Friday, November 13, 2009

VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG

***

VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG

***
Từ thời Pháp thuộc, dân ta chia làm hai phái. Một phái hân hoan tiếp nhận nền văn hóa Pháp và khinh bỉ văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Những người này gồm nhiều thành phần. Nhóm thứ nhất là những nho sĩ tiến bộ, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Phan Kế Bính. Họ đã chịu chịu ảnh hưởng tư tưởng của cách mạng Pháp năm 1789, nhất là tư tưởng của Voltaire, J.J. Rousseau, và Montesquieu qua các tân thư và sách dịch Trung Quốc. Nhóm thứ hai là các nhà tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nhất Linh. Và nhóm thứ ba là những người cộng sản.

Một phái khác là những nho sĩ yêu nước, thủ cựu, chống Pháp, chống văn hóa Tây phương, trong đó có Trần Tế Xương, Tản Đà. Phái này yếu thế hơn, ở vào cảnh chiến bại.
Phái canh tân đã lập Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, phong trào Duy tân, Quảng Nam nghĩa hội ở Trung kỳ. Họ đã truyền bá chữ quốc ngữ, hô hào cắt tóc ngắn, mang âu phục. Tại Nam Kỳ , các nhà cách mạng gồm các ông Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương. . .chủ trương thực nghiệp như lập hội đoàn buôn bán, kinh doanh, sản xuất thủ công và nông nghiệp. Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn là cơ sở của nhóm này ở Nam Kỳ .

Nhất Linh trong các tác phẩm như Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng. . . đã lên tiếng chống việc hôn nhân cưỡng bách, đòi nam nữ bình quyền, chống việc thủ tiết. . .và các tục lệ khác của Việt Nam.
Cộng sản với chủ trương tiêu diệt thương tầng kiến trúc cũ đã nhắm phá bỏ các phong tục cũ như cách ăn mặc, việc thờ cúng, tình gia đình. . .

Sau khi ra ngoại quốc, chúng ta chịu ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ.
Văn hóa Âu Mỹ có nhiều ưu điểm mà ta phải học tập:
+Giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ
+Kỷ luật tự giác trong đó có việc xếp hàng chờ đơi, tôn trong người già, người bệnh, trẻ con và phụ nữ. ..


Ngoài ra, pháp luật nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ con.
+Cha mẹ không được đánh con trẻ
+Đàn ông không được đánh vợ, vợ cũng không được hành hung chồng.

Hai điều này thiết cũng hợp lý. Tại Việt Nam, chúng ta có tục lệ đánh con trẻ quá đáng với danh nghĩa "thương con cho roi cho vọt" . Và nhiều đàn ông có thói quen đánh vợ tàn nhẫn, và có thói " chồng chúa vợ tôi".
Pháp luật Âu Mỹ tôn trọng tự do và bình đẳng. Trong đời sống, nam nữ dễ dàng yêu đương và dễ dàng ly hôn. Người Việt Nam tại quốc nội và hải ngoại nay đang theo mốt ly dị.Việc này có phần tốt mà cũng có phần xấu.

Tuy nhiên, không phải người Á Đông nào cũng theo Âu Mỹ triệt để, và người Âu Mỹ nào cũng triệt để tự do, phóng túng.

+ Người Ấn Độ tôn trọng tình gia tộc và truyền thống cũ. Họ vẫn ăn mặc lối y phục cổ truyền, ra ngoại quốc, họ vẫn giữ truyền thống " lá lành đùm lá rách". Trong một gia đình ba người anh em, họ góp tiền cho người thứ nhất mua nhà, rối góp tiền mua nhà cho người thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi mọi người có nhà cửa. Người Ấn Độ thuộc loại thông minh và thành công ở Âu Mỹ.


+ Chúng ta không vì quan niệm tự do mà không quản lý con em. Chúng ta phải theo dõi, góp ý kiến và khuyên dạy trẻ con. Gia đình Kennedy thành công vì bố mẹ Kennedy luôn đốc thúc các con phải quyết tâm làm tổng thống Mỹ. Người Việt Nam thành công là vì cha mẹ luôn thúc đẩy con chăm học, và cố gắng đỗ kỹ sư, bác sĩ. Như vậy, việc hướng dẫn con cái là một điều tốt bất cứ xã hội nào.

+Việc sống chung vợ chồng là một việc rất khó, đòi cả hai bên phải nhường nhịn và thông cảm lẫn nhau. Không phải việc gì cũng đưa nhau ra tòa án. Ông bà Clinton đều là luật sư nhưng họ có đưa nhau ra tòa và đòi ly dị như người Á Đông không? Rõ ràng là không. Có thể do nhiều lý do, nhưng trong đó là vì danh dự, vì tham vọng ứng cử tổng thống mà bà Clinton đã nhịn. Dẫu sao, đó cũng là một gương tốt!


Chúng ta có nhiều phong tục, tập quán xấu phải bỏ, nhất là những tập quán do công sản gây ra.. Có những tập quán tốt phải duy trì. Và có những phong tục cần dung hòa giữa Đông và Tây.


*

Wednesday, November 11, 2009

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 15

**

NƯỚC MẮT MỘT THỜI (15)
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

47.

Đêm ấy, tôi lại thắp lên ba nén nhang, gióng năm tiếng chuông và gõ bẩy tiếng mõ. En lại về với tôi. “Anh thân yêu! Anh đừng nghĩ rằng mấy chục năm xa anh là em quên anh, không biết gì tin tức về anh đâu. Không em vẫn nhớ và dõi theo anh từng thời gian từng quãng đường. Em được biết, sau biến cố long trời lở đất ấy, anh vẫn đứng vững, mấy năm sau anh lại đi học lại, anh ăn đói mặc rét, ngày hai lần đi bộ lên thị xã để học cấp ba nhưng sau đó anh lại không được vào đại học, do hồi đó hai chữ địa chủ còn là ấn tượng xấu đối với mọi người. Nhưng anh không nản chí, anh đi công trường gang thép, anh tự học, anh viết văn viết báo để thành nhà báo nhà văn như hiện nay, em đều biết. Em còn được đọc những bài viết của anh nữa kia. Anh có biết vì sao em biết đó là những tác phẩm của anh không. Đó là do cái bút danh đấy. Cái bút danh mà chỉ có em mới biết được nguồn gốc, bởi khi chúng ta còn trẻ và còn yêu nhau đã nhiều lần anh nói anh mơ ước sau này trở thành nhà văn với cái bút danh ấy. Đọc bài viết của anh, em sáng ra một điều là anh không hề có ấn tượng nặng nề, không hề hằn học,cay cú với cái biến cố làm gia đình anh tan nát ấy. Trái lại, anh còn tỏ ra thông cảm, độ lượng khi gọi đó “Nước mắt một thời”, “Cơn sốt vỡ da” hoặc nữa “Bão năm Mùi”. Cơ thể con người nào lớn lên, trưởng thành mà chẳng qua một lần sốt gọi là sốt vỡ da anh nhỉ. Còn chữ “Nước mắt một thời”, em đoán hình như anh muốn trân trọng nhắc tới một kỷ niệm đau buồn của dân tộc, khi Đảng và Bác Hồ phát hiện ra sai lầm nghiêm trọng mà những người thực hiện cuộc Cải cách Ruộng đất đã gây ra cho đất nước mình. Trong một hội nghị bàn về công tác sửa chữa những sai lầm ấy, Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã khóc. Có phải ý anh định nói thế không!

Anh ơi, em biết về anh nhiều thế đấy nhưng em dám chắc anh chẳng biết gì nhiều về em đâu. Chính vì thế hôm nay em cũng muốn nói lại ít nhiều về những ngày qua của em để anh phần nào thông cảm, kẻo cứ còn giận hờn thì tội em quá. Trước hết em muốn nói với anh về nguyên nhân em bỏ làng ra đi và ra đi không trở lại. Tất cả là vì em thấy mình có cái tội lớn quá đối với gia đình và nhất là đối với bố anh. Vì em muốn giữ một tình yêu trọn vẹn với anh. Em xin tiết lộ một bí mật mà đến bây giờ nếu em không nói ra thì nó cũng sẽ đi theo em mà xuống mồ mất thôi. Ay là việc vì sao bố anh, ngày ấy, bị ba người du kích với ba khẩu súng chĩa vào bắn và bắn rất gần mà ông cụ không chết. Vì sao. Thưa anh, đó là vì em. Hoàn toàn vì em, anh hãy tin đi. Cũng tại do ngày đó em còn quá trẻ và lại quá ngu dốt nữa nên mới có chuyện như thế. Không biết ngày đó em nghe được từ đâu một câu chuyện sau này em mới biết là hoang đường, chứ làm gì có sự thật như thế. Chuyện rằng, từ xưa tới nay, ở nước ta cũng như ở bất cứ nước nào trên thế giới, trong các cuộc hành hình bằng cách xử bắn hoặc treo cổ, nếu tử tù vì lý do gì đó khôngchết thì người tử tù đó sẽ được ân xá, được tha bổng ngay sau đó. Em cứ nghĩ đó là câu chuyện có thật nên mấy hôm trước nghe lão dội Khoảnh nói với em (với em cái gì mà lão chả khoe) rằng sắp tới toà án nhân dân đặc biệt sẽ xử bắn bố anh, em lo quá và nảy ra ý định cứu bố anh. Để cho chắc chắn, em có hỏi lại bố em chuyện trên thì chả hiểu vì lý do gì bố em cũng lại gật đầu. Thế là trước hôm xử bắn bố anh, em có khéo léo hỏi đội Khoảnh và được biết trực tiếp cầm súng bắn bố anh là ba người. Một là Phổng, anh chàng đang si mê em như em đã nói đấy, hai là anh Thọ, người xóm Trung, ba là, anh Bân, xóm Cầu. Theo như em biết trong ba người này, chỉ có Phổng là bắn giỏi hơn cả, còn Thọ, với Bân, anh mắt kém, anh tay hay run, hôm trước đi tập bắn với em, các tướng toàn có đuổi cò. Thế là em quyết tâm tìm mọi cách vận động Phổng, để anh ta khi nhắm bắn bố anh hãy cố làm sao để viên đạn chỉ trúng từ đùi trở xuống, hoặc tốt hơn hết là bắn trượt đạn ra ngoài.

Em dụ dỗ Phổngrằng, nếu anh ta đồng ý với điều kiện em đưa ra như thế, em sẽ chính thức nhận lời lấy anh ta và làm đám cưới ngay sau đó. Em không ngờ Phổng đã vui vẻ nhận lời em và rồi đã thực hiện đúng sự cam kết. Ngoài ra, hình như Phổng cũng đã vận động hai người cùng bắn làm theo anh ta. Không biết hai người này có làm thế không, chỉ biết, kết quả cuộc xử bắn đúng như anh và mọi người đã biết.

Nhưng anh ơi, em đã làm phúc phải tội, làm ơn nên oán, để yên thì bố anh được chết một cách yên lành, chỉ “đoàng” một cái là xong, là sang thế giới bên kia một cách êm ru, đằng này chỉ vì em, ông cụ đã không được chết như thế, để cụ bị sống lại, bị đón nhận cái chết vô cùng đau đớn, vô cùng thương tâm bằng lưỡi cuốc dã man của chính bàn tay của anh em, khúc ruột trên của em.

Như thế, em còn mặt mũi nào ở lại làng để nhìn thấy anh và mọi người trong ia đình anh được nữa. Với lại, em cũng không muốn vì chuyện bắn trượt này mà em phải thực hiện đúng lời cam kết, phải lấy Phổng, gọi Phổng là chồng, trong khi trước sau như một , em chỉ yêu anh và mãi mãi yêu một mình anh. Sáng hôm sau em bỏ làng ra đí. Sau khi đánh lừa mọi người bằng gói quần áo cũ bên bờ đê, em đã ngược sông Hồng bằng tầu thuỷ lên tận Lào Cai Yên Bái, làm rẫy phát nương cho người dân tộc. Em đổi tên thành Phạm Thị Hằng, khai quê quán ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ xảy ra, em xin gia nhập lực lượng thanh niên xung phong, phục vụ tại các tuyến đường trong Khu 4. Chiến tranh kết thúc, cùng một số chị em như nhà báo Hải Minh đã viết, em cắt tóc quy y vào chùa với pháp danh là Diệu Hằng. Có điều, em cũng cần nói với anh là suốt thời gian em ở Lào Cai, Yên Bái và cả khi em là thanh niên xung phong, khá nhiều người đàn ông tìm đến với em nhưng em đều kiên quyết từ chối. Em muốn giữ mãi với anh một tấm lòng son sắt. Anh thân yêu! Cho đến tận lúc này ở làng ta không ai hay biết gì về em cả, kể cả nhà báo Hải Minh. Chỉ có anh, ông trời dun dủi làm sao lại gặp được em. Em định bụng khi nào anh hết giận và đến với em lần thứ hai thì em sẽ xuất đầu lộ diện, sẽ về làng, sẽ quỳ gối, xin chịu tội trước bàn thờ và những người trong họ hàng gia tộc anh. Nhưng em chờ mãi không thấy anh đến. Trong khi đó căn bệnh quái ác đã đến sau lưng em rồi. Em không còn cơ hội nào khác nữa. Chào anh. Em xin được vĩnh biệt anh…”

Tôi tắt máy ghi âm. Nằm gục xuống giường. Không còn biết cảm xúc lúc này của mình là thế nào nữa.

48.

Chúng tôi quyết định đến ngày 15 tháng chạp âm lịch, ngày giỗ ông nội chúng tôi, cụ Hàn Bằng, làm ngày khánh thành tháp lưu niêm và khu lăng mộ. Do căn nhà tôi, đáng lẽ gọi là nhà cô Ngân, hẹp quá không chứa nổi mươi mười lăm người nên đành chỉ cúng lễ trên tháp thôi, còn ăn uống chuyển cả sang nhà vợ chồng Hết Sạch .


Lễ giỗ ông nội tôi đồng thời là lễ khánh thành ngôi tháp, khu lăng mộ hôm nay anh em con cháu về kha đông đủ. Hàng cha chú mất hết rồi, chả còn ai. Chỉ còn hàng con và cháu. Tất cả khoảng 30 người. Xa nhất thì có gia đình cô Quỳ, nhà tài trợ chính, từ Canađa cũng đã về kịp. Bất ngờ nhất là lại có cả chị Nghiệm lưng còng, tóc bạc phơ dẫn vợ chồng cháu Nguyệt, gọi chị bằng bà nội, sang nhận họ. Học hành, đỗ đạt cao nhất thì có 2 người con của Tuý, cả hai đều đỗ tiến sĩ, người ngành hải dương học, người ngành vật lý, còn lại là 12 kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư. Vui nữa là khi đang hành lễ tại sân tháp thì có tiếng còi ô tô ngoài cổng. Chúng tôi chạy ra đón. Lúc ấy mới được biết đó là đoàn đại biểu nhân dân xã Tiền Hưng ở vùng biển, nơi có ấp Thiện Tùng, lên dự lễ và mời chúng tôi đến rằm tháng giêng tới về xã dự lễ rước bằng công nhận di tích văn hoá cho ngôi đền thờ thành hoàng cụ Hàn Bằng, ông nội, cụ nội, ông ngoại, cụ ngoại của chúng tôi.

Trong khói hương nghi ngút, người đại diện ấp Thiện Tùng, trang nghiêm kể cho đám con cháu cụ Hàn Bàng nghe lai lịch vì sao cụ lại được dân làng dưới đó suy tôn là thành hoàng, lập đền và thờ cúng trang nghiêm, vì sao hai triều vua, Thành Thái và Khải Định đều sắc phong cho cụ, vì sao ngôi đền được sở văn hoá xếp hạng di tích.
Đúng là một cuộc đoàn viên hiếm có!

Và cũng đúng lúc mọi người đang say mê theo dõi câu chuyện thì từ phía cổng ra vào vang lên lời chào rất to của lão Kền. Chúng tôi nhìn ra thì thấy con cháu lão đang khiêng lão trên chiếc chõng tre. Lão ra hiệu cho con cháu đặt lão nằm trước mặt chính của ngôi tháp. Rồi lão vừa nằm vừa khấn. Lão khấn gì không ai nghe rõ.
- Tống cổ hắn đi cho khuất mắt!
- Cho hắn đứng trước tháp là lăng nhục tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác chúng ta!

Đám con cháu của dòng họ tôi không ai xui bảo mà bỗng đồng loạt phản đối tẩy chay lão Kền. Không khí căng lên tột độ. Tôi lại phải đứng lên và phải buộc nói ra những điều đáng lẽ tôi không nên nói:
- Thưa anh chị em và các cháu yêu quý. Biến cố Cải cách ruộng đất xảy ra đến nay cũng đã gần nửa thế kỷ rồi. Cái gì đã qua thì cho nó qua đi. Ngay ngày ấy Đảng cũng đã sớm nhận ra những sai lầm do biến cố ấy đem lại và đã có chính sách sửa sai triệt để. Với biến cố ấy, nếu gia đình chúng ta là nạn nhân thì ông Kền đây cũng là một nạn nhân không hơn không kém. Anh chị em con cháu chúng ta hãy thương lấy để ông ta được sống thanh thản những năm tháng cuối đời.

Tôi chạy lại cùng người nhà đỡ lão ngồi dậy để lão dựa lưng vào tường. Từ đó không thấy ai còn xì xào gì nữa.
Lão Kền nói trong hơi thở hổn hển: “Kính thưa các cô các cậu! Thời gian qua tôi thật có lỗi với gia đình này, với cụ Cả Lân. Tôi đã giết cụ, không chỉ một lần bằng lưỡi cuốc. Mà đã giết cụ hai lần trước đó, bằng lưỡi người, cái lưỡi thịt của tôi. Ngày ấy, khi thấy đội Khoảnh tin tưởng vào sự trung thành của tôi, ông Lung, chủ tịch Uy ban kháng chiến hành chính xã, khi biết tin cụ Cả Lân nhà ta đây bị khép oan vào cái tội theo giặc lên bốt làm xã uỷ tề, trước khi chết vì bệnh trọng, ông Lung có gửi tôi lá đơn minh oan rằng cụ nhà ta lên bốt làm tề hoàn toàn là làm theo sự chỉ đạo của tổ chức, của cách mạng nhưng vì tị hiềm cá nhân, tôi đã giấu béng đi lá đơn minh oan ấy. Lần thứ hai, tôi đã tố cụ chỉ điểm cho giặc ném bom là tôi nói sai, trong khi ngày ấy nếu không có cụ đứng ra chịu trận cứu chúng tôi, đẩy tất cả 20 người vào gầm bục thóc rồi đứng chắn bên ngoài nói chuyện bằng tiếng Pháp để đánh lạc hướng bọn giặc thì chúng tôi đã bị chúng bắt và giết hết cả rồi. Vậy mà tôi dám đổ oan cho cụ. Đã vậy gần đây tôi còn ghen tức với sự thành đạt của con cháu cụ, còn sai con cái phá phách việc xây dựng cái tháp này. Tôi thật đáng tội. Vì thế hôm nay, tôi sang đây cắn cỏ vái lạy hương hồn cụ tha tội cho tôi, các cậu các cô tha lỗi cho tôi, cho tôi được sống thanh thản những ngày cuối đời”.
Lão nằm vật xuống sân và khóc như đứa trẻ. Tôi cùng mọi người lại nâng lão ngồi dậy rồi tự tay thắp hương đưa cho lão khấn vái từ xa.

Tất cả những hình ảnh và cử chỉ sống động này hôm ấy, không ngờ và rất may cho tôi là đã được thu vào ống kính máy quay của đạo diễn Hải Minh. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ về sự có mặt rất đúng lúc của anh. Hoá ra anh về quê và được người nhà cho biết hôm nay chúng tôi có làm cái lễ này nên đã tự động đến dự. Hải Minh còn cho lia ống kính quay thêm nhiều cảnh khác nữa. Chắc chắn chúng ta sẽ có được một bộ phim tài liệu hay và trên cơ sở này chúng ta sẽ có thể làm dược một phim truyện tốt. Hải Minh hào hứng nói với những người có mặt trong buổi lễ.

Tình thế lúc ấy đã buộc tôi phải nói điều tôi không định nói. Tôi kể về En và về cuốn băng ghi âm nàng gửi lại tôi. Mọi người lặng đi. Có tiếng khóc rấm rứt. Tôi xin phép mọi người được đặt cuốn băng lên bàn thờ, xin được chi họ coi đó là một thứ đồ thờ trong tháp. Trong không khí trang nghiêm, tĩnh lặng, tôi lại thắp lên 3 nén nhang và đặt vào tháp quả chuông cùng chiếc mõ nhỏ, linh hồn của En mấy chục năm nay.

Tôi cũng xin phép các cô các chú trong chi họ, cho cậu con trai tôi, một kiến trúc sư, vừa từ Thành phố Hồ Chí Minh bay ra, được dâng lên tháp một lễ vật mà đến lúc này chưa ai biết là gì kể cả tôi. Chỉ đến khi chiếc hộp gỗ sơn son thếp vàng theo hòm sớ ngày xưa được mở ra, mọi người mới ồ lên ngạc nhiên. Đó là bức trướng gấm hồng điều thêu những dòng chữ vàng quốc ngữ, thanh thoát trang trọng như một bức thư pháp cổ. Con trai tôi giơ bức trướng lên cao. Bất giác mọi người đồng thanh nhẩm đọc:
“…Đó là những sai lầm nghiêm trọng, trái với một số điều đã ghi trong Luật Cải cách ruộng đất mà Quốc hội đã thông qua, trái với chế độ pháp trị dân chủ của Nhà nước, với chính sách của Mặt trận Tổ Quốc.
Những sai lầm đó không những đã hạn chế những thành tích đã thu được, mà còn gây cho ta nhiều khó khăn và những hậu quả không tốt…”

(Trích Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về c6ng tác cải cách ruộng đất đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong buổi họp đêm 18 tháng 1 năm 1957).
- Đúng là hậu sinh khả úy! Sao các cháu biết được điều này.

Tiếng ai đó hỏi con trai tôi.
- Dạ chúng cháu đọc được trong sách báo và trên mạng ạ!
- Oi gía ngày đó, lớp gia cánh ta biết được điều này nhỉ.
- Ngày xưa chưa biết thì bây giờ biết . Muộn còn hơn không!

Hôm ấy, trước đông đủ con cháu cụ Hàn Bằng, trước mặt lão Kền, anh ruột của En, trước hương hồn của người đã khuất, tôi trịnh trọng gióng lên năm tiếng chuông và bẩy tiếng mõ. Tiếng chuông lan xa đưa tâm hồn mọi người vào cõi xa xăm trong khi tiếng mõ lại kéo mọi người về với thực tại. Hiện tại và quá khứ, quá khứ và hiện tại cứ xoắn quyện lấy nhau. Chập chờn hư ảo. Rồi trong khói hương nghi ngút, tôi bật đoạn đầu của cuốn băng ghi âm. Lại tiếng chuông và tiếng mõ. Sau đó xen trong tiếng mõ gõ nhịp đều đều và tiếng chuông điểm nhịp là giọng cầu kinh của En, nghe như từ trên cao vọng xuống:
“A mô di đà phật! Đệ tử chúng con xin chí thành sám hối. Xưa kia gây nên bao ác nghiệp- Đều vì vô thuỷ tham, sân, si- Bởi thân, miệng ý phát sinh ra- Hết thảy từ nay xin sám hối…”
Bỗng dưng tôi thấy hiện về, sừng sững, lung linh, En của tôi, người con gái tuổi dậy thì, rực rỡ dịu dàng như đoá hoa tầm xuân mà cụ Khán Vĩnh trồng giậu trước nhà vào mùa xuân năm Mùi xa xôi ấy.

TP Hồ Chí Minh, Tết Đinh Hợi
NKĐ

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 14

*

NƯỚC MẮT MỘT THỜI
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

45.

Lập đông năm ấy khi cây quýt trước cửa nhà tôi vàng rực một màu quả chín và lúa mùa cũng đã chín vàng đồng thì cũng là lúc các ông Đội rút khỏi làng tôi, kết thúc cuộc cải cách ruộng đất đầy máu và nước mắt.

Mảnh sân gạch trước cửa nhà tôi, nơi mà lúc này chi họ Nguyễn Hàn Bằng xây tháp lưu niệm, lâu lắm rồi nay mới có thóc đem phơi.

Hôm ấy có một người con gái bỗng dưng đến nhà tôi. nàng vấn trên đầu giải khăn màu nâu non. Tôi nghe nàng nói với mẹ tôi: “Bà có việc gì cho con làm với, chứ con đói quá. Mẹ tôi bảo: “Có việc rê thóc đấy, cô làm đi!”. Nàng bắt tay vào làm ngay. Nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
- Cô bao nhiêu tuổi rồi?

Mẹ tôi hỏi. Cô trả lời:
- Cháu mười tám !
- Vậy là cô lớn hơn thằng con trai tôi hai tuổi.

Mẹ tôi chỉ nói có thế, vậy mà hôm sau, bà Ký Lục, người ở xóm Cầu cũng thuộc thành phần địa chủ như nhà tôi, đã đến nói với mẹ tôi và tôi nghe được.
- Ông bà Bá Ngợi có ý muốn gả cô Luyến cho cậu cả nhà ta đấy. Thời buổi khó khăn này, ông bà Ngợi bảo chả cần cưới xin cũng được. Cứ để cho cháu về làm dâu từ ngày mai để nhà ta vừa có người làm ngay, kẻo một mình bà vất vả quá, lại vừa cho cháu có bát cơm ăn qua ngày, chứ ở bên ấy đói lắm.

Tối hôm ấy, mẹ tôi hỏi ý kiến tôi. Tôi nói với mẹ:
- Mười sáu tuổi có ai lấy vợ bao giờ?

Tôi từ chối vì tôi chỉ nghĩ đến Én, mặc dù đến lúc này, nàng hoàn toàn xa lạ với tôi, thành người của giai cấp đối nghịch.

Và cũng vì thế phải thêm một thời gian nữa tôi mới được biết tin sau cái hôm xử bắn bố tôi, En đã bỏ nhà ra đi, không một lới nhắn lại. Hỏi ông Khán Vĩnh thì ông bảo En chết rồi. Hỏi vì sao chết thì ông không nói. Kền thì bảo, cái Én vào Thanh Hoá với gia đình Đội Khoảnh, vì nó lỡ dại với anh ấy, không tiện cưới xin linh đình. Nhà trai chỉ làm mâm cỗ lạt cúng gia tiên thôi. Còn ai muốn hỏi đội Khoảnh thì đúng là”bắc thang lên hỏi ông trời” vì Đội Khoảnh cũng đã tếch khỏi làng ra đi. Người thì bảo ông ta xong nhiệm vụ nên đã trở về địa phương. Người thì bảo ông ta bị kỷ luật vì xử tử địa chủ một cách quá dã man không đúng luật Cải cách ruộng đất quy định. Phụ hoạ với lới ông Khán Vĩnh có người còn nói rằng, do En không chịu nhận lời lấy Đội Khoảnh nên đã nhảy xuống sông Hồng tự tử. Người ta đã nhặt được gói quần áo bên trong có tờ giấy thông hành cuả En để ở trên bờ như ngầm báo tin cái chết của mình với mọi người. Tôi không tin ở điều này. Nhưng lại tin En về quê lão đội Khoảnh để sông với lão. Vì lão thì luôn như con nhện giăng lưới khắp nơi trong khi En cứ nhởn nhơ vô tư như con bươm bướm.


46.

Chả hiểu vì lý do gì ở quê tôi, người ta rất kiêng kỵ việc đào mồ đào mả lúc ban ngày, thành ra việc khổ ải này cứ phải làm trước lúc mặt trời mọc. Bởi thế hôm ấy, mới 4 giờ, trời còn tối như mực, rét tháng chạp còn buốt đến tận xương, tôi đã phải thức dậy, gánh ra bãi tha ma chiếc tiểu sành da lươn, mẹ tôi mới nhờ người mua từ thành phố Nam Định cách đò cách giang. Để cân bằng trọng lượng với chiếc tiểu sành, tôi phải tạo thêm đối trọng bên kia quang gánh một khúc thân cây chuối. Mấy ông trong họ đã ra mả Vần đào mộ từ trước. Hôm ấy, thật không may cho tôi, vô ý thế nào, lại bị vấp ngã, làm chiếc tiểu sành văng ra vỡ làm 3 mảnh. Tôi sợ quá, tay run như cầy sấy, vừa rét vừa sợ, ngồi ghép lại một cách vô vọng các mảnh vỡ đó cho nó liền lại với nhau. Thật không ngờ, mắt tôi lại chạm phải dòng chữ ấy viết bên thành tiểu. Lại chữ LÂN, tên bố tôi, viết bằng phấn trắng. Mùa này là mùa cải táng, nhiều gửi mua nên người buôn tiểu phải đánh dấu thế cho khỏi lẫn lộn ngừoi nọ sang người kia. Nhìn chữ Lân “mới” tôi lại chua xót nhớ đến chữ Lân “cũ”, trên tấm ván thiên của cỗ quan tài dành cho bố tôi năm nào. Cái số bố tôi lận đận thì thế nào cũng không tránh khỏi sự lận đận. Bây giờ biết tính sao đây? Mộ thì đào lên rồi. Tiểu thì vỡ. Muốn mua cái khác thì phải đi xa lại đò giang cách trở, mang về được đến nhà thì cũng phải quá trưa. Mà giờ ấy ai còn cải táng nữa.Tôi sợ quá, đành bỏ mặc cô em gái lúc nãy cầm đèn soi đường cho tôi, ở lại khóc một mình. Tôi về nhà, lăn vào ổ rơm, bịt chặt hai lỗ tai, trùm chăn kín đầu để khỏi phải nghe, khỏi phải thấy những gì đang sắp sửa xảy ra. Nhưng tôi đâu có trốn tránh được. Một tiếng mở mành đánh phạch một cái. Tôi thấy từ ngoài cửa bố tôi, đầu vỡ toang, óc phọt ra như bã đậu, ngực đầy máu, đỏ lòm đến mở chiếc chăn bông tôi đang đắp ra, nhìn trừng trừng vào mặt tôi. Rồi bố lại đi ra, im lặng, không nói nửa lời. Tôi hét lên: “Không phải tại con. Tại trời tối quá và ngõ đi lại gập ghềnh!”. Mẹ tôi từ trong buồng hấp tấp chạy ra, đập tay mạnh vào người tôi. Tôi đáp: “Con không nằm mơ đâu. Con còn tỉnh mà. Con vừa nhìn thấy bố vào nhà”.

Rất may, sau đó mọi chuyện đâu vào đấy cả. Những người trong dòng họ cho là cái số bố tôi như thế thì tất nó phải thế nên đã vui vẻ đặt hài cốt bố tôi vào chiếc tiểu sành vỡ đó rồi mai táng bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.
Đó là chuyện của hơn 40 năm về trước.

Đến kỳ này, khi ngôi tháp lưu niệm hoàn thành, anh em chúng tôi lại tính đến chuyện những ngôi mộ. Khó khăn lớn nhất với chúng tôi lúc này là chú Sáu, người trực tiếp đứng ra cải táng ngôi mộ ngày ấy nay đã về chầu tiên tổ nên những cái gì liên quan đến việc cải táng ngày ấy đều bị chôn vùi theo. Rất may là tôi còn nhớ được rành rành câu chuyện trên, với cái tiểu sành vỡ làm ba mảnh. Tôi đề nghị mọi người trong chi họ hãy dùng chi tiết ấy làm căn cứ để phân biệt hài cốt người nọ với người kia và nhờ thế, tôi dám đưa ra quyết định cuối cùng : Xây xong tháp lưu niệm dứt khoát phải tôn tạo khu lăng mộ chi họ.

Sở dĩ có chuyện lấn cấn này vì tâm lý chung trong đám anh em chúng tôi là không muốn khai quật động mồ động mả làm gì. Kính chẳng bõ phiền, trong đám mộ chí chôn liên chi hồ điệp, liền lù một khối như luống khoai kia, lại im thin thít không có bia mộ gì cả, biết đâu là mộ của ai mà đào lên lấp xuống. Không khéo râu ông nọ cắm cầm bà kia, “mồ cha không khóc đi khóc đống mối”, thì thật lôi thôi to.

Người có lỗi lớn trong chuyện này là chú Sáu tôi. Khi còn sống, sau khi được chứng nhận là “cải tạo tốt” và được hạ thành phần từ địa chủ xuống trung nông, cậy có chút chữ nghĩa, hay xem báo xem sách, ông đã giác ngộ chủ nghĩa cộng sản một cách hơi cực đoan. Theo ông, thì đã là cộng sản thì có nghĩa là không còn có gì gọi là riêng tư, cá nhân nữa, kể cả phần hài cốt, mộ chí. Ông bảo sống đã làm chung trong một hợp tác xã, cư trú trong một khu tập thể, một chung cư thì chết cũng phải chung mộ, chung huyệt, thậm chí chung cả quan tài. Ông phê phán câu “sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ” là chủ nghĩa cục bộ, cần phải xoá bỏ. Chính vì thế, bước vào những năm 1960, khi nông thôn miền Bắc dấy lên một phong trào khá rầm rộ gọi là “dồn điền đổi thửa”, phá bờ ngăn, biến những mảnh ruộng bao đời nay côi cút, manh mún thành những cánh bao la, máy cày chạy vài vòng đã phải dừng lại châm dầu. Theo đó những xóm trại lô nhô nằm rải rác giữa cánh đồng phải dọn cả vào làng và những ngôi mộ lẻ loi phải về nằm chung một nghĩa trang. Việc làm này là hay, là tốt. Các dòng họ khác trong làng trong xã người ta thực hiện chủ trương này bình thường suôn sẻ, không có chuyện gì phải bàn. Chỉ khi công việc đến tay chú Sáu nó mới nảy ra những hành động kỳ quặc và quái đản như thế. Khổ nỗi lúc này trong chi họ tôi, bậc cha chú duy nhất sống đến lúc này chỉ còn chú Sáu. Thành ra quyết định của chú mọi người cứ phải tuân theo.

Với tư cách là cháu đích tôn, trưởng chi họ, tôi quyết định cứ cho đào mả lên, sắp xếp vị trí lại. Tạm thời hãy lấy cái tiểu sành có ba mảnh vỡ của bố tôi làm căn cứ, làm kim chỉ nam.

Trong anh em có người phản bác cho rằng căn cứ như thế là không khoa học, vì ngộ nhỡ, ngày di chuyển mộ, chú Sáu cho thay chiếc tiểu khác thì sao. Tôi cũng bị ngớ ra vì câu nhận định này, song sau đó, tôi lại đưa thêm ra một căn cứ khác. Là, lại dựa vào đặc điểm, hài cốt nào hộp sọ bị vỡ làm nhiều mảnh thì đích thị của bố tôi. Lại có ý kiến phản bác. Thế anh Nghiệm, anh ruột tôi thì sao, chả cũng bị Tây bắn vỡ sọ ở trận càn Quang Thẩm là gì.

Tranh cãi mãi rồi cuối cùng cũng đâu vào đấy, ngôi mộ tập thể của dòng họ tôi vẫn cứ được đào lên. Đến đây lại nảy sinh một vấn đề mới là làm thế nào nhận dạng được từng ngôi mộ, từng hài cốt còn lại. Cuối cùng, chúng tôi thấy cách tốt nhất là dựa theo vai vế, thứ bậc trong họ. Ví du, đứng trước (theo lối xếp hàng dọc) bố tôi phải là ông bà nội, trên nữa là cụ nội (sẽ căn cứ vào tấm bia vẫn còn chôn chìm dưới đất, vì sợ trẻ trâu phá hoặc người lớn đào trộm nung vôi). Còn sau bố tôi phải là các người chú, các thím. Trừ 3 người chết mất xác trong Nam khi đi phu cao su, còn lại tiếp đến phải là chú Tư, mất năm 1961. Sau chú Tư, tất nhiên phải là chú Năm. Còn chú Sáu, tác giả của ngôi mộ tập thể gây tranh cãi này, do mãi đến 1977 mới mất, mộ chí, bi ký đàng hoàng, đâu vào đó nên không có điều gì phải băn khoăn cả. Cứ khai quật lên, chắc chắn đó là chú ấy.

Còn đến hàng cháu, tức là bề vai với tôi, đến nay còn sống nhiều, chưa mấy người phải vào nằm ở đây, song với những ai “đến trước” thì cũng không khó nhận diện lắm. Ngoài anh Nghiệm bị vỡ sọ như đã nói ở trên, còn có cô Quyến, con chú Năm, thắt cổ chết năm Cải cách, vì buồn chuyện bị nhà chồng được Đội vinh danh là trung nông đã quay lại nhiếc móc, khinh bỉ vợ và gia đình nhà vợ, người mà cách đấy ít lâu cầu cạnh mãi họ mới được làm thông gia. Người chết vì thắt cổ, chắc chắn đốt xương cổ bị tổn thương. Cứ lấy đó mà xác định.

Tôi muốn nói thêm về chú Tư và cái chết của chú ấy.

Cũng như bố tôi và những người anh em ruột thịt khác, sau khi ông nội tôi bị phá sản, chú Tư cũng rơi vào cảnh “tiếng cả nhà thanh”, có tiếng không có miếng. Song, khác với những người trên, trước Cách mạng tháng 8.1945, chú ít nhiều cũng bị dính dáng với chính quyền phong kiến, qua cái chức rất “hữu danh vô thực” là phó lý, (vị trí thứ hai trong làng, sau lý trưởng), một thứ tay sai của bọn quan huyện, quan tỉnh, đầu chầy đít thớt. Vậy mà đâu có được yên. Nhậm cái chức bèo bọt này chưa đầy nửa năm chú đã phải bỏ làng, bỏ vợ con, trốn chui trốn lủi vào tận miền nam chỉ để tránh cái tội “che giấu cộng sản” mà bọn Pháp chụp lên đầu chú. Thực ra chú đâu có làm được chuyện này. Mà chỉ vì tai bay vạ gió thôi. Ngày ấy, hàng xóm nhà chú, có gia đình ông bà binh Toàn, giác ngộ cách mạng, luôn nuôi giấu trong nhà một cán bộ cộng sản vừa vượt ngục Sơn La về hoạt động trong vùng. Vào những ngày mùa đông rét mướt, bà Binh Toàn thường sang nhà chú Tư mượn chiếc nồi 12 bảo là để “nấu cám lợn” nhưng thực ra là để nấu nước nóng cho ông cộng sản ấy tắm. Chú Tư biết chuyện này nhưng giả bộ như mình không biết. Chỉ đến khi có kẻ phát giác, ông cán bộ cộng sản thì trốn thoát được nhưng chú Tư lại bị quy tội, tội che giấu tù cộng sản.

Mãi sau Cách mạng thành công, chú mới dám về quê. Cải cách ruộng đất chú cũng bị quy là địa chủ và cũng bị bắt và bị giam trong từ đường họ Đặng như mẹ tôi và những địa chủ hoặc những Đảng viên Quốc dân Đảng khác. Chú cũng bị đấu tố nhưng nhẹ hơn bố tôi. Chú Tư có một người con trai đầu lòng, bằng tuổi tôi, tên là Khôi. Không như tôi, phải bỏ học giữa chừng rồi mấy năm sau mới tiếp tục học lại, Khôi ngay sau Cải cách đã nhịn đói nhịn khát, một buổi đi học, một buổi làm phu hồ, quyết tâm học một lèo hết cấp hai rồi cấp ba và hy vọng học tiếp lên nữa. Mọi việc sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như vào cuối năm lớp 10, Khôi không phải làm hồ sơ lý lịch để thi vào Đại học. Khổ cho Khôi và những người có chung một hoàn cảnh ấy, ngày ấy cái gọi là “thi” chẳng qua chỉ là một cuộc xét duyệt lý lịch. Ai có lý lịch kêu như chuông, sáng như ánh nắng chiếu vào mái nhà giột, người đó sẽ đỗ. Chả có vây mà, mới vào đầu năm học, trong khi tốt nghiệp chưa thi thì đã có những học sinh được báo làm hồ sơ để đi học ở nước ngoài (Liên xô và các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa) còn học lực thì không cần phải biết tới . Chú Tư, bố của Khôi, thấy vậy, rất buồn. Vì thế có lần chú đã hỏi thật Khôi: “Nếu bây giờ thầy chết, lý lịch của con có nhẹ bớt đi không”. Cứ nghĩ đấy là câu hỏi vu vơ của một người nghĩ quẩn, chứ ai ngờ, đó là lời nói thật lòng của chú.

Lời nói này được trở thành sự thật khi tháng 3 năm ấy (1961) Khôi làm lý lịch dự thi. Khốn khổ thay đây cũng là lúc chú Tư bị cảm sốt thương hàn. Mấy ngày liền chú không ăn không uống gì, ngoài chút nước cháo loãng. Lúc này không biết có phải vì chú muốn quyết tâm tìm đến cái chết, để hy vọng giảm nhẹ phần nào lý lịch cho cậu trai sắp thi vào đại học hay không mà chú cương quyết từ chối mọi thứ thuốc thang do vợ con, họ hàng đem tới. Vậy mà, nhờ thời gian, bệnh tình của chú cũng có cơ qua khỏi. Thấy thế ai cũng mừng, nghĩ trời có mắt biết thương người hiền lành, tử tế. Vậy mà nào ngơ, chỉ hai hôm sau bệnh của chú lại tái phát, lần này nặng hơn lần trước.


Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này bắt đầu từ một buổi sáng, sau khi Khôi ra Uy bàn nhân dân xã về buồn bã nói với chú rằng đến giờ này mà ông chủ tịch Biển vẫn không chịu chứng nhận vào bản lý lịch Khôi, dù rằng bản lý lịch ấy đã được Khôi sửa đi sửa lại nhiều lần theo ý của ông Biển và mặc dù, hôm ấy đã gần đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Cái lý do để ông Biển không chứng nhận lý lịch cho Khôi chỉ là nghi vấn rằng trong thời gian làm phó lý chú Tư hẳn là có mật báo với bọn Pháp thì cơ sở nuôi chứa cách mạng của ông Binh Tỏan mới bị bại lộ. Chú Tư thề “không”, ông Biển bảo “có” thế mới nên chuyện giằng co.

Hôm ấy nghe con trai phát khóc vì uất ức, chú Tư không nói gì, chỉ giục con tiếp tục đi học, việc chứng lý lịch đành phải chờ vào một cơ may khác. Chú lại hỏi Khôi, cái câu chú từng hỏi : “Nếu bây giờ thầy chết, lý lịch của con có nhẹ bớt đi không”. Khôi vẫn tưởng đó là câu hỏi để hỏi. Nào ngờ nửa đêm hôm ấy, trong Khôi và cả nhà đang ngủ, chú Tư ở giường bên bỗng chồm dậy hét lên rất to và cười lên khành khạch làm ai cũng sợ. “ Oi, bà ơi, ối các con ơi ! Tôi sắp chết rồi, sắp được sung sướng rồi. Bao nhiêu năm nay tôi khổ vì cái lý lịch của con tôi. Giá ngày Cải cách ấy, các ông Đội Khoảnh cứ bắn chết tôi hoặc giết tôi bằng lưỡi cuốc như ông Kền đã giết anh tôi thì có phải đỡ khổ cho tôi không. Các ông ấy, cho tôi sống làm gì để sau đấy cứ giầy vò tôi, giầy vò con cái tôi vì cái lý lịch khốn nạn này. Khôi ơi, thế là chỉ vì thầy, chỉ vì lý lịch đen tối của gia đình ta mà con không được thi vào đại học , không được học hành đến nơi đến chốn đúng như cái tên của con mà ngày trước thầy nhờ ông giáo Rĩnh đặt cho nữa rồi. Thầy sắp chết đây. Thầy chỉ mong sao trong lý lịch của con bên cạnh tên thầy, từ nay con chỉ phải ghi vẻn vẹn có chữ “chết” thôi. Thế là nhẹ gánh cho con lắm rồi, thầy mãn nguyện rồi!”

Chú Tư nằm vật xuống giuờng và tắt thở.

Mãi sau đó mọi người mới được biết về nguyên nhân sự trở bệnh của chú. Hoá ra, chiều hôm ấy trong lúc Khôi và các em đi học, thím Tư ra đồng xới lúa, ở nhà chú Tư đã lục lọi khắp mọi chỗ để cố tìm một thứ thức ăn gì đó, để chú ăn cho…chết. Và chú đã tìm được củ sắn dây luộc giấu kín ở một góc chạn bát. Đây là món quà, người em gái thím Tư đi chợ về gửi cho lũ em của Khôi nhưng chúng nó mải đi học nên còn để nguyên lại. Người ta nói, bệnh nhân thương hàn ở giai đoạn sắp khỏi, thành ruột bị bào rất mỏng nên rất dễ bị thủng, bị vỡ, gây tử vong một khi bệnh nhân ăn phải thức ăn khô cứng.


Trong trường hợp này, chắc chắn sắn dây luộc phải là loại thức ăn như thế!

Đó là tháng 3 năm 1961. Tính đến năm đó đã là 6 năm rồi, vậy mà cơn bão năm Mùi (1955) vẫn cứ còn thổi gió dữ dội vào các gia đình có số phận không bình thường như gia đình chú Tư tôi.

Trước cái chết tức tưởi của chú Tư, mấy hôm sau, ông Biển, chủ tịch xã buộc phải xác nhận lý lịch cho Khôi với những dòng chữ chung chung hiểu sao cũng được. Như là “cần phải chấp hành chính sách tốt hơn”. Như là “cần tích cực cải tạo hơn”. Nhờ đó, đúng hơn là nhờ vào cái chết bất đắc kỳ tử của chú Tư mà Khôi có được bản lý lịch nộp đúng hạn cho nhà trường để dự thi vào trường đại học. Để chắc ăn, để được chiếu cố, Khôi khôn ngoan có ý chọn một trường ít học sinh dự thi nhất để dự thi . Đó là Học viện thủy lợi. Một thằng bạn tỏ vẻ am hiểu tình hình chửi thảng vào mặt Khôi: “Mày ngu lắm! Cho mày theo ngành thuỷ lợi để mày đặt mìn phá đê gây lũ lụt à! Địa chủ mà không biết thân biết phận”.

Khôi cho biết, theo thông báo, trường này tuyển 60 thí sinh, mà đến giáp ngày thi, toàn khu tả ngạn sông Hồng mới có 12 người đăng ký. Từ ngày nạp đơn đến ngày thi thời gian còn những 4 tháng. Khôi học đêm học ngày, quên ăn quên ngủ. Và trời đã chiều lòng Khôi. Các môn thi Khôi đều hoàn thành trọn vẹn, có thể gọi là xuất sắc. Những tưởng phen này Khôi sẽ có tên trong danh sách học sinh trúng tuyển. Nhưng thực ra chỉ có trời chiều lòng Khôi thôi, còn con người thì không bao giờ. Họ kiên quyết đánh trượt. Hôm xem danh sách những học sinh trúng tuyển đại học dán ở cổng ty Giáo dục, một lần nữa Khôi rũ xuống như con gàbị cắt tiết. Cả trường cấp ba Khôi học hơn 200 học sinh dự thi, chỉ có 4 người bị trượt, trong đó có Khôi.

Vài năm sau Khôi đi lao động tại một công trường thuỷ điện, rồi vào bộ đội. Trước khi đi, Khôi lên Hà Nội và vào trường đại học để xin lại bộ hồ sơ dự thi ngày trước. Lần ấy, mở bản lý lịch ra xem, dù biết trước, Khôi vẫn bàng hoàng. Người ta đã gạch đi gạch lại bằng bút chì đỏ dưới chân hàng chữ “thành phần địa chủ” đến cả chục lần, như muốn xé rách trang giấy. Thế này thì dù có giỏi như Einstein, như Niwton cũng khó mà lọt vào được trường đại học của Việt Nam, nói chi là Khôi, một học sinh hết sức bình thường.

Năm 1973, Khôi hy sinh tại chiến trường Quảng Nam. Ứơc nguyện vào đại học vĩnh viễn tan trong bùn đất. Như vậy cái chết của chú Tư chỉ có thể giúp Khôi được thi chứ không giúp được đỗ vào đại học.

Ít lâu sau, khu lăng mộ của chúng tôi hoàn thành. Sự chính xác trong việc nhận diện chủ nhân các ngôi mộ này ngay sau đó đã được xác nhận khi chúng tôi mời được cô H., nhà ngoại cảm nổi tiếng, người có khả năng nói chuyện được với người cõi âm về tận khu lăng mộ để thẩm tra.

Như vậy, cùng với tháp lưu niệm, khu lăng mộ này , trở thành biểu tượng văn hoá lịch sử của dòng họ Nguyễn Đức Hàn Bằng chúng tôi.

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 13

**

NƯỚC MẮT MỘT THỜI
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

42.

Tôi nhận lấy từ tay ông hàng kính ba đồng rưỡi tiền bán chiếc bút máy và chiếc kính râm. Cầm được tiền rồi tôi hối hả chạy thẳng đến cửa hàng mậu dịch bên chợ Bo mua một cân rưỡi gạo nếp, rối vào chợ mua thêm nải chuối tiêu chín, gói hoa ngâu, mấy thẻ hương và một xấp giấy tiền. Cho tất cả vào chiếc bị cói, ba chân bốn cẳng tôi chạy về làng. Cứ nghĩ đến cảnh chiều nay mẹ tôi được rửa lại cái chõ bị bỏ mốc meo từ ngày Đội về đến giờ để đồ xôi, anh em được bày lại mâm cỗ cúng và được một tay chim chim nắm xôi, một tay tống vào ngập miệng miếng chuối tiêu trứng cuốc là tôi thấy chả còn gì vui hơn là được về làng. Với lại vui nhất là ngày hôm nay, tàn bạo như Diêm vương còn nghĩ đến chuyện ân xá cho tội đồ, nữa là với cán bộ cách mạng như những ông Đội.

Cây cầu Thẫm, bắc qua con sông đào vào làng tôi đã hiện ra trứoc mặt. Tôi vui vẻ bước lên cầu. Không ngờ từ xa chạy lại hai cô du kích, áo bà ba, dây da thắt ngang bụng, từ xa vác súng trường chạy tới.
- Trong làng có đấu trường, không được đi lối này mà phải vòng theo lối mả Vần kia!

Tôi nhìn về phía chợ Thông, đầu làng tôi. Đỏ rực một rừng cờ, rừng băng biển, khẩu hiệu và đen sì một biển người, cơ man là người, đông hơn cả phiên chợ ngày giáp tết.

Họ “thiết quân luật” thế này, chắc là có xử bắn, xử chém gì đây. A, đúng là thế rồi, nếu không sao hôm nay Đội lại cấm gia đình tôi ra khỏi nhà. Nghĩ thế chân tay tôi cứ rủn cả ra.

Mấy hôm nay các xã liên tục diễn ra các cuộc hành hình địa chủ. Mới hôm kia là tràng tiếng súng nổ khô đanh vọng lại từ xã Minh Quang, chung cánh đồng với xã tôi. Người ta bảo đó là tiếng súng xử tử ông Cửu Giảng. Ông Cửu Giảng tính tình hiền lành, nho nhã. Mẹ tôi vẫn thường bảo, cái tước “Cửu”ấy, chẳng qua chỉ là sự mua danh bán tước thời trước. Mà có được cái đấy để ra oai với làng nước, ông đã phải bán đi cả 6 mẫu khoai lang nên nhiều người ở vùng tôi cứ gọi đểu ông là ông Cửu Khoai.

Khổ thân ông, ngày xưa, ông sang trọng với cái hư danh ấy thế nào không mấy ai biết nhưng giờ đây ông khổ vì nó thì nhiều người chứng kiến.

Xử tử ông Cửu Giảng hôm trước, hôm sau có một người ở Mỹ Bổng xuống cánh đồng làng tôi bẫy chim xâm giun, thấy vắng vẻ, đã ghé tai lúc tôi đang xới lúa giữa đồng, nói nhỏ:
- Ông Hàn Lơn bị bắn chiều hôm qua rồi. Khổ, già rụng hết răng mà còn bị tố là phạm tội hiếp dâm.

Cụ Hàn Lơn là thân phụ người vợ trước của bố tôi. Mẹ tôi là vợ kế, bố tôi cưới, sau khi bà trước mất đã đựơc ba năm. Tuy vậy, chúng tôi vẫn gọi cụ bằng ông (ông ngoại) và cụ cũng coi chúng tôi như những đứa cháu ruột thịt. Cũng như ông nội tôi, như ông Cửu Giảng, “Hàn” chẳng qua cũng chỉ là trò mua danh bán tước.

Nếu được nói tóm lược một câu về người ông ngoại bất đắc dĩ này của tôi, tôi xin nêu: đây là một trong những con người khổ nhất trần gian.

Bởi lẽ ở đời có hai cái thuộc hàng sung sướng cũa mỗi con người, là cái ăn, cái ngủ. Thì, đây cái ăn, như bố tôi thường kể, dù trong nhà có ba bốn cái ao, xây gạch quanh bờ, cá dầy đặc như rươi chỉ cần rắc vài hạt cơm là có thể xúc lên cả rổ. Vậy mà chỉ khi nào cá chết (do mật độ dầy quá) nổi trắng, trương phềnh… bản thân cụ và đám con cháu, người làm mới được vớt lên ăn. Còn cơm. Cũng thế. Toàn thứ gạo mục chất trong kho hàng chục năm liền. Đưa bát cơm lên miệng, mùi mốc xực vào mũi, chỉ nhắm mắt mới nuốt nổi.

Và đây, cái ngủ. Bố tôi kể, cụ không bao giờ dám ngủ nằm. Mà là ngủ ngồi, dựa lưng vào tường mà ngủ, cái áo bađờxuy trùm người, bất kể mùa đông hay mùa hè, lạnh hay nóng. Hẳn là cả đời lo lắng, tính toán cho sự làm giàu, và tâm lý cảnh giác đề phòng mất của… đã tạo nên cho cụ thói quen kỳ quặc ấy.

Ngoài những nét vẽ kỳ dị tướng về cụ Hàn Lơn, bố tôi lần đầu còn hé mở cho tôi biết một bí mật về cụ mà đến lúc ấy chưa ai hay biết. Bố tôi biết được vì ngày xưa ông là con rể cưng được bố vợ tin tưởng chuyện gì cũng cho biết, việc gì cũng nhờ làm.

Thì ra trước ngày Cách mạng tháng 8 thành công, trong một lần lên Hà Nội chơi, tí tửng thế nào, cụ lại sa vào nhà chứa để rồi mắc phải cái bệnh bệnh lậu quái quỷ mà hồi đó, tuy mở bất cứ tờ báo nào cũng gặp những lời quảng cáo thuốc đặc trị nhưng kết cục cụ vẫn cứ phải bán đi hẳn nửa gia sản mà vẫn không sao thoát khỏi lưỡi dao oan nghiệt của bác sĩ, khi cực chẳng đã, phải cắt phéng đi gần hết cái của quý đó, để cuối cùng cụ trở thành người xạ thủ có đạn mà không có súng.

Vậy mà nay người ta lại khép cụ vào cái tội mà dù có muốn cụ không thể nào thực hiện nổi. Đã vậy người ta còn lấy đó làm cái cớ để xử tử cụ. Thật vô lý! Hết sức vô lý.

43.

Vậy rất có thể hôm nay người ta mở đấu trường xử án bố tôi.


Cách đây gần một tháng bố tôi đang xách hòm dao kéo đi cắt tóc rong cho đám trẻ con ở ấp Thiện Tùng, ven biển, thì bị một thanh niên với tinh thần cảnh giác cao độ ‘mỗi người dân là một người công an” đang ngồi uống nước với đám bạn bè thấy người lạ, liền xông đến hỏi giấy tờ, bố tôi có tật giật mình, đã thật thà khai báo nơi tạm trú của mình, một gia đình trước đó mấy chục năm đã được ông nội tôi cưu mang cấp đỡ tiến bạc. Gia đình này cũng đang bị địa phương chụp mũ là quốc dân đảng nên khi nghe nói thế đã sợ quá khai hết lai lịch của bố tôi với xã sở tại. Đội của sở này lập tức thông báo về quê tôi. Hôm sau Đội Khoảnh đã cử lão Kền đi xuống Tiền Hải bắt giải bố tôi vế. Hôm hắn cùng hai du kích xã dẫn giải bố tôi về làng, khốn khổ làm sao tôi lại phải chứng kiến.

Chiều hôm đó, tôi đi chăn bò. Cái điếm đất đầu làng vẫn làm nơi cho du kích ngủ canh đêm vừa bị bão đổ sập, úp chụp cái mái tranh xuống vệ cỏ, thành chỗ tránh nắng đám trẻ chăn bò. Tôi nhớ mãi lúc ấy đuổi được con bò vào sâu trong mả Vần, tôi nằm dài trên cỏ đọc nghiến ngấu cuốn sách nhỏ vừa bằng bàn tay, giấy đen sì, đầy cọng rơm, có tên ngòai bìa là “Hồ chủ tịch của chúng ta” của tác giả Nam Mộc mà tôi chẳng biết là ai.


Hình như đó là cuốn sách tôi mua được bằng tiền bán lá chè rụng tôi gom trong vườn mất mấy ngày mới có được. Mua ở hiệu sách của anh Thuỳ, lèo tèo dăm ba quyển.

Cuốn sách này và cuốn Luật cải cách ruộng đất như đã nói, là hai cuốn sách có được trong nhà tôi lúc ấy. Một cuốn cho tôi soi vào hiện tại, một cuốn cho tôi nghĩ tới tương lai.

Một cuốn buồn, một cuốn vui. Cuốn buồn vì thấy những dòng chữ ghi trong đó chẳng gì giống với hiện tại, là nói một đằng làm một nẻo, là nói rằng với với những gì hiện có thì gia đình tôi không thể nào là địa chủ được, vậy mà thực tế, đã là địa chủ, thậm chí địa chủ đầu sỏ. Cuốn vui vì tìm thấy trong đó một hướng đi và một nghị lực.

Đọc xong cuốn sách tôi thấy phấn chấn lạ thường. Tôi chui ra khỏi căn lều đổ chật hẹp và hôi thối . Nhưng chui ra rồi lại chui vào. Những câu khẩu hiệu kêu gọi phải tiêu diệt tận gốc cái giai cấp địa chủ mà gia đình tôi bị khoác vào đầu một cách oan uổng và vẻ mặt lạnh tanh đằng đằng sát khí của những người nông dân đang đi ngang qua trước mặt tôi kia, làm tôi mất hết cảm hứng, làm lan toả trong huyết quản tôi một nỗi chán chường vô hạn.

Tôi phải làm sao thoát khỏi hoàn cảnh này? Làm sao thoát khỏi cái làng Thông nhỏ bé này? Nhưng thoát để làm gì? Để chống lại cái tôi yêu mến, tôn thờ hay sao? Không, không bao giờ muốn làm thế, thậm chí tôi còn sẵn sàng chống lại đến cùng nếu ai xúi giục tôi làm điều ấy. Nghịch lý là ở chỗ ấy. Trớ trêu là với những người đang coi tôi là kẻ đối nghịch kia, tôi lại đang muốn được đứng trong hàng ngũ của họ. Khốn khổ cho tôi là trong khi tôi muốn đi với họ, đi cùng với họ đến tận cùng thì họ lại cứ lăm lăm tìm cách lánh xa tôi, đánh đuổi tôi.
- Ôi rắc rối quá!

Tôi lại chui vào lều đọc sách. Rồi lại bỏ sách xuống và lại buồn bã chui ra. Bỗng tôi nhìn thấy một đoàn người từ trong làng đang rầm rập rồng rắn chạy phía cầu Thẫm như chạy vỡ đê. Thấy lạ, tôi vội vã chạy theo. Tôi bước lên cầu đúng lúc có một người nhảy qua lan can định nhảy xuống con sông nước đang chảy cuồn cuộn. Bị dây thừng trói tay kéo lại người nhảy cầu treo lơ lửng tòong teng trong không gian như con ngoé bị mắc vào sơi dây câu. Đám du kích đi theo kẻ nhảy xuống sông, người xúm lại hò reo kéo “con ngóe” lên thành cầu. Và con ngóe ấy đã được lôi lên. Bấy giờtôi mới nhận ra người vừa định nhảy sống tự tử ấy chính là bố tôi. Ông vừa bị giải từ Tiền Hải về.

Ngay sau đấy bố tôi tiếp tục bị giải về làng. Hai cánh tay vẫn bị trói chặt ra sau lưng bằng sợi thừng bò và thực sự bố tôi cũng đã biến thành bò khi người du kích áp giải cứ giật giật sợi dây thừng, điều khiển muốn ông đi nhanh hoặc chậm. Bố tôi vẫn mặc nguyên bộ quần áo gụ thường ngày. Tôi vẫn còn nhìn thấy “con trai” úp vỏ chặt bên trái cổ, cái khối u vẫn được dân làng đồn là: “Con trai ấy là báu vật trời cho của lão. Con trai càng to lão càng giầu”. Giầu đâu chả thấy chỉ thấy hôm nay đám trai làng hiếu kỳ cứ nhắm chỗ ấy mà đá, mà đạp, mỗi lần đá lại thêm một tràng cười: “ Này, báu vật trời cho này. Tao phải đập cho nó nát ra để chúng mày cùng nghèo cùng khổ như chúng tao!”. Mỗi lần họ đấm đá, bố tôi chỉ còn biết co rúm người lại như con sâu.

Một lúc sau tôi thấy ông nằm đuỗn đuồn như một xác chết.
- Nó giả vờ đấy !

Tôi không dám nhìn bố tôi nhưng cái bụng trắng ởn, trương phềnh, to kềnh như bụng con lợn rọ của ông cứ đập vào mắt như buộc tôi phải chấp nhận sự trói buộc của số phận. Cái bụng ấy đang phồng lên xẹp xuống từng nhịp, từng nhịp.

Đúng lúc ấy, vâng đúng lúc ấy, tôi lại nhìn thấy Én ma ám của lòng tôi. Đã lâu lắm rồi hôm nay tôi mới lại thấy mặt nàng. Hình như nàng cũng tham gia đội du kích áp giải bố tôi về làng. Tim tôi nghẹn lại.

44.

Theo chỉ dẫn của cô du kích, tôi men theo cái lối mòn cỏ mọc um tùm hai bên đi đến đằng sau cái miếu có tên mà bọn trẻ chúng tôi rất sợ: miếu Am Hồn, ngôi miếu ẩn mình giữa mênh mông hai cánh mả là mả Vần và mả Cao, với hàng nghìn ngôi mộ nằm sát bên nhau lúc nào cũng như đang nằm im phục sẵn để chờ hễ có ai đi qua thì bật dậy quật ngã xuống mồ.

Không khí liêu trai đã ghê rợn. Càng ghê rợn hơn khi trước mắt tôi là một hình ảnh, đúng hơn một vật dụng mà trong đời con người không ai mong nó xuất hiện. Vật dụng ấy là… cỗ quan tài, gỗ còn rất mới và chắc chắn còn thơm nguyên mùi nhựa cây. Tôi bật người run bắn lên khi nhìn thấy một chữ viết bằng phấn trắng trên mặt tấm ván thiên. Chữ LÂN, tên bố tôi.

Đó cũng là lúc từ “đấu trường” chợ Thông xoáy lên qua loa sắt tây giọng nói khàn khàn vịt đực của lão đội Khoảnh: “Đã đến giờ khai mạc phiên toà, đề nghị đồng bào trật tự!”. Tiếp đến là những tiếng hô rúng động trời xanh: “Hoan nghênh toà án nhân đặc biệt huyện …!”. “Hoan nghênh ! Hoan nghênh !’. Mãi về sau, tôi mới hiểu thì ra, “đặc biệt” là như thế. Là chưa xử đã biết kết quả phiên toà. Chưa tuyên án mà đã để sẵn quan tài ngoài kia chờ mai táng bị cáo. Là, toà chỉ có buộc tội chứ bị cáo không có quyền cãi lại. Đặc biệt nữa là, ngồi ghế chánh án và xét xử là bà Đề, ông Kền, ông Tủng, ông Cấp, ông Nữu… toàn những người mù chữ, đi chợ vẫn còn phải lội bùn, vậy mà lại đứng ra dùng điều nọ, luật kia để buộc tội người khác.

Từ miếu Am Hồn tôi phải đi tắt qua mả Vần mới đến được chợ Thông. Tôi lại bàng hoàng khi nhìn thấy bên cạnh lối đi là một lỗ huyệt đã đào sẵn nông choèn choèn, màu hoàng thổ mới quật lên còn vàng tươi nhẽo nhoẹt như đất vừa chảy rỉ nước vàng từ vết thương trong lòng đất.

Tôi lẻn vào bãi đất trống trong chợ, nơi buổi sáng dùng làm nơi mua bán gà lợn, tìm chỗ khuất để ngồi. Không ai nhìn thấy tôi nhưng tôi thì nhìn thấy tất cả. Tôi nhìn thấy cuối bãi sừng sững một ngôi kỳ đài, kết bằng tre, bằng chuối, lá móc, lá đùng đình, ba bề bốn bên phấp phới, phần phật tung bay phông màn, cờ, khẩu hiệu những vị ngồi ghế xét xử, uy nghiêm, cứng đơ, ngu ngơ như những cục đá. Đau lòng nhất là tôi lại bị nhìn thấy bố tôi đang bị nhốt trong cái lồng đan bằng tre tươi, như cái trỗng lợn, đang run rẩy, sợ sệt như một con vật sắp bị đem cắt tiết.

Còn chung quanh tôi tất nhiên là một biển người, một rừng cờ đang im phăng phắc như thời tiết lúc đất trời đang sắp sửa nổi cơn giông. Tôi cố gắng tìm xem trong cái biển người này có En của tôi không. Đã mấy tháng nay, sau cái lần nhìn thấy En trong đám áp giải bố tôi, tôi không thấy nàng lần nào nữa. Tôi nhìn mãi mà không thấy nàng đâu.

Loa sắt tây lại vang lên tiếng nói. Tôi ở xa quá và sân chợ rộng quá nên không nghe được ai đang nói gì. Chỉ thấy trên cái sân khấu lộ thiên kia, người ta đang thi nhau diễn kịch câm, hết giơ nắm đấm lên trời lại vỗ hai tay vào nhau, để bên dưới, cứ theo từng động tác hình thể ấy, khán giả đồng loạt khi thì gân cổ lên hô “đả đảo, đả đảo”, khi lại vỗ tay gào lên “hoan hô, hoan hô”.

Bằng cách truyền khẩu người trước cho người sau, tôi biết đây lúc ông bà nông dân đang lần lượt lên vạch mặt tố khổ bố tôi. Tôi lủi dần lên phía trên để nghe cho rõ hơn. Lúc đầu tôi vẫn phải nghe những câu giáo trò cho các “bài” tố khổ đang trở thành nhàm chán. Nào vẫn là: “Mày cúi mặt xuống, mày vểnh tai lên”, vẫn là: “Mày có biết tao là ai không?” và các động tác kèm theo như ấn đầu, véo tai, dí trán, hất cằm …. Tiếp nữa là những điệp khúc từng du dương trong những cuộc tố khổ cấp xóm, cấp thôn như khóc, như gào, như muốn thấu tận trời xanh.

Tôi dửng dưng trước mọi câu tố khổ kiểu này. Vì nó bịa đặt, vu khống, bắt chước nhau, là lời nói của những con vẹt. Vì nó là những bài học thuộc lòng được các ông Đội dạy cho từ mấy hôm trước. Tuy vậy cũng không thể coi thường. Nó vô cảm nhưng lại có khả năng giết người. Trong số những lời tố khổ này, tôi đặc biệt chú ý đến lời tố của mấy người sau đây. Của ông Uẩn, một nông dân cùng xóm với tôi.
- Lân, mày còn nhớ không, ngày trước có lần mày dụ tao vào Đảng, cái Đảng có lá cờ đỏ mang hình búa liềm ấy, chứ không phải cờ nửa xanh nửa đỏ của cái đảng Dân chủ gì đó, tao vẫn thường thấy ở nhà thằng Sáu em mày đâu. Đảng ấy là đảng gì, mày khai ra trước toà đi!

Trên ghế quan toà, tôi thấy đội Khoảnh ngó ngó nghiêng nghiêng tỏ ra lúng túng. Chắc hẳn ông ta không ngờ trong đám học trò của mình có người lại trả bài lạc đề đến vậy. Đội Khoảnh luống cuống đập tay xuống bàn định không cho lão Uẩn tố tiếp nữa, nhưng do lão điếc lại đang đà cao hứng nên cứ phớt lờ, càng hét to hơn :
- Nói, cái Đảng ấy là Đảng gì? Ngoan cố hả?

Lão Uẩn giơ tay định táng mạnh vào mặt bố tôi nhưng bố tôi đã kịp né được. Bố tôi thản nhiên thủng thẳng trả lời:
- Thưa đó là đảng Cộng sản, nay là đảng Lao động Việt Nam ạ, không tin ông hỏi các ông đội ạ!.

Cả quảng trường, người hiểu chuyện thì cười ồ lên, người không hiểu thì cứ ngơ ngơ ngác ngác như nghe chuyện trên cung trăng. Đội Khoảnh phải vỗ hai tay vào nhau dẹp trật tự. Bố tôi là đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ong bị gián đọan với tổ chức Đảng vào cuối năm 1951, khi ông theo gợi ý của cấp trên, muốn để bà con yên ổn làm ăn, tránh những cuộc vây ráp, càn quét của giặc, đã đứng ra làm xã uỷ trong cái hội tề “ấm ớ”, ban ngày ra trụ sở làm giấy căn cước cho bà con đi lại dễ dàng, ban đêm về họp với các cán bộ Việt Minh và sau đó không lâu đã bị bọn phòng nhì của Pháp tống giam vì tội hoạt động hai mang.

Một lời của lão Kền:
- Lân! Mày có nhớ cái đợt giặc càn vào làng hồi đầu năm 1951 không. Mày lên đê giả vờ đánh rơi mũ để làm ám hiệu cho máy bay giặc đến ném bom làm chết một lúc mấy người dân vô tội, mày có nhớ không.
- Dạ, nhớ ạ!

Bố tôi chỉ gật đầu, chứ khônglắc hoặc cãi lại nửa lời.
Tôi đã bắt đầu cảm thấy buồn chán, đang không muốn nghe nữa thì đúng lúc có một thanh niên hùng dũng bước lên. A thì ra Tuý, con chú Hai tôi. Như trên đã nói, Tuý có may mắn hơn tôi là khi lớn lên, toàn bộ gia sản nhà anh được ông nội chia cho đã bị chú tôi thua cờ thua bạc đem bán sạch sành sanh nên bây giờ hắn ta mới được hạnh phúc trở thành bần nông. Tôi lắng nghe xem Túy sẽ tố bố tôi và cũng là bác ruột của Tuý những gì. Không biết, liệu có ăn phải bả của đứa con bất hiếu ở xã bên khi anh ta kéo ngược mặt bố lên mà quát hỏi” “Mày có biết tao là ai không?”-“Dạ, thưa con biết ạ. Ong là con của con, do vợ con ngủ với con mà sinh ra ạ.”- “Mày có nhớ ngày còn bé, tao chuyên trốn học đi chơi, mày đánh tao, bắt tao đi học không?”- “Dạ có” – “Do đó, tao mới thành người có học và có việc làm, để tao không bị nghèo khổ và để bây giờ tao không được trở thành bần cố nông như mọi người. Mày có biết không?”.

Chắc Tuý không thể nào táng tận lương tâm như thế được, tôi nghĩ. Vì dù sao chú ấy cũng người hiền lành, tử tế, lại có học, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Vậy mà lạ thay Tuý đã sáng tác ra câu tố phải nói là “bất hủ”, câu nói sau đó trở thành nổi tiếng ở làng tôi: “Cả Lân mày có nhớ không. Hồi mẹ mày ốm nặng, ăn lắm ỉa nhiều. Sáng nào mày cũng bắt đám cháu chắt chúng tao phải mang giành cứt của mẹ mày đi đổ, thối ơi là thối, thối không chịu được!”.

Mẹ mày, tức là cụ bà Hàn Bằng, bà nội của tôi và cũng là bà nội của chú ấy.

Phần tố khổ đã xong, tiếp đến là phần tuyên án. Cả bãi chợ rầm rầm đứng dậy và im lặng đợi chờ.

Cho đến nay, do thời gian qua đi đã lâu và cũng vì lúc đó tai tôi ù, mắt tôi hoa lên, không còn nhớ được hết bản án hôm ấy, chỉ nhớ được câu cuối cùng, do phó chánh án Phạm Văn Khoảnh, tức Đội Khoảnh đọc: “Như vậy, với 2 tội danh không thể tha thứ được, một là, bao chiếm đất đai, bóc lột địa tô, địa tức, hai là phản động, theo giặc lên bốt làm tề, giết hại nhân dân…Toà án nhân dân đặc biệt huyện…tuyên án tử hình tên Nguyễn Đức Lân. Bản án sẽ được thi hành ngay sau khi tuyên án”, tôi kinh hoàng như vừa nghe thấy phát đạn vừa bắn trúng vào đầu mình.

Lại một lần nữa bãi chợ nổ bùng như động đất, tràn đầy tiếng hò reo, tiếng hô đả đảo và tiếng trống ếch hoan hỉ dậy trời.

Ông bố khốn khổ của tôi bị bịt mắt bằng giải băng đen rồi được dẫn đi ngay. Đám đông lại háo hức đổ xô chạy theo để xem như xem một trò vui. Tôi đứng sững tại chỗ, định chờ lát nữa người ta đi hết thì lẻn về nhà. Nhưng thấy không thể đứng trơ trọi một mình giữa bãi, lại cũng vì muốn được nhìn mặt bố tôi lần cuối nên tôi cũng ùa theo mọi người ra chỗ xử bắn. Cái bị cói, đựng đồ cúng cô hồn mà tôi mới mua ở thị xã về bị người ta xô rơi xuống đất, tôi cúi xuống chưa kịp nhặt lên đã bị ai đá một cú thật mạnh, gạo, chuối, hương hoa, giấy tiền rơi bắn tung tóe.

Cuối cùng, không còn cách nào khác, tôi cũng đã có mặt bên cọc bắn. Bố tôi bị trói chặt vào cây cột (bằng gỗ hay bằng tre, tôi không biết nữa) đã dựng sẵn bên mé chợ, sát cạnh khu mả Vần. Bố tôi đứng thẳng, rất thẳng là khác, lưng dựa sát vào thân cột vẻ mặt thản nhiên, thậm chí cái miệng hơi mỉm cười, như coi thường chuyện sắp xảy ra.

Ba người du kích với sáu khẩu súng trường đã được lệnh quỳ xuống. Trong số này, tôi biết có anh chàng Phổng, cố nông, lâu nay rất yêu En và muốn hỏi En làm vợ nhưng không được En đáp lại, tuy vậy anh ta vẫn không lấy đó làm điều buồn giận, trái lại vẫn luôn tìm cách gần gũi En hơn, thậm chí còn tìm mọi cách để lấy lòng Én. Tiếng lên quy lát đạn lách cách nghe ghê rợn. Tôi lẩn thẩn nghĩ: Không biết trong giây phút này bố tôi nghĩ gì? Có sợ không nhỉ? Chắc là sợ lắm. Mà sợ nhất, chắc không phải là bản thân cái chết mà là sự chờ đón nó đến.

Có lẽ lúc này tôi sợ hơn bố tôi . Để bớt sợ tôi chỉ còn cách lấy hai ngón tay cái bịt chặt hai lỗ tai lại. Nhưng sao mà bớt sợ được khi tai tôi vẫn còn nghe được rõ mấy tiếng nổ lục bục, lục bục. Tôi bỏ tay ra khỏi tai, mở to mắt nhìn. Tôi không tin ở mắt mình khi thấy bố tôi vẫn hiên ngang sừng sững bên cọc bắn. Rõ ràng bố tôi không chết. Rõ ràng bố tôi còn sống. Thậm chí ông còn khẽ nhếch miệng mỉm cười nữa kìa. Lão Đội Khoảnh luống cuống, la hét um xùm. Lão gọi Kền đến chửi như té nước vào mặt: “Đồ vô tích sự! Thế mà cũng đòi làm chỉ huy đội bắn! Anh có biết anh cần phải làm gì lúc này không!”Lão Kền mặt xanh lợt như người sốt rét, chân tay run lẩy bẩy. Tôi thấy lão lấm lét nhìn trước nhìn sau rồi lảo đảo chạy về đám thanh niên đang tay cuốc tay mai, chuẩn bị chôn cất bố tôi. Lão hồng hộc chạy đi rồi hồng hộc chạy lại. Lúc chạy lại tôi còn kịp nhìn thấy lão xách theo một cái cuốc. Đến trước mặt bố tôi, lão thẳng tay giơ cao lưỡi cuốc lên… Anh nắng buổi chiều mùa hè loé lên loang loáng. Tôi choáng váng. Mắt nổ hoa cải xanh đỏ tím vàng. Tôi ngã vật xuống đất chợ. Bất tỉnh.

Sau này tôi được nghe kể lại, bị nhát cuốc đầu tiên bổ vào đầu, bố tôi vẫn còn sống, vẫn còn vươn được hai cánh tay đưa lên đầu chống đỡ và chắc chắn ông sẽ còn giơ mãi hai cánh tay ấy như giơ cái dấu hỏi lên không trung cho đất trời thấu hiểu nỗi oan khốc của ông, nếu như lão Kền không phải bổ đến nhát cuốc thứ hai. Lúc này, bố tôi mới chịu ngã và từ từ duỗi thẳng hai chân, hai tay ra, cứng đơ như con gà vừa bị cắt tiết. Còn mắt ông thì lại vẫn mở trừng trừng.

Những người chứng kiến còn kể khi bố tôi thực sự chết rồi, lão Kền mới dám đến bên xác ông, rụt rè thò tay móc vào túi áo. Mọi người nín thở căng mắt theo dõi. Sẽ là cái gì trong túi áo ấy? Một tập tài liệu phản động chăng? Hay một mớ truyền đơn phản đối cuộc xử tử bất công, vô lý mà ông dự định sẽ tung ra trước khi bị hành hình. Hay là…vàng. Nói đến địa chủ là người ta thường nói đến vàng mà.

Cái vật cồm cộm giấu trong túi áo bố tôi được lôi ra. Mọi người chưng hửng. Oi, hoá ra đó lại là nắm cơm bọc lá chuối.
- A, xôi gấc!

Một người nào đó ở xa kêu lên. Rồi cũng vẫn tiếng nói đó:
- Mẹ kiếp, địa chủ có khác , chết đến đít rồi mà vẫn còn được ăn xôi gấc.

Lão Kền nghe thấy thế, tức vì từ sáng đến giờ nhịn đói không có gì độn bụng, đã chạy đến giật lấy nắm cơm giơ lên cao, chửi đổng:
- Xôi, cái con c… Cơm nhuộm máu thì có.

Hôm ấy tôi không nhìn thấy nắm cơm này. Nhưng nhiều năm về sau, tôi liên tục nhìn thấy nó trong những bữa ăn, bữa cỗ có xôi gấc hoặc thứ thức ăn gì đó có màu hồng, màu đỏ. Đến nỗi từ đó tôi không dám ăn xôi gấc nữa.

Bố tôi chết tức tưởi như thế đó. Ông đâu có ngờ rằng sau đấu tố sẽ bị xử tử ngay. Chắc ông dù có giỏi tưởng tượng cũng chỉ có thể nghĩ rằng làm xong việc này, giống như sau mỗi lần họp phê bình kiểm điểm thường kỳ, ông có quyền được nghỉ ngơi, được ăn uống, được tự nhiên bóc gói lá chuối, lấy nắm cơm ra mà ăn, ăn ngon lành, vì từ sáng đến giờ, ông đã có cái gì trong bụng đâu! Với lại, hôm nay lại là ngày rằm tháng 7 âm lịch, đến các tội đồ dưới âm phủ còn được xá tội nữa là với con người. Lại nữa, chắc chắn khi bước đến đây bố tôi không thể nào biết được ông mắc phải tội gì và tội ấy, làm gì mà phải bị phạt bằng cái chết .

Ngay sau đó mấy người du kích nắm chân bố tôi xềnh xệch lôi ra chỗ đặt quan tài. Máu rỉ ra nhuộm ướt đầm đìa lớp lá cỏ trên đường đi. Bao nhiêu năm sau ai qua đây cũng thấy rợn người. Tôi để ý thấy nhiều ngày sau, đám bò thả rong trong mả Vần cứ ăn cỏ gần đến chỗ đó là chúng phì phò hít hà hai lỗ mũi rồi cong đuôi chạy lồng lên như bị ong đốt đít. Chúng sợ máu đến thế là cùng.

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 12

**

NƯỚC MẮT MỘT THỜI
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

39.

Mẹ tôi vừa được cởi trói tháo còng ngay tại trong sân nhà thì cũng là lúc toàn bộ của cải nhà tôi từ cái chum đựng thóc, cái bàn, cái giường đến những thứ gọi chung là chổi cùn rế rách đều được mang hết ra sân, xếp thành hàng thành lối và được mấy thanh niên trong đó có cả Én, đem tờ giấy kê biên hôm trước ra đối chiếu kiểm tra lại từng món. Khi họ hô lên tiếng “hai cái màn”, và người kiểm tra báo lại “đủ”, tôi đã hơi giật mình. Chẳng ai nhận ra sự gian trá của tôi nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy xấu hổ.

Những cái gọi là tài sản của nhà tôi, to như cái nhà, nhỏ như cái nồi đều được dán hoặc đeo vào một tờ giấy hồng điều viết hai chữ QUẢ THỰC. Như đã nói ở trên, đây là danh từ lần đầu tiên xuất hiện trong ngôn ngữ nước ta và sau đó cũng không thấy ai nhắc lại nữa. “Quả thực” nghĩa là gì? Là kết quả có thực hay một hiện thực có kết quả? Chịu chả hiểu nổi. Sau này, tôi hỏi, chả thấy ai trả lời rành rọt được. Hình như đó hai chữ được sinh ra từ cuộc cách mạng điền địa bên Trung Quốc, bên ta cứ thế bê nguyên si sang.

Thật bất ngờ, đúng lúc đó, tôi lại gặp được con bò thân yêu của tôi. Cả tháng nay, sau cái lần tôi bị ông bà nông dân đuổi bắt,tôi đã không trông thấy nó. Nó được dẫn từ ngoài ngõ vào, lộp cộp gõ móng oai vệ xuống nền sân gạch. Hôm nay trông nó khác quá. Hình như tươi tỉnh và béo tốt hơn. Người ta cũng dán tờ giấy hồng điều có hai chữ “quả thực” lên trán nó, chỗ có đốm lông trắng quen thuộc. Lúc con bò được dẫn ra giữa sân cũng là lúc đội thiếu nhi gióng lên hồi trống ếch mạnh mẽ, rộn ràng. Con bò sợ quá, co rúm người lại và lập tức từ đít nó phụt dài ra một luồng chất lỏng đen đen, thối hoăng. Nhưng hình như lúc ấy chẳng ai để ý đến cái điều vừa phạm thượng vừa mất vệ sinh này. Tất cả lỗ tai, con mắt đều đang đổ dồn vào cái mồm rộng hoác vêu vao như mồm cá ngão của lão Đội Khoảnh. Ong ta đang công bố danh sách những người được chia “quả thực”. Nào là: “Ông Cấp, ông Toàn, hai hộ chung nhau con bò”. Nào là: “Căn nhà gỗ lim 7 gian sẽ được chia lại cho gia đình ông Kền 4 gian. 3 gian còn lại dành cho cụ Vĩnh và cô En. Còn vừơn chè thì ông Dụng một nửa, bà Rốt một nửa…”
-Thế còn của nhà tôi đâu?
-Tôi không được cái gì à?
- Lão Dụng giả nghèo giả khổ đấy. Tôi chuyên thấy hắn ra chợ Thông uống rượu, ăn thịt chó.

Ông bà nông dân tranh giành của cải cãi nhau như đám mổ bò. Đội Khoảnh buộc phải đứng lên hè vỗ tay nói lớn:
- Bà con trật tự. Rồi đâu có đấy. Xóm ta còn những 5 địa chủ nữa kia mà. Ai còn phá quấy, tôi cho du kích gô cổ lại đấy.

Đã tưởng mọi người tạm im. Nào ngờ, ông Khán Vĩnh lập cập đứng lên:
-Dạ, thưa Đội, nhà cháu xin không nhận mấy gian nhà ấy ạ. Vì nhà cháu đã có nhà rồi.

Mọi người trố mắt nhìn ông Khán Vĩnh như nhìn một sinh vật lạ.

Đây cũng là lúc mẹ con tôi đang nóng lòng chờ xem Đội sẽ giải quyết chỗ ở cho chúng tôi thế nào. Mấy hôm nay, với các gia đình địa chủ, sau khi tịch thu tài sản xong, Đội thường chừa lại căn bếp cho họ. Như vậy mẹ con tôi chăc chắn sẽ được Đội cho lại căn bêp, vừa chật vừa nóng như cai lô cốt ấy!

Chiều hôm ấy là một chiều tan nát . Một gia đình bền vững nồi đồng cối đá, nhà ngói cây mít như nhà tôi bỗng chốc tan vỡ, phân ly. Bố tôi thì đến nay vẫn không biết lưu lạc, sống chết ra sao. Cái bát, chiếc tô, nắm đũa, mọi bữa vẫn được úp chung với nhau trong cùng một chiếc chạn, bây giờ phải xa lìa nhau, cái theo bà Rốt, cái đến nhà bà Đề. Và cả con bò yêu quý của tôi nữa, chiều nay không biết nó phiêu bạt đến đâu?

Mắt tôi cay xè, cổ tôi nghẹn đắng.

Trước khi rút đi, Đội Khoảnh còn lệnh cho lão Kền bật lửa đốt đi đám sách chữ nho của ông nội tôi để lại, được những người đến tịch thu tài sản nhà tôi gom lại chất thành đống to lù lù ở một góc sân. Đội Khoảnh giải thích với mọi người rằng đó là “Văn tự ruộng đất của giai cấp địa chủ”, cần phải tiêu hủy sạch sành sanh. Tôi định cãi lại rằng, không phải thế, vì ngày nhỏ từng được học chữ nho tôi biết được trong đám văn tự này có quyển là Tam Quốc Chí, truyện Tàu nổi tiếng của Trung Quốc, có quyển là Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam, nhưng Đội cấm không cho nói, tôi đành đứng im ấm ức, bất lực nhìn những cái lưỡi bằng lửa của con quái vật chập chờn đang nhanh chóng liếm đi hết trang sách này đến dòng chữ kia.

Mấy mẹ con tôi quét vội căn bếp đầy bồ hóng rồi kê vào đấy chiếc giường tre ọp ẹp, xiêu vẹo, vẫn bị vứt lay lắt ở góc bếp, Đội vừa tuyên bố cho lại, cho mẹ và em gái tôi nằm. Còn tôi thì đã có cái nong vẫn dùng để phơi đỗ. Đêm hôm ấy và những đêm sau, để nằm cho vừa, tôi cứ phải cong người lại như con tôm.

Đêm đầu tiên xuống bếp ở thật lắm chuyện dở khóc, dở cười. Lúc chập tối vừa nằm xuống thì giông gió nổi lên, cả một tảng bồ hóng to như nắm giẻ đen chụp xuống mặt đứa em út tôi làm nó không sao mở mắt ra được. Nó khóc và nước mắt lại bôi đen biến nó thành cái mặt hề làm cả nhà không nhịn được cười và nó đang khóc cũng phải cười theo. Nhưng sau đó thì cả nhà tôi không còn ai cười được nữa. Mưa to quá, nước chảy lênh láng vào nhà, tràn lên cả chiếc nong tôi đang nằm. Cả nhà tôi phải dồn cả vào chiếc giừơng ọp ẹp, chật hẹp. Chúng tôi đành thức ngồi chờ sáng. Nửa đêm hôm ấy, mẹ tôi kêu thất thanh:
-Trộm ! Các con ơi trộm ! Khổ quá, mất hết rồi, còn gì đâu mà trộm đến.

Chúng tôi dù sợ run như cầy sấy nhưng vẫn còn đủ bình tĩnh để nhận ra tên trộm ấy là một ông già.

Mẹ con tôi vùng chạy ra ngoài sân. Mưa đã tạnh. Anh trăng hạ tuần đủ soi cho tôi nhìn thấy kẻ tên trộm ấy là ông Khán Vĩnh. Ong ngồi thụp xuống trước mặt chúng tôi, hai tay xá vào mẹ tôi lia lịa:
- Con là Vĩnh đây. Con đến đây để tạ tội với ông bà và các cô, các cậu.

Mẹ tôi luống cuống đỡ ông đứng dậy rồi nói như xin lỗi:
-Ấy chết, sao ông lại làm thế. Ngày trước cũng đã không được rồi, nói gì hôm nay, chúng tôi khác gì con chó, con bò…

Ong Khán Vĩnh vẫn không chịu đứng lên, vẫn cứ giữ nguyên thái độ lễ phép ban đầu:
-Dạ thưa, đứa nào nó hỗn láo với bà và các cô, các cậu thì trời đất qủy thần sẽ vặn cổ nó. Còn chúng con thì xưa nào nay thế, có cho vào cối giã nát, tấm lòng của chúng con đối với ông bà và các cô, các cậu vẫn không hề thay đổi.

Mẹ con tôi đành cùng ngồi xụp xuống nền sân gạch với ông. Ong lại nói tiếp, giọng thều thào:
-Thằng con giai con trưa nay nó tố bà là nó tố điêu đấy. Nó nghe người ta xúi có tố nhiều thì mới được chia nhiều quả thực nên nó mới ngu dại như thế. Con đã bảo với nó nhiều lần mà nào nó có chịu nghe đâu . Con bảo rằng năm đói không có ông bà bên này bớt mồm bớt miệng thì cả nhà mình chết nhăn răng cả rồi.
-Thật là quân ăn cháo đái bát ! *

Nghe ông nói chúng tôi sợ quá. Tai vách mạch rừng, vạ miệng như chơi. Chúng tôi đã giả vờ đứng lên để ông đừng nói thêm nữa nhưng ông vẫn chưa thôi:
-Bà ơi, trưa nay nhìn thấy thằng con của con nó nắm tóc, bẹo tai, ấn đầu, xỉ nhục bà, con đau lòng lắm. Thà nó làm thế với con, con còn mát dạ hơn.

Ông Khán Vĩnhvẫn còn muốn nói nữa. Tôi đành bịa ra chuyện có người đang rình rập nghe ngóng ở ngoài vườn chè. Ông chịu đứng dậy ra về, nhưng đi rồi, vẫn quay lại chĩa miệng về phía vườn chè chửi đổng :
-Mẹ cha quân khốn kiếp, rình với rập. Ong có sợ cái con c… đây này.

Đêm hôm ấy lại thêm một lần nữa tôi bối rối. Những gì vừa xảy ra đối với chúng tôi là gì nhỉ? Thực hay hư? Bi hay hài? Đúng hay sai? Cách mạng hay ngược lại? Chịu.

40.

Tôi lại thắp lên 3 nén nhang, gióng 5 tiếng chuông và gõ 7 tiêng mõ. Tiếng En lại hiện về:

Anh yêu thương của em! “Hãy trả lời lòng anh mấy câu-Tình duyên với em trong kiếp nào”. Sao anh lại viết câu hát ấy ra mặt bàn học của anh. Anh tưởng sẽ không có lúc em đọc được câu hát ấy của anh hay sao. Chỉ có điều em phải đọc nó trong một trạng thái không bình thường, trong lúc em thì vui cười, còn anh thì đau khổ và uất ức. Mà em đã nói với anh nhiều rồi mà. Tình duyên của chúng ta là ở kiếp này, ở ngày hôm qua và ngày hôm nay, chứ không ở kiếp nào khác đâu, dù kiếp này, chúng ta không đến được với nhau. Anh ơi, em xin được kể lại với anh chuyện này nhé. Tối hôm qua, lão Đội Khoảnh đến nhà em, bỗng dưng bắt em chép rồi học thuộc lòng một bài thơ không biết lão ta học được từ ở đâu ấy, có nội dung thế này: “Anh đã trót yêu con địa chủ. Lỡ yêu rồi biết bỏ làm sao…”. Hình như lão ta muốn răn đe em. Nhưng em không sợ. Vì có gì mà phải sợ anh nhỉ! Em bảo với anh ta, nếu có tội thì địa chủ mới là kẻ có tội, chứ con cái người ta thì tội tình gì . Lão bảo, tội “liên quan”. Đấy, anh thấy đấy, người cầm cân nảy mực ở một xã mà còn thế, trong luật cải cách ruộng đất làm gì có cái tội này. Cho nên những người sinh ra trong một hoàn cảnh như anh lúc này khổ sở là chuyện tất nhiên anh à. Lúc ấy, em với nói với lão ta, giả sử em yêu anh con trai nhà địa chủ thì anh tính sao đây. Đội Khoảnh cười, nửa đùa nửa thật: “Thì tôi sẽ nâng thành phần gia đình cô từ bần nông lên địa chủ cho ngang bằng với nó! Xóm Quyết Thắng tôi phụ trách này, chỉ tiêu trên giao là phải có 9 địa chủ mà tôi mới tìm ra được có 7 đây”. Nghe thế, em mới giật mình hỏi lại lão: “Vậy ra quy định một gia đình có là địa chủ hay không là do chỉ tiêu trên giao và tuỳ thuộc vào ý muốn của các anh, chứ không phải do họ có nhiều ruộng đất, hoặc có bóc lột hay không”. Đội Khoảnh cười ruồi, phụ hoạ: “Và phụ thuộc vào tài năng của từng ông cán bộ Đội. Giống như người bác sĩ ấy, có giỏi mới phát hiện ra những con vi trùng, con giun con sán đang ẩn náu trong từng cơ thể con người. Nếu không cứ thấy béo tốt tưởng là khoẻ mạnh!”. Thảo nào, ông Toạ chuyên giết thịt lợn xóm ta hôm kia đang là trung nông hôm nay lên địa chủ, anh nhỉ! Em nói lại với Đội Khoảnh nhưng không thấy lão ta đáp lại. Cải cách ruộng đất ở quê mình là thế đó, đấy anh.


41.

Rằm tháng 7 âm lịch, ngày “xá tội vong nhân”, người ta nói ngày này dưới âm phủ, Diêm Vương xoá án giảm tội cho những linh hồn không may bị đầy xuống đây. Mẹ tôi bảo, người ta cúng các cô hồn, chả lẽ mình không. Nhưng biết lấy gì mà cúng trong khi tiền chẳng có mà gạo cũng không. Rồi mẹ tôi bảo xem trong nhà có thứ gì có thể giấu được trong người thì tìm cách đem xuống chợ tỉnh mà bán.

Tôi lục lọi mãi mới thấy được hai món đồ là chiếc kính râm của bố tôi và chiếc bút máy Oerơvơ lâu nay tôi vẫn dùng đi học.

Giấu hai thứ đó vào cạp quần, chờ đến lúc trưa tròn bóng, tức là lúc mọi người nhà nào về nhà ấy nghỉ ngơi, cơm nước, tôi mới lẻn ra khỏi cổng làng. Rất may chả có ai hỏi gì tôi. Dù vậy, tôi vẫn hồi hộp vừa đi vừa ngoái lại phía sau. Tôi sợ có người chạy theo bắt lại vì tối hôm qua không hiểu vì cớ gì mà lão Kền lại sang nhà đứng ngoài chõ mồm nói thách mé ngày hôm nay Đội cấm ngặt không cho bất cứ một người nào trong gia đình tôi được ra khỏi nhà. Lão nói xong đi ngay không một lời giải thích nên chúng tôi cứ nghĩ chắc gần đến ngày quốc khánh, sợ bọn phản động phá hoại lễ lạt nên Đội mới ra lệnh thế chăng nên cứ đánh liều ra đi.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, tôi xuống đến thị xã. Phố xá vắng lặng rợn người. Mỗi cơn gió thổi hun hút trên đường phố tôi cứ có cảm giác nó đang được khởi hành từ làng tôi mang theo một nỗ buồn hiu hắt.

Đang đi trên hè phố, bỗng tôi giật mình, vì thấy người đàn bà bán chè đỗ đen kia trông giống mẹ thằng Hùng, bạn tôi quá. Cách đây 3 năm, khi học lớp nhì trên thị xã, tôi ở với dì của tôi, thuê chung nhà với mẹ thằng Hùng. Chúng tôi thân nhau lắm, thường ăn chung một miếng ăn, chơi chung một khẩu súng bắn pháo xiết. Hoà bình lập lại, tôi về quê, còn Hùng vẫn ở lại thị xã với mẹ. Quê quán của nó ở đâu tôi không biết và mẹ con nó cũng chẳng biết quê tôi ở đâu. Vậy mà không hiểu vì sao, cách đây ít ngày, từ thị xã tin bay về làng tôi rằng, mẹ thằng Hùng trong buổi “Tố khổ hỗ trợ nông dân” của những người buôn thúng bán mẹt đã gào thét: “Thằng con trai tôi, khổ lắm, nó từng bị thằng bạn ở cùng nhà nghe đâu bây giờ là con địa chủ thường xuyên chĩa súng pháo xiết vào người, bắt giơ tay lên và bắt làm tù binh giải đi. An hiếp người ta đến thế là cùng”. Vậy đó, trò trẻ con lúc này cũng bị nâng lên thành vấn đề giai cấp.

Tôi lấy nón lá che mặt đi qua chỗ mẹ thằng Hùng.

Đi được một quãng thấy người ta đang xúm đen xúm đỏ xem xét một cái gì đó, tôi cũng ghé vào. Một cái tủ lưới mắt cáo bày bức ảnh chụp cảnh xử tử một “tên địa chủ cường hào gian ác” phạm tội “âm mưu giật mìn phá hoại cống ngăn mặn Trà Lân”. Mới nhìn mà đã sởn da gà. Sao mà giống bố tôi thế. Cũng cái lưng còng. Cục yết hầu to như quả ổi . Mắt hoa lên, chân tay bủn rủn, tôi đứng không vững, phải ngồi thụp xuống hè phố. Một người đàn ông nhìn như soi vào mặt tôi. “Thằng này, con trai mà nhát”.

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 11

***

NƯỚC MẮT MỘT THỜI
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

37

Tôi lê bước về nhà. Tất cả tối om, không một ánh đèn. Đúng là có chuyện rồi. Tôi hồi hộp mở bức mành mành. Có tiếng em tôi, cái Ngân thều thào trong góc tối:
- Bu … bị bắt, giải đi rồi!
Tôi ngồi thụp xuống nền nhà:
- Bu bị bắt thật à? Họ bắt vì cớ gì?
- Không biết. Chỉ biết lúc họ đưa guồng đến tát ao, bu không đồng ý, bu nằm lăn ra bờ ao ngăn cản, hai bên dằng co nhau, thế là họ trói bu lại, dẫn đi.
Cái ao này của nhà tôi gọi là ao Cả, chả biết vì sao nó có tên là thế, chắc vì nó to nhất trong đám ao của xóm này. Bố mẹ tôi chắt bóp tậu lại của ông binh Thoan từ khi tôi còn nhỏ xíu và cũng từ đấy ao chỉ có tha cá vào chứ không tát cạn bao giờ, thành ra cá trong ao to lắm, cà mè thì hơn cái quạt mo, cá trám đêm đến quẫy đẻ như trâu đầm. Bây giờ tát cạn làm hủy hoại cái mà sau này ta gọi là môi trường sinh thái, thử hỏi, mẹ tôi, một người gần suốt đời gắn bó với đồng ruộng làm sao không bức xúc được.
- Còn cái Thân.
Tôi tức giận hỏi lại em tôi, cứ như nó là người có lỗi.
- Họ bắt đi giam cùng với bu rồi!
- Sao không giữ nó ở lại.
- Nó theo bu quá, cứ khóc gào lên,em không biết làm sao được!
Tôi muốn phát điên lên. “Trời ơi, sao khổ thế này!” .Tôi đấm tay xuống bàn. Am chén nảy cẫng lên rung cành cạch. Cái Ngân sợ quá khóc thét.
Từ hôm đó trở đi, ngày nào anh em tôi cũng phải chia nhau mang cơm đến từ đường họ Đặng, nơi giam giữ mẹ tôi. Mỗi lần đến đấy lòng tôi lại như xát muối. Vì đó cũng là lúc người nhà của các phạm nhân khác mang cơm đến. Tiếng búa gõ lách cách mở cùm, tiếng loảng xoảng tháo xiềng, tháo xích…nghe ghê rợn như âm thanh phát ra từ chín tầng địa ngục. Mấy hôm nay lại có thêm tiếng khóc của trẻ con nữa, mới đau lòng chứ. Cũng từ đó, mỗi lần tôi xới cơm vào tấm khăn ứơt để nắm là một lần cái Ngân lại khóc. Vì nắm cơm dành cho mẹ tôi nó bé quá, chỉ to hơn quả trứng gà một chút. Thức ăn lại chả có gì ngoài gói muối trộn ớt. Kham khổ thế này, mẹ tôi và em út tôi yếu ớt như cái mầm giá kia sao chịu nổi. Hôm sau, nghĩ thương em quá, tôi đánh liều xin Đội Khoảnh cho nó được “tại ngoại”, còn mẹ tôi thì vẫn cứ cả ngày lẫn đêm hai chân đút cả vào cùm.
Nhưng rồi cái Thân, em út tôi, ra tù không được bao lâu lại bị chết một cách khổ sở. Cả đời tôi cứ ân hận mãi chuyện này. Giá tôi đừng thương nó, đừng “bảo lãnh” cho nó về thì đâu nên chuyện.
Chiều hôm đó, cũng như những buổi chiều khác, đội thiếu nhi xóm tôi lại diễu hành quanh các đường ngang ngõ tắt, vừa dánh trống ếch vừa hô vang các khẩu hiệu quen thuộc đến nhàm chán. Vẫn lại “Có khổ tố khổ, nông dân vùng lên!”. Vẫn lại: “Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh”. Tôi đang ngồi thái khoai để mai đem phơi thì nghe thấy tiếng hô và tiếng trống ếch đã đến sau nhà. Như mọi lần, tôi cũng chẳng để ý đến làm gì, vì đó là chuyện của người ta. Nhưng rồi có một việc khiến tôi không thể ngồi yên được, buộc tôi phải bí mật xuống chuồng bò nhòm qua lỗ tò vò để nhìn xem chuyện gì vừa xảy ra. Tôi thấy lúc ấy, đám thiếu nhi đang đi theo đội ngũ chỉnh tề, bỗng phá hàng chạy nháo chạy nhào, đứa tọt vào vườn nhà tôi, đứa tạt xuống bờ ao khoai ngứa. Cứ như dòng kiến lửa đang chuyển động bỗng bị chắn ngang. Có đứa ôm đầu khóc hu hu: “Nó ném gạch trúng đầu tôi rồi”. Lại có tiếng kêu: “Nó ném cả cứt bò nữa. Đúng là quân phản động phá hoại rồi”.Tôi chưa kịp trốn ra khỏi chuồng bò, đã thấy đám thiếu nhi ập vào nhà kín cả sân. Chẳng biết vì lý do gì mà ngay lúc đó lão Kền có mặt. Lão nhảy tọt vào chuồng bò lôi tôi ra, lấy dây thừng trói tôi lại rồi dong đến giam trong buồng nhà căn nhà rách nát của bà Tụ hiện bỏ không sau khi gia đình bà được Đội Khoảnh cho dọn sang ở nhà chú Bẩy tôi. Lão Kền trói chặt tôi vào chân chiếc cột nhà bằng cây xoan chôn chặt xuống nền nhà. Suốt cả đêm hôm ấy tôi tìm mọi cách để tháo dây trói mà không sao làm được. Có lúc tôi làm cột nhà rung lên như động đất khiến mấy người du kích canh gác bên ngoài sợ quá phải chạy đến lấy roi quất tới tấp lên người tôi, tôi mới chịu yên. Tôi cứ bị trói như con chó như thế cho đến chiều hôm sau thì nghe có tiếng la thất thanh từ ngoài ngõ. Tiếng của En: “Anh Khoảnh, anh Kền đâu rồi, có thả người ta ra không. Em gái của người ta đang sắp chết kia kìa”. Nhờ đó mà tôi được tạm tha về nhà và rồi sau đó được tha bổng, do En đã điều tra ra kẻ ném đá giấu tay hôm ấy và doạ sẽ thưa lên Đoàn ủy Đoàn Cải cách ruộng đất. Đó chính là lão Kền làm theo lệnh của Đội Khoảnh. Chả biết có phải vì hắn trả thù tôi về vụ “nhòm trộm” cuộc hủ hoá của hắn với chị Nghiệm hôm nào hay vì cái vụ tôi giải thoát En ở bờ ao Đào hôm ấy. Có lẽ vì cả hai.
Tôi về đến nhà thì em út tôi, cái Thân đã mệt lắm rồi. Nó bị đói lả vì từ hôm qua đến giờ, tôi bị bắt, nhà không còn hạt gạo để nấu cháo, cái Ngân đành phải nhai khoai sống mớm cho nó. Đã vậy lại còn cho nó uống nước lã, bị ỉa chảy suốt từ sáng đến giờ, không có thuốc cầm. Rồi em tôi chết trên tay tôi. Tôi có hỏi sao không cho em ra trạm xá. Ngân trả lời: “Nó có ra mời nhưng ông Đảm, y sĩ, sợ liên quan không dám vào nhà”. Cũng vì thế nó phải đánh liều sang tìm chị En, người mà nó biết lâu nay vẫn còn chút cảm tình với gia đình tôi. Nhưng En cũng chẳng biết làm gì hơn là đến chỗ giam cầm xin cho tôi về.
Đêm ấy, mẹ tôi cũng được tạm tha nhưng Đội Khoảnh chỉ cho phép được ở nhà đến trưa hôm sau, khi đã chôn cất em tôi đâu vào đấy.
Lại cũng đêm hôm ấy, tôi phải phá cái tủ sách, vốn làm bằng thùng sữa Nestelé, để đóng cho em tôi cỗ ván nhỏ rồi lẻn sang nhà ông Khán Vĩnh nhờ ông giúp đưa em tôi ra đồng. Chúng tôi dám tổ chức đưa đám em tôi vào ban ngày, sợ bị phá đám sẽ làm tủi vong linh em tôi thêm một lần nữa.
Đêm ấy, trăng sáng mờ mờ, ông Khán Vĩnh cắp cái quan tài nhỏ xíu của em tôi đi trước, ba mẹ con tôi lẽo đẽo theo sau, lặng lẽ không dám gây thành tiếng động. Sợ ông bà nông dân biết, nghĩ chúng tôi đem vàng đi chôn giấu, rồi bắt đào mộ em tôi lên thì khổ cho nó quá. Chết rồi mà vẫn chưa được yên thân.
Chôn cất em tôi xong, mẹ tôi lại phải vào từ đường họ Đặng, để tiếp tục việc đút chân vào cùm thụ án. Còn tôi, cũng từ hôm đó buộc lòng phải nghỉ học, bỏ dở cái lớp 6 chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc, mặc dù tiếc ngơ tiếc ngẩn. Phải 3 năm sau, tôi mới trở lại trường, khi tôi lớn hơn những đứa cùng lớp tới bốn năm tuổi.
Trong suốt 2 tháng 10 ngày mẹ tôi bị giam ở từ đường họ Đặng, tôi chỉ đem cơm được khoảng 10 bữa, còn lại là em gái tôi. Tôi yếu bóng vía, mỗi khi nghe lách cách, loảng xoảng tiếng mở cùm, mở xích, tôi không chịu nổi.

38.

Em gái tôi còn phải mang cơm cho mẹ hàng tháng nữa. Công việc chỉ chấm dứt vào một buổi trưa đầu hạ, khi mưa xuân vừa tạnh, nắng mới vừa lên. Anh em tôi vừa ăn cơm xong, đang ngồi xỉa răng, uống nước thì bỗng thấy ngoài ngõ rộn lên mỗi lúc một gần tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Chúng tôi vừa chạy cả ra ngoài hè thì đã thấy lù lù tiến vào sân cùng với đội thiếu nhi mũ calô đội lệch là những ông cán bộ xóm, cán bộ xã, ông Cấp, bà Đề, lão Kền, thằng Tạo mắt lác, thằng Quýt, thằng Thao…hàng ngũ chỉnh tề đi đều một hai theo nhịp trống ếch .
Với vẻ ngoài đằng đằng sát khí, họ rầm rập bước vào sân nhà tôi. Như nước chảy đến chỗ trũng, mảnh sân gạch nhỏ nhà tôi trong nháy mắt đã đầy ắp người.
Đội Khoảnh đi thẳng đến trước mặt tôi. Trỏ một ngón tay vào mặt tôi, ông ta nói, giọng hách dịch:
- Đám con cái nhà Lân! Hôm nay toà án nhân dân đặc biệt đến đấy xét xử con mẹ của chúng mày, hiểu chưa!
Đội Khoảnh vừa nói xong và trong khi chúng tôi chưa kịp hiểu ra sự việc gì thì sau một cái hất hàm, đám thanh niên trong xóm từ ngoài sân đã chạy ùa vào nhà, khiêng ra cái bàn lâu nay vẫn làm chỗ học của anh em tôi.
Lại một lần nữa, lòng tôi hụt hẫng khi nhìn thấy Én thấp thoáng trong đám sai nha này. Rồi tôi lại tự xấu hổ với tôi khi chợt nhớ ra, trên mặt bàn còn nguyên dòng chữ tôi mới viết tối hôm qua, vào lúc lòng buồn man mác. Đấy là bài hát của nhạc sĩ nào và do ai dạy lại, tôi không biết. Tôi chỉ thấy nó hợp với lòng tôi thì tôi thích và bạ chỗ nào thấy viết được là tôi lại viết bài hát ấy ra : “Hãy trả lời lòng anh mấy câu, tình duyên với em trong kiếp nào”, rồi “Gío chiều thầm vương bao nhớ nhung, người yêu thoáng qua trong giấc mộng” .
Những câu hát này tôi đã từng hát cho En nghe trong những lần hai đứa ngồi bên nhau trước ngày Đội về xã. Tôi hát không hay, giọng không trong trẻo nhưng sao cứ mỗi lần cất lên những lời ca ấy tôi lại không nhận ra đấy là giọng của tôi, phát ra từ cổ họng của con người tôi. Mà là tiếng hát của ai đấy, từ đâu đưa lại, là tiếng hát trái tim đang đập chung một nhịp của hai đứa.
Nhưng hôm nay, đứng đấy, trong nỗi tủi nhục mà bản thân tôi đang gánh chịu, tự trong lòng tôi cứ cầu mong En đừng bao biết đến những dòng chữ tôi viết ấy, đúng hơn, Én không nên biết đến tâm trạng tôi lúc này. Bởi đó là lúc trong tôi đang giằng xé hai trạng thái: vừa muốn xa En lại vừa muốn gần, muốn quên lại muốn nhớ, muốn mất lại muốn không.
Bàn ghế và những thứ liên quan cho một phiên toà đã được bầy biện xong.
Đội Khoảnh bước lại “sân khấu” (có thể gọi như thế) vỗ hai tay vào nhau nói lớn:
-Tất cả trật tự. Ai nấy ngồi vào vị trí của mình. Riêng gia đình địa chủ Lân thì không được phép ngồi mà phải đứng cả về phía sau.
Mọi người, kể cả những đứa trẻ khóc chí choé đều ngồi bệt xuống sân gạch.
Đội Khoảnh tuyên bố lần nữa:
-Mời hội đồng xét xử ra làm việc.
Ong ta vẫy tay một cái và như phép màu của lão phù thủy, từ căn bếp nhà tôi chui ra lốc nhốc ba bốn người vừa đàn ông, đàn bà. Mặt người nào cũng thộn ra như những bị thịt. Tôi nhận ra bà Đề, ông Cấp, ông Dụng và cả lão Kền nữa…những vị thẩm phán từng ngồi tại nhiều phiên toà xét xử bọn địa chủ và bọn phản động ở quê tôi lâu nay. Ông Bùi Rính, một nhà thơ dân gian ở quê tôi đã có lần tức cảnh thành vè về cái hội đồng “chuột” này : “Ông Dụng, bà Rốt, bà Đề…Ông Tảo ngồi giữa ngứa nghề làm sao- Bà Đề lên tiếng gắt gao- Mau mau mày nói cho tao tỏ tường”.
Thấy các vị thẩm phán vừa yên vị trên mấy cái ghế xộc xệch của nhà tôi, Đội Khoảnh liền phẩy tay một cái, lại như thầy pháp điều khiển âm binh, từ gian chuồng bò bỏ không lâu nay, mẹ tôi được mấy người du kích áp giải ra.
Tôi không biết họ bí mật giam mẹ tôi vào đấy từ lúc nào. Mẹ tôi bị dẫn đến trước mặt hội đồng xử án. Cho đến mãi mãi sau này, tôi vẫn không thể nào quên được vẻ mặt của mẹ tôi hôm ấy. Trắng bủng như con tằm ốm. Nhẽo nhợt như người chết trôi. Tôi không ngờ mới có mấy chục ngày bị gia cầm mẹ tôi đã già đi nhanh thế. Trông hốc hác cứ như bà cụ tuổi bảy mươi mặc dù năm ấy mẹ tôi mới hơn bốn chục tuổi.
Mẹ tôi bị trói quặt hai tay ra sau lưng, còn hai cổ tay đằng trước thì bị còng bằng chiếc gông tre. Bà không thể nào đứng thẳng lên được nên cứ phải lom khom giữ thăng bằng cho người khỏi đổ xiêu về phía trước.
Nhìn mẹ tôi bị hành hạ, tôi chỉ muốn thét lên: “Cùng là con người với nhau mà sao các ông ác thế. Với lại các ông không biết mẹ tôi là đàn bà chân yếu tay mềm hay sao”.
Lại nhớ đến chuyện xảy ra với bố tôi hồi ông chưa bỏ nhà trốn đi. Hôm ấy, vừa lội xuống ao, định sửa lại mấy cây nứa ngáng chuồng bèo bị gió làm đứt, thì ông nghe thấy Đội Khoảnh đang tắm trên cầu đá gọi:
-Lân, lên tao bảo !
Bố tôi lên bờ . Đội Khoảnh vẫn đứng tồng ngồng dưới bậc đá, hất hàm bảo:
-Về lấy cho tao sợi dây thừng !
Nghe thấy ông ta nói thế, bố tôi sợ quá. Thừng với sợi thế này thì chỉ có là để bắt trói giải đi chứ còn làm gì nữa. Biết thế nhưng bố tôi vẫn phải vội chạy về, lôi trên gác bếp xuống bó dây thừng tre, đầy bồ hóng, đem ra. Bố tôi hồi hộp chờ xem ông Đội sẽ làm gì mình lúc này. Bắt, áp giải đi chăng. Vậy mà không, ông ta lại đưa lại cho bố tôi sợi dây thừng mà ra lệnh:
- Kỳ cho tao cái lưng.
Hoá ra ông ta không có khăn tắm.
Khổ, chỉ có thế, mà làm cả nhà tôi sợ xanh mặt, làm em gái tôi phải ôm chầm lấy bố tôi mà gào thét: “Không ai được bắt thầy tôi. Trả thầy tôi đây”, còn chúng tôi thì tới tấp chuẩn bị mọi đồ dùng cá nhân , trong đó có cả chiếc điếu cày, cho bố tôi đi tù.
Mẹ tôi được dẫn ra đứng giữa sân, được tháo còng, cởi trói. Những người trong hội đồng xử án đứng cả lên. Một cuộc đấu tố bắt đầu. Những người được bố trí từ trước thay nhau nắm tóc, kéo xụp đầu mẹ tôi xuống, con mắt của mẹ vừa nhìn thấy đất thì mặt đã bị kéo ngược lên bắt phải ngẩng lên trời. Vẫn chưa thoả, họ còn kéo tai, hết vểnh sang trái lại vênh sang phải. Sau mỗi cử chỉ là một câu quát tháo, lặp lại từ các cuộc đấu tố khác: “Mày cúi mặt xuống. Mày vểnh tai lên. Mày…mày… có nhớ không? “.
Xong phần tố khổ là đến phần luận tội và kết án. Bà Đề cầm tờ giấy lên đánh vần mãi mà chẳng đọc nên lời. Đội Khoảnh phải giật lấy đọc thay:” Toà án nhân dân đặc biệt huyện …. Hôm nay là ngày …” . Tôi không chú ý đến những điều ấy lắm, chỉ nóng lòng chờ xem người ta sẽ phạt mẹ tôi bao năm tù và tài sản nhà tôi sẽ bị tịch thu, trưng thu hay trưng mua.
Thật không ngờ,mẹ tôi bị tuyên phạt tới 3 năm tù giam nhưng cho hưởng án treo và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

NƯỚC MẮT MỘT THỜI 10

**

NƯỚC MẮT MỘT THỜI (10)
(Tiểu thuyết của Nguyễn Khoa Đăng)

35.

Cũng cái năm Mùi, động tác đầu tiên mà Đội Khoảnh ra tay với gia đình tôi là tịch biên tài sản được tiến hành vào giữa một đêm rét thấu xương.
Lúc ấy, có lẽ cũng đã đến 12 giờ, gió bấc thổi như ngựa hý ngoài trời và chúng tôi đang ngủ ngon lành trong những tấm chăn bông thì bỗng giật mình vì có tiếng hét to như súng nổ ngoài sân. Mọi người vùng trở dậy, sợ run lên. Lúng túng mãi tôi mới bật được que diêm để thắp sáng ngọn đèn dầu. Và nhờ ánh sáng heo hắt của nó, chúng tôi đỡ cảm thấy sợ hơn. Cũng tại con Đốm bị tiêu diệt sớm, nếu không, nó đã báo thức sớm và chúng tôi đỡ bị hốt hoảng thế này.
- Mẹ con nhà Lân ! Dậy ngay, dậy ngay…
Tôi lập cập mở cửa bước ra. Đã thấy trước nhà, trên mảnh sân gạch không lấy gì làm rộng lắm, đèn đuốc phừng phừng,rực sáng cả một khoảng trời. Đã thấy đầy chật một sân toàn người là người, đen sì, chập chờn như những âm binh.
Chân tay tôi run lên cầm cập. Hai hàm răng cũng thế. Cứ dập vào nhau liên hồi. Biết thế là hèn nhưng tôi không làm sao kìm hãm để chúng khỏi va vào nhau được. Tôi nhìn sang mẹ tôi và em tôi cũng đều thấy thế cả. Vì phải nhận một cái rét đột ngột hay vì sợ hãi?
- Cả nhà chúng mày đứng im nghe lệnh của Đội đây !
Đội Khoảnh hắng dặng rồi lên tiếng:
-Hôm nay, ta và những đại diện của giai cấp nông dân xóm này đến đây để tiến hành kê biên tài sản của các người, chuẩn bị số liệu cho việc tịch thu, tịch biên hoặc trưng mua theo chính sách mà Đội sẽ tiến hành nay mai. Để bảo đảm trật tự cho công việc kê biên, ta dề nghị toàn bộ gia đình các ngươi, tập trung, đứng gọn vào chỗ góc sân kia, không ai được đi lại lăng xăng. Kẻ nào mất trật tự du kích sẽ gô cổ lại, nghe chưa?
Thấy chúng tôi đồng loạt đứng im như tượng gỗ, Đội Khoảnh quát lên lần nữa:
-Các người điếc cả rồi hay sao mà nghe ta hỏi lại không trả lời? Ta hỏi lại: các người đã nghe rõ chưa?
-Thưa rõ ạ !
Hình như chỉ có một mình mẹ tôi trả lời. Vậy mà Đội Khoảnh cũng cho qua. Rồi ông ta nói tiếp:
-Còn việc này nữa, nhân đây ta cũng nói luôn. Những phần của nổi như nhà cửa, nồi niêu…Đội và ông bà nông dân sẽ tự kê biên, không cần các người khai báo. Chỉ yêu cầu các người khai báo phần của chìm như vàng bạc tiền nong…Nếu các người không khai, Đội và ông bà nông dân phát hiện ra, các người không những bị tịch thu tài sản mà còn bị xử tội nữa. Các người nghe rõ không?
-Rõ ạ !
Lần này thì cả nhà tôi đồng thanh lên tiếng.
-Vậy thì nào, các đồng chí đâu, vào việc.
Đội Khoảnh vừa dứt lời, cả đoàn người đi theo ông ta lập tức rầm rập bước lên các bậc hè gạch tiến sâu vào trong nhà. Chiếc bàn học thường ngày của tôi, đám thanh niên khiêng ra đặt giữa sân cho cái gọi là tổ “thư ký” làm nơi ghi chép biên bản. Đèn đuốc sáng bừng soi rọi khắp nơi. Những người làm công việc kiểm kê đi đến đâu gặp cái gì liền xướng to lên tên cái ấy. Không khí trong nhà ồn ã, rộn ràng như một cuộc đánh cờ người.
-Ba cái giường…
Người trong nhà nói to.
-Ba cái giừơng. Ghi đi!
Người bên ngoài nhắc lại.
-Hai cái màn. Khăn nhung hai chiếc, đẹp quá chúng mày ơi. Anh Khoảnh ơi, cho em đội thử nhé.
-Khăn nhung còn mới, ghi nhanh nhanh lên, sao cứ như sên bò vậy?
Trong nhà ngoài sân đối đáp nhau rền vang. Anh đuốc đến đâu, âm thanh đến đó.
-Một con bò đực đã thiến.
-Ba con gà. Thịt một con nấu cháo đi anh Đội ơi.
-Im cái mồm đi !
Đám thư ký nổi điên lên. Từ đó liên tiếp chỉ còn nghe thấy những con số.
Trong khi cả đám vui như hội thì gia đình tôi, cứ phải đứng nghiêm như chào cờ ở một góc sân, hai hàm răng va vào nhau cầm cập.
Từ trong buồng, có người chạy ra, ghé tai thầm thì với Đội Khoảnh điều gì đó, tôi nghe không rõ, chỉ thấy, đang đứng oai phong giữa sân, ông ta hốt hoảng chạy vào nhà rồi lại chạy trở ra. Mặt hầm hầm tức giận, ông ta chỉ tay thẳng vào vào mặt mẹ tôi:
-Chúng mày gian trá. Giấu tiền vào trong hòm quần áo mà không khai báo.
Tôi nghe thấy thế thì sợ run lên mà mẹ tôi vẫn điềm tĩnh như không. Bà xăm xăm bước vào nhà rồi nói thật to :
-Đâu, tiền đâu? Tôi giấu ở đâu?
Từ trong cái hòm gỗ vẫn dùng để đựng mấy chiếc quần áo rách của gia đình tôi một cái gói nhỏ bọc vải cũ được mở ra.
-Không tiền thì là cái gì đây?
Mẹ tôi cũng chẳng vừa, bà hỏi vặn lại:
- Thì đúng là tiền rồi nhưng nó là tiền gì mới được chứ? Thưa các ông, các bà. Đây là số tiền mà người em gái tôi trên Việt Hùng mới gửi xuống cho để tôi đong mấy bơ gạo. Cả nhà tôi mấy hôm nay toàn ăn khoai lang luộc xót ruột lắm rồi! Với lại tôi để nó trong hòm của nhà tôi chứ có cất giấu vụng trộm gì đâu?
- Vậy sao khi Đội hỏi nhà mày lại không khai?
Mẹ tôi đốp lại:
-Khai, để các ông các bà tịch thu…để ngày mai chúng tôi đói nhăn răng ra à ?
Đội Khoảnh vội vã ra oai, phụ hoạ:
-A, con mụ địa chủ này ngoan cố quá nhỉ ! Vậy thì chúng tao lập biên bản tịch thu số tiền này.
Thế là lại một lần nữa, mẹ tôi phải run run, loay hoay mãi với chiếc quản bút mới ký xong được chữ “Hợi”, tên tục của bà, to như con gà mái vào tờ biên bản “phạm pháp quả tang” mà lần này người viết văn bản đó vẫn cứ là tôi.
Khoảng mười hai giờ đêm, cuộc khám xét hoàn thành. Toàn bộ tài sản của nhà tôi, thượng vàng hạ cám đều được ghi đầy đủ vào hai tờ giấy xé từ vở học sinh. Đội Khoảnh đọc to lại một lần cho cả gia đình tôi nghe trước khi bắt mẹ tôi ký xác nhận.
Trước khi rút, Đội Khoảnh lại bắt cả nhà tôi đứng gọn vào góc sân để nghe ông ta huấn thị:
Từ nay toàn bộ những gì đã kê biên, gia đình không có quyền di chuyển đi nơi khác. Trái lệnh sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Cả nhà tôi lại một lần nữa phải cúi đầu dạ ran. Tưỡng thế là xong, ai ngờ trước khi ra về, ông ta khòeo thêm một câu nữa:
- Ông bà nông dân đang cần sức kéo, vì thế Đội quyết định trưng thu trước thời hạn con bò nhà các người đang nuôi.
Họ bắt con bò. Tôi bàng hoàng. Vậy là từ nay con bò sẽ vĩnh viễn không còn ở trong nhà tôi nữa. Nó sẽ thuộc về người khác. Người khác sẽ cày bừa nó. Người khác sẽ đánh đập, hành hạ nó. Không thể như thế được. Không thể như thế được. Tôi chạy ù xuống chuồng bò. Con bò của tôi đang nằm, nhẩn nha nhai lại. Tôi đặt tay lên trán nó. Nó dụi dụi cái sừng vào bàn tay tôi. Nước mắt tôi chỉ chực ứa ra. Chợt có tiếng quát: “Đứa nào làm gì trong chuồng bò kia”. Tôi chạy ra đứng giữa vùng ánh đuốc bập bùng. Thằng Kền nắm lấy cổ áo tôi mà lắc:
-Định làm gì với con bò, bỏ thuốc độc giết nó phải không?
Tôi không thèm trảlời. Lão Kền biết như thế là tôi khinh bỉ lão nên ngay lập tức lão vừa chửi tôi: “ A, thằng địa chủ con này hỗn nhỉ !” vừa “bốp bốp”, táng vào mặt tôi hai cú tát trời giáng. Rồi lão chạy biến đi. Tôi đứng lại. Om mặt, ức vì nhục.
Con bò được giắt đi cuối cùng. Ba thanh niên trai tráng. Một cầm đuốc soi đường. Còn lại, kẻ gò lưng kéo dây thừng như muốn giựt đứt mũi bò, kẻ đi sau dùng roi đánh liên tục vào mông nó. Con bò vẫn cứ ì ra. Nó không muốn và không chịu rời khỏi nhà tôi. Tôi nhìn theo con bò mà muốn đứt từng khúc ruột.
Con bò ra đi. Và giá nó đi hẳn để không bao giờ chúng tôi gặp lại nữa thì nỗi đau xót còn có cơ hội nguôi ngoai. Đằng này không. Tôi còn phải gặp lại nó không chỉ một mà tới hai lần và lần nào nó cũng đóng dấu chín vào lòng tôi một ấn tượng khó quên.
Lần thứ nhất xảy ra vào giữa một trưa nắng. Tôi đi trên đường, còn nó thì đang oằn lưng kéo cày ở một thửa ruộng ven đường. Lão Kền đang điều khiển, đúng hơn đang đánh nó. Hôm ấy, nếu không nhờ vào cái đốm trắng to bằng bàn tay vẫn ngự trị trên đỉnh đầu nó, chắc tôi khó lòng nhận ra, vì nó bây giờ chỉ còn là một mớ da bọc xương, dày đặc những mụn lở loét và thâm tím những lằn roi. Từ hôm rời khỏi nhà tôi đến giờ, con bò trở thành tài sản chung của cả cái xóm Quyết Thắng. Điều gì sẽ xảy ra trong cảnh “cha chung không ai khóc” này, hẳn mọi người đã rõ. Người ta đùn đẩy, chửi bới rồi đánh đập nhau vì chuyện cắt cỏ cho nó ăn và rồi lại chửi bới nhau về việc tranh giành bắt nó đi cày cho riêng mình. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Trong trường hợp này lại là người với người đánh nhau trâu bò chết. Toàn bộ hậu quả nó phải gánh chịu hết.
Nắng đã tròn bóng, lão Kền vẫn chưa chịu cho nó nghỉ, vẫn cứ tới tấp quật lên người nó hết roi này đến roi khác. Tôi đứng lại nhìn, lòng xót như xát muối. Không biết con bò do nhìn thấy tôi hoặc cảm thấy một cái gì thân quen đâu đây mà nó cứ đứng ì ra như thế kia làm cơn điên của lão Kền càng như lửa đổ thêm dầu. Thế là lão lại đánh, thậm chí đánh dã man hơn. Đánh xong, mệt quá, lão nghỉ. Nghỉ xong lại đánh. Con bò hết quay đầu sang trái lại sang phải mà vẫn không tránh nổi những trận mưa roi. Cuối cùng, nó quỵ xuống giữa luống cày, mắt trợn ngược lên, hai bên mép trào bọt trắng xoá. Lão Kền vẫn không chịu ngừng tay. Tôi không chịu nổi cảnh ấy. Thế là, một bước bằng ba bước, tôi nhảy thẳng đến trước mặt lão Kền:
-Ong không được hành hạ nó !
Tôi giằng chiếc roi tre tội ác ra khỏi tay lão. Mặt lão vốn đã đỏ bây giờ càng đỏ hơn. Hai con mắt dữ như mắt long thần vằn lên từng tia máu đo,lão thét, giọng run run :
-A, thằng địa chủ con này gớm nhỉ ! Ai bảo con bò này là của nhà mày?
Lão kêu to, cầu cứu:
-Bọn địa chủ đến cướp lại tài sản, bà con ơi.
Tiếng lão vang ra khắp cánh đồng. Những người làm đồng vội bỏ cuốc, bỏ cày chạy lại. Thấy họ đằng đằng sát khí, sợ quá, tôi cắm đầu chạy thẳng một mạch về nhà.
Đó là lần thứ nhất tôi gặp lại con bò.
Lần thứ hai, trong một trường hợp khác. Là trường hợp ngược lại. Chuyện này tôi sẽ kể sau.

36.

Vậy là toàn bộ gia sản nhà tôi, từ căn nhà gỗ lim 7 gian thuộc loại của hiếm trong làng, cái bếp ngói cũ kỹ nhem nhuốc, bồ hóng bám vào tường như keo thuốc phiện đến vườn chè, ao cá, cái chổi, cái nồi, con gà, con lợn… tất tất đều đã bị Đội kê biên. Vậy là từ nay cho đến khi nó được trưng thu, trưng mua hay tịch thu, chúng tôi chỉ có quyền trông coi chứ không được quyền sử dụng, cầm bán.
Gặp trường hợp này, chắc chắn không thể không có những người ứng xử theo cách “không được ăn thì đạp đổ” hoặc gian lận, lươn lẹo nhằm vớt vát lại chút ít tài sản vốn là của mình, do mình làm ra.
Nhưng với gia đình tôi không biết có phải do ngu ngốc mà chúng tôi không làm được điều ấy. Tôi không muốn tự mình lý giải điều này, chỉ muốn kể ra đây hai trong rất nhiều mẩu chuyện tương tự.
Đó là một hôm, nhân thấy đám trẻ con trong làng cất vó được rất nhiều tép, có đứa bán tép mua được cả cân gạo, mẹ tôi bảo chúng tôi tự làm lấy vó mà cất. Nhưng muốn có vó thì phải có vải màn. Kiếm đâu ra thứ của hiếm đó bây giờ? Nhà tôi có hai cỗ màn cũ thì đã bị kê biên cả hai rồi. Tài sản này, theo quy định của Đội, chúng tôi chỉ có quyền được dùng để tránh muỗi khi ngủ chứ không được đem làm bất cứ một việc gì khác. Chả lẽ cứ chịu cảnh “thịt treo mèo nhịn đói”, tôi bàn với mẹ tôi, đem hai cỗ màn đã kê biên, tháo bớt vải đi, biến chiếc màn đôi thành màn cá nhân, để vừa không lo Đội bắt lỗi (vì về con số, chúng tôi vẫn còn nguyên “2” chiếc màn) vừa lấy ra được mấy mét vải mà khâu vó. Mẹ tôi lúc đầu còn phản đối, sau thấy không còn cách nào khác nên đã đồng ý. Thế là, chúng tôi đã có 8 chiếc vó tôm để cất. Buổi xuất quân đầu tiên đã đem về một thắng lợi lớn: bán tép xong tôi đến cửa hàng lương thực mua về được 2 cân gạo. Bữa trưa và bữa tối hôm ấy, chúng tôi đã được một bữa cơm no . Nhưng rồi đêm ấy nằm nghĩ lại tôi thấy tôi giá không làm việc ấy thì hơn. Vì tuy là tài sản của mình nhưng dù sao mình vẫn phạm vào tội ăn gian nói dối. Hôm sau, cứ nghĩ đến điều đó là tôi lại tự ngượng với tôi. Tôi không dám đem vó ra ao cất tép nữa. Cả nhà tôi lại đói.
Đó còn là một đêm khuya khoắt, trăng sáng vằng vặc, nằm mãi không ngủ được vì chập tối chỉ toàn ăn khoai lang luộc suông, nóng ruột lắm. Tôi bàn với mẹ tôi, ra mảnh vuờn chè sau nhà bẻ lấy một nắm cành ngông để sáng sớm mai, lẻn lên chợ tỉnh, bán kiếm ít tiền đong gạo. Mẹ tôi chần chừ một lát rồi gật đầu. Chắc bà thướng chúng tôi đang tuổi ăn tuổi lớn mà ít khi được một bữa cơm no.
Hai mẹ con tôi, người trước kẻ sau lặng lẽ ra vườn. Mẹ tôi đi về phía cuối. Còn tôi ra phía bờ ao. Lúc này đang là tiết xuân, cả vườn chè xanh tươi mơn mởn. Dưới ánh trăng, lá nào lá ấy bóng nhẫy cứ như vừa ngậm nước, như đang phát sáng. Tôi đã tìm được một cây chè khá tốt, cành lá xum xuê. Nhẩm tính với cây này, tôi có bẻ đi cả chục cành thì cũng chẳng thấm tháp gì và cũng chẳng ai có thể phát hiện được.
Nghĩ thế, tôi mạnh dạn hẳn lên. Tôi quyết định hành động. Vậy mà lạ thay, khi tôi vừa vin xuống được một cành, đang định thẳng tay bẻ nó thì lại vội vã buông ra. Cành chè thoát nạn bật ngược lên cao, sương đêm rơi xuống rào rào. Tôi thấy thương cây quá. Dù gì nó cũng là một cơ thể sống. Là máu thịt, tình cảm của chúng tôi. Là nước mắt của mẹ tôi mỗi khi cây chè bị sâu cắn. Là mồ hôi của tôi, của bố tôi khi cách đây mấy hôm giữa trưa nước nóng như sôi, chúng tôi còn phải đằm mình xuống ao gánh lên từng gầu bùn để bón cho từng gốc.
Tôi thở phào nhẹ nhõm vì vừa thoát khỏi một tội ác . Đúng lúc ấy, tôi nhìn lại đã thấy mẹ tôi từ phía cuối vườn đang lặng lẽ đi lại chỗ tôi. Vừa đi bà vừa giơ tay nâng những cành chè thấp la đà lên trên đầu rồi khom người chui qua. Hình như mẹ tôi không muốn làm đau một chiếc lá.
Vừa nhìn thấy tôi mẹ tôi lào thào hỏi ngay:
- Bẻ được cành nào chưa?
Tôi lắc đầu. Gương mặt đầy ánh trăng của mẹ tôi sáng lên. Mẹ tôi khẽ reo lên:
- May quá, bu cứ lo anh…Thôi con ơi, thương lắm, tội lắm, cành chè kia nào khác gì cánh tay người, bẻ gãy nó, tội chết .
Hai mẹ con tôi cùng trở vào nhà. Và cùng vui. Lâu rồi mới lại có được một niềm vui như thế.