Wednesday, November 11, 2009

XV. THƯ GỬI BẠN

***




Bạn thân mến,

Từ đó đến nay, chúng ta đã xa cach nhau gần hai mưoi năm. Khoảng 1980, chúng tôi nghe tin bạn và gia đình vượt biên. Và từ đó, chúng ta không có tin tức gì nữa. Từ 1995, gia đình tôi ra đi theo diện đoàn tụ gia đình. Ở đây, thỉnh thoảng tôi nhờ đến bạn và những ngày tháng ở Mỹ Tho. Hỏi thăm bạn bè các nơi, tôi mới biết địa chỉ bạn. Do đó tôi đã viếät thư cho bạn.
Trong thư trả lời, bạn đã hỏi tôi trong thời gian ở tại Việt Nam, tôi đã làm gì để sinh sống. Thư này tôi sẽ trả lời bạn về câu hỏi trên.


Bạn ạ, sau 1975, sự nghiệp gõ đầu trẻ của tôi chấm dứt. Sau một thời học tập chính trị, họ cho chúng tôi nghỉ việc vì họ không cần chuyên môn của chúng tôi. Hơn nữa có lẽ họ cho rằng chúng tôi không thành khẩn học tập và không thành thực khai báo. Cán bộ quân quản nhiều lần nhắc nhở, khuyến khich chúng tôi phải báo cáo các sự bí mật của chính quyền cũ, nhưng chúng tôi không biết gì để tố cáo, và chúng tôi không thể nào vu cáo đồng nghiệp để giữ nồi cơm như một số người trước đây thường tỏ ra rất anh hùng, rất quân tử. Tục ngữ, ca dao ta thật thâm thúy và gợi hình gợi cảm hết sức khi nói Cháy nhà ra mặt chuột !


Bạn bè chúng tôi có người đã ra đi trước 30 tháng tư, một số cứ lần lượt ra đi vượt biên. Một số ngồi tù không biết bao giờ mãn hạn. Ngồi trong lớp học tập chính trị cải tạo tư tưởng là một cực hình. Chúng tôi phải nghe những tên cán bộ trung ương ngu xuẩn khoe khoang miền Bắc chỗ nào cũng có dầu lửa, chỉ cần cắm ồng đu đủ xuống đất là dầu lửa tràn lên, tha hồ nấu bánh chưng, bánh tét! Chúng tôi cảm thấy cô đơn vô cùng trước những khuôn mặt xa lạ và cuộc đời dâu bể. Tôi nói nhỏ với một ông bạn thân:
- Nước này nào phải nước ta,
Mình là ngoại quốc lo mà hồi hương!
-Trường này nào phải trường ta,
Nên về chuẩn bị để ra nước ngoài!


Sau đó nhiều bạn đồng nghiệp đẵ vượt biên, riêng tôi không đủ phương tiện nên đành ở lại. Có nhiều người hứa hẹn nếu tôi kêu gọi được mười người thì tôi dược miễn phí. Nhưng tôi không làm nghề quảng cáo được. Tôi đâu dám bảo đảm an toàn cho khách đi trong khi tôi không biết tàu dài mấy thuơc, người lái tàu là chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Và chính tôi cũng không biết ngưởi tổ chức đich thực là ai, là tốt hay xấu! Tôi thấy tôi kém tài, và rất phục những người tổ chức vượt biên.


Được một số bạn bè cho biêt Thư Viện Khoa Hoc Xã Hội cần một số cộng tác viên để làm thư tịch Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi và một số bạn bè đến xin việc và đươc thâu nhận. Hàng ngày chúng tôi đọc sách báo và ghi tóm tắt vào những tấm phiếu. Làm được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu. Làm đuợc một thời gian thì hết việc. Giám đốc thư viện cho biết những ai muốn làm tiếp tục thi đăng ký, nếu đươc nhà nước chấp nhận sẽ được xếp lương hợp đồng 60 đồng mỗi tháng nhưng không được trợ cấp gạo, thịt, cá mắm như những ngưòi cán bộ được vào biên chế. Lúc bấy giò nhà nước quy định rằng những ai tốt nghiệp tiến sĩ quốc gia Pháp thì xếùp ngang hàng phó tiến sĩ, còn tốt nghiệp tiến sĩ các loại khác trở xuống cử nhân thì tương đương tốt nghiệp đaị học miền bắc xã hội chủ nghĩa. Bắt chước Nguyễn Khuyến, tôi có câu thơ xúc cảnh :
Tiến sĩ còn chẳng ra gì,
Cử nhân, cao học khác chi thằng hề !


Lúc bấy giờ các giáo sư trung học đệ nhị cấp, tốt nghiệp đại học sư phạm hoăc cử nhân văn khoa, khoa học? đươc xếp bậc lương 60 đồng có phụ cấp cá thịt gạo muối. Lúc bấy giờ không ai mong muốn gì hơn duợc ở yên Sài gòn, có việc làm và có gạo hàng tháng vài ký. Vì nhu cầu đó, một số người xin làm bất cứ việc gì, miễn là có việc làm để có hộ khẩu tại Sài gòn, nếu không sẽ bi dồn đi kinh tế mới. Đó là một viễn tượng hãi hùng đến đỗi nhiều cán hộ hồi kết bí mậât khuyên bà con dù chết đừng bỏ nhà mà đi kinh tế mới! Không ai sống được ở vùng kinh tế mới. Đi rồi cũng sẽ trở về nằm đầu đường xó chợ vì nhà đã bán hoặc bị kẻ khác chiếm mất. Tôi đã mách nuớc cho một vài bạn đến xin việc ở Thu Viện và họ đã được chấp nhận. Riêng tôi hết việc thì nghỉ luôn, không xin làm hợp đồng nữa vì tôi đã có sự tính toán của tôi. Tôi thấy rằng không có gạo cấp hàng tháng, với số lương 60 đồng mỗi tháng, mỗi ngày tôi chỉ ăn đuợc hai đồng , lúc bấy giờ quốc doanh bán giá chính thức giá hai đồng một cái bánh mì không cá thịt, nhỏ bằng cổ tay trẻ con và dài bằng gang tay người lớn.Làm việc mà không đủ ăn thì làm gì cho hèn con người! Thật là làm đĩ không đủ tiền son phấn!Nếu người ta thương mến mình, việc hy sinh là tất yếu, nhưng đây chúng ta chỉ là một lũ hàng thần, ngồi với họ chỉ thấy tủi nhục, đớn đau. Rồi con mắt của người khác nữa. Một lão tiên sinh được lưu dụng và tín nhiệm, khi đi vào cổng trường, thoáng nghe một bác gác dan, nhân viên cũ, nói một mình trong ngậm ngùi và mai mỉa:
Tụi trẻ nó nghỉ hết rồi, ông còn đến trường làm gì nữa?.



Nhiều cán bộ ngoài bắc trong chỗ thân tình góp ý rằng hai vợ chồng chỉ một người làm việc cho nhà nước là đủ, còn một người phải chạy ngoài thì gia đình mới sống nổi. Nhà tôi lúc bấy giờ dạy học cho nên đuợc lưu dụng. Hơn nữa, tính tôi thẳng thắn, vốn là dân di cư, đã từng sống dưới chế độ cộng sản, cho nên tôi không thích họ, thấy họ là tôi không happy chút nào! Vì vậy tôi quyết định ở nhà ẩn dật, lánh xa xã hội lúc bấy giờ. Còn việc ẩm thực, tôi nghĩ trời sinh voi, trời sinh cỏ.



Sau 1975, chúng tôi nương náu tại nhà nhạc gia vì chúng tôi những tính đi xa. Sau mấy lần mưu sự bất thành, chúng tôi đành phải tính việc mưu sinh trong hoàn cảnh mới. Trước 1975, chúng tôi chưa có nhà, phải đi ở trọ, hết Mỹ Tho lại về Sàigòn. Sau 1975, nhà rẻ vì người ta bỏ nhà ra đi vượt biên hay đi kinh tế mới. Được một người bạn mách bảo có một ngôi nhà rất rộng, mặt tiền ở Ngảõ Năm Bình Hòa Gia Định, cần bán gấp vì họ phải đi kinh tế mới. Chúng tôi đến xem và chúng tôi rất vừa ý. Ngôi nhà rách nát nhưng rộng rãi. Nhà tôi đông người nên tôi chọn nhà này. Chúng tôi vay mượn tiền bạc mua ngay.
Một hôm nhà tôi đi chơ Bà Chiểu bị móc túi mất một số tiền lớn. Nhà tôi buồn bực, bèn nghĩ cách buôn bán để nuôi sống gia đình. Lúc bấy giờ trong chế độ cộng sản, gạo là vật quý giá nhất, cần thiết nhất. Cán bộ thì đuợc cấp khoảng 16 ký hay 13 ký, còn dân chúng Sài gon ban đầu 12 ký, sau rút còn 6 ký. Nhiều lúc không có gạo, dân chúng phải mua khoai lang, sắn hay mì hột mà dân chúng thời đó gọi là bo-bo. Thực trạng xã hội đã đươc trẻ con khắp hang cùng ngõ hẽm hát thành lời:
Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ngán quá!
Nhà nước cấm buôn bán gạo nhưng trong dân chúng việc mua bán ,trao đổi lại là cần thiết. Có những anh công nhân độâc thân không ăn hết 16 ký gạo, họ phải bán lấy tiền xài. Và cũng có nhiều người không đủ gạo ăn phải mua. Cũng có nhiều người không ăn được gạo tổ mục nát, hội hám phải bán tống bán tháo đi cho heo ăn! Và chúng tôi nghĩ rằng bán phở, bán hủ tiếu thì sợ ế, còn gạo không ai mua thì ta ăn. Chẳng sợ thua thiệt, mât mát! Vì vậy chúng tôi bèn thu mua gạo và bán gạo tại nhà! Nhà tôi ở mặt tiền có thể buôn bán nhưng lại không ở nơi thuân tiện vì vắng người. Mẹ vợ tôi an ủi Mình có duyên thì ở đâu cũng có khánh tới mua bán. Sau này tôi nhận thấy quả đúng như vậy.


Công việc mua bán thuận lợi. Lúc đó nhiều nhà giáo muốn bắt chước chúng tôi buôn bán nhưng họ không thể xoay xở vì không có địa điểm thuận lợi, không có vốn, nhất là không đủ can đảm ngồi bán hàng. Nhà tôi đi dạy buổi sáng, buổi chiều ở nhà lo việc buôn bán. Các con tôi đi học về thì thay nhau ra trông cửa hàng. Tôi phụ trách việc chở hàng từ xa cảng hay tại chợ gạo Trần Chánh Chiếu Chơ Lớn. Lúc bấy giờ gạo là đồ quốc cấm, chính phủ cấm vận chuyển lương thưc từ tỉnh này qua tỉnh khác. Địa phương chỉ cấp giấy cho phép một người mang đi đường vàiø ba ký gạo ăn đường mà thôi. Còn trong địa phương, mỗi người chỉ mua đuợc mười lăm hay hai chục ký thôi. Chính vậy, một nghề mới ra đời. Người ta đa số là phụ nữ, mỗi ngày đi Mỹ Tho, Long An mua lén vài chục ký gạo về bỏ mối tại Sài gòn thì cũng đủ ăn! Mỗi ngày tôi đi mua hai, hay ba chuyến. Lúc đầu, nhà nước tính đưa dân Miền Nam tiến lên nghèo đói bằng miền Bắc, nghĩa là cũng tính bắt dân bỏ sản xuật cá thể tiến lên Hợp tác xã.


Dân miền Nam phản ứng lại bằng cách bỏ ruộng hoang, chỉ trồng mỗi nhà vài công đủ ăn.Nhà nước khuyến khích trồng lúa, đánh thuế nặng các loại cây ăn trái thì họ chặt hết dừa,mãng cầu, ổi, sầu riêng. Trước sức phản ứng của dân, đảng đành rút lui. Người ta lại đua nhau cằy cấy tự do, do đó lúa gạo nhiều. Trong khi đó ngoài bắc tiếàn lên XHCN nên đói nhăn răng.Đảng đành kêu gọi đưa gạo ra bắc bán. Đây là dịp để các tay tư sản đỏ làm giàu. Tuy nhiên cá nhân đi đường đem nhiều gạo thì không đuợc.Aáy là việc đời con kiến đi không lọt nhưng con voi đi lọt ! Dẫu sao thì gạo về Sài gon vẫn dễ hơn trước.Lúc này, các con tôi đã lớn, thay tôi mua gạo. Tình hình đã thay đổi. Nhu cầu mua gạo nhiều hơn vì người ta bải bỏ việc bán gạo tổ. Chúng tôi không cần chở bằng xe đạp nữa. Bây giờ chúng tôi mua mỗi lần năm sáu tạ gạo, một tuần đi mua vài lần, và giao việc chở hàng cho các tay xich lô đạp hay xich lô máy.


Tôi bán đủ thứ thực phẩm cho người và gia súc. Ngoài gạo, tôi bán cám, tấm, thóc. Thứ nào cũng có ngưới mua, vì trong xã hội chủ nghĩa, thiếu gạo và thiếu thịt cho nên người ta phải trở lại cái thời Gia Long lập quốc, mỗi nhà phải nuôi vài con gà để tự túc. Công việc buôn bán thực phẩm dù sao cũng đủ cho gia đình tôi có gạo ăn.


Ngoài buôn bán thực phẩm, chúng tôi còn có một nguồn lợi khác. Chúng tôi bán nước đá. Chúng tôi có một cái tủ lạnh của Ý đã cũ, nhưng rất tốt. Đó là tủ lạnh thuộc lô cuối cùng của chị họ tôi, một nhà xuất nhập cảng ở Sàigon, bán rẻ cho tôi khoảng 1972 khi tôi về Sàigon. Sài gòn trời nóng quanh năm. Dân ta thường có thói quen uống đá lạnh. MoÃi bữa ăn đều phải có trà đá, hay nuớc lạnh có đá, mỗi người làm một ly. Trước buổi ăn, trẻ con chạy đi mua nuớc đá khắp nơi.Chúng mua nước đá tại các quán cà phê, hay tại các tư gia có bán đá. Trong xã hội chủ nghĩa nước đá trở thành xa xỉ phẩm. Thành thử bán đá rất được giá. Ngoài bán nuớc đá, chúng tôi còn làm kem chuối, tức là ép trái chuốài, thêm nhân đậu phụng rang, dừa bào, bỏ vào tủ lạnh cho cứng như đá là đã có một món quà ngon cho trẻ con. Riêng cái tủ lạnh bán đá và bán kem chuối, chúng tôi thu nhập bằng sáu luơng giáo viên cấp ba. Nếu chúng tôi quen biết nhà máy nước đá, mỗi ngày mua một cây thôi,chúng tôi có thể lời hơn nữa!Tôi nói đùa với nhà tôi rằng tôi có đến bảy cô vợ giáo viên cấp ba!


Ở trong chế độ cộng sản, công an theo dõi mọi người, mọi việc. Mỗi công an khu vực phụ trách trông coi 15 hay 25 nhà (hộ).Những ngườiø thuộc quân đội và viên chức chế độ cũ thì bị chú ý đặc biệt. Những người sửa xe đạp, thợ cắt tóc, bán thuốc lá trước cửa nhà ta chính là những chỉ điểm viên, có nhiệm vụ báo cáo hàng ngày cho công an ai đến nhà ta, mấy người, hình dáng, tên tuổi, số xe, thời gian. Họ còn phải báo cáo mỗi ngày ta làm gì, đi đâu, mấy giờ trở về. Họ bắt buộc phải làm việc này nếu họ muốn hành nghề, nếu từ chối họ phải đi kinh tế mới.Lúc này, cộng sản bắt bớ nhiều quân nhân và viên chức cũ, gán cho họ nhiều tội.Tôi đi đâu cũng có người theo dõi vì họ nghi ngờ tôi viện cớ đi mua gạo để liên lạc với phản động.


Như đã trình bày, tôi mua lúa để bán cho dân chúng vì vùng tôi ở là ngoại ô, nhiều người chăn nuôi. Hơn nữa, ở chế độ xhcn, thiếu cơm, thiếu thịt, người ta phải trở lại cái thời Gia Long phục quốc để tự túc kinh tế. Chợ bán lúa này mở rất sớm, sáư bảy giờ sáng đã đông người mua bán, bảy tám giờ đã tan,thành thử tôi phải đi thật sớm. Các bà này ở Mỹ Tho, Long An lên bán lúa tuơi hay lúa uớt cho nên tôi phải đem về phơi hai ba ngày kẻõo lúa mọc mầm. Nhiều cán bộ ngoài bắc đi qua cho là một điều xúc phạm chế độ, vì họ thấy tôi ngày nào cũng phơi lúa và họ cho rằng tôi là cự phú, có nhiều lúa gạo.Họ báo cáo với công an, kết cuộc một sáng tôi đi mua lúa về thì thấy người đầy nhà. Ho hỏi tôi còn bao nhiều gịạ lúa để họ mua. Tôi nói còn 6 giạ, cọng với hai dạ tôi mua về là tám giạ.Lời tôi nói đúng với lời nói của nhà tôi. Họ thấy luá tôi mua về còn ưót và họ hiểu tại sao tôi phải phơi lúa. Vả lại sáu gịa lúa (mỗi giạ là một thùng săùt tây đựng dầøu hôi 20 lít) lúa xấu không phải là nhiều cho nên họ nói rằng họ đi uống cà phê rồi sẽ trở lại mua, nhưng sự thực thì họ rút lui.


Tôi thường ngày ngồi ở nhà ngoài, vừa trông hàng, vừa đọc hay viết. Tôi muốn tíếp tục công việc viết lách của tôi cho dù lúc này những việc làm đó đã trở thành vô ích mà còn có hại. Nhưng tôi nghĩ rằng ngày xưa Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú cũng viết trong thời loạn và không nghĩ rằng tác phẩm của họ được in ra và phổ biến trong quần chúng.
Trước kia ở đường Lê Văn Duyệt ( Cách Mạng Tháng Tám) tôi thỉnh thoảng đến tham dự hội Trí Thức Yêu Nước tại đường Nguyễn Thông, nhưng sau này, tôi ở nhà luôn, nhất là sau khi dời về Gia Định tôi không bao giờ lui tới nữa vì chán những bộ mặt của Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, và tôi nghĩ tôi là trí thức nhưng không là trí thức xã hội chủ nghĩa, tôi yêu nước, nhưng không yêu chủ nghĩa xã hội, tôi và họ khác nhau.



Khoảng 1980, tôi đươc mời tham dự hội nghị Nguyễn Trãi. Tôi viết bàì Nguyễn Trãi Thống Nhất Ngôn Và Hành . Cán bộ Khoa Học Xã Hội đến nhà tôi bảo: Bài của tôi là nói bóng nói gió về chế độ như Thiệu đã nói : Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Ho lại nói: Nguyễn Đình Thi là một nhà văn nổi tiếng, đã viết bài Nguyễn Trãi ở Đông Đô. Trong bài, Nguyễn Đình Thi nói rằng trong tim con người Việt Nam đềùu có hình bóng một chú ba. Lời nói này động đến chế độ, nhất là tại triều đình bấy giờ chia ra hai phe, một phe thân Tàu, một phe thân Nga. Phe thân Tàu cho đó là một lời nhục mạ cho nên ho đánh Nguyễn Đình Thi không nương tay!Từ đó tôi thật sự rút lui, không tham gia bất cứ hội nghị nào, tổ chức văn hóa nào của nhà nước vì tôi biết tôi với họ như nước với lửa.Tuy nhiên tôi vẫn say mê công việc viết lách cho riêng tôi vì đó là điều tôi ưa thích. Hơn nữa đó là một công việc luyện tập để cho tinh thần mình và thể xác mình không chết dần chết mòn trong cái nhà tù vĩ đại này.


Việc tôi ngày nào cũng ngồi đánh máy khiến cho công an chú ý bởi vì ngoài bắc chỉ có cán bộ khoa học mới làm công tác nghiên cứu và được phép dùng máy chữ. Nay tôi ngày nào cũng đánh máy, ho nghi tôi đánh máy tài liệu chống đảng và chính phủ như Đoàn Viết Hoạt và các tổ chức khác. Họ đi hỏi thăm các người hàng xóm của tôi. Họ giả vào mua hàng, vào bàn tôi chuyện trò, xem tôi đọc sách gì, viết gì. Lẽ dĩ nhiên trước mặt tôi là tài liệu Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông? do Hà Nội xuât bản mà tôi đã mượn ở thư viện về. Tôi nói với họ là trước đây tôi đã xuât bản một cuốn sách về Nguyễn Trãi, nay tôi thấy cần viết lại cho hợp với thời đại mới, nhất là cho đúng đuờng lối Mác Lê. Tôi cho họ coi bản thảo. Họ còn cho những người đi mua giấy báo cũ vào nhà tôi thu mua giấy vụn. Tất nhiên tôi cố ý bỏ vào đống giấy vụn của tôi những trang tôi đã viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông mà tôi đã xem xét cẩn thận để cho họ mang về công an thành phố.



Công việc buôn bán này khiến cho tôi suy nghĩ. Nếu con người không cần vinh hoa phú quý, chỉ sống an bần lạc đạo thì đâu cần phải quỳ gối khom lưng!
Và đừng coi khinh những nghề tầm thường. Đừng nghĩ rằng tất cả những ông giám đốc đi ô tô, ở nhà lầu trong thời tư bản trước đây là giàu sang. Một số có thực chất, thực thể, nhưng mộït số chỉ là cái vỏ bề ngoài.Nhà lầu đấy nhưng là nhà thuê, xe ô tô đấy nhưng là ô tô mượn, cái công ty, cái cửa hàng ấy sắp sửa khánh tận. Thu nhập của các giám đốc thuộc loại này thua xa thu nhập liệu của các cô ngồi bán thuốc lá lẻ trước rạp ciné.
Tôi nghĩ đến quá khứ, chúng ta cũng có nhiều khuyết điểm.Nhiều công chức, nhiều nhà giáo ganh nhau từng chỉ số lương, từng ngạch trật, từng giờ phụ trội ở trường công, từng giờ dạy thêm ở trường tư. Những thứ đó có ăn thua gì đâu, nó chỉ đáng một buổi bán hàng của một cô bán thuốc lá, hay một vài chai bia, một vài tô cháo lòng của một quán nhỏ ở ngoại ô trong một buổi chiều tà. Ở Việt Nam có đứa giết người chỉ vì vài chục bạc, nhưng ở đây có nhiều kẻ đâm chém nhau, luờng gạt nhau, cướp bóc nhau để tranh một cái không phải là tiền bạc, hay danh giá!



Bây giờ đây, sự thật đáng buồn, người ta tranh nhau, chưởi nhau năm này qua năm khác, bày trò lắm trò khỉ chỉ vì một cái hư danh, như là chủ tịch hội Văn Chưởi Thề Quốc Tế, là một hội đã có tiếng tăm từ hồi ở Việt Nam. Trước 1975, hội quy tụ nhiều anh tài mà chủ tịch hội là một nhân vật rất đáng sơ, là một ông nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà tu,ông làm việc tích cực khiến cho bộ hạ ông cứ ép ông ngồi hàng mấy nhiệm kỳ, và ông cũng nghĩ rằng ngoài ông ra không ai có thể đảm đương được chức vụ nặng nề và cao quý này, và đó là một sự hy sinh trọn đời giống như Hồ Chủ tịch vĩ đại và Ngô Tổng thống anh minh. Việc trường kỳ giữ chức chủ tịch của ông khiến cho một hội viên là một kỳ nữ rất đáng kính, cũng là nhà văn, nhà thơ,nhà giáo, nhà họa, đăng báo Văn học dài mấy chục trang, chửi mặt cha láng bóng như váy lĩnh đàn bà! Chẳng trách người ta ngồi lỳ, bàu bán gian lận hoặc dùng tiền bạc mua chuộc chức chủ tịch nước, tổng bí thư đảng, tổng thống, hoặc thủ tướng vì danh và lợi của nó rất lớn.Và như vậy, ăn một mình thì nhiều hơn là chia cho người khác, do đó độc tài, độc đảng làm sao chịu đa đảng, đa nguyên!



Và việc buôn bán này cũng cho tôi thấy một vài điều khác. Có lẽ con người có số mệnh. Mẹ vợ tôi là một thương gia từ nhỏ. Nhưng nhà tôi là một người ghét buôn bán. Trong thời gian cư ngụ tại nhà nhạc gia, một ông lão quen biết đã xem số tử vi nhà tôi và quả quyết rằng nhà tôi có tay thương mãi,và chúng tôi sẽ ở nhà vào nơi buôn bán thuận lợi nhất cận thị, nhị cận giang. Lúc đó chúng tôi không tin, nhưng sau này quả đúng như vậy. Chính nhà tôi đứng ra tổ chức việc buôn bán và đã thành công tốt đẹp. Và sau khi tôi mở cửa buôn bán, con đường tôi ở trở thành một cái chợ.



Tôi nghiệm thấy rằng con người có định số. Thu nhập của chúng tôi dường như thuộc về tiền định. Mỗi ngày chúng tôi thu nhập giống nhau, chỉ xê xích con số nhỏ.Nếu chúng tôi bán ế, thì vài hôm sau, chúng tôi sẽ có món lợi khác như là quà tặng của các em tôi ở ngoại quốc gửi về. Nếu tôi có nhiều tiền hơn định số, số tiền sẽ bị tiêu đi vì bệnh tật hay sửa nhà cửa?Tôi có một anh bạn họ Lê, tiến sĩ kinh tế học ở Anh quốc về, hàng ngày đạp xe đạp làm nghề bỏ mối bánh trái sản xuất tại Chơ Lớn cho các cửa hàng tạp hóa và bánh kẹo khắp Sàigon. Anh cho biết anh cũng có nhận định giống tôi về điểm này.



Như đã nói ở trên, mẹ vợ của tôi là một tay buôn bán từ thuở nhỏ, lúc nào cũng bán đắt hàng. Không bữa ăn nào được ngồi yên chỗ. Hễ bưng bát lên là đã có người gọi cửa kêu mua thứ này,thứ kia. Trước khi ra đi nước ngoài theo diện bảo lãnh, bà đã không còn bán hàng được nữa. Và gia đình tôi cũng vậy. Khi các con tôi đi làm có lương tiền, thì thu hoạch đã giảm sút. Đến khi chúng tôi sắùp sửa ra đi thì công việc buôn bán hoàn toàn đình trệ.
Ngoài ra, những điều mà người ta gọi là mê tín, dị đoan lại là những thực thểå. Hồi tôi còn trẻ, đi chơi chợ Bến Thành, thấy những bà bán hàng ế thường chửi bới và lấy giấy đốt vía phong long. Tôi nghĩ rằng mấy bà này mê tín. Nhưng sau này khi buôn bán, tôi nhận thấy con người ta có kẻ nhẹ vía, người nặng vía. Người nhẹ vía là người may mắn, có ảnh hưởng tốt cho môi trường buôn bán. Khi buôn bán, nếu người chồng nhẹ vía thì nên mở cửa hàng thì công việc buôn bán suốt ngày sẽ thuận lợi. Còn khi đã mở cửa hàng rồi, công việc buôn bán lại cũng tùy thuộc vào người tới mua đầu tiên. Nếu người mở hàng là người nặng vía, suốt ngày chắc là ế dài. Nhà tôi là người nhẹ vía, cho nên khi đi chợ, thường bị các bà bán hàng lôi kéo, năn nỉ mua dùm để đươc hên. Thật vậy, hàng nào nhà tôi đến mua, thì lập tức người ta ở đâu bảy tám người ùa đến mua, chẳng mấy chốc mà hết sạch.



Ngoài ra chúng ta cũng có nhiều điều kiêng cử khác. Ngưòi Trung quốc nói hoà khí sinh tài là đúng lắm. Nếu trong nhà, hay trong cửa hàng mà to tiếng nặng lời thì không thể nào mua may bán đắt được. Việc cúng thần tài cũng là một điều hữu ích đúng như cổ nhân nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành . Nay ở Việt Nam,ngay cả ở Liên Xô, việc thờ cúng, bói toán đã trở thành công khai. Ở Việt Nam, các công ty quốc doanh đã thờ thần tài, cúng rằm thì không phải là không từng trải kinh nghiệm thực tế! MộÄt anh bạn là giáo sư đại học, có nhà in riêng,đã nói với tôi khi nào thiếu tiền, cầu khẩn thần tài là có ngay!Và tôi nghiệm thấy cúng thần tài đồ mặn như vịt quay, heo quay thi tốt hơn là cúng trái cây.

Bạn thân mến,
Tôi đã trình bày khá đấy đủ những nét sinh hoạt của tôi trong thời gian sống dưới chế độ cộng sản tại Sàigon.Tôi là người thành thực, thẳng thắn, trình bày sự thực, không chút e dè, ngại ngùng. Hơn nữa, tôi là môt người ưa tìm hiểu sự vật, dù là tầm thường hay quan trọng, dù là hữu hình hay vô hình, những suy nghĩ của tôi đã được thực tế kiểm nghiệm, một thực tế hai muơi năm trường, đi sâu trong quần chúng nhân dân, lăn lộn với người lao động, chứ không phải là không tưởng, là lý thuyết suông của những người sống trong tháp ngà.Thực ra những điều tôi suy nghĩ, chỉ là lập lại và xác minh những điều mà người xưa đã nói, và đã kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngàn năm



***

No comments: