Saturday, October 24, 2009

TÂM TƯ VÀ QUAN ĐIỂM VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM


===


Chương này có mục đích trình bày những suy nghĩ và tâm tư của các nhà văn, nhà thơ tại Việt Nam hiện nay về văn học và cuộc sống.
Năm 1995, nhà xuất bản Văn Học Hà Nội xuất bản quyển Nhà Văn Việt Nam Chân Dung Tự Họa của Ngô Thảo và Lại Nguyên Ân. Quyển này là tập hợp các ý kiến của 108 thi văn sĩ về năm câu hỏi:


1. Anh, chị có bằng lòng với con dường nghề nghiệp đã chọn?
2. Những đức tính anh, chị coi là cần thiết với người sáng tác?
3.Theo kinh nghiệm của anh, chị trong các yếu tố làm nên hoàn cảnh và điều kiện sống, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với việc sáng tác?
4.Những đồng nghiệp mà anh chị coi là chí hướng và thường trao đổi với anh, chị về các vấn đề trong đời sống và trong văn chương?
9. Tác giả và tác phẩm mà anh chị yêu thích hơn cả và thường đọc đi đọc lại ( cả trong và ngoài nước).




Một số trả lời đầy đủ năm câu hỏi trên, một số chỉ trả lời các câu quan trọng, và một số không trả lời, họ chỉ trình bày tiểu sử, quá trình sáng tác và một vài ý kiến của họ. Những nhà văn này già có trẻ có, nhưng đa số là những nhà văn xuất hiện sau 1945, đã từng phục vụ trong quân dội, đã tham dự những trận đánh thời kháng Pháp, thời chống Mỹ.
Và đây là kết quả của cuộc thăm dò ý kiến:



1.Nghiệp thi văn:
Hầu hết đều bằng lòng với nghề cầm bút của mình. Có người phấn khởi,tự hào. Có người lo lắng không biết mình có làm tròn nhiệm vụ này không. Có người miễn cưỡng bằng lòng với sự an bài của số phận.



2.Đức tính của nghề cầm bút:
Nhiều ý kiến khác nhau.
Đức Ban cho rằng kiên nhẫn và khiêm tốn (9).
Đỗ Vĩnh Bao thì cho là trung thực và giàu tưởng tượng(16).
Vũ Ngọc Bình là trung thực ngay cả trong đời sống (17).
Thu Bồn: kiên nhẫn (21).
Nguyễn Đăng Mạnh: chân thật, dũng cảm, có yêu ghét riêng (162).
Ngô thế Oanh: trung thực, chân thành (210).
Lê Huy Quang : trung thực và đức tin (229).
Võ Văn Trực: chân thật (288).
Đa số cho trung thành, chân thật là đức tính cần thiết cho văn, thi sĩ.




3.Yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với việc sáng tác:
Nhiều người trả lời khác nhau.
Lưu Trùng Dương: Bạn bè và vợ (63)
Đỗ Kim Cuông : hoàn cảnh sống ( 50)
Lê Đoàn: đủ diều kiện vật chất (68)
Thanh Giang: giữ tâm hồn, phẩm giá, dũng cảm vượt mọi hoàn cảnh (80) Nguyễn Phan Hách: không khí cởi mở (98)
Xuân Hoài: làm theo ý thích mình (118)
Trần Huy Quang: điều kiện cần: cơm áo, điều kiện đủ:không có khủng bố
(232)
Khuất Quang Thụy : được tự do trong lao đng nghệ thuật (283).
Kết luận: Đa số cho rằng nhà văn cần hai điều kiện: vật chất (cơm áo, nhà cửa) và tinh thần: được tự do, không bị khủng bố.




4.Câu thứ tư : không cần thiết.
5.Câu thứ 5 rất quan trọng. Tác giả, tác phẩm nào( trong nước và ngoại quốc) anh, chị ưa thích nhất ? Và đây là những kết quả thích thú:
- Đỗ Vĩnh Bảo: Nguyễn Khải, Chế Lan Viên (16)
- Vũ Ngọc Bình: Nguyễn Tuân , Dostoevsky, Maxime Gorki (18)
- Hoàng Văn Bổ: Lỗ Tấn,Nam Cao, Solokhov, Aimatov (22)
- Trần Độ: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài (70).
- Xuân Hoài: Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy, Dư Thị Hoàn (118)
- Xuân Hoàng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Phạm Huy Thông, Tố Hữu, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh (120).
- Nguyễn Kiên: Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, A, Tchekov, Lỗ Tấn, Nam Cao (137)
- Lê Minh Khuê: Hemingway, Lỗ Tấn, Tchékhov( 141).
- Vân Long: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lorca, Apollinaire (152)
- Nguyễn Đăng Mạnh: Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp (162).
Nhận xét chung: đa số yêu thích văn chương thời tiền chiến hơn văn chưong hiện đại. Đa số thích Nguyễn Tuân,Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên. Các nhà văn nhà thơ lớp sau như Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy, Nguyễn Minh Châu. Về các tác giả ngoại quốc có Lỗ Tấn, Tchékhov, Solokhov, Hemingway.



Trước đây các nhà phê bình văn học đảng mạt sát văn học lãng mạn, và trong các cuộc học tập chính trị, cải tạo tư tưởng, người ta kết tội văn hóa đồi trụy nhưng bây giờ mọi người lại yêu thi ca tiền chiến . Sự kiện này cho thấy thi văn tuyên truyền và việc giáo dục của đảng là vô ích. Quần chúng thích những tác phẩm tài hoa, xuất phát từ trái tim chân thực chứ không phải những tác phẩm giả tạo, ca tụng những việc không thực và những người không tốt.




Một điều nữa rất đáng chú ý là những văn nghệ sĩ đều muốn có một cuộc sống vật chất tối thiểu và một đời sống tinh thần thoải mái: được tự do viết những gì mình thích, những gì mình suy nghĩ, không kiểm soát, không bắt bớ, tù đầy.
Nhà văn, nhà thơ đời nào cũng túng thiếu, nghèo khổ. Nhà văn xã hội chủ nghĩa càng nghèo khổ hơn:
Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài,
Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà nghèo!
Nhiều nhà thơ đã phải xin tiền, mưọn tiền bè bạn để in thơ như Hải Bằng. Nhiều nhà thơ, nhà văn không có gì để sống. Nguyễn Dậu viết:
Có lẽ vì tôi là một nhà văn thiếu mềm dẻo, vì thế suốt 38 năm cầm bút, tôi chưa bao giờ có điều kiện tối thiểu để sống cho nghiệp văn như các đồng nghiệp khác. Nó ở dưới mức nghèo khổ, nghĩa là không nhà, không lương (52).
Bùi Chí Vinh cũng là một nhà thơ đã sống hiện thực trong thiên đường xã hội chủ nghĩa. Ông viết:
Hộ khẩu thì điêu đứng, cơm áo thì quay cuồng, danh vọng có đờm, chữ viết ra có máu. Cũng may, cũng may là ta đã được xô đảy về phía như vậy, phía những người bị áp bức không phân biệt tuổi tác, phía của đám đông không có văn bằng, bất cần khoa bảng, ta sung sướng đến ứa nước mắt mà đại biểu cho đám đông thần thánh đó, ít ra là về thơ (300)




Mối tương quan giữa người với người rất khó khăn. Trước 1945, người ta phê bình mỗi nhà văn, nhà thơ là một ốc đảo. Ốc đảo thì xa xôi, rời rạc, hoang vắng nhưng nó thanh bình, không hận thù, nghi kị. Chế độ cộng sản làm cho người ta nghi kị lẫn nhau. Lãnh tụ thì nghi ngờ các đồng chí cấp dưới cướp quyền. Bạn bè, xóm giềng sợ người ta vu khống tố cáo mình. Những vụ chỉnh huấn ,phê bình, kiểm thảo chỉ làm cho con người thù hận, chia rẽ nhau. Có lẽ người ta đoàn kết trong gian nguy còn trong thanh bình thì chèn ép, cướp giật nhau. Lê Chí trả lời câu 4 như sau:
Rất khó nói. Chưa gặp những người thật ổn định về tâm huyết (43).




Vụ Nhân Văn, Giai Phẩm để để lại trong tâm trí văn nhân, thi sĩ mt ấn tượng kinh hoàng. Người viết cho Nhân Văn bị tố đã đành, người không viết, chỉ có liên hệ bạn bè hay không liên hệ gì cả cũng bị tố cáo rồi bị kiểm thảo, bị đày đọa và bị tù ti hoặc trừng phạt. Ảnh hưởng của cuộc khủng bố Nhân Văn, Giai Phẩm còn mạnh mẽ trong tâm trí Xuân Cang gần 40 năm sau. Ông viết :
Trước khi vào nghề văn đã chứng kiến cảnh Nhân Văn, nên suốt đời phải lánh xa đồng nghiệp (29).
Nhiều nhà văn thích sống với quá khứ. Và họ thích đường lối chủ trương văn nghệ của đảng lúc đó: đánh Pháp, Mỹ, ca tụng các anh hùng. Họ đã già, cuộc sống tập nập, chen chúc của cơ chế thị trường làm họ khó thở. Trong khi đa số quần chúng và văn nghệ sĩ phấn khởi vì đổi mới, những văn thi sĩ này chống đổi mới, đổi mới làm cho họ buồn. Họ không thích nhạc giật, nhạc xập xình, họ không ưa những đề tài mới như là về tình yêu, về cuộc sống hôm nay.



Thu Bồn viết:
Không phấn khởi, không bất mãn với đồng lương còm. Lộc của nhân dân, bạn bè cho ăn uống không hết. Cái lộc đó đòi hỏi tôi phải viết. . Nhưng viết thì phải viết cái gì?
Chạy theo thời trang ư? Để vừa có tiền lại vừa hợp với cái gu trẻ hóa văn chương. Tiểu thuyết” hu la húp”, thơ “Rốc” chạy sô với thời cuộc và thị hiếu tầm thường.
Hồi còn đánh nhau với giặc, nhà văn ca ngợi những anh hùng dũng sĩ, ca ngợi cây chông, ca ngợi những người tự đốt nhà mình để không cho giặc ở. . . Bây giờ ca ngợi cái gì? Các nhà doanh nghiệp trẻ, tay không trở thành trirệu phú. Các nhà buôn. . .Đất đai xưa giữ từng tấc bằng máu, nay bán hàng ngàn hàng vạn thườc để lấy vàng , để giữ đc lập bằng kinh tế, vân vân và vân vân ư? (20).




Thanh Giang chuyên viết về đề tài chiến tranh, ca tụng đảng, ca tụng Việt Nam anh hùng, cũng phải đành dẹp bản thảo dang dở đi viết theo yêu cầu; có người gọi là “chạy sô”, có người khuyên nên chuyển đề tài đương đại. Tôi đáp để ổn định cho mình : những nguyên mẫu trong tôi giờ đang thành ‘hồn thiêng’, luôn cựa quậy đòi tái hiện, đeo đẳng văn như món nợ xương máu đồng đi (80).



Một số thi văn gia đầy bầu nhiệt huyết, muốn dùng văn chương để cải tạo xã hội mục nát. Người ta thấy nhu cầu phải làm một cuộc cách mạng nữa vì cuộc cách mạng trước đây không đạt hay chưa đạt yêu cầu. Thu Bồn viết:
Nhà văn cần phải là một thầy thuốc mổ xẻ những ung nhọt của xã hi.- đó chính là những ung nhọt của con người., Chúng ta đã xóa bỏ được chế đ nông nô nhưng nô lệ vẫn còn. Nô lệ đó là những tên nịnh bợ và cả những người ưa nịnh bợ- nguồn gốc của tham những và hối lộ- chứng bệnh nan y ( 21).




Nói tóm lại, những ý kiến trên hầu hết khác biệt với quan niệm xã hội chủ nghĩa, khác với những quan niệm đã được Trường Chinh, Tố Hữu truyền bá trên báo chí, khác với những chủ trương, đường lối của đảng cộng sản. Người văn nghệ sĩ ngày nay nói rõ lòng mình, không còn lo sợ, e ngại như trước 1975. Họ yêu thích những gì mà trước đây bị cấm đoán , sự kiện này cho thấy công trình xích hóa, nào là giáo dục, học tập, tẩy não của đảng cộng sản đều vô ích. Các văn thi sĩ bây giờ yêu thi văn lãng mạn, yêu văn thi sĩ tiền chiến, và các nhà thơ nhà văn quốc tế. Quan trọng nhất là họ muốn được tự do sáng tạo, muốn thoát khỏi sự gò bó, nô lệ, giả dối của một thời văn nghệ bị trói buộc.

No comments: