Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6]
Sau hai tuần, trại tuyên bố chúng tôi tự do đi làm, được tiền trợ cấp 2 tuần (theo số người), sau đó cắt trừ người già, người ốm, tật nguyền. Gia đình tôi được khoảng 500 HK$, vợ tôi theo chị Sâm người cùng thuyền, biết tiếng Quảng, đi chợ mua bếp điện, 2 chiếc xoong, 1 túi gạo 5 kg, mắm muối chuẩn bị cho những ngày tự do. Tôi sang trại Tuen Mun tìm gia đình chú thím. Rất may hỏi thăm, có người biết, lên tầng 20. Gặp nhau chúng tôi mừng mừng tủi tủi, hỏi đủ chuyện về từng người.
Thím tôi kể, thằng con rể bố mẹ nó không cho đi, bắt luôn thằng cháu ngoại mới 10 tháng tuổi phải xa mẹ. Tôi hỏi, “Sao không để cô Định ở lại với chồng con, chứ chia ly thế này đau lòng lắm”. Thím bảo, “Chú thím có sang Kiến An nói chuyện với ông bà thông gia, nhưng họ đâu có nghe”. Tôi hỏi, “Sự thể ra sao, hay chú nói không khéo.” Chú tôi bỗng nhiên đỏ mặt, giận dữ bảo, “Anh có biết, bố mẹ thằng Dũng nói gì không? Họ bảo, chúng tôi không thể giúp được, người trong xã có đánh chết nó, gia đình cũng chịu.” Chú tôi rất hiền, ít khi nổi nóng, nhắc đến chuyện này tự nhiên ông nổi giận cả với tôi, phải tức lắm ông mới nổi đóa như vậy. Sự thể như sau: Con gái ông, y sĩ của Bệnh viện Đông Y Hòa Bình, Hải Phòng, chồng giáo viên cấp 2 ở Kiến An. Chúng đến với nhau do tình yêu, sống rất hòa thuận, hạnh phúc, có thằng con đầu lòng gần 1 tuổi. Chỉ vì chiến tranh Trung–Việt chúng phải chia ly, vợ một nơi, chồng con môt nẻo, hàng ngày vì nhớ con, suốt thời gian đi thuyền đến nay cô Định ăn uống cầm hơi, ngườI gầy như ve sầu, trông rất tội nghiệp. Khi chú thím và cô Định phải thôi việc, gia đình quyết định đi Hong Kong, ông bà đến nhà thông gia đặt vấn đề:
1- Xin cho con rể đi cùng để vợ chồng chúng đoàn tụ.
2- Nếu con gái ông bà ở lại với chồng con, chỉ mong gia đình thông gia thương yêu, đùm bọc che chở coi nó như con ruột.
Ai ngờ, ông thông gia trả lời trắng trợn, “Chúng tôi chịu, nhỡ bà con trong làng xã ghét người Hoa có giết chết, chúng tôi cũng không thể can thiệp”, đồng thời yêu cầu giữ lại đứa cháu đích tôn vì gia đình hiếm muộn. Hết tình, cạn nghĩa, chẳng còn gi phảI nói, chú thím tôi đành đứng lên, đi về.
Đến Hong Kong, trong cuộc phỏng vấn của phái đoàn Liên Hiệp Quốc, cô Định xin bảo lãnh cho chồng con và được chấp nhận. Nhưng chồng cô, Nguyễn Đình Dũng, sau 3 tháng xa vợ, nghe lời cha mẹ, kết hôn với cô gái trong làng. Biết tin được bảo lãnh sang Anh, năm 1981, Dũng viết thư cho tôi, nhờ tôi đứng ra giúp vợ chồng đoàn tụ. Gia đình chú thím tôi được bạn bè thân quen ở Việt nam báo tin từ lâu, thằng con rể của ông bà đã lấy vợ. Nhận được thư khẩn cầu giúp đỡ của Nguyễn đình Dũng, tôi là một trưởng tộc, chỉ yêu cầu Dũng “gửi giấy xác nhận của xã và ban gian hiệu nhà trường tình trạng hôn nhân hiện tại.” Dũng không hồi âm, coi như mọi chuyện đã chấm hết.
Năm 1984, cô Định đi bước nữa, tháng 5-1988, sau 9 năm, cô Định đã đón được con từ Việt nam theo chương trình đoàn tụ. Hiện nay cháu Huy có bằng cử nhân tin học, có công ăn việc làm, có gia đình, cuộc sống ổn định ở London.
Tuen Mun có 2 hai tòa nhà dành cho người tỵ nạn. Một tòa 7 tầng và tòa 21 tầng vừa xây xong, chưa hoàn tất buồng, nhưng nhà tài phiệt này đã cho người tỵ nạn ở, không lấy tiền của Liên Hiệp Quốc. Mỗi tầng có hai phòng rất to, chứa chừng chục gia đình, tất cả giải chiếu nằm ngay dưới sàn đá hoa và lấy đồ đạc vây quanh làm biên giới. Tuen Mun chế độ khác trại tôi.
Từ Kho Đen chuyển đến đây, chỉ một tuần đã được tự do kiếm việc làm nhưng vẫn được cấp tiêu chuẩn cơm. Nhiều gia đình đi làm vắng, nhưng nhà thầu vẫn sáng cơm hộp, chiều bánh mỳ, thịt hộp/cá hộp, ăn không hết có người đem ra chợ bán. Ngày Chủ Nhật, ngày nghỉ họ vẫn lĩnh cơm. Suất thừa nhà thầu đem về, đưa đi đâu, bán hay cho các trại mồi côi, người tàn tật chẳng ai biết. Từ tháng 4-1979 đến 2-1980 chấm dứt khi trại Tuen Mun đóng cửa, vì ăn ở quá mất vệ sinh. Mọi người chuyển sang trại Sắm-sủi-pầu -Tâm Thủy Bộ- và trại Jubilee kế sát bên.
Gia đình ông chú tôi có 6 thanh niên còn độc thân, khi tôi đến sự khá giả thể hiện rất rõ, tuy gia đình ông đi làm mới gần 3 tháng. Vì thế rất nhiều gia đình cố thủ không muốn đi định cư, có gia đình ở 4 năm, tuy công việc chỉ là tạm thời, không bảo hiểm y tế và tai nạn, không có chế độ hưu bổng. Ngược lại, làm được đồng nào đút túi đồng ấy, nếu phải trả tiền giường và tiền điện như trại tôi thì cũng rất thấp -24 HK$/tháng- coi như có đóng góp, thấm tháp gì so với giá thuê nhà ở ngoài.
Đươc vài tháng, có người bắt đầu mua hàng gửi về Việt Nam. Thời bấy giờ nhận hàng nước ngoài bị đánh thuế 100%. Việc người tỵ nạn gửi hàng về đã khuyến khích người trong nước tìm cách vượt biên. Từ năm 1980, kinh tế Việt Nam bên bờ vực thẳm, bo bo không có mà ăn, nên có câu “Cột đèn mà biết đi cũng vượt biên.” Thuyền Việt Nam đi Hong Kong như đi hội. Ngày nay người ta vẫn “vượt biên” dài dài theo đường du học, du lịch, thăm thân nhân, kết hôn, xuất khẩu lao động, một số theo đường dây buôn người đi qua Nga, Ba Lan, Tiệp, thậm chí thuê passport lừa hải quan.
Sáng sớm mọi người ra chầu ở cửa trại, họp thành chợ người chờ các ông chủ. Thực ra các trại tỵ nạn đều ở Kowloon -Cửu Long- hay Tân Lãnh Địa (the New Territories) chứ không ở Hong Kong. Cửu Long có hàng ngàn xưởng lớn nhỏ làm đồ chơi cho trẻ em, lắp ráp đồ điện tử, đồng hồ rẻ tiền, may mặc, cửa hàng bán buôn bán lẻ và đóng du thuyền cho tầng lớp giàu có, thượng lưu trong và ngoài nước. Có nghĩa là họ rất cần những lao động phổ thông với đồng lương thấp so với người bản địa. Lương từ 25 đến 35 HK$/ngày, cuối tuần thanh toán.
Tôi chưa được đi làm thì A11 có hai người bị tai nạn lao động. Một chị hơn 40 tuổi bị máy làm dập nát bàn tay phải do ngủ gật, đưa cả bàn tay vào máy thay cho miếng kim loại. Chị bị cắt bỏ 3 ngón, bàn tay phải coi như hết khả năng lao động. Một thanh niên làm xuởng lắp đồng hồ, đáng lẽ đưa đồng hồ vào khuôn áp lực, do mệt đút ngay tay. Cả 5 ngón tay nát, đang nằm bệnh viện. Lao động tạm tuyển, chả có ký kết, khi bị tai nạn tùy thuộc vào lòng hảo tâm của chủ mà thôi.
Chuyện này làm rúng động chúng tôi, nhưng có người lo, người bảo có số, không làm lấy gì bỏ mồm, còn phải dành dụm chút ít khi đi định cư chứ.
Tôi gặp anh Hồ Coóng -Hà Quang- dân xế của Công ty Vận tải 1 Hà Nội tại bàn cờ tướng. Vừa đánh cờ vừa nói chuyện tai nạn, anh bảo:
– Chú và tôi chỉ trông mong vào hai bàn tay nuôi vợ nuôi con, nhỡ cụt mẹ nó, mai kia sang định cư nước thứ ba đi ăn mày à? Mà chắc gì người ta nhận mình về nuôi báo cô. Vì thế tớ đi làm lao công ở xưởng đóng du thuyền lương cũng 30 HK$/ngày, chả lo lắng gì, hết tuần lĩnh tiền. Tay đốc công rất tử tế, còn cho tớ làm thêm giờ. Lao công mà cũng làm thêm giờ, chú có tin được không? Lão ta bảo, từng khốn khổ khi từ “ông nội” sang, may có người giúp mới được như ngày nay. Chú có đi làm cùng, mai anh hỏi, nếu được, anh em mình làm cho vui. Chứ tay chú làm phẫu thuật nhỡ cụt, phí lắm.
Tôi im lặng, rồi hỏi anh:
– Thế có phải rửa cầu tiêu và bưng nước cho đốc công không?
– Không, có mụ già làm hết rồi. Mụ ta đun nước, quét dọn cầu tiêu, lau chùi văn phòng. Anh em mình chỉ có việc bốc tất cả các gỗ vụn, sắt vụn, quét mùn cưa, phoi bào… cho vào xe cút kít đổ ra biển. Vừa làm vừa chơi chẳng nặng nhọc gì, không lo què chân gẫy tay.
Anh này tốt thật, nói có lý. Nghĩ vậy, tôi bảo:
– Mai anh hỏi, nếu được, tuần sau được ra tự do, em đi làm với anh.
Anh cười vui vẻ, vỗ vai tôi, đọc câu ca dao thời đại:
Vua quan ở đất nhà bay
Dù xe ngựa cưỡi đến đây cũng hèn.
Bọn mình là cái chó gì, đến đây là thằng tỵ nạn, ăn xin mà thôi. Thôi, đời mình coi như bỏ, cố cho con nên người là được.
Hoàn cảnh anh rất éo le. Năm 1972, B52 trải thảm Hà Nội, nhà anh ở ngõ chợ Khâm Thiên. Đêm ấy anh chạy xe, bom trúng nhà, vợ anh và đứa con út chết không tìm ra xác, hai đứa lớn về bên ngoại, sống sót. Nay gần ngũ tuần, anh thương vợ, ở vậy. Nguyện vọng muốn sang Mỹ định cư, có lần tâm sự, anh bảo, nếu có mụ Mỹ đen già giàu có muốn lấy, anh lấy liền để cho hai đứa con ăn học lên người.
Tôi hỏi, sao anh thích định cư Mỹ khi vợ con anh chết vì bom Mỹ. Anh bảo, trâu bò húc nhau, mình thân phận sâu kiến không may thì dính. Vả lại cái số của vợ con anh chỉ được thế. Anh không oán người phi công đã thả bom nhà anh, vì họ là người lính, phải làm theo lệnh chỉ huy cũng như anh đã từng lái xe đưa bộ đội, súng đạn đi B, đi C giết hại bà con miền Nam, Lào, Căm-bốt đó thôi.“Chiến tranh là chiến tranh, không phải do tôi do anh -người lính ở hai chiến tuyến- gây ra”, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu nhà nước.
Hầu hết công nhân xưởng tôi là dân địa phương đều ca tụng Mỹ, miền đất hứa trên thế gian này. Hễ ai nói muốn định cư nước khác hay Dzấng-coọc- Anh quốc- họ dè bỉu và nói toạc ra rằng, “sang Anh vỏ khoai tây cũng không có mà ăn.” Có người lại còn cực đoan đến mức ghét nếu ai nói xin định cư ở Anh. Ai cũng sang Mỹ, nước Mỹ làm sao ôm trọn số tỵ nạn cả triệu người!
Tôi chọn 4 quốc gia, Úc Đại Lợi vì khí hậu giống Việt Nam, Thụy Sĩ, Canada và Anh quốc. Đăng kí xin đi Úc, bị loại từ đầu, không gọi tiếp kiến. Thụy Sĩ tuyên bố chỉ nhận gia đình có thân nhân tàn tật. Thế là phèo, hết hy vọng. Một người quen tôi đi định cư Canada và tháng 11-1979 viết thư về kể rét thê thảm lắm. Nhiệt độ đầu tháng 11 dương lịch mà đã âm 10 độ C, anh ta còn viết thêm, giữa mùa Đông nhiệt độ có thể xuống -25 hay -30 C. Nghe mà sợ, ngang sống trong tủ đá, tôi quyết định đăng kí định cư Vương quốc Anh.
Năm 1979, Đảng Bảo thủ thắng cử, bà Margret Thatcher làm Thủ tướng, Bà Đầm Thép -Iron Lady-, đã ủng hộ đề nghị của Tổng thống Mỹ Reagan. Vương quốc Anh nhận 19 ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên toàn thế giới. Trại Khải Đức Đông thông báo sẽ có nhiều đợt tiếp kiến. Trước khi đăng ký, tôi sang trại Tâm Thủy Bộ -Sắm-sủi-pầu- trao đổi với gia đình chú thím. Các em con chú tôi vẫn thích xin định cư ở Mỹ.
Tôi đưa ra lý do vì sao tôi xin đi Anh.
1. Ai cũng xin định cư ở Mỹ nên số đăng ký rất lớn, chính phủ Mỹ sẽ dành nhiều ưu tiên cho những sĩ quan, quân nhân, dân sự từng làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, sau đó mới đến những thành phần khác. Hy vọng được Mỹ chấp nhận là điều mong manh, người Bắc, càng ít cơ hội.
2. Dù muốn dù không vẫn có sự mặc cảm Nam-Bắc, là rào cản và khó khăn lớn nhất khi định cư ở Mỹ.
3. Nước Anh không có chế độ quân dịch, đi lính cũng chỉ là một nghề nghiệp, trong khi đó gia đình chú tôi có 4 con trai đang tuổi tòng quân, gia đình tôi có 2 (tuy còn nhỏ). Đây là đất nước lý tưởng nếu như không muốn con tham gia quân đội.
4. Từ xưa đến nay, ai cũng nói Anh-Pháp-Mỹ, có nghĩa là đó là ba cường quốc, Hong Kong chỉ là thuộc địa mà đời sống đã cao hơn Trung Quốc và Việt Nam nhiều lần, cớ gì cuộc sống ở Anh lại tồi tệ hơn Việt Nam.
Ngày 15 tháng 1-1980, gia đình tôi được tiếp kiến. Tôi hy vọng tràn trề khi nghe tin sẽ được báo ngày đi định cư.
Ai được Mỹ chấp nhận, phải sang Phi Luật Tân học Anh ngữ. A12 có anh nhà báo miền Trung, Anh ngữ thuộc loại siêu đẳng, ấy thế gia đình anh cũng phải sang Phi. Sang được 2 tuần, anh viết thư về, than rằng chỉ sau 5 ngày vào trại, bọn trộm người Phi cắt điện, xông vào cướp sạch đồ đạc. Thế là gia đình anh trắng tay. Anh khuyên bạn bè, nếu phải sang Phi nên xin định cư nước khác, lộn xộn không thể tưởng tượng được.
Anh Hà Quang chuẩn bị lên đường đi Phi.
Tôi cũng chuyển sang trại khác, A-Cai-Lau-Cai 2, chờ đi Vương quốc Anh. Chúng tôi mất liên lạc.
Tôi làm lao công với anh ở Cửu Long được 8 tháng. Đây là một kỷ niệm đẹp của đời tỵ nạn, tôi và anh hợp tâm tình. Tôi từng đọc nhiều sách truyện, anh lại là người ham hiểu biết. Vừa bốc gỗ, hốt mùn cưa, vỏ bào, tôi vừa kể chuyện Hạng Võ, Trình Giảo Kim, Tống Địch Thanh, Chiêu Quân cống Hồ, đến Tam quốc, Thủy hử chúng tôi vui lắm.
Anh ó nhược điểm là nghiện trò đỏ đen. Muốn giúp anh hiểu tác hại của cờ bạc, tôi mua một cuốn sổ nhỏ, trưa không ngủ, ngồi xem, được hay thua đều bí mật ghi. Sau 1 tháng tôi cho anh xem, anh thua vài trăm. Anh hứa sẽ bỏ. Chỉ được vài buổi lại chơi, nhưng lần này anh hứa chỉ chơi 5 HK$/một buổi.
Một xưởng đóng du thuyền chừng dưới 100 người, nghỉ trưa 2 giờ có đến 6, 7 nhóm sát phạt nhau đủ thứ xì-phé, xóc đĩa, túm tụm vòng trong vòng ngoài. Nhiều người cuối tuần lĩnh tiền trả nợ coi như trắng tay. Tôi quen ông bạn ở London, mang bài sang nhà con rể gạ đánh bạc. Tôi hỏi, sao làm thế, ông nháy mắt, ‘‘khỏi phải vay nó!’’
Tuần lương đầu tiên, tôi lĩnh hơn 200 HK$ kể cả thêm giờ. Đêm đó chúng tôi đi mua đồ. Mua cho con gái một con búp bê thật to, 25 HK$, bộ váy áo thật đẹp, còn hai thằng bé mỗi đứa một bộ quần áo in hình Mighty Mouse, mỗi đứa đôi giầy. Con tôi sung sướng lắm, lần đầu tiên trong đời được ôm búp bê, biết mở và nhắm mắt và to như vậy. Nhìn nó, tôi nghĩ đến hình ảnh ông già Jean Valjean mua búp bê cho bé Cosette trong Những người khốn khổ của Victor Hugo.
Kỉ niệm ấy đến giờ nó vẫn nhớ. Cả nhà ăn bữa kem cốc và uống coca để mừng đồng tiền đầu tiên kiếm được dù chỉ là thằng hốt rác xưởng đóng tầu.
Sau gần 3 tháng đi làm, cuộc sống trong A tôi thay đổi. Quần áo đã tươm tất, bữa ăn cải thiện, nhiều người mua máy thu thanh 1 hay 2 cassettes làm thay đổi không khí và cũng từ đây bắt đầu trộm cắp và làm điếm ngay tại A. Một A ít nhất cũng đến 500 người, cuộc sống xô bồ, người tốt kẻ xấu khó biết. Thỉnh thoảng nửa đêm có tiếng kêu thất thanh “trộm, trộm” nổi lên, cả A bừng tỉnh, xôn xao, người đuổi, người thét, có lần kẻ xấu đành vứt bỏ lại chiếc va-ly chúng vừa trộm. Trong A đưa ra quy định đóng cửa hai đầu. Mùa hè, tường tôn, mái tôn, không quạt, đóng cửa không thể chịu nổi, vả lại “nội gián” lấy cớ đi toilet mở cửa, đồng bọn vào xoáy cũng chịu. Người ở tầng 1 hay mất đồ, tầng 2 đỡ hơn và tầng 3 hầu như an toàn. A12 của tôi trong 6 tháng có đến mười mấy vụ trộm vặt, một số chủ thuyền ra thuê nhà ngoài phố. Nhưng rất may hồi ấy chưa có kẻ nghiện và buôn bán ma túy như những năm sau.
Số người cả hai trại A và B lên đến vài ngàn.
Những dịch vụ nho nhỏ bắt đầu hình thành.
Sáng có hàng xôi, bánh bao, riêng hàng phở đông khách nhất. Anh hàng phở người Nam Định biết vài câu tiếng Quảng ú ớ, thế mà ra dấu tay người bán thịt hiểu.
Anh kể, ngày đầu tiên là khó khăn nhất. Hôm ấy, anh đến cửa hàng, mua các loại xương về hầm lấy nước, tay chỉ vào tảng thịt, chỉ vào số 10 ở cái cân (ý nói 10 cân) nhưng anh chắp hai bàn tay đưa vào má, mắt nhắm. Đột nhiên anh làm tiếng gà gáy “ò ó o”, rồi xòe 5 ngón tay (muốn nói 5 giờ sáng), lấy 2 ngón tay làm dấu chân bước. Tay bán hàng cười, gật đầu. Năm giờ sáng hôm sau, anh đến, anh hàng thịt đã đóng gói sẵn.
Từ đấy quen lệ, chẳng khó khăn gì. Anh cười sung sướng, vì nghĩ sang Bỉ anh sẽ mở quán phở, chắc đông khách lắm. Không biết ước vọng nho nhỏ của anh có thành hiện thực không, bởi vì hiện nay ở Đức, Anh, Pháp rất nhiều nhà hàng có phở Việt Nam, không rõ ở Bỉ có chưa.
Một lần mua xôi, chị bán hàng tâm sự, khi nào sang Đức anh chị sẽ làm xe đẩy bán xôi rong như ở Hong Kong chắc kiếm được. Hy vọng, ngày nay chị có nhà hàng trong đó có món xôi bánh khúc gia truyền.
Ngày 20 tháng 3-1980 gia đình tôi được lệnh chuyển sang trại A-Cai-Lau-Cai 2. Số tiền kiếm được mua va ly, quần áo, radio cassette, giầy dép và để dành gần 400 HK$. Thường chỉ tối đa 4 đến 7 ngày là là bay, nhưng gia đình tôi và 11 gia đình khác chờ hơn 3 tuần.
Ngày 10-4-1980 đi U.K. Không đi làm, mấy trăm đô để dành tiêu hết, không một xu dính túi khi lên máy bay.
Mời đọc tiếp: Chương [7]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6]
Sau hai tuần, trại tuyên bố chúng tôi tự do đi làm, được tiền trợ cấp 2 tuần (theo số người), sau đó cắt trừ người già, người ốm, tật nguyền. Gia đình tôi được khoảng 500 HK$, vợ tôi theo chị Sâm người cùng thuyền, biết tiếng Quảng, đi chợ mua bếp điện, 2 chiếc xoong, 1 túi gạo 5 kg, mắm muối chuẩn bị cho những ngày tự do. Tôi sang trại Tuen Mun tìm gia đình chú thím. Rất may hỏi thăm, có người biết, lên tầng 20. Gặp nhau chúng tôi mừng mừng tủi tủi, hỏi đủ chuyện về từng người.
Thím tôi kể, thằng con rể bố mẹ nó không cho đi, bắt luôn thằng cháu ngoại mới 10 tháng tuổi phải xa mẹ. Tôi hỏi, “Sao không để cô Định ở lại với chồng con, chứ chia ly thế này đau lòng lắm”. Thím bảo, “Chú thím có sang Kiến An nói chuyện với ông bà thông gia, nhưng họ đâu có nghe”. Tôi hỏi, “Sự thể ra sao, hay chú nói không khéo.” Chú tôi bỗng nhiên đỏ mặt, giận dữ bảo, “Anh có biết, bố mẹ thằng Dũng nói gì không? Họ bảo, chúng tôi không thể giúp được, người trong xã có đánh chết nó, gia đình cũng chịu.” Chú tôi rất hiền, ít khi nổi nóng, nhắc đến chuyện này tự nhiên ông nổi giận cả với tôi, phải tức lắm ông mới nổi đóa như vậy. Sự thể như sau: Con gái ông, y sĩ của Bệnh viện Đông Y Hòa Bình, Hải Phòng, chồng giáo viên cấp 2 ở Kiến An. Chúng đến với nhau do tình yêu, sống rất hòa thuận, hạnh phúc, có thằng con đầu lòng gần 1 tuổi. Chỉ vì chiến tranh Trung–Việt chúng phải chia ly, vợ một nơi, chồng con môt nẻo, hàng ngày vì nhớ con, suốt thời gian đi thuyền đến nay cô Định ăn uống cầm hơi, ngườI gầy như ve sầu, trông rất tội nghiệp. Khi chú thím và cô Định phải thôi việc, gia đình quyết định đi Hong Kong, ông bà đến nhà thông gia đặt vấn đề:
1- Xin cho con rể đi cùng để vợ chồng chúng đoàn tụ.
2- Nếu con gái ông bà ở lại với chồng con, chỉ mong gia đình thông gia thương yêu, đùm bọc che chở coi nó như con ruột.
Ai ngờ, ông thông gia trả lời trắng trợn, “Chúng tôi chịu, nhỡ bà con trong làng xã ghét người Hoa có giết chết, chúng tôi cũng không thể can thiệp”, đồng thời yêu cầu giữ lại đứa cháu đích tôn vì gia đình hiếm muộn. Hết tình, cạn nghĩa, chẳng còn gi phảI nói, chú thím tôi đành đứng lên, đi về.
Đến Hong Kong, trong cuộc phỏng vấn của phái đoàn Liên Hiệp Quốc, cô Định xin bảo lãnh cho chồng con và được chấp nhận. Nhưng chồng cô, Nguyễn Đình Dũng, sau 3 tháng xa vợ, nghe lời cha mẹ, kết hôn với cô gái trong làng. Biết tin được bảo lãnh sang Anh, năm 1981, Dũng viết thư cho tôi, nhờ tôi đứng ra giúp vợ chồng đoàn tụ. Gia đình chú thím tôi được bạn bè thân quen ở Việt nam báo tin từ lâu, thằng con rể của ông bà đã lấy vợ. Nhận được thư khẩn cầu giúp đỡ của Nguyễn đình Dũng, tôi là một trưởng tộc, chỉ yêu cầu Dũng “gửi giấy xác nhận của xã và ban gian hiệu nhà trường tình trạng hôn nhân hiện tại.” Dũng không hồi âm, coi như mọi chuyện đã chấm hết.
Năm 1984, cô Định đi bước nữa, tháng 5-1988, sau 9 năm, cô Định đã đón được con từ Việt nam theo chương trình đoàn tụ. Hiện nay cháu Huy có bằng cử nhân tin học, có công ăn việc làm, có gia đình, cuộc sống ổn định ở London.
Tuen Mun có 2 hai tòa nhà dành cho người tỵ nạn. Một tòa 7 tầng và tòa 21 tầng vừa xây xong, chưa hoàn tất buồng, nhưng nhà tài phiệt này đã cho người tỵ nạn ở, không lấy tiền của Liên Hiệp Quốc. Mỗi tầng có hai phòng rất to, chứa chừng chục gia đình, tất cả giải chiếu nằm ngay dưới sàn đá hoa và lấy đồ đạc vây quanh làm biên giới. Tuen Mun chế độ khác trại tôi.
Từ Kho Đen chuyển đến đây, chỉ một tuần đã được tự do kiếm việc làm nhưng vẫn được cấp tiêu chuẩn cơm. Nhiều gia đình đi làm vắng, nhưng nhà thầu vẫn sáng cơm hộp, chiều bánh mỳ, thịt hộp/cá hộp, ăn không hết có người đem ra chợ bán. Ngày Chủ Nhật, ngày nghỉ họ vẫn lĩnh cơm. Suất thừa nhà thầu đem về, đưa đi đâu, bán hay cho các trại mồi côi, người tàn tật chẳng ai biết. Từ tháng 4-1979 đến 2-1980 chấm dứt khi trại Tuen Mun đóng cửa, vì ăn ở quá mất vệ sinh. Mọi người chuyển sang trại Sắm-sủi-pầu -Tâm Thủy Bộ- và trại Jubilee kế sát bên.
Gia đình ông chú tôi có 6 thanh niên còn độc thân, khi tôi đến sự khá giả thể hiện rất rõ, tuy gia đình ông đi làm mới gần 3 tháng. Vì thế rất nhiều gia đình cố thủ không muốn đi định cư, có gia đình ở 4 năm, tuy công việc chỉ là tạm thời, không bảo hiểm y tế và tai nạn, không có chế độ hưu bổng. Ngược lại, làm được đồng nào đút túi đồng ấy, nếu phải trả tiền giường và tiền điện như trại tôi thì cũng rất thấp -24 HK$/tháng- coi như có đóng góp, thấm tháp gì so với giá thuê nhà ở ngoài.
Đươc vài tháng, có người bắt đầu mua hàng gửi về Việt Nam. Thời bấy giờ nhận hàng nước ngoài bị đánh thuế 100%. Việc người tỵ nạn gửi hàng về đã khuyến khích người trong nước tìm cách vượt biên. Từ năm 1980, kinh tế Việt Nam bên bờ vực thẳm, bo bo không có mà ăn, nên có câu “Cột đèn mà biết đi cũng vượt biên.” Thuyền Việt Nam đi Hong Kong như đi hội. Ngày nay người ta vẫn “vượt biên” dài dài theo đường du học, du lịch, thăm thân nhân, kết hôn, xuất khẩu lao động, một số theo đường dây buôn người đi qua Nga, Ba Lan, Tiệp, thậm chí thuê passport lừa hải quan.
Sáng sớm mọi người ra chầu ở cửa trại, họp thành chợ người chờ các ông chủ. Thực ra các trại tỵ nạn đều ở Kowloon -Cửu Long- hay Tân Lãnh Địa (the New Territories) chứ không ở Hong Kong. Cửu Long có hàng ngàn xưởng lớn nhỏ làm đồ chơi cho trẻ em, lắp ráp đồ điện tử, đồng hồ rẻ tiền, may mặc, cửa hàng bán buôn bán lẻ và đóng du thuyền cho tầng lớp giàu có, thượng lưu trong và ngoài nước. Có nghĩa là họ rất cần những lao động phổ thông với đồng lương thấp so với người bản địa. Lương từ 25 đến 35 HK$/ngày, cuối tuần thanh toán.
Tôi chưa được đi làm thì A11 có hai người bị tai nạn lao động. Một chị hơn 40 tuổi bị máy làm dập nát bàn tay phải do ngủ gật, đưa cả bàn tay vào máy thay cho miếng kim loại. Chị bị cắt bỏ 3 ngón, bàn tay phải coi như hết khả năng lao động. Một thanh niên làm xuởng lắp đồng hồ, đáng lẽ đưa đồng hồ vào khuôn áp lực, do mệt đút ngay tay. Cả 5 ngón tay nát, đang nằm bệnh viện. Lao động tạm tuyển, chả có ký kết, khi bị tai nạn tùy thuộc vào lòng hảo tâm của chủ mà thôi.
Chuyện này làm rúng động chúng tôi, nhưng có người lo, người bảo có số, không làm lấy gì bỏ mồm, còn phải dành dụm chút ít khi đi định cư chứ.
Tôi gặp anh Hồ Coóng -Hà Quang- dân xế của Công ty Vận tải 1 Hà Nội tại bàn cờ tướng. Vừa đánh cờ vừa nói chuyện tai nạn, anh bảo:
– Chú và tôi chỉ trông mong vào hai bàn tay nuôi vợ nuôi con, nhỡ cụt mẹ nó, mai kia sang định cư nước thứ ba đi ăn mày à? Mà chắc gì người ta nhận mình về nuôi báo cô. Vì thế tớ đi làm lao công ở xưởng đóng du thuyền lương cũng 30 HK$/ngày, chả lo lắng gì, hết tuần lĩnh tiền. Tay đốc công rất tử tế, còn cho tớ làm thêm giờ. Lao công mà cũng làm thêm giờ, chú có tin được không? Lão ta bảo, từng khốn khổ khi từ “ông nội” sang, may có người giúp mới được như ngày nay. Chú có đi làm cùng, mai anh hỏi, nếu được, anh em mình làm cho vui. Chứ tay chú làm phẫu thuật nhỡ cụt, phí lắm.
Tôi im lặng, rồi hỏi anh:
– Thế có phải rửa cầu tiêu và bưng nước cho đốc công không?
– Không, có mụ già làm hết rồi. Mụ ta đun nước, quét dọn cầu tiêu, lau chùi văn phòng. Anh em mình chỉ có việc bốc tất cả các gỗ vụn, sắt vụn, quét mùn cưa, phoi bào… cho vào xe cút kít đổ ra biển. Vừa làm vừa chơi chẳng nặng nhọc gì, không lo què chân gẫy tay.
Anh này tốt thật, nói có lý. Nghĩ vậy, tôi bảo:
– Mai anh hỏi, nếu được, tuần sau được ra tự do, em đi làm với anh.
Anh cười vui vẻ, vỗ vai tôi, đọc câu ca dao thời đại:
Vua quan ở đất nhà bay
Dù xe ngựa cưỡi đến đây cũng hèn.
Bọn mình là cái chó gì, đến đây là thằng tỵ nạn, ăn xin mà thôi. Thôi, đời mình coi như bỏ, cố cho con nên người là được.
Hoàn cảnh anh rất éo le. Năm 1972, B52 trải thảm Hà Nội, nhà anh ở ngõ chợ Khâm Thiên. Đêm ấy anh chạy xe, bom trúng nhà, vợ anh và đứa con út chết không tìm ra xác, hai đứa lớn về bên ngoại, sống sót. Nay gần ngũ tuần, anh thương vợ, ở vậy. Nguyện vọng muốn sang Mỹ định cư, có lần tâm sự, anh bảo, nếu có mụ Mỹ đen già giàu có muốn lấy, anh lấy liền để cho hai đứa con ăn học lên người.
Tôi hỏi, sao anh thích định cư Mỹ khi vợ con anh chết vì bom Mỹ. Anh bảo, trâu bò húc nhau, mình thân phận sâu kiến không may thì dính. Vả lại cái số của vợ con anh chỉ được thế. Anh không oán người phi công đã thả bom nhà anh, vì họ là người lính, phải làm theo lệnh chỉ huy cũng như anh đã từng lái xe đưa bộ đội, súng đạn đi B, đi C giết hại bà con miền Nam, Lào, Căm-bốt đó thôi.“Chiến tranh là chiến tranh, không phải do tôi do anh -người lính ở hai chiến tuyến- gây ra”, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu nhà nước.
Hầu hết công nhân xưởng tôi là dân địa phương đều ca tụng Mỹ, miền đất hứa trên thế gian này. Hễ ai nói muốn định cư nước khác hay Dzấng-coọc- Anh quốc- họ dè bỉu và nói toạc ra rằng, “sang Anh vỏ khoai tây cũng không có mà ăn.” Có người lại còn cực đoan đến mức ghét nếu ai nói xin định cư ở Anh. Ai cũng sang Mỹ, nước Mỹ làm sao ôm trọn số tỵ nạn cả triệu người!
Tôi chọn 4 quốc gia, Úc Đại Lợi vì khí hậu giống Việt Nam, Thụy Sĩ, Canada và Anh quốc. Đăng kí xin đi Úc, bị loại từ đầu, không gọi tiếp kiến. Thụy Sĩ tuyên bố chỉ nhận gia đình có thân nhân tàn tật. Thế là phèo, hết hy vọng. Một người quen tôi đi định cư Canada và tháng 11-1979 viết thư về kể rét thê thảm lắm. Nhiệt độ đầu tháng 11 dương lịch mà đã âm 10 độ C, anh ta còn viết thêm, giữa mùa Đông nhiệt độ có thể xuống -25 hay -30 C. Nghe mà sợ, ngang sống trong tủ đá, tôi quyết định đăng kí định cư Vương quốc Anh.
Năm 1979, Đảng Bảo thủ thắng cử, bà Margret Thatcher làm Thủ tướng, Bà Đầm Thép -Iron Lady-, đã ủng hộ đề nghị của Tổng thống Mỹ Reagan. Vương quốc Anh nhận 19 ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên toàn thế giới. Trại Khải Đức Đông thông báo sẽ có nhiều đợt tiếp kiến. Trước khi đăng ký, tôi sang trại Tâm Thủy Bộ -Sắm-sủi-pầu- trao đổi với gia đình chú thím. Các em con chú tôi vẫn thích xin định cư ở Mỹ.
Tôi đưa ra lý do vì sao tôi xin đi Anh.
1. Ai cũng xin định cư ở Mỹ nên số đăng ký rất lớn, chính phủ Mỹ sẽ dành nhiều ưu tiên cho những sĩ quan, quân nhân, dân sự từng làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, sau đó mới đến những thành phần khác. Hy vọng được Mỹ chấp nhận là điều mong manh, người Bắc, càng ít cơ hội.
2. Dù muốn dù không vẫn có sự mặc cảm Nam-Bắc, là rào cản và khó khăn lớn nhất khi định cư ở Mỹ.
3. Nước Anh không có chế độ quân dịch, đi lính cũng chỉ là một nghề nghiệp, trong khi đó gia đình chú tôi có 4 con trai đang tuổi tòng quân, gia đình tôi có 2 (tuy còn nhỏ). Đây là đất nước lý tưởng nếu như không muốn con tham gia quân đội.
4. Từ xưa đến nay, ai cũng nói Anh-Pháp-Mỹ, có nghĩa là đó là ba cường quốc, Hong Kong chỉ là thuộc địa mà đời sống đã cao hơn Trung Quốc và Việt Nam nhiều lần, cớ gì cuộc sống ở Anh lại tồi tệ hơn Việt Nam.
Ngày 15 tháng 1-1980, gia đình tôi được tiếp kiến. Tôi hy vọng tràn trề khi nghe tin sẽ được báo ngày đi định cư.
Ai được Mỹ chấp nhận, phải sang Phi Luật Tân học Anh ngữ. A12 có anh nhà báo miền Trung, Anh ngữ thuộc loại siêu đẳng, ấy thế gia đình anh cũng phải sang Phi. Sang được 2 tuần, anh viết thư về, than rằng chỉ sau 5 ngày vào trại, bọn trộm người Phi cắt điện, xông vào cướp sạch đồ đạc. Thế là gia đình anh trắng tay. Anh khuyên bạn bè, nếu phải sang Phi nên xin định cư nước khác, lộn xộn không thể tưởng tượng được.
Anh Hà Quang chuẩn bị lên đường đi Phi.
Tôi cũng chuyển sang trại khác, A-Cai-Lau-Cai 2, chờ đi Vương quốc Anh. Chúng tôi mất liên lạc.
Tôi làm lao công với anh ở Cửu Long được 8 tháng. Đây là một kỷ niệm đẹp của đời tỵ nạn, tôi và anh hợp tâm tình. Tôi từng đọc nhiều sách truyện, anh lại là người ham hiểu biết. Vừa bốc gỗ, hốt mùn cưa, vỏ bào, tôi vừa kể chuyện Hạng Võ, Trình Giảo Kim, Tống Địch Thanh, Chiêu Quân cống Hồ, đến Tam quốc, Thủy hử chúng tôi vui lắm.
Anh ó nhược điểm là nghiện trò đỏ đen. Muốn giúp anh hiểu tác hại của cờ bạc, tôi mua một cuốn sổ nhỏ, trưa không ngủ, ngồi xem, được hay thua đều bí mật ghi. Sau 1 tháng tôi cho anh xem, anh thua vài trăm. Anh hứa sẽ bỏ. Chỉ được vài buổi lại chơi, nhưng lần này anh hứa chỉ chơi 5 HK$/một buổi.
Một xưởng đóng du thuyền chừng dưới 100 người, nghỉ trưa 2 giờ có đến 6, 7 nhóm sát phạt nhau đủ thứ xì-phé, xóc đĩa, túm tụm vòng trong vòng ngoài. Nhiều người cuối tuần lĩnh tiền trả nợ coi như trắng tay. Tôi quen ông bạn ở London, mang bài sang nhà con rể gạ đánh bạc. Tôi hỏi, sao làm thế, ông nháy mắt, ‘‘khỏi phải vay nó!’’
Tuần lương đầu tiên, tôi lĩnh hơn 200 HK$ kể cả thêm giờ. Đêm đó chúng tôi đi mua đồ. Mua cho con gái một con búp bê thật to, 25 HK$, bộ váy áo thật đẹp, còn hai thằng bé mỗi đứa một bộ quần áo in hình Mighty Mouse, mỗi đứa đôi giầy. Con tôi sung sướng lắm, lần đầu tiên trong đời được ôm búp bê, biết mở và nhắm mắt và to như vậy. Nhìn nó, tôi nghĩ đến hình ảnh ông già Jean Valjean mua búp bê cho bé Cosette trong Những người khốn khổ của Victor Hugo.
Kỉ niệm ấy đến giờ nó vẫn nhớ. Cả nhà ăn bữa kem cốc và uống coca để mừng đồng tiền đầu tiên kiếm được dù chỉ là thằng hốt rác xưởng đóng tầu.
Sau gần 3 tháng đi làm, cuộc sống trong A tôi thay đổi. Quần áo đã tươm tất, bữa ăn cải thiện, nhiều người mua máy thu thanh 1 hay 2 cassettes làm thay đổi không khí và cũng từ đây bắt đầu trộm cắp và làm điếm ngay tại A. Một A ít nhất cũng đến 500 người, cuộc sống xô bồ, người tốt kẻ xấu khó biết. Thỉnh thoảng nửa đêm có tiếng kêu thất thanh “trộm, trộm” nổi lên, cả A bừng tỉnh, xôn xao, người đuổi, người thét, có lần kẻ xấu đành vứt bỏ lại chiếc va-ly chúng vừa trộm. Trong A đưa ra quy định đóng cửa hai đầu. Mùa hè, tường tôn, mái tôn, không quạt, đóng cửa không thể chịu nổi, vả lại “nội gián” lấy cớ đi toilet mở cửa, đồng bọn vào xoáy cũng chịu. Người ở tầng 1 hay mất đồ, tầng 2 đỡ hơn và tầng 3 hầu như an toàn. A12 của tôi trong 6 tháng có đến mười mấy vụ trộm vặt, một số chủ thuyền ra thuê nhà ngoài phố. Nhưng rất may hồi ấy chưa có kẻ nghiện và buôn bán ma túy như những năm sau.
Số người cả hai trại A và B lên đến vài ngàn.
Những dịch vụ nho nhỏ bắt đầu hình thành.
Sáng có hàng xôi, bánh bao, riêng hàng phở đông khách nhất. Anh hàng phở người Nam Định biết vài câu tiếng Quảng ú ớ, thế mà ra dấu tay người bán thịt hiểu.
Anh kể, ngày đầu tiên là khó khăn nhất. Hôm ấy, anh đến cửa hàng, mua các loại xương về hầm lấy nước, tay chỉ vào tảng thịt, chỉ vào số 10 ở cái cân (ý nói 10 cân) nhưng anh chắp hai bàn tay đưa vào má, mắt nhắm. Đột nhiên anh làm tiếng gà gáy “ò ó o”, rồi xòe 5 ngón tay (muốn nói 5 giờ sáng), lấy 2 ngón tay làm dấu chân bước. Tay bán hàng cười, gật đầu. Năm giờ sáng hôm sau, anh đến, anh hàng thịt đã đóng gói sẵn.
Từ đấy quen lệ, chẳng khó khăn gì. Anh cười sung sướng, vì nghĩ sang Bỉ anh sẽ mở quán phở, chắc đông khách lắm. Không biết ước vọng nho nhỏ của anh có thành hiện thực không, bởi vì hiện nay ở Đức, Anh, Pháp rất nhiều nhà hàng có phở Việt Nam, không rõ ở Bỉ có chưa.
Một lần mua xôi, chị bán hàng tâm sự, khi nào sang Đức anh chị sẽ làm xe đẩy bán xôi rong như ở Hong Kong chắc kiếm được. Hy vọng, ngày nay chị có nhà hàng trong đó có món xôi bánh khúc gia truyền.
Ngày 20 tháng 3-1980 gia đình tôi được lệnh chuyển sang trại A-Cai-Lau-Cai 2. Số tiền kiếm được mua va ly, quần áo, radio cassette, giầy dép và để dành gần 400 HK$. Thường chỉ tối đa 4 đến 7 ngày là là bay, nhưng gia đình tôi và 11 gia đình khác chờ hơn 3 tuần.
Ngày 10-4-1980 đi U.K. Không đi làm, mấy trăm đô để dành tiêu hết, không một xu dính túi khi lên máy bay.
Mời đọc tiếp: Chương [7]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
BUỒN VUI ĐỜI THUYỀN NHÂN VII
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7]
Cả đêm 12 gia đình chúng tôi thao thức, hết đi ra lại đi vào, hết ngồi lại đứng, mong trời mau sáng. Chúng tôi được giấy báo sáng sớm 10-4 lên máy bay đi Anh Quốc tuy có ghi giờ xe đón 6.00 am, nhưng chẳng ai ngủ được vì quá sung sướng, tràn trề hy vọng. Những ngày đầu đường, xó chợ, vật vạ từ bến Tam Bạc, Hải Phòng, Bắc Hải, Kho Đen… chấm hết.
Đời tỵ nạn chúng tôi sang trang mới.
Trang mới ra sao, như thế nào vẫn còn bí ẩn, nhưng chắc chắn hơn hẳn những ngày qua.
Gần 6 giờ, cánh cổng trại A-Cai-Lau-Cai 2 từ từ mở, một đoàn xe chở tù lần lượt vào sân. Tất cả chúng tôi nhộn nhịp lấy va-ly, túi xách, thùng hàng… lủng củng đưa ra trước cửa, chờ lên xe. Viên thượng sĩ gọi tên hộ gia đình, đếm từng thành viên, lên xe.
Đến gia đình tôi, anh ta bảo đợi một chút.
Tưởng chuyện gì, hoá ra anh giao cho tôi hai cặp hồ sơ, bảo, tôi được chỉ định làm trưởng đoàn, chịu trách nhiệm giữ 2 cặp hồ sơ. Hồ sơ màu vàng giao cho người có tên Thành, đón ở phi trường Heathrow, chỉ vào hai phụ nữ đứng sát ngay bên, người phải giao trực tiếp cho anh Thành.
Hồ sơ màu xanh khi đến Wishaw, giao cho người phụ trách trại. Anh ta nói tiếng Anh, rõ ràng mạch lạc, tôi hiểu và hứa hết sức cố gắng.
Tôi bỗng nhiên được đứng đầu gần 70 nhân mạng!
Tôi hỏi viên thượng sĩ, anh ta bảo, đây là lệnh trên vì Anh ngữ của tôi khá.
Như vậy khi phỏng vấn, anh chàng người Anh thấy trả lời lưu loát tất cả các câu hỏi, tưởng tôi Anh ngữ khá lắm. Thực ra tôi học được dăm câu tủ của lớp ban đêm ở trại Khải Đức Đông, chứ trình độ tôi xí xố vài câu là hết vở.
Sau khi chiếm trọn miền Nam, trí thức miền Bắc tự thấy trình độ quá thấp so với đồng nghiệp phía Nam, nghĩ rằng kém Anh ngữ là một thiệt thòi, phong trào học Anh ngữ bắt đầu.
Năm 1977 bệnh viện tôi mở lớp Anh ngữ tại chức cho y bác sĩ. Giám đốc bệnh viện mời giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trong đó có cụ Đặng Chấn Liêu, cựu giảng viên Anh ngữ Đại học Oxford, theo ông Hồ về nước từ 1946, làm giáo sư danh dự.
Khóa học 1 năm, chỉ học tối thứ Bẩy và ngày Chủ Nhật. Chả biết khỉ gì, ấy thế mà cũng được cái bằng Anh ngữ hệ tại chức do ông Bùi văn Phú hiệu trưởng cấp, dọa thiên hạ.
Có bằng trong tay, chúng tôi mắc 3 bệnh: ngọng (phát âm sai), nghễng ngãng (nghe không thủng) và mắt kém (vốn từ quá ít) hầu như chẳng tác dụng gì.
Tài sản quý báu nhất của tôi đến Kho Đen là sách học Anh ngữ, Pháp ngữ, tự điển Anh-Việt, Việt-Anh, Pháp-Việt; cũng vì những bộ sách này, chiếc valy của tôi bị rạch nát, may chúng không bị vứt xuống biển phi tang. Khi ở trại Khải Đức Đông, có người bảo, đem cuốn tự điển đưa cho nhà xuất bản Hong Kong in lậu, kiếm bộn tiền, ít ra cũng vài ngàn đô.
Cuốn tự điển Anh-Việt, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, ấn hành 1975, mua với giá 20 VNĐ 1977, dày 1960 trang, bìa cứng, trình bày đơn giản, trang nhã. Giấy mỏng nhưng bền, in ở Nga hay Trung Quốc, chứ Việt Nam không in nổi. Sách do tập thể giáo sư, giảng viên đại học soạn, trong đó có cụ Lê Khả Kế, Đặng Chấn Liêu và Bùi Ý hiệu đính. Chính tay cụ Đặng Chấn Liêu ký vào cuốn tôi mua khi cụ đến thăm lớp.
Tôi nghĩ lung lắm. Vài ngàn đô, số tiền tương đối lớn lúc đó, nhất là vợ con tôi đang khốn khó, nhưng tôi không muốn ăn cướp công sức của người khác. Lỗ Tấn nói, “muốn viết một trang sách, phải đọc ngàn trang”. Công sức cả đời nguời ta mà mình chỉ vì thèm tiền bán cả lương tâm, danh dự sao đành. Suy nghĩ hàng tuần lễ, anh bạn thúc ghê lắm, chắc hy vọng được hoa hồng. Truyện ngắn “Sợi tóc” của Thạch Lam vụt lại trong đầu, giúp tôi không làm chuyện xấu xa, vô liêm sỉ đó. Cái xấu, cái tốt cách nhau sợi tóc, tôi đã vượt qua được sự cám dỗ, không lấn qua ranh giới. Giờ đây, cuốn tự điển đó là kỷ vật, niềm kiêu hãnh của tôi, dành con cháu sau này.
Mấy năm sau, người từ Hong Kong sang, có cuốn tự điển y chang, có kẻ đã bán linh hồn cho quỷ. Sau này khoảng thập niên1990, nghe tin nhà văn Duyên Anh, mãn hạn tù, định cư nước ngoài, sang Mỹ đòi tiền nhuận bút do một nhà xuất bản nào đó đã tái bản tác phẩm của ông. Ông không trả tiền mà còn bị một tay xã hội đen được thuê làm ông thân tàn ma dại. Mãnh lực của đồng tiền ghê thật!
Chúng tôi lên xe, vẫn ngồi hàng ghế sát thành xe tù. Lần này quần áo chỉnh tề, com-lê, cà-vạt, va-ly, túi xách mới cứng… y như đoàn du khách, khác xa cái ngày từ Kho Đen ra trại tự do. Tuy đồ second hand, com-lê của tôi còn khá, cà-vạt xanh theo màu áo vét, sơ mi trắng, trông chững chạc ra phết.
Nhưng trong túi 1 xu cũng không có!
Thủ tục check-in được cảnh sát giúp, mọi chuyện suông sẻ, nhanh chóng. Vị thượng sĩ đưa chúng tôi đến tận cửa máy bay –có lẽ để biết chắc không thiếu ai. Tôi là người cuối cùng. Anh bắt tay tôi, chúc may mắn. Tôi cũng chúc lại và cảm ơn anh nhiều.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, hai nữ tiếp viên đứng hàng ghế đầu, một người nói tiếng Anh giới thiệu phải làm gì nếu chuyến bay có sự cố, người đứng kế bên làm động tác thực hành hướng dẫn cách ứng cứu. Thấy đoàn tôi nhiều người chưa hiểu, họ yêu cầu tôi đứng lên thông dịch. Cũng may, đơn giản tôi giúp được.
Cài xong dây bảo biểm, máy bay từ từ lăn bánh, tăng tốc, thoáng rung một chút, nhìn qua cửa sổ, máy bay đã rời mặt đất, vọt lên cao rất nhanh. Tôi nhìn đàn con, lòng tràn đầy sung sướng, ứa lệ. Tôi không tưởng tượng nổi có giờ phút như thế này đến với gia đình tôi.
Sau 2 giờ bay, chiếc Airbus hạ cánh xuống phi trường Tokyo, chúng tôi theo hành khách vào sảnh đường. Người đông như kiến, sảnh đường quá rộng, sang trọng, choáng ngợp. Chúng tôi như lạc vào một thế giới mới, chưa một lần nhìn thấy, đứng túm tụm thành một đám, ngơ ngác. Hai người Nhật com-lê, cà-vạt sang trọng đến, cúi đầu chào. Chúng tôi đáp lễ. Họ hỏi ai là trưởng đoàn. Tôi đến, họ bắt tay, hỏi chúng tôi là ai, ở đâu đến. Tôi trình bày sự thật. Họ mời tôi vào văn phòng, xin mượn hồ sơ, ngỏ ý photocopy. Tôi nghĩ, chẳng có gì bí mật. Tôi đưa, họ phô-tô ngay tại chỗ. Họ bảo, đến 3 giờ chiều mới có chuyển máy bay 747 đi London, hành lý phi trường lo liệu chuyển, bây giờ về hotel nghỉ và dùng bữa. Tôi nói thật, chúng tôi không có tiền. Họ mỉm cười, nói các khoản miễn phí.
Hai chiếc coach –xe bus- sang trọng đợi chúng tôi ngoài thềm. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đến khách sạn sang trọng. Bốn dẫy bàn ăn dài trải khăn trắng muốt, mỗi bàn có bốn cô phục vụ, áo váy đồng phục, tươi cười chào chúng tôi.
Từng món ăn được bưng ra. Đầu tiên món khai vị, tiếp theo món hải sản, gà quay, rau… các món đều bốc hơi nghi ngút, thơm nức mũi. Chưa bao giờ gia đình tôi được ăn những món ăn cao cấp như thế này. Món này hết, món khác bưng ra. Sau cùng là món tráng miệng và hoa quả.
Họ đưa mỗi gia đình về một phòng riêng. Phòng gia đình tôi 5 giường một, ga trải giường, gối trắng tinh, thơm mùi nước hoa đắt tiền. Cả đời chưa bao giờ bước chân vào hotel, giờ đây được vào khách sạn 5 sao tại Tokyo. Nhường vợ con tắm xong, đến lượt tôi. Tôi xả nước ấm đầy bồn, nằm duỗi dài, sung sướng.
Gần hai giờ chiều, xe coach đợi ngoài, đưa chúng tôi về phi trường.
Một chuyện buồn, cháu trai gần 2 tuổi, con một gia đình ở Móng Cái, không biết bữa ăn có món gì không hợp, cháu iả chảy. Người cha không để ý, dắt bé đi dọc hàng lang hotel. Thấy có mùi hôi, tôi quay tìm, phát hiện một đoạn thảm xanh dài hơn 20 mét có dấu chân cháu dính phân. Tôi đỏ mặt. Biết nói làm sao đây. Tôi nói nhỏ với cha cháu, bế cháu đưa vào nhà vệ sinh, đừng làm thảm bẩn thêm. Anh không làm, chắc sợ bẩn bộ com-lê, anh dắt con đi nhanh về hướng toilet. Lại thêm một đoạn thảm nữa dính phân. Tôi đi thẳng ra xe. Chịu, biết nói gì. Chắc hotel phải tốn hàng ngàn Yên giặt thảm, đóng cửa vài ngày tổng vệ sinh!
Đường bay từ Tokyo đến London qua Alaska, không như ngày nay, qua Trung cộng, Nga, Đông Âu vì chiến tranh lạnh đang nóng dần. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nga Xô thời ấy, Brezhnev, lông mày như 2 con sâu róm, hiếu chiến lắm.
Năm 1982, máy bay 747 của Nam Hàn lạc đường, tên lửa Xô-viết thiêu sống gần 500 hành khách và phi đoàn trên không phận Nga.
Cả thế giới lên án, y phớt lờ.
Mời đọc tiếp: Chương [8]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7]
Cả đêm 12 gia đình chúng tôi thao thức, hết đi ra lại đi vào, hết ngồi lại đứng, mong trời mau sáng. Chúng tôi được giấy báo sáng sớm 10-4 lên máy bay đi Anh Quốc tuy có ghi giờ xe đón 6.00 am, nhưng chẳng ai ngủ được vì quá sung sướng, tràn trề hy vọng. Những ngày đầu đường, xó chợ, vật vạ từ bến Tam Bạc, Hải Phòng, Bắc Hải, Kho Đen… chấm hết.
Đời tỵ nạn chúng tôi sang trang mới.
Trang mới ra sao, như thế nào vẫn còn bí ẩn, nhưng chắc chắn hơn hẳn những ngày qua.
Gần 6 giờ, cánh cổng trại A-Cai-Lau-Cai 2 từ từ mở, một đoàn xe chở tù lần lượt vào sân. Tất cả chúng tôi nhộn nhịp lấy va-ly, túi xách, thùng hàng… lủng củng đưa ra trước cửa, chờ lên xe. Viên thượng sĩ gọi tên hộ gia đình, đếm từng thành viên, lên xe.
Đến gia đình tôi, anh ta bảo đợi một chút.
Tưởng chuyện gì, hoá ra anh giao cho tôi hai cặp hồ sơ, bảo, tôi được chỉ định làm trưởng đoàn, chịu trách nhiệm giữ 2 cặp hồ sơ. Hồ sơ màu vàng giao cho người có tên Thành, đón ở phi trường Heathrow, chỉ vào hai phụ nữ đứng sát ngay bên, người phải giao trực tiếp cho anh Thành.
Hồ sơ màu xanh khi đến Wishaw, giao cho người phụ trách trại. Anh ta nói tiếng Anh, rõ ràng mạch lạc, tôi hiểu và hứa hết sức cố gắng.
Tôi bỗng nhiên được đứng đầu gần 70 nhân mạng!
Tôi hỏi viên thượng sĩ, anh ta bảo, đây là lệnh trên vì Anh ngữ của tôi khá.
Như vậy khi phỏng vấn, anh chàng người Anh thấy trả lời lưu loát tất cả các câu hỏi, tưởng tôi Anh ngữ khá lắm. Thực ra tôi học được dăm câu tủ của lớp ban đêm ở trại Khải Đức Đông, chứ trình độ tôi xí xố vài câu là hết vở.
Sau khi chiếm trọn miền Nam, trí thức miền Bắc tự thấy trình độ quá thấp so với đồng nghiệp phía Nam, nghĩ rằng kém Anh ngữ là một thiệt thòi, phong trào học Anh ngữ bắt đầu.
Năm 1977 bệnh viện tôi mở lớp Anh ngữ tại chức cho y bác sĩ. Giám đốc bệnh viện mời giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trong đó có cụ Đặng Chấn Liêu, cựu giảng viên Anh ngữ Đại học Oxford, theo ông Hồ về nước từ 1946, làm giáo sư danh dự.
Khóa học 1 năm, chỉ học tối thứ Bẩy và ngày Chủ Nhật. Chả biết khỉ gì, ấy thế mà cũng được cái bằng Anh ngữ hệ tại chức do ông Bùi văn Phú hiệu trưởng cấp, dọa thiên hạ.
Có bằng trong tay, chúng tôi mắc 3 bệnh: ngọng (phát âm sai), nghễng ngãng (nghe không thủng) và mắt kém (vốn từ quá ít) hầu như chẳng tác dụng gì.
Tài sản quý báu nhất của tôi đến Kho Đen là sách học Anh ngữ, Pháp ngữ, tự điển Anh-Việt, Việt-Anh, Pháp-Việt; cũng vì những bộ sách này, chiếc valy của tôi bị rạch nát, may chúng không bị vứt xuống biển phi tang. Khi ở trại Khải Đức Đông, có người bảo, đem cuốn tự điển đưa cho nhà xuất bản Hong Kong in lậu, kiếm bộn tiền, ít ra cũng vài ngàn đô.
Cuốn tự điển Anh-Việt, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, ấn hành 1975, mua với giá 20 VNĐ 1977, dày 1960 trang, bìa cứng, trình bày đơn giản, trang nhã. Giấy mỏng nhưng bền, in ở Nga hay Trung Quốc, chứ Việt Nam không in nổi. Sách do tập thể giáo sư, giảng viên đại học soạn, trong đó có cụ Lê Khả Kế, Đặng Chấn Liêu và Bùi Ý hiệu đính. Chính tay cụ Đặng Chấn Liêu ký vào cuốn tôi mua khi cụ đến thăm lớp.
Tôi nghĩ lung lắm. Vài ngàn đô, số tiền tương đối lớn lúc đó, nhất là vợ con tôi đang khốn khó, nhưng tôi không muốn ăn cướp công sức của người khác. Lỗ Tấn nói, “muốn viết một trang sách, phải đọc ngàn trang”. Công sức cả đời nguời ta mà mình chỉ vì thèm tiền bán cả lương tâm, danh dự sao đành. Suy nghĩ hàng tuần lễ, anh bạn thúc ghê lắm, chắc hy vọng được hoa hồng. Truyện ngắn “Sợi tóc” của Thạch Lam vụt lại trong đầu, giúp tôi không làm chuyện xấu xa, vô liêm sỉ đó. Cái xấu, cái tốt cách nhau sợi tóc, tôi đã vượt qua được sự cám dỗ, không lấn qua ranh giới. Giờ đây, cuốn tự điển đó là kỷ vật, niềm kiêu hãnh của tôi, dành con cháu sau này.
Mấy năm sau, người từ Hong Kong sang, có cuốn tự điển y chang, có kẻ đã bán linh hồn cho quỷ. Sau này khoảng thập niên1990, nghe tin nhà văn Duyên Anh, mãn hạn tù, định cư nước ngoài, sang Mỹ đòi tiền nhuận bút do một nhà xuất bản nào đó đã tái bản tác phẩm của ông. Ông không trả tiền mà còn bị một tay xã hội đen được thuê làm ông thân tàn ma dại. Mãnh lực của đồng tiền ghê thật!
Chúng tôi lên xe, vẫn ngồi hàng ghế sát thành xe tù. Lần này quần áo chỉnh tề, com-lê, cà-vạt, va-ly, túi xách mới cứng… y như đoàn du khách, khác xa cái ngày từ Kho Đen ra trại tự do. Tuy đồ second hand, com-lê của tôi còn khá, cà-vạt xanh theo màu áo vét, sơ mi trắng, trông chững chạc ra phết.
Nhưng trong túi 1 xu cũng không có!
Thủ tục check-in được cảnh sát giúp, mọi chuyện suông sẻ, nhanh chóng. Vị thượng sĩ đưa chúng tôi đến tận cửa máy bay –có lẽ để biết chắc không thiếu ai. Tôi là người cuối cùng. Anh bắt tay tôi, chúc may mắn. Tôi cũng chúc lại và cảm ơn anh nhiều.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, hai nữ tiếp viên đứng hàng ghế đầu, một người nói tiếng Anh giới thiệu phải làm gì nếu chuyến bay có sự cố, người đứng kế bên làm động tác thực hành hướng dẫn cách ứng cứu. Thấy đoàn tôi nhiều người chưa hiểu, họ yêu cầu tôi đứng lên thông dịch. Cũng may, đơn giản tôi giúp được.
Cài xong dây bảo biểm, máy bay từ từ lăn bánh, tăng tốc, thoáng rung một chút, nhìn qua cửa sổ, máy bay đã rời mặt đất, vọt lên cao rất nhanh. Tôi nhìn đàn con, lòng tràn đầy sung sướng, ứa lệ. Tôi không tưởng tượng nổi có giờ phút như thế này đến với gia đình tôi.
Sau 2 giờ bay, chiếc Airbus hạ cánh xuống phi trường Tokyo, chúng tôi theo hành khách vào sảnh đường. Người đông như kiến, sảnh đường quá rộng, sang trọng, choáng ngợp. Chúng tôi như lạc vào một thế giới mới, chưa một lần nhìn thấy, đứng túm tụm thành một đám, ngơ ngác. Hai người Nhật com-lê, cà-vạt sang trọng đến, cúi đầu chào. Chúng tôi đáp lễ. Họ hỏi ai là trưởng đoàn. Tôi đến, họ bắt tay, hỏi chúng tôi là ai, ở đâu đến. Tôi trình bày sự thật. Họ mời tôi vào văn phòng, xin mượn hồ sơ, ngỏ ý photocopy. Tôi nghĩ, chẳng có gì bí mật. Tôi đưa, họ phô-tô ngay tại chỗ. Họ bảo, đến 3 giờ chiều mới có chuyển máy bay 747 đi London, hành lý phi trường lo liệu chuyển, bây giờ về hotel nghỉ và dùng bữa. Tôi nói thật, chúng tôi không có tiền. Họ mỉm cười, nói các khoản miễn phí.
Hai chiếc coach –xe bus- sang trọng đợi chúng tôi ngoài thềm. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đến khách sạn sang trọng. Bốn dẫy bàn ăn dài trải khăn trắng muốt, mỗi bàn có bốn cô phục vụ, áo váy đồng phục, tươi cười chào chúng tôi.
Từng món ăn được bưng ra. Đầu tiên món khai vị, tiếp theo món hải sản, gà quay, rau… các món đều bốc hơi nghi ngút, thơm nức mũi. Chưa bao giờ gia đình tôi được ăn những món ăn cao cấp như thế này. Món này hết, món khác bưng ra. Sau cùng là món tráng miệng và hoa quả.
Họ đưa mỗi gia đình về một phòng riêng. Phòng gia đình tôi 5 giường một, ga trải giường, gối trắng tinh, thơm mùi nước hoa đắt tiền. Cả đời chưa bao giờ bước chân vào hotel, giờ đây được vào khách sạn 5 sao tại Tokyo. Nhường vợ con tắm xong, đến lượt tôi. Tôi xả nước ấm đầy bồn, nằm duỗi dài, sung sướng.
Gần hai giờ chiều, xe coach đợi ngoài, đưa chúng tôi về phi trường.
Một chuyện buồn, cháu trai gần 2 tuổi, con một gia đình ở Móng Cái, không biết bữa ăn có món gì không hợp, cháu iả chảy. Người cha không để ý, dắt bé đi dọc hàng lang hotel. Thấy có mùi hôi, tôi quay tìm, phát hiện một đoạn thảm xanh dài hơn 20 mét có dấu chân cháu dính phân. Tôi đỏ mặt. Biết nói làm sao đây. Tôi nói nhỏ với cha cháu, bế cháu đưa vào nhà vệ sinh, đừng làm thảm bẩn thêm. Anh không làm, chắc sợ bẩn bộ com-lê, anh dắt con đi nhanh về hướng toilet. Lại thêm một đoạn thảm nữa dính phân. Tôi đi thẳng ra xe. Chịu, biết nói gì. Chắc hotel phải tốn hàng ngàn Yên giặt thảm, đóng cửa vài ngày tổng vệ sinh!
Đường bay từ Tokyo đến London qua Alaska, không như ngày nay, qua Trung cộng, Nga, Đông Âu vì chiến tranh lạnh đang nóng dần. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nga Xô thời ấy, Brezhnev, lông mày như 2 con sâu róm, hiếu chiến lắm.
Năm 1982, máy bay 747 của Nam Hàn lạc đường, tên lửa Xô-viết thiêu sống gần 500 hành khách và phi đoàn trên không phận Nga.
Cả thế giới lên án, y phớt lờ.
Mời đọc tiếp: Chương [8]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
BUỒN VUI ĐỜI THUYỀN NHÂN VIII
Buồn vui đời thuyền nhân – Chương 8: Wishaw, Scotland
Posted: 23/03/2013 in Hồi Ký, Lâm Hoàng Mạnh
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8]
Ăn mày là ai? Ăn mày là ta.
Chỉ vì Lê Duẩn hóa ra ăn mày.
(Ca dao mới)
Chiếc 747 từ từ hạ cánh xuống phi trường Alaska, chạy trên đường băng chậm dần rồi dừng hẳn. Để phi cơ tiếp nhiên liệu, chúng tôi có hai giờ “giải lao”, vệ sinh, xuống máy bay vào siêu thị phi trường Alsaka làm khách ngó. Rất nhiều quầy hàng bày toàn thứ đẹp mắt, đắt tiền, dí mũi qua từng khung kính không chán mắt. Ngay giữa sảnh đường, một chú gấu Bắc cực nhồi to tướng, cao hơn hai mét, sừng sững như chào quý khách.
Khi ở Khải Đức, ngày đi làm đêm đi học Anh ngữ hoặc làm thêm giờ, tôi ít có thời gian ngó các siêu thị. Còn tuổi thiếu thời thì ”phở hít”, “hàng ngó”, xi-nê cửa” là chuyện “thường ngày của trẻ con hàng phố”, theo cách nói bây giờ, nhưng làm gì có hàng siêu cao cấp, đẹp tuyệt như thế này để ngó.
Hồi nhỏ, bọn tôi rất mê phim, không tiền tìm cách chui rào cho đã cơn nghiền. Hải Phòng có bãi chiếu bóng Nhân Dân ở ngã 5 Lạc Viên, cứ tối Thứ Bẩy, hơn mươi đứa rủ nhau đi xem chạc. Từ Cầu Đất, đi bộ gần 4 cây số, không tiền mua vé -nếu có cũng không mua-, chia lượt, mỗi tuần một thằng, có lần hai, phải làm con mồi nhử. Mồi được cầm 5 xu.
Đợi lúc khách thật đông, con mồi cố tình chạy vào cho bọn xé vé, canh rào nhìn thấy. Chúng hò nhau đuổi theo. Chín thằng phía sau ù té chạy thục mạng theo nhiều hướng vào bãi, lẩn vào đám đông. Mồi bị tóm, mua vé vào đàng hoàng. Năm xu, mười thằng, rẻ quá trời!
Môt lần, trèo tường nhẩy dù vào sân Lạch Tray xem trận Cảng Hải Phòng găp Thanh Niên Bắc Kinh. Không ngờ đuôi áo mắc vào dây thép gai, 5 chiếc cúc đứt hết, may mà áo còn mới, chỉ toạc một miếng gấu. Về nhà bị mắng tơi bời khói lửa.
Nông thôn lại khác. Vợ tôi kể, còn nhỏ cũng mê xi-nê, cứ 2 hoặc 3 tháng đoàn chiếu bóng lưu động huyện đem máy nổ, máy chiếu về. Thích lắm, làm gì có tiền, mỗi lần đoàn về, con trai con gái xung phong khênh máy nổ, máy chiếu, phông bạt, phim, gác cổng… nhẩy dù chỉ có con trai, con gái xấu hổ sợ bị tóm.
Máy nặng, người bé khênh è cổ từ xã bên về xã nhà mấy cây số, thay nhau vẫn gần chết mà chỉ được xem 4 đêm miễn phí không thù lao gì. Hồi bé, vợ tôi chỉ ước làm cô thuyết minh, xem phim cả đời. Một lần gặp chị thuyết minh, hỏi, chị ta bảo, đi hết lượt mấy chục xã mới thay phim mới. Tính ra mỗi phim xem đi xem lại gần 200 lượt, thuộc lòng, chẳng cần bản dịch. Từ đó hết mơ thành cô thuyết minh.
Thoáng một lát đã đến giờ lên máy bay. Chiếc 747 bay tiếp hướng London. Xuống Heathrow khoảng 5 giờ sáng, 12-4-1980. Lấy hành lý xong chúng tôi đang ngơ ngác, một người Việt đến hỏi, có phải vừa từ Hong Kong sang không, muốn gặp trưởng đoàn. Anh tự giới thiệu là Thành đến nhận hồ sơ và đón người về trại London, giúp chuyển sang Terminal 2 để bay tiếp đi Edinburgh, Scotland.
Không gì vui hơn khi gặp đồng hương ở ngay tại phi trường London. Chúng tôi vui lắm, hỏi đủ thứ chuyện. Anh bảo, ai cũng phải vào trại một thời gian để kiểm tra sức khỏe, học Anh ngữ, chờ trại tìm nơi định cư, nhanh 2 đến 3 tháng, có khi nửa năm. Anh cởi mở, nhiệt tình chỉ dẫn, cái gì nên, không nên làm khi ở trại. Anh nói, hai người anh đón về đoàn tụ với chồng. Anh bảo, ở London có mấy trại, trại lớn số lượng lên đến vài trăm, đoàn tôi về trại mới mở ở Wishaw, rồi dặn, nên che thùng loa, dàn nhạc, radio cassette, hàng hoá… kẻo hải quan đánh thuế.
Hơn một giờ bay, chiếc Airbus lượn vòng trên bầu trời Edinburgh trước khi hạ cánh. Qua cửa sổ, kinh thành cổ kính ngàn năm tuổi, thật hoành tráng dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Những bãi xe hơi đậu kín, tưởng như có phái đoàn quốc tế đến thăm, ấu trĩ như “đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ” (thơ Việt Phương). Xe hơi đỗ đầy bãi là của người đi làm, của người dân, đâu phải chỉ có cán bộ cao cấp như ở Việt Nam mới có!
Lấy hành lý xong đang đứng túm tụm chưa biết phải làm gì, bỗng nhiên một đoàn nhà báo, truyền hình, nhiếp ảnh… đi nhanh về phía chúng tôi. Anh Hoàng đi đầu, tự giới thiệu, thông dịch viên của trại Coltness House, Wishaw đến đón chúng tôi. Thấy nhà báo, phóng viên quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn… chúng tôi thật bất ngờ, vừa vui sướng vừa xấu hổ. Anh Hoàng giới thiệu với đoàn báo chí tôi là trưởng đoàn, họ quay sang hỏi về chuyến đi, về mọi thứ. Tự nhiên bệnh ngọng và nghễng ngãng của tôi tái phát. Trời ạ, giọng địa phương xứ Scot sao khó bắt thế, nhất là với người mới thoát lớp vỡ ruột như tôi. Thấy tôi lúng túng không trả lời được, anh Hoàng đỡ lời và giúp chúng tôi ra xe coach về trại.
Xe chạy gần hai tiếng mới đến. Xe vừa dừng, chúng tôi xuống xe đã thấy một đoàn người chờ sẵn ngay sân. Trưởng phó trại, hơn mười anh chị người Việt nam ở trại kế bên, ân cần đón tiếp, hỏi han, giúp chúng tôi chuyển đồ. Cảm động quá, mắt ai cũng thấy cay sè.
Tự giới thiệu với trưởng và phó trại cùng anh Hoàng, tôi, trưởng đoàn tạm thời do cảnh sát Hong Kong chỉ định, giữ cặp hồ sơ của 12 gia đình, nay trao tận tay cho bà phụ trách trại.
Cặp hồ sơ chính là sơ yếu lý lịch của từng gia đình mà hải quan Hong Kong “phỏng vấn” chúng tôi ngày đầu tiên vào Kho Đen và ảnh chụp bổ sung trước khi chuyển sang trại A Cai Lau Cai 2. Hồ sơ thật đơn giản, ghi họ tên, năm sinh không ghi ngày tháng, ảnh chụp cá nhân. Có 2 bản, bản cho chủ hộ và bản gồm vợ và trẻ em dưới 18 tuổi. Đây cũng chính là “Giấy Chứng Nhận Cái Bang” của Liên Hiệp Quốc cấp cho chúng tôi và được chính phủ và nhân dân Vương quốc Anh chấp nhận nuôi dưỡng.
Từ hôm nay, chúng tôi chính thức là kẻ ăn mày chính phủ và nhân dân quốc đảo Sư Tử. Hai bàn tay trắng, một xu không dính túi, không giấy tờ tùy thân, không bằng cấp, không nghề nghiệp, ngôn ngữ tập quán bất đồng… tất cả là con số không to tướng. Chúng tôi chỉ trông chờ lòng hảo tâm, lòng từ thiện của chính phủ và nhân Vương quốc Anh giúp chúng tôi đứng dậy, tự khẳng định lại mình, sau những ngày sa cơ, thất thế bị xua đuổi, chạy trốn cộng sản.
Trại Coltness House giống như một lâu đài cổ kính, thế kỷ 18 hay 19, gồm 5 tầng kể cả tầng hầm, -basement-, với hàng chục buồng lớn nhỏ có toilet.
Đây là một bệnh viện từ thiện của Dr. Barnardo bỏ hoang từ bao giờ cũng không rõ, nay được sửa sang, dọn dẹp thành trại tỵ nạn. Lâu đài chắc đã được trùng tu, nâng cấp nhiều lần nên trông sáng sủa và hiện đại. Theo kinh nghiệm cá nhân, bệnh viện đủ sức chứa từ 30 đến 50 giường, điều trị nội nhi, đây có thể là Cô nhi viện. Dưới tầng hầm, còn sót lại rất nhiều bô (cho đại tiện), vịt (cho tiểu tiện), dụng cụ vệ sinh, cột truyền dịch (treo thuốc), nạng gỗ, chân giả, đồ chơi trẻ em… từng đống trong kho, đầy màng nhện.
Có lẽ chủ nhân tòa lâu đài là hoàng thân quốc thích (?), vì trại Coltness House dưới sự bảo trợ của The Save the Children Fund do Princess Ann, công chúa cả của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, làm chủ tịch. Dr. Barnardo cho Quỹ Cứu trợ Trẻ Em sử dụng làm trại tỵ nạn miễn phí. Thoáng nhìn khu lâu đài ai cũng thấy sự giàu có và đầy quyền lực bởi con đường quốc lộ từ thị xã Wishaw dẫn vào có tên Coltness Road, một quán rượu cách không xa, Coltness Pub.
Toàn bộ khu Coltness House rất lớn, ít cũng vài chục héc-ta. Xung quanh có bãi đậu xe, phía sau một khu đất rộng cỏ xanh mướt, một vài tượng đài, hòn non bộ nước chảy róc rách ngày đêm. Bên phải một khu vườn cỏ xanh mướt, hàng cây cổ thụ bao bọc khu vườn, tỏa bóng mát xuống con đường mòn dành cho người đi dạo.
Từ tay vịn cầu thang, hành lang, khung cửa gỗ… đều được trạm trổ hoa, chim, nét hoa văn, tinh xảo, ai đến trại cũng trầm trồ khen ngợi. Nhiều bức tranh sơn dầu theo trường phái cổ điển treo ở các tầng, tăng thêm sức sống của khu nhà.
Tầng 1 làm kho chứa quần áo cũ, giầy dép, đồ chơi, bàn ghế, tủ lạnh, máy giặt cũ… của các tổ chức từ thiện khuyên góp, các nhà hảo tâm cho, tặng. Một số buồng khóa kín. Phía sau tầng, hệ thống lò sưởi đun than cung cấp nước nóng và sưởi ấm vào mùa đông. Theo phó trại, Lyli, một tháng £3000 tiền than củi, số tiền này rất lớn so với thời giá 1980.
Tầng 2 gồm phòng khách khá rộng, kê nhiều bộ sô-pha cũ. Có lẽ là lớp học cũ vì trên tường còn chiếc bảng đen. Đây chính là nơi chúng tôi gặp gỡ, xem truyền hình, tán gẫu, ngoài ra còn có nhà bếp, nhà ăn và một số buồng ngủ, toilet.
Tầng 3 và tầng 4 có rất nhiều buồng to nhỏ.
Thu xếp xong, chúng tôi vào sảnh đường tầng 2, bàn ghế kê ngay ngắn, nước ngọt, bánh kẹo… bày sẵn. Trên tường có băng rôn với hàng chữ “Well come to Coltness House”. Chúng tôi yên vị, cô trưởng trại khoảng 24 tuổi, Mandy, phó trại Lyli -nhiều người gọi nhầm Lazy- nói chuyện, anh Hoàng thông dịch lại bằng tiếng Việt, giới thiệu về trại và well come chúng tôi, những người tỵ nạn từ Việt Nam vượt ngàn cây số đường biển đến Hong Kong.
Đoàn nhà báo, truyền hình, nhiếp ảnh tác nghiệp, họ hỏi từng gia đình, ai không biết tiếng Anh, anh Hoàng thông dịch giúp. Chúng tôi lúng túng, chẳng biết trả lời ra sao. Hàng chục vạn người vượt biển đâu chỉ có chúng tôi. Họ bảo, rất khâm phục chúng tôi dám vượt biển bằng chiếc thuyền đánh cá cũ mèm, thách thức cả thủy thần và hàm răng cá mập. Họ hỏi, có gặp cướp biển như thuyền phía Nam không.
Sau một tuần, cuộc triển lãm ảnh “Người tỵ nạn Việt Nam” ở trại Coltness House trưng bày tại nhà thông tin Wishaw. Nhiều người trong trại xem, bảo, chúng tôi gày gò, cổ ngỏng, má hóp… trông như lũ ma đến phát khiếp. Phát khiếp là phải. Một năm lang thang, nay trại tỵ nạn này, mai trại khác, làm nhiều, nghĩ lắm, tương lai mơ hồ, giữa đường hầm mới nhìn thấy ánh sáng le lói. Từ hy vọng đến hiện thực là cả một khoảng cách dài ngắn khôn lường, ai đoán được tương lai ra sao.
Bức ảnh chụp con tôi ngày 12-4-1980 của anh chàng cựu sinh viên cao đẳng nghệ thuật trẻ tuổi, Douglas, đã được giải thưởng ảnh chụp chân dung. Qua đôi mắt trong sáng, chan chứa niềm hy vọng, mảng sáng tối tương phản đầy nghệ thuật của cháu bé trong ảnh, tài năng nghệ sĩ nhiếp ảnh của anh đã được khẳng định.
Hai tuần đầu, chúng tôi bị cấm trại, nội bất xuất ngoại bất nhập, để tổng kiểm tra sức khoẻ. Một tổ bác sĩ địa phương đến khám, lấy mẫu máu, phân, nước tiểu đưa xét nghiệm. Chuyện lấy máu căng thẳng lắm.
Đối với người miền Bắc, ai cũng sợ mất máu, chỉ lấy vài giọt xét nghiệm cũng khó. Lần này, mỗi người, bác sĩ lấy 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 5 ml. Rất nhiều người phản đối, có người còn nghi ngờ bác sĩ lấy máu tỵ nạn đem bán!
Y học miền Bắc thời bấy giờ rất lạc hậu, hầu hết xét nghiệm sinh hóa không làm được bao nhiêu, nên lấy máu rất ít. Theo quy trình sinh hóa, tối thiểu 5 ml máu, quay li tâm, các tế bào (hồng, bạch cầu, tiểu cầu…) lắng xuống mới đủ một lượng huyết tương làm sinh hóa. Để kiểm tra nhiều chức năng khác nhau, người thầy thuốc phải lấy nhiều ống nghiệm. Bà con trong trại không hiểu, trưởng và phó trại nhờ tôi giải thích.
Giải nhưng họ không thích, biết làm sao.
Anh chàng người Móng Cái còn phát ngôn sai lệch, bảo bọn bác sĩ lấy máu tỵ nạn đem bán! Anh làm con tính cộng trừ nhân chia, bảo, mười hai gia đình, 62 nhân mạng, mỗi người 5 (ống nghiệm) x 5 ml = 25 ml, nhân lên 62 người = 1550 ml, hơn một lít rưỡi máu, bao nhiêu tiền, đâu bỡn! Nói thế nào cũng không tin, còn vặn, xét nghiệm gì mà lấy lắm máu thế.
Tôi chịu, nhường cho anh Hoàng thông dịch viên.
Thời xưa, bệnh viện miền Bắc ngân hàng máu thiếu trầm trọng, hầu như rất ít người tình nguyện, thường người nghèo đến bán máu. Theo định giá 100 ml máu, được lĩnh 15 VNĐ, cộng thêm tem phiếu: 1 kg tem thịt, 2 kg tem đậu phụ, 500 gr đường, 1 hộp sữa đặc. Như vậy ngoài tiền ra, bán hết tem phiếu cũng thêm được một khoản xấp xỉ ½ tiền lĩnh.
Cứ Thứ Hai và Thứ Năm, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội kiểm tra sức khỏe người cho máu.
Dịp Tết nguyên đán thường rất đông, sinh viên cuối khóa được bệnh viện cho phép khám. Một thiếu nữ khoảng 17, 18 tuổi khá xinh, hai má điểm một chút phấn hồng, môi thoa chút son, vào phòng tôi, thoang thoảng mùi thơm. Khám xong, trong lúc ký tên vào bản chứng nhận, tôi buông một câu vu vơ, “Sắp Tết phải không?” nhưng không ngửng đầu. “Có hại lắm không anh”, cô thì thầm. “Không sao”, tôi nói nhỏ.
Tan tầm, vừa ra khỏi cổng.
– Anh Mạnh ơi! Chờ em một lát.
Nghe thấy tiếng gọi, ngơ ngác nhìn quanh. Bên kia đường, cô gái buổi sáng đang giơ tay vẫy vẫy, dắt chiếc xe Phượng Hoàng nữ sang đường. Cô đã xem kỹ chữ ký và tên nên gọi đúng. Tôi đứng chờ. Cô nói nhỏ:
– Anh đợi em cùng về với.
Chết thật, chuyện gì đây?
Té ra lần đầu tiên theo chúng bạn đi cho máu, mua mỹ phẩm cho dịp Tết. Thấy tôi ỡm ờ buông câu đúng tim, cô muốn gặp tôi hỏi chuyện cho máu tốt hay xấu, bảo, buồn và hối hận lắm. Sao lại hối hận?
Tôi bảo, hiến máu là tốt, nhưng đừng vì…
Tôi bỏ lửng. Từ đấy, chiều thứ Bẩy nào cô cũng đến ký túc xá thăm tôi.
Có ông y tá già, gày hom hem cũng cho máu, ông bảo, xích xe (đạp) gião quá, khoa nhường suất, không bán máu lấy tiền đâu ra, lương tháng nào xoẳn tháng ấy.
Thời ấy, người ta cho máu, chính xác là bán, chỉ vì nghèo, ít người nghĩ đến vì nhân đạo.
Tại Wishaw, khi lệnh cấm trại xóa, sáng Chủ nhật, một nhóm 3 người Hoa đến thăm chúng tôi. Các anh tự giới thiệu, từ Hong Kong sang làm ăn đã lâu, nay nghe tin có đồng hương Hoa kiều Việt Nam, đến thăm hỏi, giúp đỡ. Các anh còn mang cả đàn ghi-ta vừa hát vừa đàn, giúp vui. Tất cả chúng tôi mừng lắm, hỏi thăm đủ chuyện, các anh hứa sẽ giúp đỡ học Anh ngữ, mua gạo, thực phẩm khô nếu cần, sau khi ra trại.
Đến tuần thứ 3, ba anh chàng này bắt đầu tuyên truyền về Chúa Cứu Thế, Đức mẹ Đồng Trinh, Ki-Tô giáo, dạy trẻ con hát bài hát nhà thờ. Tất cả chúng tôi ngỡ ngàng về chuyện “gió đổi chiều” của các chàng “hiệp sĩ” Hương Cảng.
Mười hai gia đình chúng tôi và gia đình anh chị Hoàng đều là người đi lương, thờ tổ tiên, ông bà, không ai đi đạo Ki-Tô hay Tin Lành, vì thế “hiệp sĩ” Hong Kong đến tuyên truyền làm đảo lộn cuộc sống yên bình trong trại. Tôi hỏi phó trại, bà bảo, đây là đất nước tự do, kể cả tôn giáo.
Trong 12 gia đình, chỉ có gia đình tôi, gia đình bác Lâm, người Sài Gòn không ngồi nghe giảng. Bác Lâm lớn tuổi đã trên 50, rất kín đáo, lấy cớ đau đầu. Các gia đình khác chịu khó ngồi hết buổi. Từ hôm ấy, mọi người bàn ra tính vào ghê gớm lắm. Từng nhóm thì thào, bàn tán, bỏ hay không bỏ thờ cúng ông bà cha mẹ.
Cuối cùng họ tìm ra một lối thoát cải lương. Mười gia đình đều cải đạo, nhưng cải có một nửa, nghĩa là chồng đi nhà thờ thì vợ không và ngược lại.
Trại tôi, có anh Thịnh, thượng uý, cựu đảng viên cộng sản, tâm sự, sang xứ người thôi đành “gió chiều nào theo chiều ấy”, nhà em đi, em là con trai duy nhất của các cụ, phải thờ tổ tiên chứ. Tôi bảo, bà Lyli nói, đây là đất nước tự do, kể cả tôn giáo, sao chú lại sợ bóng sợ vía mấy tay xảo-voọc (xào xáo). “Anh tính, mai kia cần đong gạo, mua đồ, xe không có, đi taxi chết tiền, nhờ họ có hơn không”. Chép miệng, chú Thịnh bảo, “đức tin ở lòng mình, đi nhà thờ, cầu kinh ê a có chết ai đâu, miễn là được việc.”
Được hơn hai tháng, anh Hoàng thông dịch, phàn nàn anh Khuân. thiếu trung thực, anh Khuân bảo, “tôi mới tắm (rửa tội), đâu có nói dối anh”.
Tức quá, anh Hoàng nói ngay, “cái nỉ mới đi tắm”, từ xưa “nỉ không tắm?”
Chuyện tôn giáo thật tế nhị và cũng gây không ít nỗi oan khiên bao gia đình Việt nam.
Năm 1951, ông Thịnh -chú rể tôi sau này-, từ quê ra Hà Nội học nghề làm giầy, gặp cô tôi. Hai người yêu nhau, ông bên Thiên Chúa Giáo. Thời bấy giờ chuyện hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khác xa thời nay, “con muốn đâu, cha mẹ chịu đấy.” Bà tôi và cả họ chỉ đồng ý nếu ông không đi nhà thờ. Gia đình ông không cho lấy vợ ngoại đạo, căng thẳng lắm. Hai ông bà quyết tâm, ông hứa không đi nhà thờ. Bà tôi cho của hồi môn, mở xưởng làm giầy ở 101 phố Quan Thánh. Bố mẹ ông tuyên bố từ. Bố ông là ông trùm nay có thằng con hư, mất chức, buồn, ốm chết. Hai ông bà về chịu tang, cả họ vác gậy đuổi đánh, đe giết. Sợ quá, bán xới về Hải Phòng 1953.
Năm 1965, chiến tranh leo thang, ông Định, em ruột chú rể tôi, viết thư cho anh trai nói mẹ già cũng đã nguôi giận, nhắc cho bọn trẻ về quê, vừa an toàn vừa như tạ lỗi. Chả ai dám đưa bọn trẻ về gặp bà nội chúng.
Tôi nhận. Tối Thứ Bẩy, tôi đưa 4 em con cô theo ông bà Định về Bình Lục.
Chưa kịp uống chén nước, một đám đông dân làng trong đó có rất nhiều các cô gái trẻ 17, 18 theo sau vào sân, một cụ bà nói to, “xem mặt mũi cháu nhà bà Nga ra sao mà cướp được ông Thịnh làng này.”
Tôi vội ra cửa lễ phép chào.
Cụ già nhìn tôi chằm chằm, “cũng cao ráo, sáng sủa, chả thế mà ông Thịnh bỏ cả đạo theo cô anh chàng này”! Các cô gái bưng miệng cười rúc rích. Bạo miệng, tôi nói, “thưa các cụ, cháu cũng như mọi người, phải không ạ. Thôi cháu xin, tụi trẻ vô tội mà.”
Tại Wishaw sau vài năm, 10 gia đình “châu về Hợp Phố”, chẳng ai đến nhà thờ cầu kinh, rửa tội. Mỗi khi nhắc lại chuyện cũ, anh thượng uý mặt đỏ, cười trừ. Ngây thơ quá!
Mời đọc tiếp: Chương [9]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8]
Ăn mày là ai? Ăn mày là ta.
Chỉ vì Lê Duẩn hóa ra ăn mày.
(Ca dao mới)
Chiếc 747 từ từ hạ cánh xuống phi trường Alaska, chạy trên đường băng chậm dần rồi dừng hẳn. Để phi cơ tiếp nhiên liệu, chúng tôi có hai giờ “giải lao”, vệ sinh, xuống máy bay vào siêu thị phi trường Alsaka làm khách ngó. Rất nhiều quầy hàng bày toàn thứ đẹp mắt, đắt tiền, dí mũi qua từng khung kính không chán mắt. Ngay giữa sảnh đường, một chú gấu Bắc cực nhồi to tướng, cao hơn hai mét, sừng sững như chào quý khách.
Khi ở Khải Đức, ngày đi làm đêm đi học Anh ngữ hoặc làm thêm giờ, tôi ít có thời gian ngó các siêu thị. Còn tuổi thiếu thời thì ”phở hít”, “hàng ngó”, xi-nê cửa” là chuyện “thường ngày của trẻ con hàng phố”, theo cách nói bây giờ, nhưng làm gì có hàng siêu cao cấp, đẹp tuyệt như thế này để ngó.
Hồi nhỏ, bọn tôi rất mê phim, không tiền tìm cách chui rào cho đã cơn nghiền. Hải Phòng có bãi chiếu bóng Nhân Dân ở ngã 5 Lạc Viên, cứ tối Thứ Bẩy, hơn mươi đứa rủ nhau đi xem chạc. Từ Cầu Đất, đi bộ gần 4 cây số, không tiền mua vé -nếu có cũng không mua-, chia lượt, mỗi tuần một thằng, có lần hai, phải làm con mồi nhử. Mồi được cầm 5 xu.
Đợi lúc khách thật đông, con mồi cố tình chạy vào cho bọn xé vé, canh rào nhìn thấy. Chúng hò nhau đuổi theo. Chín thằng phía sau ù té chạy thục mạng theo nhiều hướng vào bãi, lẩn vào đám đông. Mồi bị tóm, mua vé vào đàng hoàng. Năm xu, mười thằng, rẻ quá trời!
Môt lần, trèo tường nhẩy dù vào sân Lạch Tray xem trận Cảng Hải Phòng găp Thanh Niên Bắc Kinh. Không ngờ đuôi áo mắc vào dây thép gai, 5 chiếc cúc đứt hết, may mà áo còn mới, chỉ toạc một miếng gấu. Về nhà bị mắng tơi bời khói lửa.
Nông thôn lại khác. Vợ tôi kể, còn nhỏ cũng mê xi-nê, cứ 2 hoặc 3 tháng đoàn chiếu bóng lưu động huyện đem máy nổ, máy chiếu về. Thích lắm, làm gì có tiền, mỗi lần đoàn về, con trai con gái xung phong khênh máy nổ, máy chiếu, phông bạt, phim, gác cổng… nhẩy dù chỉ có con trai, con gái xấu hổ sợ bị tóm.
Máy nặng, người bé khênh è cổ từ xã bên về xã nhà mấy cây số, thay nhau vẫn gần chết mà chỉ được xem 4 đêm miễn phí không thù lao gì. Hồi bé, vợ tôi chỉ ước làm cô thuyết minh, xem phim cả đời. Một lần gặp chị thuyết minh, hỏi, chị ta bảo, đi hết lượt mấy chục xã mới thay phim mới. Tính ra mỗi phim xem đi xem lại gần 200 lượt, thuộc lòng, chẳng cần bản dịch. Từ đó hết mơ thành cô thuyết minh.
Thoáng một lát đã đến giờ lên máy bay. Chiếc 747 bay tiếp hướng London. Xuống Heathrow khoảng 5 giờ sáng, 12-4-1980. Lấy hành lý xong chúng tôi đang ngơ ngác, một người Việt đến hỏi, có phải vừa từ Hong Kong sang không, muốn gặp trưởng đoàn. Anh tự giới thiệu là Thành đến nhận hồ sơ và đón người về trại London, giúp chuyển sang Terminal 2 để bay tiếp đi Edinburgh, Scotland.
Không gì vui hơn khi gặp đồng hương ở ngay tại phi trường London. Chúng tôi vui lắm, hỏi đủ thứ chuyện. Anh bảo, ai cũng phải vào trại một thời gian để kiểm tra sức khỏe, học Anh ngữ, chờ trại tìm nơi định cư, nhanh 2 đến 3 tháng, có khi nửa năm. Anh cởi mở, nhiệt tình chỉ dẫn, cái gì nên, không nên làm khi ở trại. Anh nói, hai người anh đón về đoàn tụ với chồng. Anh bảo, ở London có mấy trại, trại lớn số lượng lên đến vài trăm, đoàn tôi về trại mới mở ở Wishaw, rồi dặn, nên che thùng loa, dàn nhạc, radio cassette, hàng hoá… kẻo hải quan đánh thuế.
Hơn một giờ bay, chiếc Airbus lượn vòng trên bầu trời Edinburgh trước khi hạ cánh. Qua cửa sổ, kinh thành cổ kính ngàn năm tuổi, thật hoành tráng dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Những bãi xe hơi đậu kín, tưởng như có phái đoàn quốc tế đến thăm, ấu trĩ như “đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ” (thơ Việt Phương). Xe hơi đỗ đầy bãi là của người đi làm, của người dân, đâu phải chỉ có cán bộ cao cấp như ở Việt Nam mới có!
Lấy hành lý xong đang đứng túm tụm chưa biết phải làm gì, bỗng nhiên một đoàn nhà báo, truyền hình, nhiếp ảnh… đi nhanh về phía chúng tôi. Anh Hoàng đi đầu, tự giới thiệu, thông dịch viên của trại Coltness House, Wishaw đến đón chúng tôi. Thấy nhà báo, phóng viên quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn… chúng tôi thật bất ngờ, vừa vui sướng vừa xấu hổ. Anh Hoàng giới thiệu với đoàn báo chí tôi là trưởng đoàn, họ quay sang hỏi về chuyến đi, về mọi thứ. Tự nhiên bệnh ngọng và nghễng ngãng của tôi tái phát. Trời ạ, giọng địa phương xứ Scot sao khó bắt thế, nhất là với người mới thoát lớp vỡ ruột như tôi. Thấy tôi lúng túng không trả lời được, anh Hoàng đỡ lời và giúp chúng tôi ra xe coach về trại.
Xe chạy gần hai tiếng mới đến. Xe vừa dừng, chúng tôi xuống xe đã thấy một đoàn người chờ sẵn ngay sân. Trưởng phó trại, hơn mười anh chị người Việt nam ở trại kế bên, ân cần đón tiếp, hỏi han, giúp chúng tôi chuyển đồ. Cảm động quá, mắt ai cũng thấy cay sè.
Tự giới thiệu với trưởng và phó trại cùng anh Hoàng, tôi, trưởng đoàn tạm thời do cảnh sát Hong Kong chỉ định, giữ cặp hồ sơ của 12 gia đình, nay trao tận tay cho bà phụ trách trại.
Cặp hồ sơ chính là sơ yếu lý lịch của từng gia đình mà hải quan Hong Kong “phỏng vấn” chúng tôi ngày đầu tiên vào Kho Đen và ảnh chụp bổ sung trước khi chuyển sang trại A Cai Lau Cai 2. Hồ sơ thật đơn giản, ghi họ tên, năm sinh không ghi ngày tháng, ảnh chụp cá nhân. Có 2 bản, bản cho chủ hộ và bản gồm vợ và trẻ em dưới 18 tuổi. Đây cũng chính là “Giấy Chứng Nhận Cái Bang” của Liên Hiệp Quốc cấp cho chúng tôi và được chính phủ và nhân dân Vương quốc Anh chấp nhận nuôi dưỡng.
Từ hôm nay, chúng tôi chính thức là kẻ ăn mày chính phủ và nhân dân quốc đảo Sư Tử. Hai bàn tay trắng, một xu không dính túi, không giấy tờ tùy thân, không bằng cấp, không nghề nghiệp, ngôn ngữ tập quán bất đồng… tất cả là con số không to tướng. Chúng tôi chỉ trông chờ lòng hảo tâm, lòng từ thiện của chính phủ và nhân Vương quốc Anh giúp chúng tôi đứng dậy, tự khẳng định lại mình, sau những ngày sa cơ, thất thế bị xua đuổi, chạy trốn cộng sản.
Trại Coltness House giống như một lâu đài cổ kính, thế kỷ 18 hay 19, gồm 5 tầng kể cả tầng hầm, -basement-, với hàng chục buồng lớn nhỏ có toilet.
Đây là một bệnh viện từ thiện của Dr. Barnardo bỏ hoang từ bao giờ cũng không rõ, nay được sửa sang, dọn dẹp thành trại tỵ nạn. Lâu đài chắc đã được trùng tu, nâng cấp nhiều lần nên trông sáng sủa và hiện đại. Theo kinh nghiệm cá nhân, bệnh viện đủ sức chứa từ 30 đến 50 giường, điều trị nội nhi, đây có thể là Cô nhi viện. Dưới tầng hầm, còn sót lại rất nhiều bô (cho đại tiện), vịt (cho tiểu tiện), dụng cụ vệ sinh, cột truyền dịch (treo thuốc), nạng gỗ, chân giả, đồ chơi trẻ em… từng đống trong kho, đầy màng nhện.
Có lẽ chủ nhân tòa lâu đài là hoàng thân quốc thích (?), vì trại Coltness House dưới sự bảo trợ của The Save the Children Fund do Princess Ann, công chúa cả của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, làm chủ tịch. Dr. Barnardo cho Quỹ Cứu trợ Trẻ Em sử dụng làm trại tỵ nạn miễn phí. Thoáng nhìn khu lâu đài ai cũng thấy sự giàu có và đầy quyền lực bởi con đường quốc lộ từ thị xã Wishaw dẫn vào có tên Coltness Road, một quán rượu cách không xa, Coltness Pub.
Toàn bộ khu Coltness House rất lớn, ít cũng vài chục héc-ta. Xung quanh có bãi đậu xe, phía sau một khu đất rộng cỏ xanh mướt, một vài tượng đài, hòn non bộ nước chảy róc rách ngày đêm. Bên phải một khu vườn cỏ xanh mướt, hàng cây cổ thụ bao bọc khu vườn, tỏa bóng mát xuống con đường mòn dành cho người đi dạo.
Từ tay vịn cầu thang, hành lang, khung cửa gỗ… đều được trạm trổ hoa, chim, nét hoa văn, tinh xảo, ai đến trại cũng trầm trồ khen ngợi. Nhiều bức tranh sơn dầu theo trường phái cổ điển treo ở các tầng, tăng thêm sức sống của khu nhà.
Tầng 1 làm kho chứa quần áo cũ, giầy dép, đồ chơi, bàn ghế, tủ lạnh, máy giặt cũ… của các tổ chức từ thiện khuyên góp, các nhà hảo tâm cho, tặng. Một số buồng khóa kín. Phía sau tầng, hệ thống lò sưởi đun than cung cấp nước nóng và sưởi ấm vào mùa đông. Theo phó trại, Lyli, một tháng £3000 tiền than củi, số tiền này rất lớn so với thời giá 1980.
Tầng 2 gồm phòng khách khá rộng, kê nhiều bộ sô-pha cũ. Có lẽ là lớp học cũ vì trên tường còn chiếc bảng đen. Đây chính là nơi chúng tôi gặp gỡ, xem truyền hình, tán gẫu, ngoài ra còn có nhà bếp, nhà ăn và một số buồng ngủ, toilet.
Tầng 3 và tầng 4 có rất nhiều buồng to nhỏ.
Thu xếp xong, chúng tôi vào sảnh đường tầng 2, bàn ghế kê ngay ngắn, nước ngọt, bánh kẹo… bày sẵn. Trên tường có băng rôn với hàng chữ “Well come to Coltness House”. Chúng tôi yên vị, cô trưởng trại khoảng 24 tuổi, Mandy, phó trại Lyli -nhiều người gọi nhầm Lazy- nói chuyện, anh Hoàng thông dịch lại bằng tiếng Việt, giới thiệu về trại và well come chúng tôi, những người tỵ nạn từ Việt Nam vượt ngàn cây số đường biển đến Hong Kong.
Đoàn nhà báo, truyền hình, nhiếp ảnh tác nghiệp, họ hỏi từng gia đình, ai không biết tiếng Anh, anh Hoàng thông dịch giúp. Chúng tôi lúng túng, chẳng biết trả lời ra sao. Hàng chục vạn người vượt biển đâu chỉ có chúng tôi. Họ bảo, rất khâm phục chúng tôi dám vượt biển bằng chiếc thuyền đánh cá cũ mèm, thách thức cả thủy thần và hàm răng cá mập. Họ hỏi, có gặp cướp biển như thuyền phía Nam không.
Sau một tuần, cuộc triển lãm ảnh “Người tỵ nạn Việt Nam” ở trại Coltness House trưng bày tại nhà thông tin Wishaw. Nhiều người trong trại xem, bảo, chúng tôi gày gò, cổ ngỏng, má hóp… trông như lũ ma đến phát khiếp. Phát khiếp là phải. Một năm lang thang, nay trại tỵ nạn này, mai trại khác, làm nhiều, nghĩ lắm, tương lai mơ hồ, giữa đường hầm mới nhìn thấy ánh sáng le lói. Từ hy vọng đến hiện thực là cả một khoảng cách dài ngắn khôn lường, ai đoán được tương lai ra sao.
Bức ảnh chụp con tôi ngày 12-4-1980 của anh chàng cựu sinh viên cao đẳng nghệ thuật trẻ tuổi, Douglas, đã được giải thưởng ảnh chụp chân dung. Qua đôi mắt trong sáng, chan chứa niềm hy vọng, mảng sáng tối tương phản đầy nghệ thuật của cháu bé trong ảnh, tài năng nghệ sĩ nhiếp ảnh của anh đã được khẳng định.
Hai tuần đầu, chúng tôi bị cấm trại, nội bất xuất ngoại bất nhập, để tổng kiểm tra sức khoẻ. Một tổ bác sĩ địa phương đến khám, lấy mẫu máu, phân, nước tiểu đưa xét nghiệm. Chuyện lấy máu căng thẳng lắm.
Đối với người miền Bắc, ai cũng sợ mất máu, chỉ lấy vài giọt xét nghiệm cũng khó. Lần này, mỗi người, bác sĩ lấy 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 5 ml. Rất nhiều người phản đối, có người còn nghi ngờ bác sĩ lấy máu tỵ nạn đem bán!
Y học miền Bắc thời bấy giờ rất lạc hậu, hầu hết xét nghiệm sinh hóa không làm được bao nhiêu, nên lấy máu rất ít. Theo quy trình sinh hóa, tối thiểu 5 ml máu, quay li tâm, các tế bào (hồng, bạch cầu, tiểu cầu…) lắng xuống mới đủ một lượng huyết tương làm sinh hóa. Để kiểm tra nhiều chức năng khác nhau, người thầy thuốc phải lấy nhiều ống nghiệm. Bà con trong trại không hiểu, trưởng và phó trại nhờ tôi giải thích.
Giải nhưng họ không thích, biết làm sao.
Anh chàng người Móng Cái còn phát ngôn sai lệch, bảo bọn bác sĩ lấy máu tỵ nạn đem bán! Anh làm con tính cộng trừ nhân chia, bảo, mười hai gia đình, 62 nhân mạng, mỗi người 5 (ống nghiệm) x 5 ml = 25 ml, nhân lên 62 người = 1550 ml, hơn một lít rưỡi máu, bao nhiêu tiền, đâu bỡn! Nói thế nào cũng không tin, còn vặn, xét nghiệm gì mà lấy lắm máu thế.
Tôi chịu, nhường cho anh Hoàng thông dịch viên.
Thời xưa, bệnh viện miền Bắc ngân hàng máu thiếu trầm trọng, hầu như rất ít người tình nguyện, thường người nghèo đến bán máu. Theo định giá 100 ml máu, được lĩnh 15 VNĐ, cộng thêm tem phiếu: 1 kg tem thịt, 2 kg tem đậu phụ, 500 gr đường, 1 hộp sữa đặc. Như vậy ngoài tiền ra, bán hết tem phiếu cũng thêm được một khoản xấp xỉ ½ tiền lĩnh.
Cứ Thứ Hai và Thứ Năm, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội kiểm tra sức khỏe người cho máu.
Dịp Tết nguyên đán thường rất đông, sinh viên cuối khóa được bệnh viện cho phép khám. Một thiếu nữ khoảng 17, 18 tuổi khá xinh, hai má điểm một chút phấn hồng, môi thoa chút son, vào phòng tôi, thoang thoảng mùi thơm. Khám xong, trong lúc ký tên vào bản chứng nhận, tôi buông một câu vu vơ, “Sắp Tết phải không?” nhưng không ngửng đầu. “Có hại lắm không anh”, cô thì thầm. “Không sao”, tôi nói nhỏ.
Tan tầm, vừa ra khỏi cổng.
– Anh Mạnh ơi! Chờ em một lát.
Nghe thấy tiếng gọi, ngơ ngác nhìn quanh. Bên kia đường, cô gái buổi sáng đang giơ tay vẫy vẫy, dắt chiếc xe Phượng Hoàng nữ sang đường. Cô đã xem kỹ chữ ký và tên nên gọi đúng. Tôi đứng chờ. Cô nói nhỏ:
– Anh đợi em cùng về với.
Chết thật, chuyện gì đây?
Té ra lần đầu tiên theo chúng bạn đi cho máu, mua mỹ phẩm cho dịp Tết. Thấy tôi ỡm ờ buông câu đúng tim, cô muốn gặp tôi hỏi chuyện cho máu tốt hay xấu, bảo, buồn và hối hận lắm. Sao lại hối hận?
Tôi bảo, hiến máu là tốt, nhưng đừng vì…
Tôi bỏ lửng. Từ đấy, chiều thứ Bẩy nào cô cũng đến ký túc xá thăm tôi.
Có ông y tá già, gày hom hem cũng cho máu, ông bảo, xích xe (đạp) gião quá, khoa nhường suất, không bán máu lấy tiền đâu ra, lương tháng nào xoẳn tháng ấy.
Thời ấy, người ta cho máu, chính xác là bán, chỉ vì nghèo, ít người nghĩ đến vì nhân đạo.
Tại Wishaw, khi lệnh cấm trại xóa, sáng Chủ nhật, một nhóm 3 người Hoa đến thăm chúng tôi. Các anh tự giới thiệu, từ Hong Kong sang làm ăn đã lâu, nay nghe tin có đồng hương Hoa kiều Việt Nam, đến thăm hỏi, giúp đỡ. Các anh còn mang cả đàn ghi-ta vừa hát vừa đàn, giúp vui. Tất cả chúng tôi mừng lắm, hỏi thăm đủ chuyện, các anh hứa sẽ giúp đỡ học Anh ngữ, mua gạo, thực phẩm khô nếu cần, sau khi ra trại.
Đến tuần thứ 3, ba anh chàng này bắt đầu tuyên truyền về Chúa Cứu Thế, Đức mẹ Đồng Trinh, Ki-Tô giáo, dạy trẻ con hát bài hát nhà thờ. Tất cả chúng tôi ngỡ ngàng về chuyện “gió đổi chiều” của các chàng “hiệp sĩ” Hương Cảng.
Mười hai gia đình chúng tôi và gia đình anh chị Hoàng đều là người đi lương, thờ tổ tiên, ông bà, không ai đi đạo Ki-Tô hay Tin Lành, vì thế “hiệp sĩ” Hong Kong đến tuyên truyền làm đảo lộn cuộc sống yên bình trong trại. Tôi hỏi phó trại, bà bảo, đây là đất nước tự do, kể cả tôn giáo.
Trong 12 gia đình, chỉ có gia đình tôi, gia đình bác Lâm, người Sài Gòn không ngồi nghe giảng. Bác Lâm lớn tuổi đã trên 50, rất kín đáo, lấy cớ đau đầu. Các gia đình khác chịu khó ngồi hết buổi. Từ hôm ấy, mọi người bàn ra tính vào ghê gớm lắm. Từng nhóm thì thào, bàn tán, bỏ hay không bỏ thờ cúng ông bà cha mẹ.
Cuối cùng họ tìm ra một lối thoát cải lương. Mười gia đình đều cải đạo, nhưng cải có một nửa, nghĩa là chồng đi nhà thờ thì vợ không và ngược lại.
Trại tôi, có anh Thịnh, thượng uý, cựu đảng viên cộng sản, tâm sự, sang xứ người thôi đành “gió chiều nào theo chiều ấy”, nhà em đi, em là con trai duy nhất của các cụ, phải thờ tổ tiên chứ. Tôi bảo, bà Lyli nói, đây là đất nước tự do, kể cả tôn giáo, sao chú lại sợ bóng sợ vía mấy tay xảo-voọc (xào xáo). “Anh tính, mai kia cần đong gạo, mua đồ, xe không có, đi taxi chết tiền, nhờ họ có hơn không”. Chép miệng, chú Thịnh bảo, “đức tin ở lòng mình, đi nhà thờ, cầu kinh ê a có chết ai đâu, miễn là được việc.”
Được hơn hai tháng, anh Hoàng thông dịch, phàn nàn anh Khuân. thiếu trung thực, anh Khuân bảo, “tôi mới tắm (rửa tội), đâu có nói dối anh”.
Tức quá, anh Hoàng nói ngay, “cái nỉ mới đi tắm”, từ xưa “nỉ không tắm?”
Chuyện tôn giáo thật tế nhị và cũng gây không ít nỗi oan khiên bao gia đình Việt nam.
Năm 1951, ông Thịnh -chú rể tôi sau này-, từ quê ra Hà Nội học nghề làm giầy, gặp cô tôi. Hai người yêu nhau, ông bên Thiên Chúa Giáo. Thời bấy giờ chuyện hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khác xa thời nay, “con muốn đâu, cha mẹ chịu đấy.” Bà tôi và cả họ chỉ đồng ý nếu ông không đi nhà thờ. Gia đình ông không cho lấy vợ ngoại đạo, căng thẳng lắm. Hai ông bà quyết tâm, ông hứa không đi nhà thờ. Bà tôi cho của hồi môn, mở xưởng làm giầy ở 101 phố Quan Thánh. Bố mẹ ông tuyên bố từ. Bố ông là ông trùm nay có thằng con hư, mất chức, buồn, ốm chết. Hai ông bà về chịu tang, cả họ vác gậy đuổi đánh, đe giết. Sợ quá, bán xới về Hải Phòng 1953.
Năm 1965, chiến tranh leo thang, ông Định, em ruột chú rể tôi, viết thư cho anh trai nói mẹ già cũng đã nguôi giận, nhắc cho bọn trẻ về quê, vừa an toàn vừa như tạ lỗi. Chả ai dám đưa bọn trẻ về gặp bà nội chúng.
Tôi nhận. Tối Thứ Bẩy, tôi đưa 4 em con cô theo ông bà Định về Bình Lục.
Chưa kịp uống chén nước, một đám đông dân làng trong đó có rất nhiều các cô gái trẻ 17, 18 theo sau vào sân, một cụ bà nói to, “xem mặt mũi cháu nhà bà Nga ra sao mà cướp được ông Thịnh làng này.”
Tôi vội ra cửa lễ phép chào.
Cụ già nhìn tôi chằm chằm, “cũng cao ráo, sáng sủa, chả thế mà ông Thịnh bỏ cả đạo theo cô anh chàng này”! Các cô gái bưng miệng cười rúc rích. Bạo miệng, tôi nói, “thưa các cụ, cháu cũng như mọi người, phải không ạ. Thôi cháu xin, tụi trẻ vô tội mà.”
Tại Wishaw sau vài năm, 10 gia đình “châu về Hợp Phố”, chẳng ai đến nhà thờ cầu kinh, rửa tội. Mỗi khi nhắc lại chuyện cũ, anh thượng uý mặt đỏ, cười trừ. Ngây thơ quá!
Mời đọc tiếp: Chương [9]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
BUỒN VUI ĐỜI THUYỀN NHÂN IX
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9]
Cuối tuần rất nhiều tình nguyện viên đến trại thăm hỏi, kèm cặp Anh ngữ. Những ngày đầu chúng tôi vui như hội, mỗi gia đình có 2 tình nguyện viên. Gia đình tôi có bà Margret và bà Helen đến dạy Anh ngữ. Bà Margret là dân địa phương, trên dưới 60, có lẽ lần đầu tiên tiếp xúc người Việt, bà viết chữ cái từ A đến Z bằng bút chì vào cuốn vở mang theo, bảo vợ chồng tôi tập tô.
Nhìn hàng chữ, gà bới gọi bằng cụ, tôi mỉm cười và viết nắn nót một câu “I’ve been learning English about few months”. Chữ tôi quá đẹp, cứng cát như một thày giáo thực thụ. Đôi mắt bà mở to kinh ngạc, tưởng chữ Việt Nam ngoằn ngoèo như con giun (Ả-rập, Ấn Độ) hay ngang bằng, sổ dọc như chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Hàn, ai ngờ học trò chữ hơn đẹp hơn thày.
Bà hỏi tôi về chữ Việt, tôi kể sơ qua nguồn gốc, từ đó bà giúp gia đình tôi hội thoại. Khốn nỗi, giọng bà đặc sệt xứ Scotland, khó nghe, khó phát âm, không hấp dẫn. Hơn nữa, cả tuần đi học, ngày nghỉ muốn đưa tụi trẻ đi chơi, trốn vài lần, bà thôi không đến.
Trong số tình nguyện viên có anh chàng Tim Dawdage, khoảng 20, người London, sinh viên trường Đại học Edinburgh, vui vẻ cởi mở. Thanh niên quý mến anh lắm, trưa chúng tôi mời dùng bữa, anh vui vẻ nhận lời. Một lần, anh ngồi bàn có món đậu phụ nhự, món này tôi cũng chịu, không nuốt nổi. Đậu phụ nhự, một món ăn truyền thống của người Hoa nghèo, hình vuông, to hơn đầu ngón tay cái, mặn kinh khủng, cay cay và thum thủm. Khi ăn, chỉ nhấm miếng hơn đầu con ruồi, và một miếng cơm thật to, mới đỡ mặn. Có nghĩa, một miếng đậu phụ nhự xong một bữa cơm. Thấy mọi người nhấm nháp có vẻ ngon lắm. Anh ra hiệu muốn thử, cậu Đức gật, giơ ngón cái làm hiệu Number One. Tim cho cả miếng vào mồm nhai, nhè ra sợ mất lịch sự, đành nuốt, nước mắt nước mũi trào ra. Ây thế Đức tai quái, hỏi, “Good isn’t it?” Tim gật, hai hàng lệ lã chã trên má. Tôi nói nhỏ, “ác thế”, lấy cốc nước lọc đưa cho Tim.
Nhiều món ăn truyền thống của người Hoa như đậu phụ nhự, tàu-xì và cá mặn tẩm thuốc, tôi không bao giờ đụng đũa. Món cá mặn tẩm thuốc rất đắt, người Hoa thích lắm. Bữa cơm thường xắt một khúc bằng 2 ngón tay, hấp cơm. Không có, coi như bữa mất ngon. Các siêu thị Tầu đều bán, nhìn ngoài như cá khô bình thường, chỉ khác đầu cá có quấn lá hay ni-lông chứa thuốc Bắc. Gắp miếng cá, cắn một tí, mùi thum thủm khó chịu tiết ra, mặn chát, thịt mủn như thể cá ươn thối lâu ngày mới đem phơi. Cả họ nhà tôi giơ tay hàng món “quốc hồn quốc túy” Trung Hoa này.
Nhiều món “quốc hồn quốc túy” Việt Nam, thịt chó mắm tôm, các loại tiết canh (lợn, chó, vịt, ba ba…), thịt rắn, gỏi cá, kể cả nem chua… tôi cũng xin kiếu, đầu hàng vô điều kiện.
Gần Tết Nguyên đán 1967, một đoàn y tế Việt Nam từ chiến trường Lào về nước, trước khi về, mổ lợn liên hoan. Con thứ nhất, thịt vàng như nghệ. Chôn. Con thứ hai, thịt bình thường -kiểm tra bằng mắt- OK. Các món xào xáo, nuớng… đều chín, riêng món tiết canh không thể luộc hay xào. Về nước, ba tháng sau, cả 7 người đều mắc bệnh. Ba người đau đầu, mờ mắt, chết. Mổ xác: giun xoắn và ấu trùng đầy hai bán cầu não. Số còn lại, dưới da sần từng cục, khều, giun xoắn bật ra. Giai đoạn ấy Việt Nam chưa có thuốc đặc trị, chờ chết. Bộ trưởng y tế, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có văn bản chính thức cảnh cáo toàn quốc đoàn cán bộ y tế công tác Lào, ăn sống nuốt tươi –tiết canh-, tạo gương xấu cho dân. Chết còn bị cảnh cáo, chỉ vì ăn. Đau xót quá chừng!
Làm trong bệnh viện nhiều năm tôi đã chứng kiến rất nhiều người chết vì ngộ độc thức ăn.
Hè năm 1962, một ông đạp xích lô mua 1 hào 5 con cà-rá -một loại con ghẹ có lông ở càng- đã luộc sẵn bán rong trên đường. Nhà ông 4 người, ông thương thằng con út nên phần cà-rá của ông nhường cả cho con. Cả nhà ông mắc bệnh tiêu chảy rất nặng-miệng nôn trôn tháo- đưa vào Bệnh viện Bạch Mai thì đã quá muộn. Ôm xác vợ và 2 con ông nghẹn lời trong tiếng nức “Một hào cà-rá mà cả nhà chết thảm thế này. Trời ơi là trời!”
Năm 1967, bệnh viện tôi phải cấp cứu 17 người ở Nông trường Cao Phong ngộ độc vì ăn hạt vải rừng nướng. Quả vải rừng trông rất giống quả chôm chôm trong Nam, ăn quả không sao, có vị chua chua, nhưng ăn hạt rất độc. Rất may không ai bị thiệt mạng.
Hàng năm bệnh viện chúng tôi cấp cứu do ngộ độc thức ăn như nuốt mật lợn, mật cá trắm, ăn tiết canh, gỏi cá, lá ngón…
Tôi đã ăn thịt chó bao giờ chưa? Có, bất đắc dĩ.
Lần thứ nhất, năm 1966, hơn một tháng nhà bếp chỉ có canh đu đủ xanh nấu muối với bột ngọt, tép khô, tất cả chúng tôi đều thèm thịt. Nhà bếp thương anh em, mua chó. Cơ quan vài người từ trước không ăn món này, trong đó có tôi và bác sĩ Mô. Chúng tôi thì thầm, “lâu rồi thiếu đạm, ăn thử, khoái khẩu ăn nhiều, còn không nếm qua loa.” Trước bữa ăn, y tá Nam quảng cáo món mộc tồn, “thịt gà dính kẽ răng, sau 1 ngày xỉa tăm đã hôi mù; thịt chó 7 ngày xỉa ra, vẫn thơm phức!”
Bữa liên hoan thịt chó hôm ấy lại sảy ra chuyện mà tôi nhớ đời. Đang ăn, đột nhiên kẻng báo động có máy bay Mỹ vang lên. Đèn măng-sông –Manchon- tắt phụt nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ăn. Đột nhiên bác sĩ An kêu to: “Thịt nấu thế nào mà toàn xương và nhạt thế?” Y tá Hiên nhìn xuống mâm rồi cười: “Thôi chết rồi, anh gắp phải đĩa đựng xương còn gì nữa.” Hóa ra, chẳng có đèn đóm, ăn mò trong bóng tối, bác sĩ trưởng khoa chúng tôi toàn “gặm lại” trong bát đựng xương.
Lần thứ hai, năm 2004, sau 25 năm về Việt Nam thăm thân nhân bên ngoại và bạn bè cũ. Một cậu bác sĩ vốn là nhân viên cũ đến tận khách sạn mời bằng được dự bữa cơm mừng tái ngộ. Nể quá, nhận lời. Sau chầu bia, Thắng trịnh trọng tuyên bố, ở nước ngoài một phần tư thế kỷ, chắc anh chị thèm món đặc sản quốc hồn quốc túy, đêm nay chúng em xin đãi anh chị. Chưa hiểu món gì, Thắng đưa chúng tôi sang phòng ăn. Một mâm “mộc tồn” đủ 7 món, tiết canh, nhựa mận, chả nướng, lòng, thịt luộc, xiên nướng, ninh, bát bún tươi đầy ắp, đĩa giềng tươi thái mỏng và hai bát mắm tôm chanh ớt, hai chai rượu nút lá chuối khô. Phải nói đây là bữa nhậu hết ý, đầy thiện tình của bạn bè. Thấy tôi chững lại, mặt bắt đầu xám dần, vợ Thắng biết ý, hỏi, nhà tôi bảo, “Anh ấy ít ăn.” Thắng ra lệnh, “Thôi dẹp, chúng em làm món khác.” Tôi gạt phắt: “Anh chị ít ăn, nhưng hôm nay sẽ nhiệt tình, khỏi phụ tấm lòng cô chú.” Tôi cố gắng nhấm nháp, uống rượu nhiều, đẹp lòng bạn hiền.
Tại Wishaw, hàng chục các cô gái mới lớn, 15, 16 quanh vùng đến trại làm quen, thanh niên trong trại được dịp vừa học hội thoại vừa tán tỉnh. Đùa cợt nhảm nhí mà cuối năm, mấy đôi lấy nhau bất đắc dĩ, ăn cơm trước kẻng. Các cô cậu không nghề nghiệp, lĩnh trợ cấp dài dài, báo hại nhà nước hàng chục năm.
Sau hơn ba tháng, trại bắt đầu tìm nhà để các gia đình ra định cư. Tin này tung ra, các gia đình bắt đầu nịnh vợ chồng anh Hoàng ra mặt. Vợ anh Hoàng, chị Liên, càng được dịp, kín kín hở hở chuyện quyền lực của chồng, ảnh hưởng tốt xấu nơi định cư và trại chia đồ của bố thí. Làm phiên dịch ở trại tôi kể ra cũng nhàn. Ngày hai buổi lên lớp, cuộc sống phẳng lặng, chẳng ai thắc mắc, gây gổ… Thỉnh thoảng có công văn, chỉ thị cấp trên, trưởng phó trại nói chuyện mới cần thông dịch. Phân công nấu ăn, dọn vệ sinh công cộng, với danh nghĩa trưởng đoàn, tôi đã lên lịch từ những ngày đầu tiên nhập trại, mọi người chấp hành nghiêm chỉnh.
Thế mà chẳng biết sao, hơn tháng sau, chị Liên vợ anh Hoàng được nhận làm phiên dịch với lý do, biết tiếng Quảng, tiếng Việt.
Thấy thái độ khúm núm, gọi dạ bảo vâng của nhiều người, tôi ngán ngẩm quá. Tuy thông cảm phần nào, nhưng không chấp nhận chuyện nịnh nọt đến thô bỉ, trưởng phó trại đều nhận thấy. Có cô, mỗi lần đi giặt, hỏi, “Chị Liên có đồ giặt không, em giặt cho một thể.” Tuy không phải giặt tay, có máy giặt, Liên đâu có đui què mẻ sứt mà phải giúp. Bữa ăn, nhiều gia đình đến phiên, nấu riêng món vợ chồng Hoàng khoái khẩu. Vợ chồng Hoàng có cháu trai 6 tháng, kháu khỉnh, các cô các bác thay nhau ẵm, quấy bột, cho ăn hàng ngày.
“Người ta lớn chỉ vì ngươi quỳ xuống”(1), một hiền triết nói không sai.
Một lần, trong lúc vui vẻ, tôi nói xa xôi, khuyên đừng tự hạ thấp mình, cùng tỵ nạn, có phải đầy tớ đâu mà cơm bưng nước rót, quét nhà ẵm em. Đến tai vợ chồng Hoàng. Họ không hài lòng ra mặt. Tôi khinh, không chấp, y không phải đối thủ của tôi. Võ mồm, tôi từng là bí thư đoàn thanh niên cộng sản nhiều năm. Võ biền, là trưởng tộc, các cụ truyền vài miếng độc phòng thân. Từ nhỏ đến nay, chưa hề đánh lộn, nhưng chưa biết sợ ai. Tôi từng bị bí thư, phó bí đảng ủy cơ quan trù úm đâu có ngán, huống chi anh chàng thông dịch tạm tuyển quèn, không quyền hành, vài tháng nữa mỗi người một phương. Vui, hữu hảo. Không vui, vĩnh biệt.
Nhớ ngày đầu tiên lên tỉnh Hòa Bình nhận công tác, nộp hồ sơ xong, tôi đưa giấy giới thiệu sinh hoạt lớp đối tượng Đảng. Ông Giang Bình trưởng phòng tổ chức, bảo, “Bác Tứ bệnh viện phó, (nhấn mạnh), nhưng chỉ là đảng viên thường, mình tuy chỉ là trưởng phòng tổ chức hành chính, nhưng là phó bí thư đảng uỷ. Bác sĩ Huỳnh là bí thư, kiêm bệnh viện trưởng. Đồng chí là cán bộ đoàn thanh niên, cánh tay đắc lực của Đảng, đang lớp đối tượng, nay mai sẽ đứng trong hàng ngũ quang vinh.”
Tôi ngồi im lắng nghe, chưa hiểu ý phó bí thư đảng bộ muốn gì. Ngừng một lát, lão rút trong ngăn kéo cuốn sổ tay cỡ 9 x 12, bảo, “Bệnh viện ta tình hình rất phức tạp, nhất là tầng lớp y bác sĩ.” Lão đưa cuốn sổ tay cho tôi, tiếp, “Nếu thấy y bác sĩ nào bàn tán, nói xấu, ghi lại rồi báo cáo tôi. Đồng chí làm được chứ?”
Tôi không tin vào tai mình câu nói khốn nạn đó.
Là một đoàn viên thanh niên (sau năm 1969, đổi tên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) từ lâu tôi coi cán bộ đảng viên là những con người hoàn thiện, đáng ngưỡng mộ, không ngờ thần tượng ấy đã bị đốn ngã từ ngày tôi bước vào đời công chức. Lão già phó bí thư đảng ủy này khốn nạn quá, cứ tưởng đưa mồi nhử vào Đảng ai cũng quỳ gối chắc. Tôi đỏ mặt, vừa uất vừa tức, chân ướt chân ráo, lão đã định biến tôi thành chó săn vô liêm sỉ. Tôi từ chối thẳng thừng.
Từ đó bị trù úm, tôi cóc sợ, cóc cần vào Đảng.
Từ 1965 đến 1970, Ty Y tế tỉnh tôi chỉ có 2 bác sĩ đảng viên.
Người thứ nhất: Phó ty Hà Hữu Tiến, biệt danh: “Ông Ba Phải.” Bởi vì bất cứ chuyện gì phản ảnh, ông không bao giờ tự quyết. Lấy ý kiến, tập thể lãnh đạo, bảo A, ông giơ tay A, bảo B, ông lại giơ tay B, ông thật hiền, chẳng giúp ai, chẳng hại ai, vô tích sự. Có cậu y tá phong trào hỏi mách qué, ông không giận. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ tháng12-1946, ông đang học tú tài, theo kháng chiến. Năm 1951 ông học lớp y sĩ khóa 2 của nước VNDCCH, hòa bình lập lại, ông làm trưởng ty, chưa vào Đảng vì bố ông, địa chủ. Năm 1959, ông đi học bác sĩ chuyên tu, ra trường về làm phó ty. Ai cũng cười, y sĩ trưởng ty, bác sĩ làm phó ty.
Trung thu 1961, hồi ấy ông chưa vợ ngồi hóng mát với anh em trong khu tập thể, cậu Hà nửa nạc nửa mỡ, ỡm ờ bảo:
– Nếu phó ty không giận, cho em hỏi một câu.
Bản tính hiền lành, ông cười:
– Cứ hỏi, vài câu cũng được, chứ gì một câu.
Cậu y tá Hà gãi đầu, gãi tai:
– Thôi, nhỡ anh để bụng, chết em.
Mấy anh ngồi quanh:
– Có cái gì nói toạc ra, cứ ấp a ấp úng, sốt cả ruột.
– Nhưng có thật thủ trưởng không trù đấy chứ.
– Cái thằng, tớ đã bảo không là không cơ mà.
– Dạ, em nói khí không phải, anh… học dốt lắm.
Tất cả đám giật mình, cái thằng, hỗn!
Vẫn gãi đầu gãi tai, cậu Hà thủng thẳng:
– Thật, em nói anh đừng giận, người ta đi học mỗi năm một lớp, anh học 3 năm vẫn ở lớp cảm tình, vừa rồi anh còn bị rớt luôn. Không lên lớp mà còn tụt, chả học dốt là gì.
Phó ty Tiến mặt đỏ dần, nhưng cười không nói gì.
Chuyện này rùm beng, đến tai tỉnh uỷ, nhờ thế, năm sau ông được kết nạp Đảng, giữ chức phó ty đến về hưu.
Trong 14 năm, ty tôi thay nhiều đời trưởng ty, không ai có bằng bác sĩ.
1. Trưởng ty Trần Hữu Phúc.
Ông nguyên là thày giáo cấp một, mở trường tư thục L’Ecole de Pétain ở thị xã. Kháng chiến bùng nổ ông tham gia cách mạng, học y tá. Làm trưởng ty mười năm -từ 1959 đến 1969.
2. Trưởng ty Bùi văn Phiệt – người Mường. Tham gia cải cách ruộng đất, học Bình dân học vụ. Từ cán bộ huyện Lạc Sơn học bổ túc văn hóa, học trường đảng sơ cấp, về Ban Tuyên Huấn tỉnh, làm trưởng ty từ năm 1969 đến 1974, nổi tiếng hách dịch, biệt danh Bùi Quân Phiệt.
Năm 1973, sau khi Hội nghị Paris được ký kết, bệnh viện chúng tôi từ trong rừng chuyển về cơ sở cũ. Một buổi tối Thứ Bẩy, chúng tôi đang nói chuyện phiếm ở phòng bác sĩ Bùi Thế Trung. Đột nhiên trưởng ty Bùi văn Phiệt xuất hiện ngay cửa. Bác sĩ Trung nói rất to và nhanh:
– Quý hóa quá, hôm nay mới được trưởng ty hạ cố đến thăm anh em. Xin mời thủ trưởng vào chơi. Đúng là “tôm đến nhà rồng.”
Trưởng ty Phiệt tưởng bác sĩ Trung nịnh,“rồng đến nhà tôm”. Ông cười thật tươi:
– Gớm các bác sĩ khách sáo thế, làm gì mà “rồng với tôm.”
Vẫn cười, bác sĩ Trung lại nói rất nhanh:
– Thủ trưởng sang thăm anh em thì chả đúng“tôm đến nhà rồng” là gì.
3. Trưởng ty Nguyễn thị Hiền – người Mường. Từ cán bộ phụ nữ huyện, khi chồng là Bạch Bá Năng lên chức Trung tá Tỉnh đội trưởng, được cử làm trưởng ty từ 1974-1976.
Thời kháng chiến chống Pháp thị xã Hoà bình chỉ có 4 y tá không có y bác sĩ.
1. Y tá Nguyễn văn Hậu – còn có tên Đinh Công Hậu. Sau trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, bí thư tỉnh Hà-Sơn-Bình (Hoà-bình sát nhâp Hà Tây năm 1978 đến 1986).
2. Y tá Trần Hữu Phúc, trưởng ty y tế cho đến năm 1969.
3. Y tá Lương Thế Trung. Hiệu trưởng Trường Cán Bộ Y Tế tỉnh Hoà Bình
4. Y tá Quách Điển. Sau khi học y sĩ hàm thụ tại chức 1963 làm phó ty cho đến khi về hưu.
Quách Điển tuy có bằng y sĩ, chuyên môn chẳng biết gì nhưng rất hách dịch, trả thù vặt cấp dưới.
Hè năm 1973, một buổi trưa tôi đang ăn cơm với vợ con trong khu tập thể, bỗng nhiên phó ty Quách Điển xộc vào, đứng ngay cửa nhà tôi sẵng giọng:
– Anh Mạnh, khoa ngoại không có ai trực là thế nào?
Thời gian ấy tôi phụ trách phân công y-bác sĩ trực toàn viện.
– Y sĩ Hý trực hôm nay. Có chuyện gì thế, bác Điển?
– Thằng con tôi bị tai nạn, không có ai trực khoa ngoại. Anh sang ngay với tôi.
Bực mình vì chuyện không đâu, phải bỏ dở bữa ăn, tôi đành theo phó ty sang khoa ngoại xem sự tình.
Một cháu trai khoảng 12 tuổi, ngã trầy đầu gối do đá bóng, đang được y sĩ Hý rửa vết thương trong phòng thay băng. Nhìn thấy tôi đi cùng với phó ty Quách Điển, Hý hiểu chuyện gì rồi. Cậu ta lấy cái kẹp lôi ra một sợi bông dính ở vết thương, gí vào mặt phó ty, bảo:
– Bác Điển có thấy không, cả cái gai mồng tơi đâm vào đây này.
Tôi không dám cười, sợ phó ty hiểu sự xỏ xiên. Nét mặt Quách Điển cau lại.
Sau khi băng và tiêm phòng uốn ván, Hý cho cháu bé về. Nhưng phó ty Quách Điển không đồng ý, yêu cầu phải cho nằm lưu lại để theo dõi thêm.
Trẻ con đá bóng ngã xước da, chảy tí máu ở đầu gối là chuyện bình thường. Hồi tôi bằng tuổi cháu, đầu gồi tôi có bao giờ lành vết thương.
Chuyện vặt mà phó ty làm rùm beng. “Con nhà giàu giẵm phải gai mồng tơi bằng thuyền chài lòi ruột.” Hơn nữa, việc sơ cứu chấn thương ở phòng trực cấp cứu khu phòng khám. Phó ty đã “vượt rào” theo nội quy của Ty đề ra.
Quách Điển về, tôi bảo y sĩ Hý:
– Cẩn thận đấy, lão Điển chúa thù vặt.
Sáu tháng sau, y sĩ Hý bị chuyển xuống huyện Yên Thuỷ, một huyện vùng sâu vùng xa sát Ninh Bình, cách thị xã Hòa Bình gần 100 km, trong khi đó quê của Hý ở Chương Mỹ, Hà Đông
Ty tôi có đến bốn phó ty. Một buổi tối Thứ Bẩy năm 1966, phó ty Nguyễn vănThoan đến nói chuyện tình hình chiến sự và chính trị với toàn thể cán bộ công nhân viên chức bệnh viện tỉnh sơ tán trong rừng. Giai đoạn ấy máy bay Mỹ ném bom các tỉnh miến Bắc rất ác liệt, chủ trương của đảng và chính phủ đề ra phải thường xuyên làm công tác dân vận để cán bộ nhân dân yên tâm sản xuất và chiến đấu.
Sau khi nói chiến công vang dội của các chiến trường miền Nam, phó ty Thoan chốt lại:
– Như các đồng chí đã thấy, dân tộc ta rất anh hung. Như đồng chí Lê Lợi, tức vua Quang Trung đã từng đánh thắng 20 vạn quân Nam Hán.
Tất cả anh em chúng tôi mắt tròn mắt dẹt vì không thể tin vào tai mình. Ba sự kiện lịch sử lớn như vậy mà phó ty cũng không nhớ. Không dừng ở đây, cao hứng, phó ty Thoan nói tiếp:
– Bọn phản động đánh phá chúng ta không chỉ bằng bom đạn, mà còn cả những lời tuyên truyền độc địa, nhất là đài ABC của Anh quốc.
Hết chịu nổi, tất cả y bác sĩ chúng tôi đồng thanh nói to “đúng là đài abc thật.”
Người thứ 2 là đảng viên có bằng bác sĩ là Vũ Ngọc Huỳnh, Viện trưởng Bệnh viện tỉnh. Từ cứu thương, học y tá, lên y sĩ làm ở phòng nghiệp vụ tỉnh Nam Định. Năm 1962, học chuyên tu 18 tháng, lớp bác sĩ tổ chức. Tốt nghiệp, làm bệnh viện phó tỉnh Hòa Bình sau một năm, làm viện trưởng. Chuyên môn chả biết con khỉ gì, nhưng đấu đá, kèn cựa với lãnh đạo ty, cỡ heavy-weight class. Làm giám đốc được 4 năm, Vũ ngọc Huỳnh mất chức, chuyển sang phụ trách trường Cán Bộ Y Tế vì tội gây bè phái, đấu đá tranh giành chức phó ty.
Cái danh đảng viên như một món hàng trang sức xa xỉ, kệnh cỡm, người trí thức không ham, nhưng nó là bả vinh hoa, người đời mê muội. Thời ấy có câu: “Trí thức vào Đảng khó hơn con bò chui qua lỗ kim.” Đó là sự thật, sự thật trần trụi, đến ghê tởm.
Cánh cửa vào Đảng rất hẹp, hẹp đến mức muốn qua được người ta phải quỳ, bò, thậm chí phải biến mình thành một thứ sâu bọ thân mềm. Đối với trí thức, khó gấp nhiều lần, nếu ai qua được lỗ cửa hẹp, bên trong, con đường rộng thênh thang của danh vọng, quyền lực.
Quốc hội Việt Nam, đến hôm nay, vẫn trên 90% đại biểu là đảng viên cộng sản. Muốn làm cán bộ lãnh đạo từ cấp xã, phường đến tỉnh, trung ương trước hết phải vào Đảng, năng lực tính sau. “Đảng ta là đảng cầm quyền”, cụ Hồ đã xác nhận trong Di chúc.
Thượng úy Thịnh, tâm sự, “Anh thẳng tính quá, thiệt thân.” Có nghĩa, nơi gia đình tôi ra định cư sẽ là nơi khỉ ho, cò gáy, chẳng được trại chia cho tủ lạnh, máy giặt… chỉ vì tôi làm mất lòng vợ chồng thông dịch.
Tôi cười, bảo ở Việt Nam tôi đã từng đấu tranh với lãnh đạo cơ quan, có chức có quyền còn chả sợ, bây giờ phải quỳ gối, nịnh bợ vì vài thứ giẻ rách, nhục lắm. Không đời nào!
Tất cả các gia đình lần lượt ra định cư, trại nhận người mới từ Hong Kong. Gia đình tôi về Livingston, một thị trấn mới xây 1970, gần 100% thất nghiệp, dân nghèo, xa trung tâm thương mại, mọi thứ đều bất tiện.
So với các gia đình khác, tôi và 2 gia đình nữa thuộc loại xấu số nhất. Đối với tôi thế là hạnh phúc.
Hơn một năm vô gia cư, từ nay chúng tôi có mái ấm gia đình, ra khóa vào mở, chẳng phiền ai. Các con tôi kịp ngày khai giảng niên học mới 1980-1981 ở Knightridge Primary School, điều mà tôi vui nhất.
Tương lai, hy vọng đang ở phía trước.
Từ nay chúng tôi tự định đoạt cuộc đời mình.
Mời đọc tiếp: Chương [10]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Ý thơ Marat, Tố Hữu chuyển ngữ trong Hãy Đứng Dậy, 1938
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9]
Cuối tuần rất nhiều tình nguyện viên đến trại thăm hỏi, kèm cặp Anh ngữ. Những ngày đầu chúng tôi vui như hội, mỗi gia đình có 2 tình nguyện viên. Gia đình tôi có bà Margret và bà Helen đến dạy Anh ngữ. Bà Margret là dân địa phương, trên dưới 60, có lẽ lần đầu tiên tiếp xúc người Việt, bà viết chữ cái từ A đến Z bằng bút chì vào cuốn vở mang theo, bảo vợ chồng tôi tập tô.
Nhìn hàng chữ, gà bới gọi bằng cụ, tôi mỉm cười và viết nắn nót một câu “I’ve been learning English about few months”. Chữ tôi quá đẹp, cứng cát như một thày giáo thực thụ. Đôi mắt bà mở to kinh ngạc, tưởng chữ Việt Nam ngoằn ngoèo như con giun (Ả-rập, Ấn Độ) hay ngang bằng, sổ dọc như chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Hàn, ai ngờ học trò chữ hơn đẹp hơn thày.
Bà hỏi tôi về chữ Việt, tôi kể sơ qua nguồn gốc, từ đó bà giúp gia đình tôi hội thoại. Khốn nỗi, giọng bà đặc sệt xứ Scotland, khó nghe, khó phát âm, không hấp dẫn. Hơn nữa, cả tuần đi học, ngày nghỉ muốn đưa tụi trẻ đi chơi, trốn vài lần, bà thôi không đến.
Trong số tình nguyện viên có anh chàng Tim Dawdage, khoảng 20, người London, sinh viên trường Đại học Edinburgh, vui vẻ cởi mở. Thanh niên quý mến anh lắm, trưa chúng tôi mời dùng bữa, anh vui vẻ nhận lời. Một lần, anh ngồi bàn có món đậu phụ nhự, món này tôi cũng chịu, không nuốt nổi. Đậu phụ nhự, một món ăn truyền thống của người Hoa nghèo, hình vuông, to hơn đầu ngón tay cái, mặn kinh khủng, cay cay và thum thủm. Khi ăn, chỉ nhấm miếng hơn đầu con ruồi, và một miếng cơm thật to, mới đỡ mặn. Có nghĩa, một miếng đậu phụ nhự xong một bữa cơm. Thấy mọi người nhấm nháp có vẻ ngon lắm. Anh ra hiệu muốn thử, cậu Đức gật, giơ ngón cái làm hiệu Number One. Tim cho cả miếng vào mồm nhai, nhè ra sợ mất lịch sự, đành nuốt, nước mắt nước mũi trào ra. Ây thế Đức tai quái, hỏi, “Good isn’t it?” Tim gật, hai hàng lệ lã chã trên má. Tôi nói nhỏ, “ác thế”, lấy cốc nước lọc đưa cho Tim.
Nhiều món ăn truyền thống của người Hoa như đậu phụ nhự, tàu-xì và cá mặn tẩm thuốc, tôi không bao giờ đụng đũa. Món cá mặn tẩm thuốc rất đắt, người Hoa thích lắm. Bữa cơm thường xắt một khúc bằng 2 ngón tay, hấp cơm. Không có, coi như bữa mất ngon. Các siêu thị Tầu đều bán, nhìn ngoài như cá khô bình thường, chỉ khác đầu cá có quấn lá hay ni-lông chứa thuốc Bắc. Gắp miếng cá, cắn một tí, mùi thum thủm khó chịu tiết ra, mặn chát, thịt mủn như thể cá ươn thối lâu ngày mới đem phơi. Cả họ nhà tôi giơ tay hàng món “quốc hồn quốc túy” Trung Hoa này.
Nhiều món “quốc hồn quốc túy” Việt Nam, thịt chó mắm tôm, các loại tiết canh (lợn, chó, vịt, ba ba…), thịt rắn, gỏi cá, kể cả nem chua… tôi cũng xin kiếu, đầu hàng vô điều kiện.
Gần Tết Nguyên đán 1967, một đoàn y tế Việt Nam từ chiến trường Lào về nước, trước khi về, mổ lợn liên hoan. Con thứ nhất, thịt vàng như nghệ. Chôn. Con thứ hai, thịt bình thường -kiểm tra bằng mắt- OK. Các món xào xáo, nuớng… đều chín, riêng món tiết canh không thể luộc hay xào. Về nước, ba tháng sau, cả 7 người đều mắc bệnh. Ba người đau đầu, mờ mắt, chết. Mổ xác: giun xoắn và ấu trùng đầy hai bán cầu não. Số còn lại, dưới da sần từng cục, khều, giun xoắn bật ra. Giai đoạn ấy Việt Nam chưa có thuốc đặc trị, chờ chết. Bộ trưởng y tế, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có văn bản chính thức cảnh cáo toàn quốc đoàn cán bộ y tế công tác Lào, ăn sống nuốt tươi –tiết canh-, tạo gương xấu cho dân. Chết còn bị cảnh cáo, chỉ vì ăn. Đau xót quá chừng!
Làm trong bệnh viện nhiều năm tôi đã chứng kiến rất nhiều người chết vì ngộ độc thức ăn.
Hè năm 1962, một ông đạp xích lô mua 1 hào 5 con cà-rá -một loại con ghẹ có lông ở càng- đã luộc sẵn bán rong trên đường. Nhà ông 4 người, ông thương thằng con út nên phần cà-rá của ông nhường cả cho con. Cả nhà ông mắc bệnh tiêu chảy rất nặng-miệng nôn trôn tháo- đưa vào Bệnh viện Bạch Mai thì đã quá muộn. Ôm xác vợ và 2 con ông nghẹn lời trong tiếng nức “Một hào cà-rá mà cả nhà chết thảm thế này. Trời ơi là trời!”
Năm 1967, bệnh viện tôi phải cấp cứu 17 người ở Nông trường Cao Phong ngộ độc vì ăn hạt vải rừng nướng. Quả vải rừng trông rất giống quả chôm chôm trong Nam, ăn quả không sao, có vị chua chua, nhưng ăn hạt rất độc. Rất may không ai bị thiệt mạng.
Hàng năm bệnh viện chúng tôi cấp cứu do ngộ độc thức ăn như nuốt mật lợn, mật cá trắm, ăn tiết canh, gỏi cá, lá ngón…
Tôi đã ăn thịt chó bao giờ chưa? Có, bất đắc dĩ.
Lần thứ nhất, năm 1966, hơn một tháng nhà bếp chỉ có canh đu đủ xanh nấu muối với bột ngọt, tép khô, tất cả chúng tôi đều thèm thịt. Nhà bếp thương anh em, mua chó. Cơ quan vài người từ trước không ăn món này, trong đó có tôi và bác sĩ Mô. Chúng tôi thì thầm, “lâu rồi thiếu đạm, ăn thử, khoái khẩu ăn nhiều, còn không nếm qua loa.” Trước bữa ăn, y tá Nam quảng cáo món mộc tồn, “thịt gà dính kẽ răng, sau 1 ngày xỉa tăm đã hôi mù; thịt chó 7 ngày xỉa ra, vẫn thơm phức!”
Bữa liên hoan thịt chó hôm ấy lại sảy ra chuyện mà tôi nhớ đời. Đang ăn, đột nhiên kẻng báo động có máy bay Mỹ vang lên. Đèn măng-sông –Manchon- tắt phụt nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ăn. Đột nhiên bác sĩ An kêu to: “Thịt nấu thế nào mà toàn xương và nhạt thế?” Y tá Hiên nhìn xuống mâm rồi cười: “Thôi chết rồi, anh gắp phải đĩa đựng xương còn gì nữa.” Hóa ra, chẳng có đèn đóm, ăn mò trong bóng tối, bác sĩ trưởng khoa chúng tôi toàn “gặm lại” trong bát đựng xương.
Lần thứ hai, năm 2004, sau 25 năm về Việt Nam thăm thân nhân bên ngoại và bạn bè cũ. Một cậu bác sĩ vốn là nhân viên cũ đến tận khách sạn mời bằng được dự bữa cơm mừng tái ngộ. Nể quá, nhận lời. Sau chầu bia, Thắng trịnh trọng tuyên bố, ở nước ngoài một phần tư thế kỷ, chắc anh chị thèm món đặc sản quốc hồn quốc túy, đêm nay chúng em xin đãi anh chị. Chưa hiểu món gì, Thắng đưa chúng tôi sang phòng ăn. Một mâm “mộc tồn” đủ 7 món, tiết canh, nhựa mận, chả nướng, lòng, thịt luộc, xiên nướng, ninh, bát bún tươi đầy ắp, đĩa giềng tươi thái mỏng và hai bát mắm tôm chanh ớt, hai chai rượu nút lá chuối khô. Phải nói đây là bữa nhậu hết ý, đầy thiện tình của bạn bè. Thấy tôi chững lại, mặt bắt đầu xám dần, vợ Thắng biết ý, hỏi, nhà tôi bảo, “Anh ấy ít ăn.” Thắng ra lệnh, “Thôi dẹp, chúng em làm món khác.” Tôi gạt phắt: “Anh chị ít ăn, nhưng hôm nay sẽ nhiệt tình, khỏi phụ tấm lòng cô chú.” Tôi cố gắng nhấm nháp, uống rượu nhiều, đẹp lòng bạn hiền.
Tại Wishaw, hàng chục các cô gái mới lớn, 15, 16 quanh vùng đến trại làm quen, thanh niên trong trại được dịp vừa học hội thoại vừa tán tỉnh. Đùa cợt nhảm nhí mà cuối năm, mấy đôi lấy nhau bất đắc dĩ, ăn cơm trước kẻng. Các cô cậu không nghề nghiệp, lĩnh trợ cấp dài dài, báo hại nhà nước hàng chục năm.
Sau hơn ba tháng, trại bắt đầu tìm nhà để các gia đình ra định cư. Tin này tung ra, các gia đình bắt đầu nịnh vợ chồng anh Hoàng ra mặt. Vợ anh Hoàng, chị Liên, càng được dịp, kín kín hở hở chuyện quyền lực của chồng, ảnh hưởng tốt xấu nơi định cư và trại chia đồ của bố thí. Làm phiên dịch ở trại tôi kể ra cũng nhàn. Ngày hai buổi lên lớp, cuộc sống phẳng lặng, chẳng ai thắc mắc, gây gổ… Thỉnh thoảng có công văn, chỉ thị cấp trên, trưởng phó trại nói chuyện mới cần thông dịch. Phân công nấu ăn, dọn vệ sinh công cộng, với danh nghĩa trưởng đoàn, tôi đã lên lịch từ những ngày đầu tiên nhập trại, mọi người chấp hành nghiêm chỉnh.
Thế mà chẳng biết sao, hơn tháng sau, chị Liên vợ anh Hoàng được nhận làm phiên dịch với lý do, biết tiếng Quảng, tiếng Việt.
Thấy thái độ khúm núm, gọi dạ bảo vâng của nhiều người, tôi ngán ngẩm quá. Tuy thông cảm phần nào, nhưng không chấp nhận chuyện nịnh nọt đến thô bỉ, trưởng phó trại đều nhận thấy. Có cô, mỗi lần đi giặt, hỏi, “Chị Liên có đồ giặt không, em giặt cho một thể.” Tuy không phải giặt tay, có máy giặt, Liên đâu có đui què mẻ sứt mà phải giúp. Bữa ăn, nhiều gia đình đến phiên, nấu riêng món vợ chồng Hoàng khoái khẩu. Vợ chồng Hoàng có cháu trai 6 tháng, kháu khỉnh, các cô các bác thay nhau ẵm, quấy bột, cho ăn hàng ngày.
“Người ta lớn chỉ vì ngươi quỳ xuống”(1), một hiền triết nói không sai.
Một lần, trong lúc vui vẻ, tôi nói xa xôi, khuyên đừng tự hạ thấp mình, cùng tỵ nạn, có phải đầy tớ đâu mà cơm bưng nước rót, quét nhà ẵm em. Đến tai vợ chồng Hoàng. Họ không hài lòng ra mặt. Tôi khinh, không chấp, y không phải đối thủ của tôi. Võ mồm, tôi từng là bí thư đoàn thanh niên cộng sản nhiều năm. Võ biền, là trưởng tộc, các cụ truyền vài miếng độc phòng thân. Từ nhỏ đến nay, chưa hề đánh lộn, nhưng chưa biết sợ ai. Tôi từng bị bí thư, phó bí đảng ủy cơ quan trù úm đâu có ngán, huống chi anh chàng thông dịch tạm tuyển quèn, không quyền hành, vài tháng nữa mỗi người một phương. Vui, hữu hảo. Không vui, vĩnh biệt.
Nhớ ngày đầu tiên lên tỉnh Hòa Bình nhận công tác, nộp hồ sơ xong, tôi đưa giấy giới thiệu sinh hoạt lớp đối tượng Đảng. Ông Giang Bình trưởng phòng tổ chức, bảo, “Bác Tứ bệnh viện phó, (nhấn mạnh), nhưng chỉ là đảng viên thường, mình tuy chỉ là trưởng phòng tổ chức hành chính, nhưng là phó bí thư đảng uỷ. Bác sĩ Huỳnh là bí thư, kiêm bệnh viện trưởng. Đồng chí là cán bộ đoàn thanh niên, cánh tay đắc lực của Đảng, đang lớp đối tượng, nay mai sẽ đứng trong hàng ngũ quang vinh.”
Tôi ngồi im lắng nghe, chưa hiểu ý phó bí thư đảng bộ muốn gì. Ngừng một lát, lão rút trong ngăn kéo cuốn sổ tay cỡ 9 x 12, bảo, “Bệnh viện ta tình hình rất phức tạp, nhất là tầng lớp y bác sĩ.” Lão đưa cuốn sổ tay cho tôi, tiếp, “Nếu thấy y bác sĩ nào bàn tán, nói xấu, ghi lại rồi báo cáo tôi. Đồng chí làm được chứ?”
Tôi không tin vào tai mình câu nói khốn nạn đó.
Là một đoàn viên thanh niên (sau năm 1969, đổi tên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) từ lâu tôi coi cán bộ đảng viên là những con người hoàn thiện, đáng ngưỡng mộ, không ngờ thần tượng ấy đã bị đốn ngã từ ngày tôi bước vào đời công chức. Lão già phó bí thư đảng ủy này khốn nạn quá, cứ tưởng đưa mồi nhử vào Đảng ai cũng quỳ gối chắc. Tôi đỏ mặt, vừa uất vừa tức, chân ướt chân ráo, lão đã định biến tôi thành chó săn vô liêm sỉ. Tôi từ chối thẳng thừng.
Từ đó bị trù úm, tôi cóc sợ, cóc cần vào Đảng.
Từ 1965 đến 1970, Ty Y tế tỉnh tôi chỉ có 2 bác sĩ đảng viên.
Người thứ nhất: Phó ty Hà Hữu Tiến, biệt danh: “Ông Ba Phải.” Bởi vì bất cứ chuyện gì phản ảnh, ông không bao giờ tự quyết. Lấy ý kiến, tập thể lãnh đạo, bảo A, ông giơ tay A, bảo B, ông lại giơ tay B, ông thật hiền, chẳng giúp ai, chẳng hại ai, vô tích sự. Có cậu y tá phong trào hỏi mách qué, ông không giận. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ tháng12-1946, ông đang học tú tài, theo kháng chiến. Năm 1951 ông học lớp y sĩ khóa 2 của nước VNDCCH, hòa bình lập lại, ông làm trưởng ty, chưa vào Đảng vì bố ông, địa chủ. Năm 1959, ông đi học bác sĩ chuyên tu, ra trường về làm phó ty. Ai cũng cười, y sĩ trưởng ty, bác sĩ làm phó ty.
Trung thu 1961, hồi ấy ông chưa vợ ngồi hóng mát với anh em trong khu tập thể, cậu Hà nửa nạc nửa mỡ, ỡm ờ bảo:
– Nếu phó ty không giận, cho em hỏi một câu.
Bản tính hiền lành, ông cười:
– Cứ hỏi, vài câu cũng được, chứ gì một câu.
Cậu y tá Hà gãi đầu, gãi tai:
– Thôi, nhỡ anh để bụng, chết em.
Mấy anh ngồi quanh:
– Có cái gì nói toạc ra, cứ ấp a ấp úng, sốt cả ruột.
– Nhưng có thật thủ trưởng không trù đấy chứ.
– Cái thằng, tớ đã bảo không là không cơ mà.
– Dạ, em nói khí không phải, anh… học dốt lắm.
Tất cả đám giật mình, cái thằng, hỗn!
Vẫn gãi đầu gãi tai, cậu Hà thủng thẳng:
– Thật, em nói anh đừng giận, người ta đi học mỗi năm một lớp, anh học 3 năm vẫn ở lớp cảm tình, vừa rồi anh còn bị rớt luôn. Không lên lớp mà còn tụt, chả học dốt là gì.
Phó ty Tiến mặt đỏ dần, nhưng cười không nói gì.
Chuyện này rùm beng, đến tai tỉnh uỷ, nhờ thế, năm sau ông được kết nạp Đảng, giữ chức phó ty đến về hưu.
Trong 14 năm, ty tôi thay nhiều đời trưởng ty, không ai có bằng bác sĩ.
1. Trưởng ty Trần Hữu Phúc.
Ông nguyên là thày giáo cấp một, mở trường tư thục L’Ecole de Pétain ở thị xã. Kháng chiến bùng nổ ông tham gia cách mạng, học y tá. Làm trưởng ty mười năm -từ 1959 đến 1969.
2. Trưởng ty Bùi văn Phiệt – người Mường. Tham gia cải cách ruộng đất, học Bình dân học vụ. Từ cán bộ huyện Lạc Sơn học bổ túc văn hóa, học trường đảng sơ cấp, về Ban Tuyên Huấn tỉnh, làm trưởng ty từ năm 1969 đến 1974, nổi tiếng hách dịch, biệt danh Bùi Quân Phiệt.
Năm 1973, sau khi Hội nghị Paris được ký kết, bệnh viện chúng tôi từ trong rừng chuyển về cơ sở cũ. Một buổi tối Thứ Bẩy, chúng tôi đang nói chuyện phiếm ở phòng bác sĩ Bùi Thế Trung. Đột nhiên trưởng ty Bùi văn Phiệt xuất hiện ngay cửa. Bác sĩ Trung nói rất to và nhanh:
– Quý hóa quá, hôm nay mới được trưởng ty hạ cố đến thăm anh em. Xin mời thủ trưởng vào chơi. Đúng là “tôm đến nhà rồng.”
Trưởng ty Phiệt tưởng bác sĩ Trung nịnh,“rồng đến nhà tôm”. Ông cười thật tươi:
– Gớm các bác sĩ khách sáo thế, làm gì mà “rồng với tôm.”
Vẫn cười, bác sĩ Trung lại nói rất nhanh:
– Thủ trưởng sang thăm anh em thì chả đúng“tôm đến nhà rồng” là gì.
3. Trưởng ty Nguyễn thị Hiền – người Mường. Từ cán bộ phụ nữ huyện, khi chồng là Bạch Bá Năng lên chức Trung tá Tỉnh đội trưởng, được cử làm trưởng ty từ 1974-1976.
Thời kháng chiến chống Pháp thị xã Hoà bình chỉ có 4 y tá không có y bác sĩ.
1. Y tá Nguyễn văn Hậu – còn có tên Đinh Công Hậu. Sau trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng, bí thư tỉnh Hà-Sơn-Bình (Hoà-bình sát nhâp Hà Tây năm 1978 đến 1986).
2. Y tá Trần Hữu Phúc, trưởng ty y tế cho đến năm 1969.
3. Y tá Lương Thế Trung. Hiệu trưởng Trường Cán Bộ Y Tế tỉnh Hoà Bình
4. Y tá Quách Điển. Sau khi học y sĩ hàm thụ tại chức 1963 làm phó ty cho đến khi về hưu.
Quách Điển tuy có bằng y sĩ, chuyên môn chẳng biết gì nhưng rất hách dịch, trả thù vặt cấp dưới.
Hè năm 1973, một buổi trưa tôi đang ăn cơm với vợ con trong khu tập thể, bỗng nhiên phó ty Quách Điển xộc vào, đứng ngay cửa nhà tôi sẵng giọng:
– Anh Mạnh, khoa ngoại không có ai trực là thế nào?
Thời gian ấy tôi phụ trách phân công y-bác sĩ trực toàn viện.
– Y sĩ Hý trực hôm nay. Có chuyện gì thế, bác Điển?
– Thằng con tôi bị tai nạn, không có ai trực khoa ngoại. Anh sang ngay với tôi.
Bực mình vì chuyện không đâu, phải bỏ dở bữa ăn, tôi đành theo phó ty sang khoa ngoại xem sự tình.
Một cháu trai khoảng 12 tuổi, ngã trầy đầu gối do đá bóng, đang được y sĩ Hý rửa vết thương trong phòng thay băng. Nhìn thấy tôi đi cùng với phó ty Quách Điển, Hý hiểu chuyện gì rồi. Cậu ta lấy cái kẹp lôi ra một sợi bông dính ở vết thương, gí vào mặt phó ty, bảo:
– Bác Điển có thấy không, cả cái gai mồng tơi đâm vào đây này.
Tôi không dám cười, sợ phó ty hiểu sự xỏ xiên. Nét mặt Quách Điển cau lại.
Sau khi băng và tiêm phòng uốn ván, Hý cho cháu bé về. Nhưng phó ty Quách Điển không đồng ý, yêu cầu phải cho nằm lưu lại để theo dõi thêm.
Trẻ con đá bóng ngã xước da, chảy tí máu ở đầu gối là chuyện bình thường. Hồi tôi bằng tuổi cháu, đầu gồi tôi có bao giờ lành vết thương.
Chuyện vặt mà phó ty làm rùm beng. “Con nhà giàu giẵm phải gai mồng tơi bằng thuyền chài lòi ruột.” Hơn nữa, việc sơ cứu chấn thương ở phòng trực cấp cứu khu phòng khám. Phó ty đã “vượt rào” theo nội quy của Ty đề ra.
Quách Điển về, tôi bảo y sĩ Hý:
– Cẩn thận đấy, lão Điển chúa thù vặt.
Sáu tháng sau, y sĩ Hý bị chuyển xuống huyện Yên Thuỷ, một huyện vùng sâu vùng xa sát Ninh Bình, cách thị xã Hòa Bình gần 100 km, trong khi đó quê của Hý ở Chương Mỹ, Hà Đông
Ty tôi có đến bốn phó ty. Một buổi tối Thứ Bẩy năm 1966, phó ty Nguyễn vănThoan đến nói chuyện tình hình chiến sự và chính trị với toàn thể cán bộ công nhân viên chức bệnh viện tỉnh sơ tán trong rừng. Giai đoạn ấy máy bay Mỹ ném bom các tỉnh miến Bắc rất ác liệt, chủ trương của đảng và chính phủ đề ra phải thường xuyên làm công tác dân vận để cán bộ nhân dân yên tâm sản xuất và chiến đấu.
Sau khi nói chiến công vang dội của các chiến trường miền Nam, phó ty Thoan chốt lại:
– Như các đồng chí đã thấy, dân tộc ta rất anh hung. Như đồng chí Lê Lợi, tức vua Quang Trung đã từng đánh thắng 20 vạn quân Nam Hán.
Tất cả anh em chúng tôi mắt tròn mắt dẹt vì không thể tin vào tai mình. Ba sự kiện lịch sử lớn như vậy mà phó ty cũng không nhớ. Không dừng ở đây, cao hứng, phó ty Thoan nói tiếp:
– Bọn phản động đánh phá chúng ta không chỉ bằng bom đạn, mà còn cả những lời tuyên truyền độc địa, nhất là đài ABC của Anh quốc.
Hết chịu nổi, tất cả y bác sĩ chúng tôi đồng thanh nói to “đúng là đài abc thật.”
Người thứ 2 là đảng viên có bằng bác sĩ là Vũ Ngọc Huỳnh, Viện trưởng Bệnh viện tỉnh. Từ cứu thương, học y tá, lên y sĩ làm ở phòng nghiệp vụ tỉnh Nam Định. Năm 1962, học chuyên tu 18 tháng, lớp bác sĩ tổ chức. Tốt nghiệp, làm bệnh viện phó tỉnh Hòa Bình sau một năm, làm viện trưởng. Chuyên môn chả biết con khỉ gì, nhưng đấu đá, kèn cựa với lãnh đạo ty, cỡ heavy-weight class. Làm giám đốc được 4 năm, Vũ ngọc Huỳnh mất chức, chuyển sang phụ trách trường Cán Bộ Y Tế vì tội gây bè phái, đấu đá tranh giành chức phó ty.
Cái danh đảng viên như một món hàng trang sức xa xỉ, kệnh cỡm, người trí thức không ham, nhưng nó là bả vinh hoa, người đời mê muội. Thời ấy có câu: “Trí thức vào Đảng khó hơn con bò chui qua lỗ kim.” Đó là sự thật, sự thật trần trụi, đến ghê tởm.
Cánh cửa vào Đảng rất hẹp, hẹp đến mức muốn qua được người ta phải quỳ, bò, thậm chí phải biến mình thành một thứ sâu bọ thân mềm. Đối với trí thức, khó gấp nhiều lần, nếu ai qua được lỗ cửa hẹp, bên trong, con đường rộng thênh thang của danh vọng, quyền lực.
Quốc hội Việt Nam, đến hôm nay, vẫn trên 90% đại biểu là đảng viên cộng sản. Muốn làm cán bộ lãnh đạo từ cấp xã, phường đến tỉnh, trung ương trước hết phải vào Đảng, năng lực tính sau. “Đảng ta là đảng cầm quyền”, cụ Hồ đã xác nhận trong Di chúc.
Thượng úy Thịnh, tâm sự, “Anh thẳng tính quá, thiệt thân.” Có nghĩa, nơi gia đình tôi ra định cư sẽ là nơi khỉ ho, cò gáy, chẳng được trại chia cho tủ lạnh, máy giặt… chỉ vì tôi làm mất lòng vợ chồng thông dịch.
Tôi cười, bảo ở Việt Nam tôi đã từng đấu tranh với lãnh đạo cơ quan, có chức có quyền còn chả sợ, bây giờ phải quỳ gối, nịnh bợ vì vài thứ giẻ rách, nhục lắm. Không đời nào!
Tất cả các gia đình lần lượt ra định cư, trại nhận người mới từ Hong Kong. Gia đình tôi về Livingston, một thị trấn mới xây 1970, gần 100% thất nghiệp, dân nghèo, xa trung tâm thương mại, mọi thứ đều bất tiện.
So với các gia đình khác, tôi và 2 gia đình nữa thuộc loại xấu số nhất. Đối với tôi thế là hạnh phúc.
Hơn một năm vô gia cư, từ nay chúng tôi có mái ấm gia đình, ra khóa vào mở, chẳng phiền ai. Các con tôi kịp ngày khai giảng niên học mới 1980-1981 ở Knightridge Primary School, điều mà tôi vui nhất.
Tương lai, hy vọng đang ở phía trước.
Từ nay chúng tôi tự định đoạt cuộc đời mình.
Mời đọc tiếp: Chương [10]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
(1) Ý thơ Marat, Tố Hữu chuyển ngữ trong Hãy Đứng Dậy, 1938
Lâm Hoàng Mạnh
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Cuối thập niên 1950, kinh tế Vương quốc Anh phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà máy, xí nghiệp hiện đại được xây dựng, lao động có tay nghề, lao động phổ thông thiếu trầm trọng.
Năm 1958 chính phủ Anh cho phép người dân Jamaica nhập cư. Đầu thập niên 1970, nhận thêm người Ấn Độ, Pakistan… Dân số bùng nổ, nhà nước xây dựng nhiều khu chung cư. Thị xã, thị trấn mới ra đời. Livingston, một trong những thị xã xây dựng cuối thập niên 1960, không ngờ những năm 1977, 78 , 79, Công Đảng -Labour Party- cầm quyền, kinh tế suy thoái, một số nhà máy, xí nghiệp gần khu Livingston phá sản, số mới đình chỉ xây dựng.
Nạn thất nghiệp tăng chóng mặt, xứ Scotland tỷ lệ thất nghiệp cao nhất toàn Vương Quốc Anh.
Livingston là thị xã lớn nhất của tỉnh West Lothian, gồm 10 tiểu khu (phường): Carmondean, Craigshill, Howden, Dedridge, Ladywell, Dean, Knightsridge, Murieston, Adambrae, Eliburn và Deer Park, trong số đó phường Knightsridge xây dựng cuối cùng, nghèo nhất, tỉ lệ thất nghiệp rất cao. Đặc biệt, nhà chỉ có một mái, nếu thu nhỏ lại, giống như lều hay quán cóc bến đò quê Việt nam. Tuy sống ở miền Bắc nghèo khó nhưng chưa nhìn thấy nhà xây một mái. Trông kỳ kỳ, vô duyên thế nào.
Nhưng thôi, tôi tự nhủ, lều ăn mày mà tường gạch mái ngói, máy nước bể tắm, nhà bếp, lò sưởi… là tuyệt vời rồi. Vợ tôi ngán lắm, tôi động viên, ăn mày mà đòi xôi gấc!
Dẫy nhà hai bên xây sát nhau, lối đi giữa lát paving-slab rộng chừng hơn mét, giống hệt đường trong làng quê vợ tôi. Hai dẫy nhà đối diện cách nhau chưa đầy 4 mét, cửa nhà nọ đối diện chênh chếch nhà kia, mở cửa, hai nhà nhìn thẳng tuột dễ dàng.
Chính vì thế tên đường phố là Way chứ chẳng phải Road, Street hay Avenue.
Khu Knightsridge có chừng 12 Way, đặt theo tên dòng họ lớn: Davison Way, Logan Way, Morrison Way, Graham Way… tôi ở Linsay Way, ngay sát phía ngoài cùng của khu, đúng nghĩa “khỉ ho cò gáy”. Phía trước không xa là một sân golf khá lớn, chịu không biết 18 hay 21 lỗ, rộng mấy chục héc-ta, ngăn cách bởi hàng rào dây thép. Phía tay phải, đường dẫn ra cao tốc đi Glasgow.
Từ Knightridge đi Glasgow hay Edinburgh đều bất tiện và rất xa. Thời ấy nếu muốn mua đồ ăn Á châu, bắt buộc phải đến một trong hai thành phố này. Đi Edinburgh đổi 2 xe bus xanh, hai xe bus đỏ (xe nội thành) mới tới cửa hàng Chinese Mini Supermarket, còn Glasgow rất xa, trên dưới 200 dặm, phải đi xe riêng.
Cả phường không có công viên, play-ground, nên trẻ con rất hư, nhà nào không có người ở chúng thi nhau ném vỡ cửa kính, đọ tài cao thấp môn ném đá.
Edinburgh có 2 cửa hàng bán món ăn Á châu, rất nhỏ, gạo chỉ có Long Grain (Mỹ), không có gạo thơm Thái như ngày nay. Gạo đóng bao tải, khi nấu, vo kỹ mới hết hôi. Những ngày ở trại, tiền trợ cấp sau khi khấu trừ (ăn, ở, sưởi, điện nước…), nhà tôi 5 người mỗi tuần còn gần 10 bảng.
Tiết kiệm gần 5 tháng nên cũng dành được chút chút để chuẩn bị cuộc sống độc lập.
Căn nhà tôi gồm hai tầng, 4 buồng ngủ gồm một buông đôi, 3 buồng đơn, phòng khách khá rộng lại càng rộng vì chẳng có cái gì bên trong ngoài một bộ ghế gỗ có đệm da cũ kỹ, có lẽ từ thời Nữ hoàng Victoria còn đeo bỉm, một ghế đôi và hai ghế đơn. Nhà bếp có chiếc bếp gas bong gần hết sơn, một vài chiếc xoong mới nhưng mỏng tang, đồ cực kỳ rẻ tiền, một chiếc ấm nhôm đun nước, hễ nước sôi, hú như còi tầu hỏa. Một bộ dĩa, dao và 6 chiếc đĩa to. Rất may, trước khi ra trại tôi đã mua bát đĩa, dao thớt, hai bao gạo Long Grain (Mỹ), mỗi bao 50 ký, 2 chai nước mắm Thái, tép khô, bột ngọt… cho nên “có thể chiến đấu trường kỳ gian khổ vài tháng.”
Cách nhà khoảng gần 2 km, Dean, có Supermarket Saveway, còn Trung Tâm Thương Mại cách xa 4 dặm, muốn mua sắm gì phải đi xe bus.
Sàn nhà từ phòng khách đến buồng ngủ trải giấy nhựa thay thảm, vừa trơn vừa lạnh. Có 1 giường đôi, 3 giường một, một số ga giường, gối, nệm mới, loại rẻ tiền. Mỗi buồng đều có wardrobe ẩn trong tường, tất cả trống trơn. Có lẽ từ ngày xây xong, chẳng ma nào ở, gia đình tôi xông đất chăng, nếu có người và dọn đi chắc còn thảm cũ.
Phường Knightsridge có 5 gia đình, hai gia đình ở Trại Thỏ ra định cư trước chúng tôi hơn 3 tháng. Trại Coltness đến nay có gia đình tôi, gia đình Móng Cái và gia đình Hải Phòng. Trại Thỏ tên gì, chịu, quanh trại là cánh đồng mênh mông, rất nhiều thỏ hoang (hare), ngay người ở trại cũng không rõ tên, chắc tên quá khó nhớ.
Không biết ai làm quân sư “quạt máy” cho Cục Di Dân Bộ Nội vụ Anh mà cách phân bố tỵ nạn Việt Nam trên Vương Quốc Anh lại kỳ cục vậy.
Hầu hết người xuất thân Lục tỉnh thường ở trại London và xứ Wales, người miền Trung lên Midland, người miền Bắc lên Scotland. Có phải họ cho rằng người Bắc chịu rét quen?
Mỗi một khu, tối đa 5 gia đình người Việt định cư. Có phải ý đồ “quân sư quạt máy” là:
– Giúp người Việt hội nhập với người địa phương nhanh hơn? Hay đồng hóa nhanh hơn?
– Chia sẻ gánh nặng kinh phí (nuôi báo cô) cho từng khu vực?
– Tránh tập trung đông người nước ngoài, khỏi gây lộn xộn?
Họ như không hiểu, chim cần có đàn, người phải có bạn, tỵ nạn Việt Nam tha hương xứ người càng muốn ở gần nhau, chia sẻ ngọt bùi. Vì thế bắt đầu cuối 1983 người Việt bốn xứ Midland, Wales, Scotland, North Ireland đổ về London, bằng nhiều cách, nhiều đường khác nhau, không bằng thuyền mà bằng coach, van, train dài dài cho đến 1988 coi như mới chững lại.
Anh bạn thượng úy, lên Port Glasgow, chung cư cao 9 tầng, xây trên đồi. Vùng hải cảng bốn mùa gió lộng, flat nhà anh càng lộng gió hơn.
Từ Knightsridge đến anh, đường xa bằng từ Hà Nội đi Thanh Hóa, Nghệ An. Bốn năm ở Scotland, cô chú thăm tôi một lần và tôi cũng thăm đáp lễ đúng một lần, nhờ bà giáo dạy Anh ngữ. Năm 1983 vợ chồng chú về London, năm 1984 chú kéo tôi về.
Chúng tôi đoàn tụ cho đến nay.
Ba gia đình “cơm bưng nước rót, quét nhà bế em” tự hào và sung sướng lắm, được ở quanh khu Wishaw, nhà đẹp, sáng sủa, không phải ở flat, cũng chẳng nhà một mái. Anh chàng Lâm V. Ch. hả hê, bảo, “ngồi trong buồng khách nhà tay Thịnh, gió ù ù như tiếng máy bay phản lực. Nhà ông Mạnh một mái như lều chăn vịt. Nhà Phú (kỹ sư dầu khí, ở Fife,) xa như Lao Cai, Cao Bằng. Chả nhà thằng nào bằng nhà ba đứa bọn mình!”
Cả ba cố thủ cho đến ngày nay, con đàn cháu đống.
Năm 1988, về Việt Nam, gọi điện cho vợ chồng chú Thịnh, xin tá túc một đêm, nhờ đưa đến phi trường Heathrow. Lần đầu O.K, lần sau, đổi số điện thoại, chịu, hành lý để cửa, bấm chuông. Nhìn qua cửa kính trên lầu, cả nhà im, coi như vắng. Gõ cửa hàng xóm, hỏi, lắc đầu chịu. Chủ nhà đi vắng hay không, làm sao biết. Viết thư than, ở thủ đô bao giờ cũng hơn, tiện lợi đủ đường. Không trả lời, coi như chuyển nơi ở.
Vợ chồng Hoàng-Liên thông dịch, trại giải tán năm 1982, thất nghiệp về Leed, năm 1985 làm xưởng bánh mỳ dài dài, nghe tin lên đốc công, vì xưởng nhiều người Việt kém Anh ngữ.
Gia đình tôi tuy thế còn may mắn gấp nhiều lần so với người định cư ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Nơi đó, thời ấy, bom nổ thường xuyên, do I.R.A -Irish Republican Army- chống chính phủ Anh gây ra. Chẳng hiểu “quân sư” nghĩ gì, Cục Di Dân cho 30 gia đình người Việt, chủ yếu dòng họ Lê chuyên nghề đánh cá ở Hải Phòng, theo Công Giáo, định cư xứ này. Xứ này đâu có ưa người Anh, cũng chẳng ưa người nước ngoài. Chịu không thấu, một thời gian ngắn, bỏ của chạy về London.
Mẹ kiếp, ở Việt Nam bom rơi đạn nổ đã hết vía, nay đi tỵ nạn, bom nổ trên xe bus, sát nhà, sát đít, không những thế, ra đường, dân địa phương mắt nhìn gờm gờm như thể mình là quân xâm lược.
Dân Ái Nhĩ Lan không ưa dân Công Giáo, đã sợ lại càng sợ hơn. Không nhanh chân có ngày toi mạng. Muốn nhanh cũng chả được, phải có tiền di chuyển, mèng cũng vài ngàn bảng.
Chúng tôi ở Scotland cũng vậy, muốn về London phải có tiền, chẳng thể chân đi, miệng hát, tay kéo đàn cò làm kế sinh nhai, lên phà vượt Eo biển Irish hay chạy bộ về London như người hát xẩm ở Việt Nam.
Ngày xưa mỗi khi đi qua phà Bính, trên phà có người đàn bà mù (?), đeo chiếc kính đen, quần áo tả tơi, tay cầm nhị, cất tiếng hát xẩm, than thở:
Từ ngày anh bước chân xa
Con anh, anh để… ở nhà cho em
Con anh… bụng đói, dạ thèm
Cùng trời…. cuối đất, dắt em ăn mày
Hỏi ông… ông hỡi có hay
Hỏi bà… có hiểu lòng này… xót xa
Hát xong một khổ thơ than, người đàn bà mù một tay quờ quạng như thể tìm đường, một tay bám vào vai thằng con, nói nhanh như máy hát: “Xin quý ông quý bà, thương mẹ con tôi, quý ông quý bà đi cầu Trời lễ Phật, đi một về mười, đi may về mắn, thương mẹ con tôi bớt dăm xu một hào… cho mẹ con tôi.”
Thằng bé khoảng 7 hay 8 tuổi, một tay chìa nón mê rách tả tơi, một tay cầm tay mẹ, đến từng người trong đám đông trên phà xin bố thí. Nhìn, nghe sao thảm thế. Không ai có thể từ chối, móc hầu bao, ít nhiều đóng góp.
Nghề cái bang lắm chiêu kiếm sống, nhất là lỏi tỳ, ranh ma. Thị xã Thái Bình có cửa hàng ăn mậu dịch quốc doanh rất khang trang, một Chủ Nhật hè năm 1963, sau khi dạo chơi, hai thằng chúng tôi rẽ vào, mua mỗi thằng một tô phở 5 hào, tôi vừa bưng ra đặt xuống bàn, một lỏi tỳ khoảng 6 hay 7 tuổi nhổ ngay bãi nước bọt vào bát phở. Tát nó à? Nó bé quá, không nỡ. Thôi, xin biếu bố trẻ. Thằng bạn tôi, số phận chẳng hơn gì, vừa lấy thìa húp tí nước dùng, ba ngón tay đen ngòm, toàn đất cát thò ngay vào, bốc luôn miếng thịt bò trong bát, bỏ mồm. Cũng đành đứng dậy, thôi nhường bố trẻ luôn. Chiêu này, vở diễn đều đều, các chị các cô phục vụ đuổi không xuể vì chúng khá đông, gần 10 tiểu tướng. Dân địa phương, bảo, ngồi bàn trong cùng, có cô phục vụ, tụi trẻ không dám bén bảng.
Cửa hàng ăn phố Hoàng văn Thụ, thành phố Nam Định cũng có lũ lỏi tỳ kiếm ăn. Khi chưa đến giờ, chúng tụ tập trước cửa, mỗi đứa một cái vung nồi đất, vừa làm bát xin ăn vừa làm trò, chơi trò xoay vung, vung nồi coi đứa nào xoay lâu nhất. Chốc nữa kiếm được phải chia phần cho đứa thắng. Khách mua bát phở, hai đứa kèm hai bên, chìa hai vung nồi, anh ơi, chú ơi, ông ơi, chị ơi… cho cháu xin một tí, nước không cũng được. Làm thế, bố ai nuốt nổi. Thôi nhường cho mấy bố trẻ, kiếp trước chắc nợ các bố, vừa bảnh mắt đã bị ám.
Mấy chục năm trước, đau xót hoàn cảnh cái bang, không ngờ bây giờ, đến mượt mình vào hội viên.
Khu tôi có 5 gia đình, gia đình Sinh, Hòn Gai, cùng ở Malcolm Way, cách gia đình ông Vinh, Hải Phòng có 3 gian, nhà gia đình Lý Vĩnh Dzùng, Móng Cái ở Morrison Way, gia đình ông bà Hoóng, Hà Nội, giống gia đình tôi mỗi người một góc, “đêm cáo ho, ngày chim gáy.” Ngủ ngon, không tiếng xe ô-tô, chẳng có tiếng còi hụ cảnh sát, cứu thương, đêm thanh bình, không khí trong lành, toàn cây xanh và cỏ xanh bát ngát tận chân trời. Ai mắc bệnh khó ngủ, đến đây an dưỡng, bệnh chắc tiêu tan.
Không ngờ khu Knightsridge có một nhóm bảo trợ (guardians), hầu hết là các bà đã có tuổi, vô công rỗi việc, sáng sớm tụ tập tại nhà bà Smith, nhóm trưởng, lên lịch, sáng làm gì, trưa chiều làm gì, nhà A. ai đến, nhà B. ai… Gia đình tôi có bà Linda, một người đàn bà khoảng dưới 50, single parent, làm bán thời gian trong canteen của trường Dean High School, cứ gần 2 giờ chiều đi làm về, gõ cửa, vào uống chén cà-phê, hút điếu thuốc, ngày nào cũng hỏi mấy câu tầm phào, vô nghĩa: “Are you OK?”, “Children OK?”, ít cũng nửa giờ, có hôm gần 5 giờ tối mới về. Nếu chỉ có thế đã phúc tổ, bà ta có đứa con gái 5 tuổi, nghịch hơn quỷ sứ, thường xuyên theo mẹ, hễ vào nhà là lục lọi đủ thứ, con tôi không thích, đuổi về. Nó mách mẹ, bà Linda trách tôi, lúc đầu cũng nể, nhượng bộ, chỉ khi nào bà ta đến tôi mới cho vào. Thời gian đầu, ở nhà rỗi việc, tôi thường kèm tụi trẻ học toán, mẹ con bà Linda quấy rầy nhiều, tôi từ chối sự bảo trợ.
Tại sao tôi phải cần người xỏ mũi, dắt dây?
Tháng đầu tiên, hàng tuần phòng trợ cấp thất nghiệp Livingston gửi séc trợ cấp kể cả tiền nhà, bà Linda đi kèm, sau khi lĩnh ở Post Office, tiền nhà bà giữ, (chưa có sổ trả tiền nhà), khuyên mỗi tuần nên mua tem điện, tem gas, tem TV licence, mỗi thứ 1 bảng. Chiều lòng tôi làm theo ý. Gia đình nào cũng bị người bảo trợ “giúp đỡ” tận tình, mình như đứa con nít, học ăn, học nói, học gói, học mở, ở tuổi tứ tuần.
Khổ nhất gia đình anh chị Sinh, khinh không thèm học Anh ngữ, ở Hong Kong 1 năm, đến Scotland gần 1 năm chả biết khỉ gì, ai hỏi chỉ nhe răng cười, chỉ chỉ chỏ chỏ, được thể bà Smith giúp đỡ từ A đến Y (thiếu Z).
Sáng sớm, khoảng 8 giờ gõ cửa, chiều khoảng 2 giờ, 8 giờ tối thăm lần cuối. Mấy tháng đầu, OK, sau khi anh chồng kiếm được việc làm chui ở cửa hàng Chinese Take-away ở Bathgate, chiều và tối thường xuyên vắng nhà. Ban đầu cho rằng anh chàng này bê bối, đàn đúm, bỏ rơi vợ con, bất cứ chỗ đông người nào bà cũng phán một câu như quan tòa: “Bad boy.” Đầu tiên, anh chàng Sinh nhe răng cười xòa, lâu dần khó chịu, nhất là Sinh được nhận làm toàn phần do thằng bếp Hong Kong bỏ việc. Cả tuần 6 ngày vắng mặt từ 3 giờ chiều đến tối mịt (chính xác 2 giờ 30 sáng hôm sau) chưa về, sáng gõ cửa, không mở, còn ngủ nướng. Sữa phơi nắng, trưa không thèm đem vào, bà ta sinh nghi, chắc thằng bad boy này làm chui lậu thuế, lĩnh tiền trợ cấp. Bà đe, báo thuế đàng hoàng, thôi lĩnh trợ cấp, không, bà bẩm báo chính quyền. Bỏ tiếc, báo thuế, lương chả hơn gì tiền trợ cấp. Người anh rể ở Wishaw, bảo, “tao tìm được nhà tư, chuyển về đấy, tránh xa mụ phù thủy là xong.”
Dạo ấy, vợ tôi làm xưởng bánh kẹo, tôi học Stevenson College ở Sight Hill, bận tối ngày, chả biết mô tê gì chuyện bà con trong phường.
Đột nhiên tối Thứ Bẩy cuối năm 1981, vợ chồng Sinh sang chơi, bảo, xin được nhà ở Wishaw, gần nhà chị gái, mai chuyển đi, đến chào, có dịp qua Wishaw vào chơi. Tuyệt! Wishaw một thị xã cổ kính, thơ mộng, đã từng ở đấy gần 5 tháng. Được, có điều kiện ghé thăm. Nói ra vẻ, từ Knightridge đến Wishaw đổi 3 lần xe bus, biết khi nào đến được.
Hôm dọn nhà, anh chàng David độc thân, ở Wishaw, thường xuyên đến trại Coltness House, biệt danh “David chó”, nuôi 4 con chó, nhà toàn phân, nước tiểu, thối hoăng, quần áo dính toàn lông chó, khai mù mù, đem chiếc van đến chuyển giúp.
Lâu mới gặp, tôi và David hàn huyên.
Hóa ra, vợ chồng Sinh thuê nhà của David, sở thất nghiệp trả tiền nhà. Trời đất quỷ thần ơi, vợ chồng Sinh có 3 đứa con, lớn nhất 4 tưổi, bé nhất gần 6 tháng, nhà 5 mạng, chui vào nhà David, trẻ con không ốm mới là lạ.
Tôi đã đến nhà David, hồi ở Coltness House, nhà 4 buồng ngủ, nhìn ngoài hết ý, vào trong ói muốn chết. Tầng trệt, phòng khách, reception chứa đầy bàn ghế, tủ, máy giặt… toàn đồ nhặt ngoài đường, mốc, ẩm ướt nồng nặc xông thẳng vào mũi. David đưa thăm các buồng, từ cầu thang, lên hết tầng hai, thảm dính toàn lông chó, nước đái chó, có cả phân. David vội cầm fresh air xì xì, hai mùi trộn lẫn thành thứ mùi khó thở.
Dù biết không lịch sự, nhưng đành ra khỏi cửa, hít chút khí trời. Tí chết ngạt. Bây giờ chỉ vì tiền, đưa cả vợ con đến đấy ở. David ngoại 40, chưa vợ, Sinh làm đêm, vợ trẻ, đẹp gái. Nhỡ có chuyện gì xẩy ra chỉ có ma biết.
Mời đọc tiếp: Chương [11]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Ghi chú:
– Khu Knightsridge, dãy nhà Lindsay Way (30 nhà) năm 1990 phá bỏ hoàn toàn vì sau nhiều năm không có người ở.
=
Tặng mợ và các con.
Đã đăng: Chương [Lời nói đầu, 1a], [ 1b], [ 1c], [2], [3a], [3b], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10]
Cuối thập niên 1950, kinh tế Vương quốc Anh phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà máy, xí nghiệp hiện đại được xây dựng, lao động có tay nghề, lao động phổ thông thiếu trầm trọng.
Năm 1958 chính phủ Anh cho phép người dân Jamaica nhập cư. Đầu thập niên 1970, nhận thêm người Ấn Độ, Pakistan… Dân số bùng nổ, nhà nước xây dựng nhiều khu chung cư. Thị xã, thị trấn mới ra đời. Livingston, một trong những thị xã xây dựng cuối thập niên 1960, không ngờ những năm 1977, 78 , 79, Công Đảng -Labour Party- cầm quyền, kinh tế suy thoái, một số nhà máy, xí nghiệp gần khu Livingston phá sản, số mới đình chỉ xây dựng.
Nạn thất nghiệp tăng chóng mặt, xứ Scotland tỷ lệ thất nghiệp cao nhất toàn Vương Quốc Anh.
Livingston là thị xã lớn nhất của tỉnh West Lothian, gồm 10 tiểu khu (phường): Carmondean, Craigshill, Howden, Dedridge, Ladywell, Dean, Knightsridge, Murieston, Adambrae, Eliburn và Deer Park, trong số đó phường Knightsridge xây dựng cuối cùng, nghèo nhất, tỉ lệ thất nghiệp rất cao. Đặc biệt, nhà chỉ có một mái, nếu thu nhỏ lại, giống như lều hay quán cóc bến đò quê Việt nam. Tuy sống ở miền Bắc nghèo khó nhưng chưa nhìn thấy nhà xây một mái. Trông kỳ kỳ, vô duyên thế nào.
Nhưng thôi, tôi tự nhủ, lều ăn mày mà tường gạch mái ngói, máy nước bể tắm, nhà bếp, lò sưởi… là tuyệt vời rồi. Vợ tôi ngán lắm, tôi động viên, ăn mày mà đòi xôi gấc!
Dẫy nhà hai bên xây sát nhau, lối đi giữa lát paving-slab rộng chừng hơn mét, giống hệt đường trong làng quê vợ tôi. Hai dẫy nhà đối diện cách nhau chưa đầy 4 mét, cửa nhà nọ đối diện chênh chếch nhà kia, mở cửa, hai nhà nhìn thẳng tuột dễ dàng.
Chính vì thế tên đường phố là Way chứ chẳng phải Road, Street hay Avenue.
Khu Knightsridge có chừng 12 Way, đặt theo tên dòng họ lớn: Davison Way, Logan Way, Morrison Way, Graham Way… tôi ở Linsay Way, ngay sát phía ngoài cùng của khu, đúng nghĩa “khỉ ho cò gáy”. Phía trước không xa là một sân golf khá lớn, chịu không biết 18 hay 21 lỗ, rộng mấy chục héc-ta, ngăn cách bởi hàng rào dây thép. Phía tay phải, đường dẫn ra cao tốc đi Glasgow.
Từ Knightridge đi Glasgow hay Edinburgh đều bất tiện và rất xa. Thời ấy nếu muốn mua đồ ăn Á châu, bắt buộc phải đến một trong hai thành phố này. Đi Edinburgh đổi 2 xe bus xanh, hai xe bus đỏ (xe nội thành) mới tới cửa hàng Chinese Mini Supermarket, còn Glasgow rất xa, trên dưới 200 dặm, phải đi xe riêng.
Cả phường không có công viên, play-ground, nên trẻ con rất hư, nhà nào không có người ở chúng thi nhau ném vỡ cửa kính, đọ tài cao thấp môn ném đá.
Edinburgh có 2 cửa hàng bán món ăn Á châu, rất nhỏ, gạo chỉ có Long Grain (Mỹ), không có gạo thơm Thái như ngày nay. Gạo đóng bao tải, khi nấu, vo kỹ mới hết hôi. Những ngày ở trại, tiền trợ cấp sau khi khấu trừ (ăn, ở, sưởi, điện nước…), nhà tôi 5 người mỗi tuần còn gần 10 bảng.
Tiết kiệm gần 5 tháng nên cũng dành được chút chút để chuẩn bị cuộc sống độc lập.
Căn nhà tôi gồm hai tầng, 4 buồng ngủ gồm một buông đôi, 3 buồng đơn, phòng khách khá rộng lại càng rộng vì chẳng có cái gì bên trong ngoài một bộ ghế gỗ có đệm da cũ kỹ, có lẽ từ thời Nữ hoàng Victoria còn đeo bỉm, một ghế đôi và hai ghế đơn. Nhà bếp có chiếc bếp gas bong gần hết sơn, một vài chiếc xoong mới nhưng mỏng tang, đồ cực kỳ rẻ tiền, một chiếc ấm nhôm đun nước, hễ nước sôi, hú như còi tầu hỏa. Một bộ dĩa, dao và 6 chiếc đĩa to. Rất may, trước khi ra trại tôi đã mua bát đĩa, dao thớt, hai bao gạo Long Grain (Mỹ), mỗi bao 50 ký, 2 chai nước mắm Thái, tép khô, bột ngọt… cho nên “có thể chiến đấu trường kỳ gian khổ vài tháng.”
Cách nhà khoảng gần 2 km, Dean, có Supermarket Saveway, còn Trung Tâm Thương Mại cách xa 4 dặm, muốn mua sắm gì phải đi xe bus.
Sàn nhà từ phòng khách đến buồng ngủ trải giấy nhựa thay thảm, vừa trơn vừa lạnh. Có 1 giường đôi, 3 giường một, một số ga giường, gối, nệm mới, loại rẻ tiền. Mỗi buồng đều có wardrobe ẩn trong tường, tất cả trống trơn. Có lẽ từ ngày xây xong, chẳng ma nào ở, gia đình tôi xông đất chăng, nếu có người và dọn đi chắc còn thảm cũ.
Phường Knightsridge có 5 gia đình, hai gia đình ở Trại Thỏ ra định cư trước chúng tôi hơn 3 tháng. Trại Coltness đến nay có gia đình tôi, gia đình Móng Cái và gia đình Hải Phòng. Trại Thỏ tên gì, chịu, quanh trại là cánh đồng mênh mông, rất nhiều thỏ hoang (hare), ngay người ở trại cũng không rõ tên, chắc tên quá khó nhớ.
Không biết ai làm quân sư “quạt máy” cho Cục Di Dân Bộ Nội vụ Anh mà cách phân bố tỵ nạn Việt Nam trên Vương Quốc Anh lại kỳ cục vậy.
Hầu hết người xuất thân Lục tỉnh thường ở trại London và xứ Wales, người miền Trung lên Midland, người miền Bắc lên Scotland. Có phải họ cho rằng người Bắc chịu rét quen?
Mỗi một khu, tối đa 5 gia đình người Việt định cư. Có phải ý đồ “quân sư quạt máy” là:
– Giúp người Việt hội nhập với người địa phương nhanh hơn? Hay đồng hóa nhanh hơn?
– Chia sẻ gánh nặng kinh phí (nuôi báo cô) cho từng khu vực?
– Tránh tập trung đông người nước ngoài, khỏi gây lộn xộn?
Họ như không hiểu, chim cần có đàn, người phải có bạn, tỵ nạn Việt Nam tha hương xứ người càng muốn ở gần nhau, chia sẻ ngọt bùi. Vì thế bắt đầu cuối 1983 người Việt bốn xứ Midland, Wales, Scotland, North Ireland đổ về London, bằng nhiều cách, nhiều đường khác nhau, không bằng thuyền mà bằng coach, van, train dài dài cho đến 1988 coi như mới chững lại.
Anh bạn thượng úy, lên Port Glasgow, chung cư cao 9 tầng, xây trên đồi. Vùng hải cảng bốn mùa gió lộng, flat nhà anh càng lộng gió hơn.
Từ Knightsridge đến anh, đường xa bằng từ Hà Nội đi Thanh Hóa, Nghệ An. Bốn năm ở Scotland, cô chú thăm tôi một lần và tôi cũng thăm đáp lễ đúng một lần, nhờ bà giáo dạy Anh ngữ. Năm 1983 vợ chồng chú về London, năm 1984 chú kéo tôi về.
Chúng tôi đoàn tụ cho đến nay.
Ba gia đình “cơm bưng nước rót, quét nhà bế em” tự hào và sung sướng lắm, được ở quanh khu Wishaw, nhà đẹp, sáng sủa, không phải ở flat, cũng chẳng nhà một mái. Anh chàng Lâm V. Ch. hả hê, bảo, “ngồi trong buồng khách nhà tay Thịnh, gió ù ù như tiếng máy bay phản lực. Nhà ông Mạnh một mái như lều chăn vịt. Nhà Phú (kỹ sư dầu khí, ở Fife,) xa như Lao Cai, Cao Bằng. Chả nhà thằng nào bằng nhà ba đứa bọn mình!”
Cả ba cố thủ cho đến ngày nay, con đàn cháu đống.
Năm 1988, về Việt Nam, gọi điện cho vợ chồng chú Thịnh, xin tá túc một đêm, nhờ đưa đến phi trường Heathrow. Lần đầu O.K, lần sau, đổi số điện thoại, chịu, hành lý để cửa, bấm chuông. Nhìn qua cửa kính trên lầu, cả nhà im, coi như vắng. Gõ cửa hàng xóm, hỏi, lắc đầu chịu. Chủ nhà đi vắng hay không, làm sao biết. Viết thư than, ở thủ đô bao giờ cũng hơn, tiện lợi đủ đường. Không trả lời, coi như chuyển nơi ở.
Vợ chồng Hoàng-Liên thông dịch, trại giải tán năm 1982, thất nghiệp về Leed, năm 1985 làm xưởng bánh mỳ dài dài, nghe tin lên đốc công, vì xưởng nhiều người Việt kém Anh ngữ.
Gia đình tôi tuy thế còn may mắn gấp nhiều lần so với người định cư ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Nơi đó, thời ấy, bom nổ thường xuyên, do I.R.A -Irish Republican Army- chống chính phủ Anh gây ra. Chẳng hiểu “quân sư” nghĩ gì, Cục Di Dân cho 30 gia đình người Việt, chủ yếu dòng họ Lê chuyên nghề đánh cá ở Hải Phòng, theo Công Giáo, định cư xứ này. Xứ này đâu có ưa người Anh, cũng chẳng ưa người nước ngoài. Chịu không thấu, một thời gian ngắn, bỏ của chạy về London.
Mẹ kiếp, ở Việt Nam bom rơi đạn nổ đã hết vía, nay đi tỵ nạn, bom nổ trên xe bus, sát nhà, sát đít, không những thế, ra đường, dân địa phương mắt nhìn gờm gờm như thể mình là quân xâm lược.
Dân Ái Nhĩ Lan không ưa dân Công Giáo, đã sợ lại càng sợ hơn. Không nhanh chân có ngày toi mạng. Muốn nhanh cũng chả được, phải có tiền di chuyển, mèng cũng vài ngàn bảng.
Chúng tôi ở Scotland cũng vậy, muốn về London phải có tiền, chẳng thể chân đi, miệng hát, tay kéo đàn cò làm kế sinh nhai, lên phà vượt Eo biển Irish hay chạy bộ về London như người hát xẩm ở Việt Nam.
Ngày xưa mỗi khi đi qua phà Bính, trên phà có người đàn bà mù (?), đeo chiếc kính đen, quần áo tả tơi, tay cầm nhị, cất tiếng hát xẩm, than thở:
Từ ngày anh bước chân xa
Con anh, anh để… ở nhà cho em
Con anh… bụng đói, dạ thèm
Cùng trời…. cuối đất, dắt em ăn mày
Hỏi ông… ông hỡi có hay
Hỏi bà… có hiểu lòng này… xót xa
Hát xong một khổ thơ than, người đàn bà mù một tay quờ quạng như thể tìm đường, một tay bám vào vai thằng con, nói nhanh như máy hát: “Xin quý ông quý bà, thương mẹ con tôi, quý ông quý bà đi cầu Trời lễ Phật, đi một về mười, đi may về mắn, thương mẹ con tôi bớt dăm xu một hào… cho mẹ con tôi.”
Thằng bé khoảng 7 hay 8 tuổi, một tay chìa nón mê rách tả tơi, một tay cầm tay mẹ, đến từng người trong đám đông trên phà xin bố thí. Nhìn, nghe sao thảm thế. Không ai có thể từ chối, móc hầu bao, ít nhiều đóng góp.
Nghề cái bang lắm chiêu kiếm sống, nhất là lỏi tỳ, ranh ma. Thị xã Thái Bình có cửa hàng ăn mậu dịch quốc doanh rất khang trang, một Chủ Nhật hè năm 1963, sau khi dạo chơi, hai thằng chúng tôi rẽ vào, mua mỗi thằng một tô phở 5 hào, tôi vừa bưng ra đặt xuống bàn, một lỏi tỳ khoảng 6 hay 7 tuổi nhổ ngay bãi nước bọt vào bát phở. Tát nó à? Nó bé quá, không nỡ. Thôi, xin biếu bố trẻ. Thằng bạn tôi, số phận chẳng hơn gì, vừa lấy thìa húp tí nước dùng, ba ngón tay đen ngòm, toàn đất cát thò ngay vào, bốc luôn miếng thịt bò trong bát, bỏ mồm. Cũng đành đứng dậy, thôi nhường bố trẻ luôn. Chiêu này, vở diễn đều đều, các chị các cô phục vụ đuổi không xuể vì chúng khá đông, gần 10 tiểu tướng. Dân địa phương, bảo, ngồi bàn trong cùng, có cô phục vụ, tụi trẻ không dám bén bảng.
Cửa hàng ăn phố Hoàng văn Thụ, thành phố Nam Định cũng có lũ lỏi tỳ kiếm ăn. Khi chưa đến giờ, chúng tụ tập trước cửa, mỗi đứa một cái vung nồi đất, vừa làm bát xin ăn vừa làm trò, chơi trò xoay vung, vung nồi coi đứa nào xoay lâu nhất. Chốc nữa kiếm được phải chia phần cho đứa thắng. Khách mua bát phở, hai đứa kèm hai bên, chìa hai vung nồi, anh ơi, chú ơi, ông ơi, chị ơi… cho cháu xin một tí, nước không cũng được. Làm thế, bố ai nuốt nổi. Thôi nhường cho mấy bố trẻ, kiếp trước chắc nợ các bố, vừa bảnh mắt đã bị ám.
Mấy chục năm trước, đau xót hoàn cảnh cái bang, không ngờ bây giờ, đến mượt mình vào hội viên.
Khu tôi có 5 gia đình, gia đình Sinh, Hòn Gai, cùng ở Malcolm Way, cách gia đình ông Vinh, Hải Phòng có 3 gian, nhà gia đình Lý Vĩnh Dzùng, Móng Cái ở Morrison Way, gia đình ông bà Hoóng, Hà Nội, giống gia đình tôi mỗi người một góc, “đêm cáo ho, ngày chim gáy.” Ngủ ngon, không tiếng xe ô-tô, chẳng có tiếng còi hụ cảnh sát, cứu thương, đêm thanh bình, không khí trong lành, toàn cây xanh và cỏ xanh bát ngát tận chân trời. Ai mắc bệnh khó ngủ, đến đây an dưỡng, bệnh chắc tiêu tan.
Không ngờ khu Knightsridge có một nhóm bảo trợ (guardians), hầu hết là các bà đã có tuổi, vô công rỗi việc, sáng sớm tụ tập tại nhà bà Smith, nhóm trưởng, lên lịch, sáng làm gì, trưa chiều làm gì, nhà A. ai đến, nhà B. ai… Gia đình tôi có bà Linda, một người đàn bà khoảng dưới 50, single parent, làm bán thời gian trong canteen của trường Dean High School, cứ gần 2 giờ chiều đi làm về, gõ cửa, vào uống chén cà-phê, hút điếu thuốc, ngày nào cũng hỏi mấy câu tầm phào, vô nghĩa: “Are you OK?”, “Children OK?”, ít cũng nửa giờ, có hôm gần 5 giờ tối mới về. Nếu chỉ có thế đã phúc tổ, bà ta có đứa con gái 5 tuổi, nghịch hơn quỷ sứ, thường xuyên theo mẹ, hễ vào nhà là lục lọi đủ thứ, con tôi không thích, đuổi về. Nó mách mẹ, bà Linda trách tôi, lúc đầu cũng nể, nhượng bộ, chỉ khi nào bà ta đến tôi mới cho vào. Thời gian đầu, ở nhà rỗi việc, tôi thường kèm tụi trẻ học toán, mẹ con bà Linda quấy rầy nhiều, tôi từ chối sự bảo trợ.
Tại sao tôi phải cần người xỏ mũi, dắt dây?
Tháng đầu tiên, hàng tuần phòng trợ cấp thất nghiệp Livingston gửi séc trợ cấp kể cả tiền nhà, bà Linda đi kèm, sau khi lĩnh ở Post Office, tiền nhà bà giữ, (chưa có sổ trả tiền nhà), khuyên mỗi tuần nên mua tem điện, tem gas, tem TV licence, mỗi thứ 1 bảng. Chiều lòng tôi làm theo ý. Gia đình nào cũng bị người bảo trợ “giúp đỡ” tận tình, mình như đứa con nít, học ăn, học nói, học gói, học mở, ở tuổi tứ tuần.
Khổ nhất gia đình anh chị Sinh, khinh không thèm học Anh ngữ, ở Hong Kong 1 năm, đến Scotland gần 1 năm chả biết khỉ gì, ai hỏi chỉ nhe răng cười, chỉ chỉ chỏ chỏ, được thể bà Smith giúp đỡ từ A đến Y (thiếu Z).
Sáng sớm, khoảng 8 giờ gõ cửa, chiều khoảng 2 giờ, 8 giờ tối thăm lần cuối. Mấy tháng đầu, OK, sau khi anh chồng kiếm được việc làm chui ở cửa hàng Chinese Take-away ở Bathgate, chiều và tối thường xuyên vắng nhà. Ban đầu cho rằng anh chàng này bê bối, đàn đúm, bỏ rơi vợ con, bất cứ chỗ đông người nào bà cũng phán một câu như quan tòa: “Bad boy.” Đầu tiên, anh chàng Sinh nhe răng cười xòa, lâu dần khó chịu, nhất là Sinh được nhận làm toàn phần do thằng bếp Hong Kong bỏ việc. Cả tuần 6 ngày vắng mặt từ 3 giờ chiều đến tối mịt (chính xác 2 giờ 30 sáng hôm sau) chưa về, sáng gõ cửa, không mở, còn ngủ nướng. Sữa phơi nắng, trưa không thèm đem vào, bà ta sinh nghi, chắc thằng bad boy này làm chui lậu thuế, lĩnh tiền trợ cấp. Bà đe, báo thuế đàng hoàng, thôi lĩnh trợ cấp, không, bà bẩm báo chính quyền. Bỏ tiếc, báo thuế, lương chả hơn gì tiền trợ cấp. Người anh rể ở Wishaw, bảo, “tao tìm được nhà tư, chuyển về đấy, tránh xa mụ phù thủy là xong.”
Dạo ấy, vợ tôi làm xưởng bánh kẹo, tôi học Stevenson College ở Sight Hill, bận tối ngày, chả biết mô tê gì chuyện bà con trong phường.
Đột nhiên tối Thứ Bẩy cuối năm 1981, vợ chồng Sinh sang chơi, bảo, xin được nhà ở Wishaw, gần nhà chị gái, mai chuyển đi, đến chào, có dịp qua Wishaw vào chơi. Tuyệt! Wishaw một thị xã cổ kính, thơ mộng, đã từng ở đấy gần 5 tháng. Được, có điều kiện ghé thăm. Nói ra vẻ, từ Knightridge đến Wishaw đổi 3 lần xe bus, biết khi nào đến được.
Hôm dọn nhà, anh chàng David độc thân, ở Wishaw, thường xuyên đến trại Coltness House, biệt danh “David chó”, nuôi 4 con chó, nhà toàn phân, nước tiểu, thối hoăng, quần áo dính toàn lông chó, khai mù mù, đem chiếc van đến chuyển giúp.
Lâu mới gặp, tôi và David hàn huyên.
Hóa ra, vợ chồng Sinh thuê nhà của David, sở thất nghiệp trả tiền nhà. Trời đất quỷ thần ơi, vợ chồng Sinh có 3 đứa con, lớn nhất 4 tưổi, bé nhất gần 6 tháng, nhà 5 mạng, chui vào nhà David, trẻ con không ốm mới là lạ.
Tôi đã đến nhà David, hồi ở Coltness House, nhà 4 buồng ngủ, nhìn ngoài hết ý, vào trong ói muốn chết. Tầng trệt, phòng khách, reception chứa đầy bàn ghế, tủ, máy giặt… toàn đồ nhặt ngoài đường, mốc, ẩm ướt nồng nặc xông thẳng vào mũi. David đưa thăm các buồng, từ cầu thang, lên hết tầng hai, thảm dính toàn lông chó, nước đái chó, có cả phân. David vội cầm fresh air xì xì, hai mùi trộn lẫn thành thứ mùi khó thở.
Dù biết không lịch sự, nhưng đành ra khỏi cửa, hít chút khí trời. Tí chết ngạt. Bây giờ chỉ vì tiền, đưa cả vợ con đến đấy ở. David ngoại 40, chưa vợ, Sinh làm đêm, vợ trẻ, đẹp gái. Nhỡ có chuyện gì xẩy ra chỉ có ma biết.
Mời đọc tiếp: Chương [11]
Lâm Hoàng Mạnh
Nguồn: Tác giả gửi
Ghi chú:
– Khu Knightsridge, dãy nhà Lindsay Way (30 nhà) năm 1990 phá bỏ hoàn toàn vì sau nhiều năm không có người ở.
No comments:
Post a Comment