Saturday, April 11, 2009

NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU I



NGUYỄN THIÊN THỤ



VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI






GIA HỘI

tháng 4-2009
đã sửa chữa tháng 5 - 2010






NGUYỄN THIÊN THỤ
sưu tập


VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI






GIA HỘI

tháng 4-2009
đã sửa chửa tháng 5-2010

copyright © 2009 by GIA HOI Publisher

MỤC LỤC

Tập I : Lời nói đầu:
Tập I, II: Tổng luận.
Tập III:Tục ngữ, Ca dao

Tập IV. Truyện hài XHCN


1.NGƯỜI BẠN HỌC CỦA TỔNG BÍ THƯ
2. CẦU HỒN BÁC HỒ
3. CUỘC ĐỜI CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ
4.ANH EM NHÀ TÔN THẤT
5. THI VĂT SỮA
6.KẺ THÙ CỦA XHCN
7. ĐỨA CON ÚT
8. THEO ĐỨC THÁNH TRẦN
9.CẦU HỒN
10. THẢO LUẬN TRIẾT HỌC MÁC LÊ
11. LÀM CHO DÂN VUI
12. NGÔI NHÀ NĂM TẦNG
13. LỊCH SỰ XHCN
14. BANG GIAO MỸ VIỆT
15. TIÊU CHUẨN GẠO
16. ĐỔI MỚI NGÔN NGỮ
17.BẦU TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG
18. NGỬI MÙI VĂN CHƯƠNG.
19. RADIO YEREVAN.
20. DI CHÚC CỦA BÁC.












LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm ở tại Việt Nam sau 1975, chúng tôi đã rong chơi ngày Trời tháng Phật. Đang đạp xe trên đường, nghe đàng sau có tiếng ơi ới, liền dừng xe, quay mặt lại nhìn thì thấy có mấy bàn tay vẫy nồng nhiệt. À ra anh em ta đây cả! Thế rồi quay lại, dựng xe bên gốc cây, bước vào quán, thì ra trong đám này có mấy người quen, còn phần đông là lạ.Tôi ung dung bước vào gia nhập đám "ngụy quân, ngụy quyền " này. Uống gì? Cà phê đá nhé. Thế là ngồi xuống và được giới thiệu: Ông này là luật sư, bác kia là trung úy mới từ trong trại ra, còn ông này nhà báo cũng đã nằm trong Phan Đăng Lưu mấy tháng, còn chàng kia sinh viên vượt biên mấy lần bị bắt, anh nọ giáo viên cấp ba. . . Cứ ngồi xuống và chào hỏi thân mật:
"Trước lạ sau quen, đừng ái ngại". Cũng có khi chúng tôi gặp nhau trong đám giỗ, hoạc buồn mà đến thăm nhau rồi gặp thêm một số bạn mới. Người kể chuyện này, kẻ thuật chuyện kia, trong đó có thơ, vè và truyện hài về XHCN.


Cũng như bên Nga, bên Đức, tại Việt Nam nhiều người bị tù vì ghi chép truyện XHCN. Tôi cũng như họ, thích sưu tầm truyên dân gian, nhưng tôi nhớ nằm lòng, không dám chép ra giấy. Năm 1995, tôi định cư tại Canada. Tôi bèn viết tiếp bộ Văn Học Sử của tôi, đến năm 2006 thì xong, tổng cộng 30 năm, tôi đã viết xong bộ Văn Học Sử của tôi, gồm:
-Văn Học Cổ Điển 3 tập
-Văn Học Quốc Ngữ 3 tập
-Văn Học Hiện Đại 4 tập.

Năm 2006, tôi xuất bản bộ Văn Học Hiện Đại dày 2.200 trang. Trong tập I, tôi viết về Văn học bình dân hiện đại, gồm những thơ, ca, tục ngữ và truyện tiếu lâm ra đời từ 1945 cho đến nay, thu thập hơn 100 truyện ngắn về XHCN Việt Nam.
Tôi tưởng mình đã làm xong và cất gánh. Nhưng khi chuyện trò cùng các bằng hữu hoặc đọc sách báo thì thấy rằng văn chương truyền khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh. Tôi đã thu thập thành bộ "Những Con Cáo Đỏ" là những truyện về Người và Vật đã xuất bản dưới dạng" E BOOK". Sau một thời gian sưu tầm nữa, tôi quyết định tách hai. Những truyện thuộc về loài vật thì tập trung vào bộ" Những Con Cáo Đỏ". Còn những truyện ngắn khác thì lập thành một quyển riêng, nhan đề là "
VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI."
Bộ này gồm 999 truyện ngắn và một số tục ngữ, ca dao mới.

Văn chương truyền khẩu nước ta phản ánh những biến thiên của lịch sử Việt Nam. Nhân dân ta còn tiếp tục sáng tác văn chương truyền khẩu thì chúng ta có nhiệm vụ ghi chép và bảo tồn hình thái văn chương này.

Nguyễn Thiên Thụ
Sửa chữa xong tháng 6-2010.


VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG LUẬN



CHƯƠNG I

NGUỒN GỐC


Văn học quần chúng, hay văn học nhân dân tức văn học đại chúng là một nền văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo. Quần chúng gồm người trí thức và nhân dân lao động không tên tuổi đã sáng tạo nên ca dao, tục ngữ mới và các truyện trào phúng, mang tính hiện đại và tranh đấu.


Tự ngày xưa, chúng ta đã có văn chương truyền khẩu. Văn chương truyền khẩu Việt Nam có một sức sống mãnh liệt. Văn chương truyền khẩu còn được gọi là văn chương bình dân vì nó xuất phát trong lòng đại chúng, không ai biết tên tuổi tác giả, nhưng được dân chúng hưởng ứng trong việc sáng tác và truyền bá.

Ngày nay cũng vậy. Nhân dân Việt Nam ngày nay tiếp tục sáng tạo, làm giàu cho văn học nước nhà và góp phần đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Nhiều người nghĩ rằng những truyện khôi hài và ca dao trào phúng là do những văn nghệ sĩ bất mãn như Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Tú Mỡ sáng tạo, nhưng sự thực thì số tác giả sáng tác nhiều không kể xiết. Trong khoảng 1945-1954, nơi nào cũng có văn chương truyền khẩu. Sau 1975, văn chương truyền khẩu từ miền Bắc tràn vào miền Trung, và miền Nam, thành phong trào quần chúng, người người sáng tác, nhà nhà truyền tụng. Ai cũng kể chuyện trào phúng, đọc ca dao mới và lấy đó làm một niềm vui, ngay cả công an, bộ đội và cán bộ. Trong thời gian cộng sản nổi lên, tại Việt Nam, cộng sản đặt ra các khẩu hiệu và bài ca để tuyên truyền mà họ gọi là vè, là ca dao :



"-Trí , phú, địa, hào, Đào tận gốc, Trốc tận rễ"
-Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất là tên bác Hồ

Loại này không thể xếp là văn chương truyền khẩu, bởi vì nó là tác phẩm tuyên truyền của đảng cộng sản được in trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tuyên truyền và bắt dân chúng phải tung hô, phải hát ca, phải đọc. Loại này không thuộc văn chương bình dân vì không do dân sáng tác, và dân ca hát, truyền tụng, mà đó là công trình của những cán bộ tuyên truyền mà không được dân chúng hưởng ứng.



Trong quyển Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam , Vũ Ngọc Phan đã sai lầm khi xếp loại này vào ca dao, tục ngữ. Loại văn chương truyền khẩu chính thống là loại văn chương hiện nay được dân chúng bí mật sáng tác, bí mật đọc cho nhau nghe, chưa được ghi chép đầy đủ, chưa được sưu tầm và quảng bá sâu rộng trong lòng đại chúng. Chỉ một số rất ít thỉnh thoảng xuất hiện trong tiểu thuyết, báo chí. Văn chương truyền khẩu lưu truyền khắp Việt Nam nhưng thịnh phát tại miền Bắc. Ít nhất, hiện nay, mỗi người dân cũng nghe qua được một hai câu ca hoặc truyện khôi hài hiện đại, và một vài tác giả đã ghi chép một số câu, một số bài. Việc sưu tầm loại văn chương này cũng là mồ hôi và nước mắt vì nhiều người tại Việt Nam đã bị tù. vì việc sưu tầm văn chương truyền khẩu hiện đại.

Văn chương này có nhiều nguồn gốc:



I. THỰC TẾ

Văn chương truyền khẩu hiện đại có lẽ hình thành từ 1945 qua các chặng đường lịch sử 1954, 1975 và hiện nay nó càng phát huy mạnh mẽ. Rất nhiều ca dao, tục ngữ và truyện hài không cho một vài dấu vết nào về thời gian sáng tạo. Tuy nhiên ở một vài câu, một vài truyện, chúng ta có thể thấy rõ hoặc có thể suy đoán được. Những sự thật lịch sử đã trở thành chất liệu cho văn chương truyền khẩu Việt Nam hiện đại. Hầu hết nội dung của văn chương truyền khẩu là sự kiện lịch sử đã và đang xảy ra trong chế độ cộng sản.



Lúc Việt Minh lên, khoảng 1945, quần chúng đã làm thơ, soạn truyện công kích chế độ. Để chế riễu chủ trương nam nữ bình quyền của cộng sản, người ta hóm hỉnh truyền câu ca dao:

-Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
Đàn ông nằm dưới , đàn bà nằm trên.


Sở thích của các anh "vẹm" ( Việt Minh) lúc bấy giờ là hàng ngoại ở trong khu tề và thành phố bị chiếm đóng:

-"Đồng hồ Wyler
Viết máy Parker
Nằm giường tre
Lãy vợ 'tạch tạch sè'
Đi xe đạp 'course
'



Chính bề ngoài thanh nhã của các cán bộ đã làm cho bao thiếu nữ say mê, cho nên lúc bấy giờ quần chúng có lời khuyên các cô thôn nữ nhẹ dạ:
Ham chi xắc cốt, đồng hồ,
Mai họ về quê họ, họ để ba lô lại cho mình.>
Trong những năm 1953, cộng sản đã phát động giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất tại nhiều nơi. Đội cải cách có nhiều quyền hành, họ muốn bắt, muốn giết ai tùy thích. Do đó có câu:
"Nhất đội, nhì trời!"


Sau cải cách ruộng đất là đi vào hợp tác. Tình trạng sản xuất sút giảm vì không ai chịu làm việc:
"Xã hội chủ nghĩa, mười người khiêng một cọng rơm".

Ai cũng không tích cực làm việc vì làm việc chỉ có lợi cho cộng sản gộc:

Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe. . . .


Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội đã thiêu rụi bao triệu thanh niên trên đường mòn Hồ Chí Minh. Thiếu niên 15, 16 tuổi và phụ nữ phải đi lính. Người ta lợi dụng khẩu hiệu nam nữ bình đẳng dể bắt phụ nữ phục vụ chiến trường. Người phụ nữ từ đây phải sống cuộc đời sương gió:

Trai công binh như khỉ leo cây,
Gái bộ đội như giường bệnh viện.


Năm 1975, cộng sản vào miền Nam, dân chúng bỏ nước vượt biên:

Muôn điều cũng bởi vua Hùng
Sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên.
Đứa khôn thì đã vượt biên,
Những đứa còn lại chẳng điên thì khùng.

Ngoài bắc thiếu hàng hóa, dân chúng và cán bộ ngoài Bắc đổ xô vào nam mua hàng về:
-Vội vàng vào vơ vét, vội vàng về.
-Miền nam nhận họ,
miền bắc nhận hàng."


Khoảng 1980, dân chúng đói khổ, cộng sản đánh bóng vai trò Phạm Tuân để cho người ta quên đói. Quần chúng Bắc Nam đều mai mỉa:

Ngày ngày hai bữa khoai mì,
Mày lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?

Lúc này, dân chúng ngoài Bắc đua nhau đi lao động quốc tế ở các nước xã hội chủ nghĩa vì đó là một phương cách duy nhất để cứu đói và làm giàu. Nhưng cái lợi kinh tế làm hại giá trị tinh thần:
Có vợ mà cho đi tây,
Xe đạp không khóa bỏ ngay Bờ Hồ.

Khoảng 1985, thi sĩ Tố Hữu làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế trong khi Võ Nguyên Giáp là tay trí thức duy nhất trong trung ương đảng bị đạp ra khỏi bộ chính trị, đặc trách ngừa thai cai đẻ. Đó là một sự mỉa mai cho hai danh nhân Việt Nam, mà cũng là một mai mỉa cho đất nước và nhân dân Việt Nam:

"Nhà thơ làm kinh tế,
Quan thống chế đặt vòng xoắn."



II. ĐỜI SỐNG THỰC



Những truyện này nhiều khi là chuyện đã xảy ra trong xã hội, Hợp Tác Xã, quân dội, và trại tù.

VÀO HTX

Sau cải cách ruộng đất, cả nước ''đi lên'' hợp tác. Người ta vận động nông dân góp ruộng, góp tài sản làm của chung. Trước hết, Đảng kêu gọi đem trâu bò vào hợp tác, một số nông dân ngần ngại không chịu. Riêng Tư Ròm hăng hái giơ tay biểu quyết. Hôm sau, hội nghị lại kêu gọi đem gà vịt vào hợp tác.

Tư Ròm im lặng không biểu quyết. Ba Lé, một anh bạn thân của Tư ròm hỏi nhỏ Tư Ròm tại sao hôm trước biểu quyết đưa trâu bò vào hợp tác thì giơ tay, còn nay biểu quyết đưa gà vịt vào thì không giơ tay. Đã chịu dưa trâu bò vào hợp tác, gà vịt là vật nhỏ bé, không đáng bao nhiêu, sao không chịu ? Tư Ròm trả lời: Trâu bò là của người khác cho nên tui dễ dàng biểu quyết, còn gà vịt là của tui, làm sao mà biểu quyết được!

VÈ GIÁO DỤC

Trong suốt nhiều năm, Bộ Giáo dục đặt dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Phụ tá cho ông, còn có ba Thứ trưởng: Võ Thuần Nho, Hồ Trúc và Lê Liêm.Các vị “thâm nho” trong cánh nhà giáo khoái rỉ tai nhau hai câu vè chế giễu bốn vị thủ trưởng già nua, bất tài của mình:

-Vườn ta Huyên cỗi, Nho già,
Phất phơ khóm Trúc, la đà cành Lê.

Tới khi nổ ra vụ Võ Thuần Nho giở trò lem nhem để con trai mình trốn nghĩa vụ quân sự, hai câu vè trên liền được sửa lại:

-Vườn ta Huyên cỗi, Nho tà,
Phất phơ khóm Trúc, la đà cành Lê

IV. VAY MƯỢN:


Văn chương truyền khẩu hiện đại tự nó trưởng thành, nối tiếp văn chương truyền khẩu truyền thống. Nó mang hình thái mới và nội dung mới nhưng đôi khi nó là sự vay mượn văn chương truyền khẩu cũ hay truyện hài đen ngoại quốc.

-Con ơi nên nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày công an!
- Con ơi con nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày đảng viên.

Hai câu trên bắt nguồn ca dao cũ:

Con ơi con nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
-Thằng ngụy mà được nói năng,
Thì thằng cộng sản hàm răng không còn

Câu này xuất xứ từ ca dao cổ:


Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng khộng còn.

Truyện hài sau đây có lẽ mượn truyện hài ngoại quốc:

Sau cuộc họp thượng đỉnh, một hôm ba ông Hồ Chí Minh, Kennedy và Khrouchtchev cùng đi dạo trên một cánh đồng. Bỗng trước mặt xuất hiện một đàn bò. Tổng thống Kennedy rút súng ra bắn ba phát, chúng nó cũng không lui bước. Chủ tịch Khrouchtchev lớn tiếng đe dọa dùng hỏa tiễn, chúng cũng không sợ. Sau cùng Hồ chí Minh bước lên nói nhỏ vào tai chúng, tất cả đều sợ hãi rút lui có trật tự. Hai ông Kennedy và Khrouchtchev ngạc nhiên hết sức, bèn hỏi: 'bác nói gì mà chúng bỏ đi?' Ông Hồ đáp: 'Tôi bảo nếu chúng không lui thì cho công an cắt hộ khẩu!'



V. SÁNG TẠO.

Phần lớn ca dao mới và truyện hài hiện đại là do tinh thần sáng tạo của quảng đại quần chúng. Truyện có những yếu tố mới mẻ, bất ngờ, và mang ý nghĩa sâu xa, chứng tỏ một tài năng sáng tạo tuyệt vời. Chẳng hạn như các truyện dưới đây:


VĂN VỸ LÁI XE DREAM

Tại một quán nhậu lề đường, một đám dân Sài Gòn ngồi nhậu vui vẻ. Một anh chàng nói:- Hồi nãy tao đi ngang qua bùng binh Sài Gòn thấy thằng cha Văn Vỹ lái một chiếc xe Dream mới tinh, trên xe chở một con bồ xinh như mộng. Con bồ ôm eo ếch Văn Vỹ chặt cứng, mê ly hết chỗ nói!Thằng bạn la lên: ' Mày xạo vừa vừa! Văn Vỹ mù thì làm sao lái xe Dream?'Người bạn đáp: -' Mày chẳng biết gì hết trơn hết trọi! Từ khi cộng sản vào đây, dân Nam ai cũng 'sáng mắt' hết cả, đâu còn thằng nào mù !


PHÊ VÀ TỰ PHỆ


-Chàng và nàng là hai đoàn viên thanh niên rất tích cực trong xã. Cả hai lúc nào cũng đi sâu đi sát bên nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cả hai đi đến hôn nhân. Ít bữa sau ngày cưới, chàng bèn cùng nàng tự phê và phê bình theo đường lối của đảng để cùng nhau tiến bộ. Chàng hỏi:-Em thấy anh có ưu khuyết điểm gì chăng?Người vợ cứ im lặng . Người chồng thuyết phục mãi, người vợ mới nói:-Anh có nhiều ưu điểm, nhưng anh cũng có một số khuyết điểm khá trầm trọng. . .Người chồng nói:-Em cứ phát biểu, anh sẽ cố gắng đấu tranh khắc phục khuyết điểm để trở thành người đoàn viên tốt.


-Anh rất tích cực, hăng hái nhưng đêm khuya nào anh cũng bắt em thức dậy khiến cho hôm sau em mệt quá không công tác gì được. . .Người chồng rất buồn, nghĩ rằng mình chiều chuộng vợ như thế mà bị phê bình. Nhưng chàng đành làm bộ vui vẻ nói:-Anh sẽ quyết tâm khắc phục khuyết điểm, sẽ không bắt em thức dậy giữa khuya.


Người vợ vội vàng nói:-Nói là nói vậy thôi. Anh cứ làm như cũ. Em thích thế! Đó cũng là ưu điểm cần phát huy!

Qua một vài dẫn chứng trên, ta thấy văn chương truyền khẩu hiện đại luôn luôn đi sát tình hình đất nước, phản chiếu nỗi khổ và bất mãn của nhân dân. Văn chương truyền khẩu đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, lúc nào cũng chứng tỏ một sự hiện hữu kiên cường và một tình thần sáng tạo mạnh mẽ.





CHƯƠNG II
HÌNH THÁI





Cũng giống như văn chương truyền khẩu trước 1945, văn chương truyền khẩu hiện đại gồm những hình thái sau :

1-Tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn được dân chúng quen dùng. -Nhất đội , nhì trời. -Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng -Một tháng bên Tây, không bằng một ngày Sàigon. .

2. Ca dao : Ca dao là những câu thơ ngắn, thường làm theo thể lục bát: -Thằng ngụy mà được nói năng, Thì thằng cộng sản hàm răng không còn! -Việt Minh thì tuổi đã cao,Việt cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn.Việt kiều yêu nước còn son,Đảng yêu, đảng quý hơn con trong nhà.

3.Câu đối :

Câu đối là những câu văn, lời nói đi với nhau thành cặp song song, đối nhau về vần lẫn ý: -Trai công binh như khỉ leo cây, Gái bộ đội như giường bệnh viện. -Nam Kỳ Khởi Nghĩa mất Công Lý, Đồng Khởi vùng lên hết Tự Do.

4.Vè :

Vè là một thể thơ bình dân, gồm nhiều câu , thường là 3 câu trở lên, mỗi câu ba, bốn, năm chữ, dùng cước vận hoặc yêu vận.


Lẵng lặng mà nghe,
Nghe vè đãu tố.
Dân Việt rất khổ,
Vì lũ cộng nô,
Theo lệnh đấu tố.
Kìa con đãu bố,
Nọ vợ tố chồng.
Bắt cháu chửi ông,

Bắt tớ giết chủ.

Bỏ thím vào rọ,
Bỏ chú trôi sông.
Bắt bác mang gông,
Bắt bà thắt cổ
Trường Chinh đãu bố,
Ông Hồ giết chị .
Ngàn thằng như thế,
Vạn thằng như thế.
Độc ác vô cùng,
Dã man khôn kể.!
Chốn chốn xương rơi
Nơi nơi thịt đổ.
Chúng chẳng là người,
Chúng là quỷ dữ...


-Ăn quận năm,
Nằm quận ba.
Xa hoa quận nhất.
Phát đạt Tân Bình,
Lình xình Bình Thạnh.
Ương ngạnh Hóc Môn .



5.Sấm ngữ :


Sãm ngữ là những câu nói bí ẩn, tiên đoán thời cuộc. Có những cấu sấm không biết ra đời từ lúc nào nhưng được dân chúng hiện nay rỉ tai nhau.


-Khi nao đá nổi lông chìm
Đồng khô, hồ cạn,búa liềm ra tro.

-Ma vương văn võ kiệt rồi,
Minh vương rồi sẽ ra đời cứu dân.

-Khi nao hết bến đò Gianh,
Hết phà Mỹ Thuận,Tất Thành ra tro.


6. Đặt câu :


Đặt câu toàn một chữ, hay đặt câu theo những chữ viết tắt. Hình thái này mới nhất: -Vội vàng vào vơ vét, vội vàng về.


-Đảng đánh đồn địch, đảng đào địa đạo, đảng đánh đĩ, Cộng cướp của cải, cộng cắt cần cổ, cộng cướp công.



7. Giải thích các từ viết tắt

Dân ta có óc hài hước. Trước 1975, người ta đã giải thích ý nghĩa của thuốc lá CAPSTAN như sau:
"Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát". Tinh thần hài hước và văn chương đó còn tiếp nối sau 1975.

-XHCN (xã hội chủ nghĩa ) :xếp hàng cả ngày; Xạo Hết Chỗ Nói!
-XNCTHDVTN (xí nghiệp công tư hợp doanhvận tải nhẹ) : Xe này của tao họ dựt vì tao ngu.
- CCCP : bốn mẫu tự Liên Xô, thưòng thấy trên các thùng hàng Liên Xô, dịch tiếng Việt là Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Liên Bang Sô Viết. Dân ta giải thích bốn chữ đó là : Các cán cứ phá; các chú cứ phá; các cha cứ phá; các cậu cứ phá; các cô cứ phá; các con cứ phá; các cháu cứ phá! Chẳng cho cũng phá, càng cho càng phá, còn cho còn phá, càng cấm càng phá; chửi cha chính phủ v.v. . .




8. Truyện ngắn


Phần nhiều là truyện khôi hài, và được người ta truyền tụng hơn cả. Văn chương truyền khẩu hiện đại rất phong phú, rất đa dạng, và ba thể tục ngữ, ca dao và truyện hài là những thể thông dụng nhất, nối tiếp truyền thống văn chương bình dân trước 1945.





CHƯƠNG III


ĐẶC TÍNH



Văn chương truyền khẩu hiện đại có một sức sống mãnh liệt và mang nhiều màu sắc. Chúng ta thấy có bốn tính chất:-Tính chiến đấu-Tính trung thực- Tính châm biếm- Tính bi đát.



I. TÍNH CHIẾN ĐẤU




Văn chương truyền khẩu hiện đại là vũ khí của nhân dân bị áp bức chống cộng sản độc tài, tham nhũng và tán ác. Nhân dân ta chỉ trích từ các thần tượng cho đến những cán bộ, công an và các xã viên HTX trong guồng máy cộng sản. Cộng sản ca tụng Marx, Lenin, Stalin nhưng dân Việt Nam kết án họ:


Cộng sản ở tại nước Nga,
Chính danh thủ phạm tên là Lê nin.




Họ kết tội Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và bọn Tố Hữu đã làm dân chúng đói khổ:


-Ông Hồ, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than !




Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng đều bị điểm mặt chỉ tên:


- Bác Nguyễn Lương Bằng, cả nước ít người lương bằng lương bác,
Ông Tôn Đức Thắng, trên đời nhiều kẻ đức thắng đức ông!



Nhân dân đã chỉ trích các chính sách của cộng sản:




(1)-Cộng sản gây chiến:



Trời sinh cộng sản làm chi,
Bắt dân ta phải ra đi chiến trường.
Tuổi trẻ nát thịt tan xương,
Tuổi già tải đạn, tải lương đêm ngày.




(2)-Cộng sản nịnh hót tư bản:



Ngày xưa chửi Mỹ hơn người,
Ngày nay theo Mỹ chẳng ai bằng mình.




(3)-Cộng sản bất công, thối nát:


Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no.
Thằng bò thì sướng.
Thằng bướng thì chết,
Thằng bết thì tôn,
Thằng khôn thì đập.

-Nhất thân, nhì thế, tam tiền, tứ chế.




(4)-Chính sách trí thức hóa vô sản:


Cộng sản ghét trí thức bởi vì trí thức hiểu biết, không dễ bị lường gạt. Nhưng chúng vẫn khoái nhãn hiệu trí thức, chúng dán nhãn hiệu này cho chúng và con em chúng. Do đó, họ mở các lớp bổ túc văn hóa, đào tạo tại chức để phong kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ cho cán bộ và đảng viên nòng cốt. Việc này chỉ là làm hình thức, vì vô sản thất học lại lớn tuổi, đâu có trình độ để học. Ngày nay, tiến sĩ giả xuất hiện đày rẫy trong mọi cơ quan cộng sản. Kết quả nền giáo dục giả dối này, dân chúng nhận định: Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức!



II. TÍNH TRUNG THỰC



Văn chương truyền khẩu hiện đại phản chiếu trung thành thực tại xã hội. Có những truyện do nhân dân sáng tạo, và cũng có những truyện rất thực. Dù là sáng tạo nó vẫn nói lên những thực tại đau khổ của nhân dân và hành vi gian ác, sa đọa của cộng sản. Một số truyện nói thẳng, tố cáo thẳng, không nói quanh co, xa gần.




(1)-Nông dân bị bóc lột:


-Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà, lát sân.
- Một người làm việc bằng tư,
Để cho cán bộ tiền dư thóc thừa.



(2)-Trí thức nghèo khổ:


-Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài,
Bốn nhà cọng lại bằng hai nhà nghèo.


(3). Bất công, vô pháp luật:


Ăn cắp một đồng,
Thì gông vào cổ
Ăn cắp hàng tỷ,
Xử lý nội bộ.







III. TÍNH CHÂM BIẾM



(1) . Cộng sản tham tiền:


Những điều tuyên bố dân chủ, công bằng là xảo trá. Chế độ cộng sản đã đưa người nghèo và vô học lên nắm quyền cho nên lòng tham càng mau chóng phát triển. Xã hội cộng sản suy đồi hơn là xã hội quân chủ và tư bản. Khi chưa nắm quyền, cộng sản đã tô vẽ một thiên đường, nào là công bằng xã hội, cơm áo no đủ, tận diệt nạn người bóc lột người, vàng chỉ để lót cầu tiêu. Ngày nay, cộng sản gộc đã trở thành tư bản đỏ, đồng đô la, vàng đã trở thành mục tiêu phấn đấu của người cộng sản. Từ đảng viên trung ương cho đến địa phương, từ cán bộ cho đến quần chúng đều tôn thờ đồng tiền, chạy theo lợi nhuận:


-Tiền là tiên, là Phật,
Là sức bật tuổi trẻ
Là sức khoẻ tuổi già.
Là cái đà tiến thân,
Là cán cân công lý.
Tiền! Hết ý



- Bảng đỏ sao vàng,
Sang giàu bỏ đảng.






(2)-Thối nát, bất công, cá lớn nuốt cá bé.


Truyện Nhà năm tầng lầu.


Một công ty xây dựng quốc doanh xây xong một tòa building 5 tầng cho nhân dân và cán bộ ở. Công ty xây xong, bộ xây dựng bèn cử cán bộ đến thanh tra để nghiệm thu. Sau khi xem xét mọi mặt như xi măng, thép, sơn, gỗ ...cán bộ thanh tra rất hài lòng. Nhưng có một điều làm thanh tra khó nghĩ, đó là mọi tầng lầu đều không có cầu tiêu dù là cầu tiêu công cọng. Lẽ nào kiến trúc sư hoặc nhà thầu lại bỏ quên một điều quan trọng như thế? Viên thanh tra bèn mở một cuộc họp yêu cầu công ty xây dựng trả lời.Viên cán bộ đại diện công ty xây dựng bèn giải thích : 'Tòa nhà có 5 tầng lầu. Tầng thứ nhất dành cho học sinh mẫu giáo. Các em mẫu giáo ngồi bô cho nên không cần cầu tiêu.Tầng thứ hai dành cho nông dân, mà nông dân thiếu phân canh tác phải ra đồng ngồi để lấy phân bón cây cho nên không cần cầu tiêu.Tầng thứ ba dành cho công nhân, mà công nhân đã sử dụng cầu tiêu xí nghiệp rồi. Tầng thứ tư dành cho cán bộ trung cấp, mà các đồng chí này thường ăn phân, ăn bẩn cho nên không cần cầu tiêu.Tầng thứ năm dành cho cán bộ cao cấp, mà những đồng chí này thường ị lên đầu đàn em, cho nên cũng không cần cầu tiêu.'


(3). Lãnh đạo cộng sản vô học:


NGƯỜI BẠN HỌC CỦA TỔNG BÍ THƯ

Không biết thời Lê Duẩn, hay Đỗ Mười làm tổng bí thư, có một ông khách ăn bận sang trọng vào văn phòng tổng bí thư xin gặp mặt lãnh tụ.
Ông nói rằng ông là bạn học của Tổng bí thư hồi còn nhỏ, nay qua đây xin gặp mặt cho thỏa lòng nhớ mong người bạn thân thiết thuở ấu thơ. Nghe người khách nói xong, viên trung úy phụ trách an ninh văn phòng Tổng Bí thư liền kêu lính bắt nhốt người khách vì tội làm gián điệp CIA mưu sát tổng bí thư!
Mãy nhà báo Việt Nam và Anh, Pháp, Mỹ nghe tin liền đến xin phỏng vấn vị anh hùng và là thiên tài tình báo của Việt Nam:
-Vì đâu mà ông biết ngay người khách là gián điệp CIA?
Viên trung úy ngước mắt cao ngạo trả lời:
-Tổng Bí thư có đi học đâu mà có bạn học! Rõ ràng tên kia là CIA Mỹ!

CLINTON VÀ PHAN VĂN KHẢI

Trước khi gặp Clinton, Phan Văn Khải được thầy giáo Anh Văn chỉ dẫn về căn bản Anh ngữ. Thầy giáo nói :
-" Khi thủ tướng bắt tay Clinton, thì nói:" How are you?"(Ông có mạnh khoẻ không ?). Clinton sẽ nói :" I am fine and you?" (Tôi mạnh khỏe còn ông có khỏe không?). Lúc đó thủ tướng sẽ đáp:" Me too" ( tôi cũng khỏe).
Bài dạy rất giản dị nhưng sự thực không phải thế. Khi gặp Clinton, Phan văn Khải nhầm lẫn nói:
-" Who are you". (Ông là ai?).
Clinton bực bội nhưng cố bình tỉnh trả lời một cách khôi hài rằng:"-Hà... hà... Tôi là chồng của bà Hillary".
Phan Văn Khải nói"- Me too". ( Tôi cũng thế! hà.. hà...hà...) .
Trong phòng hội lúc đó im phăng phắc, ai cũng nghe được tiếng ruồi bay.



Về nghệ thuật, phần lớn trình bày theo lối văn chương bóng bảy với ý tưởng sâu xa, kín đáo. Trong tính trào phúng này còn có một chút dâm tính theo truyền thống truyện tiếu lâm Việt Nam. Đó là truyện Thu mua nông sản phụ:




Tại miền Bắc, thời kỳ chiến tranh, cộng sản bắt dân nộp thuế, lại thu mua lúa gạo vẫn chưa đủ, họ còn ép dân phải bán tất cả khoai, sắn, bắp, đậu mà họ gọi là '' nông sản phụ''. Cán bộ đi khắp nơi tuyên truyền chính sách này. Họ vào cả ''xưởng đẻ'' vận động quần chúng. Bọn cán bộ nói ngọng, n và l lẫn lộn. Vì vậy, khi nghe cán bộ nói ba hoa về thu mua '' nông sản phụ'' một bà phát biểu:-Đảng cần thu mua thì chị em phụ nữ chúng tôi xin tuân lệnh. Chỉ xin dùng kéo đừng nhổ tay đau lắm! ( Theo Truyện Cười Trà Lũ)






Truyện sau đây cũng vậy, dùng tiếu lâm, mang chút tính dục để cười cợt tệ nạn tôn sùng lãnh tụ:




Một cố vấn Liên Xô qua Việt Nam công tác, được đảng và chính phủ Việt Nam cho đi nghỉ mát Đồ Sơn để bồi dưỡng. Đảng cho một nữ cán bộ trợ lý thuộc bộ ngoại giao cùng đi để săn sóc và thông dịch cho đồng chí. Nữ đồng chí từng đi Liên Xô, Đức nên rất thông thạo đường lối ăn chơi Tây phương. Khi vào nhà khách, cả hai thoát y. Đồng chí cố vấn thấy hai bên đùi của nữ đồng chí bên này xâm hình bác Hồ và bên kia xâm hình cụ Mác. Vị cố vấn liền nịnh đầm một phát:-Đồng chí có nhiều biểu hiện tốt, có lập trường giai cấp, lại có trình độ chính trị cao.Thấy cố vấn Liên Xô chăm chú nhìn đùi mình, nữ cán bộ đáp:- Em là đảng viên mà! Bất cứ ở đâu, và lúc nào, em cũng là một đảng viên gương mẫu, luôn theo gương Mác và Hồ Chủ tịch. Vậy đồng chí thích Mác hay bác Hồ?Đồng chí cố vấn chỉ vào các hình và nói:- Mác và bác Hồ là hai nhà cách mạng vĩ đại của cộng sản quốc tế, nhưng tôi thích hình đồng chí Fidel Castro ở giữa hơn!





IV. TÍNH BI ĐÁT
Một số là truyện bi, vì kết thúc là đau buồn hoặc chết chóc.

Sinh viên đại học Văn Khoa Sài gòn là Nguyễn Văn Hồng, đẹp trai, thích thể thao, yêu điện ảnh, nghe lời dụ dỗ của Việt cộng bỏ nhà, bỏ học, bỏ người yêu vào mật khu làm anh hùng. Trước đó, anh được cộng sản tuyên truyền rằng trong khu có đường sá xe cộ như Sài Gòn, có thư viện và các trường đại học như trường Văn khoa, Khoa học, Nghệ Thuật, và Điện ảnh. Trước khi vào khu, anh đã đưa ý nguyện là theo phục vụ cách mạng bằng ngành điện ảnh . Họ hứa hẹn đảng sẽ cho anh toại nguyện. Hồng nghe nói mà sướng mê tơi! Theo cộng sản chẳng bao lâu anh sẽ thành tài tử điện ảnh lừng danh quốc tế. Vào khu, không thấy đường sá, xe cộ, trường lớp mà chỉ thấy rừng xanh, anh lấy làm thất vọng. Người ta đưa anh vào trại tân binh. Anh chống đối vì anh đã nói là anh theo ngành điện ảnh chứ không muốn cầm súng! Đảng đưa anh lên gặp chính ủy, và chính ủy giải thích cho anh là làm việc gì cũng phải nhắm phục vụ cách mạng và lợi ích của đảng. ''Đâu cần thì thanh niên có,Đâu khó thì có thanh niên.''Thanh niên phải từ bỏ mọi sở thích cá nhân, vị kỷ, thấp hèn, và phải đặt tổ quốc lên trên hết. Song anh vẫn không tuân theo lệnh. Họ bèn đưa anh vào một đơn vị tân binh, nhưng suốt ngày tháng, họ thực hiện việc rút phép thông công, nghĩa là không ai nói chuyện với anh, anh hỏi gì, nói gì thì người ta làm thinh hoặc bỏ đi chỗ khác. Cuối cùng, anh chịu thua, xin ra trận. Nhưng trong chế độ cộng sản, sinh viên, trí thức mới vào lính là phải mang cấp bậc binh nhì. Trong đơn vị, nghe bọn cán bộ i tờ giảng giải, anh bịt miệng cười. Anh bị đem ra phê bình. Anh nghĩ rằng anh giỏi toán, xin đi pháo binh. Thấy anh xin đi pháo binh, họ chấp thuận, cho anh theo bộ binh vác pháo. Công việc nặng nề, anh chịu nhiều cay đắng vì biết mình bị cộng sản lường gạt và hành hạ. Đã thế, bọn cộng sản lại khuyên anh viết thư khuyên anh em vào khu chiến đãu. Anh đã lầm lạc và đau khổ, lẽ nào anh lại đem anh em vào địa ngục. Anh không viết thư cho nên bị phê bình và trừng phạt. Anh uất hận và chết trong một trận đánh ( Theo Kim Nhật, Về R).


Nhiều truyện mang đủ tính chất bốn tính chất trên như truyện sau đây:

Anh Thòong làm việc tại một HTX thuộc tỉnh Quảng Châu ( Trung Quốc), chuyên làm ruộng và chăn nuôi rất tích cực. Anh được vào đoàn viên thanh niên cộng sản, và được chi bộ cho phép kết hôn với một thiếu nữ khá xinh xắn. Đêm động phòng hoa chúc, anh tắt đèn và leo lên giường. Nhưng cô dâu ngăn lại, bắt anh quỳ xuống nâng quyển sách Đỏ của Mao chủ tịch đọc một trang. Chủ tịch dạy:''Người cộng sản phải đặt nhiệm vụ tổ quốc lên trên hết và gạt mọi tình cảm cá nhân''. Hai người vâng lời Mao chủ tịch, lên giường nằm ngủ, không nghĩ đến việc ân ái riêng tư. Đêm hôm sau, hai người cũng thử thời vận, cần sách Đỏ lâm râm khấn vái, bốc trúng trang:Trong thời kỳ xây dựng XHCN, thanh niên nam nữ phải thực hiện chính sách ba khoan:Lỡ quen nhau thì khoan yêu
Lỡ yêu nhau thì khoan cưới
Lỡ cưới thì khoan có con.
Các đồng chí phải nắm chặt hai điểm trên và nhấn mạnh điểm dưới.

Chị vợ cũng là một đoàn viên, rất tin tưởng Mao chủ tịch. Chị bảo:-Mao chủ tịch đưa ra chính sách ba khoan, thôi hôm nay chúng ta khoan động phòng.Anh chồng không chịu, bảo rằng :-Mao chủ tịch nói phải nắm chặt hai điểm trên và nhấn mạnh điểm dưới, nghĩa là chủ tịch bảo tôi phải động phòng và làm theo kiểu nhân dân nước Mỹ tiến bộ!Chị vợ cãi lại, cương quyết thực hiện ba khoan, anh chồng đành chịu thua. Đêm sau nữa, hai anh chị cũng mở sách Đỏ, và chủ tịch dạy:Chúng ta phải tiến nhanh tiến mạnh , tạo ra những bước nhảy vọt lên XHCN.Vâng lời Mao chủ tịch, hai người vội vàng tiến nhanh tiến mạnh, và thực hiện bước nhảy vọt. Nằm một hồi, người chồng lại mở sách Đỏ, và thấy Mao dạy:Hãy liên tiếp tấn công như vũ bão để đạt lấy những thắng lợi cuối cùng..Anh đọc to lời chủ tịch cho vợ nghe và cả hai bèn liên tiếp chiến đãu, giáng cho đối phương những đòn mạnh bạo chưa từng thấy. Nhưng lần cuối sức mõn, anh chẳng làm gì được. Anh lại mở sách Đỏ, thấy hiện ra lời Mao dạy:


Trong cuộc chiến đấu, dù là chiến đấu với địch quân hay giải quyết mâu thuẫn nội bộ, người đảng viên phải cương quyết cắt bỏ không thương tiếc những gì mềm yếu, và thoái hóa của bản thân mình.Người chồng vội vàng đi ra nhà sau, xuống bếp lấy dao phay cắt ngay của quý quăng ra ao sau nhà!


V. TÍNH QUỐC TẾ

Văn chương truyền khẩu phần lớn mang tính dân tộc và lịch sử quốc gia. Tuy nhiên, văn chương truyền khẩu cũng mang tính quốc tế như truyện Tấm Cám vốn có ở nhiều nước, và các truyện của La Fontaine vốn xúất xứ ở Ấn Độ hay Hy Lạp, La Mã.

Văn chương truyền khẩu hiện đại cũng có tính cách quốc tế vì nó vay mượn ở các truyện hài Tây phương, nhất là nó có liên hệ đến chiến tranh lạnh giữa tư bản và cộng sản, nhất là nỗi thống khổ của các dân tộc cùng nằm trong bàn tay cộng sản như Liên Xô, Đức, Đông Âu, Trung Hoa, Việt Nam. . .


Nói chung, văn chương truyền khẩu hiện đại rất phong phú, nhiều màu sắc, nhưng chủ yếu là chống cộng với nụ cười trào phúng.




CHƯƠNG V
NÔI DUNG



Văn chương truyền khẩu là nguồn sáng tạo của nhân dân Việt Nam bao gồm nhân dân lao động và trí thức. Văn chương truyền khẩu là vũ khí của quần chúng bị đàn áp, bóc lột chống bạo quyền cộng sản. Vì họ bị khủng bố, tù đày, bị bóc lột thậm tệ hơn cả thời thực dân và phong kiến, họ đã chống lại bằng nhiều hình thức:

-Bất hợp tác và chống đối:
Vì cộng sản bóc lột, người nông dân và thợ thuyền không đủ ăn, bao nhiêu lợi nhuận đều vào tay chủ nhiệm Hợp tác xã, huyện ủy và tỉnh ủy và bọn trung ương ngồi mát ăn bát vàng. Vì thấy mình bị lừa dối và bóc lột, dân chúng không tích cực làm việc. Kết quả là năng suất giảm sút.-Phá hoại: Dân chúng phá hoại của công như lấy bàn ghế cơ quan làm củi đun bếp, lấy trộm thóc lúa, ngô khoai. . .
-Biểu tình, đình công: Quỳnh Lưu 1956 là một vụ điển hình.
Sau 1985, cộng sản bán đất của nông dân cho tư bản, và thực thi nhiều chính sách tàn bạo và ngu xuẩn cho nên khắp nơi dân chúng chống đối như vụ Tiền Giang, Thái Bình, Thọ Đà, Xuân Lộc. , .
-Châm biếm:
Sáng tác và truyền bá các thi văn châm biếm, chống đối cộng sản. Cộngf sản rất sợ loại văn chương này nên đã bắt giam những ai kể chuyện hay ghi chép loại trào phúng hiện đại này.

Báo Nhân dân, ngày 10.8.1980, đã phải có bài kết tội văn chương trào phúng chống cộng. trong đó có đoạn:“Những năm gần đây, bên cạnh nền văn học dân gian hiện đại tiếp tục phát triển nói về những ý nghĩ, tình cảm của nhân dân và có tác dụng cổ vũ mọi người hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn, lác đác lại xuất hiện một số câu thơ, câu vè với nội dung không xây dựng, không rõ tác giả là ai. Thí dụ:Mỗi người làm việc bằng haiĐể cho chủ nhiệm mua đài, sắm xe...Đây là loại vè hoặc ca dao tiêu cực!”..

Văn chương truyền khẩu Việt Nam trước 1945 mang nhiều nội dung phong phú phản ảnh tình cảm, tư tưởng, giáo dục, luật pháp, phong tục, tập quán, tín ngưỡng Việt Nam. Văn chương truyền khẩu Việt Nam hiện đại cũng phản ảnh nhiều mặt về tư tưởng, tình cảm, chính trị, giáo dục của con người và đãt nước Việt Nam hiện nay. Văn chương truyền khẩu hiện đại đã nói lên thực trạng xã hội đất nước ở hai bên, nhưng bên cộng sản thì nhiều hơn gấp trăm lần, ngàn lần. Thời Pháp, nạn lính lê dương cưỡng hiếp phụ nữ và lính Bảo vệ ( lính theo Pháp) bắt gà đã tạo nên những ảnh hưởng xấu về chính trị:
Cắc bụp, cắc bụp cheo
Ba thằng Bảo vệ bắt heo, bắt gà.
Các bụp, cắc bụp xòa,
Ba thằng giặc Pháp bắt gà bắt heo.

Thời Ngô Đình Diệm, công lý đã trở thành công cụ cho gia đình họ Ngô. Ngô Đình Cẩn bán gạo cho Việt Cộng thì trắng án, bà Ngô Đình Nhu vì ngăn cản Nguyễn Văn Châu ly dị em gái bà, bà đem luật từ thời trung cổ để áp dụng cho nước Việt Nam. Trước đây, đường Công Lý đi hai chiều nay đi một chiều, đường Tự Do hạn chế xe và Tòa Pháp Đình ở đường Gia Long, Sài gòn cấm vào cổng trước, bởi vậy, dân chúng có câu:

Công Lý một chiều.
Tự Do hạn chế
Tòa Án vào cổng hậu.

Dân chúng bấy giờ truyền tụng câu sấm ngữ :

Khi nao ba tháng đủ liền,
Nhà chùa nhuộm máu, Ngô quyền ra tro.

Lúc bấy giờ quân Mỹ đổ vào Việt Nam, gây ra bao thay đổi về xã hội. Người ta truyền tụng câu thơ:

Rớt tú tài, anh đi trung sĩ,
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con,
Khi nao yên nước yên non,
Anh về anh có Mỹ con anh bồng!

Tại quốc ngoại cũng có một vài câu ca dao, tục ngữ. Để nói về tục đi trễ của người Việt Nam, tục ngữ tân thời có câu:

-Không ăn khỏe không phải người Mễ
Không đi trễ không phải người Việt Nam.
Nói về nước Mỹ, nhiều người ca ngợi, nhưng nước Mỹ chỉ thích hợp cho hạng thanh niên ưa phấn đãu, không thích hợp cho người già cần yên tĩnh, và thanh bình:

-Hoa Kỳ là thiên đường của tuổi trẻ
Là chiến trường của thanh niên
Là địa ngục của người già.

Đấy là những câu ca dao thực tả vùng quốc gia, và hải ngoại, mà chỉ được vài câu. Điều này cho thấy quốc gia cũng có khuyết điểm nhưng không bằng cộng sản dã man, tàn bạo ngàn vạn lần. Thực chất văn chương truyền khẩu hiện đại là nhắm đả kích chủ nghĩa cộng sản mọi mặt, và phần lớn là do chính những người đã sống dưới xã hội cộng sản, nhất là những người miền bắc sáng tác.

Nói miền Bắc sáng tác vì những câu ca, những truyện khôi hài này chúng ta không bao giờ nghe kể ở mìền Nam trước đây. Sau 1975, chúng ta mới đượe những bạn bè, thân quyến từ miền Băc kể cho chúng ta nghe. Qua sự kiện này, chúng ta thấy ca dao tục ngữ không phải do ' Mỹ Ngụy ' sáng tác, mà là do những người dân miền bắc đã từng được 'bác và đảng giáo dục'. Và qua điều này, chúng ta thấy rằng không phải toàn thể dân chúng miền Bắc theo cộng sản, trái lại họ căm thù cộng sản còn nhiều hơn dân miền Nam.

Văn chương, nhất là văn chương trào phúng là vũ khí của kẻ yếu. Cộng sản nắm nhà tù, nắm công an, nắm bộ đội, nắm kho gạo. Cộng sản theo dõi mọi người. Không ai có thể rải truyền đơn, ném lựu đạn, hay phá cầu như Việt cộng. Để chống cộng sản, người dân không tên không tuổi đã tổ chức một cuộc chiến tranh âm thầm nhưng bền bĩ. Đó là thái độ thụ động khi làm việc, là sự phá hoại của công, lấy trộm hợp tác xã.

Nhân dân đã sáng tác và truyền miệng những bài ca, câu truyện khôi hài về một chế độ phản dân hại nước. Do đó, văn chương hiện đại phản ánh chế độ cộng sản xấu xa, thối nát và lòng dân căm thù sâu sắc bè lũ cộng sản dã man. Văn chương truyền khẩu là vũ khí đấu tranh chống cộng.Ta có thể nói văn chương truyền khẩu hiện đại mang tính cách chiến đấu chống cộng. Việc này không phải là một hiện tượng đặc thù tại Việt Nam mà là một nét đậc thù của cộng sản chủ nghĩa. Đâu có cờ đỏ, sao vàng, búa liềm là có uất hận và có tơ văn châm biếm. Phần lớn mang tính cách châm biếm với nụ cười nhẹ nhàng, đôi khi sâu cay! Chúng ta có thể nói 90% là ca dao hài và truyện hài.


I.Xã hội:

Cộng sản hô hào mục đích tranh đấu của họ là bình đảng, tự do, đánh tan mọi bất công xã hội, đem lại cơm no áo ấm cho người dân. Sự thực, chế độ cộng sản là một chế độ dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

(1). Bóc lột sức lao động của nhân dân.
Trước khi chưa nắm quyền, cộng sản chỉ trích tư bản, địa chủ, phú nông bóc lột nhân dân lao động nhưng khi cầm quyền, họ bóc lột dã man hơn tư bản và phong kiến. Họ trả lương rẻ mạt. Họ bắt dân chúng nhịn đói lao động ngày đêm không được ngưng nghỉ: Làm ngày không đủ, Tranh thủ làm đêm, Làm thêm ngày nghỉ. Họ hô hào dân chúng làm việc để xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng thực sự là để cho giai cấp thống trị hưởng thụ, thấp nhất là bọn cán bộ Hợp Tác xã, mà cao nhất là bọn trung ương ủy viên:

-Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài , sắm xe.

-Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà, lát sân.

-Một người làm việc bằng tư,
Để cho cán bộ tiền dư thóc thừa.

-Một người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vừa nằm vừa ăn.


(2). Bãt công, nịnh hót, cửa quyền.

Cộng sản luôn nói đến lao động, sản xuất, chống ăn bám, chống bóc lột, nhưng chính cộng sản là bọn ăn bám, bọn bóc lột. Cán bộ đảng xuất thân là nông dân, công nhân nay trở thành quan lại. Dưới chế độ phong kiến hay thực dân, dân chúng chỉ nuôi một thứ hổ báo, nhưng dưới chế độ cộng sản, dân một cổ hai tròng, phải nuôi nhà nước và đảng. Đảng luôn trấn áp , khủng bố dân chúng, cho nên những kẻ khôn ngoan biết nịnh hót thì được tồn tại. Họ bắt các dân chúng, học sinh, viên chức, cán bộ, đảng viên, thợ thuyền phê bình, kiểm thảo hàng tuần, hàng tháng, nghĩa là phải xỉ vả mình, tố cáo người khác và đề cao đảng, bác. Đó là chính sách ngu dân, chỉ tạo những kẻ ba hoa nịnh hót, những con người hèn hạ. Chỉ có những công nhân, nông dân là đói khổ:

Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no.
Thằng bò thì sướng.
Thằng bướng thì chết,
Thằng bết thì tôn,
Thằng khôn thì đập.. .


Ngày xưa quan lại còn có kẻ thương dân, phú gia còn biết cho nông dân ăn no dù là ăn cơm hẩm với cà muối, địa chủ lấy tô khoảng 20% đến 50%. Nay thì cán bộ nào cũng bóc lột, từ thằng nhỏ đến thằng lớn, chúng bắt dân nộp cho nhà nước gần 90% số lương thực sản xuất. Lương công nhân thời Pháp ít nhất cũng nuôi đủ vợ chồng nay thì lương cán bộ công nhân viên nuôi bản thân không được một tuần, và nông dân giỏi mỗi ngày một ký lô lúa. Bị bóc lột, công nhân và nông dân chỉ còn phản ứng lại bằng chiến tranh thụ động, chiến tranh phá hoại âm thầm:

Lãnh đạo sướng quá
Giám đốc chè lá.
Công nhân đập phá
Nông dân đói lả.

Đất nước Việt Nam một phần bị chiến tranh phá hoại. Một phần bị công nông phá hoại và một phần bị đảng phá hoại. Đảng là thành phần phi sản xuất, đảng nói láo, đảng là một đám vi trùng ăn bám vào thân thể gầy còm của xã hội. Đảng đưa những kẻ tàn ác và vô học lên nắm quyền. Chính sách vô sản chuyên chính dẫn tới việc phá hoại đất nước bằng những cái ngu dốt thật tình và tham nhũng vô tận. Dân chúng đã viết thành công thức về thành tích phá hoại của đảng vô sản:

Ngu dốt+ nhiệt tình= phá hoại

Cán bộ phá hoại, con cháu, anh em họ phá hoại và dân chúng cũng phá hoại. Đất nước càng ngày càng suy vong là lẽ tất nhiên! Bởi vậy dân chúng đã giải thích hàng chữ CCCP của cộng sản là: Các cụ cứ phá. Các cậu cứ phá. Các con cứ phá. Các cháu cứ phá.Khoảng 1980, dân chúng bỏ nước ra đi ngày càng đông, chính phủ lâm cảnh bần cùng, công an, bộ đội đói dài. Thực tế này đã thu tóm trong mấy câu:

Chính phủ phá sản,
Cán bộ tư bản.
Công nhân hốt hoảng.
Nhân dân di tản.
Bộ đội bất mãn.

Chế độ cộng sản bản chất là chế độ phát xit cộng với chế độ phong kiến. Còn tệ hơn thế nữa vì vua quan phong kiến, quan chức tư bản vẫn dùng chung chợ, chung nhà thương, chung trường học với dân chúng. Chế độ cộng sản đã tạo ra một giai cấp mới hưởng thụ. Trên hết là vua và triều đình, dưới là bọn quan lại tham ô, mỗi nhóm đều hưởng những quy chế riêng, có cửa hàng riêng đầy đủ mọi mặt hàng Âu Mỹ. Các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, giai cấp mới của xã hội Việt Nam từ sau 1955 có cửa hàng đặc biệt ở Hà Nội như là Tôn Đản, Ngô Quyền, Hàng Trống, trong khi dân chúng thiếu thốn, cực khổ, phải lang thang, buôn bán bất hợp pháp ở chợ trời. Chợ trời là đặc sản của chủ nghĩa cộng sản :

Tôn Đản là chợ vua quan,
Cửa Nam là chợ những gian, nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân,
Vĩa hè là chợ ' nhân dân anh hùng '

(4). Tham nhũng

Càng lên cao càng có nhiều đặc quyền. Bởi vậy trong chế độ cộng sản con người phải luôn luôn phấn đấu bằng nịnh hót và bằng thành tích giết dân chúng hoặc giết đối thủ. Lên đến tỉnh hay trung ương thì được cung cấp nhiều và lợi lộc càng nhiều. Nếu số phận thấp hèn ở mãi cấp xã hay huyện thì người ta cũng phải tìm cách ăn. Do đó tham nhũng, hối lộ trở thành quốc sách. Cộng sản áp dụng chính sách lấy '' chiến tranh nuôi chiến tranh'', và ''tự lực cánh sinh'' nghĩa là bắt cán bộ nhịn đói, buộc họ phải ăn cướp của dân mà sống. Đảng cộng sản cũng giống như một số cơ sở khiêu vũ, cà phê ôm, bia ôm không trả tiền cho các nữ tiếp viên, mà để cho họ làm tiền khách:

Quan cao ăn cung cấp,
Quan thấp ăn chợ đen.
Quan quen ăn cổng hậu.

Lý luận Mác Lê bảo rằng trong chế độ cộng sản sẽ không còn giai cấp, ai cũng như ai, nhiều kẻ lạc quan còn bảo rằng sẽ không còn chính phủ, ai muốn làm bao nhiêu thì làm, ai muốn hưởng bao nhiêu là tùy ý (các tận sở năng, các thủ sở nhu), nhưng sự thật quan càng cao lương càng cao, chỉ có những kẻ yếu thế là thiệt thòi. Chỉ số lương quy định bậc thang giá trị xã hội:

Hai trăm ngồi phán,
Trăm tám ngồi nghe.
Tranh nhà, tranh xe,
Là thằng trăm rưỡi.
Tất ta tất tưởi,
Là lũ trăm hai.
Vừa làm vừa sai,
Là lũ chín chục.
Vợ chồng lục đục, Là lũ sáu mươi.
Dở khóc dở cười,
Là bọn bốn chục.
Không ta không địch,
Là bọn áp phe.
Nói chẳng ai nghe, L
à thằng nhà nước. . .


Ngày xưa Hải Triều, Trương Tửu, Trường Chinh chửi chế độ phong kiến thối nát, tư bản bất công nhưng dưới chế độ phong kiến và tư bản, ai cũng có quyền đi học, đi thi, đi xa làng để sinh sống, tự do chọn nghề cho mình, tự do buôn bán, tự do làm thợ, tự do mở cửa hàng. . .Nay xã hội cộng sản còn bất công, tham nhũng, thối nát hơn, chỉ có con em cộng sản mới được đi làm, đi học trong và ngoài nước, con em địa chủ, phú nông, tư sản và 'ngụy quân ngụy quyền' thì chịu thiệt thòi. Ai có tiền bạc, hoặc thân thế thì mới tồn tại, còn hạng cùng đinh thì đành chịu chết: -Nhất thân, nhì thế, Tam chế , tứ tiền.

- Nhất thân, nhì quen, ba quyền ,bốn chế.

Xuất thân bần cố, khi lên nắm quyền, họ tìm cách chiếm đoạt của dân, trộm cắp tài sản nhà nước để làm giàu. Và cộng sản là một xã hội bè phái, không luật pháp, cho nên ăn cắp, phá hoại mà vẫn không bị tù:

Ăn cắp một đồng,
Thì gông vào cổ
Ăn cắp hàng tỷ,
Xử lý nội bộ.

Marx không những là một nhà chính trị mà còn là một kinh tế gia. Ông gieo quẻ và tiên đoán kinh tế, khoa học cộng sản tiến gấp năm gấp mười chế độ tư bản vì quy luật khoa học do ông sáng chế ra là xã hội tiến theo chiều thẳng đứng. Trong chiều hướng này, con người cộng sản không cần tiền bạc, vàng, kim cương nữa, mọi thứ trở thành vô giá trị. Vàng lúc này chỉ dùng trang trí cầu tiêu vì kinh tế dư thừa, không cần phải tích trữ vì khi xã hội còn dùng và cất trữ tiền, vàng, đô la nghĩa là còn lo sợ nghèo đói và kinh tế khủng hoảng. Đó là viễn ảnh tương lai. Còn nhìn gần thì Marx cực lực chỉ trích tư bản. Ông cho rằng xã hội tư bản và quân chủ chú trọng đồng tiền, con người phải làm nô lệ cho đồng tiền và tạo ra bất công. Người ta có kẻ đã tin ông nhưng thức lâu mới biết đêm dài, xã hội cộng sản nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng là một xã hội bất công và tham nhũng, đồng tiền được đặt lên trên cao.


Càng thất bại trong lý tưởng công bằng xã hội, quốc gia văn minh tiến bộ, người cộng sản thấy mình bị lừa dối cho nên họ quay ra làm tiền để bù lại những ngày ngu dại chạy theo kháng chiến. Cộng sản bây giờ đã trở thành tư bản. Miệng họ tung hô cộng sản nhưng thực chất là hữu sản, tư sản. Mục đích của họ là làm giàu, là đua đòi vật chất. Họ khoe nhau từng xấp đô la. Họ khoe nhà, khoe xe. Mấy tay công an mới vào, tháng trước đi xe đạp, vài tháng sau là Honda, Dream hai ba chiếc. Mục tiêu của họ rất cụ thể: Ti vi, tủ lạnh, Honda, Không ba thứ ấy chẳng ra con người!Không phải chờ đến thời mở cửa, người cộng sản mới tham vàng và đô la. Tính tham ở khắp mọi nơi và ở trong lòng mọi người, chỉ khác nhau ít nhiều. Trừ một số rất ít là bậc thánh vô tham, vô sân, vô si. Người ta đi học là để làm quan, người ta đi tu là để được bái lạy và cúng dường, và để leo lên chức tối cao trong giáo hội. Người ta theo cộng sản là để được chia của, được cướp tài sản kẻ khác và được ngồi trên đầu người khác. Những từ ngữ công bằng xã hội, tự do dân chủ ở miệng lưỡi cộng sản ngày càng nhạt màu, mà nay chỉ thấy mặt mũi và môi miệng của họ là mỡ, và máu. Họ đã cướp của giết người, đã mang tính hống hách, quan liêu và thích hưởng thụ từ ngày kháng chiến đầu tiên.


Trong thời gian 1945-1975, đối tượng của các cán bộ là 4 Đ: Đảng, Đổng, Đài, Đạp. Ngày xưa người ta mua nhiêu, mua xã là để được ăn trên ngồi trước, nay không còn nhiêu, xã, người ta muốn vào đảng để được danh giá nơi thôn quê. Đổng là đồng hồ. Có đồng hồ đeo thì sang trọng, nhất là đồng hồ Wyler của Thụy Sĩ. Đài tức là cái radio. Nơi thôn quê có cái đài thì cả xóm, cả làng bu lại nghe, thật là hãnh diện! Trước 1975, mỗi anh bộ đội và cán bộ đều có cái một cái đài mang kè kè bên cạnh. Đạp là xe đạp. Ở thôn quê mà có chiếc xe đạp thì hách lắm! Trước 1975, xe đạp rất quý. Ngoài bắc ai có xe đạp phải đăng ký và mang bảng hiệu cũng như trong nam trước 1975 ai có xe Honda, Suzuki phải đăng ký. Cái ước mơ vật chất đã có từ lâu ở trong trái tim người nông dân, và trong anh cán bộ dù gốc thành thị hay thôn quê. Sau 1975 anh cán ước một chiếc Honda.Và trước đó, khoảng 1945, mốt của anh cán bộ là mang xắc cốt, giắt bút máy Parker đeo đồng hồ Wyler, và chiếc xe đạp:

Ham chi xắc cốt, đồng hồ,Mai họ về quê họ, họ để ba lô lại cho mình.
Do đó có câu:

Bút máy Parker
Đồng hồ Wyler
Nằm giường tre
Lãy vợ tạch-tạch-sè ( tiểu tư sản)
Đi xe đạp cuốc (course).

Muốn sang trọng tất phải có tiền. Từ trước cho đến nay, người cộng sản bao giờ cũng coi trọng đồng tiền. Đồng tiền được đề cao triệt để. Lòng tham tiền, sự tính toán trở thành kinh nhật tụng:

Tiền là tiên, là Phật,
Là sức bật tuổi trẻ
Là sức khoẻ tuổi già.
Là cái đà tiến thân. . .

Một khi các cán bộ tham tiền thì dân chúng phải bị bóc lột và cướp bóc. Đi đâu, người dân cũng phải nộp tiền. Đi học, đi nhà thương, ra cơ quan ...ngoài lệ phí công khai, chúng ta còn phải hối lộ. Ngay trong học đường cũng có nạn hối lộ. Những trẻ con muốn học trường tiểu học gần nhà, hoặc trường nổi tiếng thì cha mẹ phải ký sổ vàng vài triệu bạc. Nói chung, đi đâu, người dân phải lo 'thủ tục đầu tiên '. Cán bộ muốn làm tiền thì có hai đường. Một là ăn cắp của công, hai là ăn hối lộ. Họ chạy đua một tốc độ kinh khủng trong thời gian mở cửa cho tư bản đầu tư. Ngày xưa, ở chế độ phong kiến và tư bản cũng có hối lộ nhưng it hơn bây giờ vì con người ít tham hơn và pháp luật công minh.

Ngày xưa, quan có tội cũng bị trừng trị còn nay thì xử lý nội bộ! Ngày nay tù nhân trong các khám đuờng hầu hết là giám đốc các công ty vì tội họ quá nhiều và vì họ sa cơ trong cái tranh giành giữa bầy lang sói! Vì đồng lương quá ít, cán bộ phải ăn hối lộ và ăn cắp ăn trộm để nuôi cái dạ dày, nhưng rồi ăn cắp quen tay, ăn cắp và ăn hối lộ đã trở thành quốc sách, trở thành tập quán cho tất cả mọi người! Lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ. Đừng coi thường những viên chức nhỏ. Nhiều khi viên chức lớn không có thực quyền bằng viên chức nhỏ: Thủ kho to hơn thủ trưởngTỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân ăn hối lộ đã đành, mà những viên chức nhỏ như người coi về điện, người công nhân lái máy cày cũng đòi hối lộ nếu ta không biết điều thì ta không có điện thắp sáng, không có điện để bơm nước vào ruộng, không có điện để sản xuất, không có máy cày để tăng gia kịp thời vụ:

- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà.
- Có ki lô oét mới có ki lô oát.
- Có cầu thớt mới có cầu dao .
- Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi!


Hối lộ thì có nhiều cách. Ngày xưa người ta dùng miếng trầu mở đầu cuộc giao thiệp: Miếng trầu là đầu câu chuyệnNay thì bằng thuốc lá. Kinh nghiệm cho thấy thuốc lá có nhiều hạng cao thấp khác nhau và đem lại lợi ích khác nhau cho những ai muốn giao thiệp với các cán:

'Sa Pa' đứng xa mà nhìn'
"Du Lịch' nhích lại gần hơn.
Sông Cầu' mở đầu câu chuyện.
"Sa Mít' nói ít hiểu nhiều'
Hoa Mai' nói hoài không hiểu.'
"Ba Con Năm' vừa nằm vừa ký,
" Ba số' nhí nhố cũng xong.



Có hai loại hối lộ. Một loại là rõ rệt, đứng trước mặt mình như là cán bộ quan thuế, mình muốn yên ổn thì trong sổ hộ chiếu đưa trình nên kèm năm, mười đôn. Có một loại mình muốn tìm mà không biết ở đâu. Muốn gặp hạng này, mình phải có trung gian đưa đường chỉ lối. Do đó quần chúng có câu:

- Qua sông nên phải lụy cò.
- Không cò đố dò cho ra!
- Không cò làm thầy, đố mầy làm nên!

Cộng sản bày ra lắm thủ tục nhiêu khê, nếu ta không chịu hối lộ thì không làm sao vượt được những cửa ải khó khăn do họ bày ra để bắt ta nộp tiền mãi lộ:

Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi!

Vi tiền, người cọng sản hiện nay đã đánh mất lý tưởng mà ban đầu mà họ gióng trống khua chiêng cổ võ. Họ đã trở thành những tư bản đỏ. Dân chúng đã thấy rõ bản chất tham lam, tráo trở của người cộng sản và họ đã mỉa mai bằng cách nói lái theo giọng Nam bộ:

Bảng đỏ sao vàng, Sang giàu bỏ đảng.

Vì tiền, họ trở thành bọn cướp. Cộng sản là bọn cướp ngày:

-Con ơi con nhớ câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày công an.
-Con ơi, con nhớ điều này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày đảng viên.


Dưới chế độ phong kiến, thực dân, chỉ một số ít tham nhũng, còn trong chế độ cộng sản, ai cũng có cách ăn, từ quan to cho đến anh gác cổng:

Quan cao ăn cung cấp
Quan thấp ăn chợ đen
Quan quen ăn cổng hậu

Họ bóc lột dân chúng, và có thể làm mọi điều nếu có lợi cho riêng họ. Chuyện Thăm lăng Bác được kể như sau :

Một thương gia ngoại quốc tới Hà Nội để lo việc kinh doanh.Thương gia đó mãi lo các thủ tục giấy tờ, cho đến lúc gần phải lên đường về nước, mà lúc ấy đã năm, sáu giờ chiều, các cơ quan đã đóng cửa, mới nhớ ra mình đã quên một điều khá quan trọng là phải đi thăm lăng Hồ chủ tịch. Ông bèn than thở cùng các nhân viên khách sạn, thì được họ mách nuớc : Đừng lo! Ông cứ dúi cho họ vài đô la là xong '. Ông khách ngoại quốc nghe lời bèn chỉnh tề y phục ra thăm lăng Bác. Đến nơi thì hết giờ du khách thăm viếng, cửa lăng đã đóng. Ông khách bèn gặp người gác cổng và nói :' Tôi rất kính yêu bác Hồ vĩ đại, nay vì quá bận việc nên tới trễ, xin đồng chí vui lòng cho tôi vào thăm bác.' Đồng chí gác cổng mặt sắt đen sì, xua đuổi khách :" Hết giờ làm việc, mai đến! " Ông khách sực nhớ lời khuyên của nhân viên khách sạn, bèn rút ra 5 đô la trao cho đồng chí bảo vệ. Đồng chí bảo vệ liền đổi thái độ hỏi : "Ông muốn vào trong hay muốn tôi lôi bác ra đây cho ông xem ?"

Xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội suy đồi, ở đâu cũng có tình trạng lừa đảo, tranh giành quyền lợi, địa vị : ông phó hại ông chánh, đàn anh bóc lột đàn em, công ty này lừa công ty kia, tỉnh này gạt tỉnh nọ...Câu chuyện Chúng cư năm tầng đã cho chúng ta biết phần nào tính chất xã hội Việt Nam hiện nay.
Xã hội cộng sản là một xã hội cá lớn nuốt cá bé. Những người trung hậu, ngay thẳng và những kẻ thấp cổ bé họng là chịu thiệt thòi, trong đó có những anh giải phóng quân miền Nam, hay những người Nam hồi kết. Từ khi gia nhập đảng cho đến ngày đất nước thống nhất, họ luôn luôn thiệt thòi, và khi ý thức được thân phận của họ thì đã quá muộn. Đây là tâm sự của những kẻ theo đảng, đã một đời hy sinh cho đảng, sống rất cực khổ:

- Ăn qua loa
Mặc áo chuyên gia.
Đi xe cố vấn .

Họ bị đảng lường gạt để rồi về hưu non với hai bàn tay trắng:

-Nói như lãnh tụ,
Ăn như thầy tu.
Ở như thằng tù.
Về hưu non rồi mới biết mình ngu!

Cán bộ cấp thấp còn bị bóc lột, lừa đảo, còn kêu huống hồ dân chúng! Cộng sản mặc sức bóc lột, dân chúng đói khổ, nạn thất nghiệp tràn lan. Trước đây cộng sản kết tội tư bản đẻ ra mại dâm nhưng sự thực ngược lại:
Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Sau lưng tượng bác, đĩ nhiều hơn dân!
(còn nữa)


*

No comments: