Sunday, January 22, 2017

NAM HOA KINH XVIII-NGOẠI VẬT-NGỤ NGÔN

Chương XXVI
NGOẠI VẬT
(Ngoại vật)

 Ngoại vật không có gì nhất định, cho nên Long Phùng bị giết, Tỉ Can[1] bị moi tim, Cơ Tử[2] phải giả điên [để thoát chết], Ác Lai[3] bị xử tử; Kiệt, Trụ bị diệt vong. Vua nào cũng muốn có trung thần, nhưng trung thần vị tất được vua tin. Cho nên Ngũ Viên bị liệng thây xuống sông Trường Giang, Trường Hoằng[4] phải tự tử ở xứ Thục, người xứ Thục bảo toàn máu ông, ba năm sau máu biến thành ngọc bích.  Cha mẹ nào cũng muốn có con hiếu, nhưng con hiếu vị tất được cha mẹ yêu. Cho nên Hiếu Kỉ[5] đau khổ mà chết, còn Tăng Sâm bị đánh đập mà sầu bi. Cọ hai khúc cây (khô) với nhau thì cây cháy; đốt một kim loại lâu thì nó chảy. Hai khí âm dương mà vận hành thác loạn thì vũ trụ đại biến, do đó sinh ra sấm sét, trong nước mưa toé ra lửa thiêu nổi một cây hoè lớn. Người cũng vậy, ưu tư quá mức thì không sao tránh được hại. Trong lòng sợ sệt thì không làm được việc gì cả; trái tim như treo cao ở giữ không trung; ưu uất, phiền muộn, mê loạn, lợi với hại xung đột nhau, mà trong tâm phát nhiệt nhiều quá, đốt mất cái khí trong trẻo, an hoà ở nội tâm. Cái khí an hoà trong như ánh trăng ấy không chịu nổi ngọn lửa lòng, do đó tinh thần đồi phế mà Đạo không còn. 
2
 Trang Chu nghèo phải hỏi mượn lúa của Giám Hà hầu [tức Nguỵ Văn hầu]. Giám Hà hầu bảo: - Được. Đợi tôi thu được tiền thuế của một ấp rồi tôi sẽ cho mượn ba trăm đồng[6]. Được không? Trang Chu giận đỏ mặt lên, đáp: - Hôm qua, tôi đi lại đây, giữa đường nghe có tiếng gọi. Tôi ngoảnh lại thấy một con cá giếc nằm trong một vết bánh xe. Tôi hỏi nó: “Con giếc kia lại đó làm gì vậy?”. Nó đáp: “Tôi là thần sóng ở biển Đông. Ông cho tôi một đấu, một thăng[7] nước để cứu sống tôi được không?”. Tôi bảo: “Được. Để tôi đi du thuyết vua Ngô và vua Việt đã[8] rồi khi về sẽ dẫn nước Tây giang lại cứu anh, được chứ?”. Con giếc nổi giận, biến sắc, đáp: “Tôi vì ra khỏi nước, không có chỗ an thân, chỉ mong được một đấu, một thăng nước để sống. Ông nói như vậy thì tốt hơn, (khi trở về) ông nên lại hàng cá khô mà tìm tôi”. 
3
 Công tử nước Nhiệm sai làm một lưỡi câu lớn và một sợi dây đen rất dài, dùng năm chục con bò làm mồi, ngồi trên núi Cối Kê[9] mà câu cá Biển Đông. Ngày nào cũng câu, suốt năm không được một con cá. Sau cùng một con cá rất lớn nuốt mồi, kéo luôn cả lưỡi câu xuống dưới sâu, đập vây vùng vẫy, sóng bạc nổi lên cao nh7 núi, làm chấn động cả biển, tiếng động rùng rợn như quỉ gào, làm cho người cách đó ngàn dậm cũng phải kinh hoảng. Công tử nước Nhiệm bắt được cá rồi, xẻ ra phơi khô, dân chúng từ Chiết Giang ra phía Đông và từ Thương Ngô[10] lên phía Bắc đều được ăn cá đó. Đời sau, các nhà hay phê bình thường đem cố sự đó ra kể lại mà lấy làm kinh dị. Kẻ nào cầm một cái cần câu nhỏ buộc một sợi tơ lại câu ở một cái ao cái hào, thì chỉ được cá nghê[11], cá giếc chứ làm sao được cá lớn. Tô chuốt những học thuyết thiển cận[12] để được chức huyện lệnh (tức để cầu danh) thì làm sao thông đạt được Đạo cao xa. Mà ai không được nghe truyện công tử nước Nhiệm câu cá thì khó mà trị thiên hạ cho được. 
4
 Một bọn học Nho muốn nghiên cứu kinh Thi, kinh Lễ, khai quật một cái mộ cổ. Thầy của họ bảo họ: - Mặt trời sắp mọc rồi. Xong chưa? Họ đáp: - Chưa lột xong quần áo, nhưng trong miệng có một hạt châu mà trong kinh Thi có nói tới: Lúa mạch xanh xanhMọc bên sườn đồi.Sống không bố thíChết ngậm hãt châu làm gì? Rồi họ nắm tóc kéo lên, nắm râu kéo xuống để mở miệng người chết ra, dùng cái dùi sắt khẽ cạy hàm, thận trọng lấy hạt châu ra mà không làm hư nó.[13] 
5
 Một đệ tử của Lão Lai tử [một người hiền nước Sở][14], đi lượm củi khô, gặp Khổng Tử, trở về nhà, thưa với thầy: - Con gặp một người mình dài, chân ngắn, lưng gù, tai lệch ra phía sau, mắt nhìn ra xa như muốn bao quát việc trong thiên hạ. Con không biết người đó là ai, thuộc họ nào vậy. Lão Lai tử bảo: - Khổng Khâu đấy, kêu anh ta lại đây. Trọng Ni tới, Lão Lai tử bảo: - Khâu! Anh bỏ cái thái độ kiêu căng cùng cái vẻ thông minh đó đi thì anh sẽ thành người quân tử. Trọng Ni vái, lui ra, xấu hổ, biến sắc, hỏi: - Tôi có thể thực hiện sự nghiệp của tôi được không?[15] - Không, anh không chịu nổi những cái xấu xa của thời này thì sẽ gây hoạ cho vạn kiếp sau thôi. Vì cái súc tích trong lòng anh còn thô thiển hay vì trí lược của anh chưa đủ? Gia ân cho người để người ta quí mình, như vậy là kiêu căng, mà suốt đời sẽ bị nhục, chỉ hạng người tầm thường mới thế[16], họ dùng hư danh để đề cao nhau, dùng tư lợi để kết hợp nhau. Khen vua Nghiêu mà chê vua Kiệt thì đâu bằng quên cả hai người đó đi mà đừng khen ai cả. Trái với bản tính của người khác là làm hại người đó; làm dao động tâm linh thì không phải là chính đạo. Bậc thánh nhân thận trọng trong việc lập sự nghiệp, nên việc gì cũng thành công. Tại sao cứ giữ cái chủ trương “hữu vi”, rốt cuộc chỉ là kiêu căng mà thôi.  
6
 Vua Tống Nguyên Quân[17] nửa đêm nằm mộng thấy một người xoả tóc đứng ở một cửa bên hông, nhìn vô, bảo: - Tôi ở vực Tế Lộ, thần Thanh Hà phái tôi đi xứ thần Hà Bá, giữ đường bị người đánh cá tên là Dư Thả bắt. Nguyên Quân tỉnh dậy, sai người bói. Thầy bói cho hay là con rùa thần. Nhà vua hỏi: - Có người đánh cá nào tên Dư Thả không? Kẻ tả hữu đáp có. Nhà vua sai gọi người đó lại triều kiến. Hôm sau Dư Thả đến triều. Vua hỏi: - Đánh cá được con gì? - Thần bắt được trong lưới một con rùa trắng mà chu vi cái mai tới năm thước.  - Đem nó lại đây. Khi đem rùa tới, nhà vua do dự, nửa muốn giết, nửa muốn thả. Lại sai bói. Quẻ dạy giết nó để dùng mai mà bói thì đại cát. Bèn giết nó để bói, bói bảy mươi hai lần, lần nào cũng ứng nghiệm. Trọng Ni bảo: - Con rùa thần ấy báo mộng cho Nguyên Quân được mà không tránh khỏi lưới của Dư Thả, tiên tri đúng được bảy mươi hai lần mà không tránh khỏi bị mổ bụng. Như vậy thì thông minh cũng nguy mà thần linh có điều cũng không biết được. Người nào cực thông minh thì bị cả vạn người khác mưu hại. Con cá nào sợ con chàng bè thì không biết đề phòng cái lưới. Bỏ cái khôn nhỏ đi thì được cái khôn lớn, quên cái thiện đi thì tự nhiên sẽ thiện. Đứa trẻ có học ông thầy giỏi nào đâu mà cũng biết nói; chỉ cần ở chung với những người biết nói là được.   
7
 Huệ tử bảo Trang tử: - Lời của ông vô dụng. Trang tử đáp:  - Phải biết cái gì vô dụng rồi mới bàn cái gì hữu dụng được. Trời đất mênh mông, nhưng chỉ chỗ mình đặt chân lên là hữu dụng. Nhưng nếu chung quanh cái chân mình là cái hố sâu tới suối vàng thì cái chỗ ta đặt chân lên còn hữu dụng nữa hay không? Huệ tử đáp:  - Không? - Vậy hiển nhiên là cái vô dụng cũng hữu dụng nữa. 
8
 Trang tử bảo: - Nếu mình tự thích ý được[18] thì đi đâu mà không thích ý? Nếu tự mình không thích ý được thì dù đi đâu cũng không thích ý được. Lánh đời, từ bỏ hết thảy, như vậy có phải là từ chối trách nhiệm của người trí sáng suốt và đức cao không? Kẻ nào [hi sinh cho vua] không lùi bước trước sự sụp đổ (tai hoạ lớn), nhảy vào lửa mà không do dự, kẻ đó có biết rằng sự phân biệt vua tôi chỉ do hoàn cảnh, hễ thời thế thay đổi thì không còn quí tiện, tôn ti nữa không? Cho nên bảo: “Bậc chí đức không cố chấp”. Trọng người xưa mà khinh người nay, đó là thói của bọn học giả tầm thường. Vì nếu theo nhãn quan của đời Hi Vi mà xét đời nay thì chẳng là hời hợt như ngọn sóng ở mặt nước ư? Chỉ bậc chí đức là vui vẻ sống với người đồng thời mà không theo thành kiến của họ; thuận theo họ mà vẫn giữ cá tính của mình, không học cái thuyết “trọng cổ khinh kim” của họ, thừa nhận ý kiến của họ nhưng không coi là ý kiến của mình. 
9
 Mắt mà trong suốt gọi là mắt sáng; tai mà nghe thấu thì gọi là tai thính; mũi mà đánh hơi mau thì là mũi thính; miệng mà biết được các vị thì gọi là miệng “ngọt”[19]; tâm mà thấu triệt được lí lẽ thì là thông minh; thông minh mà đạt Đạo thì có Đức. Đừng cản trở Đạo, cản trở thì tắc nghẽn, tắc nghẽn thì gây ra tai hoạ. Vật mà biết được là nhờ hơi thở, hơi thở mà yếu thì lỗi không phải ở trời mà vì suốt ngày đêm, thiên khí không lúc nào không thông. Hơi thở yếu là mình bít lỗ thông của nó. Bào thai có hai lỗ trống[20]; tâm nên hư không để dung nạp thiên cơ[21]. Nhà chật quá thì mẹ chồng nàng dâu gây lộn nhau. Tâm mà không hư không thì lục tình [nghe, ngửi, nếm, rờ và ý thức] xung đột nhau. Rừng núi làm cho con người thư thái là vì ở đó hư tĩnh, mà tâm thắng được lục tình. Đạo đức mà tràn ra (quá lố, không tự nhiên) là do ham danh tiếng; danh tiếng tràn ra là do thích khoe khoang. Do sự tình cấp bách mà trí khôn phát ra, do cạnh tranh mà cơ trí nảy nở; việc trở ngại là do cố chấp; theo sở thích của mọi người thì mới làm được việc. Mưa xuân trút xuống đúng thời thì cây cối phát sinh mạnh mẻ, bừa một lượt rồi mà già nửa số cây đã bị bứng rễ rồi vẫn tiếp tục đâm lên không hiểu tại sao. 
10
 Sự yên tĩnh giúp ta lấy lại sức khoẻ; xoa tay lên mí mắt thì ông già thấy được nghỉ ngơi; tinh thần yên tĩnh thì sẽ ung dung. Nhưng đó chỉ là cách nghỉ ngơi của người mệt mỏi, người an tĩnh không phải dùng cách đó. Thánh nhân [như Nghiêu, Thuấn] cải cách kiến giải và tập tục[22] của khắp thiên hạ, nhưng thần nhân [cao hơn thánh nhân] không phải dùng cách của thánh nhân. Hiền nhân cải cách kiến giải và tạp tục của một đời, nhưng thánh nhân không phải theo cách của hiền nhân. Người quân tử cải cách kiến giải và tạp tục của một nước,  nhưng hiền nhân không phải theo cách ấy. Người tiểu nhân [tức thường nhân] theo thị hiếu của đương thời, nhưng người quân tử không thèm theo cách ấy. 
11
 Một người ở cửa Diễn tại kinh đô nước Tống, vì cha hay mẹ chết, đau khổ quá mà gầy rạc ra, vua Tống khen là hiếu, phong cho chức quan sư[23]. Các người trong xóm bắt chước, cha mẹ chết cũng tự đày đoạ, huỷ hoại thân thể, chết tới một nửa [mà chẳng được làm chức tước gì cả]. 
12
 Vua Nghiêu muốn nhường thiên hạ cho Hứa Do; Hứa Do không nhận, trốn đi. Vua Thang muốn nhường thiên hạ cho Vụ Quang, Vụ Quang nổi giận. Kỉ Tha hay tin đó [sợ vua Thang lại nhường thiên hạ cho mình], bèn dắt môn đệ lại ở ẩn gần sông Khoản. Các vua chư hầu lại thăm viếng ông; ba năm sau, Thân Đồ Địch [thăm mộ ông], nhảy xuống sông tự trầm[24].  
13
 Dùng đó[25] là để bắt cá, được cá rồi thì nên quên đó đi. Dùng lưới để bắt thỏ, được thỏ rồi thì nên quên lưới đi. Dùng lời là để diễn ý, hiểu được ý rồi thì nên quên ý đi. Tôi tìm đâu được người biết quên lời để cùng đàm đạo với nhau đây? 
 Nội dung chương này cũng hỗn tạp. Có ba bài (1, 9, 10) khuyên ta nên hư tâm tĩnh mặc, một bài (bài 7) diễn thêm ý “cái vô dụng cũng có chỗ hữu dụng” trong Nội thiên (chương Thiên gian thế - bài 9). Những bài đó có thể coi là của môn phái Trang tử.  Bài 4 chê bọn Nho học là đê tiện và bài 5 cho Lão Lai tử mắng Khổng Tử là kiêu căng, chắc là của phái Đạo gia. Bài 13 sâu sắc: lời chỉ để diễn ý, hiểu được ý rồi thì nên quên lời đi. Bài 2, 3, 6 là những ngụ ngôn; bài 11, 12 là những cố sự. La Căn Trạch ngờ rằng chương này viết vào đời Tây Hán, vì: - bài 3 có câu: “Sức tiểu thuyết dĩ can huyện lệnh” mà hai chữ “tiểu thuyết”[26] thờ Tiên Tần không thấy dùng, còn chức “huyện lệnh” là một chức quan của nhà Tần, nhà Hán giữ lại. - bài 4 kể truyện một bọn học Nho quật mộ cổ để nghiên cứu kinh Thi, kinh Lễ. Việc đó phải xảy ra sau hoạ đốt sách đời Tần Thuỷ Hoàng, khi Hán Vũ Đế vì tôn trọng đạo Nho, sai người thu thập các sách của Khổng phái[27]. Hoàng Cẩm Hoành đồng ý với La Căn Trạch và đưa thêm một chứng cứ nữa: bài 1 giống một đoạn trong thiên Tất dĩ, bộ Lữ thị Xuân Thu. Chú thích:[1] Coi chú thích bài 1 Nhân gian thế,[2] Coi chú thích bài 1 Đại tôn sư.[3] Ác Lai là một lực sĩ của vua Trụ, huỷ báng chư hầu, sau bị Võ vương giết. Mấy nhân vật đó có người hiền, có kẻ ác đều bị giết (trừ Cơ Tử), vậy hoạ phúc (ngoại vật) không nhất định. [4] Về Ngũ Viên (tức Ngũ Tử Tư) và Trường Hoằng coi bài 3 Khư khiếp.[5] Hiếu Kỉ là con vua Cao Tôn nhà Ân, bị bà mẹ sau ghét bỏ; Tăng Sâm là học trò của Khổng Tử.[6] Nguyên văn: tam bách kim. Chữ kim này có thể là một cân, một lượng hoặc một đồng tiền, có thể là vàng mà cũng có thể là đồng.[7] Một thăng là một phần mười đấu.[8] Thời Trang tử thì nước Ngô không còn. Nhưng truyện này có thể có thực, người viết chỉ lầm về sự thôi.[9] Nay thuộc tỉnh Chiết Giang, phía đông nam huyện Thiệu Hưng.[10] Nguyên văn: là Chế hà, tên cũ của sông Chiết Giang. Thương Ngô là m6 ngọn núi nay ở tỉnh Quảng Tây.[11] Cá nghê là một loài cá nhỏ, ta dịch là cá kình cái, một loài cá lớn.[12] Nguyên văn: là tiểu thuyết. Có lẽ chữ tiểu thuyết lần đầu tiên xuất hiện ở đây. Qua đời Đông Hán, Ban Cố dùng theo nghĩa ngày nay. [13] Năm 1974, người ta đào được nhiều thẻ tre khắc Đạo Đức kinh, Hàn Phi tử (?) trong một số ngôi mộ cổ đời Hán ở Bắc Trung Hoa.[14] Tư Mã Thiên bảo Lão Lai tử là Lão tử, không chắc đúng. [15] Nguyên văn: nghiệp khả đắc tiến hồ? D.N.L. dịch là: học nghiệp có tiến bộ không? Dịch như vậy e sai với ý trọn bài.[16] Nguyên văn: trung dân chi hành tiến yên hĩ. L.K.h. dịch là: kẻ đó chỉ tiến lên được nhờ theo dân chúng.[17] Tức Bình công tử, tên là Tá, tên thuỵ là Nguyên. [18] Nguyên văn: nhân hưu năng du. Chữ du này chính nghĩa là chơi; nhưng ở đây thật tối nghĩa, mỗi sách dich một khác. H.C.H. dịch là: theo bản tính. L.K.h. dịch là: làm một việc gì.[19] Ngọt trái với đắng. Miệng đắng thì không phân biệc được các vị.[20] Có sách giảng bụng có hai lỗ trống: một chỗ trống để chứa ruột, rồi trong ruột lại trống để chứa hơi và các chất dịch (như dịch vị…).[21] Nguyên văn: tâm hữu thiên du. Không sách nào giảng chữ du (chơi) đây nghĩa là gì, mỗi nhà đoán mà dịch theo ý mình. L.K.h. dịch là: tim con người có cái tư lự, ý niệm của nó về trời.[22] Nguyên văn: hãi thiên hạ, nghĩa là cải cách sự thấy và sự nghe của thiên hạ. L.K.h. dịch là: làm cho thiên hạ ngạc nhiên. [23] Dịch nghĩa từng chữ là: thầy của các quan.[24] Về sự tích vua Nghiêu và Hứa Do, coi bài 2 Tiêu dao du. Về sự tích vua Thang, Vụ Quang, Kỉ Tha và Thân Đồ Địch, coi bài 1 Đại tôn sư. [25] Nguyên văn là thuyên. Có thuyết bảo là một thứ cỏ thơm là say cá mà dễ bắt.[26] Chữ tiểu thuyết ngày nay ta dùng [với nghĩa khác] gốc từ Hán thư nghệ văn chí của Ban Cố.[27] Tôi nghĩ bài này có thể cũng chỉ là một ngụ ngôn chê bọn học Nho thời đó bảo tồn những cái tác giả cho là cổ hủ.


《庄子》第26章 外物

外物不可必,故龙逢诛,比干戮,箕子狂,恶来死,桀、纣亡。人主莫不欲其臣之忠,而忠未必信,故伍员流于江,苌弘死于蜀,藏其血,三年而化为碧。人亲莫不欲其子之孝,而孝未必爱,故孝己忧而曾参悲。木与木相摩则然,金与火相守则流,阴阳错行,则天地大骇,于是乎有雷有霆,水中有火,乃焚大槐。有甚忧两陷而无所逃。螴蜳不得成,心若县于天地之间,慰暋沈屯,利害相摩,生火甚多,众人焚和,月固不胜火,于是乎有僓然而道尽。
庄周家贫,故往贷粟于监河侯。监河侯曰:“诺。我将得邑金,将贷子三百金,可乎?”庄周忿然作色曰:“周昨来,有中道而呼者,周顾视车辙,中有鲋鱼焉。周问之曰:‘鲋鱼来,子何为者耶?’对曰:‘我,东海之波臣也。君岂有斗升之水而活我哉!’周曰:‘诺,我且南游吴越之王,激西江之水而迎子,可乎?’鲋鱼忿然作色曰:‘吾失我常与,我无所处。我得斗升之水然活耳。君乃言此,曾不如早索我于枯鱼之肆。’”
任公子为大钩巨缁,五十犗以为饵,蹲乎会稽,投竿东海,旦旦而钓,期年不得鱼。已而大鱼食之,牵巨钩,陷没而下骛,扬而奋鬐,白波若山,海水震荡,声侔鬼神,惮赫千里。任公子得若鱼,离而腊之,自制河以东,苍梧已北,莫不厌若鱼者。已而后世辁才讽说之徒,皆惊而相告也。夫揭竿累,趣灌渎,守鲵鲋,其于得大鱼难矣!饰小说以干县令,其于大达亦远矣。是以未尝闻任氏之风俗,其不可与经于世亦远矣!
儒以《诗》、《礼》发冢,大儒胪传曰:“东方作矣,事之何若?”小儒曰:“未解裙襦,口中有珠。”“《诗》固有之曰:‘青青之麦,生于陵陂。生不布施,死何含珠为?’接其鬓,压其顪(音hui4),儒以金椎控其颐,徐别其颊,无伤口中珠。”
老莱子之弟子出薪,遇仲尼,反以告,曰:“有人于彼,修上而趋下,末偻而后耳,视若营四海,不知其谁氏之子。”老莱子曰:“是丘也,召而来。”仲尼至。曰:“丘,去汝躬矜与汝容知,斯为君子矣。”仲尼揖而退,蹙然改容而问曰:“业可得进乎?”老莱子曰:“夫不忍一世之伤,而骜万世之患。抑固窭邪?亡其略弗及邪?惠以欢为,骜终身之丑,中民之行易进焉耳!相引以名,相结以隐。与其誉尧而非桀,不如两忘而闭其所誉。反无非伤也,动无非邪也,圣人踌躇以兴事,以每成功。奈何哉,其载焉终矜尔!”
宋元君夜半而梦人被发窥阿门,曰:“予自宰路之渊,予为清江使河伯之所,渔者余且得予。”元君觉,使人占之,曰:“此神龟也。”君曰:“渔者有余且乎?”左右曰:“有。”君曰:“令余且会朝。”明日,余且朝。君曰:“渔何得?”对曰:“且之网得白龟焉,箕圆五尺。”君曰:“献若之龟。”龟至,君再欲杀之,再欲活之。心疑,卜之。曰:“杀龟以卜吉。”乃刳龟,七十二钻而无遗生筴。仲尼曰:“神龟能见梦于元君,而不能避余且之网;知能七十二钻而无遗囗,不能避刳肠之患。如是则知有所困,神有所不及也。虽有至知,万人谋之。鱼不畏网而畏鹈鹕。去小知而大知明,去善而自善矣。婴儿生,无硕师而能言,与能言者处也。”
惠子谓庄子曰:“子言无用。”庄子曰:“知无用而始可与言用矣。夫地非不广且大也,人之所用容足耳,然则厕足而垫之致黄泉,人尚有用乎?”惠子曰:“无用。”庄子曰:“然则无用之为用也亦明矣。”
庄子曰:“人有能游,且得不游乎!人而不能游,且得游乎!夫流遁之志,决绝之行,噫,其非至知厚德之任与!覆坠而不反,火驰而不顾。虽相与为君臣,时也。易世而无以相贱。故曰:至人不留行焉。夫尊古而卑今,学者之流也。且以狶韦氏之流观今之世,夫孰能不波!唯至人乃能游于世而不僻,顺人而不失己。彼教不学,承意不彼。目彻为明,耳彻为聪,鼻彻为颤,口彻为甘,心彻为知,知彻为德。凡道不欲壅,壅则哽,哽而不止则跈,跈则众害生。物之有知者恃息。其不殷,非天之罪。天之穿之,日夜无降,人则顾塞其窦。胞有重阆,心有天游。室无空虚,则妇姑勃谿;心无天游,则六凿相攘。大林丘山之善于人也,亦神者不胜。德溢乎名,名溢乎暴,谋稽乎誸,知出乎争,柴生乎守,官事果乎众宜。春雨日时,草木怒生,铫鎒于是乎始修,草木之倒植者过半而不知其然。静默可以补病,眦媙可以休老,宁可以止遽。虽然,若是劳者之务也,非佚者之所未尝过而问焉;圣人之所以骇天下,神人未尝过而问焉;贤人所以骇世,圣人未尝过而问焉;君子所以骇国,贤人未尝过而问焉;小人所以合时,君子未尝过而问焉。
演门有亲死者,以善毁爵为官师,其党人毁而死者半。尧与许由天下,许由逃之;汤与务光,务光怒之;纪他闻之,帅弟子而蹲于窾水,诸侯吊之。三年,申徒狄因以踣河。
荃者所以在鱼,得鱼而忘荃;蹄者所以在兔,得兔而忘蹄;言者所以在意,得意而忘言。吾安得夫忘言之人而与之言哉!”


 [Trong cuốn này] ngụ ngôn chiến chín phần mười – trọng ngôn lại chiếm bảy phần mười trong chín phần mười đó – một phần mười còn lại là những chi ngôn[1], tuỳ cơ ứng biến, mỗi ngày mỗi khác, nhưng vẫn là hợp với lí tự nhiên [nguyên văn là thiên nghê: coi bài 13 Tề vật luận]. Ngụ ngôn chiếm chín phần mười là mượn việc hay người ngoài để luận[2] [vì tự mình nói ra người ta không tin]. Chẳng hạn cha không đích thân mà nhờ bà mai hỏi vợ cho con, vì cha khen con mình thì người ta không tin bằng người ngoài khen nó. Người cha làm như vậy không có lỗi gì cả, tâm lí mọi người như vậy thì phải theo. Ý kiến nào giống với mình thì mình chấp nhận, không giống thì phản đối, giống thì cho là phải, khác thì chê là là trái. Trọng ngôn chiếm bảy phần mười (của ngụ ngôn) vì muốn ngăn những lời tranh biện của thiên hạ, nên phải dẫn lời của bậc tiền bối. Nhưng nếu chỉ là những người lớn tuổi mà không có học thức cao để cho người sau tin thì cũng không gọi là tiền bối được. Không có học thức để người khác tin thì không phát huy được hết cái đạo làm người, như vậy là hạng người cổ hủ. Chi ngôn tuỳ cơ ứng biến, mỗi ngày mỗi khác nhưng vẫn hợp với lí tự nhiên, suy diễn ra hoài cho tới suốt đời mình. Không nói tức hoà đồng với Đạo. Sự hoà đồng đó với lời nói, hai cái khác nhau. Lời nói với sự hoà đồng đó, hai cái khác nhau[3]. Cho nên bảo: “Đừng nói gì cả”. Suốt đời nói mà chưa từng là đã nói; suốt đời không nói mà chưa từng là không nói. Có cái do thiên kiến của mình mà cho là có thể được [khả], có cái cho là không thể được [bất khả]; có cái cho là phải, có cái cho là không phải. Sao nhận cái nọ là có thể được? Nhận nó là có thể được là vì tự mình cho nó là có thể được, [chứ vị tất nó đã có thể được]. Sao bảo cái kia là không thể được? Bảo cái kia là không thể được là vì tự mình cho nó là không thể được. Sao nhận cái nọ là phải? Nhận cái nọ là phải là vì tự mình cho nó là phải. Sao bảo cái kia là trái? Bảo cái kia là trái là vì tự mình cho nó là trái. Vật nào cũng vốn có cái phải, có cái có thể được của nó; không vật nào không có cái phải, cái có thể được của nó. Nếu chi ngôn không mỗi ngày mỗi xuất hiện tuỳ theo hoàn cảnh, hợp với lí tự nhiên thì làm sao truyền Đạo lâu bền được? Vật gì cũng có cái “chủng” sinh ra,[4] rồi biến đổi hình trạng mà thành một loài khác, trước sau nối nhau như một vòng tròn, không biết đâu là đầu mối. Như vậy gọi là “vòng trời” (thiên quân)[5]. Cái Đạo “vòng trời” đó là cái lí tự nhiên (thiên nghê).
2
 Trang tử bảo Huệ Thi: - Khổng Tử sống lâu sáu chục tuổi mà sáu chục lần thay đổi ý kiến, điều mới đầu cho là phải thì sau cho là trái, không biết điều hiện nay ông ấy cho là phải thì năm mươi chín năm trước có cho là trái không?[6] Huệ tử đáp: - Khổng Tử là người gắng sức trau giồi trí tuệ.  Trang tử bảo:  - Khổng Tử đã bỏ việc trau giồi trí tuệ rồi. Khổng Tử đã chẳng nói như vầy đấy ư? Ông ấy nói: “Người ta được trời phó cho tài năng tự nhiên, tiềm tàng linh khí khi mới sanh. Thanh âm hợp với âm luật, ngôn ngữ hợp với phép tắc; giảng rõ lợi hại và nghĩa lí, biện biệt được cái đáng thích cái đáng ghét, điều phải điều trái như vậy chẳng qua chỉ khuất phục được cái miệng người ta thôi. Khiến cho người ta tâm phục mình, không dám chống đối mình, như vậy mới lập được định lí cho thiên hạ”. Thôi đừng nói nữa, tôi không bằng Khổng Tử đâu.
3
Tăng tử[7] hai lần làm quan mà tâm sự hai lần khác nhau. Ông bảo: “Lần thứ nhất, lộc của tôi được ba hũ lúa nhưng song thân của tôi còn hưởng được lộc của tôi nên tôi vui. Lần sau tôi nhận được ba nghìn chung[8] lúa nhưng song thân tôi đã mất, tôi không được phụng dưỡng nữa, nên tôi buồn”. Các môn đệ của Khổng Tử hỏi thầy như vậy có thể bảo rằng Tăng Sâm không bị hệ luỵ vào vì bổng lộc không. Khổng Tử đáp: - Vẫn còn bị hệ luỵ, nếu không thì sao còn buồn? Người không bị hệ luỵ vì bổng lộc thì coi ba hũ lúa cũng như ba ngàn chung lúa, như con muỗi[9] bay qua trước mắt mà thôi.
4
 Nhan Thành Tử Du thưa với thầy là Đông Quách Tử Kì: - Từ khi con nghe đạo của thầy, được một năm thì con hoá ra chất phác; được hai năm thì con thuận với thói đời; được ba năm con thông đạt, không câu nệ nữa; được bốn năm con hoà hợp với vạn vật; được năm năm mọi người qui phục con; được sáu năm con cảm thông với thần linh; được bảy năm con hoà hợp với tự nhiên; được tám năm, con không phân biệt sinh tử nữa; được chín năm, con đạt được cái huyền diệu của Đạo[10]. Sống là làm việc, chết là khuy tổn. Do đó người ta cho rằng vạn vật chết đi [tức từ hữu hoá ra vô] là có nguyên do, còn vạn vật sinh ra, do khí dương dao động [từ vô hoá hữu] thì không có nguồn gốc. [Cho nên cho chết là buồn, sống là vui]. Ông có nghĩ như vậy không? Có nghĩ rằng sống là vui, chết là không vui không? Trời có khí vận nhất định, đất có chỗ nguy hiểm, có chỗ bằng phẳng, đó là lẽ tự nhiên, tôi làm sao giảng được? [Vũ trụ biến đổi], không ai hiểu được cứu cánh ra sao, làm sao có thể nói được không có vận số? Sinh và tử nối nhau tuần hoàn, không ai biết đâu là đầu mối, như vậy làm sao nói được rằng có vận số? Các vật cảm ứng với nhau, [như có cái gì đó làm chủ tể], như vậy làm sao nói được rằng không có quỉ thần? Nhưng có lúc các vật không có cảm ứng với nhau, như vậy làm sao bảo được rằng có quỉ thần?[11]
 Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng: - Lúc nãy anh cuối đầu, bây giờ anh ngửng đầu; lúc nãy tóc anh búi lại, bây giờ nó xoã ra; lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng; lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng, tại sao vậy? Cái bóng đáp: - Đó là những chuyện nhỏ, anh hỏi tôi làm gì? Tôi như vậy đó, không hiểu tại sao. Tôi như cái xác từ đó con ve sầu hoặc con rắn thoát ra. Các xác đó giống con ve sầu hoặc con rắn mà không phải con ve sầu hoặc con rắn. Khi có ámh lửa hoặc ánh nắng thì tôi xuất hiện; trong chỗ tối hoặc đêm tối thì tôi biến mất. Tôi có tuỳ thuộc hình thể không? Mà chính hình thể có tuỳ thuộc cái gì khác không? Hình thể qua lại, vận động, thì tôi cũng qua lại, vận động. Những qua lại, vận động đó đều do thiên cơ [do tự nhiên], có gì mà phải hỏi?
7
 Bài này gần giống hệt bài II.5 trong Liệt tử, chúng tôi đã dịch rồi – bản của Lá Bối trang 255-56. Đại ý là Lão tử khuyên Dương tử từ bỏ vẻ tự đắc, khinh người.
NHẬN ĐỊNH
 Chương này là một trong những chương ngắn nhất của toàn bộ. Nội dung cũng hỗn tạp. Tác giả phải là nhiều người. Vương Phu Chi cho bài đầu là bài Tựa của Nội thiên và do Trang tử viết, vì lời văn già giặn mà tóm tắc được đại ý mấy điểm chính trong học thuyết của Trang: đừng tranh biện vô ích, cái gì cũng có phải có trái, vũ trụ biến đổi hoài như vòng tròn, không biết đâu là khới đầu, đâu là kết thúc; và chúng ta tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi thì mới hợp thiên lí. Ý kiến của Vương có thể đúng, nhưng cũng có thể do một nhà trong môn phái Trang viết để tóm tắt học thuyết của Trang. Tôi theo thuyết sau vì thời Tiên Tần tôi không thấy triết gia nào viết Tựa cho tác phẩm của mình. Mãi đến đời Hán Vũ Đế mới có Tư Mã Thiên viết bài “Tự tự” cho bộ sử của ông.   Bài 6, từ lời đến ý rất giống bài 14 trong Tề vật luận. Tề vật luận: “Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng:Lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng. Lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng. Tại sao anh không có thái độ độc lập vậy? Cái bóng đáp: “ Tôi sở dĩ như vậy là vì tuỳ thuộc một cái gì. Cái gì đó lại tuỳ thuộc một cái gì khác. Tôi tuỳ thuộc một cái gì thì cũng như con rắn tuỳ thuộc vẩy[13] của nó, con ve tuỳ thuộc cánh của nó...” Ngụ ngôn: “Cái bóng của cái bóng hỏi cái bóng: “Lúc nãy anh cuối đầu, bây giờ anh ngửng đầu; lúc nãy tóc anh búi lại, bây giờ nó xoã ra; lúc nãy anh ngồi, bây giờ anh đứng; lúc nãy anh đi, bây giờ anh ngừng, tại sao vậy?” Rồi cái bóng cũng ví mình với xác con rắn, con ve. Như vậy bài 6 đó rõ ràng là môn đệ của Trang bắt chước Trang mà viết. Xét chung, ta có thể tin rằng chương Ngụ ngôn này của môn phái Trang, trừ bài 2 quá đề cao Khổng Tử. Bài này có một đoạn giống chương Tắc Dương, chắc do người sau thêm vào.Chú thích:[1] Chữ ngụ ngôn ở đây nghĩa rộng hơn nghĩa ngày nay. Ngụ là ở, là gởi. Chẳng những đặt ra một truyện để gởi vào đó một ý, là ngụ ngôn; mà mượn lời người khác nói thay cho mình (như cha mẹ nhờ bà mối hỏi vợ cho con: coi đoạn sau trong bài) cũng là ngụ ngôn. Trọng ngôn là những lời mà thiên hạ cho là đáng tin, đáng trọng như khi dẫn lời của Khổng Tử, Lão tử, Hoàng Đế, Nhan Hồi… thì những lời đó là trọng ngôn. Chi ngôn – Chi là một thứ chén hễ đầy nước thì nó lật đổ, không có nước thì đứng lại ngay. Những lời thích hợp với những hoàn cảnh thay đổi mỗi ngày thì gọi là chi ngôn. Câu đầu chương này có hai cách dịch. Một cách của Quách Tượng (?), L.K.h. theo, dịch là: ngụ ngôn chứa chín phần mười chân lí (nghĩa là 10 lần thì đáng tin tới 9); trọng ngôn chức bảy phần mười chân lí. Một cách nữa của V.P.C., Diêu Nại, được D.N.L., H.C.H. theo mà dịch như trên. V.P.C. giảng như vậy có lẽ vì ông cho rằng bài 1 chương Ngụ ngôn này do Trang tử viết để làm bài tựa cho cả cuốn. chúng tôi dịch theo Vương, nhưng thấy cả hai cách đều chưa ổn.[2] Hiểu theo V.P.C. thì mấy chữ “chiếm chín phần mười” (cửu thập) ở câu này có vẻ dư. Mà hiểu theo Quách Tượng (?) thì tại sao ngụ ngôn chứa nhiều chân lí hơn trong ngôn?[3] Nguyên văn: tề dữ ngôn bất tề, ngôn dữ tề bất tề. Mỗi sách hiểu một khác. Chúng tôi dịch sát mà thú thực không hiểu tác giả nói gì. [Trong sách, câu “Lời nói với sự hoà đồng đó, hai cái khác nhau” in đến hai lần - Goldfish][4] Coi bài Chí lạc 7.[5] H.C.H. cho thiên quân là đạo quân bình tự nhiên.[6] Bài này chỉ là một ngụ ngôn vì Khổng Tử sáu chục tuổi thì Trang tử chưa sinh. Và câu này gần y hệt câu đầu bài 10 chương Tắc Dương.[7] Một học trò của Khổng Tử, tên là Sâm, rất có hiếu.[8] Một hũ là ba đấu bốn thăng, một chung là sáu mươi bốn đấu nghĩa là 10 hũ.[9] Có bản dịch là như con hạc và con muỗi bay qua trước mắt.[10] Nên so sánh bài này với bài II.3, IV.6 trong Liệt tử.[11] Đoạn đầu có hai lối chấm câu mà ý nghĩa hoá ra khác nhau. Tôi theo lối của Tiền Mục và của H.C.H. L.K.h. cùng chấm câu một lối với D.N.L.[12] Trong sách không có số 5 (bài 5). Chắc cụ Nguyễn Hiến Lê đánh số nhầm. Thay vì số 5 (bài 5) ở đây, cụ lại ghi số 6 (?). [Goldfish].[13] Những vẩy ở dưới bụng để cho rắn bò được.
《寓言》


《庄子》第27章 寓言


寓言十九,重言十七,卮言日出,和以天倪。寓言十九,藉外论之。亲父不为其子媒。亲父誉之,不若非其父者也。非吾罪也,人之罪也。与己同则应,不与己同则反。同于己为是之,异于己为非之。重言十七,所以己言也。是为耆艾,年先矣,而无经纬本末以期年耆者,是非先也。人而无以先人,无人道也。人而无人道,是之谓陈人。卮言日出,和以天倪,因以曼衍,所以穷年。不言则齐,齐与言不齐,言与齐不齐也。故曰:“言无言。”言无言:终身言,未尝言;终身不言,未尝不言。有自也而可,有自也而不可;有自也而然,有自也而不然。恶乎然?然于然;恶乎不然?不然于不然。恶乎可?可于可;恶乎不可?不可于不可。物固有所然,物固有所可。无物不然,无物不可。非卮言日出,和以天倪,孰得其久!万物皆种也,以不同形相禅,始卒若环,莫得其伦,是谓天均。天均者,天倪也。
庄子谓惠子曰:“孔子行年六十而六十化。始时所是,卒而非之。未知今之所谓是之非五十九非也。”惠子曰:“孔子勤志服知也。”庄子曰:“孔子谢之矣,而其未之尝言也。孔子云:夫受才乎大本,复灵以生。鸣而当律,言而当法。利义陈乎前,而好恶是非直服人之口而已矣。使人乃以心服而不敢蘁,立定天下之定。已乎,已乎!吾且不得及彼乎!”
曾子再仕而心再化,曰:“吾及亲仕,三釜而心乐;后仕,三千锺而不洎,吾心悲。”弟子问于仲尼曰:“若参者,可谓无所县其罪乎?”曰:“既已县矣!夫无所县者,可以有哀乎?彼视三釜、三千锺,如观雀蚊虻相过乎前也。”
颜成子游谓东郭子綦曰:“自吾闻子之言,一年而野,二年而从,三年而通,四年而物,五年而来,六年而鬼入,七年而天成,八年而不知死、不知生,九年而大妙。生有为,死也。劝公以其私,死也有自也,而生阳也,无自也。而果然乎?恶乎其所适,恶乎其所不适?天有历数,地有人据,吾恶乎求之?莫知其所终,若之何其无命也?莫知其所始,若之何其有命也?有以相应也,若之何其无鬼邪?无以相应也,若之何其有鬼邪?”
众罔两问于景曰:“若向也俯而今也仰,向也括撮而今也被发;向也坐而今也起;向也行而今也止:何也?”景曰:“搜搜也,奚稍问也!予有而不知其所以。予,蜩甲也,蛇蜕也,似之而非也。火与日,吾屯也;阴与夜,吾代也。彼,吾所以有待邪,而况乎以无有待者乎!彼来则我与之来,彼往则我与之往,彼强阳则我与之强阳。强阳者,又何以有问乎!”
阳子居南之沛,老聃西游于秦。邀于郊,至于梁而遇老子。老子中道仰天而叹曰:“始以汝为可教,今不可也。”阳子居不答。至舍,进盥漱巾栉,脱屦户外,膝行而前,曰:“向者弟子欲请夫子,夫子行不闲,是以不敢;今闲矣,请问其故。”老子曰:“而睢睢盱盱,而谁与居!大白若辱,盛德若不足。”阳子居蹴然变容曰:“敬闻命矣!”其往也,舍者迎将其家,公执席,妻执巾栉,舍者避席,炀者避灶。其反也,舍者与之争席矣!

No comments: