Saturday, October 24, 2009

ĐAI HOC TAI VIET NAM

IV. THỰC TRẠNG ĐAI HOC TAI VIET NAM

====



Sau 1945, giới trí thức bị cộng sản lợi dụng và cũng bị cộng sản nghi ngờ. Họ lợi dụng vì muốn giới trí thức phục vụ cho họ, và họ nghi ngờ vì trí thức phần lớn là con nhà giàu, hoặc con quan, tức là thuộc thành phần thù nghịch với họ. Cái mà họ trân trọng là giai cấp vô sản tức là nhửng người nghèo khổ .


Chiến tranh Pháp Việt là một cơ hội cho người cộng sản tiêu diệt giơi trí thức, họ đã nhờ tay người Pháp giết trí thức. Than ôi,bao tinh hoa của Hà thành hoa lệ trong trung đoàn thủ đô đã bị Võ Nguyên Giáp đem nướng không tiếc thương!Staline đã mượn bàn tay Đức quốc xã giết hàng trăm tướng lãnh, nhưng vẫn không hết, cho nên sau đó đích thân Staline phải thanh trừng. Cọng sản Nga còn vụng về hơn cộng sản Việt Nam! Trí thức đứng đầu danh sách kẻ thù của cọng sản :"Trí, phú, địa, hào , phải đào tận gôc,trôc tận rễ".


Ngoại trừ nhửng kẻ thật dạ đàu hàng,còn nhửng kẻ thiếu tài nịnh hót, thiếu khôn ngoan che dấu,ít nhiều đều bị khó khăn, nguy hiểm, không bị bỏ tù thỉ cũng bị giáng chức, sa thải hoạc bị hành hạ đủ điều. Nhiều người phải giấu biệt cái thành phần trí thức của mình, dù đỗ tiểu học hay tú tài,họ đều khai khả nảng văn hoá là biết đọc, biết viết. Nếu ai thực thà khai là sinh viên đại học, đi du học Pháp thì cuộc đời coi như bỏ đi !



Đã hơn nửa thế kỷ và cũng đã qua rồi cái thời mà người ta coi hai chử ‘vô sản’ là một bằng cấp cao quý, là con đường tiến thân. Dường như bây giờ người ta cảm thấy xấu hổ khi có ngưới nói rằng mình là một kẻ thất học. Lê Đức Thọ khi qua Paris, bị báo chí phỏng vấn :” Ông đã tốt nghiệp đai học ở đâu “ thì y nổ i cáu trả lời : “ Tôi là bố tiến sĩ! “



Tội nghiệp thay cho các nhà báo ngoại quốc !Họ sinh trưởng trong nhửng quốc gia giàu mạnh, có chính sách cưởng bách giáo dục, và các lãnh tụ của họ hầu hết tốt nghiệp đại học, cho nên họ lầm tưởng Nguyển Văn Linh, Đỗ Mười, Võ chí Công... đều xuất thân từ đại học. Mà cũng khổ cho các cán bộ cộng sản khi ra xứ người,không lẽ nói lãnh tụ của họ chưa bao giờ cắp sách đến trường,hoặc học vấn chỉ tới lớp một,lớp hai..Bởi vậy mà bọn cộng sản Việt Nam sang Pháp nói rằng Nguyễn Văn Linh đỗ tiến sĩ....Và cũng vì vậy mà truyện dân gian tân thời được kể như sau:
Có một người đến văn phòng trung ương Đảng xin gặp đòng chí tổ ng bí thư. Giam đốc Công an hỏi tên tuổ i, quê quán khách, và xin khách cho biết lý do đến thăm. Khách trả lời: “Tôi là bạn học của tổ ng bí thư lúc còn nhỏ.”Viên công an hô : “Gián điệp ! Gián điệp ! Bắt trói lại!”



Sau có người hỏi viên công an : Đòng chí tài gỉỏi thật ! Tặi sao đòng chí biết ngay nó là một tên gián điệp ?
Viên công an trả lời : “ Đồng chí tổ ng bí thư của ta có đi học ngày nào đâu mà có bạn học !”
Dẫu sao thì người cộng sản cũng thấy làm lón mà không có bằng cấp cũng là một điều thiếu sót tai hại, cho nên họ đề ra chính sách “ trí thức hóa vô sản”. Từ đó,nhửng cán bộ con ông cháu cha, hoặc cán bộ có thành tích được cử đi học ở nhửng lớp công nông, bổ túc văn hoá. Và lối học như thé gọi là chuyên tu, là học tại chức. Sau vài tháng là hết cấp một, sau vài tháng nửa là hết cấp hai. Trong một hay hai năm, nhửng người này trở thành kỹ sư,bác sĩ... Chúng ta cũng phải thông cảm cho các ông giáo, tuổ i đời cũng như tuổ i đảng đều thấp hơn học sinh giám đóc, trưởng ty, cho nên cuối cùng phải cho họ lên lớp đều đều.Và chúng ta cũng phải thông cảm cho các học sinh giám đóc,trưởng ty,huyện ủy,xã ủy cả đời không hề động não,năm sáu chục tuổi đàu ,hét ra lửa,mà phải học lớp một,lớp hai,phải làm toán trừ, toán cộng, phải học bài, phải thi cử... Vì vậy.mà chúng ta thấy rất nhiều phó tiến sĩ , bác sĩ loại này. Có nhửng ông,bà xuất thân là y công,y tá, sau một thời gian phục vụ, có thành tích được nâng lên hàng bác sĩ, hoặc kinh qua các lớp bổ túc, công nông mà trở thành bác sĩ, nhửng bác sĩ này không đọc, không viết được tên thuốc...Và có nhửng cán bộ giảng dạy đại học, hoạc ở tuyên giáo đã tuyên bố ở đại học Sàigon rằng ngoài băc chỗ nào cũng có dầu lửa, dân ta cám ống đu đủ xuống đãt nấu bánh chưng.. Nhân dân ta đã khinh thường nhửng ông bác sĩ,phó tiến sĩ, kỹ sư loại này cho nên tục ngử tân thời có câu : " Dôt như chuyên tu, ngu như tặi chức "!Tuy nhiên chương trình này cũng có sự biến dạng, nó trở thành nơi lưu đày cho nhửng kẻ thất thế.



Người ta muốn đẩy khéo một ông nào đó, người tă khen ngợi công lao,tài năng của ông,rôi đề cử ông đi học văn hóa, chuyên môn. Ông ra đi học,tưởng rằng khi về có bằng cấp cao,dịa vị lớn, chính lúc đó người ta đưă người mới vào thé đîa vị của ông,và thế là ông ra đi vĩnh viễn,và khi trở về sẽ nhận lệnh phục viên.
*
* *



Từ 1980 trở về trước, đại học là một ân huệ lớn dành riêng cho con cháu cán bộ cao cấp
và là một nơi đào tạo cán bộ cao cấp vừa hồng lại vưà chuyên để phục vụ đảng và nhà nước. Thi cử chỉ là một hình thức, mà vấn đề quyết định là thành phần giai cấp. Ở đây,bộ giáo dục đã có quy định về nhửng ân huệ cho từng loại cán bộ. Người ta gọi là thi lý lịch. Sau 1975, có bốn thành phần thí sinh :
-Chién sĩ thi đua, thương phế binh, chiên sĩ phục viên ( bản thân thí sinh )
-Gia đình có công với cách mạng( con cán bộ, loặi này cũng chia ra nhiều hạng )
-Gia đinh viên chức chế độ cũ dược tiêp tục làm việc ( giăó sư, bác sĩ chính quyền cũ) và giă dinh thường dân.
-Giă đình ngụy quân,ngụy quyền đi học tập cải tặo.
Thí sinh thi ba môn,điểm tối đa là 30 điẻm. Số điẻm lây đỗ tùy loặi và tùy năm :
Loại 1: từ 3 điểm là vào thảng, còn dứơi 3 là vào dự bị,để sang năm vào thảng
Loặi 2: từ 6 điểm
Loăi 3 : từ 22 điểm
Loại 4 : từ 26 điêm



Vãn đề ưu tiên các loại thường thay đổ i hàng năm. Từ 1975 đến 1985, sự cách biẹt giửa các loặi rất cao, nhất là giửa loại 2 và 3.Thí dụ cùng là con giáo viên,con bác sĩ cùng phục vụ tại một trường học,một bệnh viện, nhưng con giáo viên,bác sĩ cộng sản chỉ cần 8 hoạc 6 diểm thì đỗ đại học còn con giáo viên,bác sĩ chế độ cũ phải 22 diểm,nghĩa là phải hơn 16 diẻm để vào đại học.Đó là chúng ta chưa nói đến tình trạng tham nhũng,hối lộ, bè cánh. Vì sự chênh lệch đó mà chất lượng sinh viên kém,và mâu thuẫn giửa các giai cấp,nhất là mâu thuẩn giửa cọng sản và quốc gia càng tăng thêm .Sau 1985, chênh lệch được rút ngắn lại,nhưng dẫu sao,con viên chức cộng hòa phải hơn con cộng sản 10 điểm thì mới vào đại học.Thật là khó khăn cho nhửng trẻ sinh trong nhửng gia đình chế độ cũ !




Trong khoảng từ 1985 trở về trước, sinh viên đại hoc phải cắt hộ khẩu (1), được nhà nước cung cấp tiền bạc, sách vở, nơi cư trú. Nhưng thực tế não lòng! Dòng tièn Việt Nam sụt giá thường xuyên, lại nạn chị nuôi, anh nuôi(2) ăn xén ăn chận cho nên sinh viên thường xuyên bị đói. Các sinh viên phải cầu cứu gia đình. Nhửng nử sinh viên có gia đình khó khăn lại xa cách, đành phải gia nhập hàng ngũ chị em ta ở Hà nội,. Còn nam sinh viên thì đi buôn lậu,hoặc làm nghề không vốn ! Tình trạng đói khát này đưa đến cảnh trâu cột ghét trâu ăn, sinh viên Sàigon được gia đình tiếp tế đày đủ cho nên bị sinh viên cac nơi ghen ghét thù hằn. Sách vở thì cũ, thiếu,hai ba người chung một sách, học xong niên khoá thì phải trả lại để đàn em sau có sách mà học.




Có nhửng ngành như đại học sư phạm không thâu nhận sinh viên Thiên chúa giáo. Ngành vi tính còn gọi là tin học ( computer ) là ngành thuộc bí mật quốc gia, chỉ con cái cán bộ cao cấp mới được học . Sau 1975, tại một số tỉnh, cũng như khoảng 1960 tặi miền Bắc, con cái đîa chủ, tư sản, ngụy quân ngụy quyền không được học cấp ba. Phải một thời gian lâu mới có sự nơi thay đổ i để cho con em nhủng gia dình trên được học cấp ba và său được dự thi đại học. Tuy được dự thi đại học dù giỏi chưa chắc đã đỗ nếu đîa phương phê lý lịch quá nặng tay.Và nếu đỗ,trường gửi giấy báo về nhà, đîa phuơng ỉm đi và bắt đi quân dịch hoặc thanh niên xung phong thì tàn mộng dại học ! Thành thử trước 1975,ở ngoài Bác nếu con em được vào đại học là cả một vinh dự lớn lao như ngày xưa đỗ cử nhân,tiến sĩ !




Trước 1975, thí sinh học xong lớp 10 (3) thì ghi tên thi đại học.Tất cả thí sinh toàn quốc đều thi một ngày,và thi nhửng môn giống nhau. Chúng tă nên biết rằng lúc này uy quyền đảng rất mạnh, đảng quyết đînh tất cả, chủ nghỉa cá nhân bị đánh bẹp,cá nhân không có một chút quyền gì về tương lai,về số phận,về ước vọng của riệng mình. Trong trường thi,giáo sư chấm bài nhưng đảng ,cụ thể là băn tổ chức có quyền quyết định số phận các thí sinh.Ban tổ chức sẽ lấy từ trên xuống dưới. Ai dỗ cao, lý lịch tốt thì vào y dược, xuống nửa là bách khoa, cuối cùng là ngành sư pham.Néu thời Pháp thuộc,nươc ta chỉ mở đến trường cao đảng (4), cho nên các tiểu thư lấy chồng chỉ nhám lấy sinh viên cao đẳng : ‘Phi cao đảng bất thành phu phụ’, thì tại Bắc Việt, con gái lấy chồng cũng theo nhửng thứ tự ưu tiên: " Nhất y nhì dược, tặm được bách khoa , bỏ qua sư phạm ".



Khoảng 1980,thí sinh mới có quyền chọn ngành nghề theo sở thích,nhưng tất cả thí sinh đều thi một ngày,vài năm sau nửa, thí sinh mới được nới tay, cho thi nhửng ngành với nhửng ngày khác nhau.


Khoảng 1985, vì kinh tế suy sụp, ngân sách đại học thiếu thốn, cho nên người ta phải nhượng bộ mà mở rộng cửa để lấy tiền. Nền giáo dục cộng sản trên nguyên tắc là một nền giáo dục công,được miễn phí, nhưng vì thiếu tiền, họ phải nghỉ cách vơ vét.Vì vậy,trong thời gian này,mọi trường đại, trung, tiểu học đều phải đóng tiền. Thí dụ một trường đại học trước kia thu nhận 500 sinh viên, thì nay thu một ngàn hoạc hai ngàn.Ở đây, chúng ta thấy có nhiều loại sinh viên:

-Loại được hưởng học bổ ng toàn phần : học giỏi, con cán bộ cao cấp.
-Loại bán học bổ ng
-Loặi đóng tièn : đa số là con em thường dân.




Tổ chức dại học cộng sản khác với tư bản.Các trường đại học trực thuộc các bộ như trường đại học giao thông thuộc bộ giao thông,trường kinh tế thuộc bô kinh tế,trường sư phạm thuộc bộ giáo dục, còn trường đại học tổ ng hợp thuộc bộ đại học. Họ không tổ chức viện đại học,mà mỗi trường đại học tự quyết định, cho nên việc quyết đînh sĩ số, học phí...mỗi trường mỗi khác nhau. Dẫu săo, sự thay đổ i trên cũng được hoan nghênh vì con cháu thường dân có chỗ để học còn hơn là thất học, mặc dù tốt nghiệp rồi thất nghiệp. Trung bình mỗi trường chỉ có khoảng 1/2 hoạc 1/3 hưởng học bổ ng, và mỗi sinh viên tốn học phí khoảng 1 triệu rưởi, hoạc hai triệu đồngViệt Nam, nghĩa là gần băng một năm lương của một ông bà giáo (5)




Sau 1975, dân tă vẫn thích học Anh van, nhất là nhửng gia đình chuẩn bị ra đi bằng đừơng biển hoặc đường hàng không.Khắp nuớc không đâu dạy Anh văn,ngoại trừ Sài thành hoă lệ. Người ta đã tính dẹp trường Đại học Văn Khoa sau khi đã đóng cửa đại học luật khoa, sau sát nhập đại học Văn khoa với đại học Khoa học thành đại học tổ ng hợp. Người ta lại muốn dẹp đại học tổ ng hợp Saigon nhưng rôt cuộc đi đến chủ trương trung dung : vẫn duy trì đặi học tổ ng hợp nhưng giảm sĩ số mỗi lớp, ban Văn lấy khoảng 15 người,ban Anh van khoảng 5 người, ban Nga văn là mở lớn cho chương trình Nga hoá,thay Anh văn. Nhưng không ai thích Nga văn,kể cả gia đình cộng sản. Sự ngan chận càng mạnh, nhu cầu Anh văn lại càng cao. Người ta nhờ thầy đến nhà dạy kèm,và các thầy cũng mở lớp dạy tại nhà,năm muời người một lớp cho công an khỏi để ý. Đến khoảng 1985, nhà nước bát chước Trung quốc mở cửa đầu tư cho nên phong trào học Anh văn bùng nổ kháp nơi. Người ta mở trung tâm dạy Anh Văn, Trung tâm vi tính (computer),cho nên các trường đại học đều mở nhửng trung tâm này đủ mọi trình độ vào ban đêm để kinh doanh. Các kỹ sư muốn kiếm dược việc làm phải học thêm Anh văn và vi tính để cầu mong được làm việc với các công ty Anh, Mỹ.Và thời này,bậc thang giá trị được thay đổ i như sau : “ Nhất Anh, nhì Tin (học),tam Kinh (tế),Tứ Luật “



Đây cũng là lúc cho nhửng người nhìn xa thấy rộng chụp thời cơ. Họ xin mở đại học tư. Điệu kiện rất khó khăn như là phải có đoàn thể giới thiệu, phải nộp cho nhà nuớc hàng trăm ngàn,hay hàng triệu đô la. mới được cấp giấy phép....Nếu không là cộng sản hoặc thân cộng sản làm sao được đoàn thể giới thiệu? Giáo dục là một công cuộc đàu tư vô vị lợi, nêu có triệu đô la,không ai dại gì mà quăng tiền qua cửa sổ .Đó chỉ là nhửng cách từ chối khéo mà thôi, bởi vì cộng sản rất sợ sinh viên biểu tình chống đối chế độ ! Có mấy chục danh sách được chấp nhận cho cái ban sáng lập của trường trong đó có trường của Nguyễn Cơ Thạch .Trí thức cũ thì có tiến sĩ Nguyễn văn Ngôn, bác sĩ Ngô Gia Hy(em của Ngô Gia Tự)...cũng ra xin lập trường, nhưng được công nhận hôị đòng sáng lập với việc cấp giấy phép là hai việc khác nhau. Nhửng người này đã tốn tiền,tốn công sức,tốn thì giờ nhưng không biết bao giờ thì họ đạt được ước mong ?



Trong khoảng 1993,tại Hà nội có đại học Thăng Long và tại Sài gon có đại học mở rộng là đụợc giấy phép hoạt động bởi vì họ có thế lớn và có nhửng xão kế . Nhiều người thấy khó qúa, đành mượn tên đại học Tòng Hợp Sàigon, đại học sinh ngử Hà Nội để làm ăn và chia chác cùng nhau.




Một sự bùng nổ khác đó là việc mở rộng cánh cửa đại học tại chức.Học tại chức nghĩa là vưà làm việc vừa đi học,nhưng nhửng sinh viên xa trường thì làm thế nào ? Do đó,ngày nay, các trung tâm đào tạo tại chức ở các tỉnh đến các trường đại học ký kết giao kèo, trường đại học lãnh thầu rồi gửi cán bộ tới địa phương dặy học. Giá biểu xê dịch từ 15 đến 30 ngàn một tiết(45 phút).


Cuối học kỳ hoặc cuối niên khoá,trung tâm thanh toán tiên thù lao cho trường, thí dụ trung tâm trả mỗi giờ 20 ngàn nhưng cán bộ giảng dạy chỉ được khoảng 10 hay 15 ngàn, số còn lại do trung gian ngồi không hưởng lợi. Mỗi giáo sư đến các tỉnh một tuần hay vài ngày thì về Sàigon hoặc Hà Nội, tuân sau hoặc tháng sau có giáo sư đến, các viên chức đîa phương lại cáp sách đến trường...Trước 1975, Viện Đại học Sàigon phải chi viện cho các viện đại học Huế, Càn thơ, Đà lạt,Vạn Hạnh,Cao Đài,Hoà Hảo. Minh Đức... đã thấy mệt, huống hồ nay mỗi tỉnh đều có mở trung tâm tại chức!Dẫu sao nhửng đại học cũ cũng có một số giáo sư tại chỗ, còn đây hầu hết là nhân viên điều hành . Giáo sư mệt mỏi,học viên học ôm đòm , chớp nhoáng,học cẩu thả và lại lón tuổ i,bận công vụ cho nên thành quả chảng được là bao! Tãt cả chỉ là hình thức chủ nghĩa, chẳng ích lợi cho đãt nước, trước sau vẫn là cái học chuyên tu,cái học tại chức, chẳng có giá trị. Lại nửa, ở đây vẩn là dạy sinh ngử, vi tính, dạy về văn hoá cho cán bộ văn hoá thông tin, dạy kế toán, thương mại cho cán bộ kinh tế... Còn nhửng môn như hoá học,kỹ nghệ....thì không chú trọng.
*
* *
Tuổ i trè Việt Nam rất chăm học. Mỗi đêm đi qua sân trường đai học, hoặc đứng trên sân thượng nhìn xuồng các trung tâm sinh ngử, thấy học sinh vào ra tấp nập,thấy xe đạp, xe gắn máy để hàng hàng, lòng tôi cảm thấy bâng khuâng và xót xa ! Phải có một chế độ dân chủ,phải có nhửng con người thông minh,tài gỉỏi ,yêu nước, thương dân thì mói đem lại tự do,dân chủ và hạnh phúc thực sự cho nhân dân Việt Nam. Khi đó,mái gia đình cũng như mái học đường mới trở thành thiên đường của tuổ i trẻ.Và có như vậy mới nói đến việc xây đãt nứơc giàu mạnh.





_

Chú thích:
(1) Hộ khẩu; mỗi gia đình cư ngụ hợp pháp,được công an cấp cho bản hộ khẩu,ghi tên tuổ i và số người trong gia đình.Mua gạo,lãnh tiền,làm giá thú, xin sao lục giấy tờ,..phải mang theo hộ khầu.Đi học xa, đi làm xa, đi tù... thì bị xóa tên trong hộ khẩu,đến nơi mới lại xin vào hộ khẩu.
(2) Anh chị nuôi ; người lo việc cơm nước ( cán bộ cấp dưởng )
(3) Tại miền Bắc,trước 1954,tiểu và trung học có 9 cấp lớp, sau 1954 có 10 cấp lớp , đến 1985 mới theo hệ 12 năm như ở miền Nam.
(4) Cao đẳng : Thời Pháp thuộc, nước ta chỉ có cấp cao đảng ở Hà Nội, ai muốn học đại học phải sang Pháp du học. Khoảng 1945, một vài trường ở Hà nội đã mở đến cấp đại học.
(5) Hiện nay lương giáo viên trung học khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn một tháng, tương đương 25 đến 30 dô la Canada.

No comments: