BUỒN VUI ĐỜI THUYỀN NHÂN IV
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]
Lớp học Radio, Television & Electronics Servicing có 15 người trong đó có 3 người nước ngoài, 2 Ấn Độ và tôi. Đa số dưới 30, tôi và anh chàng Patel, người Ấn, nhân viên hãng Phillips, tuổi ngoại tứ tuần. Toàn bộ tài liệu khóa học hơn 500 trang A4, in 2 mặt, nhiều thuật ngữ kỹ thuật làm tôi vã mồ hôi. Vừa học lý thuyết, vừa thực hành, ngày nào cũng như ngày nào, từ 8.45 am đến 3.45 pm; phòng học khá rộng, chia làm 2, bên có bảng đen, 4 dãy bàn học; bên workshop đầy radio hỏng, ti-vi đen trắng & màu to nhỏ, cũ kỹ để thực hành. Sau 5 tuần, kiểm tra lý thuyết và thực hành, anh chàng Patel điểm dưới trung bình, bị loại. Còn lại, một thày, 14 trò, học 12 tháng.
Chương trình học, từ cơ bản điện lực, đi dần lên cấu trúc, sự hoạt động của đèn điện tử (valve), bán dẫn (transistors), tổ hợp vi điện tử (microelectronics, chips), tụ điện (capasitors), điện trở (resistances), đi-ốt (diodes), đèn hình (cathode-ray-tube, C.R.T). Sáng, lý thuyết, sau bữa ăn trưa, thực hành. Học từ cách đấu dây phích cắm đến hàn linh kiện (components) trong các mạch, cách đọc sơ đồ mạch (circuit diagram), cách phát hiện nguyên nhân hỏng (fault finding) từ máy thu thanh (radio), thu hình (television) (đen trắng và màu). Nguyên lý phát và thu sóng âm thanh và hình (sound and vision). Thực hành, sửa chữa radio, television, video từ đơn giản đến phức tạp, lắp ráp tầng thu, tầng tăng âm, hoàn chỉnh một radio sóng trung và sóng ngắn.
Workshop có nhiều đồ cổ, máy thu thanh thời sơ khai, từ năm 1920, ti vi đen trắng màn hình tròn, những năm 1940, đèn điện tử 5 chân, bằng cổ chân đến những chips 24 chân hiện đại. Theo Mr. Morrison, năm 1950 ti-vi đen trắng vẫn đắt lắm, cả London khoảng hơn trăm gia đình có. Đầu thập niên 1960, phát truyền hình màu, giá 1 chiếc ti vi màu 25 inch hơn ngàn bảng, trong khi đó 1 căn nhà 3 buồng ngủ, sáu ngàn.
Ngày ấy mấy ai có ti vi màu.
Phải nói, khóa học rất thú vị, tôi mê lắm.
Học được 6 tháng, thỉnh thoảng chiều chủ nhật 3 bố con đi nhặt ti vi hỏng, đem về tập sửa.
Sơ đồ mạch mượn thày, mò mẫm chữa tại nhà.
Sau vài tháng tôi có tới 6 chiếc ti-vi màu, từ 20 inch đến 26 inch, âm thanh và hình ảnh khá lắm. Tặng cô chú Thịnh 2 cái, bán được 1 cái 26 inch, giá hữu nghị £40 bảng, buồng nào nhà tôi cũng có. Hỏi thày về chiếc Grundid cũ mất màu, ông lấy circuit diagram, chỉ hỏng ở chips chuyển màu (colour signal) và cho biết ít khi hỏng đèn hình (C.R.T). Hóa ra anh thợ chữa tivi ở Knightsridge chẩn bệnh trật lấc.
Mãn khóa, vừa làm vừa học thêm 2 năm lớp ban đêm ở South London College, nâng cao kiến thức về Video và C.D.
Ngày xưa, tôi quen anh Đức, kỹ sư điện tử ở Ty Bưu Điện hòa Bình, tốt nghiêp Đại học Bách khoa Hà Nội 1964. Anh làm gì ở ty? Xin thưa, chẳng làm gì, ngồi chơi xơi nước. Lạ thật, kỹ sư điện tử lại phân công về ty bưu điện. Ty có đồ điện tử đâu mà sửa chữa, bảo dưỡng. Phòng kỹ thuật của anh, vài bộ tổng đài điện thoại, vài chục phích cắm.
Nhiệm vụ chính ngành bưu điện thời ấy, như sau:
– Nhận chuyển, phát thư, bưu kiện, tiền…
– Nhận và chuyển điện tín (telegram)
– Cấp giấy quyền sử dụng máy thu thanh điện tử và bán dẫn. Giấy đăng ký ghi rõ: “Nghe đài phát thanh Hà Nội”. Ai không có giấy hoặc nghe đài khác, công an kiểm tra, bị tịch thu liền. Giấy đăng ký này nghe đâu tồn tại cho đến năm 1990 (?)
– Kéo đường dây điện thoại và mắc điện thoại cho các cơ quan nhà nước. Thời ấy dân chưa có điện thoại.
– Tổng đài, nối phích cắm cho các cuộc gọi điện liên tỉnh và trung ương.
Thời bấy giờ, điện thoại đơn giản lắm, hình khối thang cụt, trong ruột có chuông điện, trên, có giàn đỡ ống nghe, bên phải, có cần quay, không có mặt chữ số, như hòm nhỏ sơn đen, thô kệch.
Muốn gọi, cầm tay quay, quay vài vòng như quay phim, xong, nhấc ống nói, “A-lô, tổng đài phải không?” Nếu đầu dây bên kia không trả lời, lấy tay ấn ấn vài lần vào giá đỡ, gọi tiếp “A-lô, tổng đài phải không?”- “Vâng, tổng đài đây.”- “Cho xin nói chuyện với…”
Cơ quan, xí nghiệp có từ 3 điện thoại trở lên, bắt buộc phải có tổng đài, trực máy 24/24, không thể tự động muốn gọi ai cũng được như ngày nay. Hệ thống này vẫn còn tồn tại ở bệnh viện đến năm 1979, khi tôi rời Việt Nam.
Anh kỹ sư Đức như lọ hoa, trang trí trong phòng khách của ty, đẹp và sang trọng, thế thôi. Dưới tay anh, phòng kỹ thuật có hơn 10 trung cấp điện tử, gần chục công nhân đường dây, họ hơn anh là có việc làm, trực máy tổng đài, công việc chỉ cần học 1 ngày là hiểu, không cần 3 năm mài đũng quần trường trung cấp Bưu chính – Viễn thông.
Hè 1966, một đêm giông, cô Bắc trung cấp mới ra trường, thiếu nữ Hà thành, đẹp gái, trực tổng đài.
Gần 1 giờ sáng, đang ngủ ngon.
Reng… reng… reng… chuông điện đổ hồi.
Giật mình thức giấc, mắt nhắm mắt mở, mắt nọ hiếp mắt kia, cô cầm máy:
– A-lô, ai đấy?
Đầu dây bên kia:
– Kín đây.
– Ai?
– Kín đây, Kín đây.
Cô quát to:
– Nói to lên, kín kín hở hở cái gì. Không nghe thấy gì cả.
Đầu dây bên kia, rụp một cái, cúp máy. Ngoài trời, gió vẫn rít, mưa vẫn xối xả đập vào cửa, sấm chớp liên hồi. Nằm xuống giường, Bắc vẫn còn tức, chửi thầm, thằng ma cà bông nào chơi khăm, đang ngon giấc, dựng dậy. Kín kín với chả hở hở. Đồ mất dạy! Kéo chăn, ngủ tiếp.
Bảy giờ sáng hôm sau, đầu giờ làm việc, toàn phòng kỹ thuật họp khẩn cấp, trưởng ty H. chủ trì:
– Ai đêm qua làm nhiệm vụ trực tổng đài?
– Dạ, báo cáo trưởng ty, đồng chí Bắc.
Ông quay sang, hỏi:
– Cô Bắc đâu?
– Dạ, trực đêm nên nghỉ bù rồi ạ.
Trưởng ty nghiêm giọng, hỏi:
– Tất cả các đồng chí có biết, vì sao có cuộc họp khẩn cấp sáng nay không?
Hơn ba mươi người, từ nhân viên đến trưởng phó phòng nhìn nhau, chịu, không hiểu.
– Đêm qua, đồng chí Kín (bí thư tỉnh uỷ), gọi tổng đài, yêu cầu nối đường dây xuống các huyện, người trực tổng đài đã quát trong máy Kín Kín Hở Hở Cái Gì.
Tất cả lặng người.
Cô Bắc, lính mới, đâu có biết tên ông bí thư tỉnh. Tưởng nửa đêm có thằng ma cô nào tán tỉnh, trêu chọc, yêu cầu giữ kín (bí mật). Trình bày, giải thích thế nào cũng không hết tội hỗn. Văn bản quyết định kỷ luật thải hồi, ngay hôm ấy, đích danh trưởng ty ký.
Bùi văn Kín nguyên là giáo viên cấp I của huyện Kim-Bôi, tỉnh Hoà Bình, 15 năm giữ chức bí thư tỉnh. Hoà bình là một tỉnh miền núi sát Hà Đông, Hà Nội nhưng phát triển quá kém về mọi mặt vì thế đời sống nhân dân rất khó khăn. Năm 1969, Ban bí thư Trung ương đảng cử Nguyễn Văn Hoàng Đạo (1) làm cố vấn cho Bùi văn Kín. Trên chuyến xe com-măng-ca đít tròn đón về Hoà Bình, Hoàng Đạo hỏi Bùi văn Kín ngồi bên:
– Trung ương cử tôi về làm cố vấn cho anh. Vậy tôi nói ai nghe? Anh nói ai nghe?
Bùi văn Kín nói ngay, không cần suy nghĩ:
– Thì tôi nói anh nghe. Anh nói nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình nghe.
Nguyễn Văn Hoàng Đạo thở dài, không nói gì. Sau một tuần ở Hòa Bình, ông bỏ về Hà nội.
Tỉnh ủy Hoà Bình trong vòng sáu tháng gửi rất nhiều công văn và thư yêu cầu ông lên công tác. Nguyễn Văn Hoàng Đạo không trở lại, trong khi đó tỉnh vẫn phải trả lương. Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Hòa Bình mở phiên họp bất thường, dưới sự chủ toạ của Bùi Văn Kín ra quyết định khai trừ Nguyễn Văn Hoàng Đạo ra khỏi đảng và bãi nhiệm chức cố vấn.
Lê Đức Thọ mời Nguyễn Văn Hoàng Đạo đến văn phòng Ban Tổ chức Trung ương đưa quyết định của Tỉnh ủy Hoà Bình cho ông đọc. Nguyễn Văn Hoàng Đạo đọc xong cười, nói với Lê Đức Thọ:
– Anh cử tôi làm cố vấn cho cậu Kin. Khi tôi hỏi, “tôi nói ai nghe, anh nói ai nghe.” Cậu ta trả lời, “tôi nói nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa bình nghe, còn cậu ta nói tôi phải nghe.” Vậy tôi là cố vấn hay là cậu ta là cố vấn?
Nguyễn Văn Hoàng Đạo tiếp:
– Tôi và anh tham gia cách mạng từ những năm 1929, cùng ngồi tù hết trại này đến trại khác. Vậy anh tin tôi hay tin cậu ta? Hơn nữa tuổi đảng của tôi sấp sỉ tuổi đời của nó.
Lê Đức Thọ phủ quyết đề nghị của Ban thường vụ tỉnh ủy Hòa Bình và giải quyết cho ông về hưu.
Nhắc lại chuyện này với các anh Nhật Quang, Nắng Mai Hồng và tôi trong bữa liên hoan mà ông vẫn còn bực mình.
Nhà văn Nắng Mai Hồng tên thật là Bùi Xuân Dục. Năm 1965 Mỹ ném bom miền Bắc, Bộ Văn Hóa sơ tán cán bộ bằng cách đưa các nhà văn xuống cơ sở tỉnh làm việc. Anh được chuyển về Ty Văn Hoá tỉnh Hoà Bình, phụ trách phòng văn hoá nghệ thuật. Ngoài sáng tác, biên tập cho tập san Văn hóa của tỉnh 3 tháng ra một số, anh còn là người chấp bút viết các bài diễn văn khai mạc, tổng kết hội nghị cho bí thư Bùi văn Kín và chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Hậu. Nhờ thế những bài phát biểu của bí thư và chủ tịch tỉnh mới có tiếng vang trong nhân dân.
Anh coi tôi như em, một lần tôi hỏi:
– Sao bút danh của anh kêu như chuông thế.
Anh cười:
– Đầu tiên mình ký Mai Hồng. Không ngờ trong khu tập thể Bộ Văn Hoá cũng có cậu tên Mai Hồng, vì thế thư từ của mình mất thường xuyên. Mình đổi Nắng Hồng. Ai ngờ lại có người tên Năng Hồng, mình lại mất thư. Ký luôn bút danh Nắng Mai Hồng xem còn cậu nào có cái tên kêu hơn mõ làng nữa không.
Anh cười, kéo một hơi thuốc lào, sửa lại cặp kính cận, bảo:
– Từ đó thư từ của mình không bị mất.
Hoàn cảnh các nhà văn thời ấy nghèo lắm. Gia cảnh anh còn tệ hơn. Mỹ ném bom vùng Nam Hà, anh phải đưa bố mẹ từ Hà Nam lên khu sơ tán Hoà Bình. Hai cụ ở quê không có sổ gạo và tem phiếu, vì thế lương bậc 5 viết văn của anh nuôi vợ và 2 con đã khó nay càng khó hơn. Anh phải cặm cụi ngày đêm dịch và viết để kiếm thêm nuôi gia đình. Gạo mua chui rất đắt, để khỏi thiếu hụt, mẹ anh thường phải lấy cân cân gạo mỳ từng bữa. Đến thăm thấy cảnh ấy thương lắm. Không ngờ anh bị nhồi máu cơ tim tại Hà nội trước khi chính thức làm việc cho Đài phát truyền hình Việt nam năm 1972. Hưởng thọ 52 tuổi.
Một lần tôi đến Đài Truyền Thanh tỉnh, cậu Bảo bạn thân, trung cấp điện tử, phụ trách kỹ thuật, đang quấn biến áp (transformer) tầng tăng âm của máy thu thanh, bằng ba bao diêm, dí vào tai tôi, hỏi:
– Nghe thấy tiếng gì không?
Chả nghe thấy gì, biến áp vừa quấn xong, làm sao mà có tiếng. Lắc đầu, chịu.
Cậu ta cười:
– Tiếng ò ó… o… bé lắm. Nghe cho kỹ.
– Chịu, chả có tiếng khỉ gì.
Cô Quỳnh Thông, người đọc bản tin của đài, cười, bảo:
– Cái anh này, ngố thế.
Hóa ra, mỗi lần phòng truyền thanh huyện máy hỏng, đội quân sửa chữa của tỉnh xuống giúp, được đãi cơm gà ngập chân răng.
Cuối năm 1979, tỵ nạn Việt Nam ở Hong Kong bắt đầu đua nhau gửi hàng về cho thân nhân. Từ đây, chuyện gửi hàng, gửi tiền, kéo dài cho đến hôm nay và còn dài dài như thể một thứ thuế thân (tự nguyện) của người tỵ nạn, đóng cho thân nhân trong nước.
Không những thế, năm sau tăng hơn năm trước, từ hơn tỷ những năm 1990, nay con số lên đến bảy, tám tỷ Mỹ kim, theo đường chính ngạch, còn tiểu ngạch (gửi chui), chịu, ngoài vùng phủ sóng.
Thế kỷ XXI, người trong nước chỉ nhận Mỹ kim, Anh kim, Úc kim và Âu châu… kim, tiền tươi thóc thật, nhanh gọn dễ cất, chả ai muốn nhận thùng đồ, vừa cồng kềnh vừa khó bán. Sức mạnh chất xanh, chất xám của “bọn lưu vong, phản động”, mạnh đến nỗi, Đảng Cộng sản Việt Nam phải ra nghị quyết 36, chăm sóc “khúc ruột ngàn dặm” tận tình, mở rộng cánh cửa, trải thảm đỏ, giang rộng đôi tay đón “Xanh, Xám”.
Gần tết ta 1980, sau khi gửi hàng, thím tôi nét mặt vui lắm, cười thật tươi, hỏi, “Anh chị đã gửi hàng chưa?” Tôi cười gượng, “Dạ, chưa!” Bà hỉ hả, tết này chắc các cụ, các cậu, các dì vui lắm. Trời ạ, sao lại không vui, tự nhiên nhận được thùng lớn thùng bé từ trên trời thả xuống, sướng gì bằng. Bà vui một, song thân và các em bà vui mười.
Đời sống cơ cực, khốn khó, nay hàng từ thiện miễn phí đổ vào, thân nhân vui như tết, nhưng chính quyền cộng sản mừng ít, lo nhiều. Thủ đoạn diễn biến hòa bình, bọn lưu vong phản động, nhiều mưu lắm kế, hàng gửi về phải có mục tiêu chính trị. Phải cảnh giác! Hạn chế nhận hàng, đánh thuế 100%. Vẫn thùng lớn thùng bé, từ khắp các nước tư bản già cỗi, đế quốc suy tàn, ùn ùn đổ vào. Mọi người, bo bo không có đổ vào nồi, nhà bên, xóm dưới, ai có thân nhân vượt biên đua nhau nhận hàng, sốt cả ruột. Từ năm 1980, phong trào vượt biên rầm rộ, thuyền đánh cá lớn nhỏ ra khơi, đi một mạch đến Hong Kong, Mã-lai… không thèm quay lại.
Năm 1981, chúng tôi gửi đài cát-sét.
Năm 1982, gửi chiếc ti vi đen trắng 14 inch, mác Ferguson. Mới cứng, £50 bảng, tiền gửi gần £50 bảng. Tiền bò ngang tiền thừng. Ấy thế, bưu điện tỉnh “ngâm tôm” gần hai năm mới nhận được, phụ kiện gửi kèm mất sạch.
Gửi ti-vi mới toanh đến khi nhận được rỉ sét, nộp thuế 100%, phảI đem đi chữa mớI xem được. Thư cậu em kể, “các cụ vui lắm, đêm nào cũng đông nghịt bà con sang xem, như họp thôn.” Thời bấy giờ, đài phát thanh và truyền hình Việt Nam chưa phát hình màu, tivi đen trắng hợp thời trang. Vợ tôi cười sung sướng. Trẻ con còn thích khen, huống chi “người nhớn”!
Đài truyền hình miền Bắc bắt đầu thành lập năm 1970, địa chỉ 58 Quán Sứ Hà Nội. Năm 1971, phát thử, một tuần 2 buổi, Thứ Năm-Thứ Bảy, mỗi buổi 2 giờ, theo hệ SECAM (Système Electronique Couleur Avec Mémoire, Pháp, Nga), sau đổi sang hệ PAL (Phase Alternation Line, Anh). Hệ PAL hồi ấy 405 mành (line) hình không nét, màn ảnh toàn ruồi dù cần ăng-ten cao gần chục mét. Hệ Mỹ N.T.S.C, 525 mành, trong Nam hình ảnh đẹp hơn. Năm 1974, Anh quốc tăng hệ số mành lên 625, hình đẹp, chất lượng cho đến nay. Tháng Tư năm 2012, toàn quốc sẽ chuyển sang kỹ thuật số (Digital), bỏ hệ cũ.
Công xuất thấp, hầu như chỉ Hà Nội và mấy huyện ngoại thành thu được hình, các huyện quanh Hà Đông cũng chịu.
Cậu Đế lái xe cấp cứu bệnh viện tôi, quê Thanh Trì, Hà Nội, có thằng em rể du học Nga, đem về chiếc tivi 15 inch đen trắng, cống bố vợ. Đến giờ thu hình, làng trên xóm dưới vây quanh đông như kiến, mặc dù chỉ phát 2 tối, mỗi buổi 2 giờ, toàn tin thời sự.
Đài truyền thanh tỉnh tôi, Hòa Bình, có 10 nhân viên, một đài trưởng, ông Ngôn, một trung cấp điện tử, cậu Bảo em vợ ông, ba cô phát thanh viên, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thông và Thu Hiền, năm công nhân sửa chữa, lắp ráp, kéo dây, hệ thống loa phóng thanh thị xã. Nhà đài có hai chiếc radio điện tử, Rigonda II của Nga, làm phương tiện thu đài Hà Nội, qua máy tăng âm, phát lại qua mạng loa phóng thanh thị xã.
Sáng sáng, 5.45 a.m, nhạc hiệu:
Te… te te… tí tò te te…
(Nhanh… chân lên… anh chị em ơi…!)
Te… te te… tí tò te te…
Tiếp theo, tiếng hô nhịp tập thể dục dõng dạc:
Một, hai, ba, bốn…
Hai, hai, ba, bốn…
Ba, hai, ba, bốn…
Toàn dân bắt buộc phải dậy tập thể dục. Già trẻ, con nít mới đẻ đều được điệu kèn Te te te, tí tò te thét vào tai, thúc vào đít. Ai ốm yếu, làm đêm về không muốn dậy vẫn phải nghe.
Trưa từ 11.30 a.m đến 13.30 p.m loa lại lên tiếng.
Chiều, 5.30 lại ầm ầm cho đến 23.30 p.m, loa phóng thanh mới nghỉ, bà con mới hết bị tra tấn. Thời ấy tôi có bài thơ tả cảnh đời công chức:
Ăn cơm tập thể, ngủ nhà công
Một tháng hai phiên, mấy chục đồng
Sớm dậy theo đài, đêm theo kẻng
Cuộc đời như thế, sướng hay không?
Bây giờ gọi là loa phường, ngoài nhiệm vụ chuyển tiếp đài Hà Nội còn có nhiệm vụ thông tin của phường, họp, khen che bà con lối xóm. Nó ra đời từ năm 1956, sống thật dai, loa phơi nắng, phơi sương đã rỉ sét, tiếng phát ra ọ ẹ như người cảm cúm nặng, vẫn ngày 3 buổi, cần mẫn tra tấn dân lành. Lâu nay, có người lên tiếng khai tử, nhưng vẫn có người hoài cổ, tranh cãi trên báo, bất phân thắng bại.
Năm 2004, vợ chồng tôi về Việt Nam, lên thăm anh em, ở hotel, không ngờ phòng sát cột loa phóng thanh, đang ngủ ngon, bất thình lình: Te te te… tí tò te te, y hệt mấy chục năm trước. Hôm sau, đổi phòng ngay tắp lự.
Thị xã tôi, sau năm 1975, lác đác có một vài chiếc ti vi đen trắng cũ mèm từ miền Nam vác ra. Thời ấy, bộ đội miền Bắc, người miền Nam tập kết về quê thăm thân nhân, khi ra Bắc, hành trang 100 người như một: con búp bê to buộc sau chiếc ba-lô, khung xe đạp vác vai, chiếc đài bán dẫn đeo hông, mở oang oang, nét mặt hớn hở, tự hào và sung sướng lắm.
Thủy điện Hòa Bình khởi công 1978 do Liên Xô tài trợ và xây dựng. Số kỹ sư, công nhân Xô Viết, tăng chóng mặt, cao điểm, hơn 3000 người, lập làng Nga. Làng Nga, nằm bên kia sông Đà, phố Đúng, xóm Rè, xã Thịnh Lang, nơi đây có trường học, bể bơi, nhà văn hóa, giải trí… riêng biệt. Bất cứ họ là ai, kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân, giáo viên, kế toán, thủ quỹ… đều có tên chung, Chuyên Gia Liên Xô. Những chuyên gia này cũng “phân biệt chủng tộc, phân hóa đẳng cấp dữ lắm”. Anh chàng bác sĩ Nga, dân gốc St. Petersburg (Leningrat), cố đô thời Sa hoàng, coi thường dân Moscow, thủ đô mới, bảo, bọn Moscow dân nhà quê.
Người Nga coi thường người Latvia, Lithuania, Ucraina… nhưng cùng trong Liên Bang Xô Viết cùng có một điểm chung: Buôn lậu.
Dân thị xã Hòa Bình muốn mua tivi, radio, quạt điện (tai voi), bàn là (ủi)… cứ hỏi mấy anh thông dịch, mua được liền. Lương tối thiểu công nhân Nga 1200 VN đồng/tháng, (lương kỹ sư Việt Nam mới ra trường 60 đồng/tháng, bậc I, 70 đồng/tháng) lương tổng công trình sư >3000 đồng/tháng, chính phủ Việt Nam trừ tất cả các khoản: nhà ở, điện nước, ăn… 600 VN đồng/tháng, không đóng thuế thu nhập, họ để dành 600 đ/tháng. Hối đoái năm 1978, 1 rúp = 2,7 VN đồng, hàng tháng để dành 200 rúp. So với khung lương người Việt mức lương ấy rất cao. Vậy mà mỗi năm về nghỉ phép, trở lại, bao giờ cũng có đài, quạt, bàn ủi… mỗi thứ 1 chiếc theo quy định, đem bán chui. Tôi mua được chiếc quạt tai voi, 30 đồng, rẻ hơn giá nhà nước 6 đồng. Anh chàng phiên dịch, bảo, bên Liên Xô, khoảng 10 đồng tiền Việt, lãi 1 gấp 3.
Đồ điện tử Liên xô chóng hỏng kinh khủng, cậu thông dịch có chiếc tivi đen trắng 17 inch, tháng nào cũng phải chữa, hết hỏng tụ (capasitor) lại cháy điện trở (resistance) hay đi-ốt (diode), hàng tháng, ít cũng tốn 1/4 lương. Thợ chữa radio, tivi thời bấy giờ toàn chữa mò, không có sơ đồ mạch (circuit digram), chữa một tivi ít nhất vài ngày, radio cũng vậy. Thợ Anh Quốc chúng tôi, một ngày buộc phải chữa 8 chiếc tivi hay radio, bởi vì có sơ đồ mạch, đầy đủ dụng cụ đo, chỉnh và sẵn các linh kiện thay thế.
Từ năm 1998, nghề sửa chữa tivi, video, C.D và DVD suy thoái, hàng điện tử quá rẻ, rẻ hơn cả tiền công sửa. Chả ai dại gì đem sửa, hết bảo hành, hỏng, bỏ, mua cái mới. Các cửa hàng sửa chữa, công ty lớn như Radio Rental, Master Care… chuyên bào hành, sửa chữa đồ điện tử, phá sản, thợ sửa chữa thất nghiệp.
Năm 1981, vợ gửi quần áo và radio cát-sét, năm 1982 gửi vải và tivi đen trắng biếu các cụ. Năm 1983, thư cậu em gửi sang, bảo, thày muốn anh chị gửi chiếc xe mô-tô. Nhận được tin này, cười gần như mếu.
Một chiếc xe máy loại thường, second hand, 4 năm cũ, khoảng trên dưới hai trăm bảng, tốt chán, gửi hàng phải tiền nghìn. Đơn giá £5/kg, chiếc xe máy + thùng gỗ phải hàng trăm kí. Tiền thừng quá tiền bò. Thời bấy giờ, chiến tranh lạnh đang nóng dần, quan hệ giữa Anh và Việt Nam như tảng băng Bắc cực, hàng hóa chuyển về, qua nước thứ 3. Tài khoản ngân hàng chưa tới 400 bảng, tiền đâu ra. Nhà tôi bảo, đây là ý cậu Bẩy thôi, chứ cụ trên 70, xe pháo gì.
Thôi, lờ như không nhận đượcc thư.
Năm 1983, bà mẹ thím tôi bị ung thư. Thư các em bà ở Việt Nam gửi sang tới tấp, như bươm bướm. Lệnh ra, phải khẩn cấp mua thuốc gửi về cứu mẹ. Họ cứ nghĩ ở Anh mua thuốc dễ như mua thịt cá không bằng. Quy chế quản lý thuốc ở Anh rất chặt, tất cả các loại thuốc chữa bệnh đều phải có đơn bác sĩ, không thể mua chui được. Bác sĩ không kê đơn khống, họ không muốn mất cần câu cơm và ngồi tù. Giải thích thế nào cũng không tin. Chú thím tôi họp gia đình, bắt đàn con đóng góp. Đợt đầu “thu thuế” được khá nhiều, gần 400 bảng, gửi khẩn cấp. Hai tháng sau, thư sang, cậu em vợ xúi, anh chị đến ngay đại sứ quán Việt Nam ở London vào Hội Việt Kiều Yêu Nước, có thế gia đình nhận tiền và quà dễ dàng.
Chú tôi cười gằn. Đồ dở hơi!
Không hồi âm, coi như thư thất lạc.
Hầu hết các gia đình người Việt gốc Hoa, có vợ người Việt, cha mẹ anh em bên vợ còn kẹt ở Việt Nam, tâm trạng giống nhau: Sợ nhận thư Việt Nam.
Thư nào cũng theo công thức:
– Mở đầu: hỏi thăm sức khỏe. Cha mẹ, anh chi em bên nhà thương nhớ lắm.
– Thân bài: cha già mẹ yếu, sức khỏe ngày càng giảm sút, cần thuốc, cần tiền tẩm bổ. Cháu A sắp lấy chồng, cháu B. sắp lấy vợ, cháu C. có lẽ phải đi bộ đội, vài “vé” chắc hoãn được.
– Kết luận: Cả nhà mong tin và sự trợ giúp của anh chị, cô chú v.v…
Mời đọc tiếp: Chương [17]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Nguyễn Văn Hoàng Đạo, đảng viên cộng sản 1930, cựu trưởng Ty Công An Thanh Hóa, tình báo cộng sản, trá hàng Pháp 1949, làm Quốc Vụ Khanh cho Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1951 đã lừa được chính phủ Bảo Đại cướp 1 tàu hải quân đem về cho Việt Minh. Bị thất sủng sau khi ông Hồ qua đời.
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]
Lớp học Radio, Television & Electronics Servicing có 15 người trong đó có 3 người nước ngoài, 2 Ấn Độ và tôi. Đa số dưới 30, tôi và anh chàng Patel, người Ấn, nhân viên hãng Phillips, tuổi ngoại tứ tuần. Toàn bộ tài liệu khóa học hơn 500 trang A4, in 2 mặt, nhiều thuật ngữ kỹ thuật làm tôi vã mồ hôi. Vừa học lý thuyết, vừa thực hành, ngày nào cũng như ngày nào, từ 8.45 am đến 3.45 pm; phòng học khá rộng, chia làm 2, bên có bảng đen, 4 dãy bàn học; bên workshop đầy radio hỏng, ti-vi đen trắng & màu to nhỏ, cũ kỹ để thực hành. Sau 5 tuần, kiểm tra lý thuyết và thực hành, anh chàng Patel điểm dưới trung bình, bị loại. Còn lại, một thày, 14 trò, học 12 tháng.
Chương trình học, từ cơ bản điện lực, đi dần lên cấu trúc, sự hoạt động của đèn điện tử (valve), bán dẫn (transistors), tổ hợp vi điện tử (microelectronics, chips), tụ điện (capasitors), điện trở (resistances), đi-ốt (diodes), đèn hình (cathode-ray-tube, C.R.T). Sáng, lý thuyết, sau bữa ăn trưa, thực hành. Học từ cách đấu dây phích cắm đến hàn linh kiện (components) trong các mạch, cách đọc sơ đồ mạch (circuit diagram), cách phát hiện nguyên nhân hỏng (fault finding) từ máy thu thanh (radio), thu hình (television) (đen trắng và màu). Nguyên lý phát và thu sóng âm thanh và hình (sound and vision). Thực hành, sửa chữa radio, television, video từ đơn giản đến phức tạp, lắp ráp tầng thu, tầng tăng âm, hoàn chỉnh một radio sóng trung và sóng ngắn.
Workshop có nhiều đồ cổ, máy thu thanh thời sơ khai, từ năm 1920, ti vi đen trắng màn hình tròn, những năm 1940, đèn điện tử 5 chân, bằng cổ chân đến những chips 24 chân hiện đại. Theo Mr. Morrison, năm 1950 ti-vi đen trắng vẫn đắt lắm, cả London khoảng hơn trăm gia đình có. Đầu thập niên 1960, phát truyền hình màu, giá 1 chiếc ti vi màu 25 inch hơn ngàn bảng, trong khi đó 1 căn nhà 3 buồng ngủ, sáu ngàn.
Ngày ấy mấy ai có ti vi màu.
Phải nói, khóa học rất thú vị, tôi mê lắm.
Học được 6 tháng, thỉnh thoảng chiều chủ nhật 3 bố con đi nhặt ti vi hỏng, đem về tập sửa.
Sơ đồ mạch mượn thày, mò mẫm chữa tại nhà.
Sau vài tháng tôi có tới 6 chiếc ti-vi màu, từ 20 inch đến 26 inch, âm thanh và hình ảnh khá lắm. Tặng cô chú Thịnh 2 cái, bán được 1 cái 26 inch, giá hữu nghị £40 bảng, buồng nào nhà tôi cũng có. Hỏi thày về chiếc Grundid cũ mất màu, ông lấy circuit diagram, chỉ hỏng ở chips chuyển màu (colour signal) và cho biết ít khi hỏng đèn hình (C.R.T). Hóa ra anh thợ chữa tivi ở Knightsridge chẩn bệnh trật lấc.
Mãn khóa, vừa làm vừa học thêm 2 năm lớp ban đêm ở South London College, nâng cao kiến thức về Video và C.D.
Ngày xưa, tôi quen anh Đức, kỹ sư điện tử ở Ty Bưu Điện hòa Bình, tốt nghiêp Đại học Bách khoa Hà Nội 1964. Anh làm gì ở ty? Xin thưa, chẳng làm gì, ngồi chơi xơi nước. Lạ thật, kỹ sư điện tử lại phân công về ty bưu điện. Ty có đồ điện tử đâu mà sửa chữa, bảo dưỡng. Phòng kỹ thuật của anh, vài bộ tổng đài điện thoại, vài chục phích cắm.
Nhiệm vụ chính ngành bưu điện thời ấy, như sau:
– Nhận chuyển, phát thư, bưu kiện, tiền…
– Nhận và chuyển điện tín (telegram)
– Cấp giấy quyền sử dụng máy thu thanh điện tử và bán dẫn. Giấy đăng ký ghi rõ: “Nghe đài phát thanh Hà Nội”. Ai không có giấy hoặc nghe đài khác, công an kiểm tra, bị tịch thu liền. Giấy đăng ký này nghe đâu tồn tại cho đến năm 1990 (?)
– Kéo đường dây điện thoại và mắc điện thoại cho các cơ quan nhà nước. Thời ấy dân chưa có điện thoại.
– Tổng đài, nối phích cắm cho các cuộc gọi điện liên tỉnh và trung ương.
Thời bấy giờ, điện thoại đơn giản lắm, hình khối thang cụt, trong ruột có chuông điện, trên, có giàn đỡ ống nghe, bên phải, có cần quay, không có mặt chữ số, như hòm nhỏ sơn đen, thô kệch.
Muốn gọi, cầm tay quay, quay vài vòng như quay phim, xong, nhấc ống nói, “A-lô, tổng đài phải không?” Nếu đầu dây bên kia không trả lời, lấy tay ấn ấn vài lần vào giá đỡ, gọi tiếp “A-lô, tổng đài phải không?”- “Vâng, tổng đài đây.”- “Cho xin nói chuyện với…”
Cơ quan, xí nghiệp có từ 3 điện thoại trở lên, bắt buộc phải có tổng đài, trực máy 24/24, không thể tự động muốn gọi ai cũng được như ngày nay. Hệ thống này vẫn còn tồn tại ở bệnh viện đến năm 1979, khi tôi rời Việt Nam.
Anh kỹ sư Đức như lọ hoa, trang trí trong phòng khách của ty, đẹp và sang trọng, thế thôi. Dưới tay anh, phòng kỹ thuật có hơn 10 trung cấp điện tử, gần chục công nhân đường dây, họ hơn anh là có việc làm, trực máy tổng đài, công việc chỉ cần học 1 ngày là hiểu, không cần 3 năm mài đũng quần trường trung cấp Bưu chính – Viễn thông.
Hè 1966, một đêm giông, cô Bắc trung cấp mới ra trường, thiếu nữ Hà thành, đẹp gái, trực tổng đài.
Gần 1 giờ sáng, đang ngủ ngon.
Reng… reng… reng… chuông điện đổ hồi.
Giật mình thức giấc, mắt nhắm mắt mở, mắt nọ hiếp mắt kia, cô cầm máy:
– A-lô, ai đấy?
Đầu dây bên kia:
– Kín đây.
– Ai?
– Kín đây, Kín đây.
Cô quát to:
– Nói to lên, kín kín hở hở cái gì. Không nghe thấy gì cả.
Đầu dây bên kia, rụp một cái, cúp máy. Ngoài trời, gió vẫn rít, mưa vẫn xối xả đập vào cửa, sấm chớp liên hồi. Nằm xuống giường, Bắc vẫn còn tức, chửi thầm, thằng ma cà bông nào chơi khăm, đang ngon giấc, dựng dậy. Kín kín với chả hở hở. Đồ mất dạy! Kéo chăn, ngủ tiếp.
Bảy giờ sáng hôm sau, đầu giờ làm việc, toàn phòng kỹ thuật họp khẩn cấp, trưởng ty H. chủ trì:
– Ai đêm qua làm nhiệm vụ trực tổng đài?
– Dạ, báo cáo trưởng ty, đồng chí Bắc.
Ông quay sang, hỏi:
– Cô Bắc đâu?
– Dạ, trực đêm nên nghỉ bù rồi ạ.
Trưởng ty nghiêm giọng, hỏi:
– Tất cả các đồng chí có biết, vì sao có cuộc họp khẩn cấp sáng nay không?
Hơn ba mươi người, từ nhân viên đến trưởng phó phòng nhìn nhau, chịu, không hiểu.
– Đêm qua, đồng chí Kín (bí thư tỉnh uỷ), gọi tổng đài, yêu cầu nối đường dây xuống các huyện, người trực tổng đài đã quát trong máy Kín Kín Hở Hở Cái Gì.
Tất cả lặng người.
Cô Bắc, lính mới, đâu có biết tên ông bí thư tỉnh. Tưởng nửa đêm có thằng ma cô nào tán tỉnh, trêu chọc, yêu cầu giữ kín (bí mật). Trình bày, giải thích thế nào cũng không hết tội hỗn. Văn bản quyết định kỷ luật thải hồi, ngay hôm ấy, đích danh trưởng ty ký.
Bùi văn Kín nguyên là giáo viên cấp I của huyện Kim-Bôi, tỉnh Hoà Bình, 15 năm giữ chức bí thư tỉnh. Hoà bình là một tỉnh miền núi sát Hà Đông, Hà Nội nhưng phát triển quá kém về mọi mặt vì thế đời sống nhân dân rất khó khăn. Năm 1969, Ban bí thư Trung ương đảng cử Nguyễn Văn Hoàng Đạo (1) làm cố vấn cho Bùi văn Kín. Trên chuyến xe com-măng-ca đít tròn đón về Hoà Bình, Hoàng Đạo hỏi Bùi văn Kín ngồi bên:
– Trung ương cử tôi về làm cố vấn cho anh. Vậy tôi nói ai nghe? Anh nói ai nghe?
Bùi văn Kín nói ngay, không cần suy nghĩ:
– Thì tôi nói anh nghe. Anh nói nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình nghe.
Nguyễn Văn Hoàng Đạo thở dài, không nói gì. Sau một tuần ở Hòa Bình, ông bỏ về Hà nội.
Tỉnh ủy Hoà Bình trong vòng sáu tháng gửi rất nhiều công văn và thư yêu cầu ông lên công tác. Nguyễn Văn Hoàng Đạo không trở lại, trong khi đó tỉnh vẫn phải trả lương. Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Hòa Bình mở phiên họp bất thường, dưới sự chủ toạ của Bùi Văn Kín ra quyết định khai trừ Nguyễn Văn Hoàng Đạo ra khỏi đảng và bãi nhiệm chức cố vấn.
Lê Đức Thọ mời Nguyễn Văn Hoàng Đạo đến văn phòng Ban Tổ chức Trung ương đưa quyết định của Tỉnh ủy Hoà Bình cho ông đọc. Nguyễn Văn Hoàng Đạo đọc xong cười, nói với Lê Đức Thọ:
– Anh cử tôi làm cố vấn cho cậu Kin. Khi tôi hỏi, “tôi nói ai nghe, anh nói ai nghe.” Cậu ta trả lời, “tôi nói nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa bình nghe, còn cậu ta nói tôi phải nghe.” Vậy tôi là cố vấn hay là cậu ta là cố vấn?
Nguyễn Văn Hoàng Đạo tiếp:
– Tôi và anh tham gia cách mạng từ những năm 1929, cùng ngồi tù hết trại này đến trại khác. Vậy anh tin tôi hay tin cậu ta? Hơn nữa tuổi đảng của tôi sấp sỉ tuổi đời của nó.
Lê Đức Thọ phủ quyết đề nghị của Ban thường vụ tỉnh ủy Hòa Bình và giải quyết cho ông về hưu.
Nhắc lại chuyện này với các anh Nhật Quang, Nắng Mai Hồng và tôi trong bữa liên hoan mà ông vẫn còn bực mình.
Nhà văn Nắng Mai Hồng tên thật là Bùi Xuân Dục. Năm 1965 Mỹ ném bom miền Bắc, Bộ Văn Hóa sơ tán cán bộ bằng cách đưa các nhà văn xuống cơ sở tỉnh làm việc. Anh được chuyển về Ty Văn Hoá tỉnh Hoà Bình, phụ trách phòng văn hoá nghệ thuật. Ngoài sáng tác, biên tập cho tập san Văn hóa của tỉnh 3 tháng ra một số, anh còn là người chấp bút viết các bài diễn văn khai mạc, tổng kết hội nghị cho bí thư Bùi văn Kín và chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Hậu. Nhờ thế những bài phát biểu của bí thư và chủ tịch tỉnh mới có tiếng vang trong nhân dân.
Anh coi tôi như em, một lần tôi hỏi:
– Sao bút danh của anh kêu như chuông thế.
Anh cười:
– Đầu tiên mình ký Mai Hồng. Không ngờ trong khu tập thể Bộ Văn Hoá cũng có cậu tên Mai Hồng, vì thế thư từ của mình mất thường xuyên. Mình đổi Nắng Hồng. Ai ngờ lại có người tên Năng Hồng, mình lại mất thư. Ký luôn bút danh Nắng Mai Hồng xem còn cậu nào có cái tên kêu hơn mõ làng nữa không.
Anh cười, kéo một hơi thuốc lào, sửa lại cặp kính cận, bảo:
– Từ đó thư từ của mình không bị mất.
Hoàn cảnh các nhà văn thời ấy nghèo lắm. Gia cảnh anh còn tệ hơn. Mỹ ném bom vùng Nam Hà, anh phải đưa bố mẹ từ Hà Nam lên khu sơ tán Hoà Bình. Hai cụ ở quê không có sổ gạo và tem phiếu, vì thế lương bậc 5 viết văn của anh nuôi vợ và 2 con đã khó nay càng khó hơn. Anh phải cặm cụi ngày đêm dịch và viết để kiếm thêm nuôi gia đình. Gạo mua chui rất đắt, để khỏi thiếu hụt, mẹ anh thường phải lấy cân cân gạo mỳ từng bữa. Đến thăm thấy cảnh ấy thương lắm. Không ngờ anh bị nhồi máu cơ tim tại Hà nội trước khi chính thức làm việc cho Đài phát truyền hình Việt nam năm 1972. Hưởng thọ 52 tuổi.
Một lần tôi đến Đài Truyền Thanh tỉnh, cậu Bảo bạn thân, trung cấp điện tử, phụ trách kỹ thuật, đang quấn biến áp (transformer) tầng tăng âm của máy thu thanh, bằng ba bao diêm, dí vào tai tôi, hỏi:
– Nghe thấy tiếng gì không?
Chả nghe thấy gì, biến áp vừa quấn xong, làm sao mà có tiếng. Lắc đầu, chịu.
Cậu ta cười:
– Tiếng ò ó… o… bé lắm. Nghe cho kỹ.
– Chịu, chả có tiếng khỉ gì.
Cô Quỳnh Thông, người đọc bản tin của đài, cười, bảo:
– Cái anh này, ngố thế.
Hóa ra, mỗi lần phòng truyền thanh huyện máy hỏng, đội quân sửa chữa của tỉnh xuống giúp, được đãi cơm gà ngập chân răng.
Cuối năm 1979, tỵ nạn Việt Nam ở Hong Kong bắt đầu đua nhau gửi hàng về cho thân nhân. Từ đây, chuyện gửi hàng, gửi tiền, kéo dài cho đến hôm nay và còn dài dài như thể một thứ thuế thân (tự nguyện) của người tỵ nạn, đóng cho thân nhân trong nước.
Không những thế, năm sau tăng hơn năm trước, từ hơn tỷ những năm 1990, nay con số lên đến bảy, tám tỷ Mỹ kim, theo đường chính ngạch, còn tiểu ngạch (gửi chui), chịu, ngoài vùng phủ sóng.
Thế kỷ XXI, người trong nước chỉ nhận Mỹ kim, Anh kim, Úc kim và Âu châu… kim, tiền tươi thóc thật, nhanh gọn dễ cất, chả ai muốn nhận thùng đồ, vừa cồng kềnh vừa khó bán. Sức mạnh chất xanh, chất xám của “bọn lưu vong, phản động”, mạnh đến nỗi, Đảng Cộng sản Việt Nam phải ra nghị quyết 36, chăm sóc “khúc ruột ngàn dặm” tận tình, mở rộng cánh cửa, trải thảm đỏ, giang rộng đôi tay đón “Xanh, Xám”.
Gần tết ta 1980, sau khi gửi hàng, thím tôi nét mặt vui lắm, cười thật tươi, hỏi, “Anh chị đã gửi hàng chưa?” Tôi cười gượng, “Dạ, chưa!” Bà hỉ hả, tết này chắc các cụ, các cậu, các dì vui lắm. Trời ạ, sao lại không vui, tự nhiên nhận được thùng lớn thùng bé từ trên trời thả xuống, sướng gì bằng. Bà vui một, song thân và các em bà vui mười.
Đời sống cơ cực, khốn khó, nay hàng từ thiện miễn phí đổ vào, thân nhân vui như tết, nhưng chính quyền cộng sản mừng ít, lo nhiều. Thủ đoạn diễn biến hòa bình, bọn lưu vong phản động, nhiều mưu lắm kế, hàng gửi về phải có mục tiêu chính trị. Phải cảnh giác! Hạn chế nhận hàng, đánh thuế 100%. Vẫn thùng lớn thùng bé, từ khắp các nước tư bản già cỗi, đế quốc suy tàn, ùn ùn đổ vào. Mọi người, bo bo không có đổ vào nồi, nhà bên, xóm dưới, ai có thân nhân vượt biên đua nhau nhận hàng, sốt cả ruột. Từ năm 1980, phong trào vượt biên rầm rộ, thuyền đánh cá lớn nhỏ ra khơi, đi một mạch đến Hong Kong, Mã-lai… không thèm quay lại.
Năm 1981, chúng tôi gửi đài cát-sét.
Năm 1982, gửi chiếc ti vi đen trắng 14 inch, mác Ferguson. Mới cứng, £50 bảng, tiền gửi gần £50 bảng. Tiền bò ngang tiền thừng. Ấy thế, bưu điện tỉnh “ngâm tôm” gần hai năm mới nhận được, phụ kiện gửi kèm mất sạch.
Gửi ti-vi mới toanh đến khi nhận được rỉ sét, nộp thuế 100%, phảI đem đi chữa mớI xem được. Thư cậu em kể, “các cụ vui lắm, đêm nào cũng đông nghịt bà con sang xem, như họp thôn.” Thời bấy giờ, đài phát thanh và truyền hình Việt Nam chưa phát hình màu, tivi đen trắng hợp thời trang. Vợ tôi cười sung sướng. Trẻ con còn thích khen, huống chi “người nhớn”!
Đài truyền hình miền Bắc bắt đầu thành lập năm 1970, địa chỉ 58 Quán Sứ Hà Nội. Năm 1971, phát thử, một tuần 2 buổi, Thứ Năm-Thứ Bảy, mỗi buổi 2 giờ, theo hệ SECAM (Système Electronique Couleur Avec Mémoire, Pháp, Nga), sau đổi sang hệ PAL (Phase Alternation Line, Anh). Hệ PAL hồi ấy 405 mành (line) hình không nét, màn ảnh toàn ruồi dù cần ăng-ten cao gần chục mét. Hệ Mỹ N.T.S.C, 525 mành, trong Nam hình ảnh đẹp hơn. Năm 1974, Anh quốc tăng hệ số mành lên 625, hình đẹp, chất lượng cho đến nay. Tháng Tư năm 2012, toàn quốc sẽ chuyển sang kỹ thuật số (Digital), bỏ hệ cũ.
Công xuất thấp, hầu như chỉ Hà Nội và mấy huyện ngoại thành thu được hình, các huyện quanh Hà Đông cũng chịu.
Cậu Đế lái xe cấp cứu bệnh viện tôi, quê Thanh Trì, Hà Nội, có thằng em rể du học Nga, đem về chiếc tivi 15 inch đen trắng, cống bố vợ. Đến giờ thu hình, làng trên xóm dưới vây quanh đông như kiến, mặc dù chỉ phát 2 tối, mỗi buổi 2 giờ, toàn tin thời sự.
Đài truyền thanh tỉnh tôi, Hòa Bình, có 10 nhân viên, một đài trưởng, ông Ngôn, một trung cấp điện tử, cậu Bảo em vợ ông, ba cô phát thanh viên, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thông và Thu Hiền, năm công nhân sửa chữa, lắp ráp, kéo dây, hệ thống loa phóng thanh thị xã. Nhà đài có hai chiếc radio điện tử, Rigonda II của Nga, làm phương tiện thu đài Hà Nội, qua máy tăng âm, phát lại qua mạng loa phóng thanh thị xã.
Sáng sáng, 5.45 a.m, nhạc hiệu:
Te… te te… tí tò te te…
(Nhanh… chân lên… anh chị em ơi…!)
Te… te te… tí tò te te…
Tiếp theo, tiếng hô nhịp tập thể dục dõng dạc:
Một, hai, ba, bốn…
Hai, hai, ba, bốn…
Ba, hai, ba, bốn…
Toàn dân bắt buộc phải dậy tập thể dục. Già trẻ, con nít mới đẻ đều được điệu kèn Te te te, tí tò te thét vào tai, thúc vào đít. Ai ốm yếu, làm đêm về không muốn dậy vẫn phải nghe.
Trưa từ 11.30 a.m đến 13.30 p.m loa lại lên tiếng.
Chiều, 5.30 lại ầm ầm cho đến 23.30 p.m, loa phóng thanh mới nghỉ, bà con mới hết bị tra tấn. Thời ấy tôi có bài thơ tả cảnh đời công chức:
Ăn cơm tập thể, ngủ nhà công
Một tháng hai phiên, mấy chục đồng
Sớm dậy theo đài, đêm theo kẻng
Cuộc đời như thế, sướng hay không?
Bây giờ gọi là loa phường, ngoài nhiệm vụ chuyển tiếp đài Hà Nội còn có nhiệm vụ thông tin của phường, họp, khen che bà con lối xóm. Nó ra đời từ năm 1956, sống thật dai, loa phơi nắng, phơi sương đã rỉ sét, tiếng phát ra ọ ẹ như người cảm cúm nặng, vẫn ngày 3 buổi, cần mẫn tra tấn dân lành. Lâu nay, có người lên tiếng khai tử, nhưng vẫn có người hoài cổ, tranh cãi trên báo, bất phân thắng bại.
Năm 2004, vợ chồng tôi về Việt Nam, lên thăm anh em, ở hotel, không ngờ phòng sát cột loa phóng thanh, đang ngủ ngon, bất thình lình: Te te te… tí tò te te, y hệt mấy chục năm trước. Hôm sau, đổi phòng ngay tắp lự.
Thị xã tôi, sau năm 1975, lác đác có một vài chiếc ti vi đen trắng cũ mèm từ miền Nam vác ra. Thời ấy, bộ đội miền Bắc, người miền Nam tập kết về quê thăm thân nhân, khi ra Bắc, hành trang 100 người như một: con búp bê to buộc sau chiếc ba-lô, khung xe đạp vác vai, chiếc đài bán dẫn đeo hông, mở oang oang, nét mặt hớn hở, tự hào và sung sướng lắm.
Thủy điện Hòa Bình khởi công 1978 do Liên Xô tài trợ và xây dựng. Số kỹ sư, công nhân Xô Viết, tăng chóng mặt, cao điểm, hơn 3000 người, lập làng Nga. Làng Nga, nằm bên kia sông Đà, phố Đúng, xóm Rè, xã Thịnh Lang, nơi đây có trường học, bể bơi, nhà văn hóa, giải trí… riêng biệt. Bất cứ họ là ai, kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân, giáo viên, kế toán, thủ quỹ… đều có tên chung, Chuyên Gia Liên Xô. Những chuyên gia này cũng “phân biệt chủng tộc, phân hóa đẳng cấp dữ lắm”. Anh chàng bác sĩ Nga, dân gốc St. Petersburg (Leningrat), cố đô thời Sa hoàng, coi thường dân Moscow, thủ đô mới, bảo, bọn Moscow dân nhà quê.
Người Nga coi thường người Latvia, Lithuania, Ucraina… nhưng cùng trong Liên Bang Xô Viết cùng có một điểm chung: Buôn lậu.
Dân thị xã Hòa Bình muốn mua tivi, radio, quạt điện (tai voi), bàn là (ủi)… cứ hỏi mấy anh thông dịch, mua được liền. Lương tối thiểu công nhân Nga 1200 VN đồng/tháng, (lương kỹ sư Việt Nam mới ra trường 60 đồng/tháng, bậc I, 70 đồng/tháng) lương tổng công trình sư >3000 đồng/tháng, chính phủ Việt Nam trừ tất cả các khoản: nhà ở, điện nước, ăn… 600 VN đồng/tháng, không đóng thuế thu nhập, họ để dành 600 đ/tháng. Hối đoái năm 1978, 1 rúp = 2,7 VN đồng, hàng tháng để dành 200 rúp. So với khung lương người Việt mức lương ấy rất cao. Vậy mà mỗi năm về nghỉ phép, trở lại, bao giờ cũng có đài, quạt, bàn ủi… mỗi thứ 1 chiếc theo quy định, đem bán chui. Tôi mua được chiếc quạt tai voi, 30 đồng, rẻ hơn giá nhà nước 6 đồng. Anh chàng phiên dịch, bảo, bên Liên Xô, khoảng 10 đồng tiền Việt, lãi 1 gấp 3.
Đồ điện tử Liên xô chóng hỏng kinh khủng, cậu thông dịch có chiếc tivi đen trắng 17 inch, tháng nào cũng phải chữa, hết hỏng tụ (capasitor) lại cháy điện trở (resistance) hay đi-ốt (diode), hàng tháng, ít cũng tốn 1/4 lương. Thợ chữa radio, tivi thời bấy giờ toàn chữa mò, không có sơ đồ mạch (circuit digram), chữa một tivi ít nhất vài ngày, radio cũng vậy. Thợ Anh Quốc chúng tôi, một ngày buộc phải chữa 8 chiếc tivi hay radio, bởi vì có sơ đồ mạch, đầy đủ dụng cụ đo, chỉnh và sẵn các linh kiện thay thế.
Từ năm 1998, nghề sửa chữa tivi, video, C.D và DVD suy thoái, hàng điện tử quá rẻ, rẻ hơn cả tiền công sửa. Chả ai dại gì đem sửa, hết bảo hành, hỏng, bỏ, mua cái mới. Các cửa hàng sửa chữa, công ty lớn như Radio Rental, Master Care… chuyên bào hành, sửa chữa đồ điện tử, phá sản, thợ sửa chữa thất nghiệp.
Năm 1981, vợ gửi quần áo và radio cát-sét, năm 1982 gửi vải và tivi đen trắng biếu các cụ. Năm 1983, thư cậu em gửi sang, bảo, thày muốn anh chị gửi chiếc xe mô-tô. Nhận được tin này, cười gần như mếu.
Một chiếc xe máy loại thường, second hand, 4 năm cũ, khoảng trên dưới hai trăm bảng, tốt chán, gửi hàng phải tiền nghìn. Đơn giá £5/kg, chiếc xe máy + thùng gỗ phải hàng trăm kí. Tiền thừng quá tiền bò. Thời bấy giờ, chiến tranh lạnh đang nóng dần, quan hệ giữa Anh và Việt Nam như tảng băng Bắc cực, hàng hóa chuyển về, qua nước thứ 3. Tài khoản ngân hàng chưa tới 400 bảng, tiền đâu ra. Nhà tôi bảo, đây là ý cậu Bẩy thôi, chứ cụ trên 70, xe pháo gì.
Thôi, lờ như không nhận đượcc thư.
Năm 1983, bà mẹ thím tôi bị ung thư. Thư các em bà ở Việt Nam gửi sang tới tấp, như bươm bướm. Lệnh ra, phải khẩn cấp mua thuốc gửi về cứu mẹ. Họ cứ nghĩ ở Anh mua thuốc dễ như mua thịt cá không bằng. Quy chế quản lý thuốc ở Anh rất chặt, tất cả các loại thuốc chữa bệnh đều phải có đơn bác sĩ, không thể mua chui được. Bác sĩ không kê đơn khống, họ không muốn mất cần câu cơm và ngồi tù. Giải thích thế nào cũng không tin. Chú thím tôi họp gia đình, bắt đàn con đóng góp. Đợt đầu “thu thuế” được khá nhiều, gần 400 bảng, gửi khẩn cấp. Hai tháng sau, thư sang, cậu em vợ xúi, anh chị đến ngay đại sứ quán Việt Nam ở London vào Hội Việt Kiều Yêu Nước, có thế gia đình nhận tiền và quà dễ dàng.
Chú tôi cười gằn. Đồ dở hơi!
Không hồi âm, coi như thư thất lạc.
Hầu hết các gia đình người Việt gốc Hoa, có vợ người Việt, cha mẹ anh em bên vợ còn kẹt ở Việt Nam, tâm trạng giống nhau: Sợ nhận thư Việt Nam.
Thư nào cũng theo công thức:
– Mở đầu: hỏi thăm sức khỏe. Cha mẹ, anh chi em bên nhà thương nhớ lắm.
– Thân bài: cha già mẹ yếu, sức khỏe ngày càng giảm sút, cần thuốc, cần tiền tẩm bổ. Cháu A sắp lấy chồng, cháu B. sắp lấy vợ, cháu C. có lẽ phải đi bộ đội, vài “vé” chắc hoãn được.
– Kết luận: Cả nhà mong tin và sự trợ giúp của anh chị, cô chú v.v…
Mời đọc tiếp: Chương [17]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Nguyễn Văn Hoàng Đạo, đảng viên cộng sản 1930, cựu trưởng Ty Công An Thanh Hóa, tình báo cộng sản, trá hàng Pháp 1949, làm Quốc Vụ Khanh cho Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1951 đã lừa được chính phủ Bảo Đại cướp 1 tàu hải quân đem về cho Việt Minh. Bị thất sủng sau khi ông Hồ qua đời.
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]
Một chiều thứ Sáu, tan lớp học, trên đường về, tôi rẽ vào Chinese Mini-Supermarket gần trung tâm quận, chủ Hong Kong, cô bán hàng, người Việt gốc Hoa, dân Chợ Lớn, mua hàng nhiều lần, nên quen. Vừa gật đầu chào, cô hỏi liền:
– Nghe tin chú có nhà, phải không?
Cô ta gọi tôi bằng chú.
– Sao biết?
– Thấy chị Linh kể.
Một gã người Việt, trạc tuổi tứ tuần, râu ria lởm chởm, mũ tầu phở, tóc gần chấm vai, quần áo lôi thôi, nhếch nhác, đứng gần đấy, tự nhiên quay lại, nhìn tôi, giọng nửa Bắc, nửa Nam, hỏi trống không:
– Nhà ông mấy buồng?
Tôi không trả lời, cầm giỏ đi lấy bún khô, phở khô, chai mắm, một số đồ lặt vặt. Coi như điếc. Cửa hàng vắng, chỉ có cô Lạc, tôi và gã. Chọn xong đồ, ra trả tiền, vừa bấm máy tính, cô Lạc, vừa hỏi:
– Nhà chú mấy buồng?
– Bốn buồng.
Tay người Việt, phõ ngay:
– Nhà ông mấy người?
Tôi không trả lời. Cô bán hàng, trả lời thay:
– Nhà chú ấy 5 người.
Giọng cáu kỉnh, cay cú, chửi thề:
– Mẹ nó, nhà tôi 6 người, có 3 buồng. Nhà ông 5 người, những 4 buồng.
Gã nhìn thẳng vào tôi, nét mặt cau có, hỏi, giọng khó chịu:
– Nhà ông thuộc hộI (1) nào?
Tôi thủng thẳng, trả lời cộc lốc:
– Làm sao biết được.
– Nhà ông ở phố nào, số nhà bao nhiêu?
Tôi chửi thầm, mẹ cha cái thằng mất dạy, mày là thằng đéo nào, hỏi như tra khảo không bằng. Short circuit, đồ chập dây. Nét mặt tỉnh bơ:
– Tên phố dài, tôi tiếng Anh kém, không nhớ.
– Đi xe bus số mấy.
– Anh hỏi làm gì?
– Muốn đến chơi.
Mẹ kiếp. “Xí xin”, đồ dở hơi. Ai mời mày. Ai chơi với mày. Tôi không trả lời.
Cô bán hàng nhanh miệng, nói nhỏ:
– Chú ấy trong ban điều hành cộng đồng mình đấy.
Cười khẩy, khinh. Tôi xách túi hàng ra cửa, đi thẳng. Mặc xác cái cộng đồng, cả chức Ban điều hành hữu danh vô thực của mày. Xí-xin!
Theo thống kê không chính thức, trước năm 1975, người Việt ở Vương quốc Anh rất ít, trên dưới 250 người, đa số du học sinh, cán bộ nhân viên Đại sứ Việt Nam Cộng hoà (12 Victoria Road, London, nay là tòa đại sứ của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thương gia, cán bộ và nhân viên Ban Việt ngữ (Vietnamese Section) của đài B.B.C (Bush House, London), có 3 hay 5 (?) người, làm việc theo hợp đồng ngắn và dài hạn.
Từ năm 1977, người tỵ nạn Việt Nam được tàu hàng Anh cứu trên biển, định cư tại Anh, hàng năm phải đến Sở Di trú (Lunar House, Croydon, London), trình báo, gia hạn. Tất cả chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị.
Sau Hội nghị về người tỵ nạn Việt Nam của Liên hiệp quốc, tháng 7-1979, Vương quốc Anh, Đảng Bảo thủ (Conservative/Tory Party) cầm quyền, bà Margaret Thatcher làm thủ tướng, chấp nhận khoảng 20 ngàn tỵ nạn Việt Nam định cư. Từ đây chúng tôi mới được hưởng quy chế tỵ nạn của Liên hiệp quốc.
Cuối năm 1979, số người Việt Nam ồ ạt nhập cư vào Vương quốc Anh, gây xáo trộn không nhỏ đến cuộc sống của người dân bản xứ. Năm 1982, dân khu Catford, London, đi biểu tình rầm rộ, phản đối chính phủ cho dân tỵ nạn Việt Nam nhập cư.
Để người Việt hội nhập nhanh, ngoài việc xé lẻ, sắp xếp mỗi khu vực từ 5 đến 6 gia đình, hàng ngày, đài truyền hình BBC 2, có chương trình Speak For Yourself 30 phút, dạy Anh ngữ. Chương trình bắt đầu từ năm 1981 (?), kéo dài gần 2 năm, tốn tiền bạc, thời gian, nhưng kém hiệu quả. Theo tôi, nguyên nhân chính như sau:
1. Người hướng dẫn chương trình là một diễn viên hài, Burt Kwouk, người Hoa, trong series film Pink Panther, do United Artist sản xuất 1963. Là diễn viên tài năng, film ông gây ấn tượng, tạo tiếng cười, chúng tôi mến ông. Chính vì lẽ ấy, cứ thấy ông xuất hiện trên chương trình dạy học, chúng tôi cười, nhớ những cảnh (scenes) ngộ nghĩnh của ông trong film. Trong con mắt chúng tôi, ông là diễn viên hài đáng mến, nhưng ông không đủ uy tín làm thày dạy Anh ngữ.
2. Không biết ông định cư ở Anh từ bao giờ, cách phát âm của ông không chuẩn so với người bản xứ, chất giọng (accent) đặc trưng của người Hoa nói tiếng Anh. Có lẽ, ông đã lớn tuổi mới học Anh ngữ. Người có tuổi, học ngoại ngữ, phát âm khó chuẩn. Tiếng Anh của ông, tuy không trọ trẹ như mấy ông người Hoa Quảng Ninh, Hải Phòng, Chợ Lớn nói tiếng Việt, đồng bào gọi “Tồng pào”, Luân Đôn thành “Luôn-Luôn”, nhưng so sánh giữa ông và các phát thanh viên chương trình thời sự của BBC 1 và 2 hay I.T.N, chúng tôi không thể chấp nhận ông là thày dạy Anh ngữ. Nếu ở Việt Nam, Trung Quốc, ông có thể làm thày giáo giỏi, định cư tại Vương quốc Anh, thủy tổ Anh ngữ, tại sao chúng tôi lại học ông thày người Hoa phát âm không chuẩn? Vô lý!
3. Người tỵ nạn miền Bắc đa số người Hoa, có tuổi, tiếp thu chậm, lười học và cũng do tâm lý kiếm tiền càng nhanh càng tốt. Trong khi không biết tiếng Anh, họ vẫn kiếm ra tiền ở các nhà hàng, tiệm đồ khô người Hong Kong.
Những nguyên nhân trên khiến chương trình Speak For Yourself của BBC 2 kém hiệu quả nếu như không muốn nói là thất bại.
Sau vài năm, số người kém Anh ngữ rất đông, trong khi đó các trại tỵ nạn đóng cửa. Để giúp người Việt kém Anh ngữ, Ủy ban về Người tỵ nạn Anh (British Refugee Council, B.R.C) khuyến khích thành lập Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại các quận, huyện… (Vietnamese Refugee Community in…).
Chuyện thành lập cộng đồng tỵ nạn thật cần thiết, nhưng chỉ có thể thực hiện nơi người tỵ nạn sống tập trung, như các thành phố London, Birmingham, Leed… chứ những khu hẻo lánh rất khó. Không có tổ chức cộng đồng, chuyện bức xúc giữa người tỵ nạn với người địa phương không biết dựa vào đâu, làm cách nào để giải quyết.
West Lothian có nhiều khu, mỗi khu vài gia đình người Việt, dân xứ Scotland không ưa người xứ England, huống chi người nước ngoài. Đến nay, họ vẫn đòi độc lập, mặc dù lãnh đạo Công Đảng đang cầm quyền hầu hết là người Scot. Khu Broxburn và Up Hall cách Livingston gần 7 miles, mỗi khu có chừng 5, 6 gia đình. Họ dân Móng Cái, Trà Cổ, sống trong khu chung cư 4 tầng với người Scot.
Trẻ con khu vực này rất hư, chẳng kém gì khu Knightsridge, thường xuyên chọc phá, dân tỵ nạn tức lắm. Nhìn qua cửa sổ, toàn bọn ngao ngao, choai choai trên dưới 10 tuổi, không có công viên, không có chỗ chơi, chúng lấy chúng tôi làm trò giải khuây.
Vợ chồng anh Qúy, bên Broxburn kể, một hôm mua được con gà già còn sống, của trại chăn nuôi gần đấy. Chị Qúy vẫy mấy đứa thường quậy phá sang cho bánh kẹo, đưa vào bếp xem gà trong lồng. Anh Qúy, lấy cái thớt to, con dao phay chặt thịt, làm hiệu, “chúng bay còn đập cửa nhà tao thì, như thế này….” Vợ anh đang ôm gà, đột nhiên cầm đầu gà kéo căng, kê vào thớt, anh chồng vung dao, phập một cái, đầu gà lìa khỏi cổ, máu phọt, bắn tung toé. Cả bọn mặt cắt không còn hột máu, chạy một mạch về nhà. Từ đó, hết trò chọc phá.
Khu Up-Hall, có hai gia đình, vườn thật rộng, hơn trăm mét vuông. Cả hai gia đình lĩnh trợ cấp, không có việc, ngồi mãi cũng chán, xoay ra trồng rau cải thiện. Xuất thân từ cánh đồng màu Hải Hưng, cô Phi, tưới nước bón phân, bắt sâu nhổ cỏ, bài bản đúng theo truyền thống Việt Nam. Anh chồng kiếm cánh cửa hỏng, vây lại cuối vườn, đào một hố sâu. Một nhà cầu nông thôn Việt Nam thứ thiệt. Hàng ngày phân 3 đứa con cộng nước tiểu đổ xuống đấy, lấy đất lấp tạm, hy vọng sẽ có nguồn phân bắc, chăm bón vườn rau xanh tốt. Sau vài tháng, hàng xóm phát hiện, bẩm báo. Gia đình Phi gặp rắc rối to. May không bị phạt tiền hay tù, chỉ bị cảnh cáo, cấm tái diễn.
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng.” Huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, có tục ị đồng từ thời nào không rõ, nhưng ị đồng ở đây, không thể thứ nhì nổi, bởi “sợ lắm”, ị không được.
Năm 1953, gia đình tôi chuyển lên Sơn Tây, hồi ấy tôi còn nhỏ, thường xuyên theo bạn tham gia ị đồng, mặc dù gia đình tôi có nhà cầu đàng hoàng.
Cánh đồng làng dù đã gặt hay lúa còn mơn mởn đang thì con gái, hễ thấy bóng ai đi ra đồng, ngồi thụp xuống, y như rằng, gần đấy có người đàn bà, khăn che kín mặt, hở độc hai con mắt, chống chiếc đòn gánh… đứng chờ. Xí phần! Còn bé vô tư, tôi ị vẫn “như thường lệ”, chẳng thấy ngượng. Lớn lên một chút xấu hổ, hãi lắm, ị không ra, bởi nhìn quanh hai đầu bờ ruộng, bao giờ cũng có, ít thì một, nhiều hai hay ba, trông như nữ tướng, mặt bịt kín, hở mỗi đôi mắt, y như nữ võ sĩ đạo Ninja, đăm đăm nhìn, tay cầm đòn gánh chống xuống ruộng, bên cạnh đôi quang sọt, đứng chờ mình ị.
Cuối năm 1978, có anh bạn Tuấn Tứ làm ở thị xã, quê Quốc Oai mời về chơi. Chúng tôi đi đường thủy, ca-nô xình xịch xuôi sông Đà, đến ngã ba Việt trì, sông Đà, sông Lô, sông Thao hợp dòng thành sông Cả -sông Hồng-, đỏ phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi, chảy qua huyện Quốc Oai. Phong cảnh hữu tình, dòng sông uốn lượn giữa những lũy tre làng. Gần 5 giờ chiều, ca-nô cập bến Vạn, phố huyện thay đổi quá nhiều, nhà ngói san sát, đông vui.
Khoảng 9 giờ đêm, trước khi đi ngủ, anh bạn Tuấn Tứ, cầm chiếc thuổng dựng đầu hồi, bảo: “Đêm, nếu nhỡ, bác ra cuối vườn, nhé.”
Thì ra sau 25 năm, một phần tư thế kỷ, quay lại mảnh đất này, cảnh vật biết bao đổi thay, riêng ị đồng vẫn vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi đạp xe dọc phố huyện, hai bên cánh đồng trơ gốc rạ, đây đó, vẫn cảnh, “trông ra bờ ruộng trắng phau phau”, mông của các quận công đang khoe sắc giữa gốc rạ vàng. Cách không xa, vẫn người đàn bà bịt mặt, chống đòn gánh đứng đợi.
Năm 2004, vợ chồng tôi đến thăm Tuấn Tứ, nhắc lại chuyện xưa, hỏi, cả làng vẫn làm quận công đây chứ. Tứ bảo, vẫn vậy.
Bây giờ dân phủ Quốc Oai thành người thủ đô, đất Tràng An thanh lịch, tục ị đồng có đổi thay hay vẫn giữ như bao đời nay?
Không biết nông thôn xứ Trung kỳ, Nam kỳ có bao nhiêu kiểu nhà cầu, riêng Bắc kỳ có rất nhiều kiểu và cách đi cầu kỳ lạ lắm. Xin kể một vài kiểu.
Người tỉnh Hà Nam được mệnh danh “dân cầu tõm”, đất miền này trũng, hễ mưa là ngập lụt, nơi đây người dân không làm nhà cầu, họ ị xuống ao. Họ nại lý do “tam tiện”: khỏi phải đào lỗ tốn đất, nuôi cá và… xong, có nước mà rửa. Kiểu cầu tõm bắc ngay trên ao làng hay ao nhà. Bờ ao bên kia, phụ nữ vô tư giặt chiếu, quần áo, bên này cầu ao, “quận công” tự nhiên “thả” xuống, cá tranh nhau, tòm tõm nổi cả sóng. Chỉ sợ, nhỡ bà nào cô nào ngửng đầu nghé sang thì… thôi rồi. Nhưng cả làng quen lệ, việc ai, nấy làm, chẳng ai ngó ai, nên cũng đỡ sợ. Sau này người ta đan phên quây quanh, che cho đỡ ngượng. Ngày nay, nuôi cá bằng phân người, phân lợn vẫn thịnh hành một số vùng ở miền Bắc, miền Trung, vì thế những người thích món gỏi cá thường mắc bệnh sán lá gan.
Miền quê Nam Định, có vùng đi cầu vào chuồng heo. Hai chân vừa bước lên, chưa kịp ngồi, tay phải bám thật chặt cột chuồng, không chắc có khi ngã ngửa. Đàn heo biết ý, ỉn ỉn chạy xung quanh, chờ dưới. Có lần, mồm mũi lợn vàng hoe, xấu hổ, đành múc dăm gầu nước giếng dội cho heo, phi tang dấu vết.
Trước tết 1968, tôi lên thăm vợ chồng bà chị ở nông trường chè Phú Thọ. Thấy nhăn nhó, biết ý, ông anh rể, dẫn ra đồi sau nhà, đưa cho chiếc gậy dài, bảo, “Cậu phải để ý bọn lợn gà, chó đấy.” Thấy người đi lên đồi, lũ gà, lợn và con chó to xù đã theo sau hộ tống. Ngồi xổm làm quận công, tay túm quần, tay cầm gậy quơ quơ, mồm thét đuổi, ấy thế, đội quân gà lợn chó coi khinh, chúng vẫn a-la-sô tấn công bốn phía. Giải quyết xong, cũng là lúc mệt nhoài. Hỏi, sao anh chị không làm một nhà cầu cho tử tế, bà chị gái nhe răng cười trừ, nhà ai cũng vậy, lâu thành quen. Anh rể bảo, cậu mày lính mới, nó bắt nạt thôi, vụt thật mạnh, một con đau, con khác biết điều ngay.
Sống miền rừng núi, trời nóng, tắm suối phải cảnh giác. Dòng nước trong vắt, bọt trắng xóa từ trên chảy về, tự nhiên thấy có vật gì vàng vàng, lập lờ, nửa nổi nửa chìm, phải nhanh chân tránh cho xa, kẻo dính “của quý” của mấy vị quận công trên đầu nguồn. Làm Quận công ngồi xổm giữa rừng có mà vắt sơi tái. Gặp ngày mưa phùn đi rừng, khỏi phải nói, vắt vô thiên ủng. Suối là nơi lý tưởng của bà con dân tộc đi rừng, lên nương, lên rẫy làm quận công.
Thời kỳ sơ tán trong rừng, bệnh viện tôi đào hố làm nhà cầu. Mưa xuống, vắt ngửi thấy hơi người, tấn công quyết liệt. Trước khi đi, bao giờ cũng thủ 2 que dài chừng 40 cm làm vũ khí, tả xung hữu đột, hơn cả Triệu Tử Long với lũ vắt rừng. Mùa mưa, chúng tôi ai cũng mắc bệnh táo bón. Sau này, khôn hơn, rắc vôi bột xung quanh, vắt chịu thua, không vượt qua được “tường lửa”.
Mấy tuần sau, kể chuyện vụ cửa hàng, cô chú Thịnh, bảo, tay Z., đấy, dân Bắc di cư, hễ gặp, câu trước câu sau là xỏ xiên, đểu có hạng. Trước kia, tôi không hiểu tại sao một số người tỵ nạn phía Nam rất ghét người tỵ nạn miền Bắc, nhất là dân “Nam 54”, theo đạo Ki-Tô Giáo, mãi sau này tôi mới hiểu. Đó là Hội chứng Hậu chấn thương tâm lý (Post Traumatic Stress Disorder Syndrome) mà y học đề cập. Chú Thịnh, nói tiếp, “Quê nó ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.”
Mấy xã huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tôi lạ gì, dân nghèo lắm. Ngày mùa, ăn ngày có một bữa thôi à, thương lắm. Không biết tháng Ba ngày Tám giáp hạt, họ có đủ gạo ngày một bữa không.
Từ năm 1958, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà áp dụng theo đường lối giáo dục của Trung Quốc, “Vừa hồng vừa chuyên”, hàng năm học sinh cấp 3, sinh viên phải xuống lao động nông thôn 2 tuần gặt lúa, lao động công ích.
Năm 1962, lớp tôi xuống xã Nam Tân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định giúp dân gặt mùa. Tôi và Mạc được phân công “ba cùng” với gia đình ông bà Hữu. Nhà chỉ có hai bác, xấp xỉ ngũ tuần, gia đình neo đơn, nhà tranh vách đất, một gian hai chái, bên trái là kho thóc, bên phải buồng ngủ, gian giữa kê tấm phản, trên bàn thờ gia tiên. Sau khi nộp gạo, tiền theo tiêu chuẩn, sửa soạn xong, chúng tôi được nhường chiếc phản gian giữa làm nơi nghỉ.
Tờ mờ sáng hôm sau, gà gáy rộn làng trên xóm dưới. Chúng tôi được bác trai đánh thức. Rửa mặt xong, vẫn còn ngái ngủ đã thấy mâm cơm bày giữa sân. Nồi cơm gạo mới, thơm ngát, trên mâm gỗ bày ba món: rau muống luộc, cà muối và mắm cua đồng giã dối, muối xổi, càng cua, chân cua màu đen đen hung hung đỏ, còn giơ cả 4 vó trong chiếc bát đàn.
Cả đời tôi, đây là bữa cơm sáng ăn sớm nhất.
Hai thằng cố nhét chỉ được một vực, đứng lên, bà bảo, các cháu ăn no mới ra đồng được chứ. Biết thế, nhưng không thể nào ăn no lúc hơn 5 giờ sáng được.
Làm quần quật từ sáng sớm, vừa gặt vừa chuyển lúa về kho hợp tác, mệt bở hơi tai, gần 11 giờ trưa chúng tôi mới được nghỉ. Tất cả ngồi dưới gốc cây đa bên đình làng. Hai cô gái quẩy bữa trưa cho bọn thợ gặt.
Hí hửng tưởng cơm, hóa ra rổ khoai lang và thùng nước chè xanh, dăm cái bát đàn sứt miệng, hai cái điếu cày. Mỗi “thợ gặt” chúng tôi được ba củ khoai giãi, gần bằng cổ tay trẻ con. Ắn xong, bụng vẫn lép kẹp. Tôi và Mạc lăn ra quay ngay dưới gốc đa làm một giấc.
Gần 2 giờ chiều, thợ gặt chúng tôi tiếp tục, đến 5 giờ. Sau khi chuyển hết lúa vào kho, ra ao làng rửa ráy, tắm giặt, nghĩ bụng đói thế này chắc ăn được nhiều, bù cho bữa sáng.Vừa đi vừa hy vọng chủ nhà đang đợi chúng tôi về ăn.
Nhưng không, bếp lạnh tanh, kiềng trên bếp không nồi, không lửa, hai ông bà đang quét sân, dọn dẹp, đánh rơm. Chúng tôi không hiểu thế nào, đi tìm bạn cùng tổ xem binh tình ra sao.
Gặp nhau, đứa nào đứa ấy, nhìn nhau lắc đầu, cười mà mồm méo xệch đến mang tai, nhà nào cũng thế, họ không ăn bữa tối. Cả tổ rủ nhau ra đầu làng tìm quán mua quà. Ai ngờ, cả xã chẳng có quán nào.
Thôi chết cha rồi, tối nay chắc nhịn. Ngủ sao được.
Sáng có lưng cơm, trưa 3 củ khoai ranh, bụng sôi ùng ục, biểu tình chống phá.
Đúng thật, dân mấy xã huyện Nam Trực ngày ăn có một bữa, kể cả đang mùa gặt. Bữa trưa ăn dăm củ khoai, đêm không phải làm, dạ dày phải nghỉ. Đúng câu ca dao: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.”
Bà con bao đời quen ăn ngày một bữa, chúng tôi dân tứ xứ, ăn hai bữa đã quen, lại đang tuổi ăn tuổi lớn, làm sao chịu nổi. Không hàng quán, hai tuần kéo dài, có mà giơ xương sườn, ốm to.
Tổ tôi 12 đứa, 8 nam 4 nữ, vừa đi vừa tính kế, ngó nghiêng xem có thứ gì mua được nhét vào dạ dày đang réo. Vườn nhà ai cũng đầy cây giong giềng, thằng Tân, quê Ý Yên bảo, củ giong giềng luộc ăn ngon lắm.
Thời bấy giờ, trước khi chúng tôi đi lao động nông thôn, ban giám hiệu, đảng ủy, đoàn thanh niên nhà trường, bao giờ cũng nhắc nhở, nghiêm cấm tán tỉnh, yêu đương. Ai vi phạm, nhẹ cảnh cáo ghi lý lịch, nặng đuổi học. Chúng tôi rất sợ, chấp hành nghiêm chỉnh.
Nhưng trường hợp này ngoại lệ, tổ tôi hội ý chớp nhoáng, cho phép “tiếp cận” trai gái trong làng, cứu đói.
Con gái làng thấy thanh niên Hà Nội đã cảm tình, huống chi nay mai ra bác sĩ, không chỉ chúng tôi, chính các cô cũng rất chủ động “tiếp cận”, cha mẹ họ hàng ủng hộ tích cực.
Ngõ bên, có 2 cô tuổi 17, 18, vườn đầy giong giềng, chiều hôm sau, mỗi thằng sang một nhà, vờ đi dạo qua ngõ, đứng ngắm vườn.
Mẹ cô Thắm trông thấy tôi, đon đả mời:
– Mời cậu vào nhà chơi uống chén nước.
Mừng rơn, không cần mời câu thứ hai, tôi đi vào.
Ngồi xuống phản kê giữa nhà, bà mẹ gọi to:
– Thắm, ơi, đem ấm nước chè tươi lên đây.
Bụng cồn cào, tôi chỉ dám nhấp một tí nước trà, uống vô có mà chết. Thắm ngồi ngay bên mẹ, tiếp chuyện. Tôi giả đò, hỏi:
– Vườn nhà ta trồng hoa gì mà đẹp thế?
– Hoa gì đâu, cây giong giềng đấy mà.
– Thế ạ. Hoa đẹp quá.
Vẫn giả ngây giả ngô, bảo:
– Giong giềng là cây gì hả bác.
– À, cây trồng lấy củ nuôi lợn ấy mà.
– Củ to không hả bác?
Bà mẹ, bảo con gái:
– Xuống bếp cầm mấy củ cho anh xem. Trai thành phố có khác, chả biết gì dân quê chúng tôi.
Cầm củ giong giềng trong tay, không biết làm cách nào “tán” Thắm, luộc cho một củ. Mân mê, giả vờ như chưa thấy bao giờ, tôi hỏi nhỏ Thắm:
– Củ này Thắm… ăn sống được không?
– Phải nấu chín chứ.
Hình như biết ý, Thắm nói với mẹ:
– U ơi, con luộc dăm củ nhé.
Sướng mê người, gãi đúng chỗ ngứa, nhưng còn làm phách:
– Ấy chết, ai làm thế.
Mẹ Thắm cười:
– Ừ, lấy nồi 5 mà luộc.
Tối ấy tôi được bữa no.
Từ ấy, trước khi ngủ, hai thằng đều được dăm củ nhét dạ dày. Tối nào cũng vậy, nấu cám lợn, Thắm cũng bớt 2 củ, vùi xuống bếp than, giấu kín, tối đem ra đãi tôi.
Giong giềng nướng, thơm, ngon lắm, dạ dày tôi ấm hẳn, hết biểu tình, đêm ngủ ngon lành.
Thằng Mạc cũng được cô Bưởi tặng giong giềng vùi bếp. Nó sang hơn tôi, được 3 củ, nhưng nộp cho cái Hiền tổ phó môt củ, áo rách ít đùm áo rách nhiều, cho đỡ đói lòng.
Bao nhiêu năm, tôi vẫn không quên kỷ niệm hai tuần làm “thợ gặt” xã Nam Tân, Nam Trực, nơi dân ngày ăn có một bữa.
Không biết ngày nay, họ đã đủ gạo, ngày 2 bữa rau muống, cà nén, mắm cua đồng hay chưa, khi lượng xuất cảnh gạo Việt Nam đạt 5 triệu tấn/năm.
Mời đọc tiếp: Chương [18]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) London có rất nhiều hội nhà cửa (Housing Associations) cho thuê nhà.
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]
Một chiều thứ Sáu, tan lớp học, trên đường về, tôi rẽ vào Chinese Mini-Supermarket gần trung tâm quận, chủ Hong Kong, cô bán hàng, người Việt gốc Hoa, dân Chợ Lớn, mua hàng nhiều lần, nên quen. Vừa gật đầu chào, cô hỏi liền:
– Nghe tin chú có nhà, phải không?
Cô ta gọi tôi bằng chú.
– Sao biết?
– Thấy chị Linh kể.
Một gã người Việt, trạc tuổi tứ tuần, râu ria lởm chởm, mũ tầu phở, tóc gần chấm vai, quần áo lôi thôi, nhếch nhác, đứng gần đấy, tự nhiên quay lại, nhìn tôi, giọng nửa Bắc, nửa Nam, hỏi trống không:
– Nhà ông mấy buồng?
Tôi không trả lời, cầm giỏ đi lấy bún khô, phở khô, chai mắm, một số đồ lặt vặt. Coi như điếc. Cửa hàng vắng, chỉ có cô Lạc, tôi và gã. Chọn xong đồ, ra trả tiền, vừa bấm máy tính, cô Lạc, vừa hỏi:
– Nhà chú mấy buồng?
– Bốn buồng.
Tay người Việt, phõ ngay:
– Nhà ông mấy người?
Tôi không trả lời. Cô bán hàng, trả lời thay:
– Nhà chú ấy 5 người.
Giọng cáu kỉnh, cay cú, chửi thề:
– Mẹ nó, nhà tôi 6 người, có 3 buồng. Nhà ông 5 người, những 4 buồng.
Gã nhìn thẳng vào tôi, nét mặt cau có, hỏi, giọng khó chịu:
– Nhà ông thuộc hộI (1) nào?
Tôi thủng thẳng, trả lời cộc lốc:
– Làm sao biết được.
– Nhà ông ở phố nào, số nhà bao nhiêu?
Tôi chửi thầm, mẹ cha cái thằng mất dạy, mày là thằng đéo nào, hỏi như tra khảo không bằng. Short circuit, đồ chập dây. Nét mặt tỉnh bơ:
– Tên phố dài, tôi tiếng Anh kém, không nhớ.
– Đi xe bus số mấy.
– Anh hỏi làm gì?
– Muốn đến chơi.
Mẹ kiếp. “Xí xin”, đồ dở hơi. Ai mời mày. Ai chơi với mày. Tôi không trả lời.
Cô bán hàng nhanh miệng, nói nhỏ:
– Chú ấy trong ban điều hành cộng đồng mình đấy.
Cười khẩy, khinh. Tôi xách túi hàng ra cửa, đi thẳng. Mặc xác cái cộng đồng, cả chức Ban điều hành hữu danh vô thực của mày. Xí-xin!
Theo thống kê không chính thức, trước năm 1975, người Việt ở Vương quốc Anh rất ít, trên dưới 250 người, đa số du học sinh, cán bộ nhân viên Đại sứ Việt Nam Cộng hoà (12 Victoria Road, London, nay là tòa đại sứ của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thương gia, cán bộ và nhân viên Ban Việt ngữ (Vietnamese Section) của đài B.B.C (Bush House, London), có 3 hay 5 (?) người, làm việc theo hợp đồng ngắn và dài hạn.
Từ năm 1977, người tỵ nạn Việt Nam được tàu hàng Anh cứu trên biển, định cư tại Anh, hàng năm phải đến Sở Di trú (Lunar House, Croydon, London), trình báo, gia hạn. Tất cả chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị.
Sau Hội nghị về người tỵ nạn Việt Nam của Liên hiệp quốc, tháng 7-1979, Vương quốc Anh, Đảng Bảo thủ (Conservative/Tory Party) cầm quyền, bà Margaret Thatcher làm thủ tướng, chấp nhận khoảng 20 ngàn tỵ nạn Việt Nam định cư. Từ đây chúng tôi mới được hưởng quy chế tỵ nạn của Liên hiệp quốc.
Cuối năm 1979, số người Việt Nam ồ ạt nhập cư vào Vương quốc Anh, gây xáo trộn không nhỏ đến cuộc sống của người dân bản xứ. Năm 1982, dân khu Catford, London, đi biểu tình rầm rộ, phản đối chính phủ cho dân tỵ nạn Việt Nam nhập cư.
Để người Việt hội nhập nhanh, ngoài việc xé lẻ, sắp xếp mỗi khu vực từ 5 đến 6 gia đình, hàng ngày, đài truyền hình BBC 2, có chương trình Speak For Yourself 30 phút, dạy Anh ngữ. Chương trình bắt đầu từ năm 1981 (?), kéo dài gần 2 năm, tốn tiền bạc, thời gian, nhưng kém hiệu quả. Theo tôi, nguyên nhân chính như sau:
1. Người hướng dẫn chương trình là một diễn viên hài, Burt Kwouk, người Hoa, trong series film Pink Panther, do United Artist sản xuất 1963. Là diễn viên tài năng, film ông gây ấn tượng, tạo tiếng cười, chúng tôi mến ông. Chính vì lẽ ấy, cứ thấy ông xuất hiện trên chương trình dạy học, chúng tôi cười, nhớ những cảnh (scenes) ngộ nghĩnh của ông trong film. Trong con mắt chúng tôi, ông là diễn viên hài đáng mến, nhưng ông không đủ uy tín làm thày dạy Anh ngữ.
2. Không biết ông định cư ở Anh từ bao giờ, cách phát âm của ông không chuẩn so với người bản xứ, chất giọng (accent) đặc trưng của người Hoa nói tiếng Anh. Có lẽ, ông đã lớn tuổi mới học Anh ngữ. Người có tuổi, học ngoại ngữ, phát âm khó chuẩn. Tiếng Anh của ông, tuy không trọ trẹ như mấy ông người Hoa Quảng Ninh, Hải Phòng, Chợ Lớn nói tiếng Việt, đồng bào gọi “Tồng pào”, Luân Đôn thành “Luôn-Luôn”, nhưng so sánh giữa ông và các phát thanh viên chương trình thời sự của BBC 1 và 2 hay I.T.N, chúng tôi không thể chấp nhận ông là thày dạy Anh ngữ. Nếu ở Việt Nam, Trung Quốc, ông có thể làm thày giáo giỏi, định cư tại Vương quốc Anh, thủy tổ Anh ngữ, tại sao chúng tôi lại học ông thày người Hoa phát âm không chuẩn? Vô lý!
3. Người tỵ nạn miền Bắc đa số người Hoa, có tuổi, tiếp thu chậm, lười học và cũng do tâm lý kiếm tiền càng nhanh càng tốt. Trong khi không biết tiếng Anh, họ vẫn kiếm ra tiền ở các nhà hàng, tiệm đồ khô người Hong Kong.
Những nguyên nhân trên khiến chương trình Speak For Yourself của BBC 2 kém hiệu quả nếu như không muốn nói là thất bại.
Sau vài năm, số người kém Anh ngữ rất đông, trong khi đó các trại tỵ nạn đóng cửa. Để giúp người Việt kém Anh ngữ, Ủy ban về Người tỵ nạn Anh (British Refugee Council, B.R.C) khuyến khích thành lập Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại các quận, huyện… (Vietnamese Refugee Community in…).
Chuyện thành lập cộng đồng tỵ nạn thật cần thiết, nhưng chỉ có thể thực hiện nơi người tỵ nạn sống tập trung, như các thành phố London, Birmingham, Leed… chứ những khu hẻo lánh rất khó. Không có tổ chức cộng đồng, chuyện bức xúc giữa người tỵ nạn với người địa phương không biết dựa vào đâu, làm cách nào để giải quyết.
West Lothian có nhiều khu, mỗi khu vài gia đình người Việt, dân xứ Scotland không ưa người xứ England, huống chi người nước ngoài. Đến nay, họ vẫn đòi độc lập, mặc dù lãnh đạo Công Đảng đang cầm quyền hầu hết là người Scot. Khu Broxburn và Up Hall cách Livingston gần 7 miles, mỗi khu có chừng 5, 6 gia đình. Họ dân Móng Cái, Trà Cổ, sống trong khu chung cư 4 tầng với người Scot.
Trẻ con khu vực này rất hư, chẳng kém gì khu Knightsridge, thường xuyên chọc phá, dân tỵ nạn tức lắm. Nhìn qua cửa sổ, toàn bọn ngao ngao, choai choai trên dưới 10 tuổi, không có công viên, không có chỗ chơi, chúng lấy chúng tôi làm trò giải khuây.
Vợ chồng anh Qúy, bên Broxburn kể, một hôm mua được con gà già còn sống, của trại chăn nuôi gần đấy. Chị Qúy vẫy mấy đứa thường quậy phá sang cho bánh kẹo, đưa vào bếp xem gà trong lồng. Anh Qúy, lấy cái thớt to, con dao phay chặt thịt, làm hiệu, “chúng bay còn đập cửa nhà tao thì, như thế này….” Vợ anh đang ôm gà, đột nhiên cầm đầu gà kéo căng, kê vào thớt, anh chồng vung dao, phập một cái, đầu gà lìa khỏi cổ, máu phọt, bắn tung toé. Cả bọn mặt cắt không còn hột máu, chạy một mạch về nhà. Từ đó, hết trò chọc phá.
Khu Up-Hall, có hai gia đình, vườn thật rộng, hơn trăm mét vuông. Cả hai gia đình lĩnh trợ cấp, không có việc, ngồi mãi cũng chán, xoay ra trồng rau cải thiện. Xuất thân từ cánh đồng màu Hải Hưng, cô Phi, tưới nước bón phân, bắt sâu nhổ cỏ, bài bản đúng theo truyền thống Việt Nam. Anh chồng kiếm cánh cửa hỏng, vây lại cuối vườn, đào một hố sâu. Một nhà cầu nông thôn Việt Nam thứ thiệt. Hàng ngày phân 3 đứa con cộng nước tiểu đổ xuống đấy, lấy đất lấp tạm, hy vọng sẽ có nguồn phân bắc, chăm bón vườn rau xanh tốt. Sau vài tháng, hàng xóm phát hiện, bẩm báo. Gia đình Phi gặp rắc rối to. May không bị phạt tiền hay tù, chỉ bị cảnh cáo, cấm tái diễn.
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng.” Huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, có tục ị đồng từ thời nào không rõ, nhưng ị đồng ở đây, không thể thứ nhì nổi, bởi “sợ lắm”, ị không được.
Năm 1953, gia đình tôi chuyển lên Sơn Tây, hồi ấy tôi còn nhỏ, thường xuyên theo bạn tham gia ị đồng, mặc dù gia đình tôi có nhà cầu đàng hoàng.
Cánh đồng làng dù đã gặt hay lúa còn mơn mởn đang thì con gái, hễ thấy bóng ai đi ra đồng, ngồi thụp xuống, y như rằng, gần đấy có người đàn bà, khăn che kín mặt, hở độc hai con mắt, chống chiếc đòn gánh… đứng chờ. Xí phần! Còn bé vô tư, tôi ị vẫn “như thường lệ”, chẳng thấy ngượng. Lớn lên một chút xấu hổ, hãi lắm, ị không ra, bởi nhìn quanh hai đầu bờ ruộng, bao giờ cũng có, ít thì một, nhiều hai hay ba, trông như nữ tướng, mặt bịt kín, hở mỗi đôi mắt, y như nữ võ sĩ đạo Ninja, đăm đăm nhìn, tay cầm đòn gánh chống xuống ruộng, bên cạnh đôi quang sọt, đứng chờ mình ị.
Cuối năm 1978, có anh bạn Tuấn Tứ làm ở thị xã, quê Quốc Oai mời về chơi. Chúng tôi đi đường thủy, ca-nô xình xịch xuôi sông Đà, đến ngã ba Việt trì, sông Đà, sông Lô, sông Thao hợp dòng thành sông Cả -sông Hồng-, đỏ phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi, chảy qua huyện Quốc Oai. Phong cảnh hữu tình, dòng sông uốn lượn giữa những lũy tre làng. Gần 5 giờ chiều, ca-nô cập bến Vạn, phố huyện thay đổi quá nhiều, nhà ngói san sát, đông vui.
Khoảng 9 giờ đêm, trước khi đi ngủ, anh bạn Tuấn Tứ, cầm chiếc thuổng dựng đầu hồi, bảo: “Đêm, nếu nhỡ, bác ra cuối vườn, nhé.”
Thì ra sau 25 năm, một phần tư thế kỷ, quay lại mảnh đất này, cảnh vật biết bao đổi thay, riêng ị đồng vẫn vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi đạp xe dọc phố huyện, hai bên cánh đồng trơ gốc rạ, đây đó, vẫn cảnh, “trông ra bờ ruộng trắng phau phau”, mông của các quận công đang khoe sắc giữa gốc rạ vàng. Cách không xa, vẫn người đàn bà bịt mặt, chống đòn gánh đứng đợi.
Năm 2004, vợ chồng tôi đến thăm Tuấn Tứ, nhắc lại chuyện xưa, hỏi, cả làng vẫn làm quận công đây chứ. Tứ bảo, vẫn vậy.
Bây giờ dân phủ Quốc Oai thành người thủ đô, đất Tràng An thanh lịch, tục ị đồng có đổi thay hay vẫn giữ như bao đời nay?
Không biết nông thôn xứ Trung kỳ, Nam kỳ có bao nhiêu kiểu nhà cầu, riêng Bắc kỳ có rất nhiều kiểu và cách đi cầu kỳ lạ lắm. Xin kể một vài kiểu.
Người tỉnh Hà Nam được mệnh danh “dân cầu tõm”, đất miền này trũng, hễ mưa là ngập lụt, nơi đây người dân không làm nhà cầu, họ ị xuống ao. Họ nại lý do “tam tiện”: khỏi phải đào lỗ tốn đất, nuôi cá và… xong, có nước mà rửa. Kiểu cầu tõm bắc ngay trên ao làng hay ao nhà. Bờ ao bên kia, phụ nữ vô tư giặt chiếu, quần áo, bên này cầu ao, “quận công” tự nhiên “thả” xuống, cá tranh nhau, tòm tõm nổi cả sóng. Chỉ sợ, nhỡ bà nào cô nào ngửng đầu nghé sang thì… thôi rồi. Nhưng cả làng quen lệ, việc ai, nấy làm, chẳng ai ngó ai, nên cũng đỡ sợ. Sau này người ta đan phên quây quanh, che cho đỡ ngượng. Ngày nay, nuôi cá bằng phân người, phân lợn vẫn thịnh hành một số vùng ở miền Bắc, miền Trung, vì thế những người thích món gỏi cá thường mắc bệnh sán lá gan.
Miền quê Nam Định, có vùng đi cầu vào chuồng heo. Hai chân vừa bước lên, chưa kịp ngồi, tay phải bám thật chặt cột chuồng, không chắc có khi ngã ngửa. Đàn heo biết ý, ỉn ỉn chạy xung quanh, chờ dưới. Có lần, mồm mũi lợn vàng hoe, xấu hổ, đành múc dăm gầu nước giếng dội cho heo, phi tang dấu vết.
Trước tết 1968, tôi lên thăm vợ chồng bà chị ở nông trường chè Phú Thọ. Thấy nhăn nhó, biết ý, ông anh rể, dẫn ra đồi sau nhà, đưa cho chiếc gậy dài, bảo, “Cậu phải để ý bọn lợn gà, chó đấy.” Thấy người đi lên đồi, lũ gà, lợn và con chó to xù đã theo sau hộ tống. Ngồi xổm làm quận công, tay túm quần, tay cầm gậy quơ quơ, mồm thét đuổi, ấy thế, đội quân gà lợn chó coi khinh, chúng vẫn a-la-sô tấn công bốn phía. Giải quyết xong, cũng là lúc mệt nhoài. Hỏi, sao anh chị không làm một nhà cầu cho tử tế, bà chị gái nhe răng cười trừ, nhà ai cũng vậy, lâu thành quen. Anh rể bảo, cậu mày lính mới, nó bắt nạt thôi, vụt thật mạnh, một con đau, con khác biết điều ngay.
Sống miền rừng núi, trời nóng, tắm suối phải cảnh giác. Dòng nước trong vắt, bọt trắng xóa từ trên chảy về, tự nhiên thấy có vật gì vàng vàng, lập lờ, nửa nổi nửa chìm, phải nhanh chân tránh cho xa, kẻo dính “của quý” của mấy vị quận công trên đầu nguồn. Làm Quận công ngồi xổm giữa rừng có mà vắt sơi tái. Gặp ngày mưa phùn đi rừng, khỏi phải nói, vắt vô thiên ủng. Suối là nơi lý tưởng của bà con dân tộc đi rừng, lên nương, lên rẫy làm quận công.
Thời kỳ sơ tán trong rừng, bệnh viện tôi đào hố làm nhà cầu. Mưa xuống, vắt ngửi thấy hơi người, tấn công quyết liệt. Trước khi đi, bao giờ cũng thủ 2 que dài chừng 40 cm làm vũ khí, tả xung hữu đột, hơn cả Triệu Tử Long với lũ vắt rừng. Mùa mưa, chúng tôi ai cũng mắc bệnh táo bón. Sau này, khôn hơn, rắc vôi bột xung quanh, vắt chịu thua, không vượt qua được “tường lửa”.
Mấy tuần sau, kể chuyện vụ cửa hàng, cô chú Thịnh, bảo, tay Z., đấy, dân Bắc di cư, hễ gặp, câu trước câu sau là xỏ xiên, đểu có hạng. Trước kia, tôi không hiểu tại sao một số người tỵ nạn phía Nam rất ghét người tỵ nạn miền Bắc, nhất là dân “Nam 54”, theo đạo Ki-Tô Giáo, mãi sau này tôi mới hiểu. Đó là Hội chứng Hậu chấn thương tâm lý (Post Traumatic Stress Disorder Syndrome) mà y học đề cập. Chú Thịnh, nói tiếp, “Quê nó ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.”
Mấy xã huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tôi lạ gì, dân nghèo lắm. Ngày mùa, ăn ngày có một bữa thôi à, thương lắm. Không biết tháng Ba ngày Tám giáp hạt, họ có đủ gạo ngày một bữa không.
Từ năm 1958, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà áp dụng theo đường lối giáo dục của Trung Quốc, “Vừa hồng vừa chuyên”, hàng năm học sinh cấp 3, sinh viên phải xuống lao động nông thôn 2 tuần gặt lúa, lao động công ích.
Năm 1962, lớp tôi xuống xã Nam Tân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định giúp dân gặt mùa. Tôi và Mạc được phân công “ba cùng” với gia đình ông bà Hữu. Nhà chỉ có hai bác, xấp xỉ ngũ tuần, gia đình neo đơn, nhà tranh vách đất, một gian hai chái, bên trái là kho thóc, bên phải buồng ngủ, gian giữa kê tấm phản, trên bàn thờ gia tiên. Sau khi nộp gạo, tiền theo tiêu chuẩn, sửa soạn xong, chúng tôi được nhường chiếc phản gian giữa làm nơi nghỉ.
Tờ mờ sáng hôm sau, gà gáy rộn làng trên xóm dưới. Chúng tôi được bác trai đánh thức. Rửa mặt xong, vẫn còn ngái ngủ đã thấy mâm cơm bày giữa sân. Nồi cơm gạo mới, thơm ngát, trên mâm gỗ bày ba món: rau muống luộc, cà muối và mắm cua đồng giã dối, muối xổi, càng cua, chân cua màu đen đen hung hung đỏ, còn giơ cả 4 vó trong chiếc bát đàn.
Cả đời tôi, đây là bữa cơm sáng ăn sớm nhất.
Hai thằng cố nhét chỉ được một vực, đứng lên, bà bảo, các cháu ăn no mới ra đồng được chứ. Biết thế, nhưng không thể nào ăn no lúc hơn 5 giờ sáng được.
Làm quần quật từ sáng sớm, vừa gặt vừa chuyển lúa về kho hợp tác, mệt bở hơi tai, gần 11 giờ trưa chúng tôi mới được nghỉ. Tất cả ngồi dưới gốc cây đa bên đình làng. Hai cô gái quẩy bữa trưa cho bọn thợ gặt.
Hí hửng tưởng cơm, hóa ra rổ khoai lang và thùng nước chè xanh, dăm cái bát đàn sứt miệng, hai cái điếu cày. Mỗi “thợ gặt” chúng tôi được ba củ khoai giãi, gần bằng cổ tay trẻ con. Ắn xong, bụng vẫn lép kẹp. Tôi và Mạc lăn ra quay ngay dưới gốc đa làm một giấc.
Gần 2 giờ chiều, thợ gặt chúng tôi tiếp tục, đến 5 giờ. Sau khi chuyển hết lúa vào kho, ra ao làng rửa ráy, tắm giặt, nghĩ bụng đói thế này chắc ăn được nhiều, bù cho bữa sáng.Vừa đi vừa hy vọng chủ nhà đang đợi chúng tôi về ăn.
Nhưng không, bếp lạnh tanh, kiềng trên bếp không nồi, không lửa, hai ông bà đang quét sân, dọn dẹp, đánh rơm. Chúng tôi không hiểu thế nào, đi tìm bạn cùng tổ xem binh tình ra sao.
Gặp nhau, đứa nào đứa ấy, nhìn nhau lắc đầu, cười mà mồm méo xệch đến mang tai, nhà nào cũng thế, họ không ăn bữa tối. Cả tổ rủ nhau ra đầu làng tìm quán mua quà. Ai ngờ, cả xã chẳng có quán nào.
Thôi chết cha rồi, tối nay chắc nhịn. Ngủ sao được.
Sáng có lưng cơm, trưa 3 củ khoai ranh, bụng sôi ùng ục, biểu tình chống phá.
Đúng thật, dân mấy xã huyện Nam Trực ngày ăn có một bữa, kể cả đang mùa gặt. Bữa trưa ăn dăm củ khoai, đêm không phải làm, dạ dày phải nghỉ. Đúng câu ca dao: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.”
Bà con bao đời quen ăn ngày một bữa, chúng tôi dân tứ xứ, ăn hai bữa đã quen, lại đang tuổi ăn tuổi lớn, làm sao chịu nổi. Không hàng quán, hai tuần kéo dài, có mà giơ xương sườn, ốm to.
Tổ tôi 12 đứa, 8 nam 4 nữ, vừa đi vừa tính kế, ngó nghiêng xem có thứ gì mua được nhét vào dạ dày đang réo. Vườn nhà ai cũng đầy cây giong giềng, thằng Tân, quê Ý Yên bảo, củ giong giềng luộc ăn ngon lắm.
Thời bấy giờ, trước khi chúng tôi đi lao động nông thôn, ban giám hiệu, đảng ủy, đoàn thanh niên nhà trường, bao giờ cũng nhắc nhở, nghiêm cấm tán tỉnh, yêu đương. Ai vi phạm, nhẹ cảnh cáo ghi lý lịch, nặng đuổi học. Chúng tôi rất sợ, chấp hành nghiêm chỉnh.
Nhưng trường hợp này ngoại lệ, tổ tôi hội ý chớp nhoáng, cho phép “tiếp cận” trai gái trong làng, cứu đói.
Con gái làng thấy thanh niên Hà Nội đã cảm tình, huống chi nay mai ra bác sĩ, không chỉ chúng tôi, chính các cô cũng rất chủ động “tiếp cận”, cha mẹ họ hàng ủng hộ tích cực.
Ngõ bên, có 2 cô tuổi 17, 18, vườn đầy giong giềng, chiều hôm sau, mỗi thằng sang một nhà, vờ đi dạo qua ngõ, đứng ngắm vườn.
Mẹ cô Thắm trông thấy tôi, đon đả mời:
– Mời cậu vào nhà chơi uống chén nước.
Mừng rơn, không cần mời câu thứ hai, tôi đi vào.
Ngồi xuống phản kê giữa nhà, bà mẹ gọi to:
– Thắm, ơi, đem ấm nước chè tươi lên đây.
Bụng cồn cào, tôi chỉ dám nhấp một tí nước trà, uống vô có mà chết. Thắm ngồi ngay bên mẹ, tiếp chuyện. Tôi giả đò, hỏi:
– Vườn nhà ta trồng hoa gì mà đẹp thế?
– Hoa gì đâu, cây giong giềng đấy mà.
– Thế ạ. Hoa đẹp quá.
Vẫn giả ngây giả ngô, bảo:
– Giong giềng là cây gì hả bác.
– À, cây trồng lấy củ nuôi lợn ấy mà.
– Củ to không hả bác?
Bà mẹ, bảo con gái:
– Xuống bếp cầm mấy củ cho anh xem. Trai thành phố có khác, chả biết gì dân quê chúng tôi.
Cầm củ giong giềng trong tay, không biết làm cách nào “tán” Thắm, luộc cho một củ. Mân mê, giả vờ như chưa thấy bao giờ, tôi hỏi nhỏ Thắm:
– Củ này Thắm… ăn sống được không?
– Phải nấu chín chứ.
Hình như biết ý, Thắm nói với mẹ:
– U ơi, con luộc dăm củ nhé.
Sướng mê người, gãi đúng chỗ ngứa, nhưng còn làm phách:
– Ấy chết, ai làm thế.
Mẹ Thắm cười:
– Ừ, lấy nồi 5 mà luộc.
Tối ấy tôi được bữa no.
Từ ấy, trước khi ngủ, hai thằng đều được dăm củ nhét dạ dày. Tối nào cũng vậy, nấu cám lợn, Thắm cũng bớt 2 củ, vùi xuống bếp than, giấu kín, tối đem ra đãi tôi.
Giong giềng nướng, thơm, ngon lắm, dạ dày tôi ấm hẳn, hết biểu tình, đêm ngủ ngon lành.
Thằng Mạc cũng được cô Bưởi tặng giong giềng vùi bếp. Nó sang hơn tôi, được 3 củ, nhưng nộp cho cái Hiền tổ phó môt củ, áo rách ít đùm áo rách nhiều, cho đỡ đói lòng.
Bao nhiêu năm, tôi vẫn không quên kỷ niệm hai tuần làm “thợ gặt” xã Nam Tân, Nam Trực, nơi dân ngày ăn có một bữa.
Không biết ngày nay, họ đã đủ gạo, ngày 2 bữa rau muống, cà nén, mắm cua đồng hay chưa, khi lượng xuất cảnh gạo Việt Nam đạt 5 triệu tấn/năm.
Mời đọc tiếp: Chương [18]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) London có rất nhiều hội nhà cửa (Housing Associations) cho thuê nhà.
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18]
Hè 1987, hai thằng con tôi đi đá bóng dắt về một cháu người Việt cùng tuổi. Tôi hỏi, cháu tên gì, con ai. Đáp, cháu tên Tùng, con ông Tòng, nhà ở phố H. Hai tuần sau, Chủ Nhật con tôi đến nhà cháu, gọi điện, tôi đem xe đón.
Anh chị Tòng, trạc ngoại ngũ tuần, thương gia Sài Gòn thứ thiệt, vượt biên 1977, được tàu Anh cứu, định cư ở quận Croydon, anh làm nhà bank, chân book-keeper, đông con – sáu toa- lớn trên 20, nhỏ nhất 12 vẫn đang đi học. Anh chị lịch thiệp, kiến thức rộng, một trí thức thương gia, khác hẳn tay X, tay Z dân lạp sạp, cà chớn xứ Sài thành. Anh chị cũng rất bất ngờ khi thằng út đến nhà tôi. Là chủ tịch cộng đồng quận, “bỏ sót bà con đồng hương”, anh tự trách mình quan liêu. Anh hỏi, có biết gì về cộng đồng không. Tôi cười, giấu biệt chuyện gặp Z, chưa nghe thấy bao giờ. Chúng tôi kể sơ qua cho nhau nghe về cuộc đào tẩu. Trước khi về, anh chị khuyên, sắp có đại hội, nhận được giấy mời, thế nào cũng phải đến cho vui.
Vui? Tôi đã ớn đoàn thể đến tận cổ. Hai mươi lăm năm (1954-1979) sống dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tham gia biết bao đoàn thể, hết thanh niên đến công đoàn, khoa phòng… họp hành kiểm điểm như đấu tố địa chủ. Ai đã từng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước Việt nam đều hiểu thế nào họp bình bầu lao động tiền tiến, chiến sĩ thi đua hàng năm. Chỉ vì cái danh viển vông, hão huyền, tình đồng nghiệp, bạn bè mỗi ngày một ghẻ lạnh, đấu đá lẫn nhau.
Từ ngày sang xứ tự do, chẳng bao giờ có cảnh đồng nghiệp ngồi họp bới lông tìm vết, chụp mũ, bêu riếu nhau. Ai lười biếng, đi muộn về sớm, có đốc công, quản lý nhắc nhở, trừ lương, xử phạt, đuổi việc. Đồng nghiệp chẳng có quyền gì ngồi họp sỉ vả, phê bình người có lỗi. Nay lại tự nhiên chui đầu vào cộng đồng, dưới sự lãnh đạo loại như tên Z, tên X, để rồi lại bị sỉ vả, phê bình. Xí-xin hay Short circuit mới chui đầu vào rọ!
Tôi cười, thú thực không muốn bị ai lãnh đạo. Chị Tòng, bảo tổ chức nào cũng cần người đứng đầu, không có người điều hành đâu có được. Trước khi ra xe, nói, anh chị để tôi nghĩ xem đã.
Vợ chồng chú Thịnh khuyên “Anh cứ đến, đại diện cho dân Bắc mình, vui, chúng em theo, không vui, té, ai bắt bò đâu mà lo. Mình vào để quen bà con, đâu có cần thông ngôn, phiên dịch.”
Tháng 10-1987, vợ chồng tôi đến dự đại hội theo giấy mời. Thật bất ngờ! Bà con đến rất đông, người miền Bắc chiếm già nửa. Anh Tòng đề cử tôi vào chức Tổng thư ký, lý do, ông Tổng thư ký cũ cáo bệnh, xin từ chức. Bất ngờ hơn nữa, tôi trúng chân Tổng thư ký với số bầu gần tuyệt đối. Màn bầu cử độc diễn làm gì mà chả trúng! Phiếu cao là phải!
Ban điều hành gọi là Ban chấp hành gồm chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký, tài vụ và 8 ủy viên. Gọi Tổng thư ký cho oai, chỉ mình tôi là thư ký, chứ có 2 hay 3, 4 vị gì cho bõ danh tổng. Hồ sơ giấy tờ bàn giao chẳng có, ngoài danh sách 40 hộ gia đình người Việt định cư trong quận. Danh sách này ai cũng có, chả cứ gì tôi. Mọi công văn giấy tờ có anh Võ Ngọc Giao, người làm full time cộng đồng nắm giữ. Tôi chẳng làm gì, ngoài mỗi tháng dự họp, ghi chép ý kiến cuộc họp đưa cho anh Giao. Chấm hết.
Thuở nào tôi từng giữ chức thư ký Hội Đồng Giám Định Y Khoa và Khám Xét Thương Tật của tỉnh Hoà Bình 2 khóa từ 1971 đến 1978. Công việc rất bận, tổ chức khám xét, tổ chức họp Hội đồng xét duyệt, viết và gửi kết quả giám định tới cá nhân và cơ quan đương sự, lưu trữ hồ sơ… bận tối mắt. Năm 1978, tình hình Việt – Trung ngày càng tồi tệ, Ty Công an phát hiện tôi người Việt gốc Hoa, cuối năm 78, tôi bị loại khỏi khóa 3.
Trước kia, Hội Đồng do Ty Y Tế đảm nhiệm, sau nhiều năm, chất lượng khám xét kém hiệu quả, nhiều thắc mắc, khiếu nại. Nguyên nhân do Ty Y Tế không có đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, không có cơ sở phi lâm sàng -xét nghiệm, x-quang…- và các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Sản, Ngoại… Từ năm 1971 chuyển sang Bệnh viện tỉnh đảm nhiệm, Giám đốc Bệnh viện kiêm chủ tịch Hội Đồng, thành viên gồm 4 bác sĩ trưởng phó khoa, thuộc biên chế bệnh viện kiêm nhiệm, trưởng Ty Y tế, trưởng Ty Lao Động và Thương Binh Xã hội và ủy viên thường trực Ủy Ban Hành Chính tỉnh.
Tám năm làm ủy viên thường trực kiêm thư ký HĐGĐYK & KXTT của tỉnh, có một chuyện trên đe dưới búa đến nay tôi vẫn không quên. Đó là trường hợp chị Nguyễn thị Tư.
Sáng sớm hôm đó, sau giao ban trưởng phó khoa, giám đốc kiêm chủ tịch HĐGĐYK vẫy tay ra hiệu bảo tôi ở lại. Phòng vắng, ông đến gần, nói nhỏ:
– Hôm qua anh Đằng bên tổ chức tỉnh ủy gọi điện báo, sáng nay cô Tư đến khám giám định đấy. Chuyện này phức tạp. Ông liệu thế nào thì làm, đừng để cháy thành vạ lây.
– Vâng, em sẽ lưu ý. Anh yên tâm.
Vừa bước vào phòng giám định, chuông điện thoại reo. Cầm máy, tôi hỏi:
– A-lô, ai đấy?
– Bác sĩ Mạnh phải không? Tổng đài đây.
– Vâng, tôi là Mạnh đây.
– Anh cầm máy nhé, có bác Đằng bên Tổ chức tỉnh ủy muốn gặp.
– Vâng, xin chào bác Đằng. Tôi là Mạnh đây.
– Anh An, trao đổi gì với anh chưa?
– Dạ, đã.
– Anh cứ giải quyết theo hướng ấy nhé.
– Dạ, hướng gì ạ?
– Chứng nhận sức khỏe bình thường ấy.
– Dạ, nếu các xét nghiệm trả lời tốt, chúng tôi sẽ làm theo ý anh.
– Không được, tôi đã trao đổi với anh An rồi. Cứ thế nhá.
Máy cúp.
Tôi ngẩn người. Chuyện gì đây?
Tại sao ông Đằng lại chỉ thị oái ăm như vậy? Phải có uẩn khúc gì chứ? Một phó ban tổ chức tỉnh ủy, ho ra khói, thét ra lửa mà phải trực tiếp trao bóng vào chân người khác? Giở đống hồ sơ và danh sách người sẽ đến khám do các cơ quan gửi tới. Chi tiết: Nguyễn thị Tư 38 tuổi, cấp dưỡng, Ban tổ chức tỉnh ủy.
Hồ sơ vẻn vẹn chỉ có thế.
Lịch khám, tuần hai ngày, thứ Ba và thứ Năm.
Công việc khám giám định như sau:
– Sáng, lập hồ sơ, viết giấy làm các xét nghiệm, x-quang, khám các chuyên khoa…
– Chiều, chuẩn bị hồ sơ, ban giám định gồm 3 bác sĩ ủy viên và tôi. Khám xong thống nhất ý kiến, ghi kết luận, chờ ngày họp Hội Đồng, lấy ý kiến tập thể xét duyệt.
Thứ Hai tuần đầu của tháng, triệu tập các ủy viên Hội Đồng họp, tôi trình bày kết quả khám. Tôi chưa bị một sức ép nào của bên chính quyền giải quyết chuyện chuyên môn. Phải nói, chúng tôi làm việc hoàn toàn khách quan theo nghiệp vụ.
Đầu năm 1972 nhận “chỉ thị” của ông Đằng là lần đầu tiên. Chỉ thị của phó Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy, trái lệnh có thể lôi thôi to. Người ảnh hưởng đầu tiên là ông chủ tịch kiêm giám đốc bệnh viện, một người bác sĩ tài hoa và nhiều tham vọng trên đường công danh và kế đến chắc chắn là tôi, ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội Đồng, người trực tiếp thay mặt chủ tịch chịu trách nhiệm khám xét.
Cô y tá phòng đón tiếp, gọi:
– Số 5, mời vào.
Người thứ 5 chính là Nguyễn thị Tư. Một người phụ nữ nhìn bề ngoài phải trên 40, già trước tuổi, da ngăm đen, mặt rỗ chằng chịt, cằm bạnh, lông mày rậm, trông dữ tướng, tay cầm giấy giới thiệu, tay xách làn mây như người đi chợ, bước vào. Nét mặt căng thẳng, nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt rực lửa, căm phẫn. Chị như thùng thuốc nổ, ánh mắt sẵn sàng tóe lửa châm ngòi
Thông thường, người đến khám giám định, gặp tôi, bao giờ cũng nở nụ cười cầu tài, chào lễ phép. Chị Tư lại khác, không nở nụ cười làm quen, mặt mày bặm chợn, sẵn sàng thua đủ.
Nhìn thoáng, tôi hiểu, chị là quả bom không hẹn giờ, ít ra cũng là thùng thuốc súng. Ánh mắt kia sẵn sàng phát hỏa. Hơi chột dạ, tôi cố giữ nét mặt vui vẻ:
– Mời chị ngồi.
Chị vẫn chằm chằm nhìn, không thân thiện. Tôi mời lần nữa và giơ tay ra hiệu chỉ vào chiếc ghế đối diện. Chị từ từ ngồi xuống, đưa giấy giới thiệu cho tôi. Xem giấy xong, tôi lấy hồ sơ, cầm bút, bảo:
– Chị cho tôi làm thủ tục lập hồ sơ.
Chị vẫn im lặng, ánh mắt không thiện cảm.
Tôi nói tiếp:
– Khi tôi hỏi, có thế nào cứ khai hết, nếu có đơn thuốc, giấy ra viện cũ, tôi sẽ ghi lại đầy đủ và trả lại chị, không giữ đâu.
Khai xong, xem tất cả giấy xét nghiệm, x-quang và giấy xuất viện cũ, chị Tư đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo, cần phải chữa bệnh lâu dài, cái chết đang gần kề: Suy gan. Tôi quyết định cho chị làm lại xét nghiệm chức năng gan, máu, nước tiểu, X-quang tim phổi-gan (chưa có siêu âm)… để lập hồ sơ bệnh án.
Chuyện phức tạp đây. Tôi tự nhủ. Ông Đằng phó ban tổ chức tỉnh ủy yêu cầu Hội Đồng Giám Định Y Khoa xác nhận chị Tư sức khỏe bình thường. Tại sao như vậy?
Lời bác sĩ Viện trưởng, dặn, “Đừng để cháy thành vạ lây”, ám ảnh. Làm sao đây?
Thông thường, sáng lập hồ sơ, cho làm tất cả các xét nghiệm; chiều 3 ủy viên trong Hội Đồng khám, nhưng chiều hôm ấy tôi mời thêm bác sĩ trưởng khoa Lây, một cuộc khám xét bất thường, gồm 5 bác sĩ. Trước khi khám, tôi trao đổi về cú điện thoại của ông Đằng ban sáng.
Đúng như dự đoán, chị Tư mắc bệnh suy gan, cần được điều trị, điều dưỡng lâu dài. Chúng tôi không thể kết luận: Sức Khỏe Bình Thường, theo chỉ thị của ông Đằng. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép làm theo ý kiến chỉ đạo của phó ban tổ chức tỉnh ủy, người nắm sinh mạng chính trị tất cả cán bộ công nhân viên chức trong đó có chúng tôi.
Khám xong, tôi bảo:
– Chị đợi ngoài, chúng tôi hội ý xong, sẽ mời chị vào.
Đây là trường hợp ngoại lệ.
Thông thường, khám xong tôi bảo, đợi kết quả trong vòng một tháng gửi về cơ quan.
Tất cả chúng tôi nghĩ lung lắm, bàn đi tính lại, không biết giải quyết thế nào. Lương tâm không cho phép, trái ý ông Đằng chắc chắn chúng tôi sẽ ngấm đòn. Một ý nghĩ lóe ra, sao không trao “quả bom” này cho Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương tháo ngòi.
Tôi gợi ý:
– Chúng ta gửi lên Hội Đồng Trung Uơng giải quyết. Tiện cả đôi đường, các anh nghĩ sao?
Bác sĩ Đắc trưởng khoa Ngoại:
– Ý cậu Mạnh phải đấy.
Tất cả chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tôi ra cửa:
– Xin mời chị Tư vào.
Ngồi xuống ghế, mắt chị vẫn rực lửa, ngực chị ưỡn ra, chuẩn bị cuộc chiến. Nhẹ nhàng, tôi nói:
– Thế này chị Tư ạ, Hội đồng chúng tôi không đủ khả năng xét nghiệm tìm ra bệnh của chị, chúng tôi thống nhất ý kiến, gửi chị lên Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, khám và kết luận tình trạng bệnh tật của chị. Ý kiến chị thế nào?”
Ánh mắt chị dịu lại, nét mặt vui hơn, bảo:
– Em cám ơn các bác sĩ, em đồng ý đi Hà Nội kiểm tra.
Tôi ghi giấy giới thiệu, bảo:
– Hồ sơ khám hôm nay tôi sẽ chuyển bằng đường bưu điện. Khi nào có giấy của Bạch Mai, chị cầm theo giấy giới thiệu này đến khám.
Chị đứng dậy, nét mặt tươi hẳn. Chúng tôi thở phào, tí nữa quả bom nổ ngay phòng Hội Đồng còn ra thể thống gì nữa.
Tôi thảo ngay công văn, gửi ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương, kèm hồ sơ bệnh án của chị Tư giao phòng hành chính đánh máy, chuyển thư.
Gần năm giờ chiều, chủ tịch Hội Đồng gọi điện hỏi. Tôi bảo:
– Em gửi đi Hội Đồng Trung ương rồi, sẽ an toàn tuyệt đối, anh yên tâm. Sáng mai, sau giao ban, em sẽ báo cáo chi tiết.
Gần một năm sau, một chiều Chủ Nhật, tôi đang cho con gái ăn, chị Tư đi vào ngõ, đứng ngay cửa nhà tôi, tay cầm nón, tay xách cái làn, chị cười hỏi:
– Bác sĩ nhận ra em không?
Trời đất, làm sao mà chẳng nhận ra một quả bom từng làm cho ban giám định của chúng tôi đau đầu!
Tôi cười, gật đầu, nhận ra chứ.
Chuyện này, ông Đằng không hài lòng, nhưng chẳng có lý do gì “đì” chúng tôi, còn ông chủ tịch vui lắm, tránh được mũi tên hòn đạn, không làm phật ý cấp trên, ghế ông ngồi vẫn vững.
Tôi mời chị vào nhà, hỏi:
– Sao chị biết nhà tôi?
Cười, bảo:
– Tìm nhà anh dễ ợt.
Vợ tôi pha chè, mời khách. Chị lấy gói bánh bích quy và gói kẹo Hải Châu trong làn mây, nói ngay:
– Em ở Hà Nội về, có chút quà cho cháu, không đút lót anh đâu mà phải từ chối.
Đi về phía con tôi đang bám thành giường, giúi vào tay, con bé mới hơn một tuổi. Chịu, không thể chối từ, vì con tôi gái tôi thích quá, cầm chặt lấy, cười toét miệng. Tôi nói:
– ”Ạ” bác chưa mà dám nhận.
Nó khoanh tay, ạ thật to.
Cầm chén trà đưa lên miệng, nhấm một ngụm, chị tươi cười:
– Hôm đến khám, em ghét anh lắm, nghĩ anh về hùa lão Đằng. Hôm ấy mà lôi thôi, em cho anh một trận tơi bời khói lửa. Đời em tàn rồi, sợ gì ai.
Nói xong, mắt chị ánh lên nỗi buồn.
Lảng sang chuyện khác, tôi hỏi:
– Đi khám ở Bạch Mai kết quả thế nào?
Hỏi thế thôi, chứ bác sĩ Khánh đã gửi công văn và kết quả khám cho tôi từ mấy tháng trước.
– Hội Đồng Trung ương cho em nghỉ điều dưỡng 6 tháng, cấp cả thuốc nữa. Bệnh em cũng đỡ nhiều.
Nét mặt vui trở lại, nói to:
– Cũng nhờ các anh đấy.
– Chết, chúng tôi có giúp gì đâu.
– Em biết tay Đằng bắt các anh chứng nhận em không có bệnh tật, buộc em nghỉ việc theo chế độ giảm biên theo chỉ thị 28 của ông Đỗ Mười (1)
Chị kể cho tôi lý do vì sao bị Bùi văn Đằng, phó ban Tổ Chức Tỉnh Ủy ghét. Chị làm liên lạc từ kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại, văn hóa kém, không nghề nghiệp, chuyển sang làm cấp dưỡng trong Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy. Là đảng viên cộng sản và với bản tính một người trung thực nên mỗi khi họp chi bộ ai sai, ai tham nhũng, lợi dụng đưa người nhà vào cơ quan theo kiểu bao che, bè phái… của ông Đằng, chị tố hết. Chị trở thành đối tượng cần loại trừ nhưng không thể vô cớ đuổi việc. Nhân nghị quyết 28/TT, ông Đằng buộc chị Tư thôi việc theo chế độ giảm biên chế. Do chị đang bệnh, nếu muốn thế, phải thông qua Hội Đồng Giám Định Y Khoa, cơ quan quyền lực cao nhất về y tế của tỉnh chứng nhận chị khỏe mạnh. Như vậy ông Đằng, nhờ bàn tay chúng tôi, nhổ được cái gai, phủi tay, vô can.
Chị kể, đơn tố cáo, địa chỉ gửi có cả văn phòng Quốc hội, cho đích danh tên ông Trường Chinh. Lại che miệng, chị cười, kể tiếp, trong đơn viết, “Nếu ông không giải quyết, xin ông cho tôi được vào Nam đánh đĩ, sống nốt cuộc đời bệnh tật của tôi theo điều luật số… của Hiệp định đình chiến”. Tôi hỏi “Sao chị liều thế?” –“Anh chị tính, chồng con không có, cha mẹ anh em cũng không, tứ cố vô thân, sợ gì.”
– Thế sao nữa?
– Em được gặp ông Trường Chinh với ba ông nữa, sau khi nghe em tố, ông Trường Chinh ghi vào góc đơn của em, “Chuyển chủ tịch tỉnh xem xét, giải quyết, báo cáo văn phòng Quốc hội”. Em về, vào ngay UBHC tỉnh, lính gác không cho vào, em xòe thư có chữ ký và dấu của ông Trường Chinh, đe: “Mày to hay ông Trường Chinh to? Tao có giấy về gặp ông chủ tịch tỉnh đây. Có cho vào hay không, thì bảo.”
Chị lại che miệng, cười
– Chắc mặt em bặm trợn, cậu gác sợ, cho em vào.
Tôi cười:
– Hôm gặp chị, tôi cũng sợ, huống chi cậu gác cổng Ủy Ban. Thế sao nữa?
– Hôm ấy ông chủ tịch Hậu đi họp vắng, mệt quá em nằm ngay trên bàn làm việc của ông, đánh một giấc. Ai nói gì em đều đưa ông Trường Chinh ra dọa.
Lại cười:
– Thế mà nhiều người sợ. Trưa, xuống nhà ăn, thấy 1 xuất cơm đậy lồng bàn, em nghĩ chắc phần cơm ông Hậu, em ngồi ăn liền, vừa ăn vừa bảo “Ông Trường Chinh dặn tôi về gặp ông chủ tịch giải quyết, không có ông, đói, tôi ăn xuất cơm của ông.” Cả văn phòng U.B chẳng ai nói gì, tất cả thì thì thào thào, chỉ chỉ chỏ chỏ, em cóc cần. Đợi cả ngày không gặp, em đành phải nộp giấy rồi về.
Cười, nói tiếp:
– Nghĩ lại, em cũng quá quắt thật!
Đời là thế, con giun xéo lắm cũng quằn. Vua thua người liều. Chị đi điều dưỡng 6 tháng trước khi nghỉ chế độ mất sức lao động. Chị hài lòng, hỉ hả lắm. Từ đó tôi không gặp lại chị.
Đi học tôi có thói quen bao giờ cũng ngồi bàn đầu, lý do nghe rõ, tập tung tư tưởng, ngồi cạnh tôi, Dennis, người Ấn, 21 tuổi, sinh trưởng Lục địa Đen, Kenia, nhưng có giọng Anh ngữ rất chuẩn. Không ngờ cậu ta thuê nhà cùng phố, cách khoảng 300 mét. Chủ nhà người Ấn, xem ra tên này còn đểu giả, ma cô hơn thằng J. chủ nhà cũ của tôi. Tất cả thư từ Dennis phải nhờ địa chỉ người quen ở rất xa, chủ nhà không cho sử dụng địa chỉ, sợ bị lộ lậu thuế. Tôi giúp Dennis, có thư, đi học tôi đưa hay gọi điện đến lấy.
Một lần có 2 thư từ Ấn Độ, tôi hỏi, có bao giờ bên quê viết thư xin tiền không? Có chứ, năm nào cũng gửi, hai năm nay thì không. Mẹ góa con côi, thuê 2 single bedrooms, 40 bảng/tuần, tiền trợ cấp học 68 bảng/tuần, tiền nhà, tiền điện, tiền nước gần hết, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra cho. Ấy thế, chả biết ai xui khôn xui dại, năm 1992, cậu ta về Ấn Độ lấy vợ. Gánh nặng bà mẹ trả chưa xong, nay cậu ta gánh thêm trên vai, biết bao giờ trả hết!
Dennis kể, khi đăng ký kết hôn tại Lãnh Sự Quán Anh ở Ấn Độ, Dennis phải trình giấy báo đóng thuế thu nhập. Về nhà, ông bố vợ gọi ngay Dennis ra mắng. Sao ngu thế, nộp gì mà nộp đến gần 5 ngàn bảng tiền thuế, số tiền này nhà ông ăn mấy năm chưa hết. Nói thế nào ông bố vợ cũng không hiểu, trước khi về London, ông dặn, chuyện cũ lỡ rồi, nhưng từ nay về sau, phải trốn thuế, tiền ấy gửi về cho gia đình ông, nhớ chưa?
Vừa kể, Dennis vừa lắc đầu, chịu ông bố vợ gàn.
Sáu tháng sau, đón được vợ sang, mỗi lần đi siêu thị, mua gì vợ cũng ngăn, chê đắt, xúi, gửi tiền về quê, thày mẹ mua gửi sang, rẻ hơn nhiều. Vợ không biết tiếng Anh, nghề làm ruộng ở London không ai thuê, Dennis đi làm nuôi mẹ già, vợ dại và nuôi cả gia đình bố vợ, gánh nặng này thật quá sức.
Người Ấn định cư ở Anh dân số trên dưới triệu người, đông nhất ở các thành phố London, Birmingham, Bradford, Luton… nhưng không có nghĩa trang hay mồ mả người Ấn. Tại sao? Họ có phong tục hỏa thiêu. Người khá giả đến mùa lễ hội, đem tro cốt về rải sông Hằng Hà, người nghèo rải xuống sông nơi ngụ cư, người định cư London rải xuống sông Themes.
Từ năm 1992, người Việt ở Anh bắt đầu về Việt Nam lấy vợ. Gần khu tôi có anh chàng độc thân tuổi hơn 30, người miền Trung, vượt biên năm 1978, sau hơn 10 năm làm chui lậu thuế, gom góp được số tiền hơn 10 ngàn bảng. Năm 1993, Trực về Việt Nam thăm gia đình.
Cả họ mạc, làng trên xóm dưới mừng lắm. Ai đến, Trực cũng biếu ít 50 đô, nhiều 1 hay 2 vé (1). Trực là ông hoàng quê nhà, là công tử Bạc Liêu. Anh đưa cả họ ra Huế, Sài Gòn chơi, thăm thành phố. Trước khi đi, gia đình mối lái cho một cô xinh nhất xã. Ông bố vợ tương lai giữ chức chủ tịch. Lấy con ông, đố ai dám xỏ xiên, dám bảo con rể ông là “thằng ngụy quân vượt biên năm xưa” trừ phi muốn ông cho ra bã.
Năm sau, Trực gom hòm hòm được hơn ngàn bảng, về quê cưới vợ. Gửi thư báo trước, hai họ ra tận phi trường Tân Sơn Nhất đón. Trực mừng và hãnh diện lắm. Chuyện cưới xin, ông bố vợ chuẩn bị rất chu đáo. Ông đặt nhà hàng tiệc cưới, thuê ô-tô đón dâu, quần áo sang trọng, cỗ bàn cả trăm mâm… chuẩn bị sẵn sàng ở Huế, chỉ chờ Trực về là xong. Cưới xong, bố mẹ Trực ghé tai “chi phí tất cả hơn 10 ngàn đô, bên ông nhạc vay hết đấy, con lo liệu mà trả cho ổng.”
Trực méo mặt, ôm eo vợ mới cưới, cười gần như mếu, mắt ươn ướt. Lấy đâu ra tiền bây giờ! Bố mẹ vợ tưởng Trực cảm động, mừng chảy nước mắt, có ngờ đâu nó sợ món nợ ngập đầu, bao giờ trả xong.
Hơn 10 năm làm chui lậu thuế mới dành được mười ngàn bảng, chi tiêu, biếu gia đình, bạn bè, họ mạc, về London trắng tay. Năm nay về cưới, nghĩ cỗ bàn trong xã, tốn kém ngàn đô là cùng, ai ngờ 10 ngàn, vặn răng bán cũng không đủ!
Hai năm không đón được vợ.
Tiền đâu mà đi, mà đón, dành dụm được bao nhiêu gửi về Việt Nam mà trả nợ chưa dứt.
Bác Chấn vừa có cô cháu, con cậu em sang “du học”. Đi đâu bà cũng khoe, đẹp gái, nết na và không quên tìm người mối lái. Thực tế chưa học hết cấp 2 phổ thông cơ sở, nộp tiền một term gần 700 bảng để lấy visa, học được một tuần, ở nhà (du) học nghề may. Gần đấy có cậu thợ ủi làm chui xưởng may, lĩnh trợ cấp thất nghiệp, tuổi gần 35, chức đại úy phòng không… vợ, nên khi nghe ông bà Chấn giới thiệu, bập liền.
Tháng sau, bố mẹ cô gái từ Hà Nội bay sang.
Cưới xong, tiền mừng đám cưới, bố mẹ vợ xin tất.
Thanh toán nhà hàng gần 5 ngàn, đau hơn hoạn.
Lấy nhau 4 năm, đẻ hai đứa con, vợ giao hẹn, khi nào có “bát bốn” (passport) sẽ đem con về thăm ông bà ngoại. Thỉnh thoảng thư Việt Nam gửi sang kể khổ, gặp vận xui, ốm đau, tai nạn… gửi tiền khẩn cấp.
Một lần, bill điện thoại, gần 700 bảng/quý, anh chàng tá hỏa, tưởng có sai lầm, ai ngờ xem tờ giải trình, cô vợ ở nhà rỗi việc, “nấu cháo điện thoại”. Anh chồng nổi điên, đập tan điện thoại. Chỉ mặt, từ nay miễn gọi, miễn thư từ, cấm tiệt, hiểu chưa.
Phong trào du học, du lịch, thăm thân nhân… của các cô gái ở Việt Nam đổ xô sang London như đi Lễ Hội Tìm Chồng. Du học mà cô nào hành lý cũng thể thiếu giấy chứng nhận độc thân, chưa chồng.
Nhà tôi có hai thằng nên thường xuyên có người gọi điện mối lái. Một lần, gia đình ông bà Tám, chỗ thân tình cùng dân Hải Phòng, vừa về Việt Nam, mời đến chơi. Bà vợ khoe ảnh cô cháu gái, bảo “Con này ngoan lắm, chịu thương chịu khó, cô chú xem đi, ưng không?” Dở hơi! Con trai tôi dù đang học đại học vẫn còn ăn bám, tự nhiên gánh của nợ, nuôi báo cô nó, lại còn gánh cả họ nhà nó. Có điên mới dính của nợ ấy! Tôi giỡn:
– Cháu gái xinh thật, thế cháu làm gì ở Việt Nam?
– Ấy nó mới 18, ở nhà giúp bố mẹ.
– Chắc cháu cày cấy giỏi lắm nhỉ?
– Còn phải nói, mấy sào tay nó cấy, gặt cả đấy.
Tôi khen:
– Ai lấy cháu thật may mắn, ruộng vườn chả phải lo.
– Cô chú ưng ý rồi hả?
Tôi cười:
– Chết, nhà tôi có ruộng vườn gì đâu mà dám nhận cháu làm dâu. Tôi nói, nhà ai nhiều ruộng, vườn rộng, chứ nhà tôi mấy đời cày đường nhựa làm gì có ruộng.
Một chị ở Slough gọi điện hỏi thăm, chị giới thiệu “Có cô cháu gái ở Tiền Giang sang du học, sắp hết hạn, hai thằng con cô chú đã có đám nào chưa?”- “Dạ, chưa.”- “Thế hả.” Chị quảng cáo một lô-xích-xông về cái đẹp, cái ngoan, cái giỏi của cô cháu gái người Tiền Giang, đã đẹp người lại đẹp nết. Nếu ưng, chị đứng ra, thay mặt vợ chồng cô em gái ở quê gả cháu cho.
Tết Nguyên Đán 1993, đến thăm nhà vợ chồng Vũ, có thằng cháu con bà chị gái vợ ở Quảng Ninh, sang (du) học đưa hàng may, ngồi ăn cơm, vợ Vũ gạ:
– Anh chị có định làm thông gia với bà chị gái em không? Đấy thằng cháu con bà chị, sang du học. Ngoan, chịu khó, biết điều lắm.
Thằng cháu được thể:
– Dạ, cháu cũng chờ xem có cô nào ỉa đái, đấy ạ.
Trời đất, con gái tôi đang học đại học y khoa, sắp ra bác sĩ, lại gả nó cho thằng sống lủi, làm nghề đưa hàng may chui, ăn nói mất dạy như thằng này? Thế có điên tiết không chứ! Ngu hết thuốc chữa!
Một hôm, có gia đình ở East Ham gọi điện, hỏi, biết cậu nào chịu kết hôn thuê không.
“Có cô cháu con em gái, sang du học, sắp hết hạn, biết ai hỏi hộ. Cố giúp nhá!”
Toàn quân dở hơi, chập giây. Chơi với bọn này ế cả mặt. Tuần sau, đổi số điện thoại.
Từ đó, gia đình tôi ăn ngon ngủ yên.
Bye bye những chuyện khùng của những kẻ điên.
Mời đọc tiếp: Chương [19]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Tháng 7-1971, Đỗ Mười, phó thủ tướng ký thông tư 28/71/TT, giảm biên chế cơ quan hành chính sự nghiệp. Thông tư này gây lộn xộn, mấy đoàn kết. Một cuộc thanh trừng, đấu đá, bè phái nổ ra trong tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương, gây bất ổn.
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18]
Hè 1987, hai thằng con tôi đi đá bóng dắt về một cháu người Việt cùng tuổi. Tôi hỏi, cháu tên gì, con ai. Đáp, cháu tên Tùng, con ông Tòng, nhà ở phố H. Hai tuần sau, Chủ Nhật con tôi đến nhà cháu, gọi điện, tôi đem xe đón.
Anh chị Tòng, trạc ngoại ngũ tuần, thương gia Sài Gòn thứ thiệt, vượt biên 1977, được tàu Anh cứu, định cư ở quận Croydon, anh làm nhà bank, chân book-keeper, đông con – sáu toa- lớn trên 20, nhỏ nhất 12 vẫn đang đi học. Anh chị lịch thiệp, kiến thức rộng, một trí thức thương gia, khác hẳn tay X, tay Z dân lạp sạp, cà chớn xứ Sài thành. Anh chị cũng rất bất ngờ khi thằng út đến nhà tôi. Là chủ tịch cộng đồng quận, “bỏ sót bà con đồng hương”, anh tự trách mình quan liêu. Anh hỏi, có biết gì về cộng đồng không. Tôi cười, giấu biệt chuyện gặp Z, chưa nghe thấy bao giờ. Chúng tôi kể sơ qua cho nhau nghe về cuộc đào tẩu. Trước khi về, anh chị khuyên, sắp có đại hội, nhận được giấy mời, thế nào cũng phải đến cho vui.
Vui? Tôi đã ớn đoàn thể đến tận cổ. Hai mươi lăm năm (1954-1979) sống dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tham gia biết bao đoàn thể, hết thanh niên đến công đoàn, khoa phòng… họp hành kiểm điểm như đấu tố địa chủ. Ai đã từng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước Việt nam đều hiểu thế nào họp bình bầu lao động tiền tiến, chiến sĩ thi đua hàng năm. Chỉ vì cái danh viển vông, hão huyền, tình đồng nghiệp, bạn bè mỗi ngày một ghẻ lạnh, đấu đá lẫn nhau.
Từ ngày sang xứ tự do, chẳng bao giờ có cảnh đồng nghiệp ngồi họp bới lông tìm vết, chụp mũ, bêu riếu nhau. Ai lười biếng, đi muộn về sớm, có đốc công, quản lý nhắc nhở, trừ lương, xử phạt, đuổi việc. Đồng nghiệp chẳng có quyền gì ngồi họp sỉ vả, phê bình người có lỗi. Nay lại tự nhiên chui đầu vào cộng đồng, dưới sự lãnh đạo loại như tên Z, tên X, để rồi lại bị sỉ vả, phê bình. Xí-xin hay Short circuit mới chui đầu vào rọ!
Tôi cười, thú thực không muốn bị ai lãnh đạo. Chị Tòng, bảo tổ chức nào cũng cần người đứng đầu, không có người điều hành đâu có được. Trước khi ra xe, nói, anh chị để tôi nghĩ xem đã.
Vợ chồng chú Thịnh khuyên “Anh cứ đến, đại diện cho dân Bắc mình, vui, chúng em theo, không vui, té, ai bắt bò đâu mà lo. Mình vào để quen bà con, đâu có cần thông ngôn, phiên dịch.”
Tháng 10-1987, vợ chồng tôi đến dự đại hội theo giấy mời. Thật bất ngờ! Bà con đến rất đông, người miền Bắc chiếm già nửa. Anh Tòng đề cử tôi vào chức Tổng thư ký, lý do, ông Tổng thư ký cũ cáo bệnh, xin từ chức. Bất ngờ hơn nữa, tôi trúng chân Tổng thư ký với số bầu gần tuyệt đối. Màn bầu cử độc diễn làm gì mà chả trúng! Phiếu cao là phải!
Ban điều hành gọi là Ban chấp hành gồm chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký, tài vụ và 8 ủy viên. Gọi Tổng thư ký cho oai, chỉ mình tôi là thư ký, chứ có 2 hay 3, 4 vị gì cho bõ danh tổng. Hồ sơ giấy tờ bàn giao chẳng có, ngoài danh sách 40 hộ gia đình người Việt định cư trong quận. Danh sách này ai cũng có, chả cứ gì tôi. Mọi công văn giấy tờ có anh Võ Ngọc Giao, người làm full time cộng đồng nắm giữ. Tôi chẳng làm gì, ngoài mỗi tháng dự họp, ghi chép ý kiến cuộc họp đưa cho anh Giao. Chấm hết.
Thuở nào tôi từng giữ chức thư ký Hội Đồng Giám Định Y Khoa và Khám Xét Thương Tật của tỉnh Hoà Bình 2 khóa từ 1971 đến 1978. Công việc rất bận, tổ chức khám xét, tổ chức họp Hội đồng xét duyệt, viết và gửi kết quả giám định tới cá nhân và cơ quan đương sự, lưu trữ hồ sơ… bận tối mắt. Năm 1978, tình hình Việt – Trung ngày càng tồi tệ, Ty Công an phát hiện tôi người Việt gốc Hoa, cuối năm 78, tôi bị loại khỏi khóa 3.
Trước kia, Hội Đồng do Ty Y Tế đảm nhiệm, sau nhiều năm, chất lượng khám xét kém hiệu quả, nhiều thắc mắc, khiếu nại. Nguyên nhân do Ty Y Tế không có đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, không có cơ sở phi lâm sàng -xét nghiệm, x-quang…- và các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Sản, Ngoại… Từ năm 1971 chuyển sang Bệnh viện tỉnh đảm nhiệm, Giám đốc Bệnh viện kiêm chủ tịch Hội Đồng, thành viên gồm 4 bác sĩ trưởng phó khoa, thuộc biên chế bệnh viện kiêm nhiệm, trưởng Ty Y tế, trưởng Ty Lao Động và Thương Binh Xã hội và ủy viên thường trực Ủy Ban Hành Chính tỉnh.
Tám năm làm ủy viên thường trực kiêm thư ký HĐGĐYK & KXTT của tỉnh, có một chuyện trên đe dưới búa đến nay tôi vẫn không quên. Đó là trường hợp chị Nguyễn thị Tư.
Sáng sớm hôm đó, sau giao ban trưởng phó khoa, giám đốc kiêm chủ tịch HĐGĐYK vẫy tay ra hiệu bảo tôi ở lại. Phòng vắng, ông đến gần, nói nhỏ:
– Hôm qua anh Đằng bên tổ chức tỉnh ủy gọi điện báo, sáng nay cô Tư đến khám giám định đấy. Chuyện này phức tạp. Ông liệu thế nào thì làm, đừng để cháy thành vạ lây.
– Vâng, em sẽ lưu ý. Anh yên tâm.
Vừa bước vào phòng giám định, chuông điện thoại reo. Cầm máy, tôi hỏi:
– A-lô, ai đấy?
– Bác sĩ Mạnh phải không? Tổng đài đây.
– Vâng, tôi là Mạnh đây.
– Anh cầm máy nhé, có bác Đằng bên Tổ chức tỉnh ủy muốn gặp.
– Vâng, xin chào bác Đằng. Tôi là Mạnh đây.
– Anh An, trao đổi gì với anh chưa?
– Dạ, đã.
– Anh cứ giải quyết theo hướng ấy nhé.
– Dạ, hướng gì ạ?
– Chứng nhận sức khỏe bình thường ấy.
– Dạ, nếu các xét nghiệm trả lời tốt, chúng tôi sẽ làm theo ý anh.
– Không được, tôi đã trao đổi với anh An rồi. Cứ thế nhá.
Máy cúp.
Tôi ngẩn người. Chuyện gì đây?
Tại sao ông Đằng lại chỉ thị oái ăm như vậy? Phải có uẩn khúc gì chứ? Một phó ban tổ chức tỉnh ủy, ho ra khói, thét ra lửa mà phải trực tiếp trao bóng vào chân người khác? Giở đống hồ sơ và danh sách người sẽ đến khám do các cơ quan gửi tới. Chi tiết: Nguyễn thị Tư 38 tuổi, cấp dưỡng, Ban tổ chức tỉnh ủy.
Hồ sơ vẻn vẹn chỉ có thế.
Lịch khám, tuần hai ngày, thứ Ba và thứ Năm.
Công việc khám giám định như sau:
– Sáng, lập hồ sơ, viết giấy làm các xét nghiệm, x-quang, khám các chuyên khoa…
– Chiều, chuẩn bị hồ sơ, ban giám định gồm 3 bác sĩ ủy viên và tôi. Khám xong thống nhất ý kiến, ghi kết luận, chờ ngày họp Hội Đồng, lấy ý kiến tập thể xét duyệt.
Thứ Hai tuần đầu của tháng, triệu tập các ủy viên Hội Đồng họp, tôi trình bày kết quả khám. Tôi chưa bị một sức ép nào của bên chính quyền giải quyết chuyện chuyên môn. Phải nói, chúng tôi làm việc hoàn toàn khách quan theo nghiệp vụ.
Đầu năm 1972 nhận “chỉ thị” của ông Đằng là lần đầu tiên. Chỉ thị của phó Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy, trái lệnh có thể lôi thôi to. Người ảnh hưởng đầu tiên là ông chủ tịch kiêm giám đốc bệnh viện, một người bác sĩ tài hoa và nhiều tham vọng trên đường công danh và kế đến chắc chắn là tôi, ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội Đồng, người trực tiếp thay mặt chủ tịch chịu trách nhiệm khám xét.
Cô y tá phòng đón tiếp, gọi:
– Số 5, mời vào.
Người thứ 5 chính là Nguyễn thị Tư. Một người phụ nữ nhìn bề ngoài phải trên 40, già trước tuổi, da ngăm đen, mặt rỗ chằng chịt, cằm bạnh, lông mày rậm, trông dữ tướng, tay cầm giấy giới thiệu, tay xách làn mây như người đi chợ, bước vào. Nét mặt căng thẳng, nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt rực lửa, căm phẫn. Chị như thùng thuốc nổ, ánh mắt sẵn sàng tóe lửa châm ngòi
Thông thường, người đến khám giám định, gặp tôi, bao giờ cũng nở nụ cười cầu tài, chào lễ phép. Chị Tư lại khác, không nở nụ cười làm quen, mặt mày bặm chợn, sẵn sàng thua đủ.
Nhìn thoáng, tôi hiểu, chị là quả bom không hẹn giờ, ít ra cũng là thùng thuốc súng. Ánh mắt kia sẵn sàng phát hỏa. Hơi chột dạ, tôi cố giữ nét mặt vui vẻ:
– Mời chị ngồi.
Chị vẫn chằm chằm nhìn, không thân thiện. Tôi mời lần nữa và giơ tay ra hiệu chỉ vào chiếc ghế đối diện. Chị từ từ ngồi xuống, đưa giấy giới thiệu cho tôi. Xem giấy xong, tôi lấy hồ sơ, cầm bút, bảo:
– Chị cho tôi làm thủ tục lập hồ sơ.
Chị vẫn im lặng, ánh mắt không thiện cảm.
Tôi nói tiếp:
– Khi tôi hỏi, có thế nào cứ khai hết, nếu có đơn thuốc, giấy ra viện cũ, tôi sẽ ghi lại đầy đủ và trả lại chị, không giữ đâu.
Khai xong, xem tất cả giấy xét nghiệm, x-quang và giấy xuất viện cũ, chị Tư đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo, cần phải chữa bệnh lâu dài, cái chết đang gần kề: Suy gan. Tôi quyết định cho chị làm lại xét nghiệm chức năng gan, máu, nước tiểu, X-quang tim phổi-gan (chưa có siêu âm)… để lập hồ sơ bệnh án.
Chuyện phức tạp đây. Tôi tự nhủ. Ông Đằng phó ban tổ chức tỉnh ủy yêu cầu Hội Đồng Giám Định Y Khoa xác nhận chị Tư sức khỏe bình thường. Tại sao như vậy?
Lời bác sĩ Viện trưởng, dặn, “Đừng để cháy thành vạ lây”, ám ảnh. Làm sao đây?
Thông thường, sáng lập hồ sơ, cho làm tất cả các xét nghiệm; chiều 3 ủy viên trong Hội Đồng khám, nhưng chiều hôm ấy tôi mời thêm bác sĩ trưởng khoa Lây, một cuộc khám xét bất thường, gồm 5 bác sĩ. Trước khi khám, tôi trao đổi về cú điện thoại của ông Đằng ban sáng.
Đúng như dự đoán, chị Tư mắc bệnh suy gan, cần được điều trị, điều dưỡng lâu dài. Chúng tôi không thể kết luận: Sức Khỏe Bình Thường, theo chỉ thị của ông Đằng. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép làm theo ý kiến chỉ đạo của phó ban tổ chức tỉnh ủy, người nắm sinh mạng chính trị tất cả cán bộ công nhân viên chức trong đó có chúng tôi.
Khám xong, tôi bảo:
– Chị đợi ngoài, chúng tôi hội ý xong, sẽ mời chị vào.
Đây là trường hợp ngoại lệ.
Thông thường, khám xong tôi bảo, đợi kết quả trong vòng một tháng gửi về cơ quan.
Tất cả chúng tôi nghĩ lung lắm, bàn đi tính lại, không biết giải quyết thế nào. Lương tâm không cho phép, trái ý ông Đằng chắc chắn chúng tôi sẽ ngấm đòn. Một ý nghĩ lóe ra, sao không trao “quả bom” này cho Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương tháo ngòi.
Tôi gợi ý:
– Chúng ta gửi lên Hội Đồng Trung Uơng giải quyết. Tiện cả đôi đường, các anh nghĩ sao?
Bác sĩ Đắc trưởng khoa Ngoại:
– Ý cậu Mạnh phải đấy.
Tất cả chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tôi ra cửa:
– Xin mời chị Tư vào.
Ngồi xuống ghế, mắt chị vẫn rực lửa, ngực chị ưỡn ra, chuẩn bị cuộc chiến. Nhẹ nhàng, tôi nói:
– Thế này chị Tư ạ, Hội đồng chúng tôi không đủ khả năng xét nghiệm tìm ra bệnh của chị, chúng tôi thống nhất ý kiến, gửi chị lên Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, khám và kết luận tình trạng bệnh tật của chị. Ý kiến chị thế nào?”
Ánh mắt chị dịu lại, nét mặt vui hơn, bảo:
– Em cám ơn các bác sĩ, em đồng ý đi Hà Nội kiểm tra.
Tôi ghi giấy giới thiệu, bảo:
– Hồ sơ khám hôm nay tôi sẽ chuyển bằng đường bưu điện. Khi nào có giấy của Bạch Mai, chị cầm theo giấy giới thiệu này đến khám.
Chị đứng dậy, nét mặt tươi hẳn. Chúng tôi thở phào, tí nữa quả bom nổ ngay phòng Hội Đồng còn ra thể thống gì nữa.
Tôi thảo ngay công văn, gửi ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội Đồng Giám Định Y Khoa Trung ương, kèm hồ sơ bệnh án của chị Tư giao phòng hành chính đánh máy, chuyển thư.
Gần năm giờ chiều, chủ tịch Hội Đồng gọi điện hỏi. Tôi bảo:
– Em gửi đi Hội Đồng Trung ương rồi, sẽ an toàn tuyệt đối, anh yên tâm. Sáng mai, sau giao ban, em sẽ báo cáo chi tiết.
Gần một năm sau, một chiều Chủ Nhật, tôi đang cho con gái ăn, chị Tư đi vào ngõ, đứng ngay cửa nhà tôi, tay cầm nón, tay xách cái làn, chị cười hỏi:
– Bác sĩ nhận ra em không?
Trời đất, làm sao mà chẳng nhận ra một quả bom từng làm cho ban giám định của chúng tôi đau đầu!
Tôi cười, gật đầu, nhận ra chứ.
Chuyện này, ông Đằng không hài lòng, nhưng chẳng có lý do gì “đì” chúng tôi, còn ông chủ tịch vui lắm, tránh được mũi tên hòn đạn, không làm phật ý cấp trên, ghế ông ngồi vẫn vững.
Tôi mời chị vào nhà, hỏi:
– Sao chị biết nhà tôi?
Cười, bảo:
– Tìm nhà anh dễ ợt.
Vợ tôi pha chè, mời khách. Chị lấy gói bánh bích quy và gói kẹo Hải Châu trong làn mây, nói ngay:
– Em ở Hà Nội về, có chút quà cho cháu, không đút lót anh đâu mà phải từ chối.
Đi về phía con tôi đang bám thành giường, giúi vào tay, con bé mới hơn một tuổi. Chịu, không thể chối từ, vì con tôi gái tôi thích quá, cầm chặt lấy, cười toét miệng. Tôi nói:
– ”Ạ” bác chưa mà dám nhận.
Nó khoanh tay, ạ thật to.
Cầm chén trà đưa lên miệng, nhấm một ngụm, chị tươi cười:
– Hôm đến khám, em ghét anh lắm, nghĩ anh về hùa lão Đằng. Hôm ấy mà lôi thôi, em cho anh một trận tơi bời khói lửa. Đời em tàn rồi, sợ gì ai.
Nói xong, mắt chị ánh lên nỗi buồn.
Lảng sang chuyện khác, tôi hỏi:
– Đi khám ở Bạch Mai kết quả thế nào?
Hỏi thế thôi, chứ bác sĩ Khánh đã gửi công văn và kết quả khám cho tôi từ mấy tháng trước.
– Hội Đồng Trung ương cho em nghỉ điều dưỡng 6 tháng, cấp cả thuốc nữa. Bệnh em cũng đỡ nhiều.
Nét mặt vui trở lại, nói to:
– Cũng nhờ các anh đấy.
– Chết, chúng tôi có giúp gì đâu.
– Em biết tay Đằng bắt các anh chứng nhận em không có bệnh tật, buộc em nghỉ việc theo chế độ giảm biên theo chỉ thị 28 của ông Đỗ Mười (1)
Chị kể cho tôi lý do vì sao bị Bùi văn Đằng, phó ban Tổ Chức Tỉnh Ủy ghét. Chị làm liên lạc từ kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại, văn hóa kém, không nghề nghiệp, chuyển sang làm cấp dưỡng trong Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy. Là đảng viên cộng sản và với bản tính một người trung thực nên mỗi khi họp chi bộ ai sai, ai tham nhũng, lợi dụng đưa người nhà vào cơ quan theo kiểu bao che, bè phái… của ông Đằng, chị tố hết. Chị trở thành đối tượng cần loại trừ nhưng không thể vô cớ đuổi việc. Nhân nghị quyết 28/TT, ông Đằng buộc chị Tư thôi việc theo chế độ giảm biên chế. Do chị đang bệnh, nếu muốn thế, phải thông qua Hội Đồng Giám Định Y Khoa, cơ quan quyền lực cao nhất về y tế của tỉnh chứng nhận chị khỏe mạnh. Như vậy ông Đằng, nhờ bàn tay chúng tôi, nhổ được cái gai, phủi tay, vô can.
Chị kể, đơn tố cáo, địa chỉ gửi có cả văn phòng Quốc hội, cho đích danh tên ông Trường Chinh. Lại che miệng, chị cười, kể tiếp, trong đơn viết, “Nếu ông không giải quyết, xin ông cho tôi được vào Nam đánh đĩ, sống nốt cuộc đời bệnh tật của tôi theo điều luật số… của Hiệp định đình chiến”. Tôi hỏi “Sao chị liều thế?” –“Anh chị tính, chồng con không có, cha mẹ anh em cũng không, tứ cố vô thân, sợ gì.”
– Thế sao nữa?
– Em được gặp ông Trường Chinh với ba ông nữa, sau khi nghe em tố, ông Trường Chinh ghi vào góc đơn của em, “Chuyển chủ tịch tỉnh xem xét, giải quyết, báo cáo văn phòng Quốc hội”. Em về, vào ngay UBHC tỉnh, lính gác không cho vào, em xòe thư có chữ ký và dấu của ông Trường Chinh, đe: “Mày to hay ông Trường Chinh to? Tao có giấy về gặp ông chủ tịch tỉnh đây. Có cho vào hay không, thì bảo.”
Chị lại che miệng, cười
– Chắc mặt em bặm trợn, cậu gác sợ, cho em vào.
Tôi cười:
– Hôm gặp chị, tôi cũng sợ, huống chi cậu gác cổng Ủy Ban. Thế sao nữa?
– Hôm ấy ông chủ tịch Hậu đi họp vắng, mệt quá em nằm ngay trên bàn làm việc của ông, đánh một giấc. Ai nói gì em đều đưa ông Trường Chinh ra dọa.
Lại cười:
– Thế mà nhiều người sợ. Trưa, xuống nhà ăn, thấy 1 xuất cơm đậy lồng bàn, em nghĩ chắc phần cơm ông Hậu, em ngồi ăn liền, vừa ăn vừa bảo “Ông Trường Chinh dặn tôi về gặp ông chủ tịch giải quyết, không có ông, đói, tôi ăn xuất cơm của ông.” Cả văn phòng U.B chẳng ai nói gì, tất cả thì thì thào thào, chỉ chỉ chỏ chỏ, em cóc cần. Đợi cả ngày không gặp, em đành phải nộp giấy rồi về.
Cười, nói tiếp:
– Nghĩ lại, em cũng quá quắt thật!
Đời là thế, con giun xéo lắm cũng quằn. Vua thua người liều. Chị đi điều dưỡng 6 tháng trước khi nghỉ chế độ mất sức lao động. Chị hài lòng, hỉ hả lắm. Từ đó tôi không gặp lại chị.
Đi học tôi có thói quen bao giờ cũng ngồi bàn đầu, lý do nghe rõ, tập tung tư tưởng, ngồi cạnh tôi, Dennis, người Ấn, 21 tuổi, sinh trưởng Lục địa Đen, Kenia, nhưng có giọng Anh ngữ rất chuẩn. Không ngờ cậu ta thuê nhà cùng phố, cách khoảng 300 mét. Chủ nhà người Ấn, xem ra tên này còn đểu giả, ma cô hơn thằng J. chủ nhà cũ của tôi. Tất cả thư từ Dennis phải nhờ địa chỉ người quen ở rất xa, chủ nhà không cho sử dụng địa chỉ, sợ bị lộ lậu thuế. Tôi giúp Dennis, có thư, đi học tôi đưa hay gọi điện đến lấy.
Một lần có 2 thư từ Ấn Độ, tôi hỏi, có bao giờ bên quê viết thư xin tiền không? Có chứ, năm nào cũng gửi, hai năm nay thì không. Mẹ góa con côi, thuê 2 single bedrooms, 40 bảng/tuần, tiền trợ cấp học 68 bảng/tuần, tiền nhà, tiền điện, tiền nước gần hết, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra cho. Ấy thế, chả biết ai xui khôn xui dại, năm 1992, cậu ta về Ấn Độ lấy vợ. Gánh nặng bà mẹ trả chưa xong, nay cậu ta gánh thêm trên vai, biết bao giờ trả hết!
Dennis kể, khi đăng ký kết hôn tại Lãnh Sự Quán Anh ở Ấn Độ, Dennis phải trình giấy báo đóng thuế thu nhập. Về nhà, ông bố vợ gọi ngay Dennis ra mắng. Sao ngu thế, nộp gì mà nộp đến gần 5 ngàn bảng tiền thuế, số tiền này nhà ông ăn mấy năm chưa hết. Nói thế nào ông bố vợ cũng không hiểu, trước khi về London, ông dặn, chuyện cũ lỡ rồi, nhưng từ nay về sau, phải trốn thuế, tiền ấy gửi về cho gia đình ông, nhớ chưa?
Vừa kể, Dennis vừa lắc đầu, chịu ông bố vợ gàn.
Sáu tháng sau, đón được vợ sang, mỗi lần đi siêu thị, mua gì vợ cũng ngăn, chê đắt, xúi, gửi tiền về quê, thày mẹ mua gửi sang, rẻ hơn nhiều. Vợ không biết tiếng Anh, nghề làm ruộng ở London không ai thuê, Dennis đi làm nuôi mẹ già, vợ dại và nuôi cả gia đình bố vợ, gánh nặng này thật quá sức.
Người Ấn định cư ở Anh dân số trên dưới triệu người, đông nhất ở các thành phố London, Birmingham, Bradford, Luton… nhưng không có nghĩa trang hay mồ mả người Ấn. Tại sao? Họ có phong tục hỏa thiêu. Người khá giả đến mùa lễ hội, đem tro cốt về rải sông Hằng Hà, người nghèo rải xuống sông nơi ngụ cư, người định cư London rải xuống sông Themes.
Từ năm 1992, người Việt ở Anh bắt đầu về Việt Nam lấy vợ. Gần khu tôi có anh chàng độc thân tuổi hơn 30, người miền Trung, vượt biên năm 1978, sau hơn 10 năm làm chui lậu thuế, gom góp được số tiền hơn 10 ngàn bảng. Năm 1993, Trực về Việt Nam thăm gia đình.
Cả họ mạc, làng trên xóm dưới mừng lắm. Ai đến, Trực cũng biếu ít 50 đô, nhiều 1 hay 2 vé (1). Trực là ông hoàng quê nhà, là công tử Bạc Liêu. Anh đưa cả họ ra Huế, Sài Gòn chơi, thăm thành phố. Trước khi đi, gia đình mối lái cho một cô xinh nhất xã. Ông bố vợ tương lai giữ chức chủ tịch. Lấy con ông, đố ai dám xỏ xiên, dám bảo con rể ông là “thằng ngụy quân vượt biên năm xưa” trừ phi muốn ông cho ra bã.
Năm sau, Trực gom hòm hòm được hơn ngàn bảng, về quê cưới vợ. Gửi thư báo trước, hai họ ra tận phi trường Tân Sơn Nhất đón. Trực mừng và hãnh diện lắm. Chuyện cưới xin, ông bố vợ chuẩn bị rất chu đáo. Ông đặt nhà hàng tiệc cưới, thuê ô-tô đón dâu, quần áo sang trọng, cỗ bàn cả trăm mâm… chuẩn bị sẵn sàng ở Huế, chỉ chờ Trực về là xong. Cưới xong, bố mẹ Trực ghé tai “chi phí tất cả hơn 10 ngàn đô, bên ông nhạc vay hết đấy, con lo liệu mà trả cho ổng.”
Trực méo mặt, ôm eo vợ mới cưới, cười gần như mếu, mắt ươn ướt. Lấy đâu ra tiền bây giờ! Bố mẹ vợ tưởng Trực cảm động, mừng chảy nước mắt, có ngờ đâu nó sợ món nợ ngập đầu, bao giờ trả xong.
Hơn 10 năm làm chui lậu thuế mới dành được mười ngàn bảng, chi tiêu, biếu gia đình, bạn bè, họ mạc, về London trắng tay. Năm nay về cưới, nghĩ cỗ bàn trong xã, tốn kém ngàn đô là cùng, ai ngờ 10 ngàn, vặn răng bán cũng không đủ!
Hai năm không đón được vợ.
Tiền đâu mà đi, mà đón, dành dụm được bao nhiêu gửi về Việt Nam mà trả nợ chưa dứt.
Bác Chấn vừa có cô cháu, con cậu em sang “du học”. Đi đâu bà cũng khoe, đẹp gái, nết na và không quên tìm người mối lái. Thực tế chưa học hết cấp 2 phổ thông cơ sở, nộp tiền một term gần 700 bảng để lấy visa, học được một tuần, ở nhà (du) học nghề may. Gần đấy có cậu thợ ủi làm chui xưởng may, lĩnh trợ cấp thất nghiệp, tuổi gần 35, chức đại úy phòng không… vợ, nên khi nghe ông bà Chấn giới thiệu, bập liền.
Tháng sau, bố mẹ cô gái từ Hà Nội bay sang.
Cưới xong, tiền mừng đám cưới, bố mẹ vợ xin tất.
Thanh toán nhà hàng gần 5 ngàn, đau hơn hoạn.
Lấy nhau 4 năm, đẻ hai đứa con, vợ giao hẹn, khi nào có “bát bốn” (passport) sẽ đem con về thăm ông bà ngoại. Thỉnh thoảng thư Việt Nam gửi sang kể khổ, gặp vận xui, ốm đau, tai nạn… gửi tiền khẩn cấp.
Một lần, bill điện thoại, gần 700 bảng/quý, anh chàng tá hỏa, tưởng có sai lầm, ai ngờ xem tờ giải trình, cô vợ ở nhà rỗi việc, “nấu cháo điện thoại”. Anh chồng nổi điên, đập tan điện thoại. Chỉ mặt, từ nay miễn gọi, miễn thư từ, cấm tiệt, hiểu chưa.
Phong trào du học, du lịch, thăm thân nhân… của các cô gái ở Việt Nam đổ xô sang London như đi Lễ Hội Tìm Chồng. Du học mà cô nào hành lý cũng thể thiếu giấy chứng nhận độc thân, chưa chồng.
Nhà tôi có hai thằng nên thường xuyên có người gọi điện mối lái. Một lần, gia đình ông bà Tám, chỗ thân tình cùng dân Hải Phòng, vừa về Việt Nam, mời đến chơi. Bà vợ khoe ảnh cô cháu gái, bảo “Con này ngoan lắm, chịu thương chịu khó, cô chú xem đi, ưng không?” Dở hơi! Con trai tôi dù đang học đại học vẫn còn ăn bám, tự nhiên gánh của nợ, nuôi báo cô nó, lại còn gánh cả họ nhà nó. Có điên mới dính của nợ ấy! Tôi giỡn:
– Cháu gái xinh thật, thế cháu làm gì ở Việt Nam?
– Ấy nó mới 18, ở nhà giúp bố mẹ.
– Chắc cháu cày cấy giỏi lắm nhỉ?
– Còn phải nói, mấy sào tay nó cấy, gặt cả đấy.
Tôi khen:
– Ai lấy cháu thật may mắn, ruộng vườn chả phải lo.
– Cô chú ưng ý rồi hả?
Tôi cười:
– Chết, nhà tôi có ruộng vườn gì đâu mà dám nhận cháu làm dâu. Tôi nói, nhà ai nhiều ruộng, vườn rộng, chứ nhà tôi mấy đời cày đường nhựa làm gì có ruộng.
Một chị ở Slough gọi điện hỏi thăm, chị giới thiệu “Có cô cháu gái ở Tiền Giang sang du học, sắp hết hạn, hai thằng con cô chú đã có đám nào chưa?”- “Dạ, chưa.”- “Thế hả.” Chị quảng cáo một lô-xích-xông về cái đẹp, cái ngoan, cái giỏi của cô cháu gái người Tiền Giang, đã đẹp người lại đẹp nết. Nếu ưng, chị đứng ra, thay mặt vợ chồng cô em gái ở quê gả cháu cho.
Tết Nguyên Đán 1993, đến thăm nhà vợ chồng Vũ, có thằng cháu con bà chị gái vợ ở Quảng Ninh, sang (du) học đưa hàng may, ngồi ăn cơm, vợ Vũ gạ:
– Anh chị có định làm thông gia với bà chị gái em không? Đấy thằng cháu con bà chị, sang du học. Ngoan, chịu khó, biết điều lắm.
Thằng cháu được thể:
– Dạ, cháu cũng chờ xem có cô nào ỉa đái, đấy ạ.
Trời đất, con gái tôi đang học đại học y khoa, sắp ra bác sĩ, lại gả nó cho thằng sống lủi, làm nghề đưa hàng may chui, ăn nói mất dạy như thằng này? Thế có điên tiết không chứ! Ngu hết thuốc chữa!
Một hôm, có gia đình ở East Ham gọi điện, hỏi, biết cậu nào chịu kết hôn thuê không.
“Có cô cháu con em gái, sang du học, sắp hết hạn, biết ai hỏi hộ. Cố giúp nhá!”
Toàn quân dở hơi, chập giây. Chơi với bọn này ế cả mặt. Tuần sau, đổi số điện thoại.
Từ đó, gia đình tôi ăn ngon ngủ yên.
Bye bye những chuyện khùng của những kẻ điên.
Mời đọc tiếp: Chương [19]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Tháng 7-1971, Đỗ Mười, phó thủ tướng ký thông tư 28/71/TT, giảm biên chế cơ quan hành chính sự nghiệp. Thông tư này gây lộn xộn, mấy đoàn kết. Một cuộc thanh trừng, đấu đá, bè phái nổ ra trong tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương, gây bất ổn.
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19]
Sau vài năm cuộc sống ổn định, nhiều gia đình sinh thêm con. Thật kỳ lạ, hầu hết các cháu mới sinh là gái, ai cũng đặt tên con là Hương. Thu Hương, Ngọc Hương, Thanh Hương, Lan Hương, Xuân Hương… Xa Việt nam thấm thoát đã hơn 7 năm, ai cũng nhớ miền quê của mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có bờ tre, đình làng, cây đa, bến đò, dòng sông, ao cá, khoảng trời xanh, nơi mùa mưa tiếng ễnh ương ộp oạp vang xa, nơi mùa thu xào xạc lá vàng bay, nơi xuân về, giao thừa hái lộc trong mưa phùn rét ngọt. Thèm nghe tiếng gà gáy sáng, tiếng cục ta cục tác con gà nhảy ổ, thèm cả gầu nước giếng mát rượi giữa trưa hè oi ả, sân kho… tất cả, tất cả vẫn không phai mờ trong ký ức chúng tôi.
Năm 1981 vợ chồng chú Thịnh sau khi ở trại Wishaw ra nhà riêng, thêm cháu gái, năm 1985 lại thêm cháu gái nữa sau khi rời nhà Jimmy. Vợ chồng Sinh, Phú, cũng thêm 2 tố nữ. Lúc đầu ai cũng mừng, sang nước người thế là lãi, thêm con thêm của, nhưng cái gì nhiều cũng chán, khi nhìn đâu cũng toàn lũ “vịt trời”. Bạn bè khuyên vợ tôi “tăng tốc” vài đứa cho bằng chị bằng em, nhưng với tôi ba là đủ, hơn nữa có những “hai gậy chăn vịt”, không những thế trời lại cho sinh đôi. Tuyệt quá còn gì, hơn đứt nhiều người! Chẳng cần tăng tốc, mấy ai đã đuổi kịp!
Nhớ lại thuở nào, thị xã tôi nhỏ bé thế mà cũng nhiều chuyện bi hài về con trai con gái. Nhà anh chị Hồng có 9 thằng con, gần một tiểu đội lính. Anh làm công nhân nhà máy điện, chị ở nhà lột nứa cùng đàn con đan cót kiếm thêm.
Thời bấy giờ mọi thứ theo tem phiếu, đứa lớn chưa tròn 15, đứa bé chưa đến tuổi lên hai, đang tuổi ăn như tằm ăn rỗi, chạy hai bữa cơm độn ngô cũng đủ mệt người.
Nhà anh ba gian hai chái, ở sát bìa rừng, phên tre nứa lá, khá rộng. Tất cả giường, bàn, ghế… đều làm bằng bương tre, riêng có chiếc sập gụ kê giữa nhà của cụ cố để lại là đáng tiền. Sát sân trước cửa, một gian nhà ăn, bàn ghế cũng bương tre nứa, như lán quân đội.
Giờ cơm, anh dùng chiếc bù-loong gõ lên mảnh bom làm kẻng gọi “đàn lính.” Đứa lớn giúp mẹ đan cót, đứa bé tha thẩn chơi quanh, hễ nghe tiếng kẻng, chúng ào ào như chim về tổ, ngồi xuống hai hàng ghế bên bàn. Hai đầu bàn, hai nồi cơm độn, anh chị quản lý, ngô xay nhiều hơn cơm. Giữa bàn thường ba đĩa rau muống luộc chấm mắm cua đồng hay canh măng nấu muối, cà pháo muối xổi, hôm nào sang có thêm nồi đậu phụ kho cà-chua hay dăm con tép, cá vụn mà chúng tát suối bắt được. Anh chị thay nhau xới cơm không kịp, ào ào một chập, như tằm ăn rỗi lá dâu. Có hôm thiếu, thằng lớn bê nồi vào bếp còn cố cạo miếng cháy dính đáy, tiếng cạo nồi xồn xột đến nỗi chị Hồng phải quát yêu, “Cạo vừa thôi, thủng nồi bây giờ, ông tướng ạ!”
Chủ Nhật anh dẫn đàn con vào rừng chặt nứa, kiếm củi, kiếm măng. Nghèo nhưng gia đình anh đầm ấm. Đông con như thế mà anh chị vẫn ước ao có thêm cô gái rượu, chị bảo, “Mai kia già yếu, con gái mới chăm mẹ, giường cứt chiếu đái, chứ trông nhờ gì mấy thằng quỷ sứ. Còn con dâu, á? Sức mấy nó chăm nom mẹ chồng.”
Cầu được ước thấy, cuối năm 1976, chị sinh cháu gái. Mừng ơi là mừng! Anh chị đặt tên con Lê Kim Chi, cành vàng lá ngọc của anh chị, đón cô gái rượu từ nhà hộ sinh về, anh gọi 9 lính con xếp hàng, ra hẹn:
– Đứa nào làm con gái rượu của tao thức giấc hay đánh ngã nó thì chết đòn, nghe rõ chửa?
Nói xong, anh vừa cầm cái roi song bằng ngón tay, vụt đét một cái xuống chiếc sập gụ giữa nhà. Chín “quỷ sứ” giật mình thót một cái, sợ xanh mặt. Quát mắng, dộ nạt thế thôi chứ anh chị thương con lắm, chưa bao giờ anh đánh con, nhưng chúng sợ anh một phép.
Tôi chỉ có 2 thằng con ấy thế mà nhiều lúc thót tim, anh chị Hồng có những 9 đứa đang tuổi nghịch, quậy phá, cho nên anh chị cũng bị nhiều lần suýt “tim đứng”.
Mùa lũ 1978, nước sông Đà mênh mông chảy xiết cuốn theo củi, gỗ từ thượng nguồn đổ về cũng là mùa người vạn chài ven sông đua nhau bơi thuyền vớt củi đắp đổi qua ngày. Mỗi năm ít cũng vài thuyền đắm, dăm đứa trẻ rơi xuống bờ sông đục ngầu làm mồi cho thủy thần Đà Giang. Trên bờ người rỗi việc ra ngắm lũ tràn về, xem thuyền vướt củi.
Hai thằng sinh đôi của tôi năm ấy mới hơn 3 tuổi, hàng ngày sau đi nhà trẻ chúng thường chơi với bạn quanh quẩn trong khu tập thể. Chiều ngày 8-9, đến giờ cơm, không thấy chúng. Vợ tôi đi khắp các nhà trong khu tập thể, không thấy hai quỷ sứ, ra đường hỏi, có người bảo, “có phải hai thằng khoảng 3, 4 tuổi không?” -“Vâng, phải” – “Tôi thấy chúng ra bờ sông.” Vợ chồng tôi nháo nhào ra đê.
Trời xẩm tối, nước sông Đà ầm ầm đổ về giận dữ, đục ngầu, mấp mé bờ đê. Trên đê lác đác bóng người, trên sông dăm thuyền vớt củi đang chồm lên, chìm xuống theo dòng nước chảy xiết.
Chúng tôi đi lên đi xuống quãng đê gần cây số nhiều lần, réo tên con trong nước mắt. Trời ơi, nếu mệnh hệ nào, chắc gì vợ tôi sống nổi. Gần 9 giờ đêm, chúng tôi đành về, lòng cháy như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Chưa biết phải làm gì, đột nhiên thằng anh lù lù thập thò trước cửa. Vợ tôi mừng quá, òa khóc ôm chặt lấy, không dám phát đít, hỏi, “Thằng em đâu?” Nó bảo, “Lân sợ, đang nằm ghế đá bên vườn hoa bệnh viện.” Hóa ra, hai quỷ sứ mải đuổi bắt con cồ-cộ theo sang tận bệnh viện, đến lúc tối trời sợ bị phạt, chúng nằm “cố thủ” ở ghế đá vườn hoa, đói quá thằng anh mới dám liều về nhận tội.
Lần thứ hai, ở Hong Kong, giữa tháng 9-1979 chúng tôi được ra tự do, Chủ Nhật sang trại Tuen Mun thăm gia đình chú thím cách trại Khải Đức khá xa, chuyển 2 xe bus. Hôm ấy, gần trại Tuen Mun, có phiên chợ trời, trước khi về chúng tôi ghé vào.
Chợ đông kịt, quầy hàng bầy chật cứng hai bên, người nọ chen chân người kia, tôi dắt đứa lớn, 2 thằng cầm tay mẹ. Đi khoảng nửa giờ, vợ tôi nhìn ra, ôi thôi, con mình không dắt lại cầm tay con người. Hăi thằng quỷ sứ biến mất tiêu.
Lần đầu tiên đi chợ trời Hong Kong, tiếng Quảng, tiếng Anh ú ớ, nay lạc hai thằng con biết đâu mà tìm, biết hỏi ai. Trẻ con người Việt người Hong Kong giống nhau, mũi tẹt, da vàng, tóc đen. Đi lên đi xuống dọc theo chợ, gọi rát cả cổ, tìm mãi không thấy, hỏi quản lý chợ, cảnh sát, đều lắc đầu.
Hết hy vọng, vợ chồng tôi quay về nhờ ông chú giỏi tiếng và chữ Tầu đưa lên đồn cảnh sát trình báo. Ai ngờ, lên tầng 20, nhìn vào buồng đã thấy hai quỷ sứ đang ăn xôi với ông bà trẻ. Hỏi, nó bảo, cầm nhầm tay người khác cứ tưởng mẹ, nhìn lên thấy người lạ, mới nháo nhào đi tìm bố mẹ. Không thấy, chúng chạy về trại ông bà trẻ chờ. Vừa tức, vừa mừng, vợ tôi ứa nước mắt, ôm chặt lấy quỷ sứ, cũng không đành phát đít.
Năm 1982, mùa hè xứ Scotland, mười giờ đêm mặt trời vẫn chưa lặn. Từng giải nắng dát vàng trên vùng đồi trước mặt. Đêm hè, trẻ con nô đùa trước cửa đến tận khuya, giờ ngủ thường 11 giờ. Như thường lệ, không thấy hai thằng quỷ sứ về ngủ. Khu Knightsridge rất vắng, nhiều đất bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu, có con mương khá sâu và rộng cách nhà gần 500 mét.
Sợ bọn trẻ hư lớn tuổi xúi dại, chúng tôi hộc tốc ra tìm. Đi hết đoạn mương, đi tiếp đồi này sang đồi khác, chui cả rào vào khu sân golf hy vọng hai thằng sang nhặt bóng, cũng không thấy. Gọi điện báo cảnh sát, họ bảo, sau 24 giờ mới tìm kiếm. Mất tích sau 24 giờ mới đi tìm, có khi thành người thiên cổ còn gì!
Gần 2 giờ sáng, tìm đâu cũng không ra. Vợ tôi bắt đầu khóc. Chúng tôi rơi vào tuyệt vọng. Không ngờ xa xa có tiếng người từ đỉnh đồi vọng xuống. Hóa ra hai thằng con tôi đi cùng một thằng bạn sang trại nuôi bò sữa làng bên. Cả ba vừa đi vừa kể chuyện con bò có “hú” to lắm, bóp vào chảy ra nhiều nhiều sữa là.
Mừng ơi là mừng! Vợ chồng tôi đều chảy nước mắt, đưa về tắm giặt kỳ cọ, quần áo giày dép toàn phân và nước đái bò. Chủ Nhật tuần sau, cả nhà đi thăm trại bò có “hú to” nhiều sữa, dặn hai quỷ sứ, lần sau muốn xem gì phải hỏi bố mẹ đưa đi, cấm đi một mình, nghe chửa. Chúng gật. Từ nhà tôi đến trại bò hơn ba cây số qua ba bốn qủa đồi, cỏ ngập đầu, ấy thế ba quỷ sứ 7, 8 tuổi dám đi một mình giữa đêm khuya!
Trở lại chuyện anh chị Hồng, khi cô gái rượu được 7 tháng, ở nhà với 9 ông anh, mẹ đi chợ. Chả biết trông em thế nào, mẹ về, trán Kim Chi sưng vù bằng quả sung non, tím bầm. Vừa ôm con, chị vừa chì chiết:
– Bố mày về thì toét đít.
Chả là thằng thứ ba tranh nhau quả ổi xanh, giằng giật nhau làm Kim Chi trên tay thằng thứ hai đánh rơi em, đầu đập xuống đất.
Nhớ đến chiếc roi song đét xuống phản, hai thằng mặt cắt không còn tí máu, nháy nhau chạy trốn vào rừng.
Bữa cơm chiều, thiếu hai thằng, anh biết nó sợ, trốn quanh đâu đó, thôi kệ, cứ ăn, nó về mò nồi ăn sau cũng được. Tối khuya không thấy chúng về, anh chị bắt đầu lo, cả nhà nháo nhác đi tìm.
Sau một hồi gọi khản cả tiếng, anh gọi bảy lính còn lại xếp hàng ngay giữa sân, anh hỏi:
– Lũ quỷ sứ, có biết thằng Nhị, thằng Tam trốn đâu không?
Tất cả đều lí nhí trong mồm:
– Con không biết ạ.
Đến 10 giờ đêm vẫn bặt tin, anh chị lo cuống cuồng, nhờ hàng xóm đốt đuốc vào rừng đi tìm. Tìm đâu ra, rừng xanh huyền bí, màn đêm dày đặc, chẳng ai dám vào sâu, chỉ tìm quanh quanh ven rừng. Bây giờ anh chị mới bắt đầu sợ, chị khóc sướt mướt, cả đêm anh chị trằn trọc, thao thức.
Sáng sớm tinh mơ, hai quỷ sứ lù lù dẫn xác về, đứng ngay trước sân. Anh chị mừng quá, ôm chặt lấy con mà khóc. Hóa ra, đêm qua, sợ quá, hai thằng cứ thế chạy một mạch vào rừng, rồi lạc lối. Đêm khuya, không biết đường về, chúng trèo lên cây ngủ, mờ sáng mò về, vừa đói vừa khát, mặt mày nhem nhuốc, trông thật tội. Anh chị quên luôn cái tội đánh ngã “công chúa”, bảo lần sau không được vào rừng đêm.
Anh Tính, công nhân nhà máy cưa lại khác, có năm tố nữ, anh bảo, con anh toàn lũ vịt giời, mai kia chúng bay ráo, trơ lại hai cái thân già, ai người nuôi dưỡng? Khi chết, đến đứa chống gậy đưa ra đồng cũng không có, nhục không? Hết ca làm, anh thường ngồi la cà quán cóc, hút thuốc lào vặt, đánh rắm rong, chứ nhất định không muốn về. Năm 1975, vợ anh sinh được thằng cu. Nhân đầy cữ, anh mổ ngay con lợn gần 40 kí khao bạn bè, hàng xóm. Anh hỉ hả lắm. Men rượu làm anh phấn khởi, tâm sự, trước kia mỗi khi hết ca, chẳng muốn về. Hễ về đến nhà đi ra đi vào, nhìn đâu cũng rặt đàn bà, nhà toàn mùi lờ là mùi lờ. Chán lắm!
Trong đời sống mới, theo quy định của chính phủ Anh, những người tỵ nạn Việt Nam định cư trên 5 năm, không vi phạm pháp luật, không có tiền sự tiền án đều có quyền nhập quốc tịch. Vì thế, từ năm 1986 chúng tôi ồ ạt làm đơn xin nhập tịch. Thời kỳ ấy, người tỵ nạn Việt Nam nhập tịch thật dễ. Từ 18 tuổi trở lên, điền form, kèm theo hồ sơ của Liên Hiệp Quốc cấp ở Hong Kong -United Kingdom Visa. Ngoài ra, chính phủ Anh không đòi hỏi bất cứ giấy tờ nào, kể cả giấy “từ bỏ” quốc tịch Việt Nam, chỉ cần ký xác nhận lời khai trong form đúng Sự Thật. Đợi từ ba đến sáu tháng, nếu hội đủ điều kiện, Bộ Nội vụ gửi giấy đi tuyên thệ.
Chúng tôi có thể đến văn phòng luật sư hay nhà thờ để tuyên thệ, lệ phí rất tượng trưng, vợ chồng tôi chỉ phải trả £5 bảng cho văn phòng luật sư gần nhà. Có lẽ số người nhập tịch đông, gia đình tôi phải đợi thêm gần 6 tháng mới có quyết định của Bộ Nội vụ được nhập tịch –Certificate of registration as a British Citizen. Mừng lắm, từ nay chúng tôi đã là công dân chính thức, là thần dân của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, có đất nước để tự coi đó là tổ quốc thứ ba sau những năm tháng tha phương. Cũng từ nay, chúng tôi, các con các cháu tôi sau này có thể tự hào, mình là người Anh gốc Việt như những người Anh sắc tộc khác, định cư tại Vương quốc Anh, hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như người dân bản xứ.
Sau 4 tuần điền form gửi đi, chúng tôi nhận được hộ chiếu -United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland Passport. Hồi ấy, hộ chiếu màu đen, tên tuổi, nơi sinh… đều viết tay, có giá trị 10 năm. Những lần đổi sau, hộ chiếu có màu đỏ, nhỏ gọn, người Việt rơm gọi là sổ đỏ, phân biệt với Travel Document hay hộ chiếu Việt Nam màu xanh gọi la sổ xanh.
Trong tay có hộ chiếu, các bà vợ người Việt gốc Hoa bắt đầu nghĩ chuyện về thăm thân nhân. Thời bấy giờ, đường bay từ Anh về Việt Nam rất nhiêu khê. Việt Nam vẫn trong tình trạng bị bao vây kinh tế, chưa bang giao với các nước ASEAN nên không có hãng hàng không Thái -Thai Airway hay Singapore… bay sang Việt Nam, muốn về, buộc phải qua các nước cộng sản Đông Âu hoặc Liên Xô, chuyến bay nghỉ nhiều chặng. Từ phi trường Heathrow về Nội Bài khoảng 20 đến 24 giờ bay, rất mệt.
Hãng hàng không Liên Xô Aeroflot giá khá rẻ so với các hãng Tiệp Khắc. Chị Hương than, chỉ vì tham rẻ £450 bảng/vé khứ hồi, hãng Tiệp £650 đến £700 mà thấy dại. Của rẻ là của ôi, chị bảo:
– Nhân viên hàng không Aeroflot kiểm tra hộ chiếu của khách xong, ném ngay vào thùng, không trao tận tay cho khách.
– Máy bay rất xóc.
– Nghỉ quá nhiều chặng.
– Thái độ phục vụ và bữa ăn rất kém.
“Có cầu tất có cung”, khi số người muốn về Việt Nam tăng lên, dịch vụ bán vé máy bay, xin visa bắt đầu hoạt động. Nhiều người làm dịch vụ này, nhưng chỉ có hai gia đình làm ăn có uy tín nên đông khách. Đó là anh chị Liêm Phương và Nguyễn Thị B.
Anh chị Liêm Phương, mấy năm đầu, anh chị mở dịch vụ tại nhà, Acton Town, South West London, sau này trở thành East-West Travel Limited. Năm 2004, anh làm đại diện cho Vietnam Airlines, ở Hammersmith, London.
Dịch vụ của chị Nguyễn Thị B. lại khác. Chị đến tận nhà phục vụ, theo đường điện thoại. Vì nhiều người chưa có hộ chiếu cũng muốn về Việt Nam nên trở thành loại khách hàng béo bở, có lời nhiều. Chị B. lập hẳn một danh sách người chỉ có sổ xanh -Travel Document, nộp cho đại sứ quán Việt Nam, 12 Victoria Road, Kensington, W12, London, xin visa tập thể. Những người này dưới danh nghĩa, đoàn du lịch Châu Âu do chị B. hoặc người thân của chị làm trưởng đoàn, đưa đi đưa về. Ban đầu, dịch vụ khá kín đáo, nhằm vào những gia đình người Việt miền Bắc. Người nọ truyền tai người kia bằng đường dây điện thoại, thì thào to nhỏ, tìm mọi cách tránh sự tò mò những người làm việc trong cộng đồng và người miền Nam.
Vợ chú Sơn, cô Bình, cô Thu, vợ anh Hòa phôn cho vợ tôi, hỏi, “Có về Việt Nam không?”- “Chưa có passport đi sao được.”- “Yên tâm, khu nhà em mấy chị đi về rồi, an toàn lắm.” Họ kể con đường bí mật về Việt Nam qua chị B. như sau “Gọi điện thoại theo số xxxx , chị B. sẽ đến tận nhà trao đổi cụ thể. Nộp tiền, sổ xanh -Travel Document- được hẹn ngày giờ cụ thể đến điểm hẹn. Tại đó sẽ có người đưa ra phi trường Heathrow, hết hạn trở về, người nhà ra phi trường đón. Đã có nhiều chuyến “du lịch” đi về an toàn. Đi không? Đăng ký ngay chứ tết ta này, 1987, đông lắm, hết chỗ.”
Năm 1987, bố vợ tôi bị ung thư, bệnh tình nặng dần. Tuy vậy chúng tôi từ chối, không về theo đường dây chui, chờ có hộ chiếu sẽ tính sau, dù vợ tôi rất nóng ruột. Chúng tôi không muốn vi phạm pháp luật dù nhỏ nhất.
Dịch vụ du lịch Việt Nam đã giúp Đại Sứ quán Việt Nam vươn bàn tay bẩn thỉu tới cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam ở Anh. Ngày lễ, ngày tết, nhiều gia đình được tòa đại sứ kín đáo gửi giấy mời. Gọi là đến dự liên hoan do tòa đại sứ chiêu đãi, nhưng hầu hết người tỵ nạn mang đồ ăn và đóng tiền “hụi chết” cho chúng. Ít cũng 20 bảng, nhiều 100 bảng, kẻ mắc bệnh sĩ còn đóng cao hơn. Nhân ngày 02-9-1988, Đại sứ quán Việt Nam mời “Vịt cừu yêu nước” đến dự lễ, không ngờ người đến dự bị người chống cộng la ó, chửi mắng, ngăn cản. Có người ném cả chất bẩn (phân người) vào đám “Vịt Cừu” đang khệ nệ bưng cơm, bia lạnh… cống nộp. Một cuộc ẩu đả lộn xộn xảy ra ngay trước tòa đại sứ. Không có cái ngu nào giống cái ngu nào, tên bí thư thứ 2 cầm khẩu súng ngắn, đứng trước cửa tòa đại sứ, giơ ra dọa bà con biểu tình. Nó làm như London này là Hà Nội của nó không bằng, muốn dọa nạt, muốn bắn ai thì bắn chắc. Một hành động côn đồ không thể tha thứ ở xứ tự do, dân chủ. Hôm sau, tất cả báo chí trong nước cũng như các đài truyền hình BBC 1, BBC 2, ITV, Channel 4 trong bản tin thời sự nhất loạt đưa tin và bình luận. Ảnh bí thư đại sứ quán Việt Nam, mặt mày bặm trợn, giơ súng đe dọa người biểu tình chống Cộng tại London được bêu trên trang nhất với lời bình luận, châm biếm sâu cay. Đại sứ quán Việt Nam bị triệu tập, phải giải trình vụ việc, nguồn gốc khẩu súng với Bộ Ngoại Giao Anh. Ban đầu viên đại sứ bào chữa hài hước là “súng giả”, nhưng khi phân tích bức ảnh trên máy vi tính, cãi láo không xong. Tuần sau, tên bí thư bị trục xuất, mấy tháng sau viên đại sứ Việt Nam bị triệu hồi, thay ngựa khác.
Cũng vì chuyện ném phân vào người, vào sân đại sứ quán, chính phủ Anh ra thông báo, từ đó đoàn biểu tình chống cộng không được đi ngang qua Victoria Road.
Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra.
Chuyện người tỵ nạn về Việt Nam bằng Travel Document gây sốc cho cộng đồng, nhất là những người chống cộng cực đoan. Họ tìm mọi cách ngăn cản, tố cáo với nhà chức trách bằng mọi cách, chờ những đoàn người từ Việt Nam về, đem theo biểu ngữ tiếng Anh và tiếng Việt tại phi trường Heathrow tố cáo sự gian lận, hô khẩu hiệu đả đảo… Tất cả những cuộc biểu tình lẻ tẻ, không làm cho Nguyễn Thị B. chùn bước. Kinh doanh là kinh doanh, tiền là tiên là Phật… Không chỉ Nguyễn Th. B. mà Đại sứ quán Việt Nam liên kết với một gia đình ở Camberwell Green làm dịch vụ này, nhưng làm ăn thiếu chữ tín, cơ sở này sập tiệm sau một thời gian ngắn.
Tháng 11-1987, cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hồi ấy định cư London, sống trong căn nhà cũ của cán bộ nhân viên tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa khu Wimbledon, triệu tập một số sĩ quan VNCH, đa số cấp úy, khoảng trên dưới 30 người họp tại số nhà 7/72 Crytal Palace Park Road, South East London. Nội dung thảo luận là thành lập chính phủ lâm thời hải ngoại. Trước ngày họp, chúng tôi, trung tá bác sĩ Nguyễn Xuân Cẩm cùng ông chủ tịch cộng đồng Trần văn Tòng và tôi đang ngồi tại văn phòng cộng đồng quận Croydon tán gẫu. Đại úy Hưng đến, đưa giấy mời trung tá bác sĩ Cẩm và ông chủ tịch Tòng tới dự, đại úy Hưng còn nói thêm, “Được gặp tổng thống là điều vinh hạnh”. Cả hai đều từ chối tham dự, bác sĩ Cẩm, bảo “Cám ơn, tôi không muốn vinh hạnh này”. Ông nói tiếp “Ông Thiệu không còn là vị tổng thống của tôi, ổng đã từ chức trước khi ông đào tẩu.” Bác sĩ Cẩm nói với tôi, “Tốt nhất ông Thiệu nên đứng phía sau, ủng hộ lớp trẻ thành lập tổ chức, số vàng 17 tấn, ông nên trao lại cho tổ chức chống cộng chân chính khác”.
Chuyện 17 tấn vàng ồn ào từ lâu. Nhiều người tin rằng trước khi đào tẩu, ông Thiệu đã chuyển số vàng sang Đài Loan. Mãi đến năm 2007 chuyện mới sang tỏ khi chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác nhận, cố tổng thống Thiệu không (kịp) chuyển đi, 17 tấn vàng vẫn trong ngân khố quốc gia.
Tiếng oan chỉ được giải khi ông đã trở về cát bụi.
Kinh thành London, nơi có rất nhiều các chính trị gia, vua chúa, thủ tướng, tổng thống… thất thế, sống lưu vong ở khu Kensington, Wimbledon, cũng là nơi có nhiều cuộc vận động chính trị của những chính trị gia đó. Hè 1988, khi Hội chợ Việt-Miên-Lào tổ chức tại vườn hoa quận Lambeth, London, vô tình tôi đã gặp và nói chuyện với cựu Quốc Vương Norodom Sihanuok. Thời ấy ông đang sống lưu vong tại Pháp. Báo chí miền Bắc đưa tin, năm 1969, khi ông Hồ qua đời, Sihanuok thắp 79 ngọn nến và cầu siêu 79 ngày để lấy lòng Bắc Việt. Vậy mà tháng 5-1970, trong khi viếng thăm Paris, ông bị người cậu ruột đảo chính, lật đổ ngai vàng. Theo như cụ Nguyễn Văn Hoàng Đạo kể, ông từng ăn chực nằm chờ tại nhà khách của Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời bấy giờ, nhờ giúp đỡ, nhưng bị từ chối. Gặp và nói chuyện, tôi thấy đôi mắt Sihanuok thường xuyên đảo nhìn tứ phía. Không biết có phải ông cảnh giác sợ bị ám sát hay vì lý do nào đó không rõ, nhưng tôi thật sự không có cảm tình với người có đôi mắt đảo nhiều như vậy.
Người ta bảo, gia đình ông Thiệu sống trong một biệt thự ở Wimbledon từ năm 1982 sau đó chuyển sang Hoa Kỳ cho đến khi ông qua đời 2001.
Sau cuộc họp do cố tổng thống Thiệu chủ trì, phong trào đấu tranh chống cộng lan rộng, bùng phát ở một số quận ở London. Nhiều cuộc họp kín, quyên góp, những tin đồn về tổ chức A, tổ chức B… đã về Việt Nam yểm trợ phong trào trong nước lan rộng. Nhiều tờ báo, tập san ra đời ủng hộ phong trào chống cộng. Trong khi đó, Nguyễn thị B., vẫn tổ chức những chuyến du lịch về Việt Nam qua hệ thống “sổ xanh” và “visa chui” vẫn phát triển, không chỉ ở những thành phố đông người Việt như London, Birmingham, Leed… mà lan đến cả Scotland.
Hầu hết cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở các quận công khai phản đối những người về Việt Nam, họ không cần biết vì sao, lý do gì, tại sao phải về. Cứ về Việt Nam là bị chửi rủa, lên án, bằng nhiều hình thức, viết thư nặc danh đe dọa, chửi bới cá nhân, qua đường bưu điện hay trực tiếp bỏ vào nhà. Họ không dám công khai, luật pháp Anh không cho phép bất cứ ai xâm phạm, can thiệp đời tư của người khác. Việc này có thể bị truy tố trước pháp luật.
Chị Tòng năm 1988 về Việt Nam đón cha già sang định cư. Anh chị xin bảo lãnh cho cha mẹ từ năm 1977, sau hơn 10 năm mới được chính phủ Việt Nam cho xuất cảnh. Cụ ông đã ngoài 80, rất yếu. Cụ bà qua đời ba năm về trước, không đủ sức chờ ngày đoàn tụ. Chị phải về Sài Gòn đón cha già.
Vậy mà chồng chị, anh Tòng, chủ tich cộng đồng quận tôi, đi đến đâu cũng bị đồng hương chống Cộng xua đuổi với những lời khiếm nhã. Họ không cần biết tại sao chị về Việt Nam, chỉ neu nghi vấn “đã là tỵ Nạn Cộng Sản sao lại về Việt Nam?” Họ coi những người về Việt Nam là người xấu, con cừu đen trong đàn cừu trắng.
Năm 1988, bố vợ tôi mất nên vợ tôi về chịu tang.
Mấy tháng sau, một tối Thứ Bảy sau tết âm lịch 1989, chúng tôi đang xem film khuya, cạch một tiếng, như ai đụng cửa. Tôi vén rèm che cửa sổ phòng khách, nhìn thấy cô H. chui vội vào chiếc xe Ford màu đỏ, động cơ rít lên lao vụt đi. Một lá thư nặc danh vất vào nhà. Thư chỉ là những lời lẽ khiếm nhã chửi vợ chồng tôi thậm tệ, vì vợ tôi đã về Việt Nam.
Cô H. là ai?
Là vợ thiếu úy Z cách nhà tôi không xa. Vợ chồng từ Brixton chuyển xuống quận tôi từ năm 1988, làm nghề may tại gia. Vợ tôi cũng may, hai nhà cách nhau con phố nên khá thân thiết.
Chính tôi là người giúp hai đứa con lớn cô chú học võ thuật, nhiều lần cô chú bận, tôi đón hai cháu đến võ đường cùng con tôi. Cô chú vượt biên, định cư ở Anh năm 1978. Theo như tự kể, Z. là thiếu úy không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cuộc vượt biên hai người lấy nhau nhưng chưa đăng ký. Tháng Sáu 1988, chính hai người nhờ chúng tôi đến dự buổi kết hôn tại phòng Đăng Ký kết hôn quận Croydon. Thế mà chỉ vài tháng sau, nỡ nào cô H. ném thư nặc danh vào nhà sỉ vả chúng tôi!
Để khỏi ngờ oan, làm như vô tình, tôi đã kiểm tra được nét chữ và xác nhận lá thư nặc danh, nét chữ nguệch ngoạc, chưa hết cấp I của cô H., chứ không phải thiếu úy Z. Vợ tôi uất lắm, định khởi kiện, nhưng tôi cho qua, không chấp.
Không biết có phải do áp lực của các cộng đồng, của cựu chiến binh VNCH, của những người chống cộng cực đoan hay không, anh Lương Tấn Tước thay mặt Cộng đồng Tỵ nạn Việt Nam Vương quốc Anh, viết đơn lên Bộ Nội vụ tố cáo những người tỵ nạn về Việt Nam theo ngả chui do Nguyễn Th. B. tổ chức, yêu cầu tước quyền tỵ nạn của họ. Thay mặt cho Bộ Nội vụ, ông C. Marsh trả lời bằng văn bản, trong đó có đoạn như sau “I must stress that Vietnamese who do visit Vietnam are in no way breaking any law in this country.”
Bức thư này được sao làm nhiều bản, gửi tới tất cả văn phòng cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở Anh. Chuyện vỡ lở, gây chia rẽ khối đoàn kết cộng đồng tỵ nạn người Việt ở London. Những năm 1980, 1990 người tỵ nạn Việt Nam ở Anh trên 60% là người miền Bắc, trong đó đa số là người Việt gốc Hoa.
Vì thế một vài quận tách ra, thành lập Cộng đồng tỵ nạn người Việt gốc Hoa, xin kinh phí và tài trợ riêng của Council.
Từ cuối thập niên 1990, số người tham gia cộng đồng Việt Nam giảm dần, trong khi cộng đồng Hoa kiều tăng nhanh và sát nhập với Hội Hoa Liên ở China Town. Lý do, người Hoa có truyền thống đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau từ lâu đời, hơn nữa có nhiều hình thức sinh hoạt hấp dẫn hợp với mọi lứa tuổi. Thanh thiếu niên tập võ Thiếu Lâm, người già tập Thái cực quyền, chơi mạt-chược, cờ tướng… và hầu như không tham gia, bàn tán chuyện thời sự chính trị.
Ngày nay, đại sứ quán Việt Nam, vươn bàn tay tới nhiều nước, nhưng tại London này, họ chỉ mới “túm tóc, sờ gáy” được du học sinh, dăm mống hội viên “Vịt cừu yêu tinh”, một số doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam… con số này rất nhỏ so với >40 ngàn người Việt định cư tại Vương quốc Anh, còn chuyện đại sứ quán gây phiền hà cho mọi người thì khó kể hết.
Cuối năm 1988, chúng tôi nhận được điện khẩn, bố vợ tôi qua đời, chúng tôi lên Đại Sứ quán Việt Nam xin visa gấp. Theo hẹn, đúng 10 giờ sáng Thứ Bảy, tôi bấm chuông. Một người đàn ông trên dưới 50, “đặc sệt” nông dân, quần dài, áo may ô ba lỗ, dáng ngái ngủ, mở cửa đi ra sân. Tôi lên tiếng qua cổng sắt:
– Chào bác, theo hẹn, hôm nay tôi đến gặp ông Ngô Học Phiếu
Vừa làm động tác tập thể dục, tay đưa lên đưa xuống, vừa vặn lưng kêu răng rắc, ông vừa đi dần ra cổng, giọng ngái ngủ, bảo:
– Anh Phiếu đi vắng.
Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại:
– Ông Phiếu hẹn tôi 10 giờ, sao lại đi vắng?
– Ừ, thế vầy đấy!
Mấy chục năm, bây giờ mới được nghe “thế vầy”, câu cửa miệng của người làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định, quê hương của Tổng bí thư Trường Chinh. Anh chàng nông dân thứ thiệt này, dân Hành Thiện cũng được sang London làm caretaker cho tòa đại sứ. Phải chăng vì ông là đồng hương của tổng bí thư?
Hẹn khách mà lại đi vắng, không một lời nhắn lại, có cán bộ sứ quán nước nào làm ăn cà-chớn như thế không? Tôi hỏi:
– Bác biết ông Phiếu bao giờ về không?
– Chịu, tôi không biết. Hay thế vầy, lát nữa anh chị quay lại.
Chúng tôi rất thất vọng, chửi thầm, đi ra xe. Vừa lúc đó, chiếc xe Ford cà-tàng màu đỏ, cửa mở, một người đàn ông Việt khoảng 40 tuổi bước ra, tươi cười, hỏi:
– Có phải anh chị Mạnh không?
– Vâng, anh là anh Phiếu?
– Xin lỗi, tôi có chút việc, nên về muộn. Xin mời anh chị vào.
Anh đưa chúng tôi vào phòng khách. Phòng trang trí đơn giản. Một bộ sô-pha, bàn uống nước, cốc chén, giữa phòng sát tường treo cờ đỏ và bức tượng thạch cao bán thân hình ông Hồ. Tôi đưa anh xem bức điện tín. Vợ tôi nộp hai đơn xin về Việt Nam kèm 2 ảnh và tờ bạc mệnh giá £50. Thái độ anh vui vẻ, cởi mở, sau vài câu hỏi xã giao rồi bảo chúng tôi ngồi chờ, anh lên gác đóng dấu, ký tên cấp visa cho vợ tôi. Theo quy định, lệ phí visa 1 lần 25$ Mỹ kim, khẩn cấp 30$/lần, nhưng ở London, họ thu £25 Anh kim hay 30 Anh kim, mặc dù có thời kỳ hối đoái, 1 bảng = 2 Mỹ kim, họ cứ tỉnh bơ như không biết quy định. Anh ta cũng tỉnh bơ khi trả hộ chiếu cho vợ tôi. Trước khi ra về, vợ tôi nhắc khéo:
– Anh chưa thối lại tiền thừa!
Hơi đỏ mặt, rút ví, anh bảo:
– Xin lỗi, mải nói chuyện tôi quên khuấy. Xin lỗi chị nhé.
Ra ngoài đường, vợ tôi bảo:
– Không nhắc, nó có trả khối ra đấy. Hai chục, chứ đâu có ít.
Năm 2001, chúng tôi lại đến xin visa vì mẹ vợ tôi ốm nặng, lần này vào chiều Thứ Tư, khách nước ngoài rất đông. Sau khi dán tem visa -không đóng dấu nữa-, ký tên, người bí thư thứ 3 ra tận ngoài trao hộ chiếu cho vợ tôi và hỏi chuyện thân mật. Chị tâm sự, sắp hết hạn, phải về nước nhận nhiệm vụ khác, nhưng có thằng con đang học, nếu có thể được, giúp chị cho cháu tá túc đến nghỉ hè (gần 6 tháng), mọi chi phí chị xin thanh toán đầy đủ. Tôi từ chối, nói “Nhà chật, không có dư buồng, muốn giúp lắm nhưng “lực bất tòng tâm” mong chị thông cảm.”
Mấy năm trước, cán bộ viên chức toà đại sứ, cuối tuần thường đi Car Boot Sale mua đồ second hand như máy giặt, tủ lạnh, ti vi màu… đóng hòm gửi về kiếm chác. Theo quy định, mỗi quý -3 tháng- toà đại sứ được gửi 1 container miễn thuế. Vì thế bí thư Phiếu đi chợ về chậm, tí nữa làm chúng tôi lỡ việc.
Sau này, các bà các chị làm việc tòa đại sứ có chiêu mới là gửi con ở lại, nhờ tạm giúp nơi ăn chỗ ở, lý do hết hạn phải về nước. Nhiều người bùi tai và nhẹ dạ cả tin đã giúp miễn phí.
Có lẽ trên thế giới này chỉ có riêng Việt Nam đi du lịch phải làm đơn xin. Về Việt Nam thăm thân nhân hay du lịch đều phải điền Đơn Xin. Chế độ Xin-Cho đã quá lỗi thời, trong đơn xin còn có những câu hỏi như: “Lý do rời Việt Nam? Lý do về Việt Nam? Nghề nghiệp cũ và hiện nay?..” Ngoài ra còn hỏi họ tên tuổi thân nhân còn ở Việt Nam.Tờ đơn xin visa chẳng khác gì Bản Sơ yếu Lý lịch, kể lai lịch người đi du lịch!
Tôi tin là khắp thế giới hiện nay không có nơi nào phải làm đơn xin du lịch như Việt Nam. Một thủ tục quái đản vẫn chưa được xóa bỏ.
Phìền toái không chỉ có thế. Qua phần thủ tục giất tờ là phần mua vé máy bay. Chúng tôi đến các đại lý bán vé máy bay High Street quận Croydon đều không có vé đi Việt Nam. Vào một đại lý Pakistan đầu phố, sau gần 1 giờ bấm computer, cô nhân viên bán vé, báo giá £500/vé khứ hồi. Tôi hỏi lộ trình bay, ngày giờ cất cánh… mụ Pakistan làm tôi muốn lộn ruột:
– Từ Heathrow bay đến Seoul, đến Seoul mua vé đi về Việt Nam”.
Thế có điên không chứ. Nhìn tấm bản đồ thế giới to đùng dán trên tường, hình chữ S ghi An-Nam, chả trách mụ ta định bán vé cho vợ tôi bay sang Nam Hàn rồi đi mua vé tiếp bay về Việt Nam.
Cuối cùng cũng mua được vé về Nội Bài. Vé của hãng hàng không Tiệp, giá £650/khứ hồi, qua Praque, Karachi, Bombay. Sau gần 20 giờ bay, mệt lử, đến sân bay Nội Bài lại bị hải quan Việt Nam gây khó dễ. Hai chiếc va-li bị nhân viên hải quan cất (hay giấu?) vào văn phòng. Vợ tôi tìm vàng mắt không thấy ở băng dây chuyền. Mọi người đã ra hết, băng chuyền không còn hành lý nào. Còn trơ lại một mình, vợ tôi đành hỏi một nhân viên hải quan. Anh ta tủm tỉm cười, rồi dẫn vợ tôi vào văn phòng, chỉ vào 2 chiếc va-li, hỏi:
– Có phải của chị không?
– Sao lại ở đây?
– Chúng tôi quan tâm cất hộ vì sợ bị thất lạc, chị không cám ơn mà lại còn hỏi.
Vừa mệt, vừa tức lộn ruột, nhà tôi buông thõng:
– Cám… ơn…!
Hồi ấy “Vịt Cừu” về Việt Nam ít lắm, danh sách chắc đã được báo trước nên mới có chuyện này. Cả chuyến bay qua ngả Tiệp Khắc có mỗi vợ tôi từ Anh quốc.
Kéo hành lý ra khu kiểm tra, vợ tôi không kẹp tờ 20 dollar xanh, vì không quen hối lộ. Vả lại chẳng có hàng gì phạm pháp, quá quy định mà phải đút lót.
Nhân viên kiểm tra hàng hóa, buông một câu vu vơ:
– Bồi dưỡng cho anh em uống cà-phê chứ.
Bực mình và tức đến nổ ruột vì hơn tiếng đồng hồ tìm hành lý, nhà tôi nói:
– Các anh thông cảm, về chịu tang nên không kịp mua quà!
Con mẹ này láo, sẽ biết tay chúng ông!
Sau 4 tuần, vợ tôi ra sân bay Nội Bài làm thủ tục xuất cảnh, nộp đủ 3 tờ khai cho nhân viên hải quan mà lần trước đã gặp. Y nhìn hộ chiếu, nhìn trừng trừng như coi có đúng con mẹ này không? Vợ tôi không vừa, cũng chằm chằm nhìn lại ba nhân viên hải quan. Tay nhận giấy nói:
– Chị thiếu giấy chứng nhận tạm trú. Chúng tôi phạt chị mỗi ngày 10 đô, 28 ngày cứ thế mà nhân lên.
Nói xong, y thủng thẳng đứng lên, đút tay túi quần, đi bách bộ xung quanh quầy kiểm tra.
Nhà tôi đáo để nói lớn:
– Tôi nộp đủ 3 tờ giấy cho anh. Anh giấu đi đâu, bây giờ định phạt tôi. Xin lỗi nhé, tôi chả có đồng xu dính túi nào mà cho các anh. Tôi nói thật, chuyến máy bay này thiếu tôi cũng không thể bay được. Cho tôi gặp người lãnh đạo sân bay.
Rồi nhà tôi làm ầm lên, bao nhiêu người xúm lại xem. Một vài du khách nước ngoài thấy to tiếng cũng lại gần. Cảnh tượng có lẽ khiến y sợ con mẹ tai quái này làm bọn ý thua trắng bụng nên y giả vờ cúi xuống:
– Đây rồi, giấy của chị rơi xuống sàn!
Thực ra còn nhiều chuyện nữa. Ơ Việt nam, mọi thứ hang háo dịch vụ ođ61i với Việt kiều đều bị “chém đẹp”, các cửa hàng, nhà ga, bến xe họ công khai niêm yết giá cả gấp đôi. Vì Việt kiều thời ấy vẫn khoác áo “bọn lưu vong phản quốc”, chưa được khoác áo gấm “Việt kiều yêu nước”, không được đón tiếp rầm rộ, có cả còi hụ dẹp đường đưa về khách sạn như ngày nay.
Chuyến bay trở về từ Nội Bài – Praque toàn thanh niên Việt Nam lao động xuất khẩu sang Tiệp trả phép. Va-ly túi xách của họ căng phồng hàng mỹ phẩm như son, phấn… buôn lậu của Thái Lan, Singapore.
Vợ tôi kể, khu ngồi chờ lên máy bay để một số chai nước suối cho hành khách, các thanh niên này hò nhau vơ hết, có đứa lấy 4 cha. Ai khát nước đành chịu. Ngồi cùng hàng ghế, hai thanh niên nói với nhau những mẩu chuyện buôn lậu, hàng gì ăn khách, bán cho ai… và chuyện bẩn thỉu trai gái, đĩ điếm.
Một tên trên 30 tuổi, nói nhỏ:
– Vừa rồi tao lừa được con vợ già nhà quê, làm giấy ly hôn giả, kỳ này sang, tao sẽ lấy con Tây để ở lại!
Nói xong, nó cười đắc ý.
Chuyến đi Việt Nam năm 1988, đã để lại cho vợ tôi nhiều cảnh tượng chỉ gợi nhắc các hành vi tởm lợm khiến không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài những trò đểu giả, gian manh của đám quan chức Cộng Sản cùng sự tham lam chộp giật của không ít người gần như không còn chút lương tâm hay lý trí nào.
Thực tế này ập ngay đến ngay khi bắt đầu bước xuống khỏi máy bay và tiếp tục kéo dài.
Bởi ở khắp nơi, từ đám hải quan làm thủ tục xuất nhập cảnh, đám kiểm tra hành lý ở băng chuyển đến Ủy Ban Nhân Dân Xã và nhiều hàng quán, khi đến trình báo tạm trú hoặc cần mua bán một thứ gì đều khó tránh khỏi những sự việc chỉ luôn gây ấn tượng dập xóa hẳn mong mỏi còn có thêm một ngày trở lại.
Mời đọc tiếp: Chương [20]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19]
Sau vài năm cuộc sống ổn định, nhiều gia đình sinh thêm con. Thật kỳ lạ, hầu hết các cháu mới sinh là gái, ai cũng đặt tên con là Hương. Thu Hương, Ngọc Hương, Thanh Hương, Lan Hương, Xuân Hương… Xa Việt nam thấm thoát đã hơn 7 năm, ai cũng nhớ miền quê của mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có bờ tre, đình làng, cây đa, bến đò, dòng sông, ao cá, khoảng trời xanh, nơi mùa mưa tiếng ễnh ương ộp oạp vang xa, nơi mùa thu xào xạc lá vàng bay, nơi xuân về, giao thừa hái lộc trong mưa phùn rét ngọt. Thèm nghe tiếng gà gáy sáng, tiếng cục ta cục tác con gà nhảy ổ, thèm cả gầu nước giếng mát rượi giữa trưa hè oi ả, sân kho… tất cả, tất cả vẫn không phai mờ trong ký ức chúng tôi.
Năm 1981 vợ chồng chú Thịnh sau khi ở trại Wishaw ra nhà riêng, thêm cháu gái, năm 1985 lại thêm cháu gái nữa sau khi rời nhà Jimmy. Vợ chồng Sinh, Phú, cũng thêm 2 tố nữ. Lúc đầu ai cũng mừng, sang nước người thế là lãi, thêm con thêm của, nhưng cái gì nhiều cũng chán, khi nhìn đâu cũng toàn lũ “vịt trời”. Bạn bè khuyên vợ tôi “tăng tốc” vài đứa cho bằng chị bằng em, nhưng với tôi ba là đủ, hơn nữa có những “hai gậy chăn vịt”, không những thế trời lại cho sinh đôi. Tuyệt quá còn gì, hơn đứt nhiều người! Chẳng cần tăng tốc, mấy ai đã đuổi kịp!
Nhớ lại thuở nào, thị xã tôi nhỏ bé thế mà cũng nhiều chuyện bi hài về con trai con gái. Nhà anh chị Hồng có 9 thằng con, gần một tiểu đội lính. Anh làm công nhân nhà máy điện, chị ở nhà lột nứa cùng đàn con đan cót kiếm thêm.
Thời bấy giờ mọi thứ theo tem phiếu, đứa lớn chưa tròn 15, đứa bé chưa đến tuổi lên hai, đang tuổi ăn như tằm ăn rỗi, chạy hai bữa cơm độn ngô cũng đủ mệt người.
Nhà anh ba gian hai chái, ở sát bìa rừng, phên tre nứa lá, khá rộng. Tất cả giường, bàn, ghế… đều làm bằng bương tre, riêng có chiếc sập gụ kê giữa nhà của cụ cố để lại là đáng tiền. Sát sân trước cửa, một gian nhà ăn, bàn ghế cũng bương tre nứa, như lán quân đội.
Giờ cơm, anh dùng chiếc bù-loong gõ lên mảnh bom làm kẻng gọi “đàn lính.” Đứa lớn giúp mẹ đan cót, đứa bé tha thẩn chơi quanh, hễ nghe tiếng kẻng, chúng ào ào như chim về tổ, ngồi xuống hai hàng ghế bên bàn. Hai đầu bàn, hai nồi cơm độn, anh chị quản lý, ngô xay nhiều hơn cơm. Giữa bàn thường ba đĩa rau muống luộc chấm mắm cua đồng hay canh măng nấu muối, cà pháo muối xổi, hôm nào sang có thêm nồi đậu phụ kho cà-chua hay dăm con tép, cá vụn mà chúng tát suối bắt được. Anh chị thay nhau xới cơm không kịp, ào ào một chập, như tằm ăn rỗi lá dâu. Có hôm thiếu, thằng lớn bê nồi vào bếp còn cố cạo miếng cháy dính đáy, tiếng cạo nồi xồn xột đến nỗi chị Hồng phải quát yêu, “Cạo vừa thôi, thủng nồi bây giờ, ông tướng ạ!”
Chủ Nhật anh dẫn đàn con vào rừng chặt nứa, kiếm củi, kiếm măng. Nghèo nhưng gia đình anh đầm ấm. Đông con như thế mà anh chị vẫn ước ao có thêm cô gái rượu, chị bảo, “Mai kia già yếu, con gái mới chăm mẹ, giường cứt chiếu đái, chứ trông nhờ gì mấy thằng quỷ sứ. Còn con dâu, á? Sức mấy nó chăm nom mẹ chồng.”
Cầu được ước thấy, cuối năm 1976, chị sinh cháu gái. Mừng ơi là mừng! Anh chị đặt tên con Lê Kim Chi, cành vàng lá ngọc của anh chị, đón cô gái rượu từ nhà hộ sinh về, anh gọi 9 lính con xếp hàng, ra hẹn:
– Đứa nào làm con gái rượu của tao thức giấc hay đánh ngã nó thì chết đòn, nghe rõ chửa?
Nói xong, anh vừa cầm cái roi song bằng ngón tay, vụt đét một cái xuống chiếc sập gụ giữa nhà. Chín “quỷ sứ” giật mình thót một cái, sợ xanh mặt. Quát mắng, dộ nạt thế thôi chứ anh chị thương con lắm, chưa bao giờ anh đánh con, nhưng chúng sợ anh một phép.
Tôi chỉ có 2 thằng con ấy thế mà nhiều lúc thót tim, anh chị Hồng có những 9 đứa đang tuổi nghịch, quậy phá, cho nên anh chị cũng bị nhiều lần suýt “tim đứng”.
Mùa lũ 1978, nước sông Đà mênh mông chảy xiết cuốn theo củi, gỗ từ thượng nguồn đổ về cũng là mùa người vạn chài ven sông đua nhau bơi thuyền vớt củi đắp đổi qua ngày. Mỗi năm ít cũng vài thuyền đắm, dăm đứa trẻ rơi xuống bờ sông đục ngầu làm mồi cho thủy thần Đà Giang. Trên bờ người rỗi việc ra ngắm lũ tràn về, xem thuyền vướt củi.
Hai thằng sinh đôi của tôi năm ấy mới hơn 3 tuổi, hàng ngày sau đi nhà trẻ chúng thường chơi với bạn quanh quẩn trong khu tập thể. Chiều ngày 8-9, đến giờ cơm, không thấy chúng. Vợ tôi đi khắp các nhà trong khu tập thể, không thấy hai quỷ sứ, ra đường hỏi, có người bảo, “có phải hai thằng khoảng 3, 4 tuổi không?” -“Vâng, phải” – “Tôi thấy chúng ra bờ sông.” Vợ chồng tôi nháo nhào ra đê.
Trời xẩm tối, nước sông Đà ầm ầm đổ về giận dữ, đục ngầu, mấp mé bờ đê. Trên đê lác đác bóng người, trên sông dăm thuyền vớt củi đang chồm lên, chìm xuống theo dòng nước chảy xiết.
Chúng tôi đi lên đi xuống quãng đê gần cây số nhiều lần, réo tên con trong nước mắt. Trời ơi, nếu mệnh hệ nào, chắc gì vợ tôi sống nổi. Gần 9 giờ đêm, chúng tôi đành về, lòng cháy như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Chưa biết phải làm gì, đột nhiên thằng anh lù lù thập thò trước cửa. Vợ tôi mừng quá, òa khóc ôm chặt lấy, không dám phát đít, hỏi, “Thằng em đâu?” Nó bảo, “Lân sợ, đang nằm ghế đá bên vườn hoa bệnh viện.” Hóa ra, hai quỷ sứ mải đuổi bắt con cồ-cộ theo sang tận bệnh viện, đến lúc tối trời sợ bị phạt, chúng nằm “cố thủ” ở ghế đá vườn hoa, đói quá thằng anh mới dám liều về nhận tội.
Lần thứ hai, ở Hong Kong, giữa tháng 9-1979 chúng tôi được ra tự do, Chủ Nhật sang trại Tuen Mun thăm gia đình chú thím cách trại Khải Đức khá xa, chuyển 2 xe bus. Hôm ấy, gần trại Tuen Mun, có phiên chợ trời, trước khi về chúng tôi ghé vào.
Chợ đông kịt, quầy hàng bầy chật cứng hai bên, người nọ chen chân người kia, tôi dắt đứa lớn, 2 thằng cầm tay mẹ. Đi khoảng nửa giờ, vợ tôi nhìn ra, ôi thôi, con mình không dắt lại cầm tay con người. Hăi thằng quỷ sứ biến mất tiêu.
Lần đầu tiên đi chợ trời Hong Kong, tiếng Quảng, tiếng Anh ú ớ, nay lạc hai thằng con biết đâu mà tìm, biết hỏi ai. Trẻ con người Việt người Hong Kong giống nhau, mũi tẹt, da vàng, tóc đen. Đi lên đi xuống dọc theo chợ, gọi rát cả cổ, tìm mãi không thấy, hỏi quản lý chợ, cảnh sát, đều lắc đầu.
Hết hy vọng, vợ chồng tôi quay về nhờ ông chú giỏi tiếng và chữ Tầu đưa lên đồn cảnh sát trình báo. Ai ngờ, lên tầng 20, nhìn vào buồng đã thấy hai quỷ sứ đang ăn xôi với ông bà trẻ. Hỏi, nó bảo, cầm nhầm tay người khác cứ tưởng mẹ, nhìn lên thấy người lạ, mới nháo nhào đi tìm bố mẹ. Không thấy, chúng chạy về trại ông bà trẻ chờ. Vừa tức, vừa mừng, vợ tôi ứa nước mắt, ôm chặt lấy quỷ sứ, cũng không đành phát đít.
Năm 1982, mùa hè xứ Scotland, mười giờ đêm mặt trời vẫn chưa lặn. Từng giải nắng dát vàng trên vùng đồi trước mặt. Đêm hè, trẻ con nô đùa trước cửa đến tận khuya, giờ ngủ thường 11 giờ. Như thường lệ, không thấy hai thằng quỷ sứ về ngủ. Khu Knightsridge rất vắng, nhiều đất bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu, có con mương khá sâu và rộng cách nhà gần 500 mét.
Sợ bọn trẻ hư lớn tuổi xúi dại, chúng tôi hộc tốc ra tìm. Đi hết đoạn mương, đi tiếp đồi này sang đồi khác, chui cả rào vào khu sân golf hy vọng hai thằng sang nhặt bóng, cũng không thấy. Gọi điện báo cảnh sát, họ bảo, sau 24 giờ mới tìm kiếm. Mất tích sau 24 giờ mới đi tìm, có khi thành người thiên cổ còn gì!
Gần 2 giờ sáng, tìm đâu cũng không ra. Vợ tôi bắt đầu khóc. Chúng tôi rơi vào tuyệt vọng. Không ngờ xa xa có tiếng người từ đỉnh đồi vọng xuống. Hóa ra hai thằng con tôi đi cùng một thằng bạn sang trại nuôi bò sữa làng bên. Cả ba vừa đi vừa kể chuyện con bò có “hú” to lắm, bóp vào chảy ra nhiều nhiều sữa là.
Mừng ơi là mừng! Vợ chồng tôi đều chảy nước mắt, đưa về tắm giặt kỳ cọ, quần áo giày dép toàn phân và nước đái bò. Chủ Nhật tuần sau, cả nhà đi thăm trại bò có “hú to” nhiều sữa, dặn hai quỷ sứ, lần sau muốn xem gì phải hỏi bố mẹ đưa đi, cấm đi một mình, nghe chửa. Chúng gật. Từ nhà tôi đến trại bò hơn ba cây số qua ba bốn qủa đồi, cỏ ngập đầu, ấy thế ba quỷ sứ 7, 8 tuổi dám đi một mình giữa đêm khuya!
Trở lại chuyện anh chị Hồng, khi cô gái rượu được 7 tháng, ở nhà với 9 ông anh, mẹ đi chợ. Chả biết trông em thế nào, mẹ về, trán Kim Chi sưng vù bằng quả sung non, tím bầm. Vừa ôm con, chị vừa chì chiết:
– Bố mày về thì toét đít.
Chả là thằng thứ ba tranh nhau quả ổi xanh, giằng giật nhau làm Kim Chi trên tay thằng thứ hai đánh rơi em, đầu đập xuống đất.
Nhớ đến chiếc roi song đét xuống phản, hai thằng mặt cắt không còn tí máu, nháy nhau chạy trốn vào rừng.
Bữa cơm chiều, thiếu hai thằng, anh biết nó sợ, trốn quanh đâu đó, thôi kệ, cứ ăn, nó về mò nồi ăn sau cũng được. Tối khuya không thấy chúng về, anh chị bắt đầu lo, cả nhà nháo nhác đi tìm.
Sau một hồi gọi khản cả tiếng, anh gọi bảy lính còn lại xếp hàng ngay giữa sân, anh hỏi:
– Lũ quỷ sứ, có biết thằng Nhị, thằng Tam trốn đâu không?
Tất cả đều lí nhí trong mồm:
– Con không biết ạ.
Đến 10 giờ đêm vẫn bặt tin, anh chị lo cuống cuồng, nhờ hàng xóm đốt đuốc vào rừng đi tìm. Tìm đâu ra, rừng xanh huyền bí, màn đêm dày đặc, chẳng ai dám vào sâu, chỉ tìm quanh quanh ven rừng. Bây giờ anh chị mới bắt đầu sợ, chị khóc sướt mướt, cả đêm anh chị trằn trọc, thao thức.
Sáng sớm tinh mơ, hai quỷ sứ lù lù dẫn xác về, đứng ngay trước sân. Anh chị mừng quá, ôm chặt lấy con mà khóc. Hóa ra, đêm qua, sợ quá, hai thằng cứ thế chạy một mạch vào rừng, rồi lạc lối. Đêm khuya, không biết đường về, chúng trèo lên cây ngủ, mờ sáng mò về, vừa đói vừa khát, mặt mày nhem nhuốc, trông thật tội. Anh chị quên luôn cái tội đánh ngã “công chúa”, bảo lần sau không được vào rừng đêm.
Anh Tính, công nhân nhà máy cưa lại khác, có năm tố nữ, anh bảo, con anh toàn lũ vịt giời, mai kia chúng bay ráo, trơ lại hai cái thân già, ai người nuôi dưỡng? Khi chết, đến đứa chống gậy đưa ra đồng cũng không có, nhục không? Hết ca làm, anh thường ngồi la cà quán cóc, hút thuốc lào vặt, đánh rắm rong, chứ nhất định không muốn về. Năm 1975, vợ anh sinh được thằng cu. Nhân đầy cữ, anh mổ ngay con lợn gần 40 kí khao bạn bè, hàng xóm. Anh hỉ hả lắm. Men rượu làm anh phấn khởi, tâm sự, trước kia mỗi khi hết ca, chẳng muốn về. Hễ về đến nhà đi ra đi vào, nhìn đâu cũng rặt đàn bà, nhà toàn mùi lờ là mùi lờ. Chán lắm!
Trong đời sống mới, theo quy định của chính phủ Anh, những người tỵ nạn Việt Nam định cư trên 5 năm, không vi phạm pháp luật, không có tiền sự tiền án đều có quyền nhập quốc tịch. Vì thế, từ năm 1986 chúng tôi ồ ạt làm đơn xin nhập tịch. Thời kỳ ấy, người tỵ nạn Việt Nam nhập tịch thật dễ. Từ 18 tuổi trở lên, điền form, kèm theo hồ sơ của Liên Hiệp Quốc cấp ở Hong Kong -United Kingdom Visa. Ngoài ra, chính phủ Anh không đòi hỏi bất cứ giấy tờ nào, kể cả giấy “từ bỏ” quốc tịch Việt Nam, chỉ cần ký xác nhận lời khai trong form đúng Sự Thật. Đợi từ ba đến sáu tháng, nếu hội đủ điều kiện, Bộ Nội vụ gửi giấy đi tuyên thệ.
Chúng tôi có thể đến văn phòng luật sư hay nhà thờ để tuyên thệ, lệ phí rất tượng trưng, vợ chồng tôi chỉ phải trả £5 bảng cho văn phòng luật sư gần nhà. Có lẽ số người nhập tịch đông, gia đình tôi phải đợi thêm gần 6 tháng mới có quyết định của Bộ Nội vụ được nhập tịch –Certificate of registration as a British Citizen. Mừng lắm, từ nay chúng tôi đã là công dân chính thức, là thần dân của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, có đất nước để tự coi đó là tổ quốc thứ ba sau những năm tháng tha phương. Cũng từ nay, chúng tôi, các con các cháu tôi sau này có thể tự hào, mình là người Anh gốc Việt như những người Anh sắc tộc khác, định cư tại Vương quốc Anh, hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như người dân bản xứ.
Sau 4 tuần điền form gửi đi, chúng tôi nhận được hộ chiếu -United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland Passport. Hồi ấy, hộ chiếu màu đen, tên tuổi, nơi sinh… đều viết tay, có giá trị 10 năm. Những lần đổi sau, hộ chiếu có màu đỏ, nhỏ gọn, người Việt rơm gọi là sổ đỏ, phân biệt với Travel Document hay hộ chiếu Việt Nam màu xanh gọi la sổ xanh.
Trong tay có hộ chiếu, các bà vợ người Việt gốc Hoa bắt đầu nghĩ chuyện về thăm thân nhân. Thời bấy giờ, đường bay từ Anh về Việt Nam rất nhiêu khê. Việt Nam vẫn trong tình trạng bị bao vây kinh tế, chưa bang giao với các nước ASEAN nên không có hãng hàng không Thái -Thai Airway hay Singapore… bay sang Việt Nam, muốn về, buộc phải qua các nước cộng sản Đông Âu hoặc Liên Xô, chuyến bay nghỉ nhiều chặng. Từ phi trường Heathrow về Nội Bài khoảng 20 đến 24 giờ bay, rất mệt.
Hãng hàng không Liên Xô Aeroflot giá khá rẻ so với các hãng Tiệp Khắc. Chị Hương than, chỉ vì tham rẻ £450 bảng/vé khứ hồi, hãng Tiệp £650 đến £700 mà thấy dại. Của rẻ là của ôi, chị bảo:
– Nhân viên hàng không Aeroflot kiểm tra hộ chiếu của khách xong, ném ngay vào thùng, không trao tận tay cho khách.
– Máy bay rất xóc.
– Nghỉ quá nhiều chặng.
– Thái độ phục vụ và bữa ăn rất kém.
“Có cầu tất có cung”, khi số người muốn về Việt Nam tăng lên, dịch vụ bán vé máy bay, xin visa bắt đầu hoạt động. Nhiều người làm dịch vụ này, nhưng chỉ có hai gia đình làm ăn có uy tín nên đông khách. Đó là anh chị Liêm Phương và Nguyễn Thị B.
Anh chị Liêm Phương, mấy năm đầu, anh chị mở dịch vụ tại nhà, Acton Town, South West London, sau này trở thành East-West Travel Limited. Năm 2004, anh làm đại diện cho Vietnam Airlines, ở Hammersmith, London.
Dịch vụ của chị Nguyễn Thị B. lại khác. Chị đến tận nhà phục vụ, theo đường điện thoại. Vì nhiều người chưa có hộ chiếu cũng muốn về Việt Nam nên trở thành loại khách hàng béo bở, có lời nhiều. Chị B. lập hẳn một danh sách người chỉ có sổ xanh -Travel Document, nộp cho đại sứ quán Việt Nam, 12 Victoria Road, Kensington, W12, London, xin visa tập thể. Những người này dưới danh nghĩa, đoàn du lịch Châu Âu do chị B. hoặc người thân của chị làm trưởng đoàn, đưa đi đưa về. Ban đầu, dịch vụ khá kín đáo, nhằm vào những gia đình người Việt miền Bắc. Người nọ truyền tai người kia bằng đường dây điện thoại, thì thào to nhỏ, tìm mọi cách tránh sự tò mò những người làm việc trong cộng đồng và người miền Nam.
Vợ chú Sơn, cô Bình, cô Thu, vợ anh Hòa phôn cho vợ tôi, hỏi, “Có về Việt Nam không?”- “Chưa có passport đi sao được.”- “Yên tâm, khu nhà em mấy chị đi về rồi, an toàn lắm.” Họ kể con đường bí mật về Việt Nam qua chị B. như sau “Gọi điện thoại theo số xxxx , chị B. sẽ đến tận nhà trao đổi cụ thể. Nộp tiền, sổ xanh -Travel Document- được hẹn ngày giờ cụ thể đến điểm hẹn. Tại đó sẽ có người đưa ra phi trường Heathrow, hết hạn trở về, người nhà ra phi trường đón. Đã có nhiều chuyến “du lịch” đi về an toàn. Đi không? Đăng ký ngay chứ tết ta này, 1987, đông lắm, hết chỗ.”
Năm 1987, bố vợ tôi bị ung thư, bệnh tình nặng dần. Tuy vậy chúng tôi từ chối, không về theo đường dây chui, chờ có hộ chiếu sẽ tính sau, dù vợ tôi rất nóng ruột. Chúng tôi không muốn vi phạm pháp luật dù nhỏ nhất.
Dịch vụ du lịch Việt Nam đã giúp Đại Sứ quán Việt Nam vươn bàn tay bẩn thỉu tới cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam ở Anh. Ngày lễ, ngày tết, nhiều gia đình được tòa đại sứ kín đáo gửi giấy mời. Gọi là đến dự liên hoan do tòa đại sứ chiêu đãi, nhưng hầu hết người tỵ nạn mang đồ ăn và đóng tiền “hụi chết” cho chúng. Ít cũng 20 bảng, nhiều 100 bảng, kẻ mắc bệnh sĩ còn đóng cao hơn. Nhân ngày 02-9-1988, Đại sứ quán Việt Nam mời “Vịt cừu yêu nước” đến dự lễ, không ngờ người đến dự bị người chống cộng la ó, chửi mắng, ngăn cản. Có người ném cả chất bẩn (phân người) vào đám “Vịt Cừu” đang khệ nệ bưng cơm, bia lạnh… cống nộp. Một cuộc ẩu đả lộn xộn xảy ra ngay trước tòa đại sứ. Không có cái ngu nào giống cái ngu nào, tên bí thư thứ 2 cầm khẩu súng ngắn, đứng trước cửa tòa đại sứ, giơ ra dọa bà con biểu tình. Nó làm như London này là Hà Nội của nó không bằng, muốn dọa nạt, muốn bắn ai thì bắn chắc. Một hành động côn đồ không thể tha thứ ở xứ tự do, dân chủ. Hôm sau, tất cả báo chí trong nước cũng như các đài truyền hình BBC 1, BBC 2, ITV, Channel 4 trong bản tin thời sự nhất loạt đưa tin và bình luận. Ảnh bí thư đại sứ quán Việt Nam, mặt mày bặm trợn, giơ súng đe dọa người biểu tình chống Cộng tại London được bêu trên trang nhất với lời bình luận, châm biếm sâu cay. Đại sứ quán Việt Nam bị triệu tập, phải giải trình vụ việc, nguồn gốc khẩu súng với Bộ Ngoại Giao Anh. Ban đầu viên đại sứ bào chữa hài hước là “súng giả”, nhưng khi phân tích bức ảnh trên máy vi tính, cãi láo không xong. Tuần sau, tên bí thư bị trục xuất, mấy tháng sau viên đại sứ Việt Nam bị triệu hồi, thay ngựa khác.
Cũng vì chuyện ném phân vào người, vào sân đại sứ quán, chính phủ Anh ra thông báo, từ đó đoàn biểu tình chống cộng không được đi ngang qua Victoria Road.
Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra.
Chuyện người tỵ nạn về Việt Nam bằng Travel Document gây sốc cho cộng đồng, nhất là những người chống cộng cực đoan. Họ tìm mọi cách ngăn cản, tố cáo với nhà chức trách bằng mọi cách, chờ những đoàn người từ Việt Nam về, đem theo biểu ngữ tiếng Anh và tiếng Việt tại phi trường Heathrow tố cáo sự gian lận, hô khẩu hiệu đả đảo… Tất cả những cuộc biểu tình lẻ tẻ, không làm cho Nguyễn Thị B. chùn bước. Kinh doanh là kinh doanh, tiền là tiên là Phật… Không chỉ Nguyễn Th. B. mà Đại sứ quán Việt Nam liên kết với một gia đình ở Camberwell Green làm dịch vụ này, nhưng làm ăn thiếu chữ tín, cơ sở này sập tiệm sau một thời gian ngắn.
Tháng 11-1987, cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hồi ấy định cư London, sống trong căn nhà cũ của cán bộ nhân viên tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa khu Wimbledon, triệu tập một số sĩ quan VNCH, đa số cấp úy, khoảng trên dưới 30 người họp tại số nhà 7/72 Crytal Palace Park Road, South East London. Nội dung thảo luận là thành lập chính phủ lâm thời hải ngoại. Trước ngày họp, chúng tôi, trung tá bác sĩ Nguyễn Xuân Cẩm cùng ông chủ tịch cộng đồng Trần văn Tòng và tôi đang ngồi tại văn phòng cộng đồng quận Croydon tán gẫu. Đại úy Hưng đến, đưa giấy mời trung tá bác sĩ Cẩm và ông chủ tịch Tòng tới dự, đại úy Hưng còn nói thêm, “Được gặp tổng thống là điều vinh hạnh”. Cả hai đều từ chối tham dự, bác sĩ Cẩm, bảo “Cám ơn, tôi không muốn vinh hạnh này”. Ông nói tiếp “Ông Thiệu không còn là vị tổng thống của tôi, ổng đã từ chức trước khi ông đào tẩu.” Bác sĩ Cẩm nói với tôi, “Tốt nhất ông Thiệu nên đứng phía sau, ủng hộ lớp trẻ thành lập tổ chức, số vàng 17 tấn, ông nên trao lại cho tổ chức chống cộng chân chính khác”.
Chuyện 17 tấn vàng ồn ào từ lâu. Nhiều người tin rằng trước khi đào tẩu, ông Thiệu đã chuyển số vàng sang Đài Loan. Mãi đến năm 2007 chuyện mới sang tỏ khi chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác nhận, cố tổng thống Thiệu không (kịp) chuyển đi, 17 tấn vàng vẫn trong ngân khố quốc gia.
Tiếng oan chỉ được giải khi ông đã trở về cát bụi.
Kinh thành London, nơi có rất nhiều các chính trị gia, vua chúa, thủ tướng, tổng thống… thất thế, sống lưu vong ở khu Kensington, Wimbledon, cũng là nơi có nhiều cuộc vận động chính trị của những chính trị gia đó. Hè 1988, khi Hội chợ Việt-Miên-Lào tổ chức tại vườn hoa quận Lambeth, London, vô tình tôi đã gặp và nói chuyện với cựu Quốc Vương Norodom Sihanuok. Thời ấy ông đang sống lưu vong tại Pháp. Báo chí miền Bắc đưa tin, năm 1969, khi ông Hồ qua đời, Sihanuok thắp 79 ngọn nến và cầu siêu 79 ngày để lấy lòng Bắc Việt. Vậy mà tháng 5-1970, trong khi viếng thăm Paris, ông bị người cậu ruột đảo chính, lật đổ ngai vàng. Theo như cụ Nguyễn Văn Hoàng Đạo kể, ông từng ăn chực nằm chờ tại nhà khách của Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời bấy giờ, nhờ giúp đỡ, nhưng bị từ chối. Gặp và nói chuyện, tôi thấy đôi mắt Sihanuok thường xuyên đảo nhìn tứ phía. Không biết có phải ông cảnh giác sợ bị ám sát hay vì lý do nào đó không rõ, nhưng tôi thật sự không có cảm tình với người có đôi mắt đảo nhiều như vậy.
Người ta bảo, gia đình ông Thiệu sống trong một biệt thự ở Wimbledon từ năm 1982 sau đó chuyển sang Hoa Kỳ cho đến khi ông qua đời 2001.
Sau cuộc họp do cố tổng thống Thiệu chủ trì, phong trào đấu tranh chống cộng lan rộng, bùng phát ở một số quận ở London. Nhiều cuộc họp kín, quyên góp, những tin đồn về tổ chức A, tổ chức B… đã về Việt Nam yểm trợ phong trào trong nước lan rộng. Nhiều tờ báo, tập san ra đời ủng hộ phong trào chống cộng. Trong khi đó, Nguyễn thị B., vẫn tổ chức những chuyến du lịch về Việt Nam qua hệ thống “sổ xanh” và “visa chui” vẫn phát triển, không chỉ ở những thành phố đông người Việt như London, Birmingham, Leed… mà lan đến cả Scotland.
Hầu hết cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở các quận công khai phản đối những người về Việt Nam, họ không cần biết vì sao, lý do gì, tại sao phải về. Cứ về Việt Nam là bị chửi rủa, lên án, bằng nhiều hình thức, viết thư nặc danh đe dọa, chửi bới cá nhân, qua đường bưu điện hay trực tiếp bỏ vào nhà. Họ không dám công khai, luật pháp Anh không cho phép bất cứ ai xâm phạm, can thiệp đời tư của người khác. Việc này có thể bị truy tố trước pháp luật.
Chị Tòng năm 1988 về Việt Nam đón cha già sang định cư. Anh chị xin bảo lãnh cho cha mẹ từ năm 1977, sau hơn 10 năm mới được chính phủ Việt Nam cho xuất cảnh. Cụ ông đã ngoài 80, rất yếu. Cụ bà qua đời ba năm về trước, không đủ sức chờ ngày đoàn tụ. Chị phải về Sài Gòn đón cha già.
Vậy mà chồng chị, anh Tòng, chủ tich cộng đồng quận tôi, đi đến đâu cũng bị đồng hương chống Cộng xua đuổi với những lời khiếm nhã. Họ không cần biết tại sao chị về Việt Nam, chỉ neu nghi vấn “đã là tỵ Nạn Cộng Sản sao lại về Việt Nam?” Họ coi những người về Việt Nam là người xấu, con cừu đen trong đàn cừu trắng.
Năm 1988, bố vợ tôi mất nên vợ tôi về chịu tang.
Mấy tháng sau, một tối Thứ Bảy sau tết âm lịch 1989, chúng tôi đang xem film khuya, cạch một tiếng, như ai đụng cửa. Tôi vén rèm che cửa sổ phòng khách, nhìn thấy cô H. chui vội vào chiếc xe Ford màu đỏ, động cơ rít lên lao vụt đi. Một lá thư nặc danh vất vào nhà. Thư chỉ là những lời lẽ khiếm nhã chửi vợ chồng tôi thậm tệ, vì vợ tôi đã về Việt Nam.
Cô H. là ai?
Là vợ thiếu úy Z cách nhà tôi không xa. Vợ chồng từ Brixton chuyển xuống quận tôi từ năm 1988, làm nghề may tại gia. Vợ tôi cũng may, hai nhà cách nhau con phố nên khá thân thiết.
Chính tôi là người giúp hai đứa con lớn cô chú học võ thuật, nhiều lần cô chú bận, tôi đón hai cháu đến võ đường cùng con tôi. Cô chú vượt biên, định cư ở Anh năm 1978. Theo như tự kể, Z. là thiếu úy không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cuộc vượt biên hai người lấy nhau nhưng chưa đăng ký. Tháng Sáu 1988, chính hai người nhờ chúng tôi đến dự buổi kết hôn tại phòng Đăng Ký kết hôn quận Croydon. Thế mà chỉ vài tháng sau, nỡ nào cô H. ném thư nặc danh vào nhà sỉ vả chúng tôi!
Để khỏi ngờ oan, làm như vô tình, tôi đã kiểm tra được nét chữ và xác nhận lá thư nặc danh, nét chữ nguệch ngoạc, chưa hết cấp I của cô H., chứ không phải thiếu úy Z. Vợ tôi uất lắm, định khởi kiện, nhưng tôi cho qua, không chấp.
Không biết có phải do áp lực của các cộng đồng, của cựu chiến binh VNCH, của những người chống cộng cực đoan hay không, anh Lương Tấn Tước thay mặt Cộng đồng Tỵ nạn Việt Nam Vương quốc Anh, viết đơn lên Bộ Nội vụ tố cáo những người tỵ nạn về Việt Nam theo ngả chui do Nguyễn Th. B. tổ chức, yêu cầu tước quyền tỵ nạn của họ. Thay mặt cho Bộ Nội vụ, ông C. Marsh trả lời bằng văn bản, trong đó có đoạn như sau “I must stress that Vietnamese who do visit Vietnam are in no way breaking any law in this country.”
Bức thư này được sao làm nhiều bản, gửi tới tất cả văn phòng cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở Anh. Chuyện vỡ lở, gây chia rẽ khối đoàn kết cộng đồng tỵ nạn người Việt ở London. Những năm 1980, 1990 người tỵ nạn Việt Nam ở Anh trên 60% là người miền Bắc, trong đó đa số là người Việt gốc Hoa.
Vì thế một vài quận tách ra, thành lập Cộng đồng tỵ nạn người Việt gốc Hoa, xin kinh phí và tài trợ riêng của Council.
Từ cuối thập niên 1990, số người tham gia cộng đồng Việt Nam giảm dần, trong khi cộng đồng Hoa kiều tăng nhanh và sát nhập với Hội Hoa Liên ở China Town. Lý do, người Hoa có truyền thống đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau từ lâu đời, hơn nữa có nhiều hình thức sinh hoạt hấp dẫn hợp với mọi lứa tuổi. Thanh thiếu niên tập võ Thiếu Lâm, người già tập Thái cực quyền, chơi mạt-chược, cờ tướng… và hầu như không tham gia, bàn tán chuyện thời sự chính trị.
Ngày nay, đại sứ quán Việt Nam, vươn bàn tay tới nhiều nước, nhưng tại London này, họ chỉ mới “túm tóc, sờ gáy” được du học sinh, dăm mống hội viên “Vịt cừu yêu tinh”, một số doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam… con số này rất nhỏ so với >40 ngàn người Việt định cư tại Vương quốc Anh, còn chuyện đại sứ quán gây phiền hà cho mọi người thì khó kể hết.
Cuối năm 1988, chúng tôi nhận được điện khẩn, bố vợ tôi qua đời, chúng tôi lên Đại Sứ quán Việt Nam xin visa gấp. Theo hẹn, đúng 10 giờ sáng Thứ Bảy, tôi bấm chuông. Một người đàn ông trên dưới 50, “đặc sệt” nông dân, quần dài, áo may ô ba lỗ, dáng ngái ngủ, mở cửa đi ra sân. Tôi lên tiếng qua cổng sắt:
– Chào bác, theo hẹn, hôm nay tôi đến gặp ông Ngô Học Phiếu
Vừa làm động tác tập thể dục, tay đưa lên đưa xuống, vừa vặn lưng kêu răng rắc, ông vừa đi dần ra cổng, giọng ngái ngủ, bảo:
– Anh Phiếu đi vắng.
Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại:
– Ông Phiếu hẹn tôi 10 giờ, sao lại đi vắng?
– Ừ, thế vầy đấy!
Mấy chục năm, bây giờ mới được nghe “thế vầy”, câu cửa miệng của người làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định, quê hương của Tổng bí thư Trường Chinh. Anh chàng nông dân thứ thiệt này, dân Hành Thiện cũng được sang London làm caretaker cho tòa đại sứ. Phải chăng vì ông là đồng hương của tổng bí thư?
Hẹn khách mà lại đi vắng, không một lời nhắn lại, có cán bộ sứ quán nước nào làm ăn cà-chớn như thế không? Tôi hỏi:
– Bác biết ông Phiếu bao giờ về không?
– Chịu, tôi không biết. Hay thế vầy, lát nữa anh chị quay lại.
Chúng tôi rất thất vọng, chửi thầm, đi ra xe. Vừa lúc đó, chiếc xe Ford cà-tàng màu đỏ, cửa mở, một người đàn ông Việt khoảng 40 tuổi bước ra, tươi cười, hỏi:
– Có phải anh chị Mạnh không?
– Vâng, anh là anh Phiếu?
– Xin lỗi, tôi có chút việc, nên về muộn. Xin mời anh chị vào.
Anh đưa chúng tôi vào phòng khách. Phòng trang trí đơn giản. Một bộ sô-pha, bàn uống nước, cốc chén, giữa phòng sát tường treo cờ đỏ và bức tượng thạch cao bán thân hình ông Hồ. Tôi đưa anh xem bức điện tín. Vợ tôi nộp hai đơn xin về Việt Nam kèm 2 ảnh và tờ bạc mệnh giá £50. Thái độ anh vui vẻ, cởi mở, sau vài câu hỏi xã giao rồi bảo chúng tôi ngồi chờ, anh lên gác đóng dấu, ký tên cấp visa cho vợ tôi. Theo quy định, lệ phí visa 1 lần 25$ Mỹ kim, khẩn cấp 30$/lần, nhưng ở London, họ thu £25 Anh kim hay 30 Anh kim, mặc dù có thời kỳ hối đoái, 1 bảng = 2 Mỹ kim, họ cứ tỉnh bơ như không biết quy định. Anh ta cũng tỉnh bơ khi trả hộ chiếu cho vợ tôi. Trước khi ra về, vợ tôi nhắc khéo:
– Anh chưa thối lại tiền thừa!
Hơi đỏ mặt, rút ví, anh bảo:
– Xin lỗi, mải nói chuyện tôi quên khuấy. Xin lỗi chị nhé.
Ra ngoài đường, vợ tôi bảo:
– Không nhắc, nó có trả khối ra đấy. Hai chục, chứ đâu có ít.
Năm 2001, chúng tôi lại đến xin visa vì mẹ vợ tôi ốm nặng, lần này vào chiều Thứ Tư, khách nước ngoài rất đông. Sau khi dán tem visa -không đóng dấu nữa-, ký tên, người bí thư thứ 3 ra tận ngoài trao hộ chiếu cho vợ tôi và hỏi chuyện thân mật. Chị tâm sự, sắp hết hạn, phải về nước nhận nhiệm vụ khác, nhưng có thằng con đang học, nếu có thể được, giúp chị cho cháu tá túc đến nghỉ hè (gần 6 tháng), mọi chi phí chị xin thanh toán đầy đủ. Tôi từ chối, nói “Nhà chật, không có dư buồng, muốn giúp lắm nhưng “lực bất tòng tâm” mong chị thông cảm.”
Mấy năm trước, cán bộ viên chức toà đại sứ, cuối tuần thường đi Car Boot Sale mua đồ second hand như máy giặt, tủ lạnh, ti vi màu… đóng hòm gửi về kiếm chác. Theo quy định, mỗi quý -3 tháng- toà đại sứ được gửi 1 container miễn thuế. Vì thế bí thư Phiếu đi chợ về chậm, tí nữa làm chúng tôi lỡ việc.
Sau này, các bà các chị làm việc tòa đại sứ có chiêu mới là gửi con ở lại, nhờ tạm giúp nơi ăn chỗ ở, lý do hết hạn phải về nước. Nhiều người bùi tai và nhẹ dạ cả tin đã giúp miễn phí.
Có lẽ trên thế giới này chỉ có riêng Việt Nam đi du lịch phải làm đơn xin. Về Việt Nam thăm thân nhân hay du lịch đều phải điền Đơn Xin. Chế độ Xin-Cho đã quá lỗi thời, trong đơn xin còn có những câu hỏi như: “Lý do rời Việt Nam? Lý do về Việt Nam? Nghề nghiệp cũ và hiện nay?..” Ngoài ra còn hỏi họ tên tuổi thân nhân còn ở Việt Nam.Tờ đơn xin visa chẳng khác gì Bản Sơ yếu Lý lịch, kể lai lịch người đi du lịch!
Tôi tin là khắp thế giới hiện nay không có nơi nào phải làm đơn xin du lịch như Việt Nam. Một thủ tục quái đản vẫn chưa được xóa bỏ.
Phìền toái không chỉ có thế. Qua phần thủ tục giất tờ là phần mua vé máy bay. Chúng tôi đến các đại lý bán vé máy bay High Street quận Croydon đều không có vé đi Việt Nam. Vào một đại lý Pakistan đầu phố, sau gần 1 giờ bấm computer, cô nhân viên bán vé, báo giá £500/vé khứ hồi. Tôi hỏi lộ trình bay, ngày giờ cất cánh… mụ Pakistan làm tôi muốn lộn ruột:
– Từ Heathrow bay đến Seoul, đến Seoul mua vé đi về Việt Nam”.
Thế có điên không chứ. Nhìn tấm bản đồ thế giới to đùng dán trên tường, hình chữ S ghi An-Nam, chả trách mụ ta định bán vé cho vợ tôi bay sang Nam Hàn rồi đi mua vé tiếp bay về Việt Nam.
Cuối cùng cũng mua được vé về Nội Bài. Vé của hãng hàng không Tiệp, giá £650/khứ hồi, qua Praque, Karachi, Bombay. Sau gần 20 giờ bay, mệt lử, đến sân bay Nội Bài lại bị hải quan Việt Nam gây khó dễ. Hai chiếc va-li bị nhân viên hải quan cất (hay giấu?) vào văn phòng. Vợ tôi tìm vàng mắt không thấy ở băng dây chuyền. Mọi người đã ra hết, băng chuyền không còn hành lý nào. Còn trơ lại một mình, vợ tôi đành hỏi một nhân viên hải quan. Anh ta tủm tỉm cười, rồi dẫn vợ tôi vào văn phòng, chỉ vào 2 chiếc va-li, hỏi:
– Có phải của chị không?
– Sao lại ở đây?
– Chúng tôi quan tâm cất hộ vì sợ bị thất lạc, chị không cám ơn mà lại còn hỏi.
Vừa mệt, vừa tức lộn ruột, nhà tôi buông thõng:
– Cám… ơn…!
Hồi ấy “Vịt Cừu” về Việt Nam ít lắm, danh sách chắc đã được báo trước nên mới có chuyện này. Cả chuyến bay qua ngả Tiệp Khắc có mỗi vợ tôi từ Anh quốc.
Kéo hành lý ra khu kiểm tra, vợ tôi không kẹp tờ 20 dollar xanh, vì không quen hối lộ. Vả lại chẳng có hàng gì phạm pháp, quá quy định mà phải đút lót.
Nhân viên kiểm tra hàng hóa, buông một câu vu vơ:
– Bồi dưỡng cho anh em uống cà-phê chứ.
Bực mình và tức đến nổ ruột vì hơn tiếng đồng hồ tìm hành lý, nhà tôi nói:
– Các anh thông cảm, về chịu tang nên không kịp mua quà!
Con mẹ này láo, sẽ biết tay chúng ông!
Sau 4 tuần, vợ tôi ra sân bay Nội Bài làm thủ tục xuất cảnh, nộp đủ 3 tờ khai cho nhân viên hải quan mà lần trước đã gặp. Y nhìn hộ chiếu, nhìn trừng trừng như coi có đúng con mẹ này không? Vợ tôi không vừa, cũng chằm chằm nhìn lại ba nhân viên hải quan. Tay nhận giấy nói:
– Chị thiếu giấy chứng nhận tạm trú. Chúng tôi phạt chị mỗi ngày 10 đô, 28 ngày cứ thế mà nhân lên.
Nói xong, y thủng thẳng đứng lên, đút tay túi quần, đi bách bộ xung quanh quầy kiểm tra.
Nhà tôi đáo để nói lớn:
– Tôi nộp đủ 3 tờ giấy cho anh. Anh giấu đi đâu, bây giờ định phạt tôi. Xin lỗi nhé, tôi chả có đồng xu dính túi nào mà cho các anh. Tôi nói thật, chuyến máy bay này thiếu tôi cũng không thể bay được. Cho tôi gặp người lãnh đạo sân bay.
Rồi nhà tôi làm ầm lên, bao nhiêu người xúm lại xem. Một vài du khách nước ngoài thấy to tiếng cũng lại gần. Cảnh tượng có lẽ khiến y sợ con mẹ tai quái này làm bọn ý thua trắng bụng nên y giả vờ cúi xuống:
– Đây rồi, giấy của chị rơi xuống sàn!
Thực ra còn nhiều chuyện nữa. Ơ Việt nam, mọi thứ hang háo dịch vụ ođ61i với Việt kiều đều bị “chém đẹp”, các cửa hàng, nhà ga, bến xe họ công khai niêm yết giá cả gấp đôi. Vì Việt kiều thời ấy vẫn khoác áo “bọn lưu vong phản quốc”, chưa được khoác áo gấm “Việt kiều yêu nước”, không được đón tiếp rầm rộ, có cả còi hụ dẹp đường đưa về khách sạn như ngày nay.
Chuyến bay trở về từ Nội Bài – Praque toàn thanh niên Việt Nam lao động xuất khẩu sang Tiệp trả phép. Va-ly túi xách của họ căng phồng hàng mỹ phẩm như son, phấn… buôn lậu của Thái Lan, Singapore.
Vợ tôi kể, khu ngồi chờ lên máy bay để một số chai nước suối cho hành khách, các thanh niên này hò nhau vơ hết, có đứa lấy 4 cha. Ai khát nước đành chịu. Ngồi cùng hàng ghế, hai thanh niên nói với nhau những mẩu chuyện buôn lậu, hàng gì ăn khách, bán cho ai… và chuyện bẩn thỉu trai gái, đĩ điếm.
Một tên trên 30 tuổi, nói nhỏ:
– Vừa rồi tao lừa được con vợ già nhà quê, làm giấy ly hôn giả, kỳ này sang, tao sẽ lấy con Tây để ở lại!
Nói xong, nó cười đắc ý.
Chuyến đi Việt Nam năm 1988, đã để lại cho vợ tôi nhiều cảnh tượng chỉ gợi nhắc các hành vi tởm lợm khiến không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài những trò đểu giả, gian manh của đám quan chức Cộng Sản cùng sự tham lam chộp giật của không ít người gần như không còn chút lương tâm hay lý trí nào.
Thực tế này ập ngay đến ngay khi bắt đầu bước xuống khỏi máy bay và tiếp tục kéo dài.
Bởi ở khắp nơi, từ đám hải quan làm thủ tục xuất nhập cảnh, đám kiểm tra hành lý ở băng chuyển đến Ủy Ban Nhân Dân Xã và nhiều hàng quán, khi đến trình báo tạm trú hoặc cần mua bán một thứ gì đều khó tránh khỏi những sự việc chỉ luôn gây ấn tượng dập xóa hẳn mong mỏi còn có thêm một ngày trở lại.
Mời đọc tiếp: Chương [20]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
1 comment:
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
Post a Comment