Saturday, October 24, 2009

TRIẾT LÝ CỘNG SẢN

VIII. THUYẾT BA ĐẠI DIỆN CỦA GIANG TRẠCH DÂN

===



Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết 'Ba đại diện', và đặt nó ngang hàng với tư tưởng của Lê Nin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trước đây Marx, Lê Nin đều chủ trương công nhân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng vô sản, là nòng cốt của đảng cộng sản. CHỉ có công nhân mớI thực là vo sản, chứ không phải nghèo là vô sản. Thế nào là nghèo? Thế nào là vô sản? Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận d8ịnh trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái. Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo.


Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ''Trâu cột thì ghét trâu ăn''Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo!




Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã. Còn thế nào là vô sản, sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mớI là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân.




Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách động biểu tình, đình công). Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc. Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ, đưa ra khẩu hiệu'' mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột''. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng. Sau kho Mao chết, Đặng lai ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân.




Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết '' Ba đại diện'', nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình? Điều này chúng ta phải còn chờ đợi.



Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới.




Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản? Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ:
-Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh.
-Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa.
-Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ.
-Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu cha .
Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ.
Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc. Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại.
Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ác ôn tàn bạo.











VIII. THUYẾT BA ĐẠI DIỆN CỦA GIANG TRẠCH DÂN

===



Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết 'Ba đại diện', và đặt nó ngang hàng với tư tưởng của Lê Nin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trước đây Marx, Lê Nin đều chủ trương công nhân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng vô sản, là nòng cốt của đảng cộng sản. CHỉ có công nhân mớI thực là vo sản, chứ không phải nghèo là vô sản. Thế nào là nghèo? Thế nào là vô sản? Nghèo là một danh từ ai cũng hiểu, ai cũng biết nhưng rât khó định nghĩa. Không có tài sản là nghèo. Đồng ý, nhưng ít nhất anh cũng phải có một bộ áo quần trong người, hai cánh tay, một bộ óc. Không ai không có tiền, ít nhất cũng có một số vốn: một hai đồng. Nếu đồng ý nhận d8ịnh trên, thì ai cũng có tài sản từ một bộ quần áo cho đến ruộng ngàn mẩu, nhà trăm cái. Và ai cũng có tiền, từ một đồng cho đến một triệu đồng, một tỷ đồng. Vậy từ một đồng đến mấy đồng mới gọi là nghèo? Đối với tỷ phú, thì hạng một trăm ngàn là nghèo.


Đối với hạng một đồng thì mười ngàn đã là giàu. Tuy không rõ định nghĩa giàu nghèo, và không cần làm một bản thống kê, ai cũng biết đa số dân chúng là nghèo. ''Trâu cột thì ghét trâu ăn''Cộng sản đã lợi dụng điều này để chia rẽ giàu nghèo và đưa ra hứa hẹn tranh đãu cho công bình xã hội, chia ruộng đất tài sản cho dân nghèo. Chính vì phỉnh phờ như vậy mà nhiều người theo cộng sản, ngay cả những cậu ấm cô chiêu hay con nhà phú gia, hoặc khoa bảng đầy mình như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo!




Chính vì khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho người nghèo mà các bọn cướp ngày xưa như đám Lương Sơn Bạc có nhiều người theo! Cải cách ruộng đất là thực hiện lời hứa này nhưng chẳng bao lâu đảng lấy lại ruộng đất và bắt dân làm nô lệ, làm tá điền trong những hợp tác xã. Còn thế nào là vô sản, sau 1975, dân chúng miền nam mới bật ngữa ra khi cộng sản giải thích: theo Marx và Lê Nin, vô sản hay công nhân là những thợ thuyền làm trong những nhà máy hiện đại của tư bản. Những kẻ ăn trộm, ăn cắp là vô sản lưu manh. Theo định nghĩa này, Việt Nam không có bao nhiêu vô sản, may ra chỉ những thợ làm hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định hay công nhân mỏ than Hòn Gai trước 1945 mớI là vô sản thứ thiệt. Như vậy, ông Hồ chí Minh, thợ làm trong tiệm ảnh, và phụ bếp dưới tàu thủy, ông Võ Nguyên Giáp, cử nhân, giáo sư trường tư thục Thăng Long, ông Đỗ Mười hoạn heo, ông Võ Chí Công tuần phu, Lê Duẩn bẻ ghi tàu hỏa, Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh. . . đều không phải là vô sản hay công nhân.




Vả lại công hay nông, bản chất chẳng khác nhau bao nhiêu mặc dù Marx và Lê nin đề cao công nhân, cho rằng vì làm việc chung trong công xưởng ( nông dân sống riêng rẻ) nên công nhân có ý thức tranh đãu cao hơn ( công nhân dễ bị xách động biểu tình, đình công). Ở Trung quốc, nông dân nhiều hơn công nhân, công nhân chỉ là một thành phần rất nhỏ, làm sao lãnh đạo nông dân? Mao thấy Marx và Lênin sai lầm vì ngay ở Nga, nông dân bao giờ cũng chiếm đa số, cho nên Mao cải lại Marx và Lê nin, đưa ra thuyết công nông là hai giai cấp tiên tiến trong cách mạng vô sản. Nhưng rồi Mao cũng chỉ là một bạo chúa, một tên tội đồ trong lịch sử Trung Quốc vì y đã gây ra bao tội ác và đưa đến bao đau khổ cho nhân dân trong quốc. Đặng Tiểu Bình thấy Mao sai lầm bèn bỏ ý thức hệ, đưa ra khẩu hiệu'' mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột''. Chính Đặng Tiểu BÌnh, người thân tín của Chu Ân Lai cũng bị Mao va bọn tứ nhân bang bỏ tù vì tội thiên hữu, chống đảng. Sau kho Mao chết, Đặng lai ngoi lên, đưa ra chính sách mở cửa, tư hữu hóa, cải cách cơ cấu kinh tế cho nên Trung quốc ngày càng đi lên. Đặng Tiểu Bình già, chết, quyền trao tay Giang Trạch Dân.




Vẫn là theo tục lệ truyền ngôi chứ không bầu cử như tây phương. Giang Trạch Dân tiếp tục chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình. Nay thì Giang Trạch Dân đưa ra thuyết '' Ba đại diện'', nghĩa là đảng cộng sản nay công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Mao cho nông dân ngang hàng với công nhân là một điều trái với Marx, Engels và Lenine nhưng vẫn có thể được. Nhưng đến Đặng Tiểu BÌnh với thực dụng chủ nghĩa, bắt tay tư bản và tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái ý thức hệ Mác Lê! Nay Giang Trậch Dân lại đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là đồng chí chứ không còn là kẻ thù như Marx và Engels đã chủ trương. Phải chăng cộng đảng Trung quốc sau Mao với Đặng Tiểu Binh, Giang Trạch Dân đã và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và hòa bình? Điều này chúng ta phải còn chờ đợi.



Dẫu sao Đặng TIểu Bình và Giang Trạch Dân cũng đã thông minh và khôn ngoan mà nhận thấy sai lầm của Mao và cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế phát triển, dân Trung quốc chưa có tự do nhưng có cơm no áo ấm hơn thời Mao! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn còn độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn áp bức, đàn áp tôn giáo, cấm mọi thứ tự do vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa hoà bình thế giới.




Tư sản nay được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Nhưng đó là thực tế hay chỉ là một thuật mua chuộc tư bản? Những thực tế sau đây cho phép ta nghi ngờ:
-Ngày nay Trung quốc, nạn hối lộ vẫn mạnh.
-Nạn con ông cháu cha vẫn là một truyền thống từ xưa.
-Tư hữu hóa hay tư hữu hóa quốc doanh chỉ là hình thình trao tài sản quốc gia cho tư sản đỏ.
-Công nhận tư sản là công nhận tư sản đỏ, là một hình thức công nhận con ông cháu cha .
Nói chung, thêm tư sản hay không thêm tư sản, bản chất vẫn là thế, nhưng dẫu sao cái mồi vẫn thơm rất quyến rủ đối với những tư sản Trung quốc trong nước và nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư thêm để làm giàu cho tư sản đỏ.
Cộng sản Việt Nam là một đồ đệ trung thành của Trung quốc. Việt Nam trước đây chống Trung quốc nhưng vẫn áp dụng chính sách khoán sản phẩm và chính sách mở cửa của Trung quốc. Nay Trung quốc theo chính sách ba đại diện, mai đây Việt Nam cũng chép nguyên văn. Việc này có lợi cho Việt Nam để đưa tư sản đỏ vào quyền lực đảng, đồng thời vuốt ve những nhà tư sản Việt Nam trong nước và hải ngoại.
Đó là những mánh khóe chính trị giả dối mà Việt Nam sẽ áp dụng. Chúng ta là những chiến sĩ tranh đãu cho chính nghĩa quốc gia không dễ lung lạc trước những mánh khóe vụn vặt của cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chúng ta là tranh đãu cho tụ do và dân chủ thật sự, nghĩa là Việt Nam phải có đa đảng, phải có tự do tôn giáo, tự do báo chí, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ác ôn tàn bạo.





















====
0 comm









====
0 comm

No comments: