TRÀ LŨ II
MỤC LỤC
1.Mùa Xuân vừa tới
2. Tiết Trực Tâm Hư
3. Lá thư Canada: Kinh Hòa Bình
4. Chuyện phiếm ngày Tết : Thuốc Tiên
5. Du lịch Canada
6. Ngày Vui Đang Tới
7. Làng tôi mùa hè
8. Chuyện anh Ba và chuyện thịt gà
9. Làng tôi mùa hè
10. Mừng Tết con Ngựa
11. Tâm Không Già
1.Mùa Xuân vừa tới
- Thứ Bảy, 28 tháng Ba năm 2015 10:52
- Tác Giả: Trà Lũ
Mùa xuân đang bắt đầu, vạn vật đang náo nức chỗi dậy sau một giấc ngủ mùa đông băng giá kéo dài, tôi được tin cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu xứ Tân Gia Ba vừa nằm xuống. Tôi giật mình và bị choáng váng. Thật vậy sao? Tôi yêu mến ông già họ Lý 91 tuổi này quá. Các cụ nhớ ông chứ ? Đối với tôi, ông là một vĩ nhân, người đã lập ra quốc đảo Singapore giàu có và thịnh vượng ngày nay.
Từ xưa, tôi có nghe nhiều nguồn nói rằng ông Lý Quang Diệu gốc người Việt Nam. Ông sinh năm 1923 tại Biên Hòa. Cha mẹ ông nghèo và đông con, có một người Tàu xin ông làm con nuôi rồi đem về Tàu. Vì đất Tàu khó sống, nên gia đình này dã di cư sang đất Singapore lúc đó còn là thuộc địa của Anh. Ông Lý Quang Diệu đã lớn lên và trưởng thành tại miền duyên hải nghèo nàn này. Với trí óc thông minh siêu việt, ông đã nhìn ra tiềm năng của giải đất mình đang ở. Ban đầu ông chỉ ao ước làm sao Singapore này được sung túc giàu có như Saigon của Việt Nam. Ông dấn thân vào các hoạt động chính trị và xã hội. Năm 1954, ông lập ra Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP), được nhiều người ái mộ. Năm 1959, đảng của ông đã thắng trong cuộc bầu cử và đã chuyển Singapore từ miền đất kiểm soát của Anh ra một tiểu quốc tự quản. Ông đã cầm quyền trong 30 năm liền, đã nâng giải đất 700 cây số vuông nghèo nàn lên thành một quốc gia độc lập, một hải cảng quốc tế quan trọng, một trung tâm thương mại giầu có nhất nhì Châu Á.
Đảng CSVN đã mời ông sang VN làm cố vấn. Ông đã sang, đã quan sát, đã trao đổi, nhưng giới lãnh đạo của CSVN đầu óc cằn cỗi và u tối, nghe ông nói nhưng không dám làm theo lời ông khuyên.
Lý Quang Diệu cuối đời có viết một cuốn sách hơn 400 trang bày tỏ quan điểm của ông về tương lai của thế giới, đặc biệt miền Đông Nam Á, trong đó có nhắc nhiều tới ViệtNam. Sách mang tên ‘ One Man’s View on the World’. Trong phần nói về VN, ông chê các quan chức CSVN hiện nay đầu óc già cỗi và thiển cận. Ông hy vọng VN sẽ có một tương lai tươi sáng khi lớp trẻ lên thay thế lớp già cằn cỗi này. Ông tiếc cho VN, một dân tộc bản chất thông minh, một đất nước đầy tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, một bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ phải giàu mạnh từ lâu rồi.
Theo ông thì VN sẽ ngả theo Mỹ, sẽ cho Mỹ vào Cam Ranh nhưng vẫn không thoát được những cơn nhức đầu ở Biển Đông với Tàu Cộng.
Tôi đem chuyện ông Lý Quang Diệu kể cho cả làng An Lạc của tôi nghe trong bữa ăn đầu mùa xuân vừa qua. Nghe xong thì có hai đáp ứng rất rõ rệt, giữa phe các bà và phe các ông. Mấy bà mấy cô khi nghe tôi nói Cụ Lý Quang Diệu là người VN và sinh quán ở Biên Hòa thì chạy tới ôm lấy Chị Ba Biên Hòa và khen rằng sao sinh quán của chị nổi tiếng thế. Còn phe các nhà quân tử liền ông thì đập bàn khi nghe lời Lý Quang Diệu chê trách nhóm CSVN hiện nay ngu dốt và tham tàn. Ông ODP bồ chữ thì nói ngay : Ngày xưa tôi nghe nhà văn lớn Albert Camus của Pháp bảo chủ nghĩa cộng sản là cứt ‘ Le communisme, c’est de la merde’ thì tôi nghĩ ông Camus nói dơ quá, nhưng nay thì tôi thấy ông Camus nói dơ như vậy chưa đủ, phải nói nặng hơn thế một ngàn lần. Có lẽ phải nói như LS Nguyễn Văn Chức mới đúng. Các cụ nhớ LS Chức chứ ? Ông là một luật sư nổi tiếng ở Saigon trước 1975, một Thượng nghị sĩ uy tín, và nhất là một nhà văn có tầm cỡ. Năm 2006, tết Bính Tuất, ông viết một bài về ngày quốc hận 30/4. Trong bài này ông bảo bị Tàu cai trị khắc nghiệt một ngàn năm, người Việt không bỏ nước ra đi, bị Pháp tàn ác bóc lột một trăm năm, người Việt không bỏ nước ra đi, thế mà khi bọn CSVN cướp xong miền Nam năm 1975 thì mấy triệu người đã liều mạng bỏ nước ra đi. Sống dưới chế độ CS là cả một sự tuyệt vọng, tuyệt vọng không được làm người . Cộng sản vừa là quỷ vừa là súc vật. Vấn đề hiện nay là vấn đề chúng ta phải chống lại quỷ và súc vật.
Nghe đến đây thì bà cụ B.95 trong làng giơ tay xin ông ODP đổi đề tài, vì mỗi lần nghe tới chữ CS là bà cụ lên cơn nhức đầu. À, tôi quên chưa trình các bạn là bữa nay chúng tôi được Cụ B.95 thết cơm nấu theo lối Bắc Kỳ. Cụ già bảo đây là món nhà quê Bắc Kỳ chứ không phải món ở tỉnh thành, những món cụ đã ăn và đã nấu từ ngày còn bé. Các bạn đã đoán ra món gì chưa? Món Bắc Kỳ nhà quê mà. Thưa đó là món Cà bung với bì lợn, đậu phụ và tía tô. Món thứ hai là món Nộm Rau Muống. Món này dễ làm lắm : rau muống luộc sơ, thịt ba chỉ, tép con, khế, rau răm, kinh giới, vừng, và mắm tôm. Chao ơi, gắp một miếng nộm này cho vào miệng rồi nhai, tự nhiên tôi thấy quê hương ngày xưa hiện ra, mâm cơm nóng sốt có ông bà, bố mẹ và anh em chúng tôi ngồi quanh hiện ra. Chao ơi, món nộm rau muống này sao mà nó ngon thế.
Thấy dân làng ăn một cách nồng nhiệt, loáng một cái mà mấy đĩa rau đã hết, cụ B.95 thích lắm. Cụ bảo tôi biết các ông thèm bia thèm rượu nhưng ăn món nhà quê này các cụ tôi không uống với rượu. Ăn món này thì phải uống nước rau muống luộc. Tôi đã làm sẵn món này đây. Nói rồi cụ bưng ra tô nước rau muống và cụ bất đầu chói chanh vào. Mà ngon thật các bạn ạ. Hình như khoa học đã chứng minh là nước luộc rau chứa rất nhiều sinh tố. Những chất bổ hoặc là ở trong rau, hoặc là tan vào nước luộc.
Nghe đến đây thì Ông H.O. lên tiếng trêu Chị Ba Biên Hòa :
- Chị Ba thấy chưa, người Miền Nam không bao giờ uống nước rau luộc, thật là phí của trời, đã đổ đi bao nhiêu chất bổ.
Mà quả vậy, xưa nay chúng tôi chưa hề thấy có tô nước luộc rau trên bàn ăn nhà anh John và Chị Ba bao giờ. Chị Ba lên tiếng chữa thẹn :
- Hôm nay tôi đã học được bài học qúy. Từ nay vợ chồng Nam Kỳ chúng tôi sẽ uống nước luộc rau.
Cụ Chánh tiên chỉ làng góp ý : Ngoài Bắc khi xưa, rượu bia là thứ hiếm và đắt tiền, ăn cơm mắm muối rau dưa với nước luộc rau là đúng rồi. Chừng nào ăn cơm thịt cá thì mới có rượu có bia.
Anh John nghe tới rượu bia thì quay vào ông ODP xin ông vài chuyện liên hệ tới mấy thứ này. Ông ODP trả lời ngay :
- Rượu và bia là một đề tài lớn và bao la, làm sao mà tóm gọn trong mấy phút dược. Các nhật báo ngày nào mà không nói tới rượu bia. Nói rồi ông mở ngay tờ nhật báo Toronto Star trên bàn, ông chỉ vào trang 8 : Nè, làng thấy chưa, bữa nay họ chỉ quảng cáo sơ sơ 15 chai, từ chai Monta Antico của Ý giá $19 , chai Apothic Red của California giá $18, chai La Fiole du Pape của Pháp giá $44, sang đến rượu bọt champagne có Freixenet Negro của Tây Ban Nha giá $16, chai Fresita của Chile giá $17, Chai Bollinger Special của Pháp giá $76… Đó là tôi chưa nói tới các chai rượu nặng whisky và cognac… Mà nói tới các thứ rượu này còn phải nói tới cách uống và các dạng ly. Tôi xin khất các bác một ngày đẹp trời nào đó tôi sẽ mời làng tới tệ xá rồi ta đi vào chi tiết.
Thấy cả làng nghe say sưa một vị có thẩm quyền về rượu, ông ODP nói thêm một chút như đề cao vai trò của việc uống rượu :
- Bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, nhiều khi dẫn tới những việc lịch sử to lớn và hết sức quan trọng không ngờ. Như việc George Washington vị tổng thống lừng danh của Hoa Kỳ. Ông xuất thân là một chủ quán rượu. Chính ở quán rượu này ông và các bạn bè ông đã bàn tới quốc sự, đã khiến ông dấn thân vào chính trường, các bạn ông đã chung sức đưa ông lên làm tổng thống. Rõ ràng việc uống rượu đã sinh ra những việc lớn. Quán rượu này hiện vẫn còn, nó hiện là một di tích lịch sử . Quán rượu này có tên là Fraunces Tavern, ở số 54 đường Pearl, New York.
Anh John nghe đến đây thì cười ha ha : Cứ theo chuyện này thì các nhà quân tử làng ta nên uống rượu nhiều hơn, rồi bàn chuyện quốc sự nhiều hơn, biết đâu sẽ nảy ra một Washington thứ 2 dể về cứu nước VN…
Chị Ba Biên Hòa nói với chồng : Các ông toàn nói chuyện trên trời dưới biển, Cụ B.95 chủ nhà đang chờ anh nói chuyện cười kia kìa.
Anh John vâng lời vợ, bèn đáp ngay. Dạ, chúng tôi xin dẹp chuyện uống rượu cứu nước để nói chuyện thời sự. Rằng chuyện thời sự gay cấn nhất bây giờ là chuyện thánh chiến của mấy ông Hồi Giáo quá khích. Xin kể chuyện cười về Hồi Giáo nha. Chuyện thứ nhất là chuyện bên Mỹ. Rằng trong một lớp học kia cô giáo thấy các học sinh của cô toàn dân da trắng trừ một em da nâu, tên là Mohammad. Bữa đó cô mới bảo em da nâu Hồi giáo : Tên của em dài quá, mỗi lần nhắc đến tên em thì bạn bè em đều cười. Cách tốt nhất là từ nay em mang tên Mỹ, thay vì Mohammad, tên em sẽ là Marc nha. Chiều hôm đó, má nó hỏi về việc học hành ở trường. Nó liền khoe ngay : Tên mới của con ở nhà trường là Marc chứ không còn là Mohammad nữa. Bà mẹ nghe như vậy giận quá bèn đánh nó một trận. Đến tối khi bố nó đi làm về, bà mẹ liền kể chuyện con mình bỏ tên Mohammad và mang tên Marc. Ông bố nổi giận liền gọi nó ra tra hỏi. Thấy nó thích tên Marc hơn là Mohammad, ông cũng cho nó một trận đòn.
Ngày hôm sau bé Marc vừa tới trường thì cô giáo hỏi ngay : Bố mẹ em có thích tên Marc không ? Bé liền trả lời ngay :
- Khi vừa nghe em nói em có tên Mỹ là Marc thì em bị hai tên Hồi Giáo quá khích khủng bố em hai trận !
Và đây là chuyện cười thứ hai, xảy ra ở Montreal dất Canada của chúng ta. Xứ Montreal rất đông dân Hồi Giáo và đã bị chính quyền xỉ vả cho hai trận, giống y như chính quyền bên Úc đã làm khi nhóm Hồi giáo đòi bỏ cây thập giá và món thịt heo ở nhà trường. Rằng bữa đó có một ông Canada bước vào hiệu sách của Hồi Giáo, và hỏi mua cuốn sách về luật di trú bên Úc. Anh chàng bán sách Hồi giáo cho rằng mình bị xỉ nhục liền quắc mắt lên rồi quát lớn tiếng :
` - Mày hãy cút khỏi nơi này ngay, hãy đi ngay, đừng bao giờ trở lại đây nữa !
Ông khách Canada nghe xong liền đáp :
- Đúng, đó chính là nội dung cuốn sách tôi muốn mua.
Và anh John xin hết chuyện cười về Hồi Giáo.
Cô Tôn Nữ bây giờ mới lên tiếng : Tôi xin hỏi anh John một câu thôi nha : Tôi nghe nói là nếu một anh Hồi giáo ôm bom tự sát thì sau khi chết anh sẽ được lên thiên đàng ngay và anh dược thưởng 7 cô gái đồng trinh làm vợ. Câu hỏi của tôi là nếu bây giờ không phải là một anh cảm tử, mà là một chị cảm tử, vậy sau khi chết được lên thiên đàng, chị Hồi giáo cũng được thưởng 7 cô trinh nữ hay 7 anh trinh nam?
Làng tôi nghe câu hỏi này xong thì bò ra cười, và Anh John không biết trả lời ra sao. Các cụ phương xa nếu biết câu trả lời thì xin cho làng tôi biết ngay nha.
Anh John giơ tay xin phát biểu : Tôn giáo là đề tài nhạy cảm, chúng ta nói về Hồi Giáo như vậy đủ rồi. Bây giờ xin bà con kể những chuyện cười hấp dẫn khác. Bà cụ B.95 gật đầu lia lịa, rồi xin chính anh John kể một chuyện để gây hứng cho cả làng. Hình như anh John đã có sẵn trong bụng. Anh bèn xin kể hai chuyện vừa đọc thấy trên mạng.
Chuyện thứ nhất. Rằng trên trang quảng cáo bán hàng của một tờ báo nổi tiếng kia, người ta đọc thấy lời rao bán sách như sau :
… Tôi có một bộ tự diển bách khoa rất quý, gồm 12 cuốn, còn mới, nay không cần nữa. Hồi xưa mua $ 300, nay chỉ bán giá $50 . Lý do bán sách : Mới lấy vợ, vợ biết hết mọi sự nên tôi không cần bộ bách khoa này nữa.
Chuyện thứ hai : Tại một phiên tòa, ông chánh án hỏi người bị cáo:
- Tại sao giữa đêm khuya anh lẻn vào nhà người ta?
- Thưa vì tôi uống rượu say, tôi tưởng là nhà tôi.
- Thế tại sao khi anh thấy bà chủ nhà thì anh bỏ chạy?
- Thưa vì tôi tưởng đó là vợ tôi !
Phe liền ông chúng tôi vỗ tay râm ran vì cho rằng hai câu chuyện của anh John hay và đúng quá. Nhưng phe các bà lại cho rằng ý của 2 câu chuyện xúc phạm đến các bà vợ, xúc phạm tới phụ nữ.
Nghe các bà phán như vậy thì anh H.O. than ngay : chuyên hay thấm thía như vậy mà các bà cho là xúc phạm tới các bà, xúc phạm tới nữ giới. Thôi , không kể chuyện cười nữa , xin làng bàn về nguồn gốc các người đẹp. Xưa nay tôi thấy Miền Nam có câu ca dao :
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Xin hỏi Chị Ba miền Nha Mân là miền nào vậy?
Câu hỏi này làm Chị Ba Biên Hòa lúng túng. Là người Miền Nam nhưng đâu phải người Miền Nam nào cũng biết hết lãnh thổ. Thấy Chị Ba ấp úng thì ông ODP nhảy vào tiếp cứu ngay. Ông nói : Tôi biết rành vùng này vì ngày xưa tôi có đóng quân gần đó. Nha Mân thuộc xã Tân Nhuận Đông, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Quả thật con gái ở đây đẹp tuyệt vời. Tôi đóng quân ở đây có một năm mà nhiều binh sĩ dưới quyền đã lấy vợ Sa mân.
Câu hỏi tiếp mà bạn sẽ đặt ra là tại sao con gái Nha Mân lại đẹp nhất vùng, có người còn nói là gái Nha Mân đẹp nhất Miền Nam nữa. Tại sao ư? Tôi có tìm hiểu và được biết như sau :
Về địa thế, Nha Mân một mặt giáp sông Tiền quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho những vườn cây ăn trái chằng chịt, một mặt giáp sông Hậu gạo trắng nước trong, nhờ vậy mà các cô gái ở đây trắng trẻo mịn màng, mắt phượng mày ngài, đã làm say đắm bao chàng trai. Nghe nói hoàng tộc các vua xứ Miên vẫn xuôi thuyền sang đây tìm vợ đẹp. Nhưng cái gốc sắc đẹp của các cô gái Nha Mân phần lớn là do cái nguồn hoàng tộc ban đầu của Chúa Nguyễn Ánh. Khi còn giao chiến với Quang Trung Nguyễn Huệ, Chúa đã có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Năm 1785, trong trận giao chiến với quân Tây Sơn Nguyễn Huệ từ miền Trung vào, quân của Nguyễn Ánh thua to và phải chạy sang Xiêm. Trên đường rút quân khẩn cấp, Nguyễn Ánh đã phải bỏ lại hết cung tần mỹ nữ ở miền Nha Mân. Chính lớp người đẹp này hòa đồng với dân địa phương mà sinh con đẻ cái. Con cái đẻ ra vì có giống tốt nên cô gái nào cũng xinh đẹp chim sa cá lặn là thế.
Anh H.O. nghe đến đây thì nói với hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân : Chắc tổ tiên của hai cô cũng có huyết tộc với lớp người đẹp mà Chúa Nguyễn Ánh bỏ lại ở Nha Mân. Cô Tôn Nữ trả lời ngay là cô không dám nghĩ tới chuyện đó, nhưng lại nghĩ rằng Chị Ba Biên Hòa đẹp như thế này thì chắc bà cố tổ nội hay ngoại ngày xưa dám có gốc Nha Mân lắm.
Chị Ba nghe đến đây đỏ mặt và không muốn mình là đề tài cho dân làng trêu chọc, chị liền xin ông ODP tiếp cứu. Chị xin ông kể tiếp chuyện vui, lấy đề tài là các bà vợ cũng được, nhưng đừng có gốc Nha Mân hay Biên Hòa.
Ông ODP vui vẻ đáp ứng ngay. Ông bảo đề tài về các bà vợ dễ nói nhất, nhiều vô cùng. Tôi xin kể hai chuyện vui về sự thông thái mẫn tiệp của hai bà vợ. Sở dĩ tôi xin kể 2 chuyện là vì 2 chuyện này đi với nhau, chuyện số một đẻ ra chuyện số hai.
Dân làng mới chỉ nghe lời mở đầu mà đã thấy hấp dẫn nên đều xin ông kể ngay. Chuyện thứ nhất : Rằng có một cặp vợ chồng già kia nhân kỷ niệm ngày cưới đã mời một số bạn bè đến nhậu. Bà vợ tất tả đi chợ và lui cui suốt buổi nấu nướng dưới bếp. Bà nhìn lên nhà trên thì thấy ông chồng vẫn tỉnh bơ, vẫn quần đùi áo cánh. Bà tức quá mới lớn tiếng :
- Khách khứa sắp đến rồi sao ông không thay quần thay áo ?
Ông mặc như vậy mà coi được à?
Ông chồng nghe vợ quát thì tức quá liền đáp lại :
- Tôi cứ ăn mặc như thế này để bạn bè họ thấy rõ bà chăm sóc tôi như thế này đây.
Bà vợ không phải tay vừa, bà đáp lại ngay :
- Ông đã nói vậy thì tôi đề nghị ông cởi luôn cái quần đùi ra đi để bạn bè thấy rõ ông có xứng đáng cho tôi hầu hạ không.
Nghe đến đây thì ai cũng lăn ra cười. Mấy cô Huế thì la lên : Cái bà vợ già nói cái gì mà kỳ quá!
Ông ODP nói tiếp : Từ câu chuyện này, chắc có gốc VN, đã sinh ra câu chuyện thứ hai ở Canada. Rằng cũng một cặp vợ chồng già. Ông chồng sắp 65 tuổi và sắp được hưởng tiền già, nhưng bà vợ thấy ông không hề lo làm đơn. Bà thúc giục ông đi xin giấy xác nhận ngày sinh vì ông mất giấy này từ lâu nhưng ông không đi. Ông bảo ông đã có cách. Đến ngày sinh nhật 65, ông ra đi từ sáng sớm. Đến trưa ông về và giơ ra cái ngân phiếu tiền già. Bà phục ông quá liền hỏi : Ông không có giấy khai sinh thì làm sao người ta tin ông 65 tuổi mà cho tiền già?
Ông chồng đáp tỉnh bơ:
- Khó gì chuyện đó. Tôi vạch áo cho họ xem cái ngực nhăn nhúm của tôi là họ tin liền rồi cho tiền.
Bà già gật gù khen chồng lanh trí và khôn ngoan, rồi bà nói tiếp giọng đầy tiếc rẻ :
- Ông đã khôn ngoan biết vạch ngực ra cho ngươi ta quan sát, tại sao ông không vạch luôn phía dưới của ông ra để người ta cho ông thêm phụ cấp về tàn phế?
Kể đến đây rồi ông ODP xin hết. cả làng tôi phá ra cười, phe liền ông thì dập bàn đập ghế, phe các bà thì đấm nhau thùm thụp.
Làng tôi mừng mùa xuân đang tới vui như thế đấy các cụ ạ.
Kính chúc các cụ một mùa xuân vui tươi cả trong lòng cả thể xác nha.
TRÀ LŨ
Tin vui : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300. 400, 500, 600 Chuyện Cười , tổng cộng 1800 chuyện khác nhau. Đây là món quà tặng trang nhã nhất, ý nghĩa nhất. Bạn và bằng hữu sẽ cười cả năm. Giá bán toàn tập là 95 Gia Kim hay 95 Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Bữa ăn trên thiên đàng - 06/03/2015 10:39
- Chuyện phiếm ngày Tết : Thuốc Tiên - 20/01/2015 15:17
- Du lịch Canada - 02/01/2015 11:36
- Giáng Sinh An Bình - 09/12/2014 16:42
- Tiết Trực Tâm Hư - 09/11/2014 20:26
- Lá thư Canada: Kinh Hòa Bình - 16/10/2014 16:28
- Chuyện cười ngày xưa - 28/09/2014 15:11
- Các cụ chọn gì ? - 28/08/2014 00:37
- Loạn To Mất Rồi ! - 23/07/2014 14:15
- Lá thư Canada: GỐC CHÓ SÓI - 01/07/2014 11:54
2. Tiết Trực Tâm Hư
- Thứ Bảy, 15 tháng Mười Một năm 2014 11:44
- Tác Giả: Trà Lũ
Canada đã vào cuối thu. Thời gian đi nhanh quá. Quần áo mong manh mùa hè mới mặc mấy lần đang được giặt ủi và xếp lại, và quần áo mùa lạnh đã được lấy ra. Dân Canada có hai thứ áo ấm. Một loại nhẹ cho những ngày mùa thu và một loại nặng cho cả mùa đông. Dân làng An Lạc của tôi không ai bảo ai, gặp nhau thường nói tới cái hạnh phúc lớn mà mình đang hưởng, đó là nhà có sưởi ấm, chăn ấm và áo ấm. Chỉ có người Da Đỏ ở đây là chịu lạnh giỏi. Họ có mặt trên giải đất này dã mấy chục ngàn năm rồi, thế mà vẫn sống nếp cũ và sống rất mạnh. Sử còn ghi số ngươi da trắng đầu tiên trên con tàu Mayflower năm 1620 khi đã tới đất Bắc Mỹ này rồi, thế mà một số đã chết vì không chịu nổi cái lạnh của tuyết của gió ở đây.
Khi tôi viết những dòng này thi Canada mới bước vào mùa lạnh, chưa xôn xao vì băng tuyết đang tới nhưng cả nước đã xôn xao vì mấy biến cố do 2 tên khùng Martin Rouleau và Zehaf Bibeau tạo ra. Tôi gọi chúng là tên khùng tuy có hơi hám Hồi Giáo quá khích một chút nhưng không thuộc nhóm khủng bố nào. Thật còn may cho Canada. Theo rõi truyền thông chắc các cụ đã biết tên điên thứ nhất đã sát thương 2 binh sĩ Canada ở Montreal ngày 20 tháng Mười, và tên thứ hai đã sát thương một vệ binh danh dự đang gác đài Chiến Sĩ ngày 22 ở thủ đô Ottawa. Hai diễn biến chỉ cách nhau hai ngày. Biến cố thứ hai nghiêm trọng hơn vì nó diễn ra ngay tại thủ đô. May mà tên khùng này bị hạ ngay khi vừa tiến vào trong quốc hội, nơi mà thủ tướng Harper đang họp. Và may là hai tên khùng là người da trắng vì no cơm ấm cật nổi điên đã cải đạo chứ không phải là dân Hồi giáo da màu quá khích thứ thiệt. Thủ tướng Harper đã lên tiếng trấn an cả nước là Canada không sợ, nhưng đàng sau lời trấn an này thì ai cũng hiểu là hồi chuông báo động đã được rung lên. Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ đã bay sang Canada vỗ về trấn an Canada, và tái cam kết hai nước sẽ chung sức chống bọn khủng bố chặt chẽ hơn. Một điều làm người dân cảm động là vệ sĩ Nathan Cirillo gác Đài Chiến Sĩ bị tên khùng bắn chết đã được chôn cất theo nghi lễ quốc tang trọng thể. Rất nhiều người đã đem hoa và kỷ vật đến đài nơi anh nằm xuống. Vòng hoa và kỷ vật nhiều đến nỗi không còn đủ chỗ để trưng bày. Ngày đầu tháng Mười Một vừa qua, chính quyền đã xin phép được thu dọn bớt những thứ này đi chỗ khác.Theo báo chí thì số người đem hoa và tặng vật đến lễ đài để tỏ lòng tôn kính chiến sĩ Nathan Cirillo lên tới mấy ngàn người. Các cụ đọc kỹ nha, con số lên tới mấy ngàn người. Thế mới biết người Canada yêu quê hương, yêu các chiến sĩ bảo vệ quê hương tha thiết chừng nào.
Nhân nói tới đài chiến sĩ, xin trình các cụ phương xa tin này: chính phủ Canada đã có chương trình xây một Đài Kỷ Niệm để kính nhớ các nạn nhân đã bị các chế độ Cộng Sản trên thế giới sát hại. Đài sẽ xây ở bên cạnh Tối Cao Pháp Viện tại thủ đô Ottawa, với ngân phí là 4 triệu đồng, và sẽ hoàn thành vào mùa thu sang năm. Hiện đã có 6 mẫu kiến trúc để chọn lựa. Có phóng viên đã gọi điện thoại phỏng vấn Tòa đại sứ Tàu Cộng và Việt Cộng về việc này nhưng 2 nơi này nín khe. Thật là mất mặt và bẽ bàng to.
Cùng ngày 22 tháng Mười này chúng tôi được tin vui mừng là Blogger Điếu Cày tới Mỹ. Ai cũng vui vì thấy ông này đĩnh đạc, ly luận sắc bén, ăn nói đâu ra đó.
Cũng ngày 22 tháng Mười, khôi nguyên Nobel Hòa Bình Malala Yousafzai 17 tuổi từ Pakistan tới Canada để nhận bảng Công Dân Danh Dự từ thủ tướng Harper. Canada yêu cô bé này quá vì cô là một tấm gương sáng cho toàn thế giới. Xưa nay Canada mới chỉ trao bảng Danh Dự này cho 5 người nổi danh mà thôi, đó là nhà Ngoại giao Raoul Wallenberg thời Thế Chiến Thứ Hai, Cựu Tổng Thống Nelson Mandela, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Bà Aung San Suu Kyi, và lãnh tụ Aga Khan. Cô Malala là người thứ 6. Được biết chẳng riêng gì Canada nể phục và yêu mến cô bé 17 tuổi này, Viện đại học Edinburgh bên Anh cũng đã trao cho cô bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
Tháng Mười năm nay có nhiều chuyện đáng ghi quá, phải không các cụ. Chưa hết đâu, tôi còn tin này cũng hấp dẫn lắm, là ngày 27 cuối tháng vừa qua là ngày bầu cử tại nhiều thành phố thuộc bang Ontario. Sôi nổi nhất là ở Toronto với cuộc bầu thị trưởng. Có 3 ứng viên nặng cân ghi danh cuộc đua. Và kết quả là ông John Tory về nhất, thứ hai là Doug Ford, thứ ba là Olivia Chow. Cách đây mấy tháng, khi John Tory chưa cổ động thì bà Chow này dẫn đầu, nhiều người đã nghĩ phen này Toronto sẽ có một bà thị trưởng gốc Á Châu. Ai ngờ gió xoay chiều. Nhưng bình tâm mà xét thì quả thực John Tory rất xứng đáng. Cách đây 10 năm ông đã từng ra tranh chức thị trưởng này với David Miller và Miller đã thắng. Tory là người có học, là luật sư, là thương gia, là chính trị gia uy tín. Dân Toronto đang mong một luồng gió mới.
Ngoài Toronto ra, còn có mấy tân thị trưởng khác quanh đây. Đó là Bà Bonnie Crombie ở Misissauga thay thế bà già Hazel McCaillion 90 tuổi đã làm thị trưởng 40 năm liền. Đó là bà Linda Jeffrey ở Brampton. Các cụ thấy chưa, kỳ này phái nữ đã lên ngôi nha.
Anh H.O. nghe tôi nói về ông Tory làm tân đô trưởng thì cười hì hì rồi phát biểu. Cái ông Tory giỏi, ông cho rằng Toronto là đất của ông ta. Cứ xem cái bảng quảng cáo của ông ta thì thấy rõ. Thật là hay. Trên các bảng vận động tranh cử, chữ ‘Tory’ được viết rất đặc biệt như thế này: chữ TO thì vừa lớn, vừa mầu xanh, còn chữ Ry thì chữ nhỏ và mầu đen. Một chữ Tory mà viết hai kiểu chữ và in 2 màu đủ thấy cái y của ông ta muốn nói với mọi người rằng trong cái tên của tôi đã ghi sẵn chức đô trưởng TOronto.
Và ngày 31 tháng Mười cũng là một ngày vui cuối tuần cho nhiều người. Đó là tối Ma Trơi Halloween. Bà cụ B.95 trong làng tôi sợ nhất tối này. Cụ cho biết là hai nhà hàng xóm là dân da trắng, năm nào họ cũng bày cảnh ma trơi trong sân trước nhà: nào là những tấm mộ bia như ngoài nghĩa trang, nào là những hình nộm người chết xương sọ xương sườn bày ra, nào là những quả bí ngô to đùng khoét mắt khoét miệng, trong để đèn chớp nháy, nào là âm thanh tiếng gió hú… Chưa hết, cả người lớn cả trẻ con đều mặc quần áo kỳ dị, đi ra đi vô, cười khanh khách, họ tiếp đón nhiều bầy trẻ đến gõ cửa xin kẹo. Cụ B.95 sợ những cảnh này nên cụ đã trốn đến nhà Chị Ba Biên Hòa xin ngủ qua đêm. Đây là một điều hãn hữu, xưa nay cụ B.95 có đi ngủ lang thế này đâu. Vì có khách qúy tới nhà, một điềm hên, Chị Ba Biên Hòa liền bác loa mời cả làng đến chung vui một đêm rất Canada này.
Thế là phe chúng tôi tới ngay lập tực. Chúng tôi không ngờ hai nữ tướng đã có chương trình từ trước, đã chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng. Rất dã chiến nhưng ngon không chịu được. Các cụ đã đoán ra món gì chưa ? Thưa ngon lắm. Tôi không dám đố qúy vị mà xin trình ngay kẻo nó nguội mất. Thưa đó là món bánh xèo Chị Ba đứng chủ bếp và món bánh cuốn Thanh Trì do Cụ B.95 ngồi tráng. Có hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân phụ tá hai bên. Bánh chín đến đâu thì làng được nhậu tới đó. Chúa ơi, ngon quên chết. Vừa ngon vì thức ăn, vừa ngon vì không khí ấm cúng và thân ái. Làng tôi thật có phước, phải khôntg các cụ.
Cuối bữa thì mới có diễn văn của chủ nhà. Anh John này thật giỏi và lịch lãm. Anh bảo trong khi mọi người ngửi mùi bánh xèo và bánh cuốn thơm lừng thì ai còn hồn trí nào nghe diễn văn. Xưa nay kinh nghiệm cho biết là đừng đọc diễn văn khi người ta đói. Hình như tiếng Pháp có câu rằng khi bụng đói thì nó không có tai. Câu Pháp văn này đã ăn cắp của tiếng VN: Bụng đói tai điếc. Cả làng vỗ tay ào ào về lời mở đầu của anh John. Anh biết trước sau gì thì Cụ B.95 sẽ hỏi anh về nguồn gốc ngày lễ Ma Trơi này. Cụ không nói được tiếng Halloween nên cụ gọi là lễ Ma Trơi. Nghe buồn cười nhưng xét kỹ ra thì bà cụ nói rất đúng y nghĩa.Thật đáng yêu quá bà cụ già Bắc Kỳ này. Anh bảo nguồn gốc lễ này là từ người Celtic xứ Ái Nhĩ Lan bên Anh, khi họ di cư sang Bắc Mỹ này đã đem theo. Lễ này là lễ nhớ các âm hồn, cụ B.95 gọi là lễ Ma Trơi thì không sai chút nào. Các âm hồn từ mồ mả chui lên và đi vào dương gian. Các mụ phù thủy thì cỡi cái chổi rồi bay đi khắp nơi. Sở dĩ nhiều người hóa trang thành hình ma trơi là để bọn ma trơi nghĩ rằng đây là bạn mình nên chúng không bắt nạt. Các gia đình mà không muốn ma trơi bắt nạt thì thường làm cái đèn bằng trái bí đỏ rồi đặt cây đèn bên trong và để trước nhà, chúng đi qua thì làm ngơ. Câu mà các trẻ em đi xin kẹo hay nói ‘ Treat or trick’ mang dấu vết hăm dọa của ma trơi ban đầu. Chúng dọa ‘ hãy khoản đãi bọn tôi không thì bọn tôi phá’ là thế. Rồi anh John xin hết. Anh nói rất âu yếm với cụ B.95: Xin cụ an lòng, không có ai dám phá cụ cả. Đêm nay bọn cháu rất sung sướng được mời cụ ngủ lại đây, sáng mai khi bọn hàng xóm đã dẹp hết những hình ma quỷ thì bọn cháu sẽ đưa cụ về nhà.
Mọi người vỗ tay râm ran khen tấm lòng của Anh John và Chị Ba. Anh John dố mọi người rằng cái gì sẽ làm cho ta hết sợ ? Có mấy lời đáp: Đọc kinh cầu Chúa cầu Phật, nói lảng sang các chuyện khác, đi lên giường ngủ…Anh John đều lắc đầu: Các thứ đó lại càng tăng nỗi sợ. Chỉ có một thứ xóa tan được nỗi sợ là tiếng cười. Các bạn cứ nghiệm mà xem. Rồi anh thưa với cụ B.95: Bây giờ nếu cháu kể chuyện cười mà cụ cười to là hết sợ ma trơi ngay.
Rằng có hai anh con trai kia là bạn thân với nhau từ bé, sang bên Canada này họ mới gặp lại nhau. Một anh hỏi:
- Sao, việc vợ con đến đâu rồi, nàng ‘nai vàng ngơ ngác’ của mày ngày xưa đâu?
- Nó biến rồi
- Sao vậy?
- Tao lấy nó, bây giờ nó hết là con nai vàng ngơ ngác mà biến thành con sư tử !
Và phép lạ đã xảy ra, không phải chỉ có phe liền ông chúng tôi cười mà phe các bà và nhất là bà cụ B.95 cũng cười lớn tiếng.
Ông ODP thấy mọi người òa ra cười như thế thì biết đề tài ‘các bà vợ’ coi bộ ăn khách, ông liền ra câu đố như thế này:
- Muốn đo nhiệt độ thì người ta dùng nhiệt kế
- Muốn đo điện thế thì người ta dùng vôn kế
- Muốn đo cường độ dòng điện thì người ta dùng ampe kế
- Muốn đo lòng dạ người đàn ông thì người ta dùng mỹ nhân kế
- Xin hỏi mọi người: muốn đo sức khỏe của một người chồng thì người ta dùng cái gì?
Thấy không ai đáp được, ông ODP nói ngay: Vợ kế.
Mọi người cười bò ra và khen câu đố hay.
Anh H.O. cũng xin góp vui. Anh nói với anh John: Tôi biết tiếng Việt của anh rất giỏi, văn chương VN anh biết rất nhiều. Bữa nay xin đố anh về tục ngữ ca dao nha. Tôi gặp mấy câu đố này trên báo, thích qúa, hôm nay đem ra đố anh:
- Câu gì tả cảnh một người đàn ông khỏa thân cõng một người đàn ông khỏa thân khác trên lưng?
Câu hỏi qúa mông lung nên anh John xin chịu. Anh H.O. trả lời:
- Đó là câu ‘ Gậy ông đập lưng ông’
Xin dố tiếp: Câu tục ngữ gì tả cảnh cái ông khỏa thân nhảy ùm xuống ao cá ?
Anh John này đã hiểu lời đố nên anh đáp ngon lành:
- Đó là câu ‘ Chim sa cá lặn.
- Câu gì diễn tả cái anh khỏa thân kia leo lên bờ, ngồi bệt xuống một tảng đá?
- Đó là câu ‘ Trứng chọi đá’
Các cụ đã thấy cái anh John này giỏi tiếng Việt chưa! Làng tôi lại dược một phen
lăn ra cười. Mà người cười to tiếng nhất là cụ.B.95. Cụ nói lớn: Bây giờ thì lão hết sợ ma trơi rồi.
Làng tôi vui và tếu thế đấy các cụ ạ.
Anh John chủ nhà thấy không khí buổi họp làng ở nhà mình vui vẻ và đầm ấm qúa thì thích lắm. Anh xin được góp thêm một chuyện của thế giới nói tiếng Anh, chuyện ông tổ của tiếng Anh. Thời đó ngay trên đất nước Anh, tiếng Pháp mới là ngôn ngữ văn minh và chính thức của chính quyền, tiếng Anh bị coi là ngôn ngữ rẻ tiền của giai cấp bình dân, Ông Geoffrey Chaucer ( 1343- 1400 ) được coi là ông tổ đã đem tiếng Anh lên ngôi vị quốc ngữ. Giới văn học sử gọi ông là ‘ First Founder and Embellisher of Our English’/ Cha già tiền phong lập ra và làm đẹp ngôn ngữ Tiếng Anh. Ông tổ này được dân Anh muôn đời ghi nhớ. Ông được chôn giữa lòng Đại giáo đường Westminster Abbey ở thủ đô London. Ông là một nhà văn và nhà ngữ học lớn. Trong các tác phẩm đồ sộ của ông, có một câu nói mà giới đàn ông nước Anh ai cũng thuộc lòng:
- Women desire six things: They want their husbands to be brave, wise, rich, generous, obedient to wife, and lively in bed / Người đàn bà chỉ ao ước chồng mình có được 6 điềm này mà thôi: dũng cảm, thông minh, giàu có, hào phóng, biết vâng lời vợ và sống động trên giường’
Phe các bà vỗ tay râm ran. Cụ B.95 hỏi liền chị Ba Biên Hòa: Có đúng thế không, thưa cô Ba? Chị Ba mặt đỏ lên, rồi vỗ vai Anh John: Về đề tài ‘vợ chồng’, anh nói thế là đủ rồi. Chuyện VN đang vui, đầy tiếng cười, sao anh lại đem chuyện vợ chồng người Anh qúa nghiêm trang vào đây?
Ông ODP lên tiếng bênh anh John ngay: Xin chị để cho anh ấy nói. Chuyện anh ấy kể bổ ích và đúng sự thực lắm chứ. Chuyện bên Anh cơ mà. Phe các nhà quân tử chúng tôi thì cũng chỉ ao ước được 6 điều như vậy, chỉ xin phép cụ Chaucer sửa lại một chút xíu thế này cho công bằng: Đàn ông ai cũng chỉ ao ước vợ mình có 6 điều sau đây: dũng cảm, thông minh, giàu có, hào phóng, biết vâng lời chồng và sống động trên giường. Phe liền ông trong làng đã vỗ tay râm ran, miệng đấng nào cũng nói: đúng, đúng quá!. Mãi rồi phe liền ông mới thôi vỗ tay. Và ông ODP nói tiếp với Chị Ba:
- Theo tôi thì nhiều chuyện bên Anh hay lắm. Chẳng hạn chuyện bà già gân Margaret Thatcher, cái gân dễ nể, như trận Falklands năm xưa. Các bạn còn nhớ cuộc chiến thắng oanh liệt năm 1982 này không ? Falklands là một quần đảo nhỏ thuộc Anh ngày xưa, trên đảo chỉ còn mấy gia đình đánh cá. Nước Argentina gần đó thình lình cho quân đến chiếm đảo này. Bà thủ tướng ‘Iron Lady’ nổi giận bèn quyết chí lấy lại. Từ Anh quốc tới Falklands dài 12.000 cây số, trong khi từ Argentina tới Falklands chỉ có 200 cây số. Argentina vừa gần nhà vừa có Pháp và Nga hỗ trợ, ai cũng thấy Argentina sẽ thắng. Nhưng bà già gân Thatcher cương quyết đánh. Với sự hỗ trợ xăng dầu và sự yểm trợ của hạm đội Hoa Kỳ, hải quân của Anh đã vượt đại dương ngàn trùng, đã lâm trận và đã chiến thắng chiếm lại đảo. Bà già gân Thatcher đáng nể quá chứ.
Cụ B.95 không thích các thứ chuyện này, bà xin anh John nói chuyện thời sự.
Anh John kể ngay vì đây là nghề của chàng mà. Rằng từ đầu bữa ăn cụ đã nghe các chuyện mấy anh khùng Canada vừa cải qua đạo Hồi rồi xách súng đi bắn lung tung. Đó là những chuyện nhức đầu. Bây giờ cháu xin kể mấy chuyện khác không nhức đầu nha.
Chuyện thứ nhất là Canada đang chuẩn bị mừng 2 đại lễ vào năm 2017. Lễ thứ nhất là lễ quốc khánh Canada tròn 150 tuổi, và thành phố Montreal nói tiếng Pháp mừng lễ 375 tuổi. Quốc khánh Canada thì mừng hàng năm, riêng 2017 thì mừng lớn vì có con số tròn 150. Canada còn trẻ lắm nha, thưa các cụ. Riêng thành phố Montreal xứ nói tiếng Pháp lớn thứ 2 sau Paris thì đặc biệt. Theo sử thì năm 1642 Montreal chỉ là một thương điếm buôn bán và trao đổi long thú của người da trắng, thế mà 375 năm sau Montreal biến thành một thành phố đẹp và lớn thứ hai trên thế giới. Ban tổ chức đã có 2 chương trình vĩ đại cho năm 2017: Nơi đây sẽ tổ chức Đại hội Cảnh Sát trên toàn thế giới và Đại hội Lính Cứu Hỏa trên toàn thế giới. Đặc biệt quá chứ. Ngoài ra người ta cũng dự tính một Đại hội liên lục địa về môn Thể Thao Hockey/ Khúc Côn Cầu. Trên đây tôi nói tới sinh nhật 375 tức là nói từ khi có mặt người Da Trắng, chứ thực ra đất Montreal ngày xưa cách đây mấy chục ngàn năm là đất của người Da Đỏ gốc Algonquins và Huron. Những người Da Đỏ này đã từ Bắc Cực tiến xuống đây dựa theo dòng sông lịch sử St.Laurent. Mời các cụ phương xa chưa biết Canada nên đặt chương trình thăm Canada và thành phố Montreal nha. Bạn sẽ được nghe tiếng Pháp còn chút âm hưởng của thế kỷ 17 khi người Pháp ban đầu tới đây.
Tôi nhớ mãi một từ tiếng Pháp khi tôi mới tới Montreal năm 1975. Vì bơ vơ trắng tay nên cái việc mà tôi xin được là rửa chén cho một nhà hàng. Rửa chén, tiếng Anh gọi là dishwasher, còn tiếng Pháp ở Montreal gọi là ‘plongeur’. Lần đầu tôi nghe tiếng plongeur thì tôi sợ quá vì cái nghĩa ghi rõ trong tự điển plongeur là người bơi lặn ! Vậy tôi là plongeur thiệt ư? Nhưng không sao, đây là chuyện rất nhỏ kể cho vui thôi, các cụ tới Montreal sẽ được thưởng thức cái không khí Paris, cái hương vị thơm ngon của bánh croissant và cà phê Paris. Montreal là thành phố đông người Việt thứ hai sau Toronto. Các cụ muốn ăn phở, bún bò, chả giò, bún ốc thì ở đây rất sẵn rất nhiều và rất ngon.
Chuyện thời sự thứ hai là chuyện hội đồng giáo dục của thành phố Toronto vừa chấm dứt hợp tác với ‘ Các Học Viện Khổng Tử’. Các cụ có nghe về các học viện này không? Trung Cộng rao bán chính sách văn hóa này từ năm 2004 và có mặt ở rất nhiều trường của 40 quốc gia trên thế giới. Giới giáo dục Canada ở Toronto đã nhìn ra bộ mặt gian dối của Cộng Sản nên đã chấm dứt liên hệ.
Nhân nói tới cái gian dối của cộng sản, tôi liền nhớ tới Anh Đặng Chí Hùng. Đây là một thanh niên 32 tuổi gốc Bắc Kỳ đặc, được sinh ra giữa lòng cộng sản, được đào luyện cũng giữa lòng cộng sản, bố mẹ là đảng viên cộng sản. Anh được dạy dỗ rằng Bác Hồ là vị đại thánh và Đảng CSVN là số một. Nhưng anh đã mở mắt. Anh đã thấy mọi sự gian dối của CSVN. Anh đã trốn khỏi Hà Nội vào Saigon, và đã mở mắt thêm nữa. Anh lên tiếng tố cáo sự gian dối của con cháu Bác Hồ và anh bị săn đuổi. Anh trốn sang Cao Mên rồi tới Thái Lan. CSVN xin Thái Lan bắt anh nhưng anh may mắn được LHQ can thiệp kịp thời và cho anh quy chế tỵ nạn. Anh đã viết nhiều bài tố cáo CSVN gian trá và tố cáo âm mưu dâng nước VN cho Tầu Cộng. Các bài anh viết đã dược Nhà Xuất Bản Tiếng Quê Hương ở Nam Cali in. Tôi đang đọc cuốn thứ nhất. Hay và đúng qúa sức. Anh còn trẻ mà phương pháp nghiên cứu rất khoa học và tuyệt vời. Sách của anh xác nhận hùng hồn những gì Nguyễn Chí Thiện, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Tô Hải đã viết. Sách có trích dẫn nguồn gốc đáng tin cậy với nhiều hình ảnh chứng minh. Cái việc CSVN dâng nước cho Tàu thật là hiển nhiên rõ ràng. Không cần phải đọc những văn kiện dâng nước, mà chỉ cần nhìn vào lá cờ của Tàu Cộng xưa nay chỉ có 5 ngôi sao, thế mà bây giờ trong sách giáo khoa ở VN có hình cờ Tàu 6 sao, các em học sinh cầm cờ 6 sao đi đón vua Tàu ở Hà Nội. Ngôi sao thứ 6 chỉ VN rõ ràng. Một tấm ảnh lần đầu tiên tôi mới thấy là trong đại hội thể thao các dân tộc thiểu số bên Tàu tổ chức tháng 9/2011 có hình một cô gái VN khăn đống ái dài. Chưa hết. Nhiều hình lãnh tụ Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng mặc áo bốn túi, y như áo Mao Trạch Đông và các lãnh tụ Tầu Cộng vẫn mặc.
Còn chuyện này mới ghê, chuyện đã ngày xưa mà bây giờ tôi mới biết. Thật không thể ngờ được. Đó là năm 1951, trong văn thư của Ủy Ban Kháng Chiến số 284/ LĐ, với tư cách là Tổng thư ky Đảng Lao Động VN, Trường Chinh đã hô hào bỏ chữ viết lối ABC mà trở về với chữ Hán và bỏ thuốc tây mà trở về với thuốc ta thuốc Tàu. Xin mời các cụ nghe sơ sơ mấy lời của Trường Chinh:
…Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau cách viết chữ kỳ dị của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế? Không, đồng bào nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước là thứ chữ Nho của Trung Quốc. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta, mà có lẽ là thày của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế.
…Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn đế quốc phương tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng. Hãy dùng thuốc dán của cha ông ta để lại, và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp hoàn cầu… ( sách đã dẫn trang 484)
Thì ra cái việc xin được nhập vào Tàu của CSVN đã có từ lâu rồi. Phục ông bạn trẻ Đặng Chí Hùng quá. Cuốn sách tôi đang đọc mang tên ‘ Những Sự Thật Cần Phải Biết’, bìa sách ghi là cuốn 1. Cuốn số 2 sẽ mang tên ‘ Những Sự Thực không thể Chối Bỏ’, chắc cuốn thứ hai này sẽ là trái bom nổ lớn hơn nữa.
Trước đây tôi đã từng bi quan vì nghĩ rằng CSVN đã gian dối và lừa bịp thành công bao nhiêu thế hệ. Thế hệ bi lừa bịp đầu tiên là lớp trẻ hăng say cầm súng tiến vào miền Nam để giải thoát đồng bào đang bị ‘Mỹ Ngụy cùm kẹp’. Lớp trẻ này đánh anh em Miền Nam tàn khốc vì họ tin chắc vào lời Bác và Đảng là chân ly. Rồi lớp trẻ kế tiếp cắp sách tới trường được dạy lời dối trá của Bác và Đảng mà đa số tin là sự thực. May mà có một số đã mở mắt nhìn ra chính tà, như anh bạn trẻ Đặng Chí Hùng trên đây. Đặng Chí Hùng là bút danh, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, sinh quán ở Hà Sơn Bình.
Hiện nay ở hải ngoại này có rất nhiều người và nhiều tổ chức đang gửi tiền về VN giúp các thân nhân và người nghèo. Đây mới chỉ là giúp vật chất. Còn mặt tinh thần thì sao đây. Chúng ta cũng phải giúp chứ vì mặt này mới quan trọng. Chúng ta phải làm sao cho tất cả con em chúng ta mở mắt, các bạn có đồng y với tôi không?
Cụ Chánh lên tiếng: Bạn nói rất đúng, ta phải chuyển các sự thực về việc Hồ Chí Minh và Đảng CSVN dối trá và lừa gạt. Hiện đa số bọn chúng đã biết cái sai cái trái nhưng vì đang hưởng giàu sang nên chúng ngậm miệng và cố bám lấy Đảng. Bây giờ chúng được binh đoàn Công An bảo vệ. Ngành Công An của VC đã trở thành một lực lượng rất lớn, nghe nói có tới 200 ông tướng. Trên thế giới hiện nay có nước nào mà ngành công an nhiều tướng như vậy không? VC mở miệng thì một điều là đảng, hai điều là đảng, chứ không nói tới quốc gia, hay tổ quốc.
Tôi xin tạm ngưng chuyện này để nói chuyện khác. Xin được nói về buổi lễ giố Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm hôm mồng Hai tháng Mười Một vừa qua. Hôm đó tôi cầm que hương vái Cụ mà khóc trong lòng. Cụ là một nhà ái quốc chân chính đã bị chết một cách oan khiên. Chín năm cầm quyền của Cụ là 9 năm Miền Nam thanh bình và hạnh phúc nhất. Có một danh nhân ngoại quốc nào đó khi nghe tin Cụ bị hạ sát thì đã lên tiếng tiếc thương và phát biểu rằng: Đó là một ông Khổng Tử cuối cùng của Á Châu. Tôi già nên quên tên vị này. Chỉ nguyên câu viết trên hiệu kỳ của Cụ Diệm‘ Tiết Trực Tâm Hư’/ lòng ngay dạ thẳng ‘đủ cho ta thấy cái đức của một nhà quân tử.
Xin Ơn Trên ban mọi phước lành cho quê hương Việt Nam.
3. Lá thư Canada: Kinh Hòa Bình
- Thứ Bảy, 18 tháng Mười năm 2014 10:07
- Tác Giả: Trà Lũ
Ở ngã tư gần nhà tôi có tiệm bán hoa của người Đại Hàn. Sáng nay đi qua thì tôi giật mình vì những chậu hoa cúc đẹp quá. Xưa rày hễ nói tới cúc là tôi nghĩ ngay tới màu vàng, bây giờ thì không đúng như vậy nữa. Các chậu cúc bày trên kệ cho tôi thấy trăm màu : vàng, xanh, đỏ, tím, hồng, và bao nhiêu màu biến thể. Năm ngoái tôi chú ý tới cúc mầu tím, tím đậm tím lợt, năm nay tôi thấy một màu tím mới là tím đỏ hồng. Tôi chỉ nói tới màu tím thôi đó nha. Bây giờ màu nào cũng biến hóa. Tôi đã đứng ngắm các chậu hoa cúc trăm sắc này rất lâu mà không chán mắt. Rồi tôi tự hỏi các mầu hoa cúc tươi đẹp này từ đâu đến. Ngày xưa quê tôi chỉ có cúc trắng và cúc vàng thôi mà. Tôi đang ngẩn ngơ như vậy thì bất chợt có một bà sơ đi qua. Bà sơ này tôi quen. Tôi đem thắc mắc này hỏi bà sơ. Bà liền cười rồi bảo : Thiên Chúa đã cho bộ óc con người mở mang thêm, con người đã biết trộn màu pha vào hạt giống. Những chậu cúc muôn sắc này nhắc ta quyền năng của Thiên Chúa, nhất là trong ngày lễ lớn đang đến : Lễ Tạ Ơn Thanksgiving Day ! Nói xong thì bà sơ vui vẻ chào tôi rồi đi.
Bà sơ nói đúng qúa. Mấy bông hoa cúc này nhắc nhở mọi người lễ Tạ Ơn đang đến. Bà sơ về nhà dòng còn tôi tất tả đến nhà Cụ Chánh tiên chỉ. Mấy kệ hoa cúc đã làm tôi tới trễ. Làng An Lạc chúng tôi đang họp về ngày lễ Tạ Ơn . Năm nào Cụ Chánh cũng nói : Tôi đã thề rằng bao lâu còn thở là tôi còn mừng lễ này trọng thể dể bày tỏ lòng biết ơn vị đại ân nhân của gia đình chúng tôi mà.
Vị đại ân nhân của Cụ Chánh là ai, các bạn còn nhớ không? Thưa đó chính là Cha Paolo. Hồi thập niên 1980 dân Miền Nam bùng lên việc vượt biên trốn chạy thiên đường CS và Canada bùng lên phong trào cứu các thuyền nhân VN. Gia đình Cụ Chánh, ông Từ Hòe, ông ODP cùng ở trại tỵ nạn bên Thái Lan và cùng được nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Anh John và Chị Ba Biên Hòa ở trong giáo xứ của Cha Paolo nên anh chị đã tiếp tay với giáo xứ lo cho Cụ và các bằng hữu. Chúng tôi quen nhau từ những ngày lịch sử này. Mỗi năm, cứ ngày lễ Tạ Ơn thì cả làng tôi đến nhà thờ Cha Paolo xem lễ và bày tỏ lòng biết ơn các ân nhân đã bảo trợ năm xưa. Năm nay cụ Chánh đã làm cả nhà thờ xúc động. Cụ đem tới 2 mâm lễ vật, một mâm xôi và một mâm bánh Tiramisu. Giáo dân Canada lần đầu tiên được ăn xôi VN thì thích lắm, và nỗi vui này đã tăng lên gấp bội khi được ăn bánh Tiramisu và nghe cụ Chánh nói về đồng bánh này. Cụ đã trọng tuổi, nhưng còn nói được tiếng Anh rất chuẩn. Cụ thưa với Cha Paolo : Vì cha có gốc Ý nên làng chúng tôi làm một đồng bánh có gốc Ý, tên nó là Tiramisu. Cái tên Ý này có nghĩa là ‘ kéo chúng tôi lên’, tira=kéo, mi=tôi, su=lên. Mấy chục năm xưa, khi chúng tôi đang nheo nhóc khổ cực trong trại tỵ nạn, Cha đã kéo nhóm chúng tôi lên khỏi vũng bùn tỵ nạn và đưa chúng tôi đến thiên đàng Canada này. Nói đến đây rồi cụ già 90 tuổi nức nở, nước mắt giàn giụa. Thấy Cụ khóc ai cũng xúc động. Cha Paolo vội chạy tới ôm lấy cụ. Cha vừa vỗ vai vừa nói : Cụ ơi, nào có chi, tất cả chúng ta đều là con của Chúa, là anh em với nhau mà.
Mãi rồi cơn xúc động mới hết, rồi Chị Ba Biên Hòa mới cắt bánh mời mọi người.
Cụ Chánh đã chọn làm đồng bánh gốc Ý đúng lúc và ý nghĩa tên đồng bánh hay qúa, phải không các bạn ?
Mà các bạn đã ăn bánh này bao giờ chưa? Xưa nay tôi ít ăn bánh ngọt, mà bữa nay tôi đã đòi ăn một miếng lớn vì không thể cầm lòng được. Thật là ngon hết sức vậy đó. Bánh này do Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế làm. Ba tiên nữ này đã học làm bánh này với người Ý, đã làm thử nhiều lần, và đã thành công mỹ mãn. Hôm nay các nàng mới khoe tài. Nó gồm có bột, bơ, phó mát, trứng, cream, cà phê, rượu cognac, rượu Kalua… Cha Paolo ăn xong liền nói : Xin bái phục, bánh các bạn VN làm ngon hơn bánh mẹ tôi là người Ý làm khi xưa.
Sau buổi lễ và tiếp tân ở nhà thờ thì cả làng kéo về nhà cụ tiên chỉ, phe các bà thì kéo vào bếp làm cơm chiều còn phe các nhà quân tử chúng tôi thì kéo vào phòng khách bàn các chuyện quốc sự. Chắc các cụ thắc mắc về các chuyện quốc sự này, phải không cơ? Thưa chúng tôi bàn nhiều chuyện lắm, chẳng hạn chúng ta có nên tham dự vào binh đoàn LHQ đi đánh nhóm ISIS quá khích không, hoặc có nên tấn công dàn khoan hỗn láo 891 ở gần đảo Hải Nam không, hoặc có nên tham gia các cuộc biểu tình ở Hong Kong không.
Rồi bữa ăn chiều được dọn ra. Nhà bếp của làng giỏi thật. Chị Ba Biên Hòa là đầu bếp chính. Bữa nay là lể Tạ Ơn của Canada, chúng tôi đã có bữa ăn truyền thống, thực đơn gồm gà tây bỏ lò ăn với các món bí ngô và khoai tây. Bên cạnh thì có thêm chút xíu thức ăn truyền thống VN : các món xôi. Cụ Chánh cười hà hà rồi kể : sáng nay các chị ấy làm hai mâm xôi, một mâm mang đến nhà thờ Cha Paolo cho dân Canada ăn, còn mâm thứ hai thì bây giờ cho phe ta ăn. Mâm xôi này có sự góp sức của Cụ. B.95. Các cụ có biết mâm xôi này gồm mấy thứ không? Thưa những bốn : Xôi đậu xanh, xôi đậu đỏ, xôi gấc, xôi đậu phọng. Ăn gà tây Canada với xôi VN, hai thứ hợp nhau lắm các cụ ạ. Và món tráng miệng là bánh Tiramisu. Các người đẹp trong làng cũng đã làm hai đồng bự, một mang đến nhà thờ, một để cả làng ăn lúc này. Cụ B.95 lần đầu tiên ăn món bánh Ý nên khen hết lời. Xưa nay lão chưa hề bao giờ được ăn bánh ngon đến thế. Miếng bánh mềm như bánh kem, có hương vị rượu cognac nhè nhẹ. Và bánh này phải đi với cà phê. Hôm nay là ngày lễ trọng, ai cũng uống cà phê, có mất ngủ chút xíu cũng không sao.
Vừa nhâm nhi cà phê, vừa nói chuyện đời, ôi sung sướng hết biết. Bao giờ Cụ B.95 cũng lên tiếng hỏi thần tượng của cụ là anh John đầu tiên. Cụ hỏi nguồn gốc lễ Tạ Ơn. Anh John vui vẻ đáp ngay, vì nó là môn lịch sử phải học ở nhà trường từ bé. Rằng chuyên này dài, cháu xin tóm lược. Là ngày xưa, vào năm 1620, có một nhóm người Anh theo đạo Thanh Giáo bị vua nước Anh cầm tù chán rồi đuổi đi. Họ lên con tàu mang tên Mayflower đi tìm đất sống. Họ vượt Đại Tây Dương và đã đến được miền đất Hoa Kỳ, bang Massechusetts . Đoàn của họ gồm 102 người đã được một bộ lạc Da Đỏ tiếp rước cho ăn cho ở. Nhưng vì mùa đông ban đầu khắc nghiệt qúa nên họ chết mất 46 người. Số người sống sót may thay đã được người Da Đỏ chỉ dẫn cách trồng cây, hái trái. Năm sau, 1621, những người này đã trúng mùa. Họ đã làm lễ cám ơn Thượng Đế và cám ơn người Da Đỏ, và từ đó lễ này thành truyền thống. Hai trăm năm sau, năm 1863 Tổng Thống Abraham Lincoln đã nâng ngày lể Thanksgiving này lên hàng quốc lễ. Dân Canada là dân ngoan đạo, thấy lễ này mang đầy ý nghĩa, nên đã noi gương Hoa Kỳ. Lễ Tạ Ơn không mang màu sắc tôn giáo, chỉ là ngày nhắc ta phải biết ơn, trên hết là biết ơn Đấng Tạo Hóa đã tạo ra thực phẩm, rồi biết ơn cha mẹ, rồi xã hội. Đây là ngày lễ của gia đình, dân chúng đi lại thăm viếng nhau nhiều nhất. Vì nó kéo dài những 4 ngày nên nhiều người có đủ thời gian đi thăm họ hàng và bạn bè, nay nhà này, mai nhà khác, mốt nhà khác nữa…Món ăn truyền thống của ngày lễ là gà tây nhồi bỏ lò ( deep fried turkey ) ăn với khoai tây và các món làm từ bí ngô, món tráng miệng là bánh bí đỏ, pumkin pie, ăn với kem.
Có một chuyện liên hệ tới lễ này là lễ ‘phóng sinh’ 2 con gà. Vì dịp này toàn quốc Mỹ giết hàng triệu con gà tây, nên tổng thống Mỹ thường chủ lễ phóng sinh tại Tòa Bạch Ốc. Tổng thống thả tượng trưng 2 con gà tây ra ngoài miền đất hoang, với ý là xin lỗi loài gà tây đã bị loài người chúng tôi sát hại nhiều qúa trong lễ này.
Rồi sang phần thời sự, Anh John xin kể những chuyện bên lề, vì những chuyện chính như dịch Ebola, bọn ISIS Hồi Giáo qúa khích thì ai cũng biết rồi.
Chuyện đầu tiên là việc thủ tướng Harper của Canada tuyên bố nhóm 7 nước giàu nhất thế giới G7 sẽ dứt khoát không nhận Nga của Putin vào nhóm nữa. Từ nay chỉ có G7 chứ không có G8. Nga tức lắm và đang hăm dọa sẽ trả thù Canada. Canada không sợ. Nhớ năm ngoái Nga đe dọa cắt khí đốt và dầu lửa ở Ukraine và Âu Châu, Canada và Mỹ đã nhảy vào tiếp cứu liền.
Tin thứ hai là công ty Burger King của Mỹ đã mua đứt công ty Tim Hortons của Canada, và dự định sẽ mang trụ sở chính từ Hoa Kỳ sang đặt tại Canada. Báo chí tìm hiểu thì được công ty Burger King trả lời là đất Canada có nhiều ưu điểm cho việc đầu tư và bành trướng. Rõ ràng đất lành chim đậu nha.
Tin thứ ba là thành phố Toronto ở ngay bên hồ Ontario nên có rất nhiều bãi tắm về mùa hè. Nhóm nghiên cứu Forum Research đã làm một cuộc phỏng vấn dân chúng và cho biết đa số dân Toronto ủng hộ ý kiến cho phép phụ nữ được cởi trần trên bãi tắm.
Xin các bà có chồng nhiều máu xấu lưu ý : nếu qúy vị đến du lịch Toronto mà ông xã cứ đòi đi bãi tắm thì nên ngăn cấm ngay nha.
Anh John kể tin tiếp theo mà cười hề hề : Rằng đầu năm 2014 này, nhiều khu dân cư Toronto mất điện mấy ngày liền. Bây giờ 9 tháng sau tự nhiên số trẻ sinh ra tăng vọt. Chẳng hạn chỉ một ngày 19.9.2014 vừa qua có 10 em bé chào đời. Việc này chưa từng xảy ra bao giờ. Các nhà xã hội đang đi tìm hiểu lý do. Bạn nào biết lý do tại sao có hiện tượng đẻ nhiều như thế này xin vui lòng mách cho họ với.
Tin tiếp theo là tin sinh viên Hong Kong biểu tình chống cộng sản Tàu độc tài toàn trị, bắt dân bầu cho người bọn chúng chọn sẵn, y như ở lục địa và y như ở VN. Xưa nay chưa bao giờ tôi thấy có cuộc biểu tình nào trên thế giới trật tự, ôn hòa, và lịch sự như cuộc biểu tình này. Báo chí vừa cho đăng 2 tấm hình làm cả thế giới kinh ngạc, tấm thứ nhất chụp một anh cảnh sát đang dùng chai nước uống của mình mà rửa mắt cho một sinh viên biểu tình bị hơi cay, bức thứ hai chụp một cô sinh viên che dù chống mưa cho một anh cảnh sát đang canh biểu tình. Nào ai có thể ngờ dân trí Hong Kong cao như vậy.
Đang viết những dòng này thì tôi được nhà văn TU DINH gủi cho một bản tin cũng liên quan tới việc biểu tình. Theo ông Tu Dinh thì sở dĩ dân trí Hong Kong cao như vậy là do văn hóa của nước nước Anh bảo hộ ngày xưa để lại. Chính sách thưộc địa là xấu nhưng đem văn minh và văn hóa chính quốc mà rải trên đất thuộc địa Hong Kong này thì qúa tốt và tuyệt vời. Ấn Độ xưa kia cũng được hưởng nên văn hóa này, nên tuy nghèo mà Ấn Độ nhất định không theo cộng sản. Bài ông Tú Dinh gửi cho tôi là bài trích trong cuốn sách ‘Lang Thang trên đất Mỹ’ mà ông sắp xuất bản. Xin cám ơn bạn Tu Dinh. Chúng ta cầu xin cho các bạn trẻ Hong Kong thành công trong việc đòi dân chủ này. Xin đừng có một Thiên An Môn thứ hai. Cầu mong ngọn lửa biểu tình này mau lan đến Việt Nam là nơi xưa nay dân vẫn phải đi bầu theo lối đảng CS chỉ định.
Tin cuối cùng là cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai của dân Tô Cách Lan tháng trước. Đa số đã không muốn ly khai. Ai cũng thở phào nhẹ nhõm. Nếu dân Tô Cách Lan mà ủng hộ việc ly khai thì Canada gặp rắc rối to. Tại sao ư? Thưa vì tỉnh bang Quebec ở Canada mấy chục năm trước đã 2 lần trưng cầu dân ý về việc này và tuy nhóm đòi ly khai đã thất bại, nhưng ngọn lửa ly khai ở Quebec vẫn còn âm ỷ. Nếu Tô Cách Lan mà nói YES cho việc ly khai thì chắc chắn ngọn lửa đòi ly khai âm ỷ ở Quebec sẽ bùng lên ngay. Thật may cho Canada. Và may cho cả Hoa Kỳ nữa vì nghe nói Texas cũng lăm le đòi ra riêng. Xin cám ơn các bạn Tô Cách Lan.
Kể đến đây xong thì anh John tuyên bố hết phần thời sự, rồi anh xin Ông ODP tiếp sức. Ông ODP gật đấu rồi nói ngay với cụ B.95 : Mỗi lần nhắc tới VC là cụ kêu nhức đầu, bữa nay xin cụ đại xá vì tôi thấy mấy chuyện VC ngứa mắt ngứa tai vô cùng, không nói ra thì không chịu được. Câu nhập đề này khiến cả làng chú ý lắng nghe.
Ông kể chuyện cuốn Tự Điển Tiếng Việt mới in ở Hà Nội. Ông chưa có cuốn này trong tay nhưng nghe bài trích dẫn sơ sơ của BS Nguyễn Hy Vọng mà đã thấy lộn ruột. Chẳng hạn cuốn tự điển này định nghĩa cái miệng là ‘ một bộ phận hình lỗ ở phía dưới của mặt’. Các bạn nghe xong thấy câu định nghĩa này thế nào ? Không ai được chê nha vì tự điển này do các nhà trí thức ở Hà Nội biên soạn dấy. Hà Nội là trái tim của VC. VC đã từng vô ngực xưng mình là ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’, đã là đỉnh cao thì làm sao mà sai được.
Cụ Chánh lên tiếng ngay : Hà Nội cái gì! Hà Nội của tôi thời trước 1954 đâu có ngu dốt thế. Hà Nội ngàn năm văn vật của tôi năm 1954 đã di cư vào Miền nam hết rồi ! Bây giờ phải gọi bọn chúng là ‘Hà Lội’ mới đúng. Để chứng minh thêm về sự dốt nát của Hà Nội hiện nay, cụ Chánh kể luôn sang chuyện ‘Giáo Sư Tiến Sĩ’ Nguyễn Thiện Nhân. Ông Nhân hiện nay là một nhân vật cao cấp của CSVN. Ông được xưng tụng là giáo sư tiến sĩ, là bộ trưởng giáo dục, là chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc, là một trong 16 ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương. Ông khai đậu tiến sĩ năm 1993 tại Đại Học Magdeburg bên Đức. Chỉ có một điều hơi kẹt cho ông là Đại học Magdeburg thành lập năm 1993, chả lẽ đại học này vừa thành lập thì ông đã đậu tiến sĩ ngay sao. Ha ha.
Cũng chưa hết chuyện ngôn ngữ Hà Nội. Trên đây nói về bằng tiến sĩ của ông bộ trưởng giáo dục, sau đây là lời phát biểu của một vị phó tiến sĩ nói về chuyện nạo vét Hô Gươm, Giáo sư phó tiến sĩ Hà Đình Đức đã phát biểu, xin các cụ lắng nghe cho kỹ ngôn ngữ mới của Hà Lội nha : ‘… Sau khi vét thí điểm kết quả sẽ được quan trắc đánh giá để có phương án xử lý tiếp theo. Khu vực xử lý thí điểm chưa tới 1% diện tích hồ, lượng nước hao hụt không đáng kể nên không cần bổ cập…’
Các cụ có hiểu ‘quan trắc, phương án, xử lý, bổ cập’ là gì không? Đây không phải là tiếng Việt, đây là tiếng Tàu. Các cụ ơi, rõ ràng CSVN đang đưa đất nước chúng ta từng bước vào lộ trình sát nhập mất rồi, theo đúng chỉ thị của Trung Cộng trong hội nghị Thành Đô đã vẽ ra.
Trước đây tôi có đọc Wikileaks nói về viêc CSVN dâng nước cho Tàu, trong lòng vẫn còn hoài nghi, nay vừa đọc thêm tài liệu của viên chức cao cấp của CSVN là Thiếu Tướng Hà Thanh Châu, chính ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng. Tướng Châu vừa đào tẩu và xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông Châu đã trao cho Hoa Kỳ một tập tài liệu tối mật. Tạp Chí Foreign Policy của Hoa Kỳ đã cho công bố một số tin tức về việc ngày 10-8-1987 Nguyễn Văn Linh từ VN đã sang Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình theo lệnh gọi để bàn việc sát nhập Việt Nam vào dất Tàu. Tàu ra hạn thời gian là 60 năm, qua 3 giai đoạn sau đây :
- Đợt 1 : tháng 7-2020 : VN là quốc gia tự trị
- Đợt 2 : tháng 7-2040 : VN là quốc gia thuộc trị
- Đợt 3 : tháng 7-2060 : VN thành tỉnh Âu Lạc thuộc địa phận Quảng Châu.
Tàu Cộng đã dặn Việt Cộng phải dùng chiến thuật hòa bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, lặng lẽ, như tằm ăn dâu. Tiếng Tàu từ từ sẽ là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ. Vấn đề còn lại sẽ bàn về sau là khi VN đã sát nhập vào Quảng Châu thì VN sẽ là một tỉnh hay là một khu tự trị.
Nghe tới việc Đảng CSVN dâng nước cho Tàu Cộng thì mặt ông ODP tái đi. Ông bảo đã đến lúc tất cả chúng ta không thể ngồi yên được nữa. Phải cầm súng mà đánh quân Tàu và quân phản quốc. Bây giờ ở VN có 2 đoàn thể mang súng, một là công an, hai là quân đội. Sức mạnh của CSVN là lực lượng công an. Mục đích của công an không phải là bảo vệ lãnh thổ mà chỉ là để bảo vệ Đảng Công Sản mà thôi. Bây giờ chỉ còn quân đội. Chúng ta phải làm sao khơi dậy lòng yêu nước của quân đội.
Đồng bào ơi, khơi dậy nha, nổi lửa lòng yêu nước lên nha. Tôi mới đọc được một bài phú của thi sĩ Kha Tiệm Ly khá hay. Bài phú chửi quân Tàu xâm lăng đảo Trường Sa và lấn chiếm hải phận của chúng ta. Nghe xong mà thấy lửa bốc lên trong lòng. Tôi xin trích vài câu gần cuối bài nha :
………………
… Bọn ngươi quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược
Nói cho ngươi biết dân tộc ta :
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài
Từng đuổi bọn ngươi bằng thanh kiếm bạc
Đâu quản thây phơi trận mạc.
…
Bọn ngươi hãy liệu bảo nhau
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm
Chớ để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác…
…
Ông H.O. từ đầu bữa tới giờ vẫn ngồi im nghe, nay mới mở miệng : Tôi thương đất nước Việt Nam của tôi quá. Không biết quê hương tôi qua thời chó đẻ, thời chó chết, rồi sẽ sang thời kỳ gì nữa đây.
Cô Cao Xuân bèn lên tiếng hỏi : Anh vừa nói tới ‘thời chó đẻ và thời chó chết’ là ý làm sao? Tôi sống ngoài Huế chưa hề nghe hai câu này. Ông H.O. cười hà hà. Đây là kiểu nói của dân Saigon sau 1975. Khi nói về thời trước 1975, tuy giặc giã triền miên nhưng dân còn có cơm ăn áo mặc, con chó cũng được ăn no. Vì nó dược ăn no và phây phả như vậy nên chó ở Miền Nam đẻ con dài dài. Sau 1975, khi các đỉnh cao Hà Lội vào thì cả Miền Nam đói rách, người cũng chả đủ cơm mà ăn, nói gì đến chó. Do đó, sau 1975, chó ở Miền Nam chết dài dài.
Nãy giờ nghe chuyện CSVN bán nước nên cả làng nín thở, nay nghe câu chuyện pha trò của ông H.O. thì cả làng cười ồ lên. Cụ B.95 bảo không ngờ người Miền Nam thâm thúy như vậy. Anh John xin kể một câu chuyện liên quan tới thời kỳ đói khổ ‘chó chết’. Tôi có đọc ở đâu đó một câu chuyện, nghe thoáng qua thì chả có gì hay, nhưng nghe rồi nghĩ một chút thì mới thấy cái thê thảm của thời sau 1975, thời CSVN cai trị. Chuyện kể về các thày giáo dạy học ở nhà trường, các thày được trả lương bằng khẩu phần gạo. Bữa đó có một ông giáo đến lãnh gạo, ông nói với cô cán bộ đang xúc gạo cho ông :
- Cán bộ ơi, cán bộ vui lòng để riêng hột cỏ và cát sạn ra một bên, xin đừng trộn vào gạo, vì lâu nay tôi lựa cả ngày mệt qúa.
Vì câu này, ông giáo Miền Nam bị mang ra hội đồng kỷ luật vì dám nói xấu chế độ.
Cũng ông giáo này một hôm đi xe đạp ở Saigon đụng phải một ông cán bộ vừa từ Hà Nội vào Nam. Ông cán bộ quắc mắt la : Mắt anh để đâu mà sao không tránh cán bộ? Ông giáo này có máu tếu bèn thưa : Xin lỗi cán bộ, chúng tôi đã hết sức tránh mà không nổi, chúng tôi tránh từ năm 1954 dến 1975, mà vẫn không kịp.
Cụ B.95 lên tiếng xin làng thôi nói về đề tài VC kẻo đêm nay cụ mất ngủ. Rồi chính cụ làm gương về việc chuyển đề tài. Cụ lên tiếng ca ngợi Cụ Chánh nói tiếng Anh nghe ngon lành qúa, lúc cụ cám ơn Cha Paolo và giáo xứ ở nhà thờ : Chả bù cho tôi. Tôi sang đây từ năm 1995 mà cho tới giờ tôi nghe tiếng Anh vẫn như vịt nghe sấm. Rồi cụ kể chuyện cụ học tiếng Anh năm xưa:
- Tôi đâu có đến trường. Mấy đứa cháu chúng nó dậy tôi ở nhà. Lão học trước quên sau. Tên 7 ngày trong tuần, học mãi mới thuộc, nghe lão nói mà lũ cháu bò ra cười. Lão đọc thế này : Mâm đây ( Monday), Tiêu đây ( Tuesday), Quét đây (Wednesday ), Thớt đây ( Thursday), Phay đây ( Friday), Xả tiêu đây ( Saturday ), Xương đây ( Sunday ).
Cả làng ầm lên tiếng cười vì lần đầu tiên nghe cụ B.95 nói tiếng Anh. Thấy mọi người có vẻ thích chuyện học tiếng Anh, cụ được hứng kể tiếp chuyện con heo và đứa cháu bé. Rằng bữa đó không biết làm sao mà con chó nó rượt con bé. Con bé vừa chạy vừa kêu ‘heo, heo’. Nghe nó kêu vậy lão liền bảo : Đó là con chó chứ không phải con heo. Con chị nó cười rồi bảo lão : Em cháu nó nói tiếng Anh ‘help help’ là cầu cứu mọi người giúp nó, chứ không phải nó kêu tên con heo!
Các bạn đã thấy cụ già B.95 hôm nay vui chưa. Không ngờ cụ già lây cái bệnh tếu của bọn chúng tôi từ lúc nào.
Ông ODP là người cười to tiếng và lâu nhất bữa nay. Rồi ông góp ý : Lúc nãy Cụ B.95 bảo khi nghe các chuyện về VC thì nhức đầu khó chịu, tôi xin mách một phương pháp chữa bệnh này. Là mỗi khi bị nhức đầu, thần kinh căng thẳng, thì bạn hãy mở đài xem chương trình văn nghệ của André Rieu. Bạn mở YouTube hay Google là có liền. Các bạn biết anh chàng nhạc sĩ đẹp trai người Hà Lan này chứ. Anh ta đã 63 tuổi mà vẫn tràn đầy sức sống và tài ba. Anh ta vừa kéo đàn vĩ cầm, vừa điều khiển dàn nhạc. Anh mang ban nhạc đi vòng quanh thế giới. Các xuất hát của anh bao giờ cũng đầy nghẹt người và ai cũng đắm chìm trong một bầu không khí hòa bình hạnh phúc, ai cũng vui vẻ, tươi cười, vừa vỗ tay, vừa lắc lư, vừa hát theo. Anh André vừa chơi đàn, vừa điều khiển ban nhạc hàng trăm người, lại kiêm luôn việc giới thiệu chương trình. Anh nói được rất nhiều thứ tiếng, và nói rất có duyên, rất trang trọng, lịch sự, thân ái. Hội trường ở đây thường là những công viên lớn. Một xuất hát của André Rieu thường dài 3 giờ. Bạn có mệt mỏi và nhức dầu cách mấy, xem xong chương trình, cam đoan bạn sẽ hết bệnh.
Cô Tôn Nữ ngồi bên Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi : Nhưng tôi không giỏi tiếng Anh và tiếng Pháp thì làm sao mà thưởng thức chương trình được? Ông ODP đáp ngay : Cô lầm lớn rồi, âm nhạc là một ngôn ngữ quốc tế. Tiếng cười và âm nhạc là hai ngôn ngữ không cần ai thông dịch cả. Nghe là hiểu liền.
Cụ Chánh góp thêm ý : bác nói tới tiếng cười làm lão nhớ Đức Đạt Lai Lat Ma. Ông là bậc đại thánh, thần tượng của lão. Nét mặt ông bao giờ cũng tươi và luôn có nụ cười. Tết năm ngoái một người bạn phương xa gửi cho lão một tấm thiệp, trên tấm thiệp này không in lời chúc tết mà in lời Ngài Đạt Lai Lạt Ma, lời như sau:
… Thế giới ngày nay chỉ chú trọng tới việc phát triển trí khôn mà quên phát triển trái tim. Chúng ta hãy phát triển trái tim, phát triển tấm lòng yêu thương. Hãy yêu và thương những người nghèo khổ và bệnh tật, hãy yêu và đem bình an tới cho mọi người…
Lời của Ngài sao giống lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô mà người Công Giáo hay đọc và hát trong nhà thờ. Lời kinh đầy ắp tình người. Nhạc sĩ Kim Long đã phổ nhạc bài kinh này hay hết sức. Nhạc và lời có thần. Mai này Ngài Lạt Ma mà viên tịch thì chắc chắn ngài sẽ lên níết bàn rồi sang thiên đàng ngồi bên Thánh Phan Xi Cô.
Các cụ có biết bài ca ‘Kinh Hòa Bình’ này không cơ ?
Tin cùng chủ đề
4. Chuyện phiếm ngày Tết : Thuốc Tiên
- Thứ Bảy, 24 tháng Giêng năm 2015 11:34
- Tác Giả: Trà Lũ
Ông Trời cho con người 2 món qùa qúy giá vô cùng, đó là là tình yêu và tình bạn. Cung bạn bè trong lá số tử vi của tôi rất đẹp. Đó là mấy người bạn, thân nhau hết sức, luôn coi nhau như ruột thịt. Nhóm chúng tôi thường gặp nhau mỗi tháng ít lần, nay ở nhà tôi mai ở nhà anh. Nhóm gồm đủ thành phần, cả nam cả nữ, cả Bắc cả Trung cả Nam, cả già cả xồn xồn. Đứng đầu là một cụ già, tên là cụ Chánh, chúng tôi bầu làm tiên chỉ. Chúng tôi tự gọi mình là làng An Lạc, vì làng tôi bao giờ cũng đầy an hòa và hoan lạc. Tôi phải dài dòng như vậy để trình các cụ một buổi sinh hoạt của làng đầu mùa xuân này.
Đó là một buổi họp làng tại nhà Cụ Chánh tiên chỉ. Phe các bà phụ trách nấu cơm, chị chị em em ríu rít như một bầy chim. Phe liền ông chúng tôi tự phong cho mình là các triết gia hiền nhân quân tử nên chạy vòng ngoài, kê bàn kê ghế mà thôi. Hôm đó, sau một bữa ăn thịnh soạn là đến phần uống trà. Cả làng thảnh thơi vừa nhâm nhi trà vừa nói chuyện. Và không ngờ một dân làng trọng tuổi tên là ông ODP nổi hứng bàn về một vấn đề lớn, đó là tiếng cười. Bài thuyết trình của ông như sau:
Mục đích cuộc đời này là đi tìm hạnh phúc và hưởng hạnh phúc. Dấu chỉ của hạnh phúc là tiếng cười. Tiếng cười đây là tiếng cười chân thực, hồn nhiên, thoải mái và tự phát, tiếng cười ròn rã, cười ngặt nghẽo, bò lăn bò càng, cười tít mắt, chứ không phải tiếng cười gượng hay xã giao.
Xưa nay đã có bao nhiêu bài nghiên cứu và đề cao gíá trị của tiếng cười.
Cha ông Việt Nam chúng ta đã nói từ ngàn xưa: Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Nguyệt san lâu đời và uy tín quốc tế Reader’s Digest đã gọi tiếng cười là thần dược, là thuốc tiên, Laughter is the best medicine.
Triết gia Bertrand Russel đã nói nhiều lời chí lý về tiếng cười, như ‘Tiếng cười là thần dược miễn phí nhưng vô cùng hiệu nghiệm’, hay ‘Tiếng cười không mất tiền mua mà nó mua được tất cả, nó mua được sức khoẻ cả thể xác cả tinh thần, nó mua được tình yêu, hoà khí, nó tạo được sự đoàn kết’.
Nhiều ngươi bi quan cho rằng cuộc đời là bể khổ, nhưng ông Trời đã cho ta thuốc thánh để cứu khổ đó là tiếng cười. Mẹ Teresa Calcutta đã ý thức đưọc việc này nên trước khi về cõi ngàn thu Mẹ đã dặn các môn sinh: Các con hãy mỉm cười nhiều hơn nữa.
Trong Phật Giáo tôi thích nhất Đức Phật Di Lặc. Miệng cười của Ngài đẹp vô cùng.
Họa sĩ Picasso tuy nổi tiếng về ngành họa nhưng đã nói một câu rất hay về kinh nghiệm cuộc đời: Bạn đừng để ý tới chiều cao, sức nặng hay số tuổi vì đây là việc của y sĩ. Việc của bạn là hãy lo sao cho cuộc sống được hạnh phúc, được đầy tiếng cười.
Về mặt vật lý, cái gì xảy ra khi ta tức giận? Thưa, khi ta tức giận thì các bắp thịt ở đầu, ở mặt, ở cổ căng lên; máu từ tim chạy nhiều lên mặt nên mặt ta đỏ bừng, miệng ta ngậm lại, răng cắn vào nhau, ta thấy nghẹn ở cổ, nghẹt thở, tim ta đập thình thình. Còn khi ta cười, nhất là khi ta cười ha hả, cười giòn, thì tất cả các bắp thịt trên đây đang căng cứng đều giãn nở, miệng mở rộng, khí độc bay ra, dưỡng khí ùa vào, máu lưu thông dễ dàng, người như tỉnh lại.
BS William Fry của Đại Học Stanford cho biết khi cười thì các bắp thịt ở cổ, ở mặt ở đầu ở ngực ở bụng đều hoạt động đồng loạt, và nhờ vậy mà tình trạng đau nhức của cơ thể bớt đi. Riêng những người bị phong thấp, đau khớp xương, đau đầu nên cười lớn tiếng.
Trong hội nghị quốc tế về y khoa tại Montréal, Canada, tháng 6, 1997, phái đoàn Y Khoa Oakhurst ở Los Angeles đã trình bày một bài rất giá trị về hiệu quả của tiếng cười. Theo kết quả nghiên cứu của Viện thì những ai đã bị bệnh tim, đã bị đột qụy, mỗi ngày chỉ cần cười 15 phút thì bệnh tim không bao giờ tái phát nữa.
Chuyện xưa chép rằng nhà bác học và triết gia Henri Bergson vì làm việc tinh thần nhiều qúa nên hay bị choáng váng nhức đầu và ngộp thở. Ông đã đi gặp nhiều bác sĩ nhưng căn bệnh này không hề hết. Cuối cùng, may thay, ông gặp được một bác sĩ chuyên ngành, ông này đã chữa cho ông Bergson lành bệnh bằng thuốc tiên. Ông bảo ông Bergson không cần uống thuốc gì cả, ông chỉ cần tối nào cũng đến hý viện để xem các chú hề làm trò. Ông đã đi xem, đã cười rất nhiều và quả nhiên ông hết bệnh.
Đây cũng là cách chữa bệnh của ông Francois Rabelais người Pháp ở thế kỷ 15. Rabelais là một thày tu, một văn sĩ, một chuyên viên giải phẫu. Ông chủ trương dùng tiếng cười để chữa bệnh, nên trong tiếng Pháp gọi phuơng pháp chữa bệnh này là ‘ le rire rabelais. Theo Rabelais, chỉ có loài người mới biết cười, le rire est le propre de l’homme. Cười là một đặc ân Tạo Hoá tặng cho con người, chúng ta hãy xử dụng nó.
Môn thể thao phổ thông nhất hiện nay là chạy bộ. Buổi sáng ta thường gặp nhiều người chạy bộ trên đường phố hay trong các công viên. Việc chạy bộ này được gọi là external jogging, ta tập thể thao cho các cơ thể bên ngoài. Còn việc thể thao cho các cơ thể bên trong thì sao? Các nhà khoa học bảo tiếng cười chính là một loại chạy bộ bên trong, internal jogging. Khi ta cười ngặt ngẽo, ta thử để tay lên bụng mà coi, toàn bộ dạ dày, ruột non ruột già của ta như long lên sòng sọc. Đó là chúng ta đang chạy bộ bên trong, đang tập thể thao cho nội tạng. Ta có thể tập môn thể thao này bất cứ lúc nào.
Ngày xưa còn bé tôi được nhiều thày giáo dạy câu ‘ Un saint triste est un triste saint’ mà chả hiểu gì cả. Sao lại ‘một ông thánh buồn là một ông buồn thánh? Câu này khó hiểu quá. Mãi gần đây thì tôi mới hiễu trọn vẹn. Câu ấy phải dịch thế này: Một ông thánh mà mặt mũi buồn bã là một ông thánh vất đi, chả ra cái gì cả.
Người Trung Hoa có 2 câu mà tôi cho là chí lý:
- Nhất tiếu thiên địa không: Òa lên được tiếng cười thì sẽ coi trời đất như không
- Ai không biết cười thì người đó không nên mở tiệm buôn bán
Trên đây là chúng ta mới nói về những ích lợi cho xác cho hồn của mỗi cá nhân. Tiếng cười còn mang sự vui vẻ và đoàn kết đến cho tha nhân và xã hội. Hai người đang giận nhau mà tự nhiên cùng cười lên một tiếng thì coi như sự thù hằn đã hết, hai bên có thể bắt tay nhau làm hòa ngay. Cộng đồng gặp nhau rồi nhờ nghe mấy chuyện vui mà cùng phá ra cười thì sự đoàn kết tự nhiên đến, bao nhiêu sai biệt được san bằng, buổi họp đương nhiên sẽ thâu được những thành quả tích cực.
Có một câu danh tiếng mà tôi rất thích nhưng quên tên tác giả: Tiếng cười là một ngôn ngữ quốc tế, không cần phải phiên dịch. Đúng qúa chứ, phải không cơ?
Trên đây là bài diễn văn bất ngờ của ông ODP.
Trong làng tôi có một bà cụ cũng trọng tuổi như cụ Chánh tiên chỉ. Chúng tôi đặt tên là Cụ. B.95, vì cụ người Bắc và từ Hà Nội sang thẳng Canada này năm 1995. Cụ là một biểu tượng của các bà mẹ ngoài Bắc trước năm di cư 1954. Cụ sang Canada do con trai bảo lãnh. Chuyện cụ B.95 dài lắm. Những lời cụ nói bao giờ cũng đầy ắp chân tình và chất ngất yêu thương và rất Bắc Kỳ. Nghe bài diễn văn đột xuất của ông ODP trên đây xong thì cụ nói ngay:
- Bữa nay bác nói về tiếng cười mà tôi thấy toàn chuyện lịch sử, chả có chỗ nào làm tôi cười cả, tại sao vậy?
Diễn giả ODP cười xòa. Ông trả lời ngay:
- Tiếng cười là một đề tài lớn nên tôi cũng phải nói có ngành có ngọn, phải một chút lý thuyết, một chút lịch sử chứ. Cụ muốn cười ngay ư, vậy để tôi kể chuyện về cái tên bài này nha. Ban đầu tôi định đặt tên bài ‘ Tiếng cười là thuốc trường sinh’. Khi nghe tiếng trường sinh thì mấy ông bạn già đây phản đối. Các ông lập luận thế này: Bây giờ bọn mình đã vào tuổi già, Ông Trời cho con người ai cũng có 4 cái sướng căn bản là ăn ngủ ị và ấy. Lũ già chúng mình bây giờ chỉ còn hưởng được 3 cái sướng đầu, chứ cái thứ tư thì nó biến mất từ lâu rồi. Có đúng thế không ạ. Tôi nhớ Giáo Sư quốc văn Nguyễn Quốc Hùng đã kể chuyện ngày xưa bố ông ấy được nổi tiếng về 2 câu thơ cực tả tuổi già như sau:
Trên thì móm mém nhai không vỡ
Dưới lại chun choăn nhét chẳng vào
Các bác cứ nghiệm mà xem, hai câu thơ này hay qúa và đúng sự thực quá chứ. Bây giờ bọn già mình mà trường sinh bất tử, trường sinh mà chỉ có 3 cái sướng đầu, thiếu cái sướng thứ 4, cái sướng tột điểm của đời người, thì trường sinh làm gì, sống mà trên móm mém dưới chun choăn thì trường sinh mà làm chi ! Bởi vậy đừng viết tiếng cười là thuốc trường sinh, tôi không ham trường sinh, mà chỉ nên viết tiếng cười là thần dược, là thuốc tiên chữa được bách bệnh. Nghe có lý quá, phải không các cụ?
Nhân nghe 2 câu thơ nổi tiếng cực tả tuổi già trên đây tôi chợt nhớ tới một chuyện tiếu lâm khác. Rằng có một cặp cụ già kia suốt đời sống đạo đức thánh thiện nên trong đêm kỷ niệm 50 năm thành hôn, ông tiên hiện ra và nói: Vợ chồng ngươi đã sống tốt lành gương mẫu, vậy ta cho các ngươi hai điều ước. Nào hai ngươi ước gì? Cụ ông nhìn cụ bà rồi nói: Con xin cho con được luôn luôn cứng rắn bền bỉ và bà già nhà con được hết khô khan nguội lạnh.
Nghe xong, cả làng tôi vỗ tay râm ran vì thấy lời xin của cặp vợ chồng già hay qúa, có lý qúa, thật là khôn ngoan và tối cần thiết. Các cụ độc giả có nghĩ như vậy không?
Cụ Bà B.95 cười to tiếng nhất, mãi mới thôi, rồi cụ xin nghe nữa. Cụ bảo trên đây là chuyện cười liên hệ tới người già, vậy không có chuyện cười liên hệ tới thanh niên hay con nít sao.
Câu này chạm tới mạch điện tếu của anh John. À, làng tôi có một ông con rể người da trắng Canada. Anh là chồng chị Ba Biên Hoà. Ngày xưa trước 1975, anh là thành viên Canada trong ủy ban giám sát đình chiến. Anh làm việc ở Biên Hoà. Ủy ban có một cô giáo anh văn làm thông dịch, anh mê cô giáo này, hai người yêu nhau và lấy nhau. Anh này yêu vợ và đã yêu luôn quê hương nhà vợ, từ thức ăn, phong tục tập quán đến ngôn ngữ VN. Anh đã học tiếng Việt và bây giờ anh nói tiếng Việt như gió.
Anh John xin kể một câu chuyện cười về con nít. Chuyện rất trong sạch và thơm tho. Rằng một ông bạn có đứa con trai lên 5 tuổi. Ông này cưng con vô cùng. Một buổi kia hai bố con đi qua khu đèn hồng. Cậu bé thấy nhiều cô gái chạy ra níu kéo ông bố. Cậu bé liền hỏi: Các cô này mời bố mua món gì vậy? Ông bố lúng túng, nghĩ mãi mới tìm ra câu trả lời: À, các cô ấy mời bố mua món hạnh phúc. Cậu bè hỏi tiếp: Món hạnh phúc là món gì? Đến đây thì ông bố bị tắc, ông không biết trả lời đứa con như thế nào. Ông liền bảo: Lớn lên rồi con sẽ hiểu món hàng này. Chính vì câu trả lời lấp lửng này đã gây sự tò mò trong đầu cậu bé. Cậu quyết tự mình tìm hiểu. Ngày hôm sau, khi ông bố đi làm thì cậu bé đi xuống phố, đúng đoạn đường hôm qua. Cậu bé gặp một cô gái thứ nhất liền nói: Xin chị bán cho em một chút hạnh phúc. Cô gái thấy cậu bé dễ thương quá, liền dẫn vào nhà và mở tủ lạnh lấy cho cậu bé một ly kem. Cậu ăn ngon lành và hiểu đây là món hạnh phúc. Ăn xong cậu cám ơn và đi tiếp. Cậu gặp cô gái thứ hai và cũng đòi mua hạnh phúc, và cô này cùng dẫn cậu vào nhà và cũng cho ăn kem. Cậu bé sung sướng quá sức, và đi tiếp. Rồi cậu gặp cô gái thứ ba và cũng xin mua hạnh phúc, và cậu cũng được cho ăn kem. Đến đây thì qúa sức của cậu. Cậu chỉ ăn được một chút xíu, rồi vội nói lời cám ơn và chạy về nhà. Buổi tối hôm đó, trước khi đi ngủ, cậu bé nói với bố: Bố ơi, hôm nay con đã đi khu dèn hồng và đã hỏi mua hạnh phúc. Hai cô gái đầu đã làm cho con hạnh phúc vô cùng. Đến cô thứ ba thì con không còn sức lấy nữa, dù lè lưỡi ra liếm con cũng không còn sức.
Cả làng tôi bò ra cười. Quả là hay. Ai cho chuyện này là tục thì trong đầu có sạn nha. Thấy mọi người vỗ tay khen hay nên anh John đươc hứng xin nói một câu chuyện văn học. Đó là một câu đố của tạp chí uy tín và lâu đời Reader’s Digest năm xưa đố độc giả: Giữa hai chân của người đàn bà có bông hoa gì? Nhiều người nghĩ nát óc mà không ra, nhiều người cũng đã trả lời bông hoa này bông hoa kia, nhưng Báo Reader’s Digest vẫn lắc đầu. Một năm sau mới có một người đáp trúng. Câu trả lời là: Giữa hai chân người đàn bà có bông hoa tulips.
Nghe xong, mấy bà mấy cô trong làng tôi ngơ ngác: Nghĩa là làm sao ?
Các cụ có hiểu câu trả lời này không cơ? Tôi phải nghĩ mãi mới hiểu đấy các cụ ạ. Tulips nghe mài mại như two lips. Quả là hay, quả là thanh lịch.
Nhân nói về việc vui cười này, tôi liền nhớ ngay tới cô đào Elizabeth Taylor nổi tiếng. Cô có 7 đời chồng. Cuối đời thì cô tuyên bố không lấy ai làm chồng nữa. Nhưng nếu cô gặp ai mà làm cho cô vui vẻ và cười nhiều thì cô sẽ sống chung, chỉ sống chung thôi, không làm lễ cưới. Các cụ còn nhờ cô đào Taylor chứ. Cô này đẹp hết sức vậy đó. Lúc bé đã đẹp, về già còn đẹp hơn, sắc đẹp chín mùi. Gần đây, cũng theo gương cô đào Taylor, cô đào trẻ đẹp Britney Spears cũng yêu thích tiếng cười. Khi báo chí hỏi tại sao cô cưới người hùng Jason Trawick thì cô trả lời: Bởi vì anh Jason luôn làm cho tôi cười, sống bên anh tôi sung sướng lắm.
Chuyện gây ra tiếng cười nhiều vô cùng. Cụ nào hay bi quan chán đời, cụ nào gia đình lục đục bất hòa, cụ nào tối ngủ không an giấc, xin hãy tìm tiếng cười. Đó là thần dược. Tạo Hóa ban cho con người 3 thứ qúy giá vô song mà ta thường không để ý: không khí, nước uống và tiếng cười. Theo thống kê thì em bé sơ sinh mỗi ngày mỉm cười 200 lần, khi thành người lớn thì chỉ còn mỉm cười mỗi ngày 15 lần.
Kính chúc các cụ Năm Mới cười nhiều, nhiều hơn nữa, thuốc tiên mà.
TRÀ LŨ
LTS. Tác giả Trà Lũ năm qua đã hoàn tất một bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ toàn tập’ gồm 4 cuốn: 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Bạn sẽ cười cả năm. Đây là món quà đẹp nhất cho chính mình và tặng bằng hữu. Giá 95 Mỹ kim hay Gia kim. Xin liên lạc với tác giả: petertralu@gmail.com
5. Du lịch Canada
- Thứ Bảy, 03 tháng Giêng năm 2015 11:52
- Tác Giả: Trà Lũ
Trong nhiều năm qua, Canada được LHQ đánh giá là một trong những quốc gia tốt đẹp nhất và đáng sống nhất trên địa cầu này về các mặt văn hóa, xã hội, kinh tế, y tế, và giáo dục. Về mặt địa lý thì Canada rộng lớn mênh mông, bề ngang 7.300 cây số, trải rộng 5 múi giờ, lớn hơn nước VN chúng ta 30 lần, có 244.880 cây số xa lộ và 194.000 cây số đường xe lửa, phía nam chung biên giới với Hoa Kỳ gần 8 ngàn cây số. Canada là một giải đất gấm hoa với bao nhiêu kỳ hoa dị thảo và thắng cảnh thiên nhiên, mỗi năm thu hút biết bao nhiêu triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê mới nhất thì năm 2013 chỉ riêng số du khách đến từ Hoa Kỳ là 14 triệu, sau đó là du khách đến từ Âu Châu, rồi Á Châu. Người các nước nô nức đến du lịch Canada, còn người Việt chúng ta đa số lại không để ý tới Canada bao nhiêu mà lại chọn đi du lịch các nước khác.
Bài này xin góp vài nét đanh thanh về địa thế và thắng cảnh của 10 tỉnh bang từ đông sang tây và 3 đặc khu ở miền bắc, những điều nổi bật đã thu hút các du khách.
A. Các tỉnh bang miền Đại Tây Dương / The Atlantic Provinces
Đây là miền phía đông Canada, đầy tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ngư nghiệp, canh nông, lâm sản, và mỏ quặng. Bốn tỉnh bang miền này đã giữ một vai trò quan trọng về lịch sử và sự phát triển quốc gia Canada. Rất nhiều cư dân miền này là con cháu của các nhà thám hiểm tiền phong người Pháp đến đây vào năm 1604. Họ có tên là Acadians. Những người Acadians vẫn còn nói tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ.
Một trong những thứ đặc thù của mấy tỉnh bang miền Đại Tây Dương này là con tôm hùm lobster. Đây được coi là cái nôi của các loại tôm hùm trên thế giới. Du khách nào đến đây cũng phải ăn tôm hùm vì nó ngon và có hương vị đặc biệt. Môi năm Canada đánh bắt trên 60.000 tấn. Năm 2012 bắt được 74.790 tấn, trị giá 663 triệu đồng.
1.Tỉnh bang Newfoundland và Labrador.
Đây là một miền đất cực đông của Bắc Mỹ, có riêng một múi giờ. Diện tích 405.212 cây số vuông, dân số 508.270 (2008). Thủ phủ là thành phố St. John’s. Xin bạn đọc chú ý, ở miền này có 2 thành phố cùng mang tên gần giống nhau, St. John’s và St. John. St.John’s có chữ s là thủ đô của tỉnh bang này, và St.John (không có s) là thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất của tỉnh bang New Brunswick. Newfoundland và Labrador là thuộc địa tiên khởi và lâu đời nhất của đế quốc Anh ngày xưa. Nơi đây nổi tiếng về ngành ngư nghiệp, về các làng đánh cá, và những nét văn hóa riêng biệt. Ngoài việc đánh bắt cá, đây còn là một miền đầy dầu khí. Và Labrador nổi tiếng về ngành thủy điện.
Newfoundland hàng năm thu hút hàng triệu du khách tới xem các băng sơn, iceberg, đang trôi từ bắc cực xuống phương nam. Nhiều công ty du lịch tổ chức những chuyến đò đưa du khách ra đại dương, trèo lên tận băng sơn để lấy những cảm giác mạnh. Nhiều công ty nước uống nói là đã lấy nước từ các băng sơn tức là nguồn nước đã có ít nhất 1 triệu năm. Băng sơn là gì ? Thưa là những tảng băng đá khổng lồ, chỉ có phần nhỏ 10% nhô lên trên mặt biển, còn 90% là chìm dưới nước. Một băng sơn trôi từ bắc cực xuống tới miền biển Canada này phải mất 2 năm. Chính một trong những băng sơn này đã đánh chìm con tàu Titanic ngày 15.4.1912. Bạn có ý định đi xem băng sơn, leo lên băng sơn và uống ly nước lạnh có độ tuổi một triệu năm không ?
2. Tỉnh bang Prince Edward Island
Đây là tỉnh bang nhỏ nhất của Canada, diện tích 5.660 cây số vuông, dân số 139.407 (2008), gia nhập liên bang năm 1873.Tỉnh bang này nổi tiếng về các bờ biển đẹp thơ mộng, đất ở đây màu đỏ. Khoai tây của P.E.I. ngon nổi tiếng khắp thế giới. Nhà hàng nào nấu món khoai gốc P.E.I. thì đều rất hãnh diện khoe việc này trên thực đơn.Tỉnh bang này chính là sinh quán khai sinh ra liên bang Canada. Nơi đây, năm 1864 một số vị lãnh đạo đã gặp nhau lần đầu tiên để bàn chuyện lập ra nước Canada. Nơi đây có đài kỷ niệm các cha già lập quốc, tức các tổ phụ của liên bang Canada. Tỉnh bang này là một hòn đảo được nối với New Brunswick đất liền bằng cây cầu Confederation Bridge, dài gần 13 cây số (12.900 m ) có những nhịp cầu dài 250 thước, là một trong những cây cầu dài nhất thế giới, có tên trong danh sách các kỷ lục.
3. Tỉnh Bang Nova Scotia
Đây là tỉnh bang đông dân nhất trong miền Đại Tây Dương, dân số 935.962 người (2008), diện tích 55.284 cây số vuông. Gia nhập liên bang Canada ngày 1.7.1967. Đây là cửa vào nước Canada qua ngả Đại Tây Dương, mang nhiều dấu ấn lịch sử. Vịnh Bay of Fundy của miền này nổi tiếng về những ngọn sóng cao nhất thế giới, cao tới 50 bộ. Khi nước cạn thì bờ biển toàn cát màu đỏ. Thủ phủ của miền này là Halifax, nơi biển có dộ nước sâu nhất, và đặc biệt mùa đông nước không đóng băng. Tỉnh bang này nổi tiếng về đóng tàu, ngư nghiệp. Halifax là một hải cảng lớn nhất miền, giữ một vai trò trọng yếu về thương mại và quốc phòng. là một căn cứ hải quân quốc gia. Tỉnh bang Nova Scotia còn có một lịch sử lâu dài về mỏ than, lâm sản và nông nghiệp, và nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa.
Nova Scotia nổi tiếng là nơi có nhiều lễ hội nhất nước, đúng ý nghĩa của từ ‘đa văn hóa’ nhất, những 700 lễ một năm. Bạn đến đây bất cứ lúc nào cũng sẽ gặp một hai lễ hội đang diễn ra. Tại Baddeck có công viên quốc gia rộng 25 cây số để tôn vinh thiên tài Alexander Graham Bell, người đã phát minh ra điện thoại cho cả thế giới dùng.
Halifax có hãng đóng tàu và sửa tàu lớn nhất Canada. Đây cũng là bến tàu của hải quân được coi là lâu đời nhất Bắc Mỹ, xây năm 1759, dưới quyền thuyền trưởng James Cook, một nhà hàng hải và thám hiểm nổi danh thế giới.. Halifax cũng có nhà in đầu tiên của Bắc Mỹ, in tờ nhật báo Halifax Gazette đầu tiên ngày 23.3.1752. Halifax cũng là nơi xây cất nhà thờ Tin Lành đầu tiên ở Canada năm 1749.
4. Tỉnh bang New Brunswick
Tỉnh bang này là do những người trung thành với Vương Quốc Anh (United Empire Loyalists) ngày xưa lập nên. Diện tích 72.908 cây số vuông, dân số 751.527 người (2008). Đây là miền đất của kỹ nghệ lâm sản, nông nghiệp, ngư nghiệp, hầm mỏ, sản xuất thực phẩm và của kỹ nghệ du lịch. Có 3 thành phố quan trọng : St. John là thành phố lớn nhất, là một hải cảng quan trọng, một trung tâm sản xuất hàng hóa vĩ đại. Thành phố Moncton là một trung tâm Pháp ngữ chỉ đạo, và thành phố Fredericton là thủ đô của toàn miền. New Brunswick là một tỉnh bang song ngữ duy nhất ở Canada, một phần ba cư dân nói tiếng Pháp. Các lễ hội lịch sử hàng năm mang đầy dấu ấn văn hóa Pháp của tiền nhân thời đi tìm đất mới.
B. MIỀN TRUNG CANADA / Central Canada
Qúa nửa dân số Canada sống ở các miền gần Ngũ Đại Hồ và lưu vực Sông St.Lawrence, tức là miền nam Quebec và Ontario. Đây là miền đất kỹ nghệ. Quebec và Ontario sản xuất ra ba phần tư số lượng hàng hóa tiêu dùng ở Canada và xuất cảng.
Trước khi liên bang Canada ra đời, Ontario và Quebec cùng mang một tên chung là Province of Canada. Lúc đó Quebec City và Montreal có tên là Canada East, còn Kingston và Toronto có tên là Canada West.
5. Tỉnh bang QUEBEC
Chừng 8 triệu dân Canada sống ở tỉnh bang này, và đa số sống trong lưu vực Sông St.Lawrence. Diện tích của Quebec là 1.542.928 cây số vuông. Ba phần tư dân số nói tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp ở Quebec còn mang cung giọng tiếng Pháp thế kỷ 17 và 18 khi tiền nhân của họ từ Pháp sang lập nghiệp ở đây. Quebec phát triển rất mạnh về kỹ nghề lâm sản, hầm mỏ, và kỹ nghệ làm giấy. Quebec có một trữ lượng nước ngọt rất lớn và dẫn đầu thế giới về ngành thủy điện lực. Quebec cũng nổi tiếng về thực phẩm, phim ảnh, âm nhạc và văn chương. Quebec đứng đầu trong hiệp hội các nước Nói Tiếng Pháp, La Francophonie.
Montreal là thành phố lớn thứ hai sau Paris về số người nói tiếng Pháp. Montreal là một hòn đảo dài 32 dậm trên dòng sông nổi tiếng St.Lawrence. Dân số Montreal chiếm 45% dân số của tỉnh bang Quebec. Montreal có nhiều quán rượu nhất Bắc Mỹ. Nhà thám hiểm Jacques Cartier đến Montreal năm 1535 và đặt tên cho làng Da Đỏ này là Mont Royal. Sau này, với thời gian, Mont Royal biến thành Montreal. Thập niên 1700, Montreal là thương điếm quan trong về việc trao đổi lông thú giữa người Da Đỏ và người da trắng. Montreal có một thành phố ngầm dưới đất với nhiều cửa tiệm và nhà hàng, giống như Toronto. Đây là một nét độc đáo.
Montreal có những đại học danh tiếng lâu đời như Concordia, McGill, Université de Montréal. Bưu điện đầu tiên của Canada đặt tại Montreal năm 1786.
Quebec còn nổi tiếng về nét đa văn hóa nữa. Thủ đô của tỉnh bang Quebec là thành phố Quebec City, thành phố này nổi tiếng quốc tế là có tường thành vây quanh.
Thành phố thu hút du khách nhiều nhất hiện nay là Montreal, một thành phố mang nhiều dấu ấn lịch sử về chiến trận giữa quân Pháp và quân Anh ngày xưa. Bạn đi vào khu phố cổ sẽ thấy những tòa nhà cũ có cầu thang sắt thứ hai ngay ở mặt tiền. Đây là dấu vết về kiểm soát an ninh thời quân Anh cai trị. Nơi du khách tới thăm đông nhất là Oratoire St. Joseph, một đại giáo đường trên đồi, ban đầu do một thày dòng khó nghèo nhưng thánh thiện mang tên André xây.
Ngoài Oratoire St.Joseph trên đây, Quebec còn nổi tiếng về một nhà thờ khác mang tên Cap-de-la-Madeleine, được xây năm 1714 để tôn kính Đức Mẹ Maria. Tháp chuông nhà thờ này được coi là cổ nhất Canada
Hàng năm, ngày 24 tháng Sáu, lễ St.Jean-Baptiste, là ngày quốc lễ của Quebec. Người dân Quebec mừng lễ này rất lớn, có diễn hành, có hòa nhạc, có pháo bông, có bắn súng đại bác…
Cũng tại Quebec, miền Baie-Comeau, có đập nước sản xuất điện lực dài nhất thế giới mang tên Daniel Johnson. Công ty điện lực Quebec rất hãnh diện về nhà máy thủy điện này.
6. Tỉnh bang Ontario
Hơn 12 triệu dân sống ở tỉnh bang này, tức là hơn 1/3 dân số toàn quốc. Diện tích 1.076.395 cây số vuông. Ontario là một trong 4 tỉnh bang đã góp phần lập ra liên bang Canada năm 1867. Kinh tế Ontario rất mạnh nhờ vào nét đa văn hóa của dân chúng, và nhờ vào tài nguyên thiên nhiên bao la.
- Ottawa, thủ đô liên bang Canada nằm trên thị xã Ottawa của Ontario và thị xã
Gatineau của Quebec. Ottawa ban đầu là tên miền đất của một sắc dân Da Đỏ tên Odawa. Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh chính thức chọn Ottawa làm thủ đô cho Province of Canada lúc đó bao gồm Ontario và Quebec. Ottawa nổi tiếng với viện bảo tàng Canadian Museum of Civilization, và con sông đào Rideau Canal dài 202 cây số nối sông Ottawa với thành phố Kingston ở phía nam, khúc sông quanh thủ đô là khu thể thao trượt băng đẹp nổi tiếng, mùa hè là một thủy trình cho việc đua thuyền, du thuyền ngắm phong cảnh, thời đánh nhau với Hoa Kỳ, đây là một thủy lợi chiến lược vận chuyển quân sĩ và quân nhu.
-- Toronto, thủ đô của tỉnh bang Ontario, là thành phố lớn nhất Canada và là trung tâm tài chánh chính yếu của Canada. Một miền ở Onatrio nổi tiếng khắp thế giới và là nơi lôi cuốn nhiều du khách nhất nước là Thác Niagara , xa Toronto chừng 2 giờ lái xe về hướng tây. Thác Niagara có 2 đầu, phần bên Hoa Kỳ không đẹp và hấp dẫn bằng phần thác nằm bên Canada. Ngoài dòng thác nổi tiếng ra, Niagara còn nổi tiếng về các vườn trồng nho và các xưởng chế tạo rượu nho, đặc biệt loại rượu Ice Wine. Tại Toronto có tháp CN Tower, một kiến trúc tân kỳ cao 553 thước, từ đỉnh tháp bạn có thể nhìn thấy cảnh vật xa 160 cây số. Toronto còn có bờ hồ Habourfront với các sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp quanh năm.
- Ontario được lập ra do những người trung thành với vương quốc Anh ngày xưa. Ởđây cũng có một số lớn người dân nói tiếng Pháp là những người mà tổ tiên khi xưa sang đây lập nghiệp, cùng thời với những người ở Quebec.
- Giữa biên giới Onatrio và Hoa Kỳ có Ngũ Đại Hồ : Lake Ontario, Lake Erie, Lake Huron, Lake Michigan và Lake Superior. Lake Superior lớn nhất và là hồ có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới.
- Brandford, thành phố mang tên một tù trưởng Da Đỏ dòng Mohawk, lãnh tụ này đã đánh đuổi quân Anh khi quân Anh xâm chiếm giải đất của họ. Brandford là thành phố đầu tiên trên thế giới đã đóng các toa xe lửa có giường ngủ. Brandforrd còn là nơi thiên tài Alexander Graham Bell sống thời niên thiếu, và là nơi ông thí nghiệm thành công đường giây điện thoại nói chuyện trực tiếp với Paris ngày 10.8.1876.
- Ontario còn có một thành phố nổi tiếng khác là Guelph, nơi đây có viện bảo tang Civic Museum lưu trữ nhiều cổ vật hiếm qúy của thế giới, có một đồng hồ lộ thiên, kim chỉ giờ dài 44 bộ, và Đại Học Guelph nổi tiếng về canh nông và thú y, lập năm 1862, lâu đời nhất bắc Mỹ.
C. CÁC TỈNH BANG MIỀN ĐỒNG CỎ / The Prairie Provinces
Miền này gồm 3 tỉnh bang Manitoba, Saskatchewan và Alberta, đây là vựa lúa và các hầm mỏ vĩ đại của Canada. Đây là nguồn năng lượng vô biên, là miền có các trang trại mầu mỡ nhất thế giới, khô ráo và rất lạnh về mùa đông và rất nóng về mùa hè.
7. Tỉnh bang Manitoba
Tỉnh bang rộng 647.797 cây số vuông và có cư dân là 1.196.291 (2008). Thủ đô của tỉnh bang này là Winnipeg, đông dân nhất miền, có ngã tư nổi tiếng Exchange District nơi hai xa lộ Portage và Main gặp nhau. Manitoba cũng có một khu nổi tiếng của 45.000 người nói tiếng Pháp. Cũng có khu những người có gốc văn hóa Ukraine, và đặc biệt có khu vực của người Da Đỏ, đông nhất Canada, chiếm 15% dân số. Nền kinh tế chính của miền này là nông nghiệp, hầm mỏ và điện lực.
-Manitoba nổi tiếng thế giới về giải đất mang tên International Peace Garden. Năm 1932, nơi đây có dựng một tấm bia ghi lời giao ước hòa bình giữa Canada và Hoa Kỳ như sau :
“ Hai nước chúng tôi hiến dâng giải đất này cho Thiên Chúa vinh quang và thề với nhau rằng bao lâu chúng tôi còn tồn tại thì không bao giờ chúng tôi cầm khí giới đánh nhau nữa”.
8. Tỉnh bang SASKATCHEWAN
Tỉnh bang rộng 651.036 cây số vuông, dân số 1.010.146 ( 2008).Thủ đô của tỉnh bang là Regina, tại đây có bộ chỉ huy trung ương của RCMP, ngành Cảnh sát Liên bang. Thành phố lớn nhất của tỉnh bang là Saskatoon, trung tâm của kỹ nghệ hầm mỏ, cũng là trung tâm quan trọng của ngành giáo dục, nghiên cứu và kỹ thuật
Tỉnh bang Saskatchewan ngày xưa được gọi là ‘ Rổ Bành Mì của thế giới’ và là ‘Tỉnh Bang của Lúa Mì’, là giải đất có 40% đất trồng trọt của Canada. Saskaschewan là giải đất chứa nhiều uranium và potash, hai chất quan trọng cho phân bón và cần thiết cho việc sản xuất dầu và khí đốt.
9. Tỉnh bang ALBERTA
Đây là tỉnh bang đông dân nhất trong vùng Đồng Cỏ miền tây của Canada. Thủ đô là Edmonton, diện tích 661.848 cây số vuông, dân số 3.512.368 (2008). Tên tỉnh bang cũng như Hồ Louise nổi tiếng trên thế giới lấy từ tên của Công chúa Louise Caroline Alberta con gái thứ 4 của Nữ Hoàng Victoria. Alberta có 5 công viên quốc gia trong số này có công viên Banff National Park được thiết lập từ năm 1885, thời vừa lập quốc Canada. Alberta còn có ngôi nhà cổ Badlands House lưu trữ các di vật hóa thạch thời tiền sử và di tích các khủng long ngày xưa. Alberta là nơi sản xuất lớn nhất nước về dầu , khí đốt, và dầu cát. Alberta cũng còn nổi tiếng thế giới là nơi có những trại chăn nuôi khổng lồ khiến Canada thành nơi sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới. Thành phố Calgary là thành phố có độ cao nhất Canada, trên mặt nước biển 3.439 bộ, nổi tiếng khô ráo nhiều ánh nắng mặt trời, và là nơi hàng năm có các cuộc đua cỡi bò tót náo nhiệt nhất Canada.
Cũng tại thủ đô này có đền thờ Mosque of Al Reschild Hồi giáo đầu tiên ở Bắc Mỹ.
D. MIỀN BIỂN PHÍA TÂY
10. Tỉnh bang British Columbia
Tỉnh bang này nổi tiếng về những rặng núi hùng vĩ, và là cửa ngõ vào Canada qua lốiThái Bình Dương. Thủ đô là Victoria. Victoria cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng, và là nơi đặt bộ chỉ huy của hạm đội hải quân Thái Bình Dương của Canada. Diện tích 944.735 cây số vuông, dân số 4.428.356 (2008) . Vì nằm ven bờ Thái Bình Dương nên khí hậu toàn vùng dễ chịu quanh năm.
Tỉnh bang này nổi tiếng là cái nôi của cá hồi trên khắp thế giớ. Cứ 4 năm một lần, vào tháng 10, cá hồi từ khắp mọi đại dương trở về con sông Adams miền Kamloops để sinh đẻ. Con số lên tới trên 10 triệu con. Năm 2014 này đang là năm khởi đầu cho chu kỳ 4 năm. Từ đại dương nước mặn con cá hồi biến thành màu đỏ tươi khi vào tới sông Adams nước ngọt, bơi một thủy trình 500 cây số để đẻ trứng. Đàn cá con sinh ra và lớn lên, sống một năm trong dòng sông nước ngọt, rồi bơi ra sinh sống trong các đại dương nước mặn khắp năm châu, ba năm sau, đến mùa đẻ trứng thì lại quay về đây…
Hải cảng Vancouver, cửa ngõ ra vào của Á Châu-Thái Bình Dương, lớn nhất và bận rộn nhất Canada, khối lượng hàng hóa của thế giới qua bến này hằng năm lên tới tỷ tỷ đô la. Một nửa tổng số hàng hóa sản xuất ở đây là các sản phẩm từ lâm sản, bao gồm kỹ nghệ gỗ, ấn loát, bột giáy. British Columbia cũng nổi tiếng về hầm mỏ, ngư nghiệp, các vườn cây ăn trái, và các nhà sản xuất rượu ở miền Okanagan Valley.
Tỉnh bang này cũng nổi tiếng về 600 công viên . Dân số gốc Á Châu rất đông nên sau Anh ngữ là đến tiếng Tàu và tiếng Ấn Độ.
E. CÁC LÃNH THỔ TỰ TRỊ MIỀN BẮC
Miền Bắc chiếm một phần ba diện tích quốc gia, nhưng dân số chỉ có 100.000 người. Đây là miền của các mỏ vàng, chì, đồng, kẽm và kim cương. Nơi đây cũng có các mỏ dầu khí. Về mùa hè, nơi đây 24 giờ là nắng, không có đêm. Trái lại về mùa đông, nơi đây 24 giờ là đêm tối. Miền bắc này có mùa đông giá buốt kéo dài và mùa hè rất ngắn ngủi nên miền này không có cỏ cây. Dân chúng sống bằng nghề đi săn, đánh cá và đánh bẫy các thú hoang. Quân đội Canada lo an ninh cho toàn miền cực bắc này có tên là ‘The Canadian Rangers’.
Miền bắc bao gồm 3 lãnh thổ tự trị. Ba miền này khác với 10 tỉnh bang ở điểm này : Tỉnh bang là do Hiến Pháp Constitution Act 1867 thiết lập, còn 3 Miền Tự Trị là do chính quyền liên bang lập ra.
11. Đặc khu YUKON
Thủ phủ là Whitehorse. Diện tích 482.443 cây số vuông, dân số 31.587 (2008) gồm nhiều sắc dân, 24% là dân Da Đỏ với nhóm xưng danh là Fourteen First Nations. Đây là nơi đã thu hút nhiều ngàn thợ mỏ vào thời chạy đua đi tìm vàng Gold Rush hồi thập niên 1890. Năm 1896 vàng được tìm thấy ở cửa sông Klondike, tin này được loan đi thì khắp nơi thiên hạ dổ xô về đây. Từ năm 1896 tới năm 1904, số vàng tìm được trị giá hơn 100 triệu đồng.
Kinh tế của miền này là hầm mỏ. Con đường White Pass và hệ thống xe lửa đã nối liền Alaska bên cạnh với thủ phủ Whitehorse năm 1900, cũng là một hành lang rất đẹp mắt lôi cuốn du khách. Yukon nổi tiếng về độ lạnh kỷ lục của Canada, có năm mức lạnh xuống tới - 63 âm độ C.
12. Đặc khu Miền Tây Bắc NORTHWEST TERRITORIES
Thủ phủ là Yellowknife, dân số khoảng 20.000 người, đa số là người Da Đỏ thuộc nhóm Dene, Inuit và Metis. Thủ phủ này có biệt danh là ‘Thủ đô kim cương’ của Bắc Mỹ. Diện tích 1.346.106 cây số vuông, gia nhập liên bang năm 1870. Xưa kia miền đất này lớn hơn nhiều, có diện tích bằng 1/3 toàn quốc. Năm 1905, phía nam được cắt ra để thành lập hai tỉnh bang Saskatchewan và Alberta, và năm 1999 phía đông được cắt ra để thành lập đặc khu Nunavut. Miền này có con sông Mackenzie dài 4.200 cây số, đứng hàng thứ hai sau con sông Mississipi của Mỹ.
13. Đặc khu NUNAVUT
Thủ phủ là Iqaluit, xưa có tên là Frobisher, đặt theo tên của nhà thám hiểm Martin Frobisher người đến miền này vào năm 1576 và đã chiếm miền đất hoang vu giá buốt này cho Nữ Hoàng Elizabeth I. Nunavut là miền đất phía đông của Northwest Territories trên đây, được tách rời vào năm 1999. Diện tích 2.093.190 cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu. Dân số khoảng 33.000 người, tính ra cứ 65 cây số vuông mới có một người. Đi lại bằng máy bay hay tàu thủy.
LỜI KẾT.
Theo Nha Du Lịch thì toàn cõi Canada có vào khoảng 1.200 địa danh nổi tiếng lôi cuốn khách du lịch. Bài trên đây chỉ là một cái nhìn rất tổng quát như mời độc giả cỡi ngựa xem hoa. Các văn phòng du lịch có ở khắp nơi. Độc giả muốn thăm vùng nào thì liên lạc với họ, bạn sẽ được biết chi tiết. Riêng cánh đồng cỏ miền tây bao gồm 3 tỉnh bang lớn, du khách được khuyến khích nên đi xe lửa, vì từ xe lửa chúng ta sẽ thấy toàn cảnh bao la của đất trời miền tây, những đồng lúa trải dài tận chân trời, những cánh rừng mênh mông bát ngát, những giải núi cao ngút ngàn…
Đôi dòng này xin được coi là một chút hương thơm gợi hứng để mời độc giả chuẩn bị lên đường thăm đất nước gấm hoa Canada, đi sang miền đông xem vùng biển đầy tôm cá, đi sang miền tây thăm những cánh đồng lúa bao la, đi lên miền bắc thăm hầm mỏ kim cương đá quý và các xóm làng Da Đỏ. Ôi quê hương thứ hai của hơn 200.000 người Việt Nam chúng ta đẹp và đáng yêu biết chừng nào !
Toronto, Mùa xuân 2015
Trà Lũ
LTS : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười. Đây là món quà đẹp nhất. Bạn và thân nhân sẽ cười cả năm. Giá bán bộ này là 100 Gia kim hay 100 Mỹ kim ( gồm tiền sách và bưu phí). Xin liên lạc với tác giả : petertralu@gmail.com
6. Ngày Vui Đang Tới
- Thứ Năm, 21 tháng Ba năm 2013 12:00
- Tác Giả: Trà Lũ
Ông Từ Hoè sống ở miền tây là sinh quán của thủ tướng Harper nói nhỏ với cả làng : Việc thủ tướng liên bang đến chúc tết đồng bào VN gốc tỵ nạn chúng ta mà không đến dự tiếp tân ở tòa đại sứ Việt Cộng hay Trung Cộng, phải có nhiều lý do, các cơ quan truyền thông đã và đang bàn luận về việc này. Riêng tôi thì tôi nghĩ có lẽ cũng do một lý do thâm sâu mà ít người biết tới. Đó là việc ngày xưa cậu Harper khi còn là sinh viện đã theo học môn kinh tế với một ông thày VN. Cậu kính phục và yêu ông thày này lắm. Đó là Giáo sư Pierre Ninh Văn Tú. GS Tú ngày xưa du học Úc Châu, đậu tiến sĩ về kinh tế hạng tối ưu, được mời dạy môn kinh tế ở nhiều nước. Sách giáo khoa do ông biên soạn được nhiều đại học danh tiếng thế giới xử dụng. Ông được đại học Calgary ở Alberta mời dạy học. Chính nơi này, ông thủ tướng tương lai Harper đã học môn kinh tế với Giáo Sư Tú. Cô Angela Ninh là trưởng nữ của GS Tú đã học một lớp với ông Harper.
Các cụ có thấy cái tin của ông Từ Hoè độc đáo không ?
Dân làng tôi nghe tin này xong thì ai cũng sung sướng và tự hào về việc một thày giáo VN đã dạy trò Harper, ai ngờ đã góp sức tạo ra một ông thủ tướng cho Canada. Trò này đã nhớ ơn thày và yêu luôn quê hương của thày, yêu luôn đồng bào của thày. Các cụ có sung sướng và tự hào như chúng tôi không cơ?
Tin thủ tướng Canada đến chúc tết cộng đồng VN đã dài đủ rồi, bây giờ xin được nói chuyện thời sư hầu các cụ nha. Chuyện nổi nhất là chuyện một hồng y Canada có thể được bầu làm giáo hoàng. Sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict 16 từ nhiệm, báo chí Canada rất sôi nổi về việc bầu giáo hoàng sắp tới. Báo Canada sắp hạng 6 vị hồng y có thể lên ngôi giáo hoàng, đứng đầu danh sách này là Hồng Y Marc Ouellet, 68 tuổi, gốc ở Quebec, Canada. Hiện HY Ouellet đang làm bộ trưởng Hội đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma. Ngài được mô tả là đạo đức, thông thái, có tài lãnh đạo. Các cụ biết không, Canada là đất Thiên Chúa Giáo, một nửa dân số Canada là người Công Giáo nên ai cũng cầu mong cho HY Ouellet lên ngôi giáo hoàng. Hy vọng tháng sau tôi sẽ được hân hạnh xác nhận tin mừng này với các cụ nha.
Riêng trong làng tôi, mấy bà mấy cô lại đang run sợ vì có lẽ ngày tận thế đang tới thật rồi. Các bà vịn vào những tin quan trọng như một giáo chủ đột nhiên từ chức, rồi ngay sau khi ngài tuyên bố từ chức thì có 2 tiếng sét lớn nổ ngay trên nóc nhà thờ chính tòa St.Peter ở Roma. Chuyện sét nổ là có thực, giới truyền thông có ghi được hình ảnh rõ ràng. Ngoài ra ngày 15 tháng Hai, chỉ sau 4 ngày từ chức của Đức Giáo Hoàng thì bên Nga chịu bao nhiêu tảng thiên thạch ngoài vũ trụ bao la bay tới, hàng ngàn người bị thương. Biến cố thiên thạch này ở ngoài vòng tiên đoán và kiểm soát của loài người.
Tin hay không tin ngày tận thế thì tùy qúy vị, nhưng những sự kiện đó đã có thực. Mà thôi, không nói mấy chuyện này của phe các bà làng tôi nữa. Xin kể mấy chuyện ở Canada vui hơn.
Trên hệ thống truyền thông chắc các cụ đã biết nhiều tin về thời sự chính trị kinh tế và văn hoá rồi nên bây giờ tôi chỉ xin kể mấy tin bên lề, tuy không quan trọng nhưng ‘rất Canada’. Tin đầu tiên là việc hình lá phong ( maple ) trên tờ giấy bạc mới $20. Nó vừa phát hành đã bị chê ngay là không phải lá phong Canada mà là lá phong ở Na Uy. Nhà thực vật học Sean Blaney ở New Brunswick miền đông vừa lên tiếng. Ông bảo tiền Canada thì phải in hình lá phong Canada chứ. Các cụ biết lá phong là biểu tượng của Canada trên quốc kỳ Canada chứ. Trên thế giới có hơn 160 loại phong, riêng ở Canada có 10 loại đẹp nhất hoàn cầu. Cây phong ở Canada vừa đẹp vừa cho sirô làm đường ngon đặc biệt. Ngân hàng Canada lên tiếng trả lời: lá phong in trên tờ giấy bạc, tuy có gốc ở Na Uy nhưng đã nhập cảng vào Canada từ thế kỷ 18 nên nó có quốc tịch Canada lâu rồi. Các cụ thấy chưa, cái xứ đã chọn lá phong làm biểu tượng thì họ trân quý lá phong kỹ lắm. Canada đang in tiếp các tờ giấy bạc mới, lá phong trên tờ 20 đã bị chỉ trích thì chắc lá phong trên những tờ $50 va $100 sẽ được nghiên cứu cẩn trọng hơn.
Tin tiếp theo liên hệ tới mấy con vật tiêu biểu của miền đất thiên đàng hạ giới này. Canada ba mặt giáp đại dương nên có bờ biển rất dài. Con vật tiêu biểu của duyên hải Canada là con hải cẩu. Các anh chị chó biển này sinh sôi nảy nở nhiều kinh khủng. Thức ăn của các ngài là hải sản. Ngành ngư nghiệp Canada phải bảo tồn hải sản nên mỗi năm mỗi loại bớt các ngài đi. Thế là mấy ông mấy bà trong hội bảo vệ thú vật trên thế giới làm ầm lên, to tiếng nhất là cô đào già Brigitte Bardot bên Pháp. Mặc cho họ to mồm, Canada cứ duy trì chính sách giết bớt hải cẩu. Việc này vừa bảo vệ ngành hải sản, vừa có lợi cho ngành xuất cảng da hải cẩu. Da hải cẩu Canada được thế giới thời trang khắp nơi rất ái mộ. Ông ODP và ông Từ Hoè trong làng tôi khi thấy người Canada giết hải cẩu chỉ lấy bộ da, còn bao nhiêu thứ khác qúy báu đều vất bỏ đi hết thì tiếc hùi hụi. Cái này mà biết biến chế thành tiên dược ‘Tam Tinh Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn’ thì sẽ thu về núi tiền. Ngày xưa ở Saigon các bậc trượng phu xài thuốc bổ dương Tam Tinh chắc là đã bị xài đồ giả rồi vì chủ nhân là cụ Võ Văn Vân làm gì có hải cẩu thật. Cụ Võ Văn Vân ơi, giá cụ còn sống thì làng tôi nhất định mời cụ sang đây, chúng ta sẽ chung sức sản xuất thuốc tiên để cứu nhân độ thế và để đánh bại cái hãng Viagara đang kiêu ngạo kia.
Con vật thứ hai mà tôi muốn nói tới là con gấu bắc cực. Ở phía bắc của Canada có loại gấu trắng rất đẹp. Tên nó là Polar Bear. Vì nó sống với tuyết nên bộ lông của nó trắng như tuyết, thế giới thời trang mê bộ lông nó hết sức. Khác với hải cẩu dân số cứ tăng lên, dân số loại gấu này đang bị suy giảm vì băng tuyết trên bắc cực mỗi ngày mỗi tan đi do khí hậu đang ấm lên. Một nơi nổi tiếng được mênh danh là thủ đô của Gấu Bắc Cực là thành phố Churchill ở mạn bắc bang Manitoba. Du khách muốn xem gấu bắc cực thì xin mời đến đây, sẽ có những du thuyền để chở qúy vị đi xem chúng tận mắt.
Ngoài tin về hải cẩu và gấu bắc cực, còn có tin mà các nhà điểu học cho là rất vui. Đó là sự xuất hiện của một loài chim đuôi xanh gốc Á Châu. Tên nó là Bluetail. Đây là một loại chim bé nhỏ như con chim sẻ, đầu mầu nâu, hai bên sườn màu cam, lưng và đuôi mầu xanh. Nó đã xuất hiện ở miền tây Canada. Tại sao giống chim bé nhỏ gốc Á Châu có thể bay nổi nửa vòng trái đất để tới được Canada? Các nhà điểu học cho rằng đây là phép lạ của phong trào di cư do việc thay đổi khí hậu. Dân làng tôi thì cho rằng nó theo người di dân Á Châu đi tỵ nạn, đúng như lời ông bà ta đã dạy ‘Đất lành chim đậu’. Nó bắt chước con cá chép mà tôi đã kể hầu qúy cụ trước đây. Các cụ nhớ chuyện con cá chép Á Châu đang phát triển ào ào ở Ngũ Đại Hồ giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada chứ.
Tôi trình bày đã dài, bây giờ tôi xin ông ODP tiếp sức.
Bồ chữ ODP nói ngay : Tôi xin kể chuyện ông Từ Hoè còn nóng hổi. Suốt thời gian ăn tết vừa qua ở Toronto, tôi và ổng hầu như gặp nhau hằng ngày. Biết bao nhiêu là chuyện đã nói đã trao đổi. Hình như có 2 chuyện này ông chưa nói với cả làng. Thứ nhất là một câu thách đố. Ông bảo ông có câu này mà chưa có ai đối được : ‘ Nồi ba ba đã chín’ , nghĩa bình thường là nồi nấu món ba ba đã chín, có thể nhậu được rối. Nhưng cái nghĩa thứ hai mới là gay. Đây là bài tính nhân : ba nhân với ba là chín, 3x3=9. Có người đã đối lại là ‘thúng cát cát đày xe’ và cắt nghĩa đây là câu pha tiếng Pháp: quatre x quatre = seize , 4x4=16. Ông Từ Hoè không chịu câu này vì tiếng ‘cát’ chỉ đi một mình, không ai nói ‘cát cát’ bao giờ. Làng tôi chưa ai đối được. Xin mời các cụ bốn phương góp câu đối nha.
Nhân tiện đang nói về câu đối. Năm ngoái ông ODP có ra một câu thách đối mà cũng chưa có ai đối được. Ông bảo ở Montréal có một quán nhậu VN rất ngon, ai cũng biết, đó là quán ‘Ông Cả Cần’. Ở đây có câu thách đối : Ông Cả cần chi đều có cả’. Vậy cũng xin các cụ góp lời nhá.
Còn đây là câu chuyện thứ hai. Ông Từ Hoè đọc một bài thơ của Cụ Hoàng Trọng Thược. Bài thơ có 3 đoạn, tôi thấy dài quá, chỉ xin trình đoạn đầu, như thế này :
Càng già càng dẻo lại càng dai
Lão tướng ra quân chẳng kém ai
Đấu mấy hiệp liền không đuối sức
Tranh ba ngày tiếp chẳng mòn hơi
Khi mau khi chậm khi mơn ngắn
Lúc xuống lúc lên lúc thọc dài
Mòn lông banh nỉ lão còn chơi
Đố các cụ : ông gìà này làm cái trò gì.
Mấy bà mấy cô trong làng tôi nghe xong đoạn thơ thì la lên là thơ tục vì cho rằng thơ tả việc ông già làm tình. Nghe mấy bà mấy cô la mà tôi buồn cười. Chắc mấy bà mấy cô trong mấy ngày tết đã ngâm thơ Hồ Xuân Hương nhiều qúa chăng.
Tôi sợ bà cụ B.95 cũng ùa theo nên tôi phải giảng ngay : Đoạn thơ trên tả ông già gân đánh tennis ! Nghe xong mấy bà mấy cô trong làng mới à lên một tiếng rồi cười xòa và xin lỗi vì cái đầu không trong sáng của mình.
Nói đến đây rồi ông ODP xin hết. Ông nhìn anh John : mấy chuyện liên hệ tới văn chương chữ nghiã, không ai nói hay hơn anh. Lần trước anh đã luận về liền ông thì dính với chữ ĂN như ăn học, ăn chơi, ăn cưới, ăn vạ… liền bà thì dính với chữ LÀM như làm cơm, làm vợ, làm dâu, làm mẹ… Chắc anh còn thấy nhiều thứ lạ trong tiếng Việt lắm. Xin anh nói tiếp. Dân làng ai cũng vỗ tay hoan hô lời đề nghị này.
Qủa đúng vậy. Đây là môn tủ của anh John. Anh gật đầu và diễn thuyết ngay. Anh bảo khi xưa lúc bắt đầu học tiếng Việt để chuẩn bị lấy Chị Ba Biên Hòa, anh đã sửng sốt về những điều lạ lùng của ngôn ngữ nhà vợ . Ngoài hai chữ Ăn và Làm trên đây, anh còn thấy chữ ĐÁNH cũng hay qúa. Cái gì cũng đánh hết. Này nha, đánh bi, đánh đáo, đánh bạn, đánh đu, đánh mất, đánh rớt, đánh tiết canh, đánh chén, đánh giặc… và sau cùng là đánh rắm. Chị Ba nghe đến đây thì không cho anh nói nữa. Chị bảo trưng ra bấy nhiêu tiếng Đánh như vậy là đủ rồi, anh hãy nói sang đề tài khác.
Cái anh John này giỏi thật, nghe vợ yêu cầu một cái là anh chuyển sang đề khác ngay. Anh xin nói về tiếng Việt mà bà con ta đang nói ở bên Mỹ. Anh chị thường đi qua Mỹ thăm bà con, mỗi lần đi là anh thu được bao nhiêu tiếng cười. Đặc biệt việc nghe mấy ông già bà già ít học bên đó phát âm các địa danh. Như Massachusetts thì đọc là ‘ mả cha chú chệt’, Commercial Bank thì đọc là ‘con mẹ xin ăn’, đường Cullen là đường ‘cù lần’, tên cháu trai Tommy thì gọi cháu là ‘tô mì’, Christopher là ‘tô phở’, tên cháu gái Michelle thì gọi là con ‘mì xào’, Sally là con‘xá lỵ’. Nghe các cháu kể chuyện Romeo and Juliet thì ông già bà già hỏi ‘ tuị bay nói cái gì rôbinê và toa lét vậy?
Nghe đến đây thì cả làng cười bò ra. Cô Cao Xuân lên tiếng : Tai các cụ bên Mỹ lộn xộn quá. Tai các cụ bên đó thua xa cái tai các cụ bên Canada này. Tôi xin chứng minh. Tên thành phố Toronto, các cụ VN đọc là ‘tổ rồng to’, chỉ đọc lên không thôi đã nghe thấy lòng yêu quê hương của mấy cụ. Mấy cụ thì cười ha ha rồi nói : Mình bỏ quê hương Rồng Tiên sang đây, ai ngờ lại được ở ngay đất ‘tổ rồng’. Chưa hết, ở Toronto có con đường Woodbridge, mấy cụ ở con đường này đều cười khà khà. Rõ ràng quê hương chạy theo mình. Woodbridge có phải là ‘đường Cầu Gỗ, đường Cầu Kho’ ở Saigon không nào? Còn các cụ đọc tên thành phố Montréal nói tiếng Pháp ở Québec, Montréal đọc là ‘mộng lệ an’, nghe thơ qúa chứ, phải không cơ.
Rồi anh H.O. giơ tay góp ý. Anh xin góp chuyện về giọng Bắc Kỳ. Rằng có một em học văn với một cô giáo Bắc Kỳ. Bữa đó đi học về mẹ hỏi bài văn của con được bao nhiêu điểm, cô bé mặt méo xẹo : Con bị cô giáo cho 0 điểm vì cô bảo con dám xúc phạm tới cô. Bà mẹ đòi xem bài văn. Trong bài em bé viết : Cô giáo em là một nhà giáo dục luôn luôn say mê chồng người. Cô giáo đã khoanh đỏ chữ ‘chồng’, cho điểm 0, và cô còn dọa sẽ đem việc này ra hội đồng kỷ luật. Em bé nói với mẹ : Con nghe cô nói làm sao thì con ghi xuống làm vậy, đâu có dám hỗn láo gì đâu. Mẹ cô phải giải thích mãi về cái giọng Hà Nội của cô giáo : Con à, người Bắc, nhất là người Hà Nội ngày xưa phát âm chữ TR và CH giống y như nhau. Trồng người với chồng người đọc giống nhau. Trồng người là lời Đức Khổng Tử ngày xưa khi ngài bảo muốn lời trong một năm thì trồng lúa, muốn lời trong 10 năm thì trồng cây, muốn lời trong 100 năm thì trồng người. Còn ‘muốn chồng người’ là ý tà dâm muốn chiếm chồng của người khác.
Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay : Chỉ có người Bắc là đọc TR và CH giống nhau, chứ người Nam chúng tôi thì phát âm rất rõ. Anh John cũng gật đầu đồng ý như vậy, rồi anh nói tiếp : Chúng ta đang làm anh H.O. cụt hứng mất rồi. Mọi khi anh H.O. kể chuyện thì tôi thấy không bao giờ anh kể một chuyện , mà bao giờ cũng là 2 hay 3 chuyện. Bữa nay, anh mới kể một chuyện thì đã bị chúng ta đã ngắt lời. Anh H.O. à, anh đừng mất hứng, hãy tiếp tục thói quen cao đẹp của anh là kể thêm 2 hay 3 chuyện vui nữa đi. Làng hãy còn không khí vui ngày tết mà.
Anh H.O. vui mừng thấy rõ. Anh xin kể thêm 2 chuyện nữa có dính chút xíu tới tết. Chuyện thứ nhất về chữ PHÚC. Ngày tết, chúng ta có thói quen vẽ thiệp xuân với chữ Phúc, treo chữ đại tự Phúc trước cửa, treo xuôi hay treo ngược cũng được. Cái gốc treo chữ Phúc ngược như thế này : Đời nhà Thanh bên Tàu, có ông quan của Thái tử Cung Thân ra lệnh cho lính treo chữ Phúc trên các cửa chính ra vào ngày đầu năm để cầu hên, có tên lính không biết chữ đã treo chữ Phúc ngược. Thái Tử Cung Thân giận lắm ra lệnh chém đầu tên này. Vị quan phủ giầu lòng nhân ái muốn cứu sống tên lính của mình bèn thưa với thái tử rằng : Chữ Phúc treo ngược gọi là ‘Phúc đảo’. Mà Phúc đảo đọc nghe mài mại như Phúc đáo. Mà phúc đáo có nghĩa là Phúc đang tới. Ngày tết mà có phúc lộc tới thì đây là điềm lành. Thái tử Cung Thân nghe xong thấy xuôi tai, không những tha chết mà còn thưởng vàng bạc cho tên lính hầu nữa. Do tích này mà ta thấy nhiều nhà treo chữ Phúc ngược trước cửa là vậy.
Chuyện thứ hai là chuyện nhà thờ. Ngày tết thì tôi đi nhà thờ hái lộc. Có người bạn chúc tết nhau xong thì xin kể một câu chuyện vui lì xì cho mọi người. Chuyện như thế này: Bữa đó trong vườn hoa nhà thờ, một giáo dân nhìn thấy linh mục chính xứ vừa đi vừa nói chuyện với một người có dáng thương gia. Ông giáo dân này tò mò lắng nghe thì thấy hai người đối đáp như thế này :
- 50 ngàn đồng
- Không được
- 100 ngàn đồng
- Không thể được
- Giá chót là 200 ngàn đồng, cha đồng ý ngay chứ?
- Không bao giờ được.
Nói xong câu 200.000 thì vị thương gia kia lắc đầu rồi bỏ đi.
Ông giáo dân mới tới gần linh mục chính xứ rồi nói nhỏ : Cha ơi, sao cha từ chối số tiền lớn như vậy? Số tiền lớn này sẽ làm được bao nhiêu việc hữu ích cho giáo xứ. Vị linh mục nhìn ông này rồi hỏi :
- Anh có biết ông ta đòi trao đổi với tôi cái gì không?
- Thưa, không biết
- Ông ta xin nhà thờ của mình mỗi lần đọc kinh xong, thay vì nói Amen, thì cả nhà thờ sẽ nói Coca Cola ! Ông ta là giám đốc hãng Coca Cola đấy
Cả làng vỗ tay khen hai chuyện hay và khen là chuyện thơm tho trong sạch. Việc này quả là hiếm vì anh H.O. thường nói chuyện mặn và dưới thấp không à.
Nhân đầu năm ngày rộng tháng dài, các bà các cô đòi nghe chuyện nữa. Và anh John lại được mời nói chuyện chữ nghĩa tiếp theo. Anh John xin được nói về chuyện ngôn ngữ . Bữa nay anh xin đổi lãnh vực, thay vì nói về tiếng Việt thì anh xin được nói về tiếng Anh. Anh bảo nhiều tiếng mang ý nghĩa cũng hay lắm.
Chẳng hạn chữ tin tức, tiếng Anh là NEWS. Đã là tin tức thì phải là tin tứ phương mới hay và mới đầy đủ, do đó chữ NEWS là tổng hợp của 4 phương đông tây nam bắc, North + East + West + South.
Chẳng hạn tên các châu Asia, America, Australia, Africa, Europe, nhìn vào mặt chữ thì ta thấy châu nào chữ đầu và chữ cuối đều giống y như nhau, 4 châu đầu thì đều bắt đầu bằng chữ A và tận cùng cũng bằng chử A. Europe cũng vậy, bắt đầu bằng chữ E và tận cùng cũng bằng chũ E. Hay qúa chứ.
Về tên một số quốc gia, bạn bè tôi ngày xưa cũng tán ra nhiều ý lắm. Chẳng hạn :
- HOLLAND = Hope Our Love Lasts And Never Dies ( Hy vọng tình yêu của chúng mình bền vững và không bao giờ chết)
- ITALY = I Trust And Love You ( Anh tin và yêu em )
- FRANCE = Friendship Remains And Never Can End ( Tình bằng hữu tồn tại mãi, không bao giờ chấm dứt)
- CHINA = Come Here I Need Affection ( Em hãy đến đây, anh cần tình thương yêu)
Cả làng vỗ tay về chuyện tán chữ như trên. Quả là hay. Anh H.O. có vẻ thích lối tán này lắm. Anh bèn hỏi anh John : Thế còn tên nước VN hiện nay viết tắt là CHXHCNVN thì ghép bởi những chữ gì. Thấy câu hỏi này qúa khó đối với anh John nên ông ODP nhảy vào ngay. Ông bảo bạn bè ông ngày xưa cũng đã chơi cái trò này, họ đọc thế này :
CHXHCNVN = Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu.
Nghe đến đây thì cả làng bò ra cười vì cho là hay và đúng qúa. Các cụ có thấy thế không cơ? CSVN vì ngu nên mới bám đít anh Tàu, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN. Bây giờ lại còn bán đất bán đảo bán rừng bán biển cho Tàu nữa.
Để cho dân làng cười và bình luận xong, ông ODP nói tiếp :
Nói CSVN ngu dốt là nói đúng. Một đảng có hơn 3 triệu đảng viên mà ngu dốt đến độ đã đặt tên nước theo cấu trúc tiếng Tàu. Cái gì cũng theo Tàu. Theo cấu trúc tiếng Tàu, trong một danh xưng thì những tiếng phụ ( modifier) bao giờ cũng đi trước tiếng chính ( nucleus), tiếng chính bao giờ cũng đi sau cùng. Còn cấu trúc tiếng Việt thì trái lại, tiếng chính đi trước những tiếng phụ. Trong cái tên dài thoòng 8 chữ trên đây của VC, tiếng Việt Nam là tiếng chính mà lại ở vị trí sau cùng, rõ ràng VC đã đặt tên nước theo lối tiếng Tàu. Nhục chưa các bạn ? Danh xưng của Miền Nam trước 1975 là Việt Nam Cộng Hòa, danh xưng này đã theo đúng cấu trúc tiếng VN vì Chữ Việt Nam là chính đi đầu, Công Hoà là tiếng phụ đi sau.
Tôi nghe nói VC đang hô hào toàn dân góp ý về việc sửa đổi bản hiến pháp 1992, và mới đây đã có bản kiến nghị góp ý của 800 trí thức, trong đó có 2 ý quan trọng , một là đổi quốc danh, thay vì Công Hòa Xã Hội Chủ Ngĩa Việt Nam thì nên đổi ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hai là bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CS. Nếu quốc danh là Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa thì đúng với tinh thần cấu trúc tiếng Việt.
Rồi ông ODP nói tiếp sang chuyện sử VN. CSVN đã bóp méo lịch sử, gieo sai lầm vào nhiều thế hệ. Đúng y như nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm Roots của ông :‘Kẻ chiến thắng là kẻ viết sử’. Trong các sách sử và văn học, CSVN đã không hề nhắc tới những sự kiện quan trọng này :
- VC cướp chính quyền và thủ tiêu các đảng phái quốc gia thời 1945, 1946.
- Một triệu đồng bào di cư bỏ miền Bắc của Hồ Chí Minh để vào trong Nam với Ngô Đình Diệm năm 1954.
- Kỳ cải cách ruộng đất,VCgiết hàng trăm ngàn người vô tội thập niên 1950.
- Cuộc tấn công Miền Nam tết Mậu Thân 1968, VC giết mấy ngàn người ở Huế
- Bỏ tù và đầy đọa các quân nhân và công chức của VNCH sau 1975.
- Biến cố Thuyền Nhân trong thập niên 1980 với 2 triệu người bỏ nước trốn đi.
Những việc xấu xa trên đây của CSVN phải được ghi chép vào chính sử VN. Chúng không viết nhưng chúng ta và con cháu chúng ta sẽ viết.
Tôi vừa được một tin rất vui là việc viết lại giai đoạn lịch sử này đã được bắt đầu với GS Nguyễn Thị Liên Hằng, hiện đang dạy sử tại Đại Học Kentucky bên Hoa Kỳ. Vị giáo sư trẻ trung này đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu lịch sử, năm 2001 và 2002 về VN điều tra tại chỗ, tìm được cả tài liệu trong văn khố mật của CSVN, và khi trở lại HoaKỳ cô đã tiếp cận được các nguồn sử của Bộ Ngoại Giao và Quốc phòng. Cô đã tìm ra cái dã tâm của CSVN trong cuộc chiến. Cô ghi chép các sự kiện này trong tác phẩm nổi tiếng‘ Hanoi’s War’. Tác phẩm phát hành năm qua và đã được trao giải thưởng uy tín Edward M. Coffman. Các cụ nhớ mua cuốn sách này để đọc và chuyền cho con cháu đọc nha, và nhất là gửi về VN làm qùa tặng cho bạn bè. Các cụ cứ mở máy điện toán, vào Google là thấy tác phẩm và tác giả này ngay. Đọc xong cuốn sách này ta mới thấy tội của CSVN lớn biết chừng nào, mà đứng đầu băng đảng tội ác này là Lê Duẫn, Lê Đức Thọ rồi mới đến Hồ Chí Minh. Rồi ta thấy Ông Mikhail Gorbachev cựu thủ lãnh đảng CS Nga nói đúng vô cùng. Khi đã tỉnh mộng và từ bỏ đảng, ông cựu thủ lãnh này đã nói một câu để đời : CS là gian dối, ta không thể sửa chữa được CS, ta phải vất nó đi. Cũng một luận cứ đó, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của VNCH, tuy không nổi tiếng nhưng cũng đã nói một câu cũng để đời : ‘Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm’.
Chúng ta nên vui mừng vì lịch sử chiến tranh VN giai đoạn cận đại đang được viết lại. GS Vũ Quốc Thúc đã làm việc này với tác phẩm ‘Thờ Đại Của Tôi’, nay GS Nguyễn Thị Thanh Hằng thuộc thế hệ trẻ đang tiếp sức.
Bà con ơi, hãy vui lên. Ánh sáng cuối đường hầm đang ló rạng, cái đảng dối trá xấu xa đang bắt đầu tan rã rồi.
7. Làng tôi mùa hè
- Thứ Năm, 05 tháng Chín năm 2013 07:40
- Tác Giả: Trà Lũ
Cuối tuần qua, trên đưòng đi uống cà phê với các nhà quân tử trong làng, tôi gặp một em bé hàng xóm cỡ chừng 9 tuổi, tôi hỏi nó có thấy thời gian đi nhanh không thì nó lắc đầu : thời gian đi chậm qúa! Tôi đem việc này trình với các đấng quân tử trong nhóm thì ai cũng gật gù : Thì mình ngày xưa còn bé cũng y như thế, chờ hoài mà không thấy tết đến, chờ hoài mà ngày nghỉ hè vẫn còn xa lắc. Nói gì đâu xa, chính bọn mình đây nè, tháng Tám năm ngoái giờ này đang ầm ĩ hò hét với các trận đá banh bên Âu Châu, thế mà nháy mắt một cái đã một năm . Các cụ còn nhớ phe liền ông chúng tôi có thói quen buổi sáng đi bộ rồi gặp nhau ở quán cà phê Starbucks này chứ.
Trong lúc các triết gia chúng tôi luận về ý nghĩa thời gian thì cái điện thoại cầm tay của ông ODP reo. Các cụ có biết ai gọi không? Thưa, cụ Chánh tiên chỉ làng, cụ mời cả làng đến xơi cơm. Cụ bảo cái vườn rau thơm nhà cụ đang mời gọi chúng ta.
Và bữa ăn vui vẻ và thân ái đã đến. Chị Ba Biên Hòa giúp cụ Chánh làm món bánh xèo đãi cả làng. Đây là món người Nam nên Chị Ba làm rất lẹ và thành thạo. Chị pha bột với nước cốt dừa, đậu xanh đã ngâm nước qua đêm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng gà, muối, đường, chút nghệ tươi. Nhân bánh thì thịt bằm, tôm tươi bóc vỏ, củ sắn,, nấm rơm. Chị nêm qua với nước mằm rồi xào chín. Bác chảo lên bếp, quệt một vành dầu ăn, dầu nóng bốc khói thì múc bột đổ vào. Một tiếng xèo phát ra sao mà nghe nó thân yêu làm sao, tiếng xèo này đã được dùng đặt tên cho món này đây. Rồi Chị Ba dàn mỏng lớp bột lên khắp mặt chảo, rồi cho nhân, rồi đậy nắp. Chừng hai phút sau chị gập đôi cái bánh lại, rồi từ từ gắp cái bánh vàng ngậy đang bốc khói ra đĩa. Mời các cụ xơi bánh cho nóng. Xin cụ ăn kèm với các loại rau thơm vườn cụ Chánh nha. Mời cụ chấm với nước mắm chanh ớt tỏi nước dừa. Chao ơi, trong miệng là một tổng hợp các tinh hoa của mùa hè 2013. Sao mà ngon và hạnh phúc thế này. Cụ nhớ nhậu với bia lạnh nha.
Cụ B.95, gốc Bắc Kỳ đặc, được ăn món Nam Kỳ này thì thích lắm. Cụ bảo ăn thật mà như ăn chơi. No bụng mà không thấy nặng bụng, chứ ăn món Bắc kỳ thì bao giờ cũng phải ăn với cơm, ăn no là nặng bụng liền.
Ông ODP ăn xong hai điã bánh và uống cạn một ly bia rồi mới lên tiếng. Rằng ông mới đọc được một câu chuyện nhiều ý nghĩa trên báo. Không biết ai là tác giả. Bài viết hay lắm, nó nói lên cái giá của đồng tiền luân lưu. Đọc xong thì ông biết đây là phép lạ của đồng tiền. Rõ ràng nó là 100 được trả cho bao nhiêu dịch vụ, nhưng không ai cầm được nó và bỏ nó vào túi cất đi. Chủ nó lấy ra, rồi chủ nó lấy lại, bỏ vào túi, rồi ra đi.
Chuyện bắt đầu thế này : Ở một thị trấn đìu hiu bên bờ Biển Đen, trong một thời kỳ khó khăn, ai cũng nợ nần, mua vay bán chịu. Bỗng có một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn. Ông móc túi lấy ra tờ 100 mỹ kim đặt lên bàn rồi đòi lên lầu chọn phòng. Chủ khách sạn liền cầm ngay tờ 100 đi trả nợ cho anh hàng thịt. Anh hàng thịt đem trả ngay cho ông nuôi heo. Ông nuôi heo đem trả ngay cho hàng bán thực phẩm và chất đốt. Ông thực phẩm đem trả ngay cho cô điếm mà ông vẫn nợ. Cô điếm đem trả ngay cho ông chủ khách sạn về những lần mướn phòng tiếp khách. Ông chủ khach sạn cầm tờ 100 để lại chỗ cũ. Đúng lúc đó, ông du khách từ trên lấu xuống. Ông lắc đầu vì ông không chọn được cái phòng nào ưng ý. Ông du khách cầm tờ 100 lên, bỏ vào túi, ra xe, rời thị trấn.
Ông ODP đọc xong bài báo thì hỏi mọi người: Đây là tiền thật hay tiền ma?
Anh John trả lời : Tôi cũng có nghe chuyện này. Mấy nhà bình luận kinh tế bảo đây là phép mầu của đồng mỹ kim mà Hoa Kỳ đang xài trên khắp thế giới.
Phe các bà thốt lên : Rõ ràng tờ 100 đã xóa được bao nhiêu nợ nần rồi nó biến mất, nghe hấp dẫn mà chúng tôi không hiểu gì cả.
Bà cụ B.95 lên tiếng : các bác thông thái như vậy mà không hiểu thì lão già nhà quê Bắc Kỳ này làm sao hiểu nổi. Thôi, anh John đâu, anh kể chuyện thời sự đi, chuyện thời sự là chuyện có thực, vừa xảy ra nên tôi hiểu.
Anh John bèn kể ngay, nghề của chàng mà.
Chuyện thứ nhất là Canada đang chuẩn bị đặt ống dầu từ tỉnh bang Alberta miền tây sang tới tỉnh bang New Brunswick miền đông, dài 3 ngàn cây số. Chắc các cụ còn nhớ mấy năm trước người ta khám phá ra những bãi cát mênh mông ở Alberta là loại cát chứa dầu. Cứ cho cát này vào máy là xăng dầu chảy ra. Hoa Kỳ ban đầu đã muốn mua loại cát dầu này và đã có kế hoạch dẫn cát từ Alberta xuống tới Vịnh Mexico. Nhưng rồi các cố vấn tối cao của tổng thống Obama chê, không biết chê về giá cả hay về chất lượng nên dự án này bị dẹp. Canada bèn cười bảo không sao, rồi thay vì chuyển dầu cát này xuống Mỹ thì bây giờ Canada cho chuyển sang miền đông, tới tận bờ Đại Tây Dương. Nơi đây sẽ lọc dầu rồi bán cho khối Âu Châu và Á Châu. Kế hoạch đặt ống này tốn 12 tỷ đô la, mỗi ngày chở được 1 triệu thùng cát. Đường ống này tạo ra bao nhiêu việc làm và thu vào ngân sách quốc gia bao nhiêu là tiền.
Chuyện thứ hai là chuyện Caribana. Đây là chuyện rất đặc biệt. Các cụ biết ở Trung Mỹ có một hệ thống quần đảo rất lớn, gồm rất nhiều quốc gia lớn nhỏ, dài hơn 3 ngàn cây số. Nơi này quen gọi là Caribbean Islands hay West Indies, ban đầu đây là đất của dân Da Đỏ. Thế kỷ 18 và 19, dân da trắng Âu Châu sang chinh phục và họ bắt dân da đen nô lệ ở Phi Châu sangđây khai thác mía và dừa. Dân toàn vùng gồm da trắng pha với Da Đỏ pha với da đen nên da của họ nói chung có màu nâu nhạt, và máu của ho nhiều chất nhảy múa. Vì quần đảo Trung Mỹ này gồm nhiều quốc gia nên họ không biết chọn nơi nào thích hợp để họp nhau múa hát. Họ đi tìm và cách đây ít lâu họ đã quyết định chọn thành phố Toronto của Canada làm nơi tổ chức đại hội hàng năm. Đại hội này mang tên Caribbean Carnival, hay tên vắn là Caribana. Năm nay là Caribana lần thứ 46. Dân Trung Mỹ kéo lên Toronto gần một triệu người. Tuần lể đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Toronto đã đầy người Trung Mỹ. Nước da họ nâu nhạt, họ nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Ngày khai mạc, đoàn diễn hành dài gần 4 cây số. Các cụ mở Google lên mà coi. Chao ơi là đông, là đẹp, là mầu sắc, là ầm ĩ. Liền ông liền bà con nít đều vẽ khắp người những hình xanh đỏ tím vàng, y phục hở vai hở bụng. Họ đội những cái mũ to vành kết bằng lông chim sặc sỡ. Họ đeo những đôi cánh khổng lồ như cánh chim.
Caribana đã thu hút bao nhiêu là du khách khắp thế giới. Các cụ muốn biết văn hóa Trung Mỹ, xin mời các cụ tháng Tám sang năm, giữa hè, đến dự lễ hội truyền thống này nha.
Còn ở Monteral miền tây của Toronto, đầu tháng Tám cũng ồn ào náo nhiệt lắm. Ngày 3 tháng 8 có Đại Hội Thời Trang, The Montreal Fashion & Design Festival, thu hút hơn nửa triệu du khách. Cả thành phố biến thành những diễn đài trưng bày thời trang Canada và thời trang thế giới. Ban tổ chức cho biết đã có 75 thương hiệu tham dự, và có 50 xuất biểu diễn lớn nhỏ. Khu đường McGill College Avenue luôn luôn đầy nghẹt người. Đó là đầu tháng Tám. Cuối tháng Tám sang đầu tháng Chín là Đại Hội Phim Ảnh Thế Giới, Festival des Films du Monde, với 80 nước góp mặt. Đại hội này sẽ phát 3 giải thưởng lớn : phim hay nhất do khán giả chọn, phim tài liệu giá trị nhất, phim ngắn Canada hay nhất.
Thánh Tám là tháng văn hóa ngoài trời, khắp nơi. Toronto và Montreal mới chỉ là 2 nơi điển hình mà thôi.
Nhân nói tới chuyện văn hóa, anh H.O. bèn khoe với cả làng : Tôi ở Canada hơn 30 năm mà nay mới vừa tìm ra thần tượng ca nhạc của tôi ngày xưa. Tôi nghe bác ODP bảo cần tin gì thì cứ mở Google là có hết. Tôi đã mở, đã tìm và đã thấy thần tượng của tôi. Xin cám ơn Bác ODP, xin cám ơn Google. Cách cụ biết ngày xưa, hồi đầu thập niên 1960, tôi mê tiếng hát của ai không? Thưa tiếng hát Lệ Thanh. Lúc đó đã có Thái Thanh, Thanh Thúy, Khánh Ngọc, nhưng tôi không mê bằng Lệ Thanh. Cứ tối thứ Bảy là tôi có mặt ở phòng trà Anh Vũ đường Bùi Viện Saigon. Sao mà tiếng hát cô Lệ Thanh hay đến thế. Nghe nửa bài đầu thì tôi mở to mắt nhìn cô, nửa bài sau thì tôi nhắm mắt để chỉ tập trung vào tiếng hát. Chao ơi, tôi đã bị hớp hồn. Tiếng hát của cô có nét rất đặc biệt, có chút gì như nghẹt mũi, bị cảm. Cô đang làm nhiều người say mê như vậy thì đùng một cái cô ngưng, cô lấy chồng và dứt khoát thôi hát. Cô đã làm bọn tôi hụt hẫng. Tưởng là mất tiếng hát của cô vĩnh viễn, ai dè, qua Google tôi tìm ra cô. Các bài hát của cô ngày xưa có ghi vào đĩa nhựa, nay đã được đem ra. Chao ơi là sung sướng. Không ngờ cô hát nhiều bài như vậy. Ngày xưa ở Quán Anh Vũ, bọn cây si chúng tôi chỉ được nghe có mấy bài , như Viễn Du, Ai lên xứ hoa dào, Lên xe tiễn em đi… Xin chào mừng thần tượng Lệ Thanh.
Ông ODP cho biết ; Ngày xưa ông cũng thích tiếng hát Lệ Thanh. Nghe đâu hiện nay cô đang sống ở Montreal, Canada. Nghe nói chồng cô là một bác sĩ. Cô đã con đàn cháu đống rồi. Ông ODP bảo anh H.O. không được kêu là Cô Lệ Thanh nữa mà là Bà Lệ Thanh hay Cụ Lệ Thanh nha.
Rồi ông còn mách thêm : Anh khỏi mất công tìm kiếm. Hễ lên Montreal thì tìm gặp BS Trần Văn Dũng. BS Dũng rất nổi tiếng ở miền đất nói tiếng Pháp này, ông là người rất tha thiết với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là với giới y sĩ. Cứ hỏi BS Dũng là có thể tim ra cô Lệ Thanh. BS Dũng cũng là một MC tầm cỡ ở Montreal. Ông rất nhiều máu tếu. Báo Y Sĩ vừa qua đã đăng một chuyện cười của BS Dũng, như sau : Ông có một người bạn thân lâu ngày mất liên lạc. Rồi tự nhiên do duyên may ông tìm ra. Khi biết được số điện thoại của người bạn là 254-3508 thì ông gọi ngay và câu đầu tiên ông bảo bạn : Sao mày ở dơ dáy như vậy? Người bạn kinh ngạc hỏi lại : Sao mi nói thế ? Bác sĩ Dũng trả lời ngay : Thì con số điện thoại của mày bảo tao như vậy. Này nha, con số của mày là 254-3508 thì ai cũng đọc là ‘2 năm bón, 3 năm không tắm.’ Đúng không nào? Ông vui và tếu thế đấy các cụ ạ.
Ai nghe câu chuyện này cũng phá ra cười. Chị Ba Biên Hoà gốc Miền Nam thì cười ngặt nghẽo mãi mới thôi.
Nhân nói tới Hội Y Sĩ VN ở Montreal, bồ chữ ODP kể tiếp : Tôi là độc giả thường xuyên của Báo Y Sĩ. Báo này rất trí thức. Tôi quen cả ban biên tập, trong đó có BS Dũng vừa nói, lại có cả BS Trần Mộng Lâm, BS Nguyễn Thanh Bình, hai cây bút tếu nhất của tờ báo. Mấy tháng trước, BS Lâm đã viết một bài bàn về tương lai của con cháu chúng ta, tác giả lo lắng không biết rồi đây chúng còn có trái tim và tâm hồn VN nữa không. BS Lâm nói tới cây tre, chúng ta là cây tre, nhưng liệu cây tre già có sinh ra măng non không hay là đẻ ra cây chuối, vì cây chuối mới sinh ra trái chuối. mà trái chuối thì vỏ bên ngoài màu vàng ruột bên trong màu trắng. Con cháu chúng ta hiện nay là trái chuối. Da chúng màu vàng, nhưng lòng chúng màu trắng, màu Canada tuyền. Làm sao bây giờ? Đây là một câu hỏi lớn, phải không các cụ.
Nghe tới đây, ông ODP thấy cả làng im lặng. Ông sợ sự im lặng này. Ông sợ rồi bà cụ B.95 sẽ lên tiếng than nhức đầu. Ông bèn mang tiếng cười đến cho làng ngay. Phục ông này quá. Ông nói với anh John :
- Bữa trước anh nêu thắc mắc về quả trứng trong tiếng Việt. Quả trứng có lòng trắng và lòng đỏ. Theo anh, ta nói ‘ lòng đỏ’ là ta nói sai, phải nói ‘lòng vàng’ mới đúng, Xưa nay lòng trứng bao giờ cũng vàng tươi chứ có đỏ như cờ VC bao giờ đâu!
Anh John gật đầu và có vẻ sung sướng vì có người hiểu mình. Ông ODP nói đến đây rồi cười hà hà :
- Anh chủ trương quả trứng có lòng trắng và lòng vàng. Nếu theo lập luận của BS Trần Mộng Lâm trên đây, con trẻ VN ở Canada rồi đây sẽ là những trái chuối, ngoài vàng trong trắng, thì tôi thấy anh là quả trứng, rõ ràng ngoài trắng trong vàng.
Cả làng nghe đến đây thì cười và vỗ tay ầm lên. Anh John như bị choáng váng. Chị Ba Biên Hòa thì gật đầu lia lịa.
Cụ Chánh lúc này mới lên tiếng. Hình ảnh quả trứng, ngoài trắng trong vàng, chỉ anh John thì đúng qúa và ý nghĩa qúa. Cái công biến anh John ra quả trứng chính là công của Chị Ba Biên Hòa vợ anh. Làng lại vỗ tay nữa. Anh John chạy vội đến ôm Chi Ba. Du dương thế đấy, các cụ thấy chưa.
Thôi, xin ngưng chuyện trẻ em VN ở hải ngoại là quả chuối, và anh John bạn chúng tôi là quả trứng. Đây là một đề tài dài, chúng ta sẽ bàn về sau.
Tưởng là xong việc này mà lại chưa xong. Anh H.O. giơ tay xin góp thêm chuyện . Anh kể từ lúc nghe Ông ODP bảo anh John là quả trứng thì chữ ‘trứng’ ấy cứ lảng vảng trong đầu, chỗ nào cũng thấy trứng. Tôi cầm tờ tuần san Thời Báo rồi mắt hoa lên, sao lại có bài về trứng nữa thế này. Nhưng không phải, tôi bị ám ảnh nên hoa mắt, tên bài không phải là trứng mà là Trưng, bài viết về Hai Bà Trưng, tác giả là nhà văn Song Thao. Nhưng không sao, cũng tốt thôi. Bài của nhà văn viết phiếm ở đất Montreal sao mà hay thế, lại hợp với luận điệu của ông Trà Lũ nhà mình. Các cụ đã đọc bài phiếm ngày 15/8 này chưa? Nhà văn Song Thao viết về Hai Bà Trưng, viết về cuộc khởi nghĩa đất Mê Linh của hai bà năm 40 đầu dương lịch. Bà Trưng làm vua được 3 năm thì giặc Tàu đem đại quân sang tái chiếm nước ta. Con cháu Hai Bà bèn trốn giặc Tàu, đã vượt biển xuống phía nam, đã đến miền eo biển Malacca thuộc đất Indonesia ngày nay. Và các thuyền nhân con cháu của Bà Trưng đã định cư ở đây, đã sinh sôi nảy nở ở đây. Họ mang tên là Minangkabau. Họ đâu có thể ngờ được rằng, hai ngàn năm sau, những thuyền nhân VN chạy giặc CS cũng đã ghé vào đây, đảo Galang. Anh em cùng tổ VN, xa nhau 2 ngàn năm, gặp nhau mà không nhận ra nhau…
Cũng theo nhà văn Song Thao, các bảng quảng cáo ngành du lịch cũng đã xác nhận việc này. Họ viết rằng nguòi Milangbakau ở đây chính là người Việt cổ, họ đã tới đây bằng thuyền, cách đây mấy ngàn năm…
Ông ODP bèn ngắt lời anh H.O. : Tôi xin bổ túc : Tổ tiên ta gốc từ Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân. Con mẹ Âu Cơ thì lên phía bắc, một số con đã sang tới Canada và mang tên là Da Đỏ. Còn con của Cha Lạc Long Quân xuống phía nam, một số đã dùng thuyền mà sang tới Trung Mỹ, tới trước Columbus. Họ cũng được thế giới gọi là người Da Đỏ, người của miền West Indies mà anh John đã nói tới khi kể tin đại hội Caribana ở trên.
Anh H.O. xin nói thêm về người Minangkabau ở Galang có gốc VN. Rất nhiều bài nghiên cứu về sắc dân này cho biết họ theo mẫu hệ, làm nhà mái cong, làm ruộng trồng lúa, múa hát thì đội mũ lông chim giống y như người Việt cổ mà mặt trống đồng đã ghi. À, người Minangkabau còn có truyện cổ về chọi trâu phảng phất chuyện cổ VN. Rằng thuở xưa người Milangbabau có chuyện xích mích với dân bản xứ, hai bên đã mang trâu ra chọi để tìm phải trái. Trâu người bản xứ thì to như con voi, còn trâu của dân Milangkabau thì nhỏ xíu như con dê. Khi lâm trận thì chú trâu con đã chúi vào bụng con trâu lớn. Vì đầu trâu con đã được gắn giao nhọn nên trâu con đã chọc thủng bụng trâu bự và toàn thắng. Chuyện chọi trâu này giống y như chuyện chọi trâu của Trạng Quỳnh với trâu của sứ Tàu. Trâu của Trạng Quỳnh bé nhỏ mà hạ được trâu của sứ Tàu to kềnh. Những dữ kiện này rõ ràng chứng minh người Minangkabau ở Indonesia có gốc VN.
Cụ Chánh nghe đến đây thì cười hà hà. Cụ bảo nghe các bác các chú nói thì lão thấy ai cũng có lý hết và thấy dòng giống VN thật là vĩ đại. Một số con Mẹ Âu Cơ thì tiến sang tới Canada, từ mạn bắc rồi tỏa xuống phía nam, một số con Cha Lạc Long thì sang tới Trung Mỹ rồi toả lên phía bắc. Khi tới Mỹ Châu thì con cháu VN đã mang tên là Da Đỏ. Còn theo nhà văn Song Thao thì con cháu Bà Trưng, cũng là cháu chắt của Mẹ Âu Cơ, có tỏa xuống phía nam, nhưng không có đi quá xa tới Mỹ Châu mà chỉ xuống tới nước Indosenia rồi ngửng lại và phát triển ở vùng này. Đó là các chuyện ngày xưa. Ngày nay người VN vẫn tiếp nối truyền thống tỏa đi kháp nơi của tổ tiên. Sau 1975, hơn 3 triệu người Việt cũng đã tỏa ra khắp thế giới. Theo nguồn thống kê đáng tin cậy thì hiện nay mấy triệu người VN đang có mặt ở ít nhất 60 nước trên địa cầu. Người Do Thái xưa nay được tiếng là có mặt khắp nơi, nhưng so với người VN thì người Do Thái thua xa. Lão nhớ là hình như ngày xưa có một nhóm học giả đã gọi người VN là ‘người Do Thái da vàng’.
Nóí đến đây rồi cụ Chánh hỏi anh John : Anh đã thấy cái gốc VN quê vợ của anh vĩ đại chưa?
Anh John đáp ngay : Cháu đã thấy từ lâu rồi, chính vì thế cháu mới để cho vợ cháu biến màu trắng bên trong của cháu thành ra màu vàng VN là vậy.
Làng tôi vỗ tay râm ran và đều hoan hô qủa trứng John.
Cụ B.95 lên tiếng : Anh John ơi, hôm nay là ngày anh hạnh phúc qúa nha. Bây giờ tới phiên anh chia cho chúng tôi chút hạnh phúc, nào chuyện cười của anh đâu?
Hình như hôm nay anh John không chuẩn bị nên khi nghe cụ xin thì anh ra tỏ ra lúng túng. Chị Ba Biên Hòa bèn tiếp cứu ngay : Anh không cần phải suy nghĩ tìm kiếm gì, anh cứ việc kể chuyện học tiếng Việt ngày xưa là đủ làm cho cả làng cười rồi. Thế là anh có chuyện nói ngay: Hồi trước khi cháu bắt đầu học tiếng Việt, cháu thấy nhiều chỗ buồn cười lắm, bây giờ cháu nhớ gì kể nấy nha. Chẳng hạn :
- Tiếng ĂN. Lần trước cháu đã nói rồi, riêng cái kiểu nói bắt ‘ăn hình phạt’ thì buồn cười qúa, như “tao cho mày ăn cái bạt tai, ăn cái đá đít bây giờ”. Hoặc chửi ai thì bắt họ ăn cái ấy của mình, hoặc đồ dơ của mình…
- Tiếng CÀ : cà lăm, cà chớn, cà nhắc, cà khịa, cà rịch cà tàng… Tiếng cà ở đây không có lien hệ gì tới trái cà cả !
- ĐI CẦU là đi toilet chứ không có liên hệ gì tới việc đi qua cây cầu bác ngang con sông con rạch cả.
- HAI VỢ CHỒNG là một cặp gồm 1 vợ và 1 chồng, chứ không phải 2 bà một ông
- NHÀ TÔI, ngoài nghĩa đen là cái nhà vật chất của mình, còn chỉ người phối ngẫu. Tiếng này làm tôi thấy tiếng Việt thâm trầm qúa.
Mấy tiếng Việt mà tôi vừa trích dẫn đã làm tôi buồn cười, nhưng đến khi tôi học về văn chương, thì tôi thấy cái ‘đình làng VN’ là một hình ảnh đẹp vô cùng. Nó là bối cảnh cho tinh yêu đôi lứa khi đang chớm nở. Chỉ ở VN mới có cái đình là nơi hội họp lễ tết cho cả làng, cái đình bao giờ cũng ở một địa thế thơ mộng và đẹp nhất làng. Ở Canada này cũng có nơi hội họp gọi là các Community Centres, nhưng các trung tâm này ít khi ở vào các địa điểm đẹp. Cái đình VN trong các câu ca dao này thật là đẹp thơ mộng :
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
- Đôi ta đứng trước sân đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
Thấy anh John như đã mệt, Chị Ba Biên Hoà liền tiếp cứu nữa. Chị bảo buổi họp làng lần trước, Cụ Chánh đã cho nghe một câu chuyện thật cảm động về ‘lòng mẹ’. Hiện chị cũng có một câu chuyện thật ngắn mà chị cho là hay thấm thía. Nói đến đây rồi chị rút trong ví ra cuốn sổ tay. Chị đọc câu chuyện về lòng mẹ. Đề bài là ‘Mẹ một mình’ như sau:
… Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ cô độc dắt đàn con lánh nạn khắp nơi. Hoà bình. Bố không trở về. Mẹ khóc ngày đêm. 5 năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ, ảnh của bố được để lên.
Me tiếp tục tần tảo nuôi một đàn con. Nhưng rồi bệnh ung thư quái ác cướp mẹ đi. Hôm bức ảnh của mẹ được đưa lên bàn thờ để bên cạnh ảnh của bố, bất ngờ bố về. Cả nhà khóc òa. Bức ảnh của bố được lấy xuống. Trên bàn thờ mẹ lại tiếp tục một mình.
Nghe xong câu chuyện Chị Ba đọc, Cụ Chánh chủ nhà lên tiếng : Nhân chuyện bà mẹ chết, lão cũng vừa đọc được một bài viết tựa là ‘ Chuyện Ông Tư chết mà vui’. Lão thấy hay và muốn bắt chước . Chuyện như sau :
… Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn 6 tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Nếu có ai ái ngại cho ông thì ông cười vui mà an ủi họ, chứ không phải họ an ủi ông, rằng :
-Nếu tin theo đạo Chúa thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết?
-Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai?
-Và nếu nói theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thì cái xác thân ở trần gian có thể ví như bộ quần áo ta mang. Khi nó đã sờn cũ xấu xí, rách rưới mục nát rồi thì nên bỏ đi, mang bộ quần áo khác, đại ý nói đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn..
Bởi vậy ông Tư bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề.
Mỗi sáng thức dậy, ông ca hát nhạc vui, nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi ông nằm xuống, dù có muốn tử tế với người thân thương cũng không còn làm được nữa…
Có người nói cho ông nghe về kinh nghiệm của những kẻ đã chết thật rồi mà sống lại được nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng…
Con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đó là luật Vô Thường, không ai thoát khỏi. Kính chúc các cụ có được cái tâm như ông Tư, như Cụ Chánh.
8. Chuyện anh Ba và chuyện thịt gà
- Chúa Nhật, 08 tháng Sáu năm 2014 10:01
- Tác Giả: Trà Lũ
Chưa bao giờ nhóm già chúng tôi nổi máu chống CS lên cao và mạnh mẽ như tháng Sáu này. Nhóm già đây là làng An Lạc của tôi ấy mà. Bữa nay gặp nhau một cái là nói ngay chuyện dàn khoan HD.981, là hỏi nhau ngay Tứ trụ VC Trọng-Dũng-Sang-Hùng đã dám mở miệng nói gì chưa hay vẫn tiếp tục cúi mặt xuống đất. Người tỏ ra quan tâm nhất là Cụ B.95. Cụ chỉ ao ước trước khi về với tổ tiên cụ được thấy quê hương VN hết bóng CS. Cụ Chánh tiên chỉ cười hì hì: VC đang thi hành các lời đã hứa với TC, là dâng đất cho Tàu. Hồ Chí Minh và Phạm Van Đồng ngày xưa đã hứa với Mao Trạch Đông như vậy cho nên Tàu mới viện trợ tối đa cho VC trong cuộc chiến vừa qua. Một chứng cớ hiển nhiên nhất về sự thần phục này là suốt đời Hồ Chí Minh ăn mặc theo lối Tàu, áo già Hồ mặc giống y như áo già Mao. Cả đời họ Hồ chưa hề mặc quốc phục, đội khăn và áo dài bao giờ. Còn cái anh Ba Tàu phương bắc này thì khỏi nói. Cái máu Hán tộc ngàn xưa vẫn là đi xâm lăng cướp đất. Đọc kỹ lại những trang sử cận đại, ai cũng giật mình vì cái đường lưỡi bò ở Biển Đông đã có từ thời Tưởng Giới Thạch. Hóa ra máu xâm lăng của anh Tàu Quốc Gia và anh Tàu CS giống y nhau. Các cụ đã đọc cuốn sách “Death by China” nổi tiếng của Peter Navarro Chưa? Có bản dịch tiếng Việt ‘ Chết Dưới Tay Trung Quốc’ của Tiến Sĩ Lê Minh Thịnh 2013. Nếu chưa, xin tìm đọc ngay nha.
Nghe đến đây thì anh John lên tiếng: Nhân nói tới đường lưỡi bò, tôi chợt nhớ tới món quà mà bà Thủ tướng Angela Merkel nuớc Đức đã tặng ông chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28 tháng Ba vừa qua. Các bạn có nhớ cuộc gặp mặt lịch sử này không? Tôi xin nhắc lại nha. Rằng ngày đó ông Vua Tàu sang thăm nước Đức, bà thủ tước Đức đã tặng Vua Tàu một tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735. Trên bản đồ này biên giới của Tàu chỉ tới đảo Hải Nam, không hề có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và Mãn Châu và nhất là không hề có Hoàng sa Trường Sa ! Đây là tấm bản đồ do các Linh mục Dòng Tên đi truyền giáo ở Phương Đông nghiên cứu, và trình về Nhà Dòng mẹ ở Âu Châu, nhà bản đồ học Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville hoàn chỉnh, rồi in và xuất bản ở bên Đức. Các viện bảo tàng của Roma và quốc gia của Đức còn lưu trữ tấm bản đồ lịch sử này. Báo chí tây phương khi thuật lại việc trao quà lưu niệm này cùng cho rằng đây là một cái tát vào mặt anh Tàu của bà thủ tướng nước Đức.
Báo chí Tây phương thì thuật như thế, còn báo chí của Tàu thì khác. Các báo Tàu đăng tin tặng quà này nhưng đã gian dối thay bản đồ 1735 trên đây bằng một bản đồ khác và nói láo rằng đây là bản đồ của bà thủ tướng Đức tặng. Họ được lệnh tráo bản đồ 1735 bằng một bản đồ khác in năm 1844 của nhà bản đồ học tên là John Dower. Trong bản đồ đánh tráo này có tên 4 miền Tạng Cương Mông Mãn, nhưng không hề có Trường Sa và Hoàng Sa.
Báo chí Tàu hí hửng đăng tin có bản đồ quý báu, nhưng vẫn lòi đuôi gian dối. Hoàng sa và Trường Sa, trên cả 2 bản đồ cổ 1735 và 1844 vẫn không hề là của Tàu. Chuyện bản đồ dài lắm, chúng ta sẽ bàn tiếp về sau.
Xin được nói tiếp về dàn khoan HD 981 hiện vẫn còn là điểm nóng hổi. Đây là một âm mưu đã tính toán từ lâu của TC. Chúng mang dàn khoan này đến đúng lúc VC cô đơn nhất. Tổng thống Mỹ Obama sang Á Châu thăm Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân và kết nghĩa chiến lược. Bây giờ ai cũng biết Tàu Cộng mà đụng tới 3 nước này thì Mỹ đánh ngay. Hải quân của Hoa Kỳ vẫn là vô địch. Ông Obama không hề ghé hay nói tới VN trong chuyến đi Á Châu này. VC muốn được Mỹ cứu ư? Dễ lắm. Đúng như nhà đối kháng Cù Huy Hà Vũ nói trên đài RFA trung tuần tháng Năm vừa qua. Mỹ có thể cứu VN với điểu kiện: các anh hãy thả hết những tù nhân lương tâm ra và hãy bỏ điều 4 Hiến Pháp… Tin giờ chót: ngày 27.5, 2014, TC rời dàn khoan HQ 981 di chỗ khác và dang dàn quân ở biên giới. Cái gì sẽ xảy ra tiếp theo thưa bà con?
Anh John cho biết anh vừa được người bạn chuyển cho một đoạn phim rất đáng chú ý, nghe rất thật, không có bóng dáng bịa đặt. Đó là một clip về đài phát thanh của Tàu, ‘Đài Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa’ phát thanh bằng 3 thứ tiếng Anh Hoa và Việt. Theo bản tin tiếng Việt, lời cô xướng ngôn viên rất bình thản và lịch sự, cô cho biết Trung Quốc rất ngạc nhiên về các việc chống họ ở VN. Họ mang dàn khoan HD 981 đến lãnh hải của họ mà, lãnh hải này Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký công hàm ngày 7.6.1958 dâng biển dâng đảo cho Trung quốc. Trung quốc chỉ ngạc nhiên là phía CS Hà Nội đã dấu nhẹm công hàm này, đã không công bố cho toàn dân VN biết. Theo công hàm thì VN dâng đất dâng biển đổi lấy khí giới để vào chiếm Miền Nam. Ông ODP cho biết ông nghe xong đoạn tin này mà giật mình. Thât vậy sao? Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã dâng đất dâng biển thật sao? Giá mà Trung Quốc công bố hụych toẹt cái công hàm bán nước này cho cả thế giới biết thì hay quá. Chắc phải có gì gay cấn ở bên trong nên Tàu chưa công bố mà thôi, và tứ trụ Trọng-Dũng-Sang-Hùng vẫn ngậm miệng cúi mặt. Nếu đây là sự thực thì Chúa Phật ơi, bọn CS Hà Nội còn đáng tội hơn Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc một triệu lần ! Dâng đất dân biển để lấy súng đạn vào giết anh em Miền Nam. Chúng nói dối đồng bào Miền Bắc là vào giải nguy Miền Nam vì đồng bào ở đây đang bị bọn Mỹ Ngụy cùm kẹp…
Ông ODP lên tiếng: Sở dĩ Tàu và VC đều ngậm miệng trong việc này là vì năm 1958 Phạm Văn Đồng ký giấy dâng đất Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng hai đất này lúc đó không thuộc lãnh thổ của họ mà thuộc lãnh thổ của VNCH. VC không phải là chủ nhân thì lấy tư cách gì mà dâng.
Nghe đến đây thì cả làng tôi im lặng như tờ, mọi người bị sét đánh. Thât vậy sao?
Thấy ai cũng im lặng, anh H.O. phá cái bầu không khí căng thẳng này, anh vừa cười vừa kể: Tôi cũng có nghe phong phanh một nguồn tin giống như vậy, đó là nguồn Wikileaks; Hồ Chí Minh ngày xưa đã hứa dâng đất nước cho Tàu, và cái hạn sát nhập vào đất Tàu là năm 2020. Tàu đang thi hành những điều Hồ Chí Minh và bè lũ đã hứa. VC chỉ cần Đảng, VC chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng. Các bạn để ý mà coi, cứ mở miệng là bọn chúng nói tới Đảng, không hề nhắc tới non song tổ quốc. Bác ODP nóí đúng, bọn tứ trụ Trọng-Dũng-Sang-Hùng vẫn cúi mặt xuống đất không hề dám nói một lời.
Nghe đến đây thì Cụ B.95 nghẹn ngào: Ối quân đội nhân dân ơi, súng các anh cầm trong tay không phải đề giết đồng bào nha, mà để bảo vệ bờ cõi nha. Sao mặt mũi anh em cứ ngây ra như tượng gỗ vậy?
Các cụ thấy chưa, hôm nay làng tôi đã miên man bàn các chuyện quốc sự, chuyện dàn khoan 981, chuyện biểu tình, chuyện những cái hèn hạ và đê nhục của bè lũ VC. Để chấm dứt cái miên man nhức nhối này Cụ. B.95 lại lên tiếng. Cụ xin đổi đề tài, đổi không khí, nếu không thì đêm nay cụ sẽ mất ngủ rồi sẽ sinh bệnh. Cả làng bèn gật đầu đồng ý. Ừ thôi, để lần sau ta vạch tội chúng tiếp.
Các cụ có biết chúng tôi tỗ chức buổi họp làng quan trọng này vào ngày nào không? Thưa vào ngày Victoria Day, thứ Hai,19.5.2014. Các cụ phương xa chắc chả biết nhiều về ngày lễ nghỉ này của Canada. Tôi xin đôi điều trình các cụ rõ nha. Victoria là tên một nữ hoàng bên Anh rất nổi tiếng vào thế kỷ 19. Triều đại của bà kéo dài hơn 64 năm, được coi là một thời hoàng kim về kinh tế và lãnh thổ, đế quốc Anh lúc đó bao trùm thế giới, mặt trời không bao giờ lặn. Bà lên ngôi lúc 18 tuổi. Tên đầy đủ của Bà là Alexandrinna Victoria, 1819-1901. Theo sách vở thì đời của Bà có 4 điều đặc biệt: Bà mồ côi cha khi mới 1 tuổi. Bà được mẹ nuôi dạy cho tới khi lấy chồng. Chồng bà là người con ông bác ruột, tức là con chú con bác, first cousin. Bà chỉ cao có 5 feet. Bà đã bị mưu sát 6 lần nhưng đều thoát chết. Chắc có cụ ở phương xa sẽ hỏi: một bà nữ hoàng bên Anh thì có liên hệ gì tới Canada, phải không cơ? Thưa có ạ, vì ngày xưa, trước khi Canada thành hình thì đất này là một thuộc địa của Anh. Vua bên mẫu quốc cũng là vua bên thuộc địa. Dân Anh rất tôn kính nữ hoàng Victoria và đã chọn một ngày thứ Hai cuối tháng Năm làm ngày vinh danh Bà. Dân nói tiếng Pháp ở miền Quebec dĩ nhiên là không yêu bà nữ hoàng này, nhưng vì ngày nghỉ có tính cách liên bang nên dân Quebec gọi là ngày kính nữ hoàng, Jour de la Reine’, nói trống vậy thôi, chứ không nói rõ tên.
Nhân nói tới dân Quebec, xin cho tôi miên man chút xíu nữa nha.Tại Canada có 2 sắc dân da trắng tiên khời là dân Pháp và dân Anh. Dân Pháp tới trước, dân Anh tới sau, hai bên đánh nhau vì tranh đất. Pháp thua và bị Anh cai trị, điều này tôi đâ kể nhiêu lần và chắc các cụ còn nhớ lịch sử. Tuy nhiên có chuyện này tuy nhỏ nhưng bây giờ đang trở thành lớn và khó xử cho Canada. Đó là chuyện 2 đảo nhỏ xíu ngay sát bờ biển Canada về phía đông. Tên hai đảo này là Saint-Pierre rộng 25 cây số vuông, và Miquelon diện tích 110 cây số vuông. Hai đảo thuộc nước Pháp, dân số chừng 6 ngàn. Ngày xưa quân Anh chiếm miền Quebec của Pháp, chỉ chiếm có lãnh thổ Quebec chứ không chiếm hai đảo nhỏ xíu này, thành ra từ đó đến nay hai đảo này vẫn là đất Pháp. Bây giờ miền biển này thuộc khu vực 5 quốc gia đang tranh chấp chủ quyền vì nó liên hệ tới lộ trình hải hành quốc tế và ở dưới có nhiều mỏ dầu. Bây giờ thì ông Pháp đang đắc chí cười hà hà, còn ông Canada thì đấm ngục trách mình tại sao ngày xưa mình quên khuấy hai cái đảo nhỏ này, tại sao đã không đem nhập vào lãnh thổ Canada.
Phía bắc của Canada là Bắc Băng Dương, bây giờ băng đá và tuyết đang tan làm lộ ra một hải trình quốc tế quan trọng, vì hải trình ngắn gấp đôi nếu muốn đi từ đông sang tây hay ngược lại, và ở dưới lại đầy mỏ dầu. Năm quốc gia đang tuyên bố mình có chủ quyền là Canada, Đan Mạch, Nga, Na Uy, và Pháp. Ông Pháp cho mình có chủ quyền vì hai hòn đảo nhỏ xíu trên đây. Hoa Kỳ và Trung Quốc không đòi chủ quyền nhưng đòi lộ trình này thuộc hải trình quốc tế, mọi nước phải được tự do đi lại. Nhiều nước muốn đem chuyện này ra bàn tại Liên Hiệp Quốc, chưa biết rồi sẽ ra sao.
Tôi đang nói về hải trình phía bắc này thì cô Cao Xuân giơ tay xin phát biểu. Mọi người đều ồ lên một tiếng ngạc nhiên. Xưa nay trong các ngày họp làng, cô Cao Xuân gốc Huế này ít nói nhất, chỉ có vỗ tay và cười là nhiều. Sao hôm nay cóc lại mở miệng thế này. Cô Huế lên tiếng: Tôi xin được trở về chuyện nói ban đầu. Lúc nãy dân làng chửi Tàu ghê quá làm tôi có cảm tưởng rằng anh Tàu nào cũng xấu. Tôi không nghĩ thế. Riêng tôi, tôi thấy một anh Tàu không hề xấu, anh này tốt bụng vô cùng, các bạn có biết là ai không? Cả làng hầu như ai cũng lắc đầu, làm sao mà biết được cái Cô Cao Xuân ít nói này. Chị Ba Biên Hòa thì bảo chắc đây là người yêu của cô. Cô lắc đầu bảo không phải là người yêu nhưng là thần tượng của cô. Để cho cả làng khỏi sốt ruột, cô nói ngay: Đó là tài tử điện ảnh Hong Kong Châu Nhuận Phát ! Và cô giải thích: xưa nay tôi vẫn mê anh tài tử đẹp trai và cao lớn này. Gần đây tôi còn mê hơn nữa vì anh có một hành động đẹp mắt và đáng ca ngợi vô cùng: Anh đem 99% tài sản của mình, tương đương 130 triệu mỹ kim, cho người nghèo ! Tôi tìm đọc về cuộc đời của anh và thấy đây là một tấm gương sáng. Anh sinh ra trong một gia đình rất nghèo khổ ở Hong Kong, phải bỏ học để giúp mẹ bán hàng ở chợ, lớn lên đi làm nghề gác khách sạn, rồi lái taxi. Năm lên 17, nhân đọc báo thấy tin hãng phim TVB mở cuộc thi tuyển tài tử. Anh đi thi và được nhận ngay vì anh cao lớn, đẹp trai và tỏ ra có tài đóng kịch. Đời anh bước vào khúc rẽ ngoạn mục từ đây. Từ phim nhỏ anh bước lên những phim lớn như Lệnh Hồ Xung, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ngọa Hổ Tàng Long, và gần đây nhất, Đại Náo Thiên Cung trong đó anh đóng vai Ngọc Hoàng Đại Đế. Anh đã bước sang Hollywood với cái mộng sẽ là một Lý Tiểu Long thứ hai. Anh sinh năm 1959, năm nay anh đã 55 tuổi. Anh có hai đời vợ. Vì không có con, và bà vợ hiện nay không hề đua đòi, nên hai vợ chồng vẫn sống một cuộc đời rất bình dân, không ở nhà sang, không đi xe đắt tiền. Anh cho biết anh gốc nhà nghèo từ bé nên anh biết giá trị đồng tiền. Anh đã tíết kiệm từng đồng, ngày này qua ngày khác. Anh tuyên bố: Số tiền 130 triệu này, 99% cơ nghiệp hiện nay, không phải là tiền của tôi, mà là tiền Thượng Đế đưa tôi giữ giùm, nay tôi thấy người nghèo quanh tôi đông quá nên tôi xin trao lại cho người nghèo. Tiền bạc là vật ngoại thân…
Kể đến đây rồi cô Cao Xuân xin hết. Cả làng vỗ tay râm ran. Cô bạn Tôn Nữ cho biết: Tôi biết nó mê xem phim bộ, cũng tưởng nó mê tài tử Đại Hàn, ai ngờ nó mê tài tử Hong Kong. Rồi cô Tôn Nữ nhìn mọi người, vừa cười vừa kết luận: Ông tài từ Tàu này được qúa chứ, có thấy ông có máu xâm lăng chỗ nào đâu. Cả làng tôi đều cười xòa. Các cụ đã thấy hai cô Huế của làng tôi đáng yêu chưa.
Việc ông tài tử Châu Nhuận Phát đem hết tài sản cho người nghèo làm tôi chợt nhớ tới lá thư của ông cha già Ngô Phúc Hậu mà tôi nhận được tuần qua. Chắc tôi sẽ gợi ý để Cha Hậu liên lạc với ông tài tử có tấm lòng vàng này mới được. Các cụ có biết Cha Hậu chuyên làm cầu và làm đường ở Cà Mau không? Hình như có lần tôi đã kể rồi mà. Chuyện này đã cũ. Hồi 10 năm trước đây, ông cha này coi một xứ đạo rất nghèo. Ông nhìn quanh ai cũng nghèo, cha mẹ thì không kiếm ra tiền và con nít thì không đi học, tất cả vì một lý do chính là bị kênh rạch ngăn cách, muốn giao thông nhưng không có tiền đi đò. Ông cha bèn đi gõ cữa khắp nơi. Ông xin được bao nhiêu tiền thì bỏ ra làm cầu nối các khu với nhau, và nối các con đường cụt. Thoắt rồi việc giao thông bớt bế tắc. Thoắt rồi trẻ con có đường có cầu đến trường và đến nhà thờ, thoắt rồi người lớn hết bị cô lập bắt đầu buôn bán và trao đổi. Việc làm bác ái này đã làm động lòng bao nhiêu người. Ngoài việc làm cầu làm đường, ông cha còn xin khắp nơi giúp tiền làm ‘mái nhà tình thương’. Lúc đó một căn nhà rộng chừng 30 thước vuông, tường bằng gạch xi măng, mái lợp tôn, tốn chừng 500 mỹ kim. Ai cho 500 là giúp một mái ấm cho một gia đìng nghèo khó. Nhiều người cho lắm. Tôi cũng vận động bạn bè giúp được ít căn. Khi ông cha ngoài 70 tuổi thì có một ông cha trẻ về giúp sức. Khi thấy ông cha trẻ đã đủ khả năng và kinh nghiệm làm cầu làm đường và làm mái nhà tình thương, thì ngài về hưu và xin được quy cố hương. Nơi ngài đang làm việc là Cà Mau, miền cực nam đất Việt. Nay ngài xin rời lên miền cực bắc địa đầu đất nước, tức là miền Sơn Tây ở Hưng Hóa, vì nơi đây chính là sinh quán của ngài. Tôi được quen biết ngài qua việc viết sách. Cha Ngô Phúc Hậu này cũng là một nhà văn. Ngài viết rất hay, văn chương dí dỏm, đầy tình Chúa đầy tình người. Tuần qua ngài viết cho tôi một bức thư dài, trong đó ngài kể chuyện đi thăm các đồng bào vừa kinh vừa thượng ở miền thượng du giáp đất Tàu. Từ đầu thư đến cuối thư toàn là chữ nghèo. Tôi xin trích một đoạn để chia sẻ với các cụ:
… Tôi bỏ ra ba ngày đi thăm đồng bào phía cực bắc, về tới nhà ở Sơn Tây này thì mệt phờ, nhắc không nổi cái chân. Nhưng cái mệt không làm tôi buồn bằng cái nghèo của đồng bào miền Tây-bắc. Vừa buồn vừa tức. Tức vì người nghèo vẫn cứ mãi mãi chiếm 3 phần 4 dân số thế giới, và chỉ được hưởng 18% tài nguyên trái đất. Nói một cách cụ thể theo sách vở thì cứ 100 người, thì hiện có:
- 75 người nghèo chia nhau ăn 18 bát cơm. Ăn hết cơm mà bụng vẫn còn đói meo!
- 25 người giầu được ăn tới 82 bát cơm, vừa ăn vừa đổ đi, ăn no cành bụng mà cơm vẫn còn thừa mứa một đống !
Tại sao người nghèo lại đông đảo và cực khổ đến thế? Giáo Hội đã cùng với ngàn vạn người thiện chí quyết tâm chấm dứt tình trạng nghèo trên thế giới vì nghèo xúc phạm đến nhân phẩm. Nhưng tình trạng nghèo đói vẫn còn đó. Mẹ thánh Teresa Calcutta đã dốc toàn lực của cả một đời để cứu vớt người nghèo, nhưng bà đã than thở rằng đó chi là ‘muối bỏ biển’. Tôi chợt nhớ tới cụ Victor Hugo, tác giả cuốn ‘ Những Kẻ Khốn Cùng/ Les Miserables’. Ngày xưa tôi đã đọc sách này say mê. Hình như cụ đã đập bàn khi tuyên bố câu này: ‘ NGHÈO và DỐT là một cặp vợ chồng đẻ ra những quái thai’. Tôi cũng giận dữ y như cụ Victor Hugo. Tôi cũng đã chỉ mặt chúng mà la lên rằng ‘ NGHÈO và DỐT là một cặp vợ chồng vô cùng gian ác’.
- Thưa Cụ Victor Hugo, Năm 1862 cụ khiển trách nặng lời cặp vợ chồng Nghèo-Dốt. Chúng nó làm bộ điếc không thèm nghe, lại còn ra vẻ vênh váo. Năm 1885 Cụ nhắm mắt lìa đời, còn chúng nó thì cứ sống phây phây. Chúng nó vẫn khống chể 3/4 thế giới ! Kể từ ngày cụ về bên kia thế giới tính đến nay đã 129 năm rồi, NGHÈO-DỐT vẫn còn đó, vẫn cứ phây phây và vênh váo…
Ông Trà Lũ ạ, thất vọng qúa, tôi tìm một nơi thanh vắng để tránh mặt chúng nó, vừa để cầu nguyện vừa để ngẫm nghĩ, và ông ơi, tôi chợt nghĩ ra một kế, đó là kế ‘ Diệt dốt để dốt diệt nghèo’. Ta sẽ vận động các nhà hảo tâm tặng học bổng cho các em học sinh nghèo, mỗi học bổng là một ‘phao cứu nghèo’. Đây sẽ là một niềm phấn khởi cho các cha mẹ nghèo. Các cha mẹ nghèo oằn vai gánh nặng, nay bỗng thấy nhẹ hẳn đi khi thấy con được cắp sách tới trường. Khi được học hành, các em sẽ hết dốt. Khi đã hết dốt các em sẽ biết phải làm gì để hết nghèo. Nghe được không, thưa ông Trà Lũ ?
- Được quá chứ, thưa Cha.
Thư của linh mục già Ngô Phúc Hậu còn dài lắm, nhưng đại ý vẫn là làm sao diệt cái dốt, cái dốt sẽ diệt cái nghèo. Các cụ khắp nơi có thể tiếp sức với ông cha già 80 tuổi này không? Giúp bao nhiêu cũng được ( Địa chỉ: 70 Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội, VN )
Sau phần tôi kể chuyện xin giúp người nghèo của Cha Hậu thì dân làng được chủ nhà là cụ Chánh đãi bánh Ít với nước trà xanh. À, tôi quên chưa trình các cụ rằng bữa nay nhân ngày nghỉ lễ Victoria, lại nhân biến cố Anh Ba Tàu lộng hành ở Biển Đông, chúng tôi bèn họp nhau trao đổi chuyện quốc sự rất sớm. Chúng tôi kéo đến nhà cụ Chánh tiên chỉ ngay sau bữa trưa, bụng ai cũng còn no. nên bây giờ cụ đãi bánh ít là món ăn chơi.
Tên bánh là ít nhưng cụ mang ra rất nhiều. Ít mà là nhiều. Hay ghê vậy đó. Trong khi mọi người ăn bánh ít thì cụ Chánh đố mọi người: Tại sao đồng bánh này có tên là ‘Ít’ ?. Chị Ba Biên Hòa đâu, bánh này của Miền Nam, chị là người miền Nam, xin cho chúng tôi biết tại sao người Nam lại gọi nó là bánh Ít? Chị Ba đỏ mặt, lắc đầu không biết. Để cho làng bàn tán một chập rồi cụ Chánh mới nói: Tôi vừa đọc cuốn Hồi ký của Cụ Huỳnh Văn Lang, thấy Cụ giải thích như vầy: tên gốc của đồng bánh là ‘Ếch’, vì đồng bánh trông giống con ếch đang ngồi. Rồi tiếng Ếch nói hoài theo giọng người Nam thì biến ra Ít. Nghe có lý phải không cơ. Cụ Huỳnh Văn Lang, nay đã ngoài 90, thọ vào hàng cha chú, là người Miền Nam học thức, như cụ Vương Hồng Sển, nên ta phải tin chứ.
Ông ODP xin góp thêm ý: Nhân ăn bánh ít và bánh ú, tôi có nhận xét này Các bánh Việt Nam như bánh ít, bánh ú, bánh chưng, bánh tét, bánh gai, tất cả đều nấu trong nồi nước, còn các bánh của phương tây, như bánh bông lan, bánh men, bánh biscuit, tất cả đều bỏ lò nướng. Rõ ràng bếp bên Đông và bếp bên Tây khác nhau, phải không cơ?
Nghe có lý quá, phải không các cụ?
Cụ bà B.95 nghe chuyện bếp Đông bếp Tây thì có vẻ bằng lòng lắm. Cụ bảo: Nãy giờ các bạn đã nói nhiều vể Tàu Cộng và Việt Cộng, toàn chuyện nhức đầu. Hôm nay nói như vậy là đủ rồi. Từ lúc này trở đi, xin làng nói các chuyện vui cười nha, để cái đầu ai cũng được nhẹ nhàng, tối nay ai về cũng ngủ ngon. Rồi như thông lệ, cụ xin thần tượng của Cụ kể chuyện cười. Mỗi lần họp làng anh John đều được mọi người xin kể chuyện cười vì anh chịu khó đọc sách sưu tầm, và anh có tài nhìn ra chuyện cười ngay trong đời sống hàng ngày. Khi nào anh tìm được chuyện cười có tính chất văn chương thì anh thích lắm, bao giờ anh cũng đem ra khoe ngay. Bữa nay anh khoe anh gặp câu đối bình dân này:
Giai nhân tái đắc giai nhân tử
Anh hùng khai đống anh hùng tiêu
Rồi anh đố hai câu này nói về cái gì. Ai cũng nghĩ. Rồi cô Tôn Nữ lên tiếng:
Tôi chỉ hiểu nghĩa được một nửa, này nha, giai nhân là người đẹp, ‘giai nhân tử’ là người đẹp chết, anh hùng ở câu hai dùng để đối với giai nhân ở câu một, chắc để chỉ anh con trai, ‘anh hùng tiêu’ chỉ anh hùng chết. Cái khúc mắc ở hai câu đối này là chữ Hán ‘ tái đắc’ và ‘khai đống’. Hiểu được 2 tiếng Hán này là xong ngay. Ai cũng đưa mắt nhìn bồ chữ ODP. Ông này ngậm môi suy nghĩ một chút rồi phá ra cười:
- Ha ha, tôi hiểu ra rồi, bốn chữ mà Cô Tôn Nữ gọi là chữ Hán, nó mang cái áo chữ Hán chứ thực ra nó là câu nói lái tiếng Việt. ‘Tái đắc’ là tắc đái, ‘Khai đống’ là không đái. Bây giờ thì nghĩa rõ rang rồi nha bà con:
Người đẹp mà ‘tắc đái’ là chết
Người hùng mà ‘không đái’ cũng chết luôn
Cả làng phá ra cười. Hay quá và đúng quá. Cụ Chánh vừa cười vừa gật gù: Đây là một sự thực. Nhịn ăn nhịn uống thì còn chịu được, chứ nhịn đái thì chết ngay. Chuyện này đã xảy ra ngoài Bắc quê của lão. Rằng trong một tiệc cưới kia, sau khi tiệc tan, cô dâu vừa vào tới phòng ngủ thì lăn ra chết. Đưa đi bệnh viện thì bác sĩ bảo cô chết là vì vỡ bọng đái. Cô đã nín đái nhiều quá và lâu qúa. Dân làng tìm hiểu thì mới suy ra rằng ngày xưa cô dâu là cái đinh của ngày lễ, cô phải giữ ý giữ tứ trong mọi hành vi. Cô đã mót đái mà vì mắc cở không dám đi giải tỏa nên đã sinh ra thảm cảnh này.
Mọi người vỗ tay khen câu chuyện của anh John hay qúa và lời phụ đề của Cụ Chánh đúng qúa. Mọi người xin anh kể tiếp, nhưng anh xin hết. Anh John liền cầu cứu anh bạn H.O.. Anh này hôm nay cũng cao hứng lắm, anh cũng xin kể chuyện chữ nghĩa.
- Tôi xin kể chuyện có thật vì tôi đã chứng kiến. Rằng hồi di tản 1975, trong đoàn người di tản ở trong trại tiếp cư Pendleton ở California, mọi người ngủ lều và hằng ngày xếp hàng 3 lần đi lãnh thức ăn. Có một anh bạn tôi gốc miền biển Bắc Kỳ di cư, anh không bao giờ phát âm được chữ L. Anh luôn luôn phát âm L ra N. Có bữa anh ta phàn nàn với tôi rằng cái anh lính Mỹ nhà bếp nó luôn luôn chơi xỏ anh. Hôm nào có món thịt gà thì tao xin nó đùi gà, thế mà bao giờ hắn cũng múc cổ gà cho tao. Tôi mới hỏi ‘Cậu nói tiếng Anh làm sao?’ Anh ta trả lời: Tao bảo ‘Givơ mi néc’. Tôi bò ra cười: Nó cho cậu cổ gà là đúng rồi. Đùi gà là lec (leg) còn cổ gà là néc ( neck). Nếu cậu nói ‘Gi vơ mi lec’ thì nó đã múc cho cậu đùi gà rồi.
Cả làng vỗ tay khen chuyện hay. Nói ‘Léc’ thì Mỹ mới cho ăn đùi gà. Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa giơ tay xin góp chuyện:
Tôi xin nói việc ăn thịt gà. Theo đa số người VN thì trong con gà, cái đùi gà là ngon nhất, nhưng đối với cái miệng người da trắng, phần ngon nhất trong con gà là cái ức của con gà. Đúng như bác ODP đã nói lúc nãy: bếp Đông và bếp Tây khác nhau, cái miệng bên Đông cũng khác cái miệng bên Tây.
Cụ Chánh nghe xong chuyện này liền hỏi anh John: Bây giờ ăn thịt gà, anh chọn đùi gà hay ức gà?
- Con chọn đùi gà vì vợ con đã dạy con như thế ạ.
Các cụ phương xa đã thấy cái tài dạy chồng của Chị Ba Biên Hoà chưa?
TRÀ LŨ
LTS: Tác gỉả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới: Đât Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
9. Làng tôi mùa hè
- Thứ Năm, 05 tháng Chín năm 2013 07:40
- Tác Giả: Trà Lũ
Cuối tuần qua, trên đưòng đi uống cà phê với các nhà quân tử trong làng, tôi gặp một em bé hàng xóm cỡ chừng 9 tuổi, tôi hỏi nó có thấy thời gian đi nhanh không thì nó lắc đầu : thời gian đi chậm qúa! Tôi đem việc này trình với các đấng quân tử trong nhóm thì ai cũng gật gù : Thì mình ngày xưa còn bé cũng y như thế, chờ hoài mà không thấy tết đến, chờ hoài mà ngày nghỉ hè vẫn còn xa lắc. Nói gì đâu xa, chính bọn mình đây nè, tháng Tám năm ngoái giờ này đang ầm ĩ hò hét với các trận đá banh bên Âu Châu, thế mà nháy mắt một cái đã một năm . Các cụ còn nhớ phe liền ông chúng tôi có thói quen buổi sáng đi bộ rồi gặp nhau ở quán cà phê Starbucks này chứ.
Trong lúc các triết gia chúng tôi luận về ý nghĩa thời gian thì cái điện thoại cầm tay của ông ODP reo. Các cụ có biết ai gọi không? Thưa, cụ Chánh tiên chỉ làng, cụ mời cả làng đến xơi cơm. Cụ bảo cái vườn rau thơm nhà cụ đang mời gọi chúng ta.
Và bữa ăn vui vẻ và thân ái đã đến. Chị Ba Biên Hòa giúp cụ Chánh làm món bánh xèo đãi cả làng. Đây là món người Nam nên Chị Ba làm rất lẹ và thành thạo. Chị pha bột với nước cốt dừa, đậu xanh đã ngâm nước qua đêm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng gà, muối, đường, chút nghệ tươi. Nhân bánh thì thịt bằm, tôm tươi bóc vỏ, củ sắn,, nấm rơm. Chị nêm qua với nước mằm rồi xào chín. Bác chảo lên bếp, quệt một vành dầu ăn, dầu nóng bốc khói thì múc bột đổ vào. Một tiếng xèo phát ra sao mà nghe nó thân yêu làm sao, tiếng xèo này đã được dùng đặt tên cho món này đây. Rồi Chị Ba dàn mỏng lớp bột lên khắp mặt chảo, rồi cho nhân, rồi đậy nắp. Chừng hai phút sau chị gập đôi cái bánh lại, rồi từ từ gắp cái bánh vàng ngậy đang bốc khói ra đĩa. Mời các cụ xơi bánh cho nóng. Xin cụ ăn kèm với các loại rau thơm vườn cụ Chánh nha. Mời cụ chấm với nước mắm chanh ớt tỏi nước dừa. Chao ơi, trong miệng là một tổng hợp các tinh hoa của mùa hè 2013. Sao mà ngon và hạnh phúc thế này. Cụ nhớ nhậu với bia lạnh nha.
Cụ B.95, gốc Bắc Kỳ đặc, được ăn món Nam Kỳ này thì thích lắm. Cụ bảo ăn thật mà như ăn chơi. No bụng mà không thấy nặng bụng, chứ ăn món Bắc kỳ thì bao giờ cũng phải ăn với cơm, ăn no là nặng bụng liền.
Ông ODP ăn xong hai điã bánh và uống cạn một ly bia rồi mới lên tiếng. Rằng ông mới đọc được một câu chuyện nhiều ý nghĩa trên báo. Không biết ai là tác giả. Bài viết hay lắm, nó nói lên cái giá của đồng tiền luân lưu. Đọc xong thì ông biết đây là phép lạ của đồng tiền. Rõ ràng nó là 100 được trả cho bao nhiêu dịch vụ, nhưng không ai cầm được nó và bỏ nó vào túi cất đi. Chủ nó lấy ra, rồi chủ nó lấy lại, bỏ vào túi, rồi ra đi.
Chuyện bắt đầu thế này : Ở một thị trấn đìu hiu bên bờ Biển Đen, trong một thời kỳ khó khăn, ai cũng nợ nần, mua vay bán chịu. Bỗng có một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn. Ông móc túi lấy ra tờ 100 mỹ kim đặt lên bàn rồi đòi lên lầu chọn phòng. Chủ khách sạn liền cầm ngay tờ 100 đi trả nợ cho anh hàng thịt. Anh hàng thịt đem trả ngay cho ông nuôi heo. Ông nuôi heo đem trả ngay cho hàng bán thực phẩm và chất đốt. Ông thực phẩm đem trả ngay cho cô điếm mà ông vẫn nợ. Cô điếm đem trả ngay cho ông chủ khách sạn về những lần mướn phòng tiếp khách. Ông chủ khach sạn cầm tờ 100 để lại chỗ cũ. Đúng lúc đó, ông du khách từ trên lấu xuống. Ông lắc đầu vì ông không chọn được cái phòng nào ưng ý. Ông du khách cầm tờ 100 lên, bỏ vào túi, ra xe, rời thị trấn.
Ông ODP đọc xong bài báo thì hỏi mọi người: Đây là tiền thật hay tiền ma?
Anh John trả lời : Tôi cũng có nghe chuyện này. Mấy nhà bình luận kinh tế bảo đây là phép mầu của đồng mỹ kim mà Hoa Kỳ đang xài trên khắp thế giới.
Phe các bà thốt lên : Rõ ràng tờ 100 đã xóa được bao nhiêu nợ nần rồi nó biến mất, nghe hấp dẫn mà chúng tôi không hiểu gì cả.
Bà cụ B.95 lên tiếng : các bác thông thái như vậy mà không hiểu thì lão già nhà quê Bắc Kỳ này làm sao hiểu nổi. Thôi, anh John đâu, anh kể chuyện thời sự đi, chuyện thời sự là chuyện có thực, vừa xảy ra nên tôi hiểu.
Anh John bèn kể ngay, nghề của chàng mà.
Chuyện thứ nhất là Canada đang chuẩn bị đặt ống dầu từ tỉnh bang Alberta miền tây sang tới tỉnh bang New Brunswick miền đông, dài 3 ngàn cây số. Chắc các cụ còn nhớ mấy năm trước người ta khám phá ra những bãi cát mênh mông ở Alberta là loại cát chứa dầu. Cứ cho cát này vào máy là xăng dầu chảy ra. Hoa Kỳ ban đầu đã muốn mua loại cát dầu này và đã có kế hoạch dẫn cát từ Alberta xuống tới Vịnh Mexico. Nhưng rồi các cố vấn tối cao của tổng thống Obama chê, không biết chê về giá cả hay về chất lượng nên dự án này bị dẹp. Canada bèn cười bảo không sao, rồi thay vì chuyển dầu cát này xuống Mỹ thì bây giờ Canada cho chuyển sang miền đông, tới tận bờ Đại Tây Dương. Nơi đây sẽ lọc dầu rồi bán cho khối Âu Châu và Á Châu. Kế hoạch đặt ống này tốn 12 tỷ đô la, mỗi ngày chở được 1 triệu thùng cát. Đường ống này tạo ra bao nhiêu việc làm và thu vào ngân sách quốc gia bao nhiêu là tiền.
Chuyện thứ hai là chuyện Caribana. Đây là chuyện rất đặc biệt. Các cụ biết ở Trung Mỹ có một hệ thống quần đảo rất lớn, gồm rất nhiều quốc gia lớn nhỏ, dài hơn 3 ngàn cây số. Nơi này quen gọi là Caribbean Islands hay West Indies, ban đầu đây là đất của dân Da Đỏ. Thế kỷ 18 và 19, dân da trắng Âu Châu sang chinh phục và họ bắt dân da đen nô lệ ở Phi Châu sangđây khai thác mía và dừa. Dân toàn vùng gồm da trắng pha với Da Đỏ pha với da đen nên da của họ nói chung có màu nâu nhạt, và máu của ho nhiều chất nhảy múa. Vì quần đảo Trung Mỹ này gồm nhiều quốc gia nên họ không biết chọn nơi nào thích hợp để họp nhau múa hát. Họ đi tìm và cách đây ít lâu họ đã quyết định chọn thành phố Toronto của Canada làm nơi tổ chức đại hội hàng năm. Đại hội này mang tên Caribbean Carnival, hay tên vắn là Caribana. Năm nay là Caribana lần thứ 46. Dân Trung Mỹ kéo lên Toronto gần một triệu người. Tuần lể đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Toronto đã đầy người Trung Mỹ. Nước da họ nâu nhạt, họ nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Ngày khai mạc, đoàn diễn hành dài gần 4 cây số. Các cụ mở Google lên mà coi. Chao ơi là đông, là đẹp, là mầu sắc, là ầm ĩ. Liền ông liền bà con nít đều vẽ khắp người những hình xanh đỏ tím vàng, y phục hở vai hở bụng. Họ đội những cái mũ to vành kết bằng lông chim sặc sỡ. Họ đeo những đôi cánh khổng lồ như cánh chim.
Caribana đã thu hút bao nhiêu là du khách khắp thế giới. Các cụ muốn biết văn hóa Trung Mỹ, xin mời các cụ tháng Tám sang năm, giữa hè, đến dự lễ hội truyền thống này nha.
Còn ở Monteral miền tây của Toronto, đầu tháng Tám cũng ồn ào náo nhiệt lắm. Ngày 3 tháng 8 có Đại Hội Thời Trang, The Montreal Fashion & Design Festival, thu hút hơn nửa triệu du khách. Cả thành phố biến thành những diễn đài trưng bày thời trang Canada và thời trang thế giới. Ban tổ chức cho biết đã có 75 thương hiệu tham dự, và có 50 xuất biểu diễn lớn nhỏ. Khu đường McGill College Avenue luôn luôn đầy nghẹt người. Đó là đầu tháng Tám. Cuối tháng Tám sang đầu tháng Chín là Đại Hội Phim Ảnh Thế Giới, Festival des Films du Monde, với 80 nước góp mặt. Đại hội này sẽ phát 3 giải thưởng lớn : phim hay nhất do khán giả chọn, phim tài liệu giá trị nhất, phim ngắn Canada hay nhất.
Thánh Tám là tháng văn hóa ngoài trời, khắp nơi. Toronto và Montreal mới chỉ là 2 nơi điển hình mà thôi.
Nhân nói tới chuyện văn hóa, anh H.O. bèn khoe với cả làng : Tôi ở Canada hơn 30 năm mà nay mới vừa tìm ra thần tượng ca nhạc của tôi ngày xưa. Tôi nghe bác ODP bảo cần tin gì thì cứ mở Google là có hết. Tôi đã mở, đã tìm và đã thấy thần tượng của tôi. Xin cám ơn Bác ODP, xin cám ơn Google. Cách cụ biết ngày xưa, hồi đầu thập niên 1960, tôi mê tiếng hát của ai không? Thưa tiếng hát Lệ Thanh. Lúc đó đã có Thái Thanh, Thanh Thúy, Khánh Ngọc, nhưng tôi không mê bằng Lệ Thanh. Cứ tối thứ Bảy là tôi có mặt ở phòng trà Anh Vũ đường Bùi Viện Saigon. Sao mà tiếng hát cô Lệ Thanh hay đến thế. Nghe nửa bài đầu thì tôi mở to mắt nhìn cô, nửa bài sau thì tôi nhắm mắt để chỉ tập trung vào tiếng hát. Chao ơi, tôi đã bị hớp hồn. Tiếng hát của cô có nét rất đặc biệt, có chút gì như nghẹt mũi, bị cảm. Cô đang làm nhiều người say mê như vậy thì đùng một cái cô ngưng, cô lấy chồng và dứt khoát thôi hát. Cô đã làm bọn tôi hụt hẫng. Tưởng là mất tiếng hát của cô vĩnh viễn, ai dè, qua Google tôi tìm ra cô. Các bài hát của cô ngày xưa có ghi vào đĩa nhựa, nay đã được đem ra. Chao ơi là sung sướng. Không ngờ cô hát nhiều bài như vậy. Ngày xưa ở Quán Anh Vũ, bọn cây si chúng tôi chỉ được nghe có mấy bài , như Viễn Du, Ai lên xứ hoa dào, Lên xe tiễn em đi… Xin chào mừng thần tượng Lệ Thanh.
Ông ODP cho biết ; Ngày xưa ông cũng thích tiếng hát Lệ Thanh. Nghe đâu hiện nay cô đang sống ở Montreal, Canada. Nghe nói chồng cô là một bác sĩ. Cô đã con đàn cháu đống rồi. Ông ODP bảo anh H.O. không được kêu là Cô Lệ Thanh nữa mà là Bà Lệ Thanh hay Cụ Lệ Thanh nha.
Rồi ông còn mách thêm : Anh khỏi mất công tìm kiếm. Hễ lên Montreal thì tìm gặp BS Trần Văn Dũng. BS Dũng rất nổi tiếng ở miền đất nói tiếng Pháp này, ông là người rất tha thiết với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là với giới y sĩ. Cứ hỏi BS Dũng là có thể tim ra cô Lệ Thanh. BS Dũng cũng là một MC tầm cỡ ở Montreal. Ông rất nhiều máu tếu. Báo Y Sĩ vừa qua đã đăng một chuyện cười của BS Dũng, như sau : Ông có một người bạn thân lâu ngày mất liên lạc. Rồi tự nhiên do duyên may ông tìm ra. Khi biết được số điện thoại của người bạn là 254-3508 thì ông gọi ngay và câu đầu tiên ông bảo bạn : Sao mày ở dơ dáy như vậy? Người bạn kinh ngạc hỏi lại : Sao mi nói thế ? Bác sĩ Dũng trả lời ngay : Thì con số điện thoại của mày bảo tao như vậy. Này nha, con số của mày là 254-3508 thì ai cũng đọc là ‘2 năm bón, 3 năm không tắm.’ Đúng không nào? Ông vui và tếu thế đấy các cụ ạ.
Ai nghe câu chuyện này cũng phá ra cười. Chị Ba Biên Hoà gốc Miền Nam thì cười ngặt nghẽo mãi mới thôi.
Nhân nói tới Hội Y Sĩ VN ở Montreal, bồ chữ ODP kể tiếp : Tôi là độc giả thường xuyên của Báo Y Sĩ. Báo này rất trí thức. Tôi quen cả ban biên tập, trong đó có BS Dũng vừa nói, lại có cả BS Trần Mộng Lâm, BS Nguyễn Thanh Bình, hai cây bút tếu nhất của tờ báo. Mấy tháng trước, BS Lâm đã viết một bài bàn về tương lai của con cháu chúng ta, tác giả lo lắng không biết rồi đây chúng còn có trái tim và tâm hồn VN nữa không. BS Lâm nói tới cây tre, chúng ta là cây tre, nhưng liệu cây tre già có sinh ra măng non không hay là đẻ ra cây chuối, vì cây chuối mới sinh ra trái chuối. mà trái chuối thì vỏ bên ngoài màu vàng ruột bên trong màu trắng. Con cháu chúng ta hiện nay là trái chuối. Da chúng màu vàng, nhưng lòng chúng màu trắng, màu Canada tuyền. Làm sao bây giờ? Đây là một câu hỏi lớn, phải không các cụ.
Nghe tới đây, ông ODP thấy cả làng im lặng. Ông sợ sự im lặng này. Ông sợ rồi bà cụ B.95 sẽ lên tiếng than nhức đầu. Ông bèn mang tiếng cười đến cho làng ngay. Phục ông này quá. Ông nói với anh John :
- Bữa trước anh nêu thắc mắc về quả trứng trong tiếng Việt. Quả trứng có lòng trắng và lòng đỏ. Theo anh, ta nói ‘ lòng đỏ’ là ta nói sai, phải nói ‘lòng vàng’ mới đúng, Xưa nay lòng trứng bao giờ cũng vàng tươi chứ có đỏ như cờ VC bao giờ đâu!
Anh John gật đầu và có vẻ sung sướng vì có người hiểu mình. Ông ODP nói đến đây rồi cười hà hà :
- Anh chủ trương quả trứng có lòng trắng và lòng vàng. Nếu theo lập luận của BS Trần Mộng Lâm trên đây, con trẻ VN ở Canada rồi đây sẽ là những trái chuối, ngoài vàng trong trắng, thì tôi thấy anh là quả trứng, rõ ràng ngoài trắng trong vàng.
Cả làng nghe đến đây thì cười và vỗ tay ầm lên. Anh John như bị choáng váng. Chị Ba Biên Hòa thì gật đầu lia lịa.
Cụ Chánh lúc này mới lên tiếng. Hình ảnh quả trứng, ngoài trắng trong vàng, chỉ anh John thì đúng qúa và ý nghĩa qúa. Cái công biến anh John ra quả trứng chính là công của Chị Ba Biên Hòa vợ anh. Làng lại vỗ tay nữa. Anh John chạy vội đến ôm Chi Ba. Du dương thế đấy, các cụ thấy chưa.
Thôi, xin ngưng chuyện trẻ em VN ở hải ngoại là quả chuối, và anh John bạn chúng tôi là quả trứng. Đây là một đề tài dài, chúng ta sẽ bàn về sau.
Tưởng là xong việc này mà lại chưa xong. Anh H.O. giơ tay xin góp thêm chuyện . Anh kể từ lúc nghe Ông ODP bảo anh John là quả trứng thì chữ ‘trứng’ ấy cứ lảng vảng trong đầu, chỗ nào cũng thấy trứng. Tôi cầm tờ tuần san Thời Báo rồi mắt hoa lên, sao lại có bài về trứng nữa thế này. Nhưng không phải, tôi bị ám ảnh nên hoa mắt, tên bài không phải là trứng mà là Trưng, bài viết về Hai Bà Trưng, tác giả là nhà văn Song Thao. Nhưng không sao, cũng tốt thôi. Bài của nhà văn viết phiếm ở đất Montreal sao mà hay thế, lại hợp với luận điệu của ông Trà Lũ nhà mình. Các cụ đã đọc bài phiếm ngày 15/8 này chưa? Nhà văn Song Thao viết về Hai Bà Trưng, viết về cuộc khởi nghĩa đất Mê Linh của hai bà năm 40 đầu dương lịch. Bà Trưng làm vua được 3 năm thì giặc Tàu đem đại quân sang tái chiếm nước ta. Con cháu Hai Bà bèn trốn giặc Tàu, đã vượt biển xuống phía nam, đã đến miền eo biển Malacca thuộc đất Indonesia ngày nay. Và các thuyền nhân con cháu của Bà Trưng đã định cư ở đây, đã sinh sôi nảy nở ở đây. Họ mang tên là Minangkabau. Họ đâu có thể ngờ được rằng, hai ngàn năm sau, những thuyền nhân VN chạy giặc CS cũng đã ghé vào đây, đảo Galang. Anh em cùng tổ VN, xa nhau 2 ngàn năm, gặp nhau mà không nhận ra nhau…
Cũng theo nhà văn Song Thao, các bảng quảng cáo ngành du lịch cũng đã xác nhận việc này. Họ viết rằng nguòi Milangbakau ở đây chính là người Việt cổ, họ đã tới đây bằng thuyền, cách đây mấy ngàn năm…
Ông ODP bèn ngắt lời anh H.O. : Tôi xin bổ túc : Tổ tiên ta gốc từ Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân. Con mẹ Âu Cơ thì lên phía bắc, một số con đã sang tới Canada và mang tên là Da Đỏ. Còn con của Cha Lạc Long Quân xuống phía nam, một số đã dùng thuyền mà sang tới Trung Mỹ, tới trước Columbus. Họ cũng được thế giới gọi là người Da Đỏ, người của miền West Indies mà anh John đã nói tới khi kể tin đại hội Caribana ở trên.
Anh H.O. xin nói thêm về người Minangkabau ở Galang có gốc VN. Rất nhiều bài nghiên cứu về sắc dân này cho biết họ theo mẫu hệ, làm nhà mái cong, làm ruộng trồng lúa, múa hát thì đội mũ lông chim giống y như người Việt cổ mà mặt trống đồng đã ghi. À, người Minangkabau còn có truyện cổ về chọi trâu phảng phất chuyện cổ VN. Rằng thuở xưa người Milangbabau có chuyện xích mích với dân bản xứ, hai bên đã mang trâu ra chọi để tìm phải trái. Trâu người bản xứ thì to như con voi, còn trâu của dân Milangkabau thì nhỏ xíu như con dê. Khi lâm trận thì chú trâu con đã chúi vào bụng con trâu lớn. Vì đầu trâu con đã được gắn giao nhọn nên trâu con đã chọc thủng bụng trâu bự và toàn thắng. Chuyện chọi trâu này giống y như chuyện chọi trâu của Trạng Quỳnh với trâu của sứ Tàu. Trâu của Trạng Quỳnh bé nhỏ mà hạ được trâu của sứ Tàu to kềnh. Những dữ kiện này rõ ràng chứng minh người Minangkabau ở Indonesia có gốc VN.
Cụ Chánh nghe đến đây thì cười hà hà. Cụ bảo nghe các bác các chú nói thì lão thấy ai cũng có lý hết và thấy dòng giống VN thật là vĩ đại. Một số con Mẹ Âu Cơ thì tiến sang tới Canada, từ mạn bắc rồi tỏa xuống phía nam, một số con Cha Lạc Long thì sang tới Trung Mỹ rồi toả lên phía bắc. Khi tới Mỹ Châu thì con cháu VN đã mang tên là Da Đỏ. Còn theo nhà văn Song Thao thì con cháu Bà Trưng, cũng là cháu chắt của Mẹ Âu Cơ, có tỏa xuống phía nam, nhưng không có đi quá xa tới Mỹ Châu mà chỉ xuống tới nước Indosenia rồi ngửng lại và phát triển ở vùng này. Đó là các chuyện ngày xưa. Ngày nay người VN vẫn tiếp nối truyền thống tỏa đi kháp nơi của tổ tiên. Sau 1975, hơn 3 triệu người Việt cũng đã tỏa ra khắp thế giới. Theo nguồn thống kê đáng tin cậy thì hiện nay mấy triệu người VN đang có mặt ở ít nhất 60 nước trên địa cầu. Người Do Thái xưa nay được tiếng là có mặt khắp nơi, nhưng so với người VN thì người Do Thái thua xa. Lão nhớ là hình như ngày xưa có một nhóm học giả đã gọi người VN là ‘người Do Thái da vàng’.
Nóí đến đây rồi cụ Chánh hỏi anh John : Anh đã thấy cái gốc VN quê vợ của anh vĩ đại chưa?
Anh John đáp ngay : Cháu đã thấy từ lâu rồi, chính vì thế cháu mới để cho vợ cháu biến màu trắng bên trong của cháu thành ra màu vàng VN là vậy.
Làng tôi vỗ tay râm ran và đều hoan hô qủa trứng John.
Cụ B.95 lên tiếng : Anh John ơi, hôm nay là ngày anh hạnh phúc qúa nha. Bây giờ tới phiên anh chia cho chúng tôi chút hạnh phúc, nào chuyện cười của anh đâu?
Hình như hôm nay anh John không chuẩn bị nên khi nghe cụ xin thì anh ra tỏ ra lúng túng. Chị Ba Biên Hòa bèn tiếp cứu ngay : Anh không cần phải suy nghĩ tìm kiếm gì, anh cứ việc kể chuyện học tiếng Việt ngày xưa là đủ làm cho cả làng cười rồi. Thế là anh có chuyện nói ngay: Hồi trước khi cháu bắt đầu học tiếng Việt, cháu thấy nhiều chỗ buồn cười lắm, bây giờ cháu nhớ gì kể nấy nha. Chẳng hạn :
- Tiếng ĂN. Lần trước cháu đã nói rồi, riêng cái kiểu nói bắt ‘ăn hình phạt’ thì buồn cười qúa, như “tao cho mày ăn cái bạt tai, ăn cái đá đít bây giờ”. Hoặc chửi ai thì bắt họ ăn cái ấy của mình, hoặc đồ dơ của mình…
- Tiếng CÀ : cà lăm, cà chớn, cà nhắc, cà khịa, cà rịch cà tàng… Tiếng cà ở đây không có lien hệ gì tới trái cà cả !
- ĐI CẦU là đi toilet chứ không có liên hệ gì tới việc đi qua cây cầu bác ngang con sông con rạch cả.
- HAI VỢ CHỒNG là một cặp gồm 1 vợ và 1 chồng, chứ không phải 2 bà một ông
- NHÀ TÔI, ngoài nghĩa đen là cái nhà vật chất của mình, còn chỉ người phối ngẫu. Tiếng này làm tôi thấy tiếng Việt thâm trầm qúa.
Mấy tiếng Việt mà tôi vừa trích dẫn đã làm tôi buồn cười, nhưng đến khi tôi học về văn chương, thì tôi thấy cái ‘đình làng VN’ là một hình ảnh đẹp vô cùng. Nó là bối cảnh cho tinh yêu đôi lứa khi đang chớm nở. Chỉ ở VN mới có cái đình là nơi hội họp lễ tết cho cả làng, cái đình bao giờ cũng ở một địa thế thơ mộng và đẹp nhất làng. Ở Canada này cũng có nơi hội họp gọi là các Community Centres, nhưng các trung tâm này ít khi ở vào các địa điểm đẹp. Cái đình VN trong các câu ca dao này thật là đẹp thơ mộng :
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
- Đôi ta đứng trước sân đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
Thấy anh John như đã mệt, Chị Ba Biên Hoà liền tiếp cứu nữa. Chị bảo buổi họp làng lần trước, Cụ Chánh đã cho nghe một câu chuyện thật cảm động về ‘lòng mẹ’. Hiện chị cũng có một câu chuyện thật ngắn mà chị cho là hay thấm thía. Nói đến đây rồi chị rút trong ví ra cuốn sổ tay. Chị đọc câu chuyện về lòng mẹ. Đề bài là ‘Mẹ một mình’ như sau:
… Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ cô độc dắt đàn con lánh nạn khắp nơi. Hoà bình. Bố không trở về. Mẹ khóc ngày đêm. 5 năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ, ảnh của bố được để lên.
Me tiếp tục tần tảo nuôi một đàn con. Nhưng rồi bệnh ung thư quái ác cướp mẹ đi. Hôm bức ảnh của mẹ được đưa lên bàn thờ để bên cạnh ảnh của bố, bất ngờ bố về. Cả nhà khóc òa. Bức ảnh của bố được lấy xuống. Trên bàn thờ mẹ lại tiếp tục một mình.
Nghe xong câu chuyện Chị Ba đọc, Cụ Chánh chủ nhà lên tiếng : Nhân chuyện bà mẹ chết, lão cũng vừa đọc được một bài viết tựa là ‘ Chuyện Ông Tư chết mà vui’. Lão thấy hay và muốn bắt chước . Chuyện như sau :
… Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn 6 tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Nếu có ai ái ngại cho ông thì ông cười vui mà an ủi họ, chứ không phải họ an ủi ông, rằng :
-Nếu tin theo đạo Chúa thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết?
-Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai?
-Và nếu nói theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thì cái xác thân ở trần gian có thể ví như bộ quần áo ta mang. Khi nó đã sờn cũ xấu xí, rách rưới mục nát rồi thì nên bỏ đi, mang bộ quần áo khác, đại ý nói đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn..
Bởi vậy ông Tư bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề.
Mỗi sáng thức dậy, ông ca hát nhạc vui, nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi ông nằm xuống, dù có muốn tử tế với người thân thương cũng không còn làm được nữa…
Có người nói cho ông nghe về kinh nghiệm của những kẻ đã chết thật rồi mà sống lại được nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng…
Con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đó là luật Vô Thường, không ai thoát khỏi. Kính chúc các cụ có được cái tâm như ông Tư, như Cụ Chánh.
10. Mừng Tết con Ngựa
- Chúa Nhật, 09 tháng Hai năm 2014 10:49
- Tác Giả: Trà Lũ
Ông Từ Hoè hội viên viễn cư về làng ăn tết đã làm không khí làng sôi động hẳn lên. Ông đem về bánh chưng, giò thủ, và không biết bao nhiêu tiếng cười. Vui sướng ầm ĩ, nhất là phe các bà. Ông này là một ông ODP thứ hai trong làng. Các cụ còn nhớ gốc gác ông Từ Hoè của làng An Lạc chúng tôi chứ. Ông từ trại tỵ nạn Mã Lai đến Toronto cùng với gia đình Cụ Chánh, đầu thập niên 1980, do nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Vì có duyên từ kiếp trước, chúng tôi gặp nhau là dính với nhau liền, rồi lập ra ngay cái làng đầy tiếng cười này. Ông mới ở đây được mấy năm thì chú em kết nghĩa của ông được Canada cho định cư ở đất Alberta miền Tây. Theo đúng lời thề, ông dọn sang miền tây sống với chú em, nhưng mỗi tết ông mỗi về tổ Toronto.
Ngay từ ngày lập làng, ông được bầu làm trưởng ban tổ chức lễ tết và đặc biệt là phụ trách phần nấu cỗ. Năm con giáp nào thì ông cho làng ăn cỗ thịt con ấy. Năm gà thì món chính là gà, năm heo thì cỗ chính là heo, năm nay là năm ngựa thì dứt khoát ông sẽ nấu món thịt ngựa. Ông này nhiều tài lắm. Một trong cái tài siêu đẳng của ông là nấu ăn. Là liền ông mà nấu ăn ngon thần sầu. Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế luôn luôn đòi đến làm phụ tá, xin được ông sai bảo, cốt để học cách nấu nướng.
Vì năm nay ăn tết con ngựa nên cả làng đã đoán rằng ông sẽ đi mua thịt ngựa và nấu món ngựa. Chị Ba Biên Hòa bảo thịt ngựa giống thịt bò nên chắc ông sẽ cho làng ăn bí tết ngựa, thịt ngựa lúc lắc, thịt ngựa hầm khoai tây, thịt ngựa xào lá lốt.
Quả đúng như vậy. Các cụ đã xơi món thịt ngựa chưa? Nều chưa thì mời các cụ xơi ngay nha. Nó giống y như thịt bò. Chợ Canada có bán. Chợ Quebec còn bán nhiều thịt ngựa hơn chợ Toronto.
Anh H.O. hỏi ông Từ Hoè: Hàng thịt bò bao giờ cũng bán món ngầu pín, không biết hàng thịt ngựa có bán món ‘mã pín’ không? Ông Từ Hoè cười ha hả, rồi trả lời ngay: Có chứ, sao không. Rồi trong lúc phe các bà tíu tít trao đổi tin tức về các hàng tết thì phe liền ông nói nhỏ: Cái phần nguy hiểm nhất nơi con ngựa là phần ‘mã pín’ này. Anh John nghe ‘mã pín’ thì không hiểu gì nên ông Từ Hoè nói ngay: Mã pín là cái tiếng anh H.O. này vừa đặt ra, chứ nói nôm na thì đó là món hai hòn ngọc của con ngựa. Ông ODP góp thêm ý:
- Con ngựa là con vật rất thân với con người. Bên Âu Châu họ coi con ngựa là con vật đẹp nhất trong các loài thú. Nó thường được con người hôn hít nựng nịu, thế nhưng không ai được nựng cái phần đó của nó. Ai đụng tới là nó đá liền, nó đá bằng cả hai chân, ai bị nó đá là chỉ có nước chết.
Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười. Nghe tiếng cười này, phe các bà biết ngay là phe các ông đang nói chuyện mặn nên đòi nghe. Ông ODP đứng ra nói thay cho ông Từ Hoè. Ông bảo:
- Phe chúng tôi vừa kể cho nhau nghe chuyện một bà mẹ vợ bị con ngựa đá chết ấy mà, chuyện Canada này cũ, chắc ai cũng biết hết rồi phải không cơ? Đa số phe các bà đều tỏ ra ngơ ngác, nhất là bà Cụ B.95.
Thế là ông ODP liền kể: Rằng có một anh con trai Canada kia cưới vợ xong thì mua một căn nhà mới. Anh nuôi một con ngựa rất đẹp và rất to lớn. Bà mẹ vợ đến thăm thì được dẫn ra vườn sau xem con ngựa. Lần đầu tiên bà được nhìn sát con ngựa và ngắm nghía kỹ con ngựa nên bà thích lắm. Không biết bà vuốt ve con ngựa chỗ nào và thế nào mà con ngựa đá bà một phát, bà lăn ra chết liền. Vì bà góa sống một mình nên ông con rể phải lo tang lễ. Ông cha chủ lễ ở nhà thờ rất ngạc nhiên vì số người đi dự tang lễ đông khác thường. Sau tang lễ thì ông cha nói nhỏ với anh con rể:
- Tôi làm cha sở nhà thờ này đã lâu mà chưa bao giờ có buổi lễ nào đông như buổi lễ hôm nay. Điều này chứng tỏ anh được rất nhiều người quý mến, nhất là giới trẻ. Xin chúc mừng Anh.
Ông con rể đáp ngay:
- Thưa Cha, cha thấy trong tang lễ có rất nhiều người trẻ trạc tuổi con, những anh này dự tang lễ không phải vì quý mến con, mà chỉ có ý muốn lấy lòng con để hoặc là thuê con ngựa của con, hoặc là mua con ngựa của con. Chúng nó đều muốn bà mẹ vợ săn sóc con ngựa ấy mà.
Anh H.O. nghe ông ODP kể đến đây xong liền nói nhỏ: Chắc bà mẹ vợ anh ta chết vì phạm vào cái tội mà ông cha Việt Nam mình ngày xưa đã cảnh cáo là ‘Mó giái ngựa’. Phe liền ông nghe xong thì bò ra cười.
Đến đây thì bà Cụ B.95 biết là chuyện cười của phe đàn ông chúng tôi đang ngả sang mặn, bèn làm cho nó nhạt đi. Cụ không hỏi mấy ông Bắc Kỳ kỳ cục này nữa mà hỏi anh John:
- Ở Canada có nuôi nhiều ngựa không? Xin anh kể chuyện ngựa Canada đi.
Anh John như đã chuẩn bị sẵn bèn kể ngay:
- Ồ, chuyện ngựa Canada dài lắm. Có một điều rất đặc biệt đã làm các nhà sử học và khảo cổ học rất ngạc nhiên là những con ngựa đầu tiên trên trái đất này đều xuất phát từ Mỹ Châu, nhưng rồi không hiểu tại sao con ngựa biến mất khỏi Mỹ Châu, nó đã chạy sang Âu Châu và Á Châu. Mãi Thế kỷ 15, khi người Tây Ban Nha sang chinh phục miền Nam Mỹ thì họ mới đem con ngựa trở lại đây. Con ngựa phát triển từ Nam Mỹ tiến lên Bắc Mỹ. Con ngựa tái xuất hiện ở Bắc Mỹ đã làm biến đổi hẳn nếp sống của người Da Đỏ. Từ Thế kỷ 15 trở về trước thì người Da Đỏ di chuyển dưới nước bằng xuồng canoe, hay bằng thuyền độc mộc kayark, trên bộ thì mùa đông đi bằng khung giày tuyết snowshoe hay bằng ván lướt toboggan do đàn chó kéo. Khi con ngựa tái xuất hiện thì việc di chuyển bằng ngựa đã làm những phép lạ cho nhiều ngành, như vận chuyển lương thực, đi săn thú, mở rộng lãnh thổ, và nhất là đánh nhau với các bộ lạc khác.
Cụ B.95 nghe đến đây thì thích quá, liền hỏi tiếp:
- Anh mới kể chuyện gốc con ngựa ở Mỹ Châu và Âu Châu, thế con ngựa ở Á Châu mình thì sao?
Anh John trả lời ngay:
- Cháu chỉ biết chuyện ngựa ở Mỹ Châu và Âu Châu thôi, chuyện ngựa Á Châu, đặc biệt ngựa ở Tàu và Việt Nam, thì cháu không rành. Xin bồ chữ ODP tiếp sức.
Ông ODP tiếp sức ngay:
- Theo lịch sử thì người Việt Nam rất quý voi và ngựa vì hai con vật này đã góp phần rất lớn vào các chiến thắng chống ngoại xâm. Thế kỷ 13, Mông Cổ làm mưa làm gió trên các chiến trường Á Châu và Âu Châu, sử ghi rằng kỵ binh Mông Cổ đến đâu thì ngay ngọn cỏ cũng chết hết. Thế mà khi đoàn kỵ binh Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với các danh tướng như Toa Đô, Ô Mã Nhi, A Bát Xích xuống chiếm Việt Nam thì đã bị dân quân nước Nam đánh cho tan tành. Bạn cứ đọc Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Đại Vương thì rõ. Nhưng chưa hết, giặc Tàu chưa biết sợ, cuối Thế kỷ 18 chúng kéo đại quân sang chiếm thủ đô Thăng Long của ta. Quân dân ta đã dùng kỵ binh và tượng binh đánh ba trận lớn, tiêu diệt gần hết 30 vạn quân Mãn Thanh. Nhưng thôi, ngày tết ta không nói chuyện đánh nhau, ta nói chuyện yêu đương thì hay hơn, hên hơn, và thơ mộng hơn. Mọi người đều vỗ tay hoan hô cái ý kiến này. Ai cũng xin ông ODP nói chuyện thơ mộng. Ông kể tiếp:
Tôi xin kể chút xíu về Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là khi Vua ra Thăng Long, Ngài thấy hoa đào đất Bắc vào dịp tết đẹp quá nên đã nhờ Đô Đốc Đặng Văn Long cỡi con chiến mã phi nước nhất mang một cành hoa đào Thăng Long vào kinh đô Phú Xuân tặng người yêu là Công chúa Ngọc Hân. Chuyện chỉ có thế, không ghi trong chính sử nhưng được ghi bên lề. Nó nói lên một cử chỉ rất đẹp của nhà vua. Con ngựa đã góp công với cành đào xứ Bắc trong việc bày tỏ tình yêu, phải không cơ?
Nói xong câu này rồi ông hỏi Cụ B.95: Đó là chuyện ngựa trong sách vở. Chắc cụ cũng phải có nhiều chuyện ngựa trong dân gian xứ Bắc Kỳ, vậy bây giờ đến phiên cụ, xin cụ kể cho nghe. Cụ B.95 cười hi hi rồi kể:
- Lão gốc nhà quê, không biết chuyện con ngựa chiến, mà chỉ biết chuyện con ngựa nhà quê. Chẳng hạn trò chơi con nít lấy tàu cau làm ngựa. Thuở còn con nít, bọn tôi vừa cỡi tàu cau làm ngựa, vừa chạy vòng tròn trong sân vừa hát:
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn…
Hoặc là bọn con nít chúng tôi được đi theo cha mẹ để xem những vị tân khoa vừa đỗ tiến sĩ, được vua ban mũ áo vinh quy bái tổ, cỡi ngựa về làng, được làng đón rước trọng thể …Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau… Lúc ấy tôi thấy ông tân khoa cỡi ngựa sao mà oai phong thế, và lúc đó bọn con gái chúng tôi chỉ ao ước sau này lớn lên mà lấy được một ông tân khoa như vậy làm chồng thì sẽ sung sướng biết là chừng nào.
Câu chuyện ngựa ngày xưa đang hay như thế thì bị đứt. Ông Từ Hoè từ nhà bếp ra mời mọi người vào xơi cơm. Ông bảo món thịt ngựa phải ăn nóng mới ngon. Chưa đúng ngày tết mà dân làng tôi đã được ăn thịt ngựa. Bữa nay ông nấu món ngựa hầm khoai tây, cà rốt, ăn với bánh mì baguette, nhâm nhi với rượu vang đỏ. Ăn từ từ, nhai kỹ từng miếng, tôi thấy thịt ngựa thơm ngon lắm các cụ ạ.
Rồi từ món thịt ngựa này đã sinh ra bao nhiêu chuyện cười.
Anh John lần đầu tiên nghe các chuyện về ngựa Việt Nam, nhất là chuyện ngựa ở Bắc Kỳ, thì thích lắm. Anh xin Cụ B.95 nói tiếp, nhưng cụ bảo kho chuyện của cụ hết rồi. Anh John quay vào ông ODP. Ông ODP cũng bảo chuyện ngựa của ông hết rồi, nhưng chuyện cười ngày xưa thì ông còn nhiều lắm. Chẳng hạn ngày xưa con nít Bắc Kỳ hay chơi cái trò ‘oẳn tù tì’. Mấy nhà quân tử gốc Bắc Kỳ trong làng tôi nghe nhắc tới tên trò chơi này thì ai cũng gật đầu và tỏ vẻ thích thú. Anh John và Chị Ba gốc Nam Kỳ đều lắc đầu không biết và đều xin nghe. Ông ODP liền nhìn ông Từ Hoè: Cái này phải xin bác Từ Hoè kể thì mới đầy đủ chi tiết và mới hấp dẫn. Ông Từ Hoè vừa nhìn anh John vừa cười có vẻ bí mật rồi kể:
- Trò chơi như thế này: Cả bọn con nít chia làm nhiều cặp, mỗi cặp gồm hai đứa chơi với nhau. Chúng nắm tay mặt lại rồi cùng nói một lúc: Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này. Khi hết tiếng ‘này’ thì phải chìa tay ra theo cái dạng mình chọn. Hoặc là nắm tay để chỉ cái búa, hoặc chìa hai ngón tay để chỉ cái kéo, hoặc xòe cả bàn tay ra chỉ tờ giấy. Cái búa thì thắng cái kéo nhưng thua tờ giấy. Tờ giấy thua cái kéo nhưng thắng cái búa… Cứ hai đứa thì có một đứa thắng. Rồi các đứa thắng chơi với nhau, cũng từng cặp. Đứa nào thắng cuối cùng là được giải. Trò chơi này rất vui. Không ai tính toán trước được.
Kể xong, ông Từ Hoè hỏi anh John: Anh nghe 3 tiếng oẳn tù tì anh có thấy gì lạ tai không? Chàng John lắc đầu, ông Từ Hoè cười ha ha. Ngày xưa, khi chơi trò này thì tôi không thấy gì lạ tai, các người lớn thời đó cũng không thấy gì lạ tai, nhưng bây giờ thì tôi giật mình. Oẳn tù tì thì rõ ràng là one two three, rõ ràng là tiếng Anh! Làm sao thời Pháp đô hộ mà người Bắc Kỳ lại biết nói tiếng Anh? Oẳn tù tì rõ ràng là tiếng Anh mà. Tôi nghĩ không chừng trò chơi này xuất phát từ bên Anh. Mà nếu xuất phát từ thế giới nói tiếng Anh thì anh John phải biết chứ! Lạ quá ha!
Rồi ông Từ Hoè kể sang chuyện khác. Ông bảo ngày xưa còn bé theo mẹ đi tết họ hàng, ông thường được mừng tuổi mấy đồng xu. Đơn vị tiền Việt Nam ngày xưa là đồng bạc. Một đồng bạc có 10 hào. Mỗi hào có 10 xu. Đồng xu còn gọi là đồng xèng. Dân quê thường nói đồng xu đồng xèng. Một đồng bạc có 100 đồng xèng. Nói đến đây rồi ông Từ Hoè lại phá ra cười. Tiếng đồng xèng Việt Nam này đã đẻ ra tiếng cent trong đồng đô la của Mỹ của Canada đó, anh John ơi, anh có nhận ra như vậy không?
Anh John lần đầu tiên nghe sự lạ: Trẻ con Bắc Kỳ ngày xưa đã nói tiếng Anh trong trò chơi oẳn tù tì, đồng xèng trong hệ thống tiền bạc Việt Nam ngày xưa đã đẻ ra đồng ‘cent’ của tiền đô la bây giờ.
Làng tôi lại phá ra cười. Anh John chắp tay vái ông Từ Hoè: Xưa nay cháu đã sợ bồ chữ ODP, nay cháu cũng sợ luôn bồ chữ Từ Hoè.
Thấy dân làng khoái nghe chuyện tếu, ông Từ Hoè đang hứng liền kể tiếp, rằng ông còn một chuyện tếu nói về tiếng Việt đẻ ra tiếng Anh, làng còn muốn nghe nữa không? Cả làng gật đầu lia lịa. Thế là ông Từ Hoè kể ngay:
- Có một anh chàng kia mới lấy vợ. Bữa đó anh gặp bố vợ ở nhà. Hai người nói chuyện vui lắm. Trong lúc hai bên say sưa nói thì ông bố vợ vô ý phát ra một tiếng bủm. Anh ta thấy ông bố vợ có vẻ mắc cỡ bèn lấy tay bốc một nắm không khí rồi đưa lên mũi ngửi. Anh ngửi xong liền nói: Ôi rắm của bố thơm làm sao!
Ông bố vợ thấy anh này vô duyên, nịnh lộ liễu quá, liền nói: Anh nói rắm của tôi thơm thì nguy cho tôi rồi. Xưa nay ai cũng bảo rắm càng thối thì người đó càng khỏe. Nay anh bảo rắm tôi thơm thì chết tôi rồi! Anh chàng rể bị hố, bèn chữa. Anh ta lại lấy tay bốc một nắm không khí đưa lên mũi ngửi, rồi nói ngay: Ôi chao, lúc này thì rắm của bố thối quá chừng.
Người Anh thấy cái chuyện nịnh nọt này của Việt Nam quá hay, nên lấy chuyện này làm gốc mà sáng tác ra chữ ‘fart catcher’, nghĩa đen là người bắt cái rắm, nghĩa bóng là người nịnh. Anh John hãy nhớ kỹ nha, chuyện Việt Nam là cái gốc đã đẻ ra tiếng fart catcher.
Rồi ông lại cười và kể tiếp:
- Ở Việt Nam, chúng tôi không gọi người nịnh nọt là người bốc rắm ngửi như tiếng Anh, mà chúng tôi gọi những người nịnh là ‘nâng bi’ nếu người được nịnh là liền ông. Còn nếu người được nịnh là liền bà, là người không có bi, chúng tôi gọi người nịnh là ‘đội đĩa’. Nâng bi, đội đĩa nghe ấn tượng hơn nhiều. Như: Thằng đó hèn lắm, nó nâng bi ông chủ, đội đĩa bà chủ…
Nói đến đây xong thì ông Từ Hoè nhìn anh John:
- Bây giờ đến phiên anh. Hôm nay ngày tết, các bà đã cho phép phe liền ông chúng ta kể chuyện thả cửa, mặn nhạt gì cũng được hết. Vợ anh cũng gật đầu kia kìa. Nào có chuyện gì gay cấn thì anh cứ kể ra thoải mái.
Thấy ai cũng vừa cười vừa vỗ tay cổ võ, anh John được khích lệ mạnh mẽ, liền kể một hơi ba chuyện.
- Tôi xin kể chuyện nước Cuba. Thứ nhất: chỉ có người Việt Nam phát âm tên nước Cuba là đúng. Người Việt Nam đọc là ‘cu-ba’, chứ người Anh người Pháp đều phát âm sai. Người Anh người Mỹ đọc là ‘kiu-bơ’, người Pháp đọc là ‘quy-ba’, thế là sai. Từ danh xưng Cuba này mới sinh ra chuyện ông bố chồng. Rằng bữa đó chỉ có cô con dâu và ông bố chồng ở nhà. Ông bố chồng thì ngồi đọc báo, còn cô con dâu thì nấu nướng trong bếp. Vì trời mùa hè nóng nực, cô con dâu còn trẻ, lại ăn mặc phong phanh hở hang, nên ông bố bị kích thích quá sức. Đang lúc ông bố bị ‘bức xúc’ như vậy thì cô con dâu đi qua nhìn thấy ông đang đọc báo liền hỏi: Thế giới có bằng an không, hở ba? Ông bố liền trả lời: Hiện nay thế giới thì bằng an chỉ có ‘cu ba’ là đang căng thẳng.
Phe các bà phá ra cười. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng: Chuyện này em đã nghe rồi, còn chuyện Cuba nào mới và hay hơn không? Anh John gật đầu rồi xin kể ngay:
- Chuyện này xảy ra ở bên Mỹ. Rằng có một ông già kia là công dân Mỹ nhưng gốc Cuba. Ông ở trong nhà dưỡng lão, và đang bịnh nặng. Người ta biết ông chẳng sống bao lâu nữa nên hỏi ông còn muốn điều gì trên cõi đời này không. Ông bóp trán suy nghĩ rồi nói: Tôi ao ước được trông thấy lá cờ Cuba. Mọi người đi tìm lá cờ Cuba mà không sao tìm ra. Cuối cùng, thấy tình thế khẩn trương quá nên một cô y tá nói nhỏ với ban giám đốc: Tôi là dân cũng gốc Cuba. Tôi yêu Cuba lắm nên đã nhờ người xăm lá cờ Cuba trên mông của tôi. Ngày nào tôi cũng được sờ lá cờ quê hương này. Người ta liền dẫn cô y tá tới gặp ông già. Ông già được cô gái trật mông cho xem cờ Cuba. Ông già vui mừng quá sức, ông sờ và ôm chặt lá cờ. Một lúc lâu sau thì ông nói: Cám ơn cháu đã cho lão thỏa lòng được nhìn và ôm hôn quốc kỳ Cuba. Quốc kỳ Cuba làm lão nhớ tới lãnh tụ Fidel Castro hết sức. Vậy bây giờ cháu hãy xoay người lại để lão được ôm hôn lãnh tụ vô vàn kính yêu này.
Mọi người vỗ tay và cười ầm lên. Anh John thích chí quá chừng. Anh lại giơ tay xin nói nữa, rằng nghĩ tới việc ôm hôn lãnh tụ Castro làm anh cuống quýt quên cả phần đầu. Chuyện anh vừa kể là đoạn cuối, chứ chuyện ông Cuba này còn đoạn đầu, cũng hấp dẫn nữa:
- Rằng khi thấy ông già này đau yếu quá, con cháu phải đem ông vô bệnh viện. Vì ông già theo đạo Công giáo nên ông ao ước được vào bệnh viện Công giáo, nhưng lúc đó không đâu còn một chỗ trống. Ông được đưa vô một bệnh viện Do Thái. Một tuần sau thì bạn bè mới biết tin và vào thăm. Ai cũng hỏi ông có được thoải mái nơi bệnh viện này không. Ông đáp: Ở đây rất thoải mái. Bên trái tôi đây là một ông già kỹ sư. Ông đã nghỉ hưu 20 năm nay mà ở đây ai cũng gọi ông là ‘Cụ kỹ sư’, và bên phải tôi đây là một ông già nhạc sĩ 92 tuổi. Ông cũng đã nghỉ hưu gần 30 năm mà ở đây ai cũng kêu ông là ‘Cụ nhạc sĩ’. Bạn bè liền hỏi: Thế ở đây họ kêu anh là gì, là cụ gì? Ông già Cuba liền nói: Bọn mình già hết rồi, cái đó của tôi đã teo lại từ lâu rồi, còn sex gì đâu, thế mà mấy người ở đây ai cũng gọi tôi là ‘Cái lão Cuba đang làm tình–The fucking Cuban’!
Làng tôi đã cười ngả nghiêng, vui thế đấy các cụ ạ.
Mà cũng chưa hết cái tếu. Chuyện ông ‘the fucking Cuban’ đã châm ngòi kho thuốc nổ. Ông Từ Hoè xin nói:
- Lời ông già Cuba hết xí quách này khơi lại trong tôi nhiều câu thơ tả cảnh bút hết mực. Vì làng đã cho phép, tôi xin đọc lại câu đối của một cụ đốc học tỉnh Hải Dương ngày xưa, là bố của nhà văn Nguyễn Quốc Hùng ở Toronto. Ông Hùng kể rằng thuở còn bé ông được đứng hầu trà các bạn đồng môn của bố. Các cụ càng già càng tếu. Bữa đó các cụ đố nhau tả cảnh già. Nhiều câu hay lắm. Bố ông đã đọc một câu đối mà ai cũng khen là hay nhất:
Trên thì móm mém nhai không vỡ
Dưới lại chun choăn nhét chẳng vào
Có lẽ câu đối này nổi tiếng và được truyền bá khắp nơi nên đã sinh ra câu khác:
Hàm răng mang nặng, hàm răng giả
Túi đạn đeo thừa, túi đạn chay…
Ông ODP góp lời:
- Mấy câu vừa rồi tả tuổi già về chiều buồn quá, chứ hôm qua tôi tình cờ gặp lại bài thơ tả tuổi trẻ mùa xuân. Nó không ủ rũ ‘bề dưới không tuân lệnh bề trên, đồng hồ chỉ hoài 6 giờ 30’ mà nó oai phong lẫm liệt, nó đầy sức mạnh, nó hừng hực. Tôi gặp 6 câu thơ chúc tết của cụ Trần Tế Xương mà giật mình. Trên văn đàn tôi chưa thấy ai cực tả được sự sung mãn của phe đàn ông hay như vậy. Đây là mấy câu thơ cụ Tú Xương chúc tết các em môi đỏ mày xanh:
Ngày xuân mừng quý khách
Khi vui lọ đàn phách
Chuyện nở như gạo rang
Chuyện giai như chão rách
Gẫy cả bốn chân giường
Xiêu cả mấy bức vách…
Gẫy một chân giường đã là ghê gớm lắm, thế mà thời Cụ Tú Xương phe ta mạnh mẽ đến độ gẫy luôn cả 4 chân giường, lại còn đổ cả mấy bức vách nữa. Kinh quá. Xét như thế thì bây giờ bọn mình vất đi hết.
Anh H.O. cũng giơ tay xin góp chuyện:
- Nghe bác ODP nói việc tình cờ mở lại kho sách ngày xưa. Hôm qua tôi cũng tình cờ xem lại kho báo cũ, tình cờ tôi gặp câu chuyện của cô ca sĩ Khánh Ly. Đây là tự truyện, cô kể rằng thời mới bước chân vào nghề ca hát, đầu thập niên 1960 cô sống ở Đà Lạt, mỗi buổi tối đều hát ở vũ trường. Hát xong, lúc ra về bao giờ cô cũng ghé vào quán xôi gà. Cô mê món xôi gà nơi này lắm. Cô hay tới đến độ chủ nhân thấy cô là biết cô sẽ ăn món xôi gì. Khi thấy cô tới thì chủ nhân thường nói lớn để nhà bếp nghe cho rõ: ‘Đùi Khánh Ly! phao câu Khánh Ly!’. Ý chủ nhân muốn nói là nhà bếp hãy làm ngay món xôi với đùi gà và phao câu gà cho cô Khánh Ly. Ôi tiếng Việt Nam nhiều lúc nói vắn tắt mà hóa ra hay, hay đến độ rùng rợn. Nghe chủ nhân nói, ai cũng cười, cô Khánh Ly cũng cười mà không hề giận, chính cô kể thế.
À, tôi còn một chuyện nói tiếng Việt vắn tắt nữa, xin kể tiếp. Rằng bữa đó có một đoàn người Việt Nam sang Tiệp Khắc du lịch. Họ thuê luôn một cái xe bus và mướn luôn một người nói tiếng Việt làm hướng dẫn viên. Xe chạy được một giờ thì có một bà kêu mót đái, bà xin xe ngừng cho bà giải quyết vấn đề. Bà chạy vào nhà vệ sinh bên đường rồi vội chạy ra bá cáo là ở đó họ không cho bà vào. Anh hướng dẫn hiểu chuyện bèn nói: Bác phải có 2 cu thì người ta mới cho bác đái. Cả xe bus cười ầm lên. Có người còn nói: Bà ấy là liền bà, một cu còn chả có lấy đâu ra 2 cu! Nghe thấy thế anh hướng dẫn viên bèn chữa thẹn: Cháu xin lỗi đã nói vắn tắt quá nên không rõ nghĩa. Đơn vị tiền ở đây là kula. Người Việt ở đây thường gọi tắt là ‘cu’. Lúc nãy ý cháu muốn nói là bác phải có 2 kula trả cho họ thì họ mới cho vào đái.
Nghe xong mọi người cười bò ra, các bà lại đấm nhau thùm thụp. Làng tôi vui thế đấy các cụ ạ.
Đợi cho mọi người cười thỏa thích rồi Cụ Chánh tiên chỉ làng mới lên tiếng. Không phải cụ kể chuyện cười mà cụ chúc tết. Lời đầu là lời cụ cám ơn ông Từ Hoè. Có ông về làng, không khí làng xưa nay đã vui nay vui hơn. Tiếng cười của ông có bùa mê. Lão kính chúc cả làng năm mới cười nhiều hơn nữa. Lão xin chia sẻ kinh nghiệm này: Mỗi buổi sáng thức dậy việc đầu tiên lão làm là mỉm cười để chào đón một ngày mới. Cây cỏ quanh ta, hoa lá quanh ta đều đang mỉm cười với ta. Tiếng cười là ngôn ngữ của tình yêu, nó không tốn kém gì nhưng mua được bao nhiêu hạnh phúc, cho ta và cho người. Muốn luôn luôn cười thì lâu nay lão tập thiền, lão nhìn đời là vô thường, lão hay đọc bài kệ này:
Ra đời hai bàn tay trắng
Lìa đời trắng hai bàn tay
Sao mãi nhặt cho đầy
Túi đời không có đáy
Cuộc đời như mây bay…
Tuần trước lão đem khoe bài kệ này với Cha Paolo. Ngài bảo bài kệ này giống y như một đoạn thơ trong Thánh Vịnh 102 của Kinh Thánh:
…Đời sống con người phù du,
Như bông hoa nở giữa đồng,
Một cơn gió thoảng đủ làm nó bay đi
Nơi nó mọc cũng không còn mang dấu vết…
Năm mới, xin kính chúc các cụ thân tâm an lạc, và đầy tiếng cười như làng An Lạc chúng
11. Tâm Không Già
- Thứ Năm, 15 tháng Mười Một năm 2012 15:01
- Tác Giả: Trà Lũ
Ngày xưa đọc sách tôi thấy các văn nhân thi sĩ tả mùa thu với lá vàng, chỉ nghe tả lá vàng thì cái đầu ngây thơ của tôi đã cho là đẹp lắm rồi. Đọc câu thơ ‘ Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô’ thì tôi thấy mùa thu đẹp hết sức. Từ ngày sang Canada, tôi thấy lá cây ở đây không phải chỉ có mầu vàng rồi rụng, mà lá mùa thu biến ra một trăm thứ màu. Lá phong gặp cơn gió se se lạnh thì tuần này màu xanh biến dần sang màu vàng, rồi tuần sau thành vàng sậm, rồi tuần sau nữa biến ra màu hồng, rồi đỏ hồng, rôi đỏ thắm, rồi mấy tuần sau mới hóa ra nâu, mãi rồi mới chịu bay theo gió. Mà lá cây phong không đổi màu đồng loạt. Chòm lá trên cây mang nhiều màu khác nhau tùy theo nó nhận ánh nắng và hơi gió nhiều ít. Xưa nay tôi vẫn cho đồi phong và rừng phong Canada là đẹp thơ mộng nhất. vì các hãng du lịch Canada đã dùng hình ảnh rừng phong trăm màu để chiêu dụ du khách.
Năm xưa tôi nhìn mùa thu qua rừng phong, lâu nay tôi còn được gặp sứ giả mùa thu khác nữa, diễm tuyệt vô cùng, đó là sứ giả hoa cúc. Xưa nay cứ thấy cúc là tôi nghĩ ngay tới màu vàng. Tôi đã lầm các cụ ạ. Tôi biết tôi lầm là vì trên đường đi chợ bao giờ tôi cũng đi qua hai hiệu bán hoa. Bây giờ đầu thu, các chậu cúc đã được bày la liệt trên các kệ hoa. Chao ơi, bao nhiêu là màu. Đâu phải chỉ một màu vàng. Không, cúc xanh đỏ trắng tím vàng, đủ hết. Một chậu cúc thoạt nhìn ta tưởng nó mầu vàng, nhưng ngắm kỹ một chút ta thấy trong tim hoa nó màu hồng rồi màu trắng, ngoài cùng mới là vàng. Chậu cúc hồng bên cạnh cũng y như vậy, nhìn tổng thể thì chậu hoa màu hồng nhưng ngắm kỹ thì thấy tim hoa là màu trắng, rồi vàng, rồi mới màu hồng. Rõ ràng sứ giả cúc đẹp muôn màu. Tôi đem việc này ra kể cho dân làng nghe và nói lời ca ngợi Thượng Đế tài năng vô biên. Nghe đến đây thì ông già ODP góp ý : Không phải Thượng Đế làm cho hoa cúc ra muôn màu đâu. Thượng Đế cho con người có cái tài pha chế. Họ đã cho lai giống một cách tài tình, và ngày nay chúng ta có cúc trăm sắc là thế. Ngày xưa đâu có thế.
Ông ODP còn giảng thêm : Vì hoa cúc không chịu nở cùng thời với các loại hoa khác vào mùa xuân, hoa cúc chỉ nở vào tiết thu lạnh lẽo. Do sự biệt lập này, các nhà nho xưa bảo hoa cúc tượng trưng tiết tháo của kẻ sĩ, không a dua siểm nịnh.
Ngoài việc báo tin mùa thu, lá phong và hoa cúc còn nhắc chúng tôi một ngày lễ đầy ý nghĩa đang tới. Đó là lễ Tạ Ơn, Thanksgiving Day. Cụ Chánh tiên chỉ làng đã có chương trình mừng lễ này rất chu đáo. Cụ bảo người dân Canada mừng lễ này trọng thể 100 thì dân làng mình phải mừng trọng thể 200. Lý do ư? Thưa, Người Việt chúng mình năm xưa đang sống dưới đáy vực sâu thì không những được người Canada cứu lên, mà họ còn đưa bọn mình tới cõi thiên đàng hạ giới là nước Canada. Ơn này lớn qúa. Ngoài những ân nhân riêng phải ghi nhớ, người Việt chúng ta phải nhớ ơn các người bảo trợ. Như lão đây thì trọn đời
sẽ nhớ ơn Cha Paolo, nhà thờ của Cha và nước Canada thân yêu này.
Các cụ còn nhớ năm ngoái khi cả làng tôi kéo đến nhà thờ Cha Paolo thì chúng tôi được đón tiếp trọng thể hết sức không? Chúng tôi đến để bày tỏ lòng tri ân với Cha với giáo xứ, vì đa số dân làng chúng tôi đã do Cha và giáo xứ bảo lãnh từ trại tỵ nạn Pulao Bidong. Thật đúng là chúng tôi đang từ vực sâu đã được đem lên cõi thiên đàng. Ngày mới đến thì trắng tay và bơ vơ, nay thì ai cũng đầy tay, con đàn cháu đống, ai cũng có nhà có xe, con cái ai cũng thành đạt. Canada là đất thiên đàng. quả không sai chút nào.
Năm nay Cụ Chánh không muốn Cha và giáo xứ tiếp tục đón tiếp chúng tôi trọng thể như năm ngoái nữa, sợ mệt cho ngài. Cụ đã làm một việc thật là đẹp mắt. Cụ biết thói quen ở nhà thờ Cha Paolo là sau lễ thì bao giờ giáo dân cũng xuống tầng dưới để uống cà phê và nói chuyện. Cụ bảo cái thói quen này hay tuyệt vời vì chỉ có lúc này là lúc thuận tiện để bạn bè gặp nhau, cha xứ gặp giáo dân, bao nhiêu chuyện để nói để trao đổi. Vì thế cụ đã nhờ Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế trong làng làm một khay lớn bánh muffin. Cha Paolo vừa vào hội trường là Chị Ba mở ra và Cụ Chánh trao tặng ngài ngay. Ai cũng vỗ tay râm ran. Các cụ có mê cái bánh muffin, loại bánh bột nướng tròn tròn nho nhỏ này không? Tôi thì mê vô cùng. Cái này mà vừa ăn vừa nhâm nhi với cà phê nóng vừa nói chuyện thì trên đời không còn cái thú gì bằng. Cha Paolo và mấy bà trong giáo xứ ăn ngay và khen ngon rối rít. Cha Paolo lại ôm hôn Cụ Chánh rất nồng nàn. Cụ Chánh đã trọng tuổi mà vẫn rưom rướm nước mắt. Cụ nói trong nghẹn ngào : Ơn của Cha và của giáo xứ, tôi và con cháu chúng tôi nguyện sẽ nhớ trọn đời.
Trong buổi gặp gỡ này, cả làng tôi đã hòa nhập với giáo xứ vừa ăn bánh vừa nói chuyện, không khí thân ái vô cùng. Khi ra về thì một ông trong hội đồng giáo xứ đã trao cho chúng tôi một thùng giấy đựng đầy táo. Ông vừa trao vừa nói : Đây là quà của nhóm trẻ trong giáo xứ. Ở đây, mùa lễ Tạ Ơn cũng là mùa hái táo. Nhiều trại táo họ không bán hết, họ gọi giáo xứ chúng tôi. Chúng tôi liền cử các em tới hái. Một phần các em đem về gia đình, một phần các em đem về cho giáo xứ. Vậy xin chia với qúy bạn. Chị Ba Biên Hòa đã nhận thùng táo. Trên đường về, chị báo tin chị sẽ làm bánh táo theo kiểu Canada, bánh apple pie, các cụ ạ.
Sau phần lễ ở nhà thờ thì dân làng kéo về nhà cụ Chánh để ăn trưa. Cụ đã chuẩn bị thực đơn. Ôi mấy món Bắc Kỳ của cụ sao mà ngon làm vậy. Món chính là món Nhựa Mận Giả Cầy. Các cụ có biết hương vị món này không? Ông ODP và các nhà quân tử chúng tôi thì thích vô cùng vì nó làm sống lại những ngày xưa thân ái. Ôi cái món Nhựa Mận này nó ngon làm sao. Gốc nó thế này : nhân chuyến đi Mỹ của anh H.O.vừa qua, cụ đã nhờ bạn bè bên đó mua sẵn cho cụ củ chuối non. Củ chuối chứ không phải quả chuối nha, bà con. Cái món nhưa mận phải nấu với củ chuối mới là chính thống. Chỉ có bên Cali thời tiết nắng ấm người ta mới trồng được chuối và cây chuối đủ lớn mới cho được củ ngon. Lại còn mua được cả lá ngổ nữa. Chị Ba Biên Hòa lần đầu tiên thấy món Bắc Kỳ nổi tiếng này. Cụ B.95 đã giúp Cụ Chánh nấu. Thay vì thịt chó thì cụ mua mấy cái chân giò heo, đem nướng trên than hồng, rồi rửa, rồi ướp với mẻ, với mắm tôm, với riềng. Tôi hỏi cụ Chánh tìm đâu ra mẻ thì cụ cười hì hì. Ta không có mẻ thì ta chế ra mẻ, dùng yogurt mua ngoài chợ rồi chế thêm bột me chua. Qủa là ngon.
Gần cuối bữa, ông ODP lên tiếng : Hôm nay được ăn ngon qúa nên xin làng cho tôi triết lý vụn một chút về miếng ăn ngon Bắc Kỳ này nha. Rằng về thực phẩm và cái ngon thì lịch sử thế giới ẩm thực chia ra nhiều giai đoạn. Giai đoạn một là ăn lông ở lỗ, ăn sống nuốt tươi. Giai đoạn hai là tìm ra lửa và dùng lửa nấu chin thức ăn. Giai đoạn ba là tìm ra gia vị để biến chế thức ăn. Giai đoạn bốn là biến việc nấu món ăn thành một nghệ thuật. Người Mỹ mới ở giai đoạn hai là đã tìm ra lửa và biết nấu chín thức ăn mà thôi. Người Pháp người Tàu, người VN đã đạt tới giai đoạn ba và bốn. Xin chứng minh. Này nha, người Pháp biết tọng thức ăn vào họng con ngỗng để nuôi cái gan ngỗng thành món gan béo ‘foie gras’. Này nha. người Tàu biết cho ngựa ăn búp trà non trên đồi cao rồi chém con ngựa để lấy ‘trảm mã trà’. Này nha, người Việt biết ngồi tỉ mẩn chọc đít con cà cuống để lấy cái tinh hoa của trời đất làm nước chấm bánh cuốn và tăng hương vị bún thang. Người Việt còn đi xa hơn người Pháp người Tàu một bước nữa, là biết tổng hợp các gia vị để biến món ăn thành một miếng ăn ngon cực kỳ. Kìa xem, tại sao tổ tiên ta biết thui cái chân giò trên than hồng, rồi biết ướp nó với mắm tôm với mẻ với nước mắm, rồi nấu nó với củ chuối non, rồi ăn nó với rau ngổ ? Cái giai đoạn làm thử cái tổng hợp này phải trải qua một giai đoạn bao nhiêu thế hệ chứ, rồi mới tìm ra được công thưc nấu một tô nhựa mận ngon như bữa nay. Hay nói về món cuốn nha. Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành, cuốn vào bánh tráng lạt lạt, lại biết thêm một chút bún, chút rau thơm, ớt cay, chuối chát, khế chua, chấm vào tương ngọt mặn và cay. Ăn một miếng tổng hợp có 5 vị chính là ngọt mặn chua cay và béo, lại có cả ngũ sắc màu đen của tương, màu đỏ của ớt, màu xanh của rau thơm, màu trắng của bún. Ăn một miếng đại tổng hợp như thế mà ta không nghĩ tới cái thiên tài vĩ đại của tổ tiên VN sao. Hôm nay lễ Tạ Ơn, chúng con xin cúi đầu tạ ơn tổ tiên.
Làng tôi đã ăn một bữa cơm đầy hương vị quê hương. Món Nhựa Mận này phải ăn nóng với ngon. Hoặc cụ xơi với cơm trắng, hoặc với bún, hoặc với bánh mì, thứ nào cũng ngon hết. Cả làng đã ăn no nê. Lại còn món tráng miệng vừa nướng xong, bánh táo apple pie do táo nhà thờ vừa cho . Ui chao, món Việt đi với món Canada, sao mà chúng hợp nhau thế, các cụ ơi.
Bà cụ B.95 ăn xong đồng bánh táo liền khen bánh ngon và có hương vị lạ. Cụ bảo “ Bánh của nước thiên đàng có khác, lại do tay Chị Ba làm nữa thì thật là đặc biệt. Thưa dân làng, ngoài bánh, ngoài chị Ba ra, Canada còn có món nào ngon nữa không? Ông ODP liền đáp ngay. Có, có đây. Món này ngon hơn thức ăn. Tôi vừa được báo chí cho biết là tác phẩm của nhà văn Kim Thuý ở Montreal đã lọt vào danh sách chung kết tranh Giải Giller, một giải văn học cao qúy của Canada. Các cụ còn nhớ cô nhà văn này không. Tôi có nói tới cô hồi tháng Tư đầu mùa xuân năm nay mà.
Cái miền đất hạnh phúc Canada này lạ lắm. Cô Kim Thúy theo mẹ vượt biên hồi còn bé xíu 9 tuổi, sống lay lất ở trại tỵ nạn rồi mẹ con được Canada nhận năm 1979. Cô gặp miền đất thiên thai một cái là cô phát triển thành một thiên tài. Cô học lên cao, cô thành luật sư, rồi cô viết nhật ký. Cô bảo cô đâu có định làm văn. Cô chỉ ghi chép lại những ngày thơ ấu được nghe mẹ hát ru ngủ, cô thấy những ngày còn thơ này thơ mộng và hạnh phúc qúa nên cô chỉ ghi chép lại, ghi chép để cho cô và cho con cháu sau này . Không ngờ tập viết này lọt vào mắt xanh một nhà xuất bản lớn ở Montreal. Ông này là người có mắt, ông nhận ra thiên tài trong tập bản thảo. Ông đã gặp cô Kim Thúy và đề nghị cô sửa đổi đôi ba chỗ, rồi ông đem in và phát hành. Cô Kim Thúy viết bằng pháp văn nhưng nhan sách là RU, RU là tiếng Việt, ru là bài hát ru em ngủ, . Sách vừa phát hành đã nổi tiếng ngay tức thì. Sách đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Tây ban Nha và nhiều thứ tiếng khác. Qủa là văn có thần. Tác phẩm RU của cô đã được giải văn chương của Toàn Quyền Canada. Nay sách RU đang ở trong vòng chung kết Giải Giller là giải lớn nhất ở Canada.
Các cụ thấy cô Kim Thúy có nhiều phép lạ chưa ? Này nhá, một cô bé VN tỵ nạn nghèo khổ sang được Canada đã là một sự lạ, học lên tới luật sư là một sự lạ , rồi viết văn là sự lạ, tác phẩm đột nhiên nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng là sự lạ, rồi đưọc giải thưởng, tất cả đều là sự lạ. Bao nhiêu là sự lạ. Nhưng sự lạ về việc làm luật sư hay về việc viết sách nổi tiếng không lạ bằng việc quan trọng này : Cô Kim Thuý hiện không hành nghề luật sư và viết văn mà đang làm nghề dạy nấu ăn trên đài truyền hình ỡ Montreal. Lạ qúa sức chứ, phải không cơ. Việc này làm tôi nhớ tới cô Christine Hà khiếm thị ở Texas vừa đoạt giải Vua Nấu Ăn - Master Chef ở Hoa Kỳ tháng trước. Chắc hai cô này có họ với nhau. Chắc hai cô này là hai miêu duệ và là 2 đại sứ của Thần Bếp VN gửi ra hải ngoại.
Ông ODP kể xong chuyện cô Kim Thuý thì như có thêm nhiều hứng nên ông nói luôn sang một chuyện văn chương khác. Ông ăn nói rất lưu loát hùng biện. Ông bảo nhân chuyện sách vở và nhân chuyện được ăn món Nhựa Mận Giả Cầy Bắc Kỳ, ông liền nhớ tới một mẩu chuyện đầy giọng Bắc Kỳ mà ông thích mãi. Ông bảo ông đã đọc chuyện này cách đây mấy chục năm. Chuyện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nay xin đọc một mẩu nhỏ của chuyện Bắc Kỳ này để đi kèm với món Bắc Kỳ vừa ăn.
Chuyện kể về một anh con trai 17 tuổi từ Hà Nội về miền quê nghỉ hè với người bạn thân cùng lớp. Người bạn tên Lâm. Bô mẹ Lâm làm ruộng Trong nhà Lâm còn có bà nội, chị Hiên và hai người em, một gái 13 tuổi tên Khanh và một thằng út Tiến lên bốn tuổi. Câu chuyện diễn ra vào buổi cơm chiều. Anh con trai Hà Nội kể :
…Gia đình Lâm đón tôi chân tình. Chị Hiên dọn hai mâm cơm. Mâm bưng lên hè dành cho hai bố con Lâm và tôi. Mâm bầy dưới sân dành cho bà Lâm, mẹ Lâm, chị Hiên, cái Khanh và thằng Tiến. Canh cua nấu với rau rút, cà pháo, tôm rang. Mâm của chúng tôi thêm vài củ lạc và hai qủa ổi xanh cho bố Lâm uống rượu.
Chị Hiên mời : Các cụ xơi tự nhiên ạ.
Thằng Tiến đòi : Cho em làm các cụ với!
Mẹ Lâm gạt đi : Hỗn nào! Chim bằng qủa ớt thì làm các cụ ra sao?
Cái Khanh bụm miệng cười. Tôi đỏ mặt. Bà Lâm thở dài : Các cụ toàn chim to. Mọi người cười lăn, chỉ có bố Lâm không cười. Khuôn mặt ông sạm đen, vất vả, nhưng không buồn tí nào, bình thản, vô sự. Thằng Tiến khóc. Chị Hiên dỗ : Nín đi! Chị cho Tiến cái càng cua này. Thằng Tiến lắc đầu : Ứ ừ, càng cua bé tí!. Chị Hiền bảo : Ngày mai chị đi chợ, chị mua cho Tiến bộ tam cúc nhé. Mẹ Lâm bảo : Cờ bạc là bác thằng bần. Đừng mua tam cúc cho nó. Lớn lên nó ham chơi thì chết! Cứ mua cho nó cái roi! Thằng Tiến lại khóc : Mua tam cúc cơ. Chị Hiên đưa mắt sang mẹ Lâm, giấu cái nhìn đồng lõa: Ừ, mua tam cúc. Bà Lâm bảo : Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy giao cắt phăng hai hòn giái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại. Mẹ Lâm bảo: Đàn bà thế là bạc. Bà Lâm bảo: Bạc gì. Có hai hòn giái là của qúy thì mất rồi còn đâu! Chị Hiên cười : Gớm , chuyện của bà cứ rờn rợn là!
Bữa cơm qua nhanh. Cái Khanh vét nồi quèn quẹt. Chị Hiên hỏi tôi:” Em có ăn no không? Tôi gật đầu :” Em ăn được bốn bát. Ở Hà Nội em chỉ ăn được ba bát. Me Lâm bảo :” Trai tráng ăn bốn bát thì hèn. Ông nhà tôi phải chín bát lèn chặt. Tôi cũng sáu bát mới no. Chị Hiên bảo : Con chịu u. Con chỉ ba bát là hết mức. Bà Lâm bảo chị : Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình. Bố Lâm gắt : Bà lão hay nhỉ! Bà Lâm lẩm
bẩm : Hay con mẹ mày. Tao tám mươi tuổi đi nói sai à?
Làng nghe xong đoạn văn, thích qúa, cười ầm lên, vui qúa sức. Cụ Chánh phát biểu : Đúng là cái giọng và cái tiếng Bắc Kỳ. Bây giờ nghe lại thấy nó vừa kỳ kỳ mà lại vừa hay hay. Thôi, tạm xong mục tiếng Bắc kỳ, ai cho tôi nghe chút giọng Huế coi. Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân lắc đầu rồi nói : Thưa bác, tiếng Huế là tiếng nhà vua, không có chỗ nào kỳ kỳ cả. Ông ODP đáp ngay : Cô nói đúng, tiếng Huế du dương ngày xưa khiến tôi xém chết vì cái du dương đó. Ngay cả tiếng bà mẹ la con gái cũng du dương lắm nha. Chẳng hạn câu này :
…Cái con ni, răng mi khùng rứa, chưa chi đã héo sầu người vì trai hỉ? Ối tau cũng phát rầu cả người đi. Thời buổi chi lạ lùng, có thứ con gái chạy theo con trai như ri bao giờ không?
Hết phần trình diễn tiếng Huế, ông ODP lại xin trở về tiếng Bắc Kỳ, lần này là tiếng Hà Nội đương thời. Đây là đoạn một bức thư của anh chàng từ ngoài Bắc vào trong Nam công tác, anh gặp cô gái miền Nam đẹp quá, liền mê tít. Anh hết công tác nên phải về Bắc. Anh viết thư cho người yêu ở Saigon như sau :
… Từ ngày gặp em, anh đã có đối tượng, tuy đã nhiều lần liên hệ với em nhưng em vẫn chưa nắm được anh. Em biết vì công tác, tuy anh không có khả năng gặp em nhiều nhưng nói chung là anh rất căn, nhưng không cường điệu, và mặc dù có nhiều sự cố nhưng anh cũng khắc phục bố trí để khẩn trương gần em hơn, rồi sẽ đề bạt trên để anh quản lý em thì lúc đó mới đạt yêu cầu…
Các cụ đọc xong đoạn thư này có hiểu được hết không cơ? Tôi chỉ hiểu được qua loa, mãi về sau phải nhờ người bạn từ VN mới sang cắt nghĩa cho thì mới hiểu hết!
Đọc xong bức thư của anh cán bộ Hà Nội mà tôi thấy buồn. Ngôn ngữ phải biến đổi, đó là định luật chung, tôi đồng ý. Nhưng dưới chế độ CS, ngôn ngữ biến đổi theo chiều đi xuống. Chưa đầy nửa thế kỷ mà VC đã bôi xóa hết vẻ đẹp vừa bình dân vừa bác học của tiền nhân để áp đặt một thứ ngôn ngữ lai căng, chế biến ra những từ kịch cỡm.
Nghe đến đây thì Cụ B.95 lên tiếng. Cụ bảo cứ nghe tới tiếng VC là cụ nhức đầu và chóng mặt. Xin cho lão nghe chuyện gì nhẹ nhàng và vui tươi. Chị Ba Biên Hòa liền nhìn chồng rồi nói lớn : Chỉ có Anh John là chữa được bệnh nhúc đầu và chóng mặt của Cụ. Anh John đâu. Kho chuyện cười của anh đâu?
Anh John đáp ngay, như đã chuẩn bị từ trước : Tôi chưa cần phải kể chuyện Canada, xin kể chuyện bình dân và quen thuộc trong văn chương bình dân VN nha. Rằng tôi đọc trong kho ca dao, tôi thấy câu này hay quá. Đó là câu trả thù của phe liền bà khi các bà bị liền ông đàn áp. Các bà bèn trút nỗi giận vào câu ca dao để trả thù như thế này:
Ba đồng một chục đàn ông,
Chị bỏ vào lồng chị gánh đi chơi
Tôi đã chủ ý đi tìm trong kho ca dao xem phe liền ông có đáp lại câu ca dao hỗn láo này không. Nó hỗn láo qúa chứ, phải không cơ. Ba đồng một chục, có nghĩa rằng mỗi anh liền ông chỉ đáng giá có ba hào hay sao? Cái hỗn láo thứ hai là phe nữ dám xưng mình là chị, ghê thế. Rồi lại còn bỏ liền ông vào lồng như bỏ con gà con vit. Rồi tưởng đem đi chợ bán mà hóa ra không, họ không cần tiền, các chị nhốt liền ông vào lồng như nhốt con gà để đem đi chơi thôi, just for fun. Phe liền ông ơi, tức không!
Mãi về sau, tôi mới thấy câu đáp lễ. Câu này nghe được quá:
Ba xu một mụ đàn bà
Anh mua về nhà, anh nhốt anh chơi
Câu này không thấy chép trong sách ca dao, chắc do một ông bị vợ ăn hiếp nhiều quá, không cách gì trả thù được, ông bèn đô cái giận vào câu thơ. Nghe thấm thía qúa, phải không cơ.
Rồi anh John xin hết. Anh xin Cụ B.95 cho ý kiến.
Cụ B.95 bảo : Thôi, đừng nói chuyện vợ chồng lục đục nữa, ta hãy nói chuyện cuộc đời. Rôi cụ tâm sự với mọi người : Cái đất Canada này là đất có vượng khí, có sinh khí. Con cá chép bên nhà lớn lắm là hai ký lô. Nó sang bên này nặng tới 40 kí lô. Con người cũng vậy. Tôi thấy người Việt mình sang đây hầu như ai cũng giỏi ra, và nhất là sống lâu thêm. Ở bên nhà, các bạn bè cùng lứa với tôi đều về với ông bà hết rồi.
Cụ Chánh cũng gật đầu đồng ý như vậy. Cụ Chánh xin nóí về sức khoẻ: Ta nên nghe lời khuyên của người Nhật. Họ khuyên thế này :
Bớt ăn thị, ăn nhiều rau
Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa qủa
Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa
Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
Bớt đi xe, năng đi bộ
Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
Bớt nói, làm nhiều hơn
Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Tuần qua lão đi thăm hội người già cũng nghe một vị cao tuổi 90 chia sẻ kinh nghiệm sống. Đại ý cụ khuyên mọi người như sau :
- thể dục đếu đặn
- đi tập tai chi
- tiếp tục đọc sách, nghe băng, đi nghe diễn thuyết
- ngủ đúng giờ
- nên có dăm người bạn thân để nói chuyện tâm tình, chia sẻ kinh nghiệm sống
- uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
- gạt bỏ mọi căng thẳng cuộc đời, nên cởi, không nên buộc
- Không tích trữ tiền bạc, nên làm việc phước thiện
- Luôn có thái độ lạc quan
- Và nhất là luôn luôn cười.
Ông ODP xin nói thêm : Tuần qua tôi cũng đưọc một bạn thân ở xa gửi cho một lời khuyên là về già ta nên phiến phiến với cuộc đời. Ông tóm tắt trong bài mang chữ ĐƯỢC sau đây:
Sống một kiếp người, bình an là được
Hai bánh, bốn bánh, chạy được là được
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được
Người xấu người đẹp, dễ coi là dược
Người già người trẻ, miễn khoẻ là được
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được
Tất cả phiền não, biết xả là được
Bạn bè gần xa, nhớ nhau là được
Không phải có tiền, muốn gì cũng được
Tâm tốt việc tốt, số mệnh đổi được
Ai đúng ai sai, trời biết là được
…
Người xưa có nói :
Người già mà tâm không già thế là già mà không già
Người không già mà tâm già thế là không già mà lại thành già.
Kinh chúc các cụ tâm không bao giờ già, và được các chữ ĐƯỢC trong bài kệ trên đây.
No comments:
Post a Comment