Thursday, April 16, 2009

NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU XII



NGUYỄN THIÊN THỤ

VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


TRUYỆN HÀI XHCN

tập XII


MỤC LỤC


161. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
162. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO PUSHKIN
163. NGUYỄN VĂN LINH ĐỔI MỚI
164. TRÁCH NHIỆM VỀ AI?
165. Y SĨ GIỎI
166. LÊN VŨ TRỤ
167. ĐẤU THẦU TẠI QUẢNG BÌNH
168. QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI
169. TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
170. MÁY NÓI LÁO
171. NHÂN TÀI VÀ TÀI SẢN CỦA ĐẢNG
172.HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÔNG TY
173. THẦY GIÁO XHCN
174. TIẾN LÊN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
175. LÀM SAO HƠN NHẬT BẢN
176. MÔN VĂN VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC NGÀY NAY
177. SINH VIÊN VÀ NGƯỜI MỸ NGU NGỐC
178.CHUYỆN TÙ Ở SINGAPORE
179.CHUYỆN NHÀ XÁC
180. CHÍ PHÈO HẬU TRUYỆN



161. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Tỉnh A được trung ương khen ngợi vì thành tích xóa đói giảm nghèo. Sau cuộc họp trung ương, các đồng chí thân thiết xúm lại chức mừng và hỏi bí quyết thành công của đồng chí tỉnh ủy tỉnh A.

-Xin bí thư cho biết cách nào mà tỉnh của đồng chí đạt thành tích cao như thế?
-Có nhiều cách . Một là ta xin trung ương cung cấp vốn để thực hiện các chương trình vĩ đại mà cuối cùng là đảng ta có lợi. Hai là ta khuyến khích Việt kiều gửi tiền về. Dù họ gửi cách nào, và cho ai, cuối cùng cũng vào tay đảng ta.
Và cách thứ ba là thực hiện chương trình kinh tế mới!Đẩy dân nghèo sang tỉnh khác hoặc lên núi hoặc vào rừng. Thế là ta khoẻ re. Tiền vào túi rủng rỉnh!

162. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO PUSHKIN

Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào.
Người ta đề ra 3 đề án để nguyên soái Stalin chọn một.
- Đề án thứ nhất là tượng đài tạc hình Stalin đọc sách của Pushkin.
-Đề án thứ nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
-Đề án ba là một tượng Stalin đang đọc sách Stalin.


Stalin phê bình:
-Đề án án thứ nhất đúng về mặt lịch sử, nhưng sai trên phương diện chính trị. Tại sao Stalin lại phải đọc thơ Pushkin? Như vậy là mất mặt Stalin, một vị lãnh đạo tối cao, tối thượng của Liên Xô và thế giới! Và như vậy là hạ uy tín của Stalin và của đảng Cộng Sản.
Đề án thứ hai, đúng về mặt chính trị nhưng sai về lịch sử vì lúc đó chưa có sách Stalin cho Puskin đọc. Còn đề án thứ ba, đúng về chính trị và cũng đúng về lịch sử.

Tuân theo chỉ thị của Stalin, đảng Cộng sản Nga đã xây tượng đài Stalin đọc sách Stalin để kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Pushkin!

(Chuyện này cũng vui như chuyện chúng nó đã tạc tượng hai bà Trưng thành hai mẹ con Ngô Đình Nhu!)



163. NGUYỄN VĂN LINH ĐỔI MỚI

Trời mùa thu lá vàng rụng, hơi may lạnh lẽo, một đám trai gái ở Đà Lạt bèn hội nhau chơi cầu cơ. Sau một hồi cúng vái và đọc kinh , cơ chuyển động.
Một thanh niên hỏi:-Xin hồn xưng tên họ.
Vong gục gặc đầu rồi nói:

-Ta là Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Lâu nay ta bị giam cầm dưới địa ngục, nghe nhiều tin đồn nhảm nhí về ta, cho nên hôm nay nhân ngày rằm tháng bảy được phóng thích, ta lên đây để nói chuyện với các cháu. Ta không hiểu vì sao các đồng chí của ta lại cho rằng ta cởi trói cho Văn nghệ sĩ, ta làm sụp đổ XHCN.

Thực sự là không. Đừng nghe những gì ta nói! Ta chỉ nói thế để lừa mấy thằng ngu. Ta chơi chúng giống như con mèo vờn con chuột trước khi ăn chuột để giải trí. Sức mấy mà ta cởi trói cho Văn nghệ sĩ? Ta cho in sách Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, cho vài thằng Nhân Văn Giai Phẩm ăn lương hoặc vào hội Văn Nghệ trở lại là để dụ khị thiên hạ thôi! Nên nhớ chỉ có xiết lại chứ không nới ra. Coi đấy, Nhà thơ Lưu quang Vũ hơi trổ mòi phản động, cả hai vợ chồng và đứa con bị xe đâm chết thảm. Cựu Đại sứ VN tại Liên hiệp quốc Đinh bá Thi cũng bị đâm xe ở Đà Nẵng. Linh Mục Thanh Lãng, Giáo sư Đại học Văn khoa Sàigòn bị thuốc độc. Tổng Giám Mục Nguyễn kim Điền TGM Huế, bị thuốc độc. Kể sơ cho vui, Còn cả ngàn kẻ khác đều bị đảng giết vì ám sát, thuốc độc, đâm xe, thủ tiêu, bắt cóc. Đảng có một nghìn cách để giết người rất êm thấm. . . Trước sau, đảng cộng sản và các đồng chí cộng sản không bao giờ khoan nhượng với kẻ thù. . .


-Thế thì Ông hô hào đổi mới là thế nào?

-Liên Xô đổi mới, Trung quốc thay đổi tư duy thì ta cũng dùng khẩu hiệu cho hợp thời trang, làm mẹ gì có đổi mới. Đổi mới nghĩa là theo cũ, theo bọn "ngụy Saigon", nghĩa là buôn bán với tư bản, nhập cảng hàng hóa tư bản, ăn chơi giống tư bản, khắp nơi quảng cáo Sony, Honda, Coca Cola. .. Nhưng mà ta cũng có đổi mới mà các cháu không biết. Bọn ngụy mỗi tháng xổ số một lần, còn ta mới hơn, xổ số hàng ngày và tỉnh nào cũng có xổ số. Hồi trước 1975, không có bia ôm, nay ta mới hơn có bia ôm, karaoké ôm, tắm ôm. . . Ta còn có nhiều chiêu thức tân kỳ như cầu vừa xây đã sập, nhà vừa xây đã đổ, và đảng ta tiến nhanh tiến mạnh và mới mẻ vô cùng vì đảng ta cướp đất công khai, bán nước công khai, nào sợ chi ai..



164. TRÁCH NHIỆM VỀ AI?


Đào Văn Đứt là một công nhân ở Mỹ Tho bị tai nạn nghề nghiệp , gãy mất một chân và đứt mất mấy động và tĩnh mạch. Các bạn bè đưa anh vào bệnh viện Mỹ Tho, nhưng ở đây không đủ điều kiện chữa trị nên sau hai ba ngày tranh luận, họ quyết định đưa anh lên bệnh viện Chợ Rẫy Saigon chữa trị.

Văn phòng bệnh viện Chợ Rẫy hỏi tiền viện phí thì các thợ bạn nói là đi gấp và không biết là bao nhiêu nên chưa có. Bệnh viện bảo về lấy tiền khoảng mười triệu thì bệnh viện sẽ chữa trị. Nhà nghèo nên vợ anh phải vay mượn nơi này, nơi kia, khi đưa tiền lên đến bệnh viện thì máu ra nhiều quá, nạn nhân chết hai ngày trước.


Vì chết trẻ nên vong hồn anh công nhân rất linh thiêng. Xuống đến diện Diêm La, anh chửi bới um sùm và xin Diêm vương trừng phạt kẻ giết chết anh oan uổng. Diêm vương bèn cho đòi bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xuống hỏi cung. Hôm ấy bác sĩ giám đốc đang ngồi trong văn phòng bệnh viện, bỗng thiếp đi và thấy hai quỷ sứ dẫn về tòa án Diêm vương. Diêm vương hỏi bác sĩ giám đốc:
-Tại sao ngươi làm chết anh công nhân Đào Văn Đứt?
Bác sĩ nói:- Tôi là bác sĩ chuyên tu, chỉ điều hành việc hành chánh, không liên quan đến việc chữa trị.


Diêm vương nghe nói hữu lý bèn tha bác sĩ giám đốc và đòi các bác sĩ bệnh viện đến trước tòa án. Nhìn nạn nhân, họ đều lắc đầu là họ không chữa trị công nhân Đào Văn Đứt nên họ không có trách nhiệm gì về cái chết của anh này. Diêm vương truyền nạn nhân nhận diện các bác sĩ và nạn nhân xác nhân không có ai trong số các bác sĩ này đã làm hại anh.

Diêm vương ra lệnh thả các bác sĩ và đòi trưởng phòng nhập viện và thu ngân đến. Trưởng phòng là bà Lê Thị Thu Tiền khai rằng bà vô tội, bà chỉ thi hành mệnh lệnh của bộ y tế là bệnh nhân không có tiền thì không được nhập viện. Diêm vương bèn thả bà trưởng phòng và sai quỷ sứ bắt bộ trưởng y tế tên là Hoàng Bất Trị. Trước mặt Diêm vương họ Hoàng khóc lóc là y vô tội, y chỉ ngồi vì, mọi quyết định là do đảng chứ không phải do y. Diêm vương bèn giam y lại, và gửi công văn đến Địa ngục đề nghị mang các tên lãnh đạo đảng Cộng sản sang tòa án để Diêm vương xử tội.


Trước mặt Diêm vương, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn kêu van là vô tội vì chúng chỉ nghe theo lời dụ dỗ của Karl Marx, Lenin. Diêm vương bèn ra lệnh gọi Marx và Lenin nhưng con quỷ già ba đầu sáu tay là viên sư gia ghé tai Diêm vương nói nhỏ gì đó, Diêm vương bèn ra lệnh trả bọn Hồ Chí Minh về địa ngục.


Các phán quan lấy làm lạ, bèn hỏi nhỏ con quỷ già :
-Ông nói gì với Diêm vương mà Diêm vương tha tụi nó?
-Vụ này liên quan hệ trọng lắm, không cẩn thận là chết cả lũ! Theo cách nói của chúng nó, chúng nó giết người, cướp của, bán nước, buôn dân đều không có tội, đều không chịu trách nhiệm, mà trách nhiệm là ở trên cao! Chính dân Việt Nam cũng thường kêu Trời và nói:

-Trời sinh cộng sản làm chi?
Để dân nước Việt khốn nguy thế này!


Nếu để chúng ở đây, chúng nói bậy nói bạ, bảo rằng tại Trời chứ chúng nó không có trách nhiệm gì cả, rồi tin tức loan truyền ra ngoài thì bọn ta ngồi tù cả đám! Sao bằng trả chúng về địa ngục thì hơn!


165. Y SĨ GIỎI


Một quốc gia nọ thuộc khối Địa ngục, do một Diêm vương cai quản. Trong nước ông có một tập hợp lãnh đạo gồm trí tuệ cao ngất trời và có một hàng ngũ trí thức Địa ngục quang vinh. Ngày kia, con trai của Diêm vương bị bệnh nặng, nhưng ông không tin các " y sĩ nhân dân" và " y sĩ ưu tú",vì vậy ông ta sai kêu quỷ sứ lên trần gian kiếm một thầy thuốc giỏi xuống để chữa trị cho con mình. Trước khi đi, ông ta liền dặn quỷ sứ rằng:

- Khi mày lên trần gian, mày nhớ tìm ông thầy thuốc nào mà có ít bóng ma lãng vãng trước cổng nhất thì là ông thầy thuốc giỏi.

Quỷ sứ lên trần gian đi qua hết làng này đến làng khác.... nhà thầy thuốc nào cũng ít nhất cũng có đến 3 hay 4 con ma đang rình rập ngoài cửa. Giờ hẹn đã tới mà Quỷ sứ vẫn chưa tìm người thầy thuốc giỏi. Và bỗng nhiên, mắt quỷ sứ sáng lên khi đi qua một làng hẻo lánh nọ, quỷ sứ mừng rỡ khi thấy nhà một ông thầy thuốc nọ chỉ có một con ma đứng ở ngoài. Không nói không rằng, quỷ sứ hối hả chạy vào nhà mời ông thầy thuốc xuống âm phủ để chữa trị gấp.

Thầy thuốc hối hả mang đồ đựng thuốc và chạy xuống Diêm vương. Diêm vương vui mừng lắm, vì đã mời được thầy thuốc giỏi xuống chữa cho con mình. Sau khi thầy thuốc cắt thuốc cho thái tử con Diêm vương uống xong, thì Diêm vương liền mời ông ra ngoài phòng khách trò chuyện. Vui miệng, Diêm vương hỏi:

- Ông quả đúng là một thầy thuốc giỏi, ít ông thầy thuốc nào chữa bệnh mà thành quả là một đời chỉ có làm chết một người như ông.

- Tôi chỉ là thầy thuốc bình thường thôi - thầy thuốc khiêm tốn trả lời
Diêm vương lại hỏi:
- Thế ông đã hành nghề bao lâu rồi.
Thầy thuốc ấp úng trả lời:
- Dạ......... dạ tôi đã làm..........bác sĩ chuyên tu được......... dạ được.... một tuần rồi ạ...
Diêm vương hốt hoảng hỏi dồn dập:
- Vậy ông đã chữa được bao nhiêu người rồi.
Thầy thuốc càng hốt hoảng, ấp úng trả lời:
- Dạ... dạ... tôi đã chửa trị... được......... dạ được......... một người ạ...
Diêm vương càng nóng mặt hỏi hối hả:
- Vậy người đó sao?
Thầy thuốc càng lúng túng trả lời- Dạ, nhưng chẳng may người đó lại bị............ chết rồi ạ....



166. GIÁO SƯ ĐẠI TÀI

Tại Pháp, hội Giáo Dục toàn cầu mở một cuộc báo cáo khoa học trong hai tuần lễ. Trong hàng trăm diễn giả, có ba giáo sư được chú ý nhất. Một giáo sư người Trung Quốc báo cáo rằng ông phụ trách môn Lịch sử hiện đại Trung Quốc , ông nói rằng ông đọc một ngàn cuốn sách rồi soạn giáo án trong năm năm. Khi dạy sinh viên thì bài giảng rất chi tiết, đầy đủ. Chỉ giảng về Khởi nghĩa Vũ Xương, mà phải mất 6 tháng mới xong, tài liệu thật phong phú; học sinh rất chăm chú nghe giảng và vô cùng khâm phục giáo sư.

Đến lượt một giáo sư người Anh trình bày rằng ông mất mười năm nghiên cứu về Văn học Cổ Điển nước Anh, và ông khoe rằng ông nghiên cứu sâu xa, bài giảng về Shakespeare phải mất một năm mới hết, và sinh viên đều bái phục ông về tài học uyên thâm và tài hùng biện của ông. Đến phiên một giáo sư người Nga dạy môn Triết học Mac-Lê cũng vui vẻ kể chuyện ông nghiên cứu 30 năm và dạy 25 năm mà chủ nghĩa Marx vẫn chưa tiến kịp tư bản chủ nghĩa. . .


167. ĐẤU THẦU TẠI QUẢNG BÌNH

Bà con nghèo ở huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình) rất phẫn nộ trước quyết định duyệt 14 gói thầu trị giá 2,8 tỷ đồng của ông Phó Chủ tịch Hồ Thanh Ngọc. 5 trong số 13 nhà thầu được chọn chỉ nộp hồ sơ độc mỗi... đơn dự thầu, thậm chí có doanh nghiệp không hề nộp bất cứ thứ gì vẫn thắng vô tư .

Ông Trần Ngọc La, Phó Chủ tịch HĐND huyện cho báo giới hay: "Có cảm giác như là người ta mời chúng tôi đến dự họp để thông qua danh sách các đơn vị trúng thầu, chứ không phải để cân nhắc, lựa chọn". Ông chỉ là 1 trong số 25 người có mặt trong buổi phê duyệt 14 gói thầu xây dựng hạ tầng cho các xã khó khăn nói trên, tổ chức hôm 25/5.


Công trình không vốn, không thiết kế vẫn "chạy" vô tư!
Toàn bộ 14 công trình được phép thi công (sau khi đấu thầu) đều không hề có thiết kế kỹ thuật và dự toán. Thậm chí có 3 công trình là trường Trung học Tâm Đa, trường Trung học Quảng Hoá và cầu tràn Sủng Mè chưa có cả quyết định phân bổ vốn của UBND tỉnh. Trả lời báo giới, ông Phạm Minh Hiếu, Trưởng ban A của huyện cho hay: "Đây là chủ trương của huyện!"

Thế nhưng ông Hồ Duy Thiện, Chủ tịch UBND huyện lại khẳng định, toàn bộ hồ sơ thủ tục liên quan đến công trình đã được giao cho ông Hồ Thanh Ngọc (Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban 135 tỉnh). Được hỏi là vì sao không đợi xong thủ tục mới xét thầu thì không một quan chức nào trả lời được. Nếu chiếu theo nội dung Nghị định 52/CP của Thủ tướng Chính phủ: "Trường hợp chỉ định thầu, chủ đầu tư phải căn cứ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã phê duyệt để thương thảo và ký kết hợp đồng", thì rõ ràng đây là hành vi cố ý làm trái của các "quan" chỉ đạo thầu. Dư luận bà con đều cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về hai ông Hồ Thanh Ngọc và Phạm Minh Hiếu.


Chỉ định thầu bừa bãi

Theo quy định, trước khi họp xét thầu, chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi để các nhà thầu biết mà nộp hồ sơ dự thầu. Thế nhưng, huyện Tuyên Hoá không hề làm điều đó. Ông Phạm Minh Hiếu tỉnh bơ: "Không thông báo nhưng người ta vẫn biết đấy thôi!".
Trong số 13 nhà thầu được xét chọn thi công, có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 1 xã, còn lại là tư nhân. Trong số 10 doanh nghiệp tư nhân được chỉ định, có nhiều đơn vị đã từng thi công một số công trình trên địa bàn với chất lượng kém. Điển hình là Xí nghiệp Xây dựng Hoàng Cù, năm 1998 xây công trình trường THCS Đồng Lê, mới qua hai năm sử dụng nhưng phần sàn của tầng 2 bị nứt toàn bộ, khi mưa nước chảy thành dòng... Hoặc như Xí nghiệp Phong Phú, năm 2000 thi công cầu tràn Đồng Lê vừa nghiệm thu xong thì một trận mưa đã làm lún vỡ 2 đầu đường tràn... Điều đáng nói là những chuyện này lãnh đạo huyện biết rất rõ, nhưng vẫn phớt lờ dư luận, tiếp tục cho các đơn vị trên trúng thầu.
Chuyện hồ sơ nộp thầu thì có thể gọi là... cười ra nước mắt! 4 đơn vị nộp đủ hồ sơ dự thầu, 3 đơn vị chỉ có đơn đăng ký kèm theo quyết định thành lập doanh nghiệp, 5 đơn vị chỉ có đơn dự thầu và có cả đơn vị không hề có một thứ giấy tờ gì. Ông Hiếu đưa ra lời giải thích: "Hồ sơ chỉ bị thất lạc đâu đó thôi". Nghe cứ như là chuyện tiếu lâm.

Chính vì sự bưng bít thông tin thầu của các "quan" mà việc xét thầu 2,8 tỷ đồng một cách "tuỳ hứng" tại Tuyên Hoá đang gây nhức nhối bà con trong diện khó khăn. Dư luận cho rằng, tiền đang thoải mái chảy vào túi các bên A, B, cả tư vấn, thẩm định... còn Nhà nước thì thiệt đơn thiệt kép.
Lao Động, 18/6

http://vietbao.vn/Kinh-te/Chuyen-tieu-lam-ve-dau-thau-o-huyen-Tuyen-Hoa/10727094/87/


168. QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI

Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh lớn, có nhiều danh nhân vì Quảng Ngãi là quê của thủ tướng Phạm Văn Đồng và hàng trăm vị tướng của Quân Đội Nhân Dân. Nhất là Khu lọc Dầu Dung Quất nay mai sẽ thành một đô thị lớn như các đô thị bên Trung Đông. Vì những lý do đó, đảng đã ưu ái rót vào hàng tỷ Mỹ kim xây dựng bải biển Sơn Mỹ thành khu du lịch Sơn Mỹ, thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh.

Vì vậy mà trong một tháng, Sơn Mỹ đã bị bằm vằm, xâu xé. Các ủy viên trung ương, các cấp lãnh đạo lúc này còn bị trói chân tay không cho kinh doanh nên không có ai trong số họ ra mặt cướp dựt. Chỉ có những kẻ tự xưng là cháu thủ tướng, con rể đại tướng, con trai bộ trưởng, cháu trai Tổng bí thư ở đàng sau những kế hoạch này.


Khởi đầu là những hàng rào tre, hay cọc xi măng mà bên

Cty Hà Thành "đón" du khách
bằng những căn nhà tranh này
!

trong là những túp lều tranh lý tưởng. Hiện đã có 4 đơn vị "nhảy vào" và cùng nhau "chia" 152 mẫu đất tại Khu Du Lịch này. này. Điều đáng lưu ý là, tất cả các nhà đầu tư vào KDL này đều không tuân thủ theo quy hoạch chung, mà mạnh ai nấy làm. Hàng ngàn cây dương được trồng từ 30 năm nay đã bị triệt hạ, những bãi cát vàng tuyệt đẹp đã bị bêtông hoá, những ngôi nhà tranh nhếch nhác được dựng lên...

Đầu năm 2003, UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt dự án KDL này với số tiền 40,9 tỉ đồng để làm một số hạng mục về cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút các nhà đầu tư. Dự án vừa rục rịch triển khai thì đầu năm 2005, UBND tỉnh lại bổ sung thêm hạng mục làm đường trung tâm và cầu Khê Kỳ, với số vốn 52,3 tỉ, đồng thời cho phép dự án kéo dài đến năm 2007.

Khi số vốn đã vượt ngưỡng 50 tỉ, Tổng cục Du lịch đã "góp gạo" theo quy ước: Trung ương 60, tỉnh 40. Đến nay, trung ương đã "góp" được 18,8 tỉ, còn Quảng Ngãi chưa góp đồng nào! Dự án vừa chậm do thiếu tiền, lại vừa quy hoạch lôm côm, nên phần tổng thể của cả KDL bị băm nát.

Chưa hết, khi bổ sung hai hạng mục là đường trung tâm và cầu Khê Kỳ, UBND tỉnh lại giao cho huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, chứ không phải là Sở Thương mại - Du lịch - đơn vị đã lập dự án bổ sung. Thấy tỉnh giao cho một đống tiền nhưng chỉ bằng văn bản, huyện Sơn Tịnh cũng nhắm mắt nhảy vào. Nhưng đợi mãi không thấy tiền tỉnh rót về, thế là huyện Sơn Tịnh... thả tay. Tỉnh tiếp tục giao cho Sở Thương mại - Du lịch "ôm trọn gói". Cho đến cuối năm 2006 này, cái gọi là "đường trung tâm" đã xong, nhưng không biết dành cho đối tượng nào, vì ôtô thì quá chật mà dành cho người đi bộ thì quá rộng. Riêng công trình điện và cầu Khê Kỳ thì chỉ dừng lại ở mức... lễ khởi công.

Cty đầu tư và xây dựng du lịch thuộc Tổng Cty Đầu tư hạ tầng và các khu công nghiệp (Bộ Xây dựng) được cấp 30 mẫu . Cty này làm một con đường nội bộ, song sợ Cty du lịch Quảng Ngãi "lấn" qua, nên họ xây một bờ tường để phân định ranh giới.

Cty du lịch Quảng Ngãi cũng làm một con đường nội bộ bên phần đất của mình, chạy thẳng đến bờ tường nọ. Khi hai bên xong đường thì bắt đầu đập bờ tường ngăn cách. Đập xong, hai con đường chênh nhau chừng... 3 mét! Trong số các đơn vị thi nhau "làm thịt" KDL này, điển hình nhất phải kể đến Công ty TNHH Hà Thành. Họ cũng "đánh thức" vùng biển này bằng 12ha dọc biển-địa thế đẹp nhất hiện nay tại vùng biển Mỹ Khê.
Mượn cớ lấy mặt bằng để xây dựng, đơn vị này đã "phăm" vượt gần 7.000m2 rừng phòng hộ. Cuối năm 2005, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt, buộc đơn vị này trồng lại rừng đồng thời nộp phạt 21 triệu. Từ bấy đến nay, sau rất nhiều cuộc họp của tỉnh, song Cty Hà Thành vẫn không nộp phạt, đồng thời họ cũng không màng triển khai dự án ngoài việc xây hai dãy nhà tôn và 10 căn nhà tranh, cỏ mọc tận cửa.
Dư luận Quảng Ngãi cho rằng, ông chủ của Cty Hà Thành chiếm đất để bán chứ không phải làm du lịch. Vậy mà cho đến nay, không hiểu vì lý do gì mà UBND tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa rút lại giấy phép đã cấp cho Cty Hà Thành.


169. TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

Năm 1979, Trung Quốc dạy Việt Nam một bài học. Ỷ có Nga bênh vực, Việt Nam tuyên bố rất hào hùng. Cộng sản Việt Nam mở chiến dịch chống Trung Quốc bành trướng và tổ chức hội nghị khoa học khắp nơi, và cho cán bộ về các thôn xớm tuyên truyền và giải thích. Cán bộ huyênh hoang:

-Nước ta là nước vô địch thế giới vì ta đánh thắng bốn siêu cường trên thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung quốc. Trung quốc là một nước lớn nhưng lại có nhiều nhược điểm. Thứ nhất là đông dân và nghèo đói.Thứ nhì là bị ngoại quốc Mông Mãn , Anh, Pháp, Đức, Nhật đánh bại và cai trị. . . .

Sau buổi thuyết trình là buổi thảo luận.Một anh cán bộ gốc Giải Phóng Miền Nam phát biểu:

- Trung Quốc đã viện trợ súng đạn cho ta, huấn luyện cán bộ cho ta, giúp ta thắng Điện biên phủ. như vậy là Trung quốc mạnh hay yếu? Hồ Chủ tịch, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp phải sang xin xỏ Trung Quốc, vậy Trung Quốc mạnh hay yếu? Lại nữa, chúng đánh chiếm mấy tỉnh của ta trong bao nhiêu năm mà đảng im lặng, và ta không dám đánh trả . Vậy xin đồng chí cho biết ý kiến là trong việc này, Trung Quốc mạnh hay yếu?

Ngay chiều hôm đó, anh này bị giam ở Chí Hòa vì tội gián điệp CIA của Mỹ.



170. MÁY NÓI NÁO

Đồng chí Ba Hoa được ân huệ đi du lịch nước Đức. Tại đây, đồng chí gặp lại một đồng chí Cò Mồi là bạn cũ cùng làm một cơ quan, sau xin đi lao động XHCN, rồi sau khi Đông Âu tan rã, đồng chí chạy sang Đức. Hai đồng chí gặp nhau, hỏi thăm nhau.

Đồng chí Ba Hoa nói:
-Nước nhà bây giờ tiến bộ "nắm", cái gì cũng có...
-Thế ta đã chế ra computer chưa ?
-Nói gì computer cổ lổ. Nay ta có hằng trăm thứ tốt hơn computer.
-Thế còn ...ô tô chạy bằng ánh sáng mặt trời ?
-Ôi ! Chạy đầy đường !
-Thế còn ...mobile phone ?
-Ôi ! Ai cũng có !-Thế còn ...mobile TV ?
-Ôi ! Ai cũng có !
-Thế còn ...máy nói náo ?
-Ôi ! Ai cũng có, nhất là cơ quan đảng từ trung ương đến địa phương!



171. NHÂN TÀI VÀ TÀI SẢN CỦA ĐẢNG


Trước 1975, Việt Nam được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Sau 1975, các nước tạm ngưng. Trung Quốc ghét Lê Duẩn nên cúp viện trợ, còn Liên Xô thì bắt đầu đòi nợ. Năm 80, kinh tế bết bát hơn, lụn bại hơn. Theo lời bà Phạm Văn Đồng vốn là một cô đồng, trung ương đảng bèn tổ chức cầu hồn bác.

Bác lên, bác hỏi: "-Tình hình kinh tế ra sao?Lê Duẩn thưa:- Chúng em đã hoàn thành trên cơ bản một phần ba di chúc của bác.Thế bây giờ nhân tài nứơc nhà ta ra sao ?Còn những ai? Tài nguyên còn những gì? Anh Ba Lê Duẩn nhìn Phạm Văn Đồng và Nguyễn Duy Trinh rồi thưa: "Dạ còn BA ĐỒNG CHINH."



172. HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÔNG TY

Sau bảy năm cuộc hành trình xin thực hiện dự án xây dựng hạ tầng bến cảng tổng hợp Cát Lái 1 (quận 9) với nhiều "cửa ải" thủ tục, xin gần 30 con dấu, Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Xây dựng đứng trước bờ vực phá sản chỉ vì sự tiền hậu bất nhất của chính quyền sở tại.

Click the image to open in full size. "Tôi tìm hiểu dự án của bà Nhân như tìm
hiểu bà từ năm bà 18 tuổi, đến nay 50 tuổi mà vẫn chưa được phép cưới!"


Năm 1999, Trung tâm kinh doanh tổng hợp thuộc xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ trực thuộc Cục hàng hải VN, nay là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xây dựng (Traseco - Visal), xin thực hiện dự án xây dựng hạ tầng bến cảng tổng hợp Cát Lái 1 trên khu đất rộng 12 hecta tại phường Phú Hữu (quận 9 - TP.HCM).

Dự án đã được Bộ GTVT chấp thuận và đưa vào quy hoạch cảng biển của TP để trình Chính phủ, sau đó, được Thủ tướng phê duyệt ngày 12/8/2005 tại một Quyết định về quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020. Dự án cũng đã được kiến trúc sư trưởng TP.HCM, UBND quận 9 xác nhận rằng nó phù hợp với quy hoạch của TP.

Tiếp đó, năm 2002, Sở Địa chính - Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên - Môi trường) đã đo vẽ thực địa khu đất để tiến hành giao đất cho Traseco - Visal, đồng thời, có công văn đề nghị TP giao đất cho Traseco - Visal.

Thế nhưng, hai năm sau thời điểm làm công văn giao đất đó, Traseco - Visal vẫn không hề nhận được hồi âm. Tiếp tục có công văn đề nghị, ngày 18/3/2004, Công ty tá hỏa khi nhận được trả lời của Sở Tài nguyên - Môi trường kèm theo thông báo kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Mai Quốc Bình: Chuyển khu đất sản xuất Phú Hữu thành khu công nghiệp tập trung; Giao công ty khác - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu xây dựng Sài Gòn (Sài Gòn build) - làm chủ đầu tư (!).

Trong công văn, Sở còn hướng dẫn: Traseco - Visal liên hệ với Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP và Sài Gòn build để được hướng dẫn về thủ tục xin sử dụng đất trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, Sài Gòn build từ chối hợp tác với Traseco - Visal với lý do có thể tự lực xây dựng cảng.

Click the image to open in full size.


Quyết định của Bộ GTVT cho phép lập báo cáo NCKT dự án xây dựng kho bãi chứa nhiên liệu, VLXD, container hàng hoá XNK quận 9, TPHCM. Sau một thời gian dài kiên trì gửi nhiều công văn đề nghị được giao đất, Traseco - Visal khấp khởi mừng khi ngày 6/7/2006, Phó Chủ tịch TP Nguyễn Văn Đua tổ chức họp giữa hai công ty và các cơ quan hữu quan, kết luận: Để hài hòa lợi ích của cả hai, hai doanh nghiệp cần chủ động thống nhất phương án hợp tác đầu tư. Ông cũng hứa "sẽ giải quyết sự việc có lý, có tình" nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể.


Tuy nhiên, Sài Gòn build vẫn giữ nguyên quan điểm. Bà Lê Thị Minh Nhân, giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Traseco - visal, nói với PV VietNamNet: "Nếu đến đầu năm 2007, sự việc chưa được giải quyết, tôi buộc phải thông báo phá sản bởi vốn vay đang bị chết chìm! Nếu chúng tôi sai, tại sao không bị ngăn chặn từ đầu?".

Bà cho biết cũng đã thông báo sự việc lên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch HĐND TP, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Thắc mắc của bà Nhân là vì sao UBND quận 9 đã đồng ý giao đất cho Cty bà, nay lại đề nghị giao cho đơn vị khác? Vì sao khi tham mưu cho TP chuyển khu sản xuất Phú Hữu thành khu công nghiệp tập trung, quận lại không nói rõ khu đất đã có một số chủ đầu tư bỏ vốn và công sức đáng kể vào đây để đến giờ xảy ra tình trạng này?

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2006/10/619118/


173. THẦY GIÁO XHCN


Thầy Ngô Văn đã tham gia tranh đấu trong trào SVHS Huế. Sau thầy được chuyển vào Saigon công tác. Sau 1975, thầy vẫn được dạy học ỏ Thanh Đa. Khoảng 1980, thầy về Huế, thầy được các anh em và đảng viên hoan hô. Họ mời thầy ăn nhậu, đi chơi đò trên Sông Hương và cùng họ tham quan nghiên cứu các phim sex của Mỹ. Nên nhớ lúc này đảng rất nghiêm nhặt, đảng hô hào bài trừ văn hóa đồi trụy, cấm mọi thứ phim ảnh, sách báo cũ. Chỉ riêng cán bộ đảng là được phép xem để nghiên cứu và viết bài chửi Mỹ ngụy, hoặc coi cho biết, coi để thấy Mỹ ngụy hủ bại và đồi trụy như thế nào, đúng sách lược của Tôn Tử " Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng". Vì vậy giáo viên Ngô Văn cũng được dự phần.

Một truyện khác xảy ra cũng vào khoảng 1980, tại trường Trung Học Cơ Sở Lê Văn Tám (Quận 8 ) , kinh tế khó khăn, bà hiệu trưởng Lê Thị Hồng Việt thông báo rằng nhà trường bán thơ và tiểu thuyết cho học sinh. Đây là cuốn sách có tên “Đồng môn” (tập 1 - ảnh), là tuyển tập nhiều tác giả từng học tập tại Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du – khóa I do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Một thời gian ngắn sau khi thông báo học sinh tự nguyện mua, số lượng sách bán tại mỗi lớp học chỉ khoảng 10 – 15 quyển. Ban Giám hiệu trường triệu tập các giáo viên chủ nhiệm và “phân phát” mỗi lớp thêm 25 cuốn sách với giá 40.000 đồng/cuốn. Lần này, nhà trường ra thông báo học sinh nào tự nguyện mua thì được tăng năm điểm thi cuối năm.

Cuốn sách lập tức gây một làn sóng tò mò, hiếu kỳ vì những nội dung các em được đọc. Học sinh bắt đầu rỉ tai nhau về những tình tiết yêu đương, quan hệ có trong sách. Thậm chí, cũng chính nhờ các em, giáo viên chủ nhiệm các lớp mới biết được những tình tiết này và…đỏ mặt.

Trong cuốn sách này, những học sinh chỉ mới học cấp THCS đã “được” đọc những đoạn: “ tiếng Cả hai ôm nhau cuồng si, tiếng xé quần áo.. . tiếng rên rỉ. . . …”.

Chủ trương “đưa” sách này đến tay các em học sinh được xuất phát từ ông Lê Hân Hoan- nguyên Hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám. Sau khi về hưu, ông Hoan quay trở lại làm cố vấn cho trường. Ông cũng chính là một thành viên trong lớp học của Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du – Khóa I và là một trong những tác giả có tác phẩm in trong cuốn sách “Đồng Môn” này.
Sau khi đọc một số nội dung trong cuốn sách này, rất nhiều phụ huynh đã bày tỏ ý kiến phản đối ban giám hiệu đã kinh doanh trái phép và đầu độc trẻ em. .


174. TIẾN LÊN VĂN MINH HIỆN ĐẠI


Đảng cổ vỏ cho năm Du Lịch 2000. Muốn thế giới đến du lịch, Việt Nam phải có những khách sạn và nhà hàng tối tân. Thành thử tỉnh nào cũng ra sức xây khách sạn và nhà hàng. Chính quyền Nam Định lấy vùng Côn Sơn làm trung tâm du lịch. Chính quyền đưa cán bộ vào từng nhà phổ biến chính sách xóa đói giảm nghèo, xây nhà lầu tối tân cho nhân dân. Sau khi trình bày đường lối chính sách của đảng, họ đưa giấy ra yêu cầu nhân dân ký tên đồng ý.

Sau đó, chính quyền cho san bằng tất cả những căn nhà cũ kỹ và trưng dụng khoảng 50 mẫu đất canh tác vào việc xây dựng 100 ngôi biệt thự. Theo dân làng, 80% trong số họ đã biểu quyết đồng ý cho lấy ngôi làng của mình làm thí điểm nhưng hết thảy đều không ngờ bị lấy đất xây biệt thự. Một số người nói rằng họ không ký tên mà đã có tên trong danh sách đồng ý. Đến khi chính quyền thông báo bán biệt thự thì dân chỉ còn cách ngậm ngùi ngó từ xa vì không đào đâu ra đủ tiền để mua. Kết quả là 1o0 căn biệt thự phải dừng ngang trong lúc xây vì thiếu vốn!

Mãi 5 năm sau, một công ty khác đứng ra xây cất một nghĩa trang công cộng có sức chứa 2.000 người đã vừa được mọc lên, trong khi dân số ở làng hiện chỉ có 1.000! Như vậy là công ty đã nghĩ đến lợi ích lâu dài của nhân dân!


175. LÀM SAO HƠN NHẬT BẢN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ba hoa trước hội nghị phát triển kinh tế Việt Nam tại Hà Nội.

Tôi xin báo cáo các đồng chí về đường lối kinh tế của đảng. Tại sao thằng Nhật Bản nó không làm máy bay? Không phải là công nghiệp của nó không làm được máy bay đâu. Mà bởi vì là nó làm cái máy ảnh kỹ thuật số nó lãi nhiều hơn. Chứ máy bay không có nhôm, không có thứ này khác, nó làm làm gì. Chứ không phải thằng Nhật Bản là thằng ngu, thằng khờ, đến mức nó không làm được máy bay. Nó làm được khối, nó làm được máy bay chiến đấu của nó khá ra phết chứ không phải là ít đâu. Thế nhưng mà những gì mà nó cho rằng phải sản xuất thứ mới nhất không cạnh tranh được , hoặc không cần nhiều vốn, thì mới làm, thế thôi.

Thế bây giờ nước mình bé bằng ngần này tài nguyên bằng ngần này, mình phải lựa chọn cái gì thông minh nhất chứ lại, bây giờ cái gì mình cũng đứng ra làm, thế thì không thể được. Tôi nghĩ rằng mình lấy tiền, lấy mà không làm gì hết, hoặc làm nghề không vốn thì có lợi nhất và không bị ai cạnh tranh!

Hưởng ứng chính sách "mở cửa" của đảng và thủ tướng, sau đó thì cầu Cần Thơ và một số kiến trúc khác nối nhau sụp đồ như Vĩnh Long đứt cáp treo cầu 4, sập cầu chợ Đệm. . .


176. MÔN VĂN VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC NGÀY NAY


(1). Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).

(2). Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó. Ngoài ra Tắt Đèn còn thể hiện tình yêu vợ chồng, lúc ngủ phải tắt đèn. Tác phẩm nằy cũng thể hiện đúng chính sách của đảng và chinh phủ ta đêm đêm tắt đèn, hoặc một tuần tắt đèn năm đêm!..”.

(3). Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.

(4). Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.

(5). Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).

(6). “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
-Ông là người được cả nhà em kính yêu. Dáng ông thanh như cây tre, mắt ông sáng như đèn xe lửa, trán ông cao như tòa nhà năm tầng. . Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như miệng con cáo đỏ lòm và rất mảnh liệt. Ông thường ôm hôn nhi đồng và các cháu gái người Thái, người Nùng chùn chụt như lúc trẻ ăn kem hoặc bú mẹ. . .



177. SINH VIÊN MỸ VÀ NGƯỜI MỸ NGU NGỐC


Đây là bài viết của một trí thức Trung Quốc đã du học ở Mỹ.

Tôi còn nhớ khi đi học ở Trung Quốc, tôi không muốn đặt câu hỏi. Có nhẽ tôi là thằng hèn? Thật ra, tôi sợ bị các bạn đồng môn chê cười vì những câu hỏi của mình. Thà chẳng hỏi han gì còn hơn, để khỏi bị biến thành kẻ ngu xuẩn trong mắt thiên hạ.

Rồi sau đó, tôi qua Mỹ và tôi rất ngạc nhiên. Thoạt đầu, ở đó, tôi cũng dè chừng, không hỏi han chi để khỏi chường mặt trước các bạn cùng lớp, tôi không muốn bị họ cười cợt sau lưng. Nhưng về sau, tôi nhận thấy học sinh Mỹ thật kỳ quặc. Nếu không hiểu một điều gì đó, họ có thể đặt những câu hỏi thật… ngu cho thày giáo. Họ hoàn toàn không sợ kẻ khác có thể dựa trên những câu hỏi của họ để rút ra kết luận họ ngu xuẩn hay có vốn kiến thức ít ỏi.
Khác biệt là ở chỗ thái độ một học sinh Mỹ trong giờ học không liên quan gì đến uy tín cá nhân, đến thanh danh của anh ta. Anh ta muốn học và muốn hiểu những gì được nghe.

Một ông bạn quen của tôi vừa bảo vệ công khai luận án khoa học của ổng tại Đại học Yale. Khá nhiều người đã đến dự buổi bảo vệ đó. Sau khi xong xuôi, họ ngồi uống cà phê để tiếp tục câu chuyện. Chỉ khi đó, ông bạn tôi mới biết một người ngồi ở ghế cử tọa đã từng đoạt giải Nobel.

Điều này có thể xảy ra ở Mỹ, nhưng không bao giờ có thể xảy ra ở Trung Quốc. Một nhân vật có uy tín không thể cho phép mình đến nghe buổi bảo vệ luận án của một kẻ vô danh, vì như thế ông ta sẽ đánh mất uy tín của mình. Ổng chỉ đến dự một buổi như thế nếu được ngồi trên ghế chủ tịch đoàn. Và nếu phải ngồi ở ghế cử tọa trên cương vị một khách mời, ông ta phải chọn chỗ ở chính giữa hàng ghế đầu và sẽ đặt những câu hỏi thật hóc hiểm.

Ở ta (tức Trung Quốc ), điều này giống như một màn tuồng, khi việc bảo vệ khuôn mặt, bảo vệ uy tín được coi là quan trọng hơn cả. Chúng ta đặt câu hỏi, không phải vì chúng ta không hiểu một điều gì đó mà ngược lại, để cho mọi người nhận thấy chúng ta thông minh biết nhường nào, thậm chí, chúng ta còn có thể khiến diễn giả phải bối rối.

178. CHUYỆN TÙ Ở SINGAPORE

Mấy tù nhân bắt chuyện với nhau trong trại giam ở Singapore:
- Này, sao mày lại vào đây vậy?
- Buôn lậu qua đường biển, còn mày?
- Tao thì ngăn cản việc buôn lậu qua đường biển.
- Thế mày là An ninh Thái Lan hay hải quân Mỹ, Pháp? Tại sao phải vào đây?
- Tao cướp biển Somali mà, tao chuyên chận những tàu buôn lậu mà! Nó bắn bể tàu của tao và bắt tao giam ở đây.
-Còn mày?
-Tao là phi công XHCN Vietnam.
-Phi công thì bảnh quá , là con ông cháu cha ở bên Vietnam, sao lại bị tù?
-Vì người ta bỏ bạch phiến trên chỗ lái máy bay của tao , trong sắc tay của tao và trong bộ quần áo bay của tao.
-Thế mày thì sao?
-Tao là đại sứ Vietnam tại Singapore.
-Đại sứ thì oai quá, sao lại bị tù?
-Tại tao quên. Tại Singapore, đáng lẽ gặp phụ nữ thì phải bắt tay chào hỏi, tao quên nên hạ bàn tay ra phía sau lưng họ nên bị tòa án Sigapore phạt tù năm năm.


179.
CHUYỆN NHÀ XÁC

Cháy lớn tại bệnh viện, sau khi dập tắt đám cháy , một lính cứu hoả báo cáo với chỉ huy:

-Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn.Tại tầng hầm chúng tôi cứu được chín nạn nhân. Được chăm sóc kịp thời , hà hơi thổi ngạt và hô hấp nhân tạo nên bốn nạn nhân đã hồi tỉnh, còn năm người kia không may mắn , hít phải quá nhiều khói nên đã tắt thở.
Viên chỉ huy đội cứu hỏa báo cáo với bệnh viện. Bác sĩ Viện trưởng liền bấm chuông gọi người đảng viên phụ trách tầng hầm mà hỏi:
-Tầng hầm dùng để làm gì?
-Đây là nhà xác!
Bác sĩ Viện trưởng hỏi:
-Ai là người quyết định đưa các bệnh nhân xuống nhà xác?
-Chi bộ đảng trong bệnh viện. Ai không nộp đủ viện phí thì cho xuống nhà xác!

180. CHÍ PHÈO HẬU TRUYỆN


Sau 1954, nghĩa là sau Cải cách ruộng đất, Chí Phèo trở thành Bí thư huyện , còn Thị Nở thành Chủ tịch Ủy ban huyện, con trai Chí Phèo là Chí Phổi làm Công an huyện, con gái Chí Phèo là Thị Nang thành chủ tịch Phụ nữ huyện. Toàn gia phú quý vinh hoa, giàu sang và quyền uy gấp mấy lần Bá Kiến.

Nhà của Ba Kiến ngày xưa đã bị mối ăn nên sụp đổ. Chí Phèo truyền lệnh những nông dân trước đây đã được cấp phát cho cái dinh cơ này nay nội trong 24 giờ phải di tản lập tức vì ngôi nhà sắp sụp đổ, nguy hại đến tính mạng của họ. Hơn nữa, nhà này bị Bá Kiến âm mưu với thực dân, đế quốc rải một thứ chất độc vô hình có thể làm hại đến nhân dân toàn tỉnh. Vì an nguy của nhân dân toàn tỉnh, huyện điều công an và bộ đội địa phương đến bắt buộc cả làng Vũ Đại phải dời lên núi ở.

Thế là quân đội và công an đóng chốt nơi đây để tìm chất độc của Bá Kiến. Một tháng sau, một công ty Trung Quốc đến đóng nơi đây, tất nhiên là họ đem theo vợ con và xây nhà cửa, với mục đích được tuyên bố là giúp nhân dân Việt Nam tìm ra chất độc của thực dân đế quốc.


Còn Chí Phèo sau này không còn ở làng Vũ Đại nữa. Ban đầu, đồng chí ở trong nhà quan tri huyện ngày xưa. Sau này, được chính sách "vừa bán vừa cho" hay "hữu sản hóa vô sản " của đảng, Chi Phèo trở thành chủ nhân của dinh cơ này. Thấy chỗ này chật hẹp, Chí Phèo kêu bọn Xây dựng huyện cất lên cho ông một tòa nhà ba tầng rộng lớn và hiện đại ở cách đấy vài chục mét. Thế là Chí Phèo có hai tòa lâu đài sang trọng, bên trong mấy chiếc xe hơi mới nhập cảng, mỗi chiếc cũng vài trăm ngàn đô Mỹ.. .


Nói về đám dân làng Vũ Đại cả ngàn người bị đuổi lên núi, họ bàn tán xôn xao. Có kẻ lớn gan định tổ chức biểu tình đòi nhà, đòi đất. Chí Phèo ra lệnh công an bắt nhốt cả bọn. Chí Phèo ra lệnh cho ban Thông Tin tuyên truyền bảo họ là đừng nghe lời bọn phản động. Đảng ta luôn luôn bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Việc dời dân vào núi cũng chỉ là bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân thôi. Hơn nữa, đảng ta là đảng cộng sản, các đồng chí là đảng viên cộng sản, phải hiểu ruộng đất là của đảng, thành thử đảng muốn làm gì thì làm.

Đất đai, nhà cửa không phải là tư hữu của các đồng chí nữa, các đồng chí và đồng bào không có quyền đòi hỏi. Các đồng bào và đồng chí có quyền tự do tuân thủ quyết định của đảng và Ủy ban huyện . . .Còn về công ty Trung Quốc, họ vì tinh thần quốc tế vô sản, sang giúp chính phủ và nhân dân ta tìm các chất độc do Bá Kiến và thực dân, đế quốc để lại. Họ không quản nguy hiểm. Họ giúp ta vô tư, không đòi lương bổng, tiền bạc gì cả. Trái lại họ còn đóng góp cho huyện một số tiền bạc và hàng hóa giúp dân ta "xóa đói giảm nghèo".


Tuy cán bộ huyện đã giải thích đầy đủ và rõ ràng, dân chúng vẫn phẫn nộ và chửi bới đảng và Chí Phèo. Một số người còn chửi đến Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Có người còn đi xa hơn, chửi Mac, Stalin, và Mao. . . Thị Nở bàn với chồng phải cấm nói, phải khóa miệng chúng. Thị Nở đề nghị là phải sai công an lấy tay bịt miệng chúng như chúng đã bịt miệng cha Lý trước tòa, nhưng Chi Phèo bác bỏ ý kiến này vì cho như thế là hao tốn và lộ liễu khiến bọn phản động quốc tế có thể nói xấu đảng và nhân dân dân ta. Này nhé một công an bịt miệng một thằng dân, phải dùng hàng ngàn công an mới bịt hết miệng chúng. Ngàn công an chưa đủ, phải ba, bốn ngàn công an thay nhau, không lẽ cứ bịt miệng chúng 24 trên 24 giờ sao! Không lẽ chúng đi cầu mình cũng phải đi theo bịt miệng. Nếu không bịt miệng, vào trong cầu tiêu chúng cứ chửi thì làm sao!Tốn kém quá.

Chí Phèo chợt nhớ là công an đảng ta đã chế ra một lọai khóa miệng nhưng loại khóa này phải cần thợ rèn. Thợ đâu, sắt đâu mà chế hàng ngàn cái khóa miệng. Thôi đành ra biện pháp khác. Chí Phèo ra quyết định cấm nói, cấm mở miệng, ngoại trừ Chí Phèo, gia đình, và các đảng viên thân tín hoặc có "công tác đặc biệt". Mỗi người từ trẻ lên hai phải tự đeo khẩu trang hay lấy giẻ bịt miệng lại. Ai nói, ai mở miệng thì bị giam. Ai chửi đảng thì bị cắt lưỡi. Mấy trăm người đã bị tống giam, và mấy chục người đã bị cắt lưỡi. Vì vậy, dân chúng không còn ai dám mở miệng. Họ phải tự chế ra cái khẩu trang.

Có người cẩn thận lấy băng keo bịt miệng. Tình hình khẩn trương. Trong nhà, cha không dám la mắng con, vợ không dám âu yếm với chồng chỉ vì xung quanh nhà đã có công an tình rập. Gặp nhau người ta chỉ gật đầu rồi đi thẳng. Mua bán thì lấy tay ra dấu. Trong thôn xóm, không còn tiếng mẹ ru con à ơi hay tiếng hò huê tình của trai gái. Có người sợ quá không dám nuôi gà, nuôi chó vì sợ mang họa. Chỉ có dun dế và quạ, diều là tự do.Tất cả đều im lặng theo lệnh Chí Phèo.


Một nông dân có sáng kiến luyện hơi bụng phát thành đánh rắm. Họ bắt chước cách đánh "morse"là lối "đánh giây thép " ngày xưa, tich tich, tè tè, tè tích tích. . . Cả làng bắt chước. Cả làng lại vui vẻ trao đổi tư tưởng, tình cảm mà Chí Phèo không làm gì được. Kiểu thông tin này cũng thú nhưng có điều là rất bất tiện chứ không không phải tiện ( trung tiện) vì cả nhà và cả làng thối hoắc!


*












Sơn Trung sưu tập
TRUYỆN HÀI XHCN
tập XII




MỤC LỤC


161. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
162. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO PUSHKIN
163. NGUYỄN VĂN LINH ĐỔI MỚI
164. TRÁCH NHIỆM VỀ AI?
165. Y SĨ GIỎI
166. LÊN VŨ TRỤ
167. ĐẤU THẦU TẠI QUẢNG BÌNH
168. QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI
169. TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
170. MÁY NÓI LÁO
171. NHÂN TÀI VÀ TÀI SẢN CỦA ĐẢNG
172.HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÔNG TY
173. THẦY GIÁO XHCN
174. TIẾN LÊN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
175. LÀM SAO HƠN NHẬT BẢN
176. MÔN VĂN VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC NGÀY NAY
177. SINH VIÊN VÀ NGƯỜI MỸ NGU NGỐC
178.CHUYỆN TÙ Ở SINGAPORE
179. TÔI YÊU HÒA BÌNH-MỌI NGƯỜI YÊU HÒA BÌNH
180. CHÍ PHÈO HẬU TRUYỆN



161. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Tỉnh A được trung ương khen ngợi vì thành tích xóa đói giảm nghèo. Sau cuộc họp trung ương, các đồng chí thân thiết xúm lại chức mừng và hỏi bí quyết thành công của đồng chí tỉnh ủy tỉnh A.
-Xin bí thư cho biết cách nào mà tỉnh của đồng chí đạt thành tích cao như thế?
-Có nhiều cách . Một là ta xin trung ương cung cấp vốn để thực hiện các chương trình vĩ đại mà cuối cùng là đảng ta có lơi. Hai là ta khuyến khích Việt kiều gửi tiền về. Dù họ gửi cách nào, và cho ai, cuối cùng cũng vào tay đảng ta.
Và cách thứ ba là thực hiện chương trình kinh tế mới!Đẩy dân nghèo sang tỉnh khác hoặc lên núi hoặc vào rừng. Thế là ta khoẻ re. Tiền vào túi rủng rỉnh!

162. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO PUSHKIN

Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào.
Người ta đề ra 3 đề án để nguyên soái Stalin chọn một.
- Đề án thứ nhất là tượng đài tạc hình Stalin đọc sách của Pushkin.
-Đề án thứ nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
-Đề án ba là một tượng Stalin đang đọc sách Stalin.


Stalin phê bình:
-Đề án án thứ nhất đúng về mặt lịch sử, nhưng sai trên phương diện chính trị. Tại sao Stalin lại phải đọc thơ Pushkin? Như vậy là mất mặt Stalin, một vị lãnh đạo tối cao, tối thương của Liên Xô và thế giới! Và như vậy là hạ uy tín của Stalin và của đảng Cộng Sản.
Đề án thứ hai, đúng về mặt chính trị nhưng sai về lịch sử vì lúc đó chưa có sách Stalin cho Puskin đọc. Còn đề án thứ ba, đúng về chính trị và cũng đúng về lịch sử.

Tuân theo chỉ thị của Stalin, đảng Cộng sản Nga đã xây tượng đài Stalin đọc sách Stalin để kỷ niệm 100 năm sinh nhật Pushkin!
(Chuyện này cũng giống như chuyện chúng nó đã tạc tượng hai bà Trưng thành hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu!)


163. NGUYỄN VĂN LINH ĐỔI MỚI

Trời mùa thu lá vàng rụng, hơi may lạnh lẽo, một đám trai gái ở Đà Lạt bèn hội nhau chơi cầu cơ. Sau một hồi cúng vái và đọc kinh , cơ chuyển động.
Một thanh niên hỏi:-Xin hồn xưng tên họ.
Vong gục gặc đầu rồi nói:
-Ta là Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Lâu nay ta bị giam cầm dưới địa ngục, nghe nhiều tin đồn nhảm nhí về ta, cho nên hôm nay nhân ngày rằm tháng bảy được phóng thích, ta lên đây để nói chuyện với các cháu. Ta không hiểu vì sao các đồng chí của ta lại cho rằng ta cởi trói cho Văn nghệ sĩ, ta làm sụp đổ XHCN. Thực sự là không. Đừng nghe những gì ta nói! Ta chỉ nói thế để lừa mấy thằng ngu. Ta chơi chúng giống như con mèo vờn con chuột trước khi ăn chuột để giải trí. Sức mấy mà ta cởi trói cho Văn nghệ sĩ? Ta cho in sách Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, cho vài thằng Nhân Văn Giai Phẩm ăn lương hoặc vào hội Văn Nghệ trở lại là để dụ khị thiên hạ thôi! Nên nhớ chỉ có xiết lại chứ không nới ra. Coi đấy, Nhà thơ Lưu quang Vũ hơi trổ mòi phản động, cả hai vợ chồng và đứa con bị xe đâm chết thảm. Cựu Đại sứ VN tại Liên hiệp quốc Đinh bá Thi cũng bị đâm xe ở Đà Nẵng. Linh Mục Thanh Lãng, Giáo sư Đại học Văn khoa Sàigòn bị thuốc độc. Tổng Giám Mục Nguyễn kim Điền TGM Huế, bị thuốc độc. Kể sơ cho vui, Còn cả ngàn kẻ khác đều bị đảng giết vì ám sát, thuốc độc, đâm xe, thủ tiêu, bắt cóc. Đảng có một nghìn cách để giết người rất êm thấm. . . Trước sau, đảng cộng sản và các đồng chí cộng sản không bao giờ khoan nhượng với kẻ thù. . .

-Thế thì Ông hô hào đổi mới là thế nào?
-Liên Xô đổi mới, Trung quốc thay đổi tư duy thì ta cũng dùng khẩu hiệu cho hợp thời trang, làm mẹ gì có đổi mới. Đổi mới nghĩa là theo cũ, theo bọn "ngụy Saigon", nghĩa là buôn bán với tư bản, nhập cảng hàng hóa tư bản, ăn chơi giống tư bản, khắp nơi quảng cáo Sony, Honda, Coca Cola. .. Nhưng mà ta cũng có đổi mới mà các cháu không biết. Bọn ngụy mỗi tháng xổ số một lần, còn ta mới hơn, xổ số hàng ngày và tỉnh nào cũng có xổ số. Hồi trước 1975, không có bia ôm, nay ta mới hơn có bia ôm, karaoké ôm, tắm ôm. . . Ta còn có nhiều chiêu thức tân kỳ như cầu vừa xây đã sập, nhà vừa xây đã đổ, và đảng ta tiến nhanh tiến mạnh và mới mẻ vô cùng vì đảng ta cướp đất công khai, bán nước công khai, nào sợ chi ai..


164. TRÁCH NHIỆM VỀ AI?


Đào Văn Đứt là một công nhân ở Mỹ Tho bị tai nạn nghề nghiệp , gãy mất một chân và đứt mất mấy động và tĩnh mạch. Các bạn bè đưa anh vào bệnh viện Mỹ Tho, nhưng ở đây không đủ điều kiện chữa trị nên sau hai ba ngày tranh luận, họ quyết định đưa anh lên bệnh viện Chợ Rẫy Saigon chữa trị. Văn phòng bệnh viện Chợ Rẫy hỏi tiền viện phí thì các thợ bạn nói là đi gấp và không biết là bao nhiêu nên chưa có. Bệnh viện bảo về lấy tiền khoảng mười triệu thì bệnh viện sẽ chữa trị. Nhà nghèo nên vợ anh phải vay mượn nơi này, nơi kia, khi đưa tiền lên đến bệnh viện thì máu ra nhiều quá, nạn nhân chết hai ngày trước.

Vì chết trẻ nên vong hồn anh công nhân rất linh thiêng. Xuống đến diện Diêm La, anh chửi bới um sùm và xin Diêm vương trừng phạt kẻ giết chết anh oan uổng.
Diêm vương bèn cho đòi bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy xuống hỏi cung. Hôm ấy bác sĩ giám đốc đang ngồi trong văn phòng bệnh viện, bỗng thiếp đi và thấy hai quỷ sứ dẫn về tòa án Diêm vương. Diêm vương hỏi bác sĩ giám đốc:
-Tại sao ngươi làm chết anh công nhân Đào Văn Đứt?
Bác sĩ nói:- Tôi là bác sĩ chuyên tu, chỉ điều hành việc hành chánh, không liên quan đến việc chữa trị.
Diêm vương nghe nói hữu lý bèn tha bác sĩ giám đốc và đòi các bác sĩ bệnh viện đến trước tòa án. Nhìn nạn nhân, họ đều lắc đầu là họ không chữa trị công nhân Đào Văn Đứt nên họ không có trách nhiệm gì về cái chết của anh này. Diêm vương truyền nạn nhân nhận diện các bác sĩ và nạn nhân xác nhân không có ai trong số các bác sĩ này đã làm hại anh.

Diêm vương ra lệnh thả các bác sĩ và đòi trưởng phòng nhập viện và thu ngân đến. Trưởng phòng là bà Lê Thị Thu Tiền khai rằng bà vô tội, bà chỉ thi hành mệnh lệnh của bộ y tế là bệnh nhân không có tiền thì không được nhập viện. Diêm vương bèn thả bà trưởng phòng và sai quỷ sứ bắt bộ trưởng y tế tên là Hoàng Bất Trị. Trước mặt Diêm vương họ Hoàng khóc lóc là y vô tội, y chỉ ngồi vì, mọi quyết định là do đảng chứ không phải do y. Diêm vương bèn giam y lại, và gửi công văn đến Địa ngục đề nghị mang các tên lãnh đạo đảng Cộng sản sang tòa án để Diêm vương xử tội.

Trước mặt Diêm vương, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn kêu van là vô tội vì chúng chỉ nghe theo lời dụ dỗ của Karl Marx, Lenin. Diêm vương bèn ra lệnh gọi Marx và Lenin nhưng con quỷ già ba đầu sáu tay là viên sư gia ghé tai Diêm vương nói nhỏ gì đó, Diêm vương bèn ra lệnh trả bọn Hồ Chí Minh về địa ngục.


Các phán quan lấy làm lạ, bèn hỏi nhỏ con quỷ già :
-Ông nói gì với Diêm vương mà Diêm vương tha tụi nó?
-Vụ này liên quan hệ trọng lắm, không cẩn thận là chết cả lũ! Theo cách nói của chúng nó, chúng nó giết người, cướp của, bán nước, buôn dân đều không có tội, đều không chịu trách nhiệm, mà trách nhiệm là ở trên cao! Chính dân Việt Nam cũng thường kêu Trời và nói:

-Trời sinh cộng sản làm chi?
Để dân nước Việt khốn nguy thế này!


Nếu để chúng ở đây, chúng nói bậy nói bạ, bảo rằng tại Trời chứ chúng nó không có trách nhiệm gì cả, rồi tin tức loan truyền ra ngoài thì bọn ta ngồi tù cả đám! Sao bằng trả chúng về địa ngục thì hơn!


165. Y SĨ GIỎI


Một quốc gia nọ thuộc khối Địa ngục, do một Diêm vương cai quản. Trong nước ông có một tập hợp lãnh đạo gồm trí tuệ cao ngất trời và có một hàng ngũ trí thức Địa ngục quang vinh. Ngày kia, con trai của Diêm vương bị bệnh nặng, nhưng ông không tin các " y sĩ nhân dân" và " y sĩ ưu tú",vì vậy ông ta sai kêu quỷ sứ lên trần gian kiếm một thầy thuốc giỏi xuống để chữa trị cho con mình. Trước khi đi, ông ta liền dặn quỷ sứ rằng:
- Khi mày lên trần gian, mày nhớ tìm ông thầy thuốc nào mà có ít bóng ma lãng vãng trước cổng nhất thì là ông thầy thuốc giỏi.

Quỷ sứ lên trần gian đi qua hết làng này đến làng khác.... nhà thầy thuốc nào cũng ít nhất cũng có đến 3 hay 4 con ma đang rình rập ngoài cửa. Giờ hẹn đã tới mà Quỷ sứ vẫn chưa tìm người thầy thuốc giỏi. Và bổng nhiên, mắt quỷ sứ sáng lên khi đi qua một làng hẻo lánh nọ, quỷ sứ mừng rỡ khi thấy nhà một ông thầy thuốc nọ chỉ có một con ma đứng ở ngoài. Không nói không rằng, quỷ sứ hối hả chạy vào nhà mời ông thầy thuốc xuống âm phủ để chửa trị gấp.Thầy thuốc hối hả mang đồ đựng thuốc và chạy xuống Diêm vương. Diêm vương vui mừng lắm, vì đã mời được thầy thuốc giỏi xuống chữa cho con mình. Sau khi thầy thuốc cắt thuốc cho thái tử con Diêm vương uống xong, thì Diêm vương liền mời ông ra ngoài phòng khách trò chuyện. Vui miệng, Diêm vương hỏi:
- Ông quả đúng là một thầy thuốc giỏi, ít ông thầy thuốc nào chữa bệnh mà thành quả là một đời chỉ có làm chết một người như ông.

- Tôi chỉ là thầy thuốc bình thường thôi - thầy thuốc khiêm tốn trả lời
Diêm vương lại hỏi:
- Thế ông đã hành nghề bao lâu rồi.
Thầy thuốc ấp úng trả lời:
- Dạ......... dạ tôi đã làm..........bác sĩ chuyên tu được......... dạ được.... một tuần rồi ạ...
Diêm vương hốt hoảng hỏi dồn dập:
- Vậy ông đã chữa được bao nhiêu người rồi.
Thầy thuốc càng hốt hoảng, ấp úng trả lời:
- Dạ... dạ... tôi đã chửa trị... được......... dạ được......... một người ạ...
Diêm vương càng nóng mặt hỏi hối hả:
- Vậy người đó sao?
Thầy thuốc càng lúng túng trả lời- Dạ, nhưng chẳng may người đó lại bị............ chết rồi ạ....



166. GIÁO SƯ ĐẠI TÀI

Tại Pháp, hội Giáo Dục toàn cầu mở một cuộc báo cáo khoa học trong hai tuần lễ. Trong hàng trăm diễn giả, có ba giáo sư được chú ý nhất. Một giáo sư người Trung Quốc báo cáo rằng ông phụ trách môn Lịch sử hiện đại Trung Quốc , ông nói rằng ông đọc một ngàn cuốn sách rồi soạn giáo án trong năm năm. Khi dạy sinh viên thì bài giảng rất chi tiết, đầy đủ. Chỉ giảng về Khởi nghĩa Vũ Xương, mà phải mất 6 tháng mới xong, tài liệu thật phong phú; học sinh rất chăm chú nghe giảng và vô cùng khâm phục giáo sư. Đến lượt một giáo sư người Anh trình bày rằng ông mất mười năm nghiên cứu về Văn học Cổ Điển nước Anh, và ông khoe rằng ông nghiên cứu sâu xa, bài giảng về Shakespeare phải mất một năm mới hết, và sinh viên đều bái phục ông về tài học uyên thâm và tài hùng biện của ông. Đến phiên một giáo sư người Ngà dạy môn Triết học Mac-Lê cũng vui vẻ kể chuyện ông nghiên cứu 30 năm và dạy 25 năm mà chủ nghĩa Marx vẫn chưa tiến kịp tư bản chủ nghĩa. . .


167. ĐẤU THẦU TẠI QUẢNG BÌNH

Bà con nghèo ở huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình) rất phẫn nộ trước quyết định duyệt 14 gói thầu trị giá 2,8 tỷ đồng của ông Phó Chủ tịch Hồ Thanh Ngọc. 5 trong số 13 nhà thầu được chọn chỉ nộp hồ sơ độc mỗi... đơn dự thầu, thậm chí có doanh nghiệp không hề nộp bất cứ thứ gì vẫn thắng vô tư (!?).
Ông Trần Ngọc La, Phó Chủ tịch HĐND huyện cho báo giới hay: "Có cảm giác như là người ta mời chúng tôi đến dự họp để thông qua danh sách các đơn vị trúng thầu, chứ không phải để cân nhắc, lựa chọn". Ông chỉ là 1 trong số 25 người có mặt trong buổi phê duyệt 14 gói thầu xây dựng hạ tầng cho các xã khó khăn nói trên, tổ chức hôm 25/5.


Công trình không vốn, không thiết kế vẫn "chạy" vô tư!
Toàn bộ 14 công trình được phép thi công (sau khi đấu thầu) đều không hề có thiết kế kỹ thuật và dự toán. Thậm chí có 3 công trình là trường Trung học Tâm Đa, trường Trung học Quảng Hoá và cầu tràn Sủng Mè chưa có cả quyết định phân bổ vốn của UBND tỉnh. Trả lời báo giới, ông Phạm Minh Hiếu, Trưởng ban A của huyện cho hay: "Đây là chủ trương của huyện!". Thế nhưng ông Hồ Duy Thiện, Chủ tịch UBND huyện lại khẳng định, toàn bộ hồ sơ thủ tục liên quan đến công trình đã được giao cho ông Hồ Thanh Ngọc (Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban 135 tỉnh). Được hỏi là vì sao không đợi xong thủ tục mới xét thầu thì không một quan chức nào trả lời được. Nếu chiếu theo nội dung Nghị định 52/CP của Thủ tướng Chính phủ: "Trường hợp chỉ định thầu, chủ đầu tư phải căn cứ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã phê duyệt để thương thảo và ký kết hợp đồng", thì rõ ràng đây là hành vi cố ý làm trái của các "quan" chỉ đạo thầu. Dư luận bà con đều cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về hai ông Hồ Thanh Ngọc và Phạm Minh Hiếu.


Chỉ định thầu bừa bãi
Theo quy định, trước khi họp xét thầu, chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi để các nhà thầu biết mà nộp hồ sơ dự thầu. Thế nhưng, huyện Tuyên Hoá không hề làm điều đó. Ông Phạm Minh Hiếu tỉnh bơ: "Không thông báo nhưng người ta vẫn biết đấy thôi!".
Trong số 13 nhà thầu được xét chọn thi công, có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 1 xã, còn lại là tư nhân. Trong số 10 doanh nghiệp tư nhân được chỉ định, có nhiều đơn vị đã từng thi công một số công trình trên địa bàn với chất lượng kém. Điển hình là Xí nghiệp Xây dựng Hoàng Cù, năm 1998 xây công trình trường THCS Đồng Lê, mới qua hai năm sử dụng nhưng phần sàn của tầng 2 bị nứt toàn bộ, khi mưa nước chảy thành dòng... Hoặc như Xí nghiệp Phong Phú, năm 2000 thi công cầu tràn Đồng Lê vừa nghiệm thu xong thì một trận mưa đã làm lún vỡ 2 đầu đường tràn... Điều đáng nói là những chuyện này lãnh đạo huyện biết rất rõ, nhưng vẫn phớt lờ dư luận, tiếp tục cho các đơn vị trên trúng thầu.
Chuyện hồ sơ nộp thầu thì có thể gọi là... cười ra nước mắt! 4 đơn vị nộp đủ hồ sơ dự thầu, 3 đơn vị chỉ có đơn đăng ký kèm theo quyết định thành lập doanh nghiệp, 5 đơn vị chỉ có đơn dự thầu và có cả đơn vị không hề có một thứ giấy tờ gì. Ông Hiếu đưa ra lời giải thích: "Hồ sơ chỉ bị thất lạc đâu đó thôi". Nghe cứ như là chuyện tiếu lâm.
Chính vì sự bưng bít thông tin thầu của các "quan" mà việc xét thầu 2,8 tỷ đồng một cách "tuỳ hứng" tại Tuyên Hoá đang gây nhức nhối bà con trong diện khó khăn. Dư luận cho rằng, tiền đang thoải mái chảy vào túi các bên A, B, cả tư vấn, thẩm định... còn Nhà nước thì thiệt đơn thiệt kép.

Lao Động, 18/6

http://vietbao.vn/Kinh-te/Chuyen-tieu-lam-ve-dau-thau-o-huyen-Tuyen-Hoa/10727094/87/


168. QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI

Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh lớn, có nhiều danh nhân vì Quảng Ngãi là quê của thủ tướng Phạm Văn Đồng và hàng trắm vị tướng của Quân Đội Nhân Dân. Nhất là Khu lọc Dầu Dung Quất nay mai sẽ thành một đô thị lớn như các đô thị bên Trung Đông. Vì những lý do đó, đảng đã ưu ái rót vào hàng tỷ Mỹ kim xây dựng bải biển Sơn Mỹ thành khu du lịch Sơn Mỹ, thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Vì vậy mà trong một tháng, Sơn Mỹ đã bị bằm vằm, xâu xé. Các ủy viên trung ương, các cấp lãnh đạo lúc này còn bị trói chân tay không cho kinh doanh nên không có ai trong số họ ra mặt cướp dựt. Chỉ có những kẻ tự xưng là cháu thủ tướng, con rể đại tướng, con trai bộ trưởng, cháu trai Tổng bí thư ở dàng sau những kế hoạch này.


Khởi đầu là những hàng rào tre, hay cọc xi măng mà bên

Cty Hà Thành "đón" du khách
bằng những căn nhà tranh này
!

trong là những túp lều tranh lý tưởng. Hiện đã có 4 đơn vị "nhảy vào" và cùng nhau "chia" 152 mẫu đất tại Khu Du Lịch này. này. Điều đáng lưu ý là, tất cả các nhà đầu tư vào KDL này đều không tuân thủ theo quy hoạch chung, mà mạnh ai nấy làm. Hàng ngàn cây dương được trồng từ 30 năm nay đã bị triệt hạ, những bãi cát vàng tuyệt đẹp đã bị bêtông hoá, những ngôi nhà tranh nhếch nhác được dựng lên...

Đầu năm 2003, UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt dự án KDL này với số tiền 40,9 tỉ đồng để làm một số hạng mục về cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút các nhà đầu tư. Dự án vừa rục rịch triển khai thì đầu năm 2005, UBND tỉnh lại bổ sung thêm hạng mục làm đường trung tâm và cầu Khê Kỳ, với số vốn 52,3 tỉ, đồng thời cho phép dự án kéo dài đến năm 2007.

Khi số vốn đã vượt ngưỡng 50 tỉ, Tổng cục Du lịch đã "góp gạo" theo quy ước: Trung ương 60, tỉnh 40. Đến nay, trung ương đã "góp" được 18,8 tỉ, còn Quảng Ngãi chưa góp đồng nào! Dự án vừa chậm do thiếu tiền, lại vừa quy hoạch lôm côm, nên phần tổng thể của cả KDL bị băm nát.

Chưa hết, khi bổ sung hai hạng mục là đường trung tâm và cầu Khê Kỳ, UBND tỉnh lại giao cho huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, chứ không phải là Sở Thương mại - Du lịch - đơn vị đã lập dự án bổ sung. Thấy tỉnh giao cho một đống tiền nhưng chỉ bằng văn bản, huyện Sơn Tịnh cũng nhắm mắt nhảy vào. Nhưng đợi mãi không thấy tiền tỉnh rót về, thế là huyện Sơn Tịnh... thả tay. Tỉnh tiếp tục giao cho Sở Thương mại - Du lịch "ôm trọn gói". Cho đến cuối năm 2006 này, cái gọi là "đường trung tâm" đã xong, nhưng không biết dành cho đối tượng nào, vì ôtô thì quá chật mà dành cho người đi bộ thì quá rộng. Riêng công trình điện và cầu Khê Kỳ thì chỉ dừng lại ở mức... lễ khởi công.

Cty đầu tư và xây dựng du lịch thuộc Tổng Cty Đầu tư hạ tầng và các khu công nghiệp (Bộ Xây dựng) được cấp 30 mẫu . Cty này làm một con đường nội bộ, song sợ Cty du lịch Quảng Ngãi "lấn" qua, nên họ xây một bờ tường để phân định ranh giới.

Cty du lịch Quảng Ngãi cũng làm một con đường nội bộ bên phần đất của mình, chạy thẳng đến bờ tường nọ. Khi hai bên xong đường thì bắt đầu đập bờ tường ngăn cách. Đập xong, hai con đường chênh nhau chừng... 3 mét! Trong số các đơn vị thi nhau "làm thịt" KDL này, điển hình nhất phải kể đến Công ty TNHH Hà Thành. Họ cũng "đánh thức" vùng biển này bằng 12ha dọc biển-địa thế đẹp nhất hiện nay tại vùng biển Mỹ Khê.
Mượn cớ lấy mặt bằng để xây dựng, đơn vị này đã "phăm" vượt gần 7.000m2 rừng phòng hộ. Cuối năm 2005, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt, buộc đơn vị này trồng lại rừng đồng thời nộp phạt 21 triệu. Từ bấy đến nay, sau rất nhiều cuộc họp của tỉnh, song Cty Hà Thành vẫn không nộp phạt, đồng thời họ cũng không màng triển khai dự án ngoài việc xây hai dãy nhà tôn và 10 căn nhà tranh, cỏ mọc tận cửa.
Dư luận Quảng Ngãi cho rằng, ông chủ của Cty Hà Thành chiếm đất để bán chứ không phải làm du lịch. Vậy mà cho đến nay, không hiểu vì lý do gì mà UBND tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa rút lại giấy phép đã cấp cho Cty Hà Thành.


169. TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

Năm 1979, Trung Quốc dạy Việt Nam một bài học. Ỷ có Nga bênh vực, Việt Nam tuyên bố rất hào hùng. Cộng sản Việt Nam mở chiến dịch chống Trung Quốc bành trướng và tổ chức hội nghị khoa học khắp nơi, và cho cán bộ về các thôn xớm tuyên truyền và giải thích. Cán bộ huyênh hoang:

-Nước ta là nước vô địch thế giới vì ta đánh thắng bốn siêu cường trên thế giới là Nhật, Pháp, Mỹ và Trung quốc. Trung quốc là một nước lớn nhưng lại có nhiều nhược điểm. Thứ nhất là đông dân và nghèo đói.Thứ nhì là bị ngoại quốc Mông Mãn , Anh, Pháp, Đức, Nhật đánh bại và cai trị. . . .

Sau buổi thuyết trình là buổi thảo luận.Một anh cán bộ gốc Giải Phóng Miền Nam phát biểu:

- Trung Quốc đã viện trợ súng đạn cho ta, huấn luyện cán bộ cho ta, giúp ta thắng Điện biên phủ. như vậy là Trung quốc mạnh hay yếu? Hồ Chủ tịch, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp phải sang xin xỏ Trung Quốc, vậy Trung Quốc mạnh hay yếu? Lại nữa, chúng đánh chiếm mấy tỉnh của ta trong bao nhiêu năm mà đảng im lặng, và ta không dám đánh trả . Vậy xin đồng chí cho biết ý kiến là trong việc này, Trung Quốc mạnh hay yếu?

Ngay chiều hôm đó, anh này bị giam ở Chí Hòa vì tội gián điệp CIA của Mỹ.



170. MÁY NÓI NÁO

Đồng chí Ba Hoa được ân huệ đi du lịch nước Đức. Tại đây, đồng chí gặp lại một đồng chí Cò Mồi là bạn cũ cùng làm một cơ quan, sau xin đi lao động XHCN, rồi sau khi Đông Âu tan rã, đồng chí chạy sang Đức. Hai đồng chí gặp nhau, hỏi thăm nhau.

Đồng chí Ba Hoa nói:
-Nước nhà bây giờ tiến bô "nắm", cái gì cũng có...
-Thế ta đã chế ra computer chưa ?
-Nói gì computer cổ lổ. Nay ta có hằng trăm thứ tốt hơn computer.
-Thế còn ...ô tô chạy bằng ánh sáng mặt trời ?
-Ôi ! Chạy đầy đường !
-Thế còn ...mobile phone ?
-Ôi ! Ai cũng có !-Thế còn ...mobile TV ?
-Ôi ! Ai cũng có !
-Thế còn ...máy nói náo ?
-Ôi ! Ai cũng có, nhất là cơ quan đảng từ trung ương đến địa phương!



171. NHÂN TÀI VÀ TÀI SẢN CỦA ĐẢNG


Trước 1975, Việt Nam được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Sau 1975, các nước tạm ngưng. Trung Quốc ghét Lê Duẩn nên cúp viện trợ, còn Liên Xô thì bắt đầu đòi nợ. Năm 80, kinh tế bết bát hơn, lụn bại hơn. Theo lời bà Phạm Văn Đồng vốn là một cô đồng, trung ương đảng bèn tổ chức cầu hồn bác.

Bác lên, bác hỏi: "-Tình hình kinh tế ra sao?Lê Duẩn thưa:- Chúng em đã hoàn thành trên cơ bản một phần ba di chúc của bác.Thế bây giờ nhân tài nứơc nhà ta ra sao ?Còn nhữ ai? Tài nguyên còn những gì? Anh Ba Lê Duẩn nhìn Phạm Văn Đồng và Nguyễn Duy Trinh rồi thưa: "Dạ còn BA ĐỒNG CHINH."



172. HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÔNG TY

Sau bảy năm cuộc hành trình xin thực hiện dự án xây dựng hạ tầng bến cảng tổng hợp Cát Lái 1 (quận 9) với nhiều "cửa ải" thủ tục, xin gần 30 con dấu, Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Xây dựng đứng trước bờ vực phá sản chỉ vì sự tiền hậu bất nhất của chính quyền sở tại.

Click the image to open in full size. "Tôi tìm hiểu dự án của bà Nhân như tìm
hiểu bà từ năm bà 18 tuổi, đến nay 50 tuổi mà vẫn chưa được phép cưới!"


Năm 1999, Trung tâm kinh doanh tổng hợp thuộc xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ trực thuộc Cục hàng hải VN, nay là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xây dựng (Traseco - Visal), xin thực hiện dự án xây dựng hạ tầng bến cảng tổng hợp Cát Lái 1 trên khu đất rộng 12 hecta tại phường Phú Hữu (quận 9 - TP.HCM).

Dự án đã được Bộ GTVT chấp thuận và đưa vào quy hoạch cảng biển của TP để trình Chính phủ, sau đó, được Thủ tướng phê duyệt ngày 12/8/2005 tại một Quyết định về quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020. Dự án cũng đã được kiến trúc sư trưởng TP.HCM, UBND quận 9 xác nhận rằng nó phù hợp với quy hoạch của TP.

Tiếp đó, năm 2002, Sở Địa chính - Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên - Môi trường) đã đo vẽ thực địa khu đất để tiến hành giao đất cho Traseco - Visal, đồng thời, có công văn đề nghị TP giao đất cho Traseco - Visal.

Thế nhưng, hai năm sau thời điểm làm công văn giao đất đó, Traseco - Visal vẫn không hề nhận được hồi âm. Tiếp tục có công văn đề nghị, ngày 18/3/2004, Công ty tá hỏa khi nhận được trả lời của Sở Tài nguyên - Môi trường kèm theo thông báo kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Mai Quốc Bình: Chuyển khu đất sản xuất Phú Hữu thành khu công nghiệp tập trung; Giao công ty khác - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu xây dựng Sài Gòn (Sài Gòn build) - làm chủ đầu tư(!).

Trong công văn, Sở còn hướng dẫn: Traseco - Visal liên hệ với Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP và Sài Gòn build để được hướng dẫn về thủ tục xin sử dụng đất trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, Sài Gòn build từ chối hợp tác với Traseco - Visal với lý do có thể tự lực xây dựng cảng.

Click the image to open in full size.Quyết định của Bộ GTVT cho
phép lập báo cáo NCKT dự án xây dựng kho bãi chứa nhiên liệu, VLXD, container hàng hoá XNK quận 9, TPHCM. Sau một thời gian dài kiên trì gửi nhiều công văn đề nghị được giao đất, Traseco - Visal khấp khởi mừng khi ngày 6/7/2006, Phó Chủ tịch TP Nguyễn Văn Đua tổ chức họp giữa hai công ty và các cơ quan hữu quan, kết luận: Để hài hòa lợi ích của cả hai, hai doanh nghiệp cần chủ động thống nhất phương án hợp tác đầu tư. Ông cũng hứa "sẽ giải quyết sự việc có lý, có tình" nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Tuy nhiên, Sài Gòn build vẫn giữ nguyên quan điểm. Bà Lê Thị Minh Nhân, giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Traseco - visal, nói với PV VietNamNet: "Nếu đến đầu năm 2007, sự việc chưa được giải quyết, tôi buộc phải thông báo phá sản bởi vốn vay đang bị chết chìm! Nếu chúng tôi sai, tại sao không bị ngăn chặn từ đầu?".

Bà cho biết cũng đã thông báo sự việc lên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch HĐND TP, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Thắc mắc của bà Nhân là vì sao UBND quận 9 đã đồng ý giao đất cho Cty bà, nay lại đề nghị giao cho đơn vị khác? Vì sao khi tham mưu cho TP chuyển khu sản xuất Phú Hữu thành khu công nghiệp tập trung, quận lại không nói rõ khu đất đã có một số chủ đầu tư bỏ vốn và công sức đáng kể vào đây để đến giờ xảy ra tình trạng này?

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2006/10/619118/


173. THẦY GIÁO XHCN


Thầy Ngô Văn đã tham gia tranh đấu trong trào SVHS Huế. Sau thầy được chuyển vào Saigon công tác. Sau 1975, thầy vẫn được dạy học ỏ Thanh Đa. Khoảng 1980, thầy về Huế, thầy được các anh em và đảng viên hoan hô. Họ mời thầy ăn nhậu, đi chơi đò trên Sông Hương và cùng họ tham quan nghiên cứu các phim sex của Mỹ. Nên nhớ lúc này đảng rất nghiêm nhặt, đảng hô hào bài trừ văn hóa đồi trụy, cấm mọi thứ phim ảnh, sách báo cũ. Chỉ riêng cán bộ đảng là được phép xem để nghiên cứu và viết bài chửi Mỹ ngụy, hoặc coi cho biết, coi để thấy Mỹ ngụy hủ bại và đồi trụy như thế nào, đúng sách lược của Tôn Tử " Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng". Vì vậy giáo viên Ngô Văn cũng được dự phần.

Một truyện khác xảy ra cũng vào khoảng 1980, tại trường Trung Học Cơ Sở Lê Văn Tám (Quận 8 ) , kinh tế khó khăn, bà hiệu trưởng Lê Thị Hồng Việt thông báo rằng nhà trường bán thơ và tiểu thuyết cho học sinh. Đây là cuốn sách có tên “Đồng môn” (tập 1 - ảnh), là tuyển tập nhiều tác giả từng học tập tại Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du – khóa I do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Một thời gian ngắn sau khi thông báo học sinh tự nguyện mua, số lượng sách bán tại mỗi lớp học chỉ khoảng 10 – 15 quyển. Ban Giám hiệu trường triệu tập các giáo viên chủ nhiệm và “phân phát” mỗi lớp thêm 25 cuốn sách với giá 40.000 đồng/cuốn. Lần này, nhà trường ra thông báo học sinh nào tự nguyện mua thì được tăng năm điểm thi cuối năm.

Cuốn sách lập tức gây một làn sóng tò mò, hiếu kỳ vì những nội dung các em được đọc. Học sinh bắt đầu rỉ tai nhau về những tình tiết yêu đương, quan hệ có trong sách. Thậm chí, cũng chính nhờ các em, giáo viên chủ nhiệm các lớp mới biết được những tình tiết này và…đỏ mặt.

Trong cuốn sách này, những học sinh chỉ mới học cấp THCS đã “được” đọc những đoạn: “ tiếng Cả hai ôm nhau cuồng si, tiếng xé quần áo.. . tiếng rên rỉ. . . …”.

Chủ trương “đưa” sách này đến tay các em học sinh được xuất phát từ ông Lê Hân Hoan- nguyên Hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám. Sau khi về hưu, ông Hoan quay trở lại làm cố vấn cho trường. Ông cũng chính là một thành viên trong lớp học của Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du – Khóa I và là một trong những tác giả có tác phẩm in trong cuốn sách “Đồng Môn” này.
Sau khi đọc một số nội dung trong cuốn sách này, rất nhiều phụ huynh đã bày tỏ ý kiến phản đối ban giám hiệu đã kinh doanh trái phép và đầu độc trẻ em. .


174. TIẾN LÊN VĂN MINH HIỆN ĐẠI


Đảng cổ vỏ cho năm Du Lịch 2000. Muốn thế giới đến du lịch, Việt Nam phải có những khách sạn và nhà hàng tối tân. Thành thử tỉnh nào cũng ra sức xây khách sạn và nhà hàng. Chính quyền Nam Định lấy vùng Côn Sơn làm trung tâm du lịch. Chính quyền đưa cán bộ vào từng nhà phổ biến chính sách xóa đói giảm nghèo, xây nhà lầu tối tân cho nhân dân. Sau khi trình bày đường lối chính sách của đảng, họ đưa giấy ra yêu cầu nhân dân ký tên đồng ý. Sau đó, chính quyền cho san bằng tất cả những căn nhà cũ kỹ và trưng dụng khoảng 50 mẫu đất canh tác vào việc xây dựng 100 ngôi biệt thự. Theo dân làng, 80% trong số họ đã biểu quyết đồng ý cho lấy ngôi làng của mình làm thí điểm nhưng hết thảy đều không ngờ bị lấy đất xây biệt thự. Một số người nói rằng họ không ký tên mà đã có tên trong danh sách đồng ý. Đến khi chính quyền thông báo bán biệt thự thì dân chỉ còn cách ngậm ngùi ngó từ xa vì không đào đâu ra đủ tiền để mua. Kết quả là 1o0 căn biệt thự phải dừng ngang trong lúc xây vì thiếu vốn!

Mãi 5 năm sau, một công ty khác đứng ra xây cất một nghĩa trang công cộng có sức chứa 2.000 người đã vừa được mọc lên, trong khi dân số ở làng hiện chỉ có 1.000! Như vậy là công ty đã nghĩ đến lợi ích lâu dài của nhân dân!


175. LÀM SAO HƠN NHẬT BẢN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ba hoa trước hội nghị phát triển kinh tế Việt Nam tại Hà Nội.

Tôi xin báo cáo các đồng chí về đường lối kinh tế của đảng. Tại sao thằng Nhật Bản nó không làm máy bay? Không phải là công nghiệp của nó không làm được máy bay đâu. Mà bởi vì là nó làm cái máy ảnh kỹ thuật số nó lãi nhiều hơn. Chứ máy bay không có nhôm, không có thứ này khác, nó làm làm gì. Chứ không phải thằng Nhật Bản là thằng ngu, thằng khờ, đến mức nó không làm được máy bay. Nó làm được khối, nó làm được máy bay chiến đấu của nó khá ra phết chứ không phải là ít đâu. Thế nhưng mà những gì mà nó cho rằng phải sản xuất thứ mới nhất không cạnh tranh được , hoặc không cần nhiều vốn, thì mới làm, thế thôi.

Thế bây giờ nước mình bé bằng ngần này tài nguyên bằng ngần này, mình phải lựa chọn cái gì thông minh nhất chứ lại, bây giờ cái gì mình cũng đứng ra làm, thế thì không thể được. Tôi nghĩ rằng mình lấy tiền, lấy mà không làm gì hết, hoặc làm nghề không vốn thì có lợi nhất và không bị ai cạnh tranh!

Hưởng ứng chính sách "mở cửa" của đảng và thủ tướng, sau đó thì cầu Cần Thơ và một số kiến trúc khác nối nhau sụp đồ như Vĩnh Long đứt cáp treo cầu 4, sập cầu chợ Đệm. . .


176. MÔN VĂN VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC NGÀY NAY


(1). Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).

(2). Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó. Ngoài ra Tắt Đèn còn thể hiện tình yêu vợ chồng, lúc ngủ phải tắt đèn. Tác phẩm nằy cũng thể hiện đúng chính sách của đảng và chinh phủ ta đêm đêm tắt đèn, hoặc một tuần tắt đèn năm đêm!..”.

(3). Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.

(4). Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.

(5). Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).

(6). “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
-Ông là người được cả nhà em kính yêu. Dáng ông thanh như cây tre, mắt ông sáng như đèn xe lửa, trán ông cao như tòa nhà năm tầng. . Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như miệng con cáo đỏ lòm và rất mảnh liệt. Ông thường ôm hôn nhi đồng và các cháu gái người Thái, người Nùng chùn chụt như lúc trẻ ăn kem hoặc bú mẹ. . .



177. SINH VIÊN MỸ VÀ NGƯỜI MỸ NGU NGỐC


Đây là bài viết của một trí thức Trung Quốc đã du học ở Mỹ.

Tôi còn nhớ khi đi học ở Trung Quốc, tôi không muốn đặt câu hỏi. Có nhẽ tôi là thằng hèn? Thật ra, tôi sợ bị các bạn đồng môn chê cười vì những câu hỏi của mình. Thà chẳng hỏi han gì còn hơn, để khỏi bị biến thành kẻ ngu xuẩn trong mắt thiên hạ.
Rồi sau đó, tôi qua Mỹ và tôi rất ngạc nhiên. Thoạt đầu, ở đó, tôi cũng dè chừng, không hỏi han chi để khỏi chường mặt trước các bạn cùng lớp, tôi không muốn bị họ cười cợt sau lưng. Nhưng về sau, tôi nhận thấy học sinh Mỹ thật kỳ quặc. Nếu không hiểu một điều gì đó, họ có thể đặt những câu hỏi thật… ngu cho thày giáo. Họ hoàn toàn không sợ kẻ khác có thể dựa trên những câu hỏi của họ để rút ra kết luận họ ngu xuẩn hay có vốn kiến thức ít ỏi.
Khác biệt là ở chỗ thái độ một học sinh Mỹ trong giờ học không liên quan gì đến uy tín cá nhân, đến thanh danh của anh ta. Anh ta muốn học và muốn hiểu những gì được nghe.

Một ông bạn quen của tôi vừa bảo vệ công khai luận án khoa học của ổng tại Đại học Yale. Khá nhiều người đã đến dự buổi bảo vệ đó. Sau khi xong xuôi, họ ngồi uống cà phê để tiếp tục câu chuyện. Chỉ khi đó, ông bạn tôi mới biết một người ngồi ở ghế cử tọa đã từng đoạt giải Nobel.
Điều này có thể xảy ra ở Mỹ, nhưng không bao giờ có thể xảy ra ở Trung Quốc. Một nhân vật có uy tín không thể cho phép mình đến nghe buổi bảo vệ luận án của một kẻ vô danh, vì như thế ông ta sẽ đánh mất uy tín của mình. Ổng chỉ đến dự một buổi như thế nếu được ngồi trên ghế chủ tịch đoàn. Và nếu phải ngồi ở ghế cử tọa trên cương vị một khách mời, ông ta phải chọn chỗ ở chính giữa hàng ghế đầu và sẽ đặt những câu hỏi thật hóc hiểm.

Ở ta (tức Trung Quốc ), điều này giống như một màn tuồng, khi việc bảo vệ khuôn mặt, bảo vệ uy tín được coi là quan trọng hơn cả. Chúng ta đặt câu hỏi, không phải vì chúng ta không hiểu một điều gì đó mà ngược lại, để cho mọi người nhận thấy chúng ta thông minh biết nhường nào, thậm chí, chúng ta còn có thể khiến diễn giả phải bối rối.

178. CHUYỆN TÙ Ở SINGAPORE

Mấy tù nhân bắt chuyện với nhau trong trại giam ở Singapore:
- Này, sao mày lại vào đây vậy?
- Buôn lậu qua đường biển, còn mày?
- Tao thì ngăn cản việc buôn lậu qua đường biển.
- Thế mày là An ninh Thái Lan hay hải quân Mỹ, Pháp? Tại sao phải vào đây?
- Tao cướp biển Somali mà, tao chuyên chận những tàu buôn lậu mà! Nó bắn bể tàu của tao và bắt tao giam ở đây.
-Còn mày?
-Tao là phi công XHCN Vietnam.
-Phi công thì bảnh quá , là con ông cháu cha ở bên Vietnam, sao lại bị tù?
-Vì người ta bỏ bạch phiến trên chỗ lái máy bay của tao , trong sắc tay của tao và trong bộ quần áo bay của tao.
-Thế mày thì sao?
-Tao là đại sứ Vietnam tại Singapore.
-Đại sứ thì oai quá, sao lại bị tù?
-Tại tao quên. Tại Singapore, đáng lẽ gặp phụ nữ thì phải bắt tay chào hỏi, tao quên nên hạ bàn tay ra phía sau lưng họ nên bị tòa án Sigapore phạt tù năm năm.


179. TÔI YÊU HÒA BÌNH-MỌI NGƯỜI YÊU HÒA BÌNH


Một con gà giò được nuôi dưỡng trong trại. Nó là một anh gà trống mới lớn, đang trổ mả. Giọng anh ta bắt đầu ồ ồ. Đầu nổi mào đỏ cao lên, mình đầy màu sắc đỏ tím, đen vàng. Nhất là cái chân có hai cái cựa sắc bén như hai thanh đao. Nó sống trong một trang trại có heo, gà, vịt, bồ câu, ngan, ngỗng. Khi nó còn nhỏ, bố mẹ nó dặn nó là phải tránh xa sói và cáo, ngửi thấy mùi cáo hay chó sói là phải chạy xa ngay. Gà vốn bản tính hiền lành và cũng có chút tự phụ và can đảm. Gà tự phụ là mình khôn, không ai lừa được mình. Gà can đảm vì không sợ rắn, cáo, và chó sói. Gà tin là gà lương thiện, không làm ai buồn phiền nên không ai có thể nhẫn tâm hại gà. Gà thường nói: "Mình ăn ở hiền lành thì kẻ thù sẽ kính yêu mình". Mình yêu hòa bình thì mọi người đếu yêu hòa bình!

Một hôm có mấy con cáo từ đâu kéo về lập cơ sở trong một khu rừng nhỏ gần trại. và chúng theo dõi đàn gà vịt trong trại này. Một con cáo giả làm con thỏ bị thương, nằm rên rỉ giữa đường. Gà đánh hơi, thấy mùi cáo nhưng quên lời bố mẹ, chạy lại hỏi thăm:

-Chú làm sao thế? Cáo đáp: Tôi là thỏ, bị sói đuổi chạy và bị thương.

Gà bèn đem nước và rau cho cáo. Ăn xong cáo tạ ơn, và từ đó hai bên kết thân. Hai bên chơi thân đến nỗi toàn thân gà đèu đầy mùi Cáo. Những con gà trong trại đều xa lánh nó, và bảo nó:- "mày chơi với cáo à? Toàn thân mày, và ngôn ngữ mày đầy mùi cáo!

Gà choai tức giận, cho là cả nhà " chống cáo một cách cực đoan", là thiếu "tình bác ái, nhân đạo", là thiếu sáng suốt, "nhìn đâu cũng thấy cáo"! Trong vai thỏ, cáo nói mình là đồng chí hướng, đồng tín ngưỡng với gà, nghĩa là hai bên cùng ăn chay, không sát sanh động vật như loài hổ, báo, chó, mèo! Cáo dần dần hỏi thăm về số gà con, gà mái, gà trống, và số chó trong trại. Gà thực tình kể hết. Cáo bèn trở về báo cáo công tác cho lãnh tụ và tổ chức rõ mọi ngọn ngành, đường lối và tình hình trong trại. Lãnh tụ Cáo quyết định ngày giờ tấn công trang trại.

Như thường lệ, đêm đó đàn gà ngủ trong chuồng bò. Gà trống thì ngủ trên cao, còn gà mái và gà con nằm trong ổ rơm dưới đất. Gà choai đậu ở một then ngang của chuồng bò, nó chợt nghe mùi cáo bốn bề xông tới. Gà can đảm tự bảo mình: " Không phải cáo đâu! Không thể nào là cáo được vì xưa nay khu này yên tĩnh. Vả lại ta yêu hòa bình, và đã ký hiệp ước sống chung hòa bình cùng các loài trong vùng từ mấy năm trước.''
Rồi gà nghe thấy tiếng gầm gừ của cáo, gà vễnh tai lên nghe , rồi vẫn tự lẩm bẩm : "Đó không phải cáo đâu. Chắc là mèo. Trong màn sương, có bóng một con cáo. , rồi hai ba con cáo. Gà vẫn tự bảo- Không phải cáo, không phải sói đâu. Có lẽ là bụi cây rung động thôi.''
Gà lại tự trấn an: ``- Ta cứ việc nằm ngủ, sợ gì.''

Khi bầy cáo nhảy cả vào chuồng, bao vây đàn gà, gà sợ run lên, nhưng vẫn không hề muốn tin rằng đó là cáo hay sói. ``- Cáo ở đây làm gì có. Mắt mình có lẽ kém quá rồi''... Khi cáo đến gần trước mặt, gà dựng tóc gáy lên, rồi rên rỉ: ``- Không đâu, không có lẽ, chắc hẳn là mấy con mèo hay con thỏ chạy bậy. Làm sao lúc nào mình cũng nghĩ đến cáo nhỉ.'' Tới lúc cáo nhe răng chực lao vào cắn, gà sợ quá nên cũng chạy.
Thế rồi, cáo lao theo, rớt rãi lòng thòng đầy cái miệng đỏ lòm, gà vẫn trấn an: ``- Lạy trời, không phải cáo đâu, mèo hay chuột đấy thôi.'' Hơi thở cáo nóng bỏng rát ngay vào mặt, gà vẫn chưa muốn tin đó là cáo. Kiệt sức, gà dừng lại, trong bụng nghĩ không phải cáo đâu. Con cáo lao vào, quật gà xuống, hai ba con cáo khác tiến lên xé gà ra từng miếng, lúc đó gà kêu lên:

- Tôi biết, anh không phải là cáo, anh là thỏ, bạn tôi, loài thỏ muôn năm, xin đừng cù tôi. Nhột quá!''


Cáo nghiến răng cắn cổ họng gà. Máu ra như suối. Gà kêu lên- Chết thật! Cáo thật rồi. Ta chết thôi! Thế ra là ta ngu quá!" .


180. CHÍ PHÈO HẬU TRUYỆN


Sau 1954, nghĩa là sau Cải cách ruộng đất, Chí Phèo trở thành Bí thư huyện , còn Thị Nở thành Chủ tịch Ủy ban huyện, con trai Chí Phèo là Chí Phổi làm Công an huyện, con gái Chí Phèo là Thị Nang thành chủ tịch Phụ nữ huyện. Toàn gia phú quý vinh hoa, giàu sang và quyền uy gấp mấy lần Bá Kiến. Nhà của Ba Kiến ngày xưa đã bị mối ăn nên sụp đổ. Chí Phèo truyền lệnh những nông dân trước đây đã được cấp phát cho cái dinh cơ này nay nội trong 24 giờ phải di tản lập tức vì ngôi nhà sắp sụp đổ, nguy hại đến tính mạng của họ. Hơn nữa, nhà này bị Bá Kiến âm mưu với thực dân, đế quốc rải một thứ chất độc vô hình có thể làm hại đến nhân dân toàn tỉnh. Vì an nguy của nhân dân toàn tỉnh, huyện điều công an và bộ đội địa phương đến bắt buộc cả làng Vũ Đại phải đời lên núi ở. Thế là quân đội và công an đóng chốt nơi đây để tìm chất độc của Bá Kiến. Một tháng sau, một công ty Trung Quốc đến đóng nơi đây, tất nhiên là họ đem theo vợ con và xây nhà cửa, với mục đích được tuyên bố là giúp nhân dân Việt Nam tìm ra chât độc của thực dân đế quốc.


Còn Chí Phèo sau này không còn ở làng Vũ Đại nữa. Ban đầu, đồng chí ở trong nhà quan tri huyện ngày xưa. Sau này, được chính sách "vừa bán vừa cho"hay "hữu sản hóa vô sản " của đảng, Chi Phèo trở thành chủ nhân của dinh cơ này. Thấy chỗ này chật hẹp, Chí Phèo kêu bọn Xây dựng huyện cất lên cho ông một tòa nhà ba tầng rộng lớn và hiện đại ở cách đấy vài chục mét. Thế là Chí Phèo có hai tòa lâu đài sang trọng, bên trong mấy chiếc xe hơi mới nhập cảng, mỗi chiếc cũng vài trăm ngàn đô Mỹ.. .


Nói về đám dân làng Vũ Đại cả ngàn người bị đuổi lên núi, họ bàn tán xôn xao. Có kẻ lớn gan định tổ chức biểu tình đòi nhà, đòi đất. Chí Phèo ra lệnh công an bắt nhốt cả bọn. Chí Phèo ra lệnh cho ban Thông Tin tuyên truyền bảo họ là đừng nghe lời bọn phản động. Đảng ta luôn luôn bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Việc dời dân vào núi cũng chỉ là bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân thôi. Hơn nữa, đảng ta là đảng cộng sản, các đồng chí là đảng viên cộng sản, phải hiểu ruộng đất là của đảng, thành thử đảng muốn làm gì thì làm. Đất đai, nhà cửa không phải là tư hữu của các đồng chí nữa, các đồng chí và đồng bào không có quyền đòi hỏi. Các đồng bào và đồng chí có quyền tự do tuân thủ quyết định của đảng và Ủy ban huyện . . .Còn về công ty Trung Quốc, họ vì tinh thần quốc tế vô sản, sang giúp chính phủ và nhân dân ta tìm các chất độc do Bá Kiến và thực dân, đế quốc để lại. Họ không quản nguy hiểm. Họ giúp ta vo tư, không đòi lương bổng, tiền bạc gì cả. Trái lại họ còn đóng góp cho huyện một số tiền bạc và hàng hóa giúp dân ta "xóa đói giảm nghèo".


Tuy cán bộ huyện đã giải thích đầy đủ và rõ ràng, dân chúng vẫn phẫn nộ và chửi bới đảng và Chí Phèo. Một số người còn chửi đến Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Có người còn đi xa hơn, chửi Mac, Stalin, và Mao. . . Thị Nở bàn với chồng phải cấm nói, phải khóa miệng chúng. Thị Nở đề nghị là phải sai công an lấy tay bịt miệng chúng như chúng đã bịt miệng cha Lý trước tòa., nhưng Chi Phèo bác bỏ ý kiến này vì cho như thế là hao tốn và lộ liễu khiến bọn phản động quốc tế có thể nói xấu đảng và nhân dân dân ta. Này nhé một công an bịt miệng một thằng dân, phải dùng hàng ngàn công an mới bịt hết miệng chúng. Ngàn công an chưa đủ, phải ba, bốn ngàn công an thay nhau, không lẽ cứ bịt miệng chúng 24 trên 24 giờ sao! Không lẽ chúng đi cầu mình cũng phải đi theo bịt miệng. Nếu không bịt miệng, vào trong cầu tiêu chúng cứ chửi thì làm sao!Tốn kém quá.

Chí Phèo chợt nhớ là công an đảng ta đã chế ra một lọai khóa miệng nhưng loại khóa này phải cần thợ rèn. Thợ đâu, sắt đâu mà chế hàng ngàn cái khóa miệng. Thôi đành ra biện pháp khác. Chí Phèo ra quyết định cấm nói, cấm mở miệng, ngoại trừ Chí Phèo, gia đình, và các đảng viên thân tín hoặc có "công tác đặc biệt". Mỗi người từ trẻ lên hai phải tự đeo khẩu trang hay lấy giẻ bịt miệng lại. Ai nói, ai mở miệng thì bị giam. Ai chửi đảng thì bị cắt lưỡi. Mấy trăm người đã bị tống giam, và mấy chục người đã bị cắt lưỡi. Vì vậy, dân chúng không còn ai dám mở miệng. Họ phải tự chế ra cái khẩu trang. Có người cẩn thận lấy băng keo bịt miệng. Tình hình khẩn trương. Trong nhà, cha không dám la mắng con, vợ không dám âu yếm với chồng chỉ vì xung quanh nhà đã có công an tình rập. Gặp nhau người ta chỉ gật đầu rồi đi thẳng. Mua bán thì lấy tay ra dấu. Trong thôn xóm, không còn tiếng mẹ ru con à ơi hay tiếng hò huê tình của trai gái. Có người sợ quá không dám nuôi gà, nuôi chó vì sợ mang họa. Chỉ có dun dế và quạ, diều là tự do.Tất cả đều im lặng theo lệnh Chí Phèo.


Một nông dân có sáng kiến luyện hơi bụng phát thành đánh rắm. Họ bắt chước cách đánh "morse"là lối "đánh giây thép " ngày xưa, tich tich, tè tè, tè tích tích. . . Cả làng bắt chước. Cả làng lại vui vẻ trao đổi tư tưởng, tình cảm mà Chí Phèo không làm gì được. Kiểu thông tin này cũng thú nhưng có điều là rất bất tiện chứ không không phải tiện ( trung tiện) vì cả nhà và cả làng thối hoắc!


==

No comments: