I. VIỆT NAM THỜI HÙNG VƯƠNG
Ở đây, chúng tôi xin trình bày sơ lược về đời Hùng vương, sau đó sẽ đề cập đến mối quan hệ Chiêm Thành Việt Nam kể từ thời này.
Về đời Hùng vương, nước ta là một quốc gia văn minh giàu mạnh nhất vùng Nam Á. Thực ra, chúng ta it có tài liệu lịch sử đời Hùng Vương. Phải chờ hơn 50 năm sau , khi quân Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, chúng ta mới có tài liệu của nhà Hán viết về Việt Nam thời này. Và những sự kiện này cũng có thể cho biết thực tại lịch sử vào đời Hùng Vương.
Bàn về dân số Việt Nam, trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi đã dùng tài liệu Hán Thư, và sau này Lê Quý Đôn đọc Hán Thư đã nhận định:
Vào thời nhà Hán làm vua Trung Quốc, nước ta có 143.743 hộ ( nóc nhà), và 981. 828 nhân khẩu. . . Nay thông cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây- vào thời Hán - chỉ được 71.805 hộ, 389.673 khẩu. Như vậy, vào thời Hán, hộ nước ta chiếm hơn phần nửa tổng số hộ của Nam Việt trong đó có Lưỡng Quảng, và khẩu của nước ta chiếm gần bằng hai phần ba tổng số khẩu của Nam Việt. (Phủ Biên Tạp Lục I, 28).
Không những dân số đông, mà nước ta vào thời Hùng Vương là một trung tâm văn hóa rất lớn.
Lê quý Đôn viết:
Hơn nữa lúc Tôn Quyền chưa chia Giao Quảng hai châu ( Giao Châu và Quảng Châu), và vào thời đại Lưỡng Hán (Tiền Hán và Hậu Hán), chức quan Thứ sử Giao Chỉ kiêm quản cả Lưỡng Quảng, trị sở tại huyện Long Biên. Như thế há chẳng phải người ta đã lấy đô thành nước ta hiện nay làm nơi trung chính tâm điểm, để bốn phương tấu tập tụ hội hay sao? (Phủ Biên Tạp Lục I, 29).
Chúng ta có người đông và nhiều người giỏi. Trong khoảng Hán, Đường, chúng ta có nhiều nho sĩ học giỏi và sang làm quan tại Trung quốc như như đời Hán Minh Đế (58-75) có Trương Trọng làm thai thú quận Kim Thành; đời Hán Linh Đế, Lý Tiến làm thư ùsử Giao Chỉ năm 187; Lý Cầm; đồng thời với Lý Tiến làm Tư lệ hiệu úy; và Khương Công Phụ đậu tiến sĩ làm quan đến chức Bình Chương. Diều này cho thấy tinh thần Hán học đã thịnh hành từ mấy trăm năm trước, đến đây đã khai hoa kết quả.
Ngày rằm tháng hai niên hiệu Hội Phong thứ năm (1096), sư Thông Biện đã trình bày cùng Thái hậu (mẹÏ Lý Nhân Tông) vài nét về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Sư đã đem việc sư Đàm Thiên (Trung quốc) bàn việc vua Cao Tổ nhà Tùy (589-604) đã xây hơn 150 ngôi chùa ở Trung Quốc, lại muốn xây chùa ở Giao Châu. Sư Đàm Thiên nói:
Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Khi mà Phật pháp truyền sang Trung Quốc, chưa đến Giang Đông, thì người ta đã lập trên hai mươi chế đa (caitya: Linh Tháp) tại Luy Lâu, và người ta kể có hơn năm trăm tăng sĩ dịch được mười lăm bộ kinh. Do đó, người ta nói rằng giáo pháp được truyền đến Giao Châu trước Giang Đông vậy' ( Trầàn Văn Giáp, 46).
Chúng ta có thể nói rằng đời Hán (202 tr. Tây Lịch- 220 TL), Giao Chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo sớm nhất Trung Hoa và Việt Nam. Lúc bấy giờ Trung Quốc có hai trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc Dương ở phía bắc, còn phương Nam chỉ một trung tâm Phật giáo Giao Châu .
Nhiều học giả cho rằng buổi đầu người Việt Nam sang Trung quốc du học và các nho sĩ Trung quốc sang Giao Châu truyền bá Phật pháp. Các học giả này sai lầm. Nhìn vào tiểu sử Mâu Bác và Khương Tăng Hội, ta thấy hai vị này trưởng thành tại Việt Nam và tốt nghiệp Phật học, tinh thông Hán, Phạn tại Việt Nam. Cộng vào đó, những Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Khương Công Phụ, ta thấy nước ta có nhiều nhân tài do ta đào tạo. Trăm năm trồng người, nguồn gốc văn hóa và giáo dục đã lớn mạnh từ mấy trăm năm trước nghĩa là từ các đời Hùng Vương.
Về nông nghiệp, nước ta cũng là một trung tâm sản xuất lúa gạo trong vùng. Theo sách Giao Châu hay Nam Việt Chí của Tăng Cổn chép năm 877 đã khen ngợi việc sản xuất lúa gạo ở ta rất có hệ thống :
Đất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, xưa có quân trưởng là Lạc hùng, kẻ giúp việc là Hùng hầu, ruộng gọi là Hùng điền, dân khai khẩn lấy lúa ăn gọi là Hùng dân (Nguyễn V ăn Siêu, P ĐDC,tr.55)
Nước ta trồng lúa gạo đã lâu đời, sáu trăm năm trước đời Hán. Theo Lê Quý Đôn, Thiên Trung Ký của Thủy Kinh Chú chép:
Đất Tượng Lâm biết cày tính đến nay đã hơn sáu trăm năm, đốt cây trồng lúa cũng như lề lối của Trung Hoa ( Vân Đài Loại Ngữ I, tr.486).
Theo Lê Quý Đôn, sách Quảng Đông Tân Ngữ chép:
Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, có đến hơn hai mươi giống, họ dùng gạo tẻ nấu cơm và gạo nếp nấu rượu ( Vân Đài Loại Ngữ I ,486.)
Năm 183 tr. Tây lịch, bà Lữ hậu nắm quyền, cấm xuất cảng kim loại, và đồ điền khí sang Việt Nam, điều này chứng tỏ nông nghiệp ta phát triển, dân ta giàu sang, yêu thích vàng bạc cho nên có nhu cầu nhập cảng hàng Trung quốc.
Vì nước ta trồng lúa nhiều cho nên nhiều trâu bò và nấu nhiều rượu. Khi Lộ Bác Đức đem quân giết Lữ Gia, ba vị Lạc Hầu đã phải mang ba trăm trâu, sáu ngàn vò rượu và sổ hộ của ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đầu hàng (Ngô Sï Liên, tr.87). Do đây, ta thấy thuyết nói rằng Nhâm Diên dạy dân ta cày bừa khai khẩn ruộng đất là điều sai lầm.
Theo học giả Wilhelm G. Solheim II., nước ta là một nước nông nghiệp sớm nhất thế giới, có 15 ngàn năm trước Tây lịch. Về công nghệ và mỹ thuật, dân ta rất thiện nghệ trong việc đúc đồng , Giao Châu Ký của Tăng Cổn chép:
Người Việt đúc đồng làm thuyền. Khi nước thủy triều xuống thì trông thấy (Nguyễn Văn Siêêu, tr.18 ).
Sách BácVật Chí nói:
Giống sơn man ở Giao Châu, Quảng Châu gọi là Lý Từ, cung của họ dài hơn một thước, đúc đồng làm mũi tên, đầu tên bôi thuốc độc, tên trúng vào người nào, người ấy tất chết. Ngày nay sơn man vẫn dùng cung ấy, hổ báo cũng sợ trốn (Lê Quý Đôn, Vân Đoài Loại Ngữ I, tr. 438)
Đỉnh cao của việc đúc đồng và nghệ thuật chạm trỗ tinh vi là trống đồng. Theo học giả W.G. Solheim II, trống đồng là sản phẩm đặc sắc của Việt Nam, có tuổi là 3.5000 năm trước Tây lịch.
Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu sơ về văn hóa thời Hùng Vương. Tiếp theo, chúng tôi trình bày hành chánh đời Hùng vương và mối liên hệ ngoại giao và đất đai giữa Việt Nam và Chiêm Thành.
Khảo về quốc hiệu nước ta, Trần Trọng Kim viết:
Nước Việt Nam thời Hồng Bàng (2897- 258 tr. Tây lịch), gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương thì gọi là Âu Lạc. Đến đời nhà Tần (246-206 tr.tây lịch?) lược định về phía nam thì đặt là Tượng Quận. Năm 207, Triệu Đà đánh được An Dương Vương rồi sáp nhập nước Âu Lạc thành một nước gọi là Nam Việt . . .. Sau nhà Hán (202tr. Tây lịch - 220 sau Tây lịch) dứt nhà Triệu, chia Tượng Quận ra làm ba quận Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam ( Việt Nam Sử Lược, 15-37)..
Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi là quyển sách đầu tiên viết về lịch sử và địa lý nước Việt Nam. Nguyễn Trãi viết:
Vua trước tiên là Kinh Dương Vương, từ khi bé đã có thánh đức được phong tại VIệt Nam, tức là tổ đất Bách Việt. Tương truyền nước Việt ta, vua đầu tiên là Kinh Dương là dòng dõi Viêm Đế xứ Bắc. Cha là Đế Minh đi tuần thú tới Hải Nam, lấy nàng Vụ tiên nữ, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục có đức độ một vị thánh minh, vua rất yêu quý, muốn truyền ngôi. Lộc Tục cố chối từ, nhường cho anh. Vì thế, Đế Minh phong Lộc Tục ở Việt Nam, tức là Kinh Dương Vương. Hùng vương nối nghiệp, đặt tên nước Văn Lang, chia nước làm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường,Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải,Vũ Đình, Hoài Hoan, Cửu Chân, BÌnh Văn, Tân Hưng, Cửu Đức (Hạ, 731)
Các sách sử ký khác như sách của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú cũng chép 15 bộ nước ta về đời Hùng vương mặc dầu nhiều tài liệu có đôi chút khác nhau. Tài liệu của Nguyễn Trãi chép sót một bộ là bộ Văn lang kiêm thủ đô. Phan Huy Chú nói rõ: Chỗ nhà vua ở gọi là nước Văn Lang (24).
Trần Trọng Kim ghi chép 15 bộ như sau:
1.Văn Lang ( Bạch Hạc, Vĩnh Yên)
2. Châu Diên ( Sơn Tây)
3.Phúc Lộc ( Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang)
5. Vũ Định ( Thái Nguyên, Cao Bằng )
6. Vũ Ninh ( Bắc Ninh)
7. Lục Hãi ( Lạng Sơn)
8.Ninh Hải ( Quảng Yên)
9.Dương Tuyền ( Hải Dương)
10.Giao Chỉ ( Hà Nội, Hưng Yên,Nam Định, Ninh BÌnh)
11. Cửu Chân ( Thanh HóÙa)
12. Hoài Hoan ( Nghệ An)
13.Cửu Đức ( Hà Tĩnh)
14. Việt Thường ( Quảng Bình, Quảng Trị)
15.Bình Văn (?)
Khi viết về 15 bộ, Trần Trọng Kim cũng viết rằng năm tân mão (1109 tr. Tây lịc), đời Thành vương nhà Chu, có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người thông ngôn mới hiểu được tiếng nói, và ông Chu công lại chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước (25)
II. CHIÊM THÀNH VÀ VIỆT NAM LÀ MỘT
Từ thời Hùng Vương, nước Văn Lang là một quốc gia văn minh và giàu mạnh. có 15 bộ, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn. Các sử gia đều bác bỏ ranh giới phía Bác vì quá xa, không đúng. Ở đây, chúng ta không đề cập đến các bộ khác, chỉ chú trọng đến bộ Việt Thường, là phần tổ quốc phía nam, có liên hệ đến Chiêm Thành.
Có hai thuyết khác nhau. Một thuyết cho rằng Việt Thường là Việt Nam, và nhiều tác giả, học giả theo thuyết này.
+ Hán Việt Từ Điển của Đáo Duy Anh định nghĩa Việt Thường và Việt Nam như sau:
Việt Thường là tên nước ta ngày xưa về đời Hùng Vương, chỉ miền đất từ Thanh hóa vào Nam.. . Việt Nam: tên nước ta. Nguyên nước ta xưa tên là Việt Thường, từ đời Bắc thuộc gọi là An Nam đến đời Gia Long góp hai tên cũ mà đặt là An Nam.
+ Sách Sơ HọcVấn Tân là sách giáo khoa Việt Nam dạy trẻ sơ học có câu:
Kỳ tại bản quốc, cổ hiệu Việt Thường;
Đường cải An Nam, Hán xưng Nam Việt.
(Ở nước ta, xưa gọi Việt Thường, nhà Đường đổi làm An Nam, nhà Hán gọi là Nam Việt)
Nguyễn Trãi trong Dư Địa Chí ( Ức Trai Tập) cũng theo thuyết này: Giao thiệp với Bắc triều lần lượt xưng là Việt Thường, Giao Chỉ, An Nam ( bản QVK, Hạ, 743).
Ngô Sĩ Liên cho rằng đời Chu gọi Việt Nam là Việt Thường Thị, tên Việt bắt đầu từ đấy ( Toàn Thư I, 59). Truyện cống chim bạch trĩ khiến cho Trần Trọng Kim thắc mắc: Vậy đất Việt Thường và đất Giao Chỉ có phải là đất của Hùng Vương lúc bấy giờ không? (25).
Một số thuyết cho rằng Việt Thường là Chiêm Thành.
Tự Điển Từ Hải viết:
Việt Thường là tên một nước Nam man ngày xưa, ở phía nam Giao Chỉ. Truyện Nam Man trong sách Hậu Hán Thư chép rằng: Phía nam nước Giao Chỉ có nước Việt Thường Khi Chu công lên ngôi, Việt Thường sai sứ sang cống chim trĩ, phải thông dịch ba lần.
Và định nghĩa Chiêm Thành:
Tên một nước xưa, tức Việt Thường.
Về phía Chiêm Thành, họ nghĩ sao? Người Chiêm Thành tự xưng là Việt Thường và nhận truyện cống chim trĩ đời nhà Chu là của họ.Trong một bài biểu họ dâng vua Trung Quốc có đoạn:
Thiết dĩ: Việt Thường trùng dịch văn thịnh đức nhi quy Châu ( Nước Việt Thường dùng nhiều lớp thông dịch, mới vào chầu Trung Quốc, vì nghe thịnh đứcc của nhà Chu ( Lê Tắc, 137)
Một số tài liệu Việt Nam cũng cho rằng Việt Thường là Chiêm Thành. Nguyễn Văn Siêu trong Dư Địa Chí, khảo về Chiêm Thành viết:
Chiêm Thành: phía đông giáp bể, phía tây đến Vân Nam, phía Nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền An Nam, phía đông bắc đến Quảng Đông. . . là đất của Việt Thường Thị xưa, đời Tần là huyện Lâm Ấp, thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam ( 82).. . .Thuận thành ( tức Binh Thuận) là dòng giõi còn lại của nước Chiêm Thành, ngày xưa là Lâm Ấp, là đất họ Việt Thường ngày trước, là huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam nhà Hán (181)
Đời Hùng Vương, nước Việt Thường đã là một bộ trong nước Văn Lang. Nói rõ hơn, Chiêm Thành và Việt Nam là một. Khảo về Chiêm Thành, Nguyễn Trãi viết:
Chiêm Thành xưa là huyện Tượng Lâm, thuộc bộ Việt Thường ta, quận Nhật Nam sau đổi là Lâm Ấp (Ức Trai tập, hạ, 821).
Nếu thời Hùng Vương, Chiêm Thành và Việt Nam là một thì biên giới phía nam, Hồ Tôn là nước Phù Nam, sau là Chân Lạp. Còn khi Chiêm Thành tách ra khỏi Văn Lang, lập thành một mước riêng, biên giới phía nam là Hồ Tôn, tức Chiêm Thành.
Việc Việt Thường đến chầu nhà Chu năm tân mão (1109 tr. Tây lịch), cho thấy Việt Thường là một quốc gia độc lập. Việc liên hiệp trong khối Văn Lang có thể trước hoặc sau thời này. Hoặc là Chiêm Thành và Việt Nam liên hiệp trong một thể chế rộng rãi, nghĩa là trong khối Liên hiệp Văn Lang, Việt Thường vẫn có quyền độc lập ngoại giao. Dẫu sao, đất và dân Việt Thường đã sáp nhập nước Văn Lang từ lâu. . Thời H ùng vương, đất đai nước Văn Lang đã đến Hà Tĩnh, Quảng Bình, vì bên cạnh Hoài Hoan ( Nghệ An), có Cửu Đức ( Hà Tĩnh) và Việt Thường ( Quảng Bình, Quảng Trị).
Các sách sử của ta đều cho rằng Nghệ An là đất xưa của ta, nhưng theo Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Nghệ An là đất của nưiớc Việt Thường đời Chu, quận Tượng đời Hán, quận Cửu Đức đời Ngô, quận Nhật Nam đời Tùy, châu Diễn đời Đường (135).
Tạï sao lại có những ý kiến khác nhau như thế?
1. Có lẽ cái tên Việt Thường đã làm cho đa số người lầm lẫn Việt Nam với Việt Thường.
2. Cuộc chiến tranh Chiêm Việt kéo dài hơn 1.600 năm nên không ai nghĩ đến thời Hùng Vương Chiêm Thành Việt Nam sống chung trong đại gia đình Văn Lang.
3.Việt Thường ở trong Văn Lang cho nên Việt Thường cò thể hiểu là Việt Nam. Có thể chính người Trung Quốc cũng không phân biệt. Vì vậy mà sử Thế giới cũng như sử Trung Hoa không đề cập đến nguồn gốc Chiêm Thành trước Tần Hán. Có thể họ biết Việt Thường thuộc Việt Nam nhưng họ không muốn nói ra. Không có tài liệu nào nói nguồn gốc Chiêm Thành trước đời Tần, như vậy thuyết của Việt Nam nói Chiêm Thành (Việt Thường) thuộc Văn Lang là điều đáng tin cậy.
Trong Văn Lang, hai nước Chiêm Thành và Việt Nam chung sống hòa bình và thịnh vượng. Mọi sự đổi thay từ khi quân nhà Tần xâm chiếm Bách Việt. Năm đinh hợi (214 tr. Tây lịch) Tần Thỉ Hoàng sai Đồ Thư đem quân đánh Bách Việt ( Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây). An Dương Vương hàng phục nhà Tần. Quân Tần chia đất Bách Việt và Âu Lạc thành ba quận:
- Nam Hải (Quảng Đông)
- Quế Lâm (Quảng Tây)
- Tượng Quận (Bắc Việt)
Năm canh ngọ (111 tr.Tây lịch) Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đánh nước Nam Việt của Triệu Đà, cải thành Giao Chỉ bộ, chia thành 9 quận:
1. Nam Hải ( Quảng Đông)
2. Thương Ngô (Quảng TâÂy)
3. Uất Lâm (Quảng Tây)
4. Hợp Phố ( Quảng Đông)
5. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
6. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam)
7. Giao Chỉ( Bắc Việt)
8. Cửu Chân (Trung Việt)
9. Nhật Nam ( Trung Việt)
III. LÂM ẤP ĐỘC LẬP VÀ
CHIẾN TRANH CHIÊM VI ỆT
Năm giáp ngọ (34), Trưng Vương nổi lên và thất bại. Đến cuối đời Hán, năm nhâm dần (102), ở huyện Lâm Aáp, quận Nhật Nam, Khu Liêu nổi lên lập nước Lâm Ấp, và xưng là Lâm Aáp quốc vương (Nguyễn Siêu, 83) . Từ đây, Việt Nam và Chiêm Thành chia làm hai. Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ, còn Lâm Ấp độc lập. Từ dây nước Lâm Âp thường đánh phá nước ta. Ta có thể chia cuộc chiến tranh Chiêm Việt thành hai giai đoạn:
1.Giai đoạn I: Từ 102 đến 980: Lâm Ấp tấn công, Việt Nam chịu đựng:
Nước Chiêm Thành ban đầu gọi là Lâm Ấp, sau gọi là Hoàn quốc. Con cháu của Khu Liêu thường đánh cướp các quận Nhật Nam, Cửu Chân, gây nên một điều lo lắng cho Giao Châu. Các thứ sử Giao Châu như Nguyễn Phu, Đỗ Tuệ Độ đã nhiều lần đánh dẹp. Các vua Lâm Ấp như Phạm Đạt, Phạm Dương Mại chơi trò hai mặt. Họ áp dụng chính sách sớm đầu tối đánh. Họ cũng biết lối nịnh trên đạp dưới, một mặt họ triều cống Trung quốc, một mặt cướp phá Giao Châu, khiến cho dân ta luôn sống trong không khí cướp bóc và chiến tranh. Đời Đường, quan An Nam đô hộ là Trương Chu đánh bại, họ rút lui về đất Chiêm Nhân nên đổi quốc hiệu là Chiêm Thành
( Nguyễn Siêu, 85; Trần Trọng Kim, 55-56).
Tóm lại, từ đời Hán, Chiêm Thành thường đem quân cướp phá đất Giao Châu ( Giao Chỉ) , trong khi nước ta bị lệ thuộc Trung quốc, không có binh bị, phải nhờ các quan quân Trung Quốc đánh dẹp, nhưng người Chiêm Thành luôn luôn tấn công dân Việt, đem lại đau thương cho dân Việt. Đến khi nước ta độc lập, các vua ta mới tổ chức binh bị để phòng thủ.
2. Giai đoạn II: Từ 982 đến 1697: Quân Việt Nam phản công.
Năm tân dậu (541), Lý Bôn nổi lên vì nhận thấy dân ta bị ách đô hộ Trung Quốc lại bị Chiêm Thành cướp phá ngày đêm. Nhưng Lý Nam Đế làm vua không được lâu vì quân Trung Quốc sang xâm lấn. Sau Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh nổi lên giành độc lập nhưng không được bao lâu. Kịp khi Lê Hoàn lên ngôi (980), năm 981 đã đem binh đánh nhà Tống và năm 982 đánh Chiêm Thành . Kể từ khi Khu Liêu lập quốc đến nay, gần tám thế kỷ, dân Việt Nam phải chịu đựng bao cuộc tấn công của Chiêm Thành, nay mới có cuộc tấn công lần thứ nhất để trả lời cho việc Chiêm Thành bắt giam sứ giả Việt Nam.
Đến khi Lý Thái tổ ( 1010-1028) lên ngôi, xây dựng triều chính vững chắc, lập được triều đại lâu dài, các vua ta mới thực sự bảo vệ được nhân dân khỏi nạn ngoại xâm cả hai phía bắc nam. Năm giáp thân (1044), vua Thái tông đi đánh Chiêm Thành vì họ không chịu triều cống và thường xuyên quấy nhiễu mật biển nước ta. Quan ta đánh tan quân Chiêm tại Ngũ hồ (?) ,tướng Chiêm Thành là Quách Gia Ghi chém vua SạÏ Đẩu xin hàng. Vua tiến quân vào thành Phật Thệ ( làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, giết nhiều người, bắt về 5.000 người và 30 voi. Vua ban đất đai cho họ làm ăn. Đời Lý Thánh Tông, năm kỷ dậu (1069), đánh thắng Chiêm Thành, bắt được Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội.. Vua tha cho Chế Củ về nước. Ba châu này nay thuộc Quảng Bình và Quảng Trị. Chiêm Thành lại sang quấy nhiễu, vua sai Lý Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Năm ất mão (1075), Lý Thường Kiệt cho người sang ở ba châu mà Chế Củ dâng ngày trước. Năm quý mùi (1103), quốc vương Chiêm Thành là Chế Ma Na chiếm lại ba châu, sang năm, Lý Thường Kiệt đem binh sang đòi lại, quân Chiêm Thành thua to , phải trả lại ba châu..
Từ đấy cho đến hết đời Lý, quân Chiêm vẫn sang quấy nhiễu nước ta. Đến đầu đời Trần, mối giao hảo giữa hai nước khá thân thiện. Năm tân sửu, (1301), Thượng hoàng ( Nhân Tông ) đi thăm phong cảnh Chiêm Thành, ước gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, Chế Mân xin dâng hai châu Ô, Rí làm lễ cưới. Năm 1307, vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô Rí đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu.
Một vài sử gia cho rằng Thượng hoàng sang Chiêm Thành dò thám quân tình. Điều đó là không cần thiết vì thiếu gì người sai phái mà thượng hoàng phải đem thân vào nơi hiểm nguy. Việc vua sang Chiêm có lẽ do ý muốn du ngoạn và ngoại giao.
Sau Chế Mân mất, Chế Chí lên nối ngôi, thường chống đối nước ta. Vì vậy, năm tân hợi
( 1311), vua Anh Tông, Huệ Võ Vương Trần Quốc Chân và Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem ba đạo binh qua đánh Chiêm Thành, bắt Chế Chi đem về phong vương, song chẳng bao lâu Chế Chí mất. Từ đó, hai nước sinh ra thù hận.. Hễ gặp lúc nước ta suy đồi, Chiêm Thành cất quân sang đánh phá. Trần Dụ Tông say mê chơi bời, trong khi đó Chế Bồng Nga là một ông vua anh hùng. Năm mậu thân (1368), sứ Chiêm Thành sang đòi đất Hóa Châu. Vua Dụ Tông sang đánh Chiêm Thành, rốt cuộc vua chết trận, Đỗ Tử BÌnh, Hồ Quý Ly chạy trốn. Năm quý hợi (1388), Chế Bồng Nga đánh Thăng Long nhiều phen như vào chỗ không người . Vua quan bỏ kinh thành mà chạy saqng Đông Ngạn. Năm canh ngọ (1390), Chế Bồng Nga bị bắn chết. Chiêm Thành suy yếu từ đây. Năm canh thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi, sai tướng Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành nhưng thất bại. Năm nhâm ngọ (1402), Đỗ Mãn đem binh lấy đất Chiêm Động ( phủ Thăng BÌnh, Quảng Nam), Cổ Lũy ( Quảng Nghĩa) và đặt quan cai trị, dân Chiêm ở những nơi này bỏ đi. Năm quý mùi (1304), quân nhà Hố tiến đánh Đồ Bàn nhưng thất bại. Đến đời Lê, bang giao giữa Việt Nam và Chiêm Thành có lúc tốt đẹp,có khi gay cấn. Năm bính dần (1446), quân Chiêm thường sang đánh Hóa Châu, vua Lê sai Lê Thụ, Lê Khả chiếm thành Đồ Bàn, bắt Bí Cai và lập người cháu là Mã Kha Qui Lai lên làm vua.
Quan trong nhất là khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua Chiêm Thành là Tr à Toán quấy phá Hóa Châu, đồng thời sang sứ sang nhà Minh cầu viện. Vua Lê Thánh Tông một mặt cho sứ sang Minh triều giải thích, một mặt đem quân bình Chiêm. Quân Lê đánh Thi Nại, Đồ Bàn, bắt được Trà Toàn, chiếm đất Đồ Bàn, Đại Chiêm, và Cổ Lũy lập đạo Quảng Nam, đồng thời cắt Chiêm Thành làm ba nước là Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan. Em Trà Toàn là Trà Toại trốn vào núi, gửi thư cho vua Minh xin phong vương. Vua Lê Thánh Tông sai Lê Niệm tiến quân bắt Trà Toại về kinh sư. Vua Minh bắt Thánh Tông trả đất nhưng ngài không chịu.
Năm mậu ngọ (1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Từ đây Nguyễn Hoàng phát triển miền Nam.
-Năm canh hợi (1611) Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành lập phủ Phú Yên.
-Năm quý tị (1653) vì vua Chiêm Thành là Bà Thấm đánh Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy Phan Rang trơ ra làm phủ Diên Khánh ( Khánh HòØa), còn từ Phan Rang trở vào thuộc Chiêm.
- Năm quý dậu (1693) vua Chiêm Thành là Bà Tranh không chịu tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu KÍnh đem binh bắt Bà Tranh và quần thần đem về Phú Xuân, đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, bắt dân Chiêm mặc y phục Việt Nam.
- Năm đinh sửu ( 1697), đặt phủ Bình Thuận, lấy Phan Rang, Phan Rí làm huyện Yên Phúc và Hòa Đa. Đến đây Chiêm Thành mất hẵn.
Tổng kết, dân Việt Nam phải chịu đựng hơn 800 năm bị Chiêm Thành đánh phá, sau đó phải mất hơn 800 năm để tấn công và phòng thủ.Thời Hùng Vương, nước ta và Chiêm Thành là một. Đến cuối đời nhà Hán, nuớc ta bị Trung quốc đô hộ, còn Lâm Ấp độc lập. Đáng lý họ nên sống hòa bình với dân Việt Nam, họ lại đánh phá liên miên trong khi Việt Nam ngoại thuộc, không quân lực chống cự. Đến khi nước ta thoát ách ngoại xâm, Chiêm Thành vẫn không nhường bước. Do đó các vua ta phải áp dụng chính sách lấy chiến tranh để bảo vệ hòa bình.
Kể từ 892, Lê Đại Hành đem binh đánh Chiêm Thành lần thứ nhất đến năm 1697 là 805 năm, Chiêm Thành mới bị tiêu diệt. Bàn về sự kiện này, Trần Trọng Kim viết rất chí lý:
Nước Lâm Aáp chính là nướ Chiêm Thành ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với họ Lý, họ Trần đối địch, chống với quân Mông Cổ, không cho xâm phạm vào cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có chính trị, có luật pháp. Nhưng chỉ hiềm vì người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở đất Việt Nam, thành ra hai nước không mấy hòa thuận được với nhau.
Đã là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo hóa là : khỏe còn, yếu chết. . Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh Tông nhà Lê đã lấy đất Quảng Nam và chia nước Chiêm ra ba nước rồi, thì từ đó về sau thế lực nước ấy mỗi ngày mỗi kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những là đến nỗi mất nước với chúa Nguyễn mà chủng loại Chiêm Thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người nữa. Một nước như thế, mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy đồng hóa với nước ta mặc lòng, song cũng thương tâm thay cho những nước yếu hèn không tránh khỏi đượccái họa: cá nhỏ bị cá lớn nuốt (328-329).
Tài Liệu:
Lê Quý Đôn. Phủ Biên Tạp Lục I, Lê Xuân Giáo dịch. QVK, Sài gòn, 1972.
Lê Quý Đôn. Vân Đài Loại Ngữ. Tạ Quang Phát dịch. QVK. Saigòn, 1972.
Lê Tắc. An Nam Chí Lược. Đại HọÏc Huế, 1961).
Phan Huy Chú. Lich Triều Hiến Chương Loại Chí. Dư Địa Chí. Khoa Hoc XảÕ Hội, Hà Nội,1992.
Ngô Sĩ Liên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư I, KHXH, Hà Nội, 1967.
Nguyễn Siêu. Phương Đình Dư Địa Chí. Ngô Mạnh Nghinh dich. Tự Do, Sàigòn, 1959.
Nguyễn Trãi. Dư Địa Chí. Ức Trai Tập, I, II. Hoàng Khôi dịch. Phủ QVK, Sàigon, 1972.
Solheim II., Wilhelm G. New Light on a forgotten Past. National Geographic.Vol 139 . No 3, March, 1971.
Trần Văn Giáp. Phật Giáo Việt Nam. Van Hạnh. Sai gòn, 1968.
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược. Tân Việt, Sài gòn, 1958.
(Dòng Việt, số 17, 2005, 222-236)
***
No comments:
Post a Comment