PHẢI CHĂNG NGUYỄN TRÃI
L À TỔ CỦA CÁC VUA CHÚA NHÀ NGUYỄN ?
===
Theo gia phả họ Nguyễn Nhị khê và Ức Trai tập, Nguyễn Trãi quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông. Tổ tiên đời trước quê ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn,Hải dương. Đến đời Nguyễn Phi Khanh mới dời về Nhị Khê. Còn họ Nguyễn quý tộc thì đời đời vẫn ở tại Gia Miêu,huyện Tống sơn, Thanh hóa. Tuy nhiên, từ trước đến nay, lại có nhiều tài liệu cho rằng Nguyễn Trãi gốc họ Nguyễn Gia Miêu, Thanh Hoá, tức là giòng họ của các vua chúa nhà Nguyễn . Chúng tôi nhận thấy đề tài trên rất thú vị nên đã bỏ rất nhiều năm nghiên cứu, cho dù tài liệu thiéu thốn, nhưng cũng có thể đi đến kết luận tạm thời trong khi chờ đợi những khám phá rõ ràng và đầy đủ hơn. Có nhiều tài liệu, song chúng tôi phân chia thành bốn loại,tùy theo các nhân vật được đề cập chính .
a.Tài liệu liên quan đến Nguyễn Trãi.
b.Tài liệu liên quan đến Nguyễn thị Đào, con gái Nguyễn Trãi.
c.Tài liệu liên quan đến Anh Võ, con trai út của Nguyễn Trãi.
d.Tài liệu liên quan đến Hồng Quỳ, con trai của Nguyễn Trãi chạy thoát thảm sát tru di.
I.TÀI LIỆU THỨ NHẤT : VỀ NGUYỄN TRÃI
1.Trần Tiến,một vị thượng thư đời Lê Hiển tông (1740- 1786 ) viết về Nguyễn Trãi có đoạn : Người ta nói triều Nguyễn là giòng giống của ông,không biết có đúng hay không (1)
2.Lê Đản,một nho sĩ thời Lê mạt Nguyễn sơ, viết về lịch sử các vua chúa nhà Nguyễn. Phần viết về các chúa Nguyễn rất đầy đủ, nhưng phần trước Nguyễn Kim thì quá sơ lược.Ông viết :
Từ Nguyễn Bặc đến Nguyễn Trãi thì hơn 400 năm, rồi đến Nguyễn Kim. (2)
3.Đặng Trọng An, đồng thời với Lê Đản,và cũng làm một việc giống Lê Đản, ghi chép lịch sử các vua chúa nhà Nguyễn. Ông viết :
Dực quốc công ( Nguyễn Trãi) giúp Thái tổ bình giạc Ngô, và nối được truyền thống Lạc Long nươc Việt ta. Chiêu huân công (Nguyễn Kim) giúp Trang tông diệt Mạc và kéo thêm cơ nghiệp Lam sơn lâu dài. (3)
Nhìn chung,những tài liệu thuộc loại này thì mơ hồ,không nêu bàng chứng cụ thể. Hơn nữa, tước hiệu của Nguyễn Trãi là Quan phục hầu (1428),Tán trù bá (1463),Tế văn hầu (15)12), không phải là Dực quốc công.
II.TÀI LIỆU THỨ HAI: VỀ NGUYỄN THỊ ĐÀO.
1.Nguyễn Án và Phạm Đình cho rằng người con gái của Nguyễn Trãi bị sung vào đội nữ nhạc, sau được vua Lê Thánh tông sủng ái, lập làm Trường Lạc hoàng hậu.(4).
2. Hội chân biên, một tác phẩm hán văn,do chùa Ngọc Sơn,Hà nội ấn hành đời Thiệu Trị, kể sự tích các thần thánh Việt Năm, trong đó có sự tích Trường Lạc nguyên phi,nội dung như sau:
Bà Quang Thục hoàng hậu nàm mơ lên thiên đình,được thượng đế ban cho một tiên đồng và một ngọc nữ để kết đuyên với tiên đồng.Sau sinh ra Lê Thanh tông,diện mạo giống như tiên đồng trong mộng. Ngọc nữ giáng hạ nhà Nguyễn Trãi,thuở nhỏ bị câm,năm 17 tuổi lưu lạc giáo phường,chuyên nghề sênh phách.Một hôm giáo phường vào cung tấu nhạc,người con gái câm bỗng nhiên cât tiếng hát véo von.Bà Quang Thục thấy nàng giống ngọc nữ trong giâc mộng, bèn dung nạp nội cung,sau nay thành hoàng hậu Trường lạc. (5)
3.Dã sử ,một tuyển tập hán văn của nền báo chí Việt Nam thủă sơ khăi, có bài viết về Lê Thánh tông, nội dung giống Tang Thương Ngẫu Lục và Hội chân biên. Kêt luận, tác giả viết :
Bà Trường Lạc hoàng hậu là cháu họ của Tế văn hầu Nguyẽn Trãi. (6)
Ức Trai tâp, quyển 5, Sự Trạng, ghi lại gia phả họ Phạm, phần phụ lục,chép ràng bà Quang thục hoàng hậu lên thiên đình,được thượng đế ban cho một tiên đồng,tiên đồng xin cho môt ngườI vợ,thượng đế chỉ một ngọc nữ bên phải. Sau bà Quang thục sinh vua Lê Thánh tông,diện mạo giống như tiên đòng trong mộng.Khi Nguyễn Trãi thọ hình,con gái Nguyễn Trãi bị sung làm tỳ thiêp nhà quan,sau được tuyển vào đội nữ nhạc,ngồi cầm phách. Vua Lê Thánh tông chỉ nàng đứng dậy hát.Nàng bật tiếng dạ,và cất tiếng hát du dương.Bà thái hậu thấy nàng giống ngọc nữ trong giấc mộng,bèn nạp cung. (7)
Trúc Khê tìm đến gia phả họ Nguyễn,và được biết người con gái ấy tên là Nguyễn thị Đào, câm từ thuở nhỏ.Khi gia biến,các phụ nữ trong nhà bị sung làm tỳ thiếp,nàng còn nhỏ, nên được một hoạn quan đưa về nuôi. Sau viên hoạn quan đột nhiên mất sớm,nàng lưu lạc giáo phường.sau vào cung ca hát,được vua Lê Thánh tông chiếu cố, phong làm Chiêu nghi trong cung. (8)
Gia phả họ Phạm cũng như gia phả họ Nguyễn không hề nói Nguyễn thị Đào là Trường Lạc hoàng hậu.
Những tài liệu trên hoàn toàn sai lầm bởi vì Trường Lạc hoàng hậu tên là Hằng, là con gái thứ hai của thái úyTrinh quốc công Nguyễn Đức Trung ở Gia Miêu,Tống Sơn,Thanh Hoá được tuyển vào cung Vĩnh ninh,sung chức Sung Nghi năm 1460, sinh thái tử Tranh năm 1467,sau này là vua Hiến tông,và bà đươc tôn làm Trường Lạc hoàng thái hậu (9)
Sự sai lầm này có lẽ do sự lầm lẫn giữa Thị Đào và Thị Hằng, hai người cùng là những bà phi của Lê Thánh tông, và sự trùng hợp giữa gia phả họ Nguyễn Nhị Khê và Đại Việt Sử Ký của Ngô Sĩ Liên khi nói đến giấc mộng của bà Quang Thục thái hậu.
III.TÀI LIỆU THỨ BA : VỀ ANH VÕ
1.Nguyễn Thúc khi giới thiệu Nguyễn Hữu Bài là hậu duệ của Nguyễn Trãi,đã trình bày một phả hệ họ Nguyễn. Ông viết :
Theo tôn phả Nguyễn triều,thì thỉ tổ họ Nguyễn là ông Nguyễn Trãi (1380-1442),Nhị khê hầu,đệ nhất công thần đời Lê.Ông Trãi sinh ra ông Sùng.Ông Sùng sinh ra ông Nghĩa.Ông Nghĩa sinh ra ông Doãn (Hoàng quốc công triều Lê).Ông Doãn sinh ra ông Nguyễn Đức Trung (Trinh quốc công triều Lê) .Con trai Trinh Quốc công là Nguyễn Hữu Vĩnh (Hằng quận công triều Lê) .Con gái là bà Ngọc Huyên,làm chánh hậu triều Lê Thánh tông cung Sung Nghi,sinh mẫu vua Lê Hiln tông. Ông Vĩnh sinh ra ông Nguyễn Hữu Đạc (Tùng Dương hầu triều Lê).Ông Đạc sinh ông Dẫn (Cẩm Hoa hầu triều Lê).Ông Dẫn sinh ra ông Nguyễn Triều Văn (Triều Văn hầu triều Lê ).Ông Văn sinh ra ông Nguyễn Hữu Dăt giúp triều Nguyễn, có công đánh Trịnh,lấy được các tỉnh Nghệ An,Quảng Bình .(10)
2.Dã Lan Nguyễn Đức Dụ là một người sưu khảo gia phả. Ông viết về tông tích Nguyễn Trãi như sau :
Con người vợ thứ là Nguyễn Anh Võ,tước Sùng Quốc công.Võ sinh bốn trai, chia làm bốn ngành Giáp, Ất, Bính, Đinh. Hai ngành Giáp, Ất ở lại Nhị Khê. Hai ngành Bính, Đinh thiên đến Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín,Hà Đông.
` Chi Nguyễn Hữu Nghĩa (con Sùng quốc công ) là một trong bốn chi của của Nguyễn Anh Võ.Nghĩă sinh Doãn, triều Lê phong tươc Hoằng quận công.Doãn sinh Đức Trung, triều Lê phong tước Trinh quốc công.Trung sinh Hữu Vĩnh, tước Hoàng quận công. Con gái Vĩnh là Ngọc Huyên sinh vua Lê Thánh Tông. Con trai Hữu Đạc,tước Tùng Dương hầu triều Lê.Đạc sinh Dẫn tước Cảm Hoa hầu triều Lê.Duẫn sinh Nguyễn Triều Văn ,tước Triều Văn hầu triều Lê.Văn sinh Hữu Dật, tư'c ChiêuVũ hầu,phò chúa Nguyễn thời Sãi vương (1619). (11)
Hai tài liệu trên gần giống nhau.Tài liệu của Dã Lan rõ hơn vì có viết tên họ trong khi Nguyễn Thúc chỉ ghi chữ đầu của tước hiệu. Những điểm khác nhau e do dịch thuật bản hán văn có sai khác.
-Nguyễn Thị Hằng ( Ngọc Huyên ? ) là con gái của Nguyễn Đức Trung,chứ không phải là cháu của Nguyễn Đức Trung,con Nguyễn Hữu Vĩnh.
-Thân mẫu của vua Lê Thánh tông là bà Ngô thị Ngọc Dao,tức Quang Thục thái hậu,còn Hằng hay Huyên con Nguyễn Đức Trung là một cung phi của vua Lê Thánh tông.
Hai tài liệu trên đều có những sai lầm giống nhau :
1.Tước hiệu của Nguyễn Trãi không phải là Nhị Khê hầu.
2.Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê và Ức Trai tập,Anh Võ làm tri huyện,sau thăngTham chính,sinh hai con trai là Tổ Giám, Tổ Kiên. Tổ Giám ( 12) đỗ tiến sĩ,làm Thừa chánh sứ An Băng, đi sứ chết giữa biẻn, con thứ của Tổ Giám là Mậu Trực trúng thức, làm Điễn bạ. Mậu Trực sinh hai trai là Quang Bị, làm tri phủ,và Quang Chất ,đỗ trúng thức, gia đình ở tại Ngọc sơn,xóm La Sầm. (13).Như vậy, Anh Võ và các con không được phong tước vị, và họ chỉ là những viên quan nhỏ ở các địa phương, không phải là hoàng thân,quốc thích, cũng không phải là dệ nhất công thần để được ban tước công.Ngay Nguyễn Trãi cũng chỉ được ban tước hầu ( dưới tước công) mà thôi.Và giă phả này là gia phả chánh gốc,không hề nói Anh Võ có con là Nguyễn Đức Trung.
3.Các tài liệu trên đều cho ràng Anh Võ là ông nội hay ông cố của bà Trường Lạc thái hậu.
Nguyễn Trãi mất năm nhâm tuất (1442), Anh Võ sinh năm quý hợi (1443).Vua Lê Thánh tông sinh năm nhâm tuất (1442),bà Trường Lạc thái hậu sinh năm tân dậu (1441) (14). Một người sinh năm 1443 không thể nào là ông nội hay ông cố của người sinh năm 1441!
Tài liệu trên hoàn toàn sai lầm, chép lẫn gia phả họ Nguyễn Gia Miêu vào họ Nguyễn Nhị Khê.Và ta có thể nói rằng Nguyễn Công Duẫn (Doãn ),Nguyễn Đức Trung,Nguyễn Hữu Vĩnh không có
liên hệ huyết thống với Nguyễn Trãi, bởi vì họ không thể là con cháu của Anh Võ.
IV. TÀI LIỆU THỨ TƯ : VỀ HỒNG QUỲ.
1.Phan Huy Lê,Nguyễn Phan Quang đươc Bế Nguyễn Du cung cấp tài liệu cho ràng Nguyễn Phù tức Hòng Quỳ là ông tổ trựcc tiếp của các vua chúa đời Nguyẽn. Ông viết :
Nguyễn Phù tức Nguyễn Công Duẫn trốn lên vùng Thái Nguyên nương nhà thổ tù họ Bế dân tộc Tày.Sau khi Nguyễn Trãi được minh oan,tình hình đã yên ổn,Nguyễn Công Duẫn và con cháu trở về quê hương ở Gia Miêu ngoại trang(Tống Sơn,Thanh Hóa) nhưng vẫn tiếp tục giấu tông tích, coi như không có liên hệ với Nguyẽn Trãi. (15)
2.Bùi Văn Nguyên khi nghiên cứu về Nguyễn Trãi,cũng căn cứ vào tài liệu của Bế Nguyễn Du mà viết :
Nguyễn Phù (tức Công Duẫn,bí danh Hòng Quỳ) chạy thoát lên Thái Nguyên,rồi lên phía Cao B4ng,dựa vào dòng Bế Khắc Thiệu, dân tộc Tày,sau yên ổn mới trở về Gia Miêu ngoại trang Tống Sơn , Thanh Hóa, nhưng vẫn giấu biệt tung tích.Chính Nguyễn Công Duẫn sinh Nguyễn Đức Trung làm chức Điện tiền chỉ huy sứ thời Lê Thánh tông,và con gái Nguyễn Đức Trung là Nguyễn Thị Hằng,trở thành Trường Lạc hoàng hậu. (16)
3.Bà Như Hiên,hậu duệ của Nguyễn Trãi, khi nghiên cứu Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, cũng theo tài liệu của Bế Nguyễn Du và một số tài liệu khác, trình bày phả hệ giòng Nguyễn Trãi,và cho rằng Hồng Quỳ là ông tổ của các vua chúa nhà Nguyễn:
Nguyễn Bặc
Nguyễn Đê
...............
...............
Nguyễn Nạp Hòa
Nguyễn Công Luật
Nguyễn Minh Du
Nguyễn Ứng Long
Nguyễn Trãi
Nguyễn Công Duẫn
Nguyẽn Đức Trung...(17)
Sau khi tìm hiểu các tài liệu khác, chúng tôi nhận thấy :
1.Nguyễn Công Duẫn là một nhân vật tên tuổi từ thời kháng Minh, con của Chiêu Quang hầu Nguyễn Sừ, cháu của Quản nội Nguyễn Chiếm, chát của Quản tráng Nguyễn Biện, chút của Du cần vương Nguyễn Minh Du ở Gia Miêu,Tống Sơn,Thanh Hóa (18). Lê Quý Đôn đã xem gia phả của gia đình Nguyễn Công Duẫn. Ông viết ;
Tôi được coi quyển gia phả của nguời cháu xa đời viên Chiêu huân công xuất trình. Trong phả có chép việc về năm Thuận Thiên thứ hai (1429),cấp ruộng lộc cho viên chỉ huy khai quốc công thần là Nguyễn Công Duẫn sau: Chuẩn lấy trong xã huyện Tóng Sơn là ruộng của thế gia đờI trước,nay tuyệt, không người thừa kế và ruộng đãt bỏ hoang, cho Công Duẫn làm củă riêng, cộng 470 mẫu. (19)
Theo Phan Khoang, Nguyẽn Công Duẫn đã theo phò tá Lê Lợi,lập được nhiều chiến công, đươc phong Bổng thần vệ tướng quân,tước Gia Đình hầu, tặngThái bảo Hoằng quốc công.(20) .Chính Phan Huy Lê đã đưa ra một chiếu chỉ của Lê Thái tổ ban cho Công Duẫn năM Thuận Thiên thứ hai (1429) như sau :
Ngươi đã hêt lòng hết sức theo Trẫm trong khi hoạn nạn.Từ ngày hội Lam Sơn mở nghiệp lớn,ngươi đã tiến dâng 3.500 thạch lương.Khi quân ta thất tán,phải lánh vào rừng,tạm giữ Linh Sơn,luơng thực thiêu thốn,ngươi đã điều được 5.300 thạch lương dể giúp cho quân ăn.Khi giải vây thoát nạn,vượt qua Ai Lao,ngươi vẫn giữ vững khí tiết,không hề nao núng, lo liệu lương thực chuyển đến quân doănh để quân sĩ không thiếu lương ăn.Khi quân ta tiến đến địa phương Nghệ An,ngươi lại tiến dâng 5.500 thạch lương,mắm muối 300 (thùng),mọi mặt đầy đủ,tùy hoàn cảnh mà lo liệu,chạy vây.Rồi đến trận Xương Giang,Chi Lang như bang tan,ngói đổ,các trận Ninh Kiều,Tốt Động như trúc chẻ,tro bay,việc cấp lương điều binh cũng nhờ sự cố gắng của ngươi.(21)
Nếu Nguyễn Phù hay Hồng Quỳ đổi tên thành Nguyễn Công Duẫn thì cái tên này chỉ xuất hiện sau 1442, nhưng Nguyễn Công Duẫn là một người có tên tuổi trong thời kháng Minh, dã đến với nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày dầu tiên,cùng một lúc với Nguyễn Trãi. Vậy rõ ràng Hồng Quỳ và Nguyễn Công Duẫn là hai người khác nhau.
Nói tóm lại,tài liệu loại tư này hoàn toàn sai lầm, có thể do con cháu Nguyễn Trãi giả mạo, dùng lý lịch họ Nguyễn Gia Miêu để che thân phận mình. Chính Phan Huy Lê đã viết :
Nguyễn Biện là người Gia Miêu,thuộc đời thứ 10 kể từ Nguyễn Bặc trở xuống.Sau vụ án Lệ Chi viên,con cháu Nguyễn Trãi đã lấy tên Nguyễn Biện mà thay thế tên Ứng Long ở trong gia phả.Trong họ của Bế Nguyễn có di chúc truyền khẩu : Phải đời đời thờ cúng phụ đạo Nguyễn Biện đã có công bảo vệ hậu duệ tổ Ứng Long. (22)
Bùi Văn Nguyên cũng có ý kiến tương tự:
Nguyễn Biện không trăi nối dõi,cho nên sau vụ án Lệ chi viên,chi họ Nguyễn Trãi mới lấy tên Nguyẽn Biện thay cho Nguyễn Ứng Long,và Nguyễn Trãi đổi tên là Nguyễn Chiếm,nói là con Nguyễn Biện.(23)
Bà Như Hiên cũng nêu lên một đoạn phả,công nhận có sự sửa đổi lý lịch:
Về gia phả phải chép sai đã đành,nhiều nơi còn dùng sáp ong bôi lên phả rồi chôn dấu theo mồ mả cha ông...Cho nên về sau phần đông các phả hệ nhiều chi phái vẫn để nguyên sót sai sót chuyển đổi cốt ý của tiền nhân như thế. (24)
Tất cả những điều trên cho ta biết rằng những tài liệu gia phả trên là giả mạo, do con cháu Nguyễn Trãi (?) hay ai đó đã lấy họ Nguyễn Gia miêu và họ Nguyễn Trãi kết thành một. Và những người nghiên cứu đã không nhận được chân giả khi kết luận Nguyễn Trãi là ông tổ của các vua chúa nhà Nguyễn..
________
Chú thích:
1.Trần Tiến, ĐĂNG KHOA LUC SƯU KH?O, Đạm Nguyên dịch,bộ QGDS,Săigon,1968,tr.4.
2.Lê Đản,NAM HA TIÊP LUC, bản chép tay chữ Hán, vi phim VF 629,Thư viên KHXH,Saigon,(Tổng thư viện cũ)
3.Trần văn Giap,TÌM HIÊU KHO SÁCH HÁN NÔM I,Văn Hóa,Hanội,1984,tr.145-146.
4..Phạm Đình HỔ, Nguyễn Án, TANG THƯƠNG NG"U LUC, Đạm Nguyên dịch,B? GD,Saigon,1970,tr.233.
5.Nguyễn Khăc Kham, TUY ỂN TÂP TAI LIÊU VĂN HOC CẦN THIẾT II, III, roneo, ĐHVK Saigon 1963,tr.47-48
6.DÃ SỬ, Hồ Đắc Ý dịch,TTHL,Saigon 1968,tr.117-118.
7.Nguyễn Trãi, ƯC TRAI TÂP,q.hạ Hoàng Khôi dịch,QVK,Saigon 1972,tr.637-638.
8.Trúc Khê, NGUYỄN TRÃI, Trúc Khê thư xã,Hà nội,1953,tr.139-140.
9.Ngô Sĩ Liên,TOAN THƯ IV, Cao Huy Giu dịch,KHXH,Hanoi 1968,tr.6.
10.Nguyễn Hữu Bài,THƠ NÔM PHƯƠC MÔN, Săigon 1959,tr.26.
11.Dã Lan,Tông Tích Nguyễn Trãi,NGUYỄN TRÃI,Viện KHXH tp.HochiMinh,1980,tr.119-120.
12.Khoa bính thìn đời Hồng Đức (1496) có tên Nguyễn Tổ Khuê,người La xá,huyện Giáp Sơn đ? tiên sĩ,phải chăng là ông?(Đại Việt Lịch triều Đăng khoa lục I, bộ GD,Săigon,1963,tr.103)
13.ỨC TRAI TÂP q.hạ tr.638, F14B.
14. Bà Trường Lạc thái hậu bị cháu là Uy Mục giêt năm ất sửu(1505),thọ 65 tuổi. Như vậy,bà sinh năm tân dậu 1441.( Ngô Sĩ Liên, Toăn Thư IV,KHXH,Hanôi,1968,tr.42 )
15.Phan Huy Lê,Nguyễn Phan Quang,Mấy vấn đề về dòng họ,gia đình và cuôc đơi Nguyễn Trãi.NGHIÊN CỨU LICH SỬ,số 3,tháng 5-6,1980,tr. 15.
16.Bùi Văn Nguyên,VĂN CHƯƠNG NGUYỄN TRÃI, ĐH& THCN,Hànoi,1984,tr.338-392.
17.Như Hiên, LỄ THANH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH,Đồng Nai,1995,tr.32-43,314-315.
18.Phan Thúc Trực, QU-C SỬ DI BIÊN, tập thượng,QVK,Saigon,1973,tr.52.
19.Lê Quý Đôn, KI?N VĂN TIỂU LUC I, Trúc Viên dịch,Bộ QGGD,Saigon,1962,tr.217.
20.Phan Khoang, VIÊT SỬ XỨ ĐANG TRONG (1558-1777),Khai Trí,Saigon,1969,tr.131.
21.Phan Huy Lê,op.cit,tr.21,chú 18.
22.Ibid,tr.16.
23.Bùi Văn Nguyên,op,cit,tr.71.
24.Như Hiên,op.cit,tr.42.
***
No comments:
Post a Comment