VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TẬP IX
MỤC LỤC
102. ĐẢNG LÃNH ĐẠO
103. ĐỒNG CHÍ SÁU LA MÃ
104. NGÀNH TRUYỀN THÔNG XHCN
105. ĐẢNG ỦY
106. GIAI CẤP CAO SANG
107. ĐẢNG TA VÀ CON CÒ
108. CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN
109. ĐÓNG GÓP CỦA CHXHCN VIÊT NAM
110. ĐẢNG VÀ CHÚA
111. SÁCH LUYỆN THI ĐẠI HỌC XHCN
112. TỘI NHIỀU HAY ÍT
113. XẤU HAY LÀM TỐT
114. THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
115. TẦNG ĐỊA NGỤC THỨ MƯỜI HAI
116. TIN TỨC BUỒN
117. THI NÓI KHOÁC
118. THẦY CHẠY
119. CHUYỆN KHỈ
120. LAO ĐỘNG
101. QUY HOẠCH
Hai ông xứ Quảng rất tin tưởng đảng Cộng sản quang vinh. Hai ông luôn tin rằng đảng sáng suốt và lo lắng cho đời sống dân nghèo. Hai ông cùng sống trong hẽm tối tăm nay vô cùng phấn khởi vì chủ trương quy hoạch hóa ở Sài Gòn. Hai ông hy vọng nhà của ông ở trong hẽm sẽ hóa ra mặt tiền, đi đứng tiện lợi và có bán đi nữa thì cũng cao giá.
Hai ông trò chuyện với nhau:
-Anh Ba, anh có nghe khu Chuồng Khỉ của mình sẽ được quy hoạch không?
-Tôi có nghe đến chương trình đô thị hóa của Đảng. Phen này khu Chuồng Khỉ chúng mình sẽ mở rộng, đường sá thênh thang, đèn điện sáng trưng.
- Chà! Chà! Hên quá, kỳ này chắc nhà chúng mình phát tài rồi. Hoan hô đảng! Hoan hô chính phủ!
Sau một thời gian theo dõi, cả hai anh đều lạc quan tin tưởng.
Vài hôm sau, hai ông gặp nhau, lại bàn về quy hoạch.
- Anh Ba ơi! Theo bản quy hoạch đất mới, nhà tôi sẽ ở mặt phố à nha!
- Thế ông có biết nhà tôi ở đâu không?
- Nhà ông chắc ở cạnh nhà tôi!
Bỗng một hôm, công an đến mỗi nhà trao cho một văn thư, yêu cầu họ dời nhà gấp vì khu Chuồng Khỉ bị giải tỏa để bán cho ngoại quốc. Hình như tòan khu này đảng đã bán cho Trung Quốc để lập công ty gì đó. Mỗi thước vuông đất được đền bù nửa triệu, chính phủ sẽ trả trong hai mươi năm, nhưng tiền thuế lợi tức mất 60%. Như vậy cũng coi như trắng tay.
102. ĐẢNG LÃNH ĐẠO MỌI THẮNG LỢI
Tôi ở trong ngành điện ảnh đã mười năm. Tôi được giao cho việc duyệt kịch bản. Phải thành thật mà nói hầu hết là kịch bản dở. Hội đồng duyệt kịch bản cũng là những ông tai to mặt lớn, danh tiếng lẫy lừng, họ đâu có ngu ! Cũng có một vài kịch bản khá hay nhưng bị lãnh đạo chối từ vì dài, vì ngắn, vì khó hiểu, vì tầm thường, vì cũ. . . Bao năm trời, tôi cũng sống trong kịch bản của « Phòng Điện Ảnh Ba Xạo » .
- Báo cáo anh, cái này kém quá, không thể dùng được.
-Bảo tác giả sửa lại.
-Nhưng thưa anh, dù làm cách gì thì kém vẫn hoàn kém.
- Đồng chí yên tâm. Tôi đã xem kỹ rồi. Tác phẩm này có trình độ tư tưởng cao.
- Nhưng thứ nghệ thuật quá kém làm sao chuyên chở được tư tưởng hay?
- Thôi, cãi cọ nữa, tôi quyết định rồi, và trên cũng đã chấp thuận. Cứ việc tiến hành từng khâu, nội trong ba tháng phải xong.. .
Trên đã chỉ thị rõ ràng, mình là cấp dưới phải thi hành. Mình chống đối lỡ bị sa thải thì sao ? Ai nuôi vợ con ? Sau mấy tháng, việc quay phim hoàn tất. Và đem chiếu thử. Ban duyệt phim hoảng hốt bảo nhau :
-Trời ơi, phim dở quá, đem ra rạp chiếu thì cái Phòng Điện Ảnh Ba Xạo phải đóng cửa mất !
Giám đốc kêu tôi lên quở : -Sao đồng chí làm ăn cẩu thả thế ? Kịch bản như thế mà duyệt ư ? -Chính em phản đối mà thủ trưởng bảo cứ thực hiện đi !
-Đừng có nói bậy. Tôi không bao giờ duyệt những phim như thế ! Giả sử tôi bỏ phiếu thuận thì tôi chỉ có một lá phiếu, trong khi mấy trăm lá phiếu khác cũng phải chịu trách nhiệm, nào phải riêng tôi ! -Vậy đồng chí có chịu sửa không ?
-Dạ, báo cáo anh, phim quá tệ, không thể sửa đưọc.
-Vậy thì đem vào kho cất kỹ, không được tiết lộ cho ai biết, nhất là bọn báo chí vạch lá tìm sâu !
Mỗi lần phim bỏ vào kho là anh không tỏ vẻ buồn rầu mà còn vui vẻ, phấn khởi. Anh đi nghỉ mát, anh đi nhà hàng với các bạn bè vui cảnh “nhất dạ đế vương”.
103. ĐỒNG CHÍ SÁU LA MÃ
Mở đầu cuộc mít tinh, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã trịnh trọng đọc diễn văn khai mạc. Sau chừng 5 phút ề à “kính thưa” đủ mặt quan khách, đồng chí Bí thư hắng giọng, rồi ê a đọc bài diễn văn đánh máy sẵn từ trên huyện gửi xuống:
"Hôm nay, cùng với toàn thể loài người tiến bộ, chúng ta họp mặt ở đây để kỷ niệm trọng thể lần thứ một trăm ngày sinh đồng chí Sáu La Mã Lê Nin...
Có người tò mò chạy theo, bắt gặp anh chàng vừa cố nhịn cười, vừa chỉ tay vào bản đánh máy. Thì ra, trong bản ấy, tên Vladimir Ilych của Lênin được viết tắt là “V.I.”, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã nhà ta chẳng biết mô tê gì, cứ thế “phang” bừa là... “Sáu La Mã Lê Nin”!
Bài anh viết được đọc trong ngày có cuộc đá banh quốc tế XHCN có đoạn như sau:
Hôm nay là ngày 8-3-1953, là ngày Quốc tế Phụ Nữ, và cũng là ngày trọng đại của khối XHCN chúng ta. Mở đầu là các lực sĩ châm đuốc Thế Vận. Ngọn đuốc bùng lên, tỏa ra hình cờ đỏ búa liềm, và hình Marx, Engels, Lenin, Stalin.Tiếp theo là các đoàn vân động viên các nước, đi đầu là đội banh của Nga, tiếp theo là đội banh Trung Quốc, Bun, Đông Đức, Hung, Tiệp. ..
Mở đầu cuộc tranh tài túc cầu, đồng chí Stalin vĩ đại đứng lên đọc diễn văn khai mạc. 21 tiếng đại bác nổ vang, đồng thời pháo bông cũng nổ vang trên trời tạo thành những chòm sao, những vòng hoa tuyệt đẹp hoan hô lãnh tụ Stalin của chúng ta và nhiệt liệt chào đón cuộc đá banh quốc tế của chúng ta. . . .
Ngày hôm sau, ngày 9-3-1953, đài phát thanh Cái Mặt Mẹt phát thanh một chương trình tin tức quốc tế, loan tin lãnh tụ Stalin kính yêu của thế giới và nhân dân Hung đã đứt mạch máu và0 ngày 1-3 -1953, các bác sĩ cố gắng chạy chữa mà chịu thua nên ngày 9-3 đành phải đưa lãnh tụ vào lăng Lênin. . .và tang lễ cử hành vào sáng nay ngày 9-3-1953 tại điện Kremlin. Yêu cầu các cơ quan, bộ viện và các tư gia treo cờ rủ. Ai bất tuân sẽ bị trừng phạt nặng nề. . .
Stalin chết ngày 1-3-1953, vậy ai đọc diễn văn vào ngày 8-3-1953?
Năm 1956, trước đại hội đảng Cộng sản Liên Xô 20, Khrutchev hạ bệ Stalin, thì tại Hung, tổng bí thư K. thân Stalin cũng bị đảng CS cho về vườn, và Tổng bí thư R. lên thay. Ivor Kharov bị đày ra biên cương vì tội là bè lũ Stalin, xuyên tạc sự thật, không làm tròn sứ mạng của một thông tin viên XHCN. . .
105. ĐẢNG ỦY
Một con tàu vũ trụ chở ba nhà du hành Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức và Việt Nam đi thám hiểm vùng thái dương hệ. Tàu bỗng gặp “trục trặc kỹ thuật”, bị văng khỏi thái dương hệ, tới một nơi loài người chưa hề biết đến. Ba nhà du hành chưa kịp hoàn hồn, lại thấy hai con tàu vũ trụ kỳ lạ chợt hiện ra, kèm sát hai bên tàu mình và bắt hạ xuống một hành tinh cũng có cỏ cây xanh tốt. Thì ra đây là hành tinh có con người sinh sống.
Người ở đây lại hết sức thông minh nên chỉ sau vài giờ, họ đã có thể nghe hiểu và trả lời bằng tiếng nói của người trái đất. Các nhà du hành chúng ta được đối xử lịch sự, thân ái. Nhưng đến khi cả ba ngỏ ý xin các vị chủ nhân tạo điều kiện cho họ trở về trái đất thì họ gặp ngay lời đáp lạnh lùng:"Suốt bao đời nay, ở hành tinh chúng tôi có cái lệ bắt giữ với các vị khách ‘không mời mà đến’.
-"Ở hành tinh các vị, có máy tính điện tử không?"Thay cho câu trả lời, mấy vị chủ nhân hành tinh bí ẩn dẫn người chúng ta đến một nhà máy chuyên sản xuất những máy tính điện tử mà vài thế kỷ nữa, trái đất ta may ra mới sản xuất nổi. Đến lượt nhà du hành Cộng hoà Dân chủ Đức, tuy sợ lắm rồi, nhưng cũng cố hỏi liều:
-"Thế các vị có sản xuất được máy đo chính xác không?"
Ba nhà du hành chúng ta lại được dẫn đến nhà máy đang sản xuất loại máy đo chính xác gấp trăm lần các máy đo hiện có trên trái đất.Với vẻ mặt đưa đám, nhà du hành Liên Xô nắm chặt tay nhà du hành Việt Nam và nói:
Các vị chủ nhân hành tinh bí ẩn trố mắt nhìn nhau, rồi hỏi lại:“Đảng uỷ?”“Vâng, các vị có Đảng uỷ hay không?”
Những người nhận câu hỏi bối rối ra mặt. Họ yêu cầu ba nhà du hành vũ trụ trái đất cho họ một thời gian để tìm câu trả lời. Ngay sau đó, họ triệu tập những người tài giỏi nhất hành tinh, cố tìm cho ra “Đảng uỷ” là cái giống gì.
Mấy bộ bách khoa toàn thư đồ sộ nhất được lôi ra tra cứu, nhưng trong đó không hề có từ “Đảng uỷ” oái oăm nọ. Số người tài giỏi nhất mở hết cuộc họp này đến cuộc họp khác suốt cả tháng trời mà cũng chẳng giải quyết được gì. Cuối cùng, họ đành phải chịu thua câu hỏi của nhà du hành Việt Nam và lập ngay bệ phóng để đưa con tàu chở các vị khách “không mời mà đến” trở về trái đất.
-“Ngài có thể tiết lộ cho tôi được biết ‘Đảng uỷ’ là gì không, nếu đó không phải là điều tối mật của nước ngài?”
“Tối mật cái quái gì!” - Nhà du hành người Việt cười ha hả, đáp. “Ở nước chúng tôi, “Đảng uỷ” có hàng hà sa số.
Chính các vị cũng vừa có một thứ ‘Đảng uỷ’ mà các vị không biết đó thôi!”Những người chủ hành tinh bí ẩn tròn mắt kinh ngạc:
-“Chúng tôi vừa có một ‘Đảng uỷ’? Sao chúng tôi lại không biết kìa?”
Nhà du hành nước ta cười kẻ cả, đáp:“’Đảng uỷ’ là cái tổ chức hội họp triền miên mà chẳng giải quyết được gì, như các vị vừa làm trong suốt tháng qua đó!
106. GIAI CẤP CAO SANG
Chủ nhật, vợ chồng tôi đến thăm ông bạn vàng vốn là tỉnh ủy viên, mà vợ lại là giám đốc một công ty lớn ở tỉnh B. Ông bạn bị ốm yếu oặt oẹo mấy năm không khỏi, thấy ông đang hí húi mài cái gì như mài mực tàu, mồ hôi mồ kê nhễ nhại:
- Vất vả lắm, vợ con đi vắng cả, chẳng nhờ được ai. Với lại, thuốc quý mình phải tự làm lấy, người khác không biết mài dễ phí của giời. Một miếng tí hi thế này chứ tám mươi triệu đấy!
- Kinh! Quá bằng kim cương, cái gì mà ghê thế?
- Sừng tê giác!
Lần này lại đến sừng tê giác, cơ khổ! Có bệnh thì vái tứ phương, ai mà chẳng thế, nhưng ông bạn tôi lại quá đắm đuối với thứ thuốc động vật quý hiếm. Năm ngoái vợ anh đi Tây Bắc, mang về một nắm đen đen đỏ đỏ, hân hoan khoe với tôi:
- Bác xem em có tài không. Khắp Tây Bắc chỉ có một nhúm này thôi nhé! Mật gấu ngựa đấy. Người ta lấy giết gấu ngựa trước mắt mình, moi ra cả buồng mật, ngâm tẩm cả tuần rồi sấy khô bán cho em. Gấu ngựa hẳn hoi nhé, không phải gấu nhà ở phố, người ta trộn mật lợn bán cho mình đâu. Em phải mua cả con cho chắc ăn.
- Sao em biết đó là gấu ngựa châu Phi?
-Chuyện! Có chuyên gia hẳn hoi, em thuê chuyên gia từ Hà Nội lên đấy!
Cơ khổ, lại chuyên gia. Mất toi cả trăm triệu vì chuyên gia mà vẫn chưa khiếp. Một người ôm về một mớ xương, nói là xương hổ mua từ Trung Quốc. Không tin thì hỏi chuyên gia mà xem. Nhà ông này tám đời săn hổ, thuộc nằm lòng từng mẩu xương hổ. Chuyên gia đến gật gà gật gù, xuýt xoa khen xương hổ thật, lại là hổ Tây Tạng, quý lắm quý lắm! Sướng quá. Đắp lò nấu nấu nướng nướng cả tuần được một bát cao thì có người báo cái thằng bán xương với thằng chuyên gia là hai anh em chuyên nghề hoạn lợn ở tỉnh T. khốn nạn!
- Nhưng đây là chuyên gia thật, có bằng cấp hẳn hoi.
Vợ bạn tôi khăng khăng khẳng định khiến tôi phải cất công đi tìm "chuyên gia bằng cấp" xem hư thực ra làm sao.
- Vâng. Tôi có bằng cấp - Chuyên gia nói - Thạc sĩ chuyên ngành gia cầm!
- Sao anh biết gấu ngựa?
-Xem ti vi thì biết ngay mà!
Bạn ơi là bạn ơi, kiểm tra lại đi. Con gấu "mổ trước mắt mình" vẫn sống nhăn ra đấy. Kiểm tra lại thì mới biết cái nắm gấu ngựa khô kia là cái mề gà sấy khô, tẩm mật lợn!
- Nhưng lần này đúng là sừng tê giác châu Phi không trật đi đâu được. Ông đại sứ châu Phi để lại cho, người ta là đại sứ không lẽ lừa mình.- Bạn tôi khăng khăng khẳng định.
- Ông quen ông đại sứ à?
- Không, bạn tôi quen...
Hỏi ra mới biết bạn của bạn của bạn của bạn của bạn tôi quen. Thất kinh! Tôi vội đem cái mẩu sừng tê giác đi kiểm tra xem có chất gì không. Khéo không tiền mất tật mang thì bỏ mẹ!
- A lô nó có chất bò! Tức là cái sừng bò không phải sừng tê giác!
Hoá ra thuốc bổ này có chất ngu như bò! Thế mà thiên hạ mấy có ai tin.
Ăn cướp nên mới giàu sang. Giàu sang thì dễ bị lừa. Cướp của người thì bị người cướp lại. Ở đời muôn sự của chung!
107. ĐẢNG VÀ CÒ
Mừng quá! Mừng quá! Nhà nước bây giờ lo cho dân chu đáo quá! - Đang đọc báo, vợ tôi reo lên như bắt được vàng.
- Chuyện gì thế? - Tôi hỏi.
- Nhà nước quyết định xây thêm năm khu đô thị mới. Nhà chúng cư cao cấp nhưng giá rất mềm, chủ yếu phục vụ cho người thu nhập thấp. Tuyệt vời!
- Thế à? - Tôi kêu lên và chụp lấy tờ báo đọc.
Vợ chồng chúng tôi tức tốc đến Phòng Xây dựng. Cộc! Cộc! Cộc!
- Hỏi gì đấy?
- Dạ thưa... hỏi mua căn hộ.
- Đăng ký hết rồi.
Quái quỷ! Thế này là thế nào. Nghĩ mãi không hiểu tại làm sao đi đâu cũng bị thiên hạ xí chỗ. Bỗng một người rỉ tai tôi:
- Hết mà không hết. Không hết mà hết ấy là luật chúng cư, anh không biết sao?
- Anh nói gì tôi không hiểu? - Tôi ngơ ngác hỏi.
Người đó cả cười mà rằng:
- Ông anh ngây thơ lắm. Nhà chưa đặt móng ai biết mà đăng ký. Nhưng anh vào kiểm tra sổ thì thấy quả nhiên đã đăng ký hết trơn hết trọi. Ai đăng ký mau thế không cần biết, nếu anh muốn mua lại cái tờ đã đăng ký thì anh phải xì ra mười triệu.
- Mười triệu một tờ giấy đã đăng ký? - Tôi kêu lên.
- Đúng vậy. Liệu hồn mà mua gấp. Đợi người ta đặt móng xong, muốn mua lại phải xì ra ba chục triệu. Xong phần thô thì giá ấy lên tám chục triệu, đến khi hoàn tất ngôi nhà thì mỗi căn hộ nhất nhất đều cộng thêm một trăm năm chục triệu không thiếu một cắc!
- Trời đất thiên địa ơi! - Vợ tôi kêu lên và ngất xỉu.
Hoá ra Nhà nước nhọc lòng lo cho dân, dân chưa được hưởng thì bọn cò nó xơi sạch sành sanh. Bán đắt thì dân không đủ tiền mua, bán rẻ là cơ hội cho lũ cò tham lam xâu xé. Dân khổ vẫn hoàn khổ.
- Này... nhưng cò là ai mà mau thế? Chưa đặt móng đã biết là thế nào? - Tôi túm áo người kia hỏi.
Người kia tủm tỉm cười rồi ngâm nga: "Cái cò là ai? cái cò là ta/ Bay vào xây dựng hoá ra cò mồi".
- Nghĩa là thế nào? - Tôi kêu lên.
Người kia vẫn đủng đỉnh ngâm: "Cái cò bay lả bay la/ Vào Ban dự án hoá ra cò vàng".
Tôi chạy theo hỏi nữa, thì người ấy khoát tay, và ngâm vừa đủ tôi nghe: Con cò bay lả bay la, Cò mồi ấy chính đảng ta anh hùng!
108. CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN
Tháng rồi tôi đi công tác về quê, gặp anh bạn học cũ là chánh văn phòng uỷ ban huyện. Tôi liền rủ bạn tôi ra nhà hàng. Hầu bao không nặng lắm nhưng cũng đủ cho hai người có một bữa say.
-Sao chỉ có ông với tôi?- Bạn tôi vui vẻ nói - Phải gọi cả bốn chục thằng cùng lớp ra nhà hàng đánh chén một bữa ra trò. Dù gì ông cũng là nhà báo trung ương về công tác huyện nhà.
Tôi giật mình đánh thót:
- Nói thật mình không mang theo nhiều tiền.
Bạn tôi ngửa cổ cười vang:
- A cái ông này dở hơi chập mạch. Cán bộ đời mới đi nhà hàng ai lại móc tiền túi ra trả bao giờ! Ông quên tôi là chánh văn phòng à?
À ra thế. Kinh phí huyện thiếu ngược thiếu xuôi nhưng tiền đãi khách bao giờ cũng có. Huyện là cái túi đựng khách thập phương, không đãi không được. Khách nào cũng là cấp trên của mình, huyện nào lại dám không đãi. Nhưng mình có phải là khách huyện đâu, chẳng qua đi công tác ghé qua thăm bạn bè.
- Thế ông tưởng chục cái nhà hàng đầy khách kia là khách huyện đấy phổng? - Bạn tôi nhăn răng cười.
- Thế khách gì? - Tôi ngơ ngác hỏi.
- Đãi tùm lum... Nhà nước cũng thanh toán à? Nhà nước... tốt bụng thế a?- Tôi vẫn không hết ngơ ngác.
Không. Nhà nước cũng ghê lắm. Nhưng Nhà nước làm sao biết được mẹo tài chính huyện nhà. Một bữa tiệc thế này bõ bèn gì. Nhậu xong tôi còn biếu các ông một chai rượu ngon, một phong bì vài trăm...
- Chu cha! Ông liều thế a?
- Huyện không liều làm sao gọi là huyện! Tôi nói cho ông biết: Tiền nhậu hôm nay là tiền liên hoan mừng thắng lợi hội nghị chống bão lụt toàn huyện. Hội nghị gồm bốn trăm đại biểu, mỗi đại biểu chi một trăm ngàn, tiết kiệm quá phải không? He he. Nhà nước thấy thế lại khen huyện nhà nêu gương tiết kiệm. He he, ai biết tụi mình cần có bốn chục triệu đãi nhau. Cứ một cuộc nhậu đều có hoá đơn thanh toán hội nghị. Hội nghị tít mù quanh năm ai hơi sức đâu mà kiểm tra hư thực.
- Nhưng nhậu thế thì hết bố nó hội nghị còn đâu mà bịa ra nữa?- Tôi kêu lên.
Bạn tôi lại rung đùi mà rằng:
-Vô tư đi! Tôi là chánh văn phòng, tôi biết chắc ngày kia có đoàn đại biểu bộ về thăm. Bộ vào chỉ uống mấy cốc nước chanh là cùng rồi bộ ra. Vâng thì bộ cứ uống nước chanh rồi bộ ra, em không dám giữ. Chỉ cần đưa được bộ vào nhà hàng này là tôi thanh toán tiền nhậu hôm nay cái rụp, kiểu thanh toán nhẹ tựa lông hồng, he he he!
- Vô tư đi! Uống đi! Ăn đi! Đừng lo bò trắng răng. Mình thiếu tiền chứ Nhà nước có bao giờ thiếu. Dô! Dô! Dô!
109. ĐÓNG GÓP CỦA CHXHCN VIÊT NAM
Hội đồng Tương trợ Kinh tế mở cuộc họp cấp cao tại Moskva để bàn về phần đóng góp của mỗi nước thành viên, tuỳ theo thế mạnh của mình, vào kế hoạch sản xuất chung. Sau mấy buổi thảo luận sôi nổi, cuối cùng Liên Xô lãnh phần sản xuất máy công cụ và dầu khí, Cộng hoà Dân chủ Đức sản xuất máy đo chính xác, Hungari sản xuất đồ điện tử, Ba Lan đóng tàu viễn dương, Cuba sản xuất đường, Mông Cổ sản xuất len và thịt gia súc...Đến lượt Việt Nam, vị trưởng đoàn đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố:“Nước chúng tôi dù vừa vượt qua bom đạn chiến tranh, vẫn hăng hái lãnh phần sản xuất... nghị quyết!”
110. ĐẢNG VÀ CHÚA
Trước Nhà thờ lớn Hà Nội có pho tượng Chúa đứng giữa vườn hồng nhỏ được vây tròn bằng lớp rào sắt. Gần đây, sáng sáng, những người đi làm ngang qua đều thấy một cậu bé chừng 15 tuổi, mặt mũi khôi ngô, quỳ trước tượng Chúa, mắt lim dim, miệng lầm rầm cầu nguyện. Cảnh tượng này không lọt qua mắt ông cán bộ báo Nhân dân có trụ sở đối diện với Nhà thờ lớn.
Một bữa, ông nọ tò mò tới sát cậu bé và nghe rõ lời nó cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Chúa cao cả lòng lành đoái thương cho con 100 đồng để con có tiền ăn học!”
Ông cán bộ báo Nhân dân cảm thấy vừa buồn cười, vừa thương hại. Ông ta nghĩ bụng: “Chúa nào cho mày tiền! Hừm, ta sẽ cho mày một bài học”.Ông vội vã chạy về toà báo, gặp ngay các đồng chí cùng chi bộ và bàn: “Đề nghị các đồng chí kẻ ít người nhiều, góp tiền cho thằng bé đáng thương nọ. Số tiền này, chúng ta sẽ bỏ vào cái phong bì có đề chữ “ĐẢNG”.
Nhận được tiền, nó sẽ hiểu ra là chỉ có Đảng mới có thể cho nó tiền, cho nó tương lai. Nó sẽ tin vào Đảng, chứ không còn tin vào vị Chúa bất lực của nó”. Mọi người ủng hộ ý định tốt đẹp của ông ta. Nhưng phần vì không có tiền, phần vì “ke” nên họ chỉ góp được có 62 đồng.Ông cán bộ nọ vội vàng cho tiền vào cái phong bì có viết chữ “ĐẢNG” to tướng, rồi kín đáo đặt ngay trước mặt cậu bé.
Lúc cậu bé mở mắt, thấy phong bì, bèn bóc ra và đếm kỹ tiền. Đếm xong, nó nức nở khóc.Ông cán bộ báo Nhân dân ngạc nhiên lắm, nhưng cố nén lại, lặng yên theo dõi. Ông thấy cậu bé tay cầm chặt phong bì tiền, lại quỳ xuống trước tượng Chúa, mắt lim dim, miệng cầu nguyện tức tưởi:
- “Lạy Chúa, lần sau Chúa có cho con tiền thì xin cứ gửi thẳng cho con, đừng gửi qua Đảng. Đảng đã ăn chặn của con mất 38 đồng rồi, hu...hu...”
111. SÁCH LUYỆN THI ĐẠI HỌC XHCN
Năm nay thằng Cả nhà tôi năm nay ôn thi đại học. Bố mẹ thương con nhưng không thể học thay cho chúng nó. Thôi đành ra chợ sách mua cho nó một lô sách học thêm. Tưởng mua về thì nó mừng lắm, hoá ra nó xem qua rồi ném sách ra bàn ngồi rung đùi ngâm thơ. Hỏi thì nó bảo:
- Sách đó không học được!
- Sao không học được? - Tôi nói - Toàn của giáo sư danh tiếng chứ có phải vớ vẩn đâu con.
- Người ta in lậu bố ơi, toàn sách cóp nhặt, in sai be bét, học làm sao được mà học.
- Tại sao tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, hả? - Vợ tôi ôm đầu kêu trời - Năm nào cũng sách chui, in lậu.
- Người ta đã nói rồi: do quản lý kém.
- Mười năm trước tình trạng sách chui, in lậu tùm lum đã bảo do quản lý kém. Bây giờ vẫn do quản lý kém à?
- Vẫn do quản lý kém.
- Vô lý!
- Ô kìa, hay chửa! Do quản lý kém thì bảo do quản lý kém chứ có ai giấu giếm chi đâu mà kêu ca. Chuyện sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch cũng do quản lý kém, chuyện chạy điểm, thi thay, bằng giả bằng thật, học giả học thật cũng do quản lý kém.
- Thế quản lý kém là do cái gì? - Vợ tôi xông lên, cứ làm như tôi là tội phạm không bằng. Tôi cười hề hề:
- Dễ thế mà cũng hỏi! Quản lý kém là do năng lực yếu. Người ta đã thừa nhận rồi, quản lý kém là do năng lực yếu, năng lực yếu .
-Nói năng lực yếu tức thừa nhận m ình ngu?
- Đó là một lối nói văn hoa chứ thực là họ không ngu. Họ làm thế để cùng nhau ăn tiền!
112. TỘI NHIỀU HAY ÍT
Ở các nước, tại các cửa hàng, nhất là các Dược Phòng, thường đặt những cái cân để khách hàng xem gầy mập như thế nào. Dưới địa ngục cũng có một cách đo xem ai tội nặng nhẹ.
Thoạt tiên, Nixon nhảy xuống bãi lầy, bị sụt ngang lưng. Đến lượt Mao, bị sụt tới tận cổ. Còn Brezhnev thì chẳng hề sụt chút nào. Đám người đứng xem vỗ tay hoan hô ông ta, vì như vậy nhà lãnh đạo Xô-viết hoàn toàn không có tội. Nhưng, hỡi ôi, khi Brezhnev vừa bước khỏi bãi lầy thì đúng chỗ ông ta vừa đứng nhô lên một cái đầu. Mọi người sửng sốt khi nhận ra cái đầu nhem nhuốc đó là đầu... anh Ba kính mến của chúng ta!
113. XẤU HAY LÀM TỐT
Ngày xưa , vào thời Hậu Mao, có một phái đoàn văn hóa Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Phái đoàn đi khắp nơi, từ Bắc chí Nam. Phái đoàn ghé thăm một tỉnh X là một tỉnh nhỏ.... Tuy là tỉnh nhỏ, tỉnh cũng muốn chứng tỏ cho người Trung Quốc biết tài văn chương chữ nghĩa của đất nước Việt Nam anh hùng. Ông chủ tịch Văn hóa tỉnh đương nhiên là phải lên thù tiếp quan khách.
Ông đăng đàn ca tụng văn chương, triết học Trung Quốc. Ông nói về Khổng Tử, Mặc Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử... vân vân Tử. Toàn những Tử ông chỉ mới nghe tên, còn sách họ dày mỏng, hay dở thế nào không biết ông có biết không. Tuy thế phái đoàn Trung Quốc gồm các giáo sư tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các văn gia và thi sĩ Trung Quốc đều vui vẻ, phấn khởi, và hồ hởi! Họ bằng lắm, khen ngợi ông hết lời. Cao hứng, ông khua tay cao giọng: "Tôi ghét Đát Kỷ, Lữ Hậu nhưng yêu Lã Thị Xuân Thu. Lã Thị Xuân Thu là người đàn bà đáng trọng nhất của lịch sử Trung Quốc!".
Các văn sĩ Trung Quốc ngơ ngác không hiểu ra làm sao. Suốt năm ngàn năm lịch sử Trung Quốc không hề có bà nào nổi danh tên là Lã Thị Xuân Thu. Hoá ra ông nhầm cuốn sách với tên một người đàn bà. Lã Thị Xuân Thu là sách sử luận của ông họ Lã viết về thời Xuân Thu, tương truyền của Lã Bất Vi. Trăm sự là do cái chữ "thị" mà ra.
Một giờ trưa, tôi ăn xong thì bạn tôi đưa xe đến đón tôi. Chiều nay chủ tịch "Biết nhiều, biết lắm" đến chỉ đạo hội nghị khoa học tỉnh nhà. Đúng hai giờ kém mười lăm ông đến, hội nghị đã diễn ra năm ngày, bây giờ ông mới đến. Nhiệm vụ của ông là kết luận hội nghị, đến sớm để làm gì? Đúng hai giờ ông lên diễn đàn kết luận. Ông nói: "Tôi đọc báo Nưu Oóc Ti-mét, người ta nói rằng...".
Tôi quay sang bạn tôi hỏi: Báo Nưu Oóc ti-mét là báo gì? Bạn tôi rỉ tai: "Nói bé thôi, đó là báo New York Times. Chủ tịch biết tuốt đánh vần tiếng Tây ra tiếng Việt trời ạ. Đánh vần còn không được làm sao đọc được báo, hoang đường!".
Ôi chao không biết tiếng Tây thì có gì xấu hổ đâu mà phải phồng mang trợn mắt trước một hội nghị thạo tiếng Tây như tiếng Việt? Than ôi! Đấy có phải là bệnh sĩ không nhỉ?
114. THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Phải quá. Phen này dân huyện ta chẳng mấy chốc mà giàu. Từ ba bụi mía nhà mình, thủ trưởng dễ dàng suy ra ba triệu bụi mía của nhân dân. Phát động đi. Phấn khởi hồ hởi đi. Mía hồ hởi trồng, nhà máy hồ hởi xây. Mắt thủ trưởng sáng long lanh. Nhà máy xây xong mất chừng trăm tỉ, huyện ta làm ăn lớn, huyện hàng xóm lác mắt.
Cắt băng khánh thành xong, liên hoan hồ hởi phấn khởi xong, báo cáo thành tích lên trên xong, ti vi về quay, nhà báo về chụp ảnh viết bài xong, bằng khen giấy khen tiền thưởng phần thưởng xong... nhưng chờ mãi nhà máy vẫn chưa vận hành? Khổ, có mía đâu mà vận hành! Mía chết từ lâu, dân bỏ trồng từ tám hoánh chứ còn đâu.
Tôi bèn trình rằng trước khi bị bắt về âm phủ một vài ngày, tôi đã làm đuợc hai việc thiện. Một hôm đang đi trên đường phố, bỗng tôi thấy mấy tên du đãng vây đánh một cô gái, tôi bèn nhảy vào can thiệp, giải vây cô gái. Sau đó một hôm, đang đi trên đường, tôi thấy một bà già nằm rên. Tôi hỏi thăm thì bà nói bà bị đói mà ngất xỉu. Tôi bèn mua cho bà một ổ bánh mì và cho bà vài trăm bạc. -“Chú cứ kể cho Bác nghe, đừng ngại” - Bác ân cần nói. “Dù ở dưới này hay khi còn ở trên trần, Bác đều muốn nghe những tin trung thực mà nhiều lúc mấy chú lại cố tình giấu Bác...” -“Dạ vâng, cháu xin kể ba tin mới nhất. Trước hết là tin Đảng và nhân dân ta vừa có thêm ấu chúa...” -“Trời đất!” - Bác Hồ than. “Còn tin gì nữa?” -“Dạ, tin thứ hai là tin anh Hoàng Quốc Việt sắp kề miệng lỗ rồi mà vẫn đòi lấy vợ. Đám con anh Việt kịch liệt phản đối vì chúng sợ cô vợ mới này sẽ phỗng tay trên mọi bổng lộc mà chúng đang được hưởng nhờ cái ghế quan của ông bố. Có hôm, một thằng con anh Việt còn đến tận nhà cô kia và tặng ả mấy cái tát nảy lửa...” -“Thưa Bác, có tin anh Hoàng Tùng đi nhuộm tóc để còn tiện bề ‘cưa kéo’ các tiểu thư xinh như mộng ở đất Hà Thành. Nghe đồn đồng chí Trưởng Ban Tuyên huấn của chúng ta tuy trông hom hem nhưng vẫn còn ‘gân’ lắm ạ...”Bác Hồ lắc đầu ngao ngán, rồi than thở rằng không ngờ tụi nó còn giỏi gấp trăm tao! Một hôm, tại Hà Nội, người ta bỗng thấy mất tích nhà phê bình văn học lão thành Hoài Thanh. Mấy vị lãnh đạo tuyên huấn hết sức lo lắng vì Hoài Thanh vốn là cây bút chủ lực mà họ o bế để chuyên làm việc “bốc thơm” tác phẩm của mấy ông lớn sính làm thơ. Riêng “biệt tài” này của Hoài Thanh, một sĩ phu Bắc Hà từng mô tả thật khéo qua bốn câu “lẩy Kiều” cay hơn ớt:
Chà, cứ quan trọng hoá vấn đề, mấy chục tỉ nhằm nhò gì. Thất bại là mẹ thành công. Lo gì. Bây giờ lo cái khoản thuỷ điện. Có thuỷ điện tất có nước, có ấm no. Huyện ta tất vượt qua huyện hàng xóm. Khe Hóm lắm nước, chỉ cần đắp một cái đập, xây một cái nhà máy thuỷ điện, tức khắc huyện ta tiến lên hàng đầu trong công nghiệp hoá.
Thủ trưởng không cần khoa học, thủ trưởng thuộc lòng ca dao tục ngữ. Nước khe Hóm khi mô cho cạn / Đá núi Rạn biết mấy cho mòn. Ca dao tục ngữ đúc kết từ ngàn xưa, cấm có sai.
Hơn trăm tỉ nữa hy sinh cho dự án của thủ trưởng. Nhà máy điện xây xong. Mắt thủ trưởng long lanh. Công nghiệp hoá đây tài hơn đó, hiện đại hoá đó kém hơn đây. Đường lên tỉnh của thủ trưởng rộng thênh thênh, thủ trưởng huyện hàng xóm còn khuya mới đuổi kịp!
Chưa làm xong đã biết khe Hóm mùa đông nước mênh mông bể Sở chứ mùa hè chỉ vừa một cái vũng trâu đầm. Nhà máy điện xây xong nhưng nước hồ thì không có.
-Ối thủ trưởng ơi làm sao bây giờ?-Thì dẹp đi làm cái khác. Ta cứ làm, thất bại là mẹ thành công. Rồi có ngày thành công ắt về. Ta cần gì chuyên viên. Khẩu hiệu của đảng là "vừa làm, vừa học". Ta học trong thực tế. Sai thì sửa sai. Sai đâu sửa đó, càng sai càng sửa cho đến khi thành công! Mà thành công chẳng được thì thôi, liên quan gì đến mình, vì đảng lãnh đạo tập thể chứ phải riêng một mình thủ trưởng đâu! Thủ trưởng sắp lên tỉnh công tác, rồi lên trung ương! Những cái đống rác này sẽ có người khác lo hoặc dân chúng rán chịu!
115. TẦNG ĐỊA NGỤC THỨ MƯỜI HAI
Hai anh bạn ở cùng một thành phố, tuy không thân cũng quen biết nhau. Hai anh gặp nhau ở địa ngục mười hai, một anh tên Thiện, một anh tên Ác. Gặp Thiện, Ác vui mừng nhưng cũng rất ngạc nhiên. Ác hỏi:
-Tại sao anh bị giam ở đây? Trên trần gian, anh có tiếng là người hiền lành, thật thà. Tại sao lại xuống đây? Hay xưa nay anh làm những điều gian ác mà giấu diếm thiên hạ, bây giờ mới bị phát giác?
Thiện đáp:
-Tôi không làm điều gì xấu cả.
-Thế lúc anh mới vào, cán bộ nói gì? Họ có cho anh biết lý do làm sao không?
Thiện nói:
-Khi tôi vào, Đại cán bộ nhìn tôi rồi bảo:
-Ta đã xem hồ sơ,lý lịch của anh. Anh không tốt cũng không xấu. Nếu anh có làm những công đức gì thì trình báo lên để ta xét và chuyển anh lên Thiên Đường.
Đại cán bộ bảo tôi viết lý lịch và bản báo công. Tôi ở trong Sở An Ninh hai năm, viết lý lịch và báo công trên trăm lần.
Cuối cùng, Đại cán bộ bảo tôi:
-Viêc làm phước đức của anh có ai biết không?
Tôi đáp-
Lúc đó, đường vắng,và trời tối, không ai có thể biết, có thể thấy.
Đại cán bộ an ủi tội:
-Anh tạm sang ở bên Địa Ngục một thời gian. Tôi sẽ gửi văn thư về xã thôn minh xác. Nếu xã thôn, công an, hay chi bộ xác nhận tôi sẽ chuyển anh qua Thiên Đường.
Nghe anh Thiện nói vậy, anh Ác la hoảng lên:
-Thôi rồi! Anh bị chúng làm tiền rồi! Tại sao hai năm ở Sở An Ninh làm lý lịch, anh không lo thủ tục.Tại vì anh không chịu lo thủ tục nên bị tống sang đây! Quá muộn rồi!
116. TIN TỨC BUỒN
Bác Hồ tuy ở dưới suối vàng, nhưng vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Hễ có cán bộ cấp cao nào xuống gặp Bác, Bác đều hỏi ngay: “Có tin gì không?”Gần đây, khi tiếp một cán bộ vừa xuống, Bác cũng hỏi như vậy và nhận được câu trả lời buồn bã:“Thưa Bác, những tin mà Bác quan tâm thì chẳng có đâu ạ. Trên trần độ này chỉ rặt những tin kỳ cục, cháu mà kể thì Bác càng thêm đau lòng...”
-“Ủa, mấy bà vợ chú Ba già cốc đế rồi mà còn đẻ được sao?” - Bác ngạc nhiên hỏi.
-“Dạ không, đây là con của bà...”Bác lại sốt ruột ngắt lời:“Sao, chú Ba lại tiếp tục phạm tội đa thê, dám cưới thêm bà nữa? Loạn to rồi!”
-“Dạ, anh Ba không cưới thêm, mà chỉ tằng tịu... thêm với một cô bác sĩ ở Bệnh viện Việt-Xô và thế là ấu chúa ra đời...”
-“Thật hết chỗ nói!” - Bác rầu rĩ. “Chú kể tin khác đi.”
117. NHỮNG ĐIỀU NGHỊCH LÝ
Theo điều tra khảo sát thực tế của người Việt:
1. Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
2. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
3. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
4. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
5. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
6. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý"!
7 Giàu thì đi xe hơi uống bia ôm - Còn Nghèo đi xe ôm uống bia hơi
118. THẦY CHẠY
-Vị nghệ thuật nửa đời người,
Còn nửa đời nữa, vị người bề trên“
"Thi nhân”còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững, lại nghiền cho tan!
Cũng xin kể thêm rằng ngoài Hoài Thanh, Xuân Diệu..., một thi sĩ nữa “trên tài” trong trò “vị người bề trên” là Lưu Trọng Lư. Bậc “bề trên” được Lưu Trọng Lư “vị” nhiều nhất là thi sĩ Sóng Hồng, tức “anh Năm” Trường Chinh. Ông Năm vốn được cánh làm báo Hà Thành gọi lén là “Ông-Gạch-Nối” vì ông khoái dùng gạch nối (-) trong mọi danh từ riêng. Ông luôn viết tên mình là “Trường-Chinh” và suốt một thời gian rất dài, các báo ở Hà Nội buộc phải in tên ông như vậy nếu không muốn bị “cạo”. Thời ông làm Chủ tịch Quốc hội (1960-1981) và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986), mọi văn bản ông ký đều có gạch nối trong các danh từ riêng và các báo răm rắp đăng nguyên xi như thế.
Trở lại chuyện Hoài Thanh mất tích, công an phải phái người đi tìm khắp cả nước. Tìm mãi, cuối cùng, thấy ông ta cải trang thành... ngư dân ở tận Đất mũi Cà Mau. Được hỏi vì sao lại phải làm như vậy, Hoài Thanh phều phào đáp:“Tôi nghe nói đồng chí Sóng Hồng sắp cho ra một tập thơ mới. Viết tụng ca thành ‘thợ’ như tôi mà cũng hết cả chữ, nên thầy đành phải chạy dài...”
119. CHUYỆN KHỈ
Một cán bộ cao cấp có nhà cao cửa rộng, lại có xe hơi triệu đô mới nhập cảng từ Mỹ. Ông cũng có một vườn Bách thú nho nhỏ có đủ loại chim muông, cá, cây cối do đại sứ CHXHCN Việt Nam từ các nước mang về tặng. Ông có một con khỉ rất tinh khôn. Một hôm, một nhân viên gánh xiếc ngoại quốc đến thăm, và ông khoe là ông hiểu tiếng loài vật. Cán bộ ta bèn cho ông nói chuyện với con khỉ. Ông thầy dạy xiếc nói :-Tôi có thể làm cho con khỉ khóc hay cười.
-Thật không?
-Thật.
-Nếu đúng như vậy, tôi sẽ thưởng một ngàn đô Mỹ.
Ông ngoại quốc bèn nói thầm bên tai con khỉ, con khỉ bổng cười khanh khach như mỉa mai, như cười cợt.
Ông lại ghé vào tai khỉ nói một câu, con khỉ bỗng khóc òa rất thảm thiết. Ông lại nói tiếp một câu, con khỉ liền bỏ chạy vào rừng.
Ông ngoại quốc đòi tiền thưởng trong khi ông cán bộ đòi tiền bồi thường con khỉ. Hai bên tranh cãi, ai chẳng thua ai. Nội vụ ra tòa.
-Tòa hỏi người ngoại quốc:
-Ông nói gì mà con khỉ cười?
-Tôi nói gia chủ đại cán bộ là người thanh liêm, trong sạch.
-Ông nói gì mà khỉ khóc?
-Tôi nói :gia chủ đại cán bộ bán nước cho Trung Cộng rồi!
-Ông nói gì mà khỉ bỏ vào rừng?
-Tôi nói mai mốt cán bộ sẽ dâng mày cho Hồ Cẩm Đào!
120. LAO ĐỘNG
Trong các buổi học tập chính trị, cán bộ giảng:
-Con người tiến bộ là nhờ lao động. Con người ban đầu là con thú bốn chân. Nhờ dùng hai chân trước hái trái, lượm quả nên hai chân trước biến thành hai tay. Vì phải vươn vai hái trái trên cao nên con thú phải đứng lên cho nên con thú trở thành người.
-Thế tại sao cái đuôi con vật mất đi?
-Vì lao động nên đuôi mất đi. . . . Tất cả sự tiến hóa của con người là do lao động.
-Tại sao lúc thì lao động thì dài ra, lúc thì lao động làm cho ngắn đi rồi mất đi? Vậy lao động tốt hay xấu?
Một ông cha vào một tiệm hớt tóc, trong khi cắt tóc cho khách, anh nói này chuyện kia cho vui lòng khách.
-Cha thấy không, mỗi tháng ai ai cũng phải cắt tóc nếu không tóc sẽ dài ra.
Ông cha giảng giải:
-Râu và tóc không lao động nên càng ngày, càng dài.
Người thơ cắt tóc nghe cha nói, lăn ra cười. Cha hỏi:
-Tại sao anh cười?
-Thưa cha, nghe cha nói, con nghĩ đến cái ấy của cha, không làm gì cả, chắc phải dài ghê lắm!
*
No comments:
Post a Comment