi mới làm được. Vậy tôi biết dùng những cái thua nhỏ để thành một cái thắng lớn. Chỉ bậc thánh nhân mới tạo được những thắng lớn.
3
Khi Khổng Tử đi tới đất Khuông, bị một đám người bao vây vòng trong, vòng ngoài. Vậy mà ông vẫn đàn hát không ngừng. Tử Lộ lại gần hỏi: - Lúc này mà sao thầy vui được như vậy? Khổng Tử đáp: - Lai đây thầy nói cho nghe. Ta vốn tránh sự khốn cùng từ lâu, mà không thoát khỏi, đó là do số mệnh. Ta vốn mong được thông đạt từ lâu mà không sao được, đó là thời vận. Thời Nghiêu Thuấn không ai khốn khổ, đâu phải vì ai cũng khôn cả. Thời Kiệt, Trụ, không ai sung sướng, không phải vì ai cũng ngu cả. Thời thế khiến vậy. Xuống nước mà không sợ con giao[24], con rồng, đó là cái dũng của bọn chài lưới; trên bộ mà không sợ con tê ngưu, con cọp, đó là cái dũng của bọn thợ săn. Trước mũi gươm đao, mà coi chết như sống, đó là cái dũng của liệt sĩ. Biết rằng khốn cùng do mệnh, thông đạt nhờ thời, gặp nạn lớn mà không sợ, đó là cái dũng của thánh nhân. Do [tức Tử Lộ], anh cứ yên tâm. Số mệnh thầy đã được an bài rồi. Một lát sau, một người đeo binh khí, tiến tới xin lỗi Khổng Tử: - chúng tôi lầm ngài là Dương Hổ nên mới bao vây. Bây giờ biết là lầm, xin ngài thứ lỗi cho. Nói rồi, người đó rút lui.
4
Công Tôn Long[25] hỏi Nguỵ Mâu[26]: - Hồi trẻ tôi học đạo tiên vương, lớn lên hiểu rõ nhân nghĩa, biết hỗn hợp cái giống nhau và cái khác nhau, tách cái rắn và cái cứng (trong cục đá) ra, phủ nhận cái mà người khác xác nhận, chấp nhận cái người khác không chấp nhận, làmhoang mang trí tuệ bách gia, khuất phục được nhiều người khi biện thuyết, tôi tự cho như vậy là kiến thức tuyệt vời rồi. Nhưng bây giờ nghe lời nghị luận của Trang tử, tôi ngạc nhiên, hoang mang, không biết tại tôi lí luận chưa sâu sắc hay trí tuệ tôi không bằng ông ấy, mà đành câm miệng không nói gì được. Xin hỏi ông như vậy là nghĩa làm sao? Công tử Mâu ngồi dựa vào cái kỉ, thở dài, ngước mắt lên trời mà cười: - Ông có được nghe kể chuyện này không? Một con ếch nhỏ ngồi trong một cái giếng sụp nói với một con rùa lớn Biển đông: “Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đở nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắc cá. Ngó lại phía sau, thấy con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi. Vã lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết? Con rùa Biển đông vừa mới muốn đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi. Nó từ từ rút chân ra, lùi lại, bảo con ếch: - Biển đông mênh mông, ngàn dậm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn[27] đã thấm gì. Thời vua Vũ, cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà mực nước biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm, đó là cái vui lớn của Biển đông. Con ếch trong cái giếng sụp nghe vậy ngạc nhiên, thu hình lại, hoảng hốt, bối rối. [Công tử Mâu nói tiếp:] - Vả lại, người nào mà trí tuệ chưa biết được đâu là phải đâu là trái mà đòi xét thuyết của Trang tử thì khác gì con muỗi muốn khiêng núi trên vai hoặc con rết muốn chạy đua với sông Hoàng Hà. Không thể nào được. Người nào trí tuệ không nhận được những sâu sắc tế nhị, kì diệu trong nghị luận mà chỉ tìm những thắng lợi nhất thời thì khác gì con ếch nhỏ trong cái giếng súp đó? Trang tử, chân đạp vào suối vàng mà bay bỗng lên trời xanh, không phân biệt Nam, Bắc, tinh thần bàn bạc khắp vũ trụ, nhập vào chỗ thâm áo không lường được, không phân biệt Đông, Tây, xuất phát từ chỗ tối tâm nguyên thuỷ (huyền minh) rồi trở về với Đạo. Mà ông hẹp hòi muốn lấy nhãn quang thế tục để phân tích, dùng biện luận để tìm hiểu, có khác gì nhìn trời qua một ống trúc, đâm[28] mặt đất bằng một cây dùi. Như vậy có nhỏ mọn quá không? Ông nên thôi đi. Ông có nghe nói bọn thanh niên [quê mùa] ở Thọ Lăng [một ấp ở nước Yên] lại Hàm Đan [kinh đô của Triệu] học dáng đi uyển chuyển của người Triệu không? Chưa học được thì đã quên cách đi cũ của họ rồi, đành phải bỏ mà trở về. Như ông không về ngay đi thì sẽ quên hết những điều ông đã biết mà mất cái nghề nguỵ biện của ông. Công Tôn Long mở miệng không được, lưỡi ríu lại, vội vàng chạy đi.
5
Trang tử câu trên sông Bộc.Vua Sở[29] phái hai vị đại phu lại báo trước “sẽ xin đem việc nước lại làm phiền ông”. Trang tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại, mà đáp: - Tôi nghe nước Sở có một con rùa thần, chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào chiếc khăn, cất trong cái hộp ở trên miếu đường. Con rùa ấy chịu chết mà lưu lại bộ xương cho người ta thờ hay thích sống mà lết cái đuôi trong bùn? Hai vị đại phu đáp: - Thà sống mà lết cái đuôi trong bùn còn hơn. Trang tử bảo: - Vậy hai ông về đi! Tôi cũng thích lết cái đuôi trong bùn đây”.
6
Huệ tử [tức Huệ Thi] làm tể tướng nước Lương. Trang tử qua thăm. Có kẻ nói với Huệ tử rằng Trang tử lại để tranh ngôi tể tướng. Huệ tử sợ hải, sai người tìm Trang tử khắp nước suốt ba ngày đêm. Khi tới, Trang tử bảo: - Ông có biết một con chim ở phương Nam người ta gọi là con uyên sồ[30]không? Khi nó cất cánh từ Nam hải mà lên Bắc hải, không phải là cây ngô đồng thì nó không đậu, không phải là hột luyện thì nó không ăn, không phải là nước suối ngọt thì nó không uống. Một con chim cú đương rỉa xác một con chuột thấy nó bay ngang [sợ nó tranh ăn], ngửng lên nhìn nó, kêu lên một tiếng lớn doạ nó. Nay ông vì [cái ngôi tể tướng] nước Lương mà cũng muốn kêu lên để doạ tôi sao?
7[31]
Trang tử cùng với Huệ tử đi dạo trên cầu sông Hào. Trang tử bảo: - Đàn cá du[32] kia thung thăng bơi lội, đó là cái vui của cá. Huệ tử bẻ: - Ông không phải là cá, làm sao biết được cái vui của cá? Trang tử đáp: - Ông không phải là tôi, làm sao biết được rằng tôi không biết cái vui của cá? - Tôi không phải là ông, dĩ nhiên tôi không biết được ông, nhưng ông không phải là cá thì hiển nhiên là ông không biết được cái vui của cá. Trang tử bảo: - Xin trở lại câu hỏi đầu tiên. Ông hỏi tôi làm sao biết được cái vui của cá. Như vậy tức là ông nhận rằng tôi đã biết cái vui đó rồi [nên mới hỏi làm sao tôi biết được?]. Làm sao biết tôi được ư? Thì đây: tôi đứng trên cầu sông Hào này mà biết được.
Các học giả từ Vương Phu Chi, Diệp Quốc Khánh tới La Căn Trạch, Hoàng Cẩm Hoành… đều cho rằng chương này không phải của Trang tử viết. Như bài 5 (Trang tử câu trên sông Bộc, không chịu giúp vua Sở), bài 6 (Trang tử ví mình như con “uyên sồ”, cho Huệ tử là con cú) đều là của người đời sau viết về Trang. Hiển nhiên nhất là bài 4 trong đó Nguỵ Mâu cực lực đề cao Trang. “Trang tử chân đạp vào suối vàng mà bay bổng lên trời xanh… tinh thần bàn bạc khắp vũ trụ, nhập vào chỗ thâm áo không lường được…”. Một lẽ nữa là bút pháp có chỗ nặng về biện thuyết, lô gích, khác xa bút pháp của Trang, như bài 7. Lẽ thứ ba, trong bài 1 có câu: “Xưa kia, vua Yên là Khoát nhường ngôi cho Tử Chi…”. Việc đó xảy ra vào thời Tề Tuyên vương, tức đương thời Trang tử. Người viết bài đó phải sinh sau Trang tử nên mới dùng hai chữ “xưa kia” (tích giả). Nhưng xét về nội dung thì những tư tưởng chính trong chương, không có lớn nhỏ, sang hèn, thị phi (bài 1); vật nào cũng có khả năng riêng, hoạt động theo bản tính, vậy không nên ganh tị, ước ao được như những vật khác (bài 2), biện luận không giúp ta tìm được chân lí (bài 4) thì đúng là tư tưởng của Trang trong Tề vật luận và Tiêu dao du. Đặc biệt là những đoạn dưới đây trong bài 1: - Không thể cho trời đất là lớn mà sợi lông là nhỏ vì “cái lượng của vật thì vô cùng mà thời gian thì không ngừng, nó biến đổi hoài, không biết đâu là thuỷ là chung”. - “Theo lập trường Đạo mà xét thì vật không có quí tiện… Lấy con mắt sai biệt mà xét, muốn nhấn vào chỗ lớn thì không vật nào không lớn; muốn nhấn vào chỗ nhỏ thì không vật nào là không nhỏ… Xét về phương diện ý hướng, muốn nhấn vào chỗ phải của mỗi vật thì không vật nào là không phải, muốn nhấn vào chỗ không phải thì không vật nào là không phải”. - Vạn vật đều ngang nhau, có vật nào dài, vật nào ngắn đâu? Đạo không có đầu có cuối. Vật sinh rồi chết, đừng trông cậy nó thành tựu vì vật có lúc đầy lúc vơi, không có hình thể bất biến. Tuổi không lùi lại được, thời gian không thể ngừng lại được. Có tăng thì có giảm, có đầy có vơi, có chung thì có thuỷ. Có thể coi đó là xu hướng của Đạo, lí của vạn vật…”. Chỉ là khai triển tư tưởng của Trang, nhưng phải là môn đệ thông minh, trung thành của Trang mới viết được. Có nhà đoán rằng hạng môn đệ đó sống đời Tần hoặc Hán. Tuy nhiên, trong bài 1 đó, cũng có điểm khác Trang. Tác giả có vẻ không chấp nhận sự huyền bí, bảo hạng chí đức vô lửa mà không nóng, xuống nước mà không chìm, nóng lạnh không làm cho đau được, không làm hại được chỉ là vì thận trọng tiến lui, xét rõ an nguy, bình tĩnh trước hoạ phúc. Chương này được nhiều người thích vì giọng khoáng đạt trong bài 1 và những cố sự về Trang (bài 5, 6, 7) tuy không chắc là đúng, nhưng lí thú.Chú thích:[1]Bắc hải đây là phía bắc Đông hải.[2] Nghĩa là chưa được bao nhiêu mà tự cho là nhiều.[3] Nguyên văn: khúc sĩ, kẻ sĩ ở chốn quê mùa, hẻo lánh; có sách giảng là kẻ tiểu nhân. [4] Nguyên văn: đại lí. L.K.h. dịch là cái trật tự trong xã hội. [5] Hai con sông lớn nhất Trung Hoa.[6] Vật biến đổi hoài nên lượng của nó vô cùng.[7] Thời gian trôi hoài nên không biết đâu là đầu là cuối.[8] Câu này mỗi sách hiểu mỗi khác, tôi dịch theo ý riêng, không chắc đã đúng.[9] Nguyên văn: Cố di tiện, thử thế chi hữu dã. Mỗi sách giảng mỗi khác. Có sách dịch là: …đều có tiện lợi riêng, do hình thể mà nói.[10] Nguyên văn cũng rất tối nghĩa: ước phận chi chí dã. Có sách dịch là: từ bỏ tới cực độ. Sách khác dịch là hợp tất cả làm một.[11] Nguyên văn: nhân kì sở đại nhi đại chi. Có sách dịch là: nhân cái lớn của mỗi vật. [Trong sách, những lời này dùng để chú giải câu “muốn nhấn vào chỗ lớn” và cả hai câu ở hai đoạn tiếp theo: “muốn nhấn mạnh vào sự công dụng” và “muốn nhấn mạnh vào chỗ phải của mỗi vật”; nhưng đối chiếu với bản Nguyễn Duy Cần và bản chữ Hán trên trang http://gx.kdd.cc/8/4O/, thì nguyên văn ba câu tương ứng lần lượt là: nhân kì sở đại nhi đại chi 因 其 所 大 而 大 之; nhân kì sở hữu nhi hữu chi 因其 所 有 而 有 之; nhân kỳ sở nhiên nhi nhiên chi 因其 所 然 而 然 之 - Goldfish]. [12] Việc này xảy ra vào thời Tề Tuyên vương (coi Chiến Quốc sách – VIII.9 – trang 626 – Lá Bối – 1972), vậy là xảy ra ở thời Trang tử. Nhưng người viết bài này sống sau Trang tử, nên mới sắp vào việc thời xưa (tích giả - xưa kia).[13] Tên là Thắng, cháu nội của Sở Bình vương, dấy binh tranh ngôi, bị Diệp công giết.[14]Hoa lưu: tên một con ngựa tốt trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục vương. [Goldfish].[15] Một loài chồn.[16] Nguyên văn: phản diễn. Có sách dịch là “hợp nhất”, tức là tuy hai mà một. Có sách giảng là quí, tiện tuần hoàn nhau.[17] Nguyên văn: diêu diêu là tươi tỉnh.[18] Theo L.K.h., lí đây là trật tự của vũ trụ. [19] Nghĩa là thiên cơ ở trong lòng, hành vi của người hiện ra ở ngoài.[20] Theo L.K.h., chữ đắc (trong vị hồ đắc) phải sửa là chữ đức.[21] Nguyên văn: vô dĩ cố diệt mệnh. H.C.H. dịch là đừng vì sự cố mà huỷ diệt tính mệnh. Tôi theo L.K.h.[22] Có thể hiểu như vầy: con quì (một quái vật tượng trưng có một chân) đi chậm hơn con huyên (một loài trùng có trăm chân, con rết chẳng?) có trăm chân, con huyên bò chậm hơn con rắn không có chân, rắn đi nhanh không bằng gió, gió còn thua mắt vì mắt thấy liền, mắt thua tim (tinh thần) vì tim nghĩ tới được những cái mà mắt không thấy. Do dó con quì ước ao được như con huyên, con huyên ước ao được như con rắn…[23] Nguyên văn: dư vô như hĩ. Có sách dịch: không gì tiến bằng tôi.[24] Con giao, theo tự điển, cùng một loại với con rồng.[25] Công Tôn Long ở trong phái danh gia (khoảng -330 -242), kém Trang tử khoảng ba chục tuổi. Trong chương Tề vật luận, Trang tử đã chỉ trích thuyết của Công Tôn Long. Công Tôn Long tách cái cứng và cái trắng (li kiên bạch); còn Huệ Thi thì hỗn hợp cái giống nhau và cái khác nhau (hợp đồng dị). Tác giả bài này không phải Trang tử, đã lầm, cho thuyết hợp đồng dị cũng của Công Tôn Long. [26] Công tử nước Nguỵ, tên Mâu, chính là môn đệ Dương Chu, ở đây tác giả cho là môn đệ Trang tử.[27] Mỗi nhẫn là tám thước đời Chu.[28] Nguyên văn: chỉ. H.C.H. dịch là đo. [29] Sở Uy vương. Sử kí của Tư Mã Thiên cũng chép truyện này, nhưng lời khác hẳn.[30] Một loài chim phượng[31] Trong sách in thiếu (tên bài) 1, 2, 7. Về sau, với các lỗi như thế, tôi chỉ sửa mà không chú thích. [Goldfish][32] Một loại cá trắng.
《庄子》第17章 秋水
秋水时至,百川灌河。泾流之大,两涘渚崖之间,不辩牛马。于是焉河伯欣然自喜,以天下之美为尽在己。顺流而东行,至于北海,东面而视,不见水端。于是焉河伯始旋其面目,望洋向若而叹曰:“野语有之曰:‘闻道百,以为莫己若者。’我之谓也。且夫我尝闻少仲尼之闻而轻伯夷之义者,始吾弗信。今我睹子之难穷也,吾非至于子之门则殆矣,吾长见笑于大方之家。”北海若曰:“井蛙不可以语于海者,拘于虚也;夏虫不可以语于冰者,笃于时也;曲士不可以语于道者,束于教也。今尔出于崖涘,观于大海,乃知尔丑,尔将可与语大理矣。天下之水,莫大于海:万川归之,不知何时止而不盈;尾闾泄之,不知何时已而不虚;春秋不变,水旱不知。此其过江河之流,不可为量数。而吾未尝以此自多者,自以比形于天地,而受气于阴阳,吾在于天地之间,犹小石小木之在大山也。方存乎见少,又奚以自多!计四海之在天地之间也,不似畾空之在大泽乎?计中国之在海内不似稊米之在太仓乎?号物之数谓之万,人处一焉;人卒九州,谷食之所生,舟车之所通,人处一焉。此其比万物也,不似豪末之在于马体乎?五帝之所连,三王之所争,仁人之所忧,任士之所劳,尽此矣!伯夷辞之以为名,仲尼语之以为博。此其自多也,不似尔向之自多于水乎?”
河伯曰:“然则吾大天地而小豪末,可乎?”北海若曰:“否。夫物,量无穷,时无止,分无常,终始无故。是故大知观于远近,故小而不寡,大而不多:知量无穷。证向今故,故遥而不闷,掇而不跂:知时无止。察乎盈虚,故得而不喜,失而不忧:知分之无常也。明乎坦涂,故生而不说,死而不祸:知终始之不可故也。计人之所知,不若其所不知;其生之时,不若未生之时;以其至小,求穷其至大之域,是故迷乱而不能自得也。由此观之,又何以知毫末之足以定至细之倪,又何以知天地之足以穷至大之域!”
河伯曰:“世之议者皆曰:‘至精无形,至大不可围。’是信情乎?”北海若曰:“夫自细视大者不尽,自大视细者不明。夫精,小之微也;郛,大之殷也:故异便。此势之有也。夫精粗者,期于有形者也;无形者,数之所不能分也;不可围者,数之所不能穷也。可以言论者,物之粗也;可以意致者,物之精也;言之所不能论,意之所不能察致者,不期精粗焉。是故大人之行:不出乎害人,不多仁恩;动不为利,不贱门隶;货财弗争,不多辞让;事焉不借人,不多食乎力,不贱贪污;行殊乎俗,不多辟异;为在从众,不贱佞谄;世之爵禄不足以为劝,戮耻不足以为辱;知是非之不可为分,细大之不可为倪。闻曰:‘道人不闻,至德不得,大人无己。’约分之至也。”
河伯曰:“若物之外,若物之内,恶至而倪贵贱?恶至而倪小大?”北海若曰:“以道观之,物无贵贱;以物观之,自贵而相贱;以俗观之,贵贱不在己。以差观之,因其所大而大之,则万物莫不大;因其所小而小之,则万物莫不小。知天地之为稊米也,知毫末之为丘山也,则差数睹矣。以功观之,因其所有而有之,则万物莫不有;因其所无而无之,则万物莫不无。知东西之相反而不可以相无,则功分定矣。以趣观之,因其所然而然之,则万物莫不然;因其所非而非之,则万物莫不非。知尧、桀之自然而相非,则趣操睹矣。昔者尧、舜让而帝,之、哙让而绝;汤、武争而王,白公争而灭。由此观之,争让之礼,尧、桀之行,贵贱有时,未可以为常也。梁丽可以冲城而不可以窒穴,言殊器也;骐骥骅骝一日而驰千里,捕鼠不如狸狌,言殊技也;鸱鸺夜撮蚤,察毫末,昼出瞋目而不见丘山,言殊性也。故曰:盖师是而无非,师治而无乱乎?是未明天地之理,万物之情也。是犹师天而无地,师阴而无阳,其不可行明矣!然且语而不舍,非愚则诬也!帝王殊禅,三代殊继。差其时,逆其俗者,谓之篡夫;当其时,顺其俗者,谓之义之徒。默默乎河伯,女恶知贵贱之门,小大之家!”
河伯曰:“然则我何为乎?何不为乎?吾辞受趣舍,吾终奈何?”北海若曰:“以道观之,何贵何贱,是谓反衍;无拘而志,与道大蹇。何少何多,是谓谢施;无一而行,与道参差。严乎若国之有君,其无私德;繇繇乎若祭之有社,其无私福;泛泛乎其若四方之无穷,其无所畛域。兼怀万物,其孰承翼?是谓无方。万物一齐,孰短孰长?道无终始,物有死生,不恃其成。一虚一满,不位乎其形。年不可举,时不可止。消息盈虚,终则有始。是所以语大义之方,论万物之理也。物之生也,若骤若驰。无动而不变,无时而不移。何为乎,何不为乎?夫固将自化。”
河伯曰:“然则何贵于道邪?”北海若曰:“知道者必达于理,达于理者必明于权,明于权者不以物害己。至德者,火弗能热,水弗能溺,寒暑弗能害,禽兽弗能贼。非谓其薄之也,言察乎安危,宁于祸福,谨于去就,莫之能害也。故曰:‘天在内,人在外,德在乎天。’知天人之行,本乎天,位乎得,踯躅而屈伸,反要而语极。”曰:“何谓天?何谓人?”北海若曰:“牛马四足,是谓天;落马首,穿牛鼻,是谓人。故曰:‘无以人灭天,无以故灭命,无以得殉名。谨守而勿失,是谓反其真。’”
夔怜蚿,蚿怜蛇,蛇怜风,风怜目,目怜心。夔谓蚿曰:“吾以一足趻踔而不行,予无如矣。今子之使万足,独奈何?”蚿曰:“不然。子不见夫唾者乎?喷则大者如珠,小者如雾,杂而下者不可胜数也。今予动吾天机,而不知其所以然。”蚿谓蛇曰:“吾以众足行,而不及子之无足,何也?”蛇曰:“夫天机之所动,何可易邪?吾安用足哉!”蛇谓风曰:“予动吾脊胁而行,则有似也。今子蓬蓬然起于北海,蓬蓬然入于南海,而似无有,何也?”风曰:“然,予蓬蓬然起于北海而入于南海也,然而指我则胜我,鰌我亦胜我。虽然,夫折大木,蜚大屋者,唯我能也。”故以众小不胜为大胜也。为大胜者,唯圣人能之。
孔子游于匡,宋人围之数匝,而弦歌不辍。子路入见,曰:“何夫子之娱也?”孔子曰:“来,吾语女。我讳穷久矣,而不免,命也;求通久矣,而不得,时也。当尧、舜而天下无穷人,非知得也;当桀、纣而天下无通人,非知失也:时势适然。夫水行不避蛟龙者,渔父之勇也;陆行不避兕虎者,猎夫之勇也;白刃交于前,视死若生者,烈士之勇也;知穷之有命,知通之有时,临大难而不惧者,圣人之勇也。由,处矣!吾命有所制矣!”无几何,将甲者进,辞曰:“以为阳虎也,故围之;今非也,请辞而退。”
公孙龙问于魏牟曰:“龙少学先王之道,长而明仁义之行;合同异,离坚白;然不然,可不可;困百家之知,穷众口之辩:吾自以为至达已。今吾闻庄子之言,茫然异之。不知论之不及与?知之弗若与?今吾无所开吾喙,敢问其方。”公子牟隐机大息,仰天而笑曰:“子独不闻夫埳井之蛙乎?谓东海之鳖曰:‘吾乐与!出跳梁乎井干之上,入休乎缺甃之崖。赴水则接腋持颐,蹶泥则没足灭跗。还虷蟹与科斗,莫吾能若也。且夫擅一壑之水,而跨跱埳井之乐,此亦至矣。夫子奚不时来入观乎?’东海之鳖左足未入,而右膝已絷矣。于是逡巡而却,告之海曰:‘夫千里之远,不足以举其大;千仞之高,不足以极其深。禹之时,十年九潦,而水弗为加益;汤之时,八年七旱,而崖不为加损。夫不为顷久推移,不以多少进退者,此亦东海之大乐也。’于是埳井之蛙闻之,适适然惊,规规然自失也。且夫知不知是非之竟,而犹欲观于庄子之言,是犹使蚊负山,商蚷驰河也,必不胜任矣。且夫知不知论极妙之言,而自适一时之利者,是非埳井之蛙与?且彼方跐黄泉而登大皇,无南无北,爽然四解,沦于不测;无东无西,始于玄冥,反于大通。子乃规规然而求之以察,索之以辩,是直用管窥天,用锥指地也,不亦小乎?子往矣!且子独不闻夫寿陵余子之学于邯郸与?未得国能,又失其故行矣,直匍匐而归耳。今子不去,将忘子之故,失子之业。”公孙龙口呿而不合,舌举而不下,乃逸而走。
庄子钓于濮水。楚王使大夫二人往先焉,曰:“愿以境内累矣!”庄子持竿不顾,曰:“吾闻楚有神龟,死已三千岁矣。王巾笥而藏之庙堂之上。此龟者,宁其死为留骨而贵乎?宁其生而曳尾于涂中乎?”二大夫曰:“宁生而曳尾涂中。”庄子曰:“往矣!吾将曳尾于涂中。”
惠子相梁,庄子往见之。或谓惠子曰:“庄子来,欲代子相。”于是惠子恐,搜于国中三日三夜。庄子往见之,曰:“南方有鸟,其名为鹓鹐,子知之乎?夫鹓鹐发于南海而飞于北海,非梧桐不止,非练实不食,非醴泉不饮。于是鸱得腐鼠,鹓鹐过之,仰而视之曰:‘吓!’今子欲以子之梁国而吓我邪?”
庄子与惠子游于濠梁之上。庄子曰:“儵鱼出游从容,是鱼之乐也。”惠子曰∶“子非鱼,安知鱼之乐?”庄子曰:“子非我,安知我不知鱼之乐?”惠子曰“我非子,固不知子矣;子固非鱼也,子之不知鱼之乐,全矣!”庄子曰:“请循其本。子曰‘汝安知鱼乐’云者,既已知吾知之而问我。我知之濠上也。”
No comments:
Post a Comment