Hai ngày sau lần gặp lịch sử để bàn thảo về chiến lược tái phối trí ở Dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu tỏ ý muốn gặp tư lệnh quân đoàn II Phạm Văn Phú tại bộ tư lệnh quân đoàn ở Pleiku. Đến thời gian này, Ban Mê Thuột đã hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của địch, và các cuộc phản công của quân đoàn chiếm lại thành phố không đem lại một hiệu quả nào. Không muốn thấy chuyện chiếm lại thành phố quan trọng này bị đình hoãn, tổng thống Thiệu muốn gặp vị tư lệnh chiến trường để bàn kế hoạch tái chiếm. Pleiku đang bị áp lực mạnh; pháo của địch bắn dọa dẫm vào thành phố từng hồi. Pleiku quá nguy hiểm để cho tổng thống thăm viếng; càng nguy hiểm hơn để có một cuộc hội họp quan trọng. Lo ngại cho an ninh của tổng thống Thiệu, tướng Phú đề nghị một địa điểm khác. Sau nhiều bàn cãi và thảo luận, Cam Ranh được chọn cho cuộc họp vào ngày thứ Sáu, 14 tháng 3-1975.
Địa điểm được chọn phù hợp với ý nghĩa lịch sử của buổi họp. Nơi gặp nhau là một tòa nhà do quân đội Hoa Kỳ xây trên một đồi cát vào năm 1966, dùng làm nơi tạm trú cho chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Johnson. Cả ba nhân vật nhóm họp với tổng thống Thiệu ba ngày trước lần này cũng đi theo trong buổi họp ở Cam Ranh: thủ tướng Khiêm, trung tướng Quang, và tác giả (Đại tướng Cao Văn Viên).
Như thông lệ của các buổi họp về quân sự, vị tư lệnh quân đoàn mở đầu buổi họp với tường trình của ông về tình hình quân sự của ta và địch. Giọng nói của tướng Phú bi quan khi ông nói về các biến cố quân sự đã xảy ra: tất cả các thông lộ của vùng II như quốc lộ 14, 19, 21 đều bị địch quân cắt đứt. Con đường quan trọng nhất là quốc lộ 19, chạy từ Pleiku ngang qua cao nguyên về miền duyên hải Qui Nhơn, bị sư đoàn 3 CSBV chận ở Bình Khê. Sư đoàn 22 bộ binh, dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Phan Đình Niệm, dùng ba trung đoàn cố gắng giải tỏa từng chốt của địch quân đóng dài trên đoạn đường. Một trung đoàn khác của CSBV đang án ngữ ở Lệ Trung, hướng đông Pleiku; và Pleiku thì đang bị áp lực bằng pháo binh và địch đang hăm he tấn công từ hai hướng đông và tây. Tình hình Ban Mê Thuột thì vô vọng: chúng ta không đủ quân để phản công, và không thể nào đánh ngược vào bằng đường bộ.
Sau khi tướng Phú chấm dứt tường trình của ông, tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất: Tướng Phú có thể nào chiếm lại được Ban Mê Thuột không" Như mọi người có thể tiên đoán câu trả lời của tướng Phú: câu trả lời của tướng Phú không xác định và cũng không phủ định, ông chỉ xin tổng thống Thiệu thêm quân tiếp viện. Quay sang tác giả, tổng thống Thiệu hỏi chúng ta còn bao nhiêu quân trừ bị có thể cung cấp cho tướng Phú. Hỏi, nhưng chắc chắn tổng thống Thiệu đã biết câu trả lời. Lực lượng trừ bị cuối cùng là liên đoàn 7 Biệt Động Quân, đã được gởi đến Vùng II theo lời yêu cầu của tướng Phú khi ông thấy các hoạt động của cộng sản gia tăng. Bây giờ chúng ta thật sự không còn đơn vị trừ bị nào để tăng viện cho tướng Phú.
Đây là giai đoạn hiểm nghèo nhất của cuộc chiến: đã xử dụng hết quân, bây giờ chúng ta phải đối diện một địch thủ liên tục đổ thêm quân vào trận chiến như một thách thức. Hai đơn vị tổng trừ bị chánh là TQLC và Nhảy Dù đã được gởi ra Vùng I từ năm 1972. Trước khi Ban Mê Thuột bị tấn công, vì một lý do chính trị nào đó, tổng thống Thiệu định đem đơn vị Nhảy Dù về phòng thủ Saigon. Thay vào chỗ của Nhảy Dù ở Vùng I là một đơn vị vừa thành lập, lữ đoàn 468 TQLC, và một liên đoàn BĐQ. Như vậy, Vùng I sẽ có tương đương hai lữ đoàn để thay vào ba lữ đoàn Nhảy Dù bị lấy đi. Nhưng sau đó, chính tổng thống Thiệu hủy bỏ lệnh đưa liên đoàn BĐQ ra Vùng I như đã định vì tình hình quân sự thay đổi quá nhanh. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù trên đường về Saigon bằng đường biển thì họ nhận lệnh cập bến Nha Trang để tiến về Khánh Dương trên quốc lộ 21, chận bước tiến của CSBV về miền duyên hải sau khi Ban Mê Thuột rơi vào tay địch. Vài ngày sau, một cuộc thư hùng đẫm máu xảy ra giữa các sư đoàn cộng sản và quân Dù ở Khánh Dương. Không đủ yểm trợ, lữ đoàn 3 Nhảy Dù tan rã, và không trở về Saigon như đã định. Như vậy, đến lúc quan trọng nhất khi tướng Phú cần quân tổng trừ bị thêm cho mặt trận, thì BTTM không còn gì để cung cấp.(1)
Đến lượt tổng thống Thiệu phát biểu. Cũng giống như lần ở dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu hỏi những câu hỏi chính ông đã biết câu trả lời, rồi nhắc nhở cho mọi người biết chúng ta đang nằm trong hoàn cảnh nào, và lý do thúc đẩy quyết định của ông. Đứng trước tấm bản đồ nam Việt Nam, trong khi tướng Phú lắng nghe chăm chú, tổng thống Thiệu nói đến một chiến lược mới cần được áp dụng. Dùng tay chỉ rõ những vùng đất tướng Phú phải cố giữ, ông nói Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku và Kontum nhập lại về phương diện kinh tế, dân số. Nhiệm vụ của quân đoàn II là phối trí lại các đơn vị cơ hữu của quân đoàn để chiếm lại Ban Mê Thuột. Và đó là lệnh của tổng thống.
Sau đó tổng thống Thiệu hỏi tướng Phú tái phối trí ra sao, và dùng đường nào để đem quân trở lại Ban Mê Thuột. Theo tướng Phú, quốc lộ 19, chạy hướng đông tây từ Pleiku về miền duyên hải bị cô lập. Sư đoàn 22 bộ binh đang đánh giải tỏa các chốt trên đường nhưng bị chận lại ở Bình Khê. Quốc lộ 14, hướng nam bắc, nối Ban Mê Thuột và Pleiku bị cô lập ở Thuần Mẫn, hướng bắc Ban Mê Thuột. Chúng ta có thể giải tỏa đoạn đường này nhưng rất khó, vì địch đã biết được ý định của chúng ta. Tướng Phú dự định xử dụng liên tỉnh lộ 7B, một con đường phụ, tách khỏi quốc lộ 14 khoảng 32 cây số ở nam Pleiku, chạy theo hướng đông nam qua Hậu Bổn (Cheo Reo) về Tuy Hòa ở miền duyên hải. Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nhỏ, lồi lỏm, bị bỏ hoang từ lâu. Trừ một đoạn ngắn bắt đầu từ nhánh chẻ ở quốc lộ 14 về Hậu Bổn có thể sử dụng được, tất cả đoạn đường còn lại không ai biết tình trạng như thế nào. Nhưng có hai chi tiết chúng ta biết chắc về con đường 7B là, (1) cầu bắc qua sông Ba ở phía nam của Cùng Sơn bị phá hủy không còn xử dụng được. (2) đoạn đường chót đi vào Tuy Hòa rất nguy hiểm vì quân đội Đại Hàn, trong thời gian trấn giữ đã gài mìn phong tỏa. Tuy nhiên trước những hiểm trở, tướng Phú tỏ vẻ lạc quan về cách đối phó và đương đầu. Tướng Phú nói yếu tố bất ngờ về chiến thuật là quan trọng; và sự chọn lựa của ông đặt nặng vào yếu tố bất ngờ đó. Tướng Phú chỉ xin BTTM cung cấp cho vật liệu tiền chế để làm cầu vượt sông Ba. Tác giả chấp thuận ngay lời yêu cầu của tướng Phú.(2)
Di chuyển một đoàn quân cấp quân đoàn kèm theo quân cụ nặng và quân xa, trên một đoạn đường dài 250 cây số của rừng núimiền cao nguyên là một công tác vô cùng nguy hiểm. Yếu tố bất ngờ chỉ có được nếu quân di chuyển nhanh và không bị cản trở. Dù lạc quan như thế nào đi nữa, người tư lệnh phải giả định sự có mặt của địch và những cuộc phục kích đoạn đường rút quân.
So với tất cả địa hình của nam Việt Nam, cao nguyên trung phần là một địa hình lý tưởng để phục kích. Nơi đây đã xảy ra nhiều cuộc phục kích đẫm máu của Việt Minh trong cuộc chiến Việt-Pháp 1946-1954. Với tư cách tổng tham mưu trưởng, tác giả thấy cần thiết nhắc cho vị tư lệnh chiến trường những nguy hiểm và khó khăn có thể xảy ra trên đoạn đường rút quân. Một cuộc chuyển quân lớn lao, trên một quãng đường xa, đòi hỏi cấp chỉ huy áp dụng những biện pháp an ninh và bảo vệ suốt lộ trình. Đoàn quân triệt thoái phải được tổ chức sao cho các thành phần tiền quân, hậu vệ, và ở giữa được bảo hệ hữu hiệu. Ngoài ra phải có phương tiện truyền tin hữu hiệu để liên lạc nhau, và phải có phi cơ quan sát bao vùng cùng khu trục yểm trợ tiếp cận cần thiết.
Sau cùng, tác giả nhắc đến một bài học mà quân đội Pháp đã trả giá thật cao trong cuộc chiến Việt-Pháp, khi hai đoàn quân của đại tá Le Page và Charton bị phục kích và tiêu diệt tám cây số tây nam Đông Khê, dọc theo con lộ tẻ Quảng Liệt. Một thí dụ nữa cũng trong một địa hình tương tự như địa hình tướng Phú sẽ chuyển quân khi chiến đoàn GM-100 của Pháp bị hủy diệt trên quốc lộ 19 gần An Khê vào năm 1954. Những vụ phục kích đẫm máu đó phải ghi nhớ nằm lòng.(3)
Khi cuộc họp sắp tàn và chuẩn bị ra về, tướng Phú đột nhiên thỉnh cầu tổng thống Thiệu một đặc ân: Tướng Phú nài nỉ tổng thống Thiệu thăng chức chuẩn tướng cho đại tá Phạm Duy Tất, đương nhiệm
Khi trở lại Saigon tác giả gọi chuẩn tướng Trần Đình Thọ, phụ tá tổng tham mưu trưởng về Hành quân, nói cho tướng Thọ biết nội dung buổi họp. Tham mưu trưởng của BTTM là trung tướng Đồng Văn Khuyên đang đi thăm viếng ở ngoại quốc nên vắng mặt. Tác giả ra lệnh cho tướng Thọ theo dõi cuộc rút quân tái phối trí; giúp tướng Phú khi cần nhưng trong vòng kín đáo, vì đây là kế hoạch bí mật dành riêng cho các đơn vị cơ hữu của Vùng II và đây là quân lệnh tối mật của tổng thống ra lệnh cho tư lệnh chiến trường. Vì bản chất của quân lệnh nói trên, BTTM không có thẩm quyền ra lệnh hay thông báo cho các đơn vị không trực thuộc hay liên hệ vào cuộc rút quân.(5)
tư lệnh Biệt Động Quân Vùng II. Tác giả không biết nhiều về đại tá Tất, chỉ nghe nói ông ta là một sĩ quan có khả năng, nhưng chưa có thành tích gì xứng đáng ngoài mặt trận. Trong khi không phản đối hoàn toàn, tác giả thiết nghĩ, sự thăng thưởng sẽ xứng đáng hơn nếu đại tá Tất chờ khi hoàn tất được một công trận nào đó. Tổng thống Thiệu đồng ý với lý lẽ của tác giả và ngần ngại quyết định. Nhưng tướng Phú năn nỉ lần nữa khi đưa tổng thống lên xe về, tổng thống Thiệu đồng ý lời xin của tướng Phú. Sau khi được thăng cấp, chuẩn tướng Phạm Duy Tất được chỉ định chỉ huy cuộc rút quân tái phối trí. Điều này giải thích tại sao tướng Phú muốn thấy người sĩ quan tín cẩn của ông được thăng chức.(4) Hai người tư lệnh phó của tướng Phú là hai chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và Lê Văn Thân không được giao một nhiệm vụ chuyên biệt gì trong cuộc rút quân. Chuẩn tướng Cẩm được giao một nhiệm vụ mơ hồ là "trông coi" cuộc rút quân.
Kế Hoạch của Tướng Phú
Đến giai đoạn này, tất cả mọi cố gắng của quân đoàn đánh giải tỏa các nút chận trên các quốc lộ không được thành công như ý muốn. Từ Qui Nhơn, ba trung đoàn của sư đoàn 22 giải tỏa quốc lộ 19 đến đoạn Bình Khê thì khựng lại, mặc dù đã cố gắng chiến đấu. Từ Pleiku một lực lượng hỗn hợp thiết kỵ và bộ binh của liên đoàn 25 BĐQ và thiết đoàn 21 xe tăng M-48, giải toả chỉ được hơn 22 cây số đuờng 19 từ Pleiku xuống tới Lệ Trung, còn cách xa mục tiêu là đèo Mang Yang. Cùng lúc, các lực lượng của sư đoàn 23 bộ binh trên đường đánh giải toả quốc lộ 14 về hướng Ban Mê Thuột, nhưng chỉ đi được nửa đoạn đường. Tất cả các cố gắng này thật sự xảy ra trước khi Ban Mê Thuột bị tấn công và cô lập. Sư đoàn không quân ở Pleiku chỉ có khả năng giới hạn: Phải cần đến 3 ngày, từ 12 đến 14 tháng 3, sư đoàn mới không vận được trung đoàn 45 và hai tiểu đoàn của trung đoàn 44 đến Phước An. Vùng IV phải cung cấp thêm một phi đoàn trực thăng UH-1 và bốn trực thăng CH-47 cho cuộc không vận này. Và khi tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Ban Mê Thuột vào ngày 14 tháng 3, thiếu tướng Phú không có chọn lựa nào khác hơn là đường 7B con đường duy nhất ở vùng II còn di chuyển được về hướng đông.
Sau khi Ban Mê Thuột mất, các lực lượng còn lại ở vùng II trong phạm vi Kontum-Pleiku là: 1 tiểu đoàn của trung đoàn 44; 5 liên đoàn Biệt Động Quân (7, 21, 22, 24, và 25); thiết đoàn 21 kỵ binh (xe tăng M-48); 2 tiểu đoàn pháo binh 155 ly; 1 tiểu đoàn 175 ly; và các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Các đơn vị tiếp vận còn lại gồm: Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu; liên đoàn 231 Tiếp Liệu; 20 ngàn tấn đạn và bom của bộ binh và không quân; nhiên liệu đủ cung cấp cho 45 ngày; và thực phẩm cho 60 ngày. Nhiệm vụ của tướng Phú là di chuyển tất cả các đơn vị, quân liệu này về Nha Trang, và từ Nha Trang tấn công lấy lại Ban Mê Thuột.
Kế hoạch căn bản trong cuột rút quân của vị tư lệnh quân đoàn II là yếu tố bất ngờ. Theo lời thuật lại của vị tham mưu trưởng quân đoàn, tướng Phú họp với các sĩ quan tham mưu quân đoàn ngay buổi chiều sau khi nói chuyện với tổng thống Thiệu. Trong buổi họp, ngoài tân chuẩn tướng Phạm Duy Tất, còn có các chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, tư lệnh phó hành quân và chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh sư đoàn 6 Không Quân.(6) Trong buổi họp tướng Phú nhắc lại lệnh của tổng thống và ra một số quân lệnh để áp dụng vào cuộc tái phối trí. Kế hoạch tổng quát là, bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn II cùng tướng Phú và chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh, sẽ về Nha Trang bằng phi cơ. Từ Nha Trang, tướng Tường sẽ phụ trách kế hoạch giải tỏa quốc lộ 21 để đánh chiếm lại Ban Mê Thuột. Trong lúc này trung đoàn 53 đang chống trả cộng quân ở phi trường Phụng Dực, sư đoàn 23 đang có trung đoàn 45, một phần của trung đoàn 44 ở Phước An, liên đoàn 23 BĐQ ở Buôn Hồ, và trung đoàn 40 của sư đoàn 22 bộ binh ở Khánh Dương. Chuẩn tướng Tất được chỉ định làm tư lệnh cuộc rút quân từ Kontum-Pleiku về Tuy Hòa theo liên tỉnh lộ 7B. Đại tá Lê Khắc Lý được giao nhiệm vụ điều khiển tất cả các đơn vị tiếp vận và ban tham mưu quân đoàn. Cuộc triệt thoái được đặc dưới quyền giám sát của chuẩn tướng Cẩm.
Đội hình di chuyển theo kế hoạch của tướng Phú là, liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu đi trước để sửa đường, cầu khi cần thiết. Một lực lượng thiết kỵ đi kèm theo mỗi đoàn xe để bảo vệ. An ninh dọc theo thông lộ do Nghĩa Quân và Địa Phương Quân phụ trách. Cuối cùng là hai liên đoàn BĐQ cùng với một chi đoàn thiết kỵ đi bọc hậu cho đoàn quân di tản. Ngày 19 được dự trù là ngày cuối cùng di chuyển khỏi Pleiku.
Vì cuộc rút quân liên hệ đến hàng chục ngàn quân nhân, hàng trăm quân xa, pháo binh và quân cụ nặng, ban tham mưu quân đoàn thiết lập một lịch trình di chuyển cho bốn ngày, bắt đầu là ngày 16, hàng ngày sẽ có một đoàn quân xa chừng 200-250 chiếc rời Pleiku theo liên tỉnh lộ 7B về Tuy Hòa. Mỗi đoàn xe đều có một lực lượng thiết kỵ hộ tống. Chi tiết lịch trình di chuyển được tham mưu trưởng quân đoàn II ghi lại như sau:
16-3: các đơn vị quân cụ, đạn dược, nhiên liệu, và vài đơn vị pháo binh. Đoàn xe khoảng 200 chiếc.
17-3: Các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe.
18-3: Bộ chỉ huy và ban tham mưu quân đoàn, quân cảnh, một phần bộ chỉ huy sư đoàn 23 và khoảng 200 quân nhân của sư đoàn 22.
19-3: Các lực lượng thiết kỵ và hai liên đoàn BĐQ đi bọc hậu.
Ngày 15, trong khi các đơn vị nằm trong kế hoạch gấp rút sửa soạn chuẩn bị di chuyển, tướng Phú và một số sĩ quan tham mưu bay về Nha Trang. Cùng lúc, tư lệnh phó quân đoàn, chuẩn tướng Cẩm, bay về Tuy Hòa chờ đoàn quân di tản đầu tiên rút về từ Pleiku. Cũng trong ngày 15, một vài đoàn xe lẻ tẻ bắt đầu rời Pleiku. Vì lệnh rút quân được bàn thảo và sửa soạn trong bí mật, tỉnh trưởng của các tỉnh Phú Bổn, Pleiku và Kontum không được thông báo. Khuya ngày thứ nhì của cuộc rút quân, ngày 17 tháng 3, ba liên đoàn BĐQ ở Kontum được lệnh rút về Pleiku để chuẩn bị di tản. Đến lúc đó tỉnh trưởng Kontum là đại tá Phan Đình Hùng mới biết tin và vội vã rút theo. Nhưng đi được nửa đường Kontum-Pleiku thì bị phục kích chết.
Sáng ngày 16 tháng 3, khi chiếc xe cuối cùng của đoàn quân xa vừa rời thành phố thì tin di tản đã lan truyền khắp nơi. Liền sau đó, dân chúng tìm mọi cách kể cả đi bộ để chạy theo đoàn quân di tản, đem theo những gì họ có thể đem đi được. Đoàn dân di tản từ Kontum cũng nhập vào đây, và từ Pleiku một làn sóng người, xe, bắt đầu cuộc hành trình gian nguy theo đường 7B.
Hai ngày đầu tiên, 16 và 17, không có một tai nạn nào quan trọng xảy ra. Chiều ngày 18 tháng 3, bộ tư lệnh quân đoàn II về đến Hậu Bổn, tỉnh Phú Bổn. Một bộ tư lệnh dã chiến được thiết lập tại đây. Chính tại nơi này, tất cả các đoàn xe và người chạy nạn từ ba ngày trước bị kẹt lại. Đoạn đường từ Hậu Bổn về Tuy Hòa còn cả trăm cây số nữa chưa giao thông được vì công binh chưa làm xong cầu nổi bắt qua sông Ea Pha. Trong đêm đó quân địa phương Việt Cộng tấn công và pháo kích vào đoàn người đang bị kẹt. Phi trường dã chiến Hậu Bổn, cách bộ tư lệnh của đoàn quân hơn một cây số, bị địch tràn ngập. Quân ta và địch giao tranh cho đến chiều ngày 19. Lính và dân bị thương nằm la liệt, tình hình chung quanh Hậu Bổn hoàn toàn náo loạn, không còn một trật tự nào. Một số lính người Thượng thuộc lực lượng Nghĩa Quân và Địa Phương Quân bắt đầu cướp giựt hay bỏ hàng ngũ trốn đi. Hành động của các binh sĩ người Thượng gây thêm hỗn loạn cho một đoàn dân quân đã không còn tin vào một sự trật tự nào nữa. Với tình thế càng lúc càng lúc càng rối loạn, tướng Phú chỉ định đại tá Đông, chỉ huy trưởng thiết đoàn 2, làm tư lệnh đoàn quân trong lúc đó.
Đoàn quân xa và dân tị nạn rời Hậu Bổn ngày 20 nhưng chỉ di chuyển được hơn 20 cây số thì phải đi chậm lại: trước mặt đoàn di tản là Phú Túc đã bị địch chiếm. Đoàn quân tiến chậm, vừa chống trả, vừa tiến đi. Không quân đến oanh kích, nhưng không may, một trái bom rơi vào đoàn quân đi đầu gây thương vong gần một tiểu đoàn BĐQ. Thiệt hại này lại gây thêm rối loạn nữa. Nhiều binh sĩ nhảy xuống sông tránh đạn bị chết chìm; xe tăng và quân xa bị lún sình khi họ chạy khỏi lề đường, qua mặt vượt lên phía trước.
Khi đến Cùng Sơn, cách Tuy Hòa 65 cây số, đoàn di tản phải băng qua sông Ba. Từ đây, hương lộ 436, chạy dọc theo phía nam bờ sông là đoạn đường cuối cùng của cuộc hành trình. Liên tỉnh lộ 7B từ khúc này về Tuy Hòa không còn xử dụng được vì mìn của quân đội Đại Hàn gài trước kia. Một cầu nổi được đem từ Nha Trang lên Tuy Hòa, nhưng vì đường bộ từ Tuy Hòa lên sông Ba không thể đi được, trực thăng CH-47 phải chở từng đoạn cầu lên Sông Ba.
Ngày 22, cầu ráp xong và đoàn di tản vượt sông đi theo hương lộ 436 về Tuy Hòa. Cuộc vượt sông không phải không có tai nạn: vì xe, người, tràn lên cầu quá đông, cầu sập, gây một số thiệt hại và thương vong. Phải sửa chữa cầu thêm lần nữa, số người còn lại mới qua sông được.
Sau bảy ngày với bao nhiêu thiệt hại và thương vong, đoàn di tản mới đi được đến đây. Nhưng chặng đường cuối không kém gian nan và nguy hiểm hơn đoạn đường họ đã qua. Đoạn đường cuối cùng ngắn, nhưng có nhiều chốt chặn của địch. Toán quân tiền đạo vừa bắt đầu di chuyển thì bị địch tấn công ngay. Cố gắng giải tỏa các chốt chận đường của địch khó và chậm. Trời mưa, lạnh, trong khi súng cối của địch bắn vào đoàn di tản để kềm chân chúng ta. Với thời tiết đó, không lực không thể oanh kích yểm trở; tiểu khu Tuy Hòa không còn quân để tiếp viện: đoàn di tản phải tự lo lấy với những tàn lực còn lại của họ. Đối diện với những thảm cảnh, và thấu hiểu được nỗi thống khổ đang xảy ra cho dân chúng trong đoàn quân di tản, binh sĩ tiểu đoàn 34 thuộc liên đoàn 7 BĐQ liều mạng tràn lên tấn công các cứ điểm của cộng sản đang chận đường. Với sự trợ giúp của vài thiết vận xa M-113 còn lại, BĐQ và thiết kỵ hủy diệt các chốt của địch trên quãng đường còn lại. Nghĩ là các nốt chận đã bị thanh toán và nguy hiểm đã qua, xe cộ tranh nhau vượt lên. Một chiếc xe jeep dân sự rời đoàn quân tiền đạo chạy vượt lên trước, nhưng chỉ được vài trăm thước thì bị trúng đạn địch tan tành.
Ngày 27, sau khi chốt cuối cùng bị thanh toán, đoàn di tản về đến Tuy Hòa khoảng 9 giờ đêm. Chánh quyền tỉnh không ước lượng được tổn thất về nhân mạng, vật chất của đoàn di tản là bao nhiêu. Hơn 300 xe của quân đội và dân sự ngừng lại xin nhiên liệu ở trạm nhiên liệu của Nha Tiếp Liệu 2 lập ra. Khoảng năm ngàn người xin tạm trú trung tâm tị nạn Tuy Hòa trong đêm đó. Một số người tị nạn tiếp tục đi về Qui Nhơn, Nha Trang, hay đến cư ngụ với thân nhân của họ tại địa phương.
Nhìn từ quan điểm quân sự, cuộc triệt thoái hoàn toàn thất bại. hầu như tất cả các đơn vị rút về từ Kontum Pleiku đều bị thiệt hại. Theo đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng quân đoàn, chỉ có năm ngàn quân trong số 20 ngàn quân nhân trong các đơn vị yểm trợ, tiếp liệu về được Tuy Hòa. Chỉ có 900 trong số năm liên đoàn BĐQ về trình diện ở Nha Trang. Riêng tiểu đoàn 34 BĐQ, tiểu đoàn được dân di tản gọi là các "Anh Hùng Phá Chốt," bị thiệt hại 50%. Tiểu đoàn được điều động ở lại Tuy Hòa trong nhiệm vụ bảo vệ thành phố.
Lý Do và Hậu Qủa của Thất Bại
Trong các chiến thuật quân sự, rút quân là một lối điều binh khó nhất. Rút quân cần được soạn thảo kỹ càng, cần sự lãnh đạo của tất cả các cấp chỉ huy. Cuộc triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum, trong ý nghĩa chiến thuật, không phải là một cuộc rút quân. Đây là một cuộc tái phối trí, chuyển quân có lịch trình và khả năng tự vệ. Nhưng sự di chuyển của đoàn quân xa bị gián đoạn, ngăn trở bởi một luồng sóng dân tị nạn, với lộ trình giao thông khó khăn và thiếu phương tiện qua sông. Sư đoàn 320 của cộng sản sẽ không bao giờ truy kích kịp đoàn quân nếu chúng ta có được cầu qua sông thiết lập đúng lúc, và giữ được trật tự trong đoàn dân quân di tản. Yếu tố bất ngờ sẽ thành công như đã thành công trong vài ngày đầu của cuộc di tản nếu chúng ta có được những lợi điểm nói trên.
Nhìn lại chuyện đã xảy ra, chúng ta thấy được những sơ hở và dễ chỉ trích. Nhưng dù tư lệnh quân đoàn II có giải thích thế nào về yếu tố bất ngờ và bí mật của kế hoạch triệt thoái, lẽ ra ông phải bàn thảo kế hoạch với toàn ban tham mưu và trực tiếp chỉ huy cuộc triệt thoái từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kế hoạch của tướng Phú chỉ có vài người soạn và biết; không có hội thảo và điều nghiên chung. Đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng quân đoàn, thú nhận ông không biết nhiều về kế hoạch của tướng Phú. Tư lệnh Liên Đoàn 231 Yểm Trợ kể lại:
"Tôi hoàn toàn không biết gì về lệnh triệt thoái. Lúc thấy một đơn vị pháo binh kế bên thu dọn quân dụng, tập họp binh lính, thân nhân, đưa nhau lên xe chuẩn bị đi, khi hỏi thì được cho biết, "Có lệnh di chuyển, chúng tôi rời Pleiku. Ông cũng nên thu xếp nhanh lên." Tôi trở lại đơn vị, vội vàng lấy theo một số quân dụng còn tốt, chất lên xe và đi theo đơn vị pháo binh. Tôi không có thì giờ phá hủy dụng cụ để khỏi rơi vào tay địch. Tôi cũng không báo cáo chuyện di chuyển của tôi về bộ tư lệnh Tiếp Vận Vùng II, vì chuyện này lẽ ra không ai được biết."
Tư lệnh quân đoàn II đã tin tưởng quá nhiều vào sĩ quan dưới quyền của mình, và đó là một sai lầm. Cuộc triệt thoái thiếu đồng nhất và kiển soát ngay từ khi bắt đầu. Chuẩn tướng Tất thì chỉ lo cho lính BĐQ dưới quyền của ông. Chuẩn tướng Cẩm thì không có một quyền chỉ huy trực tiếp nào, lệnh của ông truyền đi từ Tuy Hòa không có ảnh hưởng đối với tình thế xảy ra cho đoàn di tản. Cuộc triệt thoái tự nhiên nằm dưới quyền điều khiển của vị tham mưu trưởng quân đoàn cho đến đoạn đường Hậu Bổn mặc dù ông ta không có trách nhiệm này.
Tỉnh trưởng của hai tỉnh Phú Bổn và Phú Yên thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lộ trình: nói đúng hơn, họ không kiểm soát được các đơn địa phương trong vai trò này. Nếu con đường 7B được bảo vệ, nếu phà qua sông được thiết lập như ý, kết quả của cuộc triệt thoái đã xảy ra khác hơn. Nhưng vì đặt quá nặng vai trò tối mật của cuộc triệt thoái, tất cả các đơn vị và địa phương đã không trao đổi, tiên liệu các chi tiết ảnh hưởng đến cuộc triệt thoái mà địch có thể nghĩ đó chỉ là một dự án sửa đường như BTTM đã có ý thực hiện để gở mìn từ Cùng Sơn về Tuy Hòa.
Sau cùng, sự thất bại bắt nguồn từ các cấp chỉ huy. Binh sĩ không được thông báo về cuộc triệt thoái, thẩm quyền thiếu phương tiện giải quyết vấn đề vô kỷ luật, và cũng không tổ chức phương cách ngăn ngừa những hỗn loạn xảy ra trên con đường triệt thoái. Một trong những thất bại hiển nhiên là giới hữu trách đã không nung đúc tinh thần các đơn vị hộ tống, họ phải được nhấn mạnh là mạng sống của họ và đoàn di tản tùy thuộc vào sự hủy diệt các chốt của địch trên đường triệt thoái.
Cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên là một thất bại chiến lược về phương diện quân sự. 75 phần trăm lực lượng của quân đoàn II, gồm sư đoàn 23, BĐQ, Thiết Kỵ, Pháo Binh, Truyền Tin, và công binh bị hao tổn chỉ trong 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột cũng thất bại vì quân đoàn không còn quân. Cộng sản chiếm được Kontum và Pleiku không tốn một viên đạn. Với chiến thắng này, ba sư đoàn F-10, 316 và 320 càng phấn khởi đánh mạnh hơn. Đến lúc đó cộng sản biết quân đoàn II chỉ còn lữ đoàn 3 Dù là lực lượng cuối cùng cản bước họ ở Khánh Dương.(7)
Sự tự hủy diệt của quân đội chúng ta ở vùng II là một ác mộng cho quân đội và dân chúng VNCH về phương diện tâm lý và chính trị. Trong thâm tâm mọi người cảm thấy nghi ngờ, lo lắng, trách móc và đổ tội nhau về sự thất bại. Lời đồn nhường đất cho cộng sản được CS loan truyền ra, và một làn sóng người tìm mọi cách rời vùng II tìm về vùng đất chưa bị cộng sản chiếm đóng. Vùng I ở hướng bắc cũng bị ảnh hưởng từ những chấn động đó. Dân chúng, rồi lính thất lạc hay bỏ hàng ngũ, ùn ùn kéo về hướng nam. Họ đến Phan Rang, rồi Phan Thiết, rồi từ đó về Saigon. Tại thủ đô Saigon, các lực lượng chống đối, thân cộng gia tăng tuyên truyền chống đối, gây ra nhiều sự bất tín nhiệm của dân và chính quyền, trong khi tinh thần quân đội sụt xuống mức độ thấp nhất. Nhiều cuộc biểu tình đòi thay tổng thống Thiệu và hô hào chống Mỹ. Với tất cả biến động nguy ngập xảy ra, miền Nam vẫn còn trông đợi, hy vọng một phép nhiệm mầu nào đó, sẽ đến để có thể cứu vãn tình hình. (Còn tiếp...)
Chú thích:1. Theo đại tá Nguyễn Thu Lương, tư lệnh lữ đoàn 2 Nhảy Dù, sau khi BMT mất, đơn vị ông được lệnh chuẩn bị nhảy dù xuống chiếm lại thành phố, rồi giữ mục tiêu trong 10 ngày, chờ quân cơ hữu của Vùng II lên tiếp viện. Nhưng vì một lý do nào đó, lệnh trên bị hủy bỏ. Sau đó ông nhận được lệnh giao vùng trách nhiệm ở bắc Đèo Hải Vân cho lữ đoàn 147 TQLC. Trích theo bản thảo của đại tá Nguyễn Thu Lương gởi cho dịch giả, và qua những lần nói chuyện với đại tá Lương (ghi chú của dịch giả).
2. Đây là lệnh trực tiếp của tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Phú tái phối trí lực lượng cơ hữu (lực lượng của quân đoàn) để tái chiếm Ban Mê Thuột. Do đó không có lý do gì BTTM gọi tướng Phú về Saigon để thiết kế việc rút lui. Tư lệnh quân đoàn và bộ tham mưu phải có khả năng làm việc đó. Trong kế hoạch rút lui, chính tướng Phú chọn đường liên tỉnh lộ 7B để có yếu tố bất ngờ vì các trục lộ khác đã bị địch chặn giữ. Tướng Phú chỉ xin BTTM cung cấp phương tiện qua sông (cầu trên sông Ba đã bị phá hủy từ lâu). Tác giả chấp thuận ngay vì cầu nổi hay cầu sắt đều có sẵn, chỉ cần chyên chở đến tại chỗ mà thôi. Cựu nhân viên tình báo CIA, Frank Snepp, trong tác phẩm Decent Interval (Random House, New York: 1978), viết tác giả (Đại Tướng Cao Văn Viên) là người chọn đường 7B để triệt thoái là hoàn toàn đoán mò (chú thích và chữ nghiêng của tác giả).
3. Khi nói đến các thất bại của quân đội viễn chinh Pháp ở Cao Bằng và đèo Mang Yang, tác giả muốn nhắc khéo tướng Phú là nhiệm vụ tổng thống Thiệu trao cho ông khó có thể thi hành cho thành công dựa vào hai lý do: (1) trong trận đánh Ban Mê Thuột cộng sản đã dùng hơn ba sư đoàn bộ binh, cộng thêm một số đơn vị đáng kể như thiết giáp, pháo binh và phòng không yểm trợ. Trong khi đó quân đoàn II không có quân tăng viện thêm và trong tay chỉ có gần hai sư đoàn, cùng với thiết giáp và pháo binh; (2) binh thư và các bài học từ trường chi huy tham mưu đều nói đến những trở ngại gặp phải khi hành quân rút lui, và những biện pháp phải áp dụng để tránh thất bại. Đứng trước một tình thế như vậy, vị tư lệnh chiến trường có quyền từ chối nhiệm vụ trao phó và xin từ chức. Lúc đó cấp trên có thể cứu xét lại lệnh của mình hoặc chỉ định một cấp chỉ huy khác có khả năng hơn thay thế (chú thích và chữ nghiên của tác giả).
4. Sự liên hệ thân mật của tướng Phú và tướng Tất có thể bắt đầu từ khi hai người phục vụ trong Liên Đoàn 77 Quan Sát Địa Hình, một đơn vị tình báo quân đội tiền thân của Lực Lượng Đặc Biệt sau này (chú thích của dịch giả).
5. Trung tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng liên quân kiêm tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận) được tổng thống Thiệu cho phép đem thân phụ qua Nhật chữa bệnh. Tuy tướng Khuyên giữ chức vụ quan trọng, nhưng tác giả thấy không cần thiết phải gọi tướng Khuyên về ngay, vì (1) sự thành công hay thất bại của cuộc tái phối trí lực lượng tùy vào quan niệm và sự thi hành của quân đoàn II có được nghiêm chỉnh hay không và, (2) BTTM có khả năng theo dõi và giúp đỡ quân đoàn (chú thích của tác giả).
6. Buổi họp còn có mặt của đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng quân đoàn II. Vài chi tiết về tướng Phú, đại tá Tất, đại tá Lý, được ghi lại trong Cuộc Triệt Thoái Khỏi Cao Nguyên (MinhHa & PhamHuan, San Jose: California, 1993) của Phạm Huấn; và bài viết của đại tá Lý trong Lịch Sử Ngàn Người Viết do Nguyên Sa và Lê Bá Chư chủ biên (Đời: California, 1995) (chú thích của dịch giả).
7. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu quân ta có thể chiếm lại Ban Mê Thuột" Câu trả lời là có thể, nếu chúng ta có được những điều kiện sau: (1) di chuyển ngay hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC từ Đà Nẵng đến Pleiku bằng cầu không vận. Sau đó, tùy theo địa hình, thời tiết và tình hình của địch, chúng ta có thể thả dù nguyên sư đoàn Nhảy Dù xuống chiến trường Ban Mê Thuột. (2) Di chuyển 2 liên đoàn BĐQ của quân đoàn III ra Đà Nẵng để tạm thời thay vào hai sư đoàn trên. Hai liên đoàn BĐQ cũng có thể dùng để tăng cường cho quân đoàn II nếu tình thế đòi hỏi. (3) Tăng cường tối đa số phi cơ trực thăng và khu trục thuộc các sư đoàn không quân (ở quân đoàn III và IV) cho quân đoàn II. (4) tạm thời ngừng hạn chế việc tiêu thụ xăng nhớt, đạn dược đủ loại cho đến khi có lệnh mới. Phải lưu ý là thời gian di chuyển các đơn vị theo kế hoạch này sẽ lâu hơn như những cuộc di chuyển quân vào năm 1972. Năm 1972 di chuyển sư đoàn Nhảy Dù từ Saigon đi Pleiku, và từ Pleiku đi Đà Nẵng, bằng không vận chỉ mất chừng hai ngày. Năm 1975, theo ước tính, cần đến bảy hay tám ngày để di chuyển một lực lượng tương tự từ Đà Nẵng đi Pleiku đường tuy ngắn hơn nhưng chúng ta không đủ máy bay trưng dụng. Tuy nhiên quân đội VNCH có thể xin chánh phủ trưng dụng phi cơ dân sự của Hàng Không Việt Nam để chở quân. Vì vấn đề tương quan lực lượng, trong giai đoạn đầu BTTM và bộ tư lệnh Không Quân cần giúp đỡ quân đoàn II bằng cách thực hiện các điều (1) và (3) của kế hoạch, để quân đoàn II có tạm đủ số quân và hỏa lực đối phó với địch ở chiến trường Ban Mê Thuột. Bộ tư lệnh quân đoàn II phải thảo kế hoạch hành quân chi tiết (đây là một cuộc hành quân tấn công) với nhiều phụ bản để các đơn vị tăng phái và cơ hữu có thể thi hành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Kế hoạch tái chiếm có vài khó khăn cần được nêu lên: (1) khi địch biết chúng ta di chuyển hai sư đoàn Dù và TQLC ra khỏi quân đoàn I, họ có thể tấn công mạnh vào các tỉnh địa đầu miền trung và tăng cường đánh phá các tỉnh miền đông và đồng bằng sông Cửu Long. (2) mức tồn trữ nhiên liệu, đạn duợc và các quân dụng có thể xuống đến mức báo động, trong khi đó viễn ảnh được tiếp viện đầy đủ thì rất mơ hồ. Với tất cả tính chất hệ trọng của vấn đề, kế hoạch trên cần có sự phê chuẩn của tổng thống Thiệu tổng tư lệnh tối cao của QLVNCH trước khi thi hành (chú thích và chữ nghiêng của tác giả).
Chương 7: Vùng I Thất Thủ
Tình
hình chiến sự ở Vùng I được yên lặng chút ít vào cuối năm 1974 khi Quân
Đoàn I đẩy lui ý định xâm lấn của cộng sản vào vùng bình nguyên dọc
theo duyên hải phía tây nam Đà Nẵng. Cuộc bình định của chúng ta rất khó
khăn khi đối diện với ba sư đoàn cộng sản tìm cách gây áp lực vào trung
tâm của Vùng I. Song song với áp lực này, CSBV lúc nào cũng có quân đe
dọa ở hai cực nam và bắc của Vùng I. Quân đoàn I hy sinh rất nhiều trong
sáu tháng cuối năm 1974. Các lực lượng cơ hữu của quân đoàn bị hao tổn,
khả năng tác chiến thấp, quân số thiếu hụt vì không còn khả năng bổ
sung.
Sư đoàn Nhảy Dù rút khỏi
Vùng I vào giữa tháng 3-1975. Vùng trách nhiệm của sư đoàn Dù là bắc
tỉnh Thừa Thiên đến sông Thạch Hãn ở hướng bắc của tỉnh Quảng Trị. Khi
lính Dù rút đi, trách nhiệm được giao lại cho liên đoàn 15 BĐQ và sư
đoàn 1 BB. Vùng còn lại từ bắc Thạch Hãn trở lên là phần trách nhiệm của
lữ đoàn 369 TQLC. Hai lữ đoàn TQLC còn lại được đưa về phòng thủ Đà
Nẵng và các nơi khác tùy theo tình hình đòi hỏi. Các nơi TQLC rút đi
được giao lại cho liên đoàn 14 BĐQ và thiết đoàn 1 Kỵ Binh. Tất cả các
lực lượng phòng thủ nói trên được tập trung dưới quyền chỉ huy của một
bộ chỉ huy tiền phương đóng ở Huế. Các lực lượng còn lại nằm dưới quyền
chỉ huy trực tiếp của Quân Đoàn, gồm sư đoàn 3BB, phụ trách lãnh thổ
tỉnh Quảng Nam; sư đoàn 2BB, có bộ chỉ huy ở Chu Lai, phụ trách tỉnh
Quảng Ngãi và một phần tỉnh Quảng Tín. Với một vùng trách nhiệm khá lớn,
sư đoàn 2BB được sự hỗ trợ của liên đoàn 11 và 12 BĐQ.
Như
vậy, đối đầu với năm sư đoàn và nhiều trung đoàn độc lập của CSBV, Quân
Đoàn I chỉ có ba sư đoàn bộ binh, sư đoàn TQLC, bốn liên đoàn BĐQ và
một thiết đoàn kỵ binh.(1) Vì nằm sát ranh giới của địch, Vùng I có thể
bị tấn công bất cứ lúc nào. CSBV còn vài sư đoàn tổng trừ bị vẫn còn nằm
ở miền Bắc. Như vậy, CSBV vẫn có thế thượng phong về quân số và lối bố
trí quân so với quân ta. Tình hình quân sự nhìn có vẻ yên tỉnh nhưng có
thể thay đổi bất cứ lúc nào. Cộng sản tìm cách gây áp lực vào giữa Huế
Đà Nẵng, và Chu Lai Đà Nẵng. Nhìn vào các hoạt động của địch, chúng ta
có thể ước tính địch muốn cô lập quốc lộ 1, cái sương sống huyết mạch
của Vùng I.
Kế Hoạch của Tướng Ngô Quang Trưởng
Chương 10: Kết Luận và Nhận Định
Việt Nam Cộng Hòa mất về tay cộng sản sau ba mươi năm giao đấu trên chiến trường. CSVN đã chiến thắng qua lối đánh của họ dù gọi là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng, hay chiến tranh giải phóng. Đây là nhắc nhở cho nhiều quốc gia khác: sẽ còn nhiều Việt Nam nữa trong tương lai. Từng quốc gia một, những quốc gia chống cộng lần lần bị xâm chiếm. Có thể đến một ngày nào đó, thế giới chỉ còn lại Hoa Kỳ, ba hay bốn cường quốc đồng minh, bao vây bởi những quốc gia cộng sản hay quốc gia thân cộng sản. Đây là viễn tượng bi quan chúng ta sẽ đối diện trong những thập niên sắp đến nếu chúng ta không nhận ra những khuyết điểm đã làm, để có thể tìm một đường lối hành động trong tương lai.
Sau khi đọc hết các chương trước, nếu để ý độc giả có thể nhận ra được những lý do đưa đến sự sụp đổ của miền Nam. Những lý do tác giả đưa ra trong sách này lý do lộ liễu hay ngấm ngầm là những lý do đưa đến sự thất thủ của miền Nam:
(1) Miền Nam đã ký một hiệp định trong đó cộng sản có nhiều ưu thế; và Hiệp Định Paris 1973 làm cho cán cân lực lượng nghiêng về phía cộng sản thêm sức mạnh và cho phép họ tấn công đánh chiếm miền Nam.
(2) Những hứa hẹn của tổng thống Nixon là Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh trong trường hợp CSBV vi phạm hiệp định, đã không được tổng thống Ford thực hành khi CSBV tấn công miền Nam một cách lộ liễu.
(3) Sự giảm thiểu quân viện lớn lao và bất ngờ, gây nhiều trở ngại về khả năng tác chiến và làm suy sụp tinh thần dân miền Nam.
(4) Những quyết định chiến lược quyết định phải có của tổng thống Thiệu đưa ra quá trể để có thể thực hiện như mong muốn. Kế hoạch triệt thoái khỏi Cao Nguyên diễn ra quá vội vàng, đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của Quân Đoàn I và II.
(5) Cấp lãnh đạo VNCH không thấy rõ sự thay đổi về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ chuyển sang thái độ hòa hoãn, thoả hiệp với cộng sản quốc tế dù phải thất hứa với đồng minh. Vì không nhận rõ sự thay đổi ngoại giao của Hoa Kỳ, cấp lãnh đạo VNCH đã không uyển chuyển thay đổi kế hoạch quốc gia cho phù hợp với thực trạng và tình thế. Sau hiệp định Paris 1973, VNCH vẫn trông đợi vào những hứa hẹn xa vời và bất thể hiện.
Lý do sau cùng: sau một thời gian chiến tranh dài, Việt Nam Cộng Hòa bị phá sản về phương diện kinh tế cũng như chính trị. Tinh thần đoàn kết quốc gia không còn; không có được một lãnh tụ nào có thể kêu gọi toàn dân đoàn kết lại cho một chính nghĩa chung. Tham nhũng, thiếu khả năng, và thờ ơ với nhiệm vụ, chính phủ không làm tròn trách nhiệm với người dân trong khi người dân mất dần niềm tin vào chánh phủ. Mặc dù với nhiều kế hoạch kinh tế có vẻ lạc quan bề ngoài, nền kinh tế quốc gia tiếp tục đi xuống đến mức chỉ còn một phép lạ mới cứu vãn được. Với những khuyết điểm đó, cơ cấu và nền tảng xã hội miền Nam từ từ bị vỡ tan từng mảnh. Băng hoại đến từ sự chia rẽ, thiếu niềm tin, hoang mang, và đôi lúc, có những ý nghĩ chủ bại: Với những ung nhọt đó, miền Nam như một trái cây chín mùi, dể rụng trước một cơn gió nhẹ.
Ngoài lý do chính kể trên, đi ngược về quá khứ, nhiều lý do khác thuộc về lãnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao quốc tế... cùng đưa VNCH đến sự sụp đổ hoàn toàn. Sau đệ nhị thế chiến, không ai chối cãi vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ như một cường quốc trên thế giới. Nhưng đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, đối với Việt Nam nói riêng, hay đối với Đông Nam Á nói chung, thay đổi nhiều lần qua nhiều giai đoạn từ sau năm 1945: Thời gian đầu Hoa Kỳ không có đường lối ngoại giai nào; kế đến là một đường lối chống cộng mãnh liệt; sau cùng là nhân nhượng và thỏa hiệp. Những thay đổi ngoại giao này ảnh hưởng chiến
Lối bố trí quân và tình hình quân sự Vùng I được tướng Trưởng trình bày như trên vào buổi họp ngày 13 tháng 3-1975 tại dinh Đôc Lập. Như thường lệ, tổng thống Thiệu chủ tọa buổi họp dưới sự có mặt của thủ tướng Khiêm, tác giả (ĐT Cao Văn Viên), và trung tướng Đặng Văn Quang. Sau khi tướng Trưởng chấm dứt tường trình về tình hình Vùng I, trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Vùng III, được mời vào báo cáo vùng trách nhiệm của ông. Theo tướng Toàn, tình hình Vùng III tương đối yên tỉnh, không có biến chuyển nào quan trọng xảy ra.
Sau tướng Trưởng và Toàn, đến lượt tổng thống Thiệu lên tiếng. Ông phân tích tình hình chung và những khó khăn VNCH đối đầu về vấn đề quân viện. Tổng thống Thiệu thú nhận ông không tin Hoa Kỳ sẽ can thiệp dù cho CSBV mở cuộc tổng tấn công vào miền Nam. Ông tỏ ý thông cảm về tình trạng thiếu thốn, khó khăn ở các quân đoàn. Ông cho biết trong thời gian gần đây ông ra nhiều quân lệnh nhưng ông biết các tư lệnh gặp nhiều khó khăn khi thi hành.
Trong hoàn cảnh như vậy, tổng thống Thiệu tuyên bố, quân đội không thể làm gì khác hơn là thay đổi chiến lược, tái phối trí lực lượng để giữ các vùng đất phì nhiêu, có tài nguyên. Nếu chúng ta phải bỏ một số rừng núi cho cộng sản để giữ lại lãnh địa mầu mỡ, nhiều khoáng sản gồm có thềm lục điạ, thì chúng ta cũng chấp nhận. Thà vậy hơn là đứng chung một chánh phủ liên hiệp với cộng sản. Vùng đất mà tổng thống Thiệu nói đến là Đà Nẵng. Về vấn đề tái phối trí quân tự tổng thống Thiệu nghĩ ra một mình, chưa hề tiết lộ trong một buổi họp nào. Theo TT, Sư đoàn Nhảy Dù sẽ rời Vùng I, theo sau là sư đoàn TQLC, nếu tình hình phòng thủ của vùng không bị ảnh hưởng khi hai đơn vị trên rút đi. Rút hai đơn vị trên khỏi Vùng I cho phép quân đội tái lập lại các lực lượng tổng trừ bị. Cùng với những cuộc rút quân khỏi Vùng I, tổng thống Thiệu cho phép tướng Toàn rút quân khỏi An Lộc, và xử dụng lực lượng đó vào những kế hoạch phòng thủ nơi nào cần nhất ở Vùng III.(2)
Sau khi tổng thống chấm dứt thì đến lượt tác giả. Với tư cách tổng tham mưu trưởng, tác giả nhắc các tư lệnh quân đoàn phải cẩn thận khi rút quân. Buổi họp ngày 13 tháng 3 chấm dứt sau ba tiếng rưỡi đồng hồ, mặc dù các tham dự viên đã không bàn cãi dài dòng.
Sáu ngày sau buổi họp đó, tình hình ở Vùng I càng ngày càng nguy hiểm. Dân chúng kéo nhau chạy về Đà Nẵng lánh nạn, trong khi chánh quyền không có biện pháp nào kiểm soát hay ngăn chận làn sóng tị nạn. Trên những đèo quan trọng trên quốc lộ 1, dân chúng, xe cộ di tản gây nhiều trở ngại cho sự di chuyển quân của hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC.
Ngày 19 tháng 3 dinh Độc Lập gọi tướng Trưởng về Saigon họp thêm lần nữa. Buổi họp bắt đầu lúc 11 giờ sáng, và lần này có thêm sự hiện diện của phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bày hai kế hoạch triệt thoái.
Kế hoạch Một: xử dụng quốc lộ 1 làm trục chánh và cùng lúc rút quân từ Huế về Đà Nẵng, và từ Chu Lai về Đà Nẵng. Kế Hoạch Hai: giả định cộng quân cắt đứt quốc lộ 1. Trong trường hợp đó, các lực lượng ta sẽ rút vào ba cứ điểm Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân, từ đó dùng phương tiện của hải quân về Đà Nẵng. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh với sự bảo vệ của bốn sư đoàn bộ binh và bốn liên đoàn BĐQ.(3)
Hai buổi họp chỉ cách nhau sáu ngày nhưng buổi họp lần thứ nhì với tình thế đang xảy ra chúng ta bị bắt buột phải chọn Kế Hoạch Hai nếu muốn bảo toàn lực lượng: không thể rút quân theo Kế Hoạch Một được vì áp lực cộng sản quá mạnh trên đoạn đường Huế Đà Nẵng, Chu Lai Đà Nẵng. Hai liên đoàn BĐQ đơn vị trừ bị cuối cùng của Quân Đoàn cố gắng giải tỏa áp lực trên các đoạn đường nhưng vô hiệu; chúng ta đã mất thế mạnh về quân sự. Và nếu chúng ta có thể chuyển quân được trên quốc lộ 1, sự di chuyển cũng rất khó khăn vì làn sóng dân tị nạn đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất đó để chạy về Đà Nẵng.
Để kết thúc tướng Trưởng cho tổng thống Thiệu biết, "chúng ta chỉ có một chọn lựa. Và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trể." Chọn lựa của tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự. Sau đó tướng Trưởng cũng hỏi thẳng tổng thống Thiệu về tin đồn ông muốn đưa sư đoàn TQLC về Vùng III. Nếu đó là sự thật thì kế hoạch của tướng Trưởng bị ảnh hưởng, và ông muốn biết ý định của tổng thống Thiệu.
Tổng thống Thiệu nằm trong tình trạng khó xử. Chính ông là người nghĩ ra kế hoạch triệt thoái và ra lệnh tướng Phú thi hành kế hoạch. Cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên không xảy ra như dự trù nếu không nói là thất bại. Sự thất bại đó gây nao núng tinh thần dân chúng và có thể ảnh hưởng đến tất cả những kế hoạch khác.
Căn cứ vào tất cả những biến chuyển đang xảy ra, chúng ta có thể hiểu được thái độ của tổng thống Thiệu khi phải trả lời trực tiếp cho tư lệnh chiến trường. Tổng thống Thiệu không nhắc gì đến chuyện di tản, ông chỉ ra lệnh cho tướng Trưởng giữ bất cứ phần đất nào ông có thể giữ được với số quân dưới tay ông kể luôn sư đoàn TQLC. Sau khi tránh trả lời thẳng câu hỏi của tướng Trưỏng, tổng thống Thiệu quay sang ra lệnh cho tướng Quang soạn cho ông một bài diễn văn để ông công bố trên đài phát thanh cho toàn dân biết ý định của ông. Ông muốn trấn an dân chúng, cho họ biết chính phủ VNCH sẽ bảo vệ Huế đến cùng. Tổng thống Thiệu không nhắc gì đến vấn đề dân tị nạn hay di tản: ông và thủ tướng Khiêm không đá động gì đến vấn nạn của tướng Trưởng. Trái với buổi họp lần trước, lần này buổi họp có chút không khí phấn khởi. Có lẽ nhờ vấn đề triệt thoái và tái bố trí quân đã không được đề cập đến.
Hai Phía Bắc và Nam của Vùng I
Sáu giờ chiều ngày 19 tháng 3 tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Vừa đáp xuống phi trường ông nhận được báo cáo của tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó quân đoàn. Tướng Thi báo cáo bộ tư lệnh tiền phương của ông tại Huế bắt đầu bị pháo 130 ly của cộng sản bắn vào. Quân Bộ binh có thiết giáp yểm trợ đã đánh vào tuyến đầu của vòng đai phòng thủ ở phía nam sông Thạch Hãn. Cuộc tổng tấn công của CSBV đã bắt đầu ở Vùng I chiến thuật. Gần hai năm từ ngày ngưng bắn, ranh giới ta và địch nằm song song nhau ở sông Thạch Hãn tương đối yên tỉnh. Tại đây có một bộ chỉ huy của Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến và là nơi hai bên trao đổi tù binh nhiều lần sau ngày ngưng bắn. Tướng Trưởng lập tức gọi BTTM xin được phép xử dụng lữ đoàn Nhảy Dù ứng chiến trong tình trạng cần thiết. Lữ đoàn 1 trong lúc đó đang tập họp ở phi trường Đà Nẵng chuẩn bị lên đường về Saigon. Tổng thống Thiệu đồng ý cho cho tướng Trưởng giữ quân Dù ở Vùng I với một điều kiện: không được cho quân Dù lâm chiến dưới bất cứ trường hợp nào. Như vậy giữ quân Dù ở lại Vùng I như một yểm trợ tinh thần chứ không cho lâm trận. Khi ra lệnh như vậy tổng thống Thiệu hiểu được giá trị tâm lý của lính Dù, nhưng ông cũng biết xử dụng nguyên lữ đoàn Dù cũng không thay đổi được tình hình. Đến lúc đó tướng Trưởng rất hoang mang về tình hình quân sự ở tuyến đầu quân đoàn I.
Đêm 19 tháng 3 Quảng Trị mất vào tay địch. Các lực lượng của ta gồm các chi đoàn Thiết Kỵ, một liên đoàn BĐQ và ba liên đoàn Địa Phương Quân rút về bên này bờ sông Mỹ Chánh. Tại đây quân ta lập một phòng tuyến mới.
Sáng ngày 20, tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương của sư đoàn TQLC đóng cách tuyến phòng thủ Mỹ Chánh khoảng bảy cây số. Tại đây ông họp tất cả các cấp chỉ huy để bàn kế hoạch phòng thủ Huế như tổng thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận mà các cấp chỉ huy và tướng Trưởng đang đối diện không đến nổi bi quan Kế Hoạch Dự Trù 1 của Tướng Trưởng: Kế hoạch 1 giả định quốc lộ 1 còn di chuyển đuợc. Lính từ hai cứ điểm Chu Lai và Huế sẽ theo quốc lộ 1 rút về Đà Nẵng. Tuyến phòng thủ Đà Nãng sẽ được ba sư đoàn bộ binh, sư đoàn TQLC, thiết đoàn thiết giáp, và bốn liên đoàn BĐQ bảo vệ. Kế Họach Dự Trù 2: Trong kế hoạnh này, giả định quốc lộ 1 không còn xử dụng được. Quân tái phối trí tụ về Chu Lai và Huế. Tàu Hải Quân sẽ di tản tất cả quân về Đà Nẵng từ hai điểm tập họp đó. Tuy nhiên kế hoạch tái phối trí của tướng Trưởng không thực hiện được vì tổng thống Thiệu không giữ lời hứa, cho sư đoàn TQLC ở lại Vùng I.
Quân chủ lực và các đơn vị Nghĩa Quân, Địa Phương Quân còn trong tình trạng hoàn hảo. Tinh thần cao và kỷ luật được duy trì. Mất Quảng Trị có thể làm binh sĩ xuống tinh thần nhưng tình thế chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Dân chúng đã di tản nhiều và thẩm quyền quân sự đỡ lo lắng. Phần lớn sư đoàn TQLC đã triệt thoái về Đà Nẵng. Các đơn vị còn lại vẫn duy trì được quân phong quân kỷ. Tinh thần chiến đấu của các cấp chỉ huy trong buổi họp là đồng lòng tử thủ Huế cho đến cùng.
Trên đường trở về Đà Nẵng tướng Trưởng ghé Huế thăm thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, tư lệnh phó quân đoàn về lãnh thổ. Sau khi viếng thăm các tuyến phòng thủ tướng Trưởng rất lạc quan về tình hình bố trí quân của các lực lượng ở Huế. Một giờ ba mươi cùng ngày, tổng thống Thiệu đọc hiệu triệu cho toàn dân trên làn sóng truyền thanh. Lời hiệu triệu nhấn mạnh đến Huế: Ông ra lệnh tử thủ Huế bằng mọi giá. Lời hiệu triệu của tổng thống Thiệu rất cần để nâng cao tinh thần quân dân cán chính dù hơi trễ trong lúc này. Tướng Trưởng rời Huế rất tự tin và cương quyết.
Buổi chiều, vừa trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng nhận một quân lệnh mật của dinh Độc Lập gởi khẩn cấp qua BTTM. Trái ngược với những lời hứa của tổng thống Thiệu đọc trong lời hiệu triệu vào lúc trưa là giữ Huế cho đến cùng, ông ra lệnh tướng Trưởng, nếu tình hình bắt buộc, chỉ cần bảo vệ Đà Nẵng mà thôi. Lý luận của tổng thống Thiệu là quân đoàn I không đủ quân để bảo vệ một lúc ba cứ điểm Chu Lai, Huế và Đà Nẵng. Cũng trong quân lệnh tổng thống Thiệu ra lệnh sư đoàn Nhảy Dù phải về Saigon lập tức. Sư đoàn Nhảy Dù rời Đà Nẵng ngay đêm đó.
Tình hình Vùng I mỗi ngày trở nên nguy ngập. Hiệu triệu của tổng thống Thiệu được phát thanh lại vài ngày sau nhưng người dân đã hết tin tưởng. Đến lúc này mọi người tìm cách rời Huế, tìm đường về Đà Nẵng hay xa hơn. Ngày 21 tháng 3, được bổ sung thêm quân từ hậu tuyến, CSBV đánh mạnh vào Phú Lộc, gây áp lực mạnh ở vào quốc lộ 1, khoảng giữa Huế và Đà Nẵng đoạn đường đầy dân chúng tản cư. Sư đoàn 1BB dưới sự hổ trợ của pháo binhvà không quân đẩy lui được áp lực của địch. Nhưng cán cân quân sự đã thuộc về phía cộng sản. Sư đoàn 1BB cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ: trung đoàn 1BB và liên đoàn 15 BĐQ bị đẩy lui. Một khúc đường của quốc lộ 1 hoàn toàn bị cô lập, không còn cách nào giải tỏa được. Liên đoàn 15 BĐQ và trung đoàn 1/sư đoàn 1BB bị thiệt hại nặng trong cuộc giao tranh.
Đối diện với những thất bại, cộng thêm sự khó khăn di chuyển trên quốc lộ 1, tướng Trưởng ra lệnh các tuyến phòng thủ chung quanh Huế thu gọn lại vòng đai để sự kháng cự có hiệu quả hơn. Với phương tiện di chuyển bằng tàu hải quân đã có mặt tại quân khu, chánh quyền di tản dân và quân cụ ra khỏi Đà Nẵng. Sáng ngày 23, địch pháo kích vào Huế. Pháo bắn rời rạc, không gây thiệt hại gì, nhưng tạo nhiều hoang mang cho tinh thần dân còn lại thành phố náo động và có mòi hỗn loạn.
Ở phía nam của Vùng I, tình hình nguy ngập sau khi hai quận Hậu Đức và Tiên Phước của tỉnh Quảng Tín mất vào tay địch. Sư đoàn 2BB và liên đoàn 12 BĐQ chận được áp lực của cộng quân khi địch tiếp tục tấn công về hướng Tam Kỳ và các vùng ở miền duyên hải. Các tiền đồn xa hơn ở phía tây thì có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào. Trước áp lực dồn dập của địch, tướng Trưởng ra lệnh di tản hai quận Sơn Trà và Trà Bồng ở tỉnh Quảng Ngãi. Những tiền đồn xa đường tiếp tế, yểm trợ, cũng được lệnh di tản. Tướng Trưởng gom các lực lượng lại để có thể bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối. Sự chỉnh đốn và tái bố trí của tướng Trưởng đem lại một chút yên tỉnh ở chiến trường của hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Trị trong vài ngày dù đó là một sự yên tỉnh rất gượng gạo.
Rạng sáng ngày 24 cộng quân tấn công mạnh ở Quảng Tín. Sư đoàn 711, trung đoàn 52 và các đơn vị xe tăng của cộng quân đánh vào Tam Kỳ. Đặc công địch đột nhập vào trại tù trong thành phố, thả tù nhân ra, tạo nhiều rối loạn an ninh. Đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2/sư đoàn 3BB được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp lực lượng địa phương chạy về từ Tam Kỳ. Tam Kỳ mất, hàng chục ngàn dân ùn ùn kếo về Đà Nẵng. Trong đám dân di tản, dĩ nhiên đặc công và tiền pháo viên của cộng sản trà trộn vào để chỉ điểm và làm nội tuyến về sau.
Ở Quảng Ngãi địch xua quân và tấn công gấp rút hơn. Các đơn vị đặc công và quân địa phương cộng sản lợi dụng tình thế hỗn loạn, tấn công phi trường, cơ sở hành chánh và quân sự trong tỉnh. Quốc lộ 1 bị cắt hoàn toàn ờ đoạn Quảng Ngãi Chu Lai; đường dẫn về miền duyên hải cũng bị cô lập. Chỉ trong một ngày, tình hình quân đoàn I rối loạn đến mức không còn kiểm soát được. Trung đoàn 2/sư đoàn 1BB, sau nhiều lần giao chiến, không còn khả năng tiếp ứng cho Quảng Ngãi. Được sự chấp thuận của quân đoàn I, các đơn vị tiểu khu Quảng Ngãi đánh mở đường máu về Chu Lai trong đêm đó. Vài đơn vị về được Chu Lai trước khi trời sáng.
Cuộc Di Tản Cuối Cùng của Quân Đoàn I
Đến ngày 25 tháng 3, tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể luôn Hội An) và bắc TP Huế. các lực lượng của quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về ba phòng tuyến này. Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong tình cảnh tuyệt vọng như vầy. Họ không biết hy vọng vào ai có thể giúp họ đương đầu với địch như họ đã đương đầu nhiều lần trong quá khứ.
Trong tình thế thật thất vọng đó, quân đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ dinh Độc Lập: tổng thống Thiệu ra lệnh tướng Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của quân đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh sư đoàn 1BB và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng. Cùng lúc tướng Trưởng ra lệnh cho sư đoàn 2BB, chi khu Quảng Ngãi và thân nhân họ rút ra Cù Lao Ré, một đảo nằm ngoài khơi Chu Lai.
Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho sư đoàn 1BB và các đơn vị cơ hữu của sư đoàn rút ra Cửa Tư Hiền. Từ đó, hải quân và công binh sẽ bắt một đoạn cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền, rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc (kể luôn thiết kỵ) sẽ triệt thoái bằng tàu hải quân. Bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn sẽ trực tiếp chỉ huy cuộc triệt thoái.
Sáng ngày 26, biển có sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển; và cầu nối giữa Tư Hiền và đường bộ vẫn chưa hoàn tất. Đến trưa, thủy triều dâng lên quá cao để có thể vượt biển. Đến lúc đó cộng sản đã đoán được ý định triệt thoái của quân ta, và bắt đầu nã pháo vào Tư Hiền và các địa điểm tập trung quân để di tản. Hỗn loạn xảy ra; quân kỷ không còn kiềm giữ được. Cuộc triệt thoái chỉ đem về Đà Nẵng 1/3 tổng số quân. Nhưng 1/3 số quân này khi về đến phố thì cũng không còn hữu dụng: Vừa đến thành phố, nhiều binh sĩ tản hàng để đi tìm thân nhân của họ đang thất lạc. Trong các đơn vị di tản chỉ có sư đoàn TQLC còn giữ được vẹn toàn quân kỷ.
(Còn tiếp....)
Chú thích:1. Chín trung đoàn độc lập của CSBV là trung đoàn 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 271, và 271. Ngoài ra CSBV còn có ba trung đoàn đặc công 5, 45, 126 (trung đoàn đặc công người nhái); ba trung đoàn thiết giáp 202, 203, 573; mười hai trung đoàn phòng không; và tám trung đoàn pháo binh (chú thích của dịch giả).
2. Buổi họp ở dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào vào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở Vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14/3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh TT Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột (chú thích của tác giả).
3. Kế hoạch lui quân do quân đoàn I soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù, và các đơn vị của quân đoàn I rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chổ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác (chú thích của tác giả).
Vùng IV: Tác Chiến: 29.050; Hậu Cần: 14.065; Du Kích: 13.325. Gồm 2 sư đoàn bộ binh; và 11 trung đoàn bộ binh biệt lập.
Nhìn chung chúng ta thấy CSBV có hơn 293 ngàn quân, tương đương 17 sư đoàn đến từ 62 trung đoàn biệt lập. Ngay sau ngày ngưng bắn CSBV lập tức phát triển khả năng tác chiến cuả các lực lượng chính quy và địa phương. Quân chính quy thì được gia tăng hỏa lực và di động; quân điạ phương thì được tái trang bị và tái huấn luyện. Các cơ cấu du kích quân cũng được nới rộng ra. Trong thời gian này, tình báo của VNCH khám phá các đội phòng không biệt lập ở miền Bắc được phối trí thành cấp số sư đoàn và trung đoàn phòng không, trang bị vũ khí từ hỏa tiễn SAM-2, SAM-3 (hỏa tiển địa không), cho đến súng phòng không 37 ly và 100 ly. Dọc theo miền duyên hải, các lực lượng phòng thủ của CSBV được trang bị hỏa tiễn SAMLET, một loại hỏa tiễn địa không mới do Nga cung cấp.
Ở miền Nam, nỗ lực tái trang bị của CSBV rõ ràng hơn về phương diện pháo binh dã chiến, đại đội phòng không và hệ thống radar. Từ khi ngưng bắn cho đến ngày thất thủ, CSBV tăng viện cho chiến trường miền Nam thêm 21 trung đoàn phòng không trang bị súng với nhiều tầm bắn với một hệ thống radar có thể kiểm soát được không phận ở quân khu I và một số không phận của quân khu II và III. Một loại hỏa tiễn tầm nhiệt địa không có tên là SA-7 tăng tầm hoạt động từ 9,000 lên 15.000 bộ (5 cây số). Về pháo binh dã chiến, CSBV có tất cả 430 đại bác loại 122 ly và 130 ly do Nga chế tạo. Quân đội VNCH ở vùng II và III phải đương đầu với hỏa lực pháo binh mới của cộng quân.
Hà Nội cũng đem vào miền Nam nhiều loại chiến xa mới. Trong tổng số 655 chiến xa có mặt ở chiến trường miền Nam, nhiều loại được đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên như chiến xa làm cầu MT-54 và MT-34; thiết vận xa BTR-152; Không pháo ASU-75; đại pháo kéo trên xe xích M2; đại bác nòng ngắn 152 ly loại D2; và súng chống chiến xa 100 ly T12. Tình báo chúng ta còn nhận được tin CSBV có thêm nhiều loại vũ khí tối tân khác nhưng chưa kiểm chứng được, như chiến xa T-60 loại trung và hỏa tiễn địa không tầm nhiệt trang bị trên dàn phóng. Thực phẩm đóng hộp mới nhất của Trung Cộng đã được đưa đến tay quân CSBV ở miền Nam. Du kích và các lực lượng địa phương bây giờ được trang bị vũ khí tối tân hơn như B-40, B-41, AK-47 và súng cối.
Nổ lực tái trang bị các lực lượng tổng trừ bị là cố gắng tiêu biểu nhất của CSBV. Hà Nội rút các sư đoàn 312, 308, 320B từ Quảng Trị, và sư đoàn 316 từ Lào, trở về Bắc. Với các sư đoàn 308, 316B, và 968 ở Lào, và sư đoàn 341 đang được bổ sung, chúng ta biết cộng sản có ít nhất là 7 sư đoàn tổng trừ bị. Cuối năm 1974 CSBV hoàn tất thành lập hai quân đoàn có bộ chỉ huy nằm tại vùng I và vùng II của VNCH.(3) Thêm vào đó CSBV còn thành lập vài sư đoàn phòng không mới như sư đoàn 671, 673, 675, 679. Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các tư lệnh mặt trận ở miền Nam là các đơn vị mới như trung đoàn xe tăng M26; sư đoàn 75 pháo binh; sư đoàn 377 phòng không; sư đoàn 5 công binh; và sư đoàn 27 đặc công. Binh đoàn vận tải 559 từ Lào được đưa vào đặt bản doanh ở miền Nam với bốn sư đoàn cơ hữu là 471, 472, 473, và 541.
Tất cả các trung đoàn độc lập ở miền Nam được phối trí vào cấp sư đoàn. Thí dụ như trung đoàn 33 và 274 thuộc về sư đoàn 3 ở Vùng III; các trung đoàn 24, DT1 và 207 thuộc về sư đoàn 6; và hai trung đoàn Z15 và Z18 nằm dưới quyền xử dụng của sư đoàn 8.
Cộng sản đã không rêu rao khi họ tuyên bố ở hội nghị trung ương đảng thứ 21 là lực lượng quân sự của họ lúc đó mạnh nhất kể từ năm 1954. Miền Bắc vẫn tiếp tục bổ xung chế độ quân dịch của họ với lớp thanh niên rất trẻ. Theo ước lượng, có khoảng 200 ngàn cán binh CSBV xâm nhập vào Nam kể từ khi ngưng bắn. CSBV chỉ gặp khó khăn khi họ muốn xây dựng lại nhân sự của hạ tầng cơ sở địa phương khoảng 100 ngàn người như đã có được, trước cuộc tấn công Mậu Thân 1968.
Cộng Sản Bắc Việt có một hệ thống tiếp liệu đầy đủ để cung ứng cho đoàn quân xâm lăng của họ. Năm 1973 cộng sản nới rộng hệ thống đường tiếp tế dọc theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Từng hàng đoàn xe tiếp tế, đôi khi lên đến 200 chiếc, hoạt động giữa ban ngày, xâm nhập người và quân dụng vào Nam. Đến năm 1974, CSBV phát triển các nhánh đường xâm nhập Hồ Chí Minh sâu xuống miền phía nam hơn. Trước đây các con đường chạy hướng bắc-nam trong hệ thống đường xâm nhập Hồ Chí Minh ngừng ở nội địa Lào hay Cam Bốt; bây giờ các nhánh đường này đã nằm bên trong lãnh thổ VNCH, một đoạn đường dài 900 cây số từ đầu dãy Trường Sơn ở vĩ tuyến 17 cho đến tỉnh Tây Ninh. Nằm chung với hệ thống đường xâm nhập là các con đường ngang nối miền duyên hải vào con đường xâm nhập chính. Tuy nhiên các con đường phụ này không xử dụng được vào mùa mưa: cộng sản dùng cầu tiền chế thay cho các cầu gỗ bị nước cuốn trôi vào mùa nước lũ. Để đạt được mục đích phát triển đường xâm nhập vào tận lãnh thổ VNCH, CSBV tấn công và triệt tiêu tất cả các căn cứ biên phòng nằm trên lộ trình tiến quân của họ về miền tây nguyên. Các căn cứ biên phòng như Bu Bong, Bu Prang, Plei-D'jereng và Pleime đều bị tấn công. Các căn cứ nằm ở phía bình nguyên như Mang Buk, Dak Pek, Plateau Gi, Gia Vực cũng bị tràn ngập khi kế hoạch xâm nhập của CSBV tiến dần về miền duyên hải.
Cộng Sản Bắc Việt có một hệ thống ống dẫn dầu, đầy đủ với máy bơm và kho chứa dầu to lớn, chạy dài từ khu phi quân sự đến tận phía tây của tỉnh Quảng Đức. CSBV cũng xây nhiều nhà kho, nhà tiền chế, ở những phi trường bỏ hoang của VNCH. Sau ngày ngưng bắn, CSBV có trong tay 7 phi trường loại "nhẹ" và 8 loại "trung bình" ở miền Nam. Hai trong số các phi trường nói trên có thể cải biến cho phản lực chiến đấu cơ.
Tóm lại, với các cố gắng và thành quả của CSBV trong kế hoạch phát triển các hệ thống đường xâm nhập, CSBV có đủ quân nhu dùng cho một cuộc tấn công kéo dài 18 tháng, tương tự như cuộc tấn công qui mô của năm 1972. Với hệ thống vận chuyển hữu hiệu đó, quân xâm nhập từ Bắc vào Nam bây giờ chỉ cần có ba tuần, thay vì bốn tháng như trước.
Chiến Lược và Kế Hoạch của Cộng Sản
Cuộc chiến tranh dai dẳng ở Việt Nam làm hao tổn hai miền Nam, Bắc rất nhiều. Nhưng CSBV thiệt hại nhân mạng nhiều hơn. Trong cuộc phỏng vấn với một ký giả người Ý, Võ Nguyên Giáp thú nhận CSBV chết hơn 500 ngàn quân cho cuộc chiến. Cán binh CSBV, dù được nhồi sọ ý thức hệ lâu dài, dù được cán bộ chính trị kiểm soát và rèn luyện bởi kỷ luật đảng, vẫn ước mong một nền hoà bình thật với hy vọng được trở về với gia đình. Tài liệu từ tù binh và cán binh ra đầu thú cho thấy lính và cán bộ cộng sản rất nóng lòng khi nghe tin ngưng bắn sẽ được thực hiện vào ngày 28 tháng 10, 1972. Họ chăm chú theo dõi hai đài phát thanh VOA (Voice of America) và BBC (British Broadcasting Corporation) rồi bàn tán về viễn ảnh họ sẽ được trở về miền Bắc. Và họ không giấu được nỗi thất vọng khi ngày ngưng bắn 28 tháng 10 bị đình lại.
Khi hiệp định Paris được ký kết, Trung Ương Cục Miền Nam phổ biến huấn lệnh số 2/73. Huấn lệnh này cung cấp chi tiết hướng dẫn cách tuyên truyền cho cán bộ đảng và dân quân CSBV. Theo huấn lệnh 2/73, hiệp định Paris là một dấu mốc của lịch sử, của thời điểm chiến thắng của người CS ở miền Nam. Tuy nhiên, hiệp định Paris không chấm dứt cuộc đấu tranh mà chỉ tạo ra một hoàn cảnh nửa chiến tranh nửa hoà bình, trong đó mọi đấu tranh chính trị đi trước đấu tranh quân sự.
Trong hai tháng 3 và 4, 1973, CSBV đưa vào nam hai toán tuyên truyền do Văn Tiến Dũng và Tố Hữu một ủy viên bộ chính trị cầm đầu. Toán tuyên truyền giải thích cho cán binh CSBV trong nhiều buổi hội thảo chính trị là, hiệp định Paris chỉ là một giai đoạn nghỉ mệt trong cuộc chiến đánh chiếm miền Nam; và việc ký hiệp định là một thế của chiến thuật vừa đánh vừa đàm. Đảng cộng sản lúc nào cũng có một "cách nói" cho mọi tình thế chính trị. Cách nói sau ngày ngưng bắn là họ kêu gọi ba thành phần chánh phủ và quân đội chuẩn bị cho mọi trường hợp.
Trong đảng cộng sản có hai ý kiến trái ngược nhau về thái độ và ý niệm khi họ học tập và tuyên truyền hiệp định Paris 1973. Ý kiến thứ nhất là coi hiệp định Paris như là một giải pháp hòa bình dùng để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ý kiến thứ hai biện hộ tiếp tục cuộc chiến, cho rằng chỉ cần quân sự thôi là có thể đem lại được chiến thắng tuyệt đối cuối cùng. Hai thái độ được đảng cộng sản phân tích kỹ qua huấn lệnh số 3/73 ban hành đầu tháng 4, 1972. Huấn lệnh kết luận: cán bộ cộng sản phải tin vào đường lối của đảng với chiến lược uyển chuyển; và tình trạng sau ngày ngưng bắn là tình trạng "hòa bình trong chiến tranh" một giai đoạn cộng sản có thể lợi dụng các khiếm khuyết về luật lệ trong các điều khoản của hiệp định. Với một bộ máy tuyên truyến hữu hiệu và khả năng nhồi sọ tư tưởng chính trị, cộng sản tìm cách dung hòa hai thái độ ở các cấp thấp nhất. Cán bộ và lính ở hạ tầng cơ sở được lệnh học tập những kết luận của huấn lệnh.
Tháng 5 năm 1973 tình báo VNCH nhận được tin tức từ một cuộc hội thảo của các cán bộ trung cấp tỉnh ủy. Trong buổi thảo luận này CSBV đi đến kết luận là họ có thể đánh bại VNCH qua một cuộc tấn công kiểu tốc chiến (blitzkrieg) như họ đã thực hiện vào năm 1968. Trong các cuộc hội thảo này, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy CSBV không còn đề cập đến những từ ngữ như đấu tranh chính trị.
Ở một cuộc hội thảo khác vào tháng 7, 1973, cán bộ cộng sản cũng đi đến kết luận là, "Nếu chính phủ VNCH không thực thi điều khoản của hiệp định Paris như tham dự vào một chánh phủ liên hiệp, chúng ta [cộng sản] sẽ có khả năng phát động một chiến dịch tổng nổi dậy tổng phản công." Một cán bộ thuộc tỉnh ủy Lâm Đồng ra hồi chánh và tiết lộ kế hoạch phản công mới ở miền Nam của cộng sản: giới lãnh đạo cộng sản đang dự tính những cuộc tấn công chiến lược vào Huế và Đà Nẵng ở Vùng I. Lời khai của người hồi chánh được kiểm chứng qua nhiều tin tức khác. Tin tức cho chúng ta biết thêm phi công của CSBV đang gia tăng thực tập và huấn luyện. Không ảnh chụp ở Lào cho thấy CSBV dựng một phi trường giả, giống như phi trường Đà Nẵng, với tất cả chi tiết tương tự để thực tập tấn công. Tuy nhiên, người cán bộ hồi chánh nói trên nhấn mạnh là cuộc tấn công chỉ có thể xảy ra với sự đồng ý của Nga và Trung Cộng như họ đã cho phép hai cuộc tấn công vào năm 1968 và 1972. Một trùng hợp xảy ra trong thời gian này: Vào hai tháng 8 và 9 năm 1973, thủ tướng Phạm Văn Đồng và bí thư Lê Duẩn có thăm viếng Nga và Trung Cộng.
Thời gian sau ngưng bắn là thời gian cộng sản ở miền Nam dồn mọi nỗ lực để xây dựng và phát triển sức mạnh, chuẩn bị cho các chiến dịch trong tương lai. Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, chủ tịch MTGPMN Nguyễn Hữu Thọ cho biết MTGPMN không dự định một cuộc tổng công kích nào, nhưng mặt trận có khả năng về cơ sở và nhân sự để thực hiện kế hoạch đó nếu cần. Trong một bài phát thanh đánh đi vào ngày 15 tháng 10, 1973, CSBV tuyên bố lực lượng võ trang và quân đội cộng sản sẽ đánh bại mọi cuộc tấn công của VNCH. Cùng lúc, huấn lệnh số 4/73 của Trung Uơng Cục Miền Nam (TƯCMN) ghi rõ kế hoạch tấn chiếm từng điểm, nắm giữ từng phần nhỏ của chiến thắng, trên đường tiến về chiến thắng sau cùng. Huấn lệnh này cho phép các lực lượng cộng sản có thể vừa đánh vừa tuyên truyền; hoặc tuyên truyền trước rồi tấn công sau.
Để năng cao tinh thần chiến đấu của cán binh cộng sản tại miền Nam, vào tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm 1974 TƯCMN cho lưu hành quyết nghị số 12. Quyết nghị này dựa vào bản phúc trình của lần họp thứ 21 của trung ương đảng cộng sản. Cả hai văn kiện tuyên bố lực lượng của cộng sản ở miền Nam chưa bao giờ mạnh hơn về quân sự cũng như chính trị từ năm 1954. Quyết nghị kêu gọi cán binh tiếp tục chiến đấu tại chổ theo chiến thuật "hòa bình trong chiến tranh," trong khi giả bộ tuân theo các điều khoản ghi trong hiệp định Paris. Tuy nhiên, "chiến đấu tại chổ" được định nghĩa như những cuộc tấn công có hỗ trợ của "quân đội," nhắm vào các địa điểm phòng thủ chắc như quận lỵ, bộ tư lệnh khu chiến thuật, các hậu cứ của tiểu đoàn, trung đoàn, hay bản doanh của sư đoàn. Về mặt chính trị, cộng sản nhấn mạnh vào việc củng cố hạ tầng cơ sở như đã nói trên. Quyết nghị số 12 của TƯCMN là văn kiện căn bản hướng dẫn mọi hoạt động của cộng sản trong suốt năm 1974.
Cuối năm 1973 cộng sản bắt đầu khởi xướng các chiến dịch triệt hạ các tiền đồn và căn cứ ở các nơi hẻo lánh của VNCH. Từng căn cứ một bị triệt tiêu, hoặc quân phòng thủ phải di tản trước áp lực quá mạnh của địch. CSBV tiếp tục kế hoạch tấn công sang năm 1974. Lúc đầu là các cuộc tấn công bằng cấp trung đoàn, kế đến là cấp sư đoàn với sự hỗ trợ của các đơn vị pháo binh, thiết giáp và phòng không. Căn cứ Lệ Minh (Plei D'jereng) là căn cứ đầu tiên bị thất thủ vào tháng 9, 1973. Tiếp theo là căn cứ Ngọc Bảy ở Kontum, rồi căn cứ núi Bạch Mã ở Đà Nẵng. Vào tháng 11 cùng năm, hai cứ điểm Dak Song và Kiên Đức bị tràn ngập. Trừ căn cứ Kiên Đức được trung đoàn 45 của chúng ta lấy lại một tuần sau, tất cả các căn cứ nói trên hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của địch quân.
Về phía VNCH. Một mặt chúng ta ngăn chận kế hoạch chiếm đất giành dân của cộng sản, mặt khác chúng ta thúc đẩy chương trình bình định nông thôn. Nhưng về vấn đề phòng thủ các tiền đồn hay trại biên phòng thì là một vấn đề khác: tổng thống Thiệu ra lệnh quân trú phòng không được di tản dưới áp lực của địch, và căn cứ phải được giữ bằng mọi giá. Và như chúng ta đã thấy, quân lệnh của tổng thống Thiệu có ý nghĩa về phương diện chính trị, nhưng bất lợi về phương diện quân sự. Địch quân tấn công các tiền đồn hay căn cứ biên phòng đó rất dễ với số quân đông hơn năm, sáu lần, và với hoả lực yểm trộ hùng hậu, họ có thể đè bẹp quân trú phòng rất dể dàng. Càng cố gắng bảo vệ các căn cứ ở xa, chúng ta càng hy sinh nhiều nhân sự có thể dùng để phòng thủ ở những nơi khác. Khi cố gắng bảo vệ và tử thủ ở các tiền đồn, chúng ta hy vọng vào các điều khoản của hiệp định Paris được thực thi rõ rệt: Giữ các đồn bót ở những nơi hẻo lánh đó để chúng ta chứng minh cho các quan sát viên quốc tế biết giới hạn của lãnh thổ VNCH. Hơn nữa, nếu chúng ta bỏ rơi các căn cứ này, chúng ta sẽ giao cho cộng quân rất nhiều đất đai của lãnh thổ quốc gia.(4)
Ở vùng I vào đầu tháng 7 năm 1974, cộng quân bắt đầu tăng cường áp lực với các đơn vị như sư đoàn 304B và 711, và Mặt Trận 44 (mặt trận này có quân số tương đương với 11 tiểu đoàn bộ binh). Chủ đích của CSBV là bao vây trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dạ Trạch nằm ở quận Thường Đức, và các đồn bót nằm trong thung lũng Quế Sơn. Mục tiêu chánh của CSBV là vùng đồng bằng miền duyên hải của tỉnh Quảng Nam. Áp lực của cộng quân là một mối quan tâm cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và quân đoàn I nói chung. Đối diện với áp lực của CSBV là sư đoàn 3 bộ binh của QLVNCH, đang cố gắng cản bước tiến của địch. Để đối phó, quân đoàn I tăng viện thêm hai lữ đoàn Nhảy Dù, hai trung đoàn bộ binh và hai liên đoàn Biệt Động Quân. Mặt trận Thường Đức kép dài đến tháng 11 khi quân đội VNCH làm chủ tình hình, đẩy lùi cộng sản ra khỏi vùng đồng bằng của miền duyên hải. Cũng trong thời gian trên, khi áp lực và các cuộc tấn công của cộng quân đạt đến cường độ cao nhất vào tháng 9, cộng quân cũng mở một cuộc tấn công song song ở Thừa Thiên, với ý định cắt ngang quốc lộ 1 ở giữa Huế và Đà Nẵng. Lực lượng CSBV ở mặt trận này gồm 3 trung đoàn của sư đoàn 324B.
Trong khi đó, ở phía nam của Vùng I, lữ đoàn 52 (có bổ sung) CSBV tấn công và tràn ngập trại Biệt Động Quân biên phòng Gia Vực và quận Minh Long. Trong sáu tháng cuối của năm 1974, hai sư đoàn 1 và 2 của VNCH, với vùng trách nhiệm riêng biệt, đẩy lui địch quân và bình thường hóa tình hình chiến sự ở Vùng I. Qua những trận đánh khốc liệt của sáu tháng đó, hai bên địch và ta tổn thất rất nặng, với mức thương vong hơn 15 ngàn người mỗi bên.(5)
Ở Vùng II cộng sản bắt đầu xây đường vận chuyển hai chiều về hướng đông, tách ra khỏi hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh chạy theo hướng bắc nam. Một con đường nằm ở hướng bắc của tỉnh Kontum; một con đường khác nằm ở phía nam tỉnh Pleiku. Khi hoàn tất hai con đường này sẽ nối liền với quốc lộ 19, ở hướng đông của Pleiku. Kế hoạch xây đường này của cộng sản là để cắt ngang hai tỉnh Kontum và Pleiku, cũng như cô lập bản doanh của Quân Đoàn II đóng tại Pleiku. Nhưng căn cứ biên phòng 711 của VNCH ở phía nam Pleiku cản trở kế hoạch hoàn tất hệ thống đường chuyển vận này của cộng sản. Tháng 4, 1974, hai trung đoàn của sư đoàn 320 CSBV tấn công tiền đồn 711. Tháng 5, 1974, với sự yểm trợ của hai liên đoàn BĐQ, sư đoàn 22 bộ binh đẩy lui địch quân và phá vỡ kế hoạch xây đường của cộng sản. Tiếp theo sau, vào cuối hè đầu thu của năm, sư đoàn 3 CSBV, hoạt động tại tỉnh Bình Định, cắt đứt quốc lộ 1 ở phía nam của ba tỉnh thuộc Vùng I, gây áp lực cho căn cứ không quân Phù Cát. Sư đoàn 22 bộ binh phải di chuyển từ Pleiku xuống Bình Định để tiếp ứng cho hai liên đoàn BĐQ cơ hữu của tỉnh. Đến cuối năm 1974 quân đội ta hoàn toàn khai thông quốc lộ 1, đầy lùi quân CSBV trở ngược lại thung lũng An Lão.
Ở Vùng III chúng ta lấy lại được quận Đức Huệ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa sau khi tiểu đoàn BĐQ phòng ngự của quận lỵ bị thất thủ. Tháng 6, 1974, địch quân mở ba cuộc tấn công cùng lúc vào ba cứ điểm An Điền, Căn Cứ 82, và Rạch Bắp nằm ở phía tây của tỉnh Bình Dương. Trận đánh chiếm lại các cứ điểm này rất ác liệt và hao tổn. Với lợi điểm về pháo binh và đạn dược, địch dụ cho quân ta tiến vào các mục tiêu đã được chấm tọa độ trước, rồi tập trung hỏa lực pháo binh triệt hạ quân ta. Sau cùng, xử dụng hệ thống phản pháo và các toán xung kích, chúng ta áp đảo được các ổ pháo của địch và chiếm lại các cứ điểm nói trên.
Trong khi đó, ở miền đồng bằng sông Cửu Long, quân đội chúng ta trên đà phản công. QLVNCH mở một cuộc hành quân qui mô đánh vào vùng Trị Tháp từ lâu đây là một căn cứ của Việt cộng ở Đồng Tháp Mười, nơi giáp ranh của ba tỉnh Kiên Giang, An Xuyên và Chương Thiện. Địch quân chống trả mạnh khi chúng ta đánh vào mật khu của họ. Ở Vùng IV, ba sư đoàn bộ binh cơ hữu của vùng luôn bận rộn với các cuộc hành quân, hoặc hỗ trợ các đơn vị của Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Hai lực lượng Nghĩa Quân và Địa Phương Quân của Vùng IV, trong một thời gian dài, tỏ ra mất hiệu lực trước các cuộc xâm nhập và tấn công của cộng sản. Đây là một quan tâm lớn cho VNCH. Vì thiếu khả năng, các lực lượng địa phương đã để cho cộng sản chiếm nhiều làng xã ở các tỉnh Kiên Giang, An Xuyên và Chương Thiện. Sự khiếm khuyết của hai lực lượng này bắt nguồn từ sự yếu kém về tinh thần và quân số không đầy đủ ở các đơn vị. Để giải quyết những khuyết điểm trên, Bộ Tổng Tham Mưu mở một cuộc điều tra để tìm nguyên nhân. Tháng 11, 1974, cuộc điều tra đưa đến quyết định giải nhiệm trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tư lệnh Vùng IV-Quân Khu IV. Thay vào đó, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu. Bộ Tổng Tham Mưu giao cho vị tân tư lệnh một nhiệm vụ khẩn cấp là nâng cao tinh thần và khả năng chiến đấu của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Tướng Nam đã hoàn tất nhiệm vụ một cách đáng khen thưởng. (6) (Còn tiếp...)
Chú thích:
1. Chúng ta biết được tin tức này từ tài liệu tịch thu, thẩm vấn tù binh và hồi chánh, và tin tình báo (chú thích của tác giả).
2. Về chi tiết tất cả các vụ vi phạm quan trọng của CSBV trong năm 1973, và lực lượng quân sự của VNCH và CSBV, đọc thêm From Cease-fire to Capitulation (Center of military History, Washington, D.C., 1984) của William Le Gro, chương về năm 1973 (chú thích của dịch giả).
3. Hai quân đoàn đó là Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 4. Quân Đoàn 2 còn có tên là Binh Đoàn Hương Giang, thành lập ngày 17 tháng 5, 1974 tại Thừa Thiên, gồm các lực lượng cơ hữu: sư đoàn bộ binh 304, 324, 325; sư đoàn phòng không 673; lữ đoàn 203 xe tăng; lữ đoàn 164 pháo binh; lữ đoàn 219 công binh; trung đoàn 463 thông tin; và các đơn vị phục thuộc khác. Quân Đoàn 4 có tên là Binh Đoàn Cửu Long, thành lập ngày 20 tháng 7, 1974 tại miền đông nam bộ. Các đơn vị của quân đoàn này gồm sư đoàn 7, 9, trung đoàn 24 pháo binh, trung đoàn 71 phòng không, trung đoàn 429 đặc công và nhiều đơn vị trực thuộc. Đọc Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam, (Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội: 1996) (chú thích của dịch giả).
4. Đây là một trong "Bốn Không" do tổng thống Thiệu đề ra sau Hiệp Định Ba Lê, đó là: Không nhường đất cho cộng sản. Không liên hiệp với cộng sản. Không công nhận CS. Không trung lập hóa miền Nam. "Bốn Không" được coi như là một quốc sách mà tất cả các hoạt động chính trị và quân sự phải tuân theo (chú thích của tác giả).
5. Một trong những trận đánh đẩm máu ở mặt trận Thường Đức là trận Đồi 1062. Trong trận này lữ đoàn 1 và 2 Nhảy Dù đánh tan bốn trung đoàn 29, 31, 24, và 66 thuộc các sư đoàn 2, 324B và 304 của CSBV. Hai lữ đoàn Nhảy Dù của quân đội VNCH đã trả giá thật cao cho Đồi 1062: 500 tử thương và 2000 bị thương. phía cộng sản có hơn 2000 chết và 5000 bị thương. Ở điểm cao nhất của trận chiến, 6 tiểu đoàn Nhảy Dù đã thay phiên tấn chiếm mục tiêu này. Xem, William E. Le Gro, Vietnam from Cease-Fire to Capitulation, chương 11. Trương Dưỡng, Đời Chiến Binh, chương Trận Thường Đức: Đồi 1062. Về trận Sa Huỳnh, đọc Anh Hùnh Bạc Mạng của Trần Thy Vân, chương Sa Huỳnh Biển Lửa (chú thích của dịch giả).
6. Sau cuộc rút lui thất bại tại Cao Nguyên, tướng Nguyễn Văn Phú vào nằm ở tổng y viện Cộng Hòa, tướng Nghi tình nguyện làm tư lệnh bộ chỉ huy tiền phương Quân Đoàn III, để trấn giữ miền duyên hải còn lại. Bộ chỉ huy đóng trong căn cứ Không Quân Phan Rang (tư lệnh là chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang). Ngày 16 tháng 4, 1975, khi tỉnh Ninh Thuận và căn cứ Phan Rang thất thủ, hai tướng Nghi, Sang, và đại tá Nguyễn Thu Lương (Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù) được coi như mất tích (chú thích của tác gỉa).
Chương 8: Phòng Thủ Phía Nam
Ngày 26 tháng 3, 1975, đại tướng Frederick Weyand, tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ đến Saigon. Tướng Weyand đã phục vụ tại Việt Nam một thời gian lâu, đảm trách nhiều chức vụ quan trọng. Ông là tư lệnh sư đoàn 25 BB; tư lệnh Quân Đoàn II Dã Chiến (II Field Force); rồi tư lệnh phó MACV; tư lệnh MACV khi đại tướng Creighton Abrams trở lại Hoa Kỳ làm Tư Lệnh Lục Quân. Ông lên thay đại tướng Abrams khi Abrams chết bất ngờ khi còn tại chức. Với sự quen thuộc ở Việt Nam như vậy, đại tướng Weyand được sự ưu ái của nhiều tư lệnh quân sự và chính trị gia Việt Nam.
Bộ Tổng Tham Mưu không thuyết trình hay hội họp chính thức với tướng Weyand, nhưng tác giả có trao đổi ý kiến riêng với tướng Weyand. Lúc nói chuyện, tác giả cho tướng Weyand biết những khó khăn quân đội VNCH đang gặp. Tác giả muốn Hoa Kỳ giúp một chuyện duy nhất: cho không quân Hoa Kỳ xử dụng pháo đài bay B-52 oanh tạc các địa điểm tập trung quân, và các mật khu dã chiến của CSBV đang được thiết lập vội vã trong chiến dịch đánh chiếm miền Nam. Pháo đài bay B-52 sẽ phục hồi tinh thần chiến đấu và niềm tin của dân quân VNCH. Nhưng tướng Weyand giải thích cho tác giả biết, từ khi có luật Case-Church Admendment, tất cả mọi can thiệp quân sự Đông Dương cần có sự ưng thuận của quốc hội Hoa Kỳ.(1) Với tình hình chính trị đang diễn ra ở Mỹ, ông không nghĩ quốc hội Hoa Kỳ sẽ cho phép quân đội trở lại hay can thiệp vào Việt Nam.
Sau đó phái đoàn quân sự của Weyand cùng đại sứ Graham Martin dự buổi họp chính thức với tổng thống Thiệu ở Dinh Dộc Lập. Trong buổi họp, phái đoàn Hoa Kỳ đề nghị những điểm sau:
Chính phủ phải giải thích cho dân chúng biết tình trạng của quốc gia để họ không bị hoang mang bởi những tuyên truyền của cộng sản. Các nhà lãnh đạo VNCH phải xuất hiện nhiều hơn trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, để tăng niềm tin cho dân chúng.
Bộ Tổng Tham Mưu phải có nhiều quyền hơn ở những quyết định quân sự.
Quân đội VNCH cần đánh thắng một trận lớn hay nhỏ để cho phía ủng hộ VNCH ở Mỹ phấn khởi xin được ngân khoản quân viện phụ trội 300 triệu mỹ kim. Sư đoàn 5 CSBV đang đóng ở Mỏ Vẹt, hướng tây Đức Huệ, là mục tiêu tốt cho quân đội VNCH tấn công để tìm một chiến thắng.(2)
Vấn đề dân tị nạn phải được giải quyết. Nên chú trọng đến thân nhân và gia đình binh sĩ. Phải di tản họ ra khỏi vùng giao chiến, hay vùng đó có cơ nguy trở thành vùng giao chiến.
Vấn đề thuộc về chính phủ và dân tị nạn được tổng thống Thiệu và thủ tướng Khiêm bàn thảo với phái đoàn Hoa Kỳ.
Về đề nghị trao thêm quyền quyết định quân sự cho BTTM không được nói đến trong buổi họp vì sự tế nhị của vấn đề tổng thống Thiệu là người duy nhất có thể thay đổi chuyện đó nếu ông muốn cho BTTM thêm quyền quyết định về quân sự hay không.
Nhìn từ quan điểm quân sự, tác giả đồng ý quân đội VNCH cần đánh thắng một trận. Nhưng ngay trong lúc đó chúng ta không còn quân để tấn công sư đoàn 5 CSBV; chúng ta chỉ có thể chờ khi có cơ hội và nhân lực cho kế hoạch này. Tác giả cũng nhắc lại vấn đề cần xử dụng pháo đài bay B-52 đánh vào các điểm tập trung quân cộng sản; B-52 sẽ đem lại tinh thần cho dân quân miền Nam. Tác giả cho buổi họp biết quân đội VNCH đang xử dụng vũ khí gì để thay vào hỏa lực B-52: không quân Việt Nam dùng các thùng dầu phế thải, bom 250, 500 và 750 cân Anh để oanh tạc cộng sản. Về chuyện di tản gia đình thân nhân binh sĩ ra khỏi vùng hỏa tuyến: kế hoạch có lợi và hại không thể đoán được: tinh thần chiến đấu của binh sĩ có thể sa sút khi họ bị tách ra khỏi gia đình. Trong quá khứ, khi cộng sản tấn công miền Nam vào năm Mậu Thân, vợ con binh sĩ ở những tiền đồn xa đã hỗ trợ giúp đỡ, từ việc tải đạn cho đến xử dụng vũ khí, để chống lại cuộc tấn công của cộng sản. (Còn tiếp...)
Chú thích chương 8:
1. Tháng 8 năm 1973, nghị sĩ Frank Church và Clifford Case của Ủy Ban Ngoại Giao Thương Viện đưa ra dự luật Case-Church Admentmend cấm tất cả mọi can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Đông Dương nếu không có sự ưng thuận của Quốc Hội Mỹ. Dự luật này được tổng thống Richard Nixon chuẩn y thành luật vào tháng 12 năm 1973 (chú thích của dịch giả).
2. Trở lại Hoa Kỳ , ngày 4 tháng 4, 1975, tướng Weyand trình cho tổng thống Ford đề nghị của ông về tình hình VNCH. Bản tường trình đề nghị Hoa Kỳ cần viện trợ thêm ít nhất là 722 triệu mỹ kim ngay lập tức để đương đầu với áp lực của cộng sản. Tướng Weyand nhấn mạnh trách nhiệm của Hoa Kỳ trong hiệp định Ba Lê 1973. Bản tường trình của Weynad viết rất chi tiết về tình hình Việt Nam. Cũng nên biết thêm, cùng đi với Weyand là hai nhân viên tình báo CIA ngoại hạng có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam: George Carver và Theodore Shackley. Shackey coi CIA ở Lào, rồi sau đó là Việt Nam; Carver là nhân viên CIA có liên hệ với vụ đảo chánh năm 1960, khi ông tham dự những buổi họp bí mật bàn kế hoạch đảo chánh của Hoàng Cơ Thụy và Vương Văn Đông. Bản tường trình của đại tướng Weyand được giải mật và lưu trữ ở Thư Viện Tổng Thống Gerald Ford, thuộc viện đại học Michigan (chú thích của dịch giả).
(Tiếp theo Chương 8... )
Tái Bổ Sung và Trang Bị
Sau khi Ban Mê Thuột mất, tái phối trí quân ở Vùng II thất bại, các đơn vị tác chiến cơ hữu của quân đoàn bị phân tán. Quân đoàn mất 90% chiến cụ, vũ khí; các đơn vị chỉ giữ được 30% súng cá nhân M-16. Các đơn vị về từ Vùng II được tái phối trí, trang bị lại như sau:
Sư đoàn 23 BB tập họp lại ở Động Ba Thìn, một nơi cách Cam Ranh 10 cây số về hướng bắc. Bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB có trách nhiệm tái trang bị các đơn vị ở đó (thành phần còn lại của sư đoàn 22 BB đã được di tản về Vũng Tàu).
Địa Phương Quân-Nghiã Quân từ các tỉnh Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku tập họp ở trung tâm huấn luyện Lam Sơn để được bổ sung vào đơn vị thiếu quân.
Biệt Động Quân và Pháo Binh tụ về trung tâm huấn luyện của họ tại trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, cách Nha Trang 35 cây số.
Các đơn vị Thiết Kỵ, Thiết Vận Xa tập họp ở Long Thành, Biên Hòa.
Chương trình tái bổ sung /trang bị bao gồm huấn luyện, cấp số, vũ khí và tâm lý chiến. Chương trình tái huấn luyện /trang bị lấy tiểu đoàn làm chuẩn cho các đơn vị bộ binh và BĐQ; pháo binh ở cấp pháo đội (bốn đại bác cho một pháo đội), và thiết kỵ ở cấp đại đội.
Chương trình tái trang bị được thực hiện tốt đẹp như ý: sư đoàn 23 BB hoàn tất được một trung đoàn; hai tiểu đoàn BĐQ sắp hoàn tất phục hồi các đại đội; hai pháo đội pháo binh được huấn luyện xong và chờ nhận súng. Tiến trình đang xảy ra thì phòng tuyến của lữ đoàn Nhảy Dù ở Khánh Dương bị thất thủ sau ba ngày chiến đấu đẫm máu. Địch tràn về miền duyên hải, và các đơn vị đang được tái trang bị /bổ sung một lần nữa phải di chuyển về hướng nam.
Tất cả quân cụ vũ khí dành cho kế hoạch tái bổ sung /trang bị mất khi di tản lần thứ nhì. Đây là tất cả quân cụ, vũ khí BTTM và Tổng Cục Tiếp Vận có thể thu thập được từ Bộ Tư Lệnh Tiếp Vận Vùng 1, 2, và 4. Số quân cụ vũ khí mất, có thể dùng để trang bị cho hai trung đoàn bộ binh; một tiểu đoàn pháo binh 105 ly; một tiểu đoàn 155 ly; và một đại đội xe tăng M-48.
Các đơn vị di tản về từ Vùng I, khi đến Vùng III, được bổ sung và tái trang bị như sau:
Tái trang bị /bổ sung cấp tiểu đoàn, liên đoàn và lữ đoàn cho lực lượng bộ binh, BĐQ và TQLC; Pháo đội hay tiểu đoàn (12 khẩu pháo) cho các đơn vị pháo binh; và cấp đại đội cho đơn vị thiết kỵ.
Các đơn vị TQLC, sư đoàn 2 BB, và Liên Đoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù được ưu tiên trong vấn đề tái bổ sung và trang bị các đơn vị này không bị thiệt hại nhiều khi tập họp lại ở Vũng Tàu. Ưu tiên kế đến là sư đoàn 22 BB.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, đang đóng tạm tại BTTM, có nhiệm vụ tái trang bị và bổ sung các đơn vị cơ hữu, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Vùng I.
Các đơn vị này được tập họp ở trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, và sẽ được bổ sung vào hai sư đoàn 2 và 3 BB. Sư đoàn 1 BB đã bị giải thể.
Tương tự, quân nhân di tản từ vùng II được tập họp ở sư đoàn 22 BB chờ bổ sung vào các đơn vị cần quân.
Bộ Tư Lệnh quân đoàn II bị giải thể. Tất cả nhân viên thuộc về bộ tư lệnh được xung vào các đơn vị đang tái lập.
Biệt Động Quân và Bộ Tư Lệnh Pháo Binh có nhiệm vụ tập họp các đơn vị của họ tại căn cứ Long Bình.
Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp tập họp các đơn vị của họ ở trường Thiết Giáp Long Thành.
Tổng Cục Quân Huấn có nhiệm vụ tập họp tất cả các khoá sinh, cán bộ các trung tâm huấn luyện Vùng I và II, đưa tất cả về các trường quân sự còn đang hoạt động ở Vùng III. Tại Vùng III, chương trình thụ huấn vẫn được tiếp tục. Cấp hạ sĩ quan tiếp tục thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Đa Lạt được đưa về trường Sĩ Quan Bộ Binh Long Thành. Sinh viên sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị và Tâm Lý Chiến về trung tâm huấn luyện Tâm Lý Chiến ở Saigon.
Chương trình tái trang bị được thực hiện tại các địa điểm sau: Sư đoàn TQLC bổ sung lại tại hậu cứ của tiểu đoàn 4 TQLC tại Vũng Tàu; Sư đoàn 2 BB tại Bình Tuy; BĐQ gia nhập vào các hậu cứ của liên đoàn ở Long Bình; sư đoàn 22 BB tại trung tâm huấn luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu. Pháo binh ở hậu cứ Long Bình; và Thiết Giáp thì tại trường Thiết Giáp Long Thành.
Mỗi trung đoàn hay lữ đoàn có thời gian tối đa là 15 ngày để tái trang bị /bổ sung. Đơn vị và bộ tư lệnh có trách nhiệm thu hồi vũ khí, quân cụ từ các đơn vị di tản. Lệnh trưng dụng tối đa vũ khí, quân cụ, còn xử dụng được, được ban hành. Vũ khí hư được gởi về Liên Đoàn 332 Tiếp Liệu thuộc Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III ở Long Bình. Vũ khí, quân cụ cần thiết sẽ được Nha Quân Cụ phát ra khi có lời yêu cầu. Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III đồng thời có trách nhiệm thu hồi vũ khí quân cụ từ các quân nhân ở các trại tị nạn vùng III; Bộ Tư Lệnh Hải Quân có trách nhiệm tương tự tại các trại tị nạn ở Phú Quốc.
Các đơn vị tiếp liệu, sửa chữa nhẹ, trung tâm tân trang được lệnh gia tăng khả năng hoạt động 24-trên-24. Thu hồi tối đa các bộ phận thay thế. Năm mươi phần trăm các dụng cụ, vũ khí từ các trường, trung tâm huấn luyện ở Vùng III và VI được đưa về Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III để phân phối ra các đơn vị. Quân cụ, quân nhu đang tồn kho được chuyển về Long Bình. Giống như trường hợp khẩn cấp của năm Mậu Thân và năm 1972, tất cả quân viện cập bến từ Hoa Kỳ được phân phối ngay lập tức.
Chương trình tái bổ sung/trang bị được thành quả khả quan. Sư đoàn 2 BB, được bổ sung lại hai trung đoàn, một tiểu đoàn pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một đại đội thiết kỵ M-113. Các lực lượng này được đưa lên mặt trận Phan Rang vào ngày 14 tháng 4. Một lữ đoàn TQLC, bổ sung lại và tăng viện thêm một tiểu đoàn pháo binh với 12 đại bác, nhận nhiệm vụ phòng thủ ở mặt trận Long Thành, Vùng III vào ngày 10 tháng 4. Một lữ đoàn TQLC khác cũng đang được tái bổ sung, huấn luyện và chuẩn bị ra trận. Một liên đoàn BĐQ, với một chi đội 4 khẩu đại bác, được tái trang bị và gởi về Định Tường Long An, tăng viện cho Vùng IV. Một liên đoàn thứ hai cũng sắp thành hình. Sư đoàn 22 BB, trang bị lại, có 2 trung đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo binh, với 12 đại bác 105 ly cho mỗi tiểu đoàn, và hai đại đội thiết kỵ M-113. Lực lượng này trấn giữ tuyến Long An như một lực lượng trừ bị của Vùng III vào cuối tháng 4. Một tiểu đoàn bộ binh thuộc sư đoàn 3 BB đang thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, sắp sửa được trang bị để hoạt động lại.
Dù đã trưng dụng hết quân liệu trừ bị, quân viện vừa nhận được, 50% quân cụ, vũ khí, lấy từ các trung tâm huấn luyện, cộng thêm các vũ khí được sửa chữa tối đa, các đơn vị được tái trang bị vẫn thiếu nhiều dụng cụ, vũ khí cần thiết:
1. Chỉ có được 50% súng phóng lựu M-27, đạn súng cối 60 và 81 ly.
2. Mỗi súng cá nhân M-16 chỉ có 3 băng đạn (thay vì 6).
3. Máy truyền tin cá nhân chỉ có được 50%: mỗi đại đội trang bị một máy truyền tin AN/PRC-25 hoặc là AN/PRC-10.
4. Thiết giáp M-113 thiếu hệ thống truyền tin và thép chắn bảo vệ xạ thủ đại liên trên xe.
5. Chỉ còn 10% xe vận tải cần thiết.
6. Chỉ còn 10% nón sắt và hộp cứu thương cá nhân cho các đơn vị.
Thêm vào những thiếu thốn nói trên, một số đơn vị đã được huấn luyện bổ sung xong, nhưng chưa hoạt động được vì thiếu vũ khí, quân cụ: Một đại đội thiết kỵ M-113; hai đại đội thiết kỵ M-48; hai tiểu đoàn pháo binh 105 ly; một tiểu đoàn pháo binh 155 ly; một liên đoàn BĐQ; và một trung đoàn bộ binh.(3)
Thả Bom ở Độ Cao
Trong những tháng cuối của cuộc chiến, BTTM xử dụng phi cơ vận tải C-130A vào các cuộc dội bom chiến thuật để thay vào hỏa lực của các chiến đấu, oanh tạc cơ không hoạt động hữu hiệu được vì hỏa lực phòng không của địch. C-130 có thể chứa được 8 kiện hàng, mỗi kiện hàng chứa bốn thùng dầu phế thải. C-130 được hướng dẫn đến mục tiêu bằng máy truyền tin và thả những thùng dầu phế thải này từ cao độ 15 đến 20 ngàn bộ (5 đến 7 cây số). Chu vi sát hại của những thùng dầu này có đường kính 150 đến 450 mét.
C-130 cũng có thể chở 32 trái bom loại 250-500 cân, hay 21 bom 750 cân, trên tám kiện hàng. Bom cũng thả từ cao độ 15-20 ngàn bộ. Binh sĩ ở mặt trận rất phấn khởi khi chứng kiến những cuộc dội bom đó. Họ gọi đó là "mini-B-52," hay "B-52 Việt Nam." Sau phi vụ đầu tiên thả xuống chiến khu C ở Tây Ninh, dân quân tưởng đó là B-52; lời đồn không quân Hoa Kỳ trở lại Việt Nam loan truyền ra nhanh chóng.
Gần những ngày tàn của cuộc chiến, cộng sản tụ quân, và thiết lập các căn cứ hậu cần ngụy trang rất sơ xài, dễ quan sát từ trên không. Đây là những mục tiêu tốt cho vũ khí chiến lược, có sức tàn phá mạnh. Cuối tháng 2, 1975, qua những lần viếng thăm Saigon của thứ trưởng quốc phòng Eric von Marbod và đại tướng Weyand, BTTM xin Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam những loại bom chiến lược không quân có thể xử dụng được. Loại bom Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam là bom có phiến danh "Daisy Cutter," nặng 15 ngàn cân. Không quân Hoa Kỳ dùng bom này để phá rừng, làm bãi đáp trực thăng trong cuộc chiến. Hoa Kỳ hứa gởi cho 27 quả bom và chuyên viên huấn luyện xử dụng bom trong vòng một tuần. Giữa tháng 4, ba trái được chở đến, và gần cuối tháng 4, thêm ba trái nữa. Một chuyên viên Hoa Kỳ đi theo để hướng dẫn không quân Việt Nam gắn ngòi nổ và cách vận chuyển bom trên phi cơ. Nhưng người phi công Hoa Kỳ có trách nhiệm lái máy bay thả bom thì không đến. Trong tình trạng khẩn trương của chiến trường và sự nguy hiểm khi phải chứa loại bom này ở phi trường Tân Sơn Nhất hay Long Bình, BTTM và bộ tư lệnh Không Quân quyết định tuyển chọn một phi công kinh nghiệm cho nhiệm vụ thả bom. Chiếc C-130 và quả bom "Daisy Cutter" cất cánh vào lúc nửa đêm nhưng sau 20 phút lại hạ cánh. Các sĩ quan không quân hữu trách và BTTM vô cùng lo sợ cho tai nạn xảy ra khi phi cơ hạ cánh với quả bom còn trên phi cơ. Tuy nhiên phi cơ quay về vì một lý do kỹ thuật nhỏ. Phi cơ cất cánh lại sau ba mươi phút.
Vào một giờ sáng phi cơ thả trái "Daisy Cutter" đầu tiên cách Xuân Lộc sáu cây số về hướng tây bắc. Thành phố Xuân Lộc bị rúng động như gặp động đất; tất cả đèn điện bị tắt, và truyền tin của địch ngưng hoạt động, bộ chỉ huy sư đoàn 341 CSBV bị tiêu hủy. Tinh thần binh sĩ VNCH phấn khởi. Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 BB ở mặt trận Xuân Lộc hỏi, "BTTM còn nhiều loại bom đó không"" Tin đồn loan truyền nhanh ngoài quần chúng là chúng ta đang được trang bị bom nguyên tử. Cộng Sản Bắc Việt lên tiếng nguyền rủa VNCH và Hoa Kỳ đã xử dụng vũ khí tàn phá chiến lược.
Dùng bom phá rừng "Daisy Cutter" đánh vào các điểm tập trung quân của địch có kết quả rất tốt: tinh thần chiến đấu của quân ta phấn khởi. Nhưng vì thiếu nhiên liệu, ít bom, và khó khăn về bảo trì, sửa chữa, nên không quân chỉ bay được từ hai cho đến bốn phi vụ C-130 mỗi ngày.
Trong cuộc tổng tấn công của cộng sản năm 1972, chúng ta cũng bị thiệt hại nặng, nhất là ở Vùng I. Nhưng lúc đó BTTM có thời gian và phương tiện để bổ xung và củng cố lại tất cả các đơn vị bị thiệt hại. Và chỉ sau một tháng quân đội chúng ta sẵn sàng chiếm lại các phần đất mất vào tay địch. Chúng ta có được thời gian ở chiến trường vì có được trợ giúp không lực chiến thuật của Hoa Kỳ, nhất là pháo đài bay B-52. Không nhờ các cuộc oanh tạc không ngừng của pháo đài bay yểm trợ quân ta, chúng ta chắc không giữ nổi KonTum hay An Lộc. Trong thời gian đó, B-52 được xử dụng đều đặn gần như phi cơ chiến thuật yểm trợ tiếp cận.
Trong khi ngoài chiến trường pháo đài bay B-52 cung cấp hỏa lực khủng khiếp, ở hậu phương vận tải cơ C-130, C-5, C141, hay C-130 chuyên chở vũ khí và quân cụ tiếp viện cho quân ta ngày đêm liên tục. Vào năm 1972 chúng ta không thiếu bất cứ gì từ tiền cho đến vũ khí. Quân đội chúng ta lúc đó không lo về thiếu thốn; họ chỉ lo làm sao nhận và chuyển đồ ra mặt trận đúng theo lịch trình tiếp tế mà thôi.
Nhưng năm 1972 là một tương phản thật xa so với năm 1975: thay vào chỗ của pháo đài bay B-52, chúng ta chỉ còn được một trái bom 15 ngàn cân; vũ khí và quân cụ phải biến chế để xử dụng. Đến giữa tháng 4, 1975, chúng ta đã xài hết quân dụng, vũ khí tồn kho, vào việc tái trang bị các đơn vị di tản từ hai Vùng I và II. Đến giờ phút muộn màng đó, dù chúng ta có nhận được 300 triệu mỹ kim viện trợ đi nữa, tình hình đã quá trễ.
Tình Hình ở Vùng III Sau những chiến thắng ở Vùng I và II, cộng quân tập trung quân tại Vùng III với ý định đánh thẳng vào Biên Hòa và Saigon thủ phủ của miền Nam. Các sư đoàn cơ hữu của Vùng I (như sư đoàn 324B, 325) và Vùng II (như 968, sư đoàn 3, và F-10) tiến về miền nam. Thêm vào các đơn vị đó là các sư đoàn trừ bị và sư đoàn đang hoạt động tại mặt trận điạ phương (như các sư đoàn 5, 7, 9 và sư đoàn 3 CSBV). Tóm tắt, lực lượng của địch chung quanh Saigon Biên Hoà vào những ngày cuối: Cộng sản có 15 sư đoàn bộ binh, yểm trợ bởi sư đoàn đặc công, sư đoàn pháo binh, vài lữ đoàn xe tăng, và cao xạ, hỏa tiễn phòng không.
Địch tấn công bốn hướng; mỗi hướng có một lực lượng tương đương cấp quân đoàn.(4) Đối diện với lực lượng hùng hậu này, quân đoàn III chỉ có sư đoàn 5, 25, 18, lữ đoàn 3 thiết kỵ, ba liên đoàn BĐQ và một lữ đoàn Nhảy Dù. Mặt dù các đơn vị di tản từ hai vùng I và II được tái trangbị /bổ sung, khả năng tác chiến của các đơn vị này vẫn chưa đúng tiêu chuẩn. Phải cần thời gian và vũ khí nhiều hơn để hồi phục lại khả năng chiến đấu của các đơn vị vừa được bổ sung, trang bị lại. Sư đoàn 2 BB, bị tổn thất nhẹ, được trang bị lại, gởi ra mặt trận Phan Rang, nhưng Phan Rang đã thất thủ. Sư đoàn 3 và 23 thì coi như tan hàng, không còn hữu hiệu như một đơn vị. Sư đoàn 22 BB, tổn thất khoảng 40 phần trăm, được trang bị lại trong vòng một tuần, và 2 trung đoàn của sư đoàn được đưa về giữ mặt nam của quân đoàn III tại Long An. Khoảng 2000 BĐQ về từ vùng I và II, được tổ chức lại thành một liên đoàn và đưa về phụ trách Mỹ Tho ở Vùng IV. Sư đoàn Nhảy Dù, bị tổn thất 50 phần trăm ở Khánh Dương và Phan Rang, còn được hai lữ đoàn. TQLC còn khảng 6000 quân sau khi di tản. Hai lữ đoàn được trang bị lại rồi sát nhập vào quân đoàn III như một lực lượng ứng trợ. Tóm lại, sau khi mất vùng I và II, quân đội VNCH chỉ còn 50 phần trăm lực lượng tổng quát.
Sư đoàn 18 BB chịu trách nhiệm mặt trận Long Khánh (Xuân Lộc). Sư đoàn có nhiệm vụ chiếm lại quân lỵ Định Quán trên quốc lộ 20, giải tỏa lưu thông trên quốc lộ 1, và bảo vệ an ninh vòng đai phía bắc quốc lộ 15, căn cứ tiếp vận Long Bình, và phi trường Biên Hòa. Khi địch tấn công Xuân Lộc, nằm dưới quyền xử dụng của sư đoàn 18 là các đơn vị: ba trung đoàn cơ hữu 43, 48, 52, và thêm trung đoàn 8 của sư đoàn 5 BB; Lữ đoàn 3 thiết kỵ (hai tiểu đoàn xe tăng M-113 và M-41); hai tiểu đoàn BĐQ và hai tiểu đoàn pháo binh (105 và 155 ly). Các đơn vị này được tổ chức thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318, và 322; một lữ đoàn Dù (ba tiểu đoàn tác chiến và một tiểu đoàn pháo 105 ly); Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù; khoảng 4 tiểu đoàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của tỉnh. Sư đoàn 4 Không Quân phụ trách không vận và không yểm.
Mặt trận Long Khánh sôi động hơn mặt trận Tây Ninh và Bình Dương nhiều. Ngày 9 tháng 4, 1975, sư đoàn 431 và sư đoàn 3 chiếm ngả ba Dầu Giây nơi quốc lộ 20 chạy nối quốc lộ 1 dẫn về Xuân Lộc. Địch làm tuyến án ngữ ở đây, rồi pháo kích vào Xuân Lộc, căn cứ Không Quân Biên Hòa, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, và trung tâm tiếp liệu Long Bình. Vài ngày sau, địch tăng cường thêm sư đoàn 7, nâng lực lượng có mặt lên thành một quân đoàn cho mặt trận Xuân Lộc.(5) Sau khi cản đường tại ngả ba Dầu Giây, địch đánh vào phòng tuyến của trung đoàn 52 ở tây bắc Xuân Lộc. Trung đoàn 52 bị thiệt hại nặng. Địch cũng đồng thời chận đánh một lực lượng thiết kỵ trên đường tiếp ứng Xuân Lộc.
Sau một tuần cầm cự, khi quốc lộ 20 bị phong tỏa, quân đoàn III trực thăng vận lữ đoàn 1 Nhảy Dù vào Xuân Lộc. Không yểm cho xuân Lộc được gia tăng, và sư đoàn 18 dần dần nới rộng vòng đai phòng thủ ra ngoài. Với quân tăng viện, địch tấn công vào phòng tuyến của Nhảy Dù ở mặt nam thành phố, nhưng bị quân Dù đánh bại. Quân Nhảy Dù đuổi theo đơn vị của cộng sản cho đến khi họ rút xa về hướng đông. Không quân VNCH cũng gia tăng nhiều phi vụ, dội Mặt Trận Xuân Lộc. Trận Xuân Lộc là trận đánh thất bại lớn nhất và duy nhất của cộng sản trong chiến dịch cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam. Quân đoàn 4 của Hoàng Cầm, với các sư đoàn 7, 341, 6 (thiếu) và trung đoàn 95B, bị khựng lại với sự chống trả mãnh liệt của sư đoàn 18 BB. Quân đoàn 4 CSBV bị thiệt hại nặng đến mức Văn Tiến Dũng và Lê Đức Thọ yêu cầu tư lệnh B-2 Trần Văn Trà đến tận nơi để giải quyết chiến trường. Bị dội bom dữ dội, các sở chỉ huy tiền phương của địch bị thiệt hại nặng, cánh quân của địch ở hướng đông nam án binh bất động vài ngày liền.
Ở hướng tây bắc thành phố, sau khi án binh để củng cố lực lượng hai ngày, địch mở lại cuộc tấn công và dù bị thiệt hại nặng, lần này một vài toán quân xâm nhập được vào thành phố và cố thủ ở một chủng viện. Sư đoàn 18 lập tức phản công, và bắt được hơn 20 tù binh đang trốn tại đó. Phần lớn các tù binh bị bắt ở trong lứa tuổi 17. Đây là các tân binh mới bị đưa vào nam. Họ thú nhận họ chưa rành địa hình của mặt trận, sợ chiến trường và sợ pháo binh. Từ lúc xâm nhập vào thành phố, họ trốn dưới các ống cống, và chưa hề bắn một viên đạn nào của 70 viên đạn được cấp phát.
Sau nhiều cuộc tấn công không thành ở hai hướng bắc và nam vào thành phố, địch quyết định tấn công mạnh vào tuyến phòng thủ của trung đoàn 48 phía tây Xuân Lộc, hướng Dầu Giây. Dưới sự yểm trợ của chiến xa, địch chọc thủng phòng tuyến của trung đoàn. Mặt dù hai tiểu đoàn của trung đoàn 48 vẫn còn liên lạc được với sư đoàn 18, bộ chỉ huy chính của trung đoàn mất liên lạc. Với đưòng bộ tiếp viện từ Biên Hòa lên bị phong tỏa, và không vận tiếp tế, tải thương, bị giới hạn, quân đoàn III quyết định di tản sư đoàn 18 khỏi Xuân Lộc vì sợ sư đoàn bị cô lập sau khi Dầu Giây mất.(6)
Ngày 23 tháng 4, sư đoàn 18, lữ đoàn 1 Dù, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tỉnh, di tản khỏi Xuân Lộc theo liên tỉnh lộ 2. Cuộc rút quân diễn ra tốt đẹp nhờ vào kế hoạch nghi binh và yếu tố bất ngờ của chuẩn tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh mặt trận Xuân Lộc. Quân di tản bảo toàn được lực lượng và tất cả vũ khí nặng của đơn vị. Sư đoàn 18 về đến căn cứ Long Bình vào chiều cùng ngày. Tại đây sư đoàn được nghỉ dưỡng quân ba ngày, sau đó được trang bị và bổ sung, nhận nhiệm vụ phòng thủ mặt đông nam Biên Hòa. Sư đoàn Nhảy Dù vẫn ở lại Phước Tuy để bảo vệ hành lang lưu thông Saigon Vũng Tàu.
Sau hai tuần chiến đấu mãnh liệt, sư đoàn 18 bị thiệt hại 30% quân số. Trung đoàn 52 hoàn toàn tan rã, phải được tái trang bị và bổ sung lại từ đầu. Mất trung đoàn 52 là một tổn thất lớn lao vì trung đoàn có nhiều sĩ quan kinh nghiệm, tác chiến giỏi. Lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bị thiệt hại nặng, không còn khả năng tác chiến. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại tương đối nhẹ ở mặt trận Xuân Lộc.
Trong trận Xuân Lộc, yểm trợ của không quân rất hữu hiệu. Các cuộc dội bom chiến thuật và bom CBU đánh tan nhiều cuộc tập trung quân chuẩn bị tấn công của địch. Ít nhất nguyên một trung đoàn của địch bị thương vong vì bom CBU-55 và các loại bom chiến lược khác. Dân tị nạn đi ngang qua Xuân Lộc sau này, cho biết họ thấy hàng trăm xác địch nằm rải rác ở chiến trường, trên người vẫn còn mang vũ khí, ba lô. Nhiều xác chết không có vết thương trên người.
Sau cuộc rút quân tốt đẹp từ Xuân Lộc, Quân Đoàn III gom lực lượng lại, chuẩn bị kế hoạch phòng thủ các phần còn lại của Vùng III và Biệt Khu Thủ Đô (Saigon). Theo kế hoạch do trung tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Văn Toàn trình lên BTTM, quân đoàn lập ra 5 tuyến phòng thủ. Các tuyến phòng thủ được thiết lập xa ngoài tầm tác xạ đại pháo 130 ly của CSBV. Năm phòng tuyến nối thành một vòng cung án ngữ các hướng tây, bắc, và đông Saigon. Củ Chi ở hướng tây bắc do sư đoàn 25 BB giữ; Bình Dương ở hướng trực bắc do sư đoàn 5 BB bảo vệ; sư đoàn 18 trấn thủ mặt Biên Hòa và hướng đông bắc; Lữ đoàn 1 Dù, một tiểu đoàn của sư đoàn 3 BB, thiết kỵ, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân của chi khu Phước Tuy bảo vệ đường giao thông Saigon Vũng Tàu.
Đây là con đường huyết mạnh cần phải bảo vệ trong trường hợp ta phải rút về miền biển; Long An ở phía tây nam nằm trong vùng trách nhiệm của Biệt Khu Thủ Đô (do sư đoàn 22 thiếu, sau khi được tái trang bị/bổ sung, bảo vệ).
Với tư cách tư lệnh chiến trường, trung tướng Toàn được ủy quyền hoàn toàn quyết định với sự ủng hộ của BTTM. Ngày 22 tháng 4, tướng Toàn rút sư đoàn 25 BB ở Tây Ninh về, giao mặt trận đó cho các lực lượng địa phương và liên đoàn BĐQ. Sư đoàn 25 BB lập phòng tuyến mới ở Củ Chi, bảo vệ hướng tây của Biệt Khu Thủ Đô về tận Saigon. Với sư đoàn 18 canh giữ Biên Hòa và hướng đông, quân đoàn III đưa lữ đoàn 3 thiết kỵ và lữ đoàn 468 TQLC về hướng nam của căn cứ tiếp liệu Long Bình. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, như đã nói, lo Phước Tuy và quốc lộ 15 Saigon Vũng Tàu.
Sau khi An Lộc, Chơn Thành và Xuân Lộc bị bỏ ngỏ, áp lực địch càng lúc càng gia tăng về hướng Saigon. Các đoàn quân xa tiếp tế chạy trên quốc lộ 22, Saigon Tây Ninh bị phục kích thường xuyên. Địch gia tăng pháo kích vào phi trường Biên Hòa bằng hỏa tiễn và pháo 130 ly. Quân địch từ các mật khu, căn cứ, ở hướng bắc và tây bắc như Hố Bò, Bời Lời, Chiến Khu D, Bình Dương, bắt đầu tiến về Saigon không cần ngụy trang. Mỗi cánh quân gồm hai, ba sư đoàn chủ lực có pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Trong khi đó tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH bị xao động mạnh hơn khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4. Lợi dụng tình cảnh hỗn loạn chính trị và tinh thần hoang mang của quân dân miền Nam, ngày 26 tháng 4, cộng quân dốc toàn lực tấn công vào Biên Hòa từ hướng nam và đông nam. Địch tấn công vào trường Thiết Giáp và quận lỵ Long Thành; phong tỏa quốc lộ 15 Saigon Vũng Tàu. Ở phía tây nam Biên Hòa, địch chiếm cầu và đường xe lửa. Ở hướng đông nam, địch vây kho đạn Thành Tuy Hạ, cố gắng phá hủy mục tiêu này để gây thêm áp lực cho quân trú phòng vòng đai tây nam Saigon.
Sau khi Bình Tuy và Xuân Lộc di tản, bộ binh, xe tăng địch tiến về Đất Đỏ, đánh chiếm trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, nơi một trung đoàn bộ binh và vài đơn vị Nghĩa Quân, Địa Phương Quân đang tái huấn luyện. Các đơn vị VNCH rút về Vũng Tàu, sau khi phá cầu Rạch Hào để ngăn không cho cộng quân tiến về Vũng Tàu bằng đường 15. Địch pháo kích Vũng Tàu hai ngày 28 và 29 tháng 4. Phi trường và Trường Truyền Tin là hai mục tiêu bị pháo mạnh nhất.
Đầu tháng 3, 1975, địch đã có ý chiếm núi Bà Đen, và làng xã chung quanh khu vực Hố Bò, Khiêm Hạnh, Hiếu Thiện ở Tây Ninh, để nới rộng điạ bàn hoạt động, xâm nhập của địch. Ở mặt trận Khiêm Hạnh-Hiếu Thiện, địch quân gặp sự kháng cự mãnh liệt của sư đoàn 25 BB và lữ đoàn 3 Thiết Kỵ. Địch để lại hàng trăm xác trong các cuộc đụng độ với hai đơn vị này. Tuy nhiên, với lợi thế và được lệnh phải thanh toán mục tiêu, địch chiếm được quận lỵ Dầu Tiếng ở Bình Dương và tràn qua sông, đem xe tăng, pháo binh vào Hố Bò, Bời Lời, gây áp lực trầm trọng cho Biệt Khu Thủ Đô.
Sau khi rút khỏi Tây Ninh và lập phòng tuyến mới ở Củ Chi, Sư đoàn 25 BB đụng trận liên tục với địch ở Đức Hòa, Đức Huệ và Hiếu Thiện. Đường giao thông giữa Hậu Nghĩa và Đức Huệ, Hiếu Thiện và Củ Chi bị chận nhiều đoạn. Sư đoàn 25 BB vừa cố gắng giải tỏa, vừa cố thủ phòng tuyến không cho địch tiến về Saigon. Nhưng cộng quân dần dần đánh sâu vào và làm chủ phòng tuyến Bà Điểm, Hóc Môn, cắt đứt đường rút lui của sư đoàn, rồi chuẩn bị đánh thẳng vào Saigon. Hai đêm 27 và 28 tháng 4, Củ Chi bị pháo mãnh liệt; phía ta thiệt hại nặng: đoàn xe tiếp tế từ Củ Chi lên Hiếu Thiện bị phục kích, 45 xe bị thiêu hủy.
Nhưng mặt trận do sư đoàn 25 BB phụ tránh không mãnh liệt bằng mặt trận ở phòng tuyến Biên Hòa.
Ở Biên Hòa, để sửa soạn cho cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon, địch đánh chiếm các cứ điểm do Nghĩa Quân và Địa Phương Quân đóng trên đường tấn công của họ. Ở hướng bắc và đông bắc Bến Sắn, sư đoàn 7 CSBV gặp sức kháng cự mạnh của sư đoàn 5 BB khi họ tiến về hai hướng đông và tây bắc tỉnh Bình Dương. Sư đoàn CSBV 7 bị thiệt hại nặng và khựng lại tại chổ.
Vừa đẩy lui sư đoàn 7 CSBV ở mặt Bình Dương, sư đoàn 5 BB lại phải đối diện với các cuộc tấn công khác của địch từ hướng Chơn Thành, An Lộc. Sau khi di tản khỏi An Lộc, bốn Liên đoàn BĐQ và các đơn vị địa phương tỉnh chống trả mãnh liệt với các đơn vị cộng sản ở phía nam Chơn Thành. Cùng lúc, địch dùng pháo binh và hỗn hợp bộ binh thiết giáp chận đánh các đơn vị của sư đoàn 5 BB khi họ tiến theo quốc lộ 13 từ Bầu Bàng lên Chơn Thành để tiếp ứng đơn vị bạn. Dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh, BĐQ ở Chơn Thành đánh bật cuộc tấn công của địch, bắn cháy 14 xe tăng và giết hơn 300 địch quân trong hai ngày chiến đấu. Nhưng địch vẫn hy sinh quân, bám sát vào phòng tuyến của chúng ta. Ý định của địch là cố gắng cắt đứt đường rút quân của BĐQ về Lai Khê. Nhưng sáu tiểu đoàn BĐQ và hai tiểu đoàn của địa phương chi khu, dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, rút về được Lai Khê cùng với vũ khí nặng. Nhưng họ phải phải phá hủy 10 ngàn đạn và 4 khẩu đại bác 155 ly vì không vận chuyển được lúc rút quân đi.
Tình Hình Vùng 4
Khác với tình hình ở ba Vùng Chiến Thuật, tình hình ở Vùng 4 tương đối yên tỉnh trừ những cuộc đụng độ qua lại giữa sư đoàn 9 VNCH và sư đoàn 5 CSBV ở vùng Định Tường, Svay Rieng, bên kia biên giới Cam Bốt. Trước tháng 3, phần lớn hoạt động của địch nhắm vào các đơn vị Nghĩa Quân, Địa Phương Quân đóng ở những tiền đồn chung quanh Chương Thiện, Kiên Giang. Nhưng từ giữa tháng 3-1975, địch gia tăng hoạt động đánh vào các cơ sở tiếp liệu, đồn bót đóng bảo vệ quốc lộ 4 huyết mạch, nối liền Saigon và đồng bằng sông Cửu Long.
Sư đoàn 5 CSBV, sau một thời gian dài dưỡng quân, trang bị và tái bổ sung, lực lượng này xâm nhập qua biên giới, tiến về phiá tây nam Tân An, tấn công vào các đơn vị địa phương ở quận lỵ Thủ Thừa. Ý định của cộng quân là sau khi chiếm được Thủ Thừa, địch sẽ lợi dụng địa thế đó cắt đứt đường giao thông giữa Phú Lâm và Tân An trên quốc lộ 4 không cho sư đoàn 7 BB tiếp cứu Saigon. Nhưng cuộc tấn công vào Thủ Thừa của cộng sản bị thất bại: quân phòng thủ đánh tan ngay cuộc tấn công và gây nhiều thương vong cho địch. Song song với cuộc tấn công vào Thủ Thừa, địch đánh vào quận lỵ Bến Tranh. Nhưng quân hỗn hợp của sư đoàn 7 và 9 BB đánh bại cuộc tấn công; địch bỏ lại vài ba trăm xác, hai mươi tù binh và cả trăm vũ khí trong đó có súng phòng không và trọng pháo. Ở đoạn đường từ phía nam Tân An đến chung quanh Bến Tranh, quân ta giải tỏa các chốt đóng cản đường lưu thông của địch trên quốc lộ 4 và lưu thông từ Saigon về Mỹ Tho hay xa hơn về Vùng 4 được trở lại bình thường.
Từ lâu cộng sản có căn cứ ở vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ, nằm trong địa phận của hai tỉnh Chương Thiện và Kiên Giang. Hành lang tiếp tế cho các mật khu này bắt nguồn từ biên giới qua ngả Hà Tiên. Sau khi dự trử và bổ sung quân đầy đủ, địch lập ra sư đoàn 8 BB. Quân của sư đoàn đến từ những đơn vị cơ hữu của địa phương và một số đơn vị đến từ quân khu 3 CSBV. Sư đoàn 8 bắt đầu tấn công quấy rối các tiền đồn của tỉnh Cần Thơ vào cuối tháng 3-75. Địch mở hai hướng tấn công: một hướng đánh vào bộ tư lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ; hướng kia đánh vào trung tâm Huấn Luyện Cái Vồn và quận lỵ Bình Minh ở Vĩnh Long. Để ngăn cản không cho quân ta tiếp viện qua lại giữa Vĩnh Long và Cần Thơ, địch đóng nhiều chốt kháng cự ở Ba Càng. Sư đoàn 21 BB và lính Thiết Kỵ lập tức đánh tan cuộc tấn công vào Cần Thơ. CS bỏ lại hơn 300 xác và hàng trăm vũ khí. Cộng quân cũng thất bại trong hướng đánh vào quận lỵ Bình Minh; và chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ, quân ta giải tỏa được tất cả các chốt của địch ở Ba Càng.(7)
Tóm lại, ý định của cộng quân là muốn cắt đứt giao thông trên quốc lộ 4, chặn đường tiếp viện Saigon Cần Thơ, bảo vệ hành lang xâm nhập từ vùng Mỏ Vẹt, Cam Bốt, vào căn cứ của họ ở vùng IV. Nhưng đó chỉ là những hoạt động nghi binh để hỗ trợ cho chiến lược lớn hơn là đánh vào quân đoàn III và Biệt Khu Thủ Đô. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, bộ chỉ huy CSBV ở miền Nam gom các trung đoàn biệt lập ở Vùng IV và lập ra vài sư đoàn mới. Tuy nhiên những sư đoàn mới này chỉ có danh trên giấy tờ chứ không phải là một lực lượng tác chiến có khả năng. Những sư đoàn mới này được tạo ra nhằm vào mục tuyên truyền, tâm lý nhiều hơn.
Khác với các cuộc hành quân quy ước lớn áp dụng ở ba quân khu kia, tại đồng bằng sông Cửu Long địch áp dụng chiến thuật du kích nhiều hơn để làm suy yếu hạ tầng cơ sở của ta hầu kiểm soát được tài nguyên phong phú ở đó.
Ngay vào thời gian mãnh liệt nhất của cuộc chiến xảy ra ở ba vùng chiến thuật vào tháng 3, 4-75, tình hình quân sự ở Vùng 4 tương đối yên tỉnh. Ngay cả lúc lệnh đầu hàng được ban hành từ Saigon, không một tỉnh hay quận nào của Vùng IV nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản. (Còn tiếp...)
Chú thích Chương 8 (tiếp theo)
3. Sau này có nhiều sách, ý kiến, chỉ trích về cách tái huấn luyện, trang bị, tái thiết lập các đơn vị triệt thoái từ quân đoàn I và II. Tác giả đồng ý là một bài toán có nhiều phương cách giải để đi đến đáp số. Nhưng tác giả phải xác nhận các cơ quan Tổng Cục Tiếp Vận, Chiến Tranh Chính Trị, Quân Huấn và Phòng 3 của BTTM đã làm hết sức để chỉnh bị các đơn vị trên một cách mau chóng (chú thích của tác giả).
4. Trong Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Chiến Thắng (Chính Trị Quốc Gia, Hanoi: 2000) của Võ Nguyên Giáp, chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào thủ đô Saigon và vùng phụ cận dùng tương đương 5 quân đoàn: Quân đoàn 1 ở hướng trực bắc Saigon, đánh vào Lái Thiêu, Bến Cát; quân đoàn 2 ở hướng đông nam, đánh về hướng Long Thành, căn cứ Nước Trong, Thành Tuy Hạ; quân đoàn 3 ở hướng tây bắc, phụ trách cứ điểm Trảng Bàng, căn cứ Đồng Dù, Hóc Môn; quân đoàn 4, đánh hướng đông bắc về Xuân Lộc, Biên Hòa, Long Bình; quân đoàn 232 đánh lên Saigon từ hướng tây nam, qua Cần Duộc, Tân An, Bến Lức, Nhà Bè. Bộ Tư Lệnh, do Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, Phạm Hùng làm chính ủy, đặt tại Căm Xe, trực bắc Saigon. Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 1996), liệt kê lực lượng của chiến dịch Hồ Chí Minh như sau: Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232, tổng cộng 17 sư đoàn bộ binh; 6 trung đoàn và 4 tiểu đoàn đặc công; 3 lữ đoàn /trung đoàn và 4 tiểu đoàn tăng thiết giáp; 22 lữ đoàn /trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; cộng thêm các đơn vị binh chủng khác; lực lượng cộng sản địa phương gồm 2 trung đoàn bộ binh và 6 trung đoàn đặc công. Xem Võ Nguyên Giáp, trang 313; Từ Điển Quân Sự, trang 118-119 (chú thích của dịch giả).
5. Trong nguyên thủy, Quân Đoàn 4 do Hoàng Cầm làm tư lệnh, phụ trách mặt trận Xuân Lộc. Quân Khu 4 có hai sư đoàn cơ hữu là sư đoàn 7 và 9. Khi tấn công Xuân Lộc, sư đoàn 7 là sư đoàn duy nhất của quân đoàn 4. Hoàng Cầm đoàn được Bộ Tư Lệnh B2 tăng cường thêm sư đoàn 341, sư đoàn 6 thiếu (của quân khu 7), trung đoàn 95B (quân khu 5, gia nhập sau khi ba sư đoàn trên bị thiệt hại nặng) và các các lực lượng phụ trợ như phòng không, pháo binh, thiết giáp. Sư đoàn 3 thuộc về quân đoàn 2, đánh xuống hướng nam, về Vũng Tàu. Sư đoàn 9 được chuyển qua quân khu 8, nhập vào quân đoàn 232 (vừa mới thành lập khi CSBV đổi tên chiến dịch thành Chiến Dịch Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 4). Xem, Thượng Tướng Hoàng Cầm, Chặn Đường Mười Nghìn Ngày (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 2001), trang 403-420; Đảng Ủy, Ban Chỉ Huy Sư Đoàn Bộ Binh 9, Sư Đoàn 9 (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 1990), trang 282-283 (chú thích của dịch giả).
6. Cuộc tấn công vào Xuân Lộc của Quân Đoàn 4 CSBV là một sự thất bại lớn nhất và duy nhất trong chiến dịch tấn công miền Nam vào những ngày cuối của cuộc chiến. Trong Chặn Đường Mười Nghìn Ngày, Hoàng Cầm thú nhận ba sư đoàn 7, 341, 6, bị tổn thất rất nặng; họ phải cầu viện thêm trung đoàn 95B từ quân khu 5 ngoài Trung vào tăng viện. Theo Hoàng Cầm, hai ngày đầu tiên, trận chiến xảy ra như ý họ muốn. Nhưng khi lực lượng ở Xuân Lộc chỉnh đốn lại tuyến phòng thủ thì cuộc tấn công của cộng sản bị khựng lại. Lực lượng CSBV bị thiệt hại nhiều đến độ họ lo sợ. Bộ tư lệnh chiến dịch 275 (lúc này chưa là chiến dịch Hồ Chí Minh) dưới quyền Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, và Văn Tiến Dũng, đề nghị Trần Văn Trà đến ngay mặt trận Xuân Lộc xem xét tình hình. Với tư cách là tư lệnh B-2, Trần Văn Trà có quyền ra lệnh cho Hoàng Cầm thay đổi chiến thuật đánh theo ý của ông ta. Trong hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm, Tập 5, Trà nhìn nhận ba sư đoàn của Hoàng Cầm bị thiệt hại quá nhiều. Càng tấn công kiểu trực diện (đánh thẳng vào phòng tuyến của sư đoàn 18), thì càng thiệt hại mà chưa chắc chiếm được Xuân Lộc. Tướng Trà đề nghị rút quân ra xa, tập hợp lại, đánh bứt phòng tuyến ở ngả ba Dầu Giây.
Khi Dầu Giây mất, đường tiếp tế cho Xuân Lộc bị cắt; Xuân Lộc không còn là một hệ thống phòng thủ ích lợi cho VNCH nữa. Hoàng Cầm nghe lời, đánh theo chiến thuật của Trần Văn Trà. Như tiên liệu, khi phòng tuyến phía tây bị chọc thủng, Xuân Lộc bị cô lập, và trở thành vô dụng như một phòng tuyến cản địch vì không còn thu hút quân địch. Quân Đoàn III không còn cách nào khác hơn là di tản Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng cho một phòng tuyến mới. Trong hồi ký, Hoàng Cầm viết với một giọng văn tự kiểm thảo về số quân hy sinh đánh vào Xuân Lộc. Sự hối hận có lẽ cũng bắt nguồn khi gần nguyên sư đoàn 341 bị hủy diệt bằng bom CBU (loại Daisy Cutter) của không quân VNCH. Hoàng Cầm trách Bộ Tư Lệnh Miền B-2 quá hối hả hả ra lệnh cho quân đoàn 4 tấn công Xuân Lộc (sư đoàn 7 đang trên đường từ Di Linh về, và bị thiệt hại nặng; sư đoàn 9, sư đoàn có kinh nghiệm nhiều nhất chiến trường miền đông, thì bị chuyển qua mặt trận tây nam của quân đoàn 232). Hoàng Cầm xin chờ, nhưng Trần Văn Trà nói lệnh của Hà Nội là phải đánh ngay. Xem Trần Văn Trà, trang 247-257; Hoàng Cầm, trang 403-420 (chú thích của dịch giả).
7. Một số trận đánh và hoạt động quân sự của quân đội VNCH ở Vùng IV được ghi lại trong tác phẩm Nguyễn Khoa Nam (Lake Forest, California: Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, 2001). Bài Trận Chiến Cuối Cùng của Quân Đoàn IV của trung tá Trần Văn Lưu, quận trưởng kiêm chi khu trưởng Tam Bình Vĩnh Long, có nhiều chi tiết về trận đánh này (chú thích của dịch giả).
Chương 8: Phòng Thủ Phía Nam
Ngày 26 tháng 3, 1975, đại tướng Frederick Weyand, tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ đến Saigon. Tướng Weyand đã phục vụ tại Việt Nam một thời gian lâu, đảm trách nhiều chức vụ quan trọng. Ông là tư lệnh sư đoàn 25 BB; tư lệnh Quân Đoàn II Dã Chiến (II Field Force); rồi tư lệnh phó MACV; tư lệnh MACV khi đại tướng Creighton Abrams trở lại Hoa Kỳ làm Tư Lệnh Lục Quân. Ông lên thay đại tướng Abrams khi Abrams chết bất ngờ khi còn tại chức. Với sự quen thuộc ở Việt Nam như vậy, đại tướng Weyand được sự ưu ái của nhiều tư lệnh quân sự và chính trị gia Việt Nam.
Bộ Tổng Tham Mưu không thuyết trình hay hội họp chính thức với tướng Weyand, nhưng tác giả có trao đổi ý kiến riêng với tướng Weyand. Lúc nói chuyện, tác giả cho tướng Weyand biết những khó khăn quân đội VNCH đang gặp. Tác giả muốn Hoa Kỳ giúp một chuyện duy nhất: cho không quân Hoa Kỳ xử dụng pháo đài bay B-52 oanh tạc các địa điểm tập trung quân, và các mật khu dã chiến của CSBV đang được thiết lập vội vã trong chiến dịch đánh chiếm miền Nam. Pháo đài bay B-52 sẽ phục hồi tinh thần chiến đấu và niềm tin của dân quân VNCH. Nhưng tướng Weyand giải thích cho tác giả biết, từ khi có luật Case-Church Admendment, tất cả mọi can thiệp quân sự Đông Dương cần có sự ưng thuận của quốc hội Hoa Kỳ.(1) Với tình hình chính trị đang diễn ra ở Mỹ, ông không nghĩ quốc hội Hoa Kỳ sẽ cho phép quân đội trở lại hay can thiệp vào Việt Nam.
Sau đó phái đoàn quân sự của Weyand cùng đại sứ Graham Martin dự buổi họp chính thức với tổng thống Thiệu ở Dinh Dộc Lập. Trong buổi họp, phái đoàn Hoa Kỳ đề nghị những điểm sau:
Chính phủ phải giải thích cho dân chúng biết tình trạng của quốc gia để họ không bị hoang mang bởi những tuyên truyền của cộng sản. Các nhà lãnh đạo VNCH phải xuất hiện nhiều hơn trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, để tăng niềm tin cho dân chúng.
Bộ Tổng Tham Mưu phải có nhiều quyền hơn ở những quyết định quân sự.
Quân đội VNCH cần đánh thắng một trận lớn hay nhỏ để cho phía ủng hộ VNCH ở Mỹ phấn khởi xin được ngân khoản quân viện phụ trội 300 triệu mỹ kim. Sư đoàn 5 CSBV đang đóng ở Mỏ Vẹt, hướng tây Đức Huệ, là mục tiêu tốt cho quân đội VNCH tấn công để tìm một chiến thắng.(2)
Vấn đề dân tị nạn phải được giải quyết. Nên chú trọng đến thân nhân và gia đình binh sĩ. Phải di tản họ ra khỏi vùng giao chiến, hay vùng đó có cơ nguy trở thành vùng giao chiến.
Vấn đề thuộc về chính phủ và dân tị nạn được tổng thống Thiệu và thủ tướng Khiêm bàn thảo với phái đoàn Hoa Kỳ.
Về đề nghị trao thêm quyền quyết định quân sự cho BTTM không được nói đến trong buổi họp vì sự tế nhị của vấn đề tổng thống Thiệu là người duy nhất có thể thay đổi chuyện đó nếu ông muốn cho BTTM thêm quyền quyết định về quân sự hay không.
Nhìn từ quan điểm quân sự, tác giả đồng ý quân đội VNCH cần đánh thắng một trận. Nhưng ngay trong lúc đó chúng ta không còn quân để tấn công sư đoàn 5 CSBV; chúng ta chỉ có thể chờ khi có cơ hội và nhân lực cho kế hoạch này. Tác giả cũng nhắc lại vấn đề cần xử dụng pháo đài bay B-52 đánh vào các điểm tập trung quân cộng sản; B-52 sẽ đem lại tinh thần cho dân quân miền Nam. Tác giả cho buổi họp biết quân đội VNCH đang xử dụng vũ khí gì để thay vào hỏa lực B-52: không quân Việt Nam dùng các thùng dầu phế thải, bom 250, 500 và 750 cân Anh để oanh tạc cộng sản. Về chuyện di tản gia đình thân nhân binh sĩ ra khỏi vùng hỏa tuyến: kế hoạch có lợi và hại không thể đoán được: tinh thần chiến đấu của binh sĩ có thể sa sút khi họ bị tách ra khỏi gia đình. Trong quá khứ, khi cộng sản tấn công miền Nam vào năm Mậu Thân, vợ con binh sĩ ở những tiền đồn xa đã hỗ trợ giúp đỡ, từ việc tải đạn cho đến xử dụng vũ khí, để chống lại cuộc tấn công của cộng sản. (Còn tiếp...)
Chú thích chương 8:
1. Tháng 8 năm 1973, nghị sĩ Frank Church và Clifford Case của Ủy Ban Ngoại Giao Thương Viện đưa ra dự luật Case-Church Admentmend cấm tất cả mọi can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Đông Dương nếu không có sự ưng thuận của Quốc Hội Mỹ. Dự luật này được tổng thống Richard Nixon chuẩn y thành luật vào tháng 12 năm 1973 (chú thích của dịch giả).
2. Trở lại Hoa Kỳ , ngày 4 tháng 4, 1975, tướng Weyand trình cho tổng thống Ford đề nghị của ông về tình hình VNCH. Bản tường trình đề nghị Hoa Kỳ cần viện trợ thêm ít nhất là 722 triệu mỹ kim ngay lập tức để đương đầu với áp lực của cộng sản. Tướng Weyand nhấn mạnh trách nhiệm của Hoa Kỳ trong hiệp định Ba Lê 1973. Bản tường trình của Weynad viết rất chi tiết về tình hình Việt Nam. Cũng nên biết thêm, cùng đi với Weyand là hai nhân viên tình báo CIA ngoại hạng có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam: George Carver và Theodore Shackley. Shackey coi CIA ở Lào, rồi sau đó là Việt Nam; Carver là nhân viên CIA có liên hệ với vụ đảo chánh năm 1960, khi ông tham dự những buổi họp bí mật bàn kế hoạch đảo chánh của Hoàng Cơ Thụy và Vương Văn Đông. Bản tường trình của đại tướng Weyand được giải mật và lưu trữ ở Thư Viện Tổng Thống Gerald Ford, thuộc viện đại học Michigan (chú thích của dịch giả).
(Tiếp theo Chương 8... )
Tái Bổ Sung và Trang Bị
Sau khi Ban Mê Thuột mất, tái phối trí quân ở Vùng II thất bại, các đơn vị tác chiến cơ hữu của quân đoàn bị phân tán. Quân đoàn mất 90% chiến cụ, vũ khí; các đơn vị chỉ giữ được 30% súng cá nhân M-16. Các đơn vị về từ Vùng II được tái phối trí, trang bị lại như sau:
Sư đoàn 23 BB tập họp lại ở Động Ba Thìn, một nơi cách Cam Ranh 10 cây số về hướng bắc. Bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB có trách nhiệm tái trang bị các đơn vị ở đó (thành phần còn lại của sư đoàn 22 BB đã được di tản về Vũng Tàu).
Địa Phương Quân-Nghiã Quân từ các tỉnh Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku tập họp ở trung tâm huấn luyện Lam Sơn để được bổ sung vào đơn vị thiếu quân.
Biệt Động Quân và Pháo Binh tụ về trung tâm huấn luyện của họ tại trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, cách Nha Trang 35 cây số.
Các đơn vị Thiết Kỵ, Thiết Vận Xa tập họp ở Long Thành, Biên Hòa.
Chương trình tái bổ sung /trang bị bao gồm huấn luyện, cấp số, vũ khí và tâm lý chiến. Chương trình tái huấn luyện /trang bị lấy tiểu đoàn làm chuẩn cho các đơn vị bộ binh và BĐQ; pháo binh ở cấp pháo đội (bốn đại bác cho một pháo đội), và thiết kỵ ở cấp đại đội.
Chương trình tái trang bị được thực hiện tốt đẹp như ý: sư đoàn 23 BB hoàn tất được một trung đoàn; hai tiểu đoàn BĐQ sắp hoàn tất phục hồi các đại đội; hai pháo đội pháo binh được huấn luyện xong và chờ nhận súng. Tiến trình đang xảy ra thì phòng tuyến của lữ đoàn Nhảy Dù ở Khánh Dương bị thất thủ sau ba ngày chiến đấu đẫm máu. Địch tràn về miền duyên hải, và các đơn vị đang được tái trang bị /bổ sung một lần nữa phải di chuyển về hướng nam.
Tất cả quân cụ vũ khí dành cho kế hoạch tái bổ sung /trang bị mất khi di tản lần thứ nhì. Đây là tất cả quân cụ, vũ khí BTTM và Tổng Cục Tiếp Vận có thể thu thập được từ Bộ Tư Lệnh Tiếp Vận Vùng 1, 2, và 4. Số quân cụ vũ khí mất, có thể dùng để trang bị cho hai trung đoàn bộ binh; một tiểu đoàn pháo binh 105 ly; một tiểu đoàn 155 ly; và một đại đội xe tăng M-48.
Các đơn vị di tản về từ Vùng I, khi đến Vùng III, được bổ sung và tái trang bị như sau:
Tái trang bị /bổ sung cấp tiểu đoàn, liên đoàn và lữ đoàn cho lực lượng bộ binh, BĐQ và TQLC; Pháo đội hay tiểu đoàn (12 khẩu pháo) cho các đơn vị pháo binh; và cấp đại đội cho đơn vị thiết kỵ.
Các đơn vị TQLC, sư đoàn 2 BB, và Liên Đoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù được ưu tiên trong vấn đề tái bổ sung và trang bị các đơn vị này không bị thiệt hại nhiều khi tập họp lại ở Vũng Tàu. Ưu tiên kế đến là sư đoàn 22 BB.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, đang đóng tạm tại BTTM, có nhiệm vụ tái trang bị và bổ sung các đơn vị cơ hữu, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Vùng I.
Các đơn vị này được tập họp ở trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, và sẽ được bổ sung vào hai sư đoàn 2 và 3 BB. Sư đoàn 1 BB đã bị giải thể.
Tương tự, quân nhân di tản từ vùng II được tập họp ở sư đoàn 22 BB chờ bổ sung vào các đơn vị cần quân.
Bộ Tư Lệnh quân đoàn II bị giải thể. Tất cả nhân viên thuộc về bộ tư lệnh được xung vào các đơn vị đang tái lập.
Biệt Động Quân và Bộ Tư Lệnh Pháo Binh có nhiệm vụ tập họp các đơn vị của họ tại căn cứ Long Bình.
Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp tập họp các đơn vị của họ ở trường Thiết Giáp Long Thành.
Tổng Cục Quân Huấn có nhiệm vụ tập họp tất cả các khoá sinh, cán bộ các trung tâm huấn luyện Vùng I và II, đưa tất cả về các trường quân sự còn đang hoạt động ở Vùng III. Tại Vùng III, chương trình thụ huấn vẫn được tiếp tục. Cấp hạ sĩ quan tiếp tục thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Đa Lạt được đưa về trường Sĩ Quan Bộ Binh Long Thành. Sinh viên sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị và Tâm Lý Chiến về trung tâm huấn luyện Tâm Lý Chiến ở Saigon.
Chương trình tái trang bị được thực hiện tại các địa điểm sau: Sư đoàn TQLC bổ sung lại tại hậu cứ của tiểu đoàn 4 TQLC tại Vũng Tàu; Sư đoàn 2 BB tại Bình Tuy; BĐQ gia nhập vào các hậu cứ của liên đoàn ở Long Bình; sư đoàn 22 BB tại trung tâm huấn luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu. Pháo binh ở hậu cứ Long Bình; và Thiết Giáp thì tại trường Thiết Giáp Long Thành.
Mỗi trung đoàn hay lữ đoàn có thời gian tối đa là 15 ngày để tái trang bị /bổ sung. Đơn vị và bộ tư lệnh có trách nhiệm thu hồi vũ khí, quân cụ từ các đơn vị di tản. Lệnh trưng dụng tối đa vũ khí, quân cụ, còn xử dụng được, được ban hành. Vũ khí hư được gởi về Liên Đoàn 332 Tiếp Liệu thuộc Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III ở Long Bình. Vũ khí, quân cụ cần thiết sẽ được Nha Quân Cụ phát ra khi có lời yêu cầu. Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III đồng thời có trách nhiệm thu hồi vũ khí quân cụ từ các quân nhân ở các trại tị nạn vùng III; Bộ Tư Lệnh Hải Quân có trách nhiệm tương tự tại các trại tị nạn ở Phú Quốc.
Các đơn vị tiếp liệu, sửa chữa nhẹ, trung tâm tân trang được lệnh gia tăng khả năng hoạt động 24-trên-24. Thu hồi tối đa các bộ phận thay thế. Năm mươi phần trăm các dụng cụ, vũ khí từ các trường, trung tâm huấn luyện ở Vùng III và VI được đưa về Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Vùng III để phân phối ra các đơn vị. Quân cụ, quân nhu đang tồn kho được chuyển về Long Bình. Giống như trường hợp khẩn cấp của năm Mậu Thân và năm 1972, tất cả quân viện cập bến từ Hoa Kỳ được phân phối ngay lập tức.
Chương trình tái bổ sung/trang bị được thành quả khả quan. Sư đoàn 2 BB, được bổ sung lại hai trung đoàn, một tiểu đoàn pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một đại đội thiết kỵ M-113. Các lực lượng này được đưa lên mặt trận Phan Rang vào ngày 14 tháng 4. Một lữ đoàn TQLC, bổ sung lại và tăng viện thêm một tiểu đoàn pháo binh với 12 đại bác, nhận nhiệm vụ phòng thủ ở mặt trận Long Thành, Vùng III vào ngày 10 tháng 4. Một lữ đoàn TQLC khác cũng đang được tái bổ sung, huấn luyện và chuẩn bị ra trận. Một liên đoàn BĐQ, với một chi đội 4 khẩu đại bác, được tái trang bị và gởi về Định Tường Long An, tăng viện cho Vùng IV. Một liên đoàn thứ hai cũng sắp thành hình. Sư đoàn 22 BB, trang bị lại, có 2 trung đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo binh, với 12 đại bác 105 ly cho mỗi tiểu đoàn, và hai đại đội thiết kỵ M-113. Lực lượng này trấn giữ tuyến Long An như một lực lượng trừ bị của Vùng III vào cuối tháng 4. Một tiểu đoàn bộ binh thuộc sư đoàn 3 BB đang thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, sắp sửa được trang bị để hoạt động lại.
Dù đã trưng dụng hết quân liệu trừ bị, quân viện vừa nhận được, 50% quân cụ, vũ khí, lấy từ các trung tâm huấn luyện, cộng thêm các vũ khí được sửa chữa tối đa, các đơn vị được tái trang bị vẫn thiếu nhiều dụng cụ, vũ khí cần thiết:
1. Chỉ có được 50% súng phóng lựu M-27, đạn súng cối 60 và 81 ly.
2. Mỗi súng cá nhân M-16 chỉ có 3 băng đạn (thay vì 6).
3. Máy truyền tin cá nhân chỉ có được 50%: mỗi đại đội trang bị một máy truyền tin AN/PRC-25 hoặc là AN/PRC-10.
4. Thiết giáp M-113 thiếu hệ thống truyền tin và thép chắn bảo vệ xạ thủ đại liên trên xe.
5. Chỉ còn 10% xe vận tải cần thiết.
6. Chỉ còn 10% nón sắt và hộp cứu thương cá nhân cho các đơn vị.
Thêm vào những thiếu thốn nói trên, một số đơn vị đã được huấn luyện bổ sung xong, nhưng chưa hoạt động được vì thiếu vũ khí, quân cụ: Một đại đội thiết kỵ M-113; hai đại đội thiết kỵ M-48; hai tiểu đoàn pháo binh 105 ly; một tiểu đoàn pháo binh 155 ly; một liên đoàn BĐQ; và một trung đoàn bộ binh.(3)
Thả Bom ở Độ Cao
Trong những tháng cuối của cuộc chiến, BTTM xử dụng phi cơ vận tải C-130A vào các cuộc dội bom chiến thuật để thay vào hỏa lực của các chiến đấu, oanh tạc cơ không hoạt động hữu hiệu được vì hỏa lực phòng không của địch. C-130 có thể chứa được 8 kiện hàng, mỗi kiện hàng chứa bốn thùng dầu phế thải. C-130 được hướng dẫn đến mục tiêu bằng máy truyền tin và thả những thùng dầu phế thải này từ cao độ 15 đến 20 ngàn bộ (5 đến 7 cây số). Chu vi sát hại của những thùng dầu này có đường kính 150 đến 450 mét.
C-130 cũng có thể chở 32 trái bom loại 250-500 cân, hay 21 bom 750 cân, trên tám kiện hàng. Bom cũng thả từ cao độ 15-20 ngàn bộ. Binh sĩ ở mặt trận rất phấn khởi khi chứng kiến những cuộc dội bom đó. Họ gọi đó là "mini-B-52," hay "B-52 Việt Nam." Sau phi vụ đầu tiên thả xuống chiến khu C ở Tây Ninh, dân quân tưởng đó là B-52; lời đồn không quân Hoa Kỳ trở lại Việt Nam loan truyền ra nhanh chóng.
Gần những ngày tàn của cuộc chiến, cộng sản tụ quân, và thiết lập các căn cứ hậu cần ngụy trang rất sơ xài, dễ quan sát từ trên không. Đây là những mục tiêu tốt cho vũ khí chiến lược, có sức tàn phá mạnh. Cuối tháng 2, 1975, qua những lần viếng thăm Saigon của thứ trưởng quốc phòng Eric von Marbod và đại tướng Weyand, BTTM xin Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam những loại bom chiến lược không quân có thể xử dụng được. Loại bom Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam là bom có phiến danh "Daisy Cutter," nặng 15 ngàn cân. Không quân Hoa Kỳ dùng bom này để phá rừng, làm bãi đáp trực thăng trong cuộc chiến. Hoa Kỳ hứa gởi cho 27 quả bom và chuyên viên huấn luyện xử dụng bom trong vòng một tuần. Giữa tháng 4, ba trái được chở đến, và gần cuối tháng 4, thêm ba trái nữa. Một chuyên viên Hoa Kỳ đi theo để hướng dẫn không quân Việt Nam gắn ngòi nổ và cách vận chuyển bom trên phi cơ. Nhưng người phi công Hoa Kỳ có trách nhiệm lái máy bay thả bom thì không đến. Trong tình trạng khẩn trương của chiến trường và sự nguy hiểm khi phải chứa loại bom này ở phi trường Tân Sơn Nhất hay Long Bình, BTTM và bộ tư lệnh Không Quân quyết định tuyển chọn một phi công kinh nghiệm cho nhiệm vụ thả bom. Chiếc C-130 và quả bom "Daisy Cutter" cất cánh vào lúc nửa đêm nhưng sau 20 phút lại hạ cánh. Các sĩ quan không quân hữu trách và BTTM vô cùng lo sợ cho tai nạn xảy ra khi phi cơ hạ cánh với quả bom còn trên phi cơ. Tuy nhiên phi cơ quay về vì một lý do kỹ thuật nhỏ. Phi cơ cất cánh lại sau ba mươi phút.
Vào một giờ sáng phi cơ thả trái "Daisy Cutter" đầu tiên cách Xuân Lộc sáu cây số về hướng tây bắc. Thành phố Xuân Lộc bị rúng động như gặp động đất; tất cả đèn điện bị tắt, và truyền tin của địch ngưng hoạt động, bộ chỉ huy sư đoàn 341 CSBV bị tiêu hủy. Tinh thần binh sĩ VNCH phấn khởi. Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 BB ở mặt trận Xuân Lộc hỏi, "BTTM còn nhiều loại bom đó không"" Tin đồn loan truyền nhanh ngoài quần chúng là chúng ta đang được trang bị bom nguyên tử. Cộng Sản Bắc Việt lên tiếng nguyền rủa VNCH và Hoa Kỳ đã xử dụng vũ khí tàn phá chiến lược.
Dùng bom phá rừng "Daisy Cutter" đánh vào các điểm tập trung quân của địch có kết quả rất tốt: tinh thần chiến đấu của quân ta phấn khởi. Nhưng vì thiếu nhiên liệu, ít bom, và khó khăn về bảo trì, sửa chữa, nên không quân chỉ bay được từ hai cho đến bốn phi vụ C-130 mỗi ngày.
Trong cuộc tổng tấn công của cộng sản năm 1972, chúng ta cũng bị thiệt hại nặng, nhất là ở Vùng I. Nhưng lúc đó BTTM có thời gian và phương tiện để bổ xung và củng cố lại tất cả các đơn vị bị thiệt hại. Và chỉ sau một tháng quân đội chúng ta sẵn sàng chiếm lại các phần đất mất vào tay địch. Chúng ta có được thời gian ở chiến trường vì có được trợ giúp không lực chiến thuật của Hoa Kỳ, nhất là pháo đài bay B-52. Không nhờ các cuộc oanh tạc không ngừng của pháo đài bay yểm trợ quân ta, chúng ta chắc không giữ nổi KonTum hay An Lộc. Trong thời gian đó, B-52 được xử dụng đều đặn gần như phi cơ chiến thuật yểm trợ tiếp cận.
Trong khi ngoài chiến trường pháo đài bay B-52 cung cấp hỏa lực khủng khiếp, ở hậu phương vận tải cơ C-130, C-5, C141, hay C-130 chuyên chở vũ khí và quân cụ tiếp viện cho quân ta ngày đêm liên tục. Vào năm 1972 chúng ta không thiếu bất cứ gì từ tiền cho đến vũ khí. Quân đội chúng ta lúc đó không lo về thiếu thốn; họ chỉ lo làm sao nhận và chuyển đồ ra mặt trận đúng theo lịch trình tiếp tế mà thôi.
Nhưng năm 1972 là một tương phản thật xa so với năm 1975: thay vào chỗ của pháo đài bay B-52, chúng ta chỉ còn được một trái bom 15 ngàn cân; vũ khí và quân cụ phải biến chế để xử dụng. Đến giữa tháng 4, 1975, chúng ta đã xài hết quân dụng, vũ khí tồn kho, vào việc tái trang bị các đơn vị di tản từ hai Vùng I và II. Đến giờ phút muộn màng đó, dù chúng ta có nhận được 300 triệu mỹ kim viện trợ đi nữa, tình hình đã quá trễ.
Tình Hình ở Vùng III Sau những chiến thắng ở Vùng I và II, cộng quân tập trung quân tại Vùng III với ý định đánh thẳng vào Biên Hòa và Saigon thủ phủ của miền Nam. Các sư đoàn cơ hữu của Vùng I (như sư đoàn 324B, 325) và Vùng II (như 968, sư đoàn 3, và F-10) tiến về miền nam. Thêm vào các đơn vị đó là các sư đoàn trừ bị và sư đoàn đang hoạt động tại mặt trận điạ phương (như các sư đoàn 5, 7, 9 và sư đoàn 3 CSBV). Tóm tắt, lực lượng của địch chung quanh Saigon Biên Hoà vào những ngày cuối: Cộng sản có 15 sư đoàn bộ binh, yểm trợ bởi sư đoàn đặc công, sư đoàn pháo binh, vài lữ đoàn xe tăng, và cao xạ, hỏa tiễn phòng không.
Địch tấn công bốn hướng; mỗi hướng có một lực lượng tương đương cấp quân đoàn.(4) Đối diện với lực lượng hùng hậu này, quân đoàn III chỉ có sư đoàn 5, 25, 18, lữ đoàn 3 thiết kỵ, ba liên đoàn BĐQ và một lữ đoàn Nhảy Dù. Mặt dù các đơn vị di tản từ hai vùng I và II được tái trangbị /bổ sung, khả năng tác chiến của các đơn vị này vẫn chưa đúng tiêu chuẩn. Phải cần thời gian và vũ khí nhiều hơn để hồi phục lại khả năng chiến đấu của các đơn vị vừa được bổ sung, trang bị lại. Sư đoàn 2 BB, bị tổn thất nhẹ, được trang bị lại, gởi ra mặt trận Phan Rang, nhưng Phan Rang đã thất thủ. Sư đoàn 3 và 23 thì coi như tan hàng, không còn hữu hiệu như một đơn vị. Sư đoàn 22 BB, tổn thất khoảng 40 phần trăm, được trang bị lại trong vòng một tuần, và 2 trung đoàn của sư đoàn được đưa về giữ mặt nam của quân đoàn III tại Long An. Khoảng 2000 BĐQ về từ vùng I và II, được tổ chức lại thành một liên đoàn và đưa về phụ trách Mỹ Tho ở Vùng IV. Sư đoàn Nhảy Dù, bị tổn thất 50 phần trăm ở Khánh Dương và Phan Rang, còn được hai lữ đoàn. TQLC còn khảng 6000 quân sau khi di tản. Hai lữ đoàn được trang bị lại rồi sát nhập vào quân đoàn III như một lực lượng ứng trợ. Tóm lại, sau khi mất vùng I và II, quân đội VNCH chỉ còn 50 phần trăm lực lượng tổng quát.
Sư đoàn 18 BB chịu trách nhiệm mặt trận Long Khánh (Xuân Lộc). Sư đoàn có nhiệm vụ chiếm lại quân lỵ Định Quán trên quốc lộ 20, giải tỏa lưu thông trên quốc lộ 1, và bảo vệ an ninh vòng đai phía bắc quốc lộ 15, căn cứ tiếp vận Long Bình, và phi trường Biên Hòa. Khi địch tấn công Xuân Lộc, nằm dưới quyền xử dụng của sư đoàn 18 là các đơn vị: ba trung đoàn cơ hữu 43, 48, 52, và thêm trung đoàn 8 của sư đoàn 5 BB; Lữ đoàn 3 thiết kỵ (hai tiểu đoàn xe tăng M-113 và M-41); hai tiểu đoàn BĐQ và hai tiểu đoàn pháo binh (105 và 155 ly). Các đơn vị này được tổ chức thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318, và 322; một lữ đoàn Dù (ba tiểu đoàn tác chiến và một tiểu đoàn pháo 105 ly); Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù; khoảng 4 tiểu đoàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của tỉnh. Sư đoàn 4 Không Quân phụ trách không vận và không yểm.
Mặt trận Long Khánh sôi động hơn mặt trận Tây Ninh và Bình Dương nhiều. Ngày 9 tháng 4, 1975, sư đoàn 431 và sư đoàn 3 chiếm ngả ba Dầu Giây nơi quốc lộ 20 chạy nối quốc lộ 1 dẫn về Xuân Lộc. Địch làm tuyến án ngữ ở đây, rồi pháo kích vào Xuân Lộc, căn cứ Không Quân Biên Hòa, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, và trung tâm tiếp liệu Long Bình. Vài ngày sau, địch tăng cường thêm sư đoàn 7, nâng lực lượng có mặt lên thành một quân đoàn cho mặt trận Xuân Lộc.(5) Sau khi cản đường tại ngả ba Dầu Giây, địch đánh vào phòng tuyến của trung đoàn 52 ở tây bắc Xuân Lộc. Trung đoàn 52 bị thiệt hại nặng. Địch cũng đồng thời chận đánh một lực lượng thiết kỵ trên đường tiếp ứng Xuân Lộc.
Sau một tuần cầm cự, khi quốc lộ 20 bị phong tỏa, quân đoàn III trực thăng vận lữ đoàn 1 Nhảy Dù vào Xuân Lộc. Không yểm cho xuân Lộc được gia tăng, và sư đoàn 18 dần dần nới rộng vòng đai phòng thủ ra ngoài. Với quân tăng viện, địch tấn công vào phòng tuyến của Nhảy Dù ở mặt nam thành phố, nhưng bị quân Dù đánh bại. Quân Nhảy Dù đuổi theo đơn vị của cộng sản cho đến khi họ rút xa về hướng đông. Không quân VNCH cũng gia tăng nhiều phi vụ, dội Mặt Trận Xuân Lộc. Trận Xuân Lộc là trận đánh thất bại lớn nhất và duy nhất của cộng sản trong chiến dịch cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam. Quân đoàn 4 của Hoàng Cầm, với các sư đoàn 7, 341, 6 (thiếu) và trung đoàn 95B, bị khựng lại với sự chống trả mãnh liệt của sư đoàn 18 BB. Quân đoàn 4 CSBV bị thiệt hại nặng đến mức Văn Tiến Dũng và Lê Đức Thọ yêu cầu tư lệnh B-2 Trần Văn Trà đến tận nơi để giải quyết chiến trường. Bị dội bom dữ dội, các sở chỉ huy tiền phương của địch bị thiệt hại nặng, cánh quân của địch ở hướng đông nam án binh bất động vài ngày liền.
Ở hướng tây bắc thành phố, sau khi án binh để củng cố lực lượng hai ngày, địch mở lại cuộc tấn công và dù bị thiệt hại nặng, lần này một vài toán quân xâm nhập được vào thành phố và cố thủ ở một chủng viện. Sư đoàn 18 lập tức phản công, và bắt được hơn 20 tù binh đang trốn tại đó. Phần lớn các tù binh bị bắt ở trong lứa tuổi 17. Đây là các tân binh mới bị đưa vào nam. Họ thú nhận họ chưa rành địa hình của mặt trận, sợ chiến trường và sợ pháo binh. Từ lúc xâm nhập vào thành phố, họ trốn dưới các ống cống, và chưa hề bắn một viên đạn nào của 70 viên đạn được cấp phát.
Sau nhiều cuộc tấn công không thành ở hai hướng bắc và nam vào thành phố, địch quyết định tấn công mạnh vào tuyến phòng thủ của trung đoàn 48 phía tây Xuân Lộc, hướng Dầu Giây. Dưới sự yểm trợ của chiến xa, địch chọc thủng phòng tuyến của trung đoàn. Mặt dù hai tiểu đoàn của trung đoàn 48 vẫn còn liên lạc được với sư đoàn 18, bộ chỉ huy chính của trung đoàn mất liên lạc. Với đưòng bộ tiếp viện từ Biên Hòa lên bị phong tỏa, và không vận tiếp tế, tải thương, bị giới hạn, quân đoàn III quyết định di tản sư đoàn 18 khỏi Xuân Lộc vì sợ sư đoàn bị cô lập sau khi Dầu Giây mất.(6)
Ngày 23 tháng 4, sư đoàn 18, lữ đoàn 1 Dù, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tỉnh, di tản khỏi Xuân Lộc theo liên tỉnh lộ 2. Cuộc rút quân diễn ra tốt đẹp nhờ vào kế hoạch nghi binh và yếu tố bất ngờ của chuẩn tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh mặt trận Xuân Lộc. Quân di tản bảo toàn được lực lượng và tất cả vũ khí nặng của đơn vị. Sư đoàn 18 về đến căn cứ Long Bình vào chiều cùng ngày. Tại đây sư đoàn được nghỉ dưỡng quân ba ngày, sau đó được trang bị và bổ sung, nhận nhiệm vụ phòng thủ mặt đông nam Biên Hòa. Sư đoàn Nhảy Dù vẫn ở lại Phước Tuy để bảo vệ hành lang lưu thông Saigon Vũng Tàu.
Sau hai tuần chiến đấu mãnh liệt, sư đoàn 18 bị thiệt hại 30% quân số. Trung đoàn 52 hoàn toàn tan rã, phải được tái trang bị và bổ sung lại từ đầu. Mất trung đoàn 52 là một tổn thất lớn lao vì trung đoàn có nhiều sĩ quan kinh nghiệm, tác chiến giỏi. Lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bị thiệt hại nặng, không còn khả năng tác chiến. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại tương đối nhẹ ở mặt trận Xuân Lộc.
Trong trận Xuân Lộc, yểm trợ của không quân rất hữu hiệu. Các cuộc dội bom chiến thuật và bom CBU đánh tan nhiều cuộc tập trung quân chuẩn bị tấn công của địch. Ít nhất nguyên một trung đoàn của địch bị thương vong vì bom CBU-55 và các loại bom chiến lược khác. Dân tị nạn đi ngang qua Xuân Lộc sau này, cho biết họ thấy hàng trăm xác địch nằm rải rác ở chiến trường, trên người vẫn còn mang vũ khí, ba lô. Nhiều xác chết không có vết thương trên người.
Sau cuộc rút quân tốt đẹp từ Xuân Lộc, Quân Đoàn III gom lực lượng lại, chuẩn bị kế hoạch phòng thủ các phần còn lại của Vùng III và Biệt Khu Thủ Đô (Saigon). Theo kế hoạch do trung tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Văn Toàn trình lên BTTM, quân đoàn lập ra 5 tuyến phòng thủ. Các tuyến phòng thủ được thiết lập xa ngoài tầm tác xạ đại pháo 130 ly của CSBV. Năm phòng tuyến nối thành một vòng cung án ngữ các hướng tây, bắc, và đông Saigon. Củ Chi ở hướng tây bắc do sư đoàn 25 BB giữ; Bình Dương ở hướng trực bắc do sư đoàn 5 BB bảo vệ; sư đoàn 18 trấn thủ mặt Biên Hòa và hướng đông bắc; Lữ đoàn 1 Dù, một tiểu đoàn của sư đoàn 3 BB, thiết kỵ, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân của chi khu Phước Tuy bảo vệ đường giao thông Saigon Vũng Tàu.
Đây là con đường huyết mạnh cần phải bảo vệ trong trường hợp ta phải rút về miền biển; Long An ở phía tây nam nằm trong vùng trách nhiệm của Biệt Khu Thủ Đô (do sư đoàn 22 thiếu, sau khi được tái trang bị/bổ sung, bảo vệ).
Với tư cách tư lệnh chiến trường, trung tướng Toàn được ủy quyền hoàn toàn quyết định với sự ủng hộ của BTTM. Ngày 22 tháng 4, tướng Toàn rút sư đoàn 25 BB ở Tây Ninh về, giao mặt trận đó cho các lực lượng địa phương và liên đoàn BĐQ. Sư đoàn 25 BB lập phòng tuyến mới ở Củ Chi, bảo vệ hướng tây của Biệt Khu Thủ Đô về tận Saigon. Với sư đoàn 18 canh giữ Biên Hòa và hướng đông, quân đoàn III đưa lữ đoàn 3 thiết kỵ và lữ đoàn 468 TQLC về hướng nam của căn cứ tiếp liệu Long Bình. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, như đã nói, lo Phước Tuy và quốc lộ 15 Saigon Vũng Tàu.
Sau khi An Lộc, Chơn Thành và Xuân Lộc bị bỏ ngỏ, áp lực địch càng lúc càng gia tăng về hướng Saigon. Các đoàn quân xa tiếp tế chạy trên quốc lộ 22, Saigon Tây Ninh bị phục kích thường xuyên. Địch gia tăng pháo kích vào phi trường Biên Hòa bằng hỏa tiễn và pháo 130 ly. Quân địch từ các mật khu, căn cứ, ở hướng bắc và tây bắc như Hố Bò, Bời Lời, Chiến Khu D, Bình Dương, bắt đầu tiến về Saigon không cần ngụy trang. Mỗi cánh quân gồm hai, ba sư đoàn chủ lực có pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Trong khi đó tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH bị xao động mạnh hơn khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4. Lợi dụng tình cảnh hỗn loạn chính trị và tinh thần hoang mang của quân dân miền Nam, ngày 26 tháng 4, cộng quân dốc toàn lực tấn công vào Biên Hòa từ hướng nam và đông nam. Địch tấn công vào trường Thiết Giáp và quận lỵ Long Thành; phong tỏa quốc lộ 15 Saigon Vũng Tàu. Ở phía tây nam Biên Hòa, địch chiếm cầu và đường xe lửa. Ở hướng đông nam, địch vây kho đạn Thành Tuy Hạ, cố gắng phá hủy mục tiêu này để gây thêm áp lực cho quân trú phòng vòng đai tây nam Saigon.
Sau khi Bình Tuy và Xuân Lộc di tản, bộ binh, xe tăng địch tiến về Đất Đỏ, đánh chiếm trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, nơi một trung đoàn bộ binh và vài đơn vị Nghĩa Quân, Địa Phương Quân đang tái huấn luyện. Các đơn vị VNCH rút về Vũng Tàu, sau khi phá cầu Rạch Hào để ngăn không cho cộng quân tiến về Vũng Tàu bằng đường 15. Địch pháo kích Vũng Tàu hai ngày 28 và 29 tháng 4. Phi trường và Trường Truyền Tin là hai mục tiêu bị pháo mạnh nhất.
Đầu tháng 3, 1975, địch đã có ý chiếm núi Bà Đen, và làng xã chung quanh khu vực Hố Bò, Khiêm Hạnh, Hiếu Thiện ở Tây Ninh, để nới rộng điạ bàn hoạt động, xâm nhập của địch. Ở mặt trận Khiêm Hạnh-Hiếu Thiện, địch quân gặp sự kháng cự mãnh liệt của sư đoàn 25 BB và lữ đoàn 3 Thiết Kỵ. Địch để lại hàng trăm xác trong các cuộc đụng độ với hai đơn vị này. Tuy nhiên, với lợi thế và được lệnh phải thanh toán mục tiêu, địch chiếm được quận lỵ Dầu Tiếng ở Bình Dương và tràn qua sông, đem xe tăng, pháo binh vào Hố Bò, Bời Lời, gây áp lực trầm trọng cho Biệt Khu Thủ Đô.
Sau khi rút khỏi Tây Ninh và lập phòng tuyến mới ở Củ Chi, Sư đoàn 25 BB đụng trận liên tục với địch ở Đức Hòa, Đức Huệ và Hiếu Thiện. Đường giao thông giữa Hậu Nghĩa và Đức Huệ, Hiếu Thiện và Củ Chi bị chận nhiều đoạn. Sư đoàn 25 BB vừa cố gắng giải tỏa, vừa cố thủ phòng tuyến không cho địch tiến về Saigon. Nhưng cộng quân dần dần đánh sâu vào và làm chủ phòng tuyến Bà Điểm, Hóc Môn, cắt đứt đường rút lui của sư đoàn, rồi chuẩn bị đánh thẳng vào Saigon. Hai đêm 27 và 28 tháng 4, Củ Chi bị pháo mãnh liệt; phía ta thiệt hại nặng: đoàn xe tiếp tế từ Củ Chi lên Hiếu Thiện bị phục kích, 45 xe bị thiêu hủy.
Nhưng mặt trận do sư đoàn 25 BB phụ tránh không mãnh liệt bằng mặt trận ở phòng tuyến Biên Hòa.
Ở Biên Hòa, để sửa soạn cho cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon, địch đánh chiếm các cứ điểm do Nghĩa Quân và Địa Phương Quân đóng trên đường tấn công của họ. Ở hướng bắc và đông bắc Bến Sắn, sư đoàn 7 CSBV gặp sức kháng cự mạnh của sư đoàn 5 BB khi họ tiến về hai hướng đông và tây bắc tỉnh Bình Dương. Sư đoàn CSBV 7 bị thiệt hại nặng và khựng lại tại chổ.
Vừa đẩy lui sư đoàn 7 CSBV ở mặt Bình Dương, sư đoàn 5 BB lại phải đối diện với các cuộc tấn công khác của địch từ hướng Chơn Thành, An Lộc. Sau khi di tản khỏi An Lộc, bốn Liên đoàn BĐQ và các đơn vị địa phương tỉnh chống trả mãnh liệt với các đơn vị cộng sản ở phía nam Chơn Thành. Cùng lúc, địch dùng pháo binh và hỗn hợp bộ binh thiết giáp chận đánh các đơn vị của sư đoàn 5 BB khi họ tiến theo quốc lộ 13 từ Bầu Bàng lên Chơn Thành để tiếp ứng đơn vị bạn. Dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh, BĐQ ở Chơn Thành đánh bật cuộc tấn công của địch, bắn cháy 14 xe tăng và giết hơn 300 địch quân trong hai ngày chiến đấu. Nhưng địch vẫn hy sinh quân, bám sát vào phòng tuyến của chúng ta. Ý định của địch là cố gắng cắt đứt đường rút quân của BĐQ về Lai Khê. Nhưng sáu tiểu đoàn BĐQ và hai tiểu đoàn của địa phương chi khu, dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, rút về được Lai Khê cùng với vũ khí nặng. Nhưng họ phải phải phá hủy 10 ngàn đạn và 4 khẩu đại bác 155 ly vì không vận chuyển được lúc rút quân đi.
Tình Hình Vùng 4
Khác với tình hình ở ba Vùng Chiến Thuật, tình hình ở Vùng 4 tương đối yên tỉnh trừ những cuộc đụng độ qua lại giữa sư đoàn 9 VNCH và sư đoàn 5 CSBV ở vùng Định Tường, Svay Rieng, bên kia biên giới Cam Bốt. Trước tháng 3, phần lớn hoạt động của địch nhắm vào các đơn vị Nghĩa Quân, Địa Phương Quân đóng ở những tiền đồn chung quanh Chương Thiện, Kiên Giang. Nhưng từ giữa tháng 3-1975, địch gia tăng hoạt động đánh vào các cơ sở tiếp liệu, đồn bót đóng bảo vệ quốc lộ 4 huyết mạch, nối liền Saigon và đồng bằng sông Cửu Long.
Sư đoàn 5 CSBV, sau một thời gian dài dưỡng quân, trang bị và tái bổ sung, lực lượng này xâm nhập qua biên giới, tiến về phiá tây nam Tân An, tấn công vào các đơn vị địa phương ở quận lỵ Thủ Thừa. Ý định của cộng quân là sau khi chiếm được Thủ Thừa, địch sẽ lợi dụng địa thế đó cắt đứt đường giao thông giữa Phú Lâm và Tân An trên quốc lộ 4 không cho sư đoàn 7 BB tiếp cứu Saigon. Nhưng cuộc tấn công vào Thủ Thừa của cộng sản bị thất bại: quân phòng thủ đánh tan ngay cuộc tấn công và gây nhiều thương vong cho địch. Song song với cuộc tấn công vào Thủ Thừa, địch đánh vào quận lỵ Bến Tranh. Nhưng quân hỗn hợp của sư đoàn 7 và 9 BB đánh bại cuộc tấn công; địch bỏ lại vài ba trăm xác, hai mươi tù binh và cả trăm vũ khí trong đó có súng phòng không và trọng pháo. Ở đoạn đường từ phía nam Tân An đến chung quanh Bến Tranh, quân ta giải tỏa các chốt đóng cản đường lưu thông của địch trên quốc lộ 4 và lưu thông từ Saigon về Mỹ Tho hay xa hơn về Vùng 4 được trở lại bình thường.
Từ lâu cộng sản có căn cứ ở vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ, nằm trong địa phận của hai tỉnh Chương Thiện và Kiên Giang. Hành lang tiếp tế cho các mật khu này bắt nguồn từ biên giới qua ngả Hà Tiên. Sau khi dự trử và bổ sung quân đầy đủ, địch lập ra sư đoàn 8 BB. Quân của sư đoàn đến từ những đơn vị cơ hữu của địa phương và một số đơn vị đến từ quân khu 3 CSBV. Sư đoàn 8 bắt đầu tấn công quấy rối các tiền đồn của tỉnh Cần Thơ vào cuối tháng 3-75. Địch mở hai hướng tấn công: một hướng đánh vào bộ tư lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ; hướng kia đánh vào trung tâm Huấn Luyện Cái Vồn và quận lỵ Bình Minh ở Vĩnh Long. Để ngăn cản không cho quân ta tiếp viện qua lại giữa Vĩnh Long và Cần Thơ, địch đóng nhiều chốt kháng cự ở Ba Càng. Sư đoàn 21 BB và lính Thiết Kỵ lập tức đánh tan cuộc tấn công vào Cần Thơ. CS bỏ lại hơn 300 xác và hàng trăm vũ khí. Cộng quân cũng thất bại trong hướng đánh vào quận lỵ Bình Minh; và chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ, quân ta giải tỏa được tất cả các chốt của địch ở Ba Càng.(7)
Tóm lại, ý định của cộng quân là muốn cắt đứt giao thông trên quốc lộ 4, chặn đường tiếp viện Saigon Cần Thơ, bảo vệ hành lang xâm nhập từ vùng Mỏ Vẹt, Cam Bốt, vào căn cứ của họ ở vùng IV. Nhưng đó chỉ là những hoạt động nghi binh để hỗ trợ cho chiến lược lớn hơn là đánh vào quân đoàn III và Biệt Khu Thủ Đô. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, bộ chỉ huy CSBV ở miền Nam gom các trung đoàn biệt lập ở Vùng IV và lập ra vài sư đoàn mới. Tuy nhiên những sư đoàn mới này chỉ có danh trên giấy tờ chứ không phải là một lực lượng tác chiến có khả năng. Những sư đoàn mới này được tạo ra nhằm vào mục tuyên truyền, tâm lý nhiều hơn.
Khác với các cuộc hành quân quy ước lớn áp dụng ở ba quân khu kia, tại đồng bằng sông Cửu Long địch áp dụng chiến thuật du kích nhiều hơn để làm suy yếu hạ tầng cơ sở của ta hầu kiểm soát được tài nguyên phong phú ở đó.
Ngay vào thời gian mãnh liệt nhất của cuộc chiến xảy ra ở ba vùng chiến thuật vào tháng 3, 4-75, tình hình quân sự ở Vùng 4 tương đối yên tỉnh. Ngay cả lúc lệnh đầu hàng được ban hành từ Saigon, không một tỉnh hay quận nào của Vùng IV nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản. (Còn tiếp...)
Chú thích Chương 8 (tiếp theo)
3. Sau này có nhiều sách, ý kiến, chỉ trích về cách tái huấn luyện, trang bị, tái thiết lập các đơn vị triệt thoái từ quân đoàn I và II. Tác giả đồng ý là một bài toán có nhiều phương cách giải để đi đến đáp số. Nhưng tác giả phải xác nhận các cơ quan Tổng Cục Tiếp Vận, Chiến Tranh Chính Trị, Quân Huấn và Phòng 3 của BTTM đã làm hết sức để chỉnh bị các đơn vị trên một cách mau chóng (chú thích của tác giả).
4. Trong Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Chiến Thắng (Chính Trị Quốc Gia, Hanoi: 2000) của Võ Nguyên Giáp, chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào thủ đô Saigon và vùng phụ cận dùng tương đương 5 quân đoàn: Quân đoàn 1 ở hướng trực bắc Saigon, đánh vào Lái Thiêu, Bến Cát; quân đoàn 2 ở hướng đông nam, đánh về hướng Long Thành, căn cứ Nước Trong, Thành Tuy Hạ; quân đoàn 3 ở hướng tây bắc, phụ trách cứ điểm Trảng Bàng, căn cứ Đồng Dù, Hóc Môn; quân đoàn 4, đánh hướng đông bắc về Xuân Lộc, Biên Hòa, Long Bình; quân đoàn 232 đánh lên Saigon từ hướng tây nam, qua Cần Duộc, Tân An, Bến Lức, Nhà Bè. Bộ Tư Lệnh, do Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, Phạm Hùng làm chính ủy, đặt tại Căm Xe, trực bắc Saigon. Từ Điển Bách Khoa Quân Sự Việt Nam (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 1996), liệt kê lực lượng của chiến dịch Hồ Chí Minh như sau: Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232, tổng cộng 17 sư đoàn bộ binh; 6 trung đoàn và 4 tiểu đoàn đặc công; 3 lữ đoàn /trung đoàn và 4 tiểu đoàn tăng thiết giáp; 22 lữ đoàn /trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; cộng thêm các đơn vị binh chủng khác; lực lượng cộng sản địa phương gồm 2 trung đoàn bộ binh và 6 trung đoàn đặc công. Xem Võ Nguyên Giáp, trang 313; Từ Điển Quân Sự, trang 118-119 (chú thích của dịch giả).
5. Trong nguyên thủy, Quân Đoàn 4 do Hoàng Cầm làm tư lệnh, phụ trách mặt trận Xuân Lộc. Quân Khu 4 có hai sư đoàn cơ hữu là sư đoàn 7 và 9. Khi tấn công Xuân Lộc, sư đoàn 7 là sư đoàn duy nhất của quân đoàn 4. Hoàng Cầm đoàn được Bộ Tư Lệnh B2 tăng cường thêm sư đoàn 341, sư đoàn 6 thiếu (của quân khu 7), trung đoàn 95B (quân khu 5, gia nhập sau khi ba sư đoàn trên bị thiệt hại nặng) và các các lực lượng phụ trợ như phòng không, pháo binh, thiết giáp. Sư đoàn 3 thuộc về quân đoàn 2, đánh xuống hướng nam, về Vũng Tàu. Sư đoàn 9 được chuyển qua quân khu 8, nhập vào quân đoàn 232 (vừa mới thành lập khi CSBV đổi tên chiến dịch thành Chiến Dịch Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 4). Xem, Thượng Tướng Hoàng Cầm, Chặn Đường Mười Nghìn Ngày (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 2001), trang 403-420; Đảng Ủy, Ban Chỉ Huy Sư Đoàn Bộ Binh 9, Sư Đoàn 9 (Quân Đội Nhân Dân, Hanoi: 1990), trang 282-283 (chú thích của dịch giả).
6. Cuộc tấn công vào Xuân Lộc của Quân Đoàn 4 CSBV là một sự thất bại lớn nhất và duy nhất trong chiến dịch tấn công miền Nam vào những ngày cuối của cuộc chiến. Trong Chặn Đường Mười Nghìn Ngày, Hoàng Cầm thú nhận ba sư đoàn 7, 341, 6, bị tổn thất rất nặng; họ phải cầu viện thêm trung đoàn 95B từ quân khu 5 ngoài Trung vào tăng viện. Theo Hoàng Cầm, hai ngày đầu tiên, trận chiến xảy ra như ý họ muốn. Nhưng khi lực lượng ở Xuân Lộc chỉnh đốn lại tuyến phòng thủ thì cuộc tấn công của cộng sản bị khựng lại. Lực lượng CSBV bị thiệt hại nhiều đến độ họ lo sợ. Bộ tư lệnh chiến dịch 275 (lúc này chưa là chiến dịch Hồ Chí Minh) dưới quyền Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, và Văn Tiến Dũng, đề nghị Trần Văn Trà đến ngay mặt trận Xuân Lộc xem xét tình hình. Với tư cách là tư lệnh B-2, Trần Văn Trà có quyền ra lệnh cho Hoàng Cầm thay đổi chiến thuật đánh theo ý của ông ta. Trong hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm, Tập 5, Trà nhìn nhận ba sư đoàn của Hoàng Cầm bị thiệt hại quá nhiều. Càng tấn công kiểu trực diện (đánh thẳng vào phòng tuyến của sư đoàn 18), thì càng thiệt hại mà chưa chắc chiếm được Xuân Lộc. Tướng Trà đề nghị rút quân ra xa, tập hợp lại, đánh bứt phòng tuyến ở ngả ba Dầu Giây.
Khi Dầu Giây mất, đường tiếp tế cho Xuân Lộc bị cắt; Xuân Lộc không còn là một hệ thống phòng thủ ích lợi cho VNCH nữa. Hoàng Cầm nghe lời, đánh theo chiến thuật của Trần Văn Trà. Như tiên liệu, khi phòng tuyến phía tây bị chọc thủng, Xuân Lộc bị cô lập, và trở thành vô dụng như một phòng tuyến cản địch vì không còn thu hút quân địch. Quân Đoàn III không còn cách nào khác hơn là di tản Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng cho một phòng tuyến mới. Trong hồi ký, Hoàng Cầm viết với một giọng văn tự kiểm thảo về số quân hy sinh đánh vào Xuân Lộc. Sự hối hận có lẽ cũng bắt nguồn khi gần nguyên sư đoàn 341 bị hủy diệt bằng bom CBU (loại Daisy Cutter) của không quân VNCH. Hoàng Cầm trách Bộ Tư Lệnh Miền B-2 quá hối hả hả ra lệnh cho quân đoàn 4 tấn công Xuân Lộc (sư đoàn 7 đang trên đường từ Di Linh về, và bị thiệt hại nặng; sư đoàn 9, sư đoàn có kinh nghiệm nhiều nhất chiến trường miền đông, thì bị chuyển qua mặt trận tây nam của quân đoàn 232). Hoàng Cầm xin chờ, nhưng Trần Văn Trà nói lệnh của Hà Nội là phải đánh ngay. Xem Trần Văn Trà, trang 247-257; Hoàng Cầm, trang 403-420 (chú thích của dịch giả).
7. Một số trận đánh và hoạt động quân sự của quân đội VNCH ở Vùng IV được ghi lại trong tác phẩm Nguyễn Khoa Nam (Lake Forest, California: Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, 2001). Bài Trận Chiến Cuối Cùng của Quân Đoàn IV của trung tá Trần Văn Lưu, quận trưởng kiêm chi khu trưởng Tam Bình Vĩnh Long, có nhiều chi tiết về trận đánh này (chú thích của dịch giả).
Chương 9: Những Ngày Cuối Cùng
Tình hình chính trị ở Saigon bị xáo trộn mạnh sau khi Ban Mê Thuột mất và sự thất bại của cuộc di tản khỏi Pleiku-Kontum tiếp theo sau. Nhiều phần tử, đảng phái đối lập, xuất hiện ra mặt chỉ trích chính phủ. Ngày 27 tháng 3, 1975, chính phủ bắt giữ một số người bị nghi ngờ tổ chức đảo chánh. Với những biến động chính trị đó, tổng thống Thiệu ra lệnh thủ tướng Khiêm cải tổ lại nội các. Nhưng thấy tình hình quân sự bất lợi đang xảy ra, không bao nhiêu chính khách muốn tham gia nội các mới. Những chính khách muốn tham gia thì đòi những điều kiện không thể chấp nhận được. Đa số chính trị gia nghĩ tổng thống Thiệu chịu trách nhiệm về những thất bại quân sự đang xảy ra; họ cũng nghĩ tổng thống Thiệu không còn khả năng đưa miền Nam ra khỏi cơn hiểm họa trước mắt. Sau một tuần gạn hỏi và thương lượng, thủ tướng Khiêm từ chức, đưa ra lý do là không thể nào có được một nội các mới nếu ông không mời được những đảng phái chính trị có chính kiến khác gia nhập nội các.
Ngày 2 tháng 4, 1975, trong một buổi họp thường lệ ở quốc hội, thượng viện VNCH bỏ 42 phiếu thuận và 10 phiếu chống, kết tội tổng thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra, và yêu cầu ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần chính trị đối lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một nội các liên hiệp với sự lãnh đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được chỉ định làm thủ tướng. Ngày 8 tháng 4, một phản lực cơ F-5 của Không Quân VNCH bỏ bom Dinh Độc Lập. Đây là lần đầu tiên dinh Độc Lập mới bị bỏ bom. Dinh Độc Lập dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm cũng bị một phi cơ khu trục A-1 Skyraider dội bom một lần. Sau vụ dội bom đó, nhiều tin đồn mới về tổng thống Thiệu và vận mệnh miền Nam lại lan truyền ra dân chúng: Số mạng VNCH đã được các nước cường quốc quyết định; họ sẽ để yên cho CSBV dùng võ lực cưỡng chiếm miền Nam. Có đề nghị VNCH nên gởi đặc sứ qua Pháp, nhờ họ dùng ảnh hưởng của một quốc gia trung lập để thương lượng với cộng sản, may ra có thể cứu vãn được tình hình. Tin đồn nói là chuyện dàn xếp tình hình chính trị của VNCH sẽ xảy ra vào ngày 7 tháng 4, rồi sau đó là 10 tháng 4. Phó thủ tướng Trần Văn Đôn, sau một chuyến công du từ Hoa Kỳ về vào ngày 5 tháng 4, cho tổng thống Thiệu biết chuyện thương lượng với CSBV qua tay người Pháp đang được nói đến... nhưng tổng thống Thiệu không tin vào chuyện đó.
Trong suốt thời gian này, quân đội VNCH đã triệt thoái dần từ các vùng phía bắc về nam; và quân đội CSBV trên đường đuổi theo tiến về thủ đô Saigon. Hoàn cảnh quân sự nguy ngập hơn khi Xuân Lộc di tản và tình hình chiến trường bây giờ phải tính theo từng ngày, từng giờ. Trong tình thế nguy ngập đó, BTTM tìm mọi cách cung cấp cho chiến trường tất cả những gì có thể cung cấp: tái bổ sung và trang bị các đơn vị mới để đưa trở ra chiến trường.
Phong trào đòi tổng thống Thiệu từ chức và trao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh nổi lên. Phong trào này ảo tưởng với một chính phủ liên hiệp do đại tướng Minh cầm đầu, VNCH có nhiều cơ hội thương lượng với CSBV để chấm dứt cuộc đổ máu đang xảy ra. Trong buổi họp ở dinh Độc Lập ngày 21 tháng 4, tổng thống Thiệu tuyên bố từ chức. Theo lời giải thích của tổng thống Thiệu, Hoa Kỳ muốn ông từ chức, và ông muốn hay không một số tướng lãnh trong quân đội cũng sẽ ép ông đi. Ông hy vọng sự từ chức của ông sẽ đem lại hòa bình, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ quân đội VNCH. Theo hiến pháp, ông nhường chức lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Cuối cùng, tổng thống Thiệu mong muốn quân đội, cảnh sát quốc gia ủng hộ vị tổng thống mới.
Chiều ngày 21 tháng 4, 1975 lễ từ chức của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được trực tiếp truyền hình từ Dinh Độc Lập. Trong bài diễn văn từ chức, ông Thiệu dẫn giải về tình hình chung của đất nước và lý do ông từ chức. Lần đầu tiên trước công chúng ông xác nhận chính ông ra lệnh cuộc triệt thoái khỏi Kontum Pleiku. Ông ra lệnh tiến hành cuộc triệt thoái thảm bại đó vì trước tình thế nguy ngập của chiến trường, ông không còn chọn lựa nào khác. Ông cũng đề cập đến một số tướng lãnh đã không tận tụy chiến đấu cho ông.
Một câu hỏi được nhắc nhiều lần là, ông Thiệu từ chức vì một áp lực nào đó, hay tự ông quyết định" Trong lần điều trần trước Tiểu Ban Điều Tra của Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Tế Hạ Viện ngày 27 tháng 1, 1976, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon, Graham Martin, khẳng định ông không có vai trò nào trong việc tổng thống Thiệu từ chức. Nhưng đại sứ Martin xác nhận trong lần nói chuyện với tổng thống Thiệu vào ngày 20 tháng 4, sau khi trình bày về tình hình quân sự do tình báo của CIA và DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự) cập nhật hàng ngày. Đại sứ Martin nói: "Tôi nói với ông ta theo sự kết luận của tôi, mặc dù các tướng lãnh tiếp tục chiến đấu nhưng họ nghĩ không còn cách nào để chặn đứng cuộc tấn công sau cùng của CSBV trừ khi có một cuộc ngưng bắn để họ có thể tái phối trí lại lực lượng. Nhưng sự ngưng bắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu vị tổng thống không từ chức, hay sẵn sàng chấp nhận những bước tiến đưa đến sự thương lượng đó. Tôi nói với tổng thống Thiệu, theo tôi nghĩ, nếu ông ta không quyết định thì các tướng lãnh cũng sẽ yêu cầu ông thoái vị."
Đại sứ Martin nhấn mạnh tính chất riêng tư, cá nhân của cuộc nói chuyện. Đại sứ Martin nói chuyện với tổng thống Thiệu "như một cá nhân, không đại diện cho tổng thống Hoa Kỳ, tổng trưởng Ngoại Giao, hay ngay như tư cách của một đại sứ Hoa Kỳ."
Về câu nói, "các tướng lãnh sẽ yêu cầu ông thoái vị" của đại sứ Martin, tác giả chắc chắn trong quân đội VNCH, không có tướng nào ép tổng thống Thiệu từ chức hết. Tuy nhiên, có một điều xảy ra có thể đưa đến sự hiểu lầm này: Sau khi cựu trung tướng Trần Văn Đôn được bổ nhiệm tổng trưởng Quốc Phòng trong nội các thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, ông Đôn triệu tập một buổi họp của tất cả các tướng lãnh ở bộ Tổng Tham Mưu. Đây chỉ là một buổi gặp mặt sơ giao, giới thiệu ban tham mưu và tổng trưởng quốc phòng mới. Nhưng đối với người ngoài, cuộc hội họp có thể được giải thích như một cuộc tụ tập có mục đích chính trị. Nhưng đó là một buổi họp công khai, có nhiều người tham dự, không thể nào hiểu khác hơn mục đích thật sự của nó.
Sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trần Văn Hương lập tức ra nhiều sắc luật, trong đó có sắc luật cấm di chuyển, du lịch ra nước ngoài. Quân nhân công chức nào đã lợi dụng công vụ trốn lại nước ngoài phải hồi hương trong vòng ba mươi ngày, nếu không họ sẽ bị tước quốc tịch và tài sản bị tịch thu. Thành phần được phép ra nước ngoài là người già, hay bệnh nhân đi chữa trị. Tuy nhiên những bệnh nhân này phải đóng một khoản tiền thế chân trước khi được phép xuất ngoại. Tiền thế chân này sẽ được dùng giúp đỡ các binh sĩ đang chiến đấu trong trường hợp thân chủ không hồi hương.
Tổng thống Trần Văn Hương có ý định mời tướng Dương Văn Minh gia nhập chánh phủ của ông. Nhưng tướng Minh từ chối lời mời của tổng thống Hương vì tướng Minh muốn nhiều quyền hơn. Từ lâu, tướng Minh có liên hệ với nhiều cố vấn chính trị quân sự có khuynh hướng thiên tả. Chính tướng Minh có tham vọng trở thành tổng thống từ lâu, và đã hy vọng tổng thống Thiệu trao quyền lại cho ông thay vì cho phó tổng thống Hương. Mặc dù có nhiều đồn đãi cho rằng cộng sản chỉ thương lượng một giải pháp chính trị với tướng Minh, nhưng là một tổng thống tin vào hiến pháp, tổng thống Hương không thể nào trao chức tổng thống lại cho tướng Minh nếu không có sự đồng ý của Quốc Hội.
Trong khi đó tình hình quân sự càng lúc càng trở nên bi quan. Ngày 27 tháng 4 tổng trưởng quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn quân sự gồm nhiều tướng lãnh ở BTTM và tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô ra tường trình trước quốc hội. Vào lúc 7 giờ 30 chiều, dưới sự tham dự của 138 dân biểu và nghị sĩ, tổng trưởng Đôn trình bày tình hình quân sự: Saigon đang bị 15 sư đoàn của 3 quân đoàn CSBV bao vây. Quốc lộ Saigon Vũng Tàu bị cắt đứt, và quân địch đang tiến về căn cứ Long Bình. Sau khi nghe tường trình, lúc 8 giờ 20 đêm, quốc hội bỏ phiếu 136 thuận, 2 chống cho phép trao quyền tổng thống lại cho tướng Dương Văn Minh. Ngày hôm sau, thứ Hai, 28 tháng 4, vào lúc 5 giờ 30 chiều, Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức tổng thống VNCH.
Trước đây đã có nhiều lời đồn về "giải pháp Dương Văn Minh." Đầu tháng Giêng, 1975, tòa đại sứ Pháp, và đích thân đại sứ Merillon đã hoạt động mạnh để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam: một thương lượng giữa tướng Minh và CSBV. Về phía Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao không tin tưởng vào sự thương lượng đó, nhưng có vài lý do để hy vọng cộng sản chấp nhận thương lượng đình chiến.
Tướng Minh thấy tin tưởng để thương lượng. Theo những người thân cận với tướng Minh, ông đặt sự lạc quan của ông vào những suy luận sau: (1) Cộng sản không có nền tảng vững chắc ở Saigon và vùng lân cận. Ngưng bắn để thương lượng, CSBV có được thời gian để hoàn tất các cơ sở địa phương. (2) Thành viên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phần lớn là người địa phương, họ không muốn bị thống trị bởi dân miền Bắc, và họ muốn thấy một giải pháp trong đó có "Hai Việt Nam." (3) Trung Cộng không bao giờ muốn thấy Việt Nam thống nhất. Họ muốn thấy Việt Nam vẫn bị chia đôi để Việt Nam không trở thành một hiểm họa ở phía nam biên giới họ. (4) Tướng Minh tin tưởng đại sứ Pháp Merillon có thể giúp hai bên gặp mặt để đi đế một sự thương lượng có ý nghĩa. Đại tướng Minh nhận định: "CSBV biết dân miền Nam không thích chủ nghĩa cộng sản. Và vì cộng sản không thể nào tiêu diệt được tất cả người dân miền Nam, thương lượng với dân miền Nam thì có lợi hơn."
Thêm vào đó, tướng Minh có gặp tác giả một lần vào ngày 21 tháng 4, ông thố lộ cho tác giả biết ông vẫn liên lạc thường xuyên với phía bên kia bằng máy vô tuyến. Chuyện đó ông giữ kín cho đến bây giờ vì sợ bị bắt. Tướng Minh tin tưởng thật lòng là, với một chính phủ do ông cầm đầu, cộng sản sẽ đưa ra một giải pháp chính trị để ngừng chiến. Đó cũng là một lý do tại sao nhiều tầng lớp lãnh đạo quân sự, chính trị, hành chánh, chấp nhận làm việc với chính phủ mới của tướng Minh. Nhưng sau cùng, CSBV đổi ý. Theo những gì tác giả biết được, là vào cuối tháng 3, 1975, một gián điệp của Hoa Kỳ lấy được tin từ Trung Ương Cục Miền Nam. Người này cho biết CSBV quyết định đánh bại VNCH bằng quân sự chớ không tìm một giải pháp chính trị.
Tướng Minh chờ CSBV đề nghị một giải pháp nhưng vô ích: CSBV trả lời bằng cách dội bom phi trường Tân Sơn Nhất chỉ 12 tiếng sau khi ông nhậm chức tổng thống. Nhưng người của tướng Minh vẫn cố gắng liên lạc với đại diện của CSBV ở phi trường Tân Sơn Nhất để thương lượng, nhưng phía bên kia đã trả lời rất mơ hồ, hay có thái độ hăm dọa. Đến lúc đó tướng Minh mới biết ông ta không còn hy vọng thương thuyết với cộng sản nữa; ông chấp nhận tất cả những đòi hỏi của phía bên kia.
Tổng thống Dương Văn Minh thú nhận ông bị cộng sản lừa. Ông khuyên những cố vấn thân cận và con rể là đại tá Nguyễn Hồng Đại nên rời Việt Nam. Tướng Minh không phải là người duy nhất bị cộng sản lừa: nhiều người dễ tin khác, khi nhận ra sự lừa dối của cộng sản và muốn ra đi nhưng quá trễ. Một số người ở lại, gồm sĩ quan, công chức, văn nghệ sĩ, được cộng sản trọng dụng vì vai trò nằm vùng, gián điệp ngầm, của họ trong quá khứ. Qua điều đó, chúng ta thấy được sự khiếm khuyết trong hệ thống an ninh của VNCH, đã không ngăn chận được sự xâm nhập của cộng sản vào các hệ thống dân sự và quân sự của chúng ta.
Di Tản
Những ai tin vào sự liên hiệp với cộng sản, nghĩ sẽ có một cuộc ngưng bắn trong vòng 24 tiếng sau khi ông Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống. Đối với nhưng người không bao giờ muốn liên hiệp với cộng sản, ngày ông Dương Văn Minh nhậm chức là ngày họ quyết định bỏ nước ra đi. Đối với họ, một chương sử của quốc gia đã kết thúc. Một chương sử đã viết bằng máu của hàng trăm ngàn quân nhân, đổ ra chiến đấu cho một lý tưởng. Những người lính này, ngay sau khi tổng thống Thiệu từ chức, họ vẫn tiếp tục chiến đấu, hy vọng cầm cự cho đến giờ phút chót. Không phải họ trung thành với ông Thiệu; họ chỉ chiến đấu cho một lý tưởng họ theo đuổi và bảo vệ bằng máu từ lâu. Bây giờ, một trang sử đã lật qua, họ không thể nào ở lại đây; họ sẽ để mảnh đất này lại cho những người tin cộng sản là những người có thể liên hiệp và thương lương được.
Kế hoạch di tản người Mỹ và một thiểu số người Việt được tòa đại sứ soạn thảo rất kỹ và bí mật. Kế hoạch dựa vào những kinh nghiệm thấy được trong lần di tản từ Đà Nẵng và Nha Trang. Tất cả các kế hoạch, chính và dự phòng, được giữ kín, không cho phía Việt Nam biết. Những chi tiết về số người, phương tiện di chuyển, lộ trình, điểm hẹn ... tất cả chỉ có người Mỹ biết. Về phía quân sự, các quân nhân được chọn để di tản, trao đổi tin tức với cố vấn của họ. Phần lớn họ được khuyên nên di tản gia đình vợ con đi trước.
Vấn đề nan giải của các quân nhân là là sắc luật cấm di chuyển ra nước ngoài vẫn còn hiệu lực. Nếu một quân nhân rời khỏi Việt Nam, họ phạm tội đào ngũ. Ở phía dân sự, họ có thể bị tội du hành trái phép. Nhưng vì tất cả những phương tiện chuyên chở nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, không ai ở phía Việt Nam biết được lộ trình là đâu, tổng số người được di tản, giấy tờ tùy thân phải có như thế nào. BTTM, trong thời gian đó, không ra một quân lệnh chính thức nào về vấn đề di tản. Nhưng mọi người tự hiểu là số người được di tản rất ít, những ai được chọn di tản sẽ nhận được thông báo từ Hoa Kỳ. Đó là tất cả những gì phía Việt Nam biết được.
Sau này, qua những tiết lộ của đại sứ Martin, kế hoạch di tản được cơ quan DAO, toà đại sứ và Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương soạn thảo. Kế hoạch di tản, có tên là Talon Vise, được cập nhật liên tục để phản ảnh tình trạng thực tế và những cần thiết để di tản. Kế hoạch có dự trù quân tác chiến và phi cơ bảo vệ lộ trình và các điểm bốc người. Cũng theo lời đại sứ Martin tường thuật, Hoa Kỳ không muốn gây hỗn loạn khi di tản. Ban đầu, tòa đại sứ muốn di tản tất cả công dân Mỹ và người Việt có liên hệ đến họ. Ngoài ra một số người Việt nằm trong phạm trù có thể nguy hiểm đến tánh mạng nếu họ rơi vào tay cộng sản. Đến ngày 25 tháng 5, số người Việt nằm trong trường hợp "bị nguy hiểm" này đã lên đến 50 ngàn người. Cũng theo đại sứ Martin: Trước ngày 14 tháng 4, toà đại sứ Hoa Kỳ được thẩm quyền cho nhập cảnh 2000 cô nhi đến Hoa Kỳ. Ngày 14, tòa đại sứ được phép cho nhập cảnh thân nhân của công dân Mỹ đang có mặt tại Việt Nam. Ngày 14, tòa đại sứ có thẩm quyền cho nhập cảnh thân nhân của công dân Hoa Kỳ, thân nhân của các người Việt đang là công dân thường trú tại Hoa Kỳ, dù các người này không hiện diện tại Việt Nam, với điều kiện đơn của họ được Nha Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ chấp nhận.
Ngày 25, tòa đại sứ có thẩm quyền cho nhập cảnh nhiều loại thân nhân liên hệ đến công dân Mỹ. Đồng thời tòa đại sứ được quyền di tản khoảng 50 ngàn người được liệt kê vào phạm trù "có thể nguy hiểm đến tánh mạng." Tòa đại sứ được thẩm quyền này chỉ trong bốn ngày sau cùng của chương trình di tản.
Trên thực tế, những người Việt Nam nằm trong tình trạng nguy hiểm sẽ đưa cho người đại diện của họ danh sách thân nhân muốn di tản. Sau khi được tòa đại sứ hay DAO chấp thuận, những người này sẽ được thông báo điểm hẹn, những gì cần phải mang theo, và số lượng đồ tùy thân mang theo.
Từ điểm hẹn, họ được xe bus chở đến nội vi cơ quan DAO ở phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi danh sách được đối chiếu, họ được đưa lên những phi cơ vận tải C-130 hay C-141 vào buổi chiều, hay ban đêm, để tránh sự lộ liễu. Nhân viên an ninh phi trường biết rõ những gì đang xảy ra, nhưng họ không ngăn cản, vì một số cũng có gia đình hay thân nhân ra đi trên các chuyến phi cơ đó. Các chuyến bay di tản hoạt động liên tục cho đến ngày 29 tháng 4 thì gián đoạn vì phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích.
Trong hai ngày còn lại, 29 và 30 tháng 4, tòa đại sứ Mỹ dùng trực thăng và xà lan di tản được hơn 11 ngàn người. Ở miền duyên hải, dân đánh cá và những ai dùng thuyền bè ra khơi, được tàu chiến hải quân thuộc Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt. Nhìn vào kế hoạch di tản của Hoa Kỳ, số người di tản có thể nhiều hơn nếu tình thế và thời gian cho phép. Với hơn 113 ngàn người được di tản, so với những cuộc di tản từ Đà Nẵng, Nha Trang, hay Phnom Penh, cuộc di tản sau cùng này thành công hơn nhiều.
SÀIGÒN
Đến ngày 25 tháng 4, cộng sản đã bao vây Biệt Khu Thủ Đô (Saigon) từ nhiều hướng. Vòng đai phòng thủ của quân đội VNCH vào lúc này chỉ còn lại Biên Hòa ở hướng đông bắc; Long Thành ở hướng đông; Lai Khê ở hướng bắc; và Hốc Môn ở đông bắc. Các lực lượng tiền đạo của cộng sản bắt đầu đánh thăm dò vòng đai phòng thủ Saigon. Đêm 26, đặc công cộng sản tấn công Tân Cảng, vài đoạn trên xa lộ Saigon-Biên Hòa và trung tâm truyền tin Phú Lâm. Trung tâm truyền tin bị thiệt hại, nhưng còn hoạt động được. Một tiểu đoàn Nhảy Dù đang canh giữ chung quanh Dinh Độc Lập được chỉ định giải tỏa khu Tân Cảng. Chỉ trong một thời gian ngắn địch bị đánh bật ra khỏi Tân Cảng, và tái lập lưu thông trên đoạn đường Saigon Biên Hòa.
Đêm hôm sau, 27, tất cả các tiền đồn của lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân dọc theo sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Hậu Nghĩa bị tấn công và tràn ngập. Mất các cứ điểm canh giữ đó, tất cả hướng tây của Saigon bị bỏ ngỏ. Căn cứ của sư đoàn 5 ở Lai Khê cũng bị tấn công; căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng đông bắc Saigon bị pháo kích dữ dội, kho đạn và nhiên liệu của phi trường bị phá hủy, hoạt động của phi trường gián đoạn. Phần lớn phi cơ ở phi trường đã bay về Tân Sơn Nhất hay là phi trường Trà Nóc ở Vùng IV. Sư đoàn 3 Không Quân, với sự giúp đỡ của TQLC Hoa Kỳ, phá hủy tất cả cơ sở và trung tâm sửa chữa và bảo trì của căn cứ trước khi di tản. Vòng đai phòng thủ của sư đoàn 18 bộ binh ở Trảng Bom bị tấn công và xâm nhập. Lữ đoàn 1 Dù ở Phước Lễ rút về Vũng Tàu khi địch mở cuộc tấn công bằng bộ binh và xe tăng. Long Thành thất thủ vào ngày 28 khi địch tiến theo liên tỉnh lộ 25 đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch. Quận trưởng Nhơn Trạch và các lực lượng còn lại rút về kho đạn thành Tuy Hạ để cố thủ. Bây giờ Saigon hoàn toàn nằm trong tầm đại bác 130 ly của địch.
Sáu giờ chiều ngày 28, khi buổi lể nhậm chức ảm đạm của tân tổng thống Dương Văn Minh vừa chấm dứt, ba phản lực cơ A-37 bất thình lình tấn công phi trường Tân Sơn Nhất. Súng phòng không từ dinh Độc Lập và từ các chiến đỉnh ở bến Bạch Đằng phản ứng; hai phản lực cơ F-5A cũng bay lên nghinh chiến, nhưng ba chiếc A-37 đã bay đi. Cuộc dội bom gây thiệt hại nhẹ cho phi trường. Chỉ một trái bom đánh trúng vào địa phận phi trường; hai trái còn lại rơi ở Hốc Môn và cầu Bình Triệu. Bộ tư lệnh Không Quân xác nhận phi cơ do cộng sản điều khiển và cất cánh từ một căn cứ xa Saigon, nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Điểm xuất phát có thể từ phi trường Đà Nẵng vì ba phi cơ này có mang bình xăng phụ. Tin tức tình báo cho biết cộng sản có thể dùng phi cơ tấn công thêm lần nữa vào lúc 9 giờ đêm cùng ngày vì hệ thống ra đa không còn hoạt động từ lúc phi trường Biên Hòa di tản.
Lực lượng CSBV ở hướng tây Saigon vào những ngày cuối: Quân Đoàn 1, với 30 ngàn quân, đánh từ hướng bắc và đông bắc. Quân Đoàn 3, 46 ngàn quân, đánh hướng tây bắc. Ở hướng nam là Quân Đoàn 232, với 42 ngàn quân, theo quốc lộ 4 đánh lên.
Lực lượng CSBV ở hướng đông Saigon: Quân Đoàn 2, với 40 ngàn quân, đánh hướng đông nam vào, về phía Thành Tuy Hạ. Quân Đoàn 4, với 30 ngàn quân, đánh hướng đông, qua ngả Biên Hòa và bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Không Quân quyết định dội bom phá hủy phi trường Phan Rang vì đây là phi trường dùng để tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ bay từ Đà Nẵng về Saigon. Cùng lúc nhiều phi tuần F-5A được lệnh bay canh chừng không phận còn lại của chúng ta. Đêm 29, bộ tư lệnh Quân Đoàn III dời từ Biên Hòa về Gò Vấp, đóng chung với bộ tư lệnh Thiết Giáp.
Bốn giờ sáng ngày 29 tháng 4, BTTM, phi trường Tân Sơn Nhất và bộ tư lệnh Hải Quân ở bến Bạch Đằng bị pháo kích từng hồi. Bến Bạch Đằng và BTTM không bị thiệt hại, nhưng phi trường Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng. Kho đạn, phi đạo phụ, kho xăng bị trúng đạn và bốc cháy. Sở chỉ huy của cơ quan DAO (bộ tư lệnh MACV cũ) cũng bị trúng đạn sơ sài nhưng làm hai TQLC Hoa Kỳ canh gác ở đó bị tử thương. Cộng sản dùng bộ binh đánh vào vòng đai hướng bắc của phi trường trong lúc pháo kích, nhưng bị một tiểu đoàn Nhảy Dù đẩy lui. Trong đêm đó, địch tấn công nhiều nơi ngoài vòng phòng thủ thành phố.
Tình hình chung vào lúc 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4:
Sư đoàn 22 bộ binh ở Long An bị tấn công nhưng giữ được phòng tuyến.
Bộ chỉ huy tiểu khu Hậu Nghĩa (mặt trận Củ Chi) mất liên lạc với quân đoàn III.
Căn cứ Lai Khê ở Bình Dương bị pháo kích nặng. Địch tấn công quận lỵ Bến Cát, đánh và cắt đứt đoạn đường Phú Cường Lai Khê trên quốc lộ 13. Đặc công cộng sản xâm nhập Phú Cường và thiết lập nhiều chốt chống cự.
Ở Biên Hòa, địch tấn công quận lỵ Tân Uyên. Cảnh sát và lính tiểu khu di tản; thành phố bây giờ bị bỏ trống. Phòng tuyến Trảng Bom bị xâm nhập ở nhiều nơi; sư đoàn 1 bộ binh rút về phiá nam của căn cứ Long Bình. Lữ đoàn 257 TQLC ở phiá bắc căn cứ bị áp lực mạnh của địch. Căn cứ Long Bình bị pháo kích và đánh quấy phá liên tục. Kho đạn thành Tuy Hạ bị bao vây và pháo kích.
Hai liên đoàn 8 và 9 Biệt Động Quân ở hướng tây Saigon bị thiệt hại nặng dưới sức tấn công của địch; đơn vị mất đi khoảng 50 phần trăm quân số. Các đơn vị Địa Phương Quân cố thủ ở quận lỵ Hốc Môn cũng chịu số phận tương tự. Quốc lộ 1 nối liền Củ Chi và Saigon không còn di chuyển được. Trung tâm huấn luyện Quang Trung; các căn cứ của trung tâm tiếp liệu nằm ở khu vực Gò Vấp-Hạnh Thông Tây bị pháo kích và tấn công cùng lúc: địch dàn quân ở hai hướng bắc và đông bắc giống như họ đã phối trí vào năm 1968.
Ở Chợ Lớn, Cầu Nhị Thiên Đường rơi vào tay địch, trung tâm truyền tin Phú Lâm bị pháo kích và hăm dọa. Chín giờ sáng, phi trường Tân Sơn Nhất bị dội bom lần thứ nhì, và bị thiệt hại nặng lần này: Vài phi cơ A-37 và 4 vận tải cơ trong đó chứa đầy bom đạn bị phá hủy; phi trường bị bốc cháy ở nhiều nơi. Phi trường hoàn toàn tê liệt. Hơn 3000 người đang chờ di tản chung quanh phạm vi của cơ quan DAO hốt hoảng, bỏ chạy tán loạn. Đến 10 giờ sáng, bộ tư lệnh Không Quân không còn kiểm soát được hệ thống của họ. Trên trời, hàng loạt trực thăng Hoa Kỳ tiếp tục bốc nhân viên Hoa Kỳ từ các tòa nhà; bây giờ khó phân biệt được trực thăng của Mỹ hay Việt Nam.
Bộ tư lệnh quân đoàn III báo cáo tình hình nguy ngập ở mọi phòng tuyến. Tiểu khu Hậu Nghĩa không còn liên lạc được; Sư đoàn 25 bộ binh giao chiến ác liệt với địch và yêu cầu trực thăng yểm trợ. Phòng tuyến Trảng Bom thất thủ; sư đoàn 18 bộ binh đang giao tranh với địch ở phía nam căn cứ Long Bình. Bên trong căn cứ Long Bình, hệ thống chỉ huy và an ninh trật tự không còn giữ được. Quận lỵ Tân Uyên mất từ lúc 9 giờ sáng; địch đang tiến về Biên Hòa, về bộ tư lệnh quân đoàn. Nhưng Quân Đoàn III không còn trông cậy vào khả năng yểm trợ của không lực để cố thủ.
Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô không còn quân hay khả năng để giải tỏa áp lực của địch tiến lên từ phía nam Saigon. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô yêu cầu BTTM cho quân trừ bị để bảo vệ hướng nam Saigon. BTTM lập tức cung cấp hai trong số ba tiểu đoàn Biệt Kích Nhảy Dù còn lại. Một liên đoàn Biệt Động Quân đang phòng thủ ở Bến Tranh được huy động trở lại Cần Đước trên liên tỉnh lộ 5A vào lúc 12 giờ trưa theo lệnh của Biệt Khu Thủ Đô. Nhưng không vận không có để chuyên chở; liên tỉnh lộ 5A từ Cần Đước về Chợ Lớn bị cắt đứt nhiều nơi; cầu Nhị Thiên Đường dẫn vào Saigon thì đã nằm trong tay địch.
Một giờ trưa, kho đạn Thành Tuy Hạ bị phá hủy và mất liên lạc. Xe tăng địch xuất hiện ở Cát Lái, bắn phá vào bến tàu, kho chứa hàng. Hoàn toàn bị cô lập, Biệt Khu Thủ Đô bây giờ chỉ nằm chờ địch tiến vào.
Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng. Qua đêm, cuộc di người Mỹ và Việt vẫn tiếp tục không ngừng cho đến 5 giờ sáng ngày 30.
Mười giờ sáng ngày 30 tháng 4, 1975, tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân đội buông súng đầu hàng. Sau giây phút đó, Việt Nam Cộng Hòa không còn hiện hữu như một quốc gia. (Còn tiếp...)
Chú thích:
1. Trong thời gian này, có nhiều tin tức về những âm mưu đảo chánh. Có tin tác giả định cấu kết với một số tướng lãnh để đảo chánh hoặc làm áp lực với tổng thống Thiệu hoặc (sau này) áp lực với tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh. Tác giả hoàn toàn phủ nhận các "tin vịt," thất thiệt, và vô căn cứ này. Tác giả là một quân nhân thuần túy, không làm chính trị và cũng không có những tham vọng chính trị. Tác giả đã chứng kiến những tai hại của hai vụ đảo chánh trước, nên dù có ai rủ đảo chánh, tác giả cũng không làm. Ở đây, tác giả cũng muốn khẳng định những tin tức về tác giả do Frank Sneep viết trong Decent Interval (trang 287, 288, 394, 397), về cá nhân tác giả là những ý nghĩ xuyên tạc, đoán mò (chú thích của tác giả).
2. Tác giả nhớ rõ ràng, sau buổi họp tác giả ra về ngay, không theo tổng thống Thiệu về phòng làm việc của ông ta. Đây là lần chót tác giả gặp tổng thống Thiệu trước khi mất nước. Tác giả không khi nào rưng rưng nước mắt và nói không thể tưởng tượng có thể xảy ra ngày hôm nay. Đây chỉ là chuyện bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng viết trong The Palace File. Mối liên quan giữa tác giả và tổng thống Thiệu hoàn toàn đặt trên căn bản quân vụ, nên không hề có những giờ phút cởi mở tâm tình (chú thích của tác giả).
3. Trích trong The Vietnam-Cambodia Emergency, 1975, Part III, Vietnam Evacuation: Testimony of Ambassador Graham A. Martin. Committee on International Relations, House of Representatives, 94 Congress, Second Session, 27 Junuary, 1976. Trang 546-547 (chú thích của tác giả).
4. Theo các hồi ký của nhiều tướng lãnh CSBV, vào những ngày cuối, CSBV có hơn 17 sư đoàn, bao vây năm hướng chung quanh Saigon. Theo Nguyễn Hữu An trong Chiến Trường Mới (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2001), trang 245-247, khi CSBV đã chắc thắng và đổi tên chiến dịch tấn công miền Nam là Chiến Dịch Hồ Chí Minh, quân CSBV tiến về Saigon gồm có: Quân Đoàn 1, do tướng Nguyễn Hòa chỉ huy, có 30 ngàn quân, phụ trách hướng bắc và đông bắc Saigon; Quân Đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ huy, có 40 ngàn quân, đánh hướng đông nam; Quân Đoàn 3, Vũ Lăng làm tư lệnh, với 46 ngàn quân, đánh tây bắc; Quân Đoàn 4, đánh hướng đông và đông nam (đi song song với Quân Đoàn 2), do Hoàng Cầm chỉ huy, với 30 ngàn quân; Hướng tây nam, đi theo quốc lộ 4, là Quân Đoàn 232 do Lê Đức Anh coi, có 42 ngàn quân. Ngoài lực lượng trên, quân đội CSBV có thêm 6 trung đoàn đặc công nội thành yểm trợ. Trong hồi ký Saigon và Tôi, của đại sứ Pháp Merillon, ông nói vào những ngày cuối của VNCH, CSBV chỉ có hơn 70 ngàn quân bao vây Saigon. Số quân này chỉ bằng 1/3 quân số thật sự của cộng sản (chú thích của dịch giả).
5. Trước khi từ chức, tổng thống Trần Văn Hương đã ký một sắc lệnh giải nhiệm tác giả chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Trong khi chờ đợi tân tổng thống Dương Văn Minh chính thức bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng mới, tác giả chỉ định trung tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng BTTM, xử lý thường vụ chức tổng tham mưu trưởng. Sau đó tác giả được di tản ra Hạm Đội 7 vào trưa thứ Hai, 28 tháng 4, 1975.
6. Trong buổi tường trình trước Ủy Ban Liên Hệ Quốc tế Hạ Viện (sách đã dẫn, trang 608-609), đại sứ Martin có dẫn giải vài chi tiết về hoạt động của Hoa Kỳ tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến trong thời gian này. Xem phụ bản D ở cuối sách (chú thích của tác giả).
7. Tin tức này do thiếu tướng Charles J. Timmes, một trong những cựu tư lệnh MAAG (Military Assistance Advisory Group), kể lại trong một lần nói chuyện (chú thích của tác giả).
Tình hình chính trị ở Saigon bị xáo trộn mạnh sau khi Ban Mê Thuột mất và sự thất bại của cuộc di tản khỏi Pleiku-Kontum tiếp theo sau. Nhiều phần tử, đảng phái đối lập, xuất hiện ra mặt chỉ trích chính phủ. Ngày 27 tháng 3, 1975, chính phủ bắt giữ một số người bị nghi ngờ tổ chức đảo chánh. Với những biến động chính trị đó, tổng thống Thiệu ra lệnh thủ tướng Khiêm cải tổ lại nội các. Nhưng thấy tình hình quân sự bất lợi đang xảy ra, không bao nhiêu chính khách muốn tham gia nội các mới. Những chính khách muốn tham gia thì đòi những điều kiện không thể chấp nhận được. Đa số chính trị gia nghĩ tổng thống Thiệu chịu trách nhiệm về những thất bại quân sự đang xảy ra; họ cũng nghĩ tổng thống Thiệu không còn khả năng đưa miền Nam ra khỏi cơn hiểm họa trước mắt. Sau một tuần gạn hỏi và thương lượng, thủ tướng Khiêm từ chức, đưa ra lý do là không thể nào có được một nội các mới nếu ông không mời được những đảng phái chính trị có chính kiến khác gia nhập nội các.
Ngày 2 tháng 4, 1975, trong một buổi họp thường lệ ở quốc hội, thượng viện VNCH bỏ 42 phiếu thuận và 10 phiếu chống, kết tội tổng thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra, và yêu cầu ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần chính trị đối lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một nội các liên hiệp với sự lãnh đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được chỉ định làm thủ tướng. Ngày 8 tháng 4, một phản lực cơ F-5 của Không Quân VNCH bỏ bom Dinh Độc Lập. Đây là lần đầu tiên dinh Độc Lập mới bị bỏ bom. Dinh Độc Lập dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm cũng bị một phi cơ khu trục A-1 Skyraider dội bom một lần. Sau vụ dội bom đó, nhiều tin đồn mới về tổng thống Thiệu và vận mệnh miền Nam lại lan truyền ra dân chúng: Số mạng VNCH đã được các nước cường quốc quyết định; họ sẽ để yên cho CSBV dùng võ lực cưỡng chiếm miền Nam. Có đề nghị VNCH nên gởi đặc sứ qua Pháp, nhờ họ dùng ảnh hưởng của một quốc gia trung lập để thương lượng với cộng sản, may ra có thể cứu vãn được tình hình. Tin đồn nói là chuyện dàn xếp tình hình chính trị của VNCH sẽ xảy ra vào ngày 7 tháng 4, rồi sau đó là 10 tháng 4. Phó thủ tướng Trần Văn Đôn, sau một chuyến công du từ Hoa Kỳ về vào ngày 5 tháng 4, cho tổng thống Thiệu biết chuyện thương lượng với CSBV qua tay người Pháp đang được nói đến... nhưng tổng thống Thiệu không tin vào chuyện đó.
Trong suốt thời gian này, quân đội VNCH đã triệt thoái dần từ các vùng phía bắc về nam; và quân đội CSBV trên đường đuổi theo tiến về thủ đô Saigon. Hoàn cảnh quân sự nguy ngập hơn khi Xuân Lộc di tản và tình hình chiến trường bây giờ phải tính theo từng ngày, từng giờ. Trong tình thế nguy ngập đó, BTTM tìm mọi cách cung cấp cho chiến trường tất cả những gì có thể cung cấp: tái bổ sung và trang bị các đơn vị mới để đưa trở ra chiến trường.
Phong trào đòi tổng thống Thiệu từ chức và trao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh nổi lên. Phong trào này ảo tưởng với một chính phủ liên hiệp do đại tướng Minh cầm đầu, VNCH có nhiều cơ hội thương lượng với CSBV để chấm dứt cuộc đổ máu đang xảy ra. Trong buổi họp ở dinh Độc Lập ngày 21 tháng 4, tổng thống Thiệu tuyên bố từ chức. Theo lời giải thích của tổng thống Thiệu, Hoa Kỳ muốn ông từ chức, và ông muốn hay không một số tướng lãnh trong quân đội cũng sẽ ép ông đi. Ông hy vọng sự từ chức của ông sẽ đem lại hòa bình, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ quân đội VNCH. Theo hiến pháp, ông nhường chức lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Cuối cùng, tổng thống Thiệu mong muốn quân đội, cảnh sát quốc gia ủng hộ vị tổng thống mới.
Chiều ngày 21 tháng 4, 1975 lễ từ chức của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được trực tiếp truyền hình từ Dinh Độc Lập. Trong bài diễn văn từ chức, ông Thiệu dẫn giải về tình hình chung của đất nước và lý do ông từ chức. Lần đầu tiên trước công chúng ông xác nhận chính ông ra lệnh cuộc triệt thoái khỏi Kontum Pleiku. Ông ra lệnh tiến hành cuộc triệt thoái thảm bại đó vì trước tình thế nguy ngập của chiến trường, ông không còn chọn lựa nào khác. Ông cũng đề cập đến một số tướng lãnh đã không tận tụy chiến đấu cho ông.
Một câu hỏi được nhắc nhiều lần là, ông Thiệu từ chức vì một áp lực nào đó, hay tự ông quyết định" Trong lần điều trần trước Tiểu Ban Điều Tra của Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Tế Hạ Viện ngày 27 tháng 1, 1976, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon, Graham Martin, khẳng định ông không có vai trò nào trong việc tổng thống Thiệu từ chức. Nhưng đại sứ Martin xác nhận trong lần nói chuyện với tổng thống Thiệu vào ngày 20 tháng 4, sau khi trình bày về tình hình quân sự do tình báo của CIA và DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự) cập nhật hàng ngày. Đại sứ Martin nói: "Tôi nói với ông ta theo sự kết luận của tôi, mặc dù các tướng lãnh tiếp tục chiến đấu nhưng họ nghĩ không còn cách nào để chặn đứng cuộc tấn công sau cùng của CSBV trừ khi có một cuộc ngưng bắn để họ có thể tái phối trí lại lực lượng. Nhưng sự ngưng bắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu vị tổng thống không từ chức, hay sẵn sàng chấp nhận những bước tiến đưa đến sự thương lượng đó. Tôi nói với tổng thống Thiệu, theo tôi nghĩ, nếu ông ta không quyết định thì các tướng lãnh cũng sẽ yêu cầu ông thoái vị."
Đại sứ Martin nhấn mạnh tính chất riêng tư, cá nhân của cuộc nói chuyện. Đại sứ Martin nói chuyện với tổng thống Thiệu "như một cá nhân, không đại diện cho tổng thống Hoa Kỳ, tổng trưởng Ngoại Giao, hay ngay như tư cách của một đại sứ Hoa Kỳ."
Về câu nói, "các tướng lãnh sẽ yêu cầu ông thoái vị" của đại sứ Martin, tác giả chắc chắn trong quân đội VNCH, không có tướng nào ép tổng thống Thiệu từ chức hết. Tuy nhiên, có một điều xảy ra có thể đưa đến sự hiểu lầm này: Sau khi cựu trung tướng Trần Văn Đôn được bổ nhiệm tổng trưởng Quốc Phòng trong nội các thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, ông Đôn triệu tập một buổi họp của tất cả các tướng lãnh ở bộ Tổng Tham Mưu. Đây chỉ là một buổi gặp mặt sơ giao, giới thiệu ban tham mưu và tổng trưởng quốc phòng mới. Nhưng đối với người ngoài, cuộc hội họp có thể được giải thích như một cuộc tụ tập có mục đích chính trị. Nhưng đó là một buổi họp công khai, có nhiều người tham dự, không thể nào hiểu khác hơn mục đích thật sự của nó.
Sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trần Văn Hương lập tức ra nhiều sắc luật, trong đó có sắc luật cấm di chuyển, du lịch ra nước ngoài. Quân nhân công chức nào đã lợi dụng công vụ trốn lại nước ngoài phải hồi hương trong vòng ba mươi ngày, nếu không họ sẽ bị tước quốc tịch và tài sản bị tịch thu. Thành phần được phép ra nước ngoài là người già, hay bệnh nhân đi chữa trị. Tuy nhiên những bệnh nhân này phải đóng một khoản tiền thế chân trước khi được phép xuất ngoại. Tiền thế chân này sẽ được dùng giúp đỡ các binh sĩ đang chiến đấu trong trường hợp thân chủ không hồi hương.
Tổng thống Trần Văn Hương có ý định mời tướng Dương Văn Minh gia nhập chánh phủ của ông. Nhưng tướng Minh từ chối lời mời của tổng thống Hương vì tướng Minh muốn nhiều quyền hơn. Từ lâu, tướng Minh có liên hệ với nhiều cố vấn chính trị quân sự có khuynh hướng thiên tả. Chính tướng Minh có tham vọng trở thành tổng thống từ lâu, và đã hy vọng tổng thống Thiệu trao quyền lại cho ông thay vì cho phó tổng thống Hương. Mặc dù có nhiều đồn đãi cho rằng cộng sản chỉ thương lượng một giải pháp chính trị với tướng Minh, nhưng là một tổng thống tin vào hiến pháp, tổng thống Hương không thể nào trao chức tổng thống lại cho tướng Minh nếu không có sự đồng ý của Quốc Hội.
Trong khi đó tình hình quân sự càng lúc càng trở nên bi quan. Ngày 27 tháng 4 tổng trưởng quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn quân sự gồm nhiều tướng lãnh ở BTTM và tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô ra tường trình trước quốc hội. Vào lúc 7 giờ 30 chiều, dưới sự tham dự của 138 dân biểu và nghị sĩ, tổng trưởng Đôn trình bày tình hình quân sự: Saigon đang bị 15 sư đoàn của 3 quân đoàn CSBV bao vây. Quốc lộ Saigon Vũng Tàu bị cắt đứt, và quân địch đang tiến về căn cứ Long Bình. Sau khi nghe tường trình, lúc 8 giờ 20 đêm, quốc hội bỏ phiếu 136 thuận, 2 chống cho phép trao quyền tổng thống lại cho tướng Dương Văn Minh. Ngày hôm sau, thứ Hai, 28 tháng 4, vào lúc 5 giờ 30 chiều, Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức tổng thống VNCH.
Trước đây đã có nhiều lời đồn về "giải pháp Dương Văn Minh." Đầu tháng Giêng, 1975, tòa đại sứ Pháp, và đích thân đại sứ Merillon đã hoạt động mạnh để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam: một thương lượng giữa tướng Minh và CSBV. Về phía Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao không tin tưởng vào sự thương lượng đó, nhưng có vài lý do để hy vọng cộng sản chấp nhận thương lượng đình chiến.
Tướng Minh thấy tin tưởng để thương lượng. Theo những người thân cận với tướng Minh, ông đặt sự lạc quan của ông vào những suy luận sau: (1) Cộng sản không có nền tảng vững chắc ở Saigon và vùng lân cận. Ngưng bắn để thương lượng, CSBV có được thời gian để hoàn tất các cơ sở địa phương. (2) Thành viên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phần lớn là người địa phương, họ không muốn bị thống trị bởi dân miền Bắc, và họ muốn thấy một giải pháp trong đó có "Hai Việt Nam." (3) Trung Cộng không bao giờ muốn thấy Việt Nam thống nhất. Họ muốn thấy Việt Nam vẫn bị chia đôi để Việt Nam không trở thành một hiểm họa ở phía nam biên giới họ. (4) Tướng Minh tin tưởng đại sứ Pháp Merillon có thể giúp hai bên gặp mặt để đi đế một sự thương lượng có ý nghĩa. Đại tướng Minh nhận định: "CSBV biết dân miền Nam không thích chủ nghĩa cộng sản. Và vì cộng sản không thể nào tiêu diệt được tất cả người dân miền Nam, thương lượng với dân miền Nam thì có lợi hơn."
Thêm vào đó, tướng Minh có gặp tác giả một lần vào ngày 21 tháng 4, ông thố lộ cho tác giả biết ông vẫn liên lạc thường xuyên với phía bên kia bằng máy vô tuyến. Chuyện đó ông giữ kín cho đến bây giờ vì sợ bị bắt. Tướng Minh tin tưởng thật lòng là, với một chính phủ do ông cầm đầu, cộng sản sẽ đưa ra một giải pháp chính trị để ngừng chiến. Đó cũng là một lý do tại sao nhiều tầng lớp lãnh đạo quân sự, chính trị, hành chánh, chấp nhận làm việc với chính phủ mới của tướng Minh. Nhưng sau cùng, CSBV đổi ý. Theo những gì tác giả biết được, là vào cuối tháng 3, 1975, một gián điệp của Hoa Kỳ lấy được tin từ Trung Ương Cục Miền Nam. Người này cho biết CSBV quyết định đánh bại VNCH bằng quân sự chớ không tìm một giải pháp chính trị.
Tướng Minh chờ CSBV đề nghị một giải pháp nhưng vô ích: CSBV trả lời bằng cách dội bom phi trường Tân Sơn Nhất chỉ 12 tiếng sau khi ông nhậm chức tổng thống. Nhưng người của tướng Minh vẫn cố gắng liên lạc với đại diện của CSBV ở phi trường Tân Sơn Nhất để thương lượng, nhưng phía bên kia đã trả lời rất mơ hồ, hay có thái độ hăm dọa. Đến lúc đó tướng Minh mới biết ông ta không còn hy vọng thương thuyết với cộng sản nữa; ông chấp nhận tất cả những đòi hỏi của phía bên kia.
Tổng thống Dương Văn Minh thú nhận ông bị cộng sản lừa. Ông khuyên những cố vấn thân cận và con rể là đại tá Nguyễn Hồng Đại nên rời Việt Nam. Tướng Minh không phải là người duy nhất bị cộng sản lừa: nhiều người dễ tin khác, khi nhận ra sự lừa dối của cộng sản và muốn ra đi nhưng quá trễ. Một số người ở lại, gồm sĩ quan, công chức, văn nghệ sĩ, được cộng sản trọng dụng vì vai trò nằm vùng, gián điệp ngầm, của họ trong quá khứ. Qua điều đó, chúng ta thấy được sự khiếm khuyết trong hệ thống an ninh của VNCH, đã không ngăn chận được sự xâm nhập của cộng sản vào các hệ thống dân sự và quân sự của chúng ta.
Di Tản
Những ai tin vào sự liên hiệp với cộng sản, nghĩ sẽ có một cuộc ngưng bắn trong vòng 24 tiếng sau khi ông Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống. Đối với nhưng người không bao giờ muốn liên hiệp với cộng sản, ngày ông Dương Văn Minh nhậm chức là ngày họ quyết định bỏ nước ra đi. Đối với họ, một chương sử của quốc gia đã kết thúc. Một chương sử đã viết bằng máu của hàng trăm ngàn quân nhân, đổ ra chiến đấu cho một lý tưởng. Những người lính này, ngay sau khi tổng thống Thiệu từ chức, họ vẫn tiếp tục chiến đấu, hy vọng cầm cự cho đến giờ phút chót. Không phải họ trung thành với ông Thiệu; họ chỉ chiến đấu cho một lý tưởng họ theo đuổi và bảo vệ bằng máu từ lâu. Bây giờ, một trang sử đã lật qua, họ không thể nào ở lại đây; họ sẽ để mảnh đất này lại cho những người tin cộng sản là những người có thể liên hiệp và thương lương được.
Kế hoạch di tản người Mỹ và một thiểu số người Việt được tòa đại sứ soạn thảo rất kỹ và bí mật. Kế hoạch dựa vào những kinh nghiệm thấy được trong lần di tản từ Đà Nẵng và Nha Trang. Tất cả các kế hoạch, chính và dự phòng, được giữ kín, không cho phía Việt Nam biết. Những chi tiết về số người, phương tiện di chuyển, lộ trình, điểm hẹn ... tất cả chỉ có người Mỹ biết. Về phía quân sự, các quân nhân được chọn để di tản, trao đổi tin tức với cố vấn của họ. Phần lớn họ được khuyên nên di tản gia đình vợ con đi trước.
Vấn đề nan giải của các quân nhân là là sắc luật cấm di chuyển ra nước ngoài vẫn còn hiệu lực. Nếu một quân nhân rời khỏi Việt Nam, họ phạm tội đào ngũ. Ở phía dân sự, họ có thể bị tội du hành trái phép. Nhưng vì tất cả những phương tiện chuyên chở nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, không ai ở phía Việt Nam biết được lộ trình là đâu, tổng số người được di tản, giấy tờ tùy thân phải có như thế nào. BTTM, trong thời gian đó, không ra một quân lệnh chính thức nào về vấn đề di tản. Nhưng mọi người tự hiểu là số người được di tản rất ít, những ai được chọn di tản sẽ nhận được thông báo từ Hoa Kỳ. Đó là tất cả những gì phía Việt Nam biết được.
Sau này, qua những tiết lộ của đại sứ Martin, kế hoạch di tản được cơ quan DAO, toà đại sứ và Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương soạn thảo. Kế hoạch di tản, có tên là Talon Vise, được cập nhật liên tục để phản ảnh tình trạng thực tế và những cần thiết để di tản. Kế hoạch có dự trù quân tác chiến và phi cơ bảo vệ lộ trình và các điểm bốc người. Cũng theo lời đại sứ Martin tường thuật, Hoa Kỳ không muốn gây hỗn loạn khi di tản. Ban đầu, tòa đại sứ muốn di tản tất cả công dân Mỹ và người Việt có liên hệ đến họ. Ngoài ra một số người Việt nằm trong phạm trù có thể nguy hiểm đến tánh mạng nếu họ rơi vào tay cộng sản. Đến ngày 25 tháng 5, số người Việt nằm trong trường hợp "bị nguy hiểm" này đã lên đến 50 ngàn người. Cũng theo đại sứ Martin: Trước ngày 14 tháng 4, toà đại sứ Hoa Kỳ được thẩm quyền cho nhập cảnh 2000 cô nhi đến Hoa Kỳ. Ngày 14, tòa đại sứ được phép cho nhập cảnh thân nhân của công dân Mỹ đang có mặt tại Việt Nam. Ngày 14, tòa đại sứ có thẩm quyền cho nhập cảnh thân nhân của công dân Hoa Kỳ, thân nhân của các người Việt đang là công dân thường trú tại Hoa Kỳ, dù các người này không hiện diện tại Việt Nam, với điều kiện đơn của họ được Nha Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ chấp nhận.
Ngày 25, tòa đại sứ có thẩm quyền cho nhập cảnh nhiều loại thân nhân liên hệ đến công dân Mỹ. Đồng thời tòa đại sứ được quyền di tản khoảng 50 ngàn người được liệt kê vào phạm trù "có thể nguy hiểm đến tánh mạng." Tòa đại sứ được thẩm quyền này chỉ trong bốn ngày sau cùng của chương trình di tản.
Trên thực tế, những người Việt Nam nằm trong tình trạng nguy hiểm sẽ đưa cho người đại diện của họ danh sách thân nhân muốn di tản. Sau khi được tòa đại sứ hay DAO chấp thuận, những người này sẽ được thông báo điểm hẹn, những gì cần phải mang theo, và số lượng đồ tùy thân mang theo.
Từ điểm hẹn, họ được xe bus chở đến nội vi cơ quan DAO ở phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi danh sách được đối chiếu, họ được đưa lên những phi cơ vận tải C-130 hay C-141 vào buổi chiều, hay ban đêm, để tránh sự lộ liễu. Nhân viên an ninh phi trường biết rõ những gì đang xảy ra, nhưng họ không ngăn cản, vì một số cũng có gia đình hay thân nhân ra đi trên các chuyến phi cơ đó. Các chuyến bay di tản hoạt động liên tục cho đến ngày 29 tháng 4 thì gián đoạn vì phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích.
Trong hai ngày còn lại, 29 và 30 tháng 4, tòa đại sứ Mỹ dùng trực thăng và xà lan di tản được hơn 11 ngàn người. Ở miền duyên hải, dân đánh cá và những ai dùng thuyền bè ra khơi, được tàu chiến hải quân thuộc Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt. Nhìn vào kế hoạch di tản của Hoa Kỳ, số người di tản có thể nhiều hơn nếu tình thế và thời gian cho phép. Với hơn 113 ngàn người được di tản, so với những cuộc di tản từ Đà Nẵng, Nha Trang, hay Phnom Penh, cuộc di tản sau cùng này thành công hơn nhiều.
SÀIGÒN
Đến ngày 25 tháng 4, cộng sản đã bao vây Biệt Khu Thủ Đô (Saigon) từ nhiều hướng. Vòng đai phòng thủ của quân đội VNCH vào lúc này chỉ còn lại Biên Hòa ở hướng đông bắc; Long Thành ở hướng đông; Lai Khê ở hướng bắc; và Hốc Môn ở đông bắc. Các lực lượng tiền đạo của cộng sản bắt đầu đánh thăm dò vòng đai phòng thủ Saigon. Đêm 26, đặc công cộng sản tấn công Tân Cảng, vài đoạn trên xa lộ Saigon-Biên Hòa và trung tâm truyền tin Phú Lâm. Trung tâm truyền tin bị thiệt hại, nhưng còn hoạt động được. Một tiểu đoàn Nhảy Dù đang canh giữ chung quanh Dinh Độc Lập được chỉ định giải tỏa khu Tân Cảng. Chỉ trong một thời gian ngắn địch bị đánh bật ra khỏi Tân Cảng, và tái lập lưu thông trên đoạn đường Saigon Biên Hòa.
Đêm hôm sau, 27, tất cả các tiền đồn của lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân dọc theo sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Hậu Nghĩa bị tấn công và tràn ngập. Mất các cứ điểm canh giữ đó, tất cả hướng tây của Saigon bị bỏ ngỏ. Căn cứ của sư đoàn 5 ở Lai Khê cũng bị tấn công; căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng đông bắc Saigon bị pháo kích dữ dội, kho đạn và nhiên liệu của phi trường bị phá hủy, hoạt động của phi trường gián đoạn. Phần lớn phi cơ ở phi trường đã bay về Tân Sơn Nhất hay là phi trường Trà Nóc ở Vùng IV. Sư đoàn 3 Không Quân, với sự giúp đỡ của TQLC Hoa Kỳ, phá hủy tất cả cơ sở và trung tâm sửa chữa và bảo trì của căn cứ trước khi di tản. Vòng đai phòng thủ của sư đoàn 18 bộ binh ở Trảng Bom bị tấn công và xâm nhập. Lữ đoàn 1 Dù ở Phước Lễ rút về Vũng Tàu khi địch mở cuộc tấn công bằng bộ binh và xe tăng. Long Thành thất thủ vào ngày 28 khi địch tiến theo liên tỉnh lộ 25 đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch. Quận trưởng Nhơn Trạch và các lực lượng còn lại rút về kho đạn thành Tuy Hạ để cố thủ. Bây giờ Saigon hoàn toàn nằm trong tầm đại bác 130 ly của địch.
Sáu giờ chiều ngày 28, khi buổi lể nhậm chức ảm đạm của tân tổng thống Dương Văn Minh vừa chấm dứt, ba phản lực cơ A-37 bất thình lình tấn công phi trường Tân Sơn Nhất. Súng phòng không từ dinh Độc Lập và từ các chiến đỉnh ở bến Bạch Đằng phản ứng; hai phản lực cơ F-5A cũng bay lên nghinh chiến, nhưng ba chiếc A-37 đã bay đi. Cuộc dội bom gây thiệt hại nhẹ cho phi trường. Chỉ một trái bom đánh trúng vào địa phận phi trường; hai trái còn lại rơi ở Hốc Môn và cầu Bình Triệu. Bộ tư lệnh Không Quân xác nhận phi cơ do cộng sản điều khiển và cất cánh từ một căn cứ xa Saigon, nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Điểm xuất phát có thể từ phi trường Đà Nẵng vì ba phi cơ này có mang bình xăng phụ. Tin tức tình báo cho biết cộng sản có thể dùng phi cơ tấn công thêm lần nữa vào lúc 9 giờ đêm cùng ngày vì hệ thống ra đa không còn hoạt động từ lúc phi trường Biên Hòa di tản.
Lực lượng CSBV ở hướng tây Saigon vào những ngày cuối: Quân Đoàn 1, với 30 ngàn quân, đánh từ hướng bắc và đông bắc. Quân Đoàn 3, 46 ngàn quân, đánh hướng tây bắc. Ở hướng nam là Quân Đoàn 232, với 42 ngàn quân, theo quốc lộ 4 đánh lên.
Lực lượng CSBV ở hướng đông Saigon: Quân Đoàn 2, với 40 ngàn quân, đánh hướng đông nam vào, về phía Thành Tuy Hạ. Quân Đoàn 4, với 30 ngàn quân, đánh hướng đông, qua ngả Biên Hòa và bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Không Quân quyết định dội bom phá hủy phi trường Phan Rang vì đây là phi trường dùng để tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ bay từ Đà Nẵng về Saigon. Cùng lúc nhiều phi tuần F-5A được lệnh bay canh chừng không phận còn lại của chúng ta. Đêm 29, bộ tư lệnh Quân Đoàn III dời từ Biên Hòa về Gò Vấp, đóng chung với bộ tư lệnh Thiết Giáp.
Bốn giờ sáng ngày 29 tháng 4, BTTM, phi trường Tân Sơn Nhất và bộ tư lệnh Hải Quân ở bến Bạch Đằng bị pháo kích từng hồi. Bến Bạch Đằng và BTTM không bị thiệt hại, nhưng phi trường Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng. Kho đạn, phi đạo phụ, kho xăng bị trúng đạn và bốc cháy. Sở chỉ huy của cơ quan DAO (bộ tư lệnh MACV cũ) cũng bị trúng đạn sơ sài nhưng làm hai TQLC Hoa Kỳ canh gác ở đó bị tử thương. Cộng sản dùng bộ binh đánh vào vòng đai hướng bắc của phi trường trong lúc pháo kích, nhưng bị một tiểu đoàn Nhảy Dù đẩy lui. Trong đêm đó, địch tấn công nhiều nơi ngoài vòng phòng thủ thành phố.
Tình hình chung vào lúc 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4:
Sư đoàn 22 bộ binh ở Long An bị tấn công nhưng giữ được phòng tuyến.
Bộ chỉ huy tiểu khu Hậu Nghĩa (mặt trận Củ Chi) mất liên lạc với quân đoàn III.
Căn cứ Lai Khê ở Bình Dương bị pháo kích nặng. Địch tấn công quận lỵ Bến Cát, đánh và cắt đứt đoạn đường Phú Cường Lai Khê trên quốc lộ 13. Đặc công cộng sản xâm nhập Phú Cường và thiết lập nhiều chốt chống cự.
Ở Biên Hòa, địch tấn công quận lỵ Tân Uyên. Cảnh sát và lính tiểu khu di tản; thành phố bây giờ bị bỏ trống. Phòng tuyến Trảng Bom bị xâm nhập ở nhiều nơi; sư đoàn 1 bộ binh rút về phiá nam của căn cứ Long Bình. Lữ đoàn 257 TQLC ở phiá bắc căn cứ bị áp lực mạnh của địch. Căn cứ Long Bình bị pháo kích và đánh quấy phá liên tục. Kho đạn thành Tuy Hạ bị bao vây và pháo kích.
Hai liên đoàn 8 và 9 Biệt Động Quân ở hướng tây Saigon bị thiệt hại nặng dưới sức tấn công của địch; đơn vị mất đi khoảng 50 phần trăm quân số. Các đơn vị Địa Phương Quân cố thủ ở quận lỵ Hốc Môn cũng chịu số phận tương tự. Quốc lộ 1 nối liền Củ Chi và Saigon không còn di chuyển được. Trung tâm huấn luyện Quang Trung; các căn cứ của trung tâm tiếp liệu nằm ở khu vực Gò Vấp-Hạnh Thông Tây bị pháo kích và tấn công cùng lúc: địch dàn quân ở hai hướng bắc và đông bắc giống như họ đã phối trí vào năm 1968.
Ở Chợ Lớn, Cầu Nhị Thiên Đường rơi vào tay địch, trung tâm truyền tin Phú Lâm bị pháo kích và hăm dọa. Chín giờ sáng, phi trường Tân Sơn Nhất bị dội bom lần thứ nhì, và bị thiệt hại nặng lần này: Vài phi cơ A-37 và 4 vận tải cơ trong đó chứa đầy bom đạn bị phá hủy; phi trường bị bốc cháy ở nhiều nơi. Phi trường hoàn toàn tê liệt. Hơn 3000 người đang chờ di tản chung quanh phạm vi của cơ quan DAO hốt hoảng, bỏ chạy tán loạn. Đến 10 giờ sáng, bộ tư lệnh Không Quân không còn kiểm soát được hệ thống của họ. Trên trời, hàng loạt trực thăng Hoa Kỳ tiếp tục bốc nhân viên Hoa Kỳ từ các tòa nhà; bây giờ khó phân biệt được trực thăng của Mỹ hay Việt Nam.
Bộ tư lệnh quân đoàn III báo cáo tình hình nguy ngập ở mọi phòng tuyến. Tiểu khu Hậu Nghĩa không còn liên lạc được; Sư đoàn 25 bộ binh giao chiến ác liệt với địch và yêu cầu trực thăng yểm trợ. Phòng tuyến Trảng Bom thất thủ; sư đoàn 18 bộ binh đang giao tranh với địch ở phía nam căn cứ Long Bình. Bên trong căn cứ Long Bình, hệ thống chỉ huy và an ninh trật tự không còn giữ được. Quận lỵ Tân Uyên mất từ lúc 9 giờ sáng; địch đang tiến về Biên Hòa, về bộ tư lệnh quân đoàn. Nhưng Quân Đoàn III không còn trông cậy vào khả năng yểm trợ của không lực để cố thủ.
Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô không còn quân hay khả năng để giải tỏa áp lực của địch tiến lên từ phía nam Saigon. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô yêu cầu BTTM cho quân trừ bị để bảo vệ hướng nam Saigon. BTTM lập tức cung cấp hai trong số ba tiểu đoàn Biệt Kích Nhảy Dù còn lại. Một liên đoàn Biệt Động Quân đang phòng thủ ở Bến Tranh được huy động trở lại Cần Đước trên liên tỉnh lộ 5A vào lúc 12 giờ trưa theo lệnh của Biệt Khu Thủ Đô. Nhưng không vận không có để chuyên chở; liên tỉnh lộ 5A từ Cần Đước về Chợ Lớn bị cắt đứt nhiều nơi; cầu Nhị Thiên Đường dẫn vào Saigon thì đã nằm trong tay địch.
Một giờ trưa, kho đạn Thành Tuy Hạ bị phá hủy và mất liên lạc. Xe tăng địch xuất hiện ở Cát Lái, bắn phá vào bến tàu, kho chứa hàng. Hoàn toàn bị cô lập, Biệt Khu Thủ Đô bây giờ chỉ nằm chờ địch tiến vào.
Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng. Qua đêm, cuộc di người Mỹ và Việt vẫn tiếp tục không ngừng cho đến 5 giờ sáng ngày 30.
Mười giờ sáng ngày 30 tháng 4, 1975, tổng thống Dương văn Minh ra lệnh quân đội buông súng đầu hàng. Sau giây phút đó, Việt Nam Cộng Hòa không còn hiện hữu như một quốc gia. (Còn tiếp...)
Chú thích:
1. Trong thời gian này, có nhiều tin tức về những âm mưu đảo chánh. Có tin tác giả định cấu kết với một số tướng lãnh để đảo chánh hoặc làm áp lực với tổng thống Thiệu hoặc (sau này) áp lực với tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh. Tác giả hoàn toàn phủ nhận các "tin vịt," thất thiệt, và vô căn cứ này. Tác giả là một quân nhân thuần túy, không làm chính trị và cũng không có những tham vọng chính trị. Tác giả đã chứng kiến những tai hại của hai vụ đảo chánh trước, nên dù có ai rủ đảo chánh, tác giả cũng không làm. Ở đây, tác giả cũng muốn khẳng định những tin tức về tác giả do Frank Sneep viết trong Decent Interval (trang 287, 288, 394, 397), về cá nhân tác giả là những ý nghĩ xuyên tạc, đoán mò (chú thích của tác giả).
2. Tác giả nhớ rõ ràng, sau buổi họp tác giả ra về ngay, không theo tổng thống Thiệu về phòng làm việc của ông ta. Đây là lần chót tác giả gặp tổng thống Thiệu trước khi mất nước. Tác giả không khi nào rưng rưng nước mắt và nói không thể tưởng tượng có thể xảy ra ngày hôm nay. Đây chỉ là chuyện bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng viết trong The Palace File. Mối liên quan giữa tác giả và tổng thống Thiệu hoàn toàn đặt trên căn bản quân vụ, nên không hề có những giờ phút cởi mở tâm tình (chú thích của tác giả).
3. Trích trong The Vietnam-Cambodia Emergency, 1975, Part III, Vietnam Evacuation: Testimony of Ambassador Graham A. Martin. Committee on International Relations, House of Representatives, 94 Congress, Second Session, 27 Junuary, 1976. Trang 546-547 (chú thích của tác giả).
4. Theo các hồi ký của nhiều tướng lãnh CSBV, vào những ngày cuối, CSBV có hơn 17 sư đoàn, bao vây năm hướng chung quanh Saigon. Theo Nguyễn Hữu An trong Chiến Trường Mới (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2001), trang 245-247, khi CSBV đã chắc thắng và đổi tên chiến dịch tấn công miền Nam là Chiến Dịch Hồ Chí Minh, quân CSBV tiến về Saigon gồm có: Quân Đoàn 1, do tướng Nguyễn Hòa chỉ huy, có 30 ngàn quân, phụ trách hướng bắc và đông bắc Saigon; Quân Đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ huy, có 40 ngàn quân, đánh hướng đông nam; Quân Đoàn 3, Vũ Lăng làm tư lệnh, với 46 ngàn quân, đánh tây bắc; Quân Đoàn 4, đánh hướng đông và đông nam (đi song song với Quân Đoàn 2), do Hoàng Cầm chỉ huy, với 30 ngàn quân; Hướng tây nam, đi theo quốc lộ 4, là Quân Đoàn 232 do Lê Đức Anh coi, có 42 ngàn quân. Ngoài lực lượng trên, quân đội CSBV có thêm 6 trung đoàn đặc công nội thành yểm trợ. Trong hồi ký Saigon và Tôi, của đại sứ Pháp Merillon, ông nói vào những ngày cuối của VNCH, CSBV chỉ có hơn 70 ngàn quân bao vây Saigon. Số quân này chỉ bằng 1/3 quân số thật sự của cộng sản (chú thích của dịch giả).
5. Trước khi từ chức, tổng thống Trần Văn Hương đã ký một sắc lệnh giải nhiệm tác giả chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Trong khi chờ đợi tân tổng thống Dương Văn Minh chính thức bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng mới, tác giả chỉ định trung tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng BTTM, xử lý thường vụ chức tổng tham mưu trưởng. Sau đó tác giả được di tản ra Hạm Đội 7 vào trưa thứ Hai, 28 tháng 4, 1975.
6. Trong buổi tường trình trước Ủy Ban Liên Hệ Quốc tế Hạ Viện (sách đã dẫn, trang 608-609), đại sứ Martin có dẫn giải vài chi tiết về hoạt động của Hoa Kỳ tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến trong thời gian này. Xem phụ bản D ở cuối sách (chú thích của tác giả).
7. Tin tức này do thiếu tướng Charles J. Timmes, một trong những cựu tư lệnh MAAG (Military Assistance Advisory Group), kể lại trong một lần nói chuyện (chú thích của tác giả).
Chương 10: Kết Luận và Nhận Định
Việt Nam Cộng Hòa mất về tay cộng sản sau ba mươi năm giao đấu trên chiến trường. CSVN đã chiến thắng qua lối đánh của họ dù gọi là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng, hay chiến tranh giải phóng. Đây là nhắc nhở cho nhiều quốc gia khác: sẽ còn nhiều Việt Nam nữa trong tương lai. Từng quốc gia một, những quốc gia chống cộng lần lần bị xâm chiếm. Có thể đến một ngày nào đó, thế giới chỉ còn lại Hoa Kỳ, ba hay bốn cường quốc đồng minh, bao vây bởi những quốc gia cộng sản hay quốc gia thân cộng sản. Đây là viễn tượng bi quan chúng ta sẽ đối diện trong những thập niên sắp đến nếu chúng ta không nhận ra những khuyết điểm đã làm, để có thể tìm một đường lối hành động trong tương lai.
Sau khi đọc hết các chương trước, nếu để ý độc giả có thể nhận ra được những lý do đưa đến sự sụp đổ của miền Nam. Những lý do tác giả đưa ra trong sách này lý do lộ liễu hay ngấm ngầm là những lý do đưa đến sự thất thủ của miền Nam:
(1) Miền Nam đã ký một hiệp định trong đó cộng sản có nhiều ưu thế; và Hiệp Định Paris 1973 làm cho cán cân lực lượng nghiêng về phía cộng sản thêm sức mạnh và cho phép họ tấn công đánh chiếm miền Nam.
(2) Những hứa hẹn của tổng thống Nixon là Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh trong trường hợp CSBV vi phạm hiệp định, đã không được tổng thống Ford thực hành khi CSBV tấn công miền Nam một cách lộ liễu.
(3) Sự giảm thiểu quân viện lớn lao và bất ngờ, gây nhiều trở ngại về khả năng tác chiến và làm suy sụp tinh thần dân miền Nam.
(4) Những quyết định chiến lược quyết định phải có của tổng thống Thiệu đưa ra quá trể để có thể thực hiện như mong muốn. Kế hoạch triệt thoái khỏi Cao Nguyên diễn ra quá vội vàng, đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của Quân Đoàn I và II.
(5) Cấp lãnh đạo VNCH không thấy rõ sự thay đổi về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ chuyển sang thái độ hòa hoãn, thoả hiệp với cộng sản quốc tế dù phải thất hứa với đồng minh. Vì không nhận rõ sự thay đổi ngoại giao của Hoa Kỳ, cấp lãnh đạo VNCH đã không uyển chuyển thay đổi kế hoạch quốc gia cho phù hợp với thực trạng và tình thế. Sau hiệp định Paris 1973, VNCH vẫn trông đợi vào những hứa hẹn xa vời và bất thể hiện.
Lý do sau cùng: sau một thời gian chiến tranh dài, Việt Nam Cộng Hòa bị phá sản về phương diện kinh tế cũng như chính trị. Tinh thần đoàn kết quốc gia không còn; không có được một lãnh tụ nào có thể kêu gọi toàn dân đoàn kết lại cho một chính nghĩa chung. Tham nhũng, thiếu khả năng, và thờ ơ với nhiệm vụ, chính phủ không làm tròn trách nhiệm với người dân trong khi người dân mất dần niềm tin vào chánh phủ. Mặc dù với nhiều kế hoạch kinh tế có vẻ lạc quan bề ngoài, nền kinh tế quốc gia tiếp tục đi xuống đến mức chỉ còn một phép lạ mới cứu vãn được. Với những khuyết điểm đó, cơ cấu và nền tảng xã hội miền Nam từ từ bị vỡ tan từng mảnh. Băng hoại đến từ sự chia rẽ, thiếu niềm tin, hoang mang, và đôi lúc, có những ý nghĩ chủ bại: Với những ung nhọt đó, miền Nam như một trái cây chín mùi, dể rụng trước một cơn gió nhẹ.
Ngoài lý do chính kể trên, đi ngược về quá khứ, nhiều lý do khác thuộc về lãnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao quốc tế... cùng đưa VNCH đến sự sụp đổ hoàn toàn. Sau đệ nhị thế chiến, không ai chối cãi vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ như một cường quốc trên thế giới. Nhưng đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, đối với Việt Nam nói riêng, hay đối với Đông Nam Á nói chung, thay đổi nhiều lần qua nhiều giai đoạn từ sau năm 1945: Thời gian đầu Hoa Kỳ không có đường lối ngoại giai nào; kế đến là một đường lối chống cộng mãnh liệt; sau cùng là nhân nhượng và thỏa hiệp. Những thay đổi ngoại giao này ảnh hưởng chiến